Uploaded by bambinguyenhp2003

Chương 1

advertisement
Chương 1:
Phân tích hoạt động kinh doanh (Business analysis): Phân tích hoạt động kinh doanh là một quy trình
đánh giá những triển vọng và rủi ro của doanh nghiệp
Công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tang trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh
Giúp doanh nghiệp dự báo để có giải pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh
Cơ sở quan trọng để ra quyết định kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh được thể hiện dưới nhiều hình thức, đóng vai trò quan trọng các quyết
định kinh doanh của các nhà phân tích chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, ngân hàng đầu tư, đánh
giá tín dụng, ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư cá nhân, của các nhà quản lý doanh nghiệp và cả
các cơ quan chức năng của nhà nước. Phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm phân tích tín dụng, phân
tích chứng khoán và nhiều hoạt động phân tích hoạt động kinh doanh khác
3 nhóm phân tích kinh doanh phổ biến bao gồm:
+Phân tích tín dụng
Đánh giá năng lượng tín dụng của doanh nghiệp, Đánh giá khả năng thực hiện tín dụng, đánh giá khả
năng thanh tốn vốn và lãi sử dụng vốn cho các khoản nợ cho khi đến hạn
+Phân tích đầu tư chứng khoán
Đánh giá khả năng rủi ro sụt giảm và khả năng tăng giá trị cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp trong tương
lai=> giúp đưa ra quyết định đầu tư
+Phân tích hoạt động kinh doanh khác
Phân tích phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như các cơ cấu hoạt động thông qua sát nhập, mua lại, bán
lại định giá các sản phẩm phái sinh, đánh giá tác động của các quyết định tài chính đối với lợi nhuận và
rủi ro của doanh nghiệp tương lai, hỗ trợ cho các thành viên hội đồng quản trị thực hiện trách nhiệm
giám sát giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra và đánh giá tính hợp lý của các chính sách kinh tế tài
chính, thuế.
Phân tích báo cáo tài chính: PTBCTC là vận dụng các cộng cụ kỹ thuật để phân tích các thông tin trên
báo cáo tài chính và các dữ liệu có liên quan nhằm đưa ra các ước tính và các thông tin tài chính hũu
ích nhằm phục vụ cho phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính: có vai trò quan trọng là góp phần làm giảm sự phiến diện, giảm tính không
chắc chắn và giảm sự thiếu chính xác trong các quyết định kinh doanh.
Phân tích môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh gắn liền với 2 vấn đề cơ bản là phân tích
môi trường kinh doanh bên ngoài và phân tích môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp.
Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài gắn liền với hai nội dung là phân tích môi trường vĩ mô và
phân tích môi trường cạnh tranh ngành. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm xác định và
đánh giá các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội và ngành mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để khai thác
hoặc phải đương đầu trong kinh doanh.
Bất kỳ tổ chức hay một doanh nghiệp nào cũng đều gắn liền với một vĩ mô với một ngành nghề nhất
định. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài giúp định hình được cơ hội và thách thức mà chúng ta
đang tồn tại trong đó.
Phân tích môi trường kinh doanh bên trong gắn liền với những nội dung cơ bản là phân tích các vấn đề
nội tại về nguồn lực, hoạt động tạo ra giá trị, chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp nhằm xác định và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh
(môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh ngành)
Các bộ phận của quy trình phân tích kinh doanh
1.Business environment and strategy analysis
Cơ hội:
+Thị trường tài chính tốt.
+Cơ hội huy động vốn mở rộng kinh doanh
Thách thức:
+Các vấn đề bất ổn của thị trường giá cả
+Rủi ro chi phí, lợi nhuận thay đổi bất thường
Điểm mạnh:
+Phát huy
+Năng lực thành công
Điểm yếu:
+Khắc phục
+Suy yếu, thất bại
2. Phân tích kế toán (Accounting analysis)
Phân tích kế toán (Accounting analysis): Phân tích kế toán là giai đoạn đánh giá chất lượng hệ thống kế
toán của doanh nghiệp trong việc phản ánh hiện trạng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Giai đoạn này
được thực hiện bằng cách nghiên cứu các nghiệp vụ và sự kiện của doanh nghiệp, đánh giá tác động của
các chính sách kế toán đến báo cáo tài chính và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với báo cáo tài
chính nhằm phản ánh chất lượng hơn bức tranh hiện trạng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Các điều
chỉnh này nhằm mục đích giúp cho việc phân tích báo cáo tài chính được tốt hơn
Do báo cáo tài chính là nguồn thông tin chính được sử dụng cho phân tích tài chính được sử dụng cho
phân tích tài chính nên tính hữu ích của phân tích tài chính sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin
báo cáo tài chính hay nói cách khác là phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc phân tích kế toán.
Phân tích kế toán thực chất chỉ là lọc thông tin
3. Phân tích tài chính (Financial Analysis)
Phân tích tài chính (Financial Analsis): Phân tích tài chính là việc sử dụng báo cáo tài chính để phân tích
tình hình tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và định giá triển vọng tài
chính kết quả tài chính trong tương lai
Phân tích tài chính thường gắn liền với tìm kiếm trả lời cho một số câu hỏi chủ yếu về vấn đề tài chính
như công ty có nguồn lực tài chính để thành công và phát triển không? Liệu công ty có nguồn lực tài
chính để đầu tư vào các dự án mớit? Nguồn lợi nhuận của nó là gì? Công ty kiếm tiền trong tương lai
bằng gì? Hoặc bằng sức mạnh tài chính của công ty như thế nào? Lợi nhuận được tạo ra như thế nào?
