Uploaded by -san Hayashi

Ứng dụng tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------o0o---------
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN SINH HỌC TẾ BÀO
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC VÀO ĐIỀU TRỊ
BỆNH PARKINSON
GVHD: Lê Thị Thủy Tiên
Danh sách thành viên:
1. Tạ Quang Vũ
2. Võ Trần Lâm
3. Lâm Chấn Nghiệp
4. Đặng Kim Sơn
MSSV
1614176
1611759
1612191
1612956
Lời nói đầu
Nền khoa học hiện đại đã và vẫn đang có những bước tiến vượt bậc hơn, tiến dần
hơn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV. Trong thế kỷ XXI này, phát triển
lớn mạnh và bùng nổ bậc nhất chính là ở lĩnh vực Sinh học – môn khoa học của sự
sống. Các nghiên cứu mới, những thành tựu đạt được mang ý nghĩa lớn trong cả về
kinh tế, y tế, ... của ngành sinh học đã là minh chứng rõ ràng cho thấy cả về tiềm
năng to lớn và mức ảnh hưởng của nó. Vậy nên, nghiên cứu về lĩnh vực sinh học
và tìm ra các ứng dụng mới cho nó là một vấn đề nóng bỏng và hấp dẫn rất nhiều
nhóm nghiên cứu toàn cầu. Một trong những thành tựu nghiên cứu lớn và có tiềm
năng mạnh về mặt y tế là ở nghiên cứu về tế bào gốc – cụ thể hơn, là nghiên cứu về
cách sử dụng tế bào gốc trong việc hỗ trợ điều trị đối với những căn bệnh mang
tính nan y hoặc không có phương pháp điều trị hiệu quả có liên quan đến chức
năng của tế bào trong cơ thể.
Hôm nay, để hỗ trợ và có thêm một góc nhìn rõ hơn về tế bào gốc cũng như ứng
dụng của nó trong việc hỗ trợ cũng như điều trị đối với các bệnh, nhóm đã tiến
hành chọn chủ đề nghiên cứu về các phương hướng tiếp cận và nghiên cứu về sử
dụng tế bào gốc trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.
Bài làm được tham khảo từ sách và có thêm cả phần dịch lại từ các báo cáo khoa
học nước ngoài nên có thể sẽ có nhiều sai sót trong quá trình chuẩn bị nội dung và
cả trình bày. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và những
bạn đọc bài.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện
Mục lục
I. Tế bào gốc:..........................................................................................................4
1. Giới thiệu chung về tế bào gốc: ..........................................................................4
2. Phân loại: ............................................................................................................4
3 .Các ứng dụng ......................................................................................................4
II. Bệnh PARKINSON – Những vấn đề người bệnh cần nắm rõ .......................8
1.Bệnh Parkinson là gì? ..........................................................................................8
2. Nguyên nhân gây ra bệnh? .................................................................................8
3. Biểu hiện của bệnh như thế nào? ........................................................................8
4. Điều trị như thế nào? ..........................................................................................9
III. Kĩ thuật cấy ghép tế bào gốc trong việc điều trị bệnh Parkinson ..............10
IV. Tương lai...........................................................................................................13
I. Tế bào gốc:
1. Giới thiệu chung về tế bào gốc:
Thuật ngữ “tế bào gốc” chỉ tất cả những tế bào chưa biệt hóa có khả năng phân
chia thành bất cứ loại tế bào nào. Tế bào gốc sản sinh ra một cặp tế bào con, trong
đó một tế bào sẽ phát triển để biệt hóa, tế bào còn lại phát triển thành tế bào gốc mới
thay thế tế bào gốc ban đầu.
Thuật ngữ “gốc” chỉ ra rằng những tế bào này là nguồn gốc của các tế bào chuyên
biệt khác. Trong cơ thể có rất nhiều tế bào gốc ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Ví dụ:
1.Tất cả các tế bào não đều được tạo ra từ một nhóm tế bào thần kinh gốc. Mỗi
một tế bào thần kinh gốc lại sinh ra một tế bào não và một bản sao của chính nó
trong mỗi lần phân chia.
2. Những tế bào gốc đầu tiên là những tế bào được sinh ra trong lần phân chia thứ
nhất của trứng đã thụ tinh được gọi là tế bào gốc phôi, nhằm phân biệt chúng với các
nhóm tế bào hình thành sau ở các mô cụ thể (như tế bào thần kinh gốc). Những tế
bào gốc phôi (trong giai đoạn đầu tiên) phát triển thành tất cả các loại mô trong cơ
thể, vì thế chúng được đặt cho cái tên “tế bào toàn năng” có thể tạo ra mọi loại tế
bào.
