Uploaded by thanhhoangdarealest

Verejný dlh v Juhovýchodnej Ázii: Analýza a dôsledky pre Vietnam

advertisement
lOMoARcPSD|34740131
TL TÀI Chính CÔNG - Tiểu luận
Tài chính công (Trường Đại học Ngoại thương)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
------***------
NGHIÊN CỨU NGƯỠNG NỢ CÔNG TỐI ƯU
CHO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Lan
Nhóm thực hiện: Nhóm 16
Thành viên
Mã sinh viên
Bùi Hương Giang
2014310038
Bùi Thị Trung Anh
2014310003
Nguyễn Trung Hiếu
1913330030
Hà Nội, tháng 09 năm 2022
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................................... 5
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 5
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
Kết cấu đề tài ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................... 7
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 10
1.2. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 12
1.2.1. Nợ công ......................................................................................................... 12
1.2.2. Ngưỡng nợ công tối ưu ................................................................................. 16
1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 18
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.......................20
2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 22
Chương III: Kết quả và thảo luận .................................................................................................25
3.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 26
3.1.1. Ước lượng mô hình ....................................................................................... 26
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
3.1.2. Kiểm định mô hình ....................................................................................... 28
3.1.3. Xác định ngưỡng nợ công tối ưu dựa trên mô hình ...................................... 30
3.2. Thảo luận kết quả ................................................................................................ 31
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................33
4.1. Kết luận ............................................................................................................... 33
4.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................36
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khu vực công, nợ công là một vấn đề vô
cùng quan trọng với bất kỳ quốc gia nào vì nó là nguồn tài chính quan trọng cho sự phát
triển kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân, chi tiêu của Chính phủ và
là công cụ mạnh mẽ để điều tiết kinh tế vĩ mô ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh
đó, các nhà đầu tư cũng sẽ xem xét đến nợ công khi quyết định đầu tư vốn vào một quốc
gia nào đó. Chính vì vậy, việc xác định ngưỡng đảm bảo an toàn của nợ công, tính bền
vững của nợ công vẫn luôn là vấn đề được quan tâm của tất cả các nền kinh tế trên thế
giới.
Theo bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt
Nam giai đoạn 2017-2021 giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP. Nếu
so sánh với ngưỡng nợ công quy định, nợ công của Việt Nam vẫn đang ở mức khá an
toàn so với mức trần mà Quốc hội đang đề ra là 65% và tiến tới không vượt quá 60%
vào năm 2030. Thế nhưng, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế cho rằng vẫn
đang tồn tại những nguy cơ và rủi ro mất kiểm soát lớn trong mức nợ công hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với những kiến thức đã được tiếp thu
ở bộ môn Tài chính công, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ngưỡng
nợ công tối ưu cho các quốc gia Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam” nhằm
phân tích và đưa ra cái nhìn khách quan nhất về chủ đề trên.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của nợ công và các yếu tố vĩ mô khác đến sự tăng trưởng
GDP. Bên cạnh đó thông qua các nghiên cứu từ trong và ngoài nước để tìm ra ngưỡng
nợ công tối ưu cho các nước Đông Nam Á và đề ra những hàm ý chính sách cho Việt
Nam.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ngưỡng nợ công tối ưu cho các nước
Đông Nam Á từ đó hàm ý chính sách cho Việt Nam.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu 6 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam,
Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia, Philippines.