Lợi nhuân đó có đúng với dự báo hay không?
Phân tích tài chính bao gồm 3 nội dung chính là Phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro, phân tích
tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn.
Phân tích khả năng sinh lời là việc đánh giá khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của một doanh nghiệp.
Phân tích khả năng sinh lợi tập trung vào các nguồn vốn đầu tư và mức sinh lợi của nguồn vốn đầu tư ở
doanh nghiệp. Công việc này bao gồm xác định và đánh giá tác động cua các nhân tố tạo ra lợi nhuận
như là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tài sản, cơ cấu vốn. Phân tích khả năng sinh lợi cũng
giúp nhà phân tích xác định các nguyên nhân tiềm tang dẫn đến sự thay đổi về lợi nhuận và tính bền
vững của lợi nhuận qua các kỳ.
Phân tích rủi ro: là đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp đối với các
bên liên quan. Phân tích rủi ro bao gồm đánh giá khả năng thanh toán, tính thanh khoản, sự bền vững
trong kết quả hoạt động kinh doanh để đảm bảo nghĩa vụ cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro là mối quan tâm hang đầu đối với các chủ nợ nên phân tích rủi ro thường được thực
hiện khi phân tích tín dụng và phân tích rủi ro cũng rất quan trọng đối với phân tích vốn chủ sở hữu để
đánh giá độ tin cậy, tính bền vững và lợi nhuận doanh nghiệp, để việc ước tính chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp
Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn: Thường được thực hiện qua phân tích dòng tiền. Phân
tích dòng tiền là đánh giá về cách thức doanh nghiệp huy động và sử dụng các nguồn tin cho các hoạt
động của mình. Phân tích dòng tiền sẽ giúp cho nhà phân tích hiểu biết sâu hơn về những vấn đề tài
chính trong tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp tài trợ cho các dự án mới từ nguồn
vốn chủ sở hữu có thể sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai so với một doanh nghiệp vay mượn
nhiều tiền để tài trợ cho các dự án hoặc thậm chí xấu hơn là đi vay chỉ để bù đắp cho các khoản lô hiện
tại
4. Phân tích triển vọng (Prospective analysis)
Phân tích triển vọng là dự báo về lợi ích kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong tương lai gắn liền với
lợi nhuận, dòng tiền mà doanh nghiệp có được hoặc cả hai. Phân tích này dựa trên phân tích môi trường
kinh doanh, phân tích kế toán , phân tích tài chính. Mục tiêu cuối cùng của phân tích triển vọng là dự
báo lợi nhuận dự kiểm trong tương lai từ đó ước tính giá trị nội tại của doanh nghiệp.
Hiện nay, các nhà phân tích có thể sử dụng các công cụ định lượng nhằm cải thiện tính chính xác của dự
báo nhưng phân tich triển vọng vẫn là một quá trình phân tích có tính chủ quan. Điều này được thể hiện
qua sự xét đoán và kinh nghiệm của nhà phân tích. Đây là lý do tại sao phân tích triển vọng được gọi là
nghệ thuật chứ không phải khoa học
Không có một công cụ dự báo nào đưa ra dự báo chính xác một cách tuyệt đối. Tất cả đều là tương đối
hết
Dự báo và thực tế thường có sự sai lệch
5. Định giá doanh nghiệp (Valuation)
Định giá doanh nghiệp: Định giá là mục tiêu của nhiều dạng phân tích hoạt động kinh doanh. Định giá là
quá trình chuyển đổi các dự báo lợi ích kinh tế trong tương lai thành giá trị. Để xác định giá trị doanh
nghiệp, một nhà phân tích phải lựa chọn mô hình định giá và cũng phải ước tính chi phí vốn doanh
nghiệp. Trong khi hầu hết các mô hình định giá đòi hỏi sự bảo vệ lợi ích kinh tế trong tương lai, vẫn có
một số phương pháp tiếp cận đặc biệt sử dụng thông tin tài chính hiện tại. Chúng tôi xem xét định giá
theo cách thức sơ bộ trong chương này một một lần nã khi yêu cầu dự báo về lợi ích kinh tế trong tương
lai, có một số phương pháp tiếp cận đặc biệt sử dụng thông tin tài chính hiện tại.
Tools used for analyzing financial statements and pricing Công cụ kỹ thuật cho việc phân tích bctc
1. Common-sized financial statement analysis (Phân tích theo quy mô chung)
Sources of financing – including the distribution of financing across current liabilities, noncurrent
liabilities, and equity; composition of assets – including amounts for individual current and
noncurrent assets.
Giúp phân tích tính toán và so sánh để biết được tỷ trọng một yếu tố nào đó trong tổng thể
2. Comparative financial statement analysis: (Phân tích so sánh báo cáo tài chính)
Year to Year Change Analysis, Index-Number Trend Analysis
3. Ratio analysis: Ratios, Factors Affecting: (Phân tích chỉ số tài chính)
Ratios, Ratio Interpretation to credit, solvency, Profitability
VD: ROI, ROA, ROE…
4. Cash flow analysis: (Phân tích dòng tiền)
To evaluate the sources and uses of funds
5. Valuation: (Định giá)
Debt Valuation, Equity Valuation
Download