2. Phân loại:
a) Tế bào gốc phôi
b) Tế bào gốc bào thai
c) Tế bào gốc trưởng thành
d) Tế bào gốc dịch màng ối
e) Tế bào gốc "vạn năng cảm ứng"
3 .Các ứng dụng
3.1 Ghép tế bào gốc trị liệu
Là dùng tế bào gốc để thay thế, sửa chữa các phần cơ thể bị bệnh và tổn thương
bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật ghép tế bào
trị liệu (cell transplantation therapy) hay kỹ thuật thay thế tế bào trị liệu (cell
replacement therapy).
3.1.1 Quy trình ứng dụng tế bào gốc trị liệu bao gồm các khâu sau:
Sản xuất dòng tế bào gốc:
 Thu tế bào gốc: từ phôi hoặc từ tổ chức trưởng thành.
 Nuôi cấy các tế bào gốc này trong labo nhằm nhân lên về mặt số lượng.
 Với tế bào gốc phôi, cần nuôi cấy nhân tạo trong các điều kiện môi trường lý
hóa thích hợp để định hướng biệt hóa thành các tế bào mong muốn.
 Ghép tế bào gốc, đưa các tế bào gốc này vào các khu vực tổn thương cần sửa
chữa.
3.1.2 Ứng dụng tế bào gốc trưởng thành trong điều trị
3.1.3 Ứng dụng tế bào gốc phôi trong điều trị
3.2 Công nghệ mô
Có thể coi công nghệ mô là
một ứng dụng của tế bào gốc
trị liệu. Các tiến bộ gần đây
trong nghiên cứu công nghệ
mô và tế bào gốc cho thấy có
thể thiết lập tế bào thành các
cấu trúc không gian ba chiều
dùng để sửa chữa mô tổn
thương. Sửa chữa tổ chức
bằng công nghệ mô có thể
được thực hiện bằng cách
nuôi cấy tế bào gốc và sau đó
ghép vào mô tổn thương.
Trong công nghệ mô có thể
sử dụng tế bào gốc trưởng
thành để phát triển thành mô
ghép hoặc có thể dùng tế bào gốc phôi tạo ra trong kỹ thuật nhân bản phôi vô tính
để sản xuất ra các mô ghép phù hợp về mặt miễn dịch (sơ đồ B). Một hướng khác
có khả năng tạo ra mô ghép phù hợp với bệnh nhân từ nguồn tế bào gốc phôi là
dùng kỹ thuật chỉnh sửa gen mã hóa phân tử hòa hợp tổ chức chính (MHC) (sơ đồ
A)
3.3 Các ứng dụng tế bào gốc phôi không liên quan đến ghép:
Các ứng dụng không liên quan đến ghép chủ yếu được thực hiện trên tế bào gốc
phôi. Có thể kể đến một số ứng dụng sau:
Nghiên cứu những sự kiện sớm xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai người
như các nguyên nhân có thể gây sinh ra trẻ dị tật bẩm sinh và các bất thường nhau
thai dẫn đến sảy thai.
Khám phá ảnh hưởng của các bất thường chrosome trong giai đoạn sớm của quá
trình phát triển. Ảnh hưởng này có thể là sự hình thành sớm các khối u ở trẻ em mà
qua nghiên cứu người ta thấy rằng các tế bào khối u này chủ yếu có nguồn gốc từ
phôi.
Thử nghiệm các thuốc điều trị. Hiện nay trước khi thử một thuốc mới trên người tình
nguyện, thuốc đó phải được qua thử nghiệm tiền lâm sàng.
Nghiên cứu các phương pháp mới về công nghệ gen (genetic engineering). Hiện tại
việc chỉnh sửa gen cho các tế bào gốc phôi chuột trên in vitro có thể được thực
hiện một cách dễ dàng nhờ các kỹ thuật như kỹ thuật tái tổ hợp gen. Đây là một
phương pháp thay thế hoặc thêm các đoạn gen, bằng cách này các phân tử DNA
mong muốn được đưa vào bộ gen và sau đó đặc tính được biểu hiện. Dùng phương
pháp này có thể đưa vào dòng tế bào gốc phôi các gen định hướng tế bào gốc phôi
biệt hóa thành các tế bào đặc thù hoặc các gen giúp cho tế bào bộc lộ các sản phẩm
protein mong muốn. Về cơ bản, nếu các kỹ thuật đó có thể phát triển với các tế bào
gốc phôi người, nó có lẽ là cuộc cách mạng trong công nghệ gen và tế bào gốc trị
liệu.
