Uploaded by Yuna Meo

[9] [VN] Theory & Practice of Counseling & Psychotherapy

advertisement
Licensed to: CengageBrain User
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
CHƯƠNG 4 - TRỊ LIỆU PHÂN TÂM
MỤC LỤC.............................................................................................................................................
1
DẪN NHẬP...........................................................................................................................................
3
NỘI DUNG CHÍNH.............................................................................................................................
5
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI................................................................................... 5
CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH ...................................................................................................... 5
Ý THỨC VÀ VÔ THỨC .................................................................................................................... 6
CƠ CHẾ PHÒNG VỆ ......................................................................................................................... 7
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH .................................................................................................... 11
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU....................................................................................................................
16
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU...................................................................................................................... 16
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ...................................................................... 16
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ................................................................. 17
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ..................................................... 18
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU...............................................................
22
GIỮ MÔ THỨC LÀM VIỆC PHÂN TÂM...................................................................................... 22
LIÊN TƯỞNG TỰ DO ..................................................................................................................... 23
PHÂN TÍCH GIẤC MƠ ................................................................................................................... 24
PHÂN TÍCH VÀ DIỄN DỊCH SỰ CHỐNG ĐỐI............................................................................ 25
PHÂN TÍCH VÀ DIỄN DỊCH CHUYỂN CẢM .................................................................................. 25
ỨNG DỤNG TRONG TRỊ LIỆU NHÓM........................................................................................ 26
QUAN ĐIỂM CỦA CARL JUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ...........................................
27
CÁC TRÀO LƯU HIỆN ĐẠI: HỌC THUYẾT MỐI QUAN HỆ ĐỐI TƯỢNG, TÂM LÝ HỌC
BẢN NGÃ VÀ PHÂN TÂM HỌC QUAN HỆ. ................................................................................
29
TRỊ LIỆU PHÂN TÂM THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA ......................................................
35
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ............................................................................................. 35
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN................................................................................... 36
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU PHÂN TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN .......................................
1
36
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ..........................................................................................................
39
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN PHÂN TÂM .................................................................... 40
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG NHÀ PHÂN TÂM HIỆN ĐẠI ........................................... 41
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TIẾP CẬN PHÂN TÂM........................................................... 42
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO...................................................................................................................
43
KHUYẾN ĐỌC ...................................................................................................................................
44
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
DẪN NHẬP
Những quan điểm của Freud vẫn có sức ảnh hưởng đến trị liệu tâm lý ngày nay. Nhiều khái
niệm của ông vẫn là nền tảng cơ bản được các nhà trị liệu xây dựng và phát triển. Thật vậy, hầu hết các
học thuyết về tham vấn và trị liệu tâm lý có đề cập đến trong sách này đều chịu ít nhiều ảnh hưởng từ
những nguyên tắc và kỹ thuật của phân tâm học. Một số hướng tiếp cận trị liệu mở rộng mô thức phân
tâm, một số thì điều chỉnh những khái niệm và quy trình của nó, và số còn lại được tạo ra nhằm chống
đối học thuyết này.
Hệ thống phân tâm học của Freud là một mô thức về sự phát triển của con người và hướng tiếp
cận trong trị liệu tâm lý. Ông đã đem lại cho lĩnh vực trị liệu tâm lý một diện mạo và một chân trời mới
bằng cách nhấn mạnh những yếu tố tâm động thúc đẩy hành vi, tập trung vào vai trò của vô thức, và
phát triển quy trình trị liệu đầu tiên giúp thông hiểu và điều chỉnh cấu trúc tính cách cơ bản của con
người. Phân tâm học được xem là tiêu chuẩn để đánh giá các học thuyết khác
Không thể nào tóm gọn hết sự phong phú của các cách tiếp cận tâm động được phát triển từ
thời Freud chỉ trong một chương ngắn ngủi. Phần này chỉ tập trung chủ yếu vào những khái niệm và
cách tiến hành mà đa phần được bắt nguồn từ Freud. Chương này cũng tóm tắt các học thuyết áp dụng
những khái niệm phân tâm một cách ít cứng nhắc hơn; ngoài ra tác giả cũng trình bày sơ lược học thuyết
phát triển tâm lý xã hội của Erikson, một học thuyết được mở rộng từ lý thuyết của Freud. Cuối cùng,
chúng ta sẽ xem xét cách tiếp cận của Carl Jung cùng với những học thuyết và cách thực hành phân tâm
ngày nay.
S
IGMUND FREUD (1856-1939) được sinh ra
Freud cống hiến gần như toàn bộ cuộc đời của mình để
trong một gia đình người Áo có 3 con trai và
hệ thống và mở rộng học thuyết của ông về phân tâm
5 người con gái. Cha của ông, như đa số những
học. Điều thú vị là khoảng thời gian sáng tạo nhất của
người cha khác vào thời điểm và không gian bấy giờ,
cuộc đời ông lại có liên quan đến thời kỳ ông gặp phải
là người rất độc đoán. Hoàn cảnh gia đình của Freud là
những vấn đề về cảm xúc khá nghiêm trọng. Vào
một trong những yếu tố cần xem xét nếu muốn hiểu
khoảng những năm đầu tuổi 40, Freud đương đầu với
được quá trình phá triển học thuyết của ông.
nhiều rối loạn dạng cơ thể (psychosomatic) cũng như
với nỗi sợ hãi quá mức về cái chết và nhiều điều khác.
Mặc dù khả năng tài chính eo hẹp và buộc phải sống
Ông cũng gặp khó khăn trong việc tự phân tích bản
trong một tòa nhà đông đúc, cha mẹ ông vẫn nỗ lực hết
ngã. Bằng việc khám phá ra ý nghĩa những giấc mơ của
sức để tạo điều kiện phát triển khả năng học vấn của
chính mình, ông nhìn thấu được động lực của sự phát
ông. Freud có nhiều sở thích khác nhau nhưng việc lựa
triển nhân cách. Đầu tiên, ông xem xét lại những ký ức
chọn nghề nghiệp của ông bị giới hạn vì gốc gác Do
tuổi thơ của mình và nhận ra sự đối đầu căng thẳng
Thái của mình. Cuối cùng ông quyết định theo ngành
trong mối quan hệ với cha ông. Ông cũng tự gợi lại
Y. Chỉ 4 năm sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp
những cảm xúc tính dục thời thơ ấu ông giành cho
Y của Đại học Viên, vào năm 26 tuổi, ông trở thành
người mẹ, người đầy lôi cuốn, luôn yêu thương và bảo
giảng viên và có được một vị thế khá uy tín.
vệ ông. Sau đó, ông hệ thống lại học thuyết của mình
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trên lâm sàng bằng cách quan sát và phân tích quá trình
Freud là một người rất sáng tạo và siêng năng, ông
thân chủ giải quyết vấn đề của họ.
thường làm việc đến 18 giờ một ngày. Toàn bộ công
Freud ít khoan dung đối với những đồng nghiệp có
quan điểm trệch hướng với học thuyết của mình. Ông
luôn cố gắng kiểm soát bằng cách khai trừ những người
cả gan không đồng tình với ông. Carl Jung và Alfred
Adler là ví dụ, họ là những người từng làm việc rất thân
trình của ông bao gồm 24 tập. Hiệu suất làm việc của
ông vẫn rất cao cho đến khi ông bị ung thư hàm vào
những năm cuối đời. Trong 20 năm cuối, ông trải qua
33 cuộc phẫu thuật và chịu đau đớn kinh niên. Ông mất
ở Luân Đôn năm 1939.
cận với Freud nhưng mỗi người lại lập ra một trường
Là người sáng lập ra phân tâm học, Freud đã tự đưa
phái riêng sau nhiều lần bày tỏ sự bất đồng với ông
mình lên hàng những nhà tri thức vĩ đại nhất. Ông là
trong các vấn đề lý thuyết và lâm sàng.
người tiên phong trong việc tìm ra những kỹ thuật mới
để hiểu được hành vi của con người, nỗ lực của ông đã
được đúc kết thành học thuyết về nhân cách và trị liệu
tâm lý nổi tiếng và toàn diện nhất từng được phát triển
từ trước đến nay.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
NỘI DUNG CHÍNH
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Học thuyết của Freud coi bản chất của con người căn bản đã được định sẵn. Theo Freud, những
hành vi của chúng ta được quyết định bởi những lực phi lý, động lực vô thức, những xung động sinh học
và bản năng, tiến hóa qua những giai đoạn tâm tính dục then chốt trong 6 năm đầu đời.
Freud lấy bản năng làm trung tâm trong học thuyết của mình . Mặc dù lúc ban dầu ông dùng thuật
ngữ Libido chỉ để phản ánh năng lượng tính dục nhưng sau đó ông đã mở rộng thuật ngữ này ra thành năng
lượng của tất cả xung năng sống. Những xung năng này phục vụ cho mục đích tồn tại của cá nhân và nhân
loại, nó hướng tới sự lớn lên, phát triển và sáng tạo. Libido có thể được hiểu như là nguồn động lực của
năng lượng tính dục nhưng diễn ra ở bên dưới nó. Trong định nghĩa về xung năng sống, Freud bao gồm cả
những hành động giúp thỏa mãn, ông xác định mục đích của cuộc sống là nhằm đạt đến khoái cảm (pleasure)
và tránh những nỗi đau đớn (pain).
Freud cũng để cập đến xung năng chết, bản năng làm nên hung tính (aggressive). Con người thể
hiện qua hành vi của họ những ước muốn vô thức về cái chết, hay gây tổn thương cho chính mình và người
khác. Kiểm soát được hung tính là thách thức cho loài người. Theo cách nhìn của Freud, cả hai xung năng
tính dục và hung tính đóng vai trò quyết định lý do dẫn đến những hành động của con người.
CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH
Theo cách nhìn của phân tâm học, nhân cách của con người bao gồm 3 hệ thống: id, ego và
superego. 3 hệ thống này không hoạt động tách biệt nhau trong nhân cách; Cấu trúc nhân cách của con
người cần được nhìn nhận như một tổng thể chứ không phải chỉ là 3 bộ phận riêng biệt. Id là tác nhân sinh
học, ego là tác nhân tâm lý và superego là tác nhân xã hội.
Theo phân tâm học chính thống, con người được xem xét như là một hệ thống năng lượng. Động
lực của nhân cách hoạt động bằng cách phân phối nguồn năng lượng tâm lý vào các vùng id, ego hay
superego. Do lượng năng lượng là có hạn nên một vùng nhất định sẽ kiểm soát năng lượng nhiều hơn hai
vùng còn lại. Hành vi con người được quyết định bởi năng lượng tâm lý này.
ID Id (Cái Ấy) là hệ thống ban đầu của nhân cách; khi chào đời, chúng ta hoàn toàn là id. Id là
nguồn năng lượng đầu tiên trong hệ thống năng lượng và là đơn vị tạo nên xung năng. Nó thiếu tổ chức,
mù quáng, đòi hỏi và dai dẳng. Như một cái chậu chứa đầy những kích thích, id không thể chịu được căng
thẳng và có chiều hướng giải tỏa căng thẳng ngay lập tức. Bị điều khiển bởi nguyên lý khoái cảm, nhằm
giảm căng thẳng, tránh đau đớn và đạt đến thỏa mãn, id hoạt động phi lý trí, phi đạo đức và hướng đến việc
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thỏa mãn những nhu cầu của bản năng. Id sẽ không bao giờ trưởng thành và tồn tại trong nhân cách. Nó
không có chỗ cho suy nghĩ nhưng chỉ có chỗ cho mong muốn và hành động. Id đa phần nằm trong vô thức,
hay ngoài khả năng nhận thức của chúng ta.
EGO Ego (Cái Tôi) tiếp xúc với thế giới thực tế bên ngoài. Nó là “người thi hành “ có chức năng
kiểm soát, quản lý và điều chỉnh nhân cách. Đóng vai trò như “bồ câu” giao thông, nó là trung gian cho
xung năng và môi trường bên ngoài. Ego điều khiển ý thức và thi hành công tác kiểm duyệt. Được điều
khiển bởi nguyên tắc thực tế, Ego thực hiện việc tính toán thực tế và hợp lý, đồng thời lập kế hoạch hành
động để thỏa mãn những nhu cầu. Mối liên hệ giũa id và ego là gì? Ego, đơn vị của thông minh và hợp lý
giám sát và kiểm soát những lực đẩy từ id. Nếu như id chỉ biết đến thực tại của chủ thể thì ego giúp phân
tách hình ảnh thuộc về tinh thần và những vật chất của thế giới bên ngoài.
SUPEREGO Superego (Cái Siêu Tôi) là “tòa án” của nhân cách. Nó bao gồm những nguyên tắc
đạo đức của cá nhân, tập trung vào việc đánh giá hành động là tốt- xấu hay đúng- sai. Nó đại diện cho lý
tưởng hơn là thực tế và luôn hướng đến sự hoàn hảo chứ không phải khoái cảm. Superego đại diện cho
những giá trị truyền thống và lý tưởng xã hội được truyền từ cha mẹ sang con cái . Chức năng của nó là để
nghiêm cấm những xung lực của id, thuyết phục ego thay thế những mục tiêu hiện tại bàng những mục tiêu
đạo đức và thúc đẩy đến sự hoàn thiện. Superego, là kết quả nội quan hóa những chuẩn mực của cha mẹ và
xã hội, liên quan đến hệ thống thưởng phạt về mặt tâm lý. Thưỡng là cảm giác tự hào và tự hài lòng, phạt
là cảm giác tội lỗi và yếu kém.
Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Có lẽ đóng góp lớn nhất của Freud là về khái niệm vô thức và các tầng ý thức của ông, đó chính là
chìa khóa để hiểu được hành vi và những vấn đề của nhân cách. Vô thức không thể được tìm hiểu một cách
trực tiếp nhưng được phản ánh từ hành vi. Những thực chứng lâm sàng bộc lộ vô thức bao gồm: giấc mơ,
biểu tượng của những ước muốnnhu cầuvà mâu thuẫn vô thức; lỡ lời và quên, những ý tưởng sau khi thôi
miên, những vật liệu thu thập được từ kỹ thuật liên tưởng tự do, kỹ thuật phóng chiếu và những nội dung
biểu hiện của các triệu chứng tâm bệnh.
Theo Freud, ý thức là một lát cắt mỏng của toàn thể đầu óc. Phần lớn của tảng băng trôi nằm dưới
mặt nước, đa phần ý thức chỉ là phần nổi của bề mặt mà thôi. Vô thức cất giữ toàn bộ những kinh nghiệm,
ký ức, và những việc bị dồn nén. Những nhu cầu và động lực chúng ta không chạm đến được cũng nằm
ngoài khả năng kiểm soát của nhận thức. Đa số các chức năng tâm lý nằm ở vùng ngoài ý thức. Mục tiêu
của hình thức trị liệu phân tâm là khiến vô thức thành ý thức, chỉ khi đó, một cá nhân mới có thể thực hiện
sự chọn lựa.Hiểu được vai trò của vô thức là trọng tâm gúp nắm được cốt lõi của hành vi con người theo
hình mẫu phân tâm.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Vô thức là gốc rễ của toàn bộ các hành vi và triệu chứng nhiễu tâm. Từ góc nhìn này, “ liều thuốc”
giúp các chức nang hoạt động mạnh khỏe sẽ dựa trên việc khám phá và làm sáng tỏ ý nghĩa của triệu
chứng, lý do của hành vi và cơ chế dồn nén . Cũg nên ghi nhận là nếu chỉ dựa trên việc lý giải nội quan mà
thôi sẽ không giúp giải quyết được những triệu chứng. Việc thân chủ hiểu được những mô thức cũ chỉ được
chỉ ra thông qua các quá trình bóp méo chuyển cảm, một tiến trình sẽ được bàn đến trong phần sau.
Lo âu
Một phần cốt lõi nữa của tiếp cận Phân tâm đó là nội dung về sự Lo âu. Lo âu là một cảm giác sợ
hãi, kết quả của sự dồn nén những cảm xúc, kí ức, mong muốn và trải nghiệm khi chúng trồi lên trên bề
mặt nhận thức. Nó có thể được xem như là một dạng giằng co thúc đẩy chúng ta phải làm gì đó. Nó phát
triển từ việc xung đột giữa Id, Ego và Superego vượt quá sự điều khiển của năng lượng tinh thần vốn có.
Chức năng của âu lo là chức năng cánh báo nguy hiểm sắp xảy ra.
Có 3 loại lo âu: lo âu thực tế, lo âu nhiễu tâm và lo âu lương tâm. Lo âu thực tế là nỗi sợ đối với
nguy hiểm từ thế giới bên ngoài, mức độ lo âu sẽ tương ứng với mức độ đe dọa của nguy hiểm. Lo âu
nhiễu tâm và lo âu lương tâm được gợi lên khi việc “cân bằng năng lượng” bên trong mỗi người bị đe dọa.
Chúng cảnh báo cho ego rằng nếu không thực hành biện pháp thích hợp, nguy hiểm sẽ tăng lên cho đến
khi Ego sụp đổ. Lo âu nhiễu tâm là nỗi sợ mà bản năng vượt khỏi tầm kiểm soát và bắt một người phải làm
điều vốn được cho là sẽ bị trừng phạt. Lo âu lương tâm là nỗi sợ thuộc về lương tâm. Người có lương tâm
phát triển cao có khuynh hướng cảm thấy cắn rứt khi họ làm điều gì đó trái với chuẩn mực đạo đức. Khi
ego không thể điều khiển lo âu bởi nhưng phương pháp hợp lý và thẳng thắn, nó sẽ dựa vào một cơ chế
không trực diện, gọi là, hành vi phòng vệ cái tôi.
CƠ CHẾ PHÒNG VỆ
Cơ chế phòng vệ Cái Tôi giúp cá nhân đương đầu với lo âu và tránh cho cái Tôi khỏi tình trạng
tràn ngập. Ngoài những trường hợp bệnh lý, phòng vệ cái tôi là những hành vi bình thường mang giá trị
thích nghi miễn chúng không trở nên một phần cuộc sống và làm cá nhân tránh đối mặt thực tại. Cơ chế
phòng vệ được sử dụng tuỳ thuộc mức độ phát triển của lo âu. Thông thường cơ chế phòng vệ có hai đặc
tính: (1) phủ nhận hoặc xuyên tạc thực tế và (2) vận hành ở một mức độ vô thức.
PHÒNG VỆ
CÔNG DỤNG
Dồn nén
Những suy nghĩ và cảm xúc đe doạ
Một trong những quá trình quan trọng
(Repression)
hay gây đau khổ bị đẩy ra khỏi
nhất của trường phái Freud. Đây là gốc
nhận thức
gác của nhiều cơ chế phòng vệ khác
hoặc của rối loạn nhiễu tâm. Freud giải
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thích dồn nén như sự loại bỏ không có
chủ ý một số điều trong tầng ý thức.
Điều này minh hoạ cho việc hầu hết
những đau khổ trong 5 hoặc 6 năm đầu
cuộc đời bị chôn vùi, nhưng chúng có
ảnh hưởng đến các hành vi sau này.
Phủ nhận
Không chấp nhận sự tồn tại của
Có lẽ là dạng đơn giản nhất trong mọi
(Denial)
khía cạnh mang tính đe doạ từ thực
cơ chế phòng vệ. Đó là cách mà một cá
tại
nhân bóp méo suy nghĩ, cảm nhận hay
lĩnh hội trong trường hợp có thể gây
nguy hiểm. Cơ chế này giống với dồn
nén, nhưng nó thường vận hành ở bậc
tiền ý thức và vô thức.
Hình thành phản ứng
Thể hiện một cách trái ngược khi
Bằng việc thể hiện thái độ và hành vi
(Reaction formation)
đối diện với xung năng đe doạ.
có ý thức (hoàn toàn trái ngược với
xung năng gây lo âu) cá nhân tránh
được việc đối mặt với căng thẳng trong
trường hợp thể hiện những xung năng
ấy đúng như bản chất của nó. Cá nhân
có thể che giấu sự ganh ghét bằng
những biểu hiện của tình yêu thương,
thể hiện sự hài lòng khi có phản ứng
tiêu cực hay che giấu sự ác độc bằng
việc tử tế thái quá.
Phóng chiếu
Gán cho người khác những ước
Đây là cơ chế của sự tự huyễn (tự lừa
(Projection )
muốn hay xung năng không được
dối: self-deception). Tính dục, gây hấn
chấp nhận của bản thân
và những xung năng khác được xem
như thuộc sở hữu của người khác chứ
không phải bản thân.
Chuyển vị
Chuyển năng lượng tâm lý sang
Chuyển vị là cách để ứng phó với lo
(Displacement)
một đối tượng khác khi đối tượng
âu, ở đó xuất hiện hiện tượng xả xung
ban đầu là không thể xâm phạm.
năng bằng việc chuyển nó từ đối tượng
đe doạ sang “mục tiêu an toàn hơn”. Ví
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
dụ một người đàn ông nhu nhược cảm
thấy bị hiếp đáp bởi cấp trên, ông trở
về nhà và tái diễn cảm xúc thù địch
không phù hợp đối với mấy đứa con.
Hợp lý hoá
Chế ra một lí do thuyết phục để giải
Hợp lý hoá giúp biện minh cho những
(Rationalization)
thích cho việc cái tôi bị tổn thương.
hành vi khác thường và nó làm cho các
sang chấn gây thất vọng trở nên dễ
chấp nhận hơn. Khi một người không
được nhận vào vị trí đã ứng tuyển, họ
nghĩ ra một lí do logic cho việc đó, và
đôi khi họ nỗ lực để tự chứng minh
rằng về mặt nào đó họ đã không thực
sự muốn vị trí ấy.
Thăng hoa
Chuyển năng lượng dục tính và gây
Năng lượng (của cái Ấy, chú thích của
(Sublimation)
hấn sang một kênh dẫn khác.
người dịch) thường được chuyển sang
những kênh dẫn khác được chấp nhận
và mặt xã hội và thậm chí có khi đáng
ngưỡng mộ. Ví dụ hung tính có thể
chuyển kênh sang hoạt động thể thao,
như vậy con người tìm được cách để
giải toả cảm xúc giận dữ và thường
được cộng thêm phần thưởng là sự
khen ngợi.
Thoái lui
Quay lại giai đoạn trước
Khi đối mặt với stress nghiêm trọng
hay thử thách nặng nề, cá nhân có thể
(Regression)
cố giải toả lo âu bằng việc bám vào các
hành vi kém trưởng thành và không
phù hợp. Ví dụ trẻ bị đe doạ ở trường
có thể theo đuổi các hành vi ấu trĩ như
khóc lóc, dựa dẫm thái quá, mút tay
(thumbsucking), lẩn trốn hay bám giáo
viên.
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhập tâm
Đón nhận và đưa vào tâm lý giá trị
Dạng tích cực của nhập tâm bao gồm
(Introjection)
hay chuẩn mực của người khác.
việc hợp nhất giá trị của cha mẹ hay
thuộc tính và giá trị của nhà trị liệu (với
điều kiện đây không phải là việc tiếp
nhận thiếu suy nghĩ). Trường hợp tiêu
cực là trong các trại tập trung, tù nhân
giải toả lo âu bằng việc chấp nhận các
giá trị của kẻ thù địch thông qua việc
đồng nhất mình với chúng.
Đồng nhất hoá
Đồng nhất hoá với những nhân vật,
Đồng nhất hoá có thể nâng cao giá trị
(Identification)
tổ chức hay căn nguyên thành công
bản thân và bảo vệ cá nhân trước ý
với hy vọng rằng mình sẽ trở nên
nghĩ thất bại. Đây là một phần của quá
có giá trị.
tình phát triển, nhờ nó mà trẻ học
những hành vi vai trò giới (gender-role
behaviors), nhưng nó cũng có thể là
một phản ứng tự vệ khi được dùng bởi
những người luôn thấy mình thua kém.
Bù trừ
Nguỵ trang cho những điểm yếu
Cơ chế này có thể có sự định hướng
(Compensation)
mà mình nhận thấy, hoặc là một sự
của các giá trị điều chỉnh, và nó cũng
phát triển những đặc điểm tích cực
có thể là sự nỗ lực của cá nhân để nói
để che giấu (make up) cho những
rằng: đừng nhìn vào những mặt mà tôi
hạn chế.
thấp kém, nhưng hãy chứng kiến tôi
với các điều tôi đã làm.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
SỰ PHÁT TRIỂN NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI RẤT QUAN TRỌNG Phân tâm học có đóng góp rất
ý nghĩa khi phác họa nên những giai đoạn tâm tính dục và các giai đoạn tâm lý xã hội của sự phát triển từ
lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành. Các giai đoạn tâm tính dục xuất hiện trong lý thuyết thời kỳ phát
triển theo thời gian của Freud, bắt đầu từ khi mới sinh. Các giai đoạn tâm lý xã hội xuất hiện trong học
thuyết về nhiệm vụ tâm lý- xã hội cơ bản cần được hoàn thành từ khi sinh ra đến lúc về già của Erikson.
Cái nhìn tổng thể về những giai đoạn này cung cấp cho nhà tham vấn công cụ nhận thức để hiểu được
những nhiệm vụ phát triển đặc thù ( key developmental tasks characteristic) trong các thời kỳ khác nhau
của cuộc sống.
Freud đưa ra 3 giai đoạn phát triển đầu tiên thường khiến con người gặp vấn đề nếu không được
giải quyết một cách thỏa đáng. Đầu tiên là giai đoạn môi miệng, vấn đề thân chủ phải đối mặt là sự bất lực
trong việc tin tưởng bản thân và người khác, hậu quả của nó là sự sợ hãi tình thương và việc thiết lập các
mối quan hệ gần gũi, đồng thời hạ thấp lòng tự trọng. Tiếp theo là giai đoạn hậu môn, con người phải giải
quyết sự bất lực trong việc nhận biết và thể hiện sự giận dữ, điều này dẫn đến việc thiếu khả năng tự quyết
và gây ra sự từ chối năng lực làm người ở một cá nhân. Thứ ba đó là giai đoạn dương vật, thân chủ không
thể chấp nhận tính dục và cảm giác sinh dục của chính bản thân, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc
chấp nhận giới tính của mình. Dựa theo quan điểm phân tâm học của những người theo Freud, 3 khu vực
phát triển của cá nhân và xã hội ở trên- tình yêu và sự tin tưởng, giúp đối phó với những cảm xúc tiêu cực,
cùng với việc chấp nhận tích cực về tính dục- đều được đặt nền tảng trong 6 năm đầu đời. Thời kỳ này là
nền móng giúp xây dựng sự phát triển nhân cách về sau. Khi nhu cầu của trẻ không được đáp ứng đầy đủ
trong những giai đoạn phát triển trên, cá nhân có thể bị cắm chốt và sẽ cư xử một cách thiếu trưởng thành
về mặt tâm lý trong cuộc sống sau này.
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
QUAN ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA ERICKSON Erik Erikson xây dựng và mở rộng học thuyết
của mình dựa trên ý tưởng của Freud, ông nhấn mạnh vào các khía cạnh tâm lý xã hội trong quá trình phát
triển bắt đầu từ những năm tháng đầu đời. Học thuyết này cho rằng sự phát triển tâm tính dục và tâm lý xã
hội đi đôi với nhau, và trong mỗi giai đoạn lứa tuổi, chúng ta cần phải thiết lập sự cân bằng giữa bản thân
và thế giới xã hội xung quanh mình. Ông mô tả sự phát triển bao gồm toàn bộ quá trình sống được chia ra
thành những khủng hoảng đặc trưng cần phải giải quyết. Theo Erikson, “khủng hoảng” đồng nghĩa với
những cột mốc thay đổi trong đời sống, mà khi ấy chúng ta có khả năng phát triển hoặc thoái lui. Tại những
cột mốc đó, chúng ta hoặc có thể giải quyết những xung đột của bản thân hoặc thất bại trong việc hoàn
thành những nhiệm vụ phát triển. Một cách bao quát hơn, cuộc sống của chúng ta được tạo nên bởi những
lựa chọn của bản thân trong từng giai đoạn phát triển.
Erikson được ghi nhận vì đã nhấn mạnh các yếu tố xã hội trong phân tâm học hiện đại. Phân tâm
học cổ điển thường chỉ giới hạn trong tâm lý học Cái Ấy, cho rằng bản năng cùng những mâu thuẫn tâm
lý bên trong là các nhân tố cơ bản định hình nên sự phát triển nhân cách (cả tâm lý bình thường và tâm lý
lệch chuẩn). Phân tâm học hiện đại có thể xem như được dựng trên nền tảng của Tâm lý học Cái Tôi, nó
không phủ nhận vai trò của các xung đột bên trong nhưng đồng thời nhấn mạnh sự nỗ lực của Cái Tôi trong
việc kiểm soát và làm chủ xuyên suốt quá trình sống của con người. Tâm lý học Cái Tôi làm việc đồng thời
với các giai đoạn phát triển ban đầu và về sau, nó cho rằng các vấn đề hiện tại không chỉ đơn thuần được
giải quyết bằng cách nhắc lại những mâu thuẫn vô thức trong thời thơ ấu. Những thời kỳ như tuổi dậy thì
và các giai đoạn tuổi trưởng thành đều tham gia tạo ra những khủng hoảng riêng cần được lưu ý tới. Quá
khứ của cá nhân có thể ảnh hưởng đến tương lai của họ, thể hiện sự tiếp diễn trong quá trình phát triển,
được biểu hiện qua những giai đoạn lớn lên của con người mà giai đoạn này sẽ liên quan đến các giai đoạn
khác.
Xem xét sự phát triển của cá nhân trên quan điểm tổng hợp các nhân tố tâm tính dục và tâm lý xã
hội mang đến nhiều lợi ích. Erikson tin rằng Freud chưa giải thích đầy đủ vị trí Cái Tôi trong quá trình phát
triển và Freud cũng thiếu chú ý đến ảnh hưởng xã hội xuyên suốt đời sống. Sau đây là sự so sánh các giai
đoạn phát triển của 2 quan điểm tâm tính dục và tâm lý xã hội.
GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN
0-1 tuổi
FREUD
ERIKSON
Giai đoạn môi miệng
Trẻ sơ sinh: Tin tưởng và không tin tưởng.
Việc bú mớm thỏa mãn cả nhu cầu về ăn
Nếu những người xung quanh đáp ứng đầy
uống và khoái cảm. Trẻ nhỏ cần có sự nuôi
đủ những nhu cầu về thể lý và cảm xúc, trẻ
dưỡng căn bản, nếu không sau này sẽ phát
sẽ phát triển cảm giác tin tưởng. Nếu
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
triển cảm giác tham lam và tích trữ. Cắm
những nhu cầu cơ bản không được thỏa
chốt ở giai đoạn này hình thành khi có sự
mãn, trẻ sẽ có thái độ thiếu tin tưởng đối
tước đoạt cảm giác thỏa mãn về môi miệng
với thế giới, đối với những mối quan hệ
ở trẻ sơ sinh. Các vấn đề về nhân cách sau
liên cá nhân.
này có thể bao gồm sự mất lòng tin và từ
chối người khác; yêu thương, sợ hãi hay
mất khả năng hình thành hình thành những
quan hệ gần gũi.
1-3 tuổi
Giai đoạn hậu môn
Tuổi nhỏ: Tự chủ và xấu hổ, nghi ngờ.
Vùng hậu môn trở thành vùng quan trọng
Đây là giai đoạn giúp phát triển sự tự chủ.
trong việc hình thành nhân cách. Nhiệm vụ
Khó khăn cơ bản diễn ra giữa hai cảm giác:
phát triển chủ yếu bao gồm học khả năng
tin tưởng chính mình và nghi ngờ bản thân.
tự lập, chấp nhận năng lực bản thân, và học
Trẻ cần phải khám phá và thể nghiệm, trẻ
cách bảy tỏ những cảm xúc tiêu cực như
cần phạm phải những sai lầm và kiểm định
giận dữ và hung hăng. Cách thức và thái độ
những giới hạn. Việc phụ huynh tạo điều
kỷ luật của cha mẹ có ý nghĩa đối với sự
kiện khiến trẻ trở nên phụ thuộc sẽ hạn chế
phát triển nhân cách sau này.
sự tự chủ và ngăn trở khả năng đương đầu
thành công với thế giới của trẻ..
3-6 tuổi
Giai đoạn dương vật
Giai đoạn trước khi đi học: khả năng khởi
Mâu thuẫn cơ bản tập trung vào những ham
sự công việc và mặc cảm.
muốn loạn luân trong vô thức đối với cha
Nhiệm vụ cơ bản cần đạt được đó là phát
mẹ khác giới của trẻ. Vì điều này hiển
triển khả năng khởi sự và cảm giác năng
nhiên bị cấm đoán nên nó sẽ bị dồn nén.
lực. Nếu trẻ được cho phép tự do lựa chọn
Giai đoạn dương vật ở nam, hay còn gọi là
những hoạt động có ý nghĩa với bản thân,
phức cảm Oedip, mô tả việc người mẹ trở
trẻ sẽ phát triển cái nhìn tích cực về bản
thành đối tượng yêu thương của trẻ trai.
thân và theo đó phóng chiếu tích cực lên tất
Giai đoạn dương vật ở nữ, hay còn gọi là
cả mọi điều. Nếu trẻ không được cho phép
phức cảm Elektra, đề cập đến nỗ lực để đạt
quyền tự quyết, chúng sẽ có cảm giác tội
được tình yêu và sự chấp nhận của người
lỗi khi phải khởi sự một công việc nào đó.
cha ở trẻ nữ. Cách phụ huynh đáp trả những
Trẻ sẽ kiềm hãm sự chủ động trong lập
biểu hiện tính dục của trẻ, bằng cả lời nói
trường của mình và cho phép người khác
và ngôn ngữ không lời, sẽ ảnh hưởng đến
lựa chọn thay cho bản thân.
sự phát triển về thái độ tính dục và cảm xúc
của đứa con.
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
6-12 tuổi
Giai đoạn tiềm tàng
Tuổi đi học: Siêng năng và kém cỏi.
Sau những khó khăn gây ra bởi xung năng
Trẻ cần mở rộng sự hiểu biết về thế giới,
tính dục ở những giai đoạn trước, thời kỳ
tiếp tục phát triển cách tiếp cận với việc
này diễn ra khá yên bình. Những ham
nhận dạng vai trò giới, và học những kỹ
muốn tính dục sẽ nhường chỗ cho việc chú
năng cần cơ bản thiết để thành công trong
ý đến trường lớp, bạn bè, thể thao và các
học tập. Nhiệm vụ cơ bản cần đạt đó là cảm
hoạt động mớimẻ. Đây là thời gian xã hội
giác siêng năng, liên quan đến việc đặt ra
hóa, trẻ hướng ra thế giới bên ngoài và bắt
và đạt được các mục tiêu cá nhân. Nếu
đầu hình thành mối quan hệ với những
không thành công trong những công việc
người xung quanh.
trên, trẻ sẽ sinh ra cảm giác thất bại, kém
cỏi.
12-18 tuổi
18-35 tuổi
Giai đoạn sinh dục
Tuổi dậy thì: tự nhận diện và lẫn lộn vai
Những vấn đề của giai đoạn dương vật trồi
trò.
lên trở lại. Thời kỳ này bắt đầu bằng hiện
Đây là thời điểm chuyển giao giữa thời thơ
tượng phát dục và kết thúc khi những hiện
ấu và khi trưởng thành, là thời gian giành
tượng này suy yếu. Mặc dù có sự ngăn trở
cho việc thử nghiệm các giới hạn, phá bỏ
và cấm đoán của xã hội, trẻ vị thành niên
những mối dây lệ thuộc và tạo dựng nên
vẫn có thể đối mặt với năng lượng tính dục
đặc điểm nhận dạng mới. Mâu thuẫn trong
bằng cách đầu tư nó vào những hoạt động
giai đoạn này tập trung vào việc làm rõ
được xã hội chấp nhận như thiết lập tình
nhận dạng bản thân, mục tiêu và ý nghĩa
bạn, tham gia thể thao hay nghệ thuật, và
cuộc sống. Thất bại trong tự nhận dạng sẽ
chuẩn bị cho nghề nghiêp tương lai.
dẫn đến việc lẫn lộn vai trò.
Tiếp tục giai đoạn sinh dục
Tuổi trưởng thành: gắn bó và cô lập.
Đặc điểm cốt lõi của người trưởng thành
Nhiệm vụ phát triển của giai đoạn này là
đó là tự do trong “tình yêu và công việc”.
hình thành các mối quan hệ thân mật. Thất
Sự tự do này liên quan đến ảnh hưởng từ
bại tại thời kỳ này sẽ gây ra sự xa lánh và
cha mẹ và khả năng quan tâm đến người
bị cô lập.
khác.
35-60 tuổi
Tiếp tục giai đoạn sinh dục
Tuổi trung niên: sáng tạo và ngưng trệ.
Họ có nhu cầu tiến xa hơn nữa ngoài bản
thân và gia đình đồng thời có những đóng
góp cho thế hệ sau. Đây là thời gian để điều
hòa những sai khác giữa ước mơ và những
thành tựu thật sự đạt được của một cá nhân.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Thất bại trong việc đạt được cảm giác về
hiệu suất sẽ dễ dẫn đến sự ngưng trệ về tâm
lý.
Trên 60 tuổi
Tiếp tục giai đoạn sinh dục
Cao tuổi: hoàn thành và thất vọng.
Nếu một người nhìn lại cuộc đời và cảm
thấy bản thân mình có giá trị, ít hối tiếc, họ
sẽ cảm thấy Cái Tôi được hoàn thiện.
Ngược lại, họ sẽ có cảm giác thất vọng, vô
vọng, tội lỗi, phẫn uất và không chấp nhận
bản thân mình.
QUAN HỆ TRONG THAM VẤN Trong trị liệu, bằng việc sử dụng quan điểm tổng hợp của tâm
tính dục và tâm lý xã hội, nhà tham vấn có mô thức làm việc rất hữu ích trong việc hiểu các vấn đề phát
triển. Những nhu cầu chính yếu và nhiệm vụ phát triển, cùng với các thách thức gắn với từng giai đoạn của
cuộc sống, cung cấp những khuôn mẫu giúp nắm được những mâu thuẫn cốt lõi của thân chủ thể hiện qua
các buổi trị liệu. Những câu hỏi sau đây có thể giúp định hướng cho quá trình trị liệu:
 Những yêu cầu phát triển quan trọng trong từng giai đoạn của cuộc sống là gì? Những yêu cầu này
liên quan đến quá trình tham vấn như thế nào?
 Những kiểu mẫu nào diễn ra liên tục trong cuộc đời của một cá nhân?
 Những mối bận tâm nào là của tất cả mọi người tại những thời điểm khác nhau trong đời sống? Họ
bị thử thách để đưa ra những quyết định quan trọng với cuộc sống tại những thời điểm đó như thế
nào?
 Mối quan hệ giữa vấn đề hiện tại của cá nhân và các sự kiện có ý nghiã trong những năm đầu đời
là gì?
 Trong những thời kỳ quan trọng, những lựa chọn nào đã được thực hiện? Cá nhân đương đầu với
những khủng hoàng như thế nào?
 Nếu việc trị liệu được nhìn một cách toàn diện, những yếu tố văn hóa xã hội nào có ảnh hưởng đến
sự phát triển mà chúng ta cần phải hiểu?
Bên cạnh việc nhận thấy rằng mỗi giai đoạn khi lớn cũng có những khủng hoảng có ý nghĩa của riêng nó,
học thuyết tâm lý xã hội còn đặt nặng những yếu tố liên quan đến tuổi thơ và tuổi dậy thì, cho rằng chúng
có những ý nghĩa quan trọng cho các giai đoạn phát triển về sau. Những kiểu mẫu (theme) và mối đe dọa
có thể được nhận thấy xuyên suốt cuộc đời của thân chủ.
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Hai mục đích của trị liệu phân tâm theo Freud đó là đưa vô thức lên tầng ý thức và củng cố Cái
Tôi, nhờ vậy hành vi sẽ dựa trên thực tế nhiều hơn, đồng thời bớt dựa vào những ham muốn bản năng và
cảm giác tội lỗi phi lý. Việc phân tích được cho là thành công nếu đem lại những điều chỉnh có ý nghĩa trên
nhân cách và cấu trúc tính cách của cá nhân. Phương thức trị liệu được sử dụng để đưa ra những vật liệu vô
thức. Sau đó, những trải nghiệm thời thơ ấu được xây dựng lại, đem ra bàn luận, diễn giài và phân tích.
Tiến trình không chỉ giới hạn trong việc giải quyết vấn đề và học những kiểu hành vi mới, hơn thế nữa, nó
còn tìm hiểu đi sâu hơn vào quá khứ nhằm phát triển khả năng tự hiểu biết bản thân, yếu tố được cho rằng
cần thiết đề thay đổi tính cách. Trị liệu phân tâm hướng đến việc đạt được “nội thị”, khả năng nhìn vào bên
trong bản chất sự vật, nó không chỉ là sự thông hiểu về mặt tri thức mà thôi; việc trải nghiệm những cảm
xúc và ký ức có liên quan đến sự tự hiểu biết nêu trên là rất quan trọng.
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Trong phân tâm học cổ điển, các nhà trị liệu thường sử dụng một vị trí ẩn mình, hay còn được gọi
là hướng tiếp cận “tấm màn trắng” (blank screen). Họ thể hiện bản thân rất ít và giữ vị trí trung lập để
thúc đẩy mối quan hệ chuyển cảm mà trong đó thân chủ có thể tạo ra những phóng chiếu lên nhà trị liệu.
Mối quan hệ chuyển cảm, hòn đá tảng của phân tâm học, “là việc thân chủ chuyển những cảm xúc mà họ
đã trải nghiệm trong các mối quan hệ đầu đời lên những cá nhân quan trọng trong môi trường hiện tại của
thân chủ” (Luborsky, O’Reilly- Landry, & Arlow
, 2008,
pp. 31-32). Cách tiếp cận này cho rằng nếu nhà
trị liệu tiết lộ thật ít về bản thân và hiếm khi thể hiện những phản ứng cá nhân của mình thì khi đó, bất kể
những cảm xúc gì mà thân chủ bộc lộ về phía họ đều đa phần là sản phẩm của những cảm xúc gắn với
những hình tượng có ý nghĩa đối với thân chủ trong quá khứ. Những phóng chiếu được bắt nguồn từ
những tình huống chưa hoàn thành và bị dồn nén, nó được xem như là “hạt thóc trong cối”, là nguyên liệu
chủ yếu, và việc phân tích những phóng chiếu này có vai trò cốt lõi trong tiến trình trị liệu.
Một trong những chức năng chủ yếu của phân tâm là giúp thân chủ có được sự tự do trong tình
cảm, công việc và hoạt động. Những chức năng khác bao gồm hỗ trợ thân chủ đạt được khả năng tự nhận
thức, sự trung thực và có những mối quan hệ cá nhân hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, thân chủ có thể tìm được
những cách giải quyết thiết thực với nỗi lo âu, kiểm soát được những hành vi bốc đồng và phi lý. Đầu tiên,
nhà phân tâm cần thiết lập mối quan hệ làm việc với thân chủ, tiếp theo cần lắng nghe và diễn dịch thật
nhiều. Cần chú ý đặc biệt đến sự chống đối của thân chủ. Nhà phân tâm lắng nghe, học hỏi và quyết định
thời điểm để diễn dịch sao cho phù hợp. Chức năng quan trọng của diễn dịch là thúc đẩy quá trình hé mở
những chất liệu của vô thức. NTL lắng nghe để tìm ra những lỗ hổng và mâu thuẫn trong câu chuyện
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
của thân chủ, phỏng đoán ý nghĩa của những giấc mơ và quá trình liên tưởng tự do, và luôn nhạy cảm với
những đầu mối thể hiện cảm xúc của thân chủ hướng về phía nhà trị liệu.
Sử dụng những tiến trình trị liệu trên, bên trong phạm vi những hiểu biết về cấu trúc nhân cách và
tâm động, giúp nhà phân tâm hệ thống được bản chất vấn đề của thân chủ. Một trong những chức năng
trọng tâm của nhà trị liệu đó là chỉ ra cho thân chủ ý nghĩa của những tiến trình này (thông qua diễn dịch),
từ đó thân chủ có thể hiểu được những vấn đề của mình, làm tăng nhận thức của họ về cách thức thay đổi,
dẫn đến việc kiểm soát tốt hơn cuộc sống của bản thân.
Tiến trình trị liệu phân tâm có thể ví như việc sắp xếp từng mảnh ghép nhỏ lại với nhau. Sự thay
đổi cùathân chủ phụ thuộc vào khả năng sẵn sảng thay đổi của họ nhiều hơn là vào khả năng sự diễn dịch
chính xác của nhà trị liệu. Trị liệu sẽ không có hiệu quả nếu nhà tham vấn đẩy thân chủ đi nhanh quá mức
hay có những diễn dịch không đúng thời điểm. Thông qua quá trình làm việc với những mô thức cũ, thay
đổi sẽ xuất hiện và giúp thân chủ trở nên tự do hơn trong việc làm theo những cách thức mới (Luborsky et
al., 2008).
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Những thân chủ có ý định tham dự vào trị liệu phân tâm truyền thống (hay cổ điển) cần có mong
muốn cam kết vào một tiến trình trị liệu dài và có cường độ cao. Sau một vài buổi làm việc “mặt đối mặt”
với nhà trị liệu, thân chủ sẽ nằm trên một chiếc ghế dài và tiến hành liên tưởng tự do; đây là phương pháp
mà thân chủ có thể nói bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí họ mà không cần che đậy. Tiến trình liên
tưởng tự do này còn được gọi là “quy tắc căn bản”. Thân chủ sẽ bày tỏ với nhà phân tâm những cảm xúc,
trải nghiệm, những mối liên tưởng, ký ức và sự tưởng tượng của họ. Việc nằm trên ghế dài tạo điều kiện
cho thân chủ bộc lộ những phản ánh sâu sắc, không che giấu, đồng thời làm giảm những tác nhân kích
thích gây ngăn trở cho việc tìm đến những xung đột bên trong và sản phẩm của nội tại. Nó cũng giúp làm
giảm khả năng thân chủ “đọc” thấy những phản ứng trên gương mặt của nhà trị liệu, góp phần thúc đẩy
những yếu tố phóng chiếu trong chuyển cảm. Bên cạnh đó, nhà trị liệu cũng không phải quá kiểm soát
gương mặt của bản thân.
Những gì được mô tả bên trên là phân tâm học cổ điển. Lý thuyết tâm động xuất hiện như là một
cách thức ngắn gọn và đơn giản hóa tiến trình dài hơi của phân tâm cổ điển. (Luborsky et al., 2008).
Rất
nhiều nhà tâm lý hành nghề theo hướng phân tâm, hay những nhà trị liệu tâm động (phân biệt khác với
những nhà phân tâm chính thống), không sử dụng toàn bộ các kỹ thuật của phân tâm học cổ điển. Mặc dù
vậy, họ vẫn cảnh giác với các biểu hiện của chuyển cảm, khám phá ý nghĩa những giấc mơ của thân chủ,
tìm hiểu cả quá khứ và hiện tại, đồng thời quan tâm đến những chất liệu của vô thức.
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Những thân chủ tham gia trị liệu phân tâm cam kết với nhà trị liệu rằng sẽ tham gia đầy đủ các
bước của một tiến trình trị liệu cường độ cao. Họ đồng ý chia sẻvì những lời nói của họ là hạt nhân của trị
liệu phân tâm. Họ được yêu cầu không thực hiện những thay đổi lớn trong đời sống như ly dị hay bỏ việc
khi tiến trình phân tâm diễn ra. Lý do của yêu cầu trên là vì thay đổi sẽ tạo ra sự mất ổn định và nó thường
gắn với việc nới lỏng các phòng vệ (loosening of defenses).
Các buổi làm việc kết thúc khi thân chủ và nhà trị liệu đồng ý ngầm với nhau rằng: họ đã giải
quyết được các triệu chứng, tìm ra các giải pháp cho những mâu thuẫn, họ đã làm sáng tỏ và chấp nhận
những vấn đề cảm xúc còn tồn tại, họ đã hiểu được gốc gác những khó khăn của mình, đã làm chủ được
các kiểu mẫu hạt nhân (mastery of core themes), và có thể thống hợp được nhận thức của họ về các vấn đề
trong quá khứ với những mối quan hệ trong hiện tại. Một tiến trình phân tâm thành công khi trả lời được
câu hỏi “Tại sao” của thân chủ về cuộc sống của họ. Những thân chủ hoàn tất thành công trị liệu phân tâm
nói rằng họ hiểu được các triệu chứng và những chức năng mà họ cần làm, họ hiểu tường tận cách thức
môi trường tác động lên họ và ngược lại, đồng thời họ cũng giảm bớt sự phòng vệ (Saretsky, 1978).
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Có một vài điểm khác biệt giữa cách nhận thức trong mối quan hệ trị liệu giữa phân tâm cổ điển và
phân tâm học quan hệ hiện đại. Nhà phân tâm học cổ điển đứng hẳn ra khỏi mối quan hệ, nhận xét nó và
đưa ra những diễn dịch được tạo nên từ cái nhìn “nội tại”. Trong phân tâm học quan hệ hiện đại, nhà trị
liệu không hướng đến lập trường tách biệt và khách quan hoàn toàn đối với mối quan hệ. Thay vào đó, họ
được phép tham gia vào mối quan hệ trị liệu, họ có những tác động lên thân chủ và lên mối tương tác ở
đây- lúc này xuất hiện trong bối cảnh trị liệu (Altman, 2008).
Lý thuyết và thực hành phân tâm hiện đại
nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ trị liệu như là một nhân tố trị liệu mang lại sự thay đổi (Ainslie,
2007) . Thông qua mối quan hệ trị liệu, “thân chủ có thể tìm thấy những kiểu chức năng mới không bị
kiềm hãm bởi những xung đột nhiễu tâm từng quấy rầy cuộc sống của họ” (p.28). Theo Luborsky,
O’Reilly- Landry, & Arlow
, (2008),
những nhà tâm động hiện đại xem sự giao tiếp cảm xúc giữa họ và
thân chủ là cách thức hữu hiệu để lấy thông tin và tạo sự kết nối.
Chuyển cảm là những cảm xúc và tưởng tượng trong vô thức của thân chủ đặt lên nhà trị liệu,
những cảm xúc và tưởng tượng này là cách đáp ứng của thân chủ đối với những người có ý nghĩa đối với
họ trong quá khứ. Chuyển cảm cảm xúc là sự lặp lại quá khứ một cách vô thức ở trong hiện tại. “Nó phản
ánh những cách thức sâu xa đối với những kinh nghiệm cũ trong những mối quan hệ, khi những trải
nghiệm này tái xuất hiện trong cuộc sống hiện tại” (Luborsky et al., 2008,
p. 62). Kiểu mẫu quan hệ của
phân tâm học xem chuyển cảm như là một quá trình tương tác giữa thân chủ và nhà trị liệu. Thân chủ
thường có nhiều cảm xúc và cách phản ứng khác nhau đối với nhà trị liệu, có lẫn lộn cả những cảm xúc
tiêu cực và tích cực.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Khi những cảm xúc này trở nên ý thức, thân chủ có thể hiểu và giải quyết “công việc chưa hoàn thành” của
những mối quan hệ trong quá khứ. Khi trị liệu được tiến hành, những cảm xúc thời thơ ấu và những mâu
thuẫn sẽ bắt đầu nổi lên trên từ tầng sâu vô thức. Thân chủ sẽ thoái lui về mặt cảm xúc. Một vài những cảm
xúc sẽ xuất hiện từ những xung đột, ví dụ như tin tưởng - không tin tưởng, yêu- ghét, lệ thuộc - độc lập, tự
chủ - xấu hổ và tội lỗi. Chuyển cảm xuất hiện khi thân chủ làm sống lại những mâu thuẫn căng thẳng trong
những năm đầu đời có liên quan đến tình yêu, tính dục, sự thùđịch, lo âu và sự oán giận, phẫn uất; thân chủ
đưa nó vào hiện tại, trải nghiệm lại những cảm xúc đó đồng thời gán nó lên nhà trị liệu. Ví dụ, thân chủ có
thể đặt những cảm xúc chưa được giải quyết với một người cha nghiêm khắc và thiếu tình thương lên nhà
trị liệu. Trong mắt của thân chủ, nhà trị liệu cũng trở nên nghiêm khắc và thiếu yêu thương. Cảm giác giận
dữ là sản phẩm của chuyển cảm tiêu cực, tuy nhiên thân chủ cũng có thể phát triển những chuyển cảm tích
cực ví dụ như trở nên yêu nhà trị liệu, mong được đón nhận hay theo nhiều cách khác để tìm kiếm tình
yêu, sự chấp nhận và sự đồng tình từ một nhà trị liệu đầy quyền lực. Nói một cách ngắn gọn, nhà trị liệu trở
thành người thế thân ngay hiện tại cho một cá nhân có ý nghĩa nào đó.
Nếu kết quả của trị liệu là sự thay đổi thì mối quan hệ chuyển cảm phải được khơi thông. Tiến
trình “khơi thông” bao gồm việc khám phá những chất liệu vô thức và sự phòng vệ mà đa phần được bắt
nguồn từ thời thơ ấu. Sự khơi thông được thực hiện bằng cách lặp lại những diễn dịch và khám phá những
kiểu chống đối. Kết quả của nó là tìm ra cách giải quyết cho những kiểu thức cũ và cho phép thân chủ thực
hiện những lựa chọn mới. Tiến trình trị liệu hiệu quả yêu cầu thân chủ phải phát triển một mối quan hệ
trong hiện tại với nhà trị liệu, mối quan hệ này là kinh nghiệm đã có hiệu chỉnh và thống hợp. Thông qua
việc tiếp xúc với nhà trị liệu tích cực, quan tâm và đáng tin cậy, thân chủ có thể có sự thay đổi sâu sắc, điều
đó có thể đem lại một trải nghiệm mới về mối quan hệ con người (Ainslie, 2007) .
Thân chủ có nhiều cơ hội để thấy những xung đột và phòng vệ cốt lõi của họ biểu hiện qua nhiều
cách khác nhau trong cuộc sống thường ngày. Giả định rằng, để thân chủ trở nên độc lập về mặt tâm lý thì
họ không những phải nhận thức được những chất liệu vô thức này mà họ còn phải đạt được mức độ tự do
nhất định, thoát khỏi những hành vi bị thúc đẩy bởi những cố gắng thời thơ ấu như nhu cầu về tình yêu
toàn diện và sự chấp nhận từ những hình mẫu là cha và mẹ. Nếu giai đoạn này của mối quan hệ trị liệu
không được vượt qua đúng cách, thân chủ sẽ chuyển những mong muốn đó sang một hình mẫu khác. Điều
này hoàn toàn đúng trong mối quan hệ thân chủ- nhà trị liệu, khi những biểu hiện của các động lực thời thơ
ấu trở nên rất rõ ràng.
Dù thời gian trị liệu phân tâm có kéo dải bao lâu đi nữa thì những dấu vết về nhu cầu và sang chấn
thời thơ ấu của chúng ta cũng không được xóa bỏ hoàn toàn. Những xung đột thời thơ ấu khó có thể được
giải quyết toàn diện mặc cho rất nhiều khía cạnh của chuyển cảm đã được giải quyết cùngvới nhà trị liệu.
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Chúng ta cần đương đầu với những cảm xúc mà ta phóng chiếu lên người khác, cũng như những
mong muốn phi thực tế mà chúng ta kỳ vọng người khác sẽ làm cho mình trong suốt cuộc đời. Theo cách
nhìn này, chúng ta sẽ trải nghiệm việc chuyển cảm lên nhiều người và quá khứ sẽ trở nên một phần rất
quan trọng đối với con người mà chúng ta đang trở thành ngay trong hiện tại.
Sẽ là một sai lầm nếu chúng ta cho rằng tất cả những cảm xúc mà thân chủ đặt lên nhà trị liệu đều
là biểu hiện của sự chuyển cảm. Rất nhiều những phản ứng hình thành được dựa trên những cơ sở thực tế,
cảm nhận của thân chủ cũng có thể được định hướng theo cách thức ở đây- bây giờ mà nhà trị liệu thể
hiện. Không phải tất cả những phản hồi tích cực (như việc thích nhà trị liệu) đều được dán nhãn là
“chuyển cảm tích cực”. Ngược lại, sự giận dữ của thân chủ đối với nhà trị liệu có thể bắt nguồn từ hành vi
của nhà trị liệu, và cũng sẽ là sai lầm nếu dán nhãn tất cả những đáp ứng tiêu cực là “chuyển cảm tiêu cực”.
Ýniệm về việc không bao giờ được hoàn toàn tự do thoát khỏi những traỉ nghiệm trong quá khứ
có liên hệ rất ý nghĩa đối với những nhà trị liệu can dự một cách quá mật thiết đến những xung đột chưa
được giải quyết của thân chủ. Cho dù những mâu thuẫn của nhà trị liệu đã được đưa lên tầng ý thức và cho
dù nhà trị liệu đã giải quyết được những vấn đề cá nhân trong những tiến trình trị liệu riêng thì họ vẫn có
thể phóng chiếu những bóp méo lên trên thân chủ. Mối quan hệ trị liệu có thể kích thích những xung đột
vô thức trong nhà trị liệu, đó chính là hiện tượng phản chuyển cảm. Hiện tượng này xuất hiện khi có
những tác động không thích hợp, khi nhà trị liệu đáp ứng một cách phi lý hay khi nhà trị liệu mất đi tính
khách quan trong mối quan hệ bởi vì khi đó, những mâu thuẫn của họ bị khơi dậy. Theo một nghĩa rộng
hơn, phản chuyển cảm có liên quan đến toàn bộ cảm xúc của nhà trị liệu đáp ứng trên thân chủ. Hayes
(2004) cho rằng phản chuyển cảm là phản ứng của nhà trị liệu đối với thân chủ được hình thành dựa trên
những xung đột chưa được giải quyết của họ. Gelso và Hayes (2002) đã chỉ ra những nghiên cứu cho thấy
phản chuyển cảm có những nguyên nhân chính như những xung đột xoay quanh các vấn đề gia đình, vai
trò giới, vai trò làm cha mẹ và những nhu cầu chưa được đáp ứng của nhà trị liệu.
Việc nhà trị liệu nhận thức về phản chuyển cảm là rất quan trọng, nó giúp cho những đáp ứng của
nhà trị liệu đối với thân chủ không gây trở ngại cho cái nhìn khách quan của họ. Ví dụ, một thân chủ nam
có thể trở nên cực kỳ lệ thuộc đối với một nhà trị liệu nữ. Thân chủ có thể trông đợi cô ấy hướng dẫn và
nói cho anh ta biết phải sống như thế nào, và anh ta cũng tìm kiếm nơi cô tình yêu và sự chấp nhận mà anh
cảm thấy không được đảm bảo từ người mẹ của mình. Về phần nhà trị liệu, cô có nhu cầu được nuôi nấng,
được có mối quan hệ phụ thuộc, và được công nhận những giá trị của mình, và một cách nào đó cô cảm
thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng bằng cách khiến cho thân chủ trở nên phụ thuộc vào mình.
Những động lực thúc đẩy nơi nhà trị liệu sẽ ngăn trở tiến trình trị liệu, trừ khi cô nhận thức được cả những
nhu cầu và những động lực của bản thân mình.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Không phải tất cả các đáp ứng phản chuyển cảm đều gây bất lợi cho tiến trình trị liệu. Thật vậy,
phản chuyển cảm có thể cung cấp những ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu được thế giới của thân chủ.
Theo báo cáo của Hayes (2004), đa số các nghiên cứu về phản chuyển cảm đã đề cập đến những yếu tố
gây hại của nó và chỉ ra cách để kiểm soát những phản ứng đó. Hayes cũng nói rằng sẽ rất hữu ích nếu
chúng ta có những nghiên cứu hệ thống về những lợi ích tiềm năng mà phản chuyển cảm mang lại. Gelso
và Hayes (2002) cho rằng việc nghiên cứu và hiểu được tất cả những phản hồi cảm xúc của nhà trị liệu với
thân chủ là rất quan trọng. Theo Gelso và Hayes, nếu nhà trị liệu học được những phản hồi bên trong bản
thân và sử dụng nó để hiểu thân chủ thì phản chuyển cảm có thể mang đến những lợi ích rất lớn trong trị
liệu. Ainslie (2007) cũng đồng ý rằng phản ứng phản chuyển cảm của nhà trị liệu có thể cung cấp nguồn
thông tin dồi dào về cả nhà trị liệu lẫn thân chủ. Ainslie cũng cho rằng những hiểu biết hiện thời về phản
chuyển cảm “đã mở rộng ra bao trùm phạm vi về cảm xúc, phản ứng, và những cách đáp ứng lên những
chất liệu của thân chủ. Nó không bị xem như là một vấn đề, mà ngược lại, được coi như là một công cụ
quan trọng trong việc hiểu biết những trải nghiệm của họ” (p. 31). Điểm mấu chốt ở đây là việc nhà trị liệu
cần điều khiển được những cảm xúc của họ trong các buổi trị liệu, và cách họ sử dụng những phản hồi như
là một nguồn lực để hiểu thân chủ và từ đó, giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân.
Nhà trị liệu với cách nhìn quan hệ sẽ chú ý tới những phản ứng phản chuyển cảm cùa mình, có
những quan sát về thân chủ một cách tường tận và sử dụng nó như một phần của trị liệu. Nhà trị liệu được
ghi nhận có những cảm xúc phản chuyển cảm như cáu kỉnh, trong một thời điểm nào đó, có thể học được
đôi chút về cách thức đòi hỏi của thân chủ. Dưới góc độ này, phản chuyển cảm có thể được nhìn nhận là có
những lợi ích tiềm tàng nếu nó được khai thác trong trị liệu. Nhìn một cách tích cực hơn, phản chuyển
cảm có thể trở thành chìa khóa giúp thân chủ đạt được khả năng tự thấu hiểu bản thân.
Điều quan trọng nhất là nhà trị liệu cần phát triển sự khách quan và không phản ứng một cách
phòng vệ hay chủ quan khi phải đối mặt với những nỗi tức giận, tình cảm, sự nịnh bợ, chỉ trích, và những
cảm xúc căng thẳng khác được bộc lộ bởi thân chủ. Đa số những chương trình huấn luyện phân tâm đều
yêu cầu học viên phải trải qua những phân tích về bản thân họ trong vài trò là một thân chủ. Nếu nhà trị
liệu phân tâm nhận thức được những triệu chứng (như là sự căm ghét mãnh liệt đối với vài kiểu thân chủ
hay bị thu hút mãnh liệt với một số kiểu khác, những phản ứng triệu chứng dạng cơ thể diễn ra một thời
gian nhất định trong mối quan hệ trị liệu, và sự yêu thích), họ bắt buộc cần phải tìm gặp một nhà chuyên
môn để được tham vấn hay tự tiến hành trị liệu trong một khoản thời gian nhằm vượt qua những vấn đề cá
nhân, những điều ngáng đường họ trở thành một nhà trị liệu hiệu quả.
Mối quan hệ thân chủ- nhà trị liệu có vai trò then chốt trong học thuyết phân tâm. Nhờ vào kết quả
của mối quan hệ, đặc biệt khi vượt qua những tình huống chuyển cảm, thân chủ sẽ hiểu tường tận hơn cách
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
vận hành của các quá trình vô thức. Sự nhận thức và hiểu rõ về những vật liệu bị dồn nén là nền tảng của
tiến trình phân tâm. Thân chủ hiểu hơn về mối liên hệ giữa những trải nghiệm trong quá khứ và hành vi
hiện tại của mình. Cách tiếp cận phân tâm giả định rằng, nếu không có động lực tự hiểu mình này thì sẽ
không có những sự thay đổi về nhân cách, đồng thời những xung đột trong hiện tại cũng sẽ không bao giờ
được giải quyết.
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
Phần này sẽ đề cập đến những kỹ thuật thường được sử dụng bởi những nhà trị liệu định hướng
phân tâm. Phần này cũng trình bày những ứng dụng của cách tiếp cận trị liệu nhóm theo phân tâm học. Trị
liệu tâm động (khác với phân tâm truyền thống) có những nét chính sau:

Trị liệu hướng đến những mục tiêu có giới hạn hơn là tái cấu trúc nhân cách của cá nhân.

Nhà trị liệu ít dùng đến ghế dài hơn.

Số lượng các buổi trị liệu mỗi tuần ít hơn

Sử dụng những biện pháp can thiệp giúp đỡ thường xuyên hơn- ví dụ: cam đoan, thể hiện sự nâng
đỡ và thấu hiểu, đề nghị- nhà trị liệu cũng có thể bộc lộ bản thân nhiều hơn.

Tập trung vào việc nhấn mạnh những mối quan tâm thiết thực hơn là làm việc trên những chất liệu
tưởng tượng.
Những kỹ thuật của trị liệu phân tâm nhắm vào việc tăng cường sự nhận thức, tạo điều kiện cho sự
hiểu biết sâu sắc hành vi của thân chủ, và hiểu được ý nghĩa của những triệu chứng. Trị liệu đi theo tiến
trình: nói chuyện với thân chủ - kỹthuật thanh tẩy - hiểu thấu- chấp nhận những chất liệu vô thức. Tiến
trình được cho là hoàn thành khi đạt được những mục tiêu về sự hiểu biết và tái giáo dục trên phương diện
lý trí và cảm xúc, tất cả những điều này được kỳ vọng sẽ dẫnđến việc thay đổi nhân cách. 6 kỹthuật cơ
bản của trị liệu phân tâm bao gồm:
(1)Giữ mô thức làm việc, (2) Liên tưởng tự do, (3) Diễn dịch, (4) Phân tích giấc mơ, (5) Phân tích sự phản
kháng, (6) Phân tích sự chuyển cảm.
Để tham khảo cách sử dụng những kỹthuật trong điều trị phân tâm, chúng ta co thể đọc “Tiếp cận
các trường hợp trong Tham vấn và Trị liệu Tâm lý” (Corey, 200 9, chương 2), trong đó Tiến sĩ William
Blau, một nhà trị liệu định hướng phân tâm, làm việc với thân chủ Ruth.
GIỮ
MÔ THỨC
LÀM VIỆC PHÂ
N TÂ
M
Tiến trình trị liệu phân tâm nhấn mạnh đến việc duy trì một mô thức làm việc riêng biệt, hướng đến
những mục tiêu của phương thức trị liệu. Việc duy trì mô thứclàm việc phân tâm đề cập đến toàn bộ
những nhân tố có ảnh hưởng về quy trình và phong cách, ví dụ: mối quan hệ ẩn mình cuả nhà trị liệu, sự
đều đặn và ổn định của những buổi trị liệu, bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Một trong những điểm mạnh khác
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
của trị liệu phân tâm đó là việc bản thân sự ổn định của mô thức làm việc cũng là một nhân tố trị liệu, nó
tương ứng với những trải nghiệm cảm xúc trong việc được cho ăn đều đặn vào những năm thơ ấu. Nhà
phân tâm giảm thiểu mọi yêu tố làm mất ổn định trong cách thức làm việc (như việc đi du lịch, thay đổi chi
phí, thay đổi môi trường các buổi làm việc).
LIÊN TƯỞNG TỰ DO
Liên tưởng tự do là kỹ thuật nền tảng của trị liệu phân tâm, nó giữ vai trò then chốt trong việc duy
trì mô thức làm việc. Trong liên tưởng tự do, thân chủ được khuyến khích chia sẻ bất cứ điều gì xuất hiện
trong tâm trí họ, cho dù nó có thể gây đau đớn, ngu ngốc, linh tinh, phi logic hay không liên can như thế
nào đi chăng nữa. Về bản chất, thân chủ sẽ thả mình đi theo bất cứ cảm xúc hay suy nghĩ nào bằng cách
nói ra ngay lập tức và không che đậy. Trong tiến trình làm việc, đa phần các thân chủ thường sẽ bắt đầu từ
quy tắc cơ bản này, những chống đối của họ sẽ được diễn dịch bởi nhà trị liệu vào thời điểm thích hợp.
Liên tưởng tự do là một trong những công cụ cơ bản dùng để mở cánh cửa bước vào những ước
muốn, tưởng tượng, xung đột, hay động lực của vô thức. Kỹ thuật này giúp tái thu thập những trải nghiệm
trong quá khứ và giải tỏa những cảm xúc căng thẳng (phương pháp thanh tẩy) bị ngăn chặn. Dù vậy, việc
giải tỏa này không được quá xem trọng.
Trong tiến trình liên tưởng tự do, nhiệm vụ của nhà trị liệu là xác định những vật liệu dồn nén bị
khóa chặt trong tầng vô thức. Những chuỗi liên tưởng tự do sẽ hướng dẫn cho nhà trị liệu cách hiểu những
mối liên kết mà thân chủ thiết lập với những sự kiện xung quanh. Những liên tưởng bị ngăn chặn hay bị cắt
đứt có thể được xem như là những dấu hiệu của sự lo âu và thù ghét. Nhà trị liệu diễn dịch những chất liệu
trên cho thân chủ, hướng dẫn họ làm tăng sự hiểu biết về những động lực nằm sâu bên dưới.
Khi nhà trị liệu lắng nghe những liên tưởng tự do của thân chủ, họ không chỉ nghe những nội dung
nổi lên trên bề mặt mà còn tìm những ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Việc nhận thức được những ngôn ngữ vô
thức này được Reik (1948) ví như việc “lắng nghe bằng cái tai thứ ba”. Không có bất cứ điều gì thân chủ
nói ra mà chỉ được xem xét trên những giá trị bên ngoài. Ví dụ, sự lỡ lời có thể được xem như một cách thể
hiện cảm xúc được tạo nên từ những ảnh hưởng của mâu thuẫn bên trong. Những việc mà thân chủ không
đề cập tới cũng có ý nghĩa như những gì mà thân chủ chia sẻ.
Diễn dịch
Diễn dịch bao gồm việc nhà trị liệu chỉ ra, giải thích, và cả chỉ dạy cho thân chủ về ý nghĩa những
hành vi được biểu lộ trong những giấc mơ, liên tưởng tự do, sự chống đối và ngay cả trong bản thân mối
quan hệ trị liệu. Chức năng của diễn dịch là giúp cho Cái Tôi đồng hóa những chất liệu mới và thúc đẩy
tiến trình khám phá xa hơn nữa những chất liệu vô thức.
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Diễn dịch dựa trên những đánh giá của nhà trị liệu về nhân cách và về những nhân tố trong quá khứ
của thân chủ có ảnh hưởng đến những khó khăn của họ. Theo những định nghĩa ngày nay, diễn dịch bao
gồm việc nhận diện, làm sáng tỏ, và phiên dịch, giải thích những chất liệu của thân chủ.
Để diễn dịch một cách phù hợp, nhà trị liệu cần xem xét và làm việc theo khả năng sẵn sàng cân
nhắc vấn đề của thân chủ (Saretsky, 1978). Nhà trị liệu sử dụng phản ứng của thân chủ như là một đơn vị
đo lường. Việc diễn dịch diễn ra vào thời điểm thích hợp là rất quan trọng; nếu không, thân chủ sẽ chối bỏ
những diễn dịch đó. Nguyên tắc cơ bản là nên trình bày diễn dịch khi những sự kiện được sử dụng nằm gần
với tầng ý thức. Nói một cách khác, nhà phân tâm nên diễn dịch những chất liệu mà thân chủ chưa từng
nhận ra nhưng họ vẫn có đủ khả năng để chịu đựng và tiếp nhận. Một nguyên tắc khác đó là nên diễn dịch
bắt đầu từ bề mặt và đi sâu đến mức thân chủ có thể. Quy luật chung thứ ba đó là nên chỉ ra cho thân chủ
thấy những chống đối hay phòng vệ trước khi diễn dịch cảm xúc hay mâu thuẫn nằm bên dưới.
PHÂN TÍCH GIẤC MƠ
Phân tích giấc mơ là một quy trình quan trọng trong việc hé mở những chất liệu vô thức và cho
thân chủ một cái nhìn thấu đáo về vài khía cạnh của những vấn đề chưa được giải quyết. Trong khi ngủ, sự
phòng vệ bị suy yếu và dồn nén những cảm xúc trên bề mặt. Freud nhìn giấc mơ như “con đường hoàng
gia đến với vô thức” mà trong đó, những ước muốn, nhu cầu và nỗi sợ hãi của cá nhân được bộc lộ. Một
vài động cơ là không thể chấp nhận được với cá nhân đến độ họ phải thể hiện chúng dưới dạng những biểu
tượng hay ngụy trang, che đậy còn hơn là bộc lộ một cách trực tiếp.
Những giấc mơ có hai tầng về ý nghĩa: nội dung tiềm ẩn và nội dung hiển nhiên. Nội dung tiềm
ẩn chứa đựng những động cơ, ước muốn và nỗi sợ hãi vô thức, được ẩn giấu và có tính biểu tượng. Đó là
những điều rất đau khổ và gây đe dọa cho thân chủ nên những xung năng làm nên tầng tiềm ẩn là xung
năng tính dục và xung năng hung tính đã chuyển hóa thành nội dung hiển nhiên được dễ dàng chấp nhận
hơn. Tầng này mang ý nghĩa giấc mơ mà thân chủ nhận biết. Quá trình mà nội dung tiềm ẩn được biến đổi
thành nội dung hiển nhiên ít đe dọa hơn được gọi là Dream work. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là làm hé mở
những ý nghĩa bị che giấu bằng cách tìm hiểu các biểu tượng trong nội dung hiển nhiên của giấc mơ.
Trong các buổi làm việc, nhà trị liệu có thể yêu cầu thân chủ liên tưởng tự do một vài khía cạnh về
những nội dung hiển nhiên trong các giấc mơ của họ với mục đích khám phá những ý nghĩa tiềm ẩn. Nhà
trị liệu tham gia vào tiến trình bằng cách cùng họ tìm hiểu những liên tưởng. Việc diễn dịch ý nghĩa những
yếu tố trong giấc mơ giúp thân chủ mở khóa cho những vật liệu bị dồn nén khỏi ý thức và giúp họ liên hệ
với những cách nhìn mới hướng vào bên trong những khó khăn hiện tại. Những giấc mơ có thể được dùng
như là con đường đến với những vật liệu bị dồn nén, đồng thời, nó cũng cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết
về những hoạt động và chức năng hiện thời của thân chủ.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
PHÂN TÍCH VÀ DIỄN DỊCH SỰ CHỐNG ĐỐI
Sự chống đối, khái niệm nền tảng trong việc thực hành phân tâm học, là tất cả những điều diễn ra
nhằm chống lại tiến trình trị liệu và giúp thân chủ tránh né việc tái hiện lại những vật liệu vô thức trong quá
khứ. Đặc biệt, chống đối là sự miễn cưỡng của thân chủ trong việc mang lên bề mặt ý thức những chất liệu
vô thức đã bị dồn nén. Sự chống đối có liên quan đến bất kỳ ý tưởng, thái độ, cảm giác hay hành động (cả
ý thức và vô thức) nào tạo điều kiện cho việc giữ nguyên hiện trạng và ngăn trở sự thay đổi. Trong liên
tưởng tự do hay liên tưởng giấc mơ, thân chủ sẽ có những dấu hiệu không mong muốn đề cập đến một vài
ý nghĩ, cảm giác và trải nghiệm. Freud nhìn những sự chống đối này như là động lực vô thức mà con người
dùng để bảo vệ họ khỏi những nỗi lo âu và đau đớn gây nguy hiểm, những điều này được cho là sẽ trỗi dậy
nếu họ nhận thức được những xung năng và cảm xúc bị dồn nén.
Như là một cách phòng vệ chống lại sự lo âu, sự chống đối diễn ra trong trị liệu phân tâm nhằm
khiến thân chủ và nhà trị liệu thất bại trong việc hợp tác để đạt được cái nhìn thấu suốt những động lực
trong vô thức.
Vì sự chống đối ngăn cản những mối đe dọa xuất hiện trong nhận thức, nhà phân tâm cần chỉ ra và
thân chủ cần phải đối mặt với nó nếu muốn thật sự đương đầu với những mâu thuẫn. Sự diễn dịch của nhà
trị liệu nhằm giúp thân chủ nhận thức những lý do của sự chống đối và từ đó đôi mặt với chúng. Được xem
như một nguyên tắc chung, nhà trị liệu chỉ ra và diễn giải những chống đối hiển nhiên nhằm làm giảm khả
năng chối bỏ sự diễn giải của thân chủ và làm tăng cơ hội khiến họ phải xem xét lại những hành vi chống
đối của mình.
Sự chống đối không chỉ là điều cần phải vượt qua. Nó là sự thể hiện của những cách tiếp cận phòng
vệ trong đời sống thường ngày, vì thế nó cần được nhìn nhận như là một phần phòng vệ chống lại sự lo âu
nhưng bên cạnh đó lại gây trở ngại đến khả năng chấp nhận thay đổi, điều có thể giúp cho thân chủ có
những trải nghiệm hài lòng hơn đối với cuộc sống. Việc nhà trị liệu tôn trọng sự chống đối và trợ giúp thân
chủ làm việc với những phòng vệ của họ trong tiến trình trị liệu là điều cực kỳ quan trọng. Nếu xử lý được
sự chống đối một cách hiệu quả, nó có thể trở thành một trong những công cụ giá trị nhất trong việc thấu
hiểu thân chủ.
PHÂN TÍCH VÀ DIỄN DỊCH CHUYỂN CẢM
Như đã nêu ở phần trước, trong tiến trình trị liệu, chuyển cảm được biểu hiện khi những mối quan
hệ thời thơ ấu của thân chủ góp phần vào việc bóp méo thực tại đối với nhà trị liệu. Tình huống chuyển
cảm có giá trị vì những biểu hiện của nó đem lại cho thân chủ những cơ hội để tái trải nghiệm nhiều cảm
xúc khác nhau mà họ không có được trong những tình huống khác. Thông qua mối quan hệ với nhà trị
liệu, thân chủ thể hiện những cảm xúc, niềm tin, và những khát khao đã bị chôn giấu trong vô thức. Thông
qua cách diễn dịch và khơi thông những biểu hiện của cảm xúc thời thơ ấu, thân chủ có thể nhận thức và
thay đổi chậm 25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
rãi một vài kiểu hành vi đã tồn tại từ lâu. Những nhà trị liệu định hướng phân tâm xem tiến trình khám phá
và diễn dịch những cảm xúc chuyển cảm là hạt nhân của tiến trình trị liệu vì nó nhắm vào việc làm tăng
khả năng nhận thức và thay đổi nhân cách.
Việc phân tích chuyển cảm là kỹ thuật trung tâm của phân tâm học và trị liệu theo hướng phân
tâm, nó cho phép thân chủ đạt đến khả năng “nội thị” ở đây-bây giờ về những ảnh hưởng của quá khứ lên
trên hoạt động hiện tại của họ. Diễn dịch mối quan hệ chuyển cảm giúp thân chủ khơi thông những xung
đột xưa cũkhiến họ bị cắm chốt và trì trệ trong việc trưởng thành cảm xúc. Tóm lại, tác hại của những mối
quan hệ thời thơ ấu đã được xoa dịu nhờ sự khơi thông những xung đột cảm xúc tương tự trong mối quan
hệ trị liệu. Một ví dụ trong việc sử dụng chuyển cảm sẽ được trình bày trong phần sau, trình ca của Stan.
ỨNG DỤNG TRONGTRỊ LIỆU NHÓM
Theo Strupp (1992), trị liệu nhóm tâm động đang trở nên thịnh hành hơn trước. Nó nhận được sự
chấp thuận rộng rãi do tiết kiệm hơn trị liệu cá nhân, nó giúp thân chủ có cơ hội học hỏi cách họ hoạt động
trong nhóm, và đưa ra một góc nhìn độc đáo về việc hiểu và khơi thông những vấn đề trong trị liệu.
Tôi nhận thấy hình thức tâm động đem lại mô thức làm việc giúp hiểu rõ lịch sử của những thành
viên trong nhóm và đem lại những suy nghĩ về việc quá khứ của họ đã tác đông đến họ như thế nào trong
nhóm hiện tại và trong cuộc sống thường ngày. Người trưởng nhóm có thể có những “ý tưởng” về phân
tâm, ngay cả khi họ không sử dụng nhiều những kỹ thuật phân tâm. Mặc cho định hướng lý thuyết của họ
là gì, sẽ rất tốt cho nhà trị liệu nhóm nếu họ hiểu được một vài hiện tượng về phân tâm như chuyển cảm,
phản chuyển cảm, sự chống đối và cách sử dụng cơ chế phòng vệ cái tôi như là cách phản ứng lại với sự lo
lắng.
Chuyển cảm & phản chuyển cảm có một vài mối dây có ý nghĩa với việc thực hành tham vấn và
trị liệu nhóm. Làm việc nhóm có thể tái tạo lại những tình huống trong quá khứ vẫn đang tác động đến
thân chủ. Trong đa số các nhóm, cá nhân có thể có một loạt những cảm xúc như thu hút, tức giận, tranh
đua,và né tránh. Những cảm xúc chuyển cảm này có thể giống với những gì mà các thành viên đã trải
nghiệm đối với những đối tượng có ý nghĩa trong quá khứ. Họ thường sẽ tìm kiếm những người mẹ, người
cha, họ hàng và người yêu “biểu tượng” của mình trong nhóm. Người tham gia nhóm thường cạnh tranh
để có được sự chú ý của nhóm trưởng, tình huống có thể làm gợi nhớ lại những cạnh tranh với anh chị em
để giành lấy sự chú ý của cha mẹ trong quá khứ. Sự thù địch này có thể được khai mở trong nhóm như là
cách để làm tăng nhận thức về việc cá nhân đương đầu với cạnh tranh ra sao khi còn là một đứa trẻ và
những thành công hay thất bại trong quá khứ ảnh hưởng đến sự tương tác với người khác trong hiện tại
như thế nào. Nhóm mang lại những hiểu biết về động lực, những cách thức hoạt động của con người
trong những tình huống bên ngoài nhóm. Những phóng chiếu lên người đứng đầu và những thành viên
khác, là những đầu mối giá trị về các xung đột chưa được giải quyết của cá nhân, cần được nhận diện, tìm
hiểu và khơi thông trong nhóm.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Người lãnh đạo nhóm cũng có những phản ứng đối với thành viên và cũng bị tác động bởi những
phản hồi của họ. Phản chuyển cảm có thể là công cụ hữu ích cho nhà trị liệu để hiểu được động lực được
diễn ra trong nhóm. Mặc dù vậy, người lãnh đạo nhóm cũng cần phải cảnh giác với những dấu hiệu mâu
thuẫn nội tâm chưa được giải quyết của bản thân có thể làm ngăn trở việc nhóm hoạt động có hiệu quả và
tạo ra tình huống mà thành viên sẽ thỏa mãn những nhu cầu chưa đạt được của người trưởng nhóm. Ví dụ
như nếu người nhóm trưởng có một nhu cầu rất lớn về việc được yêu thích và được đồng tình, họ sẽ cư xử
theo cách để đạt được sự tán thành và xác nhận của các thành viên, kết quả là những hành vi sẽ được ưu
tiên cho việc làm hài lòng nhóm và đảm bảo sao cho sự ủng hộ này vẫn tiếp tục. Việc phân biệt giữa những
phản ứng cảm xúc phù hợp và phản chuyển cảm là rất quan trọng.
Tham vấn viên cho nhóm cần phải luyện tập sự thận trọng để tránh lạm dụng quyền lực của mình
bằng cách biến nhóm thành một diễn đàn nhằm ép thân chủ điều chỉnh thông qua việc trở nên phù hợp với
những giá trị văn hóa chiếm ưu thế, như vậy thân chủ sẽ đánh mất thế giới quan của bản thân và những đặc
tính văn hóa của mình. Nhà trị liệu cũng cần phải nhận thức được những định kiến tiềm tàng của họ. Khái
niệm về phản chuyển cảm có thể được mở rộng bao trùm cả những thành kiến và định kiến không được
thừa nhận, chúng có thể được truyền tải một cách vô tình thông qua những kỹ thuật được sử dụng bởi nhà
trị liệu nhóm. Để có những bàn luận chi tiết hơn về cách tiếp cận trị liệu nhóm theo phân tâm học, tham
khảo Lý thuyết và thực hành tham vấn nhóm (Corey, 2008, chap. 6)
QUAN ĐIỂM CỦA CARL JUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Freud đã từng xem Carl Jung như là người kế thừa tinh thần của mình, nhưng Jung đã tự phát triển
học thuyết nhân cách riêng với những điểm được đánh dấu khác biệt so với phân tâm học của Freud. Tâm
lý học chiều sâu của Jung là sự giải thích tỉ mỉ bản chất của con người gồm các ý tưởng từ lịch sử, thần
thoại, nhân chủng học, và tôn giáo (Schultz & Schultz, 2005). Jung đã để lại một đóng góp đồ sộ là những
hiểu biết sâu sắc về nhân cách và sự phát triển của cá nhân, đặc biệt là ở tuổi trung niên.
Jung đi tiên phong trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của những thay đổi tâm lý có liên quan
đến tuổi trung niên. Ông cho rằng vào thời điểm đó, chúng ta cần từ bỏ nhiều giá trị và hành vi đã dẫn dắt
ta đi suốt nửa cuộc đời và bắt đầu đối mặt với vô thức. Chúng ta chỉ có thể làm việc này bằng cách chú ý
những thông điệp mà các giấc mơ mang lại, đồng thời tham gia vào những hoạt động mang tính sáng tạo
như viết lách hoặc hội họa. Nhiệm vụ chúng ta phải đối mặt trong thời kỳ trung niên là làm sao trở nên ít bị
ảnh hưởng hơn bởi những suy nghĩ lý tính, thay vào đó, chú ý vào các lực vô thức và tích hợp chúng vào
cuộc sống có ý thức (Schultz & Schultz, 2005).
Jung đã học được nhiều điều từ những khủng hoảng tuổi trung niên của ông. Ông viết lại tất cả hồi
tưởng của mình trong quyển tự truyện lúc 81 tuổi Ký ức, Giấc mơ và phản chiếu (1961). Trong đó, ông đã
viết ra một trong những đóng góp lớn của mình. Jung đã lựa chọn tập trung vào vô thức trong cuộc sống
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của mình, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển học thuyết nhân cách của ông. Mặc dù vậy, ông có những
khái niệm rất khác biệt so với Freud về vô thức. Jung là đồng nghiệp của Freud và đánh giá cao những đóng
góp của Freud. Tuy vậy, Jung cuối cùng cũng không thể ủng hộ một vài những khái niệm cơ bản của Freud,
đặc biệt trong học thuyết về tính dục. Jung (1961) nhắc lại những lời Freud đã nói với ông: “Jung thân mến,
hãy hứa với tôi là không bao giờ từ bỏ học thuyết vể tính dục. Đó là điều quan trọng hơn tất cả. Bạn thấy
đó, chúng ta phải tạo nên cả một giáo điều về nó, và đó sẽ là một thanh trì không thể lay chuyển được (p.
150)”. Jung càng ngày càng cảm thấy ông không thể tiếp tục hợp tác với Freud vì ông tin rằng Freud đã để
quyền hạn của mình vượt lên trên cả sự thật. Freud hầu như không tha thứ cho những nhà lý thuyết khác
dám thách thức học thuyết của ông, như Jung và Adler. Dù Jung có thể thua thiệt rất nhiều về mặt chuyên
môn nếu tách khỏi Freud nhưng ông cảm thấy đó là cách duy nhất. Ông tiến hành phát triển một hướng tiếp
cận mang tính tinh thần, nhấn mạnh vào sự thôi thúc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời trái ngược hoàn toàn
với việc bị lèo lái bằng những xung lực tâm lý và sinh học như Freud mô tả.
Jung cho rằng chúng ta không chỉ đơn thuần được định hình bởi quá khứ mà còn chịu ảnh hưởng
tương tự từ tương lai. Một phần bản chất con người là sự phát triển và lớn lên một cách ổn định, hướng đến
sự cân bằng và hoàn thành các cấp độ phát triển. Theo Jung, nhân cách trong hiện tại của chúng ta được
định hình bởi việc chúng ta là ai và là cái gì đồng thời với việc chúng ta khát khao trở nên như thế nào trong
tương lai. Lý thuyết của ông dựa trên giả định rằng con người thường hướng đến sự thỏa mãn hay hiện thực
hóa tất cả những khả năng của họ. Đạt đến sự hợp thành toàn thể (individuation), sự thống hợp hài hòa
giữa các khía cạnh vô thức và ý thức của nhân cách, là mục tiêu bẩm sinh và hàng đầu. Theo Jung, chúng
ta có cả những lực xây dựng và phá hoại, nếu chúng được tập hợp lại với nhau, việc chúng ta chấp nhận
mặt tối, bóng tối, với những xung năng nguyên thủy như sự ích kỷ và tham lam là rất quan trọng. Việc
chấp nhận bóng tối không đồng nghĩa với việc để chiều kích đó làm chủ con người mình, nhưng đơn giản
là xem nó như một phần bản chất tự nhiên cuả chúng ta.
Jung cho rằng những giấc mơ chứa đựng những thông điệp từ tầng sâu nhất cuả vô thức, ông mô tả
nó như khởi nguồn của sự sáng tạo. Jung đề cập đến vô thức tập thể như là “phần sâu nhất của tâm hồn
tích tụ những kinh nghiệm mà loài người được thừa kế” (trích từ Schultz & Schultz, 2005, p.128). Jung chú
ý vào mối liên hệ giữa nhân cách của mỗi cá nhân với quá khứ của họ, không chỉ là những sự kiện thời thơ
ấu mà còn là cả lịch sử của loài người. Điều này có nghĩa là một vài giấc mơ sẽ phản ánh mối quan hệ của
cá nhân với những đối tượng rộng lớn hơn như gia đình, nhân loại hoặc các thế hệ theo thời gian. Những
hình ảnh của các trải nghiệm mang tính nhân loại chứa đụng những vô thức tập thể được gọi là Nguyên
mẫu (archetype). Những nguyên mẫu quan trọng nhất có thể kể đến gồm persona (mặt nạ), anima (bản ngã
nội tại)– animus (xung năng), và shadow (bóng tối). Persona là chiếc mặt nạ, hay là khuôn mặt mà chúng
ta mang để bảo vệ bản thân trước thế giới và xã hội bên ngoài. Animus và anima đại diện cho các khía
cạnh sinh học và tâm lý của tính nam và tính nữ cùng tồn tại trong cả hai giới. Shadow lả cội rễ sâu nhất,
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
là nguyên mẫu nguy hiểm và mạnh mẽ nhất. Nó đại diện cho mặt tối của chúng ta, là những ý nghĩ, cảm
giác và hành động mà ta muốn chối từ bằng cách phóng chiếu ra bên ngoài. Trong giấc mơ, tất cả các phần
này được xem như là những cách biểu hiện việc chúng ta là ai và là cái gì.
Jung đồng ý với Freud rằng giấc mơ cung cấp con đường đưa ta đến với vô thức, những ông xác
định những chức năng của chúng khác với Freud. Jung viết rằng những giấc mơ có 2 mục đích. Tiên liệu
tương lai, thật vậy, giấc mơ giúp con người tự chuẩn bị cho những sự kiện và trải nghiệm mà họ có thể thấy
trước hay mong đợi trong tương lai gần. Nó cũng thực hiện chức năng Bù trừ, giấc mơ giúp con người lấy
lại được sự cân bằng giữa những mặt đối lập trong con người họ. Chúng bù trừ các khía cạnh phát triển quá
mức trong nhân cách con người (Schultz & Schultz, 2005).
Jung nhìn nhận giấc mơ như cách thức để thể hiện hơn là những dồn nén hay che đậy. Giấc mơ là
những nỗ lực sáng tạo của con người nhằm đương đầu với những mâu thuẫn, phức tạp và sự mơ hồ. Mục
tiêu của giấc mơ là sự thống hợp và các giải pháp. Theo Jung, mỗi phần của giấc mơ có thể được hiểu như
là những phẩm chất được phóng chiếu của người nằm mộng. Cách thức diễn dịch của ông được tạo nên từ
một loạt các giấc mơ được thu thập từ một người, mà ý nghĩa của chúng vẫn đang dần được hé mở. Nếu
các bạn có mong muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa, tôi đề nghị Jung (1961) và Harris (1996).
CÁC TRÀO LƯU HIỆN ĐẠI: HỌC THUYẾT MỐI QUAN HỆ ĐỐI
TƯỢNG, TÂM LÝ HỌC BẢN NGÃ VÀ PHÂN TÂM HỌC QUAN HỆ.
Học thuyết phân tâm học tiếp tục tiến hóa. Freud nhấn mạnh những xung đột tâm lý bên trong gắn
với việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản. Những người theo trường phái tân Freud (neo- Freudian) đã
không dừng lại ở quan đểm chính thống ấy mà tiếp tục đóng góp vào sự phát triển và mở rộng trào lưu phân
tâm bằng cách tích hợp thêm sự ảnh hưởng của văn hóa và xã hội lên nhân cách. Tâm lý học Cái Tôi nhấn
mạnh đến yếu tố tâm lý xã hội trong sự phát triển xuyên suốt cuộc đời, được phát triển chủ yếu bởi Erikson.
Anna Freud là nhân vật trung tâm của tâm lý học cái tôi với công trình tiêu biểu là các cơ chế phòng vệ. Bà
đem phần lớn cuộc đời hành nghề của mình để ứng dụng phân tâm học trên trẻ em và trẻ vị thành niên.
Theo Ainslie (2007), “học thuyết phân tâm đã trải qua nhiều thay đổi kể từ khi nó ra đời và ngày
nay nó bao gồm nhiều trường phái khác nhau, trong đó có cả quan điểm cổ điển, học thuyết về mối quan
hệ đối tượng, tâm lý học bản ngã và các trường phái liên nhân cách và mối quan hệ” (pp. 34-35). Tất cả
những hướng tiếp cận phân tâm này đều có chung một vài giả định, một trong số đó là: “chúng ta, với tư
cách là con người, bị tác động sâu sắc bởi những trải nghiệm với người khác diễn ra trong suốt quá trình
phát triển, các xung đột về cảm xúc hay những triệu chứng tâm lý thường được giả định rằng do chính
những trải nghiệm này gây nên” (p.35).
Học thuyết mối quan hệ đối tượng là một dạng điều trị phân tâm có mối liên hệ với việc nhận
diện những vô thức bên trong và nội quan hóa những đối tượng bên ngoài (các khía cạnh của những người
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
có ý nghĩa). Mối quan hệ đối tượng là những mối quan hệ liên cá nhân được biểu diễn bên trong nội tâm.
Thuật ngữ đối tượng được sử dụng bởi Freud, dùng để nói đến những người quan trọng trở nên gắn bó với
trẻ khi chúng trưởng thành. Thay vì trở thành một cá nhân với những nhân dạng riêng biệt, trẻ sẽ nhìn
những người khác như là đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu của chúng. Mặc dù một vài nhà lý luận như
Otto Kernberg đã cố gắng tích hợp các ý tưởng khác nhau đang ngày một tăng lên của trường phái này, học
thuyết mối quan hệ đối tượng vẫn rẽ sang một hướng khác so với phân tâm truyền thống (St. Clair, 2004).
Phân tâm học truyền thống cho rằng nhà trị liệu cần khám phá và gọi tên “sự thật” nơi thân chủ.
Khi học thuyết phân tâm tiếp tục phát triển, các hướng tiếp cận dần dần chú tâm nhiều hơn một cách toàn
diện những ảnh hưởng của vô thức lên người khác. Tâm lý học bản ngã, được phát triển bởi Heinz Kohut
(1971), nhấn mạnh việc làm thế nào chúng ta sử dụng những mối quan hệ liên cá nhân (những đối tượng
bản ngã) để phát triển cảm giác bản ngã ở chính mình.
Phân tâm học hiện đại nghi ngờ nhiều giả định nền tảng về học thuyết và cách điều trị của phân
tâm truyền thống. Có lẽ sự khác biệt đơn lẻ quan trọng nhất giữa phân tâm học hiện đại và cổ điển đó là
việc thay đổi quan niệm về chính bản chất mối quan hệ phân tâm. Dù là liên chủ thể, liên cá nhân hay quan
hệ thì các hướng tiếp cận phân tâm hiện đại đều dựa trên việc tìm hiểu phức hợp ý thức và động lực vô thức
đang diễn ra trong thân chủ và trong nhà trị liệu.
Mitchell (2000) đã đề cập rất bao quát về những quan niệm mới của mối quan hệ phân tâm. Ông
tổng hợp lý thuyết phát triển, học thuyết gắn bó, lý thuyết hệ thống và học thyết liên nhân cách để trình
bày cách thức chúng ta tìm kiếm sự gắn bó đối với người khác, đặc biệt với những người chăm sóc thuở
ban đầu. Hình mẫu quan hệ được dựa trên giả định rằng trị liệu là quá trình tương tác giữa thân chủ và nhà
trị liệu. Nhà phân tâm liên nhân cách tin rằng phản chuyển cảm sẽ cung cấp những thông tin về động lực
và tính cách của thân chủ. Mitchell còn bổ sung thêm chiều kích văn hóa vào quan điểm mối quan hệ đối
tượng bằng cách cho thấy rằng những phẩm chất của người chăm sóc sẽ phản ánh nền văn hóa đặc thù tại
nơi người ấy sinh sống. Tất cả chúng ta đều gắn bó một cách sâu sắc vào nên văn hóa của mình. Vì mỗi
nền văn hóa có một hệ thống giá trị riêng, nên sẽ không tồn tại những chân lý khách quan trong tâm lý.
Những cấu trúc nội tại (vô thức) của chúng ta đều có mối liên hệ và liên quan. Đây là điều hoàn toàn khác
biệt so với quan niệm về định hướng sinh học của Freud được cho rằng diễn ra ở tất cả mọi người.
Những nhà lý luận quan hệ hiện đại đã thách thức những ý tưởng về bản chất phục tùng tự nhiên
trong mối quan hệ phân tâm truyền thống, đồng thời thay thế bằng một kiểu mẫu quân bình hơn. Từ thời
Freud đến những năm cuối thể kỷ 20, quyền hạn giữa nhà trị liệu và thân chủ đã có sự thay đổi. Những
hướng tiếp cận phân tâm hiện đại đem đến mối quan hệ với quyền lực cân bằng hơn và mô tả tiến trình
phân tâm như là sự khám phá ngầm của hai chủ thể. Nói một cách lý thuyết, sự thay đổi này được nhìn
nhận như một tuyên bố chính trị về sự công bằng, nó là sự thừa nhận rằng phân tâm gồm hai cá nhân gặp
gỡ nhau trong một phức hợp tương tác về cảm xúc. Nhà phân tâm không còn phải đóng vai trò tách biệt và
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
ẩn danh nhưng bắt đầu hiện diện một cách có trách nhiệm và có cảm xúc. Ngày nay, nhiệm vụ của phân
tâm là khám phá từng tâm hồn một cách sáng tạo, được thực hiện trong cách làm việc chung cụ thể của nhà
phân tâm và thân chủ, trong một nền văn hóa riêng biệt và trong bối cảnh thời gian đặc thù.
TÓM TẮT CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Những học thuyết phân tâm học hiện đại tập trung
vào trình tự có thể tiên đóan được của sự phát triển mà trong đó, những trải nghiệm đầu đời của bản ngã
trong mối quan hệ mở rộng thành nhận thức đối với người khác. Khi hình mẫu bản ngã- người ngoài đã
được thiết lập, học thuyết cho rằng nó sẽ tạo ảnh hưởng đến những mối quan hệ liên nhân cách về sau. Con
người thường tìm kiếm những mối quan hệ phù hợp với những hình mẫu được hình thành từ những trải
nghiệm thời thơ ấu. Những người gắn bó hay tách biệt một cách quá mức thường lập lại những kiểu mẫu
quan hệ họ thiết lập với người mẹ trong tuổi mẩu giáo (Hedges, 1983). Những học thuyết mới hơn sẽ cung
cấp cái nhìn về cách thức thế giới nội tâm của cá nhân gây khó khăn cho đời sống trong thế giới hiện thực
của con người và các mối quan hệ (St. Clair, 2004).
Người có ảnh hưởng lớn với học thuyết mối quan hệ đối tượng hiện đại là Margaret Mahler (1968),
một bác sĩ nhi thường chú tâm quan sát trẻ em. Trong quan điểm cuả bà, việc giải quyết phức cảm Oedip
mà Freud đề cập trong giai đoạn dương vật không quan trọng bằng quá trình phát triển sự hợp thành toàn
thể hay chia cắt trong mối quan hệ cộng sinh của trẻ với hình mẫu người mẹ. Nghiên cứu của bà tập trung
vào sự tương tác mẹ con trong 3 năm đầu đời. Mahler định nghĩa sự phát triển bản ngã có đôi nét khác biệt
với những giai đoạn tâm lý tính dục của Freud. Bà tin rằng cá nhân bắt đầu trong trạng thái đồng nhất với
người mẹ rồi dần dần trở nên tách biệt. Những khủng hoảng và và tình trạng đồng nhất chưa được hoàn
thành, cùng với tiến trình chia cắt và hợp nhất, có những ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ sau này.
Mối quan hệ đối tượng ở giai đoạn sau được xây dựng trên việc trẻ tìm kiếm sự tái liên kết với người mẹ
(St Clai, 2004). Sự phát triển tâm lý có thể được xem như là sự tiến hóa trong cách thức cá nhân chia cắt và
phân biệt bản thân mình với người khác.
Mahler gọi 3 hay 4 tuần đầu tiên là sự tự kỷ bình thường của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh được cho là
đáp ứng với tình trạng căng thẳng cơ thể hơn là với các quá trình tâm lý. Mahler tin rằng trẻ sơ sinh vào
tuổi này không có khả năng phân biệt bản thân với người mẹ. Theo Melanie Klein (1975), một người có
nhiều đóng góp cho quan điểm quan hệ đối tượng, trẻ sơ sinh cho rằng các phần như ngực, khuôn mặt, bàn
tay và miệng đều là một bản ngã hợp nhất. Trong tình trạng không tách biệt này, không tồn tại bản ngã
riêng biệt, cũng không có đối tượng riêng biệt. Khi người trưởng thành có sự thiếu hụt trầm trọng trong tổ
chức tâm lý và cảm giác bản ngã, họ có thể mong được trở lại thời kỳ thơ ấu ban đầu. Nghiên cứu những
giai đoạn trẻ em về sau của Daniel Stern (1985) thách thức khía cạnh này trong học thuyết của Mahler, nó
cho rằng trẻ hoàn toàn bị thu hút bởi những người khác từ khi được sinh ra.
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Giai đoạn kế tiếp theo Mahler là Cộng sinh, được nhận biết và kéo dài từ 3 đến 8 tháng tuổi. Trong
độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành sự độc lập với người mẹ. Người mẹ (hay người chăm sóc lúc ban đầu)
trở thành một đối tác và không chỉ là một bộ phận có thể trao đổi (interchangeable). Trẻ có kỳ vọng rất cao
vào sự hòa hợp cảm xúc với mẹ.
Tiến trình chia cắt- hợp thành toàn thể bắt đầu vào 4 hay năm tháng tuổi. Trong khoảng thời gian
này, trẻ kết thúc giai đoạn cộng sinh trong mối quan hệ. Trẻ dần trải nghiệm sự xa cách từ những người
thân nhưng vẫn hướng về họ để tìm kiếm để tìm kiếm cảm giác được thừa nhận và thoải mái. Trẻ có thể có
những biểu hiện trái ngược nhau giữa sự phụ thuộc và việc thích thú với sự độc lập do việc chia cắt mang
tới. Việc trẻ vừa tự hào với những bước đi rời khỏi cha mẹ nhưng lại chạy về để được xà vào vòng tay của
họ là minh họa tiêu biểu cho vấn đề trong thời kỳ này (Hedges, 1983, p.109). Những người xung quanh
được xem như là tấm gương cho sự phát triển bản ngã của trẻ; nếu diễn ra tốt đẹp, những mối quan hệ này
có thể giúp cho trẻ có được một lòng tự trọng khỏ mạnh.
Những trẻ không có cơ hội để trải nghiệm sự tách biệt hoặc thiếu cơ hội để lý tưởng hóa người khác
trong khi vẫn tự hào về bản thân có thể sẽ vướng phải những rối loạn nhân cách ái kỷ hay gặp các vấn đề
về lòng tự trọng sau này. Nhân cách ái kỷ có đặc điểm là sự vĩ đại và phóng đại hóa quá mức cảm giác bản
thân là quan trọng và thái độ lợi dụng người khác, nó có chức năng che đậy sự mỏng manh và yếu đuối của
việc tự nhận thức. Những cá nhân này hay tìm kiếm sự chú ý và ngưỡng mộ từ người khác. Họ phóng đại
một cách không thực tế những thành tựu của mình và thường có xu hướng tự say mê. Kernberg (1975) đã
mô tả những người ái kỷ luôn tập trung vào bản thân trong việc tương tác với người khác, họ luôn lợi dụng
và ăn bám vào các mối quan hệ. Kohut (1971) mô tả họ luôn cảm thấy lòng tự tôn bị đe dọa, có cảm giác
trống rỗng và chết chóc.
Những điều kiện “ranh giới” cũng được bắt nguồn từ giai đoạn chia cắt- hợp thành toàn thể. Những
người có rối loạn nhân cách ranh giới cũng đi vào giai đoạn chia cắt nhưng bị xen ngang bởi cha mẹ từ
chối sự cá thể hóa của họ. Nói cách khác, khủng hoảng hình thành khi trẻ phát triển khỏi thời kỳ cộng sinh
nhưng cha mẹ lại không thể chấp nhận việc giai đoạn hợp thành toàn thể (individuation) bắt đầu và họ cũng
thiếu sự nâng đỡ về mặt cảm xúc. Những người này thường có những đặc điểm như thiếu ổn định, thiếu lý
trí, có hành động tự hoại, có xung năng giận dữ và thường rất hay thay đổi cảm xúc. Họ thường phải trải
qua cảm giác vỡ mộng rất lâu, đồng thời đôi lúc đôi lúc có thái độ phởn phơ. Kernberg (1975) mô tả những
triệu chứng của họ bao gồm sự thiếu rõ ràng trong nhân dạng, thiếu sự hiểu biết sâu sắc về người khác,
thiếu khả năng kiềm chế các xung lực và khả năng chịu lo âu kém.
Giai đoạn nhỏ cuối cùng trong tiến trình chia cắt- hợp thành toàn thể của Mahler là việc hình thành
sự ổn định của bản ngã và đối tượng. Sự phát triển này xuất hiện vào tháng thứ 36 (Hedges, 1983), những
cá nhân xung quanh bây giờ đã được tách biệt rõ ràng với bản ngã. Trẻ có thể bắt đầu sự liên hệ mà không
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
bị choáng ngợp bởi nỗi lo sợ đánh mất cảm giác về bản thể, trẻ cũng bước vào các giai đoạn tâm lý tính dục
và tâm lý xã hội về sau với một nền tảng cá nhân vững chắc.
Chương này chỉ có thể đề cập một vài phương pháp điều trị ngắn hạn của những hình thái phân tâm
mới. Nếu bạn muốn theo đuổi cách tiếp cận này, bạn có thể tham khảo thêm Gabbard (2005), Hedges
(1983), Mitchell và Black (1995) và St. Clair (2004).
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN RANH GIỚI VÀ RỐI LOẠN ÁI KỶ Rối loạn ranh giới và rối loạn ái kỷ
có thể được bắt nguồn từ những sang chấn và những rối loạn phát triển trong giai đoạn chia cắt- hợp thành
toàn thể. Mặc dù vậy, những biểu hiện đầy đủ của các triệu chứng trên khía cạnh hành vi và nhân cách có
xu hướng phát triển vào đầu tuổi trưởng thành. Những triệu chứng này như phân ly (quá trình phòng vệ làm
cá nhân tách rời những tri giác trái ngược nhau) và vĩ đại hóa là biểu hiện về mặt hành vi của các nhiệm vụ
phát triển bị rối nhiễu hay không được hoàn thành trước đó (St. Clair, 2004)
Những công cụ hữu hiệu nhất để hiểu được tổ chức nhân cách ranh giới và ái kỷ xuất hiện từ mô
thức phân tâm. Những nhà lý luận quan trọng nhất trong lĩnh vực này gồm Kernberg (1975, 1976, 1997),
Kohut (1971, 1977, 1984) và Materson (1976). Dù cuốn sách này không nhấn mạnh đến những vấn đề về
chẩn đoán, cũng cần đề cập rằng có một lượng lớn những tác phẩm về phân tâm gần đây quan tâm đến bản
chất và cách điều trị rối loạn nhân cách ranh giới và ái kỷ, đồng thời đem đến những hiểu biết mới về các
rối loạn này. Kohut (1984) cho rằng con người trong tình trạng khỏe mạnh và hoàn hảo nhất khi trải nghiệm
cùng lúc cả hai cảm giác độc lập và gắn bó, hài lòng về bản thân mình đồng thời có thể lý tưởng hóa những
người khác. Người trưởng thành cảm nhận được sự an toàn cơ bản dựa trên cảm giác tự do, tự lập và tự
trọng; họ không bị buộc phải phụ thuộc vào người khác đồng thời cũng không phải sợ hãi sự gần gũi.
MỘT VÀI ĐỊNH HƯỚNG CỦA TRỊ LIỆU TÂM ĐỘNG HIỆN ĐẠI Strupp (1992) nhận định rằng
những thay đổi trong phân tâm hiện đại đã đem đến sức sống và sức mạnh mới cho trị liệu tâm động. Một
vài trào lưu và định hướng hiện nay trong học thuyết tâm động mà Strupp nhận diện được tóm tắt như sau:

Tăng sự chú ý đến những rối nhiễu trong thời thơ ấu và vị thành niên.

Trọng tâm của việc điều trị chuyển từ những mối quan tâm “cổ điển” về chữa lành những rối loạn
nhiễu tâm sang việc đương đầu với các rối loạn nhân cách theo thời gian, các điều kiện ranh giới,
và những rối loạn nhân cách ái kỷ. Ngoài ra cũng có sự chuyển hướng hình thành những phương
pháp điều trị riêng biệt cho từng rối loạn riêng biệt.

Tăng sự chú ý vào việc hình thành liên minh trị liệu từ khi bắt đầu. Mối quan hệ làm việc hợp tác
được xem như là nhân tố quyết định cho một kết quả trị liệu tích cực.
33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Quan tâm đến việc phát triển nhửng hình thức ngắn hạn trong trị liệu tâm động, phần lớn là vì
những yêu cầu xã hội về khả năng chịu trách nhiệm và chi phí. Trị liệu tâm động được giới hạn về
thời gian được dự báo sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
XU HƯỚNG TRỊ LIỆU TÂM ĐỘNG NGẮN VÀ GIỚI HẠN THỜI GIAN Nhiều nhà trị liệu định
hướng phân tâm có mong muốn theo kịp những thách thức thời đại mà vẫn giữ được sự tập trung căn bản
vào chiều sâu và đời sống nội tâm (DeAngelis, 1996). Họ ủng hộ việc chuyển sang sử dụng phương pháp
trị liệu ngắn hơn dựa trên nhu cầu của thân chủ hơn là những giới hạn bị ràng buộc bởi hệ thống chăm sóc.
Mặc dù có nhiều hướng tiếp cận trị liệu tâm động ngắn hạn khác nhau, Prochaska và Norcross (2007) tin
rằng tất cả đều có chung những đặc điểm:

Làm việc với mô thức trị liệu có giới hạn về thời gian.

Nhắm vào những vấn đề liên nhân cách riêng biệt trong những buổi làm việc đầu tiên.

Vị trí trị liệu ít trung lập hơn so với trị liệu phân tâm truyền thống.

Thiết lập một liên minh trị liệu mạnh mẽ.

Sớm sử dụng diễn dịch liên hệ trong mối quan hệ trị liệu.
Dựa vào hoàn cảnh hiện tại, Messer và Warren mô tả Trị liệu tâm động ngắn hạn (BPT) như một
cách tiếp cận đầy hứa hẹn. Liệu pháp ứng dụng những nguyên tắc của học thuyết và trị liệu tâm động để
điều trị những rối loạn cụ thể trong một thời gian được dự tính trước, có thể từ 10 đến 25 buổi. BPT sử
dụng những khái niệm quan trọng của tâm động như những tác động của các giai đoạn phát triển tâm tính
dục, tâm lý xã hội và mối quan hệ đối tượng; sự tồnt ại của tiến trình vô thức và sự chống đối; tính hiệu quả
của diễn dịch; tầm quan trọng của liên minh trị liệu; khơi dậy những vấn đề cảm xúc trong quá khứ của
thân chủ trong mối quan hệ với nhà trị liệu. Đa số các hướng tiếp cận giới hạn thời gian này yêu cầu nhà
trị liệu có một vai trò chủ động và định hướng trong việc nhanh chóng thiết lập trọng tâm trị liệu, đi xuống
bề mặt những vấn đề và triệu chứng biểu lộ và điều trị các nan đề ẩn sâu bên dưới. Một vài mục tiêu khả
thể của các cách tiếp cận này gồm giải quyết xung đột, có cách tiếp cận cảm xúc tốt hơn, tăng khả năng lựa
chọn, mở rộng mối quan hệ liên cá nhân, và làm dịu bớt những triệu chứng. Messer và Warren nhận định
rằng mục tiêu của BPT là nhằm “hiểu và điều trị những vấn đề của thân chủ trong bối cảnh tình huống hiện
tại và những trải nghiệm trong cuộc đời của họ” (p. 83). Những mục tiêu, trọng tâm trị liệu và vai trò chủ
động của nhà trị liệu là những yếu tố trong thực hành trị liệu cá nhân. Mặc dù BPT không phải là phù hợp
cho tất cả mọi người nhưng nó đáp ứng được sự đa dạng trong nhu cầu của thân chủ.
Khi viết về những đặc điểm của Tâm lý trị liệu tâm động trong thời gian giới hạn (TLDP),
Levenson (2007) nhấn mạnh rằng đích ngắm của trị liệu không chỉ đơn giản là thuyên giảm triệu chứng mà
còn là thay đổi xương tủy bên trong thân chủ, thay đổi những kiểu mẫu lặp đi lặp lại trong mối quan hệ liên
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Â
cá nhân. Những đích đến này đạt được nhờ vào việc hiểu cách thân chủ tương tác với thế giới thông qua
mối quan hệ thân chủ- nhà trị liệu. Giả định rằng tương tác của thân chủ với nhà trị liệu có những rối loạn
chức năng giống như cách mà họ tương tác với những cá nhân quan trọng. Levenson cho rằng “mục tiêu
đầu tiên và quan trọng nhất của TLDP là giúp thân chủ có những trải nghiệm mới về mối quan hệ… được
tạo nên nhờ một loạt những trải nghiệm trọng tâm trong suốt quá trình trị liệu mà qua đó, thân chủ có
những thay đổi trong đánh giá về bản thân, về nhà trị liệu và về sự tương tác của họ. Những trải nghiệm
mới này cung cấp cho thân chủ bài học kinh nghiệm rằng có thể từ bỏ các cách thức cũ và những cách thức
mới có thể bắt đầu xuất hiện” (p. 85). Mục tiêu ngắn hạn của TLDP là “đem đến cho thân chủ những cảm
nhận liên tiếp trong trị liệu về việc thế nào là một sự tương tác toàn diện và mềm dẻo; đem đến những trải
nghiệm trong phạm vi nhất định mà qua đó, thân chủ biết được đâu là những điều có thể học hỏi từ thế giới
bên ngoài của họ” (p. 86). Khi kết thúc trị liệu ngắn hạn, thân chủ sẽ có được phạm vi tương tác lớn hơn
với mọi người xung quanh. Mặc dù việc trị liệu chính thức đã khép lại, thân chủ vẫn có cơ hội luyện tập
các chức năng hành vi trong đời sống thường nhật, và như thế, trị liệu vẫn đang được tiếp tục trong thế giới
thực. Trong tương lai, thân chủ có thể cần những buổi làm việc bổ sung để bày tỏ những mối quan ngại
khác. Thay vì định nghĩa TLDP như một sự can thiệp, tốt nhất chúng ta nên xem nó như một cách tiếp cận
cung cấp nhiều trải nghiệm trị liệu ngắn và đa dạng về xuyên suốt cuộc đời của thân chủ.
TRỊ LIỆUPHÂNTÂMTHEOQUANĐIỂM ĐA VĂN HÓ
A
Ư
UĐIỂM TỪ GÓC
NHÌNĐA DIỆN
Trị liệu theo hướng phân tâm có thể phù hợp với sự đa dạng văn hóa nếu những kỹ thuật được điều
chỉnh để phù hợp với bối cảnh mà nhà trị liệu đang thực hành. Cách tiếp cận tâm lý xã hội của Erikson,
nhấn mạnh vào những vấn đề trọng yếu trong các giai đoạn phát triển, có những ứng dụng riêng biệt cho
người da màu. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ xem xét lại hiện trạng môi trường nơi diễn ra những điểm
mốc quan trọng trong đời họ, từ đó xác định những sự kiện tác động tiêu cực và tích cực như thế nào đối
với họ.
Nhà trị liệu tâm lý cần nhận ra và giải quyết những nguồn định kiến tiềm tàng của bản thân và cách
thức việc phản chuyển cảm vô tình được truyền tải thông qua những can thiệp của họ. Cách tiếp cận phân
tâm nhấn mạnh rằng có thể xem việc trị liệu cường độ cao như là một phần luyện tập giành cho nhà trị
liệu. Nó giúp họ nhận thức những nguồn phản chuyển cảm của bản thân, bao gồm thành kiến, định kiến và
sự rập khuôn về dân tộc và chủng tộc.
35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Cách tiếp cận phân tâm truyền thống thường có chi phí cao, và trị liệu phân tâm được xem là dựa
trên những giá trị của tầng lớp trung- thượng lưu. Không phải tất cả các thân chủ đều chia sẻ những giá trị
này, và đối với nhiều người, chi phí bỏ ra là quá đắt đỏ. Một thiếu sót khác đến từ việc đa số các cách tiếp
cận phân tâm vốn dĩ thường khá mơ hồ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các thân chủ mà nền văn hóa của họ
mong đợi sự định hướng từ nhà trị liệu. Ví dụ, nhiều thân chủ người Mỹ gốc Á thường tìm kiếm những
cách tiếp cận có tính hệ thống và hướng vào vấn đề, họ sẽ ngưng trị liệu nếu áp dụng những cách tiếp cận
không định hướng. Xa hơn nữa, việc phân tích tâm lý nội tại có thể có những mâu thuẫn trực tiếp với khuôn
mẫu xã hội và bối cảnh môi trường của thân chủ. Trị liệu phân tâm quan tâm đến việc điều chỉnh nhân cách
dài hạn nhiều hơn giải quyết các vấn đề ngắn hạn.
Atkinson, Thompson, và Grant (1993) nhấn mạnh việc nhà trị liệu cần cân nhắc những nguyên
nhân bên ngoài có thể tác động đến các vấn đề của thân chủ, đặc biệt nếu thân chủ phải sống trong một môi
trường nhiều áp lực. Tiếp cận phân tâm có thể bị chỉ trích vì thiếu sự đề cập đúng mức đến những nhân tố
văn hóa, xã hội và chính trị dẫn đến các vấn của cá nhân. Nếu không có sự cân bằng trong việc xem xét các
bối cảnh bên trong và bên ngoài, thân chủ dễ bị quy trách nhiệm vì tình trạng của họ.
Có một vài khó khăn trong việc ứng dụng trị liệu phân tâm cho những thân chủ có thu nhập thấp.
Thân chủ tìm kiếm sự trợ giúp từ nhà trị liệu khi họ phải đương đầu với tình trạng khủng hoảng, với việc
tìm giải pháp cho các vấn đề, hoặc ít nhất là cần vài định hướng cho những nhu cầu về nhà cửa, công việc
và chăm sóc con cái. Điều này không có nghĩa là thân chủ thu nhập thấp không được hưởng lợi từ trị liệu
phân tâm, mà đúng hơn là, cách tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích hơn chỉ sau khi nhiều vấn đề và mối
bận tâm đã được giải quyết. Theo chủ đề này, Smith (2005) cho rằng ý muốn và khả năng làm việc của nhà
trị liệu với thân chủ thu nhập thấp bị ảnh hưởng ít nhiều do thái độ thành kiến về giai cấp, tuy vậy việc này
vẫn chưa được kiểm định. Thái độ này ngăn cản nhà trị liệu làm việc thành công với những người nghèo.
Smith cho rằng các mô thức trị liệu khác như giáo dục tâm lý, tham vấn, tâm lý học phòng ngừa, hay tâm
lý học công đồng thì thích hợp hơn đối với người có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp. Một cách giải quyết
khác là nhà trị liệu có những giúp đỡ về tài chính cho thân chủ. (pro-bono work for clients)
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU PHÂN TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN
Vào mỗi chương trong phần 2, trình ca của Stan sẽ được sử dụng để mô tả ứng dụng thực tế của lý
thuyết được đề cập. Để các bạn khái quát được những vấn đề trọng tâm của Stan, hãy tham khảo phần cuối
chương 1với tiểu sử của anh. Tôi cũng khuyên các bạn nên đọc qua chương 16, giới thiệu cho các bạn việc
tích hợp nhiều hướng tiếp cận áp dụng cho ca của Stan.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Từ chương 1 đến chương 14, bạn sẽ nhận ra Stan làm việc với một nhà trị liệu nữ. Có vẻ hơi kỳ lạ
khi Stan chọn cô nếu biết được cảm giác của anh với phụ nữ là như thế nào. Mặc dù vậy, anh biết mình gặp
khó khăn với phụ nữ và hoàn toàn ý thức khi đưa ra quyết định, anh cho rằng đó cũng là một cách để thử
thách bản thân. Như các bạn sẽ thấy, một trong những mục tiêu của Stan đó là học cách trở nên bớt rụt rè,
xấu hổ trước phụ nữ và mong là chính mình hơn khi ở gần họ.
Cách tiếp cận Phân tâm học tập trung vào tâm động vô thức trong hành vi của Stan. Một lượng lớn
những năng lượng được tập trung vào những việc mà Stan đã dồn nén. Stan thể hiện xu hướng tự hủy hoại,
cách mà anh tự trừng phạt bản thân. Thay vì hướng những hung tính về phía cha mẹ và anh em thì Stan lại
chuyển hướng vào chính bản thân mình. Việc nghiện rượu của anh ta có thể được giả thiết dựa trên sự cắm
chốt ở giai đoạn môi miệng. Vì anh ta không bao giờ nhận đủ tình yêu và sự chấp nhận trong suốt thời thơ
ấu, anh vẫn phải chịu đựng sự mất mát và tìm kiếm trong tuyệt vọng sự chấp nhận từ người khác. Sự xác
định vai trò giới của Stan gặp đầy rẫy khó khăn. Những gì anh ta được học về mối quan hệ nam nữ đều dựa
vào nhựng kinh nghiệm ban đầu trong mối quan hệ của ba mẹ. Anh ta chỉ chứng kiến những cuộc cãi vã,
thượng cẳng tay hạ cẳng chân và “dìm hàng” nhau. Ba anh ta là người luôn yếu thế hơn và nhận lấy phần
thua cuộc trong khi người mẹ thì mạnh mẽ và có quyền thống trị, người có khả năng và trên thực tế đã gây
tổn thương đến người đàn ông. Stan khái quát sự sợ hãi người mẹ của anh lên tất cả những phụ nữ, điều có
thể giúp ta đặt giả thiết xa hơn về sự tương đồng giữa người vợ sau này và người mẹ của anh, cả hai làm
củng cố cảm giác bất lực ở Stan.
Việc phát triển mối quan hệ chuyển cảm và cách giải quyết là cốt lõi của tiến trình trị liệu. Giả
định ở đây là Stan sẽ liên hệ hình ảnh người mẹ lên nhà trị liệu và tiến trình trị liệu sẽ có một ý nghĩa trong
việc tìm hiểu những nguồn gốc dẫn đến khó khăn của Stan đối với phụ nữ. Quá trình phân tích sẽ thúc đẩy
việc khai mở quá khứ của Stan. Mục tiêu là làm vô thức trở nên có ý thức, từ đó Stan sẽ không còn bị kiểm
soát bởi những lực vô thức. Stan sẽ giành phần lớn thời gian trị liệu để trải nghiệm và khám phá quá khứ
của anh. Trong lúc trình bày vấn đề, Stan sẽ hiểu hơn về những động lực tạo nên hành vi của mình. Anh ta
sẽ bắt đầu liên kết được những vấn đề hiện tại với những kinh nghiệm trong quá khứ, tìm hiểu những ký ức
về mối quan hệ với người thân trong gia đình và hiểu bằng cách nào mà anh khái quát hình ảnh về giới.
Stan có thể trải nghiệm lại những cảm giác cũ và khơi dậy những cảm xúc đã bị chôn vùi liên quan đến
những sang chấn. Từ một góc nhìn khác, bên cạnh những cái nhìn ý thức mà Stan có được, mục tiêu là giúp
anh tìm được một bản ngã hòa hợp, nơi những cảm xúc được phân chia thành tác nhân bên ngoài (id) trở
nên một phần được tiếp nhận thoải mái hơn (ego). Mối quan hệ với nhà trị liệu, nơi cảm xúc cũ có kết quả
tích cực hơn những trải nghiệm quá khứ, có thể mang đến sự trưởng thành trong nhân cách.
37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu có thể sử dụng một vài câu hỏi như sau với Stan: “Anh đã làm như thế nào mỗi khi cảm
thấy không được yêu thuông? “ “Khi còn nhỏ, anh đương đầu với những cảm xúc tiêu cực như thế nào?”
“Anh có thể diễn giải những cơn giận dự, đau đớn và sợ hãi như thế nào?” “Mối quan hệ với mẹ đã tạo nên
những ảnh hưởng ở anh như thế nào?” “Điều đó dạy anh về phụ nữ như thế nào?” Mang vào mối quan hệ
chuyển cảm, những câu hỏi có thể bao gồm: “Những khi nào anh cảm thấy như vậy với bản thân tôi?” “Anh
học được gì từ mối quan hệ của chúng ta về mối quan hệ với phụ nữ có thể diễn ra như thế nào?”
Tiến trình trị liệu sẽ tập trung vào những ảnh hưởng then chốt của các giai đoạn phát triển nơi Stan,
đôi khi rõ ràng, đôi khi trong giới hạn về cách thức những sự kiện ban đầu được khơi dậy trong mối quan
hệ phân tâm hiện thời. Khi anh hiểu hơn về việc bản thân đã được định hình như thế nào bởi nhựng trải
nghiệm quá khứ này, anh sẽ có khả năng làm chủ những hoạt động trong hiện tại của mình. Những nỗi sợ
hãi của Stan sẽ trở nên ý thức và năng lượng của anh không còn bị cắm chốt để bảo vệ anh khỏi những cảm
xúc từ vô thức. Thay vào đó, anh có thể tự ra những quyết định cho cuộc sống của mình. Anh có thể làm
được điều này chỉ khi anh khơi thông được mối quan hệ chuyển cảm, dù vậy, chính sự nỗ lực sâu thẳm của
anh trong trị liệu mới quyết định phần lớn sự sâu sắc và phạm vi của sự thay đổi nơi anh.
Nếu nhà trị liệu tiến hành theo hướng phân tâm học hiện đại, trọng tâm của cô có thể sẽ đựa trên
chuỗi phát triển của Stan. Đặc biệt chú ý tới việc hiểu những hành vi hiện tại của anh phần lớn là sự lặp lại
một trong những giai đoạn phát triển trước đó.Dựa trên sự phụ thuộc của Stan, việc hiểu được hành vi của
anh ta là rất hữu dụng trong việc nhận ra anh đang lặp lại những cách thức cũ được anh hình thành với
người mẹ trong suốt thời thơ ấu. Từ quan điểm này, Stan chưa hoàn thành nhiệm vụ tách chia và hợp thành
toàn thể. Anh vẫn đang mắc kẹt trong giai đoạn cộng sinh ở mức độ nào đó. Anh không thể có được sự
công nhận giá trị từ chính bản thân mình, và anh chưa giải quyết xung đột giữa sự phụ thuỗc – sự độc lập.
Xem xét hành vi của anh từ quan điểm tâm lý học bản ngã có thể giúp nhà trị liệu giải quyết những khó
khăn của thân chủ trong việc hình thành các mối quan hệ gần gũi, thân mật.
Tiếp theo: bạn hãy tiếp tục làm nhà trị liệu phân tâm của Stan:
Với mỗi chương trong 11 định hướng lý thuyết, bạn sẽ được tạo điều kiện tự tay thử ứng dụng
những nguyên tắc và kĩ thuật mà bạn vừa học để làm việc với Stan từ từng quan điểm riêng biệt. Thông tin
giới thiệu về Stan từ mỗi chương lý thuyết sẽ cung cấp cho bạn một vài ý tưởng về cách thức tiếp tục làm
việc với Stan.Hãy cố gắng hết sức để giữ lấy tinh thần chung của mỗi học thuyết bằng cách xác định những
khái niệm riêng biệt mà bạn rút ra được và các kỹ thuật bạn có thể sử dụng để giúp Stan khám phá những
xung đột mà anh nhận dạng.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Sau đây là một số câu hỏi cung cấp vài cấu trúc mà bạn có thể nghĩ đến trong trường hợp này:

Mức độ quan tâm của bạn lên tuổi thơ của Stan?

Những cách nào bạn có thể làm để giúp Stan nhìn ra con đường kết nối những vấn đề tuổi thơ với
khó khăn hiện tại?

Xem như mối quan hệ chuyển cảm được thiết lập ở Stan và bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào với
việc Stan biến bạn thành một người quan trọng trong cuộc sống của anh?

Khi làm với Stan, những vấn đề phản chuyển cảm nào có thể diễn ra ở bạn?

Những sự phản kháng nào bạn có thể dự đoán trong công việc với Stan?

Trên góc nhìn phân tâm, bạn diễn dịch và làm việc với sự phản kháng này như thế nào?
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ
Những khái niệm chính yếu của học thuyết phân tâm bao gồm động cơ vô thức và những ảnh
hưởng của chúng lên hành vi, vai trò của sự lo âu, khái niệm chuyển cảm và phản chuyển cảm, và sự phát
triển nhân cách qua nhiều giai đoạn sống khác nhau.
Xây dựng trên những ý tưởng căn bản của Freud, Erikson mở rộng góc nhìn về sự phát triển theo
khuynh hướng tâm lý xã hội. Theo ông, mỗi thời kỳtrong tám giai đoạn phát triển của con người đều được
biểu thị qua các khủng hoảng hay bước ngoặt. Chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ phát triển hoặc thất
bại trong việc giải quyết xung đột cốt lõ
i của các giai đoạn đó (Bảng 4.B so sánh quan điểm của Freud và
Erikson về các giai đoạn phát triển).
Trị liệu phân tâm chú tâm vào việc sử dụng các phương pháp để làm xuất hiện các vật liệu vô thức
có thể được khơi thông. Những trải nghiệm thời thơ ấu sẽ được ưu tiên tập trung bàn luận, tái tạo, diễn
dịch và phân tích. Việc khám phá quá khứ thông qua khơi thông mối quan hệ chuyển cảm với nhà trị liệu,
được cho là cần thiết để thay đổi tính cách. Những kỹ thuật quan trọng nhất được sử dụng trong thực hành
phân tâm là duy trì mô thức làm việc, liên tưởng tự do, diễn dịch, phân tích giấc mơ, phân tích sự chống
đối và phân tích sự chuyển cảm.
Lý thuyết của Jung không thụ động như học thuyết của Freud. Jung nhìn con người theo hướng tích
cực và tập trung vào sự hợp thành toàn thể, khả năng vươn tớ sự toàn thể và hiện thực hóa bản thân của con
người. Để trở thành thực thể mà họ có thể đạt đến, mỗi người cần tìm hiểu các khía cạnh vô thức, cả vô
thức cá nhân và vô thức tập thể, trong nhân cách của mình. Trong trị liệu phân tâm của Jung, nhà trị liệu hỗ
39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trợ thân chủ trong việc tìm thấy những mong ước bên trong của họ. Mục tiêu trị liệu không chỉ đơn thuần
là giải quyết các vấn đề tức thời mà còn là làm biến đổi nhân cách.
Các xu thế hiện đại trong học thuyết phân tâm bàn luận đến các khía cạnh: tâm lý học cái tôi, tiếp
cận mối quan hệ đối tượng, tâm lý học bản ngã và cách tiếp cận quan hệ. Tâm lý học cái tôi không phủ
nhận vai trò của những xung đột tâm lý nội tại nhưng nhấn mạnh đến Cái Tôi cố gắng kiểm soát và làm chủ
xuyên suốt cuộc đời con người. Cách tiếp cận mối quan hệ đối tượng được dựa trên ý tưởng là khi con
người được sinh ra, không có sự tách biệt giữa bản ngã và những người khác, những người khác đại diện
cho các đối tượng cung cấp sự thỏa mãn nhu cầu cho trẻsơ sinh. Chia cắt- hợp thành toàn thể được hình
thành theo thời gian. Khi tiến trình này hoàn thành, trẻsẽ nhìn nhận người khác như những thực thể vừa
tách biệt và vừa gắn bó. Tâm lý học bản ngã tập trung vào bản chất của mối quan hệ trị liệu, và sử dụng
thấu cảm làm công cụ chủ yếu. Các cách tiếp cận quan hệ thì nhấn mạnh đến những gì có liên quan trong
mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN PHÂN TÂM
Tôi tin là nhà trị liệu có thể mở rộng hiểu biết về những khó khăn của thân chủ nếu đánh giá đúng
mức những đóng góp có ý nghĩa của Freud. Cần nhấn mạnh rằng kỹ năng sử dụng các kỹ thuật phân tâm
cần được đào tạo nhiều hơn những gì mà nhà trị liệu được truyền đạt trong những chương trình học của họ.
Cách tiếp cận phân tâm cung cấp cho người hành nghề một mô thức nhận thức trong việc xem xét hành vi
và trong việc hiểu những nguồn gốc và chức năng của các triệu chứng. Quan điểm của phân tâm học trong
trị liệu có ứng dụng cực kỳhiệu quả trong việc (1) hiểu sự chống đối dưới các hình thức như hủy bỏ những
buổi hẹn làm việc, thoát thân khỏi tiến trình một cách vội vã, và từ chối nhìn vào bản thân mình; (2) hiểu
rằng những công việc chưa hoàn tất hoàn toàn có thể được khơi thông, nhờ vậy thân chủ có thể có được
những nút thắt mới cho các sự kiện từng gây tổn thương cho cảm xúc của họ; (3) hiểu những giá trị và vai
trò của chuyển cảm; (4) hiểu được sự lạm dụng quá mức những cơ chế phòng vệ của Cái Tôi ảnh hưởng
như thế nào đến hiệu quả hoạt động của thân chủ trong mối quan hệ tham vấn và trong đời sống thường
ngày.
Mặc dù việc chỉ dừng lại xem xét hay đổ lỗi cho quá khứ vì con người hiện tại của chúng ta không
đem lại được nhiều tác dụng, nhưng cân nhắc những sự kiện tuổi thơ của thân chủ thường có hiệu quả
trong việc hiểu và làm việc với tình trạng hiện thời của họ. Ngay cả khi bạn không đồng tình với tất cả các
tiền đề của phân tâm học cổ điển, bạn vẫn có thể rút ra được nhiều khái niệm như là mô thức giúp bạn
nhìn rõ thân chủ hơn và giúp họ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về nguồn gốc những xung đột của bản thân.
Nếu xem xét cách tiếp cận tâm động trong một bối cảnh rộng lớn hơn nguyên bản theo phân tâm
cổ điển, nó sẽ trở nên một mô thức mạnh mẽ và hữu dụng hơn để hiểu hành vi con người. Dù tôi vẫn xem
quan niệm tâm lý tính dục của Freud là rất có giá trị, nhưng thiết nghĩ việc bổ sung các yếu tố tâm lý XH
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
của Erikson sẽ mang lại cho chúng ta một bức tranh hoàn chỉnh hơn về những bước ngoặt quan trọng trong
mỗi giai đoạn phát triển. Tích hợp cả hai góc nhìn sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong việc hiểu được nền tảng
chủ đạo (key theme) trong phát triển nhân cách. Mô hình phát triển của Erikson không hề tránh né những
vấn đề và các giai đoạn tâm tính dục của Freud, hơn thế nữa, ông còn mở rộng ra thành các giai đoạn phát
triển tâm lý xã hội xuyên suốt cuộc đời. Quan điểm của ông đã tổng hợp những khái niệm của tâm tính dục
và tâm lý xã hội mà không hề làm suy giảm đi tính quan trọng của chúng.
Nhà trị liệu làm việc trên quan điểm phát triển có thể thấy được sự tiếp nối trong cuộc sống và
những định hướng mà thân chủ đã lựa chọn. Góc nhìn này cho phép ta có một hình ảnh khái quát hơn về
những khó khăn của cá nhân, và từ đó, thân chủ sẽ có cơ hội khám phá những liên kết quan trọng giữa các
giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của họ.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG NHÀ PHÂN TÂM HIỆN ĐẠI
Các trào lưu hiện đại trong tư tưởng phân tâm có những đóng góp vào việc hiểu biết làm cách nào
hành vi hiện tại của chúng ta đa phần là sự lặp lại những kiểu mẫu cũ được tạo nên trong các giai đoạn phát
triển trước đó. Học thuyết quan hệ đối tượng giúp ta nhận ra cách thức thân chủ tương tác với những người
khác trong quá khứ và họ đặt những kinh nghiệm đầu đời đó lên mối quan hệ hiện tại như thế nào. Đối với
nhiều thân chủ đang có những vấn đề về sự chia cắt hay hợp thành toàn thể, sự thân mật, nhân dạng, hay
tính phụ thuộc và độc lập, những phương thức mới này có thể cung cấp một mô thức làm việc giúp ta hiểu
được vị trí và cách thức những khía cạnh phát triển của họ bị cắm chốt. Những trào lưu mới này có mối liên
hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực khác nhau trong tương tác của con người như mối quan hệ thân mật, gia
đình và nuôi dạy con cái, cùng với mối quan hệ trị liệu. Một vài nhà trị liệu phân tâm, như Marmor (1997),
có sự cởi mở trong việc tích hợp nhiều phương thức khác nhau: “Tôi tránh việc đặt tất cả các thân chủ vào
chiếc giường không đúng khổ của một phương thức trị liệu riêng biệt, thay vào đó, tôi ứng dụng cách tiếp
cận của mình cho từng nhu cầu đặc thù của mỗi thân chủ”.
Theo ý kiến của tôi, có thể sử dụng mô thức làm việc tâm động để cung cấp cấu trúc và định hướng
cho việc tham vấn cùng lúc với việc sử dụng những kỹ thuật trị liệu khác. Những đóng góp của các tác giả
trong việc nhấn mạnh các chiều kích văn hóa và xã hội tác động đến sự phát triển nhân cách được xây dụng
trên các ý tưởng nền tãng của Freud, theo tôi, là rất có giá trị. Trong thực hành phân tâm học hiện đại, nhà
trị liệu có thêm tự do trong việc sử dụng kỹ thuật và trong việc phát triển mối quan hệ trị liệu. Những nhà
lý luận phân tâm gần đây đã củng cố, mở rộng và tái điều chỉnh những kỹ thuật phân tâm cổ điển. Họ tập
trung vào sự phát triển của Cái Tôi, chú ý hơn đến các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng đến sự khác
biệt của cá nhân và người khác, và đem lại những ý nghĩa mới cho chiều kích quan hệ trong trị liệu.
41
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Mặc dù những hình thức phân tâm học hiện đại có sự biến đổi đáng kể trên nhiều phương diện so
với sự nhấn mạnh vào xung năng trong nguyên gốc của Freud, những khái niệm cơ bản của phân tâm học
cổ điển về động lực vô thức, về ảnh hưởng của sự phát triển đầu đời, chuyển cảm, phản chuyển cảm và sự
chống đối vẫn là hạt nhân của những thay đổi mới mẻ này. Những khái niệm này có vai trò cực kỳ quan
trọng trong tham vấn và có thể được kết hợp trong thực hành trị liệu dựa trên nền tảng tiếp cận đa lý
thuyết.
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCHCỦA TIẾP CẬN PHÂNTÂM
Nhìn chung, nếu cân nhắc những nhân tố như thời gian, chi phí và sự sẵn sàng của nhà trị liệu
phân tâm được đào tạo thì khả năng ứng dụng thực hành các kỹ thuật phân tâm là rất hạn chế. Điều này
đặc biệt đúng với những phương thức sử dụng liên tưởng tự do trên ghế dài, phân tích giấc mơ hay phân
tích sâu những mối quan hệ chuyển cảm. Một nhân tố khác làm giới hạn các ứng dụng thực hành phân tâm
cổ điển đó là Cái Tôi của nhiều thân chủ có các rối nhiễu trầm trọng không đủ sức mạnh cần thiết cho
hướng điều trị này.
Một giới hạn quan trọng của trị liệu phân tâm truyền thống đó là việc yêu cầu cam kết dài hạn để
hoàn thành mục tiêu phân tâm. Như đã đề cập từ trước, việc trị liệu phân tâm ngắn hạn, giới hạn thời gian
xuất hiện là một phần cho câu trả lời trước những chỉ trích này. Trị liệu tâm lý tâm động được phát triển từ
phân tâm truyền thống nhằm giải quyết nhu cầu về việc điều trị không quá dài hơi và đòi hỏi (Luborsky et
al., 2008). Trong các chỉ trích đối với trị liệu tâm động dài hạn, Strupp (1992) cho rằng trị liệu phân tâm
vẫn sẽ là xa xỉ đối với đa số người dân trong xã hội. Strupp ghi nhận sự giảm thiểu về số lượng thực hành
phân tâm học cổ điển vì những lý do như cam kết về thời gian, chi phí, giới hạn ứng dụng cho sự đa dạng
về thân chủ trong dân số, và những lợi ích thu được còn mơ hồ. Theo ông, sự nhồi nhét thực tế (realities
stemming) trong quản lý chăm sóc sức khỏe sẽ làm tăng sự chú trọng vào điều trị ngắn hạn cho những rối
loạn đặc biệt, giới hạn về mục tiêu và ít chi phí.
Một hạn chế tiềm tàng của tiếp cận phân tâm đó là vai trò ẩn mình của nhà trị liệu. Quan điểm này
chỉ được chứng minh trên phương diện lý thuyết, nhưng trong các tình huống trị liệu khác ngoài phân tâm
thì cách làm này bị hạn chế. Kỹ thuật cổ điển về việc không bộc lộ có thể bị dùng sai trong đánh giá và trị
liệu cá nhân ngắn hạn. Nhà trị liệu trong các tình huống này khi sử dụng “tấm màn trắng” tách biệt trong
bối cảnh “trong suốt” của phân tâm cổ điển có thể khiến họ trở thành những người đội lốt “chuyên
nghiệp”.
Yalom (2003) cho rằng sự “nặc danh” của nhà tham vấn không phải là hình mẫu tốt cho việc trị
liệu hiệu quả. Theo ông, việc bộc lộ bản thân một cách hợp lý của nhà trị liệu có thể giúp nâng cao kết quả
trị liệu. Thay vì sử dụng tấm màn trắng, ông tin rằng sẽ tốt hơn nhiều nếu cố gắng hiểu quá khứ như là
cách để chiếu ánh sáng vào những động lực của mối quan hệ trị liệu trong hiện tại. Điều này vẫn giữ được
tinh thần của cách tiếp cận liên hệ, nhấn mạnh mối tương quan ở đây – lúc này giữa thân chủ và nhà trị
liệu.
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng nÂ
Trên quan điểm nữ quyền, một số các khái niệm của Freud có những hạn chế rõràng, đặc biệt là
trong phức cảm Oedip và Electra. Trong bài phê bình của Enns (1993) về tham vấn và trị liệu nữ quyền, bà
cho rằng cách tiếp cận mối quan hệ đối tượng bị chỉ trích vì nó nhấn mạnh vào vai trò của mối quan hệ mẹ
- con trong việc xác định các chức năng liên cá nhân sau này. Cách tiếp cận đặt cho người mẹ một trách
nhiệm nặng nề vì những thiếu hụt và bóp méo trong sự phát triển. Có sự thiếu vắng khá rõràng của người
cha trong giả thuyết về các kiểu mẫu phát triển đầu đời; chỉ mình người mẹ bị quy trách nhiệm trong việc
nuôi dạy không đầy đủ đó. Trị liệu hành vi biện chứng (DBT) của Linehan (1993a, 1993b) được đề cập
trong chương 9 là hướng tiếp cận tránh đổ lỗi cho người mẹ trong khi vẫn chấp nhận rằng những thân chủ
ranh giới phải trải nghiệm một môi trường “không hiệu quả” thởi thơ ấu (Liehan, 1993a, pp. 65-69).
Luborsky, O’ Reilly-Landry và Arlow (2008) cho rằng trị liệu phân tâm chịu chỉ trích vì không đề
cập đến nền văn hóa đương thời, đồng thời nó chỉ thích hợp cho những thân chủ ưu tú hay được giáo dục
tốt. Về sự chỉ trích này, những nhà phân tâm phản ứng với phát biểu sau: “Phân tâm học là lĩnh vực vẫn
đang phát triển, nó đã được xem xét và biến đổi bởi nhiều nhà trị liệu và lâm sàng phân tâm kể từ khi nó ra
đời. Sự tiến hóa này đã được bắt đầu bởi chính Freud, ông vẫn thường hay suy đi nghĩ lại và xem xét một
cách kỹ lưỡng chính những ý tưởng của bản thân” (p. 41).
HƯ
ỚNG ĐI TIẾP THEO
Nếu chương này thúc đầy bạn tìm hiểu nhiều hơn nữa về cách tiếp cận phân tâm hay những nhánh
của nó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số sách trong danh mục Tài liệu hỗ trợ đề nghị và Tham khảo và
Sách Đề nghị được liệt kê vào cuối chương.
Nếu bạn sử dụng CD-ROM cho tham vấn tổng hợp, tham khảo phần 10 (chuyển cảm và phản
chuyển cảm) và so sánh với những gì tôi viết ở đây về những cách thức tôi đương đầu với chuyển cảm và
phản chuyển cảm.
Nhiều trường Đại học và Cao đẳng cung cấp các khóa học đặc biệt đào tạo các chủ đề về tiến hành
trị liệu với các rối loạn nhân cách ranh giới và ái kỷ. Những khóa học này có thể cho bạn những góc nhìn
mới về các ứng dụng của trị liệu phân tâm hiện đại. Để có thêm thông tin chi tiết về chương trình đào tạo,
buổi học và chương trình cử nhân tại các bang khác nhau, liên hệ:
American Psychoanalytic Association
309 East 49th Street, New York, NY10017-1601
Website: www.apsa.org
43
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
KHUYẾN ĐỌC
Psychoanalytic Theory: An Introduction (Elliott, 1994)
Techniques of Brief Psychotherapy (Flegenheimer, 1982)
Psychodynamic Psychiatry in Clinical Practice (Gabbard, 2005)
Object Relations and Self Psychology: An Introduction (St.Clair, with Wigren, 2004).
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Chương 5 – TRỊ LIỆU ADLER
DẪN NHẬP.................................................................................................................................................
2
NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................................................................
3
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI......................................................................................... 3
NHẬN THỨC CHỦ QUAN VỀ THỰC TẠI ........................................................................................... 4
SỰ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG KIỂU MẪU CỦA NHÂN CÁCH CON NGƯỜI ............................. 4
QUAN TÂM XÃ HỘI VÀ CẢM GIÁC CỘNG ĐỒNG.......................................................................... 7
THỨ TỰ SINH VÀ QUAN HỆ GIỮA ANH CHỊ EM RUỘT ................................................................ 8
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU............................................................................................................................
9
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU.............................................................................................................................. 9
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ............................................................................ 10
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ....................................................................... 11
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ........................................................... 13
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU .....................................................
13
GIAI ĐOẠN 1: THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ....................................................................................... 13
GIAI ĐOẠN 2: PHÁM KHÁ ĐỘNG LỰC TÂM LÝ CỦA CÁ NHÂN ............................................... 14
GIAI ĐOẠN 3: KHUYẾN KHÍCH TỰ HIỂU BẢN THÂN VÀ SỰ NỘI THỊ..................................... 18
GIAI ĐOẠN 4: TÁI ĐỊNH HƯỚNG VÀ TÁI GIÁO DỤC .................................................................. 18
PHẠM VI ỨNG DỤNG ......................................................................................................................... 20
TRỊ LIỆU ADLER THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA ....................................................................
23
ĐIỂM MẠNH TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ............................................................................................. 23
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN......................................................................................... 25
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU ADLER VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN .....................................................
26
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU THEO THUYẾT ADLER CỦA STAN .......... 28
TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ..................................................................................................................
28
ĐÓNG GÓP CỦA CÁCH TIẾP CẬN ADLER ..................................................................................... 29
HẠN CHẾ VÀ PHÊ BÌNH CỦA CÁCH TIẾP CẬN ADLER .............................................................. 30
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO.........................................................................................................................
31
KHUYẾN ĐỌC .........................................................................................................................................
31
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
DẪN NHẬP
Cùng với Freud và Jung, Alfred Adler là một trong những người đóng góp chính cho sự phát triển ban
đầu của cách tiếp cận tâm động học tới trị liệu. Sau 8 tới 10 năm hợp tác, Freud và Adler cắt đứt quan về,
với Freud giữ lập trường rằng Adler là một tên dị giáo người đã ruồng bỏ ông. Adler từ chức khỏi vị trí
chủ tiệc của Hội Phân Tâm Học Vienna vào 1911 và thành lập Hội Tâm Lý Học Cá Nhân vào 1912.
Freud sau đó khẳng định rằng không thể ủng hộ những khái niệm của người theo thuyết Adler và vẫn giữ
vững lập trường là một nhà phân tâm học.
Sau này, một số những nhà phan tâm khác rời khỏi lập trường chính thống của Freud (xem Chương 4).
Những nhà cách tân thuyết Freud này, bao gồm Karen Horney, Erich Fromm, và Harry Stack Sullivan,
đồng ý rằng những yếu tố xã hội và văn hóa đã rất quan trọng trong việc định hình nhân cách. Mặc dù ba
nhà trị liệu này thường được gọi là những nhà Freud-mới, sẽ thích hợp hơn, như Heinz Ansbacher (1979)
đã gợi ý, để biết đến họ như là những nhà Adler-mới, vì họ rời khỏi quan điểm sinh học và định trước của
Freud và tới cách nhìn nhận bản chất con người tâm lý-xã hội và mục đích luận (hoặc mục tiêu-định
hướng) của Adler.
Adler nhấn mạnh sự thống nhất của nhân cách, bao gồm rằng con ngườic hỉ có thể được hiểu là những
thực thể tổng thể và hoàn chỉnh. Cách nhìn nhận này cũng tán thành bản chất mang tính mục đích của
hành vi, nhấn mạnh rằng nơi mà chúng ta phấn đấu để đến thì quan trọng hơn là nơi là nguồn gốc của ta.
Adler xem con người là cả người nên và tác phẩm của chính cuộc đời họ; chính là, người ta phát triển một
cách phong cách sống độc nhất vừa là sự vận động hướng tới và vừa là một biểu hiện của những mục tiêu
được họ chọn lựa. Theo nghĩa này, chúng ta tạo ra chính bản thân mình hơn là chỉ đơn thuần là được tạo
hình bởi những trải nghiệm thời thơ ấu của mình.
Sau cái chết của Adler vào 1937, Rudolf Dreikurs là nhân vật quan trọng trong việc đem tâm lý học Adler
tới Hoa Kỳ, đặc biệt là những nguyên lý của nó áp dụng vào giáo dục, liệu pháp cá nhân và nhóm, và
tham vấn gia đình. Dreikurs được nhớ đến với việc đem đến thúc đẩy ý tưởng trung tâm hướng dẫn trẻ em
và huấn luyện những nhà chuyên môn làm việc với phạm vi rộng rãi những thân chủ.
A
LFRED ADLER (1870 – 1937) lớn lên
trong một gia đình Vienna gồm sáu
người con trai và hai người con gái. Em
trai của ông (Rudolf Adler) chết khi còn rất nhỏ
trên chiếc giường cạnh bên Alfred. Tuổi thơ ấu
của Adler không phải là một khoảng thời gian
vui vẻ. Ông đã rất ốm yếu và nhận thức rất rõ về
cái chết. Vào lúc 4 tuổi ông suýt chết vì viêm
phổi. Ông nghe bác sĩ nói với cha ông rằng
“Alfred đã mất.” Adler liên hệ thời gian này với
quyết định của ông để trở thành một nhà y. Vì
ông bệnh rất nhiều trong những năm đầu đời của
cuộc đời mình, Adler đã được nuông chiều bởi
mẹ của ông. Sau này ông đã bị “truất ngôi” bởi
một người em trai. Ông thiết lập một mối quan
hệ tin tưởng với cha mình, những không cảm
thấy gần gũi với mẹ ông. Ông đã vô cùng ghen
tỵ với anh tria của mình, Sigmund (Sigmund
Alder), điều này dẫn tới một mối quan hệ căng
thẳng giữa hai người trong thời thơ ấu và vị
thành niên. Khi chúng ta xem xét mối quan hệ
căng thẳng của Adler với Sigmund Freud,
chúng ta không thể không nghi ngờ rằng những
kiểu mẫu từ phả hệ gia đình khi còn nhỏ của ông
đã được lặp lại trong mối quan hệ với Freud.
Những năm đầu đời của Adler được đặc trưng
bởi sự đấu tranh để vượt qua bệnh tật và cảm
giác tự ti. Mặc dù Adler cảm thấy tự ti với anh
em và bạn cùng trang lứa của mình, ông đã
quyết tâm để bù đắp cho giới hạn thể chất của
mình, và dần dần ông vượt qua nhiều giới hạn
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
của mình. Rất rõ ràng rằng những trải nghiệm
thời thơ ấu của Adler có một tác động lên cấu
trúc của học thuyết của ông. Adler là một ví dụ
của mội người định hình cuộc sống của chính
mình đối nghịch với việc để nó bị định đoạt bởi
số phận. Adler đã từng là một học sinh kém.
Giáo viên của ông khuyên cha ông nên chuẩn bị
cho Adler làm một người thợ đóng giày, nhưng
không gì hơn thế. Với quyết tâm nỗ lực Adler
dần dần leo lên đứng đầu lớp. Ông tiếp tục học y
khoa tại trường Đại Học của Vienna, bắt đầu
thực hành cá nhân là bác sĩ nhãn khoa, và sau đó
chuyển sang đa khoa. Ông dần chuyên môn về
thần kinh học và tâm thần, và ông đã có một sự
quan tâm mãnh liệt với những bệnh nan y thời
thơ ấu.
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
chuyên ngành đầu tiên bán hàng trăm ngàn bản
ở Hoa Kỳ. Sauk hi phục vụ Chiến Tranh Thế
Giới thứ I với vai trò là một quân y, Adler sáng
lập 32 phòng khám hướng dẫn trẻ em ở trường
công Vienna và bắt đầu huấn luyện giáo viên,
nhân viên xã hội, bác sĩ, và những chuyên môn
khác. Ông đã tiên phong trong việc thực hành
dạy những nhà chuyên môn thông qua giải thích
trực tiếp với cha mẹ và trẻ em trước một lượng
khán giả lớn. Những phòng khám mà ông lập ra
tăng dần về số lượng và độ nổi tiếng và không
đã không biết mệt mỏi trong việc giảng dạy và
diễn giải công việc của mình.
Mặc dù Adler có một lịch trình làm việc chật
ních trong hầu hết thời gian làm việc của ông,
ông vẫn dành thời gian để ca hát, thưởng thức
âm nhạc, và gặp bạn bè. Vào khoảng giữa 1920
ông bắt đầu giảng dạy ở Hoa Kỳ, và ông sau này
thường xuyên viếng thăm và du lịch. Ông lờ đi
cảnh báo của bạn bè về việc chậm lại đi, và vào
28 tháng 5 1937, khi đi bộ trước một buổi giảng
theo lịch ở Aberdeen, Scotland, Adler bất tỉnh và
qua đời vì suy tim.
Adler có một mối quan tâm nồng nàn về người
bình thường và đã lên tiếng về thực hành cách
nuôi dạy trẻ em, cải cách trường học, và những
định kiến dẫn tới xung đột. Ông đã nói là viết
bằng ngôn ngữ đơn giản, không chuyên môn để
toàn thể dân chúng có thể hiểu và áp dụng
những nguyên tắc của cách tiếp cận của ông theo
một cách thực tế điều đã giúp đỡ người khác đối
mặt với những thách thứ của cuộc sống hàng
ngày. Cuốn Hiểu biết về bản chất tự nhiên của
con người của Adler (1927/ 1959) là cuốn sách
Nếu bạn quan tâm về việc học hỏi thêm về cuộc
đời của Adler, hãy xem hồi kỳ tuyệt vời của
Edward Hoffman, The Drive for Self [Nỗ lực
cho bản thân].
NỘI DUNG CHÍNH
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Adler từ bỏ học thuyết căn bản của Freud vì ông tin rằng Freud đã quá hạn chế trong cách nhấn mạnh của
mình lên những sự quyết định của sinh dục và bản năng. Adler tin rằng cá nhân bắt đầu hình thành một
cách tiếp cận với cuộc đời đâu đó trong sáu năm đầu của cuộc đời. Trọng tâm của ông là trên làm sao
nhận thức của một người về quá khứ và sự diễn dịch của những sự kiến ban đầu vẫn tiếp tục gây ảnh
hưởng. Trên nền tảng lý thuyết, Adler đã đối nghịch lại với Freud. Dựa theo Adler, một cách ví dụ, con
người được thúc đẩy căn bản là bởi những liên hệ xã hội hơn là bởi những ước muốn dục vọng; hành vi
thì có chủ đích và hướng đến mục tiêu; và ý thức, hơn là vô thức, là trọng tâm của liệu pháp. Không giống
như Freud, Adler nhấn mạnh chọn lựa và trách nhiệm, ý nghĩa của cuộc sống, và sự đấu tranh cho thành
công, hoàn thiện, và sự hoàn hảo. Adler và Freud đã tạo ra những học thuyết rất trái ngược nhau, mặc dù
cả hai người đàn ông đều lớn lên trong cùng một thành phố và trong cùng một thời đại và cùng được giáo
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
dục y khoa tại cùng một trường đại học. Tính riêng biệt và những trải nghiệm thơ ấu rất khác biệt đã là
yếu tố chắc chắn định hình sự khác biệt rõ rang của họ về bản chất của con người (Schultz & Schultz,
2005).
Học thuyết của Adler tập trung vào cảm giác tự ti, ông coi điều đó là một điều kiện bình thường của mọi
người và là một nguồn của mọi cố gắng của con người. Thay vì coi rằng đó là một dấu hiệu của sự yếu
đuối và bất thường, cảm giác tự ti có thể là nguồn gốc của sự sáng tạo. Chúng thúc đẩy chúng ta phấn đấu
để thành thạo, để thành công (superiority – tạm dịch là sự vượt trội), và để hoàn thành. Chúng bị thúc đẩy
để vượt qua được cảm giác tự ti và để để phấn đấu để tăng lên mức độ phát triển cao hơn (Schultz &
Schultz, 2005). Quả thực là, vào khoảng 6 năm tuổi tầm nhìn hư cấu của chúng ta về bản thân mình đã
hoàn hảo hoặc hoành thành bắt đầu tạo thành một mục đích của cuộc sống. Mục đích của cuộc sống hợp
nhất nhân cách và trở thành nguồn gốc của sự thúc đẩy của con người, mọi cố gắng và sự nỗ lực để vượt
qua sự mặc cảm đều cùng đường với mục đích này.
Từ góc nhìn của người theo học thuyết Adler, hành vi con người không phải bị định đoạt chỉ bởi sự thừa
kế và môi trường. Thay vì vậy, chúng ta có khả năng diễn giải, tác động, và tạo ra những sự kiện. Adler
khẳng định rằng di truyền và sự thừa kế không quan trọng bằng những gì chúng ta chọn làm với khả năng
và giới hạn mà chúng ta sở hữu. Mặc dù những người theo học thuyết Adler không chấp nhận góc nhìn
được định đoạn của Freud, họ không đi đến thái cực đói lập và giữ quan điểm rằng cá nhân có thể trở
thành bất cứ gì mà họ muốn trở thành. Những người the học thuyết Adler thừa nhận rằng yếu tố sinh học
và môi trường giới hạn khả năng của chúng ta để lựa chọn và để sáng tạo.
Những người theo thuyết Adler đặt trọng tâm lên tái giáo dục cá nhân và tái tạo hình xã hội. Adler là tiền
bối của một cách tiếp cận chủ quan trong tâm lý học tập trung trên cách nhìn nhận bên trong của một
người về thực tế. Ông đã là một người tiên phong trong một cách tiếp cận tổng thể, xã hội, hướng đến
mục đích, cấu trúc, và nhân bản. Adler cũng đã là nhà trị liệu cấu trúc đầu tiên, trong đó ông đã duy trì
điều rằng điều căn bản để là phải hiểu con người trong cấu trúc mà họ sống.
NHẬN THỨC CHỦ QUAN VỀ THỰC TẠI
Những người theo thuyết Adler cố gắng nhìn thế giới từ hệ quy chiếu cá nhân của thân chủ, một sự định
hướng được miêu tả là hiện tượng học. Cách tiếp cận là hiện tượng học khi nó tập trung vào cách cá
nhân mà mỗi người nhìn nhận thế giới của họ. Cái “thực tại chủ quan” này bao gồm cả những cách nhìn
nhận, suy nghĩ, cảm xúc, giá trị,niềm tin, phán xét, và kết luận của cá nhân. Hành vi được hiểu vị trí của
cách nhìn nhận chủ quan này. Từ quan điểm của thuyết Adler, hiện thực khách quan kém quan trọng hơn
là cách mà chúng diễn giải thực tại và ý nghĩa mà ta gắn với những gì ma ta trải nghiệm.
Như bạn có thể thấy trong những chương sau đây, nhiều học thuyết hiện đại đều kết hợp với khái niệm về
chủ quan của thân chủ là liệu pháp hiện sinh, liệu pháp con người trọng tâm, liệu pháp Gestalt, liệu pháp
nhận thức-hành vi, liệu pháp thực tiễn và cách tiếp cận (postmodern).
SỰ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG KIỂU MẪU CỦA NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
Adler đặt tên cho cách tiếp cận của mình là Tâm lý học Cá nhân và nhấn mạnh cách hiểu toàn bộ con
người- làm cách nào mà mọi chiều kích của con người là những thành phần liên kết với nhau, và cách mà
tất cả những thành phần này được thống nhất bởi sự vận động của cá nhân tiến về một mục đích cuộc
sống. Adler nhấn mạnh về sự thống nhất và không thể chia lìa của một con người. Quan điểm tổng thể
này hàm ý rằng chúng ta không thể được hiểu bởi những bộ phận, mà tất cả những bộ phận của chúng ta
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
phải được hiểu trong sự liên hệ (Carlson & Englar-Carlson, 2008). Tiêu điểm là trên việc hiểu toàn bộ con
người bên trong ngữ cảnh xã hội về văn hóa gia đình, trường học, và công việc mà gắn liền với họ. Chúng
ta là những thực thể có tính sáng tạo xã hội, có tính quyết định mà hành động có mục đích và không thể
hoàn toàn hiểu được ở ngoài những ngữ cảnh có ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta (Sherman &
Dinkmeyer, 1987).
Nhân cách của con người trở thành thống nhất thông qua sự phát triển của một mục đích sống. Và những
suy nghĩ, cảm xúc, phán xét, niềm tin, thái độ, đặc tính, và hành động là biểu hiện của sự độc nhất của
anh/ chị ta, và tất cả tương ứng với một kế hoạch của cuộc sống giúp cho người ta vận động tiến về một
mục đích sống mà ta đã tự chọn. Một liên hệ của các nhìn tổng thể của nhân cách này là thân chủ là một
phần không thể thiếu của một hệ thống xã hội. Có sự nhấn mạnh hơn trên mối quan hệ giữa cá nhân với
nhau hơn là trên tâm vận động nội tại của cá nhân.
HÀNH VI LÀ CÓ MỤC ĐÍCH VÀ HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU Tâm lý học Cá nhân cho rằng tất cả mọi
hành vi của con người đều có một mục đích. Con người tự đặt mục tiêu cho bản thân, và hành vi trở nên
thống nhất với ngữ cảnh của những mục tiêu đó. Khái niệm về bản chất có mục đích của hành vi có lẽ là
nền tảng của học thuyết Adler. Adler thay thế học cách giải thích được tiền định với một cách giải thích
mục đích luận(có mục đích, hướng đến mục tiêu). Một giả định căn bản của Tâm lý học Cá nhân là chúng
ta chỉ có thể suy nghĩ, cảm nhận, và hành động trong sự liên hệ với nhận thức của chúng ta về mục tiêu
của mình. Vì thế, chúng ta chỉ có thể được hiểu trong sự hiểu biết về mục đích và mục tiêu mà chúng ta
đang phấn đấu tới. Những người theo thuyết Adler quan tâm đến tương lai, nhưng không giảm thiểu sự
quan trọng của những sự chi phối của quá khứ. Họ cho rằng những quyết định là dựa trên trải nghiệm của
con người, trên tình huống hiện tại, và trên hướng mà con người đang vận động tới. Họ tìm sự liên tục
bằng cách tập trung vào những chủ đề đi qua cuộc đời của một người.
Adler đã bị ảnh hưởng bởi nhà triết học Hans Vaihiger (1965), người đã cho rằng con người thường sống
bởi những điều hư cấu (hoặc những cách nhìn về cách mà thế giới nên là). Nhiều người theo thuyết Adler
sử dụng thuật ngữ fictional finalism (thuyết mục đích hư cấu) để ám chỉ về một mục tiêu tưởng tượng
trọng tâm chỉ dẫn những hành vi của một người. Nên ghi chú rằng, tuy nhiên, Adler không còn sử dụng
thuật ngữ này và thay thế nó bằng “lý tưởng thúc đẩy bản thân” và “mục tiêu của sự hoàn hảo” đểgiải
thích cho sự phấn đấu đến sự vượt trội hoặc sự hoàn hảo (Watts & Holden, 1994). Rất sớm trong cuộc
đời mình, chúng ta bắt đầu hình dung rằng mình sẽ như thế nào nếu chúng ta thành công, hoàn thành, toàn
thể, hoặc hoàn hảo. Áp dụng vào sự thúc đẩy của con người, một lý tưởng thúc đẩy bản thân có thể được
diễn tả theo cách này: “Chỉ khi tôi hoàn hảo tôi thì tôi yên tâm” hoặc “Chỉ khi tôi quan trọng thì tôi mới
được chấp nhận”. Lý tưởng thúc đẩy bản thân thể hiện một hình ảnh của cá nhân về mục tiêu hoàn hảo,
trong đó anh/ cô ta phấn đấu trong bất kỳ tình huống nào được đặt vào. Bởi vì mục tiêu cuối của cá nhân
chúng ta, chúng ta có sức mạnh sáng tạo để chọn điều mà mình sẽ chấp nhận là sự thật, cách mà chúng ta
cư xử, và cách mà chúng ta diễn dịch những sự kiện.
PHẤN ĐẤU VÌ Ý NGHĨA VÀ SỰ VƯỢT TRỘI Adler nhấn mạnh rằng sự phấn đấu cho sự hoàn hảo và
đầu với sự tự ti bằng cách tìm kiếm sự thành thạo là bẩm sinh (Ansbacher & Ansbacher, 1979). Để hiểu
hành vi con người, cốt yếu phải nắm được khái niệm của sự tự tin căn bản và sự bù đắp. Từ những năm
đầu tiên nhất cảu chúng ta, chúng ta nhận ra mình vô dụng của bản thân mình trong nhiều thứ, được đặc
trưng bởi cảm giác tự ti. Sự tự ti này không phải là một yếu tố tiêu cực trong cuộc sống. Theo Adler, giây
phút mà chúng ta trải nghiệm sự tự ti chúng ta được lôi kéo bởi sự phấn đấu cho sự vượt trội. Ông giữ
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
vững quan điểm rằng mục tiêu thành công kéo con người tới phấn đấu cho sự thành thạo và cho phép họ
vượt qua được những vật bản, mục tiêu để vượt trội đóng góp cho sự phát triển của công đồng con người.
Tuy nhiên rất quan trọng khi ghi chú rằng “Sự ưu việt,” như được dùng bởi Adler, không nhất thiết phải
có nghĩa là trở thành vượt trội hơn người khác. Đúng hơn, nó có nghĩa là vận động từ một ví trí được nhìn
nhận thấp hơn (hoặc âm/ trừ) lên một vị trí được nhìn nhận là cao hơn (hoặc dương/ cộng). Người ta
thường đấu tranh với cảm giác vô dụng bằng cách phấn đấu về năng lực, thành thạo, và hoàn hảo. Họ tìm
cách thay đổi một điểm yếu thành điểm mạnh, như là một ví dụ, hoặc phấn đấu để vượt trội trong một
lĩnh vực để bù đắp cho khuyết điểm trong những lĩnh vực khác. Cách độc nhất mà theo đó mỗi người phát
triển một phong cách phấn đấu để hoàn thiện bản thân chúng ta được xem như là cá tính riêng hoặc lối
sống. Cách mà Adler phản ứng với những trải nghiệm thời thơ ấu và vị thành niên là một ví dụ sống của
khía cạnh này của học thuyết của ông.
LỐI SỐNG Một niềm tin hoặc nhận định cốt lỗi của một cá nhân định hướng cho cách tịnh tiến của mỗi
người suốt cuộc đời và sắp xếp thực tại của anh/ cô ta, đem ý nghĩa tới những sự kiện của cuộc sống.
Adler gọi sự tịnh tiến này là “lối sống” của cá nhân. Đồng nghĩa cho thuật ngữ này bao gồm “kế hoạch
của cuộc sống,” “phong cách sống,” “kế hoạch để sống,” và “bản đồ cho cuộc sống.” Lối sống bao gồm
những chủ đề gắn kết với nhau và những quy luật tương tác thống nhất tất cả những hoạt động của chúng
ta. Lối sống thường được định nghĩa là cách chúng ta nhìn nhận về bản thân mình, những người khác, và
thế giới. Nó bao gồm cách đặc trưng của cá nhân về suy nghĩ, hành động, cảm giác, sinh sống và phấn
đấu tới những mục tiêu lâu dài (Mosak & Maniacci, 2008).
Adler đã nhìn chúng ta như những diễn viên, người tạo thành, và nghệ sĩ. Trong việc phấn đấu tới những
mục tiêu có ý nghĩ với chúng ta, chúng ta phát triển một phong cách sống độc nhất (Ansbacher, 1974).
Khái niệm này giải thích cho tại sao những hành vi của chúng ta gắn kết với nhau để tạo nên sự đồng
nhất. Việc hiểu một lối sống của một người giống như hiểu một phong cách của một người soạn nhạc:
“Chúng ta có thể bắt đầu bất khi nào ta muốn; mọi biểu hiện đều dẫn chúng ta đến cùng chiều tới một
động cơ, một giai điệu, mà quanh đó nhân cách được hình thành” (Adler, như được trích dẫn trong
Ansbacher và Ansbacher, 1964, tr. 337). Con người được nhìn nhận như là kế thừa một cách có chủ đích,
hơn là phản ứng, khi tiếp cận với môi trường xã hội của họ. Mặc dù những sự kiện trong môi trường ảnh
hưởng đến sự phát triển đến nhân cách, nhưng những sự kiện này không phải là căn nguyên của những gì
mà người ta trở thành.
Trong việc phấn đấu cho mục tiêu của sự vượt trội, những người theo thuyết Adler tin rằng mỗi chúng ta
sẽ phát triển một kiểu nhân cách, hoặc phong cách sống của riêng ta. Tất cả mọi điều chúng ta làm bị ảnh
hưởng bởi cách sống độc nhất này. Những trải nghiệm trong gia đình và mối quan hệ với anh chị em đóng
góp vào sự phát triển cách nhìn nhận chắc chắn với bản thân ta trong 6 năm đầu của cuộc sống, những sự
kiện sau đó có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của chúng ta. Những trải nghiệm
bản thân chúng không phải yếu tố quyết định; thay vì đó, chính cách chúng ta diễn dịch những sự kiện đó
định hình nhân cách của chúng ta. Những diễn dịch sai lệch có thể dẫn tới những ý nhiệm sai lầm trong
lập luận cá nhân của chúng ta, điều sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hành vi hiện tại. Khi chúng ta dần nhận
thức được mẫu hình này và tiếp tục sống của mình, chúng ta được đặt trong vị trí để điều chỉnh những
nhận định sai lầm đó và tạo những thay đổi thiết yếu. Chúng ta có thể tái cơ cấu những trải nghiệm thơ ấu
và tạo một phong cách sống mới một cách có ý thức.
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
QUAN TÂM XÃ HỘI VÀ CẢM GIÁC CỘNG ĐỒNG1
Quan tâm xã hội và cảm giác cộng đồng(GemeinschaftsgefYhl) có thể là khái niệm quan trọng và đặc biệt
nhất của Adler (Ansbacher,1992). Những thuật ngữ này ám chỉ sự nhận thức của cá nhân về việc thuộc về
một phấn của xã hội con người và về thái độ của cá nhân trong việc đối mặt với thế giới xã hội.
Quan tâm xã hội ám chỉ tới một hành động gắn liên với cảm giác cộng đồng của một người, và nó liên
quan đến một thái độ tích cực của cá nhân tới người khác trên thế giới. Quan tâm xã hội là khả năng
[đồng nghĩa: sức một người có thể (capacity)] để hợp tác và đóng góp (Millren & Clemmer). Quan tâm xã
hội yêu cầu rằng chúng ta phải có đủ tương tác với hiện tại để có thể tiến tới một tương lai đầy ý nghĩa,
rằng chúng ta sẵn sàng cho đi và lấy lại, và chúng ta phát triển khả năng [capacity] để đóng góp cho sự
hạnh phúc/ thịnh vượng của những người khác (Miliren, Evans, & Newbauer, 2007). Quan tâm xã hội bao
gồm phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại. Quá trình xã hội hóa, được bắt đầu trong thời
thơ ấu, bao gồm việc tìm một vị trí trong xã hội và đạt được một cảm giác thuộc về và đóng góp (Kefir,
1981). Khi Adler coi quan tâm xã hội là bản năng, ông cũng tin rằng nó phải được dạy dỗ, học hỏi, và sử
dụng. Adler ví quan tâm xã hội với một cảm giác gắn bó và thấu cảm với người khác: “nhìn với đôi mắt
của một người khác, nghe với đôi tai của người khác, và cảm nhận với con tim của người khác” (như
được trích dẫn trong Ansbacher & Ansbacher, 1979, tr.58). Quan tâm xã hội là một chủ chốt của sức khỏe
tâm thần. Những người với quan tâm xã hội thường hướng phấn đấu tới phần khỏe mạnh và mang tính xã
hội của cuộc sống. Từ góc nhìn của thuyết Adler, khi sự quan tâm xã hội phát triển, cảm giác tự ti và sự
xa lánh giảm bớt. Con người biểu hiện sự quan tâm xã hội qua những hoạt động chung với nhau và tôn
trọng lẫn nhau.
Tâm lý học Cá nhân đặt trên một quan điểm chính yếu là hạnh phúc và thành công của chúng ta phần lớn
liên quan đến sự liên hệ xã hội. Vì chúng ta nằm trong một xã hội, chúng ta không thể được hiểu một cách
tách biệt khỏi bối cảnh xã hội. Chúng ta căn bản được thúc đẩy bởi một khát khao được thuộc về. Cảm
giác cộng động bao gồm cảm giác được kết nối với cả nhân loại—quá khứ, hiện tại, và tương lai— và
được liên quan đến việc làm thế giới một nơi tốt hơn. Những ai thiếu cảm giác cộng đồng trở nên nản
lòng và kết thúc [trái theo ý muốn] ở phần vô dụng của cuộc sống. Chúng ta tìm kiếm một vị trí trong gia
đình và trong xã hội để đáp ứng nhu cầu căn bản cho sự an toàn, chấp nhận, và xứng đáng. Nhiều những
vấn đề mà chúng ta trải nghiệm liên quan tới nỗi sợ không được chấp nhận bởi những nhóm mà chúng ta
trân trọng. Nếu cảm giác được thuộc về không được thỏa mãn, lo lắng chính là hậu quả. Chỉ khi ta cảm
thấy đoàn kết với những người khác chúng ta mới có thể hành động với dũng khí khi đối mặt và giải
quyết những vấn đề của mình. (Adler, 1938/ 1964).
Adler dạy bảo rằng chúng phải hoàn thành thành công 3 nhiệm vụ sống chung: xây dựng tình bạn (nhiệm
vụ xã hội), thiết lập sự mật thiết/ quan hệ tình dục (nhiệm vụ tình yêu-hôn nhân), và đóng góp cho xã hội
(nhiệm vụ nghề nghiệp). Tất cả mọi người cần phải giải quyết những nhiệm vụ này, không kể tuổi tác,
giới tính, thời điểm lịch sử, văn hóa, hay quốc tịch. Dreikurs và Mosak (1967) và Mosak và Dreikurs
(1967) đã thêm vào 2 nhiệm vụ cuộc sống khác vào danh sách này: hòa thuận với bản thân (tự chấp nhẫn
bản thân), và phát triển phương diện tâm linh của chúng ta (bao gồm những giá trị có ý nghĩa, những mục
tiêu cuộc sống, và mối quan hệ của chúng ta với thiên hà, hoặc vũ trụ). Mỗi những nhiệm vụ này yêu cầu
sự phát triển của những khả năng (capacities) tâm lý cho tình bạn và sự thuộc về, cho sự đóng góp và tự
tôn, và cho sự hợp tác (Bitter, 2006). Những nhiệm vụ sống cơ bản này quá cơ bản đối với cuộc sống của
1
Social Interest and Community Feeling
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
con người đến mức một rối loạn nào trong một trong số đó cũng thường là một chỉ báo cho một rối loạn
về tâm lý (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, 2000). Thông thường, khi người tìm đến làm liệu pháp, nó là bởi
vì họ đang phải đối mặt với việc phải thành công trong một hoặc nhiều những nhiệm vụ sống này. Mục
đích của liệu là để hỗ trợ những thân chủ sửa đổi lối sống của họ để họ có thể định hướng hiệu quả hơn
một trong những nhiệm vụ này (Carlson & Englar-Carlson, 2008).
THỨ TỰ SINH VÀ QUAN HỆ GIỮA ANH CHỊ EM RUỘT
Cách tiếp cận theo trường phái Adler đặc biệt quan tâm đến mới quan hệ giữa anh chị em ruột và vị trí
sinh tâm lý (psychological birth position) của một người trong gia đình. Adler đưa ra 5 vị trí tâm lý, hoặc
những điểm chính, từ đó mà trẻ em thường nhận thức về cuộc sống: con cả, con thứ trong 2 đứa, con giữa,
con út, và con một. Thứ tự sinh không phải là yếu tố quyết định những có làm tăng khả năng cá nhân có
những trải nghiệm nhất định. Thứ tự sinh thực tế ít quan trọng hơn nhận thức của bản thân cá nhân về vị
trí của anh/ cô ta trong gia đình. Vì cách nhìn của cách tiếp cận Adler xem những vấn đề của con người
bản chất là xã hội, chúng nhấn mạnh nhữn mối quan hệ trong gia đình là những hệ thống xã hội sớm nhất,
và có thể, là ảnh hưởng nhiều nhất.
Adler (1931/1958) đã nhận ra rằng nhiều người thắc mắc tại sao con cái trong cùng một gia đình thường
khác nhau nhiều, và ông ta chỉ ra rằng là sai lầm khi cho rằng những đứa trẻ trong cùng một gia đình
thường được định hình trong môi trường giống nhau. Mặc dù những anh em ruột chia sẻ một số những
đặc điểm chung trong cấu trúc gia đình, những khích thích tâm lý của mỗi đứa trẻ thì khác nhau bởi thứ tự
sinh. Những miêu tả về ảnh hưởng của thứ tự sinh sau đây dụa trên của Ansbacher & Ansbacher (1964),
Dreikurs (1953), và Adler (1931/1958).
1) Đứa con cả hầu hết thườn được nhận một phần nhiều sự quan tâm, và trong thời gian mà nó là
đứa con duy nhất, thường thì đứa con này được nuông chiều như là trung tâm của sự chú ý. Nó
thường có thể tin cậy được và chăm chỉ và phấn đấu để tiến tới trước. Khi một người em trai hoặc
em gái mới ra đời, đứa con này sẽ nhận ra rằng mình đã bị đuổi khỏi vị trí đặc biệt của mình. Nó
không còn là độc nhất hoặc đặc biệt. Nó có thể dễ dàng tin rằng kẻ mới đến (hoặc kẻ xâm pha) sẽ
chiếm mất tình yêu mà nó đã quen với.
2) Đứa con thứ hai của chỉ 2 đúa con nằm trong một vị trí khác. Từ khi được sinh ra, nó đã phải chia
sẻ sự quan tâm với một đứa trẻ khác. Một đứa con thứ hai thông thường hành động như thể nó
đang trong một cuộc đưa và dần dần phải đua hết tốc lực mọi lúc. Như thế rằng đứa con thứ hai
đang được rèn luyện để vượt qua anh/ chị lớn của mình. Cuộc tranh đấu giữa hai đứa con đầu ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ. Đứa con nhỏ hơn thường phát triển thói quen tìm kiếm những điểm
yếu của đứa lớn hơn và dần dần đạt được sự khen thường từ cả cha mẹ và thầy cô bằng cách đạt
được những thành công mà đứa con lớn hơn đã thất bại. Nếu một đứa có tài năng trong một lĩnh
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
vực, thì đứa con lại sẽ phấn đấu để được công nhận bằng cách phát triển những kỹ năng khác.
Đứa con thứ hai thường đối lập lại với đứa con đầu.
3) Đứa con giữa thường cảm thấy bị chèn ép. Đứa con này có thể tin vào sự bất công của cuộc sống
và cảm thấy bị lừa dối. Người này có thể tự nhận một thái độ “tội nghiệp tôi” và có thể trở thành
một đứa con có vấn đề. Tuy nhiên, đặc biệt trong những gia đình có đặc điểm là mâu thuẫn, đứa
con giữa có thể trở thành mạch nối và người giảng hòa, người giữ mọi thứ lại với nhau. Nếu có
bốn đứa trong một gia đình, thì đứa con thứ hai thường sẽ cảm thấy như là đứa con giữa và đứa
con thứ ba có thể dễ chịu, dễ gần hơn, và có thể liên mình với đứa con cả.
4) Đứa con út luôn luôn là em bé của gia đình và thường là đứa được nuông chiều nhất. Đứa con này
có một vai trò đặc biệt, đối với tất cả những đứa con trước
5) Đứa con một có một vấn dề riêng của bản thân mình. Mặc dù nó chia sẻ một số đặc điểm chung
của đứa con cả (ví dụ, mong muốn thành đạt cao), nó có thể không học được cách chia sẻ và hợp
tác với những đứa trẻ khác. Nó sẽ học để đối mặt với người lớn rất tốt, khi họ tạo nên thế giới gia
đình ban đầu của nó. Thường thì, đứa con một sẽ được cưng chiều bởi cha mẹ mình và có thể trở
nên phụ thuộc vào một hoặc cả hai cha mẹ. Nó có thể mong muốn được là trung tấm suốt, và nếu
vị trí của nó bị thử thách, nó sẽ cảm thấy không công bằng.
Thứ tự sinh và cách diễn giải vị trí của một người trong gia đình có một ảnh hưởng lớn tới cách mà
người lớn tương tác với thế giới. Mỗi cá nhân đạt được một phong cách đặc biệt liên quan tới người
khác thời thơ ấu và hình thành một hình ảnh rõ ràng về bản thân mình mà họ đem theo vào những
mối liên hệ khi lớn. Trong liệu pháp Adler, khi làm việc với năng động gia đình, đặc biệt là những
mối quan hệ giữa anh chị em ruột, hãy đưa ra một vai trò chính. Mặc dù việc tránh định khuôn những
cá nhân là quan trọng, nhưng nó vẫn giúp hiểu một số đặc tính nhân cách bắt đầu từ thời thơ ấu là một
kết quả của việc tranh đua giũa anh chị em ruột gây ảnh hưởng đến cá nhân cả cuộc đời.
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Tham vấn tâm lý theo thuyết Adler đặt trên một thỏa thuận cộng tác giữa thân chủ và tham vấn viên.
Thông thường, quá trình tham vấn bao gồm việc hình thành một mối quan hệ dựa trên sự tôn trong lẫn
nhau; một sự nghiên cứu/ điều tra tổng thể mang tính tâm lý hoặc đánh giá lối sống; và vạc ra những mục
tiêu sai lầm và những nhận định sai lệch trong phong cách sống của một người. Kèm theo điều này là giáo
dục lại suy nghĩ của thân chủ về phần có ích của cuộc sống. Mục tiêu chính của liệu pháp là để phát triển
mức độ cảm giác thuộc về của thân chủ và hỗ trợ trong việc thích nghi những hành vi và những quá trình
đặc trưng bởi cảm giác cộng đồng và sự quan tâm xã hội. Điều này đạt được thông qua việc gia tăng tự
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nhận thức của thân chủ và thách thức và điều chỉnh những nền tảng lý luận căn bản, những lý luận căn
bản, và những khái niệm căn bản/ trọng yếu của anh/ cô ta (Dreikurs, 1967, 1997). Đối với Miliren,
Evans, và Newbauer (2007), mục tiêu của liệu pháp theo thuyết Adler “là để hỗ trợ thân chủ có thể hiểu
lối sống độc nhất của mình và giúp họ học cách nghĩ về bản thân, những người khác, và thế giới và để
hành động theo cách để có thể đáp ứng với những nhiệm vụ cuộc sống bằng lòng can đảm và sự quan tâm
xã hội” (tr.175).
Những người theo thuyết Adler không xem những thân chủ của liệu pháp là “mắc bệnh” và cần phải được
“chữa lành.” Họ úng hộ kiểu hình tăng trưởng của nhân cách hơn là kiểu hình ốm đau. Như Mosak và
Maniacci (2008) diễn tả: “Những người theo thuyết Adler không quan tâm đến việc chữa lành những cá
nhân mắc bệnh hoặc một xã hội bệnh nhưng lại quan tâm đến việc tái giáo dục những cá nhân và việc tái
định hình xã hội” (tr.93). Thay vì bị mắc kẹt trong một loại tâm bệnh, thân chủ thường bị nản lòng. Quá
trình tham vấn tập trung vào cung cấp thông tin, giáo huấn, hướng dẫn, và mang đến một sự động viên
cho những thân chủ đã nản lòng. Sự động viên là một phương thức mạnh mẽ nhất có thể dùng cho việc
thay đổi niềm tin của một con người, vì nó giúp thân chủ xây dựng lòng tự tin và kích thích lòng can đảm.
Lòng can đảm là sự sẵn sàng hành đồng kể cả khi sự sợ hãi đang cản đường gắn liền với sự quan tâm xã
hội. Sự sợ hãi và lòng can đảm đi cùng nhau; không có nỗi sợ, sẽ không cần đến lòng can đảm. Mất đi
lòng can đảm, hoặc sự nản lòng, sẽ dẫn tới những sai lầm và những hành vi rối loạn. Những người nản
lòng thường không hành động cùng với sự quan tâm xã hội.
Những tham vấn viên theo thuyết Adler giáo dục thân chủ trong việc nhin nhận bản thân họ, những người
khác, và cuộc sống. Thông qua quá trình cung cấp cho thân chủ một “Bản đồ nhận thức” mới, một sự hiểu
cơ bản về động cơ của những hành vi của họ, tham vấn viên hỗ trợ họ trong việc thay đổi nhận thức của
mình. Mosak và Maniacci (2008) liệt kệ những đích đến cho qua trình giao dục của liệu pháp:






