Uploaded by Lan Anh

TRƯỜNG-TRUNG-HỌC-PHỔ-THÔNG-NGUYỄN-HIỀN (1)

advertisement
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HIỀN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Hình tượng Trăng trong thơ Nguyễn Trãi
Học sinh thực hiện : Lưu Thị Lan Anh, Lưu Thị Như Quỳnh,
Nguyễn Phước Khang, Đào Thanh Vinh
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mỹ Linh
Duy Xuyên, ngày16 tháng 4 năm 2024
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................2
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................2,3
PHẦN NỘI DUNG
I. BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI..........................3
II. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG THƠ CA DÂN GIAN VÀ
THƠ NGUYỄN TRÃI..........................................................................................5
III. BIỂU TƯỢNG TRĂNG GÓP PHẦN THỂ HIỆN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN
VẬT TRỮ TÌNH...................................................................................................6
IV. NGHỆ THUẬT THƠ NÔM............................................................................8
KẾT LUẬN .......................................................................................................8,9
1
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng như trong ca dao người Việt có một biểu tượng
nổi bật lên như một điểm sáng nổi bật thu hút sự chú ý của nhiều người. Đó là biểu
tượng trăng, biểu tượng này lâu nay là nguồn thi cảm bất tận trong cảm hứng sáng
tác của các nhà thơ, nhà văn cả trong văn học dân gian và văn học viết. Thông qua
hình tượng trăng Nguyễn Trãi đã gửi gắm tình yêu quê hương của mình vào trong
bài thơ khiến cho tôi thêm yêu quê hương, gắn bó với quê hương của mình hơn và
ngày càng yêu mến hồn thơ của dân tộc. Bên cạnh đó sự hấp dẫn, cuốn hút của hình
tượng trăng với vẻ đẹp riêng của nó cũng là một trong những lí do cơ bản đưa tôi
đến với đề tài này
Ngoài lý do có tính khởi đầu đó, còn xuất phát từ việc muốn thấy rõ hơn mối quan
hệ giữa văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam qua một biểu tượng xuất
hiện phổ biến trong thơ ca Nguyễn Trãi. Hai bộ phận này tuy có phương thức sáng
tác khác nhau, có hệ thống thi pháp không giống nhau nhưng luôn có mối quan hệ
ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Việc tìm hiểu và so sánh này sẽ góp phần xác định
rõ mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học đó
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu : Làm rõ hơn mối quan hệ giữa văn học dân gian và thơ ca Nguyễn trãi
qua một biểu tượng xuất hiện phổ biến trong nền văn học trung đại Việt Nam. Đánh
giá khách quan giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ Nôm
Nhiệm vụ : Nhận xét về tần suất xuất hiện của hình tượng trăng trong thơ Nguyễn
Trãi. So sánh, đối chiếu hình tượng này trong thơ Nguyễn Trãi và văn học dân gian.
Rút ra giá trị nội dung tư tưởng của tác giả gửi gắm qua hình tượng trăng. Đánh giá
nghệ thuật thơ Nôm
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng : các bài thơ trong tập Quốc Âm Thi Tập
2
Phạm vi : Trên cơ sở các tư liệu đáng tin cậy như cuốn Tuyển tập thơ văn Nguyễn
Trãi của tác giả Trần Thanh Đạm, Phan Sỹ Trần, NXB giáo dục Hà Nội, 1967;Cuốn
Nguyễn Trãi hợp tuyển thơ, nhiều người biên soạn, NXH hội nhà văn; Tập Quốc
âm thi tập, báo cáo tiến hành khảo sát, sưu tầm các bài thơ Nguyễn Trãi và kho tàng
văn học dân gian để thấy được mức độ cũng như sự tương đồng và khác biệt trong
việc thể hiện biểu tượng trăng
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp khảo sát và
thống kê các văn bản, so sánh, phân tích và tổng hợp một số bài thơ dân gian và
một số câu trong thơ Nguyễn Trãi
NỘI DUNG
I. BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI
1. Sự hiện diện của trăng trong thơ ca Nguyễn Trãi
- Trong việc tìm đọc tuyển tập thơ có rất nhiều bài thơ mà ở đó tác giả dùng đến
hình ảnh trăng như :
‘Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không’
( MẶT TRĂNG TRONG NƯỚC )
‘Trị dân sơ lập dòng cho chính,
Có nước nhường in nguyệt khá rày.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 10)
‘Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 26)
‘Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại,
Hai chữ công danh biếng vả vê’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 28)
‘Sách ngâm song có mai và điểm,
3
Dời ngó rèm lồng nguyệt một câu.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 32)
‘Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 38)
‘Cửa thầy giá nhơn nhơn lạnh,
Lòng bạn trăng vặc vặc cao.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 40)
‘Ngắm xem mai hay tuyết đến,
Say thưởng nguyệt lệ thu qua.’
