1. Sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì được gọi là hợp đồng. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo đó, ngoài sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì chủ thể giao dịch cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, tự nguyện; ngoài ra, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. 2. Hợp đồng đền bù là hợp đồng mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù thiệt hại. Nhận định sai. Vì: hợp đồng đền bù là hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã nhận được một lợi ích thì phải chuyển cho bên kia một lợi ích tương ứng. Bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có chủ thể có hành vi trái pháp luật và gây ra thiệt hại. 3. Ủy quyền là sự chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền. Nhận định sai. Vì: Ủy quyền là chỉ thay mặt thực hiện; bên ủy quyền vẫn chịu trách nhiệm với hành vi của bên được ủy quyền Điều 562 (BLDS 2015): Hợp đồng ủy quyền; còn chuyển giao quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu theo Điều 365 (BLDS 2015): Chuyển giao quyền yêu cầu. 4. Chỉ khi hợp đồng được các bên giao kết thì các bên mới tiến hành đặt cọc. Nhận định sai. Vì: Đặt cọc không chỉ để đảm bảo thực hiện hợp đồng mà còn để đảm bảo giao kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 328 (BLDS 2015): Đặt cọc, cho nên ngay cả khi hợp đồng chưa giao kết thì các bên vẫn có tiến hành đặt cọc. 5. Nếu bên thế nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền có thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Chuyển giao nghĩa vụ. Theo đó, bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ đã được sự đồng ý của bên có quyền và khi đó bên được chuyển giao nghĩa vụ trở thành người thế nghĩa vụ. Nếu bên thế nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì bên có quyền không thể yêu cầu bên chuyển giao nghĩa vụ tiếp tục thực hiện vì khi đó bên chuyển giao nghĩa vụ đã chấm dứt nghĩa vụ của mình từ khi chuyển giao cho bên thế nghĩa vụ. 6. Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ đều là việc thay đổi địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. Nhận định sai. CSPL: khoản 2 điều 365 và khoản 2 điều 370. Vì: Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ chỉ làm thay đổi địa vị pháp lý của một bên chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, chứ không phải làm thay đổi vị trí của tất cả các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự đó. 7. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền khi giao dịch dân sự có hiệu lực. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 370 (BLDS 2015): Khi chuyển giao nghĩa vụ thì sẽ chấm dứt nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền, nhưng nghĩa vụ đó vẫn phải tiếp tục thực hiện bởi người thế nghĩa vụ, vì khi chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ. Và giao dịch dân sự đã có hiệu lực rồi thì người có nghĩa vụ mới chuyển giao cho người thế nghĩa vụ, chứ không phải khi chuyển giao nghĩa vụ xong mới có hiệu lực. 8. Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự. Nhận định đúng.. Vì: theo Điều 385 (BLDS 2015), khái niệm hợp đồng và Điều 116 (BLDS 2015), khái niệm giao dịch dân sự. Thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng giống như giao dịch dân sự. 9. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 116 (BLDS 2015): Giao dịch dân sự không chỉ là hợp đồng mà còn có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 10. Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của Hợp đồng dân sự. Nhận định sai. Vì: Không phải cá nhân nào cũng có thể là chủ thể của hợp đồng dân sự. Để là chủ thể của giao dịch dân sự thì cần phải có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, cá nhân tham gia phải hoàn toàn tự nguyện theo điểm a, b khoản 1, Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 11. Hợp đồng dân sự có hiệu lực có thể không làm phát sinh hậu quả pháp lý Nhận định sai. Vì: Chỉ khi các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ mới phát sinh hậu quả pháp lý; hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên (điều 116) 12. Mọi tài sản đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản. Nhận định sai. Vì: Không phải tài sản nào cũng là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 430 (BLDS 2015): Đối tượng của hợp đồng mua bán và Điều 105 (BLDS 2015): Tài sản. Theo đó chỉ những tài sản được quy định trong luật (trừ các loại tài sản mà pháp luật cấm như ma túy,…) và tài sản đó phải thuộc chủ sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản. 13. Hợp đồng tặng cho tài sản phải có hình thức là văn bản trở lên. Nhận định sai. Vì: Hợp đồng tặng cho tài sản không chỉ có hình thức là văn bản mà còn có thể là lời nói và nếu là văn bản phải có công chứng chứng thực đăng kí nếu pháp luật có quy định theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản. 14. Hợp đồng trao đổi tài sản áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau. Nhận định sai. Vì: Hợp đồng trao đổi tài sản không chỉ áp dụng cho tài sản có giá trị tương đương nhau mà còn áp dụng cho các loại tài sản có giá trị chênh lệch nhau theo Điều 455 (BLDS 2015): Hợp đồng trao đổi tài sản và Điều 456 (BLDS 2015): Thanh toán giá trị chênh lệch. 15. Hợp đồng vay về nguyên tắc không có lãi. Nhận định sai. Vì: Hợp đồng vay tài sản có thể thỏa thuận hay pháp luật quy định về lãi suất đối với từng trường hợp cụ thể theo Điều 463 16. Hợp đồng song vụ là hợp đồng có đền bù. Nhận định sai.. Trong đa số trường hợp, Hợp đồng song vụ là các bên chủ thể vừa có quyền vừa có nghĩa vụ tương ứng nhau và mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia sẽ được nhận từ bên kia một