Thúc đẩy/ cổ vũ sự quan tâm xã hội
Giúp thân chủ vượt qua cảm giác nản lòng và sự tự ti
Điều chỉnh những cách nhìn nhận và mục tiêu của thân chủ—tức là, thay đổi lối sống của họ
Thay đổi những động cơ thúc đẩy sai lệch
Động viên cá nhân nhận thức được sự bình đẳng giữa mỗi người
Giúp mỗi người trở thành những thành viên đóng góp cho xã hội
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Những tham vấn viên theo thuyết Adler nhận ra rằng thân chủ có thể trở nên nản lòng và hoạt động kém
hiệu quả bởi những niềm tin sai lầm, những giá trị sai lệch, và những mục tiêu không bao giờ đạt được.
Họ vận hành trên một nhận định rằng thân chủ sẽ cảm thấy và cư xử tốt hơn nếu họ khám phá và sửa chữa
những sai lầm thiết yếu. Những nhà tham vấn thường tìm kiếm những sai lầm nghiêm trọng trong cách
suy nghĩ và đánh giá như sự nghi ngờ, sự ích kỷ, tham vọng không thực tế, và thiếu tự tin.
Những người theo thuyết Adler dựa vào một quan điểm không bệnh lý và vì thế không dán nhãn thân chủ
cửa mình bởi chẩn đoán của họ. Một cách để xem xét vai trò của những nhà trị liệu theo thuyết Adler là
họ hỗ trợ thân chủ mình trong việc hiểu tốt hơn, thách thức và thay đổi câu chuyện đời họ. “Khi những cá
nhân phát triển một câu truyện về cuộc đời mà họ tìm thấy những giới hạn và đầy những vấn đề, những
đích đến là để giải thoát họ khỏi câu chuyện đó và úng hộ một câu chuyện được ưa thích hơn và đồng thời
một khả năng thích hợp hơn [có thể làm được]” (Disque & Bitter, 1998, tr.486).
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Một chức năng quan trọng của nhà trị liệu là làm một đánh giá tất cả những chức năng của thân chủ.
Những nhà trị liệu thường thu thập thông tin về phong cách sống của cá nhân nhờ vào một bảng hỏi trên
phả hệ gia đìnhcủa thân chủ, bao gồm cha mẹ, anh chị em, và những người khác sống trong nhà, những
nhiệm vụ sống, và những ký ức khi còn nhỏ. Khi đã tổng hợp và diễn giải, bảng hỏi này sẽ đem lại một
bức phát họa về thế giới xã hội của cá nhân khi còn nhỏ. Từ thông tin trên phả hệ gia đình, nhà trị liệu có
thể có được một góc nhìn trên những khu vực thành công và thất bại chính của thân chủ và trên những ảnh
hưởng then chốt có liên quan đến vai trò mà thân chủ mang trong cuộc sống.
Nhà tham vấn cũng sử dụng những ký ức khi còn nhỏ là thủ tục đánh giá. Ký ức khi còn nhỏ [Early
recollections] (ERs) được định nghĩa là “những câu chuyện về những sự kiện một người nói xảy ra [một
lần] trước khi anh/ cô ta đã được 10 năm tuổi” (Mosak & Dietro, 2006, tr.13). ERs là những việc xảy ra cụ
thể mà thân chủ hồi tưởng, cùng với những cảm xúc và suy nghĩ đi kèm theo những sự việc thời thơ ấu
này. Những ký ức khi còn nhỏ này khá hữu ích trong việc hiểu rõ hơn về thân chủ (Clark, 2002). Sau
những ký ức khi còn nhỏ này được tóm tắt và diễn giải, nhà tham vấn nhận diện một số trong những thành
công và sai lầm chính trong cuộc đời của thân chủ. Mục đích là để đưa ra một điểm xuất phát cho hành
trình tham vấn (có rủi ro). ERs đặc biệt hữu dụng như là một thiết bị đánh giá chức năng vì chúng chỉ ra
những gì thân chủ làm và cách họ suy nghĩ trong cả cách thích ứng và không thích ứng (Mosak & Di
Pietro, 2006). Quá trình thu thập những ký ức khi còn nhỏ là một phần của cái được gọi là đánh giá lối
sống, điều có liên quan tới việc học để hiểu những mục tiêu và những sự thúc đẩy của thân chủ. Khi quá
trình này hoàn tất, nhà trị liệu và thân chủ có những mục tiêu cho liệu pháp.
Mosak và Maniacci (2008) coi những giấc mơ là một phần hữu ích của quá trình đánh giá. Freud cho rằng
những giấc mơ là một sự cố gắng giải thuyết một vấn đề trước đây, và Adler xem những giấc mơ là một
buổi tập dược của những hành động diễn tiến trong tương lai. Cũng như ký ức khi còn nhỏ phản ánh
những mục tiêu dài hạn của thân chủ, những giấc mở gợi ý những giải pháp hợp lý cho vấn đề hiện tại của
thân chủ. Trong việc diễn giải những giấc mơ, nhà trị liệu xem xét chức năng có mục đích của chúng.
Mosak và Maniacci (2008) khẳng định: “Những giấc mơ phục vụ như chong chóng chỉ hướng cho việc
chữa trị, đem những vấn đề lên bề mặt và chỉ rõ những hành động của bệnh nhân (tr.105).”
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Làm cách nào những thân chủ duy trì lối sống của mình, và tại sao họ chống lại việc thay đổi nó? Một
phong cách sống của một người phục vụ một cá nhân bằng cách giữ cân bằng và bất biến. Theo một cách
khác, nó có thể dự đoán được. Nó cũng, tuy nhiên, chống đối việc thay đổi suốt hầu hết cuộc đời của một
người. Thường thì, người ta thất bài trong việc thay đổi vì họ không nhận ra những sai sót trong suy nghĩ
hoặc mục đích của hành vi của bản thân họ, không biết làm như thế nào khác, và sợ hãi phải bỏ lại những
khuôn mẫu cũ cho những hậu quả mới và không thể dự tính được. Vì thế mặc dù cách suy nghĩ của họ và
hành vi thường không thành công, họ thường bám vào những kiểu hình quen thuộc (Sweeney, 1998).
Những thân chủ trong tham vấn theo Adler tập trung công việc trên một kết quả mong muốn và một lối
sống dễ phục hồi có thể đưa ra một bản kế hoạch mới cho hành động của họ.
Trong liệu pháp, thân chủ khám phá cái những người theo thuyết Adler gọi là lập luận cá nhân, khái niệm
về bản thân, những người khác, và cuộc sống tạo thành triết lý làm nền tảng cho lối sống của một cá nhân.
Lập luận cá nhân có liên quan tới những sự phán xét và những niềm tin cản đường sự quan tâm xã hội và
không phải là những điều thuận tiện và có tính xây dựng (Carlson, Watts, & Maniacci, 2006). Những vấn
đề của thân chủ nổi lên vì những kết luận dựa lên lập luận cá nhân thường không thích ứng
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
với những đòi hỏi của cuộc sống xã hội. Điểm cốt lỗi của trải nghiệm liệu pháp gắn liền với việc thân chủ
tìm ra những mục đích của hành vi hoặc những triệu chứng và những lỗi sai gắn liền với sự đối phó của
mình. Học cách làm như thế nào để sữa chữa những nhận định và kết luận sai lầm là chính yếu của liệu
pháp/ việc chữa trị.
Để đưa ra một ví dụ cụ thể, hãy nghĩ tới một một người đàn ông trung niên bị trầm cảm kinh niên bắt đầu
chữa trị. Sau một cuộc đánh giá về lối sống hoàn tất, những sai lầm thiết yếu được nhận diện:





Ông ta tự thuyết phục bản thân rằng không ai có thể thật sự quan tâm đến mình.
Ông ta chối bỏ mọi người trước khi họ có cơ hội chối bỏ ông ta.
Ông ta chỉ trích bản thân rất gay gắt, đòi hỏi sự hoàn hảo.
Ông ta có những mong đợi mà thường hiếm khi thành công.
Ông ta tự đè nặng bản thân mình với tội lỗi vì ông tin rằng ông ta làm cho mọi người thất vọng.
Mặc dù người đàn ông này có thể đã phát triển những tư tưởng sai lệch về cuộc sống khi ông ta còn trẻ,
ông ta vẫn bám lấy chúng như là những nguyên tắc sống. Những mong đợi của ông ta, phần lớn đều bi
quan, thường được thõa mãn theo một mức độ nào đó ông ta tìm cách để chứng thực những niềm tin của
mình. Quả vậy, sự trầm cảm của ông dần dần phục vụ cho mục đích giúp ông ta tránh né việc tương tác
với người khác, một nhiệm vụ sống mà ông tin rằng sẽ thất bại. Trong liệu pháp, người đàn ông này sẽ
học cách để thách thức với cấu trúc của lập luận cá nhấn của mình. Trong trường hợp của anh ta phương
pháp suy luận sẽ diễn ra như sau:



“Tôi căn bản không thể yêu được.”
“Thế giới đầy rẫy những người có thể bị chối bỏ.”
“Vì thế, tôi phải giữ cho bản thân mình để tôi không bị tổn thương.”
Người này mang nhiều sai lầm thiết yếu, và lập luận cá nhấn của anh ta đưa ra một trọng tâm về tâm lý để
chữa trị. Mosak (1977) có thể nhận dạng những chủ đề chính hoặc sự phán xét trong cuộc đời của thân
chủ này: “Tôi phải có được những gì tôi muốn trọng cuộc sống.” “Tôi phải điều kiến tất cả mọi thứ trọng
cuộc sống của tôi.” “Tôi phải biết tất cả những gì phải biết, và một sai lầm sẽ là thảm kịch.” “Tôi phải
hoàn hảo trong bất cứ điều gì tôi làm.”
Rất dễ để thấy làm sao trầm cảm có thể tiếp diễn từ cách suy nghĩ này, nhưng những người theo thuyết
Adler cũng biết rằng trầm cảm phục vụ như một lời biện hộ cho việc ông ta rút lui khỏi cuộc sống. Điều
rất quan trọng đối với những nhà trị liệu là lắng nghe những mục đích ẩn chứa trọng hành vi của thân chủ.
Những người theo thuyết Adler xem xét cảm xúc cùng với suy nghĩ như là một nhiên liệu cho hành vi.
Đầu tiên chúng ta suy nghĩ, rối cảm thấy/ có cảm xúc, và sau đó hành động. Vì những cảm xúc và nhận
thức phục vụ cho một mục đích, phần lớn thời gian của liệu pháp dùng cho việc phát hiện và hiểu mục
đích này và tái định hướng thân chủ tới những cách sống hiệu quả. Vì thân chủ không bị nhà trị liệu nhìn
như là mắc bệnh tâm thần hoặc cảm xúc that thường, nhưng chủ yếu là nản lòng/ nản chí, nhà trị liệu sẽ
đưa ra cho thân chủ sự động viên rằng thay đổi là hoàn toàn có thể. Qua quá trình liệu pháp, thân chủ sẽ
phát hiện rằng anh ta/cô ta có những tài nguyên và những sự lựa chọn để nhờ đến trong việc đối mặt với
những vấn đề cuộc sống quan trọng và những nhiệm vụ cuộc sống.
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
MỐI TƯƠNG
QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Những nhà trị liệu Adler xem một mối quan hệ thân chủ-nhà trị liệu tốt là một mối quan hệ bình đẳng dựa
trên sự hợp tác, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng, tự tin, công tác, và hướng tới mục tiêu [thẳng tới]. Họ đặt
những giá trị đặc biệt trên minh họa của nhà tham vấn trong việc giao tiếp và hành động với niềm tin tốt
đẹp. Từ ban đầu của trị liệu, mối quan hệ là một mối quan hệ công tác, được mô tả bởi hai người làm việc
bình đẳng tới những mục tiêu cụ thể, được cùng chấp thuận. Những nhà trị liệu Adler phấn đầu để thiết
lập và gìn giữ một liên minh mang tính trị liệu quan bình và một mối quan hệ người với người với những
thân chủ của mình. Phát triển một mối quan hệ trị liệu bền vừng là thiet61 yếu để có những kết quả thành
công (Carlson và cộng sự., 2006). Dinkmeyer và Sperry (2000) duy trì một điều rằng từ khi bắt đầu tham
vấn thân chủ nên bắt đầu tính toán một kế hoạch, hoặc một hợp đồng/ kế ước, chi tiết những gì họ muốn,
họ dự tính nơi mà họ hướng tới, điều gì cản trở họ thành công đạt tới những mục tiêu của mình, làm cách
nào họ thay đổi từ những hành vi không sinh lợi thành những hành vi có lợi, và những mục tiêu, và họ có
thể sử dụng trọn vẹn những vốn quý của mình trọng việc đạt tới những mục đích cảu mình. Kế ước mang
tính trị liệu này đặt trước đích đến của quá trình tham vấn và chỉ rõ trách nhiệm của cả nhà trị liệu và thân
chủ. Phát triển một hợp đồng không phải là một yêu cầu của liệu pháp theo thuyết Adler, nhưng một hợp
đồng/ kế ước có thể mang đến một sự tập trung chặt chẽ trong trị liệu.
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNHTRỊ LIỆU
Tham vấn theo thuyết Adler được xây dựng dựa trên bốn mục tiêu chính gắn liền với bốn giai đoạn của
quá trình tham vấn (Dreikurs, 1967). Những bước này không phải liên tiếp và không tiến triển theo những
bước cứng nhắc; Đúng hơn, chúng có thể được hiểu như là cách dệt nên một thảm thêu. Những giai đoạn
đó như sau:
1.
2.
3.
4.
Thiết lập một mối quan hệ trị liệu đúng nguyên tắc.
Khám phá những động lực tâm lý hoạt động trong thân chủ (một sự đánh giá).
Động viên sự phát triển của việc hiểu rõ bản thân (nhìn sâu vào mục đích).
Giúp thân chủ tạo ra những lựa chọn mới (tái định hướng và tái giáo dục).
Dreikurs (1997) đã hợp nhất những bước này vào cái mà ông gọi là tâm lý liệu pháp nhỏ trong giữ cảnh và
phục vụ cho y học tổng thể. Cách tiếp cận của ông tới liệu pháp đã được trau chuốt vào cái mà bây giờ gọi
là liệu pháp Adler ngắn (Adlerian brief therapy) hoặc ABT (Bitter, Christensen, Hawes, & Nicoll, 1998).
Cách làm này được bàn tới trong những phần tiếp theo.
GIAI ĐOẠN 1: THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ
Người thực hành thuyết Adler làm việc theo một cách cộng tác với thân chủ và mối quan hệ này được dựa
trên một ý nghĩa của sự quan tâm sâu sắc, sự liên đới, và tình bạn. Quá trình trị liệu chỉ có thể thực hiện
khi có một sự sắp xếp của những mục tiêu được vạch ra rõ ràng giữa nhà trị liệu và thân chủ. Quá trình
tham vấn, muốn đạt được hiệu quả, phải đối mặt với những vấn đề cá nhấn mà thân chủ nhận ra là quan
trọng và sẵn sàng tìm hiểu và thay đổi. Hiệu quả trị liệu trong những giai đoạn sau của liệu pháp Adler
được dựa trên sự phát triển và tiếp diễn của một mối quan hệ trị liệu bền vững trong giai đoạn đầu tiên của
liệu pháp (Watts, 2000; Watts & Pietrzak, 2000).
Những nhà trị liệu theo thuyết Adler tìm cách tạo ra một liên hệ người với người với những thân chủ
trước khi bắt đầu với “vấn đề.” Những thân chủ thường đưa ra mặt ngoài của những mối quan tâm của họ
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trong tham vấn khá nhanh, nhưng trọng tâm đầu tiên nên là nên con người, không phải vấn đề. Một cách
để tạo sự tương quan hiệu quả là nhà tham vấn giúp thân chủ trở nên nhận biết những vốn quý và điểm
mạnh hơn là liên tục đối đàu với những thiếu sót và khó khăn của mình. Trong suốt giai đoạn đầu, một
mối quan hệ tích được tạo nên bởi sự lắng nghe, phản hồi, thể hiện sự tôn trọng cho khả năng hiểu mục
đích và tìm kiếm thay đổi của thân chủ, và thể hiển niềm tin, hy vọng, và quan tâm. Khi thân chủ đi vào trị
liệu, họ đặc trưng có một cảm giác thuyên giảm của sự tự tôn và lòng tự trọng. Họ thiếu niềm tin vào khả
năng của mình để đường đầu với những nhiệm vụ của cuộc sống. Những nhà trị liệu cung cấp sự hỗ trợ,
điều là một liều thuốc giải cho sự tuyệt vọng và sự nản lòng. Đối với một số người, trị liệu có thể là một
trong số ít lần mà họ thật sự được trải nghiệm một mối quan hệ con người ân cần.
Những người theo thuyết Adler dành nhiều quan tâm hơn tới trải nghiệm chủ quan của thân chủ hơn là họ
quan tâm bằng cách sử dụng những kỹ thuật. Họ điều chỉnh kỹ thuật của họ cho phù hợp với mỗi thân
chủ. Trong giai đoạn đầu của thâm vấn, kỹ thuật chính là chú tâm và lắng nghe với thấu cảm, theo sau trải
nghiệm chủ quan của thân chủ càng sát càng tốt, định dạng và làm rõ những mục tiêu, và gợi ý những linh
cảm ban đầu về mục đích của những triệu chứng của thân chủ, hành động, và tương tác. Những tham vấn
viên theo thuyết Adler thường chủ động, đặc biệt là trong những phiên đầu tiên này. Họ đưa ra những cấu
trúc và hỗ trợ thân chủ xác định những mục tiêu cá nhân, họ xây dựng những đo lường về tâm lý học, và
đem đến những sự diễn giải (Carlson và cộng sự, 2006). Những người theo thuyết Adler cố gắng nắm bắt
được cả những thông điệp có lời và không lời của thân chủ; họ muốn đi vào những khuôn mẫu trọng tâm
của cuộc đời của thân chủ. Nếu thân chủ cảm thấy được hiểu một cách sâu sắc và được chấp nhận, thân
chủ sẽ có khả năng tập trung vào cái mà anh ta/cô ta muốn từ trị liệu và từ đó đặt những mục tiêu. Vào giai
đoạn này chức năng của tham vấn viên là cung cấp một góc nhìn rộng lớn điều sẽ dần giúp cho thân chủ
nhìn nhận khác về thế giới của anh/ cô ta.
GIAI ĐOẠN 2: PHÁM KHÁ ĐỘNG LỰC TÂM LÝCỦA CÁ NHÂN
Mục tiêu của giai đoạn hai của tham vấn theo thuyết Adler là để hiểu sâu hơn lối sống của một cá nhấn.
Trong giai đoạn đánh giá này, trọng tâm được đặt trên bối cảnh xã hội và văn hóa của cá nhân. Hơn là cố
gắng điều chỉnh thân chủ vào một mẫu hình định trước, người thực hành theo thuyết Adler để cho những
khái niệm nhận dạng văn hóa nổi bật được thể hiện trong quá trình trị liệu, và những vấn đề này sau đó sẽ
được xử lý. (Carlson &Englar-Carlson, 2008). Giai đoạn đánh giá được thực hiện với hai hình thức phỏng
vấn: phỏng vấn chủ quan [subjective interview] và phỏng vấn khách quan [objective interview]
(Dreikurs, 1997). Trong phỏng vấn chủ quan,nhà tham vấn giúp thân chủ nói về chuyện đời của anh/ cô ta
hoàn thiện nhất có thể. Quá trình này dễ dàng hơn bởi việc sử dụng nhiều của lắng nghe thấu cảm và phản
hồi. Lắng nghe tích cực, tuy vậy, vẫn không đủ. Phỏng vấn chủ quan phải đi kèm với một cảm giác kinh
ngạc, cuốn hút, và thích thú. Những gì thân chủ nói sẽ lóe lên một một sự thích thú trong tham vấn viên và
dẫn đến, một cách tự nhiên, những câu hỏi quan trọng nhất hoặc thắc mắc về thân chủ và cuộc đời của
anh/ cô ta. Quả thực, những cuộc phỏng vấn chủ quan tốt nhất xem thân chủ như những chuyên gia trong
cuộc đời của họ, làm cho thân chủ cảm thấy được hoàn toàn lắng nghe. Từ đầu đến cuối cuộc phỏng vấn
chủ quan, những tham vấn viên theo thuyết Adler lắng nghe để lấy được những mạnh mối về khía cạnh có
mục đích của việc đối mặt và tiếp cận của thân chủ với cuộc sống. “Phỏng vấn chủ quan nên rút ra những
mẫu hình trong cuộc đời của con người, phát triển giả thuyết về điều sẽ làm cho người đó, và quyết định
điều gì giải thích cho những mối bận tâm khác nhau trong cuộc đời của thân chủ (Bitter và cộng sự.,
19998, tr. 122). Đến cuối của phần phỏng vấn này, những nhà trị liệu ngắn theo thuyết Adler sẽ hỏi: “Có
điều gì khác bạn nghĩ tôi nên biết để hiểu bạn và những mối quan tâm của bạn không?”
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Một đánh giá ban đầu về mục đích mà những triệu chứng, những hành động, hoặc những khó khăn mang
trong cuộc đời của một người có thể được thu được qua cái mà Dreikurs (1997) gọi là “Câu Hỏi” [The
Question]. Những người theo thuyết Adler thường kết thúc một cuộc phỏng vấn chủ quan với câu hỏi sau:
“Bạn muốn cuộc đời bạn khác đi như thế nào, và bạn sẽ đang làm điều gì khác, nếu bạn không có có triệu
chứng hoặc vấn đề này?” Người theo thuyết Adler sử dụng câu hỏi này để giúp cho nhiều chẩn đoán khác
nhau. Thông thường, những triệu chứng hay vấn để được trải nghiệm bởi thân chủ giúp thân chủ trốn
tránh điều gì đó được nhìn nhận là cần thiết nhưng là điều mà người đó mong được tránh, thường là một
nhiệm vụ sống: “Nếu như không phải vì rối loạn trầm cảm của tôi, tôi đã ra ngoài và gặp gỡ bạn bè của
mình.” Một câu nói chống lại mối quan tâm của thân chủ về khả năng là một người bạn tốt hoặc được
chào đón bởi bạn bè của anh/cô ta. “Tôi cần phải kết hôn, nhưng làm sao tôi có thể làm vậy với những
cơn hoảng loạn thế này?” chỉ ra nỗi lo của người đó về việc làm một người phối ngẫu trong một cuộc hôn
nhân. Rối loạn trầm cảm có thể sử dụng như một giải pháp của thân chủ khi họ đối mặt với những vấn đề
trong những mối quan hệ. Nếu một thân chủ báo cáo rằng không có gì sẽ thay đổi, đặc biệt với những
triệu chứng thể lý, người theo thuyết Adler nghi ngờ rằng vấn đề có thể là thể lý và cần có can thiệp y
khoa.
Việc phỏng vấn khách quan tìm cách để phát hiện ra thông tin về (a) làm thế nào những vấn đề trong
cuộc sống thân chủ bắt đầu; (b) có sự kiện nào xảy ra đột ngột; (c) tiền sinh y khoa, bao gồm cả điều trị ở
hiện tại và quá khứ; (d) một tiểu sử xã hội; (e) những lý do mà thân chủ chọn trị liệu lúc này; (f) sự đương
đầu của người này với những nhiệm vụ sống; và (g) đo lường lối sống. Mozdzierz và đồng nghiệp (1986)
miêu tả tham vấn viên như là một “điều tra viên về lối sống” trong giai đoạn này của trị liệu. Dựa trên
những cách tiếp cận phỏng vấn phát triển bởi Adler và Dreikurs, sự đo lường lối sống bắt đầu với một
cuộc điều tra về phả hệ gia đình và những tiểu sử khi còn nhỏ (Eckstein & Baruth, 1996; Powers &
Griffith, 1987; Shulman & Mosak, 1988). Những tham vấn viên cũng diễn dịch những kí ức khi còn nhỏ,
tìm cách để hiểu được ý nghĩa mà anh/ cô ta đã gắn với những trải nghiệm cuộc sống. Họ hoạt động dựa
trên một nhận định rằng chính những cách hiểu của một người phát triển về bản thân họ, những người
khác, thế giới, và cuộc sống chính là điều điều khiển những gì họ làm. Đo lường lối sống tìm kiếm cách
để phát triển một bản tường thuật tổng thể về cuộc sống của một người, để hiểu rõ về cách mà người đó
đối mặt với những nhiệm vụ sống, và khám phá ra những diễn giải cá nhân và lập luận liên quan đến việc
đối mặt đó. Ví dụ, nếu Jenny đã sống phần lớn cuộc đời của mình trong một môi trường hay chê bai, và
bây giờ cô ấy tin rằng cô ấy phải hoàn hảo để tránh kể cả bóng dáng của sự thất bại, quá trình đo lường sẽ
nhấn mạnh cách sống bị giới hạn đi kèm theo cách nhìn nhận này.
PHẢ HỆ GIA ĐÌNH Adler cho rằng gia đình gốc có một tác động quyết định lên nhân cách của cá nhân.
Adler đề xuất rằng chính thông qua phả hệ gia đình mà mỗi người tạo hình cho cách độc nhất mà anh/ cô
ta nhìn nhận bản thân, những người khác, và cuộc sống. Những yếu tố như văn hóa và những giá trị của
gia đình, những tiêu chuẩn/mong đợi về vai trò giới, và bản chất của những mối quan hệ giữa cá nhân với
nhau thì tất cả bị ảnh hưởng bởi quan sát của một đứa trẻ về những kiểu tương tác bên trong gia đình. Đo
lường theo thuyết Adler phần nhiều dựa trên một sự khám phá về phả hệ giađìnhcủa thân chủ, bao gồm cả
sự đánh giá của thân chủ về những hoàn cảnh phổ biến trong gia đình khi người đó còn là một đứa trẻ nhỏ
(bầu không khí gia đình), thứ tự sinh, mối quan hệ của cha mẹ và những giá trị của gai đình, và gia đình
mở rộng và văn hóa. Một số trong những câu hỏi sau thường phần lớn luôn được tìm hiểu:


Ai từng là người con được yêu quý nhất?
Mối quan hệ của cha bạn với các con như thế nào? Của mẹ bạn như thế nào?
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch





Đứa con nào giống cha bạn nhất? Giống mẹ bạn nhất? Theo khía cạnh nào?
Ai trong số những anh chị em khác biệt so với bạn nhất? Theo phương diện nào?
Ai trong số những anh chị em giống bạn nhất? Theo phương diện nào?
Khi còn nhỏ bạn như thế nào?
Ba mẹ bạn sống cùng nhau như thế nào? Điều gì mà cả hai người đều đồng ý? Họ xử lý bất đồng
ý kiến như thế nào? Họ rèn luyện kỹ luật với con cái như thế nào?
Một cuộc điều tra về phả hệ gia đình bao hàm nhiều hơn rất nhiều so với vài câu hỏi trên, nhưng những
câu hỏi trên đem tới một ý niệm vệ loại thông tin mà tham vấn viên đang tìm kiếm. Những câu hỏi này
luôn luôn thích ứng với cá nhân thân chủ với mục tiêu khám phá ra nhận thức của thân chủ về bản thân và
những người khác, về sự phát triển, và về những trải nghiệm có ảnh hưởng đến sự phát triển đó.
KÝ ỨC HỒI CÒN NHỎ Như bạn đã biết, một thể thức đánh giá khác được dùng bởi những người theo
thuyết Adler là việc yêu cầu thân chủ cung cấp những kí ức nhỏ nhất của anh/ cô ta, bao gồm cả tuổi của
người đó tại thời gian của những sự kiện được nhớ đến và những cảm xúc hay những phản ứng có liên
quan với những sự hồi tưởng đó. Những kí ức khi còn nhỏ là một sự kiện xảy ra trước đây được thân chủ
hình dung một cách đầy đủ chi tiết. Adler lập luận rằng ngoài hàng triệu những ký ức hồi còn nhỏ chúng
ta có thể chọn những ký ức đặc biệt điều sẽ phóng chiếu những phán xét cần thiết và kể cả những sai lầm
thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Ký ức khi còn nhỏ là một chuỗi của những bí ân nhỏ có thể dệt lại
với nhau và đem đến một tấm thảm dẫn tới việc hiểu cách mà chúng ta nhìn bản thân mình, cách mà
chúng ta nhìn thế giới, mục tiêu sống của chúng ta là gì, điều gì thức đẩy chúng ta, điều gì chúng ta coi
trọng và tin tưởng vào, và điều gì mà chúng ta định trước cho tương lai của chúng ta (Clark, 2002; Mosak
& Di Pietro, 2006).
Những ký ức khi còn nhỏ soi sáng trên “câu chuyện cuộc đời của chúng ta” vì chúng miêu tả những ẩn dụ
cho cách nhìn nhận hiện tại của chúng ta. Từ một chuỗi của những ký ức khi còn nhỏ, có thể có được một
cảm nhận rõ ràng về những ý niệm sai lầm của chúng ta, thái độ hiện tại, sự quan tâm xã hội, và những
hành vi có thể xảy ra trong tương lai. Những kí ức khi còn nhỏ cũng liên quan đến việc khám phá ra cách
những ý niệm ai lầm dựa trên những mục tiêu và giá trị sai lệch tiếp tục tạo ra những vấn đề trong cuộc
sống của một cá nhân.
Để đề cập đến những kí ức như vậy, tham vấn viên có thể tiếp cận như sau: “Tôi muốn nghe về những kí
ức khi còn nhỏ của bạn. Hãy nghĩ về khi bạn còn rất nhỏ nhỏ nhất mà bạn có thể nhớ (trước năm lên 10),
và nói cho tôibiết điều gìđãxảy ra trước đây.” Và sau khi nhận được từng ký ức, nhà tham vấn cũng có thể
hỏi: “Phần nào nổi bật hơn với bạn? Phần nào là phần sinh động nhất trong ký ức khi còn nhỏ của bạn?
Nếu bạn chạy toàn bộ ký ức như một bộ phim và dừng lại ở một khung hình, điều gì đã đang xảy ra? Đặt
mình vào thời điểm đó, bạn đang cảm thấy gì? Phản ứng của bạn là gì?” Ba ký ức thường được xem là
một điều tối thiểu để đánh giá một khuôn mẫu, và một số tham vấn viên hỏi hàng tá ký ức khác nhau.
Những nhà trị liệu theo thuyết Adler sử dụng những ký ức khi còn nhỏ cho những mục đích khác nhau.
Chúng bao gồm (a) đánh giá của những sự phán xét của một người về bản thân, những người khác, cuộc
sống, và đạo đức; (b) đánh giá của quan điểm của thân chủ trong mối tương quan tới phiên tham vấn và
mối liên hệ tham vấn; (c) xác minh những kiểu đương đầu; và (d) đánh giá của mạnh mặt của một người,
những vốn quý, và những ý nghĩ đang gây cản trở (Bittter và cộng sự., 1998, tr.123).
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Trong việc diễn dịch những ký ức khi còn nhỏ, nhà trị liệu theo thuyết Adler có thể tính đến những câu
hỏi như sau:





Vai trò mà người đó nắm giữ trong ký ức? Người đó là một người quan sát hay người tham dự?
Ai khác có trong ký ức? Vị thế của người khác nắm giữ trong tương quan với người đó?
Chủ đề nào chiếm ưu thế và khuôn mẫu chung [nhìn toàn thể] của những ký ức?
Những cảm xúc nào được thể hiện trong ký ức?
Tại sao người đó chọn nhớ sự kiện này?Điều gì mà người đó đang cố gắng chuyển tải?
TỔNG HỢP VÀ TÓM TẮT Một khi những nguyên liệu đã được thu thập từ cả việc phỏng vấn chủ quan
và khách quan với thâm chủ, những tóm tắt tổng hợp của dữ liệu được rút ra. Những tóm tắt khác nhau
được chuẩn bị cho những thân chủ khác nhau, nhưng những cái chung nhát là một tóm tắt tường thuật về
trải nghiệm chủ quan và chuyện đời của người đó; một tóm tắt của phả hệ gia định và thông tin về tiến
trình phát triển; một tóm tắt về những kí ức khi còn nhỏ, điểm mạnh và vốn quý của cá nhân, những tư
tưởng gây cản trở; một tóm tắt về những chiến lược đương đầu. Những bản tóm tắt được trình bày với
thân chủ và bàn luận trong phiên trị liệu, tham vấn viên và thân chủ cùng nhau tinh lọc ra những điểm nội
bật. Điều này cung cấp cho thân chủ một cơ hội để bàn về những chủ đề cụ thể và để đưa ra câu hỏi.
Mosak và Maniacci (2008) tin rằng lối sống có thể được xem như một huyền thoại cá nhân. Người ta cư
xử như thể rằng những huyền thoại là sự thật, vì với họ, chúng là sự thật. Mosak và Maniacci liệt kê năm
sai lầm cơ bản trong những điều cốt yếu trong sự kết hợp của tâm lý học Adler và thuyết nhận thức hành
vi:
1. Khái quát hóa quá mức (Overgeneralizations): “Làm gì có sự công bằng trên thế giới này.”
2. Mục tiêu sai lệch hoặc bất khả thi về sự an toàn (False or impossible goals of security): “Tôi phải
làm hài lòng tất cả mọi người nếu tôi muốn cảm thấy được yêu thương.”
3. Nhận thức sai lệch về cuộc sống và những yêu cầu của cuộc sống (Misperceptions of life and life’s
demands): “Cuộc sống thật là quá sức khó khăn đối với tôi.”
4. Đánh giá thấp hoặc chối bỏ giá trị của bản thân (Minimization or denial of one’s basic worth):
“Tôi nói chung là ngu đần, tại sao có ai muốn dính dáng gì với tôi chứ?”
5. Những giá trị sai lầm (Faulty values): “Tôi phải leo lên đỉnh cao nhất, mặc kệ những ai tổn
thương.”
Như một ví dụ khác của một tóm tắt của sai lầm thiết yếu, hãy xem danh sách của những ý nghĩ sai
lầm được hiện rõ trong tự chuyện của Stan (xem Chương 1):



“Đừng gần gũi với người khác, đặc biệt là phụ nữ, vì họ sẽ bóp nghẹt và kiểm soát bạn nếu họ
có thể.” (khái quát hóa quá mức)
“Tôi thật sự không được cha mẹ cần đến, và vì thế tốt nhất là tôi cứ trở thành vô hình.” (chối
bỏ giá trị của bản thân)
“Điều vô cùng quan trọng là người khác thích tôi và bằng lòng với tôi; Tôi cố gắng hết sức để
làm những gì người khác trọng đợi.” (mục tiêu sai lệch hoặc bất khả thi)
Thêm vào khái niệm của những sai lầm thiết yếu, học thuyết Adler có ích trong việc hỗ trợ thân
chủ nhận biết và xem xét một số những nỗi sợ hàng ngày của họ. Những nội sợ này bao gồm là sự
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
không hoàn hảo, là sự yếu đuối, là sự phản đối, là nỗi đau từ những tiếc nuối trong quá khứ
(Carlson & Englar-Carlson,2008).
Sách tham khảo cho sinh viên đi kèm với cuốn sách giáo khoa này đưa đến một ví dụ cụ thể của
lượng giá lối sống như được áp dụng trong ca của Stan. Trong cuốn Case Approach to
Counseling and Psychotherapy (Corey, 2009, chương 3), Dr. Jim Bitter và Bill Nicoll trình bày
một lượng giá lối sống của một thân chủ giả định khác, Ruth.
GIAI ĐOẠN 3: KHUYẾN KHÍCH TỰ HIỂU BẢN THÂN VÀ SỰ NỘI THỊ
Trong giai đoạn ba này, nhà trị liệu theo thuyết Adler diễn dịch những khám phá của lượng giá như một
cách thức đẩy mạnh sự tự hiểu bản thân và nội thị. Mosak và Maniacci (2008) định nghĩa sự nội thị
(insight) như “sự hiểu biết được chuyển dịch thành hành động có tác dụng tốt”. (trang. 105). Khi những
người theo Adler nói về sự nội thị, họ đang nói tới một sự hiểu biết về những động cơ đang hoạt động
trong cuộc đời của thân chủ. Sự tự hiểu mình chỉ có thể xảy ra khi những mục đích và mục tiêu ẩn dấu
được nhận ra. Những người theo Adler coi sự nội thị là một dạng đặc biệt của nhận thức tạo thuận tiện
cho việc hiểu đầy đủ ý nghĩa trong mối quan hệ trị liệu và đóng vai trò như một nền tảng cho sự thay đổi.
Sự nội thị có nghĩa như một kết thức, và không phải một trong bản chất của nó. Người ta có thể tạo ra
những thay đổi nhanh và đáng kể mà không có nhiều sự nội thị.
Sự bộc lộ và diễn dịch đúng thời điểm là những kỹ thuật tạo thuận lợi cho quá trình đạt tới sự nội thị. Sự
diễn dịch đối mặt với những động cơ tiềm ẩn của thân chủ cho việc cư xử theo cách mà họ đang làm ngay
lúc này ở đây. Người theo thuyết Adler bộc lộ và diễn dịch liên hệ với việc tạo ra nhận thức của định
hướng của một người trong cuộc sống, mục tiêu và mục đích của họ, lập luận cá nhân của một người và
cách chúng làm việc, và hành vi hiện tại của một người.
Những diễn dịch của người theo Adler là những gợi ý không khẳng định trong dạng những chia sẻ không
khẳng định có thể được khám phá trong những buổi tham vấn. Chúng là những linh cảm hay suy đoán, là
chúng thường được nói theo một cách như: “Có vẻ như theo tôi thì…,” “Có phải là…,”, thân chủ không
được dẫn dắt đến tự bảo vệ bản thân mình, và họ được tự do bàn luận và có thể cãi nhau với những linh
cảm và cảm giác của thâm vấn viên. Qua quá trình này, cả tham vấn viên và thân chủ dần dần hiểu động
cơ của thân chủ, theo cách mà những động cơ đó giờ đây đóng góp vào việc duy trì vấn đề, và điều mà
thân chủ có thể làm để sữa chữa tình trạng này.
GIAI ĐOẠN 4: TÁI ĐỊNH HƯỚNG VÀ TÁI GIÁO DỤC
Bước cuối cùng của quá trình trị liệu là một giai đoạn định hướng hành động được biết đến là Tái định
hướng và tái giáo dục: sử dụng sự nội thị vào thực hành. Giai đoạn này tập trung vào giúp đỡ người ta
phát hiện ra một cách nhìn mới và hiệu quả hơn. Thân chủ được cả động viên và thách thức để phát triển
sự can đảm để chấp nhận những rủi ro và tạo ra sự thay đổi trong cuộc đời mình.
Những người theo thuyết Adler quan tâm đến nhiều hơn việc thay đổi hành vi. Tái định hướng liên quan
đến thay đổi những nguyên tắc của tương tác, xử lý, và động cơ. Những sự thay đổi này được thuận lợi
hơn thông qua những thay đổi trong nhận thức, điều thường xảy ra trong buổi trị liệu và được chuyển đổi
thành hành động bên ngoài văn phòng tham vấn (Bitter & Nicoll, 2004). Thêm vào đó, đặc biệt vào giai
đoạn này của trị liệu, người theo thuyết Adler tập trung vào tái giáo dục (xem phần về mục tiêu của trị
liệu). Những người theo thuyết Adler dạy, hướng dẫn, cung cấp thông tin, và đem tới sự động viên cho
những thân chủ nản lòng.
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Trong một vài trường hợp, cần có những thay đổi đáng kể nếu thân chủ muốn vượt qua được sự nản lòng
và tìm thấy một nơi cho bản thân họ trong cuộc đời này. Thường thì, tuy nhiên, người ta chỉ cần được tái
định hướng tới phần có ích của cuộc sống. Phần có ích này bao gồm một cảm giác thuộc và được trân
trọng, có một sự quan tâm đến người khác và sự hạnh phúc của họ, lòng can đảm, chấp nhận sự không
hoàn hảo, tự tin, sự hài hước, một thiện chí được đóng góp, và một sự hiếu khách thân thiện. Phần vô dụng
của cuộc sống được đặc trưng bởi chỉ quan tâm đến bản thân, rút lui khỏi những nhiệm vụ của cuộc sống,
tự bảo vệ bản thân, hoặc hành động chống lại những người khác. Những người ở phần vô dụng của cuộc
sống trở nên kém hiệu quả hơn và thường dễ bị bệnh tâm thần. Lập trường của liệu pháp Adler chống lại
sự tự kinh thường bản thân, sự cô lập, và rút lui, và nó nhắm vào việc giúp thân chủ đạt được lòng can đảm
và liên hệ tới những điểm mạnh bên trong họ, tới những người khác, và tới cuộc sống. Thông suốt giai
đoạn này, không có sự can thiệp nào quan trọng hơn là sự động viên.
QUÁ TRÌNH ĐỘNG VIÊN Sự động viên là một thủ tục đặc biệt/ phân biệt nhất của thuyết Adler, và nó
được tập trung trong tất cả các giai đoạn của tham vấn và trị liệu. Nó đặc biệt quan trong khi con người cân
nhắc thay đổi trong cuộc sống của họ. Nghĩa đen của sự động viên là “để xây dựng lòng can đảm.” Lòng
can đảm hình thành khi người ta nhận ra điểm mạnh của mình, khi họ cảm thấy họ thuộc về và không cô
đơn, và khi họ có cảm giác hy vọng và thấy những triển vọng mới cho họ và cuộc sống hàng ngày của họ.
Sự động viên đòi hỏi việc thể hiện niềm tin vào người khác, mong đợi họ mang lấy trách nhiệm cho cuộc
đời mình, và trân trọng họ như họ là (Carlson và cs., 2006). Carlson và Englar-Carlson
(2008) đã ghi chú rằng sự động viên liên quan đến việc thừa nhận rằng cuộc sống có thể khó khăn, tuy
nhiên điều then chốt là giữ vững một niềm tin vào thân chủ rằng họ có thể tạo ra thay đổi trong cuộc sống.
Milliren, Evans, và Newbauer (2007) xem sự động viên là chìa khóa trong việc đẩy mạnh và kích hoạt sự
quan tâm xã hội. Họ thêm vào rằng sự động viên là một can thiệp trị liệu phổ quát cho những tham vấn
viên theo thuyết Adler, rằng nó là một thái độ căn bản hơn là một kỹ thuật. Vì thân chủ thường không nhận
ra hoặc chấp nhận những phẩm chất tích cực của bản thân, những điểm mạnh, hoặc nguồn tài nguyên nội
tại, một trong những nhiệm vụ chính của tham vấn viên là giúp họ nhận ra điều đó.
Những người theo thuyết Adler tin rằng sự nản lòng là điều kiện cơ bạn cản trở con người hoạt động hữ
hiệu, và họ xem sự động viên như là liều thuốc giải. Như một phần của quá trình động viên, những nghèo
theo thuyết Adler sử dụng một cách đa dạng về nhận thức, hành vi, và kỹ thuật trải nghiệm để giúp thân
chủ định nhận biết và thách thức những nhận thức tự bại bản thân, tạo ra sự thay đổi về nhận thức, và sự
dụng những vốn quý, những điểm mạnh, và những tài nguyên (Ansbacher & Ansbacher, 1964; Dinkmeyer
& Sperry, 2000; Watts & Pietrzak, 2000; Watts & Shulman, 2003).
Sự động viên có nhiều dạng khác nhau, tùy theo giai đoạn của quá trình tham vấn. Trong quá trình tạo lập
quan hệ, sự động viên được rút ra bởi sự tôn trọng lẫn nhau mà nhà tham vấn tìm cách để gầy dựng. Trong
giai đoạn đánh giá, giai đoạn được xây dựng một cách khách quan để làm rõ những điểm mạnh cá nhân,
thân chủ được động viên để nhận ra rằng họ là người điều khiển cuộc đời của chính họ và có thể đưa ra
những lựa chọn khác nhau dựa trên sự hiểu biết mới. Trong quá trình tái định hướng, sự động viên xảy ra
khi những triển vọng mới được tạo ra và khi người ta được thừa nhận và được xác nhận cho việc đi những
bước đi tích cực vào việc thay đổi cuộc đời họ tốt hơn lên.
THAY ĐỔI VÀ TÌMNHỮNG KHẢ NĂNG MỚI Trong quá trình tái định hướng của tham vấn, thân chủ
đưa ra những quyết định và điều chỉnh những mục tiêu của họ. Họ được động viên để giới hạn những giả
định. Thân chủ được yêu cầu nắm được/ bắt lấy bản thân mình (catch themselves) mình trong quá trình
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
lặp lại những khuôn mẫu cũ có thể dẫn tới hành vi không hiệu quả. Sự cam kết là một phần cốt yếu của tái
định hướng. Nếu thân chủ hy vọng thay đổi, họ phải sẵn lòng đặt ra những nhiệm vụ cho bản thân mình
mỗi ngày và làm điều gì đó cụ thể về những vấn đề của mình. Theo cách này, thân chủ phiên dịch sự nội
thị của mình thành những hành động cụ thể. Bitter và Nicoll (2004) nhấn mạnh rằng đạt đến một chiến
lược để thay đổi là một bước quan trọng đầu tiên, và nhấn mạnh rằng phải có sự can đảm và sự động viên
để thân chủ áp dụng những gì học được trong liệu pháp vào cuộc sống hàng ngày.
Giai đoạn định hướng hành động này là thời điểm để giải quyết những vấn đề và đưa ra những quyết định.
Nhà tham vấn và thân chủ xem xét những khả năng có thể làm và kết quả của chúng, đánh giá cách mà
những khả năng này sẽ đáp ứng mục tiêu của thân chủ, và quyết định về một hướng hành động cụ thể.
Khả năng tốt nhất và những triển vọng là những gì được tạo ra bởi thân chủ, và nhà tham vấn phải đem
đến cho thân chủ nhiều hỗ trợ và động viên trong giai đoạn này của quá trình trị liệu.
TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT Những tham vấn viên theo thuyết Adler tìm cách để tạo ra sự khác biệt trong
cuộc sống của thân chủ của họ. Những sự khác biệt này có thể được biểu lộ bằng một sự thay đổi trong
hành vi hay thái độ hoặc nhận thức. Người theo thuyết Adler sử dụng những kỹ thuật khác nhau để
khuyến khích sự thay đổi, một vài trong số đó có thể trở thành những can thiệp chung trong những khuôn
mẫu trị liệu khác. Những kỹ thuật được biết đến với tên gọi như ngay lặp tức (tức thì – immediacy), lời
khuyên (advice), sự hài hước (humor), sự im lặng (silence), mục đích trái ngược (paradoxical intention),
diễn như là – dự đoán kết quả hành động (acting as if), nhổ nước bọt vào súp – đối phó với sự tránh né
trách nhiệm (spitting in the client’s soup), bắt lấy bản thân mình (catching oneself), kỹ thuật nút bấm (the
push-buttom technique), hiện thực hóa (externalization), tái tạo (re-authoring), tránh né cạm bẫy
(avoiding the traps), đối mặt (confrontation), sử dụng những câu chuyện và ngụ ngôn (use of stories and
fables), phân tích ký ức khi còn nhỏ (early recollection analysis), đánh giá lối sống (lifestyle assessment),
động viên (encouraging), đặt nhiệm vụ và cam kết (task setting and commitment), cho bài tập (giving
homework), và giới hạn và tổng kết (terminating and summarizing) tất cả đều đã được sử dụng (Carlson
& Slavik, 1997; Carlson và cs., 2006; Dinkmeyer & Sperry, 2000; Disque & Bitter, 1998; Mosak &
Maniacci, 2008). Những người thực hành theo thuyết Adler có thể sử dụng một cách sáng tạo một phạm
vi lớn những kỹ thuật khác, với điều kiện những phương pháp đó về triết lý gắn liền với giả thuyết cơ bản
của tâm lý học Adler (Milliren và cs., 2007). Những người theo Adler là người thực dụng khi nói tới sử
dụng những kỹ thuật thích hợp với một thân chủ. Nói chung, tuy nhiên, những người thực hành Adler tập
trung vào sự thay đổi động cơ hơn là thay đổi hành vi và động viên thân chủ tạo nên những thay đổi toàn
diện ở phần có ích của cuộc sống. Tất cả tham vấn đều là sự nỗ lực có tính hợp tác, và tạo ra sự khác biệt
dựa trên khá năng của tham vấn viên chiếm được sự hợp tác của thân chủ.
PHẠM VI ỨNG DỤNG
Adler dự đoán định hướng tương lai của nghề nghiệp giúp đỡ người khác bằng việc yêu cầu những nhà trị
liệu trở thành những nhà hoạt động xã hội và bởi việc nói về sự phòng ngừa và chữa trị của những điều
kiện xã hội đối lập với sự quan tâm xã hội và kết quả là những vấn đề của con người. Nỗ lực tiên phong
của Adler về cung cấp sự phòng ngừa trong sức khỏe tinh thần dẫn ông tới tăng sự ủng hộ với vai trò của
Tâm Lý Học Cá Nhân ở trường học và gia định. Vì Tâm Lý Học Cá Nhân được dựa trên một khuôn mẫu
tăng trưởng, không phải một khuôn mẫu y khoa, nó được ứng dụng vào nhiều phạm vi của cuộc sống như
hướng dẫn trẻ em; tham vấn cha mẹ-con cái; tham vấn đôi lứa; tham vấn và liệu pháp gia định; tham vấn
và liệu pháp nhóm; tham vấn cá nhân với trẻ em, vị thành niên, và người lớn; mâu thuẫn văn hóa; tham
vấn cải tạo (phạm nhân) và hòa nhập cộng động; và cơ quan sức khỏe tâm thần. Những nguyên tắc của
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
thuyết Adler đã được áp dụng rộng rãi tới những chương trình lạm dụng chất, vấn đề xã hội đối mặt với
nghèođói và tội phạm, vấn đề của người lớn tuổi, hệ thống trường học, tôn giáo, và kinh doanh.
P
Á DỤNG VÀOGIÁO
DỤC Adler (1930/1978) ủng hộ đào tạo cả những giáo viên và cha mẹ về thực hành hiệu
quả việc cổ vũ cho sự quan tâm xã hội ở trẻ em và tạo ra kết quả về cảm giác cạnh tranh và tự đánh giá.
Adler có một quan tâm mạnh liệt vào việc áp dụng những ý tưởng của mình vào giáo dục, đặc biệt là tìm
cách để khắc phục những lối sống sai lệch ở học sinh. Ông đã đề xướng một quy trình làm việc với sinh
viên theo nhóm và giáo dục cha mẹ và giáo viên. Bằng cách cung cấp cho giáo viên cách để ngăn ngừa và
chỉnh sữa những sai lầm thiết yếu của trẻ, ông hướng tới việc khuyến khích sự quan tâm xã họi và sức khỏe
tinh thần. Adler đã đi trước thời đại của mình trong việc ủng hộ trường học nắm vai trò chủ động trong
việc phát triển những kỹ năng xã hội và giáo dục tính cách cũng như dạy những môn học căn bản. Nhiều
mẫu hình giáo dục giáo viên được dựa trên những nguyên tắc của tâm lý học Adler (xem Albert,1996).
Ngoài Adler, một người đề xướng chính của Tâm Lý Học Cá Nhân là người sáng lập của quy trình dạyhọc là Dreikurs (1968 – 1971).
ỨNG DỤNG VÀOGIÁO
DỤC CHA MẸ Giáo dục cha mẹ tìm cách để cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái bằng cách khuyến khích sự thông cảm và chấp nhận nhiều hơn. Cha mẹ được dạy cách để nhận ra
những mục tiêu sai lệch của trẻ và cách sử dụng lập luận và hậu quả tất yếu để hướng dẫn trẻ tới hành vi
hiệu quả hơn. Giáo dục cha mẹ theo thuyết Adler cũng nhấn mạnh lắng nghe trẻ, giúp trẻ chấp nhận những
hậu quả của hành vi của mình, áp dụng huấn luyện cảm xúc, giữ gìn những cuộc gặp gia định, và sử dụng
sự động viên. Hai chương trình giáo dục gia đình dẫn đầu ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đều được dựa trên
những nguyên tắc của thuyết Adler: chúng là STEP (Dinkmeyer & McKay, 1997) và Active Parenting
(Popkin, 1993).
ỨNG DỤNG VÀOTHAM VẤN ĐÔI LỨA Liệu pháp theo thuyết Adler với đôi lứa được thiết kế để đo
lường những niềm tin và hành vi của cặp đôi khi giáo dục họ theo một cách hiệu quả về cách để đạt được
những mục tiêu chung của họ. Clair Hawes đã phát triển một cách tiếp cận với tham vấn đôi lứa trong
khuôn mẫu liệu pháp ngắn theo thuyết Adler. Ngoài chú tâm vào múc độ phù hợp của lối sống, Hawes
nhìn vào những ký ức ban đầu của cuộc hôn nhân và mối quan hệ của mỗi người với một tập hợp lớn
những nhiệm vụ cuộc sống, bao gồm nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ mật thiết, tâm linh, tự
chăm sóc bản thân, và tự trọng (Bitter và cs., 1998; Hawes, 1993; Hawes & Blanchard, 1993). Carlson,
Watts, và Maniacci (2006) miêu tả cách mà người theo thuyết Adler đạt được mục đích của liệu pháp đôi
lứa ngắn: Họ nuôi dưỡng sự quan tâm xã hội, hỗ trợ cặp đội trong việc giảm cảm giác tự ty và vượt qua sự
nản lòng, giúp cặp đôi điều chỉnh cách nhìn nhận và mục tiêu của họ, giúp cặp đôi cảm thấy một cảm giác
chất lượng (sense of quality) trong mối quan hệ của họ; đem đến những cơ hội xây dựng những kỹ năng.
Nhà trị liệu nhắm đến việc tạo ra những giải pháp cho những vấn đề, tăng sự lựa chọn cho cặp đôi, và giúp
thân chủ phát hiện và sử dụng những tài nguyên riêng và chung của họ.
Một phạm vi rất lớn những kỹ thuật thích hợp dung cho những dạng khác của tham vấn có thể được dùng
trong tham vấn đôi lứa. Trong tham vấn đôi lứa, cặp đôi được dạy những kỹ thuật cụ thể sẽ nâng cao sự
giao tiếp và hợp tác. Một vài những kỹ thuật như là lắng nghe, diễn giải (paraphrasing), đưa ra phản hồi,
có những cuộc hội thoại hôn nhân, liệt kê những mong đợi, làm bài tập, diễn tập giải quyết vấn đề
(enacting problem solving). Những người theo thuyết Adler sử dụng phương pháp tâm lý-giáo dục và đào
tạo kỹ năng trong tham vấn đôi lứa. Những sách có ích về nội dung này, xem Carlson và Dinkmeyer
(2003) và Sperry, Carlson, và Peluso (2006).
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Những người theo thuyết Adler sẽ đôi khi gặp thân chủ là một cặp đôi, đôi khi cá nhân, và sau đó là một
cặp đội và là những cá nhân. Hơn là tìm kiếm ai là người có lỗi trong mối quan hệ, nhà tham vấn xem xét
lối sống của hai người và sự tương tác giữa hai lối sống. Sự nhấn mạnh được đem ra để giúp họ lựa chọn
nếu họ muốn duy trì mối quan hệ của mình, và, nếu thế, thay đổi nào mà họ sẵn sàng thực hiện.
ỨNG DỤNG VÀOTHAM VẤN GIA ĐÌNHVới sự nhấn mạnh của mình vào phả hệ gia đình, sự tổng thế,
và sự tự do của nhà trị liệu để ứng phó, cách tiếp cận của Adler đóng góp vào nền tảng của quan điểm liệu
pháp gia đình. Những người theo thuyết Adler làm việc với gia đình tập trung vào bầu không khí gia đình,
phả hệ gia đình, và những mục tiêu tác động lẫn nhau của mỗi thành viên (Bitter, Roberts, & Sonstegard,
2002). Bầukhôngkhígiađìnhlà xu hướng chung tiêu biểu cho mối quan hệ giữa cha mẹ và tái độ của họ với
cuộc sống, vai trò giới, đưa ra quyết định, cạnh tranh, hợp tác, đối phó với mâu thuẫn, trách nhiệm, và hơn
thế nữa. Bầu không khí này, bao gồm những tấm gương mà cha mẹ đem đến, những ảnh hưởng đến trẻ khi
chúng lớn lên. Quá trình trị liệu tìm cách để tăng sự nhận thức của sự tương quan của những cá nhân
trong hệ thống gia đình. Những người thực hành liệu pháp gia đình Adler hướng tới việc hiểu những mục
tiêu, niềm tin, và hành vi của mỗi thành viên gia đình và gia đình như là một thực thể theo bản thân nó.
Những ảnh hưởng của Adler và Dreikurs đến liệu pháp gia đình được diễn tả sâu hơn trong Chương 14.
ỨNG DỤNG VÀOTHAM VẤN NHÓMAdler và đồng nghiệp của mình sử dụng một cách tiếp cận nhóm ở
trung tâm hướng dẫn trẻ của họ ở Vienna ngay từ năm 1921 (Dreikurs, 1969). Dreikurs mở rộng và phổ
biến công trình của Adler với nhóm và sử dụng liệu pháp tâm lý nhóm trong thực hành cá nhân của mình
cho hơn 40 năm. Mặc dù Dreikurs giới thiệu liệu pháp nhóm vào việc thực hành tâm thần học của mình
như một cách để tiết kiệm thời gian, ông nhanh chóng phát hiện ra những đặc điểm độc nhất của nhóm
làm cho chúng thành một cách hiểu quả trong giúp đỡ người khác thay đổi. Cảm giác tự ti có thể được thử
thách và trung hòa một cách hiệu quả trong nhóm, và những quan niệm và giá trị sai lệch là gốc rễ của
những vấn đề xã hội và cảm xúc có thể được ảnh hưởng một cách sâu sắc vì nhóm là một tác nhân hình
thành giá trị (Sonstegard & Bitter, 2004).
Nhân tố căn bản của tham vấn nhóm theo thuyết Adler được dựa trên một giả thuyết rằng những vấn đề
của chúng ta chủ yếu là bản chất xã hội. Nhóm cung cấp một ngữ cảnh xã hội trong đó những thành viên
có thể phát triển một cảm giác thuộc về, sự liên hệ xã hội, và cộng đồng. Sonstegard và Bitter (2004) viết
rằng những người tham gia nhóm nhận ra những vấn đề của họ về bản chất là liên cá nhân, rằng những
hành vi của họ có ý nghĩa xã hội, và rằng những mục tiêu của họ có thể được hiểu tốt nhất trong một ngữ
cảnh của mục đích xã hội.
Theo quan điểm của tôi, việc sử dụng ký ức khi còn nhỏ là một điểm đặc trưng độc nhất của tham vấn
nhóm Adler. Như đã đề cặp trước đó, từ một chuỗi những ký ức khi còn nhỏ, những cá nhân có thể có một
ý thức rõràng về những ý niệm sai lệch của họ, thái độ hiện tại, quan tâm xã hội, và những hành vi có thể
có ở tương lai. Thông qua sự chia sẻ lẫn nhau của những ký ức khi còn nhỏ này, những thành viên phát
triển một cảm giác kết nối với những người khác, và sự kết nối nhóm được gia tăng. Nhóm trở thành một
nhân tố của sự thay đổi vì sự tiến bộ của những mối quan hệ liên cá nhân giữa những thành viên và sự nảy
sinh hy vọng.
Tôi cụ thể xem trọng cách những nhà tham vấn nhóm thực hiện đầy đủ chiến lược hành động tại mỗi buổi
gặp nhóm và đặc biệt trong giai đoạn tái định hướng khi những quyết định mới được thực hiện và những
mục tiêu được điều chỉnh. Để thách thức những nhận định tự giới hạn, thành viên được động viên để hành
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
động như là họ đã là người mà họ muốn trở thành. Họ được yêu cầu để “bắt lấy bản thân mình” trong quá
trình lặp lại những khuôn mẫu cũ dẫn tới hành vi không hiệu quả hoặc tự bại. Những thành viên dần dần
cảm kích rằng nếu họ mong muốn thay đổi, họ cần phải đặt những nhiệm vụ cho bản thân mình, áp dụng
những bài học nhóm vào cuộc sống mỗi ngày, và bước đi tìm giải pháp cho vấn đề của mình. Giai đoạn
cuối cùng được đặc trưng bởi trưởng nhóm và thành viên làm việc cùng nhau để thách thức những niềm
tin sai lầm về bản thân, cuộc sống, và người khác. Trong giai đoạn này, những thành viên tính toán về
những niềm tin, hành vi, và thái độ thay thế.
Tham vấn nhóm Adler có thể được xem như một cách tiếp cận trị liệu ngắn. Đặc điểm nền tảng liên hệ với
liệu pháp nhóm ngắn bao gồm sự thiếp lập nhanh một mối quan hệ trị liệu mạnh mẽ, tập trung rõràng vào
vấn đề và định hướng mục tiêu, đánh giá nhanh, nhấn mạnh vào những can thiệp trị liệu chủ động và định
hướng, một sự tập trung vào những điểm mạnh và khả năng của thân chủ, một cách nhìn tích cực về thay
đổi, sự tập trung vào cả hiện tại và tương lai, và một sự nhấn mạnh vào việc dệt cách điều trị theo nhu cầu
độc nhất của thân chủ trong một cách hiệu quả thời gian nhất có thể (Carlson và cs., 2006).
Một điểm lợi thế của khuôn khổ làm việc giới hạn thời gian là nó chuyển đến thân chủ sự mong đợi rằng
sự thay đổi sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Xác định rõsố lượng buổi trị liệu có thể thức đẩy cả
những thành viên và nhà tham vấn nhóm giữ trọng tâm vào những kết quả mong muốn và làm việc hiệu
quả nhất có thể. Vì trưởng nhóm theo thuyết Adler nhận ra rằng nhiều sự thay đổi trong thành viên xảy ra
giữa những buổi của nhóm, trị liệu được thiết kế để giúp thành viên giữ trọng tâm vào những mục tiêu cá
nhân cụ thể. Những thành viên có thể quyết định cách mà họ muốn sử dụng thời gian sẵn có của họ, và họ
có thể tính toán thành một tập hợp những sự hiểu biết sẽ hướng dẫn cho nhóm.
Trị liệu nhóm ngắn Adler được nêu lên bởi Sonstegard, Bitter, Pelonis-Peneros và Nicoll (2001). Để xem
thêm thông tin về cách tiếp cận Adler tới tham vấn nhóm, xem Theory and Practice of Group Counseling
(Corey, 2008, chương 7), Corey (1999, 2003, và Sonstegard và Bitter (2004)).
TRỊ LIỆU ADLER THEOQUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ĐIỂM MẠNH TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Học thuyết theo Adler nêu lên vấn đề công bằng xã hội và sự gắn liền với xã hội của con người rất
lâu trước khi chủ nghĩa đa văn hóa thừa nhận sự quan trọng chính trong nghề (Watts & Pietrzak, 2000).
Adler giới thiệu những khái niệm với hàm ý hướng tới một chủ nghĩa đa văn hóa có đủ hoặc hơn sự thích
hợp với hiện tại như chúng đã làm trong thời của Adler (Pedersen, như được nói trong Nystyl, 1999b).
Một vài ý tưởng trong số đó như (1) sự quan trọng của ngữ cảnh văn hóa, (2) sự nhấn mạnh vào sức khỏe
đối lập với bệnh lý, (3) một quan điểm tổng thể về cuộc sống, (4) giá trị của việc hiểu những cá nhân dưới
dạng những mục tiêu và mục đích cốt lõicủa họ, (5) khả năng rènluyện sự tự do trong ngữ cảnh của sự bắt
buộc của xã hội, và (6) sự tập trung vào sự ngăn ngừa và sự phát triển của một cách tiếp cận chủ động
trong việc đối phó với những vấn đề. Quan điểm tổng thể của Adler là một biểu cảm rõràng của điều mà
Pedersen gọi một “trọng tâm văn hóa” hoặc một cách tiếp tham vấn cận đa văn hóa. Carlson và EnglarCarlson (2008) duy trì thuyết của Adler thích hợp cho tham vấn cho một dân cư đa dạng và làm việc công
bằng xã hội. Họ khẳng định: “Có lẽ đóng góp lớn nhất của Adler chính là ông đã phát triển một học thuyết
thừa nhận và nhấn mạnh ảnh hưởng của giai cấp xã hội, phân biệt chủng tộc, tình dục, và giới tính -
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đến hành vi của những cá nhân. Những ý kiến của ông, bởi vì thế, được tiếp nhận rất tốt bởi những người
sống trong xã hội toàn cầu hiện nay” (tr. 161).
Mặc dù cách tiếp cận theo thuyết Adler được gọi là Tâm Lý Học Cá Nhân, trọng tâm của nó lại vào con
người trong bối cảnh xã hội. Cách tiếp cận này chú trọng tới vấn đề văn hóa trong cả quá trình đánh giá và
trị liệu. Những nhà trị liệu Adler động viên thân chủ định dạng bản thân mình trong môi trường xã hội của
họ. Những người theo thuyết Adler cho phép một cách thoải mái những khái niệm về lứa tuổi, đạo đức,
lối sống, và khác biệt giới tính được thể hiện trong liệu pháp. Theo niềm tin của mình, những người theo
thuyết Adler thực hành theo những cách linh hoạt từ một học thuyết có thể áp dụng để làm việc với lượng
thân chủ đa dạng. Quá trình trị liệu được đặt nền tảng trong thế giới quan và văn hóa của thân chủ hơn là
cố gắng ghép thân chủ vào những khuôn mẫu định trước.
Trong cách phân tích của nhiều cách tiếp cận lý thuyết với tham vấn của mình, Arciniega và Newlon
(2003) nêu rằng học thuyết Adler nắm giữ phần nhiều triển vọng cho việc xác định những vấn đề đa dạng.
Họ ghi chú một số đặc điểm của học thuyết Adler phù hợp với những giá trị của nhiều sắc tộc, nền văn
hóa, và những nhóm dân cư (ethnic groups), bao gồm việc nhấn mạnh về việc hiểu cá nhân trong một bối
cảnh gia đình và nhóm xã hội; vai trò của quan tâm xã hội và đóng góp cho người khác; và sự tập trung
vào cảm giác gần gủi và tinh thần tập thể. Những nền văn hóa nhấn mạnh sự bình ổn của những nhóm xã
hội và nhấn mạnh vai trò của gia đình sẽ thấy rằng giả định căn bản của tâm lý học Adler phù hợp với giá
trị của họ.
Những nhà trị liệu Adler thường tập trung vào những giá trị mang tính định hướng xã hội và hợp tác
tương phản với những giá trị mang tính cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân (Carlson & Carlson, 2000).
Những thân chủ người Mỹ bản xứ, như là ví dụ, thường xem trọng sự hợp tác hơn là sự cạnh tranh. Một
trong những thân chủ như vậy đã kể một câu chuyện về một nhóm những chàng trai trong một cuộc chạy
đua. Khi một người chạy trước những người, anh ta sẽ chạy chậm lại và để cho những người khác bắt kịp,
và họ cùng về đích cùng lúc. Mặc dù huấn luyện viên cố gắng giải thích rằng mục đích của cuộc đua là để
cho một cá nhân về đích trước, những chàng trai này đã được xã hội hóa để làm việc một cách hợp tác với
nhau như một nhóm. Liệu pháp Adler dễ dàng thích nghi với những giá trị văn hóa nhấn mạnh đến tính
cộng đồng.
Những thân chủ vào trị liệu thường bị bị chốt vào những cách nhìn nhận, diễn dịch và cư xử cứng nhắc.
Có khả năng rằng họ không nghi ngờ cách mà nền văn hóa của họ ảnh hưởng đến họ, và làm cho họ chấp
nhận “chuyện phải là vậy thôi.” Mozdzierz và đồng nghiệp (1986) mô tả những thân chủ như cận thị và
dám chắc rằng một trong những chức năng của nhà trị liệu là để cung cấp cho họ một lăng kính khác để
cho họ nhìn mọi thứ rõràng hơn. Điểm nhấn mạnh của thuyết Adler về phong cách chủ quan trong cách
mỗi người nhìn và diễn dịch thế giới của mình dẫn tới một sự tôn trọng những giá trị và quan điểm độc
nhất của thân chủ. Những nhà tham vấn theo thuyết Adler sử dụng sự diễn dịch như là một cơ hội để thân
chủ nhìn nhận vấn đề dưới một góc nhìn khác, mặc dù vậy tùy vào thân chủ để quyết định có dùng lăng
kính đó hay không. Những người theo thuyết Adler không quyết định cho thân chủ điều gì thân chủ nên
thay đổi hoặc mục tiêu của họ nên là gì; thay vào đó, họ làm việc một cách hợp tác với thân chủ của mình
theo cách cho phép họ có thể đạt tới những mục tiêu tự định của họ.
Chẳng những học thuyết Adler phù hợp với những giá trị của những người từ những nhóm văn hóa đa
dạng, mà cách tiếp cận đem đến sự linh hoạt trong việc áp dụng một phạm vi nhận thức và những kỹ thuật
định hướng hành động để giúp đỡ thân chủ khám phá những vấn đề thực tế của mình trong một ngữ cảnh
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
văn hóa. Những người thực hành thuyết Adler không trung thành với một tập hợp những thủ tục nào. Thay
vào đó, họ nhận thức được giá trị của việc điều chỉnh kỹ thuật của mình với mỗi tình huống của thân chủ.
Mặc dù họ tận dụng đa dạng các loại phương pháp, phần lớn họ có chỉ đạo đo lường lối sống. Sự đánh giá
này tập trung nặng vào cấu trúc và động lực của gia đình thân chủ. Vì lai lịch văn hóa của họ, nhiều thân
chủ đã được điều kiện để tôn trọng những di sản gia đình của họ và tôn trọng tác động của gia đình lên sự
phát triển của cá nhân họ. Điều thiết yếu là nhà tham vấn phải nhạy cảm tới những cảm xúc mâu thuẫn và
những trăn trở của thân chủ mình. Nếu nhà tham vấn giải thích cách hiểu những giá trị văn hóa này, có thể
thân chủ sẽ dễ tiếp nhận sự phám khá về lối sống của họ. Một phám khá như vậy sẽ kích hoạt một cuộc
bàn luận chi tiết về vị trí của chính họ trong gia đình mình.
Nếu “văn hóa” được định nghĩa rộng (bao gồm tuổi tác, lối sống, và khác biệt giới tính), những sự khác
biệt văn hóa có thể tìm được trong cả chỉ một gia đình. Cách tiếp cận Adler nhấn mạnh giá trị của cách
hiểu chủ quan về thế giới độc nhất của một cá nhân. Văn hóa là một trong những chiều khích quan trọng
cho việc nắm được cách suy nghĩ chủ quan và kinh nghiệm của một cá nhân. Văn hóa ảnh hưởng mỗi
người, nhưng nó biểu hiện ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào sự nhận thức, đánh giá, và diễn dịch của
văn hóa mà mỗi người nắm giữ.
Nên ghi chú rằng những người theo thuyết Adler điều tra văn hóa theo cách gần giống với cách họ tiếp cận
thứ tự sinh và bầu không khí gia đình. Văn hóa là một ưu thế từ đó cuộc sống được trải nghiệm và diễn
dịch; nó cũng là một nền tảng của những giá trị, lịch sử, phán xét, niềm tin, tục lệ, và tiêu chuẩn đạo đức
phải được nêu lên bởi cá nhân. Những người theo thuyết Adler hiện nay đánh giá đúng vai trò của tâm linh
và tôn giáo trong cuộc sống của thân chủ, vì những yếu tố này là sự biểu lộ của sự quan tâm xã hội và trách
nhiệm với người khác (Carlson & Englar-Carlson, 2008).
Những nhà tham vấn Adler tìm cách để nhạy cảm với những vấn đề văn hóa và giới tính. Adler đã là một
trong những nhà tâm lý đầu tiên của lúc chuyển cảm thế kỷ tán thành việc bình đẳng cho phụ nữ. Ông đã
nhận ra rằng đàn ông và phụ nữ khác biệt theo nhiều hướng, nhưng ông cảm thấy rằng hai giới tính xứng
đáng được coi trọng và kính trọng như nhau. Sự tôn trọng và đánh giá cao về sự khác biệt mở rộng phạm vi
đến văn hóa cũng như là với giới tính. Những người theo Adler tìm trong những nền văn hóa khác nhau
những cơ hội để quan sát bản thân, những người khác, và thế giới trong một phương pháp đa chiều kích.
Quả thực, sức mạnh của văn hóa của một người thường có thể giúp sửa chữa những sai lầm trong một nền
văn hóa khác.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Như đúng hầu hết với những mẫu hình Phương Tây, cách tiếp cận Adler thường tập trung vào cái tôi như
là nơi của sự thay đổi và trách nhiệm. Vì những nền văn hóa khác có những quan điểm khác, nên nhân
định nguyên thủy về sự thay đổi và cái tôi độc lập có thể là vấn đề cho nhiều thân chủ. Những nhận định
về gia đình hạt nhân Phương Tây được xây dựng trong quan điểm của Adler về thứ tự sinh và phả hệ gia
đình. Với những người lớn lên trong ngữ cảnh gia đình mở rộng, một vài trong những ý tưởng này có thể ít
thích hợp hoặc ít nhất là cần phải được điều chỉnh
Học thuyết Adler có một vài điểm hạn chế tiềm tàng cho những thân chủ từ những nền văn hóa không
quan tâm đến khám phá những trải nghiệm thời thơ ấu, ký ức khi còn nhỏ, những kỹ năng gia đình, và
những ước mơ. Cách tiếp cận này có thể có hiệu quả hạn chế với những thân chủ không hiểu mục đích của
việc khám phá những chi tiết về phân tích lối sống khi đối mặt với vấn đề cuộc sống hiện tại
(Arciniega & Newlon, 2003). Thêm vào đó, nền văn hóa của một số thân chủ có thể đóng góp vào việc
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nhìn nhận nhà tham vấn viên như một “chuyên gia” và mong đợi nhà tham vấn sẽ cung cấp cho họ những
giải pháp cho vấn đề của họ. Đối với những thân chủ này, vai trò của nhà trị liệu Adler có thể tạo thành
những vấn đề vì nhà trị liệu Adler không phải là chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề của người
khác. Thay vào đó, họ coi như là chức năng của họ chính là dạy mọi người những phương pháp thay thế
để đối phó với những bận tâm cuộc sống.
Nhiều những thân chủ có vấn đề dồn nén thường sẽ do dự khi bàn luận về những vùng của cuộc sống của
mình mà họ không nhận thấy là có liên hệ với những trăn trở đem họ đến trị liệu. Những cá nhân có thể
tin rằng không thích họp để tiết lộ thông tin về gia đình. Về vấn đề này Carlson và Carlson (2000) gợi ý
rằng một sự nhạy cảm của nhà trị liệu và sự hiệu biết về những niềm tin xây dựng bởi văn hóa về tiết lộ
thông tin gia đình là điều then chốt. Nếu nhà trị liệu có thể chứng tỏ được sự hiểu biết về những giá trị
văn hóa của thân thì, có khả năng thân chủ này sẽ cởi mở hơn với giá đình đánh giá và trị liệu. Tuy nhiên,
Jim Bitter (giao tiếp cá nhân – personal communication, 17 tháng 2, 2007) đã ghi chú rằng khi anh đangg
làm việc lần đầu tiên trong một môi trường mới và khác biệt, anh ta trung bình mắc phải năm lỗi sai mỗi
ngày. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn việc mắc phải lỗi lầm là chúng ta khắc phục chúng.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU ADLER VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN
Mục tiêu căn bản của một nhà trị liệu Adler trong làm việc với Stan là bốn yếu tố và tương đương với bốn
giai đoạn của tham vấn: (1) Thiết lập và duy trì một mối uan hệ làm việc tốt với Stan, (2) Khám phá động
năng của Stan, (3) Khuyến khích Stan để phát triển sự nội thị và sự hiểu biết, (4) Giúp Stan thấy được
hướng thay thế và thực hiện những lựa chọn mới.
Để phát triển sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, nhà trị liệu chú tâm tới kinh nghiệm chủ quan của Stan
và nỗ lực để hiểu cách mà anh ta phản ứng với những bước ngoặt trong cuộc đời mình. Trong phiên làm
việc đầu tiên , San phản ứng với nhà tham vấn của mình như là một chuyên gia người có tất cả mọi câu
trả lời. Anh ta tin rằng khi anh ta quyết định anh ta thường nuối tiếc kết quả. Stan tiếp cận nhà tham vấn
với một sự tuyệt vọng. Vì nhà tham vấn của anh ta xem việc tham vấn như là một mối quan hệ giữa
những người ngang hàng, cô ấy ban đầu tập trung vào cảm giác của anh ta về việc thấy mình thấp kém
hơn nhiều người. Một điểm khởi tạo tốt là khám phá cảm giác tự ti của anh ta, mà trong đó anh ta nói
rằng anh ta cảm thấy trong phần lớn các trường hợp. Mục tiêu của tham vấn là phát triển lẫn nhau, và nhà
tham vấn tránh quyết định cho Stan mục tiêu của anh ta làm gì. Cô ta cũng kháng chự lại việc cho Stan
những công thức đơn giản mà anh ta mong muốn.
Tham vấn viên của Stan chuẩn bị một đo lường lối sống dựa trên một bản hỏi mà trong đó bàn tới những
thông tin về những năm đầu đời của Stan, đặc biệt là những trải nghiệm của anh ta trong gia đình. (Xem
Student Manual để xem một bản miêu tả đầy đủ về bản đo lường lối sống này khi nó được áp dụng cho
Stan.) Sự đo lường này bao gồm một sự quyết định có hay không anh ta đang đang tự đặt ra nguy hiểm
cho chính mình vì Stan đã có nhắc tới ý tưởng tự tử. Trong giai đoạn đo lường, điều có thể kéo dài vài
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
biểu trị liệu, nhà tham vấn theo phái Adler khám phá những mối quan hệ xã hội của Stan, mối quan hệ
của anh ta với những thành viên gia đình, trách nhiệm công việc của anh ta, vai trò của anh ta là một
người đàn ông, và cảm giác của anh ta về bản thân mình. Cô đặt nhấn mạnh đáng kể vào mục tiêu của
Stan trong cuộc sống và những ưu tiên của anh ta. Cô không đặt nhiều trọng tâm vào quá khứ của anh ta,
ngoại trừ để cho anh ta sự cứng nhắc giữa quá khứ và hiện tại của anh ta trong khi anh ta đang tiến tới
tương lai.
Vì nhà tham vấn của Stan đặt giá trị trên việc khám phá những kí ức khi còn nhỏ như là một nguồn gốc để
hiểu những mục tiêu, động cơ, và giá trị của anh ta, cô ta yêu cầu Stan tường thuật lại kí ức nhỏ nhất của
mình. Anh đáp lại như sau:
Tôi khoảng 6 tuổi. Tôi đi học, và tôi sợ những đứa trẻ khác và giáo viên. Khi tôi về nhà, tôi khóc và nói với mẹ tôi tôi
không muốn quay lại trường học. Bà ta mắng tới và gọi tôi là một đứa con nít. Sau điều đó tôi cảm thấy khủng khiếp và thậm chí
rất sợ hãi.
Một kí ức khi còn nhỏ khác của Stan lúc 8 tuổi:
Gia định tôi đang đến thăm ông bà của tôi. Tôi đang chơi ở bên ngoài, và một vài đứa trẻ hàng xóm đánh tôi không vì
lý do gì. Chúng tôi bắt đầu đánh nhau, và mẹ tôi ra ngoại và mắng tôi vì là một đứa trẻ hung dữ. Bà ta không tin tôi khi tôi nói
với bà rằng thằng đó khởi sự vụ đánh nhau này. Tôi cảm thấy tức giận và tổn thương vì bà đã không tin tôi.
Dựa vào những kí ức khi còn nhỏ này, nhà tham vấn của Stan gợi ý rằng Stan nhìn cuộc đời một cách sợ
hãi và thù địch một cách thất thường và rằng anh ta cảm thấy anh ta không thể tin tưởng vào phụ nữ; họ
có vẻ nhữ sẽ khắt khe, không tin tưởng, và không quan tâm.
Có những dữ liệu thu thập dựa trên đo lường lối sống về phả hệ gia đình và kí ức khi còn nhỏ của anh ta,
nhà trị liệu hỗ trợ Stan trong quá trình tóm tắt và diễn dịch thông tin này. Quan tam đặc biệt bởi nhà trị
liệu để nhận dạng những sai lầm cốt yếu, điều là những kết luận sai lệch về cuộc sống và cách nhìn nhận
tự-bại. Sau đây là một vài kết luận sai lệch mà Stan đã đạt tới:




“Tôi phải không gần gũi với mọi người, bởi vì họ chắc chắn sẽ làm tổn thương tôi.”
“Vì chính cha mẹ của tôi không mong muốn tôi và không yêu tôi, tôi sẽ không bao giờ được
mong muốn hay được yêu thương bởi bất kì ai.”
“Chỉ khi tôi trở thành hoàn hảo, thì có thể mọi người sẽ thừa nhận và chấp nhận tôi.”
“Là 1 người đàn ông có nghĩa là không thể hiện cảm xúc”
Những thông tin mà nhà trị liệu tóm tắt và diễn dịch dẫn tới sự nội thị và về phần Stan thì tăng sự tự-hiểu
bản thân. Anh ta tăng thêm sự nhận biết về nhu cầu của mình để kiểm soát thế giới qua đó anh ta có thể
kiểm soát được nỗi đau của mình: qua việc sử dụng rượu, tránh những tin huống giữa cá nhân với nhau có
sự đe dọa, và việc không thể sẵn lòng để dựa vào người khác đễ hỗ trợ về mặt tâm lý. Quá việc liên tục
nhấn mạnh vào những niềm tin, mục tiêu, và ý định của anh ta, Stan dần nhìn nhận thấy cách mà lập luận
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cá nhân của anh là không chính xác. Trong trường hợp của anh ta, một suy luận cho lối sống của anh có
thể được giải thích theo cách này: (1) “Tôi không được yêu thương, tầm thường, và không được quan
tâm;” (2) “Thế giới là một nơi đầy đe dọa, và cuộc đời thì bất công;” (3) “Do đó, tôi phải tìm cách để bảo
vệ bản thân mình và được an toàn.” Trong giai đoạn này của quá trình, nhà tham vấn của Stan thực hiện
những diễn dịch tập trung vào lối sống, định huống hiện tại, những mục tiêu và mục đích của anh ta, và
cách mà lập luận cá nhân của anh ta hoạt động. Đương nhiên là, Stan được mong đợi thực hiện những bài
tập về nhà hỗ trợ anh ta không việc chuyển dịch những sự nội thị thành những hành vi mới. Theo cách
này anh ta trở thành một người tham dự chủ động trong trị liệu của mình.
Trong giai đoạn tái-định huống của trị liệu, Stan và nhà trị liệu làm việc cùng nhau để xem xét những thái
độ, niềm tin, và hành động thay thế. Tới lúc này Stan nhìn nhận rằng anh ta không phải khóa chặt vào
những mô hình trong quá khứ, cảm thấy được động viên, và nhận ra rằng anh ta có sức mạnh để thay đổi
cuộc đời mình. Anh ta chấp nhận rằng anh ta sẽ không thay đổi chi bởi việc đạt được sự nội thị và biết
rằng anh ta sẽ phải sử dụng những sự nội thị này bằng việc thực hiện những kế hoạt định hướng-hành
động. Stan bắt đầu cảm thấy rằng anh ta có thể tạo ra một cuộc sống mới và không vẫn là nạn nhân của
hoàn cảnh.
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU THEO THUYẾT ADLER CỦA STAN
Sử dụng những câu hỏi sao để giúp bạn nghĩ về cách mà bạn sẽ tham vấn Stan sử dụng cách tiếp cận
Adler:





Bạn sẽ nỗ lực để thiết lập một mối quan hệ với Stan dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
bằng cách nào? Bạn có thể tưởng tượng ra những khó khăn nào trong việc phát triển mối quan hệ
này với anh ta không?
Khía cạnh nào không lối sống của Stan đặc biệt làm bạn thích thú? Trong tham vấn với anh ta,
những điều này sẽ được khám phá như thế nào?
Nhà trị liệu theo thuyết Adler nhận dạng bốn kết luận sai lệch của Stan. Bạn có thể cảm thông với
bất kỳ sai lầm cốt yếu nào trong số đó không? Nếu có, bạn có nghĩ rằng điều này sẽ giúp đỡ hay
cản trở hiệu quá trị liệu của bạn với anh ta không?
Bạn sẽ họ trợ Stan trong việc khám phá sự quan tâm xã hội của anh ta và vươn xa hơn mối quan
tâm của anh ta với vấn đề của chính mình như thế nào?
Điểm mạnh và nguồn lực của Stan nào mà bạn có thể nhờ đến để hỗ trợ quyết tâm và sự tận tâm
của anh ta để thay đổi?
TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ
Adler đã vượt xa thời đại của mình, và phần lớn những trị liệu hiện tại có kết hợp ít nhất một vài ý tưởng
của ông. Tâm Lý Học Cá Nhân cho rằng con người được thúc đẩy bởi những yếu tố xã hội; chịu trách
nhiệm cho suy nghĩ, tình cảm, và hành động của bản thân mình; là đấng tạo hóa của cuộc đời mình , đối
lập với việc là những nạn nhân; và được thúc đẩy bởi những mục đích và mục tiêu, mong đợi tới tương lai
hơn là nhìn về quá khứ.
Mục tiêu cơ bản của cách tiếp cận Adler là giúp thân chủ nhận diện và thay đổi niềm tin sai lệch về bản
thân, những người khác, và cuộc sống và từ đó tham gia đầy đủ hơn vào một thế giới xã hội. Thân chủ
không được nhìn nhận như bệnh về mặt tâm lý nhưng là bị nản lòng. Quá trình trị liệu giúp những cá
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
nhân trở nên nhận thức được những khuôn mẫu của mình và thực hiện những thay đổi thiết yếu cho
phong cách sống của họ, dẫn tới những thay đổi cách mà họ cảm nhận và cư xử. Vai trò của gia đình
trong sự phát triển của một cá nhận được nhấn mạnh. Trị liệu là một cuộc mạo hiểm mang tính hợp tác
thách thức thân chủ chuyển dịch những sự nội thị của mình thành hành động thực tiễn. Học thuyết Adler
hiện tại là một cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp nhận thức, cáu trúc, hiện sinh, tâm động, và quan điểm hệ
thống. Một vài những đặc điểm chung bao gồm một sự nhấn mạnh trong việc thiết lập một mối quan tôn
trọng giữa thân chủ-nhà trị liệu, một sự nhấn mạnh về điểm mạnh và tài nguyên của thân chủ, và sự định
hướng lạc quan và hướng đến tương lại.
Cách tiếp cận Adler cho phép người thực hành một sự tự do lớn khi làm việc với thân chủ. Sự đóng góp
chủ yếu của những người theo Adler đã thực hiện được trong những phạm vi sau: giáo dục căn bản, tư
vấn nhóm với giáo viên, nhóm giáo dục cha mẹ, liệu pháp đôi lứa và gia đình, và tham vấn nhóm.
ĐÓNG GÓP CỦA CÁCH TIẾP CẬN ADLER
Điểm mạnh của cách tiếp cận Adler chính là sự linh hoạt của nó và bản chất tổng hợp của nó. Những nhà
trị liệu Adler có thể phong phú cả mặt lý thuyết cũng như kỹ thuật (Watts & Shulman, 2003). Cách tiếp
cận trị liệu này cho phép sử dụng một cách đa dạng những kỹ thuật nhận thức, hành vi, và thực nghiệm.
Những nhà trị liệu Adler rất tháo vát và linh hoạt trong việc về nên nhiều phương pháp, điều có thể được
áp dụng trong một phạm vi đa dạng thân chủ và trong nhiều loại khung cảnh và định dạng. Nhà trị liệu
quan tâm chính vào việc làm điều gì tốt nhất cho thân chủ hơn là ép buộc thân chủ vòa một khuôn khổ lý
thuyết (Watts, 1999, 2000; Watts & Pietrzak, 2000; Watts & Shulman, 2003).
Một đóng góp khác của cách tiếp cận Adler là nó thích hợp cho liệu pháp ngắn, giới hạn thời gian. Adler
là người đề xướng liệu pháp giới hạn thời gian, và những kỹ thuật sử dụng dùng trong nhiều cách tiếp cận
ngắn hiện nay cũng tuong tự như những can thiệp được tạo ra hoặc thường được dùng bởi những người
thực hành thuyết Adler (Carlson và cs., 2006). Trị liệu Adler và trị liệu ngắn hiện đại có một số đặc điểm
chung, bao gồm thiếp lập nhanh chống một liên minh trị liệu, một sự tập trung rõ ràng vào vấn đề và định
hướng mục tiêu, đánh giá nhanh và áp dụng vào trị liệu, một sự nhấn mạnh vào can thiệp chủ động và có
định hướng, tập trung vào tâm lý-giáo dục, một định hướng hiện tại và tương lai, sự tập trung vào những
điểm mạnh và khả năng của thân chủ và một sự kỳ vọng lạc quan vào sự thay đổi, và sự nhạy cảm thời
gian dệt trị liệu theo nhu cầu độc nhất của thân chủ (Carlson và cs., 2006). Theo Mosak và Di Pietro
(2006), kí ức khi còn nhỏ đem lại một nền tảng cho trị liệu ngắn. Họ khẳng định rằng kí ức khi còn nhỏ
thường hữu dụng trong việc giảm thiểu số lượng biểu trị liệu. Quy trình này chiếm ít thời gian để thực
hiện và diễn dịch và đem lại một hướng đi cho nhà trị liệu.
Bitter và Nicoll (2000) nhận dạng năm đặc điểm hình thành những điều căn bản cho một khuôn mẫu tổng
hợp trong trị liệu ngắn: giới hạn thời gian, sự tập trung, định hướng của nhà tham vấn, triệu chứng như
giải pháp, và việc giao những bài tập hành vi. Mang một quá trình giới hạn thời gian vào trị liệu chuyển
tải đến thân chủ sự mong đợi rằng thay đổi sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn. Khi số buổi của trị liệu
được định rõ, cả thân chủ và nhà trị liệu được thúc đẩy để giữ tập trung vào những kết quả mong đợi và
làm việc hiểu quả nhất có thể. Vì không có điều gì chắc chắn rằng một buổi trong tương lai sẽ xảy ra,
những nhà trị liệu ngắn thường hỏi mình câu hỏi này: “Nếu tôi chỉ có một buổi trị liệu để hữu ích cho
cuộc đợi người này, tôi sẽ muốn đạt được điều gì? (tr.54).
Những khái niệm của thuyết Adler mà tôi đem vào trong phần lớn công việc chuyên môn của mình là (1)
sự quan trọng của việc xem xét mục tiêu sống của một người, bao gồm đánh giá cách mà những mục tiu6
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
này ảnh hưởng đến một cá nhân; (2) sự tập trung vào sự diễn dịch của cá nhân về những trải nghiệm khi
còn nhỏ trong gia đình, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào ảnh hưởng hiện tại của chúng; (3) công dụng lâm
sàng của kí ức khi còn nhỏ trong cả đánh giá và trị liệu; (4) công dụng của giấc mơ như là những buổi
diễn tập cho hành động tương lai; (5) nhu cầu hiểu và đối mặt với những sai lầm thiết yếu; (6) sự nhấn
mạnh nhận thức, điều cho rằng những cảm xúc và hành vi bị ảnh hưởng lớn bởi niềm tin và quá trình suy
nghĩ của một người; (7) ý nghĩa của việc thực hiện một kế hoạch hành động được thiết kế để giúp thân
chủ thay đổi; (8) mối quan hệ hợp tác, mà qua đó thân chủ và nhà trị liệu làm việc hướng tới những mục
tiêu cùng đồng thuận; và (9) sự nhấn mạnh vào việc đưa những sự động viên trong suốt quá trình tham
vấn. Nhiều khái niệm của thuyết Adler có liên hệ với sự phát triển cá nhân. Một trong những nhận định
này đã giúp tôi hiểu định hướng của cuộc đời tôi là nhận định rằng cảm giác tự ti có liên hệ tới sự phấn
đấu tới sự vượt trội (Corey, như được trích dẫn trong Nystul, 1999a).
Rất khó khăn đê đánh giá cao những đóng góp của Adler tới thực hành trị liệu hiện đại. Nhiều ý kiến của
ông là cách mạng và vượt xã thời đại của ông. Ảnh hưởng của ông vượt xa tham vấn cá nhân, mở rộng
vào xu hướng sức khỏe tâm thần của cộng đồng (Ansbacher, 1974). Abraham Maslow, Viktor Frankl,
Rollo May, Aaron T. Beck, và Albert Ellis đều đã thừa nhận lòng biết ơn của mình với Adler. Cả Frankl
và May nhìn nhận ông là một người tiên phong trong sự vận động hiện sinh vì lập trường của ông rằng
con người được tự do lựa chọn và hoàn toàn chịu trách nhiệm bởi những điều họ làm với bản thân mình.
Cách nhìn này cũng làm ông thành người tiên phong của cách tiếp cận chủ quan với tâm lý học, điều tập
trung vào những yếu tố bên trong tâm trí quyết định hành vi: những giá trị, niềm tin, thái độ, mục tiêu, sự
quan tâm, ý nghĩa cá nhân, nhận thức chủ quan của thực tế, và sự phấn đấu tới sự tự hiện thực hóa bản
thân.
Theo ý kiến của tôi, một trong những đóng góp quan trọng nhất của Adler là ảnh hưởng đến những hệ
thống trị liệu khác. Nhiều trong những ý tưởng thiết yếu của ông đã tìm đường vào những trường phái
tâm lý khác, như cách tiếp cận hệ thống gia đình, liệu pháp Gestalt, thuyết học tập, liệu pháp hiện thực,
liệu pháp nhận thức cảm xúc hành vi, liệu pháp nhận thức, liệu pháp con người trọng tâm, liệu pháp hiệu
sinh, và cách tiếp cận hiện đại với trị liệu. Tất cả những cách tiếp này đều dựa trên một khái niệm chung
của con người là có mục đích, tự quyết định, và phấn đầu để phát triển. Trên nhiều phương diện, Adler có
vẻ như đã mở đường cho sự phát triển hiện tại trong cả liệu pháp nhận thức và liệu pháp mang tính xây
dựng/ cấu trúc (Watts, 2003). Giả thuyết cơ bản của thuyết Adler là nếu thân chủ có thể thay đổi suy nghĩ
của họ thì họ có thể thay đổi tình cảm và hành vi. Một nghiên cứu của những học thuyết tham vấn hiện tại
tiết lộ rằng nhiều khái niệm của Adler được tái xuất hiện trong những cách tiếp cận hiện đại với thuật ngữ
khác, và thường không công nhận công sức mà Adler đáng được hưởng (Watts, 1999; Watts & Pietrzak,
2000; Watts & Shulman, 2003). Một điều rõ ràng rằng có sự liên kết đáng kể của học thuyết Adler với
phần lớn những học thuyết ngày nay. Carlson và Englar-Carlson (2008) xác nhận rằng những người theo
thuyết Adler đối mặt với thử thách của việc tiếp tục phát triển cách tiếp cận của họ để nó phù hợp với nhu
cầu của xã hội toàn cầu hiện nay: “Trong khi những ý tưởng của người theo thuyết Adler tồn tại trong
những lý thuyết tiếp cận khác, có một câu hỏi rằng liệu có hay không học thuyết Adler với tư cách một
cách tiếp cận độc lập có thể tồn tài được về lâu dài” (tr. 160). Những tác giả này tin rằng để mô hình
Adler tồn tại và thịnh vượng, cần phải tìm cách để phấn đấu cho sự quan trọng.
HẠN CHẾ VÀ PHÊ BÌNH CỦA CÁCH TIẾP CẬN ADLER
Adler phải chọn giữa việc dành thời gian của mình để chính thức hóa học thuyết của mình và dạy những
người khác khái niệm căn bản của Tâm Lý Học Cá Nhân. Ông đặc thực hành và dạy trước việc sắp xếp và
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
trình bày một học thuyết rạch ròi và có hệ thống. Như kết quả, những bài viết trình bày của ông thường
khó hiểu, và nhiều trong số đó là những bản chép lại của những bài giảng của ông. Ban đầu, nhiều người
xem ý tưởng của ông một cách nào đó lỏng lẻo và quá đơn giản.
Nghiên cứu ủng hộ hiệu quả các học thuyết Adler thì giới hạn nhưng có tiến bộ trong 25 năm gần đây
(Watts & Shulman, 2003). Tuy nhiên, một phần lớn học thuyết vẫn cần được kiểm chứng thực tế và phân
tích so sánh. Điều nay đặc biệt đúng trong những phần khái niệm mà những người theo thuyết Adler chấp
nhận như là điều hiển nhiên: ví dụ, sự phát triển của lối sống, sự thống nhất của nhân cách và sự chấp
nhận một cách nhìn nhận cá nhân về cái tôi; sự chối bỏ của sự nổi trội của di truyền trong quyết định hành
vi, đặc biệt những hành vi bệnh lý; và sự hữu ích của nhiều cách can thiệp được sử dụng bởi nhiều người
theo thuyết Adler.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Nếu bạn sử dụng CD-ROM Integrative Counseling (Tham vấn tổng hợp), phần 6 (“Cognitive Focus in
Counseling” – Tập trung nhận thức trong tham vấn) mô tả sự phấn đấu của Ruth để đạt được những mong
đợi và đủ cho những tiêu chuẩn của người cầu toàn. Trong buổi trị liệu đặ biệt này với Ruth, bạn sẽ thấy
cách tôi nêu ra những khái niệm nhận thức và áp dụng chúng trong thực hành.
Nếu suy nghĩ của bạn đồng nhất với cách tiếp cận của Adler, bạn có thể suy nghĩ tìm kiếm đào tạo về
Tâm Lý Học Cá Nhân hoặc trở thành một thành viên của Hiệp Hội Bắc Mỹ về Tâm Lý Học Adler [North
American Society of Adlerian Psychology] (NASAP). Để biết thêm thông tin về NASAP và một danh
sách của những tổ chức Adler và cơ sở, liên hệ:
North American Society of Adlerian Psychology (NASP)
614 Old West Chocolate Avenue
Hersey, PA 17033
Điện thoại: (717) 579-8795
Fax: (717) 533-8616
E-mail: nasap@msm.com
Website: www.alfredadler.org
KHUYẾN ĐỌC
Alderian Therapy: Theory and Practice (Carlson, Watts, & Maniacci, 2006)2
Early Recollections: Interpretative Method and Application (Mosak & Di Pietro, 2006)
2
Cuốn này nhóm dịch có tìm được Ebook, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Adlerian, Cognitive, and Constructivist Therapies: An Integrative Dialogue (Watts, 2003)
Primer of Adlerian Psychology (Mosak & Maniacci, 1999)
Understanding Life-Style: The Psycho-Clarity Process (Powers & Griffith, 1987)
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
CHƯƠNG 6 - LIỆU PHÁP HIỆN SINH
(EXISTENTIAL THERAPY)
MỤC LỤC..............................................................................................................................................
1
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................................
3
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH....................................... 7
NHỮNG ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ HIỆN SINH ĐƯƠNG ĐẠI ........ 10
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................................
12
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI................................................................................. 12
QUAN ĐIỂM 1: NĂNG LỰC TỰ Ý THỨC ................................................................................... 13
QUAN ĐIỂM 2: TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ............................................................................... 14
QUAN ĐIỂM 3: ĐẤU TRANH CHO SỰ TỰ NHÂN DẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI NGƯỜI
KHÁC. .............................................................................................................................................. 17
QUAN ĐIỂM 4: SỰ TÌM KIẾM Ý NGHĨA. ................................................................................... 19
QUAN ĐIỂM 5: LO LẮNG LÀ ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU CỦA CUỘC SỐNG............................... 21
QUAN ĐIỂM 6: NHẬN THỨC VỀ CÁI CHẾT VÀ KHÔNG HIỆN HỮU ................................... 22
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU....................................................................................................................
23
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU...................................................................................................................... 23
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ...................................................................... 24
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ................................................................. 25
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ..................................................... 26
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU................................................................
27
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG TIẾN TRÌNH THAM VẤN ................................................................ 27
NHỮNG THÂN CHỦ PHÙ HỢP VỚI THAM VẤN HIỆN SINH ................................................. 28
ÁP DỤNG CHO TRỊ LIỆU NGẮN ................................................................................................. 29
ÁP DỤNG CHO TRỊ LIỆU NHÓM................................................................................................. 29
TRỊ LIỆU HIỆN SINH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA .......................................................
30
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ............................................................................................. 30
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN................................................................................... 31
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HIỆN SINH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN ........................................
32
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ..........................................................................................................
34
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN SINH...................................................... 34
HẠN CHẾ VÀ NHỮNG CHỈ TRÍCH VỀ TIẾP CẬN HIỆN SINH................................................ 36
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO...................................................................................................................
37
KHUYẾN ĐỌC ...................................................................................................................................
39
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
LỜI GIỚI THIỆU
Liệu pháp hiện sinh thiên về suy tư hơn so với những đặc trưng riêng biệt của những liệu pháp khác
(Russell, 2007). Nó không tồn tại như một trường phái trị liệu độc lập hay tách biệt, cũng không hề có
một mô thức rõ ràng với những kỹ thuật cụ thể. Liệu pháp hiện sinh được xem như một cách tiếp cận
triết học có ảnh hưởng đến việc thực hành trị liệu của một tham vấn viên. Cách tiếp cận này dựa trên
nền tảng cho rằng chúng ta đều là những thực thể tự do, và vì vậy, đều có trách nhiệm với mọi lựa
chọn và hành động của bản thân mình. Chúng ta là tác giả cuộc đời mình, và thiết kế những con
đường mà chúng ta theo đuổi. Chương này sẽ xác định một số tư tưởng và chủ đề có ý nghĩa quan
trọng đối với những nhà trị liệu theo thuyết hiện sinh.
Tiếp cận theo thuyết hiện sinh bác bỏ quan điểm về bản chất con người được tán thành bởi phân tâm
học và thuyết hành vi cổ điển. Phân tâm học nhìn nhận tính tự do của con người bị hạn chế bởi những
động lực, xung năng vô thức và những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ; trong khi những học thuyết
gia hành vi lại cho rằng sự tự do ấy bị ràng buộc bởi những điều kiện văn hóa - xã hội. Những nhà trị
liệu hiện sinh chấp nhận những sự thật đó trong hoàn cảnh hiện hữu của con người, song đối lập với
những nhà phân tâm và hành vi học, họ nhấn mạnh đến sự tự do của chúng ta trong việc lựa chọn cách
chúng ta tạo nên số phận cho chính bản thân mình. Giả thuyết cơ bản của triết học hiện sinh cho rằng
chúng ta không phải là nạn nhân của số phận, bởi lẽ, xét một cách tổng thể, chúng ta là những gì
chúng ta chọn để trở thành. Mục đích chính của tiến trình trị liệu là động viên thân chủ suy ngẫm về
cuộc đời, nhận ra phạm vi của sự lựa chọn và đưa ra lựa chọn. Một khi thân chủ nhận ra cách họ đầu
hàng số phận và và từ bỏ quyền tự quyết, họ có thể khởi hành một cách ý thức trên con đường hình
thành cuộc sống của mình. Yalom (2003) nhấn mạnh rằng bước đầu tiên trong hành trình trị liệu là
phải khiến thân chủ có khả năng nhận lãnh trách nhiệm: "Một khi cá nhân nhận ra vai trò của họ trong
việc kiến tạo nên hoàn cảnh sống cho mình, họ cũng phải nhận ra rằng chỉ có họ mới có quyền năng
để thay đổi hoàn cảnh đó". (p.141). Một trong những mục tiêu của trị liệu hiện sinh là thử thách con
người để họ chấm dứt việc tự lừa dối bản thân về sự thiếu trách nhiệm cho những gì xảy đến với họ
cũng như những đòi hỏi quá mức của họ đối với cuộc sống (van Deurzen, 2002b).
Van Deurzen (2002a) viết rằng tham vấn hiện sinh không được thiết kế để "chữa lành" những bệnh
nhân như trong điều trị truyền thống bằng thuốc. Bà không nhìn nhận thân chủ như những người đang
bị bệnh, mà là "phát ốm với cuộc đời và vụng về trong cuộc sống" (p. 18) và không thể sống một cuộc
đời hữu ích. Trong liệu pháp hiện sinh, sự chú ý được đưa vào những trải nghiệm hiện tại và tiếp diễn
của thân chủ với mục đích giúp đỡ họ phát triển sự hiện hữu của họ trong nhiệm vụ tìm kiếm câu trả
lời cho ý nghĩa và mục tiêu cuộc sống (Sharp & Bugental, 2001). Nhiệm vụ cơ bản của nhà trị liệu là
cổ vũ thân chủ khám phá những lựa chọn của họ trong việc kiến tạo nên một sự hiện hữu đầy ý nghĩa.
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Chúng ta có thể khởi đầu bằng việc nhận ra rằng chúng ta không cần phải tiếp tục là nạn nhân đang
chịu đựng số phận mà thay vào đó là những kiến trúc sư xây dựng nên cuộc đời của chính mình một
cách có ý thức.
IKTOR FRANKL (1905 - 1997)
Mặc dù Frankl đã bắt đầu phát triển phương
sinh ra và học tập tại Vienna. Ông
pháp tiếp cận hiện sinh để thực hiện trong lâm
là người đã thành lập Trung tâm
sàng từ trước những năm tháng kinh hoàng của
Tư vấn Thanh niên từ năm 1928
ông trong các trại tử thần của Đức Quốc xã,
và điều hành cho đến năm 1938. Từ năm 1942
những trải nghiệm này đã giúp ông chứng thực
đến 1945, Frankl bị cầm tù trong những trại
quan điểm của mình. Frankl (1963) đã quan
tập trung của Đức Quốc Xã tại Auschwitz và
sát và trải nghiệm trên phương diện cá nhân
Dachau, nơi mà cả cha mẹ, anh em, vợ con của
những chân lý được thể hiện bởi những nhà
ông đều phải bỏ mạng. Ông nhớ như in những
triết học và học thuyết gia, bao gồm quan điểm
trải nghiệm đau đớn ấy trong trại tập trung,
cho rằng tình yêu là mục đích cao cả nhất mà
nhưng sử dụng những trải nghiệm này một
con người vươn đến và sự cứu rỗi chỉ có một
cách tích cực và không để chúng ngăn cản tình
con đường: thông qua tình yêu.
V
yêu và tấm lòng nhiệt thành của ông dành cho
Chúng ta có quyền lựa chọn trong mọi hoàn
cuộc sống. Ông đã chu du khắp thế giới, giảng
cảnh là ý niệm đã được chứng thực bởi những
dạy ở Châu Âu, Châu Mỹ Latinh, Đông Nam
trải nghiệm trong trại tập trung. Kể cả trong
Á và Hoa Kỳ.
tình huống tồi tệ, ông vẫn tin rằng, chúng ta có
Frankl nhận bằng MD vào năm 1930 và PhD
thể bảo toàn được dù chỉ là một phần nhỏ tinh
vào năm 1949, cả hai đều từ Đại học Vienna.
thần tự do và độc lập trong tâm thức. Ông
Ông trở thành trợ giảng tại Đại học Vienna và
cũng học được kinh nghiệm rằng có thể lấy
sau đó là một nhà diễn thuyết xuất chúng tại
mọi thứ từ một con người trừ một điều: "Tự do
Đại học Quốc tế Hoa Kỳ ở San Diego.
cuối cùng của một người - để lựa chọn thái độ
trong bất kỳ hoàn cảnh nào của số phận, để lựa
Ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học
chọn con đường riêng cho mình" (p.104).
Harvard, Stanford và các trường đại học thuộc
Frankl tin rằng bản chất của con người nằm
Hội giám lý miền Nam. Những công trình của
trong việc tìm kiếm ý nghĩa và mục đích.
Frankl đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, và ý
Chúng ta khám phá ý nghĩa thông qua những
tưởng của ông còn tiếp tục ảnh hưởng mạnh
hành động và việc làm, thông qua việc trải
mẽ đến sự phát triển của liệu pháp hiện sinh.
nghiệm giá trị (như tình yêu hay thành tựu
Tác phẩm "Man's Search for Meaning" (tạm
trong sự nghiệp), và thông qua cả những nỗi
dịch: Hành trình tìm kiếm ý nghĩa) (1963) đầy
đau.
thú vị của ông, ban đầu được đặt tên là "Từ
Trại Tử thần đến Chủ nghĩa Hiện sinh" đã trở
Frankl đã biết đến và đọc những công trình của
thành cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới.
Freud. Ông cũng từng tham dự một số buổi
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
họp nhóm phân tâm của Freud. Frankl thừa
nhận món nợ của mình với người cha đẻ của
phân tâm học, dù ông không đồng ý với sự
cứng nhắc trong hệ thống học thuyết đó.
Frankl thường nhận xét rằng Freud là một nhà
tâm lý học theo chiều sâu, còn ông là một nhà
tâm lý học theo chiều cao xây dựng trên nền
tảng của Freud. Phản đối lại hầu hết những tư
tưởng của Freud, Frankl phát triển học thuyết
và ứng dụng trong thực hành trị liệu tâm lý
nhấn mạnh đến các khái niệm tự do, trách
nhiệm, ý nghĩa và sự tìm kiếm các giá trị. Ông
đã xây dựng được danh tiếng quốc tế của mình
như là người sáng lập ra cái gọi là "Trường
phái thứ 3 của Phân tâm học Vienna." (“The
Third School of Viennese Psychoanalysis.”)
Tôi đã chọn Frankl là một trong những nhân
vật chủ chốt của tiếp cận Hiện sinh vì học
thuyết của ông đã được chính bản thân ông
kiểm chứng bằng cuộc đời đầy đau khổ của
mình. Cuộc đời của ông minh họa cho học
thuyết của ông, và ông cũng đã sống cả cuộc
đời theo học thuyết đó.
Trường phái thứ 3 trong Phân Tâm học
Vienna, sau trường phái phân tâm cổ điển của
Freud và trường phái tâm lý học cá nhân của
Adler, được phát triển bởi Frankl –
Logotherapy – Ý nghĩa luận liệu pháp.

5
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
OLLO MAY (1909 - 1994) ban
Cuốn sách nổi tiếng của ông "Love and Will"
đầu sống tại Ohio và sau đó
(tạm dịch: Tình yêu và Ý chí) (1969) đã phản
chuyển tới Michigan khi còn nhỏ
ánh cuộc đấu tranh cá nhân của bản thân ông
cùng với 5 anh chị em. Ký ức của
trong tình yêu và các mối quan hệ thân thiết,
ông về gia đình của mình là một cuộc sống bất
cũng như phản ánh nghi vấn của xã hội
hạnh, là hoàn cảnh tạo cho ông hứng thú với
phương Tây về những giá trị liên quan đến
Tâm lý học và Tham vấn. Trong cuộc sống cá
tình dụcvà hôn nhân.
R
nhân, May phải đấu tranh với những nỗi lo
Người có ảnh hưởng lớn nhất đến May là nhà
lắng hiện sinh và hai cuộc hôn nhân thất bại
triết học người Đức Paul Tillich (tác giả của
của mình.
cuốn “The Courage to Be” (tạm dịch: Lòng
Bất chấp những trải nghiệm không vui trong
can đảm để tồn tại) (1952), người đã trở thành
cuộc sống, ông vẫn tốt nghiệp Cao đẳng
người thầy, người bạn của ông. Cả hai đã dành
Oberlin vào năm 1930 và sau đó trở thành một
thời gian cùng nhau thảo luận về những chủ đề
giáo viên tại Hy Lạp. Trong khoảng thời gian
triết học, tôn giáo và tâm lý. Hầu hết các bài
hè tại Hy Lạp, ông đã đến Vienna và học với
viết của May đều phản ánh mối quan tâm của
Alfred Adler. Sau khi nhận được văn bằng về
ông đối với bản chất những trải nghiệm của
Tâm thần học từ Liên hiệp các trường về Thần
con người, như nhận ra và sử dụng sức mạnh
học, May quyết định rằng cách tốt nhất để tiếp
nội tại, chấp nhận tự do và trách nhiệm, khám
cận và giúp đỡ con người là thông qua Tâm lý
phá nhân dạng cá nhân. Ông rút ra những tri
học thay vì Thần học. Sau khi hoàn tất học vị
thức phong phú của mình dựa trên am hiểu và
tiến sĩ về Tâm lý học lâm sàng tại Đại học
quan điểm hiện sinh của chính bản thân mình.
Columbia, May bắt đầu hành nghề độc lập tại
May là một trong những nhân vật chủ chốt đề
New York đồng thời là nhà phân tích giám sát
xướng cách tiếp cận nhân văn trong trị liệu
và huấn luyện cho Viện William Alanson.
tâm lý. Ông cũng là phát ngôn viên hàng đầu
Trong khi đang theo học chương trình tiến sĩ,
về tư tưởng hiện sinh Châu Âu tại Hoa Kỳ vì
May đổ bệnh lao, khiến ông mất 2 năm trong
những ứng dụng của tư tưởng này trong trị liệu
nhà điều dưỡng để điều trị. Trong quá trình hồi
tâm lý. Ông tin rằng tâm lý trị liệu nên nhằm
phục, May đã dành nhiều thời gian để nghiên
mục đích giúp đỡ con người khám phá mục
cứu trực tiếp về bản chất của nỗi lo sợ. Ông
đích của cuộc sống và nên quan tâm đến
cũng dành thời gian để đọc sách, đặc biệt là
những vấn đề hiện sinh hơn là giải quyết
những tác phẩm của Søren Kierkegaard, đã
chúng. Những nghi vấn về sự hiện hữu bao
thúc đẩy ông nhận biết về những mức độ của
gồm học hỏi để đối diện với những vấn đề như
nỗi lo lắng hiện sinh. Kết quả của nghiên cứu
tình dục và sự gắn bó, trưởng thành và đối mặt
được thể hiện trong tác phẩm "The Meaning of
với cái chết. Theo May, thử thách thật sự là để
Anxiety" (tạm dịch: Ý nghĩa của nỗi lo sợ)
giúp cho con người có thể sống trong thế giới
(1950).
mà họ buộc phải đơn độc và cuối cùng phải
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
đối diện với cái chết. Ông cho rằng chủ nghĩa
của các nhà trị liệu, nhằm giúp các cá nhân tìm
cá nhân nên cân bằng với những gì mà Adler
thấy cách thức để đóng góp vào việc cải thiện
gọi là mối quan tâm xã hội. Đây là nhiệm vụ
xã hội nơi mà họ sinh sống.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH.
Những xu hướng trong tiếp cận trị liệu hiện sinh không được xây dựng bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức
riêng lẻ nào mà bởi nhiều luồng tư tưởng đóng góp khác nhau. Được rút ra từ một trong những trường
phái triết học lớn, liệu pháp hiện sinh xuất hiện như một lẽ tất yếu tại nhiều khu vực ở Châu Âu, giữa
những trường phái Tâm lý và Tâm thần học trong khoảng giữa những năm 1940 và 1950. Nó phát
triển trong nỗ lực giúp đỡ con người giải quyết những tình thế khó khăn trong cuộc sống, như bị cô
lập, bị ghét bỏ và cảm giác vô nghĩa. Những học thuyết gia đầu tiên tập trung vào những trải nghiệm
cá nhân khi họ đang cô đơn trong thế giới này và phải đối mặt với những lo toan về thực tại. Quan
điểm hiện sinh của Châu Âu tập trung vào giới hạn của con người và mức độ của những bi kịch xảy ra
cuộc sống. (Sharp & Bugental, 2001).
Tư tưởng của những nhà tâm lý và tâm thần theo thuyết Hiện sinh chịu ảnh hưởng bởi nhiều triết gia
và học giả sống vào khoảng thế kỷ 19. Để hiểu được nền tảng triết học của liệu pháp hiện sinh hiện
đại, chúng ta cần phải có nhận thức về một vài nhân vật như Søren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche,
Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, và Martin Buber. Những nhân vật nổi trội của chủ nghĩa Hiện
sinh và Hiện tượng học Hiện sinh cùng với những tác phẩm về văn hóa, triết thuyết và tôn giáo của
học đã cung cấp cơ sở cho sự hình thành liệu pháp hiện sinh. Ludwig Binswanger và Medard Boss
cũng được nhắc đến trong phần này vì cả hai đều là những nhà phân tâm hiện sinh đầu tiên đóng góp
những tư tưởng then chốt cho liệu pháp này.
SØREN KIERKEGAARD (1813–1855): Nhà triết học người Đan Mạch, Kierkegaard đặc biệt quan
tâm đến cảm giác lo sợ (angst) - Một từ Đan Mạch và Đức có ý nghĩa nằm khoảng giữa cảm giác sợ
hãi và lo lắng - ông cũng đề cập đến vai trò của sự lo lắng và mơ hồ về cuộc sống. Nỗi lo lắng hiện
sinh liên quan đến những quyết định nền tảng về việc chúng ta muốn sống như thế nào. Nếu không
trải nghiệm cảm giác lo sợ, chúng ta có thể sống như thể đang mộng du. Nhưng nhiều người trong
chúng ta, đặc biệt trong độ tuổi vị thành niên, bị đánh thức vào cuộc sống thực tế với những lo lắng
khủng khiếp. Cuộc sống là một chuỗi bất ngờ nối tiếp bất ngờ, mà không có sự bảo đảm chắc chắn
nào ngoài cái chết. Đây chẳng phải là một trạng thái thoải mái, nhưng nó là điều cần thiết để trở thành
con người. Điều cần thiết là phải sẵn sàng cho khả năng thay đổi đột ngột niềm tin cố hữu trong việc
đặt ra những lựa chọn. Thành nhân là một quá trình, và nhiệm vụ của chúng ta không quá nhiều, để
khám phá ra rằng chúng ta là ai nhằm kiến tạo nên chính mình.
FRIEDRICH NIETZSCHE (1844–1900): Nhà triết học người Đức Nietzsche là nhân vật mang quan
điểm đối lập với Kierkegaard. Ông thể hiện cách tiếp cận vô cùng mới mẻ về bản ngã, những chuẩn
mực đạo đức và xã hội. Tương tự Kierkegaard, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính chủ quan
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
ở con người. Nietzche trình bày quan điểm chứng minh rằng những định nghĩa cổ điển về con người,
tưởng như hợp lý, lại hoàn toàn sai lệch. Chúng ta không chỉ đơn thuần tiếp nhận về thế giới khách
quan, mà vươn xa hơn, còn là những thực thể có ý chí. Song, trong khi Kierkegaard nhấn mạnh vào
"chân lý nội quan" trong mối quan tâm mãnh liệt với Thiên Chúa, Nietzsche đặt giá trị nội tại của một
cá nhân trong "sức mạnh của ý chí". Chúng ta từ bỏ việc chấp nhận nguồn giá trị này khi xã hội buộc
chúng ta hợp lý hóa sự bất lực bằng cách đưa ra lý do về những mối bận tâm vật chất. Nếu là những
con chiên, chúng ta chấp nhận "đạo đức tôn giáo", chúng ta chẳng có gì hơn là những con người tầm
thường. Nhưng nếu chúng ta giải phóng bản ngã bằng cách gỡ bỏ xiềng xích sức mạnh của ý chí,
chúng ta sẽ khai thác tiềm năng cá nhân để có thể trở nên sáng tạo và độc đáo. Kierkegaard và
Nietzsche, cùng với những nghiên cứu tiên phong của họ về vấn đề chủ quan và tự khởi tạo bản ngã,
đồng thời được xem như những nhân vật khởi xướng của quan điểm hiện sinh (Sharp & Bugental,
2001).
MARTIN HEIDEGGER (1889 - 1976): Những trải nghiệm cá nhân của việc hiện hữu như một con
người chủ yếu được thể hiện bởi Kierkegaard và Nietzsche, phát triển vào thề kỷ 20 thành một
phương pháp nghiên cứu những kinh nghiệm, được gọi là Hiện tượng học. Hiện tượng học trong chủ
nghĩa hiện sinh của Heidegger nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta tồn tại "trong thế giới" và đừng nên
cố gắng nghĩ rằng bản thân bị tách biệt khỏi thế giới mà mình đã và đang tồn tại, mà theo cách nói của
ông là "bị ném vào". Cách chúng ta lấp đầy cuộc sống thường nhật bằng những cuộc đối thoại vô vị
và thói quen cố hữu, khiến chúng ta cho rằng cuộc sống là vô tận, và có đủ thời gian lãng phí chúng.
Tâm trạng và cảm xúc (bao gồm cả nỗi lo sợ cái chết) là cách chúng ta thấu hiểu việc chúng ta có
chân nhận cuộc sống hay chỉ đang xây dựng cuộc sống giả tạo vì những gì người khác mong đợi. Khi
chúng ta thấu hiểu được những trải nghiệm này, đi từ cảm giác mơ hồ sang nhận thức một cách rõ
ràng về nó, chúng ta có thể phát triển những giải pháp tích cực hơn để xây dựng bản ngã. Hiện tượng
học, được trình bày bởi Heidegger, cho chúng ta thấy một cách nhìn về cuộc sống con người, không
nhấn mạnh vào những sự kiện của dĩ vãng mà thúc đẩy cá cá nhân hướng về những "trải nghiệm đích
thực" mà họ chưa từng biết đến.
JEAN-PAUL SARTRE (1905–1980): Triết gia và tiểu thuyết gia Sartre tin chắc rằng, trong những
năm tháng chiến đấu nguy nan của Pháp trong Thế chiến thứ II, con người thậm chí có thể tự do hơn
cả những gì các nhà Hiện sinh trước đó tin tưởng. Sự tồn tại của một không gian - Trống rỗng - giữa
quá khứ và hiện tại, cho chúng ta khả năng lựa chọn những gì chúng ta sẽ trở thành. Giá trị của chúng
ta, do chính chúng ta chọn lựa. Sự thất bại trong việc chấp nhận tự do và lựa chọn dẫn đến hậu quả là
những vấn đề về cảm xúc. Rất khó khăn để đối diện với sự tự do, vậy nên chúng ta có xu hướng đặt ra
một cái cớ bằng cách nói rằng: "Tôi không thể thay đổi thực tại bởi hoàn cảnh trong quá khứ của tôi".
Sartre gọi nó là sự bào chữa "thiếu trung thực". Bất kể chúng ta đã từng là ai, chúng ta vẫn có khả
năng lựa chọn hiện tại và trở thành nên khác biệt hoàn toàn. Chúng ta bị giam giữ khỏi sự tự do. Lựa
chọn đồng nghĩa với sự cam kết: đây chính là Trách nhiệm, là khía cạnh khác của Tự do. Cách nhìn
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
nhận của Sartre cho thấy, trong từng giây phút, bằng từng hành động, chúng ta lựa chọn cách mà
chúng ta tồn tại. Sự tồn tại này không bao giờ cố định, hay có điểm kết thúc. Từng hành động nhỏ đều
đại diện cho một lựa chọn mới mẻ. Khi chúng ta cố gắng hạn chế chân bản ngã, chúng ta đã tự dối gạt
chính mình (Russell, 2007).
MARTIN BUBER (1878–1965): Rời bỏ Đức để đến với cuộc sống mới tại Israel, Buber xây dựng
quan điểm ít dựa trên cá nhân hơn so với hầu hết những nhà Hiện sinh chủ nghĩa khác. Ông nói rằng
con người sống trong một tình trạng trung gian, nghĩa là, không chỉ tồn tại mình Tôi, mà còn có
những người khác nữa. Tôi, như một hình ảnh đại diện, thay đổi tùy thuộc vào việc người khác chỉ là
một "nó", hay là một "tha nhân". Nhưng đôi khi chúng ta mắc phải một sai lầm nghiêm trọng trong
việc giảm thiểu vai trò của người khác thành chỉ đơn thuần là một đối tượng, trong trường hợp đó,
mối quan hệ trở thành Tôi và "nó". Buber nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hiện hữu, trong đó có
ba chức năng: (1) Nó tạo điều kiện hình thành mối quan hệ giữa Tôi và Tha nhân; (2) Nó tạo điều kiện
cho ý nghĩa tồn tại trong hoàn cảnh và (3) Nó khiến cá nhân có trách nhiệm tại-đây và ngay-bây-giờ
(Gould, 1993). Trong cuộc đối thoại nổi tiếng với Carl Rogers, Buber lập luận rằng tham vấn viên và
thân chủ không bao giờ có thể bình đẳng, vì rốt cuộc, mọi thứ cũng đều sẽ trở thành sự giúp đỡ. Khi
mối quan hệ hoàn toàn cân bằng, nó mới trở thành "đối thoại" thật sự, một trạng thái đầy đủ của con
người. Buber đã xây dựng những đóng góp đáng kể cho nền thần học Do thái - Kitô giáo vào thế kỷ
20.
LUDWIG BINSWANGER (1881–1966): Nhà phân tâm hiện sinh Binswanger đề xuất một mô hình
toàn diện về bản ngã để xác định mối quan hệ giữa con người và môi trường sống của họ. Ông đã sử
dụng phương pháp tiếp cận hiện tượng học để khám phá những đặc trưng nổi bật của bản ngã, bao
gồm sự lựa chọn, tự do và sự chăm sóc. Binswanger chấp nhận khái niệm của Heidegger: "bị ném vào
thế giới". Dù vậy, việc "bị ném" này không buộc chúng ta tránh khỏi trách nhiệm trong việc lựa chọn
và lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai (Gould, 1993).Trường phái phân tích hiện sinh (Dasein
analyse) nhấn mạnh đến chiều kích chủ quan và tinh thần trong sự tồn tại của con người. Binswanger
(1975) khẳng định những cơn khủng hoảng trong tiến trình trị liệu thường là điểm trọng tâm thân chủ
lựa chọn. Mặc dù ban đầu, ông sử dụng phân tâm học là cơ sở làm sáng tỏ những rối loạn tâm thần,
nhưng sau đó ông bắt đầu chuyển hướng sang hiện sinh trong việc nhìn nhận những bệnh nhân của
mình. Nhận thức này cho phép ông thấu hiểu thế giới quan và trải nghiệm nội tại của bệnh nhân, cũng
như ý nghĩa trong từng hành vi của họ, trái ngược với việc trị liệu bằng cách nhấn mạnh vào kinh
nghiệm trong quá khứ cũng như hành vi.

Dasein [ˈdaːzaɪŋ]: một từ tiếng Đức, được sáng tạo bởi Martin Heidegger trong tác phẩm vĩ đại của
ông “Being and Time” (tạm dịch: Tồn tại và Thời gian), thường mang nghĩa “tồn tại” trong Bản thể
học (Ontology) hay các ngành Triết học khác.
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
MEDARD BOSS (1903–1991): Cả Binswanger và Boss là những nhà nhà phân tâm hiện sinh đầu
tiên, đồng thời cũng là những nhân vật tiêu biểu trong việc phát triển trị liệu tâm lý hiện sinh. Họ xem
xét khái niệm "tồn tại" (dasein) hay tồn tại-trong-thế giới, liên quan đến khả năng phản ánh cuộc sống
và xây dựng ý nghĩa cho các sự kiện. Họ tin rằng nhà trị liệu phải thâm nhập thế giới nội quan của
thân chủ mà không được phỏng đoán, điều có thể ngăn cản sự thấu hiểu các trải nghiệm. Binswanger
và Boss đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác phẩm nổi tiếng "Being and Time"(tạm dịch: Thời gian và
tồn tại) (1962), trong đó đã cung cấp một nền tảng toàn diện để thấu hiểu từng cá nhân (May, 1958).
Boss (1963) bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi học thuyết phân tâm của Freud, nhưng ông thậm chí bị ảnh
hưởng bởi Heidegger hơn rất nhiều. Mối quan tâm chính yếu của Boss là ứng dụng những khái niệm
trong triết thuyết của Heidegger trong thực hành tâm lý trị liệu. Ông đặc biệt hứng thú với việc kết
hợp phương pháp của Freud và những khái niệm của Heidegger, được mô tả trong cuốn sách
"Daseinanalysis and Psychoanalysis" (Tạm dịch: Học thuyết Phân tích Hiện sinh và Phân tâm học)
của ông.
NHỮNG ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ HIỆN
SINH ĐƯƠNG ĐẠI
Viktor Frankl, Rollo May, James Bugental và Irvin Yalom đều phát triển cách tiếp cận hiện sinh trong
trị liệu tâm lý từ nền tảng vững chắc của tâm lý học hiện sinh và nhân văn. Viktor Frankl là nhân vật
chủ chốt trong việc phát triển liệu pháp hiện sinh tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Thời trẻ, Frankl từng bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi Freud, nhưng sau đó lại trở thành học trò của Adler. Tiếp theo, ông lại bị lôi cuốn
bởi những tác phẩm viết bởi những triết gia Hiện sinh, và bắt đầu phát triển triết thuyết và phương
pháp trị liệu tâm lý theo hướng hiện sinh của riêng mình. Ông rất tâm đắc với câu danh ngôn của
Nietzche: "Ai có lý do để sống có thể chịu đựng được mọi hoàn cảnh" (trích trong Frankl, 1963, trang
121, 164). Frankl khẳng định những lời này có thể trở thành phương châm cho tất cả các hoạt động
thực hành tâm lý trị liệu. Một câu nói khác từ Nietzche dường như cũng thể hiện được súc tích nhất
những trải nghiệm cũng như các tác phẩm của ông là: "Cái gì không giết được bạn khiến bạn mạnh
mẽ hơn" (trích trong Frankl, 1963, trang 130).
Frankl cũng phát triển Ý nghĩa luận liệu pháp (Logotherapy) nghĩa là "liệu pháp thông qua ý nghĩa".
Mô hình triết thuyết của Frankl làm sáng tỏ những gì khiến cuộc sống của chúng ta tràn đầy ý nghĩa.
"Sống nghĩa là trân trọng mỗi ngày trong cuộc đời cũng như tìm kiếm ý nghĩa trong cả nỗi đau khổ"
(Gould, 1993, trang 124). Những chủ đề trung tâm xuyên suốt các tác phẩm của ông bao gồm cuộc
sống có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh, động lực chính yếu để sống là quyết tâm tìm kiếm ý nghĩa, sự
tự do để tìm kiếm ý nghĩa trong hết thảy những suy nghĩ của chúng ta, và sự hòa hợp giữa cơ thể, ý
thức và tinh thần. Theo Frankl, con người hiện đại có điều kiện để sống nhưng thường không tìm thấy
lý do để thực hiện điều đó. Tiến trình trị liệu thách thức cá nhân tìm kiếm ý nghĩa và mục đích thông
qua đau khổ, công việc, tình yêu và những trải nghiệm khác (Frankl, 1956).
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Cũng như Frankl, tâm lý gia Rollo May bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiều nhà triết học hiện sinh và cả
những khái niệm của phân tâm học. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng với học thuyết tâm lý
cá nhân của Alfred Adler. Cả Frankl và May đều hoan nghênh tính linh hoạt và khả năng ứng dụng
hợp lý trong thực thành trị liệu tâm lý (Gould, 1993). May là một trong những nhân vật nắm vai trò
chủ chốt trong nhiệm vụ đưa chủ nghĩa Hiện sinh từ Châu Âu đến Hoa Kỳ và diễn dịch những khái
niệm chính yếu để có thể ứng dụng trong thực hành trị liệu. Những tác phẩm của ông đã gây ảnh
hưởng quan trọng với những nhà tham vấn theo tiếp cận hiện sinh. Cuốn sách "Existence: A New
Dimension in Psychiatry and Psychology" (tạm dịch: Hiện sinh: Chiều kích mới trong Tâm thần và
Tâm lý học) (May, Angel & Ellenberger, 1958) của ông đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc
giới thiệu phương pháp tiếp cận hiện sinh trong trị liệu tâm lý. Theo May, cần phải có lòng can đảm
để "tồn tại", sự lựa chọn của chúng ta sẽ xác định con người mà chúng ta trở thành. Trong chúng ta
luôn tồn tại một cuộc đấu tranh dai dẳng. Dù luôn mong muốn được trưởng thành và độc lập, chúng ta
vẫn nhận ra rằng quá trình này thật sự đau đớn. Vì vậy, đây là cuộc tranh đấu giữa cảm giác an toàn
và sự độc lập, giữa cảm giác hạnh phúc và nỗi đau khổ trong hành trình thành nhân.
Cùng với May, còn có hai nhà trị liệu tâm lý hiện sinh tại Mỹ là James Bugental và Irvin Yalom.
Bugental phát triển phương pháp tiếp cận trong trị liệu chuyên sâu dựa trên những mối quan tâm hiện
sinh với sự hiện hữu thực tại của cá nhân cũng như nhấn mạnh vào tính toàn vẹn của mỗi cá thể
(Sharp & Bugental, 2001). Trong cuốn "The Art of Psychotherapist" (tạm dịch: Nghệ thuật Trị liêu
Tâm lý) (1987), Bugental mô tả cách tiếp cận thay đổi cuộc sống trong trị liệu. Ông cho rằng trị liệu là
hành trình được dẫn dắt bởi các nhà trị liệu và thân chủ để đi sâu vào thế giới nội tâm của thân chủ.
Ông nhấn mạnh rằng điều này đòi hỏi nỗ lực của tham vấn viên trong việc nối kết với thế giới hiện
tượng học của thân chủ. Theo Bugental, vấn đề trọng tâm của trị liệu là giúp thân chủ kiểm chứng
cách họ trả lời những câu hỏi hiện sinh nhằm thách thức họ xem xét lại câu trả lời đó, để bắt đầu sống
chân nhận. Trong tác phẩm "Psychotherapy Isn’t What You Think" (tạm dịch: Liệu pháp tâm lý
không như bạn tưởng) (1999), Bugental đã làm sáng tỏ những trải nghiệm tại đây-và-bây giờ trong
mối tương quan trị liệu.
Irvin Yalom (1980) thừa nhận những đóng góp của những nhà tâm lý hiện sinh ở cả Châu Âu và Hoa
Kỳ đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tư tưởng và thực hành trong tâm lý hiện sinh. Dựa trên
kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu thực tiễn, triết học và lý thuyết, Yalom đã phát triển phương
thức tiếp cận hiện sinh trong trị liệu nhấn mạnh đến bốn quan điểm hiện sinh hay những mối quan tâm
cơ bản trong đời sống con người, bao gồm: cái chết, tự do và trách nhiệm, nỗi cô đơn hiện sinh và sự
vô nghĩa. Tất cả những vấn đề hiện sinh này sẽ buộc thân chủ phải giải quyết trong quá trình tồn tại,
hay hiện hữu-trong-thế giới. Cuốn sách cổ điển và toàn diện của ông "Existential Psychology" (tạm
dịch: Tâm lý học Hiện sinh) (1980) được xem như thành tựu tiên phong trong lĩnh vực này. Ông cũng
thừa nhận sự ảnh hưởng của nhiều tiểu thuyết và triết gia trong những tác phẩm của mình. Cụ thể hơn,
từ những chủ đề được các triết gia thảo luận trước đó, ông đã rút ra:
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Từ Kierkegaard: sự sáng tạo, nỗi lo sợ, tuyệt vọng, sợ hãi, tội lỗi và sự vô nghĩa.