Phạm vi thời gian: Nhóm thu thập số liệu các biến trong giai đoạn 2000 -
2020.
Kết cấu đề tài
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu có kết cấu
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách cho Việt Nam
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Với mỗi quốc gia, đặc biệt là về lĩnh vực tài chính, nợ công vô cùng quan trọng
và đóng vai trò không thể thiếu.
Về bản chất, nợ công không xấu. Trên thực tế, rất nhiều quốc gia phải đi vay nợ,
từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam,
Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật,
EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ
nhằm các mục đích khác nhau. Vừa là công cụ đắc lực trong việc tái tạo vốn để góp
phần phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư, vừa huy động được nguồn tiền nhàn rỗi của các
cá nhân để phục vụ cho các kế hoạch phát triển chung của khu vực và cả nước; bên cạnh
đó, nợ công cũng tận dụng được sự hỗ trợ từ phía quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh những tác
động tích cực, nợ công cũng tiềm ẩn các nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực. Nếu nợ công tăng
lên quá cao, vượt mức an toàn, nó sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm hiệu quả
đầu tư giảm sút, phần nào làm thất thu ngân sách nhà nước.
Vì vậy, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực,
việc xác định được mức nợ công tối ưu là thực sự cần thiết. Với mức nợ công ở ngưỡng
phù hợp, sự an toàn của nền kinh tế vĩ mô mới được đảm bảo, mọi bước tiến trong nền
kinh tế mới được thực hiện một cách chu toàn.
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ công đã và đang
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong đó có thể
kể đến: Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và của Ngân hàng Thế giới (WB) về
xây dựng khung nợ bền vững áp dụng cho các nước thu nhập thấp (Debt Sustainability
Framework for Low-Income Countries, IMF/WB, 2005), khung nợ này được cập nhật
vào các năm 2006, 2009 và 2012. Nghiên cứu của Manasse, P. và Roubini, N. (2005)
đã dựa trên số liệu quan sát theo năm của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1970-
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
2002, để tiến hành xây dựng mô hình cây nhị phân (Binary Recursive Tree) để phân tích
rủi ro nợ công của các nước. Nghiên cứu của Giancarlo Corsetti và Nouriel Roubini
(1991) dựa trên nguyên lý: nếu chuỗi thời gian của nợ công không dừng, nghĩa là tỷ lệ
nợ thực/GDP liên tục tăng và vượt quá giá trị hiện tại của các khoản thặng dư ngân sách
trong tương lai thì nợ công sẽ không bền vững. Nghiên cứu của "Rules of Thumb for
Sovereign Debt Crises", (IMF working paper, 2005, No. 05/42). Greiner A & Semmler
W. (1999) và của Campbell và Shiller (1987) lại đánh giá tính bền vững của nợ công
dựa trên sự kiểm định điều kiện giới hạn ngân sách liên thời gian.
Vào năm 1993, nghiên cứu “The Effects of Debt Burden on Economic Growth in
Heavily Indebted Developing Nations” của Cunningham, bằng việc phân tích ảnh hưởng
của tổng nợ lên tăng trưởng của nền kinh tế trong 16 nước phát triển, sử dụng số liệu
trong giai đoạn 1971-1979, Cunningham đã kết luận rằng có ảnh hưởng tiêu cực từ nợ
lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận ra rằng tỷ lệ nợ công cao cũng
làm giảm hiệu suất vốn và nhân công.
Schclarek (2004) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng nợ chính phủ và tăng
trưởng GDP bình quân ở các nước phát triển. Không tìm thấy bằng chứng chắc chắn về
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê đối với một mẫu gồm 24 quốc gia công nghiệp với dữ
liệu được tính trung bình trong bảy giai đoạn 5 năm từ 1970 đến 2002. Ngược lại, một
nghiên cứu gần đây của Reinhart và Rogoff (2010), phân tích (thông qua mối tương
quan đơn giản thống kê) sự phát triển của nợ công (tổng chính quyền trung ương) và tốc
độ tăng trưởng GDP thực tế dài hạn ở 20 quốc gia phát triển trong một giai đoạn kéo dài
khoảng hai thế kỷ (1790 - 2009) cho thấy rằng: (i) mối quan hệ giữa nợ chính phủ và
tăng trưởng dài hạn yếu đối với tỷ lệ nợ / GDP dưới ngưỡng 90% GDP; (ii) trên 90%,
tốc độ tăng trưởng trung bình giảm một phần trăm và trung bình hơn đáng kể. Một thay
đổi tương tự trong hành vi của tăng trưởng GDP liên quan đến tỷ lệ nợ cũng được tìm
thấy bởi Kumar và Woo (2010).
“Finding the Tipping Point - When sovereign Debt turns bad” - Mehmet Caner,
Thomas Grennes, Fritzi Koehler-Geib (WB): Đây là một nghiên cứu được WB công bố
vào năm 2010, dựa trên bộ số liệu diện rộng của 101 nước phát triển và đang phát triển
trong gần ba thập kỷ từ năm 1980 đến 2008. Ba chuyên gia đề xuất ngưỡng 77% cho
các quốc gia phát triển và 64% cho các quốc gia đang phát triển. Khi tỷ lệ nợ công vượt
trên ngưỡng này, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế lần lượt bị giảm đi 0,017% và 0,02%.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Wright và Grande (2014) đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ và tăng
trưởng trong OLS của nhóm nghiên cứu và động lực ngưỡng ở 13 quốc gia vùng Caribe.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ / GDP là 61% đối với các quốc gia mẫu, với tỷ lệ nợ / GDP
vượt quá ngưỡng đó có tác động tiêu cực đến đầu tư và tăng trưởng. Kết quả cho thấy
có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ nợ/GDP thực tế và tỷ lệ tối ưu đã được hiệu chỉnh ở cấp
quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ âm nợ tăng trưởng củng cố quan điểm
rằng việc vay nợ của chính phủ phải được thực hiện không chỉ dựa trên các điều khoản
phù hợp với tính bền vững của nợ cố định, mà còn cả các điều khoản mang lại cổ tức
tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, Pescatori, Sandri và Simon (2014) không thể tìm
thấy bất kỳ bằng chứng nào về ngưỡng nợ trên đó làm suy yếu triển vọng tăng trưởng
trung hạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa mức nợ và tăng trưởng chịu ảnh
hưởng quan trọng bởi quỹ đạo của nợ. Nói cách khác, các quốc gia có mức nợ cao nhưng
đang giảm về mặt lịch sử đã tăng trưởng nhanh như các quốc gia khác. Mặc dù không
có ngưỡng nợ, các tác giả đã chỉ ra rằng nợ cao hơn có liên quan đến tăng trưởng sản
lượng bất ổn hơn, điều này có thể gây tổn hại đến phúc lợi kinh tế.
Nghiên cứu “The real effect of debt” của Cecchetti và cộng sự (2011), đã ủng hộ
quan điểm mức độ vừa phải, nợ cải thiện phúc lợi và tăng cường tăng trưởng. Nhưng
mức độ cao có thể gây tổn hại. Đồng thời giải thích câu hỏi khi nào nợ chuyển từ tốt
sang xấu bằng cách sử dụng tập dữ liệu mới bao gồm cấp chính phủ, công ty phi tài
chính và nợ hộ gia đình ở 18 quốc gia OECD từ 1980 đến 2010. Kết quả của nghiên cứu
này chỉ ra rằng vượt ra ngoài một mức, nợ là lực cản đối với tăng trưởng. Đối với nợ
chính phủ, ngưỡng này là khoảng 85% GDP. Hệ lụy trước mắt là các quốc gia có nợ cao
phải hành động nhanh chóng và dứt khoát để giải quyết các vấn đề tài khóa của họ. Bài
học dài hạn là, các chính phủ nên giữ nợ thấp hơn ngưỡng ước tính và duy trì nợ công
bền vững. Nghiên cứu cũng chỉ ra, điều này là tương tự đối với các loại nợ khác, ví dụ
như khi nợ doanh nghiệp vượt quá 90% GDP, nó sẽ trở thành lực cản đối với tăng trưởng.
Và đối với nợ hộ gia đình, ngưỡng khoảng 85% GDP.
Metwally và Tamaschke (1994) chỉ ra rằng Algeria, Ai Cập và Maroc đã dành
hơn một phần tư thu nhập xuất khẩu của họ trong năm 1989 để trả các khoản nợ nước
ngoài. Do đó, nghiên cứu của họ đã xem xét tác động của gánh nặng nợ đối với tăng
trưởng và phát triển kinh tế ở ba quốc gia, sử dụng cả mô hình phương trình đơn và đồng
