Uploaded by Phương Anh - Bích Gia Agency

TÀI LIỆU RLNVSP

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-------------------------
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
CHUYÊN ĐỀ
RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
(Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm dành cho người có bằng cử nhân
có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT)
HÀ NỘI, 2021
HỌC PHẦN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
Mã số: A7
Loại học phần: bắt buộc
Số tín chỉ: 03 (0,3)
Tổng số tiết quy chuẩn: 90
-
Lí thuyết: 0 tiết
-
Thực hành, bài tập, thảo luận: 90 tiết
-
Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CNTT
Công nghệ thông tin
GV
Giáo viên
HĐ
Hoạt động
HS
Học sinh
NVSP
Nghiệp vụ sư phạm
NXB
Nhà xuất bản
QĐ
Quyết định
VB
Văn bản
MỤC LỤC
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ....................................................................1
1.1. Rèn luyện NVSP ......................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................1
1.1.2. Nội dung cơ bản rèn luyện NVSP .........................................................................1
Chương 2. KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC .............4
2.1. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí và chọn lọc thông tin giáo dục ...........................................4
2.1.1. Các công cụ tìm kiếm, xử lí thông tin giáo dục ....................................................4
2.1.2. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí và chọn lọc các thông tin giáo dục ..................................5
2.2. Kĩ năng sử dụng các ứng dụng CNTT trong dạy học ...............................................7
2.2.1. Tạo các tài liệu phục vụ công tác dạy học với Microsoft Word ...........................7
2.3. Quản lí không gian học tập kết hợp ........................................................................10
2.3.1. Khai thác nền tảng học trực tuyến Zoom ............................................................ 10
2.3.2. Tạo môi trường học tập tương tác trong lớp học .................................................11
2.3.3. Lưu trữ, chia sẻ thông tin trên Internet và quản lí hồ sơ dạy học ........................11
Chương 3. KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NÓI, THUYẾT TRÌNH......................................14
3.1. Ý nghĩa, vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình ...14
3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình ..........................................15
3.2.1. Yêu cầu cơ bản ....................................................................................................15
3.2.2. Quy trình rèn luyện ............................................................................................. 17
3.2.3. Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình ........................................................................18
3.3. Kĩ năng thuyết trình hiệu quả .................................................................................19
3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể .....................................................................................19
3.3.2. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ thuyết trình ......................................................22
Chương 4. KĨ NĂNG VIẾT, TRÌNH BÀY BẢNG..................................................................24
4.1. Vai trò, ý nghĩa của rèn luyện kĩ năng viết, trình bày bảng ...................................24
4.2. Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày bảng ..................................................................24
4.2.1. Rèn luyện kĩ năng viết .........................................................................................24
4.2.2. Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng ........................................................................27
4.2.3. Các yêu cầu khi viết, trình bày bảng ...................................................................28
Chương 5. KĨ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC..................................................30
5.1. Hệ thống các thiết bị dạy học ................................................................................30
5.1.1. Hệ thống các thiết bị dạy học ..............................................................................30
5.1.2. Chuẩn kết nối các thiết bị dùng chung trong dạy học .........................................31
5.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học ..................................................34
5.2.1. Nguyên tắc chung ................................................................................................ 34
5.2.2. Quy trình thực hiện khi lắp đặt, kết nối và sử dụng các thiết bị dạy học ............36
5.2.3. Kết nối, sử dụng thiết bị dạy học .........................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 40
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
 Mục tiêu
Hiểu, lí giải, phân tích, trình bày được cơ sở khoa học của việc rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm; xác định được những nội dung các kĩ năng, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm trong đào tạo giáo viên
Biết vận dụng những vấn đề lí thuyết về kĩ năng nghề nghiệp vào thực hành rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học và chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và rèn luyện.
 Nội dung
1.1. Rèn luyện NVSP
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng việt, “nghiệp vụ” là “công việc chuyên môn của một
nghề”1 và “Sư phạm” là “khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường”2
Như vậy, “nghiệp vụ sư phạm” là “hệ thống các năng lực sư phạm và phẩm
chất cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục, dạy học và tự hoàn
thiện”3; “là công việc thuộc chuyên môn riêng của nghề dạy học – nghề giáo viên; là
khả năng lao động sư phạm của người giáo viên trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ
năng, tình cảm và thái độ đối v ới nghề dạy học”4.
“Rèn luyện NVSP” là toàn bộ quá trình “luyện tập” thường xuyên, liên tục
để đạt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của một người giáo viên ở
nhà trường phổ thông. Đó thực chất là quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng, tự rèn
luyện của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Thông qua đó, hình thành và
phát triển hệ thống kĩ năng nghề nghiệp; trang bị cho sinh viên sư phạm những kĩ năng
nghề nghiệp cần và đủ.
1.1.2. Nội dung cơ bản rèn luyện NVSP
Năng lực nghê nghiệp của GV phổ thông bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng
và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động
chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp. Trong hệ thống các năng lực trên,
năng lực dạy học và năng lực giáo dục được xác định là năng lực cốt lõi trong rèn
luyện NVSP đối với sinh viên sư phạm. Cụ thể:
Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1055
Hoàng Phê (chủ biên) (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 1353
3
Đào Thị Oanh (chủ biên, 2016), Năng lực nghề nghiệp giảng viên ĐHSP, NXB ĐHSP, tr.38
4
NGuyễn Thế Bình (chủ biên, 2020), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên, NXB
ĐHSP, tr.14
1
2
1
- Kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học. Đây là kĩ năng giúp sinh viên biết vận
dụng những vấn đề lí thuyết vào thực hành tìm kiếm, xử lý, và chọn lọc thông tin giáo
dục; lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin, tài liệu trên máy tính và trên internet; soạn
thảo kế hoạch dạy học trên máy tính và bài trình chiếu đa phương tiện; tạo môi trường
học tập tương tác trên lớp trên nền tảng CNTT; xây dựng, quản lý mô hình học tập kết
hợp giữa học trên lớp và tự học ở nhà; tạo và trộn đề thi trắc nghiệm; xây dựng và
quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học dưới dạng số.
- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình giúp sinh viên nhận thức được tầm
quan trọng, bản chất cũng như vai trò của việc sử dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong
dạy học cũng như trong cuộc sống; những yêu cầu cơ bản đối với kĩ năng; yếu tố thành
công cho một bài nói, thuyết trình; sự kết hợp giữa yếu tố ngôn ngữ và yếu tố ngôn
ngữ cơ thể tạo hiệu quả cho bài nói, thuyết trình; phát hiện ra những lỗi và cách khắc
phục một số lỗi trong khi nói, thuyết trình; cũng như cách thức sử dụng phương tiện,
thiết bị hỗ trợ cho bài nói, thuyết trình.
- Kĩ năng viết, trình bày bảng giúp sinh viên nhận thức được vai trò của việc sử
dụng bảng trong quá trình dạy học; những yêu cầu cơ bản, quy trình, cách thức sử
dụng bảng có hiệu quả cao. Biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành luyện tập
để hình thành kĩ năng trình bày bảng theo từng chuyên ngành.
- Kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học giúp sinh viên hiểu được bản chất, giá trị
các thiết bị dạy học; các loại thiết bị có thể sử dụng trong dạy học cũng như những
nguyên tắc, cách thức sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học theo từng chuyên ngành
cụ thể, …..Đồng thời biết vận dụng vào thực hành kết nối và sử dụng các thiết bị,
phương tiện dạy học hiện đại.
1.1.3. Quy trình rèn luyện NVSP
Rèn luyện NVSP là một quá trình luyện tập thường xuyên, liên tục dựa trên sự
nỗ lực của mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Để hình thành được kĩ năng NVSP
đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn. Có 3 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn thứ nhất: Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục đích, vai trò, cách thức
hành động cụ thể. Đây được xem là giai đoạn hết sức quan trọng tạo nền móng cho
thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Xác định đúng mục đích sẽ giúp cho việc lập kế
hoạch cụ thể, xác định các đường hướng, bước đi đúng đắn và tìm được các biện pháp
hành động phù hợp. Quá trình nhận thức nhanh hay chậm, ít hay nhiều hoàn toàn phụ
thuộc vào cá nhân mỗi người học. Có thể xem đây là giai đoạn nhận thức về lí thuyết
của hành động; nền tảng cơ sở quan trọng cho việc hình thành kĩ năng.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn quan sát và làm thử theo mẫu. Đây chính là giai
đoạn người học vừa kết hợp vận dụng những lí thuyết vào các hành động cụ thể dựa
trên quá trình quan sát và làm thử theo mẫu. Giai đoạn này đồng thời thực hiện nhiệm
vụ kép: vừa phát huy những ưu điểm, nhận ra những hạn chế và tìm các giải pháp khắc
phục những hạn chế; mặt khác lại vừa củng cố vốn kiến thức đã được trang bị. Giai
2
đoạn này lâu hay nhanh còn ít nhiều phụ thuộc vào khả năng của mỗi người trong quá
trình quan sát và làm thử theo mẫu. Đây là môi trường thuận lợi cho người học hình
thành và phát triển kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai.
Giai đoạn thứ ba: giai đoạn luyện tập, thực hành trên cơ sở nền tảng đã có từ
giai đoạn trước. Với quá trình luyện tập, các bước thực hiện hành động dần được chính
xác và đạt đến độ thuận thục, tinh xảo và đem lại hiệu quả cao cho người luyện tập.
Giai đoạn này nếu không được luyện tập, duy trì thường xuyên thì hiệu quả của hành
động cũng rất dễ bị mất đi. Để việc luyện tập có hiệu quả cao đòi hỏi người luyện tập
phải duy trì tốt các hoạt động trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc luyện tập đạt được
kết quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải tính đến sự nỗ lực,
ý thức của người học giữ vai trò quyết định.
Có thể nói, để hình thành kĩ năng NVSP phải trải qua một quá trình rèn luyện
lâu dài kết hợp với sự nỗ lực, ý thức cao của người học. Vì vậy, trong quá trình học tập
mỗi sinh viên phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học; biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở trường phổ
thông.
1.2. Ý nghĩa, vai trò của việc rèn luyện NVSP
Rèn luyện NVSP có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo tại nhà
trường đại học. Chức năng quan trọng của các trường đại học sư phạm là đào tạo sinh
viên trở thành người giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp; đáp ứng yêu
cầu cần và đủ của một người giáo viên ở nhà trường phổ thông.
Rèn luyện NVSP tạo môi trường thuận lợi để giúp sinh viên trải nghiệm, vận
dụng những kiến thức lí luận về phương pháp dạy học vào trong từng bài học, nội
dung học. Mặt khác, rèn luyện NVSP giúp sinh viên có được hệ thống những kĩ năng
cơ bản cơ bản và nghệ thuật sư phạm để tổ chức tốt các hoạt động dạy học và giáo dục
ở nhà trường phổ thông.
Rèn luyện NVSP ngoài việc trang bị cho sinh viên hệ thống kĩ năng nghề
nghiệp; tạo lập môi trường rèn luyện NVSP còn giúp cho họ lòng yêu nghề, tinh thần
say mê lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc. Có thể nói, quá trình rèn luyện
NVSP đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường;
đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Xác định những nội dung cơ bản của rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo giáo
viên.
2. Phân tích quy trình rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo giáo viên.
3. Phân tích ý nghĩa của việc rèn luyện NVSP trong quá trình đào tạo giáo viên.
3
Chương 2
KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
 Mục tiêu
Hiểu, lí giải, phân tích, trình bày được vấn đề cơ bản của khai thác, lưu trữ và xử
lý thông tin giáo dục; giáo viên
Biết vận dụng những vấn đề lí thuyết vào thực hành tìm kiếm, xử lý, và chọn lọc
thông tin giáo dục; lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin, tài liệu trên máy tính và
trên internet; soạn thảo kế hoạch dạy học trên máy tính và bài trình chiếu đa
phương tiện; tạo môi trường học tập tương tác trên lớp trên nền tảng CNTT; xây
dựng, quản lý mô hình học tập kết hợp giữa học trên lớp và tự học ở nhà; tạo và
trộn đề thi trắc nghiệm; xây dựng và quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học
dưới dạng số.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học và chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và rèn luyện.

Nội dung
2.1. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí và chọn lọc thông tin giáo dục
2.1.1. Các công cụ tìm kiếm, xử lí thông tin giáo dục
2.1.1.1. Khái niệm Thông tin
- Thông tin là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người. Thông tin làm
tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và cơ sở của quyết định.
Các dạng thông tin gồm có: Thông tin dạng video, dạng văn bản, dạng ảnh, thông
tin được khắc trên bia đá và thông tin lưu trữ trong máy tính điện tử.
- Các công cụ tìm kiếm thông tin: Google; Wikipedia; Yahoo, Alta Vista,
MSN, …. với các trang http://www.google.com.vn; http://www.wikipedia.org
;http://www.youtube.com;http://www.moet.gov.vn , http://www.edu.net.vn, http://ww
w.baigiang.violet.vn , http://www.echip.com.vn;http://vdict.com; http: //www.alta
vista.com....là những công cụ tìm kiếm khá phổ biến, thuận lợi và hữu ích.
- Một số trang Web phục vụ cho giáo dục: Trang Web thư viện bài giảng:
http://baigiang.bachkim.vn; Trang Web dạy học trực tuyến: http://elearning.ioithcm.ac.vn; Mạng giáo dục edunet: http://www.edu.net.vn và một số trang Web có
những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được.
- Một số trình duyệt thông dụng hiện nay: Internet Explorer, Opera, MoziIla
Firefox…
- Các công cụ xử lí thông tin:
+ Chương trình: Paint của Windows; MovieMaker;
4
+ Phần mềm: Adobe Photoshop CS; Gimp; Paint. NET; Photoscape; Picasa.;
FreeVideo to MP3 Converter; FreeVideo to Flash Converter; mềm FreeVideo to JPG
Converter; Free YouTube Dowload, ….
