CÁC DẠNG BÀI LUẬN PHỤ & CÁCH XỬ LÝ CONTENS I. CÁC DẠNG BÀI LUẬN PHỤ 01 Why School 02 Why Major 03 Extracurricular Activities 04 Contribution and Diversity 05 Community 06 Oddball II. CÁC BÀI LUẬN MẪU 1. WHY SCHOOL Có thể nói Why School là dạng để phổ biến nhất khi viết luận du học, dù bạn apply đại học hay cao học, trường NU hay LAC, dù là Mỹ hay các nước khác. Có nhiều cách ra để khác nhau, nhưng cốt lõi vẫn là yêu cầu bạn đưa ra lý do vì sao bạn thích trường và muốn theo học ở trường. Cùng xem qua một vài để ví dụ dưới đây nhé: Tufts University Which aspects of the Tufts undergraduate experience prompt your application? In short, 'Why Tufts?' (100-150 words) Barnard College What factors encouraged your decision to apply to Barnard College and why do you think the college would be a good match for you? (300 words) New York University We would like to know more about your interest in NYU. What motivated you to apply to NYU? Why have you applied or expressed interest in a particular campus, school, college. program, and or area of study? If you have applied to more than one, please also tell us why you are interested in these additional areas of study or campuses. We want to understand Why NYU? (400 word maximumn) Why School là dạng bài phổ biến nhất và vì thế, không quá khó viết. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể viết gì cũng được, và viết một bài Why School hay không phải một nhiệm vụ đơn giản. Cùng đi vào chi tiết những công việc bạn cần làm để viết bài luận Why School thật ấn tượng nhé! Bước 1: Know your School, Know Yourself Trước khi viết Why School, chắc hẳn các bạn đã bỏ túi kha khá insights về trường để bỏ vào “School list" của chính bạn. Những insights đó chắc hẳn là yếu tố xếp hạng trường hoặc ngành học, mức độ tài chính, vị trí địa lý,... Nói cách khác, đây là những thông tin cơ bản khiến phần lớn trong số các bạn cho một trường vào danh sách của mình. Giả sử tỉ lệ chọi là 1:100, vậy làm sao để trường chọn bạn mà không phải 99 bạn còn lại? Liệu rằng những thông tin sơ bộ đó đã đủ thuyết phục ban tuyển sinh của trường Chắc chắn là chưa, và tốt nhất, bạn có thể “dẹp” mấy yếu tố “dễ thấy, dể tìm" đó đi. Để có thể hiểu về trường, đầu tiên bạn cần ngâm-cứu rất kỹ website trường. Tuy nhiên vì bài luận Why School phải chứa đựng cân bằng những thông tin về trường, và về bạn, nên song song với việc đọc được một thông tin mới về trường, bạn cần ngay lập tức nghĩ ngược lại với bản thân là nếu điều này làm mình hứng thú? Ví dụ, một bạn học sinh năng nổ trong hoạt động phong trào xã hội sẽ cảm thấy được là chính mình khi theo học ở một ngôi trường có thế mạnh về hoạt động xã hội bởi ở đó, bạn ấy sẽ tiếp tục được tham gia cống hiến và trải nghiệm thực tế cùng với những sinh viên cùng chung tư tưởng, song song với học tập ở một môi trường quốc tế. Nói cách khác, nếu bạn tìm hiểu càng kỹ về trường, bạn sẽ càng biết được liệu đây có phải ngôi trường mình muốn gắn bó trong 4 năm học sắp tới hay không. Hãy nhớ: Why school = School + You Know School mới chỉ là điều kiện cần, bạn vẫn còn cần thoả mãn Know You - điều kiện đủ. Bạn có thể lập một bảng tổng hợp gồm hai cột theo công thức Why school = School + You. Trong đó, cột School là phần bạn ghi những đặc điểm mình yêu thích về trường, và cột You là nơi bạn giải thích tại sao bạn thấy kết nối với những đặc điểm đó Bước 2: Construct your Concept Như đã nói ở trên, đừng để bài luận Why School của bạn bị nhàm chán với những lý do aicũng-biết. Hội đồng tuyển sinh đọc hàng nghìn bàiWhy School mỗi năm, hãy thử tưởng tượng, bạn kể cho ban tuyển sinh nghe về nơi họ làm việc mỗi ngày, điều đó không sai, nhưng sẽ gây nhàm chán. Vậy làm thế nào để bài luận Why School hết nhàm chán? Câu trả lời nằm gọn trong một từ: Concept. Concept ở đây là một chủ đề bao trùm cả bài luận, mọi ý trong bài đều được phát triển bám sát chủ đề này. Concept trong bài luận thể hiện sự sáng tạo và sức liên tưởng của người viết khi có thể liên hệ những ý mình muốn diễn đạt với một chủ để giàu tính hình tượng và đậm chất cá nhân. Bằng việc đưa một concept vào bài luận Why School, bạn có thể làm nổi bật chất riêng của mình và khiến cho bài Why School trở nên thú vị hơn hẳn so với cách viết truyền thống. Cùng điểm qua một vài ví dụ hay ho về concept trong bài Why School của các bạn học sinh nhỏ. Trong bài luận Why School của Georgetown University, trường yêu cầu thêm một câu hỏi: “What does it mean to you to be educated?" Một cậu bạn đến từ Nghệ An đã nghĩ ra một cách định nghĩa độc đáo của riêng mình về giáo dục: ví việc học tập giống như chế độ ăn, nhưng là dành cho đầu óc. Và như thế, xuyên suốt bài là những so sánh giữa các chất dinh dưỡng và những điểm mà bạn ấy thích ở Georgetown: thịt là kiến thức chuyên ngành, rau là hoạt động ngoại khoá, món tráng miệng là những buổi diễn thuyết ở Washington D.C. Một concept vừa sáng tạo lại vừa phù hợp với ngành học bạn ấy lựa chọn: Bioengineering. Bước 2: Construct your Concept Hay ở bài luận Why School của University of Rochester, một bạn học sinh khác đã xây dựng bài luận theo concept “sự tương phản. Sau khi liệt kê một loạt những sự đối lập của bản thân (là con trai nhưng có tên như con gái, bẩm sinh thuận tay trái nhưng khi đi học lại được yêu cầu viết bằng tay phải,...), bạn ấy đã khéo léo kết nối chủ đề này sang ngôi trường mình muốn theo học để nói về những đặc điểm cũng đối lập mà mình yêu thích ở trường. Vậy làm thế nào để viết bài luận Why School có Concept? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trí tưởng tượng của bạn. Hãy ngâm cứu thật kỹ background của mình xem bạn có thể liên tưởng hành trình của mình ở trường đại học với một sự vật, sự việc cụ thể nào đó không. Đó nên là một concept mang tính cá nhân, gắn với đặc điểm con người và sở thích của bạn. Ví dụ, nếu là người thích đọc sách phiêu lưu viễn tưởng, bạn có thể liên tưởng công cuộc khám phá trường đại học như một hành trình tìm kho báu. Có vô vàn Con đường để đi đến ý tưởng concept, bạn chỉ cần suy nghĩ thật kỹ và chọn ra con đường thích hợp nhất với mình. Một số điều nên tránh Như chúng mình đã chia sẻ, bài luận Why School không khó viết, nhưng lại dễ sai. Một số lỗi sai mà các bạn học sinh dễ mắc có thể kể đến là: Dùng những lời khen về trường ở trên website (mục About Our School) đưa vào bài luận mà hầu như không diễn đạt lại theo ý mình. Chỉ khen trường mà không nói gì về bản thân mình. Thử xem ví dụ sau đây nhé: Not every school offers such a great hospitality and tourism management program, but UMass Amherst has offered a great curriculum and many opportunities for a career after my graduation. There are many internships and study abroad options for students in this major, such as working in 5 diamond hotel properties, restaurants, or elite clubs. Một lỗi rất phổ biến mà các bạn học sinh hay mắc là dùng bài luận để khen trường và không kể, hoặc kể rất ít về bản thân mình. Một bài Why School tốt sẽ phải tránh được cái bẫy này. Thay vì tập trung liệt kê những lý do về xếp hạng của trường, số lượng sinh viên một lớp, giảng viên và nhân viên của trường thân thiện và nhiệt tình, v.V... - nói cách khác, nếu những thông tin mà AI CŨNG TÌM ĐƯỢC ở website trường, một bài luận tốt sẽ phải làm nổi bật được sự liên kết giữa bạn và trường, hay những điểm bạn yêu thích ở trường 9 có ý nghĩa với bạn như thế nào. Có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy bài luận Why School khá là khô khan, cứng nhắc vì luôn phải tuân theo một công thức nhất định và phải đọc quá nhiều thông tin cùng một lúc. Điều này rất dễ hiểu thôi, nhưng việc bài luận Why School là dạng bài luận phụ phổ biến nhất cũng có lý do của nó. Bên cạnh khả năng học tập, tinh thần cống hiến cho xã hội, cá tính độc đáo của bản thân, thì sự yêu thích và phù hợp với ngôi trường bạn muốn theo học cũng là một yếu tố quan trọng mà hội đồng tuyển sinh xét đến. Trường nhận bạn vào học và cho tiền để bạn đi học có nghĩa là họ xác định đầu tư vào bạn, mà một khi đầu tư thì họ sẽ muốn biết bạn có thật sự phù hợp với trường hay không, có thể tận dụng được hết tài nguyên của trường để phát triển bản thân hay không, và có thể đóng góp được gì cho trường. Phải chắc chắn sinh lời thì mới đầu tư, đúng không? Và cách tốt nhất để biết được điều này đó là qua bài luận Why School. Đặc biệt với các trường đại học ở Mỹ - nơi cực kỳ đề cao tính cá nhân, thì mỗi trường lại có một bản sắc riêng, một cộng đồng sinh viên với nét cá tính đặc trưng. Chính vì thế, để chứng minh mình xứng đáng được nhận vào trường, bạn càng cần phải làm rõ giá trị cá nhân của bạn là những giá trị mà trường đang tìm kiếm, chứng tỏ sự yêu thích của mình và rằng mình là một mảnh ghép ăn khớp với bức tranh lớn của trường. Nói qua một chút về căn nguyên của bài luận Why School để giúp các bạn hiểu rằng: nếu đằng nào cũng phải viết, vậy thì tại sao không viết trong sự thích thú và hứng 9 khởi? Hãy nghĩ đến bốn năm đại học đầy ắp thử thách, cơ hội, và những chuyến phiêu lưu đang chờ bạn ở phía trước, và bạn sẽ dành bốn năm đó ở ngôi trường này - bạn sẽ làm những