thời và dữ liệu từ năm 1975 đến năm 1989. Các tác giả đã chỉ ra rằng việc trả nợ đã ảnh
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế ở ba nền kinh tế, trong khi tăng trưởng giảm đã hạn
chế khả năng trả nợ của họ. Họ nói thêm rằng việc cải thiện tài khoản vãng lai, dòng vốn
đầu tư trực tiếp tư nhân và tăng tiết kiệm trong nước có thể góp phần làm giảm mức độ
của các vấn đề nợ.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu “Hiệu ứng nợ công và hàm ý chính sách cho Việt Nam” của Phạm
Thế Anh và cộng sự sử dụng mẫu số liệu của 78 quốc gia mới nổi và đang phát triển từ
2001 đến 2011. Nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia có ngưỡng nợ công khác nhau, từ
12-57% GDP. Cụ thể, khi nợ công ở dưới mức 33%, nền kinh tế sẽ hưởng tác động tích
cực. KHi vượt quá 33%, nợ công bắt đầu có tác động tiêu cực, đóng góp biên của nợ
công với nền kinh tế nhỏ hơn 0.
Một nghiên cứu của Lê Phan Thị Diệu Thảo và Thái Hán Vinh (2015) nghiên
cứu vấn đề “Kiểm định tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế”. Với phương
pháp sử dụng mô hình hồi quy, quy mô mẫu gồm 7 nước đang phát triển khu vực Đông
Nam Á là Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Lào, Campuchia với
chuỗi số liệu từ năm 1995-2013, kết quả cho thấy giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ phi tuyến tính, mô hình chữ U ngược. Khi tỷ lệ nợ công/ GDP nhỏ hơn
68%, nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, nghiên cứu đã xác
định được ngưỡng nợ công để có thể tham khảo chính xác ngưỡng nợ công.
Về ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt Nam, PGS.TS. Đào Văn Hùng đã
thực hiện nghiên cứu đề án “Xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt Nam
giai đoạn 2016 – 2020” năm 2016. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tham
số ngưỡng để xác định trần nợ và ngưỡng nợ của Việt Nam với chuỗi số liệu từ 1995 –
2013. Kết quả nghiên cứu và kiểm định từ mô hình cho thấy ngưỡng nợ công tối ưu của
Việt Nam nằm trong khoảng 68% - 70% GDP. Nếu tính cộng trừ với cả biên độ với sai
số 10% thì ngưỡng nợ tối ưu sẽ nằm trong khoảng 63% - 77%/GDP. Kết quả nghiên cứu
này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Caner & cộng sự (2010). Đồng thời nghiên
cứu cho thấy khi tỷ lệ nợ công/GDP ≤ 68% thì nợ công có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế và tính bền vững của chính sách tài khóa. Khi tỷ lệ này lớn hơn 68% thì
nợ công sẽ làm giảm động lực đầu tư phát triển, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm suy
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn của nợ công. Từ đó, tác giả đề xuất ngưỡng nợ
công tối ưu bình quân giai đoạn 2016 – 2020 Ở Việt Nam vào khoảng 68% GDP.
Bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế” của TS. Hoàng
Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2018 đã sử dụng phương pháp hồi quy cho dữ liệu mảng với mô hình tác động cố định
để tìm hiểu ảnh hưởng nợ công và các biến số vĩ mô (giá cả hàng hóa, lạm phát, đầu tư
công...) đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình hồi quy được chia theo thu nhập (giai đoạn
1993 – 2014) gồm 58 nước phát triển (thu nhập cao) và nước đang phát triển (thu nhập
thấp và trung bình). Theo tính toán của tác giả đối với 58 nước, chi tiêu của chính phủ
sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi ngưỡng nợ công đối với các nước
phát triển là 82,9% GDP, còn đối với các nước đang phát triển là 156,6% GDP. Đồng
thời kết quả phân tích cho thấy, tăng trưởng bị kìm hãm bởi nợ công (cả về quy mô và
tốc độ gia tăng), lạm phát, chi tiêu dùng của chính phủ và thất nghiệp. Đặc biệt, nghiên
cứu còn chỉ ra các nước thu nhập cao thuộc nền cộng hòa lưỡng thể có nền kinh tế hoạt
động hiệu quả hơn các nước cùng nhóm thu nhập nhưng thuộc chế độ cộng hòa tổng
thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường đa dạng về không gian, thời gian, phương pháp
nghiên cứu và lựa chọn các biến kiểm soát dẫn tới kết quả nghiên cứu là khác nhau, và
do đó các kết luận có thể là những gợi ý chính sách cho các quốc gia trong phạm vi của
nghiên cứu này.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công ở một số quốc gia
châu Á” của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng năm 2020 đã sử dụng trong mô hình nghiên
cứu của Marek Dabrowski (2014) và thêm vào yếu tố tỷ giá hối đoái để có thể đánh giá
các tác động của những yếu tố kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ công trên GDP ở một số quốc
gia châu Á. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu bảng được thu thập từ
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố
kinh tế vĩ mô có tác động đến nợ công: cụ thể: Khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% sẽ
làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP tương ứng 0,7335% ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ giá hối
đoái tăng 1% cũng làm tăng nợ công nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,0000148%,
với mức ý nghĩa 5%. Hai yếu tố còn lại là tình trạng thâm hụt ngân sách và lãi suất thực
tế có tác động ít đến tình hình nợ công. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về
yếu tố kinh tế vĩ mô giúp Chính phủ các nước nói chung, Việt Nam nói riêng hoạch định
và hoàn thiện quản lý nợ công trong tương lai.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Bài nguyên cứu “Chiến lược nợ công ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra cho giai
đoạn 2021-2030” được thực hiện bởi TS. Đinh Lâm Tấn và TS. Nguyễn Hữu Khánh
năm 2021 đã phân tích thực trạng thực hiện chiến lược dài hạn về nợ công giai đoạn
2011-2020 theo Quyết định số 958/QĐ-TTg. Từ đó tác giả nhận định tính đến cuối năm
2019, các chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nợ công của Việt Nam vẫn được duy trì trong
ngưỡng an toàn. Dư nợ công dưới 55% GDP, nợ chính phủ dưới 48,5% GDP (trong đó:
nợ trong nước chiếm 62,3%, nợ ngoài nước chiếm 37,7%) (Bộ Tài chính, 2020), nợ
nước ngoài của quốc gia khoảng 45,8% GDP, qua đó góp phần đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia. Bên cạnh đó các tác giả cũng chỉ ra rằng một số bất cập từ khung pháp
lý quản lý nợ công của Việt Nam và từ đó đưa ra những đề xuất cải thiện trong việc quản
lý nợ công để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam.
Bài nghiên cứu “Tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế và vấn đề ngưỡng
nợ” của Nguyễn Thị Thùy Vinh năm 2016 đã giả định mối quan hệ phi tuyến tính giữa
tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ công là bậc hai và ước lượng các tham số với chuỗi dữ
liệu là 2000 – 2015. Kết quả ước lượng cho thấy sự tồn tại của đường cong Laffer nợ và
đỉnh của đường cong Laffer nợ cũng là ngưỡng nợ tối ưu 61,3% GDP để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Mức độ nợ 61,3% GDP sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế.
Qua việc phân tích thực trạng nợ công cùng kết quả nghiên cứu tác giả nhận thấy nợ
công của Việt Nam năm 2015 đã chạm tới ngưỡng nợ, vì thế tác giả đã đưa ra một số đề
xuất để cải thiện tình hình nợ.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Nợ công
a.
Khái niệm:
Mặc dù khái niệm về nợ công tương đối rõ ràng và mang tính trực quan cao là
các nghĩa vụ nợ của nhà nước, nhưng cách thức tính toán và phạm vi bao hàm có sự
khác biệt nhất định giữa các quốc gia.
Định nghĩa của World Bank
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới (WB), nợ công được hiểu là nghĩa vụ
nợ của 4 nhóm chủ thể bao gồm:
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131

Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương

Nợ của Ngân hàng trung ương

Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và
phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển
(UNCTAD)
Định nghĩa của IMF
Để đảm bảo khả năng so sánh và kiểm soát rủi ro nợ công trên phạm vi toàn cầu,
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra một khung tiếp cận chung trong tính toán về nợ công
bao gồm hai cấu phần chính, xác định các chủ thể nợ công và các công cụ nợ công.
Các chủ thể nợ công
Theo định nghĩa của IMF, nợ công bao gồm nợ của Chính phủ trung ương và
chính phủ địa phương. Trong đó nợ chính phủ trung ương bao gồm cả nợ của các đơn
vị sử dụng vốn ngân sách nằm ngoài Chính phủ (các đơn vị y tế, giáo dục, an sinh xã
hội, xây dựng, ... được kiểm soát và tài trợ hoàn toàn bởi Chính phủ) và các quỹ an sinh
xã hội.
Các công cụ nợ công
IMF (2001) đưa ra định nghĩa tổng nợ công (gross debt) dựa trên 6 nhóm công
cụ nợ, bao gồm:

Các chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu

Các khoản vay trực tiếp

Các khoản phải trả như tín dụng thương mại, trả trước…

Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) do IMF phát hành và phân bổ đến các nước
thành viên