lợi ích tương ứng (hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê,…), vẫn có hợp đồng song vụ mà không có đền bù đó là hợp đồng ủy quyền không có thù lao. 17. Hợp đồng phụ chính là phụ lục hợp đồng. Nhận định sai. Vì: Theo Khoản 4, Điều 402, Các loại hợp đồng chủ yếu và Điều 403, Phụ lục hợp đồng. Theo đó, Hợp đồng phụ là một hình thức hợp đồng độc lập và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hợp đồng; còn phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng, hiệu lực của nó sẽ căn cứ trên hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo 18. Hợp đồng tặng cho chuyển giao quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản. Nhận định sai. Vì: hợp đồng tặng cho chuyển giao quyền sở hữu tài sản, bao gồm cả chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản theo Điều 457 19. Công việc là đối tượng hợp đồng dịch vụ phải do các bên thỏa thuận. Nhận định sai. Vì: Công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ không chỉ do các bên thỏa thuận mà còn phải là công việc thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội theo Điều 513, 514 20. Tài sản tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản. Nhận định đúng. Vì: Theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản. Theo đó, cả động sản và bất động sản đều có thể là tài sản tặng cho. 21. Hợp đồng mua bán là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên về việc một bên cam kết giao cho bên kia một tài sản và bên kia cam kết thanh toán giá tiền cho tài sản đó. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015, bên bán chuyển QSH tài sản cho bên mua, bên mua trả tiền cho bên bán. 22. Bên bán có quyền tự do định giá tài sản trong hợp đồng mua bán. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015, giá do các bên thỏa thuận, hay do bên thức ba, hoặc xác định theo giá thị trường. 23. Bên mua có quyền kiểm tra tài sản trước khi nhận bàn giao. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 44 Luật TM 2005 nếu hai bên không có thỏa thuận về việc kiểm tra tài sản trước khi được bàn giao thì bên mua có quyền kiểm tra, trong trường hợp không có thỏa thuận, thì việc kiểm tra có thể được hoãn tới thời điểm giao hàng. 24. Bên bán có nghĩa vụ bảo hành cho tài sản bán cho bên mua. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 446 Bộ luật Dân sự 2015, bên bán có nghĩa vụ bảo hành cho tài sản bán cho bên mua nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật cũng không quy định thì người bán không có nghĩa vụ bảo hành. 25. Bên mua có quyền đổi trả tài sản nếu tài sản không phù hợp với yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại, hình thức đã thỏa thuận. Đúng. Giải thích: Theo quy định tại Điều 437, 438, 439 Bộ luật Dân sự 2015, bên mua có quyền đổi trả tài sản nếu tài sản không phù hợp với yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại, hình thức đã thỏa thuận. Bên mua có thể lựa chọn đổi lấy tài sản khác có chất lượng tương đương hoặc hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 26. Hợp đồng mua bán có thể được thực hiện bằng hình thức miệng hoặc bằng văn bản. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 430, khoản 1 điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. 27. Hợp đồng mua bán có hiệu lực ngay từ khi được ký kết. Sai. Giải thích: Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán có hiệu lực từ thời điểm giao kết, điều 24 LTM 2005 hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm hai bên thỏa thuận, đối với hợp đồng mua bán cần phải có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực là thời điểm được công chứng, chứng thực. 28. Hợp đồng vận chuyển chỉ được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Sai. Giải thích: Hợp đồng vận chuyển được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm đường bộ, đường thủy, đường hàng không, bưu điện, điều 530 và khoản 1 điều 534. 29. Người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận tải bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển. Sai. Giải thích: Người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận tải bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển do lỗi của người vận tải, khoản 1 điều 541. Nếu lỗi do bên thuê vận chuyển, khoản 2 điều 541 và do bất khả kháng, khoản 3 điều 541 thì không có quyền. 30. Người vận tải có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa nếu hàng hóa là vật cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật. Đúng. Giải thích: Người vận tải có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa nếu hàng hóa là vật cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật, ví dụ như chất nổ, vũ khí, chất độc hại, … theo quy định khoản 4 điều 535. 31. Hợp đồng bảo hiểm chỉ được áp dụng đối với thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra. Sai. Giải thích: Hợp đồng bảo hiểm được áp dụng đối với thiệt hại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm sự kiện bất khả kháng, tai nạn, sự cố, v.v., tùy thuộc vào từng loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể. 32. Người thụ hưởng bảo hiểm có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại ngay sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sai. Giải thích: Người thụ hưởng bảo hiểm có quyền yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại ngay sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp đồng bảo hiểm. 33. Công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường thiệt hại nếu người thụ hưởng bảo hiểm không thông báo kịp thời về sự kiện bảo hiểm. (Đúng) Sai. Giải thích: Công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường thiệt hại nếu người thụ hưởng bảo hiểm không thông báo kịp thời về sự kiện bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm và các trường hợp khác theo luật định. 34. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự của bên bảo hiểm. Sai. Giải thích: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không thể được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự của bên bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ nhằm mục đích bảo vệ người được bảo hiểm trước những rủi ro về sức khỏe, tính mạng. 35. Người được bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bất cứ lúc nào. (Đúng) Giải thích: Người được bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bất cứ lúc nào, nhưng phải bồi thường cho công ty bảo hiểm những khoản chi phí mà công ty bảo hiểm đã thực hiện cho việc thực hiện hợp đồng. 36. Hợp đồng bảo hiểm y tế có thể được sử dụng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào. (Sai) Giải thích: Hợp đồng bảo hiểm y tế chỉ có thể được sử dụng để thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại những cơ sở y tế được công ty bảo hiểm chỉ định theo quy định của hợp đồng bảo hiểm. 37. Tài sản tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản. Nhận định đúng. Vì: Theo Điều 458 (BLDS 2015): Tặng cho động sản và Điều 459 (BLDS 2015): Tặng cho bất động sản. Theo đó, cả động sản và bất động sản đều có thể là tài sản tặng cho. 38. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù. Nhận định đúng. Vì: Theo Điều 430 (BLDS 2015): Hợp đồng mua bán tài sản thì hợp đồng mua bán là hợp đồng mà bên bán giao tài sản và bên mua có nghĩa vụ trả tiền tương đương với tài sản đó. 39. Người cho thuê tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản thuê đó. Nhận định sai. Vì: Người cho thuê tài sản không nhất thiết phải là chủ sở hữu của tài sản thuê đó, họ có thể là người có quyền cho thuê TS, người được ủy quyền, khoản 2 điều 431. 40. Hợp đồng tặng cho có điều kiện thì điều kiện phải là những công việc có khả năng thực hiện và không đem lại lợi ích vật chất trực tiếp cho người tặng cho tài sản. Nhận định đúng. Vì: Hợp đồng tặng cho là hợp đồng không có đền bù theo Điều 457 và điều kiện là các công việc được thực hiện theo Điều 462. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho có thể mang lại lợi ích vật chất gián tiếp cho người tặng cho. 41. Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân. Nhận định đúng. Không có quy định trong điều 513 và 517, bên cung ứng dịch vụ không chỉ là tổ chức mà còn có thể là cá nhân, ví dụ như hợp đồng giúp việc nhà, chăm sóc cây cảnh. 42. Hợp đồng dịch vụ luôn luôn là hợp đồng có tính chất đền bù. Nhận định đúng. Điều 513. 43. Bảo hiểm là công việc có điều kiện. Nhận định đúng. Vì: Công việc muốn nhận được bảo hiểm thì phải có điều kiện, theo đó bên có nghĩa vụ phải làm được công việc đem lại lợi ích cho bên có quyền thì mới nhận được bảo hiểm. 44. Người được ủy quyền có thể là mọi cá nhân. Nhận định sai. Vì: Người được ủy quyền phải là người có đủ năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch xác lập, được người ủy quyền ủy quyền và phải đáp ứng được các yêu cầu của người được ủy quyền theo Điều 562 (BLDS 2015) 45. Hợp đồng vận chuyển chỉ áp dụng đối với vận chuyển con người. Nhận định sai. Vì: Hợp đồng vận chuyển không chỉ áp dụng đối với vận chuyển con người mà còn áp dụng đối với vận chuyển tài sản theo Điều 522, Hợp đồng vận chuyển hành khách và Điều 530, HỢP ĐỒNG vận chuyển tài sản 46. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là vô hiệu toàn bộ. Nhận định đúng. Vì: hợp đồng vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung/ một phần nội dung vô hiệu nhưng ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ hợp đồng nên hợp đồng vô hiệu toàn bộ mặc nhiên là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu tuyệt đối đều là loại hợp đồng mà tất cả các điều khoản trong hợp đồng đó vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. 47. Người tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nhận định sai. Vì: Người tham gia giao kết hợp đồng không chỉ có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ mà còn phải có năng lực pháp luật đầy đủ mới đủ điều kiện về chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng theo Điểm a, Khoản 1, Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 48. Sự thỏa thuận của các bên không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì được gọi là hợp đồng. Nhận định sai. Vì: Sự thỏa thuận được coi là hợp đồng không phải chỉ các bên thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội là đủ, mà còn phải đáp ứng điều kiện về chủ thể và tuân thủ các quy định về hình thức (nếu có) theo Điều 117 (BLDS 2015): Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 49. Hợp đồng vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao kết. Nhận định sai.Vì: đối với các trường hợp hợp đồng vô hiệu tương đối thì hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu hết thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà các bên không thực hiện quyền này 50. Hợp đồng chính vô hiệu thi hợp đồng phụ cũng vô hiệu. Nhận định sai. Khoản 3, 4 điều 402 và khoản 2 điều 407, nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế cho hợp đồng chính 51. Hợp đồng chỉ coi là vô hiệu toàn bộ khi tất cả các điều khoản đều trái với pháp luật Nhận định sai.Vì: Hợp đồng vô hiệu toàn bộ không chỉ khi tất cả các điều khoản đều trái với pháp luật mà khi một phần nội dung vô hiệu nhưng ảnh hưởng đến hiệu lực toàn bộ hợp đồng thi cũng được coi là hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Ví dụ như chủ thể không thỏa mãn quy định điểm a, b khoản 1 điều 117. 52. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc và ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ. Nhận định sai.Vì: tài sản ký cược chỉ thuộc về bên nhận ký cược khi bên thuê tài sản không trả lại tài sản thuê, theo khoản 2, Điều 329. 53. Một tài sản bảo đảm hai nghĩa vụ phải đáp ứng hai điều kiện: tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ bảo đảm. Nhận định sai. Khoản 1 điều 296. Vì: Một tài sản bảo đảm hai nghĩa vụ chỉ cần đáp ứng phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ bảo đảm, nhưng vẫn có ngoại lệ là các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 54. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội. Nhận định sai.Điều 344 (BLDS 2015): Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội và Điều 345 (BLDS 2015): Hình thức, nội dung tín chấp. Giải thích: các cá nhân thuộc diện nghèo sẽ được vay tín chấp vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật và tổ chức chính trị xã hội bảo đảm bằng tín chấp chứ không nhất thiết các cá nhân đó phải là thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội. 55. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị xã hội cơ sở. Nhận định sai. Vì: theo Điều 344 (BLDS 2015): Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội và Điều 345 (BLDS 2015): Hình thức, nội dung tín chấp, thì không nhất thiết đại diện của các hộ gia đình nghèo phải là thành viên của tổ chức chính trị xả hội mới được vay tín chấp mà chỉ cần khi vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật và có lập văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị xã hội để các tổ chức chính trị xã hội bảo đảm bằng tín chấp là được. 56. Ký quỹ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là tổ chức. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 330 (BLDS 2015): Ký quỹ thì không loại trừ áp dụng cho cá nhân. 57. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự. Nhận định sai. Vì: Theo Điều 296 (BLDS 2015): Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì giao dịch dân sự bảo đảm còn được xác lập đối với bảo lãnh, ký quỹ và tín chấp 58. Trong trường hợp cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của tổ chức mà họ làm đại diện để đảm bảo nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp. Nhận định sai. Vì: Theo điều 344 (BLDS 2015), Bảo đảm bằng tín chấp chỉ có của tổ chức chính trịxã hội. 59. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu SAI điểm b khoản 2 điều 29 NĐ 21/2021/ NĐ-CP “Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình” nghĩa là vẫn phải thực hiện. 60. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm SAI điểm a khoản 2 điều 29 NĐ 21/2021/ NĐ-CP trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực hiện. 61. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu SAI khoản 3 điều 27 NĐ 21/2021/ NĐ-CP, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đảm bảo về nguyên tắc chung là đúng nhưng pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, 2 bên có thể thỏa thuận nếu biện pháp bảo đảm vô hiệu thì nghĩa vụ trong hợp đồng chính cũng vô hiệu. 62. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản SAI điều 292 các biện pháp bảo đảm, điều 335 bảo lãnh có thể là công việc phải thực hiện, điều 344 tín chấp là uy tín không liên quan đến tài sản. 63. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm Đúng. Khoản 1 điều 295, có thể sử dụng tài sản trong trường hợp cầm giữ tài sản hoặc bảo lưu quyền sở hữu tài sản. 64. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bảo đảm SAI. Khoản 1 điều 328, khoản 1 điều 329, Biện pháp đặt cọc, kí cược có thể có hình thức lời nói. 65. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản SAI. Khoản 1 điều 298, theo thỏa thuận hoặt theo luật định 66. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm) SAI. Điều 303, do các bên thỏa thuận, khoản 1, hoặc tiến hành bán đấu giá, khoản 2. 67. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ SAI. Khoản 2, 3 điều 299, do thỏa thuận của các bên hoặc do luật định có thể xử lí tài sản trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ. 68. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết SAI. Khoản 1 điều 310, khoản 1 điều 319, khoản 1 điều 331 phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 69. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành; SAI. Khoản 1 điều 310, phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, theo thỏa thuận hoặc pháp luật quy. 70. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp SAI. Khoản 4 điều 321 không cần có sự đồng ý nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. 71. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm cố, thế chấp SAI. Khoản 2 điều 325, nếu người sử dụng đất không đồng thời là chủ tài sản gắn liền với đất, thì chủ tài sản có quyền thực hiện các quyền đối với tài sản. 72. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm SAI. Khoản 1 điều 299, đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, hoặc Khoản 1 điều 342, Đối với bảo lãnh thì nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 73. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm. SAI. Điều 299 được thay thế nếu bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình. 74. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ SAI theo khoản 2 Điều 329 trong kí cược nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ thì trước hết bên cho thuê phải đòi lại tài sản thuê không được xử lí ngay tài sản 75. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm SAI. khoản 1 điều 296 76. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp SAI TSHTTTL không phải đối tượng của cầm cố vì bản chất của cầm cố phải có sự chuyển giao và nắm giữ tài sản, điều 309; đối với thế chấp thì có thể được, khoản 1 điều 317 (không giao tài sản) 77. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược SAI. Điều 328, 329, hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc theo thỏa thuận của các bên 78. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp SAI. Điều 344 tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định pháp luật 79. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự SAI. Điều 296 trong trường hợp 1 tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ 80. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức SAI. Khoản 1 điều 330 không quy định rõ, Có thể áp dụng đối với cá nhân, tổ chức 81. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị - xã hội SAI. Điều 344 tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định pháp luật 82. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình SAI. Khoản 1 điều 335, bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 83. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản SAI. Điều 344 tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định pháp luật 84. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận SAI. Khoản 1 điều 329, đối tượng của kí cược chỉ có thể là động sản 85. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác ĐÚNG. Khoản 4 điều 295 và khoản 1 điều 296, về nguyên tắc chung nhằm bảo vệ lợi ích của bên cho thuê pháp luật quy định tài sản dùng để kí cược phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê, tuy nhiên pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên 86. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ SAI. Điều 338 nếu có thỏa thuận bảo lãnh theo từng phần độc lập, hoặc pháp luật quy định bảo lãnh từng phần độc lập. 87. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ. ĐÚNG vì việc quy định của pháp luật đối với biện pháp đặt cọc nhằm nâng cao việc giao kết và thực hiện hợp đồng 88. Thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật SAI đối với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu 89. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán SAI bên bán có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền để bán tài sản 90. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán ĐÚNG vì địa điểm là điều khoản tùy nghi chứ không phải điều khoản cơ bản trong hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và áp dụng theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 284 về địa điểm thực hiện nghĩa vụ 91. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá SAI do bên có tài sản và người bán đấu giá thỏa thuận theo hợp đồng 92. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt SAI có thể được tiếp tục thực hiện và tài sản được chuyển cho những người thừa kế 93. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán SAI đó là trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá 94. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá SAI bán đấu giá phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, người bán đấu giá phải là các trung tâm, doanh nghiệp có đủ các điều kiện nhà nước cho phép được thực hiện bán đấu giá, người có tài sản không thể tự mình thực hiện việc bán đấu giá 95. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá ĐÚNG để phiên bán đấu giá được diễn ra công bằng và khách quan pháp luật quy định người bán đấu giá không thể đồng thời là người mua đấu giá, khoản 2 ĐIều 30 NĐ 17/2010 96. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…) SAI do thỏa thuận của 2 bên thỏa thuận, điều 42 NĐ 17/2010 97. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá SAI tiền đặt trước, cần phân biệt đặt trước và đặt cọc 98. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá SAI khi tham gia đấu giá người tham gia theo quy định phải trả 1 khoản tiền đặt trước, và theo như quy định sẽ có 1 số trường hợp không được trả lại khoản tiền này 99. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua SAI còn theo thỏa thuận của các bên Điều 441 100. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua SAI do thỏa thuận của các bên 101. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán SAI có thể liên quan đến chủ thể khác ví dụ như bán đấu giá 102. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền ĐÚNG trong thời gian chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu với ts bán, Điều 461 103. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành SAI chấm dứt tại thời điểm các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp đồng, nghĩa vụ bảo hành không phải là nghĩa vụ dân sự mà đó là hình thức khuyến khích nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng của bên bán 104. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu SAI vì có thể người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu ủy quyền 105. Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản SAI vì có thể bằng lời nói 106. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu chủ SAI có trường hợp không cần có sự đồng ý ví dụ như tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, 1 bên có thể dùng tài sản tham gia vào giao dịch mua bán mà đem lại lợi ích cho bên kia. 107. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro SAI nếu trước thời điểm mua bên mua phát hiện được khuyết tật về tài sản thì bên bán phải chịu rủi ro, Điều 440 108. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ SAI hủy bỏ hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể, các chủ thể có thể thỏa thuận thay thế bằng tài sản khác nếu là vật cùng loại 109. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam SAI trường hợp mua bán giữa bên trong và bên ngoài khu chế xuất được xem là hoạt động NNK nên có thể thanh toán bằng ngoại tệ 110. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu SAI vẫn được phép tham gia các giao dịch khác 111. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán SAI ví dụ trong trường hợp các chủ thể có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng 112. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua SAI trong trường hợp 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng rằng bên bán phải giao tài sản trước thì bên mua mới phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền 113. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó SAI không bắt buộc có thể phải bồi thường thiệt hại, Điều 460 114. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực SAI với hợp đồng mua bán với bên mua bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh không cần có công chứng chứng thức, khoản 2 Điều 164 luật nhà ở 2023 115. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ SAI nếu đã thỏa thuận về phương thức xử lí trong đó không có quy định bên nhận bảo đảm được phép bán đấu giá thì bên nhận bảo đảm không được sử dụng hình thức bán đấu giá 116. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù ĐÚNG vì bản chất của mua bán là các bên phải mất 1 lợi ích vật chất để có được một lợi ích tương xứng 117. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận ĐÚNG thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên 118. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ ĐÚNG vì trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ nghĩa vụ của các bên 119. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ SAI là hợp đồng đơn vụ kể cả với tặng cho có điều kiện vì bản chất của tặng cho là bên tặng cho không có bất kì lợi ích vật chất nào trong việc tặng cho 120. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận ĐÚNG thời điểm có hiệu lực do các bên thỏa thuận 121. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế SAI vì cả 2 loại hợp đồng này đều là hợp đồng ưng thuận 122. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thì có quyền mua tài sản đấu giá đó SAI và phải là người trả giá cao nhất, khoản 2 Điều 458 123. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử SAI nếu không gây thiệt hại cho TS và cảm thấy mục đích không phù hợp thì có thể trả lại, khoản 3 điều 452 124. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp ĐÚNG xét về thực tế mua bán trả chậm, trả dần là hình thức trả góp. Mục đích nhằm hỗ trợ và mở rộng hình thức kinh doanh của bên bán; đồng thời tạo các điều kiện được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt sớm hơn cho bên mua mà thời điểm thực hiện nghĩa vụ được xét chậm lại phù hợp với khả năng thực tế của bên mua, điều 453. 125. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua SAI vì khi hợp đồng mua bán có hiệu lực nên bên mua trở thành chủ sở hữu của tài sản do đó có toàn quyền quyết định đối với tài sản 126. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại SAI có thể là nhiều loại vật miễn là phù hợp với điều kiện của tài sản theo quy định của PL, khoản 1 điều 431. 127. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lãi trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản SAI sẽ áp dụng quy định pháp luật, mức lãi suất cao hơn quy định sẽ không có hiệu lực, khoản 1 điều 468. 128. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho SAI trường hợp bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt, điều 461 129. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra SAI hiệu lực có từ khi bên được tặng cho nhận tài sản đối với động sản (khoản 1 điều 458), hoặc từ thời điểm đăng ký đối với bất động sản phải đăng ký, hoặc từ thời điểm chuyển giao tài sản đối với bất động sản không phải đăng ký (khoản 2 điều 459). 130. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương của bên tặng cho ĐÚNG tuy 2 bên có thể thỏa thuận nhưng quyền quyết định cuối cùng về điều kiện là do bên tặng cho đưa ra nên nó được xác định là ý chí đơn phương của bên tặng cho, khoản 1 điều 462 131. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho SAI khoản 3 điều 462, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản đối với nghĩa vụ thực hiện sau mà bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ 132. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định SAI điều 457, 458, 459 đối tượng của hợp đồng tặng cho gồm nhiều loại tài sản, phải đáp ứng theo điều kiện mà pháp luật quy định, không bắt buộc là tài sản đặc định 133. Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay SAI điều 463, có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế, nếu là hợp đồng ưng thuận thì hiệu lực của hợp đồng vay do các bên thỏa thuận, nếu là hợp đồng thực tế thì là thời điểm chuyển giao tài sản cho bên vay. 134. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế SAI điều 472, có thể là hợp đồng thực tế hoặt là hợp đồng ưng thuận theo thỏa thuận của các bên. 135. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao ĐÚNG điều 472 và 482, giao tài sản và trả lại đúng tài sản đã được giao. 136. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê SAI bên cho thuê có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền (điều 562), hoặc trong trường hợp cho thuê lại (điều 475) 137. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản SAI đó chỉ được coi là miễn nghĩa vụ, vì bản chất của hợp đồng thuê (điều 472 -> 482) và mượn (điều 494 -> 499) là khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lưc và hậu quả pháp lí… 138. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản SAI bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là vật đổi vật, sau khi trao đổi 2 bên sẽ trở thành chủ sở hữu của TS đã giao dịch (khoản 1 điều 455) còn đối với hợp đồng thuê đó chỉ là thỏa thuận về phương thức thanh toán chứ bên thuê không trở thành chủ sở hữu của TS thuê (điều 472) 139. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản SAI điều 500 quyền sử dụng đất có thể là đối tượng của hợp đồng thuê tài sản 140. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh SAI tùy thuộc vào mục đích của các chủ thể khi tham gia giao dịch không bắt buộc phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh, điều 483. 141. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân SAI có thể là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, điều 483 142. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực SAI khoản 3 điều 408, hợp đồng sẽ có một hoặc nhiều phần vô hiệu, nhưng các phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực. 143. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược SAI điều 292, có thể áp dụng 1 trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 144. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê SAI đối tượng của hợp đồng thuê phải là vật không tiêu hao, căn cứ theo bản chất của việc thuê là giao tài sản cho bên thuê để sử dụng (điều 472) và trả lại tài sản thuê cho bên cho thuê (điều 482) 145. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào SAI khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lực với hợp đồng mượn là hợp đồng thực tế, còn thuê là ưng thuận, hậu quả pháp lí cũng có nhiều điểm khác biệt 146. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. ĐÚNG dựa vào bản chất của việc cho mượn ta thấy rằng bên cho mượn không được đáp ứng bất kì 1 lợi ích vật chất nào đối với bên mượn (hợp đồng không có đền bù), cho nên pháp luật cho phép bên cho mượn có những thời gian để cân nhắc, tính toán trong việc định đoạt TS của mình 147. Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là hợp đồng dân sự? SAI thông thường hợp đồng ủy quyền phải có sự thống nhất ý chỉ của 2 bên phát sinh theo quan hệ dân sự, còn giấy ủy quyền phát sinh theo quan hệ hành chính VD giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc thực hiện các công việc của công ty 148. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là hành khách SAI đó là công việc phải thực hiện: việc vận chuyển 149. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi cố ý gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả tiền cho bên được bảo hiểm SAI tùy thuộc vào từng loại bảo hiểm 150. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có điều kiện SAI là nghĩa vụ có điều kiện, bởi vì hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nhưng sự kiện bảo hiểm phát sinh theo hợp đồng đã có hiệu lực pháp luật 151. Bên vận chuyển tài sản phải trông coi tài sản trên đường vận chuyển SAI điều 534 không có quy định, khoản 3 điều 536 đó là nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển 152. Bên vận chuyển hành khách có quyền từ chối chuyên chở nếu hành khách không thanh toán cước phí vận chuyển trước cuộc hành trình SAI phụ thuộc theo sự thỏa thuận của các bên, điều 522, khoản 1 điều 525, khoản 1 điều 526 153. Ủy quyền cho người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu không phải là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? ĐÚNG vì về bản chất không có sự thay đổi về nghĩa vụ phải thực hiện và chủ thể trong giao dịch) 154. A thuê B vận chuyển tài sản cho mình, trên đường vận chuyển xe của B bị gãy trục và lao xuống vách núi, hậu quả là tài sản của A bị hư hỏng toàn bộ. Trong trường hợp này, B phải bồi thường cho A SAI nếu như xe của A gây thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm về bảo dưỡng xe theo thỏa thuận do A đảm nhiệm) 155. Hành khách có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước SAI khoản 1 điều 525 mang theo hành lý không vượt quá mức quy định, nếu có sẽ bị tính cước cho phần vượt quá. 156. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý? SAI khoản 1 điều 525 mang theo hành lý không vượt quá mức quy định, nếu có sẽ bị tính cước cho phần vượt quá. 157. Người dưới sáu tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách. SAI pháp luật không có quy định cấm trẻ em dưới 6 tuổi không được tham gia vận chuyển hành khách 158. Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự? SAI khoản 3 điều 536 hoặc khoản 3 điều 541, bên thuê vận chuyển trong coi tài sản mà tài sản bị thiệt hại thì không được bồi thường, hoặc tài sản bị thiệt hại trong quá trình vận chuyển nhưng bên vận chuyển không phải bồi thường khi có sự kiện bất khả kháng 159. Tài sản được quy định tại Điều 105 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản. SAI quyền tài sản và bất động sản không thể là tài sản theo quy định của điều 530 160. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản ĐÚNG thoả mãn điều 530 161. Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển SAI mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khoản 4 điều 534 162. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu SAI. Vì hợp đồng mẫu có hình thức bằng văn bản (khoản 1 điều 405) còn hợp đồng vận chuyển có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (khoản 1 điều 531) 163. Hành khách không có vé không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra SAI vé là bằng chứng của việc giao kết (khoản 2 điều 523) nhưng trong TH không có vé nhưng có các căn cứ khác chứng minh việc hành khách có tham gia hợp đồng thì họ vẫn được nhận bảo hiểm khi xảy ra tai nạn (khoản 1 điều 523) 164. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp SAI không cần giấy phép nhưng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm cho tài sản và hành khách khi tham gia dịch vụ theo quy định điều 524, 534 165. A thuê B người chở khách bằng xe máy, B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy SAI nếu cũng có lối của B trong truờng hợp không giám sát và theo dõi các điều kiện an toàn trong khi thực hiện dịch vụ, khoản 1 điều 524 166. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định của pháp luật SAI khoản 2, 3 điều 528, nếu lỗi của hành khách thì không phải bồi thường, có trường hợp hành khách phải bồi thường ngược lại cho bên vận chuyển hoặc bên thứ ba. 167. Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra. SAI chỉ có những hành khách tham gia trong hợp đồng vận chuyển thì bên vận chuyển mới phải chịu trách nhiệm bồi thường, khoản 1 điều 528 168. Hành khách chỉ có thể là cá nhân. SAI hành khách có thể là pháp nhân trong trường hợp 1 công ty kí kết hợp đồng dịch vụ vận chuyển cho nhân viên đi nghỉ mát, điều 522 169. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ. SAI trong TH bất khả kháng và không có thỏa thuận rằng trong mọi TH nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải bồi thường, điều 359 và khoản 1 điều 156 170. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm chi trả toàn bộ thiệt hại cho mình. SAI chỉ chi trả trong phạm vi bảo hiểm 171. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản. SAI bên nhận tài sản có thể là người thứ 3, khoản 1 điều 538 172. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển SAI việc thanh toán cước phí vận chuyển là nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển nếu các bên không có thỏa thuận khác, theo khoản 1 điều 536 173. Xe vận chuyển hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách SAI nếu nhà xe quy định có thể vận chuyển cả hành khách và tài sản, vì đối tượng của hợp đồng vận chuyển là công việc phải thực hiện 174. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản SAI tính tại thời điểm và địa điểm nhận đến khi giao tài sản 175. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và địa điểm nhận tài sản vận chuyển ĐÚNG 176. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản SAI từ lúc bên vận chuyển nhận tài sản đến khi giao cho người nhận 177. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách SAI điều 513, khoản 3, 4 điều 402, theo đó hợp đồng du lịch là hợp đồng dịch vụ, để thực hiện hợp đồng du lịch (hợp đồng chính – khoản 3 điều 402) công ty B đã thực hiện hợp đồng vận chuyển (hợp đồng phụ - khoản 4 điều 402) 178. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển SAI khoản 1 điều 534, khoản 1 điều 537, địa điểm là điều khoản bắt buộc nên phải được thỏa thuận từ trước 179. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước SAI khoản 1 điều 526, khoản 2 điều 533, khoản 1 điều 536 tiền cước là điều khoản cơ bản phải được thỏa thuận trước 180. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản SAI nếu các loại vũ khí không thuộc danh mục cấm vẫn có thể được vận chuyển 181. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi SAI theo thỏa thuận của các bên 182. Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí SAI khoản 1 điều 524, khoản 1 điều 534, nghĩa vụ của bên vận chuyển 183. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu thông, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vận chuyển có quyền thu thêm cước vận chuyển SAI khoản 1 điều 524, khoản 1 điều 534, nghĩa vụ của bên vận chuyển và trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác 184. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại xảy ra SAI chỉ có bên vận chuyển phải bồi thường vì không tuân thủ theo quy định vận chuyển, khoản 1 điều 524 185. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền SAI có thể ủy quyền bằng nhiều cách khác, trong đó có thể theo hình thức miệng, khoản 1 điều 138 186. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại SAI, khoản 1 điều 138, khoản 1 điều 564 vì ủy quyền là sự thỏa thuận và phải thỏa mãn các điều kiện được quy định theo khoản 1 điều 564 187. Hợp đồng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền SAI khoản 3, 4 điều 140 có thể chấm dứt theo thỏa thuận, thời hạn ủy quyền đã hết, công việc được ủy quyền đã hoàn thành 188. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền SAI nếu thuộc khoản 1 điều 143 thì người được đại diện (bên ủy quyền) phải chịu trách nhiệm 189. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền SAI nếu thuộc khoản 1 điều 143 thì người được đại diện (bên ủy quyền) phải chịu trách nhiệm 190. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân SAI nếu thuộc khoản 1 điều 138 và điều 562 không có quy định về nội dung này, nói cách pháp nhân được quyền nhận ủy quyền khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong tất cả các trường hợp, miễn không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội 191. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm SAI nếu thuộc khoản 1 điều 138 và điều 562 không có quy định về nội dung này, nói cách pháp nhân được quyền nhận ủy quyền khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong tất cả các trường hợp, miễn không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội 192. Nhà nước ủy quyền cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền SAI có thể thông qua giấy ủy quyền 193. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền ĐÚNG miễn là đáp ứng yêu cầu của điều 530 và 536 194. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ. SAI không cần có vi phạm, có thể thực hiện bất cứ lúc nào theo quy định tại điều 569 195. Quan hệ về bồi thường luôn phát sinh giữa các chủ thể của pháp luật dân sự SAI, điều 13, khoản 1 điều 156, điều 360, khoản 1 điều 419 với nghĩa vụ trong hợp đồng quan hệ bồi thường không phát sinh khi không có lỗi hoặc sự kiện bất khả kháng, trừ khi các chủ thể có thỏa thuận khác