2.1.1.2. Các hoạt động tìm kiếm, xử lí thông tin
- Thông tin sau khi tìm kiếm phải được xử lí lại cho phù hợp với mục đích sử
dụng, tạo ra thông tin mới có ích hơn. Hoạt động tìm kiếm được thực hiện ở thư viện,
tra từ điển ngoại ngữ; tìm kiếm tài liệu trên mạng nội bộ, intrernet và tìm kiếm thông
tin được lưu trữ trên đĩa CD-ROM, DVD, ….
- Từ thông tin ban đầu tiến hành các bước xử lí để được thông tin cần thiết. Ví dụ
thông tin ban đầu ở dạng các con số, ta có thể xử lí lại thành các dạng bảng, biểu đồ,
đồ thị, …tùy theo ý đồ, mục đích sử dụng.
Ví dụ: Đưa thông tin đã được xử lí vào bài giảng điện tử hay giáo án điện tử cho
phù hợp với đối tượng học sinh.
Thao tác sử dụng máy tìm kiếm
- Bước 1: Để sử dụng máy tìm kiếm, trước hết ta phải khởi động trình duyệt
Web, sau đó gõ địa chỉ của Website tương ứng vào ổ địa chỉ của trình duyệt. Ví dụ, để
tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm trên Website Google, ta gõ dòng địa chỉ
http://www.google.com.vn rồi nhấn phím Enter.
Nếu truy cập thành công, giao diện sẽ hiện ra các thành phần chính.
- Bước 2: Xác định và nhập từ khóa liên quan cần tìm kiếm vào ổ Search
- Bước 3: Kích hoạt vào danh sách kết quả tìm kiếm để chuyển đến những trang
web có thông tin liên quan đến từ khóa tìm kiếm.
- Chú ý về phương pháp xác định từ khóa tìm kiếm: để tìm kiếm thông tin, trước
tiên phải xác định từ khóa của thông tin muốn tìm kiếm. Nếu từ khóa không rõ ràng sẽ
cho kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và khó chọn được thông tin như
mong muốn; còn từ khóa quá dài, kết quả tìm kiếm có thể không có.
Tìm kiếm thông tin trên các đĩa CD:
- Hiện nay có rất nhiều đĩa CD- ROM chứa các thông tin dạy học như CD-ROM
"Tin học nhà trường", CD- ROM tư liệu lịch sử, sinh học, địa lí... Ta có thể copy, cài
đặt dữ liệu lên ổ cứng của máy tính điện tử hoặc có thể khai thác trực tiếp từ các đĩa
CD- ROM. Hầu hết các đĩa CD-ROM này đều được thiết kế dưới dạng web.
- Việc khai thác thông tin từ các CD-ROM này tương tự như khai thác trên
Internet.
2.1.2. Kĩ năng tìm kiếm, xử lí và chọn lọc các thông tin giáo dục
2.1.2.1. Kĩ năng tìm văn bản và lấy văn bản từ internet
* Kĩ năng tìm kiếm tư liệu văn bản:
5
- Kích đúp biểu tượng Internet Explorer trên desktop để mở trang Internet, gõ
địa chỉ http://www.google.com.vn vào ô Addresss và ấn phím Enter.
- Giao diện của Google xuất hiện. Gõ cụm từ chìa khoá (trong dấu kép) cần tìm
kiếm vào (khi gõ thông tin vào trang Web nên gõ chữ Việt có dấu bằng cách chuyển từ
phông chữ TCVN3 sang Unicode). Ví dụ: “Kĩ năng thuyết trình”, …. và ấn phím
Enter.
- Để lưu lại nội dung bài viết trên trang web này thì dùng chuột bôi đen nội dung
cần lưu; kích chuột phải và chọn copy rồi mở trang word để dán vào (paste) hoặc
chọn File; sau đó chọn Save as…và chọn đường dẫn (Save in) để lưu vào máy tính
hay USB; gõ tên tài liệu vào ô file name (gõ không dấu) và ấn Save
* Kĩ năng lấy văn bản từ internet
Nếu muốn copy văn bản từ trang web được bảo vệ, có thể sử dụng một trong số
các cách sau:
- Cách thứ nhất: Select/Copy/Paste: Dùng chuột hoặc dùng phím tắt chọn nội
dung, copy và paste vào một trình soạn thảo nào đó (Ví dụ như: MS Word)
- Cách thứ hai: View Source (Alt + V + C hoặc Menu View/Source), copy code
HTML và paste vào Web Editor nào đó (Ví dụ như: Frontpage)
- Cách thứ ba: View Source bằng lệnh: view-source. Cú pháp: viewsource:http://www.ten_trang_web.com/ten_file.com.
- Cách thứ tư: Chụp hình màn hình (dùng phím Print Screen trên bàn phím),
paste vào Photo Editor nào đó (MS Paint, Adobe Photoshop, ...) và lưu nội dung lại
dưới dạng file hình ảnh.
- Cách thứ năm: Dùng chương trình download web (Teleport Pro) với thao tác
như sau: Lưu trữ về máy tính bằng cách nhấp chuột vào lệnh download; chọn vị trí
lưu trữ, đặt lại tên tệp rồi ấn nút Save.
2.1.2.2. Kĩ năng tìm kiếm tư liệu tranh, ảnh, bản đồ, ….
- Sau khi vào trang tìm kiếm Google, thay vì chọn Web để tìm các bài viết thì
chọn hình ảnh để tìm hình ảnh rồi nhập từ chìa khoá cần tìm; sau đó ấn phím Enter.
- Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá với các kích cỡ
khác nhau; có thể chọn cỡ Trung bình hoặc Lớn trong khung Hiển thị (các cỡ ảnh từ
50Kb trở lên mới có thể sử dụng tốt trong dạy học).
- Kích chuột phải vào hình lớn; kích vào Save Picture As (hoặc kích vào biểu
tượng Save ở góc trên bên trái của hình); chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy tính
hay USB (Save in), đặt lại tên trong ô File name (nếu cần); chọn Save để kết thúc.
2.1.2.3. Xử lí hình ảnh bằng chương trình Paint của Windows
6
- PainBrush là một chương trình được tích hợp trong hệ diều hành Windows với
chức năng chính là biên tập ảnh tĩnh. Phần mềm này rất thích hợp để xử lí các hình ảnh
với thao tác đơn giản trực quan.
- Trước tiên mở hình ảnh cần sửa chữa bởi lệnh File/Open, sau đó chọn tên file
ảnh. Để xử lí ảnh, trước tiên cần phải biết một số chức năng biên tập ảnh của Paint
được thể hiện trên thanh công cụ.
Ví dụ: Để cắt, dán một vùng trong bức ảnh, chọn Free form Seleet hoặc Seleet,
sau khi đánh dấu vùng chọn được bao bởi đường nét đứt thì thực hiện các thao tác sao
chép, cắt, dán hay xóa.
- Một số phần mềm xử lí ảnh miễn phí trên Internet: Phần mềm Adobe Photos
CS5 Extended; Phần mềm Gimp 2.6.11; Phần mềm Paint.NET 3.5.8; Phần mềm
Photoscape 3.5; Phần mềm Picasa 3.8, ….
2.2. Kĩ năng sử dụng các ứng dụng CNTT trong dạy học
2.2.1. Tạo các tài liệu phục vụ công tác dạy học với Microsoft Word
Trong quá trình dạy học, ngoài các tài liệu cơ bản như kế hoạch bài dạy, kế
hoạch giảng dạy môn học, kế hoạch nhà trường, …. Giáo viên còn phải chuẩn bị
những tài liệu liên quan khác. Vì thế, giáo viên cần phải biết các tính năng nâng cao
của các hệ soạn thảo văn bản như: tạo mục lục tự động, trộn văn bản, … Những kĩ
năng này giúp họ có thể giải quyết công việc của mình nhanh chóng và thuận lợi hơn.
2.2.1.1. Tạo mục lục tự động và trộn văn bản
Tạo mục luc tự động: Quy trình tạo mục lục tự động:
- Bước 1: Thiết lập các mức cho tiêu đề (từ Heading 1– Heading 2 –Heading 3)
- Bước 2: Chọn vị trí chèn mục lục
- Bước 3: Trong thẻ Reference trên thanh Ribbon, chọn Table of Contents,
chọn kiểu mục lục.
Trộn văn bản: Quy trình trộn văn bản:
- Bước 1: Chuẩn bị (tạo 2 tập tin VB riêng biệt; tập tin chứa VB mẫu – VB cố
định và tập tin chứa các thông tin cần chèn).
- Bước 2: Mở tệp VB mẫu, sử dụng thẻ Mailings trên thanh Ribbon để thực hiện
các thao tác trộn VB
- Bước 3: Kết quả thu được là một VB đã được trộn hoàn chỉnh
2.2.1.2. Tạo và trộn đề thi trắc nghiệm với McMIX
Phần mềm McMIX:
- Chức năng của phần mềm: tạo ra các mã đề thi khác nhau từ việc hoán vị các
thứ tự các câu hỏi và cả các lựa chọn từ một bộ đề thi gốc; soạn đề thi tự nhiên bằng
Word với format đơn giản; cho phép nhập (Import) toàn bộ đề thi (nhiều câu hỏi) một
lần vào phần mềm từ file Word sẵn có; giữ nguyên định dạng đề gốc; cho phép ghi ra
7
file Word để sửa chữa; cho phép quản lí câu hỏi nhóm, câu hỏi tự chọn; cho phép in ra
các phiếu đáp án trắc nghiệm tương ứng với các mã đề.
- Cài đặt phần mềm: Người sử dụng có thể cài đặt để sử dụng phần mềm bằng
cách tìm kiếm trên Internet hoặc vào đường dẫn sau để tải phần mềm về máy:
https://download.com.vn/download/mcmix/54298
Quy trình trộn đề với McMIX:
- Bước 1: Tạo một kì thi mới (hoặc chọn một kì thi cũ đã có)
- Bước 2: Tạo một môn thi mới (hoặc chọn một môn thi đã có)
- Bước 3: Import (hoặc copy và paste) đề thi đã chuẩn bị ở bước 1 vào McMix
- Bước 4: Chuẩn bị và in đề thi gốc, đề thi chuẩn
- Bước 5: Trộn và in các đề thi hoán vị
- Bước 6: In phiếu trả lời và phiếu chấm
2.2.2. Tạo bài giảng điện tử với Microsoft PowerPoint
2.2.2.1. Yêu cầu về bố cục và kĩ thuật đối với bài giảng điện tử
- Trang mở đầu là trang bố cục Title Slide và chỉ nêu tên bài dạy, một số thông
tin về giáo viên, lớp, trường; trang thứ 2 là trang liệt kê các hoạt động, nội dung sẽ có
trong bài dạy; trang cuối cùng nên là lời cảm ơn hoặc dặn dò.
- Để bài giảng đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, khi trình bày nội dung
trên trang trình chiếu lưu ý: không có quá nhiều VB trên một trang; sử dụng các phông
chữ, cỡ chữ, màu sắc dễ đọc và thống nhất trong toàn bài trình chiếu; sử dụng hình
ảnh, biểu đồ, bảng biểu minh họa phù hợp, ….
2.2.2.2. Hiệu ứng cho các đối tượng
- Các hiệu ứng cho các đối tượng trên một trang trình chiếu được chia thành 4
nhóm: Entrance (xuất hiện); Exit (biến mất); Emphasis (nhấn mạnh) và Motion
(dịch chuyển). Tùy từng ý tưởng kịch bản khi trình chiếu để vận dụng các kiểu hiệu
ứng cho phù hợp.
- Các bước áp dụng hiệu ứng cho đối tượng:
+ Bước 1: Chọn đối tượng muốn áp dụng hiệu ứng
+ Bước 2: Nhấp chuột vào hiệu ứng áp dụng trong khung Animation
+ Bước 3: Sắp xếp lại thứ tự thực hiện các hiệu ứng trong khung Animation
Pane ở phía bên phải.
2.2.3. Tạo bài giảng e – Learning với iSpring Suite
2.2.3.1. Phần mềm iSpring Suite
E – Learning là một “hình thức học tập thông qua mạng internet dưới dạng các khóa
học và được quản lí bởi các hệ thống quản lí học tập nhằm đảm bảo sự tương tác, hợp
tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học” (VVOB, 2011)
8
iSpring Suite 9: là phần mềm hỗ trợ tạo bài giảng e – Learning, được sử dụng rộng
rãi ở nhiều cơ sở giáo dục. Phần mềm này hỗ trợ một số tính năng chính: tạo bộ câu
hỏi trắc nghiệm; ghi âm hay ghi hình; tạo tương tác; quay màn hình; chèn video, …
- Để sử dụng phần mềm người dùng có thể vào trang Web iSpring để tải bộ cài đặt:
https://ww. Ispringsolution.com/ispring-free/download.
2.2.3.2. Thiết kế bài giảng e-Leaning
Việc thiết kế bài giảng được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bài giảng điện tử bằng Microsoft PowerPoint
- Bước 2: Chèn Bộ câu hỏi trắc nghiệm (Quizzes), tương tác (Interactions) để
kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức
- Bước 3: Đồng bộ âm thanh, video cho bài giảng
- Bước 4: Xuất bản bài giảng theo chuẩn SCORM
2.2.3.3. Tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm
Việc tạo bộ câu hỏi được thực hiện như sau:
- Bước 1: Khởi động phần mềm. Tạo bộ câu hỏi với một trong hai dạng: bộ câu
hỏi để kiểm tra, đánh giá năng lực HS (Graded Quiz) hoặc bộ câu hỏi để khảo sát
(Survery).