gì, ở đâu? Sẽ gặp những ai, sẽ khám phá điều gì? Viết hết tất cả ra và bạn đã sẵn sàng cho một bài luận Why School rồi đó. Hãy nhớ rằng, muốn hội đồng tuyển sinh cảm nhận được niềm yêu thích của bạn với trường thì chính bản thân bạn phải “fall in love" với trường trước đã! 2. WHY MAJOR Đây là dạng bài luận phụ phổ biến thứ hai sau Why School ở Mỹ, và bạn cũng sẽ dễ bắt gặp dạng câu hỏi này ở dễ luận apply đại học ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, với đại học Mỹ thì có chút đặc biệt hơn: bài luận Why Major sẽ chỉ có ở những trường National Universities và không có ở trường Liberal Arts College. Với National Universities, bạn sẽ phải quyết định ngành học từ lúc làm hồ sơ apply, nên khá dễ hiểu khi trường yêu cầu viết bài Why Major. Còn Liberal Arts College thì với chủ trương giáo dục khai phóng, bạn sẽ được tự do đổi ngành học theo mong muốn khi vào trường, không nhất thiết phải theo major dự định ban đầu, thế nên bài luận Why Major là không cần thiết. Sau đây là một số để bài dạng Why Major: Massachusetts Institute of Technology (MIT) Although you may not yet know what you want to major in which department or program at MIT appeals to you and why? (100 words or fewer) Carnegie Mellon University Most students choose their intended major or area of study based on a passion or inspiration that's developed over time - what passion or inspiration led you to choose this area of study? (300 words) Georgia Institute of Technology Why do you want to study your chosen major specifically at Georgia Tech? (50-300 words) Why Major đơn giản là giải thích lý do khiến bạn lựa chọn ngành học mà bạn muốn theo đuổi trong thời gian học đại học của mình. Với môi trường học thuật ở đại học, hội đồng tuyển sinh sẽ muốn biết sự nghiêm túc và chuyên tâm của bạn với việc học tập, thông qua việc bạn có một động lực rõ ràng cho việc theo đuổi ngành học của mình hay không. Và bài luận Why Major chính là nơi để bạn thể hiện đam mê học thuật của mình. Hướng đi chung của dạng luận này có thể được chia thành ba phần: Personal Story - Journley of Interest - Career Goals. Đây là cách làm phổ biến và logic theo trình tự thời gian, từ cái này dẫn tới cái kia, bắt đầu bằng một kỷ niệm, sự việc khơi gợi sự tò mò tìm hiểu, rồi tới sở thích và quyết tâm theo đuổi ngành học của bạn. Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Để dẫn tới quyết định chọn ngành, chắc chắn bạn cần phải thể hiện trong bài luận là mình đã tìm hiểu về ngành, ít nhất là bạn cần biết được nếu học ngành này thì bạn có thể làm được gì hay giúp bạn giải quyết được vấn đề gì. Personal Story - Câu chuyện cá nhân Để có Personal Story cho bài Why Major, hãy “đi ngược thời gian" để nhớ lại những sự kiện,hoạt động đầu tiên đã gợi cho bạn niềm yêu thích với lĩnh vực bạn chọn. Câu chuyện cá nhân ở đây có thể là chuyện thời thơ ấu, lúc còn là học sinh tiểu học, hay một chuyện xảy ra mới gần đây miễn là bạn cá nhân hoá được trải nghiệm này của mình để người đọc có thể hình dung rõ nhất hành trình của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn học Khoa học Máy tính, chắc chắn việc sử dụng và tìm hiểu về máy tính là một điều không thể thiếu. Bạn có còn nhớ bản thân mình đã “rung động" với thứ đổ công nghệ này ở lần đầu gặp gỡ không? Những chiếc “chạm tay” lên bàn phím để lại ấn tượngg? Bạn đã từng dùng trộm" khi bố mẹ không cho phép không? Từ đó, hãy kể về hành trình bạn đã “nên duyên" với bộ môn Khoa học này nhé! Journey of Interest - Hành trình đam mê Sau khi đã xác định điểm “khởi đầu" của một sở thích, hay định hướng liên quan trực tiếp tới lựa chọn chuyên ngành, bạn sẽ cần làm rõ sự quan tâm, chuẩn bị, tìm hiểu của mình với ngành đó. Với phần này thì đơn giản là bạn kế lại quá trình tìm hiểu của mình về ngành, nhưng để tránh lỗi kể lể, bạn hãy cố gắng lồng ghép cảm xúc và suy nghĩ thế hiện sự phát triển của bản thân trong suốt quá trình đó, thay vì chỉ liệt kê các thành tích nhé. Chúng mình đã lên danh sách một số câu hỏi gợi ý về phần này cho các bạn đây: 1. Đam mê với ngành học đã thôi thúc bạn tham gia những hoạt động mới nào? 2. Qua những hoạt động đó, bạn đã phát triển thêm những kỹ năng gì (về mặt học thuật, cá nhân, xã hội) và tiếp cận với những kiến thức mới nào? 3. Nếu không có hoạt động học thuật hay xã hội liên quan | trực tiếp đến ngành, bạn hãy thử nghĩ về cách bạn tự tìm hiểu về chuyên ngành, ví dụ qua TV, sách báo, mạng xã hội, chia sẻ từ một người trong nghề mà bạn biết, ... 4. Chuyên ngành bạn chọn có ý nghĩa như thế nào với cá nhân bạn? Ví dụ, đó là cách bạn vượt qua khó khăn của mình, hay giúp được một người thân nào đó của bạn,... Career Goals - Mục tiêu sự nghiệp Sau khi giải thích mình tìm hiểu về chuyên ngành như thể nào, một cái kết trọn vẹn cho bài luận sẽ hướng đến việc tìm câu trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” Bên dưới là một số câu hỏi gợi ý bạn có thể cân nhắc trả lời để đưa vào bài luận. 1. Bạn thích thú với ứng dụng thực tiễn nào của ngành học? Vấn đề bạn quan tâm giải quyết là gì? 2. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và bạn dự định làm gì để đạt được mục tiêu đó? Bạn có thể nói về những kỹ năng sẽ được rèn luyện trong môi trường ở trường đại học bạn chọn, hoặc chuyên ngành sẽ giúp bạn trưởng thành hơn như thế nào. 3. Bạn mong muốn làm công việc nào với chuyên ngành của mình? Bạn không nhất thiết phải trả lời toàn bộ các câu hỏi trên, vì không nhiều bạn học sinh cấp 3 có được một hình dung rõ ràng đến từng chi tiết về chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, ít nhất bạn nên đưa ra một đường hướng nhất định về công việc bạn sẽ gắn bó trong tương lai, có như thế hội đồng tuyển sinh mới cảm nhận được sự nghiêm túc của bạn với ngành học - bạn biết mình muốn gì và cần làm gì để đạt được cái mình muốn. Một cách tiếp cận Career Goals gần gũi và thuyết phục hơn đó là liên hệ những mục tiêu nghề nghiệp của bạn với Personal Story và mong muốn cá nhân của bạn. Ví dụ, nếu bạn theo học ngành Khoa học Máy tính - một ngành rất rộng và hiện tại bạn chưa thể chọn được hướng di chuyên ngành mình muốn theo sâu (đừng lo, bạn có cả 4, năm đại học để tìm hiểu mà!), bạn có thể viết về mong muốn làm việc cho một ông trùm công nghệ nào đó bởi tỉ lệ cạnh tranh cao khi xin thực tập hay làm chính thức sẽ khiến bạn không ngừng cố gắng nâng cao chuyên môn, hoàn thiện bản thân để trở thành người được chọn duy nhất trong số hàng nghìn ứng viên. Hướng đi mà chúng mình đưa ra ở trên thực chất cũng là “khung xương” của bài SoP app bậc Thạc sĩ. Tuy nhiên, ở Mỹ, bài Why Major để apply đại học chỉ có độ dài phổ biến từ 100250 từ. Với số lượng chữ như vậy, các bạn nên tập trung vào câu chuyện cá nhân khiến bạn “bén duyên" với ngành, và Tô tả bạn thích học ngành đó ra sao. Với cách viết sáng tạo (creative writing) đặc trưng khi viết luận My bậc đại học, bạn cũng có thể áp dụng hình thức bài luận phù hợp để thể hiện cảm xúc một cách gần gũi và hiệu quả nhất. Ví dụ, một bức thư hay bài thơ có thể sẽ hợp với những bạn có khả năng viết tốt cũng như giúp diễn đạt cảm xúc một cách mạnh mẽ hơn. Nếu bạn app nhiều trường và phải viết nhiều bài Why Major, lời khuyên của chúng mình là hãy vạch ra một dàn ý thật chi tiết, bắt đầu viết từ bài luận dài nhất, sau đó chỉ cần “recycle" bài đó, cắt chữ với những bài Why Major ngắn hơn. Nhớ đảm bảo đủ ý phẩn trọng tâm là câu chuyện cá nhân dẫn tới đam mê với chuyên ngành nhé! 3. EXTRACURRICULAR ACTIVITIES Please briefly elaborate on one of your extracurricular activities or work experiences that was particularly meaningful to you. Hoạt động ngoại khóa hay kinh nghiệm làm việc cũng là một mảng hội đồng tuyển sinh đặc biệt quan tâm nghiệm bên ngoài cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tính cách và phẩm chất của các bạn học sinh. Bạn biết đấy, “Học đi đôi với Hành”, “hành” ở đây không chỉ là thực hành, mà còn là hành động, vậy thì, bạn đã làm được những gì rồi? Dưới đây là bảng những việc bạn nên làm và không nên làm với bài luận Activity: Nên 1. Chủ đề: Chọn một trải nghiệm đã dạy bạn một bài học ý nghĩa, qua đó thể hiện sự trưởng thành và tính cách nổi bật của con người bạn. Không nên Chọn một trải nghiệm/hoạt động mà bạn có nhiều giải thưởng, sa đà vào liệt kê giải mà không mô tả rõ sự trưởng thành trong nhận thức hay những gì mình học được hay bài học nào có thể giúp mình trong tương lai. 2. Trọng tâm: thể hiện cách bạn hành xử, đương đầu với một thử thách cụ thể nào đó hoặc tập trung vào sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động sau trải nghiệm đó. Mục tiêu chính của bài luận là kể về một trải nghiệm ngoại khóa hay việc làm mà làm nổi bật một phần tính cách tích cực của bạn. Các bạn nên tránh viết tràn lan về một hoạt động chỉ vì mình nhận được nhiều giải thưởng nhất khi tham gia hoạt động đó hay vị trí lãnh đạo bạn từng đảm nhận nghe ấn tượng nhất so với tất cả các vị trí khác. Cách tiếp cận dạng để Activity phổ biến nhất là nói về việc hoạt động ngoại khóa bạn chọn đã có ảnh hưởng như thế nào đến bạn, đã giúp bạn hình thành một nét tính