Uploaded by Chi Nguyễn

Introduction 2

advertisement
The Id, The Ego and The Superego
Bản năng, bản ngã, và siêu ngã
According to Sigmund Freud, human personality is complex and has more than a
single component. In his famous psychoanalytic theory of personality, personality is
composed of three elements. These three elements of personality—known as the id, the
ego, and the superego—work together to create complex human behaviors.
Theo Sigmund Freud, tính cách con người vô cùng phức tạp và chắc chắn có nhiều
hơn một thành tố. Trong học thuyết phân tâm nổi tiếng của mình về tính cách, ông cho
rằng tính cách được cấu tạo từ 3 yếu tố. Ba yếu tố này– bao gồm Bản năng (cái ‘nó’),
Bản ngã (cái tôi), và Siêu ngã (siêu tôi) – kết hợp với nhau hình thành nên sự phức tạp
trong tính cách con người.
1
Each component not only adds its own unique contribution to personality, but all three
elements interact in ways that have a powerful influence on each individual. Each of
these three elements of personality emerges at different points in life.
Mỗi thành tố đều không chỉ góp mình vào sự hình thành tính cách mà sự tương tác của
bộ ba này cũng tạo ảnh hưởng mạnh mẽ lên từng cá nhân. Mỗi thành tố này của tính
cách sẽ xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong đời.
According to Freud’s theory, certain aspects of your personality are more primal and
might pressure you to act upon your most basic urges. Other parts of your personality
work to counteract these urges and strive to make you conform to the demands of
reality.
Theo học thuyết của Freud, có một số khía cạnh nhất định trong tính cách của bạn sẽ
quan trọng hơn những cái còn lại và có thể gây áp lực khiến bạn hành xử theo những
ham muốn nguyên thủy và cơ bản nhất. Những khía cạnh khác của tính cách sẽ hoạt
động làm sao để kháng cự lại những ham muốn và nỗ lực hết sức giúp bạn hành xử
một cách hòa hợp với những nhu cầu từ thực tế.
Take a closer look at each of these key parts of personality, how they work
individually, and how they interact.
Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về từng bộ phận này cũng như cách thức làm việc của chúng
khi đứng độc lập và khi tương tác với nhau.
2
Table of Contents
1. The Id
2. The Ego
3. The Superego
4. Examples of the Id, Ego, and Superego
3
1. The Id
1. Bản năng (Cái ‘nó’)
The id is the only component of personality that is present from birth.
Bản năng là thành tố duy nhất của tính cách xuất hiện từ lúc mới sinh ra.
This aspect of personality is entirely unconscious and includes the instinctive and
primitive behaviors.
Khía cạnh này của tính cách hoàn toàn là vô thức, gồm nhiều hành vi thuộc về bản
năng nguyên thủy.
According to Freud, the id is the source of all psychic energy, making it the primary
component of personality.
Theo Freud thì bản năng là gốc rễ của mọi nguồn năng lượng tinh thần, khiến nó trở
thành thành tố cơ bản của tính cách.
The id is driven by the pleasure principle, which strives for immediate gratification of
all desires, wants, and needs. If these needs are not satisfied immediately, the result is
a state of anxiety or tension. For example, an increase in hunger or thirst should
produce an immediate attempt to eat or drink.
Bản năng bị điều khiển bởi nguyên lý thỏa mãn, tức luôn đi tìm kiếm sự dễ chịu, thoải
mái ngay tức khắc, đáp ứng lại mọi khao khát, ham muốn và nhu cầu. Nếu những nhu
cầu này không được ngay lập tức đáp ứng, chủ thể sẽ rơi vào trạng thái lo âu hoặc
căng thẳng. Ví dụ, cơn đói hay cơn khát tăng lên sẽ làm xuất hiện nỗ lực tìm kiếm cái
ăn hay đồ uống ngay lập tức.
4
The id is very important early in life, because it ensures that an infant’s needs are met.
