Uploaded by thanhhoangdarealest

Digitalizácia verejných služieb vo Vietname

advertisement
lOMoARcPSD|34740131
Final lần 2 TCC - Theo nhận định của McKensey & Company,
số hóa dịch vụ công đang được xem là
Tài chính công (Trường Đại học Ngoại thương)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
=====000=====
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ HÓA DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 13
Nguyễn Phương Linh - 2111310043
Lê Thị Phương Nam - 2111310050
Đinh Xuân Trung - 2114110340
Lớp tín chỉ: TCH431(GD2- HK1-2324).1
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Lan
Hà Nội, 12/2023
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
2
Mục lục
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 5
1.1.
Tổng quan các nghiên cứu ................................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 5
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ......................................................... 8
1.1.3. Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu ...... 13
1.2.
Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ................................................................ 14
1.2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 14
1.2.2. Khung phân tích ........................................................................................... 16
1.3.
Xác định mô hình nghiên cứu.......................................................................... 18
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................. 19
2.1.
Mô hình nghiên cứu.......................................................................................... 19
2.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................... 19
2.1.2. Các giả thuyết thống kê: .............................................................................. 19
CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 22
3.1.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22
3.2.
Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 22
3.2.1. Số lượng mẫu ................................................................................................. 22
3.2.2. Thu nhập dữ liệu ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 25
4.1.
Thống kê mô tả ................................................................................................. 25
4.2.
Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 27
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................... 27
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập .............................. 28
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến phụ thuộc .......................... 31
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson ........................................................................ 32
4.2.5. Phân tích hồi quy............................................................................................ 33
4.2.6. Đánh giá các giả định hồi quy ........................................................................ 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................................... 40
5.1.
Kết luận ............................................................................................................. 40
5.2.
Đề xuất chính sách ............................................................................................ 41
5.2.1. Chính sách Tăng cường Sự sẵn sàng Công Nghệ: .................................... 41
5.2.2. Chính sách Tối ưu Hiệu quả tổ chức: ............................................................. 42
5.2.3. Chính sách Cung cấp Dịch vụ công: .............................................................. 42
5.2.4. Chính sách Tăng cường Kỳ vọng của người dân: .......................................... 43
5.2.5. Chính sách Quản lý Áp lực cấp cao: .............................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 45
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
3
PHỤC LỤC ......................................................................................................................... 46
1.
Cronbach’s Alpha ................................................................................................. 46
2. Phân tích EFA cho biến độc lập ............................................................................... 48
3. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc .......................................................................... 49
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo nhận định của McKensey & Company, số hóa dịch vụ công đang được
xem là một lĩnh vực cực kỳ tiềm năng vì thứ nhất, cho phép người dân truy
cập tiếp cận 24/7. Thứ hai, giảm đến 50% thời gian quy trình tiến hành và xử
lí các khâu mà lại tốn chi phí chỉ bằng xấp xỉ một nửa so với cách tiếp cận
dịch vụ công truyền thống. Cuối cùng, chuyển đổi số dịch vụ công đồng
nghĩa với việc tự động hóa quá trình làm việc, do đó giảm đến 60% số
nghiệp vụ phải xử lí bằng tay. Từ những lợi ích bền vững và hiệu quả như
vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới, từ những trụ cột kinh tế hùng cường như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, đến những khu vực đang trên đà phát triển như Châu Phi,
Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, đã và đang trên hành trình đưa dịch vụ
công hội nhập kỷ nguyên số.
Trong bài tiểu luận của nhóm 13, “Những nhân tố ảnh hưởng đến số hóa dịch
vụ công ở Việt Nam” sẽ được phân tích cụ thể dưới nhiều góc độ và được
minh họa bằng dẫn chứng, số liệu rõ ràng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm và xác định nhân tố tạo tiền đề và kích thích phát triển chuyển đổi số
dịch vụ công tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng “số” hóa
dịch vụ công tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới chuyển đổi số dịch vụ công, xây dựng chính phủ số trong phạm vi
Việt Nam
+ Thời gian: Số liệu sơ cấp được lấy từ khảo sát trực tiếp của nhóm.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1. Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Chuyển đổi số là trạng thái vận động không ngừng nghỉ của toàn nhân loại,
đây là xu hướng mang tính toàn cầu và thế kỷ. Do đó, các quốc gia trên thế giới đã,
đang và chắc chắn sẽ không ngừng phát triển để đạt được kết quả cao nhất, toàn
diện nhất về chuyển đổi số trong mọi mặt, bao gồm cả dịch vụ công.
Trong một nghiên cứu của tiến sĩ John Antony Xavier, sáu yếu tố chính đã
tạo điều kiện cho chuyển đổi số dịch vụ công toàn cầu là: sự lãnh đạo sáng suốt của
Nhà nước cùng chiến lược rõ ràng về xây dựng Chính phủ số (DG - Digital
Goverment), văn hóa sẵn sàng và sẵn lòng thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ công,
nguồn lao động tay nghề cao, sự cam kết của người dân và cơ sở hạ tầng ICT.
Ông nhận định rằng, một bộ máy quản lý cấp cao và đội ngũ nhà cầm quyền
có tài lãnh đạo với những quyết sách, kế hoạch hiệu quả, mang tính thực tiễn cao sẽ
đủ sức để một mặt, lựa chọn phạm vi và đối tượng triển khai chuyển đổi số hiệu
quả, mặt khác, thuyết phục người dân tin tưởng và tham gia thúc đẩy quá trình hội
nhập số này. Tại Malaysia, tài lãnh đạo được đưa vào chương trình phát triển lâu dài
trong lĩnh vực số hóa nền kinh tế. Các nước khác trong Tổ chức hợp tác và phát
triển (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), ví dụ
như Latvia, cũng có chung mục tiêu và định hướng như vậy, bên cạnh đó, họ cũng
nhấn mạnh sự cần tiết của bộ kỹ năng số, công nghệ, ứng dụng AI, và chính phủ số
để có thể tạo môi trường kích thích số hóa dịch vụ công.
Theo nghiên cứu của Albina N. Raskazova và cộng sự, những tác nhân quan
trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các nước phát triển là hiện tượng chuyển
đổi số toàn cầu, khả năng chuyển đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện hữu thành
những sản phẩm và dịch vụ số, ứng dụng và tăng cường sử dụng công nghệ cao tại
các tổ chức, lĩnh vực, vùng miền. Những phát minh mang tính xã hội như điện thoại
thông minh, máy tính xách tay đã xây dựng một mạng lưới kết nối người với người
trên nền tảng số, họ tương tác với nhau mỗi ngày và khiến cho những cụm từ như
“Internet”, “mạng xã hội”, “cộng đồng mạng” càng ngày càng quen thuộc. Từ bùng
nổ xu hướng chuyển đổi số nói chung, quá trình chuyển đổi số dịch vụ công tại các
quốc gia cũng bắt đầu được chú trọng và quan tâm.
Trong quá trình chuyển đổi sổ, sự đồng thuận sử dụng công nghệ của người
dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo Venkatesh et al, UTAUT (The Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology – Lý thuyết thống nhất về sự chấp
thuận và sử dụng công nghệ) hình vi người dùng được quyết định bởi nhiều yếu tố,
và những yếu tố này có thể ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tạo dựng hệ thống
suy nghĩ, hành động. Những yếu tố này bao gồm: Giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm,
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
6
mức độ tình nguyện sử dụng, ảnh hưởng xã hội, kỳ vọng, điều kiện cơ sở vật chất
của món đồ công nghệ.
Trong nghiên cứu mới nhất của Rabaatul Azira Binti Hassan, đây đều là
những nguyên nhân dẫn đến hành vi, thái độ của người dân khi nộp thuế online. Ví
dụ về tác động xã hội đến cá nhân là một người có xu hướng sẵn sàng sử dụng khi
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của họ cũng sử dụng.
Hình 1.1. Lý thuyết thống nhất về sự chấp thuận và sử dụng công nghệ
(Venkatesh el al., 2003)
Bên cạnh đấy, lòng tin cũng đóng vai trò quan trọng để kết nối chính phủ với
nhân dân. Theo tờ Government Transformation, số hóa đồng nghĩa với một lượng
thông tin khổng lồ được dự trữ trong điện toán đám mây. Vì vậy, khả năng có
những đối tượng muốn bán hoặc lấy cắp chúng vì tư lợi là rất lớn. Theo khảo sát
của tờ báo, hơn 50% trong số 2000 người dân Anh được phỏng vấn thì họ tin tưởng
giao thông tin cá nhân của họ cho chính phủ, 15% người thừa nhận họ lo sợ vì
những rủi ro rò rỉ thông tin, trong khi 27% người trung lập, không tỏ thái độ tin hay
ngờ vực tính bảo mật của các dịch vụ công online.
Mức độ chấp thuận tiếp cận công nghệ là chìa khóa quyết định thành công
hay thất bại của một công nghệ. Theo Bunga Dionika và cộng sự, cơ hội cho những
đổi mới sáng tạo được biết đến và đón nhận rộng rãi hơn chính bằng mức độ thường
xuyên sử dụng đổi mới, hoặc công nghệ đó. Do đó, muốn tăng tần suất sử dụng cần
tăng mức độ tin cậy của người dùng với dịch vụ, Nghiên cứu của cô chỉ ra rằng lòng
tin người dân của Thành phố Nam Tangerang với công nghệ dựa vào UTAUT 2, ví
dụ như độ tuổi, giới tính, cơ sở hạ tầng đều được “cân đo đong đếm” trước khi
người dân đưa ra quyết định là dịch vụ này đáng tin hay không.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
7
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Gunga lại đối nghịch với nhận định từ
trước của Venkatesh et al, vì ông khẳng định rằng mong muốn được thỏa mãn là
động lực tiếp nhận công nghệ. Ông cũng nhấn mạnh rằng giá cả và chi phí là tác
nhân hàng đầu trong việc sử dụng công nghệ. Trong thực tế, sử dụng công nghệ
hoàn toàn miễn phí và người dân có thể dễ dàng sử dụng những dịch vụ công được
cung cấp. Giá trị tiền tệ của dịch vụ này chỉ được đo lường từ tiền Internet và những
lợi ích khi sử dụng
Ba năm trước, làn sóng dịch COVID-19 đã tái thiết kế lại cách chính phủ vận
hành bộ máy nhà nước và hoạt động của dịch vụ công, và nhấn mạnh sự cần thiết
của phát triển quá trình chuyển đổi số. Giờ đây, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã
và đang khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi hóa của càng nhiều dịch vụ công càng
tốt. Trong nghiên cứu của Aleksander Aristovnik và cộng sự, 926 tình nguyện viên
tại năm nước Bắc Âu là Cộng hòa Séc, Đức, Ba Lan, Romania và Slovenia đã hợp
tác làm khảo sát nghiên cứu để chỉ ra những tiềm năng, cũng như những tác nhân
thúc tiến hoạt động số hóa dịch vụ công tại nước của họ.
Theo nhận định của Aleksander và cộng sự, yếu tố tác động tới chính phủ
chuyển đổi số không chỉ để quản lý chi phí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng, mà còn
vì họ nhận ra được tiềm năng xây dựng tương lai bền vững nhờ hoạt động “số” hóa.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, COVID- 19 là tác nhân xúc đẩy nhanh hơn việc
thích nghi chuyển đổi số từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương, và trong
tương lai, cơ sở hạ tầng ICT (Information and Communication Technologies –
Công nghệ Thông tin và Giao tiếp) sẽ còn tạo ra những hiệu ứng tích cực lên quá
trình chuyển đổi hóa của Chính phủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia McKinsey &
Company trong báo cáo “Số hóa dịch vụ công: Làm thế nào để đạt được tối đa mức
chuyển đổi trên thang đo”, chuyển đổi số là một thách thức lớn vì hiện nay các ứng
dụng trên nền tảng số của Chính phủ thường có ngôn ngữ hàn lâm khó hiểu, tờ đơn
online phức tạp như tờ đơn giấy và đặc biệt là người dùng khi truy cập website
Chính phủ thường phải tạo nhiều tài khoản, ID khác nhau (Ví dụ: website của Bộ Y
Tế, Bộ Tài chính,…)
Trong một báo cáo của Simon Porcher và cộng sự, bên cạnh sự phát triển của
kỹ thuật NICT (New Information and Communication Technologies – Công nghệ
thông tin và giao tiếp đời mới) thì không thể không kể đến những yếu tố môi trường
và tổ chức góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của dịch vụ công. Thứ nhất,
yếu tố môi trường như “phân chia số” (digital divide) giúp bộ máy trung ương trong
quá trình số hóa. Bất kỳ công dân nào gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ,
đều được chăm sóc và hướng dẫn cụ thể để làm quen với công cụ số. Thứ hai yếu tố
tổ chức bao gồm những đặc trưng của bộ máy cầm quyền. Cụ thể hơn, kích thước
và khả năng của các phòng ban Chính phủ, điều hướng lãnh đạo chính trị sẽ đo
lường được mức độ “số” hóa mà chính phủ có thể tiến hành. Hiện nay, mối quan hệ
giữa yếu tố môi trường và tổ chức chưa được làm rõ.
Cùng chung mối bận tâm với những nhân tố ngoại cảnh tác động đến chính
sách chuyển đổi số của chính phủ, Claudia Zola đã chỉ ra rằng xu hướng “số” hóa
đang được đẩy mạnh tại rất nhiều vùng Châu Âu, đặc biệt là sau khủng hoảng
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
8
COVID- 19, tuy nhiên, kỹ thuật số bản thân nó lại không phải là tác nhân hàng đầu
dẫn tới điều này, mà nó cần cộng hưởng với nhiều yếu tố khác như là mối quan hệ
cơ quan, con người và tổ chức. Báo cáo đã có những dẫn chứng cụ thể như trường
hợp của Ý, theo báo cáo DESI 2020, hai trong bốn yếu tố chính dẫn đến chuyển đổi
số đang dưới mức trung bình chung Châu Âu, bao gồm vốn đầu người và dịch vụ
công kỹ thuật số,
Theo tờ Government Transformation, trong 2000 người dân Anh được yêu
cầu làm khảo sát về mức độ hài lòng của họ với dịch vụ công trên nền tảng số thì tới
60% người mong muốn chính phủ của họ sẽ sớm cho số hóa thêm nhiều dịch vụ
công, và 71% trả lời là họ thấy tự tin và quen với thao tác tiếp cận thông tin chính
phủ và các dịch vụ công online. Điều này chỉ ra rằng, website hoặc ứng dụng càng
dễ thao tác và chạy càng “mượt” thì càng được lòng người dùng. Do đó, tính minh
bạch, rõ ràng và thao tác thuận tiện cũng là nhân tố lớn để khuyến khích người dân
mở lòng với xu hướng chuyển đổi số.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Sự bùng nổ của Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã mở ra những triển
vọng đáng kể để cải thiện chất lượng và hiệu suất của dịch vụ công. Việc số hóa dịch
vụ công không chỉ là một xu hướng toàn cầu mà còn là một bước đi chiến lược để
nâng cao hiệu quả, minh bạch và tiện ích cho người dân. Trong đó, các nhân tố ảnh
hưởng đến số hóa dịch vụ công trong nước có thể được chia thành hai nhóm chính.
Đầu tiên là nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm Chính sách của Chính phủ, Công nghệ
và Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin - Truyền thông. Thứ hai là nhóm nhân tố bên
trong có Nhận thức của người dân và doanh nghiệp, Năng lực của đội ngũ cán bộ,
công chức.
Chính sách của Chính phủ là nhân tố đầu tiên cũng được coi là quan trọng nhất
quyết định đến sự thành công của quá trình số hóa dịch vụ công. Chính phủ cần có
các chính sách, quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ để thúc đẩy quá trình số hóa dịch
vụ công. Chính phủ Việt Nam đã đề xuất và triển khai nhiều chính sách và chiến lược
nhằm khuyến khích số hóa dịch vụ công theo Quyết định số 505/QĐ-TTg được ký
vào năm 2022. Điều này bao gồm mục tiêu tạo ra số hóa, cải thiện tính minh bạch và
hiệu quả trong quản lý công việc của cơ quan hành chính. Chương trình Chuyển đổi
số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số,
vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Chính phủ Việt Nam đã lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc
gia. Đây là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Với mong
muốn, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm
các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều
hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức
sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, mở rộng.
Để hiện thực hóa các mong muốn đó, trong Đề án 06 được ký vào năm 2022