cách, phẩm chất, kỹ năng nào mới, hay đã khiến cho bạn nhận ra một điều gì về cuộc sống. Tóm lại, hoạt động này có ý nghĩa như thế nào với bạn? Nếu như trong CV/Resume, bạn chỉ đơn giản liệt kê ra các vai trò của mình trong hoạt động, thì ở bài luận Activity, bạn cần phải đi sâu hơn vào chi tiết, chú trọng nói rõ những suy nghĩ và cảm xúc của mình trong quá trình làm hoạt động đó, đặc biệt là những bài học và giá trị mà bạn rút ra từ việc tham gia hoạt động. Hãy nhớ rằng đối với bài luận, hội đồng tuyển sinh muốn đọc những thứ mà bạn chưa từng nhắc đến ở đâu khác trong hồ sơ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói về những khía cạnh nhỏ và cụ thể hơn của một hoạt động ngoại khoá. Chúng mình gợi ý một số hướng như sau: Chuyện gì đã thúc đẩy bạn tham gia hoạt động này? Khoảnh khắc đáng nhớ nhất của bạn trong hoạt động là gì? Bạn có tác động tích cực đến người khác hay không? Một khó khăn hay thử thách mà bạn từng phải vượt qua? Chẳng hạn, bạn là Chủ tịch câu lạc bộ MUN và kiêm nhiệm mảng tài chính. Trải nghiệm xin tài trợ là một quá trình “gian nan" khi bạn bị phần lớn các nhà tài trợ từ chối. Những lần bị từ chối có thể làm nhụt chí của bạn, tuy nhiên, với tinh thần cầu tiến, bạn vẫn không bỏ cuộc, đồng thời đây cũng là cơ hội để nhìn lại kỹ năng, kiến thức của mình, tiếp tục trau dồi để thể hiện tốt hơn ở những lần xin tài trợ sau. Cùng một hoạt động ngoại khoá, có thể có nhiều bạn học sinh cùng viết. Nhưng bạn yên tâm là mỗi người sẽ có những câu chuyện khác nhau và cách nhìn nhận trải nghiệm khác nhau, nên bài luận không ai giống ai cả. Tuỳ vào câu chuyện và thông điệp bạn muốn nhấn mạnh thì các bài luận sẽ có đoạn kết khác nhau. Nhìn chung, thông qua bài luận, hội đồng tuyển sinh sẽ muốn biết cách bạn hành xử, suy nghĩ, trưởng thành và học được những bài học trong cuộc sống như thế nào. Cho dù viết về một thất bại hay một kế hoạch dang dở thì cũng vẫn luôn có những bài học đáng giá có thể rút ra từ trải nghiệm đó - chỉ cần bạn suy nghĩ đủ lâu và đủ sâu. Nếu bạn không phải là Leader hay Founder? Không phải bạn học sinh nào cũng có trải nghiệm làm leader hay chủ tịch một câu lạc bộ. Thực tế, có những bạn học sinh hoàn toàn chưa hề có trải nghiệm làm người đứng đầu: không phải founder/leader/chủ tịch của một câu lạc bộ hay tổ chức nào; chưa từng làm lớp trưởng, tổ trưởng, thậm chí nhóm trưởng. Không sao cả. Suy nghĩ phải là leader đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực trong quá trình viết luận. Rất nhiều bạn học sinh “bịa" ra câu chuyện mình là leader nhằm mục đích giúp hồ sơ hoành tráng hơn. Vậy hãy hỏi ngược lại, nếu ai cũng làm leader, vậy vai trò của member là gì? Nếu bạn không là một leader, bạn hoàn toàn có thể trở thành “core member" nếu ý kiến của bạn là sáng kiến đã mang lại thành công cho nhóm câu lạc bộ cộng đồng mà bạn là thành viên. Hãy nhớ, quan trọng là BẠN ĐÃ LÀM GÌ. Hãy nghĩ đến những dự án hoặc tổ chức cứu hộ động vật trong thành phố. Với lượng công việc founder và cofounder phải cáng đáng (tìm tài trợ, khoanh vùng địa điểm hoạt động, liên kết với các tổ chức từ thiện, tạo nội dung thu hút tương tác của cộng đồng mạng xã hội), họ chắc chắn sẽ không phải là người phải cố gắng đụ chó hoang vào lồng, để rồi phải chịu những vết cắn xé trong hoảng loạn của chúng. Họ cũng sẽ không phải những người sẽ dành hàng giờ cạo lông và bắt ve, chọn loại lược để chải lớp lông lốt (undercoat), tìm kiếm loại dầu gội chống rụng lông. Và cũng chắc chắn họ không nhìn thấy khoảnh khắc tràn ngập hạnh phúc của những người tìm thấy thú cưng đi lạc, Khi leader học được phương pháp vận hành tổ chức hiệu quả, member lại học được sự đồng cảm, tính nhẫn nại, và kinh nghiệm chăm sóc động vật. Các bạn thấy đấy, nếu leader có chuyện riêng, member cũng có chuyện riêng chứ! Kết lại, đừng tự ti cho dù bạn chỉ là thành viên trong khi có những người đang làm chủ tịch. Bạn muốn là người giữ một vai trò quan trọng, hay là một người quan trọng trong một vai trò bình thường? Quyết định là ở bạn! 4. CONTRIBUTION AND DIVERSITY Bài luận Contribution và Diversity đều có chung thông điệp là tìm kiếm những màu sắc, giá trị bạn có thể đóng góp cho trường. Đặc biệt, bài luận dạng Contribution Diversity rất hay được yêu cầu bởi các trường National Universities - vốn là những ngôi trường lớn với một cộng đồng sinh viên đông đúc đến từ khắp nơi trên thế giới. Ở môi trường như vậy, hội đồng tuyển sinh sẽ muốn biết cá nhân bạn có gì đặc biệt để giúp làm giàu thêm cho sự đa dạng của trường. At MIT, we bring people together to better the lives of others. MIT students work to improve their communities in different ways, from tackling the world's biggest challenges to being a good friend. Describe one way in which you have contributed to your community, whether in your family, the classroom, your neighborhood, etc. (250 words) - MIT When you choose a college, you will join a new community of people who have different backgrounds, experiences, and stories. What is it about your background, your experiences, or your story that will enrich Boston College's community? (400 words) Boston College Rice is lauded for creating a collaborative atmosphere that enhances the quality of life for all members of our campus community. The Residential College System and undergraduate life are heavily influenced by the unique life experiences and cultural tradition each student brings. What life perspectives would you contribute to the Rice community? (500 word limit) - Rice University Trước hết, hãy cùng cắt nghĩa khái niệm Diversity. Bạn và chị hàng xóm không giống nhau, mặc dù hai người sống sát vách nhau đã hai thập kỷ rồi. “Sự đa dạng là một điều rất ít khi chúng ta, những cá nhân có cuộc sống bình thường, sẽ dành thời gian nghĩ tới. Dù sao thì, sự khác biệt của bạn sẽ không bao giờ hiện hữu cho đến khi bạn rời quê hương. Ngay khi bạn tới châu Âu và phải bỏ ra 5Euro để mua một bó rau muống, bạn sẽ sững sờ khi nhận ra đất nước Việt Nam, với đặc tính địa lý cụ thể, đã mang lại cho bạn một bàn ăn đa dạng đủ màu sắc đến mức nào. Văn hoá, địa lý, xã hội, tưởng như là những khái niệm rất lớn, nhưng thực ra đó có thể chính là khoanh tay chào ông bà, xây nhà ở bờ sông, công nông đi trên đường thành phố, vân vân và vân vân. Tìm ra và trân trọng sự khác biệt của mình, đó là chìa khoá để giải để Contribution/Diversity Ở dạng luận phụ này, thường bạn sẽ phải nói được hai nội dung: một nét độc đáo, đặc biệt bạn có và bạn sẽ đóng góp điều đó thế nào cho sự đa dạng của trường. Tìm ra điểm khác biệt của bạn Chúng mình thường nói với các bạn học sinh răng dạng để Contribution/Diversity này giống như một bài mini-PS, vì bạn đều phải tìm ra những điểm độc đáo ở bản thân mình và truyền tải chúng qua bài luận. Qua bài luận này, hội đồng tuyển sinh muốn biết cá nhân bạn sẽ đem tới những giá trị, quan điểm, hay góc nhìn mới lạ nào cho cộng đồng của trường. Sau đây là một số câu hỏi giúp bạn tìm ý tưởng cho bài luận Contribution/Diversity: Nghĩ về gia đình và nơi bạn lớn lên: Gia đình và họ hàng của bạn có một truyền thống đặc biệt nào không? Người dân ở khu dân cư hay thành phố nơi bạn sống có nét đặc trưng nào? Có một phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào mà bạn đặc biệt ấn tượng hay không? Việt Nam nổi tiếng là đất nước có bản sắc văn hoá cực kỳ đa dạng với ba miền Bắc Trung Nam, nên chúng mình chắc rằng đó là nguồn ý tưởng đối dào và tiềm năng để bạn viết bài luận Diversity. Vẫn cần nhớ rằng đừng chỉ nói về những yếu tố bên ngoài, như là thuyết trình về một phong tục bạn thích, mà phải liên hệ nó với cá nhân bạn và khái quát hoá thành một giá trị, quan điểm độc đáo bạn sẽ đem đến cho trường. Ví dụ: Một bạn học sinh từng kể về việc bạn ấy sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung, nơi là ngã ba đường mà ở môi hướng lại nói một loại âm điệu khác nhau. Điều này khiến cậu bạn này có thể nói được ba loại giọng Bắc - Trung - Nam. Thoạt đầu, bạn ấy gặp khá nhiều rắc rối trong cuộc sống và cách nói chuyện tưởng chừng “không giống ai” của mình, lúc nói giọng Bắc lúc nói giọng Nain. Nhưng sau cùng thì, chính điều này đã giúp bạn ấy có thể trò chuyện thân mật với bất kỳ ai đến từ bất kỳ đâu, khám phá vẻ đẹp của tiếng Việt và văn hoá Việt, và cảm nhận được cá tính của từng người mình gặp. Tất cả cộng hưởng lại đã hình thành trong bạn ấy một góc nhìn linh hoạt, cởi mở, và đa sắc - một giá trị khác biệt mà bạn ấy sẽ đóng góp cho trường đại học của mình. Nghĩ về sở thích, trải nghiệm, và các hoạt động của bạn: Có một sở thích, thói quen, hay trải nghiệm nào giúp hình thành một quan điểm sống của bạn? Có một hoạt động nào bạn thực sự đam mê và muốn chia sẻ với những người bạn mới ở trường đại học? Có một chủ đề hay một vấn đề nào đó bạn hết sức quan tâm và sẵn sàng thảo luận với người khác? Theo hướng này, bạn có thể viết về bất cứ thứ gi! Chỉ cần sau đó bạn đi đến kết luận về thứ "gia vị" đặc biệt mà bạn sẽ thêm vào cộng đồng tương lai của mình - một mục tiêu cụ thể về Diversity mà bạn sẽ hướng đến. Ví dụ: Một học sinh trước đây là thành viên