If the infant is hungry or uncomfortable, he or she will cry until the demands of the id
are satisfied. Because young infants are ruled entirely by the id, there is no reasoning
with them when these needs demand satisfaction. Imagine trying to convince a baby to
wait until lunchtime to eat his meal. Instead, the id requires immediate satisfaction,
and because the other components of personality are not yet present, the infant will
cry until these needs are fulfilled.
Bản năng rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời vì nó đảm bảo những nhu cầu
của trẻ sơ sinh được đáp ứng. Nếu trẻ đói và không thoải mái, trẻ sẽ khóc cho đến khi
nhu cầu này của bản năng được thỏa mãn. Vì trẻ nhỏ thường bị thống trị hoàn toàn bởi
bản năng nên sẽ không có gì phải bàn cãi khi những nhu cầu này phải được đáp ứng
ngay. Thử tưởng tượng khi bạn cố dỗ bé nhà bạn chờ đến giờ cơm trưa mới ăn thì sẽ
như thế nào. Lúc này bản năng của trẻ cần được thỏa mãn ngay lập tức và vì những
thành tố khác của tính cách chưa xuất hiện nên trẻ sẽ khóc cho đến khi bạn đáp ứng
nhu cầu này của trẻ.
However, immediately fulfilling these needs is not always realistic or even possible. If
we were ruled entirely by the pleasure principle, we might find ourselves grabbing the
things that we want out of other people’s hands to satisfy our own cravings.
Tuy nhiên, ngay lập tức đáp ứng những nhu cầu này không phải lúc nào cũng mang
tính thực tế và có khi còn bất khả thi. Nếu con người chúng ta bị thống trị hoàn toàn
bởi nguyên lý thỏa mãn này thì bản thân ta có lẽ sẽ cứ giựt ngay thứ ta cần khỏi tay
người khác để thỏa mãn cơn thèm khát của mình.
This sort of behavior would be both disruptive and socially unacceptable. According
to Freud, the id tries to resolve the tension created by the pleasure principle through
the primary process, which involves forming a mental image of the desired object as a
way of satisfying the need.
Dạng hành vi này có thể vừa mang tính phá hoại, vừa không được xã hội chấp nhận.
Theo Freud, bản năng cố giải quyết căng thẳng hình thành bởi nguyên lý thỏa mãn qua
quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp. Tại đây, chủ thể hình thành một hình ảnh về những
thứ chủ thể mong muốn trong tâm trí như một cách để thỏa mãn nhu cầu.
Although people eventually learn to control the id, this part of personality remains the
same infantile, primal force all throughout life. It is the development of the ego and the
superego that allows people to control the id’s basic instincts and act in ways that are
both realistic and socially acceptable.
Mặc dù con người ta rồi cũng sẽ học được cách kiểm soát bản năng nhưng bộ phận
này của tính cách sẽ vẫn tồn tại như thời ta còn nhỏ, là nguồn năng lượng căn bản nhất
trong cả cuộc đời. Chính sự hình thành của bản ngã và siêu ngã cho phép ta kiểm soát
5
những bản năng nguyên thủy nhất của cái ‘nó’ và khiến ta hành xử theo một cách vừa
thực tế vừa được xã hội chấp nhận.
→ The id controls all of a person’s instinctual behaviors. Since the id is
primitive and instinctual, it operates on an unconscious level.
2. The Ego
2. Bản ngã
The ego is the component of personality that is responsible for dealing with reality.
Bản ngã là cấu phần của tính cách chịu trách nhiệm giúp ta xoay xở với đời sống thực.
According to Freud, the ego develops from the id and ensures that the impulses of the
id can be expressed in a manner acceptable in the real world.
Theo Freud, bản ngã phát triển nên từ bản năng, và nhiệm vụ của nó là đảm bảo những
thôi thúc của bản năng được thể hiện ra một cách dễ chấp nhận trong thế giới thực.
The ego functions in both the conscious, preconscious, and unconscious mind.
Bản ngã vận hành trong cả trạng thái ý thức, tiền ý thức và vô thức.