của Chính phủ Việt Nam đề ra mục tiêu cụ thể của số hóa dịch vụ công với mục tiêu
vào năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)
và tính đến năm 2030 Việt Nam sẽ vươn tới vị trí 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
9
tử (EGDI). Để thực hiện mục tiêu lớn đó, Chính phủ Việt Nam đã đề ra các mục tiêu
cụ thể 5 nhóm: Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch
vụ công trực tuyến; nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; nhóm tiện ích
phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, bổ sung làm giàu dữ
liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành lãnh đạo các cấp. Thông qua Đề án, một loạt
các mục tiêu cụ thể được đề ra, và chia nhỏ khoảng thời gian từ 2022-2030 thành 2
đến 3 giai đoạn.
Tất cả các mục tiêu được đề ra đó để thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ đã
đề ra bao gồm hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch
vụ số liên quan đến thông tin dân cư; phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp
dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ phát triển công
dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu
dân cư và phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Qua nhiệm vụ và mục tiêu chúng em đã đề cập đến ở trên, các khu vực trong
nước Việt Nam đang dần dần triển khai mô hình về cấp tỉnh/thành phố,
phường/huyện… Cụ thể, Ngày 25/10, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án phát triển
ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số
quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06).
Tuy nhiên trong 25 dịch vụ công được đề cập đến trong Đề án, thì các địa phương
cần ưu tiên đẩy mạnh số hóa 21/25 dịch vụ trong đó để hoàn thành nhiệm vụ đạt dịch
vụ công mức độ 4. Không chỉ tại Hà Nội mà các tỉnh thành khác cũng đang nhanh
chóng triển khai mô hình, cụ thể là một số dịch vụ công thiết yếu như: Cấp lại, đổi
thẻ căn cước công dân; Đăng ký thường trú; Đăng ký tạm trú; Khai báo tạm vắng;...
Ngoài ra, tăng cường sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa; xác thực đăng nhập trong các hệ thống
thông tin của các cơ quan bộ, ngành, địa phương.
Nhân tố ảnh hưởng đến số hóa dịch vụ công thứ hai chính là công nghệ. Trong
buổi Tập huấn – Tọa đàm với chủ đề: “Vai trò của chuyển đổi số đối với việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ”, Thứ trưởng Nguyễn Huy
Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số thành công 80% là do nhận thức, thể chế, chính sách
và 20% là do công nghệ. Do đó, vai trò của công nghệ trong quá trình số hóa dịch vụ
công tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là một yếu tố quyết định mà còn là chìa khóa
quan trọng đối với sự thành công của việc này. Công nghệ đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp chính phủ đối mặt với những thách thức trong quá trình định hình
chính sách. Với khả năng làm cho hoạt động chính phủ trở nên hiệu quả hơn, công
nghệ không chỉ định hình lại cách mà chính phủ hoạch định và triển khai chính sách
mà còn đặt người dân vào trung tâm của quá trình cung cấp dịch vụ cơ bản.
Dịch bệnh COVID-19 đã đặt ra những thách thức khác nhau, đồng thời nhấn
mạnh sự cần thiết của tính linh hoạt trong các quy trình chính phủ. Các công cụ và
dữ liệu số đã chứng minh được khả năng hỗ trợ chính phủ ứng phó linh hoạt với
những tình huống khẩn cấp và thay đổi, đồng thời mở ra những khả năng mới để nâng
cao hiệu suất và phục vụ cộng đồng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Những công
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
10
nghệ số đã trở thành nền tảng cho những đổi mới gần đây trên toàn thế giới về quản
trị, chính sách và quy trình có thể kể đến như: AI, phân tích dự báo, robot và tự động
hóa, IoT, dữ liệu không gian địa lý, blockchain và dữ liệu chính phủ mở. Trong khi
đó, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, chưa làm chủ được các công
nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Chính vì vậy, chuyển đổi
số tại Việt Nam hiện vẫn cơ bản sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới. Tuy
nhiên với tốc độ phát triển của công nghệ, tương lai về hệ thống chính phủ số thông
minh, hoàn chỉnh, vận hành trơn tru không còn xa.
Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT) là nhân tố cuối
cùng đến từ phía ngoài của kế hoạch chuyển đổi số dịch vụ công. Cụ thể, nếu cơ sở
hạ tầng CNTT-TT chưa được đầu tư, phát triển đồng bộ thì các dịch vụ công trực
tuyến sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối, lưu trữ dữ liệu và xử lý dữ liệu. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra,
cơ sở hạ tầng CNTT-TT cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh thông tin cho
các dịch vụ công trực tuyến. Nếu cơ sở hạ tầng CNTT-TT không được bảo vệ an toàn
thì các dữ liệu của các dịch vụ công trực tuyến có thể bị đánh cắp hoặc bị phá hoại.
Điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người dân và doanh nghiệp.
Tại Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình được tổ chức ngày 23/10/2012, Phó Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Nguyễn Ngọc Hải cho biết, Việt Nam thực hiện mục
tiêu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên
tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ trong cả nước, đến vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng
lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền
thông quảng bá. Ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng;
cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh (VINASAT) v.v… làm nền tảng cho
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử,
dịch vụ công.
Kỹ thuật số hoàn toàn - từ số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số
(Matzler và cộng sự
Số hóa dịch vụ công là một quá trình mang lại nhiều lợi ích cho người dân và
doanh nghiệp, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí, thủ tục hành chính, tăng cường minh
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
11
bạch và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để quá trình này thành
công, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó có nhận thức của người dân và
doanh nghiệp. Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về lợi ích của số hóa dịch
vụ công là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình này. Khi người dân và doanh nghiệp
hiểu rõ về lợi ích của số hóa dịch vụ công, họ sẽ tích cực tham gia, sử dụng các dịch
vụ công trực tuyến, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Số hóa
dịch vụ công còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Cuộc cách mạng này không chỉ
tác động đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp mà còn tác động đến mỗi người dân.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 khẳng định: “Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số”.
Theo đó: “Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức
có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ
thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp
vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang
môi trường số. Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát
triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy
nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có
ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao
thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau,
khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm,
cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển”. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền
thông, các cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đây
là điều kiện tiên quyết để triển khai chính phủ số. Trong đó, đáng chú ý là cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho
người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến
của cơ quan nhà nước các cấp;… Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác như bảo
hiểm, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp đã đi vào vận hành ổn định, đang mang lại hiệu
quả tích cực. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đang được tích cực triển khai; bước
đầu thí điểm chia sẻ thông tin dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó ta
thấy được nhận thức của người dân và doanh nghiệp về số hóa dịch vụ công đã có
nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như một số người dân
và doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến hay cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin và truyền thông ở một số địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Mặt khác, số hóa dịch vụ công không chỉ là một thử thách lớn đối với Chính
phủ Việt Nam mà còn là khó khăn thách thức với mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp.
Đầu tiên, Số hóa dịch vụ công phải xử lý văn bản không giấy, họp không gặp mặt, xử
lý thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là sự
thay đổi lớn và không dễ để làm quen trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với mỗi
cơ quan, tổ chức, sự thay đổi chỉ có thể bắt đầu từ người đứng đầu. Thách thức lớn
nhất cho cơ quan nhà nước là nhận thức và sự vào cuộc thực sự của người đứng đầu,
là chuyện dám làm hay không dám làm. Đối với mỗi người dân, sự thay đổi đòi hỏi
thay đổi kỹ năng và thói quen. Thách thức lớn nhất cho xã hội trước mắt là kỹ năng
số của người dân, sau đó là thói quen và văn hóa sống trong môi trường số. Đối với
mỗi doanh nghiệp, sự thay đổi đòi hỏi phải triển khai các giải pháp công nghệ số, có
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
12
những việc hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp là
môi trường pháp lý để triển khai. Theo Nghị định 47/2020/NĐ-CP về Quản lý, kết
nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, Nghị định này nói về quá trình số hóa
dịch vụ công, đặc biệt là những thách thức và vấn đề liên quan đến an ninh thông tin,
quyền riêng tư và tính minh bạch, cũng như cần giải quyết vấn đề đào tạo và nâng
cao năng lực của cán bộ hành chính trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Trong
đó bao gồm 5 yếu tố cần được đảm bảo. Đầu tiên là an ninh thông tin, thách thức này
đòi hỏi cần phải có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để ngăn chặn sự truy cập trái
phép và bảo vệ thông tin cá nhân. Thứ hai là quyền riêng tư, vì việc thu thập và sử
dụng dữ liệu cá nhân trong quá trình số hóa dịch vụ công đôi khi đối mặt với lo ngại
về việc bảo vệ quyền riêng tư của người dân, cần có các biện pháp đảm bảo rằng
thông tin cá nhân được xử lý và bảo vệ một cách an toàn và đúng đắn. Thứ ba là tính
minh bạch, cần có các biện pháp để đảm bảo rằng quy trình và quyết định của chính
phủ được thông tin một cách minh bạch và dễ hiểu, từ đó xây dựng lòng tin từ phía
người dân. Thứ tư, Chính phủ cần có kế hoạch đào tạo năng lực cán bộ, điều này bao
gồm việc đào tạo họ về các công nghệ mới, giúp họ hiểu rõ hơn về cách tích hợp công
nghệ vào công việc hàng ngày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật khi chúng phát sinh.
Cuối cùng, quá trình số hóa dịch vụ công cũng đặt ra thách thức về việc phát triển và
thực hiện chính sách mới để đảm bảo sự tuân thủ và nhất quán trong việc sử dụng
công nghệ. Đồng thời, cần phải xem xét và cập nhật các quy định để đáp ứng với sự
phát triển nhanh chóng của công nghệ và thách thức liên quan. Tóm lại, việc hiểu rõ
và đối mặt với những thách thức và vấn đề này là quan trọng để đảm bảo sự thành
công và bền vững trong quá trình số hóa dịch vụ công tại Việt Nam.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng sâu sắc đến số hóa dịch vụ công từ bên trong là
năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng
trực tiếp cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ,
công chức có năng lực tốt, có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, có kỹ năng
giao tiếp, ứng xử thì sẽ cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức là lực
lượng tham gia xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến.
Nếu đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực tốt, có khả năng nắm bắt và ứng dụng
công nghệ thông tin thì sẽ xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, dịch vụ công
trực tuyến một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của quá trình số hóa dịch vụ công.
Nhận thức được vấn đề đó, theo Báo cáo số 2976/BC-BNV về kết quả thực hiện công
tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023, ta thấy được Chính phủ đã tập trung
nhiều vào công tác nâng cao kiễn thức và năng lực của cán bộ, công chức; cung cấp
các phần mềm cần thiết và kịp thời cho đội ngũ cán bộ. Cụ thể, Bộ nội vụ cung cấp
Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý cán bộ,
công chức, viên chức cho các Bộ, ngành, địa phương dễ dàng tích hợp được với Cơ
sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ; phối hợp làm
việc với Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) để thực hiện
kết nối giữa hệ thống quản lý công chức, viên chức ở cấp cơ sở đến Cơ sở dữ liệu
quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Nội vụ trên nền tảng tích hợp chia
sẻ dữ liệu quốc gia NDXP; quản trị vận hành phần mềm quản lý cấp key cho Bộ,
ngành, địa phương kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
13
1.1.3. Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên
cứu
1.1.3.1.
Những lý thuyết có tính kế thừa
-
Khái niệm Dịch vụ công: là các hoạt động, quy trình, và cung cấp thông tin
từ phía chính phủ hoặc các tổ chức công quyền với mục đích phục vụ cộng
đồng và đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, và tổ chức. Những
dịch vụ này có thể bao gồm một loạt các hoạt động, từ cung cấp thông tin
công cộng và giấy tờ đến việc xử lý các quy trình hành chính và cung cấp hỗ
trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
Khái niệm Chuyển đổi số: là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi và
cải thiện hoạt động kinh doanh, tổ chức, hoặc xã hội. Nó không chỉ liên quan
đến việc áp dụng công nghệ số, mà còn bao gồm sự chuyển đổi toàn diện
trong cách tổ chức hoạt động, tương tác với khách hàng, và quản lý nguồn
nhân lực.
-
Khái niệm Ứng dụng ICT: ICT là viết tắt của "Information and
Communication Technology" (Công nghệ Thông tin và Truyền thông), và
ứng dụng ICT là việc sử dụng các công nghệ liên quan đến thông tin và
truyền thông trong nhiều lĩnh vực khác nhau để cải thiện hiệu suất và quá
trình làm việc.
-
Khái niệm Lý thuyết UTAUT: UTAUT là viết tắt của "Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology" (Lý thuyết Thống nhất về Sự chấp nhận
và Sử dụng Công nghệ). Đây là một lý thuyết đã được phát triển để giải thích
và dự đoán hành vi sử dụng công nghệ.
-
Khái niệm Dữ liệu số: Là dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được biểu diễn bằng tín hiệu số. Dữ liệu
số mang thông tin và được chia sẻ dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong Nghị
định 47/2020/NĐ-CP được hiểu là dữ liệu số.
-
Khái niệm Định dạng mở: Là định dạng của tập tin hoặc thông điệp dữ liệu
được quy định theo công bố kỹ thuật của tổ chức hoạt động về tiêu chuẩn và
không bị hạn chế khi sử dụng công bố kỹ thuật này.
1.1.3.2.
Khoảng trống nghiên cứu
Trong quá trình nhóm em tham khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước,
chúng em nhận thấy các nghiên cứu đều phân tích và phản ánh nhiều khía cạnh có
thể dẫn đến xu hướng chuyển đổi số dịch vụ công trên toàn cầu nói chung và Việt
Nam nói riêng trong thời kỳ Covid và hậu Covid, có thể kể đến như sự phát triển
công nghệ, lòng tin của nhân dân với nhà nước, sự sẵn lòng thích nghi với chuyển
đổi số, nguồn nhân lực tay nghề cao, chiến lược thực thi hiệu quả và lâu dài, tính
tiết kiệm chi phí vận hành.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
14
Tuy nhiên, chúng em nhận thấy sau khi đọc và phân tích những nghiên cứu
trong nước đi trước, có một số câu hỏi vẫn chưa được giải đáp một cách trọn vẹn, ví
dụ như:
Thứ nhất, hiện tại tình trạng chuyển đổi số trong từng danh mục mà Chính
phủ đề ra trong giai đoạn từ 2022 - 2030 đã thực hiện đến đâu, có dẫn chứng cụ thể
chưa? Và nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là gì? Qua đó, Chính phủ và người
dân có thể nhìn nhận được vấn đề cần khắc phục, cũng như những yếu tố để đạt
được hiệu quả tích cực hơn.
Thứ hai, chuyển đổi số đã “chạm” được đến những phần nào trong những
danh mục mà Chính phủ đề ra trong giai đoạn tám năm từ năm 2022?
Thứ ba, tình hình chuyển đổi số dịch vụ công ở các tỉnh thành đã và đang
diễn ra như thế nào? Những thành phố lớn và các địa phương có gặp khó khăn và
thách thức gì khi thực hiện chuyển đổi số dịch vụ công hay không?
Nhóm nghiên cứu khi tìm hiểu đã rút ra kết luận, chuyển đổi số dịch vụ công
là quá trình dài hạn, tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp và hành động
nhanh chóng, kịp thời để bắt kịp tiến độ với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những thông tin từ các thời báo, và nghiên cứu đi trước đã đưa ra một bức tranh
toàn cảnh, tuy nhiên lại chưa đi sâu vào chi tiết, và thực tế chuyển đổi số diễn ra
như thế nào vẫn chưa được đề cập cụ thể.
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1. Cơ sở lý thuyết