của hội học sinh trong một trường cấp ba tại Mỹ, với nhiệm vụ làm tour guide cho phụ huynh và các em nhỏ đang tìm kiếm ngôi trường cấp ba phù hợp trong ngày Open Day. Nhờ sự thân thiện và nhiệt tình, bạn ấy đã được nhiều người khen ngợi, thậm chí có vài học sinh sau này nhập học đã nhận ra và chào hỏi bạn. Từ đó, bạn ấy đã nhận ra mối quan hệ đầy tinh tế của người đại diện và điều họ đại diện: (Quan trọng không phải việc thể hiện ra những cái hay, cái đẹp nhất của tổ chức, mà là giúp người khác nhận ra một học sinh châu Á bình thường đã thay đổi tích cực và trở thành đại sứ của trường như thế nào. Và điều bạn ấy muốn đem đến cho trường đại học là sự biết ơn (appreciation) thông qua việc tổ chức các hoạt động cộng đồng. Hướng đến sự đa dạng của trường Về mặt ý tưởng hay câu chuyện, bài luận Contribution & Diversity khá giống bài PS; điểm khác biệt lớn nhất đó là với bài luận Diversity, bạn sẽ cần kết nối giá trị cá nhân của bạn với những gì mà trường có. Hay ít nhất, bạn nên kết bài bằng việc nói rõ giá trị độc đáo của bạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng của trường. Ở phần này, bạn nên tìm hiểu kỹ về trường, hiểu rõ về các truyền thống, hệ giá trị, những nét đặc trưng của cộng đồng sinh viên, từ đó liên hệ bản thân mình với trường. Nếu như nét độc đáo của bạn là cái mà trường chưa có (ví dụ, một câu lạc bộ cờ tướng, thì thật hoàn hảo! Các trường đại học rất thích các ứng viên có thể đem đến những ý tưởng và sáng kiến mới lạ chưa từng có ở trường của họ. 5. COMMUNITY Các trường đại học Mỹ nổi tiếng yêu cầu cao tính cá nhân riêng biệt của mỗi ứng viên, nhưng đồng thời họ cũng hết sức để cao vai trò và sự gắn bó của một cá nhân trong cộng đóng Biết một cá nhân thuộc một cộng đồng nào, ta cũng sẽ biết được những giá trị mà người đó coi trọng và phần nào tính cách của họ. Bên cạnh đó, việc thể hiện sự gắn bó của bạn với cộng đồng và mong muốn đóng góp cho cộng đồng sẽ chứng tỏ bạn có tiềm năng trở thành người có ích cho xã hội sau này một điểm mà hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá rất cao. Reflect on your engagement with a community to which you belong. How do you feel you have contributed to this community? (250 words) - Yale University Tell us about a place or community you call home. How has it shaped your perspective? (250 words) - Brown University Everyone belongs to many different communities and/or groups defined by (among other things) shared geography, religion, ethnicity, income, cuisine, interest, race, ideology, or intellectual heritage. Choose one of the communities to which you belong, and describe that community and your place within it. (Approximately 250 words) - University of Michigan-Ann Arbor Đối với dạng luận này, hội đồng tuyển sinh muốn biết bạn đã lớn lên trong một môi trường như thế nào, môi trường đó góp phần định hình tính cách nào của bạn, bạn từng đóng góp cho cộng đồng nào chưa, bạn có thuộc về cộng đồng nào không và bạn sẽ áp dụng những gì học được để tô vẽ thêm cho bức tranh đa sắc màu của trường như thế nào. Đầu tiên chúng ta hãy phân tích các phẩm chất nhà tuyển sinh đang tìm kiếm từ câu hỏi này. Các bạn hãy dựa vào các phân tích dưới đây để xây dựng bài luận Community của mình nhé. Khi bạn thuộc về một cộng đồng, dù muốn hay không thái độ và hành vi của bạn sẽ nói lên rất nhiều về mức độ thân thiết của bạn với cộng đồng đó. Nếu như bạn là người thường ngồi một mình trên sofa và chăm chú xem Youtube trên điện thoại vào mỗi buổi tụ họp đại gia đình, có lẽ bạn không nên chọn gia đình là chủ để viết bài Community. Một người quan tâm đến cộng đồng luôn biết điều quan trọng nhất để giữ cộng đồng vững mạnh là tương tác và kết nối; một hạt gạo tự tách mình khỏi nắm cơm, vô hình trung đang làm tinh thần này yếu đi. Vì vậy, hãy kể về những cộng đồng mà ở đó bạn dang chủ động bắt chuyện và duy trì sự liên kết cùng mọi người để bài văn mang tính thuyết phục hơn. Sự gắn bó cũng có thể thể hiện những cộng đồng bạn đã từng tham gia trước đây: Nếu bạn vẫn giữ mối quan hệ tốt Với họ, thậm chí có hành động giúp đỡ khi họ cần ngay cả khi bạn không còn là một thành viên, cũng là một điều đáng nhắc tới. Yếu tố "legacy' là một trong những giá trị rất quan trọng của các trường đại học Mỹ: họ muốn có những sinh viên giỏi, những cá nhân hoạt bát, nhưng trên hết họ muốn những người sẽ giữ quan hệ với ngôi trường họ sau này sẽ tốt nghiệp. Mối quan hệ này có thể dưới dạng đại sứ (ambassador), giới thiệu về trường ở nơi họ đến, hoặc dưới dạng donation - một khoản đóng góp tài chính nếu cựu sinh viên ấy thành đạt. Việc nói rằng bạn có đóng góp cho những cộng đồng trước đây sẽ là ẩn ý cho việc bạn sẽ đóng góp cho trường sau này. Cuối cùng, hãy nói về sự thay đổi. Thay đổi là một quá trình tất yếu trong cuộc sống, điều quan trọng là, bạn có là một phần của nó hay không? Khi một cá thể tham gia vào một tổ chức, sẽ xảy ra tác động hai chiếu: tổ chức thay đổi cá nhân, và cá nhân thay đổi tổ chức. Tất nhiên khía cạnh, quy mô, và mức độ thay đối sẽ khác nhau rất nhiều, nhưng việc bạn quan sát những ảnh hưởng tinh tế này sẽ gián tiếp thế hiện được sự quan tâm của bạn với cộng đồng. Dù sao thì, chỉ những người luôn lo lắng về tương lai tập thể mới nhận ra mọi thứ đã khác như thế nào, phải không? Ví dụ, bạn có thể định nghĩa một cộng đồng toàn "my people" là nơi bạn gọi là nhà vì nơi này có những con người cùng lối suy nghĩ, đam mê, mục tiêu phấn đấu, hoặc đơn giản, đó là nơi bạn được là chính bạn. Đó có thể là câu lạc bộ quidditch - hiện là môn thể thao đồng đội duy nhất không phân biệt giới tính, cũng là môn bị hiểu nhầm là chỉ có fan của Harry Potter mới chơi. Chúng mình đã từng gặp một học sinh là thành viên câu lạc bộ thể thao xuất phát từ Harry Potter này, và bạn ấy đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị - điển hình là quy tác hòa nhập giới (gender rule). Trong một đội 7 người, số người chơi cùng một giới không bao giờ được nhiều hơn , Điều luật này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức về giới của bạn ấy và dường như là một cách lý tưởng để giải quyết mâu thuẫn lâu năm trong thể thao và giới tính: Không phải tách riêng hai giải cho nam và nữ (theo quy chuẩn giới tính sinh học thông thường), mà là một lối tư duy cho phép những bản dạng giới làm bất cứ vai trò gì trong một đội. Ở cộng đồng quidditch, bạn ấy được chứng kiến cách quy tắc về giới đã tạo nên một cộng đồng đa dạng giới như thế nào. Câu chuyện này được mở rộng qua năm tháng, dần dần tạo nên thế giới quan về bình đẳng giới của bạn, tiếp thêm sức mạnh cho những hoạt động cho cộng đồng LGBT và công lớn không thuộc về ai khác ngoài cộng đồng quidditch mà bạn ấy đã gắn bó và coi là “nhà”. Khi viết bài Community, bên cạnh lựa chọn một cộng đồng cụ thể để đưa vào luận, việc bạn tích hợp được background của chính bản thân cũng có thể ảnh hưởng tới bài học bạn rút ra. Vẫn lấy ví dụ về cộng đồng quidditch, giả sử bạn học sinh đó là nam thì góc nhìn về giới của bạn ấy có thể thay đổi theo hướng bản thân bạn ấy cũng như những người chơi nam khác sẽ phải biết tìm ra và tận dụng những điểm mạnh của phái được cho là “yếu” - đồng đội mình, từ đó phát triển chiến thuật chơi phù hợp. Nhận thức rõ được dây không phải một môn mà bạn được chọn nhiều bạn nam trông to khoẻ nhất để đưa vào đội sẽ là nền tảng để bạn bước ra khỏi vùng an toàn để phối hợp với nhiều cá nhân khác nhau từ bất kỳ giới nào. Lối tư duy này có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài cộng đồng thể thao, và có thể sẽ theo chân và giúp ích cho bạn bất cứ khi nào bạn bắt đầu tìm hiểu một thứ mới. 6. ODDBALL Oddball, hay để sáng tạo, là dạng dạngluận thường xuất hiện ở “trường top", một dạng luận không có format cố định, không có lý thuyết, không có lời giải chính xác. Đơn giản, đây là một bài Creative Writing và cũng là “chìa khóa" mở cánh cửa thứ hai, sau vòng PS, để được chấp nhận vào trường. Who does Sally sell her seashells to? How much wood can a woodchuck really chuck if a woodchuck could chuck wood? Pick a favorite tongue twister (either originally in English or translated from another language) and consider a resolution to its conundrum using the method of your choice. Math. philosophy, linguistics... it's all up to you (or your woodchuck). The University of Chicago You are required to spend the next year in either the past or the future. To what year would you travel and why? - University of Richmond You've got a ticket in your hand - Where will you go? What will you do? - Apply Texas Những bài luận này thường có dế trừu tượng, hoặc đưa cho bạn một tình huống, hoặc một câu nói để phân tích, hoặc thậm chí là “viết gì cũng được". Vậy làm cách nào để giải để"? Câu trả lời là bạn muốn nhà tuyển sinh thấy yếu tố nào từ bạn, bức tranh bạn đang đưa tới cho nhà tuyển sinh còn thiếu mảnh ghép cuối cùng, vậy bạn muốn mảnh ghép của mình có màu sắc gì? Hãy cùng đi tới một ví dụ cụ thể về một để luận của University of Chicago như sau: You're on a voyage in the thirteenth century, sailing across the tempestuous seas. What if, suddenly, you