Từ Nietzche: cái chết, tự sát và ý chí.

Từ Heidegger: sống chân nhận, quan tâm, cái chết, tội lỗi, trách nhiệm cá nhân và sự cô lập.

Từ Sartre: sự vô nghĩa, trách nhiệm và lựa chọn.

Từ Buber: mối quan hệ liên nhân cách, tương quan Tôi/ Tha nhân trong trị liệu và sự tự siêu
nghiệm.
Yalom công nhận Frankl là nhà tư tưởng hiện thực xuất sắc, người đã có ảnh hưởng đến ông trong
những tác phẩm cũng như khi hành nghề. Yalom tin rằng đa số những chuyên gia trị liệu giàu kinh
nghiệm, bất kể định hướng triết thuyết của họ, đều sẽ sử dụng những chủ đề được thảo luận trong
cuốn sách của ông. Những chủ đề hiện sinh cấu thành trọng tâm của tâm động lực hiện sinh, và chúng
cũng liên quan rất mật thiết với thực hành lâm sàng.
Tại Anh Quốc, tiếp cận hiện sinh đã có những bước phát triển đáng kể. Laing và Cooper (1964) đã
xem xét phê bình khái niệm về bệnh lý tâm thần cũng như phương pháp điều trị chúng. Họ cũng thành
lập một liên hiệp thử nghiệm điều trị tại London. Sự phát triển phương pháp tiếp cận tại Anh sau đó
được thực hiện bởi nỗ lực của Emmy van Deurzen, người hiện đang phát triển học viện và huấn luyện
chương trình tại Học viện đương đại về Tâm lý trị liệu và Tham vấn. Trong những thập kỷ vừa qua,
tiếp cận hiện sinh đã nhanh chóng lan rộng tại Anh Quốc và hiện nay đã thay thế cho những phương
thức truyền thống (van Deurzen, 2002b). Những mô tả bối cảnh lịch sử và phát triển liệu pháp hiện
sinh tại Anh, xem van Deurzen (2002b) và Cooper (2003), đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn
tổng quan xuất sắc về học thuyết và thực hành trong cách tiếp cận này, xem van Deurzen (2002a).
NỘI DUNG CHÍNH
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Ý nghĩa quan trọng nhất của phương pháp tiếp cận hiện sinh nằm tại điểm nó đã chống lại
khuynh hướng đóng khung trị liệu trong một tập hợp những kỹ thuật cố định. Thay vào đó, liệu pháp
hiện sinh được thực hành dựa trên sự thấu hiểu những điều khiến chúng ta sống như một con người
thật sự. Xu hướng hiện sinh đại diện cho sự trân trọng con người, khám phá những khía cạnh mới ẩn
chứa trong hành vi của họ và thấu hiểu con người bằng nhiều cách thức khác nhau. Trị liệu hiện sinh
sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận dựa trên nền tảng là những giả định về bản chất con người.
Hiện sinh cổ điển tìm kiếm sự cân bằng giữa việc một mặt chấp nhận những giới hạn và nỗi
đau khổ tất yếu trong sự hiện hữu của con người, mặt khác là những khả năng và cơ hội cuộc sống
đem lại cho chúng ta. Nó phát triển trong nỗ lực giúp đỡ con người đối diện với những tình huống
khắc nghiệt của đời sống hiện đại, như bị cô lập, bị hắt hủi, và cảm giác vô nghĩa. Hiện nay, trọng tâm
của phương pháp tiếp cận hiện sinh là những trải nghiệm cô độc của cá nhân trong thế giới cũng như
khi phải đối mặt với nỗi lo lắng của sự cô lập này.
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Quan điểm của thuyết hiện sinh về con người khó nắm bắt, một phần vì trên lý thuyết, ý nghĩa
sự tồn tại của chúng ta không bao giờ hằng định; mà chúng ta liên tục kiến tạo chính bản thân chúng
ta thông qua những dự định. Con người luôn ở trong trạng thái chuyển dời, đổi mới, phát triển và "trở
thành". Là một con người, nghĩa là chúng ta khám phá và làm sự hiện hữu của chúng ta trở nên đầy ý
nghĩa. Chúng ta liên tục đặt câu hỏi cho chính mình, cho người khác và thế giới. Dù những câu hỏi
đặc trưng chúng ta đặt ra thay đổi tùy thuộc vào từng nấc thang phát triển trong cuộc đời, những chủ
đề chính yếu vẫn không thay đổi. Chúng ta đặt ra những câu hỏi mà các triết gia phương Tây từng suy
ngẫm trong suốt lịch sử: "Tôi là ai?" "Tôi có thể biết những gì?" "Tồi phải làm gì?" "Tôi có thể hy
vọng điều gì?" "Tôi sẽ đi về đâu?"
Những chiều kích cơ bản trong điều kiện tồn tại của con người, theo tiếp cận hiện sinh, bao
gồm (1) năng lực tự ý thức; (2) tự do và trách nhiệm; (3) sáng tạo nhân dạng và kiến tạo mối quan hệ
ý nghĩa với người khác; (4) tìm kiếm ý nghĩa, mục đích, giá trị và đích đến; (5) lo lắng là một điều
kiện tất yếu của cuộc sống; và (6) nhận thức về cái chết và không hiện hữu. Tôi phát triển những quan
điểm này trong các phần sau bằng những chủ đề tóm lược đã được đề cập bởi các triết gia và tâm lý
gia hiện sinh trong tác phẩm của họ. Tôi cũng thảo luận về tác động của những quan điểm này trong
việc thực hành tham vấn.
QUAN ĐIỂM 1: NĂNG LỰC TỰ Ý THỨC
Là con người, chúng ta có thể phản ánh và lựa chọn nhờ vào năng lực tự ý thức. Nhận thức
càng chín chắn, khả năng tự do của chúng ta càng phát triển mạnh mẽ (xem Quan điểm 2). Chúng ta
phát triển cuộc sống trọn vẹn khi chúng ta mở rộng nhận thức của chính mình trong những lĩnh vực:

Con người là hữu hạn và thời gian để thực hiện những điều chúng ta mong muốn cũng vậy.

Chúng ta có khả năng hành động hay không thực hiện điều đó, không hành động cũng là một
quyết định.

Chúng ta lựa chọn hành động, do đó chúng ta phần nào có thể tạo nên số phận cho chính
mình.

Ý nghĩa là thành quả của việc khám phá ra lý do chúng ta tồn tại, và sau đó, thông qua cam
kết và sống một cách sáng tạo.

Khi chúng ta nâng cao nhận thức về những lựa chọn tiềm năng, chúng ta cũng nâng cao ý
thức trách nhiệm về kết quả của những chọn lựa đó.

Chúng ta buộc phải chịu đựng sự cô đơn, vô nghĩa, trống rỗng, tội lỗi và cô lập.

Chúng ta về cơ bản là cô độc, song vẫn có cơ hội để xây dựng quan hệ với những hữu thể
khác.
Chúng ta có thể lựa chọn để mở rộng hay thu hẹp ý thức. Bởi vì tự ý thức là suối nguồn của
hầu hết những khả năng khác của con người, quyết định mở rộng sẽ là nền tảng cho sự trưởng thành
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của chúng ta. Dưới đây là một số nhận thức sơ khởi mà các cá nhân có thể trải qua trong tiến trình
tham vấn:

Họ sẽ nhận thấy họ đã đánh đổi cảm giác an toàn khi phụ thuộc bằng nỗi lo lắng gắn liền với
lựa chọn đó.

Họ bắt đầu nhận ra nhân dạng của họ bị áp đặt bởi những lời nhận xét của người khác về họ;
nghĩa là, họ tìm kiếm sự công nhận và xác định từ người khác, thay vì tìm kiếm trong nội tâm
để có câu trả lời.

Họ sẽ học được rằng, bằng nhiều cách, họ đã tự giam giữ chính mình bằng những quyết định
trong quá khứ và nhận ra mình có thể tạo nên những quyết định mới.

Họ sẽ học được rằng, mặc dù không thể thay đổi những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, họ
vẫn có thể thay đổi cách nhìn nhận và phản ứng trước những sự kiện này.

Họ sẽ học được rằng, tương lai của họ không bị bó buộc trong cánh cửa của quá khứ. Bởi lẽ
họ có thể học tập từ quá khứ và tạo nên lối đi khác trên đường đời của mình.

Họ nhận ra rằng mình đã quá chú tâm vào những đau khổ, cái chết cũng như việc sẽ phải biến
mất khỏi cõi đời, mà bỏ qua việc trân trọng cuộc sống.

Họ có thể chấp nhận những hạn chế của bản thân mà vẫn cảm thấy có giá trị, vì họ hiều rằng
mình không cần phải hoàn hảo mới cảm thấy điều đó.

Họ sẽ dần nhận ra rằng họ thất bại trong việc sống với hiện tại, chỉ vì quá bận tâm về quá khứ,
toan tính cho tương lai, hay cố gắng thực hiện quá nhiều điều cùng một lúc.
Nâng cao sự tự ý thức, bao gồm nhận thức về sự lựa chọn, về động lực thúc đẩy và những tác nhân
ảnh hưởng đến con người và những mục tiêu cá nhân; là đích đến của mọi ca tham vấn. Nhiệm vụ của
nhà trị liệu là phải chỉ cho thân chủ thấy rằng, nâng cao sự nhận thức đòi hỏi cái giá của nó. Bởi vì khi
ý thức rõ ràng hơn, chúng ta rất khó để "quay đầu lại". Nhận thức mù mờ về tình trạng của mình có
thể mang lại sự hài lòng cho chúng ta, đi kèm với phần nào cảm giác chán chường, nhưng bằng cách
mở rộng cánh cửa với thế giới, chúng ta có thể phải đối mặt với sự xáo trộn chưa từng xảy ra, song nó
cũng ẩn chứa cả tiềm năng để sống trọn vẹn.
QUAN ĐIỂM 2: TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM
Một chủ đề đặc trưng của thuyết hiện sinh là con người được tự do để lựa chọn những quyết định, và
do đó, chúng ta đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo nên số phận cho chính mình. Khái niệm trung tâm
của thuyết hiện sinh là dù chúng ta khao khát tự do, chúng ta lại cố gắng chạy trốn khỏi sự tự do ấy
(Russell, 2007). Cho dù không hề lựa chọn để được sinh ra, cách mà chúng ta sống và người chúng ta
trở thành là kết quả của sự lựa chọn mà bản thân chúng ta đã đặt ra.
Vì sự tự do đích thực, chúng ta sẽ phải trải qua thử thách để chấp nhận trách nhiệm lèo lái cuộc đời
mình. Dù vậy, chúng ta có thể né tránh điều đó bằng cách bào chữa. Khi nói về "sự thiếu trung thực",
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
nhà triết học hiện sinh Jean-Paul Sartre (1971) đề cập đến tính không chân nhận những trách nhiệm cá
nhân của con người. Đây là hai mệnh đề tiết lộ sự thiếu trung thực ấy: "Bởi vì đó là những điều đã xảy
ra, tôi không thể làm gì khác" hay "Tôi như vậy là lẽ đương nhiên, vì gia đình tôi không bình thường".
Hiện hữu thiếu chân nhận bao gồm sự thiếu ý thức về trách nhiệm cá nhân đối với cuộc sống và tự giả
định rằng cuộc sống của chúng ta bị điều kiển bởi những yếu tố ngoại tại. Sartre tuyên bố rằng chúng
ta sẽ liên tục phải đối mặt với sự lựa chọn về việc chúng ta sẽ trở thành loại người nào, và cuộc sống
sẽ không bao giờ hết những sự lựa chọn như thế.
Tự do hàm ý chúng ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, hành động của mình và cả những
hậu quả của hành động đó. Quan điểm của Sartre cho rằng con người bị bó buộc khỏi sự tự do. Ông
khuyến khích việc cam kết lựa chọn cho bản thân mỗi người. Cảm thức tội lỗi hiện sinh xuất hiện khi
chúng ta nhận thức được rằng mình đã chạy trốn khỏi những cam kết hay khi buộc phải chọn mà
không thực sự tự quyết định. Cảm thức tội lỗi này là điều kiện để ta thoát khỏi mặc cảm thiếu trọn
vẹn, hay nhận ra rằng chúng ta dường như không là những gì chúng ta muốn trở thành. Cảm thức tội
lỗi có thể là dấu hiệu cho ta thấy sự thất bại khi đối diện bất thành với nỗi lo lắng và rằng chúng ta đã
cố né tránh điều này bằng cách không thực hiện những điều mà ta biết mình có thể làm (van Deurzen,
2002a). Tình trạng này không được nhìn nhận như chứng loạn thần kinh, hay triệu chứng cần phải
được chữa lành, Thay vào đó, những tham vấn viên hiện xem nó như những gì thân chủ có thể học
được về lối sống mà họ đã thực hiện. Cảm thức tội lỗi cũng được xem như kết quả khi đi theo cái
bóng của người khác để tự xác định bản thân hay để quyết định lựa chọn cho chính mình. Sartre đã
nói rằng: "Chúng ta là những gì chúng ta chọn lựa". Chân nhận hàm ý rằng chúng ta sống một cách
trung thực với những giá trị hiện sinh thật sự của mình trong cuộc sống, nó sẽ cổ vũ chúng ta được là
chính mình. Mendelowitz và Schneider (2008) khẳng định rằng trạng thái chân nhận hàm ý chúng ta
chấp nhận trách nhiệm của mình trong cuộc sống, dù phải lo lắng về kết quả của sự lựa chọn này.
"Thay vì hòa lẫn mình trong đám đông, con người nhận ra tính độc nhất của bản thân và nỗ lực để trở
thành những gì vốn đã là mình" (trang 296).
Với những nhà hiên sinh chủ nghĩa, trở nên tự do và nên người cũng tương tự như nhau. Tự do và
trách nhiệm luôn song hành cùng nhau. Chúng ta là tác giả viết nên cuộc đời của chính mình, theo
nghĩa chúng ta tạo nên số phận, hoàn cảnh và cả những vấn đề ta gặp phải (Russell, 1978). Nhận lãnh
trách nhiệm là điều kiện cơ bản để đổi thay. Nếu thân chủ từ chối nhận lãnh trách nhiệm bằng cách
liên tục đổi lỗi lên người khác cho những vấn đề của họ, có thể họ không phù hợp với phương thức trị
liệu này.
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Frankl (1978) cũng nói về mối tương quan giữa tự do và trách nhiệm. Ông cho rằng Tượng Nữ thần
Tự do trên bờ Đông cân đối với Tượng Nữ thần Trách nhiệm nên bờ Tây. Tiên đề cơ bản của ông là
sự tự do bị rằng buộc bởi những giới hạn nhất định. Chúng ta không tự do vì hoàn cảnh, nhưng chúng
ta có được sự tự do để đứng lên chống lại những giới hạn trong hoàn cảnh đó. Cuối cùng, điều kiện
tiên quyết cho những quyết định của chúng ta là chính trách nhiệm của bản thân mình.
Nhà trị liệu cần giúp thân chủ khám phá ra cách thức họ né tránh sự tự do và động viên họ học cách
chấp nhận sử dụng sự tự do của mnh. Nếu không, thân chủ sẽ trở nên thụ động và dựa dẫm vào nhà trị
liệu. Nhà trị liệu cần hướng dẫn cho thân chủ, để họ có thể chấp nhận một cách có ý thức những lựa
chọn của mình, dù họ đã từng tìm mọi cách để né tránh điều đó. Những cá nhân tham gia và tiến trình
trị liệu thường mang tâm trạng hỗn độn khi đề cập đến sự lựa chọn. Như Russell (2007) từng nói:
"Chúng ta bực tức khi chúng ta không có sự lựa chọn, song lại trở nên lo sợ khi có nó! Tất cả về chủ
nghĩa hiện sinh chỉ là mở mang tầm mắt của chúng ta về những lựa chọn" (trang 111).
Mọi người thường tìm đến tâm lý liệu pháp bởi lẽ họ cảm thấy mình mất kiểm soát trong cuộc sống.
Họ có thể trong mong tham vấn viên sẽ chỉ dẫn, cho họ lời khuyên hay đưa ra những phương thuốc kỳ
diệu. Họ cũng có thể cần được lắng nghe và thấu hiểu. Hai nhiệm vụ trọng tâm của nhà trị liệu là đề
nghị thân chủ nhận ra cách họ đã để người khác quyết định cuộc sống của mình và động viên họ từng
bước đặt ra những chọn lựa cho chính bản thân mình. Khi thử thách thân chủ để khám phá cách hiện
hữu khác trọn vẹn hơn, nhà trị liệu có thể hỏi: "Bạn từng sống trong một khuôn khổ nhất định, bây giờ
bạn đã nhận ra cái giá phải trả cho một số những con đường mà bạn chọn, bạn có mong muốn xem xét
đến việc khởi tạo nên lối sống mới không?" Một số người khác có thể vì nhiều lợi ích mà níu giữ thân
chủ trong những lối mòn cũ, nên gợi ý về sự thay đổi sẽ phải đến từ phía thân chủ.
Các yếu tố văn hóa cần phải đưa vào trong tiến trình khi hỗ trợ thân chủ kiểm chứng lại những lựa
chọn của mình. Một cá nhân đang đấu tranh với cảm giác bị ràng buộc bởi hoàn cảnh gia đình có thể
được đề nghị nhìn lại những gì là của mình trong tiến trình và những giá trị đã trở thành một phần văn
hóa nội tại của người đó. Ví dụ như, Meta, một người Mỹ gốc Na Uy, hiện đang nỗ lực làm việc để
đạt được mục đích trở thành một nhà công tác xã hội chuyên nghiệp, nhưng gia đình cô nghĩ rằng cô
là người ích kỷ và đã bỏ qua những nhiệm vụ chính yếu của mình. Gia đình dường như đặt áp lực để
cô từ bỏ sở thích cá nhân cho những quyền lợi mà họ cảm thấy tốt hơn cho hạnh phúc của họ. Meta có
thể cảm thấy bị mắc kẹt trong hoàn cảnh và nhìn nhận rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc
bác bỏ những mong muốn từ phía gia đình cô. Trong trường hợp như vậy, cần khám phá những giá trị
tiềm ẩn của thân chủ và giúp cô xác định giá trị của cô nằm trong sự nghiệp hay trong gia đình của
mình. Những thân chủ như Meta có thử thách trong việc đánh giá các giá trị và cân bằng hành vi giữa
The Statue of Responsibility (Tượng Nữ thần Trách nhiệm) là công trình dự tính xây dựng tại Bờ
Tây Hoa Kỳ, tạo dựng bởi tác giả chính là Gary Lee Price. Được đề xuất bởi Frankl, công trình được
tiến hành khởi công từ năm 2010.

16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
hai nền văn hóa. Cuối cùng, Meta buộc phải quyết định con đường nào có thể thay đổi tình trạng của
cô, và cô cần đánh giá lại những giá trị văn hóa của mình. Nhà trị liệu hiện sinh cần đề nghị Meta
bước đầu tìm hiểu những gì cô có thể làm và nhận ra mình có thể sống nhân nhận dù có áp lực của
hoàn cảnh. Theo Vontress (2008), chúng ta có thể sống chân nhận trong bất cứ xã hội nào, kể cả trong
xã hội tôn trọng cá nhân lẫn tập thể.
Điều cốt yếu là phải trân trọng mục đích trong tâm thức của thân chủ khi họ bắt đầu trị liệu. Nếu
chúng ta chú ý một cách cẩn trọng đến những điều thân chủ nói về mong muốn của họ, chúng ta có
thể thực hành trị liệu trong khuôn khổ hiện sinh. Chúng ta có thể động viên các cá nhân cân nhắc
những lựa chọn và tìm hiểu về những hậu quả của những điều họ đã làm cho cuộc đời mình. Cho dù
có những áp lực đè nặng khiến cuộc sống bị giới hạn, chúng ta có thể giúp con người nhìn thầy rằng
họ không phải là nạn nhân của số phận nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Đồng thời những cá nhân
học cách thay đổi môi trường có thể cũng cần được thử thách để nhìn nhận sâu bên trong tâm hồn
mình nhằm nhìn nhận trách nhiệm của bản thân trong những vấn đề của họ. Thông qua trải nghiệm
trong tiến trình trị liệu, họ có thể khám phá ra diễn biến của những hành động có thể dẫn dắt họ thay
đổi hoàn cảnh.
QUAN ĐIỂM 3: ĐẤU TRANH CHO SỰ TỰ NHÂN DẠNG VÀ MỐI
QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC.
Con người luôn lo lắng về việc duy trì được sự độc đáo và cân bằng của bản thân, đồng thời lại vừa
mong muốn có thể hướng ra bên ngoài và tạo dựng được mối liên hệ với những hữu thể khác và cả
với thế giới tự nhiên. Mỗi người trong chúng ta đều mong muốn khám phá được bản ngã tự nhiên
trong con người mình, và sáng tạo nên một bản sắc riêng. Đây không phải là một quá trình dễ dàng,
tạo ra bản sắc cần phải có sự can đảm nhất định. Là một thực thể được nối kết, chúng ta cũng nỗ lực
cho những mối quan hệ với tha nhân. Rất nhiều nhà hiện sinh chủ nghĩa đã tranh luận về nỗi cô đơn,
chia lìa, bị xa lánh và nhìn nhận nó như là sự thất bại trong việc kết nối với người khác và với thế giới
tự nhiên.
Những rắc rối đối với rất nhiều người trong chúng ta là cố gắng theo đuổi những chỉ dẫn, những câu
trả lời cũng như giá trị và niềm tin ở những người quan trọng trong thế giới của mình. Thay vì tin
tưởng bản thân và tìm kiếm trong nội tâm của chúng ta câu trả lời cho mâu thuẫn mà bản thân gặp
phải trong đời sống, chúng ta lại phản bội lại chính mình và trở thành những gì người khác trông đợi.
Sự hiện hữu của ta bắt nguồn từ những mong đợi của họ, và rồi ta dần trở nên xa lạ với chính bản
thân mình.
LÒNG CAN ĐẢM ĐỂ TỒN TẠI. Paul Tillich (1886-1965) một giáo chủ Tin lành và cũng là một nhà
thần học đầu thế kỷ XX, tin rằng nhận thức về tính hữu hạn của tự nhiên giúp chúng ta trân trọng
những điều sâu sắc. Cần phải có can đảm để khám phá "bản chất của sự tồn tại" và sử dụng sức mạnh
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của nó để vượt qua sự vô hữu sẽ hủy diệt chúng ta (Tillich, 1952). Lòng can đảm đòi hỏi sự quyết tâm
tiến về phía trước bất chấp những tình huống khó khăn, như khi phải đối mặt với cái chết (May,
1975). Chúng ta đấu tranh để khám phá, sáng tạo và duy trì những giá trị sâu sắc nhất trong sự hiện
sinh của mình. Nỗi sợ lớn nhất của một thân chủ là khi họ khám phá ra rằng không hề có bản chất,
bản ngã, không hề có sự hiện sinh đích thực mà chỉ đơn thuần là tấm gương phản ánh kỳ vọng của
mọi người mà thôi. Một thân chủ có thể nói rằng: "Tôi sợ sẽ nhận ra rằng mình không-là-ai-cả, chẳng
có gì là thật trong tôi. Tôi sẽ nhìn thấy bản thân như một vỏ sò rỗng, chẳng còn gì tồn tại nếu tôi cởi
bỏ lớp mặt nạ của mình." Nếu thân chủ chứng minh được sự can đảm để đương đầu với nỗi sợ hãi
này, họ có thể ra về sau buổi trị liệu với việc chấp nhận sự mơ hồ luôn tồn tại trong cuộc sống.
Mendelowitz và Schneider (2008) khẳng định: "Càng chắc chắn về bản thân, con người càng biết
chấp nhận thử thách và trách nhiệm mà cuộc sống đặt ra, mà không cần biết chính xác tất cả mọi điều
đang xảy ra xung quanh nó."
Trị liệu hiện sinh có thể khởi đầu bằng việc yêu cầu thân chủ cho phép bản thân họ cảm nhận sâu sắc
hơn về việc họ không có gì hơn là sự tổng hợp những kỳ vọng của người khác hay chỉ đơn thuần là sự
tiếp nhận giá trị và vật thay thế của cha mẹ mà thôi. Bây giờ họ cảm thấy như thế nào? Họ sẽ bị ép
buộc như thế này mãi mãi? Liệu có con đường thoát nào không? Liệu họ có thể tự tạo cho mình một
bản ngã nếu họ tự thấy rằng nó không tồn tại? Khi nào họ có thể bắt đầu? Một khi thân chủ đã chứng
minh lòng can đảm để nhận ra nỗi sợ hãi, khi thể hiện bằng ngôn ngữ và chia sẻ nó, nỗi sợ hãi đó sẽ
không thể đánh bại thân chủ. Tôi nhận ra rằng việc khiến thân chủ chấp nhận cách họ đang sống bên
ngoài sự hiện sinh của bản thân và khám phá những cách thể kết nối với nội tâm của mình là sự khởi
đầu tốt nhất.
TRẢI NGHIÊM NỖI CÔ ĐƠN. Những nhà Hiện sinh chủ nghĩa nhận định trải nghiệm nỗi cô đơn là
một điều kiện tồn tại thiết yếu của con người. Song họ nói thêm rằng chúng ta có thể lấy được sức
mạnh của trải nghiệm này để nhìn nhận bản thân và cảm nhận sự tách biệt. Cảm giác cô đơn sẽ đến
khi ta nhận ra rằng mình không thể dựa vào bất kỳ ai khác để xác nhận về chính con người mình, có
nghĩa là, sự cô đơn giúp chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống và mỗi cá nhân sẽ phải tự
quyết định việc bản thân sẽ sống như thế nào. Nếu không thể chịu đựng được chính bản thân khi ở
một mình, sao ta có thể trông chờ sẽ cải thiện được những mối quan hệ với người khác. Trước khi
chúng ta có thể xây dựng được bất kỳ mối quan hệ vững chắc nào với người khác, chúng ta cần phải
có mối quan hệ với chính bản thân mình. Chúng ta được thử thách thể học cách lắng nghe chính bản
thân mình. Chúng ta phải có thể đứng một mình trước khi thật sự đứng bên cạnh bất kỳ ai khác.
Có một nghịch lý trong quan điểm là con người hiện sinh cả khi ở một mình và trong những mối liên
hệ, song nghịch lý này lại mô tả được những tính toàn vẹn của một con người. Nghĩ rằng chúng ta có
thể chữa lành được trạng thái bất thường này, hay nó phải được chữa lành, là sai lầm. Cuối cùng
chúng ta vẫn buộc phải cô đơn....
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG MỐI QUAN HỆ. Con người phụ thuộc vào những mối quan hệ
với người khác. Chúng ta mong muốn được là một phần quan trọng trong thế giới của người khác và
cũng mong muốn sự hiện diện của người khác trở nên quan trọng trong thế giới của mình. Khi chúng
ta có thể đứng đơn độc và cảm nhận được sức mạnh bên trong chúng ta, mối quan hệ của chúng ta dựa
trên sự đầy đủ chứ không phải túng thiếu. Nếu chúng ta cảm thấy sự thiếu thốn của bản thân, đương
nhiên chúng ta sẽ mong đợi một mối quan hệ hiếm hoi nhưng đeo bám dai dẳng và cộng sinh với
người khác.
Có lẽ một trong những chức năng điều trị là giúp thân chủ phân biệt được sự gắn bó phụ thuộc đến
mức bệnh lý với người khác và những mối quan hệ bình thường trong cuộc sống, nơi mà cả hai bên
đều được đề cao (tôn trọng). Nhà trị liệu có thể thách thức thân chủ để kiểm tra họ cảm nhận được gì
từ những mối quan hệ, họ từ chối những mối quan hệ thân mật như thế nào, làm sao họ tự ngăn trở
bản thân khỏi những mối quan hệ bình đẳng, và làm thế nào họ có thể tạo ra mối quan hệ với con
người một cách lành mạnh, trưởng thành.
ĐẤU TRANH CHO BẢN NGÃ. Sự ý thức về nỗi cô đơn có thể đáng sợ, và một số thân chủ có thể cố
gắng né tránh nỗi cô đơn và tách biệt của bản thân. Bởi vì nỗi sợ hãi phải đối phó với nỗi cô đơn,
Farha (1994) chỉ ra rằng một số trong chúng ta bị bó buộc trong những hành vi mang tính nghi thức
mà chúng ta được dạy dỗ để trở thành hay chúng ta đã từng đạt được trong thời thơ ấu. Ông viết rằng
một số trong chúng ta bị mắc kẹt trong một phương thức cố định khiến chúng ta né tránh việc trải
nghiệm cuộc sống.
Một phần trong quá trình trị liệu bao gồm nhà trị liệu thách thức thân chủ để xem xét cách thức họ
đánh mất nhân dạng của chính mình, đặc biệt là việc cho phép người khác hoạch định cuộc sống của
mình. Quá trình trị liệu thường sẽ đáng sợ đối với thân chủ khi họ nhận ra rằng họ đã từ bỏ sự tự do
của mình để trao nó cho người khác và trong mối quan hệ trị liệu họ sẽ phải nắm lấy quyền tự do đó,
một lần nữa. Bằng cách từ chối đưa ra những giải pháp hay câu trả lời đơn giản, nhà trị liệu hiện sinh
cần đối chứng với thân chủ rằng thực tế họ phải một mình đi tìm câu trả lời cho chính bản thân.
QUAN ĐIỂM 4: SỰ TÌM KIẾM Ý NGHĨA.
Một trong những đặc tính rõ nét của con người là sự đấu tranh trong ý thức về ý nghĩa và mục đích
của cuộc sống. Theo kinh nghiệm của tôi, mâu thuẫn cơ bản khiến con người tìm đến nhà tham vấn và
trị liệu tập trung vào những câu hỏi mang tính hiện sinh: "Tại sao tôi ở đây? Tôi mong muốn điều gì
từ cuộc sống? Điều gì đem lại cho tôi mục đích sống? Nguồn gốc ý nghĩa cuộc đời của tôi ở đâu?"
Nhà trị liệu hiện sinh có thể cung cấp những khung sườn của khái niệm để giúp thân chủ thách thức ý
nghĩa cuộc sống của họ. Những câu hỏi nhà trị liệu có thể đặt ra là, "Bạn có thích định hướng cuộc
sống hiện tại của mình không? Bạn hài lòng với thực tại của bản thân và con người bạn sẽ trở thành
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
chứ? Nếu bạn đang bối rối việc bạn là ai và bạn mong muốn gì cho bản thân, bạn sẽ làm gì để nhận
thức rõ ràng hơn về những vấn đề này?"
VẤN ĐỀ LOẠI BỎ NHỮNG GIÁ TRỊ CŨ. Một trong những vấn đề xảy ra trong tiến trình trị liệu là
thân chủ có thể từ bỏ những giá trị truyền thống (và áp đặt) mà không tìm kiếm những giá trị phù hợp
và có thể thay thế cái cũ. Nhà trị liệu sẽ làm gì khi thân chủ không còn bám víu vào những giá trị mà
họ chưa bao giờ thách thức hay đồng hóa và bây giờ phải trải nghiệm sự trống rỗng? Thân chủ có thể
nói rằng họ cảm thấy như một con thuyền không có bánh lái. Họ tìm kiếm những chỉ dẫn mới và các
giá trị thích hợp cho những khía cạnh họ mới khám phá được ở bản thân mà một thời gian trước họ
không hề nhận thức được điều đó. Có lẽ nhiệm vụ của tiến trình trị liệu là giúp thân chủ xây dựng
được hệ thống giá trị dựa trên cách họ sống và phù hợp với cách mà họ tồn tại.
Công việc của nhà trị liệu cũng có thể là tin tưởng vào khả năng của thân chủ để cuối cùng họ có thể
khám phá hệ thống giá trị xuất phát từ nội tâm, đem lại cuộc sống đầy ý nghĩa. Họ sẽ không còn nghi
ngờ hay lúng túng trong một thời gian và trải nghiệm căng thẳng như là hệ quả của việc thiếu vắng
những giá trị rõ ràng. Sự tin tưởng của nhà trị liệu thật sự quan trọng trong việc giúp thân chủ tin
tưởng vào khả năng của mình để khám phá những giá trị mới.
SỰ VÔ NGHĨA. Khi thế giới họ sống có vẻ như vô nghĩa, thân chủ sẽ tự hỏi liệu có đáng để đấu tranh
hay thậm chí là tiếp tục sống hay không. Đối mặt với viễn cảnh của cái chết, chúng ta có thể hỏi:
“Liệu có tồn tại cột mốc đáng nhớ nào mà tôi thực hiện được trong hiện tại, nếu tôi thực sự chết? Liệu
tôi có bị rơi vào quên lãng nếu tôi chết hay không? Đối diện với cái chết, sao lòng tôi vẫn còn vương
vấn quá nhiều điều?” Một người trong nhóm tôi đã bắt được ý tưởng quan trọng về bản thân khi nói
rằng: "Tôi cảm thấy như một trang giấy trong cuốn sách bị lật qua quá nhanh, và không ai bận tâm
đến chuyện đọc trang giấy đó." Theo Frankl (1978), cảm giá vô nghĩa là vấn đề chính yếu gây căng
thẳng tâm thần trong xã hội hiện đại.
Sự vô nghĩa trong cuộc sống có thể dẫn đến sự trống rỗng hay trạng thái mà Frankl gọi là nỗi trống
trải hiện sinh (existential vacuum). Tình trạng này có thể thường xuyên xảy ra khi con người không
bận rộn với những lịch trình hay công việc. Do không có sự định hướng cho cuộc sống, con người
buộc phải đối mặt với nhiệm vụ tạo ra ý nghĩa riêng cho bản thân mình. Tại những thời điểm đó con
người cảm thấy bị trói buộc bởi sự trống rỗng của cuộc sống, rút lui khỏi sự đấu tranh để tạo nên mục
đích sống cho cuộc đời mình.
Trải nghiệm sự vô nghĩa và khởi tạo những giá trị là một phần trong cuộc sống và cũng trở thành vấn
đề trọng tâm của tham vấn.
SÁNG TẠO NHỮNG Ý NGHĨA MỚI. Ý nghĩa luận liệu pháp được thiết kế để giúp thân chủ tìm
thấy những giá trị của cuộc sống. Chức năng của nhà trị liệu không phải là đưa ra cho thân chủ thấy ý
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
nghĩa cụ thể của cuộc sống mà là chỉ ra rằng họ có thể tìm ra ý nghĩa cuộc sống cho riêng mình, kể cả
trong khổ đau (Frankl, 1978). Cách nhìn này cho thấy nỗi đau (bi kịch và mặt tiêu cực của cuộc sống)
có thể trở thành điều đáng tự hào bằng cách đứng lên và tự gánh vác khi phải đối mặt với nó. Frankl
cũng cho rằng những cá nhân dám đương đầu với nỗi đau, tội lỗi, tuyệt vọng và cái chết có thể thách
thức nỗi tuyệt vọng của họ và giành chiến thắng.
Ý nghĩa vẫn không phải là điều mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm và đạt được. Nghich lý là, càng
nỗ lực tìm kiếm bằng lý trí, chúng ta lại dường như càng để vuột mất nó. Yalom (2003) và Frankl
(1978) đã cơ bản nhất trí điều này, giống như sự thỏa mãn, ý nghĩa chỉ có thể theo đuổi một cách gián
tiếp. Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là thành quả của sự cam kết, là sự tận tâm trong việc sáng tạo, yêu
thương, lao động và xây dựng. Ý nghĩa được tạo nên bởi cam kết của một cá nhân với những giá trị
của cá nhân đó, cam kết cũng cung cấp mục tiêu làm cuộc sống trở nên đích thực (van Deurzen,
2002a). Tôi thích cách Vontress (2008) nói rằng ý nghĩa cuộc sống chính là quá trình chúng ta đấu
tranh trong suốt cuộc đời: "Những điều đem lại ý nghĩa cho chúng ta hôm nay có thể không còn đem
lại ý nghĩa nữa vào ngày mai, và có khi điều mang rất nhiều ý nghĩa trong suốt cuộc đời của một
người có thể trở nên vô cùng vớ vẩn khi con người ta nằm trên giường chờ chết."
QUAN ĐIỂM 5: LO LẮNG LÀ ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU CỦA CUỘC
SỐNG
Lo lắng phát sinh từ sự đấu tranh của con người để tồn tại và duy trì, cũng như khẳng định sự hiện
hữu của bản thân. Cảm giác lo lắng tạo nên điều kiện không thể tránh khỏi, là một khía cạnh tất yếu
của cuộc sống. Đây cũng là kết quả không thể tránh khỏi khi chúng ta phải đối mặt với các "yếu tố
hiện sinh" - cái chết, sự tự do, lựa chọn, cách biệt và vô nghĩa (Vontress, 2008; Yalom, 1980). Lo lắng
hiện sinh có thể là điều kiện khuyến khích quá trình trưởng thành. Con người trải nghiệm nỗi lo lắng
khi chúng ta ý thức rõ ràng hơn về sự tự do và những hậu quả của việc chấp nhận từ bỏ sự tự do ấy.
Trên thực tế, khi chúng ta quyết định xây dựng lại cuộc sống của chính bản thân mình, nỗi lo lắng đi
kèm có thể là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã sẵn sàng cho sự đổi thay cá nhân. Nếu chúng ta học cách
lắng nghe những thông điệp tinh tế mà nỗi lo lắng này mang lại, chúng ta sẽ có can đảm từng bước
thực hiện những thay đổi cần thiết cho cuộc sống của chính mình.
Những nhà trị liệu hiện sinh phân biệt lo lắng bình thường và lo lắng loạn thần kinh. Họ nhìn nhận lo
lắng là khởi nguồn tiềm ẩn của sự trưởng thành. Lo lắng bình thường là phản ứng thích hợp với một
sự kiện đòi hỏi phải đối mặt. Xa hơn nữa, loại lo lắng này không nhất thiết phải kiềm nén, mà có thể
sử dụng như động lực để thay đổi. Bởi vì chúng ta không thể sống sót nếu thiếu một chút sự lo lắng.
Nỗi lo lắng thông thường này không phải là mục tiêu loại trừ của tiến trình trị liệu. Ngược lại, nỗi lo
lắng loạn thần kinh, vượt quá mức phản ứng bình thường đối với hoàn cảnh. Nó đặc trưng trong nhận
thức, và có khuynh hướng "đóng băng" con người. Tình trạng tâm lý khỏe mạnh đòi hỏi chúng ta phải
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
sống với càng ít nỗi lo lắng loạn thần kinh càng tốt, trong khi vẫn chấp nhận và nỗ lực đấu tranh với
những lo lắng hiện sinh không thể tránh khỏi trong cuộc sống (lo lắng bình thường).
Rất nhiều người tìm đến tham vấn với mong muốn tìm ra giải pháp giúp họ loại bỏ nỗi lo lắng. Dù nỗ
lực tránh né điều này bằng cách huyễn hoặc bản thân về sự an toàn trong cuộc sống có thể giúp chúng
ta đối phó với điều mình chưa biết, chúng ta thật sự cảm nhận được ở mức độ nào đó, rằng chúng ta
đang lừa dối bản thân khi chúng ta nghĩa rằng mình đang trong trạng thái an toàn hằng định. Chúng ta
có thể lu mờ nỗi lo lắng bằng cách siết chặt cuộc sống và thêm nữa là giảm bớt những lựa chọn. Dù
sao, mở cánh cửa của cuộc sống, cũng có nghĩa ta phải chấp nhận chào đón cả nỗi lo lắng. Chúng ta
sẽ phải trả giá đắt nếu bỏ qua nỗi lo lắng này.
Những cá nhân dù có can đảm để đối diện với chính mình, sẽ vẫn rơi vào sự hoảng sợ. Tôi đoan chắc
những người quyết tâm sống với nỗi lo lắng của họ trong một thời gian sẽ là những người tiến bộ từ
trị liệu cá nhân. Trong khi đó, những cá nhân chạy trốn và ẩn dật trong những mô hình thoải mái hơn
có thể trải nghiệm sự khuây khỏa trong chốc lát song về lâu dài, dường như họ sẽ cảm nhận sự thất
vọng khi bị mắc kẹt trong những lối mòn xưa cũ.
Khi nhận ra sự thật khi đối diện với nỗi đau đớn và cay đắng, họ đấu tranh cho sự sinh tồn và bề nổi
của nỗi lo lắng (đây cũng là sai lầm cơ bản của con người). Van Deurzen (1991) cho rằng mục tiêu
thiết yếu của trị liệu hiện sinh không phải là khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hay thoải mái hơn mà là
động viên thân chủ nhận biết và đối phó với nguồn gốc của cảm giác thiếu toàn và nỗi lo lắng. Đối
diện với nỗi lo lắng hiện sinh bao gồm nhìn nhận cuộc sống như một chuyến phiêu lưu hơn là núp
dưới vỏ bọc an toàn tưởng như bảo vệ chúng ta. Như van Deurzen (1991) đã nói: "Chúng ta cần đặt ra
những câu hỏi và loại bỏ những câu trả lời dễ dãi, cũng như bộc lộ nỗi lo lắng có thể giúp chúng ta trở
về với cuộc sống chân thực và sâu sắc" (trang 46).
Những nhà trị liệu hiện sinh có thể giúp thân chủ nhận ra cách chấp nhận sự mơ hồ và không rõ ràng
để sống mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ điều gì. Đây là giai đoạn cần thiết trong hành trình đi từ sự
phụ thuộc cho đến tự chủ. Nhà trị liệu và thân chủ có thể khám phá tiềm năng sẵn có dù việc phá vỡ
những mô thức số định và xây dựng nếp sống mới có thể gây lo lắng trong một thời gian. Song nỗi lo
lắng này sẽ giảm khi thân chủ trải nghiệm cảm giác mãn nguyện trong lối sống mới. Khi thân chủ trở
nên tự tin hơn, nỗi lo lắng, như là hệ quả tất yếu khi suy diễn về một kết cục bi thảm, sẽ giảm dần.
QUAN ĐIỂM 6: NHẬN THỨC VỀ CÁI CHẾT VÀ KHÔNG HIỆN HỮU
Những nhà hiện sinh chủ nghĩa không nhìn nhận cái chết một cách tiêu cực mà cho rằng nhận
thức về cái chết là điều kiện căn bản để con người sống một cách ý nghĩa. Đặc trưng tiêu biểu của con
người là khả năng thấu hiểu những sự thật không thể tránh khỏi trong tương lai và việc buộc phải
chấp nhận cái chết. Suy ngẫm về cái chết là điều cần thiết nếu chúng ta muốn thấu hiểu về ý nghĩa của
cuộc sống. Trong quan điểm của Frankl, cái chết không nên được xem như một mối đe dọa. Thay vào
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
đó, cái chết tạo động lực cho chúng ta sống trọn vẹn và nắm lấy từng cơ hội để thực hiện những việc
có ý nghĩa (Gould, 1993). Thay vì bị đóng băng bởi nỗi sợ hãi cái chết, chúng ta có thể nhìn nhận nó
như một động lực tích cực giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn bao giờ hết. Dù cái chết được xem như
tiếng chuông báo thức, nó cũng có thể là điều mà chúng ta tìm mọi cách để né tránh (Russell, 2007).
Nếu chúng ta xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân khỏi thực tại về cái chết, cuộc sống sẽ trở nên nhạt
nhẽo và vô nghĩa. Nhưng nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta cũng chỉ là một thực thể bình thường,
biết rằng mình không có một cuộc sống bất diệt đủ để hoàn tất mọi dự định của mình, chúng ta sẽ trân
trọng hiện tại hơn. Nhận thức về cái chết có thể là khởi nguồn cho hương vị của cuộc sống và sự sáng
tạo. Cái chết và cuộc sống có mối liên quan mật thiết với nhau, và kể cả khi cái chết khiến chúng ta
không còn hiện hữu, ý niệm về nó có thể cứu rỗi con người (Yalom, 1980, 2003).
Yalom (2003) khuyên những nhà trị liệu thảo luận với thân chủ về thực tế của cái chết. Ông
tìn rằng nỗi sợ hãi cái chết luôn hiện diện dưới bề nổi và ám ảnh chúng ta suốt cuộc đời. Cái chết như
một vị khách ghé thăm chúng ta trong hành trình trị liệu, và Yalom tin rằng bỏ qua sự tồn tại của cái
chết mang thông điệp nhắn gửi rằng cái chết đã chôn vùi thân chủ, ngăn cản họ khám phá về nó. Đối
chứng với nỗi sợ có thể là nhân tố giúp chúng ta chuyển từ trạng thái sống thiếu trung thực sang một
lối sống chân nhận hơn (Yalom, 1980).
Một trong những điểm nhấn của trị liệu hiện sinh là khám phá mức độ thân chủ thực hiện
những điều có giá trị với họ. Nếu không bận tâm quá mức với những mối đe dọa thường trực của sự
không hiện hữu, thân chủ có thể phát triển nhận thức khỏe mạnh về cái chết, như là cách để họ đánh
giá sự trọn vẹn trong cuộc sống của mình cũng như những gì họ muốn thay đổi. Ai sợ hãi cái chết
cũng sẽ sợ hãi cuộc sống. Khi chúng ta âm thầm chấp nhận thực tế về cái chết, chúng ta nhìn nhận rõ
ràng về những hành động có giá trị, những lựa chọn cũng như nhận lãnh trách nhiệm cuối cùng cho
những gì chúng ta đã xây đắp trong cuộc sống (Corey & Corey, 2006).
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Trị liệu hiện sinh được xem như phương pháp tốt nhất giúp thân chủ nhận ra cách thức họ đã
sống không trọn vẹn và chân nhận để có thể chọn lựa điều sẽ dẫn dắt họ trở thành những gì họ có khả
năng để trở thành. Một trong những mục tiêu trị liệu là giúp đỡ thân chủ trong những bước đi tiến tới
sự chân nhận và học cách nhận ra mỗi khi họ huyễn hoặc chính mình (van Deurzen, 2002a). Định
hướng hiện sinh khẳng định rằng không thể trốn thoát khỏi sự tự do, bởi lẽ chúng ta sẽ luôn buộc phải
nhận lãnh trách nhiệm. Chúng ta có thể từ bỏ sự tự do, mặc dù, đó thực sự là sự thiếu chân nhận. Trị
liệu hiện sinh đặt mục tiêu giúp đỡ thân chủ đối diện với nỗi lo lắng và sự cam kết trong hành động
dựa trên những mục tiêu đích thực nhằm kiến tạo nên sự hiện hữu đầy ý nghĩa.
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
May (1981) cho rằng con người tìm đến trị liệu với một ảo tưởng họ tự đặt ra là họ bị nô dịch
trong tâm thức và một người nào đó (nhà trị liệu) có thể giải phóng họ. Nhiệm vụ của trị liệu hiện sinh
là hướng dẫn thân chủ lắng nghe những điều họ đã biết về chính bản thân mình, cho dù họ có thể
không chú ý đến nó. Trị liệu là quá trình khai mở sức sống ẩn chứa trong thân chủ (Bugental, 1986).
Bugental (1990) xác định ba nhiệm vụ chính yếu của trị liệu như sau:

Giúp đỡ thân chủ nhận thức về sự hiện hữu thiếu trọn vẹn ngay trong tiến trình trị liệu và xem
xét mô thức này trói buộc họ ngoài tiến trình trị liệu như thế nào.

Hỗ trợ thân chủ đối diện với những lo lắng mà họ đã cố gắng né tránh quá lâu.

Giúp thân chủ xác nhận lại chính mình và thế giới của bản thân theo cách thúc đẩy họ nối kết
chân thực hơn với cuộc sống.
Nâng cao nhận thức là mục tiêu chính yếu nhất của trị liệu hiện sinh, điều sẽ cho phép thân
chủ khám phá ra những lựa chọn tiềm năng mà trước đó họ không hề biết đến sự tồn tại của chúng.
Thân chủ tiến đến việc nhận ra rằng họ có thể thay đổi cách họ hiện hữu trong thế giới này.
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Mối quan tâm chủ yếu của những nhà trị liệu hiện sinh là thấu hiểu thế giới chủ quan của thân chủ để
giúp họ hướng đến nhận thức mới và những lựa chọn khác nhau. Những nhà trị liệu hiện sinh đặc biệt
quan tâm đến những thân chủ né tránh trách nhiệm; họ sẽ đề nghị thân chủ nhận lãnh trách nhiệm cá
nhân này. Khi thân chủ than phiền về hoàn cảnh khó khăn của họ và đổ lỗi cho người khác, nhà trị
liệu có thể yêu cầu họ xem xét lại cách họ góp phần làm nên hoàn cảnh đó.
Trị liệu định hướng hiện sinh thường phải đối diện với những người có một sự hiện hữu, có thể gọi là,
hạn hẹp. Những thân chủ này có sự nhận thức hạn chế về bản thân họ và thường mơ hồ về bản chất
những vấn đề họ gặp phải. Họ có thể nhận thấy rất ít, nếu có, những lựa chọn để đối phó với những
tình huống khác nhau trong cuộc sống, và họ khuynh hướng cảm thấy như bị giam cầm, không được
trợ giúp và sa lầy. Theo Bugental (1997), chức năng của nhà trị liệu là trợ giúp thân chủ nhìn thấy
cách họ làm thui chột nhận thức của mình và cái giá phải trả cho việc ấy. Mendelowitz và Schneider
(2008) cũng nhìn nhận mục đích của trị liệu là khiến một người sa lầy có thể tiếp tục cất bước, bằng
cách hỗ trợ thân chủ khôi phục quyền làm chủ cuộc sống của mình. Nhà trị liệu có thể cầm một chiếc
gương, do đó, khi nói chuyện, thân chủ có thể từ từ tham gia vào cuộc đối chứng với chính bản thân
mình. Theo cách này thân chủ có thể nhìn thấy người mà họ đã chọn để trở thành và cách thức thực
hiện để mở rộng con đường mà họ bước đi trong cuộc sống. Một khi thân chủ nhận thức được các yếu
tố trong quá khứ và phương thức hiện hữu ngột ngạt của họ trong hiện tại, họ có thể bắt đầu nhận lãnh
trách nhiệm để thay đổi tương lai.
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Những nhà thực hành hiện sinh có thể sử dụng một số kỹ năng phát triển từ nhiều định hướng triết
thuyết khác nhau, song không có tập hợp những kỹ năng được xem là thiết yếu. Russell (2007) nắm
bắt khái niệm này khi ông viết: "Không có một con đường độc đạo cho trị liệu và chắc chắn không có
những nguyên tắc cứng nhắc cho những kỹ năng định hướng hiện sinh. Vấn đề cốt yếu là bạn phải tạo
ra cách chân nhận sự hiện hữu của riêng mình để hòa hợp với thân chủ" (trang 123).
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Những thân chủ trong trị liệu hiện sinh rõ ràng được cổ vũ để trải nghiệm nghiêm túc thế giới
nội quan của mình. Họ được thử thách để nhận lãnh trách nhiệm cho cách họ hiện hữu trong thế giới.
Hiệu quả trị liệu không chỉ dừng lại ở mức nhận thức mà nhà trị liệu phải động viên thân chủ hành
động dựa trên cơ sở những hiểu biết mà họ đã phát triển trong suốt tiến trình trị liệu. Họ dự định đi ra
thế giới và quyết định rằng mình sẽ sống khác đi. Xa hơn, họ cần chủ động trong tiến trình trị liệu,
trong mỗi phiên họ buộc phải quyết định rằng mình sẽ tìm hiểu nỗi sợ hãi nào, cảm thức tội lỗi và nỗi
lo lắng nào.
Chỉ quyết định tham gia trị liệu tâm lý, bản thân nó, đã là viễn cảnh đáng sợ đối với nhiều
người. Trải nghiệm cảm giác mở cánh cửa của chính bản thân mình có thể kinh khủng, thú vị, vui
thích, trầm uất hay là tổng hợp của tất cả trạng thái đó. Khi thân chủ quyết định dấn thân để mở những
cánh cửa đóng kín, họ cũng bắt đầu nới lỏng những xiềng xích hằng định khiến họ bị giam cầm về tâm
lý. Từ từ, họ trở nên ý thức về việc mình đã từng là ai và mình là ai bây giờ. Đồng thời, họ có khả năng
quyết định tương lai mà mình mong muốn. Thông qua tiến trình trị liệu, các cá nhân có thể khám phá
những lựa chọn khác nhau, nhằm biến những viễn cảnh ấy thành sự thật.
Khi những thân chủ biện hộ cho sự bất lực của mình và cố gắng thuyết phục bản thân rằng họ
không có quyền tự quyết, May (1981) nhắc nhở họ rằng hành trình tiến đến tự do bắt đầu từ những
bước chân chậm rãi và cẩn trọng của thân chủ vào văn phòng của ông. Hạn hẹp như phạm vi của sự tự
do mà họ tưởng tượng, các cá nhân có thể bắt đầu xây dựng và mở rộng phạm vi ấy bằng cách thực
hiện từng bước nhỏ. Hành trình trị liệu mở ra những chân trời mới, được mô tả đầy thi vị bởi van
Deurzen (1997):
Dấn bước trên hành trình hiện sinh đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng với những xúc cảm và rung động cho những gì
chúng ta tìm thấy trên đường đi cũng như không sợ hãi việc khám phá ra giới hạn và khuyết điểm, những cảnh giới
mơ hồ và đầy nghi hoặc. Chỉ cần có thái độ cởi mở và tự vấn về những điều bí ẩn chúng ta chạm trán mà không
thể lý giải được mỗi ngày, đưa chúng ta vượt lên trên những mối bận tâm và khổ đau. Bằng cách đối diện với cách
chết, chúng ta tái khám phá được cuộc sống. (trang 5).
Một khía cạnh khác về trải nghiệm sự hiện hữu của thân chủ trong trị liệu hiện sinh là đối
chứng với những mối quan tâm bền tảng, thay vì hóa giải những vấn đề hiện tại. Một số chủ đề chính
trong tiến trình trị liệu là sự lo lắng, tự do và trách nhiệm, tìm kiếm nhân dạng, sống chân nhận, đơn
độc, bị hắt hủi, cái chết và ý nghĩa của nó với cuộc sống, cũng như hành trình không mệt mỏi trong
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
việc tìm kiếm ý nghĩa. Những nhà trị liệu hiện sinh trợ giúp thân chủ đối diện với cuộc sống với lòng
can đảm, hy vọng và quyết tâm tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc đời.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Những nhà trị liệu hiện sinh đặc biệt tập trung vào mối tương quan với thân chủ. Mối tương quan
quan trọng tự bản thân nó bởi lẽ chất lượng cuộc gặp gỡ giữa-hai-con-người trong hoàn cảnh trị liệu là
động lực kích thích cho sự thay đổi. Những nhà trị liệu định hướng này tin rằng thái độ cơ bản hướng
đến thân chủ cũng như đặc tính cá nhân bao gồm sự trung thực, toàn vẹn và lòng can đảm là những gì
họ có thể cung cấp. Trị liệu là hành trình thực hiện bởi nhà trị liệu và thân chủ, đào sâu vào thế giới
nhận thức và trải nghiệm của thân chủ. Song loại nhiệm vụ này yêu cầu nhà trị liệu cũng đồng thời
phải nối kết với thế giới hiện tượng học của riêng mình. Vontress, Johnson và Epp (1999) phát biểu
rằng tham vấn hiện sinh là một chuyến du ngoạn tự khám phá cho cả thân chủ và nhà trị liệu.
Ý niệm của Buber (1970) về mối tương quan Tôi/Tha nhân mang ý nghĩa quan trọng ở đây. Sự thấu
hiểu về cái tôi dựa trên hai mối liên hệ cơ bản: "Tôi/nó" và "Tôi/Tha nhân". Tương quan “Tôi/nó” liên
quan đến thời gian và không gian, là điều kiện cần thiết để đặt nền móng cho cái tôi. Tương quan
“Tôi/Tha nhân” là mối quan hệ cần thiết để kết nối giữa cái tôi và thế giới tinh thần, và khi làm được
điều đó, chúng ta đạt đến sự đối thoại chân chính. Mô thức quan hệ này là ví dụ điển hình cho sự trọn
vẹn cái tôi của con người, là thành tựu mà Buber cho là đích đến cuối cùng trong triết thuyết của ông.
Tương quan trong khuôn thức “Tôi/Tha” nhân mang ý nghĩa tồn tại sự thẳng thắn, trao đổi và liên đới
trong hiện tại. Thay vì khách quan hoàn toàn trong trị liệu và tạo khoảng cách chuyên nghiệp, những
nhà trị liệu hiện sinh nỗ lực để tạo dựng mối quan hệ ấm áp và gần gũi với thân chủ.
Cốt lõi của tương quan trị liệu là sự tôn trọng, hàm chứa niềm tin về tiềm năng hóa giải đích thực
những vấn đề thân chủ gặp phải cũng như năng lực khám phá những lựa chọn để hiện hữu. Những
nhà trị liệu hiện sinh chia sẻ phản ứng của họ với thân chủ trong mối quan tâm chân thành và sự thấu
cảm như một cách khiến mối tương quan trở nên sâu sắc hơn. Nhà trị liệu đề nghị thân chủ phát triển
bằng những mô thức hành vi chân nhận. Nếu nhà trị liệu giữ mình ẩn núp trong suốt tiến trình hay
tham gia vào những hành vi không chân nhận, thân chủ có thể tiếp tục phòng vệ và khăng khăng giữ
nguyên lối sống của mình. Bugental (1987) nhấn mạnh vai trò hiện hữu chủ chốt của nhà trị liệu trong
mối tương quan. Trong quan điểm của ông, nhiều nhà trị liệu, cũng như hệ thống trị liệu đã bỏ qua
tầm quan trọng cơ bản của nó. Ông cho rằng nhà trị liệu thường quá bận tâm đến nội dung của những
điều đã trao đổi khiến họ không ý thức về khoảng cách giữa thân chủ và mình. "Liên minh trị liệu là
sự nỗ lực tham gia tích cực, điều tiếp thêm sinh khí và bổ trợ cho việc trị liệu tâm lý mang tính chất
lâu dài, khó khăn và thường đầy đau khổ để thay đổi cuộc đời. Khái niệm về nhà trị liệu ở đây không
ngụ ý một nhà quan sát khách quan mà là người bạn đồng hành đầy tích cực của thân chủ" (trang 49).
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
Tiếp cận hiện sinh không giống như hầu hết những mô thức trị liệu khác ở chỗ nó không định hướng
kỹ thuật. Nó loại bỏ sự nhấn mạnh kỹ thuật và ưu tiên cho những điều kiện để thấu hiểu thế giới của
thân chủ. Những nhà thực hành can thiệp theo hướng hiện sinh hành nghề dựa trên các quan điểm
trong triết thuyết về bản chất thiết yếu trong sự tồn tại của con người. Những nhà thực hành chú trọng
đến việc mô tả, thấu hiểu và khám phá hiện thực nội quan của thân chủ, trái ngược với chẩn đoán,
điều trị và tiên lượng (van Deurzen, 2002b). Vontress (2008) đã nói:" Những nhà trị liệu hiện sinh
thường thích được nhìn nhận như những bạn đường triết học hơn là những người uốn nắn tâm lý"
(trang 161). Như đã đề cập trước đó, nhà trị liệu hiện sinh được tự do chắt lọc những kỹ năng xuất
phát từ nhiều định hướng khác. Tuy nhiên, họ không sử dụng một loạt những kỹ năng phối hợp, họ có
một tập hợp những giả định và thái độ hướng dẫn cho họ cách thức can thiệp với thân chủ. Xem cuốn
“Case Approach to Counseling and Psychotherapy” (tạm dịch: Tiếp cận Ca trong Tham vấn và Trị
liệu tâm lý) (Corey, 2009, chương 4), minh họa cách Bác sĩ J. Michael Russell làm việc với định
hướng hiện sinh bằng một số chủ đề then chốt trong ca của Ruth.
Van Deurzen (1997) xác định quy tắc chính yếu được xem như nền tảng trong thực hành hiện sinh là
sự cởi mở với nhân cách sáng tạo của cả nhà trị liệu và thân chủ. Bà kiên quyết cho rằng nhà trị liệu
hiện sinh cần điều chỉnh để nhân cách và tác phong cá nhân thích ứng với cách tiếp cận này, cũng như
phải nhạy cảm với từng vấn đề thân chủ đề cập đến. Chỉ dẫn chủ yếu là cách can thiệp của những nhà
thực hành hiện sinh phải đáp ứng thích hợp với từng cá tính độc nhất của mỗi thân chủ (van Deurzen,
1997; Walsh & McElwain, 2002).
Van Deurzen (2002a, 2002b) tin rằng điểm khởi đầu của việc hành nghề theo hướng hiện sinh của
những nhà thực hành là phải làm rõ được quan điểm của mình về cuộc sống cũng như cách sống. Bà
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rung cảm sâu sắc và thái độ cởi mở bản thân để mạo hiểm dấn
thân vào bóng tối trong lòng thân chủ mà không bị đắm chìm trong nó. Bản chất của thực hành hiện
sinh là nâng đỡ con người trong quá trình sinh sống với sự thông hiểu và thanh thản. Van Deurzen
(1997) nhắc nhở chúng ta rằng trị liệu hiện sinh là một chuyến đồng hành của thân chủ và tham vấn
viên, nó sẽ có những biến chuyển nếu họ cho phép bản thân cảm nhận cuộc sống. Khi bản ngã sâu
thẳm nhất của nhà trị liệu gặp gỡ với phần sâu xa nhất trong lòng thân chủ, tiến trình tham vấn đã đạt
được mức hoàn hảo nhất có thể. Trị liệu là quá trình sáng tạo, phát triển những điều được khám phá,
mà có thể khái niệm hóa thành ba giai đoạn phổ biến sau đây.
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG TIẾN TRÌNH THAM VẤN
Trong giai đoạn đầu của tham vấn, nhà trị liệu sẽ trợ giúp thân chủ trong việc xác định và làm rõ
những giả định của họ về thế giới. Thân chủ được đề nghị nhận xét và đặt nghi vấn về cách thức họ
lĩnh hội và những điều họ làm khiến sự tồn tại của mình trở nên ý nghĩa. Họ sẽ rà soát lại những giá
trị, niềm tin và những giả định để xác nhận tính giá trị của chúng. Đây là một nhiệm vụ khó khăn với
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nhiều thân chủ bởi lẽ ban đầu họ sẽ trình bày những vấn đề của mình gần như là toàn bộ hậu quả gây
ra bởi những nguyên do ngoại tại. Họ có thể tập trung vào cách mà mọi người "khiến họ cảm thấy"
hay cách người khác chịu trách nhiệm chính yếu cho những hành động hay từ chối hành động của
mình. Tham vấn viên chỉ dẫn họ cách thức phản ánh lại sự hiện hữu của bản thân để kiểm chứng vai
trò của mình trong việc tạo ra những vấn đề của họ trong cuộc sống.
Trong giai đoạn giữa của tham vấn hiện sinh, thân chủ được động viên để kiểm chứng toàn diện về
nguồn cung và nội dung của hệ thống giá trị hiện tại của họ. Quá trình tự khám phá này thường đưa
đến sự hiểu biết sâu sắc hơn và nó cũng sẽ hiệu chỉnh lại một số giá trị và thái độ. Các cá nhân có
được ý tưởng rõ ràng hơn về cuộc sống mà họ cho rằng xứng đáng để hiện hữu cũng như phát triển
cảm thức sâu sắc hơn về quá trình nhìn nhận chính bản thân mình.
Giai đoạn cuối của tham vấn hiện sinh tập trung giúp đỡ thân chủ nhận thức về những điều họ đã học
được từ chính bản thân và biến chúng thành hành động. Sự chuyển biến này không chỉ giới hạn trong
khoảng thời gian trị liệu. Giờ trị liệu chỉ là một đóng góp nhỏ nhoi trong những cam kết mà thân chủ
mới tạo lập với cuộc đời của họ, hay nó chỉ mang giá trị diễn tập mà thôi (van Deurzen, 2002b). Mục
tiêu trị liệu là tạo cơ hội cho thân chủ tìm thấy những cách thức thực hiện sự kiểm chứng và tiếp thu
các giá trị thật cụ thể giữa các buổi tham vấn và sau khi chấm dứt trị liệu. Thân chủ thường khám phá
ra sức mạnh nội tại và tìm cách sử dụng chúng nhằm đạt đến sự hiện hữu đầy ý nghĩa.
NHỮNG THÂN CHỦ PHÙ HỢP VỚI THAM VẤN HIỆN SINH
Những vấn đề nào thích hợp nhất với tiếp cận hiện sinh? Sức mạnh của nhận thức tập trung vào
những lựa chọn khả khi và hành trình thành nhân. Đối với những cá nhân đang phải hóa giải những
mốc khủng hoảng phát triển, trải nghiệm đau thương và mất mát, đối diện với cách chết hay cần thực
hiện những quyết định quan trọng trong đời người, trị liệu hiện sinh là lựa chọn đặc biệt thích hợp.
Một số ví dụ là những bước ngoặt quan trọng đánh đấu sự chuyển tiếp trong những giai đoạn của cuộc
đời bao gồm đấu tranh với bản ngã ở tuổi vị thành tiên, hóa giải với những thất vọng có thể xảy ra
trong tuổi trung niên, thích nghi với việc con cái tự lập, hóa giải những thất bại trong hôn nhân và sự
nghiệp, hay đối phó với những hạn chế về thể chất tại độ tuổi nhất định. Những thách thức phát triển
luôn hàm chứa cả hiểm nguy lẫn cơ hội. Chắc chắn, nỗi lo lắng và đấu tranh cho những quyết định sẽ
luôn là một phần của tiến trình.
Van Deurzen (2002b) đề xuất phương thức trị liệu này thích hợp nhất với những thân chủ cam kết đối
diện với những vấn đề về cuộc sống, cho những người cảm thấy bị hắt hủi khỏi những mong đợi từ xã
hội, hay những cá nhân đang tìm kiếm ý nghĩa cho cuộc sống. Nó có khuynh hướng tác động tốt với
những con người đang đứng ở ngã ba đường và tự vấn về những vấn đề của cuộc sống cũng như quyết
tâm thách thức những vấn đề này. Nó cũng có thể hữu dụng cho những cá nhân đang bên bờ vực của
sự hiện hữu, như những người đang chết dần hay dự định tự sát, những cá nhân đang trải qua cơn
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
khủng hoảng phát triển hay tình huốn nan giải, những người cảm thấy họ không còn thuộc về môi
trường xung quanh, hay những cá nhân đang bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời.
Bugental và Bracke (1992) khẳng định rằng giá trị và sức sống của một hướng tiếp cận trị liệu tâm lý
phụ thuộc vào khả năng nâng đỡ thân chủ đối phó với khởi nguồn của nỗi đau hay cảm giác không hài
lòng trong cuộc sống. Họ cho rằng định hướng hiện sinh đặc biệt phù hợp với những cá nhân đang trải
nghiệm sự thiếu thốn cảm thức về nhân đạng. Tiếp cận theo cách này cung cấp niềm tin cho những cá
nhân đang đấu tranh để tìm kiếm ý nghĩa hay than phiền về cảm giác trống rỗng.
ÁP DỤNG CHO TRỊ LIỆU NGẮN
Áp dụng cách tiếp cận hiện sinh trong những ca trị liệu ngắn như thế nào? Hướng tiếp cận này có thể
tập trung thân chủ trong những lĩnh vực như những giả định về trách nhiệm cá nhân, thực hiện cam
kết trong quyết định và hành động, hay mở rộng ý thức của họ về tình huống thực tại. Nếu có thể
trong giới hạn thời gian, tiếp cận theo hướng này là tác nhân thúc đẩy thân chủ trở trên chủ động và
tham gia tích cực vào từng buổi trị liệu.
Strasser và Strasser (1997), những người đã liên kết với Viện phân tích hiện sinh Anh Quốc, kiên
quyết cho rằng việc giới hạn thời gian trị liệu có những ưu điểm rõ ràng. Sharp và Bugental (2001)
cho rằng áp dụng ngắn trong tiếp cận hiện sinh đòi hỏi phải có cấu trúc và mục tiêu rõ ràng, cũng như
ít mục tiêu lớn hơn. Khi chấm dứt điều trị ngắn, điều quan trọng đối với một cá nhân là họ đánh giá
những điều đã hoàn thành và những vấn đề cần phải được giải quyết sau đó. Cần xác nhận cho cả nhà
trị liệu và thân chủ rằng nếu thực hành ngắn hạn phù hợp, thì nó vẫn có thể đem lại hiệu quả tốt.
ÁP DỤNG CHO TRỊ LIỆU NHÓM
Nhóm hiện sinh có thể được mô tả là những người tạo nên cam kết cho hành trình tự khám phá suốt
cuộc đời, với mục tiêu: (1) tạo điều hiện cho các thành viên trở nên trung thực với chính mình, (2) mở
rộng nhận thức của họ về bản thân và thế giới, (3) làm rõ những điều đem lại ý nghĩa đối với cuộc
sống hiện tại và tương lai của họ (van Deurzen, 2002b). Thái độ cởi mở với cuộc sống là điều kiện
thiết yếu, để quyết tâm phám phá những miền đất chưa được biết đến. Những chủ đề định kỳ phổ biến
được mở ra từ rất nhiều nhóm và thách thức các thành viên nghiêm túc tìm hiểu về những mối quan
tâm hiện sinh như sự lựa chọn, tự do và nỗi lo lắng, nhận thức về cái chết, ý nghĩa cuộc sống và sống
trọn vẹn.
Yalom (1980) cho rằng nhóm cung cấp điều kiện tối ưu cho thực hành trị liệu về trách nhiệm. Những
thành viên nhận trách nhiệm cho cách họ thể hiện trong nhóm, nó cung cấp một tấm gương phản ánh
cách họ phản ứng trong cuộc sống. Thông qua những phản hồi, các thành viên học được cách nhìn về
bản thân thông qua lăng kính của người khác, cũng như nhận biết được những hành vi của mình tác
động đến mọi người như thế nào. Xây dựng trên chức năng liên kết trong nhóm, họ có thể nâng cao
trách nhiệm trong việc tạo nên những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày. Trải nghiệm trong nhóm
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cung cấp cơ hội cho các thành viên tương tác với người khác một cách đầy ý nghĩa, để học được cách
là chính mình khi hòa hợp với mọi người, cũng như để thiết lập những mối quan hệ đem lại sự thỏa
mãn và có giá trị.
Trong tham vấn nhóm hiện sinh, các thành viên đến với những nghịch lý của sự hiện hữu: cuộc sống
có thể dang dở bởi cái chết, rằng thành công cũng chỉ rất mong manh, nên chúng ta được nhận định
như những thực thể tự do và có trách nhiệm với thế giới mà ta đã chưa từng lựa chọn để hiện hữu
trong đó. Chúng ta buộc phải chọn lựa khi đối mặt với những điều không chắc chắn và mối nghi ngờ.
Các thành viên trải nghiệm sự lo lắng khi họ nhận ra hiện thực trong điều hiện hiện hữu của loài
người, bao gồm nỗi đau đớn và sự khổ sở, nhu cầu chiến đấu sinh tồn cũng như những sai lầm cơ bản
họ có thể mắc phải. Những thân chủ học được rằng không bao giờ có câu trả lời rốt ráo cho những
mối quan tâm nền tảng ấy. Cho dù họ có đối diện với những quan tâm cơ bản, họ cũng không thể chế
ngự nó (Mendelowitz & Schneider, 2008). Thông qua sự hỗ trợ trong nội bộ nhóm, những thành viên
có thể đánh thức sức mạnh cần thiết để kiến tạo nên hệ thống giá trị nội tại phù hợp với cách thức hiện
hữu của mình.
Nhóm cung cấp bối cảnh tác động mạnh mẽ đến cách nhìn nhận bản thân và xem xét những lựa chọn
chân nhận hơn với một cá nhân. Các thành viên có thể chia sẻ cởi mở những nỗi sợ hãi liên quan đến
việc sống không trọn vẹn và tiến tới nhận ra rằng họ đã làm tổn thương tính toàn vẹn của chính bản
thân mình. Thành viên cũng từ từ khám phá ra cách họ mất định hướng và có thể bắt đầu thành thực
với bản thân hơn. Họ học được rằng mình không thể tìm câu trả lời từ người khác cho câu hỏi về ý
nghĩa và mục đích sống . Người hướng dẫn nhóm sẽ giúp đỡ các thành viên sống chân nhận và hạn
chế đưa ra những giải pháp đơn giản. Để có được chi tiết cuộc thảo luận theo tiếp cận hiện sinh trong
tham vấn nhóm, xem Corey (2008, chương 9).
TRỊ LIỆU HIỆN SINH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Bởi vì tiếp cận hiện sinh không gói gọn trong một cách thức nhìn nhận cụ thể hay liên quan đến thực
tế, cũng như vì quan điểm rộng mở của nó, tiếp cận này có sự thích hợp cao độ khi thực hành trong
bối cảnh đa văn hóa (van Deurzen, 2002a). Vontress và cộng sự (1999) đã viết về những nhà sáng lập
ra tham vấn liên văn hóa như sau: "Tham vấn hiện sinh chắc chắn là cách tiếp cận hữu dụng nhất để
giúp thân chủ trong mọi nền văn hóa tìm kiếm ý nghĩa và sự hòa hợp trong cuộc sống của mình, bởi lẽ
nó tập trung vào những vấn đề quan trọng mà mỗi người trong chúng ta buộc phải đối diện: tình yêu,
nỗi lo lắng, đau khổ và cái chết" (trang 32). Đây là những trải nghiệm tất yếu của con người vượt lên
trên cả rào cản văn hóa.
Vontress (1996) chỉ ra rằng tất cả mọi người đều là những cá thể đa văn hóa, bởi lẽ họ đều là sản
phẩm kết hợp từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Ông khuyến khích những nhà tham vấn trong quá trình
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
huấn luyện tập trung vào những điểm phổ quát tương đồng đầu tiên, sau đó mới đến nét khác biệt.
Trong thực hành với cách nhìn đa văn hóa, điều thiết yếu là phải nhận biết đồng thời nét tương đồng
và sự khác biệt trong sự hiện hữu của con người: "Tham vấn liên văn hóa, về ngắn hạn, không dự tính
hướng dẫn những can thiệp cụ thể áp dụng với từng nền văn hóa, mà truyền tải đến tham vấn viên sự
nhạy cảm về văn hóa cũng như cái nhìn triết thuyết một cách khoan dung. Điều này sẽ thích hợp được
với mọi nền văn hóa" (trang 164).
Điểm mạnh của tiếp cận hiện sinh là nó giúp thân chủ kiểm chứng lại mức độ hành vi của họ bị tác
động bởi điều kiện văn hóa xã hội. Họ có thể được thách thức để nhìn nhận cái giá phải trả cho những
quyết định của mình. Mặc dù sự thật là một số thân chủ có thể không cảm nhận được sự tự do, nó vẫn
có thể gia tăng nếu họ nhận ra rào cản xã hội họ phải đối mặt. Sự tự do có thể bị che lấp bởi những thể
chế và giới hạn đặt ra bởi gia đình. Trên thực tế, thật khó khăn để tách biệt sự tự do cá nhân trong bối
cảnh hệ thống gia đình của cá nhân đó.
Tiếp cận hiện sinh nhận được sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới và dự tính sẽ tạo nên ảnh hưởng
với xã hội toàn cầu. Hiện nay tiếp cận này đã phát triển tại xã hội Bắc Âu, một số vùng phát triển của
Đông Âu (bao gồm Estonia, Latvia, Lithuania, Nga, Ukraine và Belarus) cũng như tại Mexico và
Nam Mỹ. Ngoài ra, khóa học trên mạng, SEPTIMUS, được giảng dạy tại Ireland, Iceland, Thụy Điển,
Ba Lan, Cộng hòa Czech, Romania, Ý, Bồ Đào Nha và Anh Quốc. Những bước phát triển toàn cầu
này cho thấy trị liệu hiện sinh có sức thu hút đặc biệt với nhiều quốc gia nhau tại nhiều khu vực trên
thế giới.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Đối với những người nắm giữ quan điểm hệ thống, những nhà hiện sinh chủ nghĩa có thể bị chỉ trích
về nền tảng mà họ tạo nên cá nhân hóa quá mức và đã bỏ qua những yếu tố xã hội có thể tạo nên các
vấn đề của con người. Một số cá nhân tìm đến tham vấn có thể hoạt động dựa trên giả định rằng họ có
rất ít lựa chọn do hoàn cảnh môi trường quá khốc liệt dẫn đến việc khả năng của họ bị hạn chế, tác
động đến định hướng của họ trong cuộc sống. Kể cả khi họ thay đổi bản thân, họ vẫn chỉ nhìn thấy hy
vọng nhỏ nhoi cho sự thay đổi hiện thực xung quanh mình như tình trạng phân biệt chủng tộc, nạn kỳ
thị và sự áp bức. Họ có thể trải nghiệm một cách sâu sắc cảm thức về sự sụp đổ và cảm giác bất lực
khi tiến tới việc thực hiện những thay đổi ngoại tại. Như bạn thấy trong Chương 12, những nhà trị liệu
theo thuyết nam nữ bình quyền kiên quyết cho rằng thực hành trị liệu chỉ có hiệu quả khi phạm vi can
thiệp của nhà trị liệu bao gồm một số mô thức hành vi xã hội có thể biến đổi những yếu tố tạo nên vấn
đề của thân chủ. Khi làm việc với những người da màu, ví dụ như gốc Tây Ban Nha hay Do Thái,
điều quan trọng là hiểu biết về những vấn đề sống còn của họ. Nếu tham vấn viên đặt ra nhanh chóng
những thông điệp về việc thân chủ có những lựa chọn khiến cuộc sống của họ tốt hơn, họ có thể cảm
thấy bị lên lớp và không được thấu hiểu. Những mối quan tâm trong hiện thực cuộc sống có thể là một
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
điểm trọng tâm hiệu quả trong tham vấn, trợ giúp tham vấn viên trong nỗ lực làm việc với thân chủ
của mình.
Một vấn đề tiềm ẩn trong học thuyết hiện sinh là nó tập trung đặc biệt vào những giả định triết học về
quyền tự quyết, mà có thể không đề cập đến những nhân tố phức tạp nhiều cá nhân bị đàn áp phải đối
mặt. Trong một số nền văn hóa, nói về bản thân cũng như tự quyết định là điều bất khả thi và không
thể tách biệt với bối cảnh xã hội cũng như điều kiện môi trường.
Một số thân chủ mong chờ một cách tiếp cận hệ thống và định hướng-vấn đề trong tham vấn có thể sẽ
không phù hợp với tiếp cận hiện sinh, phương thức buộc thân chủ phải nhận trách nhiệm để định
hướng trị liệu. Mặc dù nhiều thân chủ có thể cảm thấy ổn hơn khi họ có cơ hội để giãi bày và thấu
hiểu, họ có thể mong muốn tham vấn viên làm điều gì đó để mang đến sự thay đổi cho cuộc đời mình.
Thách thức chủ yếu mà nhà trị liệu hiện sinh phải đối mặt là cung cấp vừa đủ những chỉ dẫn cụ thể
cho thân chủ mà không tước đoạt trách nhiệm của họ.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HIỆN SINH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN
N
hà tham vấn theo định hướng hiện sinh tiếp cận với Stan dưới góc nhìn rằng anh có khả năng
nâng cao sự tự ý thức của mình và quyết định hướng đi mới cho cuộc sống. Cô sẽ mong anh
nhận ra rằng mình không cần phải là nạn nhân của quá khứ mà là người kiến tạo và thiết kế nên
tương lai của chính mình. Anh có thể giải thoát bản thân khỏi những xiềng xích hằng định và chấp
nhận trách nhiệm tự dẫn đường cho cuộc đời của bản thân. Cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan
trọng trong việc thấu hiểu thế giới riêng của Stan, chủ yếu bằng cách thiết lập nên mối tương quan
chân thành, thể hiện mức độ trọn vẹn hơn trong việc hiểu rõ bản thân.
Stan là ví dụ minh họa cho những gì mà Sartre gọi là "thiếu trung thực" bằng cách từ chối chấp nhận
trách nhiệm cá nhân. Nhà trị liệu cần đối chứng với Stan về phương thức anh cố gắng trốn thoát khỏi
sự tự do của chính mình thông qua rượu và chất kích thích. Cuối cùng, cô phải đối chứng với sự thụ
động của anh. Cô cần tái khẳng định rằng bây giờ anh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho cuộc đời,
hành động cũng như hệ quả từ những hành động đó của bản thân. Cô phải thực hiện sự trợ giúp này
một cách kiên quyết.
Nhà tham vấn không nhìn nhận nỗi lo lắng của Stan một cách tiêu cực, mà xem nó như một nhân tố
chính yếu của cuộc sống với nhiều nỗi mơ hồ và sự tự do. Bởi lẽ không bao giờ có sự đảm bảo cũng
như các cá nhân đều phải cô đơn đến phút cuối cùng, Stan có thể mong muốn trải nghiệm một số mức
độ của nỗi lo lắng thông thường, sự cô lập, cảm thức tội lỗi, thậm chí là tuyệt vọng. Những điều kiện
này không phải là chứng loạn thần kinh về bản chất, nhưng cách Stan tự định hướng và hóa giải
những điều kiện này lại chưa hoàn thiện.
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Stan đôi khi nói về cảm giác muốn tự vẫn. Chắc chắn nhà trị liệu phải tìm hiểu sâu hơn để xác định
liệu đó có phải là mối đe dọa cấp bách với anh hay không. Ngoài việc đánh giá khả năng tự hủy hoại
bản thân, nhà trị liệu hiện sinh có thể nhìn nhận suy nghĩ "tốt hơn hết là chết" như một dấu hiệu. Liệu
Stan có thể cảm thấy mình như một người đang chết dần chết mòn? Stan đã sử dụng hết nội lực của
bản thân chưa? Anh đang sống hay chỉ đang tồn tại? Có khi nào Stan chủ yếu chỉ muốn khơi gợi sự
thông cảm từ gia đình? Nhà trị liệu của Stan cần thử thách để anh khám phá ý nghĩa và mục tiêu của
cuộc sống. Có điều gì níu giữ anh lại với cuộc đời? Những dự định khiến cuộc sống anh trở nên màu
sắc hơn? Anh có thể làm những gì để tìm thấy mục tiêu khiến anh cảm thấy ý nghĩa và sống trọn vẹn?
Stan cần chấp nhận thực tế rằng đôi lúc anh có thể phải trải qua cảm giác cô đơn. Lựa chọn cho bản
thân và sống từ nội tâm của chính mình nhấn mạnh đến trải nghiệm cô đơn ấy. Dù thế nào anh không
buộc phải luôn luôn gắn liền với một cuộc sống chỉ có sự cô lập, xa lánh từ người khác, cũng như nỗi
cô đơn trong chính bản thân mình. Nhà trị liệu giúp Stan khám phá nội tâm và sống bằng những giá trị
anh chọn lựa, cũng như kiến tạo cho chính mình. Bằng cách đó, Stan có thể trở thành người có ích và
biết trân trọng bản thân hơn. Khi anh thực hiện điều đó, Stan sẽ dần bớt bám víu vào sự chấp thuận
của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ và những người thay thế cho hình bóng của họ. Thay
vì thiết lập mối quan hệ phụ thuộc, Stan có thể chọn lựa để liên đới với người khác mà làm mất đi sức
mạnh nội tại của mình. Chỉ khi đó, anh mới có khả năng vượt qua cảm giác bị xa cách và cô lập.
Tiếp theo: Bạn tiếp tục làm việc như Nhà trị liệu Hiện sinh của Stan
Hãy sử dụng những câu hỏi sau đây để gợi ý cho chính mình về cách tham vấn theo định hướng hiện
sinh trong ca của Stan:

Nếu Stan chống lại nỗ lực giúp đỡ của bạn để anh chịu trách nhiệm định hướng cho cuộc đời
của bản thân, bạn sẽ tiếp cận như thế nào?

Stan đã phải trải nghiệm cảm giác đối mặt với nhiều nỗi lo lắng. Từ quan điểm hiện sinh, bạn
nhìn nhận nỗi lo lắng của anh như thế nào? Bạn sẽ sử dụng nỗi lo lắng ấy một cách hữu dụng
trong trị liệu ra sao?

Nếu Stan nói về ý định tự vẫn của mình như là một phản ứng tuyệt vọng về cuộc sống vô
nghĩa, bạn sẽ làm gì?
Xem chương trình trực tuyến và DVD Theory in Practice: The Case of Stan (tạm dịch: Học thuyết
trong Thực hành trị liệu: Áp dụng trong ca của Stan) (Ca thứ 4 trong trị liệu hiện sinh) để thấy ví dụ
minh họa trong cách tiếp cận của tôi khi tham vấn cho Stan theo quan điểm này. Ca này chú trọng vào
chủ đề về cái chết và ý nghĩa trong cuộc sống.
33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ
Là con người, theo quan điểm của những nhà hiện sinh chủ nghĩa, chúng ta có khả năng tự ý
thức. Đó là năng lực đặc biệt giúp chúng ta phản ánh và quyết định. Với ý thức, chúng ta là những
thực thể tự do và chịu trách nhiệm lựa chọn cách sống, nó ảnh hưởng đến số phận của riêng mỗi
người. Nhận thức về tự do và trách nhiệm dẫn đến việc phát sinh nỗi lo lắng hiện sinh, một đặc tính
cơ bản khác của con người. Bất kể chúng ta có thích hay không, chúng ta đều tự do, cho dù chúng ta
cố gắng né tránh suy ngẫm về sự tự do này. Hiểu rằng con người buộc phải chọn lựa, dù kết quả
không hằng định, cũng dẫn đến nỗi lo âu. Nỗi lo lắng này gia tăng khi chúng ta suy ngẫm về hiện thực
của cái chết không thể tránh khỏi. Đối mặt với viễn cảnh tất yếu là cái chết giúp những phút giây của
hiện tại trở nên ý nghĩa, bởi lẽ chúng ta ý thức hơn về việc chúng ta không trường tồn để hoàn tất mọi
dự định của mình. Nhiệm vụ của chúng ta là kiến tạo cuộc sống có ý nghĩa và mục đích. Là con
người, chúng ta là độc nhất và nỗ lực tạo nên mục tiêu và giá trị kiến cuộc đời của mình trở nên ý
nghĩa. Bất cứ điều gì đem lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta, đều phát triển thông qua tự do và cam kết
trong việc lựa chọn khi đối mặt với sự mơ hồ không chắc chắn.
Trị liệu hiện sinh đặt quan hệ liên cá nhân thành trung tâm nổi bật nhất. Nó giả định rằng sự
trưởng thành của thân chủ xảy ra thông qua mối quan hệ chân thành. Sự khác biệt trong trị liệu không
nằm ở kỹ thuật tham vấn viên sử dụng, mà nằm ở chất lượng chữa lành trong mối quan hệ giữa thân
chủ và nhà trị liệu. Điều thiết yếu là nhà trị liệu cần đạt được sự sâu sắc và cởi mở với chính cuộc
sống của mình, điều cho phép họ mạo hiểm tìm hiểu về thế giới nội quan của thân chủ mà không đánh
mất đi nhân dạng. Bởi vì cách tiếp cận này quan tâm chủ yếu đến những mục tiêu trị liệu, điều kiện
hiện hữu cơ bản của con người, đồng thời trị liệu như một chuyến đồng hành, nhà thực hành không bị
gò bó trong các kỹ thuật đặc hiệu. Dù nhà trị liệu hiện sinh có thể áp dụng những kỹ thuật chắt lọc từ
những định hướng khác, cách can thiệp của họ được quy định bởi khung sườn triết thuyết về những
điều có ý nghĩa trong sự tồn tại của con người.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN SINH
Tiếp cận hiện sinh giúp chúng ta đưa con người trở lại vị trí trung tâm. Nó tập trung vào
những thực tế cơ bản trong sự hiện hữu của con người: sự tự ý thức và sự tự do tất yếu của chúng ta.
Những nhà hiện sinh chủ nghĩa được công nhận bởi họ đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn mới về cái
chết, như là động lực tích cực, chứ không phải là một viễn cảnh đen tối để sợ hãi, bởi lẽ cái chết đem
lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Họ đã đóng góp một chiều kích mới để thấu hiểu nỗi lo lắng,
tội lỗi, sự tuyệt vọng, cô đơn và bị hắt hủi.
Tôi đặc biệt trân trọng cách van Deurzen (2002a) nhìn nhận về những nhà thực hành hiện sinh
như là người cố vấn và bạn đồng hành khuyến khích thân chủ phản ánh những vấn đề mình gặp phải
trong cuộc sống. Những gì thân chủ cần là "một chút sự trợ giúp trong quá trình khảo sát địa hình và
quyết định lộ trình để họ một lần nữa có thể tìm thấy con đường riêng cho bản thân" (trang 18). Theo
34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
van Deurzen, tiếp cận theo hướng hiện sinh cổ vũ con người sống cuộc đời của mình với tất cả quyền
hạn và giá trị. "Mục tiêu của thực hành hiện sinh là trợ giúp thân chủ trong hành trình phát triển tài
năng theo cách của riêng mình và giúp đỡ họ chân nhận giá trị của bản thân" (trang 21).
Một trong những đóng góp quan trọng của tiếp cận hiện sinh là nó nhấn mạnh đến giá trị con
người trong tương quan tham vấn. Khía cạnh này giảm thiểu khả năng trị liệu thiếu tình người bằng
cách đặt ra những quy trình máy móc. Những nhà tham vấn hiện sinh loại bỏ các khái niệm về tính
khách quan trong trị liệu cũng như khoảng cách chuyên nghiệp khi hành nghề, vì họ nhìn nhận nó là
những điều kiện vô nghĩa. Đây là một ý niệm khá độc đáo được đề xuất bởi Vontress và cộng sự
(1999): "Tồn tại như một nhà tham vấn hiện sinh, nghĩa là chúng ta dường như có lòng can đảm để là
một thực thể biết quan tâm và chu đáo trong một thế giới thiếu sự nhạy cảm" (trang 44)
Tôi đặc biệt đánh giá cao trọng tâm của thuyết hiện sinh về tự do và trách nhiệm, cũng như
khả năng tự thiết kế cuộc sống của mỗi người bằng cách lựa chọn có ý thức. Quan điểm này cung cấp
một cơ sở triết học vững chắc để làm nên phong cách cá biệt và độc đáo trong trị liệu bởi lẽ nó đề cập
đến cốt lõi của những cuộc đấu tranh trong con người đương đại.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO SỰ HÒA NHẬP CÁC THUYẾT TRỊ LIỆU TÂM LÝ. Trong
quan điểm của tôi, những khái niệm then chốt của tiếp cận hiện sinh có thể hòa nhập với hầu hết các
trường phái khác. Bất kể định hướng triết thuyết của nhà trị liệu, nền tảng cho quá trình hành nghề có
thể dựa trên các chủ đề mang tính hiện sinh. Dù Bugetal và Bracke (1992) quan tâm đến việc truyền
đạt lại những ý niệm hiện sinh trong các cách tiếp cận khác, họ vẫn còn vài điều lo lắng. Họ khuyên
rằng nên kiểm định lại những khu vực hợp nhất và khu vực khác biệt giữa các quan điểm triết thuyết.
Họ đề xuất những định đề nhằm giữ gìn tính toàn vẹn trong quan điểm hiện sinh như là nỗ lực cho
quá trình hội nhập như sau:

Sự chủ quan của thân chủ là chiếc chìa khóa vàng để thấu hiểu sự thay đổi có ý nghĩa trong
cuộc sống.

Sự hiện hữu toàn vẹn và cam kết cho cả thân chủ lẫn nhà trị liệu là điều kiện thiết yếu để trị
liệu thay đồi-cuộc đời.

Mục đích chính yếu của trị liệu là giúp đỡ thân chủ nhìn nhận cách thức họ làm thui chột đi ý
thức và hành động của mình.

Mấu chốt trị liệu tập trung vào cách thân chủ thực sự tận dụng được cơ hội trong trị liệu để
kiểm chứng và thay đổi cuộc sống.

Khi thân chủ trở nên ý thức hơn về cách thức nhận định bản thân và thế giới, họ có thể nhìn
thấy những lựa chọn và hành động mới.
35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Trong những tình huống bao gồm chuyển cảm và phản chuyển cảm, nhà trị liệu có cơ hội để
mô hình hóa trách nhiệm cho bản thân (vai trò mô phạm) và đề nghị thân chủ cũng thực hiện
điều đó.
Bugental và Bracke (1992) nhìn thấy khả năng kiến tạo nên sự hòa nhập các quan điểm khái
quát trong trị liệu hiện sinh và nhiều định hướng trị liệu khác. Một ví dụ trong việc sáng tạo nên sự
hòa nhập này được cung cấp bởi Dattilio (2002), người đã thực hiện kết hợp kỹ thuật nhận thức hành
vi với các chủ đề theo tiếp cận hiện sinh. Là một nhà trị liệu nhận thức hành vi và cũng chuyên viết
sách, Dattilio cho rằng ông sử dụng nỗ lực của mình cho mục đích "giúp đỡ thân chủ có sự chuyển
biến sâu sắc-để đạt được mức thấu hiểu mới về thế giới" (trang 75). Ông sử dụng các kỹ thuật như tái
cơ cấu lại hệ thống niềm tin, các phương pháp thư giãn cùng nhiều chiến lược nhận thức hành vi,
nhưng thực hiện chúng trong khuôn khổ hiện sinh để có thể bắt đầu quá trình chuyển đổi cuộc sống
hiện thực. Rất nhiều thân chủ của ông chịu đựng đau khổ với các cơn hoảng loạn hay trầm cảm.
Dattilio thường tìm hiểu cùng họ những chủ đề hiện sinh về ý nghĩa, tội lỗi, tuyệt vọng, lo lắng - đồng
thời ông cũng cung cấp cho họ những biện pháp nhận thức hành vi để hóa giải các nan đề trong cuộc
sống thường nhật. Trong một khoảng thời gian ngắn, ông đặt việc trị liệu triệu chứng trong tiếp cận
hiện sinh.
HẠN CHẾ VÀ NHỮNG CHỈ TRÍCH VỀ TIẾP CẬN HIỆN SINH
Những chỉ trích chủ yếu thường nhắm đến cách tiếp cận này là nó thiếu hệ thống nguyên tắc
trong lý thuyết và thực hành trị liệu tâm lý. Một số nhà thực hành gặp khó khan với ngôn ngữ diễn đạt
và các khái niệm thần bí của nó. Vài nhà trị liệu khẳng định trung thành với định hướng hiện sinh mô
tả phong cách trị liệu của họ trong những điều khoản mơ hồ và phổ biến như hiện thực hóa bản thân,
gặp gỡ đối thoại, tính chân nhận và hiện hữu trong thế giới. Sự thiếu chính xác này dẫn đến những
nhầm lẫn trong một số thời điểm và gây khó khăn khi tiến hành nghiên cứu tiến trình cũng như hiệu
quả của trị liệu hiện sinh.
Cả những nhà thực hành non tay và giàu kinh nghiệm không có chiều hướng suy ngẫm triết
học có xu hướng nhìn nhận các khái niệm hiện sinh quá cao cả và khó nắm bắt. Trong khi đó, những
tham vấn viên nhìn nhận bản thân có sự gần gũi với triết thuyết này thường lúng túng khi áp dụng nó
vào thực hành. Như chúng ta có thể thấy, cách tiếp cận này nhấn mạnh đến việc thấu hiểu thế giới nội
quan của thân chủ. Nó giả định các kỹ thuật sẽ theo sau sự thấu hiểu. Thực tế là rất ít kỹ thuật thiết
yếu được tạo ra bởi tiếp cận này cho những nhà thực hành phát triển các điều kiện mới hay vay mượn
từ những trường phái trị liệu khác. Đối với những tham vấn viên nghi hoặc về khả năng tham vấn hiệu
quả mà không cần có mô thức kỹ thuật đặc hiệu, cách tiếp cận này rõ ràng có những hạn chế
(Vontress, 2008).
36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Những nhà trị liệu ưa thích thực hành tham vấn dựa trên nghiên cứu đều cho rằng các khái
niệm cần được thực nghiệm chắc chắn, rằng những định nghĩa nên có khả năng thực hành hóa, các giả
thuyết nên được kiểm chứng, và thực hành trị liệu nên dựa trên kết quả nghiên cứu cả tiến trình và kết
quả tham vấn. Chắc chắn rằng, khái niệm cố định được hướng dẫn trong trị liệu không nằm trong
quan điểm của thuyết hiện sinh bởi lẽ mọi kinh nghiệm tham vấn đều là độc nhất (Walsh &
McElwain, 2002). Từ quan điểm thực hành dựa trên chứng cứ khoa học, trị liệu hiện sinh sẽ là đối
tượng của sự chỉ trích. Theo Cooper (2003), những nhà thực hành hiện sinh thường bỏ qua những ý
niệm về tiến trình trị liệu có thể đo lường và đánh giá theo cách định lượng và thực nghiệm. Có một
sự thiếu hụt rõ ràng các nghiên cứu trực tiếp đánh giá và kiểm chứng phương pháp tiếp cận hiện sinh.
Trên tổng thể, trị liệu hiện sinh sử dụng những kỹ thuật từ nhiều học thuyết khác, điều gây ra khó
khăn khi áp dụng vào nghiên cứu hiệu quả của cách tiếp cận này (Sharf, 2008).
Theo van Deurzen (2002b), giới hạn chủ yếu của cách tiếp cận này là nó đòi hỏi nhà thực
hành phải có sự trưởng thành, trải nghiệm, và cần được đào tạo chuyên sâu. Những nhà trị liệu hiện
sinh cần phải sáng suốt và có khả năng hiểu biết cả bề rộng và chiều sâu về những điều khiến chúng ta
trở thành con người đích thực. Chân nhận là đặc tính quan trọng nhất trong tố chất thành công của
một nhà thực hành hiện sinh, bao gồm rõ ràng hơn là rèn luyện một nhóm các kiến thức và kỹ năng
cần thiết. Rusell (2007) viết về ý niệm này một cách rất thú vị: “Chân nhận nghĩa là có thể ký tên của
bạn trong sự nghiệp và cuộc sống. Nó mang hàm ý rằng bạn sẽ mong muốn được nhận lãnh trách
nhiệm trong việc sáng tạo nên phong cách của riêng mình khi là một nhà trị liệu” (trang 123).
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Tham khảo CD-ROM cho tham vấn hợp nhất, ca số 11 (“Understanding How the Past
Influences the Present”) (tạm dịch: “Thấu hiểu ảnh hưởng của Quá khứ đến Hiện tại”) để minh chứng
cho phương thức tôi sử dụng các khái niệm hiện sinh trong ca tham vấn Ruth. Chúng tôi đóng vai
trong đó Ruth trở thành tiếng nói đại diện cho đức tin của cô trong khi tôi đóng vai trò mới đối với
Ruth - sẵn sàng để thử thách niềm tin ấy. Phân khúc này diễn giải cách tôi trợ giúp Ruth tìm kiếm
những giá trị mới. Trong ca số 12 (“Working Toward Decisions and Behavioral Changes”) (tạm dịch:
“Thực hành Hướng đến những Quyết định và Thay đổi Hành vi”), tôi thử thách Ruth để cô ấy ra một
quyết định mới, cũng là một khái niệm trong thuyết hiện sinh.
Society for Existential Analysis
Website: www.existentialanalysis.co.uk/
Additional Information: www.dilemmas.org
Hiệp hội Phân tích Hiện sinh là một tổ chức chuyên nghiệp dành cho việc khám phá những
vấn đề liên quan đến tham vấn và trị liệu theo định hướng hiện sinh/ hiện tượng học. Hệ thống thành
viên luôn đón chào bất kỳ ai có hứng thú với cách tiếp cận này bao gồm sinh viên, thực tập sinh, nhà
37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trị liệu tâm lý, các triết gia, nhà tâm thần học, các tham vấn viên và nhà tâm lý học. Thành viên sẽ
được nhận bản tin định kỳ và bản copy thông báo của Tạp chí Hiệp hội. Hiệp hội cung cấp danh sách
những nhà trị liệu định hướng hiện sinh để giới thiệu. Khoa Trị liệu Tâm lý và Tham vấn tại Cao đẳng
Regent ở London cung cấp chứng chỉ nâng cao về trị liệu tâm lý cũng như những khóa học ngắn hạn
trong lĩnh vực này.
International Society for Existential Psychotherapy and Counselling
Website: www.existentialpsychotherapy.net
Hiệp hội Quốc tế về Tham vấn và Trị liệu hiện sinh được tạo lập tại London tháng 6 năm
2006. Nó kết nối những Hiệp hội tại các quốc gia với nhau cũng như cung cấp một môi trường cho sự
phát triển và công nhận cách tiếp cận này.
Psychotherapy Training on the Net: SEPTIMUS
Website: www.septimus.info
Thông tin khác: www.psychotherapytraining.net
SEPTIMUS là khóa học trên mạng được giảng dạy tại Ireland, Iceland, Thụy Điển, Ba Lan,
Cộng hòa Czech, Romania, Ý, Bồ Đào Nha, Áo, và Vương quốc Anh.
New School of Psychotherapy and Counselling
Royal Waterloo House
51-55 Waterloo Road
London, England SE1 8TX
Điện thoại: +44 (0) 20 7928 43 44
E-mail: Admin@nspc.org.uk
Website: www.nspc.org.uk
Học viện trị liệu Tâm lý và Tham vấn đương đại (NSPC) được thành lập đặc biệt để đào tạo
những nhà trị liệu hiện sinh. Nó cung cấp bằng MA dành cho Trị Liệu và Tham vấn Hiện sinh được
chứng nhận bởi Đại học Sheffield và bằng MSC trong Tham vấn Tâm lý Hiện sinh chứng nhận bởi
Đại học Middlesex. NSPC cũng cung cấp những khóa học chuyên sâu cho học viên ở xa (hệ thống
học sinh quốc tế) bao gồm cả học trên mạng.
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
KHUYẾN ĐỌC
Existential Counselling and Psychotherapy in Practice (van Deurzen, 2002a) (tạm dịch: Thực hành
Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Hiện sinh) được đề xuất đặc biệt như là một tác phẩm cung cấp cái nhìn
tổng quan xuất sắc về các giả định cơ bản, mục tiêu, và khái niệm then chốt của tiếp cận hiện sinh.
Người viết cũng đặt các chủ đề với quan điểm như nỗi lo lắng, sống chân nhận, làm rõ thế giới quan
cá nhân, khám phá các giá trị then chốt, ý nghĩa cũng như đến với những giới hạn của cuộc sống.
Cuốn sách cũng cung cấp khuôn khổ thực hành tham vấn và trị liệu trên quan điểm hiện sinh.
Existential Therapies1 (Cooper, 2003) (tạm dịch: Trị liệu Hiện sinh) cung cấp một giới thiệu hữu ích
và rõ ràng về những phương pháp trị liệu hiện sinh. Trong đó có những chương dành riêng cho Ý
nghĩa luận liệu pháp, trường phái Anh quốc trong phân tích hiện sinh, tiếp cận hiện sinh-nhân văn
theo Mỹ, các chiều kích thực hành trị liệu hiện sinh, cũng như trị liệu hiện sinh ngắn hạn.
Existential Psychotherapy2 (Yalom, 1980) (tạm dịch: Trị liệu Tâm lý Hiện sinh) là một kiểu điều trị
tuyệt vời trong những mối quan tâm về cái chết, tự do, bị cô lập và vô nghĩa, cũng như những vấn đề
liên quan đến trị liệu. Cuốn sách sâu sắc và rõ ràng, với đầy đủ những ví dụ lâm sàng minh họa cho
các chủ đề hiện sinh.
The Art of the Psychotherapist (Bugental, 1987) (tạm dịch: Nghệ thuật Trị liệu tâm lý) là một cuốn
sách nổi bật kết nối giữa nghệ thuật và khoa học trị liệu tâm lý đồng thời khẳng định vai trò của cả hai
lĩnh vực này. Người viết là một nhà trị liệu lâm sàng sâu sắc và nhạy cảm, viết về chuyến đồng hành
của tham vấn viên và thân chủ từ góc độ sâu thẳm nhất trong quan điểm hiện sinh.
I Never Knew I Had a Choice (Corey & Corey, 2006) (tạm dịch: Tôi Chưa từng Biết rằng Tôi Có thể
Lựa chọn) là một tác phẩm viết dưới góc nhìn hiện sinh. Các chủ đề bao gồm sự đấu tranh của chúng
ta để đạt được quyền tự chủ, ý nghĩa của nỗi cô đơn, cái chết và mất mát, cách chúng ta lựa chọn giá
trị và chân lý trong cuộc sống.
Cross-Cultural Counseling: A Casebook (Vontress, Johnson, & Epp, 1999) (tạm dịch: Tham vấn liên
văn hóa: Sổ tay tổng hợp) bao gồm những nghiên cứu ca với nhiều thân chủ xuất phát trong các nền
văn hóa đa dạng. Những ca này được tìm hiểu từ ba khuôn khổ cơ bản: Từ quan điểm tổng hợp, quan
điểm hiện sinh, những thuận lợi trong mô hình chẩn đoán của DSM-IV. Nó bao gồm cả những
chương xuất sắc về những cơ sở hiện sinh trong tham vấn xuyên văn hóa.
1
2
Cuốn sách này nhóm dịch đã tìm được Ebook, nếu có nhu cầu xin hãy liên hệ.
Cuốn này cũng tìm được ebook.
39
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
CHƯƠNG 7 –
TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM
DẪN NHẬP..................................................................................................................................................
3
BỐN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TIẾP CẬN................................................................................ 5
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÂN VĂN .......................................................................................... 7
NHỮNG NỘI CHUNG CHÍNH ................................................................................................................
8
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI......................................................................................... 8
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU............................................................................................................................
9
MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU ............................................................................................................................. 9
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ............................................................................ 10
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ....................................................................... 11
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ ................................................................... 12
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU .....................................................
16
NHẤN MẠNH BAN ĐẦU VỀ SỰ PHẢN ÁNH CẢM XÚC ............................................................... 16
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN VỊ TRỌNG TÂM................................................... 16
VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................. 18
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM ............................................. 19
ỨNG DỤNG TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG........................................................................ 19
ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM......................................................................................... 20
TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT NHÂN VỊ TRỌNG TÂM...........................................................................
21
NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TRỊ LIỆU BẰNG NGHỆ THUẬT ........................................................ 22
SÁNG TẠO VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN TRẢI NGHIỆM KÍCH THÍCH .................................................... 23
ĐIỀU GÌ NGĂN CHÚNG TA LẠI? ...................................................................................................... 24
ĐÓNG GÓP CỦA NATALIE ROGERS............................................................................................... 24
TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM TRONG BỐI CẢNH ĐA VĂN HÓA .......................................
25
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ................................................................................................... 25
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN......................................................................................... 26
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ................................................................................................................
28
ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN NHẬN VỊ TRỌNG TÂM ..................................................................... 28
NHỮNG GIỚI HẠN VÀ PHÊ BÌNH TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM........................................ 31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN........................
32
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM CỦA STAN ............... 33
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO.........................................................................................................................
35
KHUYẾN ĐỌC .........................................................................................................................................
37
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
DẪN NHẬP
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm dựa trên những khái niệm của Tâm lý học nhân văn, phần lớn những khái
niệm ấy được xây dựng bởi Carl Rogers vào đầu những năm 40 (1940). Trong số những người tiên phong
đặt nền móng cho tiếp cận trị liệu, theo tôi Rogers nổi bật lên như là một hình tượng có ảnh hưởng nhất
trong vấn đề cải cách định hướng lý thuyết thực hành tham vấn. Ý kiến của tôi đã được ủng hộ bởi một
cuộc khảo sát vào năm 2006 do Psychotherapy Networker tiến hành (“The Top 10,” 2007), theo đó nhận
định Carl Rogers như là Tâm lý gia có ảnh hưởng nhất trong một phần tư thế kỷ qua. Rogers đã được biết
đến như là một “Nhà Cách mạng âm thầm”, người đóng góp tất cả cho sự phát triển của Học thuyết và
những đóng góp ấy tiếp tục định hình cho việc thực hành tham vấn ngày nay (xem Rogers & Russell,
2002).
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm chia sẻ rất nhiều khái niệm và giá trị với quan điểm Hiện sinh được nói đến ở
Chương 6. Những giả thuyết nền tảng của Rogers đó là con người về bản chất là đáng tin cậy, rằng họ có
tiềm năng lớn lao để hiểu chính mình và giải quyết vấn đề của họ mà không cần sự can thiệp định hướng
của nhà trị liệu cũng như, họ có khả năng tự định hướng phát triển nếu được đặt vào trong một mối quan
hệ trị liệu đặc biệt. Từ đầu, Rogers đã nhấn mạnh rằng chính thái độ và đặc điểm tính cách nhà trị liệu
cũng như chất lượng của tương quan Thân chủ - Nhà trị liệu là điều tiên quyết đối với kết quả quá trình
điều trị. Ông quả quyết đưa những vấn đề như sự am hiểu về lý thuyết và kĩ thuật của nhà trị liệu xuống
hàng thứ yếu. Lòng tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự hàn gắn này đối lập với nhiều học thuyết
khác cho rằng nhà trị liệu là nhân tố mạnh nhất mang đến sự thay đổi (Tallman & Bohart, 1999). Rõ ràng,
Rogers đã làm một cuộc Cách mạng trên lĩnh vực tâm lý trị liệu thông qua đề xuất một Học thuyết mà
việc đặt trọng tâm nơi Thân chủ chính là điều kiện chính để tự thay đổi (Bozarthh, Zinring, & Tausch,
2002).
Thuyết Nhân vị trọng tâm đương đại là kết quả của một quá trình cách mạng vẫn đang tiếp tục được duy
trì thay đổi và gạn lọc (xem Cain & Seeman, 2002). Rogers đã không đặt thuyết Nhân vị trọng tâm như là
tiếp cận nhằm sửa đổi và hoàn thiện việc trị liệu. Ông hi vọng mọi người có thể xem học thuyết của mình
như là sự thiết lập những nguyên tắc mang tính thử nghiệm gắn liền với việc làm thế nào để phát triển tiến
trình trị liệu chứ không mang phải tính giáo điều. Rogers mong muốn mô hình của mình sẽ được phát
triển, mở rộng và tiếp thu thay đổi.
C
arl Rogers (1902 – 1987), người
trong hơn một nửa thế kỷ. Ông thể hiện một
phát ngôn lớn cho tâm lí học nhân
quan điểm thăm dò, một sự cởi mở sâu sắc để
văn, đã có một cuộc sống dựa trên
thay đổi, một dũng khí để đối đầu với những
những ý tưởng mà ông phát triển
giới hạn không được biết đến vừa như là một
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
con người vừa như là một chuyên gia. Trong tác
(Hepper, Rogers, & Lee 1984). Ông cũng
phẩm viết về tuổi thơ ông, Rogers (1961) đã gọi
khuyến khích thân chủ phản ánh kinh nghiệm
bầu không khí gia đình mình là tiêu biểu cho
của mình. Một học thuyết thường phản ánh cuộc
những mối quan hệ gần gũi, ấm áp nhưng sùng
sống cá nhân của thuyết gia, và tất cả những ý
đạo. Việc vui chơi bị cấm cản và giáo lí của đạo
tưởng này đều bắt nguồn từ chính cuộc đời của
Tin Lành được ngợi ca. Tuổi thơ của ông là gì
Rogers.
đó cô đơn và chạy theo những giải thưởng thay
Suốt mười lăm năm cuối đời, Rogers đã cống
vì hòa nhập vào xã hội. Rogers là một người
hiến tiếp cận Nhân vị trọng tâm cho hòa bình thế
khép kín, và dành nhiều thởi gian để đọc cũng
giới thông qua việc huấn luyện những chính trị
như gắn bó với những hoạt động mang tính
gia, những nhà hành động và các nhóm xung
tưởng tượng và phản ánh. Suốt những năm học
đột. Có lẽ niềm đam mê lớn nhất của ông đã
cao đằng, sở thích và công việc giảng dạy của
được định hướng hướng đến việc giảm xung đột
ông chuyển từ nông nghiệp sang lịch sử, sau đó
chủng tộc và nỗ lực cho hòa bình thế giới, vì
là tôn giáo và cuối cùng là tâm lí học lâm sàng.
điều này mà ông đã được đề nghị cho giải
Rogers giữ rất nhiều vị trí giảng dạy tại các
thưởng Nobel Hòa bình thế giới. Đánh giá về
trường đại học khác nhau và có những đóng góp
ảnh hưởng của Rogers, Cain (1987b) đã viết về
ý nghĩa ở một số vị trí giảng dạy trong đó bao
một nhà trị liệu, tác giả và con người trong cùng
gồm đại học Ohio, đại học của Chicago và đại
một người đàn ông. Rogers đã sống một cuộc
học Wisconsin. Rogers thu thập hiểu biết khắp
đời theo đúng học thuyết của mình trong cách cư
thế giới để sáng tạo và phát triển hoạt động nhân
xử với những con người đa dạng thuộc các bối
văn trong tâm lí trị liệu, đi đầu trong nghiên cứu
cảnh khác nhau. Lòng tin vào con người ảnh
tâm lí trị liệu, viết sách về lí thuyết và thực hành
hưởng sâu sắc đến sự phát triển học thuyết của
tâm lí trị liệu, và ảnh hưởng đến tất cả những
ông và cách thức mà ông kết nối tất cả những
lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ chuyên nghiệp.
điều này với những ai mà ông tiếp xúc. Rogers
biết mình là ai, cảm thấy thoải mái với niềm tin
Trong một cuộc phỏng vấn Rogers được hỏi
của mình và không giả dối. Ông không sợ phải
rằng ông muốn cha mẹ ông biết gì về những
đảm nhận một vị trí lớn và thử thách uy tín trong
đóng góp này nếu có thể chia sẻ với họ. Ông trả
suốt sự nghiệp chuyên môn của mình.
lời rằng ông không thể tưởng tượng việc ông nói
chuyện với mẹ mình về bất cứ điều ý nghĩa nào
Giới thiệu chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của
vì ông chắc chắn bà sẽ phán xét tiêu cực. Thật
Carl Rogers, xem CO – Rom Crl Rogers: A
thú vị, một vấn đề cốt lõi trong học thuyết của
Daughter’s Tribute, được nói rõ ở phần sau của
ông chính là sự cần thiết của việc lắng nghe
chương này.
không phán xét và chấp nhận thân chủ thay đổi
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Và
cũng
xem
Carl
Rogers:
The
Quiet
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Becominh Carl Rogers (Firschenbaum, 1979).
Revolutionary (Rogers & Russell, 2002) và On
BỐN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TIẾP CẬN
Lần theo dấu vết những bước ngoặt quan trọng trong tiếp cận của Rogers, Zimring cùng Raskin (1992) và
Bozarth cùng đồng sự (2002) đã nhận thấy có bốn giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn thứ nhất, trải dài
suốt thập niên những năm 1940, Rogers đã phát triển một kỹ thuật được biết đến với tên gọi Tham vấn
không định hướng, cung cấp một lựa chọn khác đầy quyền lực và tân tiến cho tiếp cận trị liệu không định
hướng và giải thích theo sau đó là thực hành. Khi đang là giáo sư của đại học Ohio, Rogers (1942) đã xuất
bản cuốn sách Tâm lý trị liệu và Tham vấn: Một khái niệm mới trong thực hành, mô tả những Lý thuyết
và thực hành Tham vấn không định hướng. Học thuyết của Rogers nhấn mạnh đến vào việc tham vấn
viên xây dựng một môi trường chấp nhận và không định hướng. Ông đã tạo ra một “làn sóng xôn xao”
(furor) khi thách thức những giả định nền tảng đã được chấp nhận trước đó đó là “Tham vấn viên biết rõ
nhất”. Rogers cũng thách thức những phương thức trị liệu phổ biến vẫn thường được sử dụng như cho lời
khuyên, đề nghị, hướng dẫn, thuyết phục, giáo dục, chẩn đoán và giải thích. Dựa trên việc kết án rằng các
nội dung và quy trình chẩn đoán là không đầy đủ, gây phương hại và thường được sử dụng sai, Rogers đã
loại chúng ra khỏi tiếp cận của mình. Tham vấn viên trong tham vấn không định hướng tránh việc chia sẻ
nhiều về bản thân với thân chủ mà thay vào đó, tập trung chủ yếu vào việc phản ánh và làm rõ những giao
tiếp ngôn từ và phi ngôn từ của thân chủ, nhằm giúp thân chủ ý thức được và đạt được sự thấu hiểu chính
mình.
Ở giai đoạn hai, vào những năm 1950, Rogers (1951) đã viết cuốn Liệu pháp thân chủ trọng tâm và đổi
tên tiếp cận của mình thành Liệu pháp thân chủ trọng tâm, cho thấy sự nhấn mạnh của nó vào thân chủ
hơn là vào phương pháp không định hướng, và thêm vào đó, Rogers đã thành lập một Trung tâm tham
vấn tại đại học Chicago. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự chuyển từ việc làm sáng tỏ cảm xúc sang tập
trung vào thế giới mang tính hiện tượng học xung quanh thân chủ (phenomenologycal world of client).
Rogers cho rằng điểm thuận lợi nhất để hiểu về hành vi con người xuất phát từ khung tham chiếu bên
trong của họ. Ông tập trung thẳng vào khuynh hướng hiện thực hóa như là động lực nền tảng cho sự thay
đổi của thân chủ.
Giai đoạn thứ ba, bắt đầu vào cuối những năm 1950 và phát triển rộng sang thập niên 1970, cho thấy sự
cần thiết và thích đáng của liệu pháp này. Rogers (1957) đã khởi đầu một giả thuyết là kết quả của ba thập
niên nghiên cứu. Một xuất bản quan trọng, Tiến trình thành nhân (On Becoming a person) (Rogers,
1961), chỉ ra bản chất trở thành đúng như là mình. Rogers đã công bố công trình này trong suốt thời gian
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
diễn ra những cuộc tọa đàm giữa các Khoa nghiên cứu Tâm lý và tâm thần học thuộc đại học Winconsin.
Trong cuốn sách ông mô tả quá trình trải nghiệm sự Trở thành của một người, đặc trưng bởi một sự cởi
mở với trải nghiệm, một lòng tin vào trải nghiệm của người đó, một sự đánh giá bên trong, và sự sẵn sàng
bước vào tiến trình. Suốt thập niên 60, Rogers và những trợ lý của ông tiếp tục kiểm tra những giả thuyết
nền tảng của tiếp cận Thân chủ trọng tâm bằng cách hướng việc nghiên cứu vào cả quá trình lẫn kết quả
trị liệu. Ông tập trung vào việc làm thế nào để quá trình trị liệu tâm lý của một người được tốt nhất, và
ông nghiên cứu chất lượng mối quan hê thân chủ - nhà trị liệu như là tác nhân dẫn đến sự thay đổi. Trên
cơ sở nghiên cứu, tiếp cận được chắt lọc và mở rộng (Rogers, 1962). Một ví dụ, lý thuyết Thân chủ trọng
tâm đã được ứng dụng vào trong giáo dục và được gọi là Giáo dục học sinh trọng tâm (Rogers &
Freiberg, 1994). Tiếp cận cũng được áp dụng đối với các nhóm (encounter groups) (Rogers, 1970).
Thời kì thứ tư, kéo dài những năm 1980 và 1990, được đánh dấu bởi sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực
giáo dục, sản xuất, nhóm, phân tích xung đột, và nghiên cứu vì hòa bình thế giới. Vì phạm vi ảnh hưởng
của Rogers được mở rộng, hướng vào việc lý giải làm thế nào mà con người thành đạt, chiếm hữu, chia
sẻ, chi phối và điều khiển người khác cũng như chính mình, học thuyết của ông lại được biết đến vối tên
gọi tiếp cận Nhân vị trọng tâm. Sự thay đổi ở giai đoạn này phản ánh việc mở rộng ứng dụng của tiếp cận.
Mặc dù tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng chủ yếu trong tham vấn cá nhân và nhóm, nó cũng
vươn xa hơn đến các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, đời sống gia đình, lãnh đạo và quản lý, quan
hệ quốc tế. Suốt thập niên 1980, Rogers nỗ lực để hướng Tiếp cận Nhân vị trọng tâm vào lĩnh vực chính
trị, đặc biệt là vì hòa bình thế giới.
Quan sát toàn diện nghiên cứu về liệu pháp Con người trọng tâm xuyên suốt 60 năm, Bozarth và đồng sự
(2002) đúc kết lại như sau:

Vào những năm đầu của tiếp cận, thân chủ là người đảm đương chứ không phải nhà trị liệu. Kiểu
trị liệu không định hướng này được kết hợp với sự tăng cường việc hiểu, khám phá bản thân
nhiều hơn và cải thiện cách nhìn của bản thân.

Sau đó là sự chuyển từ việc làm sáng tỏ cảm xúc sang việc tập trung vào khung tham chiếu của
thân chủ. Nhiều giả thuyết của Rogers đã được xác nhận, và có bằng chứng thuyết phục cho thấy
rằng giá trị của mối quan hệ trị liệu và năng lực của thân chủ là điểm then chốt cho trị liệu thành
công.
 Cùng với sự vươn xa của liệu pháp Nhân vị trọng tâm, nghiên cứu tập trung vào những điều kiện
cốt lõi được cho là cần và đủ cho trị liệu thành công. Thái độ của nhà trị liệu - sự thấu cảm thế
giới của thân chủ và khả năng chia sẻ trên quan điểm không phán xét thân chủ - được cho là điều
cơ bản mang tới kết quả trị liệu thành công.
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ NHÂN VĂN
Những năm 1960 và 1970 nổi lên một mối quan tâm giữa những nhà tham vấn về “lực lượng thứ ba”
trong trị liệu như là một hướng thay thế cho tiếp cận Phân tâm và Hành vi. Dưới tiêu đề Trị liệu Hiện sinh
(Chương 6), tiếp cận Nhân vị trọng tâm và trị liệu Gestalt (Chương 8), cả ba đều được hướng vào trải
nghiệm và quan hệ.
Một phần bắt nguồn từ mối liên hệ trong quá khứ cũng như một phần do giữa những người đại diện cho
lối tư duy Hiện sinh và Nhân văn luôn không phân biệt quan điểm rõ ràng mà sự nhập nhằng giữa Chủ
nghĩa Hiện sinh và Nhân văn có xu hướng gây nhầm lẫn cho người nghiên cứu cũng như Nhà trị liệu. Có
hai quan điểm chung nhất cũng chính là sự khác biệt ý nghĩa nhất giữa chúng. Hai học thuyết này đều chú
trọng vào trải nghiệm chủ quan của thân chủ, vào sự độc đáo và tính cá nhân ở mỗi thân chủ cũng như tin
tưởng vào khả năng của thân chủ trong việc lựa chọn một cách tích cực và xây dựng. Chúng đều nhấn
mạnh vào những khái niệm như tự do, chọn lựa, giá trị, trách nhiệm cá nhân, tự quản lý, mục đích và ý
nghĩa. Cả hai Tiếp cận đều không đặt nặng vai trò của kỹ thuật trong quá trình trị liệu mà thay vào đó
nhấn mạnh sự quan trọng của cuộc gặp gỡ chân thực (genuine encounter). Chúng khác nhau ở điểm
những nhà Hiện sinh cho rằng chúng ta đối mặt với lo âu về việc phải chọn lựa để xây dựng một nhân
dạng trong thế giới mà thiếu ý nghĩa thực sự. Những nhà Nhân văn, ngược lại, cho rằng phần nào có ít lo
âu hơn vì mỗi chúng ta có tiềm năng hiện thực hóa và thông qua đó tìm ra ý nghĩa cuộc sống. Nhiều nhà
Trị liệu Hiện sinh đương đại muốn mình là những người thực hành chủ nghĩa Nhân văn - Hiện sinh hơn,
cho thấy cái gốc của họ là lý thuyết Hiện sinh nhưng có sự kết hợp với nhiều khía cạnh thuộc Liệu pháp
tâm lý Nhân văn Bắc Mĩ (Cain, 2002a).
Quan điểm nền tảng của tâm lý học Nhân văn có thể được ví von như việc một trái cây, nếu được cung
cấp đủ điều kiện thích hợp, sẽ “tự động” lớn lên, trở thành cây lớn. Ngược lại, đối với những nhà Hiện
sinh thì không có cái gọi là chúng ta “là”, không có cái “vốn có” bên trong mà chúng ta trông chờ. Chúng
ta luôn luôn phải đối diện với việc lựa chọn cái gì trong từng hoàn cảnh. (about what to make of this
condition). Lý thuyết nhân văn mà trên đó Tiếp cận Nhân vị trọng tâm xây dựng nhắm vào những thái độ
và hành vi tạo nên môi trường thúc đẩy sự trưởng thành. Theo Rogers (1986), sự tồn tại của thuyết này đã
giúp con người phát triển khả năng cũng như thúc đẩy thay đổi mang tính xây dựng. Cá nhân có quyền và
họ có thể dùng quyền lực này cho sự thay đổi cá nhân và xã hội.
Sẽ được làm rõ trong chương này, Tiếp cận Hiện sinh và Nhân vị trọng tâm có những nội dung song song
cho thấy mối quan hệ Thân chủ - Nhà trị liệu là điều cốt lõi trong trị liệu. Hiện tượng học được nhấn
mạnh là nền tảng của tiếp cận Hiện sinh và cũng là căn bản trong liệu pháp Nhân vị trọng tâm. Cả hai tiếp
cận đều tập trung vào nhận thức của Thân chủ và xem nhà trị liệu là người khám phá thế giới chủ quan
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của thân chủ, cũng như chúng đều xem trọng khả năng của thân chủ trong việc tự nhận thức và tự hàn
gắn.
NHỮNG NỘI CHUNG CHÍNH
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Một chủ đề gốc rễ được chia sẻ từ những bài viết đầu tiên và tiếp tục mở rộng trong các công trình khác
của Rogers đó là nền tảng ý thức tin tưởng vào khả năng của Thân chủ để vận hành hướng tới một cuộc
sống xây dựng khi tồn tại những điều kiện khuyến khích sự phát triển. Kinh nghiệm chuyên môn mách
bảo ông rằng nếu một người có thể nắm bắt được cái cốt lõi bên trong một cá nhân, người đó có thể tìm
thấy điểm đáng tin, tích cực (Rogers, 1987a). Rogers khẳng định rằng con người là đáng tin tưởng, tiềm
năng, có khả năng tự hiểu biết và tự định hướng, có thể thay đổi một cách xây dựng cũng như sống hiệu
quả và có ích. Khi nhà trị liệu có thể trải nghiệm và trao đổi thực tế của họ, giúp đỡ, quan tâm và không
phán xét, những thay đổi ý nghĩa nơi thân chủ sẽ có thể diễn ra.
Rogers không đồng tình với những cách tiếp cận xây dựng trên quan điểm cho rằng cá nhân không thể
được tin tưởng mà thay vào đó cần sự hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, thưởng, phạt, điều khiển và quản lý
bởi một người cấp cao hơn, tinh thông hơn. Ông cho rằng có ba thuộc tính của nhà trị liệu tạo nên một
môi trường khuyến khích sự phát triển mà trong đó cá nhân có thể tiến bộ và trở thành những gì họ muốn:
(1) sự đồng đẳng (chân thật, hoặc thực tế), (2) quan tâm tích cực vô điều kiện (chấp nhận và quan tâm), và
(3) sự thấu cảm chính xác (một khả năng nắm bắt sâu sắc thế giới chủ quan của người khác). Theo
Rogers, nếu nhà trị liệu giao tiếp với những thái độ này, người được giúp đỡ sẽ giảm đi sự phòng thủ
cũng như cởi mở hơn trong việc bộc lộ bản thân và nội tâm của mình, và sẽ hành động theo hướng xây
dựng, vì cộng đồng. Rogers khẳng định sâu sắc rằng “con người vốn là một thực thể vận hành tiến lên
hướng đến hoàn thiện bản chất xây dựng vốn có cũng như mưu cầu lòng tin và sự công nhận của xã hội”
(Thorne, 1992, tr.35). Nỗ lục cơ bản để hoàn thiện hàm ý rằng con người sẽ hoạt động vì sự khỏe mạnh
nếu họ thấy lối đi có vẻ rộng mở cho họ để làm điều đó. (199)
Broadley (1999) viết về khuynh hướng hiện thực hóa, một quá trình nỗ lực định hướng nhằm đạt đến sự
hiện thực, hoàn thiện, tự chủ, tự quyết và hoàn hảo. Sức mạnh lớn dần bên trong chúng ta cung cấp nội
lực để hàn gắn, nhưng nó không có nghĩa là vượt ra khỏi những mối quan hệ, phụ thuộc, kết nối và xã hội
hóa. Cái nhìn lạc quan về bản chất con người rất có ý nghĩa trong việc thực hành trị liệu. Vì lòng tin rằng
cá nhân vốn có khả năng thoát khỏi sự điều chỉnh sai lạc và hướng đến sức khỏe tinh thần, nhà trị liệu đặt
trách nhiệm đầu tiên nơi thân chủ. Tiếp cận Nhân vị trọng tâm bác bỏ vai trò của nhà trị liệu như là một
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
chuyên gia hiểu biết nhất và việc thân chủ chỉ thụ động tuân theo mệnh lệnh của nhà trị liệu. Liệu pháp
đặt mấu chốt vào khả năng ý thức và tự hướng dẫn của thân chủ trong việc thay đổi thái độ và hành vi.
Liệu pháp Nhận vị trọng tâm tập trung vào bản chất xây dựng của con người, vào cái mà con người cho là
đúng và vào những vốn quý mà cá nhân mang lại cho việc điều trị. Nhấn mạnh vào việc làm thế nào để
thân chủ tương tác với những người khác trong xã hội, làm thế nào họ có thể hướng tới những định hướng
mang tính xây dựng, và việc họ vượt qua những trở ngại (từ cả bên trong lẫn bên ngoài) bằng cách nào
khi chúng ngăn cản họ phát triển. Nhà thực hành theo chủ nghĩa Nhăn văn khuyến khích ở thân chủ
những thay đổi mang đến một cuộc sống trọn vẹn và đích thực, với việc ý thức rằng kiểu tồn tại như thế
đòi hỏi sự đấu tranh không ngừng. Con người không bao giờ đến được cái đích của việc hiện thực hóa
bản thân; hơn thế, họ gắn bó liên tục với quá trình đó.
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU
Mục đích của Trị liệu Nhân vị trọng tâm khác với những cách tiếp cận truyền thống khác. Tiếp cận Nhân
vị trọng tâm hướng tới việc thân chủ đạt được mức độ tự tin và hòa nhập cao hơn. Nó tập trung vào con
người chứ không phải vào vấn đề hiện tại của họ. Rogers (1977) không tin rằng mục đích của trị liệu là
nhằm giải quyết vấn đề. Mà đúng hơn, đó là sự hỗ trợ thân chủ trong tiến trình trưởng thành và nhờ đó họ
có thể đối phó tốt hơn với những vấn đề hiện tại và tương lai.
Rogers (1962) viết về điều mà người tham gia trị liệu tâm lý thường hỏi đó là: “Làm thế nào để tôi có thể
khám phá con người thật của tôi? Làm thế nào để tôi có thể đạt được cái mà sâu xa tôi mong muốn trở
thành? Bằng cách nào tôi có thể nhận ra cái ẩn giấu bên trong tôi và trở thành chính tôi?” Mục đích sâu xa
của trị liệu là cung cấp một môi trường có lợi để giúp cá nhân trở thành một con người với đầy đủ chức
năng. Trước khi thân chủ có thể hoạt động cho mục đích đó, đầu tiên họ phải cởi bỏ lớp mặt nạ mà họ
đang đeo, lớp mặt nạ mà họ phát triển thông qua quá trình xã hội hóa. Thân chủ trở nên nhận thức được
rằng khi sử dụng mặt nạ chính là lúc họ mất liên hệ với chính mình. Trong một môi trường trị liệu an
toàn, họ cũng có thể nhận ra rằng có những khả năng khác.
Khi bộ mặt bên ngoài được lột bỏ trong quá trình trị liệu, con người nào sẽ thể hiện ra? Rogers (1961) mô
tả một người đang trong quá trình hiện thực hóa sẽ có (1) một trải nghiệm cởi mở, (2) một lòng tin vào
chính mình, (3) một khả năng tự đánh giá và (4) một sự sẵn lòng để tiếp tục phát triển. Khuyến khích
những biểu hiện này là mục đích căn bản của trị liệu Nhân vị trọng tâm.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Bốn đặc trưng trên cung cấp một khung chung nhất cho việc định hướng hoạt động trị liệu. Nhà trị liệu
không đưa ra những mục đích đặc biệt cho thân chủ. Nền tảng của trị liệu Nhân vị trọng tâm là xem thân
chủ trong một mối quan hệ với nhà trị liệu biết tạo điều kiện có khả năng vạch rõ và làm sáng tỏ mục đích
của họ. Nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm đồng ý với việc không đặt ra những mục đích về cái mà thân chủ
cần thay đổi, điều này khác với việc làm cách nào để giúp cho thân chủ đạt được mục đích của họ một
cách tốt nhất.
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Vai trò của nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm bắt nguồn từ cách sống cũng như thái độ, không phải từ những
kỹ thuật được thiết kế cho thân chủ để “làm gì đó”. Nghiên cứu về trị liệu Nhận vị trọng tâm chỉ ra rằng
chính những thái độ của nhà trị liệu, hơn là kiến thức, lý thuyết hay kỹ thuật, tạo ra sự thay đổi nhân cách
nơi thân chủ (Rogers, 1961). Một cách căn bản, nhà trị liệu dùng chính mình làm công cụ cho sự thay đổi.
Khi họ đối diện trước thân chủ với tư cách người - người, “vai trò” của họ là chính là không có vai trò gì
cả. Họ không bị lạc vào trong vai trò chuyên môn. Chính thái độ và lòng tin vào năng lực bên trong thân
chủ của nhà trị liệu tạo ra một môi trường trị liệu cho sự trưởng thành (Bozarth et al., 2002).
Thorne (2002a) đã củng cố về tầm quan trọng của cách thức mà nhà trị liệu đối diện với thân chủ như là
người với người, đó là phản đối việc quá tuân thủ theo hợp đồng chuyên môn. Ông cảnh báo về việc đứng
trên một lập trường chuyên môn mang tính hình thức được đặc trưng bởi sự hiện diện của một hợp đồng
chi tiết với thân chủ, sự quan sát cứng nhắc trong giới hạn, và sự trông cậy vào những phương pháp có giá
trị thực nghiệm. Ông cho rằng việc tập trung nhiều vào chuyên môn này là nhằm bảo vệ nhà trị liệu khỏi
sự dính líu quá mức với thân chủ, thường gây ra hậu quả là mất kết nối với họ. Thorne nói rõ: “Không
một cam kết nào có thể bù đắp cho sự thiếu năng lực của nhà trị liệu và không một lời nói khôn khéo về
phương pháp cũng như mục đích nào có thể che giấu đi sự bất tài của nhà trị liệu trong việc đối diện với
thân chủ như là một con người với một con người” (tr. 36).
Trị liệu Nhân vị trọng tâm cho rằng chức năng của nhà trị liệu là hiện diện và tiếp cận thân chủ cũng như
tập trung vào trải nghiệm ngay lúc ấy. Trước tiên và quan trọng nhất, nhà trị liệu phải sẵn sàng chân thực
trong quan hệ với thân chủ. Bằng cách bình đẳng, chấp nhận, và thấu cảm, nhà trị liệu trở thành tác nhân
cho sự thay đổi. Thay vì nhìn vào những dạng triệu chứng đã định trước nơi thân chủ, nhà trị liệu xem xét
họ trên một nền tảng trải nghiệm liên tục và gia nhập vào thế giới của họ. Qua thái độ quan tâm bình
đẳng, tôn trọng, chấp nhận, giúp đỡ và thấu hiểu, thân chủ có thể nới lỏng những phòng vệ và nhận thức
cứng nhắc, bước lên một tầng chức năng nhân cách cao hơn. Khi nhà trị liệu có những thái độ như trên,
thân chủ được tự do để mổ xẻ những khía cạnh trong cuộc sống mà họ đã từng từ chối ý thức hoặc bóp
méo.
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Broadley (1997) tuyên bố rằng nhà trị liệu không hướng đến mục đích quản lý, tổ chức, điều chỉnh hay
điều khiển thân chủ: “Đa phần những giai đoạn cụ thể của liệu pháp Thân chủ trọng tâm không có ý chẩn
đoán, xây dựng kế hoạch điều trị, tổ chức chiến lược, đưa ra kỹ thuật điều trị, hoặc đặt trách nhiệm vào
thân chủ theo bất cứ cách nào” (tr. 39). Trị liệu Nhân vị trọng tâm cũng tránh những chức năng này: Họ
thường không nhắc đến quá khứ, họ tránh những câu hỏi yêu cầu dẫn dắt và thăm dò ý kiến, họ không
giải thích hành vi của thân chủ, họ không đánh giá ý kiến hoặc dự định của thân chủ, và họ không quyết
định cho thân chủ về tần suất cũng như độ dài công việc trị liệu (Broadley, 1997).
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Sự thay đổi phương thức điều trị phụ thuộc vào nhận thức của thân chủ cả về trải nghiệm trong trị liệu của
họ và về thái độ nền tảng của tham vấn viên. Nếu tham vấn viên tạo được một môi trường có lợi cho việc
tự khám phá, thân chủ sẽ có cơ hội để tìm hiểu rất nhiều về những trải nghiệm của họ, bao gồm cảm xúc,
niềm tin, hành vi và thế giới quan. Những gì theo sau đó là một phác thảo về trải nghiệm của thân chủ
trong trị liệu.
Thân chủ đến với tham vấn viên trong tình trạng bất hợp lý; tức là, tồn tại sự khác biệt giữa sự tự nhận
thức về chính bản thân họ và trải nghiệm thực tế. Ví dụ, Leon, một sinh viên, thấy mình trong tương lai là
một bác sĩ, nhưng trình độ thấp hơn mức trung bình của cậu có thể ngăn cậu vào học trường Y. Sự không
giống nhau giữa điều Leon thấy về mình (tự định nghĩa) hoặc cậu ấy mong muốn thấy mình như thế nào
(tự định nghĩa lý tưởng) và thực tế về sức học kém của cậu có thể gây ra lo âu và tổn thương nhân cách,
là đó có thể là lý do đưa cậu đến với trị liệu. Leon phải nhận thức rằng có một vấn đề đang tồn tại hoặc ít
ra là cậu phải cảm thấy không đủ thoải mái với sự điều chỉnh tâm lý hiện tại để mong muốn tìm kiếm
những khả năng cho thay đổi.
Một lý do đưa thân chủ đến với nhà trị liệu chính là cảm giác thiếu sự giúp đỡ căn bản, bất lực và không
có khả năng quyết định hoặc định hướng hiệu quả cho cuộc sống của họ. Có lẽ họ hi vọng tìm ra “lối đi”
nhờ sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Trong khuôn khổ quan điểm Nhân vị trọng tâm, dù vậy, thân chủ
nhanh chóng biết rằng họ có thể chịu trách nhiệm về mình trong mối quan hệ và học được cách để tự do
hơn thông qua việc dùng mối quan hệ để tích lũy nhiều hơn những hiểu biết về bản thân.
Cùng với tiến trình tham vấn, thân chủ có thể khám phá rất nhiều những niềm tin và cảm xúc (Rogers,
1987c). Họ có thể bộc lộ nỗi sợ hãi, lo âu, tội lỗi, xấu hổ, căm thù, giận dữ và những cảm giác khác mà họ
đã từng cho là quá tiêu cực để có thể chấp nhận cũng như hợp nhất vào trong cấu trúc cái tôi của họ. Bằng
trị liệu, việc bóp méo giảm đi và bước sang một sự chấp nhận hơn cũng như hòa hợp những cảm xúc mâu
thuẫn và xáo trộn. Ở họ có sự tăng cường việc khám phá những khía cạnh nội tâm từng bị giấu kín. Khi
thân chủ cảm thấy được thấu hiểu và chấp nhận, họ ít phòng vệ hơn và cởi mở hơn với trải nghiệm. Vì họ
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cảm thấy an toàn hơn và bớt yếu đuối, họ trở nên thực tế hơn, nhận thức đúng đắn hơn về người khác,
cũng như có thể hiểu và chấp nhận người khác tốt hơn. Những cá nhân trong trị liệu đánh giá đúng hơn về
bản thân, và hành vi của họ linh hoạt hơn, sáng tạo hơn. Họ quan tâm ít hơn đến những kì vọng của người
khác và như thế họ bắt đầu hành động theo cách đúng với chính mình. Những cá nhân này tự định hướng
cuộc đời mình thay vì nhìn ra bên ngoài và thực hiện theo. Họ đi theo sự hướng dẫn liên quan nhiều hơn
với những trải nghiệm ngay lúc ấy, ít bị giới hạn bởi quá khứ, ít xác định trước, tự do trong quyết định và
tin tưởng nhiều hơn vào khả năng tự quản lý cuộc sống của mình. Một cách ngắn gọn, trải nghiệm của họ
trong trị liệu giống với việc vứt bỏ đi những xiềng xích giam hãm tinh thần mà chính họ đã tự mang lấy.
Tự do hơn, họ trở nên chín chắn và hiện thực hơn.
Theo Tallman và Bohart (1999), lý thuyết Nhân vị trọng tâm được xây dựng trên giả định rằng chính thân
chủ là người hàn gắn cho mình, chính họ làm cho mình trưởng thành, và là tác nhân cho sự thay đổi. Mối
quan hệ trị liệu cung cấp một cấu trúc hỗ trợ giúp hoạt hóa khả năng tự chữa lành của thân chủ. Tallman
và Bohart khẳng định: “Thân chủ là những “phù thủy” với năng lực chữa lành đặc biệt. Nhà trị liệu dựng
lên pháp đài và phục vụ như là một người trợ lý tạo điều kiện cho phép thuật được phát huy” (tr. 118).
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Rogers (1957) đặt ra giả thuyết của mình như là “những điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi nhân cách
trong trị liệu” dựa trên chất lượng của mối quan hệ: “Nếu tôi có thể cung cấp một mối quan hệ vững chắc,
người kia sẽ khám phá bên trong chính anh ta hoặc cô ta khả năng sử dụng mối quan hệ ấy để trưởng
thành và thay đổi, và sự phát triển nhân cách sẽ diễn ra” (Rogers, 1961, tr. 48). Rogers (1967) đặt giả
thuyết xa hơn rằng “sự thay đổi nhân cách mang ý nghĩa tích cực sẽ không xảy ra bên ngoài mối quan hệ”
(tr. 94). Luận điểm này được hình thành trên cơ sở nhiều năm kinh nghiệm hành nghề của Rogers, và nó
vẫn giữ nguyên như thế cho đến ngày nay. Giả thuyết này (trích trong Cain 2002a, tr. 43) như sau:
1. Hai người đặt trong mối liên hệ tinh thần.
2. Đầu tiên, người mà chúng ta gọi là Thân chủ, ở trong tình trạng bất hợp lý, dễ tổn thương hoặc lo
âu.
3. Người thứ hai, người mà chúng ta gọi là nhà trị liệu, thì bình đẳng (thực tế hoặc thành thật) (203)
trong mối quan hệ.
4. Nhà trị liệu trải nghiệm sự quan tâm tích cực vô điều kiện với thân chủ.
5. Nhà trị liệu trải nghiệm một sự thấu hiểu về khung tham chiếu của thân chủ và nỗ lực chia sẻ trải
nghiệm này với thân chủ.
6. Chia sẻ giữa thân chủ và nhà trị liệu về sự thấu hiểu của thân chủ cũng như sự quan tâm tích cực vô
điều kiện là mức tối thiểu để thành công.
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Rogers đặt giả thuyết rằng không có những điều kiện nào khác là cần thiết. Nếu những điều kiện trị liệu
cốt lõi kéo dài trong một thời gian, sự thay đổi cấu trúc nhân cách sẽ diễn ra. Những điều kiện cốt lõi
không thay đổi tùy vào kiểu thân chủ. Hơn thế, chúng là cần và là đủ cho thay đổi mang tính trị liệu diễn
ra.
Theo quan điểm của Rogers, tương quan thân chủ - nhà trị liệu được đặc trưng bởi sự bình đẳng. Nhà trị
liệu không giữ kiến thức của mình như một bí mật hoặc nỗ lực làm cho quá trình trị liệu trở nên bí ẩn.
Quá trình thay đổi nơi thân chủ phụ thuộc rất lớn vào mức độ chất lượng của mối quan hệ bình đẳng này.
Khi thân chủ trải nghiệm được sự lắng nghe tự phía nhà trị liệu một cách chấp nhận, họ dần dần học được
cách làm thế nào để lắng nghe theo cách chấp nhận chình mình. Khi họ tìm thấy sự quan tâm và trân
trọng từ nhà trị liệu (thậm chí đối với những khía cạnh đã bị che giấu và được cho là tiêu cực), thân chủ
bắt đầu nhìn thấy giá trị và trân trọng bản thân. Khi họ trải nghiệm sự chân thật của nhà trị liệu, thân chủ
cởi bỏ những vẻ giả tạo và trở nên chân thật với chính mình cũng như với nhà trị liệu.
Tiếp cận này có lẽ là được đặc trưng nhất bởi một cách thức hiện hữu và bởi một hành trình chia sẻ mà
với nó nhà trị liệu và thân chủ bộc lộ tính nhân văn của họ và dấn thân vào một trải nghiệm trưởng thành.
Nhà trị liệu có thể hướng dẫn trong hành trình này vì anh ta hoặc cô ta thường có nhiều kinh nghiệm hơn
và có tâm lý trưởng thành hơn thân chủ. Điều đó có nghĩa là nhà trị liệu có nhiệm vụ chia sẻ những trải
nghiệm trong cuộc đời và sẵn lòng làm gì đó để đào sâu vốn hiểu biết của mình. Thorne (2002b) nhắn
nhủ: “Nhà trị liệu không thể liều lĩnh dẫn dắt thân chủ đi xa hơn cuộc hành trình mà họ đã từng đi, nhưng
đối với nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm thì phẩm chất, chiều sâu và tính liên tục của những trải nghiệm họ
có trở thành năng lực nên tảng mà họ mang đến cho hoạt động chuyên môn của mình” (tr. 171).
Rogers thừa nhận học thuyết của ông rất thu hút và cấp tiến. Quan điểm của ông phát sinh những tranh cãi
lớn, khi ông nhận định rằng các điều kiện mà những nhà trị liệu khác đều xem là cần thiết cho trị liệu hiệu
quả là không cốt lõi. Những điều kiện cốt lõi của một nhà trị liệu bao gồm sự bình đẳng, quan tâm tích
cực vô điều kiện và thấu hiểu không phán xét sau đó đã được rất nhiều trường học đi theo như là điều
kiện cốt lõi cho sự thay đổi trong trị liệu. Phẩm chất của nhà trị liệu, cùng với sự thể hiện của họ, kết hợp
tạo nên một môi trường an toàn cho sự học hỏi diễn ra (Cain, 2008). Bây giờ chúng ta bước vào thảo luận
chi tiết về việc làm thế nào mà những điều kiện cốt lõi kể trên lại là một phần không thể thiếu trong mối
quan hệ trị liệu.
Tương thích, hay Xác thực Bình đẳng hàm ý rằng nhà trị liệu là chân thật, tức là, họ xác thực, thống
nhất và đích thực trong suốt thời gian trị liệu. Họ không giả tạo, trải nghiệm bên trong của họ và sự biểu
lộ bên ngoài về những trải nghiệm đó là khớp nhau, và họ có thể hiện một cách cởi mở những cảm xúc,
suy nghĩ, phản ứng và thái độ mà họ có trong mối quan hệ với thân chủ. Chất lượng của sự hiện hiện chân
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thật chính là mấu chốt cho trị liệu thành công, được Mearns và Cooper (2005) tóm lại như sau: “Khi hai
người đến với nhau theo cách hoàn toàn chân thực, cởi mở và hòa hợp, chúng ta có thể nói rằng họ đều
đang hiện diện trọn vẹn” (tr. 53).
Thông qua việc là đích thực nhà trị liệu phục vụ như là một hình mẫu của một người đấu tranh hướng đến
sự chân thực. Là tương thích đòi hỏi việc thể hiện sự giận dữ, thất vọng, thích thú, thú hút, quan tâm,
buồn chán, phiền nhiễu, và vô số những cảm xúc khác trong mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là nhà
trị liệu nên hấp tấp chia sẻ tất cả những phản ứng của họ, sự bày tỏ này cũng phải thích hợp và đúng lúc.
Điều nguy hiểm là tham vấn viên có thể quá cố gắng để trở nên chân thực. Chia sẻ một điều vì nghĩ rằng
nó có ích cho thân chủ, mà không chân thật trong việc hướng tới thể hiện một điều gì đó được cho là
mang tính cá nhân, có thể là không thích hợp. Trị liệu Nhân vị trọng tâm nhấn mạnh rằng việc tham vấn
sẽ bị mất tự nhiên nếu như tham vấn viên cảm nhận về thân chủ như thế này nhưng lại thể hiện như thế
khác. Vì thế, nếu người thực hành tham vấn không thích và phản đối thân chủ nhưng lại giả vờ như chấp
nhận, việc trị liệu sẽ không khả thi.
Quan điểm của Rogers về sự hợp lý không hàm ý rằng chỉ khi nhà trị liệu hiện thực hóa chính mình một
cách trọn vẹn thì việc tham vấn mới hiệu quả. Bởi vị nhà trị liệu là con người, họ không thể được trông
mong là chính mình hoàn toàn. Nếu nhà trị liệu tương thích trong tương quan với thân chủ, dù thế nào đi
nữa, lòng tin sẽ nảy nở và quá trình trị liệu sẽ diễn ra. Sự tương thích tồn tại một cách liên tục hơn là trên
nền tảng tất cả - hoặc - không, là một trong ba đặc trưng.
Quan tâm tích cực vô điều kiện và sự chấp nhận Thái độ thứ hai mà nhà trị liệu cần để giao tiếp chính
là sự quan tâm sâu sắc và chân thực đến thân chủ như là một con người, hay chính là điều kiện quan tâm
tích cực vô điều kiện. Sự quan tâm là không ích kỷ và nó không bị phá hỏng bởi việc đánh giá và phán
xét cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của thân chủ là tốt hay xấu. Nếu sự quan tâm của nhà trị liệu xuất phát từ
nhu cầu được yêu mến và đánh giá cao, sự thay đổi cấu trúc nơi thân chủ sẽ bị kìm hãm. Những nhà trị
liệu quý trọng và chấp nhận thân chủ một cách nhiệt thành mà không đặt ra điều kiện. Đó không phải là
thái độ của “Tôi sẽ chấp nhận bạn khi…”; hơn thế, đó là “Tôi sẽ chấp nhận bạn như bạn là.” Nhà trị liệu
giao tiếp bằng cử chỉ trân trọng thân chủ của mình như họ là và từ đó thân chủ được tự do cảm nhận và
trải nghiệm mà không phải đối mặt với nguy cơ mất đi sự chấp nhận tự phía nhà trị liệu. Sự chấp nhận là
sự nhận thức về quyền của thân chủ được có những niềm tin và cảm nhận; nó không phải là sự tán thành
mọi hành vi. Tất cả những hành vi công khai không cần được ủng hộ hay chấp nhận. (204)
Theo nghiện cứu của Rogers (1977), mức độ quan tâm, khuyến khích, chấp nhận và quý trọng thân chủ
mà không đòi hỏi càng lớn, cơ hội trị liệu thành công càng cao. Ông cũng nêu rõ rằng việc nhà trị liệu
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
luôn đạt tới sự chấp nhận chân thật và quan tâm vô điều kiện trong suốt thời gian là không thể. Dù vậy,
nếu nhà trị liệu ít tôn trọng thân chủ của mình hay tỏ hành động không thích hoặc căm phẫn, sẽ gần như
không có khả năng cho việc điều trị đạt hiệu quả.
Sự thấu cảm đúng đắn Một nhiệm vụ chính của nhà trị là hiểu được những trải nghiệm và cảm xúc của
thân chủ một cách nhạy bén và đúng như chúng được bộc lộ trong thời điểm mà sự tương tác với diễn ra.
Nhà trị liệu nỗ lực để tiếp thu những trải nghiệm chủ quan của thân chủ, đặc biệt là tại đây và bây giờ.
Mục đích là để thúc đẩy thân chủ đến gần hơn với họ, để cảm nhận sâu sắc và nhiều hơn, và để nhận thức
cũng như xóa bỏ sự không tương thích tồn tại giữa họ.
Thấu cảm là một sự hiểu sâu và khách quan của nhà trị liệu với thân chủ, Thấu cảm không phải là đồng
cảm hay thương hại thân chủ. Nhà trị liệu có thể tiếp cận thế giới nội tâm của thân chủ bằng cách chuyển
hướng những cảm xúc của mình giống với cảm xúc của thân chủ. Song nhà trị liệu không được đánh mất
cái riêng của mình. Rogers xác định khi mà nhà trị liệu có thể nắm bắt thế giới riêng của thân chủ đúng
như thân chủ nhìn và cảm nhận – mà không đánh mất nhân dạng riêng của mình - sự thay đổi cấu trúc có
khả năng diễn ra. Thấu cảm giúp thân chủ (1) chú ý và trân trọng trải nghiệm của họ; (2) nhìn những trải
nghiệm trước đó theo những cách khác; (3) điều chỉnh những nhận thức về chính mình, về người khác, và
thế giới; (4) tự tin hơn trong việc lựa chọn cũng như trong việc theo đuổi tiến trình hành động.
Thấu hiểu chính xác ngụ ý rằng nhà trị liệu sẽ tiếp nhận những cảm xúc của thân chủ như thể họ là
người ấy mà không bị lạc vào những cảm xúc đó. Điều quan trong cần phải hiểu đó là thấu cảm chính xác
vượt ra khỏi việc nhận thức những cảm xúc hiển hiện để đến với một sự tiếp nhận những cảm xúc không
được trải nghiệm rõ ràng của thân chủ. Một phần của thấu hiểu là khả năng phản ánh trải nghiệm của thân
chủ từ nhà trị liệu. Sự thấu cảm này dẫn giúp cho thân chủ tự hiểu mình cũng như làm sáng tỏ những
niềm tin và thế giới quan của họ.
Thấu cảm chính xác là nền tàng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm (Bohart & Greenberg, 1997). Đó là cách
để nhà trị liệu nghe thấy ý nghĩa điều thân chủ bộc lộ mà những điều ấy thường nằm ngoài ý thức của họ.
Thấu cảm bao hàm sâu hơn sự lĩnh hội những gì thân chủ nói. Theo Watson (2002), thấu cảm trọn vẹn đòi
hỏi việc hiểu ý nghĩa và cảm xúc trong trải nghiệm của thân chủ. Thấu cảm là một hoạt động góp phần
vào sự thay đổi mà nó tạo điều kiện cho quá trình tự nhận thức và tự điều chỉnh cảm xúc nơi thân chủ.
Watson phát biểu rằng 60 năm nghiên cứu cung cấp bằng chứng vững chắc cho thấy thấu cảm là yếu tố
chủ yếu trong sự tiến bộ của thân chủ. Bà đưa ra thách thức cho tham vấn viên như sau: “Việc trị liệu vừa
cần có khả năng đáp ứng hòa hợp với thân chủ vừa cần hiểu cảm xúc cũng như nhận thức của họ. Khi
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thấu cảm hoạt động trên ba mức độ - tương tác cá nhân, hiểu biết và xúc động - nó là công cụ mạnh nhất
để nhà trị liệu sử dụng” (tr. 520-521).
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
NHẤN MẠNH BAN ĐẦU VỀ SỰ PHẢN ÁNH CẢM XÚC
Những nhấn mạnh căn bản của Rogers hướng vào việc nắm bắt thế giới của thân chủ và phản hồi. Quan
điểm về trị liệu tâm lý của ông phát triển, tuy nhiên, sự tập trung của ông đã vượt xa khỏi lập trường
không định hướng và nhấn mạnh vào mối quan hệ nhà trị liệu – thân chủ. Rất nhiều người theo Rogers
chỉ đơn giản noi theo phong cách phản ánh của ông, và liệu pháp nhân vị trọng tâm thường được nhận
dạng đầu tiên với kỹ thuật phản ánh mặc dù quan điểm của Rogers rằng những thái độ và cách thức cơ
bản của nhà trị liệu trong tương tác với thân chủ mới chính là trọng tâm của quá trình thay đổi. Rogers và
những người đóng góp cho sự phát triển của tiếp cận Nhân vị trọng tâm bị chỉ trích vì cách nhìn cứng
nhắc khi mà tiếp cận của họ chỉ đơn giản căn cứ vào những điều thân chủ nói.
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHÂN VỊ TRỌNG TÂM
Trị liệu Nhân vị trọng tâm ngày nay được cho là kết quả của một quá trình phát triển kéo dài hơn 65 năm
và vẫn còn tiếp tục được tiếp thu thay đổi, tinh lọc. Một trong những đóng góp lớn nhất của Rogers trên
lĩnh vực tham vấn chính là quan điểm về chất lượng của mối quan hệ trị liệu, ngược lại với các kỹ thuật,
là tác nhân cơ bản cho sự trưởng thành của thân chủ. Khả năng thiết lập một liên kết mạnh mẽ của nhà trị
liệu với thân chủ là điều kiện then chốt quyết định cho kết quả tham vấn thành công.
Theo Natalie Rogers, những từ như “kỹ thuật”, “chỉ đạo”, và “phương pháp” rất ít khi được sử dụng trong
tiếp cận Nhân vị trọng tâm (N.Rogers, Giao tiếp con người, 9/2/2006). Bà hướng người học đi xa khỏi
những tử như “can thiệp” và “trị liệu” và thay vào đó là dùng những cụm từ như “lý thuyết Nhân vị trọng
tâm” hoặc “nguyên tắc Nhân vị trọng tâm.” Không có kỹ thuật hay đường lối nào là cơ bản cho việc thực
hành trị liệu Nhân vị trọng tâm; mà hiệu quả của thực hành là dựa trên những trải nghiệm và thái độ chia
sẻ (Thorne, 2002b). Theo Bohart (2003), quá trình đồng hành với thân chủ và bước vào thế giới quan
điểm và cảm xúc của họ là đủ để mang đến sự thay đổi. Điều quan trọng là nhà trị liệu phản ứng một cách
tự nhiên trước những gì diễn ra giữa họ và thân chủ. Bohart nêu rõ rằng nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm
không bị ngăn cấm khi đề xuất các kỹ thuật, nhưng việc những đề nghị này được đưa ra như thế nào mới
là điều quan trọng.
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Lý thuyết Nhân vị trọng tâm dựa trên giả định rằng thân chủ có khả năng hoạt động tích cực mà không
cần tham vấn viên đảm đương vai trò chủ động, hướng dẫn. Điều cốt lõi cho tiến bộ của thân chủ chính là
sự hiện diện của nhà trị liệu, nó đề cập đến việc nhà trị liệu gắn bó và bị lôi cuốn hoàn toàn vào mối quan
hệ với thân chủ. Nhà trị liệu tập trung sự thấu cảm vào thân chủ và bình đẳng trong quan hệ. Xa hơn, nhà
trị liệu sẵn lòng tập trung sâu sắc vào thân chủ để hiểu đượcthế giới bên trong của người đó (Broadley,
2000). Sự hiện diện này có sức mạnh hơn nhiều so với bất kỳ kỹ thuật nào mà nhà trị liệu có thể dùng để
tạo thay đổi. Những phẩm chất và kỹ năng như lắng nghe, chấp nhận, tôn trọng, hiểu và phản hồi phải
được nhà trị liệu thể hiện một cách chân thực. Như đã trao đổi ở chương 2, tham vấn viên cần thể hiện
như giữa những con người với nhau chứ không chỉ nhằm đạt được nhiệm vụ của chiến lược trị liệu.
Một trong những cách chính đưa Trị liệu Nhân vị trọng tâm tiến triển đó là tính đa dạng, sự cách tân và cá
nhân hóa trong thực hành (Cain, 2002a). Khi tiếp cận này phát triển, có một sự mở rộng về phạm vi cho
nhà trị liệu trong việc chia sẻ phản ứng, trong đối diện với thân chủ một cách quan tâm, cũng như tham
gia vào quá trình trị liệu một cách năng động và trọn vẹn (Bozarth et al., 2002). Sự thẳng thắn, hay việc
chỉ rõ cái gì đang xảy ra giữa thân chủ và nhà trị liệu, là điều được đánh giá cao trong tiếp cận này. Sự
phát triển này khuyến khích mở rộng tính đa dạng của các phương pháp và cho phép rất nhiều kiểu phong
cách trị liệu khác nhau (Thorned, 2002b). Việc đạt đến sự chân thực cho phép nhà trị liệu Nhân vị trọng
tâm thực hành theo cách linh hoạt hơn và chiết trung phù hợp với nhân cách của họ cũng như có sự linh
hoạt trong xây dựng những mối quan hệ tham vấn sao cho phù hợp với các thân chủ khác nhau (Bohart,
2003).
Tursi và Cochran (2006) đã đề nghị thống hợp những kỹ thuật hành vi nhận thức vào cơ cấu của Nhân vị
trọng tâm. Họ khẳng định rằng những bài tập hành vi nhận thức diễn ra một cách tự nhiên trong tiếp cận
Nhân vị trọng tâm, rằng lý thuyết hành vi nhận thức có thể làm tăng sự thấu cảm, rằng những kỹ thuật
hành vi nhận thức có thể được áp dụng một cách tỉ mỉ bên trong của khung Nhân vị trọng tâm, và như vậy
nhà trị liệu có trình độ tự phát triển bản thân ở mức cao không bị đòi hỏi phải thống hợp những kỹ năng
và kỹ thuật này. Từ ưu điểm này, can thiệp nhận thức được sử dụng hiệu quả nhất là sau khi mối quan hệ
trị liệu đã được thiết lập và sau khi tham vấn viên hiểu rõ khung tham chiếu của thân chủ.
Cain (2002a, 2008) tin rằng rất quan trọng đối với nhà trị liệu trong việc điều chỉnh phong cách trị liệu
của họ sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi thân chủ. Nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm được tự do sử
dụng những phương án và phương pháp hỗ trợ thân chủ đa dạng; một câu hỏi dẫn dắt mà nhà trị liệu cần
hỏi đó là: “Nó có phù hợp không?” Cain, một cách lý tưởng, cho rằng nhà trị liệu cần liên tục giám sát
xem liệu những gì họ đang làm là có phù hợp, đặc biệt là xem lối trị liệu của họ có tương thích với cách
thân chủ của họ nhìn nhận và hiểu vấn đề. Cain (2008) tranh cãi rằng liệu pháp Nhân vị trọng tâm cần
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
phải được chỉnh sửa khi nó không phù hợp với nhu cầu của cá nhân đang ngồi trước nhà trị liệu. Trong
tác phẩm về cuộc hành trình của mình như là một nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm, Cain (2008) nói, “tư duy
của tôi đã tiến bộ và bây giờ nó bao gồm một sự thống hợp của Nhân vị trọng tâm, Hiện sinh, Gestalt,
những trải nghiệm và đáp ứng trong trị liệu, cũng như việc sử dụng cái tôi khi tôi có khả năng bộc lộ
chính mình theo những cách sẽ cho phép một cuộc gặp gỡ hay đối diện đầy ý nghĩa với thân chủ” (tr.
193). Một minh họa cho công việc của bác sĩ David Cain với ca làm việc với Ruth theo phong cách Nhân
vị trọng tâm, xem Case Approach to Couseling and Psychotherapy (Corey, 2009, chap. 5).
Ngày nay, những người thực hành tiếp cận Nhân vị trọng tâm làm việc theo rất nhiều cách đa dạng cho
thấy những tiến bộ trong lý thuyết và thực hành cũng như nhiều phong cách cá nhân. Một sự thỏa đáng và
may mắn khi không ai trong chúng ta có thế cạnh tranh với phong cách của Carl Rogers và nó vẫn đúng
với chúng ta. Nếu chúng ta cố gắng bắt chước Rogers, và nếu phong cách ấy không phù hợp với chúng ta,
chúng ta sẽ không là chính mình và không hoàn toàn bình đẳng. Nhà trị liệu bình đẳng là cơ sở để xây
dựng lòng tin và sự an toàn đối với thân chủ, và quá trình trị liệu gần như sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu nhà trị
liệu không hoàn toàn là đúng như họ là.
VAI TRÒ CỦA ĐÁNH GIÁ
Việc đánh giá luôn được xem như là điều kiện tiên quyết cho quá trình điều trị. Nhiều tổ chức sức khỏe
tinh thần sử dụng rất nhiều các thủ tục đánh giá, bao gồm chẩn đoán, nhận định tình hình sức khỏe và
nguy cơ của thân chủ, và những bài test đa dạng. Có vẻ như kỹ thuật đánh giá khá là xa lạ đối với tiếp cận
Nhân vị trọng tâm. Dù thế nào thì điều quan trọng không nằm ở chỗ tham vấn viên đánh giá thân chủ như
thế nào mà là ở việc thân chủ tự đánh giá. Theo quan điểm Nhân vị trọng tâm, sự hiểu biết lớn nhất về
thân chủ chính là nằm ở bản thân thân chủ. Ví dụ, một số thân chủ yêu cầu những trắc nghiệm tâm lý nào
đó như là một phần của quá trình tham vấn. Việc tham vấn viên làm theo chỉ dẫn của thân chủ là điều
quan trọng trong cam kết trị liệu. (Ward, 1994).
Ở giai đoạn đầu trong phát triển trị liệu không định hướng, Rogers (1942) đưa ra cảnh báo về việc sử
dụng công cụ đo lường tâm lý hoặc dùng hồ sơ tiểu sử khi mới bắt đầu cuộc tham vấn. Nếu mối quan hệ
tham vấn bắt đầu với một bộ trắc nghiệm và một hồ sơ tâm lý chi tiết, ông tin rằng thân chủ có thể có cảm
giác nhà tham vấn sẽ cung cấp những giải pháp cho vấn đề của họ. Sự đánh giá dường như rất quan trọng
trong trị liệu ngắn hạn đối với hầu hết các tổ chức tham vấn và là rất cần thiết khi thân chủ được đặt trong
một quá trình hợp tác để đưa ra quyết định trọng tâm của việc điều trị. Ngay nay, vấn đề không nằm ở
việc kết hợp đánh giá vào trong thực hành trị liệu mà là làm thế nào để đặt thân chủ vào quá trình đánh
giá và điều trị cho chính họ một cách trọn vẹn nhất có thể.
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM
Tiếp cận thân chủ trọng tâm được ứng dụng trong làm việc với cá nhân, nhóm và gia đình. Bozarth,
Zimring, và Tausch (2002) dẫn ra những nghiên cứu đã thực hiện vào thập niên 1990, cho thấy hiệu quả
của trị liệu Nhân vị trọng tâm trên rất nhiều những vấn đề của thân chủ bao gồm rối loạn lo âu, nghiện
rượu, vấn đề căng thẳng thần kinh, chứng sợ đám đông, khó khăn trong quan hệ liên nhân cách, trầm cảm,
ung thư, và rối loạn nhân cách. Liệu pháp Nhân vị trọng tâm cho thấy khả năng tồn tại tương đương với
những liệu pháp có định hướng mục đích. Vượt xa hơn, kết quả của một nghiên cứu được tiến hành năm
1990 cho thấy rằng việc điều trị hiệu quả là dựa trên nền tảng mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu kết hợp
với những tiềm năng bên trong và bên ngoài của thân chủ (Hubble, Duncan & Miller, 1999). Thân chủ
chính là điều kiện then chốt quyết định kết quả trị liệu: “Căn cứ vào dữ liệu kết quả, điều quan trọng là
nẳm ở thân chủ: năng lực của thân chủ, sự tham gia, đánh giá về mối liên kết, và nhận thức về vấn đề
cũng như cách để giải quyết nó. Kỹ thuật của chúng ta hóa ra chỉ có ích nếu như thân chủ nhìn bản thân
một cách đúng đắn và tin tưởng” (tr. 485).
Lý thuyết nền tảng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng vào trong giáo dục – từ cấp cơ sở đến
cấp cao. Điều kiện cốt lõi của mối quan hệ trị liệu có liên quan đến bối cảnh giáo dục. trong Freedom and
Learn, Rogers và Freiberg (1994) đã mô tả những quá trình được thực hiện bởi các giáo viên khác nhau,
họ đã chuyển mình từ nhà quản lý điều khiển thành người hỗ trợ học tập. Những giáo viên này đã khám
phá ra con đường đến với tự do. Theo Rogers và Freiberg, cả nghiên cứu và thực nghiệm đều chỉ ra rằng
có nhiều hơn sự học hỏi, sự giải quyết vấn đề và sáng tạo được tìm thấy ở các lớp học có môi trường
Nhân vị trọng tâm. Trong môi trường như thế học viên có thể tăng cường tự định hướng, chịu trách nhiệm
hơn về kết quả lựa chọn của họ, và có thể học hỏi nhiều hơn so với lớp học truyền thống.
ỨNG DỤNG TRONG CAN THIỆP KHỦNG HOẢNG
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng đặc biệt đối với những khủng hoảng như mang thai ngoài ý
muốn, mắc bệnh, sự kiện thảm khốc, mất đi người yêu thương. Những người thuộc các lĩnh vực hỗ trợ
chuyên nghiệp (chăm sóc, thuốc, giáo dục và tôn giáo) thường hiện diện đầu tiên tại hiện trường thảm họa
và có thể giúp đỡ được nhiều nếu họ áp dụng những cử chỉ thái độ cơ bản được nêu trong chương này.
Khi con người gặp khủng hoảng, bước đầu tiên là cho họ cơ hội thể hiện bản thân trọn vẹn. Lắng nghe
tinh tế, nghe và hiểu là cốt lõi ở đây. Tấm lòng và sự thông cảm giúp nâng đỡ người bị khủng hoảng, xoa
dịu cơn hỗn loạn trong họ, giúp họ có những quyết định rõ ràng hơn và đưa ra quyết định tốt hơn. Mặc dù
sự khủng hoảng của một người không được giải quyết chỉ bằng một hoặc hai mối liên hệ với người giúp
đỡ, nhưng những liên hệ đó có thể mở đường cho việc đón nhận sự giúp đỡ sau đó. Nếu một người trong
cơn khủng hoảng không cảm thấy được hiểu và chấp nhận, anh ta hoặc cô ta dường như đánh mất đi hi
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
vọng được “trở lại bình thường” và có thể sẽ không còn tìm kiếm sự giúp đỡ trong tương lai. Sự ủng hộ
chân thành, quan tâm và nhiệt tình không cần đáp trả có thể giúp cho việc tiến xa trên con đường thúc đẩy
người ta làm gì đó để vượt qua và giải quyết khủng hoảng. Chia sẻ với một sự thấu hiểu sâu sắc thường
nên đi trước những can thiệp giải quyết vấn đề khác.
Mặc dù sự hiện diện và mối liên hệ tâm lý với người chăm sóc có thể đưa đến việc chữa lành, đối với can
thiệp khủng hoảng nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm có lẽ cần cung cấp cấu trúc và định hướng nhiều hơn so
với những trường tham vấn khác. Đề xuất, hướng dẫn, thậm chí định hướng có thể được cần đến khi thân
chủ không còn khả năng hoạt động hiệu quả vì cơn khủng hoảng. Ví dụ, trong những trường hợp nào đó,
cần thiết để đưa thân chủ nhập viện khi người này đang có ý định tự sát để bảo vệ thân chủ khỏi việc tự
hủy hoại.
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm được ứng dụng rộng rãi trong huấn luyện chuyên gia và trợ lý, những người
làm việc với con người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tiếp cận này nhấn mạnh vào việc đồng hành
bên cạnh thân chủ, ngược lại với việc dẫn dắt họ bằng các can thiệp. Do đó, điều này sẽ là an toàn hơn so
với những mô hình trị liệu trong đó đặt nhà trị liệu ở vị trí định hướng để diễn giải, chẩn đoán, phát hiện
vô thức, phân tích giấc mơ, và hướng đến thay đổi nhân cách triệt để.
Người không được giáo dục tâm lý có thể có ích bằng việc chuyển những điều kiện trị liệu như chân thực,
thấu cảm, và quan tâm tích cực vô điều kiện vào trong cả đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Những nội
dung nền tảng dễ hiểu và dễ lĩnh hội, và chúng khuyến khích việc xác định năng lực của con người hơn là
phát triển một cấu trúc cứng nhắc trong đó sự tự chủ và năng lực bị chối bỏ. Những kỹ năng cốt lõi này
cung cấp một nền tảng căn bản cho gần như tất cả những hệ thống trị liệu khác được nêu ra trong cuốn
sách này. Nếu tham vấn viên thiếu những kỹ năng liên hệ và giao tiếp này, họ sẽ không thành công trong
việc thực hiện chương trình trị liệu cho thân chủ.
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm đỏi hỏi rất nhiều ở nhà trị liệu. Một nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm thành công
phải nâng đỡ, đặt trọng tâm, chân thành, hiện diện, tập trung, nhẫn nại, và chấp nhận một cách trưởng
thành. Không có cách sống xem con người là trọng tâm, những kỹ năng ứng dụng gần như là vô nghĩa.
Như Natalie Rogers (giao tiếp con người, 9/2/2006) nói, “Tiếp cận Nhân vị trọng tâm là một cách sống dễ
nắm bắt được, nhưng rất khó để thực hành.”
ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM
Tiếp cận Nhân vị trọng tâm nhấn mạnh vai trò đặc trưng của tham vấn viên nhóm như là người hỗ trợ hơn
là người dẫn dắt. Chức năng cơ sở của người hỗ trợ là tạo dựng một môi trường an toàn và kết nối – một
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
nơi mà những thành viên của nhóm có thể tương tác một cách chân thành và ý nghĩa. Trong môi trường
này các thành viên được hiểu rõ hơn và tin tưởng bản thân như là chính họ cũng như có thể hướng đến
việc tự định hướng và nắm quyền. Cơ bản, các thành viên nhóm thực hiện những lựa chọn của mình và tự
mang đến sự thay đổi cho bản thân. Với sự hiện diện của người hỗ trợ và sự giúp đỡ của những thành viên
khác, người tham gia nhận ra rằng họ không phải đấu tranh một mình và các nhóm được xem như là
những tập thể tồn tại cho sự thay đổi của chính họ.
Rogers (1970) tin chắc rằng các nhóm sẽ có xu hướng tiến lên nếu người hỗ trợ bày tỏ một lòng tin sâu
sắc vào những thành viên và hạn chế sử dụng các kỹ thuật hoặc bài tập để thúc đẩy nhóm. Người hỗ trợ
nên tránh việc đưa ra những bình luận diễn giải vì những bình luận như thế có khuynh hướng làm cho
nhóm tự nhận thức và làm chậm quá trình. Quá trình quan sát nhóm nên đến từ các thành viên theo quan
điểm học thuyết của Roger về việc đặt trách nhiệm định hướng nhóm lên trên các thành viên. Theo
Rasking, Rogers và Witty (2008), các nhóm hoàn toàn có khả năng đặt ra và theo đuổi mục đích. Ông cho
rằng, “khi những điều kiện trị liệu có ở trong nhóm và khi nhóm được tin tưởng sẽ tìm được cách thức tồn
tại, các thành viên trong nhóm có khuynh hướng phát triển một quá trình đúng với họ nhằm giải quyết
xung đột trong khung cảnh thời gian cho phép” (tr. 170).
Bỏ qua định hướng về lý thuyết của người lãnh đạo nhóm, điều kiện cốt lõi được mô tả ở đây chính là
tính ứng dụng cao đối với bất kì phong cách lãnh đạo nào trong việc hỗ trợ nhóm. Chỉ khi người dẫn dắt
có khả năng tạo dựng một môi trường Nhân vị trọng tâm thì sự hoạt động bên trong nhóm mới diễn ra.
Tất cả những học thuyết được bàn đến trong cuốn sách này đều xem chất lượng của mối quan hệ trị liệu là
nền tảng. Như bạn thấy, tiếp cận hành vi nhận thức trong làm việc nhóm nhấn mạnh đến việc tạo dựng
một mối quan hệ làm việc gắn bó và hợp tác. Theo cách này, những tiếp cận hiệu quả nhất trong làm việc
nhóm chia sẻ các nhân tố cốt lõi của thuyết Nhân vị trọng tâm. Cho những bàn luận chi tiết hơn về tham
vấn nhóm theo Nhân vị trọng tâm, xem Corey (2008, chap. 10).
TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT NHÂN VỊ TRỌNG TÂM
Natalie Rogers (1993) tiếp bước cha cô, Carl Rogers, sáng tạo ra lý thuyết dùng việc thể hiện nghệ thuật
để thúc đẩy sự trưởng thành nhân cách của cá nhân và nhóm. Tiếp cận của Rogers, được biết đến là Trị
liệu thể hiện nghệ thuật, hướng tiếp cận Nhân vị trọng tâm đến việc thể hiện sự sáng tạo một cách tự
nhiên, biểu tượng hóa những trạng thái cảm xúc, cảm nhận sâu xa và khó nắm bắt. Tham vấn viên được
đào tạo về nghệ thuật Nhân vị trọng tâm đưa ra cho thân chủ của họ những cơ hội để tạo ra các hoạt động,
quan sát nghệ thuật, viết nhận ký, âm thanh và âm nhạc để thể hiện cảm xúc và đạt tới sự thấu hiểu. Trị
liệu nghệ thuật Nhân vị trọng tâm tiêu biểu cho một hướng đi khác với những tiếp cận truyền thống mà
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
việc tham vấn dựa vào ý nghĩa của ngôn từ và có thể mang lợi ích đặc biệt đối với những thân chủ có trải
nghiệm bị khóa lại trong trí óc (Sommers-Flanagan, 2007).
NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TRỊ LIỆU BẰNG NGHỆ THUẬT
Trị liệu bằng thể hiện nghệ thuật sử dụng nhiều loại nghệ thuật đa dạng – vận động, vẽ, sơn, điêu khắc,
âm nhạc, viết và ngẫu hứng - hướng đến sự trưởng thành, hàn gắn và tự khám phá. Đó là một tiếp cận đa
phương thức thống hợp tinh thần, cơ thể, cảm xúc và những nguồn năng lượng bên trong. Các phương
pháp trong trị liệu nghệ thuật dựa trên những nguyên tắc nhân văn tương đồng, nhưng ở dạng đầy đủ hơn
sáng tạo của Carl Rogers. Những nguyên tắc này như sau (N. Rogers, 1993):

Tất cả mọi người đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn.