Về IoT và Những thành phố thông minh
Theo nhóm tác giả Zainab H. Ali, IoT (Internet of Things - Internet vạn vật)
là hệ thống liên mạng, dựa trên ba khía cạnh chính: 1) Dữ liệu thông tin: bao gồm
những đặc điểm dùng để kết nối IoT; 2) Mạng lưới độc lập; 3) Ứng dụng thông
minh. Ba yếu tố này cấu thành nên cơ sở hạ tầng của IoT.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
15
Hình 1.2. Minh họa ba khía cạnh của IoT (Theo nghiên cứu của nhóm Zainab H.
Ali, 2015)
Những thành phố thông minh được ra đời và phát triển nhằm mục đích tạo
ra một môi trường số có thể kết nối được người dân và các nhà cầm quyền địa
phương, giúp họ tiếp cận với các dịch vụ công dễ dàng hơn, cũng như nhanh chóng
hơn. Ví dụ, hệ thống cảm biến đường, camera giao thông giúp quản lý dòng chảy
giao thông trong khu vực. Không chỉ vậy, IoT còn hỗ trợ phát triển tính bền vững
xã hội, sự an toàn cộng đồng và các phương tiện công cộng. Nhờ IoT, công cụ đo
thông minh (smart meter) cũng giúp tiết kiệm năng lượng, mạng lưới đèn đường tự
động cũng cải thiện tình trạng sử dụng điện hiệu quả của thành phố.

AI và Chế độ tự động
Artificial Intelligence, dịch là Trí tuệ nhân tạo, theo định nghĩa của Dimiter
Dobrev là chương trình có đầu vào dữ liệu (input) thông qua quá trình phân tích, xử
lý, kiểm tra thông tin thì có đủ khả năng để đưa ra kết quả (output)
AI đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc tự động hóa toàn cầu. Tại
Mỹ, sử dụng chatbox ở các Trung tâm Cuộc gọi được ví như một sự cách mạng xã
hội. Không những thế, AI còn giúp phân tích hình ảnh thông qua các thước phim
CCTV, đóng vai trò then chốt trong quá trình phá án, và gợi ý quyết định cho con
người, cụ thể như cảnh sát, thám tử, các nhà cầm quyền. Không chỉ thế, AI cũng hỗ
trợ trong hoạt động thu thuế online. Ở các nước như Estonia và Malaysia, người dân
không cần phải xếp hàng dài để tham gia bỏ phiếu bầu cử, họ có thể ở nhà và sử
dụng Chứng minh Thư gắn chip. Ở Nhật Bản, robot tiếp nhận chăm sóc và giúp đỡ
người già tại viện dưỡng lão trong quá trình di chuyển, tập luyện cũng như trở thành
người bạn của họ.

Dữ liệu lớn và Khả năng phân tích
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
16
Big Data, hay còn được dịch là Dữ liệu lớn được coi là tài nguyên của nền
kinh tế số, vì những ích lợi của nó đóng góp cho Chính phủ và nền kinh tế toàn cầu
là vô cùng to lớn. Phân tích dữ liệu giúp ích cho quá trình đưa và quyết định dựa
trên dẫn chứng cụ thể và chính xác cho những câu hỏi như “Xác định nguyên nhân
dẫn đến khả năng nhiễm bệnh cao ở một số khu vực”
Năm 2009, Chính phủ Mỹ đã đưa dữ liệu vào khung pháp luật và tạo một
trang web tên là data.gov, đây là trang chuyên để cung cấp những báo cáo, tài
nguyên, thông tin quốc gia hoặc bất cứ dữ liệu gì liên quan đến năng lượng và khoa
học có thể giúp ích cho sự phát triển và sức khỏe toàn cầu.

Điện toán đám mây
Cloud computing, dịch là Điện toán đám mây, bao gồm sự góp mặt của
nhiều nhà nghiên cứu và kỹ sư từ nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể xây dựng một
bức tranh điện toán đám mây từ nhiều góc nhìn khác nhau. Công nghệ để phát triển
điện toán đám mây luôn được điều chỉnh và cải tiến. Theo nghiên cứu của Lizhe
Wang và nhóm của mình, nhóm tái khẳng định điện toán đám mây đang trở thành
một trong những từ khóa chủ chốt của ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
Người dùng có thể gửi gắm dữ liệu của mình lên “đám mây” và có thể sử dụng dữ
liệu đó một cách cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.
Để vận hành điện toán đám mây cần chuẩn bị đầy đủ ba công cụ sau: phần
cứng dịch vụ (Hardware as a Service - HaaS), phần mềm dịch vụ (Software as a
Service- SaaS) và dữ liệu dịch vụ (Data as a Service - DaaS). Nhờ sự hỗ trợ của ba
công cụ này mà người dùng có thể lựa chọn nền tảng điện toán đám mây phù hợp
với nhu cầu của mình. Trong quá trình số hóa dịch vụ công, những “đám mây” này
cho phép các cơ quan tiết kiệm chi phí duy trì những trung tâm dữ liệu trên bản đồ
và những công nghệ đã lỗi thời
1.2.2. Khung phân tích
Khung lý thuyết TOE(Tornatzky, Fleischer, 1990) là khung lý thuyết được
phát triển trong lĩnh vực hệ thống thông tin để giải thích việc áp dụng và sử dụng
công nghệ mới bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố khác nhau ở cấp độ doanh
nghiệp. Khung TOE bao gồm đặc điểm của bản thân công nghệ, bối cảnh tổ chức
nơi nó được sử dụng và môi trường bên ngoài nơi tổ chức hoạt động.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
17
Hình 1.3. Khung lý thuyết TOE
Bối cảnh công nghệ liên quan đến cả công nghệ bên trong và bên ngoài có
liên quan đến tổ chức. Những công nghệ như vậy liên quan đến những công nghệ
tồn tại trong các tổ chức và tập hợp các công nghệ bên ngoài có sẵn trên thị trường,
chưa được áp dụng. Nó chủ yếu nhấn mạnh bối cảnh công nghệ ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình áp dụng.
Bối cảnh tổ chức thường được định nghĩa dưới các khía cạnh mô tả, đặc
điểm và nguồn lực nội bộ. Bối cảnh này chủ yếu bao gồm quy mô và phạm vi tổ
chức, cơ cấu quản lý, chiến lược, văn hóa tổ chức và quá trình giao tiếp giữa các
nhân viên, chất lượng nguồn nhân lực và số lượng nguồn lực còn thiếu trong một
công ty.
Bối cảnh môi trường đề cập đến bối cảnh bên ngoài mà tổ chức hoạt động,
bao gồm các yếu tố như điều kiện thị trường, yêu cầu pháp lý và các chuẩn mực văn
hóa xã hội. Bối cảnh môi trường bao gồm ba yếu tố: cạnh tranh, pháp lý và quy
định, mang lại cả những hạn chế và cơ hội cho đổi mới công nghệ.
Một trong những điểm mạnh của khung TOE là nó cung cấp quan điểm toàn
diện về áp dụng và triển khai công nghệ. Thay vì chỉ tập trung vào bản thân công
nghệ hoặc bối cảnh tổ chức, khuôn khổ này thừa nhận rằng cả yếu tố bên trong và
bên ngoài đều quan trọng trong việc định hình việc áp dụng và sử dụng công nghệ.
Điều này cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện một cách tiếp cận đa sắc thái hơn
để nghiên cứu việc áp dụng công nghệ và giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về sự tương
tác phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định công nghệ của họ.
Một điểm mạnh khác của khung TOE là tính linh hoạt của nó. Khung này có
thể được áp dụng cho nhiều loại công nghệ và bối cảnh tổ chức, khiến nó trở thành
một công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu và thực hành trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Ngoài ra, khung này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm các phương pháp định tính và định lượng.
Với cơ sở lý thuyết vững chắc và sự hỗ trợ kiểm chứng nhất quán, khung
TOE có thể được áp dụng vào các lĩnh vực đổi mới hệ thống thông tin khác. Nó đã
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
18
được mở rộng để nghiên cứu triển khai đổi mới trong hệ thống thông tin của tổ chức
công cộng, như Dữ liệu Chính phủ Mở (OGD). Dựa trên những thành tựu này,
chúng tôi đã áp dụng khung lý thuyết TOE để đi sâu vào nghiên cứu đề tài :” Các
nhân tố ảnh hưởng đến số hoá dịch vụ công ở Việt Nam”
1.3. Xác định mô hình nghiên cứu
 Xác định Vấn Đề Nghiên Cứu:
o Đề tài : “ Các nhân tố ảnh hưởng đến số hoá dịch vụ công ở Việt Nam
o Câu Hỏi Nghiên Cứu: Trong bối cảnh Việt Nam, những yếu tố nào
đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai số hoá tài
chính công? Và làm thế nào chúng có thể được đánh giá và tối ưu hóa
để thúc đẩy sự hiệu quả của quá trình số hoá này?
o Mô Tả Hiện Trạng: Phân tích tình trạng hiện tại của số hoá tài chính
công và nhận định các thách thức chính.