fell off the edge of the Earth? Giờ ta cùng phân tích đề này nhé: Việc đặt hoàn cảnh trong một giai đoạn lịch sử, với một biến cố đầy tính phim ảnh, nhằm mục đích gì? Chúng mình nghĩ, với nhà tuyển sinh, việc bạn lựa chọn để nào để viết bài luận phụ có khi nói lên nhiều điều về bạn hơn nội dung bạn viết. Chẳng hạn, nếu chọn để “What can be divided by zero?” (Tạm dịch: Cái gì chia hết cho c?), điều này có thể chỉ ra rằng suy nghĩ của bạn có ràng buộc mật thiết với toán học. Hoặc để “Hãy nghỉ ra một câu thần chú. Chức năng của nó sẽ là gì?” sẽ rất hợp với những bạn mê fantasy fiction như Harry Potter. Tóm lại, qua việc chọn để “Thế kỷ 13', nhà tuyển sinh đang nhìn thấy một ứng viên có hứng thú với cội nguồn của nhân loại, hay mộng tưởng về những sự kiện trong quá khứ, và có thể có hiểu biết sâu rộng về xã hội. Chúng mình có 2 bạn học sinh cùng đổ vào UChicago và cùng viết về để luận này. Một bạn nam, theo đuổi khoa học, mang tới một câu chuyện siêu thực: Rơi vào vũ trụ, gặp gỡ Đấng toàn năng, sau đó bị chỉ trích thay mặt loài người vì sự tự mãn và không có động lực khám phá. Nhân vật chính sau đó đã đưa ra lời tuyên bố thay cho nhân loại về ý chí vươn lên, và cầu xin Đảng toàn năng hãy biến Trái đất thành hình cấu như ngày nay. Trái lại, bạn nữ kia, với đam mê xã hội, lại bình luận về tâm trạng của những người ở trên con thuyền đó, đồng thời thêu dệt nên con đường nhân vật chính đã trải qua để thiết lập những bộ luật giúp mọi người tiếp tục khám phá biển khơi, đồng thời không phải chịu rủi ro “rơi khỏi Trái đất”. Một bên là Kiến tạo, một bên là Thích nghi. Cũng phải nhớ: Cùng một để luận, môi bạn học sinh sẽ đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau, phù hợp tính cách của mình, mang tới một mảnh ghép riêng biệt hoàn thiện cho bức tranh “application". Thay vì chọn một địa danh nào đó cụ thể, với để luận của Apply Texas như trên, một bạn học sinh đã viết cả một cuộc phiêu lưu bằng tàu hoả đến thị trấn có tên Success (Thành công), cuối cùng chỉ để có câu chơi chữ cuối bài: “The only way to success is train." (Train - tàu hoả, cũng có nghĩa là luyện tập). Với dạng luận này, chúng mình không có lời khuyên Nên hay không nên, nhưng có một điều chắc chắn luôn đúng: Đừng để câu hỏi giới hạn trí tưởng tượng của bạn. Chúc các bạn tìm được nhân tố X của chính mình! CÁC BÀI LUẬN MẪU 1. WHY SCHOOL ESSAY Texas Christian University Sunbathing to absorb vitamin D at Hell's Half Acre is how I sustain myself. I am not normally seen in public, but with the help of professor Dean A. Williams at Texas Christian University, I am free to explore the Jeffries Lab. His "Horny Toad Project" triggers my interest in the Biology Department Spring Break Course Trip in Costa Rica; it pulls me from my sandy cover and presents me in the Student Research Symposium. It is one among many elements that help the selective Department of Biology, my upcoming habitat, stand out from other majors. Due to the decline in our population. I have a few close friends traveling to a new world with me. TCU offers various specialty study abroad programs in London, Florence, and Seville, connecting me to other amphibians out there. I am called a Texas Horned Frog, but I am in fact a Horned Lizard; it is analogous to how people misunderstand me at first glance. I may seem reserved and wary, but I am passionate about extracurricular activities. The school's Center for Community Involvement & ServiceLearning coordinates amazing excursions during spring break for my enjoyment. During the school year, to relieve myself from the intense studying hours, I would check out live bull riding shows at Billy Bob's, the world's largest honky-tonk, or catch a rodeo at the Cowtown Coliseum. How awesome is that? A frog and a bull meeting, reminiscent of our ancestors' "the Frog and the Ox". Vì sao đây là một bài luận hay? Một bài luận Why school thường khá khô khan, nhưng cô bạn này đã nghĩ ra một cách tiếp cận rất sáng tạo: tưởng tượng mình là con linh vật của trường để nói về những thứ mình muốn khám phá ở trường. Ý tưởng này lại cực kỳ phù hợp khi mà ngành học bạn ấy chọn là Biology. Trong suốt cả bài luận, những tên riêng của giáo sư, chương trình, dự án, cơ sở vật chất của trường liên tục được nhắc đến và liên hệ với bản thân người viết, chứng tỏ bạn ấy đã tìm tòi và nghiên cứu rất kỹ về trường, chứ không chỉ nêu chung chung là trường đẹp, giáo sư tận tâm, phòng lab hiện đại, vv... Đọc bài luận ta có thể cảm nhận được cô bạn này háo hức được học tập và sinh hoạt ở trường đến thế nào - đó chính là mục tiêu mà một bài luận Why school cần hướng tới. Davidson College Being born in a city well-known nationwide for tea products, I could say with confidence that Davidson is exactly my cup of tea. Regular consumption of tea is known for improving cognitive function, especially learning and memory. In this sense, I hope my experience with the Department of Psychology at Davidson would boost my intellect and give me insights into the inner workings of memory itself. The mysterious dynamics of memory itself have ceaselessly intrigued me ever since I was a child; I kept wondering why I remembered one thing and forgot another. Coupled with my growing interest in history and politics, I seek to understand the role of memory in shaping the societies we know today. Thereby, delving into PSY 292-Collective Memory under the instruction of Professor Kristi Multhaup could very well be the panacea to my curiosity illness. Different countries have different ways of taking their tea: milk, spices, honey, you name it. It also means students from every corner of the world could bring their national identity to the budding diversity at Davidson. I'm eager to enhance my experience as a first-year international student through the STRIDE Pre-Orientation Experience and Academic Year STRIDE Peer Leadership Experience, being integrated into the vast network of Wildcats and getting support for my immersion into the social and academic life at Davidson. As a beneficiary of STRIDE,I wish to give back as well. I aim to utilize my prior experience with the program to assist freshmen of color and add a unique taste of Southeast Asia to the Davidson melting pot of tea. Finally, the delightful fragrance of tea could compare with a casual jog along the forested trails of Ecological Preserve & Nature Trails as the sun sets, surrounded by the suburban backdrop of the soulful town of Davidson Vì sao đây là một bài luận hay? Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ càng về trường, chúng mình luôn khuyến khích các bạn bạn học sinh thêm "gia vị" cho bài Why school bằng cách nghĩ ra một "concept" độc đáo và mang bản sắc cá nhân của mình, như vậy mới có thể gây ấn tượng mạnh với hội đồng tuyển sinh. Cậu bạn này đến từ Thái Nguyên - vùng đất nổi tiếng về chè ở Việt Nam, nên chúng mình đã gợi ý bạn ấy dựa vào background đặc biệt đó của mình để viết. Vậy là bài Winy school này ra đời! Tự xưng là một chuyên gia về trà, bạn ấy đã ví mỗi một đặc điểm của trà với một khía cạnh của trường mà mình muốn khám phá. Rất sáng tạo phải không? Nếu muốn làm nổi bật bài luận Why School của mình, hãy lồng ghép một concept cá nhân độc đáo thể hiện chất riêng của bạn nhé. 2. WHY MAJOR ESSAY Finance My bedtime stories were my dad's adventures - how he earned his first penny from selling clothes in the market, going through miscellaneous jobs before building his own company. My lullaby was the clic clac sound of my mother's calculator, as she worked on her ledger until my brother and I fell asleep. As a child, I believed not in beanstalks leading to castles and geese laying golden eggs, but sheer hard work and determination. This upbringing environment ignited a very specific characteristic of me - something my best friend jocularly labels "stingy". Honestly, I would call myself "financially efficient". I remember frequenting the canteen with my grade-1 classmates, grabbing a pack of Zonzon while they all took the trendy Poca. I felt lucky for my inexpensive taste because, despite the same prices, Zonzon offered 40 grams more. In grade 2 I taught myself division and multiplication of large numbers, to compare the prices per unit of substitute items. By 13 I knew inflation, and that saving was futile if I just stuffed cash into piggy banks. At 15 I started managing my finance, using the 7-jar method. I was intrigued by money and determined to use it wisely, because behind every coin jingling in my pocket is my parents' labor. Nevertheless, I know money is not just spending and saving, but also investing. My mom could spend solid 20 minutes circulating the supermarket for the best price, yet never hesitated when it came to my education. She emphasized that education is a lifetime investment, which cannot yield returns in a day or two. And because my parents could never afford to finish high school, they always made sure that I obtained the best education. As much as I doubt lifechanging fairy-tale, I am convinced that education