Quá trình sáng tạo biến đổi và chữa lành.

Sự trưởng thành nhân cách và đạt đến trạng thái nhận thức cao hơn thông qua việc tự nhận thức,
tự hiểu biết và thấu suốt.

Tự nhận thức, hiểu và thấu suốt là kết quả của việc đào sâu những cảm xúc thương tiếc, giận dữ,
đau đớn, sợ hãi, vui mừng và hạnh phúc.

Cảm xúc và cảm nhận của chúng ta là nguồn năng lượng có thể được truyền tải vào trong những
tác phẩm nghệ thuật để phóng thích và biến đổi.

Sự thể hiện nghệ thuật dẫn dắt chúng ta vào vô thức, nhờ đó giúp chúng ta bộc lộ những khía
cạnh thầm kín cũng như mang lại những thông tin và nhận thức mới.

Một dạng nghệ thuật này kích thích và nuôi dưỡng một dạng khác, đem chúng ta đến với cái cốt
lõi hay bản chất bên trong đó chính là năng lượng sống của chúng ta.

Có một kết nối tồn tại giữa động lực sống của chúng ta – cốt lõi bên trong tâm hồn chúng tà – với
bản chất của mọi sự hiện hữu.

Cùng với hành trình vào bên trong để khám phá bản chất và sự trọn vẹn, chúng ta khám phá ra
mối liên hệ giữa bản thân với thế giới bên ngoải, và cái bên trong và bên ngoài trở thành một.
Những phong cách nghệ thuật đa dạng có mối liên hệ với cái mà Natalie Rogers gọi là Sự kết nối sáng
tạo. Khi chúng ta hoạt động, nó ảnh hưởng đến những gì chúng ta viết hoặc vẽ. Khi chúng ta viết hoặc vẽ,
chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ.
Tiếp cận của Natalie Rogers có nền tảng là học thuyết Nhân vị trọng tâm đối với cá nhân và nhóm.
Những điều kiện tương tự mà Carl Rogers và đồng sự của ông tìm ra tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy mối
quan hệ thân chủ - tham vấn viên cũng như khuyến khích sáng tạo. Sự trưởng thành nhân cách diễn ra
trong một môi trường an toàn, hỗ trợ được tạo dựng bởi tham vấn viên hoặc những người hỗ trợ chân
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
thành, nhiệt tình, thấu cảm, cởi mở, trung thực, bình đẳng, và quan tâm – là những phẩm chất được nắm
bắt tốt nhất trong trải nghiệm ban đầu. Dành thời gian phản ánh và đánh giá những trải nghiệm này cho
phép sự thống hợp nhân cách ở nhiều mức độ - trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.
SÁNG TẠO VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN TRẢI NGHIỆM KÍCH THÍCH
Theo Natalie Rogers (1993), niềm tin sâu sắc vào xu hướng bẩm sinh của cá nhân để trở thành con người
trọn vẹn là cơ sở cho việc sử dụng Nghệ thuật Nhân vị trọng tâm. Cá nhân có khả năng tự hàn gắn rất lớn
bằng cách sáng tạo trong môi trường phù hợp. Khi một người cảm thấy được đánh giá đúng, được tin
tưởng, và ủng hộ trong việc bản thân mình phát triển một kế hoạch, xây dựng dự án, viết lách hoặc được
là chính mình, thử thách sẽ lôi cuốn, kích thích và tạo ra cảm giác bản thân rộng mở. N. Rogers tin rằng
khuynh hướng hiện thực hóa và trở thành một người giàu năng lực, bao gồm cả năng lực sáng tạo bẩm
sinh, bị đánh giá thấp, xem nhẹ và luôn bị kiềm hãm trong xã hội của chúng ta. Chế độ giáo dục truyền
thống có xu hướng khuyến khích sự tuân thủ hơn là tư duy độc đáo và quá trình sáng tạo.
Những điều kiện bên ngoài cũng thúc đẩy và khuyến khích cho những điều kiện bên trong của việc sáng
tạo đã đề cập ở trên. Carl Rogers (1961) nêu ra hai điều kiện chính: sự an toàn tâm lý bao gồm việc chấp
nhận cá nhân một cách vô điều kiện, cung cấp một môi trường không tồn tại những đánh giá bên ngoài,
cùng với sự thấu hiểu. Điều kiện thứ hai là sự tự do tâm lý. Natalie Rogers (1993) thêm vào một điều kiện
thứ ba: tạo điều kiện cho những trải nghiệm mang tính kích thích và thử thách. Sự an toàn và sự tự do tâm
lý chính là đất và dinh dưỡng cho việc sáng tạo, nhưng hạt giống cần phải được gieo trồng. Cái mà N.
Rogers thấy thiếu khi làm việc với cha mình chính là những trải nghiệm thúc đẩy và cho phép con người
thời gian và không gian để tham gia sáng tạo. Từ khi nền văn hóa của chúng ta hướng vào việc diễn đạt
bằng lời, sự khuyến khích thân chủ là cần thiết thông qua việc tạo cho họ cơ hội trải nghiệm thách thức.
Những trải nghiệm được lên kế hoạch cẩn thận hoặc được thiết kế đòi hỏi thân chủ phải thể hiện nghệ
thuật, giúp cho họ tập trung vào quá trình sáng tạo. Dùng việc vẽ, sơn, và điêu khắc để thể hiện cảm xúc
về một sự kiện hoặc con người tạo ra sự khuây khỏa rất lớn và một góc nhìn mới. Những biểu tượng cũng
mang những thông điệp vượt xa ý nghĩa của ngôn từ.
Trị liệu nghệ thuật Nhân vị trọng tâm sử dụng nghệ thuật cho việc thể hiện óc sáng tạo khi nó biểu tượng
hóa những trạng thái cảm xúc, cảm nhận sâu thẳm và đôi khi không thể diễn tả. Những điều kiện thúc đẩy
việc sáng tạo diễn ra bên trong người tham gia và trong cả nhóm. Những điều kiện này hỏi sự chấp nhận
của cá nhân, không phán xét, thấu cảm, tâm lý tự do, và sẵn sàng cho việc trải nghiệm những kích thích
và thử thách. Trong môi trường như thế, các điều kiện thuận lợi bên trong thân chủ được khuyến khích và
thúc đẩy một sự cởi mở không phòng vệ để trải nghiệm, tiếp nhận sự đánh giá bên trong mà không bận
tâm quá mức đến phản ứng của người khác.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
N. Rogers tin rằng hầu hết mọi người đều từng trải qua việc nỗ lực sáng tạo trong một môi trường không
an toàn. Họ được cung cấp vật liệu để vẽ trong lớp học hay xưởng nơi mà giáo viên nói hoặc hàm ý về
cách thức đúng/sai để thực hiện. Hoặc họ nhảy múa hay hát chỉ vì để chỉnh sửa, đánh giá, xếp loại. Sẽ là
một trải nghiệm khác hoàn toàn, đối với hầu hết mọi người, khi được giành cho cơ hội để khám phá và
trải nghiệm với những chất liệu đa dạng trong một không gian hỗ trợ, không phán xét. Bối cảnh như vậy
mang đến việc chấp nhận là chính mình, sáng tạo, hồn nhiên và trải nghiệm sâu sắc.
ĐIỀU GÌ NGĂN CHÚNG TA LẠI?
Trong quá trình làm việc của Natalie Rogers (1993), có nhiều câu chuyện từ các thân chủ, những người
nhớ được chính xác thời điểm họ ngưng việc sử dụng nghệ thuật, âm nhạc hoặc nhảy múa để thỏa mãn và
thể hiện bản thân. Một giáo viên cho họ điểm thấp, những người khác thì chế giễu khi họ nhảy, hoặc một
vài người bảo họ là họ đang nói thay vì hát. Họ cảm thấy bị hiểu sai và phán xét tiêu cực. Những ý niệm
còn lại là, “Tôi không thể vẽ,” “Tôi không phải nhạc sĩ’” “Điều đó chẳng buồn cười chút nào.” Âm nhạc
và vẽ trở thành những ca khúc trong phòng tắm và những nét nguệch khoạc trên trang vở. N. Rogers tin
rằng chúng ta đang lừa dối chính mình khỏi niềm vui và sự trọn vẹn của việc sáng tạo nếu chúng ta cứ
bám lấy ý tưởng rằng chỉ một họa sĩ mới là người duy nhất có thể bước chân vào vương quốc sáng tạo.
Nghệ thuật không chỉ dành cho những người phát triển cao hơn hay trội hơn mức trung bình. Tất cả
chúng ta đều có thể tham gia vào các hình thức nghệ thuật khác nhau để thể hiện bản thân và trưởng thành
nhân cách.
ĐÓNG GÓP CỦA NATALIE ROGERS
Tóm tắt đoạn này một cách rõ ràng, Natalie Rogers đã góp phần xây dựng liệu pháp Nhân vị trọng tâm và
kết hợp với thể hiện và sáng tạo nghệ thuật như là nền tảng cho sự trưởng thành nhân cách. Sommers –
Flanagan (2007) lưu ý rằng Trị liệu bằng nghệ thuật Nhân vị trọng tâm có lẽ là giải pháp cho những thân
chủ bị mắc kẹt vào lối sống thẳng đều và cứng nhắc. Ông khẳng định: “Bằng tình yêu sáng tạo và nghệ
thuật của chính cô kết hợp với liệu pháp nổi tiếng của cha mình, Natalie Rogers đã phát triển một dạng
liệu pháp hướng tham vấn Nhân vị trọng tâm sang một lĩnh vực mới và thú vị” (tr. 149). Rogers tiếp tục
đời sống chuyên môn năng động của cô, tiến hành những hội thảo tại Hòa Kì, châu Âu, Nhật Bản, Mĩ La
tinh và Nga. Cuối chương là một số nguồn dành cho những ai hứng thú với việc đào tạo về tiếp cận Nhân
vị trọng tâm trong trị liệu bằng thể hiện nghệ thuật.
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM TRONG BỐI CẢNH ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Một trong những lợi thế của tiếp cận Nhân vị trọng tâm chính là sự ảnh hưởng của nó lên các mối quan hệ
con người thuộc những nhóm văn hóa khác nhau. Carl Rogers đã có một tác động lên toàn cầu. Công
trình của ông vươn tới hơn 30 quốc gia, và những tác phẩm được dịch ra 12 thứ tiếng. Lý thuyết và thực
hành Nhân vị trọng tâm ngày nay được nghiên cứu ở một số nước châu Âu, Nam Mĩ, và Nhật Bản. Sau
đây là một vài ví dụ về cách mà tiếp cận này được kết hợp ở các quốc gia và nền văn hóa đa dạng.

Ở một số nước Châu Âu, những khái niệm về Nhân vị trọng tâm có ảnh hưởng ý nghĩa trong thực
hành tham vấn cũng như trong giáo dục, giao tiếp xuyên văn hóa, cũng như trong giảm thiểu các
vấn đề chủng tộc, chính trị. Trong thập niên 1980, Rogers (1987b) đã nói rõ hơn về lý thuyết
giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm đối lập mà ông phát triển từ năm 1948.

Những năm 1970 Rogers và các trợ lý bắt đầu hướng dẫn những hội thảo bàn về giao tiếp xuyên
hóa. Bước vào thập niên 1980 ông đã dẫn dắt những hội thảo lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Việc
giao lưu quốc tế đã mang đến các nhóm tham gia với những trải nghiệm văn hóa đa dạng.

Nhật Bản, Úc, Nam Mỹ, Mexico, và Anh đều đã tiếp nhận tốt những nội dung trong Nhân vị
trọng tâm và chỉnh sửa việc thực hành cho phù hợp với văn hóa của họ.

Không lâu trước khi mất, Rogers đã chỉ đạo một hội thảo chuyên sâu cùng với các chuyên gia của
nước Liên Bang Nga cũ.
Cain (1987c) tổng kết về tầm với của tiếp cận Nhân vị trọng tâm tới các nền văn hóa đa dạng: “Gia đình
quốc tế chúng tôi gồm có hàng ngàn người trên toàn cầu mà cuộc sống của họ chịu ảnh hưởng bởi các tác
phẩm của Carl Rogers và họ đã nỗ lực như là những người đồng sự của ông, mang đến rất nhiều vùng
miền trên trái đất những tư duy và chương trình đổi mới” (tr. 176).
Thêm vào sự ảnh hưởng mang tính toàn cầu, việc nhấn mạnh vào những điều kiện cốt lõi làm cho tiếp cận
Nhân vị trọng tâm trở nên có ích đối với việc nhìn nhận một cách hiểu biết về sự đa dạng của thế giới.
Triết lý căn bản của Trị liệu Nhân vị trọng tâm dựa trên tầm quan trọng của việc lắng nghe những thông
điệp sâu xa từ thân chủ. Thấu hiểu, hiện diện, và tôn trọng các giá trị là những thái độ và kỹ năng cốt lõi
trong tham vấn thân chủ đến từ các nền văn hóa khác nhau. Sự thấu cảm của nhà trị liệu đã tiến xa khỏi
việc “phản ánh” đơn thuần, và các nhà lâm sàng ngày nay đã rút ra hàng loạt những phương thức phản hồi
thấu cảm (Bohart & Greenberg, 1997). Thấu cảm có thể được bày tỏ và trao đổi một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Một số bài viết cho rằng Trị liệu Nhân vị trọng tâm là ý tưởng phù hợp nhất đối với sự đa dạng thân chủ
trên thế giới. Cain (2008) xem tiếp cận này là một cách hiệu quả trong làm việc với các cá nhân đến từ
nhiều nền văn hóa vì những điều kiện cốt lõi mang tính phổ biến. Bohart (2003) tuyên bố rằng lý thuyết
của Nhân vị trọng tâm làm cho tiếp cận này đặc biệt thích hợp trong làm việc với thân chủ đa văn hóa vì
nhà tham vấn không phải đảm nhận vai trò của một chuyên gia, người áp đặt “lối sống đúng” lên thân
chủ. Thay vào đó, nhà trị liệu như là một “người đồng tham hiểm” khi nỗ lực để hiểu thế giới hiện tượng
của thân chủ một cách hứng thú, chấp nhận, và cởi mở cũng như cùng với thân chủ kiểm tra nhằm xác
nhận quan điểm của nhà trị liệu là đúng đắn.
Glauser và Bozath (2001) nhắc nhở chúng ta chú ý đến việc xác định nền văn hóa bên trong thân chủ.
Nhà trị liệu phải chờ đợi cho bối cảnh văn hóa của thân chủ nổi lên và chúng cảnh báo nhà trị liệu ý thức
về “tưởng tượng đặc trưng” (214), chỉ ra hướng điều trị đặc trù được cho là tốt nhất đối với những nhóm
người khác biệt. Thông điệp chính của Glauser và Bozarth là tham vấn viên trong bối cảnh đa văn hóa
phải đưa ra những điều kiện cốt lõi liên quan tới tất cả tham vấn hiệu quả: “Tham vấn Nhân vị trọng tâm
bỏ qua điều cốt lõi của cái gì là quan trọng nhất cho việc trị liệu thành công trong tất cả mọi tiếp cận tham
vấn. Mối quan hệ tham vấn viên – thân chủ và việc sử dụng tiềm năng của thân chủ là trọng tâm trong
tham vấn đa văn hóa” (tr. 173).
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Mặc dù tiếp cận Nhân vị trọng tâm mang những đóng góp ý nghĩa cho việc tham vấn thân chủ đa dạng về
cả xã hội, chính trị, văn hóa, nó vẫn tồn tại những điểm hạn chế trong bối cảnh này. Nhiều thân chủ đến
với phòng khám sức khỏe tinh thần cộng đồng hoặc điều trị ngoại trú muốn nhận được nhiều đóng góp
hơn từ tiếp cận. Một số thân chủ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp để đối đầu với khủng hoảng, giảm
bớt những triệu chứng căng thẳng thần kinh, và để học những kỹ năng đối phó với các vấn đề hằng ngày.
Vì những thông điệp văn hóa nào đó, khi thân chủ đã tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, đó có thể là
phương sách cuối cùng. Họ mong đợi một tham vấn viên định hướng và họ có thể bị lãng tránh bởi một
người không đủ khả năng.
Hạn chế thứ hai của tiếp cận Nhân vị trọng tâm là rất khó để chuyển những điều kiện trị liệu cốt lõi thành
thực hành thực tế trong những nền văn hóa cụ thể. Việc trao đổi những điều kiện cốt lõi này phải phù hợp
với khung văn hóa của thân chủ. Sự quan tâm, ví dụ, là việc thể hiện sự bình đẳng và thấu cảm của nhà trị
liệu. Thân chủ quen với sự trao đổi không thẳng thắn có thể không thấy thoải mái với những biểu lộ thấu
cảm một cách trực tiếp hoặc với việc tự bộc lộ được xem là một phần trong trị liệu. Đối với một số thân
chủ, cách phù hợp nhất để thể hiện sự thấu cảm chính là cho nhà trị liệu bày tỏ nó một cách gián tiếp
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
thông qua việc tôn trọng nhu cầu về khoảng cách của họ và thông qua việc đề xuất những can thiệp nhiệm
vụ - tập trung (Bohart & Greenberg, 1997).
Hạn chế thứ ba trong áp dụng tiếp cận Nhân vị trọng tâm cho những thân chủ đến từ các nền văn hóa khác
nhau liên quan đến thực tế đó là tiếp cận này đề cao giá trị của sự đánh giá nội tâm. Trong tập hợp các nền
văn hóa, thân chủ gần như bị ảnh hưởng mạnh bởi những mong đợi xã hội chứ không chỉ đơn giản bị thúc
đẩy bởi những sở thích cá nhân. Việc tập trung vào phát triển tự quản lý cá nhân và trưởng thành nhân
cách được xem là ích kỷ trong một nền văn hóa chú trọng vào lợi ích cộng đồng. Cain (2008) khẳng định
“nhiều cá nhân cả trong nền văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể đều ít được định hướng vào việc tự hiện
thực hóa bản thân mà hướng nhiều hơn tới tinh thần nhân ái và kết nối với người khác cũng như hướng
tới cái gì là tốt cho cộng đồng và cho lợi ích chung” (tr. 250).
Lupes, một thân chủ người Latinh đã đặt hạnh phúc gia đình lên trên những sở thích cá nhân. Theo quan
điểm Nhân vị trọng tâm, cô ấy có thể được xem như là đang ở trong nguy cơ “Đánh mất nhân dạng” vì
quá chú trọng đến vai trò của cô vào việc chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Thay vì thuyết
phục cô ấy nên ưu tiên cho những gì mình muốn, tốt hơn, nhà tham vấn sẽ tìm hiểu về những giá trị văn
hóa của Lopes cũng nhứ mức độ cam kết với các giá trị ấy của cô. Sẽ là không phù hợp khi tham vấn viên
áp đặt quam điểm về một kiểu phụ nữ mà cô ấy nên là (Vấn đề này được thảo luận bao quát hơn ở
Chương 12).
Mặc dù có thể có những hạn chế đặc thù trong việc thực hành đơn lẻ quan điểm Nhân vị trọng tâm, nó
không chỉ ra rằng tiếp cận này không phù hợp trong làm việc với thân chủ đến từ những nền văn hóa đa
dạng. Trong bất kỳ một nhóm người nào cũng có sự đa dạng rất lớn, và như thế có chỗ cho những phong
cách trị liệu khác nhau. Theo Cain (2008), sự cứng nhắc của phong cách không định hướng trong tham
vấn với mọi thân chủ, bỏ qua nền tảng văn hóa của họ hoặc sở thích cá nhân, được xem là một sự áp đặt
không phù hợp với những nhu cầu bên trong thân chủ. Tham vấn cho thân chủ thuộc những nền văn hóa
khác nhau đòi hỏi nhiều hoạt động và kết cấu hơn so với những ca áp dụng Nhân vị trọng tâm thông
thường, nhưng khả năng ảnh hưởng tích cực của một tham vấn viên, người có những phản hồi thấu cảm
với thân chủ đa dạng văn hóa, không thể nhận được đánh giá quá cao. Thông thường, thân chủ chưa từng
gặp một ai giống như tham vấn viên, người có khả năng lắng nghe chân thành và thấu hiểu. Tham vấn
viên sẽ gặp phải thách thức nhất định để thấu hiểu thân chủ, những người có những trải nghiệm cuộc sống
khác nhau.
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ
Liệu pháp Nhân vị trọng tâm dựa trên lý thuyết về bản năng con người, quy định một sự nỗ lực vốn có để
hiện thực hóa bản thân. Xa hơn, cái nhìn về bản năng con người của Rogers mang tính hiện tượng học, đó
là, chúng ta kiến thiết bản thân theo nhận thức của chúng ta về thực tại, Chúng ta được thúc đẩy để hiện
thực hóa bản thân trong thực tại mà chúng ta nhận thức.
Học thuyết của Rogers dựa trên quan điểm rằng thân chủ có thể hiểu những nhân tố nào trong cuộc sống
gây ra bất hạnh cho họ. Họ cũng có khả năng tự định hướng và thay đổi nhân cách một cách xây dựng.
Thay đổi sẽ xảy ra nếu một nhà trị liệu bình đẳng tạo ra liên kết tâm lý với thân chủ đang trong tình trạng
lo âu hoặc không cân bằng. Điều cần thiết cho nhà trị liệu chính là xây dựng một mối quan hệ mà thân
chủ cho là chân thành, bình đẳng và hiểu biết. Tham vấn trị liệu dựa trên một mối quan hệ I/Thou hay
người với người, mối quan hệ an toàn và chấp nhận giúp thân chủ cởi bỏ những phòng vệ và trở nên chấp
nhận, hợp nhất những khía cạnh mà họ đã từng chối bỏ hoặc bóp méo. Tiếp cận Nhân vị trọng tâm nhấn
mạnh mối quan hệ liên cách giữa thân chủ và nhà trị liệu. Thân chủ được khuyến khích dùng mối quan hệ
này để giải phóng tiềm năng phát triển bên trong họ và đến gần hơn với con người mà họ muốn trở thành.
Tiếp cận này đặt trách nhiệm định hướng trị liệu hàng đầu nơi thân chủ. Trong bối cảnh trị liệu, cá nhân
có cơ hội để quyết định cho chính mình và phát huy tiềm lực bản thân. Mục đích chính của trị liệu là trở
nên cởi mở hơn với trải nghiệm, đạt được sự tự tin, phát triển năng lực đánh giá nội tâm, và sẵn sàng tiếp
tục trưởng thành hơn. Những mục đích đặc biệt không được áp đặt vào thân chủ mà hơn thế, thân chủ tự
chọn giá trị và mục đích cho mình. Ứng dụng hiện nay của liệu pháp nhấn mạnh hơn vào sự tham gia chủ
động của nhà trị liệu hơn trước đây. Nhà trị liệu được cho phép nhiều phạm vi hơn trong thể hiện những
giá trị, phản ứng và cảm xúc của họ phù hợp với những gì diễn ra trong quá tình trị liệu. Tham vấn viên
có thể là một con người trọn vẹn trong mối quan hệ.
ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN NHẬN VỊ TRỌNG TÂM
Khi Rogers đề ra tham vấn không định hướng hơn 65 năm trước, có rất ít những mô thức trị liệu khác.
Tuổi thọ của tiếp cận này là một nhân tố chắc chắn để cân nhắc trong đánh giá ảnh hưởng của nó. Cain
(2002b) cho rằng bằng chứng nghiên cứu chắc chắn ủng hộ hiệu quả của tiếp cận Nhân vị trọng tâm: “60
năm phát triển lý thuyết, thực hành và nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp cận nhân văn trong tâm lý trị
liệu là hiệu quả và hiệu quả hơn những liệu pháp phổ biến khác”. Cain (2008) bổ sung: “một số lượng lớn
nghiên cứu đã được thực hiện và cung cấp những ủng hộ cho tính hiệu quả của liệu pháp Nhân vị trọng
tâm trên rất nhiều thân chủ và trên các vấn đề thuộc mọi lứa tuổi” (tr. 248).
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Rogers đã có, và liệu pháp của ông tiếp tục có, một ảnh hưởng lớn trên lĩnh vực tham vấn và trị liệu. Khi
ông giới thiệu ý tưởng của mình vào thập niện 1940s, ông đã cung cấp một lựa chọn mạnh mẽ và triệt để
so với phân tâm học và so với tiếp cận định hướng theo sau là thực hành. Rogers là người tiên phong
trong việc chuyển trọng tâm của trị liệu từ nhấn mạnh vào kỹ thuật và tin tưởng vào quyền lực của nhà trị
liệu sang mối quan hệ trị liệu. Theo Farber (1996), những lưu ý của Rogers liên quan tới thấu cảm, chủ
nghĩa bình đẳng, vai trò quyết định của mối quan hệ trị liệu, và giá trị của những nghiên cứu hầu hết được
chấp nhận bởi các thực hành gia và được sáp nhập vào những định hướng lý thuyết với đôi chút sự thừa
nhận cội nguồn của họ. Cho dù những ảnh hưởng to lớn của Rogers vào thực hành tâm lý trị liệu, đóng
góp của ông đã bị bỏ qua trong những chương trình tâm lý học lâm sàng. Đối với Tham vấn học đường và
những chương trình tham vấn khác, chương trình của Rogers đã không nhận được sự trân trọng xứng
đáng (Farber, 1996) và có rất ít những chương trình đào tạo Nhân vị trọng tâm ở Hoa Kỳ hiện nay.
Thorne (2002b) thuật rằng có một sự xuống dốc trong hứng thú phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm ở
Mỹ kể từ khi Rogers mất vào năm 1987. Dù vậy tiếp cận Nhận vị trọng tâm vẫn hiện diện mạnh mẽ tại
châu Âu, và tiếp tục có sự quan tâm đến tiếp cận này ở cả Nam Phi và xa hơn về phía Đông. Tiếp cận
Nhân vị trọng tâm đã xây dựng chỗ đứng vững chắc ở các trường Đại học. Một số những trường huấn
luyện chuyên sâu cho các nhà tham vấn Nhân vị trọng tâm nằm ở Anh Quốc (Natalie Rogers, giao tiếp cá
nhân, 9/2/2006). Thêm vào đó, những giải thưởng của Anh bao gồm Fairhurst (1999), Keys (2003), Lago
và Smith (2003), Mearns và Cooper (2005), Means và Thorne (1999, 2000), Natello (2001), Thorne
(2002a, 2002b), và Watson (2003) tiếp tục mở rộng tiếp cận này.
Như chúng ta thấy, Natalie Rogers đã làm nên một đóng góp ý nghĩa cho ứng dụng tiếp cận Nhân vị trọng
tâm bằng việc kết hợp sử dụng thể hiện nghệ thuật như là một phương tiện khám phá nhân cách, thường
là đối với nhóm. Bà đã góp phần vào phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm thông qua sử dụng phương
pháp phi ngôn từ để làm cho cá nhân có khả năng chữa lành và phát triển. Nhiều cá nhân khó khăn trong
thể hiện bản thân bằng lời nói có thể tìm thấy những khả năng mới trong việc tự thể hiện thông qua kênh
phi ngôn ngữ (Thorne, 1992).
Nhấn mạnh vào nghiên cứu Một trong những đóng góp của Rogers cho lĩnh vực tâm lý trị liệu là việc
sẵn lòng xem các khái niệm của mình như là những giả thuyết có thể kiểm tra và đưa vào nghiên cứu.
Ông thực sự đã mở ra một lĩnh vực mới cho nghiên cứu. Ông là người tiên phong trong việc đưa các ghi
chép về các buổi trị liệu trở thành đối tượng kiểm tra đánh giá cũng như áp dụng kỹ thuật nghiên cứu
trong đối thoại giữa tham vấn viên và thân chủ (Combs, 1988). Giả thuyết nền tảng của Rogers đã làm
tăng rất nhiều số lượng nghiên cứu và tranh cãi trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, có lẽ nhiều hơn so với bất kì
trường phái trị liệu nào khác (Cain, 2002a). Thậm chí những người chỉ trích đã tín nhiệm ông vào việc chỉ
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đạo và thúc đẩy người khác tiến hành nghiên cứu các quá trình và kết quả tham vấn. Rogers đã đặt ra
thách thức cho tâm lý học trong việc thiết kế những mô hình nghiên cứu một cách khoa học về khả năng
đối diện với trải nghiệm chủ quan bên trong của con người. Các lý thuyết trong trị liệu và thay đổi nhân
cách của ông có tác dụng khám phá to lớn và mặc dù tồn tại những tranh cãi xung quanh tiếp cận này,
công trình của ông đã đặt ra thách thức cho các lý thuyết gia và thực hành gia trong việc đánh giá niềm tin
và phong cách trị liệu của chính họ. Phần lớn dựa vào nỗ lực nghiên cứu của Rogers và đồng sự của ông,
“những tiến bộ thực sự trong lý thuyết và tinh hoa trong thực hành đã hình thành trong hơn 25 năm qua”
(Cain, 2002b, tr. xxii).
Sự quan trọng của thấu cảm Một trong số những đóng góp lớn của tiếp cận Nhân vị trọng tâm liên quan
đến thấu cảm trong thực hành tham vấn. Nhiều hơn bất kỳ tiếp cận nào khác, liệu pháp Nhân vị trong tâm
đã được chứng minh rằng nhà trị liệu thấu cảm đóng vai trò sống còn trong việc tạo điều kiện cho sự thay
đổi mang tính xây dựng nơi thân chủ. Quan sát toàn diện của Watson (2002) về những tài liệu nghiên cứu
sự thấu cảm trong trị liệu đã chứng minh một cách hợp lý rằng nhà trị liệu thấu cảm là sự báo trước chắc
ăn nhất cho sự tiến bộ của thân chủ trong trị liệu Thật vậy, thấu cảm là thành phần cốt lõi để thành công
trong bất kì mô thức trị liệu nào.
Nghiên cứu Nhân vị trọng tâm được tiến hành phần lớn trên lý thuyết về những điều kiện cần và đủ trong
thay đổi nhân cách mang tính trị liệu (Cain, 1986, 1987b). Hầu hết những tiếp cận tham vấn khác được kể
đến trong cuốn sách này kết hợp sự quan trọng trong thái độ và hành vi nhà trị liệu vào việc xây dựng mối
quan hệ trị liệu cho phép sử dụng các kỹ thuật của họ. Một trường hợp, tiếp cận Hành vi – Nhận thức đã
phát triển một hệ thống chiến lược được thiết kế để giúp thân chủ đối mặt với những vấn đề riêng, và họ
nhận thức rằng mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu tin tưởng và chấp nhận là cần thiết cho việc áp dụng
thành công các quy trình của họ. Ngược lại với tiếp cận Nhân vị trọng tâm, dù thế nào đi nữa, những nhà
trị liệu Hành vi – Nhận thức cho rằng mối quan hệ làm việc là không đủ để tạo ra sự thay đổi. Những quy
trình chủ động, kết hợp với mối quan hệ hợp tác, là cần thiết để mang đến thay đổi.
Đổi mới trong học thuyết Nhân vị trọng tâm Một trong những sức mạnh của tiếp cận Nhân vị trọng
tâm là “sự phát triển những sáng kiến và phương pháp sáng tạo, sự phức tạp trong làm việc với những khó
khăn, sự đa dạng và phức tạp đối với các dạng cá nhân, cặp đôi, gia đình và nhóm tăng lên” (Cain, 2002b,
tr. xxxii). Có một số người làm đã nên những tiến bộ ý nghĩa phù hợp với các giá trị cũng như nội dung
cốt lõi của Nhân vị trong tâm. Bảng 7.1 mô tả về một số nhà đổi mới, những người đóng vai trò trong cải
cách liệu pháp Nhân vị trọng tâm.
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Rogers trước sau phản đối sự thể chế hóa của cái gọi là Trường phái Nhân vị trọng tâm. Cũng như vậy,
ông chống lại ý tưởng thành lập học viện, cấp chứng chỉ và tiêu chuẩn cho các thành viên. Ông sợ rằng
việc thể chế hóa sẽ làm tăng việc nhận thức hạn hẹp, cứng nhắc và giáo điều. Nếu Rogers (1987a) có một
lời khuyên dành cho những học viên đang được huấn luyện, đó sẽ là: “Chỉ có một trường phái trị liệu tốt
nhất, đó là trường phái mà bạn phát triển cho chính mình dựa trên sự liên tục kiểm tra đánh giá tính hiệu
quả trong lối cư xử của bạn với người khác” (tr. 215).
NHỮNG GIỚI HẠN VÀ PHÊ BÌNH TIẾP CẬN NHÂN VỊ TRỌNG TÂM
Mặc dù tôi hoan nghênh những nhà trị liệu Nhân vị trong tâm về sự sẵn lòng cống hiến các giả thuyết và
quy trình của họ cho việc xem xét bằng thực nghiệm, một số nhà nghiên cứu đã chỉ trích những lỗi về
phương pháp luận trong một vài nghiên cứu này. Những kết luận về hạn chế về mặt khoa học bao gồm
việc sử dụng chủ thể đối chứng không thích hợp cho trị liệu, thất bại trong dùng nhóm đối chứng chưa
được điều trị, sai lầm trong tính toán hiệu quả của giả dược, tin tưởng vào tự báo cáo của thân chủ như là
cách chính để quyết định thành bại của trị liệu, và dùng những quy trình thống kê không thích hợp.
Có một giới hạn giống nhau ở tiếp cấp cận Nhân vị trọng tậm và tiếp cận Hiện sinh (gọi chung là các tiếp
cận trải nghiệm). Cả hai phương thức tiếp cận này đều không nhấn mạnh vai trò của kỹ thuật như là yếu
tố dẫn đến sự thay đổi hành vi của thân chủ. Những đề xuất thực hành hay những phương pháp điều trị
trong thực hành đối với các rối loạn cụ thể cho thấy giới hạn nghiêm trọng của tiếp cận trải nghiệm đến từ
việc thiếu chú trọng vào các kỹ thuật và chiến thuật đã được chứng minh. Những người có trách nhiệm
giải trình thông qua bằng chứng thực hành trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần đã hoàn toàn chỉ trích các
tiếp cận trải nghiệm.
Một giới hạn tiềm tàng của tiếp cận này là các học viên được huấn luyện và những thực hành gia theo
định hướng Nhân vị trọng tâm có khuynh hướng giúp đỡ thân chủ mà không cho họ thử thách. Trong số
những hiểu lầm của họ về nội dung căn bản của tiếp cận, một số đã làm giới hạn hàng loạt các phản hồi
và phong cách tham vấn trong việc phản ánh và lắng nghe thấu cảm. Mặc dù lắng nghe, phản ánh cũng
như hiểu thân chủ là có giá trị, việc tham vấn đòi hỏi nhiều hơn thế. Tôi tin rằng những điều kiện trị liệu
cốt lõi là cần thiết cho trị liệu thành công, song tôi không xem chúng như là những điều kiện đủ cho sự
thay đổi của mọi thân chủ vào mọi thời điểm. Những thái độ nền tảng là cơ sở mà trên đó tham vấn viên
phải xây dựng những kỹ năng can thiệp trị liệu.
Một thử thách có liên quan cho những nhà trị liệu sử dụng tiếp cận này là sự ủng hộ thân chủ chân thành
trong việc tìm kiếm lối đi. Tham vấn viên đôi khi gặp phải khó khăn khi cho phép thân chủ quyết định
những mục tiêu trị liệu cụ thể. Rất dễ dẫn tới việc đưa ra nhận xét về hướng đi mà thân chủ tìm ra, nhưng
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thực tế cần rất nhiều sự tôn trọng thân chủ và lòng tin vào vai trò của nhà trị liệu trong việc khuyến khích
thân chủ lắng nghe bản thân cũng như làm theo định hướng của chính mình, đặc biệt là khi những định
hướng ấy không phải là lựa chọn mà nhà trị liệu hi vọng.
Có lẽ giới hạn lớn của những tiếp cận dựa vào trải nghiệm chính là những giới hạn nhân cách của nhà trị
liệu (Thorne, 2002b). Bởi vì mối quan hệ trị liệu có vai trò quan trọng đối với kết quả của quá trình trị
liệu, có một sự trông đợi rất lớn vào nhà trị liệu như là một con người. Từ quan điểm của Bohart (2003),
những lỗi chính mà nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm và Hiện sinh có thể phạm phải chính là kết quả của sự
“không nhiệt tình, thấu cảm, và chân thực, buộc thân chủ chấp nhận vấn đề, hoặc không thể nối kết trong
suốt quá trình” (tr. 150). Những giới hạn về mặt lý thuyết không nhiều như trong thực hành.
Nhiều hơn bất kỳ những phẩm chất nào khác, sự trung thực của nhà trị liệu quyết định sức mạnh mối
quan hệ trị liệu. Nếu nhà trị liệu giấu đi nhân dạng riêng và phong cách của mình một cách chủ động và
không định hướng, họ có thể sẽ không làm tổn thương thân chủ, nhưng đồng thời họ cũng không có
quyền lực ảnh hưởng tới thân chủ. Nhà trị liệu là chính mình và bình đẳng là điều quan trọng trong tiếp
cận này khi mà những người thực hành phải cảm thấy như thế một cách tự nhiên và phải tìm được cách
nào đó thể hiện phản ứng của mình với thân chủ. Nếu không, khả năng có thể dẫn đến đó là trị liệu Nhân
vị trọng tâm sẽ trở thành một tiếp cận nhạt nhẽo, dè dặt và không hiệu quả.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHÂN VỊ-TRỌNG TÂM VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN
Tự thuật của Stan cho thấy rằng anh nhận thức rõ về điều anh muốn cho cuộc đời mình. Nhà trị liệu Nhân
vị trọng tâm dựa vào tự thuật cuộc đời của anh theo cách anh nhìn nhận cuộc đời mình hơn là dựa vào sự
đánh giá hay chẩn đoán chính thức. Bà được lưu tâm nhờ việc hiểu theo khung tham chiếu của anh. Stan
đã nói ra những mục đích ý nghĩa cho mình. Anh được thúc đẩy để thay đổi và dường như có đủ khao
khát để làm việc nhằm hướng đến những thay đổi mong muốn. Tham vấn viên Nhân vị trọng tâm có lòng
tin vào khả năng của Stan trong việc tìm ra cách của chính mình và tin tưởng rằng anh có năng lực cần
thiết để trưởng thành nhân cách. Bà khuyến khích Stan nói tự do về sự bất nhất giữa con người mà anh
nhận thấy mình là và con người anh muốn mình trở thành; về những cảm nhận về sự sai lầm, không hoàn
hảo, về nỗi sợ và hoang mang của anh, cũng như nỗi thất vọng của anh vào lúc đó. Bà nỗ lực tạo ra một
bầu không khí tự do và an toàn nhằm khuyến khích Stan khám phá những khía cạnh nguy cơ trong anh.
Stan tự đánh giá thấp giá trị bản thân. Mặc dù anh thấy rất khó tin rằng người khác thật sự thích mình, anh
vẫn muốn cảm thấy được yêu thương. (“Tôi hy vọng tôi có thể học để yêu ít nhất là vài người, nhất là phụ
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
nữ.”). Anh muốn cảm thấy bình đẳng với người khác và không cảm thấy có lỗi vì sự tồn tại của mình, hầu
hết thời gian anh dùng là để nhận thức nỗi mặc cảm. Bằng cách tạo một bầu không khí hỗ trợ, tin tưởng
và khuyến khích, nhà trị liệu có thể giúp đỡ Stan học cách chấp nhận chính mình, cả mặt mạnh lẫn giới
hạn. Anh có cơ hội bộc lộ cởi mở nỗi sợ đối với phụ nữ, từ việc anh không thể làm việc với con người,
cũng như cảm giác không hoàn hảo và ngu ngốc. Anh có thể khám phá cảm giác bị đánh giá bởi cha mẹ
và bởi những người cấp trên là như thế nào. Anh có cơ hội để thể hiện tội lỗi của mình – đó chính là
những cảm nhận khi anh không sống đúng với những kỳ vọng của gia đình và khiến cho họ cũng như
chính bản thân anh tụt dốc. Anh có thể cũng liên hệ tới cảm giác đau đớn khi chưa từng được yêu thương
và cần đến. Anh ấy có thể thể hiện sự cô đơn và lạc lõng mà anh thường cảm thấy, cũng như nhu cầu lãng
quên nó bằng rượu và ma túy.
Stan sẽ không còn cô đơn lâu nữa, khi anh đã mạo hiểm cho phép nhà trị liệu bước chân vào thế giới cảm
nhận của riêng mình. Stan dần dần có được sự tập trung đúng vào những trải nghiệm cũng như có thể làm
rõ cảm nhận và thái độ mình có. Anh thấy mình có khả năng đưa ra quyết định. Ngắn gọn, mối quan hệ trị
liệu giải phóng anh khỏi thói tự bại. Vì sự quan tâm và tin tưởng mà anh trải nghiệm từ nhà trị liệu, Stan
có thể tăng thêm niềm tin và tự tin nơi bản thân. Những phản hồi thấu cảm từ nhà trị liệu hỗ trợ Stan trong
việc lắng nghe chính mính và chấp nhận bản thân ở mức độ cao hơn. Stan dần trở nên nhạy cảm hơn với
những mách bảo trong lòng mình và bớt phụ thuộc vào nhận định của những người xung quanh. Kết quả
quá trình trị liệu, Stan khám phá ra một con người trong cuộc đời mà anh có thể phụ thuộc – chính anh.
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHÂN VỊ TRỌNG TÂM CỦA
STAN
Dùng những câu hỏi sau để giúp bạn nghĩ về việc bạn sẽ tham vấn cho Stan như thế nào bằng tiếp cận
Nhân vị trọng tâm:
 Bạn sẽ phản hồi như thế nào đối với cảm nhận tự nghi ngờ bản thân sâu sắc của
Stan? Bạn có thể bước vào khung tham chiếu của anh ấy và phản hồi theo cách
thấu cảm nhằm cho Stan biết rằng bạn nghe thấy nỗi đau và sự đấu tranh của anh
ấy mà không cần đưa ra lời khuyên hay đề nghị không?
 Bạn mô tả những mâu thuẫn sâu xa của Stan như thế nào? Bạn cảm nhận gì về thế
giới của anh ấy?
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
 Phạm vi nào mà bạn nghĩ rằng mối quan hệ bạn phát triển với Stan sẽ giúp anh ấy
hướng đến một định hướng tích cực? Điều gì, trong tất cả, là cách có thể cho bạn
và cả anh ấy thiết lập một mối quan hệ trị liệu.
Bảng 7.A Những nhà trị liệu đóng góp cho sự tiến bộ của học thuyết Nhân vị trọng tâm
Người đổi mới
Đóng góp
Natalie Rogers (1993, 1995)
Tiến hành hội thảo và giáo dục về liệu pháp thể hiện nghệ
thuật Nhân vị trọng tâm
Virginia Axline (1964, 1969)
Có những đóng góp ý nghĩa cho trị liệu thân chủ trọng tâm
đối với trẻ em và chơi trị liệu
Eugene Gendline (1996)
Phát triển những kĩ thuật mang tính kinh nghiệm, như tập
trung, là cách để nâng cao trải nghiệm của thân chủ.
Laura Rice (Rice & Grenberg, 1984)
Hướng dẫn nhà trị liệu liên tưởng nhiều hơn đến việc tại
tạo trải nghiệm chủ yếu đang tiếp tục quấy rầy thân chủ.
Peggy Natiello (2001)
Làm việc trên hợp tác năng lực và vấn đề giới.
Art Combs (1988, 1989, 1999)
Phát triển tâm lý học tri giác.
Leslie Greenberg và đồng sự (Greenberg,
Tập trung vào sự quan trọng của những điều kiện thay đổi
Korman, & Paivio, 2002; eenberg, Rice, &
cảm xúc trong trị liệu cũng như thúc đẩy học thuyết và
Elliott, 1993)
phương pháp nhân vị trọng tâm.
David Rennie (1998)
Cung cấp một cái nhìn thoáng qua hoạt động bên trong của
quá trình trị liệu.
Art Bohart (2003; Bohart & Greenerg, 1997;
Đóng góp vào sự hiểu biết sâu sắc của thấu cảm trong thực
Bohart & Tallman, 1999)
hành trị liệu.
Jeanne Watson (2002)
Chứng minh rằng khi thấu cảm hoạt động trên mức độ nhận
thức, tác động, và tương tác cá nhân, nó là công cụ mạnh
nhất cho nhà trị liệu.
Dave Mearns và Brian Thorne (1999, 2000)
Đóng góp vào việc hiểu những lĩnh vực mới trong lý thuyết
và thực hành tiếp cận Nhân vị trọng tâm và là những hình
tượng ý nghĩa trong giáo dục và quản lý tại Anh quốc.
C. H. Patterson (1995)
Chỉ ra rằng trị liệu thân chủ trọng tâm là một hệ thống phổ
quát của tâm lý trị liệu.
Mark Hubble, Barry Duncan, và Scott
Chứng minh rằng mối quan hệ thân chủ trọng tâm là cốt lõi
34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Miller (1999)
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
đối với tất cả các tiếp cận trị liệu.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Trong CD-ROM cho Tham vấn thống hợp, bạn sẽ thấy một minh chứng cụ thể cho việc làm thể nào tôi
cũng xem mối quan hệ trị liệu là nên tang cho công việc của chúng ta. Đặc biệt Phiên 1 (“Bắt đầu tham
vấn”), Phiên 2 (“Mối quan hệ trị liệu”), và Phiên 3 “Thiết lập những mục đích trị liệu”) đưa ra minh
chứng cho cách thực tôi ứng dụng dung những nguyên tắc của tiếp cận Nhân vị trong tâm vào ca làm việc
của tôi với Ruth.
Hiệp hội Phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm, Inc. (ADPCA)
P. P. Box 3876
Chicago, IL 60690-3876
Email: enquiries@adpca.org
Website: www.adcp.org
Biên tập viên tạp chí: jonmrose@aol.com
Hiệp hội phát triển tiếp cận Nhân vị trọng tâm (ADPCA) là một tổ chức học thuật và quốc tế bao gồm
một mạng lưới các cá nhân ủng hộ việc phát triển và ứng dụng tiếp cận Nhân vị trọng tâm. Tư cách thành
viên bao gồm một đăng ký dài hạn cho Tạp chí Nhân vị trọng tâm, bản tin của hiệp hội, hướng dẫn thành
viên, và thông tin về hội nghị hàng năm. ADPCA cũng cung cấp thông tin về giáo dục liên tục và giám
sát huấn luyện trong tiếp cận nhân vị trọng tâm. Thông tin về Tạp chí Nhân vị trong tâm, liên hệ biên tập
viện (Jon Rose).
Hiệp hội Tâm lý học Nhân văn
1516 Oat Street #320A
Alamenda, CA 94501 – 2947
Điện thoại: (510) 769 – 6495
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Fax: (510) 769 – 6433
Email: AHPOffice@aol.com
Website: www.ahpwed.org
Website Tạp chí: http://jhp.sagepub.com
Hiệp hội tâm lý học nhân văn (AHP) dàng trọn vẹn cho việc khuyến khích tính toàn vẹn nhân cách, học
tập sáng tạo, và hành động trách nhiệm trong việc nhìn nhận những thách thức tồn tại của con người lúc
này. Thông tin về Tạp chí Tâm lý học Nhân văn có sẵn trong Hiệp hội Tâm lý học nhân văn hoặc tại
website cộng đồng.
Carl Rogers: Một tặng phẩm từ con gái
Website: www.nrogers.com
CD-ROM về Carl Rogers là một thành tựu đẹp đẽ và cuối cùng trong cuộc đời và sự nghiệp của người
khai sang tấm lý học nhân văn, Nó bao gồm những đoạn trích từ 16 cuốn sách của ông, hơn 120 tấm ảnh
thể hiện cuộc đời của ông, và video cảnh chiến thắng giải thưởng của hai cuộc gặp nhóm và những phiên
tham vấn đầu tiên của Carl. Nó là nguồn chính cho người nghiên cứu, giáo viên, các thư viện, và trường
đại học. Nó là sự tôn kính sâu sắc dành cho một trong số những nhà tư tưởng quan trọng nhất, tâm lý gia
có ảnh hưởng nhất và nhà hoạt động vì hòa bình của thế kỉ 20. Được phát triển cho Natalie Rogers, tiến
sĩ, bời Mindgarden Media, Inc.
Trung tâm nghiên cứu con người
1150 Silverado, Suite #112
La Jolla, CA 92037
Telephone: (858) 459-3861
Email: ceterpoftheperson@yahoo.com
Website: www.centerfortheperson.org
Trung tâm nghiên cứu Con người (CSP) đưa ra những hội thảo, huấn luện se6nimar, những nhóm thực
nghiệm nhỏ, và chia sẻ học tập trong các buổi gặp gỡ giao lưu. Dự án học tập khoảng cách và Viện Carl
36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Rogers cho Đào tạo tâm lý trị liệu và Giám sát cung cấp sự huấn luyện mang tính trải nghiệm và mô
phạm và sự giám sát giành cho những giáo sư hứng thú với việc phát triển định hướng Nhân vị trọng tâm
của họ.
Saybrook Graduate School
Email: admissions@saybrook.edu
Website: www.nrogers.com
Cho việc huấn luyện liệu pháp thể hiện nghệ thuật, bạn có thể tìm đến Natalie Rogers, Tiến sĩ, và Shellee
Davis, MA, chuyên về chương trình cấp chứng chỉ về Saybrook Graduate School trong khoa học của họ,
“Thể hiện nghệ thuật đối với Hàn gắn và thay đổi mang tính xã hội: Một tiếp cận Nhân vị trong tâm.”
Một chương trình cấp chứng chỉ 16 phần bao gồm 6 tuần chia ra trong vòng 2 năm tại một trung tâm phục
hồi phía bắc San Francisco. Rogers và Davis đề ra những môn nghệ thuật bên trong một khung tham vấn
nhân vị trọng tâm. Họ dùng tham vấn chứng minh, thực hành các phiên tham vấn, đọc, thảo luận, tài liệu,
và một dự án sáng tạo để dạy những phương pháp dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết.
KHUYẾN ĐỌC
On becoming a Person (Rogers, 1961)1 là một trong những nguồn cơ bản để đọc thêm về trị liệu Nhân vị
trọng tâm. Đây là một sưu tầm những bài báo của Rogers về quá trình trị liệu tâm lt1, kết quả của nó, mối
quan hệ trị liệu, giáo dục, cuộc sống gia đình, giao tiếp, và bản chất của con người khỏe mạnh.
A Way of Being2 (Rogers, 1980) chứa một loạt những bài viết về những trài nghiệm và quan điểm cá nhân
của Rogers, cũng như những chương về nền tảng và ứng dụng của tiếp cận Nhân vị trọng tâm.
The Creative Connection: Expressive Arts as Healing (N. Rogers, 1993) là một cuốn sách thực hành, ý
nghĩa được minh họa bằng những bức ảnh song động và màu sắc và đầy ý tưởng kích thích sự sáng tạo, tự
thể hiện, hàn gắn, và chia sẻ. Natalie Rogers kết hợp lý thuyết của cha cô với thể hiện nghệ thuật để đẩy
mạnh giao tiếp giữa thân chủ và nhà trị liệu.
Humanistic Psychotherapies: Handbook of Research and Practice (Cain & Seeman, 2002) cung cấp một
thảo luận hữu ích, bao quát về trị liệu Nhân vị trọng tâm, trị liệu Gestalt, và trị liệu Hiện sinh. Cuốn sách
này bao gồm nghiên cứu chứng minh cho lý thuyết Nhân vị trọng tâm.
1
2
Nhóm dịch có ebook của quyển sách này, xin vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết
Xin liên hệ để biết thêm chi tiết về ebook
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
The Carl Rogers Reader (Kirschenbaum & Henderson, 1989) chứa rất nhiều sách về Carl Rogers cho
sinh viên lựa chọn.
On Becoming Carl Rogers (Kirschenbaum, 1979) là một tiểu sự của Carl Rogers.
Freedom to Learn (Rogers & Freiberg, 1994) chỉ ra những giá trị cần thiết để đưa nền giáo dục truyền
thống vào trong các trường học có tiềm năng trở thành những trung tâm đề cao sự tự do torng học tập.
Cuốn sách này chỉ ra cách thức những điều kiện cốt lõi có thể được ứng dụng vào trong quá trình dạy và
học.
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
CHƯƠNG 8 - TRỊ LIỆU GESTALT
MỤC LỤC
DẪN NHẬP..............................................................................................................
2
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................
5
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI ........................................................................................ 5
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG HỌC THUYẾT TRỊ LIỆU GESTALT........................................... 6
CÁI HIỆN TẠI (THE NOW)................................................................................................................... 7
CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH .................................................................................................... 9
SỰ TIẾP XÚC VÀ CHỐNG ĐỐI TIẾP XÚC....................................................................................... 10
NĂNG LƯỢNG VÀ NGĂN CẢN NĂNG LƯỢNG............................................................................. 12
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU ................................................................................................
12
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU ........................................................................................................................... 12
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU........................................................................... 14
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ...................................................................... 16
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ.......................................................... 17
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU ............................................
19
THỰC NGHIỆM TRONG TRỊ LIỆU GESTALT................................................................................. 19
GIÚP THÂN CHỦ CHUẨN BỊ CHO THỰC NGHIỆM GESTALT.................................................... 21
VAI TRÒ CỦA ĐỐI ĐẦU.................................................................................................................... 23
CAN THIỆP TRONG TRỊ LIỆU GESTALT ........................................................................................ 24
ỨNG DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM ............................................................................................. 28
TRỊ LIỆU GESTALT THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA .....................................
30
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN .................................................................................................. 30
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ........................................................................................ 31
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU GESTALT VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN ......................
32
TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ .........................................................................................
34
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU GESTALT .............................................................................. 35
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TRỊ LIỆU GESTALT.................................................................... 37
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ...............................................................................................
38
KHUYẾN ĐỌC................................................................................................................
40
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
DẪN NHẬP
Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận hiện sinh, hiện tượng học và dựa vào tiến trình, được tạo nên từ giả
thuyết rằng các cá nhân cần được nhận biết trong bối cảnh tương quan đang diễn ra với môi trường. Mục
tiêu ban đầu là giúp thân chủ nhận thức được những điều họ đang trải nghiệm và cách thức họ trải nghiệm
chúng. Thông qua những nhận thức trên, sự thay đổi sẽ tự động xuất hiện. Cách tiếp cận này mang tính hiện
tượng vì nó tập trung vào nhận thức thực tại của thân chủ, và mang tính hiện sinh vì nó dựa trên cơ sở cho
rằng con người luôn trong quá trình phát triển, tái tạo và tái khám phá bản thân. Tâm lý học gestalt, dưới
góc nhìn của tiếp cận hiện sinh, nhấn mạnh đến sự hiện hữu đúng như những gì con người có thể trải nghiệm
được, đồng thời tin vào khả năng của con người trong việc tăng trưởng, và tự chữa lành thông qua việc
tiếp xúc giữa người với người và khả năng nội thị (Yontef, 1995). Nói tóm lại, cách tiếp cận này tập trung
vào việc ở đây - bây giờ, điều gì và như thế nào, và vào mối liên hệ I/Thou (mối liên hệ không bị ràng buộc
và không giới hạn, khoảng cách ngăn cản bị biến mất, bỏ qua thế giới cảm giác, nhờ vậy cá nhân có thể có
mối quan hệ trực tiếp với cá nhân hay một điều khác) (Brown, 2007; Yontef & Jacobs, 2008).
Ngược lại với cách làm việc của Perls, Tâm lý học Gestalt hiện đại nhấn mạnh vào đối thoại và mối
quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu, đôi khi còn được gọi là trị liệu quan hệ Gestalt. Dưới sự mở đầu của
Laura Perls và "trường phái Cleveland", khi Erving, Miriam Polster và Joseph Zinker vẫn còn đang ở phân
khoa vào những năm 1960, mô thức này có nhiều sự hỗ trợ, ân cần hơn và có nhiều lòng trắc ẩn hơn trong
trị liệu nếu so sánh với phong cách đối đầu và kịch tính của Fritz Perls (Yontef, 1999). Phần lớn phong cách
của các nhà trị liệu Gestalt ngày nay có xu hướng nâng đỡ, chấp nhận, thấu cảm, đối thoại, và thử thách.
Điểm nhấn nằm ở đặc tính của mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu và sự hài hòa trong thấu cảm khi đề cập
đến những hiểu biết và nguồn lực của thân chủ (Cain, 2002).
Mặc dù Fritz Perls chịu ảnh hưởng bởi một số các khái niệm phân tâm học, nhưng ông không đồng
tình với Freud trên một số vấn đề. Trong khi Freud nhìn con người một cách máy móc, thì Perls nhấn mạnh
vào hướng tiếp cận tổng thể về nhân cách. Freud tập trung vào những xung đột nội tại bị dồn nén từ thời
thơ ấu, ngược lại Perls đánh giá cao việc xem xét tình huống hiện tại. Tiếp cận Gestalt tập trung vào tiến
trình nhiều hơn là vào nội dung. Các nhà trị liệu thiết kế những thực nghiệm nhằm làm tăng khả năng nhận
thức của thân chủ về điều họ đang làm và về cách thức họ thực hiện chúng. Perls khẳng định rằng cách thức
cá nhân ứng xử trong thời điểm hiện tại mang tính quyết định đến sự tự nhận thức nhiều hơn so với nguyên
nhân hành xử của họ. Nhận thức thường liên quan đến “nội thị” và đôi khi là sự nội quan, nhưng các nhà
trị liệu Gestalt cho rằng nó còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế.
Sự tự chấp nhận, sự hiểu biết về môi trường, trách nhiệm với những lựa chọn, và khả năng tạo liên
lạc với field của mình (hệ thống động lực của các mối tương quan) và các cá nhân bên trong là mục tiêu và
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
là những quá trình nhận thức quan trọng, tất cả những điều này đều được hình thành dựa trên trải nghiệm ở
đây- bây giờ luôn biến đổi liên tục. Thân chủ được kỳ vọng là sẽ tự nhìn thấy, cảm nhận, tri giác, và diễn
dịch; nó trái ngược với sự chờ đợi một cách thụ động những “nội thị” và các câu trả lời được nhà trị liệu
cung cấp.
Trị liệu Gestalt mang tính sống động và khuyến khích việc trực tiếp trải nghiệm hơn là chỉ đề cập
đến những tình huống một cách trừu tượng. Cách tiếp cận này mang tính kinh nghiệm, trong đó, thân chủ
đối mặt với “cái và cách” mà họ suy nghĩ, cảm nhận, và tương tác với nhà trị liệu. Những người thực hành
liệu pháp Gestalt đánh giá cao sự hiện diện trọn vẹn trong tiến trình trị liệu với niềm tin rằng sự tiếp xúc
chân thật giữa thân chủ và nhà trị liệu sẽ mang lại sự thăng tiến.
REDERICK S. ("FRITZ") PERLS
phận có chức năng rời rạc. Đồng thời, nhờ vậy
TS. BS Y khoa (1893 – 1970) là người
ông cũng gặp được vợ mình, bà Laura, người
sáng lập và phát triển trị liệu Gestalt.
cùng lấy bằng Tiến sĩ với Goldstein. Sau đó, ông
Ông sinh tại Berlin, Đức, trong một gia đình Do
chuyển tới Vienna và bắt đầu học phân tâm học.
Thái thuộc tầng lớp trung lưu bậc thấp, về sau
Perls tham gia với Wilhelm Reich, nhà phân tâm
này, ông tự nhận mình là nguồn cơn của hầu hết
học tiên phong trong phương pháp thay đổi khả
những rắc rối của ba mẹ. Mặc dầu ông rớt lớp 7
năng tự nhận biết bản thân và nhân cách thông
đến hai lần và bị đuổi học vì những rắc rối với nhà
qua làm việc với cơ thể.
F
cầm quyền, tuy nhiên, tài năng của ông vẫn không
Năm 1952, Perls cùng một vài đồng nghiệp thành
bị thui chột, ông trở lại – không chỉ hoàn tất cấp
lập Viện Nghiên cứu Trị liệu Gestalt New York.
3 mà còn lấy luôn tấm bằng Đại học Y chuyên
Cuối cùng, Fritz định cư ở Big Sur, California,
ngành tâm thần. Năm 1916, ông gia nhập Quân
nơi ông tổ chức các buổi hội thảo và nói chuyện
đội Đức và là quân y phục vụ trong Thế chiến thứ
chuyên đề ở Viện Nghiên cứu Esalen, ông trở nên
Nhất. Những kinh nghiệm ông thu được với
nổi tiếng dưới vai trò là một nhà cách tân tâm lý
những người lính bị nhiễm độc ở chiến tuyến đã
trị liệu. Ông có tác động lớn đến nhiều người, một
thu hút ông quan tâm đến lĩnh vực Tâm thần Chức
phần thông qua các bài viết chuyên môn, nhưng
năng, điều đưa ông đến với tâm lý học Gestalt.
chủ yếu là thông qua tiếp xúc cá nhân trong các
buổi hội thảo.
Sau chiến tranh, Perls làm việc với Kurt
Goldstein ở Viện Ngiên cứu cho Quân nhân
Về con người, Perls vừa năng động và vừa phức
Thương tổn Não bộ Goldstein ở Frankfurt. Thông
tạp. Điển hình là mọi người vừa thấy kính nể ông,
qua công việc này, ông thấy được tầm quan trọng
vừa thấy ông hay mâu thuẫn một cách cay nghiệt
trong việc xem con người như là một tổng thể
với người khác và thường xem ông là người hay
hoàn chỉnh thay vì chỉ coi đó là tổ hợp những bộ
thể hiện bản thân để đạt được những nhu cầu cuả
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
mình. Yêu thích kịch nghệ từ nhỏ, vì thế ông rất
điều này nhưng ông cũng không làm gì nhiều để
thích được bước lên “sân khấu” và đặt m ình vào
ngăn cản nó.
“vở diễn”. Ông nhận được nhiều nhận xét khác
Để có hiểu biết rõ hơn về cuộc đời của Fritz Perls,
nhau như sâu sắc, hóm hỉnh, thông minh, khiêu
tôi xin giới thiệu tự truyện của ông, Trong và
gợi, hấp dẫn, thù địch, khắc khe, và tạo cảm hứng.
Ngoài Thùng Rác (1969). Để có nghiên cứu
Đáng tiếc thay, một vài người đến tham gia các
chuyên sâu về lịch sử của Trị liệu Gestalt, tham
hội thảo của ông lại học theo các yếu điểm trong
khảo Bowman (2005).
nhân cách của Perls. Dù ông không hài lòng về
AURA POSNER PERLS TS (1905 –
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và
1990) sinh tại Pforzheim, Đức, là con
duy trì trào lưu Tâm lý học Gestalt ở Hoa Kỳ và
gái của một gia đình khá giả. Bà bắt
trên toàn thế giới (mặc dù bằng những cách thức
đầu học piano khi mới năm tuổi, và hoàn toàn
rất khác biệt) từ cuối thập niên 40 cho đến khi bà
thành thục vào năm 18. Từ khi 8 tuổi, bà tham gia
qua đời năm 1990. Chính bà cũng chỉ rõ rằng
khiêu vũ hiện đại. Cả âm nhạc và khiêu vũ đã trở
Fritz chỉ là người khai sinh chứ không phải là
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
người phát triển và tổ chức. Trong lễ kỷ niệm 25
của bà và chúng được bà kết hợp vào trị liệu cho
năm ngày thành lập Viện nghiên cứu Trị liệu
một số thân chủ. Trước khi Laura bắt đầu thực
Gestalt New York, Laura Perls (1990) phát biểu:
hành phân tâm, bà đã chuẩn bị để theo đuổi sự
"Nếu không có sự ủng hộ vững chắc từ những
nghiệp là nghệ sĩ dương cầm trong dàn nhạc, bà
người bạn, và từ bản thân tôi, không có sự động
đã học trường Luật và lấy bằng Tiến sĩ ngành
viên kiên định và sự cộng tác, Fritz sẽ không bao
Tâm lý học Gestalt, bà cũng đã tham gia nghiên
giờ có thể viết nên được một dòng nào, và ông
cứu chuyên sâu về Triết học Hiện sinh cùng với
cũng sẽ chẳng sáng lập ra được bất cứ điều gì"
Paul Tillich và Martin Buder. Rõ ràng là bà có
(p.32).
L
một nền tảng khá tốt khi bắt đầu gặp Fritz vào
Khác với sự chú ý đến các hiện tượng nội tâm lý
năm 1926. Họ bắt đầu cộng tác với nhau và kết
cùng sự tập trung vào nhận thức của Fritz, Laura
qủa là hình thành nên nền tảng lý luận của Trị liệu
rất quan tâm đến khía cạnh tiếp xúc và hỗ trợ. Vào
Gestalt. Laura và Fritz cưới nhau năm 1930 và có
thời điểm ý niệm phổ biến của Trị liệu Gestat là
2 người con trong thời gian sinh sống và làm việc
chỉ quy trách nhiệm đối với bản thân cá nhân mà
tại Nam Phi. Laura tiếp tục trở thành trụ cột của
thôi, Laura đã nhấn mạnh đến việc tương tác sẽ
Viện Nghiên cứu Trị liệu Gestalt New York sau
làm tăng vai trò liên cá nhân và trở nên có trách
khi Fritz rời bỏ gia đình để trở thành người truyền
nhiệm. Bà điểu chỉnh lại việc lợi dụng quá mức
bá Tâm lý học Gestalt trên khắp thế giới. Bà có
danh nghĩa Trị liệu Gestalt và giữ vững những
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
nguyên tắc cơ bản trong lý luận, như đã trình bày
riêng của bản thân. Từ quan điểm đó, bất cứ điều
trong Trị liệu Gestalt: Sự Kích thích và Phát triển
gì được thống hợp vào nhân cách chúng ta đều sẽ
trong Nhân cách Con người (Perls, Heferline, &
hỗ trợ cho kỹ thuật mà chúng ta sử dụng
Goodman, 1951). Bà nói rằng mỗi nhà trị liệu
(Humphrey, 1986).
Gestalt cần phải phát triển phong cách trị liệu
NỘI DUNG CHÍNH
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Fritz Perls (1969a) sử dụng liệu pháp Gestalt một cách khá “gia trưởng”. Thân chủ cần trưởng
thành, đứng trên đôi chân của mình và phải "tự đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống của họ" (p. 258).
Cách trị liệu của Perls liên quan tới 2 công việc của cá nhân: giúp thân chủ chuyển từ việc tìm kiếm sự hỗ
trợ từ môi trường bên ngoài sang việc tự nâng đỡ đồng thời phục hồi các phần nhân cách bị phủ nhận. Quan
niệm của ông về bản chất con người cùng hai nhiệm vụ trên đã đặt nền tảng cho kỹ thuật và phong cách đối
đầu trong trị liệu của Perls. Ông là bậc thầy trong việc nâng cao nhận thức của thân chủ thông qua việc làm
họ thất vọng một cách có chủ ý.
Quan điểm về bản chất con người trong Tâm lý học Gestalt được bắt nguồn từ Triết học hiện sinh,
hiện tượng học và học thuyết field. Bản chất của sự hiểu biết là sản phẩm của những điều hiển hiện ngay
tức thời trong trải nghiệm của người lĩnh hội. Trị liệu không nhắm vào việc phân tích hay nội quan hóa mà
hướng đến sự nhận thức và tương tác với môi trường. Môi trường ở đây bao gồm cả thế giới bên ngoài lẫn
thế giới bên trong. Những đặc tính, phẩm chất của việc tương tác với các khía cạnh bên ngoài (ví dụ như
người xung quanh) và bên trong (ví dụ như những phần của bản ngã bị cá nhân chối bỏ) đều sẽ được ghi
nhận. Quá trình "tái thừa nhận" những phần đã bị cá nhân chối bỏ và quá trình hợp nhất được tiến hành
từng bước một cho đến khi thân chủ đủ sức mạnh để có thể tự tiếp tục phát triển bản thân. Để có thể nhận
thức một cách đầy đủ, thân chủ cần có khả năng tạo ra những lựa chọn được cân nhắc và nhờ vậy, họ sẽ
sống một cuộc sống hiện sinh có ý nghĩa hơn.
Một giả định nền tảng của trị liệu Gestalt là cá nhân có khả năng tự điều chỉnh khi họ nhận thức
được vấn đề đang diễn ra bên trong và xung quanh họ. Việc trị liệu cung cấp những cách thức và cơ hội để
hỗ trợ và phục hồi nhận thức. Việc nhà trị liệu có thể cùng đồng hành với trải nghiệm trong hiện tại của
thân chủ và tin tưởng vào tiến trình sẽ giúp làm tăng khả năng nhận thức, tương tác, và thống hợp của họ
(Brown, 2007).
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Lý thuyết về sự thay đổi trong Tâm lý học Gestalt cho rằng việc chúng ta càng cố gắng để trở thành
điều hay con người mà không phải là bản thân mình thì chỉ càng khiến mình cứ mãi như cũ mà thôi. Bác sĩ
tâm thần đồng nghiệp và là bạn thân của Fritz, Arnie Beisser (1970) nêu ý kiến rằng sự thay đổi thật sự xuất
phát từ việc là chính mình hơn là từ việc cố gắng trở thành người không giống bản thân ta. Theo học thuyết
nghich lý về sự thay đổi (paradoxical theory of change), chúng ta thay đổi khi nhận thức được chúng ta là
gì, ngược lại với việc chúng ta cố gắng trở thành điều không phải là chúng ta. Điều quan trọng ở đây là thân
chủ cần "hiện diện", cần “là” (“be”) đầy đủ nhất có thể trong điều kiện hiện tại của họ, hơn là cố gắng phấn
đấu để trở thành cái mà họ "nên là" (“should be”). Nhà trị liệu Gestalt tập trung vào việc tạo ra các điều
kiện nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự trưởng thành của thân chủ hơn là mong đợi sự thay đổi đến từ việc
định hướng của nhà trị liệu (Yontef, 2005). Theo Breshgold (1989) thì Beisser xem nhà trị liệu có vai trò
như người hỗ trợ thân chủ trong việc làm tăng khả năng nhận thức của họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
thân chủ tái hợp với phần bản ngã mà họ đã bị chia tách bấy lâu nay.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG HỌC THUYẾT TRỊ LIỆU GESTALT
Một số nguyên tắc nền tảng của học thuyết trị liệu Gestalt sẽ được mô tả ngắn gọn trong phần này
bao gồm: Chính thể (holism), học thuyết field, Quá trình hình thành ảnh (figure-formation process), và sự
tự điều hòa sinh thể (organismic self- regulation). Những khái niệm khác của trị liệu Gestalt sẽ được triển
khai chi tiết hơn trong các phần tiếp theo.
CHÍNH THỂ (HOLISM) Gestalt trong tiếng Đức có nghĩa là toàn thể hay hoàn thành, hay có nghĩa
là một tổng thể không thể bị phân cắt, nó sẽ mất đi bản chất của mình nếu bị tách ra thành các phần nhỏ.
Toàn thể tự nhiên được xem như một tổng thể thống nhất và liên kết, tổng thể này khác với tập hợp các
phần tạo nên nó. Các nhà trị liệu Gestalt quan tâm đến tổng thể con người, họ không xem trọng quá mức
một khía cạnh riêng biệt nào đó của cá nhân. Thục hành Gestalt chú ý đến suy nghĩ, cảm giác, hành vi, cơ
thể, ký ức, và những giấc mơ của thân chủ. Có thể nhấn mạnh vào Ảnh (figure) (những khía cạnh luôn nổi
bật ở bất kỳ thời điểm nào trong kinh nghiệm của cá nhân) hay Nền (ground) (những khía cạnh biểu hiện
của thân chủ thường nằm ngoài nhận thức của họ). Những dấu hiệu của Nền có thể được tìm thấy trên bề
mặt thông qua các cử chỉ cơ thể, giọng điệu, thái độ, hoặc những nội dung phi ngôn. Các nhà trị liệu Gestalt
thường đề cập đến điều này dưới cụm từ "chú tâm đến sự hiển nhiên", bên cạnh đó, họ cũng tập trung chú
ý đến cách các phần được gắn với nhau như thế nào, cách cá nhân tạo mối liên hệ với môi trường, và chú ý
đến sự thống hợp.
HỌC THUYẾT TRƯỜNG (Field) Trị liệu Gestalt được xây dựng trên học thuyết field, học thuyết
dựa trên nguyên tắc là mỗi cá thể cần được xem xét trong môi trường hoặc trong bối cảnh của nó, và đó là
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
bộ phận của một field liên tục thay đổi. Trị liệu Gestalt dựa vào nguyên tắc là mọi thứ đều có mối liên hệ,
đều nằm trong dòng chảy, có mối tương quan và nằm trong một tiến trình. Nhà trị liệu Gestalt chú ý và tìm
hiểu những điều xuất hiện trong ranh giới giữa cá nhân và môi trường. Thật vậy, Parlett (2005) viết: ”Field
đã trở thành một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong học các tác phẩm về Gestalt hiện
nay…Field là toàn bộ trạng thái của nhà trị liệu,thân chủ và tất cả những gì diễn ra giữa họ. Field được hình
thành và liên tục được tái tạo (p. 59).
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ẢNH Xuất phát từ quan điểm của 1 nhóm các nhà tâm lý học Gestalt,
qúa trình hình thành Ảnh mô tả cách cá nhân tổ chức trải nghiệm của mình theo thời gian. Trong trị liệu
Gestalt, field, trường- như đề cập ở trên, được phân thành foreground (figure-ảnh) và background (groundnền). Quá trình hình thành Ảnh cho ta biết cách thức các khía cạnh của môi trường nổi lên từ nền, trở
thành tâm điểm chú ý và quan tâm của cá nhân như thế nào. Nhu cầu chủ đạo của cá nhân tại thời điểm đó
sẽ ảnh hưởng tới quá trình này (Frew, 1997).
SỰ TỰ ĐIỀU HÒA SINH THỂ (Organismic Self- Regulation) Quá trình hình thành Ảnh có liên
quan mật thiết đến nguyên tắc tự điều hòa sinh thể, đó là quá trình mà sự cân bằng bị “gây nhiễu” bởi việc
xuất hiện nhu cầu, cảm giác hoặc sự quan tâm. Cá thể sẽ tự điều chỉnh một cách tốt nhất, dựa trên năng lực
của cá nhân và nguồn lực từ môi trường (Latner, 1986). Cá nhân có thể hành động và tạo ra các mối tương
quan nhằm phục hồi sự cân bằng hay góp phần vào việc phát triển và thay đổi. Những gì xuất hiện trong
tiến trình trị liệu đều có liên quan đến những mối quan tâm và những điều thân chủ cần có để lấy lại cảm
giác cân bằng. Nhà trị liệu Gestalt định hướng nhận thức của thân chủ đến các Ảnh trồi lên trên từ Nền
trong suốt buổi trị liệu và sử sụng quá trình hình thành Ảnh như bản đồ hướng dẫn giúp thân chủ tập trung
vào tiến trình trị liệu. Mục đích là giúp cho thân chủ kết thúc tình trạng chưa hoàn thành, phá hủy những
cấu trúc bị cắm chốt và tích hợp các cấu trúc mang đến sự hài lòng.
CÁI HIỆN TẠI (THE NOW)
Một trong những đóng góp lớn nhất của tiếp cận Gestalt là nhấn mạnh vào việc học tập cách đánh
giá đúng và trải nghiệm một cách trọn vẹn thời điểm hiện tại. Tập trung vào quá khứ hay tương lai có thể
là cách tránh né đối mặt với hiện tại. Polster và Polster (1973) đã phát triển luận đề "sức mạnh nằm ở hiện
tại". Thân chủ thường có khuynh hướng đầu tư năng lượng của mình vào viêc hối tiếc những lỗi lầm trong
quá khứ, suy ngẫm về việc cuộc sống này đã và nên khác đi như thế nào hoặc là sa đà vào những giải pháp
và kế hoạch không có hồi kết cho tương lai. Khi thân chủ hướng trực tiếp năng lượng của mình vào những
gì đã hay có thể xảy ra, hoặc sống trong những ảo tưởng về tương lai, sức mạnh của hiện tại đã bị giảm đi
ít nhiều.
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Những câu hỏi Hiện tượng học (Phenomenological inquiry) liên quan đến việc chú ý vào những
gì đang xảy ra ngay bây giờ. Những nhà trị liệu Gestalt thường hỏi những câu hỏi “cái gì” và “như thế nào”,
nhưng lại hạn chế các câu hỏi “tại sao”, hòng giúp thân chủ liên hệ tới thời điểm hiện tại. Để nâng cao nhận
thức “ngay bây giờ”, nhà trị liệu khuyến khích những cuộc đối thoại trong thì hiện tại bằng những câu hỏi
như: "Điều gì đang xảy ra ngay lúc này? Điều gì đang diễn ra trong hiện tại? Bạn đang trải nghiệm điều gì
khi bạn ngồi đó và dự định lên tiếng? Trong thời điểm hiện tại, bạn đang nhận thức điều gì? Bạn trải nghiệm
nỗi sợ hãi của mình như thế nào? Vào thời điểm này, bạn đang định rút lui như thế nào?".
Nhiều người chỉ có thể ở yên trong hiện tại một khoảng thời gian ngắn và có khuynh hướng tìm
cách làm gián đoạn dòng chảy của hiện tại. Thay vì trải nghiệm cảm nhận của họ ở đây và ngay lúc này,
thân chủ lại thường nói về những cảm giác hầu như chẳng liên quan gì đến trải nghiệm trong hiện tại. Một
trong các mục tiêu của trị liệu Gestalt là giúp thân chủ nhận thức rõ ràng hơn về những trải nghiệm hiện tại
của họ. Ví dụ, khi Joshephine bắt đầu nói về nỗi buồn, sự đau đớn, hay bối rối, nhà trị liệu Gestalt sẽ cố
gắng khiến cô trải nghiệm nỗi buồn, sự đau đớn, hay bối rối của mình ngay trong hiện tại. Khi cô quan tâm
đến trải nghiệm trong hiện tại, nhà trị liệu sẽ đánh giá mức độ lo âu, không thoải mái đang diễn ra và theo
đó, lựa chọn những cách can thiệp xa hơn. Nhà trị liệu có thể cho chép Joshepine chạy trốn khỏi thời điểm
hiện tại, nhưng chỉ kéo dài vài phút trước một lời mời gọi khác mà thôi. Nếu một cảm xúc nào đó nổi lên,
nhà trị liệu có thể đề nghị một thực nghiệm cho phép Joshephine trở nên nhận thức hơn về cảm xúc đó, tìm
hiểu nơi và cách cô trải nghiệm nó, nó đã làm gì nơi cô, và cô có khả năng lựa chọn thay đổi nó nếu nó gây
ra sự khó chịu. Tương tự như vậy, nếu một suy nghĩ hay một ý tưởng nào đó xuất hiện, việc giới thiệu thực
nghiệm có thể giúp cô đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu nó kỹ càng hơn, xem xét những tác động và các hướng đi
có thể xảy ra của nó.
Nhà Trị liệu Gestalt nhận thấy quá khứ sẽ đều đặn xuất hiện trong thời điểm hiện tại, thông thường
vì một vài trải nghiệm trong quá khứ chưa được hoàn thành. Khi quá khứ có những tác động quan trọng
đến thái độ hay hành vi hiện tại của thân chủ, nó cần được giải quyết bằng cách đưa lên hiện tại càng nhiều
càng tốt. Khi thân chủ nói về quá khứ của họ, nhà trị liệu có thể yêu cầu họ tái diễn lại như thể họ đang
sống trong nó. Nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ "mang sự tưởng tượng đến đây" hay "kể cho tôi nghe giấc
mơ như là bạn đang mơ thấy nó ngay bây giờ", cố gắng giúp thân chủ làm sống laị những gì họ đã trải
nghiệm trước đó. cái họ đã trải nghiệm sớm hơn. Ví dụ, thay vì nói về những sang chấn thời thơ ấu với
người cha, thân chủ có thể trở thành bé gái đang bị tổn thương và nói chuyện trực tiếp với cha của mình
trong tưởng tượng, hoặc bằng cách hình dung ông đang hiện diện trong căn phòng, và ngồi trên chiếc ghế
trống.
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Một cách để mang sức sống đến buổi trị liệu là chú ý đến sự gần gũi và chất lượng của mối quan
hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu. Để nghiên cứu sâu hơn về tập trung “ ở đây–bây giờ” của Tâm lý học
Gestalat, xin giới thiệu Yalom (2003), Reynolds (2005), và Lampert (2003). Ngoài ra, Windowframes
(Mortola, 2006), cũng chứa nhiều ý tưởng liên quan đến việc tập trung vào hiện tại và đến việc truyền năng
lượng tương tác trong việc đào tạo và giám sát của nhà trị liệu.
CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH
Khi Ảnh nổi lên từ Nền nhưng không được giải quyết và hoàn thành, cá nhân sẽ bị bỏ lại trong tình
trạng công việc chưa hoàn thành. Điều này được thể hiện qua những cảm xúc không được biểu đạt như
sự phẫn uất, giận dữ, căm ghét, đau đớn, lo âu, buồn sầu, tội lỗi và bị bỏ rơi. Vì những cảm xúc này không
được trải nghiệm đầy đủ trong nhận thức, nên thân chủ giữ nó lại trong phần Nền, mang nó vào cuộc sống
hiện tại và theo nhiều cách thế, để nó ảnh hưởng đến khả năng tương tác hiệu quả với bản thân và với người
khác: “ những phương diện chưa hoàn thành sẽ tìm kiếm sự hoàn thành và khi nó đủ mạnh, cá nhân sẽ bị
bao vây bởi những mối bận tâm, hành vi gượng ép, sự thận trọng, sự ngột ngạt, và những hành vi tự bại”
(Polster&Polster, 1973, p. 51). Những công việc chưa hoàn thành này sẽ đeo đuổi dai dẳng cho đến khi cá
nhân đối mặt và giải quyết những cảm xúc không được biểu đạt. Tác động của những công việc chưa hoàn
thành thường được biểu hiện qua sự bó buộc của cơ thể. Các nhà trị liệu Gestalt thường giả định rằng nếu
những cảm giác không được bộc lộ ra bên ngoài thì chúng có khuynh hướng tạo ra một vài cảm giác hay
vấn đề về thể lý.
Những cảm giác không được thừa nhận sẽ tạo nên những cảm xúc thừa thãi gây nhiễu cho việc tập
trung nhận thức vào hiện tại. Ví dụ trong trường hợp của Stan, anh chưa bao giờ cảm thấy thật sự được mẹ
yêu thương và chấp nhận, anh luôn có cảm giác rằng mình không xứng đáng. Để làm chệch hướng nhu cầu
được chấp nhận từ người mẹ trong hiện tại, Stan tìm kiếm sự xác nhận giá trị đàn ông của mình từ những
người phụ nữ. Trong việc triển khai những chiêu trò khác nhau hòng khiến các chị em chấp nhận mình,
Stan vẫn cảm thấy không được thỏa mãn. Chính công việc chưa hoàn thành đã khiến anh không có được
sự hòa hợp trong mối quan hệ thân mật với phụ nữ, vì nhu cầu của anh ta là của một đứa trẻ thay vì là của
một người trưởng thành. Anh cần trở lại đối mặt với vấn đề ở quá khứ và bộc lộ cảm giác không được chấp
thuận là sự thất vọng hòng tìm được cái kết cuối cùng. Stan cần phải chịu đựng những cảm giác khó chịu
trong quá trình nhận ra và khơi thông bế tắc.
Sự bế tắc, hay điểm mắc kẹt, là thời điểm khi ta không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài hoặc
những cách thức thông thường không hoạt động được. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là cùng với thân chủ trải
nghiệm điểm bế tắc mà không trợ giúp hoặc gây thất vọng cho họ. Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ bằng cách
cung cấp những tình huống nhằm giúp họ trải nghiệm một cách đầy đủ tình trạng khi họ bị mắc kẹt. Qua
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
việc trải nghiệm toàn bộ những bế tắc, thân chủ có thể đối mặt với sự thất vọng và chấp nhận nó dù có thế
nào đi chăng nữa hơn là chỉ biết mong ước nó khác đi. Trị liệu Gestalt dựa trên ý niệm là mỗi cá nhân đều
cố gắng đạt đến sự hiện thực hóa và trưởng thành, nếu họ chấp nhận, một cách không phán xét, tất cả các
khía cạnh của bản thân, họ có thể bắt đầu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi.
SỰ TIẾP XÚC VÀ CHỐNG ĐỐI TIẾP XÚC
Trong trị liệu Gestalt, nếu muốn việc thay đổi và phát triển diễn ra thì cần có sự tiếp xúc. Sự tiếp
xúc được tạo nên bởi việc nhìn, nghe, ngửi, đụng chạm và di chuyển. Tiếp xúc có hiệu quả là khi không
đánh mất cảm giác cá nhân trong lúc trao đổi với tự nhiên và với người khác. Điều kiện tiên quyết để có sự
tiếp xúc tốt là có một nhận thức rõ ràng, năng lượng đầy đủ và có khả năng bộc lộ bản thân (Zinker, 1978).
Miriam Polster (1987) khẳng định rằng tiếp xúc là nguồn mạch của sự phát triển. Đó là sự điều chỉnh sáng
tạo và đổi mới liên tục của cá nhân đối với môi trường. Nó đòi hỏi sự thích thú, trí tưởng tượng và sự sáng
tạo. Kiểu tiếp xúc được đề cập ở đây chỉ được biểu hiện qua các thời điểm, vì vậy sẽ không có một trạng
thái cuối cùng cố định để hướng tới, mà chính xác hơn, chúng ta cần nghĩ đến các cấp độ của sự tiếp xúc.
Sau một trải nghiệm về tiếp xúc, sẽ có sự rút lui “điển hình” để đồng hóa những gì đã học được. Nhà trị
liệu Gestalt đề cập đến hai chức năng về mặt ranh giới: sự kết nối và sự chia cắt. Cả sự tiếp xúc và việc rút
lui đều rất cần thiết và quan trọng để hoạt động một cách lành mạnh.
Nhà trị liệu Gestalt cũng tập trung vào sự gián đoạn, rối nhiễu và sự chống đối lại việc tiếp xúc,
chúng được hình thành như là quá trình giúp con người đương đầu với khó khăn nhưng cuối cùng thường
trở thành sự ngăn cản chúng ta nhận thức hiện tại một cách đầy đủ và thực tế. Sự chống đối được hình thành
ngoài nhận thức của chúng ta và khi xảy ra một cách thường xuyên, chúng có thể góp phần tạo nên những
hành vi rối loạn chức năng. Vì sự chống đối được hình thành như là phương tiện giúp con người đương đầu
với một số tình huống trong cuộc sống nên bên cạnh những vấn đề mà chúng mang lại, chúng cũng có
những đặc điểm tích cực. Polst và Polst (1973) đã mô tả năm loại rối loạn biên giới tiếp xúc khác nhau làm
gián đoạn chu trình nhận thức: nhập tâm, phóng chiếu, hồi hướng (retroflection), chuyển hướng (deflection)
và hòa lẫn.
Sự nhập tâm: là khuynh hướng chấp nhận không chỉ trích niềm tin và tiêu chuẩn của người khác
không thông qua đồng hóa để làm cho chúng trở nên phù hợp với bản thân chúng ta. Những sự nhập tâm
này vẫn là “dị vật” với chúng ta do chúng chưa được chúng ta phân tích và tái cấu trúc . Khi chúng ta nhập
tâm, thay vì ta nhận dạng một cách rõ ràng điều mình muốn hay cần, chúng ta lại tiếp thu một cách thụ
động những gì môi trường mang lại. Nếu giữ nguyên giai đoạn này, năng lượng của chúng ta sẽ bị giới hạn
bởi việc chúng ta chỉ lấy những gì mình thấy và tin rằng những người có uy quyền biết điều gì là tốt nhất
cho chúng ta thay vì tự bản thân mình tìm hiểu chúng.
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Sự phóng chiếu: ngược lại với sự nhập tâm, khi phóng chiếu, chúng ta phủ nhận những khía cạnh
của bản thân bằng cách quy gán chúng cho môi trường. Những thuộc tính nhân cách mâu thuẫn với hình
tượng bản thân chúng ta, sẽ bị phủ nhận và phóng chiếu lên những người khác. Từ đó, chúng ta sẽ đổ cho
người khác rất nhiều những vấn đề của bản thân. Bằng việc nhìn thấy nơi người khác những điều mà bản
thân chúng ta từ chối nhận biết, chúng ta tránh phải chịu trách nhiệm cho những cảm xúc và con người của
chính mình, và điều này khiến chúng ta không có đủ sức mạnh để bắt đầu thay đổi. Những người thường
sử dụng phóng chiếu hay có cảm gíac họ là nạn nhân của hoàn cảnh, và họ tin rằng lời nói của mọi người
luôn có một ý nghĩa ẩn giấu nào đó
Sự hồi hướng: là việc chuyển hướng về phía bản thân những điều mình muốn làm cho người khác
hoặc những điều chúng ta mong người khác làm cho mình và vì mình. Tiến trình này chủ yếu là làm gián
đoạn hành động trong chu trình trải nghiệm và có liên quan đặc biệt đến một lượng lớn sự lo âu. Những
người hay dựa dẫm vào sự hồi hướng thường ngăn cấm bản thân không được hành động để tránh nỗi sợ hãi
sự xấu hổ, tội lỗi và cảm giác phẫn uất. Chẳng hạn, chúng ta thường tự làm tổn thương bằng cách hướng
sự gây hấn vào bản thân để tránh sự sợ hãi khi phải hướng nó vào người khác. Những than phiền về trầm
cảm hoặc rối loạn dạng cơ thể thường được tạo nên từ sự hồi hướng. Đặc biệt, những dạng chức năng kém
thích nghi này thường hình thành bên ngoài nhận thức của chúng ta; một phần trong trị liệu Gestalt tâm sẽ
giúp chúng ta tìm thấy hệ thống tự điều chỉnh, nhờ vậy chúng ta có thể đương đầu với thế giới một cách
thực tế hơn.
Sự chuyển hướng: là quá trình gây sao nhãng hoặc xoay trở, nó gây khó khăn trong việc duy trì
cảm giác tiếp xúc. Chúng ta cố gắng làm rối rắm hay xoa dịu sự tiếp xúc thông qua việc lạm dụng sự hài
hước, sử dụng khái quát hóa và sử dụng các câu hỏi nhiều hơn câu khẳng định (Frew, 1986). Khi chúng ta
chuyển hướng, chúng ta nói thông qua người này, phát biểu dùm người khác. Do nền tảng rời rạc và không
vững vàng, thay vì thẳng thắn và phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, chúng ta chọn cách đi lòng vòng
và hậu quả là sự cạn kiệt về cảm xúc.
Sự hòa lẫn: là việc làm mờ đi sự khác biệt giữa bản ngã và môi trường. Khi chúng ta cố gắng hòa
nhập với mọi người thì làn ranh giới giữa trải nghiệm bên trong và hiện thực bên ngoài sẽ không còn rõ
ràng nữa. Sự hòa lẫn trong mối quan hệ cũng liên quan đến việc làm mất đi sự xung đột, làm chậm sự giận
dữ và tin rằng tất cả các bên đều có cùng trải nghiệm về cảm giác và suy nghĩ giống mình. Dạng tiếp xúc
này tiêu biểu cho những thân chủ có nhu cầu cao về việc được chấp nhận và yêu thích, và điều này khiến
họ cảm thấy thoải mái một cách hết sức bức rức. Tình trạng này khiến sự tiếp xúc chân thật trở nên cực kì
khó khăn. Nhà trị liệu có thể hỗ trợ thân chủ sử dụng kiểu chống đối này bằng cách hỏi các câu như: “ Lúc
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
này anh chị đang làm gì ? Ngay thời điểm này anh chị trải nghiệm điều gì ? Ngay bây giờ anh chị muốn
gì?”
Các thuật ngữ như sự gián đoạn trong tiếp xúc hay rối nhiễu ranh giới đề cập đến các cách thức
đặc thù mà con người sử dụng để kiểm soát môi trường thông qua một trong số các kênh chống đối trên
đây. Trị liệu Gestalt đặt giả thuyết rằng việc tiếp xúc là bình thường và khỏe mạnh, và thân chủ được khuyến
khích nâng cao nhận thức về kiểu ngăn cản sự tiếp xúc chiếm ưu thế của mình và về cách họ sử dụng sự
chống đối. Các nhà trị liệu Gestalt ngày nay chú ý đến cách thức thân chủ làm gián đoạn sự tiếp xúc, tiếp
cận các kiểu gây gián đoạn với sự tôn trọng và xem xét một cách nghiêm túc từng loại chống đối, nhận biết
rằng những loại gián đoạn này từng giúp thực hiện một chức năng quan trọng trong quá khứ. Việc tim hiểu
sự chống đối mang lại những gì cho thân chủ là rất quan trọng: nó bảo vệ họ khỉ điều gì và nó khiến họ trải
nghiệm những gì.
NĂNG LƯỢNG VÀ NGĂN CẢN NĂNG LƯỢNG
Trị liệu Gestalt đặc biệt chú ý đến nơi tập trung năng lượng, năng lượng được sử dụng như thế nào
và cách thức năng lượng bị cản trở. Năng lượng bị ngăn chặn là một dạng khác của hành vi phòng vệ, nó
có thể được biểu hiện qua sự căng thẳng ở một bộ phận cơ thể, biểu hiện qua điệu bộ, qua việc giữ chặt và
đóng kín cơ thể, bằng cách thở không sâu, bằng cách không nhìn người khác khi nói chuyện để tránh sự
tiếp xúc, bằng cảm giác như bị bóp cổ, cảm giác bị tê liệt, và qua cách nói chuyện với giọng hạn chế, …
Tiến trình trị liệu cố gắng tìm kiếm điểm tập trung của năng lượng bị ngăn cản và mang những cảm
giác này ra nhận thức của thân chủ. Thân chủ có thể không nhận thức được năng lượng của mình hay vị trí
của chúng, họ có thể trải nghiệm chúng theo cách tiêu cực. Một trong những nhiệm vụ của nhà trị liệu là
giúp thân chủ xác định cách thức họ ngăn cản năng lượng và chuyển năng lượng bị ngăn chặn này thành
các hành vi thích hợp hơn. Thân chủ có thể được khuyến khích để nhận thấy sự chống đối của họ biểu hiện
trên cơ thể như thế nào. Thay vì để họ cố gắng tự giải thoát khỏi một vài triệu chứng của cơ thể, thân chủ
được khuyến khích tìm kiếm đầy đủ trạng thái căng thẳng của mình. Ví dụ, bằng cách tự cho phép ngậm
chặt môi và rung chân một cách quá mức, thân chủ có thể tự khám phá cách họ chuyển hướng năng lượng
và cách họ ngăn cản chính mình biểu lộ một cách đầy đủ sự tồn tại của bản thân.
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Bản thân trị liệu Gestalt không phải là những phương pháp “hướng vào mục tiêu”. Mặc dù vậy, như
Melnick và Nevis (2005) đã trình bày, “Vì sự phức tạp của công việc trị liệu, một phương pháp có cơ sở
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
vững chắc là vô cùng cần thiết… Sáu thành phần của phương thức quyết định của trị liệu Gestalt là: (a) Sự
liên tục của những trải nghiệm, (b) Cái ở đây - bây giờ, (c) Học thuyết nghịch lý về sự thay đổi, (d) thực
nghiệm, (e) Sự tiếp xúc chân thật, (f) chẩn đoán dựa vào tiến trình” (pp. 125-126). Dù không tập trung vào
những mục tiêu định sẵn cho thân chủ, những nhà trị liệu Gestalt chú ý rõ ràng vào một mục đích cơ bảnhỗ trợ thân chủ nhằm giúp họ đạt được nhận thức tốt hơn, và nhờ vậy, có những lựa chọn tốt hơn. Nhận
thức bao gồm hiểu biết về môi trường, biết về bản thân, chấp nhận chính mình, và có thể thiết lập sự tiếp
xúc. Một nhận thức phong phú và tăng trường tự thân nó là một liều thuốc đặc hiệu. Không có nhận thức,
thân chủ sẽ không nắm trong tay công cụ để thay đổi nhân cách. Còn ngược lại, nhờ vào nhận thức, thân
chủ sẽ có khả năng đối mặt và chấp nhận những phần bị chối bỏ cũng như trải nghiệm đầy đủ góc nhìn chủ
quan của mình. Họ có thể có được kinh nghiệm về tính thống nhất và toàn thể. Khi thân chủ có nhận thức,
những công việc quan trọng chưa hoàn thành sẽ trồi lên và có thể được giải quyết trong tiến trình trị liệu.
Hướng tiếp cận Gestalt giúp thân chủ tự nhận ra tiến trình nhận thức của bản thân, nhờ vậy họ có trách
nhiệm và biết lựa chọn một cách chọn lọc và rạch ròi. Nhận thức sẽ xuất hiện khi có sự gặp gỡ thật sự giữa
tham vấn viên và thân chủ, hoặc khi được đặt trong bối cảnh mối liên hệ I/Thou (Jacobs, 1989; Yontef,
1993).
Hiện sinh cho rằng chúng ta tham gia liên tục vào quá trình tái tạo và khám phá bản thân. Chúng ta
không có một nhân dạng cố định, nhưng lại tìm thấy những khía cạnh mới mẻ của mình mỗi khi đối mặt
với những thử thách mới. Trị liệu Gestalt căn bản là một sự gặp gỡ hiện sinh mà trong đó thân chủ thường
đi theo một vài định hướng. Thông qua một sự liên hệ hết sức sáng tạo với tiến trình Gestalt, Zinker *1978)
kỳ vọng thân chủ sẽ thực hiện những điều sau:

Hướng đến việc tăng nhận thức của bản thân.

Dần dần nắm bắt sự tự chủ trên các trải nghiệm của mình (ngược lại với việc đẩy trách nhiệm cho
người khác về những hành động, suy nghĩ và cảm giác của mình).

Phát triển kỹ năng và đạt được những giá trị cho phép thân chủ thỏa mãn những nhu cầu của bản
thân mà không xâm hại đến quyền lợi của người khác.

Ý thức về những cảm giác của mình.

Họ cách nhận trách nhiệm về hành động bản thân, bao gồm cả việc chấp nhận những hậu quả vì
hành động của mình.

Có khả năng yêu cầu và có được sự trợ giúp từ mọi người, có khả năng trao tặng cho người khác.
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Perls, Hefferline, và Goldman (1951) nhận định rằng công việc của nhà trị liệu là mời gọi thân chủ
trở thành một đối tác chủ động, qua đó thân chủ có thể tự học hỏi về chính bản thân mình bằng cách thử
nghiệm thái độ vào cuộc sống, trong đó, họ thử những hành vi mới và ghi nhận lại những điều sẽ xảy ra.
Yontef và Jacobs (2008) chỉ ra rằng nhà trị liệu Gestalt thường sử dụng các phương thức chủ động và cam
kết cá nhân với thân chủ nhằm làm tăng sự nhận thức, sự tự do và tự định hướng thay vì hướng họ đến với
một mục tiêu định sẵn.
Nhà trị liệu Gestalt khuyến khích thân chủ chú ý đến nhận thức về cảm giác của họ ngay trong thời
điểm hiện tại. Theo Yontef (1993), mặc dù chức năng của nhà trị liệu là hướng dẫn và làm chất xúc tác,
giới thiệu các thực nghiệm và chia sẻ những quan sát, công việc cơ bản của họ lại được hoàn thành bởi
chính thân chủ. Yontef cho rằng nhiệm vụ của nhà trị liệu là tạo ra môi trường giúp thân chủ có thể thử
những cách sống và cư xử mới mẻ. Nhà trị liệu Gestalt không thúc ép thân chủ thay đổi thông qua việc đối
đầu. Thay vào đó, họ tiến hành trong bối cảnh của mối liên hệ đối thoại I/Thou cùng với mô thức làm việc
ở đây - bây giờ.
Một chức năng quan trọng khác của nhà trị liệu Gestalt là chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của thân chủ.
Những dấu hiệu phi ngôn sẽ cung cấp một lượng lớn thông tin mô tả cảm xúc mà thân chủ thường không
nhận ra. Nhà trị liệu cần chú ý đến sự khác biệt giữa việc tập trung và nhận thức, sự thiếu tương đồng giữa
lời nói và những gì cơ thể thân chủ biểu hiện. Nhà trị liệu có thể định hướng cho thân chủ lên tiếng nói thay
cho một vài cử chỉ hay tạm thời trở thành một bộ phận của cơ thể bằng cách đặt ra các câu hỏi như “Đôi
mắt của bạn nói gì?” “Nếu đôi tay của bạn có thể nói ngay lúc này, chúng sẽ nói gì?” “Bạn có thể tiếp tục
cuộc đối thoại giữa tay trái và tay phải của bạn?” Thân chủ có thể thông qua lời nói nói bày tỏ sự giận dữ
hay đau đớn nhưng cùng lúc lại mỉm cười. Nhà trị liệu có thể hỏi thân chủ nhằm giúp họ nhận thức về việc
họ che đậy những cảm xúc giận dữ và đau đớn thông qua nụ cười như thế nào.
Bằng việc gợi lên sự chú ý vào ngôn ngữ không lời của thân chủ, nhà tham vấn Gestalt nhấn mạnh
mối quan hệ giữa cách thức sử dụng ngôn ngữ và nhân cách. Cách thân chủ nói thường biểu lộ cảm xúc,
suy nghĩ và thái độ của họ. Hướng tiếp cận Gestalt tập trung vào việc làm lộ diện các thói quen ăn nói, đây
là cách giúp thân chủ tăng sự nhận thức về chính bản thân. Đặc biệt thông qua việc đặt câu hỏi để giúp thân
chủ nhận ra những lời nói của mình có phù hợp với những gì họ trải nghiệm hay không hay, thay vào đó,
càng khiến họ rời xa cảm xúc thật của chính bản thân mình.
Ngôn ngữ vừa giúp bộc lộ nhưng cũng có thể che đậy một điều gì đó. Bằng cách tập trung vào ngôn
ngữ, thân chủ có khả năng làm tăng nhận thức về những gì họ đang trải nghiệm trong thời điểm hiện tại và
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
về cách thức họ tránh né sự tiếp xúc trong trải nghiệm ở đây - bây giờ. Một vài ví dụ về khía cạnh ngôn
ngữ mà nhà trị liệu Gestalt có thể tập trung vào:

Cách nói “việc”. Khi thân chủ nói “ việc” gì đó thay cho “tôi”, họ đang sử dụng cách diễn đạt giải
thể nhân cách. Nhà tham vấn có thể yêu cầu họ thay thế đại từ không ngôi đó bằng một đại từ nhân
xưng cá nhân, nhờ vậy sẽ làm tăng cảm giác đảm nhận trách nhiệm nơi thân chủ. Ví dụ, nếu thân
chủ nói “việc kết bạn thật khó khăn”, tham vấn viên có thể yêu cầu họ chỉnh lại thành câu “tôi”:
“tôi gặp khó khăn trong việc kết bạn”.

Cách nói “người ta”. Đây là cách nói ám chỉ toàn thể và vô nhân xưng, có xu hướng che giấu cá
nhân. Nhà trị liệu thường chỉ ra cách thân chủ sử dụng phổ quát từ “người ta” và yêu cầu thân chủ
thay thế bằng “tôi” trong ngữ cảnh phù hợp.

Câu hỏi. Các câu hỏi thường giúp người hỏi ẩn mình và trở nên an toàn. Nhà tham vấn Gestalt
thường yêu cầu thân chủ hoán đổi các câu hỏi thành câu nhận định. Bằng cách đưa ra các câu nhận
định mang tính cá nhân, thân chủ trở nên có trách nhiệm hơn với những gì họ nói ra. Họ có thể trở
nên nhận thức hơn về việc họ ẩn giấu bản thân đằng sau rào chắn của những câu hỏi như thế nào
và cách thức điều này giúp họ tránh công khai thể hiện bản thân mình ra sao.

Lối nói từ chối năng lực. Một vài thân chủ có xu hướng từ chối năng lực bản thân bằng cách thêm
vào những ngôn từ hạn định và mang tính chối từ trong câu nói của mình. Nhà trị liệu giúp thân
chủ nhận ra việc từ ngữ hạn định giới hạn khả năng của họ như thế nào. Việc thử loại bỏ một số từ
ngữ hạn định như “có thể”, “có lẽ”, “đại loại”, “tôi đoán” và “tôi cho rằng” có thể giúp thân chủ
chuyển từ những thông điệp mâu thuẫn trở thành các câu nói trực tiếp và rõ ràng. Tương tự, khi
thân chủ nói “tôi không thể” họ thực sự đang muốn nói rằng “tôi sẽ không”. Việc yêu cầu thân chủ
thay thế “không thể” thành “sẽ không” thường giúp họ làm chủ và chấp nhận năng lực của mình
thông qua việc chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân. Tham vấn viên cần phải cẩn thận
khi can thiệp để không làm thân chủ cảm thấy những gì họ nói đều trở thành đối tượng bị soi mói.
Nhà tham vấn hy vọng làm tăng nhận thức về những gì được thật sự chuyển tải qua ngôn từ hơn là
khuyến khích sự nội quan một cách thiếu lành mạnh (morbid kind of introspection).

Lắng nghe những ẩn dụ của thân chủ. Erv Polster (1995) nhấn mạnh tầm quan trọng việc nhà trị
liệu học hỏi cách thức lắng nghe những ẩn dụ của thân chủ. Bằng việc chú ý vào các ẩn dụ, nhà trị
liệu có được một lượng lớn đầu mối về những xung đột nội tâm của thân chủ. Ví dụ về hình ảnh ẩn
dụ có thể được thân chủ sử dụng trong câu nói của mình, “thật khó để tôi bày tỏ ruột gan ở đây”,
“tôi cảm thấy không có chỗ dựa nào cả”, “ lúc này tôi có một khoảng trống trong lòng”, “tôi cần
chuẩn bị sẵn lỡ khi một ai đó đánh tôi”, “tôi cảm thấy bị xé nát sau khi gặp anh tuần trước”, “sau
buổi hôm nay, tôi cảm thấy mình như mình bị đưa vào máy xay thịt”. Phép ẩn dụ có thể chứa những
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
mẫu đối thoại nội tâm bị kìm nén, chúng thể hiện những công việc quan trọng chưa được hoàn
thành hay là cách phản ứng với những mối tương tác trong hiện tại. Ví dụ, với những thân chủ nói
rằng họ cảm thấy bị đưa vào máy xay thịt, nhà trị liệu có thể hỏi “trải nghiệm của bạn khi trở thành
thịt xay là như thế nào?” “Ai là người xay thịt?” Việc khuyến khích thân chủ chia sẻ nhiều hơn về
những điều họ trải nghiệm là rất quan trọng. Nghệ thuật của việc trị liệu là hỗ trợ thân chủ trong
việc giải nghĩa những phép ẩn dụ nhằm tiếp tục giải quyết chúng trong tiến trình trị liệu.

Lắng nghe chia sẻ giúp bộc lộ câu chuyện. Polster (1995) đã chỉ ra những giá trị của việc “nắm lấy
thời cơ”, ông nhận định rằng thân chủ thường sử dụng những cách diễn đạt nhằm lãng tránh việc
đưa ra những chi tiết có ý nghĩa trong câu chuyện miêu tả khó khăn của bản thân. Nhà trị liệu giỏi
sẽ học cách lựa ra các phần nhỏ trong những điều thân chủ chia sẻ, tập trung và khai triển những
yếu tố đó. Thân chủ có thể thường lướt qua những câu nói quan trọng, nhưng nhà trị liệu có thể có
những câu hỏi nhằm giúp họ khai thác thêm câu chuyện của mình. Điều quan trọng đối với nhà trị
liệu là họ cần chú ý vào những điểm hấp dẫn của người ngồi trước mình và khiến người đó nói ra
câu chuyện của bản thân.
Ở một buổi hội thảo, trong quá trình minh họa một buổi làm việc cá nhân, tôi đã được quan sát
phong cách tuyệt vời của Eve Polster trong việc thách thức một người tình nguyện (Joe). Mặc dù Joe có
một câu chuyện khá hấp dẫn về đời sống của mình, anh lại tự bộc lộ bản thân một cách vô cùng nhàm chán
và thiếu năng lượng. Sau đó, Polster hỏi Joe “Anh có định thu hút sự chú ý của tôi không? Việc tôi nói
chuyện với anh có quan trọng không?” Joe có vẻ bị sốc nhưng rồi anh ta nhanh chóng hiểu được vấn đề.
Anh ta chấp nhận lời thách thức của Polster trong việc đảm bảo không những thu hút nhà trị liệu nhưng
đồng thời hấp dẫn cử tọa qua việc giới thiệu bản thân mình. Rõ ràng Polster đã hướng sự chú ý của Joe vào
quá trình làm thế nào anh giãi bày những cảm xúc và trải nghiệm sống của bản thân, hơn là chỉ quan tâm
đến những gì Joe nói.
Polster tin rằng việc kể chuyện không phải luôn là một cách thức chống đối. Thay vào đó, nó có
thể trở thành tâm điểm của tiến trình trị liệu. Ông cho rằng con người là những thực thể biết kể chuyện.
Nhiệm vụ của nhà trị liệu là hỗ trợ thân chủ của mình trong việc nói ra câu chuyện của bản thân một cách
thật sinh động. Polster (1987b) tin rằng nhiều người tìm đến nhà trị liệu nhằm thay đổi tựa đề hơn là biến
đổi cốt truyện của đời mình.
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Định hướng chung của trị liệu Gestalt là đối thoại. Mặc dù Fritz Perls đã nói rằng thân chủ cần phải
bị chất vấn về cách thức họ lẫn tránh trách nhiệm, nhưng quan điểm đối thoại được đưa vào trị liệu Gestalt
chủ yếu thông qua Laura Perls, tạo ra nền tảng trong việc gặp gỡ giữa thân chủ và người trị liệu. Những
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
vấn đề khác có thể trở thành điểm trọng yếu trong việc trị liệu bao gồm mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu
và những điểm tương đồng trong cách thân chủ liên hệ với nhà trị liệu và với người khác trong môi trường.
Vì không phải là người thành thạo về những trải nghiệm của thân chủ, nhà trị liệu Gestalt không
tiến hành diễn dịch nhằm giải thích những động lực trong hành vi cá nhân hay nói cho thân chủ tại sao họ
lại hành động theo một cách thức nào đó. Thay vào đó, sự thật là kết quả từ những trải nghiệm tinh túy của
nhà trị liệu và thân chủ được chia sẻ và được hiểu thông qua hiện tượng học (Yontef, 1999). Thân chủ trong
trị liệu Gestalt là những người tham dự một cách tích cực, họ tạo nên những diễn dịch và ý nghĩa của riêng
mình. Chính họ là người làm tăng sự nhận thức và quyết định việc sẽ làm hay không làm điều gì đó với
những ý nghĩa của bản thân.
Miriam Polster (1987) mô tả chuỗi thống hợp 3 giai đoạn giúp định hình sự trưởng thành của thân chủ
trong trị liệu.
-
Giai đoạn đầu tiên là khám phá. Thân chủ có thể đạt được những nhận thức mới về bản thân hoặc
có được những quan điểm mới về tình huống cũ, có cái nhìn khác về những người có ý nghĩa trong
cuộc sống của họ. Những khám phá này thường đem đến sự ngạc nhiên cho chính thân chủ.
-
Giai đoạn thứ hai của chuỗi tích hợp là thích nghi, việc thân chủ nhận ra rằng họ được quyền lựa
chọn. Thân chủ bắt đầu thử những hành vi mới trong một môi trường an toàn của văn phòng nhà
trị liệu, và bắt đầu mở rộng nhận thức của mình về thế giới. Đưa ra những lựa chọn mới thường rất
rắc rối, nhưng với sự hỗ trợ trị liệu, thân chủ có kĩ năng đương đầu với những tình huống khó khăn.
Thân chủ có thể tham gia vào những thực nghiệm ngoài nơi trị liệu sẽ được bàn đến vào buổi làm
việc sau.
-
Giai đoạn thứ 3 là đồng hóa, thân chủ học cách tạo ảnh hưởng lên môi trường. Tại giai đoạn này,
thân chủ cảm thấy có khả năng đối mặt với những bất ngờ họ gặp phải trong đời sống thường ngày.
Họ bắt đầu hành động nhiều hơn là chỉ chấp nhận môi trường một cách thụ động. Hành vi ở giai
đoạn này có thể bao gồm việc xác định vấn đề then chốt. Cuối cùng, thân chủ nâng cao sự tự tin
trong khả năng phát triển và ứng biến. Sự ứng biến là sự tự tin đến từ kiến thức và kĩ năng. Thân
chủ có khả năng tạo ra lựa chọn giúp họ có được những điều họ muốn. Nhà trị liệu chỉ ra những
điều đã đạt được và công nhận những thay đổi xuất hiện nơi thân chủ. Thân chủ học được những
điều họ có thể làm hòng tăng tối đa cơ hội có được những gì mình mong muốn từ môi trường.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ.
Là một nhánh của trị liệu hiện sinh, thực hành Gestalt đòi hỏi một mối quan hệ người với người
giữa thân chủ và nhà trị liệu. Nhà trị liệu có trách nhiệm với chất lượng của sự hiện diện bản thân, với việc
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
hiểu biết về chính mình và thân chủ, đồng thời luôn giữ thái độ cởi mở với những người đến với mình. Họ
cũng có nhiệm vụ thiết lập và duy trì bầu không khí trị liệu nhằm nâng đỡ tinh thần làm việc nơi thân chủ.
Việc nhà trị liệu cho phép bản thân bị thân chủ tác động, tích cực chia sẻ quan điểm và trải nghiệm hiện tại
là rất quan trọng trong việc giúp đỡ thân chủ trong bối cảnh ở đây – bây giờ.
Nhà trị liệu Gestalt không những chỉ cho phép thân chủ là chính bản thân họ nhưng đồng thời họ
cũng luôn là chính mình và không bị lẫn lộn trong vai trò. Họ sẵn lòng bộc lộ những phản ứng và sự quan
sát của bản thân, họ chia sẻ những trải nghiệm và những câu chuyện có liên quan của chính mình một cách
phù hợp, và họ không thao túng thân chủ. Xa hơn nữa, họ đưa ra những phản hồi cho phép thân chủ nhận
thức về những việc thân chủ thực sự đang làm. Nhà trị liệu cần gặp gỡ thân chủ một cách chân thật, có
những phản ứng tức thời và cùng thân chủ tìm hiểu những nỗi sợ hãi, những kỳ vọng thảm họa, những
chướng ngại và sự chống đối. Brown (2007) cho rằng nhà trị liệu cần chia sẻ những phản ứng của mình với
thân chủ, bà cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc biểu lộ thái độ tôn trọng, chấp nhận, sự hiện
diện và tập trung vào hiện tại.
Trái ngược với những kĩ năng kĩ thuật, một số các tác giả đã đề cập đến sự quan trọng chủ đạo của
mối quan hệ I/Thou và chất lượng sự hiện diện của nhà trị liệu. Họ cảnh báo sự nguy hiểm về việc phụ
thuộc vào kĩ thuật và mất đi cái nhìn về chính bản thân mình như là người gặp gỡ thân chủ. Thái độ, hành
vi và mối quan hệ của nhà trị liệu được hình thành dựa trên những gì họ thật sự tin tưởng (Brown, 2007;
Frew, 2008; Jacobs, 1989; Lee, 2004; Melnick & Nevis, 2005; Parlett, 2005; E.Polster, 1987a, 1987b;
M.Polster, 1987; Yontef, 1993, 1995, Yontef & Jacobs, 2008)). Các tác giả này chỉ ra trị liệu Gestalt hiện
nay đã đi xa hơn việc thực hành trị liệu ban đầu.
Nhiều nhà trị liệu Gestalt hiện nay tăng cường nhấn mạnh vào những nhân tố như sự hiện diện, đối
thoại tin tưởng, sự hòa nhã, thêm những thể hiện bản ngã trực tiếp, bài tập làm giảm việc sử dụng định kiến,
tin tưởng nhiều hơn vào trải nghiệm của thân chủ. Laura Perls (1976) nhấn mạnh vào việc bản thân nhà trị
liệu quan trọng hơn việc sử dụng kĩ thuật. Bà nói “Có bao nhiêu nhà trị liệu và thân chủ khám phá bản thân
và khám pha lẫn nhau đồng thời cùng nhau tạo ra mối quan hệ thì có bấy nhiêu phong cách” (p.257). Jacobs
(1989) khẳng định những trào lưu thực hành Gestalt hiện nay nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa nhà trị liệu
và thân chủ nhiều hơn vào kĩ thuật được sử dụng rút ra từ bối cảnh của tiến trình trị liệu. Bà tin rằng nhà trị
liệu theo định hướng này có khả năng thiết lập năng lực tập trung vào hiện tại, đối thoại không đánh giá
hòng giúp thân chủ đào sâu thêm nhận thức của bản thân và tạo mối liên hệ với người khác. Polster và
Polster (1973) nhấn mạnh vào tầm quan trọng việc nhà trị liệu tự hiểu biết về bản thân và trở thành công cụ
trị liệu. Giống như người nghệ sĩ cần có được mối liên hệ với bức tranh của mình, nhà trị liệu là người tham
gia đầy nghệ thuật vào tiến trình sáng tạo nên một cuộc sống mới. Polster yêu cầu những nhà trị liệu cần
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
phải dùng trải nghiệm của bản thân như nguyên liệu chủ yếu cho tiến trình trị liệu. Nhà trị liệu không những
chỉ là một người đáp trả hay xúc tác, nếu họ tạo ra sự tiếp xúc hữu hiệu với thân chủ, nhà trị liệu sẽ trở nên
hòa hợp hơn với thân chủ và với chính mình. Trị liệu là mối liên hệ hai chiều giúp thay đổi cả thân chủ và
nhà trị liệu. Nếu nhà trị liệu không có sự nhạy cảm trong việc điều chỉnh những phẩm chất của bản thân
như dịu dàng, bền bỉ, trắc ẩn và điều chỉnh những phản ứng của mình đối với thân chủ, họ sẽ trở thành
những nhà kĩ thuật. Thực nghiệm nên nhắm vào nhận thức chứ không chỉ đơn giản là những giải pháp cho
vấn đề của thân chủ. Jacobs (1989) cho rằng nếu nhà trị liệu sử dụng thực nghiệm khi họ thất vọng về thân
chủ và muốn thay đổi con người của đối tác, họ sẽ sử dụng sai thực nghiệm, gây cản trở cho việc trưởng
thành và thay đổi thay vì góp phần thúc đẩy chúng.
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
THỰC NGHIỆM TRONG TRỊ LIỆU GESTALT
Mặc dù cách tiếp cận Gestalt quan tâm đến những điều hiển hiện, tuy nhiên tính giản đơn này không
đồng nghĩa với việc công việc của nhà trị liệu là dễ dàng. Việc triển khai các cách can thiệp khác nhau là
đơn giản, nhưng nếu ứng dụng các phương pháp này một cách máy móc sẽ khiến cho thân chủ tiếp tục một
cuộc sống giả tạo. Thân chủ trở nên chân thật hơn khi họ được tiếp xúc với một nhà trị liệu đáng tin cậy.
Trong cuốn Tiến trình sáng tạo trong trị liệu Gestalt, Zinker (1978) nhấn mạnh đến vai trò nhà trị liệu như
là người tạo ra sự thay đổi, người sáng chế, là người giàu lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Tiến sĩ Jon Frew,
một nhà trị liệu Gestalt mô tả những cách can thiệp ứng dụng vào trường hợp của Ruth trong Tiếp cận các
trường hợp trong Tham vấn và Trị liệu Tâm lý (Corey, 2009, chap. 6).
Trước khi bàn luận đến những phương pháp khác nhau của trị liệu Gestalt bạn có thể sử dụng trong
các tiến trình tham vấn, việc phân biệt giữa bài tập (hoặc kĩ thuật) và thực nghiệm là rất cần thiết. Bài tập
là những kĩ thuật được thiết kế sẵn, đôi khi được sử dụng để khiến điều gì đó xảy ra trong buổi trị liệu hay
nhằm đạt được một muc tiêu nào đó. Nó có thể được dùng để thúc đẩy làm việc cá nhân hay khuyến khích
sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm trị liệu. Thực nghiệm, ngược lại, được phát triển trong sự
tương tác giữa thân chủ và nhà trị liệu, xuất hiện trong quá trình đối thoại. Chúng có thể được xem là đá
tảng trong việc học tập thông qua trải nghiệm. Frew (2008) xác định thực nghiệm “là phương pháp nhấn
mạnh vào trọng tâm của việc tham vấn bằng cách đề cập đến chủ đề một hoạt động nhằm nâng cao khả
năng nhận thức và thông hiểu bằng trải nghiệm của thân chủ” (p.289). Theo Melnick và Nevis (2005), thực
nghiệm thường bị lẫn lộn với kĩ thuật: “Kĩ thuật là một thực nghiệm được thực hiện với những mục tiêu
học tâp cụ thể…. Một thực nghiệm, mặt khác, xuất hiện trực tiếp từ lý thuyết trị liệu tâm lý và được nhào
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nặn để phù hợp với cá nhân như chính họ tồn tại ở đây-bây giờ” (p.132). Melnick và Nevis đề nghị sử dụng
sự liên tục trong trải nghiệm như là cách hướng dẫn để đặc chế hình thành những thực nghiệm riêng biệt.
Thực nghiệm là nền tảng của trị liệu Gestalt hiện đại. Zinker (1978) xem các buổi trị liệu như một
chuỗi các thực nghiệm, chúng là con đường giúp thân chủ học tập thông qua trải nghiệm. Những gì học
được trong thực nghiệm đều mang đến sự bất ngờ cho cả thân chủ và nhà trị liệu. Thực nghiệm Gestalt là
một cuộc phiêu lưu đầy sáng tạo và là con đường giúp thân chủ tự biểu lộ hành vi của bản thân. Thực
nghiệm được diễn ra một cách tự nguyện, độc đáo, liên quan tới thời điểm và sự phát triển riêng biệt của
tiến trình hình thành Ảnh. Chúng không được thiết kế để đạt một mục tiêu cụ thể nào nhưng xuất hiện trong
bối cảnh quá trình tương tác qua từng thời điểm giữa nhà trị liệu và thân chủ. Polster (1995) chỉ ra rằng
thực nghiệm được thiết kế bởi nhà trị liệu và xuất phát từ nền tảng được phát triển xuyên suốt tiến trình trị
liệu, ví dụ như những nhu cầu, giấc mơ, tưởng tượng và nhận thức về cơ thể được thân chủ bộc lộ. Nhà trị
liệu Gestalt mời gọi thân chủ tham gia vào thực nghiệm dẫn đến việc trải nghiệm cảm xúc mới mẻ và có
những “nội thị” mới (Strumpfel & Goldman, 2002). Thực nghiệm hóa là quan điểm được kế thừa bởi tất cả
những phương thức trị liệu Gestalt, đó là quá trình cộng tác với sự tham gia trọn vẹn của thân chủ. Họ tham
gia thực nghiệm để xác định điều gì là phù hợp hay không phù hợp với mình thông qua nhận thức của bản
thân (Yontef, 1993, 1995).
Miriam Polster (1987) cho rằng thực nghiệm là cách thức làm một vài xung đột nội tâm xuất hiện
bằng việc khiến những mâu thuẫn trở thành những tiến trình thực tế. Nó nhắm đến việc tạo điều kiện để
thân chủ có khả năng khơi thông những điểm vướng mắc trong cuộc đời của mình. Thực nghiệm khuyến
khích sự tự nguyện và sáng tạo thông qua việc đưa ra khả năng trực tiếp hành động vào các buổi tham vấn.
Bằng cách diễn kịch hoặc tái hiện lại trình trạng hay mối quan hệ có vấn đề trong sự liên hệ an toàn của bối
cảnh trị liệu , mức linh hoạt trong hành vi của thân chủ có thể tăng lên. Theo M.Polster, thực nghiệm Gestalt
có thể có nhiều dạng: tưởng tượng một lần đối mặt mang tính đe dọa trong tương lai, dựng nên một đoạn
hội thoại giữa thân chủ và những người quan trọng trong cuộc sống của họ; diễn kịch về một sự kiện đau
khổ trong ký ức; làm sống dậy ở hiện tại những trải nghiệm sâu thẳm trong quá khứ; đóng vai người cha
hay người mẹ; tập trung vào thái cử, tư thế, và những dấu hiệu phi ngôn trong việc biểu hiện nội tâm; tiếp
tục một cuộc đối thoại giữa hai mặt xung đột trong con người. Qua những thực nghiệm trên, thân chủ có
thể thật sự được trải nghiệm những cảm xúc có liên quan đến sự xung đột của bản thân. Thực nghiệm làm
sống dậy những mâu thẫn bằng cách mời gọi thân chủ tái hoạt chúng trong hiện tại. Việc thực nghiệm cần
được “may đo” vừa vặn với từng cá nhân và cần được sử dụng đúng thời điểm là rất quan trọng; nhà trị liệu
cũng cần thực hiện nó trong bối cảnh có sự cân bằng giữa rủi ro và sự hỗ trợ. Nhà trị liệu cần nhạy cảm và
cẩn thận để thân chủ “vừa không bị đẩy vào những trải nghiệm đe dọa một cách quá mức, vừa không được
phép ở lại khu vực quá an toàn mà không đem lại lợi ích gì” (Polster & Polster, 1990, p.128).
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
GIÚP THÂN CHỦ CHUẨN BỊ CHO THỰC NGHIỆM GESTALT
Đối với những học viên đang được đào tạo nếu chỉ giới hạn sự hiểu biết của mình đơn giản bằng
cách đọc sách về trị liệu Gestalt thì họ sẽ thấy những phương pháp trị liệu này khá khó hiểu và trừu tượng,
đồng thời họ sẽ cảm thấy khái niệm về thực nghiệm là khá kì lạ. Việc yêu cầu thân chủ “trở thành” một vật
thể trong giấc mơ của họ có vẻ hơi ngu ngốc và vô nghĩa. Điều quan trọng đối với nhà tham vấn là họ phải
có những trải nghiệm cá nhân về sức mạnh của thực nghiệm Gestalt và phải cảm thấy thật sự thoải mái khi
đề nghị thân chủ làm những điều này. Theo quan điểm này, tốt nhất là người học nên có những trải nghiệm
bản thân về phương thức Gestalt trong vai trò của một thân chủ.
Việc nhà tham vấn thiết lập mối quan hệ với thân chủ cũng rất quan trọng trong việc giúp thân chủ
cảm thấy đủ sự tin tưởng để dự phần vào tiến trình học tập nhằm mang lại kết quả tối ưu từ thực nghiệm
Gestalt. Thân chủ sẽ thu nhận được nhiều hơn từ thực nghiệm Gestalt nếu họ được định hướng và chuẩn bị
từ trước. Thông qua mối quan hệ tin tưởng với nhà trị liệu, thân chủ có thể nhận ra những chống đối của
bản thân và tự cho phép mình tham gia vào thực nghiệm.
Nếu thân chủ hợp tác, để tiến hành thực nghiệm, nhà tham vấn cần tránh việc định hướng họ theo
kiểu mệnh lệnh. Tiêu biểu, tôi hỏi thân chủ rằng họ có sẵn sàng thử một thực nghiệm để xem họ có thể học
được gì từ đó hay không. Tôi cũng nói với họ là họ có thể dừng khi mong muốn, vì thế quyền lực thực sự
thuộc về họ. Thân chủ lúc này sẽ nói rằng họ cảm thấy thật ngu ngốc hoặc có thể tự nhận thức hoặc rằng
nhiệm vụ có vẻ giả tạo và không thật tí nào. Lúc đó, tôi có thể trả lời bằng cách hỏi họ: “Bạn có sẵn sàng
thử một lần và xem xem chuyện gì xảy ra không?”
Tôi không hề nhấn mạnh quá mức sức mạnh của mối quan hệ trị liệu và sự cần thiết của nền tảng
lòng tin nhằm thực hiện bất kỳ thực nghiệm nào. Nếu tôi gặp do dự, tôi thường mong muốn tìm hiểu sự
miễn cưỡng của thân chủ. Hiểu được lý do thân chủ dừng lại cũng rất có ích. Sự miễn cưỡng với việc thể
hiện cảm xúc thường có nguyên nhân từ nền tảng văn hóa của thân chủ. Một vài thân chủ thường cố gắng
trong việc duy trì kiểm soát sự xúc động. Họ thường có những hạn chế trong việc thể hiện một cách cởi mở
những cảm xúc mạnh của mình, ngay cả khi họ đang trong tình trạng xúc động. Điều này thường được tạo
nên do quá trình xã hội hóa và những chuẩn mực văn hóa mà họ tuân theo. Trong một vài nền văn hóa, việc
bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở có thể bị xem là thô lỗ, thậm chí còn có một vài sự cấm cản nhằm chống
lại việc thể hiện những điểm dễ tổn thương và sự đau khổ về mặt tâm lý. Nếu thân chủ có một quá trình dài
trong việc kìm nén cảm xúc, thì việc họ trở nên miễn cưỡng tham gia vào thực nghiệm, điều có thể khiến
những xúc cảm của họ trồi lên bề mặt, là hoàn toàn dễ hiểu. Tất nhiên, nhiều nam giới đã được xã hội hóa
rằng họ không được bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ. Sự miễn cưỡng với việc tự cho phép bản thân trở nên
xúc động nên được giải quyết với một thái độ tôn trọng.
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Một số thân chủ có thể kháng cự việc bày tỏ cảm xúc do chịu ảnh hưởng từ nỗi sợ hãi của bản thân,
thiếu lòng tin, lo lắng về việc đánh mất kiểm soát hoặc một vài quan ngại khác. Cách thân chủ kháng cự lại
việc thực hiện thực nghiệm hé mở cho ta biết nhiều điều về nhân cách của họ và cách hô tồn tại trong thế
giới. Bởi thế, nhà trị liệu Gestalt mong đợi và tôn trọng sự xuất hiện những miễn cưỡng từ nơi thân chủ.
Mục tiêu của nhà trị liệu không phải là loại bỏ những phòng vệ của thân chủ mà là tìm cách gặp gỡ họ trong
mọi hoàn cảnh.
Cốt lõi của trị liệu Gestalt hiện nay có liên quan đến việc nhấn mạnh, coi trọng những sự miễn
cưỡng hay chống đối, đồng thời hỗ trợ để thân chủ nhận thức nhiều hơn về những trải nghiệm của bản thân.
Trị liệu Gestalt đương thời không nhấn mạnh nhiều đến sự chống đối như những phiên bản trị liệu Gestalt
lúc trước. Một số giả về trị liệu Gestalt còn cho rằng thuật ngữ “sự chống đối” thật ra không hề phù hợp
với giáo điều triết lý và lý thuyết của trị liệu Gestalt (Breshgold, 1989). Mặc dù có thể xem xét “sự chống
đối nhận thức” hay “ sự chống đối tiếp xúc” trên khía cạnh nào đó, nhưng ý tưởng về sự chống đối bị một
vài nhà trị liệu Gestalt xem là không cần thiết. Frew (2008) tranh luận rằng khái niệm về sự chống đối là
hoàn toàn xa lạ với học thuyết và thực hành trị liệu Gestalt, ông còn cho rằng sự chống đối là thuật ngữ
thường được dùng để mô tả những thân chủ không làm những điều mà nhà trị liệu mong muốn. (1976) đề
nghị nhà trị liệu tốt nhất là nên quan sát điều gì thực sự và đang diễn ra trong hiện tại hơn là tìm cách khiến
một việc gì đó xảy ra. Điều này xóa bỏ khái niệm thân chủ đang chống đối và vì vậy có những hành vi sai
lạc. Theo Polster và Polster, thay đổi diễn ra thông qua tiếp xúc và nhận thức—và cá nhân không cần phải
thử thay đổi. Maurer (2005) viết về việc “đánh giá cao sự chống đối” như là cách điều chỉnh đầy sáng tạo
cho một tình huống hơn là việc đạt được một điều gì đó. Maurer cho rằng chúng ta cần phải tôn trọng sự
chống đối, xem xét nó một cách nghiêm túc, và nhìn nhận nó như “nguồn năng lượng” chứ không phải “kẻ
thù”.
Cần phải ghi nhớ là thực nghiệm Gestalt được thiết kế để mở rộng nhận thức của thân chủ và giúp
họ thử những kiểu hành vi mới. Trong phạm vi an toàn của bối cảnh trị liệu, thân chủ được khuyến khích
và trao cơ hội để thử những hành vi mới. Điều này giúp nâng cao khả năng nhận thức về một khía cạnh
hoạt động cụ thể, làm tăng sự hiểu biết về chính bản thân thân chủ (Breshgold, 1989; Yontef, 1995). Thực
nghiệm chỉ có ý nghĩa khi cuối cùng, chúng giúp người khác trở nên nhận thức hơn và đạt được những thay
đổi mà họ mong muốn. Những chỉ dẫn sau, phần lớn được lấy từ Passons (1975) và Zinker (1978), rất hữu
dụng trong cả việc chuẩn bị thực nghiệm Gestalt cho thân chủ và trong cả việc giúp họ tiếp tục tiến trình trị
liệu:

Việc nhà tham vấn đủ nhạy cảm để biết được khi nào nên để thân chủ một mình là rất quan trọng.
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey

Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Để có được hiệu quả tối đa trong thực nghiệm Gestalt, người thực hiện cần nhạy cảm trong việc
giới thiệu chúng vào thời điểm và theo cách thích hợp.

Bản chất của thực nghiệm phụ thuộc vào những vấn đề của cá nhân, vào những gì cá nhân trải
nghiệm, và vào những kinh nghiệm sống của cả thân chủ và nhà trị liệu khi họ mang vào buổi làm
việc.

Thực nghiệm yếu cầu thân chủ có vai trò chủ động trong việc tự khám phá bản thân.

Thực nghiệm Gestalt hoạt động tốt nhất khi nhà trị liệu tôn trọng nền tảng văn hóa của thân chủ và
có sự tiếp xúc tốt với họ.

Nếu nhà trị liệu gặp sự do dự, họ nên khám phá ý nghĩa của chúng đối với thân chủ.

Việc nhà trị liệu linh hoạt trong sử dụng kỹ thuật và đặc biệt chú ý đến cách thân chủ đáp trả là rất
quan trọng.

Nhà tham vấn nên sẵn sàng giảm nhẹ nhiệm vụ để giúp thân chủ nâng cao khả năng thành công
trong nỗ lực của mình. Sẽ không có ích nếu nhà trị liệu đề nghị thực nghiệm quá sức thân chủ.