- Bước 2: Tạo các nhóm câu hỏi (Question Groups) và thiết lập thuộc tính cho
bộ câu hỏi
- Bước 3: Tạo các câu hỏi
- Bước 4: Lưu lại bộ câu hỏi
2.2.3.4. Tạo tương tác
Các bước thực hiện tạo tương tác phần mềm như sau:
- Bước 1: Khởi động phần mềm, nhấp chọn New Interaction trong thẻ
Interactions để tạo một tương tác mới
- Bước 2: Chọn loại tương tác
- Bước 3: Thiết lập các thuộc tính và nội dung cho tương tác
- Bước 4: Lưu lại tương tác
Phần mềm iSpring Suite 9 hỗ trợ 14 loại mô hình tương tác và chia thành 4
nhóm: Nhóm Process (Quy trình); Annotation (Chú thích); Hierarchy (Phân cấp) và
nhóm Catolog (Chỉ mục).
2.2.3.5. Đồng bộ âm thanh/hình ảnh cho bài giảng
Có hai cách đồng bộ âm thanh như sau:
Đồng bộ trực tiếp
Đồng bộ trực tiếp được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Mở bài giảng điện tử Microsoft PowerPoint cần đồng bộ
9
- Bước 2: Nhấp chọn Record Audio/Record Video trên thẻ iSpring Suite 9 để
ghi âm/ghi hình.
- Bước 3: Thực hiện ghi âm/ghi hình cho bài giảng điện tử bằng cách nhấp Next
slide hoặc Next Animation.
- Bước 4: Biên tập lại phần âm thanh/hình ảnh đã ghi trong Manage Naration.
- Bước 5: Lưu lại bài giảng đã đồng bộ âm thanh.
Đồng bộ gián tiếp
Đồng bộ gián tiếp được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Mở bài giảng điện tử Microsoft PowerPoint cần đồng bộ
- Bước 2: Nhấp chọn Manage Naration trên thẻ iSpring Suite 9.
ISpring
Naration Editor xuất hiện.
- Bước 3: Chèn tệp audio/video cần đồng bộ bằng cách nhấp chọn Audio/video.
- Bước 4: Nhấp chọn Sync và Start Sync. Trong quá trình tệp audio/video chạy,
nhấp Next Animation hoặc Next slide để đồng bộ.
- Bước 5: Lưu lại bài giảng đã đồng bộ âm thanh.
2.3. Quản lí không gian học tập kết hợp
2.3.1. Khai thác nền tảng học trực tuyến Zoom
Trong không gian học tập kết hợp, ngoài những thời gian học trực tiếp trên lớp,
học qua LMS thì thời lượng học trực tuyến theo thời gian thực qua các nền tảng hội
nghị, hội thảo trực tuyến cũng rất cần thiết. Zoom meeting là công cụ hội thoại trực
tuyến với đầy đủ các tính năng như: chia sẻ nội dung màn hình, chia sẻ tài liệu, trình
chiếu, lên lịch họp, ….
Phần mềm Zoom
- Để tham gia vào cuộc hội thoại trực tuyến với Zoom, chỉ cần có đường link
hoặc biết mã của cuộc hội thoại (Meeting ID) mà không cần đăng nhập tài khoản.
Zoom cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau theo nhu cầu của người sử dụng. Có 2 cách
để tham gia vào cuộc thảo luận:
+ Cách 1: Dùng phần mềm chạy trên máy tính hoặc thiết bị di động để đạt chất
lượng tốt nhất. Zoom cung cấp ứng dụng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
+ Cách 2: Chạy trực tiếp trên trình duyệt Web.
Quy trình làm việc với Zoom
Với Zoom, người dùng có thể tham gia một cuộc meeting với một trong hai vai
trò: người quản lí (host) hoặc người tham gia (participants).
- Quản lí cuộc thảo luận: kích hoạt phần mềm; chọn New Meeting tạo ngay cuộc
thảo luận; thiết lập các thông số cho cuộc thảo luận (ngày, giờ, thời lượng dự kiến, lưu
lại cuộc thảo luận trên máy tính); mời những người khác cùng tham gia qua mã
meeting (Meeting ID) và mật khẩu (Pasword).
10
- Tham gia cuộc thảo luận: Vào trang Zoom.us và chọn Menu Join a Meeting ở
phái bên phải màn hình; hoặc chọn Join trong cửa sổ ứng dụng Zoom trên máy để cửa
sổ tham gia meeting được mở ra; trong ô Meeting ID or Personal Link Name, nhập mã
cuộc thảo luận nhận được từ người tổ chức cuộc thảo luận, chọn Join để tiếp tục nhập
mật khẩu vào cuộc thảo luận; kiểm tra âm thanh của loa với chức năng Test Audio.
2.3.2. Tạo môi trường học tập tương tác trong lớp học
Với sự phổ biến của mạng Internet và điện thoại thông minh, môi trường học
tập trong lớp được mở rộng hơn, tương tác giữa người dạy và người học cũng đa dạng
hơn. Ngoài việc giao bài tập trên email, giáo viên có thể sử dụng bảng tương tác Padlet
để đưa các nhiệm vụ học tập và thông qua đó học sinh có thể xem và bình luận về bài
của mình, bài của các bạn.
Quy trình làm việc với Padlet:
- Bước 1: Truy cập vào trang Padlet và đăng nhập tài khoản để bắt đầu sử dụng.
- Bước 2: Nhấp vào Make a Padlet để tạo một tương tác mới.
- Bước 3: Chọn một mẫu phù hợp
- Bước 4: Cập nhật thông tin như tiêu đề, mô tả, hình ảnh, phông chữ, …
- Bước 5: Chọn Start posting để xuất bản Padlet.
- Bước 6: Chia sẻ với người tham gia.
Quy trình làm việc với Quizizz
- Bước 1: Truy cập vào phần mềm và đăng nhập tài khoản gmail để bắt đầu sử
dụng.
- Bước 2: Vào Create a new và làm theo hướng dẫn
- Bước 3: Vào MY quizzes để xem lại bíc
2.3.3. Lưu trữ, chia sẻ thông tin trên Internet và quản lí hồ sơ dạy học
2.3.3.1. Sử dụng Google Drive
- Google là dịch vụ lưu trữ cà đồng bộ hóa tệp tin được phát triển bởi Google.
Với mỗ tài khoản gmail, người dùng được cung cấp miễn phí một tài khoản Google
Drive có dung lượng lưu trữ 15GB. Đây là dịch vụ hỗ trợ cho việc dạy và học; có thể
kể đến My drive, Google Docs, Google Sheets, …
- Sử dụng Google Drive để lưu trữ:
+ Bước 1: Sử dụng tài khoản Gmail để đăng nhập vào Google Drive
+ Bước 2: Vào My Drive để tạo thư mục, tệp tin và chia sẻ quyền truy cập với
người khác qua địa chỉ Gmail của họ
+ Bước 3: Làm việc cộng tác với người sử dụng khác trên thư mục hoặc tệp tin
chia sẻ.
- Sử dụng dich vụ soạn thảo (Google Docs); bảng tính (Google Sheets); trình
chiếu (Google Slide) trên Google Drive.
11
+ Bước 1: Trên Google Drive, vào New chọn Google Docs/ Google Sheets/
Google Slide để tạo tập tin mới.
+ Bước 2: Đặt tên cho tệp tin
+ Bước 3: Soạn thảo nội dung cho tệp tin
+ Bước 4: Vào Share để chia sẻ quyền truy cập tệp tin
+ Bước 5: Xuất bản tệp tin. Vào File/Email để gửi tệp tin qua email; vào
File/Download để tải tệp tin về máy; Vào File/Print để in tệp tin.
- Sử dụng Google Forms để tạo khảo sát và các bài kiểm tra
+ Bước 1: Trên Google Drive, vào New chọn Google Forms để tạo tập tin mới.
+ Bước 2: Đặt tiêu đề cho Forms
+ Bước 3: Thêm các câu hỏi cho Forms
+ Bước 4: Nhấn nút Send để gửi thông báo khảo sát (qua thư điện tử, đường link
truy cập bài khảo sát)
+ Bước 5: Những người đượckhảo sát duyệt liên kết (link) tới bài khảo sát trên
Google Forms để trả lời các câu hỏi Responses để sem các kết quả khảo sát (có thể tải
về máy hoặc in kết quả).
+ Bước 6: Người khảo sát tạo thực đơn
2.3.3.2. Sử dụng OneNote
- OneNote là sổ ghi chép điện tử, người sử dụng có thể thực hiện theo quy trình:
+ Bước 1: Tạo sổ ghi chép Notebook
+ Bước 2: Tạo các Sections tương ứng mục nội dung chính của sổ ghi chép
+ Bước 3: Tạo các Page lưu trữ dữ liệu bên trong Sections (soạn, chèn nội dung
văn bản, bảng biểu, media, …)
+ Bước 4: Quản trị và chia sẻ các trang dữ liệu cho người dùng khác qua địa chỉ
email.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài 1: Sử dụng Google Drive thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo thư mục để quản lí, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của một lớp học (bài giảng,
điểm danh, bài tập, nộp bài tập)
- Tạo một tệp Google Sheets (có tên Điểm danh)/ Google Slide (có tên Bài
giảng); Google Docs (có tên Bài tập)
- Tạo một bài kiểm tra ngắn trên Google Forms đặt chế độ chia sẻ
Bài 2: Sử dụng Microsoft OneNote tạo sổ điểm lớp học có cấu trúc: danh sách lớp,
điểm danh, bảng điểm, thời khóa biểu, ghi chú.
12
Bài 3: Sử dụng phần mềm McMIX để tạo ra đề thi môn học mình phụ trách với các
yêu cầu:
- Tạo ra đề thi gồm 25 câu hỏi
- Trong đề thi có ít nhất 1 câu hỏi đơn, 1 câu hỏi nhóm
- Trong đề thi có sử dụng phần tự chọn dành cho các nhóm đối tượng chuyên
ngành khác nhau
- Sau khi tạo ra đề thi, thực hiện trộn đề xuất ra được 5 đề thi hoán vị khác nhau
- In phiếu trả lời và phiếu đáp án cho từng mã đề
13
Chương 3
KĨ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ NÓI, THUYẾT TRÌNH
 Mục tiêu:
Hiểu, lí giải, phân tích, trình bày được vấn đề cơ bản của việc sử dụng ngôn ngữ
nói, thuyết trình (khái niệm; vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng nói, thuyết
trình; quy trình rèn luyện, ….)
Biết vận dụng những vấn đề lí thuyết về kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình
vào thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (phát âm tròn vành, rõ chữ; diễn đạt trôi
chảy, lưu loát. Kiểm soát giọng nói; kiểm soát ngữ điệu (trầm, bổng); phát hiện và
khắc phục được những khuyết tật trong khi nói và thuyết trình; mở đầu bài thuyết
trình; kết hợp việc giao tiếp bằng mắt và một số ngôn ngữ cơ thể; rèn luyện sự tự tin
và thái độ thân thiện, cởi mở khi nói, thuyết trình; xây dựng đề cương bài nói, thuyết
trình; biết cách sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình; …)
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học và chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và rèn luyện.
 Nội dung
3.1. Ý nghĩa, vai trò của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết
trình
Trong công việc cũng như trong đời sống, thuyết trình được dùng một cách khá
thường xuyên, liên tục với nhiều mục đích khác nhau. Khi chúng ta cần trình bày quan
điểm, suy nghĩ hay để thuyết phục người nghe về một vấn đề, nội dung nào đó; hoặc
cũng có khi phổ biến kiến thức, nội quy và quy chế thực hiện giáo dục nhận thức cho
người học; nói chuyện thời sự, chuyên đề; đàm phán, thương lượng với đối tác, đại
diện cơ quan; . ….
Thuyết trình là “trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề nào
đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe”5.
Như vậy, bản chất của thuyết trình được thể hiện khá rõ nét những yếu tố sau: người
nói, người nghe, nội dung nói và sử dụng những phương tiện nào và kết quả của việc
nói.
Kĩ năng thuyết trình chính là năng lực sử dụng ngôn ngữ nói nhằm tạo ra hiệu
quả cao trong hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuyết trình còn phụ
Nguyễn Thị Thế Bình (chủ biên) (2020), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo
viên, NXB ĐHSP, tr.15.
5
14
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: phong cách của người thuyết trình; cấu trúc nội
dung bài thuyết trình; khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết
trình; không gian, thời gian hay địa điểm diễn ra buổi thuyết trình, ….
Kĩ năng thuyết trình là một kĩ năng quan trọng thuộc về năng lực nghiệp vụ của
ngươi giáo viên ở nhà trường phổ thông. Rèn luyện NVSP trong đó có kĩ năng thuyết
trình được xem là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng không chỉ với sinh
viên trong trường đại học sư phạm mà còn đối với giáo viên và học sinh ở nhà trường
phổ thông. Cụ thể:
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình thường xuyên, liên tục giúp sinh viên sư phạm,
giáo viên từng bước hoàn thiện năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ sư phạm;
giúp giáo viên có những giờ học hay, hấp dẫn, thú vị với học sinh.
- Kĩ năng thuyết trình được sử dụng ở các hoạt động dạy học với nhiều mức độ
đậm nhạt khác nhau. Khi giáo viên thuyết trình tốt sẽ làm tăng hiệu quả giờ dạy học;
học sinh hiểu bài nhanh hơn, có những ấn tượng sâu sắc về nội dung bài học; có tầm
ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh thông qua cách diễn đạt, trình bày của giáo viên.
Hay nói một cách khác chính sự diễn đạt, trình bày của giáo viên là những tấm gương
để học sinh bắt chước, làm theo. Qua đó khơi gợi trong các em tình yêu đối với ngôn
ngữ và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Kĩ năng thuyết trình tốt cũng góp phần giúp học sinh phát triển óc quan sát, trí
tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. Trên cơ sở
ngôn từ giàu hình ảnh, kênh chữ, kênh hình phong phú, đa dạng kết hợp với sự gợi ý
của giáo viên, học sinh có thể phán đoán, hình dung, tưởng tượng và biết cách diễn đạt
bằng lời nói những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về nội dung bài học.
