Uploaded by Shaun Dao

SEM8-CD3

advertisement
SEM8.S1.2
chủ đề 3
Chết tế bào theo chương trình
Nhóm G02 - YK3
Thành viên trong nhóm
1.Nguyễn Võ Hoàng Phương
2.Nguyễn Việt Phương
3.Nguyễn Thanh Lan
4.Ma thị Thanh Thảo
5.Dương Hoàng Hiệp
6.Đỗ Như Quỳnh
7.Nguyễn Duy Hưng
8.Hoàng Tuấn Hưng
9.Đào Nguyễn Quốc Nam
10.Nguyễn Nam Quân
Tìm hiểu vấn đề:
- Chết tế bào có chương trình và các con dẫn đến chết tế bào có
chương trình
- Câu hỏi:
1.Trình bày nguyên lý, cơ chế kích hoạt Apoptosis
2.Các sự kiện dẫn đến chết tế bào do xạ trị.
3.Bão cytokine là gì?
4.Con đường ngoại sinh và con đường nội sinh dẫn đến chết tế
bào theo chương trình.
5.Cơ chế ức chế sự chết tế bào theo chương trình
1.Trình bày nguyên lý, cơ chế kích hoạt Apoptosis
Apoptosis là quá trình tự tử tự nhiên của tế bào, được điều chỉnh chặt
chẽ và quan trọng trong phát triển và duy trì cân bằng của cơ thể. Quá
trình này giúp loại bỏ các tế bào không cần thiết, bị tổn thương hoặc bất
thường, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, miễn dịch
và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.
Ví dụ:
+Sự phát triển các ngón tay, ngón chân của bào thai.
+Sự loại bỏ các tế bào T mất vai trò bảo vệ (có nguy cơ gây ra cách
bệnh tự miễn).
+Phá hủy tế bào bị tổn thương, tế bào ung thư,...
Apoptosis có thể được kích
hoạt theo hai cách: (a) thông
qua con đường nội tại được
điều chỉnh bởi protein Bcl-2
và được kích hoạt bởi các tín
hiệu bên trong. Con đường
này phục vụ các tế bào đang
bị căng thẳng như tổn thương
DNA hoặc thiếu hụt yếu tố
tăng trưởng. (b) bởi các tín
hiệu bên ngoài như chất kích
hoạt chết (ví dụ FasL) liên kết
với các thụ thể ở bề mặt tế
bào (ví dụ Fas/CD95).
2.Các sự kiện dẫn đến chết tế bào do xạ trị.
-Các bức xạ ion
hóa tạo ra các tín
hiệu gây ra
apoptosis theo con
đường nội sinh và
ngoại sinh; ngoài ra
sự phá hủy DNA
do xạ trị còn ích
hoạt protein p53 và
enzyme SAPK/JNK
cũng dẫn tới sự
chết tế bào
3.Bão cytokine là
gì?
-Hội chứng cơn bão cytokine hay còn gọi là hội chứng giải phóng cytokine, chúng có
tên tiếng Anh là Cytokine Release Syndrome, viết tắt là CRS. Thực chất, đây là
tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập
như virus gây bệnh và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống.
-Hội chứng cơn bão cytokine có thể dẫn đến tử vong khi các cytokine tấn công nhiều
cơ quan quan trọng trong cơ thể như phổi, gan.
-Hội chứng cơn bão cytokine xảy ra khi một tác nhân xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn
dịch được kích hoạt để giúp chống lại tác nhân, mầm bệnh đó bằng cách sử dụng
nhiều loại tế bào khác nhau với một số lượng lớn (phản ứng quá mức) bao gồm tế
bào bạch cầu, tế bào lympho T và B, đại thực bào, tế bào sát thủ tự nhiên, bạch
cầu đơn nhân, tế bào tua, làm giải phóng các cytokine gây viêm.
4.Con đường ngoại sinh và con đường nội
sinh dẫn đến chết tế bào theo chương trình.
+Con đường nội sinh (bắt nguồn từ bên trong tế bào):
_Tế bào bình thường có một loại protein tên là Bcl-2 nằm trên màng ngoài ti thể
có vai trò ức chế apoptosis. Tuy nhiên, nếu tế bào bị tổn thương một loại protein
tên là Bax được kích hoạt ức chế Bcl-2. Đồng thời Bax dẫn đến mở kênh mPTP
và tạo các lỗ hổng trên màng ti thể. Cyt c được giải phóng, sự cân bằng ion bị
mất và tổng hợp ATP giảm.
_Cyt c gắn với protein Apaf-1 tạo phức hợp apoptosome kích hoạt caspase-9
(một protease).
_Caspase-9 có vai trò phả hủy DNA và các cấu trúc nội bào -> chết tế bào.
+Con đường ngoại sinh (tín hiệu từ bên ngoài tế bào):
__Kích hoạt các receptor trên bề mặt tế bào: Các tín hiệu từ môi trường xung
quanh tế bào có thể kích hoạt các receptor trên bề mặt tế bào, chẳng hạn như
receptor Fas hoặc receptor TNF. Khi receptor được kích hoạt, nó sẽ kích hoạt
các phân tử trung gian trong con đường ngoại sinh.
_Các phân tử trung gian trong con đường ngoại sinh sẽ kích hoạt caspase-8 (vai
trò giống caspase-9).
5. Cơ chế ức chế sự chết tế bào theo chương
-Các chất ức chế của protein chết rụng
trình
(Inhibitor of apoptosis proteins - IAPs)
ngăn cản quá trình chết rụng diễn ra.
Những chất ức chế cũng thường có tác
dụng ngăn chặn hoạt tính của một nhóm
protease thuộc dạng cysteine mang tên
caspase có tác dụng phân rã tế bào.
-Các protein của Bcl-2 có khả năng thúc
đẩy hay ức chế quá trình chết rụng bằng
tác động trực tiếp lên kênh MAC/MOMPP
(Mitochondrial
Outer
Membrane
Permeabilization Pore - MOMPP).
Download