ebook-dau-tu-quoc-te-dau-tu-quoc-te

advertisement
TÀI LIỆU HỌC TẬP
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
BỘ MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ- HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ....................................................................................................................................0
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .......................................................7
1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI .......................................................................... 7
2. CÁC HÌNH THỨC FDI ........................................................................................................................ 9
3. TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA .............................................................................................................. 10
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KINH DOANH QUỐC TẾ ........................................................ 14
5. LỊCH SỬ FDI ...................................................................................................................................... 17
6. XU HƯỚNG GẦN ĐÂY .................................................................................................................... 19
XU HƯỚNG FDI GẦN ĐÂY (Theo GLOBAL INVESTMENT REPORT 2016) ................................ 22
CHƯƠNG II .................................................................................................................................27
NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ......................................27
1. LÝ THUYẾT DỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG HOÀN HẢO .................................................................. 27
1.1. Giả thuyết về suất sinh lời chênh lệch .......................................................................................... 27
1.2. Giả thuyết đa dạng hóa danh mục ................................................................................................ 29
1.3. Giả thuyết quy mô thị trường ....................................................................................................... 30
2. LÝ THUYẾT DỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÔNG HOÀN HẢO .................................................. 31
2.1. Giả thuyết về tổ chức ngành ......................................................................................................... 31
2.2. Giả thuyết nội hóa ........................................................................................................................ 33
2.3. Giả thuyết định vị ......................................................................................................................... 34
2.4. Lý thuyết chiết trung .................................................................................................................... 36
2.5. Giả thuyết về vòng đời sản phẩm ................................................................................................. 37
2.6. Giả thuyết về phản ứng độc quyền nhóm ..................................................................................... 39
3. CÁC LÝ THUYẾT KHÁC VỀ FDI ................................................................................................... 40
3.1. Giả thuyết tài trợ nội bộ ................................................................................................................ 40
3.2. Giả thuyết khu vực tiền tệ và tác động của tỷ giá......................................................................... 41
3.3. Giả thuyết đa dạng hóa với rào cản về dòng vốn quốc tế ............................................................. 44
3.4. Giả thuyết Kojima ........................................................................................................................ 44
4. GIẢ THUYẾT DỰA VÀO CÁC NHÂN TỐ KHÁC ......................................................................... 45
4.1. Rủi ro chính trị và rủi ro quốc gia ................................................................................................ 45
4.2. Chính sách thuế ............................................................................................................................ 45
4.3. Rào cản thương mại ...................................................................................................................... 48
4.4. Quy định của chính phủ ................................................................................................................ 48
4.5. Những yếu tố chiến lược và dài hạn ............................................................................................. 50
1
5. LÝ THUYẾT VỀ HÌNH THỨC THÂM NHẬP ................................................................................. 50
6. KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 53
CHƯƠNG III ...............................................................................................................................53
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI.......................................................................................................53
1. CUNG CẤP VỐN ............................................................................................................................... 56
2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI SẢN LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG ................................................... 57
3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI VIỆC LÀM VÀ TIỀN LƯƠNG ............................................................ 59
4. TÁC ĐỘNG TỚI CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ................................................................. 63
5. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI DÒNG THƯƠNG MẠI......................................................................... 64
6. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NĂNG SUẤT ........................................................................................ 65
7. FDI VÀ CÔNG NGHỆ ....................................................................................................................... 65
8. FDI VÀ ĐÀO TẠO ............................................................................................................................. 68
9. FDI VÀ LIÊN KẾT NGÀNH.............................................................................................................. 69
10. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG ............................................................... 69
11. FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ................................................................................................................... 70
12. MÔ HÌNH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI .......................................................................................... 71
13. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 73
CHƯƠNG IV ...............................................................................................................................74
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ.......................................................................74
1. GÓC ĐỘ TIẾP CẬN ........................................................................................................................... 75
2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV) .................................................................................................... 77
2.1. Đầu tư ban đầu .............................................................................................................................. 78
2.2. Nhu cầu tiêu dùng ......................................................................................................................... 79
2.3. Giá cả ............................................................................................................................................ 79
2.4. Chi phí biến đổi ............................................................................................................................ 79
2.5. Chi phí cố định ............................................................................................................................. 79
2.6. Vòng đời của dự án....................................................................................................................... 79
2.7. Giá trị thanh lý .............................................................................................................................. 80
2.8. Hạn chế trong chu chuyển vốn tại quốc gia nhận đầu tư .............................................................. 80
2.9. Luật thuế ....................................................................................................................................... 80
2.10. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................................................ 81
2.11. Tỷ lệ chiết khấu .......................................................................................................................... 82
2.12. Khấu hao ..................................................................................................................................... 83
3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH (ADJUSTED PRESENT VALUE) ............................... 83
4. NHỮNG PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG CỦA CÔNG THỨC APV........................................................ 85
5. ĐIỀU CHỈNH CÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DỰ ÁN .................................................................. 86
5.1. Tỷ lệ chiết khấu đã điều chỉnh rủi ro ............................................................................................ 87
2
5.2. Dòng tiền đã điều chỉnh rủi ro ...................................................................................................... 87
5.3. Phân tích độ nhạy ......................................................................................................................... 88
5.4. Phương pháp giả lập ..................................................................................................................... 88
5.5. Phân tích hòa vốn ......................................................................................................................... 89
6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN KHÁC .................................................................................... 89
6.1. Tỷ suất lợi nhuận kế toán ............................................................................................................. 89
6.2. Thời gian hoàn vốn ....................................................................................................................... 90
6.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (The internal Rate of Return – IRR) ..................................................... 91
6.4. Chỉ số lợi nhuận ............................................................................................................................ 91
6.5. Nên sử dụng phương pháp nào? ................................................................................................... 91
7. HOẠCH ĐỊNH VỐN CHO VIỆC MUA LẠI VÀ THOÁI VỐN QUỐC TẾ .................................... 91
7.1. Đánh giá tính khả thi của việc mua lại ở phạm vi quốc tế............................................................ 92
7.2. Phân tích thoái vốn ....................................................................................................................... 92
8. KẾT ..................................................................................................................................................... 93
CHƯƠNG V .................................................................................................................................94
RỦI RO QUỐC GIA VÀ RỦI RO CHÍNH TRỊ.......................................................................94
1. RỦI RO QUỐC GIA, RỦI RO CHỦ QUYỀN VÀ RỦI RO CHÍNH TRỊ ......................................... 94
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA...................................................................................................... 96
2.1. Cách tiếp cận kiểm kê................................................................................................................... 97
2.2. Kỹ thuật Delphi ............................................................................................................................ 97
2.3. Phân tích định lượng ..................................................................................................................... 98
2.4. Phương pháp bàn tay cũ ............................................................................................................... 98
2.5. Phương pháp thăm quan và kiểm tra ............................................................................................ 98
3. ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO QUỐC GIA ................................................................................................. 98
4. MỘT VÍ DỤ CỦA ĐÁNH GIÁ VĨ MÔ: .......................................................................................... 103
5. SỬ DỤNG PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA ................................................................................ 105
6. NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ RỘNG CỦA RỦI RO CHÍNH TRỊ ............................................................ 107
7. CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CHÍNH TRỊ ................................................................................................. 110
8. CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ ...................... 112
9. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 116
CHƯƠNG VI .............................................................................................................................117
THUẾ QUỐC TẾ.......................................................................................................................117
1. NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG THUẾ QUỐC GIA ..................................................................... 117
1.1. Sự công bằng và tính trung ......................................................................................................... 118
1.2. Nguồn thu nhập .......................................................................................................................... 118
1.3. Xác định chi phí.......................................................................................................................... 119
2. CÁC LOẠI THUẾ ............................................................................................................................. 119
3
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................................................................... 119
2.2. Thuế nhà thầu ............................................................................................................................. 120
2.3. Các khoản thuế gián tiếp ............................................................................................................ 120
2.4. Thuế nhập khẩu .......................................................................................................................... 120
2.5. Thuế áp dụng cho các khoản thu ngoại hối ................................................................................ 120
3. TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN .................................................................................................... 120
4. THIÊN ĐƯỜNG THUẾ .................................................................................................................... 122
4.1. Các biện pháp chống lạm dụng và lập pháp ............................................................................... 123
5. HOẠCH ĐỊNH THUẾ TRONG MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ........................................................... 126
5.1. Quyết định địa điểm ................................................................................................................... 126
5.2. Quyết định hình thành tổ chức ................................................................................................... 126
5.4. Quyết định tài chính ................................................................................................................... 129
5.5. Chính sách chuyển lợi nhuận...................................................................................................... 129
5.6. Chính sách chuyển giá ................................................................................................................ 129
5.7. Quản lý vốn lưu động ................................................................................................................. 129
5.8. Chính sách cơ cấu vốn ................................................................................................................ 130
6. ƯU ĐÃI THUẾ VÀ SỰ CẠNH TRANH ......................................................................................... 130
7. TOÀN CẦU HÓA, MẠNG INTERNET VÀ THUẾ ........................................................................ 132
8. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 136
CHƯƠNG VII ............................................................................................................................137
CHI PHÍ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN QUỐC TẾ .......................................................................137
1. CHI PHÍ VỐN VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ ......................................................................... 138
2. CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN GIA QUYỀN ..................................................................................... 139
3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHI PHÍ VỐN LÀM TỶ LỆ CHIẾT KHẤU ........................... 140
4. CHI PHÍ VỐN CỦA CÁC MNC ...................................................................................................... 141
4.1. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................................................ 142
4.2. Khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế................................................................................... 143
4.3. Đa dạng hóa quốc tế ................................................................................................................... 143
4.4. Rủi ro ngoại hối .......................................................................................................................... 144
4.5. Rủi ro quốc gia ........................................................................................................................... 144
5. HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NỘI TỆ VÀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NGOẠI TỆ ........................... 145
5.1. Huy động vốn vay bằng đồng ngoại tệ ....................................................................................... 145
5.2. Huy động vốn chủ quốc tế .......................................................................................................... 148
5.3. Tổng kết ...................................................................................................................................... 149
6. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) VÀ CHI PHÍ VỐN ............................................. 150
7. CHI PHÍ VỐN Ở CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU ......................................................................... 153
7.1. Khác biệt ở chi phí vốn vay ........................................................................................................ 153
4
7.2. Khác biệt ở chi phí vốn chủ sở hữu ............................................................................................ 155
8. LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN ............................................................................................................. 156
9. BÀN LUẬN THÊM VỀ SỰ LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN .............................................................. 158
10. KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 160
VIII. CHUYỂN GIÁ ..................................................................................................................161
1. KHÁI NIỆM CHUYỂN GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ................................................ 161
1.1. Những vấn đề về thuế ................................................................................................................. 161
1.2 Quy định toàn cầu ....................................................................................................................... 162
1.3. Động cơ quản trị và đánh giá hiệu quả hoạt động ...................................................................... 163
1.4. Định vị nguồn vốn ...................................................................................................................... 163
1.5. Marketing và sự cạnh tranh ........................................................................................................ 164
1.6. Rủi ro và bất trắc ........................................................................................................................ 166
1.7. Chính sách của Chính phủ .......................................................................................................... 166
1.8. Quyền lợi của các đối tác liên doanh .......................................................................................... 166
1.9. Sức mạnh đàm phán của công ty con ......................................................................................... 167
1.10. Tổng kết .................................................................................................................................... 167
2. CÁC KỸ THUẬT THIẾT LẬP GIÁ CHUYỂN GIAO .................................................................... 167
3. DIỄN GIẢI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN GIÁ ................................................................ 170
4. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT LẬP VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH GIÁ CHUYỂN GIAO .............................. 173
5. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 176
IX. KIỂM SOÁT/ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC
GIA ..............................................................................................................................................178
1. KHÍA CẠNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA ........................................................ 178
2. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT TRONG TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC ........................................................ 179
3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG ....................................................... 181
4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM.................................................. 182
5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC ........................................... 184
6. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG NỘI ĐỊA VÀ HOẠT ĐỘNG NƯỚC NGOÀI............................ 185
6.1. Tỷ giá .......................................................................................................................................... 185
6.2. Lạm phát ..................................................................................................................................... 186
6.3. Chuyển giá .................................................................................................................................. 187
6.4. Phân bổ chi phí ........................................................................................................................... 187
6.5. Chuyển đổi các báo cáo tài chính ............................................................................................... 188
7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG........................................................................................... 189
8. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TOÀN CẦU ......................................... 192
9. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 194
X. TỔNG KẾT VÀ KẾT LUẬN...............................................................................................195
5
1. TÓM LƯỢC NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ NGHIÊN CỨU ................................................... 195
2. ĐỘNG CƠ CỦA FDI ........................................................................................................................ 196
3. FDI VÀ MNC: ỦNG HỘ VÀ PHẢN ĐỐI ....................................................................................... 199
4. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 201
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình trong đó người cư trú của một quốc
gia (quốc gia nguồn) mua quyền sở hữu tài sản tại một quốc gia khác (quốc gia nhận đầu
tư) với mục đích nắm quyền kiểm soát hoạt động sản xuất, phân phối và các hoạt động
khác của doanh nghiệp.
Trong Sổ tay Cán cân Thanh toán Quốc tế (Balance of Payments Manual) của Quỹ
tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là một loại hình đầu tư đưa lại lợi ích lâu dài
trong điều hành doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế mà nhà đầu tư cư
trú, mục đích của nhà đầu tư là tạo được tiếng nói hiệu quả trong hoạt động quản lý
doanh nghiệp.
Báo cáo Đầu tư Thế giới (World Investment Report) 1999 của Liên hiệp quốc
(Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, UNCTAD, 1999) định nghĩa FDI
là một loại hình đầu tư liên quan tới mối quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm
soát lâu dài của một chủ thể cư trú tại một nền kinh tế (nhà đầu tư tực tiếp nước ngoài
hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác với nơi nhà
đầu tư nước ngoài cư trú (doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp liên kết hoặc chi nhánh tại
nước ngoài). Trong định nghĩa này, cụm từ “dài hạn” được sử dụng để phân biệt FDI với
đầu tư theo danh mục (hay đầu tư gián tiếp), loại hình đầu tư trong ngắn hạn và liên quan
tới doanh thu cao từ các loại chứng khoán.
Đặc điểm chung của các định nghĩa trên là cụm từ “kiểm soát” và “lợi ích dài
hạn”. Chúng thể hiện đặc điểm quan trọng nhất của FDI và phân biệt FDI với đầu tư gián
tiếp, vì một nhà đầu tư gián tiếp không tìm kiếm quyền kiểm soát hay lợi ích dài hạn.
Hiện nay vẫn không có thỏa thuận rõ ràng nào về tiêu chí cấu thành nên quyền kiểm soát,
nhưng thông thường một mức tối thiểu 10% cổ phần sẽ cho phép doanh nghiệp nước
ngoài có mức độ ảnh hưởng đáng kể (có khả năng hoặc thực sự thực hiện) tới những
chính sách chủ chốt của một dự án đầu tư. Ví dụ, Bộ Thương mại Mỹ coi doanh nghiệp
kinh doanh nước ngoài như một “chi nhánh” nước ngoài của Mỹ nếu một nhà đầu tư Mỹ
đơn lẻ sở hữu ít nhất 10% cổ phần có quyền biểu quyết hoặc tương đương. Cả vốn chủ
và nợ được tài trợ bằng nguồn vốn chuyển giao đến chi nhánh nước ngoài đều nằm trong
ước lượng về FDI của chính phủ Mỹ. Đôi lúc, một số các tiêu chí khác được sử dụng để
nhận diện FDI, liên quan đến chuyển giao vốn từ quốc gia nguồn sang quốc gia nhận đầu
tư. Với mục đích đó, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài được xác định là FDI khi (i) có
quyền kiểm soát thông qua sở hữu vốn cổ phần; và (ii) có sự thay đổi về tài sản công ty,
hoạt động sản xuất hay bán hàng tại quốc gia nhận đầu tư. Tuy nhiên, điều này không
đúng trong trường hợp một dự án được tài trợ toàn bộ bằng vốn vay tại quốc gia nhận đầu
tư.
Như vậy, đặc điểm phân biệt FDI với các hình thức đầu tư quốc tế khác là yếu tố
kiểm soát việc ra quyết định và chính sách quản lý. Razin và các cộng sự (1999b) lập
luận rằng yếu tố kiểm soát đưa lại cho nhà đầu tư trực tiếp lợi thế về thông tin so với
những nhà đầu tư gián tiếp và nhóm người tiết kiệm trong nước. Nhiều doanh nghiệp
không sẵn sàng đầu tư ra nước ngoài trừ khi họ có 100% quyền sở hữu và kiểm soát vốn
chủ. Nhiều doanh nghiệp khác chỉ tiến hành hình thức đầu tư này khi ít nhất họ có quyền
7
kiểm soát đa số (tương ứng với 51% cổ phần). Tuy nhiên trong những năm gần đây, một
xu hướng FDI mới đang phát triển là những thỏa thuận hợp tác FDI, trong đó, một vài
doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận và không bên nào nắm quyền kiểm soát đa số (ví
dụ: liên doanh).
Nhưng trong định nghĩa về FDI, “kiểm soát” chính xác là gì? Cum từ “kiểm soát”
hàm ý một vài quyết định tùy ý của nhà đầu tư được biểu thị trong chiến lược và chính
sách quản lý. Ví dụ, quyền kiểm soát này có thể thể hiện thông qua khả năng nhà đầu tư
được bầu hay được lựa chọn một hoặc nhiều thành viên trong hội đồng quản trị của công
ty nước ngoài hoặc công ty con tại nước ngoài. Thậm chí ta có thể sử dụng sự khác biệt
giữa thị trường cổ phiếu kiểm soát (cổ phiếu kiểm soát là cổ phiếu nắm giữ bởi những cổ
đông chính) và thị trường cổ phiểu không kiểm soát (hay còn được gọi là thị trường cổ
phiếu theo danh mục) để phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Có một lựa chọn
khác để thực hiện quyền kiểm soát là thông qua các thỏa thuận hợp đồng (không góp
vốn). Một vài ví dụ về các hình thức FDI không góp vốn như hợp đồng phụ, hợp đồng
quản lý, nhượng quyền, nhượng giấy phép và chia sẻ sản phẩm. Lall và Streeten (1977)
cho rằng cổ phần đa số không phải là điều kiện bắt buộc cho việc nắm quyền kiểm soát vì
quyền kiểm soát vẫn có thể thực hiện được với lượng vốn cổ phần thấp và thậm chí
không cần một hợp đồng quản lý rõ ràng.
Vì vậy, ta có thể xác định và nhận diện được FDI ít nhất về mặt lý thuyết nhưng
để đo lường được FDI trong thực tế lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Việc đo lường
FDI còn tồn tại một số vấn đề căn bản, đặc biệt đối với khoản đầu tư dưới hình thức máy
móc hoặc công nghệ. Ngoài ra, vẫn còn những thiếu sót trong số liệu thống kê FDI sẵn có
từ quốc gia nguồn và quốc gia nhận đầu tư. Hầu hết các quốc gia không công bố thông tin
đầy đủ về các hoạt động nước ngoài của các công ty vì lý do bảo mật. Vì những vấn đề
đó, sự không thống nhất giữa đo lường dòng vốn FDI trong một khoảng thời gian và
lượng vốn FDI tại một thời điểm trở thành một quy luật hơn là một ngoại lệ. Thêm vào
đó, Cantwell và Bellack (1998) cho rằng việc báo cáo lượng vốn FDI hiện nay dựa trên
cơ sở giá gốc (giá trị sổ sách) là không đạt yêu cầu, vì nó không tính tới phân bố tuổi của
các dòng vốn (giá trị thời gian của các dòng vốn) ,điều khiến cho việc so sánh lượng vốn
FDI trên phạm vi quốc tế là không khả thi.
Mối quan tâm dành cho FDI, điều thúc đẩy những nỗ lực khám phá lý thuyết
nhằm giải thích nguyên nhân và tác động của FDI, được thể hiện qua những lý do sau. Lý
do đầu tiên là sự tăng trưởng nhanh chóng của FDI và những thay đổi trong các loại hình
FDI, điển hình là từ những năm 1980. Trong những năm 1990, FDI chiếm tới ¼ dòng
vốn quốc tế, tăng trưởng trong mối tương quan với các hình thức đầu tư quốc tế khác từ
những năm 1970. Sự tăng trưởng đột biến của FDI là kết quả từ sự cạnh tranh toàn cầu
cũng như từ xu hướng tự do hóa thị trường tài chính, hàng hóa và thị trường yếu tố. Có
thể thấy dòng FDI vẫn tiếp tục được mở rộng ngay cả khi thương mại quốc tế bị đình trệ.
Ví dụ, khi tăng trưởng thương mại chậm lại do những rào cản thương mại, FDI có thể gia
tăng khi các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua các rào cản (xem ví dụ, Joen, 1992; và Moore,
1993). Cũng có thể thấy rằng ngay cả khi đầu tư gián tiếp rút khỏi các quốc gia Đông
Nam Á sau khủng hoảng những năm 1990, dòng vốn FDI vẫn không bị ảnh hưởng đáng
kể. Lipsey (1999) lập luận rằng FDI là nguồn vốn đầu tư quốc tế ít biến động nhất đối với
các nước nhận đầu tư, với ngoại lệ đáng chú ý là Mỹ. Số liệu mới nhất của OECD cho
thấy: FDI chảy vào các nước OECD tăng từ 249 tỷ USD trong năm 1996 lên 684 tỷ USD
trong năm 1999, trong khi đó FDI chảy ra tăng từ 341 tỷ USD lên 768 tỷ USD trong cùng
8
giai đoạn. Mức tăng trưởng này là rất đáng kể (chúng ta sẽ kiểm nghiệm chi tiết những
thống kê liên quan ở phần sau).
Lý do thứ hai giải thích cho mối quan tâm tới FDI là sự lo ngại về những nguyên
nhân và hậu quả của vấn đề sở hữu nước ngoài. Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này,
với hai thái cực là: (i) coi FDI như một biểu tượng mới của chủ nghĩa thực dân đế quốc
và (ii) cho rằng FDI như một thứ không thể thiếu đối với sự tồn tại của các quốc gia. Hầu
hết các quốc gia cho thấy thái độ mâu thuẫn đối với FDI. Dòng FDI chảy vào bị đánh giá
là có tác động tiêu cực tới vấn đề việc làm, làm chậm quá trình phát triển công nghệ trong
nước, và làm xấu đi các cân thương mại. Quyền sở hữu dài hạn của chủ thể nước ngoài
thường làm dấy lên mối lo ngại về vấn đề chủ quyền và gây nguy hại tới an ninh quốc
gia. Dòng FDI chảy ra đôi khi bị lên án vì xuất khẩu việc làm và vì việc chuyển giao
công nghệ trong nước cho phía nước ngoài.
Lý do thứ ba cho việc nghiên cứu FDI là nó đưa tới khả năng điều chuyển các
nguồn lực tới các quốc gia đang phát triển. Theo đó, FDI đang trở thành một nguồn tài
trợ quan trọng tại thời điểm hiện tại khi mà các nguồn tài trợ khác đang suy giảm, đặc
biệt là sau những hậu quả của khủng hoảng nợ quốc tế vào những năm đầu 1980. Lipsey
(1999) lập luận rằng FDI là nguồn đầu tư nước ngoài đáng tin cậy nhất dành cho các
quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, FDI là (hoặc có thể là) quan trọng không chỉ vì nó đưa
đến sự vận động của dòng vốn mà còn vì nó thường kết hợp với việc cung cấp về công
nghệ, trình độ kỹ thuật, kĩ năng quản lý và marketing. Nhưng ở đây phải nhấn mạnh rằng
FDI không nhất thiết phải liên quan đến sự vận động của dòng vốn, vì nhà đầu tư có thể
gây quỹ bằng vay mượn từ những định chế tài chính tại quốc gia nhận đầu tư. Thêm vào
đó, những lợi ích khác của FDI có thể không được cụ thể hóa, hoặc chỉ được cụ thể hóa
với chi phí rất cao từ các quốc gia nhận đầu tư. Tất cả những vấn đề này sẽ được kiểm
nghiệm trong chương tiếp theo.
Cuối cùng, FDI có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi tại các
quốc gia Cộng sản. Lý do là FDI được coi như một nguồn bổ sung vào tiết kiệm nội địa
và đóng góp vào tổng đầu tư của nền kinh tế (nước nhận đầu tư). Ngoài ra. FDI cũng
mang tới lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý và là con đường để gia nhập vào
thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các tác động tích cực đó có thể không xuất hiện, hoặc
xuất hiện đồng thời với một số tác động tiêu cực.
2. CÁC HÌNH THỨC FDI
FDI có thể phân loại theo quan điểm của nhà đầu tư (quốc gia nguồn) và theo quan
điểm của quốc gia nhận đầu tư. Từ quan điểm của nhà đầu tư, Caves (1971) phân biệt
giữa FDI theo chiều ngang (horizontal FDI), FDI theo chiều dọc (vertical FDI) và FDI
hỗn hợp (conglomerate FDI). FDI theo chiều ngang được tiến hành với mục đích mở
rộng quy mô sản xuất các hàng hóa cùng loại hoặc tương tự ở trong nước tại nước ngoài
(tại quốc gia nhận đầu tư). Vì thế, sự dị biệt hóa sản phẩm là yếu tố quan trọng trong cấu
trúc thị trường đối với FDI theo chiều ngang. Khái quát hơn, FDI theo chiều ngang được
tiến hành nhằm khai thác toàn bộ lợi thế độc quyền và độc quyền tập đoàn, ví dụ như
bằng sáng chế hay những sản phẩm được dị biệt hóa, đặc biệt nếu việc mở rộng tại quê
nhà là vi phạm luật chống độc quyền. Ngược lại, FDI theo chiều dọc được tiến hành với
mục đích khai thác những nguyên liệu thô (backward vertical FDI) hoặc tiếp cận gần hơn
với người tiêu dùng thông qua việc mua lại các kênh phân phối (forward vertical FDI). Ví
dụ, trong một thời gian dài, thị trường ô tô Mỹ đã gặp khó khăn để tiếp thị sản phẩm của
mình sang Nhật Bản vì hầu hết nhà buôn ô tô tại Nhật Bản có mối quan hệ kinh doanh
9
mật thiết với thị trường ô tô nội địa, vì vậy họ không sẵn sàng quảng bá cho ô tô ngoại.
Để giải quyết vấn đề này, những nhà buôn ô tô Mỹ đã tham gia vào một chiến dịch nhằm
thiết lập mạng lưới phân phối riêng tại Nhật Bản để bán sản phẩm của mình. Loại hình
thứ ba của FDI, FDI hỗn hợp, liên quan đến cả FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều
dọc. Trong năm 1999 mua lại và sáp nhập (một trong hai hình thức FDI mà chúng ta sẽ
đề cập sau) theo chiều ngang, dọc và hỗn hợp lần lượt chiếm 71,2%, 1,8%, và 27% trong
tổng giá trị mua lại và sáp nhập trên toàn cầu.
Từ quan điểm của quốc gia nhận đầu tư, FDI có thể phân loại thành (i) FDI thay
thế nhập khẩu; (ii) FDI gia tăng xuất khẩu; và (iii) FDI do chính phủ khởi xướng. FDI
thay thế nhập khẩu liên quan tới việc sản xuất các hàng hóa mà trước đây nước nhận đầu
tư phải nhập khẩu, dẫn tới việc nhập khẩu của nước nhận đầu tư và xuất khẩu của nước đi
đầu tư sẽ giảm xuống. Loại hình FDI này thường phụ thuộc vào quy mô thị trường của
quốc gia nhận đầu tư, chi phí vận chuyển và hàng rào thương mại. Ngược lại, FDI gia
tăng xuất khẩu nhằm mục đích tìm kiếm nguồn đầu vào mới như nguyên liệu thô và các
hàng hóa trung gian. Loại hình FDI này gọi là gia tăng xuất khẩu vì quốc gia nhận đầu tư
sẽ tăng cường xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian sang quốc gia đi đầu
tư và các quốc gia khác (nơi có các công ty con của tập đoàn đa quốc gia). Loại hình FDI
thứ ba là FDI do chính phủ khởi xướng, ví dụ, khi chính phủ muốn thu hút nhà đầu tư
nước ngoài nhằm loại bỏ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Tương tự như vậy, Kojima
(1973,1975, 1985) đã phân loại FDI theo hoạt động thương mại. Theo cách phân loại của
Kojima, FDI được chia thành FDI định hướng thương mại (loại hình này tạo nên lượng
dư cầu cho nhập khẩu và dư cung cho xuất khẩu so với điều kiện thương mại ban đầu) và
FDI định hướng phi thương mại (có tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại).
Cuối cùng, FDI có thể phân chia thành loại mở rộng và loại phòng vệ. Chen và Ku
(2000) đề xuất rằng FDI mở rộng có mục đích nhằm khai thác những lợi thế đặc thù của
doanh nghiệp tại quốc gia nhận đầu tư. Loại hình FDI này có đóng góp vào tăng trưởng
doanh số của doanh nghiệp đầu tư tại quê nhà và tại nước ngoài. Trái lại, FDI phòng vệ
tìm kiếm nguồn lao động rẻ tại quốc gia nhận đầu tư với mục tiêu giảm chi phí sản xuất.
Chen và Yang (1999) đề xuất có thể sử dụng mô hình logit đa thức để nhận diện hai loại
FDI này trong trường hợp của Đài Loan. Kinh nghiệm của họ chỉ ra rằng FDI mở rộng
chịu tác động chính từ những lợi thế đặc thù của doanh nghiệp như quy mô, cường độ
R&D, lợi nhuận và động cơ của việc mua lại công nghệ. Ngược lại, FDI phòng vệ chịu
ảnh hưởng từ động cơ cắt giảm chi phí và mối liên hệ của những mạng lưới sản xuất. Cả
hai loại hình FDI đều chịu tác động từ các đặc tính ngành.
3. TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
Hầu hết FDI được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia (MNCs). Ví dụ
như:Toyota, IBM, Phillips, Nestle’, Sony, Royal Dutch Shell, GM, Coca-Cola,
McDonald’s, Daimler-Benz và Bayer. Tuy nhiên rất khó để xác định tiêu chí cấu thành
nên một MNC, thậm chí không có một thỏa thuận nào về việc gọi tên loại hình doanh
nghiệp này như thế nào. Nhiều cái tên đa dạng dùng để chỉ loại hình doanh nghiệp này,
bao gồm những từ như “quốc tế”, “xuyên quốc gia” hay “toàn cầu” theo sau bởi bất cứ từ
nào trong số các từ như “tập đoàn”, “công ty” và “doanh nghiệp”. Điều quan trọng hơn là
không có một định nghĩa đơn lẻ cho MNC. Ví dụ, Liên hiệp quốc (1973) liệt kê 21 định
nghĩa cho MNC, hay bất cứ thứ gì họ có thể dùng để gọi (thực tế UNCTAD gọi chúng là
tập đoàn xuyên quốc gia TNCs – Trans National Corporations).
10
Tuy nhiên đôi lúc vẫn có sự phân biệt giữa các cụm từ “quốc tế”, “đa quốc gia” và
“xuyên quốc gia”. Cụm từ “chủ thể đa quốc gia” được phát triển từ những thay đổi tự
nhiên của các hoạt động kinh doanh quốc tế. Cụm từ “chủ thể kinh doanh quốc tế” theo
truyền thống dùng để ám chỉ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu qua biên giới, trong đó
hàng hóa được sản xuất ở trong nước sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại.
Khía cạnh tài chính được thể hiện qua quá trình thanh toán giữa người mua và người bán
diễn ra xuyên quốc gia. Khi các hoạt động quốc tế được mở rộng, các chủ thể quốc tế có
thể muốn mở rộng theo cách tiến gần hơn với người tiêu dùng nước ngoài. Hoạt động sản
xuất sẽ được tiến hành cả ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy, một chủ thể đa quốc gia
tiến hành một vài hoạt động sản xuất của mình ở nước ngoài bằng cách thiết lập những
công ty con, chi nhánh và liên doanh với nước ngoài (những loại hình này sẽ được định
nghĩa sau). Khía cạnh tài chính trở nên rõ ràng hơn. Các cơ sở tại nước ngoài của một
chủ thể đa quốc gia thường có một đồng tiền cơ sở khác, chính là đồng tiền của quốc gia
mà chủ thể đó đặt trụ sở. Điều này nhìn chung khiến cho rủi ro tài chính và rủi ro tiền tệ
trở nên lớn hơn. Khi các hoạt động xuyên biên giới càng được mở rộng, sự khác biệt giữa
“trong nước” và “nước ngoài” càng lu mờ, và càng khó khăn để xác định “quốc gia gốc”.
Trong trường hợp này ta có thể sử dụng từ “chủ thể xuyên quốc gia”.
Tuy vậy, mối quan hệ giữa đa quốc gia và FDI vẫn rất đơn giản: một chủ thể khi
tiến hành hoạt động FDI sẽ trở thành chủ thể đa quốc gia (hoặc xuyên quốc gia). Do đó,
FDI đại diện cho việc mở rộng tổ chức nội bộ của chủ thể đa quốc gia. Trong cuốn sách
này, chúng ta sẽ sử dụng cụm từ “tập đoàn đa quốc gia” (MNC) để chỉ các chủ thể tiến
hành hoạt động FDI.
Mối liên kết giữa FDI và MNCs mật thiết đến nỗi ta có thể sử dụng động cơ của
FDI để phân biệt MNCs với các chủ thể khác. Lall và Streeten (1977) phân biệt dựa trên
các định nghĩa theo khía cạnh kinh tế, tổ chức và động cơ của FDI. Định nghĩa theo
phương diện kinh tế nhấn mạnh vào quy mô, mức độ trải rộng địa lý và mức độ liên quan
tới nước ngoài của chủ thể. Định nghĩa này cho phép chúng ta phân biệt giữa MNC với
(i) một doanh nghiệp nội địa lớn có ít khoản đầu tư ra nước ngoài; (ii) một doanh nghiệp
nội địa nhỏ đầu tư ra nước ngoài; (iii) một doanh nghiệp lớn chỉ đầu tư tại một hoặc hai
quốc gia nước ngoài; và (iv) một nhà đầu tư gián tiếp lớn không tìm kiếm quyền kiểm
soát thông qua đầu tư. Parker (1974) đã phân loại 613 hãng sản xuất lớn nhất trên thế giới
thành ‘MPE2’, ‘MPE1’ và ‘không phải MPE’ (MPE là viết tắt của doanh nghiệp sản xuất
đa quốc gia – Multinational Producing Enterprise). Theo cách phân loại này, MPE2 đại
diện cho những doanh nghiệp có hơn 5 công ty con ở nước ngoài, hoặc hơn 15% tổng
doanh số được tạo ra ở nước ngoài; MPE1 đại diện cho những doanh nghiệp ít định
hướng toàn cầu và có từ 2-5 công ty con hoặc 5-15% tổng doanh số được tạo ra ở nước
ngoài; và không phải MPE đại diện cho những doanh nghiệp còn lại. Định nghĩa theo
phương diện tổ chức ít quan tâm tới quy mô hay sự trải rộng về địa lý, mà chỉ tập trung
vào các yếu tố khiến một vài doanh nghiệp đa quốc gia hơn so với các doanh nghiệp
khác. Những yếu tố đó thuộc về tổ chức của doanh nghiệp, tập trung hóa việc ra quyết
định, chiến lược toàn cầu và khả năng hành động như một chủ thể gắn kết dưới sự thay
đổi của hoàn cảnh. Cuối cùng định nghũa theo phương diện động cơ nhấn mạnh vào động
cơ và đặc tính của công ty. Ví dụ, một MNC có đặc tính là thiếu chủ nghĩa quốc gia, và
được coi như một tổng thể chung hơn là phân tách theo các đơn vị cấu thành như quốc
gia hay sự điều hành.
World Investment Report 1999 (UNCTAD, 1999) định nghĩa tập đoàn đa quốc gia
(hay trong đó gọi là tập đoàn xuyên quốc gia) là “loại hình công ty có tư cách pháp nhân
11
hoặc không có tư cách pháp nhân bao gồm công ty mẹ và các cơ sở của nó tại nước
ngoài”. Công ty mẹ được định nghĩa là “một công ty kiểm soát tài sản của các chủ thể
khác tại nước ngoài, thường bằng cách sở hữu một lượng vốn cổ phần nhất định”. Một cơ
sở tại nước ngoài được định nghĩa là “một công ty có tư cách pháp nhân hoặc không có
tư cách pháp nhân mà trong đó nhà đầu tư cư trú ở nước ngoài sở hữu một lượng cổ phần
đảm bảo cho họ lợi ích lâu dài trong hoạt động quản lý công ty. Cơ sở tại nước ngoài có
thể là các công ty con, công ty liên kết hoặc chi nhánh. UNTACD (1999) phân biệt chúng
như sau:
- Một công ty con là một công ty có tư cách pháp nhân tại quốc gia nhận đầu tư mà trong
đó một chủ thể khác trực tiếp sở hữu hơn một nửa lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết và
có quyền bổ nhiệm hay cách chức đa số các thành viên trong các cơ quan điều hành, quản
lý hoặc giám sát.
- Một công ty liên kết là một công ty có tư cách pháp nhân tại quốc gia nhận đầu tư mà
trong đó một nhà đầu tư sở hữu một lượng ít nhất 10% nhưng không quá 50% lượng cổ
phiếu có quyền biểu quyết.
- Một chi nhánh là một chủ thể không có tư cách pháp nhân được sở hữu bởi một hoặc
nhiều chủ đầu tư tại quốc gia nhận đầu tư, nó thường dưới dạng một văn phòng thường
xuyên của nhà đầu tư nước ngoài hoặc của một đối tác không có tư cách pháp nhân hoặc
một liên doanh. Một chi nhánh đại diện có thể dùng để chỉ đất đai, cơ sở vật chất, trang
thiết bị không thể di dời và thiết bị di động (như tàu hoặc giàn khoan dầu) hoạt động tại
nước ngoài.
Thêm vào đó, UNCTAD (1999) liệt kê các thông tin và số liệu sau về tập đoàn đa
quốc gia:
1. Đa quốc gia bao gồm hơn 500.000 cơ sở tại nước ngoài được thành lập bởi khoảng
60.000 công ty mẹ.
2. MNC thường là các công ty lớn ở các quốc gia phát triển nhưng cũng có từ các
quốc gia đang phát triển và gần đây là từ các quốc gia trong quá trình chuyển đổi.
3. Vào năm 1997, 100 tập đoàn đa quốc gia phi tài chính lớn nhất nắm giữ 1,8 tỷ
USD tài sản nước ngoài, bán lượng sản phẩm trị giá 2,1 tỷ USD ở nước ngoài và
thuê 6 triệu nhân công tại các cơ sở của họ tại nước ngoài.
4. Vào năm 1997, 50 tập đoàn đa quốc gia phi tài chính hàng đầu tại các nước đang
phát triển nắm giữ 105 tỷ USD tài sản nước ngoài. Hầu hết các công ty thuộc về
Hàn Quốc, Venezuela, Trung Quốc, Mexico và Brazil.
5. 25 công ty đa quốc gia lớn nhất tại Châu Âu (không tính Liên bang Nga) nắm giữ
2,3 tỷ USD tài sản nước ngoài và có lượng cổ phần nước ngoài trị giá 3,7 tỷ USD.
6. Giá trị sản lượng của các công ty đa quốc gia chiếm khoảng 25% sản lượng toàn
cầu, 1/3 trong đó được sản xuất tại quốc gia nhận đầu tư. Năm 1998, doanh số của
các cơ sở tại nước ngoài vào khoảng 11000 tỷ USD
Về phương diện học thuật, Lall và Streeten (1977) đưa ra các đặc tính nổi bật của
MNC như sau:
1. MNC chiếm ưu thế trong độc quyền cạnh tranh hoặc độc quyền tập đoàn ở một số
ngành công nghiệp coi trọng marketing và công nghệ.
2. Các sản phẩm của MNC mới, tiên tiến và phục vụ cho đối tượng khách hàng có
thu nhập tương đối cao và khẩu vị tinh tế, và những người chịu ảnh hưởng từ kỹ
thuật marketing hiện đại.
3. MNC sử dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trong lĩnh vực của họ.
12
4. Sự mở rộng của một MNC có xu hướng tái lặp lại trạng thái độc quyền tập đoàn
trong thị trường nội địa của MNC đó
5. Sự phát triển của MNC có thể mang lại cho họ nhiều tập quán thương mại để củng
cố sự thống trị thị trường.
6. MNC thường quan tâm đến những nền kinh tế lớn, đang phát triển và có điều kiện
chính trị tương đối ổn định.
7. Sự tiến hóa trong tổ chức của MNC dẫn tới việc tập trung hóa các chức năng như
tài chính, marketing và nghiên cứu.
8. MNC thích nắm toàn bộ hoặc phần lớn quyền sở hữu các công ty con.
9. Vai trò quốc tế ngày càng gia tăng của MNC có ý nghĩa quan trọng đối với cấu
trúc quyền lực chính trị xã hội tại các quốc gia đã và đang phát triển.
Mức độ “đa quốc gia” có thể được đo lường dựa trên 1 tập hợp các chỉ số.
Dorenbacher (2000) đã đề xuất đo lường dựa trên các chỉ số sau: (i) chỉ số cấu trúc; (ii)
chỉ số hiệu suất; và (iii) chỉ số thái độ. Chỉ số cấu trúc bao gồm số lượng các quốc gia mà
danh nghiệp có hoạt động, số lượng các công ty con ở nước ngoài, số lượng nhân công ở
nước ngoài, và số lượng thị trường chứng khoán mà cổ phiếu của doanh nghiệp được
niêm yết. Chỉ số hiệu suất bao gồm doanh số tại nước ngoài và thu nhập hoạt động của
các công ty con ở nước ngoài. Chỉ số thái độ bao gồm phong cách quản lý và kinh
nghiệm quốc tế của quản lý cấp cao.
Mức độ “đa quốc gia” cũng có thể được đo lường dựa trên chỉ số tổng hợp được
tính toán dựa trên sự kết hợp nhiều chỉ số riêng lẻ. Sau đây là một số phương pháp đo
lường:
1. Chỉ số xuyên quốc gia của UNCTAD. Chỉ số này xuất hiện lần đầu trong
UNCTAD’s 1995 World Investment Report, với mục đích nắm bắt đầy đủ mức độ
tham gia trong nền kinh tế thế giới. Nó dựa trên 3 tỉ số khác nhau: (i) doanh số tại
nước ngoài trên tổng doanh số; (ii) tài sản nước ngoài trên tổng tài sản; và (iii)
nhân công nước ngoài trên tổng nhân công.
2. Chỉ số xuyên quốc gia mở rộng của Ietto-Gillies (1998). Chỉ số này được tính
bằng cách nhân trung bình các tỉ số được sử dụng để tính chỉ số xuyên quốc gia
với số lượng quốc gia nước ngoài mà doanh nghiệp đang hoạt động, trên tổng số
quốc gia xuất hiện FDI trừ một (nước chủ nhà)
3. Mức độ của quy mô quốc tế hóa của Sullivan (1994). Chỉ số này dựa trên (i) tỷ lệ
doanh số nước ngoài trên tổng doanh số; (ii) tài sản nước ngoài trên tổng tài sản;
(iii) số lượng công ty con tại nước ngoài trên tổng số công ty con; (iv) kinh
nghiệm quốc tế của các nhà quản lý cấp cao; và (v) độ phân tán của các hoạt động
quốc tế.
Các đặc tính để phân biệt MNC với các công ty nội địa thuần túy được phát hiện
thông qua các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi và đặc điểm của MNCs. Những đặc
tính được tìm thấy đầu tiên là chi phí R&D, quy mô doanh nghiệp, và cường độ thương
mại quốc tế, bên cạnh đó còn nhiều biến số quan trọng khác. Vaupel (1971) có bằng
chứng chỉ ra rằng các MNC của Mỹ (so với các công ty nội địa) có: (i) chi phí R&D và
chi phí quảng cáo cao hơn; (ii) lợi nhuận ròng lớn hơn; (iii) doanh số trung bình cao hơn;
(iv) đa dạng hóa hơn; (v) trả lương tại Mỹ cao hơn; và (vi) tỷ lệ xuất khẩu trên doanh số
cao hơn. Vernon (1971) cũng có kết luận tương tự khi sử dụng cùng hệ thống dữ liệu.
Tuy nhiên, Lall (1980) nhận ra rằng R&D, quy mô kinh tế và sở hữu lợi thế kỹ năng có
lợi cho xuất khẩu nhiều hơn là cho hoạt động sản xuất tại nước ngoài (FDI) của các MNC
Mỹ, trong khi đó sự khác biệt của sản phẩm lại có lợi cho hoạt động sản xuất tại nước
13
hơn là xuất khẩu. Ngược lại, Horst (1972a) kết luận rằng tất cả các biến số trên đều là do
sự khác biệt giữa các ngành công nghiệp, vì vậy chỉ có kích cỡ là dấu hiệu phân biệt duy
nhất. Bergsten (1978) cũng đưa ra kết luận tương tự như vậy. Caves (1971) tìm thấy mối
tương quan mật thiết giữa mức độ dị biệt của sản phẩm và tỷ lệ công ty trong một ngành
có công ty con tại nước ngoài.
Bằng cách sử dụng mô hình kinh tế lượng cho xác suất một doanh nghiệp trở
thành MNC, Grubaugh (1987) đưa ra kết quả ủng hộ rằng chi phí nghiên cứu phát triển,
sự đa dạng sản phẩm và quy mô là những đặc tính quan trọng của MNCs. Grubaugh
(1987) đã thử nghiệm 3 lý thuyết để giải thích lý do công ty chọn trở thành MNC, dựa
trên 3 quan điểm của MNC. Quan điểm đầu tiên là một MNC bản chất là một doanh
nghiệp tham gia vào kinh doanh chênh lệch vốn (MacDougal, 1960). Quan điểm thứ hai
là MNCs là những nhà độc quyền tập đoàn cạnh tranh bằng hoạt động sản xuất tại nhiều
quốc gia (Hymer, 1976). Quan điểm thứ ba nhấn mạnh tới các tài sản vô hình mà doanh
nghiệp mua lại. Quan điểm này hàm ý rằng có mối quan hệ chắc chắn giữa các đặc tính
của một doanh nghiệp và việc liệu doanh nghiệp đó có phải là MNC hay không
(Dunning, 1977; Rugman 1981). Quan điểm kinh doanh chênh lệch vốn hàm ý rằng
không có sự khác biệt rõ ràng nào giữa MNC và các doanh nghiệp nội địa ngoại trừ chi
phí vốn và cường độ vốn. Quan điểm thứ hai ám chỉ tầm quan trọng của kích cỡ doanh
nghiệp và sự đa dạng của sản phẩm. Quan điểm thứ ba ám chỉ tầm quan trọng của tri thức
(ví dụ chi phí R&D) và lợi thế thương mại (ví dụ chi phí quảng cao). Tầm quan trọng của
R&D được nhấn mạnh bởi Petit và Sanna-Randaccio (2000). Họ chỉ ra rằng các doanh
nghiệp đầu tư nhiều vào R&D sẽ là các MNC, trong khi các đối thủ sẽ là các nhà xuất
khẩu. Do vậy, họ kết luận rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa độ mở rộng quốc tế và chi
phí R&D, và chi phí R&D làm tăng khả năng mở rộng quốc tế.
Tất cả những điều này cho ta thấy tầm quan trọng gì của MNC? Lall và Streeten
(1977) trả lời câu hỏi này bằng việc cho rằng tầm quan trọng của MNC nằm ở thực tế
đơn giản rằng chúng chiếm ưu thế áp đảo không chỉ trong đầu tư quốc tế mà cả trong
hoạt động sản xuất, thương mại, tài chính và công nghệ quốc tế. Họ kết luận rằng sự
thống trị này khiến cho bất cứ phân tích nào về cấu trúc các mối quan hệ kinh tế quốc tế
cũng không thể làm cho chúng trở nên phi thực tế và phi lý.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
FDI là một trong những phương pháp mà doanh nghiệp kinh doanh có thể sử dụng
để thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Sau đây là trình tự thông thường để các doanh
nghiệp phát triển thị trường nước ngoài cho sản phẩm của họ:
1. Xuất khẩu hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nguồn
2. Cấp giấy phép cho một công ty nước ngoài để sử quy trình hoặc công nghệ sản
phẩm.
3. Phân phối sản phẩm thông qua một cơ sở tại nước ngoài.
4. Sản xuất tại nước ngoài (quốc tế), trong đó hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch
vụ tại một quốc gia được kiểm soát và quản lý bởi công ty đặt trụ sở tại một quốc
gia khác.
Bước 3 và 4 liên quan đến FDI. Để chuyển từ bước 1 tới bước 4 đòi hỏi một cam
kết lớn về nguồn lực, và trong một vài phương diện, sẽ phải đối mặt với mức độ rủi ro
lớn hơn. Chu trình này có thể theo trình tự thời gian là sự phát triển doanh số tại nước
ngoài, nhưng không nhất thiết phải trải qua các bước, doanh nghiệp có thể nhảy ngay tới
bước 3 hoặc bước 4. UNCTAD (1999) xác định những đặc tính sau của sản xuất quốc tế:
14
1. Sản xuất quốc tế gia tăng khi một doanh nghiệp thực hiện kiểm soát một doanh
nghiệp khác đặt tại nước ngoài, có thể thông qua đầu tư vốn hoặc thông qua thỏa
thuận hợp đồng
2. Dòng chảy công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất quốc tế.
3. Cải tiến, nghiên cứu và phát triển là những lợi thế trọng tâm khiến doanh nghiệp
tham gia vào sản xuất quốc tế.
4. Thương mại quốc tế được kích thích nhờ sản xuất quốc tế từ các hoạt động thương
mại của MNC.
5. Sản xuất quốc tế tạo ra những cơ hội việc làm, điều thường được chào đón tại các
quốc gia nhận đầu tư với tỷ lệ thất nghiệp lớn.
6. Dòng tài chính kết hợp với sản xuất quốc tế bao gồm các quỹ tài trợ cho việc thiết
lập, mua lại và mở rộng các cơ sở tại nước ngoài.
7. Vốn dựa trên sản xuất quốc tế, bất kể nó được tài trợ thế nào, được phản ánh trong
giá trị tài sản của cơ sở tại nước ngoài.
Việc lựa chọn xuất khẩu hay FDI dựa trên các yếu tố sau: lợi nhuận, cơ hội phát
triển thị trường, mức độ chi phí sản xuất, và lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Ví dụ, MNC theo
truyền thống đầu tư vào Singapore và Hong Kong vì chi phí sản xuất thấp tại những quốc
gia này. Với cùng lý do đó, theo truyền thống những quốc gia này xuất khẩu hàng hóa
sang các nước khác. Ban đầu, xuất khẩu đi trước FDI, nhưng sau đó khi đã quen thuộc
với các thị trường yếu tố và đầu ra tại nước ngoài, doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ sở sản
xuất tại đây. Có một vài động lực cho sự thay đổi này. Thứ nhất, FDI cho phép công ty
né tránh các rào cản thương mại thực tế hoặc dự kiến. Thứ hai là sự lên giá thực của nội
tệ làm suy giảm sức cạnh tranh của xuất khẩu.
Bước 2 là cấp giấy phép. Điều này có thể được miêu tả như việc cung cấp bí quyết
và công nghệ, hoặc có thể liên quan tới việc cho phép sử dụng thương hiệu hoặc bằng
sáng chế để thu phí. Đây là một cách để né tránh rào cản đối với FDI. Dưới hoàn cảnh đó,
cấp giấy phép đưa tới cơ hội để tạo ra doanh thu từ thị trường nước ngoài nơi mà doanh
nghiệp không thể tiếp cận được. Thêm vào đó, chủ sở hữu giấy phép có thể không có
vốn, kinh nghiệm, hoặc không chấp nhận rủi ro với FDI. Ngược lại, doanh nghiệp thích
FDI hơn cấp giấy phép trong trường hợp công nghệ phức tạp, hoặc khi xuất hiện rủi ro rò
rỉ lợi thế công nghệ cho đối thủ cạnh tranh.
Nhượng quyền là một hình thức khác để thâm nhập vào thị trường nước ngoài
dưới dạng thỏa thuận hợp đồng. Công ty với nhãn hiệu sản phẩm (ví dụ Kentucky Fried
Chicken và Burger King) chuyển ra nước ngoài bằng cách cấp cho nước ngoài độc quyền
được bán sản phẩm trong một khu vực qui định. Công ty mẹ cung cấp chuyên môn kỹ
thuật liên quan cho quá trình sản xuất và hỗ trợ marketing với một khoản phí ban đầu và
các phí bản quyền sau đó sẽ tính theo doanh thu. UNCTAD (1999) định nghĩa phí bản
quyền và giấy phép là những khoản thu và chi của người cư trú và không cư trú cho (i)
quyền sử dụng tài sản vô hình, phi tài chính, phi sản xuất và các quyền độc quyền như
thương hiệu, bằng sáng chế, qui trình, kỹ thuật, thiết kế, quyền sản xuất, nhượng
quyền…; và (ii) việc sử dụng, thông qua thỏa thuận cấp giấy phép sản xuất nguyên bản
hoặc nguyên mẫu, như bản viết tay, phim…
FDI có thể dưới 3 hình thức: đầu tư mới (Greenfield), mua lại và sáp nhập xuyên
biên giới (M&A), và liên doanh (Joint ventures). Đầu tư mới xuất hiện khi doanh nghiệp
đầu tư thiết lập hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối hoặc cơ sở mới tại quốc gia nhận
đầu tư. Hình thức này thường được các quốc gia nhận đầu tư chào đón do nó tạo thêm cơ
hội việc làm và giá trị gia tăng cho sản lượng đầu ra. Đôi khi cụm từ “mua lại thương
15
hiệu” (brownfield investment) được sử dụng để mô tả tình huống khi đầu tư dưới dạng
mua lại nhưng giống với đầu tư mới. Điều này xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại
một doanh nghiệp nhưng thay thế hầu hết nhà máy, trang thiết bị, nhân công và dây
chuyền sản phẩm. Khái niệm này được sử dụng chủ yếu để mô tả hoạt động mua lại tại
các nền kinh tế đang chuyển đổi (Meyer và Estrin, 1998).
FDI có thể xuất hiện qua mua lại hoặc sáp nhập với việc hình thành doanh nghiệp
tại quốc gia nhận đầu tư (đa số M&A thực chất là mua lại hơn là sáp nhập). Hình thức
FDI này có 2 lợi thế so với đầu tư mới: (i) rẻ hơn, đặc biệt là khi mua lại một dự án đang
thua lỗ; và (ii) nó cho phép nhà đầu tư nhanh chóng thâm nhập thị trường. Các doanh
nghiệp có thể bị thúc đẩy tham gia vào hoạt động mua lại xuyên biên giới để củng cố vị
thế cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới bằng cách mua lại những tài sản đặc biệt từ
doanh nghiệp khác hoặc bằng cách sử dụng tài sản của họ trên quy mô lớn hơn. Một
lượng lớn M&A thất bại trong việc làm tăng giá cổ phiếu và tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho
doanh nghiệp so với khi không tham gia vào hoạt động này. Tuy nhiên, mức độ thất bại
là cao hay thấp còn phụ thuộc vào những tiêu chí thành công (Hopkins, 1999)
Việc doanh nghiệp chọn M&A hay đầu tư mới phụ thuộc cụ thể vào số lượng
doanh nghiệp, số quốc gia nhận đầu tư, và yếu tố đặc thù của ngành, bao gồm những
điểm sau (UNCTAD, 2000):
1. Doanh nghiệp với cường độ R&D thấp thường thích M&A hơn những doanh
nghiệp có lợi thế công nghệ lớn.
2. Doanh nghiệp càng đa dạng càng có xu hướng lựa chọn M&A.
3. Các MNC lớn thường có xu hướng theo đuổi M&As.
4. Không có cơ sở để cho rằng cường độ quảng cáo dẫn tới nhiều hoạt động mua lại
hơn.
5. Sự khác biệt về văn hóa và kinh tế giữa quốc gia nguồn và quốc gia nhận đầu tư
làm giảm xu hướng của M&A.
6. Hoạt động mua lại được khuyến khích bởi thị trường vốn không hoàn hảo và các
cuộc khủng hoảng tài chính.
7. Các MNC có các công ty con tại quốc gia nhận đầu tư ưa thích các hoạt động mua
lại.
8. Xu thế hướng tới M&A phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp mục tiêu.
9. Tăng trưởng chậm trong một ngành công nghiệp khuyến khích M&A.
McCann (2001) giới thiệu một mô hình giải thích hoạt động mua lại xuyên biên
giới của các công ty Anh Quốc trong giai đoạn 1987-1995 sử dụng phân tích dữ liệu
bảng. McCann tìm ra rằng mô hình giải thích hoạt động mua lại xuyên biên giới của các
công ty Anh Quốc thông qua thị trường vốn không hoàn hảo là chưa đầy đủ. Nhưng ông
cũng nhận thấy rằng tỷ giá, giá chứng khoán, và sự khác biệt trong thuế doanh nghiệp là
những yếu tố quan trọng. Số liệu về M&As chỉ ra rằng M&As qua biên giới chủ yếu là
mua lại khi mà sáp nhập chỉ chiếm số lượng ít hơn 3%. Thậm chí ngay cả khi sáp nhập
được tiến hành giữa hai đối tác bình đẳng, trong thực tế hầu hết vẫn là mua lại. Vì vậy
trong thực tế, mục đích thực chất của M&A là thâu tóm doanh nghiệp bị mua lại.
Mua lại xuyên biên giới là một vấn đề nhạy cảm về chính trị, vì hầu hết các quốc
gia thích duy trì sự kiểm soát đối với các doanh nghiệp nội địa. Vì vậy, nhiều quốc gia
chào đón đầu tư mới nhưng lại cản trở các doanh nghiệp nước ngoài mua lại những
doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân cơ bản là do M&A mang lại ít lợi ích hơn đầu tư
mới, thậm chí có thể gây ra tác hại, vì chúng không làm gia tăng năng lực sản suất mà chỉ
chuyển giao quyền sở hữu và thậm chí kéo theo việc chấm dứt một số hoạt động mang lại
16
lợi ích. M&A trong một số lĩnh vực nhạy cảm như y tế thậm chí có thể bị coi như một
mối đe dọa đối với bản sắc văn hóa của một quốc gia.
Cho dù M&A xuyên biên giới có làm tăng giá trị cộng hưởng hay không, và làm
thế nào để phân chia giá trị cộng hưởng đó giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp
mục tiêu, thì giá trị cộng hưởng vẫn là vấn đề quan trọng từ góc độ phúc lợi cổ đông và
chính sách công. Giá trị cộng hưởng có được khi giá trị của doanh nghiệp sau sáp nhập
lớn hơn giá trị của từng doanh nghiệp riêng lẻ (doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp
mục tiêu). Nếu M&A xuyên biên giới tạo thêm giá trị cộng hưởng. Phúc lợi của cổ đông
ở cả doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp mục tiêu đều đồng thời gia tăng. Trong
trường hợp đó, M&As xuyên biên giới tạo ra lợi ích dưới cả góc độ quốc gia và góc độ
toàn cầu, vì vậy không nên bị cản trở. Thêm vào đó, tác động tiêu cực của M&A có thể
chỉ xuất hiện trong ngắn hạn, trong khi một vài lợi ích lại xuất hiện trong dài hạn. Các lợi
ích đó bao gồm: các khoản đầu tư mới tiếp nối, chuyển giao công nghệ mới, và tạo thêm
công ăn việc làm.
M&A xuyên biên giới có thể tạo ra giá trị cộng hưởng hay không phụ thuộc vào
động cơ của doanh nghiệp mua lại. Thông thường, M&A sẽ tạo ra giá trị cộng hưởng khi
động cơ của doanh nghiệp mua lại là để tận dụng yếu tố thị trường không hoàn hảo như
định giá sai quá trình sản xuất, hoặc để đối phó với rào cản thương mại. Tác động của
M&A xuyên biên giới đã được kiểm nghiệm trong một vài nghiên cứu. Ví dụ: Doukas và
Travlos (1988) nghiên cứu tác động của mua lại quốc tế đối với giá cổ phiếu của các
doanh nghiệp mua. Kết quả cho thấy cổ đông của các doanh nghiệp mua lại thường được
nhận những khoản lợi nhuận đột biến khi doanh nghiệp mở rộng sang những thị trường
hoặc ngành nghề mới. Harris và Ravensraft (1991) đã nghiên cứu phúc lợi của cổ đông
khi doanh nghiệp Hoa kỳ bị nước ngoài mua lại. Họ kết luận rằng các doanh nghiệp mục
tiêu ở Mỹ nhận được phúc lợi cao hơn so với khi bị một doanh nghiệp trong nước mua
lại.
FDI cũng có thể dưới hình thức liên doanh, với doanh nghiệp tại nước nhận đầu
tư, với tổ chức chính phủ hoặc với một doanh nghiệp nước ngoài khác tại quốc gia nhận
đầu tư. Một bên thường cung cấp khả năng tài chính và chuyên môn kỹ thuật, bên còn lại
cung cấp đầu vào có giá trị thông qua các hiểu biết về những quy định, luật pháp và bộ
máy chính quyền địa phương. Buckley và Casson (200b) giới thiệu mô hình giải thích sự
hình thành của hoạt động liên doanh qua 9 yếu tố riêng biệt: (i) quy mô thị trường; (ii)
tốc độ thay đổi công nghệ; (iii) lãi suất; (iv) khoảng cách văn hóa; (v) bảo vệ độc lập; (vi)
mất quyền sáng chế; (vii) lợi ích kinh tế theo đặc thù; (viii) rủi ro công nghệ và (ix) lợi
ích kinh tế theo quy mô. Mô hình này cho phép dự báo cụ thể về sự hình thành liên doanh
thay đổi như thế nào giữa các ngành nghề, qua biên giới và qua thời gian.
5. LỊCH SỬ FDI
Trong thế kỷ XIX, đầu tư quốc tế đã bắt đầu nổi lên nhưng vẫn chủ yếu dưới dạng
các khoản cho vay của người Anh để tài trợ phát triển kinh tế tại các quốc gia khác và
việc sở hữu các tài sản tài chính. Tuy nhiên, một bài báo của Godley (1999) đã phân tích
vài trường hợp FDI trong ngành công nghiệp chế tạo tại Anh Quốc trước năm 1980 và
chỉ ra rằng từ năm 1980 trở lại đây, một lượng lớn FDI đã được đưa vào khu vực ngành
hàng công nghiệp. Godley cũng cho thấy các nhà đầu tư Anh trước năm 1980 đã từng
tham gia vào ngành hàng tiêu dùng và hầu hết đã thất bại do họ chỉ hướng và tập trung
hoàn toàn vào thị trường Anh Quốc. Một ngoại lệ là Singer Manufacturing Company.
17
Nhờ sự tiên phong trong hoạt động FDI, công ty này đã nổi lên như một MNC đầu tiên
của thế giới và là một trong những công ty lớn nhất thế giới trong những năm 1900.
Trong giai đoạn giữa thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài giảm, nhưng đầu tư trực tiếp
tăng lên chiếm khoảng ¼ tổng lượng đầu tư. Một phát triển quan trọng khác trong giai
đoạn này là Anh Quốc đã mất vị thế là chủ nợ chính của thế giới, và Hoa Kỳ nổi lên như
một thế lực lớn về kinh tế và tài chính. Trong giai đoạn hậu thế chiến thứ hai, FDI bắt
đầu tăng trưởng nhờ hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là công nghệ - sự cải tiến
trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc đã hỗ trợ quá trình kiểm soát từ xa. Nguyên
nhân thứ hai là Mỹ trở thành nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của các quốc gia Châu Âu và
Nhật Bản nhằm khắc phục những thiệt hại của chiến tranh. Thêm vào đó, một vài luật
thuế của Mỹ xuất hiện ủng hộ FDI. Vào những năm 1960, tất cả những yếu tố này trở nên
suy yếu đến mức gây ra xu hướng đảo ngược trong tăng trưởng FDI. Đầu tiên, rất nhiều
quốc gia nhận đầu tư bắt đầu đưa ra những hạn chế đối với nhà đầu tư Mỹ và kiểm soát
ngành nghề địa phương. Điều này dẫn tới sự suy giảm dòng vốn đầu tư từ Mỹ. Thứ hai,
các quốc gia nhận đầu tư bắt đầu phục hồi và khởi xướng FDI vào Mỹ khiến cho lượng
vốn ròng ra khỏi Mỹ giảm xuống. Những năm 1970 chứng kiến dòng FDI thấp hơn,
nhưng Anh Quốc nổi lên như một người chơi chính trong cuộc chơi nhờ thặng dư dầu
trên Biển Bắc và việc bãi bỏ kiểm soát ngoại hối vào năm 1979.
Những năm 1980 chứng kiến hai thay đổi lớn và một đợt sóng về FDI. Thay đổi
thứ nhất là việc Mỹ trở thành con nợ và trở thành quốc gia chính nhận FDI với vị thế đầu
tư quốc tế ròng âm. Một trong những lý do dẫn tới sự phát triển này là tỷ lệ tiết kiệm thấp
của kinh tế Mỹ khiến Mỹ không thể trông cậy vào thị trường vốn nội địa để tài trợ cho
thâm hụt ngân sách lớn. Điều này làm phát sinh nhu cầu về vốn từ nước ngoài, chủ yếu là
từ Nhật Bản và Đức. Một lý do nữa là những chính sách hạn chế thương mại của Mỹ
trong thời kỳ này. Thay đổi lớn thứ hai trong những năm 1980 là sự nổi lên của Nhật Bản
như một nguồn cung FDI chính cho Mỹ và Châu Âu. Xuất phát từ động cơ muốn giảm
chi phí lao động, các khoản đầu tư trực tiếp của Nhật cũng được mở rộng tại Đông Nam
Á.
Đợt sóng FDI vào những năm 1980 được cho là do toàn cầu hóa trong kinh doanh.
Một tác nhân khác là mối quan tâm ngày càng tăng về sự xuất hiện của thương mại bị
quản lý (Aizenman, 1992). Thêm vào đó, FDI được chấp nhận do mang lại lợi ích cho cả
MNC và quốc gia nhận đầu tư. Một nguyên nhân khác giải thích đợt sóng FDI là việc phá
giá USD dẫn tới dòng vốn vào Mỹ gia tăng trong nửa cuối những năm 1980. Tổng dòng
FDI từ các quốc gia công nghiệp tăng hơn bốn lần giữa năm 1984 và 1990.
Trong giai đoạn 1990-1992, tăng trưởng tại các quốc gia công nghiệp chậm lại
khiến dòng FDI giảm, nhưng ngay sau đó dòng vốn này tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ.
Sự phục hồi này xuất phát từ 3 nguyên nhân: (i) FDI không còn hạn chế ở những doanh
nghiệp lớn khi mà nhiều doanh nghiệp nhỏ đã trở thành đa quốc gia; (ii) sự đa dạng
ngành của FDI được mở rộng với tỷ lệ FDI trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng; và
(iii) số lượng các quốc gia đi đầu tư và nhận đầu tư gia tăng đáng kể. Hơn thế nữa, môi
trường đầu tư được cải thiện đáng kể trong những năm 1990 khiến nhận thức về lợi ích
của FDI trở nên rõ ràng hơn. Những thay đổi trong thái độ dẫn tới việc dỡ bỏ những
chướng ngại trực tiếp đối với FDI và tăng cường khuyến khích FDI. Quá trình bãi bỏ các
hạn chế nội địa và quá trình tư nhân hóa cũng được mở rộng.
Một đặc điểm quan trọng khác của những năm 1990 là việc bong bóng kinh tế ở
Nhật Bản bị vỡ làm suy giảm vai trò cung cấp nguồn FDI của quốc gia này. Vào cuối
những năm 1990, MNC xuyên biên giới (được thúc đẩy bởi việc dỡ bỏ các quy định và
18
chính sách tăng cường cạnh tranh) trở thành động lực phía sau FDI. Bên cạnh đó, xu
hướng tự do hóa cơ chế quản lý đối với FDI tiếp tục phát triển. Cuối năm 1998, số lượng
các hiệp định về việc tránh đánh thuế hai lần đã lên tới 1871. Trong năm 1998 và 1999,
xuất hiện một số thay đổi trong chính sách của các quốc gia nhận đầu tư đối với FDI,
tăng cường xu hướng tự do hóa, bảo hộ và xúc tiến FDI (UNCTAD, 2000). Dường như
xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian dài tới đây, đồng nghĩa với việc tăng trưởng
FDI dự báo sẽ còn mạnh mẽ trong tương lai.
6. XU HƯỚNG GẦN ĐÂY
Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát sơ lược về xu hướng hiện tại của FDI. Chi
tiết về xu hướng của các khu vực và toàn cầu tính đến năm 1999 được mô tả trong World
Investment Report năm 2000 (UNCTAD, 2000). Trước khi khảo sát số liệu, chúng ta thử
dự đoán về kịch bản có thể xảy ra dựa trên cơ sở một số lý thuyết. Lipsey (2000) cho
rằng nếu dòng FDI chủ yếu đại diện cho sự khác biệt về mức độ khan hiếm và giá vốn
giữa các quốc gia thì các quốc gia sẽ có xu hướng trở thành nước đi đầu tư hoặc nhận đầu
tư (các quốc gia thặng dư vốn và thâm hụt vốn). Do đó với kích cỡ của nền kinh tế, mức
độ của dòng vốn vào và ra nên ngược chiều nhau. Tùy thuộc vào từng điều kiện kinh tế,
ta có thể thấy được mối quan hệ này khi quan sát dòng FDI. Nếu nền kinh tế đang bùng
nổ, dòng FDI vào sẽ tăng và dòng ra sẽ giảm. Nếu nền kinh tế đang khủng hoảng, dòng
FDI vào sẽ giảm và dòng ra sẽ tăng. Vì vậy, dòng FDI vào và ra có mối tương quan
ngược chiều nhau. Lipsey (1999,2000) cho rằng không chỉ có trường hợp như vậy. Mối
quan hệ thuận chiều có thể xuất hiện khi các yếu tố kinh tế khuyến khích cả dòng vốn vào
và ra. Lipsey cũng cho rằng sự tồn tại đồng thời của lượng vốn FDI vào và ra tại một thời
điểm nảy sinh từ sự biến đổi giữa dòng vào và dòng ra.
Từ góc độ một quốc gia cụ thể, dòng FDI có thể vào (khi nước ngoài đầu tư vào
trong nước) và ra (khi quốc gia đầu tư ra nước ngoài). Dòng FDI bao gồm:
1. Vốn chủ, là lượng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua của doanh nghiệp tại
nước ngoài.
2. Lợi nhuận tái đầu tư, bao gồm phần lợi nhuận của nhà đầu tư tại các chi nhánh
nhưng không dùng để chia cổ tức hay chuyển về nước mà được dùng để tái đầu tư
tại nước nhận đầu tư.
3. Khoản vay nội bộ công ty, là những khoản vay và cho vay ngắn hạn hoặc dài hạn
giữa công ty mẹ và các chi nhánh.
Bảng 1.1 mô tả dòng FDI vào và ra trong giai đoạn 1994-1999. Những số liệu này được
tính toán trên cơ sở thuần, nghĩa là lấy những giao dịch vốn ghi có trừ những giao dịch
vốn ghi nợ giữa nhà đầu tư và các chi nhánh của họ.
Bảng 1.1: Dòng FDI vào và ra (tỷ USD)
Khu vực/ Quốc gia
1988-93* 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Dòng vào
EU
78,5
76,9
114,4 108,6 128,6 248,7 305,1
Mỹ
44,8
45,1
58,8
84,5
105,5 186,3 275,5
Nhật Bản
0,7
0,9
0,4
0,2
3,2
3,2
12,7
Các nước đang phát triển
46,9
104,9 111,9 145,0 178,8 179,5 207,6
Toàn cầu
190,6
256,0 331,9 377,5 473,1 680,1 865,5
Dòng ra
19
EU
107,2
120,7 159,0 182,3 223,7 425,5 509,8
Mỹ
39,3
73,3
92,1
84,4
99,5
146,1 150,9
Nhật Bản
32,5
18,1
22,5
23,4
26,1
24,2
22,7
Các nước đang phát triển
23,5
42,1
50,3
57,8
64,3
33,1
65,6
Toàn cầu
221,4
282,9 357,5 390,8 471,9 687,1 799,9
Ghi chú: *Bình quân năm.
Nguồn: UNCTAD (2000).
Tài sản giảm ròng và nợ tăng ròng được ghi có (ghi dương trong cán cân thanh
toán quốc tế), trong khi tài sản tăng ròng và nợ giảm ròng được ghi nợ (ghi âm trong cán
cân thanh toán quốc tế). Trong bảng này, để thuận tiện ta bỏ qua dấu âm. Dòng FDI vào
và ra rõ ràng có mối quan hệ thuận chiều, điển hình là trường hợp của Liên minh Châu
Âu (EU). Trong giai đoạn 1994-1999, FDI vào EU tăng trưởng với tỷ lệ bình quân 31,7%
/năm, trong khi dòng ra tăng trưởng 33,4%/năm. Dòng vào tăng trưởng nhanh hơn dòng
ra trong trường hợp của Mỹ và Nhật Bản phản ánh rằng Mỹ là điểm đến thu hút FDI. Tuy
nhiên đối với trường hợp của Nhật Bản, sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng của dòng vốn
vào và ra phản ánh thực tế rằng Nhật Bản vốn truyền thống là một quốc gia cung FDI
hơn là nhận FDI. Vì vậy, giá trị khởi đầu của dòng vào đo lường được là rất thấp (0,7 tỷ
USD vào năm 1999). Tuy vậy, dường như Nhật Bản đã trở thành một quốc gia nhận vốn
chính với tổng dòng vốn vào là 12,7 tỷ USD vào năm 1999. Trong cùng năm, EU chiếm
tới 35,3% tổng dòng vốn vào và 63,7% tổng dòng vốn ra, điều này cho thấy EU là một
nguồn cung vốn lớn nhất. Các vấn đề của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 có
thể lý giải cho sự suy giảm trong vai trò cung vốn FDI của quốc gia này, khi mà vào năm
1999 dòng vốn ra khỏi Nhật Bản chỉ chiếm 2,8% trên tổng dòng vốn ra (ít hơn cả tỷ lệ tại
các quốc gia đang phát triển). Trong năm 1999, Mỹ và các quốc gia đang phát triển là các
nước nhận ròng về FDI (nhập khẩu vốn), trong khi EU và Nhật Bản là các nước xuất
khẩu vốn. Về lý thuyết tổng dòng vốn ra phải bằng tổng dòng vốn vào, nhưng trong thực
tế thì không do những sai số trong đo lường. Phải nhớ rằng những thống kê này ban đầu
thu được từ nguồn số liệu quốc gia.
Bây giờ chúng ta quay trở lại với lượng vốn FDI tại một thời điểm. Lượng vốn này
đại diện cho giá trị cổ phần (bao gồm cả lợi nhuận giữ lại) tại công ty mẹ cộng với phần
nợ ròng của các chi nhánh tại công ty mẹ. Giống như dòng FDI, lượng vốn FDI tại một
thời điểm cũng có thể vào hoặc ra. Bảng 1.2 mô tả lượng FDI trong một số năm. Lượng
FDI được ước lượng bằng cách cộng dồn dòng FDI qua các năm, hoặc bằng cách cộng
dòng mới với lượng FDI của năm trước đó từ nguồn số liệu chính thức của quốc gia hoặc
số liệu về tài sản và nợ của IMF.
Bảng 1.2: Lượng FDI vào và ra (tỷ USD)
Khu vực/ Quốc gia
1980
1985 1990
1995
1998
1999
Lượng vốn vào
EU
185,7
236,4 723,5
1050,3 1451,2 1652,3
Mỹ
83,1
184,6 394,9
535,6
811,8
1087,3
Nhật Bản
3,3
4,7
9,9
33,5
26,1
38,8
Các nước đang phát triển
121,2
218,1 377,4
739,5
1241,0 1438,5
Toàn cầu
495,2
763,4 1761,2 2743,4 4015,3 4772,0
20
Lượng vốn ra
EU
212,6
292,7 789,4
1303,2 1920,4 2336,6
Mỹ
220,2
251,0 430,5
699,0
980,6
1131,5
Nhật Bản
19,6
44,0
201,4
238,5
270,0
292,8
Các nước đang phát triển
16,3
32,4
81,9
258,3
403,9
468,7
Toàn cầu
523,2
707,1 1716,4 2870,6 4065,8 4759,3
Nguồn: UNCTAD (2000).
Trong giai đoạn 1980-1999, lượng FDI tăng trưởng giống với dòng FDI. Đầu tiên,
giữa lượng vốn vào và ra có mối tương quan lớn. Tỷ lệ tăng trưởng lượng vốn vào và ra
trong giai đoạn này rất gần nhau. Trong trường hợp của EU, lượng vốn vào có tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm là 12,1%, trong khi lượng vốn ra có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là
13,4%. Thậm chí trong trường hợp của Nhật Bản, tỷ lệ tăng trưởng cũng rất sít sao (lần
lượt là 13,9% và 15,3%). Trong năm 1999, EU chiếm tới 34,6% lượng vốn vào và 49,1%
lượng vốn ra trên toàn thế giới. Nếu xét tới giá trị tài sản ròng (lượng vốn ra trừ lượng
vốn vào), Mỹ và các quốc gia đang phát triển bị thâm hụt, trong khi Nhật Bản và EU là
thặng dư. Lượng vốn vào và ra trên toàn thế giới cũng không bằng nhau do sai số trong
đo lường.
Bảng 1.3 mô tả một vài thống kê về M&A xuyên biên giới. Những số liệu này
được UNCTAD công bố dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi tập đoàn tài chính KPMG.
Bằng việc so sánh số liệu ở bảng 1.1 và bảng 1.3, ta thấy M&A rõ ràng là hình thức FDI
chủ yếu. Trong năm 1999, M&A chiếm tới hơn 80% tổng dòng FDI vào, và hơn 90%
tổng dòng FDI ra. Tại các quốc gia đang phát triển, hai tỷ lệ này lần lượt là 8,9% và 63%.
Đối với EU, M&A cũng thể hiện sự thống trị. Điều này cho thấy việc FDI dưới hình thức
đầu tư mới hay M&A phụ thuộc phần nào vào trình độ phát triển của quốc gia nhận đầu
tư vì yếu tố này quyết định nguồn cung các doanh nghiệp mục tiêu.
Bảng 1.3: Mua lại và sáp nhập xuyên biên giới (tỷ USD)
Khu vực/ Quốc gia
1993 1994
1995
1996
1997
1998
1999
Bên bán
EU
38,5 55,3
75,1
81,9
114,6 187,9 344,5
Mỹ
19,9 44,7
53,2
68,1
81,7
209,6 233,0
Nhật Bản
0,09 0,8
0,5
1,7
3,1
4,0
15,9
Các nước đang phát triển
12,8 14,9
16,0
34,7
64,6
80,8
64,6
Toàn cầu
83,1 127,1 186,6 227,0 304,9 531,7 720,1
Bên mua
EU
40,5 63,9
81,4
96,7
142,1 284,4 497,7
Mỹ
21,4 28,5
57,3
60,7
80,9
137,4 112,4
Nhật Bản
1,1
1,1
3,9
5,7
2,7
1,3
9,8
Các nước đang phát triển
10,4 10,2
12,8
28,1
32,5
19,2
41,3
Toàn cầu
83,1 127,1 186,6 227,0 304,9 531,7 720,1
Nguồn: UNCTAD (2000), dựa trên số liệu được cung cấp bởi KPMG.
Những thống kê về dòng FDI, lượng FDI và M&A đưa lại cho chúng ta cái nhìn
tổng quan về những gì đã diễn ra, nhưng do sai số trong đo lường và vấn đề xác định giá
21
trị kế toán, đặc biệt là đối với lượng vốn, từng số liệu riêng lẻ có xu hướng không chính
xác. Như chúng ta đã thấy, tổng dòng vốn ra và vào không bằng nhau, đối với lượng vốn
cũng tương tự như vậy. Nhưng vì Trái đất không có mối quan hệ tài chính với các hành
tinh khác trong hệ mặt trời hay trong dải ngân hà, dòng (lượng) vốn vào và ra đáng nhẽ
phải bằng nhau. Thêm vào đó, khi so sánh số liệu ở bảng 1.1 và 1.3, chúng ta thấy rằng
giá trị M&As tại các quốc gia EU trong năm 1999 lớn hơn so với dòng FDI vào khu vực
này, điều đó thật vô lý. Chúng ta có thể tìm ra một vài điểm trái ngược khác như vấn đề
trong đo lường M&As. Ví dụ, thống kê M&A tuân thủ theo cơ sở thông báo hoặc cơ sở
hoàn thành. Cách tính phần mua thêm có thể khác nhau giữa các cơ sở thu thập số liệu.
Thêm vào đó, dữ liệu sẵn có về M&A bao gồm cả đầu tư gián tiếp, và từ đó mới rút ra
giao dịch tương ứng với FDI (xét về khía cạnh kiểm soát).
Là một nhà kinh tế học, chúng ta dường như phải sống với các vấn đề sai số trong
đo lường, nhưng tổng kết lại thì những thống kê trên là một bức tranh tốt về xu hướng
chung của FDI. Bước tiếp theo trong Chương 2, chúng ta sẽ nghiên cứu xem điều gì
quyết định FDI.