(BẢO KÍNH CẢNH GIỚI BÀI 41)
‘Tiếc thiếu niên qua lật hẹn lành,
Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình.’
( THƠ TIẾC CẢNH BÀI 4 )
‘Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh,
Trinh làm của, có ai tranh.’
( HOA SEN )
‘Lầu nguyệt đã quen tiên thổi địch,
Non xuân từng bạn khách ăn thông.’
( Chim HẠC GIÀ )
‘Lòng tiện soi, dầu nhật nguyệt,
Thề xưa hổ, có giang san.’
( THUẬT HỨNG BÀI 18 )
‘Nguyệt mọc đầu non kình dõi tiếng,
Khói tan mặt nước thận không lầu.
( NGÔN CHÍ BÀI 18 )
4
.....
Qua khảo sát, ta thấy sự xuất hiện của biểu tượng trăng được chia ở nhiều mảng đề
tài khác nhau. Qua đó ta thấy được số lượng xuất hiện của hình tượng này trong thơ
Nguyễn Trãi tương đối nhiều, nhưng chỉ cần với số lượng như vậy ta cũng thấy
được Nguyễn Trãi là nhà thơ hay sử dụng biểu tượng trăng trong các sáng tác của
mình. Thông qua các tác phẩm của ông ta nhận thấy được sự đồng cảm sâu sắc của
ông trong xã hội cũ.
2. Sử dụng hình ảnh trăng trong thơ Nguyễn Trãi
Đứng trước hình ảnh trăng hay nguyệt trong thơ Nguyễn Trãi phần lớn là các động
từ như : ‘lồng nguyệt’, ‘thưởng nguyệt’, ‘chở nguyệt’, ‘in nguyệt’ , ‘soi nguyệt’....
Hình ảnh đó còn có sự kết hợp với các danh từ đứng trước nó. Bao gồm : ‘ đêm
nguyệt’, ‘nhật nguyệt’, ‘hoa nguyệt’, ‘lầu nguyệt’, ‘nguyệt nguyệt’, ‘phong nguyệt’
,..... Đứng sau hình ảnh nguyệt còn có sự xuất hiện của các động từ và tính từ như
‘nguyệt mọc’, ‘trăng vặc vặc’... Tất cả sự kết hợp đó làm cho biểu tượng trăng có
vẻ đẹp riêng, nhờ sự kết hợp táo bạo của một bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật mà
Nguyễn Trãi đã làm cho biểu tượng trăng trở nên mới lạ hơn trong câu thơ
II. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG THƠ CA DÂN GIAN
VÀ THƠ NGUYỄN TRÃI
1. Những điểm tương đồng
1.1. Cách nói về trăng
Cả văn học dân gian và thơ ca Nguyễn Trãi khi nói về trăng đều thể hiện một tình
cảm, ở đó có sự giao cảm giữa các tâm hồn. Thể hiện tình cảm đối với quê hương
đất nước hoặc là bày tỏ tâm trạng.
1.2. Những cách cảm về trăng
Có thể nói chỉ trong ca dao và thơ ca Nguyễn Trãi thì hình ảnh trăng thật bình dị,
thân quen đến thế và biểu tượng trăng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho các tâm
hồn thi sỹ bày tỏ lòng mình. Ở văn học dân gian do là tiếng nói của người bình dân
nên tiếng nói đó có nhiều đối tượng hơn và do nhiều đối tượng của nhiều tầng lớp
người nên chỉ miêu tả một cách chung chung về biểu tượng trăng. Thơ của Nguyễn
Trãi là tiếng nói, là cách cảm từ đáy lòng ông, của cá nhân ông nên đối tượng nói
đến cũng rõ ràng hơn, mức độ biểu hiện cũng như lựa chọn quyết liệt hơn so với
văn học dân gian
5
2. Những điểm khác biệt
2.1. Trong cách thức miêu tả
Văn học dân gian thường được sử dụng theo khuôn mẫu có sẵn, hay dùng lối so
sánh để biểu hiện tình cảm kín đáo. Do đó trong ca dao người việt cũng mang tính
biểu tượng và triết lý sâu sắc hơn.