Tiền mặt do NHTW phát hành và các khoản tiền gửi tại NHTW, Chính
phủ hay các tổ chức thuộc Chính phủ khác

Các khoản bảo hiểm xã hội, hưu trí được Chính phủ bảo đảm thanh toán
Định nghĩa nợ công tại Việt Nam
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Ở Việt Nam, Luật quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ
chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nợ chính phủ là
khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước, được ký kết, phát hành
nhân danh Nhà nước, nhân dân chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký
kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không
bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh
nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
b.
Nguyên nhân dẫn đến nợ công
Thứ nhất, là do sự đầu tư dàn trải, thiếu sự tập trung. Vốn ưu tiên thường được
phân bổ cho nhiều dự án; bị chậm tiến độ do thiếu vốn, làm tăng chi phí đầu tư và trì
hoãn việc xây dựng công trình; đầu tư các dự án không cần thiết dẫn tới công trình hoàn
thành xong mà không đưa vào sử dụng được hoặc công trình dở dang, và lãng phí vốn
đầu tư… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư thấp, kéo
theo sự gia tăng của những khoản nợ công. Với những chi phí bất hợp lý như vậy, tỷ lệ
nợ công của Việt Nam sẽ ngày càng tăng nhanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước
làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên Nhà nước còn phải gánh thêm khoản nợ. Điều này đã
làm tăng thêm áp lực về gánh nặng nợ công cho Chính phủ. Bên cạnh đó là các dự án
phát sinh tăng vốn. Ví dụ: Năm 2008, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
được triển khai với tổng vốn đầu tư là 552 triệu USD. Nhưng đến năm 2016 thì tổng số
vốn điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (tăng lên hơn 1,5 lần so với mức vốn ban đầu.
Trong số đó có bao gồm vay của Trung Quốc 669 triệu USD trả lãi cho khoản này mỗi
ngày là 1,2 tỷ đồng/ngày. Và thực tế hiện nay dự án này đầu tư không hiệu quả. Hầu hết
các dự án của Việt Nam đều chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đầu tư vào quản lý hệ thống
công cộng hết sức trì trệ, chậm tiến độ so với các nước khác, các công trình thi công ở
Việt Nam chậm tiến độ đến 3 - 4 lần và bị đội giá lên so với ban đầu dự chi. Đầu tư công
của Việt Nam chủ yếu đầu tư và cơ sở hạ tầng, tuy nhiên mọi việc gặp rất nhiều bất cập
như đội vốn, năng lực nhà thầu không đảm bảo dẫn đến chậm tiến độ. Nguồn vốn chủ
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
yếu là đi vay nhưng lại không được thực hiện một cách hiệu quả dẫn đến nợ công ngày
càng tăng cao.
Thứ hai, con số nợ công do Bộ Tài chính đề cập chưa hoàn toàn chính xác bởi
cách tính nợ công của Việt Nam chưa phản ánh đúng thực trạng và cũng khác xa so với
thông lệ quốc tế. Do đó gây nên tranh cãi về những con số được công bố về tình hình nợ
công của Việt Nam. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài chính) cho rằng khi
không tính đúng, tính đủ nợ công, có thể đưa đến nhìn nhận lạc quan thái quá về ngưỡng
an toàn nợ. Hệ quả là nợ có thể tăng nhanh khó kiểm soát. Nhiều người cho rằng con số
thực tế cao hơn nhiều và phần chênh lệch giữa những con số đó đa phần nằm ở khoản
nợ mà Nhà nước phải bảo lãnh cho những doanh nghiệp Nhà nước. Theo ước tính, khoản
vay của doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 10% tổng dư nợ công và là khoản đáng lo ngại
nhất bởi phần lớn là vay với kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng
trả nợ, Chính phủ đương nhiên sẽ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người bảo lãnh.
Với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nợ Chính phủ và nợ công gần như
đồng nhất vì khu vực doanh nghiệp Nhà nước của họ chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Nhưng với Việt Nam, nợ của doanh nghiệp Nhà nước có quy mô xấp xỉ với nợ của
Chính phủ nên nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong rổ nợ công. Năm 2005, Chính phủ đã
phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra thị trường chứng khoán New York và dùng toàn
bộ số vốn này đầu tư cho các dự án của Vinashin. Vinashin thua lỗ, khó có khả năng
thanh toán số nợ trên thì Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay.
c.
Vai trò của nợ công
Với các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc có
một khoản vay để duy trì và phát triển nền kinh tế đất nước là điều rất vui mừng. Trường
hợp chính phủ của một quốc gia đã chấp nhận vay tiền tức là đã xác định rõ ràng mục
đích và những lợi ích của khoản vay đó đối với sự phát triển của đất nước. Nợ công làm
gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ
tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Việc quốc gia tiến hành huy động
nợ công sẽ góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhà rỗi trong dân cư. Tận dụng được
sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong
những hoạt động kinh tế, ngoại giao quan trọng của các nước phát triển muốn gây ảnh
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Ngoài ra
nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực: gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt
là từ các khoản tài trợ ngoài nước, gây tham nhũng, lãng phí.
1.2.2. Ngưỡng nợ công tối ưu
a.
Khái niệm
Ngưỡng nợ công là giới hạn do Quốc hội ấn định đối với khoản nợ mà chính phủ
có thể nắm giữ trong bất kỳ thời điểm nào. Đây là con số tổng hợp áp dụng cho tổng nợ,
bao gồm nợ trong tay của công chúng và trong các tài khoản trong chính phủ. Đối với
các nước Châu Âu: quy định hạn mức trần nợ công cho các nước trong khối là dưới 60 %
GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3%. Đối với Việt Nam: Tại quyết định số 958 / QĐ- TT
ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước
ngoài của Quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định các chi
tiêu an toàn về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia như sau:
Nợ công đến năm 2020 không quá 65 " % GDP trong đó dư nợ chính phủ không
quá 55, GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Ngưỡng nợ công tối ưu có thể được hiểu là tỷ lệ nợ công trên GDP mà tại đó
GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất. Trên thực tế, nợ công có thể tác động đến tốc độ
tăng trưởng GDP theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế,
Chính phủ có thể vay nợ để gia tăng chi tiêu, đầu tư vào các công trình công cộng, nhằm
kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, về mặt tích cực, thì nợ công làm gia tăng
lãi suất, tăng tỷ giá đồng nội tệ, thâm hụt thương mại tăng và gia tăng lạm phát. Nợ công
phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tài chính của một nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc đánh giá khoản nợ của một quốc gia có an toàn hay không trở nên vô
cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng như chính bản thân chính phủ của quốc gia
đó. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn
đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
b.
Cách xác định ngưỡng nợ công tối ưu
Theo các nghiên cứu về ngưỡng nợ công trước đây, nhóm tác giả xác định việc
xây dựng ngưỡng nợ công dựa trên bốn phương pháp tiếp cận. Việc lựa chọn các phương
pháp nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của các nhà làm chính sách của mỗi quốc gia.
(1) Nghiên cứu định lượng (Quantitative Research - NCĐL) là phương pháp thu
thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được
những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích
thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hóa đo lường, phản ánh và diễn giải mối
quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.
(2) Dựa trên mô hình khung nợ bền vững (DSF) của IMF và WB: là công trình
do IMF và WB nghiên cứu, xây dựng. Mục tiêu của phương pháp này là dựa vào khung
nợ DSF (tập hợp các ngưỡng nợ nguy hiểm) để phân tích, dự báo gánh nặng nợ tổng thể
và nợ công nước ngoài của quốc gia (được tính trên GDP, thu ngân sách nhà nước và
kim ngạch xuất khẩu) có đang gặp nguy cơ vỡ nợ hay không và đánh giá nguy cơ tiềm
ẩn của nợ công.
(3) Phương pháp cây nhị phân: Mô hình Cây nhị phân (Binary Recursive Tree)
đã được Paolo Manasse và Nouriel Roubini nghiên cứu và đưa vào sử dụng (2005) để
phân tích rủi ro nợ công của các nước, là phương pháp phân loại và dự báo rủi ro khủng
hoảng nợ công theo dạng hình cây, và đã đem lại kết quả đáng tin cậy, đã được thừa
nhận rộng rãi trên các quốc gia.
(4) Dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mỗi quan hệ phi tuyến giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer): Đường cong Laffer nợ sử dụng
hình ảnh đồ thị đường cong Laffer nguyên gốc để mô phỏng một lý thuyết nghiên cứu
về nợ – Lý thuyết “debt overhang”. Lý thuyết này nói rằng tổng nợ càng lớn sẽ gắn liền
với khả năng trả nợ giảm. Đỉnh của đường cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc
gia có thể duy trì mà không lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh
tế.