The ego operates based on the reality principle, which strives to satisfy the id’s desires
in realistic and socially appropriate ways. The reality principle weighs the costs and
benefits of an action before deciding to act upon or abandon impulses. In many cases,
the id’s impulses can be satisfied through a process of delayed gratification—the ego
will eventually allow the behavior, but only in the appropriate time and place.
Bản ngã vận hành dựa trên nguyên tắc hiện thức, tức cố gắng thỏa mãn ham muốn của
bản năng một cách thực tế và được xã hội chấp nhận. Nguyên tắc hiện thực sẽ cân đo
lợi ích và cái giá phải trả cho hành vi trước khi chủ thể quyết định thực hiện hay bỏ
qua hành vi này. Trong nhiều trường hợp, thôi thúc của bản năng có thể được thỏa
mãn qua một quá trình trì hoãn đáp ứng nhu cầu – nói chung, bản ngã rốt cuộc cũng sẽ
cho phép hành vi bản năng xuất hiện nhưng chỉ vào lúc nào và tại nơi nào đó phù hợp.
Freud compared the id to a horse and the ego to the horse’s rider. The horse provides
the power and motion, yet the rider provides the direction and guidance. Without its
rider, the horse may simply wander wherever it wishes and do whatever it pleases. The
6
rider instead gives the horse directions and commands to guide it in the direction he
or she wishes to go.
Freud so sánh bản năng với một chú ngựa và bản ngã như người cưỡi ngựa. Con ngựa
mang đến sức mạnh và sự di chuyển, tuy nhiên người cưỡi mới là là người đưa ra
phương hướng và chỉ dẫn. Nếu không có người cưỡi, con ngựa sẽ có thể chỉ đi lang
thang bất kỳ nơi nào nó muốn và làm bất cứ cái gì nó thích. Người cưỡi đưa ra phương
hướng và mệnh lệnh để dẫn dắt ngựa theo con đường mà người cưỡi muốn đi.
The ego also discharges tension created by unmet impulses through the secondary
process, in which the ego tries to find an object in the real world that matches the
mental image created by the id’s primary process.
Bản ngã cũng loại bỏ sự căng thẳng gây ra bởi những ham muốn không được đáp ứng
qua quá trình đáp ứng nhu cầu thứ cấp, tại đây bản ngã sẽ cố tìm một thứ nào đó trong
thế giới thực tương thích với hình ảnh do bản năng hình thành trong tâm trí qua quá
trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp này.
For example, imagine that you are stuck in a long meeting at work. You find yourself
growing increasingly hungry as the meeting drags on. While the id might compel you
to jump up from your seat and rush to the break room for a snack, the ego guides you
to sit quietly and wait for the meeting to end. Instead of acting upon the primal urges
7
of the id, you spend the rest of the meeting imagining yourself eating a cheeseburger.
Once the meeting is finally over, you can seek out the object you were imagining and
satisfy the demands of the id in a realistic and appropriate manner.
Ví dụ, thử tưởng tượng bạn đang mắc kẹt trong một cuộc họp dài lê thê ở chỗ làm.
Bạn thấy mình càng lúc càng đói mà cuộc họp thì cứ lan man mãi. Mặc dù bản năng
thúc ép bạn nhảy khỏi chỗ ngồi, chạy đến phòng giải lao để lót dạ cái gì đó, nhưng bản
ngã lại ghìm bạn ngồi yên lặng tại ghế của mình và chờ cho đến khi cuộc họp kết thúc.
Thay vì hành xử theo thôi thúc của bản năng, bạn lại dành phần lớn thời gian ngồi họp
để tưởng tượng cảnh mình đang ăn một cái bánh kẹp thịt phô mai. Ngay khi cuộc họp
kết thúc, bạn sẽ ngay lập tức đi tìm kiếm thứ nãy giờ bạn vẫn tưởng tượng trong đầu
và thỏa mãn nhu cầu của bản năng một cách vừa thích hợp vừa thực tế.
The ego is “that part of the id which has been modified by the direct influence
of the external world.”
Freud compared the relationship of the ego and id to that of a rider and
horse. The horse is the powerful force that propels the two forward, but the
rider controls the direction and course that they follow.