Ở thơ ca Nguyễn Trãi nó được thể hiện qua từng chữ từng câu hay cách vận dụng
ca dao, thành ngữ, tiếng việt. Qua những hình ảnh đó ta có thể thấy được hơi thở,
tấm lòng, tính khí, trí tuệ tỏa ra từ lời kể, lời nói của ông đặc biệt là qua ngôn ngữ
3. Trong việc dùng các từ ngữ chỉ định
3.1. Nguyên nhân của sự tương đồng
Nguyễn Trãi đã học ca dao cả về nội dung và hình thức, ca dao ra đời trước từ đó
Nguyễn Trãi đã học ở ca dao nhưng có sự chọn lọc và cải tiến, ngôn ngữ của ca dao
mộc mạc, bình dị văn học dân gian và thơ ca Nguyễn Trãi đã có sự bắt gặp, tương
đồng với nhau trong việc sử dụng biểu tượng trăng.
3.2. Nguyên nhân của sự khác biệt
Văn học dân gian do nhân dân lao động sáng tạo ra, với ngôn ngữ gần gũi, quen
thuộc, tác giả của văn học dânvgian là nhân dân lao động, chính họ đã góp phần
làm nên một nền văn học có giá trị. Thơ ca Nguyễn Trãi là những cảm nhận riêng
của ông nhưng ông đã có nhiều cách tân mới mẻ khi sáng tác. Sự khác biệt của biểu
tượng trăng trong văn học dân gian và thơ ca Nguyễn Trãi là do đặc điểm thi pháp
của từng bộ phận văn học tạo nên
III. BIỂU TƯỢNG TRĂNG GÓP PHẦN THỂ HIỆN TÂM TRẠNG CỦA
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão táp của lịch sử
thế kỷ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biến động đó. Ngay
cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm. Vì vậy, thơ
ông thể hiện rõ một vốn sống đã ở độ chín, một suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời đầy
phức tạp và một tình cảm nhân hậu đối với thiên nhiên, con người. Qua thơ Nguyễn
Trãi, ta có thể hiểu thêm rất nhiều điều về con người Nguyễn Trãi với những khát
vọng lớn lao và những tâm tư u uất. Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm
tháng xa quê tìm đường cứu nước:
6
"Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng
Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền" (Mạn hứng)
+ Đó là tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ và sự day dứt đó cũng đã thể hiện
ông là một người đầy bản lĩnh và đầy tình cảm tha thiết, lắng đọng. Hình ảnh trăng
ở đây Nguyễn Trãi như muốn tìm về một chốn quê nhà thân thuộc, xem đó như là
niềm an ủi và tự nhủ với lòng mình hãy bình an để tìm ra con đường của một đấng
nam nhi "Công danh trái".
+ Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi
Côn Sơn:
"Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người”
+ Đó là tình cảm ưu quốc ái dân sâu nặng của nhà thơ, ông về ở ẩn nhưng lòng ông
luôn hướng về những con người nhỏ bé và bình dị nhất, để rồi phải ngậm cái sầu
nhân thế. Biểu tượng trăng ở đây nó thể hiện niềm cô đơn lẽ loi đến tột đỉnh của
nhà thơ, ông chỉ có người bạn là cái bóng của chính mình và hình bóng của trăng,
lấy trăng làm người bạn tâm giao, là tri kỷ, điều đó phần nào làm ta thấu hiểu cho
nỗi lòng của một bậc thánh nhân trong hoàn cảnh này. Trăng đã thành bạn, lẫn làm
chung của con người mang nặng nhưng ưu tư. Điều làm tỏa sáng nhân cách lớn lao
của một người anh hùng một kẻ sĩ chân chính
+ Con người Nguyễn Trãi một lần nữa được ngợi ca ở việc tìm ra chân lý ở đời,
ông đã lấy hình ảnh Trăng và Mặt Trời để nói đến sự luân chuyển và biến thiên của
cuộc đời. Ở đó đã tìm thấy những điều mới mẻ và thú vị nhất. Mạnh mẽ, hào hùng,
khẳng khái, trong sách, đó là nhân cách và chí khí Nguyễn Trãi được thể hiện qua
thơ ông. Vì tự tin, tự hào nên trong bất cứ hòan cảnh nào, nhà thơ vẫn giữ được
phong thái ung dung, tự tại
"Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay
Trông thế giới phút chim bay
Đạp áng mây, ôm bó củi
Ngồi bên suối gác cần câu
Quét trúc bước qua lòng suối
7
Thưởng mai về đạp bóng trăng". ( Mạn Thuật )
+ Với con người, tác giả tỏ ra rất sâu sắc, nhạy cảm trong khi phát hiện những biến
đổi, xao động phức tạp trong tâm hồn con người:
"Nguyệt trong đáy nước, nguyệt trên không,
Xem ắt lầm một thức cùng.