Phân biệt “ngưỡng nợ công tối ưu” và “ngưỡng chịu đựng nợ
công”
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
“Ngưỡng chịu đựng nợ công” và “Ngưỡng nợ công tối ưu” đều được đo lường
bằng tỷ lệ nợ công/ GDP. “Ngưỡng chịu đựng nợ công” của một quốc gia có thể được
hiểu là ngưỡng nợ công tối đa mà quốc gia đó có thể chịu đựng tới khi xảy ra vỡ nợ.
Mặt khác, “Ngưỡng nợ công tối ưu” lại là ngưỡng nợ công tốt nhất cho tăng trưởng kinh
tế, tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế, nghĩa là tại ngưỡng nợ này thì tăng trưởng GDP đạt
mức tối đa.
Hình 1: Đường cong ngưỡng nợ công. (Nguồn: Trần nợ công và các phương
pháp xây dựng trần nợ công – PGS-TS: Nguyễn Thị Lan)
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tổng hợp, phân tích, khái quát hóa lý luận và những nghiên cứu liên quan
để xác định khung lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Sau khi đã xác định các chi tiêu, biến số cần phân
tích, nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu từ IMF và WB về tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nợ
công, độ mở thương mại và lạm phát.
Phương pháp phân tích số liệu:
Tiểu luận sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong quá trình phân tích,
bao gồm:
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131

Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu đã thu thâoj sẽ được mô tả
theo các đặc trưng khác nhau nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên
cứu.

Phương pháp phân tích mô hình hồi quy: Đề tài sử dụng phần mềm
Stata để ước lượng mô hình đánh giá ảnh hưởng của nợ công và hiệu ứng ngưỡng
nợ công tới tăng trưởng kinh tế.

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Từ bộ số liệu thu thập được, đề tài
tiến hành cho sánh thực trạng, xu hướng, biến động và tính bền vững của nợ công
của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á trong những khoảng thời
gian được lựa chọn đánh giá cụ thể.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề tài tổng kết kinh nghiệm
xử lý nợ công đưa ra đối với các nước Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho
Việt Nam.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực sự tồn tại ngưỡng nợ công. Nhưng ngưỡng
nợ công ở mỗi nước là khác nhau bởi thu nhập quốc gia, độ mở thương mại khác nhau
(Frankel & Romer, 1999) và thể chế khác nhau (Acemoglu, 2010). Nhóm dựa vào
nghiên cứu Tsangyao Chang (2010) và Caner (2010) cùng với công trình nghiên cứu
mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế cùng với đánh giá
ngưỡng nợ công tối ưu qua mô hình hồi quy ngưỡng (threshold model) của Siong Hook
Law và cộng sự (2021) để xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho 6 quốc gia Đông Nam
Á trong gia đoạn 2000-2020.
Mô hình thực nghiệm ngưỡng nợ công của 6 nước Đông Nam Á được thiết lập
gồm biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế (GDP), biến độc lập là Nợ công/GDP, lạm
phát và độ mở thương mai được đưa vào mô hình để ước lượng về tác động nợ công đến
tăng trưởng kinh tế và xác định ngưỡng nợ công tối ưu.

Biến phụ thuộc

Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Trong kinh tế học, GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ
nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), được
kiểm soát và điều chỉnh theo lạm phát. GDP được coi như một trong những chỉ số hàng
đầu đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát
triển của một quốc gia.

Biến độc lập

Nợ công/GDP
Trong kinh tế học, Tỷ lệ nợ/GDP là tỷ lệ giữa nợ chính phủ của một quốc gia
(tính bằng đơn vị tiền tệ) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (tính theo đơn vị tiền tệ mỗi
năm). Tỷ lệ nợ trên GDP thấp cho thấy một nền kinh tế sản xuất và bán hàng hóa và
dịch vụ đủ để trả nợ mà không phải chịu thêm nợ. Cân nhắc địa chính trị và kinh tế -
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
bao gồm lãi suất, chiến tranh, suy thoái và các biến số khác - ảnh hưởng đến các hoạt
động vay mượn của một quốc gia và lựa chọn phát sinh thêm nợ.
Theo quan điểm của IMF và World Bank, nợ công (public debt) là toàn bộ nghĩa
vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của khu vực chính phủ và của khu
vực các tổ chức công. Tại các quốc gia đã phát triển nợ công/GDP được sử dụng ở mức
tương đối cao bởi các nước đó luôn tạo được lòng tin cũng như tín dụng tốt bên cạnh
việc các chính sách an sinh xã hội tốt khiến họ dễ xảy ra thâm hụt ngân sách lớn và họ
muốn sử dụng nó như một nguồn vốn giá rẻ nhưng ngược lại với các nước đang phát
triển thì tiếp cận nguồn vốn này cũng không đơn giản và lãi suất cũng sẽ cao hơn nên
thường sẽ có mức nợ công/GDP thấp hơn.

Lạm phát
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của
hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với
trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Lạm
phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Nếu
lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt
đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động tích cực của lạm phát
bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc. Tuy nhiên, tác động
tiêu cực của lạm phát chính là sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự
không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu
tư và tiết kiệm. Việc người dan quyết định năm nắm giữ tiền nhiều hơn mang đi đầu tư
hay gửi tiết kiệm sẽ dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.