3. The Superego
3. Siêu ngã
The last component of personality to develop is the superego.
Cấu phần xuất hiện cuối cùng của tính cách là siêu ngã.
The superego is the aspect of personality that holds all of our internalized moral
standards and ideals that we acquire from both parents and society—our sense of right
and wrong.
Siêu ngã là một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý
tưởng mà bạn tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội – nó chính là cảm nhận của chúng ta về
cái đúng cái sai trong cuộc sống.
The superego provides guidelines for making judgments.
8
Siêu ngã chỉ dẫn giúp ta đưa ra phán xét.
According to Freud, the superego begins to emerge at around age five.
Theo Freud, siêu ngã bắt đầu xuất hiện từ khoảng độ tuổi lên 5.
There are two parts of the superego:
Siêu ngã có hai phần:
The ego ideal includes the rules and standards for good behaviors. These behaviors
include those which are approved of by parental and other authority figures. Obeying
these rules leads to feelings of pride, value, and accomplishment.
Lý tưởng của bản ngã bao gồm những quy tắc và tiêu chuẩn cho các hành vi tốt, bao
gồm các hành vi được cha mẹ và những người khác chấp nhận. Phục tùng những quy
tắc này làm chủ thể cảm thấy tự hào, thấy mình có giá trị và đưa đến cảm giác thành
tựu.
The conscience includes information about things that are viewed as bad by parents
and society. These behaviors are often forbidden and lead to bad consequences,
punishments, or feelings of guilt and remorse.
Lương tâm (Nghĩa giới hạn trong phân tâm học – ND) thể hiện những điều bị cha mẹ
và xã hội coi là tệ hại. Những hành vi này thường bị cấm và đưa đến hậu quả xấu,
khiến chủ thể bị phạt, có cảm giác tội lỗi hoặc ăn năn.
The superego acts to perfect and civilize our behavior. It works to suppress all
unacceptable urges of the id and struggles to make the ego act upon idealistic
standards rather that upon realistic principles. The superego is present in the
conscious, preconscious, and unconscious.
Siêu ngã giúp hoàn thiện và giáo hóa hành vi. Nó đàn áp tất cả những thôi thúc khó
mà chấp nhận của bản năng và cố tranh đấu để khiến bản ngã hành xử theo những tiêu
chuẩn lý tưởng hóa thay vì theo những nguyên lý hiện thực kia. Siêu ngã xuất hiện
trong cả trạng thái có ý thức, tiền ý thức và vô thức.
The Interaction of the Id, Ego, and Superego
Sự tương tác giữa bản năng, bản ngã và siêu ngã.
When talking about the id, the ego, and the superego, it is important to remember that
these are not three totally separate entities with clearly defined boundaries. These
9
aspects of personality are dynamic and always interacting within a person to influence
an individual’s overall personality and behavior.
Khi nói về bản năng, bản ngã và siêu ngã thì ta cần nhớ rằng bộ ba này không tồn tại
độc lập riêng rẽ hay có ranh giới rõ ràng. Những bộ phận này của tính cách rất linh
động và luôn tương tác với nhau trong chủ thể, từ đó gây ảnh hưởng lên toàn bộ tính
cách và hành vi của chủ thể.
With so many competing forces, it is easy to see how conflict might arise between the
id, ego, and superego. Freud used the term ego strength to refer to the ego’s ability to
function despite these dueling forces. A person with good ego strength is able to
effectively manage these pressures, while those with too much or too little ego strength
can become too unyielding or too disrupting.
Với quá nhiều nguồn sức mạnh tranh đấu với nhau, xung đột xảy ra giữa bản năng,
bản ngã và siêu ngã cũng là điều dễ thấy. Freud sử dụng thuật ngữ sức mạnh bản ngã
để chỉ năng lực vận hành của bản ngã mặc cho nguồn sức mạnh kép này. Một người có
sức mạnh bản ngã tốt sẽ có thể xử lý hiệu quả những áp lực này, còn những người có
sức mạnh bản ngã dư thừa hoặc thiếu hụt có thể sẽ hoặc hành xử rất cứng nhắc hoặc sẽ
quá hư hỏng.