Nhìn chung kĩ năng thuyết trình luôn được thể hiện trong mối quan hệ chỉnh
thể, không tách rời với các kĩ năng khác như kĩ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ,
các yếu tố phi ngôn ngữ, ….
3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình
3.2.1. Yêu cầu cơ bản
Để thực hiện thuyết trình tốt cần đảm bảo các yếu tố sau:
Âm lượng:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Khi thuyết trình
giọng nói cần vừa đủ để tất cả học sinh nghe được. Không nói quá to hay quá nhỏ. Âm
lượng bài giảng cũng phụ thuộc vào nội dung bài giảng. Có thể điều chỉnh âm lượng
cho phù hợp với từng phần trong nội dung thuyết trình để đạt các mục đích khác nhau.
Với những nội dung mang đậm tính kích thích, hào sảng cần giọng nói của giáo viên
dõng dạc, to rõ ràng. Với những nội dung đề cập nhiều đến sự đau thương, mất mát
giáo viên nên hạ giọng trầm xuống, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ cũng phù hợp với lời nói
15
để gây được xúc cảm trong lòng học sinh, đạt hiệu quả giao tiếp sư phạm. Giọng nói
cũng giống như một nhạc cụ và bài thuyết trình là một bản nhạc. Nếu ta chơi bản nhạc
đó hay, thính giả sẽ chăm chú lắng nghe, vỗ tay tán thưởng. Nếu bản nhạc của ta
chậm, đều đều họ sẽ ngủ gật, bất luận là vấn đề ta nói quan trọng đến đâu.
Ngữ điệu và tốc độ nói
Ngữ điệu có tác động lớn đến chất lượng thuyết trình. Nhịp độ nói của người
thuyết trình cũng có ý nghĩa quan trọng trong thuyết trình. Khi thuyết trình có những
thời điểm người thuyết trình ngừng lại một chút để học sinh hứng thú hơn với bài
giảng.
Cũng giống như âm lượng, tốc độ nói cần đảm bảo để học sinh tất cả lớp có thể
nghe được một cách rõ ràng những gì giáo viên thuyết trình. Tránh tình trạng nói quá
nhanh khiến học sinh khó nắm bắt được nội dung hoặc quá chậm gây ra sự rời rạc. Cần
điều chỉnh tốc độ để phù hợp với mục đích và nội dung từng phần thuyết trình cụ thể.
Như vậy, tốc độ nói của người thuyết trình cần ăn khớp với nhịp độ tư duy của người
nghe. Để nắm bắt được điều này đòi hỏi người thuyết trình cần có đôi mắt tinh tế và
phải chú ý quan sát kĩ người nghe.
Cách phát âm
Đảm bảo cách phát âm chuẩn (âm vực phải chuẩn), tròn vành rõ chữ, nói sao
cho dễ nghe, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm. Hạn chế
các yếu tố ngôn ngữ mang tính địa phương gây khó nghe. Vì thế muốn nói to, vang
cần phối kết hợp với việc luyên tập lấy hơi từ bụng, điều hòa hơi thở, giọng nói. Khi
phát âm cố gắng hít sâu, khi nói hơi thở nhẹ nhàng, đều đặn duy nhất qua miệng.
Không dồn hết hơi qua một cụm từ hay một từ, vòm miệng cố gắng mở rộng.
Cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng
Yếu tố này giữ vai trò quan trọng tạo nên sự thu hút, hấp dẫn đối với người
nghe. Giọng nói có lúc cao, lúc trầm, lúc bổng, lúc đẩy, lúc kéo. Sự trầm bổng phù hợp
trong giọng nói của giáo viên cũng chính là một biểu hiện rõ nét của sự diễn cảm.
Việc nhấn giọng đặc biệt cần thiết khi giáo viên muốn học sinh chú ý tới nội
dung cụ thể, vấn đề trong tâm, vấn đề chính đang trình bày. Khi nhấn giọng, học sinh
sẽ hiểu ngay được mục đích này của giáo viên.
Cách ngừng nghỉ
Việc ngừng nghỉ phù hợp trong khi thuyết trình sẽ giúp người nghe có thêm
thời gian suy nghĩ, ghi chép về những thông tin đang tiếp nhận và cũng là để người
thuyết trình có thêm thời gian chuẩn bị cho nội dung trình bày tiếp theo.
Mặt khác, cách ngừng nghỉ trong thuyết trình cũng phục vụ cho việc nhấn
mạnh, dụng ý, cách tạo sự hấp dẫn, thu hút của người thuyết trình. Trong văn nói, cùng
16
một câu nói nhưng cách ngừng nghỉ ở những chỗ khác nhau dẫn đến cách hiểu khác
nhau. Đây là điểm khác nhau cơ bản phân biệt giữa văn viết và văn nói.
3.2.2. Quy trình rèn luyện
Để có được bài thuyết trình thành công đòi hỏi phải trải qua một quá trình rèn
luyện, thực hành nghiêm túc, tích cực. Quá trình được chia thành 4 bước: xác định
mục đích, nội dung thuyết trình; luyện tập ghi nhớ nội dung thuyết trình và luyện tập
nói kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ; tập thuyết trình trước đám đông để được phản
hồi.
Bước 1: Xác định mục đích, nội dung thuyết trình
Xác định mục đích và xây dựng nội dung thuyết trình phù hợp, có cấu trúc
mạch lạc, rõ ràng là bước đầu tiên trong quy trình rèn luyện kĩ năng nói, thuyết trình.
Điều đó cũng có nghĩa là trước khi nói, thuyết trình cần phải tự đặt ra các câu hỏi như:
mục đích của thuyết trình là gì (cung cấp thông tin, thông báo hay thuyết phục)?
Người thuyết trình có hứng thú và có đủ kiến thức với vấn đề thuyết trình hay không?
Đối tượng người nghe là ai? Ngôn ngữ nào sẽ được sử dụng khi thuyết trình? Thuyết
trình ở đâu, có những phương tiện nào được sử dụng hỗ trợ cho thuyết trình?
Từ đó xác định và xây dựng nội dung cần thuyết trình. Nội dung cần được thể hiện
một cách bài bản, đầy đủ, khoa học để người nghe dễ theo dõi. Hãy luôn ghi nhớ, nội
dung này được viết ra với các từ ngữ và cách diễn đạt phù hợp nhằm chuẩn bị cho việc
nói, trình bày chứ không phải “nằm yên” trên giấy.
Bài thuyết trình bao giờ cũng có cấu trúc 3 phần: mở đầu thuyết trình, nội dung
thuyết trình và kết thúc thuyết trình.
Mở đầu/đặt vấn đề: phần nêu ra thông điệp mà người nói muốn gửi tới người
nghe hoặc nêu mục đích, tầm quan trọng của bài nói. Có hai cách mở đầu bài nói là
mở đầu gián tiếp hoặc trực tiếp. Tùy từng nội dung để người thuyết trình chọn lựa cách
mở đầu cho phù hợp và gây được ấn tượng với người nghe.
Nội dung: Lựa chọn những nội dung thuyết trình, sắp xếp theo một trình tự hợp
lí thành các luận điểm, luận ý, luận chứng. Chuẩn bị các số liệu thống kê, hình ảnh, ví
dụ minh họa để hỗ trợ cho các ý kiến đưa ra. Chuẩn bị thêm một số giai thoại, câu
chuyện vui, lời nói đùa làm sinh động, gây hấp dẫn đối với người nghe.
Kết luận: Nhấn mạnh ý tưởng chủ đạo, thông điệp chính của bài thuyết trình
thêm một lần nữa. Có thể dừng lại bài thuyết trình ở một câu trích dẫn hay, chọn lọc
kịch tính, … để gây ấn tượng tốt của buổi nói chuyện, thuyết trình. Bước này nếu làm
tốt sẽ tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho những bước tiếp theo.
Bước 2: Luyện tập ghi nhớ nội dung thuyết trình
- Tự tóm lược và viết ra những nội dung đã chuẩn bị thành các ý chính, các dàn ý
để dễ ghi nhớ (lập đề cương chi tiết)
17
- Luyện tập nói thành tiếng để ghi nhớ dàn ý.
Mục đích của bước luyện tập này là ghi nhớ nội dung thuyết trình và đồng thời
luyện nói trôi chảy; tránh một số lỗi hay mắc phải khi nói, thuyết trình. Nếu có thể ghi
âm lại bài nói để tự phản hồi, điều chỉnh và sửa chữa khi nghe lại.
Bước 3: Luyện tập nói kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ
Sau khi đã làm chủ được nội dung thuyết trình, cần luyện tập nói kết hợp với
việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể). Khi luyện tập luôn hình dung
trước mặt mình là đám đông khán giả. Có thể luyện tập bước này trước gương để tự
quan sát, điều chỉnh được bản thân cho phù hợp với nội dung đang trình bày.
Bước 4: Tập thuyết trình trước nhóm để được phản hồi
Với bước luyện tập này, để đạt hiệu quả, phần trình bày của người thuyết trình
nên được ghi lại để chủ thể tự quan sát lại sự thể hiện của chính mình; các thành viên
trong nhóm cũng có cơ hội để phản hồi lại một cách chi tiết hơn (kết hợp phần ghi
chép quan sát được với những “minh chứng” cụ thể từ phần ghi hình).
3.2.3. Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình
Để đánh giá bài thuyết trình thành công, có hiệu quả cần xây dựng cụ thể các
tiêu chí đánh giá một bài thuyết trình. Tiêu chí đánh giá thể hiện trên hai phương diện:
chuẩn bị bài thuyết trình và trình bày bài thuyết trình.
3.2.3.1. Chuẩn bị bài thuyết trình
Để có thể có bài thuyết trình thành công đều phải có sự chuẩn bị chu đáo.
- Lựa chọn vấn đề thuyết trình. Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cũng cần cân
nhắc xem vấn đề hấp dẫn, thiết thực, có ích và phù hợp với người nghe hay không?
Người nghe được trang bị những kiến thức nào trước khi nghe thuyết trình?...
- Thông tin thuyết trình có phong phú, chính xác và gây hấp dẫn với người nghe;
có phù hợp với đối tượng, có giá trị thuyết phục. Bài thuyết trình được xây dựng xung
quanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm. Cùng một vấn đề nhưng thuyết trình
cho các đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói, chọn lựa thông tin cho bài nói
cũng khác nhau. Vì vậy cần tìm hiểu người nghe là những ai, giới tính, tuổi tác, nghề
nghiệp, tín ngưỡng, … để chuẩn bị bài nói chuyện cho phù hợp.
- Đề cương mạch lạc, logic đảm bảo chuyển tải được nội dung và phù hợp có
mục đích buổi thuyết trình.
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, luận chứng hợp lí. Bài viết cần
được chuẩn bị một cách chu đáo. Người thuyết trình có thể soạn thảo sẵn nội dung
trình bày dưới hình thức một bản đề cương chi tiết các ý cần phải trình bày và những
dẫn chứng, những số liệu để minh họa.
18
3.2.3.2. Trình bày bài thuyết trình
Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng là kiểm soát, làm chủ được nội dung
đang trình bày. Tránh tình trạng vì một số yếu tố khách quan bên ngoài tác động làm
quên mất đi trình tự hay nội dung đang thuyết trình. Để có được bài thuyết trình hay
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những yếu tố sau:
- Ngôn ngữ nói rõ ràng, biểu cảm, truyền đạt tốt những thông tin đến với người
nghe.
- Tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ: thể hiện sự tự tin, văn minh, lịch sự.
- Trang phục nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình. Tránh
những bộ quân áo cầu kì, kiểu cách, xa lạ với người nghe. Quần áo phù hợp sẽ làm cho
người thuyết trình thêm sự tự tin. Ngoài ra, dáng đi chững chạc cũng thể hiện sự
đường hoàng, tự tin của người thuyết trình. Khi bước ra chào, cần tiếp xúc bằng mắt
và mỉm cười với người nghe.
- Kết hợp hài hòa, hợp lí và sáng tạo, sinh động, hấp dẫn việc sử dụng đa phương
tiện khi thuyết trình.
- Khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng gây thiện cảm, khả năng xử lí tình huống có
vấn đề, …
Để đánh giá bài thuyết trình cần xây dựng một số tiêu chí đánh giá cụ thể:
Nội dung thuyết trình
- Đảm bảo tính khoa học
- Đảm bảo tính giáo dục
- Đảm bảo tính logic, tính thuyết phục, cân đối giữa các phần trong nội dung
thuyết trình
Kĩ thuật thuyết trình
- Tốc độ nói hợp lí, có điểm nhấn, nói rõ ràng, mạch lạc, “tròn vành rõ chữ”, nói
“vang nhạc sáng hình”, …
- Ngôn ngữ trong sáng, giọng nói truyền cảm mang tính thuyết phục cao
- Phong cách nói tự tin, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp tăng tính thuyết phục
và tạo được sự hứng thú cho người nghe.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho bài nói một cách hợp lí, đúng lúc, đúng
chỗ.
- Không mắc những lỗi trong diễn đạt: phát âm, ngữ điệu giọng, ….
Hình thức (trang phục, kiểu tóc, quần áo, …) phù hợp, lịch sự, mô phạm
3.3. Kĩ năng thuyết trình hiệu quả
3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, sức thu hút cho
bài thuyết trình. Một bài thuyết trình thành công trong đó có sự kết hợp giữa các yếu tố
19
ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể) như: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,
nụ cười, …. Nhờ việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, người thuyết trình có thể biểu lộ
những trạng thái, suy nghĩ, tình cảm cũng như các ý tưởng của chủ đề thuyết trình theo
một phong cách riêng, tạo nên dấu ấn riêng cá nhân. Nói cách khác, ngôn ngữ cơ thể
bổ sung cho lời nói, giúp người thuyết trình thể hiện hết các ý tưởng của mình.