VÍ DỤ PHÂN TÍCH XU HƯỚNG FDI 2016 (Theo GLOBAL
INVESTMENT REPORT 2016)
Xu hướng chung
Dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng giảm trong năm 2014 chủ yếu là do những
bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, những rủi ro chính sách dành cho các nhà đầu tư và rủi ro
quốc gia ngày càng gia tăng. Tuy nhiên tới năm 2015, FDI lại phục hồi mạnh mẽ với mức
tăng trưởng 38%, đưa tổng dòng vốn FDI toàn cầu lên 1,76 nghìn tỷ USD, mức cao nhất
kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu 2008 – 2009, tuy vẫn còn thấp hơn
10% so với đỉnh điểm của năm 2007 (figue I.1). Yếu tố chính đằng sau sự phục hồi này
là sự gia tăng đột biến của hoạt động M&A xuyên biên giới, từ 432 tỷ USD năm 2014 lên
721 tỷ USD năm 2015. Hoạt động đầu tư mới vẫn tiếp tục duy trì được giá trị cao với 766
tỷ USD.
Tăng trưởng FDI đến một phần từ hoạt động tái cơ cấu các tập đoàn. Các giao dịch
liên quan đến hoạt động này có thể gây ra những biến động lớn trong cán cân thanh toán
nhưng trong thực tế lại không phải là những giao dịch đầu tư thực sự. Vì vậy nếu loại bỏ
những tác động của hoạt động tái cơ cấu các tập đoàn thì FDI toàn cầu năm 2015 tăng
trưởng khoảng 15%.
Cơ cấu FDI theo khu vực
- Đối với dòng FDI vào
Dòng FDI vào đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2015 nhưng thiếu các tác động tới
năng suất toàn cầu. Sự gia tăng của FDI phần nào mâu thuẫn với diễn biến môi trường
kinh tế vĩ mô toàn cầu khi mà các thị trường mới nổi đang có sự suy giảm tăng trưởng và
giá cả hàng hóa cũng đang sụt giảm mạnh. Lời giải thích chính cho sự mâu thuẫn này là
22
do mức tăng đột biến trong hoạt động M&A xuyên biên giới, đặc biệt là tại các nền kinh
tế phát triển.
Một số giao dịch M&A xuyên biên giới trong năm 2015 là nhằm phục vụ hoạt
động tái cơ cấu tập đoàn, bao gồm cả đảo thuế. Xu hướng này đặc biệt rõ ràng ở Hoa Kỳ
và Châu Âu, nhưng cũng là một điểm đáng chú ý tại các quốc gia đang phát triển.
Trong năm 2015, đầu tư mới đạt 766 tỷ USD, tăng 8% so với năm trước. Mức
tăng này là rõ rệt hơn tại các nền kinh tế phát triển (tăng 12%), báo hiệu sự phục hồi tiềm
năng vốn FDI trong các tư liệu sản xuất nhờ sự cải thiện trong điều kiện tài chính và kinh
tế vĩ mô.
Mặc dù các quốc gia đang phát triển tại Châu Á vẫn là những nơi thu hút nhiều
FDI nhưng trong năm 2015, dòng chảy FDI lại nghiêng về các quốc gia phát triển, với
mức tăng gần gấp đôi (tăng 84%) từ 522 tỷ USD trong năm 2014 lên 962 tỷ USD. FDI
vào các quốc gia đang phát triển - không bao gồm trung tâm tài chính Caribbean - gia
tăng 765 tỷ USD, tăng 9%, trong khi vốn FDI vào những nền kinh tế chuyển đổi đã giảm
38% xuống còn 35 tỷ USD (figure I.3). Kết quả là tỷ trọng dòng vốn chảy vào các nền
kinh tế phát triển trên tổng dòng vốn FDI toàn cầu đã nhảy vọt từ 41% trong năm 2014
lên 55% trong năm 2015 (figure I.1).
23
Sự gia tăng đột biến trong hoạt động M&A xuyên biên giới trong năm là nhân tố
chính dẫn tới sự gia tăng dòng FDI vào các nền kinh tế phát triển. Giá trị của các giao
dịch này tăng 109% lên đến 631 tỷ USD, đạt mức cao nhất kể từ năm 2007. Hoạt động
này đặc biệt rõ rệt ở Hoa Kỳ, nơi mà giá trị giao dịch đã tăng từ 17 tỷ USD năm 2014 lên
299 tỷ USD. Giá trị các giao dịch M&A tại Châu Âu cũng tăng lên đáng kể (36%).
Dòng FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi chỉ có mức tăng
khiêm tốn (6%). Tuy nhiên đằng sau sự gia tăng này là một bức tranh phức tạp hơn nhiều
do sự gia tăng lớn trong FDI vào một số nền kinh tế Châu Á đã bù đắp cho sự sụt giảm
đáng kể trong hầu hết các khu vực kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi
còn lại. Dòng vốn đầu tư vào Châu Phi giảm 7%, vào Mỹ Latinh và Caribe giảm 2 % và
vào các nền kinh tế chuyển đổi giảm 38%.
Chất xúc tác chính làm giảm dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển và
chuyển đổi là sự tiếp tục suy giảm trong giá cả hàng hóa, đặc biệt là đối với dầu thô, kim
loại và khoáng sản. Sự tụt dốc của giá dầu bắt đầu từ nửa cuối năm 2014 đã ảnh hưởng
nặng nề tới dòng FDI vào các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Châu Phi, Nam Mỹ và các nền
kinh tế chuyển đổi. FDI vào các nền kinh tế sản xuất dầu chịu ảnh hưởng không chỉ do
việc cắt giảm chi phí vốn để đối phó với giá giảm, mà còn bởi sự sụt giảm mạnh của
dòng lợi nhuận tái đầu tư. Các nền kinh tế dựa nhiều vào nhành công nghiệp khai khoáng
cũng phải gánh chịu sự suy giảm trong dòng vốn FDI đăng ký.
Một yếu tố khác cũng làm nản lòng các nhà đầu tư là là sự tăng trưởng tương đối
chậm chạp của hầu hết các thị trường mới nổi. Trong số các nền kinh tế BRICS, chiếm
gần một phần ba dòng FDI vào các nền kinh tề đang phát triển và chuyển đổi, Brazil và
Liên bang Nga đang rơi vào suy thoái. Nam Phi và Trung Quốc tăng trưởng chậm còn Ấn
Độ chỉ đạt mức tăng trưởng tương đối ổn định. Trong khi đó, các đồng tiền của các nước
24
này lại mất giá, làm giảm lợi nhuận khi quy đổi về USD, gây ra áp lực làm giảm lợi
nhuận tái đầu tư.
- Đối với dòng FDI ra
Đầu tư của các MNE đến từ các nền kinh tế phát triển đang tăng mạnh trở lại sau
bốn năm giảm liên tục. Châu Âu đã trở thành khu vực đi đầu tư lớn nhất thế giới. Trong
năm 2015, MNE từ các nền kinh tế phát triển đầu tư ra nước ngoài 1,1 nghìn tỷ USD,
tăng 33% so với năm trước, nhưng MNE từ châu Âu và Nhật Bản đóng góp vào sự tăng
này tuy nhiên, mức độ FDI vẫn kém 40% so với cao điểm của năm 2007. Ngược lại,
MNE từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi lại giảm đầu tư ra nước ngoài.
Những xu hướng này dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong tỷ trọng FDI ra nước ngoài
của các nước phát triển trên tổng vốn FDI toàn cầu, tăng từ 61% trong năm 2014 lên 72%
trong năm 2015.
Đằng sau sự trỗi dậy của các MNE Châu Âu là sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt
động M&A xuyên biên giới với giá trị ròng tăng lên 318 tỷ USD trong năm 2015, tăng
gấp năm lần mức 57 tỷ USD năm 2014, một năm thấp bất thường do sự kiện thoái vốn
của cổ đông Vodafone (Anh Quốc) tại Verizon Wireless (Hoa Kỳ) với giá trị 130 tỷ
USD. Nếu loại trừ ảnh hưởng của giao dịch này, giá trị ròng của M&A xuyên biên giới
vẫn tăng khoảng 70%.
Xu hướng tăng của M&A xuyên biên giới có nguyên nhân một phần từ việc các
điều kiện tài chính trở nên thuận lợi hơn do Ngân hàng Trung ương Châu Âu tiến hành
các biện pháp kích thích kinh tế. Cạnh tranh cũng tạo ra động lực của riêng mình để thúc
đẩy những giao dịch trong các ngành như dược phẩm, nơi mà thuế thường được xem xét
như một yếu tố quan trọng. Ví dụ, các vụ Actavis (Ireland) mua lại Allergan (Hoa Kỳ)
với giá trị 68 tỷ USD, Merck AG (Đức) mua lại Sigma (Hoa Kỳ) với giá trị 17 tỷ USD,
và hãng Novartis (Thụy Sĩ) mua lại Oncology Business of GlaxoSmithKline PLC (Hoa
Kỳ) với giá trị 16 tỷ USD.
Ngược lại, hầu hết các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi đều chứng kiến sự
suy giảm trong FDI ra nước ngoài. Tổng cầu và giá hàng hóa giảm, kèm theo sự mất giá
của các đồng tiền nội địa đã tác động nặng về tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài của khu
vực này.
Đi ngược lại xu hướng giảm chung này, một vài nền kinh tế đang phát triển vẫn
đạt mức tăng trưởng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ như Trung Quốc (tăng
từ 123 tỷ USD lên 128 tỷ USD) vẫn là nhà đầu tư lớn thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật
Bản. Đất nước này đã trở thành một nhà đầu tư lớn tại một số nước phát triển, đặc biệt là
thông qua qua hoạt động M&A xuyên biên giới. Ngoài ra còn có một vài quốc gia khác
cũng cho sự gia tăng của FDI ra nước ngoài như Kuwait (10,5 tỷ USD lên 5,4 tỷ USD),
Thái Lan (từ 4,4 tỷ USD để 7,8 tỷ USD) và Mỹ Latinh (tăng 5%).
Dự báo cho thời gian tới
25
Trong năm 2016, FDI được dự đoán sẽ giảm 10-15%, một mặt phản ánh sự bất ổn
trong nền kinh tế toàn cầu, mặt khác thể hiện tính hiệu quả của các chính sách hạn chế
các giao dịch nội bộ nhằm trốn thuế. Các rủi ro chính trị và căng thẳng tại các khu vực có
thể tiếp tục khuếch đại xu hướng suy thoái của FDI theo dự đoán. FDI được dự báo sẽ
giảm dần ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, tạo ra một rào cản đối với làn
sóng các giao dịch M&A xuyên biên giới và tái cơ cấu tập đoàn. Trong trung hạn, FDI
toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2017 và sẽ vượt qua 1,8 nghìn tỷ
USD trong năm 2018.
26
CHƯƠNG II
NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
Các mối quan tâm ngày càng gia tăng đối với nguyên nhân và kết quả của FDI dẫn
đến sự phát triển của một số lý thuyết nhằm giải thích lý do MNC tham gia vào FDI, tại
sao họ ưu tiên chọn quốc gia này thay vì quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh
doanh ở nước ngoài, và tại sao họ chọn một hình thức thâm nhập cụ thể nào đó. Những lý
thuyết này cũng lý giải tại sao một số quốc gia lại thành công hơn những quốc gia khác
trong việc thu hút FDI. Vì vậy, một số lý thuyết cố gắng giải thích dòng vốn FDI ra (tại
sao MNC lựa chọn đầu tư ra nước ngoài), trong khi một số khác cố gắng giải thích dòng
vốn FDI vào (khả năng và khuynh hướng của quốc gia đối với thu hút FDI).
Những lý thuyết về FDI có thể được phân loại thành: (i) những lý thuyết dựa trên
thị trường hoàn hảo; (ii) những lý thuyết dựa trên thị trường không hoàn hảo; (iii) những
lý thuyết khác; và (iv) những lý thuyết dựa trên các biến số khác. Agarwal (1980) đã khởi
đầu cho cách phân loại này và tiếp nối sau đó là Lizondo (1991). Một vài biến số và nhân
tố tác động tới FDI có thể được đề cập đến ở nhiều các lý thuyết khác nhau. Bên cạnh đó,
những lý thuyết về FDI có thể phân chia theo các tiêu chí khác như theo khả năng mở
rộng giữa lý thuyết tân cổ điển chính thống và theo lý thuyết Marxist của chủ nghĩa đế
quốc. Chúng cũng có thể được phân theo nhân tố quyết định FDI là nhân tố vĩ mô, vi mô
hay nhân tố chiến lược. Tất cả những nhân tố này và cả những nhân tố khác sẽ được trình
bày trong chương này. Phải ghi nhớ rằng việc tạo ra lợi nhuận luôn là lý do quan trọng
nhất của hoạt động đầu tư và không ngoại trừ FDI.
Những lý thuyết về FDI sẽ được thảo luận lần lượt theo cách phân loại ở trên.
Chúng ta sẽ làm giống như Agarwal (1980, trang 7340) đó là đề cập đến những lý thuyết
này như là các giả thuyết bởi vì “Có không chỉ một mà nhiều các học thuyết với mức độ
ảnh hưởng khác nhau để giải thích về FDI”. Chúng ta bắt đầu với lý thuyết dựa trên giả
định thị trường hoàn hảo.
1. LÝ THUYẾT DỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG HOÀN HẢO
Phần này giới thiệu ba giả thuyết: giả thuyết về suất sinh lời chênh lệch, giả thuyết
về đa dạng hóa, và giả thuyết về kích thước thị trường và đầu ra.
1.1. Giả thuyết về suất sinh lời chênh lệch
Giả thuyết về suất sinh lời chênh lệch là một trong những cách giải thích đầu tiên
về dòng FDI. Giả thuyết này dựa trên tiền đề rằng dòng vốn sẽ chảy từ quốc gia có tỷ
suất sinh lời thấp sang quốc gia có tỷ suất sinh lời cao khiến cho cuối cùng tỷ suất sinh
lời thực dự tính là bằng nhau. Lập luận cho giả thuyết này là doanh nghiệp coi FDI như
một cách để làm cân bằng giữa lợi nhuận biên và chi phí biên của vốn (xem Chương 7).
Giả thuyết giả định với mức rủi ro trung lập, quyết định đầu tư phụ thuộc vào một biến số
duy nhất là tỷ suất sinh lời. Rủi ro trung lập trong trường hợp này hàm ý rằng nhà đầu tư
coi đầu tư trực tiếp trong nước và nước ngoài có thể thay thế hoàn hảo cho nhau, hay
nhìn chung đầu tư trực tiếp ở bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả trong nước, đều có thể
thay thế hoàn hảo cho đầu tư trực tiếp ở các quốc gia khác.
Vì vậy, để kiểm chứng giả thuyết này, ta có thể khảo sát mối quan hệ giữa tỷ suất
sinh lời tương ứng tại một số quốc gia và phân bổ FDI giữa chúng. Hầu hết các nghiên
cứu thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết này đã thất bại trong việc cung cấp chứng cứ
27
ủng hộ như Agarwal (1980) đã đề cập. Ví dụ, Weintraub (1967) đã kiểm chứng giả thuyết
bằng cách sử dụng dữ liệu tại Mỹ và đã thất bại trong việc tìm ra mối quan hệ giữa sự
khác biệt về tỷ suất sinh lời tại các quốc gia và dòng vốn của Mỹ. Trong khi đó, Bandera
và White (1968) phủ nhận giả thuyết về sự khác biệt trong tỷ suất sinh lời, họ nhấn mạnh
rằng sự tương xứng lợi nhuận là một điều kiện tiên quyết cho sự dịch chuyển của vốn.
Giả thuyết này cũng được xem xét bởi các cuộc khảo sát về động cơ và phương thức của
FDI. Phương pháp tiếp cận này cũng thất bại trong việc ủng hộ cho giả thuyết trên.
Một vấn đề với giả thuyết suất sinh lời chênh lệch là nó không hợp lý khi tồn tại
cả dòng vốn FDI ra và vào tại các quốc gia. Đó là do chênh lệch tỷ suất sinh lời hàm ý
rằng dòng vốn chỉ chảy theo một chiều duy nhất, từ quốc gia có lãi suất thấp tới quốc gia
có lãi suất cao, và không có chiều ngược lại. Rõ ràng là giả thuyết này còn thiếu một vài
điều. Tuy vậy phải nhớ rằng kiểm chứng giả thuyết này đưa đến những vấn đề thống kê
nghiêm trọng liên quan đến sai số đo lường. Giả thuyết này gắn FDI với tỷ suất sinh lời
kỳ vọng, thứ luôn được tính dựa trên tỷ suất sinh lời kế toán trên vốn đầu tư. Vấn đề là
việc kiểm chứng dựa trên tỷ suất sinh lời tính toán từ lợi nhuận báo cáo có thể khác với từ
lợi nhuận dự tính và lợi nhuận thực tế. Điều này là do lợi nhuận chịu ảnh hưởng từ nhiều
yếu tố như chuyển giá (xem Chương 8). Trong thực tế, khó để chứng minh sự sai lệch
của lợi nhuận báo cáo so với lợi nhuận thực tế, nhưng nhìn chung những dẫn chứng sẵn
có chỉ ra rằng lợi nhuận báo cáo không phản ánh chính xác lợi nhuận thực tế (xem thêm
ví dụ Bhagwati, 1967). Hơn nữa, lợi nhuận kế toán không phải là một công cụ khách
quan và đáng tin cậy để đo lường tỷ suất sinh lời vì nó có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố chủ quan và thủ tục như phương pháp xử lý tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho
(FIFO hay LIFO) và kế toán lạm phát. Bên cạnh đó còn có sự chênh lệch giữa lợi nhuận
thu được trong toàn bộ thời kỳ nghiên cứu (được sử dụng để kiểm chứng giả thuyết) và
lợi nhuận theo từng kỳ báo cáo (một năm).
Giá trị của giả thuyết suất sinh lời chênh lệch có thể bị nghi nghờ trên nền tảng lý
thuyết. Đầu tiên, MNC có thể tiến hành FDI với nhiều lý do ngoài lợi nhuận, đặc biệt là
trong ngắn hạn và trung hạn. Ví dụ, mục tiêu có thể là tối đa hóa doanh thu hàng bán đi
liền với mục tiêu thâm nhập thị trường. Hoặc đó có thể không phải là mục tiêu tài chính
đơn thuần mà liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động và giao thông vận tải, ví dụ như
việc né tránh các hàng rào thương mại. Nhìn chung MNC phải đối mặt với nhiều mục
tiêu trong hoạt động kinh doanh quốc tế và các mục tiêu này cũng có thể thay đổi qua
thời gian. Bên cạnh đó, “ngại rủi ro” cũng là một vấn đề quan trọng. Điều này có nghĩa là
FDI không chỉ phụ thuộc vào lợi tức mà còn phụ thuộc vào rủi ro. Thay vì tối đa hóa tỷ
suất sinh lời, mục tiêu của MNC có thể chỉ là tối đa hóa tỷ suất sinh lời trên mỗi đơn vị
rủi ro (hoặc tối thiểu hóa rủi ro trên mỗi đơn vị lợi tức). Lỗ hổng này sẽ được bít lại bằng
giả thuyết về đa dạng hóa sẽ được thảo luận tiếp sau đây. Cuối cùng, giả thuyết suất sinh
lời chênh lệch không giải thích được lý do doanh nghiệp ưa thích FDI hơn đầu tư gián
tiếp.
Gần đây, Yang (1999) đã thử điều chỉnh tỷ suất sinh lời trên vốn vật chất theo sự
khác biệt trong vốn nhân lực để giải thích lý do FDI có thể đi vào những khu vực có lợi
tức thấp. Yang cố gắng lý giải tại sao phần lớn FDI vào Trung Quốc lại tập trung ở khu
vực duyên hải giàu có chứ không phải ở những khu vực nội địa nghèo khó, khi mà những
khu vực nghèo có tỷ suất sinh lời cao hơn. Sau khi điều chỉnh theo vốn nhân lực, chênh
lệch tỷ suất sinh lời giữa hai khu vực giàu và nghèo đã thu hẹp lại. Yang kết luận rằng
vốn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng tỷ suất sinh lời trên vốn giữa
khu vực giàu và nghèo.
28
1.2. Giả thuyết đa dạng hóa danh mục
Khi loại bỏ giả định về rủi ro trung lập, rủi ro cũng trở thành một căn cứ để ra
quyết định FDI. Nếu xét đến rủi ro thì giả thuyết suất sinh lời chênh lệch trở nên không
hợp lý vì thế trong trường hợp này chúng ta sử dụng giả thuyết đa dạng hóa danh mục để
giải thích cho FDI. Vấn đề lựa chọn dự án đầu tư không chỉ phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời
kỳ vọng mà còn phụ thuộc vào rủi ro. Ở đây chúng ta sử dụng ý tưởng có liên quan đến
đầu tư gián tiếp, đó là giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa. Do các yếu tố từ sự ngại
rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lời sẽ không đưa dòng vốn đi theo một chiều cho đến khi
sự chênh lệch biến mất thông qua hoạt động kinh doanh chênh lệch. Hơn nữa tính lưu
động của vốn cũng sẽ bị hạn chế vì mục tiêu tối thiểu hóa hoặc giảm thiểu rủi ro thông
qua đa dạng hóa. Nền tảng lý thuyết của giả thuyết này xuất phát từ lý thuyết lựa chọn
danh mục đầu tư của Tobin (1958) và Markowitz (1959).
Một cách để kiểm chứng giả thuyết này là khảo sát mối quan hệ giữa tỷ lệ FDI vào
một nhóm các quốc gia và hai biến số quyết định là tỷ suất sinh lời và rủi ro (rủi ro được
đo lường dựa trên phương sai hoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời). Thông qua kiểm
chứng thực nghiệm. Argawal (1980) và Hufbauer (1975) kết luận rằng thiếu căn cứ ủng
hộ giả thuyết này. Một lần nữa, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm chứng thực
nghiệm. Bao gồm một số vấn đề sau:
1. Giả thuyết này quan tâm đến sự cân bằng giữa lợi nhuận dự tính và rủi ro (rủi ro
càng cao thì lợi nhuận càng cao, và lợi nhuận thấp thì rủi ro cũng thấp). Tuy nhiên,
dữ liệu sẵn có để tính toán rủi ro và lợi nhuận lại là dữ liệu thực tế chứ không phải
dự tính. Nhà đầu tư có thể tính ra số liệu đại diện cho lợi nhuận và rủi ro dự tính
(ví dụ, trong kịch bản thông thường) hoặc sử dụng giá trị kỳ vọng hợp lý, theo đó
giá trị kỳ vọng của biến số được tính bằng cách lấy giá trị thực tế cộng hoặc trừ
khoảng sai số ngầu nhiên.
2. Rủi ro và lợi tức được tính từ lợi nhuận báo cáo có thể không bằng với lợi nhuận
thực tế vì một vài lý do, trong đó có vấn đề chuyển giá và phương pháp kế toán.
3. Biến số rủi ro không thể đo lường chính xác từ dữ liệu quá khứ nếu nó được lấy
(vô điều kiện) theo phương sai hoặc độ lệch chuẩn. Moosa và Bollen (2002) đề
xuất ưu tiên sử dụng độ biến động như là một thước đo rủi ro hơn là các thước đo
thông thường bao gồm phương sai có điều kiện và các thước đo có liên quan.
Tuy nhiên, giả thuyết về đa dạng hóa có xét đến yếu tố rủi ro vẫn thực sự tốt hơn
giả thuyết suất sinh lời chênh lệch vì một số lý do sau. Lý do thứ nhất, lợi thế chính của
giả thuyết đa dạng hóa là ở tính tổng quát hóa (Prachowny, 1972). Thứ hai, nó là cách lý
giải hợp lý cho hoạt động đầu tư đa ngành nghề và đa quốc gia (Argawal, 1980). Thứ ba,
nó có tính đến rủi ro, một nhân tố quan trọng đối với quyết định về FDI. Nhưng cũng
giống như giả thuyết suất sinh lời chênh lệch, giả thuyết đa dạng hóa danh mục không
giải thích được tại sao MNC lại có đóng góp lớn nhất vào FDI, và tại sao MNC ưa thích
FDI hơn đầu tư gián tiếp. Có một cách lý giải rằng điều này có thể do thị trường tài chính
không hoàn hảo (Ragazzi, 1973). Trong trường hợp các quốc gia đang phát triển, thị
trường tài chính không chỉ không hoàn hảo mà còn sơ khai, khiến cho đầu tư gián tiếp trở
nên kém hấp dẫn hơn FDI. Dĩ nhiên còn một yếu tố khác liên quan đến đặc tính cơ bản để
phân biệt FDI và đầu tư gián tiếp, đó là mức độ kiểm soát. MNC ưa thích FDI hơn đầu tư
gián tiếp vì FDI mang lại quyền kiểm soát lớn hơn so với đầu tư gián tiếp.
29
1.3. Giả thuyết quy mô thị trường
Theo giả thuyết quy mô thị trường, lượng FDI chảy vào một quốc gia phụ thuộc
vào quy mô và độ lớn của thị trường, thứ được đo lường bằng doanh số bán hàng của một
MNC hoặc bằng GDP của bản thân quốc gia đó (quy mô nền kinh tế). Điển hình là
trường hợp FDI thay thế nhập khẩu. Ngay khi quy mô thị trường của một quốc gia đạt
được một mức nhất định đảm bảo việc tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, thì
quốc gia đó sẽ trở thành mục tiêu tiềm năng cho dòng vốn FDI. Balassa (1966) chỉ ra
rằng một thị trường đủ lớn sẽ cho phép chuyên môn hóa các yếu tố sản xuất, qua đó giúp
tối thiểu hóa chi phí.
Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp và sản lượng đầu ra có thể được rút ra từ mô
hình kinh tế tân cổ điển về đầu tư nội địa. Lý luận cho rằng một công ty tăng đầu tư để
đáp ứng doanh số là dựa trên học thuyết tân cổ điển về đầu tư nội địa, phổ biến nhất là
mô hình của Jorgenson (1963), một mô hình được tổng quát hóa từ mô hình tăng tốc linh
hoạt của Chenery (1952) và Koyck (1954). Tuy vậy, chúng ta không có cơ sở lý thuyết rõ
ràng cho việc sử dụng GDP của quốc gia khi kiểm chứng lý thuyết này, tuy nhiên trên
thực tế GDP vẫn được sử dụng trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm về FDI.
Một cách để kiểm chứng giả thuyết quy mô thị trường là tìm ra liệu có mối tương
quan giữa tỷ lệ FDI đi vào các quốc gia và mức thu nhập cá nhân tại các quốc gia đó hay
không. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp này dường như ủng hộ giả
thuyết rằng doanh số và thu nhập cá nhân tại nước nhận đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận
với FDI. Một số khảo sát cũng được thực hiện và hầu hết kết quả đều ủng hộ mối quan hệ
giữa một bên là FDI, và một bên là doanh số của các công ty con tại nước ngoài và/hoặc
GDP. Agarwal (1980) cảnh báo về những nguy hiểm trong việc giải thích ý nghĩa của
mối quan hệ này vì một số lý do sau:
1. Mối quan hệ dựa trên giả định của học thuyết tân cổ điển về đầu tư nội địa là
không thực tế.
2. Quy mô thị trưởng ảnh hưởng tới FDI phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu dùng tại
nước nhận đầu tư chứ không ảnh hưởng tới FDI phục vụ xuất khẩu. Trong thực tế
do nguyên nhân thống kê, rất khó để phân biệt các loại hình FDI.
3. Cho dù GDP và FDI có mối tương quan chặt chẽ thì cũng chưa thể kết luận được
gì về chiều hướng tác động giữa hai yếu tố này.
4. Do giả thuyết này dựa trên học thuyết đầu tư nội địa tân cổ điển, hoạt động đầu tư
chỉ nên bao gồm chi phí nhà xưởng và máy móc. Nhưng số liệu FDI lại không
phân biệt giữa chi phí nhà xưởng máy móc với các hình thái đầu tư khác như tài
sản tài chính và hàng tồn kho.
5. Số liệu về đầu ra (GDP và các thước đo liên quan) thường có sai số lớn, đặc biệt
tại các quốc gia đang phát triển.
6. Quyết định tham gia và mở rộng FDI của một doanh nghiệp dường như chịu tác
động từ các yếu tố khác.
Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm về FDI, trong đó có các đo lường về quy mô
thị trường, thường sử dụng GDP thực. Moore (1993), Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero
(1994), và Wang và Swan (1995) đều sử dụng GDP thực trong các mô hình của họ và tìm
thấy rằng GDP thực là một yếu tố quyết định đến FDI. Nhưng trong một nghiên cứu gần
đây sử dụng dữ liệu của Australia, Yang và các đồng sự (2000) đã thất bại trong việc tìm
ra mối liên hệ giữa dòng FDI và sự thay đổi đồng thời hoặc sau đó của GDP. Những biến
số khác có thể được sử dụng đại diện cho quy mô thị trường như tỷ lệ tăng trưởng GDP
thực (Wang và Swan, 1995) và GDP bình quân đầu người (Schneider và Frey, 1985).
30
Yang và các đồng sự (2000, trang 47-48) cho rằng tỷ lệ trăng trưởng GDP có thể là thước
đo quy mô thị trường tiềm năng của quốc gia nhận đầu tư, trong khi thu nhập bình quân
có thể đại diện cho trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Lipsey (2000) sử dụng
biến số quy mô và tăng trưởng để giải thích cho dòng FDI vào, ra và lượng FDI ròng. Đối
với các biến số liên quan tới quy mô, Lipsey sử dụng GDP danh nghĩa, tăng trưởng GDP
thực bình quân đầu người, GDP thực bình quân đầu người, và tỷ lệ tổng vốn cố định trên
GDP. Ông kết luận rằng dòng và lượng vốn FDI vào và ra luôn đi cùng nhau qua các
quốc gia và qua thời gian. Love và Lage-Hidalgo (2000) sử dụng GDP bình quân (đại
diện cho cầu nội địa) làm biến giải thích trong phương trình về FDI của Mỹ tại Mexico.
Và kết quả cho thấy biến số quyết định tới dòng FDI, nghĩa là ủng hộ giả thuyết về quy
mô thị trường.
Cuối cùng, theo một khảo sát gần đây của A.T.Kearney được tổng kết trên The
Economist phát hành ngày 17/2/2000, quy mô không phải là vẫn đề. Khảo sát này dựa
trên quan điểm của 135 ủy viên ban quản trị của 1000 công ty lớn nhất thế giới, những
người đã cho điểm từ 0 đến 3 cho khả năng đầu tư vào một quốc gia cụ thể. Ba quốc gia
được yêu thích nhất là Mỹ, Trung Quốc và Brazil. Mexico đứng thứ 6, trong khi Ấn độ
đứng thứ 7. Rõ ràng thứ tự các quốc gia trong danh sách này không trùng với thứ tự về
kích thước bởi sự tác động của nhiều yếu tố quyết định khác tới FDI. Ví dụ: Nhật Bản
đứng thứ 20, trong khi Anh Quốc đứng thứ 4.
2. LÝ THUYẾT DỰA TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÔNG HOÀN HẢO
Hymer (1976) là nhà kinh tế học đầu tiên chỉ ra rằng cấu trúc thị trường và những
đặc tính riêng có của mỗi công ty có thể giải thích cho FDI. Kindleberger (1969) đã sàng
lọc và công khai ý tưởng của Hymer. Martin (1991) đã sử dụng phân tích dữ liệu chéo để
khẳng định tầm quan trọng của cấu trúc thị trường (mức độ tập trung và lợi thế kinh tế
theo qui mô) đối với FDI tại Mỹ. Sau đây ta sẽ thảo luận một số giả thuyết nằm trong lý
thuyết này.
2.1. Giả thuyết về tổ chức ngành
Hymer (1976) là người đầu tiên phát triển giả thuyết về tổ chức ngành, sau đó nó
được mở rộng bởi Kindleberger (1969), Caves (1982) và Dunning (1988). Theo giả
thuyết này, một công ty thành lập công ty con tại nước ngoài sẽ gặp một vài bất lợi khi
cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương. Những bất lợi này xuất phát từ sự khác biệt
trong ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật và những đặc trưng quốc gia khác. Ví dụ,
MNC phải trả lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương do nhân công địa phương cho
rằng làm việc với MNC là rủi ro hơn. Nếu bất chấp những hạn chế này, doanh nghiệp vẫn
tiến hành FDI thì phải có một số lợi thế từ tài sản vô hình để bù lại như nhãn hiệu nổi
tiếng, công nghệ được bảo hộ bằng sáng chế, kỹ năng quản lý, và các yếu tố đặc thù
doanh nghiệp khác. Theo Kindleberger (1969), lợi thế tương đối phải là đặc thù của
doanh nghiệp, nó phải có khả năng chuyển giao cho công ty con tại nước ngoài và nên đủ
lớn để khắc phục những bất lợi. Lall và Streeten (1977) giới thiệu một danh sách các lợi
thế mà theo họ khi các ngành nghề cơ bản càng trở nên độc quyền thì những lợi thế này
càng trở nên quan trọng. Những lợi thế này được trình bày sơ lược ở Bảng 2.1
Bảng 2.1: Lợi thế làm phát sinh FDI
Lợi thế
Vốn
Mô tả
Lượng vốn lớn hoặc chi phí vốn thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh tại địa phương hoặc các đối thủ nước ngoài nhỏ
31
hơn.
Trình độ quản lý cao hơn thể hiện ở hoạt động hiệu quả hơn
hoặc khả năng ứng phó rủi ro hay xác định lợi nhuận kinh
Quản lý
doanh tốt hơn.
Trình độ công nghệ cao hơn thể hiện ở khả năng ứng dụng
khoa học vào hoạt động thương mại. Điều này liên quan tới
Công nghệ
việc tìm hiểu các qui trình và sản phẩm mới, dị biệt hóa sản
phẩm và nhiều hoạt động hỗ trợ khác.
Liên quan tới chức năng nghiên cứu thị trường, xúc tiến,
Marketing
quảng bá, và phân phối
Đặc quyền tiếp cận nguyên liệu thô có được từ việc kiểm
soát thị trường cuối cùng, quá trình vận chuyển sản phẩm,
Tiếp cận nguyên liệu thô
qui trình hoặc bản thân quá trình sản xuất nguyên liệu.
Lợi thế kinh tế theo quy Khả năng tài chính và chuyên môn để thiết lập và vận hành
mô
các cơ sở vật chất nhằm tận dụng lợi thế này
Sức mạnh chính trị và khả Khả năng yêu cầu những nhượng bộ và những điều khoản có
năng thương lượng
lợi từ chính phủ sở tại
FDI có thể phát sinh do khó có thể bán hay cho thuê những tài sản vô hình này. Ví
dụ, Coca-Cola ưu tiên lựa chọn đầu tư vào những nhà máy đóng chai trên toàn thế giới
hơn là lựa chọn cấp giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài sản xuất Coke. Lý do cho
lựa chọn này là công ty muốn bảo vệ công thức sản xuất Coke. Trong những năm 1960,
Coca-Cola đóng cửa nhà máy tại Ấn Độ do chính phủ Ấn Độ gây áp lực bắt công ty phải
tiết lộ công thức Coke. Lall và Streeten (1977) cho rằng vấn đề ưu tiên của MNC không
chỉ xuất phát từ việc nhiều lợi thế hay tài sản vô hình không thể bán được cho công ty
khác, mà còn do chúng thuộc về nội tại vốn có của công ty hoặc do việc xác định, định
giá và chuyển giao chúng rất khó khăn thậm chí bất khả thi. Những tài sản vô hình mà
MNC muốn cũng không thể bán được bao gồm khả năng tổ chức và quản lý, kinh nghiệm
và tinh thần của ban quản trị, vị thế trên thị trường tài chính, và mối quan hệ với các cơ
quan và doanh nghiệp khác (Lall và Streeten, 1977, trang 36).
Chính những lợi thế đặc thù của doanh nghiệp là lý do giúp một doanh nghiệp có
thể cạnh tranh thành công tại thị trường nước ngoài. Cách tiếp cận này được Graham và
Krugman (1991) sử dụng để giải thích sự tăng trưởng FDI tại Mỹ. Tuy nhiên có một vấn
đề với phương pháp này đó là nó không lý giải được tại sao doanh nghiệp không tận dụng
lợi thế của mình bằng cách sản xuất ở trong nước rồi xuất ra nước ngoài thay vì FDI.
Theo Kindleberger, các doanh nghiệp sẽ thiên về FDI hơn xuất khẩu nếu họ vận hành với
chi phí tối thiểu tại quê nhà, trong trường hợp đó, gia tăng sản xuất cho xuất khẩu sẽ làm
gia tăng chi phí. Thêm vào đó, chi phí sản xuất tại nước ngoài có thể thấp hơn nhờ nguồn
nguyên liệu thô rẻ, mạng lưới vận tải hiệu quả, kỹ năng quản lý tốt, công nghệ phi thị
trường, và đầu tư trọng yếu vào R&D tại quê nhà.
Aharoni (1966) có ý tưởng khác cho câu hỏi này dựa trên lý thuyết hành vi của
doanh nghiệp (đề xuất bởi Cyert và March, 1963). Aharoni lập luận rằng ba yếu tố tác
động tới quyết định đầu tư ban đầu là tính bất ổn, thông tin và sự cam kết. Tính bất ổn
thường bị phóng đại, khi đó một số động cơ khởi đầu (như lo ngại đánh mất thị trường)
sẽ dẫn tới quyết định thực hiện FDI. Điều này khiến doanh nghiệp phải tìm kiếm thông
32
tin liên quan tới việc thẩm định dự án. Một khi nhà điều hành kinh doanh đã dành thời
gian và nỗ lực cho dự án, và nếu nó hứa hẹn, thì họ sẽ cam kết thực hiện nó.
Trong khi giả thuyết tổ chức ngành giải thích được lý do doanh nghiệp đầu tư ra
nước ngoài, nó lại không lý giải được tại sao doanh nghiệp chọn đầu tư vào quốc gia A
thay vì quốc gia B. Chúng ta sẽ xem xét sơ lược về giả thuyết định vị để tìm ra câu trả
lời.
2.2. Giả thuyết nội hóa
Theo giả thuyết nội hóa, FDI nảy sinh từ việc doanh nghiệp nỗ lực thay thế giao
dịch thị trường bằng giao dịch nội bộ. Đây là ý tưởng được phát triển dựa trên lập luận
của Coase (1937) rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thị trường bằng cách thành
lập công ty con. Ví dụ, nếu gặp những vấn đề khi mua dầu trên thị trường, doanh nghiệp
có thể quyết định mua một nhà máy lọc dầu nước ngoài. Những vấn đề ở đây nảy sinh từ
sự không hoàn hảo và thất bại của thị trường hàng hóa trung gian, bao gồm vốn nhân lực,
tri thức, marketing và chuyên môn quản lý. Lợi ích của nội hóa là tránh được độ trễ về
thời gian và giải quyết được tính bất ổn. Động cơ chính của nội hóa thực chất là sự hiện
diện của các yếu tố ngoại trên thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố. Buckley và
Casson (1976) cho rằng nếu các thị trường hàng hóa trung gian không hoàn hảo, doanh
nghiệp được khuyến khích bỏ qua chúng bằng cách tạo lập thị trường nội bộ, nhờ vậy mà
các hoạt động được kết nối bởi thị trường sẽ nằm dưới một sự sở hữu và kiểm soát chung.
Nội hóa thị trường xuyên biên giới đưa tới FDI và quá trình này tiếp tục cho đến khi lợi
ích biên bằng với chi phí biên.
Giả thuyết nội hóa giải thích tại sao công ty ưu tiên FDI hơn xuất khẩu và nhập
khẩu từ nước ngoài. Nó cũng giải thích lý do công ty né tránh hình thức cấp giấy phép.
Do độ trễ thời gian và chi phí giao dịch thị trường, doanh nghiệp thay thế một số chức
năng thị trường bằng qui trình nội bộ với các giao dịch nội bộ. Thêm vào đó, quá trình
nội hóa loại bỏ tính bất ổn. Ví dụ, một doanh nghiệp thép có thể phải đối mặt với nguồn
cung không ổn định và chi phí giao dịch lớn do phải mua quặng sắt trên thị trường mở, có
thể là từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Khi doanh nghiệp mua lại một công ty
khai thác mỏ nước ngoài, quá trình nội hóa thị trường liên quan đến cả hoạt động mua
quặng sắt và giao nhận giúp loại bỏ được tính bất ổn.
Giả thuyết nội hóa đôi khi đại diện cho lý thuyết tổng quát về FDI, trong khi các lý
thuyết khác đóng vai trò bổ trợ cho lý thuyết về nội hóa. Petrochilos (1989) cho rằng
trong khi MNC rõ ràng bỏ qua thị trường sản phẩm trung gian thông qua FDI, thì động cơ
của nội hóa chưa chắc đã bắt nguồn từ tính không hiệu quả của thị trường bên ngoài xét
về khía cạnh chi phí giao dịch cao, độ trễ dài, hay bất cứ khía cạnh nào khác. Petrochilos
còn đề xuất thêm một động cơ rằng công ty muốn duy trì độc quyền sử dụng các cải tiến
được tạo ra bởi bỗ lực nghiên cứu và phát triển của mình. Buckley và Casson (2000a) đã
giới thiệu cái họ gọi là “giả thuyết mở rộng về nội hóa” bằng cách cung cấp một mô hình
giải thích cho sự biến đổi trong cách thức thâm nhập.
Tuy vậy, có hai vấn đề với giả thuyết nội hóa. Thứ nhất, Rugman (1980) cho rằng
giả thuyết quá chung chung mà không có nội dung thực nghiệm. Thứ hai, Buckley (1988)
cho rằng không thể kiểm chứng giả thuyết một cách trực tiếp. Kiểm định thống kê buộc
phải dựa trên những giả định đơn giản hóa và đưa tới kết luận rằng quá trình nội hóa tập
trung tại các ngành có tỷ lệ chi phí R&D tương đối cao (xem ví dụ: Buckley và Casson,
1976). Tuy nhiên, chứng cứ chỉ ra rằng hình mẫu FDI tại nhiều quốc gia phù hợp với giả
33
thuyết này. Martin (1991) đã tìm ra chứng cứ cho tác động của chi phí giao dịch đến FDI
tại Mỹ.
2.3. Giả thuyết định vị
Theo giả thuyết này, FDI tồn tại nhờ quốc tế hóa tính bất biến của một số nhân tố
sản xuất, như lao động và tài nguyên thiên nhiên. Tính bất biến tạo ra sự khác biệt trong
chi phí của các nhân tố sản xuất giữa các khu vực. Horst (1972b) đã sử dụng giả thuyết
này để giải thích cho FDI của Mỹ tại Canada.
Một hình thái của sự khác biệt này là lợi thế của khu vực có mức lương thấp. Do
đó, tương quan mức lương tại quốc gia nhận đầu tư so mức lương với tại quê nhà là một
yếu tố quyết định tới FDI. Đó là lý do tại sao các quốc gia như Ấn Độ thu hút các hoạt
động sản xuất yêu cầu số lượng lao động lớn (ví dụ sản xuất giầy và dệt may) từ những
quốc gia có mức lương cao. Nó cũng giải thích tại sao những MNC muốn thiết lập cơ sở
sản xuất tại Bắc Mỹ lại chọn Mexico chứ không phải Canada. Dĩ nhiên mức lương cao có
thể biểu thị cho chất lượng nhân công cao, trong trường hợp đó không có mối liên hệ
giữa FDI và mức lương thấp. Ví dụ, các hoạt động như tài chính ngân hàng và R&D
không thể di dời sang các quốc gia mà trả lương thấp cho những người làm việc trong các
lĩnh vực này. Vấn đề ở trong trường hợp này là chất lượng nhân công (xem ví dụ:
Wheeler và Mody, 1990). Phải lưu ý rằng chênh lệch năng suất lao động giữa các quốc
gia có thể lớn và việc chỉ xem xét mức lương sẽ là không đủ tin cậy. Petrochilos (1989)
chỉ ra rằng chênh lệch năng suất lao động giữa các quốc gia có thể lý giải một phần
nguyên nhân một lượng lớn FDI vẫn đi vào các nước công nghiệp có mức lương cao. Sau
tất cả, một nhà đầu tư vẫn có thể chọn Canada thay vì Mexico.
Chứng cứ cho giả thuyết nhân công rẻ thu hút FDI khá hỗn hợp. Ví dụ, theo
Forsyth (1972) chứng cứ từ báo cáo khảo sát là mờ nhạt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu
theo chuỗi thời gian lại có kết quả tốt. Ví dụ, Riedel (1975) phát hiện rằng chi phí lương
tương đối thấp là một trong những yếu tố quyết định tới FDI phục vụ xuất khẩu tại Đài
Loan. Goldberg (1972), Saunders (1983), Schneider và Frey (1985), Culem (1988) và
Moore (1993) phát hiện rằng khi mức lương tại quốc gia nhận đầu tư tăng lên (mức lương
tại quốc gia đi đầu tư không đổi) sẽ làm giảm dòng vốn FDI. Love và Lage-Hidalgo
(2000) đã nghiên cứu liệu dòng FDI từ Mỹ sang Mexico được quyết định bởi hiệu ứng
nhân công rẻ từ chương trình công nghiệp hóa Maquiladora (đặt tại biên giới Mỹ và
Mexico) hay bản thân thị trường Mexico là yếu tố thu hút FDI. Họ phát hiện ra rằng
chính chênh lệch chi phí nhân công thực giữa Mỹ và Mexico có tác động đáng kể tới
dòng FDI từ nước này sang nước khác. Điều này ủng hộ cho giả thuyết nhân công rẻ. Mặt
khác, các nhà nghiên cứu khác cho thấy không có tác động đáng kể thậm chí hiệu ứng
ngược. Các nhà nghiên cứu này bao gồm Nankani (1979), Kravis và Lipsey (1982), và
Wheeler và Mody (1990). Yang và các đồng sự (2000) cũng tìm ra kết quả tương tự khi
sử dụng dữ liệu tại Australia. Cushman (1987), Culem (1988), Lucas (1993), Pain (1993),
Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero (1994), Klein và Rosengren (1994), Wang và Swan
(1995), và Barrell và Pain (1996) đã cung cấp một căn cứ khác biểu thị rằng chi phí trên
một đơn vị lao động càng cao thì dòng FDI ra càng cao và dòng vào càng thấp.
Lucas (1993) đã trình bày một lý giải hợp lý cho mối tương quan nghịch chiều
giữa FDI và mức lương. Lucas chỉ ra rằng khi mức lương tại quốc gia nhận đầu tư tăng
lên đồng nghĩa với chi phí sản xuất tăng, dẫn tới sản xuất giảm và làm giảm FDI. Tuy
nhiên, mức lương tăng làm thay đổi tương quan giá cả của các yếu tố sản xuất, dẫn tới sự
chuyển dịch sang các phương pháp yêu cầu nhiều vốn, và kéo theo việc cần nhiều FDI.
Yang và các đồng sự (2000, trang 47) có cách lý giải khác dựa trên sự thay đổi năng suất.
34
Họ cho rằng khi thị trường không hoàn hảo, sự gia tăng năng suất có thể không được
phản ánh đầy đủ qua lao động, trong trường hợp đó mức lương sẽ không tăng theo năng
suất. Vì vậy, mức lương tăng có thể đi kèm với chi phí nhân công giảm (nghĩa là tiền
lương được điều chỉnh theo sự thay đổi trong năng suất). Nếu chi phí nhân công giảm thu
hút FDI đồng nghĩa với việc FDI và mức lương tỷ lệ nghịch với nhau.
Một yếu tố khác thuộc về thị trường lao động cũng có tác động ngược chiều tới
luồng FDI là tranh chấp lao động. Tác động trái chiều của tranh chấp lao động tới FDI sẽ
phụ thuộc vào hai đặc điểm: phạm vi tác động và tính nghiêm trọng. Moore (1993) và
Tcha (1998) thử nghiệm với các biến số đại diện tranh chấp và đưa ra kết luận sau: trong
khi Tcha phát hiện một số chứng cứ ủng hộ cho ý nghĩa quyết định của yếu tố này tới
dòng vốn FDI ra khỏi Hàn Quốc, thì Moore (sử dụng dữ liệu tại Đức) có một phát hiện
bất ngờ về việc FDI có mối liên hệ thuận chiều với tính nghiêm trọng của các cuộc biểu
tình (được đo lường bằng số lượng nhân công có liên quan). Yang và các đồng sự (2000)
cũng tìm thấy kết quả tương tự cho Australia, sử dụng số ngày làm việc mất đi, giải thích
phát hiện bất ngờ này dựa trên sự thay đổi năng suất và giá yếu tố, thứ được dùng để lý
giải về tương quan trái chiều giữa FDI và mức lương.
Dĩ nhiên có một yếu tố có liên quan là mức độ tổ chức công đoàn tại quốc gia
nhận đầu tư. Tất nhiên MNC sẽ thích những thị trường lao động linh hoạt phi công đoàn
và khi tổ chức công đoàn xuất hiện, quá trình thương lượng lương phi tập trung sẽ được
ưa thích hơn thương lượng lương tập trung. Ý tưởng cơ bản là tổ chức công đoàn làm
tăng chi phí nhân công. Trên thực tế, đó là ý tưởng được sử dụng để ủng hộ đạo luật hạn
chế sức mạnh của công đoàn, và dỡ bỏ hạn chế về quyền thương lượng tại các quốc gia
công nghiệp công đoàn hóa cao. Đáng tiếc, sự tương tác giữa công đoàn hóa thị trường
lao động và FDI nhận được rất ít sự quan tâm vì hai vấn đề này được nghiên cứu riêng rẽ.
Tuy vậy vẫn có ngoại lệ. Zhao (1995, 1998) đã chứng minh làm thế nào để tạo ra dòng
FDI chéo giữa hai quốc gia với thị trường sản phẩm cạnh tranh không hoàn hảo và thị
trường lao động được công đoàn hóa. Naylor và Santoni (1998) phân tích tác động của
sức mạnh công đoàn và khả năng thay thế sản phẩm tới FDI. Trái ngược với suy luận
thông thường, Leahy và Montagna (2000b) chỉ ra rằng khi không có thuế hoặc trợ cấp,
MNC ít thiết lập cơ chế tiền lương phi tập trung hơn cơ chế tập trung tại quốc gia nhận
đầu tư bất chấp thực tế là cơ chế tập trung thường mang lại mức lương cao hơn.
Lợi thế định vị không chỉ dưới dạng mức lương thấp mà còn có thể áp dụng cho
các yếu tố sản xuất khác. Ví dụ, một doanh nghiệp tiến hành FDI dưới dạng mua nhà máy
tại nước ngoài nơi mà có nguồn thủy điện rẻ hơn. Tương tự, một doanh nghiệp có thể
định vị gần mỏ đồng tại nước nhận đầu tư nếu đồng là một đầu vào quan trọng của quá
trình sản xuất. Đây cũng là lợi thế định vị vì doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi
phí vận chuyển đồng từ nơi sản xuất tới nơi sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tránh
được những chậm trễ trong quá trình vận chuyển đồng (liên quan tới thời gian vận
chuyển và các thủ tục hành chính có liên quan). Nhìn chung, giả thuyết định vị nhấn
mạnh ý nghĩa của những hạn chế không tránh khỏi từ phía chính phủ, chẳng hạn như rào
cản thương mại.
Vốn có thể là một yếu tố sản xuất cơ bản, đặc biệt nếu thị trường vốn được phân
đoạn. Ý tưởng ở đây là dòng FDI sẽ chảy vào quốc gia có chi phí vốn thấp. Ví dụ, Love
và Lage-Hidalgo (2000) khi giải thích dòng FDI từ Mỹ sang Mexico đã sử dụng biến giải
thích là chênh lệch giữa chi phí vốn tại Mỹ và Mexico. Một kết quả trái ngược chỉ ra rằng
tác động của chênh lệch chi phí vốn đi theo chiều ngược lại với những dự đoán theo lý
thuyết.
35
2.4. Lý thuyết chiết trung
Lý thuyết chiết trung được Dunning (1997,1979,1988) phát triển bằng cách tích
hợp giả thuyết tổ chức ngành, giả thuyết nội hóa và giả thuyết định vị nhưng không tập
trung vào mối liện hệ giữa ba giả thuyết này. Lý thuyết chiết trung nhằm trả lời các câu
hỏi sau. Thứ nhất, nếu tồn tại một cầu hàng hóa cụ thể tại một quốc gia nhất định, tại sao
nó không được đáp ứng đủ từ các doanh nghiệp nội địa hay từ xuất khẩu của các doanh
nghiệp nước ngoài.
Và thứ hai, giả sử một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, tại sao nó
không tiến hành qua các kênh khác? Các kênh thay thế bao gồm: (i) sản xuất trong nước
rồi xuất ra nước ngoài; (ii) mở rộng sang dây chuyền kinh doanh mới ở trong nước; (iii)
đầu tư gián tiếp tại nước ngoài; và (iv) cấp giấy phép công nghệ cho doanh nghiệp nước
ngoài thực hiện sản xuất. Câu trả lời là công ty con tại nước ngoài có thể cạnh tranh hơn
các nhà cung cấp tiềm năng khác trên thị trường nước ngoài, và rằng FDI sinh lời cao
hơn so với các hình thức mở rộng khác. Một câu hỏi khác nảy sinh đó là tại sao lại có
trường hợp này? Lý thuyết chiết trung cố gắng trả lời các câu hỏi này.
Theo lý thuyết chiết trung, nếu một doanh nghiệp tiến hành FDI phải thỏa mãn ba
điều kiện. Thứ nhất, doanh nghiệp phải có lợi thế tương đối so với các doanh nghiệp khác
từ việc sở hữu một số tài sản vô hình. Chúng được gọi là lợi thế sở hữu, bao gồm bản
quyền công nghệ, sức mạnh và quy mô độc quyền, quyền tiếp cận nguyên liệu thô, và
tiếp cận tài chính với chi phí rẻ. Thứ hai, sử dụng các lợi thế này phải mang lại nhiều lợi
ích hơn là bán hay cho thuê. Đó là lợi thế của việc nội hóa, biểu thị cho việc lựa chọn
giữa mở rộng trong nội bộ công ty hay bán các quyền để mở rộng cho các công ty khác.
Thứ ba, kết hợp các lợi thế này với ít nhất một vài yếu tố đầu vào ở nước ngoài phải
mang lại lợi ích lớn hơn. Nếu không đáp ứng được điều kiện này thì công ty nên chọn
xuất khẩu. Đó là lợi thế vị trí, trả lời cho câu hỏi liệu công ty nên mở rộng trong nước hay
nước ngoài.
Bây giờ chúng ta sẽ xem lý thuyết chiết trung giải thích FDI như thế nào. Giả sử
tồn tại cầu cho một hàng hóa nhất định mà trong đó một công ty nội địa có lợi thế sở hữu.
Điều sẽ xảy ra phụ thuộc vào lợi thế nội hóa và lợi thế vị trí. Sau đây là một số khả năng:
1. Nếu nội hóa không tạo thêm lợi ích, công ty sẽ cấp giấy phép sử dụng lợi thế sở
hữu của mình cho công ty khác, đặc biệt nếu yếu tố vị trí ủng hộ mở rộng tại nước
ngoài.
2. Nếu nội hóa tạo thêm lợi ích và yếu tố vị trí ủng hộ mở rộng trong nước, thì công
ty sẽ mở rộng trong nước và xuất khẩu.
3. Nếu nội hóa tạo thêm lợi ích và yếu tố vị trí ủng hộ mở rộng tại nước ngoài, thì
công ty sẽ tiến hành FDI và trở thành MNC.
Lý thuyết chiết trung cho rằng tất cả các hình thức FDI đều có thể được giải thích
theo những điều kiện của nó. Những lợi thế nảy sinh từ sở hữu, nội hóa và vị trí có thể
thay đổi qua thời gian. Và phải chấp nhận rằng nếu các đặc trưng quốc gia là yếu tố quyết
định FDI thì việc tổng quát hóa kinh nghiệm từ một quốc gia này cho các quốc gia khác
là vô giá trị.
Casson (1990) dường như cũng có suy nghĩ tương đồng khi đưa ra “lý thuyết tích
hợp về FDI”. Đây là kết quả của việc tích hợp lý thuyết quốc tế hóa thị trường vốn, lý
thuyết doanh nghiệp và lý thuyết thương mại. Ông cho rằng việc tích hợp lý thuyết quốc
tế hóa thị trường vốn với lý thuyết doanh nghiệp là khá minh bạch và cũng cho rằng việc
tích hợp lý thuyết quốc tế hóa thị trường vốn với lý thuyết thương mại là không vi phạm
36
nguyên tắc. Tuy nhiên việc tích hợp lý thuyết doanh nghiệp với lý thuyết thương mại lại
gặp vấn đề. Theo Casson, việc tích hợp ba lý thuyết giúp trả lời hàng loạt các câu hỏi về
FDI.
2.5. Giả thuyết về vòng đời sản phẩm
Giả thuyết này được Vernon (1966) phát triển nhằm giải thích sự mở rộng của các
MNC Mỹ sau thế chiến thứ hai. Theo giả thuyết này, ‘sản phẩm trải qua một chu kỳ khởi
đầu, tăng trưởng, chững lại và suy thoái – một chu trình tương ứng với quá trình giới
thiệu, mở rộng, trưởng thành và lão hóa’ (Vernon, 1971). Petrochilos (1989) cho rằng giả
thuyết này rất hữu ích vì nó đưa tới cách diễn đạt khác về FDI, đặc biệt là các sản phẩm
chế tạo với đặc trưng là công nghệ tiên tiến và cầu co dãn lớn với thu nhập.
Giả thuyết này đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện FDI tại một giai đoạn nhất định của
vòng đời sản phẩm mà sản xuất ban đầu dựa trên sự cải tiến. Các giai đoạn này bao gồm:
1. Sản xuất ban đầu được tiến hành trong nước, gần với khách hàng và do nhu cầu
phối hợp hiệu quả gữa R&D và các đơn vị sản xuất. Trong giai đoạn này của vòng
đời sản phẩm, cầu của sản phẩm mới không co giãn với giá vì vậy doanh nghiệp
cải tiến có thể đặt mức giá tương đối cao. Qua thời gian, sản phẩm được cải thiện
dựa trên những phản hồi từ khách hàng. Đến thời điểm đó, cầu xuất phát từ lượng
khách hàng trong nước.
2. Giai đoạn thứ hai đánh dấu bằng sự mở rộng và xuất khẩu sản phẩm sang các quốc
gia có mức thu nhập cao kế tiếp do nảy sinh lượng cầu tại các quốc gia đã phát
triển. Khi lượng cầu tiếp tục tăng và xuất hiện cạnh tranh, doanh nghiệp cải tiến
tận dụng xuất khẩu sang các quốc gia này để đáp ứng nhu cấu bản địa. Tại giai
đoạn này, quốc gia gốc là bên xuất khẩu ròng còn nước ngoài là bên nhập khẩu
ròng.
3. Giai đoạn thứ ba đặc trưng bởi sản phẩm và quy trình sản xuất được chuẩn hóa
hoàn toàn vì vậy doanh nghiệp cải tiến không còn sở hữu độc quyền nữa. Ở giai
đoạn này, cạnh tranh về giá từ các nhà sản xuất khác thúc đẩy doanh nghiệp cải
tiến đầu tư vào các quốc gia đang phát triển, tìm kiếm lợi thế chi phí. Quốc gia gốc
bắt đầu nhập khẩu sản phẩm từ cả các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước
ngoài đặt tại nước ngoài. Quốc gia gốc trở thành bên nhập khẩu ròng còn nước
ngoài trở thành bên xuất khẩu ròng.
Do vậy, FDI diễn ra vì chi phí sản xuất trở thành một yếu tố quan trọng, trong
trường hợp khi mà các sản phẩm đạt tới sự trưởng thành và chuẩn hóa. Vì thế FDI là một
bước phòng thủ để bảo toàn vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước nhưng đối thủ
trong nước và nước ngoài. Đồ thị 2.1 thể hiện mô hình sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu và
nhập khẩu ứng với vòng đời của sản phẩm theo thời gian.
37
Quốc gia gốc
Q
Nhập khẩu
Sản xuất
Xuất khẩu
Tiêu dùng
t
Nước ngoài
Q
Tiêu dùng
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Sản xuất
t
Đồ thị 2.1: Sản xuất và tiêu dùng trong vòng đời sản phẩm
Giả thuyết vòng đời sản phẩm dự đoán rằng các quốc gia đầu tiên xuất hiện sản
phẩm cải tiến sẽ chuyển dần từ xuất khẩu sang nhập khẩu theo thời gian. Dự đoán này
phù hợp với mô hình thay đổi năng động quan sát được ở nhiều sản phẩm. Ví dụ: máy
tính cá nhân được các công ty Mỹ phát triên đầu tiên (chẳng hạn như IBM và Apple
Computers) và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Khi máy tính cá nhân trở nên chuẩn
hóa, Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu ròng từ các nhà sản xuất Nhật Bản, Hàn Quốc và
Đài Loan. Bên xuất khẩu bao gồm các công ty nước ngoài và các công ty con của Mỹ đặt
tại các quốc gia trên.
Agarwal (1980) mô tả một số nghiên cứu bổ trợ cho giả thuyết này. Gruber và
đồng sự (1967) phát hiện ra sự liên kết chặt chẽ giữa một bên là khuynh hướng phát minh
sản phẩm mới, hoạt động xuất khẩu, FDI, tỷ lệ sản phẩm nội địa trên xuất khẩu và bên
khác là chi phí R&D của các ngành công nghiệp Mỹ. Sự kết hợp giữa tỷ lệ sản phẩm nội
địa trên xuất khẩu và chi phí R&D được coi là một tiêu chí cho việc FDI thay thế xuất
khẩu tại quốc gia nhận đầu tư trong giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm. Horst (1972b)
đã tiến hành một phân tích tương tự cho xuất khẩu và FDI của Mỹ sang Canada. Ông
phát hiện rằng cường độ công nghệ của ngành công nghiệp chế tạo Mỹ liên hệ mật thiết
với tổng lượng xuất khẩu của ngành sang Canada cộng với doanh số các công ty con tại
Canada hơn là với từng yếu tố xuất khẩu và doanh số riêng lẻ.
38
Đáng chú ý là giả thuyết ban đầu của Vernon được phát triển vào năm 1960, khi
Mỹ chính là đầu tàu trong nghiên cứu phát triển và cải tiến sản phẩm. Hiện nay, cải tiến
sản phẩm đã diễn ra ngoài nước Mỹ, và sản phẩm mới được giới thiệu đồng thời tại nhiều
quốc gia tiên tiến. Vì vậy, cơ sở sản xuất có thể đặt tại nhiều quốc gia ngay từ ban đầu, và
quá trình quốc tế hóa hệ thống sản xuất trở nên quá phức tạp để có thể lý giải bằng phiên
bản đơn giản của giả thuyết vòng đời sản phẩm.Vernon (1979) lưu ý rằng do khoảng cách
thu nhập và công nghệ giữa Mỹ và các nền công nghiệp khác bị thu hẹp, giả thuyết vòng
đời sản phẩm dạng giản đơn trở nên thiếu hợp lý. Đó là nguyên nhân giả thuyết được mở
rộng để xét thêm chi phí lao động và các yếu tố chi phí khác, nhằm ứng dụng chung cho
FDI của tất cả các nước phát triển. Ví dụ, Hirsch (1976) đã tổng quát hóa mô hình để mối
quan hệ tuần tự cứng nhắc giữa cải tiến sản phẩm, xuất khẩu và FDI là không còn cần
thiết. Thêm vào đó, Vernon (1974, 1977) đã xem xét lại giả thuyết dựa trên những vấn đề
suy thoái của MNC, thứ có thể thuộc về quá trình cải tiến, trưởng thành hoặc thoái hóa
độc quyền nhóm.
Phải thừa nhận một điều rằng tính ứng dụng của giả thuyết vòng đời sản phẩm là
hạn chế đối với các ngành công nghệ cao (Solomon, 1978) và làm đơn giản hóa quá trình
ra quyết định của doanh nghiệp (Buckley và Casson, 1976). Tuy nhiên lưu ý rằng giả
thuyết này chỉ dựa trên kinh nghiệm của Mỹ, và hữa ích khi lý giải sự trương tác giữa sản
xuất, xuất khẩu và FDI trong những năm 1950 và 1960.
2.6. Giả thuyết về phản ứng độc quyền nhóm
Knickerbocker (1973) cho rằng trong môi trường độc quyền nhóm, khi một doanh
nghiệp tiến hành FDI có thể khiến cho các doanh nghiệp dẫn đầu khác trong ngành tiến
hành theo với nỗ lực bảo toàn thị phần của mình. Kreinin và đồng sự (1999) khi đánh giá
về động cơ của dòng FDI ra khỏi Nhật Bản đã kết luận rằng “bảo vệ thị phần chính là
động cơ nổi bật cho FDI”. Xét cho cùng, các doanh nghiệp thường thuộc về các ngành
độc quyền cạnh tranh hoặc độc quyền nhóm ở trong nước, là nơi tốt hơn và có đủ động
lực cần thiết để cam kết nguồn lực cho R&D. Lall và Streeten (1977) cho rằng cấu trúc
độc quyền nhóm và trạng thái cân bằng đã khiến cho không thành viên nào có thể bỏ qua
động thái của các thành viên khác. Ví dụ, việc một doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất ở
nước ngoài có thể coi là một mối đe dọa khiến các đối thủ phải có động thái phản ứng.
Động thái đầu tiên có thể do chính phủ hoặc ai khác xúi giục, nhưng như Lall và Streeten
lập luận, những hành động tiếp theo không thể diễn tả dưới dạng hành vi tối đa hóa lợi
nhuận của một doanh nghiệp riêng lẻ độc lập với của các đối thủ cạnh tranh. Lall và
Streeten cho rằng kiểu hành vi này phù hợp với quan điểm Marxist về quốc tế hóa chủ
nghĩa tư bản của Magdoff (1972) và Barratt-Brown (1974), đó là “cuộc chiến toàn cầu
giữa những doanh nghiệp khổng lồ ngày càng phát triển thì quy mô hoạt động của những
doanh nghiệp này càng tiếp tục mở rộng”. Vernon (1974) đưa ra thảo luận về ba kiểu độc
quyền nhóm (cải tiến, trưởng thành và suy thoái) và những áp lực khiến doanh nghiệp lo
ngại từ chúng.
Knickerbocker (1973) cho rằng phản ứng độc quyền nhóm gia tăng cùng với mức
độ tập trung và suy giảm theo sự đa dạng hóa sản phẩm. Dựa trên cơ sở dữ liệu FDI
ngành chế tạo tại 187 MNC của Mỹ, ông phát hiện ra rằng các doanh nghiệp độc quyền
nhóm cố gắng đối phó lại với bất cứ lợi thế nào mà doanh nghiệp đầu tiên có thể thu
được thông qua FDI bằng cách thực hiện FDI của riêng mình nhằm duy trì sức cạnh tranh
cân bằng. Ông kết luận rằng nâng cao tập trung ngành làm tăng phản ứng độc quyền
nhóm đối với FDI, trừ khi mức độ tập trung là rất cao. Ông cũng tìm ra rằng lợi nhuận
của FDI tỷ lệ thuận với mức độ tập trung thâm nhập và mức độ tập trung thâm nhập lại tỷ
39
lệ nghịch với tính đa dạng sản phẩm. Flowers (1975) cũng đã kiểm chứng giả thuyết này
dựa trên FDI từ Canada và Châu Âu vào Mỹ. Ông phát hiện mối tương quan dương giữa
mức độ tập trung của FDI vào Mỹ với mức độ tập trung tại quốc gia đi đầu tư.
Agarwal (1980) cho rằng hàm ý của giả thuyết phản ứng độc quyền nhóm là quá
trình FDI là tự giới hạn, do mỗi sự xâm lấn của một thị trường trong nước lại khiến cạnh
tranh tăng lên và cường độ phản ứng độc quyền nhóm giảm xuống. Tuy nhiên hàm ý này
mâu thuẫn với thực tế. Sự gia tăng cạnh tranh làm tăng cạnh tranh trong nhiều ngành
nghề nhưng sự gia tăng này không dẫn tới sự suy giảm tương ứng trong FDI. Giả thuyết
này cũng thất bại trong việc xác định các yếu tố thúc đẩy đầu tư ban đầu. Yu và Ito
(1988) cho rằng các doanh nghiệp trong ngành độc quyền nhóm không chỉ quan tâm đến
hành vi của đối thủ cạnh tranh mà còn quan tâm tới những yếu tố kinh tế tương tự như
các doanh nghiệp trong một ngành cạnh tranh.
3. CÁC LÝ THUYẾT KHÁC VỀ FDI
Chúng ta sẽ đi thảo luận lần lượt bốn giả thuyết sau: (i) giả thuyết tài trợ nội bộ;
(ii) giả thuyết khu vực tiền tệ; (iii) giả thuyết đa dạng hóa với rào cản về dòng vốn quốc
tế; và (iv) giả thuyết Kojima.
3.1. Giả thuyết tài trợ nội bộ
Trong giả thuyết này, tài trợ nội bộ chỉ việc MNC tận dụng lợi nhuận tạo ra từ một
công ty con để tài trợ cho việc mở rộng FDI tại quốc gia mà công ty con đó hoạt động.
Dựa trên giả thuyết về “thu nhập của con bạc” của Barlow và Wender (1955), giả thuyết
này giả định rằng MNC chỉ cam kết một nguồn lực vừa phải cho hoạt động đầu tư trực
tiếp ban đầu, trong khi những sự mở rộng tiếp theo được tài trợ bằng việc tái đầu tư lợi
nhuận thu được từ các hoạt động tại quốc gia nhận đầu tư. Điều này cho thấy mối quan
hệ tỷ lệ thuận giữa dòng tiền nội bộ và số tiền đầu tư. Mối quan hệ này hợp lý vì chi phí
tài trợ nội bộ là thấp hơn. Theo Froot và Stein (1991), nguyên nhân khiến tài trợ từ bên
ngoài đắt đỏ hơn tài trợ nội bộ là do những khiếm khuyết thông tin tại thị trường vốn.
Giả thuyết này trở nên phù hợp hơn khi giải thích FDI tại các quốc gia đang phát triển vì
(ít nhất) hai lý do: (i) những hạn chế trong di chuyển vốn; và (ii) thị trường tài chính sơ
khai và kém hiệu quả.
Dựa vào thuế, Hartman (1985) đưa ra cách lý giải tại sao MNC ưa thích tài trợ nội
bộ. Ông lập luận rằng do lợi nhuận từ các công ty con chuyển về thường làm phát sinh
nghĩa vụ thuế tại quê nhà, thuế thu nhập có thể ảnh hưởng tới FDI theo nhiều cách phụ
thuộc vào yêu cầu chuyển giao vốn từ công ty con tới MNC. Vì vậy một doanh nghiệp
nên tận dụng hết mức có thể nguồn thu nhập nước ngoài để tài trợ FDI. Kết quả là,
Hartman chỉ ra sự khác biệt giữa dự án (hoặc hoạt động, hoặc công ty con) nước ngoài
trưởng thành và chưa trưởng thành, dự án chưa trưởng thành phụ thuộc vào tài trợ của
MNC mà không chuyển tiền về nước.
Một số nhà kinh tế đã kiểm chứng giả thuyết này. Steven (1969) đã kiểm chứng
dựa trên một mẫu gồm 71 công ty con tại nước ngoài của Mỹ và đã không tìm thấy chứng
cứ ủng hộ giả thuyết. Severn (1972) đã sử dụng dữ liệu của 68 công ty và kết luận rằng
vốn tạo ra từ nội bộ được phân bổ giữa công ty mẹ và công ty con theo cách nhằm tối đã
hóa lợi nhuận từ quan điểm tổng thể. Mặt khác, Brash (1966), Safarian (1969), Kwack
(1972) và Hoelsher (1975) đã tìm thấy chứng cứ ủng hộ. Ví dụ, Brash đưa ra kết luận
rằng nguồn vốn quan trọng nhất cho mở rộng là lợi nhuận không chia và dự trữ giảm giá.
Ngoài ra cũng có một số chứng cứ dựa trên khảo sát. Dựa vào phỏng vấn. Stobaugh
(1970) kết luận rằng hành vi đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ ủng hộ giả thuyết này.
40
Cũng dựa trên các cuộc phỏng vấn, Reuber và đồng sự (1973) cho rằng nên phân biệt
giữa dòng tiền của toàn bộ doanh nghiệp và dòng tiền của một mình công ty con. Họ phát
hiện rằng dòng tiền của công ty con có tác động tới kinh phí đầu tư mới, đặc biệt nếu việc
chuyển lợi nhuận về nước bị hạn chế. Agarwal (1980) kết luận rằng có những bằng
chứng thực nghiệm ủng hộ giả thuyết này ở khía cạnh FDI được xác định một phần dựa
trên nguồn vốn nội bộ của công ty con.
3.2. Giả thuyết khu vực tiền tệ và tác động của tỷ giá
Aliber (1970, 1971) đưa ra giả thuyết để giải thích FDI dựa trên sức mạnh tương
đối của các đồng tiền. Giả thuyết giả định rằng các doanh nghiệp tại quốc gia có đồng
tiền mạnh thường có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp tại quốc
gia có đồng tiền yếu thường không có xu hướng này. Nói cách khác, các quốc gia có
đồng tiền mạnh thường là nguồn cung FDI, trong khi các quốc gia với đồng tiền yếu
thường là nơi nhận FDI. Giả thuyết này dựa trên mối quan hệ trên thị trường vốn, rủi ro
tỷ giá, và ưu tiên thị trường trong việc nắm giữ các tài sản ghi bằng đồng tiền mạnh.
Aliber lập luận rằng dựa trên danh tiếng, một MNC tại khu vực tiền tệ mạnh có khả năng
vay tại quốc gia có đồng tiền yếu với lãi suất thấp hơn các doanh nghiệp địa phương. Về
bản chất, giả định quan trọng là tồn tại những khuynh hướng trên thị trường vốn, những
khuynh hướng này nảy sinh do dòng thu nhập tại quốc gia với đồng tiền yếu có mối liên
hệ với rủi ro tỷ giá. Vì vậy, tồn tại quan điểm rằng doanh nghiệp với đồng tiền mạnh có
thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả hơn.
Giả thuyết của Aliber có thể được kiểm chứng thực nghiệm bằng việc khảo sát
mối quan hệ giữa giá trị tiền tệ và dòng FDI. Nếu giả thuyết này có giả trị, thì việc định
giá cao tiền tệ sẽ liên hệ với dòng FDI ra, trong khi việc định giá thấp tiền tệ phải liên hệ
với dòng vào. Agarwal (1980) đã có một vài chứng cứ ủng hộ giả thuyết này. Theo
Lizondo (1991), vấn đề với giả thuyết này là nó không tính tới đầu tư giữa các khu vực
tiền tệ, đầu tư trực tiếp tại quốc gia trong cùng khu vực tiền tệ, và mức độ tập trung FDI
tại các ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, Dunning (1973) cho rằng giả thuyết khu vực tiền
tệ bổ sung nhưng không thay thế giả thuyết tổ chức ngành vì rủi ro quốc gia có tác động
tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp đầu tư và các đối thủ cạnh tranh.
Froot và Stein (1991) đưa đến một lý thuyết tỉ mỉ hơn dựa trên những khiếm
khuyết thị trường. Họ lập luận rằng mối liên hệ giữa đồng tiền yếu và dòng FDI vào xuất
phát từ khiếm khuyết thông tin trên thị trường vốn, và những khiếm khuyết này khiến chi
phí tài trợ từ bên ngoài cao hơn chi phí tài trợ nội bộ. Bằng cách phân tích dữ liệu tại Mỹ,
họ chỉ ra rằng dòng FDI vào tỷ lệ nghịch với giá trị thực của USD.
Agarwal (1980, trang 757) cảnh báo về những nguy hiểm khi nhầm lẫn giữa giả
thuyết khu vực tiền tệ với mối quan hệ giữa FDI và biến động tỷ giá, mặc dù chúng có
liên hệ với nhau. Giả thuyết khu vực tiền tệ nhấn mạnh vào định giá cao thấp hơn là lên
giá và giảm giá. Tỷ giá cũng quan trọng đối với FDI vì FDI có thể coi như một cách thay
thế xuất khẩu. Vì vậy, nếu nội tệ lên giá so với ngoại tệ, MNC hoạt động trong nước có
thể gặp khó khăn với xuất khẩu do hàng hóa nội địa trở nên kém cạnh tranh. Nếu nội tệ
vẫn lên giá, FDI sẽ tăng lên do MNC có thể di chuyển ra nước ngoài. Trong trường hợp
đó, FDI có thể coi là một biện pháp để bảo hiểm rủi ro hối đoái. Tuy nhiên cần lưu ý rằng
trong trường hợp này ta phải sử dụng tỷ giá thực vì tỷ giá thực quyết định sức cạnh tranh
và rủi ro tỷ giá. Thêm vào đó, mối liên hệ giữa FDI và tỷ giá không thể xảy ra cùng lúc
mà cần thời gian giữa lúc nội tệ lên giá và việc ra quyết định mở rộng FDI, trừ khi quyết
định này dựa trên dự tính. Nếu tỷ giả thực được quyết định bởi tỷ giá danh nghĩa và lạm
phát thì lạm phát cũng có tác động tới dòng FDI.
41
Về lý thuyết, biến động tỷ giá có tác động tới FDI ở một mức độ nào đó. Đầu tiên,
nội tệ giảm giá khiến tài sản nội tệ trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài, trong
khi tài sản ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn đối với người cư trú tại quê nhà. Nhờ vậy dòng
FDI vào sẽ tăng. Theo Froot và Stein (1991), điều này giải thích được nguyên nhân khiến
FDI gia tăng tại Mỹ là do sự giảm giá của USD vào tháng 3 năm 1985. Nhưng lập luận
này có thể bị bác bỏ như sau. Trong một thế giới với dòng vốn lưu động, lợi nhuận dự
tính (đã điều chỉnh rủi ro) của tất cả các tài sản quốc tế đều sẽ cân bằng. Để duy trì sự cân
bằng này, khi nội tệ giảm giá sẽ khiến giá tài sản nội tệ tăng lên. Câu hỏi đặt ra ở đây là:
nếu người nước ngoài có thể mua tài sản nội tệ với một đồng tiền đang lên giá, tại sao
người cư trú trong nước không thể thông qua việc tham gia vào thị trường vốn toàn cầu
vay ngoại tệ và tận dụng lợi thế trong tình huống này, giống như nhà đầu tư nước ngoài?
Tuy nhiên, Froot và Stein (1991) cho rằng “quan điểm tỷ giá không liên quan đến FDI là
xung đột với thực nghiệm thông thường”. Thực nghiệm cho thấy khi USD lên giá 10%
khiến dòng FDI vào tăng thêm khoảng 5 tỷ USD.
Caves (1988) lập luận rằng tỷ giá tác động lên FDI thông qua hai kênh. Thứ nhất,
biến động tỷ giá làm thay đổi chi phí và doanh thu của nhà đầu tư. Tác động ròng lên FDI
là không rõ ràng, phụ thuộc vào đặc tính cụ thể của hoạt động kinh doanh. Kênh thứ hai
có liên quan tới biến động tỷ giá dự tính trong ngắn hạn. Một sự giảm giá được dự tính
đảo chiều sẽ khuyến khích dòng FDI vào để tìm kiếm lợi nhuận khi nội tệ lên giá.
Tác động của tỷ giá lên FDI là không rõ ràng vì FDI chịu ảnh hưởng bởi cả mức
độ và tính biến động của tỷ giá. Thêm vào đó tác động từ mức độ tỷ giá còn phụ thuộc
vào đích đến của sản xuất hàng hóa. Nếu mục đích của nhà đầu tư là phục vụ thị trường
địa phương thì FDI và thương mại là thay thế nhau, trong trường hợp việc đồng tiền của
quốc gia nhận đầu tư lên giá sẽ thu hút dòng FDI vào. Ngược lại, nếu FDI phục vụ tái
xuất khẩu, thì FDI và thương mại bổ sung cho nhau. Trong trường hợp này, việc đồng
tiền của quốc gia nhận đầu tư lên giá sẽ làm giảm dòng FDI vào do sức cạnh tranh giảm.
Ảnh hưởng từ tính biến động tỷ giá cũng phụ thuộc vào mục đích của FDI. Nếu mục đích
của nhà đầu tư là phục vụ thị trường địa phương thì tính biến động tỷ giá sẽ thu hút FDI.
Ngược lại, nếu mục đích là tái xuất khẩu thì lợi ích đó sẽ biến mất.