What Happens If There Is an Imbalance?
Chuyện gì xảy ra nếu bộ ba không có sự cân bằng?
According to Freud, the key to a healthy personality is a balance between the id, the
ego, and the superego.
Theo Freud, chìa khóa cho một nhân cách khỏe mạnh là sự cân bằng của bộ ba: bản
năng, bản ngã và siêu ngã.
If the ego is able to adequately moderate between the demands of reality, the id, and
the superego, a healthy and well-adjusted personality emerges. Freud believed that an
imbalance between these elements would lead to a maladaptive personality. An
individual with an overly dominant id, for example, might become impulsive,
uncontrollable, or even criminal. This individual acts upon his or her most basic urges
with no concern for whether the behavior is appropriate, acceptable, or legal.
Nếu bản ngã có thể điều tiết hợp lý giữa nhu cầu thực tế, bản năng và siêu ngã thì một
bản dạng tính cách khỏe mạnh, thích ứng tốt xuất hiện. Freud tin rằng bất kỳ sự mất
cân bằng nào giữa những thành tố này cũng sẽ dẫn đến một bản dạng tính cách kém.
10
An overly dominant superego, on the other hand, might lead to a personality that is
extremely moralistic and possibly judgmental. This person may be very unable to
accept anything or anyone that he or she perceives as “bad” or “immoral.”
Mặt khác, siêu ngã chiếm thế thượng phong quá mạnh sẽ làm tính cách của chủ thể trở
nên quá đạo đức giáo điều và có thể lúc nào cũng ham chỉ trích. Chủ thể có thể khó mà
chấp nhận bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì mà anh ta coi là “tệ” hay “vô đạo đức”.
An excessively dominant ego can also result in problems. An individual with this type
of personality might be so tied to reality, rules, and appropriateness that they are
unable to engage in any type of spontaneous or unexpected behavior. This individual
may seem very concrete and rigid, incapable of accepting change and lacking an
internal sense of right from wrong.
Thế nhưng, bản ngã thống trị quá mức cũng gây ra vấn đề. Người nào có bản ngã quá
lớn có thể sống quá thực tế, đầy quy tắc và quá ‘đúng cách đúng kiểu’ đến mức không
thể có hành vi nào tự phát hoặc không nằm trong dự tính. Người này có thể quá cứng
nhắc và rập khuôn, không chấp nhận được sự thay đổi và thiếu cảm nhận nội tại về cái
đúng cái sai.
The goal of the superego is to suppress the primitive urges of the id. If the
superego had its way, you would live up to the high idealistic standards
without ever giving into the urges and demands of the primal id.
11
“Bản ngã chẳng phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình.”
● Examples of the Id, Ego, and Superego
Eating a piece of cake:
● The id: I want to eat the cake because it looks delicious and I
feel hungry.
● The superego: I shouldn’t eat the cake because it’s unhealthy
and goes against my diet.
● The ego: I can eat a small piece of cake as a treat, but I will
balance it out by eating healthy for the rest of the day.
Having a crush on someone:
● The id: I want to express my attraction to the person and be
intimate with them.
● The superego: I shouldn’t act on my attraction because it could
harm the person or go against my moral values.
● The ego: I can express my interest in the person in a respectful
and appropriate way, while also respecting their boundaries.
Being stuck in traffic:
● The id: I want to get home as quickly as possible and feel
frustrated by the traffic.
● The superego: I should be patient and calm, and not get angry
or aggressive towards other drivers.
12
● The ego: I can acknowledge my frustration and find ways to
cope with it, such as listening to music or taking deep breaths,
while also driving safely and courteously.
These are just a few examples, but the id, ego, and superego constantly
interact and influence our thoughts, feelings, and behaviors in countless
ways throughout our lives.
Article Sources
Tham khảo
- Carducci, B. The psychology of personality: Viewpoints,
research, and applications. John Wiley & Sons; 2009.
- Engler, B. Personality theories. Boston: Houghton Mifflin
Harcourt Publishing; 2009.
13
Download