Độ mở thương mại
Độ mở thương mại là để chỉ quy mô tương đối của khu vực ngoại thương trong
một nền kinh tế, được đo lường bằng tiêu chí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP. Nó
thể hiện được sự mở rộng giao thương với các nước. Mở rộng nền kinh tế giúp các nước
tạo dựng được nhiều mối quan hệ, giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng, tiếp cận
được nhiều thị trường hơn và giúp chúng ta nhập được nguyên vật liệu cũng như các
mặt hàng đa dạng với một mức rẻ hơn. Vì thế, chỉ số này cũng đóng góp một phần không
nhỏ trong việc đánh giá tăng trưởng kinh tế.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Mô hình hồi quy tổng thể
Qua thử nghiệm và dựa trên các cơ sở lý thuyết nêu trên, nhóm đã lựa chọn được
mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình phương tối thiêu,OLS để từ đó
có thể tính toán ngưỡng nợ công tối ưu cho các nước Đông Nam Á được chọn như sau:
GDPtit = β0 + β1.Debtit2 + β2.Debtit + β3.Inflationit + β4.Openit + uit
Trong đó
GDPtit: tốc độ tăng trưởng GDP (%) tại quốc gia i vào năm t.
Biến độc lập:
Debtit2: tỉ lệ nợ công trên GDP (%) bình phương tại quốc gia i vào năm t.
Inflationit: lạm phát (%) tại quốc gia i vào năm t.
Openit: độ mở thương mại (%) tại quốc gia i vào năm t.
Các hệ số:
β0: Hệ số chặn.
β1, β2, β3: Hệ số hồi quy riêng.
2.2 Dữ liệu nghiên cứu
Country
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Year
GDPt
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Debt
6,79
6,19
6,32
6,9
7,54
7,55
6,98
7,13
5,66
5,4
6,42
6,24
24,8
25,4
27,7
29,8
29,4
28,7
30,2
32,2
31
36,3
36,8
35,8
Inflation
Open
-1,71
111,42
-0,43
111,96
3,38
116,7
3,22
124,33
7,76
133,02
8,28
130,71
7,39
138,31
8,3
154,61
23,12
154,32
7,05
134,71
8,86
152,22
18,68
162,91
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Singapore
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
5,25
5,42
5,98
6,68
6,21
6,81
7,08
7,02
2,9
9
-1,1
3,9
4,5
9,8
7,4
9
9
1,9
0,1
14,5
6,3
4,5
4,8
3,9
3
3,3
4,5
3,5
1,3
-5,4
8,9
0,5
5,4
5,8
6,8
5,3
5,6
6,3
4,8
-1,5
7,4
5,3
5,5
38,3
41,4
43,6
46,1
47,6
46,3
43,6
43,5
46,7
79,9
93,7
94,3
97,6
94,7
92,1
85,1
84,7
95,3
99,7
97
101
105,7
102,2
97,9
103,2
111,5
110,6
112,2
126,3
131
35,2
41,3
43
45,1
45,7
42,1
40,6
40,1
39,8
50,8
49,6
50
51,6
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
9,09
6,59
4,71
0,88
3,24
3,52
3,45
2,73
3,2
1,4
1
-0,4
0,5
1,7
0,4
1
2,1
6,6
0,6
2,8
5,2
4,6
2,4
1
-0,5
-0,5
0,6
0,4
0,6
-0,2
1,5
1,4
1,8
1,1
1,4
3
3,6
2
5,4
0,6
1,6
3,2
1,7
156,55
165,09
169,53
178,77
184,69
200,38
208,31
211,5
208,25
364,36
349,29
349,75
377,22
401,52
420,43
425,36
394,29
437,33
358,19
369,69
379,1
369,21
367,04
360,47
329,47
303,32
315,74
325,34
323,52
320,56
220,41
203,36
199,36
194,2
210,37
203,85
202,58
192,47
176,67
162,56
157,94
154,94
147,84
lOMoARcPSD|34740131
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
4,7
6
5,1
4,4
5,8
4,8
4,4
-5,6
4,9
3,6
4,5
4,8
5
5,7
5,5
6,3
6
4,6
6,2
6,2
6
5,6
5
4,9
5
5,1
5,2
5
-2,1
4,5
3,4
6,1
7,2
6,3
4,2
5
5,4
1,7
-0,7
7,5
0,8
7,2
2,7
53
52,7
53,6
51,9
50
51,2
52,5
60,7
87,4
73,7
62,3
55,6
51,3
42,6
35,8
32,3
30,3
26,5
24,5
23,1
23
24,8
24,7
27
30
29,4
30
30,5
38,5
57,8
57,5
55,1
50,7
44
39,2
41,3
38,7
38,1
45,8
43,8
40,8
43,7
45,7
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
2,1
3,1
2,1
2,1
3,9
0,9
0,7
-1,1
3,7
11,5
11,9
6,8
6,1
10,5
13,1
6,4
10,2
4,4
5,1
5,1
4,3
6,4
6,4
6,4
3,5
3,8
3,2
3
1,9
1,6
1,6
0,7
1,8
2,8
4,5
4,6
2,2
5,5
-0,8
3,2
3,8
3
2,2
142,72
138,31
131,37
126,9
133,16
130,4
122,99
116,43
71,44
69,79
59,08
53,62
59,76
63,99
56,66
54,83
58,56
45,51
46,7
50,18
49,58
48,64
48,08
41,94
37,42
39,36
43,07
37,45
33,19
121,3
120,27
114,97
116,69
127,41
137,85
134,09
129,87
140,44
119,27
127,25
139,68
137,67
132,46
lOMoARcPSD|34740131
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
Philipines
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
0,1
3,1
3,4
4,2
4,2
2,3
-6,1
4,4
3
3,7
5,1
6,6
4,9
5,3
6,5
4,3
1,4
7,3
3,9
6,9
6,8
6,3
6,3
7,1
6,9
6,3
6,1
-9,6
42,8
44,4
40,8
41,2
41,8
41,1
50,5
62,1
62,8
66,5
71,4
69,7
62,8
55,4
51,4
54,7
54,8
52,4
51
51,5
49,2
45,4
44,7
42,1
42,1
41,8
39,6
53,5
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
1,9
-0,9
0,2
0,7
1,1
0,7
-0,8
4
5,3
2,7
2,3
4,8
6,5
5,5
2,9
8,3
4,2
3,8
4,7
3
2,6
3,6
0,7
1,3
2,9
5,2
2,5
2,6
130,91
124,84
120,58
120,89
120,88
109,63
97,99
85,15
84,9
83,84
87,57
87,13
83,85
80,85
73,64
67,68
60,89
66,1
60,8
57,84
55,82
57,47
59,14
61,78
68,17
72,16
68,84
58,17
lOMoARcPSD|34740131
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Ước lượng mô hình
Bằng việc sử dụng phần mềm STATA và phương pháp bình phương tối thiểu
OLS, nhóm tác giả đã thu được kết quả ước lượng dưới đây:
Mô tả thống kê các biến:
Sử dụng lệnh sum trong phần mềm STATA thu được kết quả:
Ma trận tương quan giữa các biến:
Sử dụng lệnh corr trong phần mềm STATA thu được kết quả:
Có thể thấy tỉ lệ nợ công trên GDP bình phương có hệ số tương quan với tỉ lệ
tăng trưởng GDP là -0.1775, cho thấy sự tương quan ngược chiều. Như vậy nếu tỉ lệ nợ
công trên GDP tăng thì ta có thể kỳ vọng tăng trưởng GDP giảm. Tuy nhiên mối quan
hệ tương quan này khá thấp nên có thể cho rằng tỉ lệ nợ công trên GDP không tác động
quá nhiều tới tăng trưởng GDP của các nước.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Bảng kết quả hồi quy:
Sử dụng lệnh reg trong phần mềm STATA thu được kết quả:
Như vậy ta thu được mô hình hồi quy cụ thể như sau:
GDPtit = 3.451326 – 0.0004482Debtit2 + 0.1706759Inflationit + 0.0144649Openit
+ uit
Hệ số xác định R2 = 0.1601 cho thấy biến độc lập trong mô hình giải thích được
16.01%
sự thay đổi của biến phụ thuộc.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình ước lượng:
β1 = -0.0004482: khi tỉ lệ nợ công trên GDP tăng 1 đơn vị và các yếu tố
khác
không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm trung bình là 0.0004482 đơn
vị.
β2 = 0.1706759: khi lạm phát tăng 1 đơn vị và các yếu tố
khác không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP tăng trung bình là 0.1706759
đơn vị.
β3 = 0.0144649: khi độ mở thương mại tăng 1 đơn vị và các yếu tố khác
không
đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP tăng trung bình là 0.0144649 đơn vị.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
3.1.2. Kiểm định mô hình
Kiểm định sự phù hợp của mô hình:
Để kiểm định trường hợp các tham số của biến độc lập βi đồng thời bằng 0 có thể
xảy
ra hay không, ta xét tới giá trị F.
Giả thuyết: {H0: 𝛽̂1 = 𝛽̂2 = 𝛽̂3 = 0; H1: 𝛽̂12 + 𝛽̂22 + 𝛽̂32 ≠ 0
Từ bảng hồi quy, ta thấy giá trị Prob > F = 0,0001 < α = 0.05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0. Mô hình hồi quy được sử dụng phù hợp.
Kiểm định các hệ số hồi quy
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy, ta xét giá trị P-value của
từng hệ số.
 Xét biến Debtit2:
Giả thuyết: {H0: 𝛽̂1 = 0; H1: 𝛽̂1 ≠ 0
Theo bảng giá trị: P-value = 0.000 < α = 0.05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0. Biến Debtit2 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
 Xét biến Inflationit:
Giả thuyết: {H0: 𝛽̂2 = 0; H1: 𝛽̂2 ≠ 0
Theo bảng giá trị: P-value = 0.024 < α = 0.05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0. Biến Inflationit có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
 Xét biến Openit:
Giả thuyết: {H0: 𝛽̂3 = 0; H1: 𝛽̂3 ≠ 0
Theo bảng giá trị: P-value = 0.000 < α = 0.05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0. Biến Openit có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Kiểm định đa cộng tuyến
Giả thuyết: {H0: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến; H1: Mô hình có tồn tại
đa cộng
tuyến.
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat vif thu được kết quả:
Có thể thấy các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10.
⇒ Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình không
có hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm định tự tương quan
Giả thuyết: H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan; H1: Mô hình có
hiện tượng tự tương quan
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh xtserial thu được kết quả:
Có thể thấy [Prob > F] = 0.0879 > 0.05.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
⇒ Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình không
có hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Giả thuyết: H0: Phương sai sai số không đổi; H1: Phương sai sai số có thay đổi
Sử dụng phần mềm STATA, chạy lệnh estat imtest, white thu được kết quả:
Có thể thấy [Prob > chi2] = 0.0664 > 0.05
⇒ Không có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình không
có phương sai sai số thay đổi
3.1.3. Xác định ngưỡng nợ công tối ưu dựa trên mô hình
Sử dụng mô hình hồi quy sau để xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho các nước
Đông Nam Á:
GDPtit = β0 + β1.Debtit2 + β2.Debtit + β3.Inflationit + β4.Openit + uit
Sử dụng phần mềm STATA ta thu được kết quả như sau:
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Như vậy ta thu được mô hình hồi quy cụ thể như sau:
GDPtit = 3.373057 – 0.0004661Debtit2 + 0.0026166Debtit + 0.1711228Inflationit
+ 0.0144551Openit + uit
Để tìm ngưỡng nợ công tối ưu, ta đạo hàm mô hình trên theo biến Debt và tìm
cực trị của mô hình:
0 = -0.0009322Debt + 0.0026166  Debt = 0.3563
Ngưỡng nợ công tối ưu cho các nước Đông Nam Á là 35,63%, nếu nợ công dưới
ngưỡng 35,63% thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và nếu vượt quá sẽ kìm hãm phát
triển.
3.2. Thảo luận kết quả
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được sự hiệu quả của ngưỡng nợ công tối ưu lên
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của nhóm lại không sát với