Đồ thị 2.2 là đồ thị đơn giản hóa mối quan hệ qua thời gian giữa sai lệch tỷ giá
(định giá cao thấp), biến động tỷ giá (lên giá và giảm giá) và dòng FDI. Đồ thị thể hiện
hai mối quan hệ: thứ nhất là mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và dòng FDI, thứ hai là mối
quan hệ giữa biến động tỷ giá và dòng FDI. Lưu ý rằng lên giá và giảm giá xảy ra không
phân biệt đồng tiền đang bị định giá cao hay thấp. Phần trên của đồ thị 2.2 biểu thị tỷ giá
thực tế 𝑆! , và tỷ giá cân bằng 𝑆"! ám chỉ ngang giá sức mua (PPP). Khi St nằm dưới St*,
đồng tiền bị định giá thấp, và khi St nằm trên 𝑆"! , đồng tiền bị định giá cao. Điều này cũng
được biểu thị ở phần giữa của đồ thị 2.2, đồng tiền bị định giá thấp nếu 𝑆! − 𝑆"! <0, và
định giá cao nếu 𝑆! − 𝑆"! >0. Lưu ý rằng trong đoạn thứ ba (định giá thấp) đồng tiền giảm
giá rồi lại lên giá. Tương tự ở đoạn thứ tư (định giá cao), đồng tiền lên giá, giảm giá, rồi
lại lên giá và giảm giá sau đó tiến tới xóa bỏ dần sai lệch. Phần thứ 3 của đồ thị mô tả
dòng FDI (+ biểu thị dòng vào, - biểu thị dòng ra). Đồ thị cho thấy phần định giá thấp
liên kết với dòng FDI vào, trong khi phần định giá cao liên kết với dòng FDI ra. Đó là
mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và dòng FDI. Nhưng phải lưu ý ở đoạn thứ ba rằng khi
đồng tiền định giá thấp, dòng FDI vào tăng lên rồi giảm xuống, và khi đồng tiền định giá
cao (đoạn thứ tư) dòng FDI ra tăng lên rồi giảm xuống. Đó là mối quan hệ giữa biến động
tỷ giá và dòng FDI.
42
𝑆#!
𝑆!
thấp
cao
thấp
cao
thấp
t
+
t
𝑆! − 𝑆#!
-
+
𝐼!
t
-
Đồ thị 2.2: Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá và dòng FDI
Mối quan hệ giữa FDI và tỷ giá được mô tả tại đồ thị 2.2 có thể diễn giải theo
phương pháp đại số như sau:
𝐼! = 𝑓" (𝑆! − 𝑆'! ) + 𝑓# (𝑆! − 𝑆!$" )
Trong đó I là dòng FDI, 𝑓" > 0,𝑓# > 0 và | 𝑓" (𝑆! − 𝑆"! ) + 𝑓# | > |𝑓# (𝑆! − 𝑆!$" )|.
𝑓" (𝑆! − 𝑆"! )biểu thị sự phụ thuộc của FDI vào mức độ định giá cao thấp của đồng tiền,
trong khi 𝑓# (𝑆! − 𝑆!$" ) biểu thị sự phụ thuộc vào mức lên giá và giảm giá của đồng tiền.
Lưu ý rằng cả đồ thị 2.2 và phương trình (2.1) đều cho thấy mối quan hệ đồng thời giữa
một bên là FDI, và một bên là sai lệch tỷ giá và biến động tỷ giá. Điều này có thể phi
thực tế vì độ biến thiên tỷ giá cần thời gian dài để tác động tới quyết định về FDI. Vì vậy
mối quan hệ này nên có độ trễ thì có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên vì độ dài của độ trễ là một
vấn đề thực nghiệm, mối quan hệ này được mô tả như là đồng thời. Trong thực nghiệm,
biến tỷ giá có thể đồng thời, có độ trễ hoặc cả hai. Dĩ nhiên, lựa chọn dựa một phần trên
tần số của dữ liệu được sử dụng.
(2.1)
43
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ giá lên FDI. Froot và Stein
(1991) thu được kết quả biểu thị rằng dòng FDI vào Mỹ tỷ lệ nghịch với gí trị thực của
USD, mặc dù kết quả này không đúng với ba quốc gia khác được khảo sát. Caves (1988)
cũng thu được kết quả cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa mức độ tỷ giá (cả
danh nghĩa và thực) và dòng FDI. Tuy nhiên Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero (1994), và
Wang và Swan (1995) đã sử dụng biến số tỷ giá trong phương trình ước lượng mà không
thu được thành công. Tương tự, Yang và đồng sự (2000) đã thất bại trong việc tìm ra
mối quan hệ giữa tỷ giá thực của AUD và dòng FDI.
3.3. Giả thuyết đa dạng hóa với rào cản về dòng vốn quốc tế
Agmon và Lessard (1977) lập luận rằng doanh nghiệp muốn đa dạng hóa quốc tế
cần hội đủ hai điều kiện: (i) rào cản hoặc chi phí đối với đầu tư gián tiếp lớn hơn đối với
đầu tư trực tiếp; và (ii) nhà đầu tư phải nhận ra rằng không sẵn có các doanh nghiệp đa
quốc gia với cơ hộ đa dạng hóa. Họ đã kiểm chứng giả thuyết rằng giá chứng khoán của
doanh nghiệp có hoạt động quốc tế tương đối lớn sẽ liên quan mật thiết hơn với các yếu
tố thị trường nước ngoài, và ít liên quan với các yếu tố thị trường nội địa hơn so với giá
chứng khoán của doanh nghiệp hoạt động trong nước. Họ thu được kết quả hợp lý với
mệnh đề thứ hai. Errunza và Senbet (1981) đã phát triển một mô hình theo đó nhà đầu tư
yêu cầu đa dạng hóa và MNC cung cấp dịch vụ đa dạng hóa, một hoạt động phản ánh tích
cực giá chứng khoán. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ hệ thống giữa mức
độ quốc tế hóa và thặng dư giá trị thị trường. Hơn nữa, mối quan hệ đó còn chặt chẽ hơn
khi xuất hiện rào cản về dòng vốn.
3.4. Giả thuyết Kojima
Kojima (1973, 1975, 1985) nhìn nhận đầu tư trực tiếp như một hình thức chuyển
giao vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ quốc gia nguồn sang quốc gia nhận đầu tư.
Đây được gọi là “cách tiếp cận kinh tế vĩ mô” hoặc “cách tiếp cận nguồn lực sẵn có”,
ngược lại với “cách tiếp cận kinh doanh quốc tế”. Kojima phân chia FDI thành hai loại.
Thứ nhất là FDI định hướng thương mại, hình thức FDI tạo ra dư cầu nhập khẩu và dư
cung xuất khẩu so với điều kiện thương mại ban đầu. Hình thức FDI này tạo thêm của cải
cho cả hai quốc gia. Thêm vào đó, nó thường áp dụng cho hoạt động đầu tư trong những
ngành mà quốc gia nguồn gặp bất lợi tương đối. Điều này sẽ xúc tiến thương mại và tái
cấu trúc ngành theo hướng có lợi tại cả hai quốc gia. Hình thức thứ hai là FDI định hướng
phi thương mại, có tác động đối lập với hình thức thứ nhất. Do vậy, FDI định hướng phi
thương mại tác động tiêu cực tới thương mại và khuyến khích tái cấu trúc ngành theo
hướng bất lợi tại cả hai quốc gia. Kojima cho rằng FDI của Nhật Bản là hình thức định
hướng thương mại còn FDI của Mỹ thì không. Vì vậy, Giả thuyết của Kojima dựa trên sự
bổ trợ của thương mại và FDI và nhấn mạnh vào việc xem xét các chi phí tương đối.
Petrochilos (1989, trang 21) cho rằng dòng FDI ra từ Nhật Bản chủ yếu là do việc
thiếu hụt nguyên liệu thô và các nguồn tài nguyên cơ bản khác tại quê nhà, mong muốn
tận dụng mức lương thấp ở các khu vực khác, và chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường
ở trong nước. Ông kết luận rằng giả thuyết Kojima không giống một lý thuyết giải thích
về FDI mà giống một điều kiện tiên quyết để tạo lập hoạt động thương mại quốc tế. Ông
cũng cho rằng (i) các yếu tố của giả thuyết Kojima có thể được tìm thấy trong nhiều lý
thuyết khác chẳng hạn như giả thuyết vòng đời sản phẩm; và (ii) dòng FDI ra khỏi Nhật
Bản có thể được giải thích hợp lý thông qua lý thuyết chiết trung. Buckley (1990) cũng
cung cấp thêm nhiều đánh giá về giả thuyết Kojima.
44
4. GIẢ THUYẾT DỰA VÀO CÁC NHÂN TỐ KHÁC
Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt thảo luận một số nhân tố khác có thể dùng để
giải thích FDI. Những nhân tố đó bao gồm: rủi ro chính trị và rủi ro quốc gia, chính sách
thuế, rào cản thương mại, quy định của chính phủ, và những nhân tố chiến lược và dài
hạn.
4.1. Rủi ro chính trị và rủi ro quốc gia
Bất ổn chính trị làm hạn chế dòng FDI vào. Rủi ro chính trị nảy sinh do những
thay đổi bất ngờ trong khuôn khổ pháp lý và tài khóa của quốc gia nhận đầu tư làm thay
đổi kết quả kinh tế của hoạt động đầu tư. Ví dụ, khi chính phủ nước nhận đầu tư quyết
định áp đặt những hạn chế với hoạt động chuyển vốn về nước của nhà đầu tư thì sẽ gây ra
tác động tiêu cực tới dòng tiền công ty mẹ nhận được. Wang và Swain (1995) sử dụng
biến giả để mô tả những sự kiện chính trị điển hình có tác động đáng kể tới FDI.
Ramcharran (1999) đã sử dụng chỉ số rủi ro chính trị Euromoney để khảo sát ảnh hưởng
của rủi ro chính trị tới FDI tại 26 quốc gia.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu là không rõ ràng, Schneider và Frey (1985) vẫn kết
luận rằng mô hình bao gồm các yếu tố kinh tế và chính trị có hiệu quả tốt hơn những mô
hình không có biến số chính trị. Các mô hình này cũng hiệu quả hơn những mô hình sử
dụng chỉ số mô tả đồng thời về các yếu tố kinh tế và chính trị. Stevens (2000) đã tích hợp
một số biến số chính trị và biến số kinh tế phi truyền thống vào một lý thuyết tiêu chuẩn
về FDI dựa trên việc tối đa hóa giá trị kỳ vọng của doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm
cho thấy mô hình tổng quát hóa (bao gồm thêm các biến số) là tốt hơn so với mô hình
thông thường trong việc giải thích FDI của Mỹ tại Argentina, Brazil và Mexico. Ông phát
hiện ra một số biến số phi truyền thống có tác động tới FDI như: (i) quản lý ngoại hối và
hạn chế chuyển cổ tức về công ty mẹ; (ii) phá giá trong hệ thống tỷ giá cố định; (iii) xuất
hiện chính phủ có thái độ thù địch với FDI từ Mỹ; (iv) số năm một chính phủ được cầm
quyền; (v) pháp luật phù hợp; và (vi) khủng hoảng nợ giai đoạn 1982-1989. Ông không
phát hiện chứng cứ thuyết phục cho tác động từ tính hợp pháp của chính phủ, cách nó trở
thành cầm quyền, hay thậm chí những tuyên bố của chính phủ liên quan đến việc khuyến
khích FDI.
Đôi khi một khái niệm rộng hơn được sử dụng thay thế cho rủi ro chính trị, đó là
rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia bao trùm rủi ro chính trị và có xem xét đến các chỉ số
kinh tế và tín dụng (xem Chương 5). Trong trường hợp đó, các yếu tố kinh tế đưa đến các
rủi ro kinh tế vì khi các chỉ số kinh tế phát triển theo hướng tiêu cực (như lạm phát tăng
tốc và giảm giá tiền tệ) có thể tác động tiêu cực tới dòng tiền và hạn chế FDI. Lưu ý rằng
chúng ta có xem xét tới khả năng của những biện pháp kinh tế chính trị theo hướng tiêu
cực, bao gồm thay đối trong “luật chơi” (chẳng hạn như khả năng tăng thuế). Ví dụ, lạm
phát được Schneider và Frey (1985), và Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero (1994) sử dụng
làm biến đại diện cho sự ổn định chính sách kinh tế vĩ mô. Trong cả hai nghiên cứu, lạm
phát và FDI đều có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Yang và đồng sự (2000) cũng tìm ra kết
quả tương tự từ dữ liệu của Australia.
4.2. Chính sách thuế
Chính sách thuế trong nước và nước ngoài có ảnh hưởng tới động cơ của MNC
khi tham gia vào FDI và cách thức MNC tài trợ cho FDI. Jun (1989) xác định ba kênh mà
thông qua đó chính sách thuế tác động tới quyết định của MNC. Thứ nhất, đãi ngộ thuế
đối với thu nhập tạo ra ở nước ngoài có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng trên FDI.
Thứ hai, đãi ngộ thuế đối với thu nhập trong nước tác động tới lợi nhuận ròng của hoạt
45
động đầu tư nội địa và lợi nhuận tương đối giữa đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài. Thứ
ba, chính sách thuế tác động tới chi phí tương đối giữa vốn nội địa và đầu tư nước ngoài
(xem Chương 7). Bằng cách sử dụng mô hình tối ưu hóa liên thời gian, Jun chỉ ra rằng
khi thuế doanh nghiệp trong nước tăng sẽ làm gia tăng dòng vốn FDI chảy ra. Thông qua
khảo sát ảnh hưởng của chính sách thuế trong nước và nước ngoài lên FDI tại Mỹ,
Slemrod (1989) đã thu được kết quả biểu thị tác động trái chiều của thuế suất ở Mỹ tới
FDI.
Thông qua việc phân biệt các công ty con nước ngoài trưởng thành và chưa trưởng
thành, Hartman (1985) kết luận rằng thuế suất nội địa trên thu nhập nước ngoài và sự
hiện diện của tín dụng thuế không liên quan tới việc công ty con nước ngoài đã trưởng
thành hay chưa. Đó là vì thuế nội địa là chi phí không thể tránh khỏi. Điều này có thể
được minh họa qua công thức sau. Gọi 𝑋! là thu nhập của công ty con, 𝜏 ∗ là mức thuế
doanh nghiệp nước ngoài mà công ty con phải chịu, và 𝐼! là FDI tăng thêm tại thời điểm t.
Nếu công ty con sử dụng một phần thu nhập của mình để tài trợ thêm cho FDI và chuyển
phần còn lại về MNC mẹ, thì MNC sẽ nhận được 𝑆! [(1 − 𝜏 ∗ )𝑋! − 𝐼! ] đơn vị nội tệ, trong
đó 𝑆! là tỷ giá (đo lường theo giá của một đơn vị ngoại tệ) tại thời điểm t. Nếu tín dụng
thuế hoàn toàn, nghĩa là MNC sẽ được trừ đi phần thuế phải trả của công ty con trong
nghĩa vụ thuế của mình đối với chính phủ trong nước, thì lượng thuế MNC phải trả là:
𝑇! = 𝜏𝑆! [(1 − 𝜏 ∗ )𝑋! − 𝐼! ] − 𝑆! 𝜏 ∗ 𝑋!
(2.2)
Trong trường hợp này ta thấy:
𝜕𝑇!
= −𝜏𝑆! < 0
𝜕𝐼!
(2.3)
Có nghĩa là MNC có thể giảm thuế bằng cách tăng 𝐼! . Để lượng thuế bằng không,
FDI tăng thêm phải đạt mức:
𝜏∗
∗
𝐼! = 𝑋! 51 − 𝜏 − 6
(2.4)
𝜏
Trong trường hợp không có tín dụng thuế là:
𝐼! = 𝑋! (1 − 𝜏 ∗ )
(2.5)
Đối với công ty con chưa trưởng thành, Phương trình (2.4) và (2.5) mô tả mức
FDI được thực hiện tại thời điểm t nếu giả định rằng công ty con không cần vốn hỗ trợ từ
MNC.
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm khảo sát về ảnh hưởng của thuế quốc tế tới
FDI. Các nghiên cứu dựa trên chuỗi thời gian gồm có Hartman (1981, 1984), Boskin và
Gale (1987) và Slemrod (1990a, 1990b). Thêm vào đó, Hines và Rice (1994) đã khảo sát
ảnh hưởng của thuế tới phân đoạn vốn và lao động trong các dự án FDI của MNC Mỹ.
Theo Hines, nghiên cứu này giải quyết được khó khăn trong việc xác định tác động của
thuế tới cầu các yếu tố của MNC. Hines lập luận rằng khó khăn phát sinh từ ba yếu tố
sau. Thứ nhất, phương sai chéo giữa thuế suất quốc gia và hệ thống thuế có thể liên quan
tới một số các yếu tố có thể hoặc không thể quan sát được (khác nhau giữa các quốc gia).
Thứ hai, sự biến đổi theo chuỗi thời gian trong thuế suất có thể không phù hợp để xác
46
định tác động của thuế vì thuế suất không thay đổi thường xuyên và sự thay đổi có thể
nội sinh với điều kiện kinh tế không thể quan sát ảnh hưởng tới cầu các yếu tố. Thứ ba,
chính sách thuế có thể không ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới FDI như
quan điểm của Glickman và Woodward (1989), và Graham và Krugman (1991).
Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu thường không tìm thấy tác động của những
khoản thuế lớn tới việc định vị hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Carlton (1983) phát hiện
rằng “thuế suất cao không xuất hiện nhằm hạn chế doanh nghiệp mới”. Đa số các nghiên
cứu khảo sát tại Wasylenko (1981, 1991) cho thấy rất ít chứng cứ ủng hộ quan điểm rằng
thuế nhà nước có tác động quan trọng tới địa điểm kinh doanh tại Mỹ. Ngược lại, một vài
nghiên cứu bao gồm Newman (1983), Bartik (1985), Helms (1985) và Papke (1987,
1991), lại ủng hộ giả thuyết thuế có ảnh hưởng đáng kể tới quyết định lựa chọn địa điểm
kinh doanh mới. Newman và Sullivan (1988) kết luận rằng do những giới hạn trong mô
hình và ước lượng của các nghiên cứu hiện tại, với các thông tin sẵn có, chúng ta khó có
thể phủ nhận tác động của thuế tới địa điểm kinh doanh. Hines cho rằng khó có thể xác
định được một hiệu ứng mạnh của thuế tới hoạt động kinh doanh. Ông đưa ra hai lý do
cho lập luận này. Thứ nhất, có rất nhiều yếu tố (phi thuế) khiến cho địa điểm khinh doanh
thu hút hoặc kém thu hút, một vài trong số đó là không thể quan sát được (ví dụ, thuế
xuất nhập khẩu, mức lương thấp, mối quan hệ trong ngành và khả năng tiếp cận nguồn
nguyên liệu thô). Thứ hai, thuế suất sẽ tỷ lệ thuận với hoạt động kinh doanh nếu thuế suất
cao là một phần của gói tài khóa với mức chi tiêu lớn hơn. Helms (1985) đã đưa ra bằng
chứng ủng hộ giả thuyết này.
Hines (1996) khảo sát đồng thời tác động của thuế quốc tế tới FDI, và tác động
của các khoản thuế lớn tới địa điểm kinh doanh. Ông lập luận rằng những nghiên cứu
trước đây khó có thể tìm thấy bất cứ tác động nào của thuế quốc gia tới địa điểm kinh
doanh do những vấn đề với việc kiểm soát một sô biến quan trọng không thể quan sát
được. Dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát từ Bộ Thương mại Mỹ, ông ước lượng một mô
hình cho thấy tác động trái chiều của thuế suất cao tới FDI. Đặc biệt, ông chỉ ra rằng nếu
nhà đầu tư không thể yêu cầu một khoản giảm trừ thuê thì họ sẽ giảm tỷ lệ đầu tư của
mình khoảng 9-11% đối với mỗi 1% thuế suất. Tuy nhiên, Hines nhấn mạnh rằng không
thể sử dụng dữ liệu chéo để kiểm chứng trực tiếp liệu yếu tố thuế có phải là một phần
quan trọng để giải thích cho làn sóng FDI vào Mỹ những năm 1980 hay không.
Swenson (1994) đã khảo sát thực nghiệm cách thức thuế định hình FDI và tìm
thấy rằng việc tăng thuế thu hút dòng FDI vào. Trong khi trực giác thông thường cho
rằng mức thuế cao sẽ hạn chế cả hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, Scholes và
Wolfson (1990) đã chỉ ra rằng các hiệu ứng cân bằng tổng quát trên lợi tức tài sản kết
hợp với việc xem xét cẩn thận hệ thống thuế nước ngoài là lý do cho việc nhà đấu tư
nước ngoài tăng đầu tư khi mức thuế tại quốc gia nhận đầu tư tăng lên. Ví dụ: tổng thuế
mà doanh nghiệp nước ngoài trả không nhất thiết phải tăng khi mức thuế tại quốc gia
nhận đầu tư tăng. Cải cách thuế có thể chỉ đơn giản tái phân bổ lượng thuế phải trả tương
ứng tại trong nước và nước ngoài. Vì vậy, có những bằng chứng khẳng định mối liên hệ
đáng ngạc nhiên giữa việc tăng thuế tại Mỹ và dòng FDI vào. Nhưng Cummins và
Hubbard (1995) lại nghi ngờ về giả định thuế có tác động tới quyết định của doanh
nghiệp Mỹ. Họ lập luận rằng thông số thuế ảnh hưởng tới FDI theo đúng mô hình tân cổ
điển. Họ còn lập luận thêm rằng kết quả của họ cũng hỗ trợ cho việc ứng dụng mô hình
vốn hóa thuế trong việc nghiên cứu lợi tức hồi hương và quyết định FDI.
47
4.3. Rào cản thương mại
FDI có thể được thực hiện với mục đích né tránh các rào cản thương mại như thuế
quan vì FDI có thể coi như một cách thay thế thương mại. Điều này có nghĩa rằng những
nền kinh tế mở không có rào cản về thương mại quốc tế sẽ nhận được ít dòng FDI hơn.
Một ví dụ thực tế là Honda đã xây dựng cơ sở sản xuất tại Ohio để tránh những quy định
về thuế quan và hạn ngạch của chính phủ Mỹ. Đợt sóng FDI vào các nước như Mexico
và Tây Ban Nha cũng một phần là do MNC muốn tránh các rào cản thương mại trong
NAFTA và EU (Eun và Resnick, 1998, trang 394).
Moore (1993) và Wang và Swan (1995) đã sử dụng tỷ trọng thuế suất thương mại
để đại diện cho rào cản thương mại và thấy rằng đây là một nhân tố quyết định tới FDI.
Tuy vậy, Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero (1994) lại tìm thấy tác động quan trọng của thuế
suất lên FDI. Hufbaeur và đồng sự (1994) đã sử dụng tỷ số thương mại trên GDP làm
thước đo độ mở cửa của nền kinh tế. Yang và đồng sự (2000) đã sử dụng thước đo tương
tự và phát hiện rằng dòng FDI tỷ lệ nghịch với mức độ mở cửa của nền kinh tế, nghĩa là
FDI thực chất được sử dụng nhằm tránh né các rào cản thương mại. Lipsey (2000) kết
luận rằng các quốc gia càng mở cửa với thương mại thì có xu hướng cung cấp và nhận
nhiều FDI hơn.
Đôi khi, mối đe dọa từ hoạt động bảo hộ mậu dịch của quốc gia nhận đầu tư cũng
làm nảy sinh FDI. Từ tài liệu nghiên cứu về FDI, Blonigen và Feenstra (1996) lập luận
rằng FDI có thể được thực hiện xuất phát từ mối đe dọa bảo hộ, và nó có thể được sử
dụng như một công cụ để xoa dịu mối đó. Tài liệu này sử dụng dữ liệu bảng bốn chữ số
cấp độ SIC quan sát FDI ngành chế tạo của Nhật Bản vào Mỹ giai đoạn những năm 1980
để khám phá các giả thuyết một cách thực nghiệm. Tài liệu đã tìm ra bằng chứng ủng hộ
mạnh mẽ cho giả thuyết mối đe dọa về bảo hộ khiến dòng FDI gia tăng. Khi khả năng
bảo hộ dự tính tăng từ 5% lên 10% sẽ khiến dòng FDI tăng thêm trung bình khoảng 30%
trong giai đoạn tiếp theo.
4.4. Quy định của chính phủ
Hầu hết các chính phủ đưa ra các chính sách với cả hai mục đích khuyến khích và
kiềm chế dòng FDI vào thông qua việc một bên đưa ra các ưu đãi và một bên tạo ra các
quy định hạn chế đối với hoạt động của MNC. Thông thường, các ưu đãi (về tài chính,
thuế và thị trường) và các qui định hạn chế được tiến hành đồng thời. Các ưu đãi mà
chính phủ nhận đầu tư đưa ra với MNC đầu tư bao gồm:
1. Ưu đãi tài khóa như giảm thuế, khấu hao tăng tốc, trợ cấp đầu tư và tái đầu tư, và
miễn thuế hải quan. Các ưu đãi tài khóa có thể thành công trong việc thu hút thêm
nhiều nguồn đầu tư rảnh rỗi, nhưng không tồn tại lâu dài.
2. Ưu đãi tài chính như trợ cấp, phụ cấp và bảo lãnh cho vay.
3. Ưu đãi thị trường bao gồm quyền độc quyền, bảo hộ khỏi sự cạnh tranh từ nhập
khẩu, và hợp đồng ưu đãi của chính phủ.
4. Cơ sở hạ tầng, nhiên liệu và năng lượng với chi phí thấp.
5. Cung cấp thông tin thông qua các cơ quan tại quốc gia nguồn.
6. Thực thi các chính sách ổn định đối với FDI theo một khuôn khổ rõ ràng, hiệu
quả.
7. Áp dụng các điều kiện linh hoạt với việc góp vốn địa phương.
Một ví dụ về cách thức chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư nước ngoài là trường
hợp một thông cáo xuất hiện trên Fortune vào năm 1995. Trong thông cáo này, chính phủ
Philippines tuyên bố rằng nhằm thu hút các công ty nước ngoài , chính phủ đã “phá núi,
48
san rừng, lấp đầm, dịch sông, di dời các thị trấn… tất cả để giúp bạn và công việc kinh
doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn tại đây”. Nhưng Leahy và Montagna (2000) cho rằng
thị trường lao động được công đoàn hóa sẽ làm quốc gia trở nên kém hấp dẫn đối với
MNC. Một vài quan sát viên lập luận rằng những chính sách này có thể làm hoạt động
kinh tế bị bóp méo nghiêm trọng, và giảm tính hiệu quả của FDI. Hơn nữa, lợi ích thu
được từ những chính sách này có xu hướng tạo ra chi phí cho các quốc gia khác. Ở một
phương diện nào đó thì đây là một kiểu “ăn xin của hàng xóm”. Các ưu đãi thường có xu
hướng tạo ra lợi ích cho các công ty cho dù họ đầu tư ở đâu vì vậy kết quả là sự cạnh
tranh lãng phí giữa các nước nhận đầu tư. Thứ thu hút FDI là môi trường tổng thể một
quốc gia (được cấu thành từ điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội). Ưu đãi và nhượng bộ
thường chỉ hữu ích trong một chừng mực khi chúng biểu thị cho môi trường đầu tư thuận
lợi. Nếu không thì chúng chỉ đơn giản khiến chính phủ nước nhận đầu tư mất đi một phần
doanh thu thuế và thêm được một lượng nhỏ FDI. Thêm vào đó, do chính phủ nước nhận
đầu tư thường thiếu thông tin cần thiết để đưa ra ưu đãi phù hợp với các dự án đầu tư, và
do sức mạnh thương thuyết lớn của MNC, nên MNC thường thu được những ưu đãi hơn
mức cần thiết, và vượt qua cả nhưng lợi ích mà họ có thể mang lại cho quốc gia nhận đầu
tư.
Các hạn chế đầu tư bao gồm một số trở ngại từ thủ tục cấp phép chậm đến cấm
hoàn toàn hoạt động đầu tư nước ngoài tại những khu vực hoặc lĩnh vực cụ thể. Thêm
vào đó, MNC có thể bị yêu cầu phải hoạt động trong những lĩnh vực do các nhà đầu tư
trong nước sở hữu. Có một vài điều kiện khác như qui định số lượng tối thiểu lao động
địa phương làm việc cho MNC, và hạn chế lợi nhuận hồi hương.
Nghiên cứu thực nghiệm của Agarwal (1980) cho thấy tác động của ưu đãi tới FDI
là có giới hạn, vì nhà đầu tư ra quyết định dựa trên việc cân nhắc lợi nhuận và rủi ro. Mặt
khác, những hạn chế dường như có tác động rõ rệt tới FDI hơn nhưng ưu đãi. Ví dụ,
thông qua khảo sát, Aharoni (1966) kết luận rằng các doanh nghiệp có thể chưa xem xét
tới những ưu đãi trong giai đoạn ra quyết định ban đầu về FDI. Theo Reuber và đồng sự
(1973), ưu đãi có thể hữu ích, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ ít kinh nghiệm,
nhưng tác động tổng thể của chúng lên FDI chỉ có giới hạn. Họ cũng cho rằng nhiều ưu
đãi từ các nước đang phát triển thường làm tăng chi phí đầu tư mà không làm tăng hiệu
quả dòng vốn, nguyên nhân chủ yếu là do các ưu đãi thường đi cùng với nhiều hạn chế về
quy mô và quyền sở hữu. Một điểm cần lưu ý rằng tồn tại nhiều yếu tố khác có ảnh
hưởng lớn hơn tới việc xem xét dự án. Vì mục tiêu của ưu đãi là nhằm khắc phục những
bất lợi đang tồn tại của quốc gia nhận đầu tư, nên không có gì ngạc nhiên khi hiệu quả nó
mang lại là có giới hạn. Bond và Guisinger (1985) nghiên cứu tác động của ưu đãi tới
quyết định địa điểm đầu tư của MNC.
Một chính phủ có thể đưa ra ưu đãi với một vài hình thức FDI trong khi lại áp đặt
hạn chế với những loại hình khác. Đó thường là trường hợp giữa mua lại và đầu tư mới.
Buckley và Casson (2000a) đã sử dụng mô hình về hình thức thâm nhập để tìm ra nguyên
nhân tại sao chính phủ thường rất cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư mới nhưng lại có
thái độ e dè với mua lại. Mô hình cho thấy cấu trúc thị trường là một nhân tố quyết định
tới việc lựa chọn giữa đầu tư mới và mua lại. Chính phủ ưu tiên đầu tư mới vì không
giống với mua lại, đầu tư mới làm gia tăng năng suất địa phương và tăng cường sức cạnh
tranh.
Một trường hợp cụ thể sử dụng ưu đãi để bù đắp những hạn chế là khi chính phủ
nước nhận đầu tư sử dụng một gói bao gồm các yêu cầu thực hiện đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIP), yêu cầu được coi như một chướng ngại lớn đối với FDI. Yêu cầu
49
TRIP được định nghĩa là “các chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp nước ngoài mua đầu vào sản xuất tại địa phương và xuất khẩu
thành phẩm ra nước ngoài” (Wallace, 1990). Vì vậy, yêu cầu TRIP bao gồm hai phần: (i)
yêu cầu địa phương và (ii) mức tối thiểu xuất khẩu. Những yêu cầu này được xem như
hạn chế đồi với FDI, vì yêu cầu địa phương làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và khiến dự
án trở nên kém cạnh tranh. Tương tự, yêu cầu xuất khẩu có thể làm giảm lợi nhuận, tác
động tiêu cực tới việc thu hút FDI. Thông thường, yêu cầu TRIP được kết hợp với các ưu
đãi như ưu đãi thuế, tiếp cận ngoại hối và bảo hộ nhập khẩu. Một số lý do khiến quốc gia
nhận đầu tư áp đặt yêu cầu TRIP là: (i) chúng đại diện cho một cam kết rõ ràng về việc
tăng cung ngoại hối; (ii) khắc phục những méo mó thị trường; và (iii) có thể được chính
phủ sử dụng như một biện pháp phòng vệ. Wallace (1990) cho rằng trong khi yêu cầu
TRIP không hấp dẫn trên cơ sở hiệu quả kinh tế, chúng cũng không phải là chướng ngại
lớn đối với FDI. Sự tồn tại rộng rãi của các loại hình chính sách kết hợp cả ưu đãi và hạn
chế là một nguyên nhân quan trọng để tin rằng yêu cầu TRIP không phải là ngăn trở
chính đối với FDI.
Stoever (1999) đề xuất một giản đồ phân chia các chức năng dựa trên mức độ
chính phủ của nước đang phát triển thể hiện trong việc xây dựng chính sách đối với FDI:
(i) khảo sát sự hòa trộn của chỉ thị chính phủ và các lực lượng thị trường điều khiển hoạt
động của nền kinh tế; (ii) xác định thứ tự ưu tiên cho các loại hình đầu tư mà chính phủ
tìm kiếm, và lợi ích mang lại từ đầu tư; (iii) soạn thảo luật, chính sách và quy định để
quản trị các hoạt động đầu tư cụ thể; và (iv) sử dụng các công cụ phân tích đầu vào - đầu
ra, phân tích chi phí – lợi ích, và phân tích cán cân thanh toán để đánh giá từng đề án đầu
tư.
4.5. Những yếu tố chiến lược và dài hạn
Có một loạt các yếu tố chiến lược và dài hạn có thể sử dụng để giải thích FDI.
Reuber và đồng sự (1973) liệt kê các yếu tố sau có thể dùng để ra quyết định đầu tư nước
ngoài:
1. Mong muốn bảo vệ thị trường và các hoạt động đầu tư nước ngoài khỏi các đối thủ
cạnh tranh.
2. Mong muốn tìm kiếm lợi ích và duy trì chỗ đứng tại một thị trường được bảo hộ
hoặc tìm kiếm lợi ích và duy trì nguồn cung hữu ích trong dài hạn.
3. Nhu cầu phát triển và giữ vững mối quan hệ công ty mẹ - công ty con.
4. Mong muốn một cam kết dài hạn về một hình thức công nghệ riêng biệt với quốc
gia nhận đầu tư.
5. Lợi thế bổ sung các loại hình đầu tư khác.
6. Lợi ích kinh tế từ phát triển sản phẩm mới.
7. Cạnh tranh thị phần giữa các nhóm độc quyền và tập trung củng cố sức mạnh
thương lượng.
Vaitos (1976) lập luận rằng những yếu tố này có tác động rộng, gián tiếp và dài
hạn tới FDI. Chúng cũng trực tiếp liên quan tới lợi nhuận của MNC thông qua tác động
tới dòng thu nhập tương lai.
5. LÝ THUYẾT VỀ HÌNH THỨC THÂM NHẬP
Các lý thuyết về FDI ngầm giải thích các hình thức thâm nhập vào thị trường nước
ngoài, một vấn đề đã đặt ra ở Chương 1. Trong những năm 1960, lý thuyết FDI tập trung
vào việc lựa chọn giữa xuất khẩu và FDI. Trong những năm 1970, giả thuyết nội hóa đã
định dạng các hình thức thâm nhập khác vào thị trường nước ngoài, bao gồm cấp giấy
50
phép, nhượng quyền và thỏa thuận thị trường (arm’s length) chẳng hạn như thầu phụ.
Trong những năm 1980, M&A nổi lên như một hình thức thâm nhập quan trọng, và sự
lựa chọn giờ là giữa mua lại và đầu tư mới. Buckley và Casson (2000a) phân biệt giữa
xuất khẩu, cấp giấy phép nước ngoài và FDI như sau. Xuất khẩu có địa điểm hoạt động
trong nước và kiểm soát theo hình thức hành chính; cấp giấy phép nước ngoài có địa
điểm hoạt động tại nước ngoài và kiểm soát thông qua hợp đồng; và FDI có địa điểm
hoạt động tại nước ngoài và kiểm soát theo hình thức hành chính. Một số nghiên cứu cho
rằng tiếp quản cũng là một hình thức thâm nhập (Wilson, 1980; Zejan, 1990; và Agarwal
và Ramaswani, 1992). Svensson (1996) và Meyer (1997) khảo sát các vấn đề lý thuyết.
Nitsch và đồng sự (1996) liên hệ hình thức thâm nhập với hiệu quả hoạt động.
Các lợi thế của đầu tư trực tiếp so với xuất khẩu đã được nghiên cứu trong nhiều
bài viết. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao các doanh nghiệp lớn khai thác lợi thế độc quyền nhóm
thông qua việc giải quyết các rắc rối và rủi ro trong tổ chức sản xuất tại nước ngoài thay
vì xuất khẩu? Lall và Streeten (1977) xác định các yếu tố chính ảnh hưởng tới lựa chọn
giữa xuất khẩu và FDI:
1. Chi phí sản xuất và vận chuyển, vì FDI có thể giúp khai thác lợi thế chi phí.
2. Chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư về vấn đề hàng rào thương mại. Các
doanh nghiệp nói chung có xu hướng chuyển từ xuất khẩu sang FDI khi nước
ngoài bắt đầu thông qua những chính sách thay thế nhập khẩu. Rõ ràng mối lo
ngại về sự bảo hộ tại các quốc gia nhận đầu tư đã khiến các hoạt động xuất khẩu
chuyển dần sang FDI (Blonigen và Feenstra, 1996).
3. Yếu tố marketing, vì FDI giúp các doanh nghiệp phục vụ các thị trường mục tiêu
một cách tốt hơn.
4. Phản ứng độc quyền nhóm dưới khía cạnh khi một doanh nghiệp độc quyền nhóm
tiến hành sản xuất tại nước ngoài sẽ khiến các doanh nghiệp khác làm theo. Đó
chính là giả thuyết về phản ứng độc quyền nhóm đã được trình bày trước đó.
5. Vòng sản phẩm, dựa trên giả thuyết về vòng đời sản phẩm.
Eaton và Tamura (1996) giới thiệu một mô hình đơn giản cho sự lựa chọn giữa
xuất khẩu và FDI, cho thấy rằng điều này phụ thuộc vào kích thước của quốc gia nhận
đầu tư, trình độ công nghệ, và khoảng cách với quốc gia nguồn. Họ phát hiện rằng vai trò
của FDI đối với xuất khẩu tăng lên theo dân số, và khoảng cách có xu hướng cản trở FDI
ít hơn sơ với cản trở xuất khẩu. Họ cũng phát hiện ra một xu hướng rằng xuất khẩu của
Nhật Bản tăng lên tương đối so với FDI khi các quốc gia trở nên tiên tiến hơn, và một xu
hướng ngược lại đối với Mỹ.
Cũng có mội vài yếu tố khác khiến FDI hấp dẫn hơn cấp giấy phép. Lall và
Streeten (1977) định nghĩa cấp giấy phép là các hoạt động như bán công nghệ, nhãn hiệu,
bằng sáng chế, dịch vụ quản lý, hoặc các tài sản khác tương tự. Theo Baranson (1970),
McManus (1972), Parker (1974) và Baumann (1975), FDI được ưa thích hơn cấp giấy
phép khi: (i) quốc gia nhận đầu tư ổn định về chính trị; (ii) công nghệ mới và được kiểm
soát chặt chẽ; (iii) doanh nghiệp lớn và quốc tế hóa; (iv) sức mạnh của doanh nghiệp dựa
trên nhiều nguồn; và (v) khả năng hấp thụ của người được cấp giấy phép là thấp. Ngược
lại, cấp giấy phép sẽ được ưa thích hơn FDI khi: (i) công nghệ được khuếch tán rộng rãi;
(ii) thị trường nhận đầu tư nhỏ và rủi ro; (iii) doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, ngại rủi ro
và định hướng nội địa; (iv) các lợi thế của doanh nghiệp là cụ thể; và (v) số lượng người
được cấp giấy phép có thể lớn và có khả năng hấp thụ. Dĩ nhiên, quyết định không hoàn
toàn rõ ràng, và có nhiều sự lựa chọn trung gian giữa đầu tư vào một công ty con và cấp
giấy phép.
51
Liên doanh quốc tế cũng nổi lên như một hình thức thâm nhập quan trọng. Bucley
và Cason (1988, 1996) tổng kết điều kiện để thiết lập liên doanh gồm: (i) sở hữu các tài
sản bổ sung cho nhau; (ii) cơ hội liên doanh; và (iii) các rào cản cho sự hợp nhất hoàn
toàn. Nhiều bài viết cũng tập trung vào vấn đề lựa chọn đối tác liên doanh, chiến lược
quản lý và đo lường hiệu quả hoạt động. Mặc dù MNC ưa thích sở hữu toàn phần hoặc
kiểm soát đa số đối với công ty con, nhưng vẫn có lý do khiến họ đồng ý tham gia vào
các liên doanh. Thứ nhất, chính sách của nhiều quốc gia đang phát triển khiến liên doanh
là hình thức thâm nhập duy nhất. Thứ hai, đối tác liên doanh có thể cung cấp những kỹ
năng bổ sung. Thứ ba, liên doanh có thể giảm thiểu rủi ro quốc gia, đặc biệt là các rủi ro
tiếp quản (xem Chương 5). Liên doanh cũng có thể hấp dẫn trong trường hợp dự án quá
lớn đối với MNC.
Bucley và Casson (2000a) giới thiệu một mô hình thâm nhập thị trường với ba đặc điểm
riêng biệt. Thứ nhất, nó dựa trên phân tích sơ đồ chi tiết bao gồm tất cả các hình thức
thâm nhập chính. Thứ hai, nó phân biệt giữa sản xuất và phân phối. Thứ ba, mô hình xem
xét tới tương tác chiến lược giữa doanh nghiệp mới với những đối thủ chính tại nước
nhận đầu tư sau thâm nhập. Một vài phát hiện của mô hình Buckley - Casson được biểu
diễn ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Dự đoán của mô hình Buckley – Casson về hình thức thâm nhập
Yếu tố
Tác động
Chi phí vận chuyển tăng hoặc mất lợi ích Cấp giấy phép và sở hữu toàn phần hoạt
kinh tế theo quy mô trong hoạt động sản động sản xuất tại nước ngoài
xuất trong nước
Đầu tư mới được ưa thích hơn mua lại và
cấp giấy phép
Đầu tư mới và thỏa thuận thị trường
Chi phí xây dựng niềm tin tăng
(arm’s-length) được ưa thích hơn mua lại
Chi phí cao cho việc tìm hiểu thị trường Không khuyến khích mua lại, cấp giấy
phép, nhượng quyền và cả thầu phụ hay
nước ngoài thông qua kinh nghiệm
đầu tư mới.
Chi phí giao dịch những hàng hóa trung Hợp nhất theo chiều dọc quá trình sản xuất
và phân phối, điều này có thể thực hiện
gian cao
được thông qua sở hữu cơ sở phân phối,
cấp giấy phép, hoặc liên doanh hợp nhất
theo chiều dọc.
Chi phí giao dịch cao cho việc chuyển giao FDI được ưa thích hơn thỏa thuận “arm’scông nghệ khách quan (arm’s-length)
length” chẳng hạn như thầu phụ
Loại hình công nghệ đặc thù
Xuất hiện dấu hiệu của cho thuê độc quyền, Mua lại được ưa thích hơn đầu tư mới trong
cả sản xuất và phân phối. Các thỏa thuận
biểu thị cho chi phí cạnh tranh cao
dài hạn (ví dụ như cấp giấy phép) cũng
được ưa thích hơn các thỏa thuận ngắn hạn
(ví dụ như thầu phụ hoặc nhượng quyền)
Dựa trên cơ sở mô hình, Buckley và Casson đưa ra hai kết luận. Thứ nhất, thầu
phụ không phải là hình thức thâm nhập hấp dẫn, vì nó không giúp tiếp thu những kinh
52
nghiệm từ đối thủ cạnh tranh tại địa phương. Thứ hai, liên doanh trong sản xuất không
giống một hình thức thâm nhập trừ khi sản xuất liên doanh là một phần của liên doanh
hợp nhất trong cả hoạt động phân phối.
Nếu FDI là hình thức thâm nhập được lựa chọn, một quyết định nữa cần được đưa
ra: liệu FDI nên dưới dạng đầu tư mới (thiết lập cơ sở sản xuất mới), hay mua lại và sát
nhập (M&A). Vấn đề này đã được thảo luận tại Chương 1, nhưng sẽ tiếp tục được thảo
luận tại phần này. Mặc dù hai hình thức FDI có thể thay thế cho nhau nhưng hiếm khi có
thể thay thế. Trong một vài trường hợp ta không có sự lựa chọn. World Investment
Report 2000 (UNCTAD) xác định bốn yếu tố khiến sự lựa chọn giữa FDI và M&A
không thể đạt được. Yếu tố đầu tiên là trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển của
quốc gia nhận đầu tư càng cao thì càng nhiều khả năng cho M&A. Các quốc gia đang
phát triển không có những doanh nghiệp mục tiêu phù hợp trong khi vẫn có nhiều cơ hội
đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, đầu tư mới là hình thức phổ biến hơn tại các nước đang phát
triển. Yếu tố thứ hai là chính sách FDI: một số quốc gia hạn chế thậm chí cấm hoàn toàn
M&A, trong trường hợp đó FDI sẽ dưới dạng đầu tư mới. Thứ ba, yếu tố thể chế đóng vai
trò quan trọng dưới góc độ M&A bị tác động bởi sự khác biệt giữa quản trị doanh nghiệp
và cơ cấu sở hữu. Đó thường là trường hợp M&A bị hạn chế bởi thị trường tài chính sơ
khai và chuẩn mực kế toán nghèo nàn, khiến cho việc định giá tài sản doanh nghiệp trở
nên khó khăn. Cuối cùng, M&A thường được lựa chọn khi nảy sinh nhu cầu cứu hộ các
doanh nghiệp ốm yếu tại quốc gia nhận đầu tư sau khủng hoảng tài chính hoặc các rủi ro
tương tự.
Buckley và Casson (1981) lập luận rằng quyết định phục vụ thị trường nước ngoài
phụ thuộc vào chi phí liên quan tới hoạt động này, điều kiện về cầu thị trường, và tăng
trưởng tại thị trường nhận đầu tư. Họ phân biệt giữa ba loại chi phí liên quan tới hình
thức thông thường của phục vụ thị trường: (i) chi phí thiết lập không hoàn lại, một loại
chi phí xuất hiện cho đến khi thiết lập được hình thức thâm nhập; (ii) chi phí cố định định
kỳ (độc lập với sản lượng đầu ra); và (iii) chi phí lưu động định kỳ . Buckley và Casson
giới thiệu một mô hình sử dụng nhằm xác định thời gian tối ưu để chuyển đổi hình thức
phục vụ thị trường dựa vào chi phí và các nhân tố khác.
6. KẾT LUẬN
Khối lượng lý thuyết về FDI là rất đồ sộ và không có sự xung đột mà chỉ ở việc
lựa chọn những lý thuyết nào. Chương này tuy giới thiệu các lý thuyết về FDI một cách
toàn diện nhưng lại chưa đẩy đủ các chứng cứ thực nghiệm. Do vậy, Bảng A2.1 là phụ
lục tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về các nhân tố quyết định tới FDI. Hiện
giờ chúng ta đã xác định được các nhân tố quyết định tới FDI, nhiệm vụ tiếp theo là khảo
sát tác động của FDI tới quốc gia nhận đầu tư và đi đầu tư. Vấn đề này sẽ được giải quyết
trong Chương 3.
CHƯƠNG III
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI
FDI liên quan đến quá trình chuyển giao vốn tài chính, công nghệ và các kỹ năng
khác (quản lý, marketing, kế toán…). Quá trình này tạo ra chi phí và lợi ích cho những
quốc gia có liên quan: quốc gia đầu tư (quốc gia nguồn) và quốc gia nhận đầu tư (đích
đến của đầu tư). Tuy nhiên rất khó để xác định các chi phí và lợi ích có thể nảy sinh đối
với hai quốc gia, ít nhất là về định lượng. Thậm chí có những bất đồng cơ bản trong việc
xác định nguyên nhân cấu thành chi phí và lợi ích của FDI từ góc độ hai quốc gia. Những
53
bất đồng này được thể hiện bằng khoảng cách lớn giữa hai quan điểm: quan điểm toàn
cầu hóa - tự do hóa thị trường và quan điểm chống toàn cầu - chống tự do hóa thị trường.
Thêm vào đó, sự phân chia lợi ích thu được giữa quốc gia đầu tư và nhận đầu tư không
chỉ phụ thuộc vào giá thị trường mà còn dựa trên sức mạnh tương đối của hai quốc gia
trong việc thương lượng các điều khoản thỏa thuận đối với một dự án FDI cụ thể. Tuy
nhiên một quốc gia được không nhất thiết là quốc gia kia mất. Kindleberger (1969) lập
luận rằng mối quan hệ nảy sinh từ quá trình FDI không phải là một trò chơi có tổng bằng
không. Cả hai quốc gia đều phải tin (dù có hợp lý hay không) rằng lợi ích kỳ vọng thu
được lớn hơn chi phí phải gánh chịu, nếu không thỏa thuận sẽ không thể đạt được và dự
án đầu tư cũng không thể được tiến hành. Tuy nhiên tin vào điều kỳ vọng này chưa đủ để
đảm bảo điều đó sẽ được hiện thực hóa.
Một cách giải thích cho tác động của FDI là sử dụng cơ số nhân thông thường,
nhưng làm vậy sẽ gây khó khăn hơn do sự khác biệt về chất giữa đầu tư nội địa và FDI
khiến chúng gây ra những tác động không giống nhau. Một lý do cho sự khác biệt này là
FDI được kiểm soát bởi các chủ thể nằm ngoài giới hạn thẩm quyền của địa phương.
MNC ít bị phụ thuộc vào quốc gia nhận đầu tư hơn các doanh nghiệp địa phương và điều
này khiến họ khó bị kiểm soát hơn. Chính việc nhà đầu tư dự án FDI là người nước ngoài
đã tạo ra các tác động kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng tới chi phí và lợi ích của FDI.
Các tác động của FDI đối với quốc gia nhận đầu tư có thể chia thành tác động kinh
tế, chính trị và xã hội. Dựa trên nguyên lý của kinh tế học tân cổ điển, chúng ta có một
tiền đề cơ bản là: FDI làm tăng thu nhập và phúc lợi xã hội tại quốc gia nhận đầu tư trừ
khi điều kiện tối ưu bị bóp méo nghiêm trọng bởi bảo hộ, độc quyền, và các yếu tố bên
ngoài (Lall và Streeten, 1977). Chúng ta phải lưu ý rằng MNC hoạt động nhằm tối đa hóa
lợi nhuận trên toàn cầu, và trong quá trình đó họ chuyển nguồn sang các khu vực có lợi
tức cao và mua đầu vào tại nơi có giá rẻ (sau tất cả, tối đa hóa được lợi nhuận). Bề ngoài,
nó có vẻ phần nào hiệu quả trong việc làm tăng của cải toàn cầu. Tuy nhiên vấn đề là
MNC vốn tồn tại và hoạt động dựa trên nhưng khiếm khuyết thị trường, dẫn tới những
hoài nghi về việc liệu FDI có làm tăng của cải. Trừ khi tất cả thị trường là hoàn hảo, nếu
không thì tăng trưởng trong một khu vực nhất định chưa chắc đã mang lại lợi ích: sự cải
thiện của việc phân bổ nguồn lực phải được đánh giá dựa vào sự gia tăng các khiếm
khuyết thị trường. Với mục đích lập luận, nếu chúng ta giả định rằng thị trường là hoàn
hảo và mức sản lượng theo quy mô không đổi thì: nếu dòng vốn được tự do luân chuyển,
nó sẽ chảy từ quốc gia có lợi tức thấp sang quốc gia có lợi tức cao. Điều này làm tỷ suất
sinh lời tại quốc gia có lợi tức cao giảm xuống và tỷ suất sinh lời tại quốc gia có lợi tức
thấp tăng lên, và làm gia tăng sản lượng toàn cầu (xem biểu đồ minh họa của Winters,
1991, trang 227-228). Nhưng thậm chí trong cả trong trường hợp đó, vẫn xuất hiện một
số thay đổi về phân bổ vốn và lao động. Trong tình huống bất kỳ, FDI không phải lúc nào
cũng cải thiện phúc lợi. Leahy và Montagna (2000b) ủng hộ quan điểm trên và chỉ ra
rằng cạnh tranh thị trường sản phẩm trực tiếp khiến của cải dễ dàng mất hơn do MNC
giành mất thị phần từ doanh nghiệp bản địa.
Tác động kinh tế của FDI liên quan đến nhiều biến số kinh tế (vĩ mô và vi mô)
như sản lượng, cán cân thanh toán, và cấu trúc thị trường. Tác động chính trị bao gồm lo
ngại về chủ quyền quốc gia, do quy mô từ các khoản đầu tư của MNC có thể gây nguy
hại cho nền độc lập quốc gia (ai là người điều hành quốc gia nhận đầu tư, thủ tướng hay
CEO của MNC đang đầu tư). Vấn đề xã hội chủ yếu là sự quan ngại về việc hình thành
các nhóm lợi ích và các nhóm đặc quyền nước ngoài tại quốc gia nhận đầu tư, cũng như
các tác động văn hóa tới cộng đồng địa phương (ví dụ như về tập quán và thị hiếu). Về
54
bản chất, các vấn đề xã hội thường nảy sinh khi có những khác biệt rõ rệt về kinh tế, xã
hội và văn hóa giữa quốc gia đi đầu tư và nhận đầu tư. Ví dụ: tác động văn hóa xã hội của
FDI Autralia tại New Zealand tất nhiên sẽ ít hơn tác động của FDI Australia tại Malaysia
hay FDI Mỹ tại Arap Saudi. Trong chương này (và trong sách này) chúng ta chỉ quan tâm
chủ yếu tới những tác động kinh tế của FDI.
Tác động kinh tế của FDI có thể chia thành các tác động vĩ mô và vi mô. Qui tắc
thông thường trong phân tích tác động vĩ mô của FDI là coi FDI như một khoản vay nợ
nước ngoài. Nếu tồn tại thất nghiệp và thiếu hụt vốn (như trường hợp thông thường tại
các nước đang phát triển) thì vay mượn có thể làm tăng sản lượng và thu nhập tại quốc
gia nhận đầu tư. Trong điều kiện đó, FDI sẽ tác động có lợi tới cán cân thanh toán quốc tế
nhưng ảnh hưởng không rõ ràng tới điều kiện thương mại (phụ thuộc vào liệu tác động
gia tăng sản lượng rơi vào thay thế nhập khẩu hay xuất khẩu). Phân tích chính thức về tác
động vĩ mô của FDI trong kinh tế học tân cổ điển bao gồm phân tích của MacDougal
(1960), người đã sử dụng phân tích tương quan tĩnh và cân bằng từng phần để chỉ ra rằng
lợi ích mà quốc gia nhận đầu tư thu được chủ yếu từ thuế và lợi nhuận nước ngoài. Mức
lương thực cũng sẽ tăng theo chi phí của lợi nhuận do năng suất cận biên của vốn giảm.
Cách phân tích này có thể được mở rộng theo nhiều hướng, bao gồm: (i) phân tích thuế
tối ưu; (ii) mô hình tăng trưởng năng động với đầu tư và thương mại quốc tế sử dụng lý
thuyết thương mại thuần túy; (iii) mô hình cân bằng tổng thể tương quan tĩnh; và (iv) lý
thuyết thương mại tương quan tĩnh kết hợp với sự vận động của vốn.
Tác động vi mô của FDI liên quan tới sự thay đổi cấu trúc trong tổ chức ngành và
tổ chức kinh tế. Ví dụ, một vấn đề quan trọng là liệu FDI có giúp tạo ra môi trường cạnh
tranh hơn, hay ngược lại làm những yếu tố độc quyền/độc quyền nhóm càng thêm xấu đi
tại quốc gia nhận đầu tư. Nhìn chung, tác động vi mô thuộc về cá nhân doanh nghiệp và
cá nhân ngành, đặc biệt khi chúng tiếp xúc và có liên hệ mật thiết với FDI. Markusen và
Venables (1997) đưa ra ý tưởng rằng các tác động (vi mô) của FDI tới quốc gia nhận đầu
tư có thể được chuyển tải thông qua nhiều kênh khác nhau. Họ giới thiệu một phân tích
đơn giản đối với hai trong số các kênh này: cạnh tranh thị trường sản phẩm, thông qua đó
MNC có thể thay thế cho doanh nghiệp nội địa; và hiệu ứng liên kết, thông qua đó MNC
sẽ bổ sung cho doanh nghiệp nội địa. Vì vậy, FDI có thể giống như một chất xúc tác,
giúp phát triển ngành địa phương, tác động mạnh tới việc làm giảm vị thế tương đối và
tuyệt đối của MNC trong ngành. Phân tích này phù hợp với một số nghiên cứu tại các nền
kinh tế Đông Nam Á.
Thay vì xem xét chi phí và lợi ích của FDI tới hai quốc gia (đầu tư và nhận đầu
tư), chúng ta có thể coi MNC là chủ thể đi đầu tư và quốc gia sở tại là chủ thể nhận đầu
tư. Hơn nữa, hầu hết các thảo luận trong chương này nhằm tìm hiểu tác động của FDI tới
quốc gia đang phát triển nhận đầu tư, mặc dù vài mục sẽ đề cập đến tác động kinh tế lên
quốc gia nguồn. Việc nhấn mạnh tới các tác động lên quốc gia đang phát triển xuất phát
từ tầm quan trọng ngày càng tăng của FDI trong lý thuyết và thực tiễn tại các nền kinh tế
đang phát triển. Phải nhắc lại rằng FDI đôi khi giống như sự cứu rỗi cho các nước đang
phát triển, và là cách duy nhất để các quốc gia này thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo
đói. Chúng ta sẽ không kết luận lạc quan vì FDI có lợi ích nhưng cũng có chi phí, và do
đó tác động tới các quốc gia đang phát triển có thể không tốt trong mọi hoàn cảnh, mọi
thời kỳ.
Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận các tác động kinh tế của FDI. Cũng giống như các lý
thuyết về FDI, có những sự chồng chéo khi thảo luận về các tác động này. Ví dụ, tác
động cung ứng vốn của FDI có sự chồng chéo với tác động lên cán cân thanh toán và tác
55
động lên sản lượng. Thêm vào đó, công nghệ được coi là tác động chính của FDI tới tăng
trưởng và năng suất, nhưng chúng ta sẽ khảo sát tác động của FDI tới tăng trưởng, năng
suất và công nghệ một cách riêng rẽ. Và tác động lên của cải của quốc gia nhận đầu tư
bao gồm nhiều tác động riêng lẻ. Phần chính của chương này bao gồm tóm tắt sơ lược về
những chứng cứ thực nghiệm có liên quan, kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm gần
đây sẽ được liệt kê trong phụ lục (Bảng A3.1)
1. CUNG CẤP VỐN
Mô hình nhị khuyết thường được sử dụng trong nền kinh tế đang phát triển chỉ ra
rằng các quốc gia đang phát triển thường đối phó với vấn đề gia tăng tiết kiệm để phù
hợp với nhu cầu đầu tư, và vấn đề nhập khẩu tài chính thông qua thu nhập xuất khẩu
(xem ví dụ của McKinnon, 1963). Vấn đề thứ nhất xuất phát từ khoảng cách tiết kiệm
(chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư), trong khi vấn đề thứ hai xuất phát từ khoảng cách
ngoại hối (chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu). FDI thường đóng góp vào việc thu
hẹp hai khoảng cách này, không chỉ vì MNC dễ dàng tiếp cận thị trường tài chính mà còn
vì: (i) một dự án FDI cụ thể bởi một MNC cụ thể có thể khuyến khích các MNC khác
tham gia vào các dự án tương tự; (ii) hành động này có thể khuyến khích dòng vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) từ quốc gia nguồn; và (iii) bằng cách cung cấp các cơ hội
đầu tư hấp dẫn, FDI có thể làm thay đổi tiết kiệm nội địa. Bằng việc lấp đầy khoảng cách
ngoại hối, FDI rõ rằng có tác động tích cực tới cán cân thanh toán quốc tế, cái mà chúng
ta sẽ khảo sát ngắn gọn ở phần sau. Vì vậy, có thể cho rằng tác động ròng của FDI tới
dòng vốn vào các nước đang phát triển thường là tích cực vì nó làm tăng nguồn tài chính
cho hoạt động đầu tư. Về phương diện này, FDI có lợi thế hơn so với các nguồn lực tài
chính khác từ nước ngoài. Thứ nhất, nó ổn định hơn các dòng tài chính khác. Thứ hai,
dòng FDI vào đại diện cho một cam kết dài hạn đối với quốc gia nhận đầu tư. Thứ ba,
FDI dễ dàng phục vụ hơn tín dụng thương mại, vì lợi nhuận có xu hướng liên quan tới
hoạt động tại quốc gia nhận đầu tư (tức là hai biến này cùng một chu kỳ).
Razin và đồng sự (1999a) đã khảo sát vai trò của FDI trong thị trường tài chính
của quốc gia nhận đầu tư. Họ lập luận rằng khi thiếu vắng thị trường tín dụng nội địa phát
triển (trong trường hợp đó, tín dụng nội địa không chu chuyển hiệu quả tới đầu tư nội địa)
FDI đóng vai trò kép. Nó vừa cung cấp một phương tiện để phục hồi thị trường nội địa
thông qua việc tiết kiệm nội địa có thể thành kênh tài trợ cho đầu tư nội địa, và thêm vào
đó nó cũng cung ứng tiết kiệm nước ngoài cùng với tiết kiệm nội địa để tài trợ cho đầu tư
nội địa. Vai trò thứ hai đưa tới lợi ích truyền thống từ thương mại cho quốc gia nguồn.
Vai trò thứ nhất rõ ràng không phải là miễn phí: vì thị trường vốn chủ có đặc tính là
thông tin bất đối xứng, nó không phải lúc nào cũng tạo ra những tín hiệu chính xác về tỷ
suất lợi nhuận xã hội trên vốn nội địa. Vì vậy, Razin và đồng sự lập luận rằng sẽ có
những thiệt hại bù lại một phần hoặc toàn bộ dòng lợi ích thu được từ kênh tiết kiệm nội
địa cho đầu tư nội địa. Khi tồn tại một thị trường tín dụng nội địa phát triển (qua đó tiết
kiệm nội địa có thể chu chuyển cho đầu tư nội địa dù thiếu vắng thị trường vốn chủ) thì
vai trò thứ nhất của FDI sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích gì. Họ kết luận rằng khi FDI có
thể trở thành đòn bẩy nội địa thì những lợi ích truyền thống từ thương mại liên quan đến
vai trò thứ hai của FDI sẽ bị giảm bớt nghiêm trọng. Kết quả là tổng tác động ròng của
FDI tới của cải của nền kinh tế nội địa có thể âm.
Lall và Streeten (1977) nghi ngờ về chức năng cung cấp vốn của FDI vì ít nhất ba
lý do. Thứ nhất, đầu tư trực tiếp là nguồn vốn nước ngoài tương đối đắt đỏ. Thứ hai, dòng
vốn thực tế được cung cấp từ MNC có thể không quá lớn (FDI có thể được tài trợ bằng
vay nợ tại quốc gia nhận đầu từ). Thực chất, thông qua sức mạnh thị trường, MNC có thể
56
dễ dàng huy động và lấn át nhu cầu vốn dành cho những hoạt động xã hội khác. Thứ ba,
MNC có thể góp vốn dưới dạng máy móc hoặc tài sản vô hình như bí quyết hay lợi thế
thương mại. Vì những lý do đó, FDI cung cấp một lượng vốn ít và đắt đỏ.
2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI SẢN LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của FDI là ảnh hưởng của nó tới sản
lượng và tăng trưởng tại quốc gia nhận đầu tư. Tác động này quan trọng hơn đối với các
nước đang phát triển, nơi mà dòng đầu tư vào có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế. Để
hiện thực hóa tác động tới sản lượng, điều kiện cần là gia tăng lượng vốn từ đầu tư hoặc
từ việc tận dụng hiệu quả hơn những nguồn lực sẵn có trong trường hợp tiếp quản. Tác
động tới sản lượng sẽ ít nếu FDI dưới dạng tiếp quản (M&A).
Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế tập trung vào sự gia tăng thu nhập
bình quân thực và liên hệ sự gia tăng này với những nhân tố chính cụ thể như tích lũy
vốn, tăng trưởng dân số, quy trình công nghệ và việc khám phá những nguồn tài nguyên
thiên nhiên mới. Những lý thuyết phát triển kinh tế khác nhau đưa ra những cách giải
thích khác nhau về mối liên hệ giữa các nhân tố này. Tuy nhiên trong các giả thuyết đó,
tích lũy vốn được xem là lực lượng chính đứng sau tăng trưởng. Vì vậy thông qua tác
động của tích lũy vốn, FDI rõ ràng có khả năng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.
Dĩ nhiên, công nghệ (hay quy trình công nghệ) cũng đóng vai trò quan trọng. Trái
với mô hình Solow truyền thống, trong đó thay đổi công nghệ được giả định là ngoại
sinh, những lý thuyết về tăng trưởng gần đây nhấn mạnh sự phụ thuộc của tăng trưởng
kinh tế vào tình trạng công nghệ trong nước so với nước ngoài. Vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng
tại các quốc gia đang phát triển được giải thích một phần thông qua quá trình bắt kịp trình
độ công nghệ. Trong một mô hình đặc trưng về khuếch tán công nghệ, tỷ lệ tăng trưởng
tại các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào mức độ tiếp nhận và vận hành các công
nghệ mới đã được sử dụng tại các quốc gia dẫn đầu. Theo quan điểm này, điều quan
trọng là việc tiếp nhận và thích nghi với công nghệ nước ngoài. Quan điểm này được ủng
hộ từ những kinh nghiệm của Nhật Bản.
Tác động của FDI tới sản lượng có thể được giải thích dựa vào mô hình thừa số,
nhưng rất khó để định lượng những thừa số liên quan tới FDI. Nguyên nhân một phần từ
kẽ hở liên quan tới đầu tư nội địa (chẳng hạn như thuế và nhập khẩu), kẽ hở từ chính
FDI, chẳng hạn như khối lượng nhập khẩu (đại diện cho yêu sách nước ngoài trên sản
lượng nội địa) và kiều hối (dưới dạng cổ tức, trả lãi, phí và tiền bản quyền), cái cũng đại
diện cho yêu sách đối với sản lượng địa phương. Mặt khác, FDI có thể liên quan tới thay
thế nhập khẩu, một yếu tố có thể làm vấn đề thêm phức tạp.
Tác động của FDI tới mức độ, thành phần và tăng trưởng sản lượng của quốc gia
nhận đầu tư cũng phụ thuộc một mức độ lớn vào chính sách kinh tế vĩ mô tại quốc gia đó.
Nhìn chung, FDI có thể tạo ra tác động tới sản lượng của quốc gia nhận đầu tư nếu nó có
thể hấp thụ nguồn cung và/hoặc cải thiện tính hiệu quả thông qua phân bổ thay thế. Đặc
biệt có các kết quả khả thi sau:
1. Nếu chính phủ nước nhận đầu tư theo đuổi mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô là
đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ (sử dụng nhân lực 100%), thì FDI vào không thể
tác động tới quy mô của sản lượng, cho dù FDI được giả sử là hoạt động hữu hiệu
tương đương với các phương tiện khai thác nguồn lực nội địa khác.
2. Nếu FDI hấp thụ các nguồn lực chưa được sử dụng thì sản lượng sẽ được tạo ra
bởi FDI trừ đi các luồng kiều hối - thể hiện cho lợi ích ròng tới sản lượng nước
nhận đầu tư.
57
3. Nếu FDI có khả năng cải thiện hiệu quả nguồn lực nội địa bằng cách chuyển
chúng từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực năng suất hơn của nền kinh tế, nhờ
đó sản lượng nội địa sẽ tăng.
Lall và Streeten (1977) cho rằng sự độc quyền của MNC tại một nền kinh tế đang
phát triển có thể là bất lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vì ít nhất ba lý do. Thứ
nhất, hoạt động của MNC có thể làm giảm tỷ lệ tích lũy nội địa vì phần lớn lợi nhuận tạo
ra được chuyển về nước chứ không để đầu tư tại quốc gia sở tại. Thứ hai, sự hiện diện
của MNC tạo ra một số phát triển tiêu cực như tăng phát sinh các vấn đề không mong
muốn (ví dụ, chuyển giá), hoặc làm giảm khả năng kiểm soát chính sách kinh tế. Thứ ba,
MNC có thể tác động tiêu cực tới cấu trúc thị trường, khiến nó trở nên kém cạnh tranh,
như chúng ta sẽ xem xét sau.
Đâu là căn cứ thực nghiệm cho vấn đề này? Chúng ta bắt đầu với chứng cứ của
Boensztein và đồng sự (1995). Chứng cứ này dựa trên một mô hình tăng trưởng nội sinh
trong đó tiến độ công nghệ là yếu tố chính quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Giả định rằng tiến độ công nghệ có được thông qua quá trình tích lũy vốn từ việc giới
thiệu nhiều loại tư liệu sản xuất mới. MNC thường sở hữu nhiều tri thức tiên tiến và có
khả năng giới thiệu những tư liệu sản xuất mới với chi phí thấp. Tuy vậy, việc ứng dụng
nhiều công nghệ tiên tiến đòi hỏi một trình độ vốn nhân lực tương thích tại quốc gia nhận
đầu tư, có nghĩa là nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì khả năng hấp thụ của các
quốc gia đang phát triển cũng là rất giới hạn. Do đó, mô hình chú trọng vào vai trò của cả
công nghệ tiên tiến và khả năng hấp thụ tại quốc gia nhận đầu tư như hai yếu tố quyết
định tới tăng trưởng kinh tế. Lập luận này đề cập đến mối quan hệ bổ sung giữa FDI và
vốn nhân lực trong quá trình tăng trưởng kinh tế.
Boensztein và đồng sự (1995) kiểm chứng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế trong một khung hồi quy xuyên quốc gia, tận dụng dữ liệu FDI từ các quốc gia phát
triển tới 69 quốc gia đang phát triển trong vòng hai thập kỷ. Kết quả của họ như sau:
1. FDI là phương tiện quan trọng trong chuyển giao công nghệ, đóng góp nhiều cho
tăng trưởng hơn đầu tư nội địa.
2. Để FDI tạo ra năng suất cao hơn đầu tư nội địa thì quốc gia nhận đầu tư phải có
một ngưỡng vốn nhân lực tối thiểu.
3. FDI có tác động làm tăng tổng đầu tư trong nền kinh tế với tỷ lệ cao hơn thông
thường (1:1), điều này cho thấy ưu thế của các hiệu ứng bổ sung đối với doanh
nghiệp trong nước.
Feldstein (1994) khảo sát tác động của FDI ra đối với thu nhập của quốc gia đi và
nhận đầu tư với sự hiện diện của thuế và tín dụng thuế (xem Chương 6). Ông lập luận
rằng thu nhập quốc dân của nước đi đầu tư phụ thuộc vào vai trò tương đối của hai nhân
tố theo hai hướng khác nhau: khoản thất thu thuế cho quốc gia nhận đầu tư, và việc gia
tăng sử dụng nợ nước ngoài. Ông phát triển một phân tích đối với hai nhân tố đó dưới sự
hiện diện của thị trường vốn quốc tế phân đoạn, trong đó hầu hết kiết kiệm nội địa được
giữ lại bên trong quốc gia.
Ý tưởng của Feldstein là rất đơn giản. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trả thuế
đối với thu nhập của công ty con cho chính phủ nước nhận đầu tư, điều này nghĩa là dòng
FDI ra sẽ khiến chính phủ nước đi đầu tư mất đi một khoản doanh thu. Nếu doanh nghiệp
đi đầu tư nhận tín dụng thuế đối với thuế mà họ phải trả cho chính phủ nước ngoài thì họ
sẽ không phân biệt giữa thuế phải trả cho chính phủ nước nhận đầu tư và thuế phải trả
cho chính phủ tại quê nhà. Tín dụng thuế khiến các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
58
cho đến khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế của đầu tư nước ngoài bằng với đầu tư trong nước.
Do quốc gia nguồn nhận đầy đủ lợi nhuận trước thuế đối với đầu tư trong nước (dưới
dạng thuế trên thu nhập được ghi nhận bởi các doanh nghiệp đi đầu tư) nhưng chỉ nhận
lợi nhuận sau thuế đối với các khoản đầu tư của công ty con tại nước ngoài, những người
chỉ trích tín dụng thuế lập luận rằng tín dụng thuế gây ra lượng FDI dư thừa và làm giảm
thu nhập quốc dân tại quốc gia nguồn.
Tuy nhiên, Feldstein đặt nghi vấn rằng lập luận trên chưa xem xét tới thực tế là
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gia tăng sử dụng nợ nước ngoài khi họ tăng mức độ
FDI. Măc dù đòn bẩy tổng thể của mỗi doanh nghiệp có thể không tác động tới mức độ
FDI, quốc gia nguồn nhìn chung vẫn thu lợi từ việc tận dụng được tín dụng giá rẻ từ các
chủ nợ nước ngoài. Về lý thuyết vốn nợ là sẵn có đối với các doanh nghiệp đi đầu tư (do
đó tạo ra lợi ích cho quốc gia nguồn) thông qua đầu tư gián tiếp quốc tế, nhưng trên thực
tế là không do sự tồn tại của phân đoạn thị trường vốn toàn cầu. Ví dụ, Feldstein và
Horioka (1980) cho thấy rằng tiết kiệm nội địa có xu hướng ở lại trong nước. Vì vậy,
theo lập luận của Feldstein, lợi thế của FDI là cho phép doanh nghiệp đi đầu tư và quốc
gia nguồn của FDI có thể tận dụng nợ nước ngoài mà không đòi hỏi vốn phải ra khỏi
quốc gia.
Nhưng tại sau doanh nghiệp lại tăng nợ nước ngoài khi mở rộng FDI? Feldstein trả
lời câu hỏi này thông qua một số lý do sau. Thứ nhất, vay nợ là một cách để phòng ngừa
rủi ro đối cho khoản lợi nhuận từ nước ngoài khỏi sự biến động của tỷ giá. Thứ hai, có
thể vẫn tồn tại một số hạn chế đối với khoản lãi nội địa mà doanh nghiệp có thể khấu trừ
khi tính thu nhập chịu thuế trong nước khi họ hoạt động tại nước ngoài. Thứ ba, doanh
nghiệp có thể vay với chi phí thấp hơn tại các quốc gia nơi sẵn có tài sản thế chấp. Thứ
tư, tín dụng địa phương có thể sử dụng như một kế sách chống trưng dụng (xem Chương
5). Bất kể tầm quan trọng của những yếu tố này, vay nợ nước ngoài vẫn hữu ích cho đến
khi mà chi phí vay sau thuế thực nhỏ hơn lợi nhuận sau thuế trên tài sản nước ngoài được
mua từ những nguồn này. Hiệu ứng ròng của FDI đối với thu nhập quốc dân của nước đi
đầu tư do đó phụ thuộc vào vai trò tương quan giữa thuế phải trả cho chính phủ nước
ngoài, và lợi thế từ việc sử dụng nợ nước ngoài. Các chứng cử của Feldstein cho thấy
hiệu ứng đòn bẩy ưu đãi có vẻ lớn hơn khoản thất thu cho nước ngoài. Khi một doanh
nghiệp cân bằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế đối với khoản đầu tư trong nước và nước
ngoài, tỷ suất lợi nhuận của quốc gia nguồn khi đầu tư ra nước ngoài sẽ lớn hơn khi đầu
tư trong nước. Theo tính toán của Feldstein, 1 USD đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làm
tăng giá trị hiện tại của thu nhập quốc dân Mỹ lên 1,72 USD.
3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI VIỆC LÀM VÀ TIỀN LƯƠNG
Đầu tư và việc làm có mối liên hệ với nhau. Trong Những lý thuyết chung, Keynes
(1936) đã cho rằng tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa đầu tư và việc làm. Tuy nhiên, vẫn
còn những quan điểm trái chiều giữa các nhà kinh tế học về hiệu ứng việc làm của FDI
(xem ví dụ của Pugel, 1985). Baldwin (1995) lập luận rằng vấn đề này bao gồm ba điểm
chính: (i) mức độ thay thế của FDI cho đầu tư nội địa; (ii) mức độ kích thích của FDI đối
với xuất khẩu hàng hóa trung gian và tư liệu sản xuất; và (iii) liệu FDI có liên quan tới
việc xây dựng nhà máy mới hay chỉ mua lại những cơ sở sản xuất sẵn có. Nhìn chung,
hiệu ứng việc làm của FDI có thể tóm tắt như sau:
1. FDI có khả năng tăng công ăn việc làm một cách trực tiếp thông qua xây dựng
những cơ sở hạ tầng mới, hoặc một cách gián tiếp thông qua khuyến khích phân
bổ lao động.
59
2. FDI có thể duy trì việc làm thông qua mua lại và tái cơ cấu các doanh nghiệp ốm
yếu.
3. FDI có thể làm giảm việc làm thông qua việc rút đầu tư và đóng cửa các cơ sở sản
xuất.
Các chứng cứ sẵn có cho thấy rằng tác động của FDI tới việc làm là thấp. Vaitos
(1976) phân tích hiệu ứng việc làm của MNC dựa trên bốn đặc điểm: qui mô, mức độ tập
trung, tính chất nước ngoài, và mức độ xuyên quốc gia. Ông đưa ra chứng cứ biểu thị
rằng hiệu ứng việc làm tổng thể của MNC tại quốc gia nhận đầu tư là tương đối thấp.
Tambunlertchai (1976) đã đánh giá đóng góp của doanh nghiệp nước ngoài đối với quốc
gia nhận đầu tư dựa trên bốn tiêu chí: (i) đóng góp vào thu nhập quốc dân; (ii) tạo thêm
việc làm; (iii) tận dụng nguồn lực nội địa; và (iv) thu nhập và tiết kiệm ngoại hối. Chứng
cứ thực nghiệm của Tambunlertchai chỉ ra rằng FDI không thể đóng góp đáng kể cho
quốc gia nhận đầu tư dựa trên những tiêu chí này do cường độ vốn cao và sự phụ thuộc
vào nhập khẩu. Feldstein (1994) lập luận rằng nhiều chứng cứ cho thấy tổng việc làm
trong một nền kinh tế với thị trường lao động hoạt động tốt sẽ không chịu tác động từ
khối lượng hay đặc điểm của FDI. Ví dụ, Graham và Krugman (1991) kết luận rằng tác
động ròng của FDI tới việc làm của Mỹ xấp xỉ bằng không.
Việc FDI có thể tác động như thế nào tới cầu lao động tại quốc gia nguồn còn là
một vấn đề đáng tranh luận. Những người chỉ trích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho
rằng hình thức đầu tư này sẽ phá hủy công ăn việc làm tại quê nhà do đầu ra của các công
ty con nước ngoài đã thay thế xuất khẩu từ quê nhà. Những người ủng hộ đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài lại cho rằng hình thức đầu tư này tạo ra công ăn việc làm vì các doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu nhiều hơn khi họ có công ty con tại nước ngoài. Ngoài ra,
hầu hết các khoản đầu tư trong ngành độc quyển nhóm đều có thiên hướng công nghệ và
chuyên sâu vốn (được hỗ trợ thông qua chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, và kích
thước doanh nghiệp) nên chúng không có khả năng thuc đẩy sử dụng lao động đáng kể.
Các nghiên cứu trước đây về hiệu ứng việc làm tại quốc gia nguồn bao gồm việc
sản xuất của công ty con tại nước ngoài thay thế hay bổ sung cho sản xuất trong nước
(xem khảo sát của Blomstrom và Kokko, 1994). Blomstrom và đồng sự (1997) lập luận
rằng khó khăn của nghiên cứu là việc thiếu hụt các tình huống đối chứng thuyết phục. Vì
vậy họ đưa ra các câu hỏi sau. Điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu đi hoạt động sản xuất tại nước
ngoài? Xuất khẩu có thay thế các công ty con trở thành nhà cung cấp cho các công ty mẹ
hay không? Thị trường hiện tại được phục vụ bởi sản xuất của công ty con hoặc sự kết
hợp giữa công ty con và sản xuất tại quê nhà, có bị mất vào tay công ty mẹ?
Chứng cứ từ các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra mối quan hệ thuận chiều hoặc không có
mối quan hệ giữa sản xuất của Mỹ tại một thị trường và xuất khẩu của Mỹ vào thị trường
đó (xem ví dụ Blomstrom và đồng sự, 1988). Các chứng cứ cũng cho thấy mối quan hệ tỷ
lệ nghịch giữa sản xuất của Mỹ và xuất khẩu từ các nguồn khác vào quốc gia nhận đầu
tư. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa doanh nghiệp sản xuất tại nước ngoài và doanh nghiệp
xuất khẩu cho thấy hoạt động sản xuất như vậy không gây thiệt hại cho xuất khẩu sang
quốc gia thứ ba (Lipsey và Weiss, 1981, 1984). Những nghiên cứu về doanh nghiệp Thụy
Điển đưa đến kết quả hỗn hợp, với mối quan hệ tỷ lệ thuận trong giai đoạn trước
(Swedenbourg, 1979) và mối quan hệ tỷ lệ nghịch trong một vài nghiên cứu gần đây, đặc
biệt là tại thị trường thứ ba (Svensson, 1996). Nguyên nhân chính cho việc phát hiện ra
mối quan hệ tỷ lệ thuận là vai trò của FDI trong những thị trường cạnh tranh. Lý do cho
kết quả không rõ ràng của hầu hết các nghiên cứu là chúng chưa xem xét đến động cơ
quan trọng nhất của doanh nghiệp khi sản xuất tại nước ngoài: cơ hội để tăng thị phần
60
hoặc thậm chí mở rộng kích thước thị trường, hoặc để bảo vệ thị phần sẵn có. Để nghiên
cứu như vậy đòi hỏi dữ liệu về kích thước của những thị trường hàng hóa cụ thể tại quốc
gia nhận đầu tư, là những dữ liệu rất khó để thu thập.