Ánh mắt:
Trong thuyết trình, ánh mắt cũng thực hiện nhiệm vụ khá quan trọng trong
truyền đạt thông tin đến với người nghe. Có thể nói, tương tác bằng ánh mắt chính là
một cách thức tạo nên sự kết nối chặt chẽ giữa người thuyết trình và người nghe. Ánh
mắt của người thuyết trình có tác dụng lôi cuốn, thu hút người nghe rất lớn.
Một người nói có kinh nghiệm thường vận dụng ánh mắt của mình một cách
thích hợp, linh hoạt và khéo léo. Người nghe có thể từ ánh mắt của người nói mà cảm
nhận được cái hồn của bài nói; bị lây lan về tình cảm, cảm xúc từ người nói. Đây chính
là nền tảng tạo nên ấn tượng, điều sẽ đọng lại một cách sâu sắc trong tâm trí của người
nghe. Có các biểu hiện ánh mắt trong thuyết trình:
- Cách nhìn thẳng: Cách này yêu cầu người nói luôn nhìn thẳng phía trước và
điểm nhìn rơi vào khuôn mặt của người nghe. Với cách nhìn này giúp người nói có thể
quan sát được toàn bộ không gian nói cũng như thái độ của người nghe. Trên cơ sở đó
điều khiển hành vi của mình cho phù hợp.
- Cách nhìn điểm: Đây là cách nhìn ngẫu nhiên, ánh mắt chăm chú quan sát một
người riêng biệt, một góc riêng biệt. Cách nhìn thể hiện chủ ý của người nói nhằm gây
một hiệu ứng nhất định nào đó. Đối với người nghe chăm chú thì cách nhìn này có tác
dụng dẫn dắt; còn đối với người nghe chưa tập trung thì đây lại là cách nhìn có tác
dụng phê bình, nhắc nhở.
- Cách nhìn lướt: Cách nhìn này có vẻ như người nói đang nhìn người nghe
nhưng thực sự không nhìn thấy người nghe. Với một lớp học có nhiều học sinh, mỗi
học sinh lại có những biểu hiện, trạng thái, thái độ khác nhau khi ngồi nghe giảng thì
đây là cách nhìn có hiệu quả mà không làm mất đi sự tập trung khi giảng dạy. Học
sinh có cảm giác giáo viên đang nhìn mình nhưng thực ra giáo viên nhìn mà không
thấy và chỉ đang rất tập trung cho bài giảng.
- Cách nhìn theo hình vòng tròn: Đây là cách nhìn bao quát từ phải sang trái, từ
trước ra sau của toàn cuộc nói chuyện. Khi cần bao quát nhanh toàn bộ không gian của
buổi thuyết trình, tạo ra cơ sở giao tiếp ban đầu người nói sẽ dùng cách nhìn này. Kết
hợp với cách nhìn thẳng có thể thu được hiệu quả tốt cho bài nói, thuyết trình.
- Cách nhắm mắt tạm thời trong giây lát để thể hiện tình cảm, thái độ đối với bài
nói, thuyết trình. Để thể hiện niềm tiếc thương với những hy sinh, mất mát, người nói
có thể dùng cách nhắm mắt tạm thời và im lặng trong giây lát…..
20
Tư thế, cử chỉ, điệu bộ
- Trong khi nói, thuyết trình, tư thế đứng cũng là một loại ngôn ngữ cơ thể; nó
mang tính minh họa và điều tiết. Và như vậy cũng gián tiếp làm ảnh hưởng ít nhiều
đến hiệu quả của bài nói, thuyết trình. Cần chuẩn bị tư thế đứng thoải mái, tự nhiên,
hai chân đứng trên khoảng cách bằng vai. Tránh các tư thế đứng gò bó như nghiêng
người, ngả người về phía trước, mất tự nhiên.
Nếu có thể chọn vị trí đứng ở chính giữa sân khấu, nơi mọi người có thể nhìn
thấy người thuyết trình rõ nhất. Với vị trí đứng này, người thuyết trình là trung tâm
của sự chú ý và sẽ tạo được sự lôi cuốn cho người nghe.
- Cử chỉ, điệu bộ: Sử dụng cử chỉ, điệu bộ hợp lí, phù hợp với nội dung nói,
thuyết trình. Ở đây tập trung vào các động tác của tay. Tay nên có các động tác vừa
phải, minh họa bằng các ngón tay và bàn tay, tránh có các cử động thái quá. Nếu đứng
không có bục thì hai bàn tay ở trước bụng, vị trí ngang thắt lưng. Tránh chắp tay ngang
hông hoặc khoanh tay trước ngực.
Các động tác tay tự nhiên, ổn định giúp cho người nói trình bày vấn đề một cách
bình tĩnh, tự tin; động tác tay nhanh, mạnh thường biểu lộ tình cảm của người trình
bày đang được thăng hoa, bay bổng, hòa mình vào bài nói, thuyết trình. Thông thường
có 3 kiểu động tác của tay:
+ Kiểu thứ nhất là kiểu chỉ thị. Đây là động tác mà người nói có thể đếm hoặc chỉ
chính xác vào một người hoặc một vật đnag hiện diện ở trong cuộc nói chuyện. Kiểu
này dùng để chỉ những số lượng cụ thể, đem lại nhận thức trực quan cho người nghe.
Cách dùng này được phổ biến thường xuyên.
+ Kiểu thứ hai là kiểu mô phỏng hay còn gọi là mô tả. Đây là kiểu mà người nói
vừa nói vừa kết hợp sử dụng hai tay để minh họa, mô tả sự vật, hiện tượng nào đó
nhằm cung cấp cho người nghe một sự hình dung cụ thể hơn. Cách này đòi hỏi người
nói phải làm chủ được bài nói, có thể lộn xuôi hay lật ngược lại vấn đề trình bày mà
không làm mất đi trọng tâm của nó.
+ Kiểu thứ ba là kiểu tình cảm. Đây là kiểu mà người nói dùng tay để biểu hiện
tình cảm, cảm xúc và làm lây lan, lan tỏa tình cảm đến với người nghe.
Tuy nhiên việc sử dụng động tác của tay không phải lúc nào cũng mang lại hiệu
quả như mong muốn. Chúng ta nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh lạm dụng. Động
tác tay cũng như các yếu tố ngôn ngữ cơ thể khác, nếu sử dụng không đúng lúc, đúng
chỗ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bài nói, thuyết trình.
Nụ cười, nét mặt
- Nụ cười là biểu hiện tốt đẹp của khuôn mặt, biểu hiện của sự tự tin khi nói,
thuyết trình. Khi nói, thuyết trình mà mỉm cười sẽ xây dựng được mối quan hệ hài hòa
với người nghe, xóa đi khoảng cách giữa người nói và người nghe, kéo gần hơn nữa
21
người nghe vào trong cuộc. Bầu không khí buổi nói, thuyết trình cũng vì thế mà nhẹ
nhàng hơn, giảm bớt sự khô khan hay căng thẳng, áp lực.
- Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến biểu hiện của khuôn mặt (nét mặt). Nét mặt tự
nhiên, phong phú và cũng rất sinh động phù hợp với nội dung bài nói, thuyết trình.
Người nghe sẽ đọc được tư tưởng, tình cảm của người nói, thuyết trình thông qua nét
mặt thể hiện. Nội dung bài nói, thuyết trình dễ đi vào lòng người nghe hơn nếu như
người trình bày thể hiện nét mặt một cách tự nhiên, chân thật, không biểu hiện thái độ
gượng ép hay có sự giả tạo.
3.3.2. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ thuyết trình
Để hỗ trợ cho bài thuyết trình thêm phần hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của
người nghe người thuyết trình thường sử dụng các thiết bị trình chiếu (máy chiếu) và
phần mềm hỗ trợ PowerPoint. Với việc sử dụng thiết bị hỗ trợ này, bài thuyết trình
thêm ấn tượng hơn đối với người nghe bởi những gì hiện ra trên màn hình máy chiếu
là ấn tượng đầu tiên mà người nghe tiếp cận bài thuyết trình. Những slide đẹp, ấn
tượng sẽ là dấu hiệu khởi đầu của sự thành công cho bài thuyết trình.
Bên cạnh việc sử dụng máy chiếu và phần mềm hỗ trợ PowerPoint, người thuyết
trình còn có thể sử dụng phối kết hợp với các công cụ trực quan khác như: bảng đen sử
dụng phấn trắng, phấn màu; bảng trắng với các bút viết nhiều màu khác nhau; phim
nhựa, băng video; các loại hình vẽ màu sắc; các mô hình mô phỏng, … Tuy nhiên, khi
sử dụng các phương tiện nghe nhìn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn vị trí thích hợp đặt phương tiện hỗ trợ đảm bảo mọi người đều nhìn thấy.
- Các phương tiện hỗ trợ nhìn phải được giải thích rõ rang và chính xác.
- Dành thời gian hợp lí luyện tập trình bày bằng sự hỗ trợ của các phương tiện hỗ
trợ nghe nhìn.
- Sau khi dùng xong các phương tiện nên cất đi.
3.3.3. Kiểm soát căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng, lo âu hay run sợ trước đám đông là tâm lí chung của đa số mọi
người, nhất là với những người e dè, nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp. Mặc dù
vậy, có một số người cảm thấy hoàn toàn bình thường, thậm chí rất thoải mái, thích
thú khi đứng trước đám đông nói, thuyết trình. Để có thể kiểm soát được những căng
thẳng, lo âu có thể có một số cách sau:
- Thay vì nghĩ đến những điều tiêu cực, hãy nghĩ đến những điều tích cực nhất.
- Hãy chấp nhận một thực tế rằng không ai là hoàn hảo. Vậy tâm lí lo âu, căng
thẳng là chuyện rất bình thường và có thể xảy đến với tất cả mọi người.
- Khi thuyết trình, bạn là người cung cấp thông tin và cũng đồng thời là người
nói về chủ đề đó. Như vậy, hơn bất cứ một người nghe nào, bạn sẽ là người am hiểu
vấn đề đó nhiều hơn.
22
- Trước khi thuyết trình, hãy chuẩn bị tốt cho bài thuyết trình của mình. Công sức
và thời gian chuẩn bị là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự thành công trong
nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
- Thực hành thư giãn bằng cách hít thở sâu và hãy hình dung mình là người tự tin
khi thuyết trình.
- Bạn cũng cần có thái độ thực tế với việc thuyết trình, không quá cầu toàn trong
thuyết trình.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Chọn một đoạn VB có độ dài khoảng 200 – 300 từ và đọc đảm bảo tốc độ, điểm
nhấn đối với đoạn văn bản đó.
2. Chọn 01 bài thuyết trình và phân tích cấu trúc bài thuyết trình đó.
3. Thực hiện lựa chọn chủ đề thuyết trình; xây dựng đề cương cho bài thuyết trình đó.
4. Thực hiện chủ đề thuyết trình trong thời gian 10 phút
23
Chương 4
KĨ NĂNG VIẾT, TRÌNH BÀY BẢNG
 Mục tiêu:
Hiểu, lí giải, phân tích, trình bày được những vấn đề cơ bản của kĩ năng viết, trình
bày bảng (Kĩ năng viết chữ, trình bày bảng khoa học: cách viết tên bài học, các đề
mục; trình bày cấu trúc một mục của bài học; cách tạo điểm nhấn trong bài trình bày)
Biết vận dụng những vấn đề lí thuyết về kĩ năng viết, trình bày bảng vào thực hành
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (rèn luyện viết chữ thẳng hàng, đều, rõ ràng, sạch đẹp,
đúng chính tả; viết chữ hoa, chữ thường; trình bày bảng khoa học: cách viết tên bài
học, các đề mục; trình bày cấu trúc một mục của bài học; cách tạo điểm nhấn trong bài
trình bày; …)
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học và chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và rèn luyện.
 Nội dung
4.1. Vai trò, ý nghĩa của rèn luyện kĩ năng viết, trình bày bảng
Bảng phấn là một khái niệm đã có từ rất lâu trong giáo dục; một phương tiện
không thể thiếu trong một lớp học ngay cả khi có mặt của các phương tiện hiện đại,
các thiết bị thông minh ra đời như máy chiếu, bảng thông minh, bảng điện tử, …. Ở
mỗi phòng học, lớp học, bảng phấn được đặt ở những vị trí quan trọng bởi sự tiện
dụng của nó. Sử dụng bảng một cách hợp lí, khoa học cũng ảnh hưởng góp phần tạo
nên chất lượng của mỗi giờ học ở nhà trường phổ thông.
Chữ viết là một trong nhiều phương tiện quan trọng để trình bày kiến thức, tạo
hứng thú học tập cho người học. Cách viết và cách trình bày bảng có ảnh hưởng ít
nhiều đế hiệu quả, chất lượng của giờ dạy học. Với sinh viên sư phạm rất cần thiết
phải học tập, rèn luyện và tự trang bị để có kĩ năng viết bảng. Nói một cách khác cần
đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính thẩm mĩ. Ở một phương diện nhất định
nào đó, bảng phấn có thể xem như là một chỉ dẫn, thước đo về hiệu quả giảng dạy của
giáo viên ở nhà trường phổ thông.
4.2. Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày bảng
4.2.1. Rèn luyện kĩ năng viết
4.2.1.1. Cách cầm phấn; cách điều khiển viên phấn
Cách cầm phấn
24
Người viết cầm phấn viết bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Cầm phấn cũng giống như cầm bút viết thông thường; tuy nhiên có khác nhau ở một
số điểm sau:
- Cả 3 ngón tay đều tham gia vào việc giữ và điều khiển viên phấn viết; ngón
giữa không dùng làm điểm tựa như cầm bút.