3.4 Tế bào gốc tạo máu
Tế bào gốc tạo máu được xếp vào loại tế bào gốc trưởng thành. Đây là các tế bào được
tách ra từ máu hoặc tủy xương, chúng có khả năng tự tái tạo (self renew), có thể biệt hóa
thành các tế bào đặc thù, có thể di chuyển từ tủy xương vào máu, và có thể trải qua quá
trình apoptosis để loại bỏ đi các tế bào không cần thiết.
Các nghiên cứu cơ bản về tế bào gốc tạo máu nở rộ vào những năm 1960. Trong
thời gian này các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có hai loại tế bào gốc tạo máu.
Hai loại này về thực chất chính là hai giai đoạn biệt hóa khác nhau của tế bào gốc
tạo máu:
Các tế bào gốc tạo máu dài hạn (long-term hematopoietic stem cells): đây là các tế bào gốc
tạo máu ít biệt hóa hơn, nói cách khác là “non” hơn, có khả năng tự tái tạo và tính đa năng
cao.
Các tế bào định hướng/tiền thân ngắn hạn (short-term progenitor or precursor cell): đây là
các tế bào tạo máu đã khá trưởng thành, không mang CD34, là tiền thân của các tế bào đã
biệt hóa đầy đủ của cùng một loại dòng tế bào máu, ví dụ tế bào định hướng dòng hồng
cầu, tế bào định hướng dòng lympho, mẫu tiểu cầu…. Các tế bào định hướng/tiền thân
ngắn hạn cũng có khả năng tăng sinh, biệt hóa thành các tế bào máu nhưng so với các tế
bào gốc tạo máu dài hạn chúng có giới hạn về tính đa năng. Ví dụ một tế bào tiền thân
hồng cầu có lẽ chỉ có thể tạo thành một tế bào hồng cầu.
3.5 Các nguồn lấy tế bào gốc tạo máu:
Tủy xương: Là nguồn truyền thống để lấy tế bào gốc tạo máu. Người hiến tế bào
gốc được gây mê, chọc và hút tủy xương ở vùng xương chậu. Mật độ tế bào gốc
trong tủy xương không nhiều, trung bình trong 100,000 tế bào tủy xương có một tế
bào gốc tạo máu, các tế bào khác là tế bào thân, tế bào gốc thân, tế bào định hướng
dòng máu và các tế bào hồng cầu, bạch cầu trưởng thành.
Máu ngoại vi: Là một nguồn lấy tế bào gốc tạo máu dùng cho điều trị. Với mục
đích ghép tế bào gốc tạo máu trên lâm sàng, vì lý do an toàn và sự thuận lợi của kỹ
thuật, lấy tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi thường được thực hiện nhiều hơn lấy
từ tủy xương.
Cuống rốn: Từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 các nhà nghiên cứu đã
phát hiện ra máu cuống rốn và máu nhau thai là những nguồn giầu tế bào gốc tạo
máu. Đến nay ghép máu cuống rốn đã có ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh
máu ác tính.
Các tế bào gốc phôi hoặc tế bào mầm phôi: Trong tương lai, khi ứng dụng của các
tế bào gốc phôi trở nên rộng rãi, đây cũng sẽ là nguồn quan trong để lấy tế bào gốc
tạo máu.
Hệ thống tạo huyết thai nhi (gan, lách thai): Là một nguồn tế bào gốc tạo máu quan
trọng cho nghiên cứu nhưng không phải cho sử dụng lâm sàng.
3.6 Các ứng dụng lâm sàng của tế bào gốc tạo máu
3.6.1. Điều trị bệnh lơ-xê-mi và u lympho:
Các tế bào gốc tạo máu (bị ung thư) của bệnh nhân được phá hủy bởi tia xạ và
hóa chất và được thay thế bằng ghép tủy xương hoặc bằng ghép tế bào gốc tạo máu
lấy từ máu ngoại vi của một người cho phù hợp. Người cho phù hợp thường là anh,
chị, em của bệnh nhân, những người này được thừa hưởng kháng nguyên hòa hợp
tổ chức tương tự bệnh nhân, do đó có thể giảm thiểu phản ứng thải mô ghép hoặc
phản ứng ghép chống chủ.
3.6.2. Điều trị các rối loạn máu bẩm sinh bao gồm thiếu máu bất sản, betathalassemia, hội chứng Blackfan-Diamon, thiếu máu hồng cầu liềm…
3.6.3. Dùng tế bào gốc tạo máu cứu nguy cho các trường hợp hóa trị liệu và xạ trị
liệu trong điều trị ung thư.