Những hiệu ứng khác lên quốc gia nguồn cũng được nghiên cứu bao gồm sự cạnh
tranh giữa thị trường trong nước và nước ngoài đối với nguồn vốn của MNC, mức độ suy
giảm cầu lao động trong nước do mở rộng sản xuất nước ngoài, và mối quan hệ giữa sản
xuất nước ngoài và mức lương trong nước. Một nghiên cứu về các doanh nghiệp Mỹ cho
thấy đầu tư trong nước và nước ngoài không độc lập, và viêc mở rộng nhà xưởng, thiết bị
đầu tư ra nước ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước giảm xuống do nó làm tăng chi phí vốn
của doanh nghiệp (Stevens và Lipsey, 1992). Brainard và Riker (1997) kết luận rằng việc
làm tại các công ty con nước ngoài của MNC Mỹ chỉ thay thế cho việc làm tại công ty
mẹ ở một mức độ nhất định. Họ phát hiện sự thay thế lớn hơn giữa việc làm tại các công
ty con của Mỹ đặt tại những quốc gia nhận đầu tư khác nhau có mức lương thấp. Thêm
vào đó, nghiên cứu về lương của Mỹ cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hoạt động của
doanh nghiệp tại nước ngoài và mức lương trong nước (Kravis và Lipsey, 1988). Mối
quan hệ này phản ánh sự phân bổ các hoạt động rủi ro thấp ra nước ngoài. Cuối cùng,
Blomstrom và đồng sự (1997) thu được kết quả về tác động của FDI tới việc làm trong
nước thông qua số liệu của các MNC Mỹ và Thụy Điển trong ngành chế tạo. Kinh
nghiệm của Thụy Điển khác so với Mỹ. Kết quả từ Thụy Điển cho thấy với một mức
doanh số cho trước tại công ty mẹ, MNC với doanh số cao tại nước ngoài sẽ có nhiều
việc làm hơn tại công ty mẹ. Ngược lại với các MNC Mỹ, sản xuất của MNC Thụy Điển
tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có tác động tích cực tới việc làm tại
công ty mẹ.
Một vấn đề khác có liên quan là tác động của FDI tới lương tương đối. Feenstra và
Hanson (1995) đã khảo sát sự gia tăng mức lương tương đối của công nhân có tay nghề
tại Mexico giai đoạn những năm 1980. Họ liên hệ sự tăng lương không đồng đều tại
Mexico với dòng vốn vào, thứ gây ra tác động thay đổi hoạt động sản xuất tại Mexico
theo hướng các hàng hóa yêu cầu nhiều kỹ năng, qua đó làm tăng cầu đối với lao động có
tay nghề. Họ cũng khảo sát tác động của FDI tới tỷ trọng lao động có kỹ năng trên tổng
lương tại Mexico trong giai đoạn 1975 – 1988. Kết quả thu được chỉ ra rằng tăng trưởng
FDI có mối tương quan dương với mức cầu tương đối dành cho lao động có tay nghề.
Driffield và Taylor (2000) đã khảo sát tác động của đầu tư trực tiếp vào Anh Quốc tới thị
trường lao động Anh. Chứng cứ từ nghiên cứu chỉ ra rằng FDI làm tăng bất bình đẳng
lương và việc sử dụng nhiều lao động có kỹ năng tại các doanh nghiệp địa phương.
Trong khi có sự đồng thuận chung về việc cầu tương đối đối với lao động có tay
nghề gia tăng khiến cho tiền lương tương đối thay đổi, các nhà kinh tế học lại không
thống nhất ở nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi cầu lao động. Hai hướng giải thích thường
được đưa ra. Một là sự ra đời của công nghệ thông tin khiến doanh nghiệp phải chuyển
dịch kỹ thuật sản xuất sang hướng thiên về sử dụng lao động có tay nghề (Davis và
Haltiwanger, 1991; Lawrence và Slaughter, 1993; Berman và đồng sự, 1994). Cách giải
thích thứ hai là sự gia tăng cạnh tranh nhập khẩu từ các quốc gia có mức lương thấp
khiến nguồn lực được chuyển sang các ngành sử dụng nhiều lao động có tay nghề (Borjas
và Ramey, 1993; Leamer, 1993). Tuy nhiên, Feenstra và Hanson (1995) lập luận rằng sự
gia tăng bất bình đẳng lương tại các quốc gia không giống nhau có cách giải thích hợp lý
thứ ba: dòng vốn từ Bắc tới Nam, và sự tăng lên tương ứng trong thuê ngoài của các
MNC phía Bắc, đã đóng góp vào sự gia tăng cầu lao động có kỹ năng trên toàn cầu. Một
dòng vốn từ Bắc tới Nam (được xác định như hoạt động thuê ngoài của các doanh nghiệp
61
phía Bắc) làm tăng phần sản xuất đầu vào ở phía Nam. Từ góc độ phía Bắc, các hoạt
động này dẫn tới việc sử dụng một lượng lớn lao động thiếu tay nghề, nhưng từ góc độ
phía Nam thì hoàn toàn ngược lại. Kết quả là sự gia tăng cầu tương đối đối với lao động
có kỹ năng tại cả hai quốc gia, khiến mức lương tương đối của lao động có kỹ năng ở cả
hai khu vực đều tăng. Đây được gọi là “giả thuyết thuê ngoài tích lũy vốn”. Feenstra và
Hanson (1995) đã khảo sát tác động của FDI tới cầu tương đối của lao động có kỹ năng
tại Mexico. Họ tìm thấy rằng tăng trưởng FDI có mối tương quan dương với cầu tương
đối dành cho lao động có kỹ năng. Tại khu vực mà FDI tập trung nhiều, tăng trưởng FDI
có thể làm tăng 50% tỷ trọng lao động có kỹ năng trong tổng tiền lương trong giai đoạn
cuối những năm 1980. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng hoạt động thuê ngoài của
MNC có đóng góp quan trọng vào sự gia tăng cầu tương đối đối với lao động có kỹ năng
tại Mexico.
Vấn đề cuối cùng được thảo luận trong phần này là tác động của FDI tới độ co dãn
của cầu yếu tố. Hatzius (2000) cho rằng tự do hóa FDI khiến chi phí lao động trở nên
quan trọng hơn đối với đầu tư trong nước và cầu lao động trong dài hạn. Nếu chi phí lao
động cao hơn khiến doanh nghiệp phải chuyển sản xuất ra nước ngoài, công ăn việc làm
trong nước sẽ giảm. Trong những năm gần đây, điều này khiến một số nhà kinh tế học
cho rằng dỡ bỏ các rào cản đối với FDI sẽ khiến việc điều tiết tiền lương trở nên quan
trọng hơn trong việc bảo toàn công ăn việc làm. Trừ khi tiền lương được kiểm soát, nếu
không vốn sẽ di cư sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn và làm gia tăng thất
nghiệp.
Trong một nền kinh tế mở, chi phí lao động tăng có xu hướng làm giảm cầu lao
động vì ba lý do. Thứ nhất, một doanh nghiệp sản xuất ít sản phẩm đầu ra hơn khi chi
phí trên mỗi đơn vị cao hơn (hiệu ứng sản lượng hoặc quy mô). Thứ hai, vốn thay thế cho
lao động (hiệu ứng thay thế). Thứ ba, một số doanh nghiệp có thể chuyển ra nước ngoài
(hiệu ứng địa điểm). Với rào cản lớn đối với FDI, một thay đổi nhỏ trong chi phí sản xuất
sẽ chỉ làm một số ít doanh nghiệp tái định vị. Khi rào cản FDI bị dỡ bỏ, sự thay đổi chi
phí sản xuất tương tự sẽ khiến nhiều doanh nghiệp di chuyển hơn. Vì vậy, độ co giãn của
vốn và cầu lao động với chi phí sản xuất tăng lên khi chi phí tái định vị giảm.
Hatzius (2000) giới thiệu một phương trình đơn giản liên hệ FDI với chi phí trên
mỗi đơn vị lao động và các biến kiểm soát khác, được đưa ra bởi Cushman (1987),
Culem (1988), Lucas (1993), Moore (1993), Pain (1993), Klein và Rosengren (1994),
Bajo-Rubio và Sosvilla-Rivero (1994), Wang và Swan (1995), và Barrell và Pain (1996).
Biến kiểm soát bao gồm sai lệch của sản lượng khỏi xu hướng tại quốc gia đi và nhận đầu
tư để kiểm soát dao động chu kỳ kinh doanh trong ngắn hạn, số ngày bị mất do biểu tình
và đóng cửa để kiểm soát môi trường quan hệ ngành, và lãi suất thực dài hạn để kiểm
soát lợi tức trên tài sản tài chính giữa các quốc gia. Biến kiểm soát cũng bao gồm cả biến
giả để kiểm soát các yếu tố không thể quan sát được, những yếu tố mà điều chỉnh xu
hướng đầu tư ra nước ngoài. Hatzius đã thu thập chứng cứ từ số liệu của Anh và Đức và
đưa ra kết luận như sau. Thứ nhất, đơn giá lao động cao kích thích đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài và hạn chế đầu tư trực tiếp vào trong nước. Thứ hai, đơn giá lao động có tác
động tiêu cực hơn tới đầu tư ngành chế tạo trong nước trong giai đoạn FDI cao những
năm 1980 so với giai đoạn FDI thấp những năm 1970, và thay đổi này tập trung vào
những ngành có FDI cao. Ước lượng cho thấy độ co giãn của cầu lao động dài hạn có thể
tăng về căn bản.
Chúng ta có thể kết luận được gì từ những thảo luận về hiệu ứng việc làm? Trong
khi FDI có tác động tích cực tới việc làm trong những điều kiện nhất định, nó cũng có thể
62
tác động tiêu cực tới việc làm và quan hệ ngành tại quốc gia nhận đầu tư. Điều này khiến
OECD phải ban hành bản hướng dẫn để MNC đối phó với vấn đề việc làm và quan hệ
ngành. Bản hướng dẫn này khuyến khích MNC và các chủ thể khác (i) tôn trọng quyền
nhân công được đại diện bởi công đoàn; (ii) bãi bỏ lao động trẻ em; (iii) tránh phân biệt
đối xử với nhân công; (iv) khuyến khích phát triển các thỏa ước tập thể; (v) cung cấp bức
tranh chân thực về hoạt động của doanh nghiệp; và (vi) xem xét tới điều kiện sống của
nhân công khi họ muốn thay đổi hoạt động.
4. TÁC ĐỘNG TỚI CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Hiệu ứng cán cân thanh toán có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các quốc gia đang
phát triển. Đó là vì ngoại hối được coi như một tài nguyên khan hiếm có tác động tới tăng
trưởng thông qua khoảng cách ngoại hối. Vì vậy, bất cứ tác động nào của FDI cũng có
thể làm dịu hoặc làm xấu đi những ràng buộc áp đặt bởi cán cân thanh toán lên việc thực
hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô liên quan đến tăng trưởng và việc làm. Nhìn chung,
FDI thường được cho là sẽ gây ra tác động tới cán cân thanh toán: quốc gia đầu tư đối
diện với thâm hụt đột ngột khi FDI xuất hiện, trong khi quốc gia nhận đầu tư mãi mãi đối
diện với một thâm hụt nhỏ do lợi nhuận hồi hương. Như vậy, dự án FDI với lợi nhuận hồi
hương bằng ngoại hối sẽ tạo nên dòng tiền ra trong cán cân thanh toán lớn hơn so với các
dự án tương tự được tài trợ tại bản địa.
Hiệu ứng cán cân thanh toán có một số đặc điểm nhất định. Thứ nhất, có sự khác
biệt giữa hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp lên cán cân thanh toán. Do đó, tác động của FDI
phải được khảo sát dựa trên các tiêu chí (i) sự hấp thụ đầu vào các yếu tố sản xuất tại
quốc gia nhận đầu tư; (ii) tỷ lệ sản lượng bán ra tại quốc gia nhận đầu tư và tại nước
ngoài; (iii) phân bổ giá trị sản lượng giữa đầu vào các yếu tố tại quốc gia nhận đầu tư,
chính phủ nhận đầu tư (dưới dạng doanh thu thuế), và cổ phần giữ lại. Hiệu ứng trực tiếp,
được phản ánh ngay lập tức trong khoảng cách ngoại hối, phát sinh từ dòng vốn đầu tư.
Dòng vào bao gồm: (i) xuất khẩu và dòng vốn chủ vào; và (ii) vay nợ nước ngoài và thu
hồi nợ. Dòng ra bao gồm: (i) giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất; (ii) giá trị nhập khẩu
nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian; (iii) trả phí bản quyền và công nghệ sau thuế cho
nước ngoài; và (iv) lợi nhuận ròng sau thuế và lãi suất trả nước ngoài. Hiệu ứng trực tiếp
không nói lên tất cả vì nó thiếu hụt hai khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, nó không cho
thấy điều gì sẽ xảy ra nếu không có hoạt động đầu tư nước ngoài. Thứ hai, nó không xét
đến tác động của FDI lên cán cân thanh toán thông qua doanh số nội địa và việc sử dụng
các nguồn lực địa phương. Việc sử dụng các nguồn lực địa phương là hiệu ứng gián tiếp.
Đặc điểm thứ hai là hiệu ứng cán cân thanh toán bao gồm hai dạng. Hiệu ứng tức
thời làm cải thiện tài khoản vốn của quốc gia nhận đầu tư một lượng bằng giá trị đầu tư
trừ đi giá trị nhập khẩu máy móc. Dạng thứ hai là hiệu ứng tiếp diễn, là hiệu ứng quan
trọng hơn về dài hạn.
Đặc điểm thứ ba và cũng là cuối cùng là hiệu ứng cán cân thanh toán nảy sinh từ
(i) hiệu ứng xuất khẩu; (ii) hiệu ứng thay thế nhập khẩu; (iii) hiệu ứng nhập khẩu; và (iv)
hiệu ứng chuyển tiền. Hai hiệu ứng đầu giúp cải thiện các cân thanh toán, trong khi hai
hiệu ứng sau làm cán cân thanh toán trở nên xấu đi.
Chứng cứ thực nghiệm cho thấy FDI có tác động khác nhau lên cán cân thanh toán
của quốc gia đang phát triển và đã phát triển, đặc biệt là trong đầu tư công nghiệp chế
tạo. Để tìm hiểu tác động của FDI Mỹ tới Anh Quốc, Dunning (1961, 1969) đã khảo sát
ảnh hưởng tích cực của 15% tổng vốn đầu tư. Tuy nhiên, Dunning chỉ giải thích được
hiệu ứng trực tiếp của FDI xuất phát từ dòng vốn có thể quan sát được trong cán cân
63
thanh toán. Ông chưa xem xét đến các hiệu ứng gián tiếp có thể nảy sinh từ những thay
đổi trong thu nhập của người cư trú, hoặc thay đổi trong mô hình tiêu dùng.
Có chứng cứ chỉ ra rằng cán cân thanh toán của nước đang phát triển hưởng lợi từ
FDI trong khai thác, chứ không phải trong chế tạo (ví dụ, Vaitsos, 1976). Đầu tư công
nghiệp chế tạo gây thiệt hại cho cán cân thanh toán của nước đang phát triển do khối
lượng nhập khẩu đầu tư lớn và cơ chế chuyển giá của MNC. Khối lượng đầu vào của
MNC nhập khẩu lớn nảy sinh từ việc không sẵn có các nguyên liệu và sản phẩm tại địa
phương, sự thiếu cạnh tranh về giá địa phương và chất lượng kém.
5. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI DÒNG THƯƠNG MẠI
Romer (1975) tạo ra một quan sát hết sức thú vị về mối quan hệ giữa sự liên hệ
của các quốc gia với FDI và với thương mại dựa trên lịch sử kinh tế của bốn quốc gia
công nghiệp: Anh, Đức, Nhật và Mỹ. Ông rút ra mệnh đề rằng một quốc gia công nghiệp
trải qua bốn giai đoạn sau, được phân chia dựa trên tỷ trọng thương mại và FDI của quốc
gia đó: (i) sự tăng lên của tỷ trọng hàng hóa chế tạo trong xuất khẩu toàn cầu; (ii) tỷ trọng
thương mại ổn định trong khi tỷ trọng FDI tăng; (iii) tỷ trọng thương mại bắt đầu giảm
sút; và (iv) tỷ trọng FDI bắt đầu giảm sút. Gần đây đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp nhất
các lý thuyết về FDI và các lý thuyết về thương mại (xem ví dụ của Markusen, 2000).
Có những mối lo ngại về tác động của FDI tới dòng thương mại. Mặc dù MNC có
thể là doanh nghiệp thiên về thương mại thì điều này cũng chỉ phản ánh hoạt động mà họ
tiến hành hơn là hành vi của bản thân họ. Solomon và Ingham (1977) cho rằng MNC xuất
khẩu ít sản phẩm công nghệ hơn các doanh nghiệp nội địa, trong khi Panic và Joyce
(1980) cho rằng xuất khẩu của MNC bị ứ đọng trong những năm 1970. Gần đây
Goldberg và Klein (1997) cho thấy FDI vào quốc gia đang phát triển có tác động tới dòng
thương mại của quốc gia đó với các quốc gia công nghiệp, thâm chí sau khi đã kiểm soát
tác động của tỷ giá. Có một vài chứng cứ cũng cho thấy các công ty con có xu hướng
nhập khẩu phụ tùng và thiết bị vốn từ công ty mẹ ở quê nhà. Do đó, thông qua FDI, MNC
tác động tới chiều hướng và kích thước của dòng thương mại. Trong một nghiên cứu về
FDI Mỹ tại các nước đang phát triển, Rock (1973) phát hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa
hoạt động thương mại của các quốc gia này tại Mỹ và FDI tại các quốc gia.
Vấn đề tranh cãi nhất về mối quan hệ giữa FDI và thương mại là liệu chúng bổ
sung hay thay thế cho nhau. Nói cách khác, mức độ mà sản xuất và doanh số của công ty
con tại thị trường nước ngoài có thể thay thế hoặc giúp tăng xuất khẩu tại cùng thị
trường? Nguyên nhân khiến chúng ta nên tin rằng FDI và thương mại thay thế nhau là do
chúng là hai phương án để thâm nhập thị trường như chúng ta đã thấy. Tuy nhiên cũng có
lý do để tin rằng FDI không thay thế xuất khẩu mà khuyến khích chúng. Một lý do là FDI
giúp doanh nghiệp thiết lập cơ sở phân phối lớn hơn, do đó mở rộng dòng sản phẩm bán
tại thị trường nước ngoài hơn mức xuất khẩu có thể đạt được. Thêm vào đó, sản xuất tại
nước ngoài luôn đòi hỏi nhập khẩu các hàng hóa trung gian từ quê nhà (tức là xuất khẩu).
Cách lập luận này cũng được áp dụng cho nhập khẩu tại quê nhà. Nếu một công ty con có
thể sản xuất hàng hóa rẻ hơn tại nước ngoài và xuất khẩu chúng về quê nhà thì rõ ràng
FDI sẽ khiến nhập khẩu tại quê nhà tăng lên.
Hiện tại ta đã thống nhất rằng thương mại và FDI bổ sung hay thay thế phụ thuộc
vào liệu FDI theo chiều ngang (Markusen, 1984) hay chiều dọc (Helpman, 1984). FDI
theo chiều ngang hay chiều dọc phụ thuộc vào các đặc tính quốc gia. Ví dụ, nếu các quốc
gia có nguồn lực yếu tố rất khác nhau thì FDI theo chiều dọc sẽ chiếm ưu thế. Ngược lại,
nếu các quốc gia tương đồng về kích thước và nguồn lực và chi phí thương mại tương đối
64
cao thì FDI theo chiều ngang sẽ thống trị. Markusen và đồng sự (1996) đã cố gắng dự
đoán mối quan hệ giữa FDI và các đặc tính quốc gia. Điều này cũng có cùng tiêu chí để
phân định FDI và thương mại là bổ sung hay thay thế.
Nhưng tại sao mối quan hệ này lại tồn tại? Trong FDI theo chiều ngang, doanh
nghiệp phục vụ thị trường nước ngoài bằng cách xây dựng nhà xưởng tại đó để cung cấp
các hàng hóa giống hệt (Markusen, 1984). Do vậy, xuất khẩu từ quốc gia nguồn tới quốc
gia nhận đầu tư bị suy giảm, ám chỉ rằng FDI và thương mại thay thế cho nhau. Trong
FDI theo chiều dọc, MNC chia các giai đoạn sản xuất đặt tại các quốc gia khác nhau, để
tận dụng giá yếu tố rẻ (Helpman, 1984). Đặc biệt, các khâu sản xuất cần nhiều lao động
thiếu kỹ năng sẽ được đặt tại một quốc gia có mức lương thấp. Trường hợp này sẽ làm
gia tăng xuất khẩu sản phẩm hoàn thiện từ các quốc gia nhận đầu tư (các nước có chi phí
lao động rẻ), trong khi cũng làm tăng xuất khẩu sản phẩm trung gian của MNC (từ quốc
gia nguồn) tới các quốc gia nhận đầu tư nơi mà công ty con hoạt động. Vì vậy, FDI và
thương mại là bổ sung trong trường hợp này. Câu hỏi thực sự tập trung vào mối quan hệ
giữa doanh số của MNC và kim ngach thương mại.
Các chứng cứ thực nghiệm sẵn có khá hỗn hợp. Hầu hết các nghiên cứu thực
nghiệm dựa trên dữ liệu chéo theo ngành công nghiệp và cấp độ doanh nghiệp cho thấy
mối quan hệ tỷ lệ thuận. Ví dụ, Lipsey và Weiss (1981, 1984) và Blomstrom và đồng sự
(1998) phát hiện ra mối tương quan dương chủ yếu. Pain và Wakelin (1998) đã xem xét
mối quan hệ theo thời gian giữa xuất khẩu chế tạo và FDI trong 11 quốc gia OECD, với
kết quả hỗn hợp. Blonigen (1999) lập luận rằng hầu hết nghiên cứu thực nghiệp về mối
quan hệ giữa thương mại và FDI đều cho thấy mối quan hệ bổ sung (ví dụ Belderbos và
Sleuwwaegen, 1998). Ông đã tổng hợp các thiên hướng và cho thấy hiệu ứng thay thế rất
dễ xác định trong dữ liệu cấp sản phẩm. Cuối cùng, Amiti và đồng sự (2000) giải thích tại
sao chứng cứ là hỗn hợp dựa trên đặc tính quốc gia, do đó đóng góp vào sự khác biệt
giữa FDI theo chiều ngang và theo chiều dọc.
6. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI NĂNG SUẤT
Thông thường, năng suất sẽ tăng và chi phí trên một đơn vị sẽ giảm nếu: (i) FDI
xúc tiến xuất khẩu và sản phẩm của công ty con hướng đến thị trường thế giới rộng lớn;
và (ii) các điều kiện và chính sách cơ bản cho phép xây dựng các nhà máy tối ưu hóa
được lợi ích kinh tế theo quy mô. Ngược lại, nếu FDI thay thế nhập khẩu và quy mô thị
trường là quá nhỏ để thiết lập được nhà máy với quy mô tối ưu thì sẽ không cải thiện
được hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên vẫn có lý do để tin rằng năng suất hiệu quả không phải
là vấn đề quan trọng. Thứ nhất, chứng cứ thực nghiệm chỉ ra rằng chi phí đơn vị của một
nhà máy có quy mô nhỏ hơn mức tối ưu không quá cao so với chi phí đơn vị tại những
nhà máy ở quy mô hiệu quả nhất. Thứ hai, cho dù đầu tư chủ yếu nhằm thay thế nhập
khẩu nhưng bất cứ hoạt động xuất khẩu nào (dù nhỏ) cũng làm tăng quy mô thị trường và
cho phép tận dụng cường độ vốn công nghệ lớn.
Petrochilos (1989) cho rằng năng suất bị tác động bởi một loạt các yếu tố khác
không nhất thiết phải liên quan tới FDI. Các yếu tố cơ bản bao gồm: (i) tận dụng tối đa
nguồn lực doanh nghiệp; (ii) chất lượng nguồn nhân lực hiện có; (iii) môi trường quan hệ
ngành; và (iv) các hạn chế thực tiễn. Tác động của FDI tới năng suất được chuyển tải
thông qua khuếch tán công nghệ, là vấn đề mà chúng ta sẽ đề cập sau đây.
7. FDI VÀ CÔNG NGHỆ
Khuếch tán công nghệ đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế
(xem ví dụ Nelson và Phelp, 1966; Jovanovic và Rob, 1989; Segerstrom, 1991). Sự tương
65
tác giữa FDI và công nghệ được xem như có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong các
cuộc thảo luận về FDI. Chuyển giao công nghệ quả thực đã trở thành vấn đề trọng tâm
khi thảo luận về MNC và cách họ đối phó với sự phát triển của các quốc gia mới nổi. Đó
là do công nghệ được coi như nguồn lực thiết yếu của tăng trưởng kinh tế, tích lũy vốn,
thương mại, và thậm chí cho các thay đổi trong tổ chức quan hệ xã hội và quan hệ sản
xuất. Vấn đề thường thấy trong khía cạnh này là các quốc gia nhận đầu tư chuyển giao và
tiếp thu công nghệ như thế nào và công nghệ sẽ tác động đến nền kinh tế như thế nào. Lý
do cho những vấn đề này là kỳ vọng về một tác động tích cực từ công nghệ tới các quốc
gia đang phát triển không phải lúc nào cũng trở thành hiện thực. Tầm quan trọng của
công nghệ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển đã khiến OECD phải ban hành
hướng dẫn thúc đẩy MNC: (i) đảm bảo hoạt động của họ tương thích với kế hoạch công
nghệ của quốc gia nhận đầu tư; (ii) chấp nhận thực tiễn là cho phép chuyển giao và
khuếch tán công nghệ nhanh chóng; (iii) đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương trong
khả năng công nghệ cho phép; (iv) cấp giấy phép công nghệ với những điều khoản và
điều kiện hợp lý; và (v) phát triển mối quan hệ với các trường đại học và viện nghiên cứu
địa phương. Như chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây, hoạt động thực tế của MNC chưa chắc đã
tuân thủ theo các hướng dẫn trên.
Công nghệ là sản phẩm của quá trình nghiên cứu và phát triển với mục đích cải
tiến công nghệ sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm mới (Petrochilos, 1989 trang 36). Jonhson
(1970) xem chuyển giao công nghệ như một nhân tố quyết định của FDI. Bất kỳ công
nghệ mới nào cũng được xem như lợi thế cho chủ sở hữu của nó, nhà đầu tư gốc vào
nghiên cứu và phát triển. Trong trường hợp sản phẩm mới, lợi thế đến từ sức mạnh độc
quyền. Chủ sở hữu của một loại công nghệ đặc thù có thể bán, cấp giấy phép, hoặc trực
tiếp khai thác công nghệ trong sản xuất. Lựa chọn đầu tiên thường không dành cho các
doanh nghiệp lớn nhưng có thể phù hợp với các nhà phát minh sáng chế đơn lẻ. Ngược
lại, cấp giấy phép được xem là một hình thức chuyển giao phù hợp cho doanh nghiệp tại
quốc gia nhận đầu tư nhưng vẫn có thể có hạn chế liên quan đến việc chủ sở hữu muốn
đảm bảo kiểm soát được bí mật kinh doanh, bằng sáng chế và quyền thương hiệu. Lý do
doanh nghiệp lựa chọn cấp giấy phép có thể liên quan đến các yếu tố bên ngoài như quốc
gia nhận đầu tư có những hạn chế đối với FDI, và các yếu tố nội tại như muốn thu được
lợi nhuận từ tài sản có chi phí ngầm, công nghệ hoặc sản phẩm lỗi thời. Nếu vì bất kỳ lí
do nào FDI không được tiến hành thì chuyển giao công nghệ vẫn được thực hiện thông
qua thỏa thuận hỗ trợ công nghệ.
Khuếch tán công nghệ có thể được thực hiện thông qua rất nhiều kênh bao gồm
nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao, tiếp nhận công nghệ nước ngoài, và mua lại vốn
nhân lực thông qua nghiên cứu quốc tế. FDI được xem như kênh chính để các quốc gia
đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến. Đối với quy trình công nghệ, FDI đóng góp
vào sự tăng trưởng thông qua việc tăng tích lũy vốn tại quốc gia nhận đầu tư. Chuyển
giao tri thức từ MNC tới các công ty con có thể bị rò rỉ tới quốc gia nhận đầu tư, làm tăng
hiệu ứng lan truyền từ FDI. Có rất nhiều kênh lan truyền khác nhau: vòng quay lao động
từ MNC tới doanh nghiệp địa phương; tư vấn và hỗ trợ công nghệ cho nhà cung cấp và
các khách hàng; hiệu ứng lan truyền tới các doanh nghiệp địa phương trong các vấn đề
như lựa chọn công nghệ, hành vi xuất khẩu, và thông lệ quản lý.
Các lợi ích mà công nghệ nước ngoài mang đến cho doanh nghiệp đi đầu tư và
quốc gia nguồn là rất đáng kể (ví dụ như tăng sức mạnh độc quyền). Tuy nhiên các lợi
ích tương ứng của công nghệ nước ngoài mang tới cho quốc gia nhận đầu tư lại không hề
rõ ràng, không đáng kể và thậm chí gây ra tác động tiêu cực. Điều này một phần là do
66
quốc gia nhận đầu tư không có khả năng tiếp thu công nghệ nước ngoài một cách thích
hợp. Nguyên nhân chính là công nghệ thực tế được tạo ra chỉ để phù hợp với một môi
trường nguồn lực cụ thể nhưng sau đó lại được sử dụng tương tự trong những môi trường
khác, trong trường hợp đó, nó có thể đi ngược lại lợi ích của quốc gia nhận đầu tư. Công
nghệ có thể gây tác động bất lợi tới công ăn việc làm: công nghệ mới từ nước ngoài có
thể giảm thiểu số lượng việc làm tại các ngành công nghiệp hiện có, khiến kỹ năng lao
động trở nên lỗi thời và làm phát sinh nhu cầu tái đào tạo lực lượng lao động dư thừa do
đó làm cho tình trạng việc làm càng thêm khó khăn.
Lall và Streeten (1977) nghi ngờ về mệnh đề rằng FDI đóng vai trò quan trọng
trong khuếch tán công nghệ. Thứ nhất, họ coi sự phù hợp công nghệ dưới khía cạnh sản
phẩm được tạo ra bởi chuyển giao công nghệ, và các nguồn lực của quốc gia nhận đầu tư.
Lall và Streeten cho rằng những sản phẩm từ chuyển giao công nghệ là quá phức tạp so
với nhu cầu của các quốc gia đang phát triển không chỉ bởi được chúng được phát triển
tại các quốc gia thu nhập cao mà còn do bản chất của MNC (ví dụ liệu Rolex có cho phép
sản xuất những phiên bản đồng hồ rẻ tiền để phù hợp với người tiêu dùng thu nhập
thấp?). Winter (1991, trang 229) đồng ý với lập luận rằng MNC thường chuyển giao các
công nghệ cũ, những công nghệ cần quá nhiều vốn đối với kinh tế địa phương. Theo
Winter, chuyển giao công nghệ sẽ tạo ra “cấu trúc nhị nguyên” tại quốc gia nhận đầu tư
bao gồm một khu vực nhỏ các ngành công nghiệp tiến tiến liên kết với thế giới bên ngoài,
vây quanh bởi một khu vực lớn các ngành đói vốn. Nếu công nghệ đòi hỏi vốn lớn trong
mối liên hệ với các nguồn lực tại quốc gia nhận đầu tư, thì chuyển giao công nghệ sẽ gây
ra tác động: (i) làm xấu đi tình trạng việc làm; (ii) làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập;
(iii) làm sai lệch ảnh hưởng của công nghệ từ các doanh nghiệp khác; và (iv) thiên hướng
sản xuất các sản phẩm phức tạp và khác biệt. Nhưng điều này không có nghĩa là công
nghệ hiện đại không thể thích nghi với các quốc gia đang phát triển. Trong khảo sát về
vấn đề thích nghi công nghệ, Reuber và đồng sự (1973) đã phát hiện ra rằng hầu hết các
doanh nghiệp nước ngoài thường giới thiệu nguyên vẹn công nghệ sản xuất tại quốc gia
nhận đầu tư. Một công nghệ muốn thích ứng thì nó phải đáp ứng cho (i) nhu cầu giảm
quy mô sản xuất nhưng giữ nguyên kích thước thị trường địa phương; (ii) khó khăn để
đạt tới và bảo toàn tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng; và (iii) các quy định và tập quán tại
quốc gia nhận đầu tư.
Lall và Streeten (1977) lập luận thêm rằng cho dù chúng ta không quan tâm tới sự
phù hợp của công nghệ, thì vai trò của MNC và FDI trong chuyển giao công nghệ vẫn có
hạn chế do các nguyên nhân sau. Thứ nhất, ngoài MNC vẫn có một số nguồn công nghệ
khác (chẳng hạn như các nhà tư vấn nhỏ không hứng thú với FDI). Thứ hai, tầm quan
trọng của MNC trong chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm việc
thương mại hóa công nghệ. Thứ ba, FDI không phải là cách duy nhất để mua lại công
nghệ từ MNC. Nguyên nhân thứ tư và cũng là quan trọng nhất là thiết lập giá cho chuyển
giao công nghệ phụ thuộc vào hình thức chuyển giao và kỹ năng thương lượng của các
bên (MNC và quốc gia nhận đầu tư). Có những bằng chứng chỉ ra rằng MNC có sức
mạnh thương lượng lớn hơn các quốc gia đang phát triển (‘money talks’). Narula và
Dunning (1999) cho rằng cán cân thương lượng đang chuyển theo hướng có lợi cho
MNC. Thêm vào đó, điều kiện đi kèm với chuyển giao công nghệ có thể hạn chế sự tự do
của bên mua công nghệ trong việc mua và bán các hàng hóa liên quan đến công nghệ.
Cuối cùng, hệ thống bằng sáng chế được thể hiện trong Hội nghị Paris và luật quốc gia áp
đặt thêm hạn chế dưới dạng các điều khoản hạn chế, và việc bán các tư liệu sản xuất và
hàng hóa trung gian được sử dụng trong chuyển giao công nghệ. Winter (1991) cho rằng
67
MNC có kỹ năng và sức mạnh đàm phán giúp họ đạt được hiệu quả trong đàm phán song
phương với chính phủ các nước nghèo. Điều này là thường thấy vì các nước nghèo có ít
thông tin về công nghệ. Kết quả là, MNC có thể đòi giá bản quyền cao và áp đặt các hạn
chế cấp phép. Tóm lại, về lý thuyết, FDI là cách nhanh và hiệu quả nhất để tiếp cận với
công nghệ mới nhưng thực tế một số chi phí có thể phát sinh do MNC tận dụng sức mạnh
độc quyền của mình.
FDI đóng vai trò nổi bật tới quy trình công nghệ vì vậy, đóng góp vào sự tăng
trưởng tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, chứng cứ lại khá hỗn hợp. Findlay
(1978) cho rằng FDI thúc đẩy tỷ suất của quy trình công nghệ tại quốc gia nhận đầu tư
thông qua hiệu ứng dẫn chuyền từ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các
doanh nghiệp nước ngoài. Wang (1990) kết hợp ý tưởng đó vào một mô hình dựa trên lý
thuyết kinh tế học tân cổ điển bằng cách giả định rằng việc ứng dụng thêm các tri thức
vào hoạt động sản xuất được xác định như một chức năng của FDI. Hiệu ứng dẫn truyền
dương được tìm thấy tại Australia (Caves, 1974b), Canada (Globerman, 1979) và Mexico
(Blomstrom và Persson, 1983). Nhưng lại không tìm thấy hiệu ứng này tại Maroc
(Haddad và Harrison, 1993) hay Venezuela (Aitken và Harrison, 1999).
Sự khác biệt về kết quả cho thấy công nghệ nước ngoài không phải luôn mang lại
lợi ích vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế và công nghệ. Findlay (1978) giới
thiệu một mô hình tăng trưởng năng động của chuyển giao công nghệ thông qua FDI từ
quốc gia phát triển sang quốc gia đang phát triển. Ông đã kết luận rằng hiệu ứng dẫn
truyền càng lớn thì khoảng cách công nghệ càng rộng. Tuy nhiên cũng có thể lập luận
rằng chính khoảng cách công nghệ lớn tạo ra rào cản cho hiệu ứng dẫn truyền. Wang và
Blomstrom (1992) xem xét đến sự cạnh tranh và cho rằng mức độ cạnh tranh càng lớn thì
chuyển giao công nghệ từ MNC tới công ty con càng lớn, và tạo ra sự rò rỉ công nghệ
sang các doanh nghiệp địa phương. Khoảng cách công nghệ lớn kết hợp với mức độ cạnh
tranh thấp có xu hướng cản trở việc dẫn truyền. Sjoholm (1999) đã khảo sát hiệu ứng dẫn
truyền từ FDI tại khu vực công nghệ chế tạo của Indonesia. Kết quả cho thấy cạnh tranh
cao có xu hướng làm tăng mức độ dẫn truyền do mức độ cạnh tranh tác động tới việc lựa
chọn công nghệ để chuyển giao từ MNC tới công ty con. Tác động này xuất phát từ cạnh
tranh trong nước nhiều hơn là canh tranh từ nhập khẩu. Do vậy thành quả của chuyển
giao công nghệ không hẳn là xác định hoặc chúng còn quá sớm để thu hoạch.
8. FDI VÀ ĐÀO TẠO
Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài không thích tiêu tốn vào đào tạo tại địa phương
nhưng cũng nhận thức được chi phí này là cần thiết cho thành công của hoạt động đầu tư.
Vì vậy chi phí đào tạo trở thành một phần của đầu tư ban đầu và chi phí ngầm. Cho dù
các công ty con có thể dựa vào nhân sự nước ngoài nhưng khi bắt đầu đầu tư, các công ty
con thường cố gắng hạn chế số lượng nhân lực nước ngoài và chuyển sang sử dụng
nguồn nhân lực tại quốc gia nhận đầu tư ngay khi có thể. Nguyên nhân một phần là do
yếu tố chi phí, vì tiền lương của nhân lực nước ngoài thường cao hơn nhân lực địa
phương. Việc sử dụng lao động địa phương có thê xuất phát từ áp lực của chính phủ nước
nhận đầu tư.
Tác động của FDI tới đào tạo lao động điạ phương rất khó để định lượng. Ví dụ,
rất khó để xác định mức độ kết hợp phù hợp giữa nhân lực địa phương và nhân lực nước
ngoài. Do bản chất của hầu hết FDI đều thiên về cường độ vốn nên số lượng lao động địa
phương liên quan tới đào tạo là không lớn. Theo Reuber và đồng sự (1973), cho dù chi
68
phí đào tạo lao động thực tế là bao nhiêu thì cũng không đủ lớn để đóng góp đáng kể vào
việc cải thiện kỹ năng lao động.
Đào tạo đôi khi được xem xét dưới khía canh “tổ chức và quản lý”, có nghĩa là
quốc gia nhận đầu tư sẽ thu lợi ích từ trình độ quản lý tiên tiến của MNC biểu hiện qua
việc chi phí và giá thành giảm. Lall và Streeten (1977) quan tâm đến 3 loại lợi ích quản lý
(i) đào tạo giúp nâng cao hiệu quả và tiêu chuẩn quản lý; (ii) khả năng tìm kiếm các cơ
hội đầu tư; và (iii) các yếu tố bên ngoài phát sinh do đào tạo (công nghệ, quản trị, kế
toán…). Tuy nhiên Lall và Streeten (1977) lại nghi ngờ về việc kinh nghiệm của MNC
liệu có nhất thiết hiệu quả hơn của các doanh nghiệp nhỏ. Họ cho rằng kinh nghiệm của
MNC có thể không tương thích với quốc gia nhân đầu tư, trong trường hợp đó đào tạo sẽ
có tác động thấp thậm chí gây hại. Thêm vào đó, cấu trúc thứ bậc của MNC có thể gây
thêm chi phí cho quốc gia nhận đầu tư. Nhứng chi phí đó bao gồm: (i) sự lệ thuộc; (ii)
chuyển giá; và (iii) các doanh nghiệp địa phương bị chèn ép.
9. FDI VÀ LIÊN KẾT NGÀNH
FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế nhận đầu tư thông qua liên kết ngành. FDI
có thể giúp công ty con nước ngoài thiết lập mối liên kết với các nhà cung cấp nguyên
liệu và linh kiện sản xuất tại địa phương, ngược lại giúp các nhà cung cấp địa phương cải
thiện việc làm và trạng thái thu nhập. Đây được gọi là liên kết về phía sau. Liên kết về
phía trước cũng có thể được thiết lập với mục đich phân phối.
Giả sử nếu các công ty con được quyền lựa chọn, không có lý do gì để họ ưu tiên
nguyên liệu và linh kiện sản xuất tại địa phương hơn nhập khẩu. Nếu những nguyên liệu
này được sản xuất bởi công ty mẹ hoặc các công ty con khác thì càng ít cơ hội cho liên
kết ngành, đặc biệt nếu hàng hóa sản xuất tại địa phương có chất lượng thấp. Barason
(1966) đưa ra bằng chứng cho thấy nguồn cung từ công nghiệp ô tô tại Mexico và công
nghiệp thép tại Ấn Độ có chi phí cao hơn và chất lượng thấp hơn các thành phần được
sản xuất tại Mỹ.
Petrochilos (1989, trang 44) cảnh báo về rủi ro từ việc phóng đại vai trò của liên
kết ngành trong các nền kinh tế đang phát triển. Hầu hết MNC hoạt động tại nước ngoài
trong lĩnh vực chế tạo đều hợp nhất theo chiều dọc hoặc có động lực để tiến hành các
giao dịch nội bộ công ty con, làm hạn chế cơ hội để phát triển các mối liên kết rộng và
chặt chẽ với những nhà cung cấp địa phương. Rủi ro ở đây có thể là những liên kết này
không được xem xét kỹ lưỡng trong khi về khía cạnh này, trạng thái quan hệ ngành tại
quốc gia nhận đầu tư là đặc biệt quan trọng. Vì vậy công ty con có thể tối thiểu hóa rủi ro
bằng việc thâu tóm các nhà cung cấp địa phương.
10. TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
FDI có thể tác động trực tiếp tới cấu trúc ngành. Nó có thể cải thiện các lực lượng
cạnh tranh hoặc làm xấu đi các yếu tố độc quyền hoặc độc quyền nhóm tại nền kinh tế
nhận đầu tư. Caves (1971, 1974b) cho rằng sự gia nhập của các công ty con nước ngoài
tại thị trường địa phương có thể thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện hiệu quả hoạt động một
cách tích cực hơn so với sự gia nhập của một doanh nghiệp địa phương với cùng quy mô.
Đó là vì FDI được coi như một phương tiện chuyển giao công nghệ, bao gồm cả cải thiện
mức độ hiệu quả công nghệ. Điều này có được hiện thực hoá hay không phụ thuộc vào
thực tiễn của MNC. Đây là lý do khiến OECD ban hành các hướng dẫn liên quan dành
cho MNC với mục đích khuyến khích các hành vi thúc đẩy cạnh trạnh. Theo những
hướng dẫn này, MNC nên (i) tránh tham gia vào các thỏa thuận phi cạnh tranh như cố
69
định giá; (ii) hoạt động phù hợp với luật cạnh tranh của địa phương; và (iii) hợp tác với
các cơ quan về cạnh tranh.
Dựa trên hiệu quả phân bổ, có thể cho rằng FDI giúp gia tăng cạnh tranh tại quốc
gia nhận đầu tư. Kinlebergẻ (1969) cho rằng tác động chính của FDI là mở rộng phạm vi
của cạnh tranh. Nguyên nhân là các công ty con nước ngoài, được hỗ trợ từ công ty mẹ
lớn mạnh, thường cạnh trạnh một cách hiệu quả với độc quyền nhóm tại địa phương và
phá vỡ sự kìm kẹp tại thị trường địa phương. Thông qua việc giảm thiểu tình trạng méo
mó của độc quyền/ độc quyền nhóm, FDI có thể giúp cải thiện sự phân bổ nguồn lực tại
quốc gia nhận đầu tư.
Thảo luận trước đây đã giả định về sự tồn tại của các doanh nghiệp địa phương lớn
thống trị thị trường trong nước, những doanh nghiệp mà chỉ bị thách thức bởi các đối thủ
có sức mạnh ngang hàng. Nếu những doanh nghiệp nhỏ trong nước không phải là đối thủ
thì MNC sẽ như một chất xúc tác cho sự cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu giả định này không
được thỏa mãn, các công ty con nước ngoài có thể thống trị thị trường địa phương.
Reuber và đồng sự (1973) cho rằng FDI có thể “ngăn chặn sự phát triển của các doanh
nghiệp bản địa và quản lý năng lực thiết lập và duy trì ảnh hưởng đối lập”. Trong trường
hợp đó FDI sẽ làm xấu đi sự tập trung của thị trường và làm nảy sinh tình trạng độc
quyền/ độc quyền nhóm, làm suy giảm hiệu quả hoạt động ngành. Thêm vào đó, sự thâm
nhập của các công ty con nước ngoài làm gia tăng mức độ tập trung tại quốc gia nhận đầu
tư vì sự hiện diện của chúng tạo áp lực cho việc sáp nhập của các doanh nghiệp địa
phương. Lall và Streeten (1977) cho rằng MNC có thể mang lại mức độ tập trung độc
quyền nhóm cao, áp đặt giảm cạnh tranh về giá. Newfarmer và Mueller (1975) đưa ra
chứng cứ từ Mexico và Brazil để ủng hộ giả thuyết rằng sự thâm nhập của MNC đẩy
nhanh quá trình hình thành độc quyền nhóm tại các quốc gia đang phát triển.
11. FDI VÀ MÔI TRƯỜNG
Do MNC có sức mạnh đáng kể về tài chính, chính trị và đàm phám nên họ có thể
trốn tránh trách nhiệm về các tổn thất gây ra với môi trường, đặc biệt tại các quốc gia
đang phát triển đang muốn thu hút FDI. Một lý do khiến MNC chọn xây dựng cơ sở hạ
tầng sản xuất tại quốc gia đang phát triển là vì những quốc gia này có ít các yêu cầu hà
khắc đối với vấn đề môi trường. Chính phủ các quốc gia này thậm chí chấp nhận những
tổn hại môi trường để thu hút FDI. Như đã đề cập ở Chương 2, một thông cáo xuất hiện
trên Fortune vào năm 1995, trong đó chính phủ Philippines tuyên bố sẵn sàng “phá núi”,
“san rừng”, “lấp đầm”, “dịch sông” và “di dời các thị trấn” để chiều lòng các nhà đầu tư
nước ngoài.
Một lần nữa lại không có sự đồng thuận về việc liệu FDI có tác động tốt hay xấu
đối với môi trường. Trong phát hành gần đây của OECD (1999) đã đề cập đến tác động
của FDI tới môi trường, và tìm hiểu vai trò của quốc gia nhận đầu tư trong việc phát triển
và thực thi các chính sách kết hợp nhằm bảo đảm tính môi trường của các dự án đầu tư.
Nó cũng xem xét đến điểm mạnh và yếu của việc quản lý môi trường doanh nghiệp một
cách tự nguyện. Một trong những lập luận của OECD là FDI có thể là lợi ích hoặc mối
hại đối với môi trường, phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, FDI thường là
lợi ích đối với môi trường tại các nước phát triển và là mối hại đối với môi trường tại các
nước đang phát triển. Động cơ chính của phong trào chống toàn cầu hóa là FDI và hoạt
động của MNC tại các quốc gia đang phát triển được cho là nguyên nhân gây ra tổn hại
môi trường.
70
Các lo ngại về tác động của FDI tới môi trường đã khiến OECD ban hành những
hướng dẫn giúp MNC giải quyết vấn đề môi trường. OECD thúc giục MNC “quan tâm
tới nhu cầu bảo vệ môi trường, sức khỏe và an ninh công cộng” và “hoạt động theo cách
đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững”. Cụ thể, hướng dẫn của OECD về môi
trường khuyến khích MNC và các chủ thể khác nên: (i) cung cấp thông tin về các tác
động có thể xảy ra với môi trường từ hoạt động của mình; (ii) tham khảo ý kiến cộng
đồng nơi chịu tác động trực tiếp từ chính sách môi trường; và (iii) duy trì các kế hoạch dự
phòng để phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các thiệt hại môi trường nghiêm trọng.
Có một điểm đáng lưu ý rằng, trong ấn bản ngày 8 tháng 2 năm 1992, The
Economist đã cho đăng bản ghi nhớ nội bộ của World Bank trong đó, thông qua lập luận,
đã chính thức đưa ra nhưng lý lẽ biện hộ cho vấn đề xuất khẩu ô nhiễm sang các nước
đang phát triển. Lập luận thứ nhất là nên đưa ra một mức ô nhiễm gây hại tới sức khỏe tại
quốc gia có chi phí hay mức lương thấp nhất. Thứ hai là chi phí ô nhiễm thường phi
tuyến vì sự gia tăng ban đầu của ô nhiễm thường có chi phí rất thấp. Lập luận cuối cùng
dựa trên việc nhu cầu có môi trường sạch vì lý do sức khỏe thường có độ co giãn cao với
thu nhập. Sau đó, các cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa đã trực tiếp chống lại World
Bank và IMF cũng như MNC.
12. MÔ HÌNH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA FDI
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đều dựa trên phương
trình đơn sử dụng chuỗi thời gian hoặc số liệu phân tách hoặc tổng hợp chéo. Thông
thường, mô hình cơ bản bao gồm một phương trình trong đó biến phụ thuộc là biến được
giả thuyết chịu tác động bởi FDI, trong khi FDI là biến giải thích (cho dù được đo lường
như thế nào). Các biến giải thích khác dùng để kiểm soát tác động của các biến khác tới
biến độc lập. Ví dụ Borensztein và đồng sự (1995) đã nghiên cứu tác động của FDI tới
tăng trưởng kinh tế thông qua mối quan hệ dưới dạng:
𝑔 = 𝑓 (𝐼 & , 𝐻, 𝑌' , 𝑋)
(3.1)
&
Trong đó, g là tỷ lệ tăng trưởng, 𝐼 là đầu tư trực tiếp, H là lượng vốn nhân lực, 𝑌'
là mức độ sản lượng ban đầu, và X là véc tơ của các biến mà thường sử dụng để xác định
tăng trưởng như chi tiêu chính phủ, và các biến đại diện cho ngoại hối và rào cản thương
mại. Ý nghĩa của phương trình (3.1) là tỷ lệ tăng trưởng được quyết định bởi FDI và các
nhân tố khác, có nghĩa là FDI có tác động tới tăng trưởng. So sánh với mô hình các nhân
tố quyết định FDI, chẳng hạn như mô hình của Yang và đồng sự (2000) nghiên cứu về
FDI tại Australia. Mô hình chuỗi thời gian như sau:
𝐼 & = 𝛼' + 𝛼" ∆𝑖! + 𝛼# ∆𝐸! + 𝛼( ∆𝑌! + 𝛽) ∆𝑊! + 𝛽* 𝑂! + 𝛽+ 𝐷! + 𝛽, 𝜋!
(3.2)
Trong đó, i là lãi suất, E là tỷ giá đa phương, Y là sản lượng, W là mức lương, O
là độ mở cửa, D đo lường các tranh chấp lao động, và 𝜋 là lạm phát. Ý nghĩa của phương
trình (3.2) là sản lượng (đại diện cho kích thước thị trường) là nhân tố quyết định FDI, vì
vậy sản lượng có tác động tới FDI.
Như vậy có thể thấy rằng cả sản lượng và FDI đều là biến nội sinh có tác động lẫn
nhau trong hệ thống kinh tế vĩ mô. Do đó một mô hình phương trình đồng thời có thể
thích hợp hơn vì nó đại diện cho cả các nhân tố quyết định và tác động của FDI. Đáng
tiếc là hầu hết các công trình thực nghiệm về FDI đều dựa trên phương trình đơn, nhưng
có một ngoại lệ là Petrochilos (1989), người đã cụ thể hóa và ước lượng một mô hình
kinh tế lượng với phương trình đồng thời để cho thấy tác động của sự hình thành vốn nói
chung tới tăng trưởng sản lượng, và ảnh hưởng của FDI nói riêng. Trong mô hình đó,
FDI là biến nội sinh được xác định trong hệ thống trong khi tác động tới các biến khác.
71
Một mô hình phương trình đồng thời có rất nhiều ý nghĩa, vì FDI tác động và chịu tác
động bởi các biến khác, và ta có thể quan sát được mối quan hệ hai chiều. Với ý nghĩa
như vậy, mô hình có thể sử dụng để kiểm chứng đồng thời những giả thuyết về các nhân
tố quyết định và các tác động của FDI. Mô hình bao gồm 10 phương trình hành vi và 3
biểu thức như sau (các ghi chú trong Bảng 3.1).
𝐶! = 𝐹"(𝑌!- , 𝐶!$" )
(3.3)
.
𝐼! = 𝐹# (𝑌! , 𝐹!$")
(3.4)
𝐼! = 𝐹( (𝑌!$" , 𝐼!$" , 𝐷! )
(3.5)
𝐼!& = 𝐹) (𝑌!$" , 𝐷! , 𝑅!$" , 𝑆! )
(3.6)
/ )
, 𝐼!$"
𝐼!/ = 𝐹*(𝑌!$"
(3.7)
&
, 𝐼!$"
, 𝑇! )
𝑀!0 = 𝐹+ (𝐼!$"
(3.8)
&
- )
, 𝐼!$"
, 𝑌!$"
𝑀!1 = 𝐹, (𝐼!$"
(3.9)
𝑀!/ = 𝐹2 (𝑌!- , 𝐶!$" )
&
, 𝐼!$"
, 𝑁! , 𝑇! )
𝑌!3 = 𝐹4 (𝐼!$"
/
I
𝑌!/ = 𝐹"' H𝑌!$" , 𝐼!$"
𝐼! = 𝐼!. + 𝐼!- + 𝐼!& + 𝐼!/ + 𝐼!5
𝑌! = 𝑌!3 + 𝑌!/ = 𝐼! +𝐶! + 𝑍! − 𝑀!0 − 𝑀!1 + 𝑀!/
𝑌!- = 𝑌!3 + 𝑌!/ − 𝐾!
(3.10)
(3.11)
(3.12)
(3.13)
(3.14)
(3.15)
Bảng 3.1: Ghi chú cho mô hình phương trình đồng thời
Biến nội sinh
Biến
Định nghĩa
C
Tiêu dùng cá nhân
Tổng đầu tư tư nhân nội địa
𝐼
trong công nghiệp chế tạo
Tổng đầu tư tư nhân nước
𝐼&
ngoài trong công nghiệp chế
tạo
.
Tổng đầu tư của người cư trú
𝐼
Đầu tư khác
𝐼/
I
Tổng đầu tư
𝑀0 Nhập khẩu tư liệu sản xuất
𝑀1 Nhập khẩu nguyên liệu thô và
hàng hóa trung gian
𝑀/
𝑌3
𝑌/
Nhập khẩu khác
Biến ngoại sinh
Biến
Định nghĩa
Tài trợ nhà ở dài hạn
𝐹.
D
Thuế
𝐼5
N
R
S
T
Z
K
Tổng đầu tư công
Việc làm trong ngành chế tạo
Lãi suất chiết khấu
Bù nhìn chính trị
Thanh toán cho công nghệ nước ngoài
Phần dư (tiêu dùng chính phủ+xuất
khẩu+trợ cấp+thay đổi về lượng-thuế gián
tiếp)
Chênh lệch giữa tổng sản phẩm trong nước
và thu nhập khả dụng cá nhân
Sản lượng ngành chế tạo
Sản lượng ngành phi chế tạo
72
𝑌Y
Thu nhập khả dụng cá nhân
Tổng sản phẩm trong nước
Mô hình sử dụng ước lượng tuyến tính và tuyến tính loga và số liệu của Hy Lạp.
Các kết quả chính như sau:
1. FDI trong chế tạo được giải thích bởi các nhân tố có trong lý thuyết như kích
thước thị trường (đại diện bởi GDP), thuế quan, sự ổn định chính trị, và lãi suất
chiết khấu.
2. Sản lượng ngành chế tạo được quyết định chủ yếu bởi đầu tư nội địa trong ngành,
nhập khẩu công nghệ nước ngoài và việc làm trong những ngành quy mô lớn và ở
một mức độ thấp hơn bởi đầu tư trong ngành chế tạo từ các công ty con nước
ngoài.
3. Sự hình thành vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh
tế Hy Lạp giai đoạn 1953-1978.
4. Hoạt động của các công ty con nước ngoài không có tác động trực tiếp tới việc
làm.
5. Đóng góp của FDI tới cán cân thanh toán quốc tế là khó đo lường do vấn đề về dữ
liệu.
13. KẾT LUẬN
Trong chương này, chúng ta đã thảo luận về tác động của FDI, một vấn đề vẫn còn
đang gây ra nhiều tranh luận. Không có nghi ngờ gì về việc FDI có tác động tới cả quốc
gia đi đầu tư và nhận đầu tư. Về lý thuyết, tác động tới quốc gia nhận đầu tư có thể rất
tích cực nhưng những lợi ích không phải tự nhiên xuất hiện. Cần phải có những điều kiện
nhất định để các tác động tích cực trở thành hiện thực, và những điều kiện đó thường có
tại các nước phát triển hơn là các nước đang phát triển. Chứng cứ thực nghiệm (nhiều
trong số đó được giới thiệu ở phụ lục của chương này) là hỗn hợp và không thể giải quyết
được vấn đề cơ bản.
Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu về đặc điểm, các nhân tố quyết định và tác động
của FDI. Trong sáu chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi cụ thể vào một số khía cạnh của FDI
và hành vi của MNC. Rõ ràng MNC không phải là tổ chức từ thiện mà hoạt động để tìm
kiếm lợi nhuận. Vì vậy, FDI trước hết phải xuất phát từ dự án có khả năng sinh lời, ít
nhất là về dài hạn. Trong Chương 4, chúng ta sẽ nghiên cứu về ngân sách vốn quốc tế, cái
sẽ nói cho chúng ta biết làm thế nào để MNC xác định được tính khả thi tài chính của các
dự án FDI.
73
CHƯƠNG IV
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN QUỐC TẾ
Quyết định đầu tư ra nước ngoài (thường dựa trên các động cơ về chiến lược, kinh
tế hay hành vi) của một tập đoàn đa quốc gia (MNC) có thể theo hướng thận trọng hoặc
mạo hiểm, nhằm mục đích tăng cường vị thế của công ty. Mặc dù việc quyết định đầu tư
ra nước ngoài có thể được đưa ra dựa trên các lí do phi tài chính, tuy nhiên chắc chắn
rằng dự án này phải khả thi về mặt tài chính vì nếu không, công ty đa quốc gia này sẽ
không thể tồn tại trong dài hạn. Hoạch định ngân sách (hay còn được gọi là thẩm định
đầu tư và đánh giá dự án) chính là việc đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự
án.
Hoạch định ngân sách vốn là một quá trình điều tra và phân tích để sau đó đưa tới
các quyết định tài chính quan trọng cho các doanh nghiệp nội địa cũng như các MNC.
Hiểu rộng hơn, hoạch định ngân sách được định nghĩa là một quá trình phân tích các cơ
hội đầu tư và quyết định lựa chọn phương án nào. Quá trình này bao gồm giai đoạn tìm
kiếm các cơ hội đầu tư, thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo, các phân tích kinh tế, các
quyết định và việc thực thi dự án. Dẫu vậy, quá trình này vẫn phải bao gồm: (i) việc xác
định các phương án thay thế và và phân tích chiến lược; (ii) việc phân tích kinh tế của các
phương án thay thế; và (iii) việc thực thi các phương án thay thế này (bao gồm cả việc
đánh giá hiệu quả). Trong việc hoạch định vốn, chúng ta luôn giả sử là các nhà quản lý
luôn cố gắng tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp cho các cổ đông. Với mục tiêu này, các
nhà quản lý sẽ luôn cần đánh giá và ước lượng được giá trị gia tăng mà dự án đem lại.
Việc hoạch định vốn quốc tế phức tạp hơn so với việc hoạch định vốn nội địa vì
các MNC thường lớn và có nguồn vốn dồi dào, và bởi vì quá trình hoạch định ngân sách
quốc tế cũng thường yêu cầu một lượng lớn biến tham số và các biến quyết định. Nhìn
chung, việc hoạch định vốn quốc tế đòi hỏi việc đánh giá rủi ro ở mức độ lớn hơn so với
việc hoạch định vốn nội địa. Nhưng tương tự như hoạch định vốn nội địa, hoạch định vốn
quốc tế cũng bao gồm việc ước lượng các thước đo cũng như các tiêu chuẩn thể hiện
được tính khả thi của dự án (cách thức đánh giá việc hoạch định vốn), ví dụ như giá trị
hiện tại ròng (Net present value – NPV). Tuy nhiên, một số yếu tố không được sử dụng
trong việc hoạch định vốn nội địa nên được sử dụng trong việc hoạch định vốn quốc tế vì
bản chất đặc biệt của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Việc đánh giá NPV và các
tiêu chuẩn tương đương yêu cầu: (i) xác định các dòng tiền kỳ vọng được sử dụng trong
việc phân tích dự án; và (ii) quyết định một mức lãi suất chiết khấu phù hợp để xác định
được giá trị hiện tại của các dòng tiền này.
Hoạch định vốn quốc tế liên quan tới việc đầu tư một khoản tiền lớn (đầu tư vốn)
vào các dự án được đặt ở nước ngoài chứ không phải chỉ ở quốc gia nơi MNC đặt trụ sở
chính. Các dự án nước ngoài khác với các dự án thuần nội địa ở một vài yếu tố sau: quy
mô của các dòng ngoại hối, các chỉ số kinh tế khác nhau (ví dụ như lạm phát) ở các nước
khác nhau, và các đặc điểm rủi ro khác nhau mà các MNC thường lạ lẫm hơn so với các
yếu tố được tính đến trong các dự án nội địa. Tất cả các khác biệt này dẫn tới rủi ro trong
hoạch định vốn quốc tế thường cao hơn so với hoạch định vốn nội địa.
Rất nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu thực tiễn của các MNC trong việc hoạch định
vốn quốc tế (ví dụ như Standley and Block, năm 1983). Các phát hiện chủ yếu của các
nghiên cứu này là một MNC điển hình sẽ sử dụng rất nhiều các kỹ thuật khác nhau để
đánh giá các dự án quốc tế. Một lý do cho việc sử dụng nhiều kỹ thuật là quá trình đưa
74
đến quyết định thường liên quan tới rất nhiều nhóm quản trị khác nhau với các nghiệp vụ
khác nhau (ví dụ như nhóm kỹ sư, nhóm tài chính và nhóm pháp chế).
Việc hoạch định vốn quốc tế sẽ liên quan tới một số vấn đề không xuất hiện trong
hoạch định vốn nội địa. Những vấn đề này bao gồm:
1. Dự án này nên được đánh giá từ góc độ của MNC hay góc độ của công ty con?
2. Các vấn đề về thuế nên được xử lý như thế nào, trong điều kiện tồn tại cả thuế
quốc tế và thuế nội địa?
3. Việc dự đoán tỷ giá hối đoái sử dụng cho việc quy đổi các dòng tiền kỳ vọng từ
ngoại tệ sang nội tệ sẽ được thực hiện như thế nào?
4. Có cần phải yêu cầu một mức tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao hơn để bù đắp cho rủi
ro ngoại hối?
Những vấn đề tương tự sẽ được đề cập đến ở trong chương này. Chúng ta bắt đầu
với vấn đề đầu tiên ở phần tiếp theo. Nhưng trước khi chuyển sang phần này, chúng ta sẽ
nhắc lại một số phương thức thông dụng được sử dụng trong việc xác định “quốc tịch”.
Từ “nội địa” được sử dụng để nói về quốc gia sở tại nơi đặt công ty mẹ của MNC.Vì vậy,
chính quyền sở tại là chính quyền của nước nhà và nội tệ là đồng tiền pháp lý của MNC.
Mặt khác, từ “nước ngoài” được sử dụng để nói về quốc gia khác với quốc gia sở tại, nơi
đặt các công ty con và nơi dự án đầu tư được thực hiện. Vì vậy, chính quyền nước ngoài
là chính quyền của quốc gia khác và ngoại tệ là đồng tiền pháp lý của các công ty con
này.
1. GÓC ĐỘ TIẾP CẬN
Vấn đề đầu tiên phải đối mặt trong việc hoạch định vốn quốc tế là dự án đang
được đánh giá sẽ được đặt dưới góc nhìn của công ty con hay của công ty mẹ của MNC.
Việc đánh giá tính khả thi của dự án, như phương pháp NPV, có thể được tính toán từ cả
hai góc độ nói trên, phụ thuộc vào việc tính toán sử dụng các luồng tiền công ty con nhận
được hay luồng tiền MNC nhận được từ các công ty con này. Có những ý kiến cho rằng
nên sử dụng góc nhìn của các công ty con vì các công ty con trực tiếp chịu trách nhiệm
quản lý dự án. Những ý kiến tán thành cũng lập luận rằng công ty con thực chất cũng là
một phần của MNC, và điều gì tốt cho công ty con cũng đồng nghĩa với việc tốt cho
MNC.
Ở chiều ngược lại, cũng có luận điểm cho rằng MNC là chủ thể huy động vốn cho
dự án, vì vậy dự án phải được đánh giá ở góc nhìn của MNC. Và đặc biệt là trong trường
hợp MNC sở hữu hoàn toàn công ty con. Mục đích cuối cùng của MNC là gia tăng giá trị
ròng của công ty – điều mà các cổ đông hiện hữu mong muốn. Vì vậy, để một dự án (cho
dù là ở trong nước hay nước ngoài) có thể được thông qua bởi MNC thì dự án này phải
mang lại một giá trị ròng hiện tại dương từ góc nhìn của MNC. Một trường hợp ngoại lệ
là khi công ty con chỉ được sở hữu một phần bởi MNC. Trong trường hợp này, công ty
con cũng đồng thời có mục tiêu là tăng giá trị ròng cho các cổ đông khác không thuộc
MNC. Vì vậy, việc dự án có được thông qua hay không sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa
MNC và công ty con.
Một luận điểm khác cho rằng đánh giá dự án từ góc nhìn của MNC sẽ có xu hướng
làm cho công ty con không đánh giá chính xác được các phương thức mang lại lợi nhuận
cho MNC. Xu hướng này được nhận thấy rõ hơn khi thực tế các khoản lương thưởng cho
ban quản lý công ty con được xác định dựa trên thu nhập của công ty con chứ không phải
những đóng góp cho MNC.
75
Điều tạo nên sự khác biệt là các luồng tiền ròng sau thuế của MNC có thể hoàn
toàn khác biệt so với các luồng tiền này của công ty con. Thu nhập của công ty con sẽ
phải chịu các khoản thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế nhà thầu ở quốc gia
công ty con này đang hoạt động, và một phần của thu nhập sau thuế mới được công ty
con này giữ lại. Trong một số trường hợp tất cả khoản tiền này sẽ được giữ lại, và như
vậy MNC sẽ không nhận được gì. Điều này thường xảy ra khi nước nhận đầu tư đang gặp
một vài vấn đề về cán cân thanh toán quốc tế, ví dụ như vấn đề ở một số nước Châu Mỹ
Latin thời kỳ hậu khủng hoảng nợ thế giới những năm 1980. Khối lượng tiền được
chuyển về MNC sẽ phải được chuyển đổi thành đồng tiền chức năng (đồng tiền nội địa),
và khoản thu nhập này sẽ bị đánh thuế một lần nữa ở đây. Vì vậy, một dự án có thể rất
hấp dẫn với công ty con nhưng lại hoàn toàn có thể không hấp dẫn đối với MNC.
Một vài lý do sau đây sẽ giải thích được sự khác biệt giữa các luồng tiền chảy về
MNC và các luồng tiền tiền chảy về công ty con. Chú ý rằng NPV và các phương pháp
khác để đánh giá tính khả thi của dự án được tính toán dựa tên các luồng tiền ròng sau
thuế.
Lý do đầu tiên dẫn tới sự khác biệt giữa các luồng tiền nhận được bởi MNC và
công ty con là sự khác biệt về thuế, đó chính là sự khác nhau về mức thuế suất ở nước
đầu tư và nước nhận đầu tư. Nếu quốc gia nhận đầu tư áp dụng một mức thuế thấp hơn
quốc gia đầu tư thì dự án có thể được đánh giá là khả thi từ góc nhìn của công ty con
nhưng lại là không khả thi từ góc nhìn của MNC.
Lý do thứ hai là sự hạn chế trong việc chuyển tiền quốc tế. Điều này xảy ra khi
quốc gia nhận đầu tư yêu cầu một phần thu nhập của công ty con phải được giữ lại ở
trong nước. Cũng có những trường hợp các khoản thu nhập này của công ty con buộc
phải giữ lại và tái đầu tư ở nước nhận đầu tư một vài năm trước khi được chuyển về
MNC, dẫn đến tình trạng “nguồn vốn đóng băng”. Nếu như tồn tại các hạn chế trong việc
chuyển tiền, MNC sẽ không thể nhận được các khoản tiền này, kéo theo là các khoản tiền
sau thuế nhận được bởi MNC sẽ thấp hơn so với công ty con. Và như vậy một lần nữa dự
án có thể không khả thi từ góc nhìn của MNC nhưng lại hoàn toàn khả thi từ góc nhìn của
công ty con.
Lý do thứ ba là việc chuyển tiền quá mức. Điều này xảy ra khi MNC yêu cầu một
khoản chi phí quản lý lớn từ công ty con, dẫn tới các luồng tiền tới công ty con thấp hơn
các luồng tiền tới MNC. Trong trường hợp này, dự án có thể khả thi từ góc nhìn của
MNC nhưng lại là không khả thi từ góc nhìn của công ty con. Đồng thời, cũng có một sự
khác biệt rõ rệt giữa cơ cấu doanh thu/chi phí của MNC và công ty con: những dòng tiền
được coi là doanh thu của MNC thì lại chính là chi phí của công ty con. Kết luận tương
tự cũng đúng trong trường hợp MNC đòi hỏi công ty con một mức giá chuyển nhượng
nội bộ cao, vấn đề này sẽ được đề cập ở Chương 8.
Lý do thứ tư giải thích sự khác biệt này là do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Nếu
đồng tiền của nước đầu tư lên giá so với đồng tiền của nước nhận đầu tư, dòng tiền nhận
bởi MNC sẽ bị giảm đi (khi quy đổi). Phải nhớ rằng khi công ty con và công ty mẹ tính
toán giá trị hiện tài ròng hoặc các phương thức khác để đo lường tính khả thi của dự án,
họ sử dụng hai luồng tiền của hai tiền tệ khác nhau. Sự biến động của tỷ giá hối đoái dẫn
tới sự biến động của dòng tiền nhận bởi công ty mẹ mặc dù dòng tiền nhận bởi công ty
con không thay đổi.
Lý do thứ năm là sự khác biệt ở mức lãi suất chiết khấu sử dụng để tính giá trị
hiện tại của các dòng tiền tương lại tại MNC và công ty con. Đối với công ty con, một
76
mức lãi suất chiết khấu hợp lý phải tương đồng với mức chi phi vốn hiện tại của các đổi
thủ cạnh tranh lân cận. Nhưng đối với MNC, mức lãi suất chiết khấu phù hợp phải là mức
chi phí vốn để duy trì hoạt động của cả công ty trên phạm vi toàn cầu. Và rõ ràng là hai
mức lãi suất chiết khấu này sẽ có sự khác biệt rất lớn.
2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV)
NPV là một chỉ tiêu đánh giá dự án dựa trên các dòng tiền, có tính tới giá trị thời
gian của tiền theo phương pháp chiết khấu các dòng tiền tương lại tại mức lãi suất chiết
khấu phù hợp. NPV đo lường con số tuyệt đối các lợi ích tài chính đến từ một dự án và
lợi ích tài chính gia tăng cho các cổ đông hiện hữu. Một dự án có thể được chấp nhận nếu
NPV của dự án là dương. Và trong trường hợp phải chọn lựa giữa hai dự án khả thi, dự
án có NPV cao hơn sẽ là dự án được chọn.
NPV là chênh lệch giữa chi phí đầu tư ban đầu (chi phí vốn) và tổng các dòng tiền
mang lại từ dự án. Nếu chi phí đầu tư ban đầu là X0 và các dòng tiền mang lại từ dự án
trong các năm 1,2,…,n là X1, X2,…, Xn, NPV sẽ được tính theo công thức sau:
𝑁𝑃𝑉 = −-𝑋' + O
6
!7"
𝑋!
𝑉6
+
!
(1 + 𝑘)
(1 + 𝑘)6
(4.1)
với k là tỷ lệ chiết khấu, n là thời gian dự án hoạt động, và Vn là giá trị thanh lý. Mức lãi
suất chiết khấu được dùng thường là (hoặc gần bằng) với chi phí vốn hoặc tỷ suất lợi
nhuận yêu cầu của dự án đầu tư (chúng ta sẽ đề cập với vấn đề xác định chi phí vốn ở
Chương 7). Ở đây, để dự án có thể được chấp nhận về mặt tài chính, lợi tức của dự án
phải ít nhất bằng với giá vốn huy động để đầu tư cho dự án.
Chúng ta phải chính xác về tính chất của dòng tiền Xt. Đặc biệt, Xt đại điện cho
những thay đổi gia tăng trong dòng tiền của công ty con hoặc MNC (phụ thuộc vào góc
nhìn mà chúng ta đang sử dụng để tính toán NPV) ở năm t thu được từ dự án. Vì vậy:
Xt = (Rt – Ct – Dt – It)(1 – τ) + Dt + It(1 – τ)
(4.2)
với Rt là doanh thu, Ct là chi phí, Dt là khấu hao, It là chi phí lãi và τ là mức thuế suất. Số
hạng (Rt – Ct – Dt – It)(1 – τ) là thu nhập ròng cho các cổ đông hiện hữu. Thu nhập này là
thu nhập sau thuế được tính bằng cách nhân tổng thu nhập (Rt – Ct – Dt – It) với (1 – τ). Dt
là khấu hao và thể hiện cho phần chi phí phi tiền mặt, được loại bỏ từ tính toán thu nhập
ròng cho mục đích tính thuế. Khấu hao được cộng ngược trở lại vì chi phí này không làm
phát sinh dòng tiền. Số hạng cuối cùng, It(1 – τ )đại diện cho phần chi phí lãi sau thuế.
Phương trình (4.2) sẽ được viết lại như sau :
Xt = (Rt – Ct – Dt )(1 – τ) + Dt
(4.3)
với số hạng (Rt – Ct – Dt )(1 – τ) là thu nhập từ hoạt động sau thuế. Phương trình (4.3) có
thể được viết lại :
Xt = (Rt – Ct )(1 – τ) + τ Dt
(4.4)
với τDt đại diện cho phần thuế giảm trừ được từ việc Dt là một mục được khấu trừ thuế.
Cuối cùng, phương trình (4.4) có thể được viết lại:
77
Xt = Ot (1 – τ) + τ Dt
(4.5)
với Ot = Rt – Ct là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Theo đó, Xt bao gồm phần dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh sau thuế và phần thuế giảm trừ từ khấu hao. Khác biệt giữa
tổng dòng tiền và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ở điểm: tổng dòng tiền thể hiện tổng
biến động ở tài khoản tiền mặt của MNC (như được thể hiện trong báo cáo dòng tiền),
trong khi đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là thước đo cho dòng tiền thu được từ
hoạt động của công ty.
Nhằm áp dụng công thức NPV, chúng ta sẽ phải ước lượng các biến được thể hiện
ở phương trình (4.1), bao gồm cả các dòng tiền và giá trị thanh lý. Theo đó, để có thể ước
lượng được chính xác, có rất nhiều các yếu tố cần phải được xem xét. Các yếu tố này sẽ
được lần lượt phân tích sau đây.
2.1. Đầu tư ban đầu
Đầu tư ban đầu không chỉ bao gồm phần vốn yêu cầu để có thể bắt đầu dự án mà
còn bao gồm vốn lưu động trong cả quá trình khởi động dự án. Vốn lưu động dùng để tài
trợ cho hàng tồn kho, trả lương và thanh toán cho các khoản mục liên quan cho đến khi
dự án bắt đầu có doanh thu.
Một trong những vấn đề quan trọng trong việc hoạch định vốn quốc tế phát sinh
khi MNC dành một phần của đầu tư ban đầu cho việc mua trang thiết bị hay nhập hàng
kho bãi. Vấn đề này liên quan tới việc định giá các khoản mục vừa kể trên. Một trong các
cách để định giá ở đây là sử dụng khái niệm giá trị hao hụt (deprived value) – được định
nghĩa là là giá trị mất mát/tổn thất hoàn toàn, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp từ việc
thanh lý một tài sản nào đó. Cách định giá có thể được dựa trên 3 phương pháp sau đây:
(i) chi phí thay thế (replacement cost – RC) – chi phí cần để mua một tài sản tương tự và
có mức độ hao mòn tương tự; (ii) giá trị ròng có thể thu (net realizable value – NRV) –
giá trị hiện tại có thể thanh lý được; và (iii) giá trị hiện tại (present value – PV) của các
luồng tiền kỳ vọng trong tương lai tạo ra từ tài sản này. Và khi chúng ta có ba phương
pháp định giá này để chọn lựa, một vài khả năng có thể xảy ra. Các khả năng này và giải
thích được tóm tắt ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Định giá tài sản thanh lý đối với công ty con
Các trường hợp
NRV > PV > RC
NRV > RC > PV
PV > RC > NRV
PV > NRV > RC
RC > PV > NRV
Hành động
Giải thích
Thanh lý tài RC (không phải NRV), vì doanh
nghiệp có cơ hội để đạt được
sản
NRV bằng cách mua một tài sản
cùng loại. RC là cơ sở chuẩn cho
việc định giá ở đây.
Sử dụng tài sản Nếu tài sản bị hư hỏng, doanh
trong
kinh nghiệp có thể thay thế nó để đạt
doanh để đạt được PV. Chi phí thay thế (RC)
được giá trị là giá trị thay thế hợp lý
hiện tại
Không thay thế Vì giá trị hiện tại (PV) của các
tài sản nếu nó dòng tiền tương lai lớn hơn NRV
nên việc thay thế là không cần
bị hư hỏng
thiết. Không cần quan tâm tới
Cơ sở chuẩn
RC
RC
PV
78
RC > NRV > PV
RC.
Không thay thế Nếu tài sản bị hư hỏng, doanh NRV
tài sản nếu nó nghiệp sẽ mất một khoản bằng
bị hư hỏng
NRV (chứ không phải PV)
2.2. Nhu cầu tiêu dùng
Dự đoán được nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm tạo ra từ dự án là cần thiết để
có thể dự đoán chính xác được các dòng tiền tương lai. Và khi phải đối đầu với các sản
phẩm cạnh tranh, chúng ta cần phải ước lượng được thị phần của sản phẩm và đây không
phải là một vấn đề dễ dàng.Việc dự đoán tổng thị phần thường được dựa trên dữ liệu lịch
sử, và có thể sử dụng mô hình đơn biến hoặc đa biến. Nếu sử dụng mô hình đơn biến,
tổng thị phần (hay tổng nhu cầu của người tiêu dùng) được xác định như một hàm số với
các biến chính là các giá trị trong quá khứ của chính nó (sử dụng mô hình ARIMA). Mặt
khác, có thể sử dụng một vài phương pháp khác như phương pháp điều hòa (smoothing
methods), phân tách chuỗi thời gian, mô hình hóa chuỗi kết cấu thời gian. Nếu sử dụng
mô hình đa biến, nhu cầu sẽ được xác định như một hàm số với một vài biến khác nhau,
bao gồm giá cả, giá cả của mặt hàng cạnh tranh, dân số và thu nhập. Và khi mô hình đã
được xây dựng từ các dữ liệu lịch sử, nó có thể sử dụng để dự báo hay đưa ra nhu cầu
tiêu dùng trong tương lai.
2.3. Giá cả
Thu nhập từ dự án trong suốt một vòng đời của nó phụ thuộc vào khối lượng bán
và giá bán. Vì vậy, giá bán phải được dự đoán một cách chính xác nhất. Cách đơn giản
nhất là chọn giá của các sản phẩm cạnh tranh tương đồng, với điều kiện là mức giá này
phải khả thi để doanh nghiệp có thể cân nhắc, xem xét dự án. Bắt đầu từ mức giá này,
mức giá của các năm tiếp theo trong vòng đời của dự án có thể được ước tính bằng cách
tích hợp thêm vào tỷ lệ lạm phát của nước nhận đầu tư (nơi dự án đang diễn ra). Sau đó,
phải quyết định xem mức giá này sẽ thay đổi song song với tỷ lệ lạm phát hay thay đổi
nhanh hoặc chậm hơn.Việc này đồng nghĩa với việc cần phải dự đoán lạm phát trong
tương lại một cách chính xác.Và tương tự, lạm phát có thể được dự đoán, ước lượng sử
dụng mô hình đơn biến hoặc đa biến.
2.4. Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi phụ thuộc vào số đơn vị của các yếu tố sử dụng trong sản xuất (ví
dụ như nhân công) và chi phí trên từng sản phẩm (ví dụ như mức lương theo giờ). Chi
phí trên từng sản phẩm có quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát, trong khi số đơn vị sử
dụng phụ thuộc vào sản xuất, hay nói cách khác phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng.
2.5. Chi phí cố định
Chi phí cố định được ước lượng dễ dàng hơn so với chi phí biến đổi do chi phí này
không phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, chi phí cố định được xác định dựa trên
lạm phát, do đó việc dự báo lạm phát một cách chính xác là cần thiết.