Mục Tiêu Nghiên Cứu:
o Mục Tiêu Chính: Nghiên cứu nhằm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng
đến số hoá tài chính công và đề xuất giải pháp cải thiện.
o Mục Tiêu Cụ Thể: Xác định các yếu tố chính gây ảnh hưởng và đề
xuất các biện pháp cụ thể.
 Tổng quan lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm: Khái niệm về
IoT, Big data, AI, điện toán đám mây; Các bài nghiên cứu đi trước đã trình
bày góc nhìn đa chiều về những nhân tố trọng yếu kích thích số hoá dịch vụ
công trên toàn thế giới
 Đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng các giả thuyết thống kê:
o Xây dựng mô hình: bao gồm biến phụ thuộc, các biến độc lập và mối
quan hệ giữa chúng.
o Phương Pháp Đo Lường: Xác định cách đo lường các biến và mối
quan hệ.
o Các giả thuyết thống kê: Đề xuất giả thuyết dựa trên lý thuyết và mô
hình đã xây dựng.
 Thu Thập Dữ Liệu và Nhập Dữ Liệu Vào Phần Mềm:
o Phương Pháp Thu Thập: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu (ví dụ:
điều tra, phỏng vấn, phân tích tài liệu).
o Phần Mềm Sử Dụng: Mô tả phần mềm được sử dụng để thu thập và
quản lý dữ liệu.
 Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận:
o Phân Tích Kết Quả: Trình bày và phân tích kết quả từ mô hình và
phương pháp thống kê.
o So Sánh với Giả Thuyết: Đối chiếu kết quả với giả thuyết và mô hình
dự kiến.
 Kết Luận và Gợi Ý Chính Sách:
o Tóm Tắt Kết Quả Chính: Tổng kết kết quả chính của nghiên cứu.
o Gợi Ý Chính Sách: Đề xuất chính sách và biện pháp cụ thể dựa trên
kết quả của nghiên cứu.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
19
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
2.1. Mô hình nghiên cứu
2.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên khung lý thuyết TOE được trình bày ở trên, chúng tôi đã phát triển
và xây dựng mô hình nhằm xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng đến số hóa dịch
vụ công ở Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu bao gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập. Biến phụ
thuộc ở đây là ý định chuyển đổi, còn 5 biến độc lập lần lượt là: sự sẵn sàng về công
nghệ, hiệu quả tổ chức, cung cấp dịch vụ công, kỳ vọng của người dân và áp lực tối
cao. Mô hình nghiên cứu kỳ vọng rằng các yếu tố được lựa chọn đều có ảnh hưởng
tích cực đến việc chuyển đổi số dịch vụ công ở Việt Nam.
+ ε.
đổi.
nghệ.
Mô hình ước lượng : INT = β₀ + β₁*TR + β₂*OE + β₃*PSD + β₄*CE + β₅*SP
INT (Intention to trasform): Biến phụ thuộc, đo lường mức độ ý định chuyển
TR (Technological readiness): Biến độc lập, đo lường sự sẵn sàng về công
OE (Organizational efficiency): Biến độc lập, đo lường hiệu quả tổ chức.
công.
PSD (Public service delivery): Biến độc lập, đo lường cung cấp dịch vụ
CE (Citizens’ expectations): Biến độc lập, đo lường kỳ vọng của người dân.
SP (Superior Pressure): Biến độc lập, đo lường áp lực từ cấp quản lý cao.
β₀ là hệ số chệch, β₁, β₂, β₃, β₄, β₅ là hệ số hồi quy cho từng biến độc lập tương ứng,
ε là sai số ngẫu nhiên
2.1.2. Các giả thuyết thống kê:

Sự sẵn sàng Công Nghệ
Sẵn sàng Công nghệ bao gồm cả cơ sở hạ tầng công nghệ và nguồn
nhân lực IT. Tầm quan trọng của sẵn sàng Công nghệ trong bối cảnh tổ chức
đã được chứng minh trong [34]. Cơ sở hạ tầng công nghệ cung cấp hỗ trợ
phần cứng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, cổng thông tin chính
phủ đã gây ra sự thay đổi trong phong cách làm việc và cấu trúc tổ chức [17].
Nhân sự IT bao gồm những nhân viên có kiến thức và kỹ năng để triển khai
cơ sở hạ tầng trong chính phủ, như những người có kỹ năng máy tính và
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
20
chuyên gia IT [22]. Bản thân công nghệ số có ý nghĩa quyết định đối với quá
trình chuyển đổi số [12]. Khu vực công có mức độ sẵn sàng công nghệ cao
hơn sẽ có nhiều khả năng thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số hơn. Các quan
điểm trình bày ở trên dẫn đến giả thuyết sau:
Giả thuyết 1 (H1): Sẵn sàng Công nghệ có ảnh hưởng tích cực đối với
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương.

Hiệu Quả Tổ Chức
Hiệu quả tổ chức đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và
đầu ra của một hoạt động cụ thể. Các bộ phận chính phủ được yêu cầu cải
thiện hiệu suất làm việc và cũng có mong muốn làm như vậy. Nâng cao hiệu
quả hoạt động được coi là đặc tính cốt lõi của các chính phủ hiện đại Các
nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc nâng cao hiệu quả của chính phủ có
thể đạt được bằng cách sử dụng công nghệ, phối hợp giữa các bộ, cải tiến
dịch vụ, v.v. [24,18,19]. Điều này có thể được thực hiện một cách hoàn hảo
thông qua chuyển đổi kỹ thuật số. Vì vậy, chuyển đổi kỹ thuật số đang trở
thành một mệnh lệnh chiến lược để các chính phủ đạt được mục tiêu nâng
cao hiệu quả [13]Việc theo đuổi hiệu quả tổ chức được cải thiện sẽ thúc đẩy
quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ. Do đó, giả thuyết nghiên cứu
thứ hai được đặt ra là:
Giả thuyết 2 (H2): Hiệu quả tổ chức có tác động tích cực đến chuyển
đổi số của chính quyền địa phương.

Cung cấp dịch vụ công
Cung cấp dịch vụ công đề cập đến quá trình các sản phẩm do các nhà
hoạch định chính sách công và chuyên gia dịch vụ thiết kế và sản xuất phải
được cung cấp cho người dùng. Nó bao gồm công tác xã hội, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, phát triển và tái tạo cộng đồng, v.v. [25]. Chính quyền địa
phương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công [8]. Trọng
tâm của quản lý khu vực công là cung cấp các dịch vụ công đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là trong sự phát triển nhanh chóng của
các thành phố thông minh [26]. Khái niệm phục vụ công chúng thúc đẩy
chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ. Kể từ khi CNTT phát triển nhanh
chóng, công nghệ số đã trở nên cần thiết trong việc cung cấp dịch vụ công
[21]. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã nâng cao nhận thức của công chúng
và chính phủ về tầm quan trọng của các dịch vụ trực tuyến, đóng vai trò như
một động lực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong cung cấp dịch vụ công
[3]. Để cung cấp các dịch vụ công thuận tiện hơn, chuyển đổi số của chính
phủ là điều cần thiết [35]. Điều này dẫn đến giả thuyết sau:
Giả thuyết 3 (H3): Cung cấp dịch vụ công có tác động tích cực đến
chuyển đổi số của chính quyền địa phương.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
21

Kỳ vọng của người dân
Kỳ vọng của công dân đề cập đến kỳ vọng của công dân rằng chính
phủ có thể cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số có giá trị cao. Công dân mong
đợi chính phủ cung cấp các dịch vụ trực tuyến hiệu quả bằng cách sử dụng
công nghệ mới. Các dịch vụ trực tuyến mà công dân mong đợi bao gồm
nhưng không giới hạn ở những dịch vụ sau: SDG, bảo vệ nhân quyền, các
quy định pháp lý để duy trì việc sử dụng có trách nhiệm công nghệ kỹ thuật
số và AI, phúc lợi con người, lợi ích chung, giá trị xã hội, bảo vệ khí hậu và
môi trường và đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ kiến thức mới về công nghệ
mới thông qua giáo dục đầy đủ trong kỷ nguyên số. Kỳ vọng đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ [21]. Nghiên
cứu trước đây cho thấy kỳ vọng của người dân có ảnh hưởng tích cực đến
quá trình chuyển đổi của chính phủ và việc đáp ứng mong đợi của người dân
là cần thiết để đạt được một chính phủ chuyển đổi [20]. Ngoài ra, kỳ vọng
của người dân về tốc độ và sự thuận tiện của các dịch vụ của chính phủ
không ngừng tăng lên [16]. Trong thời gian phong tỏa vì COVID-19, công
nghệ kỹ thuật số đã giúp cuộc sống của người dân trở nên dễ dàng hơn [30].
Người dân đã trải nghiệm thêm sự tiện lợi của các dịch vụ chính phủ được
cung cấp thông qua công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như Ứng dụng theo dõi
liên hệ và giấy phép trực tuyến. Đại dịch đã khiến người dân đặt kỳ vọng cao
vào chính phủ của họ [37]. Người dân muốn thành phố được số hoá diện
rộng hơn . Điều kiện này thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính
phủ và dẫn đến giả thuyết sau:
Giả thuyết 4 (H4): Kỳ vọng của người dân có tác động tích cực đến
chuyển đổi số của chính quyền địa phương.