Biện pháp này còn được gọi là ghép tế bào gốc tự thân. Với mục đích này tế bào gốc
được huy động từ tủy xương vào máu rồi được thu giữ, bảo quản trong khi bệnh nhân
được điều trị hóa chất hoặc tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Khi cơ thể bệnh nhân đã
thanh lọc hết hóa chất/tia xạ, bệnh nhân được nhận lại tế bào gốc tạo máu của chính
mình. Với biện pháp điều trị này không có vấn đề bất đồng miễn dịch dẫn đến thải ghép
hoặc phản ứng mảnh ghép chống túc chủ. Tuy nhiên vấn đề của ghép tế bào gốc tự thân
là đôi khi các tế bào ung thư vô tình được thu gom và truyền trở lại cho bệnh nhân cùng
với tế bào gốc. Hiện nay có một số kỹ thuật mới phát minh cho phép tránh được điều này
bằng cách tách tinh khiết và chỉ bảo quản các tế bào có CD34+,
3.7 Điều trị các bệnh lý ở cơ quan khác (nhồi máu cơ tim, Parkinson…):
Các nghiên cứu mới đây trên mô hình động vật và một số thử nghiệm lâm sàng cho
thấy có thể dùng tế bào gốc tạo máu tiêm trực tiếp vào vùng tổn thương tim để tái
tạo lại mô cơ tim và mạch máu tổn thương trong nhồi máu cơ tim cũng như có thể
tiêm tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh Parkinson. Các nghiên cứu theo hướng
này dựa vào khả năng “mềm dẻo” của tế bào gốc tạo máu và gợi mở một tiềm
năng ứng dụng mới của tế bào gốc tạo máu.
II. Bệnh PARKINSON – Những vấn đề người bệnh
cần nắm rõ
1.Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh do thoái hóa một nhóm tế bào ở não,
bệnh tiến triển từ từ. Dấu hiệu thường gặp nhất là run tay, ngoài ra còn có những
khó khăn trong vận động như tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp.
Bệnh do một bác sĩ người Anh, sống ở London mô tả lần đầu tiên vào năm
1817, ông tên là James Parkinson. Từ đó trở đi, người ta gọi bệnh này mang tên
của ông.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 6,3 triệu người mắc bệnh này. Bệnh thường bắt
đầu ở người trên 60 tuổi, tuy nhiên có khoảng 1/10 số bệnh nhân bị khởi bệnh
trước 50 tuổi và rất hiếm khi có người khởi phát ở 30 tuổi.
Bệnh Parkinson gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hằng ngày của người bệnh,
nhưng không phải là một bệnh nguy hiểm chết người. Bệnh tăng lên từ từ không
ngừng, nhưng bằng cách dùng thuốc, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống
và công việc trong rất nhiều năm.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh?
Trong bệnh Parkinson, có một chất ở trong não gọi là Dopamin bị thiếu hụt.
Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên
trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của
bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, nhưng tế bào sản sinh ra chất
Dopamin này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não
gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận
động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng như ở trên.
Nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh ra Dopamin lại bị thoái hóa và
chết đi, hiện nay khoa học vẫn chưa lý giải được. Người ta nghĩ tới nhiều yếu tố
gây bệnh khác nhau như: do lớn tuổi, do di truyền, do các yếu tố môi trường, thậm
chí do virus… Tuy nhiên cho tới nay khoa học cũng không giải thích được tại sao
chỉ có một số người bị mắc bệnh Parkinson, còn những người khác thì lại không bị.
3. Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Những triệu chứng cơ bản của bệnh Parkinson là: run, cứng đờ, cử động chậm
chạp và rối loạn thăng bằng.
- Run: Là triệu chứng rất hay gặp, run có thể cả ở tay lẫn chân. Thường run sẽ rõ
hơn khi nghỉ ngơi. Ví dụ: Khi bệnh nhân để 2 tay nghỉ trên đùi của mình, và nói
sang chuyện khác một lúc thì run các ngón tay sẽ rõ hơn và nhiều hơn. Khi bệnh
nhân giơ tay cầm nắm một vật gì đó thì run lại giảm đi. Vì vậy, người ta nói run
của bệnh Parkinson là run khi nghỉ. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run
do bệnh tiểu não. Tuy vậy vẫn có gần 15% người bệnh Parkinson trong suốt quá
trình điệu trị bệnh của mình không bao giờ có biểu hiện run.
- Cứng đờ các cơ bắp: Bệnh nhân khó quay cổ, xoay người, đang ngồi trên ghế
đứng dậy, trở mình khi nằm trên giường. Khó làm những cử động khéo léo của các
ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường. Dáng người
đi hơi còng xuống.
- Chậm vận động: Bệnh nhân rất khó khởi động các cử động của mình, mọi việc
đều làm rất chậm chạp ví dụ như: cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây.
Chữ viết nhỏ dần và viết chậm.