2.6. Vòng đời của dự án
Vòng đời của dự án có thể dễ dàng nhưng cũng có thể rất khó để xác định. Trong
một số trường hợp, vòng đời của dự án có thể được xác định từ trước bằng cách ấn định
ngày kết thúc dự án. Nhưng trong một số trường hợp khác, dự án có thể tiếp tục được duy
trì nếu nó vẫn còn sinh ra lợi nhuận, và vì vậy rất khó để xác định được khi nào dự án
79
không còn sinh ra lợi nhuận để có thể kết thúc. Đôi khi, một MNC không có quyền kiểm
soát vòng đời của dự án do một số yếu tố như rủi ro chính trị, đặc biệt là việc bị mất
quyền kiểm soát bởi chính phủ nước nhận đầu tư. Chúng ta sẽ nghiên cứu rủi ro này
trong chương tiếp theo.
2.7. Giá trị thanh lý
Giá trị thanh lý là một giá trị bất biến được xác định sau thuế. Việc xác định được
giá trị này là rất khó vì nó phụ thuộc vào sự thành công của dự án cũng như rủi ro chính
trị. Ví dụ: gía trị thanh lý sẽ bằng không (0) nếu chính phủ nước nhận đầu tư tịch thu dự
án (chiếm quyền kiểm soát dự án mà không có đền bù).
Thậm chí trong trường hợp một dự án được kì vọng là sẽ hoạt động mãi mãi, thì
chúng ta vẫn cần phải lựa chọn ra một giai đoạn nhất định để đánh giá dự án. Một giai
đoạn để đánh giá phù hợp sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô, tính phức tạp của dự án và
khối lượng thời gian mà ban quản trị dành ra cho việc phân tích dự án này. Nếu một dự
án được kỳ vọng là sẽ tiếp tục tạo ra dòng tiền sau khi giai đoạn đánh giá đã kết thúc, giá
trị thanh lý cuối cùng sẽ phản ánh tất cả các dòng tiền này.
Khi giá trị thanh lý là không rõ ràng, MNC có thể muốn xem xét một vài giá trị
thanh lý. Trong một số trường hợp khái niệm của giá trị thanh lý hòa vốn được giới thiệu:
đó là giá trị thanh lý khiến NPV của dự án bằng không (0). Giá trị thanh lý hòa vốn được
tính bằng cách đặt NPV bằng không (0) và sau đó giải phương trình để tìm Vn.
−𝑋' + O
6
!7"
Hoặc
𝑉6
𝑋!
+
=0
(1 + 𝑘)! (1 + 𝑘)6
𝑉6 = (1 + 𝑘)6 Q-𝑋' − O
6
!7"
𝑋!
R
(1 + 𝑘)!
(4.6)
(4.7)
2.8. Hạn chế trong chu chuyển vốn tại quốc gia nhận đầu tư
Hạn chế trong việc chuyển tiền thường liên quan tới rủi ro chính trị. Vấn đề này
rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền mà MNC nhận và theo đó ảnh
hưởng tới giá trị hiện tại ròng. Nếu chúng ta có thể xác định trước được tỷ lệ phần trăm
của dòng tiền được phép chuyển về MNC, chúng ta sẽ xác định được dòng tiền mà MNC
này nhận được. Tuy nhiên, các quy định về việc chuyển vốn hoàn toàn có thể được thay
đổi trong tương lai bởi quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ: quốc gia nhận đầu tư có thể ban hành
một lệnh cấm toàn diện đối với việc chuyển vốn do đang phải đương đầu với khủng
hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng cán cân thanh toán. Việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới dòng
tiền nhận được của MNC.
2.9. Luật thuế
Luật về thuế có thể được thay đổi ở cả quốc gia nhận đầu tư và quốc gia đi đầu tư.
Việc này rất khó dự đoán do các bộ luật này có thể thay đổi cho dù có lý do hay không có
lý do. Ví dụ, nước đầu tư có thể đưa ra một bộ luật về thuế sẽ khiến cho MNC không
được hưởng phần thuế giảm trừ từ nguồn thu nhập đã bị đánh thuế của công ty con ở
nước nhận đầu tư. Những thay đổi như vậy sẽ có ảnh hưởng xấu tới dòng tiền nhận được
của MNC.
Nếu coi dòng tiền được tạo nên từ dự án ở thời điểm t là Xt. Mức thuế ở nước
ngoài là τ* và ở trong nước là τ. Trong trường hợp này, công ty con sẽ chi trả một mức
80
thuế tương đương τ*Xt cho quốc gia nhận đầu tư, và giả sử không có lợi nhuận giữ lại
(lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư bằng không), nguồn vốn không bị chặn và không có thuế
nhà thầu thì MNC sẽ nhận được một dòng tiền tương đương Xt(1 – τ*). Và giả sử là
MNC sẽ được nhận được toàn bộ phần giảm trừ từ phần thuế được đóng bởi công ty con
và giả sử τ>τ* thì giá trị thuế MNC đóng sẽ là Xt(τ – ττ*). Do đó dòng tiền sau thuế được
MNC sử dụng để tính giá trị hiện tại ròng của dự án là Xt(1 – τ + ττ*). Nếu như không có
phần thuế giảm trừ thì lúc này dòng tiền sẽ là Xt(1 – τ)(1 – τ*). Và nếu chỉ có một phần
thuế giảm trừ thì dòng tiền lúc này sẽ là Xt [(1 – τ)(1 – τ*) + θτ*], trong đó θ<1. Việc dự
đoán trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào việc dòng tiền nào được sử dụng để tính giá
trị hiện tại ròng, cũng như phụ thuộc vào giá trị của τ, τ* và θ.
2.10. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là biến số rất khó dự đoán. Đặc biệt là các tiền tệ ngoại lai – đồng
tiền không được sử dụng thông dụng. Việc dự đoán mức tỷ giá hối đoái trong một giai
đoạn dài là tương đối khó khăn, mặc dù chúng ta có thể sử dụng một số học thuyết như
học thuyết ngang giá sức mua (purchasing power parity – PPP) – sử dụng tỷ lệ lạm phát
để dự đoán. Thậm chí khi một nước sử dụng chế độ tỷ giá cố định cũng không khiến cho
việc dự đoán này trở nên dễ dàng hơn do tỷ giá có thể được điều chỉnh (thông qua nâng
giá hay phá giá đồng tiền). Theo học thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá tại thời điểm t – St
sẽ được tính từ mức tỷ giá hiện tại S0 có điều chỉnh thêm yếu tố lạm phát:
1 + 𝜋!
𝑆! = 𝑆' [
]
1 + 𝜋!∗
(4.8)
với πt là lạm phát trong nước và πt* là lạm phát ở nước ngoài trong khoảng thời gian từ 0
tới t. Một học thuyết tương tự giúp chúng ta dự đoán được mức tỷ giá hối đoái là học
thuyết ngang giá lãi suất dạng không bảo hiểm (uncovered interest parity – UIP):
1 + 𝑖!
𝑆!8" = 𝑆! [
]
1 + 𝑖!∗
(4.9)
với i và i* là mức lãi suất ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế công thức
này cũng chưa thể dự đoán chính xác được mức tỷ giá hối đoái vì mối quan hệ này
thường được xem như là một mối quan hệ ngắn hạn, trong khi đó việc việc hoạch định
vốn lại xảy ra trong một khoảng thời gian dài.
Mặc khác, tỷ giá hối đoái có thể được dự đoán theo mô hình đa biến hoặc mô hình
bao gồm nhiều biến giải thích. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng các mức tỷ giá kỳ
hạn để dự đoán mức tỷ giá trong tương lai. Ví du, chúng ta có thể dư đoán mức tỷ giá hối
đoái sử dụng một mô hình dự đoán bao gồm hai biến giải thích: sự chênh lệch ở mức lạm
phát và sự chênh lệch ở mức lãi suất của hai nước. Mô hình này sử dụng cả các yếu tố
ngắn hạn và yếu tố dài hạn:
(4.10)
𝑆! = 𝛼' + 𝛼" (𝜋! − 𝜋!∗ ) + 𝛼# (𝑖! − 𝑖!∗ )
Chúng ta cũng có thể dự đoán tỷ giá hối đoái sử dụng mô hình định giá toàn cầu
(sẽ được đề cập tới ở Chương 7. Tham khảo Moosa (2000a) để xem một bản khảo sát đầy
đủ về các kỹ thuật dự báo tỷ giá hối đoái.
Đôi khi, chúng ta có thể loại bỏ các biến động trong tỷ giá hối đoái bằng cách loại
bỏ các rủi ro về hối đoái. Ví dụ như chúng ta có thể cố định giá trị tính bằng nội tệ của
các dòng tiền bằng cách tham gia một hợp đồng kỳ hạn để cố định mức tỷ giá chuyển đổi
của các dòng tiền từ các công ty con ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối với việc hoạch định
81
vốn quốc tế thì không đơn giản như vậy vì (ít nhất) hai lý do sau đây. Lý do đầu tiền là
dòng tiền ở nước ngoài rất khó để có thể dự đoán trước được, do đó MNC sẽ không biết
chính xác khối lượng cần được bảo hiểm. Dĩ nhiên MNC có thể dễ dàng tham gia bảo
hiểm cho dòng tiền dự tính nhưng dòng tiền này thường sẽ khác với dòng tiền họ nhận
được trên thực tế. Lý do thứ hai là một số dòng tiền có thể phát sinh ở thời điểm rất xa
trong tương lai, trong khi đó trên thị trường không có sản phẩm kỳ hạn đủ dài để bảo
hiểm cho dòng tiền này. Mặc dù, có một vài công cụ hay phương thức để bảo hiểm
những rủi ro dài hạn này như hợp đồng hoán đổi, tuy nhiên việc bảo hiểm cho một
khoảng thời gian dài vẫn sẽ là khó khăn (tham khảo Moosa, 1998). Do vậy, MNC sẽ vẫn
phải phụ thuộc vào việc dự đoán tỷ giá hối đoái cho việc chuyển đổi các dòng tiền ngoại
tệ từ công ty con thành các dòng tiền nội tệ.
2.11. Tỷ lệ chiết khấu
Để có thể tính được giá trị hiện tại ròng, chúng ta cũng sẽ cần đến tỷ lệ chiết khấu.
Tỷ lệ chiết khấu này thường là tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu của dự án, và tỷ lệ này có thể bằng
hoặc khác với chi phí vốn của MNC. Việc tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu có bằng với chi phí vốn
của dự án hay không phụ thuộc vào độ rủi ro của dự án.
Nếu tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa (chưa được điều chỉnh bởi yếu
tố lạm phát), thì để nhất quán, các dòng tiền cũng phải được ước tính ở dạng danh nghĩa.
Và việc sử dụng dòng tiền danh nghĩa và tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa để tính giá trị hiện
tại ròng là đúng, tuy nhiên phương pháp này rất ít được sử dụng. Tuy nhiên, kết quả tính
giá trị hiện tại ròng sử dụng dòng tiền thực và lãi suất thực cũng hoàn toàn có thể bằng
với giá trị tính được sử dụng dòng tiền danh nghĩa và lãi suất danh nghĩa. Chúng ta sẽ
xem xét một dự án hai năm với chi phí ban đầu là X0 và hai dòng tiền thu được là X1 và
X2 ở năm 1 (t1) và năm 2 (t2). Và nếu mức giá cả chung ở thời tiểm t0 là 1, và giả sử tỷ lệ
lạm phát không đổi là π thì mức giá cả ở thời điểm t1 và t2 sẽ là (1 + π) và (1 + π)2. Ở
dạng danh nghĩa, giá trị hiện tại ròng sẽ được tính như sau:
𝑋"
𝑋#
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' +
+
1 + 𝑘 (1 + 𝑘)#
(4.11)
Trường hợp dòng tiền thực và tỷ lệ chiết khấu thực được dùng để tính giá trị hiện
tại ròng.
𝑋" (1 + 𝜋)$"
𝑋# (1 + 𝜋)$#
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' +
+
(1 + 𝑘)(1 + 𝜋)$" (1 + 𝑘)# (1 + 𝜋)$#
𝑋"
𝑋#
= −𝑋' +
+
1 + 𝑘 (1 + 𝑘)#
(4.12)
Như vậy là tính giá trị hiện tại ròng bằng phương pháp sử dụng giá trị thực hay giá
trị danh nghĩa thì đều cho ra một kết quả. Đó là vì hệ số chiết khấu thực bằng hệ số chiết
khấu danh nghĩa chia cho tổng của một cộng với tỷ lệ lạm phát (1 + π).
Do vậy, việc chiết khấu dòng tiền thực sử dụng tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa hoặc
ngược lại sẽ là một phép tính sai. Trường hợp chiết khấu dòng tiền thực sử dụng tỷ lệ
chiết khấu danh nghĩa, kết quả thu được:
𝑋" (1 + 𝜋)$" 𝑋# (1 + 𝜋)$#
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' +
+
(1 + 𝑘)
(1 + 𝑘)#
𝑋"
𝑋#
= −𝑋' +
+
(1 + 𝑘)(1 + 𝜋) (1 + 𝑘)# (1 + 𝜋)#
(4.13)
82
Kết quả này sẽ khiến giá trị hiện tại ròng bé hơn con số đúng thực tế khi π> 0.
Trường hợp ngược lại, nếu giá trị hiện tại ròng được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền
danh nghĩa sử dụng tỷ lệ chiết khấu thực thì kết quả thu được:
𝑋"
𝑋#
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' +
+
$"
#
(1 + 𝑘)(1 + 𝜋)
(1 + 𝑘) (1 + 𝜋)$#
𝑋" (1 + 𝜋) 𝑋# (1 + 𝜋)#
= −𝑋' +
+
1+𝑘
(1 + 𝑘)#
(4.14)
Kết quả này cho thấy giá trị hiện tại ròng sẽ lớn hơn con số đúng thực tế khi π> 0.
Trường hợp nếu tỷ lệ chiết khấu được được sử dụng chính là chi phí vốn, thì câu
hỏi được đặt ra là sử dụng chi phí vốn nào. Ở đây, chúng ta phân biệt rõ giữa chi phí vốn
của MNC và chi phí vốn của công ty con (cũng chính là chi phí vốn của dự án). Chi phí
vốn của MNC là lợi nhuận kỳ vọng dựa trên tổng tài sản và hoạt động của MNC, được
cân đối dựa trên rủi ro của toàn bộ MNC. Chi phí vốn của dự án là mức lợi nhuận kỳ
vọng tối thiểu của dự án, được cân đối dựa trên rủi ro của dự án. Chi phí vốn của dự án
phụ thuộc vào việc sử dụng dòng vốn được đầu tư. Do đó sẽ phải phụ thuộc vào độ rủi ro
của dự án thay vì rủi ro của công ty mẹ. Và tỷ lệ chiết khấu sẽ là chi phí vốn của dự án.
Cooper và Kaplanis (2000) đã giải thích được tại sao lợi nhuận yêu cầu sẽ khác nhau đối
với các công ty khác nhau khi huy động vốn ở thị trường phân đoạn một phần. Và họ
cũng đã giải thích được tại sao các khác biệt này vẫn thích hợp với sự cân bằng chung, và
ảnh hưởng chúng tạo nên cho các xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.12. Khấu hao
Khấu hao thường được xác định dựa trên các chuẩn mực kế toán tại quốc gia nhận
đầu tư. Khoản mục này được áp dụng cho nhà xưởng và đồ dùng thiết bị (bao gồm cả các
nhà, toà nhà). Dòng tiền sẽ chịu ảnh hưởng trong một khoảng thời gian cho đến khi tài
sản được khấu hao hoàn toàn.
Khấu hao có thể tính toán sử dụng phương pháp khấu hao đều hoặc phương pháp
khấu hao gia tốc. Theo phương pháp khấu hao đều, giá thành của tài sản sẽ được chia đều
trong suốt vòng đời của tài sản bằng cách chia giá lịch sử của tài sản cho số năm và phân
bổ vào chi phí hàng năm. Theo phương pháp gia tốc, giá thành của tài sản sẽ được phân
bổ theo quy tắc chia thành các phần không đều, phần nhỏ sẽ được phân bổ vào các năm
đầu và phần lớn hơn sẽ được phân bổ vào các năm sau.
3. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH (ADJUSTED PRESENT
VALUE)
Nhằm phục vụ cho mục đích ở phần này, chúng ta sẽ giả sử tỷ lệ chiết khấu k
chính là chi phí vốn; có nghĩa là dự án đang tiến hành sẽ có mức độ rủi ro tương đương
với mức độ rủi ro được phản ánh trong cơ cấu vốn của MNC. Chúng ta thay Phương trình
(4.5) vào Phương trình (4.1) để có được:
𝑉6
𝑂! (1 − 𝜏)
𝜏𝐷!
𝐴𝑃𝑉 = −𝑋' + O
O
+
+
(1 + 𝑘)! (1 + 𝑘)6
(1 + 𝑘)!
6
6
!7"
!7"
(4.15)
Modigliani và Miller (1963) đã chỉ ra rằng:
Vl = Vu + τB
(4.16)
83
với Vl là giá trị thị trường của một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy (trong cơ cấu vốn có
nợ), Vu là giá trị thị trường của một doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy (trong cơ cấu
vốn chỉ có vốn chủ sở hữu), và B là giá trị của khoản nợ (B = 0 trong trường hợp công ty
không đòn bẩy). Và giả sử rằng khoản nợ này sẽ được duy trì mãi mãi, Phương trình
(4.16) sẽ được viết lại như sau:
𝑂(1 − 𝜏) 𝑂(1 − 𝜏) 𝜏𝐼
=
+
𝑖
𝑘
𝑘9
(4.17)
với i là tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp, I = iB và ku là chi phí vốn của doanh nghiệp
thuần vốn chủ. Chi phí vốn trung bình sẽ được tính như sau:
k = (1– λ) kl + λi(1 – τ)
(4.18)
với kl là chi phí vốn của một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy và λ là tỷ lệ nợ trên vốn chủ
sỡ hữu tối ưu. Modigliani và Miller (1963) đã chỉ ra rằng:
k = ku (1– τλ)
(4.19)
bởi vì:
kl = ku + (1– τ)(ku – i)λ*
(4.20)
với λ* là tỷ lệ thực tế nợ trên vốn chủ.
Phương trình (4.2) có thể được giản lược thành Phương trình (4.4), có nghĩa là cho
dù doanh nghiệp có cơ cấu vốn như thế nào, nó vẫn sẽ tạo ra khoản thu nhập sau thuế từ
hoạt động kinh doanh là như nhau. Từ Phương trình (4.19), nếu λ = 0, nghĩa là cơ cấu
vốn là 100% vốn chủ sở hữu, thì k = ku và I = 0. Và vì vậy, Phương trình (4.16) sẽ trở
thành Vl = Vu. Và để Phương trình (4.17) có ý nghĩa thực tế, chúng ta cần bổ sung giá trị
hiện tại của phần tiết kiệm thuế của một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy. Kết quả chính từ
lý thuyết Modigliani-Miller là giá trị của một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy sẽ lớn hơn
giá trị của một doanh nghiệp tương đương không sử dụng đòn bẩy mà có khoản thu nhập
sau thuế tương đương. Điều này là do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy sẽ được hưởng một
khoản khấu trừ thuế từ việc phải trả các khoản lãi vay.
Phương trình (4.15) có thể được chuyển thành phương trình APV như sau:
𝑉6
𝑂! (1 − 𝜏)
𝜏𝐷!
𝜏𝐼!
+
+
+
𝐴𝑃𝑉 = −𝑋' + O
O
O
(1 + 𝑘9 )!
(1 + 𝑖)!
(1 + 𝑖)! (1 + 𝑘9 )6
6
6
6
(4.21)
Tương tự giá trị hiện tại ròng NPV, một dự án sẽ được chấp nhận nếu APV dương,
và một dự án sẽ được chọn từ hai dự án loại trừ nhau (chỉ có khả năng để chọn 1 trong 2
dự án) nếu nó có APV cao hơn dự án kia.
Có thể thấy rõ ràng rằng ở Phương trình (4.21), mỗi dòng tiền được đánh giá một
cách độc lập và được chiết khấu tại mức tỷ lệ chiết khấu phản ánh các rủi ro gắn liền với
dòng tiền này. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và giá trị thanh lý được chiết khấu tại
tỷ lệ chiết khấu ku vì doanh nghiệp nhận được các dòng tiền này không chịu ảnh hưởng từ
việc xác định cơ cấu vốn. Phần thuế tiết kiệm được từ việc thanh toán lãi vay, τIt, được
chiết khấu ở mức lãi suất đi vay, i. Phần thuế tiết kiệm được từ việc khấu hao, τDt, cũng
sẽ được chiết khấu ở mức lãi suất i vì dòng tiền này chứa đựng ít rủi ro hơn dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh.
Phương trình (4.21) có thể được sử dụng khi MNC đánh giá một dự án trong nước
hoặc khi công ty con đánh giá một dự án ở nước nhận đầu tư. Phương trình này không
!7"
!7"
!7"
84
tính tới một số yếu tố như việc chuyển đổi tiền tệ (từ ngoại tệ sang nội tệ hay ngược lại),
vốn đóng băng hay các mức thuế suất khác nhau.
Lessard (1985) phát triển một công thức APV có thể nhận biết được rõ ràng sự
chuyển đổi tiền tệ và các dòng tiền đặc biệt phát sinh khi phân tích dự án. Công thức này
như sau:
𝑆!: 𝑉6
𝑆!: 𝑂! (1 − 𝜏)
𝑆!: 𝜏𝐷!
𝑆!: 𝜏𝐼!
+O
+O
+
𝐴𝑃𝑉 = O
(1 + 𝑘9 )!
(1 + 𝑖)!
(1 + 𝑖)! (1 + 𝑘9 )6
6
!7"
6
6
𝑆!: 𝑃!
− 𝑆' 𝑋' + 𝑆' 𝐹' + 𝑆' 𝐿' − O
(1 + 𝑖)!
!7"
6
!7"
!7"
(4.22)
Các luận điểm sau đây sẽ giải thích cho Phương trình (4.22):
1. Các dòng tiền được giả sử ở dạng ngoại tệ, tức đang là đồng tiền chức năng của
công ty con. Các dòng tiền này được chuyển về nội tệ ở mức tỷ giá Set, tỷ giá giao
ngay tại thời điểm t. Các dòng tiền phát sinh tại thời điểm t0 sẽ được chuyển đổi tại
mức tỷ giá giao ngay hiện hành, S0.
2. Phương trình giả sử rằng MNC sẽ được hưởng thuế khấu trừ do công ty con đã
đóng thuế ở quốc gia nhận đầu tư. Và vì vậy, τ sẽ lớn hơn hai khoản thế doanh
nghiệp được đánh vào công ty con ở nước nhận đầu tư và MNC ở quê nhà.
3. Tỷ lệ chiết khấu sẽ là lãi suất nội địa do các dòng tiền đã được chuyển đổi về nội
tệ.
4. Ot đại diện cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được phép chuyển về công ty
mẹ, do đó không bao gồm phần vốn đóng băng.
5. Chỉ những phần doanh thu và chi phí gia tăng mới được tính đến. Ví dụ: dự án có
thể lấn át cả doanh thu của công ty con hoặc chính bản thân MNC (khi sản xuất ở
nước nhận đầu tư thay thế cho xuất khẩu của MNC).
6. S0F0 là giá trị tính bằng đồng nội tệ (được chuyển đổi ở tỷ giá giao ngay hiện
hành) của phần vốn bị hạn chế và đã được giải phóng bởi dự án , F0. Ví dụ: các
dòng vốn bị hạn chế bởi sự kiểm soát ngoại hối nhưng có thể dùng để bù trừ phần
nào chi phí vốn của dự án.
7. S0L0 - ∑[SetPt/(1+i)t] là giá trị hiện tại bằng đồng nội tệ của những lợi ích từ các
khoản vay ưu đãi nước ngoài. Quốc gia nhận đầu tư có thể có những khoản vay
hấp dẫn để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Phần lợi ích có thể được đo lường
bằng phần chênh lệch giữa giá trị bằng đồng nội tệ của khoản vay ưu đãi, S0L0 và
giá trị hiện tại của các khoản thanh toán, ∑[SetPt/(1+i)t], tất cả đều báo cáo bằng
đồng tiền nội tệ.
Dẫu vậy, APV của một dự án nước ngoài có thể được ước đoán bằng chi phí vốn
(dòng tiền chảy ra) cộng với giá trị hiện tại của các khoản sau: (i) dòng tiền hoạt động
kinh doanh được phép hồi hương; (ii) phần thuế tiết kiệm được từ việc hạch toán khấu
hao và các khoản miễn thuế cố định (Capital Allowances); (iii) các khoản trợ cấp cho dự
án; (iv) các khoản tiết kiệm thuế khác; (v) những ảnh hưởng của dự án tới khả năng vay
vốn của doanh nghiệp; và (vi) các khoản tiền vào và ra trực tiếp từ dự án. Booth (1982)
đã chỉ ra rằng: trong một số điều kiện nhất định, APV và NPV là tương đương.
4. NHỮNG PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG CỦA CÔNG THỨC APV
Xem xét đại lượng ∑[SetOt(1- τ)]/(1+ku)t ở Phương trình (4.22). Phần tử số,
SetOt(1- τ) là giá trị kỳ vọng tính bằng đồng tiền nội tệ của dòng tiền phát sinh tại thời
85
điểm t. Vì vậy, ku là tỷ lệ/lãi suất chiết khấu danh nghĩa nội địa và ku phản ánh rủi ro hệ
thống của dự án và phương thức tài trợ 100% vốn chủ sở hữu. Áp dụng phương trình
Fisher ta sẽ có:
(1 + ku)t = (1 + ρ + πe)t
(4.23)
với ρ là tỷ lệ lợi nhuận thực nội địa và πe là mức lạm phát nội địa kỳ vọng. Chính xác
hơn, Phương trình (4.23) có thể được viết lại như sau:
(1 + ku)t = (1 + ρ + πe + ρπe)t
(4.24)
= (1 + ρ)t(1 + πe)t
Và giả sử rằng tỷ giá hối đoái thay đổi ở mức ổn định như kỳ vọng, Se. Vì vậy:
Set = S0(1 + Se)t
(4.25)
Chúng ta cũng giả sử các dòng tiền ngoại tệ tăng theo mức lạm phát ở nước ngoài:
Ot = O1(1 + π*e)t-1
(4.26)
với π*e là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ở nước ngoài. Vì vậy:
𝑂"
𝑆!: 𝑂! (1 − 𝜏 )
(1 + 𝑆!: )(1 + 𝜋 ∗: )(1 − 𝜏)
O
]O
= 𝑆' [
(1 + 𝑘9 )!
(1 + 𝜌)! (1 + 𝜋 : )
1 + 𝜋 ∗:
6
6
(4.27)
Chúng ta sẽ sử dụng mô hình dự đoán của học thuyết ngang giá sức mua (Purchasing
Power Parity – PPP). Mô hình này sẽ cho chúng ta biết được thay đổi của tỷ giá hối đoái
dựa vào mức độ chênh lệch của lạm phát ở trong nước và nước ngoài. Phương trình PPP
được viết như sau:
πe = π*e + Se(1 + π*e)
(4.28)
và có thể được viết lại như sau:
(1 + 𝑆!: )(1 + 𝜋 ∗: )
=1
(1 + 𝜋 : )
(4.29)
Thay thế Phương trình (4.29) vào (4.27), chúng ta có thể thể hiện các dòng tiền trong
phương trình APV như sau:
!7"
!7"
(1 − 𝜏)
𝑂"
𝑆!: 𝑂! (1 − 𝜏 )
=
𝑆
[
O
]
O
'
(1 + 𝑘9 )!
1 + 𝜋 ∗:
(1 + 𝜌)!
6
6
(4.30)
Và như vậy, để đánh giá phương trình này, chúng ta chỉ cần đánh giá tỷ giá hối
đoái hiện hành, S0; dòng tiền ban đầu ở mức giá hiện tại, O1/(1+π*e); mức thuế suất, τ; và
tỷ lệ chiết khấu thực đã phản ánh rủi ro hệ thống, ρ. Kết quả của phương trình này phụ
thuộc vào ba giả thuyết sau: (i) các dòng tiền được kỳ vọng gia tăng ở tỷ lệ lạm phát tổng
thể; (ii) PPP là đúng; và (iii) phương trình Fisher đúng.
!7"
!7"
5. ĐIỀU CHỈNH CÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DỰ ÁN
Việc hoạch định vốn quốc tế sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với hoạch định vốn nội
địa. Các dự án trong nước hay ở nước ngoài sẽ đều chịu ảnh hưởng của rủi ro thị trường –
vốn phụ thuộc vào đặc tính của ngành công nghiệp và có thể chịu ảnh hưởng của sự phát
triển của thị trường và các hành vi cạnh tranh. MNC có thể nhìn nhận rằng rủi ro thị
trường cho các dự án quốc tế là nhiều hơn rủi ro thị trường cho các dự án nội địa. Vấn đề
này thường do việc thiếu các kiến thức và thông tin về thị trường nước ngoài.
Việc hoạch định vốn quốc tế cũng sẽ gặp nhiều rủi ro quốc gia – kết quả bất lợi
của các yếu tố về kinh tế và chính trị ở quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ như các chính sách về
86
lạm phát ở nước nhận đầu tư là các yếu tố bất lợi cho công ty con khi đang phụ thuộc vào
nguồn cung nội địa trong khi không có sự bù đắp từ sự mất giá của tiền tệ. Rủi ro quốc
gia cũng sẽ phát sinh khi chính phủ của nước nhận đầu tư áp dụng các hạn chế trong việc
nhập khẩu khi công ty con đang phụ thuộc vào nguồn nguyện liệu nhập khẩu. Cũng có
thể kể đến việc “thay đổi luật lệ cuộc chơi”, ví dụ như những thay đổi về luật thuế và các
quy định quản lý về việc chuyển vốn về quê nhà.
Như chúng ta đã thảo luận ở phần trước, việc đánh giá một dự án thông thường sẽ
bao gồm các bước như sau:
1. Ước lượng được dòng tiền gia tăng phát sinh ở quốc gia nhận đầu tư, đã được điều
chỉnh bởi các yếu tố ảnh hưởng của thuế.
2. Ước lượng các dòng tiền được phép chuyển về MNC và chuyển đổi các dòng tiền
này về nội tệ sử dụng mức tỷ giá hối đoái kỳ vọng tại mỗi thời điểm trong tương
lai.
3. Bổ sung vào các dòng tiền được chuyển về nước các chi phí gián tiếp hay các lợi
ích khác phát sinh từ việc thực hiện dự án. Tất cả các khoản thuế MNC phải chịu
sẽ được điều chỉnh vào các dòng tiền ở bước này.
4. Chiết khấu các dòng tiền gia tăng của MNC ở tỷ lệ chiết khấu đã phản ánh các rủi
ro liên quan tới dự án hoặc dòng tiền.
Khi MNC sử dụng phương pháp NPV hay APV để đánh giá dự án đầu tư nước
ngoài, một vấn đề phát sinh là sự chính xác của các dòng tiền được kỳ vọng nhận được từ
việc hoạt động của dự án trong tương lai. Rủi ro của dự án chính là việc các dòng tiền
thực sự nhận được có sự khác biệt so với dòng tiền kỳ vọng mà đã được sử dụng để tính
toán NPV hay APV. Trong trường hợp này, sẽ có một số điều chỉnh cần được tiến hành.
Có ba phương pháp điều chỉnh để phản ánh rủi ro như sau:
5.1. Tỷ lệ chiết khấu đã điều chỉnh rủi ro
Khi mức độ rủi ro liên quan tới các dòng tiền trong tương lai càng lớn, tỷ lệ chiết
khấu sử dụng để tính giá trị hiện càng lớn. Đây chính là lý do tại sao tỷ lệ chiết khấu có
thể khác với chi phí vốn.Và đây cũng là lý do tại các tỷ lệ chiết khấu khác nhau được sử
dụng trong công thức APV, dòng tiền càng rủi ro thì tỷ lệ chiết khấu sử dụng càng lớn. Ví
dụ, dòng tiền từ việc tiết kiệm thuế phát sinh các khoản khấu hao và các chi trả lãi vay sẽ
có ít rủi ro hơn các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, và vì vậy dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh sẽ được chiết khấu ở tỷ lệ chiết khấu cao hơn.
Phương pháp điều chỉnh rủi ro này tương đối dễ để áp dụng, tuy nhiên vẫn bị chỉ
trích do tính chủ quan của nó. Hơn nữa, phương pháp này chưa thể hiện được sự thay đổi
trong rủi ro qua các thời điểm. Nói cách khác, tỷ lệ chiết khấu được giả sử là không đổi
đối với tất cả các dòng tiền với các mức độ rủi ro khác nhau. Ví dụ: rủi ro của các dòng
tiền qua thời gian thay đổi khi có các thay đổi trong luật về vốn đóng băng hay thuế ở các
nước với mức độ rủi ro chính trị cao. Dẫu vậy, phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu
này vẫn được sử dụng vì tính đơn giản của nó. Và cũng có những ý kiến cho rằng phương
pháp này sẽ phù hợp hơn khi xử lý rủi ro quốc gia hơn là với rủi ro thị trường.
5.2. Dòng tiền đã điều chỉnh rủi ro
Một số nhà kinh tế cho rằng việc điều chỉnh dòng tiền hợp lý hơn điều chỉnh tỷ
lệ/lãi suất chiết khấu, đặc biệt đối với các dự án có chịu sự ảnh hưởng của rủi ro thị
trường. Phương pháp tiếp cận sử dụng dòng tiền điều chỉnh rủi ro được cho rằng là sẽ
phản ánh chính xác hơn các ảnh hưởng của rủi ro trong giai đoạn đầu tư đối với MNC.
87
Shapiro (1992) cũng cho rằng các nguồn thông tin chuẩn xác cho các ảnh hưởng của
dòng tiền sẽ có sẵn hơn so với cho tỷ lệ chiết khấu.
Phương pháp tiếp cận này thường được biết đến với “phương pháp tương đương
chắc chắn”, do nó dựa trên phương pháp giảm thiểu các dòng tiền rủi ro trong tương lai
xuống một mức độ thấp hơn. Sự điều chỉnh này được thực hiện một cách độc lập cho mỗi
giai đoạn trong vòng đời của dự án. Các dòng tiền không chịu rủi ro sẽ được chiết khấu ở
mức chiết khấu không rủi ro để ước lượng NPV của dự án. Sự khác biệt trong phương
pháp này và phương pháp sử dụng lãi suất chiết khấu đã điều chỉnh rủi ro là phương pháp
này cân nhắc yếu tố thời gian và rủi ro một cách riêng biệt. Mặc dù phương pháp này về
mặt lý thuyết có vẻ thuyết phục hơn, tuy nhiên trên thực tế không được sử dụng nhiều do
tồn tại một số vấn đề trong việc xác định các dòng tiền không rủi ro tương đương.
Trong trường hợp này, NPV được điều chỉnh như sau:
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' + O
6
∅𝑉6
𝜃! 𝑋!
+
!
(1 + 𝑘)
(1 + 𝑘)6
(4.31)
vớiθt(0 ≤ θt ≤ 1) là hệ số tương đương chắc chắn có thể áp dụng được với dòng tiền Xt, và
ϕ (0 ≤ ϕ ≤ 1) là hệ số tương đương chắc chắn có thể áp dụng được với giá trị thanh lý, Vn.
Trong một số trường hợp, vấn đề phát sinh khi điều chỉnh rủi ro bằng cách điều
chỉnh dòng tiền hay điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu. Khả năng xảy ra các trường hợp bất lợi
nên được thể hiện ở trong các tính toán của các dòng tiền thay vì điều chỉnh bằng tỷ lệ
chiết khấu. Ví dụ: giả sử có hai trường hợp có thể xảy ra – trường hợp tốt và xấu. Nếu đặt
luồng tiền trong trường hợp tốt là Xi,t và trong trường hợp xấu là Xj,t. Xác suất phát sinh
trường hợp tốt là p và trường hợp xấu là (1-p). Lúc này luồng tiền kỳ vọng pXi,t + (1-p)
Xj,t nên được chiết khấu ở tỷ lệ chiết khấu không điều chỉnh. Sẽ là không chính xác nếu
chiết khấu Xi,t với mức tỷ lệ chiết khấu cao hơn để phản ánh khả năng xảy ra của trường
hợp xấu.
!7"
5.3. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy bắt buộc phải sử dụng nhiều kịch bản khác nhau để phân tích.
Các kịch bản này được thay đổi bằng cách thay đổi các biến đầu vào, bao gồm cả tỷ giá
hối đoái. Nếu NPV và APV vẫn có giá trị dương sau một vài lần thử, MNC có thể tương
đối an tâm với dự án này. Phân tích độ nhạy có thể được sử dụng với tỷ lệ/lãi suất chiết
khấu cũng như các tỷ lệ khác.
5.4. Phương pháp giả lập
Phương pháp giả lập có thể được sử dụng để đưa ra phân bố xác suất cho NPV
hoặc APV dựa trên những sự kết hợp đa dạng của các giá trị của biến đầu vào. Giả sử
một trường hợp mà tỷ giá hối đoái được dự đoán là sẽ nằm trong một khoảng nhất định,
và mỗi một giá trị trong khoảng này có thể được xảy ra với tỷ lệ xác suất là bằng nhau.
Các giả lập được chạy lại nhiều lần; tại mỗi lần chạy lại, giá trị đại diện cho tỷ giá hối
đoái được chọn ngẫu nhiên. Và giá trị này được sử dụng để tính toán NPV và APV. Như
vậy, mỗi một lần chạy lại sẽ đưa ra mọt giá trị cho NPV và APV; và sau nhiều lần như
vậy, chúng ta sẽ có được phân bố xác suất của NPV hoặc APV. Và từ phân bố xác suất
này, chúng ta có thể ước lượng được tỷ lệ xác suất mà NPV hay APV sẽ lớn hơn không.
88
Dòng tiền
*
𝑋!
(1 + 𝑘)!
X0
NPV <
0
NPV > 0
Doanh số
bán
Điểm hòa vốn
Hình 4.1 Phân tích hòa vốn trong việc hoạch định vốn
5.5. Phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn tập trung vào điểm mà NPV hay APV chuyển từ dương sang
âm. Ở hình vẽ 4.1, dòng tiền tạo ra từ dự án được thể hiện và phụ thuộc vào doanh thu.
Dòng tiền ban đầu, X0, được thể hiện bằng đường thẳng nằm ngang do không phụ thuộc
vào doanh thu. Trong khi đó, giá trị hiện tại của các dòng tiền tiếp theo là một phương
trình dương với biến là doanh thu. Điểm giao nhau giữa đường thể hiện dòng tiền ban
đầu và đường thể hiện giá trị hiện tại của các dòng tiền tiếp theo được định nghĩa là mức
doanh thu mà tại đó NPV bằng 0, hay nói cách khác là điểm hòa vốn. Ở dưới điểm này
NPV là âm và trên điểm này NPV là dương.
6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN KHÁC
NPV (hay APV) là tiêu chí đánh giá được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, cũng vẫn có
những chỉ tiêu đánh giá khác hoặc phương thức đo lường tính khả thi khác. Các chỉ tiêu
này sẽ được đề cập qua ở phần tiếp theo đây.
6.1. Tỷ suất lợi nhuận kế toán
Tỷ suất lợi nhuận kế toán là phần trăm của lợi nhuận trên phần vốn đầu tư vào dự
án. Thông thường (nhưng không bắt buộc) là phần trăm lợi nhuận trung bình hàng năm
trước thuế trên lượng vốn đầu tư trung bình cho dự án. Phương pháp này bị chỉ trích do
phụ thuộc vào lợi nhuận – vốn chỉ là một khái niệm của kế toán, thay vì sử dụng các
dòng tiền – vốn hay được sử dụng trong các vân đề về quyết định phân bổ vốn trong việc
đầu tư. Một vấn đề khác là phương pháp này không quan tâm tới độ lớn của dự án cũng
như giá trị thời gian của tiền. Hơn nữa, phương pháp sử dụng tỷ suất lợi nhuận kế toán
chịu ảnh hưởng của các quy ước kế toán ví dụ như việc chọn phương thức khấu hao.
Nhìn chung, sẽ không có một “phương pháp đúng” để đo lường tỷ suất lợi nhuận kế toán.
Chúng ta nên sử dụng các dòng tiền, thay vì các khoản lợi nhuận kế toán, để chiết
khấu và tính NPV. Bản báo cáo thu nhập, nơi báo cáo các con số về lợi nhuận kế toán,
chỉ được dùng để cho thấy hoạt động của công ty ra sao chứ không phản ánh được các
dòng tiền. Về cơ bản, con số lợi nhuận do lường những thay đổi trong giá trị. Trong khi
đó dòng tiền (từ hoạt động kinh doanh) là các khoản tiền được tạo ra từ các hoạt động của
doanh nghiệp và có tính sẵn sàng để sử dụng. Các khoản tiền này có thể được dùng để
89
mở rộng tài sản cố định, chi trả cổ tức, tăng vốn lưu động, trả nợ hoặc cho các mục đích
khác.
Xem xét một dự án với chi phí X0, tạo ra dòng tiền Xt ở năm t, với t = 1,2,...,n. Giả
sử rằng giá trị thanh khoản bằng 0, NPV của dự án được tính như sau:
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' + O
6
𝑋!
(1 + 𝑘)!
(4.32)
Nếu như chúng ta tính toán NPV sử dụng lợi nhuận kế toán, chi phí vốn sẽ được
khấu hao hết trong vòng đời của dự án. Vì vậy, lợi nhuận kế toán cho năm t là Xt – X0/n.
Trong trường hợp này NPV sẽ được tính như sau:
!7"
𝑁𝑃𝑉 = O
6
!7"
và có thể được sắp xếp lại như sau:
𝑋! − 𝑋' /𝑛
(1 + 𝑘)!
(4.33)
1
𝑋!
𝑁𝑃𝑉 = −𝑋' O
O
+
(1 + 𝑘)!
𝑛(1 + 𝑘)!
6
6
(4.34)
Kết quả ở Phương trình (4.34) rõ ràng là lớn hơn kết quả ở Phương trình (4.32).
Do vậy, việc sử dụng lợi nhuận kế toán để tính toán sẽ dẫn đến một kết quả sai lệch. Sự
khác biệt này là do liệu chí phí đầu tư có được ghi nhận hay không khi phát sinh (phương
trình 4.32) hay khi nó được thể hiện thông qua khấu hao (phương trình 4.34). Trường hợp
ở Phương trình (4.32) có sự hợp lý hơn: dự án có thể tồn tại về mặt tài chính được cho
dòng tiền được tạo ra có được sử dụng để chia cho cổ đông hay được sử dụng để tái đầu
tư. Một lý do khác tạo nên sự khác biết giữa dòng tiền và lợi nhuận kế toán là: kế toán
viên sẽ ghi nhận lợi nhuận khi nó được tạo nên chứ không phải khi nó được hiện thực
hóa.
!7"
!7"
6.2. Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn đo lường khoảng thời gian mà chúng ta có thể thu hồi lại được
chi phí ban đầu từ các dòng tiền sau thuế tạo ra từ dự án. Chỉ những dự án nào có thể thu
hồi được khoản này trong một khoảng thời gian cho phép thì mới được chấp nhận.
Phương pháp này được ưa thích hơn phương pháp sử dụng lợi nhuận kế toán do có tính
toán đến các luồng tiền. Tuy nhiên phương thức này cũng vẫn không đề cập đến giá trị
thời gian của tiền và các dòng tiền phát sinh sau khi đã thu hồi đủ chi phí ban đầu. Hơn
nữa, việc đặt ra một khoảng thời gian hoàn vốn tối đa là một quyết định chủ quan: không
có phương pháp nào để có thể liên hệ thời gian hoàn vốn với các tiêu chí chung khác như
tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối đa hóa giá trị.
Bởi vì rủi ro liên quan tới dự án quốc tế tăng dần theo năm trong tương lai,
phương pháp thời gian hoàn vốn thường được sử dụng như một phương pháp rút gọn để
tích hợp rủi ro. Mặc dù được coi là thiếu hoàn thiện từ góc nhìn của các học thuyết tài
chính, nhưng phương pháp này vẫn có lợi do đã đưa ra một cách đo lường rủi ro sử dụng
tiền một cách cụ thể. Thời gian hoàn vốn giúp giải đáp câu hỏi: vốn đầu tư của chủ đầu tư
sẽ bị buộc chặt vào dự án trong bao lâu? Ngoài ra, phương pháp này có thể được điều
chỉnh để bổ sung giá trị thời gian của tiền bằng cách chiết khấu các dòng tiền, tuy nhiên
nó vẫn sẽ có một nhược điểm lớn là không quan tâm tới các dòng tiền phát sinh sau khi
đã thu hồi đủ chi phí ban đầu.
90
6.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (The internal Rate of Return – IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV của dự án sẽ bằng
0. IRR được tính bằng cách giải phương trình sau:
−𝑋' + O
6
𝑉6
𝑋!
+
=0
(1 + 𝑟)! (1 + 𝑟)6
(4.36)
Vì vậy, IRR của một dự án với NPV bằng 0 sẽ bằng với tỷ lệ chiết khấu hoặc chi
phí vốn. Một dự án sẽ có NPV dương nếu IRR lớn hơn chi phí vốn và ngược lại. Vấn đề
với IRR là việc tính toán hàm ý một giả thuyết là các dòng tiền có thể được tái đầu tư ở
một mức tỷ suất cố định. Vì vậy, phương pháp này có thể bất đồng với NPV khi xem xét
các dự án với các độ lớn khác nhau hay thời gian khác nhau. Hơn nữa, trong một số hoàn
cảnh nhất định, một dự án có thể có nhiều IRR, dẫn đến việc khó khăn trong lựa chọn
IRR để so sánh với chi phí vốn. Ví dụ, chúng ta không thể quyết định được khi một dự án
có hai kết quả IRR, một kết quả nhỏ hơn và một kết quả lớn hơn chi phí vốn.
!7"
6.4. Chỉ số lợi nhuận
Chỉ số lợi nhuận (PI) được tính bằng cách chia giá trị hiện tại của các dòng tiền
cho khoản đầu tư ban đầu, X0. Vì vậy chỉ số lợi nhuận (bỏ qua giá trị thanh lý) được tính
như sau:
𝑋!
∑6!7"
(1 + 𝑘)!
−PI =
0
(4.37)
𝑋'
Một dự án được chọn lựa nếu PI lớn hơn một. Để chọn lựa giữa hai dự án loại trừ lẫn
nhau, chúng ta lựa chọn dự án nào có chỉ số PI cao hơn. Một vấn đề có thể xảy ra giữa
NPV và PI khi có nhiều dự án loại trừ lẫn nhau do sự khác biệt về độ lớn của dự án.
Trong trường hợp này, vấn đề có thể được giải quyết với việc ưu tiên NPV hơn nếu công
ty đa quốc gia không gặp phải vấn đề hạn chế trong phân phối vốn (Ross và cộng sự,
1996, Chương 6).
6.5. Nên sử dụng phương pháp nào?
NPV (và APV) được ưu tiên hơn tất cả các phương án khác vì (ít nhất) ba lí do sau đây:
1. NPV có đánh giá yếu tố giá trị thời gian của tiền.
2. NPV là một chỉ tiêu khách quan, phụ thuộc chủ yếu vào các dòng tiền trong tương
lai và tỷ lệ chiết khấu. Trong khi đó các chỉ tiêu khác phụ thuộc vào các yếu tố
chủ quan (ví dụ như khẩu vị của nhà quản lý hay các phương pháp và tiêu chuẩn
kế toán) sẽ dẫn đến các quyết định sai lệch.
3. Bởi vì NPV được đo lường ở đơn vị tiền tệ hiện tại, nên có thể cộng lại được với
nhau. Tính chất có thể cộng lại với nhau rất quan trọng vì nó có thể giúp phòng
ngừa được việc ban lãnh đạo có thể chấp nhận một dự án không tốt chỉ bởi vì nó đi
cùng với một dự án tốt.
7. HOẠCH ĐỊNH VỐN CHO VIỆC MUA LẠI VÀ THOÁI VỐN QUỐC
TẾ
MNC thường xuyên đánh giá xem liệu có nên điều chỉnh quy mô kinh doanh quốc tế hay
không thông qua việc mua lại hoặc thoái vối trên phạm vi quốc tế. Chúng ta sẽ đề cập tới
các phương pháp được sử dụng để đánh giá tính khả thi của việc mua lại ở phạm vi quốc
tế.
91
7.1. Đánh giá tính khả thi của việc mua lại ở phạm vi quốc tế
Việc mua lại trên phạm vi quốc tế của doanh nghiệp cũng tương tự như các dự án
quốc tế khác mà có yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu và được kỳ vọng sau đó sẽ tạo ra
các dòng tiền mà giá trị hiện tại của chúng lớn hơn giá trị đầu tư ban đầu. MNC có thể
xem xét việc mua lại này như một phương án đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt hơn so với
việc thành lập một công ty con. Đề xuất này được chứng minh bằng một thực tế rằng các
dòng FDI hầu hết được thực hiện qua việc mua lại và sáp nhập, như chúng ta đã đề cập ở
Chương 1. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt cơ bản giữa hai phương thức này. Khi mua
lại một công ty đang tồn tại ở nước khác, MNC có thể mở rộng quy mô kinh doanh quốc
tế ngay lập tức. Trong khi việc thành lập một công ty con cần nhiều thời gian hơn. Khi
phân tích mối quan hệ chi phí – lợi ích, việc mua lại sẽ đắt hơn nhưng cũng mang lại
những lợi ích nhất định vì (i) công ty được mua lại đã có sẵn các mối quan hệ với khách
hàng; và (ii) nó sẽ tạo ra các dòng tiền nhanh hơn và lớn hơn so với một công ty con mới
mở. Việc mua lại trên phạm vi quốc tế cũng yêu cầu tính minh bạch của phương pháp
quản lý của MNC đối với công ty mục tiêu. Các chỉ tiêu đánh giá dự án được miêu tả ở
phần trước có thể được sử dụng để đánh giá việc mua lại này.
Một vấn đề phát sinh khi đánh giá là khi việc mua lại này hướng tới các doanh
nghiệp kinh doanh tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi hoặc nền kinh tế đang trong quá
trình chuyển đổi. Có một vài lý do giải thích cho vấn đề này. Đầu tiên, sẽ rất khó đề dự
đoán các dòng tiền vì các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong một môi trường có ít
hoặc không có cạnh tranh trước khi được tư nhân hóa. Thứ hai, nếu doanh nghiệp tư nhân
hoạt động ở một quốc gia mà tiền tệ không được thả nổi thì việc dự đoán các yếu tố về tỷ
giá hối đoái sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này là do việc tư nhân hóa thường đi cùng với
các biện pháp tự do hóa tài chính khác và việc bãi bỏ các quy định ảnh hưởng tới chế độ
tỷ giá. Thậm chí, quốc gia nhận đầu tư có thể quyết định thả nổi đồng tiền của họ, dẫn
đến các biến động của tỷ giá hối đoái là gần như không thể dự đoán chính xác. Thứ ba là
việc tồn tại các quy định quản lý về luồng vốn ở các nước này sẽ khiến việc xác định chi
phí vốn rất khó khăn, tương tự với tỷ lệ chiết khấu. Cuối cùng, sự vắng mặt của thị
trường chứng khoán ở các quốc gia này có thể gây cản trở MNC trong việc xác định giá
trị của một doanh nghiệp kinh doanh sử dụng các công ty cổ phần có mô hình tương
đương.
7.2. Phân tích thoái vốn
Phân tích thoái vốn được sử dụng khi quyết định thoái vốn của một dự án được
cân nhắc. Các dự án quốc tế nên được đánh giá lại định kỳ để quyết định xem dự án có
nên được tiếp tục hay thoái vốn. Rất nhiều quyết định thoái vốn đã được đưa ra sau khi
có các đánh giá lại về ngành công nghiệp hoặc điều kiện kinh tế hoặc các yếu tố khác.
Phân tích thoái vốn được thực hiện bằng cách so sánh các nguồn thu sau thuế từ việc
thanh lý dự án với giá trị hiện tại của các dòng tiền dự án tiếp tục tạo ra trong trường hợp
không thoái vốn.
Quyết định thoái vốn dựa trên NPV của việc thoái vốn, (NPV)d, được tính bằng sự
chênh lệch giữa giá bán dự án và giá trị hiện tại của các dòng tiền còn lại trong tương lai.
Giả sử rằng một dự án n năm với giá trị thanh lý Vn được bắt đầu từ thời điểm t0 vì dự án
có NPV dương. Ở thời điểm cuối năm m, có một lựa chọn để bán dự án ở mức giá C.
NPV của việc thanh lý được tính như sau:
92
(𝑁𝑃𝑉); = 𝐶 − O
6
𝑉6
𝑋!
+
!
(1 + 𝑘)
(1 + 𝑘)6
(4.38)
Quyết định thoái vốn hay không tuân theo quy tắc: quyết định thoái vốn nếu (NPV)d > 0.
!7<8"
8. KẾT
Chương này đã đề cập các phương pháp hay chỉ tiêu để xác định tính khả thi tài chính
của các dự án FDI. Đối với MNC, lợi nhuận là tiêu chí quan trọng để xem xét các quyết
định của các dự án FDI. Chúng ta đã thấy các tiêu chí đánh giá được tính toán từ các
dòng tiền kỳ vọng và phụ thuộc vào ba yếu tố quan trọng sau: rủi ro chính trị, thuế và chi
phí vốn. Đó laflys do tại sao ba yếu tố này thường được nhắc đến nhiều. Chính vì vậy
chúng ta cần xem xét ba yếu tố này ở phần tiếp theo. Chương 5 sẽ đề cập tới rủi ro quốc
gia và rủi ro chính trị, Chương 6 sẽ tìm hiểu về thuế quốc tế và Chương 7 sẽ xem xét các
vấn đề về chi phí vốn quốc tế.
93
CHƯƠNG V
RỦI RO QUỐC GIA VÀ RỦI RO CHÍNH TRỊ
Rủi ro quốc gia phản ánh các tác động tiêu cực có thể xảy ra xuất phát từ môi
trường của một quốc gia đến các dòng tiền của dự án FDI. Phân tích rủi ro quốc gia rất
quan trọng bởi những lý do sau đây. Lý do thứ nhất, MNC có thể sử dụng việc phân tích
này như là một thiết bị sàng lọc để tránh đầu tư vào các quốc gia có rủi ro quá lớn. Lý do
thứ hai là việc phân tích này dùng để theo dõi, giám sát các quốc gia nơi mà các MNC
đang tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong trường hợp này, có thể được đưa ra
nếu MNC có thể quyết định từ bỏ một quốc gia (có thể liên quan đến việc thay đổi vị trí
của các cơ sở sản xuất) nếu họ cảm thấy rủi ro quốc gia trở nên quá lớn. Lý do thứ ba,
giải thích tại sao phân tích rủi ro quốc gia quan trọng với các MNC, đó là sự cần thiết của
việc đánh giá các loại rủi ro đặc thù của một dự án đầu tư ra nước ngoài. Các loại rủi ro
này có thể mang tính tổng thể, như rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị; hoặc các loại rủi ro
cụ thể hơn như rủi ro bị tiếp quản từ chính phủ nước nhận đầu tư. Tất nhiên, tất cả những
vấn đề này có thể ngăn chặn được bằng cách tránh xa kinh doanh quốc tế, nhưng chiến
lược này sẽ làm giảm các cơ hội tạo ra lợi nhuận tiềm năng.Thêm vào đó, điều này không
thích hợp với một công ty đa quốc gia.
Bên cạnh các rủi ro tổng thể liên quan đến các loại đầu tư (trong nước hoặc quốc
tế), như rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, đầu tư bên ngoài ranh giới một quốc gia sẽ
dẫn đến nhiều loại rủi ro khác nhau. Những rủi ro mới này, bao gồm rủi ro tỷ giá và rủi ro
quốc gia, xuất phát từ bản chất của thị trường nước ngoài. Đầu tư nước ngoài thường làm
phát sinh các chi phí tăng thêm bên cạnh các chi phí thông thường, xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết về thị trường nước ngoài. Ví dụ, rủi ro tiền tệ từ hoạt động đầu tư nước ngoài
phát sinh do các tài sản cơ bản được định giá bằng ngoại tệ, trong khi đó rủi ro quốc gia
phát sinh do các yếu tố kinh tế và chính trị đặc thù của quốc gia nhận đầu tư. Kết quả là
dẫn đến sự đa dạng về danh mục rủi ro.
1. RỦI RO QUỐC GIA, RỦI RO CHỦ QUYỀN VÀ RỦI RO CHÍNH
TRỊ
Có sự nhầm lẫn lớn về nhận thức xung quanh quan điểm đối với rủi ro quốc gia.
Có quan điểm cho rằng khái niệm “rủi ro quốc gia”, “rủi ro chủ quyền” và “rủi ro chính
trị” thường được hiểu giống nhau, nhưng thực tế đó là quan điểm sai lầm. Rủi ro quốc gia
rộng hơn rủi ro chủ quyền hay rủi ro chính trị. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích ba
khái niệm này, nhưng rủi ro chính trị sẽ được bàn đến sâu hơn trong nội dung chương này
bởi nó có mối liên hệ đặc biệt với FDI.
Rủi ro quốc gia được định nghĩa là sự tổn thất trong các giao dịch xuyên quốc gia,
gây nên bởi các sự kiện trong một quốc gia riêng biệt dưới sự kiểm soát của chính phủ,
chứ không phải dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp tư nhân hay cá nhân nào. Rủi ro
quốc gia là khái niệm rộng hơn rủi ro chủ quyền. Bất cứ một rủi ro giao dịch xuyên biên
giới nào cũng đều thuộc rủi ro quốc gia, kể cả giao dịch chỉ đạo bởi chính phủ, doanh
nghiệp tư nhân hoặc cá nhân.Còn rủi ro chủ quyền được giới hạn trong các giao dịch (chủ
yếu là cho vay) với chính phủ của quốc gia có chủ quyền. Quyển sách này nói về FDI,
không phải vay vốn ngân hàng, nên chúng ta sẽ không xem xét đến rủi ro chủ quyền.
Chỉ những sự kiện dưới sự kiểm soát của chính phủ mới dẫn đến rủi ro quốc
gia.Ví dụ, một chi nhánh bị phá sản là rủi ro quốc gia nếu việc phá sản gây nên bởi sự
quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ; nhưng sẽ là rủi ro thương mại nếu nó là kết quản
94
của sự quản lý yếu kém của công ty. Xét đến trường hợp thiên tai quốc gia. Nếu những
thiên tai không dự đoán trước được, nó không được coi là rủi ro quốc gia. Nhưng nếu các
kinh nghiệm trong quá khứ chỉ ra rằng các thiên tai xảy ra theo giai đoạn dự đoán được,
khi đó chính phủ có thể chuẩn bị trước cho những trường hợp đó để giảm thiểu tác hại bất
lợi.
Rủi ro quốc gia nảy sinh từ các yếu tố chính trị, và các yếu tố rủi ro kinh tế hoặc
tài chính. Vì thế, rủi ro chính trị là tập hợp con của rủi ro quốc gia xảy ra từ các yếu tố rủi
ro chính trị. Những trường hợp đó bao gồm chiến tranh, sự chiếm giữ bởi thế lực nước
ngoài, bạo loạn, gây rối, thái độ của người tiêu dùng tại nước nhận đầu tư, thái độ của
chính phủ nước nhận đầu tư, sự thay đổi trong các điều luật và quy định quản lý đối với
FDI, sự tắc nghẽn trong điều chuyển vốn, không chuyển đổi được tiền tệ, và vấn đề quan
liêu. Tất cả các yếu tố đó có thể gây các ảnh hưởng rất xấu đến các dòng tiền từ dự án
FDI. Nói chung, rủi ro chính trị liên quan đến các khả năng doanh nghiệp bị thua lỗ do
những sự phát triển tiêu cực tại quốc gia nhận đầu tư. Các sự kiện mà tại đó rủi ro chính
trị được cụ thể hóa có thể xảy ra từ việc chiếm hữu tài sản cho đến việc có những thay
đổi không mong đợi trong các luật thuế, và các trường hợp này đều gây ảnh hưởng xấu
tới lợi nhuận từ các dự án FDI.
Nhìn chung, các yếu tố kinh tế đều gắn liền với các trạng thái hiện tại và trạng thái
tiềm năng của nền kinh tế. Khi MNC xuất khẩu hoặc mở công ty con tại một quốc gia, họ
nên quan tâm đến nhu cầu về các sản phẩm của quốc gia đó. Những nhu cầu này chịu ảnh
hưởng lớn bởi các giai đoạn kinh tế của một quốc gia. Sự suy thoái kinh tế của một quốc
gia có thể làm nhu cầu giảm xuống rõ rệt do thu nhập thấp dẫn đến nhu cầu về hàng hóa
và dịch vụ thấp, và tương tự với nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải thận trọng với sự suy
thoái kinh tế và rủi ro quốc gia. Nếu suy thoái lan rộng ra thế giới và chính phủ áp dụng
các chính sách đảo chu kỳ phù hợp, nó không phải rủi ro quốc gia. Nhưng nếu sự suy
thoái xuất hiện chỉ tại một quốc gia độc lập, hoặc nó nảy sinh từ các chính sách không
hợp lý của chính phủ, thì đó là rủi ro quốc gia.
Do giai đoạn của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên MNC cần xem xét
đến tất cả các yếu tố đó. Một vài yếu tố rất rõ ràng có thể kể đến như lãi suất, tỷ giá, và
lạm phát. Lãi suất cao thường làm trì trệ nền kinh tế và giảm thiểu nhu cầu về các sản
phẩm của MNC, trong khi lãi suất thấp có tác động ngược lại. Tỷ giá xác định nhu cầu
xuất khẩu quốc gia cũng như là giá trị tiền tệ trong nước của các doanh thu và chi phí của
MNC. Đó là lý do vì sao các MNC thường tạo ra các lợi ích sản xuất ở quốc gia mà đồng
tiền định giá thấp, và bán các sản phẩm ở quốc gia mà đồng tiền định giá cao. Tuy nhiên
vấn đề là giai đoạn định giá cao hay thấp sẽ thay đổi theo thời gian. Lạm phát ảnh hưởng
đến khả năng tiêu dùng của khách hàng và có thể được coi là yếu tố tiêu cực đối với sự
phát triển kinh tế. Thêm vào đó, ba yếu tố kể trên có mối quan hệ khá phức tạp. Lãi suất
và tỷ giá liên quan đến nhau, không chỉ bởi lãi suất cao thu hút các dòng vốn và dẫn đến
sự nâng giá tiền tệ, mà còn bởi Quy luật ngang giá lãi suất không bảo hiểm UIP thể hiện
mối quan hệ trực tiếp giữa sự thay đổi kỳ vọng của tỷ giá và sự khác biệt lãi suất. Lãi suất
và lạm phát thường song hành với nhau, bởi vì cả hai liên quan đến nhau thông qua
phương trình Fisher (đưa ra mối quan hệ ràng buộc giữa 2 biến), và bởi vì ngân hàng
trung ương sẽ tăng lãi suất khi lạm phát tăng hoặc được dự đoán tăng. Cuối cùng, tỷ giá
và lãi suất có tác động qua lại thông qua mối quan hệ về khả năng cân bằng tiêu dùng,
cho nên, lạm phát trong nước càng cao, giá trị tiền tệ trong nước càng yếu.
Ví dụ, một MNC hoạt động tại một quốc gia có lạm phát cao và đồng tiền giảm
giá. Đồng tiền yếu sẽ đe doạ đến giá trị tiền tệ trong dài hạn (là giá trị trong điều kiện tiền
95
tệ khó khăn) của dòng tiền và lợi nhuận tại địa phương. Lạm phát cao, mặt khác, sẽ dẫn
đến các vấn đề khó khăn trong hoạt động, như vấn đề về giá sản phẩm, tác động của lạm
phát đến vấn đề tài chính kế toán. Mục đích đằng sau của việc đo lường rủi ro quốc gia từ
các yếu tố trên là để quyết định xem một khoản đầu tư tại một quốc gia với những yếu tố
trên có đáng được thực hiện hay không, và nếu được thực hiện, biện pháp nào nên được
sử dụng để giảm thiếu tối đa các tác động xấu. Ví dụ, MNC có thể chọn xuất khẩu phần
trọng yếu trong sản xuất để đối phó với điểm yếu tiền tệ. Một biện pháp khác là tối đa
hoá sản lượng của quá trình sản xuất địa phương để giảm thiểu các vấn đề chi phí tiền tệ
nước ngoài. Để giảm ảnh hưởng của lạm phát, MNC có thể tối thiểu hóa tiền mặt và các
tài sản nắm giữ khác liên quan đến rủi ro lạm phát và do đó giảm thiểu các giá trị thực.
Vì thế, rủi ro quốc gia rộng hơn việc tính toán khả năng mà một công ty con bị
tiếp quản bởi chính phủ nước nhận đầu tư.Việc tính toán khả năng này thuộc rủi ro chính
trị, là một phần của rủi ro quốc gia.Việc đánh giá rủi ro quốc gia bao gồm việc đánh giá
rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế có thể ảnh hưởng đến dòng tiền. Hơn nữa, các sự kiện rủi
ro chính trị thường gây ra bởi các yếu tố kinh tế. Chính vì thế rủi ro chính trị thường
không độc lập hoàn toàn với rủi ro kinh tế. Ví dụ, thâm hụt thương mại thường xuyên có
thể làm chính phủ nước nhận đầu tư trì hoãn hoặc không chi trả lãi suất cho các chủ nợ
nước ngoài, hoặc hoãn tính tự do chuyển đổi tiền tệ, những việc này có thể gây khó khăn
rất lớn cho các MNC. Việc phân phối thu nhập không bình đẳng và việc giảm chất lượng
sống có thể gây ra các sự mất cân bằng chính trị. Ví dụ năm 1977, Ai Cập đã gặp phải
một cuộc nổi loạn chống lại sự tăng giá bánh mỳ là kết quả từ việc thực hiện một số các
chính sách kinh tế bắt buộc để nhận được cứu trợ từ IMF – bao gồm việc bỏ trợ cấp.
Trong chương này chúng ta sẽ bàn sâu hơn về rủi ro chính trị hơn là bàn về rủi ro kinh tế
do nó có liên quan nhiều hơn đến FDI.
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA
Mặc dù không có một sự thống nhất chung nào chỉ ra cách đánh giá tốt nhất rủi ro
quốc gia, tuy nhiên có một vài hướng dẫn đã được phát triển. Bước thứ nhất là nhận diện
sự khác biệt giữa đánh giá vĩ mô và đánh giá vi mô của rủi ro quốc gia. Việc đánh giá vĩ
mô liên quan đến việc đánh giá rủi ro tổng thể của một quốc gia mà không xem xét đến
đặc thù của hoạt động kinh doanh MNC. Còn đánh giá vi mô xem xét đến đánh giá rủi ro
của một quốc gia liên quan đến các đặc thù của hoạt động kinh doanh mà MNC theo
đuổi.
Đánh gia vĩ mô liên quan đến việc xem xét tất cả các biến mà ảnh hưởng đến rủi
ro quốc gia trừ những yếu tố duy nhất với một ngành đặc thù. Loại đánh giá này rất thuận
tiệni vì nó không bị ảnh hưởng khi đánh giá mộtmột quốc gia cụ thể, cho dù doanh
nghiệp hay ngành công nghiệp đang xem xét ở đây. Và đây là phương thức đánh giá để
đưa ra điểm số rủi ro quốc gia được sử dụng trong các tạp chí tài chính như Euromoney
và Institutional Investor. Vì thế, việc đánh giá vĩ mô về rủi ro quốc gia không thích hợp
với một MNC tư nhân bởi vì nó không bao gồm các thông tin dẫn đến việc thúc đẩy tính
chân thực của việc đánh giá. Tuy nhiên, đánh giá vĩ mô có thể coi như nền tảng mà được
thay đổi để phản ánh hoạt động kinh doanh đặc thù mà một MNC liên quan đến. Trong
trường hợp đó, việc đánh giá vĩ mô có thể được thực hiện bởi một đối tác bên ngoài, như
tờ báo Euromoney, trong đó việc đánh giá vi mô được thực hiện bởi MNC.
Việc đánh giá vĩ mô liên quan đến việc xem xét các yếu tố cả về chính trị và kinh
tế của một quốc gia dang được xem xét. Các yếu tố chính trị bao gồmmối quan hệ giữa
chính phủ nước được đầu tư và chính phủ nước đầu tư của MNC, tính ổn định lâu dài của
96
chính phủ nước được đầu tư, xác suất xảy ra chiến tranh, xác xuất thay đổi các luật
chơi… Các yếu tố kinh tế nên liên quan đến các yếu tố vĩ mô chính, cả hiện tại và dự
kiến, như sự phát triển kinh tế, lạm phát, cán cân tài chính (ngân sách thâm hụt hay thặng
dư), lãi suất, thất nghiệp, những vấn đề liên quan đến thu xuất khẩu, cán cân thanh toán
và các cán cân thành phần của nó…
Thông thường sẽ có một vài yếu tố chủ quan trong việc nhận diện các yếu tố chính
trị và kinh tế thích hợp trong quá trình đánh giá vĩ mô về rủi ro quốc gia. Và đồng thời
cũng có những yếu tố chủ quan trong việc xác định tỷ trọng của từng yếu tố. Hơn nữa,
chúng ta cũng có một vài quan điểm khác nhau trong việc dự đoán các yếu tố này.Tuy
nhiên, liên quan đến FDI, các yếu tố rủi ro chính trị phần nào quan trọng hơn các yếu tố
rủi ro kinh tế. Nghiên cứu của Petry và Sprow (1993) đã nhận diện các yếu tố có tiềm
năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các MNC lớn. Những yếu tố này bao gồm: (i) biện
pháp hạn chế mậu dịch; (ii) thuế quan hoặc các quy định liên quan; (iii) tính bất ổn của
đồng tiền; (iv) các trợ cấp chính phủ nước ngoài; (v) sự bất ổn của chính phủ; và (vi) nợ
quốc gia.
Việc đánh giá vi mô của rủi ro quốc gia liên quan đến việc đo lường rủi ro chính
trị ở vi mô và rủi ro vi mô. Rủi ro chính trị ở tầm vi mô được thể hiện qua ví dụ sau đây.
Giả sử một quốc gia nhận được điểm rất cao về rủi ro vĩ mô. Tuy nhiên, chính phủ của
quốc gia đó rất nhạy cảm với quyền sở hữu nước ngoài của hoạt động khai thác uran,
nhưng không phải với các hoạt động khai khoáng khác hoặc các hoạt động khác nói
chung Nếu chính phủ nước này cân nhắc đến một vài bộ luật giúp giảm bớt quyền sở hữu
nước ngoài của hoạt động khai thác uran, thì khi đó sẽ xảy ra rủi ro quốc gia cao (về mặt
vi mô) với một MNC khi bắt đầu hoạt động khai thác uran ở quốc gia đó. Tuy nhiên, các
MNC khác sẽ không phải đối mặt với loại rủi ro này. Các rủi ro vi mô là kết quả từ sự
nhảy cảm của sự thay đổi của các thu nhập của MNC trong môi trường kinh tế. Ví dụ, hai
MNC hoạt động trong cùng một quốc gia: một MNC sản xuất điện trong khi MNC kia
sản xuất loại quần áo cao cấp. Khi đó nhu cầu về điện không có tính chu kỳ như nhu cầu
về loại quần áo cao cấp, do đó thu nhập của MNC sản xuất điện sẽ kém nhảy cảm hơn
với việc phát triển kinh tế và vòng quay doanh nghiệp hơn là thu nhập của MNC còn lại.
Vì thế, một quốc gia với đánh giá vĩ mô tốt vẫn có thểbị đánh giá tổng thể thấp sau khi
cân nhắc các đánh giá vi mô, và ngược lại.
Một khi các yếu tố vi mô và vĩ mô được nhận diện, các biện pháp kỹ thuật sẽ được
sử dụng để đánh giá các yếu tố. Các biện pháp này có thể được sử dụng kết hợp với các
biện pháp khác, bao gồm:
2.1. Cách tiếp cận kiểm kê
Các tiếp cận kiểm kê liên quan đến việc xem xét tất cả các yếu tố chính trị và kinh
tế cấu thành nên rủi ro quốc gia. Một vài yếu tố (như tỷ lệ tăng trưởng hoặc tỷ lệ lạm phát
hiện tại) đã có sẵn nhưng một số yếu tố khác (như tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát tương lai
hay khả năng xảy ra chiến tranh ) phải được đánh giá trên một cơ sởđánh giá cơ bản. Các
yếu tố này sau đó sẽ được phân chia tỷ trọng và cho điểm số.
2.2. Kỹ thuật Delphi
Kỹ thuật Delphi liên quan đến việc tập hợp các quan điểm độc lập về rủi ro quốc
gia của các nhà đánh giá mà không có bất kỳ cuộc thảo luận nhóm nào. Lợi ích của biện
pháp này là từng nhà đánh giá (có thể là nhân viên của MNC, nhà tư vấn bên ngoài, hoặc
cả hai) sẽ không bị áp lực nhóm khi đưa ra quan điểm. Người đứng đầu dự án có nhiệm
vụ tập hợp các quan điểm của những người tham gia để tạo thành quan điểm đồng nhất.
97
Mức độ ý kiến không đồng ý sẽ được đánh giá bằng cách đo lường sự phân tán các quan
điểm.
2.3. Phân tích định lượng
Phân tích định lượng liên quan đến việc sử dụng các biện pháp thống kê để phân
tích số liệu của các yếu tố cấu thành rủi ro quốc gia.Ví dụ, việc phân tích biệt thức dùng
để phân biệt giữa một quốc gia với rủi ro có thể chịu được và một quốc gia có rủi ro
không thể chịu được. Phân tích hồi quy cũng được sử dụng cho mục đích này, bởi vì nó
có thể đánh giá được độ nhạy của một biến đối lại biến khác.Ví dụ, phân tích hồi quy có
thể đưa ra sự ảnh hưởng định lượng của các sự thay đổi trong tỷ lệ phát triển, lạm phát và
lãi suất tác động lên lợi nhuận của MNC.Vấn đề trong việc phân tích định lượng là các
kết quả từ việc phân tích đều dựa trên số liệu lịch sử. Vì vậy, không có sự đảm bảo rằng
các mối quan hệ hiện tại sẽ được giữ trong tương lai. Nhưng đó là tương lai mà chúng ta
kỳ vọng, bởi vì kết quả của một quyết định được thực hiện trong hiện tại có thể ngẫu
nhiên phụ thuộc vào điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Thực tế là, không có sự đảm bảo
nào rằng mối quan hệ sẽ duy trì ổn định trong suất giai đoạn lịch sử mà nó dự đoán.Có
một vấn đề khác trong việc phân tích định lượng là một vài yếu tố rủi ro quan trọng
không được định lượng. Để biết thêm đề vấn đề cố gắng dự đoán tổng thể từ mô hình hồi
quy, tra cứu Moosa (2000a).
2.4. Phương pháp bàn tay cũ
Phương pháp bàn tay cũ thu thập thông tin từ việc hỏi các nhà ngoại giao, nhà
kinh tế, nhà phân tích tài chính và các giáo sư khác mà có kiến thức sâu rộng về quốc gia.
Những giáo sư này phải không phải thành viên của công ty. Tuy nhiên, có hai bất lợi của
phương pháp này là đặc điểm không có tính hệ thống hoá, và sự thật là nó phụ thuộc vào
sự đánh giá của những người bên ngoài. Tuy nhiên, Rummel và Heenan (1978) chỉ ra
rằng phương pháp bàn tay cũ có thể giúp các công ty hiểu hơn về sự phát triển của quốc
gia đang được đề cập.
2.5. Phương pháp thăm quan và kiểm tra
Phương pháp này bao gồm việc đến một quốc gia và gặp gỡ các văn phòng chính
phủ, các nhà kinh doanh và khách hàng. Việc gặp các đối tác liên quan giúp sàng lọc các
ý kiến về quốc gia đó. Nhiệm vụ tương tự có thể được hoàn thành thông qua văn phòng
đại diện trong quốc gia. Các ngân hàng lớn và các MNC thiết lập các văn phòng đại diện
của các quốc gia khác vì mục đích nắm bắt các sự phát triển kinh tế và chính trị. Tất cả
các thông tin được tập hợp và sau đó phân tích và đánh giá. Vấn đề của phương pháp này
cụ thể được Rummel và Heenan (1978) gọi là “sự quá mức của thông tin chọn lọc”.
3. ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO QUỐC GIA
Khi các yếu tố rủi ro chính trị và kinh tế được định lượng, có hai vấn đề xảy ra: (i)
cấu trúc của biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế; và (ii) định lượng rủi ro quốc gia tổng thể.
Chúng ta bắt đầu với việc mô tả biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế.
Biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế được mô tả trong hình 5.1, trong đó rủi ro kinh tế
được biểu thị ở trục hoành và rủi ro chính trị biểu thị ở trục tung. Khoảng rủi ro được thể
hiện từ 0 (không rủi ro) đến 100 (rủi ro cao nhất).Việc yêu thích rủi ro trong công ty được
thể hiện trong biểu đồ. Công ty có thể chấp nhận rủi ro kinh tế cao nhất là 70, không chắc
chắn về rủi ro kinh tế trong khoảng 70 đến 80, và không chấp nhận rủi ro kinh tế trên 80.
Với rủi ro chính trị, công ty chấp nhận cao nhất là 60, không chắc chắn là 60-70 và chắc
chắn không chấp nhận là trên 70. Các điểm biểu hiện trên trục tung và trục hoành được
98
gắn với nhau bằng đường cong lõm, phản ánh sự cân bằng giữa rủi ro kinh tế và rủi ro
chính trị. Biểu đồ chia thành ba khu. Quốc gia A, B, C, D nằm ở khu chấp nhận được.
Mặc dù các quốc gia này đều chấp nhận được, nhưng nếu chọn giữa A và B, công ty sẽ
chọn quốc gia A bởi vì nó có rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị đều thấp. Sự lựa chọn giữa
C và D không quá rõ ràng, nó phụ thuộc vào sở thích của công ty đó. Quốc gia C có rủi
ro chính trị cao hơn trong khi quốc gia D có rủi ro kinh tế cao hơn. Quốc gia F, G , H
thuộc vùng không chấp nhận được bởi nó có rủi ro chính trị không chấp nhận được (F),
rủi ro kinh tế không chấp nhận được (H) hoặc cả hai đều không chấp nhận được (G).
Cuối cùng, đó là vùng không chắc chắn, trong đó có quốc gia E. Quốc gia này có rủi ro
kinh tế trong khoảng 70-80 và rủi ro chính trị trong khoảng 60-70. Đây là trường hợp
phải kiểm tra lại để tìm ra cách quốc gia E được phân loại lại để thuộc vùng chấp nhận
được.
10
F
G
0
Không thế chấp nhận
80
Rủi ro chính
60
Chưa rõ ràng
C
B
40
20
0
H
E
Có thể chấp nhận
A
D
20
40
60
Rủi ro kinh tế
70
80
100
Biểu đồ 5.1 Rủi ro đầu tư quốc tế
Biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế phản ánh sự quan trọng của rủi ro chính trị đối với
rủi ro kinh tế. Đường cong biểu hiện mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro chính trị và kinh tế
càng nông, có nghĩa là mức độ tối đa của rủi ro chính trị mà công ty công sẵn sàng chịu
càng thấp và mức độ tối đa của rủi ro kinh tế mà công ty công sẵn sàng chịu càng cao.
Biểu đồ 5.2 chỉ ra rằng việc giảm rủi ro chính trị từ P1 đến P2 được dẫn đến rủi ro kinh tế
tăng mạnh (từ E1 đến E2).
99
Rủi ro chính trị
P
1
P
P
3
P
Rủi ro kinh tế
E1
E
E3
E4
Biểu đồ 5.2 Mối quan hệ cân bằng giữa rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế.
Tuy nhiên, nếu chúng ta bắt đầu từ cấp độ thấp của rủi ro chính trị, P3, giảm
xuống P4, cũng giảm tương tự như từ P1 đến P2, dẫn đến rủi ro kinh tế tăng từ E3 đến
E4, tuy nhiên khoảng tăng này nhỏ hơn mức độ tăng từ E1 đến E2. Vì vậy, biểu đồ rủi ro
đầu tư quốc tế rất đặc trưng cho công ty, và đây cũng được là là một trường hợp bởi mối
quan hệ giữa hai loại rủi ro giữa một công ty và công ty khác. Nếu một MNC muốn đầu
tư FDI để thu hút nhu cầu ở công ty nước ngoài, khi đó nó nên quan tâm đến rủi ro kinh
tế. Nếu, mặt khác, công ty khác có mục tiêu đầu tư FDI ở quốc gia dưới sự xem xét khai
thác chi phí sản xuất thấp và xuất khẩu các sản phẩm, khi đó rủi ro chính trị sẽ quan trọng
hơn. Với công ty đầu tiên chịu đựng rủi ro chính trị hơn rủi ro kinh tế, trong khi công ty
thứ hai chịu đựng rủi ro kinh tế hơn. Hai công ty này có biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế như
biểu đồ A và B ở hình 5.3. Một vài công ty có sức chịud dựng tốt ở cả hai loại rủi ro này,
trong khi một số khác với sức chịu đựng thấp với cả hai loại này.Hai loại công ty này
được thể hiện ở biểu đồ C và D ở hình 5.3. Cũng có những công ty sẵn sằng chấp nhận
rủi ro chính trị tối đa nếu họ được đền bù bằng rủi ro kinh tế thấp (hình E), và những
công ty sẵn sàng chịu rủi ro kinh tế tối đa nếu rủi ro chính trị thấp (biểu đồ F). Cuối cùng,
có công ty sẵn sàng chấp nhận tối đa cả hai loại rủi ro này nếu họ được đền bù bởi loại
rủi ro khác thấp (hình G).