- Khoảng cách từ đầu viên phấn viết đến đầu ngón cái khoảng 1cm. Không nên
cầm quá sát viên phấn sẽ gây khó điều khiển phấn khi viết.
- Cầm phấn không quá lỏng hay quá chặt; cầm với độ chắc vừa phải dễ điều
khiển nét phấn khi viết.
Với những trường hợp bảng không có dòng kẻ ngang, khi viết luôn ở tầm mắt ở
ngang dòng đang viết để viết được thẳng hàng. Tập thói quen dùng cho hết viên phấn,
không nên bỏ phấn ngắn. Nếu cầm phấn sai có thể dẫn đến tình trạng gãy viên phấn
trong khi viết.
Cách điều khiển viên phấn
Khi điều khiển viên phấn, người viết cầm phấn bằng 3 đầu ngón tay giống như
cầm bút nhưng cũng có điểm khác với cầm bút. Khi cầm bút, cây bút hướng lên phía
trên thì khi cầm phấn, viên phấn hướng xuống phía dưới sao cho viên phấn tạo với mặt
bảng một góc khoảng 45 độ. Hơn nữa, khi viết bút, tay tỳ xuống mặt giấy; còn khi viết
bảng, tay không tỳ vào bảng do biên độ dao động của nét chữ khi viết rất rộng, nếu tỳ
tay vào bảng sẽ làm giảm đi tốc độ viết dẫn đến viết chậm, nhanh mỏi tay.
Phấn được cầm chắc bởi 3 đầu ngón tay; các ngón tay hầu như không cử động,
không xoay viên phấn. Khi viết, chủ yếu dùng cổ tay để xoay và điều khiển viên phấn
theo các hướng lên, xuống xoay tròn. Cánh tay kết hợp theo cử động lên xuống mềm
mại. Khi viết chú ý giữ tay ở một khoảng cách vừa phải; hạn chế viết với quá xa mà di
chuyển người theo sao cho hợp lí, phù hợp.
Tùy theo hướng di chuyển của đầu viên phấn mà người viết có thể tăng thêm độ
nhấn của ngón tay cùng hướng. Ví dụ như nếu người viết điều khiển sang nét bên phải
thì độ tăng nhấn của ngón tay cái sẽ nhiều hơn.
Khi đưa đầu phấn lên, nếu muốn tạo nét thanh sẽ cầm nhẹ tay; nhưng khi đưa
đầu phấn xuống, nếu miết mạnh sẽ tạo nét đậm cho các con chữ. Chú ý luôn xoay đầu
viên phấn để nét viết được đều đặn, rõ ràng; tránh viết tiếp khi đầu phấn bị mòn vẹt,
tạo thành nét viết vừa đậm lại vừa thô.
4.2.1.2. Quy trình sử dụng bảng, xóa bảng
Quy trình sử dụng bảng
Khi sử dụng bảng, người viết cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Quan sát và kiểm tra bảng
25
Đây là bước người viết bảng chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để thực hiện
những bước tiếp theo. Trước khi viết bảng, người viết cần phải quan sát, kiểm tra
bảng. Quan sát chỗ đứng khi viết bảng; quan sát sự phù hợp của bản thân khi viết bảng
như sự phù hợp về tầm với, về tư thế đứng, về chỗ đứng.
Quan sát tiếp theo của người viết bảng chính là quan sát bề mặt của bảng. Sự
quan sát này nhằm mục đích kiểm tra, đảm bảo mặt bảng sạch, chất lượng của bảng
tốt, màu sắc của bảng để chọn màu phấn cho phù hợp.
Đồng thời người sử dụng bảng cũng hình thành ý tưởng và dự kiến trước bài
viết bảng; lập dàn ý nội dung viết bảng; dự kiến cách thức bố trí, trình bày nhũng nội
dung lên bảng.
- Bước 2: Chia bố cục bảng viết
Ở bước này, người sử dụng bảng cần thực hiện một cách linh hoạt. Tùy teo đặc
trưng của từng môn học cũng như kích thước của bảng cụ thể mà phân chia bảng cho
phù hợp. Thông thường bảng có chiều rộng là 1,8m và thường được chia làm hai, ba
phần tùy theo mục đích của người sử dụng bảng. Việc phân chia này đảm bảo nội dung
trình bày đầy đủ, khoa học.
Nếu trong phòng học có máy chiếu, người giáo viên linh hoạt bố trí chia bảng
phù hợp, kết hợp hài hòa giữa màn chiếu và bảng, tránh trường hợp một phần bảng bị
lãng phí do ảnh hưởng của màn chiếu.
- Bước 3: Sử dụng bảng
Cùng với việc phân chia bảng thành các phần riêng biệt, trong quá trình sử dụng
bảng người viết nên chú ý một số điểm sau:
Phần giữa bảng bên trên: ghi tên bài học. Có thể sử dụng cỡ chữ to của chữ
thường hoặc chữ in hoa; cũng có thể dùng phấn mầu gạch chân tên bài học để phân
biệt.
Phần bên trái bảng viết dàn bài của bài học. Đây là phần viết cố định, không
xóa trong suốt quá trình học bài. Có thể xem đây chính là xương sống của bài giảng.
Với những nội dung bài học cụ thể, ngoài việc kết hợp các phương pháp, phương tiện
và kĩ thuật dạy học cụ thể thì việc giáo viên ghi những đề mục, dàn bài lên bảng sẽ
đảm bảo việc ghi nhớ và lưu giữ những nội dung chính, nội dung cốt lõi cho người học
một cách hiệu quả nhất.
Phần giữa bảng thường được dùng để giải thích, vẽ, phân tích nhằm minh họa
đầy đủ hơn cho nội dung giảng dạy. Những kiến thức, công thức, các đại lượng có liên
quan đến nội dung giảng dạy, định nghĩa, quy luật, …. thường được thể hiện cụ thể ở
phần bảng này. Những nội dung trình bày trong phần bảng này có thể được xóa thường
xuyên nếu thấy không cần dùng tiếp.
26
Phần bên phải bảng ghi từ khóa, công thức, những ý tưởng quan trọng của chủ
đề hoặc để học sinh làm bài tập. Đây chính là phần bảng trình bày những nội dung
giảng dạy mang tính chất tiền đề cho nội dung bài học mới như kiểm tra bài cũ, hệ
thống bài học làm cơ sở so sánh với nội dung bài học trước hoặc để phát triển nội dung
bài học mới.
Xóa bảng
Xóa bảng là công việc tưởng chừng rất đơn giản song cũng đã có rất nhiều tình
huống dạy học xảy ra không mong muốn do người viết bảng không thực hiện đúng
những nguyên tắc khi xóa bảng. Xóa bảng được thực hiện từ trái sang phải, theo một
chiều từ trên xuống dưới để đảm bảo chắc chắn bảng luôn luôn ở tư thế sẵn sàng cho
việc thể hiện nội dung bài viết hay bài vẽ.
Bảng được xóa sạch hay không còn phụ thuộc vào việc chọn lựa khăn lau bảng và
cách giặt, vắt khăn lau bảng. Khăn lau bảng thường được chọn lựa từ chất liệu nhiều
côt tong, chất bông và mềm mại. Khăn lau bảng được giặt sạch nhiều lần dưới vòi
nước và vắt khô, gấp gọn gàng để đảm bảo khi lau không để lại những vết ố, vết loang
trắng của màu phấn viết.
4.2.2. Rèn luyện kĩ năng trình bày bảng
4.2.2.1. Kĩ năng xây dựng dàn bài trình bày bảng
Kĩ năng xây dựng dàn bài là khả năng phác thảo toàn bộ dàn ý cần trình bày
trên bảng một cách khoa học, ngắn gọn, thể hiện đầy đủ toàn bộ nội dung chính của
bài giảng. Kĩ năng xây dựng dàn bài trình bày bảng được thể hiện trên những phương
diện cụ thể sau:
- Xác định đúng mục tiêu của bài giảng
- Xây dựng dàn ý ngắn gọn, rõ rang, đảm bảo đầy đủ nội dung chính của bài
giảng
- Sắp xếp các đề mục, các ý chính, ý phụ, những điểm trọng tâm cần lưu ý, …
một cách logic, khoa học và hợp lí; phù hợp với mục tiêu đã xác định.
- Dự kiến được cách chia bảng, bố cục trình bày bảng phù hợp, linh hoạt với dàn
ý bài giảng đã chuẩn bị.
4.2.2.2. Kĩ năng thể hiện dàn bài trên bảng
Kĩ năng thể hiện dàn bài trên bảng là khả năng thể hiện dàn bài bằng ngôn ngữ
viết trên bảng đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính sư phạm. Tính khoa học thể
hiện ở việc trình bày nội dung trên bảng logic, phù hợp với nội dung dạy học; đúng với
dự kiến xây dựng kế hoạch dàn ý trình bày bảng; không viết lan man, không đúng
trọng tâm của bài giảng. Tính sư phạm thể hiện ở việc trình bày đúng, đủ nội dung;
27
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, thể hiện dàn bài trên bảng còn
mang tính thẩm mĩ, đẹp và gây ấn tượng với học sinh.
Có thể thấy, thể hiện dàn bài trên bảng (ghi bảng) hợp lí sẽ góp phần đáng kể
vào việc nâng cao chất lượng của một giờ học. Muốn vậy, cần phải có một sự chuẩn bị
chu đáo và ý thức rèn luyện để có kĩ năng trình bày bảng. Thực tế cho thấy đã có rất
nhiều trường hợp, nhờ việc ghi chép của giáo viên trên bảng giúp học sinh có thể hiểu
nhanh chóng những vấn đề vốn rắc rối, phức tạp hay quá trừu tượng; giúp học sinh
nhanh chóng phục hồi được những kiến thức khi củng cố qua tài liệu, học liệu học tập
tại nhà.
4.2.3. Các yêu cầu khi viết, trình bày bảng
4.2.3.1. Viết đúng, viết nhanh, viết rõ, viết đều, viết thẳng hàng
- Viết đúng: Viết đúng nội dung, đúng những thông tin, nội dung bài học; viết
đúng các cỡ chữ, mẫu chữ theo quy định, các quy tắc chính tả. Đây là những yêu cầu
có tính chất bắt buộc đối với mỗi người giáo viên ở nhà trường phổ thông. Vì vậy, giáo
viên cập nhật, trau dồi, học hỏi thường xuyên liên tục những điểm mới, sự thay đổi
trong Tiếng Việt nói chung và các quy tắc chính tả nói riêng.
- Viết rõ chữ: Chữ viết trên bảng rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ hay thiếu nét. Độ
lớn của các chữ vừa đủ để đọc. Chữ viết chữ to gây tốn diện tích khi trình bày bảng;
chữ viết quá bé gây khó nhìn đối với học sinh.
- Viết thẳng hàng: Chữ viết thẳng hàng, không lên dốc, không xuống dốc. Các
dòng chữ phải thẳng, song song và cách đều nhau. Đặc biệt, chữ viết cần ngay ngắn,
không xiêu vẹo; nếu nghiêng theo một hướng thống nhất.
- Viết đều chữ, đều nét, đều khoảng cách:
+ Đều chữ: Chữ viết trên bảng phải theo một cỡ chữ nhất định, trừ phần ghi tên
đầu bài và những chỗ cần nhấn mạnh.
QĐ số 31/2002 về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học quy định
chiều cao của chữ viết bảng theo quy ước: 1 đơn vị chiều cao của chữ viết bảng là
2,5cm. Như vậy có thể nhóm các chữ cái b, g, h, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn
vị; chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị; chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị;
….
Chiều ngang của chữ viết bảng được quy định rõ ràng. Ví dụ như chữ a có
chiều ngang là 1,25 đơn vị (3,1cm); chữ h là 1,5 đơn vị (3,7cm), ….
+ Đều nét: Chữ viết trên bảng phải theo một kiểu nét nhất định; độ lớn của các
nét phải đều nhau (ngoại trừ những chỗ cần tô đậm nét để nhấn mạnh).
+ Đều khoảng cách: Khoảng cách từ chữ nọ đến chữ kia; từ dòng này sang dòng
khác cũng đều nhau. Khoảng cách giữa các chữ là 1 đơn vị (2,5cm).
28
- Viết nhanh: Trình bày hết dàn ý trên bảng theo đúng tiến độ của bài giảng,
không để thời gian chết khi ghi bảng. Ghi bảng nhanh, khoa học, đẹp, tập trung và bám
sát vào nội dung trọng tâm của bài học. Kết hợp hài hòa giữa việc ghi bảng với lời
giảng, nói đến đâu ghi đến đấy, ghi chính xác, không mắc các lỗi sai.
4.2.3.2. Tư thế đứng khi trình bày bảng
Viết bảng là trình bày nội dung cho nhiều người quan sát. Khi viết bảng thường
viết ở tư thế đứng. Và để hạn chế việc che khuất tầm nhìn của mọi người, khi viết cần
tránh tư thế đứng song song, đối diện với bảng. Điều đó cũng có nghĩa là người viết
không nên cứ úp mặt vào bảng, che khuất chữ đang viết. Khi viết bảng nên đứng
nghiêng một góc nhất định tùy theo vị trí và không gian nơi viết. Khi viết phái bên trái
thì đứng nghiêng hướng sang bên phải và ngược lại. Viết ở tầm ngang bảng hoặc dưới
thấp mặt của giáo viên. Tránh viết ở tầmbảng quá cao hay quá thấp, khó điều khiển
phấn để viết cho rõ chữ. Nếu bảng quá thấp, giáo viên có thể khom lưng hay gập chân
thấp xuống để tạo được tầm viết ngang mặt. Khoảng cách từ vị trí đứng tới bảng
khoảng 30cm, mắt để ngang tầm viết, tay cầm phấn luôn ở dưới dòng đang viết.
4.2.3.3. Vẽ hình trên bảng
Mục đích của vẽ hình trên bảng là làm sáng tỏ, minh họa cho nội dung bài học.