- Rối loạn giữ thăng bằng: Bệnh nhân ngồi vào ghế khó khăn, đứng dậy khỏi ghế
khó khăn, xoay trở dễ bị té, khi đi dễ bị té ngã.
- Các triệu chứng khác: Giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn
giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Về sau có khó nuốt và rối loạn trí nhớ.
4. Điều trị như thế nào?
Cho tới nay, y học hiện đại cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi
hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên hiện nay thuốc điều trị có thể làm giảm triệu
chứng của bệnh rất tốt. Các bác sĩ cũng khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các
biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp,… Một số
bệnh nhân bị Parkinson có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ
như phương pháp kích thích não sâu – tuy nhiên chỉ áp dụng với những bệnh nhân
không còn đáp ứng với thuốc điều trị.
Các thuốc điều trị bệnh Parkinson bao gồm một số nhóm chính sau đây:
- Các thuốc chứa Levodopa: Là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh
Parkinson, tuy nhiên sau khoảng 3 – 5 năm (người ta gọi là “tuần trăng mật” của
thuốc) thì thường bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc.
- Thuốc đồng vận Dopamin.
- Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl COMT.
- Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine.
Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người khác nhau vì vậy không có cách dùng
thuốc chung cho các bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ
chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu
thuốc với nhau là rất cần thiết.
III. Kĩ thuật cấy ghép tế bào gốc trong việc điều trị
bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson được xác nhận rõ ràng nhất là khi có sự mất đi dần dần của
neuron sản xuất dopamine (DA) thể vân, nhưng sự thoái hóa của neuron cũng có
xảy ra ở những vùng không tạo DA.
Rất nhiều nghiên cứu ở các bệnh nhân Parkinson với việc cấy ghép mô tế bào
phôi ở vùng trung não của người (human fetal ventral mesencephalic – hfVM) đã
cung cấp các minh chứng cho thấy rằng liệu pháp tế bào có thể sử dụng đối với
bệnh Parkinson, trong trường hợp mà các neuron DA đã chết có thể bị thay thế bởi
những neuron mới từ việc cấy ghép. Việc cấy ghép có thể cung cấp chất kích thích
tạo DA và có sự giảm thiểu các triệu chứng bệnh kéo dài được đến 16 năm (kết quả
thu được từ việc cấy tế bào ở một số bệnh nhân). Thành công nhất là trường hợp có
thể làm ngưng được việc dùng liệu pháp L – DOPA. Mặc dù các kết quả rất hứa
hẹn, nhưng hiệu suất trên các thử nghiệm khác nhau lại không được ổn định, thêm
vào đó, nghiên cứu sâu hơn về hướng tiếp cận này đã bị cản trở do sự xuất hiện của
các hiệu ứng xấu, nói cách khác là sự rối loạn vận động cảm ứng sau cấy ghép
(GID) ở một nhóm nhỏ bệnh nhân. Bên cạnh đó, nguồn tế bào để thực hiện hfVM
rất khan hiếm, làm khó khăn lại càng tăng thêm. Có thể thấy rõ đây không phải là
một phương án khả thi để có thể sử dụng cho việc điều trị Parkinson. Thay vào đó,
tế bào gốc có thể cung cấp một nguồn vô hạn các neuron DA được phân loại có
chất lượng cao cho việc cấy ghép và vì thế hoàn toàn có thể vượt qua các vấn đề
vừa nêu.
Dưới đây nhóm xin phép được trình bày về các nhóm tế bào được nghiên cứu
hiện tại của liệu pháp sử dụng tế bào gốc đối với điều trị bệnh Parkinson.
Tế bào gốc phôi (ESCs)
Đây là các tế bào gốc sinh sản nhanh và giữ nguyên tính đa dạng tiềm năng sau
một khoảng thời gian trong ống nghiệm. Chúng có thể sinh sản bất cứ loại tế bào
nào trong cơ thể kể cả các neuron sản xuất DA, tiềm năng của chúng để trở nên
hữu ích trong mục đích y học có vẻ rất hứa hẹn.
ESC của neuron tạo DA được lấy từ các động vật gặm nhấm và con người. Sau
đó thực hiện chuyển vào vùng thể vân của những con chuột bị mắc Parkinson.