Trong khi biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế hữu ích cho một MNC, nó lại không định
lượng được rủi ro tổng thể cho một quốc gia riêng lẻ, quốc gia mà yêu cầu sự kết hợp của
các yếu tố rủi ro chính trị và kinh tế. Giả sử có “m” yếu tố rủi ro chính trị: 𝑃" , 𝑃# ,...,Pm
và “n” yếu tố rủi ro kinh tế: 𝐸" , 𝐸# ,...,En. Trong đó, trọng lượng của các yếu tố rủi ro
chính trị là 𝑣" ,𝑣# ,..,𝑣< , và trọng lượng của yếu tố rủi ro kinh tế là 𝑤" ,𝑤# ,..,𝑤6 . Điểm số
rủi ro chính trị, P, và điểm số rủi ro kinh tế, E, được thể hiện trong công thức sau:
𝑃 = O 𝑣= 𝑃=
<
=7"
6
𝐸 = O 𝑤= 𝐸=
=7"
(5.1)
(5.2)
100
101
A Khả năng chịu rủi ro chính trị
B Khả năng chịu rủi ro kinh tế
Rủi
ro
chính
trị
Rủi
ro
chính
trị
Rủi ro kinh tế
C Khả năng chịu rủi ro chính trị và kinh tế
Rủi ro kinh tế
D Khả năng chịu rủi ro chính trị và kinh tế
Rủi
ro
chính
trị
Rủi
ro
chính
trị
Rủi ro kinh tế
E Sẵn sàng chấp nhận mức tối đa rủi ro
Rủi ro kinh tế
F Sẵn sàng chấp nhận mức tối đa rủi ro kinh
Rủi
ro
chính
trị
Rủi
ro
chính
trị
Rủi ro kinh tế
Rủi ro kinh tế
E Sẵn sàng chấp nhận mức tối đa rủi ro chính trị và
Rủi
ro
chính
trị
Rủi ro kinh tế
Hình 5.3: Sức chịu đựng rủi ro phản ánh bởi biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế
Nếu rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế được phân chia tỷ trọng lần lượt là 𝜆> 𝑣à 𝜆? ,
khi đó điểm sổ rủi ro tổng thể của quốc gia, S, được tính như sau:
𝑆 = 𝜆> 𝑃 + 𝜆? 𝐸 = 𝜆> O 𝑣= 𝑃= + 𝜆? O 𝑤= 𝐸=
<
6
=7"
=7"
(5.3)
102
Cần phải nhấn mạnh rằng các mỗi chuyên gia có những cách thức khác nhau để
định lượng rủi ro quốc gia và nó có thể khác với các mô tả trong chương này. Trong thực
tế, điểm số rủi ro cao thường ám chỉ mức độ rủi ro thấp, và ngược lại. Còn ở đây, hệ
thống đánh giá được thiết kế biểu thị một điểm số cao tương ứng với mức độ rủi ro cao.
Trong chương tiếp theo, chúng ta mô tả hệ thống được sử dụng trong thực tiễn, trong đó
rủi ro quốc gia thấp nhất có điểm số cao nhất, và ngược lại.
4. MỘT VÍ DỤ CỦA ĐÁNH GIÁ VĨ MÔ:
Phương pháp Euromoney
Định kỳ, tạp chí Euromoney công bố bảng xếp hạng rủi ro quốc gia.Sự xếp hạng
này dựa trên điểm số rủi ro quốc gia từ 100 (không rủi ro) đến 0 (rủi ro cao nhất). Điểm
số tổng thể được tính bởi tổng của các rủi ro riêng lẻ tương đương với một trong chín yếu
tố, đó là:
𝑆@ = O 𝑆=@
4
(5.4)
trong đó 𝑆@ là điểm số rủi ro quốc gia của quốc gia j và 𝑆=@ là điểm số của quốc gia
thứ j tương ứng với yếu tố hoặc chỉ số i, trong đó i= 1,...,9. Điểm số rủi ro riêng lẻ được
tính dựa trên tỷ trọng, 𝑤= (ở dạng % chứ không phải số thập phân), cho chỉ số i, với 0 ≤
𝑆= ≤ 𝑤= . Coogn thức để đo lường 𝑆=@ là:
𝑤=
𝑆=@ = 𝑤= − c
f (𝑥 − ℎ)
(5.5)
𝑙 − ℎ =@
trong đó l là giá trị thấp nhất trong ngưỡng đánh giá, h là giá trị cao nhất và 𝑥=@ là
giá trị của yếu tố thứ i của quốc gia j. Bảng 5.1 đưa ra 9 chỉ số và điểm số tối đa (bằng
với tỷ trọng, 𝑤= ) ứng với từng chỉ số. Ramcharran (1999) sử dụng rủi ro Euromoney để
đo lường mối quan hệ giữa FDI và rủi ro quốc gia trong giai đoạn ba năm.
Bảng 5.1 Các yếu tố của điểm số rủi ro quốc gia Euromoney
=7"
Chỉ số
Tối đa
(𝒘𝒊 )
Rủi ro chính trị
25
Sự thực hiện kinh tế
25
Các chỉ số nợ
10
Nợ không trả được hoặc 10
sắp xếp lại kỳ hạn nợ
Phân loại tín dụng
10
Mô tả
Được định nghĩa là rủi ro không trả được
khoặc không phục vụ được việc chi trả cho
hàng hoá, dịch vụ, các khoản vay, thương
mại liên quan đến tài chính và cổ tức, và
không đưa vốn về nước.
Dựa vào thu nhập trên vốn và dự đoán kinh
tế.
Được tính từ ba hệ số: nợ trên thu nhập, nợ
dịch vụ trên xuất khẩu, và số dư tài khoản
hiện tại trên GNP.
Dựa vào phân loại sự sắp xếp kỳ hạn nợ trên
nguồn dự trữ nợ
Dựa vào sự phân loại của Moody, Standard
and Poor, và Fitch IBCA.
103
Tiếp cận tài chính ngân
hàng
Tiếp cận tài chính ngắn
hạn
Tiếp cận thị trường vốn
Chiết khấu trong khoản
phạt
5
5
5
5
Được tính từ việc giải ngân các khoản nợ cá
nhân dài hạn không đảm bảo trên % GNP.
Dựa vào quan điểm của OECD và ngân hàng
xuất nhập khẩu US.
Dựa vào khảo sát từ các tổ chức nợ
Phản ánh hàm lượng tối đa trung bình của
khoản phạt và độ rộng trung bình của quốc
gia an toàn
Nguồn: Euromoney, September 1999, p 254.
Rõ ràng, hệ thống này khác với hệ thống được mô tả trong phần trước, không chỉ
bởi điểm số cao phản ánh rủi ro thấp, mà còn bởi các yếu tố khác được xem xét thêm bên
cạnh rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế. Cụ thể, sự kết hợp giữa rủi ro chính trị và rủi ro
kinh tế chỉ chiếm một nửa trên tổng tỷ trọng, trong đó các đo lường về nợ chiếm 50% tỷ
trọng. Các đo lường này rất quan trọng với các ngân hàng nếu giao dịch của ngân hàng
chủ yếu là các khoản vay xuyên quốc gia, nhưng không quan trọng đối với FDI. Thực tế,
kể cả rủi ro chính trị được định nghĩa (vì mục đích đo lường) là rủi ro không thanh toán
và không phục vụ việc thanh toán, rất khác so với thực tế.
Nếu chúng ta không quan tâm tới định nghĩa về rủi ro chính trị. Chúng ta có thể
biến đổi các điểm số thu được từ hệ thống Euromoney thành điểm số theo hệ thống được
đề cập trong phần trước, hệ thống mà chỉ dựa vào rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị. Bảng
5.2 phản ánh ví dụ của mười quốc gia với các cấp độ rủi ro quốc gia khác nhau.
Bảng 5.2 Các điểm số rủi ro quốc gia
Quốc gia
Thuỵ Sĩ
Nhật Bản
Hy Lạp
Ai Cập
Brazil
Vanuatu
Senegal
Belarus
Somalia
Cuba
S1
24.74
23.26
18.61
13.08
10.37
10.09
6.54
3.06
0.59
2.02
S2
23.05
19.31
13.61
8.04
8.35
9.85
6.70
3.81
4.52
3.97
P
1.04
6.96
25.56
47.68
58.52
59.64
73.84
87.76
97.64
91.92
E
7.80
22.76
45.56
67.84
66.60
60.60
73.20
84.76
81.92
84.12
S(P)
3.07
11.70
31.56
53.73
60.94
59.93
73.65
86.86
92.92
89.58
S(E)
5.77
18.02
39.56
61.79
64.18
60.31
73.39
85.66
86.64
86.46
Nguồn: Euromoney, September 1999, pp. 251-3
Trong bảng 5.2 này, hai cột đầu tiên là các điểm số về rủi ro chính trị và rủi ro
kinh tế, 𝑆" 𝑣à 𝑆# , theo hệ thống Euromoney vào tháng 9 năm 1999. Các điểm số này đều
trong ngưỡng 25, với điểm số cao thể hiện rủi ro thấp. Vì thế, Thuỵ Sỹ có rủi ro chính trị
và rủi ro kinh tế đều thấp nhất, Somalia có rủi ro chính trị cao nhất, và Belarus có rủi ro
kinh tế cao nhất. P và E là các điểm số rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế được tính bằng
cách chuyển đổi điểm số của Euromoney để phù hợp với hệ thống được miêu tả trong
phần trước.Việc quy đổi dựa vào công thức P= 4(25-𝑆" ) và E= 4(25-𝑆# ). Bây giờ thì,
điểm số càng cao, rủi ro càng cao.
104
Chúng ta có thể sử dụng công thức (5.3) để tính toán các điểm số rủi ro quốc gia
bằng cách phân chia các giá trị theo tỷ trọng 𝜆B 𝑣à 𝜆? . Chúng ta thu được các điểm số rủi
ro quốc gia là S(P) nếu để 𝜆B = 0.7 𝑣à 𝜆? = 0.3, trong trường hợp MNC phân chia tỷ
trọng lớn hơn cho rủi ro chính trị. Ở trường hợp ngược lại, chúng ta thu được các điểm số
rủi ro quốc gia là S(E) nếu để 𝜆B = 0.3 𝑣à 𝜆? = 0.7, đối với các MNC phân chia tỷ trọng
lớn hơn cho rủi ro kinh tế. Dựa vào S(P) và S(E), Thuỵ Sỹ có rủi ro quốc gia thấp nhất,
trong khi Somalia có rủi ro quốc gia cao nhất.
10
Khả năng chịu rủi ro
chính trị cao
Khả năng chịu rủi ro
kinh tế cao
Somalia
Cuba
Belarus
0
Senegal
80
Vanuatu
Brazil
Rủi ro chính
60
Ai Cập
40
Nhật
20 Thụy
Hy
Lạ
p
20
40
60
Rủi ro kinh tế
70
80
100
Bảng 5.4 Biểu đồ rủi ro đầu tư quốc tế với các điểm số thực
Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu của P và E để vẽ biểu đồ rủi ro đầu tư cho một
doanh nghiệp với khả năng chịu đựng rủi ro chính trị cao và một doanh nghiệp với khả
năng chịu đựng rủi ro kinh tế cao, được thể hiện trong hình 5.4. Doanh nghiệp với khả
năng chịu đựng rủi ro chính trị cao chấp nhận rủi ro chính trị tối đa là 70, với khoảng sai
lệch 70 đến 80, trong khi chấp nhận rủi ro kinh tế tối đa là 40, với khoảng sai lệch 40-50.
Doanh nghiệp với khả năng chịu đựng rủi ro kinh tế cao chấp nhận rủi ro kinh tế tối đa ở
mức 80, với khoảng sai lệch 80-90, trong khi chấp nhận rủi ro chính trị tối đa ở mức 40,
với khoảng sai lệch 40-50. Với doanh nghiệp đầu tiên, chỉ có hai quốc gia thuộc vùng
chấp nhận được là Thuỵ Sỹ và Nhật Bản. Với doanh nghiệp thứ hai, có thêm quốc gia thứ
ba chấp nhận đó là Hy Lạp.
5. SỬ DỤNG PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA
Một khi các cấp độ rủi ro quốc gia được xác định, bước tiếp theo là quyết định
xem liệu doanh nghiệp có khả năng chịu đựng được rủi ro hay không. Nếu cảm thấy rủi
ro quá cao khi đó doanh nghiệp không cần phân tích tính khả thi của dự án nữa. Đương
nhiên, có những tranh luận rằng không rủi ro nào là quá cao nếu lợi tức sinh lời của dự án
đủ đề bùi đắp rủi ro. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, rủi ro là quá cao khiến cho
doanh nghiệp phải loại bỏ một số quốc gia khỏi danh sách đầu tư. Ví dụ trong trường hợp
quốc gia đang xảy ra tình trạng nội chiến, bắt cóc con tim hoặc xác suất bị tịch thu công
quỹ ở mức cao và đã từng xảy ra trước đây.
Phân tích rủi ro quốc gia có thể kết hợp chặt chẽ với phân tích về hoạch định ngân
sách vốn, như gợi ý của Robock (1971), Kobrin (1979), Raddock (1986), Sethi và Luther
105
(1986) và Clark (1997). Có một cách để làm đó là điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu hoặc dòng
tiền. Rủi ro quốc gia càng cao, tỷ lệ chiết khấu áp dụng với dòng tiền dự án càng cao.Ví
dụ, nếu dự đoán trước được tình trạng vốn bị đóng băng, khi đó tỷ lệ chiết khấu có thể
tăng từ 10% lên 13%.Vấn đề với cách đánh giá này là không có phương trình chính xác
nào để điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu theo rủi ro quốc gia nên việc điều chỉnh mang nặng
tính chủ quan. Tương tự, chúng ta có thể rút ngắn thời gian hoàn vốn với rủi ro cao.Tuy
nhiên, Haendel (1979) tranh luận rằng không có phương pháp nào trong hai phương pháp
có thể kiểm chứng cụ thể hoặc phản ánh đúng cảm giác ngại rủi ro của nhà đầu tư. Đó là
lý do vì sao Shapiro (1992) gợi ý việc kết hợp phân tích rủi ro quốc gia với điều chỉnh
dòng tiền.
Giả sử một dự án được phân tích dưới ba kịch bản từ phân tích rủi ro quốc gia: (i)
Không có rủi ro xảy ra; (ii) quốc gia nhận đầu tư sẽ phong toả chắc chắn một phần vốn
chuyển về cho công ty mẹ; và (iii) dự án sẽ bị tịch thu sau vài năm. Giả sử các kịch bản
này đưa ra ba giá trị hiện tại ròng 𝑁𝑃𝑉" ,𝑁𝑃𝑉# , 𝑁𝑃𝑉( với xác suất 𝑙ầ𝑛 𝑙ượ𝑡 𝑙à 𝑝" ,𝑝# , 𝑝( .
NPV của dự án trong trường hợp này sẽ được tính là NPV kỳ vọng, với tỷ trọng trung
bình của 𝑁𝑃𝑉" ,𝑁𝑃𝑉# , 𝑁𝑃𝑉( là xác suất xảy ra. Ta có:
𝑁𝑃𝑉 = O 𝑝= 𝑁𝑃𝑉=
(
(5.6)
Levi (1990) đã gợi ý biểu thức sau của quá trình trong đó rủi ro quốc gia được cho
phép trong ngân sách vốn.Cho rằng 𝑋! 𝑙à 𝑑ò𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 đượ𝑐 hình thành từ dự án
không có rủi ro quốc gia. Giả sử rủi ro quốc gia ở hiện tại, nên dự án ngừng tồn tại (ví dụ,
bởi vì tiếp quản bởi chính phủ nước được đầu tư) tại năm t với xác suất p. Vì thế xác suất
mà dòng vốn nảy sinh ở từng năm độc lập là 1 – p. Có nghĩa là xác suất mà dòng vốn
xuất hiền cho t năm là (1 – p)! . Giá trị mong đợi của dòng tiền trong năm t là
𝑋! (1 – p)! . Nếu 𝑋! là một hằng số khi đó 𝑋! = 𝑋z, khi đó giá trị hiện tại của dòng tiền
được thể hiện như sau:
=7"
(1 – p)! 𝑋!
(1 – p)!
|O
𝑃𝑉 = O
=
𝑋
(1 + k)!
(1 + k)!
Nếu 𝑛 → ∞, ta có:
6
6
!7"
!7"
1− 𝑝
(1 – p)!
=
O
𝑘+ 𝑝
(1 + k)!
(5.7)
6
!7"
(5.8)
𝑋|(1 − 𝑝)
(5.9)
𝑘+ 𝑝
Trong trường hợp không có rủi ro, chúng ta có:
𝑋|
𝑃𝑉 =
(5.10)
𝑘
Có thể thấy rằng giá trị hiện tạii của các dòng tiền khi không có rủi ro quốc gia lớn
hơn khi có rủi ro quốc gia.
Agmon (1985) đưa ra một cách hiệu quả và toàn diện để tích hợp rủi ro quốc gia
vào hoạch định ngân sách vốn. Phương pháp của Agmon dựa vào mềnh đề là sự phụ
thuộc tiềm tàng của dự án vào môi trường bên ngoài được chia làm hai phần: tính tổn
Vì vậy:
𝑃𝑉 =
106
thương và chi phí. Tính tổn thương được biểu thị trong xác suất xảy ra sự kiện có thể ảnh
hưởng đến dự án sẽ xuất hiện (ví dụ như các thay đổi về thuế). Mặt khác, chi phí được đo
lường dựa trên những tác động thực sự đến dòng tiền của dự án nếu một sự kiện xuất
hiện. Phân phối giữa tính tổn thương và chi phí là rất quan trọng, bởi vì doanh nghiệp
không cần quan tâm đến tất cả các sự kiện mà chỉ tập trung vào các sự kiện có ảnh hưởng
quan trọng được đo lường thông qua xác suất mà chúng có thể xảy ra.
Nhìn chung, có ba phương pháp để tích hợp rủi ro quốc gia vào hoạch định ngân
sách vốn. Thứ nhất là phương pháp của Shapirp (1992), liên quan đến việc điều chỉnh của
các dòng tiền kỳ vọng có thể mất đi do rủi ro quốc gia. Phương pháp Buckley’s (1996)
được kế thừa từ phương pháp của Shapiro, nhưng Buckey cố gắng đưa ra công thức tổng
quát để tích hợp rủi ro quốc gia vào ngân sách vốn. Phương pháp thứ hai được đưa ra bởi
Clark (1997). Phương pháp này liên quan đến việc đo lường những ảnh hưởng của rủi ro
quốc gia tới thu nhập của việc đầu tư coi đó như là giá trị bảo hiểm cho việc hoàn trả tất
cả các tổn thất bắt nguồn từ sự kiện rủi ro. Phương pháp thứ ba, được gợi ý bởi Mahajan
(1990), sử dụng lý thuyết đánh giá quan điểm để rút ra cái giá của rủi ro quốc gia, đặc
biệt là rủi ro chiếm đoạt.
6. NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ RỘNG CỦA RỦI RO CHÍNH TRỊ
Rủi ro chính trị là một phần của rủi ro quốc gia mà thường sẽ liên quan nhiều hơn
đến FDI. Hầu hết học thuyết về FDI liên quan đến rủi ro chính trị, chứ không phải rủi ro
quốc gia, vì rủi ro quốc gia liên quan nhiều hơn đến việc cho vay quốc tế của các ngân
hàng (xem ví dụ Nagy, 1979). Do tầm quan trọng đặc biệt của rủi ro chính trị, phần còn
lại của chương sẽ đề cập chi tiết hơn đến cách thức xử lý loại rủi ro này.
Có rất nhiều khái niệm về rủi ro chính trị đã từng được đề cập. Khái niệm này bắt
đầu xuất hiện trong các nghiên cứu khi nó trở nên quan trọng vào những năm 1960 do
các quốc gia mới độc lập cố gắng khắc phục tình trạng thiếu vốn bằng cách thu hút các
MNC. Vì thế, sự chiếm đoạt và quốc hữu hoá trở thành mối quan tâm trọng yếu vào
những năm 1960 của các doanh nghiệp hoạt động tại nước ngoài. Sau sự lật đổ người
Shah tại Iran vào năm 1979, bất ổn chính trị cung với sự tịch thu, chiếm đoạt và quốc hữu
hoá trở thành những rủi ro chính trị hàng đầu. Ví dụ, bốn tháng trước sự kiện lật đổ người
Shah, chuyên gia đánh giá rủi ro quốc gia của Gulf Oil đã phát hiện ra áp lực chính trị rất
lớn tại Iran. Kết quả là, công ty bắt đầu lên kế hoạch để giải quyết các tổn thất liên quan
đến lượng dầu khai thác tại Iran, ước tính chiếm khoảng 10% nguồn cung thô của công
ty.
Việc nhận ra tầm quan trọng của rủi ro chính trị dẫn đến những nỗ lực để định
lượng nó. Rummel và Heenan (1978) đưa ra phương pháp để chuyển đổi các ổn chính trị
thành các xác suất, từ đó đưa ra một định nghĩa có tính khoa học về rủi ro chính trị.
Theodore Haner đưa ra một cách thức khác để định nghĩa và đánh giá rủi ro chính trị
thông qua chỉ số nguy cơ môi trường kinh doanh (BERI) như là chỉ dẫn mang tính định
tính để xếp hạng rủi ro chính trị. Năm 1979, William Copli và Michael O’Leary bắt đầu
phát triển hệ thống đánh giá các dịch vụ rủi ro chính trị (PRS), hệ thống này được các
MNC sử dụng rộng rãi trong những năm 1980. Từ đó, các cách tiếp cận mới về rủi ro
chính trị được phát triển, với mục tiêu định lượng rủi ro chính trị và tích hợp nó vào quá
trình ra quyết định của doanh nghiệp.
Wafo (1998) tổng kết lại lịch sử phát triển của những khái niệm về rủi ro chính trị như
sau:
107
1. Trước những năm 1960, không có một khái niệm cụ thể nào về rủi ro chính trị hay
ý thức rõ ràng về rủi ro chính trị, mặc dù rủi ro chính trị đã được bộc lộ.
2. Vào những năm 1970, khái niệm rủi ro chính trị ra đời gắn với sự lan truyền của
các lý thuyết tổng quát(chủ nghĩa quốc gia hoá và chủ nghĩa Mác).
3. Trong giai đoạn từ những năm 1980, khái niệm rủi ro chính trị ngày càng trở nên
quan trọng trong lý thuyết và thực tiễn. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời
của các phương pháp đánh giá định lượng rủi ro, các diễn giải về xác suất rủi ro
chính trị, và việc sử dụng có hệ thống các phương pháp định lượng tại cấp độ
doanh nghiệp.
4. Giai đoạn từ 1990 tới nay, khái niệm rủi ro chính trị ngày càng được phát triển
thông qua những đóng góp từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như khoa học
chính trị, xã hội học, các lý thuyết về việc ra quyết định và tâm lý học.
Trước khi đi vào phân tích, rủi ro chính trị cần được định nghĩa một cách chính
xác. Tuy nhiên trong thực tế lại không có một định nghĩa thống nhất về loại rủi ro
này.Thậm chí, Rummel và Heenan (1978) đã mô tả rủi ro chính trị như là “ một trong
những khía cạnh dễ hiểu sai và gây nhầm lẫn nhất của các hoạt động đa quốc gia”. Rủi ro
quốc gia có thể định nghĩa là “ các nhu cầu không đoán trước của chính phủ hoặc cộng
đồng nước ngoài đối với các loại tài sản, doanh thu hoặc tiền mặt của các cổ đông từ đầu
tư quốc tế (Wafo, 1998). Robock và Simmonds (1973) cho rằng rủi ro chính trị tồn tại
trong đầu tư quốc tế khi môi trường kinh doanh bị gián đoạn do hậu quả từ những thay
đổi chính trị bất ngờ. Một định nghĩa khác được đưa ra bởi Haendel (1979), cho rằng rủi
ro chính trị là rủi ro hoặc khả năng xuất hiện một vài sự kiện chính trị sẽ làm thay đổi lợi
nhuận của khoản đầu tư.
Một định nghĩa đơn giản và đi thẳng vào vấn đề về rủi ro chính trị đó là một phần
của rủi ro quốc gia liên quan đến các yếu tố chính trị. Wafo (1998) đã đưa ra một số yếu
tố chính trị dẫn đến rủi ro chính trị. Các yếu tố rủi ro chính trị hoặc các nguồn rủi ro
chính trị được phân loại dưới mười ba đầu mục khác nhau, được liệt kê trong bảng 5.3.
Bảng 5.3 Các nguồn gốc của rủi ro chính trị
Nguồn gốc
Giới hạn tiếp nhận các nhà
đầu tư nước ngoài
Hệ thống kiểm soát dòng
FDI vào
Hạn chế trong giao dịch
chuyển tiền ra nước ngoài
Biểu hiện
Các giới hạn tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài.
Các giới hạn về các loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu
tư nước ngoài có thể thực hiện
Các giới hạn về quyền sở hữu.
Lệnh cấm toàn bộ ở một số ngành công nghiệp
Ưu tiên không rõ ràng trong các phê duyệt chính thức
của FDI
Thuế cao và ưu đãi ít
Các giới hạn về vốn chủ sở hữu.
Những quy định về việc đòi hỏi các yếu tố bản địa.
Giới hạn vốn và lợi nhuận chuyển về nước.
Các thoả thuận chuyển lợi nhuận trong dài hạn
Các giới hạn giá trị tài sản ròng được chuyển về nước
Các giới hạn thu nhập ngoại hối chuyển về nước
108
Can thiệp chính phủ
Bất ổn xã hội
Bạo lực chính trị
Sự bất lực của chính phủ
Các mối quan hệ không ổn
định với các tổ chức quốc
tế
Thiếu trách nhiệm môi
trường quốc tế và các quy
tắc lao động
Các mối quan hệ không ổn
định với các nhà đầu tư
nước ngoài trong 5 năm về
trước
Thái độ thù địch của xã hội
đối với FDI
Thái độ thù địch đối với
người nước ngoài
Sự miễn cưỡng của các
quốc gia nhận đầu tư khi
phải minh bạch thông tin
Kiểm soát giá
Thiếp lập giá cho khai thác tài nguyên thiên nhiên
Quy định liên quan tới độc quyền
Khu vực các doanh nghiệp nhà nước lớn
Các cấu trúc chính trị dễ đổ vỡ
Cấp độ tổ chức yếu trong xã hội
Tham nhũng
Tội phạm
Nội chiến
Không tuân thủ luật pháp
Bạo loạn
Không có khả năng điều tiết nền kinh tế và chỉ đạo sửa
đổi
Thiếu tinh thần và các thể chế dân chủ
Các mối quan hệ không ổn định với IMF và WB
Các mối quan hệ không ổn định với UN
Thiếu các cam kết về đầu tư song phương
Lợi nhuận bị sung công quỹ
Các tuyên bố thù địch của các phe đối lập
Các chương trình thù địch
Bạo lực chống đối người nước ngoài
Không nhượng bộ với người nước ngoài
Hạn chế lao động biệt xứ
Thiếu tính minh bạch
Bí mật liên quan đến các quyết định chính trị và kinh tế
Nguồn : Wafo (1998)
Rủi ro chính trị có thể được phân loại dựa theo hai tiêu chí: (i) phạm vi ảnh hưởng;
và (ii) cách mà các sự kiện chính trị ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đầu tư. Dựa trên
phạm vi ảnh hưởng, rủi ro chính trị được chia thành rủi ro vĩ mô và rủi ro vi mô. Rủi ro vĩ
mô nói đến các trường hợp khi FDI bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính trị xấu tại
quốc gia nhận đầu tư, chưa xem xét cặn kẽ đến đặc tính của nhà đầu tư hoặc của dự án.
Rủi ro vi mô, mặt khác, ám chỉ các rủi ro mà chỉ có những doanh nghiệp có đặc thù nào
đó mới bị ảnh hưởng. Ví dụ, chính phủ nước nhận đầu tư bị quân đội kiểm soát là rủi ro
chính trị vĩ mô, nhưng một điều luật mới về giới hạn quyền sở hữu nước ngoài trong lĩnh
109
lực khai khoáng là rủi ro vi mô, chỉ ảnh hướng đến các doanh nghiệp liên quan đến ngành
công nghiệp khai khoáng.
Nếu cách mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng được sử dụng làm tiêu chí để phân
loại, khi đó rủi ro chính trị được phân thành ba loại sau:
1. Rủi ro luân chuyển, xuất phát từ sự không chắc chắn về tình trạng các dòng vốn,
các khoản thanh toán … Một ví dụ của rủi ro luân chuyển là hoành động kiểm soát
vốn đột ngột và khấu trừ thuế đối với cổ tức và thanh toán lãi vay.
2. Rủi ro hoạt động, liên quan đến sự không chắc chắn về chính sách của quốc gia
nhận đầu tư có thể ảnh hướng đến FDI. Ví dụ như khi thay đổi môi trường chính
sách và quy định về tiền lương tối thiểu
3. Rủi ro kiểm soát, xuất phát từ sự không chắc chắn về quyền sở hữu và kiểm soát
hoạt động kinh doanh tại quốc gia nhân đầu tư. Một ví dụ là việc quốc hữu hoá các
hoạt động kinh doanh địa phương của các MNC. Ví dụ, khi Mao Trạch Đông nắm
quyền ở Trung Quốc vào năm 1994, và khi Castro lãnh đạo Cuba năm 1960.
Trong năm 1950, Gamal Abdul Nasser quốc hữa hoá kênh đào Suez, vốn thuộc
quyền kiểm soát của Anh và Pháp, dẫn đến cuộc xâm chiếm Ai Cập của Anh,
Pháp, và Israel vào năm 1956.
7. CÁC CHỈ SỐ RỦI RO CHÍNH TRỊ
Các chỉ số rủi ro chính trị được thiết kế giúp cung cấp cho nhà quản lý doanh
nghiệp những ý tưởng về môi trường chính trị tại một quốc gia. Các chỉ số này được thiết
kế để dự đoán tương lai chính trị của một quốc gia cụ thể. Có hai loại chỉ số chính trị có
sẵn: các chỉ số tổng thể và các chỉ số bộ phận. Các chỉ số rủi ro chính trị tổng thể dựa vào
tất cả các biến chính trị có sẵn, được thiết kế nhằm mô tả toàn bộ các tình huống chính trị
của một quốc gia. Các chỉ số rủi ro chính trị bộ phận chỉ dựa vào một biến chính trị như
nền dân chủ, bạo lực chính trị hoặc sự ổn định của chính phủ.
Rummel và Heenan (1978) mô tả các chỉ số rủi ro chính trị tổng thể như là sự dự đoán
các thay đổi trong chính sách chính phủ, và cung cấp sự đánh giá định tính về vị trí của
các phe đối lập hoặc các nhóm gây sức ép.
Một trong những chỉ số rủi ro chính trị tổng thể được sử dụng nhiều nhất là chỉ số
nguy cơ môi trường kinh doanh (BERI). Khi xây dựng chỉ số này, các thay đổi chính trị
xã hội được đo lường bởi chỉ số rủi ro chính trị (PRI) và cấu thành một phần của đánh giá
rủi ro quốc gia. Chỉ số PRI dựa vào mười yếu tố phân thành ba đầu mục, như bảng 5.4.
Bảng 5.4 Các tầng rủi ro chính trị ở PRI
Loại
Nhân tố
Các nguyên nhân bên Sự phân chia các nhóm chính trị và sức mạnh của những
trong của rủi ro chính trị
nhóm này
Sự phân chia theo ngôn ngữ, các nhóm tôn giáo hoặc sắc
tộc, và sức mạnh của những nhóm này
Các biện pháp hạn chế (ép buộc) để duy trì sức mạnh
Các vấn đề liên quan đến bài ngoại, quốc hữu hoá, tham
nhũng, lạm dụng chức quyền và sự sẵn sàng thoả hiệp
Những điều kiện xã hội, bao gồm mật độ dân cư và phân
phối giàu nghèo
Tổ chức và sức mạnh của các lực lượng chính phủ cánh tả
110
cấp tiến
Các nguyên nhân bên Phụ thuộc vào vai trò của những thế lực thù địch chính
ngoài của rủi ro chính trị Ảnh hưởng tiêu cực của các thế lực chính trị vùng miền
Dấu hiệu của rủi ro chính Xung đột xã hội liên quan đến biểu tình, đình công và bạo
trị
lực đường phố
Bất ổn gây bởi sự thay đổi phi hiến pháp, mưu sát và
chiến tranh du kích
Nguồn: Wafo (1998)
Chỉ số PRI có giá trị chạy từ 0 (hạng thấp nhất, rủi ro cao nhất) đến 100 (hạng cao
nhất, rủi ro thấp nhất). Một quốc gia với PRI từ 70-100 có rủi ro thấp, có nghĩa là các
thay đổi chính trị không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. PRI từ 5569 là rủi ro trung bình, nghĩa là xuất hiện các thay đổi chính trị gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh, nhưng dưới sự can thiệp của chính phủ, các thay đổi này
ít có khả năng xuất hiện trong tương lai. PRI từ 40-54 là rủi ro cao, có nghĩa là những
diễn biến chính trị gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh hiện đang tồn tại
hoặc sẽ được hiện thực hóa trong tương lai. Cuối cùng, PRI trong khoảng 0-39 là rủi ro
rất cao, có nghĩa là hoàn cảnh chính trị gây ra những hạn chế nghiêm trọng đối với các
hoạt động kinh doanh và có thể xảy ra tổn thất tàisản.Thang tỷ lệ này được biểu đồ hoá ở
biểu đồ 5.5.Có một chỉ số tổng thể khác về rủi ro chính trị là chỉ số dự đoán rủi ro chính
trị toàn cầu (WPRF). Chỉ số này chủ yếu dựa vào quan điểm chuyên môn vốn dùng để
xây dựng quan điểm chính trị tại một quốc gia cụ thể.
Bảng 5.5 Giải thich các giá trị của PRI
PRI
100
Rủi ro thấp
90
Cấp độ cao nhất của PRI
(Khả năng rủi ro thấp nhất)
80
70
60
50
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao
40
Rủi ro rất cao
30
20
10
Cấp độ thấp nhất của PRI
(Khả năng rủi ro cao nhất)
0
Các chỉ số chính trị bộ phận dựa vào một phần của hệ thống chính trị. Ví dụ chỉ số
ổn định chính phủ và các chỉ số đo lường tính dân chủ, bạo lực chính trị, bất ổn chính trị
và hối lộ.Có hai phương pháp đo lường các chỉ số ổn định chính trị từ số liệu công bố.
Thứ nhất là dựa vào xác suất trung bình trong một giai đoạn, ví dụ như các cuộc đảo
111
chính và sự thay đổi chính phủ. Thứ hai là dựa vào khả năng thay đổi chính phủ, được
ước lượng từ hồi quy xác suất.
Các chỉ số rủi ro chính trị được sử dụng để giám sát các rủi ro chính trị sau khi dự
án được thực hiện. Môi trường chính trị sẽ thay đổi theo thời gian ở bất cứ quốc gia năng
động nào. Những thay đổi bao gồm thay đổi trong luật pháp và quy định ảnh hưởng đến
FDI nói chung, hoặc ảnh hưởng đến một dự án nói riêng, cũng như sự thay đổi ở quan
điểm cộng đồng. Đó là lý do vì sao giám sát rủi ro chính trị sau khi dự án được thực hiện
là rất cần thiết. Haendel (1979) gợi ý rằng giám sát rủi ro chính trị có thể được hoàn thiện
bằng cách sử dụng phân tích Bayesian, để đưa ra các tính toán về NPV (dựa trên những
thông tin mới). Schweitzer (1976) mô tả cách mà CIA sử dụng phân tích Bayesian để dự
đoán các thay đổi chính trị ở khu vực Trung Đông.
Giám sát rủi ro chính trị cũng giúp giải thích mối quan hệ cơ bản giữa quốc gia
nhận đầu tư và nhà đầu tư. Các quyết định FDI là kết quả từ các cuộc đàm phán giữa
quốc gia nhận đầu tư và nhà đầu tư. Mối quan hệ cơ bản giữa hai bên có thể được diễn tả
qua lý thuyết của Vernon (1968). Lý thuyết này chủ yếu phản ánh lo lắng của các nhà đầu
tư nước ngoài tại quốc gia đang phát triển về khả năng các chính sách của chính phủ có
thể dễ dàng thay đổi sau khi dự án được thực hiện, gây ra thiệt hại đối với lợi nhuận đầu
tư. Lý thuyết phản ánh những sự thay đổi liên quan đến sức mạnh thương lượng của quốc
gia và nhà đầu tư qua thời gian. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng vị thế thương lượng
của quốc gia nhận đầu tư thường được củng cố theo thời gian so với vị thế của nhà đầu
tư. Nguyên nhân là do sự bất đối xứng về thông tin, quốc gia nhận đầu tư có thể tiếp cận
tất cả thông tin mà nhà đầu tư cần, còn nhà đầu tư lại không có khả năng tiếp cận những
thông tin này. Tuy nhiên, do MNC vẫn có sức mạnh tài chính và quyền kiểm soát đối với
chuyển giao công nghệ nên sức mạnh thương lượng của nước nhận đầu tư chỉ có thể tăng
lên đến một ngưỡng nhất định.
8. CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO CHÍNH TRỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
QUẢN LÝ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viễn cảnh thị trường và các nhân tố rủi ro là những yếu
tố chính quyết định hoạt động đầu tư ra nước ngoài là các. Rủi ro chính trị cũng là một
loại rủi ro quyết định tới hoạt động đầu tư đặc biệt là khi đầu tư tại các quốc gia kém phát
triển. Burgmann (1996) đưa ra một vài yếu tố khiến rủi ro của MNC tăng lên khi so sánh
với các công ty trong nước, bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị và các bất ổn về thuế.
Ramcharran (1999) đã xem xét ảnh hưởng của rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế đến FDI
trong 26 quốc gia sử dụng dữ liệu chéo trong năm 1992, 1993 và 1994. Ông đã tìm ra
mối quan quan hệ mật thiết giữa FDI và các rủi ro trên.
Quản lý rủi ro chính trị bao gồm nhận diện và đánh giá rủi ro chính trị, định lượng
rủi ro, ước tính những tổn thất và ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tổn thất đó. Kelly
(1974) xác định năm bước trong quản lý rủi ro chính trị liên quan đến FDI như sau:
1. Nhận diện và phân tích phơi nhiễm rủi ro.
2. Đo lường sự phơi nhiễm rủi ro
3. Phát triển các kỹ thuật khác nhau để xử lý từng rủi ro.
4. Giảm thiểu và tiến hành kỹ thuật tốt nhất hoặc kết hợp các kỹ thuật để dự báo từng
rủi ro
5. Đánh giá các kết quả đạt được để cải thiện quá trình nhận diên, đo lường và xử lý.
Có hai cách chính để đối phó rủi ro chính trị: (i) tránh né hoặc chuyển hoá rủi ro;
và (ii) dàn xếp rủi ro. Cách thứ nhất dựa vào việc tận dụng các phương pháp tài chính và
112
phi tài chính sẵn có cũng như các thỏa thuận hợp pháp để né tránh rủi ro hoặc chuyển hoá
nó cho bên thứ ba. Cách thứ hai dựa vào dàn xếp với chính phủ quốc gia nhận đầu tư. Hai
cách này không loại trừ lẫn nhau và có thể tiến hành đồng thời.
Rủi ro chính trị có thể được quản lý thông qua những chiến lược hoạt động và với
sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Một trong những chiến lược quan trọng nhất đó là
tiến hành FDI thông qua việc liên doanh với một đối tác trực thuộc chính phủ nước nhận
đầu tư. Đó là loại hình kinh doanh được sử dụng nhiều nhất trong chiến lược liên minh
(Mariti và Smiley, 1983). Việc khởi đầu với một liên doanh với các đối tác từ nước nhận
đầu tư đặc biệt hữu dụng khi một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào quốc gia có thái độ
không thân thiện hoặc có những điều luật hạn chế FDI. Wafo (1998, p58) đã tìm ra mối
quan hệ mật thiết giữa hình thức thâm nhập (liên doanh hoặc hình thức khác) và rủi ro
chính trị. Buckley và Casson (2000b) đã xác định ba điều kiện khiến hình thức liên doanh
trở nên thu hút hơn, trong đó điều kiện thứ ba liên quan đến các yếu tố chính trị.
Chiến lược hoạt động thứ hai để quản lý rủi ro chính trị là dựa vào sự chọn lựa cấu
trúc vốn và nguồn vốn. Mục tiêu của chiến lược này là chuyển dịch rủi ro sang bên thứ
ba. Nó có thể được thực hiện bằng việc tài trợ dự án FDI thông qua nguồn vốn từ chính
phủ nhận đầu tư, từ các chính phủ khác, từ các cơ quan quốc tế, từ các ngân hàng nước
ngoài, và từ khách hàng. Hoạt động tín dụng trong trường hợp này để đáp ứng nhu cầu
sản xuất chứ không phục vụ nguồn vốn cho công ty mẹ. Nhờ vậy, khi việc tiếp quản của
chính phủ nước nhận đầu tư trở thành hiện thực, giá trị tổn thất ròng của dự án sẽ được
tối thiểu hoá. Các chiến lược khác sẽ được thảo luận sau, với sự liên quan đặc biệt tới rủi
ro tiếp quản bởi chính phủ nhận đầu tư.
Các tổ chức quốc tế, như Ngân hàng thế giới và OECD, cũng góp phần vào việc
quản lý rủi ro chính trị. Những tổ chức này nỗ lực để thiết lập một bộ luật đầu tư quốc tế.
Hai tổ chức này đã xem xét bốn cách thức để giảm thiểu rủi ro chính trị tại các quốc gia
đang phát triển. Đó là:
1. Các biện pháp với mục đích là tác động tới chính sách đầu tư của chính phủ nước
nhận đầu tư.
2. Các biện pháp nhằm thiết lập cơ quan bảo hiểm đa phương cho rủi ro chính trị.
3. Tạo lập một tổ chức nhằm phân xử và hoà giải các tranh chấp đầu tư.
4. Nỗ lực giảm thiểu tác động của rủi ro chính trị thông qua mở rộng các quy định
của tổ chức thương mại thế giới WTO đến lĩnh vực đầu tư quốc tế (như là sự minh
bạch các quy định đầu tư và áp dụng khái niệm “tối huệ quốc”)
Ngân hàng thế giới có ba cơ quan liên quan tới vấn đề này. Một trong các tổ chức
là Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), bắt đầu hoạt động vào 1956. Mục tiêu của nó là xúc
tiến phát triển kinh tế tại ở các nước thuộc Thế giới thứ ba bằng cách hỗ trợ lĩnh vực tư
nhân. Các hoạt động xúc tiến đầu tư của IFC bao gồm dịch vụ tư vấn chính sách và thể
chế nhằm giúp đỡ các thành viên trong việc thu hút và kiểm soát hoạt động đầu tư quốc
tế. Ngoài ra còn có Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập
năm 1956. Chức năng của nó là giúp đỡ việc phân xử và hoà giải các tranh chấp đầu tư
giữa các quốc gia thành viên. Cơ quan thứ ba là Cơ quan bảo hiểm đầu tư đa quốc gia
(MIGA). MIGA được tuyên bố thành lập trong cuộc họp tại Seoul của Ngân hàng thế
giới và Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 1985.Cơ quan này cung cấp bảo hiểm các loại rủi ro
chính trị mà vượt ngoài tầm kiểm soát của chính phủ nước nhận đầu tư. Đặc biệt, MIGA
đưa ra gói bảo hiểm rủi ro chính trị trong dài hạn (từ 15 đến 20 năm) thích hợp để các nhà
đầu tư đảm bào cho những khoản đầu tư vào các quốc gia thành viên đang phát triển. Các
113
loại rủi ro đặc biệt được bảo hiểm bởi MIGA là: (i) các hạn chế về chuyển tiền; (ii) trưng
dụng; (iii) vi phạm hợp đồng; và (iv) chiến tranh và nội chiến.
Các thỏa thuận đa phương cũng được thiết lập giữa các quốc gia để giải quyết vấn
đề rủi ro chính trị. Wafo (1998) liệt kê các lý do cần phải thiết lập các thỏa thuận đa
phương: (i) việc gia tăng số lượng các quốc gia nhận đầu tư có liên quan tới những thỏa
thuận này; (ii) thái độ tích cực với FDI của các quốc gia nhận đầu tư kể từ năm 1980; (iii)
tồn tại những hiệp định song phương về FDI; (iv) sự tồn tại những thể chế có thể hoạt
động như một diễn đàn để phát triển thoả thuận đầu tư quốc tế, chẳng hạn như Ngân hàng
thế giới.
Hiệp ước đa phương về đầu tư (MAI) dùng trong OECD, là một thỏa thuận quan
trọng thuộc loại này. Cuộc đàm phán diễn ra vào năm 1999 mà không đạt được sự đồng
thuận nào về hình thức hiệp ước. Mục tiêu đằng sau của hiệp ước là tạo ra một khung
pháp lý đa phương chặt chẽ và toàn diện cho FDI. Nó sẽ giảm thiểu rào cản đối với FDI
và tăng cường các bảo vệ pháp lý dành cho nhà đầu tư quốc tế. Câu hỏi đặt ra ở đây là
mối lo ngại về việc MAI có cần thiết không khi các dòng đầu tư đang tăng trưởng nhanh
chóng. Câu trả lời là các cơ chế đầu tư không đồng nhất khiến đầu tư quốc tế chảy vào
rất ít các quốc gia liên quan, đặc biệt là quốc gia đang phát triển.
Vì vậy, có quan điểm khác mô tả MAI thiên về đối nghịch lại các quốc gia nhận
đầu tư và ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, mục tiêu của MAI, theo quan điểm
này là:
1. Mở rộng tất cả các lĩnh vực kinh tế của các công ty nước ngoài.
2. Đòi hỏi các quốc gia phải đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài như công ty trong
nước.
3. Ngăn chặn các yêu cầu về hiệu quả hoạt động và các biện pháp có trách nhiệm
4. Thiếp lập các quy tắc hoà giải tranh chấp, cho phép các nhà đầu tư thách thức các
điều luật và tìm kiếm đền bù tài chính.
Quan điểm ngờ vực với MAI quan ngại rằng:
1. MAI được đàm phán với ít thông tin được công khai. Những lo ngại về các vấn đề
luân chuyển vốn quốc tế, quyền lợi lao động và ổn định tài chính đều không được
nhắc đến.
2. Các quốc gia đang phát triển không có vai trò tham gia dự thảo MAI.
3. Quyền ưu tiên của luật pháp quốc gia và địa phương.
4. Các doanh nghiệp đầu tư nhận được những quyền lợi mới nhưng không có cơ chế
chịu trách nhiệm về các vấn đề xã hội và môi trường của các quốc gia đi và nhận
đầu tư.
5. Các điều khoản về môi trường trong MAI yếu và không mang tính ràng buộc.
Tóm lại, quan điểm ngờ vực về Mai có thể tổng hợp lại như sau. MAI mang đến
sự chuyển đổi lớn về quyền lực từ của các chính phủ sang ban giám đốc hoặc người đứng
đầu của các tập đoàn lớn nhất thế giới. Nó đưa ra thử thách lớn với mục tiêu môi trường
và xã hội, bao gồm sự cai trị dân chủ. MAI làm gia tăng quyền lợi và cơ hội của các
MNC nhưng không đi liền với gia tăng trách nhiệm. Và cho dù MAI giúp gia tăng FDI,
nó dẫn đến sự phân phối lại lợi ích từ quốc gia nhận đầu tư sang các MNC.
Rủi ro chính trị cũng được quản lý thông qua các thỏa thuận song phương. Các
thỏa thuận này có hai dạng: hiệp định chính phủ song phương và hiệp định đầu tư song
phương. Hiệp định chính phủ song phương với mục tiêu đảm bảo trách nhiệm của chính
phủ nước nhận đầu tư đối với FDI. Hiệp định đầu tư song phương, mặc khác, nhằm cải
114
thiện các điều kiện đầu tư dành cho các doanh nghiệp thuộc các quốc gia tham gia ký kết
với quốc gia khác. Hiệp định đầu tư song phương đề cập đến những vấn đề mà nhà đầu tư
quan tâm như: đối đãi của quốc gia sở tại đối với nhà đầu tư sau khi dự án được thực
hiện, sự trưng dụng, bồi thường, và giải quyết tranh chấp.
Thêm vào đó, nhiều quốc gia có gắng giải quyết rủi ro chính trị bằng cách thành
lập các công ty đảm bảo của chính phủ. Ví dụ như chương trình đảm bảo đầu tư của Hoa
Kỳ, được quản lý bởi Tập đoàn đầu tư tư nhân nước ngoài bán chính phủ (OPIC). Đặc
biệt, OPIC bảo hiểm cho các nhà đầu tư Mỹ khỏi tổn thất từ sự trưng dụng, khó chuyển
đổi tiền tệ, chiến tranh, bạo loạn, nổi dậy. Bình luận về ảnh hưởng của OPIC, thượng
nghị sĩ Mỹ Frank Church nói rằng “một khi chính phủ gánh vác bảo hiểm cho công ty, lợi
ích của công ty và của chính phủ sẽ đồng nhất, và công ty có thể đe doạ đến khoản dự
phòng của chính phủ Mỹ, kể cả khi nó giải quyết với một chính phủ nước ngoài (Uỷ ban
quốc hội Mỹ về các mối quan hệ nước ngoài, 1973). Một cấu trúc tương tự được thực
hiện ở Nhật bởi Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (nguyên là Bộ công nghiệp và
thương mại quốc tế), ở Anh bởi Cục bảo đảm tín dụng xuất khẩu (ECGD), ở Canada bởi
Tập đoàn phát triển xuất khẩu.
Rủi ro chính trị xấu nhất là khi chính phủ nước nhận đầu tư tiến hành tiếp quản, có
thể dưới hình thức sung công hoặc trưng dụng (có hoặc không có đền bù). Có một vài
chiến lược để đương đầu với rủi ro bị chính phủ tiếp quản. Đầu tiên, giai đoạn tiền đàm
phán với chính phủ nước nhận đầu tư là rất quan trọng. Các nội dung của giai đoạn tiền
đàm phán bao gồm quy mô và hình thức đầu tư ban đầu, lượng lao động địa phương được
sử dụng trong dự án, gánh nặng thuế, tính nhàn rỗi và chi phí của tài trợ nội địa, thành
phần và khối lượng của khoản tiền hồi hương (cổ tức, lãi và các khoản phí), và bảo hộ
đối với lợi nhuận đầu tư gốc và lợi nhuận tích luỹ. MNC có thể sử dụng chiến lược đầu tư
ngắn hạn, trong trường hợp muốn thu hồi dòng tiền nhanh chóng. Nhờ vậy khi việc tiếp
quản diễn ra thì tổn thất sẽ được tối thiểu hóa. Một chiến lược khác là sử dụng các nguồn
cung hoặc kỹ thuật độc nhất. Trong trường hợp này, chính phủ nước nhận đầu tư sẽ
không có khả năng tiếp quản kinh doanh, bởi vì dự án sẽ không hoạt động mà không có
sự giúp đỡ của doanh nghiệp đầu tư. Schnitzer (1999) chỉ ra cách mà các nhà đầu tư có
thể sử dụng quyền kiểm soát của họ để bảo vệ khoản đầu tư khỏi cái mà ông gọi là “ sự
trưng dụng đáng sợ”. Chiến lược thứ ba là thuê lao động bản địa. Nếu nguồn lao động địa
phương của công ty con bị ảnh hưởng bởi sự tiếp quản, họ sẽ gây sức ép tới chính phủ để
tránh hành động như vậy xảy ra. Trường hợp tương tự sẽ xảy ra nếu dự án được tài trợ
bằng nguồn vốn của nước sở tại. Khi đó, các ngân hàng trong nước sẽ gây áp lực lên
chính phủ để ngăn chặn sự tiếp quản của chính phủ. Biện pháp bảo vệ cuối cùng là mua
bảo hiểm từ OPIC và các cơ quan tương tự.
Một vài nghiên cứu đã đo lường ảnh hưởng của rủi ro chính trị đến FDI. Các
nghiên cứu này thường theo hai cách tiếp cận để định lượng một cách thực nghiệm về tác
động của rủi ro chính trị đối với FDI. Thứ nhất là cách tiếp cận định hướng chính trị
chân, cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố chính trị như là các
nhân tố quyết định tới FDI. Cách tiếp cận thứ hai, là định hướng kinh tế, xem xét các yếu
tố chính trị liên quan đến yếu tố kinh tế. Trong cả hai cách tiếp cận này, nguồn cung FDI
coi như đã được xác định (được xác định bởi các quyết định của MNC), trong khi đó nhu
cầu của quốc gia nhận đầu tư có độ co giãn là không giới hạn. Chúng ta đã tìm hiểu một
vài nghiên cứu này ở chương 2.
Các nghiên cứu thực nghiệm dựa vào các cuộc khảo sát đều nhất quán chỉ ra rằng
sự bất ổn chính trị của quốc gia nhận đầu tư là một nhân tố quyết định tới việc lựa chọn
115
địa điểm đầu tư nước ngoài (ví dụ, Basi, 1963; Aharoni, 1966; Root,1968; Green,1972 và
Frank,1980). Tuy nhiên, các nghiên cứu dựa vào phân tích số liệu thống kê lại đưa ra
những kết quả phức tạp: một vài nghiên cứu đã tìm thấy các tác động rõ rệt của rủi ro
chính trị đến các dòng FDI, trong khi những nghiên cứu còn lại thì không. Ví dụ, Brewer
(1983) chỉ ra một sự liên kết rất yếu giữa bất ổn của chính phủ với các hạn chế về vốn
quốc tế liên quan đến các dự án FDI. Kobrin (1984) cũng phát hiện rằng mối quan hệ
giữa việc trưng dụng và bất ổn chính trị là không rõ ràng. Và Levis (1979) chỉ ra rằng các
biến số chính trị chỉ quan trọng thứ hai khi so sánh với các yếu tố kinh tế trong việc xác
định các dòng FDI. Cuối cùng, Schneider và Frey (1985) sử dụng mô hình kinh tế chính
trị trong đó kết hợp một lượng lớn các nhân tố khả dụng của FDI và kết luận rằng FDI
được xác định song song bởi các yếu tố chính trị và kinh tế.
9. KẾT LUẬN
Trong chương này chúng ta xem xét việc đo lường và quản lý rủi ro quốc gia và rủi ro
chính trị, cũng như các ảnh hưởng đến quyết định liên quan đến FDI. Trong khi các
nghiên cứu trong quá khứ về ảnh hưởng của rủi ro quốc gia và rủi ro chính trị đã pha trộn
(trường hợp luôn đi cùng thử nghiệm trong quá khứ), bằng trực giắc có thể hình dung ra
rằng một MNC sẽ tránh các quốc gia có đặc điểm như quản lý kém, chính phủ ra quyết
định không cố định, thiếu chấp hành kinh doanh quốc tế, ...Trong chương 6, một yếu tố
quan trong khác cho FDI sẽ được xem xét: Thuế quốc tế.
116
CHƯƠNG VI
THUẾ QUỐC TẾ
Thuế quốc tế liên quan tới việc áp đặt và đánh thuế các giao dịch xuyên biên giới.
Việc này chắc chắn sẽ dẫn tới một số vấn đề khi có nhiều hơn một hệ thống thuế với
những khác biệt vốn có. Các quốc gia khác nhau sẽ có các loại thuế khác nhau, mức thuế
suất khác nhau, cơ sở tính thuế khác nhau, và phương pháp tính thuế khác nhau đối với
nguồn thu nhập của công dân trong trường hợp công dân cư trú ở nước ngoài. Việc thực
hành về thuế của mỗi một nước đều đã được phát triển theo những hướng khác nhau từ
rất lâu.
Thuế quốc tế đóng vai trò rất quan trọng đối với các quyết định của FDI và các
hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung. Hines (1999) đã kết luận rằng thuế có ảnh
hưởng rất lớn tới sự phân bố của FDI, cũng như các vấn đề về các khoản vay của doanh
nghiệp, chuyển giá, cổ tức và các khoản thanh toán tiền bản quyền. Ở một nghiên cứu
khác, Altshuler và cộng sự (1998) phân tích lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cho giai
đoạn 1984-1992 và thấy rằng các MNC điển hình của Mỹ thường có xu hướng đặt các dự
án của họ ở những nước có mức thuế thấp. Razin và cộng sự (1996) cho rằng việc không
có một hệ thống thuế để có thể cân bằng tỷ suất lợi nhuận giữa các quốc gia có thể dẫn
đến việc chu chuyển vốn thiếu hiệu quả giữa các quốc gia này. Ở trong nghiên cứu này,
họ nhấn mạnh tính hiệu quả của đối xử không đồng nhất đối với FDI và các dòng vốn
khác để tất cả dòng vốn có thể cùng hoạt động một cách hiệu quả. Tầm quan trọng của
thuế đối với FDI và các hoạt động kinh doanh quốc tế đã được nâng lên một mức độ cao
hơn.
Có ít nhất hai khía cạnh của nghiên cứu về thuế quốc tế. Khía cạnh đầu tiên quan
tâm tới mối quan hệ giữa MNC và các cơ quan thuế. Khi các cơ quan thuế xây dựng một
hệ thống mới để lấp đầy những lỗ hổng trong hệ thống thuế cũ, MNC sẽ thay đổi chiến
lược của họ để tìm một lỗ hổng mới hoặc lợi dụng những lỗ hổng hiện tại. Trong sổ tay
hướng dẫn dành cho các MNC, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD)
đã nhấn mạnh rằng: “một điều rất quan trọng là các doanh nghiệp cần đóng góp cho tài
chính công của quốc gia nhận đầu tư bằng cách thanh toán các nghĩa vụ thuế”. Và họ
cũng nhấn mạnh việc các doanh nghiệp nên tuân thủ theo các quy định về thuế và quy
định khác tại các quốc họ đang hoạt động, và luôn phải cố gắng hết sức để tuân thủ theo
các luật lệ và quy định nói chung. Môi trường thuế quốc tế cũng có tác động tới quyết
định của MNC trong một vài khía cạnh, bao gồm việc quyết định địa điểm, quyết định
hình thành cơ cấu tổ chức, quyết định về tài chính, chính sách chu chuyển vốn, chính
sách chuyển giá, quản lý vốn lưu động và chính sách cơ cấu vốn.
Khía cạnh thứ hai của thuế quốc tế liên quan tới mối quan hệ giữa các quốc gia có
các hệ thống thuế khác nhau. Mối quan hệ này có thể ở dạng hợp tác, được thể hiện bằng
hiệp định tránh đánh thuế hai lần và việc trao đổi thông tin; hoặc sự cạnh tranh về thuế
khi các quốc gia tác động tới các hoạt động kinh tế của nước khác bằng cách giảm thuế.
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần cho phép các công ty đã đóng thuế ở nước ngoài nhận
được một khoản giảm trừ, điều này dẫn đến sự bất đồng giữa lợi ích của MNC và quốc
gia nguồn, như đã được chỉ ra bởi Feldstein (1994).
1. NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG THUẾ QUỐC GIA
Mặc dù hệ thống thuế có thể khác nhau giữa các nước, nhưng nhìn chung thì mỗi
một quốc gia đều có quyền thu thuế cho các khoản thu nhập ở trong nước của họ. Một số
117
nước sẵn sàng tham gia các tổ chức quốc tế như IMF, EU, WTO và NATO – nhưng
quyền quản lý thuế và mức thuế là một pham vi bất khả xâm phạm. Đây là quyền mà bất
cứ quốc gia nào cũng muốn duy trì. Việc duy trì quản lý hệ thống thuế tại từng quốc gia
vẫn tồn tại, việc này được thể hiện bằng các biện pháp phản đối của hầu hết các nước
trong khối Châu Âu khi đề cập tới việc hợp nhất hóa vấn đề thuế ở Châu Âu. Tuy nhiên
không có một thỏa thuận thống nhất nào về các hạng mục có thể đánh thuế hoặc cơ sở
thuế, những loại thuế nào nên được áp dụng (ví dụ: thuế trực tiếp hay gián tiếp). Hơn
nữa, luôn tồn tại những khác biệt vốn có trong các luật về thuế do sự khác biệt về văn hóa
và quan điểm đối với việc thi hành thuế. Ví dụ: Mặc dù không có lý do rõ ràng nhưng có
thể thấy hành vi trốn thuế ở khu vực Châu Âu tăng dần lên ở những quốc gia gần Địa
Trung Hải (hành vi trốn thuế tại Hy Lạp và Ý chắc chắn xảy ra nhiều hơn so với ở Thụy
Điển và Na Uy). Điều này dẫn đến một số giả thuyết được đưa ra về mối quan hệ giữa
khí hậu và xu hướng trốn thuế.
1.1. Sự công bằng và tính trung
Nguyên tắc công bằng chỉ ra rằng: trong những trường hợp tương tự nhau, những
người nộp thuế sẽ nộp những khoản thuế tương đương nhau nói cách khác sự công bằng
về thuế có nghĩa là những người đóng thuế ở trong các trường hợp tương tự nhau sẽ đóng
góp vào phần chi phí hoạt động của chính phủ theo những quy định giống nhau. Tuy
nhiên có những ý kiến khác nhau trong vấn đề này. Có ý kiến cho rằng những khoản thu
nhập của công ty con có được từ nước nhận đầu tư nên được đánh một mức thuế suất
tương tự như mức thuế suất MNC phải chịu tại quê nhà. Cũng có ý kiến cho rằng thu
nhập nên chịu mức thuế suất đang được lưu hành ở nước nhận đầu tư.
Tính trung lập của thuế - một nguyên tắc về tính công bằng và hiệu quả kinh tế
được xác định dựa trên ba tiêu chí. Tiêu chí đầu tiên là tính trung lập của dòng vốn xuất
khẩu, có nghĩa là hệ thống thuế phải hoạt động hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn thu
cho chính phủ mà không gây nên bất cứ một ảnh hưởng bất lợi nào lên quá trình đưa ra
quyết định kinh tế của người đóng thuế. Tiêu chí thứ hai là tính trung lập quốc gia: thu
nhập được đánh thuế theo một phương thức giống nhau cho dù thu nhập này có được ở
bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trên thực tế việc áp dụng tiêu chí này gặp rất nhiều khó
khăn. Tiêu chí thứ ba là tính trung lập của nguồn vốn nhập khẩu. Tiêu chí này ngụ ý rằng
gánh nặng thuế mà quốc gia nhận đầu tư đang áp dụng cho những công ty con của nước
ngoài nên giống nhau, không phụ thuộc vào quốc gia cư trú của MNC. Và mức thuế này
cũng nên giống với mức thuế đang được áp dụng đối với các doanh nghiệp nội địa. Điều
này có nghĩa là nếu như thuế suất trong nước đang cao hơn thuế suất ở nước nhận đầu tư
thì chính phủ trong nước sẽ không yêu cầu những khoản thuế gia tăng so với khoản thuế
đã được nộp cho chính phủ nước nhận đầu tư.
1.2. Nguồn thu nhập
Những nguồn thu nhập từ nước ngoài có thể là từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
hoặc từ nguồn thu của các chi nhánh và công ty con ở nước ngoài. Nguồn thu nhập từ
hoạt động xuất khẩu sẽ được đánh thuế khi phát sinh. Những ưu đãi thuế nên được áp
dụng để khuyến khích xuất khẩu trong trường hợp mức thuế mà nguồn thu từ nước ngoài
phải chịu thấp hơn mức thuế dành cho các nguồn thu nội địa.
Trường hợp chính phủ nước đầu tư đánh thuế trên các nguồn thu từ các hoạt động
của các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài sẽ phức tạp hơn. Có hai phương pháp xác
định phạm vi quyền hạn của thuế: phương pháp theo lãnh thổ (hoặc nguồn) và phương
pháp toàn cầu (hoặc cư trú). Theo phương pháp theo lãnh thổ, thuế được áp dụng trên tất
118
cả thu nhập từ trong nước không quan trọng quốc tịch của người nộp thuế. Vì vậy, các
nguồn thu nhập từ nước ngoài sẽ không bị đánh thuế vởi chính phủ nước đi đầu tư, nhưng
sẽ bị đánh thuế bởi chính phủ của nước mà nguồn thu nhập này được tạo ra.
Theo phương pháp toàn cầu, chính phủ áp dụng thuế cho tất cả các nguồn thu trên
toàn thế giới của người cư trú, không quan trọng nguồn thu này có được từ đâu. Vì vậy,
thu nhập của công ty con sẽ bị đánh thuế bởi cả chính phủ nước nhận đầu tư và chính phủ
nước đi đầu tư nơi MNC đang hoạt động. Đây chính là vấn đề về việc bị đánh thuế hai
lần, tuy nhiên có thể được giải quyết thông qua giảm trừ thuế hay các hiệp định về thuế.
Phương pháp này cũng có tác động tới thu nhập hồi hương của các khoản đầu tư (bao
gồm cổ tức, lãi vay, tiền thuê và tiền bản quyền) và vì vậy bị chỉ trích vì nó đã vô tình
gây nên việc tập trung tích lũy lợi nhuận ở các thiên đường thuế hay những quốc gia có
thuế suất thấp.
1.3. Xác định chi phí
Có nhiều phương pháp khác nhau để các quốc gia cân nhắc, xem xét các loại chi
phí cho mục đích tính thuế. Có ba điểm chính cần xem xét như sau:
1. Nếu chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) được ghi nhận, chi phí này sẽ ảnh
hưởng tới phần thu nhập bị đánh thuế trong suốt giai đoạn chi phí này được khấu
hao. Nếu R&D được ghi nhận vào chi phí ngay khi phát sinh trong kỳ báo cáo, ảnh
hưởng sẽ là ngay lập tức.
2. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định vòng đời hữu dụng của một tài
sản. Ví dụ: gánh nặng thuế sẽ bị ảnh hưởng khác nhau trong trường hợp tài sản
được khấu hao trong năm năm hoặc trong mười năm.
3. Việc xác định chi phí có thể dẫn tới sự khác biệt giữa thuế suất theo luật và hiệu
lực thực sự của thuế suất. Việc xác định chi phí càng được tự do hơn thì khoảng
cách giữa hai mức thuế suất này càng lớn.
2. CÁC LOẠI THUẾ
Tác động của thuế lên một MNC phụ thuộc vào việc thuế đó được coi như một
loại thuế thu nhập hay không vì giảm trừ thuế sẽ chỉ áp dụng cho phần thu nhập bị đánh
thuế. Ở phần này, các loại thuế mà MNC và các công ty con phải nộp sẽ được đề cập một
cách khái quát nhất.
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập là một loại thuế trực tiếp trên phương diện người nộp thuế phải trả
trực tiếp dựa trên thu nhập họ tạo ra. Loại thuế này được áp dụng cho các khoản thu nhập
chủ động – là kết quả trực tiếp từ các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thuế thu
nhập doanh nghiệp có thể ở mức 0% như ở Bahrain, Bermuda hay quần đảo Cayman hay
cũng có thể ở mức trên 40% như ở nhiều quốc gia hiện nay.
Có hai phương pháp tiếp cận với thuế thu nhập doanh nghiệp: phương pháp tiếp
cận cổ điển và phương pháp tiếp cận tích hợp. Trong phương pháp cổ điển, phần thu nhập
nhận được của mỗi một cá thể được đánh thuế trực tiếp. Và như vậy các khoản thu nhập
của một doanh nghiệp có thể bị đánh thuế hai lần: một là khi các khoản thu nhập này phát
sinh và hai là khi chi trả cổ tức cho các cổ đông. Phương pháp tích hợp được đưa ra nhằm
loại bỏ việc đánh thuế hai lần bằng cách xem xét cả doanh nghiệp và cổ đông. Có hai
cách để làm được điều này. Cách đầu tiên là đánh thuế phần thu nhập không được phân
phối ở một mức thuế cao hơn so với phần thuế đánh vào phần thu nhận được phân phối
(cho các cổ đông). Cách thứ hai được gọi là hệ thống quy thuế, tại đây phần thuế thu
119
nhập đã được doanh nghiệp nộp sẽ được khấu trừ vào phần thuế phải nộp đối với phần
thu nhập cổ tức của các cổ đông.
2.2. Thuế nhà thầu
Thuế nhà thầu được tính trên các khoản thu nhập thụ động của một doanh nghiệp
nằm trong phạm vi thu thuế của một quốc gia khác. Các khoản thu nhập thụ động bao
gồm cổ tức, lãi vay cũng như các khoản như phí bản quyền, mẫu mã hay thương hiệu.
Thuế nhà thầu là một khoản thuế gián tiếp mà người nộp thuế phải trả khi họ không phải
là người trực tiếp tạo ra thu nhập đấy. Các quốc gia sẽ đánh thuế nhà thầu này đối với các
nhà đầu tư không phải là người cư trú đối đối với quốc gia họ (người cư trú đối với quốc
gia khác).
2.3. Các khoản thuế gián tiếp
Khoản thuế gián tiếp quan trọng bậc nhất là thuế giá trị gia tăng (Value added tax VAT), đôi khi được biết đến với cái tên thuế hàng hóa và dịch vụ (GST – Goods and
services tax). Ý tưởng cơ bản của loại thuế này là thuế sẽ được áp dụng ở mỗi một giai
đoạn của quá trình sản xuất cho phần giá trị tăng thêm cho những sản phẩm được mua từ
các công ty khác.
2.4. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu (hay còn được gọi là thuế hải quan hay thuế xuất nhập khẩu) được
áp dụng đối với các hoạt động nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa đưa vào trong nước được
chuyển tới một số cảng cụ thể - nơi có chế độ quản lý nghiêm ngặt, thuế nhập khẩu sẽ là
một nguồn thu tốt khi mà các báo cáo về doanh thu và thu nhập không rõ ràng. Việc này
phần nào giải thích tại sao chính phủ một số nước đang phát triển phụ thuộc vào thuế
xuất nhập khẩu như một nguồn thu lớn. Loại thuế suất này cũng là nguyên nhân khiến giá
xe ô tô nhập khẩu cao gấp năm lần so với giá gốc ở nước sản xuất. Và loại thuế này cũng
là nguyên nhân tại sao một số doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài.
2.5. Thuế áp dụng cho các khoản thu ngoại hối
Đối với các giao dịch xuyên biên giới, sẽ luôn có sự xuất hiện của những khoản lãi
và lỗ ngoại hối. Thuế áp dụng cho các khoản lãi và lỗ này rất phức tạp và có sự khác
nhau giữa các quốc gia. Ở nhiều nước, các khoản lãi hay lỗ này được gộp chung với các
khoản lãi lỗ trong hoạt động thương mại. Trường hợp các khoản lãi hay lỗ này liên quan
tới các giao dịch vốn, sẽ có một số nước ghi nhận nhưng cũng có rất nhiều nước không
ghi nhận khoản này.
3. TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
Rất nhiều nước trên thế giới tham gia các hiệp định thuế song phương với các
nước khác, chủ yếu để tránh việc bị đánh thuế hai lần. Năm 1921, Hội Quốc Liên (sau
này là Liên Hợp Quốc) đã tiến hành một báo cáo và kết luận rằng việc bị đánh thuế hai
lần sẽ làm ngắt đoạn “các giao dịch kinh tế và … sự tự do chu chuyển của các dòng vốn”.
Báo cáo cũng đưa ra một số quy định cụ thể trong việc xác định xem thuế nên được nộp
cho quốc gia nơi thu nhập được tạo ra (nước nhận đầu tư) hay nên được nộp cho quốc gia
nguồn. Kết quả là đã có một mô hình hiệp định mà sau này đã được OECD chọn và sửa
đổi thành Hiệp định mô hình thuế của OECD.
Việc đánh thuế hai lần trên cùng một khoản tiền rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
thương mại và đầu tư quốc tế. Một cách để tránh việc này là sử dụng tín dụng thuế. Một
công ty con có thể sẽ phải nộp thuế thu nhập và thuế nhà thầu ờ nước nhận đầu tư. Nếu
phần thu nhập này lại một lần nữa bị đánh thuế tại quê nhà thì sẽ gây nên việc đánh thuế
120
hai lần. Một tiêu chí cụ thể để được hưởng tín dụng thuế là phần thuế đó phải được coi
như thuế thu nhập vì đó là đều kiện cần để hưởng tín dụng thuế. Khác với thuế thu nhập,
VAT có thể được giảm trừ chứ không được cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng (giảm) tới phần
thu nhập bị tính thuế chứ không được hưởng thuế giảm trừ. Vấn đề ở đây là một số khoản
thuế thu nhập ở nước này lại không được coi là thuế thu nhập ở nước khác. Dickescheid
(1999) đã chỉ ra một quốc gia có thể tăng phúc lợi của mình bằng cách đánh thuế các
công ty con của nước ngoài và miễn thuế cho các doanh nghiệp có hoạt động ở nước
ngoài. Việc miễn thuế này có thể đạt được thông qua việc tránh đánh thuế hai lần.
Một vấn đề khác đối với tín dụng thuế là nó có thể gây ra mâu thuẫn giữa lợi ích
của MNC và lợi ích của quốc gia đi đầu tư. Nếu MNC đóng thuế cho phần thu nhập của
công ty con cho quốc gia nhận đầu tư, quốc gia đi đầu tư sẽ mất đi phần thu nhập này.
Còn đối với MNC, nếu họ nhận được tín dụng thuế thì việc nộp thuế cho quốc gia nào
cũng giống nhau, nhưng phần thu nhập sau thuế ở nước ngoài làm cho lợi ích của MNC
và lợi ích của nước đầu tư trở nên không đồng nhất. Ngoài ra, MacDougal (1960) đã chỉ
ra rằng ảnh hưởng quan trọng nhất của phúc lợi đối với FDI (và các dòng vốn nói chung)
phát sinh từ việc đánh thuế phần lợi nhuận và cổ tức tại nước nhận đầu tư khi tồn tại một
hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Sự khác biệt quan điểm trong việc đánh thuế thu nhập đã dẫn đến các hiệp định
giữa các quốc gia nhằm giảm thiểu tác động của việc đánh thuế hai lần tới người nộp
thuế, bảo về quyền thu thuế của mỗi quốc gia và đưa ra một giải pháp để hòa giải các vấn
đề về giới hạn quyền lực pháp lý. Các hiệp định về thuế chỉ rõ các loại thu nhập sẽ không
bị đánh thuế, giúp giảm thiểu tỷ suất thuế đối với thu nhập và/hoặc thuế nhà thầu, và
cũng giúp giải quyết các vấn đề đối với tín dụng thuế. Các hiệp định này cũng đưa ra
danh mục các loại thuế có thể được cấp tín dụng. Thông thường, các hiệp định về thuế sẽ
giải quyết được các vấn đề về thuế, về cá nhân và tổ chức đề có thể giảm thiểu việc đánh
thuế hai lần; đồng thời cũng nêu ra điều kiện về trao đổi thông tin giữa các quốc gia trong
hiệp định và các điều kiện dẫn đến việc vô hiệu hóa hiệp định này.
Trong một nỗ lực đề thống nhất các hiệp định được ký kết bởi các thành viên của
OECD, một mô hình hiệp định đã được đưa ra. Các hiệp định được ký kết dựa trên cơ sở
song phương của Hiệp định mô hình thuế của OECD. Tuy nhiên, mỗi một hiệp định đều
phải tương thích với hệ thống thuế và các chính sách tài khóa của các quốc gia nên việc
có những khác biệt so với mô hình mẫu là không thể tránh khỏi. Hiệp định mô hình thuế
của OECD và mạng lưới hiệp định thuế trên thế giới, trên cơ sở giúp tránh việc đánh thuế
hai lần bằng cách, đưa ra các điều luật liên ứng về thuế. Đối với hầu hết các loại thu
nhập, đặc biệt là lợi nhuận kinh doanh và lợi nhuận đầu tư, việc đánh thuế hai lần sẽ được
loại bỏ theo phương thức của Hiệp định mô hình thuế của OECD sẽ được thực hiện bằng
cách phân bổ quyền thu thuế giữa quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Cụ thể hơn,
hiệp định yêu cầu quốc gia đi đầu tư loại bỏ việc thu thuế hai lần khi phát sinh các tranh
chấp về quyền thu thuế. Hầu hết các hiệp định thuế song phương đều tuân theo các
nguyên tắc cơ bản này và các điều khoản chi tiết của mô hình OECD. Có gần 350 hiệp
ước giữa các quốc gia thành viên OECD và có hơn 1500 hiệp ước trên toàn thế giới được
xây dựng theo mô hình này. Bộ phận phụ trách Hiệp định về thuế thường xuyên liên hệ
với các tổ chức ngoài OECD để phát triển mô hình này và giải quyết các vấn đề về việc
ứng dụng và diễn giải các hiệp định song phương. Bắt đầu từ năm 1997, mô hình đã được
diễn giải ở hai phần. Phần I bao gồm phần giới thiệu, các văn bản của bài viết về mô hình
và các nhận xét trên đó. Phần II bao gồm một phần bổ sung về vị thế của các quốc gia
ngoài tổ chức, in lại 16 báo cáo trước đấy về các hiệp định thuế mà Ủy ban về các vấn đề
121
tài khóa đã sử dụng từ năm 1977, danh sách của các hiệp định thuế được kết luận giữa
các nước thành viên, và văn bản về Khuyến cáo của Hội đồng về Hiệp đinh mô hình thuế.
Mỗi hiệp định song phương có những chi tiết khác nhau ở một số khoản mục hoặc
thuế giảm trừ. Nhưng nhìn chung, các hiệp định vẫn có các điều khoản chung về các vấn
đề về phạm vi cá nhân, các khoản phải đóng thuế, cổ tức, lãi vay, chi phí bản quyền, vốn
thặng dư, loại bỏ đánh thuế hai lần, trao đổi thông tin, mở rộng lãnh thổ và chấm dứt hiệp
ước. Nếu một công ty con được hưởng một mức thuế suất nhà thầu thấp hơn theo như
hiệp định thuế, yêu cầu giảm trừ phải được người nộp thuế gửi tới các cơ quan thuế trước
đó để có thể được hưởng mức thuế suât ưu đãi này. Nếu không công ty con này sẽ vẫn
phải đóng một khoản thuế đầy đủ và sẽ yêu cầu hoàn trả sau.
4. THIÊN ĐƯỜNG THUẾ
Thiên đường thuế được định nghĩa là “nơi mà người nước ngoài có thể có các
khoản thu nhập hay tài sản mà không phải trả mức thuế suất cao cho chúng”. Theo như
Diễn đàn về các thực hành thuế có hại của OECD, các đặc điểm chính của thiên đường
thuế là: (i) không đánh thuế, hoặc chỉ có một mức thuế suất danh nghĩa; (ii) thiếu hụt về
việc trao đổi thông tin hiệu quả; (iii) thiếu tính minh bạch; và (iv) không có các yêu cầu
bắt buộc đối với các hoạt động trọng yếu.
Các thiên đường thuế tạo ra rất nhiều lợi ích như mức thuế thấp hay không đánh
thuế ở một số loại hình thu nhập. Một số thiên đường thuế đánh thuế cho các thu nhập từ
trong nước nhưng lại miễn thuế cho các thu nhập từ nước ngoài. Một số thậm chí còn cho
phép một vài đặc quyền đặc biệt. Ví dụ như ở Bahamas, Bermuda hay quần đảo Cayman
miễn thuế cho các công ty ở nước ngoài (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế trên
vốn thặng dư, thuế nhà thầu, và thuế doanh thu chứng khoán). Một số nơi khác, ví dụ như
quần đảo Bristish Virgin lại đánh thuế ở mức thấp, hay như Luxembourg là thiên đường
để mở các công ty cổ phần. Và cũng bởi vì các lợi ích này mà hàng ngàn “hòm thư” của
các doanh nghiệp có địa chỉ ở Liechtenstein, Vanuatu và đảo Antilles Hà Lan. Một cách
tổng quát, thiên đường thuế được chia thành hai loại: (i) thiên đường thuế thuần túy, nơi
không đánh thuế hoặc thuế suất thấp; và (ii) thiên đường thuế hỗn hợp, nơi có những ưu
đãi thuế nhất định.
