Uploaded by World football Champions

Esej o šikanovaní na školách

advertisement
Nghị luận về bạo lực học đường - mẫu 3
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua
một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách
chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi
vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang
là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối
lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực”
chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng
dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những
hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái,
và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề
nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.
Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc
và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc,
cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất
nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô
vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip
đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông,
là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích
thể hiện bản thân.
Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau,
đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có
thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm
giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu riếu trên mạng xã hội, và thậm
chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường
đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều
nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận
được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt
được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và
nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi
nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí
có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những
clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một
trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của
học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung
học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối
rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn
có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó
được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không
nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những
hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em
chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không
còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ
thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm
bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến
với người học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội
này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục
các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những
suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò
của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy
cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản
thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh
nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp.
Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người
trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến
xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi
trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia
sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng
làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
Nghị luận về bạo lực học đường - mẫu 4
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về
khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để
giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra
trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều
nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau,
gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập
để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,…
khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối
quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh
đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh
háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát
được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ
thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách
học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể
chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường,
chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy,
tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội,
mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi
hiện tượng tiêu cực này.
Bài nghị Luận về ý thức tham gia giao thông
Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học mở đầu cho chương
trình giáo dục công dân ở mỗi lớp học, cấp học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật
giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Đặc biệt phải kể đến hiện
tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Xe đạp điện là một phương tiện giao thông có giả cả phải chăng, hình dáng và mẫu mã
phù hợp với đối tượng học sinh. Tuy nhiên, tốc độ của loại phương tiện này có thể đạt
đến 40 -50 km/giờ gây ra những nguy cơ về tai nạn giao thông. Luật an toàn giao thông
đường bộ đã quy định rõ ràng người điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cũng
phải đội mũ bảo hiểm. Nếu đa số mọi người thực hiện nghiêm túc quy định này thì một
bộ phận không nhỏ học sinh lại không chấp hành theo. Nhiều nhóm học sinh khi điều
khiển xe đạp điện, phóng rất nhanh trên đường và không đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ
bảo hiểm theo cách đối phó: chỉ khi ra vào trường học vì có sự giám sát của nhà trường.
Một số bạn học sinh đội mũ nhưng không cài quai mũ, chỉ cần phóng nhanh hoặc có gió
mũ sẽ rơi ra bất cứ lúc nào. Nhiều học sinh còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội
mà để ở giỏ xe, lúc nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ…
Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những
người xung quanh. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải
những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ. Mũ bảo hiểm không được đeo
đúng cách khi rơi xuống đường sẽ gây cản trở giao thông hoặc gây tai nạn cho người
khác. Nhiều người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm xấu đi hình ảnh một thành phố văn
minh.
Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học
sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Những học sinh dù nắm rõ quy
định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số học
sinh cho rằng đội mũ bảo hiểm gây mất thẩm mĩ (làm hỏng kiểu tóc). Có bạn còn cho rằng
không đội mũ bảo hiểm là khác người nên làm vậy để thể hiện bản thân. Tiếp đến, nguyên
nhân cũng xuất phát từ nhà trường khi chưa có những biện pháp giáo dục một cách hiệu
quả để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Luật giao thông. Cuối cùng, phải kể đến sự
lờ là của lực lượng cảnh sát không nghiêm khắc xử lý mà còn bỏ qua cho những hành vi
vi phạm. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà
trường và xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao
thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các
em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao
thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an
toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai
quy định. Còn với riêng em cũng là một người sử dụng xe đạp điện cũng tự ý thức phải
nghiêm chỉnh chấp hành quy định.
Mỗi học sinh hãy trở thành một người tuyên truyền tài năng, vận động bạn bè đội mũ bảo
hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc cả xe máy. Như vậy, Việt Nam mới trở thành một
đất nước an toàn, tiến bộ và văn minh.
MẪU 2
Trong những năm gần đây, giao thông luôn là một trong số những vấn đề nhức nhối, luôn
nhận được sự quan tâm hàng đầu của mọi người dân và toàn xã hội. Có nhiều những
giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông và
đội mũ bảo hiểm là một trong số đó. Tuy nhiên, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân
khi tham gia giao thông vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi. Đi sâu tìm hiểu về vấn đề này
sẽ đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện và từ đó có những giải pháp hữu hiệu.
Từ lâu, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong số những quy định
nghiêm ngặt nhất ở nước ta. Nhìn chung, hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho
đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau
đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp nhận các quy định đã đề ra. Họ luôn lựa chọn cho
mình những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, coi thường an toàn của bản thân và
những người xung quanh nên họ xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là
một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc. Hầu hết những người vi phạm pháp luật, không
đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ
thông.
Có thể thấy, việc thiếu ý thức, chưa chủ động thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nó xuất phát từ những
nguyên nhân khách quan mà đầu tiên đó chính là do sự quản lí của xã hội, những chế tài
xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
Cùng với đó, còn do các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa
thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn do
lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng
khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm. Bên cạnh những nguyên
nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người tham gia giao
thông. Phải kể để trước hơn cả đó chính là bởi họ chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm
quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thêm vào đó,
do lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người
xung quanh mình. Hơn nữa còn bởi lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người
của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan nêu
trên có thể thấy việc thiếu ý thức, chưa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát
từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau.
Và nếu như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân
và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh những
quy định của pháp luật thì việc thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu
quả và hệ lụy đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng
may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính
mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cùng với đó, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của
văn hóa giao thông Việt Nam trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới.
Ngoài ra, hành động thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ trở thành hình ảnh xấu đối
với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh
khác.
Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu
quả đáng tiếc, vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý
thức cho người dân. Trước hết, cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với
những hành vi vi phạm. Cùng với đó, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng
rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được
tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, có
thể sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản
phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm cần thiết đối với tất cả mọi
người song không phải bất cứ ai cũng có được ý thức rõ ràng về điều đó. Vì vậy, cần có
giải pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo ra một văn hóa
giao thông tốt đẹp, ý nghĩa ở Việt Nam.
Download