Nhà trị liệu cần học biết thực nghiệm nào có thể được sử dụng tốt nhất trong buổi làm việc và thực
nghiệm nào được thực hiện tốt nhất ở bên ngoài phòng tham vấn.
VAI TRÒ CỦA ĐỐI ĐẦU
Sinh viên đôi khi tự kết luận rằng phong cách của nhà trị liệu Gestalt là trực tiếp và đối đầu. Tôi
thường bảo họ đó là một sai lầm khi đánh đồng việc thực hành bất kỳ học thuyết nào với người sáng lập ra
chúng. Như đã được đề cập, việc thực hành trị liệu Gestalt hiện đại đã phát triển vượt khỏi phong cách được
giới thiệu bởi Fritz Perls. Yontef (1993) đã đề cập đến phong cách của Perls như là “trị liệu boom-boomboom” được quy định bởi tính kịch hóa, sự đối đầu gắt gao, và phương pháp thanh tẩy cao độ. Yontef cho
rằng phong cách lôi cuốn đó có thể phù hợp với những nhu cầu ái kỷ của Perls hơn là nhu cầu của thân
chủ. Yontef (1993, 1995) chỉ trích sự phản tri thức, tính cá nhân, tính kịch và yếu tố đối đầu, những đặc
điểm hình thành nên trị liệu Gestalt trong xu thế “tất cả trở về với môi trường” những năm 1960 và 1970.
Theo Yontef (1999), phiên bản mới của trị liệu Gestalt đã phát triển làm tăng lòng trắc ẩn và trở nên ân cần,
hỗ trợ nhiều hơn trong trị liệu. Cách tiếp cận này “kết hợp sự quan tâm thấu hiểu được chấp nhận (sustained
empathic inquiry) với sự tập trung vào nhận thức một cách sinh động, rõ ràng và thích đáng” (p.23). Perls
sử dụng cách tiếp cận nhấn mạnh đối đầu nhằm giải quyết tình trạng tránh né. Tuy vậy, mô thức này không
phải là đại diện cho trị liệu Gestalt đang được sử dụng hiện nay (Bowman, 2005; Frew, 2008; Yontef &
Jacobs, 2008).
Sự đối đầu từng được sử dụng trong trị liệu Gestalt, nhưng nó không bị coi như là một cách tấn
công thô bạo. Sự đối đầu có thể thành công trong trường hợp có sự hợp tác từ thân chủ, đặc biệt khi họ
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
được mời gọi tự xem xét lại những hành vi, thái độ và suy nghĩ của mình. Nhà trị liệu có thể khuyến khích
thân chủ chú tâm vào những điều không tương thích, đặc biệt là khác biệt trong biểu hiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Hơn nữa, đối đầu không nhất thiết phải nhắm vào những yếu điểm hay khía cạnh tiêu cực; thân
chủ có thể được thách thức nhận biết cách họ ngăn chặn sức mạnh bản thân mình ra sao.
Những nhà tham vấn có đủ dũng cảm để đưa ra những yêu cầu cho thân chủ của mình, có thể nói
với họ rằng họ có khả năng tiếp xúc đầy đủ hơn với chính bản thân và với người khác. Nhưng cuối cùng,
dù sao đi nữa thì chính thân chủ phải tự quyết định rằng họ có muốn chấp nhận lời mời gọi đó để học biết
nhiều hơn về bản thân hay không. Quy định này cần luôn được cân nhắc đối với tất cả những thực nghiệm
sẽ được giới thiệu sau đây.
CAN THIỆP TRONG TRỊ LIỆU GESTALT
Thực nghiệm có thể trở nên công cụ hữu ích nhằm giúp thân chủ đạt được nhận thức toàn diện hơn,
trải nghiệm những xung đột nội tâm, giải quyết những mâu thuẫn và sự phân ly (dichotomie), khơi thông
những bế tắc khiến thân chủ không thể hoàn thành những công việc dang dở. Bài tập có thể được dùng để
khơi gợi cảm xúc, sản sinh hành động, hay đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Khi tận dụng hiệu quả
những cách can thiệp được mô tả, chúng sẽ rất thích hợp với bối cảnh trị liệu và giúp nêu bật tất cả những
gì mà thân chủ trải nghiệm được. Những chất liệu sau đây được dựa trên Levitsky và Perls (1970), cùng
với những gợi ý mà bản thân tôi đưa ra để giúp triển khai những phương pháp đó.
BÀI TẬP ĐỐI THOẠI NỘI TÂM Một mục tiêu của trị liệu Gestalt là giúp làm sống lại những
chức năng thống hợp và sự chấp nhận những khía cạnh nhân cách của cá nhân đã bị loại trừ và chối bỏ. Sự
phân chia diễn ra chủ yếu giữa cái bị “buộc làm” và cái “muốn làm”, và trị liệu thường tập trung vào “cuộc
chiến” giữa hai yếu tố này.
Cái bị “buộc làm” là lý lẽ, độc đoán, đạo đức, đòi hỏi, mệnh lệnh và sự thao túng. Đó là “vị phụ
huynh hay chỉ trích” luôn gây phiền hà với những lời “nên”, “phải” và luôn áp đặt bằng những mối đe dọa
thảm họa. Cái “muốn làm” thì vận hành bằng cách đóng vai nạn nhân: qua việc trở nên phòng vệ, biện hộ,
không thể cứu chữa, yếu đuối và giả vờ bất lực. Đó là mặt bị động, phần vô trách nhiệm, và là đối tượng
luôn tìm kiếm lời bào chữa.
Cái “buộc làm” và “muốn làm” đối mặt nhau, xung đột thường trực để giành quyền kiểm soát. Mâu
thuẫn này giúp lý giải cho việc tại sao những giải pháp, hứa hẹn của cá nhân thường không được hoàn thành
và tại sao họ thường bám riết vào sự trì hoãn. Cái “buộc làm” đầy bạo ngược luôn đòi hỏi con người phải
tuân theo một cách thức nhất định trong khi cái “muốn làm” đầy bướng bỉnh lại vào vai một đứa trẻ không
vâng lời. Kết quả của cuộc chiến quyền lực này là cá nhân bị chia nhỏ thành từng phần có quyền kiểm soát
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
và bị kiểm soát. Cuộc nội chiến giữa hai phần này sẽ tiếp diễn và cả hai đều chiến đấu cho sự tồn tại của
mình.
Xung đột giữa hai thái cực trái ngược nhau trong nhân cách được bắt nguồn từ cơ chế nhập tâm,
việc cá nhân sáp nhập các khía cạnh của những người xung quanh, thường là từ cha mẹ, vào trong nhân
cách của mình. Việc thân chủ trở nên nhận thức về những hình ảnh nhập tâm của mình là rất quan trọng,
đặc biệt là các cơ chế nhập tâm độc hại tiêm nhiễm vào cá nhân và khiến họ không thể hợp nhất nhân cách
của mình.
Kỹ thuật Chiếc ghế trống, kỹ thuật được Perls sử dụng rất nhiều, là một cách để giúp thân chủ
biểu hiện ra bên ngoài những hình ảnh nhập tâm. Sử dụng hai chiếc ghế, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ ngồi
vào một chiếc và hoàn toàn trở thành cái “buộc làm”, sau đó chuyển qua chiếc còn lại và trở nên cái “muốn
làm”. Cuộc đối thoại giữa hai khía cạnh cứ như vậy tiếp diễn. Về bản chất, đây là kỹ thuật đóng vai mà tất
cả các vai đều được thể hiện bởi thân chủ. Theo cách này, những điều nhập tâm có thể nổi lên bề mặt, và
thân chủ có thể trải nghiệm những xung đột một cách đầy đủ hơn. Mâu thuẫn có thể được thân chủ giải
quyết bằng sự chấp nhận và thống hợp cả hai khía cạnh. Bài tập này giúp thân chủ liên hệ với cảm xúc hay
với những khía cạnh bản thân mà họ có thể đã chối từ; thay vì chỉ đơn thuần nói về những xung đột tình
cảm, họ chú trọng vào cảm xúc và trải nghiệm chúng một cách toàn diện. Đi xa hơn, bằng cách giúp thân
chủ nhận ra rằng cảm xúc là một phần rất thực của bản thân, việc can thiệp ngăn thân chủ phân tách những
cảm giác đó.
Mục tiêu của bài tập này là tạo điều kiện cho sự thống hợp ở mức độ cao hơn những thái cực và
xung đột tồn tại trong mỗi con người. Đích nhắm không phải là loại bỏ một vài điểm nét của bản thân mà
là học cách chấp nhận và sống chung với các thái cực đó.
TẠO VÒNG TRÒN Tạo vòng tròn là bài tập của trị liệu Gestalt yêu cầu một cá nhân đến với từng
người trong nhóm để nói hay làm điều gì đó với nhau. Mục đích là nhằm đối đầu, thử chịu rủi ro, bộc lộ
bản ngã, trải nghiệm những hành vi mới, thay đổi và lớn lên. Tôi thực nghiệm kỹ thuật “Tạo vòng tròn” khi
tôi cảm thấy một thành viên cần phải đối mặt với từng người trong nhóm với một chủ đề nào đó. Ví dụ,
một thành viên nhóm phát biểu: “Tôi đã ngồi đây rất lâu, mong muốn được cùng tham gia nhưng lại bị
khựng lại vì tôi sợ phải tin tưởng mọi người ở đây. Bên cạnh đó, tôi không đáng để làm mất thời gian của
nhóm.” Tôi có thể phản hồi bằng cách nói “Bạn có sẵn sàng làm điều gì đó ngay bây giờ để tự củng cố và
bằt đầu cố gắng có được lòng tin nơi người khác và nơi bản thân không?” Nếu câu trả lời là khẳng định, tôi
sẽ đề nghị: “Hãy đi quanh vòng tròn, gặp từng người và hoàn tất câu nói này: ‘Tôi không tin anh vì…” Rất
nhiều bài tập có thể được tạo ra nhằm giúp cá nhân tự tham gia và làm việc trên những điều khiến họ sợ
hãi.
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Một vài ví dụ và minh họạ khác có liên quan được thể hiện qua những câu nói của thân chủ mà tôi
cảm thấy thích hợp cho việc sử dụng cách can thiệp này: “Tôi muốn tiếp xúc với mọi người nhiều hơn”
“Không một ai ở đây có vẻ có nhiều sự quan tâm cả” “Tôi muốn tiếp xúc với các bạn, nhưng tôi sợ bị từ
chối [hoặc được chấp nhận]” “Việc nhận những lời khen ngợi với tôi là rất khó khăn; Tôi luôn hạ thấp giá
trị những điều tốt đẹp mà người khác nói với mình”.
BÀI TẬP ĐẢO NGƯỢC Một vài triệu chứng và hành vi thường được biểu hiện trái ngược với
những xung năng ngấm ngầm và ẩn giấu. Dù vậy, nhà trị liệu có thể yêu cầu cá nhân, những người chịu
thiệt thòi vì những hạn chế khắt khe và sự nhút nhát quá mức, đóng vai trò của một người thích phô trương.
Tôi nhớ đến một thân chủ, là một trong những thành viên tham gia nhóm trị liệu, gặp khó khăn trong việc
không thể làm được điều gì khác ngoại trừ làm bánh ngọt. Tôi yêu cầu thân chủ đảo ngược những phong
thái tiêu biểu của bản thân và trở nên tiêu cực nhất có thể. Tiến trình đảo ngược hoạt động rất tốt; thân chủ
rất thích thú đóng phần của mình ngay từ đầu, cuối cùng chị có khả năng nhận biết và chấp nhận phần tiêu
cực cũng như tich cực trong bản thân.
Lý thuyết nền tảng của kỹ thuật đảo ngược là thân chủ đào sâu vào những yếu tố bị lấp đầy bởi nỗi
lo âu và tiếp xúc với những phần đã bị bản thân nhận chìm và chối bỏ. Kỹ thuật này có thể giúp thân chủ
bắt đầu chấp nhận một vài đặc tính cá nhân mà họ đã cố từ chối.
BÀI TẬP DIỄN TẬP Để có được sự chấp nhận, chúng ta thường hay tự âm thầm diễn tập với bản
thân từ trước. Khi đến thời điểm thật sự, ta lại trải nghiệm trạng thái hoảng sợ, lo âu vì e ngại mình sẽ không
đóng tốt vai của bản thân. Tự diễn tập trong nội tâm sử dụng rất nhiều năng lượng và thường ngăn cản sự
tự phát và mong muốn thực nghiệm hành vi mới nơi chúng ta. Khi thân chủ chia sẻ những diễn tập lớn tiếng
ra ngoài với nhà trị liệu, họ sẽ trở nên nhận thức hơn về những ý nghĩa mà họ chuẩn bị sử dụng để củng cố
cho vai diễn xã hội của mình. Thân chủ cũng sẽ nhận thức rõ hơn về cách thức họ cố gắng đạt được sự kỳ
vọng của người khác, tăng nhận thức về góc nhìn mà ở đó, họ cảm thấy mình được đồng thuận, chấp nhận,
được yêu thích và cuối cùng, nhận thức về những phạm vi mà qua đó họ đạt được sự chấp nhận.
BÀI TẬP CƯỜNG ĐIỆU HÓA Trị liệu Gestalt còn nhắm đến việc giúp thân chủ nhận thức rõ hơn
về những tín hiệu ngầm mà họ truyển đi thông qua ngôn ngữ cơ thể. Những động tác, tư thế, cử chỉ có thể
mang những ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp, mặc dù tin hiệu đôi khi vẫn chưa hoàn chỉnh. Trong bài tập
này, cá nhân được yêu cầu cường điệu hóa những động tác của mình và khiến cho những ý nghĩa nội tâm
trở nên rõ ràng hơn. Một vài ví dụ về hành vi được quan sát trong bài tập cường điệu hóa là: run (rung tay,
chân), tư thế ủ rũ và vai vặn vẹo, siết chặt nắm đấm, cau mày, nhăn mặt, khoanh tay, vân vân… Nếu thân
chủ chia sẻ rằng chân họ đang rung, tham vấn viên có thể yêu cầu họ đứng dậy và cường điệu hóa chúng.
Sau đó nhà trị liệu có thể yêu cầu thân chủ lên tiếng thay cho đôi chân run rẩy đó.
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
DUY TRÌ CẢM XÚC Đa số các thân chủ mong muốn thoát khỏi những kích thích gây sợ hãi và
né tránh những cảm giác khó chịu. Vào thời điểm then chốt khi thân chủ đề cập đến những cảm giác, tâm
trạng khó chịu và họ có mong muốn trốn thoát khỏi nó, nhà trị liệu có thể thúc đẩy thân chủ duy trì cảm
xúc của mình đồng thời khuyến khích họ đi sâu vào những cảm giác và hành vi mà họ mong muốn tránh
né đó. Đối mặt và trải nghiệm với cảm giác này không chỉ cần có lòng dũng cảm mà đó còn là dấu ấn của
sự quyết tâm nhằm kéo dài nỗi đau cần thiết để khai thông và dọn đường cho những cấp độ mới của sự phát
triển.
TIẾP CẬN TRỊ LIỆU GESTALT TRONG LÀM VIỆC VỚI GIẤC MƠ Những giấc mơ trong phân
tâm học được diễn dịch và nhấn mạnh vào nội thị. Liên tưởng tự do được sử dụng để khám phá những ý
nghĩa tiềm ẩn của giấc mơ. Cách tiếp cận Gestalt không diễn dịch hay phân tích mộng mị. Thay vào đó,
mục đích là đem những giấc mơ vào cuộc sống, và làm chúng sống dậy như đang xảy ra trong hiện tại. Giấc
mơ được diễn lại trong hiện tại, và người mơ trở thành một phần trong giấc mộng của họ. Cách thức làm
việc với giấc mơ được đề nghị bao gồm lập danh sách tất cả những chi tiết về giấc mơ, ghi nhớ từng người,
sự kiện và tâm trạng lúc đó. Sau đó thân chủ tái hiện mỗi phần này bằng cách biến đổi chính mình, diễn lại
đầy đủ nhất có thể và tạo ra lời thoại. Mỗi phần của giấc mơ có thể được xem là sự phóng chiếu của bản
ngã, thân chủ tạo nên kịch bản cho sự gặp gỡ giữa những phần và tính cách khác nhau. Những phần này là
biểu hiện của mâu thuẫn bản thân và các khía cạnh bất nhất, bằng cách tạo ra cuộc đối thoại giữa những
mặt đối lập, thân chủ sẽ trở nên nhận thức hơn về phạm vi cảm xúc của bản thân mình.
Khái niệm về sự phóng chiếu của Perls là trung tâm trong học thuyết hình thành giấc mơ của ông;
mỗi cá nhân và mọi vật thể trong giác mơ đều biểu lộ một khía cạnh được chủ thể phóng chiếu. Perls
(1969a) cho rằng “chúng ta bắt đầu với một giả định không thể ngờ được là bất kỳ điều gì chúng ta tin rằng
mình thấy ở nơi người khác hay thế giới đều chỉ là sự phóng chiếu” (p.86). Hiểu được những phóng chiếu
và nhận ra những ý nghĩa thường đi kèm với nhau. Thân chủ không suy nghĩ hay phân tích giấc mơ nhưng
dùng chúng như là một bản thảo và dựa vào đó, thực nghiệm những mẫu đối thoại giữa những phần khác
nhau của chúng. Việc thân chủ có thể diễn lại cuộc chiến giũa hai phần trái ngược này, cuối cùng sẽ giúp
họ hiểu rõ và chấp nhận những khác biệt trong nội tâm và thống hợp những lực đối lập. Freud gọi giấc mơ
là con đường hoàng gia đến với vô thức, còn giấc mơ đối với Perls là “con đường hoàng gia đến với sự
thống hợp” (p.85).
Theo Perls, giấc mơ là những biểu hiện tự nhiên nhất của sự hiện sinh nơi con người. Nó đại diện
cho tình trạng chưa hoàn thành, bên cạnh đó, mỗi giấc mơ cũng chứa đựng những thông điệp hiện sinh của
một cá nhân và liên quan đến những mâu thuẫn hiện tại của người đó. Nếu chúng ta hiểu rõ và đồng hóa
được tất cả các phần của giấc mơ, chúng ta có thể tìm thấy mọi sự việc trong chúng; thông qua việc tìm
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
hiểu những phần bị đánh mất và cách thức thân chủ tránh né, giấc mơ là phương cách tuyệt vời để khám
phá những phần nhân cách bị lìa bỏ. Perls nhấn mạnh rằng nếu chúng ta tiếp cận giấc mơ đúng cách, những
thông điệp hiện sinh sẽ trở nên sáng tỏ hơn. Nếu thân chủ không nhớ được những giấc mơ của mình, họ có
thể đang từ chối đối mặt với một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Cuối cùng, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ
nói về những giấc mơ bị quên lãng của mình. Ví dụ, theo sự định hướng của nhà trị liệu, thân chủ sẽ kể lại
giấc mơ sau đây bằng thì hiện tại giống hệt như anh vẫn đang ở trong giấc mơ đó:
Tôi có ba con khỉ trong chuồng. Một con to và hai con nhỏ! Tôi cảm thấy rất gắn bó với chúng mặc
dù chúng làm mọi thứ lộn xộn cả lên bên trong cái lồng bị chia làm ba khoảng đó. Chúng đang đánh nhau,
con to đang đánh với con nhỏ. Chúng ra khỏi lồng và bám lấy tôi. Tôi muốn đẩy chúng ra khỏi người. Tôi
cảm thấy mệt mỏi, nặng nề bởi sự hỗn độn mà chúng tạo ra quanh tôi. Tôi quay sang mẹ và bảo rằng tôi
cần mẹ giúp, rằng tôi không chịu nỗi mấy con khỉ này nữa vì chúng khiến tôi phát khùng. Tôi cảm thấy
buồn bã và rát mệt mỏi, tôi cảm thấy chán nản. Tôi rời ra xa cái lồng, trong đầu nghĩ rằng mặc dù tôi rất
yêu mến lũ khỉ này nhưng tôi vẫn phải vứt bỏ chúng. Tôi tự nhủ là tôi giống như tất cả mọi người. Tôi có
thú cưng, và khi mọi sự không được suôn sẻ, tôi muốn vứt bỏ chúng. Tôi rất cố gắng để tìm ra giải pháp
hòng giữ chúng lại nhưng không để chúng tạo cho tôi cảm giác kinh khủng đó. Trước khi tôi thức dậy, tôi
quyết định sẽ để mỗi con khỉ vào từng chuồng riêng, và có thể đó là cách tôi sẽ giữ chúng lại.
Nhà trị liệu sẽ yêu cầu thân chủ, Brenda, trở thành từng phần trong giấc mơ của cô. Cô ta sẽ trở
thành cái lồng, rồi trở thành từng con khỉ và cho từng con lên tiếng, sau đó cô sẽ trở thành bà mẹ, vân vân.
Một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của kỹ thuật này đó là việc khiến Brenda kể lại giấc mơ như nó
vẫn đang xảy ra. Cô nhanh chóng nhận ra rằng giấc mơ thể hiện những mâu thuẫn mà cô có với người
chồng và hai đứa con. Trong khi làm việc với những mẫu đối thoại, Brenda phát hiện ra rằng cô vừa yêu
quý, vừa bực bộ với gia đình mình. Cô học được rằng mình cần cho họ biết về cảm xúc của bản thân và tất
cả cùng nhau giải quyết để cải thiện những khó khăn trong lối sống. Cô không cần sự diễn dịch từ nhà trị
liệu để hiểu được những thông điệp rõ ràng từ giấc mơ của mình.
ỨNG DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM
Trị liệu Gestalt rất phù hợp với bối cảnh nhóm. Trị liệu Gestalt khuyến khích những trải nghiệm và
hành động trực tiếp hơn là chỉ nói về những xung đột, vấn đề và cảm xúc mà thôi. Nếu các thành viên phải
chịu những lo âu vì một vài vấn đề trong tương lai, họ có thể kích hoạt những lo lắng phía trước ngay trong
hiện tại. Việc tập trung vào cái ở đây-bây giờ này làm nhóm trở nên sôi nổi và hỗ trợ thành viên tìm hiểu
những khó khăn của mình một cách sống động. Việc chuyển từ lời nói thành hành động thường được thực
hiện thông qua việc sử dụng thực nghiệm trong nhóm. Trị liệu Gestalt sử dụng nhiểu kiểu can thiệp khác
nhau, được thiết kế nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm trong thời điểm hiện tại của thành viên, và hướng
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
tới việc làm tăng nhận thức. Tất cả những kĩ thuật được mô tả ở phần trên đều có thể được áp dụng vào trị
liệu nhóm.
Khi chúng ta tập trung vào làm việc với một thành viên, những thành viên khác có thể giúp làm
tăng khả năng làm việc của cá nhân đó. Thông qua kĩ năng kết nối, người lãnh đạo nhóm có thể khiến nhiều
thành viên khác nhau cùng khám phá về một vấn đề nào đó. Tôi thích kiểu tương tác trong cách làm việc
nhóm theo Gestalt, nó giúp chiều kích liên cá nhân có thể tối đa hóa hiệu lực của việc trị liệu trong nhóm.
Tôi không thích đưa một kỹ thuật vào để tạo điều kiện cho điều gì đó xảy ra trong nhóm; thay vào đó, tôi
thường mời gọi thành viên thử những kiểu hành vi khác nhau để làm tăng những gì họ có thể trải nghiệm
trong hiện tại. Hình thức trị liệu nhóm đem lại cơ hội để phát huy sự sáng tạo thông qua việc sử dụng những
cách can thiệp và thiết kế thực nghiệm. Những thực nghiệm này cần được đo đạc phù hợp cho từng thành
viên nhóm và sử dụng vào đúng thời điểm; chúng cũng cần được thực hiện trong bối cảnh có sự cân bằng
giữa việc mạo hiểm và sự hỗ trợ. Thực nghiệm có hiệu quả sẽ được rút ra từ những vấn đề diễn ra nơi mỗi
cá nhân thành viên và những gì xảy ra trong nhóm vào thời điểm hiện tại.
Mặc dù người trưởng nhóm khuyến khích thành viên nâng cao nhận thức và tham gia vào những
mối quan hệ liên cá nhân, họ cũng cần có một vai trò chủ động trong thực nghiệm hòng giúp thành viên
chạm đến được những nguồn lực của bản thân. Người trưởng nhóm chủ động tiếp xúc với thành viên, họ
thường cởi mở về bản thân để củng cố mối quan hệ và tạo ra cảm giác tương quan trong nhóm. Người
truởng nhóm theo Gestalt tập trung vào nhận thức, tiếp xúc và thực nghiệm (Yontef & Jacobs, 2008).
Nếu thành viên cảm nhận nhóm là một nơi an toàn, họ sẽ sẵn sàng tiếp xúc với những người chưa
quen biết và tự thách thức bản thân mình. Để làm tăng khả năng thu được hiệu quả từ trị liệu của thành
viên, người truởng nhóm cần truyền đạt những mục đích chung của các cách can thiệp và tạo ra môi trường
cho thực nghiệm. Người lãnh đạo không cố gắng thúc đẩy lịch trình; thay vì vậy, thành viên được tự do thử
những điều mới mẻ và tự quyết định mọi việc sẽ được tiến hành ra sao.
Trong một hội thảo đào tạo về tham vấn nhóm mà Marianne Schneider Corey điều hành cùng với
tôi tại Hàn Quốc, cách tiếp cận Gestalt rất được chấp nhận. Thành viên nhóm rất cởi mở và mong muốn
chia sẻ cảm xúc của bản thân một khi môi trường an tòan được tạo nên. Chúng tôi cố gắng không tạo ra
những giả định về những thành viên trong nhóm, chúng tôi rất cẩn thận không đặt thế giới quan và giá trị
của mình lên họ. Thay vào đó, chúng tôi tiếp cận thân chủ với sự tôn trọng, quan tâm, trắc ẩn và với sự hiện
diện. Chúng tôi làm việc với thân chủ một cách rất hợp tác nhằm khám phá cách thức tốt nhất giúp họ giải
quyết những khó khăn mà họ trải nghiệm trong nội tâm, trong mối quan hệ liên cá nhân và trong bối cảnh
môi trường xã hội. Dù việc nghĩ rằng mình cần phải biết mọi thứ về những nền văn hóa khác là phi thực tế,
nhưng việc có một thái độ tôn trọng và đánh giá đúng mực sự khác biệt khi bạn làm việc với những môi
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trường văn hóa khác trên thế giới là rất quan trọng. Với những thái độ trên, chúng tôi thấy rằng mình có thể
sử dụng rất nhiều cách can thiệp Gestalt với người Hàn Quốc trong bối cảnh của nhóm đào tạo. Việc này
cũng không phải là quá bất ngờ theo một cách nào đó, vì ở Hàn Quốc có sự nhấn mạnh vào những giá trị
tập thể và việc làm việc theo nhóm rất phù hợp với văn hóa xứ sở này.
Để có thêm nhiều thông tin chi tiết vê trị liệu Gestalt trong nhóm, xem Corey (2008, chương 11)
và Feder (2006).
TRỊ LIỆU GESTALT THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Chúng ta có thể dùng các phương pháp Gestalt một cách sáng tạo và nhạy cảm trong bối cảnh đa
văn hóa nếu những cách tiếp cận diễn ra trong thời điểm thích hợp và được sử dụng một cách linh hoạt.
Frew (2008) nhận định rằng “trị liệu Gestalt hiện đại đã phát triển theo định hướng nhạy cảm với văn hóa
và thân thiện với sự đa dạng” (p.304). Một trong những lợi thế được rút ra từ thực nghiệm Gestalt là nó có
thể được may đo sao cho vừa vặn với cách nhìn nhận và diễn dịch độc nhất của thân chủ đối với nền văn
hóa của họ. Mặc dù đa phần những nhà trị liệu đều có những định kiến từ trước, nhà trị liệu Gestalt cố gắng
để tiếp cận mỗi thân chủ theo cách cởi mở nhất. Họ thực hiện điều này bằng việc kiểm tra những thành kiến
và cách nhìn của mình trong khi đối thoại với thân chủ. Điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc với
những thân chủ đến từ những nền văn hóa khác.
Fernbacher (2005) nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người thực tập trị liệu
Gestalt phát triển nhận thức bản thân. Bà cho rằng: “Để phát triển nhận thức về nhận dạng văn hóa của một
cá nhân, người đó phải chú trọng đến sự ảnh hưởng của nó không những chỉ trong quá trình đào tạo mà còn
là một phần trong suốt quá trình phát triển không ngừng của người thực hành Gestalt” (p.144). Fernbacher
tin rằng “để bảo đảm công việc xuyên suốt các nền văn hóa từ quan điểm Gestalt, việc chúng ta tìm hiểu
nền văn hóa của bản thân là rất quan trọng… chúng ta cần hiểu biết chính bản thân mình để tạo ra, khuyến
khích sự tiếp xúc ở nơi người khác và với người khác” (p.157).
Trị liệu Gestalt đặc biệt có tác dụng trong việc giúp thân chủ thống hợp những thái cực trong con
người của họ. Nhiều thân chủ đa văn hóa trải nghiệm những mâu thuẫn kéo dài trong việc điều hòa những
khía cạnh khác nhau của hai nền văn hóa có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Trong một nhóm điều trị
dài tuần của mình, một cố gắng đầy động lực đã được thực hiện bởi một phụ nữ có gốc Âu Châu. Cô gặp
khó khăn trong việc thống hợp phần văn hóa Mỹ vào những trải nghiệm thời còn nhỏ ở Đức. Tôi yêu cầu
cô ấy “mang gia đình đến với nhóm” bằng cách cho cô nói chuyện với một số thành viên được lựa chọn và
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
xem họ như là thành viên của gia đình cô. Cô được yêu cầu tưởng tượng là mình đang 8 tuổi và cô có thể
nói với ba mẹ, anh chị của mình những chuyện cô chưa bao giờ thổ lộ. Tôi yêu cầu cô nói bằng tiếng Đức,
là ngôn ngữ ban đầu của cô khi còn là một đứa trẻ. Sự tổng hợp những yếu tố như lòng tin vào nhóm, ước
muốn tái tạo lại khung cảnh lúc trước thông qua việc làm chúng sống lại trong thời điểm hiện tại, và cách
làm việc với những biểu tượng trong trí tưởng tượng của cô đã giúp cô đạt được những tiến bộ rất có ý
nghĩa. Cô đã có thể tạo ra cái kết mới cho một tình huống cũ chưa hoàn thành thông qua việc tham gia vào
thực nghiệm Gestalt này.
Có rất nhiều cơ hội để ứng dụng một cách sáng tạo những thực nghiệm Gestalt cho nhiều kiểu thân
chủ khác nhau. Trong những nền văn hóa mà cách nói gián tiếp được xem là chuẩn mực, những hành vi
không lời có thể được dùng để nhấn mạnh những nội dung không được phép nói ra của giao tiếp bằng lời.
Những thân chủ này có thể biểu lộ bản thân phi ngôn truyền cảm hơn là khi họ nói. Nhà trị liệu Gestalt có
thể yêu cầu thân chủ tập trung vào những cử chỉ của mình, vào biểu lộ nét mặt, và vào những gì họ trải
nghiệm với chính cơ thể của mình. Họ cố gắng hiểu một cách đầy đủ những nền tảng văn hóa của thân chủ.
Họ quan tâm đến những khía cạnh và cách thức mà nền tảng này trở nên trung tâm và tạo hình cho chính
thân chủ, đồng thời họ xem xét những ý nghĩa mà thân chủ đặt lên trên những hình ảnh đó.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Có một vài vấn đề tiềm tàng trong việc sử dụng quá nhanh một vài thực nghiệm Gestalt cho một
số thân chủ. Các phương thức Gestalt thường tạo ra một lượng lớn cảm giác căng thẳng cao độ. Việc tập
trung tác động vào cảm xúc có những hạn chế rõ ràng đối với thân chủ có nền văn hóa khuyến khích lưu
giữ cảm xúc. Như đã đề cập từ trước, một vài cá nhân tin rằng biểu lộ xúc cảm một cách cởi mở là dấu hiệu
của sự yếu đuối và sẽ thể hiện rằng mình dễ bị tổn thương. Những nhà tham vấn giả định rằng việc thanh
tẩy là cần thiết để tạo ra bất kỳ thay đổi nào có thể sẽ nhận thấy một vài thân chủ trở nên chống đối nhiều
hơn, và những thân chủ này có thể sẽ vội vàng chấm dứt tiến trình tham vấn. Những thân chủ khác có nền
văn hóa cấm đoán biểu lộ trực tiếp cảm xúc với cha mẹ (ví dụ như “Không bao giờ được thể hiện cho ba
mẹ thấy rằng mình tức giận với họ” hoặc “Luôn phải hướng đến bình yên và hài hòa, phải tránh xung đột”một điều nhịn, chín điều lành). Tôi biết một thân chủ từ Ấn Độ được nhà tham vấn yêu cầu “mang cha ông
vào phòng”. Thân chủ cảm thấy vô cùng miễn cưỡng ngay cả khi chỉ nói với người cha biểu tượng về sự
thất vọng về mối quan hệ của họ. Trong văn hóa của anh ta, cách giải quyết duy nhất đươc chấp nhận là sử
dụng người chú làm trung gian, và việc thể hiện bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào về phía người cha đều bị xem
là hoàn toàn không thích hợp. Thân chủ lúc sau đã nói rằng anh ta cảm thấy rất tội lỗi nếu phải nói một
cách tượng trưng với cha mình về những điều anh nghĩ và càm nhận.
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu Gestalt nếu có sự thống hợp thật sự trong cách tiếp cận của mình sẽ đủ nhạy cảm để
làm việc một cách linh động. Họ sẽ cân nhắc mô thức làm việc trên văn hóa của thân chủ và có thể chỉnh
sửa phương pháp sao cho chúng có thể được chấp nhận một cách tốt nhất. Họ cố gắng giúp thân chủ trải
nghiệm bản thân toàn diện hết mức có thể trong thời điểm hiện tại, họ không thường xuyên xen vào hễ khi
thân chủ lạc lối trong hiện tại mà cũng không bị ràng buộc cứng nhắc bởi sự độc đoán. Việc nhạy cảm trong
duy trì sự tiếp xúc với dòng trải nghiệm của thân chủ sẽ giúp nhà trị liệu tập trung vào con người thay vì
vào việc sử dụng những kỹ thuật một cách máy móc hòng tạo ra một vài tác động nào đó.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU GESTALT VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN
Các nhà trị liệu theo hướng Gestalt tập trung vào công việc chưa hoàn thành của Stan với cha
mẹ, anh chị em, và người vợ cũ. Có vẻ như công việc chưa hoàn thành này chứa đựng nhiều cảm giác
bực tức, và Stan chuyển những oán hận này sang chính bản thân mình. Chúng ta chú ý vào hoàn cảnh
sống hiện tại của anh, nhưng Stan cũng cần tái trải nghiệm những cảm nhận trong quá khứ, những điều
có thể gây trở ngại cho việc cố gắng phát triển sự thân mật với những người khác trong hiện tại của anh.
Dù trọng điểm vẫn là những hành vi hiện tại của Stan, nhà trị liệu vẫn hướng anh nhận thức về
việc mình mang những hành lý cũ vòng quanh như thế nào và những điều đó ảnh hưởng tới cuộc sống
hiện tại của anh ra sao. Nhiệm vụ của nhà nữ tham vấn là hỗ trợ Stan là tái tạo lại bối cảnh, mà trong
đó, anh có những quyết định ban đầu nay đã không còn giúp ít cho anh nữa. Chủ yếu, Stan cần học biết
rằng quyết định của bản thân khi anh còn bé về cách anh trở thành người như thế nào có thể nay đã trở
nên không thích hợp nữa. Một quyết định quan trọng của anh chính là : “Tôi thật ngu xuẩn, và mọi
chuey65n sẽ tốt hơn nếu tôi không tồn tại”.
Stan bị ảnh hưởng bởi những thông điệp văn hóa mà anh tiếp thu. Nhà tham vấn quan tâm đến
việc tìm hiểu bối cảnh văn hóa của anh, bao gồm các giá trị của Stan và các giá trị đặc thù của nền văn
hóa ấy. Với trọng tâm này, nhà tham vấn có thể giúp Stan nhận diện một vài “lờii răn” của nền văn hóa
như: “Không nói cho người lạ biết về gia đình của anh, không vạch áo cho người xem lưng” “Không
được đối đầu với cha mẹ vì họ xứng đáng được tôn trọng” “Đừng quá suy nghĩ về bản thân mình”
“Đừng bộc lộ sự mong manh của bạn; hãy giấu những cảm xúc và yếu điểm của mình”. Nhà tham vấn
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
thách thức Stan xem xét lại những huấn giáo đã không còn tác dụng này. Dù anh vẫn có thể quyết định
giữ lại những khía cạnh văn hóa mà anh đánh trân trọng, nhưng anh cũng đã có thể bắt đầu điều chỉnh
một vài kỳ vọng từ văn hóa. Tất nhiên, mọi chuyện sẽ được giải quyết khi những vấn đề này nổi lên
trên foreground trong quá trình làm việc.
Khi bắt đầu buổi làm việc, nhà trị liệu sẽ động viên anh chú trọng vào những gì anh sẽ nhận
thức. Cô yêu cầu, “Anh trỉ nghiệm những gì khi chúng ta bắt đầu ngày hôm nay?” Khi cô khuyến khích
Stan chú tâm vào trải nghiệm hiện tại và bắt đầu quan sát một cách có chọn lọc, một lượng Ảnh sẽ xuất
hiện. Mục tiêu là tập trung vào Ảnh của sự hấp dẫn, được xem là nơi tập trung năng lượng và sự quan
tâm nhiều nhất của Stan. Khi Ảnh đã được nhận diện, nhiệm vụ bây giờ là đào sâu nhận thức về những
suy nghĩ, cảm giác, cảm nhận cơ thể, hay nội thị của Stan thông qua thực nghiệm. Nhà trị liệu thiết kế
những thực nghiệm hòng tạo nên sự nhận thức hay tạo ra sự khả năng tiếp xúc giữa cô và thân chủ. Nhả
trị liệu chú trọng vào việc đối thoại trong trị liệu Gestalt, và cô nhắm đến việc hiện diện cách đầy đủ
nhất và quan tâm đến việc hiểu được thế giới của Stan. Cô quyết định tự bộc lộ bao nhiêu là đủ để đem
lại lợi ích cho Stan và giúp củng cố mối quan hệ trị liệu.
Theo phong cách đặc trưng của trị liệu Gestalt, Stan đối mặt với những xung đột trong hiện tại
trong bối cảnh của mối quan hệ với nhà trị liệu, không chỉ đơn giản là nói về quá khứ hay phân tích nội
thị nhưng còn bằng cách trở thành một trong những người đã bảo anh phải suy nghĩ, cảm nhận và hành
xử như thế nào khi anh còn là đứa bé. Anh có thể trở thành đứa bé lúc trước và trả lời họ trên phương
diện khiến anh cảm thấy bối rối và đau đớn nhất. Anh trải nghiệm những cách mới mà cảm xúc đi kèm
với niềm tin của anh về bản thân mình, và anh có những đánh giá sâu sắc hơn về cách thức những cảm
giác và ý nghĩ ảnh hưởng đến những việc anh đang làm trong hiện tại.
Stan đã học cách cách giấu những xúc cảm của mình thay vì bộc lộ chúng. Hiểu được điều này
nơi anh, nhà tham vấn sẽ khám phá những do dự và lo lắng của anh trong việc “hòa mình vào cảm xúc”.
Cô nhận ra rằng anh lưỡng lự trong việc biểu lộ cảm xúc và giúp anh đánh giá xem rằng mình có muốn
trải nghiệm chúng đẩy đủ hơn, thể hiện chúng một cách tự do hơn hay không.
Khi Stan quyết định rằng anh muốn trải nghiệm những cảm xúc của mình thay vì từ chối chúng,
nhà trị liệu sẽ hỏi: “Anh hiện giờ đang nhận thức những gì theo như lời anh nói?”. Stan nói rằng anh
không thể đẩy người vợ cũ của mình ra khỏi đầu. Anh nói với nhà trị liệu về nỗi đau anh cảm nhận được
từ mối quan hệ và về việc anh sợ điều đó sẽ lặp lại và làm tổn thương anh. Nhà trị liệu tiếp tục yêu cầu
anh tập trung vào nội tâm và cảm nhận điều gì hiện ra trong anh vào thời khắc đó. Stan trả lời: “Tôi
cảm thấy bị tổn thương và giận dữ do tất cả những đau khổ mà tôi đã cho phép cô ta lảm đối với mình”.
33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu yêu cầu anh tưởng tượng mình đang ở trong hoàn cảnh như lúc trước đề cập với người vợ
cũ của mình, và khiến cho tình huống gây đau đớn đó xuất hiện ở đây-bây giờ. Anh khơi dậy và tái trải
nghiệm một cách biểu tượng tình huống đó bằng cách nói chuyện “trực tiếp” với người vợ. Anh nói với
cô ta về những bực tức, oán giận, nỗi đau và cuối cùng, tiến tới việc hoàn tất những công việc chưa
hoàn thành với cô ta. Bằng cách tham gia vào thực nghiệm này, Stan đạt đến sự nhận thức lớn hơn về
những điều anh đang làm và về cách thức anh khiến mình bị khóa chặt vào quá khứ.
Tiếp theo: bạn hãy tiếp tục làm nhà trị liệu Gestalt của Stan
Sử dụng những câu hỏi sau để giúp bạn nghĩ về cách làm việc với Stan theo tiếp cận Gestalt:

Bạn có thể bắt đầu buổi làm việc với Stan như thế nào? Bạn có đề nghị định hướng mà Stan
nên theo không? Bạn có đợi để anh ta bắt đầu làm việc không? Bạn có chú trọng đến việc định
hình bất kỳ chủ đề hay vấn đề nào cho anh ta không?

Bạn có thể nhận diện những công việc chưa hoàn thành nào trong ca của Stan? Có bất kỳ trải
nghiêm nào về bế tắc của anh ta nhắc bạn nhớ đến chính mình không? Bạn sẽ làm việc với Stan
như thế nào nếu anh ta khơi d6ạy chính những công việc chưa hoàn thành nơi bạn?

Nhà trị liệu của Stan tạo ra thực nghiệm để hỗ trợ Stan đối mặt với nỗi đau,. Sự oán hận, và tổn
thương trong tình huống với người vợ cũ. CÒn bạn, bạn sẽ làm gì với nhựng chất liệu mà Stan
đưa ra? Bạn sẽ thiết kế kiểu thực nghiệm nào? Bạn quyết định tạo nên kiểu thực nghiệm đó như
thế nào?
 Bạn sẽ làm gì với những thông điệp văn hóa của Stan? Bạn có thể vừa tôn trọng những giá trị
văn hóa mà vẫn khuyến khích Stan đánh giá theo cách nào đó những ảnh hưởng của văn hóa
lên cuộc sống của anh ta hay không?
TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ
Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận thực nghiệm nhấn mạnh vào nhận thức hiện tại và chất lượng của
sự tiếp xúc giữ cá nhân và môi trường. Trị liệu tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ thân chủ nhận thức về
cách hành vi, từng là một phần của việc điều chỉnh sáng tạo mội trường trong quá khứ, có thể ngăn cản việc
hoạt động và một cuộc sống hiệu quả ở hiện tại như thế nào. Mục đích đầu tiên và trên hết của cách tiếp
cận là việc có được nhận thức.
34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Một đích nhắm trị liệu khác là hỗ trợ thân chủ tìm hiểu việc họ tiếp xúc với những yếu tố trong môi
trường của họ ra sao. Thay đổi diễn ra thông qua nhận thức được nâng cao về “what is”. Vì nhà trị liệu
Gestalt không ó lịch trình nào khác ngoài việc hỗ trỡ thân chủ làm tăng nhận thức, nên không cần phải dán
nhãn “chống đối” lên hành vi của thân chủ. Thay vào đó, nhà trị liệu chỉ đơn giản theo tiến trình mới khi
nó xuất hiện. Nhà trị liệu tin rằng việc tự điều chỉnh là một quá trình diễn ra tự nhiên và không cần có sự
điều khiển. (Breshgold, 1989). Với một nhận thức được mở rộng, thân chủ có thể điều hòa những thái cực
và sự phân ly trong bản thân, đồng thời tiến tới sự tái thống hợp tất cả khía cạnh của chính họ.
Nhà trị liệu làm việc với thân chủ để nhận diện những Ảnh, hoặc những phần nổi bật nhất trong
trường cá nhân – môi trường, nổi lên từ Nền. Nhà trị liệu Getalt tin rằng mỗi thân chủ có khả năng tự điều
chỉnh nếu những Ảnh đó được đối diện và giải quyết để những Ảnh khác có thể thay thế. Vai trò của nhà
trị liệu Gestalt là giúp thân chủ nhận diện những vấn đề, nhu cầu và mối quan tâm gây sức ép lớn nhất; thiết
kế những thực nghiệm nhằm làm rõ những Ảnh này hoặc khám phá sự chống đối tiếp xúc và nhận thức.
Nhà trị liệu Gestalt được khuyến khích nên tự bộc lộ một cách thích hợp, cả về những phản ứng ở đây –
bây giờ trong quá trình trị liệu và cả những trải nghiệm cá nhân của bản thân (Yontef & Jacobs, 2008).
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU GESTALT
Một đóng góp của trị liệu Gestalt là cách thức giải quyết quá khứ một cách sống động thông qua
việc khơi nên trong hiện tại những khía cạnh thích hợp. Nhà trị liệu thách thức thân chủ một cách đầy sáng
tạo trở nên nhận thức và làm việc với những vấn đề cản trở hoạt động hiện tại. Xa hơn nữa, việc chú ý đến
những chỉ dẫn hiển hiện trong ngôn ngữ ngôn từ và phi ngôn của thân chủ là cách hữu hiệu để tiếp cận một
buổi tham vấn. Thông qua việc sử dụng khéo léo và nhạy cảm những cách can thiệp Gestalt, người thực
hành có thể hỗ trợ thân chủ nâng cao nhận thức hiện tại- trọng tâm về những gì họ suy nghĩ, cảm nhận cũng
như hành động. Cain (2002) xác định những đóng góp ý nghĩa nhất của tiếp cận Gestalt là:

Vị trí quan trọng then chốt của việc tiếp xúc với bản thân, với người khác và với môi trường.

Vai trò trung tâm của mối quan hệ và đối thoại chân thật trong trị liệu.

Nhấn mạnh vào lý thuyết field, hiện tượng học và nhận thức

Trị liệu đặt trọng tâm vào hiện tại, vào trải nghiện ở đây – bây giờ của thân chủ.

Sử dụng sáng tạo và tự nguyện những thực nghiệm một cách chủ động như là cách để học hỏi thông
qua trải nghiệm,
Các phương pháp Gestalt khiến những xung đột và những mâu thuẫn của con người sống lại. Trị
liệu Gestalt là một cách tiếp cận sáng tạo sử dụng thực nghiệm để khiến thân chủ chuyển từ lời nói sang
hành động và trải nghiệm. Trị liệu tập trung vào việc phát triển và củng cố hơn là vào việc trở thành hệ
35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thống kỹ thuật nhằm điều trị những rối loạn, điều này phản ánh lại tôn chỉ ban đầu của Gestalt, “Bạn không
cần phải trở nên bệnh hoạn mới có thể trở nên tốt hơn”. Thân chủ được cung cấp phạm vi rộng lớn những
phương tiện, dưới dạng những thực nghiệm, để khám phá những khía cạnh mới mẻ của bản thân và tự ra
quyết định về việc thay đổi lối sống của mình.
Cách làm việc với giấc mơ của hướng tiếp cận Gestalt là một phương thức độc đáo làm tăng nhận
thức về những chủ đề then chốt trong cuộc sống thân chủ. Bằng cách nhìn mỗi khía cạnh của giấc mơ như
là hình ảnh phóng chiếu của bản thân mình, thân chủ có khả năng làm sống lại các giấc mộng đó, diễn dịch
chúng theo ý nghĩa của bản thân, và chịu trách nhiệm về chúng.
Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận toàn diện, đánh giá tất cả những khía cạnh của trải nghiệm cá nhân
một cách ngang bằng nhau. Nhà trị liệu dùng tiến trình hình thành Ảnh để định hướng cho họ. Họ không
tiếp cận thân chủ với những định kiến và lịchj trình lên sẵn từ trước. Thay vào đò, họ nhấn mạnh vào những
điều diễn ra nơi ranh giới giữa cá nhân và môi trường.
Trị liệu Gestalt làm việc với khái niệm độc nhất về sự thay đổi. Mục tiêu chính là làm tăng nhận
thức của thân chủ về “what is”. Thay vì thử khiến cho điều gì đó xảy ra, vai trò của nhà trị liệu là hỗ trợ
thân chủ nâng cao nhận thức, cho phép họ tái đồng nhất những phần bản ngã mà bản thân họ đã tách rời
khỏi chúng.
Sức mạnh then chốt của trị liệu Gestalt là cố gắng thống hợp các học thuyết, thực hành và nghiên
cứu. Dù trị liệu Gestalt được những nghiên cứu theo kinh nghiệm chủ nghĩa soi đường đã nhiều năm, nhưng
gần đây nó đã trở nên thịnh hành nhiều hơn. Hai cuốn sách cho thấy những tiềm năng của các nghiên cứu
có sức ảnh hưởng trong tương lai: Trở thành nhà nghiên cứu thực hành: Cách tiếp cận Gestalt về những câu
hỏi tòan diện (Barber, 2006) và Chữ “Tôi” trong Khoa học: Luyện tập sử dụng tính chủ quan trong nghiên
cứu (Brown, 1996). Strumpfel và Goldman (2002) ghi nhận rằng cả tiến trình và kết quả của một số nghiên
cứu đều ủng hộ lý thuyết và thực hành trị liệu Gestalt, và họ tóm tắt một số những phát hiện quan trọng dựa
trên kết quả nghiên cứu như sau:

Kết quả nghiên cứu miêu tả trị liệu Gestalt là ngang bằng hay tốt hơn những phương thức khác đối
với nhiều rối loạn.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trị liệu Gestalt có tác động hữu hiệu lên những rối nhiễu nhân
cách, các vấn đề rối loạn dạng cơ thể, và nghiện thuốc.

Hiệu lực của trị liệu Gestalt thường ổn định theo các nghiên cứu theo dõi 1 đến 3 năm sau khi điều
trị kết thúc.

Trị liệu Gestalt được mô tả là hiệu quả trong điều trị nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau.
36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TRỊ LIỆU GESTALT
Đa số những phê bình của tôi về trị liệu Gestalt đều hướng về phiên bản cũ, hoặc là vào phong cách
của Fritz Perls, chúng thường nhấn mạnh đến sự đối đầu và giảm chú ý đến các yếu tố nhận thức trong nhân
cách. Phong cách này của trị liệu Gestalt đặt sự chú ý vào sử dụng kỹ thuật để đối chúng vớ thân chủ và
làm họ trải nghiệm những cảm giác của mình. Trị liệu Gestalt hiện đại đã đi một đoạn đường dài và đem
chú ý nhiều hơn đến việc chỉ dẫn và bộc lộ mang tính lý thuyết, cùng với những yếu tố nhận thúc nói chung
(Yontef, 1993, 1995).
Trong trị liệu Gestalt, thân chủ làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình, khám phá những niềm tin và
đặt những ý nghĩa vào các trải nghiệm được họ khơi dậy trong trị liệu. Như thế nào đi nữa, cách tiếp cận
Gestalt không đặt vai trò của nhà trị liệu như là người thầy lên hàng đầu. Nó nhấn mạnh đến việc thúc đẩy
các tiến trình tự khám phá và học tập của bản thân thân chủ. Tiến trình tự học và học bằng trải nghiệm này
được dựa trên nền tảng cơ chế tự điều chỉnh cơ cấu, ngụ ý rằng thân chủ sẽ đạt đến sự thật của riêng họ
thông qua nhận thức và cải thiện tiếp xúc với môi trường. Đối với tôi, dù sao đi nữa, thân chủ có thể vừa tự
khám phá và cùng lúc hưởng lợi từ những chỉ dạy thích hợp từ nhà trị liệu.
Trị liệu Gestalt hiện thời xem trọng giá trị của tiếp xúc và đối thoại giữa thân chủ và nhà trị liệu.
Để trị liệu Gestalt có tác dụng, nhà trị liệu phải có một mức độ phát triển cá nhân khá cao. Nhận thức được
về những nhu cầu của cá nhân và nhìn nhận được rằng mình không can thiệp vào tiến trình của thân chủ,
hiện diện trong hiện tại, có tư tưởng không phòng vệ và biết tự bộc lộ bản thân, tất cả đều mang đến rất
nhiều đòi hỏi cho nhà trị liệu. Sẽ rất nguy hiểm nếu những nhà trị liệu không được đào tạo đầy đủ chỉ quan
tâm chủ yếu đến việc gây ấn tượng với thân chủ. Yontef và Jacobs (2008) cho rằng việc thực hành thành
thục trị liệu Gestalt yêu cầu một nền tảng và đào tạo lâm sàng vững mạnh, không chỉ trong lý thuyết và
thực hành học thuyết Gestalt mà còn trong lý thuyết về nhân cách, tâm bệnh, và kiến thức về tâm động.
Nhà thực hành thành thục cần tham gia trị liệu cá nhân bản thân, cần có đào tạo lâm sàng cấp cao và có trải
nghiệm được giám sát.
MỘT VÀI LƯU Ý Nhà trị liệu Gestalt rất chủ động, và nếu họ không có những phẩm chất được
Zinker đề cập (1978)- nhạy cảm, đúng lúc, sáng tạo, thấu cảm, và tôn trọng thân chủ- những thực nghiệm
của họ sẽ rất dễ dàng quay lại chỗ cũ. Một vài nhà trị liệu không có nền tảng vững chắc trong lý thuyết và
thực hànhtrị liệu Gestalt nhưng lại sử dụng kỹ thuật của Fritz Perls, kết quả là họ trở nên lạm dụng quyền
lực. Một nhà trị liệu không có khả năng sẽ sử dụng những kỹ thuật mạnh để khuấy động cảm xúc và mở
toạc những vấn đề mà thân chủ đã tránh nhận thức một cách đầy đủ, điều này sẽ khiến cho họ bỏ rơi thân
chủ một khi họ tìm được cách thực hiện thanh tẩy một cách đầy kịch tính. Thất bại trong việc đồng hành
cùng thân chủ và giúp họ khơi thông những gì họ đã trải nghiệm cùng với việc kết thúc cho một số trải
nghiệm có thể gây thiệt hại và bị xem như là việc làm trái với nguyên tắc.
37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Thực hành đúng quy tắc phụ thuộc vào sự đào tạo và giám sàt đầy đủ của nhà trị liệu, và giới hạn
rõ ràng nhất của Gestalt hay bất kỳ tri liệu nào khác đó là kỹ năng, đào tạo kinh nghiệm và việc phán xét
của nhà trị liệu. Đào tạo đúng cách trong trị liệu Gestalt gồm có đọc và học về học thuyết, thực hành có
giám sát trong nhiều giờ, quan sát nhà trị liệu Gestalt làm việc và trải nghiệm trị liệu cá nhân của bản thân.
Nhà trị liệu được đào tạo về lý thuyết và phương pháp trị liệu Gestalt có thể làm việc một cách rất hiệu quả.
Những nhà trị liệu đó có thể học được cách pha trộn cách tiếp cận hiện tượng học và đối thoại, điều gắn
liền với sự tôn trọng giành cho thân chủ, cùng với những thực nghiệm đúng thời điểm.
Robert Lee (2004) đã viết rất nhiều về nguyên tắc Gestalt và điều hành các hội thảo về chủ đề trên
khắp thế giới. Cuốn sách đã được biên tập của ông, Giá trị của sự kết nối: Cách tiếp cận quan hệ với những
nguyên tắc, chứa đựng nhiều thông tin rất đáng để xem xét.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Trong CD-ROM for Integrative Counseling (tạm dịch: CD-ROM cho tham vấn tích hợp), phiên
thứ 7 ("Emotive Focus in Counseling") (tạm dịch: Tham vấn tập trung vào cảm xúc), tôi đã minh hoạ cách
tạo nên trải nghiệm nhằm giúp Ruth nâng cao nhận thức của mình. Trong cách làm việc theo trường phái
Gestalt với Ruth, tôi theo dõi những chỉ báo của Ruth về trải nghiệm của cô tại đây và bây giờ. Bằng cách
tham gia vào những gì cô bày tỏ trên cả phương diện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tôi có thể đề xuất các trải
nghiệm trong phiên trị liệu. Trong phiên cụ thể này, tôi sử dụng trải nghiệm Gestalt, yêu cầu Ruth nói
chuyện với tôi như thể tôi là John, chồng cô ấy. Trong trải nghiệm này, Ruth trở nên đặc biệt xúc động.
Bạn sẽ thấy các cách thức khám phá ra khía cạnh cảm xúc cũng như tích hợp chúng với khuôn khổ nhận
thức.
Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về kiến thức cũng như kỹ năng thuộc trường phái Gestalt, bạn
có thể xem xét đến việc theo học chương trình huấn luyện trị liệu Gestalt, bao gồm tham dự vào các hội
thảo, tìm kiếm cách trị liệu cá nhân từ các nhà trị liệu Gestalt, và ghi danh vào vào các chương trình huấn
luyện gồm có đọc lý thuyết, thực hành và giám sát. Năm 2007, đã có khoảng 120 học viện về trị liệu Gestalt
hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ và 180 tại các quốc gia khác trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có rất nhiều
hiệp hội chuyên gia, và nhiều nguồn thông tin khác đang có mặt gần như trên mọi lãnh thổ và ngôn ngữ
(Woldt, personal communication, January 15, 2007). Danh sách đầy đủ về những cơ sở này cùng với
website được trình bày trong Appendixes of Woldt and Toman’s textbook (tạm dịch: Phụ lục sổ tay của
Woldt và Toman) (2005). Một số chương trình huấn luyện và hiệp hội nổi tiếng cũng được liệt kê dưới đây.
Gestalt Institute of Cleveland. Inc.
Điện thoại: (216) 421-0468
1588 Hazel Drive
Fax: (216) 421-1729
Cleveland, OH 44106-1791
E-mail: registrar@gestaltcleveland.org
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Điện thoại: (508) 349-7900
Website: www.gestaltcleveland.org
E-mail: of fice@gisc.org
Website: www.GISC.org
Pacific Gestalt Institute
1626 Westwood Blvd., Suite 104
Los Angeles, CA 90024
Gestalt Associates Training, Los Angeles
Điện thoại: (310) 446-9720
1460 Seventh Street, Suite 300
Fax: (310) 475-4704
Santa Monica, CA 90401
E-mail: info@gestalttherapy.org
Telephone/Fax: (310) 395-6844
Website: www.gestalttherapy.org
E-mail: ritaresnick@gatla.org
Những hiệp hội chuyên gia chính yếu về trường
phái Gestalt thường tổ chức các hội thảo quốc tế:
Gestalt Center for Psychotherapy and
Training
Association for the Advancement of Gestalt
220 Fifth Avenue, Suite 802
Therapy (AAGT)
New York, NY 10001
Website: www.AAGT.org
Điện thoại: (212) 387-9429
E-mail: info@gestaltnyc.org
European Association for Gestalt Therapy
Website: www.gestaltnyc.org
(EAGT)
Website: www.EAGT.org
Gestalt Australia and New Zealand (GANZ)
Gestalt International Study Center
Website: www.GANZ.org
1035 Cemetery Road
South Wellfleet, Cape Cod, MA 02667
Tạp chí Gestalt và phiên bản tiếp theo, Tạp chí Gestalt Quốc tế, không còn được xuất bản. Dưới đây là hai
tạp chí về trường phái Gestalt chuyên nghiệp được viết bằng Anh ngữ:
Gestalt Review
Website: www.gestaltreview.com
British Gestalt Journal
Website: www.britishgestaltjournal.com
39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Gestalt Directory (Định hướng Gestalt) bao gồm nhiều thông tin và thực hành theo trường phái
Gestalt và các chương trình huấn luyện trên khác thế giới và được phát miễn phí theo yêu cầu của Center
for Gestalt Development, Inc. (Trung tâm phát triển trường phái Gestalt). Trung tâm cũng có nhiều cuốn
sách, băng ghi âm và ghi hình để các nhà thực hành theo trường phát Gestalt tham khảo.
The Center for Gestalt Development, Inc.
Website: www.gestalt.org
KHUYẾN ĐỌC
Gestalt Therapy Verbatim (tạm dịch: Nguyên bản Trị liệu Gestalt) (Perls, 1969a) cung cấp một hệ
thống trực tiếp cách thức Perls đã thực hành. Nó bao gồm nhiều bản ghi nguyên gốc trình bày trong các hội
thao.
Gestalt Therapy: History, Theory, and Practice (Woldt & Toman, 2005) (tạm dịch: Trị liệu Gestalt:
Lịch sử, Học thuyết và Thực hành) giới thiệu về nền móng lịch sử và nội dung chính của trị liệu Gestalt,
cũng như đặc tính áp dụng của các nội dung này trong tiến trình trị liệu. Đây la ấn bản quan trọng gần đây
trong trường phái trị liệu Gestalt, bao gồm cả các hoạt động giáo dục và trải nghiệm, xem xét lại các câu
hỏi và hình ảnh của tất cả các nhân vật có đóng góp.
Gestalt Therapy Integrated: Contours of Theory and Practice (Polster & Polster, 1973) (tạm dịch:
Tích hợp Trị liệu Gestalt: xu hướng hiện tại trong Lý thuyết và Thực hành) là nguồn thông tin cơ bản và
tuyệt vời cho những cá nhân muốn nghiên cứu sâu hơn về triết thuyết trị liệu theo mô thức này.
Creative Process in Gestalt Therapy (Zinker, 1978) (tạm dịch: Kiến tạo Tiến trình trong Trị liệu
Gestalt) là một tác phầm xuất sắc cho thấy chức năng của nhà trị liệu, như một nghệ sĩ sáng tạo nên trải
nghiệm nhằm động viên thân chủ mở rộng giới hạn của họ.
Awareness, Dialogue and Process: Essays on Gestalt Therapy (Yontef, 1993) (tạm dịch: Nhận
thức, Đối thoại và Tiến trình: Các vấn đề trong Trị liệu Gestalt) là tập tuyển chọn đặc sắc các thông điệp
phát triển lý thuyết và thực hành trị liệu Gestalt bao gồm trao đổi.
The Healing Relationship in Gestalt Therapy: A Dialogic Self Psychology Approach (Hycner &
Jacobs, 1995) (tạm dịch: Mối tương quan Hàn gắn trong Trị liệu Gestalt: Tiếp cận Tâm lý Tự Thoại) là
nguồn thông tin hữu ích để thấu hiểu trị liệu Gestalt đương đại trong mối tương quan hội thoại ý nghĩa giữa
thân chủ và nhà trị liệu.
40
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
CHƯƠNG 9 - TRỊ LIỆU HÀNH VI
DẪN NHẬP.................................................................................................................................................
3
NỀN TẢNG LỊCH SỬ.............................................................................................................................. 5
BỐN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN.............................................................................................................. 6
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH...................................................................................................................
8
QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI......................................................................................... 8
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIẢ ĐỊNH NỀN TẢNG ............................................................................ 8
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU..........................................................................................................................
10
MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU ........................................................................................................................... 10
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ............................................................................ 10
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ....................................................................... 12
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ........................................................... 13
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU .....................................................
13
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI: NHỮNG KỸ THUẬT ĐIỀU KIỆN HÓA THAO TÁC......... 14
HUẤN LUYỆN THƯ GIÃN VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LIÊN QUAN ........................................ 16
GIẢI MẪN CẢM HỆ THỐNG .............................................................................................................. 17
TIẾP XÚC CUỘC SỐNG VÀ TRÀN NGẬP ........................................................................................ 19
GIẢI MẪN CẢM CHUYỂN ĐỘNG MẮT VÀ TÁI-XỬ LÝ................................................................ 21
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG XÃ HỘI .................................................................................................... 22
CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐIỀU CHỈNH BẢN THÂN VÀ HÀNH VI TỰ ĐỊNH HƯỚNG .................... 23
TRỊ LIỆU ĐA PHƯƠNG THỨC: LIỆU PHÁP HÀNH VI LÂM SÀNG............................................. 25
TRỊ LIỆU HÀNH VI NHẬN THỨC TRÊN CƠ SỞ GIÁC NIỆM (MINDFULNESS) VÀ CHẤP
NHẬN ..................................................................................................................................................... 28
THỐNG HỢP KĨ THUẬT HÀNH VI VỚI TIẾP CẬN PHÂN TÂM ĐƯƠNG ĐẠI............................ 31
ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM......................................................................................... 32
TRỊ LIỆU HÀNH VI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA................................................................
33
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ................................................................................................... 33
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN......................................................................................... 34
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HÀNH VI VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN.................................................
35
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ................................................................................................................
37
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU HÀNH VI................................................................................ 38
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH TRỊ LIỆU HÀNH VI............................................................................... 40
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO.........................................................................................................................
41
KHUYẾN ĐỌC .........................................................................................................................................
43
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
DẪN NHẬP
Những nhà thực hành hành vi tập trung vào hành vi quan sát được, sự xác định hiện tại của hành vi, học
tập trải nghiệm thúc đẩy sự thay đổi, thiết kế các chiến lược trị liệu cho cá nhân thân chủ cũng như vào
việc đánh giá và định lượng nghiêm khắc (Kazdin, 2001; Wilson, 2008). Trị liệu hành vi được dùng để
điều trị rất nhiều rối loạn tâm lý cho nhiều dạng thân chủ khác nhau (Wilson, 2008). Các rối loạn lo âu,
trầm cảm, các vấn đề về lạm dụng, rối loạn ăn, bạo lực gia đình, vấn đề tình dục, quản lý nỗi đau và
chứng tăng huyết áp đều được điều trị thành công bằng tiếp cận này. Những quy trình hành vi được dùng
trong các lĩnh vực chậm phát triển tâm thần, tâm bệnh lý, giáo dục và giáo dục đặc biệt, tâm lý học giao
tiếp, tâm lý học lâm sàng, sự phục hồi, kinh doanh, tự quản lý, tâm lý học thể thao, hành vi liên quan tới
sức khỏe và khoa học về tuổi già (Miltenberger, 2008).
B
. F. Skinner (1904 – 1990) kể lại
kết nguồn gốc và ảnh hưởng giữa những điều
rằng ông đã lớn lên trong một môi
kiện môi trường khách quan, có thể quan sát với
trường gia đình ấm áp, vững chắc.
hành vi. Skinner cho rằng có quá nhiều sự chú ý
Skinner lớn lên với một niềm đam
được đặt vào những trạng thái bên trong của tinh
mê xây dựng, niềm đam mê đã theo ông suốt cả
thần và động cơ, những thứ này không thể được
cuộc đời. Ông nhận bằng tiến sĩ tâm lý học tại
quan sát và thay đổi trực tiếp, và có quá ít sự tập
Đại học Harvard vào năm 1931 và cuối cùng
trung hướng vào các điều kiện môi trường,
quay trở lại Harvard sau khi dạy học ở một số
những điều kiện có thể quan sát trực tiếp và thay
đại học khác. Ông có hai con gái, một trong số
đổi được. Ông cực kì thích thú với khái niệm
họ là nhà tâm lý giáo dục và người kia là họa sĩ.
củng cố, điều mà ông đã ứng dụng vào đời sống
của mình. Ví dụ, sau khi làm việc nhiều giờ
Skinner là một người phát ngôn xuất chúng cho
đồng hồ, ông thường chui vào trong cái kén của
chủ nghĩa hành vi và có thể được xem như là cha
mình (giống cái lều), đeo tai nghe, và nghe nhạc
đẻ của tiếp cận hành vi trong tâm lý học. Skinner
cổ điển (Frank Dattilio, Giao tiếp cá nhân, 9-12-
bảo vệ cho chủ nghĩa hành vi gốc, đặt nhấn
2006).
mạnh hàng đầu vào những tác động của môi
trường lên hành vi. Skinner cũng là một người
Hầu hết những công trình của Skinner là trong
tin vào định mệnh; ông không tin rằng con
phòng thí nghiệm, nhưng những công trình khác
người có quyền tự do lựa chọn. Ông biết rằng
áp dụng những ý tưởng của ông trong giảng dạy,
cảm giác và suy nghĩ tồn tại, nhưng ông chối bỏ
quản lý các vấn đề con người, và kế hoạch xã
việc chúng bắt nguồn cho hành động của chúng
hội. Science and Human Behavior (Sinner,
ta. Thay vào đó, ông nhấn mạnh vào những liên
1953) là minh chứng rõ nhất cho việc làm thế
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nào những suy nghĩ về khái niệm hành vi của
về những thay đổi quyết liệt cho sự tồn tại của
Skinner có thể được ứng dụng vào từng lĩnh vực
xã hội. Skinner tin rằng khoa học và kĩ thuật
hành vi con người. Trong Walden II (1948)
nắm giữ lời hứa cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Skinner mô tả về một sự giao tiếp không tưởng
Tiểu sử này dựa trên những thảo luận của Nye
mà trong đó ý tưởng của ông, bắt nguồn từ
(2000) về chủ nghĩa hành vi gốc của B. F.
phòng thí nghiệm, được ứng dụng vào trong các
Skinner.
vấn đề xã hội. Cuốn sách năm 1971 của ông,
Boyond Freedom and Dignity, chỉ ra sự cần thiết
A
lbert Bandura (b. 1925) sinh ra ở
là lý thuyết nhận thức xã hội, nó làm sáng tỏ
gần Alberta, Canada; ông là em út
cách thức mà chúng ta hoạt động như tự tổ chức,
trong gia đình có sáu người con
làm chủ hoàn cảnh, tự phản ánh, và tự điều
thuộc dòng dõi Đông Âu. Bandura
chỉnh lối sống (xem Bandura, 1986). Điều này
dành những năm học cơ sở và phổ thông tại một
lưu ý rằng chúng ta không phải là những tổ chức
trường làng, một nơi thiếu giáo viên và nguồn
phản ứng đơn giản được định hình bởi các tác
lực. Nguồn lực giáo dục nghèo nàn này tỏ ra là
động từ môi trường hay bị điều khiển bởi những
một vốn quý hơn là nguy cơ trong việc học tập
xung lực bên trong, cho thấy một sự thay đổi
kĩ năng tự định hướng vào những năm tháng ấu
đáng kể trong sự phát triển của trị liệu hành vi.
thơ của Bandura, điều mà sau này trở thành một
Bandura mở rộng phạm vi của trị liệu hành vi
trong những đề tài nghiên cứu của ông. Ông lấy
bằng cách khám phá những nguồn lực nhận thức
bằng tiến sỹ về tâm lý học lâm sàng từ Đại học
bên trong mang tính ảnh hưởng thúc đẩy hành vi
Lowa vào năm 1952, và một năm sau ông tham
con người.
gia vào một khoa của đại học Stanford. Bandura
Có một số phẩm chất vốn có mang tính hiện sinh
và những đồng sự của ông đã có những công
trong lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura.
trình đầu tiên trong lĩnh vực khuôn mẫu xã hội
Bandura đã tạo ra những bằng chứng thực
và đã chứng minh rằng làm mẫu là một quá trình
nghiệm chứng minh cho những lựa chọn chúng
đầy sức mạnh để giải thích cho các dạng học tập
ta có trong tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống
khác nhau (xem Bandura 1971a, 1971b; Bandura
của chúng ta. Trong Self-Efficacy: The Exercise
& Walters, 1963). Trong chương trình nghiên
of Control (Bandura, 1997), Bandura chỉ ra
cứu của ông tại đại học Stanford, Bandura và
những ứng dụng bao quát học thuyết của ông về
đồng sự đã khám phá lý thuyết học tập xã hội
tự hiệu lực bản thân đối với các lĩnh vực như
cũng như vai trò nổi bật của học tập quan sát và
phát triển con người, tâm lý học, tâm thần học,
khuôn mẫu xã hội trong hoạt động con người.
giáo dục, y dược và sức khỏe, thể thao, kinh
Khoảng giữa thập niên 1980, Bandura đã đặt lại
tên cho tiếp cân mang tính học thuyết của mình
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
doanh, thay đổi xã hội và chính trị, và quan hệ
diện với những chướng ngại và nghịch cảnh
quốc tế.
không thể tránh khỏi.
Bandura tập trung vào bốn lĩnh vực nghiên cứu:
Đến nay Bandura đã viết được chín cuốn sách,
(1) tiềm năng của khuôn mẫu tâm lý trong định
phần lớn trong số đó đã được dịch sang nhiều
hình suy nghĩ, cảm xúc, và hành động; (2)
thứ tiếng khác nhau. Năm 2004 ông nhận được
những cơ cấu của tổ chức con người, hay những
Giải thưởng tâm lý học về đóng góp nổi tiếng
cách con người ảnh hưởng lên hành động và
suốt đời của Hiệp hội tâm lý học Mỹ. Cho đến
hành vi của họ thông qua lựa chọn; (3) nhận
năm 80 tuổi, Bandura tiếp tục giảng dạy và
thức con người về tính hiệu quả của họ trong
nghiên cứu tại đại học Standford và du lịch vòng
việc sử dụng ảnh hưởng lên trên các sự kiện tác
quanh thế giới. Ông vẫn dành thời gian cho đi
động đến cuộc sống của họ; và (4) những phản
bộ đường dài, thính phòng, bên cạnh gia đình, và
ứng căng thẳng và trầm cảm bắt nguồn như thế
thưởng thức rượu ở thung lũng Napa và
nào. Bandura đã tạo ra một trong những học
Sonoma.
thuyết lớn vẫn còn phát triển vào đầu thế kỉ 21.
Tiểu sử này dựa trên những thảo luận của
Ông đã cho thấy rằng con người cần nhận thức
Pajares (2004) về cuộc đời và sự nghiệp của
về tính hiệu lực bản thân và hồi phục để tạo
Bandura.
dựng một cuộc sống thành công cũng như đối
NỀN TẢNG LỊCH SỬ
Tiếp cận hành vi bắt đầu vào những năm 1950 và đầu những năm 1960, và nó là một hướng đi tách biệt
khỏi quan điểm Phâm tâm học đồ sộ. Trị liệu hành vi đi theo hướng khác với những tiếp cận tâm lý khác
ở việc ứng dụng những nguyên tắc điều kiện hóa cổ điển và thao tác (sẽ được giải thích ngắn gọn) vào
trong điều trị những vấn đề hành vi đa dạng. Ngày nay, là rất khó để tìm thấy một sự nhất trí trong việc
định nghĩa trị liệu hành vi vì lĩnh vực này đã phát triển, trở nên phức tạp hơn, và được xem xét bởi những
quan điểm đa dạng. Thật vậy, cùng với sự tiến hóa và phát triển của trị liệu hành vi, sự trùng lắp với các
tiếp cận tâm lý trị liệu khác cũng tăng lên theo những cách thức nào đó (Wilson, 2008). Thảo luận sau đây
dựa trên những phác họa về lịch sử trị liệu hành vi của Spiegler và Guevremont (2003).
Trị liệu hành vi truyền thống ra đời đồng thời ở Mỹ, Nam Phi và Anh quốc vào thập niện 1950. Mặc dù
chịu sự phê bình và phản đối gay gắt từ những nhà trị liệu Phân tâm, tiếp cận này vẫn tồn tại. Nó tập trung
vào việc chứng minh rằng những kĩ thuật điều kiện hóa hành vi là có hiệu quả và là một lựa chọn có thể
thay thế cho trị liệu phân tâm.
Vào những năm 1960, Albert Bandura đã phát triển lý thuyết học tập xã hội, nó kết hợp điều kiện hóa cổ
điển và điều kiện hóa thao tác với học tập thong qua quan sát. Bandura đưa nhận thức vào làm tâm điểm
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của trị liệu hành vi. Suốt thập niên 1960, một số lượng những tiếp cận hành vi nhận thức tăng lên, và
chúng vẫn có ảnh hưởng ý nghĩa trong thực hành trị liệu (xem Chương 10).
Trị liệu hành vi đương đại nổi lên như là một thế lực chủ chốt trong tâm lý học suốt những năm 1970, và
nó tác động ý nghĩa đến giáo dục, tâm lý học, tâm lý trị liệu, tâm thần học, và công tác xã hội. Những kĩ
thuật hành vi mới đã được mở rộng để cung cấp giải pháp cho các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất cũng như
các vấn đề về giáo dục trẻ em. Được biết đến như là “làn sóng đầu tiên” trong lĩnh vực hành vi, các kĩ
thuật trị liệu hành vi được xem như là phương pháp lựa chọn cho rất nhiều vấn đề về tâm lý học.
Những năm 1980 được đánh dấu bởi việc tìm thấy những chân trời mới các khái niệm và phương pháp
vượt ra khỏi lý thuyết học tập truyền thống. Nhà trị liệu hành vi tiếp tục đưa ra những phương pháp thực
nghiệm kỹ lưỡng và cân nhắc ảnh hưởng của việc thực hành trị liệu trên cả thân chủ của họ và toàn xã
hội. Có một sự chú ý hơn đến vai trò của cảm xúc trong sự thay đổi mang tính trị liệu cũng như đến vai
trò của những yếu tố sinh học trong các rối loạn tâm lý. Hai sự phát triển ý nghĩa nhất trong giai đoạn này
chính là (1) sự tiếp tục nổi lên của trị liệu Hành vi – Nhận thức như là một thế lực lớn và (2) sự ứng dụng
kĩ thuật hành vi vào trong phòng ngừa và điều trị những rối loạn liên quan đến tâm lý.
Cuối những năm 1990, Hiệp hội Trị liệu Hành vi – Nhận thức (ABCT) (trước đây được biết đến như là
Hiệp hội vì sự tiến bộ của Trị liệu Hành vi) tuyên bố số thành viên là 4300. Mô tả hiện thời về ABCT là
một tổ chức với hơn 4500 chuyên gia cùng những người nghiên cứu về sức khỏe tinh thần, những người
đam mê thực nghiệm trên cơ sở trị liệu hành vi và hành vi nhận thức. Trị liệu nhận thức được xem là “làn
sóng thứ hai” của tiếp cận hành vi truyền thống.
Đầu những năm 2000, “làn sóng thứ ba” của hành vi truyền thống nổi lên, khuếch trương phạm vi nghiên
cứu và thực hành. Phát triển mới nhất bao gồm trị liệu hành vi biện chứng, giảm stress trên cơ sở giác
niệm, liệu pháp nhận thức trên cơ sở giác niệm, và liệu pháp chấp nhận và cam kết.
BỐN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN
Trị liệu hành vi hiện đại có thể được nắm bắt thông qua bốn lĩnh vực chính: (1) điều kiện hóa cổ điển, (2)
điều kiện hóa thao tác, (3) lý thuyết học tập xã hội, và (4) trị liệu hành vi - nhận thức.
Điều kiện hóa cổ điển (điều kiện hóa phản ứng) đề cập đến những sự kiện xảy ra trước được học tập để
tạo ra phản ứng thông qua sự ghép đôi. Hình ảnh đại diện cho lĩnh vực này chính là Ivan Pavlov, người
giải thích về điều kiện hóa cổ điền thông qua thí nghiệm với loài chó. Đặt thức ăn trong miệng chó gây ra
tiết nước bọt, đây gọi là hành vi đáp ứng. Khi thức ăn một lần nữa xuất hiện kèm theo kích thích trung
tính khởi đầu (cái gì đó không tạo ra đáp ứng đặc trưng), chẳng hạn một tiếng chuông, con chó thậm chí
sẽ tiết nước bọt cả khi chỉ có tiếng chuông, Tuy nhiên, nếu tiếng chuông lập lại nhưng không kèm theo
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
thức ăn, phản ứng tiết nước bọt cuối cùng sẽ giảm và mất đi. Ví dụ về một quy trình dựa trên mô hình
điều kiện hóa cổ điển đó là kỹ thuật giải mẩn cảm hệ thống của Joseph Wolpe, được mô tả ở phần sau của
chương này. Kĩ thuật này làm sáng tỏ việc làm thế nào những nguyên tắc học tập được tìm thấy từ phòng
thí nghiệm có thể được ứng dụng vào trong lâm sàng. Kĩ thuật giải mẫn cảm thông qua điều kiện hóa cổ
điển có thể được áp dụng cho những người mà ở họ phát triển một nỗi sợ bay mãnh liệt sau khi trải
nghiệm tại nạn trên không.
Hầu hết những phản ứng ý nghĩa mà chúng ta thực hiện mỗi ngày đều là ví dụ của điều kiện hóa thao tác,
như đọc, viết. lái xe, và ăn có sử dụng dụng cụ. Điều kiện hóa thao tác là một dạng học tập mà trong đó
những hành vi bị ảnh hưởng chủ yếu bởi kết quả theo sau chúng. Nếu những thay đổi của môi trường do
hành vi tạo ra củng cố - tức là, nếu chúng mang đến một số phần thưởng cho sinh vật hoặc loại bỏ những
kích thích không mong muốn – cơ hội hành vi tái diễn sẽ tăng lên. Nếu những thay đổi cưa môi trường
không tạo ra sự củng cố hoặc gây ra kích thích không mong muốn, cơ hội cho hành vi lặp lại sẽ giảm đi.
Sự củng cố tích cực và tiêu cực, hình phạt, kĩ thuật dập tắt, được mô tả ở phần sau của chương này, minh
chứng việc sắp đặt ứng dụng điều kiện hóa thao tác như thế nào có thể đóng góp vào phát triển hành vi
mang tính cộng đồng và thích nghi. Kĩ thuật thao tác được dùng bởi những nhà thực hành hành vi trong
các chương trình giáo dục cho cha mẹ và quản lý cấp cao.
Những nhà hành vi của cả mô hình điều kiện cổ điển và thao tác không tham khảo bất kì nội dung có tính
chất trung gian nào, như vai trò của quá trình tư duy, những thái độ và giá trị. Sự tập dung này có lẽ là từ
một phản ứng chống lại những tiếp cận tâm lý động học định hướng nội thị. Tiếp cận học tập xã hội (hay
tiếp cận Nhận thức – Xã hội) được phát triển bởi Albert Bandura và Richard Walters (1963), mang tính
chất tương tác, liên quan tới học thuật, và đa phương thức (Bandura, 1977, 1987). Thuyết học tập xã hội
và nhận thức liên quan đến một sự tương tác qua lại triadic giữa môi trường, các yếu tố nhân cách (lòng
tin, sở thích, mong đợi, quan điểm, bản ngã, và hiểu biết), và hành vi cá nhân. Trong tiếp cận nhận thức –
xã hội, những sự kiện môi trường trên hành vi được xác định chủ yếu bởi quá trình hành vi nhận thức
quản lý cách thức một cá nhân tiếp nhận những ảnh hưởng của môi trường như thế nào và những sự kiện
ấy được giải thích ra sao (Wilson, 2008). Một giả thuyết nền tảng cho rằng con người có khả năng tự định
hướng thay đổi hành vi. Theo Bandura (1982 - 1997), tính hiệu lực hóa bản thân là lòng tin hoặc mong
đợi của cá nhân rằng anh ấy hoặc cô ấy có thể làm chủ hoàn cảnh và mang đến những thay đổi mong
muốn. Một ví dụ của học tập xã hội đó là bằng cách nào con người có thể phát triển những kĩ năng xã hội
hiệu quả sau khi tiếp xúc với người làm mẫu các kĩ năng tương tác.
Liệu pháp hành vi - nhận thức và lý thuyết học tập xã hội ngày nay là đại diện cho xu hướng Trị liệu hành
vi đương đại. Từ những năm 1970, sự chuyển dịch của hành vi hướng tới việc thừa nhận vị trí chính đáng
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
của tư duy, thậm chí đã đặt những yếu tố của nhận thức vào vai trò trung tâm trong việc hiểu và điều trị
các vấn đề liên quan đến cảm xúc và hành vi. Vào giữa thập niện 1970, trị liệu hành vi – nhận thức đã
được chỉ định thay thế vị trí của trị liệu hành vi và lĩnh vực này trở nên chú trọng vào sự tương tác giữa
các yếu tố tác động, hành vi và nhận thức (Lazarus, 2003; Wilson, 2008). Một ví dụ điển hình cho tiếp
cận mang tính thống nhất hơn này đó là trị liệu đa phương thức, được thảo luận ở phần sau của chương.
Rất nhiều kỹ thuật, đặc biệt được phát triển trong ba thập niện vừa qua, nhấn mạnh vào quá trình nhận
thức liên quan đến những sự kiện cá nhân như việc thân chủ nói chuyện với chính mình như là một người
tự giàn xếp việc thay đổi hành vi (xem Bandura, 1969, 1986; Beck, 1976; Beck & Weishaar, 2008).
Sự khác biệt trước đây giữa trị liệu hành vi và hành vi – nhận thức ngày này đã giảm đi đáng kể, và trong
thực tế, có sự pha trộn nhiều hơn rất nhiều trong lý thuyết, thực hành và nghiên cứu (Sherry Cormier, giao
tiếp cá nhân, 20-10-2006). Chương này vượt ra khỏi những nhận thức về hành vi thuần khiết và truyền
thống và đề cập chủ yếu đến khía cạnh ứng dụng của mô thức này. Chương 10 được dành cho những tiếp
cận hành vi nhận thức, tập trung vào việc thay đổi các nhận thức (suy nghĩ và niềm tin) duy trì các vấn đề
tâm lý của thân chủ.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Tâm lý hành vi hiện đại được xây dựng trên quan điểm khoa học về hành vi con người, chứa đựng một
tiếp cận mang tính hệ thống và cấu trúc trong tham vấn. Quan điểm này không dựa trên những giả định
trước đây cho rằng con người chỉ là một sản phẩm của điều kiện văn hóa xã hội. Mà hơn thế, quan điểm
hiện tại khẳng định con người vừa là người sản xuất vừa là sản phẩm của môi trường mà họ sống.
Xu hướng ngày nay trong tâm lý hành vi nhắm vào quy trình phát triển mang đến sự kiểm soát thực tế cho
thân chủ và do đó mở rộng phạm vi tự do của họ. Mục đích của trị liệu hành vi là phát triển những kỹ
năng và vì vậy họ có nhiều sự lựa chọn phản ứng hơn. Bằng cách khắc phục các hành vi ức chế cản trở
lựa chọn, con người được tự do hơn trong việc chọn lựa từ những khả năng không có sẵn trước đây, phát
triển sự tự do cá nhân (Kazdin, 1978, 2001). Hoàn toàn là có khả năng thực hiện một ca sử dụng những
phương pháp hành vi để đạt được kết thúc mang tính nhân văn (Kazdin, 2001; Watson & Tharp, 2007).
NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIẢ ĐỊNH NỀN TẢNG
Sáu đặc trưng của thuyết hành vi được mô tả dưới đây:
1. Thuyết hành vi được dựa trên những nguyên tắc và quy trình của phương pháp khoa học. Các
nguyên tắc học tập ra đời từ thực nghiện được áp dụng một cách hệ thống để giúp con người thay
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
đổi những hành vi kém thích nghi. Đặc trưng phân biệt những nhà thực hành hành vi đó là tính
gắn bó có hệ thống của họ với sự chính xác và đánh giá thực nghiệm. Nhà trị liệu hành vi đặt mục
đích trị liệu ở dạng những mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể để mở rộng khả năng can thiệp.
Những mục tiêu trị liệu được sự thỏa thuận giữa thân chủ và nhà trị liệu. Thông qua quá trình trị
liệu, nhà trị liệu đánh giá hành vi có vấn đề và những điều kiện duy trì chúng. Các phương pháp
nghiên cứu được dùng để lượng định tính hiệu quả của cả quá trình đánh giá và điều trị. Những
kỹ thuật điều trị đưa vào phải được chứng minh tính hiệu quả. Tóm lại, những nội dung và quy
trình hành vi được định dạng rõ ràng, được kiểm tra thực nghiệm, và xét duyệt liên tục.
2. Trị liệu hành vi xử lý những vấn đề hiện tại của thân chủ và những nhân tố ảnh hưởng đến chúng,
chống lại việc phân tích các tiền định lịch sử. Sự nhấn mạnh hướng vào những điều kiện cụ thể
ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và những yếu tố nào có thể được sử dụng để điều chỉnh hành
vi. Việc hiểu về quá khứ có thể cung cấp thông tin về sự kiện môi trường liên quan đến hành vi
hiện tại, Nhà trị liệu hành vi nhìn vào những sự kiện môi trường đang duy trì hành vi có vấn đề và
giúp thân chủ tạo ra sự thay đổi hành vi bằng cách thay đổi sự kiện môi trường đó, thông qua một
quá trình gọi là “sự đánh giá chức năng”, hay cái mà Wolpe (1990) gọi là “phân tích hành vi.”
3. Thân chủ tham gia vào trị liệu hành vi được trông mong đảm nhận một vai trò chủ động thông
qua việc cam kết thực hiện những hành động cụ thể để đối phó với vấn đề của họ. Không chỉ đơn
giản là nói về những điều kiện của họ, họ được đòi hỏi phải làm gì đó để mang đến sự thay đổi.
Thân chủ theo dõi hành vi của mình cả trong và ngoài buổi điều trị, học và thực hành những kỹ
năng đối phó và sắm vai với những hành vi mới. Nhiệm vụ trị liệu mà thân chủ phải thực hiện
mỗi ngày, hay những bài tập về nhà, là một phần nền tảng của tiếp cận này. Trị liệu hành vi là
một tiếp cận tiếp cận định hướng hành động và giáo dục, cũng như việc học tập được xem như là
cốt lõi của liệu pháp. Thân chủ học những hành vi mới và thích nghi để thay thế cho những hành
vi cũ và thích nghi kém.
4. Tiếp cận này cho rằng sự thay đổi có thể xảy ra mà không cần phải nhìn thấu những động cơ bên
trong. Nhà trị liệu hành vi làm việc dựa trên lập luận cho rằng những thay đổi về hành vi có thể
diễn ra trước khi hoặc đồng thời với việc hiểu một con người, và rằng thay đổi hành vi có thể dễ
dàng dẫn đến một sự nâng bậc về khả năng tự thấu hiểu. Trong khi việc thấu và hiểu những nguy
cơ làm trầm trọng vấn đề của một người có thể áp dụng vào trong xúc tiến sự thay đổi là đúng, thì
việc biết rằng một người có vấn đề và biết làm thế nào để thay đổi nó là hai chuyện hoàn toàn
khác nhau (Martell, 2007).
5. Trọng tâm được đặt vào việc đánh giá chính xác hành vi công khai hoặc che giấu, nhận diện vấn
đề và đánh giá sự thay đổi. Có một sự đánh giá chính xác vấn đề mục tiêu thông qua việc quan sát
và tự giám sát. Nhà trị liệu cũng đánh giá văn hóa của thân chủ như là một phần của môi trường
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
xã hội, bao gồm các mạng lưới hỗ trợ xã hội liên quan đến những hành vi cần đạt được (TakanaMatsumi, Higginbotham, & Chang, 2002). Điều quan trọng đối với tiếp cận hành vi là việc đánh
giá và định lượng kỹ lưỡng đối với những can thiệp để xác định xem liệu quy trình có tạo ra sự
thành đổi hành vi.
6. Những can thiệp trị liệu hành vi được thiết kế riêng cho từng vấn đề cụ thể mà thân chủ trải
nghiệm. Một số kỹ thuật trị liệu được dùng để điều trị những vấn đề của một cá nhân thân chủ.
Một câu hỏi quan trọng được xem như một hướng dẫn cho việc lựa chọn này đó là: “Liệu pháp
nào, bởi ai, là hiệu quả nhất đối với cá nhân này, vấn đề đó, và dưới bối cảnh nào?” (Paul, 1967,
tr. 111).
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC ĐÍCH TRỊ LIỆU
Những mục đích giữ vị trí trọng tâm trong trị liệu hành vi. Mục đích chính của trị liệu hành vi là nhằm
phát triển sự lựa chọn cá nhân và xây dựng những điều kiện học tập mới. Thân chủ, với sự giúp đỡ của
nhà trị liệu, vạch ra những mục tiêu cụ thể bắt đầu cho quá trình điều trị. Mặc dù việc đánh giá và điều trị
xảy ra đồng thời, đánh giá chính thức được đặt trước trị liệu để xác định những hành vi mà sự thay đổi
cần đạt tới. Sự đánh giá xuyên suốt quá trình trị liệu nhằm xác định mức độ mà tại đó mục đích được cho
là đạt được. Là cần thiết trong việc đặt ra cách thức đo đạt tiến triển hướng tới mục đích trên cơ sở các giá
trị thực nghiệm.
Trị liệu hành vi đương đại nhấn mạnh vai trò chủ động của thân chủ trong quyết định về việc điều trị của
mình. Nhà trị liệu hỗ trợ thân chủ hệ thống hóa những mục đích cụ thể có thể đo lường. Mục đích phải rõ
ràng, cụ thể, dễ hiểu và được thân chủ cùng tham vấn viên đồng ý. Tham vấn viên và thân chủ thảo luận
về những hành vi phù hợp với mục đích, về những hoàn cảnh đòi hỏi thay đổi, nội dung của các mục đích
bổ trợ, và một kế hoạch hành động để làm việc cho mục đích.
Quá trình xác định mục đích trị liệu này đòi hỏi sự thỏa thuận giữa thân chủ và tham vấn viên để cho ra
kết quả là một hợp đồng hướng dẫn tiến trình tham vấn. Nhà trị liệu hành vi và thân chủ có thể điều chỉnh
những mục đích trị liệu trong quá trình điều trị khi cần thiết.
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Nhà trị liệu hành vi tiến hành một sự đánh giá chức năng kỹ lưỡng (hay phân tích hành vi) để nhận diện
các điều kiện duy trì bằng những thông tin được thu thập một cách hệ thống về các sự kiện tiền đề, những
yếu tố của hành vi có vấn đề, và kết quả vấn đề. Đây gọi là mô hình ABC, mô hình này chỉ ra những sự
kiện tiền đề, hành vi, và kết quả. Mô hình hành vi cho rằng hành vi (behavior – B) bị ảnh hưởng bởi
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
những sự kiện đặc biệt xảy ra trước nó, gọi là sự kiện tiền đề (antecedents – A), và bởi những sự kiện theo
sau nó gọi là kết quả (consequences – C). Những sự kiện tiền đề gợi ý hoặc khuyến khích một hành vi cụ
thể. Ví dụ, với một thân chủ bị khó ngủ, việc nghe một cuốn băng thư giãn có thể coi là gợi ý gây ngủ.
Việc tắt đèn và chuyển tivi ra khỏi phòng có thể khuyến khích cho hành vi ngủ diễn ra. Kết quả là những
sự kiện xảy ra mà chúng duy trì một hành vi theo cách tăng hoặc giảm nó. Ví dụ, một thân chủ dường như
thích quay trở lại tham vấn hơn sau khi tham vấn viên đưa ra lời khen ngợi hay khuyến khích khi thân chủ
đến hoặc hoàn thành bài tập. Một thân chủ có thể giảm hứng thú quay trở lại sau khi tham vấn viên
thường xuyên trễ nải giờ trị liệu. Trong thực hiện một bản đánh giá, nhiệm vụ của nhà trị liệu là xác định
những sự kiện đặc biệt xảy ra trước đó và sự kiện kết quả gây ảnh hưởng hoặc có liên hệ về mặt chức
năng với một hành vi của tham vấn viên (cotmiere, Nurius, & Osborn, 2009).
Những thực hành gia theo hành vi có xu hướng chủ động và định hướng cũng như lãnh nhiệm vụ cố vấn
và giải quyết vấn đề. Họ chú ý kỹ vào những câu chuyện từ thân chủ, và họ sẵn sàng làm theo những linh
cảm lâm sàng của họ. Những nhà thực hành hành vi phải có được các kỹ năng, sự nhạy bén, và nhạy cảm
lâm sàng (Wilson, 2008). Họ dùng một số kỹ thuật chung với các tiếp cận khác, như là tóm tắt, phản ánh,
gạn lọc và câu hỏi đóng – mở. Dù vậy, những nhà lâm sàng hành vi cũng thực hiện những chức năng khác
như (Miltenberger, 2008; Spiegler & Guevemont, 2003):

Dựa trên một sự đánh giá chức năng toàn diện, nhà trị liệu xây dựng những mục địch trị liệu khởi
đầu và thiết kế cũng như hiệu lực hóa một kế hoạch trị liệu để hoàn thành những mục đích ấy.

Nhà lâm sàng hành vi dùng những chiến lược nghiên cứu hỗ trợ dùng trong một dạng vấn đề cụ
thể. Những chiến lược này được dùng để thúc đẩy việc khái quát hóa và duy trì thay đổi hành vi.
Một số trong những chiến lược này được mô tả ở phần sau của chương.

Những nhà lâm sàng đánh giá sự thành công của kế hoạch thay đổi bằng tiến trình đo lường theo
sau những mục đích xuyên suốt thời gian trị liệu. Kết quả đo lường được chia sẻ với thân chủ ở
giai đoạn đầu của tiếp cận (gọi là “vạch xuất phát”) và được thu thập lại theo định kỳ trong và sau
trị liệu để xác đinh liệu chiến lược và kế hoạch trị liệu có đang hoạt động. Nếu không, việc điều
chỉnh sẽ được thực hiện cho chiến lược đã dùng.

Một nhiệm vụ then chốt của nhà trị liệu là thực hiện các đánh giá tiếp theo để xem liệu những
thay đổi có bền lâu sau khi trị liệu kết thúc. Thân chủ học cách làm thế nào để nhận diện và đối
phó với nguy cơ thoài lùi tiềm tàng. Nhấn mạnh vào việc giúp đỡ thân chủ duy trì những thay đổi
sau trị liệu và đạt được những kỹ năng đối phó về hành vi và nhận thức để ngăn ngừa tái phát.
Hãy hình dung làm thế nào một nhà trị liệu hành vi có thể thực hiện chức năng này. Một thân chủ tìm đến
trị liệu mong giảm lo âu, thứ đang ngăn cản cô ấy bước chân ra khỏi nhà. Nhà trị liệu gần như bắt đầu với
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
việc phân tích cụ thể về bản chất mối lo âu của cô ấy. Nhà trị liệu sẽ hỏi xem cô ấy đã trải nghiệm nỗi lo
như thế nào khi ra khỏi nhà, kể cả những gì cô ấy thực hiện trong hoàn cảnh đó. Một cách hệ thống, nhà
trị liệu thu thập những thông tin về lo âu này. Vấn đề bắt đầu từ khi nào? Nó nảy sinh trong hoàn cảnh
nào? Cô ấy làm gì những lúc như vậy? Cô ấy cảm thấy và nghĩ gì trong hoàn cảnh đó? Ai là người hiện
diện khi cô ấy trải nghiệm lo âu? Cô ấy làm gì để giảm lo lắng? Nỗi sợ hiện tại quấy rầy cuộc sống của cô
ấy như thế nào? Sau khi đánh giá, những hành vi mục đích cụ thể được phát triển, và những chiến lược
rèn luyện thư giãn, giải mẫn cảm hệ thống, và trị liệu đi vào thực tế được thiết kế để giúp thân chủ giảm
lo âu xuống mức có thể quản lý. Nhà trị liệu sẽ nhận được cam kết làm theo những mục đích cụ thể từ cô
gái và cả hai người cùng đánh giá tiến trình hướng tới mục đích này trong suốt thời gian trị liệu.
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Một trong những đóng góp đặc thù của trị liệu hành vi là nó cung cấp nhà trị liệu với một hệ
thống quy trình được xác định rõ ràng để đưa ra. Nhà trị liệu và thân chủ đều có những vai trò
được xác định rõ ràng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thân chủ nhận thức và tham gia
vào quá trình trị liệu. Trị liệu hành vi đặc trưng bởi vai trò chủ động của cả nhà trị liệu và thân
chủ. Một phần chủ đạo trong vai trò của nhà trị liệu là dạy những kỹ năng cụ thể thông qua việc
cung cấp những lời chỉ dẫn, làm mẫu, và phản hồi. Thân chủ cam kết thực hiện lại hành vi cùng
với sự phản hồi cho đến khi những kỹ năng được học và thường nhận những nhiệm vụ chủ động
về nhà (như việc tự giám sát hành vi có vấn đề) đề hoàn thành giữa các buổi trị liệu. Martell
(2007) nhấn mạnh rằng sự thay đổi mà thân chủ thực hiện trong trị liệu phải được đưa vào trong
đời sống hàng ngày của họ; thân chủ phải tiếp tục làm việc với những thay đổi đã được bắt đầu
từ phòng trị liệu trong suốt một tuần. Thân chủ phải được thúc đẩy để thay đổi và được mong đợi
hợp tác thực hiện những hoạt động trị liệu, cả trong các buổi trị liệu và trong đời sống hằng ngày.
Nếu thân chủ không được thúc giục theo cách này, cơ hội cho trị liệu thành công là rất mong
manh. Tuy nhiên, nếu thân chủ không được thúc đẩy, có một chiến lược hành vi khác được thực
nghiệm ủng hộ gọi là phỏng vấn động lực. Chiến lược này liên quan đến việc khen ngợi khả
năng chịu đựng của thân chủ theo cách làm cho động lực thay đổi nơi anh ấy hoặc cô ấy tăng lên
dần dần (Cormier at al., 2009).
Thân chủ được khuyến khích trải nghiệm nhằm mục đích mở rộng vốn hành vi thích nghi. Việc
tham vấn sẽ không hoàn thành nếu thiếu những hành động theo sau lời nói, Thật vậy, chỉ khi
những thay đổi từ buổi trị liệu được đưa vào trong đời sống hằng ngày và khi kết quả được mở
rộng ra khỏi giới hạn thì việc điều trị mới được xem là thành công (Granvold & Wordaski,
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
1994). Thân chủ cũng như nhà trị liệu ý thức rằng khi nào thì những mục đích được hoàn thành
và nó phù hợp với điều trị giới hạn. Rõ ràng rằng thân chủ được mong đợi sẽ làm nhiều hơn là
chỉ nhìn thấu; họ cần phải sẵn lòng để thay đổi và tiếp tục thực hiện hành vi mới một khi trị liệu
chính thức kết thúc.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Lâm sàng cũng như nghiên cứu đã chứng minh quan điểm về mối quan hệ trị liệu, thậm chí trong bối
cảnh của định hướng hành vi, có thể đóng góp một cách ý nghĩa vào quá trình thay đổi hành vi (Granvold
& Wodarski, 1994). Hầu hết những nhà thực hành hành vi nhấn mạnh giá trị của việc thiết lập một mối
quan hệ làm việc hợp tác (J. Beck, 2005). Ví dụ, Lazarus (2008) tin rằng một kiểu quan hệ vốn linh hoạt,
kết hợp với các kỹ thuật, sẽ nâng cao kết quả trị liệu. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của sự mềm dẻo và linh
hoạt trong trị liệu lên trên tất cả. Lazarus cho rằng sự tương tác nhịp nhàng giữa thân chủ - nhà trị liệu
khác với giữa cá nhân với cá nhân và thậm chí khác giữa buổi trị liệu này với buổi trị liệu kia. Nhà trị liệu
hành vi được trang bị kỹ năng trong khái niệm hóa những vấn đề mang tính hành vi và dùng mối quan hệ
thân chủ - nhà trị liệu để thúc đẩy sự thay đổi.
Nhớ lại, những trị liệu Trải nghiệm (liệu pháp Hiện sinh, liệu pháp Nhân vị trong tâm, và liệu pháp
Gestalt) đặt nhấn mạnh căn bản vào bản chất của sự gắn bó giữa tham vấn viên và thân chủ. Ngược lại,
hầu hết những nhà thực hành hành vi cho rằng những điều kiện như nhiệt tình, thấu cảm, đích thực, thoải
mái và chấp nhận là cần, nhưng không đủ cho thay đổi hành vi diễn ra. Mối quan hệ thân chủ - nhà trị
liệu là nền tảng để xây dựng trên đó những chiến lược trị liệu nhằm giúp thân chủ thay đổi theo định
hướng mà họ mong muốn. Tuy nhiên, nhà trị liệu hành vi giả định rằng thân chủ có sự tiến bộ căn bản là
nhờ vào những kỹ thuật hành vi cụ thể được sử dụng hơn là nhờ vào mối quan hệ với nhà trị liệu.
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
Sức mạnh của tiếp cận hành vi là sự phát triển của quy trình trị liệu cụ thể, quy trình này phải được trình
bày một cách hiệu quả thông qua những biện pháp mục tiêu. Kết quả của can thiệp hành vi trở nên rõ ràng
vì nhà trị liệu liên tục nhận những phản hồi trực tiếp từ thân chủ. Một dấu hiệu đặc trưng của tiếp cận
hành vi đó là những kỹ thuật trị liệu được ủng hộ thông qua thực nghiệm và nền tảng thực hành chứng
minh có giá trị cao. Để có độ tin cậy, kết quả của trị liệu hành vi (và trị liệu hành vi – nhận thức) đã được
nghiên cứu ở nhiều dân cư khác nhau và trên diện rộng.
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Theo Arnold Lazarus (1989, 1992b, 1996b, 1997a, 2005, 2008), một người tiên phong trong tiếp cận hành
vi lâm sàng đương đại, thực hành gia hành vi có thể kết hợp vào trong những kế hoạch trị liệu của họ bất
kì kĩ thuật nào đã được chứng minh có hiệu quả thay đổi hành vi. Lazarus ủng hộ việc dùng những kỹ
thuật đa dạng, bất chấp lý thuyết gốc. Rõ ràng, nhà liệu hành vi không cần phải gò mình chỉ trong những
phương pháp bắt nguồn từ lý thuyết mang tính giáo điều. Tương tự, những kỹ thuật hành vi có thể kết hợp
vào trong các tiếp cận khác. Nó được làm sáng tỏ ở phần sau của chương này trong phần thống nhất các
kĩ thuật hành vi và kĩ thuật Phân tâm, cũng như, sự kết hợp những tiếp cận trên nền tảng giác niệm và
chấp vào trong thực hành trị liệu hành vi.
Quy trình trị liệu dùng bởi nhà trị liệu hành vi được thiết kế riêng cho từng thân chủ cụ thể hơn là chọn
ngẫu nhiên từ một “chiếc túi kỹ thuật”. Nhà trị liệu thường sáng tạo hoàn toàn trong can thiệp của họ.
Phần tiếp theo mô tả về một chuỗi những kỹ thuật sẵn có cho thực hành gia: phân tích hành vi ứng dụng,
rèn luyện thư giãn, giải mẫn cảm hệ thống, trị liệu đi vào thực tế, giải mẫn cảm và tái xử lý vận động mắt,
huấn luyện những kỹ năng xã hội, chương trình tự giám sát và tự định hướng hành vi, trị liệu đa phương
thức, và tiếp cận dựa trên nền tảng giác niệm và chấp nhận. Các kỹ thuật này không phải là phổ quát toàn
bộ những quy trình hành vi, nhưng chúng đại diện tiêu biểu cho những tiếp cận được dùng trong trị liệu
hành vi đương thời.
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI: NHỮNG KỸ THUẬT ĐIỀU KIỆN HÓA
THAO TÁC
Phần này nói về một vài nguyên tắc chìa khóa của điều kiện thao tác: củng cố tích cực, củng cố tiêu cực,
dập tắt, trừng phạt tích cực, và trừng phạt tiêu cực. Đối với một liệu pháp chi tiết sử dụng những phương
pháp điều kiện hóa thao tác như một phần của sự điều chỉnh hành vi hiện đại, tôi đánh giá cao Kazdin
(2001) và Miltenberger (2008).
Trong phân tích hành vi ứng dụng, sự đánh giá và định lượng các kĩ thuật và phương pháp điều kiện hóa
thao tác được ứng dụng vào rất nhiều những vấn đề thuộc những trường hợp khác nhau (Kazdin, 2001).
Sự đóng góp quan trọng nhất của phân tích hành vi ứng dụng chính là việc cung cấp một tiếp cận mang
tính chức năng để hiểu vấn đề của thân chủ và nhắm vào những vấn đề này bằng sự thay đổi những sự
kiện tiền đề và kết quả (mô hình ABC).
Nhà hành vi tin rằng chúng ta đáp ứng theo những cách có thể dự đoán trước từ những gì thu được mà
chúng ta từng trải nghiệm (củng cố tích cực) hoặc từ nhu cầu thoát khỏi hay tránh né kết quả không mong
muốn (củng cố tiêu cực). Một khi những mục đích của thân chủ được ấn định, các hành vi cụ thể sẽ được
nhắm đến. Củng cố tích cực liên quan đến việc thêm một điều gì đó có giá trị đối với cá nhân (như lời
khen ngợi, sự chú ý, tiền, hoặc thức ăn) vào như là kết quả của hành vi. Kích thích theo sau hành vi gọi là
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
tác nhân củng cố tích cực. Ví dụ, một đứa trẻ đạt được thứ hạn xuất sắc và được cha mẹ khen thưởng cho
việc học. Nếu cô bé đánh giá cao sự khen thưởng này, cô bé sẽ đầu tư vào việc học trong tương lai. Khi
mục đích của một chương trình là nhằm giảm hoặc loại bỏ những hành vi không mong muốn, củng cố
tích cực thường được dùng để tăng tính thường xuyên của những hành vi mong muốn, thay thế cho hành
vi không được mong đợi.
Củng cố tiêu cực liên quan đến việc thoát khỏi hoặc tránh né những kích thích gây khó chịu. Cá nhân
được thúc đẩy để thể hiện những hành vi mong muốn nhằm tránh né các điều kiện gây khó chịu. Ví dụ,
một người bạn không thích thức dậy với tiếng chuông đồng hồ báo thức inh ỏi. Cô đã tập cho mình khả
năng thức dậy một ít phút trước khi đồng hồ reo để tránh đi kích thích khó chịu là tiếng chuông báo thức.
Một phương pháp thay đổi hành vi khác đó là dập tắt, gần giống như việc ngăn cản sự củng cố của một
tác nhân củng cố đáp ứng trước đó. Trong bối cảnh ứng dụng, dập tắt có thể được dùng cho những hành
vi được duy trì bởi củng cố tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ, trong trường hợp một đứa trẻ thể hiện tính khí
cáu kỉnh, cha mẹ thường củng cố hành vi này bằng việc chú ý vào nó. Cách thức để đối phó với hành vi
khó giải quyết này chính là loại bỏ sự kết nối giữa một hành vi nào đó (cáu kỉnh) với củng cố tích cực (sự
chú ý). Làm như vậy có thể giảm hoặc loại bỏ những hành vi tương tự thông qua quá trình dập tắt. Cần
chú ý là sự dập tắt có thể để lại những hậu quả tiêu cực, như là giận dữ và gây hấn. Dập tắt có thể giảm
hoặc loại bỏ một hành vi nào đó, nhưng dập tắt không đưa ra đáp ứng thay thế những hành vi bị mất đi.
Vì lý do đó, dập tắt thường được dùng trong hầu hết các chương trình thay đổi hành vi cùng với sự liên
kết với những chiến lược củng cố khác nhau (Kazdin, 2001).
Một cách kiểm soát hành vi khác đó là thông qua trừng phạt, đôi khi gọi là sự điều khiển gây khó chịu,
kết quả của nó là làm giảm đi một hành vi nào đó. Mục đích của củng cố là để tăng cường hành vi được
nhắm tới, còn trừng phạt là nhằm giảm đi những hành vi đó. Miltenberger (2008) mô tả hai loại trừng
phạt xảy ra sau hành vi: trừng phạt tích cực và trừng phạt tiêu cực. Trong trừng phạt tích cực, một kích
thích khó chịu được thêm vào sau hành vi để giảm độ thường xuyên của một hành vi (như việc không cho
đứa trẻ vui chơi vì đã cư xử sai hoặc khiển trách một học sinh vì đã làm việc riêng trong lớp). Trong
trừng phạt tiêu cực, một kích thích củng cố sau hành vi bị loại bỏ để giảm đi tính thường xuyên của
hành vi được nhắm vào (như là trừ lương của công nhân vì đi làm trễ, hoặc giảm thời gian xem tivi của
một đứa trẻ vì nó mắc lỗi). Trong cả hai loại trừng phạt, hành vi gần như đều ít xảy ra hơn trong tương lai.
Có bốn quy trình thao tác xây dựng nên những chương trình trị liệu hành vi huấn luyện kỹ năng cho cha
mẹ và cũng được sử dụng cho các quy trình tự quản lý bản thân sẽ được bàn đến ở phần sau của chương
này.
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Skinner (1948) tin rằng trừng phạt có giá trị hạn chế trong thay đổi hành vi và thường là cách không được
mong đợi cho việc này. Ông phản đối việc sử dụng sự kiểm soát gây khó chịu hoặc trừng phạt, và khuyến
khích dùng củng cố tích cực. Nguyên tắc chủ chốt trong tiếp cận phân tích hành vi ứng dụng là hạn chế
đến mức tối thiểu có thể được những cách thức khó chịu để thay đổi hành vi, và củng cố tích cực được
biết đến là tác nhân thay đổi mạnh nhất. Skinner tin vào giá trị của việc phân tích những điều kiện môi
trường vừa như là nguyên nhân, vừa như là biện pháp cho những vấn đề hành vi và ông cho rằng lợi ích
lớn nhất đối với cá nhân và xã hội đến từ việc sử dụng củng cố tích cực một cách hệ thống trong kiểm
soát hành vi (Nye, 2000).
Trong cuộc sống mỗi ngày, trừng phạt thường được dùng như một cách trả thù hoặc thể hiện sự thất vọng.
Tuy nhiên, theo Kazdin (2001) lưu ý “trừng phạt mỗi ngày không có khả năng giáo dục hay thủ tiêu
những hành vi quá quắt do những hình thức trừng phạt cụ thể được sử dựng và cách chúng được ứng
dụng” (tr. 265). Thậm chí trong những trường hợp khi mà sự trừng phạt xóa đi phản ứng không mong
muốn, sự trừng phạt cũng không đem lại kết quả giáo dục hành vi mong muốn. Sự trừng phạt chỉ nên
được dùng sau khi những tiếp cận không gây khó chịu được sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả thay
đổi hành vi có vấn đề (Kazdin, 2001; Miltenberger, 2008). Điều cốt lõi ở đây, sự củng cố được dùng là
cách để phát triển hành vi phù hợp thay thế cho những hành vi đã bị xóa bỏ.
HUẤN LUYỆN THƯ GIÃN VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LIÊN QUAN
Huấn luyện thư giãn đã trở nên phổ biến như một phương pháp giáo dục con người đối phó với căng
thẳng trong đời sống hàng ngày. Mục đích của nó là nhằm đạt tới sự thư giãn về cơ bắp cũng như tinh
thần và học được một cách dễ dàng. Sau khi thân chủ nắm được các thao tác thư giãn cơ bản, điều cốt lõi
là việc họ thực hành những bài tập này hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Jacobson (1938) được tin là người đầu tiên phát triển quy trình thư giãn cơ bắp tăng dần. Kể từ khi được
chắt lọc và sửa đổi, quy trình thư giãn được sử dụng thường xuyên lồng ghép với một số những kỹ thuật
hành vi khác. Chúng bao gồm giải mẫn cảm hệ thống, huấn luyện tính quyết đoán, chương trình tự quản
lý, quy trình thư giãn có hướng dẫn bằng băng ghi âm, chương trình mô phỏng máy tính, thư giãn gây ra
phản hồi sinh học, thôi miên, dùng thuốc, và huấn luyện tự sinh (giáo dục kiểm soát chức năng cơ thể và
những hoạt động hình dung thông qua tự đề xuất).
Huấn luyện thư giãn bao gồm một số phần đòi hỏi từ 4 đến 8 tiếng đồng hồ hướng dẫn. Thân chủ được
cho những lời hướng dẫn để thư giãn. Họ được đặt ở tư thế thụ động và thư giãn trong một môi trường
yên tĩnh trong khi luân phiên co và giãn cơ bắp. Việc thư giãn cơ bắp tăng dần này được nhà trị liệu
hướng dẫn rõ ràng cho thân chủ. Thở sâu và đều đặn cũng được cho là có liên quan đến việc tạo ra thư
giãn. Vào lúc đó thân chủ học cách cho tâm trí mình “lên đường”, có lẽ bằng cách tập trung vào những ý
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
nghĩ hay hình ảnh dễ chịu. Thân chủ được hướng dẫn cảm nhận thực tế và những trải nghiệm về sự căng
thẳng tăng dần, chú ý vào những cơ bắp đang căng dần của họ và đi sâu vào những căng thẳng đó, cũng
như giữ lấy và trải nghiệm trọn vẹn căng thẳng đó. Cũng như thế, nó hữu ích cho thân chủ để trải nghiệm
sự khác biệt giữa hai trạng thái căng thẳng và thư giãn. Thân chủ sau đó được hướng dẫn làm thế nào để
thư giãn cơ bắp trong khi hình dung đến những phần khác nhau của cơ thể, đặc biệt là cơ mặt. Cơ tay
được thư giãn đầu tiên, tiếp theo là đầu, cổ và vai, lưng, bụng, và ngực, sau đó là phần chi dưới. Việc thư
giãn sẽ trở thành một thói quen nếu được thực hành 25 phút mỗi ngày.
Một bài tập gồm các phần của quy trình thư giãn cơ bắp tăng dần mà bạn có thể áp dụng cho mình, xem
Student Manual for Theory and Practice of Counseling and Psychotherapy (Corey, 2009b). Một điển
hình ghi âm xuất sắc về thư giãn cơ bắp tăng dần, xem Dattilio (2006).
Quy trình thư giãn được ứng dụng vào những vấn đề lâm sàng đa dạng, ngay cả khi dùng như một kỹ
thuật riêng lẻ hay trong kết hợp với những phương pháp liên quan. Nó sử dụng phổ biến nhất cho những
vấn đề liên quan tới stress và lo âu, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng loạn thần. Một số vấn đề
khác mà huấn luyện thư giãn hữu ích gồm có hen suyễn, đau đầu, tăng huyết áp, chứng mất ngủ, hội
chứng ruột kịch thích, và rối loạn hoảng loạn (Cormier và cs, 2009).
GIẢI MẪN CẢM HỆ THỐNG
Giải mẫn cảm hệ thống, dựa trên nguyên tắc của điều kiện hóa cổ điển là một quy trình hành vi nền tảng
được phát triển bởi Joseph Wolpe, một nhà tiên phong trong trị liệu hành vi. Thân chủ hình dung lần lượt
những tình huống gợi lên lo lắng tăng dần đồng thời trong lúc đó họ kết hợp với một hành vi chống lại nỗi
lo. Dần dần, một cách hệ thống, thân chủ trở nên ít nhạy cảm hơn (giải mẫn cảm) với tình huống gây lo
âu. Quy trình này được xem là một dạng thân chủ đi vào hiện thực vì thân chủ được yêu cầu đưa chính
mình vào hiện thực với những hình dung gây ra lo âu như là một cách để giảm đi lo lắng.
Giải mẫn cảm hệ thống là quy trình trị liệu hành vi được nghiên cứu bằng thực nghiệm tốn nhiều thời
gian, song nó rõ ràng là một liệu pháp hiệu quả và hiệu lực đối với các rối loạn liên quan đến lo âu, đặc
biệt trong lĩnh vực ám sợ đặc trưng (Comier và cs, 2009; McNril & Kyle, 2009; Spiegler & Guevremont,
2003). Trước khi thực hiện quy trình giải mẫn cảm, nhà trị liệu tiến hành một phỏng vấn ban đầu để xác
định những thông tin cụ thể về lo âu và thu thập các dữ liệu nền tảng có liên quan đến thân chủ. Cuộc
phỏng vấn này có thể kéo dài một vài buổi, cho nhà trị liệu hiểu rõ thân chủ của mình là ai. Những câu
hỏi của nhà trị liệu hỏi thân chủ là về tình huống đặc trưng gây ra sợ hãi. Ví dụ, trong hoàn cảnh nào thì
thân chủ cảm thấy lo lắng? Nếu thân chủ lo âu giữa đám đông thì nỗi lo có thay đổi tùy theo số lượng
người hiện diện? Thân chủ có lo lắng nhiều hơn với phụ nữ hay đàn ông? Thân chủ được yêu cầu bắt đầu
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
quá trình tự giám sát bao gồm việc quan sát và ghi lại tình huống gây ra phản ứng lo lắng trong vòng một
tuần. Một số nhà trị liệu cũng đặt những câu hỏi để thu thập thêm dữ liệu về hoàn cảnh dẫn tới lo âu.
Nếu quyết định dùng quy trình giải mẫn cảm, nhà trị liệu cung cấp cho thân chủ một quy trình cơ bản và
mô tả ngắn gọn những gì có liên quan. McNeil và Kyle (2009) mô tả một số bước được dùng trong giải
mẫn cảm hệ thống: (1) huấn luyện thư giãn, (2) phát triển lo âu thứ bậc, và (3) giải mẫn cảm hoàn toàn.
Những bước huấn luyện thư giãn, được nói đến ở trên, được trình bày với thân chủ. Nhà trị liệu dùng
giọng nói khẽ, mềm mại và dễ chịu để hướng dẫn thư giãn cơ bắp tăng dần. Thân chủ được yêu cầu tưởng
tượng về tình huống thư giãn trước đây, như là ngồi bên hồ hoặc đi dạo trên một cánh đồng tươi đẹp.
Điều quan trọng là thân chủ đạt đến một trạng thái thanh thản và bình an. Thân chủ được yêu cầu thực
hành thư giãn vừa như là một phần của quy trình giải mẫn cảm, vừa thực hiện hằng ngày bên ngoài buổi
trị liệu.
Nhà trị liệu sau đó làm việc với thân chủ để phát triển một thứ bậc lo âu cho mỗi khu vực xác định.
Những tác nhân gây ra lo âu trong một khu vực cụ thể, như là sự chối bỏ, ghen tị, chỉ trích, phản đối hay
bất kì ám sợ nào, được phân tích. Nhà trị liệu xây dựng một danh sách những tình huống mà mức độ gây
ra lo âu hay tránh né tăng dần. Thứ bậc được sắp xếp từ tình huống xấu nhất mà thân chủ có thể tưởng
tượng xuống tình huống gợi lo âu ít nhất. Dường như đã được xác định rằng lo âu của thân chủ có mối
liên hệ với nỗi sợ hay sự chối bỏ, ví dụ, tình huống gây ra lo âu cao nhất có lẽ là bị chối bỏ bởi vợ/chồng,
tiếp theo, là bị chối bỏ bởi bạn thân, và sau đó là bởi đồng nghiệp. Tình huống ít làm lo âu nhất có thể là
sự bàng quan của những người xa lạ đối với thân chủ trong một buổi tiệc.
Giải mẫn cảm không bắt đầu cho đến một vài buổi sau khi phỏng vấn ban đầu hoàn tất. Thời gian đủ để
cho phép thân chủ học cách thư giãn trong các buổi trị liệu, để thực hành ở nhà và xây dựng thứ bậc lo âu
của họ. Quá trình giải mẫn cảm bắt đầu khi thân chủ đạt tới trạng thái thư giãn hoàn toàn với hai mắt
nhắm. Một cảnh tượng trung lập được đưa ra và thân chủ được yêu cầu tưởng tượng về nó. Nếu thân chủ
vẫn duy trì được trạng thái thư giãn, anh ấy hoặc cô ấy được yêu cầu tưởng tượng một cảnh tượng gây lo
âu thấp nhất trong hệ thống tình huống thứ bậc đã được phát triển. Nhà trị liệu di chuyển tăng dần theo
thứ bậc cho đến khi thân chủ tỏ dấu hiệu cho thấy anh ấy/cô ấy đang cảm thấy lo âu, khi ấy, tình huống
được đánh dấu lại. Việc thư giãn sau đó được thực hiện lại, và tình huống lại được đưa vào cho đến khi lo
âu được trải nghiệm ít nhất. Trị liệu kết thúc khi mà thân chủ vẫn có thể ở trong trạng thái thư giãn trong
lúc tưởng tượng tình huống mà trước đó đã từng góp phần và gây ra lo âu. Điều cốt lõi của giải mẫn cảm
hệ thống là việc tái diễn hiện thực thông qua việc tưởng tượng những tình huống gây lo âu mà không trải
nghiệm bất kì kết quả tiêu cực nào.
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Bài tập về nhà và sự tiếp tục là phần cốt lõi cho việc giải mẫn cảm thành công. Thân chủ có thể thực hành
thư giãn đã chọn mỗi ngày, vào đúng thời điểm mà họ hình dung tình huống đã được hoàn thành ở buổi
trị liệu trước. Dần dần, họ cũng đặt mình vào những tình huống hàng ngày trong cuộc sống như là cách
giúp quản lý lo âu. Thân chủ có khuynh hướng được lợi nhiều nhất khi mà họ có nhiều cách khác nhau để
đối phó với các tình huống gây lo âu để có thể tiếp tục sử dụng một khi trị liệu đã kết thúc (McNeil &
Kyle, 2009).
Giải mẫn cảm thống là một kỹ thuật phù hợp trong điều trị ám sợ tuy nhiện, là sai lầm nếu nghĩ nó chỉ có
thể áp dụng được trong điều trị lo âu. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị những trường hợp khác
ngoài lo âu, gồm giận dữ, hen suyễn, công kích, chứng mất ngủ, say tàu xe, ác mộng và mộng du
(Spiegler, 2008), Về phương diện lịch sử, giải mẫn cảm có vẻ có một hồ sơ nghiên cứu dài nhất trong số
những kỹ thuật hành vi đối phó với nỗi sợ, và kết quả tích cực của nó được McNeil và Kyle ghi chép lại
(2009). Giải mẫn cảm thông thường được thân chủ chấp nhận vì chúng nó đi vào hiện thực với những tình
huống lo âu một cách từ từ và mang tính tượng trưng. Một điều an toàn đó là thân chủ kiểm soát quá trình
này bằng cách đi vào hiện thực theo tốc độ và giới hạn của riêng mình khi họ bắt đầu trải nghiệm lo âu
nhiều hơn mức mà họ muốn chịu đựng (Spiegler & Guevremont, 2003).
TIẾP XÚC CUỘC SỐNG VÀ TRÀN NGẬP
Trị liệu đi vào thực tế được thiết kế để điều trị những sợ hãi và các phản ứng cảm xúc tiêu cực khác từ
những thân chủ đã được giới thiệu, dưới những điều kiện được kiểm soát cẩn thận, trong những hoàn
cảnh được xây dựng với các vấn đề tương tự. Đi vào hiện thực là một quá trình mấu chốt trong trị liệu
hàng loạt những vấn đề liên quan tới sợ hãi và lo âu. Trị liệu đi vào hiện thực bao gồm việc đối đầu một
cách hệ thống với kích thích gây sợ, cả thông quả tưởng tượng hoặc trong phòng thí nghiệm (sống). Đối
với bất kì cách thức sử dụng nào thì đi vào hiện thực cũng đều liên quan đến sự tiếp xúc giữa thân chủ với
cái mà họ thấy sợ hãi (McNeil & Kyle, 2009). Giải mẫn cảm là một kiểu trị liệu đi vào thực tế, nhưng còn
có những kiểu khác nữa. Hai biến tấu của giải mẫn cảm hệ thống truyền thống đó là đi vào hiện thực
trong phòng thí nghiệm và tràn ngập.
Tiếp xúc cuộc sống Đi vào hiện thực trong phòng thí nghiệm liên quan đến việc thân chủ thực sự đi vào
những sự kiện gây ra lo âu hơn là chỉ đơn giản hình dung ra những tình huống đó. Trải nghiệm sống là
một điểm cốt lõi của trị liệu hành vi trong nhiều thập kỉ (Hazlett - Stevens & Craske, 2003). Nhà trị liệu
và thân chủ cùng nhau đưa ra hàng loạt những tình huống để thân chủ đối mặt với mức độ khó tăng dần.
Thân chủ tham gia vào một chuỗi những sự kiện đáng sợ đã được tóm gọn và đo đạc. Thân chủ có thể
giới hạn việc đi vào hiện thực này nếu họ nhận thấy một mức độ lo âu cao. Giống như trong trường hợp
giải mẫn cảm thống, thân chủ học cách phản ứng đấu tranh kèm theo thư giãn cơ. Nhà trị liệu có thể đồng
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
hành với thân chủ để đối đầu với tình huống gây sợ hãi. Ví dụ, nhà trị liệu có thể cùng đi thang máy với
thân chủ nếu thân chủ có ám sợ thang máy. Tất nhiên, khi kiểu quy trình bên ngoài văn phòng này được
sử dụng, vấn đề an toàn và những nguyên tắc đạo đức cần thiết luôn được chú trọng. Người có sợ hãi cực
độ với một con loài vật nào đó có thể được bố trí để gặp con vật đó trong điều kiện an toàn cùng với nhà
trị liệu. Việc tự quản lý trong đi vào thực tế trong phòng thí nghiệm – một quá trình mà trong đó thân chủ
tự đặt mình vào trong thực tế với những sự kiện gây lo âu của riêng mình - là một hướng đi khác khi mà
nhà trị liệu không có điều kiện cùng thực hành với thân chủ trong đời thực.
Tràn ngập Một dạng khác của trị liệu đi vào hiện thực đó là tràn ngập, đề cập đến việc đi vào thực tế với
những kích thích gây ra lo âu cả trong phòng thí nghiệm và trong tưởng tượng với một thời gian dài hơn.
Mang những đặc trưng của trị liệu đi vào thực tế, mặc dù thân chủ trải qua lo âu suốt trong thời gian đi
vào thực tế, kết quả của nỗi sợ hãi sẽ không xảy ra.
Tràn ngập trong phòng thí nghiệm gồm một quá trình đi vào hiện thực mãnh liệt và kéo dài với kích thích
gây ra lo âu thật sự. Duy trì việc đi vào hiện thực với kích thích gây ra sợ trong một thời gian dài mà
không kết hợp với bất kì một hành vi làm giảm lo âu nào khiến cho lo âu tự động giảm đi. Thông thường,
thân chủ thấy sợ hãi tột cùng có xu hướng không chế nỗi sợ bằng những hành vi mang tính thích nghi
kém. Trong tràn ngập, thân chủ bị ngăn cản trong việc sử dụng những phản ứng kém thích nghi với tình
huống gây sợ. Tràn ngập phòng thí nghiệm có xu hướng làm giảm lo âu nhanh chóng.
Tràn ngập trong tưởng tượng dựa trên những nguyên tắc tương tự và tuân theo một quá trình tương tự
ngoại trừ việc đi vào hiện thực được diễn ra trong trí tưởng tượng của thân chủ thay vì trong đời thực.
Một khuyến khích cho việc sử dụng tràn ngập tưởng tương hơn tràn ngập trong phòng thí nghiệm đó là nó
không hạn chế về bản chất hoàn cảnh gây lo âu có thể đưa ra. Đi vào hiện thực trong phòng thí nghiệm
với những sự kiện gây tổn thương thực sự (tai nạn máy bay, hãm hiếp, cháy, lũ lụt) thường là không có
khả năng hoặc là không phù hợp về cả lý do đạo đức và thực hành. Tràn ngập tưởng tượng có thể tái tạo
tình huống tổn thương mà không đem lại hậu quả xấu cho thân chủ. Người sống sót sau một tai nạn máy
bay, ví dụ, có thể mang rất nhiều triệu chứng suy yếu. Họ có khả năng gặp phải ác mộng và hiện lại thảm
họa, họ có thể tránh né đi du lịch bằng máy bay hoặc lo âu khi du lịch dù với bất kỳ phương tiện nào, và
họ chắc chắn có rất nhiều những biểu hiện của sự đau khổ như: tội lỗi, lo âu và trầm cảm. Trần ngập được
dùng thường xuyên trong trị liệu hành vi cho những rối loạn liên quan đến lo âu, ám sợ, rối loạn ám ảnh
cưỡng chế, rối loạn stress sau sang chấn và sợ đám đông.
Đi vào hiện thực lâu và mạnh có thể là một cách hiệu quả và hiệu lực để giảm lo âu của thân chủ. Dù vậy,
vì phải chịu đựng sự khó chịu lâu và mạnh trong đi vào hiện thực nên một số thân chủ không chọn liệu
pháp này. Là rất quan trọng đối với một nhà trị liệu hành vi trong việc tạo cho thân chủ động lực và sự
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
sẵn sàng để đi vào hiện thực. Theo quan điểm đạo đức, thân chủ nên được cung cấp đầy đủ thông tin về
trị liệu đi vào hiện lâu và mạnh trước khi đồng ý tham gia. Quan trọng ở chỗ là họ hiểu được rằng lo âu
được tạo ra như là cách để giảm chính nó. Thân chủ cần đưa ra quyết định sau khi xem xét những ưu và
khuyết điểm của việc phải tự mình chịu đựng những căng thẳng tạm thời trong trị liệu.
Nghiện cứu luôn chỉ ra rằng trị liệu đi vào hiện thực có thể làm giảm mức độ sợ hãi và lo âu của thân chủ
(Tryon, 2005). Trị liệu đi vào hiện thực lại có được thành công trong điều trị những rối loạn đa dạng là
kết quả của việc nó được dùng như là một phần của hầu hết những liệu pháp hành vi và hành vi nhận thức
đối với rối loạn lo âu (McNeil & Kyle, 2009). Spiegler và Guevermont (2003) cho rằng trị liệu đi vào
hiện thực là quy trình hành vi độc lập hiệu quả nhất sẵn có cho những rối loạn liên quan đến lo âu, và
chúng có thể có hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, họ cũng bổ sung rằng việc dùng trị liệu đi vào thực tế một
cách đơn lẻ không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Đối với những trường hợp liên quan đến các rối
loạn nghiêm trọng và phức tạp thường đòi hỏi nhiều hơn một can thiệp hành vi. Đi vào hiện thực trong
tưởng tượng và trong phòng thí nghiệm đang ngày càng được kết hợp nhiều hơn, phù hợp với xu hướng
sử dụng gói liệu pháp trong trị liệu hành vi như là cách để nâng cao hiệu quả điều trị.
GIẢI MẪN CẢM CHUYỂN ĐỘNG MẮT VÀ TÁI-XỬ LÝ
Giải mẫn cảm chuyển động mắt và tái xử lý (EMDR) là một dạng trị liệu đi vào hiện thực bao gồm tràn
ngập trong tưởng tượng, tái cấu trúc nhận thức và dùng những chuyển động nhanh, nhịp nhàng của mắt
cũng như các kích khích song song khác trong quá trình điều trị cho thân chủ, những người có trải nghiệm
stress sau sang chấn. Được phát triển bởi Francine Shapiro (2001), quy trình trị liệu này nổi bật lên trong
số hàng loạt những can thiệp hành vi. Được thiết kế để hỗ trợ thân chủ đối phó với rối loạn stress sau sang
chấn, EMDR được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau gồm có trẻ em, cặp đôi, nạn nhân của lạm
dụng tình dục, cựu chiến binh, các nạn nhân của tội ác, người sống sót sau cưỡng đoạt, nạn nhân trong tai
nạn, và những cá nhân đang gặp phải lo âu, hoảng loạn, trầm cảm, đau khổ, nghiện, và ám sợ.
Shapiro (2001) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an toàn và lợi ích của thân chủ khi sử dụng tiếp cận
này. EMDR có thể là đơn giản với một số người, nhưng những nguyên tắc đạo đức đòi hỏi một quá trình
huấn luyện và giám sát lâm sàng. Vì sự phản ứng mạnh mẽ của thân chủ, việc thực hành gia biết cách
quản lý sự cố sao cho an toàn và hiệu quả là điều rất quan trọng. Nhà trị liệu không nên dùng quy trình
này nếu họ không nhận được đào tạo đầy đủ cũng như sự giám sát từ chuyên gia huấn luyện EMDR. Có
thể tìm thấy thảo luận chi tiết hơn về quy trình hành vi này ở Shapiro (2001, 2002a).
Có một vài tranh cãi về việc liệu chính chuyển động mắt tạo ra thay đổi, hay ứng dụng của kỹ thuật nhận
thức đi kèm với chuyển động mắt mới là tác nhận dẫn đến sự thay đổi. Những ủng hộ vể mặt thực nghiệm
của EMDR đã bị pha trộn, gây ra khó khăn trong việc đưa ra kết luận về sự thành công hay thất bại của
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
can thiệp này (McNeil & Kyle, 2009). Trong bài viết về tương lai của EMDR, Prochaska và Norcross
(2007) đưa ra một số dự đoán về: sự tăng lên về số lượng những thực hành gia nhận được huấn luyện
EMDR; kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ tính hiệu quả của EMDR so với những liệu pháp điều trị tổn
thương khác; và những nghiên cứu và thực hành xa hơn sẽ cung cấp một cái nhìn về sự hiệu quả của nó
trong điều trị các rối loạn khác ngoài rối loạn stress sau sang chấn.
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG XÃ HỘI
Huấn luyện kỹ năng xã hội là một lĩnh vực mở rộng cung cấp cho cá nhân khả năng tương tác hiệu quả
với người khác trong những bối cảnh xã hội đa dạng; nó được dùng để bổ sung cho những thiếu hụt về
tương tác của thân chủ (Spiegler, 2008). Kỹ năng xã hội bao gồm khả năng giao tiếp phù hợp và hiệu quả
với người khác. Các cá nhân gặp phải các vấn đề tâm lý mà một phần là do khó khăn trong tương tác là
những ứng cử viên thích hợp để tiếp nhận huấn luyện kỹ năng xã hội. Một số khía cạnh mong đợi của
việc huấn luyện là nó có nền tảng ứng dụng rất rộng và nó có thể được thiết kế dễ dàng để phù hợp với
nhu cầu riêng của từng cá nhân thân chủ (Segrin, 2003). Huấn luyện kỹ năng xã hội gồm có giáo dục tâm
lý, định hình, củng cố, tái diễn hành vi, sắm vai và phản hồi (Antony & Roemer, 2003). Một huấn luyện
kỹ năng xã hội phổ biến khác đó là huấn luyện quản lý cơn giận, được thiết kế cho những cá nhân có vấn
đề với hành vi gây hấn. Huấn luyện tính quyết đoán, được mô tả sau đây, dành cho những người thiếu kỹ
năng quyết đoán.
Huấn luyện tính khẳng định Một dạng đặc biệt của huấn luyện kỹ năng xã hội đang ngày càng phổ biến
đó là giáo dục con người cách để có thể khẳng định chính mình trong những tính huống xã hội khác nhau.
Nhiều người thường có cảm giác khó khăn khi không biết rằng liệu khẳng định của mình có phù hợp hay
đúng đắn không. Người thiếu kỹ năng xã hội thường xuyên trải nghiệm sự khó khăn trong tương tác khi ở
nhà, trong công việc, trường học và suốt những thời gian khác. Huấn luyện tính tự khẳng định có thể dùng
cho (1) những người khó khăn trong bộc lộ cơn cáu hoặc giận, (2) người gặp khó khăn khi từ chối, (3)
người quá lịch sự hoặc để cho người khác lợi dụng mình. (4) người gặp khó khăn trong ảnh hưởng và
những phản ứng tích cực khác, (5) người thấy mình không có quyền thể hiện suy nghĩ, niềm tin và cảm
xúc, hoặc (6) người có ám sợ xã hội.
Giả định nền tảng của huấn luyện tính khẳng định đó là con người có quyền (nhưng không có nghĩa vụ)
thể hiện chính mình. Mục đích của huấn luyện tính tự khẳng định là làm tăng vốn hành vi của thân chủ từ
đó họ có thể lựa chọn hành vi nào là chính mình tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Điều quan trọng ở đây là thân
chủ thay thế những hành vi kém thích nghi bằng hành vi mới. Một mục đích khác là giáo dục người ta thể
hiện chính mình trong sự phản ánh nhạy cảm với những cảm xúc và quyền lợi của người khác. Quyết
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
đoán không có nghĩa là gây hấn; người khẳng định mình thật sự không khăng khăng giữ lấy quyền lợi của
mình bằng mọi giá và mặc kệ cảm xúc của người khác.
Huấn luyện tính tự khẳng định dựa trên những nguyên tắc lý thuyết học tập xã hội và lồng ghép với nhiều
phương pháp huấn luyện kỹ năng xã hội nữa. Thông thường, nhà trị liệu vừa dạy vừa làm mẫu hành vi
mong ước mà thân chủ muốn đạt được. Những hành vi này được thực hành trong phòng tri liệu và sau đó
được tái lặp trong đời sống. Hầu hết những chương trình huấn luyện tự khẳng định tập trung vào thân chủ
có những tự phán xét tiêu cực, niềm tin tự bại, và ý nghĩ lầm lạc. Con người thường hành động theo
những cách không khẳng định mình vì họ không nghĩ mình có quyền thể hiện quan điểm hay yêu cầu điều
chính đáng được hưởng. Như vậy những ý nghĩ của họ dẫn đến hành vi thụ động. Những chương trình
huấn luyện tự khẳng định hiệu quả làm được nhiều hơn việc chỉ mang đến cho chúng ta những kỹ năng và
kỹ thuật xử lý tình huống khó khăn. Những chương trình này thách thức niềm tin của con người đi kèm
với sự thiếu quyết đoán đồng thời hướng dẫn họ tự phán xét một cách xây dựng và thông qua một hệ
thống niềm tin mới sẽ đưa đến hành vi khẳng định mình.
Huấn luyện tự khẳng định thường được làm theo nhóm. Khi đưa vào một nhóm, việc làm mẫu và hướng
dẫn được thể hiện cho cả nhóm, và những thành viên diễn tập lại những kỹ năng về hành vi trong tình
huống mô phỏng. Sau khi diễn tập, những thành viên đưa ra phản hồi góp phần củng cố hành vi chính xác
và chỉ ra cách để cải thiện hành vi. Mỗi thành viên cam kết luyện tập hành vi tự khẳng định cho đến khi
kỹ năng này được định hình tương ứng với những kích thích khác nhau (Miltenberger, 2008).
Vì huấn luyện tính khẳng định dựa trên những lưu ý của phương Tây về giá trị của tính khẳng định, nó có
thể không phù hợp với thân chủ thuộc một nền văn hóa đề cao sự hòa hợp hơn là khẳng định bản thân.
Tiếp cận này không phải là thuốc trị bá bệnh, nhưng nó có thể là một liệu pháp hiệu quả cho những thân
chủ thiếu kỹ năng hành động tự khẳng định hoặc cho các cá nhân gặp khó khăn trong quan hệ liên nhân
cách. Mặc dù tham vấn viên có thể nhào nặn quy trình huấn luyện tính khẳng định cho phù hợp với phong
cách của mình, một điều quan trọng là phải xem việc diễn tập hành vi và sự đánh giá liên tục là phần nền
tảng của chương trình. Nếu bạn hứng thú với việc tìm hiểu chi tiết hơn về huấn luyện tự khẳng định, tham
khảo Your Perfect Right: A Guide to Assertive Behavior (Alberti & Emmons, 2008).
CHƯƠNG TRÌNH TỰ ĐIỀU CHỈNH BẢN THÂN VÀ HÀNH VI TỰ ĐỊNH
HƯỚNG
Có một vài khoảng thời gian tồn tại xu hướng “cho tâm lý học ra đi”. Nó liên quan đến việc tâm lý gia sẵn
sàng chia sẻ kiến thức của mình giúp cho “khách hàng” có thể phát triển khả năng tự định hướng cuộc
sống của mình và không phụ thuộc vào các chuyên gia trong việc xử lý vấn đề. Những tâm lý gia chia sẻ
quan điểm này quan tâm đến đầu tiên đến việc giáo dục con người những kỹ năng cần thiết để quản lý
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cuộc sống hiệu quả. Một ưu điểm của kỹ thuật tự điều chỉnh bản thân (tự quản lý) đó là liệu pháp này có
thể được phổ biến ra cộng đồng theo cách mà những tiếp cận trị liệu truyền thống không thể làm được.
Một ưu điểm nữa đó là chi phí rất thấp. Vì thân chủ có vai trò định hướng trong liệu pháp của mình,
những kỹ thuật hướng đến tự thay đổi có xu hướng gia tăng sự gắn bó và tâm huyết với liệu pháp.
Chiến lược tự điều chỉnh bao gồm tự giám sát, tự thưởng, tự cam kết, điều khiển kích thích, tự làm mẫu.
Ý tưởng nền tảng của việc đánh giá và can thiệp tự điều chỉnh đó là sự thay đổi có thể được mang đến
nhờ việc giáo dục con người sử dụng những kỹ năng xử lý hoàn cảnh khó khăn. Sự khái quát hóa và duy
trì kết quả được chú trọng bằng cách khuyến khích thân chủ nhận trách nhiệm thực hiện những chiến lược
này hàng ngày.
Trong chương trình tự điều chỉnh bản thân chúng ta đưa ra quyết định liên quan đến những hành vi cụ thể
mà họ muốn điều khiển hoặc thay đổi. Con người thường xuyên khám phá lý do chính khiến họ không đạt
được mục đích của mình chính là vì thiếu những kỹ năng nào đó hoặc vì trông mong vào những thay đổi
không thực tế. Niềm hy vọng có thể là một nhân tố mang tính trị liệu dẫn đến thay đổi, nhưng những hy
vọng hão huyền có thể mở đường cho một mô hình phi thực tế trong chương trình tự thay đổi. Một tiếp
cận tự định hướng có thể cung cấp chỉ dẫn cho sự thay đổi và một kế hoạch sẽ dẫn đến thay đổi.
Để người ta đạt đến thành công trong một chương trình như thế, một sự phân tích cẩn thận về bối cảnh
của mô hình hành vi là điều cốt lõi, và người ta cần sẵn sàng làm theo những bước cơ bản sau do Watson
& Tharp cung cấp (2007):
1. Chọn lựa mục đích: Những mục đích có thể được thiết lập trong một thời gian, và chúng nên có
thể đo lường được, khả thi, tích cực và ý nghĩa đối với con người. Đây là cốt lõi để những mong
đợi trở thành hiện thực.
2. Chuyển đổi mục đích thành hành vi mục tiêu: Những hành vi chỉ ra mục tiêu cho sự thay đổi. Một
khi mục tiêu thay đổi được chọn, những trở ngại được lường trước và nghĩ cách vượt qua.
3. Tự giám sát: Quan sát một cách thận trọng và hệ thống những hành vi của bạn, và có một nhật kí
ghi chép lại hành vi kèm theo những nhận xét về sự kiện tiền đề liên quan cũng như kết quả.
4. Thực hiện kế hoạch thay đổi: Đặt ra một chương trình hành động để mang đến thay đổi thực tế.
Những kế hoạch khác nhau cho cùng một mục đích có thể được thiết kế, từng kế hoạch trong số
đó đều có thể hiệu quả. Một số kiểu tự củng cố hệ thống là cần thiết trong kế hoạch này vì củng
cố là nền tảng của mô thức trị liệu hành vi. Tự củng cố là một chiến lược tạm thời sẽ dùng cho
đến khi hành vi mới được thực hiện mỗi ngày. Thực hiện những bước để đảm báo thành quả được
duy trì.
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
5. Đánh giá kế hoạch hành động: Đánh giá kế hoạch thay đổi để xác định mục đích nào đã đạt được
cũng như điều chỉnh và xem xét lại kế hoạch theo những cách khác để đạt được mục đích đã xác
đinh. Việc đánh giá là một quá trình liên tục hơn là chỉ diễn ra trong một thời gian, và tự thay đổi
là một thực hành suốt cả đời.
Nhiều người phát triển một số kiểu chương trình tự điều chỉnh gặp phải thất bại lặp đi lặp lại, một trường
hợp mà Polivy và Herman (2002) gọi là “hội chừng hy vọng sai lầm”, đặc trưng bởi những mong đợi
thiếu thực tế liên quan đến tốc độ, số lượng, dễ thực hiện, và kết quả của nỗ lực tự thay đổi. Những nỗ lực
tự thay đổi bị tiên tan hoàn toàn bắt nguồn bởi những trông đợi phi thực tế, nhưng cá nhân thường tiếp tục
cố gắng và cố gắng với niềm hy vọng rằng cuối cùng mình sẽ đạt được thành công trong thay đổi mô hình
hành vi. Nhiều người giải thích sự thất bại trong thay đổi của mình như là kết quả của những nỗ lực
không thích đáng hoặc sự gắn bó với một chương trình lỗi.
Những chiến lược tự điều chỉnh được áp dụng thành công trên nhiều người với nhiều vấn đề, một phần
nhỏ trong số chúng bao gồm việc đương đầu với nỗi sợ bị tấn công, giúp đỡ trẻ đối phó với nỗi sợ bóng
tối, tăng hiệu quả sáng tạo, quản lý lo âu xã hội, khuyến khích nói chuyện trước lớp, tăng cường luyện
tập, kiểm soát việc hút thuốc và điều trị trầm cảm (Watson & Tharp, 2007). Nghiên cứu về tự điều chỉnh
đã được thực hiện trên diện rộng đối với những vấn đề sức khỏe, một phần nhỏ trong số đó bao gồm bệnh
viêm khớp, hen suyễn, ung thư, bệnh tim, lạm dụng thân thể, tiểu đường, đau đầu, mất thị giác, ăn uống
và tự chăm sóc sức khỏe (Cormier và cs, 2009).
TRỊ LIỆU ĐA PHƯƠNG THỨC: LIỆU PHÁP HÀNH VI LÂM SÀNG
Liệu pháp đa phương thức là một tiếp cận toàn diện, hệ thống và chính thể trong trị liệu hành vi được phát
triển bởi Arnold Lazarus (1976, 1986, 1987, 1989, 1992a, 1997a, 2005, 2008). Nó được xây dựng dựa
trên lý thuyết học tập xã hội và nhận thức, áp dụng nhiều kỹ thuật hành vi đa đạng vào trong hàng loạt
vấn đề. Tiếp cận này như là một cầu nối quan trọng giữa những nguyên tắc hành vi và tiếp cận hành vi
nhận thức, được thay thế phần lớn cho tiếp cận hành vi truyền thống.
Tiếp cận đa phương thức là một hệ thống mở khuyến khích chiết trung kỹ thuật. Những kỹ thuật mới luôn
được giới thiệu và tinh lọc từ những kỹ thuật trước đó, nhưng chúng không bao giờ được dùng theo kiểu
ngắn hạn. Nhà trị liệu đa phương thức đầu tư vào việc xác định mối quan hệ nào và chiến lược trị liệu nào
sẽ hoạt động tốt nhất với từng thân chủ và trong bối cảnh nào. Giả định nền tảng của tiếp cận là cá nhân
gặp khó khăn với rất nhiều vấn đề khác nhau nên một sự tổng hợp những chiến lược tiếp cận được dùng
để mang đến thay đổi là hợp lý. Liệu pháp linh hoạt và mềm dẻo, rộng hơn là sâu, thì có giá trị cao, và
nhà trị liệu đa phương thức luôn luôn điều chỉnh quy trình của họ nhằm đạt được mục đích của thân chủ.
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu cần quyết định khi nào và bằng cách nào để thách thức hay ủng hộ, lạnh lùng hay ấm áp,
trang trọng hay không trang trọng, và kiên quyết hay mềm dẻo (Lazarus, 1997a, 2008).
Nhà trị liệu đa phương thức có xu hướng rất chủ động suốt những phiên trị liệu, đảm nhiệm chức năng
của một người huấn luyện, người chỉ bảo, cố vấn và vai trò làm mẫu. Họ cung cấp thông tin, lời chỉ dẫn
và phản hồi cũng như làm mẫu các hành vi đã xác định. Họ đưa ra những nhận xét và đề nghị mang tính
xây dựng, củng cố tích cực và tự bộc lộ khi thích hợp.
Lazarus (2008) khẳng định: “Nhà trị liệu đa phương thức tán thành việc không dùng giáo điều cứng nhắc
hơn là bám vào nguyên tắc lý thuyết chi li và hiệu quả trị liệu” (tr. 399). Những kỹ thuật được vay mượn
từ rất nhiều hệ thống trị liệu khác. Họ nhận ra rằng rất nhiều thân chủ đến với trị liệu cần học tập những
kỹ năng và họ sẵn sàng để dạy, huấn luyện, đào tạo, làm mẫu và hướng dẫn cho thân chủ của mình. Nhà
trị liệu đa phương thức có chức năng định hướng đặc trưng bởi việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và
phản ứng. Họ thách thức những niềm tin tự bại, đưa ra phản hồi xây dựng, cung cấp củng cố tích cực và
bộc lộ bản thân thích đáng. Một điều cốt lõi là nhà trị liệu bắt đầu ở nơi mà thân chủ đứng và sau đó di
chuyển đến những vùng hữu ích khác để tìm hiểu. Thất bại trong nắm bắt hoàn cảnh của thân chủ có thể
dễ dàng đưa thân chủ đến cảm giác bị thờ ơ và không được thông cảm (Lazarus, 2000).
BASIC I.D Bản chất tiếp cận đa phương thức của Lazarus chính là giả thuyết cho rằng nhân dạng phức
tạp của con người có thể chia thành bảy chức năng chính: B = hành vi (Behavior); A = đáp ứng ảnh
hưởng (affective responses); S = cảm giác (sensations); I= hình dung (images); C = nhận thức
(cognitions); I = quan hệ liên nhân cách (interpersonal relationships); và D = thuốc (drugs), chức năng
sinh học (biological functions), dinh dưỡng (nutrition), và tập luyện (exercise) (Lazarus, 1989, 1992a,
1992b, 1997b, 2000, 2006, 2008). Mặc dù những phương thức đa dạng này tương tác với nhau, chúng có
thể được xem là những chức năng riêng lẻ.
Bảng 9.A Quá trình đánh giá BASIC I.D.
Thể thức
Hành vi
Những câu hỏi
Hành vi
Hành vi công khai, bao
Điều gì bạn muốn thay đổi?
gồm những hành động, thói
Bạn hoạt động như thế nào?
quen, và phản ứng có thể
Bạn muốn bắt đầu làm điều gì?
quan sát và đo lường.
Bạn muốn dừng lại điều gì?
Một số điểm mạnh của bạn là gì?
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Những hành vi cụ thể nào ngăn bạn đạt được những điều
bạn muốn?
Tác động
Cảm xúc, khí sắc, và cảm
Cảm xúc nào bạn thường trải nghiệm nhiều nhất?
giác mạnh mẽ
Điều gì khiến bạn cười?
Điều gì khiến bạn khóc?
Điều gì làm bạn buồn, phát điên, vui, sợ?
Những cảm xúc nào là mơ hồ đối với bạn?
Cảm giác
Những cảm giác cơ bản từ
Bạn có chịu đựng những cảm giác không thoải mái như
việc đụng chạm, nếm, ngửi,
đau, nhức, chóng mặt,…?
nhìn, và nghe
Điều gì bạn đặc biệt thích hoặc không thích trong cách
nhìn, ngửi, nghe, chạm, và nếm?
Hình ảnh
Chúng ta phác họa vè bạn
Những giấc mơ và kí ức sống động nào thường hya quấy
thân như thế nào, bao gồm
rầy, lặp lại?
kí ức, giấc mơ, và huyễn
Bạn có một hình ảnh sống động nào không?
tưởng
Bạn nhìn nhận như thế nào về cơ thể mình?
Bạn nhìn bản thân mình như thế nào vào lúc này?
Bạn muốn thấy bản thân mình như thế nào trong tương lai.
Nhân thức
Những nội thị, triết lý, ý
Những cách nào bạn mà nhờ đó bạn thỏa mãn nhu cầu trí
tưởng, ý kiến, độc thoại, và
tuệ của mình?
đánh giá làm nên nền tảng
Suy nghĩ của bạn ảnh hưởng đến cảm xúc như thế nào?
quá trị, niềm tin, thái độ của
Những giá trị và niềm tin nào mà bạn ấp ủ nhất?
một người.
Nhựng điều tiêu cực mà bạn nói với chính mình là gì?
Những điều “nên”, “cần phải”, và “phải” chính yếu trong
cuộc đời bạn là gì?
Làm cách nào mà họ có thề sống một cách hiệu quả?
Quan hệ liên Những tương tác với người
Có bao nhiêu phần xã hội trong bạn?
nhân cách
Bạn mong muốn thân mật với người khác tới mức độ nào?
khác
Bạn mong đợi điều gì từ những người ý nghĩa trong cuộc
đời bạn?
Bạn mong đợi điều gì ở bản thân?
Có mối quan hệ nào với người khác mà bạn hi vọng sẽ thay
đổi?
Nếu có, bạn muốn thay đổi theo kiểu nào?
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Thuốc/Sinh
Thuốc, và thối quen dinh Bạn có khỏe mạnh và ý thức về sức khỏe?
học
dưỡng, cũng như mô hình Bạn có bất kì bận tâm nào về sức khỏe của mình không?
tập luyện
Bạn có bất kì đơn thuốc nào không?
Bạn có những thói quen nào liên quan đến chế độ ăn, luyện
tập, và thể dục thể thao?
Trị liệu đa phương thức bắt đầu với một giả định toàn diện về bảy phương thức của chức năng con người
và sự tương tác giữa chúng. Một đánh giá toàn diện và chương trình điều trị phải được tính toán cho mỗi
phương thức của BASIC I.D, đó là một bản đồ nhận thức liện kết từng khía cạnh của nhân cách. Bảng 9.1
phác họa quá trình này bằng những câu hỏi đặc trưng của Lazarus (1989, 1997a, 2000, 2008). Lập luận
chủ yếu của trị liệu đa phương thức đó là bề rộng thì quan trọng hơn chiều sâu. Càng nhiều phản ứng đối
phó mà thân chủ học được trong trị liệu, càng ít cơ hội cho những tái phát (Lazarus, 1996a, 2008; Lazarus
& Lazarus, 2002). Nhà trị liệu xác định một vấn đề cụ thể từ mỗi khía cạnh của khung BASC I.D như là
một mục tiêu để thay đổi và dạy cho thân chủ hàng hoạt những kỹ thuật họ có thể dùng để chiến đấu với
những ý nghĩ sai lầm, để học cách thư giãn trong tình huống căng thẳng, và để đạt được những kỹ năng cá
nhân hiệu quả. Thân chủ có thể sau đó áp dụng những kỹ năng này với nhiều vấn đề rộng hơn trong cuộc
sống hàng ngày.
Đóng góp mở đầu của khung BASIC I.D mở ra những chủ đề trung tâm và ý nghĩa sau đó có thể được tìm
hiểu hiệu quả bằng các câu hỏi tiểu sử chi tiết (xem Lazarus và Lazarus, 1991, về Tóm tắt tiểu sử đa
phương thức.) Một khi dữ liệu chính của BASIC I.D cá nhân được thiết lập, bước tiếp theo bao gồm việc
kiểm tra tính tương tác giữa những phương thức khác nhau. Để sáng tỏ hơn về cách thức bác sĩ Lazarus
đã sử dụng nhằm đánh giá mô thức BASIC I.D và ca của Ruth, cùng với những ví dụ về kỹ thuật đa dạng
mà ông sử dụng, xem Case Approach to Counseling and Psychotherapy (Corey, 2009a, chương 7).
TRỊ LIỆU HÀNH VI NHẬN THỨC TRÊN CƠ SỞ GIÁC NIỆM (MINDFULNESS)
VÀ CHẤP NHẬN
Suốt những thập kỉ vừa qua, “làn sóng thứ ba” của tâm lý học hành vi đã tiến hóa, và kết quả là sự mở
rộng của hành vi truyền thống. Những khía cạnh mới của tâm lý hành vi nhận thức nổi lên nhấn mạnh
quan điểm được các nhà hành vi cho là giới hạn cho đến gần đây, bao gồm giác niệm, chấp nhận, mối
quan hệ trị liệu, tinh thần, giá trị, hòa giải, hiện diện trong lúc này, và bộc lộ cảm xúc (Hayes, Follette, &
Linehan, 2004). Giác niệm là một quá trình liên quan đến việc trở nên tinh ý hơn và ý thức về các kích
thích bên trong và bên ngoài vào lúc đó cũng như thông qua một thái độ cởi mở hướng đến việc chấp
nhận điều đang xảy ra hơn là phán xét hoàn cảnh hiện tại (Kabat – Zinn, 1994; Segal, Williams, &
T.easdale, 2002). Bản chất của giác niệm là trở nên nhận thức được tâm hồn của một người vào một thời
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
điểm và tiếp sau đó, với sự chấp nhận một cách thoải mái (Germer, Siegel, & Fulton, 2005). Trong thực
hành giác niệm, thân chủ hướng mình tập trung vào trải nghiệm hiện tại của họ. Chấp nhận là một quá
trình liên quan đến việc đón nhận trải nghiệm hiện tại của một người một cách không phán xét hay thiên
vị, mà với một lòng tốt và mong muốn tìm hiểu, và nỗ lực ý thức trọn vẹn thời điểm hiện tại (Germer,
2005b). Tiếp cận giác niệm và chấp nhận là những cách tốt để hòa hợp tâm hồn trong quá trình tham vấn.
Bốn tiếp cận lớn trong sự phát triển gần đây của hành vi truyền thống bao gồm (1) trị liệu hành vi biện
chứng (Linehan, 1993a, 1993b), trở thành một liệu pháp được công nhận cho rối loạn nhân cách ranh
giới; (2) giảm stress trên cơ sở giác niệm (Kabat – Zinn, 1990), liên quan đến một chương trình nhóm từ 8
đến 10 tuần áp dụng kỹ thuật giác niệm để đối phó với stress và nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh
thần; (3) trị liệu hành vi nhận thức trên cơ cở giác niệm (Segal và cs, 2002), mục đích cơ bản nhằm đối
phó với trầm cảm; và (4) trị liệu chấp nhận và tận tâm (Hayes, Strosahl, & Wilson, 1999), trên nền tảng
khuyến khích thân chủ chấp nhận, hơn là nỗ lực điều khiển hoặc thay đổi những cảm giác không thỏa
mãn. Một điều cần lưu ý đó là tất cả bốn tiếp cận đều dựa trên dữ liệu thực nghiệm, một đặc trưng của
hành vi truyền thống.
Trị liệu hành vi biện chứng (DBT): Phát triển để giúp thân chủ điều chỉnh cảm xúc và hành vi liên quan
đếm trầm cảm, liệu pháp mang tính nghịch lý này giúp thân chủ chấp nhận cảm xúc của họ cũng như thay
đổi trải nghiệm cảm xúc (Morgan, 2005). Việc thực hành chấp nhận liên quan tới sữ hiện diện ở hiện tại,
nhìn nhận thực tế mà không bóp méo, không phán xét, không đánh giá và không cố gắng né tránh trải
nghiệm hay thoát khỏi nó. Nó liên quan đến việc tham gia trọn vẹn vào trong hoạt động đang diễn ra lúc
đó chứ không tách mình khỏi sự kiện và những tương tác.
Được xây dựng bởi Linehan (1993a, 1993b). DBT là một sự pha trộn những kỹ thuật hành vi và phân tâm
đầy hứa hẹn cho điều trị rối loạn nhân cách ranh giới. Giống như trị liệu phân tâm, DBT nhấn mạnh vào
sự quan trọng của mối quan hệ trị liệu, quyền lực của thân chủ, nguyên nhân chủ yếu của trải nghiệm
“môi trường mất quyền lực” của thân chủ như một đứa trẻ, và đối diện với sự phản kháng. Những phần
chính của DBT là sự điều chỉnh ảnh hưởng, chịu đựng nỗi đau, cải thiện quan hệ liên nhân cách và tập
cách giác niệm. DBT đưa ra những kỹ thuật hành vi, bao gồm một dạng của trị liệu đi vào hiện thực trong
đó thân chủ học cách chịu đựng những cảm xúc đau đớn mà không thực hiện hành vi tự hủy hoại. DBT
không chỉ thống hợp những quan điểm phân tâm vào chủ nghĩa hành vi nhận thức của nó mà còn có huấn
luyện giác niệm của “những thực hành tâm lý và tinh thần miền Đông (thực hành cơ sở của Zen)”
(Linehan, 1993b, tr. 19).
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Huấn luyện những kỹ năng DBT không phải là một tiếp cận “Sửa đổi nhanh”. Nó thường kéo dài tối thiểu
một năm điều trị và bao gồm cả trị liệu cá nhân và huấn luyện kỹ năng theo nhóm. DBT yêu cầu một cam
kết hành vi. Để thực hành DBT thành thục, điều cốt lõi là đã được đào tạo qua tiếp cận này.
Giảm stress trên cơ sở giác niệm (MBSR) Những kỹ năng được dạy trong chương trình MSBR gồm có
thiền định và yoga quan tâm, nhằm mục đích bồi dưỡng khả năng giác niệm. Chương trình bao gồm một
thiền định hoàn toàn giúp thân chủ nhìn nhận toàn bộ những cảm giác trong cơ thể họ. Thái độ giác niệm
này được khuyến khích trong mọi mặt của cuộc sống như đi, đứng và ăn uống. Những người tham gia vào
chương trình được khuyến khích thực hành thiền định nghiêm túc trong 45 phút mỗi ngày. Chương trình
MBSR được thiết kế chủ yếu để giáo dục người tham gia liên hệ với những nguồn stress bên trong và bên
ngoài theo hướng xây dựng. Mục đích của chương trình là hướng dẫn con người sống trọn vẹn ở hiện tại
hơn là việc nhai đi nhai lại quá khứ hay quan tâm quá mức đến tương lai.
Trị liệu chấp nhận và tận tâm (ACT) Một tiếp cận trên nền tảng giác niệm khác đó là trị liệu chấp nhận và
tận tâm (Hayes và cs, 1999, 2005), liên quan đến việc chấp nhận hoàn toàn trải nghiệm hiện tại và hướng
đến bỏ qua trở ngại. Trong tiếp cận này “việc chấp nhận không chỉ là chịu đựng, mà hơn thế nó là sự
không phán xét những trải nghiệm tại đây và lúc này một cách chủ động” (Hayes, 2004, tr.46). Sự chấp
nhận là một lập trường và tư thế để từ đó tổ chức việc trị liệu và từ đó một thân chủ có thể tổ chức cuộc
sống (Hayes & Pankey, 2003) cung cấp một hướng đi khác cho trị liệu hành vi nhận thức đương đại
(Eifert & Forsyth, 2005). Ngược lại với tiếp cận hành vi nhận thức được bàn đến ở chương 10, ở đó nhận
thức bị thách thức và tranh cãi, trong ACT nhận thức được chấp nhận. Thân chủ học cách chấp nhận
những ý nghĩ và cảm giác mà họ đã từng chối bỏ. Hayes đã chỉ ra rằng thách thức những nhận thức kém
thích nghi thực tế sẽ củng cố chúng hơn là giảm đi những nhận thức này. Mục đích của ACT là làm tăng
sự linh hoạt tâm lý. Giá trị là phần nền tảng của quá trình trị liệu và nhà thực hành ACT có thể hỏi thân
chủ “Bạn muốn cuộc đời mình thể hiện điều gì?”
Thêm vào sự chấp nhận, tận tâm trong hành động là cốt lõi. Sự tân tâm liên quan đến những quyết định
giác niệm đến điều gì là quan trọng trong cuộc sống và điều gì con người sẵn sàng làm để sống một cuộc
đời có ý nghĩa (Wilson, 2008). ACT dùng bài tập về nhà cụ thể và bài tập hành vi như một cách để tạo ra
mô hình hành động hiệu quả hơn giúp cho thân chủ sống bằng những giá trị của mình (Hayes, 2004). Ví
dụ, một dạng bài tập cho thân chủ là yêu cầu họ viết ra những mục đích cuộc đời hoặc những giá trị đối
với các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Theo Hayes và Pankey (2003), “có một bằng chứng lớn dần
chứng minh kỹ năng chấp nhận là trọng tâm của tâm lý học tích cực và có thể tăng hiệu lực của trị liệu
tâm lý đối với những thân chủ khác nhau” (tr. 21).
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
ACT là một dạng hiệu quả trong trị liệu (Eifert & Forsyth, 2005) tiếp tục ảnh hưởng đến trị liệu hành vi.
Germer (2005a) cho rằng “sự giác niệm có thể trở thành cầu nối đưa trị liệu lâm sàng, nghiên cứu, và thực
hành xích lại gần nhau hơn, và giúp thống hợp cá nhân và chuyên môn của nhà trị liệu” (tr. 25). Theo
Wilson (2008), ACT nhấn mạnh những quá trình phổ biến trên các rối loạn lâm sàng, làm cho việc học
những kỹ năng trị liệu cơ bản dễ dàng hơn. Thực hành gia có thể thi hành những nguyên tắc nền tảng theo
nhiều cách đa dạng và sáng tạo.
Cho những thảo luận sâu hơn về vai trò của giác niệm trong thực hành tâm lý trị liệu, có hai bài đọc giới
thiệu rất kỹ đó là Midfulness and Acception: Expanding the Cognitive – Behavior Tradition (Hayes và cs,
2004) và Mindfulness and Psychotherapy (Germer và cs, 2005).
THỐNG HỢP KĨ THUẬT HÀNH VI VỚI TIẾP CẬN PHÂN TÂM ĐƯƠNG ĐẠI
Những khía cạnh nào đó của trị liệu hành vi có thể được kết hợp với một số tiếp cận trị liệu khác. Ví dụ,
những kỹ thuật hành vi và hành vi nhận thức có thể kết hợp vào trong khung khái niệm của trị liệu phân
tâm hiện đại (xem chương 4). Morgan và Mac Millan (1999) đã phát triển một mô hình tham vấn thống
hợp ba pha dựa trên cơ sở lý thuyết quan hệ đối tượng và thuyết gắn bó kết hợp các kỹ thuật hành vi.
Ở pha đầu tiên, thuyết quan hệ đối tượng phục vụ như là một nội dung nền tảng cho quá trình đánh giá và
xây dựng mối quan hệ. Điều trẻ học được từ những tương tác đầu đời với cha mẹ ảnh hưởng rõ ràng đến
nhân cách và có thể gây ra khó khăn trong quan hệ khi trưởng thành. Để đánh giá có ý nghĩa diễn ra, điều
quan trọng là tham vấn viên phải nghe câu chuyện của thân chủ, nắm bắt thế giới hiện tượng học của họ,
và xây dựng giao tiếp với họ. Suốt pha này, nhà trị liệu cung cấp một môi trường hỗ trợ mang đến một
nơi an toàn cho thân chủ để gợi lại và bày tỏ những ký ức đau khổ đầu đời. Ở pha này, quá trình tham vấn
bao gồm một sự bày tỏ cảm giác của thân chủ liên quan đến quá khứ và hoàn cảnh hiện tại cũng như mô
hình suy nghĩ ảnh hưởng đến cách diễn dịch thế giới của thân chủ.
Trong pha thứ hai, với mục đích liên kết những quan sát bên trong lấy được từ pha đánh giá ban đầu với
hiện tại để xây dựng một sự hiểu biết về quan hệ đối tượng đầu đời có liên hệ đến những khó khăn hiện
tại như thế nào. Việc quan sát bên trong này thường cho thân chủ khả năng để hiểu biết và bộc lộ những
kí ức, cảm xúc và suy nghĩ đau buồn. Khi thân chủ có khả năng để nhìn lại những kí ức cũng như cảm
giác đã bị dồn nén và phân ly trước đó trong quá trình tham vấn, những thay đổi quan điểm nhận thức về
bản thân và người khác thông thường sẽ diễn ra. Cả những kĩ thuật kinh nghiệm và nhận thức được tận
dụng ở pha thứ hai. Khi thân chủ tham gia vào quá trình tái cấu trúc nhận thức về những tình huống trong
cuộc đời, họ đạt được cách suy nghĩ, cảm giác và đối phó mới, thích nghi.
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Trong pha thứ ba cũng là pha cuối cùng của trị liệu, những kỹ thuật hành vi với việc thiết lập mục đích và
phân công nhiệm vụ về nhà được nhấn mạnh với sự thay đổi tối đa. Đây là pha hành động, thời gian để
thân chủ nỗ lực cho hành vi mới trên cơ sở nội thị, hiểu, và tái cấu trúc nhận thức đã đạt được ở pha tham
vấn trước đó. Thân chủ hành động, dẫn đến được trao quyền hành động.
Theo Morgan và Mac Millan (1999), tài liệu cho thấy có một sự tăng cường hỗ trợ việc thống hợp thuyết
tâm lý động học hiện đại với những kĩ thuật hành vi và hành vi nhận thức có thể dẫn đến khả năng nhìn
nhận, tạo ra sự thay đổi của thân chủ. Thiết lập những mục đích rõ ràng cho từng giai đoạn trong ba pha
của mô hình hợp nhất cung cấp môt khung sườn hiệu quả từ đó xây dựng nên các can thiệp tham vấn.
Morgan và MacMillan tuyên bố rằng nếu những mục đích trị liệu này được xác định tốt sẽ có khả năng
cho ba pha diễn ra xuyên suốt trong một thời gian hợp lý. Sự điều chỉnh nội dung cơ bản của tư duy phân
tâm thành một liệu pháp tương đối ngắn gọn giúp cho tiếp cận này có thể được sử dụng trong trị liệu giới
hạn thời gian.
ỨNG DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM
Tiếp cận hành vi cơ sở nhóm tập trung vào việc dạy cho các thân chủ kỹ năng tự quản lý bản thân và hàng
loạt những hành vi đối phó mới, cũng như cách để tái cấu trúc suy nghĩ. Các thân chủ có thể dùng những
kỹ thuật này để kiểm soát cuộc sống của họ, xử lý hiệu quả những vấn đề hiện tại và tương lai, và hoạt
động tốt sau khi họ hoàn thành trải nghiệm nhóm. Nhiều nhóm được thiết kế đầu tiên hướng tới tăng
cường mức độ kiểm soát và tự do của thân chủ ở những khía cạnh cụ thể trong đời sống.
Người chỉ đạo nhóm hoạt động trong một khung hành vi có thể phát triển kỹ thuật từ các quan điểm lý
thuyết đa dạng. Nhà thực hành hành vi sử dụng mô thức trị liệu ngắn gọn, chủ động, trực tiếp, xây dựng,
hợp tác, mang tính tâm lý giáo dục dựa trên những nội dung và kỹ thuật có giá trị thực nghiệm. Người chỉ
đạo theo dõi quá trình của các thành viên trong nhóm thông qua việc liên tục thu thập dữ liệu trước, trong
và sau tất cả các can thiệp. Một tiếp cận như thế cung cấp cho cả người chỉ đạo nhóm và các thành viên
những phản hồi liên tục về quá trình trị liệu. Ngày nay, nhiều nhóm trong các tổ chức cộng đồng đòi hỏi
kiểu giải trình này.
Trị liệu hành vi nhóm có những đặc trưng riêng khiến cho nó khác với hầu hết các tiếp cận nhóm khác.
Đặc trưng để phân biệt những nhà thực hành hành vi đó là sự gắn liền một cách hệ thống với chi tiết và đo
lường. Những điểm đặc trưng riêng biệt của trị liệu nhóm hành vi bao gồm (1) việc tổ chức một đánh giá
hành vi, (2) mô tả chính xác mục đích trị liệu kết hợp, (3) xây dựng một quy trình trị liệu cụ thể phù hợp
với một vấn đề nào đó, và (4) đánh giá khách quan kết quả trị liệu. Nhà trị liệu hành vi có xu hướng sử
dụng những can thiệp ngắn hạn, giới hạn thời gian nhắm đến giải quyết vấn đề hiệu quả và năng suất cũng
như hỗ trợ các thành viên phát triển kỹ năng mới.
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
Người chỉ đạo nhóm hành vi đảm nhận vai trò hướng dẫn cũng như khuyến khích thành viên học và thực
hành kỹ năng trong nhóm mà họ có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chỉ đạo nhóm được mong
đợi đảm đương một vai trò chủ động, trực tiếp và hỗ trợ trong nhóm và áp dụng hiểu biết về các nguyên
tắc và kỹ năng hành vi của họ để phân tích lại vấn đề. Người chỉ đạo nhóm tham gia làm mẫu và hợp tác
chủ động bằng cách kết hợp với các thành viên để xây dựng một chương trình, thiết kế bài tập về nhà
cũng như dạy những kỹ năng và hành vi mới. Chỉ đạo nhóm quan sát cẩn thận và đánh giá hành vi để xác
định những điều kiện liên quan đến vấn đề nào đó và những điều kiện thuận lợi cho việc thay đồi. Các
thành viên trong nhóm hành vi nhận diện những kỹ năng cụ thể mà họ thiếu hay muốn nâng cao. Huấn
luyện tính khẳng định và những kĩ năng xã hội rất phù hợp với khuôn khổ nhóm (Wilson, 2008). Quá
trình thư giãn, diễn tập hành vi, làm mẫu, huấn luyện, thiền định và kĩ thuật giác niệm thường được kết
hợp trong nhóm hành vi. Hầu hết những kỹ thuật được mô tả ở phần đầu của chương có thể được ứng
dụng trong làm việc nhóm.
Có nhiều dạng nhóm hành vi kết hợp khác nhau, hoặc nhóm pha trộn cả phương pháp hành vi và nhận
thức cho những lớp người cụ thể. Những nhóm cấu trúc, với trọng tâm tâm lý giáo dục, đặc biệt phổ biến
trong bối cảnh đa dạng ngày nay. Có ít nhất năm tiếp cận phổ biến có thể được ứng dụng trong thực hành
nhóm hành vi: (1) nhóm huấn luyện kĩ năng xã hội, (2) nhóm giáo dục tâm lý về vần đề cụ thể, (3) nhóm
quản lý stress, (4) trị liệu nhóm đa phương thức, và (5) trị liệu hành vi trên cơ sở giác niệm và chấp nhận
trong nhóm. Cho những thảo luận chi tiết hơn về tiếp cận hành vi nhận thức nhóm, xem Corey (2008,
chương 13).
TRỊ LIỆU HÀNH VI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Tri liệu hành vi có những lợi thế rõ ràng hơn nhiều học thuyết khác trong tham vấn thân chủ thuộc các
nền văn hóa khác nhau. Vì nền tảng văn hóa và dân tộc, nhiều thân chủ giữ lấy những giá trị đi ngược lại
với việc tự do thể hiện cảm xúc và chia sẻ quan điểm cá nhân. Tham vấn hành vi thường không đặt trọng
tâm vào sự tẩy nhẹ (catharsis). Hơn thế, nó nhấn mạnh vào việc thay đổi hành vi cụ thể và phát triển
những kỹ năng giải quyết vấn đề. Một số thế mạnh tiềm ẩn của tiếp cận hành vi trong làm việc với những
lớp thân chủ khác nhau bao gồm đặc trưng của nó, định hướng nhiệm vụ, tập trung vào đối tượng, đối phó
với hiện tại nhiều hơn quá khứ, nhấn mạnh vào can thiệp ngắn gọn, dạy những chiến lược đối phó, và
định hướng giải quyết vấn đề. Chú ý là việc chuyển những điều học được, nguyên tắc và chiến lược để
duy trì hành vi mới vào trong đời sống là điều quyết định. Thân chủ tìm kiếm những kế hoạch hành động
và thay đổi hành vi cụ thể có khả năng tham gia vào tiếp cận vì họ có thể nhìn thấy rằng nó đưa ra cho họ
những phương pháp chi tiết để xử lý vấn đề của họ trong cuộc sống.
33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Trị liệu hành vi tập trung vào những điều kiện môi trường góp phần vào vấn đề của thân chủ. Ảnh hưởng
xã hội và chính trị có thể đóng vai trò ý nghĩa trong cuộc sống người da màu qua việc phân biệt đối xử và
những vấn đề kinh tế, và tiếp cận hành vi đi vào xem xét những chiều kích xã hội và văn hóa trong đời
sống thân chủ. Trị liệu hành vi dựa trên sự phân tích trải nghiệm hành vi trong môi trường xã hội của thân
chủ và chú ý đặc biệt đến một số điều kiện cụ thể: quan niệm văn hóa của thân chủ về những hành vi có
vấn đề, việc thiết lập những mục đích trị liệu cụ thể, sắp xếp những điều kiện để tăng cường mong muốn
của thân chủ về một kết quả trị liệu thành công, và sử dụng các tác nhân ảnh hưởng phù hợp xã hội
(Tanaka-Matsumi và cs, 2002). Nền tảng của thực hành về sắc tộc liên quan đến sự hiểu biết rõ của nhà trị
liệu về nền văn hóa của thân chủ, cũng như việc ứng dụng thành thạo những hiểu biết của mình vào xây
dựng các đánh giá, chẩn đoán và chiến lược trị liệu.
Tiếp cận hành vi đã vượt ra khỏi việc điều trị cho một triệu chứng hay vấn đề hành vi cụ thể. Thay vào
đó, nó nhấn mạnh vào một đánh giá triệt để về hoàn cảnh đời sống con người để không chỉ xác định điều
kiện nào gây ra vấn đề của thân chủ mà còn cả hành vi mục tiêu nào sẽ dẫn đến thay đổi cũng như thay
đổi nào có khả năng tạo ra sự cải thiện ý nghĩa trong mọi tình huống cuộc sống của thân chủ.
Trong việc thiết kế một chương trình thay đổi cho thân chủ đến từ những nền tảng khác nhau, thực hành
gia hành vi hiệu quả sẽ tổ chức một hoạt động phân tích hoàn cảnh của vấn đề. Sự đánh giá này bao gồm
bối cảnh văn hóa mà trong đó hành vi có vấn đề diễn ra, kết quả cả đối với thân chủ và đối với môi trường
văn hóa xã hội của thân chủ, nguồn lực nào từ môi trường có thể xúc tiến thay đổi, và ảnh hưởng mà sự
thay đổi có thể mang đến cho những thứ xung quanh thân chủ. Những phương thức đánh giá nên được
chọn cùng với nền tảng văn hóa tinh thần của thân chủ (Spiegler & Guevremont, 2003; Tanaka- Matsumi
và cs, 2002). Tham vấn viên phải có khả năng hiểu biết cũng như cởi mở và nhạy cảm với những vấn đề
như: Hành vi nào được cho là bình thường và không bình thường trong nền văn hóa của thân chủ? Quan
điểm văn hóa nào của thân chủ là cơ sở cho vấn đề? Loại thông tin nào về thân chủ là cốt lõi trong việc
đưa ra một đánh giá chính xác.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Theo Spiegler và Guevremont (2003), một thách thức tương lai cho các nhà trị liệu hành vi đó là phát
triển những đề cử đã qua thực nghiệm về cách thức để trị liệu hành vi có thể phục vụ được tốt nhất cho
thân chủ trong sự đa dạng về văn hóa. Mặc dù trị liệu hành vi nhạy cảm với sự khác biệt giữa những thân
chủ theo nghĩa rộng, nhà trị liệu cẩn phải trở nên có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề cụ thể tương
ứng với những dạng thức khác nhau. Vì chủng tộc, giới tính, tôn giáo và định hướng tính dục luôn biến
thiên ảnh hưởng đến quá trình và kết quả trị liệu, điều cốt lõi là nhà trị liệu hành vi tập trung sự chú ý vào
những điều kiện này hơn bình thường. Ví dụ, một vài thân chủ người Mĩ gốc Phi ít tin tưởng vào nhà trị
34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
liệu người Mĩ gốc Âu, đó có thể là phản ứng từ trải nghiệm phân biệt chủng tộc. Dù vậy, nhà trị liệu
không tinh tế trong vấn đề văn hóa có thể giải thích sai “hoang tưởng văn hóa” thành “hoang tưởng lâm
sàng” (Ridley, 1995).
Một số tham vấn viên hành vi có thể tập trung vào sử dụng những kỹ thuật hành vi khác nhau để thu hẹp
việc xử lý những vấn đề hành vi cụ thể. Thay vì xem thân chủ trong bối cảnh môi trường văn hóa xã hội
của họ, những thực hành gia này tập trung quá nhiều vào những vấn đề mang tính cá nhân. Làm như thế
họ có thể bỏ qua những vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống của thân chủ. Một thực hành gia như thế không có
khả năng mang đến thay đổi có lợi cho thân chủ của họ.
Thực tế là can thiệp hành cũng đặt ra một vấn đề thú vị trong tham vấn đa văn hóa. Khi thân chủ thực
hiện thay đổi cá nhân ý nghĩa, rất có khả năng những người xung quanh có thể phản ứng với họ khác đi.
Trước khi quyết định mục đích trị liệu quá nhanh, tham vấn viên và thân chủ cần phải bàn bạc những thử
thách vốn có trong việc thay đổi. Điều cốt lõi là nhà trị liệu tổ chức một đánh giá triệt để về những chiều
kích tương tác cá nhân và văn hóa của vấn đề. Thân chủ nên được giúp đỡ trong việc đánh giá kết quả có
thể có của những kỹ năng xã hội mới đạt được. Một khi mục đích được xác định và trị liệu được tiến
hành, thân chủ nên có cơ hội để nói về những vấn đề gặp phải khi họ trở thành người khác trong bối cảnh
gia đình và công việc.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HÀNH VI VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN
Trong ca của Stan rất nhiều những vấn đề cụ thể và có liên quan với nhau có thể được xác định thông qua
một đánh giá chức năng. Về mặt hành vi, anh ấy chống đối, tránh né liên kết mắt, nói năng ngập ngừng,
dùng rượu quá mức, giấc ngủ nghèo nàn, và thể hiện rất nhiều hành vi tránh né. Trên phương diện cảm
xúc, Stan có một số những vấn đề cụ thể, vài trong số chúng bao gồm lo âu, sợ hãi tấn công, trầm cảm, sợ
bị chỉ trích hay từ chối, cảm thấy không có giá trị hay ngu ngốc, cảm thấy lạc lõng và bị xa lánh. Anh trải
qua hàng loạt các triệu chứng vật lý của cơ thể như hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, và đau đầu. Đối
với nhận thức, anh lo lắng về cái chết và sự lão hóa, có rất nhiều ý nghĩ và niềm tin tự bại, bị khống chế
bởi mệnh lệnh một cách vô điều kiện (“nên”, “cần phải”, “phải”), gắn bó với những suy nghĩ về số phận,
và so sách bản thân với người khác một cách tiêu cực. Trong lĩnh vực tương tác cá nhân, Stan không
quyết đoán, có một mối quan hệ không tốt đẹp với cha mẹ, có ít bạn bè, sợ tiếp xúc mắt cũng như sợ thân
mật với phụ nữ, và cảm thấy thua kém trong xã hội.
Sau khi hoàn tất việc đánh giá này, nhà trị liệu của Stan tập trung vào việc giúp anh xác định những lĩnh
vực cụ thể mà anh muốn thay đổi. Trước khi phát triển một kế hoạch điều trị, nhà trị liệu giúp Stan hiểu
được mục đích hành vi của anh ấy. Nhà trị liệu sau đó nói cho Stan biết về cách thức làm thế nào mà các
35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
phiên trị liệu (và công việc nằm ngoài các phiên trị liệu) có thể giúp đỡ anh ấy đạt được mục đích của
mình. Bắt đầu quá trình trị liệu, nhà trị liệu giúp Stan chuyển những mục đích chung chung thành những
mục đích chi tiết và có thể đo lường. Khi Stan nói “Tôi muốn cảm thấy tốt hơn về bản thân,” nhà trị liệu
giúp anh xác định những mục đích cụ thể hơn. Khi anh ấy nói: “Tôi muốn thoát khỏi mặc cảm tự ti,” cô
ấy đáp lại: “Những hoàn cảnh nào trong đó bạn cảm thấy tự ti?” “Những gì bạn hay làm dẫn đến cảm giác
tự ti?” Những mục đích cụ thể của Stan bao gồm mong muốn hoạt động mà không cần thuốc phiện hay
rượu. Cô ấy yêu cầu anh ghi lại thời điểm anh uống rượu và việc gì dẫn đến uống rượu.
Stan chỉ ra rằng anh ấy không muốn cảm thấy có lỗi về sự tồn tại của mình. Nhà trị liệu sẽ giới thiệu khóa
đào tạo về kỹ năng hành vi vì anh ấy gặp vấn đề khi trò chuyện với ông chủ cũng như đồng sự. Cô minh
chứng cho các kỹ năng cụ thể mà anh ấy có thể sử dụng khi tiếp cận với những người đó một cách thẳng
thắn và tự tin. Quy trình này bao gồm việc làm mẫu, sắm vai, và diễn tập hành vi. Rồi anh ấy có thể thử
những hành vi hiệu quả hơn cùng với nhà trị liệu, người đóng vai ông chủ và sau đó đưa ra phản hồi về
việc anh ấy trông mạnh mẽ hay hối tiếc như thế nào.
Nỗi lo âu của Stan về phụ nữ cũng có thể được phân tích bằng diễn tập hành vì. Nhà trị lịệu đóng vai một
người phụ nữ mà Stan muốn hẹn hò. Anh ấy hành xử theo cách mình muốn và nói những điều mà anh ấy
sợ nói ra trong buổi hẹn với nhà trị liệu. Trong suốt cuộc diễn tập, Stan có thể khám phá nỗi sợ của anh,
nhận phản hồi về tác động từ hành vi của anh ấy, và trải nghiệm hành vi đúng với chính mình hơn.
Đi vào hiện thực trong phòng thí nghiệm là cách làm việc phù hợp với nỗi sợ thất bại của Stan. Trước khi
đi vào hiện thực trong phòng thí nghiệm, nhà trị liệu bắt đầu với việc mô tả quy trình cho Stan và nhận sự
đồng ý chính thức từ anh ấy. Để sẵn sàng đi vào hiện thực, trước tiên anh ấy cần nắm bắt được quy trình
thư giãn trong suốt các phiên trị liệu và sau đó thực hành chúng mỗi ngày tại nhà. Tiếp theo, anh lên danh
sách những nỗi sợ cụ thể liên quan đến sự thất bại, và sau đó hệ thống lại những nỗi sợ đó theo thứ bậc.
Stan xác định nỗi sợ lớn nhất của anh ấy chính là sự bất lực trong quan hệ tình dục với phụ nữ. Tình
huống gậy sợ hãi ít nhất mà anh nhận diện đó là với một nữ sinh mà anh không bị hấp dẫn. Nhà trị liệu
trước hết thực hiện trên hê thống thứ bậc của Stan môt số giải mẫn cảm hệ thống trước khi bước vào hiện
thức trong phòng thí nghiệm. Stan bắt đầu lặp lại, hiện thực một cách hệ thống các vấn đề mà anh thấy là
đáng sợ, bắt đầu từ dưới cùng của thang bậc. Anh ấy tiếp tục lặp lại hiện thực ở nấc thang sợ hãi tiếp theo
khi mà trải nghiệm thực tế đối với cả hệ thống hiện thực trước đó chỉ còn là nỗi sợ nhẹ nhàng. Một phần
của quá trình liên quan đến luyện tập đi vào hiện thực trong những tình huống khác nhau bên ngoài phòng
trị liệu.
Mục đích của trị liệu là giúp Stan điều chỉnh những hành vi là kết quả của cảm giác tội lỗi và lo âu trong
anh ấy. Bằng cách nắm bắt những hành bi đối phó phù hợp hơn, loại bỏ đi sự lo âu và hối lỗi thiếu thực
36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
tế, và đạt được đáp ứng thích nghi hơn, các triệu chứng hiện tại của Stan giảm đi, và anh ấy báo cáo về
một mức độ thỏa mãn cao hơn.
Tiếp theo: Bạn tiếp túc trong vai trò nhà trị liệu hành vi của Stan
Dùng những câu hỏi này để giúp bản thân suy nghĩ về việc mình sẽ làm việc với Stan như thế nào bằng
tiếp cận hành vi:

Bạn sẽ hợp tác với Stan như thế nào trong việc xác định hành vi mục tiêu cụ thể để đưa ra một
định hướng cho điều trị.

Những kỹ thuật hành vi nào là phù hợp nhất trong việc giúp đỡ Stan với vấn đề của anh.

Stan chỉ ra rằng anh ấy không muốn cảm thấy tội lỗi về sự tồn tại của mình. Bằng cách nào bạn
có thể giúp anh ấy chuyển mong ước của mình thành một hành vi mục đích cụ thể? Những kỹ
thuật hành vi nào mà bạn rút ra từ việc giúp đỡ anh ấy trong lĩnh vực này.

Sự đánh giá ở nhà nào mà bạn có thể đề nghị với Stan?
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ
Trị liệu hành vi đa dạng không chỉ với những nội dung nền tảng của nó mà còn với những kỹ thuật có thể
ứng dụng để đối phó với các vấn đề cụ thể thuộc nhiều lớp thân chủ khác nhau. Sự dịch chuyển hành vi
bao gồm bốn khu vực phát triển chủ yếu: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa thao tác, thuyết học tập xã
hội, và tăng cường chú ý đến yếu tố nhận thức ảnh hưởng tới hành vi (xem chương 10). Một đặc trưng
riêng của trị liệu hành vi đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào những nguyên tắc theo phương pháp khoa học.
Những nội dung và quy trình rõ ràng, được kiểm chứng bằng thực nghiệm, và liên tục xét duyệt lại. Việc
điều trị và đánh giá liên quan và diễn ra đồng thời. Nghiên cứu được xem là một khía cạnh nền tảng của
tiếp cận, và những kỹ thuật trị liệu liên tục được xác định.
Một khía cạnh của trị liệu hành vi đó là xác định mục đích cụ thể ở khởi đầu của quá trình trị liệu. Trong
việc giúp đỡ thân chủ đạt được được những mục đích này, nhà trị liệu hành vi đảm nhiệm một vai trò chủ
động và định hướng. Mặc dù thân chủ xác định khái quát hành vi nào sẽ bị thay đổi, nhà trị liệu mới là
người xác định cụ thể cách điều chỉnh hành vi như thế nào là tốt nhất. Trong việc thiết kế một kế hoạch
điều trị, nhà trị liệu hành vi đưa ra những kỹ thuật và quy trình từ một hệ thống trị liệu rộng lớn đa dạng
và áp dụng chúng vào nhu cầu riêng của từng thân chủ.
Trị liệu hành vi hiện đại nhấn mạnh vào sự tương tác giữa cá nhân và môi trường. Những chiến lược hành
vi có thể được sử dụng nhằm đạt tới cả mục đích cá nhân và mục đích xã hội. Vì các yếu tố nhận thức có
một vị trí trong thực hành trị liệu hành vi, những kỹ thuật từ tiếp cận này có thể được sử dụng nhằm đạt
37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
tới một kết thúc nhân văn. Rõ ràng rằng có thể kết nối trị liệu nhân văn với hành vi, đặc biệt là với sự chú
ý hiện tại tập trung vào tiếp cận tự định hướng và cung với việc kết hợp tiếp cận nền tảng giác niệm và
chấp nhận vào trong thực hành hành vi.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU HÀNH VI
Trị liệu hành vi thách thức chúng ta xem xét lại toàn bộ các tiếp cận tham vấn. Một số có thể cho rằng họ
biết thân chủ có những gì thông qua câu nói, “tôi cảm thấy không được yêu thương; cuộc sống không có ý
nghĩa.” Một người theo trường phái nhân văn có lẽ sẽ gật đầu chấp nhận với câu nói như thế, nhưng nhà
hành vi thì sẽ vặn lại: “Chính xác người mà bạn cảm thấy không yêu thương bạn là ai?” “Điều gì đang
diễn ra trong cuộc sống của bạn khiến bạn nghĩ rằng sống không có ý nghĩa?” “Những gì cụ thể mà bạn
đã làm góp phần vào tình trạng của bạn hiện tại?” “Bạn muốn thay đổi điều gì nhất?” Điểm đặc biệt của
tiếp cận hành vi giúp cho thân chủ chuyển đổi những mục đích không rõ ràng thành những kế hoạch hành
động chi tiết, và nó giúp cho cả tham vấn viên và thân chủ hoàn toàn tập trung vào kế hoạch. Ledley và
đồng sự (2005) cho rằng nhà trị liệu có thể giúp thân chủ nắm bắt được những sự việc ở tương lai duy trì
hành vi và nhận thức mơ hồ của họ và sau đó chỉ cho họ những cách để tạo ra thay đổi mong muốn.
Những kỹ thuật như sắm vai, diễn tập hành vi, huấn luyện, thực hành có hướng dẫn, làm mẫu, phản hồi,
học qua tương đương liên tiếp, kỹ năng giác niệm, và giao nhiệm vụ về nhà có thể là vốn của bất kỳ nhà
trị liệu nào, bất kể định hướng trị liệu.
Một điểm thuận lợi mà những nhà hành vi có được đó là một quỹ sẵn có bao gồm rất nhiều những kỹ
thuật đa dạng. Vì trị liệu hành vi nhấn mạnh vào thực hành, ngược lại với việc chỉ nói về vấn đề và tích
lũy những hiểu biết bên trong, thực hành gia dùng rất nhiều chiến lược hành vi để hỗ trợ thân chủ xây
dựng một kế hoạch hành động nhằm thay đổi hành vi. Những điều kiện trị liệu nền tảng được nhấn mạnh
bởi nhà trị liệu Nhân vị trọng tâm – lắng nghe chủ động, thấu cảm chính xác, quan tâm tích cực, chân
thực, tôn trọng, và gần gũi – cần được hợp nhất vào một khung hành vi.
Những kỹ thuật hành vi đã được mở rộng đến nhiều lĩnh vực hoạt động của con người hơn bất kì tiếp cận
trị liệu nào khác (Kazdin, 2001). Nhà trị liệu hành vi gắn bó với y khoa, lão khoa, nhi khoa, các chương
trình phục hồi, và quản lý stress. Tiếp cận này làm nên những đóng góp ý nghĩa cho khoa học về sức khỏe
tinh thần, đặc biệt là trong giúp đỡ con người duy trì một lối sống khỏe mạnh.
Một đóng góp lớn của trị liệu hành vi đó là nó tập trung nghiên cứu và đánh giá kết quả trị liệu. Nó đưa
thực hành gia đến việc chứng minh rằng việc điều trị đang diễn ra. Nếu quá trình không được thực hiện,
nhà trị liệu sẽ xem xét cẩn thận những phân tích gốc rễ và kế hoạch điều trị. Trong tất cả những liệu pháp
được cuốn sách này đề cập đến, tiếp cận này và những kỹ thuật của nó được đưa ra từ phần lớn nghiên
cứu thực nghiệm. Nhà thực hành hành vi được đặt dưới sự kiểm tra để chỉ ra những can thiệp cụ thể được
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
chứng minh là có hiệu quả. Ví dụ, với sự đánh giá cao một số dạng thức mới của trị liệu hành vi, việc xem
xét lại kết quả nghiên cứu đã đưa ra ủng hộ về mặt thực nghiệm đối với những dạng thức này: trị liệu
hành vi biện chứng, trị liệu chấp nhận và cam kết, trị liệu nhận thức nền tảng giác niệm, và EMDR
(Schottenbauer, Glass, & Arnkoff, 2005).
Nhà trị liệu hành vi dùng những kỹ thuật đã được kiểm tra thực nghiệm, đảm bào cho thân chủ nhận được
sự điều trị vừa hiệu quả vừa tương đối ngắn gọn. Những can thiệp hành vi phải chịu sự đánh giá nghiêm
ngặt hơn bất kì liệu pháp tâm lý nào khác (Wilson, 2008). Liệu pháp dựa trên bằng chứng (EBT) là một
đặc trưng của cả trị liệu hành vi và hành vi nhận thức. Lazarus (2006) cho rằng những nhà trị liệu đa
phương thức thoải mái với liệu pháp dựa trên bằng chứng, và Cummings (2002) tin rằng liệu pháp dựa
trên bằng chứng sẽ bắt buộc bên thứ ba trong tương lai: “EBT có thể bảo vệ cả về mặt pháp lý và đạo đức.
Tòa án thường nhìn vào những vấn đề nghiên cứu để tìm ra câu trả lời. Nó tập trung vào việc dùng quy
trình kiểm tra thực nghiệm phù hợp với yêu cầu của chương trình quản lý chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Hạn chế chi trả của EBT sẽ giảm đi đáng kể sự quan tâm quản lý đối với việc bỏ trị liệu, có vấn đề hay trị
liệu dài hạn không cần thiết.” (tr. 17).
Vì uy tín của mình, nhà trị liệu hành vi sẵn lòng kiểm tra tính hiệu quả quy trình của họ qua các giai đoạn
thay đổi khái quát, ý nghĩa, và bền lâu. Đa số những nghiên cứu chỉ ra rằng những phương pháp trị liệu
hành vi cho hiệu quả hơn so với không điều trị. Hơn thế, một số quy trình hành vi hiện nay đang là những
chiến lược trị liệu tốt nhất sẵn sàng cho hàng loạt vấn đề cụ thể. Có những nghiên cứu lớn thực hiện trên
các lĩnh vực về rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ, và ám sợ.
So sánh với những hướng tiếp cận khác, kỹ thuật hành vi thường cho thấy ít nhất là có hiệu quả và luôn
hiệu quả hơn trong việc thay đổi hành vi nhắm tới (Kazdin, 2001; Spiegler $ Guevremont, 2003).
Một điểm mạnh của tiếp cận đa phương thức đó là tính ngắn gọn. Trị liệu ngắn gọn toàn diện liên quan
đến việc sửa chữa những niềm tin sai lạc, hành vi có vấn đề, cảm giác không thoải mái, những hình dung
khó chịu, mối quan hệ căng thẳng, nhận thức tiêu cực, và mất cân bằng sinh hóa. Nhà trị liệu đa phương
thức tin rằng thân chủ nắm bắt được càng nhiều trong trị liệu thì càng ít khả năng cho những vần đề cũ tái
diễn. Họ xem thay đổi lâu dài là một chức năng của những chiến lược kết hợp và đa phương thức.
Một thế mạnh khác của những tiếp cận hành vi đó là việc tập trung vào trách nhiệm đạo đức. Trị liệu hành
vi giữ nguyên tắc trung lập khi không ra lệnh cho ai và những hành vi nào nên được thay đổi. Ít nhất trong
những ca tham vấn tự nguyện, nhà thực hành hành vi chỉ chỉ ra cách thức để thay đổi hành vi mà thân chủ
muốn thay đổi. Những thân chủ có một sự kiểm soát tốt và tự do trong quyết định mục đích trị liệu.
39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu hành vi hướng đến những vấn đề đạo đức bằng cách nêu rõ ra rằng trị liệu là một quá trình
giáo dục nền tảng (Tanaka-Matsumi và cs, 2002). Khởi đầu của trị liệu hành vi thân chủ học về bản chất
của tham vấn, quy trình có thể được đưa ra, cùng với những lợi ích và rủi ro. Thân chủ được cung cấp
thông tin về quy trình trị liệu cụ thể cho vấn đề riêng của họ. Đặc trưng cốt lõi của trị liệu hành vi liên
quan đến sự kết hợp giữa nhà trị liệu và thân chủ. Thân chủ không chỉ quyết định mục đích trị liệu, mà họ
cũng tham gia lựa chon những kỹ thuật sẽ được dùng để xử lý vấn đề. Với những thông tin này thân chủ
trở thành một cộng sự thấu đáo, tự do hoàn toàn trong tiến trình trị liệu.
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH TRỊ LIỆU HÀNH VI
Trị liệu hành vi bị chỉ trích bởi rất nhiều lý do. Chúng ta hãy xem xét năm chỉ trích và quan niệm sai lầm
phổ biến mà mọi người thường dành cho trị liệu hành vi, cùng với những phản hồi của tôi.
1. Trị liệu hành vi có thể thay đổi hành vi, nhưng nó không thay đổi cảm xúc. Một số chỉ trích cho
rằng cảm xúc phải thay đổi trước khi hành vi có thể thay đổi. Nhà thực hành hành vi đưa ra bằng
chứng thực nghiệm không cho thấy việc cảm xúc phải được thay đổi trước, nhà lâm sàng hành vi
thực hành xử lý cảm xúc như là một phần tổng thể của quá trình trị liệu. Một phê phán thông
thường dành cho cả trị liệu hành vi và hành vi nhận thức, đó là thân chủ không được khuyến
khích để trải nghiệm cảm xúc. Nó tập trung vào việc thân chủ hành xử và suy nghĩ như thế nào,
một số nhà trị liệu hành vi có xu hướng giảm làm việc trên những vấn đề cảm xúc. Thông thường,
tôi ủng hộ việc tập trung bước đầu vào những gì thân chủ cảm thấy và sau đó mới làm việc với
các yếu tố hành vi, nhận thức.
2. Trị liệu hành vi bỏ qua tầm quan trọng của các điều kiện về quan hệ trong trị liệu. Lời buộc tội
thường bắt nguồn từ việc sự quan trọng của mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu bị xem nhẹ
trong trị liệu hành vi. Mặc dù nhà trị liệu hành vi không đặt trọng tâm vào mối quan hệ có tính
thay đổi, họ biết rằng một mối quan hệ làm việc tốt với thân chủ là cơ sở cần thiết cho việc sử
dụng các kỹ thuật được hiệu quả. Họ làm việc trên quan hệ thiết lập với thân chủ của mình, và
Lazarus (1996b) tuyên bố, “Mối quan hệ chính là đất cho các kỹ thuật cắm rễ’ (tr. 79).
3. Trị liệu hành vi không mang đến sự nội thị. Nếu sự khẳng định này thực sự đúng, nhà trị liệu
hành vi chắc chắn sẽ đáp lại rằng nội thị là đòi hỏi không cần thiết đối với việc thay đổi hành vi.
Một sự thay đổi hành vi thường dẫn đến sự thay đổi trong việc thấu hiểu hoặc nội thị, và thường
điều này dẫn đến thay đổi cảm xúc.
4. Trị liệu hành vi điều trị triệu chứng hơn là nguyên nhân. Giả định của trường phái Phân tâm cho
rằng những sự kiện tổn thương đầu đời là gốc rễ của tình trạng rối loạn chức năng hiện tại. Nhà trị
liệu hành vi có thể biết rằng những đáp ứng sai lạc mang nguồn gốc lịch sử, nhưng họ dám chắc
40
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
rằng lịch sử ít quan trọng trong việc duy trì những vấn đề hiện tại. Tuy nhiên, nhà trị liệu hành vi
nhấn mạnh vào sự thay đổi bối cảnh môi trường hiện tại để thay đổi hành vi.
Liên quan tới việc chỉ trích này là lưu ý rằng, nếu căn nguyên lịch sử của hành vi hiện tại không
được khơi thông mang tính trị liệu, những triệu chứng mới sẽ sớm thế chỗ cho triệu chứng đã
được “chữa lành”. Các nhà hành vi phản bác khẳng định này trên cả phương diện lý thuyết và
thực nghiệm. Họ quả quyết rằng trị liệu hành vi trực tiếp thay đổi các điều kiện duy trì, là nguyên
nhân của những hành vi có vấn đề (triệu chứng). Hơn thế nữa, họ khẳng định rằng không có bằng
chứng thực nghiệm nào cho thấy sự thay thế triệu chứng diễn ra sau khi trị liệu hành vi loại bỏ
thành công hành vi không mong muốn vì họ đã thay đổi những điều kiện làm tăng các hành vi
này. Kazdin & Wilson, 1978; Sloane, Staples, Cristol, Yorkston, & Whipple, 1975; Spiegler &
Guevremont, 2003).
5. Trị liệu hành vi liên quan đến sự điều khiển và vận hành của nhà trị liệu. Tất cả nhà trị liệu đều có
một quan hệ quyền lực với thân chủ đến mức tạo ra sự điều khiển. Nhà trị liệu hành vi chỉ rạch
ròi với thân chủ trong vai trò này (Miltenberger, 2008). Kazdin (2001) tin rằng không có vấn đề
trong việc kết hợp điều khiển và vận hành vào trong các chiến lược hành vi và cũng không đối
với những tiếp cận trị liệu khác. Kazdin xác nhận rằng trị liệu hành vi không khư khư với những
mục đích hay bảo vệ cho một lối sống cụ thể, cũng không có một chương trình nhằm thay đổi xã
hội.
Chắc chắc rằng trong tất cả các tiếp cận trị liệu đều có sự điều khiển của nhà trị liệu, người hi
vọng thay đổi hành vi theo một số cách nào đó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng thân chủ
là những nạn nhân mất đi sự hỗ trợ từ những ý tưởng và giá trị nhân đạo của nhà trị liệu. Các nhà
trị liệu hành vi hiện đại đưa ra những kỹ thuật nhằm tăng cường tự định hướng và tự điều chỉnh
bản thân, đó là những kỹ năng thân chủ thật sự nắm bắt trong quá trình trị liệu.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Trong CD-ROM cho tham vấn thống hợp, Phiên thứ 8 (“Tham vấn tập trung vào hành vi”), tôi đã minh
chứng cách thức hành vi trong ca hỗ trợ Ruth phát triển một chương trình luyện tập. Quan trọng là Ruth
đưa ra quyết định của chính mình về những hành vi mục đích cụ thể mà cô ấy muốn theo đuổi. Điều này
áp dụng vào những nỗ lực của tôi khi làm việc với cô ấy để phát triển các phương pháp thư giãn, nâng cao
tự hiệu lực bản thân, và thiết kế một kế hoạch luyện tập.
Vì những tài liệu trong lĩnh vực này rất rộng và đa dạng nên với một chương tổng hợp ngắn gọn không
thể trình bày một thảo luận bao quát và sâu sắc về những kỹ thuật hành vi. Tôi hi vọng bạn sẽ mong muốn
41
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
xem xét lại bất cứ nhận thức sai lạc nào mà bạn có về trị liệu hành vi và sẽ được khơi gợi để làm gì đó
hơn là chỉ đọc từ những nguồn đã được chọn lọc.
Hiệp hội trị liệu hành vi nhận thức (ABCT)
Số 305 Đại lộ thứ 7, tầng 16
New York, NY 1001-6008
Điện thoại: (212) 647-1890
Fex: (212) 647-1865
Email: membership@abct.org
Website: www.abct.org
Nếu bạn có hứng thú đào tạo nhiều hơn về trị liệu hành vi, Hiệp hội Trị liệu Hành vi và nhận thức
(ABCT) là một nguồn lực ưu tú. ABCT (thường là AABT) là một tổ chức thành viên với hơn 4500
chuyên gia và người nghiên cứu về sức khỏe tinh thần, những ngườ đam mê với trị liệu hành vi, trị liệu
hành vi nhận thức, đánh giá hành vi, và ứng dụng phân tích hành vi. Tư cách thành viên chính thức và
cộng tác là 199$ bao gồm một mô tả hành trình (cho cả Trị liệu hành vi hay Thực hành hành vi nhận
thức), và một mô tả cho Tâm lý gia hành vi (một bản tin với những bài báo đặc biệt, cập nhật huấn luyện,
và tin tức của hiệp hội). Tư cách hội viên cũng bao gồm việc miễn giảm phí đăng kí và đào tạo liên tục
cho hội nghị hàng năm của ABCT được tổ chức vào tháng Mười, đưa ra những hội thảo, các chương trình
master clinician, chuyên đề, và nhựng trình bày mang tính giáo dục khác. Tư cách hội viên nghiên cứu là
49$. Thành viên được giảm giá cho tất cả các xuất bản của ABCT, một số đó là:

Hướng dẫn tốt nghiệp huấn luyện trị liệu hành vi và tâm lý học Thực nghiệm-Lâm sàng là một
nguồn ưu việt cho người nghiên cứu và tìm kiếm nghề nghiệp, những người muốn các thông tin
về những chương trình tập trung vào huần luyện hành vi.

Hướng dẫn Thực tập tâm lý học: Chương trình đề ra cho huấn luyện hành vi mô tả các chương
trình huấn luyện từ hành vi.

Trị liệu hành vi là một ghi chép tập trung mang tính quốc tế theo quý dựa trên nguồn gốc thực
nghiệm, nghiên cứu, học thuyết, và thực hành lâm sàng.

Thực hành Nhận thức và Hành vi là một ghi chép theo quý đặc trưng bởi những bài báo mang
tính chất lâm sàng.
42
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Phan Thị Thư Ân
KHUYẾN ĐỌC
Contemporary Bahavior Therapy1 [Trị liệu hành vi hiện đại] (Spiegler & Guevremont, 2003) là một nền
tảng của những nguyên tắc và ứng dụng điều trị bao quát và cập nhật của trị liệu hành vi, cũng như một
thảo về các vấn đề đạo đức. Những chương cụ thể về các quy trình được ứng dụng hữu ích cho rất nhiều
dạng thân chủ: đánh giá hành vi, liệu pháp hình mẫu, giải mẫn cảm hệ thống, trị liệu đi vào hiện thực, tái
cấu trúc nhận thức, và các kỹ năng nhận thức đối phó.
Interview and Change Strategies for Helpers: Fundamental Skills and Cognitive Behavior Interventions2
[Chiến lược phỏng vấn và thay đổi cho người trợ giúp: Những kỹ năng cơ bản và can thiệp hành vi nhận
thức] (Cormier, Nurlus, & Osborn, 2009) là một cuốn sách giáo khoa bao quát và rõ ràng viết về những
kinh nghiệm đảo tạo và phát triển kỹ năng. Nó là một tài liệu xuất sắc cung cấp cho nhà thực hành nguyên
liệu dồi dào trên rất nhiều các vấn đề, như là quy trình đánh giá, chọn mục đích, phát triển một chương
trình điều trị phù hợp, và lượng giá kết quả của các phương pháp.
Cognitive Behavior Therapy: Applying Empirically Supported Techniques in Your Practice3 [Trị liệu
hành vi nhận thức: Ứng dụng những kỹ thuật hỗ trợ thực nghiệm trong việc thực hành của bạn]
(O’Donohue, Fisher, & Hayes, 2003) là một sưu tầm hữu ích với các chương ngắn mô tả những kĩ thuật
hỗ trợ thực nghiệm trong làm việc với hang loạt các vấn đề hiện diện.
Bahavior Modification: Principles and Procedures4 [Điều chỉnh hành vi: Những nguyên tác và Quy
trình] (Miltenberger, 2008) là một nguồn rất tốt cho việc nắm bắt nhiều hơn những nguyên tắc nền tảng
như củng cố, dập tắt, trừng phạt, và các quy trình hình thành hành vi mới.
Behavior Modification in Applied Settings [Điều chỉnh hành vi trong bối cảnh ứng dụng] (Kazdin, 2001)
đưa ra một cái nhìn hiện đại về những nguyên tắc điều chỉnh hành vi xuất phát từ điều kiện hóa thao tác
và mô tả cách thức ứng dụng những nguyên tắc này vào trong lâm sàng, tại nhà, trường học, và bối cảnh
công việc.
Self-Directed Behavior: Self-Modification for Personal Adjustment [Tự định hướng hành vi: Tự điều
chỉnh theo đánh giá cá nhân] (Watson & Tharp, 2007) cung cấp cho người đọc nhựng bước cụ thể để
thực hiện chương trình tự điều chỉnh bản thân. Các tác giả xử lý việc chọn mục đích, phát triển kế hoạch,
ghi chép quá trình, cũng như nhận thức và đối phó với trở ngại để đi tiếp thông qua một chương trình tự
định hướng.
1
Cuốn sách này nhóm dịch đã tìm được Ebook, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.
Cuốn sách này nhóm dịch đã tìm được Ebook, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.
3
Cuốn này cũng tìm được Ebook.
4
Như trên.
2
43
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Chương 10 – Trị Liệu Nhận thức – Hành vi
DẪN NHẬP ........................................................................................................................
3
LIỆU PHÁP LÝ TRÍ CẢM XÚC HÀNH VI CỦA ALBERT ELLIS ..........................
6
NỘI DUNG CHÍNH ..........................................................................................................
7
QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI ........................................................................................ 7
QUAN ĐIỂM VỀ RỐI LOẠN CẢM XÚC ............................................................................................. 8
MÔ HÌNH ABC ....................................................................................................................................... 9
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU ..................................................................................................................
11
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU ........................................................................................................................... 11
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU........................................................................... 11
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ...................................................................... 12
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ.......................................................... 13
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU .................................
13
THỰC HÀNH CỦA LIỆU PHÁP CẢM XÚC HÀNH VI HỢP LÝ ..................................................... 13
ỨNG DỤNG CỦA REBT TỚI NHỮNG CỘNG ĐỒNG THÂN CHỦ ................................................ 17
REBT KHI LÀ LIỆU PHÁP NGẮN ..................................................................................................... 18
ÁP DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM ................................................................................................. 18
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC CỦA AARON BECK ................................................................
19
DẪN NHẬP ........................................................................................................................................... 19
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LIỆU PHÁP NHẬN THỨC.................................................. 20
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÂN CHỦ-NHÀ TRỊ LIỆU ................................................................ 22
ỨNG DỤNG CỦA LIỆU PHÁP NHẬN THỨC ................................................................................... 24
SỬA ĐỔI NHẬN THỨC HÀNH VI CỦA DONALD MEICHENBAUM...................
27
DẪN NHẬP ........................................................................................................................................... 27
CÁCH THAY ĐỔI HÀNH VI............................................................................................................... 28
CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG ĐỐI MẶT ............................................................................................ 29
CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC TỚI LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI..................................... 31
TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA ................
32
ƯU ĐIỂM TỪ MỘT GÓC NHÌN ĐA DIỆN........................................................................................ 32
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ........................................................................................ 32
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN .....
33
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI CỦA STAN .............. 35
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ.......................................................................................................
36
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC HÀNH VI ......................... 36
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHÊ BÌNH CỦA CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC HÀNH VI .................. 39
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO .............................................................................................................
41
KHUYẾN ĐỌC..................................................................................................................................
41
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
DẪN NHẬP
Như bạn đã xem ở Chương 9, liệu pháp hành vi truyền thống/ cổ điển đã được mở rộng và được chuyển
dịch về hướng của liệu pháp nhận thức hành. Vài một số cách tiệp cận nhận thức hành vi nổi bật sẽ được
trình bày trong chương này, bao gồm liệu pháp lý trí cảm xúc hành vi của Albert Ellis (Tri – Cảm – Hành)
– rational emotive behavior therapy (REBT), liệu pháp nhận thức của Aaron T. Beck – cognitive therapy
(CT), và liệu pháp nhận thức hành vi của Donald Meichenbaum – cognitive behavior therapy (CBT).
Liệu pháp nhận thức hành vi, kết hợp cả những nguyên lý và phương pháp của nhận thức và hành vi
vào một cách tiếp cận trị liệu ngắn hạn, điều này đã tạo ra nhiều nghiên cứu thực tế hơn bất cứ mô thức
liệu pháp tâm lý nào (Dattilio, 2000a).
Tất cả những cách tiếp cận nhận thức hành đều cùng chia sẻ những đặc điểmcăn bản chung và những
nhận định của liệu pháp hành vi cổ điển như đã được miêu tả trong Chương 9. Cũng như liệu pháp hành
vi cổ điển, cách tiếp cận nhận thức hành vi cũng khá đa dạng, nhưng chúng đều cùng mang những thuốc
tính sau: (1) một mối quan hệ mang tính cộng tác giữa thân chủ và nhà trị liệu, (2) giả thuyết rằng những
rối nhiễu tâm lý phần lớn là trách nhiệm/ chức năng/ vai trò của những rối loạn trong những quá trình
nhận thức, (3) một sự tập trung vào thay đổi những điều kiện để tạo ra những thay đổi mong muốn trong
sự tác động và hành vi, và (4) một cách trị liệu giới hạn thời gian và mang tính giáo dục tập trung một
cách cụ thể và có tổ chức vào những vấn đề mục tiêu (Arnkoff & Glass, 1992; Weishaar, 1993). Tất cả
những liệu pháp nhận thức hành vi đều dựa trên một khuôn mẫu tâm lý giáo dục có tổ chức nhấn mạnh
vào vai trò của bài tập về nhà, đặt trách nhiệm lên thân chủ và thừa nhận một vai trò chủ động cả trong
lúc và ngoài những phiên trị liệu, và vạch ra một cách đa dạng những chiến lược nhận thức và hành vi để
đem đến sự thay đổi.
Trên một phạm vi lớn hơn, liệu pháp nhận thức hành vi được dựa trên một giả định rằng việc tái cấu trúc
về những tự nhận định của một người có thể dẫn tới việc cải tạo tương được trong hành vi của người đó.
Những kỹ thuật hành vi như điều kiện hành vi cổ điển, làm mẫu, và diễn tập (rehearsal) hành vi cũng có
thể được áp dụng vào quá trình chủ quan hơn trong suy nghĩ và đối thoại nội tại. Những cách tiếp cận
nhận thức hành vi bao gồm một nhiều chiến lược hành vi (được bàn luận trong Chương 9) như một phần
của hệ thống vốn tiết mục của họ [một kho những kỹ thuật – tạm hiểu như vậy].
A
BERT ELLIS (1913 – 2007) sinh ra tại
Pittsburgh nhưng trốn về vùng hoang
dã của New York vào lúc 4 tuổi và
sống ở đó (ngoại trừ một năm ở New Jersey) đến
hết cuộc đời. Ông bị nhập viện chín lần khi còn
nhỏ, hầu hết và vì viêm thận, và phát triển chứng
thừa đường trong nước tiểu ở tuổi 19 và tiểu
đường vào tuổi 40. Bằng cách nghiêm khắc
chăm sóc cho sức của mình và từ chối một cách
ngoan cường làm cho bản thân mình đau khổ vì
điều đó, ông đã sống một cách mạnh khỏe và
đầy nghị lực, cho tới khi mất ở tuối 93.
quyết định trở thành một nhà tâm lý học. Tin
vào phân tâm học là hình thức sâu nhất của tâm
lý liệu pháp. Ellis đã được phân tích và giám sát
bởi một nhà một nhà huấn luyện phân tâm. Ông
sau đó thực hành tâm lý liệu pháp theo định
hướng phân tâm học, những dần dần ông trở nên
vỡ mộng với tiến triển chậm quả những thân chủ
của ông. Ông đã quan sát rằng họ tiến độ nhanh
hơn khi họ thay đổi những cách suy nghĩ về bản
thân mình và những vấn đề của họ. Đầu năm
1955 ông phát triển liệu pháp lý trí cảm xúc
hành vi (REBT). Ellis đã chính thức được gọi là
“ông tổ của liệu pháp nhận thức hành vi.” Cho
đến khi ông bệnh vào hai năm cuối đời mình,
ông phần lớn làm việc 16 tiếng một ngày, tìm
Nhận rằng ông có thể chỉ bảo người khác một
cách tài giỏi và rằng ông rất thích làm vậy. Ellis
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trí-cảm xúc-hành vi (REBT), điều đã là sự đam
mê và cam kết hàng đầu trong đời của ông. Kể
cả trong lúc mang căn bệnh cuối cùng, ông vẫn
tiếp tục gặp những sinh viên tại trung tâm hồi
sức nơi mà ông đang hồi sức, đôi khi dạy ngay
trên giường bệnh viện. Một trong những hội
thảo cuối cùng của ông là cho một nhóm sinh từ
Bỉ (Belgium) người đã thăm ông tại bệnh viện.
Ngoài viêm phổi ra, ông đã có một cơn đau tim
sáng hôm đó, tuy nhiên ông từ chối hủy cuộc
gặp với sinh viên này.
kiếm nhiều thân chủ cho trị liệu cá nhân, dành
thời gian mỗi ngày cho việc viết về nghề nghiệp,
và đưa ra hàng xa số những cuộc nói chuyện và
hội thảo trên nhiều nơi trên thế giới.
Trên một chừng mực nào đó Ellis đã phát triển
cách tiếp cận của ông như là một phương pháp
để đối mặt với những vấn đề của chính mình khi
còn nhỏ. Vào một giai đoạn trong cuộc đời
mình, lấy ví dụ, ông có một một nỗi sợ quá mức
về việc nói trước công chúng. Trong suốt vị
thành niên của mình ông vô cùng rụt rè quanh
những cô gái trẻ. Vào tuổi 19 ông đã ép bản thân
mình nói chuyện với 100 người phụ nữ trong
Bronx Botanical Gardens trong thời gian của
một tháng. Mặc dù ông không bao giờ xoay sở
kiếm được một cuộc hẹn từ những lần gặp gỡ
thoáng quá đó, ông có tường thuật rằng ông đã
giảm nhạy cảm bản than mình với nỗi sợ bị từ
chối bởi phụ nữ. Bằng cách áp dụng những
phương pháp nhận thức hành vi, ông đã xoay sở
chế ngự được một số những cản trở về mặt tình
cảm mạnh nhất cảu mình (Ellis, 1994, 1997).
Sự hài hước đã là một phần quan trọng trong
triết lý của ông, điều mà ông áp dụng trong
những thách thức của đời mình. Qua gương mẫu
của mình, ông đã dạy người khác cách đối mặt
với những nghịch cảnh đáng sợ. Ông thích viết
những bài hát hài hước có ý nghĩa và nói rằng
ông có thể đã là một nhà soạn nhạc nếu ông
không trở thành một nhà tâm lý học.
Ellis kết hôn với một nhà tâm lý học người Úc,
Debbie Joffe, vài tháng mười một 2004, người
mà ông đã gọi là “tình yêu lớn nhất đời ông”
(Ellis, 2008). Cả hai người đều sẻ chia cùng
những mục đích sống và những lý tưởng và họ
cùng làm việc với nhau như một nhóm trình bày
những hội thảo. Để tìm hiểu thêm về cuộc đời
của Albert Ellis và lịch sử của liệu pháp TriCảm-Hành (REBT), hãy đọc Rational Emotive
Bahavior Therapy: It Works for Me-It Can Work
for You (Ellis, 2004a)
Những người đã nghe những bài giảng của Ellis
thường nhận xét về phong cách thô kệch/ khiếm
nhã/ khó chịu, hài hước, và cường điệu của ông.
Ông có nhận ra bản thân mình có khiếm nhã hơn
trong những cuộc hội thảo của mình, và ông
cũng tự xem rằng mình hài hước, và rất đáng
chú ý theo một cách nào đó. Trong những cuộc
hội thảo của mình ông rất thích thú trong việc
giải thoát phần kỳ lạ của ông, ví như chuẩn bị
bài phát biểu ông với những từ bốn chữ cái. Ông
rất thích công việc của mình và dạy liệu pháp lý
A
ông đấu tranh với đủ loại nỗi sợ: máu, sợ bị
thương, sợ ngạc thở, ám sợ đường hầm, lo lắng
về sức khỏe của mình, và lo hãi nói trước công
chúng. Beck đã dùng chính những vấn đề cả
nhân của mình như một nền tảng để hiểu người
khác và phát triển lý thuyết của mình.
ARON TEMKIN BECK (sinh 1921)
sinh ra ở Providence, Rhode Island.
Thời thơ ấu của ông đã đặc trưng bởi
nghịch cảnh. Việc đi học khi còn nhỏ của Beck
đã bị ngắt quảng bởi một căn bệnh hiểm nghèo,
tuy vậy ông đã vượt qua được vấn đề này và kết
cục ông đi trước một năm so với nhóm bạn bè
cùng lứa (Weishaar, 1993). Suốt cuộc đời mình
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
ông về những lĩnh vực của tâm bệnh học và ích
lợi của liệu pháp nhận thức đã giành được cho
ông một vị trí xuất chúng trong cộng động khoa
học của Hoa Kỳ.
Một người tốt nghiệp của Đại học Brown và
trường Y dược Yale, Beck ban đầu thực hành là
một nhà thần kinh học, nhưng ông chuyển sang
tâm thần học trong thời gian cư thú của mình.
Beck là một hình mẫu tiên phong trong liệu pháp
nhận thức, một trong những cách tiếp cận có ảnh
hưởng và xác nhận giá trị thực hành nhất tới tâm
lý liệu pháp. Những đóng góp mang tính lý
thuyết và thực hành của Beck được xem như là
một trong những đóng góp quan trọng nhất trong
lĩnh vực tâm thần học và tâm lý liệu pháp
(Padesky, 2006).
Beck tham gia vào Khoa Tâm Thần Học của Đại
Học Pennsylvania vào 1954, nơi ông hiện tại
đang giữ vị trí Giáo Sư (Danh Dự) của Tâm
Thần Học. Những nghiên cứu tiên phong của
Beck đã thiết lập được hiệu quả của liệu pháp
nhận thức với trầm cảm. Ông đã thành công áp
dụng liệu pháp nhận thức với trầm cảm, lo âu
lan tỏa và rối loạn hoảng sợ, tự tử, nghiện rượu
và nghiện thuốc, rối loạn ăn uống, trục trặc hôn
nhân và mối quan hệ, rối loạn thần kinh, và rối
loạn nhân cách. Ông đã phát triển thang đo
lường cho trầm cảm, rủi ro tự tử, lo âu, tự nhận
thức, và nhân cách.
Beck cố gắng chứng thực học thuyết của Freud
về trầm cảm, nhưng những nghiên cứu của ông
đẫn tới việc chia tay với mô hình động cơ thức
đầy của Freud và cách giải thích trầm cảm như
là sự giận hướng tâm. Kết quả của sự lựa chọn
này, Beck phải chịu đựng sự cô lập và chối bỏ từ
nhiều người trong cộng đồng tâm thần học trong
nhiều năm. Qua nghiên cứu của mình, Beck phát
triển một học thuyết nhận thức về trầm cảm, là
kết quả của một trong những sự tạo dựng nên
khái niệm/ hệ tư tưởng toàn diện nhất. Ông tìm
ra rằng nhận thức của một người trầm cảm được
biểu trưng bởi sai lệch trong lập luận mà ông gọi
là “những sự bóp méo nhận thức.” Đối với Beck,
những suy nghĩ tiêu cực phản ánh những niềm
tin và những nhận định bất thường đang tiềm ẩn.
Khi những niềm tin này được kích hoạt bởi
những sự kiện tình huống, một mô hình dồn nén
được hoạt động. Beck tin rằng thân chủ có thể
nhận vai trò chủ động trong việc điều chỉnh
những suy nghĩ bất thường của mình và từ đó
đạt được sự giảm nhẹ/ thoát khỏi phạm vi của
triệu chứng tâm thần. Nghiên cứu liên tục của
Ông là người thành lập của Viện Beck, một
trong những trung tâm nghiên cứu và đào tạo
được quản lý bởi một trong bốn đứa con của
ông, TS. Judith Beck. Ông có tám người cháu và
đã kết hôn được hơn 50 năm. Theo niềm tin của
mình, Aaron beck đã tập trung vào phát triển kỹ
năng liệu pháp nhận thức cho hàng tram nhà lâm
sàng khắp thế giới. Tới lượt mình, họ đã thành
lập trung tập liệu pháp nhận thức của bản thân
mình. Beck có một ước mơ về một cộng động
liệu pháp nhận thức toàn cầu, tổng thể, hợp tác,
truyền cảm hứng, và nhân ái. Ông tiếp tục hoạt
động trong việc viết lách và nghiên cứu, ông đã
xuất bản 17 cuốn sách và hơn 450 bài viết và
chương sách (Padesky, 2006). Để hiểu hơn về
cuộc đời của Aaron T. Beck, hãy đọc Aaron T.
Beck (Weishaar, (1993)).
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
LIỆU PHÁP LÝ TRÍ CẢM XÚC HÀNH VI CỦA ALBERT ELLIS
Liệu pháp lý trí cảm xúc hành vi [Rational emotive behavior therapy] (REBT) là một trong các liệu
pháp nhận thức hành vi đầu tiên, và cho đến nay nó tiếp tục là một cách tiếp cận nhận thức hành vi chính.
REBT có rất nhiều điểm chung với các liệu pháp được định hướng về nhận thức và hành vi vì nó cũng
nhấn mạnh suy nghĩ, đánh giá, quyết định, phân tích, và hành động. Các giả định cơ bản của REBT cho
rằng con người góp phần vào những vấn đề tâm lý của chính họ, cũng như các triệu chứng cụ thể, bằng
cách họ diễn dịch các sự kiện và tình huống. REBT dựa trên giả định rằng nhận thức, cảm xúc, và hành vi
tương tác một cách đáng kể và một mối quan hệ tương hổ nguyên nhân-và-kết quả. REBT đã liên tục
nhấn mạnh tất cả ba thể thức này và sự tương tác của chúng, do vậy chứng thực nó như là một cách tiếp
cận tổng hợp (Ellis, 1994, 1999, 2001a, 2001b, 2002, 2008; Ellis & Dryden, 1997; Wolfe, 2007).
Ellis tranh cãi rằng cách tiếp cận phân tâm học đôi khi không hiệu quả vì người ta thường trở nên tệ hơn
thay vì tốt hơn. (Ellis, 1999, 2000, 2001b, 2002). Ông bắt đầu thuyết phục và khuyến khích các thân chủ
của mình làm chính những điều họ sợ làm nhất, chẳng hạn như mạo hiểm bị từ chối bởi những người
quan trọng. Dần dần ông trở nên bao quát hơn và chủ động và định hướng hơn với vai trò nhà trị liệu, và
REBT đã trở thành một trường phái chung của tâm lý trị liệu nhắm tới cung cấp cho thân chủ các công cụ
để tái cấu trúc lại những kiểu triết lý và hành vi của họ.
Mặc dù REBT thường được coi như là khởi nguồn của các phương pháp tiếp cận nhận thức hành vi ngày
nay, nó đã được nói đến trước bởi những trường phái tư tưởng trước. Ellis cộng nhận lòng biết ơn của
mình đối với người Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là triết gia Stoic Epictetus, người đã nói vào khoảng 2000
năm trước: "Mọi người phiền lòng không phải bởi sự kiện, nhưng bởi cách nhìn nhận những sự kiện
đó."(như được trích dẫn trong Ellis, 2001a, tr.29). Ellis cho rằng cách mà người ta tự làm mình lo lắng thì
bao hàm toàn diện hơn và chi tiết hơn thế: "Mọi người tự mình lo lắng bởi những điều xảy ra với họ, và
cách nhìn nhận, cảm xúc, và hành động của họ" (tr.29). Ý tưởng của Karen Horney (1950) về “sự bạo
ngược của những điều phải làm” (tyranny of the shoulds) cũng biệu hiện rõ ràng trong khuôn khổ khái
niệm của REBT.
Ellis cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Adler là một người tiền thân có ảnh hưởng. Như bạn đã biết, Adler tin
rằng phản ứng cảm xúc và lối sống của chúng ta có liên quan với niềm tin căn bản của chúng ta và vì thế
được tạo ra bởi nhận thức.Giống như cách tiếp cận Adler, REBT nhấn mạnh vai trò của quan tâm xã hội
trong việc quyết định sức khỏe tâm lý. Có những ảnh hưởng khác của thuyết Adler đến REBT, chẳng hạn
như tầm quan trọng của mục tiêu, mục đích, giá trị và ý nghĩa trong sự tồn tại của con người.
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Giả thuyết cơ bản của REBT là cảm xúc của chúng ta chủ yếu xuất phát từ niềm tin, đánh giá, diễn giải, và
phản ứng của chúng ta với các tình huống cuộc sống. Qua quá trình điều trị, thân chủ học những kỹ năng
cung cấp cho họ những công cụ để xác định và đấu tranh kiểm soát những niềm tin bất hợp lý đã có được
và tự xây dựng và hiện tại đang được duy trì bằng cách tự tuyên truyền. Họ học làm thế nào để thay thế
cách tư duy không hiệu quả này bằng các nhận thức hiệu quả và hợp lý, và kết quả là họ thay đổi các phản
ứng cảm xúc của họ với các tình huống. Quá trình điều trị cho phép khách hàng áp dụng các nguyên tắc
thay đổi của REBT không chỉ đến một vấn đề cụ thể hiện tại mà còn nhiều vấn đề khác trong cuộc sống
hay vấn đề trong tương lai họ có thể gặp phải.
Nhiều kết quả mang tính trị liệu xuất phát từ những nhận định này: Trọng tâm là vào việc làm việc với suy
nghĩ và hành động chứ không phải làm việc chính yếu với thể hiện cảm xúc. Liệu pháp được xem như một
quá trình mang tính giáo dục. Chức năng của nhà trị liệu trên nhiều phương diện giống như một giáo viên,
đặc biệt là trong việc hợp tác với thân chủ trên các bài tập về nhà và trong hướng dẫn các chiến lược tư duy
hiệu quả, và thân chủ là học giả, là người thực hành các kỹ năng mới học được trong cuộc sống hàng ngày.
REBT khác nhiều phương pháp trị liệu khác là nó không đặt nhiều giá trị lên liên tưởng tự do, làm việc với
những ước mơ, tập trung vào lịch sử quá khứ của thân chủ, thể hiện và khám phá cảm xúc, hoặc đối phó
với hiện tượng chuyển cảm. Mặc dù chuyển cảm và sự phản chuyển cảm có thể xảy ra tự động trong điều
trị. Ellis (2008) tuyên bố "chúng được nhanh chóng phân tích, và những triết lý đằng sau chúng được bộc
lộ, và chúng thường biến mất trong khi làm việc" (trang. 242). Hơn nữa, khi cảm xúc sâu sắc của thân chủ
được bộc lộ, “thân chủ không được trao nhiều cơ hội để chìm đắm/ miệt mài trong những cảm xúc hoặc giải
tỏa chúng một cách mãnh liệt"(trang 242). Ellis tin rằng việc tẩy nhẹ (cathartic work)1 đó có thể dẫn đến
thân chủ cảm thấy tốt hơn (feeling better), nhưng nó sẽ hiếm khi hỗ trợ họ trở nên t ốt hơn (getting better).
NỘI DUNG CHÍNH
QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Liệu pháp lý trí cảm xúc hành vi được dựa trên giả định rằng con người được sinh ra với một tiềm năng
cho cả suy nghĩ hợp lý (suy nghĩ “thẳng”) và suy nghĩ không hợp lý (suy nghĩ “quanh co). Mọi người đều
có thiên hướng để tự bảo vệ bản thân, hạnh phúc, suy nghĩ và tự bộc lộ, yêu thương, hiệp thông với những
người khác, và hiện thực hóa bản thân. Họ cũng có khuynh hướng tự phá hủy bản thân, tránh né tư tưởng,
sự trì hoãn, không ngừng lặp đi lặp lại những sai lầm, mê tín dị đoan, không khoan dung, hoàn hảo và tự
1
[một khái ni ệ m chỉ sự giả i phóng c ảm xúc theo trường phái phân tâm]
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đổ lỗi. và tránh né việc hiện thực hóa tiềm năng phát triển. Tận dụng việc cho rằng con người có thể mắc
sai lầm, REBT cố gắng giúp họ chấp nhận mình là những người sẽ tiếp tục sai lầm và cùng lúc đó học
cách tìm hiểu để sống bình an với chính mình.
QUAN ĐIỂM VỀ RỐI LOẠN CẢM XÚC
REBT được dựa trên tiền đề mặc dù chúng ta ban đầu học niềm tin phi lý từ những người quan trọng với
bản thân trong thời thơ ấu, chúng ta cũng tự tạo ra những giáo điều không hợp lý. Chúng ta làm điều này
bằng cách chủ động củng cố những niềm tin tự theo các quy trình của tự kỷ ám thị và tự lặp đi lặp lại và
hành xử như thể chúng là hữu ích. Do đó, phần lớn là sự lặp lại của những tư tưởng không hợp lý truyền
thụ từ khi còn nhỏ, hơn là sự lập lại của cha mẹ, mới là điều giữ những thái độ bất thường tiếp diễn và
hoạt động trong chúng ta.
Ellis cho rằng mọi người không cần phải được chấp nhận và yêu thương, mặc dù điều này có thể được
mong muốn nhiều. Nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ làm thế nào để không cảm thấy trầm cảm ngay cả khi
họ không được chấp nhận và không được yêu thương bởi những người quan trọng trong cuộc đời. Mặc dù
REBT khuyến khích mọi người trải nghiệm cảm xúc lành mạnh của nỗi buồn qua việc không được chấp
nhận, nó cũng cố gắng giúp họ tìm cách khắc phục cảm giác không lành mạnh của trầm cảm, lo âu, nỗi
đau, mất sự tự trọng, và hận thù.
Ellis khẳng định rằng đổ lỗi là cốt lõi của hầu hết các xáo trộn cảm xúc. Vì vậy, để phục hồi từ một chứng
loạn thần kinh hoặc rối loạn nhân cách, chúng ta nên dừng đổ lỗi cho chính mình và những người khác.
Thay vào đó, điều quan trọng là chúng ta học cách hoàn toàn chấp nhận bản thân mặc dù không hoàn hảo.
Ellis (Ellis & Blau, 1998; Ellis & Harper, 1997) đưa ra giả thuyết rằng chúng ta có khuynh hướng mạnh
mẽ để tăng ham muốn và sở thích của chúng ta thành giáo điều những điều "nên làm", “phải làm", "có
thể làm", đòi hỏi, và mệnh lệnh. Khi chúng ta đang buồn bã, nó là một ý tưởng tốt để nhìn vào giáo điều
ẩn “phải làm” và những điều “nên làm” mang tính độc đoán của chúng ta. Những đòi hỏi như vậy tạo nên
cảm giác rối nhiễu và những hành vi rối loạn chức năng (Ellis, 2001a, 2004a).
Dưới đây là ba điều phải làm căn bản(hoặc niềm tin không hợp lý) mà chúng ta tiếp thu để tránh dẫn đến
tự thất bại (Ellis, 1994, 1997, 1999; Ellis & Dryden, 1997; Ellis & Harper, 1997):

"Tôi phải làm tốt và giành được sự chấp thuận của người khác cho việc làm của tôi nếu không tôi
vô dụng."
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey

Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
"Những người khác phải đối xử với tôi ân cần, công bằng, dịu dàng, và chính xác theo cách tôi
muốn họ đối xử với tôi. Nếu họ không làm như vậy, họ không tốt và họ xứng đáng bị lên án và
trừng phạt. "

“Tôi phải có được những gì tôi muốn, khi tôi muốn nó; và tôi phải không nhận được những gì tôi
không muốn. Nếu tôi không có được những gì tôi muốn, điều đó thật khủng khiếp, và tôi không
thể chịu đựng được. "
Chúng ta có khuynh hướng nặng nề để làm và giữ bản thân mình bị rối nhiễu về mặt cảm xúc bởi tiếp thu
những niềm tin tự bại như trên, chính vì vậy thật sự là một thách thức để đạt được và duy trì một sức khỏe
tâm lý tốt (Ellis, 2001a, 2001b).
MÔ HÌNH ABC
Mô hình A-B-C là trung tâm c ủa lý thuyế t và th ự c hành c ủa REBT. Mô hình này cung c ấ p mộ t công c ụ
hữ u ích cho s ự hi ể u bi ết cảm xúc, suy nghĩ, các sự ki ện, và hành vi c ủa thân ch ủ (Wolfe, 2007). A là s ự
t ồ n tạ i c ủa một thự c t ế , một s ự ki ện đang kích hoạ t, hoặ c hành vi ho ặc thái độ c ủ a mộ t cá nhân. C là h ậu
quả c ả m xúc và hành vi hoặc ph ả n ứ ng c ủa cá nhân, phả n ứ ng có th ể lành mạ nh hoặ c không lành mạ nh. A
(s ự ki ệ n kích ho ạt) không gây ra C (h ậ u qu ả). Thay vào đó, B là niề m tin c ủa con ngườ i về A, ph ầ n l ớ n
gây ra C - ph ả n ứ ng tình cảm.
Sự tương tác của các thành ph ầ n khác nhau có th ể được sơ đồ hóa như thế này:
A (sự kiện kích hoạt)
B (niềm tin)
C (hệ quả cảm xúc và hành vi)
D (can thiệp tranh luận)
E (ảnh hưởng)
F (cảm giác mới)
Nếu một người trải qua trầm cảm sau khi ly hôn, ví dụ, nó có thể không phải bản thân ly dị gây ra phản
ứng trầm cảm nhưng niềm tin của bản thân cho rằng mình là người thất bản, bị từ chối và đánh mất người
bạn đời. Ellis sẽ duy trì niềm tin về sự từ chối và thất bại (tại điểm B) là điều chủ yếu gây nên trầm cảm
(tại điểm C) - không phải là sự kiện thực tế của việc ly hôn (điểm A). Tin tưởng rằng con người phần lớn
chịu trách nhiệm trong việc tạo ra những phản ứng cảm xúc và những rối nhiễu của họ, cho mọi người
thấy như thế nào họ có thể thay đổi niềm tin bất hợp lý của họ điều trực tiếp "gây ra" hậu quả cảm xúc rối
nhiễu của họ là tâm điểm của REBT (Ellis, 1999; Ellis & Dryden, 1997; Ellis, Gordon, Neenan, &
Palmer, 1997; Ellis & Harper, 1997).
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Làm thế nào cảm xúc xáo trộn được bồi dưỡng? Nó được cho nuôi dưỡng bằng những câu tự bại mà thân
chủ liên tục lập đi lập lại cho bản thân, ví dụ như "Tôi hoàn toàn có lỗi trong việc ly hôn”, "Tôi là một kẻ
thất bại đau khổ, và tất cả mọi thứ tôi làm đều sai.", "Tôi là một người vô giá trị." Ellis lặp đi lặp lại nhấn
mạnh rằng: "Bạn chủ yếu cảm thấy những gì bạn nghĩ.” Những phản ứng cảm xúc như trầm cảm và lo âu
được bắt đầu và tồn tại bằng hệ thống tự hạ thấp niềm tin của thân chủ, điều dựa trên ý tưởng không hợp
lý mà thân chủ kết hợp và sáng tạo nên. Bản sửa đổi mô hình A-B-C của REBT hiện tại xác định B là
niềm tin, cảm xúc và hành vi. Bởi vì niềm tin liên quan đến yếu tố cảm xúc mạnh liệt và hành vi, Ellis
(2001a) thêm hai thành phần sau cùng vào mô hình A-B-C.
Sau A, B, và C đến D (tranh chấp/tranh cãi). Về cơ bản, D là việc áp dụng các phương pháp để giúp thân
chủ thử thách niềm tin bất hợp lý của họ. Có ba thành phần của quá trình tranh luận này: khám phá, tranh
luận/ cân nhắc, và phân biệt. Trước tiên, thân chủ học cách làm thế nào để nhận ra những niềm tin bất
hợp lý của họ, cụ thể là những "điều nên làm" và "điều phải làm" mang tính độc đoán của họ, sự “khủng
khiếp hóa” (awfulizing) và "tự buông xuôi" (self-downing) của họ. Sau đó, thân chủ tranh luận về niềm
tin bất thường của họ bằng cách học làm thế nào chất vấn một cách hợp lý và thực tế những niềm tin đó
và tranh đấu một cách mạnh liệt để thoát ra và hành động chống lại việc tin vào những niềm tin đó. Cuối
cùng, thân chủ tìm hiểu để phân biệt những niềm tin bất hợp lý (tự đánh bại) và niềm tin hợp lý (tự giúp
đỡ) (Ellis, 1994,1996). Tái cấu trúc nhận thức là một kỹ thuật trung tâm của liệu pháp nhận thức hướng
dẫn người ta làm thế nào để cải thiện bản thân bằng cách thay thế các nhận thức sai lệch với niềm tin có
lợi (Ellis, 2003). Tái cấu trúc liên quan đến việc giúp thân chủ học cách để giám sát sự tự vấn của mình,
nhận biết những tự vấn kém thích nghi, và thay thế những tự vấn thích hợp cho những tự vấn tiêu cực của
họ (Spiegler, 2008).
Ellis (1996, 2001b) giữ vững lập trường rằng chúng ta có khả năng thay đổi đáng kể nhận thức, cảm xúc
và hành vi của chúng ta. Chúng ta có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu này bằng cách tránh làm bản thân lo
lắng với A và bằng cách thừa nhận sự phù phiếm vô tận của hậu quả tình cảm C. Thay vào đó, chúng ta
có thể chọn để kiểm tra, thách thức, sửa đổi và nhổ bỏ B - những niềm tin bất hợp lý chúng ta có về các
sự kiện kích hoạt tại A.
Mặc dù REBT sử dụng nhiều phương pháp nhận thức, cảm xúc, và hành vi khác để giúp TC giảm thiểu
niềm tin bất hợp lý của họ, nó (REBT) nhấn mạnh quá trình tranh chấp/ tranh cãi (D) niềm tin như thế
trong cả buổi trị liệu và trong cuộc sống hàng ngày. Cuối cùng TC đến E, một triết lý có hiệu quả, trong
đó có một bên thực tế. Một hệ thống niềm tin mới và hiệu quả gồm có sự thay thế những suy nghĩ có hại
với những suy nghĩ lành mạnh. Nếu chúng ta thành công làm điều này, chúng ta cũng tạo ra F, một tập
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
hợp mới của cảm xúc. Thay vì cảm thấy lo lắng và chán nản nghiêm trọng, chúng ta cảm thấy lấy làm tiếc
và thất vọng một cách lành mạnh, phù hợp với tình hình.
Tóm lại, tái cấu trúc lại triết lý sống để thay đổi cá tính hỏng chức năng của chúng ta bao gồm những
bước sau: (1) Hoàn toàn thừa nhận rằng chúng ta chịu trách nhiệm phần lớn cho việc tạo ra các vấn đề
tình cảm của mình; (2) Chấp nhận quan điểm rằng chúng ta có khả năng thay đổi những xáo trộn một
cách đáng kể; (3) Nhận ra rằng vấn đề tình cảm của chúng tôi phần lớn xuất phát từ niềm tin bất hợp lý;
(4) Nhận thức rõ ràng những niềm tin này; (5) Nhìn thấy giá trị của tranh đấu với những niềm tin tự bại;
(6) Chấp nhận thực tế rằng nếu chúng ta mong đợi thay đổi, chúng ta phải làm việc cật lực cả về mặt cảm
xúc và hành vi để chống lại niềm tin và những cảm xúc rối loạn và những hành động đi kèm theo đó; và
(7) việc thực hành phương pháp của REBT về nhổ gốc rễ hoặc thay đổi hệ quả xáo trộn trong suốt cuộc
đời còn lại của mình (Ellis, 1999, 2001b, 2002).
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Theo Ellis (2001b; Ellis & Harper, 1997), chúng ta có khả năng tốt không chỉ để đánh giá hành động và
hành vi của mình là “tốt” hoặc “xấu”, “thích đáng” hoặc “không thích đáng,” nhưng còn để đánh giá bản
thân mình là một con người toàn diện trên nền tảng những việc làm của mình. Những sự đánh giá này cấu
thành một trong những nguồn gốc chính của sự rối nhiễu cảm xúc của chúng ta. Vì thế, phần lớn những
nhà trị liệ nhận thức hành vi có một mục tiêu chung là dạy cho thân chủ cách để tách rồi sự đánh giá của
hành vi của họ với đánh giá bản thân họ - đặc tính và sự trọn vẹn của họ - và cách để chấp nhận bản thân
mình mặc cho những kiếm khuyết của bản thân mình.
Có nhiều hướng đi trong liệu pháp nhận lý trí cảm xúc hành vi dẫn tới đích đến là sự giảm thiểu những rối
nhiễu cảm xúc và những hành vi tự bại của họ bằng cách đạt được một triết lý sống thực tế hơn và khả thi
hơn. Quá trình của REBT bao gồm một sự nỗ lực cả của nhà trị liệu và của thân chủ trong việc chọn
những mục tiêu trị liệu thực tế và tự củng cố. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp thân chủ phân biệt giữa
những mục tiêu thực tế và phi thực tế và cũng như những mục tiêu tự bại và tự củng cố (Dryden, 2002).
Một mục tiêu căn bản là dạy cho thân chủ biết cách để thay đổi những cảm xúc và hành vi rối nhiễu của
mình thành những thứ lành mạnh. Ellis (2001b) tuyên bố rằng hai mục tiêu chính của REBT là hỗ trợ thân
chủ trong quá trình đạt tới sự tự chấp nhận bản thân không điều kiện [unconditional self-acceptance]
(USA) và sự chấp nhận người khác không điều kiện [unconditionalother acceptance] (UOA), và để nhìn
nhận được cách mà chúng tương quan với nhau. Khi thân chủ dần có thể chấp nhận bản thân mình hơn,
họ thường có thể chấp nhận không điều kiện người khác hơn.
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU
Nhà trị liệu có những nhiễm vụ cụ thể, và bước đầu tiên là cho thân chủ thấy cách mà họ kết hợp nhiều
điều phi lý “nên làm,” “có thể làm,” và “phải làm. Nhà trị liệu đấu tranh với những niềm tin phi lý của
thân chủ và động viên thân chủ tham gia vào những hoạt động sẽ đối chọi với những niềm tin tự bại và để
thay thế những điều “phải làm” cứng nhắc cảu mình với những điều ưu thích hơn.
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Bước thứ hai của quá trình trị liệu là để miêu tả cách mà thân chủ đang giữ những rối nhiễu cảm xúc của
mình hoạt động bằng cách liên tục suy nghĩ không hợp lý và không thực tế. Nói một cách khác, vì thân
chủ tiếp tục truyền thụ cho bản thân mình, họ phần lớn chịu trách nhiệm cho chính vấn đề nhân cách của
mình.
Để tiến xa hơn việc chỉ nhận thức đơn thuần về những suy nghĩ phi lý, nhà trị liệu phải thực hiện bước ba
– giúp thân chủ điều chỉnh suy nghĩ của mình và giảm thiểu những tư tưởng phi lý của họ. Mặc dù thường
không chắn chắc rằng chúng ta có thể hoàn toàn loại trừ xu hướng suy nghĩ không hợp lý, chúng ta có thể
giảm tần suất. Nhà trị liệu làm cho thân chủ đối đầu với những niềm tin mà ban đầu họ chấp nhận một
cách không ngờ vực và giải thích cách mà họ liên tục truyền thụ bản than mình với những nhận định chưa
được điểm kiểm chứng.
Bước bốn của quá trình trị liệu là thách thức thân chủ phát triển một triết lý sống hợp lý mà trong tương
lai họ có thể tránh trở thành nạn nhân của những niềm tin phi lý khác. Xử lý chỉ những vấn đề hoặc triệu
chứng cụ thể có thể không đảm bào rằng những nỗi sợ không hợp lý mới sẽ không xuất hiện. Có thể thích
hợp, khi đó, để nhà trị liệu đấu tranh với cốt lỗi của suy nghĩ phi lý và dạy thân chủ mình cách để thay thế
những niềm tin và hành vi hợp lý cho những thứ phi lý.
Nhà trị liệu rút ra những bí ẩn từ quá trình trị liệu, dạy cho thân chủ về những giả thuyết nhận thức về sự
rối nhiễu và trình bày cách mà những niềm tin sai lệch dẫn tới những hậu quả tiêu cực. Riêng mình sự tự
thấu hiểu có thể không dẫn tới sự thay đổi nhân cách nhưng nó giúp thân chủ nhận thấy cách họ liên tục
hành hạ bản thân mình và điều họ có thể làm thể thay đổi.
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU
Khi thân chủ bắt đầu chấp nhận rănằng những niềm tin của họ là căn nguyên của những cảm xúc và hành
vi của họ, bắt đầu tham gia một cách hiệu quả vào quá trình tái cấu trúc nhận thức (Ellis và cs., 1997;
Ellis & MacLaren, 1998). Vì liệu pháp được xem như là một quá trình mang tính tái giáo dục, thân chủ
học cách để áp dụng những suy nghĩ hợp lý, tham gia vào những bài tập thử nghiệm, và thực hiện những
bài tập hành vi như một cách để đem lại sự thay đổi. Thân chủ có thể nhận ra rằng cuộc sống không phải
lúc nào cũng xảy ra như cách mà họ muốn. Mặc dù cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ chịu, thân chủ
học rằng cuộc sống có thể chịu đựng được.
Qúa trình trị liệu tập trung vào trải nghiệm của thân chủ ở hiện tại. Giống như cách tiếp cận trị liệu con
người-trọng tâm và hiện sinh, REBT chủ yếu nhấn mạnh vào trải nghiệm ở đây-và-lúc này và khả năng
hiện tại của thân chủ để thay đổi những kiểu suy nghĩ và bộc lộ quá mức mà họ đã xây dựng trước đó.
Nhà trị liệu không dành nhiều thời gian khám phá tiểu sử khi còn nhỏ của thân chủ và tạo những liên kết
giữa hành vi quá khứ và hành vi hiện tại. Cũng như nhà trị liệu không thường khám phá những mối quan
hệ khi còn nhỏ của thân chủ với cha mẹ hoặc anh chị em. Thay vào đó, quá trình trị liệu nhấn mạnh với
thân chủ rằng họ hiện tại đang bị rối nhiễu vì họ vẫn tin và hành động dựa trên cách nhìn nhận tự bại của
họ và thế giới của mình.
Thân chủ được mong đợi làm việc chủ động ngoài những buổi trị liệu. Bằng cách làm việc chăm chỉ và
thực hiện những bài tập hành vi về nhà, thân chủ có thể học cách để giảm thiểu những suy nghĩ sai lệch,
điều dẫn tới những rối loạn trong cảm xúc và cư xử. Bài tập về nhà được thiết kế kỹ càng và được đồng ý
bởi hai bên và hướng tới việc bắt thân chủ thực hiện những hành động tích cực để đem lại sự thay đổi về
cảm xúc và thái độ. Những bài tập này được kiểm tra trong buổi sau, và thân chủ học những cách hiệu
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
quả để chống lại suy nghĩ tự bại. Vào khoảng kết thúc của trị liệu, thân chủ xem xét lại tiến triển của bản
thân, lập kế hoạch, và xác định những chiến lược để đối mặt với những vấn đề đang tiếp diễn hoặc tiềm
tàng.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ
Vì REBT về căn bản là một quá trình nhận thức và định hướng hành vi, một mối quan hệ sâu sắc giữa nhà
trị liệu và thân chủ là không cần thiết. Như với liệu pháp con người-trọng tâm của Rogers, những người
thực hành REBT một cách vô điều kiện chấp nhận tất cả thân chủ và cũng dạy họ chấp nhận người khác
và bản thân họ vô điều kiện. Tuy nhiên, Ellis tin rằng quá nhiều sự thân mật và thấu hiểu có thể tác dụng
ngược bằng việc nuôi dưỡng một thái độ phụ thuộc để được chấp nhận từ nhà trị liệu. Những người thực
hành REBT chấp nhận thân chủ của mình là những thực thể không hoàn hảo người có thể được giúp đỡ
qua nhiều kỹ thuật như dạy, liệu pháp sách (bibliotherapy), và điều chỉnh hành vi (Ellis, 2008). Ellis xây
dựng mối quan hệ với thân chủ của mình bằng cách cho họ thấy rằng ông có niềm tin lớn vào khả năng
của họ để thay đổi bản thân mình và rằng ông có những công cụ thể giúp họ làm điều đó.
Những nhà trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý thường cởi mở và thẳng thắng trong việc bày tỏ niềm tin và giá
trị của bản thân. Một số sẵn sàng chia sẻ sự khiếm khuyết của bản thân mình như là một cách tranh luận
với những nhận định không thực tế của thân chủ rằng nhà trị liệu là một người “toàn vẹn gắn kết lại với
nhau” 2.Về điểm này, Wolfe (2007) khẳng định rằng “rất quan trọng để thiết lập nhiều nhất có thể một mối
quan hệ quân bình, đối lập với việc bộc lộ bản thân mình là một “hình mẫu không bộc lộ đầy uy
quyền” (nondisclosing authority figure) (trang. 216). Ellis (2002) giữ vững lập trường rằng sự chuyển
cảm không được khuyến khích, và khi nó xảy ra, nhà trị liệu có khả năng phải đương đầu với nó. Ellis tin
rằng một mối quan hệ chuyển cảm được dựa trên những niềm tin phi lý rằng thân chủ phải được thích và
được yêu bởi nhà trị liệu, hoặc hình mẫu cha mẹ.
ỨNG DỤNG: NHỮNG KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
THỰC HÀNH CỦA LIỆU PHÁP CẢM XÚC HÀNH VI HỢP LÝ
Những nhà trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý thì đa phương thức và mang tính tổng hợp. REBT thường bắt
đầu với cảm xúc bị bóp méo của thân chủ và khám phá mãnh liệt những cảm xúc này trong mối quan hệ
với suy nghĩ và hành vi. Những người thực hành REBT thường sử dụng một số phương thức khác nhau
(nhận thức, hình tượng, cảm xúc, hành vi, và liên cá nhân). Họ linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng
những phương pháp, đảm bảo việc đáp ứng những kỹ thuật với nhu cầu của mỗi thân chủ (Dryden, 2002).
Để xem một minh họa cụ thể cách mà Dr. Ellis làm việc với thân chủ Ruth rút ra từ những kỹ thuật nhận
thức, cảm xúc, và hành vi, xem Case Approach to Counseling and Psychotherapy (Corey, 2009a, chương
8). Sau đây là một tóm tắt của những kỹ thuật nhận thức, cảm xúc, và hành vi chính yếu mà Ellis diễn tả
(Ellis, 1994, 1999, 2004a; Ellis & Crawford, 2000; Ellis & Dryden, 1997; Ellis & MacLaren, 1998; Ellis
& Velten, 1998).
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC Những người thực hành REBT thường kết hợp chặt chẽ một
hệ phương pháp mạnh mẽ nhận thức thức trong quá trình trị liệu. Họ miêu tả cho thân chủ theo một cách
nhanh và trực tiếp điều gì mà họ đang liên tục nói với bản thân mình. Sau đó họ dạy thân chủ thân chủ
2
Có thể hiểu ở đây như ý nói nhà trị liệu là tập hợp của những gì hoàn hảo (đây là một nhận định sai lệch)
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cách để đối mặt với điều họ tự nói với mình để họ không còn tin tưởng vào chúng, khuyến khích họ đạt
được một triết lý dựa trên thực tiễn. REBT phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ, tranh đấu, cân nhắc, thách thức,
diễn dịch, giải thích, và giáo dục. Cách hữu hiệu nhất để đem lại thay đổi bền vừng về cảm xúc và hành vi
là để thân chủ thay đổi cách suy nghĩ của mình (Dryden, 2002). Đây là một vài kỹ thuật nhận thức có thể
dùng được cho nhà trị liệu.


Tranh đấu với niềm tin phi lý. Phương pháp nhận thức phổ biến nhất của REBT gồm có nhà trị
liệu chủ động tranh luận với những niềm tin phi lý của thân chủ và dạy họ cách để thực hiện thử
thách này một mình. Thân chủ vượt qua những điều “phải làm,” “nên làm,” hoặc “có thể làm,” cụ
thể tới khi họ không còn giữ niềm tin phi lý đó nữa, hoặc ít nhất đến khi nó chỉ còn cường độ mờ
nhạt. Đây là một vài ví dụ của câu hỏi hoặc câu tường thuật thân chủ học để nói với bản thân
mình: “Tại sao người khác phải đối xử với tôi công bằng?” “Làm sao tôi trở thành thất bại toàn
bộ nếu tôi không thành công với những nhiệm vụ quan trọng mà tôi thử?” “Nếu tôi không có
được công việc mà tôi muốn, nó có thể thất vọng, nhưng tôi chắc chắn có thể chịu đựng được.”
“Nếu cuộc sống không lúc nào cũng theo hướng mà ta muốn nó, nó không quá khủng khiếp, chỉ
phiền phức thôi.”
Làm bài tập nhận thức. Thân chủ của REBT được mong đợi để lập danh sách những vấn đề của
họ, tìm kiếm những niềm tin độc đoán của họ, và đấu tranh với những niềm tin đó. Họ thường
điền vào mẫu Tự giúp của REBT, được mô phỏng trong Student Manual for Theory and Practice
of Counseling and Psychotherapy. Họ có thể đem mẫu này tới phiên trị liệu của mình và đánh giá
một cách nghiên túc những buổi tranh luận về một số niềm tin của họ. Bài tập về nhà là một cách
để theo dõi những điều “nên làm” và “phải làm” độc đoán điều một phần của những thông điệp tự
nội hóa. Một phần của bài tập này bao gồm việc áp dụng mô hình A-B-C với nhiều vấn đề của
thân chủ trong cuộc sống mỗi ngày. Công việc trong phiên trị liệu có thể được thiết kế theo kiểu
những nhiệm vụ ngoài-văn-phòng hoàn toàn khả thi và thân chủ có kỹ năng để hoàn thành những
nhiệm vụ này.
Trong việc tiến hành thực hiện bài tập, thân chủ được khuyến khích để đặt mình vào những tình
huo61ngm mạo hiểm sẽ cho phép họ thách thức những niềm tin tự giới hạn bản thân của mình. Ví dụ,
một thân chủ với tài năng diễn xuất sợ hãi phải diễn trước phán giả vì sợ thất bại có thể được yêu cầu
để diễn một vai nhỏ trong một buổi diễn. Thân chủ được hướng dẫn để thay thế những lời tự vấn tiêu
cực như “Tôi sẽ thất bại,” “Tôi sẽ trọng rất ngu ngốc,” hoặc “Không ai sẽ thích tôi” với những thông
điệp tích cực hơn như “Cho dù tôi hành động ngớ ngẩn lúc nào đó, điều này không làm cho tôi trở
thành một người ngu ngốc. Tôi có thể diễn. Tôi sẽ làm tốt nhất có thể. Được thích thì rất thú vị,
nhưng không phải tất cả mọi người sẽ thích tôi, và đó chẳng phải là tận thế.”
Học thuyết đằng sau chuyện này và những bài tập tương tự là thân chủ thường tạo ra một lời tiên
đoán tiêu cực, tự hiện thực hóa và thật sự thất bại vì họ nói với bản thân mình trước rằng họ sẽ như
vậy. Thân chủ được cổ vũ để tiến hành thực hiện những bài tập cụ thể trong những buổi trị liệu vàm
đặc biệt, trong những tình huống mỗi ngày giữa các buổi trị liệu. Theo cách này thân chủ dần dần học
cách đối phó với lo lắng và thách thức những niềm tin phi lý cốt yếu. Vì trị liệu được xem như một
quá trình mang tính giáo dục, thân chủ cũng được khuyến khích để đọc những quyển sách tự giúp bản
thân, như How to Be Happy and Remarkably Less Disturbable [Cách để hạnh phúc và Giảm Đáng
Kể Rối Nhiễu (Ellis, 1999), Feeling Better, Getting Better, and Staying Better [Cảm thấy tốt hơn, Trở
nên tốt hơn, và Tiếp tục tốt hơn] (Ellis, 2001a); và Radional Emotive Behavior Therapy: It Works for
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Me-It can Work for You [Liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý: Công hiệu với tôi-Có thể công hiệu với
bạn (Ellis, 2004a). Họ cũng lắng nghe và đánh giá những băng thu của buổi trị liệu của chính họ.
Thực hiện thay đổi là việc khó làm, và thực hiện công việc ngoài buổi trị liệu là thật sự giá trị trong
việc xem xét lại suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi của thân chủ.


Thay đổi ngôn ngữ của một người. REBT cho rằng ngôn ngữ không chính ác là một nguyên
nhân của quá trình suy nghĩ bị bóp méo. Thân chủ học rằng những điều “phải làm,” “có thể
làm,”và “nên làm” có thể được thay thế bằng những sở thích (preferences). Thay vì nói rằng
“Nó sẽ cực kỳ khủng khiếp nếu…” họ học cách để nói “Nó sẽ khó chịu nếu…” Thân chủ sử
dụng những mẫu ngôn ngữ phản ánh sự bất lực và sự tự lên án bản thân có thể học cách để sử
dụng những câu tự thuật mới, điều giúp cho họ suy nghĩ và cư xử khác đi. Như một kết quả,
họ cũng bắt đầu cảm thấy khác đi.
Phương pháp tâm lý-giáo dục. REBT và phần lớn những chương trình liệu pháp nhận thúc
hành vi khác giới thiệu cho thân chủ với nhiều nguyên liệu mang tính giáo dục. Nhà trị liệu
giáo dục thân chủ về bản chất của vấn đề của họ và cách mà trị liệu sẽ có thể tiến hành. Họ
hỏi thân chủ cách mà những khái niệm cụ thể áp dụng với họ. Thân chủ có thể sẽ hợp tác với
một chương trình trị liệu nếu họ hiểu quá trình trị liệu làm việc như thế nào và nếu họ hiểu tại
sao những kỹ thuật cụ thể được sử dụng (Ledley, Marx, & Heimberg, 2005).
NHỮNG KỸ THUẬT CẢM XÚC Những người thực hành REBT sử dụng nhiều thủ tục cảm xúc, bao
gồm sự chấp nhận không điều kiện, đóng vai lý trí cảm xúc, làm mẫu, hình tượng lý trí cảm xúc, và bài
tập công kích sự xấu hổ. Thân chủ được dạy giá trị của sự tự chấp nhận bản thân vô điều kiện. Mặc dù
hành vi của họ có thể khó để chấp nhận, họ có thể quyết định để nhìn nhận bản thân mình như một con
người xứng đáng. Thân chủ được dạy là sẽ tiêu cực như thế nào khi tham dự vào “việc hạ thấp bản thân
một người” để nhận thức những thiếu sót.
Mặc dù REBT sử dụng một cách đa dạng những kỹ thuật cảm xúc, chúng thường về bản chất mạnh mẽ và
mang tính liên tưởng, mục đích chính là để tranh luận với những niềm tin phi lý của thân chủ (Dryden,
2002). Những chiến lược này được sử dụng cả trong phiên trị liệu và bài tập về nhà trong cuộc sống mỗi
ngày. Mục đích của chúng không phải đơn giản đem lại một trải nghiệm tẩy nhẹ nhưng để giúp thân chủ
thay đổi một số suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi của họ (Ellis, 1996, 1999, 2001b, 2008; Ellis & Dryden,
1997). Hãy xem xét chi tiết một vài trong số những kỹ thuật liên tưởng và cảm xúc này.

Hình tượng lý trí cảm xúc (Rational emotive imagery). Kỹ thuật này là một dạng tập luyện tâm trí
mạnh thiết kế để thiết lập những khuôn mẫu cảm xúc mới (xem Ellis, 2001a, 2001b). Thân chủ
hình dung bản thân mình suy nghĩ, cảm nhận, và cư xử chính xác theo cách mà họ muốn nghĩ,
cảm nhận, và cư xử trong cuộc sống thật (Maultsby, 1984). Họ cũng có thể được chỉ dẫn cách để
hình dung một trong những điều tệ hại nhất có thể xảy đến với họ, cách để cảm thấy đau khổ/ khó
chịu một cách không lành mạnh về tình huống này, cách để trải nghiệm một cách mạnh mẽ cảm
xúc cảu họ, và rồi cách để thay đổi trải nghiệm thành một cảm xúc tiêu cực lành mạnh (Ellis,
1999, 2000). Khi thân chủ thay đổi cảm nhận của mình về những nghịch cảnh, họ có một cơ hội
tốt hơn trong việc thay đổi hành vi của bản thân trong hoàn cảnh đó. Một kỹ thuật như vậy có thể
được áp dụng hữu ích giữa cá nhân với nhau và những trường hợp khó giải quyết khác với cá
nhân. Ellis (2001a, 2008) giữ vững quan điểm rằng nếu chúng ta tiếp tục thực hành hình tượng lý
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch



trí cảm xúc nhiều lần một tuần trong khoảng vài tuần, chúng ta có thể đạt đến điểm rằng chúng ta
không còn cảm thấy đau khổ/ khó chịu về những sự kiện tiêu cực nữa.
Sử dụng sự hài hước (Using Humor). REBT dám chắc rằng những rối nhiễu cảm xúc thường là
kết cả của việc nghiêm trọng hóa bản thân quá mức [taking oneself too seriously]. Một trong
những khía cảnh nổi bật của REBT rằng nó thúc đấy sự phát triển tốt hơn một tính hài hước và
giúp đem cuộc sống vào xem xét [put life into perspective] (Wolfe, 2007). Sự hài hước có cả lợi
ích về nhận thức và cảm xúc trong việc đem đến sự thay đổi. Sự hài hước thể hiện sự ngớ ngẩn
của một vài ý tưởng mà thân chủ giữ gìn một cách chắc chắn, và nó có thể có giá trị trong việc
giúp đỡ thân chủ bớt nghiêm trọng hóa bản thân mình hơn. Ellis (2001a) chính ông thường sử
dụng phần lớn khiếu hài hước để đối đầu với những suy nghĩ phóng đại của thân dẫn thân chủ tới
rắc rối. Ở nơi làm việc và trong các phiên trị liệu của mình, Ellis thường sử dụng những bài hát
hài hước, và ông khuyến khích mọi người hát cho bản thân mình hoặc theo nhóm khi họ cảm thấy
buồn bã hoặc lo lắng (Ellis, 1999, 2001a, 2001b). Cách trình bày của ông hóm hỉnh và ông có vẻ
thích sử dụng những từ như “Chuyện tầm phào!” [horseshit].
Sắm vai. Việc sắm vai có yếu tố cảm xúc, nhận thức, và hành vi, và nhà trị liệu thường ngắt để
chỉ cho thân chủ điều mà họ đang nói với bản thân mình để tạo ra những rối nhiễu của họ và điều
họ có thể làm để thay đổi những cảm nhận không lành mạnh thành lành mạnh. Thân chủ có thể
tập dợt những hành vi nhất định để bọc lộ ra những gì mà họ cảm thấy trong một trường hợp.
Trọng tâm là vào chấp nhận những niềm tin phi lý tiềm tàng có liên quan tới những cảm xúc khó
chịu. Ví dụ, Daw có thể sẽ hoàn lại việc xin học cao học vì nỗi sợ sẽ không được nhận của anh ta.
Chỉ suy nghĩ về việc không được nhận vào trường mà anh ta chọn cũng đem lại những cảm xúc
mãnh liệt của việc “bản chất ngu ngốc.” Dawson sắm vai một cuộc phỏng vấn với chủ nhiệm
khoa của sinh viên cao học, lưu ý sự lo lắng của anh ta và những niềm tin cụ thể dẫn đến sự lo
lắng đó, và thách thức sự phán xét của anh ta rằng anh ta tuyệt đối phải được chấp nhận và không
đạt được sự chấp nhận này có nghĩa là anh ta là một người ngu ngốc và bất tài.
Bài tập công kích sự xấu hổ. Eliss (1999, 2000, 2001a, 2001b) phát triển những bài tập để giúp
người ta giảm bớt sự xấu hổ vì việc cư xử theo một số cách. Ông nghĩ rằng chúng ta có thể ngoan
cố từ chối để cảm thấy tủi hổ bằng cách nói với bản thân mình rằng chẳng phải thảm họa nếu ai
đó nghĩ chúng ta là ngu ngốc. Mục đích chính của những bài tập này, thường liên quan đến cả yếu
tố cảm xúc và hành vi, là thân chủ làm việc để cảm thấy không xấu hổ kể cả khi những người
khác chê họ. Những bài tập này nhắm đến tăng sự tự chấp nhận và tinh thần chịu trách nhiệm
trưởng thành, cũng như giúp đỡ thân chủ nhận ra rằng phần lớn điều mà họ nghĩ là đáng xấu hỗ
có liên hệ với cách mà họ định nghĩa hiện thực cho bản thân họ. Thân chủ có thể chấp nhận một
bài tập về nhà để chấp nhận rủi ro của việc làm một điều mà họ thông thường sợ làm vì sợ những
gì người khác có thể nghĩ. Những sai lệch nhỏ của những quy ước xã hội thường được sử dụng
như những chất xúc tác hữu hiệu. Lấy ví dụ, thân chủ có thể hét lớn trạm dựng trên một chuyến
xe buýt hoặc tàu lửa, mặc những bộ đồ được thiết kế “ồn ào” để thu hút sự chú ý, hát lớn nhất có
thể [sing at the top of their lungs], hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn tại giảng đường, hoặc yêu cầu một
cái mỏ lết cho tay trái tại một cửa hàng tạp hóa. Bằng cách tiến hành những bài tập như vậy, thân
chủ có thể sẽ nhận thấy rằng người khác thật sự không quan tâm nhiều đến hành vi của họ. Họ tự
làm việc với bản thân để họ không cảm thấy xấu hổ hoặc tủi nhục, ngay cả khi họ nhận biết rằng
một số hành động của họ sẽ dẫn tới sự phán xét bởi những người khác. Họ tiếp tục rèn luyện
những bài tập đó cho đến khi họ nhận ra rằng cảm giác xấu hổ của họ là tự tạo và cho đến khi họ
có thể cư xử theo cách ít gưỡng gạo hơn. Thân chủ dần học được rằng họ thường không có lý do
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey

Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
gì để tiếp tục để phản ứng của người khác hoặc những sự phản đối có thể xảy ra cản họ khỏi làm
những việc mà họ muốn làm. Lưu ý rằng những bài tập này không bao gồm những hoạt động phi
pháp hoặc hành động sẽ có hại cho bản thân một người hoặc cho người khác.
Sử dụng sức mạnh và sinh lực. Ellis gợi ý ứng dụng của sức mạnh và năng lượng như là một cách
để giúp thân chủ đi từ trí thức tới sự tự thấu hiểu về cảm xúc. Thân chủ cũng được cho thấy cách
để kiểm soát những cuộc đối thoại mạnh mẽ với bản thân mình trong đó họ biểu lộ những niềm
tin không có căn cứ của mình và sau đó tranh đấu với chúng một cách mạnh mẽ. Đôi khi nhà trị
liệu sẽ tham dự với xắm vai đảo ngược bằng cách bám víu một cách mạnh mẽ vào triết lý tự bại
của thân chủ. Sau đó, thân chủ được yêu cầu tranh luận mạnh mẽ với nhà trị liệu với nỗ lực để
thuyết phục anh ta hoặc cô ta từ bỏ những tư tưởng phi lý đó đi. Sức mạnh và năng lượng là một
phần thiết yếu của những bài tập công kích sự xấu hổ.
NHỮNG KỸ THUẬT HÀNH VI Những người thực hành REBT sử dùng hầu hết những thủ tục hành
vi thông thường, đặc biệt là hành vi tạo tác, nguyên tắc tự quản lý, giải mẫn cảm hệ thống, kỹ thuật
thư giãn, và làm mẫu. Những bài tập hành vi về nhà được thực hiện trong những tình huống thực tế là
đặc biệt quan trọng. Những bài tập này được thực hiện một cách có hệ thống và được lưu trữ/ ghi lại
và phân tích trên một mẫu đơn. Bài tập đem đến cho thân chủ những cơ hội để thực tập những kỹ
năng mới ngoài buổi trì liệu, điều có thể có giá trị hơn cho thân chủ hơn là việc được làm trong giờ trị
liệu (Ledley và cs., 2005). Làm bài tập về nhà có thể bao gồm giải mẫn cảm và tiếp xúc cuộc sống
trong những tình huống mỗi ngày. Thân chủ có thể được khuyến khích để giải mẫn cảm bản thân
mình dần dần nhưng cũng, tùy lúc, thực hiện những điều mà họ kinh sợ làm nổ hướng tâm. Lấy ví dụ,
một người với nỗi sợ thang máy có thể giảm nỗi sợ này bằng đi lên và đi xuống trong một thang máy
20 hoặc 30 lần trong một ngày. Thân chủ thật sự làm những điều mới và khó khăn, và theo cách này
họ đặt sự tự hiểu của mình vào sử dụng trong dạng hành động cụ thể. Bằng cách hành động khác đi,
họ cũng thường kết hợp vào những niềm tin thiết thực.
NGHIÊN CỨU NHỮNG CỐ GẮNG Nếu một kỹ thuật cụ thể dường như không đưa ra kết quả, nhà
trị liệu REBT có khả năng chuyển tới một loại khác. Sự linh hoạt trị liệu này kiến cho những nghiên
cứu có điều kiến khó khăn. Hăng hái như ông ấy về liệu pháp nhận thức hành vi, Ellis thừa nhận rằng
trên thực tiển tất cả nghiên cứu về kết quả liệu pháp đều có khiếm khuyết. Theo ông, những nghiên
cứu này chủ yếu kiểm tra người ta cảm thấy tốt hơn sau như thế nào nhưng không phải cách mà họ
thực hiện những thay đổi sâu sắc về triết lý-hành vi và vì thế trở nên tốt hơn (Ellis, 1999, 2001a). Hầu
hết những nghiên cứu chỉ tập trung vào phương pháp nhận thức và không xem xét những phương
pháp cảm xúc và hành vi, tuy vậy những nghiên cứu sẽ cải thiện nếu họ tập trung vào tất cả những
phương pháp của REBT.
ỨNG DỤNG CỦA REBT TỚI NHỮNG CỘNG ĐỒNG THÂN CHỦ
REBT đã được áp dụng rộng rãi cho trị liệu lo lắng, chống đối, rối loạn tính cách, rối loạn tâm thần, và
trầm cảm; tới những vấn đề của tình dục, tình yêu, và hôn nhân (Ellis & Blau, 1998); tới nuôi dạy con cái
và vị thành niên (Ellis & Wilde, 2001); và tới đào tạo kỹ năng xã hội và tự quản lý (Ellis, 2001b; Ellis và
cs., 1997). Với cấu trúc rõ ràng của mình (Mô hình A-B-C), REBT có thể được áp dụng trong một phạm
vi khung cảnh và dân cư lớn bao gồm trường các tiểu học và trung học.
REBT có thể được áp dụng cho tham vấn đôi lứa và liệu pháp gia đình. Trong làm việc với đôi lứa, những
người phối ngẫu được dạy những nguyên tắc của REBT để họ có thể làm rõ những khác biệt hoặc ít nhất
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trở nên ít rối loạn hơn về những khác biệt đó. Trong liệu pháp gia đình, những cá thể thành viên gia đình
được khuyến khích xem xét buông bỏ những đòi hỏi rằng những người khác trong gia đình sẽ cư xử theo
cách mà họ muốn người đó cư xử. Thay vào đó, REBT dạy những thành viên trong gia đình rằng họ căn
bản chịu trách nhiệm cho những hành động của chính họ và cho việc thay đổi phản ứng của chính họ với
những tình huống gia đình.
REBT KHI LÀ LIỆU PHÁP NGẮN
REBT thích hợp như là một dạng ngắn của trị liệu, cho dù nó được áp dụng với cá nhân, nhóm, đôi lứa,
hay gia đình. Ellis ban đầu phát triển REBT để thử làm tâm lý liệu pháp ngắn hơn và hiệu quả hơn với
những hệ thống trị liệu khác, và nó thường được sử dụng như một liệu pháp ngắn. Ellis đã luôn giữ vững
quan điểm rằng liệu pháp trị liệu tốt nhất là dạy một cách hiệu quả, nhanh chóng thân chủ cách để giải
quyết với vấn đề cuộc sống cụ thể. Thân chủ học cách để áp dụng những kỹ thuật REBT với những vấn
đề hiện tại cũng như trong tương lai. Một đặc điểm khác biệt của REBT làm nó thành một dạng trị liệu
ngắn là nó là một cách tiếp cận tự giúp (Vernon, 2007). Cách tiếp cận A-B-C để thay đổi những thái độ
tạo ra-sự rối nhiễu có thể được học trong 1 đến 10 buổi và sau đó được thực hiện ở nhà. Ellis đã dùng
REBT thành công trong 1- và 2- ngày đua nước rút và trong 9-giờ REBT chuyên sâu (Ellis, 1996; Ellis &
Dryden, 1997). Những người với những vấn đề cụ thể, ví như đối mặt với việc mất việc hoặc đối mặt với
nghỉ hưu, được dạy cách để áp dụng những nguyên tắc của REBT để điều trị cho bản thân mình, thường
với những tài liệu giáo dục bổ sung (sách, băng đĩa, mẫu tự giúp, và tương tự như vậy).
ÁP DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM
Những nhóm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là nằm trong số những bố trí nổi tiếng nhất trong các cơ
sở điều trị và cộng đồng. Hai cách tiếp cận nhóm CBT phổ thông nhất được dựa trên những nguyên tắc và
kỹ thuật của REBT và liệu pháp nhận thức (CT).
Những người thực hành CBT sử dụng một vai trò chủ động trong việc làm cho những thành viên cam kết
bản thân mình vào thực hành trong tình huống mỗi ngày điều mà họ đang học trong những buổi trị liệu
nhóm. Họ quan sát điều gì xảy ra trong buổi trị liệu là quý giá, tuy vậy họ biết rằng việc làm việc kiên
định giữa những buổi trị liệu nhóm và sau khi một nhóm kết thúc còn quan trọng hơn. Một môi trường
nhóm đem lại cho những thành viên những công cụ họ có thể dùng để trở nên tự lực và để chấp nhận bản
thân họ một cách vô điều kiện khi họ chạm chán những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
REBT cũng thích hợp cho liệu pháp nhóm vì những thành viên được dạy để áp dụng những nguyên tắc
của nó với lẫn nhau trong khuôn khổ nhóm. Ellis khuyên rằng hầu hết thân chủ trải nghiệm liệu pháp
nhóm chẳng khác gì liệu pháp cá nhân vào một vài thời điểm. Dạng liệu pháp nhóm này tập trung vào
những kỹ thuật cụ thể cho việc thay đổi những suy nghĩ tự bại của thân chủ trong nhiều tình huống cụ thể.
Them vào việc thay đổi những niềm tin, cách tiếp cận này giúp thành viên nhóm nhận thấy cách mà
những niềm tin của họ ảnh hưởng những gì họ cảm nhận và những điều họ làm. Mô hình này nhắm đến
việc giảm thiểu những triệu chứng bằng cách đem lại một thay đổi sâu sắc về triết lý. Tất cả những kỹ
thuật nhận thức, cảm xúc, và hành vi được miêu tả trước đó được đáp dụng vào tham vấn nhóm cũng như
những kỹ thuật được bao hàm trong Chương 9 về liệu pháp hành vi. Những bài tập hành vi và huấn luyện
kỹ năng chỉ là hai phương pháp hữu ích cho một khuôn khổ nhóm.
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Một điểm mạnh chính của nhóm nhận thức hành vi là sự nhấn mạnh trên giáo dục và ngăn ngừa. Vì CBT
được dựa trên những nguyên tắc chung về học tập, nó có thể được sử dụng để đáp ứng những yêu cầu của
đa dạng các loại nhóm với phạm vi mục đích khác nhau. Điểm đặc trưng của CBT cho phép kết nỗi giữa
những chiến lược đo lường, trị liệu, và lượng giá. Những nhóm CBT có những vấn đề nhắm tới từ lo âu
và trầm cảm tới giáo dục cha mẹ và củng cố mối quan hệ. Liệu pháp nhóm nhận thức hành vì đã được
chứng minh có lợi cho việc áp dụng cho một vài trong những vấn đề cụ thể sau: trầm cảm, lo âu, hoảng sợ
và ám sợ, béo phì, rối loạn ăn uống, chẩn đoán đôi [dual diagnoses]3, rối loạn phân ly, và rối loạn tăng
động kém chú ý ở người lớn (xem White & Freeman, 2000). Dựa trên khảo sát của mình về kết quả của
những nghiên cứu về liệu pháp nhận thức hành vi nhóm, Petrocelli (2002) kết luận rằng cách tiếp cận với
nhóm này hữu hiệu cho việc điều trị cho một phạm vi lớn những vấn đề cảm xúc và hành vi. Để xem thảo
luận chi tiết hơn của REBT áp dụng vào tham vấn nhóm, xem Corey (2008, chương. 14).
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC CỦA AARON BECK
DẪN NHẬP
Aaron T. Beck đã phát triển một cách tiếp cận được biết đến là liệu pháp nhận thức (CT) như là một kết
quả của nghiên cứu của ông về trầm cảm (Beck 1963, 1967). Beck đã thiết kế liệu pháp nhận thức của
mình vào khoảng cùng thời gian khi Ellis đang phát triển REBT, tuy vậy cả hai người có vẻ như đã sáng
tạo ra cách tiếp cận của mình một cách độc lập. Những quan sát của Beck về những thân chủ trầm cảm
tiết lộ rằng họ đã có một thành kiến tiêu cực trong việc diễn dịch về những biến cố của cuộc đời nhất
định, điều góp phần vào sự bóp béo nhận thức của họ (Dattilio, 2000a). Liệu pháp nhận thức có một số
điểm tương đồng với cả liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý và liệu pháp hành vi. Tất cả những liệu này đều
chủ động, định hướng, giới hạn thời gian, tập trung hiện tại, định hướng vào vấn đề, hợp tác, có trật tự,
thực tiễn, sử dụng bài tập về nhà, và cần đến sự nhận dạng rõ ràng về vấn đề và tình huống mà chúng xảy
ra (Beck & Weishaar, 2008).
Liệu pháp nhận thức quan niệm thì những vấn đề tâm lý là bắt nguồn từ việc nhét đầy/ tích tụ những quy
trình bình thường ví dụ như suy nghĩ sai lệch, đưa ra những kết luận sai dựa trên những nền tảng không
đầy đủ hoặc thông tin sai lệch, và thất bại trong việc phân biệt giữa viễn tưởng và thực tại. Giống như
REBT, CT là một liệu pháp tập trung vào tự thấu hiểu (insights-focused) nhấn mạnh vào việc nhận ra và
thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và những niềm tin kém thích nghi. Vì thế, CT là mô hình liệu pháp tâm
lý giáo dục. Liệu pháp nhạn thức được dựa trên nhân tố lý thuyết căn bản là cách mà con người cảm nhận
và cư xử được quyết định bởi cách mà họ nhận thức và xây dựng trải nghiệm của bản thân họ. Những giả
định lý thuyết của liệu pháp nhận thức rằng (1) giao tiếp nội tâm của con người có thể dễ dàng đến được
bằng sự nội quan, (2) rằng những niềm tin của thân chủ có ý nghãi cá nhân lớn, và (3) những ý nghĩa này
có thể được khám phá bởi thân chủ hơn là được dạy hoặc diễn dịch bởi nhà trị liệu (Weishaar, 1993).
Lý thuyết cơ bản mà CT giữ rằng để hiểu bản chất của một sự kiện quan trọng hoặc một rối nhiễu cảm
xúc thì căn bản phải tập trung vào nội dung nhận thức của phản ứng của một cá nhân với những sự kiện
phiền não hoặc những dòng suy nghĩ (DeRubeis & Beck, 1988). Mục tiêu là để thay đổi cách mà thân chủ
3
Tên gọi khác: co-occurring disorder (OCD) – Là một dạng một người vừa mắc phải rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo
âu lan tỏa…v…v…) vừa mắc phải lạm dụng chất (nghiện rượu, nghiện ma túy …v…v…).
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nghĩ bằng cách sử dụng những suy nghĩ tự động của họ (automatic thoughts)4 để đạt tới những hệ thống/
giản đồ (Schemata) cốt lỗi và bắt đầu đưa vào ý tưởng tái cấu trúc hệ thống/ giản đồ. Điều này được thực
hiện bằng cách khuyến khích thân chủ thu thập và định lượng những bằng chứng để củng cố niềm tin của
họ.
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LIỆU PHÁP NHẬN THỨC
Beck, một nhà trị liệu thực hành phân tâm nhiều năm, dần tăng sự quan tâm đến những suy nghĩ tự động
của thân chủ mình (những nhận định cá nhân được kích hoạt bởi những kích thích cụ thể dẫn tới những
phản ứng về cảm xúc). Như một phần của nghiên cứu phân tâm của mình, ông đã phân tích nội dung của
giấc mơ của những thân chủ trầm cảm để tìm sự giận giữ mà họ quay ngược lại bản thân họ. Ông bắt đầu
nhận ra rằng thay vì quay ngược lại sự giận giữ, như Freud đã lý luận về trầm cảm, thân chủ biểu lộ một
thành kiến tiêu cực trong sự diễn dịch hoặc suy nghĩ của họ. Beck yêu cầu thân chủ quan sát những suy
nghĩ tự động tiêu cực vẫn dai dẳng mặc dù chúng trái ngược với chứng cứ chủ quan, và từ điều này ông
phát triển một lý thuyết toàn diện về trầm cảm.
Beck dám chắc rằng con người với những khó khăn về cảm xúc có khuynh hướng cam kết những đặc
điểm “lập luận sai lầm” sẽ làm lệch thực tải chủ quan theo chiều hướng tự phản đối (self-deprecation).
Hãy xem xét một vài sai lầm cấu trúc trong lập luận dẫn tới những nhận định sai lệch và nhận thức sai,
điều được gọi là sự bóp méo nhận thức (Beck & Weishaar, 2008; Dattilio & Freeman, 1992).




Kết luận tùy tiện (theo cảm hứng cá nhân) [Arbitrary inferences] muốn nói tới việc đưa ra những
kết luận mà không có nền tảng và bằng chứng thích đáng. Điều này bao gồm “thảm họa hóa,”
hoặc việc nghĩ về viễn cảnh và kết quả vô cùng tệ hại cho hầu hết tình huống. Bạn có thể bắt đầu
công việc đâu tiên của mình như một tham vấn viên với niềm tin rằng bạn sẽ không được yêu
thích hoặc trân trọng bởi cả những cộng sự hoặc thân chủ của bạn. Bạn được thuyết phục rằng
bạn đã lừa những giáo sư của bạn và bằng cách nào đó xoay sở kiếm được bằng cấp của bạn,
nhưng giờ đây người ta sẽ chắc chắn nhìn xuyên thấu bạn.
Trừu tượng hòa lựa chọn [Selective abstraction] bao gồm việc hình thành những kết luận dựa
trên một chi tiết riêng biệt về một sự kiện. Trong quá trình này những thông tin khác bị lờ đi, và
sự quan trọng của toàn bộ ngữ cảnh bị bỏ qua. Nhận định rằng những sự kiện có ý nghĩa là những
sụ kiện đối mặt với thất bại và túng thiếu/ bị cướp đoạt/ nghèo khổ. Là một nhà tham vấn, bạn có
thể đo lường giá trị của bản thân bằng những lỗi lầm và yếu điểm của bạn, không phải bởi những
thành công của bạn.
Khái quát hóa quá mức [Overgeneralization] là một quá trình của việc giữ những niềm tin tột
cùng trên cơ sở của một sự kiện bất thường đơn lẻ và áp dụng chúng một cách không phù hợp cho
những sự kiện hoặc bối cảnh không thích hợp. Nếu bạn có khó khăn làm việc với một trẻ vị thành
niên, lấy ví dụ, bạn có thể kết luận rằng bạn sẽ không tham vấn hiệu quả bất kỳ trẻ vị thành niên
nào. Bạn cũng có thể kết luận rằng mình sẽ không làm việc hiểu quả với bất kỳ thân chủ nào!
Phóng đại và Giảm thiểu [Magnification and minimization] bao gồm việc nhận thức một trường
hợp hoặc tình huống trong một phương diện lớn hơn hoặc ít hơn mà nó thật sự xứng đáng. Bạn có
thể mắc lỗi nhận thức này bằng việc cho rằng kể cả những lỗi lầm nhỏ trong việc tham vấn thân
4
Automatic thoughts: Là những suy nghĩ xảy ra một cách tự động trong những tình huống. Mục tiêu của CT và CBT
là để thay đổi những suy nghĩ này thành những suy nghĩ hợp lý hơn.
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey



Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
chủ có thể dễ dàng tạo ra một khủng hoảng cho cá nhân đó và có thể kết thúc bằng tổn thương
tâm lý.
Sự cá nhân hóa [Personalization] là một khuynh hướng cho những cá nhân để liên hệ những sự
kiện bên ngoài với bản nhân họ, kể cả khi không có cơ sở để tạo nên sự liên kết này. Nếu một
thân chủ không trở lại cho buổi tham vấn thứ hai, bạn có thể tuyệt đối tin chắc rằng sự vắng mặt
đó là vì do sự thể hiện khủng khiếp trong suốt giai những buổi đầu. Bạn có thể nói với bản thân
mình, “Hoàn cảnh này chứng tỏ rằng tôi thật tự đã làm thân chủ thất vọng, và giờ đây cô ấy sẽ
không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ nữa.”
Dán nhãn và dán nhãn sai [Labeling and mislabeling] bao gồm việc miêu tả sinh động nhân dạng
của một người dực trên cơ sở của sự không hoàn hảo và lỗi lầm đã làm trong quá khứ và cho
phép họ định nghĩa nhân dạng thật của một người. Vì thế, nếu bạn không thể sống theo những
mong đợi của một thân chủ, bạn có thể nói với bản thân mình, “Tôi hoàn toàn vô giá trị và nên trả
lại giấy phép nghề nghiệp của mình ngay lập tức.”
Suy nghĩ lưỡng phân [Dichotomous thinking] bao gồm phân loại những trải nghiệm chọn một
trong hai ở mức độ cùng cực. Với suy nghĩ phân cực như vậy, những sự kiện được dán nhãn dưới
dạng đen hoặc trắng. Bạn có thể không cho mình khoảng rộng nào cho việc là một người không
hoàn hảo và tham vấn viên không hoàn hảo. Bạn có thể xem bản thân mình là tham vấn thông
thạo một cách hoàn hảo (điều có nghĩa là bạn luôn luôn thành công với tất cả thân chủ) hoặc là
một kẻ thất bại nếu bạn không hoàn toàn thông thạo (điều có nghĩa rằng không có chỗ nào cho bất
kỳ lỗi lầm nào).
Nhà trị liệu nhận thức hoạt động trên nhận định rằng cách thức trực tiếp nhất để thay đổi những cảm
xúc và hành vi rối loạn là điều chỉnh suy nghĩ không chính xác và rối loạn. Nhà trị liệu nhận thức dạy
thân chủ cách để nhận dạng những nhận thức bị bóp méo và rối loạn này qua một quá trình đánh giá.
Qua một nỗ lực mang tính cộng tác, thân chủ học tác dụng của nhận thức đó ảnh hưởng trên cảm xúc
và hành vi của họ và kể cả trên những sự kiện môi trường xung quanh. Trong liệu pháp nhận thức,
thân chủ học cách để kích hoạt suy nghĩ thực tế, đặc biệt khi họ liên tục nhận ra những lúc mà họ
thường nhiễm những suy nghĩ thảm khốc.
Sau khi họ đạt được sự tự hiểu vào cách mà những suy nghĩ tiêu cực không thực tế của họ đang ảnh
hưởng đến mình, thân chủ được huấn luyện để thử thách những suy nghĩ tự động này với thực tế bằng
cách xem xét và đo lường chứng cứ ủng hộ và chống lại chúng. Họ có thể bắt đầu điều chỉnh tuần
suất mà những niềm tin này can thiệp trong những tình huống mỗi ngày. Câu hỏi thường được hỏi là,
“Chứng cứ cho ____ ở đâu?” Nếu câu hỏi này được nêu lên đủ thường xuyên, thân chủ có thể sẽ tạo
thành một thói quen tự hỏi bản thân mình câu hỏi này, đặc biệt khi họ trở nên thông thạo hơn trong
việc định dạng những suy nghĩ rối loạn. Quá trình của xem xét nghiêm túc những niềm tin cốt lỗi của
mình bao gồm thử thách kinh nghiệm của họ bằng tham dự chủ động vòa một cuộc hội thoại mang
tính Socrates với nhà trị liệu, thực hiện bài tập về nhà, thu thập thông tin về những nhận định mà họ
tạo nên, giữ hồ sơ lưu trữ về những hoạt động, định hình những sự diễn dịch khác/ thay thế (Dattlio,
2000a; Freeman & Dattilio, 1994; Tompkin, 2004, 2006). Thân chủ định hình những giả thuyết về
hành vi của họ và dần dần học cách để sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể và kỹ năng
đối đầu. Qua một quá trình hướng dẫn, khám phá, thân chủ đạt được sự tự thấu hiểu về mối liên hệ
giữa suy nghĩ của họ và cách mà họ hành động và cảm nhận.
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Liệu pháp nhận thức tập trung vào những vấn đề hiện tại, bất chấp chẩn đoán của thân chủ. Quá khứ
có thể được đem vào trị liệu nhưng khi nhà trị liệu xem xét bản chất của nó để hiểu cách thức và khi
một niềm tin rối loạn cốt lỗi được khởi đầu và cách những niềm tin này có ảnh hưởng hiện tại tới hệ
thống/ giản đồ cụ thể của thân chủ (Dattilio, 2002a). Mục tiêu của liệu pháp ngắn này bao gồm đem
lại sự giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ thân chủ trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất của họ, và dạy
thân chủ những chiến lược phòng ngừa tái phát. Khoảng gần đây, sự gia tăng quan tâm được đặt vào
phần vô thức, khía cạnh cảm xúc, và cả thành phần hiện sinh của trị liệu CT (Dattilio, 2002a; Safran,
1998).
MỘT VÀI ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA CT VÀ REBT Trong cả liệu pháp nhận thức của Beck và
REBT, kiểm tra thực tại rất có trật tự. Thân chủ lên tới việc nhận ra trên một mức độ theo kinh
nghiệm rằng họ đã phân tích sai những tình huống. Tuy vậy có một vài điểm khác biệt quan trọng
giữa REBT và CT, đặc biệt với khía cạnh phương pháp trị liệu và phong cách.
REBT thường rất mang tính định hướng, thuyết phục, và đối đầu; nó cũng tập trung vào vai trò dạy
dỗ của nhà trị liệu. Nhà trị liệu làm mẫu suy nghĩ hợp lý và giúp thân chủ nhận dạng và tranh đấu với
những niềm tin phi lý. Ngược lại, CT sử dụng đối thoại Socrates bằng việc đưa ra những câu hỏi mở
cho thân chủ với mục đích để cho thân chủ phản ảnh những vấn đề cá nhân và đạt đến kết luận của
riêng mình. CT đặt nhiều trọng tâm hơn vào việc giúp thân chủ khám phá và nhận dạng những nhận
thức sai cho bản thân mình hơn là REBT. Qua quá trình chất vấn mang tính phản ánh này, nhà trị liệu
nhận thức cố gắng để hợp tác với thân chủ trong việc kiểm tra độ hợp lệ của nhận thức của họ [thân
chủ] (một quá trình được gọi là ứng dụng kinh nghiệm mang tính hợp tác [collaborative
empiricism]). Những thay đổi trị liệu là kết quả của thân chủ đối mặt những niềm tin sai lệch với
chứng cứ đối lập mà họ đã thu thập và lượng giá.
Cũng có những khác biệt trong cách mà Ellis và Beck nhìn nhận về suy nghĩ sai lệch. Qua một quá
trình của tranh luận hợp lý, Ellis làm việc để thuyết phục thân chủ rằng một vài niềm tin của họ là phi
lý và không thiết thực. Beck (1976) phản đối khái niệm của REBT về niềm tin phi lý. Những nhà trị
liệu nhận thức xem những niềm tin rối loạn như bản chất mơ hồ vì chúng cản trở với quá trình nhận
thức thông thường, không phải vì chúng phi lý (Beck & Weishaar, 2008). Thay vì những niềm tin phi
lý, Beck duy trì quan điểm rằng một vài ý tưởng quá tuyệt đối, rộng, và cực độ. Với ông, con người
sống bởi những luật lệ (tiền đề hoặc công thức); họ gặp rắc rối khi họ dán nhãn, diễn dịch, và lượng
định bởi một tập hợp những luật lệ không thực tế hoặc khi họ sử dụng những luật lệ không thích hợp
hoặc quá đáng. Nếu thân chủ quyết định rằng họ đang sống bởi những luật lệ có thể dẫn tới đau khổ,
nhà trị liệu có thể gợi ý những luật lệ thay thế để họ xem xét, mà không truyền thụ họ. Mặc dù liệu
pháp nhận thức thường bắt đầu với nhận ra hệ quy chiếu của thân chủ, nhà trị liệu tiếp tục yêu cầu
chứng cứ cho một hệ thống niềm tin.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THÂN CHỦ-NHÀ TRỊ LIỆU
Một trong những cách chính của việc thực hành liệu pháp nhận thức khác biệt với thực hành liệu pháp lý
trí cảm xúc hành vi là điểm nhấn mạnh của nó về mối quan hệ trị liệu. Như bạn đã biết, Ellis nhìn nhận
nhà trị liệu phần lớn như một giáo viên và không nghĩ rằng một mối quan hệ thân thiện/ ấm cúng với thân
chủ là cần thiết. Đối nghịch lại, Beck (1987) nhấn mạnh rằng chất lượng của mối quan hệ trị liệu là căn
bản để áp dụng liệu pháp nhận thức. Quá những bài viết của mình, rất rõ ràng rằng Beck tin rằng nhà trị
liệu hiêu quả có thể kết hợp giữa thấu hiểu và nhạy cảm (emphathy and sensitivity), cùng với khả năng
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
chuyên môn. Những điều kiện trị liệu cốt lỗi được miêu tả bởi Rogers trong tiếp cận con người-trọng tâm
của ông được nhìn nhận bởi những nhà trị liệu nhận thức là cần thiết, nhưng không đủ, để tạo ra kết quả
trị liệu tốt nhất. Thêm vào đó để thiết lập một liên minh trị liệu với thân chủ, nhà trị liểu cũng phải có một
nhận thức định nghĩa của những trường hợp, hãy sáng tạo và chủ động, có thể liên hệ với thân chủ qua
một quá trình hỏi đáp Socrates, và hãy hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng những chiến lược nhận
thức và hành vi nhắm đến việc hướng dẫn thân chủ trong việc tự-khám phá đầy ý nghĩa điều dẫn tới sự
thay đổi (Weishaar, 1993). Macy (2007) nói rằng những nhà trị liệu nhận thức phấn đấu tạo ra “những
mối quan hệ ấm cúng, thấu hiểu với thân chủ cùng lúc đó sử dụng những kỹ thuật liệu pháp nhận thức
hiệu quả về thời gian để làm cho thân chủ tạo ra thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình”
(trang. 201). Nhà trị liệu nhận thức liên tục chủ động và thận trọng tương tác với than chủ, giúp thân chủ
điều chỉnh những kết luận của mình theo dạng những giả thuyết có thể kiểm chứng được. Nhà trị liệu kích
thích duy trị sự tham gia chủ động và sự hợp tác của thân chủ trong suốt tất cả các giai đoạn của trị liệu,
bao gồm quyết định gặp thường xuyên như thế nào, trị liệu nên kéo dài bao lâu, vấn đề nào nên khám phá,
và đặt ra những vấn đề cần bàn bạc cho mỗi buổi trị liệu (J. Beck & Butler, 2005).
Beck định nghĩa một quan hệ đối tác để làm rõ những lượng giá cá nhân mang ý nghĩa của những nhận
định tiêu cực của thân chủ, đối lập với việc nhà trị liệu trực tiếp gợi ý những nhận thức thay thế (Beck &
Haaga, 1992; J. Beck ,1995, 2005). Nhà trị liệu hoạt động như một chất xúc tác và một hướng dẫn viên
giúp thân chủ hiểu cách mà những niềm tin và thái độ cảu họ ảnh hưởng cách mà họ cảm nhận và hành
động. Thân được mong đợi để định dạng những bóp méo trong suy nghĩ của họ, tóm tắt những điểm quan
trọng trong phiên trị liệu, và hợp tác đạt ra những bài tập về nhà mà họ đồng ý thực hiện (J. Beck, 1995,
2005; J. Beck & Butler, 2005; Beck & Weishaar, 2008). Nhà trị liệu nhận thức nhấn mạnh vai tro của
thân chủ trong việc tự-khám phá. Nhận định rằng những thay đổi bền vững trong suy nghĩ và hành vi của
thân chủ sẽ có khả năng xảy ra với sự tự chủ, sự hiểu biết, nhận thức, và cố gắng của thân chủ.
Những nhà trị liệu nhận thức nhắm tới việc dạy thân chủ cách để trở thành nhà trị liệu của riêng mình.
Thông thường nhà trị liệu sẽ dạy thân chủ về bản chất và tiến trình của vấn đề của họ, về quá trình của
liệu pháp nhận thức, và cách mà những suy nghĩ ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của họ. Quá trình
mang tính giáo dục này bao gồm việc cung cấp cho thân chủ những thông tin về vấn đề hiện tại của họ và
về cách phòng ngữa tái phát. Một cách để giáo dục thân chủ là qua liệu pháp sách (bibliotherapy), trong
đó thân chủ hoàn tất những cuốn sách đề cập đến triết lý của liệu pháp nhận thức. Theo Dattilio và
Feeeman (1992, 2007) những cuốn sách này được chỉ định như là một vật phụ trợ cho trị liệu và được
thiết kế để củng cố quá trình trị liệu bằng cách đem đến trọng điểm mang tính giáo dục. Một vài cuốn
sách nổi tiếng thường được giới thiệu là Love Is Never Enough[Yêu Thương Không Bao Giờ Là Đủ]
(Beck, 1998); Feeling Good [Cảm thấy Dễ chịu] (Burns, 1988); The Feeling Good Handbook [Sổ tay về
Cảm thấy Dễ Chịu] (Burns, 1989); Woulda, Coulda, Shoulda [Muốn là, Có thể là, Nên là] (Freeman &
DeWolf, 1990); Mind Over Mood [Tâm trí bên trên Tâm Trạng] (Greenberger & Padesky, 1995); và The
Worry Cure [Liều thuốc chữa Lo Lắng] (Leahy, 2005). Liệu pháp nhận thức đã được biết đến với công
chúng qua những cuốn sách tự-giúp như trên.
Bài tập về nhà thường được sử dụng như một phần của liệu pháp nhận thức. Bài tập được thêu dệt để
thích hợp với vấn đề cụ thể của thân chủ và phát sinh bởi mới quan hệ cộng tác trị liệu. Tompkins (2004,
2006) phác thảo ra những bước then chốt cho bài tập về nhà thành công và những liên bao gồm hợp tác
thiết kế bài tập. Mục đích của bài tập không chỉ để dạy thân chủ những kỹ năng mới nhưng cũng cho phép
họ kiểm chứng những niềm tin của mình trong tình huống mỗi ngày. Bài tập thường được trình bày cho
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
thân chủ như một thí nghiệm, trong đó tăng thêm sự cởi mở của thân chủ trong việc tham dự vào một bài
tập. Tầm quan trọng được đặt trên những bài tập tự-giúp dùng như là một sự tiếp nối của việc xử lý vấn
đề trong một buổi trị liệu (Dattilio, 2002b). Những nhà trị liệu nhận thức nhận ra rằng thân chủ có thể sẽ
hoàn tất bài tập nếu nó được thêu dệt theo nhu cầu của họ, nếu họ tham gia vào việc thiết kế bài tập đó,
nếu họ bắt đầu bài tập trong buổi trị liệu, và nếu họ nói về những vấn đề tiềm tàng trong việc thực hiện
bài tập (J. Beck & Butler, 2005). Tompkins (2006) chỉ ra rằng có những lợi thế rõ ràng trong việc nhà trị
liệu và thân chủ làm việc trong một cách hợp tác trong việc đàm phán song phương về những bài tập về
nhà có thể tán thành được. Ông tin rằng một trong những chỉ báo tốt nhất của một liên minh làm việc là
có hay không bài tập được thực hiện và thực hiện tốt. Tompkins viết rằng: “Những cuộc đàm phán thành
công có thể tăng cường cho liên minh trị liệu và từ đó nuôi dưỡng động lực lớn hơn để thử bài tập về nhà
này và trong tương lai” (trang. 81).
ỨNG DỤNG CỦA LIỆU PHÁP NHẬN THỨC
Liệu pháp nhận thức ban đầu đạt được sự công nhận như một tiếp cận để chữa trị trầm cảm, nhưng nghiên
cứu mở rộng đã được cống hiến cho nghiên cứu và chữa trị rối loạn lo âu. Hai vấn đề lâm sàng này đã
được nghiên cứu rộng rãi sử dụng liệu pháp nhận thức (Beck, 1991; Dattilio, 2000a). Một trong những lý
do cho sự phổ biến của liệu pháp nhận thức là bởi vì “sự ủng hộ thực tế mạnh mẽ cho khuôn khổ lý thuyết
của nó và phần lớn kết quả nghiên cứu với cộng đồng y khoa” (Beck & Weishaar, 2008, trang. 252). Liệu
pháp nhận thức đã được sử dụng thành công trong một phạm vi đa dạng những rối loạn và phạm vi y
khoa, một vài trong số đó bao gồm việc trị liệu ám sợ, rối loạn thần kinh, rối loạn ăn uống, cơn giận, rối
loạn hoảng sợ, và rối loạn lo âu loan tỏa (Chambless & Peterman, 2006; Dattilio & Kendall, 2007;
Riskind, 2006); rối loạn căng thẳng sau sang chấn, hành vi tự sát, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn
nhân cách ái kỷ, và rối loạn tâm thần phân liệt (Dattilio & Freeman, 2007); rối loạn nhân cách (Pretzer &
Beck, 2006); lạm dụng chất (Beck, Wright, Newman, & Liese, 1993; Newman, 2006); đau mãn tính
(Beck, 1987); bệnh y khoa (Dattilio & Castaldo, 2001); căn thiệp khủng hoảng (Dattilio & Freeman,
2007); liệu pháp đôi lứa và gia đình (Dattilio, 1993, 1998, 2001, 2005, 2006; Dattilio & Padesky, 1990,
Epstein, 2006); ngược đãi trẻ em, tham vấn ly dị, huấn luyện kỹ năng, và quản lý căng thẳng (Dattilio,
1998; Granvold, 1994; Reinecke, Dattilio & Freeman, 2002). Rõ ràng rằng, những chương trình nhận
thức hành vi đã được thiết kế cho mọi lứa tuổi và cho đa dạng những thành phần thân chủ. Để xem một
nguồn thông tin tuyệt vời về những ứng dụng lâm sàng của CT tới một phạm vi lớn những rối loạn và dân
cư, hãy xem Contemporary Cognitive Therapy [Liệu pháp nhận thức hiện đại] (Leahy, 2006a).
ÁP DỤNG NHỮNG KỸ THUẬT NHẬN THỨC Beck và Weishaar (2008) miêu tả cá những kỹ thuật
nhận thức và hành vi là một phần của toàn bộ những chiến lược sử dụng bởi nhà trị liệu nhận thức. Những
kỹ thuật nhắm tới chủ yếu là sửa chữa những sai lầm trong xử lý thông tin và điều chỉnh những niềm tin
cốt yếu dẫn tới những kết luận sai lệch. Kỹ thuật nhận thức tập trung vào định dạng và phân tích những
niềm tin của thân chủ, khám phá nguồn gốc của những niềm tin này, và điều chỉnh chúng nếu thân chủ
không thể ủng hộ những niềm tin này. Ví dụ của kỹ thuật hành vi thường được sử dụng bởi nhà trị liệu
nhận thức bao gồm huấn luyện kỹ năng, sắm vai, tập dược hành vi, và liệu pháp phơi bày/ trải nghiệm
[exposure therapy]. Bất chấp bản chất của vấn đề cụ thể, nhà trị liệu nhận thức quan tâm chính yếu vào
việc áp dụng những thủ tục sẽ hỗ trợ cá nhân thực hiện những diễn dịch thay thế của những sự kiện trong
cuộc sống của họ. Hãy nghĩ về cách mà bạn có thể áp dụng những nguyên tắc của CT cho bản thân mình
trong tình huống lớp học này và thay đổi cảm nhận của bạn về những tình huống xung quanh:
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Giáo sự không gọi bạn trong một buổi học cụ thể. Bạn cảm thấy buồn bã. Một cách nhận thức, bạn đang nói với bản
thân mình: “Giáo sư của tôi nghĩ rằng tôi ngu thốc và rằng tôi thật sự không có nhiều giá trị để đem đến cho lớp.
Hơn nữa, cô ta đúng, vì mọi người khác đều sáng sủa hơn và ăn nói lưu loát hơn tôi. Nó đã như thế này suốt cuộc
đời của tôi!”
Một số sự diễn dịch thay thế là rằng giáo sư muốn bao gồm những người khác trong cuộc bàn luận, rằng
cô đang thiếu thời gian và muốn tiếp tục, rằng cô ta đã biết quan điểm của bạn, hay rằng bạn e dè về việc
được chọn ra hoặc được gọi lên.
Nhà trị liệu sẽ giúp bạn trở nên nhận thức về những bóp méo trong khuôn mẫu suy nghĩ của bạn bằng
cách xem xét những suy nghĩ tự động của bạn. Nhà trị liệu sẽ yêu cầu bạn xem xét những kết luận của
bạn, điều có thể bị sai lệch, và sau đó theo dấu chúng tới những trải nghiệm trước đây trong đời bạn. Sau
đó nhà trị liệu sẽ giúp bạn nhìn nhận cách mà bạn đôi khi đi đến kết luận (quyết định của bạn rằng bạn
ngu ngốc, với ít giá trị để đem đến) khi bằng chứng cho một kết luận như vậy bị thiếu sót hoặc dựa trên
một thông tin bị bóp méo từ quá khứ.
Là một thân chủ trong liệu pháp nhận thức, bạn cũng sẽ học quá trình của phóng đại và giảm thiểu của
suy nghĩ, điều bao gồm phóng đại ý nghĩa của một sự kiện (bạn tin rằng giáo sư nghĩ rằng bạn ngu ngốc
vì cô ta không nhận biết bạn trong trường hợp duy nhất này) hoặc giảm thiểu nó (bạn hạ thấp giá trị của
bạn như sinh viên trong lớp). Nhà trị liệu sẽ hỗ trợ bạn trong việc học cách mà xem nhẹ những khía cạnh
quan trọng của một tình huống, tham dự vào việc đơn giản hóa quá mức và suy nghĩ cứng nhắc, và khái
quát hóa từ một sự kiện thất bại bất ngờ duy nhất. Bạn có thể nghĩ đến những tình huống khác mà bạn có
thể áp dụng thủ tục của CT không?
TRỊ LIỆU TRẦM CẢM Beck thách thức nhận định rằng trầm cảm là kết quả từ sự giận dữ chuyển hóa
vào trong. Thay vào đó, ông tập trung vào nội dung của những suy nghĩ tiêu cực và diễn dịch thiện lệch
về những sự kiện của sự trầm cảm (DeRubeis & Beck, 1988). Trong một nghiên cứu trước đây cung cấp
nhiều điểm tựa của học thuyết của mình, Beck (1963) tìm được cả những lỗi nhận thức trong nội dung
giấc mơ của thân chủ trầm cảm.
Beck (1987) viết về bộ ba nhận thức như một muôn mẫu kích hoạt trầm cảm. Trong thành phần đầu tiên
của bộ ba, thân chủ mang một cách nhìn tiêu cực về bản thân mình. Họ trách thất bại của họ trên những
thiếu sót cá nhân mà không xem xét những lý thích về hoàn cảnh. Họ được thuyết phục rằng họ thiếu
những phẩm chất cần thiết để đem lại cho họ hạnh phúc. Thành phần thứ hai của bộ ba gồm có khuynh
hướng để diễn dịch những trải nghiệm theo cách tiêu cực. Hầu như có vẻ như như thể là người trầm cảm
chọn những sự kiện cụ thể phù hợp với những kết luận tiêu cực của họ, một quá trình được gọi là Trừu
tượng hóa lựa chọn bởi Beck. Trừu tượng hóa lựa chọn được sử dụng như tấm lót cho hệ thống/ giản đồ
tiêu cực của cá nhân, đem đến sự tin tưởng vào những niềm tin thiết yếu. Thành phần thứ ba của bộ ba nói
đến góc nhìn u ám cảu thân chủ trầm cảm và những dự đoán về tương lai. Họ cho rằng những khó khăn
trong hiện tại của họ sẽ tiếp tục, và họ lường trước chỉ có thất bại trong tương lai.
Những người ngả về-phiền muộn thường đặt ra những mục tiêu cứng nhắc, hoàn hảo cho bản thân mình
điều không thể đạt được. Những mong đợi tiêu cực của họ mạnh mẽ đến mức nếu họ trải nghiệm thành
công trong những nhiệm vụ cụ thể họ tiên lượng rằng thất bại lần tới. Họ ép buộc ra những trải nghiệm
thành công không phù hợp với những tự nhận thức tiêu cực của họ. Nội dung suy nghĩ của cá nhân trầm
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cảm tập trung vào một cảm giác mất mát không thể thay đổi được dẫn tới trạng thái cảm xúc buồn bã, thất
vọng, và lãnh đạm.
Cách tiếp cận trị liệu của Beck để chữa trị thân chủ trầm cảm tập trung vào những phạm vi vấn đề cụ thể
và những lý do thân chủ đem lại cho triệu chứng của họ. Một vài triệu chứng hành vi của trầm cảm là tính
ù lỳ, sự rút lui, và sự tránh né. Để đánh giá cường độ của trầm cảm, Beck (1967) thiết kế một dụng cụ tiêu
chuẩn hóa được biết đến là Đánh Giá Trầm Cảm Beck [Beck Depression Inventory] (BDI). Nhà trị liệu có
khả năng thăm dò bằng câu hỏi Socrates dạng như sau: “Thử thì sẽ mất điều gì? Bạn sẽ cảm thấy khó chịu
hơn nếu bạn thụ động không? Làm sao bạn biết rằng thử chỉ là vô ích?” Những thủ tục liệu pháp bao gồm
thiết lập một kế hoạch hoạt động với những nhiệm vụ có phân loại để hoàn thành. Thân chủ được yêu cầu
hoàn thành những nhiệm vụ dễ trước, để họ gặp được vài thành công và trở nên tích cực hơn một chút.
Mục đích là để giành được sự hợp tác của thân chủ với nhà trị liệu trên giả định rằng làm một điều gì đó
sẽ có khả năng dẫn tới việc cảm thấy thoải mái hơn là không làm gì cả.
Một vài thân chủ trầm cảm có thể nuôi dưỡng mong muốn tự tử. Những chiến lược liệu pháp nhận thức
có thể bao gồm việc bộc lộ mâu thuẫn tư tưởng của thân chủ, tạo ra những chọn lựa thay thế, và giảm
thiểu những vấn đề tới quy mô có thể quản lý được. Lấy ví dụ, nhà trị liệu có thể yêu cầu thân chủ liệt kê
những lý do để sống và để chết. Sâu hơn, nếu thân chủ có thể phát triển một cách nhìn nhận thay thế của
một vấn đề, những phương hướng hành động thay thế có thể được phát triển. Điều này có thể dẫn tới
không chỉ thân chủ cảm thấy tốt hơn nhưng còn hành xử theo những cách hiệu quả hơn (Freeman &
Reinecke, 1993).
Một đặc điểm trọng tâm của những người trầm cảm là tự-chỉ trích. Phía dưới một sự tự-căm ghét của một
người là những thái độ yếu mềm, sự thiếu thích ứng, và thiếu trách nhiệm. Một số những chiến lược trị
liệu có thể được sử dụng. Thân chủ có thể được yêu cầu nhận biết và cung cấp những lý do cho hành vi
tự-chỉ trích quá đáng của mình. Nhà trị liệu có thể hỏi thân chủ, “Nếu tôi mắc phải một lỗi lầm như bạn đã
làm, liệu bạn sẽ kinh thường tôi nhiều như bạn làm với bạn không?” Một nhà trị liệu khéo léo có thể sắm
vai là một thân chủ trầm cảm, miêu tả thân chủ như là thiếu thích ứng, lạc lỏng, và yếu đuối. Kỹ thuật này
có thể hiểu quả trong việc miêu tả những nhận thức méo mó và kết luận tùy tiện của thân chủ. Nhà trị liệu
sau đó có thể thảo luận với thân chủ cách mà “sự bảo ngược của những điều nên làm” [tyranny of
shoulds] có thể dẫn tới tự-căm ghét và trầm cảm.
Những thân chủ trầm cảm thường trải nghiệm những cảm xúc đau đớn. Họ nói rằng họ không thể chịu
được nỗi đau hoặc không điều gì có thể làm họ thấy tốt hơn. Một thủ tục để chống lại tác động đau đớn là
sự hài hước. Một nhà trị liệu có thể miêu tả khía cạnh châm biếm của một tình huống. Nếu thân chủ có
thể trải nghiệm một chút của sự thảnh thơi, nó có thể phục vụ như là một liệu thuốc giải cho sự buồn khổ
của họ. Một thay đổi như vậy trong khuynh hướng nhận thức của họ đơn giản là không tương hợp với thái
độ tự-chỉ trích của họ.
Một đặc điểm đặc trưng khác của những người trầm cảm là một sự phóng đại những đòi hỏi, vấn đề, và
áp lực của bên ngoài. Những người như vậy thường kêu la rằng họ cảm thấy quá tải và rằng có quá nhiều
thứ để hoàn thành rằng họ không bao giờ có thể làm được. Một nhà trị liệu nhận thức có thể hỏi thân chủ
liệt kê những thứ cần phải làm, đặt ưu tiên, đánh dấu những nhiệm vụ đã được hoàn thành, và phá đi một
vấn đề bên ngoài thành những đơn vị có thể quản lý được. Khi những vấn đề được thảo luận, thân chủ
thường nhận ra cách mà họ phóng đại tầm quan trọng của những khó khăn này. Quá khám phá dựa trên lý
trí, thân chủ có thể lấy lại một cách nhìn nhận về việc định nghĩa và thực hiện những nhiệm vụ.
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
Nhà trị liệu thường phải dẫn đầu trong việc giúp đỡ thân chủ lập một danh sách của trách nhiệm của họ,
đặt ưu tiên, và phát triển một kế hoạch hành động thực tế. Vì thực hiện một kế hoạch như vậy thường bị
cản trở bởi những suy nghĩ tự-bại, rất hợp lý đối với nhà trị liệu để sử dụng kỹ thuật tập hợp nhận thức
trong cả việc định dạng và thay đổi suy nghĩ tiêu cực. Nếu thân chủ có thể học để chống lại những sự tựnghi ngờ trong phiên trị liệu, họ có thể áp dụng những kỹ năng nhận thức và hành vi mới đạt được của
mình trong những tình huống cuộc sống.
ÁP DỤNG VÀO LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH Cách trị liệu nhận thức hành vi tập trung vào những mô hình
tương tác gia đình, và những mối quan hệ gia đình, nhận thức, cảm xúc, và hành vi được nhìn nhận như
áp dụng một sự ảnh hưởng giữa người với người lên lẫn nhau. Một suy luận nhận thức có thể gợi lên cảm
xúc và hành vi, và cảm xúc và hành vì cũng tương tự như vậy ảnh hưởng nhận thức trong một quá trình
tương hỗ mà đôi khi đóng vai trò duy trì sự rối loạn của thành viên gia đình.
Liệu pháp nhận thức, được đề ra bởi Beck (1976), đặt trọng tâm nặng vào giản đồ/ hệ thống [schema],
hoặc điều ở nơi khác được định nghĩa là những niềm tin cốt lỗi. Một khía cạnh chính yếu của quá trình trị
liệu bao gồm tái-cấu trúc những niềm tin bị bóp méo (hoặc giản đồ), điều có một tác động mấu chốt trong
việc thay đổi những hành vi rối loạn. Một vài nhà trị liệu nhận thức hành vi đặt một trọng tâm chắc chắn
vào việc phân tích nhận thức giữa cá nhân những thành viên gia đình cũng như là điều được cho là “giản
đồ của gia đình” (Dattilio, 1993, 1998, 2001, 2006). Chúng là những niềm tin cùng được giữ gìn về gia
đình mà được hình thành như là kết quả của nhiều năm tương tác chung giữa những thành viên của đơn vị
gia đình. Nó là những trải nghiệm và cách nhìn nhận từ gia đình gốc định hình giản đồ về cả gia đình trực
tiếp và những gia đình nói chung. Những giản đồ này có một ảnh hưởng lớn tới cách mà cá nhân suy
nghĩ, cảm nhận, và cư xử trong hệ thống gia đình (Dattilio, 2001, 2005, 2006).
Để xem một minh họa cụ thể cách mà Dr. Dattilio áp dụng những nguyên tắc nhận thức và làm việc với
những giản đồ gia đình, xem cách tiếp cận nhận thức hành vi của ông với Ruth trong Case Approach to
Counseling and Psychotherapy (Corey, 2009a, chương. 8). Để xem cuộc thảo luận về những thần thoại và
nhận sức sai của liệu pháp gia đình nhận thức hành vi, xem Dattilio (2001); để xem một bài trình bày
ngắn gọn về mô hình nhận thức hành vi của liệu pháp gia đình, xem Dattilio (2006). Ngoài ra, để xem
một trị liệu mở rộng áp dụng cách tiếp cận nhận thức hành vi để làm việc với đôi lứa và gia đình, xem
Dattilio (1998).
SỬA ĐỔI NHẬN THỨC HÀNH VI CỦA DONALD MEICHENBAUM
DẪN NHẬP
Một sự lựa chọn khác tới liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý là sửa đổi hành vi nhận thức (CBM) của
Donal Meichenbaum, tập trung vào thay đổi sự tự-diễn tả bằng lời của thân chủ. Theo Meichenbaum
(1977), những lời tự-thuật ảnh hưởng hành vi một người trong cùng cách như những lời được nói bởi
những người khác. Một giả thuyết cơ bản của CBK là rằng thân chủ, như là một điều kiện tiên quyết để
thay đổi hành vi, phải nhận ra cách mà họ suy nghĩ, cảm nhận, và cư xử và tác động mà họ có lên người
khác. Để thay đổi xảy ra, thân chủ cần phải phá vỡ bản chất theo kịch bản/ định trước của hành vi của họ
qua đó họ có thể đánh giá hành vi của mình trong nhiều trường hợp (Meichenbaum, 1986).
Cách tiếp cận này chia sẻ với REBT và liệu pháp nhận thức của Beck nhận định rằng những cảm xúc đau
khổ thông thường là kết quả của những suy nghĩ kém thích ứng. Tuy vậy, có những sự khác biệt. Trong
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
khi REBT thì trực tiếp và đương đầu hơn trong việc phát hiện và tranh đấu với những suy nghĩ phi lý,
huấn luyện tự-hướng dẫn [self-instructional training] của Meichenbaum tập trung nhiều hơn vào việc
giúp đỡ thân chủ trở nên nhận thức được những điều tự-nói với chính mình của họ. Quá trình trị liệu bao
gồm việc dạy thân chủ tạo những câu tự-thoại và huấn luyện thân chủ điều chỉnh những chỉ dẫn mà họ tự
đưa ra cho bản thân để họ có thể đối mặt hiệu quả hơn với những vấn đề họ gặp phải. Cùng với nhau, nhà
trị liệu và thân chủ thực hành những lời tự-hướng dẫn và những hành vi mong muốn trong những tình
huống sắm vai mô phỏng những tình huống có vấn đề trong cuộc sống mỗi ngày của thân chủ. Trọng tâm
là vào việc đạt được những kỹ năng đối mặt thiết thực với những tình huống có vấn đề như những hành vi
bốc đồng và hung hang, nỗi sợ làm những bài kiểm tra, và nỗi sợ nói trước công chúng.
Tái-cấu trúc nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong cách tiếp cận của Meichenbaum (1977). Ông
miêu tả cấu trúc nhận thức như là việc tổ chức các khía cạnh của suy nghĩ, điều giám sát và điều khiển
chọn lựa của suy nghĩ. Cấu trúc nhận thức hàm ý như một “máy xử lý quyết định” [executive processor],
cái “giữ những bản thiết kế của suy nghĩ” quyết định khi nào tiếp tục, ngắt quãng, hoặc thay đổi suy nghĩ.
CÁCH THAY ĐỔI HÀNH VI
Meichenbaum (1997) đề xuất rằng “thay đổi hành vi xảy ra qua một chuỗi quy trình trung gian bao gồm
sự tương tác của lời nói trong tâm trí, những cấu trúc nhận thức, và những hành vi và những hậu quả kết
cục của chúng” (trang. 251). Ông miêu tả một quá trình ba giai đoạn của thay đổi trong đó ba khía cạnh
đó đan xen lẫn nhau. Theo chính ông, trọng tập vào chỉ một khía cạnh sẽ chắc chắn xác nhận không hiệu
quả.
Giai đoạn 1: Tự-quan sát. Bước khởi đầu trong quá trình thay đổi gồm có thân chủ học cách để quan sát
hành vi của chính họ. Khi thân chủ bắt đầu trị liệu, đối thoại nội tại của họ đặc trưng bởi những câu tựthuật và hình tượng tiêu cực. Một yếu tố then chốt là sự tự nguyện của họ và khả năng để lắng nghe chính
bản thân họ. Quá trình này kéo theo một sự gia tăng nhạy cảm tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động, phản
ứng sinh học/ thân thể, và cách phản ứng với người khác. Nếu thân chủ trầm cảm hy vọng tạo ra những
thay đổi có tính xây dựng, lấy ví dụ, họ phải nhận ra trước hết rằng họ không phải “nạn nhân” của suy
nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó, họ thật trị đóng góp vào chứng trầm cảm của mình qua những
điều mà họ nói với bản thân mình. Mặc dù tự-quan sát là cần thiết để xảy ra thay đổi, nó không đủ để thay
đổi. Cùng với lúc trị liệu tiến triển, thân chủ đạt được những cấu trúc nhận thức mới cho phép họ nhìn
nhận những vấn đề của mình theo một phương diện mới. Quá trình tái-định nghĩa này xảy đến qua một sự
nỗ lực cộng tác giữa thân chủ và nhà trị liệu.
Giai đoạn 2: Bắt đầu một đối thoại nội tại mới. Như là một kết quả của sự gặp gỡ thân chủ-nhà trị liệu
trước đó, thân chủ học cách để nhận ra những hành vi kém thích nghi của họ, và học bắt đầu thấy những
cô hội để thay thế bằng những hành vi thích nghi. Nếu thân chủ hy vọng thay đổi điều mà họ đang nói với
bản thân họ, họ phải khởi xướng một chuỗi hành vi mới, một chuỗi không tương ứng với những hành vi
kém thích nghi của họ. Thân chủ học cách để thay đổi đối thoại nội tại [internal dialogue] của họ thông
qua liệu pháp. Đối thoại nội tại mới của họ đóng vai trò như một người hướng dẫn tới hành vi mới. Lần
lượt, quá trình này có một ảnh hưởng tới những cấu trúc nhận thức của thân chủ.
Giai đoạn 3: Học tập những kỹ năng mới. Giai đoạn ba của quá trình điều chỉnh bao gồm việc dạy thân
chủ những kỹ thuật đối đầu hiệu quả hơn, điều được thực hành trong tình huống mỗi ngày. (Lấy ví dụ,
thân chủ không thể đối mặt với thất bại có thể tránh né những hoạt động nổi bật vì sợ không thành công
với chúng. Tái-cấu trúc nhận thức có thể giúp họ thay đổi cách nhìn nhận tiêu cực của họ, do đó làm họ
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
sẵn sàng hơn để tham gia vào những hoạt động mà họ mong muốn.) Cùng lúc đó, thân chủ tiếp tục tập
trung vào việc nói với bản thân họ những câu tự thuật mới và quan sát và đánh giá những hậu quả. Cùng
lúc khi họ cư xử khác đi trong những tình huống, họ thường nhận được những phản ứng khác từ người
khác. Sự ổn định của những điều họ học được ảnh hưởng phần lớn bởi những gì họ nói với bản thân mình
về những hành vi mới đạt được của họ và kết quả của nó.
CHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG ĐỐI MẶT
Nhân tố căn bản cho những chương trình kỹ năng đối mặt [coping skills programs] là chúng ta có thể
đạt được các chiến lược hiệu quả hơn trong việc đối mặt những tình huống căn thẳng bằng cách học cách
để điều chỉnh “tập hợp” nhận thức của chúng ta, hoặc niềm tin cốt lỗi của mình. Những tiến trình/ thủ tục
sau đây được thiết kế để dạy những kỹ năng đối đầu:





Đặt thân chủ vào những tình huống kích thích-lo âu bằng biện pháp sắm vai và hình tượng/ tưởng
tượng.
Yêu cầu thân chủ đánh mức độ lo lắng của họ.
Dạy thân chủ trở nên nhận thức về những nhận thức kích thích-lo âu họ trải nghiệm trong những
tình huống căng thẳng.
Giúp đỡ thân chủ kiểm tra những suy nghĩ này bằng tái-đánh giá những câu tự-thuật của bản thân
họ.
Yêu cầu thân chủ ghi chú mức độ lo âu tiếp theo sự tái-đánh giá này.
Những đề tài nghiên cứu đã mô tả rằng sự thành công của những chương trình kỹ năng đối mặt khi được
áp dụng tới những vấn đề như lo lắng trước diễn văn, lo lắng trước kiểm tra, ám sợ, giận giữ, thiếu khả
năng xã hội, nghiện, nghiện rượu, rối loạn tình dục, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, và rút lui xã hội ở
trẻ em (Meichenbaum, 1977, 1986, 1994).
Một ứng dụng cụ thể của một chương trình kỹ năng đối đầu là dạy thân chủ những kỹ thuật quản lý căng
thẳng bằng cách của một chuyến thuật được biết đến như (tiêm) phòng chống căng thẳng [stress
inoculation]. Sử dụng những kỹ thuật nhận thức, Meichenbaum (1985, 2003) đã phát triển những thủ tục
phòng chống căng thẳng mang tính tâm lý và hành vi tương tự như tiêm chủng ngừa ở mức độ sinh học.
Những cá nhân được trao cơ hội để đối mặt với những tình huống căng thẳng vừa phải không gay gắt theo
hướng thành công, để họ dần dần phát triển sức chịu đựng cho những kích thích mạnh hơn. Quá trình đào
tạo này dựa trên nhận định rằng chúng có thể tác động khả năng đối mặt với căng thẳng bằng cách điều
chỉnh những niềm tin và những câu tự-thuật của chúng ta về sự thực hiện của mình trong những tình
huống căng thẳng. Huấn luyện phòng chống căng thẳng của Meichenbaum đề cập đến nhiều hơn là chỉ
đơn thuần dạy người ta về những khả năng đối đầu cụ thể. Chương trình của ông được thiết kế để chuẩn
bị thân chủ với sự can thiệp và khuyến khích họ thay đổi, và nó đối mặt với những vấn đề như sự chống
đối và tái phát. Huấn luyện phòng chống căng thẳng [stress inoculation training] (SIT) bao gồm một sự
kết hợp của việc cung cấp thông tin, thảo luận Socrates, tái-cấu trúc nhận thức, giải quyết vấn đề, huấn
luyện thư giãn, tập dược hành vi, tự-điều chỉnh, tự-định hướng, tự-củng cố, và điều chỉnh những tình
huống môi trường. Cách tiếp cận này được thiết kế để dạy những kỷ năng đối đầu có thể áp dụng tới cả
những vấn đề hiện tại và những khó khăn tương lai. Meichenbaum (2003) cho rằng SIT có thể sử dụng
cho cả những mục đích phòng ngừa và trị liệu với một phạm vi rộng những người trải nghiệm đáp ứng
với căng thẳng.
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Meichenbaum (1985, 2003) đã thiết kế một mô hình ba giai đoạn cho việc huấn luyện phòng chống căng
thẳng: (1) giai đoạn giáo dục-khái niệm, (2) giai đoạn đạt được, củng cố, và diễn tập kỹ năng, và (3) giai
đoạn áp dụng và hoàn tất công việc.
Trong giai đoạn giáo dục-khái niệm, trọng tâm đầu tiên là vào tạo nên một mối quan hệ làm việc với thân
chủ. Điều này được thực hiện chủ yếu bằng việc giúp họ đạt được một sự hiểu biết về bản chất của căng
thẳng và tái-khái niệm nó trong một ngữ cảnh tương tác-xã hội. Nhà trị liệu giành được sự hợp tác của
thân trong giai đoạn đầu này và họ cùng nhau nghĩ lại về bản chất của vấn đề. Ban đầu, thân chủ được
cung cấp một khuôn khổ khái niệm trong thuật ngữ đơn giản được thiết để giáo dục họ về cách phản hồi
với đa dạng tình huống căng thẳng. Họ học về vai trò mà nhận thức và cảm xúc đóng trong việc tạo nên
và duy trì căng thẳng thông qua những buổi trình bày mang tính giáo dục, câu hỏi Socrates, và bằng một
quá trình tự-khám phá được hướng dẫn.
Thân chủ thường bắt đầu trị liệu cảm thấy rằng họ là nạn nhân của những hoàn cảnh bên ngoài, suy nghĩ,
cảm xúc, và hành vi mà họ không thể điều khiển. Quá trình huấn luyện bao gồm việc dạy thân chủ nhận
thức vai trò của chính họ trong việc tạo ra căng thăng của mình. Họ đạt được sự nhận thức này bởi việc
quan sát một cách hệ thống những câu tự-thuật mà họ nội tại hóa cũng như bằng cách điều chỉnh những
hành vi kém thích nghi bắt nguồn từ những đối thoại nội tại này. Sự tự-điều chỉnh này tiếp tục suốt tất cả
các giai đoạn. Như đúng trong liệu pháp nhận thức hành vi, thân chủ thường giữ một nhật ký mở (không
hạn chế) trong đó họ lưu trữ một cách hệ thống những suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi cụ thể của họ. Trong
việc dạy những kỹ năng đối đầu này, nhà trị liệu phấn đấu để trở nên linh hoạt trong việc sử dụng những
kỹ thuật của họ và để trở nên nhạy cảm tới cá nhân, văn hóa, và những hoàn cảnh tình huống của thân chủ
mình.
Trong giai đoạn đạt được, củng cố, và diễn tập kỹ năng, trọng tập đặt vào cung cấp cho thân chủ nhiều
loại những kỹ thuật đối đầu hành vi và nhận thức được áp dụng tới những hành vi căng thẳng. Giai đoạn
này bao gồm định hướng hành động, như là thu thập thông tin về nỗi sợ của họ, học một cách cụ thể sự
căng thẳng mà những tình huống mang lại, sắp xếp cách để giảm thiểu căng thẳng bằng cách làm những
điều khác, và học phương pháp thư giãn thể lý và tâm lý. Quá trình huấn luyện bao gồm đối mặt nhận
thức; thân chủ được dạy rằng những hành vi thích nghi và kém thích nghi đượcl iên hệ với đối thoại nội
tâm của họ. Qua cuộc huấn luyện này, thân chủ đạt được và diễn tập một tập hợp mới những câu tự-thoại.
Meichenbaum (1986) đem lại một vài ví dụ của những câu đối đầu được diễn tập trong giai đoạn này của
SIT:



“Làm cách nào tôi chuẩn bị cho một tình huống căng thẳng?” (“Tôi phải làm gì? Tôi có thể hình
thành một kế hoạch để đối mặt với stress không?”)
“Làm sao tôi đối mặt và đấu tranh với những gì đang làm tôi căng thẳng?” (“Cách nào để tôi có
thể xử lý một tình huống gây stress? Làm sao tôi đối mặt với thử thách này?”)
“Làm sao tôi củng cố những câu tự-thoại?” (“Làm sao tôi tin vào bản thân mình?”)
Như một phần của chương trình quản lý căng thẳng, thân chủ cũng được đặt vào nhiều can thiệp hành vi,
một vài trong số đó là huấn luyện thư giãn, huấn luyện kỹ năng xã hội, hướng dẫn quản lý-thời gian, và
huấn luyện tự-định hướng. Họ được giúp đỡ để tạo ra những thay đổi lối ví dụ như tái-đánh giá những ưu
tiên, phát triển những hệ thống hỗ trợ, và hành động trực tiếp để thay đổi những tình huống căng thẳng.
Thân chủ được giới thiệu tới nhiều phương pháp thư giãn và được dạy để sử dụng những kỹ thuật này để
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
giảm sự khuấy động bởi căng thẳng. Thông qua việc dạy, miêu tả, và hướng dẫn thực hành, thân chủ học
những kỹ năng của thư giãn lũy tiến, điều nên được thực hành thường xuyên.
Trong giai đoạn áp dụng và hoàn tất, trọng tập được sắp xếp cẩn thân để chuyển đổi và duy trì thay đổi từ
tình huống trị liệu sang cuộc sống mỗi ngày. Rõ ràng rằng dạy kỹ năng đối đầu là một thủ tục phức tạp
dựa vào nhiều chương trình trị liệu. Với thân chủ chỉ đơn thuần nói những điều mới với bản thân mình
thường là không đủ để tạo ra thay đổi. Họ cần phải thực hành những câu tự-thoại đó và áp dụng những kỹ
năng mới vào tình huống cuộc sống. Để củng cố những bài học được học trong những buổi huấn luyện,
thân chủ thm gia vào nhiều hoạt động đa dạng, bao gồm hình tượng/ tưởng tượng và diễn tập hành vi, sắm
vai, làm mẫu, và thực hành thực tiễn. Một khi thân chủ trở nên thành thạo trong những kỹ năng đối đầu
nhận thức và hành vi, họ thực hành những bài tập về nhà hành vi, những bài tập dần dần tăng dần mức độ
yêu cầu. Họ được yêu cầu để viết ra những bài tập về nhà mà họ sẵn sàng hoàn thành. Kết quả của những
bài tập này được kiểm tra kỹ lưỡng ở những lần gặp gỡ sau, và nếu thân chủ không hoàn thành chúng, nhà
trị liệu và thân chủ hợp tác xem xét lý do của thất bại. Thân chủ cũng được cung cấp huấn luyện phòng
chống tái phát [relapse prevention], bao gồm những thủ tục để đối mặt những thụt lùi không thể tránh
khỏi họ có thể sẽ trải qua khi họ áp dụng những kiến thức của họ với cuộc sống mỗi ngày. Những phiên
theo dõi và củng cố thường được xảy ra vào thời điểm 3-; 6-; và 12-tháng như một sự khích lệ cho thân
chủ để tiếp tục thực hành và cải thiện những kỹ năng đối đầu. SIT có thể xem xét như là một phần của
chương trình quản lý căng thẳng đang diễn ra điều kéo dài ích lợi của việc huấn luyện vào tương lai.
Huấn luyện quản lý căng thẳng có tiềm năng hữu ích áp dụng cho phạm vi lớn những vấn đề và thân chủ
cho cả việc điều trị v à phòng ngừa. Một vài áp dụng này bao gồm kiểm soát cơn giận, quản lý lo lắng,
huấn luyện quyết đoán, cải thiện suy nghĩ sáng tạo, điều trị trầm cảm, và đối mặt với những vấn đề sức
khỏe. Huấn luyện phòng chống căng thẳng đã được sử dụng với những bệnh nhân y khoa và những bệnh
nhân tâm thần (Meichenbaum, 2003). SIT đã được sử dụng thành công với trẻ em, vị thành niên, và người
lớn có vấn đề giận dữ; rối loạn lo lắng; và rối loạn căng thẳng sau sang chấn [posttraumatic stress
disorder] (PTSD).
CÁCH TIẾP CẬN CẤU TRÚC TỚI LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI
Meichenbaum (1997) đã phát triển cách tiếp cận của ông bằng cách kết hợp chặt chẽ quan điểm cấu trúc
tường thuật [constructivist narrative perspective] (CNP), trong đó trọng tâm vào những câu chuyện
mà người ta nói với bản thân mình và người khác liên quan đến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời
họ. Cách tiếp cận này bắt đầu với nhận định rằng có nhiều thực tại. Một trong số những nhiệm vụ trị liệu
là giúp thân chủ đánh giá đúng cách mà họ xây dựng những thực tại của mình và cách họ viết nên/ tác giả
những câu chuyện của chính họ (xem Chương 13).
Meichenbaum miêu tả cách tiếp cận cấu trúc cho liệu pháp nhận thức hành vi ít cấu trúc hơn và định
hướng-phám khá nhiều hơn liệu pháp nhận thức thông thường. Cách tiếp cận cấu trúc đặt nhiều trọng tâm
vào phát triển trong quá khứ, thường nhắm tới những niềm tin cốt lỗi sâu hơn, và khám phá những tác
động hành vi và thiệt hại cảm xúc thân chủ phải trả giá khi bám víu vào những căn nguyên ẩn dụ (root
metaphors). Meichenbaum sử dụng những câu hỏi sau để đánh giá kết quả của trị liệu:


Thân chủ giờ đây có thể kể một câu chuyện mới về bản thân họ và thế giới không?
Thân chủ giờ đây có sử dụng những hỉnh ảnh ẩn dụ tích cực để miêu tả bản thân không?
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch


Thân chủ có thể dự đoán những tình huống rủi ro-cao và áp dụng những kỹ năng đối đầu trong
việc đối mặt với những vấn đề xảy ra không?
Thân chủ có thể công nhận những thay đổi mà họ đã có thể làm được không?
Trong trị liệu thành công thân chủ phát triển tiếng nói của riêng họ, tự hào về những điều mà họ đạt được,
và lấy quyền sở hữu cho những thay đổi mà họ làm nên.
TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ MỘT GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Có nhiều điểm mạnh của những cách tiếp cận nhận thức hành vi từ một quan điểm đa dạng. Nếu nhà trị
liệu hiểu giá trị cốt lỗi của những thân chủ từ nhiều nền văn hóa đa dạng của họ, họ có thể giúp thân chủ
khám phá những giá trị này và đạt được một nhận thức đầy đủ về những cảm xúc mâu thuẫn của mình.
Sau đó thân chủ và nhà trị liệu có thể làm việc cùng nhau để điều chỉnh những niềm tin được chọn và
thực hành chúng. Nhà trị liệu nhận thức hành vi thường nhạy cảm với văn hóa vì nó sử dụng hệ thống
niềm tin của cá nhân, hoặc thế giới quan, như là một phần của phương pháp tự-thử thách.
Ellis (2001b) tin rằng một phần quan trọng của cuộc sống con người là sinh hoạt nhóm và rằng sự hạnh
phúc của họ phần lớn dựa vào chất lược của hoạt động của họ trong cộng đồng của mình. Những cá nhân
có thể mắc những sai lầm trong việc tự cho mình là trung tâm và tự-nuông chiều. REBT nhấn mạnh mối
quan hệ của những cá nhân với gia đình, cộng đồng, và những hệ thống khác. Cách định hướng này phù
hợp với đánh giá sự khác biệt và sự phụ thuộc lẫn nhau của việc là một cá nhân và một thành viên hữu ích
của cộng đồng.
Vì nhà tham vấn với chức năng định hướng nhận thức hành vi như là người giáo viên, thân chủ tập trung
vào việc học những kỹ năng để đối mặt với những vấn đề cuộc sống. Trong khi trao đổi những đồng
nghiệp làm việc trong những quần thể đa dạng văn hóa, tôi học được rằng những thân chủ của họ thường
đánh giá cao sự nhấn mạnh vào nhận thức và hành động, cũng như những căng thẳng trong vấn đề mối
quan hệ. Cách tiếp cận cộng tác của CBT đem đến cho thân chủ cấu trúc mà họ có thể mong muốn, tuy
vậy nhà trị liệu vẫn phải nỗ lực để giành được sự hợp tác và tham gia chủ động của thân chủ. Theo
Spiegler (2008), vì bản chất tự nhiên và phương pháp mà CBT được thực hành, nó vốn đã thích hợp để trị
liệu cho những thân chủ đa dạng. Một vài yếu tố mà Spiegler nhận dạng làm cho CBT hiệu quả một cách
da đạng bao gồm cá nhân hóa trị liệu, tập trung vào môi trường bên ngoài, bản chất chủ động, nhấn mạnh
vào việc học tập, dựa vào những chứng cứ thực tiễn, tập trung vào hành vi hiện tại, và tính ngắn gọn.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Việc khám phá những giá trị và niềm tin cốt lỗi đóng một vai trò quan trọng trong tất cả những cách tiếp
cận nhận thức hành vi, và nó rất quan trọng với nhà trị liệu trong việc có một vài hiểu về nền tảng văn hóa
của thân chủ và nhạy cảm với những đấu tranh của họ. Nhà trị sẽ nên thân trọng trong việc thách thức
thân chủ về những niềm tin và hành của họ cho đến khi họ hiểu rõ ràng bối cảnh văn hóa của mình. Về
vấn đề này, Wolfe (2007) gợi ý rằng cộng việc của nhà trị là giúp thân chủ kiểm nghiệm và thách thức
những nhận định văn hóa lâu đời chỉ khi chúng dẫn tới những rối loạn cảm xúc và hành vi. Bà viết rằng
nhà trị liệu hỗ trợ thân chủ trong suy nghĩ nghiêm túc về “những mâu thuẫn tiềm tàng với những giá trị
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
của văn hóa chủ đạo để họ có thể làm việc hướng tới đạt được những mục tiêu cá nhân của chính họ
trong ngữ cảnh văn hóa-xã hội của chính mình” (trang. 219).
Ta xem xét một thân chủ người Mỹ gốc Á, Sung, người đến từ một nền văn hóa nhấn mạnh những giá trị
như thành công tốt nhất có thể, hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau, và làm việc chăm chỉ. Có khả năng rằng
Sung đang đấu tranh với cảm giác hổ thẹn và tội lỗi nếu cô quan niệm rằng có không thể sống theo những
mong đợi và chuẩn mực được đặt ra bởi gia đình và cộng động của cô. Cô có thể cảm thấy rằng cô đem
lại ô nhục cho gia đình mình nếu cô ly dị. Nhà tham vấn cần hiểu cách mà giới tính tương tác với văn hóa.
Những luật lệ đối với Sung có khả năng sẽ khác biệt hơn so với những luật lệ cho một thành viên nam
giới trong văn hóa của cô. Nhà tham vấn có thể hỗ trợ Sung trong việc hiểu và khám phá cách cả giới tính
và văn hóa của cô là những yếu tố để suy xét trong hoàn cảnh của cô. Nếu Sung phải đối mặt với quá
nhanh với việc sống theo những mong đợi hoặc những luật lệ của người khác, kết quả có khả năng sẽ
phản-tác dụng. Sung có thể rời bỏ tham vấn vì cảm giác bị hiểu lầm.
Một trong những thiếu sót của việc áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi với đa dạng văn hóa gắn liền với
sự do dự của một số thân chủ trong việc đặt vấn đề với những giá trị văn hóa cơ bản của họ. Dattilio
(1995) ghi chú rằng một vài nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông có những luật lệ khắt khe liên qan
đến vấn đề tôn giáo, hôn nhân và gia đình, và thực hành dạy dỗ-con cái. Những luật lệ này thường mâu
thuẫn với những gợi ý nhận thức hành vi của việc đấu tranh. Lấy ví dụ, một nhà trị liệu có thể gợi ý với
một phụ nữ rằng cô ta hỏi về động cơ của chồng mình. Hiển nhiên rằng, trong một vài nền văn hóa Trung
Đông hoặc những nền văn hóa châu Á khác, việc đặt câu hỏi như vậy bị cấm đoán.
Một thiếu sót của REBT là quan điểm tiêu cực của nó về sự phụ thuộc. Nhiều nền văn hóa xem sự phụ
thuộc lẫn nhau là cần thiết cho sức khỏe tâm thần. Theo Ellis (1994), REBT nhắm đến việc thuyết phục
người khác kiểm tra và thay đổi một vài giá trị cốt yếu nhất của họ. Thân chủ với những giá trị văn hóa
vững chắc được giữ gìn lâu đời gắn liền với sự phụ thuộc lẫn nhau thường có thể sẽ không phản ứng tán
thành với những phương pháp thuyết phục ép buộc hướng đến sự tự lập. Những cải biến trong phong cách
của nhà trị liệu cần phải dựa trên văn hóa của thân chủ.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN
Từ một cách nhìn nhận nhận thức hành vi, nhà trị liệu quan tâm vào việc thách thức và điều chỉnh những
niềm tin tự-bại của Stan, điều có thể dẫn đến việc đạt được nhiều hành vi hiệu quả hơn. Nhà trị liệu của
Stan thì định hướng-mục tiêu và tập trọng tâm-vấn đề. Từ những buổi đầu tiên, nhà trị liệu hỏi Stan định
dạng những vấn đề của anh ta và tính toán những mục tiêu cụ thể. Hơn nữa, cô ấy giúp anh ta tái-nhận
thức những vấn đề ủa mình theo cách sẽ làm tăng cơ hội tìm ra những giải pháp của mình.
Nhà trị liệu của Stan theo một cấu trúc rõ ràng cho mỗi buổi trị liệu. Chuỗi quy trình cơ bản bao gồm (1)
chuẩn bị cho anh ta bằng cách cung cấp một cơ sở nhận thức để trị liệu và làm sáng tỏ/ giải bí mật trị liệu;
(2) khuyến khích anh ta điều chỉnh những suy nghĩ đi kèm theo sự đau khổ của mình; (3) thực hiện những
kỹ thuật nhận thức và hành vi; (4) làm việc cùng với anh để hỗ trợ anh ta trong việc nhận dạng và thách
một số niềm tin cốt yếu và tư tưởng; (5) dạy anh ta những cách thức để kiểm chứng những niềm tin và
nhận định bằng cách thử nghiệm chúng trên thực tế; và (6) dạy anh ta những kỹ năng đối mặt cơ bản sẽ
giúp cho phép anh ta tránh lại rơi vào những khuôn mẫu cũ.
33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Như một phần của cấu trúc cảu những buổi trị liệu, nhà trị liệu yêu cầu Stan xem xét vắn tắt lại của tuần
đó, nêu ra phản hồi từ những buổi trước, xem xét lại những chủ đề bàn trong buổi trị liệu, và đặt những
bài tập mới cho tuần này. Stan được khuyến khích để thực hiện những thực nghiệm cá nhân và thực hành
những kỹ năng đối mặt trong cuộc sống hàng ngày.
Stan nói với nhà trị liệu rằng anh ta muốn làm việc về nỗi sợ của anh ta với phụ nữ và hy vọng sẽ cảm
thấy ít sợ hãi/ bị hăm dọa bởi họ hơn. Anh ta báo rằng anh ta cảm thấy bị ham dọa bởi hầu hết phụ nữ,
nhưng đặc biệt là những phụ nữ mà anh nhìn nhận là mạnh mẽ. Trong làm việc với nỗi sợ của Stan, nhà
trị liệu tịnh tiến theo bốn bước: giáo huấn anh ta về tự-thoại của mình; cho anh ta điều chỉnh và lượng giá
những niềm tin sai lệch của mình; sử dụng những can thiệp nhận thức và hành vi; và cùng hợp tác thiết kế
bài tập với Stan để cho anh ta cơ hội được thực tập những hành vi mới trong cuộc sống hàng ngày.
Đầu tiên, nhà trị liệu của Stan giáo huấn anh ta về sự quan trọng của việc kiểm nghiệm những suy nghĩ tự
động của mình, sự tự-thoại, và hàng xa số điều “nên làm,” “có thể làm,” và “phải làm” anh ta đã chấp
nhận mà không chút nghi ngờ. Làm việc với Stan như là một người cộng sự hợp tác trong trị liệu của anh
ta, nhà trị liệu hướng dẫn anh ta trong việc khám phá những nhận thức căn bản ảnh hưởng tới những điều
mà anh ta nói với bản thân mình và cách mà ta cảm nhận và hành động. Đây là một số những tự-thoại của
anh ta:






“Tôi sẽ luôn luôn phải mạnh mẽ, cứng rắn, và hoàn hảo.”
“Tôi không phải là thằng đàn ông nếu tôi bộc lộ bất kỳ điểm yếu đuối nào.”
“Nếu mọi người không yêu tôi và chấp nhận tôi, mọi chuyện sẽ khủng khiếp.”
“Nếu một người phụ nữ từ chối tôi, tôi thật sự sẽ biến thành ‘không gì cả.’”
“Nếu tôi thất bại, thì tôi là một con người thất bại.”
“Tôi cảm thấy hối tiếc vì sự tồn tại của mình vì tôi không thấy mình ngang bằng với người khác.”
Thứ hai, nhà trị liệu hỗ trợ Stan trong việc điều chỉnh và đánh giá cách mà anh ta tiếp tục nói với bản than
mình những câu tự-bại này. Cô thách thức những vấn đề cụ thể và đối mặt với cốt lõi của suy nghĩ sai
lệch của anh ta:
Bạn không phải là cha bạn. Tôi thắc mắc tại sao bạn liên tục nói với bản thân mình rằng bạn chỉ
giống như ông ta? Bạn có nghĩ bạn cần tiếp tục chấp nhận mà không chất vấn những cách phán xét giá trị
của cha mẹ bạn về giá trị của bạn không? Đâu là bằng chứng rằng họ đã đúng trong đánh giá của họ về
bạn? Bạn nói bạn thật là một thất bại và rằng bạn cảm thấy tự ti. Hành động hiện tại của bạn có củng cố
điều này không? Nếu bạn không quá khắt khe với bản thân mình, cuộc sống của bạn sẽ khác đi như thế
nào?
Thứ ba, một khi Stan hiểu đầy đủ hơn bản chất của những bóp méo nhận thức của anh ta và những niềm
tin tự-bại của mình, nhà trị liệu sử dụng nhiều loại những kỹ thuật nhận thức và hành vi để giúp Stan tạo
ra những thay đổi anh ta mong muốn nhất. Qua nhiều loại kỹ thuật nhận thức, anh ta học cách để nhận
dạng, đánh giá, và phản hồi với những niềm tin rối loạn của mình. Nhà trị liệu phụ thuộc nặng nề vào
những kỹ thuật nhận thức như Chất vấn Socrate, khám phá có hướng dẫn, và tái-cấu trúc nhận thức để hỗ
trợ Stan trong việc kiểm chứng những bằng chứng có vẻ đang hỗ trợ hoặc mâu thuẫn với niềm tin cốt lõi
của anh ta. Nhà trị liệu làm việc cùng với Stan để anh ta sẽ nhìn nhận những niềm tin căn bản và suy nghĩ
tự động của mình như những giả thuyết để kiểm nghiệm. Theo cách nào đó, anh ta sẽ trở thành một nhà
khoa học cá nhân bằng việc kiểm chứng độ tin cậy của nhiều kết luận và nhận định căn bản đang góp
34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
phần vào những khó khăn cá nhân của anh ta. Bằng cách sử dụng khám phá có hướng dẫn, Stan học cách
để đánh giá độ tin cậy và chức năng của những niềm tin và kết luận của mình. Stan có thể kiếm được lợi
ích từ tái-cấu trúc nhận thức, điều sẽ dẫn đến sự quan sát của anh ta về hành vi của chính mình trong
nhiều trường hợp. Lấy ví dụ, trong tuần anh ta có thể đối mặt với một tình huống cụ thể gây khó khăn với
mình, hãy chú tâm đặc biệt đến những suy nghĩ tự động và đối thoại nội tâm của anh tam. Điều gì anh ta
đang nói với bản thân mình khi anh ta tiếp cận một tình huống khó khăn? Anh ta tự đưa mình vào thất bại
với những điều tự-thoại của mình như thế nào? Khi anh ta học cách để chú tâm vào những thành vi kém
thích nghi của mình, anh ta bắt đầu nhận thấy rằng những gì anh ta nói với bản thân mình cũng có tác
động như tuyên bố của người khác nói về anh ta. Anh ta cũng nhận thấy rằng mối liên hệ giữa suy nghĩ và
hành vi có vấn đề của anh ta. Với sự nhận thức này anh ta đang ở địa điểm lý tưởng để bắt học một loại
đối thoại nội tâm mới, và thiết thực hơn.
Thứ tư, nhà tham vấn của Stan làm cũng một cách hợp tác với anh ta trong việc tạo ra những bài tập về
nhà cụ thể để giúp anh ta đối mặt với những nỗi sợ của mình. Điều được mong đợi là Stan sẽ học những
kỹ năng đối mặt mới, điều anh ta có thể thực hành đầu tiên là trong những buổi trị liệu và sau đó trong
những tình huống mỗi ngày. Chỉ đơn thuần thuần nói những điều mới với bản thân mình thôi thì không
đủ; Stan cần phải áp dụng những kỹ năng đối mặt nhận thức và hành vi mới vào những tình huống mỗi
ngày. Tại một thời điểm nào đó, lấy ví dụ, nhà trị liệu yêu cầu Stan khám phá những nổi sợ những người
phụ nữ quyền lực của anh ta và lý do anh ta tiếp tục nói với bản thân mình rằng: “Họ mong đợi tôi phải
mạnh mẽ và hoàn hảo. Nếu tôi không cẩn thận, họ sẽ thống lĩnh tôi.” Bài tập của anh ta bao gồm việc tiếp
cận một người phụ nữ để kiếm một cuộc hẹn. Nếu anh ta thành công trong việc kiếm được cuộc hẹn, anh
ta có thể thách thức những mong đợi khủng khiếp về điều có thể xảy ra của anh ta. Điều khủng khiếp gì
sẽ xảy ra nếu cô ta không thích anh ta hoặc nếu cô ấy từ chối cuộc hẹn? Stan nói với bản thân mình hết
lần này đến lần khác rằng anh ta phải được chấp nhận bởi phụ nữ và nếu bất kỳ người phụ nào nào khước
từ anh thì hậu quả sẽ quá sức chịu đựng của anh. Với rèn luyện, anh ta học cách dán nhãn sự bóp méo và
có thể tự động nhận dạng những suy nghĩ rối loạn của mình và điều chỉnh khuôn mẫu nhận thức của
mình. Qua nhiều chiến lược nhận thức và hành vi anh ta có thể đạt được những thông tin mới, thay đổi
niềm tin cốt yếu hoặc những giản đồ/ hệ thống của anh ta, và thực hiện hành vi mới và hiệu quả hơn.
TIẾP THEO: BẠN TIẾP TỤC LÀ NHÀ TRỊ LIỆU NHẬN THỨC HÀNH VI CỦA
STAN
Sử dụng những câu hỏi sau để giúp bạn nghĩ về cách để tham vấn Stan sử dụng một cách tiếp cận nhận
thức hành vi:


Phong cách nhà trị liệu của Stan được đặc trưng như một dạng tổng hợp của trị liệu nhận thức
hành vi. Cô vay mượn những khái niệm và kỹ thuật từ những cách tiếp cận của Ellis, Beck, và
Meichenbaum. Trong làm việc với Stan, những khái niệm cụ thể nào bạn sẽ vay mượn từ những
cách tiếp cận này? Những kỹ thuật nhận thức hành vi nào bạn sẽ sử dụng? Những ưu điểm nào
mà bạn thấy, nếu có, trong việc áp dụng một cách tiếp cận tổng thể nhận thức hành vi trong làm
việc với Stan?
Điều gì mà bạn muốn dạy cho Stan nhất về cách mà trị liệu nhận thức hành vi hoạt động? Bạn sẽ
giải thích cho anh ta về mối liên minh trị liệu và mối quan hệ trị liệu mang tính cộng tác như thế
nào?
35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch



Điều gì là những niềm tin sai lệch nổi bật nhất của Stan đang cản đường anh ấy sống một cách
trọn vẹn? Những kỹ thuật nhận thức và hành vi nào bạn có thể sử dụng trong việc giúp đỡ anh ta
kiểm chứng những niềm tin cốt lõi của mình?
Stan sống bởi nhiều điều “nên làm” và “có thể làm.” Những suy nghĩ tự động của anh ta có vẻ
cản trở anh ta đạt được những gì anh ta muốn. Những kỹ thuật nào bạn sẽ dùng để động viên sự
khám phá có hướng dẫn về phía anh ta?
Những bài tập về nhà nào sẽ hữu dụng để Stan thực hiện? Bạn sẽ cùng hợp tác thiết kế bài tập với
Stan như thế nào? Bạn sẽ cổ vũ anh ta phát triển những kế hoạch hành động để kiểm chứng độ tin
cậy của suy nghĩ và kết luận của anh ta như thế nào?
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ
REBT đã tiến hóa thành một cách tiếp cận toàn diện và tổng hợp nhấn mạnh vào suy nghĩ, đánh giá,
quyết định, và hành động. Cách tiếp cận này dựa trên giả thuyết của sự liên kết của suy nghĩ, cảm xúc, và
cư xử. Trị liệu bắt đầu với những hành vi và cảm xúc có vấn đề và tranh đấu với những suy nghĩ trực tiếp
tạo nên chúng [hành vi & cảm xúc có vấn đề]. Để chặn những niềm tin tự-bại đang được củng cố bởi một
quá trình tự-truyền thụ, những nhà trị liệu REBT sử dụng những kỹ thuật chủ động và trực tiếp như dạy
học, gợi ý, thuyết phục, và bài tập về nhà, và họ thách thức thân chủ thay thế một niềm tin hợp ý cho một
niềm tin phi lý. Nhà trị liệu diễn tả cách thức và tại sao những niềm tin rối loạn dẫn tới những kết quả
cảm xúc và hành vi tiêu cực. Họ dạy thân chủ các để đối đầu với những niềm tin tự-bại và những hành vi
có thể xảy ra trong tương lai. REBT nhấn mạnh hành động-làm một điều gì đó về sự tự-thấu hiểu mà
người đó đạt được trong trị liệu. Thay đổi xảy ra phần lớn bởi một sự cam kết kiên định thực hành những
hành vi mới thay thế cho những hành vi cũ và không hiệu quả.
Những nhà trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý thường phong phú trong việc chọn lựa những chiến lược trị
liệu. Họ có phạm vị rộng để phát triển phong cách riêng của mình và tập luyện óc sáng tạo; họ không bị
trói buộc bởi những kỹ thuật cố định với những vấn đề cụ thể. Nhà trị liệu nhận thức cũng thực hành từ
một lập trường tổng hợp, sử dụng nhiều phương pháp để hỗ trợ thân chủ trong việc điều chỉnh những câu
tự-thoại của họ. Liên mình làm việc được cho là đặc biệt quan trọng trong liệu pháp nhận thức như là một
cách để hình thành một quan hệ cộng tác chung. Mặc dù mối quan hệ thân chủ-nhà trị liệu được xem là
cần thiết, nó không đủ để tạo nên một kết quả thành công. Trong liệu pháp nhận thức, giả định được cho
rằng rằng thân chủ được giúp đỡ bởi việc sử dụng thành thạo những loại can thiệp nhận thức và anh vi và
bởi sự sẵn sàng thực hiện bài tập về nhà của họ giữa những phiên trị liệu.
Tất cá cách tiếp cận nhận thức hành vi nhấn mạnh sự quan trọng của quy trình nhận thức như là yếu tố
quyết định hành vi. Giả định được cho rằng cách con người cảm nhận và điều họ thật sự làm bị ảnh
hưởng phần lớn bởi sự đánh giá chủ quan của họ về những tình huống. Vì sự đánh giá của tình huống
cuộc sống được ảnh hưởng bởi những niềm tin, thái độ, nhận định, và đối thoại nội tại, những sự nhận
thức này trở thành trọng tâm chính của trị liệu.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHỮNG CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC HÀNH VI
Phần lớn những liệu pháp được đề cập trong cuốn sách này có thể được xem như là “nhận thức,” theo
nghĩa chung, vì họ có mục đích việc thay đổi cách nhìn chủ quan của thân chủ về bản thân họ và thế giới.
Những cách tiếp cận nhận thức hành vi tập trung vào suy giảm những nhận định sai lệch và những niềm
tin và dạy thân chủ những kỹ năng đối đầu cần thiết để đối mặt với những vấn đề của họ.
36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
REBT của ELLIS Tôi thấy những khía cạnh của REBT rất giá trị trong công việc của mình vì tôi tin rằng
chúng ta chịu trách nhiệm cho việc duy trì những ý tưởng tự-phá hoại và những thái độ ảnh hưởng đến
những hoạt động hàng ngày của mình. Tôi nhìn thấy giá trị trong việc cho thân chủ đối mặ với những câu
hỏi dạng như “Nhận định và niềm tin cốt yếu của bạn là gì?” và “Bạn đã xem xét những ý tưởng cốt lõi
mà bạn sống với để quyết định rằng chúng là những giá trị của riêng bạn hay chỉ là sự nội hóa?” REBT đã
xây dựng dựa trên nhận định của thuyết Adler rằng bản thân sự kiện không có sức mạnh để định đoạt
chúng ta; thay vào đó chính là sự diễn dịch của chúng ta về những sự kiện này là điều quyết định. Mô
hình A-B-C đơn giản hóa và minh họa rõ ràng cách những xáo trộn của con người xảy ra và cách mà
những hành vi có vấn đề có thể thay đổi. Thay vì tập trung vào bản thân những sự kiện, trị liệu nhấn mạnh
cách mà thân chủ diễn dịch và phản ứng với những điều xảy ra với họ và sự cần thiết của việc chủ động
đối đầu với các loại niềm tin sai lệch.
Một đóng góp khác của những cách tiếp cận nhận thức hành vi là sự nhấn mạnh vào việc đặt những sự tựthấu hiểu mới thành hành động. Những bài tập về nhà thích hợp cho phép thân chủ thực hành những hành
vi mới và hỗ trợ họ trong quá trình sửa đổi lại. Liệu pháp Adler, liệu pháp thực tế, liệu pháp hành vi, và
liệu pháp ngắn tập trung giải pháp cùng chia sẻ với những cách tiếp cận nhận thức hành vi là định hướng
hành động. Điều quan trọng rằng bài tập là sản phẩm tự nhiên của những điều xảy ra trong phiên trị liệu.
Thân chủ có khả năng thực hiện bài tập hơn nếu những bài tập này được tạo ra một cách hợp tác.
Một điểm mạnh của REBT là trọng tâm vào việc dạy thân chủ cách để thực hiện trị liệu của riêng mình
mà không cần sự can thiệp trực tiếp của một nhà trị liệu. Tôi đặc biệt thích sự nhấn mạnh rằng REBT
dùng thêm những cách tiếp cận bổ sung và tâm lý-giáo dục giống như nghe băng thu, đọc những sách tựgiúp đỡ, lưu trữ về những gì họ đang làm và suy nghĩ, và tham gia vào những hội thảo. Theo cách này
thân chủ có thể xúc tiến sâu hơn quá trình thay đổi trong bản thân mình mà không trở nên quá lệ thuộc
vào một nhà trị liệu.
Một đóng góp chính của REBT là sự nhấn mạnh của nó trên việc thực hành trị liệu một cách toàn diện và
tổng hợp. Đông đảo những kỹ thuật nhận thức, cảm xúc, và hành vi có thể được áp dụng trong việc thay
đổi cảm xúc và hành vi của một người bằng việc thay đổi cấu trúc nhận thức của người đó.
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC CỦA BECK Những khái niệm cốt lõi của Beck có những điểm chung với
REBT, nhưng khác biệt trong triết lý nền tảng và quá trình mà trị liệu diễn ra. Beck đã có những nỗ lực
tiên phòng trong việc điều trị lo âu, ám sợ, và trầm cảm. Ngày hôm nay, những trị liệu được chứng thực
thực tiễn cho cả lo âu và trầm cảm đã cách mạng hoá việc thực hành trị liệu; nghiên cứu đã chứng mình
hiệu quả của trị liệu nhận thức cho nhiều loại vấn đề (Leahy, 2002; Scher, Segal, & Ingram, 2006). Beck
đã phát triển những thủ tục nhận thức cụ thể hữu ích trong việc thách thức những nhận định và niềm tin
của thân chủ trầm cảm và trong việc việc cung cấp một cách nhìn nhận nhận thức mới có thể dẫn tới lạc
quan và thay đổi hành vi. Tác động của liệu pháp nhận thức trên trầm cảm và sự tuyệt vọng có vẻ được
duy trì ít nhất một năm sau trị liệu. Liệu pháp nhận thức đã được áp dụng tới một phạm vi rộng những
cộng đồng trị liệu mà Beck ban đầu không tin rằng thích hợp cho mô hình này, bao gồm trị liệu cho rối
loạn căng thẳng sau sang chấn, tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, rối loạn lưỡng cực (rối loạn hung
trầm cảm), và nhiều loại rối loạn nhân cách (Leahy, 2002, 2006a).
Beck đã giải thích rằng một liệu pháp có cấu trúc là liệu pháp tập trung-hiện tại và định hướng-vấn đề có
thể rất hiệu quả trong trị liệu trầm cảm và lo âu trong một thời gian tương đối ngắn. Một trong những
đóng góp chính về lý thuyết của Beck là đem trải nghiệm cá nhân trở lại lĩnh vực của việc thẩm vấn pháp
37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
luật có tính khoa học (Weishaar, 1993). Một điểm mạnh của liệu pháp nhận thức là trọng tâm của nó trên
việc phát triển một sự định nghĩa chi tiết theo hoàn cảnh như là cách để hiểu cách mà thân chủ nhìn nhận
thế giới của họ.
Một điểm mạnh cốt yếu của tất cả liệu pháp nhận thức hành là chúng đều là dạng tổng thể của tâm lý liệu
pháp. Beck xem liệu pháp nhận thức chính là tâm lý liệu pháp tổng thể vì nó rút ra từ rất nhiều phương
thức tâm lý liệu pháp khác nhau (Alfrod & Beck, 1997). Dattilio (2002a) ủng hộ việc sử dụng những kỹ
thuật nhận thức hành vi trong mô hình hiện sinh. Vì thế, một thân chủ với rối loạn hoảng sợ có thể được
động viên khám phá những nỗi lo hiện sinh dạng như ý nghĩa của cuộc sống, tội lỗi, tuyệt vọng, và hy
vọng. Thân chủ có thể được cung cấp với những công cụ nhận thức hành vi để đối mặt với những sự kiện
sống mỗi ngày và cùng lúc đó khám phá những vấn đề hiện sinh quan trọng đang đối đầu với họ. Trị liệu
triệu chứng căn bản trong ngữ cảnh của một cách tiếp cận hiện sinh có thể đạt được nhiều kết quả nhất.
Sự tín nhiệm của mô hình nhận thức bắt nguồn từ một thực tế rằng nhiều gợi ý của nó đã được thử
nghiệm trên thực tiễn. Theo Leahy (2002), “Qua 20 năm gần đây, mô hình nhận thức đã đạt được sự hấp
dẫn rộng rãi và có vẻ như ảnh hưởng sự phát triển của lĩnh vực nhiều hơn bất kỳ mô hình nào khác”
(trang. 470). Leahy nhận dạng nhiều lý do mà cách tiếp cận này đã đặt được sự hấp dẫn rộng lớn như vậy:




Nó có tác dụng.
Nó là một trị liệu hiệu quả, tập trung, và thiết thực cho những vấn đề cụ thể.
Nó không bí ẩn hoặc phức tạp, điều này thuận tiện để truyền tải khiến thức từ nhà trị liệu tới thân
chủ.
Nó là một dạng trị liệu hiệu quả cho túi tiền.
SỬA ĐỔI NHẬN THỨC HÀNH VI CỦA MEICHENBAUM Công việc của Meichenbaum là tự-hướng
dẫn và huấn luyện phòng ngừa căng thẳng đã được áp dụng thành công tới một phạm vi rộng quần thể
thân chủ và những vấn đề cụ thể. Điểm lưu ý đặc biệt trong đóng góp của ông trong việc hiểu cách căng
thẳng phần lớn tự-thuyết phục thông qua đối thoại nội tâm. Meichenbaum (1986) cảnh báo những người
thực hành nhận thức hành vi chống lại xu hướng trở nên quá bận tâm với những kỹ thuật. Nếu sự tiến
triển xảy ra, ông gợi ý rằng liệu pháp nhận thức hành vi phải phát triển một lý thuyết về thay đổi hành vi
mà có thể kiểm nghiệm được. Ông báo cáo rằng có một số cố gắng đã được thực hiện để công thức hóa
một học thuyết nhận thức học tập xã hội điều sẽ giải thích sự thay đổi hành vi và định rõ những phương
pháp can thiệp tốt nhất.
Một đóng góp lớn đã được thực hiện bởi Ellis, Beck, và Meichenbaum là sự giải trừ tình trạng bối rối/
làm sáng tỏ quá trình trị liệu. Những cách tiếp cận nhận thức hành vi được dựa trên một môt hình giáo
dục nhấn mạnh vào một liên minh làm việc giữa nhà trị liệu và thân chủ. Những mô hình này khuyến
khích tự-giúp đỡ, đáp ứng với những với phản hồi liên từ thân chủ về những chiến lược trị liệu đang làm
việc tốt như thế nào, và cung cấp một cấu trúc và định hướng cho quá trình trị liệu để có thể đánh giá về
kết quả. Thân chủ chủ động, hiểu biết, và chịu trách nhiệm cho phương hướng của trị liệu vì họ là cộng sự
trong công việc.
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ PHÊ BÌNH CỦA CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC HÀNH
VI
Một giới hạn tiềm tàng của bất kỳ cách tiếp cận nhận thức hành vi là mức độ của nhà trị liệu về việc huấn
luyện, hiểu biết, kỹ năng, và quan điểm nhìn nhận. Mặc dù điều này đúng với tất cả cách tiếp cận trị liệu,
nó đặc biệt đúng với những người thực hành CBT vì họ thường là chủ động, cấu trúc cao, và đem lại cho
thân chủ những thông tin mang tính tâm lý-giáo dục và dạy những kỹ năng sống. Macy (2007) nhấn mạnh
rằng sử dụng hiệu quả những can thiệp nhận thức hành vi yêu cầu học tập thêm, huấn luyện, và thực
hành: “Thực hành đầy đủ một cách hiệu quả của những can thiệp này yêu cầu người thực hành phải nắm
rõ kiến thức căn bản về lý thuyết và giả thuyết của liệu pháp, và có thể sử dụng các loại kỹ thuật và can
thiệp có liên quan” (trang. 187).
REBT của ELLIS Tôi trân trọng việc tập trung vào quá khứ của thân chủ mà không bị lạc trong quá khứ
và không giả sử một quan điểm định trước về những trải nghiệm sang trấn khi còn nhỏ. Tôi nghi ngờ
nhận định của REBT rằng việc khám phá quá khứ là không hiệu quả trong việc giúp đỡ thân chủ thay đổi
những suy nghĩ và hành vi sai lệch. Theo quan điểm của tôi, việc khám phá những trải nghiệm thời thơ ấu
xưa có thể có sức mạnh trị liệu lớn nếu việc tranh luận được kết nối với hoạt động hiện tại của chúng ta.
Một giới hạn tiềm tàng khác bao gồm việc lạm dụng sức mạnh của nhà trị liệu bằng cách ép buộc những
tư tưởng tạo thành suy nghĩ hợp. Ellis (2001b) thừa nhận rằng thân chủ có thể cảm thấy bị áp lực để chấp
nhận những mục tiêu và giá trị mà nhà trị liệu bán thay vì hành động trong mô hình của chính hệ thống
giá trị của chính họ. Do bản chất chủ động và định hướng của cách tiếp cận này, đặc biệt quan trọng với
người thực hành để hiểu bản thân mình tốt và để tránh ép buộc triết lý sống của bản thân mình lên thân
chủ. Vì nhà trị liệu quá quyền lực lớn bởi tác dụng của sự thuyết phục, tổn hại về tâm lý có thể xảy ra
trong REBT hơn so với những cách tiếp cận ít trực tiếp hơn.
Khi Ellis thực hành nó, REBT là một liệu pháp bắt buộc và đối đầu. Một số thân chủ sẽ có khó khăn với
một cách đối đầu, đặc biệt là nếu một mối quan hệ trị liệu mạnh không được thiết lập. Tốt hơn nên chú ý
rằng REBt có thể hiệu quả khi được thực hành trong phong cách khác với phong cách của Ellis. Thực
vậy, một nhà trị liệu có thể nói-nhỏ nhẹ và dịu dàng và vẫn sử dụng những khái niệm và phương pháp của
REBT. Ann Vernon (2007) khuyến khích những người thực hành nhận ra rằng họ có thể trung thành với
những nguyên lý cơ bản của REBT, điều đã có hiệu quả sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, mà không
bắt chước phong cách của Ellis. Janet Wolfe, người đã giám sát hàng trăm người thực hành trong 30 năm
của cô tại Viện Albert Ellis, đã nhấn mạnh điểm rằng những nhà trị liệu không cần phải sao chép phong
cách cảu Ellis để hợp nhất hiệu quả REBT vào tập hợp những cách can thiệp của chính. Wolfe (2007)
khuyến khích những người thực hành để trân trọng cách tiếp cận trị liệu hữu ích và hiệu quả này, nhưng
để phát triển một phong cách phù hợp với nhân cách cuả chính họ.
Với những người thực hành ai trân trọng khía cạnh tâm linh của tâm lý-liệu pháp, cách nhìn nhận của
Ellis về tôn giáo và tâm linh có khả năng đem lại vài vấn đề. Trước đây, Ellis đã tuyên bố bản than mình
là một người vô thần và đã từ lâu chỉ trích những tôn giáo giáo điều đã truyền cảm giác tội lỗi vào mỗi
người. Ellis (2004b) đã viết về những triết lý cốt lỗi có thể hoặc cải thiện sức khỏe tâm thần của một
người hoặc có thể dẫn tới những xáo trộn. Mặc dù cái nói của ông có thể dịu đi qua năm tháng, ông vẫn
chỉ trích bất kỳ triết lý khuyến khích những niềm tin cứng nhắc. Một cách cá nhân, tôi nghĩ rằng một định
hướng tâm linh và tôn giáo có thể kết hợp vào thực hành REBT nếu điều này có ý nghĩa với thân chủ và
nếu điều này được làm một cách thận trọng bởi nhà trị liệu. Từ những gì tôi biết về Ellis, tôi sẽ nói rằng
39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
ông ấy được thúc đẩy bởi một vài giá trị tâm linh, đặc biệt trong mong muốn của ông để giúp đỡ người
khác tạo ra một cuộc sống tốt hơn cho bản thân mình. Ellis được thúc đẩy bởi đam mê của ông để dạy
người khác về REBT, và ông cười thầm khi ông nói trong hội thảo cuả mình rằng nhiệm vụ của mình là
để truyền bá sách Phúc âm theo Thánh Albert. Đúng vậy, tôi sẽ nói rằng “tôn giáo” của ông được thể hiện
trong những nguyên tắc và thực hành của REBT. Để xem thêm thông tin về chủ đề này, hãy xem The
Road to Tolerance (Ellis, 2004b).
LIỆU PHÁP NHẬN THỨC CỦA BECK Liệu pháp nhận thức đã bị chỉ trích cho việc tập trung quá nhiều
vào sức mạnh của suy nghĩ tích cực; việc quá thiếu sâu sắc và đơn giản hóa; phủ nhận sự quan trọng của
quá khứ của thân chủ; việc quá định hướng-kỹ thuật; thất bại trong việc sử dụng mối quan hệ trị liệu; làm
việc chỉ để loại bỏ những triệu chứng, nhưng thất bại trong việc khám phá những nguyên nhân tiềm ẩn
của những khó khăn; bỏ qua vai trò của những yếu tố vô thức; và bỏ mặc vai trò của cảm xúc (1992,
1994; Dattilio, 1992; Weishaar, 1993).
Freeman và Dattilio (1992, 1994; Dattilio, 2001) đã làm tốt công việc vạch trần những huyền thoại và
nhận thức-sai về liệu pháp nhận thức. Weishaar (1993) xác định một cách xúc tích về một số những chỉ
trích nhắm đến cách tiếp cận này. Mặc dù nhà trị liệu nhận thức thẳng thắn và tìm kiếm những giải pháp
đơn giản hơn là phức tạp, điều này không hàm ý rằng việc thực hành liệu pháp nhận thức là đơn giản.
Những nhà trị liệu nhận thực không khám phá vô thức hoặc những mâu thuẫn tiềm ẩn nhưng làm việc với
thân chủ trong hiện tại để đem đến những thay đổi giản đồ/ hệ thống. Tuy vậy, họ có nhận ra rằng vấn đề
hiện tại của thân chủ thường là sản phẩm của những trải nghiệm trước đây trong cuộc đời, và vì thế, họ có
thể khám phá cùng với thân chủ cách mà quá khứ của họ hiện tại đang ảnh hưởng đến họ.
Một trong những quan tâm của tôi về liệu pháp nhận thức, giống như REBT, là những cảm xúc thường bị
hạ thấp giá trị trong trị liệu. Tôi nghi ngờ thằng một số người thực hành nhận thức hành vi có thể bị hấp
dẫn bởi cách tiếp cận này vì họ không thoải mái trong việc làm việc với những cảm xúc. Mặc dù Dattilio
(2001) thừa nhận rằng CBT đặt trọng tâm tính vào nhận thức và hành vi, ông vẫn duy trì quan điểm rằng
cảm xúc không được phớt lờ trong quá trình trị liệu; mà thay vào đó ông tin rằng cảm xúc là một phó
phẩm của nhận thức và hành vi và được xác định trong một kiểu dáng khác. Thực tế, trong thảo luận của
ông về ca của Cleste, Dattilio (2002a) trình bày cách mà ông làm việc cùng với thân chủ này để nhận
dạng và bộc lộ cảm xúc của cô một cách đầy đủ. Dattilio không cho rằng những cảm xúc rắc rối không
đơn giản là kết quả của suy nghĩ sai lệch; thay vào đó, ông cho rằng cảm xúc có những chức năng độc lập,
thích ứng, và chữa lành của bản thân mình. Dattilio (2000a) đặt giới hạn của cách tiếp cận này một cách
khả quan vào quan điểm: “Khi CBT có những hạn chết của nó, nó vẫn giữ nguyên một trong những mô
thức hiệu nghiệm và nghiên cứu-kỹ càng nhất tồn tại” (trang. 84).
ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CỦA MEICHENBAUM Trong bài phê bình của cách tiếp cận của
Meichenbaum, Patterson và Watkins (1996) đưa ra những câu hỏi xuất sắc có thể được hỏi trong hầu hết
các cách tiếp cận nhận thức hành vi. Vấn đề cơ bản là để phám khá cách tốt nhất để thay đổi những đối
thoại nội tâm của thân chủ. Có phải dạy trực tiếp thân chủ là cách tiếp cận hiệu quả nhất? Có phải thân
chủ thất bại trong việc suy nghĩ sáng suốt hoặc hợp lý là do sự thiếu hiểu biết của nguyên nhân hoặc cách
giải quyết vấn đề? Có phải tự-khám phá sẽ hiệu quả và kéo dài lâu hơn so với được dạy bởi một nhà trị
liệu? Mặc dù chúng ta vẫn chưa có những câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này, chúng ta không
thể cho rằng việc học tập xảy ra chỉ bởi việc dạy dỗ. Là một sai lầm khi kết luận rằng trị liệu phần lớn là
40
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Vũ Hạo Nhiên
quá trình nhận thức. Những liệu pháp thực nghiệm nhấn mạnh rằng việc học tập cũng bao gồm cảm xúc
và tự-khám phá.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Trong đĩa CD-ROM về Integrative Counseling, tôi làm việc với Ruth theo quan điểm nhận thức hành vi
trong một số buổi trị liệu. Những buổi 6,7 và 8 miêu tả cách làm việc của tôi với Ruth theo trọng tâm
nhận thức, cảm xúc, và hành vi. Xem thêm buổi 9 (“Quan điểm tổng thể”), buổi miêu tả bản chất tổng thể
trong việc làm việc với Ruth về mức độ suy nghĩ, cảm xúc, và hành động.
Cuốn Journal of Rational-Emotive and Cognitive-Bahavior Therapy được xuất bản bởi Kluwer
Academic/ Human Sciences Press. Cuốn tạp chí hàng quý này là một cách tuyệt vời để giữ sự hiểu biết về
một phạm vi rộng lớn về những chuyên gia nhận thức hành vi.
Mặc dù Albert Ellis thành lập Viện Albert Ellis vào 1959, Ellis đã không liên kết v ới Viện này cho ít
nhất vài năm cuối của cuộc đời ông. Vào 2006, Ellis khẳng định rằng Viện Albert Ellis đã theo một
chương trình trong nhiều năm mà theo nhiều cách không gắn liền với học thuyết và thực hành của REBT
(Ellis, 2008). Để biết thêm thông tin về công việc của Albert Ellis, và những cơ hội tập huấn, liên hệ:
Dr. Debbie Foffe Ellis
Điện thoại: (917) 887-2006
Website: www.rebtnetwork.org
KHUYẾN ĐỌC
Feeling Better, Getting Better, and Staying Better (Ellis, 2001a)
Overcoming Destructive Beliefs, Feelings, and Bahaviors (Ellis, 2001b)
Rational Emotive Bahavior Therapy: It Works for Me—It Can Work for You (Ellis, 2004a)
The Road to Tolerance: The Philosophy of Rational Emotive Behavior Therapy (Ellis, 2004b)
Cognitive Therapy for Challenging Problems (J. Beck, 2005)5
Cognitive Behavior Therapy: Applying Empirically Supported Techniques in Your Practice (O’ Donohue,
Fisher, & Hayes, 2003)6
Mind Over Mood: Change How You Feel By Changing the Way You Think (Greenberger & Padesky,
1995)7
Clinician’s Guide to Mind Over Mood (Padesky & Greenberger, 1995).
5
Cuốn này nhóm dịch tìm được ebook, bạn nào có nhu cầu vui lòng liên hệ.
6
Cuốn này cũng tìm được ebook.
7
Như trên.
41
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
42
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
HẬU HIỆN ĐẠI
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT Ý NIỆM XÃ HỘI (SOCIAL
CONSTRUCTIONISM)............................................................................................................
2
ĐẠI CƯƠNG VỀ LỊCH SỬ HỌC THUYẾT Ý NIỆM XÃ HỘI....................................................... 4
TIẾP CẬN HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TÍCH HỢP............................................................................ 5
TIẾP CẬN NGẮN TẬP TRUNG-GIẢI PHÁP.............................................................
6
DẪN NHẬP ........................................................................................................................................ 6
NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................................................... 6
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU..................................................................................................................... 8
LIỆU PHÁP TƯỜNG THUẬT ...........................................................................................
15
DẪN NHẬP ...................................................................................................................................... 15
NỘI DUNG CHÍNH ......................................................................................................................... 15
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU................................................................................................................... 16
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU............................................................... 19
CÁC TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA....
24
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ............................................................................................. 24
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN................................................................................... 25
TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI ÁP DỤNG CHO CA CỦA STAN ........................
26
TÓM TẮT VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................................
28
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI........................ 29
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA CÁC TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI ........................................... 30
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO................................................................................................................. 31
KHUYẾN ĐỌC ................................................................................................................................ 33
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT Ý NIỆM XÃ HỘI (SOCIAL
CONSTRUCTIONISM)
Mỗi mô thức tham vấn và trị liệu tâm lý chúng ta đã học cho đến nay, đều sở hữu những kiểu diễn
dịch riêng về "thực tại". Sự tồn tại đồng thời nhiều "chân lý" khác biệt và mâu thuẫn với nhau dẫn đến
thái độ hoài nghi về khả năng một ngày nào đó sẽ xuất hiện học thuyết khác đặc biệt nổi bật và phổ
quát có thể diễn giải được sự hiện hữu của con người và hệ thống hàm chứa sự tồn tại ấy. Chúng ta
đang bước vào thế giới hậu hiện đại, nơi mà chân lý và thực tại được được hiểu như những quan điểm
bị giới hạn bởi lịch sử, cũng như bối cảnh chứ không phải bởi sự thật khách quan và hằng định.
Những học thuyết gia hiện đại tin rằng thực tế khách quan có thể quan sát và hiểu biết một cách hệ
thống thông qua phương pháp khoa học. Hơn nữa, họ tin rằng thực tại tồn tại hoàn toàn độc lập với
mọi nỗ lực quan sát. Những nhà tiếp cận hiện đại cũng tin rằng con người tìm đến trị liệu do gặp phải
nan đề trong việc "lệch chuẩn" quá xa với những quy tắc khách quan. Ví dụ như, thân chủ trầm cảm
khi mức tâm trạng của họ dưới chuẩn mà chúng ta xem như bình thường (nỗi buồn thoáng qua), hay
khi cảm giác buồn bã ấy kéo dài hơn hạn mức hữu dụng của nó (nỗi buồn đem lại ích lợi). Thân chủ
có thể dán nhãn sự buồn bã của họ là không bình thường và tìm kiếm sự trở giúp để trở về với những
hành vi "bình thường" trước đó.
Trong khi đó, hoàn toàn trái ngược, những học thuyết gia hậu hiện đại tin rằng thực tại không hề tồn
tại độc lập với quá trình quan sát của chúng ta. Học thuyết Ý niệm xã hội là quan điểm trị liệu hình
thành dưới góc nhìn từ thế giới quan hậu hiện đại, nó nhấn mạnh đến thực tại của thân chủ mà không
bàn luận về tính hợp lý hay chính xác của nó (Gergen, 1991, 1999; Weishaar, 1993). Với những người
theo học thuyết này, hiện thực được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ và xét trên quy mô lớn, là chức
năng của hoàn cảnh mà con người sinh sống trong nó. Thực tại là những ý niệm xã hội. Một vấn đề
xảy ra khi con người thống nhất rằng đó là vấn đề cần được giải quyết. Một người trầm cảm khi cá
nhân đó chấp nhận thông qua định nghĩa đó và gắn nó với bản thân mình. Một khi định nghĩa về bản
thân được thông qua, rất khó để công nhận những hành vi trái ngược với định nghĩa đó; ví dụ như,
một người chịu đựng cơn trầm cảm rất khó có thể thừa nhận giá trị những giai đoạn mà họ cảm thấy
hạnh phúc trong cuộc đời.
Trong tư tưởng hậu hiện đại, ngôn ngữ và phương thức sử dụng nó trong những câu chuyện sẽ tạo nên
ý nghĩa. Có bao nhiêu câu chuyện được con người kể lại, thì cũng có bấy nhiêu ý nghĩa tương ứng, và
mỗi một câu chuyện đều mang giá trị chân thực đối với người kể nó. Hơn nữa, mỗi người trong một
hoàn cảnh đều có cái nhìn riêng về "thực tại" của hoàn cảnh. Khi Kenneth Gergen (1985, 1991, 1999)
và một số người khác bắt đầu nhấn mạnh đến cách con người làm nên ý nghĩa trong các mối tương
quan xã hội, trường phái ý niệm xã hội ra đời. Berger và Luckman (1967) được xem như những người
khởi xướng sử dụng thuật ngữ ý niệm xã hội, đồng thời nó cũng báo hiệu bước chuyển đổi sang tâm
lý trị liệu cá nhân và hệ thống gia đình.
Trong học thuyết ý niệm xã hội, nhà trị liệu từ bỏ vai trò của nhà chuyên môn, đồng thời ưu tiên cho
lập trường cộng tác và cố vấn. Thân chủ được xem như chuyên gia về cuộc đời của chính họ. De Jong
và Berg (2008) đã nói một cách rõ ràng về nhiệm vụ của nhà trị liệu như sau:
Chúng tôi không nhìn nhận bản thân như là những chuyên gia đánh giá khoa học về vấn về của họ để
can thiệp. Thay vào đó, chúng tôi nỗ lực để tìm hiểu hệ quy chiếu trong quan điểm của thân chủ cũng
như xác định nhận thức mà họ sử dụng để tạo nên đời sống viên mãn hơn. (trang 33)
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
Tương quan đối tác cộng hưởng trong tiến trình trị liệu được xem trọng hơn việc lượng giá hay các kỹ
thuật sử dụng. Những câu chuyện kể và quá trình ngôn ngữ (ngôn ngữ học) là trọng tâm để thấu hiểu
các cá nhân cũng như giúp đỡ họ tạo dựng những thay đổi mà họ mong muốn.
Học thuyết Ý niệm xã hội được xây dựng trên nền tảng gồm bốn giả định then chốt (Burr, 1995) tạo
nên sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết hậu hiện đại và quan điểm tâm lý học truyền thống. Đầu tiên,
học thuyết ý niệm xã hội đưa ra quan điểm phê phán sự hiểu biết không-phản-biện. Những học thuyết
gia ý niệm xã hội thử thách các hiểu biết mặc định đã dẫn dường cho nhận thức của chúng ta trước
đây về thế giới. Họ cũng cảnh báo chúng ta phải nghi ngờ về những giả định này. Thứ hai, những học
thuyết gia theo trường phái này tin rằng ngôn ngữ cũng như khái niệm chúng ta sử dụng để khái quát
hiểu biết về thế giới mang đặc trưng lịch sử và văn hóa. Tri thức bị giới hạn bởi thời gian và văn hóa,
đồng thời cách thức chúng ta hiểu biết về thế giới không nhất thiết phải hoàn thiện hơn các cách khác.
Thứ ba, họ khẳng định rằng hiểu biết là những ý niệm được hình thành thông qua tiến trình xã hội
hóa. Những gì chúng ta xem là "chân lý" là sản phẩm của tương tác thường nhật giữa con người với
nhau trong đời sống. Ngoài ra, không có một cách thức độc nhất hay "đúng đắn" để sống cuộc đời một
con người. Thứ tư, những hiểu biết được chấp nhận rộng rãi (những ý niệm xã hội) cần được nhìn
nhận tích cực trong việc ảnh hưởng đến đời sống xã hội thay vì chỉ là sản phẩm trừu tượng hóa từ nó.
Vậy nên hiểu biết và hành động xã hội luôn đi liền với nhau.
Một số nhà sáng lập đương thời của các Liệu pháp Hậu hiện đại
Những cách tiếp cận hậu hiện đại không được sáng lập bởi bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào. Thay vào đó, nó
là nỗ lực tập thể của rất nhiều người. Tôi đặc biệt nhấn mạnh về bốn cá nhân trong đó gồm hai nhà
đồng sáng lập phương pháp trị liệu cá nhân tập trung-giải pháp và hai nhà đồng sáng lập nên liệu pháp
tường thuật. Ho là những nhân vật đã tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển các phương
pháp tiếp cận trị liệu trong tâm lý.
I
NSOO KIMBERG là nhà đồng phát triển tiếp cận theo hướng tập trung-giải pháp. Cho đến tận khi
mất vào năm 2007, bà đã giữ vai trò giám đốc Trung Tâm Trị liệu Gia Đình Ngắn hạn tại
Milwaukee, Wisconsin. Là người đi đầu trong thực hành trị liệu ngắn hạn tập trung-giải pháp
(SFBT), bà đã tổ chức nhiều buổi hội thảo tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đan Mạch,
Anh và Đức. Một số tác phẩm bà viết là Family Based Services: A Solution-Focused Approach (tạm
dịch: Dịch vụ trợ giúp gia đình: Cách tiếp cận Tập trung-Giải pháp) (1994), Working With the
Problem Drinker: A Solution-Focused Approach (tạm dịch: Làm việc với người nghiện rượu: Cách
tiếp cận Tập trung-Giải pháp) (Berg & Miller, 1992) và Interviewing for Solutions (tạm dịch: Trao đổi
để hình thành nên những Giải pháp) (De Jong & Berg, 2008).

Quá trình ngôn ngữ (language processes) là khái niệm bao gồm cách loài người sử dụng ngôn từ để
truyền tải ý tưởng, tình cảm cũng như phương pháp tiến hành và thông hiểu sự truyền tải đó. Ngoài ra,
thuật ngữ này còn bao gồm cả phương thức não bộ tạo ra cũng như hiểu biết ngôn ngữ.
Dịch vụ trợ giúp gia đình (Family Based Services) là chương trình cung cấp nhiều loại dịch vụ hỗ
trợ tại gia cho những gia đình đang phải đối diện với thử thách. Dịch vụ thường được thiết kế để can
thiệp, ngăn ngừa và tìm hiểu về những điều kiện đe dọa đến sự ổn định của trẻ em trong gia đình cũng
như duy trì đơn vị gia đình cốt lõi. Dịch vụ thường bao gồm nhiều loại, trong đó có: Dịch vụ ổn định
gia đình chuyên sâu, Tham vấn gia đình, Kỹ năng nuôi dạy con cái, Giáo dục chuyên biệt, v.v..

3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
S
TEVE DE SHAZER là một trong những cá nhân tiên phong về trị liệu ngắn tập trung-giải pháp.
Ông giữ vai trò trưởng phụ trách nghiên cứu với nhiều năm kinh nghiệm tại Trung tâm Trị liệu
Gia đình Ngắn hạn ở Milwaukee, nơi đã phát triển liệu pháp này. Ngoài ra, Steve de Shazer cũng
là tác giả của vô số cuốn sách viết về SFBT, bao gồm: Keys to Solutions in Brief Therapy (tạm dịch:
Chìa khóa cho những Giải pháp trong Trị liệu ngắn) (1985), Clues: Investigating Solutions in Brief
Therapy (tạm dịch: Thông tin hữu ích: Nghiên cứu chi tiết về Giải pháp trong Trị liệu ngắn) (1988),
Putting Difference to Work (tạm dịch: Hành nghề khác biệt) (1991), Words Were Originally Magic
(tạm dịch: Ngôn từ vốn dĩ là ma thuật) (1994), và More Than Miracles: The State of the Art of
Solution-Focused Brief Therapy (tạm dịch: Hơn cả phép màu: Tuyên ngôn của Nghệ thuật Trị liệu
Ngắn hạn Tập trung-Giải pháp) (2007). Ông cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo, huấn luyện và hội nghị
bàn tròn tại nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia và Châu Á. Tháng chín năm
2005, Steve de Shazer qua đời khi đang thực hiện chương trình giảng dạy tại Châu Âu.
M
ICHAEL WHITE là nhà đồng sáng lập, cùng với David Epston, định hướng liệu pháp tường
thuật. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Dulwich, Adelaide, Australia. Những công trình
về gia đình và cộng đồng của ông đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều người trên
toàn thế giới. Một số tác phẩm trong kho tàng đồ sộ những tác phẩm ông viết là Narrative Means to
Therapeutic Ends (tạm dịch: Tự thuật: thông điệp về Mục tiêu Trị liệu) (White & Epston, 1990),
Reauthoring Lives: Interviews and Essays (tạm dịch: Tái chấp bút câu chuyện cuộc sống: Trao đổi và
Vấn đề) (1995), cùng với Narrative of Therapists’ Lives (tạm dịch: Tự thuật về cuộc đời nhà trị liệu)
(1997).
D
AVID EPSTON là một trong những nhân vật đồng phát triển liệu pháp tường thuật và cũng là
giám đốc Trung Tâm Liệu pháp Gia đình tại Auckland, New Zealand. Ông từng du lịch khắp
thế giới, tổ chức hội thảo và diễn thuyết tại Australia, Châu Âu và Bắc Mỹ, là đồng tác giả của
các cuốn sách Narrative Means to Therapeutic Ends (đã đề cập ở trên) (White & Epston, 1990) và
Playful Approaches to Serious Problems: Narrative Therapy With Children and Their Families (tạm
dịch: Tiếp cận Nhẹ nhàng cho những vấn đề Nghiêm trọng: Liệu pháp Tường thuật cho trẻ và gia
đình) (Freeman, Epston, & Lobovits, 1997).
ĐẠI CƯƠNG VỀ LỊCH SỬ HỌC THUYẾT Ý NIỆM XÃ HỘI
Chỉ một trăm năm trước đây, Freud, Adler, và Jung đã từng là những nhân vật làm nên thay đổi lớn
lao trong cả tâm lý cũng các lĩnh vực khác như triết học, khoa học, hóa dược, và thậm chí là nghệ
thuật. Trong thế kỷ 21, cách lý giải hoàn toàn mới mẻ của học thuyết hậu hiện đại về những hiểu biết,
có thể xem như một trong những bước chuyển đổi vĩ đại nhất tác động đến lĩnh vực tâm lý trị liệu. Tư
tưởng hậu hiện đại ảnh hưởng đến sự phát triển của rất nhiều học thuyết cũng như phương pháp thực
hành trị liệu tâm lý đương đại. Sự kiến tạo bản ngã, được những học thuyết gia hiện đại đặt vị trí trung
tâm trong hành trình tìm kiếm bản chất và thực tại về con người, nay đã được thay thế bằng khái niệm
xã hội câu chuyện cuộc sống. Tính đa chiều, đa khuôn khổ và tích hợp - sự hòa hợp giữa cá nhân và
những hiểu biết - là toàn bộ những bước định hướng xã hội mới nhằm mở rộng các quan điểm cũng
như chọn lựa. Đối với một số học thuyết gia Ý niệm Xã hội, tiến trình "hiểu biết" bao hàm sự hoài
nghi về những quan điểm văn hóa chủ đạo đã ăn sâu trong các gia đình và xã hội ngày nay (White &
Epston, 1990). Sự đổi thay bắt đầu bằng việc phân chiết nguồn năng lượng trong những bản tự thuật
mang tính văn hóa, sau đó, tiếp tục đồng kiến tạo nên cuộc sống mới đầy ý nghĩa. Một ví dụ cho
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
phương pháp này, xem cách Dr. Jennifer Andrews tham vấn cho Ruth từ quan điểm của một nhà Ý
niệm Xã hội (Corey, 2009; Chương 11).
Một số quan điểm hậu hiện đại về thực hành trị liệu được biết đến nhiều nhất là là tiếp cận hệ thống
ngôn ngữ tích hợp (Anderson & Goolishian, 1992), trị liệu ngắn tập trung-giải pháp (de Shazer, 1985,
1988, 1991, 1994), trị liệu định hướng-giải pháp (Bertolino & O’Hanlon, 2002; O’Hanlon & WeinerDavis, 2003) và liệu pháp tường thuật (White & Epston, 1990). Phần tiếp theo sẽ xem xét đến tiếp cận
hệ thống ngôn ngữ tích hợp, song điểm nhấn của chương này là hai phương pháp tiếp cận quan trọng
nhất trong học thuyết hậu hiện đại: trị liệu ngắn tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật.
TIẾP CẬN HỆ THỐNG NGÔN NGỮ TÍCH HỢP
Đối thoại ý niệm xã hội hạn chế định hướng được đề xuất bởi Harlene Anderson và sau đó là Harold
Goolishian (1992) của Viện Houston Galveston. Bỏ qua sự kiểm soát trị liệu và can thiệp dựa trên
học thuyết của những cách tiếp cận trị liệu khác tại Bắc Mỹ, Anderson và Goolishian đã phát triển
liệu pháp của sự chăm nom và luôn hiện hữu cùng thân chủ. Lập trường của họ có nhiều nét tương
đồng với quan điểm lấy con người làm trọng tâm của Carl Rogers, song không bao gồm lý thuyết về
sự hiện thực hóa bản thân. Hình thành và xây dựng từ trường phái ý niệm xã hội, họ tiến tới tin rằng
đời người được kiến tạo từ những câu chuyện kể về cá nhân và gia đình, điều giúp duy trì sự vận hành
và ý nghĩa trong cuộc sống. Những chuyện kể này được xây đắp từ quá trình tương tác xã hội qua thời
gian. Các hệ thống văn hóa xã hội tồn tại trong cuộc sống con người cũng là sản phẩm của mối tương
quan đó, chứ không qua bất cứ con đường vòng nào khác. Theo ý này, trị liệu cũng là một tiến trình
hệ thống được sáng tạo trong cuộc những cuộc đối thoại trị liệu giữa thân chủ và người lắng nghe-trợ
giúp.
Khi tìm đến trị liệu, mọi người thường "mắc kẹt" với ngôn ngữ, ý nghĩa, và tiến trình độc nhất trong
hệ thống đối thoại liên quan tới "vấn đề". Trong khi đó, trị liệu là một hệ thống đối thoại khác. Hệ
thống này sẽ trở thành phương thức trị liệu thông qua bản chất "tổ chức-vấn đề, giải quyết -vấn đề"
của chính nó (Anderson & Goolishian, 1992, trang 40). Đây là tâm thế sẵn sàng tham gia vào cuộc đối
thoại trị liệu từ vị trí "không-biết-trước", là điều kiện để nuôi nưỡng mối tương quan gần gũi với thân
chủ. Trong tâm thế "không-biết-trước", nhà trị liệu vẫn lưu giữ lại tất cả những hiểu biết và tiềm năng
trải nghiệm cá nhân họ tích lũy trong những năm tháng sống trước đây. Song, họ cho phép bản thân
tham gia vào cuộc hội thoại với sự tò mò và niềm vui thích đặc biệt trong hành trình khám phá. Mục
đích ở đây là đi sâu vào thế giới thân chủ một cách trọn vẹn nhất có thể. Thân chủ sẽ trở thành chuyên
gia, tường thuật lại và chia sẻ với nhà trị liệu những câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong cuộc
đời của họ. Vị thế "không-biết-trước" mang đặc trưng thấu cảm và thường được cá biệt hóa bằng
những câu hỏi "đến từ sự chân thành, tiếp nối tiến trình và tránh thấu hiểu sơ sài" (Anderson, 1993,
trang 376).
Trong phương pháp tiếp cận này, những câu hỏi nhà trị liệu sử dụng luôn thể hiện sự thông hiểu từ
các câu trả lời mà chuyên gia-thân chủ đã cung cấp. Nhà trị liệu tham gia vào tiến trình với ý thức nối
kết với những điều thân chủ mong muốn giải quyết. Câu trả lời của thân chủ cung cấp thông tin kích
thích sự quan tâm chủ nhà trị liệu, trong khi vẫn giữ tâm thế tìm hiểu, và những câu hỏi khác sẽ bắt
nguồn từ mỗi câu trả lời được đưa ra. Tiến trình tương tự như phương thức Socrates mà không bao
hàm bất kỳ tư tưởng định khiến nào về việc câu chuyện sẽ nên phát triển ra sao. Mục đích của cuộc

Thành phố Houston, Thị trấn Galveston nằm ở phía Đông Nam, thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
hội thoại không phải là đối chứng hay thử thách câu chuyện của thân chủ mà là tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tường thuật và tái tường thuật câu chuyện cho đến khi xuất hiện những ý nghĩa mới và câu
chuyện mới được phát triển: "Kể câu chuyện về một người là tái hiện lại những trải nghiệm của người
đó là hình dung về quá khứ trong thời điểm hiện tại" (Anderson & Goolishian, 1992, trang 53). Từ
câu chuyện đó, cuộc đối thoại giữa thân chủ và nhà trị liệu được mở rộng thành cuộc đàm đạo về ý
nghĩa mới cũng như tái cấu trúc lại tiềm năng tự thuật mới. Vị thế không-biết-trước của nhà trị liệu
mang tính chất là khái niệm chủ chốt trong cả tiếp cận tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật.
TIẾP CẬN NGẮN TẬP TRUNG-GIẢI PHÁP
DẪN NHẬP
Bắt nguồn từ định hướng liệu pháp chiến lược tại Viện Nghiên cứu Tâm thần, trị liệu ngắn tập trunggiải pháp (SFBT) chuyển đổi trọng tâm giải quyết vấn đề sang toàn toàn tập trung vào những giải
pháp. Steve de Shazer và Insoo Kim Berg là những nhân vật khởi xướng bước chuyển biến này tại
Trung tâm Trị liệu Ngắn hạn ở Milwaukee trong những năm cuối của thập niên 1970. Không đồng
tình với sự thúc ép và quản chế trong mô thức trị liệu chiến lược, trong những năm 1980, de Shazer đã
phối hợp cùng một số nhà trị liệu khác bao gồm Eve Lipchik, John Walter, Jane Peller, Michelle
Weiner-Davis, và Bill O’Hanlon. Từng người trong số họ đã thảo ra một cách phổ quát những bài viết
về trị liệu tập trung-giải pháp và bắt đầu bản tổng quan về đào tạo tập trung-giải pháp của riêng họ. Cả
O’Hanlon và Weiner-Davis đều chịu ảnh hưởng bởi những công trình gốc thuộc về de Shazer và
Berg, song dựa trên nền tảng này, họ đã mở rộng và sáng tạo nên cái mà họ gọi là trị liệu tập trunggiải pháp. Trong chương này tôi sẽ thảo luận về trị liệu ngắn tập trung-giải pháp, trị liệu tập-trung
giải pháp và trị liệu định hướng-giải pháp, đồng thời sẽ nhấn mạnh đến những điểm chung của các
cách tiếp cận này nhiều hơn là điều khác biệt.
NỘI DUNG CHÍNH
Trị liệu ngắn tập trung-giải pháp (SFBT) khác biệt so với những liệu pháp truyền thống ở đặc tính
tránh nhìn nhận quá khứ mà tập trung vào hiện tại và tương lai. Những nhà trị liệu chú trọng vào
những tiềm năng, và thường ít hay không quan tâm đến việc thấu hiểu sâu hơn về vấn đề. De Shazer
(1988, 1991) đề xuất rằng không cần thiết phải hiểu về nguyên nhân của vấn đề nhằm giải quyết nó và
cũng không nhất thiết tồn tại mối liên hệ giữa nguyên nhân và giải pháp trong một vấn đề. Thu thập
thông tin về vấn đề không cần thiết cho sự thay đổi. Nếu nhận diện và thấu hiểu những vấn đề là
không quan trọng, thì nên tìm kiếm những giải pháp "hợp lý". Bất kỳ ai cũng có thể xem xét được
nhiều giải pháp, và mỗi giải pháp chỉ thích hợp cho từng cá nhân nhất định. Trong trị liệu ngắn tập
trung-giải pháp, thân chủ lựa chọn mục tiêu họ mong muốn thực hiện và ít chú ý đến những chẩn
đoán, diễn giải quá khứ hay phân tích vấn đề (Berg & Miller, 1992; De Shazer & Dolan, 2007;
Gingerich & Eisengart, 2000; O’Hanlon & Weiner-Davis, 2003).
ĐỊNH HƯỚNG TÍCH CỰC. Trị liệu ngắn tập trung-giải pháp căn cứ trên những giả định lạc quan
rằng con người khỏe mạnh, có khả năng và thành thạo trong việc xây dựng nên những giải pháp khiến
cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Giả định cơ bản của SFBT là chúng ta có khả năng giải quyết những

Liệu pháp chiến lược (strategic therapy) không phải là một cách tiếp cận chuyên biệt, mà là tên gọi
chung của những liệu pháp mà nhà trị liệu nắm giữ trách nhiệm trong việc tạo nên những ảnh hưởng
trực tiếp đến thân chủ.
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
thử thách cuộc sống đem lại, song đôi lúc lại có thể mất định hướng hay không nhận thức được năng
lực của bản thân. Bất kể thân chủ đang ở trong tình trạng nào khi bắt đầu tham gia trị liệu, Berg tin
tưởng rằng họ có khả năng và vai trò của nhà trị liệu là giúp thân chủ nhận thức về những khả năng đó
(trích trong West, Bubenzer, Smith, & Hamm, 1997). Điều cốt lõi trong trị liệu là xây dựng hy vọng
cũng niềm lạc quan cho thân chủ bằng cách kiến tạo nên những kỳ vọng tích cực về sự thay đổi khả
thi. SFBT là cách tiếp cận phi-bệnh-lý nhấn mạnh đến những khả năng thay vì sự thiếu sót, hay điểm
mạnh thay vì điểm yếu (Metcalf, 2001). Mô thức tập trung-giải pháp đòi hỏi lập trường triết học chấp
nhận con người như chính họ là, đồng thời hỗ trợ họ trong việc sáng tạo nên những giải pháp.
O’Hanlon (1994) mô tả về định hướng tích cực này như sau: "phát triển giải pháp-cuộc sống giúp cải
thiện cuộc đời một con người hơn là tập trung vào những vấn đề bệnh lý, khi đó, những thay đổi tuyệt
diệu có thể xảy ra một cách nhanh chóng đến kinh ngạc" (trang 37).
Bởi lẽ thân chủ thường đến với trị liệu trong tâm thế "định hướng-vấn đề", kể cả khi họ đã xem xét
đến một số giải pháp, nó cũng bị trói buộc trong tâm thế này. Thân chủ thường có câu chuyện bắt
nguồn từ quan điểm xác định rằng những gì xảy ra trong quá khứ chắc chắn sẽ định hình nên tương lai
của họ. Những nhà trị liệu tập trung-giải pháp sẽ phản biện với lập luận này của thân chủ bằng cuộc
đối thoại tích cực nhấn mạnh đến niềm tin về những mục tiêu khả dụng mà thân chủ sẽ sớm tìm ra.
Nhà trị liệu có thể là phương tiện hỗ trợ thân chủ trong bước chuyển đổi từ tâm thế sửa chữa vấn đề
sang một thế giới với những tiềm năng mới mẻ. Nhà trị liệu có thể động viên và thử thách thân chủ
viết nên một câu chuyện khác hơn, một câu chuyện sẽ dẫn đến kết cục mới (O’Hanlon, trích trong
Bubenzer & West, 1993).
TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU THÍCH HỢP. Điểm nhấn của SFBT là tập trung vào những gì thích hợp
với cuộc sống của thân chủ, hoàn toàn trái ngược với những mô thức trị liệu truyền thống có xu hướng
tập trung-vấn đề. Các cá nhân sẽ đem đến buổi trị liệu những câu chuyện của họ. Một số trong đó
được sử dụng để biện minh cho niềm tin của họ rằng cuộc đời không thể thay đổi hay tệ hơn nữa,
cuộc đời xô đẩy họ ngày càng xa hơn mục tiêu của mình. Trị liệu ngắn tập trung-giải pháp hỗ trợ thân
chủ chú tâm hơn đến những ngoại lệ trong khuôn khổ vấn đề mình gặp phải. Họ thúc đẩy niềm hy
vọng bằng cách giúp thân chủ khám phá những điểm ngoại lệ đó, những thời điểm trong cuộc sống
mà vấn đề ít nghiêm trọng hơn (Metcalf, 2001). SFBT nhấn mạnh đến việc tìm kiếm những những
điều thích hợp con người đang thực hiện và giúp đỡ họ vận dụng sự hiểu biết này để loại bỏ vấn đề
trong thời gian ngắn nhất có thể. Như phát biểu của O’Hanlon (1999): "Nó động viên thân chủ ngừng
phân tích bản chất và nguồn gốc phát sinh vấn đề, thay vào đó là bắt đầu tìm kiếm giải pháp và hành
động để giải quyết nó” (trang 25).
Có rất nhiều phương pháp để trợ giúp thân chủ suy nghĩ về những điều thích hợp với bản thân họ. De
Shazer (1991) khuyến khích thân chủ tham gia vào những cuộc hội thoại nhắm phát triển câu chuyện,
qua đó, con người sáng tạo nên hoàn cảnh họ có thể đạt được tiến bộ vững chắc hướng đến mục tiêu
họ đặt ra. De Shazer có thể nói như sau: "Kể cho tôi nghe về những lúc anh cảm thấy ổn hơn phần nào
hay những khi mọi việc diễn ra đúng ý của anh." Nó nằm trong những câu chuyện về một cuộc sốngđáng sống, là sức mạnh của những vấn đề được phân chiết cũng như những giải pháp mới rõ ràng và
khả thi.
GIẢ ĐỊNH CƠ BẢN DẪN DẮT CHO VIỆC THỰC HÀNH. Walter và Peller (1992, 2000) nghĩ
rằng trị liệu tập trung-giải pháp là mô thức diễn giải cách thức con người thay đổi và đạt được mục
tiêu. Sau đây là một vài giả định cơ bản về trị liệu tập trung-giải pháp:
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Cá nhân đến với trị liệu có khả năng hành xử hiệu quả, cho dù tính hiệu quả này có thể tạm
thời bị hạn chế bởi những điều kiện tiêu cực. Tư tưởng tập trung-vấn đề ngăn cản con người
nhận diện những phương thức giải quyết vấn đề hiệu quả.

Tập trung tích cực vào giải pháp và tương lai đem lại nhiều lợi ích. Nếu thân chủ có thể thay
đổi nhận thức của họ về những thế mạnh của bản thân thông qua việc sử dụng cuộc đối thoại
xoay quanh giải pháp, đó sẽ là cơ hội tốt để tiến trình trị liệu nhanh chóng đạt kết quả.

Luôn có ngoại lệ trong mọi vấn đề. Bằng cách đề cập đến những ngoại lệ đó, thân chủ có thể
có thể kiểm soát những vấn đề tưởng như không thể khắc phục. Tập hợp những điều ngoại lệ
này tạo điều kiện cho việc sáng tạo nên những giải pháp. Thay đổi nhanh chóng có thể xảy ra
khi thân chủ xác định được những ngoại lệ trong vấn đề của mình.

Thân chủ thường chỉ nhìn nhận bản thân trên một khía cạnh nhất định. Nhà trị liệu tập trunggiải pháp đề nghị họ kiểm chứng lại một cách toàn diện hơn về câu chuyện họ trình bày.

Những thay đổi nhỏ mở đường cho những chuyển biến lớn. Thông thường, những thay đổi
nhỏ là tất cả điều kiện cần để giải quyết vấn đề dẫn thân chủ tìm đến trị liệu.

Thân chủ mong muốn thay đổi, có khả năng và nỗ lực hết sức để điều đó có thể xảy ra. Nhà
trị liệu nên giữ thái độ hợp tác cùng thân chủ thay vì đưa ra chiến lược để kiểm soát sự chống
đối đi ngược lại mô thức. Khi nhà trị liệu tìm được cách thức hợp tác với thân chủ, sự chống
đối này sẽ không xảy ra.

Cần tin tưởng vào mục tiêu giải quyết vấn đề của thân chủ. Không có cách giải quyết đặc biệt
"hợp lý" dành cho những vấn đề cụ thể đối với tất cả mọi người. Mỗi người là một cá thể độc
nhất, do đó, cũng tương thích với những giải pháp độc nhất.
Walter và Peller (2000) đã bỏ thuật ngữ trị liệu và chuyển sang quy ước những gì họ làm là hội ý cá
nhân. Họ tạo điều kiện để những thảo thuận xoay quanh sở thích và khả năng của thân chủ nhằm giúp
đỡ thân chủ kiến tạo nên một tương lai tươi sáng. Bằng cách bỏ qua lập trường của một nhà chuyên
môn, Walter và Peller tin rằng họ có thể giữ một thái độ quan tâm, tò mò và khuyến khích cùng khám
phá những mong muốn của thân chủ.
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
Bertolino và O’Hanlon (2002) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo nên mối tương quan trị liệu
tương hỗ và nhìn nhận việc này là điều kiện cần thiết để trị liệu thành công. Họ thừa nhận vai trò của
nhà trị liệu là người có chuyên môn để tạo nên bối cảnh cho sự thay đổi, song nhấn mạnh rằng thân
chủ mới là chuyên gia trong cuộc sống của mình và thường có nhận thức tốt về những gì là thích hợp
hay không trong quá khứ, cũng như những gì tương thích trong tương lai. Tham vấn tập trung-giải
pháp giả định rằng tiếp cận hợp tác với thân chủ đối nghịch với tâm thế giáo huấn thường liên quan
đến những mô thức trị liệu truyền thống. Nếu thân chủ được tham gia vào tiến trình từ khởi đầu cho
đến kết thúc, cơ hội trị liệu thành công sẽ cao hơn. Về ngắn hạn, mối tương quan hợp tác và tương hỗ
có xu hướng hiệu quả hơn tương quan thứ bậc trong trị liệu.
Walter và Peller (1992) mô tả bốn bước khái quát hóa tiến trình SFBT: (1) Xác định mong muốn của
thân chủ thay vì tìm kiếm những gì thân chủ không muốn. (2) Không tìm kiếm bệnh lý, và không cố
gắng hạn chế thân chủ bằng cách dán nhãn những chẩn đoán cho họ. Thay vào đó, tìm kiếm những
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
điều thân chủ đã làm tốt và khuyến khích họ tiếp tục định hướng đó. (3) Nếu những điều thân chủ làm
chưa thích hợp, động viên họ trải nghiệm những điều khác hơn. (4) Giữ cho trị liệu được ngắn gọn
bằng cách tiếp cận theo từng ca như thể nó là ca cuối cùng và duy nhất. Mặc dù những bước này có vẻ
khá rõ ràng, quá trình hợp tác của thân chủ và nhà trị liệu để xây dựng giải pháp không chỉ là vấn đề
đơn thuần gói gọn trong việc thành thục một vài kỹ năng.
De Shazer (1991) tin rằng thân chủ nói chung có thể xây dựng giải pháp cho vấn đề của mình mà
không cần đánh giá về bản chất vấn đề. Trong khôn khổ này, cấu trúc của việc xây dựng giải pháp
khác biệt với những cách tiếp cận truyền thống nhằm giải quyết vấn đề có thể xem xét trong mô tả
ngắn trong các bước bao gồm:
1. Thân chủ có cơ hội để mô tả vấn đề của mình. Nhà trị liệu lắng nghe một cách trân trọng và kỹ
lưỡng trong khi thân chủ trả lời câu hỏi của nhà trị liệu, "Làm sao tôi có thể có ích đối với bạn?"
2. Nhà trị liệu làm việc với thân chủ để phát triển mục tiêu rõ ràng nhanh nhất có thể. Câu hỏi đặt ra
là, "Nếu vấn đề được giải quyết, cuộc sống của bạn sẽ khác biệt như thế nào?"
3. Nhà trị liệu hỏi thân chủ về những khoảng thời gian vấn đề không tồn tại hay ít nghiêm trọng hơn.
Thân chủ được hỗ trợ để nhận diện những ngoại lệ, nhấn mạnh đặc biệt đến việc họ làm được điều đó
bằng cách nào.
4. Vào khoảng kết thúc cuộc hội thoại xây dựng-giải pháp, nhà trị liệu sẽ phản hồi lại một cách vắn tắt
những thông tin thân chủ đưa ra, động viên và đề nghị thân chủ tiến hành thực hiện những điều có thể
trước buổi trị liệu tiếp theo để tiếp tục giải quyết vấn đề của họ.
5. Nhà trị liệu và thân chủ đánh giá bước tiến triển đã làm được trong việc đạt đến những giải pháp
thỏa đáng bằng cách dùng thang đo. Có thể hỏi thân chủ điều gì nên được hoàn tất trước khi họ nhận
thấy vấn đề đã được giải quyết cũng như bước tiếp theo họ dự định thực hiện là gì.
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU. SFBT phản ánh một số ý niệm cơ bản về sự thay đổi, tương tác, và đạt được
mục tiêu. Nhà trị liệu tập trung-giải pháp tin tưởng thân chủ có khả năng xác định những mục tiêu cá
nhân ý nghĩa cũng như có đủ nội lực cần thiết để giải quyết vấn đề. Những mục tiêu là độc nhất đối
với từng thân chủ, được xây dựng bởi thân chủ để sáng tạo nên một tương lai trọn vẹn hơn (Prochaska
& Norcross, 2007). Sự thiếu thông suốt về sở trường, mục tiêu và mong muốn có thể dẫn đến kết quả
là sự rạn nứt giữa nhà trị liệu và thân chủ. Do đó, trong giai đoạn đầu trị liệu cần xác nhận những
mong muốn và mối quan tâm của thân chủ dự định khám phá (Bertolino & O’Hanlon, 2002). Ngay từ
những tương tác ban đầu với thân chủ, nhà trị liệu cần cố gắng tạo nên môi trường thuận lợi cho sự
thay đổi cũng như khuyến khích thân chủ suy nghĩ về phạm vi của những tiềm năng.
Nhà trị liệu tập trung-giải pháp chú ý đến những thay đổi nhỏ, thực tế và khả thi; những yếu tố có thể
dẫn đến hiệu quả tích cực. Bởi lẽ thành công có khuynh hướng được xây dựng dựa trên chính bản
thân nó, những mục tiêu vừa phải được nhìn nhận như sự bắt đầu của những thay đổi. Nhà thực hành
tập trung-giải pháp hòa hợp với ngôn ngữ của thân chủ, họ sử dụng ngôn từ, nhịp điệu và thanh âm
tương tự thân chủ. Nhà trị liệu sử dụng những câu hỏi hàm ý về sự thay đổi, hướng đến những câu trả
lời đa dạng mà vẫn dẫn đến mục tiêu và định hướng tương lai: "Bạn đã làm những gì, và điều gì đã
thay đổi kể từ lần cuối?" hay "Bạn nhận thấy điều gì khi mọi thứ trở nên tốt hơn?" (Bubenzer & West,
1993).
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Walter và Peller (1992) nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc hỗ trợ thân chủ kiến tạo nên những
mục tiêu rõ ràng, nghĩa là (1) nhận định tích cực trong ngôn ngữ của thân chủ, (2) đang tiến hành hay
định hướng thực hiện, (3) được kiến tạo tại đây và ngay bây giờ, (4) khả thi, cụ thể và rõ ràng, (5)
thân chủ có thể kiểm soát được. Dù sao, Walter và Peller (2000) cảnh báo nên tránh áp đặt cứng nhắc
quá trình đạt được những mục tiêu chính xác trước khi thân chủ thể hiện nỗi lo lắng của mình. Thân
chủ cần cảm nhận được rằng nỗi lo lắng của họ được lắng nghe và thấu hiểu trước khi họ có thể xây
dựng nên những mục tiêu cá nhân ý nghĩa. Trong tấm lòng nhiệt huyết của nhà trị liệu để tập trunggiải pháp, có khả năng quy trình trị liệu bị bỏ qua và không cẩn trọng đủ đến tất cả các khía cạnh liên
cá nhân.
Trị liệu định hướng-giải pháp cung cấp rất nhiều dạng mục tiêu: thay đổi quan điểm về hoàn cảnh hay
khuôn khổ hệ quy chiếu, thay đổi tình huống có vấn đề hay khơi dậy sức mạnh và tiềm năng của thân
chủ (O’Hanlon & Weiner-Davis, 2003). Thân chủ được động viên để tham gia vao những cuộc đối
thoại thay đồi-hay giải pháp, thay vì thảo luận về vấn đề, trên giả định rằng những gì chúng ta nói sẽ
là những điều chúng ta làm. Thảo luận về vấn đề có thể khiến vấn đề tiếp tục trầm trọng hơn. Trong
khi đó, bàn về thay đổi có thể tạo điều kiện cho sự thay đổi diễn ra. Một khi các cá nhân học cách phát
biểu về những điều họ có thể làm trong khả năng của mình, về tiềm năng và sức mạnh họ có, và
những gì họ thực hiện được một cách trơn tru, họ đã hoàn tất mục tiêu chính yếu của trị liệu (Nichols,
2006, 2007).
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU. Thân chủ có khả năng tham gia trọn vẹn hơn
vào tiến trình trị liệu nếu họ nhận thức được định hướng và mục đích của cuộc đối thoại (Walter &
Peller, 1996). Phần lớn tiến trình trị liệu bao gồm suy nghĩ của thân chủ về tương lai và những điều
khác biệt họ mong muốn thực hiện trong cuộc sống. Nhà trị liệu ngắn tập trung-giải pháp thông qua vị
thế không-biết-trước để đặt thân chủ vào vai trò như là chuyên gia trong cuộc sống của chính bản thân
mình. Nhà trị liệu không giả định rằng nhờ những lợi thế khi là một chuyên gia, họ biết được ý nghĩa
trong hành động và trải nghiệm của thân chủ (Anderson & Goolishian, 1992). Mô thức này thay thế
quan điểm về vai trò và chức năng của nhà trị liệu một cách vô cùng khác biệt so với những nhà trị
liệu định hướng khác, những người nhìn nhận bản thân như là chuyên gia đánh giá và điều trị. Theo
Guterman (2006), nhà trị liệu có những hiểu biết chuyên biệt cho tiến trình thay đổi, song chính thân
chủ mới là chuyên gia về những thay đổi mà họ muốn thực hiện. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là chỉ dẫn
cho thân chủ thấy định hướng của sự thay đổi, đồng thời không đáp đặt sự thay đổi đó.
Nhà trị liệu cố gắng tạo nên mối tương quan hợp tác bởi họ tin rằng điều này sẽ mở ra một loạt những
tiềm năng cho sự thay đổi trong hiện tại và tương lai (Bertolino & O’Hanlon, 2002). Nhà trị liệu nên
tạo một không khí tôn trọng lẫn nhau, đối thoại, tìm hiểu và xác nhận để thân chủ cảm thấy thoải mái
sáng tạo, khám phá và đồng chấp bút lại những câu chuyện của mình (Walter & Peller, 1996). Nhiệm
vụ chính trong trị liệu bao gồm giúp đỡ thân chủ hình dung những điều họ muốn "khác đi" và những
điều đem lại sự thay đổi đó (Gingerich & Eisengart, 2000). Một số câu hỏi Walter và Peller (2000,
trang 43) nhận thấy hữu dụng là "Bạn mong muốn điều gì khi đi đến đây?" "Điều này đem lại cho bạn
sự khác biệt như thế nào?" và "Điều gì có vẻ như là dấu hiệu cho bạn nhận thấy rằng sự thay đổi bạn
mong muốn đang diễn ra?"
TƯƠNG QUAN TRỊ LIỆU. Như với bất kỳ định hướng trị liệu nào khác, chất lượng tương quan giữa
nhà trị liệu và thân chủ là nhân tố quyết định trong hiệu quả của SFBT. Do đó, xây dựng tương quan
hay cam kết là giai đoạn nền tảng trong SFBT. Thái độ của nhà trị liệu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu
quả của tiến trình trị liệu. Cần tạo nên cảm giác tin tưởng để thân chủ có thể quay lại trong những buổi
trị liệu tiếp theo và hoàn tất bài tập được đề nghị. Nếu không có sự tin tưởng, thân chủ có thể sẽ
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
không thực hiện bài tập đó một cách hoàn thiện (De Jong & Berg, 2008). Một phương pháp tạo nên
tương quan hợp tác hiệu quả trong trị liệu là nhà trị liệu chỉ cho thân chủ thấy điểm mạnh và tiềm lực
vốn có của thân chủ nhằm xây dựng giải pháp. Thân chủ cần được khuyến khích để thực hiện những
điều khác biệt, để sáng tạo nên cách thức đối phó với những nỗi lo lắng trong hiện tại và tương lai.
De Shazer (1988) đã mô tả ba loại tương quan có thể phát triển giữa nhà trị liệu và thân chủ như sau:
1. Khách hàng: thân chủ và nhà trị liệu cùng nhau xác định vấn đề và giải pháp hướng đến. Thân chủ
nhận ra rằng để đạt được mục tiêu họ đặt ra, họ cần phải tự nỗ lực.
2. Khiếu kiện: thân chủ nhận ra vấn đề nhưng không có khả năng hay ý định thừa nhận vai trò xây
dựng nên giải pháp, trong khi tin rằng giải pháp phụ thuộc vào hành động của người khác. Trong
trường hợp này, thân chủ thường mong đợi nhà trị liệu thay đổi người mà họ quy kết cho vấn đề của
mình.
3. Lữ khách: thân chủ đến trị liệu do người khác (bạn đời, cha mẹ, giáo viên hay quản giáo) nghĩ rằng
thân chủ có vấn đề. Thân chủ có thể không đồng ý rằng mình có vấn đề hoặc không thể xác định bất
kỳ điều gì khiến họ cần trị liệu.
De Jong và Berg (2008) đề xuất nên cẩn trọng nếu không nhà trị liệu có thể đóng khung thân chủ
thành một nhân dạng hằng định. Ba vai trò này chỉ là những điểm khởi đầu trong cuộc đối thoại. Thay
vì phân loại thân chủ, nhà trị liệu cần phản ánh kiểu quan hệ phát triển giữa thân chủ và chính bản
thân họ. Ví dụ, thân chủ (khiếu kiện) có khuynh hướng quy kết nguyên nhân vấn đề của mình cho
người khác hay tất cả mọi người trong cuộc sống của họ, có thể cần được giúp đỡ bằng kỹ năng can
thiệp để bắt đầu nhìn nhận vai trò của bản thân cũng như sự cần thiết phải năng động trong việc tạo
nên những giải pháp. Một lữ khách-thân chủ có thể mong muốn làm việc với nhà trị liệu để tạo nên
tương quan khách hàng bằng cách khám phá ra những điều họ cần để làm hài lòng người khác hoặc
"thoát khỏi họ". Ban đầu, một số thân chủ không thể phát biểu rõ vấn đề của mình có thể thay đổi nhờ
vào sự phát triển liên minh trị liệu. Cách nhà trị liệu hồi đáp lại những hành vi khác nhau của thân chủ
đóng vai trò quan trong trong việc chuyển đổi tương quan trị liệu. Trong thời gian ngắn, cả thân chủkhiếu kiện và lữ khách đều có khả năng trở thành khách hàng.
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
TẠO NÊN TƯƠNG QUAN HỢP TÁC. Nhà trị liệu tập trung-giải pháp có thể chọn lựa một số biện
pháp can thiệp để hỗ trợ thân chủ tìm kiếm giải pháp hay tạo nên cuộc sống thỏa mãn hơn. Tuy nhiên,
nếu sử dụng những quy tắc này một cách thường xuyên trong khi không phát triển liên minh trị liệu sẽ
không đem lại hiệu quả. Điều quan trọng là nhà trị liệu cần thực sự tin tưởng vào thân chủ, những
người là chuyên gia đích thực đối với cuộc sống của họ. Tất cả kỹ thuật được thảo luận tại đây phải
được thực hiện từ nền tảng là tương quan hợp tác làm việc.
THAY ĐỔI TIỀN TRỊ LIỆU. Đơn giản việc đặt cuộc hẹn đã dẫn ra một động cơ thay đổi tích cực.
Trong buổi trị liệu đầu tiên, nhà trị liệu tập trung-giải pháp thường hỏi "Kể từ khi đặt cuộc hẹn, bạn đã
làm điều gì có thể khiến vấn đề của bạn khác đi?" (de Shazer, 1985, 1988). Bằng cách hỏi về những
thay đổi như vậy, nhà trị liệu có thể gợi ý, mở rộng những điều thân chủ đã thực hiện theo hướng thay
đổi tích cực. Những thay đổi này không diễn ra duy nhất nhờ tiến trình trị liệu, nên hỏi về nó sẽ động
viên thân chủ ít dựa dẫm vào nhà trị liệu hơn, thay vào đó, họ sẽ sử dụng chính nội lực của mình để
hoàn tất mục tiêu trị liệu (de Shazer & Dolan, 2007; McKeel, 1996; Weiner-Davis, de Shazer, &
Gingerich, 1987).
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
CÂU HỎI NGOẠI LỆ. SFBT đặt nền tảng trên giả định rằng có những thời điểm trong cuộc sống của
thân chủ, vấn đề họ xác định không còn nan giải nữa. Những thời khắc đó được gọi là ngoại lệ và đại
diện cho những thông tin về sự khác biệt (Bateson, 1972). Nhà trị liệu tập trung-giải pháp hỏi những
câu hỏi ngoại lệ để dẫn dắt thân chủ nhìn nhận lại những khoảng thời gian vấn đề không còn tồn tại,
hay không còn căng thẳng nữa. Ngoại lệ là những trải nghiệm quá khứ trong cuộc đời thân chủ, là
những khoảnh khắc tưởng chừng như những vấn đề sẽ xuất hiện, thì nó lại không như thế theo một
cách nào đó (de Shazer, 1985). Bằng cách hỗ trợ thân chủ xác định và kiểm chứng những ngoại lệ, cơ
hội để họ hướng đến giải pháp sẽ chắc chắn hơn (Guterman, 2006). Khám phá này nhắc nhở thân chủ
rằng những vấn đề không thể tác động một cách toàn diện và cũng chẳng thể tồn tại mãi mãi; nó cũng
cung cấp cơ hội để khơi gợi nguồn lực, thế mạnh nổi trội và đặt ra những giải pháp khả thi. Nhà trị
liệu hỏi thân chủ rằng phải làm gì để những ngoại lệ đó diễn ra thường xuyên hơn. Trong vốn từ vựng
của liệu pháp tập trung-giải pháp, đây được gọi là cuộc đối thoại thay đổi (Andrews & Clark, 1996).
CÂU HỎI PHÉP MÀU. Mục tiêu trị liệu được phát triển bằng cách sử dụng cái mà Shazer (1988) gọi
là câu hỏi phép màu, cũng là kỹ thuật chủ chốt của SFBT. Nhà trị liệu hỏi rằng: "Nếu có một phép
màu xảy ra và sau một đêm, vấn đề của bạn được giải quyết, nó sẽ tạo nên sự khác biệt như thế nào?"
Thân chủ được khuyến khích mường tượng ra những khác biệt đó, thay vì tìm hiểu về vấn đề. Nếu
thân chủ khẳng định rằng họ muốn cảm thấy tự tin và an toàn hơn, nhà trị liệu có thể nói rằng: "Hãy
tưởng tượng rằng bạn rời khỏi văn phòng ngày hôm nay và ngày càng trở nên tự tin và an toàn hơn.
Điều gì bạn đã làm khác biệt so với bình thường tại thời điểm đó?" Tiến trình này xem xét các giả
thuyết về giải pháp, phản ánh quan điểm của O’Hanlon và Weiner-Davis (2003), rằng sự thay đổi từ
nhìn nhận đến hành động đối với vấn đề cũng chính là tiến trình thay đổi vấn đề đó.
De Jong và Berg (2008) xác định rất nhiều lý do khiến câu hỏi phép màu trở thành một kỹ thuật hữu
dụng. Đề nghị thân chủ nhìn nhận đến một phép màu sẽ đến mở ra một loạt những tiềm năng trong
tương lai. Thân chủ được khuyến khích cho phép bản thân mơ ước, như là một cách để xác định
những kiểu thay đổi nào họ mong đợi nhất. Câu hỏi này tập trung hướng đến tương lai, khi thân chủ
có thể nhìn nhận về một cuộc sống khác biệt hơn, nơi vấn đề cụ thể không còn kiểm soát họ được nữa.
Sự can thiệp này chuyển đổi trọng tâm từ cả vấn đề trong quá khứ và hiện tại sang một cuộc sống thỏa
mãn hơn trong tương lai.
CÂU HỎI ĐO LƯỜNG. Nhà trị liệu tập trung-giải pháp cũng sử dụng những câu hỏi đo lường khi
thay đổi trong trải nghiệm của con người không dễ dàng để quan sát, như cảm giác, khí sắc hay mối
quan hệ (de Shazer & Berg, 1988). Ví dụ như, có thể hỏi người phụ nữ trải qua cảm giác hoảng loạn
và sợ hãi rằng: "Trong nấc thang từ 0 đến 10, với 0 là cảm giác khi chị mới đến trị liệu và 10 là cảm
giác của chị sau khi phép màu khiến cho vấn đề của chị biến mất, chị sẽ đánh giá nỗi lo sợ đó như thế
nào ngay bây giờ?" Kể cả khi thân chủ chỉ nhích mũi kim của họ từ 0 đến 1, cô ấy cũng đã tiến bộ
hơn. Làm thế nào cô có thể làm được điều đó? Cô ấy cần làm những gì để tiến lên một nấc thang
trong việc đánh giá này? Những câu hỏi đo lường tạo điều kiện cho thân chủ chú ý kỹ càng hơn đến
những gì họ đang thực hiện cũng như cách thức từng bước đạt đến thay đổi mà họ mong muốn.
KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ TRONG BUỔI TRỊ LIỆU ĐẦU TIÊN. Kế hoạch nhiệm vụ trong buổi trị
liệu đầu tiên (FFST) là khuôn mẫu bài tập về nhà mà trị liệu viên có thể cung cấp cho thân chủ hoàn
thành giữa buổi trị liệu đầu tiên và thứ hai. Nhà trị liệu có thể nói rằng: "Trong khoảng thời gian giữa
bây giờ và lần tiếp theo ta gặp, tôi mong bạn có thể thực hành quan sát, để miêu tả cho tôi về những
điều xảy ra trong (gia đình, cuộc sống, hôn nhân, mối quan hệ) mà bạn mong muốn nó sẽ tiếp tục diễn
ra" (de Shazer, 1985, trang 164). Trong buổi trị liệu tiếp theo, thân chủ có thể được yêu cầu miêu tả
lại những gì họ quan sát được và những gì họ mong sẽ xảy ra trong tương lai. Bài tập này cung cấp
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
cho thân chủ niềm hy vọng rằng thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề không phải là nó có đến hay
không, mà chỉ là thời điểm nào mà thôi. Theo de Shazer, cách can thiệp này có khuynh hướng làm
tăng sự lạc quan của thân chủ và niềm hy vọng trong hoàn cảnh của họ. Thân chủ thường hợp tác đối
với FFST và báo cáo rằng đã có những thay đổi hay chuyển biến tích cực kể từ buổi trị liệu đầu tiên
(McKeel, 1996; Walter & Peller, 2000). Bertolino và O’Hanlon (2002) đề xuất rằng can thiệp FFST
nên sử dụng sau khi thân chủ có thể biểu đạt mối quan tâm thực tại, quan điểm và những câu chuyện.
Điều quan trọng là thân chủ phải thấu hiểu trước khi họ hướng đến việc thay đổi.
NHÀ TRỊ LIỆU PHẢN HỒI THÂN CHỦ. Nhà thực hành tập trung-giải pháp thường dùng khoảng
thời gian nghỉ từ 5 đến 10 phút trước khi kết thúc buổi trị liệu để sắp xếp lại thông điệp tóm lược đến
thân chủ. Trong khoảng thời gian này trị liệu viên sẽ trình bày rõ ràng phản hồi và chuyển đến thân
chủ sau giờ giải lao. De Jong và Berg (2008) mô tả 3 phần cơ bản để tạo nên phản hồi tóm tắt: khen
ngợi, cây cầu và lời đề nghị nhiệm vụ. Khen ngợi là lời xác nhận thông minh những điều thân chủ đã
làm được để tiến đến những giải pháp hiệu quả. Điều quan trọng là không nên khen ngợi một cách
máy móc và thủ tục, mà với một thái độ động viên khích lệ, nhằm khơi gợi hy vọng và truyền đạt sự
tin tưởng đến thân chủ rằng họ có thể đạt được mục tiêu dựa vào thế mạnh và thành công của mình.
Cây cầu sẽ nối kết lời khen ban đầu đến đề nghị nhiệm vụ được đưa ra. Nó cung cấp cơ sở hợp lý cho
những đề nghị này. Khía cạnh thứ ba trong phản hồi bao gồm đề nghị nhiệm vụ đến thân chủ, có thể
được xem như bài tập về nhà. Nhiệm vụ về khả năng quan sát đòi hỏi thân chủ chỉ đơn thuần là chú ý
hơn đến một vài khía cạnh trong cuộc sống của họ. Quá trình tự nhận định này giúp thân chủ nhận
biết được sự khác biệt khi mọi việc trở nên tốt đẹp hơn, đặc biệt là những khác biệt trong cách họ suy
nghĩ, cảm nhận hay hành động. Nhiệm vụ hành động yêu cầu thân chủ thật sự thực hiện một việc gì
đó mà trị liệu viên tin rằng nó sẽ hữu ích cho thân chủ trong việc xây dựng giải pháp. De Jong và Berg
(2008) nhấn mạnh rằng phản hồi của nhà trị liệu đến thân chủ giúp xác định điều họ cần làm nhiều
hơn nữa hay phải thực hiện khác đi, để gia tăng cơ hội đạt được mục đích.
KẾT THÚC. Từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên trong trị liệu tập trung-giải pháp, tham vấn viên đã
quan tâm đến việc hướng đến kết thúc. Một khi thân chủ đã có khả năng tạo lập nên giải pháp thỏa
đáng, tương quan trị liệu chấm dứt. Câu hỏi về việc tạo nên mục tiêu ban đầu mà trị liệu viên thường
dùng là: "Thay đổi nào khiến cuộc sống của bạn trở nên khác hơn sau khi đến đây, điều khiến cho
cuộc gặp gỡ của chúng ta trở nên có giá trị?" Một câu hỏi khác khiến thân chủ suy nghĩ là: "Khi vấn
đề được giải quyết, bạn sẽ làm điều gì khác hơn?" Thông qua cách sử dụng câu hỏi đo lường, nhà trị
liệu có thể hỗ trợ nhân chủ kiểm tra lại tiến trình, từ đó xác định rằng họ không cần phải đến trị liệu
nữa (De Jong & Berg, 2008). Trước khi kết thúc trị liệu, tham vấn viên có thể hỗ trợ thân chủ xác
nhận lại những điều họ có thể làm để tiếp tục những thay đổi đã và đang thực hiện, cũng như trong
tương lai (Bertolino & O’Hanlon, 2002). Thân chủ nên được trợ giúp để xác định những có khăn, hay
nhận thức về những rào cản ngăn trở họ duy trì những thay đổi mà họ thực hiện.
Guterman (2006) cho rằng mục tiêu cuối cùng trong tham vấn tập trung-giải pháp là kết thúc trị liệu.
Ông nói thêm rằng: "Nếu tham vấn viên không chủ động khiến ca trị liệu của họ trở nên ngắn gọn
trong kế hoạch, thì sẽ có rất nhiều ca tham vấn sẽ trở nên ngắn gọn bởi nó được mặc định phải như
thế" (p. 67). Bởi lẽ mô thức trị liệu này là ngắn gọn, tập trung vào hiện tại và giải quyết những yêu
cầu cụ thệ, khả năng lớn có thể xảy ra là thân chủ sẽ trải qua những mối lo lắng khác được phát triển
sau đó. Thân chủ có thể yêu cầu thêm một vài buổi trị liệu khi họ cảm thấy cuộc sống của mình cần
trở nên đúng đắn hơn hay để cập nhật câu chuyện của mình. Dr. David Clark đã cung cấp ví dụ minh
họa về đánh giá và trị liệu từ cách tiếp cận trị liệu ngắn tập trung-giải pháp thông qua ca của Ruth
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trong cuốn Case Approach to Counseling and Psychotherapy (Tạm dịch: Tiếp cận Ca trong Tham vấn
và Trị liệu tâm lý" (Corey, 2009, chương 11).
ÁP DỤNG TRONG THAM VẤN NHÓM. Nhà thực hành tham vấn nhóm tập trung-giải pháp tin
tưởng vào khả năng của con người, và tạo môi trường cho họ trải nghiệm qua năng lực của chính bản
thân mình. Các thành viên có thể giải quyết vấn đề của bản thân, tạo điều kiện để xây dựng một cuộc
sống trọn vẹn. Từ khi bắt đầu, người trợ giúp nhóm đã thiết lập nên tinh thần chung là tập trung vào
những giải pháp (Metcalf, 1998) mà theo đó, những thành viên trong nhóm có cơ hội để trình bày vấn
đề của mình một cách ngắn gọn. Người trợ giúp có thể bắt đầu một nhóm mới bằng cách yêu cẩu:
"Tôi muốn từng người trong các bạn giới thiệu về bản thân. Cũng như vậy, đưa ra cho chúng tôi một ý
tưởng ngắn gọn cho thấy lý do bạn đến đây và bạn muốn cho chúng tôi biết gì về bản thân mình."
Người trợ giúp sẽ hỗ trợ các thành viên đặt vấn đề ra khỏi cuộc thảo luận, tạo nên không khí nhẹ
nhàng hơn bởi lẽ nó tạo cho các thành viên cơ hội nhìn nhận bản thân mà không bị vấn đề chi phối
mạnh mẽ. Đây cũng là vai trò của người trợ giúp: tạo cơ hội cho các thành viên nhìn nhận bản thân
như là một người có khả năng xử trí hiệu quả. Vì SFBT được thiết kế cho trị liệu ngắn, người dẫn dắt
cần đặt nhiệm vụ giữ cho các thành viên hướng đến giải pháp thay vì vấn đề, điều sẽ giúp các thành
viên định hướng tích cực hơn.
Người dẫn dắt nhóm làm việc với các thành viên để phát triển những mục tiêu chính xác càng nhanh
càng tốt. Người dẫn dắt sẽ tập trung vào những thay đổi nhỏ song thực tế và có thể đạt được; nhằm
dẫn đến một kết quả tích cực. Bởi lẽ thành công thường có khuynh hướng xây dựng từ chính bản thân
nó, những mục tiêu vừa phải sẽ được xem như khởi đầu của sự thay đổi. Những câu hỏi được sử dụng
để trợ giúp các thành viên trình bày về mục tiêu rõ ràng có thể bao gồm "Điều gì sẽ trở nên khác biệt
trong cuộc sống khi vấn đề của các bạn đã được giải quyết? " và "Điều gì trong tương lai sẽ nói cho
bạn cũng như những thành viên còn lại biết rằng mọi thứ đang tốt đẹp hơn đối với bạn?" Đôi khi các
thành viên nói về việc người khác có hay không thực hiện những mục tiêu của họ, thay vì tập trung
chú ý đến mục tiêu hay hành động của bản thân. Những lúc như vậy, nên hỏi họ: "Còn bạn thì như thế
nào? Bạn sẽ làm gì khác đi trong bối cảnh đó?"
Người trợ giúp sẽ hỏi các thành viên về những thời điểm vấn đề không tồn tại hay bớt gay go hơn.
Các thành viên được trợ giúp để khám phá ra những ngoại lệ, và nhấn mạnh đặc biệt đến việc họ đã
làm những gì để sự kiện đó xảy ra. Những người tham gia sẽ bắt đầu xác định những ngoại lệ với từng
cá nhân còn lại. Nó nâng cấp tiến trình nhóm và xúc tiến tập trung vào giải pháp, điều có thể trở nên
thật sự hiệu quả. Ngoại lệ là những sự kiện có thật xảy ra ngoài bối cảnh của vấn đề. Trong tham vấn
cá nhân, chỉ có nhà trị liệu và thân chỉ mới xem xét được khả năng. Dù vậy, lợi ích của tham vấn
nhóm là người nghe được mở rộng và như vậy, càng có nhiều dữ liệu khả thi (Metcalf, 1998). Nghệ
thuật đặt câu hỏi là cách can thiệp then chốt được sử dụng trong nhóm tập trung-giải pháp. Những câu
hỏi được đặt ra từ vị thế trân trọng, tò mò sáng suốt, hứng thú chân thành và cởi mở. Người dẫn dắt
nhóm sẽ dùng các câu hỏi bao hàm sự thay đổi đồng thời vẫn nhắm đến mục tiêu và định hướng tương
lai: "Bạn đã làm những gì và nó dẫn đến những thay đổi như thế nào kể từ lần cuối chúng ta gặp
nhau?" hay "Điều gì khiến bạn nhận ra rằng mọi thứ đang tốt dần lên?" Những thành viên khác trong
nhóm được khuyến khích hồi đáp lại với người dẫn dắt để xúc tiến tương tác nhóm. Người trợ giúp có
thể sử dụng câu hỏi như: "Ngày nào đó khi vấn đề khiến các bạn tới đây dường như không còn
nghiêm trọng đối với các bạn nữa, các bạn sẽ làm gì?", "Từng người trong các bạn đã lắng nghe người
khác trong ngày hôm nay, có ai trong nhóm có thể là nguồn động lực cho bạn thực hiện những điều
khác biệt hơn không?" Người dẫn dắt sẽ cố gắng giúp các thành viên xác nhận những ngoại lệ và khởi
đầu để nhận ra tính kiên cường và năng lực của bản thân. Cần tạo nên bối cảnh nhóm trong đó các
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
thành viên đều có thể học hỏi thêm về năng lực của chính mình chính là chìa khóa để các thành viên
học cách giải quyết những lo lắng của họ.
Tham vấn nhóm ngắn tập trung-giải pháp chứa đựng rất nhiều triển vọng cho tham vấn viên mong
muốn một cách tiếp cận thiết thực và hiệu quả hơn về mặt thời gian trong môi trường học đường
(Sklare, 2005). Thay vì tồn tại như một cuốn cẩm nang các kỹ thuật để loại bỏ vấn đề của học sinh,
cách tiếp cận này cung cấp cho những nhà tham vấn học đường một khuôn khổ mang tính hợp tác với
mục tiêu là hướng đến những thay đổi nhỏ như rõ ràng, cụ thể; tạo điều kiện cho học sinh khám phá ra
những định hướng hữu ích hơn. Mô thức này đặc biệt cung cấp cho những nhà tham vấn học đường
có trách nhiệm phải hỗ trợ một số lượng lớn trường hợp các học sinh gặp khó khăn trong hệ thống
trường K-12. Để tham khảo thêm chi tiết trị liệu trong cách thức SFBT áp dụng cho thực hành tham
vấn nhóm trong trường học, xem Sklare (2005). Ông chú ý đặc biệt đến tiến trình xác lập mục tiêu và
cung cấp rất nhiều ví dụ cụ thể về cách thức tham vấn viên hỗ trợ học sinh nhận định mục tiêu dài
hạn. Những chi tiết thảo luận về SFBT trong các nhóm, xem Corey (2008, chương 16).
LIỆU PHÁP TƯỜNG THUẬT
DẪN NHẬP
Trong số những học thuyết gia ý niệm xã hội, Micheal White và David Epston (1990) là những cá
nhân nổi tiếng nhất nhờ cách sử dụng tường thuật trong trị liệu của họ. Theo White (1992), các cá
nhân xây dựng ý nghĩa về cuộc sống thông qua những câu chuyện kể, điều được xem như là "sự thật".
Do ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ của những câu chuyện mang tính văn hóa, cá nhân có khuynh hướng
đồng hóa những thông điệp hàm chứa trong những câu chuyện đó, dẫn đến bất lợi trong nhiều cơ hội
cuộc sống đem lại cho bản thân.
Là đứa con tinh thần của tư tưởng hậu hiện đại, tường thuật là cách các nhà ý niệm xã hội làm sáng tỏ
quyền lực, kiến thức và "sự thật" được dàn xếp như thế nào trong những gia đình và các bối cảnh văn
hóa-xã hội khác (Freedman & Combs, 1996). Trị liệu, một phần là tái lập lại nguồn lực cá nhân từ áp
lực của các vấn đề ngoại tại và những câu chuyện đã thống trị trong hệ thống vĩ mô.
NỘI DUNG CHÍNH
Những ý niệm cơ bản và tiến trình trị liệu trong từng buổi, được phỏng theo nhiều công trình khác
nhau, chủ yếu từ những nguồn tài liệu sau đây: Winslade và Monk (2007), Monk (1997), Winslade,
Crocket, và Monk (1997), McKenzie và Monk (1997), cuối cùng là Freedman và Combs (1996).
TIÊU ĐIỂM CỦA LIỆU PHÁP TƯỜNG THUẬT. Liệu pháp tường thuật bao hàm sự chuyển đổi tiêu
điểm trong triết thuyết so với hầu hết các học thuyết truyền thống. Nhà trị liệu được khuyến khích
thiết lập cách tiếp cận hợp tác với niềm hứng thú đặc biệt trong việc trân trọng lắng nghe những câu
chuyện của thân chủ; nhằm tìm kiếm những thời điểm thân chủ có khả năng xoay sở và sống trọn vẹn;
dùng những câu hỏi như là cách khơi gợi thân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khám phá
của họ; bỏ qua những chẩn đoán và dán nhãn thân chủ để chấp nhận toàn bộ chân dung vấn đề; trợ

K–12 là danh từ chỉ định cho tất cả những bậc giáo dục từ tiểu học đến trung học. Nó thường được
sử dụng tại Hoa Kỳ, Canada, Philipines và Australia. Tại Australia, đôi khi từ P-12 cũng được sử
dụng. Khái niệm này viết tắt từ chữ Kindergarten (Mẫu giáo) đến lớp 12; những cấp học được miễn
phí giáo dục tại các quốc gia này.
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
giúp thân chủ thiết lập được biểu đồ ảnh hưởng mà vấn đề đem đến trong cuộc sống của họ; cũng như
giúp thân chủ tách biệt bản thân họ khỏi những câu chuyện thống trị họ đã từng đồng hóa, tạo nên một
không gian mới, mở ra việc sáng tạo những câu chuyện cuộc sống phong phú hơn (Freedman &
Combs, 1996).
VAI TRÒ CỦA NHỮNG CÂU CHUYỆN. Chúng ta sống cuộc đời của chính mình qua những câu
chuyện chúng ta tự thuật về bản thân và những câu chuyện do người khác nói về chúng ta. Các câu
chuyện này thực tế đã thu hẹp lại thực tế những ý niệm và hệ thống những điều chúng ta nhìn nhận,
cảm thấy, và hành động. Những câu chuyện đó bắt nguồn từ các cuộc trò chuyện trong bối cảnh văn
hóa-xã hội. Thân chủ tham gia trị liệu không mang vai trò của một nạn nhân của các chứng bệnh tuyệt
vọng, cùng một cuộc sống cũng bệnh hoạn như vậy; thay vào đó, họ xuất hiện như những chiến binh
dũng cảm, những cá nhân mang theo mình các câu chuyện sinh động để kể lại. Những câu chuyện
không chỉ thay đổi người kể câu chuyện đó, mà còn thay đổi cả trị liệu gia, người vinh dự được là một
phần trong tiến trình tự bộc lộ này (Monk, 1997).
LẮNG NGHE VỚI TẤM LÒNG CỞI MỞ. Tất cả những triết thuyết ý niệm xã hội đều dành một vị
trí đặc biệt quan trọng trong việc lắng nghe thân chủ một cách không phán xét hay kết tội, xác định
hay đánh giá. Lindsley (1994) nhấn mạnh rằng nhà trị liệu có thể động viên thân chủ xem xét lại
những phán xét phiến diện bằng cách chuyển đổi sang cách nhìn nhận tổng hợp cả về khía cạnh "tốt"
và "xấu" trong mỗi hoàn cảnh. Nhà trị liệu nỗ lực để tạo điều kiện cho thân chủ tự xoa dịu những
niềm tin, giá trị và cách diễn dịch gây nên khổ đau; mà không can thiệp vào hệ thống giá trị và cách
diễn dịch của họ. Trị liệu gia cũng mong muốn tạo nên ý nghĩa và tiềm năng mới trong câu chuyện mà
thân chủ chia sẻ, chứ không phải học thuyết định kiến và áp đặt những giá trị quan trọng lên thân chủ.
Dù những nhà trị liệu theo liệu pháp tường thuật hồi sinh trị liệu với một thái độ hẳn nhiên là liều lĩnh
như lạc quan, tò mò một cách trân trọng và bền bỉ, cũng như giá trị trong tri thức của thân chủ, họ vẫn
có thể lắng nghe câu chuyện đậm chất-vấn đề của thân chủ mà không bị sa đà vào đó. Vì nhà trị liệu
lắng ngh câu chuyện của thân chủ, họ có thể chú ý đến những chi tiết cung cấp bằng chứng cho thấy
khả năng của thân chủ trong việc đối phó với áp lực của vấn đề. Winslade và Monk (2007) cho rằng
trị liệu viên tin tưởng rằng thân chủ có khả năng, tài trí, mục tiêu khả dĩ và kinh nghiệm sống; những
điều có thể thúc đẩy những tiềm năng mới cho hành động. Tham vấn viên cần chứng minh niềm tin
rằng những điểm mạnh và khả năng có thể xác định được, kể cả khi thân chủ gặp khó khăn trong việc
nhìn nhận được chúng.
Trong cuộc đối thoại tường thuật, cần chú ý bỏ qua những ngôn ngữ tổng hợp hay khái quát, điều
hạn chế tính phức tạp của thân chủ bằng cách quy kết toàn diện tất cả những mô tả độc lập thành bản
chất của một con người. Nhà trị liệu sẽ bắt đầu tách biệt thân chủ ra khỏi vấn đề trong tâm trí đồng
thời lắng nghe và phản hồi (Winslade & Monk, 2007).
Quan điểm tường thuật tập trung vào khả năng tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của con người. Nhà
thực hành theo định hướng này không tự cho rằng mình biết nhiều về thân chủ hơn chính bản thân họ.
Thân chủ chủ yếu diễn dịch những trải nghiệm của mình. Con người được nhìn nhận như là một cá
nhân năng động, có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong thế giới mà họ trải nghiệm. Do đó, tiến trình thay
đổi có thể được tạo điều kiện thuận lợi, song không trực tiếp, bời nhà trị liệu.
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU
Tổng quan ngắn về các bước trong tiến trình trị liệu tường thuật cung cấp rõ ràng cho chúng ta cấu
trúc của tiếp cận tường thuật (O’Hanlon, 1994, trang 25–26):
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh

Hợp tác với thân chủ để định danh vấn đề, được chấp chận từ cả hai phía.

Nhân cách hóa vấn đề và tính chất của những ý niệm gây áp lực cũng như chiến thuật đối phó
với chúng.

Khám phá cách thức vấn đề gây khó khăn, chi phối, hay làm thân chủ nản lòng.

Khuyến khích thân chủ nhìn nhận câu chuyện của bản thân từ một góc độ khác, cung cấp cho
sự kiện những ý nghĩa phong phú hơn.

Khám phá những khoảnh khắc thân chủ không bị chi phối hay gặp khó khăn bởi vấn đề bằng
cách tìm kiếm những ngoại lệ.

Tìm kiếm bằng chứng trong quá khứ ủng hộ cách nhìn mới về thân chủ trọn vẹn hơn để đối
diện, đánh bại hay thoát khỏi sự khống chế hay áp lực của vấn đề (Vào thời điểm này, câu
chuyện về con người và cuộc đời thân chủ sẽ được tái chấp bút.)

Yêu cầu thân chủ suy xét về tương lai mà họ mong muốn, từ con người mạnh mẽ và hoàn hảo
họ vừa đạt được. Vì thân chủ trở đã nên hoàn toàn độc lập với câu chuyện đậm chất-vấn đề
trong quá khứ, họ có thể mường tượng ra kế hoạch về một tương lai chắc chắn hơn.

Tìm kiếm hoặc tạo nên khán giả để nhận thức và hỗ trợ câu chuyện mới chấp bút. Kể lại câu
chuyện mới thôi chưa đủ, thân chủ cần phải sống trong câu chuyện đó ngoài đời sống bình
thường. Bởi lẽ vấn đề của con người bắt đầu phát sinh từ bối cảnh xã hội, điều thiết yếu là
phải bao gồm cả môi trường xã hội trong việc hỗ trợ câu chuyện cuộc sống mới đã được hình
thành trong cuộc đối thoại với nhà trị liệu.
Winslade và Monk (2007) nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại tường thuật không cần phải theo tiến trình
được mô tả ở trên một cách chính xác; tốt hơn hết, nên nghĩ rằng những bước chuyển đổi trong một
khoảng thời gian theo chu kỳ hàm chứa những yếu tố sau:

Chuyển đổi câu chuyện vấn đề sang những miêu tả ngoại tại về vấn đề.

Vẽ biểu đồ ảnh hưởng của vấn đề trên cá nhân.

Lắng nghe những dấu hiệu về thế mạnh và sự toàn vẹn trong câu chuyện đậm chất-vấn đề của
thần chủ.

Xây dựng câu chuyện mới về sự toàn vẹn và lưu trữ lại những thành tựu này.
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU. Mục tiêu trị liệu của liệu pháp tường thuật thường là đề nghị thân chủ mô tả
lại những trải nghiệm của bản thân theo một ngôn ngữ mới và khác. Ngôn ngữ mới giúp thân chủ phát
triển những ý nghĩa cho suy nghĩ, cảm giác và hành vi còn đang mơ hồ, rối rắm (Freedman & Combs,
1996). Liệu pháp tường thuật hầu như luôn bao hàm cả nhận thức về những tác động của sự thống trị
bởi văn hóa trong cuộc sống con người trên nhiều phương diện. Nhà thực hành liệu pháp tường thuật
tìm kiếm để mở rộng nhận thức, tập trung cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khám phá hay sáng tạo
nên những lựa chọn mới và độc đáo trong cách nhìn nhận của con người.
VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ TRỊ LIỆU. Nhà trị liệu tường thuật liệu pháp là những
người trợ giúp chủ động. Khái niệm về sự quan tâm, săn sóc, hiếu kỳ một cách tôn trọng, cởi mở, thấu
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
cảm, tương tác và kể cả sự yêu thích sẽ được xem như điều tối cần thiết trong quan hệ. Vị trí khôngbiết-trước, cho phép trị liệu viên dõi theo, xác nhận và được dẫn đường trong câu chuyện của thân
chủ, tạo nên vai trò của người tham sát và điều phối tiến trình trị liệu, cũng như tích hợp liệu pháp với
quan điểm hậu hiện đại về những điều cần lý giải trong đời sống con người.
Nhiệm vụ chính của nhà trị liệu là hỗ trợ thân chủ tái cấu trúc đường đi của câu chuyện để nó trở nên
tươi đẹp hơn. Trị liệu viên thông qua lập trường độc đáo về sự hiếu kỳ mang tính tôn trọng, cũng như
làm việc với thân chủ để khám phá ra đồng thời cả những tác động của vấn đề lên bản thân họ và
những điều họ làm để giảm bớt tác động đó (Winslade & Monk, 2007). Một trong những chức năng
chính của nhà trị liệu là hỏi thân chủ và dựa trên các câu trả lời để tạo nên những câu hỏi sâu xa hơn.
White và Epston (1990) bắt đầu với những khám phá về thân chủ trong mối tương quan với vấn đề
hiện tại. Thân chủ thường thể hiện các câu chuyện đầu tiên trong đó họ và vấn đề bị hòa trộn lại với
nhau, như một thể thống nhất và không có sự khác biệt. White sử dụng những câu hỏi nhắm đến việc
tách rời vấn đề ra khỏi cá nhân bị ảnh hưởng bởi nó. Sự chuyển biến trong ngôn ngữ này bắt đầu từ
việc phân chiết bản tường thuật nguyên gốc nơi mà thân chủ và vấn đề là một; sau đó, vấn đề được
thể hiện khách quan như một yếu tố ngoại tại với họ.
Tương tự như những nhà trị liệu tập trung-giải pháp, nhà trị liệu theo liệu pháp tường thuật cũng giả
định rằng thân chủ là chuyên gia về những thay đổi mà họ mong muốn. Trị liệu viên liệu pháp tường
thuật có khuynh hướng bỏ qua cách dùng ngôn ngữ mang tính chẩn đoán, nhận xét, điều trị hay can
thiệp. Các chức năng như chẩn đoán hay nhận xét sẽ khiến nhà thực hành đặt ưu tiên xem xét việc
kiến thức của thân chủ về cuộc sống của bản thân họ có "đúng" hay không. Cách tiếp cận theo liệu
pháp tường thuật nhấn mạnh vào sự thấu hiểu những trải nghiệm trong cuộc sống của thân chủ cũng
như giảm thiểu tầm quan trọng trong việc nỗ lực tiên lượng, giải thích và nghiên cứu tâm bệnh. Nhà
thực hành liệu pháp tường thuật luôn cẩn trọng không tự gán cho mình vai trò chính trong việc giải
quyết những vấn đề cuộc sống của người khác cũng như tước đoạt nguồn lực (năng lực) của thân chủ
trong việc tạo nên thay đổi (Winslade và cs., 1997).
Khi nói đến việc thực hành hiệu quả liệu pháp tường thuật, không có một phương pháp quy chuẩn hay
công thức để áp dụng (Freedman & Combs, 1996; Monk, Winslade, Crocket, & Epston, 1997;
Winslade & Monk, 2007). Monk (1997) nhấn mạnh rằng liệu pháp tường thuật biến đổi với từng cá
nhân độc nhất. Đối với Monk, cuộc đối thoại tường thuật dựa trên nền tảng là cách thức chúng ta tồn
tại, và nếu nhà tham vấn theo liệu pháp tường thuật "nhìn nhận như một tiêu chuẩn hay sử dụng một
công thức nhất định, thân chủ sẽ cảm thấy phải trải qua việc mọi thứ đã được hoàn thành và bị tách
biệt khỏi cuộc đối thoại" (trang 24).
TƯƠNG QUAN TRỊ LIỆU. Nhà trị liệu theo liệu pháp tường thuật đặt một vị trí quan trọng trong
chất lượng nhà trị liệu đem đến cho tiến trình bộc lộ. Một số thái độ bao gồm lạc quan và tôn trọng,
hiếu kỳ và kiên nhẫn, quý trọng kiến thức của thân chủ, đồng thời tạo nên mối tương quan đặc biệt bởi
những cuộc đối thoại sẻ chia-nguồn lực (Winslade & Monk, 2007). Sụ hợp tác, lòng trắc ẩn, sự phản
Phân chiết (Deconstruction) là một hình thức phân tích ngôn ngữ, có nguồn gốc chủ yếu từ tác phẩm
của triết gia người Pháp Jacques Derrida, xuất bản năm 1967 mang tên "Of Grammatology" (Tạm
dịch: "Về ngành nghiên cứu chữ viết"). Trong tác phẩm này Derrida đưa ra ý niệm phân chiết, mang ý
nghĩa tất cả các từ đều có tính nhị nguyên về ý nghĩa và giá trị. Do đó, cách nhìn nhận ngôn ngữ mang
tính cá nhân hóa. Mỗi một người sẽ nhìn nhận câu chuyện theo một chiều kích khác nhau, bao gồm
tác giả của chính câu chuyện ấy.
*
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
ánh và khám phá là đặc điểm của tương quan trị liệu. Nếu mối quan hệ thật sự tương hỗ, trị liệu viên
cần nhận thức về sức mạnh hiển nhiên của nó trong thực hành chuyên nghiệp. Điều này không có
nghĩa là nhà trị liệu không cần chuyên môn, có điều, họ chỉ sử dụng chuyên môn này để cư xử với
thân chủ như là chuyên gia trong chính cuộc đời của mình.
Winslade, Crocket, và Monk (1997) mô tả rằng sự hợp tác cũng như đồng sáng tác hay chia sẻ chuyên
môn. Vai trò của thân chủ là tác giả khi họ là chuyên gia, nói về chính bản thân họ. Trong tiếp cận
tường thuật, nhà trị liệu-là-chuyên gia được thay thế bằng thân chủ-là-chuyên gia. Ý niệm này thử
thách lập trường cho rằng trị liệu viên là người biết-tuốt và là nhà chuyên môn sáng suốt. Winslade và
Monk (2007) đã phát biểu rằng: "Tính toàn vẹn trong tương quan tham vấn được suy trì theo cách mà
thân chủ được trân trọng như là tác giả giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng những bản tường thuật
phong phú" (trang 57-58).
Thân chủ thường mắc kẹt trong bối cảnh sống, mang đến những câu chuyện đậm chất-vấn đề thiếu
thích hợp. Nhà trị liệu tham gia vào cuộc đối thoại và hỏi thân chủ các câu hỏi nhằm khám phá nhận
thức, nguồn lực cũng như trải nghiệm độc đáo của thân chủ. Quá khứ đã là dĩ vãng, song đôi khi
chúng lại cung cấp nền tảng để thấu hiểu và khám phá nên những kết quả khác biệt và độc nhất,
những điều sẽ tạo nên thay đổi. Trị liệu viên liệu pháp tường thuật cung cấp tính tích cực và đôi khi là
một tiến trình, song thân chủ mới tạo nên tiềm năng và biến bước chuyển tiếp đó thành thực tế.
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU
Hiệu quả trong ứng dụng của liệu pháp tường thuật chủ yếu phụ thuộc vào thái độ hay nhận thức của
nhà trị liệu hơn là những kỹ thuật. Trong thực hành liệu pháp tường thuật, không có công thức, không
có sự thiết lập chương trình, và không có phương thức nào trị liệu viên có thể tuân theo để đảm bảo
kết quả tốt đẹp (Drewery & Winslade, 1997).
Khi những câu hỏi ngoại tại được tiếp cận chủ yếu như kỹ thuật, sự can thiệp sẽ trở nên hời hợt, áp đặt
và dương như không làm tăng hiệu quả chủ chốt của tiến trình tham vấn (Freedman & Combs, 1996;
O’Hanlon, 1994). Nếu tiến trình tham vấn sử dụng quy chuẩn tiếp cận, thân chủ dường như sẽ cảm
thấy mọi thứ đã được hoàn thành và rời bỏ cuộc đối thoại (Monk, 1997).
Những nhà trị liệu theo liệu pháp tường thuật đồng thuận với Carl Rogers trong ý niệm cách hiện hữu
của nhà trị liệu đối lập với việc cố gắng dẫn dắt kỹ thuật và thể hiện nó. Cách tiếp cận tường thuật
trong tham vấn còn nhiều hơn cả sự áp dụng các kỹ thuật, nó dựa trên nền tảng cho rằng cá tính của
nhà trị liệu sẽ tạo nên môi trường thuận lợi, khuyến khích thân chủ nhìn nhận câu chuyện của bản thân
dưới một góc nhìn khác. Cách tiếp cận này cũng thể hiện một thái độ đạo đức, dựa trên khung sườn
của triết thuyết. Đến từ hệ quy chiếu mang tính khái niệm, việc thực hành áp dụng để hỗ trợ thân chủ
trong việc tìm kiếm những ý nghĩa mới và tiềm năng trong cuộc sống của họ (Winslade & Monk,
2007).
CÂU HỎI...VÀ NHIỀU CÂU HỎI HƠN NỮA. Những câu hỏi nhà trị liệu đưa ra có thể đưa vào
cuộc hội thoại độc đáo, một phần của đàm thoại về cuộc chuyện trò đã xảy ra trước đó, là sự khám
phá những sự kiện đặc biệt, hay phám phá quá trình thống trị của nền văn hóa, những mệnh lệnh bắt
buộc. Bất kể vì mục đích nào, các câu hỏi đều có tính xoay vòng, hay liên đới, và chúng đều nhằm
mục đích truyền đến thân chủ sự tự tin, theo một phương thức mới mẻ. Sử dụng câu nói nổi tiếng của
Gregory Bateson (1972), các câu hỏi là cuộc tìm kiếm sự khác biệt để đế cái đích là sự khác biệt.
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà trị liệu sử dụng những câu hỏi như là phương thức tạo nên những trải nghiệm khác hơn là tổng
hợp thông tin. Mục đích của việc đưa ra các câu hỏi tiếp tục khám phá xây dựng lại trải nghiệm của
thân chủ, từ đó nhà trị liệu nhận thức được hướng đi tiến đến mục đích. Những câu hỏi luôn được đặt
ra từ vị thế tôn trọng, hiếu kỳ và cởi mở. Nhà trị liệu hỏi từ vị trí không-biết-trước, mang ý nghĩa rằng
họ không đặt những câu hỏi mà họ nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời. Monk (1997) mô tả quan điểm
này như sau:
Ngược lại với quy tắc chuẩn mực - lập trường biết trước - thực hành trị liệu tường thuật tạo
điều kiện cho tham vấn viên đảm nhận vị thế khám phá, thăm dò, khảo biên niên sử. Họ
chứng minh với thân chủ rằng, là một tham vấn viên không ngụ ý rằng họ có quyền năng biết
được sự thật. Tham vấn viên kiên định với vai trò hướng đến việc hiểu biết những trải nghiệm
của thân chủ (trang 25).
Thông qua tiến trình hỏi, nhà trị liệu cung cấp cho thân chủ cơ hội khám phá nhiều chiều kích đa dạng
trong hoàn cảnh cuộc sống của họ. Làm được điều này, ta sẽ sáng tỏ những giả định văn hóa ngầm đã
cấu thành nên ý niệm của vấn đề. Nhà trị liệu mong muốn tìm ra phương thức vấn đề trở nên hiển
nhiên, và nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận bản thân của thân chủ ra sao (Monk, 1997). Trị liệu viên
liệu pháp tường thuật nỗ lực khuyến khích cá nhân phân chiết những câu chuyện đậm chất-vấn đề, xác
định những hướng đi được ưu tiên, và tạo nên những câu chuyện thay thế để hỗ trợ cho các định
hướng mới của họ (Freedman & Combs, 1996).
NGOẠI HIỆN VÀ PHÂN CHIẾT. Những nhà trị liệu tường thuật khá biệt so với nhiều trị liệu viên
sử dụng triết thuyết truyền thống khác ở niềm tin rằng con người không phải là vấn đề, song vấn đề
chính là vấn đề (White, 1989). Sống nghĩa là có liên đới với những vấn đề, nhưng không bị hòa trộn
với nó. Những vấn đề và câu chuyện đậm chất-vấn đề gây ảnh hưởng và có thể chi phối cuộc sống
theo một cách vô cùng tiêu cực. Giả định rằng vấn đề được chấp nhận vô điều kiện đã giới hạn cơ hội
của cả thân chủ và thâm vấn viên trong việc khám phá những tiềm năng dẫn đến thay đổi (McKenzie
& Monk, 1997). Những trị liệu viên tường thuật hỗ trợ thân chủ phân chiết các câu chuyện mơ hồ
bằng cách tách biệt khỏi những giả định tiên đoán về các sự kiện, điều sau đó sẽ mở ra những tiềm
năng đa dạng để sống.
Ngoại hiện là một tiến trình để đi đến phân chiết nguồn lực của những bản tường thuật. Quá trình này
tách biệt con người khỏi những gì định nghĩa về họ dựa trên vấn đề. Khi thân chủ nhìn nhận bản thân
rằng họ "hiện hữu" cùng vấn đề, họ đã giới hạn những cách thức hóa giải hiệu quả hơn vấn đề đó. Khi
thân chỉ trải qua vấn đề như là một người đứng ngoài chính bản thân mình, họ có thể liên hệ với vấn
đề. Ví dụ như, có sự khác biệt rõ ràng giữa việc dán nhãn một người là nghiện rượu, với việc ngụ ý
rằng rượu đã chiếm lĩnh cuộc sống của người đó. Tách biệt vấn đề khỏi cá nhân giúp nuôi dưỡng hy
vọng và tạo điều kiện cho thân chủ đứng lên chống lại những cốt truyện đặc trưng, như tự đổ lỗi cho
bản thân. Bằng cách thấu hiểu rằng văn hóa lôi kéo con người tự đổ lỗi cho bản thân, thân chủ có thể
phân chiết cốt truyện và tạo nên một câu chuyện mới tích cực hơn, câu chuyện về sự chữa lành.
Phương pháp dùng để tách biệt con người khỏi vấn đề được xem gọi là đối thoại ngoại hiện, điều sẽ
mở ra không gian cho những câu chuyện mới xuất hiện. Phương pháp này thường hữu dụng khi con
người được chẩn đoán hay dán nhãn rằng không có giá trị hay thiếu tự tin trong tiến trình thay đổi
(Bertolino & O’Hanlon, 2002). Cuộc đối thoại ngoại hiện trung hòa lại áp lực, những câu chuyện đậm
chất-vấn đề và các thân chủ thiếu tự tin sẽ cảm thấy được toàn vẹn để giải quyết vấn đề họ phải đối
diện. Hai bước cấu thành cuộc đối thoại ngoại hiện là (1) vẽ biểu đồ những ảnh hưởng của vấn đề lên
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
cuộc sống của cá nhân và (2) những ảnh hưởng theo chiều kích ngược lại, từ cuộc sống của họ lên vấn
đề (McKenzie & Monk, 1997).
Vẽ biểu đồ ảnh hưởng của vấn đề lên một con người tạo nên nhiều thông tin hữu ích và thường đem
lại kết quả cho thất con người bớt cảm nhận sự xấu hổ và tội lỗi. Thân chủ cảm thấy được lắng nghe
và thấu hiểu khi những ảnh nhưởng của vấn đề được khám phá theo một mô thức hệ thống. Câu hỏi
thông thường là: "Khi nào vấn đề xuất hiện đầu tiên trong cuộc sống của bạn?" Khi biểu đồ được thực
hiện cẩn thận, nó xếp đặt nền tảng cho sự đồng sáng tác một cốt truyện mới cho thân chủ. Thông
thường thân chủ sẽ cảm thấy tổn thương khi nhìn thấy lần đầu tiên mức độ ảnh hưởng của vấn đề lên
chính bản thân họ. Công việc của nhà trị liệu và hỗ trợ thân chủ là lần theo dấu vết của vấn đề từ khi
nó mới xuất hiện đến hiện tại. Trị liệu viên có thể thêm vào một tương lai rối rắm bằng cách hỏi: "Nếu
vấn đề còn tiếp tục trong một tháng (hay một khoảng thời gian nào đó), nó có ý nghĩa như thế nào đối
với bạn?" Câu hỏi này có thể thúc đẩy thân chủ tham gia với nhà trị liệu trong cuộc đấu tranh với
những ảnh hưởng vấn đề đem lại. Những câu hỏi hữu ích khác là "Phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đến
cuộc sống của bạn?" hay "Vấn đề ành hưởng đến bạn sâu sắc đến mức nào?"
Điều quan trọng là cần xác định những trường hợp khi vấn đề không thể chi phối hoàn toàn cuộc sống
của thân chủ. Loại hình biểu đồ này có thê giúp thân chủ đang bị vỡ mộng do vấn đề gặp phải, nhìn
thấy vài tia hy vọng cho một cuộc sống khác hơn. Trị liệu viên nhìn nhận những "khoảng khắc rực rỡ"
ấy như là cách họ tham gia vào cuộc đối thoại ngoại hiện với thân chủ của mình (White & Epston,
1990).
Ca của Brandon minh họa cho một cuộc đối thoại ngoại hiện. Brandon nói rằng anh giận dữ quá mức
nhiều lần, đặc biệt khi cảm thấy vợ chỉ trích mình không đúng: "Tôi chỉ bùng nổ! Ăn nói không suy
nghĩ, cãi cọ tay đôi. Sau đó, tôi ước gì mình có thể làm lại, song đã quá muộn. Tôi lại gặp rắc rối
nữa." Mặc dù những câu hỏi là về cách những cơn giận dự nổ ra, được làm cho đầy đủ bằng những ví
dụ và sự kiện đặc trưng, sẽ lập biểu đồ những ảnh hưởng của vấn đề, những câu hỏi lại thật sự ngoại
hiện khỏi vấn đề: "Nhiệm vụ của cơn giận dữ là gì, và làm thế nào anh tự cho bản thân trách nhiệm
phải thực hiện nhiệm vụ ấy?", "Cơn giận dự đến với anh như thế nào, và làm thế nào đó có thể khiến
anh tạo điều kiện cho nó chi phối bản thân?. "Cơn giận dữ buộc anh phải làm gì, và điều gì xảy ra khi
anh nhận biết yêu cầu đó?"
TÌM KIẾM KẾT QUẢ KỲ LẠ. Trong tiếp cận tường thuật, câu hỏi ngoại tại theo sau những câu hỏi
khác tìm kiếm kết quả kỳ lạ. Nhà trị liệu nói với thân chủ về những khoảnh khắc họ được lựa chọn
hoặc thành công đối với vấn đề. Quá trình này được thực hiện gằng cách chú ý đến bất kỳ trải nghiệm
nào nằm ngoài câu chuyện về vấn đề, bất chấp rằng thân chủ có thể cho rằng điều đó không quan
trọng. Nhà trị liệu có thể hỏi: "Liệu có những khoảng thời gian nào nỗi giận dữ cố gắng khống chế
bạn, song bạn đã chống lại được? Thường thì nó như thế nào? Bạn đã làm sao thể thực hiện được điều
đó?" Những câu hỏi này được đặt ra nhằm nhấn mạnh đến những khoảng khắc vấn đề không tồn tại
hay khi nó được hóa giải thành công. Kết quả kỳ lạ thường có thể tìm thấy trong qua khứ hay hiện tại,
song nó cũng có thể là một giả thuyết cho tương lai: "Bạn chọn cách nào để chống lại cơn giận dữ?"
Những câu hỏi khai mở như thế này tạo điều kiện cho thân chủ nhìn thấy khả năng thay đổi. Với các
kết quả kỳ lạ này, câu chuyện về cuộc đời thân chủ đã sang một chương mới với nhiều phiên bản
phong phú khác nhau (White, 1992).
Theo những mô tả về kết quả kỳ lạ, White (1992) cho rằng các câu hỏi, dù gián tiếp hay trực tiếp, đều
dẫn đến việc tạo nên những câu chuyện nhấn mạnh tính nhân dạng hơn:
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Bạn nghĩ câu chuyện này sẽ nói với tôi về những điều bạn đang muốn và những gì bạn đã cố
gắng trong cuộc sống của mình như thế nào?