Các sự kiện và con số sẽ cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của các thiên đường
thuế trong nền kinh tế thế giới. Đầu tiên có thể thấy là sự phát triển của FDI tại các thiên
đường thuế là rất mạnh mẽ. Trong giai đoạn 1985-1994, tổng lượng vốn FDI từ các nước
G7 đổ vào các thiên đường thuế tại Caribbean và Nam Thái Bình Dương phát triển hơn
năm lần, đạt mức 200 triệu USD. Theo như nghiên cứu của Hines và Rice (1994), các
thiên đường thuế chiếm 1,2% dân số thế giới và chiếm 3% GDP, nhưng lại chiếm tới
26% tổng tài sản và 31% mức lợi nhuận ròng của các MNC của Mỹ. Một ví dụ về khả
năng thu hút FDI và quốc tế hóa kinh doanh của các thiên đường thuế là trường hợp di
chuyển của các nhà cái cá ngựa của Anh tới Gibraltar để tránh 9% thuế suất trong việc
các cược ở Anh. Làn sóng này bắt đầu từ việc di chuyển của Victor Chandler, hiện này đã
chuyển hoàn toàn sang Gibraltar. Các công ty cá cược khác đã đi theo xu hướng này, bao
gồm Coral, Ladbroke’s và William Hill. Các công ty này hiện này hoạt động cả ngày,
nhận các lệch đặt cược miễn thuế qua điện thoại và internet. Hiện này, Victor Chandler
đã trở thành ông chủ lớn nhất trong lĩnh vực tư nhân ở Gibraltar và chiếm tới 7% GDP
của khu vực này.
Rõ ràng là các công ty sẽ có lợi hơn nhiều khi tích lũy lợi nhuận tại các quốc gia
được coi là thiên đường thuế hơn là tích lũy lợi nhuận tại các quốc gia có mức thuế suất
122
cao. Và để tận dụng lợi thế này, các MNC sẽ thành lập các công ty con ở các thiên đường
thuế để chuyển các thu nhập của mình về đây. Lúc này, công ty con sẽ có vai trò như một
trung gian nhận thu nhập từ các nước có mức thuế suất cao sang các thiên đường thuế. Ví
dụ, MNC sẽ có thể bán sản phẩm với giá bằng giá thành sản phẩm cho công ty con, và
công ty con lúc này mới bán sản phẩm này cho bên thứ ba, và như vậy lợi nhuận sẽ được
tích lũy tại công ty con, hay nói cách khác là tích lũy tại thiên đường thuế. Và đương
nhiên việc này sẽ có lợi hơn so với việc MNC trực tiếp bán sản phẩm cho bên thứ ba và
lợi nhuận sẽ tập trung ở nơi có mức thuế suất cao – nước MNC đặt trụ sở.
Ở một số quốc gia, các cơ quan thuế kiểm soát rất chặt các MNC hoạt động trong
phạm vi quốc gia của họ khi các công ty này đang tìm cách giảm thuế thông qua các thiên
đường thuế. Khi khai báo để nhận hoàn thuế ở các nước có mức thuế suất cao, các MNC
thường tìm mọi cách để giảm số lợi nhuân ở đây và tìm cách chuyển lợi nhuận này về các
thiên đường thuế. Họ thực hiện điều này qua các giao dịch nội bộ giữa các công ty con
với nhau. Cụ thể các công ty con này sẽ đặt ra một mức giá giao dịch để có thể tối đa hóa
lợi nhận của công ty con ở thiên đường thuế và tối thiểu hóa lợi nhuận của công ty con tại
quốc gia có thuế cao. Vấn đề này sẽ được chúng ta tìm hiểu kỹ hơn ở Chương 8.
Những năm gần đây chứng kiến sự nổi lên của một số lượng lớn các thiên đường
thuế, ví dụ như Malta và Madeira. Vậy điều gì khiến các quốc gia hay lãnh thổ này trở
thành thiên đường thuế? Một số yếu tố chính có thể kể đến như: (i) mức độ bảo vệ nhà
đầu tư cao; (ii) sự tự nguyện trong việc phòng chống rửa tiền; (iii) sự ổn định về chính trị
và kinh tế; (iv) thuế suất thấp hoặc không có; (v) tồn tại các hiệp ước thuế với các quốc
gia khác; (vi) thiếu kiểm soát về ngoại hối; (vii) có hệ thống pháp lý, ngân hàng và kế
toán phát triển; (viii) có hệ thống giao thông và truyền thông tốt; và (ix) khả năng thành
lập công ty dễ dàng và rẻ. Bảng 6.1 miêu tả một vài đặc điểm của một số thiên thường
thuế.
4.1. Các biện pháp chống lạm dụng và lập pháp
Rõ ràng, việc rộng rãi tận dụng ưu đãi của các thiên đường thuế đã khiến cho các
nước với mức thuế suất cao thất thu một khoản lớn. Một vài quốc gia thành viên OECD
đã đề xuất nên có một thỏa thuận với các thiên đường thuế để nhận được các “cư xử
chuẩn mực” từ họ (Tờ Nhà kinh tế, “Bản khảo sát”, 29/01/2000, trang 15). Đó là vì khối
lượng thất thu của các quốc gia này cao hơn rất nhiều so với những gì mà các thiên
đường thuế nhận được.Chính phủ các nước OECD được khuyến cáo nên gắng sức tạo áp
lực lên các MNC để không tiếp tục khai thác các thiên đường thuế. Vì một thực tế là hầu
hết các MNC đều nằm trong các quốc gia thành viên OECD.
Một số quốc gia đã luật hóa một vài biện pháp trong nước để ngăn chặn việc lạm
dụng các thiên đường thuế. Các biện pháp này được thực hiện bằng nhiều cách, và một
trong những cách thông dụng nhất là cho phép thu thuế các khoản thu nhập chưa được
chuyển đi của các công ty mở tại thiên đường thuế, trong trường hợp công ty này thuộc
sự quản lý của người cư trú. Ở Vương quốc Anh, luật này được biết đến là luật quản lý
công ty nước ngoài (Controlled Foreign Companies – CFC). Một CFC được định nghĩa là
một công ty nằm ngoài lãnh thổ Vương quốc Anh, chịu sự quản lý của người cư trú đối
với nước Anh, và đang được hưởng một mức thuế thấp hơn ở quốc gia công ty đó đang
hoạt động. Một mức thuế được coi là thấp khi nó thấp hơn ¾ mức thuế suất hiện hành
của Anh.
Bảng 6.1 Đặc điểm chính của một số thiên đường thuế
Thiên đường thuế Mô tả
Các đặc điểm chính
123
Bahamas
Một quốc gia độc lập
nằm trong Khối Thịnh
vượng chung Anh (hiện
tại là khối Thịnh vượng
chung các quốc gia), với
một hệ thống pháp lý
phát triển dựa trên mô
hình của Vương quốc
Anh
Quần
Cayman
đảo Một lãnh thổ phụ thuộc
của Anh với nền kinh tế
phụ thuộc nhiều vào du
lịch và các hình thức
kinh doanh phục vụ
thiên đường thuế, với hệ
thống pháp lý dựa vào
mô hình của Vương
quốc Anh
Đảo Man
Một hòn đảo ổn định ở
một vị trí thuận lợi với
hệ thống pháp lý và các
dịch vụ khác rất tốt. Hòn
đảo này là thuộc địa
hoàng
gia
(Crown
Dependency) với một
nền chính trị tự chủ.
Malta
Là một nước cộng hòa ở
Địa Trung Hải đang
muốn làm thành viên
của Liên minh Châu Âu
Không có thuế
Một thiên đường thuế đã được hình
thành từ lâu
Đảm bảo sự bí mật thông tin
Phương tiện truyền thông hiệu quả cao
Tín thác thương mại, dịch vụ vận
chuyển và bảo hiểm nước ngoài rất phát
triển
Tính bảo mật cao, đặc biệt trong lĩnh
vực ngân hàng
Không có thuế
Không tồn tại việc quản lý ngoại hối
Ổn định chính trị
Ngân hàng, công ty tín thác, quỹ tương
hỗ, dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm
phát triển
Chính trị ổn định
Lực lượng lao động trình độ cao
Khung hành lang tài chính, pháp lý và
giám sát tốt
Thuế thấp
Việc thành lập công ty nhanh chóng
Các dịch vụ đầu tư, quản lý quỹ và các
dịch vụ tài chính hấp dẫn
Các hoạt động lâu đời trong vận chuyển
và bảo hiểm nhân thọ
Các tiêu chuẩn luật pháp, kế toán và
giáo dục tốt với chi phí thấp hơn rất
nhiều so với Châu Âu nói chung
Phương tiện truyền thông quốc tế tốt
Khuyến khích các hình thức kinh doanh
ở nước ngoài thông qua Đạo luật về
việc kinh doanh quốc tế ở Malta
Luật về tính bảo mật chặt chẽ
Ngăn chặn tốt các hành vi hình sự
Các hiệp ước về tránh đánh thuế hai lần
với hơn 20 nước
Dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp
Một điều luật tương tự ở Mỹ là Điều khoản phụ F (Subpart F Provision), điều luật
cho đánh thuế các cổ đông người Mỹ của các doanh nghiệp nước ngoài theo tỷ lệ của một
số hạng mục lợi nhuận chưa phân phối từ các hoạt động ở các thiên đường thuế hoặc một
124
số hoạt động nhất định của doanh nghiệp nước ngoài. Trong luật pháp của Mỹ, một CFC
được định nghĩa là một công ty con với hơn 50% quyền biểu quyết thuộc về cổ đông
người Mỹ. Cổ đông người Mỹ được định nghĩa là công dân Mỹ, các công ty hợp danh
thường trú, các công ty tín thác mà sở hữu (hoặc quản lý trực tiếp) lớn hơn hoặc bằng
10% quyền biểu quyết của CFC.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Tại sao có sự khác nhau giữa mục đích đánh thuế
một doanh nghiệp nước ngoài và một CFC? Nếu doanh nghiệp nước ngoài không phải là
một CFC, thu nhập sẽ được tự động giữ lại cho đến khi được phân phối thông qua cổ tức
cho các cổ đông. Nếu doanh nghiệp nước ngoài là một CFC một số loại doanh thu sẽ
không được tự động giữ lại. Tại sao? Bởi vì các doanh nghiệp Mỹ trong quá khứ kinh
doanh ở các thiên đường thuế và được hưởng lợi từ thuế suất thấp hoặc bằng không (0).
Sẽ không có vấn đề gì nếu một doanh nghiệp ở thiên đường thuế hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và thương mại hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên chính phủ Mỹ đã thông báo rằng
rất nhiều công ty đã thành lập các pháp nhân ở các thiên đường thuế để tránh việc phải
đóng thuế cho nước Mỹ và vì vậy một vài bộ luật đã được đưa ra để giảm thiểu việc
“tránh thuế” này. Các bộ luật cho phép các công ty Mỹ hoãn nộp một phần thu nhập từ
các hoạt động kinh doanh và thương mại trực tiếp của CFC, nhưng không thể hoãn đối
với các thu nhập thụ động. Điều này được quy định ở điều khoản phụ F ở trong Quy định
về Doanh thu nội bộ (Internal Revenue Code). Điều khoản phụ F được chia thành bảy
nhóm sau: (i) các rủi ro bảo hiểm của Mỹ; (ii) thu nhập của các công ty tư nhân đặt trụ sở
ở nước ngoài; (iii) thu nhập từ hoạt động bán hàng của các công ty đặt trụ sở ở nước
ngoài; (iv) thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài; (v) thu
nhập từ hoạt động vận tải của các công ty đặt trụ sở ở nước ngoài; (vi) thu nhập liên quan
đến các nước bị tẩy chay; (vii) hối lộ nước ngoài. Bảng 6.2 mô tả các hạng mục của điều
khoản phụ F.
Một cách khái quát, đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà không phải là CFC,
thu nhập của họ sẽ không bị đánh thuế cho đến khi chia cổ tức cho MNC. Đối với các
CFC các thu nhập trực tiếp được hoãn lại, nhưng các thu nhập thụ động hoặc các thu
nhập được mô tả trong điều khoản phụ F phải được MNC ghi nhận ngay khi phát sinh
không phụ thuộc vào thời điểm chia cổ tức.
Bảng 6.2 Các hạng của thu nhập tại điều khoản phụ F
Thiên đường thuế
Bảo hiểm rủi ro
của Mỹ
Thu nhập từ việc
sở hữu các công
ty tư nhân của
doanh nghiệp đặt
trụ sở ở nước
ngoài
Thu nhập từ bán
hàng của doanh
nghiệp đặt trụ sở
ở nước ngoài
Thu nhập từ dịch
vụ của doanh
Các đặc điểm chính
Thu nhập của các công ty bảo hiểm đặt trụ sở tại thiên đường thuế
như một khoản phí bảo hiểm để bảo vệ trước rủi ro của Mỹ
Cổ tức, lãi vay, phí bản quyền nhận được và các thu nhập tương tự
phát sinh từ việc nắm giữ quyền lợi thay vì tham gia vào hoạt động
sản xuất và bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ
Thu nhập từ việc bán hay mua hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ
bên ngoài quốc nơi CFC được hợp nhất
Thu nhập từ các hợp đồng khai thác công nghệ, kỹ năng quản lý,
125
nghiệp đặt trụ sở
ở nước ngoài
Thu nhập từ vận
tải của doanh
nghiệp đặt trụ sở
ở nước ngoài
Thu nhập liên
quan tới các nước
bị tẩy chay
Hối lộ
ngoài
kỹ thuật kỹ sư hoặc các kỹ năng khác
Thu nhập từ việc sử dụng máy bay hay tàu thuyền cho việc vận
chuyển bên ngoài quốc gia nơi CFC được hợp nhất
Khoản mục này là kết quả của Đạo luật cải cách thuế năm 1976,
vốn được đưa ra nhằm trừng phạt các doanh nghiệp hỗ trợ các
vùng Arab của Israel (ám chỉ nhóm công dân Israel không phải Do
Thái)
nước Các khoản hối lộ cho các cơ quan chức năng của chính phủ nước
ngoài như đã được giải thích trong Đạo luật thực hành đối với
tham nhũng nước ngoài năm 1976
5. HOẠCH ĐỊNH THUẾ TRONG MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Các công ty đa quốc gia khi hoạt động sẽ phải đối mặt với các môi trường thuế
khác nhau ở các nước khác nhau. Khác biệt ở đây bao gồm các loại thuế phải nộp cho
phần lợi nhuận thu được và các mức thuế suất. Môi trường về thuế nhìn chung sẽ có ảnh
hưởng tới một vài mảng chính sách mà chúng ta sẽ bàn luận sau đây.
5.1. Quyết định địa điểm
Khi quyết định mở rộng thâm nhập vào thị trường ở các quốc gia khác, một MNC
có thể thực hiện thông qua một vài cách sau: có thể mở một văn phòng đại diện để quảng
bá sản phẩm, và việc bán hàng thực được diễn ra ở trong nước, hoặc có thể mở một văn
phòng giao dịch, một chi nhánh hoặc một công ty con. Phương thức hoạt động mà MNC
này lựa chọn để hoạt động ở nước ngoài sẽ ảnh hưởng tới nghĩa vụ thuế ở đó. Bước đầu
tiên để xác định xem một MNC có phải đóng thuế ở cácquốc gia khác không là phải xác
định xem MNC này có đang “kinh doanh với” hay đang “kinh doanh trong” đất nước đó.
Các luật thuế ở hầu hết các nước sẽ không coi MNC như một cá thể phải nộp thuế, hay sẽ
không coi các hoạt động của MNC sẽ tạo ra các thu nhập phải chịu thuế nếu MNC chỉ
đơn thuần bán hàng hóa và dịch vụ cho người dân bản địa.
Một khi đã quyết định đầu tư ra nước ngoài, MNC sẽ phải quyết định xem là sẽ
đặt dự án ở đâu, trong nước hay nước ngoài? Và một yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định
này là gánh nặng thuế. Gánh nặng thuế được quyết định dựa trên một số yếu tố như việc
giảm thuế hay các mức thuế suất tương đối giữa các nước. Quyết định thường sẽ là chọn
nước nào có mức thuế suất thấp nhất, với điều kiện đã thỏa mãn được các yêu cầu cho
hoạt động kinh doanh, ví dụ như yếu tố địa lý gần với thị trường, gần với các nguồn
nguyên liệu thô và các cảng – yếu tố quyết định về chi phí vận chuyển.
Vị trí đặt các hoạt động ở nước ngoài chịu ảnh hưởng chính từ ba yếu tố về thuế
như sau: các ưu đãi thuế, mức thuế suất và các hiệp ước thuế. Các ưu đãi thuế có thể
giảm được một khối lượng lớn các dòng tiền ra như dự án đầu tư yêu cầu và đồng nghĩa
với việc là sẽ tăng NPV của dự án. Các hiệp ước thuế đóng vai trò quan trọng khi trực
tiếp ảnh hưởng tới thuế nhà thầu đối với các khoản cổ tức, thanh toán lãi vay và trả tiền
bản quyền.
5.2. Quyết định hình thành tổ chức
126
Các quyết định hình thành tổ chức phụ thuộc vào việc lựa chọn một trong các
phương án sau: thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu, mở chi nhánh hay
mở công ty con. Khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, doanh nghiệp cần xác định xem việc
phân phối sản phẩm từ trong nước hay từ một địa điểm ở nước ngoài. Và khi đã quyết
định cấp phép công nghệ ra nước ngoài, MNC phải chú ý về các khoản thuế nhà thầu và
các hiệp ước thuế liên quan.
Đại đa số các hiệp ước thuế nói rõ rằng các lợi nhuận kinh doanh của MNC sẽ
không bị đánh thuế ở một số địa điểm nhất định trừ phi việc kinh doanh là thông qua một
‘cơ sở thường chú’. Khái niệm ‘cơ sở thường trú’ được định nghĩa ở Điều 5 của Hiệp
định Mô hình thuế của OECD, và đã được tích hợp một số chỉnh sửa theo các hiệp ước
song phương. ‘Cơ sở thường trú’ là một địa điểm kinh doanh cố định nơi các giao dịch
kinh doanh diễn ra một phần hoặc toàn phần. Điều 5 đặc biệt chỉ rõ một số loại hình kinh
doanh sẽ không được coi là ‘cơ sở thường trú’. Ví dụ: sẽ không tồn tại một cơ sở thường
trú nếu hàng tồn kho được giữ lại ở một quốc chỉ đơn thuần cho mục đích lữu giữ, trưng
bày hoặc giao hàng. Điều tương tự cũng áp dụng với các văn phòng được thiết kế chỉ cho
việc mua hay thu thập thông tin (văn phòng đại diện). Điều này cũng đúng với các công
trường có thời gian thi công dưới tiêu chuẩn - thường là 12 tháng. Mặt khác, một cơ quan
thay mặt MNC ký kết hợp đồng sẽ được coi là ‘cơ sở thường trú’ trừ phi cơ quan này
đang hoạt động cho một số bên thứ ba trong quá trình kinh doanh thông thường.
Một chi nhánh ở nước ngoài không phải là một công ty có tư cách pháp nhân độc
lập để có thể tách rời khỏi MNC mẹ. Trên thực tế, chi nhánh chính là một phần mở rộng
của MNC. Vì vậy, lợi nhuận chủ động hay thụ động kiếm được ở quốc gia nhận đầu tư sẽ
được hợp nhất vào lợi nhuận của MNC mẹ để tính toán các nghĩa vụ thuế, không phụ
thuộc vào việc thu nhập này đã được chuyển về trong nước hay chưa.
Việc hoạt động ở nước ngoài thông qua hình thức chi nhánh sẽ mang lại một vài
lợi ích. Vì lợi nhuận hay khoản lỗ của chi nhánh sẽ không được hoãn lại, vì thế sẽ là có
lợi nếu mở một chi nhánh khi mới bắt đầu hoạt động ở nước ngoài vì thông thường
những năm đầu sẽ là những năm phải chịu lỗ. MNC lúc này có thể sử dụng phần lỗ ở các
chi nhánh để bù trừ cho các khoản lợi nhuận trong nước cho mục đích giảm thuế phải
nộp. Khoản chuyển tiền về nước của chi nhánh sẽ không bị đánh thuế nhà thầu vì là
khoản cổ tức từ công ty con. Tuy nhiên, MNC vẫn cần quan tâm xem thuế suất ở nước
nhận đầu tư có cao hơn mức bình thường không; trường hợp cao hơn thì có được sự bảo
vệ từ các hiệp ước thuế hay không?
Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề về các công ty con. Một công ty con ở
nước ngoài là một tổ chức cơ sở do MNC sở hữu một phần hoặc toàn bộ, hoạt động như
một pháp nhân độc lập tại quốc gia nhận đầu tư. Các thu nhập chủ động từ nước ngoài sẽ
bị đánh thuế bởi quốc gia nguồn chỉ khi nguồn thu này được chuyển về cho công ty mẹ
(MNC), nhưng các thu nhập thụ động thì sẽ bị đánh thuế ngay khi phát sinh, cho dù chưa
được chuyển về MNC. Đây là một trong những lợi thế lớn khi hoạt động thông qua một
công ty con, nhưng kèm theo đó là những bất lợi khi các khoản lỗ sẽ không thể được ghi
nhận cho MNC. Vì vậy, hình thức công ty con được ưa chuộng sau một vài năm đi vào
hoạt động, khi các hoạt động lúc này đã mang lại lợi nhuận. Phụ thuộc vào các bộ luật
của nước bản địa, hình thức công ty con sẽ luôn tạo ra các nghĩa vụ thuế cao hơn đối với
các khoản lợi nhuận chuyển hồi hương so với hình thức chi nhánh. Điều này là bởi vì
mặc dù cả hai hình thức đều được áp dụng mức thuế như nhau, tuy nhiên lợi nhuận của
chi nhánh thường sẽ không phải chịu các loại thuế khác trên các khoản chuyển về cho
MNC, trong khi các khoản cổ tức chi trả cho công ty mẹ sẽ phải chịu thuế nhà thầu.
127
Ngoài ra cũng có một vài yếu tố khác cần xem xét khi chọn lựa giữa hình thức chi
nhánh và công ty con. Đầu tiên, các yêu cầu của kế toán và kiểm toán đối với hình thức
chi nhánh thường không giống hơn so với hình thức công ty con. Thứ hai, hình thức công
ty con sẽ có thể nhận được các ưu đãi và trợ cấp, điều mà các chi nhánh thường sẽ không
có được. Ba là, hình thức công ty con thường mất nhiều thời gian hơn để hình thành, và
nó cũng sẽ không linh hoạt trong việc chuyển đổi hoặc đóng cửa so với hình thức chi
nhánh. Và cuối cùng là hình thức công ty con sẽ có một số lợi thế thương mại hơn so với
hình thức chi nhánh.
Thuế nhà thầu cũng có thể là một bước cản trong việc cân nhắc mở một công ty
con ở nước ngoài của MNC. Nếu công ty con ở một quốc gia không phải là thiên đường
thuế, thu nhập của nó có thể sẽ phải chịu mức thuế doanh nghiệp ở đó. Và trong quá trình
trả cổ tức, công ty con cũng sẽ bị yêu cầu phải trừ lại khoản thuế nhà thầu. MNC khi
nhận được khoản cổ tức này sẽ được hưởng giàm trừ từ phần thuế nhà thầu đã đóng vào
các nghĩa vụ thuế phát sinh từ khoản cổ tức này. Tuy nhiên cũng có thể MNC sẽ không
phát sinh nghĩa vụ thuế nào khi nhận cổ tức do cổ tức không được xếp vào các loại thu
nhập phải chịu thuế tại quê nhà, hoặc cũng có thể do MNC đã có sẵn các khoản giảm từ
cho các khoản thu nhập chịu thuế. Chính vì lý do này, phần viết về cổ tức trong hầu hết
các hiệp ước thuế đều đưa ra một tỷ lệ giảm trừ của thuế nhà thầu cho các cổ tức chi trả
cho cổ đông nếu các cổ đông này đạt được một số điều kiện nhất định.
Trường hợp hình thức công ty con được lựa chọn, việc tiếp theo là phải xác định
được hình thức sở hữu của công ty con. Nhìn chung, sẽ có ba lựa chọn chính: (i) nắm giữ
công ty con trực tiếp hoặc thông qua một công ty con thường trú ở nước đầu tư; (ii) thành
lập một công ty nắm giữ (holding company) ở nước nhận đầu tư; và (iii) thành lập một
công ty nắm giữ thường trú ở một nước thứ ba. Lựa chọn thứ hai và thứ ba sẽ mang lợi
một vài lợi ích tiềm năng mà lựa chọn một không có. Ví dụ, nếu nguồn vốn để mua lại
công ty con đòi hỏi tài trợ từ bên ngoài, một công ty nắm giữ địa phương có thể cho phép
tận dụng hiệu quả lãi vay đối với lợi nhuận và thua lỗ của các công ty trong cùng một
nhóm. Việc sử dụng một công ty nắm giữ địa phương cũng tạo sự linh hoạt cho bất kỳ
khoản doanh thu tương lai nào: công ty nắm giữ địa phương có thể nhượng lại cổ phần
của mình hoặc cổ phần của (các) công ty con mà nó nắm giữ. Ở trường hợp đầu tiên, lợi
nhuận sẽ được ghi nhận là phát sinh ở quốc gia MNC cư trú, nhưng ở trường hợp sau, lợi
nhuận sẽ được chuyển sang quốc gia khác.
Mặt khác, một công ty nắm giữ thường trú tại nước thứ ba sẽ mang lại ba lợi ích
sau đây: có sự bảo vệ cho những khoản vốn thặng dư, tối thiểu hóa thuế nhà thầu và tránh
khỏi việc bị đánh thuế hai lần. Đầu tiên, nếu được thành lập với một số điều kiện pháp lý
phù hợp, các khoản thặng dư công ty nắm giữ có được từ việc bán hàng của công ty con
sẽ có thể hoàn toàn lách thuế. Thứ hai, trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng
khôn ngoan các công ty nắm giữ đặt tại nước khác có thể giúp giảm được gánh nặng thuế
nhà thầu khi lợi nhuận được chuyển từ công ty con về MNC. Thứ ba, một công ty nắm
giữ ở nước thứ ba có thể giúp gia tăng các khoản giảm trừ thuế đối với các khoản cổ tức
từ các công ty con chịu thuế cao sang các công ty con chịu thuế thấp.
Cuối cùng, hệ thống thuế quốc gia có thể khiến chi phí của việc tái cơ cấu doanh
nghiệp quốc gia thành một bộ máy toàn cầu thống nhất trở nên vô cùng đắt đỏ. Điều này
có thể xảy ra khi một công khi hoạt động ở một nước A tìm cách giảm quy mô hoạt động
xuống tương đương với một đại lý bán hàng bằng cách chuyển hệ thống tiếp thị thị
trường sang nước B. Các cơ quan thuế ở nước A có thể xem hành động này như một hành
128
động chuyển giao “lợi thế thương mại”(goodwill) từ nước A sang nước B, và trong
trường hợp này công ty sẽ phát sinh một nghĩa vụ thuế đáng kể.
5.4. Quyết định tài chính
Các quyết định tài chính cũng sẽ có ảnh hưởng tới các khoản thuế sau này. Hầu
hết các nước đều coi lãi vay và không coi cổ tức như một khoản khấu trừ thuế.Và vì vậy
khi MNC cung cấp vốn cho một công ty con, việc huy động vốn nợ sẽ được ưu tiên hơn
so với việc huy động vốn chủ sở hữu. Lợi thế về thuế này sẽ càng lớn hơn nếu mức thuế
suất doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư cao hơn ở nước đầu tư. Cuối cùng, các khoản hoàn
trả lại phần gốc thường được coi là các khoản thu nhập từ vốn không bị đánh thuế của
MNC.
Phân tích trường hợp sau chúng ta sẽ giải thích được tác động của thuế như thế
nào đối với các lựa chọn huy động vốn. Giả sử rằng MNC có hai công ty con, A và B.
Công ty con A được đặt ở quốc gia với mức thuế suất thấp và đang cần huy động vốn,
trong khi đó công ty con B đặt ở quốc gia có mức lãi suất cao và đang có vốn dư thừa.
MNC lúc này có thể yêu cầu công ty B cho công ty A vay với mức lãi suất thấp. Và việc
này sẽ dẫn tới kết quả là công ty B sẽ có mức lợi nhuận thấp hơn vì công ty B hoàn toàn
có thể cho vay khoản vốn này ở chỗ khác với mức lãi suất tốt hơn. Tuy nhiên, đánh giá
trên tiêu chí về thuế, MNC sẽ có lợi từ hành động này vì nó sẽ tạo ra một nguồn thu sau
thuế. Ngược lại, trong trường hợp không tồn tại thuế, MNC sẽ có thể sẽ có lợi hơn nếu để
công ty A tự đi vay từ một ngân hàng bản địa.
5.5. Chính sách chuyển lợi nhuận
Chính sách chuyển lợi nhuận và lựa chọn của công ty con đối với chính sách
chuyển lợi nhuận chịu sự ảnh hưởng của thuế. Nếu phí bản quyền và chi phí lãi vay được
công nhận là các khoản chi phí giúp khấu trừ thuế, thì hai phương án chuyển tiền này sẽ
được ưu tiên hơn so với phương án chuyển tiền cho cổ tức.
5.6. Chính sách chuyển giá
Chúng ta tiếp tục phân tích trường hợp trên với một MNC sở hữu hai công ty con
là A và B. Giả sử rằng cả hai công ty con đều có ý định giữ lại toàn bộ lợi nhuận để mở
rộng hoạt động. Trong trường hợp này, MNC sẽ có lợi nhất nếu công ty A là công ty tạo
ra toàn bộ phần lớn lợi nhuận trước thuế. Nếu hai công ty con này tiến hành giao dịch với
nhau, MNC sẽ yêu cầu công ty A bán cho công ty B với một mức giá cao khác thường
(giá chuyển). Việc làm này sẽ là tăng lợi nhuận của công ty A và ngược lại làm giảm lợi
nhuận của công ty B. Cụ thể, nếu càng có nhiều lợi nhuận của công ty B được chuyển
sang cho công ty A thì lợi nhuận tổng sau thuế của cả hai công ty con sẽ càng cao hơn.
Trên thực tế, chúng ta có những chứng cớ rõ ràng các MNC đang sử dụng phương pháp
chuyển giá này để giảm lượng thuế họ phải đóng, mặc dù phương pháp này bị cấm ở một
số nước. Hơn nữa, chuyển giá còn ảnh hưởng tới phân bố của các nguồn thu thuế giữa
các quốc gia với nhau. Chúng ta sẽ tiếp cận chi tiết hơn về chuyển giá ở Chương 8.
5.7. Quản lý vốn lưu động
Một khía cạnh của quản lý vốn lưu động chịu sự ảnh hưởng của các quyết định
liên quan tới thuế là đầu tư ngắn hạn. Trong ví dụ giữa công ty A và B ở trên, công ty con
B sẽ lựa chọn lộ trình đầu tư khác thay vì cho A vay nếu như không phải chịu sự ảnh
hưởng của các vấn đề liên quan tới thuế.
129
5.8. Chính sách cơ cấu vốn
Nếu một công ty con đặt ở quốc gia có thuế suất cao muốn mở rộng hoạt động,
công ty con này sẽ có lợi hơn nếu huy động vốn bằng việc vay nội địa thay vì nhận vốn
từ MNC. Điều này là bởi vì các khoản thanh toán lãi vay là các khoản miễn thuế, tức là
sẽ giúp giảm nghĩa vụ thuế.Chúng ta sẽ nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới sự chọn
lựa cơ cấu vốn ở Chương 7.
6. ƯU ĐÃI THUẾ VÀ SỰ CẠNH TRANH
Có hai loại ưu đãi thuế: một là nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài và hai là nhằm
khuyến khích xuất khẩu. Các ưu đãi thuế cho đầu tư ở một số nước thường liên quan tới
thời kỳ miễn thuế dù ở phương thức này hay phương thức khác. Một số nước không có
thời kỳ miễn thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng họ lại đưa ra các khoản tín
dụng thuế cho các công ty nào đầu tư ra các khu vực ngoài đô thị. Haaparanta (1996)
phân tích các ảnh hưởng của sự cạnh tranh thuế giữa hai quốc gia lên sự phân bố FDI từ
một MNC. Schnitzer (1999) sử dụng một mô hình năng động của FDI để trình bày lý
luận cho thời kỳ miễn thuế. Haufler và Wooton (1999) phân tích cạnh tranh thuế giữa hai
quốc gia có quy mô khác nhau và kết luận rằng: ở điểm cân bằng, quốc gia lớn sẽ nhận
được đầu tư nếu sự khác biệt về quy mô giữa hai thị trường trong nước là đáng kể. Điều
này là do MNC thường muốn được đặt ở thị trường lớn hơn, nơi mà MNC có thể bán sản
phẩm với giá cao. Ưu đãi thuế để khuyến khích xuất khẩu có thể là miễn thuế giá trị gia
tăng (VAT) với các mặt hàng xuất khẩu. Một ví dụ gần nhất có thể thấy là việc miễn thuế
hàng hóa và dịch vụ (GST) – được đưa ra tại Úc vào tháng 07/2000.
Ở Mỹ, đạo luật về Doanh nghiệp bán hàng ở nước ngoài (the Foreign Sales
Corporation Act) năm 1984 được thay thế cho bộ luật về Doanh nghiệp nội địa bán hàng
quốc tế (the Domestic International Sales Corporation – DISC) có từ năm 1972. DISC
được đưa ra nhằm khuyến khích các công ty xuất khẩu của Mỹ. Mặc dù DISC không phải
là chủ thể bị đánh thuế, nhưng thu nhập của nó vẫn bị đánh thuế cho các cổ đông (thường
là MNC mà đã thành lập DISC này) ở một mức thuế suất thấp hơn. Tuy nhiên DISC chỉ
là một cái vỏ thì đúng hơn là công ty có hoạt động, và vì vậy đã vi phạm các luật về công
ty con của GATT. Doanh nghiệp bán hàng ở nước ngoài (FSC) được thành lập để phản
ứng với các chỉ trích từ các thành viên của GATT.
Theo GATT, một FSC có đủ năng lực phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: (i) nó
phải được kết hợp và có các văn phòng chính ở nước ngoài hoặc thuộc địa của Mỹ (trừ
Puerto Rico); (ii) nó phải có giá trị vật chất kinh tế thay vì chỉ là một doanh nghiệp trên
giấy tờ; (iii) các hoạt động xuất khẩu nó đang thực hiện cho MNC phải được thực hiện ở
ngoài nước Mỹ; và (iv) tối đa có thể là 25 cổ đông sở hữu một FSC, giúp các công ty
thương mại xuất khẩu có thể thành lập FSC nếu họ muốn. Nhìn chung, FSC được định
nghĩa là một doanh nghiệp nước ngoài được thành lập giống như một công ty con của
một công ty ở Mỹ và mua hàng hóa từ các doanh nghiệp Mỹ cho mục đích bán lại. Nếu
một công ty có đủ tiêu chuẩn là một FSC, một phần thu nhập của công ty này sẽ được
miễn khoản thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ. Đồng thời, luật cũng cho phép khoản
giảm trừ 100% của cổ tức nhận được đối với khoản cổ tức được phân phối bởi FSC từ thu
nhập hoạt động thương mại. Để một giao dịch được coi là một khoản thu gộp từ hoạt
động thương mại quốc tế, 50% của tổng chi phi trực tiếp của giao dịch phải được xảy ra
ở các địa điểm ở nước ngoài.
Tương tự, một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Mỹ được định nghĩa là một doanh
nghiệp nội địa Mỹ độc lập hoạt động tích cực tại các thuộc địa của Mỹ (Puerto Rico và
130
quần đảo US Virgin). Một doanh nghiệp thuộc địa (a possessions corporation) có thể
được dùng để hạn chế thuế của Mỹ trên các khoản thu nhập hoạt động, một số thu nhập
từ đầu tư có được từ các thuộc địa, và từ việc bán đi các tài sản đã sử dụng để quản lý
việc kinh doanh của doanh nghiệp thuộc địa. Công ty mẹ sẽ được hưởng các lợi ích thông
qua các giảm trừ thuế. Để được coi là một doanh nghiệp thuộc địa, phải có ít nhất 80%
của thu nhập gộp có được từ trong thuộc địa, và ít nhất 75% của thu nhập gộp đến từ các
hoạt động thương mại hoặc kinh doanh ở trong thuộc địa.
Một số ý kiến cho rằng luồng chu chuyển vốn mạnh đã dẫn đến việc cạnh tranh về
thuế giữa các quốc gia, đặc biệt là các thiên đường thuế. Thực tế có những bằng chứng
nhất định đã cho thấy việc cạnh tranh thuế đã được các quốc gia coi là một vấn đề quan
trọng. Các hoạt động pháp luật ở các nước khác nhau cũng đã cho thấy sự tồn tại của
cạnh tranh về thuế, và thực tế đang được tăng cường và có thể dẫn tới các tác động có
hại. Việc hạ mức thuế đối với doanh nghiệp trên một số các quốc gia đã cho thấy sự cố
gắng của các chính phủ trong việc thỏa mãn mong muốn của các nhà đầu tư quốc tế về
các mức thuế thấp.
Tuy nhiên việc cạnh tranh thuế không chỉ giới hạn trong phạm vi các thiên đường
thuế. Một báo cáo cho Hội nghị thượng đỉnh Helsinki của Châu Âu tháng 12/1999 đã chỉ
ra 66 phương thức khác nhau của cạnh tranh thuế được sử dụng bởi các nước thành viên.
Các phương thức này có thể như Hà Lan sẵn sàng thương lượng bí mật với các công ty
nước ngoài về mức thuế họ phải nộp, hoặc việc miễn thuế của Gibraltar cho các chi
nhánh của công ty không cư trú có hoạt động tại đây. Báo cáo cũng nói rõ ràng, ngoại trừ
Thụy Điển, tất cả các nước Châu Âu khác đang dung túng cho “các hoạt động về thuế có
hại”. Hơn nữa, Châu Âu đang có chiến dịch chống lại việc tạo ra một cơ chế ưu đãi về
thuế cho một nhóm cá nhân, tổ chức nhất định. Ví dụ như Ireland sẽ chỉ áp dụng mức
thuế 10% đối với các công ty sản xuất nước ngoài quyết định chuyển tới đây, và cơ chế
này đã được mở rộng sang các công ty tài chính. Và cũng có những ví dụ chỉ ra động cơ
về việc dung túng cho việc cạnh tranh thuế và nó liên quan tới một vài nước không nằm
trong khối chung Châu Âu. Đầu tiền là Ireland đang chống lại việc thống nhất mức thuế
suất cho doanh nghiệp ở toàn Châu Âu vì hiện tại mức thuế thấp tại Ireland đang mang
lại lợi thế cạnh tranh lớn. Thứ hai, Anh đã một lần ngăn chặn lại chỉ thị của khối chung
Châu Âu về việc tiết kiệm thuế vì sợ việc ảnh có thể ảnh hưởng xấu tới thành phố của
London. Thứ ba, các cơ quan thuế ở Luxembourg và Thụy Sỹ không muốn chia sẻ thông
tin với các cơ quan thuế ở nước khác vì họ sợ sẽ đánh mất các khách hàng tiềm năng khi
các khách hàng này mong muốn giảm mức thuế phải nộp. Thứ tư, Mỹ đang tìm kiếm sự
ủng về một lệch cấm trên toàn thế giới đối với thuế internet vì Mỹ là nước xuất khẩu lớn
nhất trên thế giới về thương mại điện tử. (Đạo luật về tự do thuế Internet năm 1998) (Tờ
Nhà kinh tế, “Toàn cầu hóa và Thuế”, 29/01/2000, trang 4-5).
Những cá nhân hay tổ chức đang chống lại việc cạnh tranh thuế hiện đưa ra các
các ý kiến sau đây:
1. Việc cạnh tranh thuế gây tổn hại vì các quốc gia có thể sẽ phải thu hẹp các sơ sở
tính thuế, bị ép phải thay đổi cơ cấu thuế, hoặc dừng việc thu thuế theo phương
thức các quốc gia này muốn.
2. Việc cạnh tranh thuế khiến việc tính thuế các yếu tố biến động của sản xuất khó
khăn hơn, ví dụ như vốn và như vậy đồng nghĩa với việc nhiều loại thuế khác sẽ
được áp dụng đối với các yếu tổ ít biến động hơn, ví dụ như lao động.
131
3. Avi-Yonah (1999) cho rằng mặc dù cạnh tranh thuế có thể bắt các chính phủ cung
cấp dịch vụ một cách hiệu quả hơn, nhưng nó sẽ khiến giảm độ lớn của việc tái
phân phối. Và điều này sẽ dẫn tới một mạng lưới xã hội yếu kém, điều rất cần thiết
trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Dẫu vậy, Avi-Yonah vẫn cho rằng mối quan
hệ nhân quả có thể dẫn tới sự phản ứng dữ dội đối với một khía cạnh của toàn cầu
hóa mà đã khiến thế giới lâm vào cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Ngược lại, những cá nhân hay tổ chức ủng hộ cho việc cạnh tranh thuế cho rằng:
1. Nếu sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh là tốt thì sự cạnh tranh giữa
các chính phủ cũng là tốt. Điều này sẽ khiến các chính phủ hoạt động hiệu quả
hơn.
2. Trên thực tế, cạnh tranh thuế không đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra thiệt hại.
3. Cạnh tranh thuế là hữu ích vì nó đưa ra thêm nhiều lựa chọn cho người nộp thuế
(trong phạm vi kết hợp giữa thuế và các dịch vụ từ chính phủ).
4. Những quốc gia nghèo có quyền phấn đấu để đặt được một mức sống cao hơn
thông qua việc theo đuổi các chính sách thuế giúp thu hút FDI.
Rõ ràng rằng những ý kiến trái chiều này chưa để dẫn đến một kết luận thống nhất
xem việc cạnh tranh thuế là tốt hay xấu. Vấn đề này có liên quan tới rất nhiều phán xét
giá trị, và có lẽ vì vậy mà sẽ rất khó để có thể có được một kết luận thông nhất. Và hoàn
toàn có thể là sự thực sẽ là một điểm nào đó nằm giữa các ý kiến trái chiều này.
Một vấn đề liên quan khác cần được nhắc đến là những thực hành thuế có hại.
Theo OECD, các thực hành thuế có hại có thể tồn tại khi các chế độ thuế được thiết kế để
xói mòn cơ sở thuế của các nước khác. Điều này xảy ra khi các chế độ thuế thu hút đầu tư
và tiết kiệm phát sinh ở nơi khác, hoặc khi một quốc gia tạo điều kiện để các cư dân của
nước khác lách thuế một cách hợp pháp đối với quốc gia cư trú của họ. Để hỗ trợ chính
phủ các nước trong vấn đề này, vào tháng 05/1998 các chính phủ OECD đã phát hành
một bản báo cáo về cạnh tranh thuế có hại. Báo cáo đã tạo ra một diễn đàn về các thực
hành thuế có hại, đưa ra các đường hướng trong việc đương đầu với các ‘chính sách ưu
tiên có hại’ trong các nước thành viên, và tiếp thu ý kiến về hàng loạt các khuyến cáo để
đấu tranh lại các thực hành thuế có hại. Các yếu tố chính dùng để xác định và đánh giá
các chế độ thuế ưu tiên có hại là (i) mức thuế bằng không hoặc mức thuế suất hiệu lực
thấp; (ii) ‘hàng rào kín’ của các chế độ; (iii) thiếu minh bạch; và (iv) thiếu việc trao đổi
thông tin hiệu quả.
7. TOÀN CẦU HÓA, MẠNG INTERNET VÀ THUẾ
Toàn cầu hóa xóa nhòa vai trò của các ranh giới quốc gia và dần hòa hợp các thị
trường quốc gia riêng lẻ thành một thị trường toàn cầu. Mặc dù cụm từ ‘toàn cầu hóa’
được đúc kết vào những năm 1980, nhưng ý tưởng về một thị trường toàn cầu thống nhất
đã có từ lâu. Từ một số góc độ đánh giá, thế giới thậm chí còn được toàn cầu hóa hơn
thời điểm một thế kỷ trước khi các tiêu chuẩn về vàng vẫn còn được sử dụng, và khi triết
học về ‘thả nổi không can thiệp’ vẫn còn thịnh hành. Ví dụ như thời điểm đó việc di cư
và tìm việc dễ dàng hơn, không phụ thuộc nhiều vào khả năng của từng người (hơn một
triệu người một năm đã di cư tới Thế giới mới thời điểm đầu thế kỷ hai mươi). Sự sụp đổ
của tiêu chuẩn về vàng
và sự bùng phát của Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã dẫn
tới các chính sách chống thương mại và quan điểm biệt lập (isolationist sentiments) trong
những năm 1920, và càng mạnh mẽ hơn trong những năm 1930. Nhưng kể từ những năm
cuối thập niêm 70 và những năm đầu thập niên 80, đã có một xu hướng về sự tự do hóa
132
và việc xóa bỏ sự giám sát đối với các giao dịch tài khoản vãng lại và tài khoản vốn. Các
hành động này, cùng với sự phát triển của liên lạc và vận tải, đã thúc đẩy xu hướng toàn
cầu hóa, và làm xuất hiện một vài vấn đề cho các cơ quan thu thuế. Tờ Nhà kinh tế
(29/01/2000) đã báo cáo rằng doanh nghiệp kinh doanh thông tin của Rupert Murdoch đã
kiếm được khoản lợi nhuận tương đương 2,3 tỷ USD ở Anh trong giai đoạn 1987-1999
mà không nộp một chút thuế doanh nghiệp nào. Sau cùng, có thể thấy là thiên đường thuế
và sự cạnh tranh thuế có liên quan mật thiết với toàn cầu hóa. Một khía cạnh khác của
toàn cầu hóa là nó đã kéo theo xu hướng quốc tế hóa đối với các cơ quan thuế khi họ
quyết định thu thuế các công dân của họ dựa trên cơ sở tổng thu nhập toàn cầu của mỗi
cá nhân.
Toàn cầu hóa và sự xóa bỏ của các giám sát ngoại hối cũng như các rào cản khác
đã dẫn tới các dòng vốn tự do, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên,
kéo theo đó là quy mô lớn hơn của việc trốn thuế và lách thuế, vốn đang gây ra rất nhiều
vấn đề. Chính phủ các nước đang mất đi những nguồn thu thuế, và vì vậy những người
nộp thuế còn lại sẽ phải gánh vác phần thâm hụt này. Quốc gia với các tuân thủ thuế
nghiêm ngặt nhất sẽ chịu thiệt, khi các dòng kinh doanh thương mại sẽ chảy đi nơi khác.
Ủy ban về các vấn đề tài khóa của OECD đã tiến hành một số bước nhất định trong việc
đấu tranh với việc trốn thuế và lách thuế. Công việc này tập trung chính vào các công cụ,
phương pháp của sự hợp tác giữa các chính phủ. Ủy ban đề cao việc trao đổi thông tin
giữa các cơ quan thuế như một phương pháp hữu hiệu nhất trong việc chống lại các giao
dịch không tuân thủ giữa các quốc gia. Và vì lý do này, Hiệp định mô hình thuế của
OECD có một mục riêng về việc trao đổi thông tin. Các công việc hiện tại nhằm cải thiện
việc trao đổi thông tin bao gồm cả việc quan tâm tới các rào cản trao đổi thông tin và cả
phương thức để tận dụng hiệu quả hơn các thông tin mới nhất.
Mạng Internet – biểu tượng của không biên giới và xóa nhòa khoảng cách vật lý,
đã củng cố thêm xu hướng của toàn cầu hóa. Theo OECD, việc kết hợp giữa toàn cầu hóa
và thương mại điện tử có thể hủy hoại hệ thống thuế một cách nặng nề, ‘dẫn đến các
chính phủ sẽ không thể trang trải được các yêu cầu chính đáng và hợp pháp từ các công
dân của họ về các dịch vụ của chính phủ’ (Tờ Nhà kinh tế, 29/01/2000). Vấn đề ở đây là
mạng Internet xuất hiện tại đúng thời điểm khi các cơ quan thuế đang lo lắng rằng toàn
cầu hóa sẽ gây ảnh hưởng không tốt – đó là cạnh tranh thuế giữa các quốc gia đang tìm
cách thu hút các dòng vốn quốc tế. Mạng Internet có khả năng gia tăng sự cạnh tranh thuế
khi tạo điều kiện dễ dàng cho các MNC chuyển hoạt động của họ sang các thiên đường
thuế.
Sau đây là các ảnh hưởng và thách thức của mạng Internet mang đến:
1. Mạng Internet đã mang tới một kênh giao hàng và dịch vụ mới từ người sản xuất
tới khách hàng, và làm việc trốn thuế càng trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: một bài
nhạc có thể dễ dàng được tải xuống qua Internet từ một người bán lẻ ở một hòn
đảo nhiệt đới nhỏ ở giữa đại dương. Vì vậy, việc đánh thuế hàng hóa ảo và người
bán lẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với hàng hóa hữu hình. Ở Mỹ, những
người mua hàng qua Internet hiếm khi phải trả thuế hàng bán vì những công ty
nhận đơn hàng qua thư điện tử không bắt buộc phải thu hộ thuế trên các hàng hóa
bán ở các bang khác. Các khách hàng mua hàng trực tuyến ở Đức khi mua hàng từ
Mỹ chỉ phải trả VAT nếu văn phòng hải quan mở tất cả các kiện hàng được gửi từ
Mỹ.
2. Những người nộp thuế càng ngày càng trở nên khó để xác định danh tính.
133
3. Mạng Internet có thể xóa nhòa ranh giới giữa việc lách thuế (hợp pháp) và việc
trốn thuế (bất hợp pháp).
4. Mạng Internet là một nhân tố làm tăng cường các hành vi cạnh tranh thuế giữa các
chính phủ.
5. Mạng Internet làm việc xác định danh tính và vị trí của các cá nhân có các hoạt
động bị đánh thuế trở nên khó khăn hơn.
6. Người thu thuế thường thu thập thông tin từ các bên thứ ba, ví dụ như các nhà bán
lẻ hay ngân hàng. Thương mại điện tử có thể sẽ xóa đi vai trò của người đứng giữa
này (trong khi hiện nay đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu thuế) bởi vì
khách hàng có thể mua hàng trực tiếp từ người sản xuất thông qua Internet.
7. Mạng Internet cũng có thể hỗ trợ cho các giao dịch bí mật thông qua việc sử dụng
tiền điện tử. Các cơ quan thuế sợ rằng công nghệ này sẽ dung túng cho việc trốn
thuế.
8. Trong trường hợp có thể xác định được người phải đóng thuế, các cơ quan thuế
cũng sẽ thấy khó khăn trong việc thu các khoản thuế.
9. Mạng Internet làm việc lợi dụng các thiên đường thuế trở nên dễ dàng hơn. Dịch
vụ ngân hàng qua Internet giúp việc truy cập và sử dụng trở nên đơn giản với chi
phí thấp, với một mức độ bảo mật danh tính nhất định và khả năng chuyển tiền
trên toàn thế giới ngay lập tức.
10. Các hệ thống thuế hoạt động trên cơ sở nắm được vị trí của hoạt động kinh tế nhất
định. Trong khi đó mạng Internet có thể giúp một cá nhân hoạt động cùng một lúc
ở nhiều nước trên thế giới chỉ từ một cái bàn.
11. Chính phủ các quốc gia có thể phải chịu một mức độ thâm hụt nhất định trong
thuế quan (thuế xuất nhập khẩu) khi hàng hóa có thể được chuyển tự do qua ranh
giới các quốc gia.
12. Mạng Internet toàn cầu có thể làm phức tạp hơn khái niệm cũng như việc thu thuế
của các thu nhập phụ thuộc vị trí và thuế doanh nghiệp.
Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này đã được nhấn mạnh. Ủy ban Châu Âu đã
tỏ ra lo lắng về việc thâm hụt các nguồn thu thuế do mạng Internet gây ra. Và kết quả là
Ủy ban đã đề xuất rằng các công ty với doanh số bán hàng trực tuyến trên 100.000 EUR
trong khối EU nên đăng ký VAT ở ít nhất một trong các nước thành viên EU, và sáu đó
thu thuế từ tất cả các dịch vụ được tải từ Internet. Ở Mỹ, rất nhiều quan chức bang và địa
phương đã tỏ ra lo lắng về các ảnh hưởng không tốt của mạng Internet tới cơ sở tính thuế
của bang và địa phương (do thuế bán hàng được thu bởi bang). Newman (1995) nhắc lại
quan điểm này khi nói rằng ‘vấn đề tài chính của các chính quyền bang và địa phương
đang trở thành tai nạn trên đường siêu cao tốc thông tin’.
Tranh cãi về các ảnh hưởng của thuế Internet đã đạt đỉnh điểm ở Mỹ, cụ thể từ
năm 1998, khi Quốc hội thông qua Đạo luật tự do thuế Internet – vốn là một cái tên dễ bị
hiểu nhầm. Ngược lại với các ấn tượng thông thường, đạo luật này không đưa ra một lệnh
cấm đối với các loại thuế bán hàng qua Internet, mà là phân biệt rõ thuế thông thường và
thuế truy cập Internet. Đạo luật cũng đưa ra hướng dẫn về nghiên cứu các vấn đề của thuế
bán hàng, nhưng hướng dẫn này đã không có được một quan điểm đồng thuận. Quốc hội
đã đề xuất để tạm thời gia hạn Đạo luật tự do thuế, nhưng vấn đề cốt lõi vẫn chưa hề
được giải quyết.
134
Một câu hỏi được đặt ở đây liên quan tới các khoản tiền; đó chính là khoản thu
nhập từ thuế bị mất đi do chịu ảnh hưởng của thương mại điện tử. Ở Mỹ, thuế bán hàng
chiếm tỷ trọng tương đương 33% nguồn thu của một bang. Một số chính trị gia cho rằng
mức độ thâm hụt trong tương lai gần có thể đạt 20 tỷ USD. Với con số khủng khiếp này
thì việc các chính trị gia đang lo lắng về thương mại điện tử là điều dễ hiểu. Tuy nhiên,
Graham (1999) cho rằng hầu hết các tuyên bố này đều không sử dụng số liệu thực tế.
Goolsbee (2001) cho rằng việc ước lượng muốn chính xác trước tiên phải bắt đầu từ việc
dự báo doanh số bán hàng qua mạng Internet. Williams và cộng sự (1999) đã dự đoán
rằng tổng doanh số bán hàng qua mạng sẽ tăng từ mức 20,3 tỷ USD năm 1999 lên mức
184,5 tỷ USD năm 2004. Và theo đó số thâm hụt trong nguồn thu thuế sẽ tương tự tăng từ
mức 612 triệu USD lên mức 6,9 tỷ USD. Sử dụng phương pháp ngoại suy, Goolsbee
(2001, trang 16) kỳ vọng rằng sẽ cần một thập kỷ để thâm hụt trong nguồn thu từ thuế đạt
10% của doanh thu thuế bán hàng. Và đáng chú ý là các dự đoán hiện tại đang ước lượng
mức thâm hụt trong nguồn thu thuế từ các hoạt động bán hàng bên ngoài bang là 6 tỷ
USD, tương đương khoảng 10 lần phần thâm hụt do bán hàng qua Internet (Văn phòng kế
toán chung của Mỹ, 2000). Và Goolsbee kết luận rằng thâm hụt trong nguồn thu do
Internet nhìn chung là nhỏ.
Nhưng cuối cùng giá trị của việc bán hàng qua mạng Internet có thể sẽ là rất lớn
và lo lắng của các chính trị gia có thể sẽ được ủng hộ. Vậy, chúng ta sẽ cần phải làm gì?
Để ít nhất duy trì được nguồn thu thuế như hiện tại, chính quyền bang và các địa phương
cần phải tìm cách để áp dụng các các luật thuế hiện tại đối với các giao dịch điện tử. Các
cố gắng ban đầu để thu thuế các hoạt động thương mại qua mạng Internet của các chính
phủ đã dẫn đến nhiều tình huống cho thấy các luật thuế hiện tại là không đủ. Thậm chí cả
sự khác biệt giữa thuế bán hàng và thuế thu nhập cũng trở nên không rõ ràng khi kinh
doanh thông qua mạng Internet: rất nhiều sản phẩm thông tin có thể được coi là sản phẩm
hoặc dịch vụ đều được (Erickson, 1996).Đề xuất củaỦy ban Châu Âu về việc áp dụng
VAT ở ít nhất một nước đối với các công ty bán hàng trực tuyến là không khả thi.
Goolsbee (2001) cho rằng để thi hành loại thuế này có lẽ sẽ là rất khó, và nguồn thu từ
loại thuế này trong trung hạn sẽ là rất ít trong trường hợp việc thi hành là có thể. Lượng
thu thuế nhỏ từ việc đánh thuế trên một khối lượng lớn các giao dịch điện tử sẽ gặp phải
sự phản đối mạnh mẽ từ giới chính trị.
Một vấn đề lớn bị bỏ qua khi ban hành Đạo luật Tự do thuế Internet là việc cấm
các bang trong việc áp dụng thuế bán hàng cho khoản phí Internet hàng tháng. Theo
Karsel và các thành viên khác (1999), tổng lượng tiêu dùng từ việc truy cập Internet đạt
khoảng 10 tỷ USD trong năm 1999. Nếu các bang áp dụng thuế bán hàng với các loại phí
này, doanh số thu lại sẽ dư để bù cho phần thâm hụt từ các hoạt động bán hàng trực
tuyến. Tuy nhiên, Goolsbee (2001) đánh thuế truy cập Internet sẽ dẫn tới một lượng đáng
kể những tổn thất vô ích. Điều này bởi vì nghiên cữu đã cho thấy việc sử dụng Internet là
rất nhạy cảm với mức chi phí (Varian, 1999; Goolsbee, 2000). Một tiên đoán nổi tiếng
trong học thuyết kinh tế vi mô rằng độ co giãn cao đồng nghĩa với độ bóp méo lớn,
nhưng do các nhà cung cấp dịch vụ Internet thường thu một mức thuế cố định hàng tháng
nên việc đánh thuế vào phí truy cập sẽ có ít ảnh hưởng tới thời lượng dùng Internet. Tuy
nhiên những loại thuế như vậy vẫn sẽ có ảnh hưởng tới quyết định ban đầu xem có sử
dụng Internet hay không. Hơn nữa, tác động của thuế vào các quyết định để sử dụng công
nghệ mới có thể càng làm cho các tổn thất vô ích này lớn hơn.
Và như vậy, vấn đề về thuế quốc tế với thương mại điện tử vẫn chưa được giải
quyết. Liên hiệp Quốc đã đưa ra đề xuất đánh thuế thư điện tử ở các nước phát triển để
135
chi trả cho việc truy cập máy tính ở các nước đang phát triển. Trong các buổi tọa đàm với
Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Mỹ đã có những tranh luận chống lại các loại thuế
đặc biệt đánh vào thương mại điện tử. Và rõ ràng, động cơ trong hành động này là vì
nước Mỹ là quốc gia có xuất khẩu ròng thương mại điện tử lớn nhất. Và rất khó để biết
được trong tương lại mọi chuyện sẽ được quyết định ra sao.
Có một vấn đề mà chúng cần phải quan tâm, đó là hoạt động của các công ty tài
chính toàn cầu. Các thay đổi trong công nghệ và việc gỡ bỏ các quy định về tài chính đã
toàn cầu hóa thị trường tài chính một cách mạnh mẽ. Các công ty tài chính hiện đã có thể
bán các sản phẩm tài chính của mình mọi lúc mọi nơi. Theo đó, thương mại toàn cầu đã
tạo ra những thách thức đối với người nộp thuế và các cơ quan thuế trong việc đưa ra một
phương pháp công bằng để xác định và thu thuế các khoản lợi nhuận ở các nước mà việc
thương mại toàn cầu này đang diễn ra. Trong năm 1998, OECD đã phát hành bản dự thảo
được xem xét và cập nhật lại một cách cẩn thận: Việc thu thuế đối với thương mại toàn
cầu của các công cụ tài chính. Hiện tại, công việc liên quan tập trung tới bốn mảng
chính:
1. Cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của hướng dẫn đối
với các trường hợp phức tạp.
2. Giám sát việc triển khai thực tế các hướng dẫn, chỉnh sửa và cập nhật các hướng
dẫn hiện hành.
3. Cải thiện thủ tục hành chính.
4. Động viên các nước không là thành viên tuân theo các hướng dẫn này.
8. KẾT LUẬN
Thuế chắc chắn là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới luồng FDI, và ảnh
hưởng của thuế thông qua một số kênh khác nhau. Chúng ta đã thấy rằng yếu tố thuế đã
ảnh hưởng tới việc quyết định địa điểm của dự án FDI. Và khi nhà đầu tư đã chọn được
địa điểm, thuế có lẽ là vấn đề cốt lõi nhất trong việc xây dựng dự án theo hình thức chi
nhánh hay công ty con. Tiếp theo sau quyết định này, thuế cũng đóng vai trò quan trọng
trong mối quan hệ giữa MNC mẹ và các cơ sở ở nước ngoài đối với các vấn đề như
chuyển lợi nhuận, chuyển giá và các lĩnh vực khác. Thuế cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận của dự án FDI khi nó ảnh hưởng tới việc quyết định chi phí vốn và tỷ lệ chiết
khấu. Ở Chương 7, ảnh hưởng của thuế tới chi phí vốn và cơ cấu vốn sẽ được phân tích
sâu hơn.
136
CHƯƠNG VII
CHI PHÍ VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN QUỐC TẾ
Nguồn vốn của một công ty bao gồm vốn chủ sở hữu (từ lợi nhuận giữ lại và vốn
từ việc phát hành cổ phiếu) và nợ (các nguồn vốn đi vay). Chi phí vốn cho phần lợi
nhuận giữ lại của một công ty phản ánh chi phí cơ hội của việc các cổ đông nhận được
phần chia thông qua cổ tức và tự mình đầu tư ở nơi khác. Chi phí vốn của vốn chủ sở hữu
mới có được thông qua việc phát hành cổ phiếu mới sẽ phản ánh chi phí cơ hội của các
cổ đông mới sử dụng nguồn vốn này đầu tư ở nơi khác. Chi phí vốn của vốn chủ sở hữu
mới sẽ cao hơn chi phí vốn của lợi nhuận giữ lại do có liên quan tới các chi phí trong việc
phát hành cổ phiếu mới. Mặt khác, chi phí vốn vay của công ty được đo lường dễ dàng
hơn vì chi phí lãi tức phát sinh là kết quả của việc vay vốn.
Chi phí vốn có tác động quan trọng tới giá trị của công ty. Để cấp vốn cho các
hoạt động của mình, một công ty cần có một cơ cấu vốn (là sự kết hợp giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay) sao cho giảm thiểu được chi phí vốn và theo đó là tối đa hóa được giá trị
của công ty. Chi phí vốn càng thấp thì lợi nhuận yêu cầu đối với cả dự án sẽ càng thấp.
Vì vậy, việc ước lượng được chi phí vốn là một bước cần thiết trước khi thực hiện các
bước trong hoạch định vốn. Điều này là do NPV của bất kỳ một dự án nào cũng phụ
thuộc một phần vào tỷ lệ/lãi suất chiết khấu – vốn có quan hệ mật thiết với chi phí vốn
(xem lại công thức sử dụng để tính NPV ở chương 4).
Chi phí vốn có vai trò quan trọng trong việc hoạch định vốn. Một dự án có thể bị
MNC từ chối ở các nước có chi phí vốn cao nhưng lại vẫn có thể được chấp nhận ở một
nước có chi phí vốn thấp hơn. Hơn nữa, các MNC hoạt động ở các quốc gia có chi phí
vốn cao có tỷ lệ từ bỏ dự án cao hơn do khó khăn từ việc huy động vốn cho các dự án
này. Ví dụ: Ngân hàng Lloyds (một ngân hàng lớn ở Anh) đã từng quyết định bán các
hoạt động ngân hàng thương mại của mình tại Mỹ do tỷ suất lợi nhuận của các hoạt động
tại đây ko đủ so với chi phí vốn của họ.
Đối với một MNC, huy động vốn có thể được thực hiện ở một phạm vi lớn hơn so
với các công ty nội địa. Đối với tài chính của các doanh nghiệp nội địa, sự khác biệt chỉ ở
việc huy động vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên đối với một MNC, việc phân biệt
rõ giữa nguồn vốn huy động được từ nội bộ của MNC và từ nguồn khác bên ngoài MNC
cũng quan trọng không kém. Đối với một MNC, các nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài
có thể khác nhau về nhiều điểm, bao gồm kỳ hạn, loại tiền tệ, vị trí địa lý của nguồn cung
và loại hình tổ chức của nguồn cung.
Nhìn chung, một MNC có thể huy động vốn từ cả bên trong và bên ngoài. Các
nguồn vốn bên trong bao gồm lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn cung cấp bởi các công ty
con. Các nguồn vốn bên ngoài bao gồm thị trường vốn quốc gia và quốc tế. Thị trường
vốn quốc gia cung cấp các nguồn vốn ngắn và trung hạn thông qua các hình thức thấu
chi, cho vay bắc cầu hay các khoản vay trung hạn có thể chiết khấu. Họ cũng có thể kiếm
nguồn vốn tài trợ dài hạn ở dạng các khoản vay dài hạn từ ngân hàng, các khoản thuế, trái
phiếu và cổ phiếu. Các thị trường vốn quốc tế thường cấp tài trợ thông qua Trái phiếu
Châu Âu, trái phiếu quốc tế và cổ phiếu quốc tế.Hình 7.1 cung cấp một lược đồ về một
vài nguồn tài trợ của các MNC. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng lược đồ này chưa phải
là đầy đủ và chỉ minh một một vài nguồn tài trợ nhất định.
137
Nguồn vốn
Nguồn vốn nội bộ
Lợi nhuận giữ lại
Công ty con
Nguồn vốn bên ngoài
Thị trường quốc gia
Thị trường quốc tế
Công trái
Châu Âu
Vay bắc
cầu
Vốn (chủ sở
hữu) quốc tế
Huy động vốn
dài hạn
Huy động vốn
ngắn/trung hạn
Thấu chi
Trái phiếu
quốc tế
Vay
trung
hạn có
thể chiết
khấu
Vay
ngân
hàng dài
hạn
Thuê
Trái
phiếu
Cổ phiếu
Hình 7.1 Một vài nguồn tài trợ của các MNC
Trong trường hợp đứng trước nhiều sự lựa chọn, MNC phải cân nhắc một vài yếu
tố sau đây: (i) nhu cầu cần duy trì và gia tăng sức mạnh kiểm soát các công ty con; (ii)
nhu cầu cần có các dòng tiền thường xuyên từ các công ty con; (iii) mục đích của việc
huy động tài chính; (iv) các khía cạnh khác của chiến lược kinh doanh tổng thể, ví dụ như
mục tiêu giảm thiểu các nghĩa vụ thuế toàn cầu; (v) kỳ vọng về xu hướng biến động của
tỷ giá và lãi suất; (vi) nhu cầu muốn giảm thiểu các loại rủi ro phải đối mặt, ví dụ như rủi
ro hối đoái hay rủi ro quốc gia.
1. CHI PHÍ VỐN VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
Ở phần này, chúng ta sẽ miêu tả lý thuyết về chi phi vốn và các quyết định đầu tư.
Chi phí vốn biên (marginal cost of capital - MCC) được định nghĩa là chi phí của việc
huy động các khoản tài chính mới. Chi phí này sẽ được giữ nguyên thời kỳ đầu, không
chịu ảnh hưởng bởi các thay đổi về khối lượng của các khoản tài chính mới này. Tuy
nhiên, khi các nguồn vốn được cung cấp nhiều hơn một mức nhất định, các nhà cấp vốn
sẽ yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn để tiếp tục cũng cấp nguồn vốn. Và vì vậy MCC
sẽ có đường đi lên thay vì chỉ đi ngang như ở phần đầu như trong Hình 7.2.
138
Chi phí vốn (k)
MCC
k0
MRI
Huy động tài chính mới (F)
F0
Hình 7.2. Chi phí vốn và các quyết định đầu tư
Ngược lại, nhu cầu được xác định dựa trên lợi nhuận biên từ đầu tư (MRI) – là tỷ
lệ lợi nhuận trên các dự án đầu tư mới. Ở Hình 7.2, đường MRI là một đường đi xuống
do các dự án được xếp hạng từ cao đến thấp theo tỷ lệ lợi nhuận. Điểm cân bằng là điểm
giao nhau của hai đường MCC và MRI, với chi phí vốn tại điểm này là k0. Một vài phần
tích so sánh tĩnh có thể được thực hiện bằng cách dịch chuyển đường MCC hoặc MRI. Ví
dụ: đường MCC có thể dịch chuyển sang phải, thể hiện thiện chí của nhà cung cấp vốn
trong việc tiếp tục tài trợ thêm ở mỗi một mức chi phí vốn nếu họ tin tưởng rằng nền kinh
tế đang tăng trưởng nhanh và đạt mức lợi nhuận cao hơn. Trong trường hợp này, chi phí
vốn sẽ giảm xuống. Về phía cầu, đường MRI có thể dịch chuyển sang trái nếu công ty trở
nên “ngại” rủi ro hơn, ngụ ý rằng sẽ có ít dự án được chấp nhận hơn ở cùng một mức chi
phí vốn. Và trong trường hợp này, chi phí vốn cũng sẽ giảm xuống.
2. CHI PHÍ VỐN BÌNH QUÂN GIA QUYỀN
Chi phí phí vốn bình quân gia quyền của một công ty (k) được tính bằng tổng bình
quân gia quyền của chi phí nợ (kd) và chi phí vốn chủ sở hữu (ke) với tỷ trọng được xác
định bằng tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu ở trong cơ cấu vốn. Vì vậy, nếu vốn của của
công ty được cấu thành từ D nợ và E vốn chủ sở hữu thì chi phí vốn được tính như sau:
𝐷
𝐸
𝑘=(
)𝑘; (1 − 𝜏) + (
)𝑘
(7.1)
𝐷+𝐸
𝐷+𝐸 :
Với τ là mức thuế suất. Phần trước dấu cộng là phần chi phí bình quân gia quyền của nợ.
Phần này có (1 - τ) vì huy động vốn vay sẽ giúp tiết kiệm thuế phải nộp vì lãi vay phải trả
được coi là một khoản giảm trừ thuế.
Chi phí của vốn chủ sở hữu (ke) là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường vốn từ cổ
phiếu của công ty, dựa trên căn cứ là mức chi phí cơ hội từ bỏ khi không mua cổ phiếu
của một công ty khác có cùng mức độ rủi ro. Cùng với các rủi ro kinh doanh của công ty
khi vận hành, chi phí vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc vào mức độ vay nợ của công ty
D/(D+E), do mức độ vay vốn cũng có ảnh hưởng tới rủi ro của vốn chủ sở hữu
Do chi phí lãi vay là một khoản giảm trừ thuế nên việc sử dụng cả nợ trong cơ cấu
vốn sẽ giúp giảm chi phí vốn tổng thể, dẫn tới việc nâng giá trị của công ty. Điều này chỉ
đúng trong một phạm vi nhất định. Có nghĩa là nâng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) sẽ là
giảm chi phí vốn, nhưng sẽ chỉ đạt được một mức nhất định, đó chính là mức chi phí vốn
139
thấp nhất có được. Khi tỷ lệ D/E tăng quá mức này thì chi phí vốn sẽ lại tăng lên. Điều
này được giải thích là do khi tỷ lệ D/E tăng quá một mức thì những cổ đông mới hay chủ
nợ mới sẽ cảm thấy có nhiều rủi ro phá sản hơn và do đó sẽ yêu cầu một mức lợi nhuận
cao hơn. Điều này sẽ triệt tiêu lợi ích mang lại từ việc tiết kiệm thuế và dẫn tới việc tăng
chi phí vốn. Mối quan hệ giữa chi phí vốn và tỷ lệ nợ - vốn chủ sở hữu được thể hiện ở
Hình 7.3.
k
Điểm cơ cấu vốn tối ưu
D/E
Hình 7.3 Sự thay đổi của chi phí vốn khi tỷ lệ nợ - vốn chủ sở hữu thanh đổi
Khi cân nhắc một dự án nước ngoài có mức độ rủi ro tương đồng với MNC, MNC
có thể sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền như một mức lợi nhuận yêu cầu (hoặc tỷ
lệ chiết khấu) cho dự án. Nếu dự án có mức độ rủi ro khác, MNC phải tiến hành những
bước để tích hợp các rủi ro chênh lệch này vào quá trình hoạch định vốn. Có rất nhiều
phương pháp để xử lý với các chênh lệch rủi ro này. Rủi ro có thể được tính cho các ước
lượng của dòng tiền sử dụng nhiều giá trị hợp lý cho các biến sử dụng để tính NPV. Một
phân bố xác suất có thể được xây dựng để đánh giá xác suất dự án sẽ tạo ra một tỷ lệ lợi
nhuận tối thiểu bằng chi phí vốn bình quân gia quyền của công ty. Một phương pháp
khác để tích hợp các rủi ro này là điều chỉnh chi phí vốn bình quân gia quyền. Vì vậy,
nếu dự án có mức độ rủi ro nhiều hơn so mới mức độ rủi ro của MNC, lợi nhuận yêu cầu
của dự án sẽ bằng chi phí vốn cộng với một phần thể hiện sự khác biệt trong rủi ro này.
3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHI PHÍ VỐN LÀM TỶ LỆ
CHIẾT KHẤU
Sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền làm tỷ lệ chiết khấu trong hoạch định
ngân sách vốn có ý nghĩa trong việc tính toán NPV và các chỉ tiêu đánh giá dự án khác.
Đầu tiên, do tính chất giảm trừ thuế của các khoản chi phí lãi vay được phản ánh vào
trong công thức của chi phí vốn, do đó tính giảm trừ này cũng nên được phản ánh vào các
luồng tiền. Và vì lý do này, việc phân tích hoạch định vốn nên sử dụng các dòng tiền từ
hoạt động sau thuế, Ot(1 – τ), với Ot là dòng tiền gộp từ hoạt động kinh doanh ở thời
điểm t, và τ là mức thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, công thức này đang phóng đại số tiền
thuế thực nộp. Số tiền thuế thực nộp phải được tính dựa vào dòng tiền ròng trước thuế, Ot
– It, với It là lãi vay phải trả trên số nợ của công ty, và có nghĩa là số tiền thuế phải nộp
thực sự sẽ là τ (Ot – It). Việc phóng đại số thuế phải nộp ở trong phân tích hoạch định
vốn là do lá chắn thuế của lãi vay chưa được phản ánh trong các dòng tiền. Tuy nhiên,
quy trình thủ tục vẫn chấp nhận được do lá chắn thuế có được từ lãi vay đã được phản
ánh trong chi phí vốn. Để tránh việc bị tính hai lần, giảm trừ thuế nên được bỏ qua ở
trong khi tính các dòng tiền.
140
Ý nghĩa thứ hai nằm ở mức độ vay nợ của công ty con. Giả sử rằng MNC đang
cân nhắc mở một công ty con mới, sử dụng vốn của chính mình để tài trợ cho một phần
vốn đầu tư ban đầu của công ty con. Lượng vốn này được thu thập qua việc phát hành các
khoản nợ hay cổ phiếu ở tỷ lệ sao cho cơ cấu vốn sẽ không thay đổi. Phần còn lại công ty
con sẽ tự đứng ra đi vay.Và chúng ta cũng cần giả sử thêm là các khoản nợ công ty con đi
vay sẽ không được bảo lãnh bởi MNC, và công ty con cũng có cùng mức độ rủi ro hoạt
động như MNC. Sau khi thanh toán lãi vay các khoản nợ của chính mình, phần còn lại
của dòng tiền sẽ được chuyển về cho MNC. Có một câu hỏi được đặt ra ở đây: dòng tiền
nào sẽ được tính trong phân tích hoạch định vốn, dòng tiền của công ty con có được trước
khi thanh toán lãi vay hay là dòng tiền nhận được bởi MNC?
Trong khi thông thường thì MNC sẽ cho rằng sử dụng dòng tiền mà họ nhận được
(dòng tiền sau khi trả lãi vay), nhưng việc sử dụng dòng tiền trước khi trả lãi vay lại dễ
dàng hơn. Lý do là vì công ty con cũng được coi là một phần của MNC và có rủi ro kinh
doanh tương tự MNC, và vì vậy chi phí vốn của MNC cũng sẽ là một tỷ lệ chiết khấu phù
hợp để tính giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng từ hoạt động của công ty con. Và
như vậy, tỷ lệ chiết khấu phù hợp để có thể sử dụng thuận tiện trong phân tích hoạch định
vốn đã được xác định. Vì lý do này, chi phí vốn của MNC sẽ không là một tỷ lệ chiết
khấu phù hợp để tính giá trị hiện tại của dòng tiền sau khi trả lãi vay của công ty con. Đó
là do khoản nợ tự huy động bởi công ty con khiến cho dòng tiền từ hoạt động của công ty
con sẽ trở nên rủi ro hơn dòng tiền từ hoạt động của MNC. Về cơ bản, phân tích hoạch
định vốn vẫn có thể sử dụng dòng tiền nhận được bởi công ty mẹ, nhưng chi phí vốn của
công ty mẹ phải được điều chỉnh để phản ánh rủi ro của các khoản nợ mà công ty con
phải tự đứng ra đi vay. Việc điều chỉnh này có thể làm được, tuy nhiên nó không trực
quan và có thể thiếu sự chính xác.
Ý nghĩa thứ ba nằm ở thuế. Một công ty con sẽ cần phải nộp thuế cho chính phủ
nước ngoài (chính phủ nước nhận đầu tư), và MNC thì cần phải nộp thuế cho nước nhà
(nước đi đầu tư). Dòng tiền từ hoạt động sau thuế của công ty con sẽ là dòng tiền được sử
dụng chi phí vốn của MNC để tính giá trị hiện tại nên được xem như là đã được tính tất
cả các loại thuế rồi, kể cả thuế trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nếu như có các
khoản giảm/ tín dụng thuế thì mức thuế suất áp dụng để tính các dòng tiền từ hoạt động
sau thuế phải là mức thuế suất nội địa (thuế suất của nước đi đầu tư). Đây là trường hợp
nếu thuế suất nội địa cao hơn thuế suất nước ngoài.
Ý nghĩa cuối cùng nằm ở giai đoạn chiết khấu các dòng tiền đang được niêm yết ở
hai loại tiền tệ khác nhau (nội tệ và ngoại tệ). Trên thực tế, một MNC biết được chi phí
vốn sử dụng cho các dòng tiền niêm yết ở nội tệ, nhưng sẽ không dễ dàng để biết được
chi phí vốn cho dòng tiền tương đương được niêm yết ở ngoại tệ. Đôi khi một quy trình
đặc biệt có thể được sử dụng: tỷ lệ chiết khấu mà MNC sử dụng cho các dòng tiền niêm
yết ở ngoại tệ được tính là tổng của các chi phí vốn của các dòng tiền nội tệ với phần
chênh lệch giữa hai mức lãi suất không rủi ro của hai đồng tiền. Tuy nhiên quy trình này
là không chính xác.
4. CHI PHÍ VỐN CỦA CÁC MNC
Chi phí vốn của MNC luôn khác với chi phí vốn của một doanh nghiệp nội địa.
Nếu MNC huy động vốn từ nhiều hơn một nước, chi phí vốn của MNC sẽ là chi phí bình
quân gia quyền của các chi phi vốn của từng nước mà MNC huy động, với tỷ trọng lần
lượt chính là phần tỷ lệ vốn huy động từ các nước này. Nếu lượng vốn vay và vốn chủ sở
141
hữu huy động ở một nước i là Di và Ei, với i = 1,2,3,…n, tổng khối lượng của cả nợ và
vốn chủ sở hữu huy động được sẽ là:
𝐷 = O 𝐷=
6
(7.2)
=7"
6
𝐸 = O 𝐸=
(7.3)
=7"
Chi phí vốn bình quân gia quyền huy động từ nước i sẽ là:
𝐷=
𝐸=
𝑘= = (
)𝑘;= (1 − 𝜏= ) + (
)𝑘
𝐷= + 𝐸=
𝐷= + 𝐸= :=
(7.4)
Và chi phí vốn tổng thể sẽ là:
𝐷=
𝐷=
𝐸=
𝐸=
𝑘 = O( )(
)𝑘;= (1 − 𝜏= ) + O( )(
)𝑘
𝐷 𝐷= + 𝐸=
𝐸 𝐷= + 𝐸= :=
6
6
=7"
=7"
(7.5)
Một vài yếu tố có thể giải thích được sự khác biệt giữa chi phí vốn của MNC và
của doanh ngiệp nội địa. Một vài yếu tố trong đó là chi phí vốn của MNC thấp hơn của
doanh nghiệp nội địa và một vài yếu tố khác có tác động ngược lại. Do các yếu tố này rất
đa dạng, chúng ta không thể kết luận được chi phí vốn của doanh nghiệp nội địa sẽ cao
hơn hay thấp hơn chi phí vốn của MNC: tất cả phụ thuộc vào từng trường hợp của từng
doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ được lần được bàn tới.
4.1. Quy mô doanh nghiệp
Theo đuổi hoạt động đa quốc gia sẽ dẫn tới sự phát triển vượt bậc so với việc dựa
vào các hoạt động nội địa. Và vì lý do này, MNC thường có xu hướng lớn hơn so với
doanh nghiệp nội địa. Và việc có quy mô lớn thường sẽ dẫn tới chi phí vay vốn và chi phí
vốn chủ sở hữu thấp hơn. Những MNC lớn thường vay mượn khối lượng lớn, và họ cũng
nhận được một mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn từ các chủ nợ và ngân hàng. Hơn nữa,
các MNC có thể khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô trong việc phát hành trái phiếu và
cổ phiếu. Lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ dẫn tới các chi phí thấp (trên phần trăm khối
lượng phát hành) của các trái phiếu và cổ phiếu mới.