Các tế bào này đã cho thấy được khả năng sống sót sau khi lấy ra khỏi cơ thể
chủ và cấy vào cơ thể mới, đồng thời có thể tạo ra được một vài hiệu quả trong
việc khôi phục. Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy những tế bào sống sót sau khi lấy ra
và chuyển vào cơ thể mới lại không nhiều. Một mối lo khác trong việc sử dụng
ESC của neuron tạo DA là rủi ro của các tác dụng phụ như là sự hình thành khối u,
điều đã được phát hiện khi thử nghiệm trên chuột. Việc chọn lọc kĩ càng và lâu hơn
có tiềm năng làm giảm thiểu nguy cơ hình thành khối u
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSCs)
Một nguồn tế bào gốc có tiềm năng là các nguyên bào lấy từ người trưởng thành
được chỉnh lại thành tế bào gốc vạn năng cảm ứng và sau đó phân hóa thành
neuron tạo DA. Công nghệ này tạo một tiền đề về khả năng tạo ra một nguồn vô
hạn các tế bào gốc chuyên dụng cho việc điều trị Parkinson, về lý thuyết cũng có
thể được áp dụng trong việc tự thay tế bào (lấy tế bào gốc từ cơ thể của một người
đem nuôi tạo tế bào mong muốn rồi cấy lại vào cơ thể người đó)
Những neuron tạo DA trước hết sẽ được tạo ra từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng
của chuột nhà, chuyển vào thể vân của chuột mắc Parkinson. Hiện nay, các neuron
tạo DA cũng có thể sản xuất từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng lấy ra từ nguyên bào
của người trưởng thành và người bệnh Parkinson.
Những neuron nói trên đã sống sót được qua sự chuyển vào thể vân của động
vật gặm nhấm mắc Parkinson và đã có cho thấy vài sự hồi phục. Tiềm năng lợi thế
của phương pháp này là các neuron tạo DA ở bệnh nhân Parkinson có thể giảm đến
mức tối thiểu các phản ứng đối với hệ miễn dịch và xóa bỏ các định kiến về việc sử
dụng tế bào gốc phôi thai của người. Tuy vậy, giống như với tế bào gốc phôi thai,
rủi ro hình thành khối u cần phải giảm đến tối thiểu trước khi phương pháp sử dụng
tế bào gốc vạn năng cảm ứng có thể được xem như một lựa chọn cho việc cấy ghép
trong việc điều trị bệnh Parkinson. Hơn nữa, vẫn còn lo ngại về việc áp dụng tự
thay tế bào đối với bệnh nhân có thể gây tổn hại đối với các tình trạng bệnh lý bởi
vì sự biến đổi gen vẫn có thể xảy ra đối với các tế bào gốc từ nguyên bào.
Tế bào gốc bào thai thần kinh (NSC)
Những tế bào gốc này tạo ra được các neuron tạo DA với một tỉ lệ thấp hơn rủi
ro về sự hình thành khối u và sự phản kháng của hệ miễn dịch hơn tế bào gốc phôi
thai.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng những tế bào NSC chưa phân hóa được lấy
từ con người và chuyển vào chuột có sự phân hóa giới hạn và chỉ ảnh hưởng một
phần đến các triệu chứng của Parkinson.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những tế bào trên sau khi thực hiện cấy vào
trong các động vật linh trưởng mắc Parkinson đã sống sót, thích nghi và có những
tác động đáng kể về mặt chức năng đối với cơ thể chủ. Một lượng nhỏ các thế hệ
sau của NSC đã phân hóa thành các kiểu hình của DA. Việc sử dụng các tín hiệu
phát triển như protein sonic hedgehog, protein Wnt5a, ... trong việc phân hóa các tế
bào NSC trong ống nghiệm gia tăng được mức độ tạo DA và nhiều tín hiệu có thể
tạo hiệu ứng hỗ trợ. Sử dụng các yếu tố ngoại vi để điều khiển quá trình sản xuất
NSC có thể đảm bảo sự đồng đều hơn về kết quả giữa các cấy ghép.
Tế bào gốc lấy từ mô tủy xương và mô bào thai (MSCs)
Được cho rằng là một nguồn tế bào rất tiềm năng trong việc cấy ghép tế bào
gốc điều trị Parkinson.Các kết quả nghiên cứu đã báo lại rằng các MSCs chưa phân
hóa của động vật gặm nhấm có khả năng phân hóa thành tyrosine hydroxylasepositive neuron và cải thiện các khả năng vận động của chuột bạch. Đồng thời, đã
chứng minh được rằng tế bào có khả năng tạo DA có thể sản xuất từ cả MSCs của
người và chuột, và rằng việc cấy ghép các tế bào này có thể dẫn đến sự gia tăng về
sự cải thiện trong chức năng vận động ở mẫu thí nghiệm trên động vật về
Parkinson.