Bạn nghĩ hiểu câu chuyện này ảnh hưởng đến cách nhìn của tôi về bạn, như một con người,
thế nào?

Trong tất cả những người biết bạn, ai sẻ là người ít ngạc nhiên nhất về việc bạn có thể từng
bước xác định những ảnh hưởng của vấn đề lên bản thân?
Quá trình chuyển đổi những câu chuyện về kết quả kỳ lạ sang câu chuyện về giải pháp, được phát
triển bởi Epston và White (1992) được gọi là "những câu hỏi xoay vòng"

Bây giờ bạn đã tìm thấy điểm nhấn trong cuộc đời mình, có ai khác cũng nên biết về điều này
không?

Tôi đoán rằng có một số người vẫn còn cái nhìn cũ về con người của bạn. Có ý tưởng nào để
khiến họ "cập nhật" được những trang mới trong cuốn sách về cuộc đời bạn không?

Nếu một người khác đền với trị liệu với lý do giống như bạn, liệu tôi có thể chia sẽ với họ
những khám phá quan trọng mà bạn đã tìm được? (trang 23)
Những câu hỏi này không nên được đưa ra với thái độ tấn công. Đặt câu hỏi là một phần không thể
thiếu trong bối cảnh hội thoại tường thuật, và mỗi câu hỏi được điều chỉnh một cách tinh tế với câu trả
lời đã được hồi đáp cho câu hỏi trước đó (White, 1992).
McKenzie và Monk (1997) đề xuất rằng nhà trị liệu nên tìm kiếm sự cho phép từ thân chủ trước khi
hỏi một chuỗi những câu nghi vấn. Bằng cách làm rõ cho thân chủ hiểu rằng họ không cần phải trả lời
những câu hỏi của nhà trị liệu, trị liệu viên đặt thân chủ vào vị trí điều khiển tiến trình. Sự cho phép
hỏi của thân chủ để có thể đặt câu hỏi liên tục, có khuynh hướng giảm thiểu việc vô tình tạo áp lực
cho thân chủ.
CÂU CHUYỆN THAY THẾ VÀ TÁI CHẤP BÚT. Xây dựng câu chuyện mới liên quan chặt chẽ với
việc tái cấu trức, và nhà trị liệu tường thuật lắng nghe sự mở đầu của câu chuyện mới. Thân chủ có
thể tiếp tục và chủ động tái chấp bút câu chuyện cuộc đời họ, và nhà trị liệu tường thuật sẽ đề nghị
thân chủ viết nên một câu chuyện thay thế thông qua "kết quả kỳ lạ", được xác định như là những sự
kiện không đúng với dự đoán trong câu chuyện đậm chất vấn đề (Freedman & Comb, 1996). Trị liệu
viên tường thuật sẽ hỏi thân chủ về đoạn mở đầu: "Bạn đã bao giờ có thể thoát khỏi ảnh hưởng mà
vấn đề đem đến chưa?" Nhà trị liệu sẽ lắng nghe những gợi ý để diễn đạt lại trong khoảng giữa câu
chuyện vấn đề và xây dựng một câu chuyện mới kể về khả năng của thân chủ.
Bước ngoặt trong cuộc đối thoại tường thuật sẽ đến khi thân chủ đưa ra chọn lựa giữa việc tiếp tục
sống với câu chuyện đậm chất vấn đề và sáng tạo một câu chuyện thay thế (Winslade & Monk, 2007).
Thông qua việc sử dụng những câu hỏi về tiềm năng độc nhất, nhà trị liệu chuyển trọng tâm đến
tương lai. Ví dụ như: "Với những gì bạn đã tìm thấy ở bản thân mình, bước tiếp thao bạn thực hiện sẽ
như thế nào? Với những điểm mạnh trong nhân dạng, bạn sẽ làm điều gì nhiều hơn nữa để phát huy?"
Những câu hỏi như vậy sẽ cổ vũ thân chủ suy ngẫm về những thành quả họ đạt được trong hiện tại,
cũng như những bước thực hiện tiếp theo trong tương lai.
Nhà trị liệu làm việc một cách hợp tác với thân chủ bằng cách trợ giúp họ cấu trúc lại sáng tác câu
chuyện của mình một cách chặt chẽ và toàn diện hơn hơn (Neimeyer, 1993). Bao gồm cả những cuộc
đối thoại tự do hay tham gia vào chuỗi câu hỏi trong tiến trình với tốc độ vừa phải, nhà trị liệu sẽ cố
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
gắng khơi gợi những tiềm năng mới và gắn chúng với bản tường thuật cũng như tiến trình về cuộc đời
thân chủ mà họ đưa ra. White và Epston (1990) hướng dẫn rằng kết quả kỳ lạ cũng tương tự như câu
hỏi ngoại lệ trong liệu pháp tập trung-giải pháp. Cả hai đều hướng đến việc xây dựng những tiềm
năng đã tồn tại trong con người. Quá trình phát triển câu chuyện thay thế, hay tường thuật, là sự hình
thành hy vọng cuối cùng: Hôm nay là ngày đầu tiên trong quãng đời còn lại của bạn. Tham khảo cuốn
"Case Approach to Counseling and Psychotherapy" (tạm dịch: Tiếp cận Ca trong Tham vấn và Trị
liệu tâm lý) (Corey, 2009, chương 11) để có ví dụ cụ thể về cách thực hành của nhà trị liệu tường
thuật, giống như cách Dr. Gerald Monk tham vấn cho Ruth.
LƯU GIỮ LẠI CHỨNG CỨ. Nhà thực hành tường thuật liệu pháp tin rằng câu chuyện mới chỉ bắt
đầu khi có một độc giả trân trọng và ủng hộ chúng. Có được một độc giả cho những thông tin mới
nhất về sự thay đổi đang diễn ra là điều cần thiết để những câu chuyện thay thế có thể tiếp tục sống
(Andrews & Clark, 1996), và một độc giả ủng hộ cho những bước phát triển mới hướng đến mục tiêu
được ý thức.
Một trong những kỹ thuật củng cố thành công mà thân chủ đã thực hiện được là viết thư. Nhà trị liệu
tường thuật là người mở đường co sự phát triển của việc viết thư nhằm mục đích trị liệu. Những lá thư
mà trị liệu viên viết cung cấp ghi chép về buổi trị liệu và có thể bao gồm bản mô tả tổng quá vấn đề
cũng như ảnh hưởng của nó lên thân chủ, những điểm mạnh và tiềm năng được xác định trong buổi trị
liệu đó. Các lá thư có thể được đọc một lần nữa trong những thời điểm khác, và một phần câu chuyện
có thể được truyền cảm hứng từ đây. Các bức thư còn chú ý đến nỗi dằn vặt mà thân chủ gặp phải khi
đối diện với vấn đề và rút ngắn khoảng cách giữa câu chuyện đậm chất-vấn đề và sự phát triển câu
chuyện mới được yêu thích hơn (McKenzie & Monk, 1997).
Epston đã phát triển khả năng đặc biệt trong việc tiếp tục những cuộc trao đổi giữa các buổi trị liệu
thông qua việc sử dụng thư tín (White & Epston, 1990). Những lá thư của ông có thể dài, ghi chép lại
tiến trình phỏng vấn và những thỏa thuận đạt được; hoặc cũng có thể ngắn gọn, nhấn mạnh đến những
ý nghĩa hay hiểu biết đạt được trong các buổi trị liệu và hỏi những câu xuất hiện trong đầu ông kể từ
buổi gặp cuối. Những lá thư này cũng có thể được sử dụng để động viên thân chủ, nhắc nhở các thành
quả đạt được trong việc liên qua đến việc xử lý vấn đề hay suy xét về ý nghĩa của những thành tựu đó
với người khác trong cộng đồng. Winslade và Monk (2007) lưu ý rằng những lá thư lưu giữ lại các
bước thay đổi thân chủ đã thực hiện được có khuynh hướng củng cố ý nghĩa quan trọng của những
thay đổi đó, cho cả thân chủ lẫn những cá nhân khác trong cuộc đời của họ.
David Nylund, một nhân viên lâm sàng ngành công tác xã hội, dùng thư tín tường thuật như một phần
cơ bản trong cách thực hành của ông. Nylund mô tả khung sườn khái niệm ông cho rằng hữu ích trong
việc kiến tạo các bức thư gửi thân chủ như sau (Nylund & Thomas, 1994):

Đoạn giới thiệu tái kết nối thân chủ với phiên trị liệu trước đó.

Mệnh mề tóm tắt ảnh hưởng của vấn đề lên thân chủ.

Các câu hỏi nhà trị liệu nghĩ đến sau khi phiên trị liệu liên quan đến việc xây dựng câu
chuyện mới được phát triển có thể khiến thân chủ suy ngẫm.

Bức thư lưu trữ lại các kết quả kỳ lạ hay những ngoại lệ trong câu chuyện vấn đề xuất hiện
trong phiên trị liệu, nơi mà nếu có thể, những câu nói của thân chủ được trích dẫn lại nguyên
văn.
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nylund và Thomas (1994) cho rằng thư tín tường thuật sẽ củng cố tầm quan trọng của việ tiếp tục
những điều đã học trong trị liệu chính thức, khi đi vào đời sống thường nhật. Thông điệp chuyển đi có
giá trị đầy đủ về mặt ngữ nghĩa, dường như còn quan trọng hơn trị liệu chính thức. Trong một cuộc
điều tra thông thường về nhận thức giá trị của thư tín tường thuật với thân chủ cũ, giá trị trung bình
của một bức thư tương đương với ba phiên trị liệu cá nhân. Kết quả này cũng phù hợp với phát biểu
của McKenzie và Monk’s (1997): "Một số tham vấn viên tường thuật đề xuất rằng những bức thư hay
theo sau các phiên trị liệu hay đến trước các phiên trị liệu khác có thể mang giá trị bằng năm phiên trị
liệu thông thường" (trang 113).
TRỊ LIỆU NHÓM. Nhiều kỹ thuật được mô tả trong chương này có thể áp dụng đối với tham vấn
nhóm. Winslade và Monk (2007) khẳng định điểm nhấn của tường thuật liệu pháp nằm ở việc tạo nên
những độc giả biết thưởng thức các bước phát triển mới trong cuộc sống thân chủ. Đây là điều có thể
thêm vào khi thực hiện trị liệu nhóm. Họ phát biểu như sau: "Nhóm cung cấp một cộng đồng sẵn có
sự quan tâm và nhiều cơ hội cho kiểu tương tác mở ra các tiềm năng sống theo phương thức mới. Các
đánh giá mới có thể được nhắc lại và thử nghiệm trong một thế giới rộng lớn hơn" (trang 135). Họ
đưa ra rất nhiều ví dụ trong thực hành tường thuật liệu pháp với tham vấn nhóm trong trường học:
phát triển thuận lợi trong tham vấn học đường, chương trình dựa trên sự mạo hiểm; nhóm quản lý cơn
giận dữ và tham vấn nhóm ngắn. Để có những mô tả chi tiết trong nhóm tường thuật liệu pháp, xem
Winslade and Monk (2007, chương 5).
CÁC TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Học thuyết ý niệm xã hội khá phù hợp với triết lý của chủ nghĩa đa văn hóa. Một trong những
vấn đề mà thân chủ trong các nền văn hóa khác biệt thường trải nghiệm là kỳ vọng về việc họ nên
thích ứng cuộc sống của họ với thực tế và các chân lý chi phối xã hội mà họ tồn tại như một phần
trong đó. Với sự nhấn mạnh về tính hiện thực đa dạng và giả định rằng những gì chúng ta xem là chân
lý, rối cuộc cũng chỉ là sản phầm của các ý niệm xã hội, cách tiếp cận hậu hiện đại có sự tương thích
tuyệt hảo với thế giới quan đa văn hóa.
Tiếp cận theo hướng ý niệm xã hội trong trị liệu cung cấp cho thân chủ một hệ quy chiếu
những gì họ nghĩ về suy nghĩ của mình cũng như sự tìm hiểu về tác động của những câu chuyện lên
hành động của họ. Thân chủ được khuyến khích tìm hiểu về hiện thực đang được cấu tạo nên và
những hậu quả theo sau các ý niệm đó. Trong hệ quy chiếu những giá trị văn hóa và thế giới quan của
họ; thân chủ có thể khám phá niềm tin và tái diễn dịch những sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Nhà
thực hành theo quan điểm ý niệm xã hội có thể dẫn đường cho thân chủ với tâm thế tôn trọng những
giá trị nền tảng của họ. Chiều kích này đặc biệt quan trọng đối với những ca mà tham vấn viên đến từ
nền văn hóa khác hay không chia sẻ thế giới quan tương đồng với thân chủ.
Liệu pháp tường thuật đặt nền tảng trên bối cảnh văn hóa-xã hội, điều khiến cách tiếp cận này
đặc biệt tương thích với thâm vấn cho thân chủ có nền văn hóa khác biệt. Rất nhiều cách tiếp cận hiện
đại khác được thảo luận trong cuốn sách này được dựa trên giả định rằng vấn đề tồn tại trong các cá
nhân. Một số mô thức truyền thống định nghĩa về sức khỏe tâm thần dưới giá trị văn hóa chủ đạo này.
Ngược lại, nhà trị liệu tường thuật làm việc dựa trên lý thuyết cho rằng vấn đề được xác định trong xã
hội, văn hóa, chính trị và những bối cảnh liên quan khác hơn là trong chính các cá nhân. Họ rất quan
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
tâm đến việc xem xét các thông số như giới tính, sắc tộc, hạn chế về cơ thể, xu hướng tính dục, giai
cấp xã hội, tâm linh và tôn giáo trong các chủ đề trị liệu. Hơn nữa, trị liệu trở thành một nơi đề tái
chấp bút lại những ý niệm xã hội cũng như các bản tường thuật tương ứng trong đó thân chủ cảm thấy
khó khăn.
Trị liệu viên tường thuật liệu pháp tập trung vào các câu chuyện vấn đề chi phối và khuất
phục dưới mức độ cá nhân, xã hội và văn hóa. Khái niệm chính trị-xã hội về "vấn đề" làm sáng tỏ các
ý niệm cũng như truyền thống văn hóa tạo đã tạo nên những yếu tố thống trị và áp chế bản tường
thuật. Từ định hướng này, các nhà thực hành phân tích các giả định xã hội như một phần trong hoàn
cảnh có vấn đề của thân chủ. Con người có khả năng thấu hiểu cách truyền thống văn hóa ảnh hưởng
đến họ. Nhận thức này có thể dẫn đến cách nhìn mới về áp lực mà các đề tài có sự ảnh hưởng lớn. Nó
được xem như một phần không thể thiếu trong câu chuyện của thân chủ. Và với nhận thức mới về văn
hóa, câu chuyện mới đã có thể bắt đầu.
Trong phần thảo luận về ảnh hưởng đa văn hóa lên thân chủ, Bertolino và O’Hanlon (2002) nhấn
mạnh rằng họ không tiếp cận trị liệu với các ý niệm phỏng đoán về trải nghiệm của thân chủ.Thay vào
đó, họ học từ chính thân chủ để hiểu được thế giới trải nghiệm của cá nhân đó. Bertolino và O’Hanlon
thực hành sự hiếu kỳ đa văn hóa bằng cách lắng nghe một cách tôn trọng thân chủ, người sẽ là người
thầy tuyệt với nhất của họ.

Sau đây là một số câu hỏi tác giả đề xuất như là một phương thức thấu hiểu đầ đủ hơn ảnh
hưởng của tính đa văn hóa lên thân chủ:

Nói cho tôi nghe về ảnh hưởng (của một số khía cạnh văn hóa) đối với cuộc sống của bạn.

Bạn có thể chia sẻ với tôi điều gì về hoàn cảnh của bạn, để tôi có thể hiểu về bạn đầy đủ hơn?

Thử thách nào bạn đã phải trải qua khi trưởng thành trong nên văn hóa của mình?

Điều gì trong hoàn cảnh gây khó khăn cho bạn?

Làm thế nào bạn có thể tìm ra điểm mạnh và nguồn lực từ nền văn hóa của mình? Nguồn lực
nào bạn có thể sử dụng trong thời điểm cần thiết?
Các câu hỏi như vậy làm sáng tỏ những ảnh hưởng văn hóa đặc trưng, nơi đã trở thành nguồn hỗ trợ
hoặc tạo nên vấn đề của thân chủ.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Thiếu sót tiềm tàng trong cách tiếp cận hậu hiện đại liên quan đến lập trường không biết trước
mà trị liệu viên đặt giả định, cùng với giả định cho rằng thân chủ như thề-chuyên gia. Nhiều cá nhân
đến từ các nhóm đa văn hóa có khuynh hướng xem trọng nhà chuyên môn như là những chuyên gia
cung cấp định hướng và giải pháp cho những người tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu trị liệu viên nói với
thân chủ rằng: "Tôi không hẳn là một chuyên gia, người làm chuyên gia chính là bạn; Tôi tin tưởng
rằng nguồn lực bạn đang có sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình," điều này sau đó có
thể gây ra sự thiếu tin tưởng vào nhà trị liệu. Để tránh trường hợp này xảy ra, nhà trị liệu định hướng
tập trung-giải pháp hay liệu pháp tường thuật cần truyền đạt lại cho thân chủ hiểu rằng họ có sự hiểu
biết về tiến trình trị liệu song thân chủ mới là những chuyên gia biết những gì họ muốn thay đổi trong
cuộc sống của chính bản thân mình.
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI ÁP DỤNG CHO CA CỦA STAN
N
hà trị liệu làm việc trên quan điểm tích hợp bằng cách phối hợp các khái niệm và kỹ thuật trong
tiếp cận tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật. Triết thuyết của trị liệu viên trái ngược
với việc xác định và chẩn đoán theo mô hình DSM-IV-TR, và họ không bắt đầu trị liệu với sự
đánh giá chính thức. Thay vào đó, nhà trị liệu tham gia trò chuyện một cách hợp tác với Stan với
trong tâm là sự thay đổi, tính toàn vẹn, năng lực, sở thích và ý tưởng thực hiện các thay đổi trong
tương lai.
Nhà trị liệu bắt đầu làm việc với Stan bằng cách đề nghị anh kể cho cô nghe về những lo lắng khiến
anh tìm đến trị liẹu và những mong đợi anh mong có thể hoàn thành trong các phiên trị liệu của mình.
Cô cũng cung cấp cho Stan định hướng ngắn gọn về một vài ý tưởng cơ bản dẫn dắt cách thực hành
lâm sàng của cô và mô tả quan điểm của cô về tham vấn như là sự cộng tác hòa hợp, trong đó Stan là
một cộng sự giàu kinh nghiệm. Stan có thể bất ngờ trước điều này vì anh sẽ hy vọng rằng trị liệu viên
mới là người có chuyên môn và kinh nghiệm hơn. Anh có thể cho cô biết rằng anh không tự tin lắm
trong việc nhận biết cách thức tiếp tục cuộc sống của mình, đặc biệt bởi vì Stan thường gặp rắc rối.
Trị liệu viên lưu ý rằng anh có thái độ tự nghi hoặc khi nói đến giả định về vai trò cộng sự giàu kinh
nghiệm. Dù vậy, nhà trị liệu vẫn làm rõ tiến trình trị liệu và thiết lập tương quan hợp tác và truyền đạt
lại với Stan rằng anh mới là người mang trách nhiệm định hướng cho trị liệu.
Ngay sau khi nói về định hướng trong thực hành trị liệu, trị liệu viên sẽ hỏi về một số mục tiêu cụ thể
mà Stan muốn đạt được thông qua các phiên tham vấn. Stan thể hiện rõ rằng anh sẵn sàng và khao
khát thay đổi. Dù vậy, anh cũng thêm rằng mình đang phải chịu đựng sự thiếu tự trọng của bản thân.
Nhà trị liệu bắt đầu tập trung Stan vào việc tìm kiếm những ngoại lệ trong vấn đề lòng tự trọng thấp.
Cô đặt câu hỏi ngoại lệ (trị liệu tập trung-giải pháp): "Điều khác biệt trong bối cảnh hay thời điểm anh
không trải nghiệm lòng tự trọng thấp, so với những thời điểm hay bối cảnh khác, là gì?" Stan có khả
năng nhận định một vài đặc điểm tích cực: lòng dũng cảm, tính kiên quyết, và sự sẵn sàng thử những
điều mới thay thế cho tính tự nghi hoặc bản thân, và món quà trong công việc anh làm với trẻ nhỏ.
Stan biết anh muốn gì ở trị liệu; cũng như có những mục tiêu rõ ràng: đạt được mục đích học vấn,
nâng cao lòng tin về bản thân, liên đới với phụ nữ mà không sợ hãi, cảm thấy vui vẻ hơn thay vì buồn
bã và lo lắng. Nhà trị liệu sẽ yêu cầu Stan nói nhiều hơn về cách anh điều khiển để đạt được những
thành tựu đang có thay vì bị trói buộc trong vấn đề anh phải đối mặt là lòng tự trong thấp và tự nghi
hoặc bản thân.
Nhà trị liệu tạo điều kiện cho Stan chia sẻ câu chuyện đậm chất vấn đề của anh, song cô không sa lầy
vào nó. Cô yêu cầu Stan nghĩ về vấn đề của mình như một người đứng ngoài cốt truyện về tính cách
cá nhân của anh. Kể cả trong những ca đầu tiên, trị liệu viên sẽ động viên anh tách biệt vấn đề của anh
khỏi bản thân bằng cách đặt ra các câu hỏi ngoại hiện về vấn đề của Stan.
Stan thể hiện nhiều lĩnh vực anh có vấn đề khiến anh lo lắng. Nhà trị liệu khiến anh tập trung vào một
vấn đề cụ thể. Stan nói rằng anh bị trầm cảm trong phần lớn thời gian, và anh lo lắng rằng một ngày
nào đó, điều này có thể áp đảo con người minh. Sau khi lắng nghe nỗi sợ hãi và lo lắng của Stan, nhà
trị liệu hỏi Stan câu hỏi phép màu (kỹ thuật tập trung-giải pháp: "Hãy giả sử rằng có một phép màu
xảy ra khi anh đang ngủ tối nay. Ngày mai, khi thức dậy, những vấn đề anh nhắc tới đã biến mất. Có
điều gì khác biệt khi phép mày xảy ra và vấn đề của anh đã được giải quyết? Cuộc sống của anh lúc
đó khác biệt như thế nào?" Với can thiệp này, trị liệu viên đã chuyển đổi trọng tâm trao đổi về vấn đề
sang giải pháp. Cô giải thích cho Satn hiểu rằng trị liệu sẽ cố gắng tìm đến cả những giải pháp trong
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
hiện tại và tương lai thay vì chú tâm vào các vấn đề trong quá khứ. Họ sẽ tham gia trao đổi với nhaumột cuộc trò chuyện đặc trưng về sự thay đổi-thay vì vấn đề.
Trong phạm vi lớn hơn, Stan đã liên đới nhân dạng bản thân với vấn đề của mình, đặc biệt là tình
trạng trầm cảm. Anh không nghĩ rằng vấn đề với anh tồn tại độc lập với nhau. Nhà trị liệu mong muốn
anh có thể nhận ra nhân cách không phải là vấn đề anh gặp phải, mà vấn đề rốt cuộc cũng chỉ là vấn
đề mà thôi. Sau khi nhà trị liệu yêu cầu Stan đặt tên cho vấn đề của mình, anh cuối cùng quyết định là
"Không thể ngăn chặn cơn trầm cảm!" Sau đó anh liên hệ rằng trầm cảm đã ngăn cảnh anh thực hiện
các chức năng theo cách anh mong muốn trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Sau đó, trị
liệu viên sẽ dùng những câu hỏi ngoại hiện (kỹ thuật tường thuật liệu pháp) như là cách tách biệt Stan
khỏi vấn đề của anh: "Cơn trầm cảm đã đánh bại bạn bao lâu rồi?" "Cơn trầm cảm khiến bạn phải trả
giá như thế nào?" "Đã có khi nào bạn đứng lên và chống chọi lại cơn trầm cảm và không cho nó dành
quyền kiểm soát?" Tất nhiên, nhà trị liệu ngă của Stan sẽ giải thích cho anh rằng chị đang dùng ngôn
ngữ ngoại hiện, để anh không nghĩ về tham vấn một cách kỳ quái. Cô sẽ nói nhiều hơn về các tác
dụng trong việc tham gia và cuộc đối thoại ngoại hiện này. Cô cũng nói với Stan về tầm quan trọng
trong việc lập biểu đồ ảnh hưởng của vấn đề lên đời sống của anh. Tiến trình này bao gồm sự khám
phá cách vấn đề tồn tại, phạm vi tồn tại của vấn đề đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống
của anh, và vấn đề tác động đến anh sâu sắc đến mức nào.
Trong tiến trình trị liệu, nỗ lực hợp tác nhằm tìm kiếm cách vấn đề cản trở, thống trị và nàm nản lòng
Stan yêu cầu anh nhìn lại quá khữ dưới một góc nhìn khác. Nhà trị liệu tiếp tục nói đến những khoảnh
khắc Stan không bị chi phối hay nản lòng bởi cơn trầm cảm và lo hãi, cũng như tiếp tục tìm kiếm các
ngoại lệ về trải nghiệm vấn đề. Stan và nhà trị liệu của anh tham gia vào cuộc trao đổi về kết quả kỳ
lạ, hay những thời điểm anh chứng minh được sự dũng cảm và tính kiên nhẫn trong việc đối mặt với
các sự kiện không như ý. Một vài "khoảnh khắc rực rỡ" bao gồm khi Stan đạt được thành tựu tại
trường cao đẳng, thực hiện công tác tình nguyện với trẻ em, tiếp tục ngăn chặn khuynh hướng lạm
dụng rượu, sẵn sàng thách thức nỗi sợ hãi và kết bạn với những người mới, nói về những thông điệp
tự bại trong tâm trí, hoàn thành công việc an toàn, cũng như mong muốn sáng tạo nên một viễn cảnh
về tương lai tốt đẹp hơn.
Với sự trợ giúp của nhà trị liệu, Stan thu thập những chứng cứ trong quá khứ ủng hộ cho cách nhìn
mới về bản thân anh như một cá thể toàn vẹn đủ để thoát khỏi sự chi phối của các câu chuyện đậm
chất vấn đề. Trong gia đoạn trị liệu này, Stan quyết định sáng tạo nên một bản tự thuật thay thế. Nhiều
phiên trị liệu sẽ dành cho việc tái chấp bút câu chuyện của Stan theo một cách sống động, sáng tạo và
tràn đầy màu sắc hơn. Bên cạnh tiến trình sáng tác câu chuyện thay thế, nhà trị liệu cũng khám phá
những khả năng tìm thấy những độc giả có thể củng cố những thay đổi khả thi của Stan. Nhà trị liệu
sẽ hỏi: "Người nào anh biết sẽ ít ngạc nhiên nhất khi nghe về những thay đổi gần đây của anh, và
người này biết những gì đã khiến anh thay đổi như vậy mà không thấy bất ngờ?" Stan xác định một
giáo viên, một người thầy thông thái đối với anh, đã tin anh khi Stan có một chút niềm tin vào bản
thân mình. Sẽ có một lượng thời gian trong trị liệu dành cho việc thảo luận cách câu chuyện mới chỉ
trở nên chắc chắn khi có độc giả yêu mến nó.
Sau năm phiên trị liệu, Stan đã ngăn chặn được vấn đề. Trong phiên trị liệu thứ sáu hay cuối cùng,
nhà trị liệu đưa ra câu hỏi đo lường, yêu cầu Stan đánh giá mức độ tiến bộ trong phạm vi vấn đề.
Trong thang đo từ 0 đến 10, Stan đánh giá cách anh nhìn nhận bản thân từ trong phiên đầu tiên và anh
tại thời điểm hiện nay trên nhiều chiều kích đặc trưng. Họ cũng nói về những mục tiêu trong tương lai
của Stan và những bước tiến anh mong muốn đạt được. Nhà trị liệu sau đó gửi cho Stan một bức thư
tóm lược những điều cô tin rằng là những đặc tính tích cực Stan đã chứng minh được. Trong là thư
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
tường thuật, nhà trị liệu mô tả lại sự xác định và hợp nhất theo ngôn ngữ của Stan và động viên anh
lan truyền về những điều khác biệt anh mang đến cuộc sống của mình. Cô cũng hỏi một vài câu khiến
anh phát triển câu chuyện mới về nhân dạng một cách tròn vẹn hơn.
Tiếp theo: Bạn tiếp tục làm việc như Nhà trị liệu Hậu hiện đại của Stan
Sử dụng những câu hỏi sau để giúp bạn suy nghĩ cách tham vấn cho Stan từ cách tiếp cận hậu hiện
đại:

Nhà trị liệu của Stan dùng những khái niệm then chốt và kỹ thuật thông dụng trong cả định
hướng tập trung giải pháp và tường thuật. Trong khi làm việc với Stan, khái niệm đặc trưng
nào bạn sẽ theo từ mỗi định hướng này? Kỹ thuật nào sẽ được rút ra từ mỗi cách tiếp cận đó?
Tác dụng khả thi bạn nhìn thấy, nếu có, khi áp dũng kết hợp mô thức tập trung-giải pháp và
tường thuật liệu pháp là gì trong ca của Stan?

Những giá trị độc nhất, nếu có, bạn nhìn thấy được nếu làm việc với Stan từ quan điểm hậu
hiện đại, nếu so với tất cả các tiếp cận trị liệu khác mà bạn đã từng được học từ trước đến giờ?

Trị liệu viên hỏi rất nhiều câu về Stan. Liệt kê một số câu hỏi bạn quan tâm về Stan.

Làm cách nào bạn kết hợp SFBT và liệu pháp tường thuật, đồng thời với thuyết nam nữ bình
quyền trong ca của Stan? Có liệu pháp nào khác bạn có thể kết hợp với tiếp cận hậu hiện đại?

Tại thời điểm này, bạn đã vô cùng quen thuộc với các chủ để trong cuộc sống của Stan. Nếu
có thể viết một lá thư tường thuật gửi cho Stan, bạn mong muốn hàm chứa điều gì trong đó
nhất? Bạn mong muốn nói với Stan điều gì nhất về tương lai của anh?
Xem chương trình trực tuyến và DVD, Theory in Practice: The Case of Stan (tạm dịch: Các học huyết
trong Thực hành tham vấn: Áp dụng trong ca của Stan) (Phiên thức11 với SFBT và Phiên thứ 12 với
Liệu pháp Tường thuật) để tham khảo những minh họa trong cách tiếp cận của tôi khi tham vấn cho
Stan dưới quan điểm này. Phiên thứ 11 làm sáng tỏ các kỹ thuật như xác định câu hỏi ngoại lệ, câu
hỏi phép màu và đo lường. Phiên thứ 12 tập trung vào việc Stan sáng tạo nên câu chuyện mới trong
cuộc sống của anh.
TÓM TẮT VÀ ĐÁNH GIÁ
Trong học thuyết ý niệm xã hội, nhà trị liệu như-một-chuyên-gia được thay thế bằng thân
chủ-là-chuyên-gia. Mặc dù thân chủ được nhìn nhận như chuyên gia về cuộc sống của chính bản thân
mình, họ thường mắc kẹt trong những khuôn mẫu thiếu thích hợp. Cả nhà trị liệu tập trung-giải pháp
và liệu pháp tường thuật đều tham gia vào các cuội hội thoại với nỗ lực khám phá nhận thức, nguồn
lực và các trải nghiệm độc đáo của thân chủ. Trị liệu có gắng xây dựng mối tương quan hợp tác mà
trong đó, thân chủ là một đồng sự giàu kinh nghiệm. Chất lượng tương quan trị liệu là cốt lõi của tính
hiệu quả trong cả SFBT và liệu pháp tường thuật. Nó là kết quả rất nhiều nhà trị liệu đưa ra khi chú ý
nhiều hơn trong việc xây dựng tương quan hợp tác với thân chủ.
Vị thế không biết trước của trị liệu viên có tính chất như là khái niệm then chốt trong cả trị
liệu tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật. Vị thế này tạo điều kiện cho nhà trị liệu dõi theo,
xác định và theo chỉ dẫn trong những câu chuyện của thân chủ, theo đó trị liệu viên sẽ đóng vai trò
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
của người tham sát và thúc đẩy tiến trình cũng như kết hợp trị liệu với quan điểm hậu hiện đại về nhu
cầu của con người.
Cả trị liệu ngắn tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật đều đặt nền tảng trên giả định
tích cực là con người khỏe mạnh, trọn vẹn, có thể xoay sở tốt và sở hữu khả năng xây dựng giải pháp
cũng như các câu chuyện thay thế có thể làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. TRong SFBT, tiến trình
trị liệu cung cấp bối cảnh trong đó thân chủ tập trung vào việc sáng tạo nên các giải pháp thay vì nói
về vấn đề của họ. Một số kỹ thuật thông dụng bao gồm cách sử dụng câu hỏi phép mày, câu hỏi ngoại
lệ và đo lường. Trong liệu pháp tường thuật, tiến trình trị liệu tham gia vào bối cảnh văn hóa-xã hội
nơi thân chủ được hỗ trợ bằng cách tách biệt bản thân họ khỏi vấn đề họ đối mặt và tạo nên cơ hội
sáng tác nên các câu chuyện mới.
Nhà trị liệu định hướng tập trung-giải pháp và liệu phá tường thuật có khuynh hướng tham gia
trò chuyện với thân chủ của mình, tạo nên quá trình tường thuật giúp thân chủ đạt được những tiến
triển chắc chắn đến mục tiêu họ đặt ra. Trị liệu viên thường hỏi thân chủ của mình: "Nói cho tôi biết
về những thời điểm mà cuộc sống thuận lợi như bạn mong muốn." Cuội hội thoại này minh chứng cho
một cuộc sống đáng-sống. Trên nền tảng những cuộc đối thoại này, sức mạnh của vấn đề được tách
biệt (phân chiết) và định hướng cũng như giải pháp mới xuất hiện và có thể thực hiện được.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI
Học thuyết ý niệm xã hội, SFBT, và liệu pháp tường thuật đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực
tâm lý trị liệu. Tôi đặc biệt đánh giá định hướng tích cực trong tiếp cận hậu hiện đại, dựa trên giả định
cho rằng con người toàn vẹn và có thể tin tưởng được vào nguồn lực của họ để tạo nên các giải pháp
và câu chuyện xác định-cuộc sống. Nhiều nhà thực hành và tác giả hậu hiện đại thấy rằng thân chủ có
thể tạo nên những bước thay đổi quan trọng hướng đến việc xây dựng cuộc sống hài lòng hơn trong
một khoảng thời gian ngắn tương đối (Bertolino & O’Hanlon, 2002; de Shazer, 1991; de Shazer &
Dolan, 2007; De Jong & Berg, 2008; Freed- man & Combs, 1996 ; Miller, Hubble, & Duncan, 1996
; O’Hanlon & Weiner- Davis, 2003; Walter & Peller, 1992, 2000 ; Winslade & Monk, 2007).
Tôi nghĩ rằng đặc trưng trong quan điểm vô bệnh lý của nhà thực hành ý niệm xã hội, tập
trung-giải pháp, hay định hướng tường thuật là các đóng góp chính yếu cho ngành tham vấn chuyên
nghiệp. Thay vì chú tâm vào những điểm thiếu sót trong con người, các phương pháp tiếp cận này
nhìn nhận con người là cá thể toàn vẹn và có khả năng tự xoay sở tốt. Câu hỏi chính yếu làm nền tảng
trong cuộc đàm thoại cố vấn là: "Làm thế nào chúng ta có thê tạo ra một không gian cho sự trao đổi và
tự vấn, nơi mục đích, điểm mạnh và tiềm năng có thể được khai phá và phát triển?" (Walter & Peller,
2000, trang xii).
Với lòng tin này, trị liệu tập trung-giải pháp là một cách tiếp cận ngắn, chỉ trong khoảng năm
phiên, dường như hứa hẹn những kết quả tốt đẹp (de Shazer, 1991). Trong tóm tắt của de Shazer về
hai kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Trị liệu Gia đình ngắn, ông báo cáo lại rằng có 91% số thân chủ
tham gia bốn hay thêm một vài phiên nữa đã đạt được thành công mục tiêu trị liệu của họ. SFBT có
khuynh hướng diễn ra rất ngắn, kể cả khi so sánh với những liệu pháp giới hạn thời gian khác. Trong
một nghiên cứu, Rothwell (2005) báo cáo rằng con số trung bình các phiên trong trị liệu tập trung-giải
pháp là hai, so sánh với năm phiên trong liệu pháp nhận thức. Tính sức tích là điểm thu hút của SFBT
trong lãnh vực quản lý và chăm sóc sức khỏe, được xem như có giá trị nhất trong các thuyết trị liệu
ngắn hạn. Tiếp cận tường thuật liệu pháp cũng dựa trên phương thức ngắn gọn.
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nghiên cứu từ quan điểm "khái quát hóa thực nghiệm" có vẻ như ngược lại so với tiếp cận ý niệm xã
hội, song liệu trị liệu ngắn tập trung-giải pháp đạt hiệu quả đến mức nào? Dựa trên những định hướng
triết thuyết trong trị liệu tâm lý, trị liệu ngắn đã cho thấy ảnh hưởng ở phạm vi rộng đối với các vấn đề
lâm sàng. Nghiên cứu cũng so sánh các liệu pháp ngắn với một số liệu pháp dài hạn, cho thấy không
có sự khác biệt nào trong kết quả (McKeel, 1996). Trong bản tường thuật nghiên cứu về SFBT,
McKeel (1996) kết luận rằng các kỹ thật SFBT đã được kiểm chứng, và kết quả thường có triển vọng
tốt đẹp. Dù chỉ có một vài nghiên cứu về SFBT được thực hiện, song kết quả thường cho thấy hầu hết
thân chủ trị liệu bằng SFBT đều báo cáo rằng họ đạt được thành công mục tiêu trị liệu.
Một lĩnh vực thông thường tiếp cận SFBT cho thấy kết quả tốt đẹp trong trị liệu nhóm là với
người có hành vi bạo hành gia đình. Lee, Sebold, và Uken (2003) mô tả về một cách tiếp cận trị liệu
tiên phong có vẻ như hiệu quả, có những thay đổi tích cực với người phạm tội bạo hành gia đình. Tiếp
cận này khác biệt đáng kể so với những tiếp cận truyền thống mà hầu hết đều không nhấn mạnh đến
vấn đề đang tồn tại trong bạo hành gia đình. Tiếp cận này tập trung vào cách diễn giải và nhiệm vụ
xây dựng giải pháp của người có hành vi này thay vì nhấn mạnh đến các vấn đề và sự thiếu sót của
họ. Tiến trình được mô tả bởi Lee và cộng sự một cách ngắn gọn chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn đối lập
với chương trình truyền thống, chỉ diễn ra trong khoảng tám phiên từ 10 đến 12 tuần. Lee, Sebold, và
Uken báo cáo rằng nhiên cứu cho thấy tỉ lệ tái phạm là 16.7% và hoàn tất mục tiêu đến 92.9%. Ngược
lại, nhiều tiếp cận truyền thống thường có tỉ lệ tái phạm là 40-60% và tỉ lệ thành công chưa đến 50%.
Trong bản nhận xét 15 kết quả nghiên cứu về SFBT, , Gingerich và Eisengart (2000) thấy
rằng 5 nghiên cứu được kiểm soát tốt, và cho thấy kết quả tích cực. 10 nghiên cứu khác, chỉ được
kiểm soát tương đối, chỉ ủng hộ được lý thuyết về tính hiệu quả của SFBT. Bản nhận xét này cung cấp
thông tin sơ bộ củng hộ cho ý tưởng SFBT có thể có ích cho thân chủ, song những thiếu sót trong
phương pháp nghiên cứu là lý do không thể dẫn đến một kết luận xác định được. Tham khảo bản tóm
tắt với nhiều chi tiết hơn trong nghiên cứu ban đầu và kết quả chính của SFBT trong De Jong and
Berg (2008, chương 11); đối với tình trạng của SFBT hiện nay, xem de Shazer & Dolan (2007).
Thế mạnh chủ yếu của cả trị liệu ngắn tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật là cách sử
dụng câu hỏi, đều là trọng tâm cả hai triết thuyết. Câu hỏi mở về tháu độ, suy nghĩ, cảm nhận, hành vi
và nhận thức là một trong những can thiệp chính. Đặc biệt những câu hỏi định hướng tương lai rất
hữu ích, thử thách thân chủ nghĩ đến cách họ dường như có khả năng giải quyết vấn đề trong tương
lai. Winslade và Monk (2007) lưu ý rằng việc đặt câu hỏi một cách cần trọng trong trị liệu về các trải
nghiệm trong quá khứ, về khả năng và nguồn lực có khuynh hướng làm nền tảng cho việc xây dựng
một định hướng có ý thức trở nên chắc chắn hơn.
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA CÁC TIẾP CẬN HẬU HIỆN ĐẠI
Để thực hành trị liệu tâm lý ngắn tập trung-giải pháp, điều tối cần thiết là nhà trị liệu cần có
kỹ năng trong can thiệt ngắn. Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn nhà trị liệu phải có khả
năng thâm nhập, trợ giúp thân chủ trong việc xác định những mục tiêu cụ thể và dùng hiệu quả những
can thiệp phù hợp. Một số trị liệu viên thiếu kinh nghiệm hay chưa được huấn luyện có thể bị choáng
ngợp bởi số lượng các loại kỹ thuật: câu hỏi phép màu, đo lường, ngoại lệ, phân chiết. Song trị liệu
hiệu quả không đơn thuần dựa trên những can thiệp này. Thái độ của nhà trị liệu và năng lực sử dụng
câu hỏi đề phản ánh sự hứng thú thông minh và tôn trọng là vấn đề cốt yếu trong tiến trình trị liệu.
McKenzie và Monk (1997) thể hiện sự lo ngại đối với những tham vấn viên cố gắng thực hiện ý
tưởng tường thuật theo mô thức máy móc. Họ khuyến cáo nguy trong việc mô tả lại biểu đồ trong
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
định hướng tường thuật, dựa theo sự thật rằng vài người mới bắt đầu sẽ chú ý đến việc theo dõi biểu
đồ hơn là theo những hướng dẫn của thân chủ. Trong trường hợp đó, McKenzie và Monk tin rằng
cách sử dụng kỹ thuật máy móc sẽ không có hiệu quả. Họ thêm rằng dù liệu pháp tường thuật có dựa
trên một vài ý tưởng đơn giản, song nếu giả định nó cũng đơn giản khi thực hành là một sai lầm lớn.
McKeel (1996) theo dõi những nghiên cứu gần đây về tầm quan trọng của tương quan tham
vấn phù hợp với quan điểm SFBT rằng kết quả trị liệu khả quan có thể liên quan đền việc nhà trị liệu
phá triển mối tương quan hợp tác và hiệu quả trong khi hành nghề với thân chủ. Ông khuyến cáo các
thực hành gia không nên làm mất tính hiệu lực trong tương quan trị liệu, điều đó chỉ "khiến đưa ra kết
quả rằng SFBT chỉ được nhớ như một tập hợp quái gở những kỹ thuật sáng suốt" (trang 256). Một số
nhà thực hành tập trung-giải pháp hiện lưu ý về vấn đề dựa dẫm quá nhiều vào một vài kỹ thuật, và họ
thay đổi bằng tầm quan trọng của tương quan tham vấn cũng như toàn bộ triết thuyết của tiếp cận
Lipchik, 2002; Nichols, 2006).
Mặc dù còn những hạn chế, cách tiếp cận hậu hiện đại có rất nhiều ích lợi với các nhà thực
hành, bất kể định hướng triết thuyết của họ. Nhiều khái niệm và kỹ thuật cơ bản cho cả trị liệu ngắn
tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật có thể tích hợp với nhiều định hướng trị liệu khác được
thảo luận trong cuốn sách này.
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO
Drs. Jennifer Andrews và David Clark đã tạo nên một số băng nghi hình thể hiện trị liệu tập
trung-giải pháp, liệu pháp tường thuật và hệ thống ngôn ngữ tích hợp. Để có thểm thông tin về học
thuyết hậu hiện đại và thực hành lâm sàng qua băng nghi hình, truy cập địa chỉ sau:
Website: www.masterswork.com
Nếu bạn quan tâm cập nhật những bước phát triển mới trong trị liệu ngắn, Journal of Brief
Therapy (tạm dịch: Tạp chí về trị liệu ngắn hạn) là một nguồn hữu ích. Đây là một nguồn cung đầy đủ
những phát triển mới, cải cách, và nghiên cứu về trị liệu ngắn hạn áp dụng cho cá nhân, cặp đôi, gia
đình và nhóm. Các bài viết đề cập đến trị liệu ngăn liên quan đến mọi triết thuyết tiếp cận, song đặc
biệt là học thuyết ý niệm xã hội, trị liệu tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật. Để đăng ký nhận
thông tin, liên hệ:
Springer Publishing Company
11 West 42nd Street, 15th Floor
New York, NY 10036
Điện thoại miễn phí: (877) 687-7476
Website: www.springerpub.com
Một tạp chí hữu ích khác là International Journal of Narrative Therapy and Community Work
(tạm dịch: Tạp chí về Liệu pháp tường thuật và Công tác cộng đồng). Để biết thêm thông tin, liên hệ:
Dulwich Centre
345 Carrington Street
31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Adelaide, South Australia 5000
Website: www.dulwichcentre.com.au/
Các đơn vị Huấn luyện Tiếp cận Liệu pháp Tập trung-Giải pháp
The Brief Family Therapy Center
Center for Solution-Focused Brief
Therapy
P. O. Box 13736
John Walter and Jane Peller
Milwaukee, WI 53213
2320 Thayer Street
Điện thoại: (414) 302-0650
Evanston, IL 60201
Fax: (414) 302-0753
Điện thoại: (847) 475-2691
E-mail: Briefftc@aol.com
E-mail: John Walter@aol.com
Website: www.brief-therapy.org
O’Hanlon and O’Hanlon Inc.
223 N. Guadalupe #278
Santa Fe, NM 87501
Điện thoại: (505) 983-2843
Fax: (505) 983-2761
E-mail: PossiBill@brieftherapy.com
Website: www.brieftherapy.com
Các đơn vị Huấn huyện Liệu pháp Tường thuật
University of Waikato
Evanston Family Therapy Institute
Jill Freedman and Gene Combs
Private Bag 3105
820 Davis Street, Suite 504
Hamilton, New Zealand
Evanston, Illinois 60201
Website:
http://edlinked.soe.waikato.ac.nz/depa
rtments/index.php?
Dulwich Centre
Michael White
dept_id= 3&page_id= 4681%20
345 Carrington Street
Bay Area Family Therapy Training
Associates
Adelaide, South Australia 5000
http://www.dulwichcentre.com.au/
Jeffrey L. Zimmerman and MarieNathalie Beaudoin
Counsellor Education Programme
32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh
21760 Stevens Creek Blvd., Suite 102
3316 Mount Vernon
Cupertino, CA 95015
Houston, TX 77006
Điện thoại: (408) 257-6881
Điện thoại: (713) 526-8390
Fax: (408) 257-0689
Fax: (713) 528-2618
E-mail: baftta@aol.com
E-mail: admin@talkhgi.com
Website: www.baftta.com
Website: www.talkhgi.com
The Houston-Galveston Institute
KHUYẾN ĐỌC
Becoming Solution-Focused in Brief Therapy (Tạm dịch: Tập trung-Giải pháp áp dụng thích hợp
trong Trị liệu ngắn) (Walter & Peller, 1992) và Recreating Brief Therapy: Preferences and
Possibilities (Tái sáng tạo Trị liệu ngắn: Ưu điểm và Tiềm năng) (Walter & Peller, 2000) là một cuốn
sách được viết rõ ràng bao hàm rất nhiều thông tin hữu ích về những ý tưởng cơ bản trong trị liệu
ngắn và cách thực hiện trị liệu ngắn tập trung-giải pháp.
Interviewing for Solutions (tạm dịch: Phỏng vấn đề các Giải pháp) (De Jong & Berg, 2008) là
nguyên bản thực hành hướng đến việc dạy và học kỹ thuật tập trung-giải pháp. Được viết theo lối trò
chuyện thân mật, bao gồm nhiều ví dụ cũng như củng cố việc học các kỹ năng.
Narrative Counseling in Schools (tạm dịch: Tham vấn theo Liệu pháp Tường thuật trong Trường học)
(Winslade & Monk, 2007) là một hướng dẫn cơ bản và dễ hiểu về việc áp dụng các khái niệm và kỹ
thuật của liệu pháp tường thuật trong môi trường học đường.
Narrative Therapy in Practice: The Archaeology of Hope (Liệu pháp Tường thuật trong Thực hành:
Khảo sát về Hy vọng) (Monk, Winslade, Crocket, & Epston, 1997) là cuốn sách chọn lọc và phiên
dịch nhiều ý tưởng của Michael White và David Epston. Phiên bản hiệu chỉnh bao gồm một số bài
viết tuyệt vời về cách thực hành liệu pháp tường thuật, tương quan trị liệu, dạy và học các ý tưởng
trong liệu pháp tường thuật.
Collaborative, Competency-based Counseling and Therapy (Trị liệu và Tham vấn Hợp tác, Dựa trên
nền tảng của sự Toàn vẹn) (Bertolino & O’Hanlon, 2002) là sự hòa trộn nhiều tiếp cận hậu hiện đại,
nhấn mạnh đến cách nhà trị liệu tạo nên mối tương quan hợp tác với thân chủ, điều sẽ mở ra những
tiềm năng mới cho cuộc sống. Cuốn sách cũng bao gồm những thông tin cập nhận về liệu pháp định
hướng-giải pháp và liệu pháp khả năng (possibility therapy).
Narrative Therapy: The Social Construction of Preferred Realities (Liệu pháp Tường thuật: Học
thuyết Ý niệm Xã hội trong Ưu tiên Thực tế) (Freedman & Combs, 1996) là sự giải thích rõ ràng và
khác biệt về những ý tưởng nền tảng trong liệu pháp tường thuật. Tác giả nhấn mạnh đến những khái
niệm then chốt và áp dụng đặc trưng trong thực hành lâm sàng. Đây là một trong những nguồn tham
khảo tốt nhất về học thuyết và thực hành của liệu pháp tường thuật.
33
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
CHƯƠNG 14 – TRỊ LỊỆU HỆ THỐNG
GỊA ĐỊNH
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................................................ 3
QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG GIA ĐÌNH ..................................................................................... 5
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ CÁ NHÂN ................... 6
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIA ĐÌNH....................................................... 7
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH THEO TRƯỜNG PHÁI ADLER ........................................................... 7
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ĐA THẾ HỆ ........................................................................................... 8
TIẾN TRÌNH HỢP THỨC HÓA CỦA CON NGƯỜI. (HUMAN VALIDTION PROCESSS
MODEL) ..................................................................................................................................... 9
LIỆU PHÁP KINH NGHIỆM GIA ĐÌNH ................................................................................. 9
LIỆU PHÁP CẤU TRÚC - CHIẾN LƯỢC GIA ĐÌNH .......................................................... 10
NHỮNG CẢI TIẾN GẦN ĐÂY .............................................................................................. 11
TÁM LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH .................... 14
NỘI HỆ THỐNG GIA ĐÌNH CỦA CÁ NHÂN ...................................................................... 14
LĂNG KÍNH MỤC ĐÍCH LUẬN ........................................................................................... 15
TRÌNH TỰ SẮP XẾP: THEO DÕI NHỮNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC. .............................. 16
LĂNG KÍNH TỔ CHỨC.......................................................................................................... 18
LĂNG KÍNH PHÁT TRIỂN .................................................................................................... 18
LĂNG KÍNH ĐA VĂN HÓA .................................................................................................. 20
LĂNG KÍNH GIỚI ................................................................................................................... 21
LĂNG KÍNH TIẾN TRÌNH ..................................................................................................... 22
TIẾN TRÌNH ĐA LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ...................... 23
THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ................................................................................................... 24
TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ ........................................................................................................ 25
ĐƯA RA GIẢ THUYẾT VÀ CHIA SẺ Ý NGHĨA ................................................................. 27
TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THAY ĐỔI ................................................................................. 29
TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA..... 29
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ..................................................................................... 29
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN........................................................................... 30
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN .......................................................................................................................................... 30
TỔNG KẾT VÀ LƯỢNG GIÁ ......................................................................................... 35
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TIẾP CẬN TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ............................................. 36
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TIẾP CẬN HỆ THỐNG GIA ĐÌNH ................................ 37
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ................................................................................................... 37
KHUYẾN ĐỌC....................................................................................................................... 38
2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
DẪN NHẬP
Măc dù hạt giống của trào lưu trị liệu gia đình ở Bắc Mỹ được gieo cấy vào những năm 40, nhưng gốc
rễ của trị liệu hệ thống gia đình mới bắt đầu đầu nảy sinh vào thập niên 50 (Becvar & Becvar, 2006). Trong
những năm phát triển đầu tiên, làm việc với gia đình được xem như là một cách tiếp cận cách mạng đối với
việc điều trị. Vào những năm 60 và 70, những hướng tiếp cận tâm động, hành vi và nhân văn (hay còn được
gọi một cách tôn trọng là các thế lực thứ nhất, thứ hai, và thứ ba) thống trị hoàn toàn tham vấn và tâm lý trị
liệu. Ngày nay, những hướng tiếp cận hệ thống gia đình khác nhau đã đem đến sự thay đổi trong khuôn mẫu
mà chúng ta thậm chí có thể gọi đó là ”Thế lực thứ tư”.
NHỮNG NGƯỜI ĐÓNG GÓP CHO HỌC THUYẾT HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Trị liệu hệ thống gia đình được đại diện bởi rất nhiều những học thuyết và cách tiếp cận khác nhau, tất
cả đều tập trung vào những khía cạnh có liên quan đến các vấn đề của con người. Một số nhân vật có liên hệ
gần gũi nhất với nguồn gốc hình thành những cách tiếp cận hệ thống này là:
A
LFRED ADLER là nhà tâm lý học đầu tiên trong thời kỳ hiện đại thực hiện trị liệu gia đình bằng cách sử
dụng cách tiếp cận hệ thống. Ông thành lập hơn 30 phòng khám hướng dẫn cho trẻ em tại Vienna sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, sau đó Rudolf Dreikurs đã mang khái niệm này sang Mỹ dưới hình thức các trung
tâm giáo dục gia đình. Adler điều hành các buổi tham vấn gia đình trong một diễn đàn công cộng công
khai nhằm đào tạo được một lượng lớn phụ huynh; ông tin rằng những vấn đề của bất kỳ một gia đình nào đều
có điểm chung với tất cả các gia đình khác ở trong cộng đồng (Christensen, 2004).
M
URRAY BOWEN (1978) là một trong những nhà phát triển nguyên bản đầu tiên trào lưu chính của trị
liệu gia đình. Nhiều lý thuyết và cách thực hành của ông được phát triển thông qua làm việc với những
cá nhân tâm thần phân liệt trong các gia đình. Ông tin rằng gia đình có thể được hiểu một cách đúng nhất
khi được phân tích từ góc nhìn ba thế hệ, vì các kiểu thức trong quan hệ liên cá nhân kết nối các thành
viên trong gia đình xuyên suốt các thế hệ. Những đóng góp quan trọng của ông là các khái niệm cốt lõi về việc
phân loại bản ngã và mối quan hệ bộ ba.
V
IRGINIA SATIR (1983) phát triển trị liệu gia đình kết hợp, hình mẫu tiến trình hợp thức hóa con người nhấn
mạnh đến giao tiếp và trải nghiệm cảm xúc. Cũng như Bowen, bà sử dụng một mô hình liên thế hệ, nhưng
bà làm sống lại trong hiện tại các kiểu thức gia đình thông qua sự chạm khắc và tái kiến thiết gia đình. Cho
rằng kỹ thuật chỉ xếp thứ hai sau mối quan hệ, bà tập trung vào mối quan hệ cá nhân giữa nhà trị liệu và gia
đình hòng đạt đến sự thay đổi.
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
C
ARL WHITAKER (1976) là người sáng lập ra Liệu pháp gia đình biễu tượng – trải nghiệm, đó là cách tiếp
cận tự do, dựa vào trực giác nhằm giúp đỡ gia đình mở ra các kênh nối cho sự tương tác. Mục đích của ông
là tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tự trị cá nhân bên cạnh việc vẫn duy trì cảm giác thuộc về gia đình.
Ông nhìn nhà trị liệu như một người huấn luyện viên và tham gia tích cực, bước vào quá trình của gia đình
với sự sáng tạo, tạo đủ áp lực lên tiến trình nhằm mang lại sự thay đổi từ hiện trạng ban đầu.
S
ALVADOR MINUCHIN (1974) bắt đầu phát triển Liệu pháp cấu trúc gia đình vào những năm 1960 thông
qua làm việc với các trẻ nam phạm pháp xuất thân từ những gia đình nghèo khó tại trường Wiltwyck, New
York. Cùng làm việc với đồng nghiệp tại Phòng khám Hướng dẫn trẻ em Philadelphia vào thập kỷ 70,
Minuchin đã sàng lọc lý thuyết và thực hành Liệu pháp cấu trúc gia đình. Tập trung vào cấu trúc, tổ chức của
gia đình, nhà trị liệu giúp gia đình chỉnh sửa những khuôn mẫu định kiến và tái xác định mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình. Ông tin rằng những thay đổi về cấu trúc trong gia đình phải diễn ra trước khi những
triệu chứng của cá nhân được thuyên giảm hay bị loại trừ.
J
AY HALEY có những tác động quan trọng đến sự phát triển Liệu pháp chiến lược gia đình (Haley, 1963).
Ông trộn lẫn Liệu pháp cấu trúc gia đình với những quan điểm về tôn ti thứ bậc, quyền lực, và những chiến
lược can thiệp. Liệu pháp chiến lược gia đình là cách tiếp cận thực dụng tập trung vào giải quyết những vấn
đề trong hiện tại; không yêu cầu và không cần cố gắng đạt được sự thông hiểu và nội thị. Trong quyển sách
cuối cùng của ông, Liệu pháp hướng dẫn gia đình ( 2007), Haley đề cập xa hơn nữa đến tầm quan trọng của
việc công thức hóa một cách cẩn thận những hướng dẫn mang tính sáng tạo và hiệu quả, trong hoàn cảnh xã
hội, đối với sự thay đổi nhờ trị liệu.
C
LOÉ MADANES (1981), cùng Jay Haley, thành lập viện gia đình ở Washington, D.C. vào những năm 70.
Qua việc tổng hợp thực hành trị liệu, ghi chép, và huấn luyện những nhà trị liệu gia đình của họ, Liệu pháp
chiến lược gia đình đã trở thành hướng tiếp cận trị liệu gia đình nổi tiếng nhất thập kỷ 80. Đây là cách tiếp
cận ngắn hạn, giải quyết vấn đề. Vấn đề được gia đình mang đến tiến trình trị liệu được điều trị như “thật” –
không phải là triệu chứng của một vấn đề bên dưới- và được giải quyết. Bà nhấn mạnh vào khía cạnh chăm
sóc và cảm xúc trong những kiểu thức hành xử của gia đình.
4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Có lẽ việc áp dụng quan điểm “hệ thống” là điều chỉnh gây khó khăn nhất cho các nhà tham vấn và trị
liệu thuộc văn hóa Tây phương. Kinh nghiệm cá nhân của chúng ta và văn hóa phương tây thường dạy rằng
chúng ta là những cá nhân tự trị, có khả năng tự do và độc lập trong lựa chọn. Tuy chúng ta được sinh trong
gia đình- và hầu hết đều sống gần như toàn bộ cuộc đời gắn bó với kiểu gia đình dạng này hay dạng khác. Bên
trong gia đình, chúng ta khám phá ra bản thân chúng ta là ai; chúng ta phát triển và thay đổi; chúng ta cho và
nhận sự hỗ trợ mà chúng ta cần để tồn tại. Chúng ta tạo lập, duy trì, và thường sống theo những quy tắc bất
thành văn cùng các thói quen nhằm hi vọng lưu giữ những chức năng của gia đình (và của mỗi thành viên).
Theo nghĩa này, quan điểm hệ thống gia đình cho rằng cá nhân sẽ được hiểu rõ nhất thông qua việc
đánh giá những mối tương tác giữa và trong các thành viên của gia đình. Hành vi và sự phát triển của một
thành viên được liên kết gắn bó chặt chẽ với những thành viên khác trong gia đình. Những triệu chứng thường
được xem như là biểu hiện của một tập hợp các thói quen và khuôn mẫu trong gia đình. Đó là cuộc cách mạng
khi đi đến kết luận rằng những vấn đề được nhận diện của thân chủ không chỉ là triệu chứng của việc kém
thích nghi, quá trình lịch sử, hay sự phát triển tâm lý xã hội nơi cá nhân, đó còn có thể là triệu chứng của cách
thức vận hành trong hệ thống. Quan điểm này được đặt trên những giả định cho rằng hành vi có vấn đề của
thân chủ có thể: (1) phục vụ một chức năng hay mục đích nào đó của gia đình, (2) được duy trì một cách không
chủ ý thông qua các tiến trình gia đình, (3) là sự vận hành kém hiệu quả của chức năng gia đình, đặc biệt trong
các giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển, hoặc (4) là triệu chứng của một kiểu mẫu rối loạn chức năng được
truyền qua các thế hệ. Tất cả những giả định này thách thức những mô thức làm việc nội tâm lý truyền thống
trong việc định nghĩa sự hình thành và những vấn đề của con người.
Một nguyên tắc trọng tâm được những nhà thực hành trị liệu hệ thống gia đình đồng ý, mặc dù họ có
những cách tiếp cận riêng biệt, đó là thân chủ được kết nối với những hệ thống sống. Việc cố gắng thay đổi
được tạo điều kiện tốt nhất tốt nhất thông qua làm việc và xem gia đình cùng những mối quan hệ là một tổng
thể. Cho nên, cần có một cách tiếp cận điều trị toàn diện nhắm tới gia đình cũng như "bệnh nhân chỉ định”.
Vì gia đình là một đơn vị tương tác, nên nó có tập hợp những nét độc đáo của riêng mình. Sẽ không thể đánh
giá một cách chính xác những quan ngại của một cá nhân nếu thiếu việc quan sát sự tương tác của những thành
viên khác trong gia đình, cũng như những bối cảnh rộng lớn hơn mà cá nhân và gia đình sinh sống trong đó.
Vì tập trung vào các mối quan hệ liên cá nhân, theo Becvar và Becvar (2006), trị liệu gia đình đã bị dùng sai
tên, và trị liệu mối quan hệ sẽ là một tên gọi phù hợp hơn.
Quan điểm trị liệu gia đình đề xuất một sự thay đổi trong quan niệm, vì gia đình được nhìn nhận như
là một đơn vị chức năng nhiều hơn là một tổng thể vai trò của các thành viên. Hành động của bất kỳ cá nhân
thành viên nào đều sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người khác trong gia đình, và phản ứng của họ sẽ có tác
động qua lại với chính cá nhân. Goldenberg và Goldenberg (2008) chỉ ra sự cần thiết của việc nhà trị liệu cần
xem xét tất cả các hành vi, bao gồm tất cả các triệu chứng biểu hiện bởi cá nhân, đặt trong bối cảnh của gia
5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đình và xã hội. Họ bổ sung rằng định hướng hệ thống không loại trừ việc giải quyết, nhưng mở rộng cách nhấn
mạnh theo truyền thống, những động lực bên trong của cá nhân.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ CÁ
NHÂN
Có sự khác biệt đáng kể giữa cách tiếp cận trị liệu cá nhân và cách tiếp cận hệ thống. Sau đây là một
trường hợp sẽ giúp minh họa cho sự khác biệt này. Ann, 22 tuổi, tìm đến nhà tham vấn vì cô bị trầm cảm kéo
dài hơn 2 năm nay, khả năng làm việc hiệu quả và duy trì các mối quan hệ bạn bè của cô bị suy giảm. Cô
muốn cảm thấy khá hơn, nhưng lại bi quan về cơ hội của mình. Nhà trị liệu sẽ lựa chọn giúp đỡ cô như thế
nào?
Cả nhà trị liệu cá nhân và nhà trị liệu hệ thống đều quan tâm đến tình trạng và trải nghiệm sống của
Ann trong hiện tại. Cả hai khám phá ra rằng cô vẫn sống với cha mẹ, hai ông bà khoảng 60 tuổi. Họ cũng ghi
nhận rằng cô có một chị gái, là luật sư nổi tiếng của thị trấn nhỏ nơi hai người đang sinh sống. Nhà trị liệu
cũng bị ấn tượng với việc Ann mất rầt nhiều người bạn, họ kết hôn và rời khỏi thị trấn đã nhiều năm trong khi
cô vẫn ở lại phía sau, đơn độc và bị cô lập. Cuối cùng, cả hai nhà trị liệu đều lưu ý rằng việc Ann bị trầm cảm
cũng tác động đến những người xung quanh y như nó ành hưởng tới chính cô. Mặc dù vậy, đến đây thì sự
tương đồng cũng kết thúc:
Nhà trị liệu cá nhân sẽ:
Nhà trị liệu hệ thống sẽ:
Tập trung vào việc có được chẩn đoán chính
xác, có thể sử dụng DSM-IV-TR (APA,
2000)
Khám phá hệ thống của tiến trình và luật lệ
gia đình, có thể sử dụng sơ đồ gia phả
genogram
Bắt đều trị liệu với Ann ngay lập tức
Mời cha, mẹ, và chị của Ann cùng đến trị liệu
Tập trung vào mối quan hệ gia đình, mà trong
đó, những phạm vi trầm cảm mở rộng của
Ann có ý nghĩa.
Tập trung vào những nguyên nhân, mục đích
và các tiến trình nhận thức, cảm xúc, và hành
vi liên quan đến khả năng đương đầu và bệnh
trầm cảm của Ann
Quan ngại đến những ý nghĩa, luật lệ, văn hóa
và quan điểm giới xuyên thế hệ trong hệ
thống, thậm chí trong cộng đồng và những hệ
thống lớn hơn có tác động đến gia đình
Quan ngại đến các trải nghiệm và quan điểm
cá nhân của Ann
Có những cách can thiệp được thiết kế để
giúp thay đổi bối cảnh của Ann
Có các cách can thiệp được thiết kế nhằm
giúp Ann đương đầu.
6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Trị liệu hệ thống không phủ nhận tầm quan trọng của cá nhân trong hệ thống gia đình, nhưng họ tin
rằng việc liên kết và tương tác theo hệ thống của một cá nhân có nguồn sức mạnh với đời sống con người nhiều
hơn bất kỳ điều gì mà một nhà trị liệu có thể hy vọng có được. Bằng cách làm việc với hệ thống của cả gia
đình- hay thậm chí của cả toàn bộ cộng đồng, nhà trị liệu có cơ hội để quan sát cách thức cá nhân hoạt động
trong hệ thống và tham gia vào việc duy trì trạnh thái nguyên vẹn ban đầu; cách thức hệ thống gây ảnh hưởng
đến (và bị ảnh hưởng bởi) các cá nhân; và những biện pháp can thiệp nào có thể đưa đến sự thay đổi giúp ích
cho các đôi bạn, gia đình, hoặc một hệ thống lớn hơn cũng như giúp cá nhân thể hiện được nỗi đau của mình.
Trong trường hợp của Ann, bệnh trầm cảm của cô có thể có các tác nhân sinh học, di truyền, hoặc do
hormon tạo nên. Nó cũng có thể liên quan đến nhận thức, kinh nghiệm, hoặc kiểu mẫu hành vi ngăn cản việc
đương đầu một cách có hiệu quả. Ngay cả nếu trầm cảm có thể được giải thích theo cách này, thì dù sao đi
nữa, các nhà trị liệu hệ thống cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào trầm cảm có thể tác động đến những
người khác trong gia đình và làm cách nào nó ảnh hưởng đến tiến trình của gia đình đó. Việc trầm cảm cũng
có thể là dấu chỉ cho cả hai nỗi đau: nỗi đau của bản thân và nỗi đau không thể được bộc lộ từ phìa gia đình.
Thật vậy, nhiều cách tiếp cận hệ thống gia đình sẽ điều tra cách thức trầm cảm phục vụ cho các thành viên
khác trong gia đình; cách nó sao nhãng các vấn đề trong mối quan hệ thân mật gần gũi với người khác; phản
ánh lại nhu cầu điều chỉnh các quy tắc trong gia đình, các giáo điều trong văn hóa, hoặc quá trình bị ảnh hưởng
bởi giới và sự phát triển quay vòng trong cuộc sống gia đình. Thay vì đánh mất khả năng nhìn nhận vào cá
nhân, nhà trị liệu hiểu được mọi người, thông qua việc gắn họ một cách đặc biệt vào những hệ thống lớn hơn.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Lý thuyết hệ thống gia đình đã được phát triển suốt 100 năm qua, nhà trị liệu ngày nay sử dụng một
cách sáng tạo nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét các trị liệu cho một gia đình cụ thể. Phần này sẽ trình
bày ngắn gọn về tổng quan lịch sử một số nội dung chủ chốt liên quan tới sự phát triển của trị liệu hệ thống
gia đình.
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH THEO TRƯỜNG PHÁI ADLER
Alfred Adler là nhà tâm lý học đầu tiên trong kỷ nguyên hiện đại làm trị liệu gia đình (Christensen,
2004). Hướng tiếp cận của ông mang tính hệ thống rất lâu trước khi lý thuyết hệ thống được áp dụng vào tâm
lý trị liệu. Các khái niệm nguyên bản của Adler vẫn có thể được tìm thấy trong các nguyên tắc và thực hành
của các kiểu mô hình khác.
Adler (1927) là người đầu tiên ghi nhận rằng sự phát triển cùa trẻ em trong chòm sao gia đình (thuật
ngữ ông sử dụng để nói về hệ thống gia đình) bị ảnh hưởng rất lớn do thứ tự sinh. Adler là một nhà hiện tượng
học, và mặc dù thứ tự sinh có vẻ có một vài sự bất biến trong mỗi vị trí, ông vẫn tin rằng chính sự diễn dịch
mà trẻ bị chỉ định trong vị trí của mình sẽ phải chịu trách nhiệm. Adler cũng cho rằng tất cả hành vi đều có
mục đích – và trẻ thường hành động theo cách thức được thúc đẩy bởi những khao khát được thuộc về, ngay
cả khi những cách thức này là vô dụng hay sai lầm.
7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Dù sao, chính Rudolf Dreikurs (1950, 1973) đã tinh chỉnh lại những nội dung của Adler trở thành một
hệ thống về các mục tiêu sai lạc, ông cũng đã tạo nên một cách tiếp cận có tổ chức cho trị liệu gia đình. Một
giả định cơ bản của trị liệu gia đình theo trường phái Adler hiện đại là cho rằng cả cha mẹ và con cái đều
thường bị khóa chặt bởi những tương tác tiêu cực, lặp đi lặp lại, chúng được thiết lập dựa trên việc những mục
tiêu sai lạc thúc đẩy tất cả các bên liên quan. Dù nhiều nhà trị liệu gia đình theo Adler tiến hành theo những
buổi làm việc riêng, nhưng họ cũng cũng sử dụng hình thức giáo dục trong các diễn đàn trường học, trong các
cơ quan cộng đồng, và đặc biệt trong những trung tâm giáo dục gia đình được thiết kế chuyên biệt, nhằm tham
vấn, hỗ trợ cho các gia đình.
TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH ĐA THẾ HỆ
Murray Bowen (1978) là một trong những nhà phát triển của trào lưu chính trong trị liệu gia đình. Lý
thuyết hệ thống gia đình của ông, là mô hình lý thuyết và lâm sàng được phát triển từ các nguyên tắc và thực
hành phân tâm, thường được đề cập đến như là trị liệu gia đình đa thế hệ. Bowen và các cộng sự đã triển khai
một cách tiếp cận đầy cải tiến với bệnh tâm thần phân liệt tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, Bowen làm
việc với cả gia đình bệnh nhân tại bệnh viện để hệ thống gia đình có thể trở thành trọng tâm của việc trị liệu.
Những quan sát của Bowen đã hướng sự quan tâm của ông đến những kiểu thức xuyên suốt nhiều thế
hệ. Ông tranh luận rằng những vấn đề biểu lộ trong gia đình hiện tại sẽ không thay đổi một cách đáng kể trừ
khi mô hình mối quan hệ gia đình gốc được thấu hiểu và bị thách thức trực tiếp. Phương pháp tiếp cận của
được dựa trên tiền đề rằng kiểu thức của mối quan hệ liên cá nhân nếu có thể được dự đoán sẽ nối kết chức
năng của các thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ. Theo Kerr và Bowen (1988), nguyên nhân các vấn
đề của một cá nhân chỉ có thể được hiểu rõ thông qua việc xem vai trò của gia đình như là một đơn vị cảm
xúc. Trong đơn vị gia đình, tổng hợp cảm xúc chưa được giải quyết trong gia đình của cá nhân phải được bàn
đến nếu người đó hy vọng có được một nhân cách trưởng thành và riêng biệt. Những vấn đề cảm xúc sẽ được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến khi những gắn bó cảm xúc chưa được giải quyết đó được xử lý
một cách hiệu quả. Thay đổi chỉ xuất hiện khi có các thành viên khác trong gia đình và không thể được thực
hiện chỉ bởi một cá nhân đến phòng tham vấn.
Một trong những khái niệm then chốt của Bowen là tam giác quan hệ (quan hệ bộ ba- triangulation),
là tiến trình mà trong bộ ba sẽ xuất hiện trải nghiệm về việc hai- chống- một. Bowen giả định rằng tam giác
quan hệ có thể dễ dàng xảy ra giữa các thành viên gia đình và nhà trị liệu, đó là lý do tại sao ông luôn nhấn
mạnh với các học viên của mình về việc cần phải nhận thức được những vấn đề trong gia đình gốc của bản
thân mỗi người (Kerr Bowen, 1988).
Một đóng góp lớn trong học thuyết của Bowen là khái niệm về sự cá biệt hoá bản ngã (cá biệt hóa
chủ thể- differentation of the self). Sự cá biệt hoá bản ngã liên quan đến cả sự phân tách về mặt tâm lý của trí
tuệ và cảm xúc, và cả sự độc lập của bản ngã so với người khác. Trong quá trình hợp thành toàn thể, cá nhân
có được cảm giác về sự tự nhận dạng. Sự cá biệt hóa ra khỏi gia đình gốc này cho phép họ chấp nhận chịu
trách nhiệm cá nhân về những suy nghĩ, cảm giác, nhận thức và hành động của bản thân mình.
8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
TIẾN TRÌNH HỢP THỨC HÓA CỦA CON NGƯỜI. (HUMAN
VALIDTION PROCESSS MODEL)
Virginia Satir (1983) bắt đầu nhấn mạnh đến sự nối kết gia đình vào cùng thời điểm khi Bowen đang
phát triển cách tiếp cận của ông. Công việc trị liệu của mình đã khiến cô đặt niềm tin vào giá trị của mối quan
hệ nuôi dưỡng, khỏe mạnh. Chúng được xây dựng trên nền tảng quan tâm và chú ý của Satir đến với những
người mà cô chăm sóc. Cô tự nghĩ mình là một nhà thám tử, tìm kiếm và lắng nghe những hình ảnh phản chiếu
lòng tự trọng trong việc giao tiếp của thân chủ. Trong quá trình làm việc với một bé gái vị thành niên, khi cần
phải hỏi về người mẹ của em, cô đã rất bất ngờ về cách thức giao tiếp và hành vi nơi thân chủ của mình thay
đổi khi có sự có mặt của người mẹ. Khi tiếp tục làm việc về mối quan hệ của họ, tình thế lại khiến cô cần phải
hỏi đến người cha.
Lúc ông bước vào, việc giao tiếp và hành vi của cả hai mẹ con một lần nữa thay đổi. Thông qua tiến
trình làm việc, Satir đã khám phá ra sức mạnh của việc trị liệu gia đình, tầm quan trọng của giao tiếp và siêu
giao tiếp (bao gồm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sự hòa hợp giữa lời nói và hành vi, giọng điệu và cử chỉ)
trong tương tác gia đình, và giá trị trị liệu của việc hợp thức hóa trong quá trình thay đổi (Satir & Bitter, 2000).
Qua cả cuộc đời làm nhà trị liệu gia đình, Satir đã có được nhiều tiếng tăm ở quốc tế và phát triển
nhiều cách can thiệp mang tính cải tiến. Cô có tính trực quan cao và tin rằng tính tự phát, sự sáng tạo, óc hài
hước, khả năng tự bộc lộ, sẵn sàng mạo hiểm, và mối liên hệ cá nhân là trung tâm của trị liệu gia đình. Theo
quan điểm của Satir, kỹ thuật là thứ yếu so với mối quan hệ mà nhà trị liệu phát triển cùng với gia đình. Cách
tiếp cận mang tính kinh nghiệm và nhân văn của Satir được gọi là Mô hình tiến trình Hợp thức hóa con
người, nhưng việc làm việc với các gia đình thời gian đầu được biết đến nhiều nhất của cô lại chính là liệu
pháp liên kết gia đình (Satir, 1983).
LIỆU PHÁP KINH NGHIỆM GIA ĐÌNH
Carl Whitaker (1976) là người tiên phong trong Liệu pháp kinh nghiệm gia đình, đôi khi được gọi
là tiếp cận kinh nghiệm- biểu tượng. Rõ ràng đây là một ứng dụng của trị liệu hiện sinh vào hệ thống gia đình,
Whitaker nhấn mạnh sự lựa chọn, sự tự do, tự quyết, sự truởng thành, và hiện thực hóa (Whitaker & Bumberry,
1988). Cũng như Satir và những tiếp cận hiện sinh khác, Whitaker chú trọng vào tính quan trọng trong mối
quan hệ giữa gia đình và nhà trị liệu. Witaker rõ ràng mang tính đối đầu nhiều hơn trong tính “thực tế” của
ông so với Satir, người thường nghiêng về việc nuôi dưỡng. Những cách tiếp cận của Whitaker thường luôn
được thực hiện cùng với những nhà trị liệu khác. Về cuối đời, ông thường chỉ gặp các gia đình, thậm chí ông
còn cố gắng đưa cộng đồng và bạn đồng nghiệp của gia đình vào cùng tham gia trị liệu.
Cách tiếp cận trực quan va tự do của Whitaker vừa tìm cách vạch trần sự giả tạo và tạo ra ý nghĩa mới
trong khi vừa khiến các thành viên trong gia đình có thể được là chính mình. Whitaket không đề xuất một tập
hợp các phương pháp, nhưng theo ông, chính mối liên hệ cá nhân của nhà trị liệu với gia đình sẽ tạo ra sự khác
biệt. Khi kỹ thuật được sử dụng, chúng sẽ được xuất hiện từ những đáp ứng mang tính trực giác và tự phát của
9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
nhà trị liệu với tình trạng hiện tại và được thiết kề để làm tăng tính nhận thức của thân chủ về những tiềm năng
bên trong bản thân, đồng thời mở ra các kênh tương tác trong gia đình.
Với Whitaker, trị liệu gia đình là cách đề nhà trị liệu tham gia một cách chủ động vào chính sự phát
triển của bản thân họ. Thật vậy, việc trị liệu cũng có thể giúp ích nhà trị liệu tương tự như với gia đình. Whitaker
xem vai trò của mình như là người cùng với gia đình tạo ra bối cảnh, mà trong đó, thay đổi có thể diễn ra thông
qua tiến trình tái thống hợp và tái tổ chức (Becvar & Becvar, 2006).
LIỆU PHÁP CẤU TRÚC - CHIẾN LƯỢC GIA ĐÌNH
Nguồn gốc của Liệu pháp cấu trúc gia đình bắt nguồn từ đầu những năm 1960 khi Salvador Minuchin
tiến hành trị liệu, đào tạo và nghiên cứu, với các trẻ nam phạm pháp xuất thân từ những gia đình nghèo khó tại
trường Wiltwyck ở New York. Ý tưởng trọng tâm của Minuchin (1974) cho rằng triệu chứng của cá nhân sẽ
được hiểu biết một cách tốt nhất thông qua mấu chốt là các mô hình tương tác trong gia đình và những thay
đổi về cấu trúc sẽ xảy ra trong gia đình trước khi các triệu chứng của cá nhân đó thuyên giảm hay biến mất.
Mục tiêu của trị liệu cấu trúc gia đình gồm hai phần: (1) làm giảm các triệu chứng rối loạn chức năng và (2)
mang đến sự thay đổi về mặt cấu trúc trong hệ thống bằng cách chỉnh sửa các quy tắc thỏa hiệp của gia đình
và phát triển các ranh giới thích hợp hơn.
Vào cuối những năm 60, Jay Haley tham gia làm việc với Minuchin tại Phòng khám Hướng dẫn trẻ
em Philadelphia. Công việc của Haley và Minuchin cùng chia sẻ nhiều điểm tương đồng trong mục tiêu và
tiến trình đến nỗi nhiều nhà lâm sàng những năm 1980 và 1990 đã đặt vấn đề rằng liệu hai kiểu thức làm việc
của hai ông có phân thành hai trường phái tư tưởng khác nhau hay không . Thật vậy, vào cuối những năm
1970, các hướng tiếp cận cấu trúc – chiến lược là những kiểu thức được sử dụng nhiều nhất trong trị liệu hệ
thống gia đình. Cả hai mô hình đều hướng tới việc tổ chức lại những cấu trúc rối loạn chức năng hoặc có vấn
đề trong gia đình; việc thiết lập ranh giới, làm mất cân bằng, tái cơ cấu, thử thách, và các mệnh lệnh đều trở
thành một phần của tiến trình trị liệu gia đình. Cả hai cách tiếp cận đều không tìm hiểu và diễn dịch nhiều về
quá khứ. Nói đúng hơn, công việc của nhà trị liệu cấu trúc- chiến lược là tham gia cùng gia đình ngăn chặn
các mô hình tương tác định kiến, tổ chức lại hệ thống thứ bậc và các tiểu hệ thống trong gia đình, và tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển các thỏa hiệp linh động và hữu dụng hơn.
Các kiểu thức cấu trúc và chiến lược khác nhau phần nào trong cách thức nhìn nhận vấn đề của gia
đình: Minuchin (1974) có xu hướng xem những khó khăn cá nhân và gia đình là mang tính triệu chứng trong
khi Haley (1976) xem chúng như là những vấn đề "thật", và cần có những câu trả lời thực sự. Cả hai kiểu thức
này đều có bản chất mang tính hướng dẫn, và cả hai đều kỳ vọng nhà trị liệu có mức độ chuyên môn nhất định
trong việc thực hiện tiến trình trị liệu.
Vào năm 1974, Haley và Clóe Madanes thanh lập Viện Trị liệu Gia đình Washington, D.C. Trong hơn
15 năm, họ viết sách, phát triển thực hành trị liệu, và cung cấp đào tạo nâng cao Liệu pháp chiến lược gia
đình. Cách tiếp cận chiến lược của họ xem các vấn đề hiện tại vừa là thực tế, vừa mang tính ẩn dụ cho việc
vận hành hệ thống. Họ chú tâm đáng kể đến quyền lực, sự kiểm soát, và hệ thống thứ bậc trong gia đình và
10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
trong các buổi trị liệu. Công việc gần đây của Haley cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự gắn kết văn
hóa (Haley & Richeport - Haley, 2003).
Haley (1984) và Madanes (1981) quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng thực tiễn của việc can thiệp chiến
lược nhằm cải thiện các vấn đề gia đình hơn là vào việc xây dựng lý thuyết trị liệu khác biệt với kiểu thức cấu
trúc. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cách thức Madness (1990) làm việc với gia đình có tội phạm
tình dục. Madanes mang đến quan điểm nhân văn cho trị liệu chiến lược bằng cách hướng đến nhu cầu được
yêu thương và nhấn mạnh những khía cạnh nuôi dưỡng trong việc điều trị.
NHỮNG CẢI TIẾN GẦN ĐÂY
Trong thập kỷ qua, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa đa văn hóa, và chủ nghĩa kiến tạo xã hội hậu hiện
đại đã tham gia vào lĩnh vực trị liệu gia đình. Những kiểu thức này phối hợp với nhau nhiều hơn, xem thân
chủ - cá nhân, các cặp vợ chồng hoặc gia đình- là chuyên gia về cuộc sống của riêng họ trong việc điều trị. Vị
trí ban đầu của nhà tham vấn trong các cuộc đối thoại trị liệu là "ngoài- trọng tâm" hoặc "không hay biết", qua
đó, nhà trị liệu tiếp cận thân chủ một cách tò mò và đầy quan tâm.
Nhà trị liệu tích cực giao tiếp và hỗ trợ thân chủ trong việc đứng lên đối mặt với nền văn hóa thống trị
đang đè nén họ. Trị liệu thường kết hợp với "reflecting teams" hoặc "definitional ceremonies" để nhiều quan
điểm khác nhau trong quá trình làm việc (xem West, Bubenzer& Bitter, 1998).
Thông qua việc đề cập vắn tắt một số những quan điểm hệ thống khác nhau trong trị liệu gia đình,
chúng ta đã có được bối cảnh để hiểu rõ sự phát triển của trị liệu gia đình. Bảng 14.A chỉ ra những điểm khác
biệt trong các quan điểm này. Để có được cách điều trị chuyên sâu hơn của các trường phái trị liệu gia đình,
xem cuốn Lý thuyết và thực hành Trị liệu và Tham vấn Gia đình của Bitter (2009). Đồng thời tham khảo một
vài tác phẩm tiêu biểu được nêu ở cuối chương này.
11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Các
nhân vật
chính
Tập trung
thời gian
Mục tiêu
trị liệu
Trị liệu gia đình
Trị liệu
Tiến trình
Liệu pháp
Liệu pháp
Liệu pháp
theo trường phái
gia đình
Hợp thức hóa
Kinh nghiệm
Cấu trúc
Chiến lược
Adler
đa thế hệ
Con người
Gia đình
Gia đình
Gia đình
Alfred Adler
Rudolf Dreifirs
Oscar Christensen &
Manford Sonstegard
Murray Bowen
Virginia Satir
Carl Whitaker
Salvador Minuchin
Jay Haley &
Hiện tại cùng vài sự
kiện liên quan trong
quá khứ
Hiện tại và quá khứ:
gia đình gốc; ba thế
hệ
Ở đây và bây giờ
Cho phép cha mẹ trở
thành người lãnh đạo;
mở khóa những mục
tiêu và các mô hình
tương tác sai lầm trong
gia đình; tạo điều kiện
cho việc nuôi dạy phát
huy hiệu quả
Cá biệt hóa bản ngã;
thay đổi cá nhân
trong bối cảnh của hệ
thống; giảm lo âu.
Tạo điều kiện cho sự
trưởng thành, tự
trọng và kết nối; giúp
gia đình đạt được sự
hòa thuận trong giao
tiếp và tương tác.
Clóe Madanes
Hiện tại
Tạo điều kiện cho
sự tự phát, tính sáng
tạo, tự chủ và khả
năng vui chơi.
Hiện tại và
Hiện tại và
quá khứ
tương lai
Tái cấu trúc tổ chức
gia đình; thay đổi
những mô hình thỏa
hiệp rối loạn chức
năng
Loại trừ vấn đề
hiện tại; thay đổi
những mô hình
rối loạn chức
năng; cắt ngăn
các trật tự.
BẢNG 14.A SO SÁNH 6 QUAN ĐIỂM HỆ THỐNG TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Vai trò và
Người giáo dục;
Chức năng
của nhà
người điều tra động cơ;
người cộng tác
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Hường dẫn, là người
thầy, người nghiên cứu
chủ quan
Người hỗ trợ năng
động; tìm kiếm nguồn
lực; hình mẫu của sự
hài hòa
Huấn luyện viên cho
gia đình; hình mẫu
cho sự thay đổi thông
qua vui chơi
“người chú thân
thiện”; người quản lý
phạm vi; người thúc
đẩy thay đổi trong cấu
trú cgia đình
Người đạo diễn
chủ động cho sự
thay đổi; người
giải quyết vấn đề
Thiết lập mối quan hệ dựa
trên sự tôn trọng lẫn nhau;
tìm hiểu thứ tự sinh và
những mục tiêu sai lầm, tái
giáo dục
Quá trình đặt câu hỏi
và nhận thức dẫn đến
việc cá biệt hóa và hiểu
được gia đình gốc
Gia đình được trợ giúp
để chuyển từ trạng thai
đứng yên ban đầu,
xuyên qua hỗn loạn,
đến với những khả năng
mới và sự thống hợp
mới
Nhận thức và những
mầm mống thay đổi
được gieo trồng thông
qua việc đối đầu trong
trị liệu
Nhà trị liệu tham gia
cùng với gia đình
trong vai trò lãnh đạo;
thay đổi cấu trúc; thiết
lập ranh giới
Thay đổi xuất hiện
thông qua những
hướng dẫn hướng
vào hành động và
những can thiệp
nghịch lý
Chùm sao gia đình; một
ngày điển hình;mục tiêu tự
bộc lộ; hậu quả tự nhiên/
hữu lý
Sơ đồ phả hệ; giải quyết
vấn đề của gia đình gốc;
mối quan hệ phi tam
giác
Thấu hiểu; tiếp xúc,
giao tiếp, chạm khắc;
đóng vai; biên niên sử
gia đình
Đồng trị liệu; tự bộc
lộ bản thân; đối đầu;
sử dụng bản ngã như
là một tác nhân thay
đổi
Tham gia và điều ứng
sự mất cân bằng; tìm
vết; tạo lập ranh giới;
mệnh lệnh
Tái định khung;
hướng dẫn và
nghịch lý; khuếch
đại; giả vờ; mệnh
lệnh
trị liệu
Tiến trình
Thay đổi
Kỹ thuật và
Cái tiến
13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
TÁM LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH
Để có thể suy nghĩ và thực hành dưới những quan điểm mà trị liệu hệ thống gia đình yêu cầu không phài
là một nhiệm vụ dễ dàng. Vào năm 1992, Breunlin, Schwartz và MacKune-Karrer (1997) giới thiệu khái niệm về
siêu mô thức làm việc, là phương pháp vượt lên trên những cách tiếp cận khác nhau của tri liệu gia đình, họ xác
định sáu hạt nhân của siêu mô thức làm việc có chức năng như những lăng kính trong việc trị liệu. Gộp chung lại
với nhau, những lăng kính này cung cấp sáu cách nhìn khác nhau mà từ đó, hệ thống gia đình có thể được đánh giá
và “bản thiết kế trị liệu” (p.321) được phát triển.
Sáu siêu mô thức làm việc ban đầu bao gồm nội hệ thống gia đình (hay cá nhân), các trình tự sắp xếp (hay
những mô hình tương tác), tổ chức (của hệ thống), sự phát triển, đa văn hóa, và giới. Hai bổ sung mới nhất bao
gồm lăng kính mục đích luận (hay định hướng mục đích) và tiến trình. Mỗi một trong tám lăng kính này cung cấp
cho đôi bạn và gia đình những ứng dụng rất có ý nghĩa. Xa hơn nữa, mỗi lăng kính đều bị ảnh hưởng bởi và ảnh
hưởng lên bảy quan điểm còn lại, đó là nét đặc trưng của toàn bộ hệ thống lý thuyết. Sử dụng cách tiếp cận này,
nhà trị liệu có thể có trong tay nhiều quan điểm cùng lúc thay vì bị trói chặt ở một góc nhìn nhất định. Các lăng
kính có thể được dùng để đánh giá cũng như để thiết kế những cách can thiệp trị liệu cho các nhu cầu riêng biệt
của gia đình (Carlspm, Sperry, & Lewis, 2005; Goldberg & Goldberg, 2008). Tám lăng kính này cung cấp nền tảng
để thống hợp những kiểu thức khác nhau trong trị liệu hệ thống gia đình.
NỘI HỆ THỐNG GIA ĐÌNH CỦA CÁ NHÂN
Mặc dù Richard Schwartz (1995) được công nhận là có công trong việc phát triển nội hệ thống gia đình,
nhưng ông không phải là nhà trị liệu duy nhất cho rằng có nhiều phần khác nhau trong nhân cách cá nhân. Virginita
Satir đã sử dụng nhiều con đường riêng biệt để đi vào vào các phần của bản ngã, bao gồm tiến trình sắp đặt hiện
tượng học gia đình (phenomeological family mapping process), ảnh hưởng xoay vòng và sự trọn vẹn bản ngã (self
mandala) (Satir, Banman, Gerber & Gamori, 1991). Tiến trình độc đáo nhất của bà được gọi là “nhóm thành phần”
(p.205), liên quan đến việc thống hợp kỹ thuật trị liệu đóng vai (psychodramatic integration) và sự biến đổi những
phần cực hạn. Nhóm thành phần đặc biệt hiệu quả khi làm việc với các cặp đôi gặp mâu thuẫn (Bitter, 1993b).
Nhưng có lẽ cách tiếp cận toàn diện nhất để làm việc với từng thành phần là mô hình được Erving Polster (1995),
một nhân vật quan trọng trong trường phái Gestalt, trình bày.
Mỗi nhà lý luận và thực hành trên đều có những đóng góp cho lăng kính nhìn cá nhân như là một hệ thống
cơ cấu, có đầy đủ cấu trúc, tổ chức và các tiểu hệ thống. Một cá nhân có rất nhiều thành phần, hay chiều kích, trong
nhân cách của mình. Một vài khía cạnh của nhân cách mang tính tự đề cao, một vài mặt khác thì lại mang tính tự
hoại. Nó có thể bao gồm các mặt thể lý, nhận thức, cảm xúc, xả hội, hay tinh thần. Một vài phần sẽ được sử dụng
nhiều hơn những phần khác. Chúng bắt nguồn từ tương tác xã hội và các trải nghiệm trong quá trình phát triển của
con người, được đánh giá một cách tự nhiên và biểu thị điều gì đó về việc ta là ai và điều gì là có ý nghĩa với bản
thân mỗi chúng ta: “tất cả các phần, trong trạng thái tự nhiên, không bị đẩy đến giới hạn cùng cực của nó, đều
mong muốn những điều tích cực cho cá nhân và khao khát đóng vai trò giá trị trong hệ thống nội tại” (Breunlin et
14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
al., 1997, p.66). Chỉ khi các phần trở nên phân cực và bị đẩy đến giới hạn- hoặc khi không đạt đến được những
phần cần thiết- thì cá nhân mới phải trải nghiệm những xung đột bên trong.
Vấn đề nghiện rượu của Stan khiến anh trải nghiệm sự xung đột, nhà trị liệu có thể cùng Stan khám phá
những phần khác nhau của bản thân anh đã giúp anh kìm hãm hay ngược lại, đưa anh đến với rượu. Mỗi nhà lý
luận- thực hành làm việc với khái niệm thành phần nội tại đều thừa nhận một siêu- thực thể có chức năng thống
hợp, điều khiển, tổ chức và lựa chọn các thành phần chính yếu. Thực thể đó, được biết đến như là bản ngã hay con
người, là một “toàn thể” của hệ thống cá nhân- có vai trò kích hoạt những phần còn lại. Stan hiện đang gặp khó
khăn trong việc tái tổ chức những thành phần nội tại của bản thân anh.
LĂNG KÍNH MỤC ĐÍCH LUẬN
Mục đích luận đề cập đến việc tìm hiểu về mục đích cứu cánh, mục tiêu, điểm kết và các ý định. Lăng kính
mục đích luận cho phép nhà trị liệu gia đình phát triển sự hiểu biết về những gì thúc đẩy hành vi của cá nhân, mục
tiêu hệ thống của các triệu chứng, mục đích của các tam giác quan hệ và cách sử dụng các mô hình tương tác và
thói quen.
Những hành động có mục đích thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển khi chúng được biểu thị bằng các
đặc điểm như sự mạo hiểm có cơ sở, lòng can đảm, sự tự tin, lòng tự trọng, năng lượng, sự lạc quan, niềm hy vọng
và chuỗi những kinh nghiệm mở ra những khả năng còn lớn hơn nữa cho việc trải nghiệm. Bên cạnh đó, những
hành động và tương tác biểu hiện qua các đặc điểm như rút lui, sợ hãi và bảo vệ có xu hướng kìm hãm sự trưởng
thành và phát triển. Cả cá nhân và gia đình –được xem như một toàn thể - đều hành động có mục đích.
Lăng kính mục đích luận được sử dụng trong các cách tiếp cận của Adler, của Bowen, trường phái cấu trúc
và cách tiếp cận chiến lược trong trị liệu gia đình. Những nhà trị liệu theo trường phái Adler sử dụng thuyết mục
đích luận một cách đặc biệt. Hành động có mục đích và mục tiêu sống là trọng tâm để hiểu được cá nhân và nội hệ
thống gia đình theo trường phái Adler, chúng được gọi là cách đánh giá lối sống (xem chương 5). Trường phái
Adler còn sử dụng những ưu tiên nhân cách (sự quan trọng, hài lòng, kiểm soát, và thoải mái) của Kefir (1981) để
hiểu được những bế tắc và các mục tiêu trong quá trình tham vấn cho các cặp vợ chồng. Những ưu tiên nhân cách
có liên hệ mật thiết với thái độ giao tiếp (đổ lỗi, xoa dịu, hợp lý hóa và sự không xác đáng, sự tôn trọng) được Satir
(1988) đề cập và nó có thể được xem như là những mục tiêu của việc giao tiếp rối loạn chức năng (Bitter, 1993a).
Trong trị liệu gia đình theo trường phái Adler, định hướng mục tiêu và sự thừa nhận là trọng tâm trong việc
hiểu biết những động lực của cha mẹ và con cái – và trong việc mở khóa những tương tác sai lầm (Bitter, Roberts,
& Sonstegard, 2002; Christensen, 2004). Dreikurs trước hết đã vạch ra việc cư xử không đúng mực của trẻ gồm có
bốn mục tiêu, nó được xem như là hệ thống các động lực thúc đầy những hành vi thường ngày của chúng. Những
mục tiêu được đề cập ở trên bao gồm thu hút sự chú ý, xung đột quyền lực, trả thù, và là biểu hiện của sự thiếu
thốn (còn được gọi là sự giả định bất lực). Chúng là những “cách giải thích ngắn gọn cho các mô hình ổn định của
việc cư xử không đúng mực nơi trẻ” (Bitter, 1991, p.243). Dreikurs (1950; Dreikurs & Soltz, 1964) đã phát triển
cách tiếp cận hệ thống hướng đến việc thừa nhận mục tiêu được dựa trên (a) những mô tả về hành vi không đúng
15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
mực của trẻ, (b) phản ứng của cha mẹ về những hành vi đó, và (c) phản ứng của trẻ trước kỷ luật và sự cố gắng của
cha mẹ.
Lăng kính mục đích luận là trung tâm của tri liệu gia đình theo trường phái Adler, nhưng nó cũng có thể
được sử dụng trong bất kỳ kiểu thức nào có liên quan đến việc đánh giá và sự hinh thành các ý nghĩa cũng như
trong can thiệp, ví dụ như tái định dạng hay đặt những điều đã biết vào các quan điểm mới và hữu dụng hơn. Nhà
trị liệu gia đình thường tái định dạng những hành vi gặp khó khăn, bằng cách ghi nhận động lực và ý định cá nhân
đằng sau những hành vi đó. Tái định dạng được bắt đầu thông qua việc đặt những kiểu câu hỏi sau:

Những triệu chứng, tương tác hay các tiến trình này này phục vụ mục đích gì?

Hành vi của cá nhân bảo vệ bản ngã và hệ thống gia đình như thế nào?

Hành động và tương tác có những hậu quả xã hội nào?

Có phải các mục tiêu của những thành viên trong gia đình bị chồng chéo, nhưng vẫn phục vụ cho việc
duy trì hệ thống hay không?

Những mục tiêu của gia đình có xung khắc với mục tiêu trị liệu hay không?
TRÌNH TỰ SẮP XẾP: THEO DÕI NHỮNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC.
Một trong những khía cạnh hạn chế của đời sống gia đình là việc nó có trật tự, và các thành viên trong
gia đình có khuynh hướng tương tác theo các trình tự đó, theo thời gian, được lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức
khác nhau. Breunlin và cộng sự (1997) đề cập tới những mô hình này như là các trình tự bị gắn chặt, và chúng
diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau trong trình tự siêu mô thức làm việc

Cấp độ 1 Trình tự xuất hiện giữa hai hoặc nhiều thành viên trong gia đình, họ tương tác mặt đối mặt với nhau.
Trình tự mặt đối mặt có thể đã được biểu diển như sau:
Cha đối đầu
với con gái

Con gái thể hiện sự
tổn thương và bất lực
Mẹ giải cứu
con gái
Cấp độ 2 Trình tự hỗ trợ chức năng của gia đình và trở thành những thông lệ được chấp nhận. Các trình tự này
hỗ trợ cho các tiến trình tiêu biểu của gia đình và thường được diễn ra mỗi ngày. Trường phái Adler khởi xướng
ý tưởng về việc yêu cầu các thành viên trong gia đình mô tả về “một ngày tiêu biểu”( Bitter et., al 2002), thông
tin này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà trị liệu gia đình làm việc trong nhiều kiểu thức khác nhau.
Đây là ví dụ về thông lệ mỗi buổi sáng của một gia đình:
Bố thức dậy đầu tiên và đánh thức con gái lớn.
↓
Chị cả thức dậy, thay đồ và cho chó ăn
16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
↓
Mẹ thức dậy và đánh thức con gái 3 tuổi.
↓
Bố chuẩn bị bữa sáng cho các con trong khi mẹ thay đồ cho con gái 3 tuổi.
↓
Các con ăn sáng. Chị gái chuẩn bị buổi trưa trong khi bố mẹ thay đồ.
↓
Bố mẹ lấy bánh mì. Mọi người ra khỏi nhà để đi học và đi làm
Trong trình tự này, mỗi cá nhân có vai trò hỗ trợ cho quá trình xảy ra êm thấm trong toàn hệ thống. Nếu
bất kỳ phần nào của thông lệ này ngừng lại hoặc bị bẻ gãy, toàn bộ hệ thống sẽ phải điều chỉnh lại.

Cấp độ 3 Các trình tự phải làm việc với những khó khăn và dòng chảy của cuộc sống. Những trình tự dài hơi này
thường giải thích cho việc điều chỉnh của gia đình trước những lực đến từ bên ngoài hay trước những thay đổi
trong quá trình phát triển. Trình tự rời gia đình cổ điển là hình mẫu cụ thể cho các nhà trị liệu chiến lược (Haley,
1980):
1. Người con, chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề trong mối quan hệ của cha mẹ trong nhiều năm, chuẩn bị rời
khỏi nhà đi học đại học.
2. Sự lo âu tăng lên, và khi người con thật sự ra khỏi nhà, làm mở ra những xung đột, đe dọa li dị, chia tay.
3. Người con có những triệu chứng khi đi học, cần phải về nhà, và những xung đột của cha mẹ dường như
bị biến mất.
Khi ở mức độ 1 và mức độ 2, trình tự giải quyết một cách hiệu quả những trở ngại, nhưng những khó khăn và
dòng chảy khiến các tiến trình của gia đình thay đổi ở mức độ 3, chúng có xu hướng tìm đến sự cân bằng trong
chức năng và hoạt động.

Cấp độ 4 Những trình tự mang tính xuyên thế hệ. Chúng bao gồm các trình tự, phản ánh các giá trị và quy luật về
vai trò văn hóa và giới của một hệ thống rộng lớn hơn. Những trình tự này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
tiếp theo và chúng được dùng để mang lại cảm giác tiếp nối trong cuộc sống. Khi đề cập đến trường hợp của Stan
ở cuối chương, bạn sẽ thấy việc uống rượu có ảnh hưởng đến gia đình ít nhất trong ba thế hệ như thế nào và nó đã
trở thành một phần của văn hóa gia đình ra sao.
Những trình tự thích ứng cần thiết cho người đứng đầu bao gồm sự cân bằng, công bằng và hợp tác. Những
trình tự kém thích ứng xảy ra khi luật lệ trở nên cứng ngắc và kém linh hoạt, khi các thành phần bị phân cực, và
17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
khi sự thay đổi bị cự tuyệt. Trị liệu gia đình thường giúp phát triển những trình tự hữu ích diễn ra trong toàn bộ
hay bất kì mức độ nào trong bốn mức độ nêu trên.
LĂNG KÍNH TỔ CHỨC
Cá nhân và gia đình có vài tiến trình tổ chức giúp giữ mọi thứ lại với nhau và đem lại cảm giác thống nhất.
Trong hệ thống gia đình, tổ chức được biểu hiện trong những luật lệ, thói quen, nghi thức, và các vai trò được kỳ
vọng của già đình (nó chính là cấu trúc sống của gia đình). Trong những năm đầu của trị liệu gia đình, trọng tâm
được nhấn mạnh vào khái niệm về cấu trúc thứ bậc của hệ thống gia đình, và những cách can thiệp chiến lược
được thiết kế để tạo nên hệ thống thứ bậc hoạt động tốt hơn, đồng thời tái phân phối quyền lực trong hệ thống
hướng đến một đích đến hiệu quả hơn.
Breunlin và đồng nghiệp (1997) sử dụng một cách tiếp cận hợp tác hơn với gia đình và đã thay thế ý tưởng
về hệ thống tôn ti bằng ý tưởng về quyền lãnh đạo. Sự hợp tác được xây dựng dựa trên những mối quan hệ qua lại
và quân bình giữa các cặp vợ chồng, và chức năng của việc lãnh đạo trong gia đình là tổ chức sao cho hệ thống vận
hành theo một cách thức rõ ràng và hữu dụng. Để mỗi thành phần đều trưởng thành và phát triển cũng như để góp
phần vào việc xây dựng gia đình thành một khối toàn thể, cần có những không gian để mỗi cá nhân có thể thực
hiện tiến trình ra quyết định; tiếp cận một cách hợp lý đến nguồn lực của gia đình; và có trách nhiệm phù hợp đối
với bản ngã và với hệ thống như một toàn thể. Nhìn chung, lãnh đạo gia đình hoạt động tốt nhất khi được kiểm
soát bởi người trưởng thành- những người chín chắn và có nhiều kinh nghiệm sống, người bắt buộc phải làm cha
mẹ và có mong muốn nuôi dạy thế hệ tiếp theo.
Về khái niệm lãnh đạo này, Breunlin và đồng nghiệp (1997) đã thêm vào khái niệm cân bằng:
Trong hệ thống cân bằng, [các thành viên] hợp tác, mong muốn hi sinh những lợi ích của cá nhân cho một mục
đích chung tốt đẹp hơn, quan tâm đến người kia và cảm thấy có giá trị bởi một hệ thống lớn hơn, va có những ranh
giới rõ ràng cho sự cân bằng giữa tính thuộc về và sự chia tách.
Sự lãnh đạo cân bằng trong gia đình yêu cầu khả năng kiên định, mạnh mẽ, nhưng thân thiện, và cần thiết
lập những giời hạn phù hợp cho sự phát triển trong khi vẫn công bằng, linh động, và biết động viên. Trong một gia
đình cân bằng, cả tính cá nhân và sự kết nối với gia đình đều rất quan trọng: cả hai đều thích hợp với những nhu
cầu về thế hệ, văn hóa và sự phát triển. Khi trẻ lớn lên, sự lãnh đạo cân bằng trở nên quân bình và có thái độ hợp
tác hơn, tiến trình gia đình thường trở nên mang tính cộng tác, ổn định, và thể hiện sự quan tâm. Trong gia đình
được dẫn dắt hiệu quả, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, có không gian để phát triển và có niềm tin vào giá trị của bản
thân.
LĂNG KÍNH PHÁT TRIỂN
Dù khái niệm về sự phát triển đã có mặt trong tâm lý học từ những năm 1940, nhưng mãi đến những năm
70 nó mới được đưa vào trị liệu hệ thống gia đình. Ngay cả khi đó, nhiều nhà trị liệu gia đình cũng có xu hướng
tránh đề cập đến tất cả những gì họ học được về sự phát triển của cá nhân, điều này bắt nguồn từ từ mô thức làm
việc về sự phát triển tập trung vào gia đình hạt nhân, còn được gọi là chu trình đời sống gia đình. Không giống
18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
như cách mô tả thành từng giai đoạn cuộc đời kể từ khi sinh ra như sự phát triển của cá nhân, chu trình đời sống
gia đình tập trung vào sáu giai đoạn chuyển tiếp quan trọng (Carter & McGoldrick, 2005):
1. 1 người trưởng thành độc thân, trẻ tuổi, rời khỏi gia đình để sống một cách nhiều hay ít độc lập hơn
2. 2 cá nhân kết hôn và trở thành vợ chồng cùng xây dựng cuộc sống
3. Vợ chồng có con và hình thành một gia đình
4. Đứa con bước tới tuổi vị thành niên
5. Bố mẹ hướng con cái ra ngoài vào thế giới và chuẩn bị một cuộc sống không có con trẻ bên mình
6. Gia đình đi đến nnhững năm về sau khi người con vửa phải chăm sóc cho ba mẹ cũng như cho chính những
đứa con của mình, ba mẹ chuẩn bị cho việc kết thúc cuộc đời.
Xem trường hợp của Stan là một ví dụ về các giai đoạn chuyển tiếp này. Stan hiện đang trong giai đoạn 1
của chu trình đời sống gia đình. Anh là một người trẻ phải đang gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ việc
sống với gia đình sang một cuộc sống độc lập. Cha mẹ của anh hiện đang trong giai đoạn 5, họ gâp trở ngại trong
việc đưa Stan vào đời. Một vấn đề khá phức tạp khiến họ phải lo lắng đó là sống một cuộc sống không có con cái
xung quanh.
Quan điểm chu trình đời sống gia đình là một sự đổi mới trong lý thuyết phát triển, nó mở rộng việc khái
niệm hóa về sự phát triển và đem lại trọng tâm hệ thống rõ ràng. Nó góp phần giải quyêt những vấn đề tâm bệnh
(depathologized) của nhiều trải nghiệm trong đời sống gia đình đưa thân chủ đến với tiến trình trị liệu. Những trình
bày đầu tiên về chu trình đời sống gia đình gần như tập trung hoàn toàn vào hai vợ chồng, vào người da trắng, các
gia đình hạt nhân, nhưng hiện nay, đã xuất hiện những kiểu thức phát triển cho các gia đình đơn thân, tái hôn, trộn
lẫn, hoặc đi bước nữa; cho các gia đình xuyên thế hệ, gia đình mở rộng; gia đình đồng tính nữ, đồng tính nam, và
lưỡng tính; gia đình từ các nền văn hóa khác nhau; cho việc đói nghèo và chu trình đời sống gia đình; và những
ảnh hưởng (và vai trò) của giới trong chu trình đời sống gia đình (Catter & McGoldrick, 2005)
Breunlin và các cộng sự (1997) đã đề xuất lăng kính phát triển (siêu mô thức làm việc) tái thống hợp sự
phát triển của cá nhân với quan điểm phát triển của gia đình và xã hội. Mô hình của họ bao gồm “năm cấp độ: sinh
học, cá nhân, tiểu hệ thống, tính gia đình, và tính xã hội " (p.159). Mỗi cấp độ tác động đến người khác mà không
cần theo một thứ tự nhất định của việc trưởng thành và phát triển. Trọng tâm trị liệu hướng vào cá nhân hay gia
đình cần đạt được những cấp độ kỹ năng cần thiết để tạo điều kiện cho sự trưởng thành và phát triển.
Ở cấp độ xã hội, cá nhân và gia đình thường tích hợp các giá trị và niềm tin của nền văn hóa chủ đạo mà
họ sinh sống (White & Epston, 1990). Trong quá khứ, các giá trị được truyền lại thông qua việc tiếp xúc với gia
đình mở rộng, và trong một chừng mực nào đó, điều này vẫn diễn ra trong một số cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta
hiện tại là một cộng đồng toàn cầu, và nhiều hình thức phương tiện truyền thông có những ảnh hưởng sâu sắc tới
trải nghiệm của cả cá nhân và gia đình (Gergen, 1991).
Sức mạnh của nền văn hóa chủ đạo trên các gia đình cũng tương tự như sức mạnh của tầm ảnh hưởng nơi
cha mẹ lên trẻ nhỏ. Sức mạnh này không thể bị phủ nhận. Việc xem xét chu trình đời sống gia đình có thể vừa có
19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
giá trị điều trị (giài thích hành bị xem là rối loạn chức năng) và phòng ngừa (giúp hệ thống chuẩn bị cho sự thay
đổi), nhưng cần phải nhớ một điều quan trọng là mỗi gia đình cũng nằm trong trong tiến trình phát triển của cá
nhân, mối quan hệ và xã hội. Trị liệu gia đình có giá trị trong việc phục vụ chức năng thách thức chế độ gia trưởng
và các hình thức đặc quyền của nền văn hóa chủ đạo, thành kiến, hoặc sự phân biệt đối xử.
Thay đổi là không thể tránh khỏi, và thực sự, đó chính là cuộc sống (Satir et al., 1991). Trong trị liệu gia
đình, thân chủ mong muốn có được những tiến trình trưởng thành và phát triển. Chúng ta luôn có niềm tin lạc quan
và hy vọng vào sự phát triển và tiến triển. Nhà trị liệu gia đình giải quyết những nhu cầu của các cá nhân, trong khi
đồng thời xem xét nhu cầu trong các mối quan hệ, trong gia đình, và trong các hệ thống lớn hơn. Nhờ đánh giá
những mức độ khác nhau, nhà trị liệu gia đình tìm kiếm những việc gây kiềm hãm và tìm cách loại bỏ chúng, nhờ
vậy, sự trưởng thành và các giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên một lần nữa nằm hoàn toàn ở trong tầm tay (Breunlin
et al 1997).
LĂNG KÍNH ĐA VĂN HÓA
Phân biệt đối xử và áp bức hình thành các trải nghiệm và triệu chứng, và những nhân tố này được tìm thấy
trong tất cả các nền văn hóa. Nền văn hóa chủ đạo thiết lập hai mục tiêu tức thì, cả hai đều liên quan đến quyền
lực: (a) tự củng cố chính nó và các giá trị của nó và (b) giảm thiểu sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các quan điểm
đối lập và của những người ủng hộ các lập trường đó (Foucault, 1970, 1980). Tất cả những áp bức và phân biệt đối
xử đều được hình thành dựa trên nền tảng quyền lực này.
Tại Hoa Kỳ, nền tảng quyền lực thống trị chính là nam giới, tình dục khác giới, da trắng, nói tiếng Anh, có
gốc Âu Châu, theo đạo Thiên Chúa, nằm trong khoảng 35 - 50 tuổi, giàu có, và được giáo dục. Các sử ký tràn ngập
các câu như "thiên mệnh của các vua", "vận mệnh hiển nhiên", hoặc "nhân danh sự tiến bộ". Tất cả những điều đó
tạo nên các đặc quyền, mà những ai có nó thì được xem là “bình thường” và là “đúng chuẩn”. Tất cả mọi hình thức
khác đều là “khác thường” và “lệch chuẩn”. Trong mọi nền văn hóa, chúng ta đều có thể tìm thấy những người có
rất nhiều đặc quyền, và những người phải chịu sự phân biệt đối xử- họ là những người bị thiệt thòi, bị áp bức và bị
loại trừ.
Lăng kính đa văn hóa thách thức các đặc quyền trên của văn hóa chủ đạo và đem đến sự đa dạng và phức
tạp cho hiểu biết của chúng ta về hoàn cảnh của con người. Bằng cách tái cơ cấu nền văn hóa chủ đạo trở nên đơn
giản chỉ là một trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá cao và xem trọng
sự đa dạng. McGodrick, Giordano, và Garcia-Preto (2005) đã mô tả nền văn hóa chủ đạo, mà chúng ta gọi là "Văn
hóa Mỹ”, là tích hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm nền văn hóa châu Âu và các nền văn hóa "pha
trộn". Sự đa dạng này thách thức quan điểm cho rằng chỉ có một “chuẩn” Phương Tây duy nhất mà tất cả đều phải
khao khát. Trong vai trò nhà trị liệu, chúng ta cần phải cân nhắc rằng quan điểm của chúng ta có thể bị ảnh hưởng
bởi thành kiến và đó chỉ là một trong nhiều góc nhìn hữu ích khác nhau trong việc nắm bắt thực tế.
Breunlin và đồng nghiệp của mình (1997) mô tả cả các trải nghiệm nội văn hóa và ngoại văn hóa. Trải
nghiệm và các trinh tự nội văn hóa diễn ra bên trong hệ thống văn hóa. Chúng có công dụng là định nghĩa của văn
20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
hóa, đem lại cảm giác tiếp nối đời sống cộng đồng, củng cố các giá trị và niềm tin đặc trưng của văn hóa đó. Trải
nghiệm và các trình tự ngoại văn hóa xảy ra giữa các hệ thống văn hóa. Chúng được dựa trên sự tương đồng về
mặt kinh nghiệm có thể tồn tại giữa nhiều nền văn hóa.
Mười lĩnh vực đánh giá hỗ trợ nhà trị liệu gia đình trong việc đưa quan điểm đa văn hóa vào công việc của
họ là (Breulin et al., 1997):

Người nhập cư trong một xã hội có tính thống trị

Mức độ nghèo khó hay có đặc quyền về kinh tế

Mức độ giáo dục và quá trình học tập

Sắc tộc

Tôn giáo

Giới

Lứa tuổi

Chủng tộc, phân biệt đối xử và áp bức

Tình trạng thiểu số chống đa số

Bối cảnh khu vực
Những khu vực đánh giá này tạo nên những ý nghĩa hiện tượng học, nó có thể khác biệt đối với từng thành
viên của gia đình cũng như với nhà trị liệu. Hiểu biết về những khu vực “tương đồng” và những khu vực khác biệt
là nền tảng cho hầu hết các tiến trình trị liệu. Trong gia đình của Stan, mối quan hệ đa thế hệ với rượu có thể được
hình thành dựa trên những kỳ vọng riêng biệt về văn hóa trong cách sử dụng và lạm dụng rượu. Lấy ví dụ, giá trị
của một gia đình người Ai Len về vấn đề này có những khác biệt rất có ý nghĩa khi so với một gia đình người Ả
Rập. Trong khi làm việc, nhà trị liệu gia đình cần nhìn mỗi gia đình thông qua lăng kính đa văn hóa thích hợp.
LĂNG KÍNH GIỚI
Phân biệt đối xử ngược đãi phụ nữ là tình trạng phân biệt đối xử và áp bức lâu đời và tràn lan nhất trên
khắp thế giới, trong mọi nền văn hóa, và xuyên suốt lịch sử loài người từ xưa đến nay. Các nhà nữ quyền đã thách
thức, không chỉ nền tảng giáo điều của trị liệu gia đình (Luepnitz, 1988) mà còn trong ý tưởng rằng bản thân gia
đình là tốt đẹp cho phụ nử (Hare-Mustin, 1978). Phụ nữ vẫn đang phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất cho phần lớn
các công việc liên quan đến nuôi dạy con cái, kết nối gia đình, nội trợ, và công việc cộng đồng. Về mặt tài chính,
phụ nữ có xu hướng bị hưởng lương thấp hơn đàn ông dù có cùng vị trí. Ngay cả khi phụ nữ hưởng mức lương cao,
họ cũng không có nhiều tiếng nói quyết định trong cách thức chi tiêu của gia đình. Giữa đàn ông và phụ nữ, phụ
nữ thường bị đặt kỳ vọng nhiều hơn về việc hi sinh bản thân cho lợi ích của toàn thể.
Nhà trị liệu gia đình tăng sự chấp nhận những lập trường biện hộ như là một phần của việc trị liệu. Nhà trị
liệu không thể tiếp tục chối từ những ảnh hưởng cá nhân và trách nhiệm trong việc thách thức tình trạng và cách
đối xử bất công với phụ nữ.Vị trí quyền lực như hệ thống thứ bậc, giăng bẫy, và mất cân bằng- những thuật ngữ
21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
liên hệ với cách tiếp cận cấu trúc- chiến lược gia đình trong nhiều năm- đang dần bị thay thế bởi những ý tưởng về
sự lãnh đạo, kết nối, đối thoại và hợp tác.
Trong trình ca của Stan, sự cân nhắc về khía cạnh giới sẽ dẫn nhà trị liệu đến việc xem xét những vai trò
rập khuôn mà Stan đã trải nghiệm và vẫn đi theo nó. Chúng ta cũng có thể phân tích cách thức sự kỳ vọng nắm giữ
quyền lực và kiểm soát, việc ngăn cản cảm xúc, những thành tựu và thành công, và sự thống trị nhìn chung nơi đàn
ông ảnh hưởng lên mối quan hệ của Stan và phụ nữ như thế nào.
LĂNG KÍNH TIẾN TRÌNH
Điều diễn ra giữa mọi người- tiến trình giao tiếp- rất quan trọng cho mô hình trải nghiệm của trị liệu gia
đình. Ý nghĩa của bất kỳ cuộc giao tiếp nào đều bị giới hạn bên trong siêu giao tiếp: Làm thế nào chúng ta truyền
đạt ngữ cảnh của những điều mà chúng ta cần nói. Tiến trình cũng đề cập đến xu hướng chúng ta hoạt động qua
những sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Tiến trình Sáng tỏ cho chúng ta biết chúng ta đang ở đâu và vạch ra nơi
chúng ta có thể tới. Nó cho phép nhà trị liệu và gia đình xem xét vị trí của mình trong dòng chảy cuộc sống, trong
tiến trình của sự thay đổi và trong việc trải nghiệm quá trình trị liệu.
Để hoạt động một cách có hiệu quả, đôi vợ chồng và gia đình tạo ra những thông lệ cho phép họ đạt được
những nhu cầu và đòi hỏi thường nhật (Satir & Bitter, 2000). Chừng nào những thói quen này còn cho phép và
giúp họ hoạt động thông thườnh trong hệ thống cuộc sống, họ sẽ cố gắng duy trì tình trạng nguyên bản này. Một
khi những thông lệ chính yếu này bị ngăn cản, đổ vỡ sẽ xảy ra và khiến hệ thống mất cân bằng. Lúc đối mặt với đổ
vỡ, ban đầu gia đình có thể sẽ tìm cách rút lui, nhưng thông thường họ sẽ lại rơi vào tình trạng lộn xộn. Vì tình
trạng hỗn loạn này được trải nghiệm như là một khủng hoảng, các thành viên gian đình vẫn thường muốn thực hiện
những quyết định quan trọng ngay cả khi mọi sự vẫn rất chênh vênh. Nhà trị liệu ngay lập tức trở thành nguồn lực
bên ngoài của gia đình và chịu trách nhiệm hàng đầu cho việc giúp các cá nhân tái nối kết với những nguồn lực và
sức mạnh bên trong, những điều mà bản thân họ thường không nhận ra.
Theo một cách nghịch lý nào đó, sự thay đổi được thúc đẩy bởi việc ở yên trong hiện tại và không cố gắng
thay đổi bất kỳ điều gì. Ở lại với những cảm xúc và trải nghiệm hiện tại, tìm kiếm phương cách để ổn định và lấy
lại cân bằng, tái nối kết với những phần nội tại cùng nguồn lực bên ngoài hữu ích sẽ giúp thân chủ phát triển những
khả năng mới mẻ. Với sự hỗ trợ và luyện tập, những khả năng mới sẽ trở thành những thống hợp mới- một thông
lệ mới, và nhờ đó, một tình trạng nguên bản mới.
Khi những nguồn đổ vỡ đạt đến giới hạn, ví dụ như gây gỗ trong mối quan hệ, hay cái chết, nhà trị liệu
thường gặp thử thách phải giải quyết với thành viên gia đình đang ở trong tình trạng hỗn loạn. Ví dụ, khi vợ của
Stan bỏ đi, Stan ban đầu cảm thấy sụp đổ và hoàn toàn tự trách mình vì những thất bại khác. Sử dụng lăng kính
tiến trình, nhà trị liệu gia đình sẽ biết được nỗi đau và sự sợ hãi của Stan nhưng đồng thời vẫn cởi mở để tìm hiểu
những cảm giác khác mà anh có thể cảm nhận, ví như bị phản bội, thất vọng, và tuyệt vọng. Con đường trực diện
nhất để đến với những lo âu đi kèm này đơn giản là giữ tập trung vào những gì Stan cảm thấy trong hiện tại.
22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Tiến trình trị liệu kết nối mật thiết với tiến trình của sự thay đổi. Carl Whitaker (1976, 1989) thường làm
việc với cả tiến trình gia đình và tiến trình trị liệu. Ông làm điều đó với một nhà đồng trị liệu, cùng hiện diện trong
suốt nhiều năm kinh nghiệm thực hành trị liệu. Giống như đa phần cá nhà trị liệu gia đình, ông nhận thấy hệ thống
có nhiều sức mạnh hơn cá nhân- và nhà tham vấn gia đình có thể dễ dàng trở thành một phần tam giác quan hệ và
tích hợp vào tiến trình hệ thống của gia đình.
Theo hướng nào đó, chính Whitaker trở thành nguồn gây đổ vỡ, giúp khơi nguồn một tiến trình thay đổi
mới cho gia đình. Trong một buổi làm việc, ông cho rằng nếu người phụ nữ cảm thấy bị chèn ép, thì có người nào
đó trong gia đình đang muốn người phụ nữ đó chết đi (Whitaker & Blumberry, 1988). Những cách can thiệp hệ
thống vượt lên trên những gì ban đầu gia đình muốn xem xét và mời gọi họ cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc
bảo vệ phụ nữ. Trọng tâm của trị liệu theo Whitaker là những câu hỏi tiến trình tối quan trọng sau:

Gia đình sẽ làm gì trong khoảng thời gian trị liệu của họ?

Thành viên trong gia đình trải nghiệm những gì, và bản thân nhà trị liệu trrải nghiệm những gì với mỗi
người trong số họ?

Khả năng trực giác được thông tin và truyền dạy của nhà trị liệu nằm ở đâu trong tiến trình trị liệu?

Sử dụng bản ngã một cách tốt nhất ra sao đối với gia đình này?

Điều gì đang xảy ra ngay bây giờ?
Tám lăng kính được miêu tả ở đây đều mang tính đa chiều kích và được phát triển thông qua nhiều kiểu
thức trị liệu gia đình. Đó là những cấu trúc cơ bản cho việc đánh giá. Để sử dụng chúng một cách hiệu quả, các
lăng kính này phải được thống hợp vào một tiến trình trị liệu chặt chẽ. Phần tiếp theo sẽ làm rõ cách thức điều này
được thực hiện như thế nào.
TIẾN TRÌNH ĐA LĂNG KÍNH TRONG TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH
Tám lăng kính được mô tả trong phần trước phỏng đoán một vài giả định về gia đình, nhà trị liệu, và trị
liệu gia đình. Gia đình là hệ thống đa tầng tác động vào và bị tác động bởi các hệ thống lớn hơn mà chúng được
gắn kết vào trong đó. Gia đình có thể được diễn tả bằng những thuật ngữ về cá nhân thành viên và những vai trò
mà họ đóng góp, về mối quan hệ giữa các thành viên, và về những mô hình trình tự tương tác. Thêm vào đó, gia
đình hạt nhân trong toàn thể cộng đồng thường là một phần của gia đình mở rộng; nhiều gia đình sẽ tạo nên một
cộng đồng; nhiều cộng đồng sẽ tạo nên khu vực và các văn hóa, và đến phiến chúng, tạo thành một quốc gia (hay
xã hội). Sức mạnh của những tiểu hệ thống này ảnh hưởng lên đời sống gia đình – đặc biệt trong lịnh vực về giới
và văn hóa- là rất quan trọng. Bằng cách đưa ra những phỏng đoán về gia đình và những hệ thống lớn hơn mà gia
đình được gắn vào, chúng ta thấy được sự cần thiết của cách tiếp cận trị liệu gia đình đa lăng kính.
Một vài hình thức và cấu trúc được đưa ra nhằm thống hợp những kiểu thức trị liệu và tham vấn gia đình
(ví dụ, Carlson, Sperry, & Lewis, 2005; Gladding, 2007; Hanna, 2007; Nichols, 2006, 2007; Worden, 2003). Kiểu
thức thống hợp chúng tôi chọn để trình bày ở đây tương tự với "bản thiết kế trị liệu" được đề xuất bởi Breunlin và
các đồng nghiệp (1997, p. 321-362), nhưng nó cũng cho phép sự thống hợp lớn hơn nữa các ý tưởng từ nhiều kiểu
23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
trị liệu gia đình khác nhau. Tương tự như một bản nhạc cổ điển, tiến trình trị liệu gia đình, theo chúng tôi, có những
phân đoạn của nó. Những phân đoạn này có thể được mô tả bằng những trải nghiệm riêng biệt được gắn vào trong
một dòng chảy lớn hơn của tiến trình trị liệu. Trong phần này, chúng tôi sẽ miêu tả bốn phân đoạn thông thường,
mỗi phần có một nhiệm vụ khác nhau: thiết lập mối quan hệ, tiến hành đánh giá, đưa ra già thuyết và chia sẻ ý
nghĩa, tạo điều kiện cho sự thay đổi. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, bốn phân đoạn này có thể diễn ra trong
cùng một buổi làm viêc duy nhất; tuy nhiên trong đa số còn lại, mỗi phân đoạn cần có nhiều buổi gặp khác nhau.
THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ
Qua nhiều năm, những nhà trị liệu hệ thống gia đình đã sử dụng một lượng lớn phép ẩn dụ để mô tả vai trò
của nhà trị liệu và mối quan hệ trị liệu. Như bạn đã thấy qua hai chương trước, trong thập kỷ vừa qua, sự xuất hiện
của phong trào nữ quyền và hậu hiện đại trong trị liệu đã khiến lĩnh vực trị liệu gia đình trở nên quân bình, hợp tác,
cộng tác, cùng xây dựng mối quan hệ hơn nữa (xem Andersen, 1987, 1991; Anderson, 1993; Anderson &
Goolishian, 1992; Epston & White, 1992; Luepnitz, 1988).
Những bàn bạc về trị liệu cá nhân được Carl Rogers (1980) lần đầu tiên đưa ra vào những năm 1940 đã tái
xuất hiện trong trị liệu gia đình dưới các kiểu câu hỏi này:
 Nhà trị liệu có những chuyên môn nào trong mối liên hệ với gia đình, và nhà trị liệu nên sử dụng những
chuyên môn đó ra sao?
 Nhà trị liệu nên hướng dẫn như thế nào trong liên hệ với gia đình, và điều đó nói lên điều gì về việc sử
dụng quyền lực trong trị liệu?
Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận đa lăng kính trong trị liệu gia đình được hỗ trợ tốt nhất bởi mối quan hệ
hợp tác giữa nhà trị liệu- thân chủ, trong đó chính yếu là sự tôn trọng lẫn nhau, chăm sóc, thấu cảm, và quan tâm
thực sự ở người khác. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng hành động có định hướng và những mệnh lệnh sẽ trở nên hữu
dụng nhất khi nhà trị liệu và gia đình cùng tham gia vào việc mạo hiểm.
Nhà trị liệu bắt đầu thiết lập mối quan hệ với thân chủ từ thời điểm tiếp xúc đầu tiên. Trong hầu hết các
trường hợp, chúng tôi tin rằng nhà trị liệu nên chủ động lập các cuộc hẹn, trả lời các câu hỏi ban đầu thân chủ có
thể hỏi, và trao cho thân chủ những cảm giác mà họ mong đợi khi họ đến với nhà trị liệu. Đây cũng là thời điểm
mà nhà tham vấn có thể để gia đình biết vị trí của mình tùy vào sự có mặt đầy đủ của toàn bộ thành viên gia đình
hay không. Một số nhà trị liệu gia đình sẽ làm việc với bất kỳ thành viên nào của gia đình mong muốn tham dự;
nhưng những nhà trị liệu khác sẽ chỉ gặp gia đình nếu mọi người đều dự phần vào buổi làm việc.
Từ thời điểm tiếp xúc mặt đối mặt đầu tiên, mối quan hệ trị liệu tốt đẹp sẽ được bắt đầu với nỗ lực nhằm
tạo lập liên hệ với mỗi thành viên hiện diện (Satir & Bitter, 2000). Cho dù được gọi là tham gia, cam kết, hay là
quan tâm và lo lắng một cách đơn giản, trách nhiệm của nhà trị liệu là gặp gỡ mỗi người với sự cởi mở và ấm áp.
Nói chung, sự quan tâm tập trung vào mỗi thành viên trong gia đình giúp giảm thiểu nỗi lo âu mà gia đình có thể
đang cảm nhận.
24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Quá trình và cấu trúc trị liệu là một phần bảng mô tả công việc của nhà trị liệu. Điều quan trọng đối với
các thành viên gia đình là tự dấn thân và thể hiện những quan ngại của mình, nhưng nhà trị liệu không nên tập
trung quá cứng nhắc vào nội dung của vấn đề. Thấu hiểu tiến trình gia đình gần như luôn được tạo điều kiện bởi
các câu hỏi như thế nào. Những câu hỏi bắt đầu với cái gì, tại sao, ở đâu, và khi nào thường có xu hướng nhấn
mạnh quá đáng vào nội dung của các chi tiết (Gladding, 2007).
TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ
Tám lăng kính chúng tôi đã đề xuất cung cấp cấu trúc để tiến hành đánh giá gia đình, nhưng các quy trình
đánh giá khác, như sơ đồ phả hệ genograms (McGoldrick, Gerson, Shellenberger, 1999), câu hỏi xoay vòng, hay
cả những trắc nghiệm chính quy và thang đo mức độ (ví dụ, Gottman, 1999), cũng có thể trở nên hữu dụng.
Khi nhà trị liệu lắng nghe các thành viên trong gia đình mô tả những hi vọng của họ đối với gia đình,
thường rất khó để giữ cho toàn bộ tám quan điểm diễn ra cùng lúc. Tập trung vào những vấn đề ngầm được trình
bày trong nội dung là một cách để bắt đầu lựa chọn những lăng kính có ý nghĩa với nhà trị liệu và gia đình. Ví dụ,
giả sử Tammy làm xáo trộn hệ thống gia đình bằng cách phản đối lệnh giới nghiêm mà cha mẹ đã đặt ra cho cô.
Nhà trị liệu có thể hỏi: "Điều gì sẽ xảy nếu Tammy vẫn đi chơi quá giờ giới nghiêm và bị cảnh sát bắt? Ai sẽ cảm
thấy giận dữ nhất vì điều này?" Sau đây là câu trả lời của người cha:
Tôi có lẽ sẽ là người giận dữ nhất thể hiện ra bên ngoài. Tôi thường nổi trận lôi đình trước khi kịp suy nghĩ,
và sau đó tôi lại hối tiếc vì điều này. Mặt khác, mẹ con bé không thể hiển giận dữ ngay lập tức, nhưng bà lại bị tổn
thương lâu hơn, và rồi bà sẽ nổi điên với tôi vì đã để Tammy “trở nên vô trách nhiệm”. Bà sẽ nói rằng Tammy
đang thao túng tôi, nhưng tôi không thấy được lý do tại sao chúng tôi cứ tiếp tục tranh cãi về mọi thứ. Nó chẳng
có gì hay ho cả. Chúng tôi đánh nhau, và Tammy đi mất. Con nhỏ thường đi với mấy thằng choai choai, một vài
đứa học đại học, hơn 18 tuổi, và không chịu giờ giới nghiêm nào cả.
Nhà trị liệu có thể chọn bất kỳ một trong các lăng kính sau để có thêm thông tin:
Nội hệ thống gia đình: Làm việc với những phần giận dữ và tội lỗi.
Trình tự: Làm việc liên quan đến những mô hình trình tự giải quyết mâu thuẫn và xử lý vấn đề.
Lăng kính Giới: Làm việc liên quan đến vai trò của người nam, người nữ và trẻ nữ trong gia đình.
Lăng kính Phát Triển: Làm việc xung quanh các vấn đề liên quan đến việc Tammy muốn trở nên lớn
tuổi hơn.
Trong quá trình đánh giá, sẽ rất hữu ích nếu tìm hiểu quan điểm của gia đình về các vấn đề cố hữu thông
qua mỗi lăng kính. Chúng tôi đã ghi nhận những câu hỏi có liên quan đến vài lăng kính. Dưới đây là một số câu
hỏi bắt đầu cho mỗi lăng kính, chúng có thể trở nên rất có ích nhằm có những đánh giá chi tiết hơn.
25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nội hệ thống gia đình

Mỗi thành viên trong gia đình mang đến điều gì cho buổi làm việc?

Mỗi người mô tả mình là ai như thế nào?

Tại thời điểm những phần khác nhau của cá nhân bị phân cực. Phần nào gây ra mâu thuẫn nội tâm cho mỗi
thành viên trong gia đình?

Những phần nào của thành viên gia đình bị từ chối?
Lăng kính mục đích luận.

Cảm xúc và hành vi của các thành viên khác nhau trong gia đình bộc lộ điều gì về hoàn cảnh?

Cách thức đứa con tương tác với cha mẹ phục vụ cho mục đích gì?

Mục tiêu của mỗi thành viên gia đình là gì? Họ có những những mục tiêu nào cho các thành viên khác
trong gia đình?
Lăng kính trình tự

Những thông lệ nào trợ giúp cuộc sống thường nhật của các thành viên trong gia đình?

Ai là người ra quyết đình? Những xung đột và vấn đề được giải quyết và xử lý như thế nào?

Những phần nào liên hệ với những trình tự chung nhất của gia đình?

Một ngày tiêu biểu diễn ra làm sao?

Những tiến trình, mô hình, hay trình tự nào quy định những đặc điểm của sự chuyển tiếp trong quá khứ và
hiện tại của gia đình?
Lăng kính Tổ chức

Cha mẹ có lãnh đạo gia đình hiệu quả hay không?

Con cái đáp trả sự lãnh đạo của cha mẹ như thế nào?

Tiến trình lãnh đạo cân bằng hay mất cân bằng?

Nó dẫn đến sự hài hòa hay xung đột?

Gia đình có cần được chỉ dạy nhiều hơn nữa về lãnh đạo hiệu quả hay không? Có những phần bên trong
nào kiềm hãm sự lãnh đạo đó hay không?
Lăng kính phát triển

Mỗi thành viên trong gia đình có vị trí nào trong mối quan hệ với những yếu tố sinh học, nhận thức, cảm
xúc, và phát triển xã hội của con người?

Gia đình đang nằm ở giai đoạn nào của chu trình đời sống gia đình, và họ xử lý những giai đoạn chuyển
tiếp như thế nào?

Những tiến trình quan hệ nào được phát triển qua thời gian, và chúng biến đổi hay phát triển qua các thời
kỳ chuyển tiếp như thế nào?
26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey

Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Sự phát triển nào trong hệ thống lớn hơn (đặc biệt là xã hội và thế giới) có tác động đến gia đình?
Lăng kính đa văn hóa

Tồn tại những nền văn hóa nào của các thành viên trong bối cảnh của gia đình?

Gia đình hiện đang sống trong khu vực và nền văn hóa nào?

Gia đình có trải nghiệm nào về việc di cư và nhập cư hay không?

Kinh tế, giáo dục, sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, bối cảnh khu vực, giới và tuổi tác tác động như thế nào lên
tiến trình của gia đình?

Gia đình và nhà trị liệu có những tương đồng gì xét trên các khía cạnh về kinh tế, giáo dục, sắc tộc, tôn
giáo, chủng tộc, bối cảnh khu vực, giới, tuổi tác và tình trạng đa số/ thiểu số?
Lăng kính Giới

Mỗi thành viên trong gia đình giả định vai trò giới ra sao?

Chế độ phụ hệ có tác động gì đến gia đình và các thành viên?

Mỗi thành viên gia đình đang ở đâu trong các khái niệm về phát triển giới: truyền thống, nhận thức về giới,
phân cực, chuyển tiếp, hay cân bằng?

Những ý tưởng nào có liên qua đến giới cần được khẳng định hay thách thức?

Việc đảo lộn vai trò có những tác động gì lên những phần và hoạt động quan hệ cá nhân của các thành viên
trong gia đình?

Những niềm tin của cộng đồng về nam và nữ có tác động nào lên thành viên của gia đình?
Lăng kính Tiến trình

Có thành viên nào thiếu cảm nhận về mục tiêu rõ ràng, hành động thiếu nhận thức, thiếu tiếp xúc tốt với
các thành viên khác, hay thiếu kinh nghiệm hỗ trợ để có một cuộc sống hiệu quả hay không?

Gia đình đang ở vị trí nào torng tiến trình thay đổi?

Những nguồn lực (bên trong và bên ngoài) nào cần được khai thác?

Trong vai trò của nhà trị liệu, tôi đang trải nghiệm điều gì, và những điều đó cho tôi biết điều gì về mối
quan hệ và tiến trình trị liệu?

Những mô hình giao tiếp nào được các thành viên gia đình tập trung sử dụng?
ĐƯA RA GIẢ THUYẾT VÀ CHIA SẺ Ý NGHĨA
Đưa ra giả thuyết là thiết lập một tập hợp các ý tưởng về con người, hệ thống, và các tình huống, tập trung
vào ý nghĩa một cách hữu ích. Trong trị liệu gia đình đa lăng kính, việc đưa ra giả thuyết bắt nguồn từ sự hiểu biết
được tạo ra bằng cách làm việc thông qua tám lăng kính chúng ta đã bàn đến phía trên. Hai câu hỏi thích hợp để
thiết lập giả thuyết mà cá nhân phải lựa chọn để thực hiện là: (1) Nhà trị liệu và gia đình phải tin tưởng đến mức
nào vào những ý tưởng mà họ đưa ra? (2) Nhà trị liệu muốn tạo ảnh hưởng đến mức nào lên cuộc sống của cá nhân
và gia đình?
27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
Nhà tham vấn gia đình, cũng như nhà trị liệu cá nhân, không thể né tránh việc mình tạo ảnh hưởng lên gia
đình và các thành viên. Câu hỏi đặt ra là: loại ành hưởng nào mà nhà trị liệu đem đến buổi làm việc? Satir và Bitter
(2000) cho rằng nhà trị liệu gia đình không thể chịu trách nhiệm về con người nhưng họ cần phải chịu trách nhiệm
về quá trình; thật thế, họ có trách nhiệm đối với việc trị liệu được tiến hành như thế nào. Những nhà nữ quyền và
kiến tạo xã hội có lẽ là những người thể hiện mối quan ngị nhiều nhất về việc lạm dụng quyền lực trong trị liệu. Họ
cũng được những người theo thuyết đa văn hóa, các nhà trị liệu theo thân chủ trọng tâm, trường phái Adler và các
nhà theo thuyết hiện sinh ủng hộ, tất cả họ cũng lên tiếng về vấn đề áp đặt “nền văn hóa chủ đạo” một cách vô
thức trong trị liệu. Trong những ngày đầu của liệu pháp gia đình, đa số các nhà trị liệu nam thường không công
nhận ảnh hưởng của chế độ gia trưởng, sự nghèo đói, phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử và cách ly văn hóa,
định kiến về con người, và các vấn đề xã hội khác lên cuộc sống gia đình. Vào điểm kết thúc chiến lược- cấu trúc
của chuỗi liên tục này, nhà trị liệu mới có thể đặt ra một số yêu cầu về chuyên môn trong hệ thống làm việc cho
phép họ có những cách can thiệp trực tiếp trong việc đưa ra những mệnh lệnh giúp thực hiện những thay đổi “cần
thiết” cho gia đình. Để phản đối sự lạm dụng trị liệu và sử dụng sai quyền lực trong trị liệu, một vài nhà trị liệu
tường thuật đã chấp nhận vị trí phi trọng tâm trong mối quan hệ với gia đình (White, 1997). Giống như những nhà
trị liệu thân chủ trọng tâm đi trước, nhà trị liệu phi trọng tâm tìm cách giữ gia đình và các thành viên nằm ở trung
tâm của tiến trình trị liệu.
Việc mời gọi gia đình tham gia đối thoại cộng tác chính yếu, tôn trọng trong trị liệu là rất quan trọng. Những
quan điểm khác nhau được phát hiện trong tiến trình làm việc có xu hướng liên kết lại thành các giả thuyết làm
việc, và việc chia sẻ những ý tưởng này cung cấp cho gia đình khung cửa sổ để nhìn vào trái tim và tâm trí của nhà
trị liệu cũng như của chính bản thân họ. Chia sẻ các giả thuyết hầu như mời gọi và gợi lên thông tin phản hồi ngay
lập tức từ các thành viên gia đình. Sự phản hồi này cho phép gia đình và nhà trị liệu phát triển sự điều chỉnh ăn
khớp với nhau, và chính điều đó “đổ bê tông” cho mối quan hệ trị liệu.
Tiến trình thử đặt giả thuyết và chia sẻ mà Dreikurs (1950, 1997) đã phát triển được thiết kế đặc biệt phù
hợp với kiểu làm việc hợp tác được hình dung ở đây. Dreikurs sử dụng sự tò mò và quan tâm nồng nhiệt để đặt câu
hỏi và thu thập các quan điểm chủ quan của thành viên gia đình. Ông tôn trọng hết mực những ý tưởng mà cá nhân
đưa vào sự hiểu biết chung của họ. Khi ông có một ý tưởng mà ông muốn chia sẻ, ông thường xin phép được bộc
bạch:
1. Tôi có một ý tưởng muốn chia sẻ với bạn. Bạn có sẵn sàng nghe điều đó không?
2. Liệu nó có phải là…
Cách trình bày giả thuyết này có giá trị trong việc mời gọi gia đình và các thành viên xem xét và tham gia
mà không phải từ bỏ quyền loại bỏ những điều không phù hợp. Khi một ý tưởng được đề xuất không phù hợp, nhà
trị liệu cần phải dẹp nó qua một bên và để cho gia đình tái định hướng cuộc đối thoại sang các nội dung hữu ích
hơn.
28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THAY ĐỔI
Tạo điều kiện cho sự thay đổi sẽ xảy ra khi trị liệu gia đình được xem như một tiến trình chung và mang
tính cộng tác. Kỹ thuật trở nên quan trọng hơn với các kiểu thức cho rằng nhà trị liệu là một chuyên gia và chịu
trách nhiệm trong việc tạo ra sự thay đổi. Phương pháp tiếp cận hợp tác yêu cầu việc lập kế hoạch. "Lập kế hoạch
vẫn có thể bao gồm những gì mà trị liệu gia đình gọi là kỹ thuật hay can thiệp, nhưng có sự tham gia của gia đình"
(Breunlin et al., 1997, p.332). Hai trong số các dạng phổ biến nhất nhằm tạo điều kiện cho sự thay đổi là: mệnh
lệnh và phân công nhiệm vụ. Cả hai quá trình này đều hoạt động tốt nhất khi gia đình cùng xây dựng chúng với
nhà trị liệu- hay ít nhất là khi họ chấp nhận lý do thực hiện chúng.
Ngay cả trong tiến trình thay đổi, bảy ống kính đầu tiên có thể được sử dụng như là chỉ dẫn để đạt đến các
kết quả mong muốn Nhìn chung, những phần nội tại hoạt động tốt nhất khi chúng trở nên cân bằng (chứ không
phân cực) và khi cá nhân trải nghiệm được những phần của con người như là các nguồn lực. Có khả năng suy nghĩ
thường tốt hơn phản ứng tình cảm; có khả năng cảm nhận thì tốt hơn việc không cảm thấy gì; tiềp xúc tốt với người
khác đáng khích lệ hơn sự cô lập hay thu mình lại; và việc mạo hiểm hợp lý nhằm giúp trưởng thành và phát triển
thì có lợi hơn sự ngưng trệ hay thoái lui vào nỗi sợ hãi.
Hơn nữa, việc hiểu biết mục tiêu và mục đích của hành vi, cảm giác và tương tác nơi bản thân thường đem
lại cho chúng ta khả năng lựa chọn sử dụng chúng. Tương tự, nắm bắt những mô hình mà chúng ta áp dụng trong
mối quan hệ mặt đối mặt, trong những khó khăn và dòng chảy của cuộc sống, hoặc xuyên suốt các thế hệ cung cấp
nhiều con đường khác nhau đến với những phương thế thách thức và sử dụng các khả năng mới.
TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Một trong những thế mạnh của quan điểm hệ thống khi làm việc trong mô thức đa văn hóa là việc nhiều
nhóm dân tộc và văn hóa xem trọng giá trị của gia đình mở rộng. Nếu nhà trị liệu làm việc với cá nhân có bối cảnh
văn hóa xem trọng ý nghĩa việc đưa cả ông bà, cô dì, chú bác vào trong điều trị, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng
hướng tiếp cận gia đình có lợi thế rõ ràng hơn so với trị liệu cá nhân. Nhà trị liệu gia đình có thể làm một mạng
lưới hoàn hảo đề kết nối các thành viên trong gia đình mở rộng.
Trong nhiều cách thế, nhà trị liệu gia đình có nét tương đồng với các nhà nhân chủng học hệ thống. Họ tiếp
cận gia đình như là một nền văn hóa độc nhất có những đặc điểm riêng biệt cần phải được hiểu rõ. Giống như
những hệ thống văn hóa lớn hơn, gia đình có một ngôn ngữ riêng chi phối hành vi, giao tiếp, thậm chí cả cách thức
cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống. Gia đình có những lễ kỷ niệm và nghi thức đánh dấu các giai đoạn chuyển
tiếp, họ bảo vệ chúng chống lại sự can thiệp từ bên ngoài, kết nối chúng vào quá khứ cũng như phóng chiếu chúng
vào tương lai.
Cũng như sự biệt hóa mang ý nghĩa là hiểu gia đình đủ để vừa trở thành một phần của nó và vừa có sự tách
biệt, đồng thời hiểu về chính con người chúng ta, hiểu biết những nền văn hóa cho phép nhà trị liệu và gia đình
29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch
đánh giá cao sự đa dạng và biết bối cành hóa những trải nghiệm gia đình liên quan đến nền văn hóa lớn hơn. Ngày
nay, nhà trị liệu gia đình khám phá nền văn hóa cá nhân của gia đình, khám phá những nền văn hóa lớn hơn mà
các thành viên trong gia đình thuộc về, và khám phá nền văn hóa chủ đạo chi phối cuộc sống của gia đình. Họ tìm
kiếm các phương thức mà nhờ đó, văn hóa có thể vừa truyền thông điệp và vừa giúp điều chỉnh công việc gia
đình. Can thiệp không còn được áp dụng một cách phổ quát, bất kể dù có dính líu tới nền văn hóa nào đi nữa: nói
đúng hơn, chúng đã được chỉnh sửa, thậm chí được thiết kế để nhập vào trong các hệ thống văn hóa.
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN
Nếu xét trên lăng kính đa văn hóa và cách tiếp cận hợp tác của trị liệu hệ thống gia đình, sẽ rất khó để tìm
thấy những hạn chế từ quan điểm đa dạng. Kiều thức này của trị liệu gia đình bao quát tất cả những thái độ, kiến
thức và kỹ năng cần thiết cho quan điểm đa văn hóa. Có lẽ mối quan ngại chủ yếu cho các nền văn hóa phi- Tây
phương nằm ở việc kiểu thức này ửng hộ sữ cân bằng giữa cá nhân và tập thể. Quá trình biệt hóa đều diễn ra trong
hầu hết các nền văn hóa, nhưng chúng mang những hình thái khác nhau do các chuẩn mực của nền văn hóa mang
lại. Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể trở nên tách biệt với cha mẹ mặc dù vẫn chưa đi khỏi gia đình. Khi những gia
đình thuộc các dân tộc thiểu số di cư đến Bắc Mỹ, con cái của họ thường tiếp thu khái niệm biệt hóa của phương
Tây. Tiến trình trị liệu liên thế hệ rất thích hợp trong những tình huống này nếu nhà trị liệu nhạy cảm với cội rễ
văn hóa của gia đình gốc. Mặc dù hướng tiếp cận đa lăng kính hướng đến những ý niệm về sự thống nhất và tinh
cá nhân bắt nguồn từ quan điểm cân bằng, nhưng nhiều nền văn hóa phi- Tây phương lại không đánh giá cao tính
cá nhân bằng sự trung thành với gia đình dưới bất kỳ hình thức nào. Các nền văn hóa này cũng không có cùng khái
niệm hóa về thời gian hay thậm chí về cảm xúc. Nhà trị liệu, bất kể sử dụng kiểu thức trị liệu nào, cần tìm cách
bước vào thế giới của gia đình và tôn trọng những truyền thống cột trụ của gia đình đó.
Một hạn chế nữa có thể xảy ra của thực hành trị liệu gia đình liên quan đến việc nhà tham vấn cho rằng mô
hình gia đình phương Tây mang tính phổ quát. Thật vậy, có rất nhiều sự khác nhau về văn hóa trong cấu trúc, tiến
trình và giao tiếp gia đình.Nhà trị liệu gia đình được yêu cầu phải mở rộng tầm nhìn của mình về sự hợp thành toàn
thể, về những vai trò giới phù hợp, về chu trình đời sống gia đình và về gia đình mở rộng. Một vài nhà trị liệu gia
đình ưu tiên tập trung vào gia đình hạt nhân, dựa trên quan niệm của phương Tây, điều này rõ ràng là một thiếu sót
trong khi làm việc với các thân chủ đến từ những gia đình mở rộng.
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU HỆ THỐNG GIA ĐÌNH VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA
STAN
Khi làm việc với Stan bằng mô thức này, chúng ta sẽ có các ví dụ về việc thiết lập mối quan hệ, tham gia
và đọc sơ đồ phả hệ của Stan, đánh giá đa lăng kính, tái cơ cấu, thiết lập ranh giới trong trị liệu, và tạo điều kiện
cho sự thay đổi. Trong toàn bộ hệ thống trị liệu gia đình, có rất nhiều những kiểu thức và phương pháp làm việc
hữu dụng với gia đình. Tiến trình được minh họa ở đây không nhằm giới thiệu cách làm việc đúng đắn của trị liệu
hệ thống gia đình; thay vào đó, chúng trình bày một vài phương cách khả thi để làm việc trong cách tiếp cận đa
lăng kính.
30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân
Trong buổi gặp gỡ ban đầu, nhà trị liệu gia đình gặp Stan để tìm hiểu về những vấn đề và quan ngại của
anh, đồng thời học biết thêm về bản thân và bối cảnh cuộc đời của Stan. Khi họ nói chuyện, nhà trị liệu mang vào
cuộc đối thoại sự tò mò và quan tâm chú ý cao độ, đồng thời thể hiện sự thắc mắc công khai về gốc rễ gia đình của
một số vấn đề nơi Stan. Cũng không cần phải hỏi han quá nhiều cũng đủ để thấy được Stan hiện vẫn đang gắn kết
với cha mẹ và anh em, mặc dù những mối quan hệ này có ngay khó khăn cho anh như thế nào đi nữa. Những trao
đổi ban đầu giúp triển khai sơ đồ phả hệ gia đình gốc của Stan (xem hình 14.B). Sơ đồ này là bảng chỉ dẫn cho cả
Stan và nhà trị liệu về những con người và tiến trình ảnh hưởng lên cuộc sống của anh.
Sơ đồ phả hệ của Stan thật sự là một chân dung gia đình, một sơ đồ về hệ thống gia đình gốc của anh.
Trong sơ đồ phả hệ này, chúng ta biết được ông bà của Stan sống khá thọ. Cả ông và bà ngoại của Stan đều còn
sống. Nửa dưới hình tròn và hình vuông nửa dưới màu đen miêu tả một người có vấn đề với rượu. Stan nói rằng
ông ngoại anh (Tom) thừa nhận mình là kẻ nghiện rượu, nhưng sau đó, ông đã tự cam kết với Chúa và tìm kiếm sự
trợ giúp từ Hiệp Hội Những người Nghiện rượu Vô danh. Bà ngoaị của Stan luôn uống một ít khi giao thiệp hoặc
uống với ông anh, nhưng bà chưa bao giờ tự xem mình là bị nghiện rượu. Dù vậy, những năm sau này, bà lại uống
rượu một cách bí mật mỗi ngày một nhiều hơn, điều này khiến hôn nhân của hai ông bà gặp nhiều đau khổ. Stan
cũng biết rằng dì anh (Margie) uống rất nhiều, vì anh và dì là bạn nhậu của nhau trong nhiều năm nay. Dì cũng là
người đầu tiên dạy anh uống rượu.
Angie, mẹ của Stan, cưới Frank Sr sau khi ông bỏ rượu, cũng thông qua sữ trỡ giúp của Hiệp Hội Những
người Nghiện rượu Vô danh. Ông vẫn định kỳ tham gia các buổi thảo luận. Angie luôn nghi ngờ tất cả đàn ông về
khoản rượu bia. Bà cực kỳ tức khó chịu với Stan và Matt, chồng của Judy, anh này cũng uống rượu khá nhiều. Sơ
đồ phả hệ giúp ta dễ dàng nhận thấy mô hình về vấn đề nghiện rượu trong gia đình này.
Đường zic zac /\/\/\/\ giữa Frank Sr và Angie thể hiện xung đột trong mối quan hệ của họ. Ba đường gạch
ngang thể hiện mối quan hệ rất gần gũi. Hai đường gạch ngang dùng để chỉ mối quan hệ thân thiết mà thôi. Các
đường chấm rời ... thể hiện mối quan hệ xa cách và lỏng lẻo.
Kề từ khi nhà trị liệu tin rằng toàn thể gia đình đều có dính líu ít nhiều tới việc Stan nghiện rượu, cô mới
bắt đầu sử dụng phần lớn thời gian của buổi làm việc đầu tiên để khám phá tiến trình của Stan nhằm yêu cầu các
thành viên khác trong
Download