can better my life. I delved into learning and found my true calling in mathematics. Interestingly, the versatility of maths coheres with my keenness in money management. As I became engrossed in each concept in calculus textbooks, I took one step closer to taming my real-world problems: be it calculating the interests of my savings, or accumulating my family's insurances. I found finance and mathematics intertwining into one another, playing a beautiful sonata. Last summer, I began helping my mother with my family's finances. Starting with the simple journal, I was introduced to and marveled at the fascinating flow of money debit credit, accruals, receivable - payable. They were clear and concise, yet so efficient and intricate. Mom only allowed me to take charge of bookkeeping, but I could and wanted to do more particularly helping my parents with their company's financial management My dream job is to contribute my knowledge to the firm's prosperity, directly by sustaining its financial wellbeing. I aspired to pursue Finance as my major, for all the reasons above. With my ability in Maths and my interest in Finance, I believe I would thrive and succeed in my journey in Woodbury. Vì sao đây là một bài luận hay? Cô bạn này đã rất thành công trong việc thể hiện niềm say mê của mình với tài chính. Bắt đầu từ những câu chuyện ba kể thuở ấu thơ và tiếng lách cách gõ bàn tính của mẹ, đến khả năng tính toán thần sầu khi liên quan đến chuyện tiền bạc, rối hiểu được tầm quan trọng của đầu tư nên đã lao vào học Toán để có nhiều kiến thức hơn và giải quyết được các vấn đề thực tế. Tất cả những chi tiết đó được khắc họa rõ nét qua lối viết sinh động, cụ thể, khiến cho người đọc cảm nhận được sự nhiệt huyết mà bạn ấy dành cho Finance. Đây là một ví dụ minh họa tuyệt vời cho kỹ thuật "show, don't tell": đừng chỉ nói bạn yêu môn học này rất nhiều, mà hãy để người đọc cảm nhận được đam mê đó của bạn bằng cách miêu tả cụ thể những việc bạn làm. Biological and Biomedical Sciences One of my earliest exposure to science was through cooking, where the kitchen became my first laboratory. Here, I have experimented with various ingredients and applied principles to elevate the final dishes. In understanding why steaks should be rested to relax muscles, how yeast creates bubbles, or how lipids help chocolate become shiny, I realized that food was the bridge between my classroom and my leisure. But as I matured, my passion for science blossomed into a much more serious story. My father's side of the family is genetically diabetic, and at school, I learned about how drugs like insulin could make an immensely positive impact on widespread diseases. But across the world, this simple treatment is just too expensive. To me it was clear: I wanted to pursue biochemistry, exploring enzymology and macromolecules to investigate biological structures and discover newer, more affordable medical solutions. My pursuit was bolstered by my three research opportunities during high school, thanks to the Hanoi National University of Education. I particularly enjoyed the project regarding cobalt ferrite, where I got to synthesize and analyze the nanoparticles, alongside its localhyperthermia applications to treat cancer. Learning valuable research skills, such as how to graph data entries and execute safety measures for acid burns, I felt motivated to employ their abilities in future works. While sitting hours watching thiophene derivatives precipitate or sodium hydroxide beakers "degas" was not the funniest moment of my life, I found my joy the same way a puzzle solver does seeing seemingly trivial details built up into a grand picture. Joining the Yale Young Global Scholars program on Biological and Biomedical Sciences, I experienced the first preview of an interdisciplinary college experience. A larger part of the course revolved around COVID-19 and its economic ramifications towards the global society, which led me to wonder: "If I want to make cheap medicine, then how cheap is cheap enough?" Thanks to the program I had seen the intricate relationship between pure science and life, and how important interdisciplinarity is to my quest. Seriousness aside, one of the lectures was about applying musical concepts to examine patients' organs. How cool is that? For me, the University of Illinois Urbana-Champaign is the next step to pursue this path. In joining the College of Liberal Arts and Sciences, I hope to continue my passion for biochemistry and achieve my goals of revolutionizing drug manufacturing. Vì sao đây là một bài luận hay? Qua bài luận này, người đọc có thể thấy rõ "journey of interest" của cậu bạn này - hành trình nuôi dưỡng và phát triển niềm đam mê với ngành Sinh Hóa. Điểm nổi bật bài luận này so với các bài ở trên là: bên cạnh nói về sở thích và background khiến cho mình có hứng thú với ngành, cậu bạn này còn chứng minh đam mê của mình thông qua hành động thực tế, bao gồm việc tham gia nghiên cứu khoa học và chương trình học tập trao đổi liên quan đến ngành học mình chọn. Action speaks louder than words - hành động luôn là minh chứng mạnh mẽ nhất khi bạn muốn thuyết phục người khác. Bạn ấy cũng không quên đưa ra mục tiêu mà mình muốn đạt được: nghiên cứu và phát triển ra những phương thuốc, cách điều trị mới với chi phí rẻ hơn, giảm gánh nặng y tế cho mọi người. Điều này thể hiện sự nghiêm túc của bạn ấy khi theo đuổi ngành học này. 3. EXTRACURRICULAR ACTIVITIES ESSAY Cooking "Duong, this is the third bowl of rice you've had this meal!" That was the constant warning my mother gave me as a child. It was simply because I love food, and love to eat. My mother always jokes about how I was so hungry after being born that I instantly grabbed the milk bottles, forgoing breastfeeding for a whole week. But aside from the rather embarrassing anecdotes, I love food because it is delicate beyond necessity. I could never forget when my post-travel exhaustion instantly turned to joy with but one whiff of grandma's cooking. Or when a piping hot "Banh Gio" warmed my soul after my pet dog's death. Therefore, I learned how to cook myself because simply, my love for food seemed to be insatiable. After years of binging MasterChef and Tasty, I finally decided to pursue cooking. Whenever possible I would cook for myself, either following a given recipe, using my own, or figuring out one through experiments. Thereby I learned about the subtle chemical nuances in making food: Steaks should be rested, or else the proteins will release water; potatoes should not be washed while making chips, because starch makes them crispy. In learning how sugars break down, or how lipids help chocolate become shiny, food became my bridge between science and hobby. Still, I did not know how to make bechamel properly, how to put together complementary ingredients, or even if all that has any meaning. It was natural that I attended a class on cooking, and acquired a solid foundation for my understanding of food. Before that, I had kept all of my memories of food in a messy cabinet with no tabs, but only when I joined the class did chaos assemble itself into organization. The failed bechamel batches I shrugged off now contain much meaning now knowing that fish goes with dill and lamb with mint, I no longer have to flounder in the dark every time I start a dish. Now, as a confident cook who has touched the surface of many culinary realms, I was settled. The "hobby I kept as a kid has been the motivation for experiment, and the purpose of education. Thanks to food, I aspire to learn science, and as a result, I have kept this "tasty" habit ever since. Vì sao đây là một bài luận hay? Chúng mình luôn nói với các bạn học sinh rằng hoạt động ngoại khóa không chỉ giới hạn trong hoạt động câu lạc bộ, tổ chức, sự kiện,... mà còn bao gồm sở thích và những hoạt động hàng ngày, miễn là không liên quan đến việc học tập ở trường. Chỉ cần biết cách khai thác và lựa chọn thông điệp phù hợp thì bất cứ hoạt động nào cũng có thể trở thành bài luận hay - và đó chính xác là những gì cậu bạn yêu nấu nướng này đã làm. Bạn ấy đã khéo léo đưa vào những chi tiết đời thường xoay quanh việc ăn uống và nấu nướng, vừa thể hiện sự yêu thích của mình vừa rút ra những bài học và giá trị nhận được từ sở thích này. Và tất cả những điều đó đã nói lên rất nhiều về con người của bạn ấy: nhiệt huyết, đam mê với khoa học, tinh thần học hỏi không ngừng. Debate "Be better." When the pandemic halted my school activities, the national debate team's developmental squad was all I had. My life revolved around sessions and drills with coaches who were intimidatingly brilliant and equally demanding every day. I had always been quite assured of my intellect; thus, it was the first time my ego was so heavily bruised. My vocal projection was "insufficient," my enunciation too "slurred," and my reasoning too "superficial." With more debating years under their belts, other squadmates easily outperformed me. When the ego boost of effortlessly