Áp lực tối cao:
Áp lực tối cao được hiểu là áp lực đến từ bộ máy cầm quyền. Trong
thực tế, áp lực tối cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của bộ máy quản
lý trong [38]. Đơn vị cấp thấp hơn được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt cấu
trúc và quy định của đơn vị tổ chức quản lý. Do đó, một chính phủ tối cao
muốn áp dụng chuyển đổi số sẽ có xu hướng tạo áp lực lên bộ máy dưới
quyền. Đáp trả những áp lực chính trị trong quá trình chuyển đổi số [15]. Áp
lực từ bộ máy trung ương đã thúc đẩy các nhà chức trách địa phương áp
dụng công nghệ và bước vào quá trình chuyển đổi số. Điều này dẫn tới giả
thuyết sau:
Giả thuyết 5 (H5): Áp lực tối cao tạo ra ảnh hưởng tích cực đến quá
trình chuyển đổi số trong bộ máy quản lý địa phương
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
22
CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện, dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý với
sự trợ giúp của phần mềm SPSS 26. Để đánh giá các yếu tố tác động đến ý định
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương, bảng câu hỏi được thiết kế với
thang đo Likert 5 mức độ tăng dần từ 1 (rất không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3
(trung lập), 4 (đồng ý) và 5 (rất đồng ý).
Sau khi dữ liệu được làm sạch và xử lý để loại bỏ những người trả lời bị
thiếu và không hợp lệ, các phân tích sau đây sẽ được thực hiện bằng phần mềm
SPSS 26:
- Thống kê mô tả
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích tương quan Pearson
- Phân tích hồi quy
- Đánh giá các giả thuyết hồi quy
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
3.2.1.
Số lượng mẫu
Để đảm bảo cỡ mẫu phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm giảm sai
số và tăng tính đại diện cho tổng thể, tác giả sử dụng cỡ mẫu dựa trên nghiên cứu
của Hair và cộng sự (2014):
Số mẫu tối thiểu = 50 + 8 x Số lượng nhân tố độc lập
Trong mô hình nghiên cứu đề xuất có 5 nhân tố độc lập nên nghiên cứu cần
số mẫu tối thiểu là 90. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy, giảm thiểu sai số cũng như
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
23
đảm bảo số lượng mẫu sau khi loại bỏ các câu trả lời kém chất lượng, tác giả đã tiến
hành một cuộc khảo sát và thu về 195 phiếu trả lời.
3.2.2.
Thu nhập dữ liệu
Dữ liệu của bài nghiên cứu được chúng tôi lựa chọn là dữ liệu sơ cấp được
thu thấp thông qua khảo sát bằng bảng hỏi.
Bảng câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ tăng dần từ 1 (rất
không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3 (trung lập), 4 (đồng ý) và 5 (rất đồng ý) để
người tham gia thể hiện quan điểm của mình với các nhận định sau:
Mã
hoá
Nhận định
TR1
Hệ thống văn phòng mà bộ phận làm việc của bạn sử dụng có thể ứng
dụng công nghệ số
TR2
Một số đồng nghiệp trong bộ phận công tác của bạn có chuyên môn về
công nghệ số
TR3
Một số công nghệ kĩ thuật số đã được sử dụng trong bộ phận làm việc
của bạn
OE1
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số có thể cho phép các chính phủ giảm
thời gian tiến hành kinh doanh.
OE2
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho phép các chính phủ giảm chi phí
kinh doanh.
OE3
Việc ứng dụng công nghệ số có thể tăng cường luồng dữ liệu giữa các
phòng ban.
PSD1
Sử dụng công nghệ số có thể đáp ứng nhu cầu của công chúng tốt hơn.
PSD2
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số có thể làm tăng sự tương tác giữa
chính phủ và công chúng.
PSD3
Công chúng có thể được phục vụ tốt hơn bằng cách sử dụng công nghệ
kỹ thuật số
CE1
Công chúng mong đợi các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ kỹ
thuật số.
CE2
Đáp ứng mong đợi của công chúng là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số của các cơ quan chính phủ.
CE3
Công chúng mong đợi các cơ quan chính phủ đáp ứng nhu cầu của họ
bằng công nghệ kỹ thuật số.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
24
SP1
Các cơ quan chính phủ cấp trên yêu cầu các phòng ban của bạn ứng dụng
công nghệ số.
SP2
Các cơ quan chính phủ cấp cao yêu cầu các phòng ban của bạn giữ liên
lạc với họ thông qua công nghệ kỹ thuật số.
SP3
Cơ quan quản lý cấp trên của chính phủ yêu cầu cơ quan của bạn hợp tác
với họ trong việc sử dụng công nghệ số.
INT1
Điều quan trọng là phòng ban của bạn phải đạt được chuyển đổi kỹ thuật
số càng sớm càng tốt
INT2
Phòng đang triển khai/lập kế hoạch chuyển đổi số.
INT3
Phòng có kế hoạch đạt được chuyển đổi kỹ thuật số trong tương lai.
Dữ liệu về hồ sơ của người tham gia khảo sát sẽ bao gồm họ tên, giới tính, tuổi,
trình độ học vấn và thu nhập cá nhân.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thống kê mô tả
Bảng bên dưới thể hiện thống kê mô tả của các đối tượng được khảo sát.
Trong số 195 phiếu khảo sát hợp lệ, có khoảng 38% là nam và 62% là nữ. Thứ hai,
về độ tuổi, từ 25 đến 29 có khoảng 31%, từ 30 đến 35 có khoảng 38%, từ 36 đến 55
có khoảng 26% và trên 55 tuổi có khoảng 5%. Thứ ba, về học vấn, có 33% trên tổng
số học CĐ, 50% trên tổng số là học ĐH, còn lại khoảng 17% học SĐH. Cuối cùng
xét về thu nhập, có khoảng 31% thu nhập dưới 10 triệu, khoảng 41% thu nhập từ 10
đến 20 triệu, có khoảng 18% thu nhập từ 20 đến 30 triệu, còn lại khoảng 10% thu
nhập trên 30 triệu.
Bảng 1. Thống kê mô tả đối tượng được khảo sát
Nhóm
Giới tính
Tuổi
Học vấn
Thu nhập
Phân loại
Số quan
sát
Tỷ lệ
Nam
74
37,95%
Nữ
121
62,05%
Từ 25 đến 29
60
30,77%
Từ 30 đến 35
75
38,46%
Từ 36 đến 55
50
25,64%
Trên 55
10
5,13%
CĐ
65
33,33%
ĐH
97
49,74%
SĐH
33
16,92%
Dưới 10 triệu
61
31,28%
Từ 10 đến 20 triệu
79
40,51%
Từ 20 đến 30 triệu
35
17,95%
Trên 30 triệu
20
10,26%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
26
Kết quả thống kê mô tả về Ý định chuyển đổi số có mức độ nhất quán cao
với giá trị trung bình nằm trong khoảng từ 4,01 đến 4,16. Biến quan sát có giá trị
trung bình cao nhất là INT3, theo sau là INT2 với giá trị trung bình là 4,13. INT1 có
giá trị trung bình thấp nhất.
Bảng 2. Thống kê mô tả về các yếu tố tác động đến ý định chuyển đổi số trong
các chính quyền địa phương
Biến quan
sát
Số lượng
mẫu
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
TR1
195
2
5
3,65
0,66
TR2
195
2
5
3,75
0,72
TR3
195
2
5
3,6
0,692
OE1
195
2
5
3,89
0,687
OE2
195
2
5
3,96
0,721
OE3
195
2
5
3,7
0,715
PSD1
195
2
5
3,58
0,723
PSD2
195
2
5
4,04
0,672
PSD3
195
2
5
3,5
0,728
CE1
195
2
5
4,01
0,681
CE2
195
2
5
3,86
0,718
CE3
195
2
5
3,47
0,713
SP1
195
2
5
3,77
0,689
SP2
195
3
5
4,18
0,686
SP3
195
2
5
3,62
0,725
INT1
195
2
5
4,01
0,67
INT2
195
2
5
4,13
0,775
INT3
195
2
5
4,16
0,704
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân, SP là Áp lực tối cao và INT là Ý định
chuyển đổi số.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
27
Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS 26
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các biến tiềm ẩn là những yếu tố không thể đo lường trực tiếp bằng cách hỏi
người trả lời. Vì vậy, các biến tiềm ẩn chỉ có thể được suy luận gián tiếp thông qua
tập hợp các câu hỏi nhỏ - hay còn gọi là biến quan sát hoặc chỉ báo. Tập hợp các
biến quan sát được coi là thang đo cho một biến tiềm ẩn không thể quan sát trực
tiếp. Độ tin cậy của thang đo cho biết mức độ biến quan sát thể hiện tốt nhất biến
tiềm ẩn. Vì vậy, việc kiểm định độ tin cậy của thang đo đóng vai trò quan trọng
trong phân tích khám phá nhân tố.
Một trong những công cụ để đánh giá độ tin cậy của thang đo được sử dụng
phổ biến nhất là Cronbach’s Alpha. Theo Hair và cộng sự (2006), hệ số Cronbach's
Alpha lớn hơn 0,6 cho thấy thang đo là đáng tin cậy. Một chỉ số quan trọng khác đó
là tương quan biến - tổng. Giá trị này biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan
sát với các biến còn lại trong thang đo. Nếu biến quan sát có sự tương quan thuận
càng mạnh với các biến khác trong thang đo, giá trị tương quan biến - tổng càng
cao, biến quan sát đó càng tốt. Cristobal và cộng sự (2007) cho rằng, một thang đo
tốt khi các biến quan sát có giá trị tương quan biến - tổng từ 0.3 trở lên. Theo
Nunnally và Burstein (1994), hệ số cao hơn 0,3 cũng được khuyến nghị.
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được thể hiện ở bảng bên dưới. Có
thể thấy hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo TR, OE, PSD, CE, SP và INT đều
lớn hơn 0,7 và biến tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy, các thang đo
sử dụng cho các biến tiềm ẩn trên là phù hợp.
Bảng 3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Biến quan sát
Tương quan biến – tổng
TR – Cronbach’s Alpha = 0,817
0,675
TR1
0,660
TR2
0,676
TR3
OE – Cronbach’s Alpha = 0,822
0,739
OE1
0,663
OE2
Cronbach Alpha nếu loại
biến quan sát
0,745
0,760
0,742
0,692
0,767
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
28
0,629
0,801
OE3
PSD – Cronbach’s Alpha = 0,810
0,668
0,732
PSD1
0,684
0,718
PSD2
0,631
0,771
PSD3
CE – Cronbach’s Alpha = 0,810
0,622
0,778
CE1
0,655
0,746
CE2
0,705
0,692
CE3
SP – Cronbach’s Alpha = 0,814
0,661
0,747
SP1
0,666
0,743
SP2
0,667
0,742
SP3
INT – Cronbach’s Alpha = 0,822
0,676
0,758
INT1
0,686
0,749
INT2
0,675
0,756
INT3
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân, SP là Áp lực tối cao và INT là Ý định
chuyển đổi số.
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
4.2.2.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp thống kê được sử
dụng để khám phá cấu trúc cơ bản của một tập hợp các biến tương đối lớn. Phân
tích thường được sử dụng khi phát triển thang đo và được sử dụng để xác định một
tập hợp các cấu trúc tiềm ẩn. Quá trình phân tích bắt đầu với việc phân tích tất cả
các mối quan hệ giữa các biến trong tất cả các yếu tố khác nhau. Điều này giúp phát
hiện các biến quan sát nằm sai nhân tố hoặc nhiều nhân tố.
Phân tích nhân tố khám phá bao gồm:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of
sphericity)
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) (Kaiser, 1974) được sử dụng để đánh giá
mức độ phù hợp của phân tích nhân tố. Giá trị KMO nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Theo Hoelzle & Meyer (2013); Lloret và cộng sự (2017), hệ số KMO cao hơn 0,7 là
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
29
tương đối tốt, hệ số KMO nhỏ hơn 0,5 thường được coi là không thể chấp nhận
được (Hair và cộng sự, 2010), và do đó mối tương quan ma trận không đáng tin cậy.
Kiểm định Bartlett được sử dụng để đánh giá xem các biến quan sát thuộc
cùng một nhân tố có tương quan tốt với nhau hay không. Kiểm định thường được sử
dụng để đánh giá sự hội tụ trong phân tích nhân tố khám phá. Theo Nguyễn Đình
Thọ (2011), kiểm định cần có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hay là p-value nhỏ hơn
0,05 để có thể kết luận các biến quan sát có tương quan có ý nghĩa với nhau trong
cùng một nhân tố.
Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett được thể hiện ở bảng bên dưới. Hệ
số KMО là 0,718 cao hơn 0,7 là tương đối tốt và kiểm định Bartlett có ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Do đó, có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan có
ý nghĩa với nhau trong cùng một nhân tố.
Bảng 4. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett cho các biến độc lập
KMO
0,718
Kiểm định Bartlett
Chi - Square
1.177,097
Mức ý nghĩa
0,000
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Phép trích nhân tố
Sau các kiểm định KMO và Bartlett, phép trích nhân tố sẽ được thực hiện.
Theo đó, nhân tố đầu tiên có phương sai trích lớn nhất, tiếp đến là các nhân tố có
phương sai trích nhỏ hơn. Quá trình này sẽ dẫn đến một tập hợp các giá trị riêng
được sắp xếp theo thứ tự giảm dần có thể được sử dụng để ước tính số lượng yếu tố
tối ưu cần giữ lại.
Để đo lường hiệu quả của trích xuất nhân tố, eigenvalue và tổng phương sai
trích (Total Variance Extracted) thường được sử dụng. Theo Hoàng Trọng và
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô
hình, chỉ những nhân tố có Eigenvalue bằng hoặc lớn hơn 1 mới được giữ lại trong
mô hình. Với tổng phương sai trích, nó đo lường tỷ lệ biến thiên trong dữ liệu được
giải thích bởi các nhân tố sau khi loại bỏ các nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1. Theo
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
30
Gеrbing và Аndеrsоn (1998), với tổng phương sai tích lũy lớn hơn 50%, mô hình
được coi là phù hợp.
Kết quả phép trích nhân tố cho biến độc lập được thể hiện ở bảng bên dưới.
Kết quả cho thấy giá trị của eigenvalue là 1,540, cao hơn 1, và có 5 nhân tố được rút
trích với tổng phương sai là 74,220% (>50%).
Bảng 5. Eigenvalues và tổng phương sai trích tích lũy
Eigenvalues
1,540
Số lượng nhân tố trích xuất
5
Tổng phương sai trích tích lũy
74,220%
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Phép xoay nhân tố
Phép xoay nhân tố được thiết kế để đạt được một giải pháp đơn giản và có ý
nghĩa về mặt lý thuyết bằng cách xoay các trục trong không gian nhân tố để đưa
chúng đến gần vị trí của các biến hơn. Nhiều phương pháp xoay nhân tố đã được đề
xuất (Loehlin & Beaujean, 2017; Price, 2017), nhưng varimax (Kaiser, 1958) là
phương pháp xoay phổ biến nhất, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã
hội. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp xoay varimax.
Hệ số tải biểu thị mối tương quan giữa biến quan sát và nhân tố hay biến tiềm
ẩn. Các mối tương quan này nằm trong khoảng từ -1,00 đến +1,00. Giá trị tuyệt đối
của hệ số tải nhân tố càng gần 1 chứng tỏ biến quan sát có mối tương quan tốt với
nhân tố và ngược lại.
Theo Hair và cộng sự (2009), giá trị tuyệt đối của hệ số tải phải lớn hơn 0,3;
đây là giá trị tối thiểu để giữ biến quan sát. Hair và cộng sự (2009) cho rằng độ lớn
của hệ số tải nên lớn hơn 0,5 để biến quan sát có ý nghĩa thống kê ở mức hợp lý và
lớn hơn 0,7 để biến quan sát có ý nghĩa thống kê ở mức rất cao. Nghiên cứu sử dụng
độ lớn của hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7 để giữ lại các biến quan sát, phù hợp với
gợi ý của Hair và cộng sự (2009). Ngoài ra, khi biến quan sát có hệ số tải xuất hiện
từ hai nhân tố trở lên thì giá trị tuyệt đối giữa hệ số tải của biến quan sát của các
nhân tố phải lớn hơn 0,3. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối giữa các hệ số tải của biến
quan sát của các nhân tố nhỏ hơn 0,3 thì biến quan sát đó nên được loại bỏ khỏi mô
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
31
hình. Quá trình trên được lặp lại với mô hình bao gồm các biến quan sát sau khi loại
bỏ.
Kết quả phép xoay nhân tố được thể hiện ở bảng bên dưới. Khi xem xét ma
trận xoay, tất cả các quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,7 và 4 nhân tố có hệ
số tải nhân tố xuất hiện riêng biệt trong ma trận xoay. Không có biến quan sát nào
có hệ số lớn hơn 0,3 xuất hiện ở cả hai nhân tố. Tuy nhiên, biến TT và biến MXH
nằm trong cùng một nhân tố thể hiện TT và MXH không có sự khác biệt rõ ràng.
Do đó, tác giả sẽ gộp nhân tố TT và MXH thành 1 nhân tố chung và đặt tên là
TTMXH. Và như vậy, các biến quan sát này đã đáp ứng được yêu cầu của phân tích
nhân tố khám phá.
Bảng 6. Kết quả phép xoay nhân tố
Nhân tố
Biến
quan sát 1
2
3
4
5
0,853
TR2
0,842
TR1
0,839
TR3
0,906
OE1
0,841
OE2
0,793
OE3
0,859
CE3
0,847
CE1
0,799
CE2
0,852
PSD2
0,838
PSD1
0,796
PSD3
0,844
SP3
0,830
SP2
0,826
SP1
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân và SP là Áp lực tối cao
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
4.2.3.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc được thể hiện ở các
bảng bên dưới. Hệ số KMО là 0,721 cao hơn 0,7 và kiểm định Bartlett’s có ý nghĩa
ở mức 5%, thỏa mãn tiêu chí đã nêu. Ngoài ra, kết quả phép trích nhân tố với giá trị
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
32
Eigenvalue 1 cho thấy phân tích rút ra 1 nhân tố có tổng phương sai là 73,942%
(>50%). Khi xem xét ma trận xoay, tất cả các quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn
hơn 0,5 và có một nhân tố duy nhất tương ứng với một biến phụ thuộc. Như vậy,
các biến quan sát này đã đáp ứng yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 7. Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc
KMO
0,721
Kiểm định Bartlett
Chi - Square
208,046
Mức ý nghĩa
0,000
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Bảng 8. Eigenvalues và tổng phương sai trích tích lũy của biến phụ thuộc
Biến quan sát
Nhân tố
1
INT2
0,864
INT1
0,858
INT3
0,857
Eigenvalues
Tổng phương sai
trích tích lũy
2,218
73,942%
Ghi chú: INT là Ý định chuyển đổi số.
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
4.2.4.
Phân tích tương quan Pearson
Bảng 9. Ma trận tương quan Pearson
TR
OE
PSD
CE
TR
1
OE
0,111
PSD
0,233** 0,183*
1
CE
0,147*
0,116
0,272** 1
SP
0,145*
0,252** 0,262** 0,217**
INT
0,541** 0,392** 0,424** 0,470**
SP
INT
1
1
0,324** 1
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân, SP là Áp lực tối cao và INT là Ý định
chuyển đổi số. ** và * là có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1% và 5%.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
33
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Hệ số tương quan Pearson có giá trị từ -1 đến 1, 0 là không có tương quan, 1 là
tương quan cùng chiều tuyệt đối và -1 là tương quan ngược chiều tuyệt đối.
Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy biến phụ thuộc INT có tương
quan với tất cả các biến độc lập TR, OE, PSD, CE và SP với hệ số tương quan lần
lượt là 0,541, 0,392 , 0,424, 0,470 và 0,324 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa
1% nên các biến độc lập này có khả năng có ý nghĩa trong mô hình.
Các biến độc lập có tương quan thống kê với nhau với hệ số tương quan nằm
trong khoảng từ 0,111 đến 0,272. Cặp biến có hệ số tương quan cao nhất là giữa
PSD và CE. Cặp biến có hệ số tương quan thấp nhất là giữa TR và OE. Không có
cặp biến độc lập nào có hệ số tương quan lớn hơn 0,8 nên mô hình ít khả năng bị đa
cộng tuyến. Tuy nhiên, các kiểm định để đánh giá vẫn sẽ được thực hiện.
4.2.5.
Phân tích hồi quy
Phân tích phương sai (ANOVA)
Bảng 10. Kết quả phân tích phương sai
Tổng
bình
phương
Bậc
tự do
Trung
bình
F
Mức ý
nghĩa
R2
R2 hiệu
chỉnh
Hồi quy
42,195
5
8,439
50,724
0,000
0,573
0,562
Sai số
31,444
189
0,166
Tổng
73,639
194
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Dựa vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, một số kết luận có thể được
rút ra:
-
Hệ số F là 50,724 và có ý nghĩa thống kê tại mức 1% chứng tỏ có ít nhất 1
biến độc lập giải thích được biến phụ thuộc.
-
Hệ số xác định R2 là 0,573 hàm ý các biến độc lập trong mô hình giải
thích được 57,3% biến phụ thuộc. Hay nói cách khác, 57,3% ý định
chuyển đổi số trong bộ máy quản lý địa phương có thể được giải thích bởi
các biến độc lập trong mô hình.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
34
Kết quả kiểm định giả thuyết
Bảng 11. Kết quả hồi quy
Biến độc lập
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
t-statistics
p-value
VIF
TR
0,414
8,393
0,000***
1,075
OE
0,257
5,171
0,000***
1,089
PSD
0,172
3,332
0,001***
1,185
CE
0,314
6,256
0,000***
1,115
SP
0,086
1,683
0,094*
1,155
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân, SP là Áp lực tối cao và INT là Ý định
chuyển đổi số. ***, ** và * là có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
(Kết quả từ phần mềm SPSS 26)
Từ kết quả hồi quy có thể thấy các nhân tố đều có hệ số dương và p-value nhỏ
hơn 1% hoặc 10%, chứng tỏ các nhân tố đều có tác động đến ý định chuyển đổi số
trong bộ máy quản lý địa phương.
Hơn nữa, hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2. Theo Wooldridge
(2000), hệ số VIF nhỏ hơn 2 cho thấy mô hình ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Biến có hệ số VIF cao nhất là PSD với giá trị 1,185.
Phương trình hồi quy có thể được viết dựa trên các hệ số hồi quy đã chuẩn
hóa. Kết quả kiểm định giả thuyết cũng được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 12. Kết quả kiểm định giả thuyết
Phương trình hồi
quy chuẩn hóa
INT = 0,414 × TR + 0,257 × OE + 0,172 × PSD + 0,314
× CE + 0,086 × SP
Giả thuyết
Kết luận
H1. Sự sẵn sàng công nghệ có ảnh hưởng tích cực tới Ý định
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương.
Chấp nhận
H2. Hiệu quả tổ chức có ảnh hưởng tích cực tới Ý định chuyển
đổi số trong các chính quyền địa phương.
Chấp nhận
H3. Cung cấp dịch vụ công có ảnh hưởng tích cực tới Ý định
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương.
Chấp nhận
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
35
H4. Kỳ vọng của người dân có ảnh hưởng tích cực tới Ý định
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương.
Chấp nhận
H5. Áp lực tối cao có ảnh hưởng tích cực tới Ý định chuyển đổi
số trong các chính quyền địa phương.
Chấp nhận
Ghi chú: TR là Sự sẵn sàng công nghệ, OE là Hiệu quả tổ chức, PSD là Cung cấp
dịch vụ công. CE là Kỳ vọng của người dân, SP là Áp lực tối cao và INT là Ý định
chuyển đổi số.
Dựa trên kết quả của mô hình, các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất
đều có tác động tích cực đến ý định chuyển đổi số trong các chính quyền địa
phương.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số trong các chính quyền
địa phương thì Sự sẵn sàng công nghệ (TR) có tác động cùng chiều với hệ số hồi
quy là 0,414 và có ý nghĩa tại mức 1%. Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H1. Đây
là nhân tố có tác động mạnh nhất đến ý định chuyển đổi số trong các chính quyền
địa phương. Điều này có thể được giải thích là khi biểu hiện của Sự sẵn sàng trong
công nghệ tăng 1 đơn vị thì Ý định chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương
tăng 0,414 đơn vị. Kết quả này có nghĩa là các tổ chức có sẵn sàng công nghệ cao
hơn sẽ có khả năng thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số tốt hơn. Bởi Sẵn sàng công
nghệ, bao gồm cơ sở hạ tầng và nhân lực IT, là yếu tố quan trọng quyết định thành
công của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Cơ sở hạ tầng công nghệ hỗ trợ phần
cứng và có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc tổ chức. Nhân lực IT, với kiến thức và
kỹ năng về cơ sở hạ tầng, đóng vai trò quan trọng trong triển khai công nghệ.
Hiệu quả tổ chức (OE) có tác động cùng chiều tới ý định chuyển đổi số trong
các chính quyền địa phương với hệ số hồi quy là 0,257 và có ý nghĩa thống kê tại
mức 1%. Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H2. Đây là nhân tố có tác động mạnh
nhất ba trong số các nhân tố tác động tới ý định chuyển đổi số trong các chính
quyền địa phương. Điều này có thể được giải thích là khi biểu hiện của Hiệu quả tổ
chức tăng 1 đơn vị thì Ý định chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương tăng
0,257 đơn vị. Kết quả này nghĩa là Việc theo đuổi hiệu quả tổ chức được cải thiện
sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ. Hiệu quả tổ chức là mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của một hoạt động cụ thể. Các tổ chức
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
36
chính phủ được yêu cầu cải thiện hiệu suất làm việc và cũng có mong muốn làm
như vậy. Nâng cao hiệu quả hoạt động được coi là đặc tính cốt lõi của các chính phủ
hiện đại.
Cung cấp dịch vụ công (PSD) có tác động cùng chiều tới ý định chuyển đổi số
trong các chính quyền địa phương với hệ số hồi quy là 0,172 và có ý nghĩa thống kê
tại mức 1%. Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H3. Đây là nhân tố có tác động yếu
thứ hai trong số các nhân tố tác động tới ý định chuyển đổi số trong các chính quyền
địa phương. Điều này có thể được giải thích là khi biểu hiện của Cung cấp dịch vụ
công tăng 1 đơn vị thì Ý định chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương tăng
0,172 đơn vị. Kết quả này có nghĩa là Chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ sẽ thúc
đẩy việc cung cấp dịch vụ công thuận tiện hơn. Cung cấp dịch vụ công đề cập đến
quá trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ do chính phủ cung cấp cho người dân.
Nó bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội,... Chính quyền địa
phương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công.
Kỳ vọng của người dân (CE) có tác động cùng chiều tới ý định chuyển đổi số
trong các chính quyền địa phương với hệ số hồi quy là 0,314 và có ý nghĩa thống kê
tại mức 1%. Do đó, tác giả chấp nhận giả thuyết H4. Đây là nhân tố có tác động
mạnh thứ hai trong số các nhân tố tác động tới ý định chuyển đổi số trong các chính
quyền địa phương. Điều này có thể được giải thích là khi biểu hiện của Kỳ vọng của
người dân tăng 1 đơn vị thì Ý định chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương
tăng 0,314 đơn vị. Kết quả này có nghĩa Kỳ vọng của công dân về các dịch vụ kỹ
thuật số của chính phủ sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ.
Kỳ vọng của công dân đề cập đến những gì công dân mong đợi từ chính phủ. Trong
bối cảnh chuyển đổi số, kỳ vọng của công dân về các dịch vụ kỹ thuật số của chính
phủ đang ngày càng tăng cao. Công dân mong đợi chính phủ cung cấp các dịch vụ
trực tuyến hiệu quả, thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của họ.
Cuối cùng, Áp lực tối cao (SP) có tác động cùng chiều tới ý định chuyển đổi
số trong các chính quyền địa phương với hệ số hồi quy tương đối thấp so với các
nhân tố khác là 0,086 và chỉ có có ý nghĩa thống kê tại mức 10%. Tác giả chấp nhận
giả thuyết H5. Tuy nhiên, hệ số hồi quy chuẩn hóa thấp cũng như chỉ có ý nghĩa tại
mức 10% nên đây là nhân tố có tác yếu nhất trong số các nhân tố tác động tới ý định
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
37
chuyển đổi số trong các chính quyền địa phương. Điều này có thể được giải thích là
khi biểu hiện của Áp lực tối cao tăng 1 đơn vị thì Ý định chuyển đổi số trong các
chính quyền địa phương tăng 0,086 đơn vị. Kết quả này là Áp lực tối cao từ bộ máy
cầm quyền sẽ thúc đẩy các nhà chức trách địa phương áp dụng công nghệ và bước
vào quá trình chuyển đổi số. Trong thực tế, áp lực tối cao có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến quyết định của bộ máy quản lý trong. Đơn vị cấp thấp hơn, chẳng hạn như
chính quyền địa phương, thường được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt cấu trúc và quy
định của đơn vị tổ chức quản lý. Do đó, một chính phủ tối cao muốn áp dụng
chuyển đổi số sẽ có xu hướng tạo áp lực lên bộ máy dưới quyền, bao gồm chính
quyền địa phương.
4.2.6.
Đánh giá các giả định hồi quy
Phần dư có phân phối chuẩn
Để kiểm định xem liệu phần dư có phân phối chuẩn hay không, tác giả sử
dụng hai pháp. Một là xây dựng biểu đồ tần suất của các phần dư - histogram và hai
là cách là căn cứ vào biểu đồ phần dư chuẩn hóa P-P Plot.
Biểu đồ tần suất của các phần dư cho thấy giá trị trung bình gần bằng 0, độ
lệch chuẩn gần bằng 1, các cột giá trị phần dư phân bố theo dạng hình chuông nên
có thể khẳng định phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư
không bị vi phạm.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
38
Hình 3.1 . Biểu đồ tần suất phần dư
Kết quả biểu đồ phân dư chuẩn hóa cho thấy các điểm dữ liệu trong phân phối
của phần dư bám sát vào đường chéo chứng tỏ phần dư càng có phân phối chuẩn.
Như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 3.2. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa
Mối quan hệ tuyến tính
Một giả định trong hồi quy là phải có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ
thuộc với các biến độc lập. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị
dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định
liên hệ tuyến tính hay không.
Kết quả biểu đồ phân tán bên dưới cho thầy các điểm dữ liệu phân bố tập
trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thẳng. Như
vậy, giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
39
Hình 3.3. Biểu đồ phân tán giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán
chuẩn hóa
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
40
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5. Kết luận và gợi ý chính sách
5.1. Kết luận
Công nghệ số hiện đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) tại Việt Nam, đặc biệt là trong
quá trình số hóa tài chính công của cả đất nước. Sự hòa nhập chặt chẽ giữa công
nghệ kỹ thuật số và nhu cầu công cộng đang tạo ra một động lực mạnh mẽ, thúc đẩy
quá trình xây dựng và phát triển các giải pháp thông minh trong quản lý tài chính
công ở cấp quốc gia.
Nghiên cứu của chúng tôi đã mở rộng quan điểm bằng cách phát triển một mô hình
khái niệm dựa trên khung TOE, nhằm tổng hợp thông tin và đánh giá ảnh hưởng
của chuyển đổi kỹ thuật số đến các khía cạnh kinh tế và xã hội tại cấp quốc gia Việt
Nam. Chúng tôi nhận thức rằng sự chuyển đổi này không chỉ là một cách mạng tại
cấp địa phương mà còn là một quá trình toàn diện hóa, đóng góp vào sự phát triển
bền vững của tài chính công trên quy mô quốc gia.
Kết quả chi tiết về động lực chuyển đổi kỹ thuật số trong tài chính công của Việt
Nam đã chỉ ra sự quan trọng của sự sẵn sàng về công nghệ, hiệu quả tổ chức, cung
cấp dịch vụ công, kỳ vọng của người dân và áp lực cấp cao trong việc định hình
thành công của quá trình số hóa. Sự linh hoạt và hiệu suất của tổ chức chính quyền,
cùng với sự mong đợi tích cực từ cộng đồng dân cư, đều là yếu tố chính quyết định
sự thành công của quá trình số hóa tài chính công trên phạm vi toàn quốc. Nghiên
cứu chi tiết này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mỗi yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình số hóa tài chính công, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về động lực và thách
thức của việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính công quốc gia. Đồng
thời, vẽ ra những hướng đi và chiến lược cụ thể có thể áp dụng để tối ưu hóa hiệu
suất của quá trình số hóa tài chính công trên phạm vi quốc gia
Điều quan trọng là, nghiên cứu của chúng tôi không chỉ nhấn mạnh vào sự chuyển
đổi ở cấp địa phương mà còn đặt vào ngữ cảnh toàn quốc, với việc đánh giá ảnh
hưởng của bối cảnh công nghệ, tổ chức và môi trường đối với chuyển đổi kỹ thuật
số trong tài chính công ở cấp quốc gia Việt Nam. Những kết quả này là cơ sở để xây
dựng biện pháp và chính sách phát triển, giúp các chính trị gia, nhà quản lý, và các
bên liên quan về cách họ có thể đóng góp vào việc tạo lập một hệ thống tài chính
công bền vững và hiệu quả tại Việt Nam
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra những nhận định quan trọng, nhưng vẫn
còn nhiều khía cạnh cần được thêm vào để tạo ra một cái nhìn đầy đủ. Các biến số
như việc bảo vệ quyền cá nhân/quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu và giá trị xã hội là
những yếu tố mà nghiên cứu tương lai cần chú ý và bổ sung. Nghiên cứu trường
hợp cụ thể trong bối cảnh Việt Nam sẽ cực kỳ quan trọng để thu thập kiến thức chi
tiết và kinh nghiệm áp dụng cho quá trình số hóa tài chính công quốc gia. Các
nghiên cứu dựa trên mô hình thành phố thông minh ở Việt Nam, như thành phố Hồ
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
41
Chí Minh, có thể cung cấp những bài học quý báu và mô hình thực tế để hỗ trợ phát
triển bền vững trong tương lai.
5.2. Đề xuất chính sách
Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến số hoá tài chính
công tại Việt Nam” mà chúng em đã trình bày ở trên, nhận thấy tác động quan trọng
của các yếu tố sự sẵn sàng về công nghệ, hiệu quả tổ chức, cung cấp dịch vụ công,
kỳ vọng của người dân và áp lực cấp cao trong việc định hình thành công của quá
trình số hóa, sau khi cùng nhau bàn luận cân nhắc thật kĩ lưỡng, chúng em xin phép
được đề xuất các chính sách sau:
5.2.1. Chính sách Tăng cường Sự sẵn sàng Công Nghệ:
Đào Tạo và Phát Triển Kỹ Năng Công Nghệ:
Nhằm nâng cao sự sẵn sàng công nghệ của cán bộ và nhân viên tài chính công,
chính sách này đề xuất một loạt các biện pháp cụ thể:


Chương trình Đào tạo chi tiết: Chính phủ cần đầu tư vào việc phát triển
chương trình đào tạo chi tiết về công nghệ, tập trung vào việc nâng cao kỹ
năng số, quản lý dữ liệu, và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý tài chính
công. Khóa học trực tuyến sẽ là một phần quan trọng của chương trình này,
giúp cán bộ tiếp cận kiến thức mới một cách linh hoạt.
Hệ thống Đánh giá kỹ năng: Chính phủ nên xây dựng một hệ thống đánh
giá kỹ năng và theo dõi sự sẵn sàng công nghệ của cán bộ và nhân viên.
Điều này sẽ giúp đảm bảo hiệu quả của quá trình đào tạo và đồng thời cung
cấp thông tin quan trọng để điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo
theo thời gian.
Hợp Tác Đa Ngành:
Chính sách này hướng tới việc xây dựng một môi trường hợp tác chặt chẽ giữa
chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Cụ thể:


Khuyến khích hợp tác: Chính phủ nên tạo ra môi trường khích lệ sự hợp tác
bằng cách thiết lập các diễn đàn thường niên và sự kiện. Điều này sẽ tạo cơ
hội cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ kiến thức, và định hình chiến lược
phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính công.
Hỗ trợ Dự án Nghiên cứu và Phát triển chung: Chính phủ cần hỗ trợ tài
trợ và nguồn lực cho các dự án nghiên cứu và phát triển chung giữa chính
phủ, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu. Điều này sẽ thúc đẩy sự đổi mới
và ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong quản lý tài chính công.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
42
Những biện pháp này không chỉ hỗ trợ việc hiện đại hóa hệ thống tài chính công mà
còn tạo ra một môi trường hợp tác tích cực, đóng góp vào sự phát triển bền vững
của Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số.
5.2.2.
Chính sách Tối ưu Hiệu quả tổ chức:
a. Cải thiện Hiệu quả Tổ chức và Quản lý:
Chính sách này đề xuất một loạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và
quản lý trong lĩnh vực tài chính công:


Thực hiện Biện pháp cải thiện: Chính phủ cần triển khai các biện pháp cụ
thể nhằm cải thiện hiệu quả tổ chức và quản lý tài chính công. Điều này bao
gồm sự linh hoạt và tích hợp giữa các bộ phận để tối ưu hóa quy trình làm
việc và tăng cường khả năng đáp ứng với thách thức của môi trường số hóa.
Hỗ trợ Dự án thử nghiệm: Để đánh giá và áp dụng các biện pháp đổi mới
tổ chức, chính phủ cần hỗ trợ các dự án mô hình thử nghiệm. Điều này giúp
xác định những phương pháp hiệu quả và sẵn sàng triển khai rộng rãi.
b. Khuyến khích Nghiên cứu và Phát triển:
Chính sách này hướng tới việc khuyến khích sự đổi mới và áp dụng công nghệ mới
trong lĩnh vực tài chính công thông qua các biện pháp sau:


Tổ Chức Chương Trình Hỗ Trợ: Chính phủ cần tổ chức các chương trình hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển để khuyến khích sự đổi mới. Các nguồn lực này
có thể được cung cấp dưới dạng tài trợ, chia sẻ kiến thức, và hỗ trợ kỹ thuật
để đảm bảo rằng các tổ chức có đủ nguồn lực để triển khai các ý tưởng mới.
Thúc Đẩy Chia Sẻ Thông Tin: Việc thúc đẩy sự chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm giữa các tổ chức là chìa khóa để tối ưu hóa quá trình học. Chính phủ
có thể định kỳ tổ chức các diễn đàn và sự kiện để tạo cơ hội cho sự tương tác
và học hỏi giữa các bên liên quan.
Những chính sách này không chỉ nhằm tăng cường hiệu quả của tổ chức tài chính
công mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và ứng dụng công nghệ mới,
đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa và linh hoạt hóa hệ thống tài chính
công tại Việt Nam.
5.2.3.
Chính sách Cung cấp Dịch vụ công:
a. Cải thiện Hiệu quả tổ chức và Quản lý:
Chính sách này đề xuất một loạt các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức và
quản lý trong lĩnh vực tài chính công:

Thực Hiện Biện Pháp Cải Thiện: Chính phủ cần triển khai các biện pháp
cụ thể nhằm cải thiện hiệu quả tổ chức và quản lý tài chính công. Điều này
bao gồm sự linh hoạt và tích hợp giữa các bộ phận để tối ưu hóa quy trình
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
43

làm việc và tăng cường khả năng đáp ứng với thách thức của môi trường số
hóa.
Hỗ Trợ Dự Án Thử Nghiệm: Để đánh giá và áp dụng các biện pháp đổi
mới tổ chức, chính phủ cần hỗ trợ các dự án mô hình thử nghiệm. Điều này
giúp xác định những phương pháp hiệu quả và sẵn sàng triển khai rộng rãi.
b. Khuyến Khích Nghiên Cứu và Phát Triển:
Chính sách này hướng tới việc khuyến khích sự đổi mới và áp dụng công nghệ mới
trong lĩnh vực tài chính công thông qua các biện pháp sau:


Tổ Chức Chương Trình Hỗ Trợ: Chính phủ cần tổ chức các chương trình
hỗ trợ nghiên cứu và phát triển để khuyến khích sự đổi mới. Các nguồn lực
này có thể được cung cấp dưới dạng tài trợ, chia sẻ kiến thức, và hỗ trợ kỹ
thuật để đảm bảo rằng các tổ chức có đủ nguồn lực để triển khai các ý tưởng
mới.
Thúc Đẩy Chia Sẻ Thông Tin: Việc thúc đẩy sự chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm giữa các tổ chức là chìa khóa để tối ưu hóa quá trình học. Chính phủ
có thể định kỳ tổ chức các diễn đàn và sự kiện để tạo cơ hội cho sự tương tác
và học hỏi giữa các bên liên quan.
Những chính sách này nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ công, đồng thời
tạo ra môi trường hợp tác mạnh mẽ giữa các bên liên quan, từ đó thúc đẩy sự hiện
đại hóa và số hoá trong lĩnh vực tài chính công tại Việt Nam.
5.2.4.
Chính sách Tăng cường Kỳ vọng của người dân:
a. Tăng cường Giao tiếp và Thông tin:
Chính phủ cần thực hiện những biện pháp cụ thể để tăng cường kỳ vọng của người
dân thông qua cải thiện giao tiếp và cung cấp thông tin:


Phát triển Hệ thống Thông tin mở: Xây dựng và phát triển hệ thống thông
tin mở, giúp người dân dễ dàng tiếp cận và hiểu biết về các dịch vụ công
cũng như quy trình tài chính.
Tổ chức các sự kiện Thông tin Cộng đồng: Tổ chức các sự kiện, hội thảo
để thông tin và giáo dục cộng đồng về quá trình số hoá tài chính, đồng thời
lắng nghe ý kiến và đề xuất từ người dân.
b. Khuyến khích Tham gia Công dân:
Chính phủ cần thúc đẩy sự tham gia của công dân thông qua các biện pháp sau:

Xây dựng Nền tảng phản hồi công dân: Tạo nền tảng để người dân có thể
đưa ra ý kiến, đánh giá và phản hồi về các dịch vụ công số hoá, giúp chính
phủ điều chỉnh và cải thiện liên tục.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
44

Khuyến khích Sử dụng Công nghệ Thông Tin: Tổ chức các chiến dịch để
khuyến khích người dân sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc
tham gia vào các quyết định và quá trình quản lý tài chính công.
Chính sách này nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường mở và dễ tiếp cận thông tin,
đồng thời thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quá trình số hoá tài chính, đảm
bảo tính minh bạch và dân chủ trong quản lý tài chính công.
5.2.5.
Chính sách Quản lý Áp lực cấp cao:
a. Tối ưu hóa Áp lực tối cao:
Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách nhằm tối ưu hóa tác động của áp lực tối cao
đến ý định chuyển đổi số, giúp chính quyền địa phương thích ứng một cách tích cực
và hiệu quả:


Thiết lập Cơ sở hạ tầng hỗ trợ: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ để
giảm gánh nặng công việc và tối ưu hóa khả năng thích ứng của chính quyền
địa phương với áp lực tối cao.
Hỗ trợ Tư pháp và Chuẩn bị nguồn nhân lực: Xây dựng chính sách hỗ trợ
tư pháp và chuẩn bị nguồn nhân lực để giảm các rủi ro và tăng cường khả
năng thích ứng với yêu cầu từ áp lực tối cao.
b. Khuyến khích Thực hiện Dự án mô hình:
Chính phủ sẽ thúc đẩy thực hiện các dự án mô hình nhằm đánh giá và áp dụng các
biện pháp đổi mới:


Hỗ trợ tài chính và Chính sách khuyến khích: Cung cấp tài trợ và chính
sách khuyến khích để các đơn vị chính quyền địa phương dễ dàng thực hiện
các dự án mô hình thử nghiệm.
Xây dựng môi trường thử nghiệm và học hỏi: Tạo ra môi trường thử
nghiệm để chính quyền địa phương có thể thực hiện các biện pháp số hoá
một cách có hệ thống và học hỏi từ các dự án mô hình.
Chính sách này nhằm mục tiêu tối ưu hóa tác động của áp lực tối cao, tạo điều kiện
thuận lợi để chính quyền địa phương thích ứng một cách tích cực và hiệu quả, đồng
thời khuyến khích sự đổi mới và thích ứng với các yêu cầu số hoá tài chính công
→ Những chính sách này là kết quả của việc kết hợp lý thuyết, bằng chứng từ
phân tích thực tiễn và giải pháp đã được thể hiện trong nghiên cứu của chúng
tôi. Chúng đều hướng đến mục tiêu tạo ra một môi trường tài chính công số hóa
hiệu quả, minh bạch và đáp ứng nhanh chóng đến nhu cầu của cộng đồng, đồng
thời giảm thiểu áp cấp cao và tăng cường sự chống chịu của hệ thống.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, J. C., & Gerbing, D. W. (1988). Structural equation modeling in
practice: A review and recommended two-step approach. Psychological
Bulletin, 103(3), 411–423.
2. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E. (2010). Multivariate data
analysis (7th ed.). Upper Saddle River, NJ/ Pearson Prentice Hall.
3. Hall, J. (2015). Build Authentic Audience Experiences Through Influencer
Marketing. Retrieved July 5, 2020.
4. Hoàng Trọng và Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích nghiên cứu dữ liệu với
SPSS. NXB Hồng Đức.
5. Hoelzle J. B., Meyer G. J. (2013). Exploratory factor analysis: Basics and
beyond. In Weiner I. B., Schinka J. A., Velicer W. F. (Eds.), Handbook of
psychology: Research methods in psychology (Vol. 2, 2nd ed., pp. 164-188).
Hoboken, NJ: Wiley.
6. Kaiser H. F. (1958). The varimax criterion for analytic rotation in factor
analysis. Psychometrika, 23, 187-200.
7. Kaiser, H.F., 1974. An index of factorial simplicity. psychometrika, 39(1),
pp.31-36.
8. Lloret S., Ferreres A., Hernandez A., Tomas I. (2017). The exploratory factor
analysis of items: Guided analysis based on empirical data and software. Anales
de Psicologia, 33, 417-432.
9. Loehlin, J. C., & Beaujean, A. A. (2017). Latent Variable Models: An
Introduction to Factor, Path, and Structural Equation Analysis. New York, NY:
Taylor & Francis.
10. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
11. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994) The Assessment of Reliability.
Psychometric Theory, 3, 248-292
12. Price L. R. (2017). Psychometric methods: Theory into practice. New York,
NY: Guilford Press.
13. Wooldridge, J. M. (2000). Introductory Econometrics/ A Modern Approach,
South Western.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
46
PHỤC LỤC
1. Cronbach’s Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
.817
3
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if
if Item
Item
Deleted
Deleted
TR1 7.35
1.589
TR2 7.25
1.475
TR3 7.39
1.519
Corrected
Item-Total
Correlation
.675
.660
.676
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.745
.760
.742
Corrected
Item-Total
Correlation
.739
.663
.629
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.692
.767
.801
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
.822
3
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if
if Item
Item
Deleted
Deleted
OE1 7.66
1.576
OE2 7.58
1.595
OE3 7.85
1.653
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
.810
3
Item-Total Statistics
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
47
Scale Mean
if Item
Deleted
PSD1 7.54
PSD2 7.08
PSD3 7.62
Scale
Variance if
Item
Deleted
1.548
1.643
1.587
Corrected
Item-Total
Correlation
.668
.684
.631
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.732
.718
.771
Corrected
Item-Total
Correlation
.622
.655
.705
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.778
.746
.692
Corrected
Item-Total
Correlation
.661
.666
.667
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.747
.743
.742
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
.810
3
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if
if Item
Item
Deleted
Deleted
CE1 7.33
1.675
CE2 7.48
1.550
CE3 7.87
1.498
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
.814
3
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if
if Item
Item
Deleted
Deleted
SP1 7.81
1.591
SP2 7.39
1.591
SP3 7.96
1.503
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha
Items
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
48
.822
3
Item-Total Statistics
Scale
Scale Mean Variance if
if Item
Item
Deleted
Deleted
INT1 8.29
1.765
INT2 8.16
1.509
INT3 8.14
1.687
Corrected
Item-Total
Correlation
.676
.686
.675
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
.758
.749
.756
2. Phân tích EFA cho biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Bartlett's Test of
Approx. Chi-Square
Sphericity
df
Sig.
.718
1177.097
105
.000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
% of
Cumulative
Component Total
Variance
%
1
3.934
26.225
26.225
2
2.097
13.979
40.204
3
1.950
13.001
53.205
4
1.612
10.748
63.953
5
1.540
10.267
74.220
6
.575
3.835
78.055
7
.486
3.240
81.295
8
.469
3.126
84.421
9
.448
2.986
87.407
10
.403
2.687
90.093
11
.389
2.590
92.684
12
.356
2.376
95.059
13
.293
1.955
97.014
14
.234
1.563
98.577
15
.213
1.423
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Extraction Sums of Squared Loadings
% of
Cumulative
Total
Variance
%
3.934
26.225
26.225
2.097
13.979
40.204
1.950
13.001
53.205
1.612
10.748
63.953
1.540
10.267
74.220
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
49
Rotated Component Matrixa
Component
1
2
3
4
5
TR2 .853
TR1 .842
TR3 .839
OE1
.906
OE2
.841
OE3
.793
CE3
.859
CE1
.847
CE2
.799
PSD2
.852
PSD1
.838
PSD3
.796
SP3
.844
SP2
.830
SP1
.826
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.a
a. Rotation converged in 5 iterations.
3. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy.
Bartlett's Test of
Approx. Chi-Square
Sphericity
df
Sig.
.721
208.046
3
.000
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings
Componen
% of
Cumulative
% of
Cumulative
t
Total
Variance
%
Total
Variance
%
1
2.218
73.942
73.942
2.218
73.942
73.942
2
.400
13.339
87.281
3
.382
12.719
100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
50
Component
Matrixa
Componen
t
1
INT2 .864
INT1 .858
INT3 .857
Extraction
Method: Principal
Component
Analysis.
a. 1 components
extracted.
4. Ma trận tương qua Peason
Correlations
TR
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
OE Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
PSD Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
CE
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
SP
Pearson
Correlation
Sig. (2-tailed)
N
TR
1
OE
.111
PSD
.233**
CE
.147*
SP
.145*
INT
.541**
195
.111
.123
195
1
.001
195
.183*
.040
195
.116
.043
195
.252**
.000
195
.392**
.123
195
.233**
195
.183*
.011
195
1
.106
195
.272**
.000
195
.262**
.000
195
.424**
.001
195
.147*
.011
195
.116
195
.272**
.000
195
1
.000
195
.217**
.000
195
.470**
.040
195
.145*
.106
195
.252**
.000
195
.262**
195
.217**
.002
195
1
.000
195
.324**
.043
195
.000
195
.000
195
.002
195
195
.000
195
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
51
Pearson
.541**
.392**
.424**
.470**
Correlation
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
.000
N
195
195
195
195
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
INT
.324**
1
.000
195
195
5. Phân tích hồi quy
Model Summaryb
Mode
R
Adjusted R Std. Error of
l
R
Square Square
the Estimate
a
1
.757
.573
.562
.40788
a. Predictors: (Constant), SP, TR, CE, OE, PSD
b. Dependent Variable: INT
ANOVAa
Sum of
Mean
Model
Squares
df
Square
1
Regression 42.195
5
8.439
Residual 31.444
189
.166
Total
73.639
194
a. Dependent Variable: INT
b. Predictors: (Constant), SP, TR, CE, OE, PSD
F
50.724
Sig.
.000b
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Model
B
1
(Constant -.696
)
TR
.431
OE
.260
PSD
.176
CE
.323
SP
.089
a. Dependent Variable: INT
Standardized
Coefficients
Std. Error
.312
Beta
t
-2.230
Sig.
.027
.051
.050
.053
.052
.053
.414
.257
.172
.314
.086
8.393
5.171
3.332
6.256
1.683
.000
.000
.001
.000
.094
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
Collinearity
Statistics
Toleranc
e
VIF
.930
.918
.844
.897
.865
1.07
1.08
1.18
1.11
1.15
lOMoARcPSD|34740131
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albina N. Rasskazovaa & Valentin V. Yurgensonb (2021),
Determinants of Digitalization in Developed Countries
2. Andriy Shelestov & Oleksiy Kravchenko & Michael Korbakov,
International Journal "Information Theories & Applications" Vol.12
3. Agostino, D. & Arnaboldi, M. & Lema, M.D. New development:
COVID-19 as an accelerator of digital transformation in public
service delivery. Public Money Manag. 2021
4. Bunga Dionika, Irwansyah, Mazaya Rizy Safira (2019), The
Acceptance And Use of Digital Public Service: An Influence of Trust
and An Application of UTAUT2
5. Bộ Nội vụ (2022), Tập huấn - Tọa đàm: Vai trò của chuyển đổi số đối
với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ
6. Bộ Nội vụ (2023), Kết quả cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2023
của Bộ Nội vụ
7. Chử Bá Quyết (2021), Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng
đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp ở Việt Nam
8. Criado, J.I.; Villodre, J. Delivering public services through social
media in European local governments. An interpretative framework
using semantic algorithms. Local Gov. Stud. 2021, 47, 253–275
9. Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa, Các công nghệ cốt lõi trong chuyển
đổi Chính phủ số
10. Claudia Zola (2023), Digitalization and contextual factors in EmiliaRomagna municipalities: A cluster and poset based approach
11. Datuk Dr. John Antony Xavier (2021), Digitalization of Public
Service Delivery in Asia
12. Drechsler, K.; Gregory, R. & Wagner, H.T. & Tumbas, S (2020), At
the Crossroads between Digital Innovation and Digital
Transformation.
13. Gong, Y. & Yang, J. & Shi (2020), X, Towards a comprehensive
understanding of digital transformation in government: Analysis of
flexibility and enterprise architecture
14. Jianying Xiao & Lixin Han & Hui Zhang (2022), Exploring Driving
Factors of Digital Transformation among Local Governments:
Foundations for Smart City Construction in China
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
53
15. Janowski, T (2015), Digital government evolution: From
transformation to contextualization
16. Katsonis, M. & Botros, A. Digital Government (2015), A Primer and
Professional Perspectives
17. Luna-Reyes, L.F. & Gil-Garcia, J.R. (2014), Digital government
transformation and internet portals: The co-evolution of technology,
organizations, and institutions
18. Low, C. & Chen, Y. & Wu, M. (2011) Understanding the
determinants of cloud computing adoption. Ind. Manag. Data Syst
19. Linders, D. & Liao, C.Z.-P. & Wang, C.M. (2018), Proactive eGovernance: Flipping the service delivery model from pull to push in
Taiwan
20. Mahmood, M. & Weerakkody, V. & Chen, W (2019), The influence
of transformed government on citizen trust: Insights from Bahrain
21. Mergel, I. & Edelmann, N. & Haug, N. (2019), Defining digital
transformation: Results from expert interviews
22. Mazhelis, O. & Tyrväinen (2012), P.Economic aspects of hybrid
cloud infrastructure: User organization perspective
23. Mazhelis, O. & Tyrväinen, P. (2019)Economic aspects of hybrid
cloud infrastructure: User organization perspective
24. Nanos, I. & Papaioannou, E. & Androutsou, E. & Manthou, V.
(2019), The role of cloud computing and citizens relationship
management in digital government transformation
25. Osborne, S.P. & Radnor, Z. & Nasi, G (2013), A New Theory for
Public Service Management? Toward a (Public)Service-Dominant
Approach
26. Panagiotopoulos, P. & Klievink, B. & Cordella (2019), A. Public
value creation in digital government
27. Quốc Hội Việt Nam (2022), Nhận thức về Chuyển đổi số trong cơ
quan Nhà nước, Doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng
cao
28. Rabaatul Azira Binti Hassan (2023), Determinant Factors of Tax
Digitalization Adoption:Towards Sustainable Tax Profession
29. Simon Porcher & Olivier Cristofini & Josefina Gimenez & Jean
Beuve (2023), Digital Transformation of Local Public Services and
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
54
Public Value: Insights from the Case of Public Health Services and
Professional Training in France
30. Soto-Acosta, P (2020), COVID-19 Pandemic: Shifting Digital
Transformation to a High-Speed Gear
31. Văn phòng chính phủ (2020), Nghị định Quản lý, kết nối và chia sẻ
dữ liệu cơ quan nhà nước
32. Văn phòng chính phủ (2022), Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển
ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
33. Văn phòng chính phủ (2022), Quyết định Về ngày Chuyển đổi số
quốc gia
34. Venkatesh, V. & Bala, H. (2012), Adoption and Impacts of
Interorganizational Business Process Standards: Role of Partnering
Synergy
35. Weerakkody, V. & Omar, A. & El-Haddadeh, R. & Al-Busaidy, M.
(2016), Digitally-enabled service transformation in the public sector:
The lure of institutional pressure and strategic response towards
change
36. Zainab H. Ali & Hesham A. Ali & Hesham A. Ali & Mahmoud M.
Badawy (2015), Internet of Things (IoT): Definitions, Challenges and
Recent Research Directions
37. Zarei, L. & Shahabi, S. & Sadati, A.K. & Tabrizi, R. & Heydari, S.T.
& Lankarani, K.B. (2021), Expectations of citizens from the
government in response to COVID-19 pandemic: A Cross-sectional
study in Iran
38. Zheng, D. & Chen, J. & Huang, L. & Zhang, C. (2013), Egovernment adoption in public administration organizations:
Integrating institutional theory perspective and resource-based view
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
Download