ngưỡng nợ công /GDP tối đa mà Việt Nam cho phép, và thậm trí còn thấp hơn gần một
nửa.
Tuy nhiên không phải là vấn đề nghiêm trọng vì đây là mức nợ công tối ưu
chung của các nước Đông Nam Á nên để sử dụng mức này với tất cả các nước Đông
Nam Á sẽ không hợp lý vì mỗi nước lại có những hoàn cảnh riêng như Singapore là
một nước phát triển với mức GDP/trên đầu người cao top đầu thế giới và những nước
như Việt Nam chỉ là những quốc gia đang phát triển. Vì vậy mỗi quốc gia nên có riêng
một ngưỡng nợ công phù hợp vs tình hình của quốc gia đó.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Cần lưu ý rằng đây là ngưỡng để các nước tham khảo chứ không nhất thiết phải
áp dụng, đây là một mốc an toàn để xác định mức nợ công. Các quốc gia nên sử dụng
quanh ngưỡng này và xem xét các nguồn vay nợ một cách phù hợp với tình hình quốc
gia, tránh tình trạng như Hy Lạp.
Dù không vượt quá ngưỡng, các quốc gia cũng không nên để mức nợ công/GDP
quá thấp vì vay nợ không phải điều xấu, đặc biệt khi các dòng tiền thích hợp có thể
đem lại sự tăng trưởng và phúc lợi cho quốc gia.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Kết luận
Với mô hình kinh tế lượng trên, ta có thể thấy rằng mặc dù còn có rất nhiều các
nhân tố khác tác động đến tăng trưởng GDP (các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, độ mở
của nền kinh tế), trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung phân tích mối
quan hệ của biến nợ công và tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Từ đó đưa ra
ngưỡng nợ công tối ưu cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á được chọn.
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng
kinh tế bao gồm nợ công và trong phạm vi dữ liệu hàng năm của các biến trong giai
đoạn 2000-2020, nhóm tác giả đưa ra ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế tại
các nước Đông Nam Á được chọn được xác định là 35,63% so với GDP.
Như đã phân tích, nợ công có tác động đến nền kinh tế theo hai chiều, tích cực
và tiêu cực. Khi vượt quá ngưỡng tối ưu 35,63% GDP thì nợ công nhiều khả năng sẽ có
tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Khi chưa vượt qua ngưỡng tối ưu, nợ công là
nhân tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển, làm tăng trưởng GDP.
Do đó, áp dụng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam với tỷ lệ nợ công còn ở mức
tương đối cao do Chính phủ không kiểm soát tốt thâm hụt ngân sách. Điều này vi phạm
một nguyên tắc cơ bản của quản lí nợ công bền vững, đó là nợ công hiện tại phải được
tài trợ bằng thặng dư ngân sách trong tương lai. Với nhu cầu tiếp tục gia tăng đầu tư để
phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tốc
độ tăng trưởng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách.
Tuy nhiên, ở Việt Nam tăng trưởng GDP chủ yếu do tăng về lượng đầu tư mà không đi
kèm với tăng hiệu quả.
4.2. Gợi ý chính sách
Để đảm bảo được việc quản lý nợ công diễn ra đúng như dự định, cũng như đảm
bảo mức nợ công không vượt ngưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
nhóm tác giả xin được đề xuất một vài giải pháp và chính sách cho Việt Nam nói riêng
(và từ đó áp dụng với các nước Đông Nam Á nói chung).
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Thứ nhất, cần thay đổi cách tính nợ công để phù hợp và nhất quán với tiêu chuẩn
quốc tế, làm cho các con số phản ánh đúng nhất thực trạng nợ công tại Việt Nam, trong
đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước được bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với
cách tính mới này, chúng ta mới có thể tính chính xác số nợ công hiện tại là bao nhiêu,
có ở ngưỡng rủi ro cao hay không, từ đó mới có thể quản lý hiệu quả nợ công. Có như
vậy, số liệu ta thu được mới có tính đối chiếu và có khả năng sử dụng để tham khảo, so
sánh với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới một cách công bằng.
Thứ hai, điều chúng ta cần làm là tái cơ cấu lại nợ công của nước nhà, cần thay
đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngoài từ
đó giảm sự lệ thuộc và nguồn vốn nước ngoài, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia bằng
cách tăng huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân thông qua các đợt phát hành
trái phiếu với lãi suất phù hợp. Nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng
tăng cao nợ trong nước, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong
thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam sẽ giảm mạnh, buộc Chính
phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và
thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc vay nợ các ngân hàng nước ngoài rất
nguy hiểm nếu gặp những biến động bất lợi về tỷ giá.
Thứ ba, thành lập các cơ quan chuyên trách quản lý nợ công, hạn chế thâm hụt
ngân sách, chi tiêu hợp lí, rõ ràng, tiết kiệm, áp dụng quyết liệt các biện pháp chống thất
thu và xem xét cơ cấu chi ngân sách nhà nước, bảo đảm phù hợp, tránh làm tăng thâm
hụt ngân sách. Trong vấn đề chi tiêu công, chế độ kiểm toán rất cần sự minh bạch và có
trách nhiệm giải trình cao để có thể kiểm soát tốt nợ công của Việt Nam việc giám sát
chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh
tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép. Luật Ngân
sách Nhà nước cũng cần phải được rà soát lại nhằm nâng cao hiệu quả của chi tiêu công.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nợ và hiệu quả sử dụng vốn vay. Tăng cường cải
cách thể chế, xây dựng chiến lược nợ công tốt trên cơ sở xác lập rõ ràng mức độ an toàn,
cấu trúc tài trợ và trả nợ, cùng với đó là đẩy mạnh chương trình tái cấu trúc đầu tư công
và tái cấu nền kinh tế có hiệu quả hơn để nâng cao khả năng hấp thu nợ công cho tăng
trưởng. Đầu tư công ần thực hiện theo hướng giảm dần đầu tư từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư. Tập trung vốn Nhà nước để đầu
tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu, có hiệu quả cao về kinh tế-xã hội. Thực hiện
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các công trình, tránh tình trạng phân tán nguồn
vốn và đầu tư dàn trải, gây thâm hụt ngân sách.
Thứ năm, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ
thống thu ngân sách hiện hành; cải thiện môi trường kinh doanh, đăng ký kinh doanh
nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức do khu vực này có quy mô kinh tế
lớn, trong khi chỉ chịu mức thuế thấp; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất
và nhà ở; tăng cường hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh, giảm thất
thoát.
Thứ sáu, điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài
hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
đề ra. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách
lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, bảo đảm thanh khoản của các
tổ chức tín dụng. Điều hành tỷ giá thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến
thị trường và tình hình cung - cầu ngoại tệ, góp phần khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập
siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo:
-
Bộ Công Thương Việt Nam (2022) “Dự kiến đến năm 2030, nợ công không quá
60% GDP
-
Bộ Tài chính (2017). Bản tin nợ công.
-
Nguyễn Thị Lan (2020) “Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng
trần nợ công”
-
Nguyễn Thị Lan (2017) “Quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay: vấn đề và giải
pháp”
-
Mehmet Caner, Thomas Grennes & Fritzi Koehler-Geib (2010), "Finding the
Tipping Point -- When Sovereign Debt Turns Bad"
-
Cecchetti và cộng sự (2011) “The real effect of debt”
-
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016) “Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay (số
21)”
-
Phạm Thế Anh và cộng sự “Hiệu ứng nợ công và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
-
Lê Phan Thị Diệu Thảo và Thái Hán Vinh (2015) “Kiểm định tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế”
-
PGS.TS. Đào Văn Hùng “Xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt
Nam giai đoạn 2016 – 2020”
-
TS. Hoàng Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội (2018) “Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế”
-
TS. Đinh Lâm Tấn và TS. Nguyễn Hữu Khánh (2021) “Chiến lược nợ công ở
Việt Nam: Những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2021-2030”
Tài liệu tham khảo trên internet:
-
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. (2017). Nợ công – Thực trạng và những vấn đề
cần
quan
tâm.
Truy
cập
ngày
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
15/9/2022,
từ
lOMoARcPSD|34740131
https://www.sav.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx?idb=2&It
emID=1605&l=/noidung/tintuc/Lists/Nghiencuutraodoi
-
Bộ Tài chính. (2017). Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
ở
các
nước
châu
Á.
Truy
cập
ngày
14/9/2022,
từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai
chinh?dDocName=MOFUCM117144
-
Vietnamplus. (2022). Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh, xuống còn 43,1%
GDP. Truy cập ngày 15/9/2022, từ https://www.vietnamplus.vn/no-cong-cuaviet-nam-dang-giam-manh-xuong-con-431-gdp/811976.vnp
-
ThS. NGUYỄN THỊ THANH HOA (Khoa Kinh tế cơ sở - Trường Đại học Kinh
tế Kỹ thuật Công nghiệp). (2018). Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng,
nguyên nhân và một số giải pháp. Truy cập ngày 16/9/2022, từ
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/no-cong-o-viet-nam-hien-nay-thuctrang-nguyen-nhan-va-mot-so-giai-phap-54161.htm
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
lOMoARcPSD|34740131
Downloaded by hoàng thanh (thanhhoangdarealest@gmail.com)
Download