winning debates, as I did in class or at school, faded, all left for me was to grow, to try retrieving it. With fury at my incompetence, I practiced more than any other reading articles, writing arguments, and making speeches. I refused to lose, even if I was an underdog. "Be a team member." That was what the Head Coach said the day I made the top 5 to represent Vietnam. Working with my previous opponents in the running was challenging. It was not that they were unkind or unwelcoming; I was just too accustomed to being on my own. But debating is a sport, and I could not operate by myself. Bickering like children only resulted in losses, so I opened up, telling teammates my passions and aspirations. To my surprise, I received the same in return. I learned that my teammates had unique interests and backgrounds that shaped who they were: from living adrift across countries to overcoming domestic violence. Despite all differences, I know we shared one love: debating. "Be proud, and make us proud." Team Vietnam had its most remarkable achievements in the World Schools Debating Championship this year-the most wins, and the First Speaker award that I received with pride. Such accomplishments were built from the team's sweat and tears, from the support, resilience, and drive to prevail over ourselves every day. Debating may not stick with me forever, and it may be replaced by my other passions: filmmaking, writing, or acting. Yet, debating has been an incredible journey-one of humility, resilience, and faith; one of countless fond memories; one of friendship, mentorship, and sportsmanship. On whatever path I walk on in the future, my coaches advice will never leave me, nor will our team's ethos: "Question the status quo, challenge the norm, and speak up for what you believe in." Vì sao đây là một bài luận hay? Bài luận sử dụng kỹ thuật moritage: thay vì kể một câu chuyện duy nhất với đầy đủ mở thân kết thì cậu bạn này kể ba trải nghiệm khác nhau của mình trong hoạt động debate, mỗi trải nghiệm gắn với một bài học, giá trị khác nhau. Nếu bạn không có một kỷ niệm sâu sắc và đủ “gay cấn” để có thể trình bày thành một câu chuyện dài thì cách kể chuyện này rất phù hợp, có thể giúp bạn thể hiện nhiều phẩm chất đa dạng của bản thân. Debate là một hoạt động được rất nhiều bạn học sinh tham gia, nhưng mỗi bạn sẽ có chiêm nghiệm khác nhau về những điều mà mình học được từ debate. Với cậu bạn này, đó là khao khát trở nên giỏi hơn, khả năng hợp tác và làm việc nhóm, và dũng khí để bảo vệ những điều mình tin là đúng. 4. CONTRIBUTION AND DIVERSITY ESSAY Boston College I lived a floating life. Literally. My childhood was precarious days staggering on our raft house- the only "real" estate my parents own- fishing and finding ways to make money from the fish. Those were the days when going out with friends was a luxury because, besides school, I would need to help around in the house as my parents were busy making end meets. As much as I appreciated the chances I had to hang out with the kids on the nearby land, also valued my education dearly. Ever since I was a small kid, I had never skipped a day of school, except for life-anddeath situations like natural disasters or serious illnesses. Of course, looking at textbooks was not what I did all day to study. My parents taught me a lot of applicable knowledge and life hacks by taking me on regular road trips and showing me frequently their work on raising aquatic creatures. Slowly, I learned to observe and use the skills I got from my parents' teaching to gain insight into the answers to my questions and solve my problems. One of my favorite childhood activities was to practice writing letters. At first, it was a tough challenge because I lived in a floating house, so it was like writing when you were on a boat it never stopped fluttering. In this scenario, I still had to produce the best handwriting I could. As my body got used to the instability when writing, my mind became clearer and the deeper my breath went, the more elegant my wrist turned. As I saw my perfectly written paragraph, I felt strangely calm. Not the satisfaction of achieving the end goal, just pure calmness. From then on, I tried to treat life with a quiet" approach. I always tell myself to keep an open mind, to not judge others or hold stereotypes. I found the balance between the wobbling, both physically and mentally. Till now, I have learned how to keep my composure no matter what happens and sanely work things out the quickest I can. I believe I have all the qualities needed to make the best out of both teamwork and individual work, especially the former. Finding inner peace in chaos is what I do best and more often than not, it affects people around me most positively. Vì sao đây là một bài luận hay? Đây là một trong những bài luận Contribution mà chúng mình ấn tượng nhất! Cách kể chuyện giản dị, đời thường nhưng vẫn đủ chi tiết để người đọc hiểu được cuộc sống của cô bạn này trên ngôi nhà nối giữa miền Tây sông nước. Từ background đặc biệt này, bạn ấy đã lựa chọn ý tưởng cho bài luận của mình dựa trên một trải nghiệm độc đáo: học viết chữ trên sông. Chúng mình luôn nói với các bạn học sinh răng, trải nghiệm dù nhỏ bé hay bình thường đến đâu, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn và dành thời gian sily nghĩ kỹ về ý nghĩa của nó thì vẫn hoàn toàn có thể viết thành một bài luận sâu sắc. Trong bài luận này, cô bạn miền Tây đã đi từ việc phải làm quen với sự dập dềnh của thuyền trên mặt nước và tìm cân bằng để viết chữ cho đẹp đến khả năng đạt được sự tĩnh tâm và sáng suốt bất chấp hoàn cảnh xung quanh có hỗn loạn đến thế nào. Và đó chính là giá trị khác biệt mà bạn ấy sẽ đem đến cho trường đại học tương lai của mình. Rice University I live in a household where my parents are very religious, while I am not. They follow the Vietnamese folk religion, a derivative of Buddhism and traditional beliefs. Hosting feasts and worshipping ancestors during the beginning and the middle of the month. Going to pagodas, and inviting a shaman to ceremonies, burning votive paper, you name it. They have done it all. And my parents take it very seriously. They believe that these beliefs are the basis of life, of religion, and of morals. And that we should follow them to have the best life and to be responsible to our ancestors. They established those ideals very strongly in my mind, that being religious is my duty. My thoughts are different. Growing up, I value the core teachings of Buddhism. True Buddhism. Now, I do not meditate or become a monk, but there are laws that we should follow for ourselves. Ones that may conflict with my parents'. I believe in establishing a sense of inner peace. Only when you are calm and sure of yourself, can you succeed in life. However, if something is imposed on me, I have no real incentive to do it, and I lose my inner peace in the process. This is not to say though, that I do not appreciate Vietnamese religion. I do pray for me and my families to relieve doubts and concerns. I remember my ancestors because of how they have sacrificed so much for my living, and my wellbeing. I just do not want to have these actions influenced by the thought that I have to do them. I am not a Buddhist, but follow the religion's morals very closely, especially in inner peace and voluntary actions. I don't believe that these customs, when taken too seriously, bring me peace. My parents can feel comfortable with that, but I am not. Somehow, it is against Buddha's teaching and philosophy. I respect my parents' beliefs, but somehow mine is offending theirs. I still believe that when I share with them my perspective on life, they will understand me, nevertheless. In the end, I hope that the cycle of imposing tradition will end so that the next generation can cherish their culture in their own different ways. Only then will religions, cultures, and beliefs persist and flourish in modern times. Coming to Rice, one of the most diverse universities in the US, I hope that my background makes room for my understanding and dialogue between people of different origins. I am grateful that an institution such as Rice values freedom of thought, religion, and identity just as much as academics. Thanks to the Building Research on Inequality and Diversity to Grow Equity (BRIDGE), as well as the Religion and Public Life Program (RPLP), students can share their stories and form cooperative relationships with people across the world. Vì sao đây là một bài luận hay? Bài luận Contribution này lấy cảm hứng từ một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và đạo Phật. Khi kể về việc bố mẹ mình rất tin vào những giá trị của đạo Phật, cậu bạn này đã đưa ra một quan điểm mới mẻ: mặc dù bản thân rất tôn trọng đạo Phật và cũng thực hành theo một số lời dạy của Phật, nhưng cậu muốn những việc làm đó của mình là tự nguyện chứ không phải xuất phát từ việc bị bố mẹ bắt ép. Từ đó, thông điệp của bạn ấy là nên để cho thế hệ trẻ tự khám phá và thực hành tôn giáo, tín ngưỡng theo cách của riêng mình, không bị ảnh hưởng bởi thế hệ đi trước. Tôn giáo là một chủ đề nhạy cảm, nhưng cậu bạn này có cách tiếp cận khá khéo léo, vừa giúp người đọc hiểu về background văn hóa của mình vừa thể hiện được cái tôi và những giá trị khác biệt mà cậu muốn đem đến cho trường. 