Hải nhược chiết nên cành quế tử,
Giang phi chiếm được giấc thiềm cung.
Thu cao, thỏ ướm thăm lòng bể,
Vực lạnh, châu mừng thoát miệng rồng.
Đạn khiếp thiên nhan chăng nỡ tịn,
Lui thuyền lãng đãng ở trên dòng.” ( Mặt trăng trong nước )
Tóm lại hầu hết các bài thơ có xuất hiện biểu tượng trăng đều được Nguyễn Trãi sử
dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và những cảm xúc khác nhau của một hồn
thơ xúc động và với ngọn bút có thần đã tạo nên một danh nhân Việt.
IV. NGHỆ THUẬT THƠ NÔM
Thơ Nôm là một dạng thơ viết bằng chữ Nôm, một hệ thống chữ viết dựa trên chữ
Hán được sử dụng để biểu đạt ngôn ngữ Việt Nam từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19.
Nghệ thuật thơ Nôm phản ánh rõ nét tâm hồn và đời sống tinh thần của người Việt,
đồng thời thể hiện sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc và khuynh
hướng Việt hóa thơ ca. Phân tích nghệ thuật thơ Nôm, chúng ta có thể thấy sự phá
vỡ quy cách niêm luật thơ Đường qua nhịp thơ, thể thơ, cách gieo vần, và sự sáng
tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Thơ Nôm thường có nhịp điệu rõ ràng,
đối xứng giữa các câu thơ và giữa các dòng thơ, sử dụng các thành phần từ tiếng
Trung và các từ vựng cách diễn đạt của tiếng Việt
Một ví dụ điển hình của nghệ thuật thơ Nôm là “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi,
một tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Tập thơ này
không chỉ thể hiện nội dung tư tưởng tiến bộ, lòng yêu nước thương dân, mà còn
thể hiện sự tiếp biến nghệ thuật thơ Nôm qua việc phá vỡ quy cách niêm luật và sự
sáng tạo trong ngôn ngữ
8
KẾT LUẬN
Qua việc trình bày trên có thể rút ra những kết luận chính về biểu tượng trăng
trong ca dao và thơ ca Nguyễn Trãi.
1. Trăng vốn là cảnh sắc thiên nhiên ở ngoài đời đã đi vào thơ ca Nguyễn Trãi thời
trung đại và vào kho tàng ca dao người Việt đã trở thành biểu tượng góp phần tạo
nên đặc sắc thẩm mỹ cho hai bộ phận văn học đó.
2. Biểu tượng Trăng trong thơ ca Nguyễn Trãi và trong ca dao tuy đều bắt nguồn từ
cảnh sắc thiên nhiên, từ hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống của con người
nhưng có sắc thái biểu cảm riêng.
3. Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng biểu tượng trăng trong thơ Nguyễn Trãi
và trong văn học dân gian vẫn có những chỗ gặp gỡ, tương đồng. Cả Nguyễn Trãi
và tác giả dân gian đều đã sự dụng biểu tượng này như một phương tiện nghệ thuật
để góp phần diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Trăng trong thơ ca
Nguyễn Trãi và trong ca dao hiện ra với nhiều dáng vẻ, với nhiều tên gọi và đủ mọi
màu sắc. Biểu tượng này đều được nhìn ngắm, miêu tả trong khung cảnh nên thơ,
nó vừa là hình ảnh của không gian vừa gợi lên cảm giác thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Đạm, Phan Sĩ Phần. Tuyển tập văn thơ Nguyễn Trãi. NXB GD.
1967
2. Trần Khắc Ngưu, Nguyễn Hữu Sơn. Nguyễn Trãi tác giả và tác phẩm. NXB GD
3. Nhiều tác giả Hợp tuyển thơ. NXB hội nhà văn
4. Hoàng Tiến Tựu. Văn học dân gian Việt Nam, tâp 2.NXB GD. 1990
5. Hà Công Tài. Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian. Soos5, 1988
9
10
Download