Uploaded by Khanh B

TIỂU LUẬN ĐL&NDL

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
ĐỀ TÀI:
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
GIẢNG VIÊN
: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẢI
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
MÃ SINH VIÊN
: A32864
NHÓM
: 1
HÀ NỘI – 2019
1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Bản đồ vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
1. VỊ TRÍ:
Là vùng lãnh thổ nằm ở phía Bắc đất nước, nằm sát chí tuyến Bắc.
Vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.
Đây là vùng có diện tích lớn nhất cả nước với 95.434 km² (chiếm gần
30% tổng diện tích cả nước) và gần 12 triệu dân (chiếm khoảng 14% dân số cả
nước).
2
2. ĐẶC ĐIỂM
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc
với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
Miền núi Bắc Bộ đặc trưng bằng địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía
Tây Bắc, còn ở phía Đông Bắc phần lớn là địa hình núi trung bình.
Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng có tên
gọi là trung du Bắc Bộ và được đặc trưng bằng địa hình đồi bát úp xen kẽ những
cánh đồng thung lũng bằng phẳng.
Trong vùng có 39 tộc người cùng chung sống. Ngoài người Kinh, đây là
quê hương chủ yếu của người Tày, Mường, Nùng, Dao, Thái…
3. PHẠM VI LÃNH THỔ
Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và
Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp Đồng
bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Vùng có 1.240 km đường biên giới với Trung Quốc và 610 km biên giới
với Lào cùng với hệ thống cửa khẩu quan trọng như Pa Háng (Sơn La), Tây
Trang (Điện Biên), Ma Lù Thàng (Lai Châu), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy
(Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn).
3
CƠ SỞ HẠ TẦNG
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1. KHÁI NIỆM:
Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) là
các hệ thống và dịch vụ cơ bản cần thiết để cho một quốc gia hoặc một tổ chức
vận hành trơn tru, ví dụ như các tòa nhà, giao thông và nguồn cung cấp điện và
nước.
Cơ sở hạ tầng du lịch về cơ bản cũng là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói
chung, như điện, cấp – thoát nước, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng giao thông
(đường xá, sân bay, bến cảng, ga tàu, bến – bãi xe…).
2. VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỐI VỚI DU LỊCH:
2.1. Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan
trọng hàng đầu.
Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều
này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp
dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao
thông vận tải. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch
mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
4
Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô
tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt
rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất
nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thông đường thuỷ tuy chậm
nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay
đã có một số phương tiện giao thông được sản xuất với mục đích chủ yếu phục
vụ du lịch.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia
không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời
gian nghỉ ngơi và du lịch.
2.2. Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch.
Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và
quốc tế.
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao
thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm
nhận việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần
thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.
5
Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể
thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.
2.3. Các công trình cung cấp điện, nước
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn,
uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá
trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một
trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của
khách.
3. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc
Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang. Với tổng diện
tích trên 45.000 km², đây là nơi sinh sống của trên 6.5 triệu đồng bào các tộc
người anh em như Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Dao… Mật độ dân số toàn vùng là
155 người/ km².
6
Công trình thủy điện Tuyên Quang là được xây dựng trên sông Gâm thuộc
địa bàn huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang. Đây là nhà máy thuỷ điện có công
suất lớn thứ tư của miền Bắc sau nhà máy thủy điện Lai Châu, Sơn La và Hoà
Bình. Là công trình trọng điểm của đất nước, nhà máy đang trở thành một trong
những điểm đến không thể bỏ lỡ đối với khách du lịch Na Hang.
Để tiếp cận tiểu vùng này, khách du lịch có thể đi bằng đường xe lửa,
đường thủy và đường ô tô. Giao thông đường sắt gồm tuyến Hà Nội – Đồng
Đăng, Hà Nội – Thái Nguyên. Giao thông đường sông thuộc hệ thống sông
Hồng, sông Chảy, sông Cầu, sông Thương… Thông thường và thuận tiện nhất
để đi đến vùng này và đi bằng ô tô, xe máy theo tuyến QL1, QL4. Hiện nay,
khách du lịch chưa thể tiếp cận các điểm du lịch trong tiểu vùng bằng đường
hàng không.
Sự phát triển du lịch của tiểu vùng gắn liền với sự hợp tác phát triển hai
hành lang một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc (hành lang Nam Ninh –
Lạng Sơn – Quảng Ninh – Hải Phòng)
3.2. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc là nơi sinh sống của trên 4 triệu đồng
bào các dân tộc người anh em như Kinh, Thái, Mường, Dao… trên diện tích
rộng lớn gần 51.000 km² thuộc địa bàn các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ. Tiểu vùng có trên 500 km đường biên
7
với Trung Quốc và trên 600 km đường biên với Lào với hệ thống cửa khẩu quan
trọng như Pa Háng (Sơn La), Tây Trang (Điện Biên), Mù Là Thàng (Lai Châu),
Lào Cai (Lào Cai). Mật độ dân số toàn vùng là 83 người/km².
Ngoài thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, việc triển khai một số dự án lớn như
thuỷ điện Sơn La (2400 MW) đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng
và kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng. Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn
than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh,
bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện. Không những thế, nơi đây cũng trở thành
điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước.
Do địa hình hiểm trở nên việc tiếp cận đến tiểu vùng này khá khó khăn.
Để tiếp cận tiểu vùng này, khách du lịch có thể đi bằng đường hàng không từ
sân bay Nội Bài – Hà Nội đến sân bay Điện Biên. Trong tiểu vùng còn có sân
bay Nà Sản ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 20 km, tuy
nhiên sân bay này đang đóng cửa từ năm 2004 để sửa chữa, nâng cấp.
Phương tiện tiếp cận thông dụng nhất là ô tô theo tuyến QL6 từ quận Hà
Đông, Hà Nội. Có thể đi theo tuyến Đại lộ Thăng Long, QL32, QL37 và từ Cò
Nòi đi theo QL6 nối Điện Biên với Lai Châu, từ Lai Châu theo quốc lộ 12 rồi
quốc lộ 4D đến SaPa, thành phố Lào Cai. Tiếp cận thành phố phía đông của tiểu
vùng thuận tiện hơn nhờ hệ thống đường giao thông Hà Nội – Lào Cai khá phát
triển với cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Giao thông
đường sông có hai tuyến chính là theo dọc sông Hồng và sông Đà, tuy nhiên
giao thông đường thủy theo các tuyến này chưa được khai thác để phục vụ
khách du lịch.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo. SGK Địa Lí 9. NXB Giáo dục Việt Nam.
PGS. TS Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa. 2017. Giáo trình Địa lý du
lịch. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Th.S Mai Tiến Dúng. Giáo trình Nhập môn du lịch.
https://tailieudulich.wordpress.com
http://tuyenquanghpc.com.vn
Tiếng nước ngoài
Oxford University Press. 1948. Oxford Advanced Learner's Dictionary.
9
Download