Gần đây, thử nghiệm điều trị đối với bệnh nhân Parkinson sử dụng tự thay tế
bào tủy xương vào vùng nhánh của não thất đã mang về những cải thiện nhỏ nhưng
không có tác dụng phụ như là hình thành khối u ở 12 tháng sau thực hiện. Thử
nghiệm này được thực hiện đối với bệnh nhân chưa trải qua đánh giá X quang
trước và sau thử nghiệm để đảm bảo khả năng sống sót sau cấy ghép và hạn chế
thay đổi trong chức năng của sự tạo DA ở thể vân. Do đó, chưa thực sự đánh giá
được đủ về các cải thiện nhỏ đã được tạo ra. Chúng ta vẫn cần thực hiện thêm
nhiều thử nghiệm trước khi cho phép điều trị để đánh giá về năng lực của MSCs
phân hóa thành neuron tạo DA và để thu hồi lượng tổn thất từ các mẫu động vật thí
nghiệm.
Lợi ích và hạn chế của các tế bào gốc khác nhau trong ứng dụng thực nghiệm
Loại tế bào Định nghĩa
gốc
Lợi ích
Tế bào phôi Các tế bào gốc đa dạng được
thai (ESCs) lấy từ các mô tế bào trong của
phôi có khả năng phân hóa
thành tế bào của 3 màng và
cho thấy được khả năng tự làm
mới
(a) Sống sót và
(a) Rủi ro hình
giữ được tính chất thành khối u
sau khi tách
(b) Có thể tự tạo
neuron tạo DA
(c) Có tác dụng
đối với phục hồi
chức năng vận
động
Tế bào gốc
vạn năng
cảm ứng
(iPSCs)
(a) Vô hạn các
thế hệ của tế bào
cho các bệnh
nhân Parkinson
(b) Có thể sống
sót và cho thấy
Chỉnh sửa nguyên bào của cơ
thể trưởng thành trở nên giống
ESCs
Hạn chế
(a) Rủi ro hình
thành khối u
(b) Khả năng tổn
thương đối với
bệnh nhân khi
Loại tế bào Định nghĩa
gốc
Lợi ích
Hạn chế
tác dụng phục hồi thực hiện tự thay
chức năng vận
tế bào
động
(c) Giảm thiểu
phản ứng miễn
dịch và các vấn
đề về nhân đạo
Tế bào gốc
từ tủy
xương và
mô trung
(MSCs)
Lượng nhỏ các tế bào ở tủy
xương có thể phân hóa thành
adipocytes, chondrocytes và
osteoblasts
(a) Cải thiện năng (a) Cải thiện nhỏ
lực vận động ở
trong điều trị đối
chuột
với người
(b) Không phản
ứng phụ sau 12
tháng thực hiện
trên người
Tế bào gốc
bào thai
thần kinh
(NSCs)
Các tế bào gốc đa dạng có thể
phân hóa thành neurons,
astrocytes and
oligodendrocytes
(a) Ít rủi ro về
khối u và phản
ứng với hệ miễn
dịch ở người
(a) Cho thấy sự
phân hóa rất nhỏ
khi thực hiện
trên quy mô cơ
thể
(b) Chỉ tác động
một phần đối với
các triệu chứng
Parkinson
Nhìn chung, các hướng tiếp cận bằng tế bào gốc vẫn chưa thể đưa đến kết quả thực
sự đủ khả quan để thực hiện trên quy mô lớn và trở thành một phương pháp điều trị
có thể thay thế được các phương pháp mà hiện tại y học đang sở hữu.
IV. Tương lai
1. Tiềm năng chữa trị
Mặc dù các phương pháp này có tác dụng kiềm chế các triệu chứng, các tác
dụng phụ cũng cần phải chú ý. Thêm vào đó, chúng không thể thay thế hay tái tạo
neuron dopamine. Trong khi đó, phương thức chữa trị dựa trên tế bào gốc tách từ
nhiều nguồn như mô hfVM có thể tạo ra sự hồi phục neuron dopamine đồng thời
thay thế, phân bổ lại chúng song song giảm các triệu chứng của bệnh trong vài
năm.Vì vậy nên áp dụng cách điều trị hiệu quả hơn cho bệnh Parkinson là dùng
liệu pháp tế bào và thuốc hồi phục.
Ngày nay, tế bào gốc đã trở thành một lĩnh vực khoa học hấp dẫn các nhà nghiên
cứu và gần đây tế bào gốc đã được ứng dụng để chữa các bệnh rối loạn thần kinh
dựa vào tiềm năng phân hóa thành tế bào neuron. Đặc biệt kaf các tế bào này có
thể sử dụng nhằm tạo ra neuron dopamine như một cách chữa bệnh Parkinson hiệu
quả.
Các thí nghiệm với bệnh nhân có ít nhất hai triệu chứng bệnh Parkinson đã có
kết quả tốt với tín năng não bộ được tăng cường và giảm ít nhất 7 năm chữa trị.