Chính vì vậy, ngoài việc đảm bảo tính thẩm mĩ các hình vẽ cón đảm bảo tính chất sư
phạm. Hơn thế nữa, do sự hạn chế, quy định về mặt thời gian nên hình vẽ trên bảng
đươc thực hiện trong một khoảng thời gian nhanh nhất có thể mà không làm giảm đi
tính mục đích minh họa, làm sáng tỏ cho nội dung bài học. Vì vậy, hình vẽ trên bảng
cần thỏa mãn một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, hình vẽ trên bảng phải đơn giản, rõ ràng phù hợp với nội dung của bài
học
Thứ hai, hình vẽ trên bảng cần đảm bảo tính chất mĩ thuật, phù hợp với học sinh
Thứ ba, hình vẽ được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, mục đích
của người sử dụng. Trong những trường hợp cụ thể giáo viên có thể cải biên hình vẽ,
lựa chọn và sử dụng hình vẽ một cách linh hoạt sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất.
Việc sử dụng hình vẽ luôn kết hợp hài hòa, đồng bộ với việc dùng lời, tránh lạm dụng.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng trình bày bảng, viết bảng
2. Chỉ ra và phân tích quy trình sử dụng bảng?
3. Thực hành:
- Lựa chọn 01 đoạn văn bản (từ 50-80 chữ) thể hiện trình bày bảng trong
khoảng thời gian 7 phút đúng các yêu cầu về cỡ chữ, tốc độ, cách dòng, …
- Xây dựng ý tưởng trình bày bảng cho 01 bài học trong SGK
29
- Trình bày bảng với nội dung trong sách (thể hiện qua sơ đồ tư duy)
Chương 5
KĨ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Mục tiêu
Hiểu, lí giải, phân tích, trình bày được vấn đề cơ bản của hệ thống các phương tiện
dạy học; xác định được những nguyên tắc chung cũng như quy trình rèn luyện; kết nối
và việc sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học; những điểm cần lưu ý khi
sử dụng, sửa chữa phương tiện thiết bị dạy học.
Biết thực hành lắp đặt, kết nối và sử dụng các thiết bị dạy học vào tổ chức các hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học và chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và rèn luyện.
 Nội dung
5.1. Hệ thống các thiết bị dạy học
5.1.1. Hệ thống các thiết bị dạy học
Trong hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường, việc sử dụng các thiết bị
dạy học có vai trò và ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả cao
cho giờ dạy học. Muốn vậy giáo viên phải có được kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy
học.
Thiết bị dạy học có thể hiểu là “hệ thống đối tượng vật chất và những phương
tiện kĩ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt
động trải nghiệm và nghiên cứu nhằm thực hiện mục đích dạy học”6
Trong thực tế, thiết bị dạy hoc ở trường phổ thông rất phong phú và đa dạng;
được mô tả khái quát theo sơ đồ sau:
Nguyễn Sỹ Đức (Chủ biên, 2006), Những vấn đề cơ bản về công tác thiết bị dạy học lắp đặt, sử dụng, bảo
quản, bảo dưỡng các thiết bị dùng chung, Quyển 1, tài liệu Bồi dưỡng NV cho viên chức làm công tác thiết bị
dạy học ở cơ sở GDPT, NXB GD.
6
30
Thiết bị dạy học trong nhà trường
Sách và tài liệu
Phương tiện và tài
học tập
liệu trực quan
Các thiết bị thí
nghiệm, NCKH
- Thiết bị dạy học dùng trong nhà trường được phân chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm thiết bị dùng chung: gồm tất cả các thiết bị dạy học phục vụ các hoạt
động giáo dục ở nhà trường như máy nghe, máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh,
…
+ Nhóm thiết bị dạy học chuyên dụng: gồm các thiết bị dạy học từng bộ môn,
các thiết bị dạy học tự làm và đồ dùng học tập của học sinh.
5.1.2. Chuẩn kết nối các thiết bị dùng chung trong dạy học
Chuẩn kết nối là những quy định về kết nối kĩ thuật có dây hoặc không dây cho
việc truyền tín hiệu giữa các thiết bị dạy học với nhau. Tùy theo dạng tín hiệu âm
thanh, hình ảnh hay dữ liệu để có thể có những chuẩn kết nối cụ thể.
VGA (Video Graphics Aray)
VGA là một chuẩn hiển thị, dùng để hỗ trợ việc kết nối tín hiệu hình ảnh từ
máy tinh tới các thiết bị trình chiếu như máy chiếu, màn hình ngoài, ti vi, …. thông
qua dây cáp. VGA là công cụ để xuất tín hiệu đồ họa dưới dạng video thành các dãy ra
màn hình và có thể hiển thị lên tới 256 màu sắc biến đổi liên tục. Cùng với độ phân
giải lên tới 640x 480, chuẩn VGA có thể thích hợp ngược với nhiều chuẩn hiển thị
hình ảnh trước đó như CGA, MDA hay EGA. VGA còn giữ được tỉ lệ co giãn của hình
đồ họa của máy tính. Chuẩn VGA sử dụng công nghệ tín hiệu đầu vào để có thể làm ra
nhiều màu sắc thay đổi với một dải liên tục mà không cần hạn chế về màu sắc.
Có 3 dạng cáp phổ biến: VGA 3+4 (có 3 sợi cáp chính Red, Green, Blue) và 4
sợi cáp phụ; VGA 3+6 (gồm 3 sợi cáp chính và 6 sợi dây phụ truyền dẫn tín hiệu);
VGA 3+ 9 (gồm 3 sợi RGB và 9 sợi tín hiệu phụ) cho hình ảnh sắc nét nhất.
Một dây cáp VGA bao gồm 15 chân kết nối và sắp xếp thành 3 hàng với mỗi
hàng có 5 chân. Mỗi hàng tương thích với ba kênh hiển thị màu sắc khác nhau (đỏ, lục
và lam). Dây cáp VGA ngày nay có thể hỗ trợ được tín hiệu với độ nét 1080p cho ra
hình ảnh chân thực và rõ nét nhất.
31
Hình 1: Chuẩn kết nối VGA và cáp VGA; Cổng VGA trên máy tính laptop
Hình 2: Cổng VGA trên máy chiếu
HDMI (High- Definition Multimedia Interface)
HDMI là chuẩn kết nối có khả năng truyền tải hình ảnh, độ nét cao và âm thanh
lập thể thông qua một sợi cáp.
Hình 3: Cáp HDMI và cổng HDMI trên máy tính laptop
Âm thanh Phone 3,5mm
32
Phone 3,5 mm đàu cắm tiêu chuẩn cho các thiết bị đầu cuối của hệ thống âm
thanh như micro, tai nghe (L- R). Giắc cắm phone 3,5mm có loại 2 vạch hoặc 3 vạch
tùy theo mục đích sử dụng.
- Loại 3 vạch là cổng âm thanh chung tai nghe (tai nghe trái và tai nghe phải)
với micro. Loại này thường thấy trên điện thoại hoặc laptop.
Hình 4: Cổng phone chung tai nghe và micro
- Loại 2 vạch là cổng âm thanh tách riêng tai nghe (tai nghe trái và tai nghe
phải) và micro. Loại này thường thấy trên máy tính để bàn hoặc laptop.
Hình 5: Cổng phone tách riêng tai nghe và micro
Một số thiết bị chuyển đổi
Hình 6: Chia hình ảnh VGA (1 thành 2) và chia âm thanh phone 3,5mm
33
Hình 7: Chuyển đổi hình ảnh HDMI sang VGA; USB chuẩn C sang HDMI
Hình 8: Chuyển đổi USB chuẩn C sang VGA; nối dài VGA
+ Kết nối không dây: kết nối và truyền tín hiệu giữa các thiết bị dạy học di động
ở khoảng cách xa có thể sử dụng công nghệ kết nối không dây qua Bluetooth hay Wifi.
+ Kết nối Bluetooth: Kết nối và chuyển dữ liệu giữa các thiết bị kĩ thuật số di
động như smartphone, máy tính bảng, laptop, … với thiết bị âm thanh như tai nghe,
loa, … Bluetooth sử dụng sóng radio RF kết nối hai thiết bị dạy học trong phạm vi hẹp
khoảng 30m và tốn ít điện năng tiêu thụ.
+ Kết nối wifi: Wifi là công nghệ kết nối Internet không dây, dùng để kết nối và
chuyền dữ liệu giữa các thiết bị kĩ thuật số di động như smartphone, máy tính bảng,
laptop, … với thiết bị dạy học như máy chiếu, ti vi. Wifi sử dụng sóng radio RF kết
nối hai thiết bị dạy học với nhau trong phạm vi rộng hơn cùng sử dụng chung mạng
wifi và tiêu tốn nhiều điện năng tiêu thụ hơn Bluetooth.
5.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học
5.2.1. Nguyên tắc chung
5.2.1.1. Nguyên tắc cơ bản khi lắp đặt, kết nối các thiết bị dạy học
Vị trí lắp đặt
- Vị trí lắp đặt các thiết bị dạy học phải đảm bảo theo yêu cầu, tiêu chuẩn của nhà
sản xuất.
- Vị trí lắp đặt vững chắc, thông thoáng, môi trường nhiệt độ bình thường, không
quá nóng hay quá lạnh và độ ẩm cho phép.
- Vị trí lắp đặt thuận tiện cho giáo viên trong quá trình sử dụng và học sinh trong
quá trình học tập, quan sát.
34
Kết nối, cài đặt thiết bị
Thiết bị dạy học được cài đặt kết nối với nhau theo chuẩn kết nối quy đinh:
- Tuân thủ đúng chuẩn kết nối tín hiệu hình ảnh, âm thanh và chuẩn kết nối cơ
khí như nhuẩn VGA, HDMI, RCA, …
- Phù hợp với đặc điểm kết nối (màu sắc của cổng, dạng tín hiệu lớn hay nhỏ)
- Đảm bảo tuân thủ đúng chiều hướng đi của tín hiệu từ thiết bị dạy học phát (cửa
thiết bị ra) đến thiết bị dạy học thu (cửa thiết bị vào).
- Sử dụng nguồn điện đúng, ổn định cho thiết bị.
5.2.1.2. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng các thiết bị dạy học
Việc sử dụng thiết bị dạy học phải đảm bảo tính kĩ thuật, tính khoa học theo hướng
dẫn sử dụng thiết bị đi kèm và đảm bảo tính sư phạm. Cụ thể:
Đảm bảo sự an toàn:
Đây là nguyên tắc cơ bản hàng đầu khi sử dụng các thiết bị dạy học ở nhà
trường phổ thông. Các thiết bị dạy học được sử dụng đảm bảo độ an toàn với các giác
quan của học sinh; đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Hơn nữa, trong quá
trình sử dụng cũng cần chú ý đảm bảo vấn đề an toàn điện, an toàn hóa chất hay an
toàn cháy nổ, …
Đảm bảo hiệu quả:
Khi sử dụng các thiết bị dạy học cần đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và trọn
vẹn. Những thiết bị dạy học phải phù hợp với đối tượng học sinh, tiêu chuẩn quy định
và đảm bảo sự tương tác hợp lí, có hiệu quả giữa giáo viên với học sinh trong quá trình
dạy học.
Đảm bảo nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ (nguyên tắc 3D).
Nguyên tắc 3D được thể hiện cụ thể:
- Đúng lúc: Xác định rõ các thiết bị dạy học cần được sử dụng vào thời điểm nào;
gắn với mục đích, nội dung nào của tiết học, bài học cũng như các phương pháp được
sử dụng đi kèm.
- Đúng chỗ: Các thiết bị dạy học được lắp đặt ở các vị trí hợp lí, mang lại hiệu
quả cao nhất trong quá trình sử dụng ở nhà trường phổ thông.
- Đủ cường độ: Cần quan tâm đến số lần sử dụng thiết bị trong một tiết dạy, giờ
dạy; tránh lạm dụng gây lãng phí, mất tập trung và không có hiệu quả cả cho người sử
dụng, người học. Trong một tiết học, giờ học giáo viên nên phối kết hợp sử dụng các
thiết bị dạy học truyền thống cũng như các thiết bị dạy học hiện đại. Chính điều này sẽ
mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường và ngoài xã hội
Các thiết bị dạy học ở ngoài xã hội rất phong phú, đa dạng; nếu kết hợp khai thác
và sử dụng hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học ở nhà trường. Đó là các thiết
35
bị máy móc tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở đào tạo nghề, …. và giáo viên có thể khai
thác các nguồn thiết bị đó hỗ trợ trong quá trình dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên, các thiết bị dạy học và hỗ trợ cho quá trình dạy học, giáo dục ở nhà
trường phỏ thông dù có hiện đại, tiên tiến đến đâu cũng không thể thay thế được vi trí,
vai trò của người giáo viên cũng như phương pháp dạy học của họ. Ngược lại, phương
pháp dạy học của giáo viên cũng chịu sự quy định của điều kiện sử dụng thiết bị dạy
học cụ thể. Điều đó cho thấy giữa các yếu tố nội dung dạy học, thiết bị dạy học,
phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nhau; chúng hỗ trợ tác động qua
lại với nhau và với chủ thể học tập là học sinh.
5.2.2. Quy trình thực hiện khi lắp đặt, kết nối và sử dụng các thiết bị dạy học
Thực hiện việc lắp đặt, kết nối, cài đặt và sử dụng các thiết bị dạy học cần được
thực hiện theo các bước sau: chọn vị trí lắp đặt; phác thảo các phương án kết nối; lựa
chọn những phương án kết nối tối ưu và thực hiện việc lắp đặt, kết nối; kiểm tra trước
khi vận hành và bật nguồn điện, khởi động vận hành
Bước 1: Chọn vị trí lắp đặt kết nối đảm bảo phù hợp với những thiết bị sử dụng: vị
trí vững chắc, thông thoáng, môi trường không quá nóng, độ ẩm ở ngưỡng an toàn,
không bị che khuất hay bị cản trở bởi những vật dụng khác (đặc biệt là các phông
chiếu), ….