5. COMMUNITY ESSAY University of Michigan People may regard language only as a tool, but recently, found its essence through The Language Nerd,' a Facebook group I found while randomly searching about linguistics. Drawn by the cover picture quote "Fish Swim, Birds Fly, People Talk", I clicked on the group, and the rest is history. At night, I would log into the group. If "pre-" means before, "post-" means after, then using them together would be preposterous". Without thinking, I shared the post, thinking it was too clever to ignore. But this went on, and continued unconsciously promoting the group. It took a while to realize how much I belong to "The Language Nerds," but it materialized when I began to show my quirk in my daily life. I found purpose in imitating the British-English accent (and many others) and serving as the "grammar police" straight man against my friends' hilarious typos. I renamed sections and topics with portmanteau (e.g., ScientiFact), and, having enjoyed doodling, I learned to write Hangul letters. But not until naming "The Linguinestic Project" (a pun between "linguistic" and "linguine") did I fully embrace myself as a "language nerd." Language is so subtle and ingenious in its creation, while also seeming almost universal to our world. As I learned more about linguistics, I also bonded with fellow language nerds, explored myself intellectually, and continue to appreciate language even more. Linguistics, then, plays a much more poetic role, both in my pasta-themed language project and my mind. Vì sao đây là một bài luận hay? Community - cộng đồng - là tập hợp những người có cùng một điểm chung nào đó, và cộng đồng mà cậu bạn này chọn để viết ở đây là những người yêu thích ngôn ngữ. Bắt đầu bằng việc gia nhập một Facebook group của những người yêu ngôn ngữ, bạn ấy dần dần bị cuốn hút bởi sự linh hoạt và dí dỏm của những phép chơi chữ, từ đó nuôi dưỡng đam mê của bản thân với ngôn ngữ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. Với một cậu bạn có background thiên về khoa học thì bài luận này rất thành công trong việc khắc hoạ một khía cạnh mới mẻ của bạn ấy, giúp cho con người bạn ấy hiện lên toàn diện hơn trong 1 mắt hội đồng tuyển sinh. 6. ODDBALL ESSAY Mount Holyoke College "If you had a superpower, what would it be and how would you use it?" "That day, a language dies." I was seven years old when TV reported about the death of Bo Senior, the last living speaker of the Aka-Bo language. Her death also entailed the extinction of Aka-Bo as the native language of the Andaman Islands in the Bay of Bengal. Back then my young mind kept questioning what happened when a language died. Would all the letters be forgotten altogether? Would the vowels and consonants never be sounded again? As I grow up and find myself engrossed in linguistic adventures, the death of languages gradually becomes clear to me. When a language dies, it marks the demise of a culture and the loss of irreplaceable heritage that will remain forever in the dark to the rest of the world. As a logophile myself, I feel the need to contribute my part to the salvation of endangered languages and their associated cultures. Such eagerness follows me everywhere and immerses me in deep thoughts about what I can do. In one of my fantasies, I see myself picking up Parji, one of the Central Dravidian languages, after a handshake with a local speaker in South India. In just a few seconds, I go from nothing to understanding completely what the people around me are saying in Parji. After a while, some more visitors arrive and I take turns shaking hands with them. The magic works once again in the blink of an eye, they are astonished, yet thrilled, at how suddenly they could take in every word that the Dhurwa tribe men near them are blurting out. Not only do I have the superpower of acquiring a new language from another person by handshaking, but I am also capable of transferring the language I have learned to others through a handshake as well. Shortly afterward, I carry my magical power to various places across the globe where minority languages are spoken. Only by hearty handshakes can I learn languages, appreciate cultures, and disseminate values, thereby sustaining the colorful diversity of the world. Superpowers may be not real, but my resolution is. I am always grateful for the way languages embellish my world and shape me who I am today, and it is time I give back by reaching out and playing my part. Furnished with an unmatched Mount Holyoke education, I know I can transform superpowers into action, and dreams into reality. Vì sao đây là một bài luận hay? Mount Holyoke College là ngôi trường nữ sinh nổi tiếng với cộng đồng sinh viên nữ cực kỳ cá tính và năng động, và điều đó cũng được phản ánh thông qua các để luận phụ độc đáo của trường. Tác giả của bài luận này là một cô bạn rất đa tài, vừa thích hội họa vừa thích ngôn ngữ, lại biết cả leo núi, viết câu đố và làm thơ. Khi tiếp cận để bài về 'siêu năng lực' này, chúng mình đã gợi ý bạn ấy suy nghĩ về những sở thích đa dạng của mình và xác định một vấn đề mà bạn ấy muốn giải quyết, từ đó sáng tạo ra siêu năng lực tương ứng. Và cô bạn này đã chọn chủ đề 'cái chết của ngôn ngữ, thông qua năng lực học bất cứ ngôn ngữ nào chỉ qua một cái bắt tay để truyền tải tình yêu với ngôn ngữ và văn hóa của mình, đồng thời là mong muốn được góp sức mình vì một thế giới rực rỡ sắc màu văn hóa. Bạn ấy đã rất thành công khi vừa thể hiện được con người mình (đam mê ngôn ngữ) vừa cho thấy cam kết mạnh mẽ về việc đóng góp cho cộng đồng. 6. ODDBALL ESSAY Williams College "All-Campus Entertainment (ACE), a student organization, hosts events called "Stressbusters"- an opportunity for students to focus on self-care by stepping away from their typical routine and enjoying some unscheduled time (and snacks!) with friends. Weekly Stressbuster activities might include a concert, playing with a therapy dog, painting pumpkins, building with Legos, etc. What's your version of a "stressbuster," and how does it help you rejuvenate in the midst of a hectic week?" "I AM." Curt and absurd-began the first stressbuster to take place on The 62' Center's stage. One by one, we went to the front, shouting and posing as anything our minds could conjure-an object, a thought an idea. When the moment of blinding limelight passed, we stepped back, letting the next person assume the center, blending our poses into a backdrop of miscellaneous objects and abstracts made by previous turns. Once finished, the stage became a Jack Pollock painting-born of impulsive and distinctive brushstrokes-that died and breathed afresh as our cycle of performances renewed. -------"I am an eruption. A tide. A storm." Lights shredded the air, and darkness filled my eyes: my first time at the center. My heart raced, and emotions fumbled, throbbing, bickering. But I no longer wanted to endure their sounds. So I shouted. I shouted, and my voice drowned all thoughts and worries of a long week. I shouted, unbridling my bottled rage and fears. shouted, and I became an eruption, a tide, a storm-1 was unstoppable. -------"I am a dream. A desire. A regret." My body gave form to my elusive thoughts, revitalizing souls lost in the hectic rhythm of life. My hands became the violin I used to dream of my arms wrapped myself like a warm embracel so much craved; my knees fell to the grave of words I should have said. I was reminded of my languishing self. -------"I am a brushstroke. A puzzle. A piece." And I slid back into the comforts of the backdrop. In the end, no matter what I was, I fit in perfectly, as the missing piece in our bizarre setting of miscellaneous objects and abstracts, in our Jack Pollock painting, in our ludicrous stressbuster. In the end, I was welcomed. I was at home. Vì sao đây là một bài luận hay? Nếu như chưa từng đọc qua hồ sơ của cậu bạn này thì bài luận này sẽ khá là trừu tượng và khó hiểu. "Stressbuster' được định nghĩa trong để bài là cách xả stress”, và bạn ấy đã liên hệ tới một hoạt động Warm-up trong câu lạc bộ diễn kịch, thường được sử dụng để giúp thành viên mới thoát khỏi lo lắng khi đứng trước đám đông. Xuyên suốt bài luận là những hình tượng và ẩn dụ sống động, những chi tiết miêu tả cảm xúc phong phú và diễn cảm, khiến cho người đọc cảm thấy như mình đang xem những thước phim ngắn về đời sống nội tâm của cậu bạn yêu diễn xuất này. Bốn khoảnh khắc là bốn dòng suy tưởng khác nhau, nói lên rất nhiều về người viết: một đam mê cháy bỏng, sự bùng nổ cảm xúc, những mơ ước giấu kín, và cảm giác như được ở nhà khi đứng trên sân khấu. Thông điệp mạnh mẽ này lại đặc biệt phù hợp với ngành học bạn ấy lựa chọn - Film Studies.