Có thể nhận thấy việc hiểu rõ cơ sở và cơ chế tế bào của bệnh Parkinson có thể
giúp các nhà khoa học phát triển một phương pháp tiếp cận an toàn và hiệu quả
hơn dựa trên tế bào gốc nhằm vượt qua các hạn chế như không kiểm soát được sự
phân hóa và phát triển – có thể gây ra chuyển hóa thành mô.
2. Các tế bào gốc khác nhau có những ưu nhược điểm riêng do đó có những
mục đích sử dụng khác nhau
MCS, tế bào mô giữa mang ưu điểm hơn nhờ có thể thu nhận từ người trưởng
thành.
MCS có thể dễ dàng tiếp cận do có thể tách từ nhiều loại mô như tủy xương,
mô mỡ, tế bào máu ngoại vi… mà không vi phạm vấn đề đạo đức. Do đó, MCS là
một ứng cử viên lí tưởng có thể ứng dụng lí thuyết nghiên cứu vào thử nghiệm
chữa trị nhiều loại bệnh thần kinh.
Mặt khác tế bào gốc từ phôi, iPCS có những ưu điểm về khả năng phân chia
đa năng và tự làm mới, là nhân tố mở ra một cách chữa trị mới trong tương lai.
Nhưng để thực hiện được phải đối mặt các vấn đề đạo đức và yếu tố an toàn (khả
năng tạo u) cần phải nghiên cứu chuyên sâu hơn để giải quyết.
Bên cạnh các tiềm năng chữa bệnh lí thuyết, phương pháp tế bào gốc cũng có
những đe dọa tiềm tàng:
 Phản ứng phân hóa vị trí
 Phản ứng miễn dịch với các tế bào phân hóa
 Sự ghép lạc vị trí
 Không kiểm soát được sự phân hóa thành các loại tế bào khác
 Sự tạo u
 Thiếu các yếu tố điều khiển
 Cấy ghép mô hfVM cho kết quả các neuron dopamine ghép đã sống sót trên
các vân não thông qua phương pháp chụp positron (PET) và các phương pháp mô.
 Dopamine ghép có thể hoạt động đồng nhất với hệ thần kinh trong não. Thêm
vào đó đã có sự thành lập liên kết synap hướng tâm và li tâm giữa neuron ghép và
neuron vật chủ. Sự tồn tại lâu dài của mô ghép được báo cáo liên tục trong vòng
nhiều năm (hơn 10 năm) sau khi cấy cho thấy vẫn có thể hoạt động tốt và khôi
phục việc phóng thích dopamine trong não bệnh nhân Parkinson.
Mặt khác, việc ghép mô hfVM cũng đối mặt nhiều vấn đề, nhất là mô ghép gây
rối loạn hoạt động (GID).
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định GID gây ra bởi sự dư thừa serotonin tách ra
từ mô ghép.
Một số nghiên cứu đã đưa ra giải pháp tránh GID khi sử dụng liệu pháp mô
hfVM hoặc tế bào gốc. Mô hfVM bao gồm cả tế bào dopamine và tế bào serotonin
do đó giảm thiểu phần serotonin trong mô ghép là một yếu tố quan trọng tỉ lệ xuất
hiện GID. Giải pháp đưa ra là phát triển tế bào gốc và dự trữ lâu dài các mô cấy
trước khi cấy ghép có thể làm giảm tỉ lệ tế bào dopamine/non-dopamine, từ đó
giảm sự xuất hiện GID.
Kết luận
Để có thể đưa liệu pháp tế bào gốc vào chữa trị bệnh Parkinson trong tương
lai, chúng ta cần phải đưa ra được câu trả lời cho các vấn đề tồn tại: cơ chế hoạt
động của tế bào gốc, kết quả không mong muốn, nguồn tế bào gốc tốt nhất tạo
neuron dopamine đồng thời các vấn đề nhân đạo và yếu tố an toàn… Phương pháp
điều trị dựa trên tế bào gốc để chữa bệnh Parkinson vẫn cần thêm những nghiên
cứu và thử nghiệm y khoa để đạt được bước tiến quyết định về kiến thức trong lĩnh
vực này
Tài liệu tham khảo
Stem cell-based approach for the treatment of Parkinson's disease - Parisa
Goodarzi, Hamid Reza Aghayan, Bagher Larijani, Masoud Soleimani, AhmadReza Dehpour, Mehrnaz Sahebjam, Firoozeh Ghaderi, and Babak Arjmand – 2015.
Clinical application of stem cell therapy in Parkinson's disease - Marios
Politis and Olle Lindvall – 2012.
Sinh học tế bào – Bùi Trang Việt, ĐH Khoa học tự nhiên TP. HCM
Download