Bước 2: Phác thảo các phương án kết nối như khảo sát các cổng kết nối các thiết bị
dạy học và hình thành các phương án kết nối có thể thực hiện được. Ví dụ như phương
án kết nối truyền tín hiệu hình ảnh có sử dụng cáp kết nối VGA hay cáp kết nối
HDMI; sử dụng cáp chuyển đổi HDMI sang VGA, …
Bước 3: Lựa chọn những phương án kết nối tối ưu, đảm bảo tính khả thi, độ an toàn
và đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, … Ví dụ nếu máy tính chỉ có cổng kết nối
HDMI mà không có cổng VGA; trong khí đó máy chiếu chỉ có cổng VGA thì buộc
phải sử dụng cáp chuyển đổi từ HDMI sang VGA và cáp VGA, …
Bước 4: Thực hiện lắp đặt, kết nối. Chú ý đảm bảo về chuẩn kết nối, hướng thu phát
tín hiệu; tuân thủ theo màu sắc các cổng kết nối hoặc các dạng tín hiệu, … Khi kết nối
nguồn lưu ý đến dòng điện và điện áp của thiết bị phù hợp với nguồn điện đang sử
dụng.
Bước 5: Kiểm tra trước khi vận hành về vị trí lắp đặt kết nối, độ chắc chắn, các cáp
kết nối, nguồn điện, vật cản xung quanh các thiết bị. Nếu chưa đúng thì cần điều chỉnh
lại cho phù hợp. Nếu đã đúng thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 6: Bật nguồn điện, khởi động, vận hành các thiết bị. Trong khi vận hành điều
chỉnh các thông số như độ tương phán, ánh sáng, độ rộng màn hình, độ nét, tính cân
đối, … Khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng yêu cầu kĩ thuật của nhà sản xuất thiết bị.
5.2.3. Kết nối, sử dụng thiết bị dạy học
36
5.2.3.1. Kết nối, sử dụng máy tính trong day học
Các thành phần và cổng kết nối của máy tính
- Các thành phần của máy tính: thiết bị ngoại vi bên ngoài (máy in, bàn phím,
chuột máy tính, USB, tai nghe, loa máy tính, màn hình máy tính, bút trình chiếu, tai
nghe, …) được gắn kết với máy tính, thực hiện chức năng nhập/xuất hay mở rộng khả
năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ).
- Các cổng kết nối máy tính: Cổng cắm chuột, cắm mạng RJ45, cổng cắm bàn
phím, cổng VGA, cổng USB, cổng cắm thẻ nhớ, Headphone, Cổng các kênh tiếng,
MIC in, cổng máy in, …
Kết nối máy tính với các thiết bị dùng chung khác
Trong dạy học, máy tính là nguồn thông tin chính đưa tín hiệu hình ảnh đến các
thiết bị hiển thị như máy chiếu, ti vi và đưa tín hiệu âm thanh đến hệ thống âm thanh
để phát ra loa. Thao tác lắp đặt, kết nối máy tính với các thiết bị dùng chung khác:
- Bước 1: Kết nối dây cáp tín hiệu giữa máy tính với các thiết bị dạy học khác
- Bước 2: Xuất tín hiệu hình ảnh từ máy tính ra các thiết bị hiển thị hình ảnh như
máy chiếu, ti vi; chuyển chế độ hiển thị màn hình khác nhau giữa màn hình chính và
màn hình phụ (máy chiếu, ti vi, ….).
- Bước 3: Xuất tín hiệu âm thanh từ máy tính ra các thiết bị âm thanh như tăng
âm, loa máy tính, ti vi,… . Khi thực hiện xong kết nối các thiết bị âm thanh nếu không
thấy tín hiệu âm thanh đưa ra, lưu ý kiểm tra lại cáp kết nối, cài đặt lại cho phù hợp.
- Bước 4: Tháo các dây cáp kết nối và tắt máy tính.
Lưu ý sử dụng và bảo quản máy tính
- Sử dụng máy tính trình chiếu: không lạm dụng quá mức, cần tuân thủ các
nguyên tắc sư phạm khi trình chiếu thông tin.
- Khi sử dụng máy tính để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh: xác định
cấu trúc bài giảng sẽ thể hiện trên máy tính; xây dựng kịch bản sư phạm cho tiến trình
dạy học; kịch bản hình ảnh video (cách thức đưa ra).
5.2.3.2. Kết nối, sử dụng máy chiếu đa phương tiện trong dạy học
Các thành phần và cổng kết nối trên máy chiếu đa phương tiện
- Các thành phần chính của máy chiếu đa phương tiện: máy chiếu, dây cáp
nguồn, điều khiển từ xa và dây cáp tín hiệu (VGA, HDMI).
- Cổng kết nối trên máy chiếu đa phương tiện: Cổng VGA, HDMI, DVD, MHL
(truyền tải hình ảnh khi trình chiếu từ smartphone hỗ trợ cổng MHL), …
Lắp đặt và kết nối máy chiếu đa phương tiện
- Đặt ví trí máy chiếu vuông góc với màn chiếu. Chú ý hiệu chỉnh để có được
hình ảnh thuận chiều (chữ viết và hình ảnh được hiển thị đúng).
- Thao tác lắp đặt, kết nối:
37
+ Bước 1: Kết nối nguồn
+ Bước 2: Kết nối dây cáp tín hiệu giữa máy chiếu với máy tính và các thiết bị
dạy học.
+ Bước 3: Bật máy chiếu và xuất tín hiệu ra màn chiếu (khi bật máy chiếu, đèn
tín hiệu màu xanh trên máy chiếu hiển thị tức là máy đã sẵn sàng làm việc)
+ Bước 4: Tắt máy (ấn nút nguồn trên máy chiếu hoặc trên điều khiển từ xa, đèn
xanh tắt, đèn tín hiệu màu đỏ xuất hiện, quạt máy làm mát vẫn chạy trong khoảng thời
gian ngắn trước khi kết thúc. Sau đó đèn sẽ tắt, quạt máy làm mát ngừng chạy. máy đã
được tắt). Rút dây cắm nguồn ổ điện.
Lưu ý sử dụng và bảo quản máy chiếu đa phương tiện
- Không nhìn trực tiếp vào ống kính máy chiếu đang hoạt động; không đặt vật
cản trước ống kính, vào quạt gió tại các khu vực thoát nhiệt của máy như bóng đèn,
quạt hút tản nhiệt, …
- Không tắt điện đột ngột, không rút phích cắm nguồn trong thời gian máy chiếu
vẫn đang ở trong chế độ làm mát; thực hiện tắt/mở máy chiếu theo đúng quy trình.
- Khi sử dụng ở những khu vực có nhiều ánh sáng (ánh mặt trời), cần tăng cường
độ sáng giúp hình ảnh rõ nét hơn.
5.2.3.3. Kết nối sử dụng tivi trong dạy học
Các thành phần và cổng kết nối trên tivi
- Các thông số kĩ thuật của tivi: cỡ màn hình (inch), độ phân giải (số lượng diểm
ảnh toàn bộ màn hình), độ sáng (Brightness), góc nhìn màn hình (Viewing Angle)
- Các cổng kết nối trên ti vi:
+ Tivi thường: Lối và HDMI, lối vào máy tính, lối vào antenna, lối vào AV
Component (DVD), lối vào AV thông thường (VCD, VCR) và lối ra heachphone (tai
nghe).
+ Tivi smart (kết nối Internet): ngoài các cổng thường thấy như HDMI, VGA,
RCA, Video Component, …. còn có thêm cổng LAN (cổng kết nối internet) và USB
(cổng kết nối dùng để xem hình ảnh hoặc video được lưu trên thiết bị lưu trữ USB,
cổng này thường nằm bên hông máy).
Lắp đặt và kết nối tivi:
Kết nối tivi với các thiết bị dạy học như máy tính, tăng âm thường sử dụng cổng
kết nối VGA (truyền tín hiệu hình ảnh), 3,5mm (truyền tín hiệu âm thanh) hoặc HDMI
(truyền tín hiệu âm thanh và hình) phone.
- Kết nối tivi với máy tính: HDMI truyền tín hiệu hình ảnh và âm thanh; VGA
truyền tín hiệu hình và phone 3,5mm để truyền tín hiệu âm thanh
38
- Kết nối máy tính với tivi và máy chiếu: tín hiệu hình ảnh từ máy tính đưa sang
đồng thời tivi và máy chiếu đa phương tiện; tín hiệu hình ảnh từ máy tính đưa sang
máy chiếu đa phương tiện rồi đưa ra tivi.
- Kết nối tivi với điện thoại Android qua cáp MHL: ghép đầu nối nhỏ nhất của
cáp MHL vào cổng sạc của điện thoại; gắn đầu HDMI vào tivi, nối tiếp đầu USB vào
tivi; bấm vào nút nguồn trên điều khiển tivi; chọn vào HDMI, 1/MHL, …
Lưu ý sử dụng và bảo quản ti vi
- Điều chỉnh độ sáng phù hợp tùy thuộc vào nguồn ánh sáng môi trường xung
quanh. Âm lượng tivi vừa phải, phù hợp với người xem.
- Không rút phích cắm điện khi tivi đang hoạt động và tuân theo trình tự. Không
bật/ tắt tivi quá nhiều lần trong một thời gian ngắn.
- Đặt tivi ở vị trí thuận lợi cho người xem, bảo vệ mắt cho người, khoảng cách
giữa người xem và tivi phải phù hợp.
5.2.3.4. Kết nối sử dụng hệ thống âm thanh trong dạy học
Các thành phần và cổng kết nối trên hệ thống âm thanh
- Các thành phần chính của hệ thống âm thanh: tăng âm (Ampli có nhiệm vụ
khuếch đại âm thanh, điều chỉnh các thông số của âm thanh), loa (phát ra âm thanh),
micro (thu âm thanh, chuyển thành tín hiệu điện đưa vào tăng âm, …)
- Các chỉ tiêu kĩ thuật cần quan tâm khi sử dụng hệ thống tăng âm:
+ Nguồn điện: nguồn điện lưới xoay chiều 100 – 120V AC; tần số 50 hoặc 60Hz.
+ Công suất ra danh định (W): công suất lớn nhất đưa ra tải mà vẫn đảm bảo
được các chỉ tiêu kĩ thuật khác của máy tăng âm
+ Trở kháng ra: điện trở của tầng khuếch đại công suất âm tần cuối cùng của máy
tăng âm.
- Các cổng kết nối trên tăng âm: công tắc nguồn, MASTER, khối điều chỉnh âm
sắc, khu vực đầu nối với các loa, cổng âm thanh RCA, cổng âm thanh phone 3,5mm
D1, D2, D3.
Lắp đặt và kết nối hệ thống âm thanh
- Kết nối hệ thống âm thanh gồm loa – micro – tăng âm: tăng âm – micro (micro
được kết nối với tăng âm thông qua đầu vào micro theo chuẩn phone 3,5mm); tăng âm
– loa (chú ý cực tính của loa. Nguồn âm thanh lập thể có thể từ 2 loa trở lên cần phải
mắc đúng cực tính của loa).
- Kết nối hệ thống âm thanh với tivi: sử dụng cáp âm thanh RCA; sử dụng cáp
phone 3,5mm; sử dụng cáp chuyển đổi âm thanh.
- Kết nối hệ thống âm thanh với máy tính/ điện thoại: kết nối hệ thống âm thanh
với máy tính/ điện thoại sử dụng cổng phone 3,5mm.
Lưu ý sử dụng và bảo quản hệ thống âm thanh
39
- Trước khi cắm các nguồn tín hiệu khác nhau vào tăng âm cần đưa MASTER
âm lượng chung về 0; khi điều chỉnh tăng âm cần phải điều chỉnh các núm, nút một
cách từ từ, tránh hư hỏng hệ thống.
- Không đặt micro hướng trực tiếp vào loa, không để rơi micro; với các micro
không dây khi sử dụng xong cần tháo pin; vệ sinh micro định kì, ….
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Thực hành xử lí một số tình huống khi kết nối, sử dụng tivi, âm thanh, máy
chiếu:
- Kết nối máy tính với máy chiếu nhưng hình ảnh không hiển thị lên trên màn
chiếu
- Kết nối máy tính với máy chiếu đa phương tiện, hình ảnh trên màn chiếu bị thay
đổi so với hình ảnh gốc.
- Giáo viên đang sử dụng micro bài giảng thì loa có tiếng kêu rất khó chịu.
- Kết nối máy tính với tivi nhưng hình ảnh không hiển thị trên màn hình tivi.
- Kết nối máy tính laptop với tivi qua cổng HDMI có hình ảnh nhưng không có
tiếng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thế Bình, Vũ Thị Mai Hường, Nguyễn Thị Mai Lan, Kiều Phương
Thùy (2020), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên, NXB
ĐHSP.
2. Nguyễn Thị Kim Dung (Chủ biên, 2015), Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định
3.
4.
5.
6.
hướng hình thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm,
NXB ĐHSP.
Hoàng Thị Hạnh (2016), Kĩ năng cơ bản của sinh viên trong thực tập sư phạm,
NXB Giáo dục.
Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên, 2018), Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn,
NXB ĐHSP.
Lưu Thị Bích Hương (Chủ biên, 2020), Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, NXB ĐH Quốc gia.
Phạm Thị Anh Lê (Chủ biên, 2015), Giáo trình Tin học đại cương, Tập 1,2,3,
NXB ĐHSP.
40
7. Nguyễn Đông Triều (1997), Kĩ năng thuyết trình, Tài liệu môn học Kĩ năng mềm,
Lưu hành nội bộ Trường ĐH Văn Hiến, Thành phố Hồ Chí Minh.
41
Download