Và đồng thời các chủ nợ cũng tin tưởng rằng các doanh nghiệp lớn thường mạnh
về tài chính và cũng khó phá sản hơn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Và vì vậy họ thường
yêu cầu “chi phí rủi ro” thấp hơn so với các yêu cầu với các doanh nghiệp nhỏ. Ở phần
sau chúng ta sẽ thấy được chi phí vốn vay của một doanh nghiệp sẽ bằng với lãi suất cho
vay cơ bản của chủ nợ cộng với một phần được gọi là phần bù rủi ro (risk premium).
Phần bù rủi ro này phụ thuộc vào khả năng phá sản được nhận định của chủ nợ, và khả
năng này lại phần nào phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Một vài bằng chứng cho thấy rõ MNC có những đặc tính riêng biệt khác với
doanh nghiệp thuần nội địa do có quy mô lớn và có khả năng huy động vốn với chi phí
thấp hơn. Ví du: Grubaugh (1987) đã kiểm nghiệm ba giả thuyết giải thích tại sao các
doanh nghiệp muốn trở thành MNC, và hai trong số ba giả thuyết đã tìm được các dữ liệu
142
hỗ trợ. Đầu tiên, đó là có một sự khác biệt rất lớn trong chi phí vốn và cường độ vốn giữa
MNC và doanh nghiệp nội địa. Giả thuyết này đã phản ánh quan điểm rằng MNC thực
chất là các doanh nghiệp đang tìm kiếm các chênh lệch chi phí vốn – quan điểm của
MacDougal (1960). Thứ hai là các MNC có sự khác biệt lớn nữa với các doanh nghiệp
nội địa trong quy mô và sự đa dạng của hàng hóa. Điều này cũng phản ánh quan điểm
MNC là các doanh nghiệp độc quyền đang cạnh tranh bằng cách sản xuất ở nhiều nước
trên thế giới (HYmer, 1976).
4.2. Khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế
Các MNC tìm các nguồn tài trợ từ trong nội bộ cũng như từ các thị trường vốn
quốc tế. Việc tiếp cận được với thị trường vốn quốc tế sẽ giúp MNC có thể tiếp cận được
với nguồn vốn vay rẻ. Hoặc MNC cũng có thể tiếp cận vốn giá rẻ thông qua các công ty
con. Hoặc họ có thể sử dụng các hoạt động tài chính xuyên biên giới, ví dụ như các
khoản vay song song hoặc hoán đổi. Lall và Streeten (1997) cho rằng MNC không chỉ có
khả năng tiếp cận tài chính mà họ còn có khả năng huy động vốn với những điều khoản
có lợi hơn so với các doanh nghiệp bình thường. Với sự mở rộng của hệ thống ngân hàng
quốc tế trên toàn cầu, các MNC (vốn có các mối quan hệ lâu đời với các ngân hàng mẹ)
có thể mở rộng mối quan hệ cũng như các ưu đãi cho các công ty con của họ. Thực vậy,
một trong các lý do các ngân hàng quốc tế mở rộng hoạt động thông qua hình thức chi
nhánh là để phục vụ hay cung cấp các dich vụ tài chính cho các công ty con của các
MNC mà họ đã và đang có quan hệ hợp tác.
Việc huy động vốn quốc tế không phải lúc nào cũng khiến cho các MNC phải đối
mặt với rủi ro ngoại hối, vì doanh thu của các MNC hoặc các công ty con có thể được
niêm yết ở cùng loại đồng tiền với các khoản nợ huy động. Việc này có thể được diễn
giải như sau: Giả sử MNC vay một khoản tiền nước ngoài K ở thời điểm t, và sẽ hoàn trả
vào thời điểm t + 1. Khoản tiền gốc và lãi phải trả ở thời điểm t + 1 sẽ là K(1 + it*), với it*
là mức lãi suất nước ngoài hiện hành tại thời điểm t. Do có những thay đổi không thể
tránh của tỷ giá hối đoái S giữa thời điểm t và t +1, giá trị nội địa của khoản gốc và lãi tại
thời điểm t + 1 có thể là bất cứ giá trị nào, phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
từ St sang St+1. Nếu công ty có các khoản thu niêm yết ở đồng tiền nước ngoài ở thời
điểm t + 1 là Rt+1, giá trị ròng tại thời điểm t + 1 sẽ là:
𝐸!8" = 𝑆!8" [𝐾 (1 + 𝑖!∗ )−𝑅!8" ]
(7.6)
Rõ ràng rằng nếu K(1+it*) = Rt+1 thì Et+1 = 0. Trường hợp Rt+1 > 0, rủi ro từ ngoại
hối sẽ thấp hơn nếu như không có các khoản thu ngoại hối nào.
4.3. Đa dạng hóa quốc tế
Chi phí vốn bị ảnh hưởng bởi xác suất phá sản, cụ thể xác suất phá sản cao hơn thì
chi phí vốn sẽ cao hơn do các chủ nợ và các cổ đông sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi nhuận cao hơn
đối với các nguồn vốn đóng góp của họ. Một lý thuyết cơ bản trong tài chính là việc đa
dạng hóa sẽ giúp giảm rủi ro. Trong trường hợp này, việc đa dạng hóa quốc tế dẫn tới sự
ổn định của các dòng tiền và giúp giảm rủi xác suất phá sản.Tại sao lại như vậy? Vì các
quốc gia nói chung sẽ không ở cùng một giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh, như vậy một
quốc gia có thể đang suy thoái nhưng quốc gia khác có thể lại đang phát triển mạnh. Vì
vậy, việc đa dạng hóa quốc tế sẽ giảm thiểu sự biến động của các dòng tiền. Bằng cách
tăng sự ổn định của dòng tiền và giảm xác suất phá sản, việc đa dạng hóa quốc tế sẽ giúp
giảm chi phí vốn.
143
Giả sử tổng dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm các dòng tiền nội địa Xt và dòng
tiền nước ngoài Xt*.Giá trị nội địa của tổng dòng tiền sẽ là Xt + StXt*. Sự ổn định của
tổng dòng tiền sẽ được đo lường bằng độ lệch chuẩn như sau:
𝜎(𝑋! + 𝑆! 𝑋!∗ ) = €𝜎 #(𝑋! ) + 𝜎 # (𝑆! 𝑋!∗) + 2𝜎(𝑋! )𝜎(𝑆! 𝑋!∗ )𝜌(𝑋! , 𝑆! 𝑋!∗ )
(7.7)
với σ2(.) là phương sai, σ(.) là độ lệch chuẩn và ρ(.) là hệ số tương quan. Chú ý rằng nếu
ρ(Xt,StXt*) = 1 nghĩa là đang có quan hệ tương quan hoàn hảo giữa dòng tiền nội tệ và giá
trị nội tệ của dòng tiền nước ngoài. Như vậy sẽ không thể giảm được sự biến động của
tổng dòng tiền do:
𝜎(𝑋! + 𝑆! 𝑋!∗ ) = 𝜎(𝑋! ) + 𝜎(𝑆! 𝑋!∗ )
(7.8)
Tuy nhiên, miễn là ρ(Xt,StXt*) < 1, có nghĩa độ tương quan không hoàn hảo thì
tổng dòng tiền sẽ trở nên ổn định hơn. Nói cách khác, độ lệch chuẩn của tổng dòng tiền
sẽ nhỏ hơn tổng độ lệch chuẩn của từng dòng tiền riêng biệt.Trong trường hợp đặc biệt,
khi ρ(Xt,StXt*) = -1, chúng ta có:
𝜎(𝑋! + 𝑆! 𝑋!∗ ) = 𝜎(𝑋! ) − 𝜎(𝑆! 𝑋!∗ )
(7.9)
Đây là trường hợp rủi ro được giảm tối đa do có mối quan hệ tương quan âm hoàn
hảo giữa Xt và StXt*.
4.4. Rủi ro ngoại hối
Nguồn vốn được chuyển lại cho MNC từ các công ty con sẽ được chuyển đổi sang
đồng tiền chức năng của MNC (đồng tiền nội địa). Do tỷ giá hối đoái thay đổi nên giá trị
nội tệ của dòng tiền ngoại tệ cũng có nhiều biến động. Sự biến động của giá trị nội tệ của
dòng ngoại tệ sẽ dẫn tới xác suất phá sản cao hơn và vì vậy sẽ làm chi phí vốn cao hơn.
Giá trị nội tệ của dòng ngoại tệ là StXt*. Nếu chúng ta đo đạc biến động của dòng
tiền này nhờ vào độ lệch chuẩn của tỷ lệ biến động (thể hiện bằng dấu chấm trên đầu),
công thức sẽ được viết như sau:
𝜎 #H𝑋̇!∗ + 𝑆!̇ I = 𝜎 # H𝑋̇!∗ I + 𝜎 # (𝑆!̇ ) − 2𝐶𝑜𝑣(𝑋̇!∗ , 𝑆!̇ )
(7.10)
với Cov(𝑋̇!∗ , 𝑆!̇ ) là hiệp phương sai giữa 𝑋̇!∗ và 𝑆!̇ . Điều này có nghĩa là sự biến động của
giá trị nội tệ của dòng tiền ngoại tệ (đo bằng phương sai) bao gồm sự biến động của dòng
tiền ngoại tệ 𝜎 # H𝑋̇!∗ I, sự biến động của tỷ giá hối đoái 𝜎 # (𝑆!̇ ), và hiệp phương sai
𝐶𝑜𝑣H𝑋̇!∗ , 𝑆!̇ I giữa hai biến này. Chú ý rằng 𝜎 # H𝑋̇!∗ + 𝑆!̇ I>𝜎 #H𝑋̇!∗ I khi 𝜎 # (𝑆!̇ )> 0. Trên
thực tế, có các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng sự biến động của tỷ giá hối đoái đóng
vai trò quan trọng sự biến động của giá trị nội tệ của các dòng ngoại tệ. Và chúng ta cũng
cần chú rằng khi kết hợp các dòng tiền của các loại tiền tệ khác nhau sẽ giúp giảm biến
động giá trị của tổng dòng tiền, như chúng ta đã thấy ở phần trước (xem ví dụ trang 554
của Moosa, 1998).
4.5. Rủi ro quốc gia
Các hoạt động quốc tế đồng nghĩa với việc đa dạng hóa quốc tế, và việc này không
chỉ giúp cho các dòng tiền ổn định hơn mà cũng dẫn tới một loại rủi ro khác: rủi ro quốc
gia. Trong các trường hợp đặc biệt khi gặp phải rủi ro quốc gia (đặc biệt là rủi ro chính
144
trị), có thể xảy ra việc tịch thu hoàn toàn dự án, và như vậy MNC sẽ phải chịu một khoản
lỗ rất lớn. Dựa vào xác suất phá sản, cũng tương tự như rủi ro ngoại hối, rủi ro quốc gia
cao hơn thì chi phí vốn cũng phải cao hơn.
5. HUY ĐỘNG VỐN BẰNG NỘI TỆ VÀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG
NGOẠI TỆ
Nếu huy động vốn bằng ngoại tệ sẽ dẫn tới rủi ro ngoại hối, vậy tại sao các doanh
nghiệp vẫn bị hấp dẫn bởi hoạt động này? Có ít nhất hai lý do giải thích cho việc này.
Lý do đầu tiên là việc huy động vốn bằng ngoại tệ sẽ tạo nên rủi ro ngoại hối, nếu
công ty vẫn chưa phải đối mặt/phơi nhiễm với loại rủi ro này. Nếu trong trường hợp
ngược lại, công ty vốn đã phải đối mặt/phơi nhiễm với rủi ro này rồi thì có thể rủi ro
ngoại hối sẽ còn được giảm đi. Giả sử một công ty của Anh có các khoản phải thu bằng
đồng yen Nhật (JPY) và đồng đô-la Úc trong ba tháng tới. Công ty này hiển nhiên đang
đối mặt với rủi ro ngoại hối do giá trị bằng đồng pound (GBP) của các khoản phải thu là
chưa biết cho đến ngày thực nhận được (trừ trường hợp các khoản phải thu này đã có bảo
hiểm tỷ giá). Công ty này có thể loại bỏ rủi ro tỷ giá bằng cách vay một khoản ngoại tệ
với ngày đáo hạn bằng đúng ngày đáo hạn của khoản phải thu, và giá trị của gốc và lãi
của khoản vay này sẽ bằng đúng giá trị của khoản phải thu trong ba tháng tới (hay nói
cách khác là giá trị của khoản vay sẽ bằng giá trị hiện tại của khoản phải thu). Và như
vậy công ty có thể tận dụng các khoản phải thu để trả nợ. Và cho dù biến động nào có
xảy ra thì công ty cũng sẽ không bị ảnh hưởng.
Lý do thứ hai là việc huy động vốn bằng ngoại tệ có thể sẽ rẻ hơn. Mức lãi suất
của các khoản vay ở các đồng tiền khác nhau có thể khác nhau, và trong rất nhiều trường
hợp là các khoản vay ngoại tệ sẽ có các mức lãi suất vay thấp hơn so với các khoản vay
bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, chi phí vốn trong trường hợp huy động bằng ngoại tệ sẽ có
thêm yếu tố tỷ giá hối đoái. Và vì vậy, khi so sánh chi phí vốn bằng đồng nội tệ và chi
phí vốn bằng đồng ngoại tệ, chúng ta cần xem xét yếu tố tỷ giá hối đoái.
5.1. Huy động vốn vay bằng đồng ngoại tệ
Chi phí hiệu quả của việc huy động vốn vay ngoại tệ (đo đạc bằng đồng tiền nội
tệ) phụ thuộc và chi phí vay nợ nước ngoài và phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái.
Chúng ta có thể tính toán bằng cách sử dụng mô hình hai giai đoạn. Giả sử rằng một
khoản ngoại tệ X được vay ở thời điểm 0 với chi phí vốn vay là kd*. Giá trị nội tệ của
khoản vay là D0 sẽ được tính như sau:
𝐷' = 𝑋𝑆'
(7.11)
với S0 là tỷ giá hối đoái giao ngay hiện hành tại thời điểm 0 (thể hiện bằng phương pháp
yết giá trực tiếp: số lượng đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ). Khi khoản vay đáo hạn tại thời
điểm 1, giá trị nội tệ sẽ phải hoàn trả là (bao gồm gốc và lãi) D1 sẽ được tính như sau:
𝐷" = 𝑋𝑆" (1 + 𝑘;∗ )
(7.12)
với S1 là tỷ giá giao ngay hiện hành tại thời điểm 1. Chi phí vốn vay hiệu quả là 𝜅 được
tính theo công thức sau:
𝐷"
1+𝜅 =
𝐷'
(7.13)
145
hoặc:
hoặc:
𝑋𝑆" (1 + 𝑘;∗ )
1+𝜅 =
𝑋𝑆'
1 + 𝜅 = (1 + 𝑘;∗ )(1 + 𝑆̇)
với 𝑆̇ là phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái nằm giữa 0 và 1. Vì vậy:
𝜅 = (1 + 𝑘;∗ )H1 + 𝑆̇I − 1
Nếu loại bỏ 𝑘;∗ 𝑆̇, chúng ta có công thức gần đúng như sau:
𝜅 = 𝑘;∗ + 𝑆̇
(7.14)
(7.15)
(7.16)
(7.17)
Như vậy, chi phí vốn vay hiệu quả sẽ gần bằng với chi phí vốn vay bằng ngoại tệ cộng
với tỷ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái. Do vậy, nếu 𝜅<kd, việc huy động vốn vay bằng
đồng ngoại tệ sẽ rẻ hơn hơn huy động vốn vay bằng đồng nội tệ và ngược lại. Chi phí vốn
vay hiệu quả có thể sẽ âm, ngụ ý rằng người đi vay sẽ trả lại khoản gốc và lãi nhỏ hơn số
tiền đã đi vay.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng nếu học thuyết ngang giá lãi suất dạng có bảo
hiểm (CIP) là đúng, việc huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ cũng sẽ mang lại kết quả
như nhau do trạng thái ngoại hối có được từ việc vay ngoại tệ sẽ được bảo hiểm thông
qua thị trường kỳ hạn. Trong trường hợp này, ngoại tệ sẽ được mua kỳ hạn ở thời điểm 0,
có nghĩa là khối lượng cần để hoàn trả sẽ được quy đổi tại tỷ giá kỳ hạn hiện hành F0 tại
thời điểm 0:
𝐷" = 𝑋𝐹' (1 + 𝑘;∗ )
(7.18)
Và chi phí vốn vay hiệu quả sẽ là:
𝑋𝐹' (1 + 𝑘;∗ )
1+𝜅 =
𝑋𝑆'
(7.19)
1 + 𝜅 = (1 + 𝑘;∗ )(1 + 𝑓)
(7.20)
với f là chênh lệch giá mua/bán kỳ hạn. Vì vậy:
𝜅 = (1 + 𝑘;∗ )(1 + 𝑓) − 1
(7.21)
hoặc:
Nếu CIP là đúng thì:
1+𝑓 =
(1 + 𝑘; )
1 + 𝑘;∗
(7.22)
Thay thế Phương trình (7.22) vào Phương trình (7.21), chúng ta có :
146
𝜅 = 𝑘;∗
(7.23)
Nếu CIP là đúng, chi phí vốn vay hiệu quả sẽ bằng với chi phí vốn vay bằng nội
tệ. Và như vậy huy động vốn bằng ngoại tệ sẽ trở nên vô nghĩa do chi phí không rẻ hơn.
Tuy nhiên nếu CIP không được duy trì, tức là:
(1 + 𝑘; )
1+𝑓 >
1 + 𝑘;∗
(7.24)
Như vậy chênh lệch giá mua/bán kỳ hạn lớn hơn chênh lệch chi phí vốn. Và theo đó:
𝜅 = 𝑘;
(7.25)
Điều nay có nghĩa là việc huy động vốn bằng đồng ngoại tệ không được lựa chọn
do chi phí sẽ cao hơn là huy động vốn bằng đồng nội tệ.
Chúng ta sẽ xem xét việc lựa chọn đồng tiền đi vay khi sử dụng sản phẩm trái
phiếu dài hạn. Để đơn giản hóa, chúng ta giả sử rằng trái phiếu này là trái phiếu không
hưởng lãi định kỳ để tất cả các khoản thanh toán đều được thực hiện vào ngày đáo hạn,
giả sử là năm thứ n. Nếu trái phiếu bằng nội tệ được chọn, khối lượng doanh nghiệp vay
cần thanh toán sẽ là :
𝐷6 = 𝑋(1 + 𝑘; )6
(7.26)
Nếu huy động bằng ngoại tệ, khối lượng ngoại tệ sẽ là X/S0. Vào ngày đáo hạn,
giá trị nội tệ tương đương với khoản ngoại tệ sẽ là :
𝑋𝑆6
𝐷6∗ =
(1 + 𝑘;∗ )6
𝑆'
(7.27)
với Sn là tỷ giá hiện hành tại ngày đáo hạn. Phương (7.27) được viết lại như sau:
𝐷6∗ = 𝑋(1 + 𝑆̇)6 (1 + 𝑘;∗ )6
(7.28)
với 𝑆̇ là tỷ lệ phần trăm thay đổi trên năm của tỷ giá hối đoái giữa 0 và n. Giả sử rủi ro là
trung lập, huy động vốn bằng đồng ngoại tệ sẽ được lựa chọn nếu:
𝐷6∗ < 𝐷6
(7.29)
hoặc nếu:
𝑋(1 + 𝑆̇)6 (1 + 𝑘;∗ )6 < 𝑋(1 + 𝑘; )6
Phương trình 7.30 có thể được đơn giản hóa như sau :
̇ < 𝑘;
𝑘;∗ +𝑆
(7.30)
(7.31)
Nếu điều kiện này được thỏa mãn, trái phiếu nên được phát hành bằng đồng ngoại
tệ hơn là đồng nội tệ. Mặt khác, nếu:
147
̇ > 𝑘;
𝑘;∗ +𝑆
(7.32)
thì công ty nên huy động bằng nội tệ.
Trên thực tế, có thể vay bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau cùng một lúc. Nếu hai
loại ngoại tệ được sử dụng là i và j, chi phí vốn vay hiệu quả của hai đồng tiền này sẽ là:
∗
)(1 + 𝑆=̇ )
𝑘;= = (1 + 𝑘;=
(7.33)
∗
)(1 + 𝑆@̇ )
𝑘;@ = (1 + 𝑘;@
(7.34)
Giả sử khối lượng vốn vay được ghi bằng hai đồng ngoại tệ và nội tệ lần lượt là
Xi, Xj và X ( đều được thể hiện bằng giá trị đồng nội tệ), chi phí vốn vay trước thuế 𝑘|; sẽ
là:
𝑋@
𝑋
𝑋=
‡ 𝑘; + †
‡ 𝜅= + †
‡𝜅
𝑘|; = †
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@ @
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
(7.35)
hay:
𝑋
𝑋=
∗
‡ 𝑘; + †
‡ (1 + 𝑘;=
)(1 + 𝑆=̇ )
𝑘|; = †
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
𝑋@
∗
‡ (1 + 𝑘;@
+†
)(1 + 𝑆@̇ )
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
Chú ý rằng:
𝜕𝑘|;
𝑋=
∗ )
‡ (1 + 𝑘;=
=†
>0
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
𝜕𝑆=̇
𝑋@
𝜕𝑘|;
∗
‡ H1 + 𝑘;@
=†
I>0
𝑋 + 𝑋= + 𝑋@
𝜕𝑆@̇
(7.36)
(7.37)
(7.38)
Khi đó, tổng chi phí vốn vay sẽ tăng cùng với sự tăng giá của ngoại tệ so với nội
tệ.
5.2. Huy động vốn chủ quốc tế
Khác với thị trường vay nợ và trái phiếu vốn đã được quốc tế hóa một thời gian
khá lâu, việc quốc tế hóa thị trường vốn chủ không thực sự phát triển cho đến năm 1983.
Thị trường vốn chủ quốc tế bao gồm chức năng của thị trường sơ cấp (bảo lãnh, phát
hành cổ phiếu) và chức năng thị trường thứ cấp (kinh doanh) bên ngoài nước phát hành.
Thị trường chứng khoán quốc tế London là một ví dụ điển hình của thị trường thứ cấp
quốc tế, nơi diễn ra phần lớn các giao dịch kinh doanh chứng khoán quốc tế. Các MNC
hoạt động ở thị trường chứng khoán quốc tế bằng cách niêm yết cổ phiếu của họ trên các
sàn chứng khoán nước ngoài (chức năng thị trường thứ cấp) và bán cổ phiếu mới phát
hành của họ cho người nước ngoài (chức năng thị trường sơ cấp). Chúng ta sẽ lần lượt đề
cập tới từng vấn đề, trước tiên với việc niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài.
Mục đích thứ nhất của việc niêm yết ở sàn chứng khóa nước ngoài là để tăng tính
thanh khoản của các cổ phiếu hiện hữu (các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mua bán
148
cổ phiếu tại thị trường của họ và bằng đồng tiền của họ). Một mục đích thứ hai là tăng
cường tầm nhìn thương mại và chính trị của công ty. Mục đích thứ ba là nhằm hỗ trợ việc
phát hành cổ phiếu mới. Và cuối cùng, mục đích thứ tư là nhằm mở rộng quyền sở hữu ra
bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia và điều này có thể giúp giảm thiểu các biến động về
giá.
Các lợi ích của việc niêm yết ở thị trường nước ngoài phải cân bằng với các chi
phí của việc duy trì các cam kết về minh bạch thông tin. Do các hướng dẫn của Ủy ban
chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ về minh bạch thông tin là nghiêm khắc hơn ở các nước
khác nên các công ty của Mỹ sẽ thấy dễ dàng để niêm yết ở nước ngoài hơn là việc các
công ty nước ngoài muốn niêm yết ở thị trường Mỹ. Nhưng khi quyết định niêm yết ở
các thị trường nước ngoài, một câu hỏi được đặt ra là: niêm yết ở thị trường nào? Quyết
định chọn lựa sẽ phụ thuộc vào động cơ của việc niêm yết ở thị trường nước ngoài. Nếu
niêm yết để hỗ trợ cho việc phát hành cổ phiếu mới, thị trường mục tiêu sẽ là thị trường
niêm yết. Nếu mục đích là để tăng tầm nhìn về thương mại và chính trị, thị trường mục
tiêu nên là các các thị trường mà công ty đang có các hoạt động chủ yếu. Nếu mục đích là
để tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu hiện hữu thì thị trường mục tiêu nên là các thị
trường chính có tính thanh khoản cao như thị trường London, New York, Tokyo,
Frankfurt hoặc Paris. Các thị trường này chiếm hơn một nửa tổng vốn hóa thị trường
chứng khoán trên toàn thế giới.
Mặc khác, đối với việc bán các cổ phiếu mới ở thị trường quốc tế, một công ty có
thể bán các cổ phiểu mới phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng một trong các
phương pháp sau đây:
1. Bán cổ phiếu ở một thị trường chứng khoán nước ngoài được bảo lãnh một phần
hoặc toàn phần bởi một tổ chức ở nước nhận đầu tư, có thể ở dạng bán tư nhân.
2. Phát hành các chứng khoán Euro cho các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều nước
cùng một lúc. Việc hợp nhất của thị trường vốn toàn cầu đã dẫn sự phát triển của
thị trường chứng khoán Euro.
3. Bán cổ phiếu của công ty con ở nước ngoài cho các nhà đầu tư ở nước nhận đầu
tư. Điều này có thể giúp giảm chi phí vốn của công ty nếu các nhà đầu tư ở nước
nhận đầu tư chấp nhận tỷ lệ vốn hóa cao hơn trên thu nhập của công ty con hơn là
thu nhập của công ty./có thể khiến cho tỷ lệ vốn hóa trên lợi nhuận của công ty
con cao hơn trên lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp.
4. Bán cổ phiếu cho một công ty nước ngoài như một phần của kế hoạch hợp tác.
Điều này có thể dẫn tới việc chia sẻ chi phí phát triển công nghệ mới hoặc theo
đuổi các hoạt động tiếp thị bổ sung.
5.3. Tổng kết
Tiếp đây chúng ta sẽ xác định chi phí vốn của một công ty chỉ phát hành vốn chủ
sở hữu bằng nội tệ nhưng phát hành vốn nợ bằng cả nội tệ và ngoại tệ. Giả sử rằng công
ty sẽ thực hiện các nghĩa vụ nợ từ các nguồn thu bằng nội tệ. Trong trường hợp này, sự
biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng tới chi phí vốn vay và sẽ ảnh hưởng tới chi
phí vốn tổng thể. Chi phí vốn vay trước thuế sẽ là:
𝐷∗
𝐷
𝑘|; = 5
6
𝜅
+
5
6𝑘 > 0
(7.39)
𝐷 + 𝐷∗
𝐷 + 𝐷∗ ;
Và chi phí vốn tổng thể sẽ là:
149
𝐷∗
𝑘 = (1 − 𝜏) ˆ5
6 ‰(1 + 𝑘;∗ )H1 + 𝑆̇I − 1Š
𝐷 + 𝐷∗ + 𝐸
𝐷
𝐸
+5
6
𝑘
‹
+
5
6𝑘
;
𝐷 + 𝐷∗ + 𝐸
𝐷 + 𝐷∗ + 𝐸 :
với D* được giả sử là đo đạc bằng đơn vị nội tệ. Chú ý rằng:
𝜕𝑘
𝐷∗
=5 ∗
6 (1 + 𝑘;∗ ) > 0
̇
𝐷 +𝐷+𝐸
𝜕𝑆
(7.40)
(7.41)
Phương trình này cho thấy khi ngoại tệ tăng giá sẽ khiến chi phí vốn tổng thể tăng.
6. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) VÀ CHI PHÍ VỐN
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) có thể được sử dụng để chỉ ra tại sao chi phí
vốn của MNC có thể khác với của một công ty nội địa. CAPM được sử dụng để xác định
tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với một cổ phiếu – kj:
𝑘@ = 𝑖 + 𝛽(𝑘< − 𝑖)
(7.42)
với I là lãi suất phi rủi ro, km là tỷ lệ lợi nhuận của thị trường (thị trường được đại diện
bởi chỉ số giá chứng khoán), và β là hệ số beta của chứng khoán – hệ số đo lường mức độ
tương quan giữa giá chứng khoán và thị trường. Thị trường ở đây được đại diện bằng chỉ
số giá chứng khoán – có thể là chỉ số giá chứng khoán quốc gia nếu thị trường là phân
đoạn hoặc có thể là chỉ số của toàn cầu nếu thị trường là hợp nhất. Dẫu vậy, vẫn sẽ có ba
yếu tố quyết định kj: mức lãi suất phi rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận của thị trường, và hệ số beta
của chứng khoán. Một MNC không thể điều khiển được mức lãi suất phi rủi ro hay tỷ lệ
lợi nhuận của thị trường nhưng có thể tác động tới hệ số beta. Bằng cách giảm hệ số beta,
MNC có thể giảm chi phí vốn một cách hiệu quả.
Đối với một MNC đã được đa dạng hóa tốt với các dòng tiền từ các dự án khác
nhau, mỗi dự án sẽ có hai loại rủi ro sau đây: (i) rủi ro phi hệ thống là rủi ro đặc thù của
dự án; và (ii) rủi ro hệ thống. CAPM cho rằng rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ
thông qua đa dạng hóa. Tuy nhiên, đa dạng hóa sẽ không thể loại bỏ được rủi ro hệ thống.
Nhìn chung, hệ số beta càng thấp, rủi ro hệ thống của dự án cũng sẽ càng thấp và theo đó
tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với dự án cũng sẽ thấp. Mối quan hệ giữa lợi nhuận (kỳ vọng)
và rủi ro hệ thống được thể hiện ở Hình 7.4. Hình 7.4 cho thấy khi β=1 thì kj=km. Và theo
đó, CAPM cho rằng chi phí vốn của MNC sẽ thấp hơn chi phí vốn của một công ty nội
địa.
150
kj
km
km- i
i
β
1.0
Hình 7.4. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro hệ thống
Khi áp dụng CAPM ở phạm vi toàn cầu chúng ta sẽ có một số vấn đề phát sinh.
Vấn đề đầu tiên liên quan tới định nghĩa của danh mục đầu tư thị trường: sẽ là danh mục
đầu tư thị trường của nước đi đầu tư, danh mục đầu tư thị trường của nước nhận đầu tư,
danh mục đầu tư kết hợp của cả hai hay là danh mục đầu tư thị trường toàn cầu? Vấn đề
thứ hai liên quan tới sự thay đổi giá trị đồng tiền: những thay đổi này có nên được phản
ánh vào trong lợi nhuận của của danh mục đầu tư thị trường? Và tiếp theo là sự lựa chọn
của mức lãi suất phi rủi ro – mức lãi suất này sẽ khác nhau ở các nước khác nhau. Cuối
cùng là vấn đề về rủi ro ngoại hối: rủi ro ngoại hối có nên được xem như một yếu tố rủi
ro và theo đó phải cần điều chỉnh lợi nhuận yêu cầu?
Những vấn đề này có thể được giải quyết bằng mô hình định giá tài sản toàn cầu
(GAPM) (xem Dumas, 1993). Mô hình này được xây dựng trên ý tưởng của việc đa dạng
hóa quốc tế danh mục đầu tư. Giả sử việc đa dạng hóa quốc tế là tương đối hoàn hảo, mô
hình này sẽ được dùng để xác định tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu đã được điều chỉnh rủi ro từ
một góc nhìn của một đồng tiền nhất định. Mô hình được thể hiện như sau:
𝑘@ = 𝑖 + 𝛽C H𝑘C − 𝑖I + 𝛽D (𝑘D − 𝑖)
(7.43)
với 𝛽C là hệ số đo lường độ nhạy của tỷ suất lợi nhuận của tài sản đối với tỷ lệ suất lợi
nhuận của danh mục đầu tư thị trường toàn cầu, 𝛽D là độ nhạy đối với tỷ lệ thay đổi của
chỉ số trung bình theo tài sản của tỷ giá hối đoái (wealth-weighted index of exchange
rates), kg tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư thị trường toàn cầu đo lường
bằng đồng nội tệ, và kq là tỷ lệ thay đổi kỳ vọng tính bằng bằng đồng nội tệ của danh mục
đầu tư trung bình theo tài sản của các loại đồng tiền khác.
Phương trình (7.43) có thể được áp dụng với bất cứ đồng tiền nào không phụ
thuộc vào loại tiền tệ của tài sản. Điều này là do trong trường hợp này kj là tỷ suất lợi
nhuận kỳ vọng biểu diễn bằng đơn vị nội tệ. Lãi suất phi rủi ro là tỷ suất lợi nhuận của tài
sản nội địa phi rủi ro biểu diễn bằng đơn vị nội tệ. Phương trình (7.42) và phương trình
có hai điểm khác biệt. Điểm khác biệt là danh mục đầu tư thị trường ở Phương trình
(7.42) trở thành danh mục đầu tư thị trường toàn cầu ở Phương trình (7.43). Điểm thứ hai
và cũng là điểm quan trọng hơn là Phương trình (7.43) diễn giải hai yếu tố rủi ro: một là
rủi ro thị trường và rủi ro ngoại hối. Dẫu vậy, GAPM chỉ ra rằng một tài sản có hai hệ số
151
beta, một đo lường rủi ro thị trường và một đo lường rủi ro ngoại hối. Hai hệ số beta này
phải được đo lường cùng một lúc sử dụng phân tích quy hồi đa biến.
Tỷ suất lợi nhuận đối với một tài sản riêng lẻ biểu diễn ở một đồng tiền khác với
đồng tiền niêm yết của tài sản bao gồm hai phần: tỷ suất lợi nhuận ở đồng tiền niêm yết
và tỷ lệ tăng giá (hoặc giảm giá) của giữa hai đồng tiền này (đồng tiền tính toán và đồng
tiền cơ sở). Trên thực tế, tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường toàn cầu được
tính toán từ giá trị của chỉ số giá chứng khoán thế giới được đo lường ở một loại tiền tệ
nhất định. Tương tự, tỷ lệ thay đổi của đồng tiền cơ sở có thể được tính từ tỷ giá hiệu quả
của đồng tiền cơ sở. GAPM có thể được sử dụng để tính tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của
một dự án nước ngoài.
GAPM cũng có thể được dùng để dự đoán những thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối
đoái – một chỉ số rất quan trọng trong phân tích hoạch định vốn. Đối với hai loại đồng
tiền ở đây là nội tệ và ngoại tệ, chúng ta có:
𝑆 :̇ = (𝑖 − 𝑖 ∗ ) + 𝛽C H𝑘C − 𝑖I + 𝛽D (𝑘D − 𝑖)
(7.44)
với 𝑆 :̇ là biến động kỳ vọng của tỷ giá hối đoái đo lường bằng giá cả của đồng nội tệ trên
một đơn vị của đồng ngoại tệ, i là mức lãi suất (phi rủi ro) nội địa, i* là mức lãi suất ở
nước ngoài, 𝛽C là độ nhạy của phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái đối với tỷ suất lợi nhuận
của danh mục đầu tư thị trường toàn cầu, và 𝛽D là độ nhạy của tỷ lệ thay đổi của chỉ số
trung bình theo tài sản của tỷ giá hối đoái (wealth-weighted index of exchange rates) (tỷ
giá hối đoái hiệu quả của đồng nội tệ).
Nhìn chung, nếu chúng ta có giao dịch với hai loại tiền tệ x và y, và x là tiền tệ cơ
sở thì:
𝑆 :̇ (𝑥/𝑦) = (𝑖E − 𝑖F ) + 𝛽C H𝑘C − 𝑖E I + 𝛽D (𝑘D − 𝑖E )
(7.45)
Phương trình (7.45) kết luận như sau. Các biến động kỳ vọng của tỷ giá hối đoái –
thể hiện bằng x/y, phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) chênh lệch của mức lãi suất: (𝑖E − 𝑖F ); (ii)
chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường toàn cầu và mức lãi suất
của đồng tiền x: H𝑘C − 𝑖E I; và (iii) chênh lệch giữa tỷ lệ thay đổi của chỉ số tỷ giá hối
đoái (tỷ giá hối đoái hiệu quả của đồng tiền x) và mức lãi suất của đồng tiền x: (𝑘D − 𝑖E ).
Nếu 𝛽C = 𝛽D = 0, thì:
𝑆 :̇ (𝑥/𝑦) = 𝑖E − 𝑖F
(7.46)
Phương trình (7.46) chính là học thuyết ngang gía lãi suất dạng không bảo hiểm
(UIP). Và theo đó, Phương trình (7.46) sẽ giải quyết được phần bù rủi ro (risk premium)
có liên quan tới học thuyết ngang bằng lãi suất dạng không bảo hiểm. Hơn nữa nếu 𝑖E =
𝑖F thì:
𝑆 :̇ (𝑥/𝑦) = 0
(7.47)
Rõ ràng Phương trình (7.47) sẽ không thể tồn tại nếu không thỏa mãn một vài điều
kiện nghiêm khắc.
152
7. CHI PHÍ VỐN Ở CÁC QUỐC GIA KHÁC NHAU
Hiểu được sự khác biệt giữa các quốc gia ở khía cạnh chi phí vốn có thể giúp giải
thích tại sao MNC đặt trụ ở một số quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn ở các quốc gia
khác. Hơn nữa, hiểu được sự khác biệt giữa chi phí vốn vay và chi phí vốn chủ sở hữu
cũng sẽ giúp giải thích tại sao MNC ở một số nước có phần vốn nợ cao hơn trong cơ cấu
vốn.
7.1. Khác biệt ở chi phí vốn vay
Chi phí vốn vay được xác định bởi mức lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro. Chí
phí vốn vay ở một số nước cao hơn do mức lãi suất phi rủi ro và/hoặc phần bù rủi ro cao
hơn. Những khác biệt ở mức lãi suất phi rủi ro là do một số yếu tố ảnh hưởng như cung,
cầu, những khoản vốn sẵn sàng cho vay và mức lãi suất nói chung. Ví dụ: mức lãi suất có
thể thay đổi với từng giai đoạn của nền kinh tế, thường có xu hướng tăng khi kinh tế phát
triển và xu hướng giảm khi kinh tế suy thoái. Đồng thời cũng tồn tại mối quan hệ trực
tiếp giữa mức lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát kì vọng (như được thể hiện ở phương
trình Fisher) đây là lý do tại sao lãi suất có thể đạt mức 3 chữ số ở một số nước có tỷ lệ
lạm phát phi mã. Nhìn chung, mức lãi suất sẽ cao hơn ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao
(ví dụ như Thổ Nhĩ Kì). Một vài yếu tố khác có ảnh hưởng tới mức lãi suất có thể kể đến
như chính sách tiền tệ (thắt chặt hay nới lỏng), luật thuế (kích thích tiết kiệm hoặc
không), và các yếu tố về nhân khẩu học (những hộ gia đình trẻ thường có xu hướng tiết
kiệm ít hơn).
Phần bù rủi ro là để bù đắp cho chủ nợ cho những rủi ro vỡ nợ của con nợ.Rủi ro
này là khác nhau ở mỗi nước do có sự khác biết về điều kiện kinh tế, mối quan hệ giữa
doanh nghiệp và chủ nợ, can thiệp của chính phủ, và mức độ đòn bẩy tài chính. Phần bù
rủi ro thường có xu hướng thấp hơn ở những nước có nền kinh tế ổn định. Rủi ro vỡ nợ
tăng lên khi kinh tế suy thoái, và vì vậy chúng ta thường kỳ vọng phần bù rủi ro này cũng
sẽ tăng lên khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại hoặc chậm lại. Phần bù rủi ro sẽ thấp
hơn ở các nước mà các doanh nghiẹp và chủ nợ có mối quan hệ mật thiết do chủ nợ sẵn
sàng tăng hạn mức tín dụng trong trường hợp có khó khăn về tài chính (ví dụ như Nhật
Bản, hoặc ít nhất là đã từng trong quá khứ). Can thiệp của chính phủ có nghĩa là mức độ
sẵn sàng của chính phủ để giải cứu các doanh nghiệp thất bại. Phần bù rủi ro cũng sẽ cao
hơn ở các nước mà chính phủ không sẵn sàng giải cứu. Cuối cùng, phần bù rủi ro sẽ cao
hơn ở các nước mà các công ty được phép sử dụng đòn bảy tài chính ở mức độ cao (ví dụ
như Nhật Bản và Đức).
Giản đồ sau đây trình bày yếu tố quyết định của mức lãi suất phi rủi ro và phần bù
rủi ro. Chúng ta sẽ sử dụng các tiền đề cơ bản: chi phí vốn vay được quyết định bởi cung
và cầu. Giả sử rằng có hai loại con nợ: một là không có rủi ro vỡ nợ và hai là có rủi ro vỡ
nợ. Chúng ta cũng giả sử thêm rằng lúc đầu hai loại con nợ này có biểu cầu giống nhau,
có nghĩa là họ cần cùng một lượng vốn vay ở cùng một mức chi phí (giả thuyết này
không thực sự cần thiết nhưng sẽ giúp cho phân tích này thuận tiện hơn). Tuy nhiên, họ
lại đối mặt với hai biểu cung khác nhau do chủ nợ có thiện chí cho vay nhóm không có
rủi ro vỡ nợ nhiều hơn ở cùng một mức chi phí.
153
S
kd
Con nợ có rủi ro
Con nợ không rủi ro
S
i+ρ
i
D
D
Q
Q
Hình 7.5 Xác định chi phí vốn nợ
Trường hợp này được miêu tả ở Hình 7.5. Ở đây khối lượng vốn vay là Q được thể
hiện ở trục hoành, chi phí vốn vay là kd được thể hiện ở trục tung. Đường cung và cầu
trong trường hợp với con nợ không rủi ro được biểu diễn ở phía bên phải hình. Bên trái
hình biểu diễn đường cung và cầu đối với con nợ có rủi ro. Chi phí vốn vay đối với con
nợ không rủi ro là i và chi phí vốn nợ đối với con nợ có rủi ro là i+ρ với ρ là phần bù rủi
ro.
S0
kd
Con nợ có rủi ro
Con nợ không rủi ro
S1
S
i+ρ1
i+ρ0
i
D
Q
D
Q
Hình 7.6 Kết quả của việc giảm cung của vốn nợ đối với các con nợ có rủi ro
Mô hình cung cầu được miêu tả ở Hình 7.5 có thể được dùng để giải thích ảnh
hưởng của tất cả các yếu tố đã được nhắc đến ở trên trong Hình 7.6. Giả sử rằng các chủ
nợ bắt đầu cảm thấy mức độ rủi ro của các con nợ rủi ro tăng do họ đang kỳ vọng là sắp
có suy thoái, trong khi đó các con nợ không rủi ro vẫn không thay đổi gì (có thể do các
con nợ không rủi ro theo đuổi các hoạt động không chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế).
Lúc này các chủ nợ sẽ giảm lượng cho vay đối với các con nợ có rủi ro, dẫn tới việc phần
bù rủi ro sẽ tăng từ ρ0 tới ρ1.Và như vậy, chi phí vốn vay sẽ càng cao hơn đối với con nợ
rủi ro (như biểu diễn ở Hình 7.6). Mặt khác, nếu nhu cầu cho vốn vay của cả con nợ
không rủi ro và con nợ có rủi ro đều giảm thì chi phí vốn nợ cho cả hai nhóm đều sẽ
giảm. Điều này được biểu diễn ở Hình 7.7. Chú ý rằng lãi suất phi rủi ro sẽ giảm nhiều
hơn so với phần bù rủi ro do phần giảm cầu của con nợ không rủi ro là lớn hơn so với
phần giảm cầu của con nợ rủi ro.
154
kd
Con nợ có rủi ro
S
Con nợ không rủi ro
S
i0+ρ0
i1+ρ1
i0
i1
D0
D0
D1
D1
Q
Q
Hình 7.7 Kết quả của việc giảm cầu của vốn nợ của các con nợ có rủi ro và con nợ không
rủi ro
Mô hình cung cầu này cũng có thể giải thích sự khác biệt trong chi phí vốn và
thành phần của chi phí vốn (lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro) giữa các quốc gia khác
nhau. Sự khác biệt này là do sự khác nhau về vì trí và sự dịch chuyển của đường cung và
cầu, chính xác hơn là do sự khác nhau ở các yếu tố đã được đề cập ở trên. Bảng 7.1 cho
chúng ta một ví dụ về sự khác biệt giữa chi phí vốn của các quốc gia khác nhau, được
biểu diễn bằng lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp của các quốc gia phát triển và mức lãi
suất đại diện của các quốc gia đang phát triển và đang chuyển đổi. Tỷ lệ lạm phát cũng
được đưa ra để chỉ ra sự ảnh hưởng của nó đối với chi phí vốn danh nghĩa. Hình 7.8 là sơ
đồ phân tán cho thấy mối quan hệ giữa chi phí vốn và tỷ lệ lạm phát ở những quốc gia
đang phát triển và đang chuyển đổi (tất cả các quốc gia ở Bảng 7.1 trừ Thổ Nhĩ Kỳ).
7.2. Khác biệt ở chi phí vốn chủ sở hữu
Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu sự khác nhau ở chi phí vốn chủ sở hữu giữa
các quốc gia. Chú ý rằng chi phí vốn chủ là chi phí cơ hội: là phần lợi nhuận các cổ đông
thu được ở các khoản đầu tư có rủi ro tương tự khi họ lợi nhuận được phân bổ cho họ
thay vì được giữ lại. Lợi nhuận này cũng bao gồm hai phần là phần lãi suất phi rủi ro và
phần bù lãi suất.
Bảng 7.1 Chi phí vốn nợ và tỷ lệ lạm phát của một số nước
Các quốc gia phát triển
Chi phí
Quốc gia
vốn nợ
Úc
7,34
Anh
6,69
Canada
7,36
Đan Mạch
7,20
Nhật Bản
1,36
Thụy Điển
5,30
Thụy Sỹ
4,09
Mỹ
7,03
Các quốc gia đang phát triển
Tỷ lệ lạm Quốc gia
Chi phí
phát
vốn nợ
6,0
Hong Kong
3,78
1,8
Ấn Độ
7,37
3,6
Indonesia
16,53
2,7
Malaysia
3,30
-0,4
Philippines
10,25
2,8
Singapore
2,25
1,8
Hàn Quốc
5,78
3,3
Đài Loan
4,10
Tỷ
lệ
lạm phát
1,3
2,3
10,8
1,6
6,5
2,0
5,4
0,4
155
Châu Âu
5,59
2,9
Thái Lan
Argentina
Brazil
Chile
Colombia
Mexico
Peru
Venezuela
Ai Cập
Nam Phi
Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng hòa Séc
Hungary
Phần Lan
Nga
3,50
9,38
16,81
3,64
12,73
10,39
12,88
14,96
9,08
10,59
59,00
5,07
11,13
17,08
25,00
2,8
1,0
7,1
3,7
1,9
7,1
2,6
12,6
2,4
6,5
52,4
4,6
10,3
6,6
25,0
Nguồn: Tờ Nhà kinh tế
Ghi chú: Số liệu hiện hành tại thời điểm nửa đầu năm 2001
Khác biệt ở mức lãi suất không rủi ro tạo nên sự khác biệt của chi phí vốn chủ
(đồng thời cũng phụ thuộc vào các cơ hội đầu tư). Quốc gia nào có nhiều cơ hội đầu tư
thường sẽ có mức chi phí vốn cao hơn so với các quốc gia có ít cơ hội đầu tư.
Chi phí vốn chủ sở hữu có thể được ước lượng bằng cách áp dụng hệ số giá trên
thu nhập (hệ số P/E) đối với một dòng thu nhập nhất định (McCauley và Zimmer, 1989).
Hệ số P/E có quan hệ với chi phí vốn do nó phản ánh tương đối giá chứng khoán của
công ty trên hiệu quả hoạt động của công ty (đo lường bằng thu nhập). Hệ số P/E cao có
nghĩa là công ty bán được cổ phiếu mới với giá cao đối với một mức thu nhập nhất định,
có nghĩa là chi phí vốn chủ sẽ thấp.
Khi đã biết được chi phí vốn vay và chi phí vốn chủ cũng như cơ cấu vốn, Phương
trình (7.1) sẽ giúp chúng ta tính được chi phí vốn tổng thể. Thông thường, ở những nước
có mức lãi suất thấp (như Nhật Bản) thì sẽ có mức chi phí vốn thấp. Điều này là do mức
lãi suất không rủi ro không chỉ có ảnh hưởng tới chi phí vốn vay mà cũng có ảnh hưởng
tới chi phí vốn chủ sở hữu. Các MNC có thể sử dụng nguồn vốn ở các nước có chi phí
vốn rẻ để hỗ trợ cho các hoạt động ở các nước khác, tuy nhiên khi đó sẽ phát sinh rủi ro
ngoại hối, như chúng ta đã đề cập ở trên.
8. LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN
Lựa chọn cấu trúc vốn đồng nghĩa với sự lựa chọn tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Hãy
nhớ rằng luôn có cái được và mất khi sử dụng vốn vay. Vốn vay đem lại lợi ích bởi vì
thanh toán lãi vay mang lại các khoản giảm trừ thuế. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay
quá nhiều có thể tạo ấn tượng rằng tình hình tài chính của công ty là không ổn định và dễ
bị tổn thương, làm tăng chi phí vốn chủ. Công ty nên nhắm đến một tỷ lệ nợ/vốn chủ sở
hữu mà có thể giảm thiểu chi phí vốn chủ và theo đó tối đa hoá giá trị của công ty. Lợi
ích từ việc sử dụng vốn vay mà các công ty nhận được là khác nhau bởi vì hai yếu tố.
156
Yếu tố thứ nhất thuộc về tính chất của từng công ty, trong khi yếu tố thứ hai thuộc về
những đất nước nơi mà các công ty con và các dự án được đặt và thực hiện.
Ba đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng tới cấu trúc vốn là sự ổn định của dòng
tiền của doanh nghiệp, rủi ro tín dụng, và thu nhập. Công ty với dòng tiền ổn định hơn có
thể có nhiều vốn vay hơn bởi vì dòng tiền đó có thế được sử dụng để chi trả lãi suất định
kì. Một phương pháp để đạt được sự ổn định trong dòng tiền, như chúng ta đã thấy trước
đây, đó là đa dạng hoá quốc tế. Bởi vậy, các công ty có sự đa dạng hoá quốc tế lớn
thường có dòng tiền ổn định hơn và có nhiều vốn vay trong cấu trúc vốn (tức là công ty
đó có tỷ lệ vốn nợ/vốn chủ sở hữu cao hơn). Tương tự như vậy, công ty với rủi ro tín
dụng thấp (khả năng vỡ nợ thấp) có thể có nhiều vốn vay trong cấu trúc vốn. Rủi ro tín
dụng thấp là khi một công ty có sự quản lý chặt chẽ và sát sao, và khi công ty có các tài
sản có tính thanh khoản có thể sử dụng như tài sản thế chấp. Cuối cùng, công ty có nhiều
lợi nhuận có thể dùng lợi nhuận giữ lại để chi trả cho các hoạt động của họ, trong trường
hợp như vậy, công ty đó sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn trong cấu trúc vốn. Đó
chính là lí do vì sao các MNC có định hướng tăng trưởng thường có tỉ lệ nợ/ vốn chủ sở
hữu cao hơn các MNC với tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn.
Có những yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư, và đó chính là lý do ta có thể quan sát
được sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa các quốc gia. Ví dụ như các công ty ở Nhật
Bản và Đức có truyền thống sử dụng tỉ lệ nợ/vốn chủ lớn hơn so với các công ty ở Mỹ
hay ở Anh Quốc. Đó là bởi vì tỉ lệ phá sản ở Nhật Bản và Đức thấp hơn ở Mỹ hay ở Anh
Quốc do chính phủ các nước này sẵn sàng can thiệp để giúp đỡ các công ty ở nước họ.
Thêm vào đó, ở các nước này, các ngân hàng không chỉ là những người cho vay mà còn
là những cổ đông, nên họ có nghĩa vụ giúp đỡ khi công ty gặp khó khăn.
Những yếu tố thuộc về nước nhận đầu tư gây ảnh hưởng đến cấu trúc vốn bao gồm
những yếu tố sau. Yếu tố thứ nhất xảy ra khi có sự hạn chế sở hữu chứng khoán ở nước
nhận đầu tư. Nếu bởi một lí do nào đó, những nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư không được
phép hay không sẵn sàng đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài, một MNC hoạt động ở quốc
gia đó sẽ huy động vốn chủ sở hữu ở đó dễ đàng hơn. Trong trường hợp đó, MNC sẽ có
nhiều vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của họ. Ngược lại, một MNC sẽ có nhiều vốn
vay trong cấu trúc vốn của họ nếu họ hoạt động tại một quốc gia có lãi suất thấp. Trong
trường hợp đó, phần lớn dòng tiền sinh ra từ dự án sẽ được sử dụng để chi trả lãi vay.
Một tình huống tương tự xảy ra khi rủi ro quốc gia cao. Một MNC hoạt động tại một
quốc gia mà rủi ro nguồn tiền bị ngăn chặn hay tịch thu là cao thường vay nợ rất nhiều ở
đất nước đó, và từ đó họ có nhiều vốn vay trong cấu trúc vốn của họ.
Nhìn chung, các MNC thường sẽ có nhiều vốn vay trong cấu trúc vốn của họ nếu
như công ty con của họ có thể vay với lãi suất thấp, nước nhận đầu tư có đồng tiền yếu,
có rủi ro quốc gia cao hay có thuế cao. Một MNC có thể lệch hưởng khỏi mục tiêu cấu
trúc vốn của họ ở mỗi nước nhận đầu tư nhưng họ có thể đạt được mục tiêu cấu trúc vốn
trên cơ sở hợp nhất. Chính sách lờ đi mục tiêu cấu trúc vốn ở từng quốc gia nhận đầu tư
để đạt được mục tiêu cấu trúc vốn hợp nhất có thể được thay đổi, chỉnh sửa tuỳ theo hoàn
cảnh. Ví dụ như một MNC hoạt động tại một đất nước mà họ không cho phép đưa cổ
phiếu của công ty lên sàn chứng khoán địa phương thì công ty đó sẽ có tỷ lệ nợ/vốn chủ
cao hơn so với dự định. Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu cao tại quốc gia này có thể được cân
bằng lại bởi tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu thấp tại những quốc gia khác.
Một số MNC có thể cho phép công ty con ở nước ngoài cụ thể nào đó của họ phát
hành cổ phiếu cho những nhà đầu tư địa phương như một hình thức rót vốn sở hữu vào
công ty con đó. Trong trường hợp này, công ty con được coi như là sở hữu một phần hơn
157
là sở hữu toàn phần bởi MNC. Chiến lược này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
của MNC. Công ty con sở hữu một phần có lợi thế là họ có thể có thêm nhiều cơ hội ở
nước nhận đầu tư, nhưng họ lại có những bất lợi liên quan đến xung đột quyền lợi. Chúng
ta đã từng thấy sự xung đột quyền lợi tương tự xảy ra khi một dự án không thể thực hiện
được từ góc nhìn của công ty lớn nhưng lại có thể thực hiện được từ góc nhìn của công ty
con của nó.
9. BÀN LUẬN THÊM VỀ SỰ LỰA CHỌN CƠ CẤU VỐN
“Bài toán về cấu trúc vốn” là một cụm từ được đặt bởi Myer để giải thích tại sao
các công ty trong cùng một ngành công nghiệp lại có cấu trúc vốn khác nhau. Myers
(1984) tranh luận rằng các công ty dường như thường làm theo lý thuyết tăng vốn tuần tự
(“pecking order theory”. Lý thuyết tăng vốn tuần tự được giới thiệu lần đầu tiên bởi
Donaldson vào năm 1961) nhờ đó họ có thể huy động vốn nội bộ để tránh những chi phí
phát hành. Nếu như sử dụng vốn nội bộ không hiệu quả, công ty sẽ sử dụng vốn vay
trước và sau đó là vốn chủ sở hữu bởi vì chi phí phát hành vốn chủ thường cao. Các điều
kiện quốc tế có thể khiến các MNC hoặc là tăng tốc chuyển đổi từ phương pháp huy động
vốn này sang phương pháp khác, hoặc là sắp xếp lại vốn tăng tuần tự tuy nhiên điều đó
có thể bị ảnh hưởng bời một số yếu tố.
Rủi ro quốc gia là một trong những yếu tố đó. Nếu rủi ro quốc gia cao, các công ty
con có thể xem xét phương pháp huy động vốn mà có thể giúp họ cải thiện vị thế chính
trị. Vốn vay và vốn chủ sở hữu tại các nước nhận đầu tư sẽ đem đến cho các nhà đầu tư
và cổ đông ở các nước này những quyền lợi ở công ty con. Trường hợp cũng sẽ xảy ra
ngay cả khi vốn nội bộ vẫn còn và sẵn sàng để sử dụng. Nguồn vốn này sẽ được giảm
thuế cho các công ty con. Chính bởi vậy, nguồn vốn này sẽ được sử dụng trước nguồn
vốn nội bộ.
Yếu tố thứ hai là sự khác biệt trong lãi suất. Nếu như lãi suất tại nước nhận đầu tư
thấp hơn, công ty con sẽ thích huy động vốn bên ngoài hơn. Vốn nội bộ sẽ được chuyển
lại cho MNC. Đây là hình thức huy động vốn mà đem lại thêm nhiều quyền lợi cho công
ty con mà không làm tăng thêm rùi ro chuyển đổi ngoại tệ, bởi vì một phần của doanh thu
được sử dụng để trả lãy vay. Mặt khác, nếu lãi suất tại các quốc gia nhận đầu tư mà cao,
MNC sẽ sử dụng vốn nội bộ của họ cho các công ty con.
Yếu tố thứ ba là sự dự tính về tỷ giá ngoại tệ. Nếu như ngoại tệ được dự tính sẽ
mạnh lên trong tương lại, MNC sẽ lập tức chuyển tiền để thúc đẩy sự phát triển của công
ty con. Kết quả là sẽ có một phần nguồn vốn nội bộ được chuyển từ MNC đến công ty
con của họ. Có nghĩa là, MNC sẽ huy động vốn bên ngoài nhiều hơn công ty con của họ.
Mặt khác, nếu MNC dự tính rằng ngoại tệ sẽ yếu đi trong tương lai, họ sẽ yêu cầu công ty
con huy động vốn tại nước nhận đầu tư.
Sự phong toả vốn và thuế nhà thầu cũng là những yếu tố quan trọng. nếu như các
công ty con bị hạn chế trong việc nhận và chuyển nguồn vốn, họ băt buộc phải sử dụng
nhiều vốn nội bộ hơn và ít hơn vốn huy động từ bên ngoài. Thế nên, MNC sẽ còn ít hơn
vốn nội bộ. Thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng các nguồn vốn không bị thay đổi, nhưng
MNC buộc phải sử dụng vốn huy động từ bên ngoài nhiều hơn. Thêm vào đó, nếu như
thuế nhà thầu tại nước nhận đầu tư cao, MNC thường chuyển những chi phí rõ ràng và
những chi phí ngầm cho công ty con của họ. Nhờ đó, công ty con sẽ có doanh thu thấp
hơn, tiêu hao bớt nguồn vốn nội bộ. Trường hợp tương tự sẽ xảy ra nếu như thuế thu
nhập doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư cao hơn tại quê nhà. Trong trường hợp đó, công
ty con sẽ sử dụng vốn vay nhiều hơn. Cuối cùng, nếu như MNC hỗ trợ cho sự huy động
158
vốn vay của công ty con thì khả năng vay mượn của công ty con sẽ tăng lên, từ đó, họ sẽ
it phải dùng đến vốn chủ sở hữu.
Có những điều kiện mang tính chất toàn cầu khiến cho các công ty con phải huy
động vốn từ bên ngoài nhiều hơn, cũng sẽ làm tăng tỉ lệ vốn vay/ vốn chủ sở hữu của
MNC nói chung. Các điều kiện đó là: (i) rủi ro quốc gia cao ở nước nhận đầu tư; (ii) lãi
suất thấp tại nước nhận đầu tư; (iii) dự tính sự suy yếu của ngoại tệ; (iv) thuế nhà thầu
cao tại nước nhận đầu tư; và (v) thuế thu nhập doanh nghiệp cao tại nước nhận đầu tư.
Mặt khác, có một số yếu tố toàn cầu có thể khiến cho các công ty con giảm huy động vốn
từ bên ngoài, cũng khiến cho ti lệ vốn vay/ vốn chủ sở hữu của MNC giảm xuống. những
yếu tố đó là: (i) lãi suất cao tại nước nhận đầu tư; (ii) dự tính sự mạnh lên của ngoại tệ và
(iii) sự phong toả vốn của chính phủ nước nhận đầu tư.
Có ít nhất hai lý do vì sao MNC có thể sử dụng vốn huy động từ bên ngoài trước
khi sử dụng vốn vay. Lý do thứ nhất là chi phí đại lý. Nếu như một công ty con ở nước
ngoài không thể được quản lý chặt chẽ bởi những nhà đầu tư ở nước chủ đầu tư, MNC có
thể khuyên công ty con phát hành cổ phiếu hơn là huy động vốn vay. Quản lý công ty con
qua sự dịch chuyển của giá cổ phiếu dễ dàng hơn. Lý do thứ hai là MNC có khả năng xây
dựng hình ảnh trên toàn cầu dễ dàng hơn nếu như cổ phiếu của họ được niêm yết trên sàn
chứng khoán nước ngoài, hơn là họ đi huy động vốn vay. Việc huy động vốn chủ sở hữu
từ bên ngoài sẽ được ưu tiên trước vốn vay trong điều kiện này.
Một vài nghiên cứu gần đây đã tạo nên sự nghi ngờ về tính chính xác của mô hình
tài chính doanh nghiệp truyền thống và đưa ra ý kiến cho rằng các công ty lựa chọn cơ
cấu vốn tối ưu bằng cách đánh đổi các lợi ích từ của việc sử dụng vốn vay với các chi phí
phải chịu khi gặp khó khăn về tài chính. Hovakimian và cộng sự (2001) cho rằng mặc dù
tồn tại các bằng chứng hỗ trợ cho các mô hình đánh đổi ở các nghiên cứu thực nghiệm,
nhưng các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy lịch sử của công ty đóng vai trò quan trọng
hơn trong việc xác định cơ cấu vốn của mình. Titman và Wessels (1988) đã cho thấy các
công ty có mức lợi nhuận cao thường sử dụng thu nhập của mình để trả nợ nên sẽ sử
dụng đòn bẩy tài chính ít hơn so với các công ty có mức lợi nhuận thấp hơn. Hơn nữa,
Masulis and Korwar (1986) và Asquith và Mullins (1986) chỉ ra rằng các công ty thường
phát hành cổ phiếu sau khi cổ phiếu của họ tăng giá. Điều này cho thấy các công ty hoạt
động tốt thường có xu hướng giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của mình.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng hệ số tương quan âm giữa lợi nhuận và đòn bẩy
tài chính là phù hợp với lý thuyết tăng vốn tuần tự của Donaldson (1961) (lý thuyết miêu
tả phương thức các công ty đưa ra các quyết định về huy động vốn). Donaldson cho rằng
các công ty thường ưu tiên tài trợ cho các khoản đầu tư mới bằng lợi nhuận giữ lại,
nhưng họ lại ưu tiên sử dụng vốn vay hơn vốn chủ sở hữu. Nếu trường hợp này là đúng,
các công ty sẽ tích lũy lợi nhuân giữ lại và sẽ vay ít đi khi họ làm ra lợi nhuận và sẽ tích
lũy nợ và vay nhiều hơn khi họ không làm ra lợi nhuận. Shyam-Sunder và Myers (1999)
cho rằng lý thuyết tăng vốn tuần tự đưa ra một miêu tả thực tế của cơ cấu vốn hơn các mô
hình đánh đổi truyền thống.
Chúng ta cũng có những mô hình năng động của cơ cấu vốn, ví dụ như của
Fischer và đồng nghiệp (1989) hay của Leland (1994). Ở các mô hình này, chi phí giao
dịch được đưa ra giải thích các hành vi tăng vốn tuần tự. Các mô hình này cũng đưa ra
quan điểm rằng các công ty sẽ điều chỉnh cơ cấu vốn của họ định kỳ, theo định hướng về
tỷ lệ mục tiêu phản ánh chi phí và lợi ích của việc sử dụng vốn vay (được tìm ra trong các
mô hình đánh đổi tĩnh). Các mô hình rằng cũng cho rằng các công ty thường mua lại cổ
phần sau một biến động tăng của giá cổ phiểu để điều chỉnh lại sát lại cơ cấu vốn tối ưu.
159
Tuy nhiên, dự đoán này đi ngược lại với thực tế là các công ty thường phát hành thêm cổ
phần sau biến động tăng của giá cổ phiếu.
Hovakimian và đồng nghiệp (2001) đã kiểm chứng giả thuyết rằng các công ty
thường có xu hướng muốn điều chỉnh cơ cấu vốn tới mức tối ưu khi họ phát hành thêm
cổ phần hoặc mua lại cổ phần. Kết quả là: mặc dù lợi nhuận quá khứ là một công cụ hữu
hiệu để dự đoán cơ cấu vốn, nhưng các công ty thường đưa ra các quyết định về huy
động vốn hay mua lại cổ phần mà để bù lại các thay đổi trong cơ cấu vốn do thu nhập gây
ra. Kết quả cũng chỉ ra rằng giá chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong các quyết
định về huy động vốn. Các công ty có biến động tăng trong giá chứng khoán thường sẽ
phát hành thêm cổ phần và giảm nợ hơn các công ty có biến động giảm về giá chứng
khoán.
10. KẾT LUẬN
Chi phí vốn là một biến quan trọng trong việc quyết định lợi nhuận của các dự án
FDI vì nó được dùng làm tỷ lệ chiết khấu để tính NPV hay APV. Cơ cấu vốn thường
được xác định sao cho giảm thiểu chi phí vốn. Chi phi vốn và cơ cấu vốn đều được quyết
định bởi các yếu tổ đặc biệt của công ty và các yếu tố đặc biệt của quốc gia.
Như vậy chúng ta đã nghiên cứu được ba chủ đề liên quan có ảnh hưởng tới quyết
định của các dự án FDI: rủi ro quốc gia, thuế và chi phí vốn. Sau đây chúng ta sẽ nghiên
cứu hai chủ đề cuối: chuyển giá và việc quản lý và chức năng đánh giá hiệu quả của các
MNC. Chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của chuyển giá – vấn
đề mà chúng ta đã nhắc đến một vài lần trong chương này.
160
VIII. CHUYỂN GIÁ
Chuyển giá, hay còn được biết tới với tên gọi Giá nội bộ hoặc Chuyển giá nội bộ,
đề cập tới giá cả của hàng hóa và dịch vụ được mua hoặc bán (được chuyển giao) giữa
các thành viên của cùng một tập đoàn. Nói cách khác, chuyển giá là quá trình ấn định giá
cả của hàng hóa và dịch vụ (trung gian và thành phẩm) mà MNC mẹ bán cho công ty
con, công ty con bán cho MNC mẹ, và mua bán giữa các công ty con với nhau. Có nhiều
nguyên nhân dẫn tới việc các MNC ấn định mức giá cao hoặc thấp tùy ý trong giao dịch
thương mại quốc tế, khiến cho vấn đề này trở thành một vấn đề chính trị nhạy cảm. Thực
trạng này thường trở thành nguồn gốc của sự đối đầu giữa các MNC và các chính quyền
nước sở tại (nước nhận đầu tư), nhất là khi nó có thể được sử dụng cho mục đích trốn
thuế.
1. KHÁI NIỆM CHUYỂN GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Thuật ngữ Chuyển giá thường bao hàm ý nghĩa về sự vi phạm pháp luật trong thế
giới kinh doanh ngày nay, bởi nó mang lại cảm giác rằng có một thủ thuật mang tính hệ
thống trong chính sách chuyển giá nhằm tránh hoặc trốn thuế1. Chuyển giá phát sinh
trong các giao dịch thương mại nội bộ của các công ty, tập đoàn, bao gồm các giao dịch
liên quan tới vận chuyển hàng hóa quốc tế giữa các chi nhánh hoặc công ty con hoạt động
dưới sự kiểm soát của MNC mẹ. Mục đích của hoạt động chuyển giá không những liên
quan tới thuế mà còn nhằm giảm thiểu rủi ro, kiểm soát và đánh giá hay nhiều mục đích
khác. Thường được coi là hoạt động tối mật, chuyển giá đã trở thành một phần quan
trọng và thiết yếu trong hoạt động của các MNC. Ngoài ra, rất khó để có thể xác định một
chính sách chuyển giá nhất quán bởi sự thiếu vắng các mô hình lý thuyết phù hợp cũng
như các bằng chứng thực nghiệm về mô hình chuyển giá tối ưu. Thực trạng này tồn tại
cũng bởi sự miễn cưỡng của các nhà quản lý trong việc cung cấp thông tin về quy trình
thủ tục đang được áp dụng trong công ty của họ. Sự đa dạng trong chính sách chuyển giá
có thể là do sự lựa chọn các chính sách đặc thù dưới ảnh hưởng của quy trình kiểm soát
quản trị nội bộ. Thật vậy, một trong những mục tiêu của quy trình kiểm soát quản trị nội
bộ chính là xác định chính sách chuyển giá.
Có nhiều nhân tố đã được lưu tâm trong
quá trình thiết lập chính sách chuyển giá. Một vài trong số đó sẽ được thảo luận ở phần
dưới đây.
1.1. Những vấn đề về thuế
Các MNC sử dụng chuyển giá như là một công cụ để chuyển lợi nhuận từ các
quốc gia có mức thuế cao sang các quốc gia có mức thuế thấp. Giả định rằng có hai công
ty con, một ở quốc gia có mức thuế cao, và một ở quốc gia khác có mức thuế thấp. Để
giảm tổng nghĩa vụ thuế của hai công ty con (cũng có nghĩa là, tăng tổng lợi nhuận sau
thuế), công ty con đặt ở quốc gia có mức thuế cao sẽ bán hàng hóa cho công ty con còn
lại với mức giá thấp hơn thông thường, và mua với mức giá cao hơn thông thường.
Diễn giải này có thể được chuẩn hóa công thức như sau. Ta ký hiệu hai công ty
con được thảo luận là A và B. Lợi nhuận sau thuế của hai công ty này sau thời kỳ t được
xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí theo công thức dưới đây:
𝜋G,! = (1 − 𝜏G )(𝑅G,! − 𝐶G,! )
(8.1)
𝜋I,! = (1 − 𝜏I )(𝑅I,! − 𝐶I,! )
(8.2)
1
Tránh thuế được thực hiện vẫn trong phạm vi điều chỉnh của luật pháp, còn trốn thuế được thực hiện với ý vi phạm
pháp luật.
161
Trong đó:
π là lợi nhuận
R là doanh thu
C là chi phí
τ là mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Do đó, tổng lợi nhuận sau thuế sau thời kỳt là:
𝜋! = (1 − 𝜏G )H𝑅G,! − 𝐶G,! I + (1 − 𝜏I )(𝑅I,! − 𝐶I,! )
(8.3)
Giả định rằng 𝜏G > 𝜏I nên cấu trúc của chuyển giá sẽ thay đổi ở thời kỳ t+1 thông
qua việc công ty A sẽ bán hàng hóa cho công ty B với mức giá thấp hơn, trong khi công
ty B sẽ bán hàng hóa cho công ty A với mức giá cao hơn so với trước đây. Kết quả là, chi
phí của công ty A sẽ tăng lên, còn chi phí của công ty B sẽ giảm đi với cùng một lượng
như nhau. Điều ngược lại cũng xảy ra đối với doanh thu. Do đó:
∆𝑅G,!8" = ∆𝐶I,!8"
(8.4)
Và:
Hoặc:
∆𝑅I,!8" = ∆𝐶G,!8"
𝜋!8" = (1 − 𝜏G )H𝑅G,!8" − 𝐶G,!8"I + (1 − 𝜏I )(𝑅I,!8" − 𝐶I,!8" )
𝜋!8" = (1 − 𝜏G )H𝑅G,! + ∆𝑅G,!8" − 𝐶G,! − ∆𝐶G,!8" I
+(1 − 𝜏I )(𝑅I,! + ∆𝑅I,!8" − 𝐶I,! − ∆𝐶I,!8" )
∆𝜋!8" = (1 − 𝜏G )H∆𝑅G,!8" − ∆𝐶G,!8" I + (1 − 𝜏I )(𝑅I,! ∆𝑅I,!8" − ∆𝐶I,!8" )
Bởi vậy:
Thay từ phương trình (8.4) và (8.5) và phương trình (8.8), ta có:
∆𝜋!8" = (𝜏G − 𝜏I )H∆𝐶G,!8" − ∆𝐶I,!8" I
(8.5)
(8.6)
(8.7)
(8.8)
(8.9)
Bởi vì ∆𝐶G,!8" > ∆𝐶I,!8" và 𝜏G > 𝜏I nên ∆𝜋!8" > 0. Chú ý rằng sự thay đổi trong
tổng lợi nhuận sau thuế sẽ bằng 0 khi chuyển giá không làm thay đổi doanh thu và chi phí
của các công ty con (∆𝐶G,!8" = ∆𝐶I,!8" ) và/hoặc mức thuế suất giữa các quốc gia là bằng
nhau (𝜏G = 𝜏I ).
1.2 Quy định toàn cầu
Burns và Ross (1981) cho rằng không có một nhóm đơn lẻ nào có quyền thiết lập
nên các chuẩn mực về thuế trong chuyển giá quốc tế bởi mỗi quốc gia đều có cho mình
một bộ quy tắc để quản lý hoạt động của các công ty trong phạm vi quốc gia đó. Tuy
nhiên, hiện nay có nhiều nhân tố đang dấy lên mối quan tâm ngày càng lớn trong việc
hình thành các chuẩn mực quốc tế nhằm đánh thuế các giao dịch quốc tế. Ví dụ, Hoa Kỳ,
Canada, Đức và Anh yêu cầu giá cả giao dịch phải là giá thị trường (arm’s length), nghĩa
là, mức giá sẽ có thể được áp dụng nếu hai công ty không có mối quan hệ gì với nhau.
Trước động thái này, ở Mỹ, nhiều công ty đã buộc phải điều chỉnh tăng lợi nhuận chịu
thuế, đồng thời cũng chịu sự tăng cường giám sát của các cơ quan thuế. Tăng trưởng
trong giao dịch quốc tế giữa các công ty có quan hệ với nhau đã đặt ra một nhu cầu về
162
các chuẩn mực quốc tế2. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một thỏa thuận nào về những
nhân tố cấu thành nên giá thị trường.
1.3. Động cơ quản trị và đánh giá hiệu quả hoạt động
Nếu hội đồng quản trị của công ty mẹ thiết lập một mức giá chuyển giao mà ban
giám đốc của công ty con không thể chấp nhận được, việc mất động cơ quản trị là điều có
thể xảy ra. Các chính sách về chuyển giá được thiết kế nhằm hạn chế tối đa mức thuế
phải nộp thường gây ra những hành vi sai lệch đối với hệ thống kiểm soát và đánh giá
hiệu quả hoạt động đa quốc gia. Do ảnh hưởng từ các chính sách chuyển giá giảm thuế,
một số công ty con có kết quả tổng thể mà thoạt nhìn dường như là rất kém. Những công
ty con rơi vào trường hợp này thường hoạt động ở quốc gia có mức thuế suất cao, và bởi
vậy, lợi nhuận ròng bị giảm đi một cách giả tạo. Chỉ khi nào ban quản trị của MNC mẹ áp
dụng các phương pháp đánh giá có thể loại bỏ được những hiệu ứng bất lợi mà chính
sách chuyển giá gây nên đối với hoạt động của công ty con, thì kết quả mới có thể phản
ánh hành vi tối ưu của các nhà quản lý trên cơ sở mục tiêu tổng thể của tập đoàn.
Halpern và Srinidhi (1991) đã kết luận rằng mức độ của sức mạnh đàm phán của
MNC với một công ty con có ảnh hưởng nhất định đối với kết quả cuối cùng của chính
sách chuyển giá. Họ nhận thấy rằng khi sức mạnh đàm phán của công ty con càng thấp,
lợi nhuận sau thuế sẽ càng được tối đa hóa. Khi sức mạnh đàm phán của công ty con tăng
lên tới một mức độ nhất định, tổng lợi nhuận sau thuế sẽ không thể đạt mức tối đa.
1.4. Định vị nguồn vốn
Chuyển giá là một trong những kỹ thuật được sử dụng bởi các MNC nhằm chuyển
các quỹ từ đơn vị này sang đơn vị khác của một doanh nghiệp. Hoạt động này đặc biệt
thường được sử dụng trong việc kết hợp giữa các quyết định đầu tư ngắn hạn và hoạt
động tài trợ, là khi mà một hãng kinh doanh kiểm tra tình trạng khả dụng của vốn nội bộ
trước khi viện đến các nguồn tài trợ bên ngoài. Một MNC với các công ty con đặt tại
nước ngoài có thể tận dụng các nguồn tài trợ nội bộ bằng cách sử dụng các quỹ khả dụng
tại các công ty con của mình. Ngoài ra, quản trị tiền mặt phi tập trung còn liên quan tới
việc số dư tiền mặt được duy trì tại công ty con nào và với loại tiền tệ gì. Do đó, hoạt
động này bao gồm cả việc chuyển các quỹ (có thể được thực hiện thông qua chỉ đạo trực
tiếp hoặc qua chuyển giá) từ nơi này sang nơi khác theo những chỉ dẫn dưới đây:
1. Nếu quỹ được ghi nhận bằng một tiền tệ được dự đoán là cần thiết trong tương lai, vậy
thì không nên quy đổi số vốn này sang một loại tiền tệ khác bởi sẽ phát sinh các chi phí
giao dịch liên quan. Thay vào đó, nên duy trì số vốn này bằng chính loại tiền tệ ban đầu.
2. Áp dụng tương tự đối với trường hợp không có thị trường kỳ hạn (forward market) cho
tiền tệ ghi nhận.
3. Nếu rủi ro chính trị ở một quốc gia ở mức cao thì nên duy trì các quỹ tại quốc gia
nguồn hơn là tại quốc gia phát hành ra tiền tệ đó.
4. Tính thanh khoản cũng là một vấn đề cần lưu tâm liên quan tới việc duy trì quỹ bằng
một tiền tệ mà có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai.
5. Mức thuế suất cũng tương đối quan trọng, quỹ không nên được duy trì ở các quốc gia
có mức thuế suất cao.
2
Theo tổ chức OECD, có khoảng 60% giao dịch thương mại quốc tế là giữa các đơn vị trong cùng một công ty đa
quốc gia.
163
Nếu MNC muốn chuyển dịch quỹ từ một công ty con nước ngoài của mình, họ có
thể tính giá cao hơn đối với các sản phẩm họ bán cho công ty con này, như là một phần
của giao dịch trong nội bộ công ty. Với những công ty con thiếu vốn, MNC sẽ áp mức giá
bán thấp hơn. Chuyển giá cũng có thể được dùng để chuyển lợi nhuận sang cho một công
ty con nào đó nhằm nâng cao hạn mức tín dụng cũng như tăng cường khả năng vay vốn
của công ty con này.
1.5. Marketing và sự cạnh tranh
Có rất nhiều lý do giải thích tại sao một MNC lại kinh doanh hàng hóa thành phẩm
thông qua hệ thống công ty con ở nước ngoài của họ. Một trong số đó là mong muốn
kiểm soát hệ thống phân phối khi họ ở trong một thị trường hấp dẫn. Một lý do khác đó là
mong muốn cung cấp các dịch vụ hậu mãi chuyên biệt. Đó cũng có thể là nhu cầu truyền
tải thông tin giữa công ty và khách hàng cũng như nhu cầu duy trì liên lạc với các chính
phủ nước ngoài. Tất cả những điều này có thể được lưu tâm trong quá trình xây dựng
chính sách chuyển giá của các MNC. Trong trường hợp đó, các mục tiêu marketing sẽ
ảnh hưởng tới hoạt động chuyển giá. Ví dụ, nếu công ty con theo đuổi mục tiêu thâm
nhập thị trường (market penetration) thay vì mục tiêu hớt váng thị trường (market
skimming), giá chuyển giao ban đầu sẽ ở mức thấp3.
Vị thế cạnh tranh của một công ty con nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng bởi
mức giá chuyển giao. Hạ mức giá này xuống, từ đó gia tăng áp lực cho đối thủ cạnh tranh
là một động thái có thể bảo hộ hoạt động của công ty. Tỷ giá cũng đóng một vai trò nhất
định trong quy trình này, bởi nó tác động tới vị thế cạnh tranh của công ty con đang hoạt
động tại thị trường nước ngoài. Cần nhớ rằng nhu cầu của thị trường nước ngoài phụ
thuộc vào mức giá của sản phẩm tính bằng ngoại tệ, và mức giá này thì lại phụ thuộc vào
tỷ giá. Nếu như ngoại tệ giảm giá so với nội tệ, giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ sẽ tăng
lên và điều này sẽ tác động xấu tới vị thế cạnh tranh của công ty con, đặc biệt khi cầu về
hàng hóa là co giãn. Trong trường hợp này, mức giá chuyển giao tính bằng nội tệ sẽ phải
được điều chỉnh thấp xuống.
Những mối tương quan này có thể được chuẩn hóa theo công thức như sau. Để
đơn giản hóa, chúng ta hãy giả định rằng MNC mẹ chuyển nhượng sản phẩm của mình
cho công ty con, và công ty con sau đó sẽ bán chúng tại thị trường nước ngoài ở mức giá
bằng giá chuyển giao cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó:
𝑃
(8.10)
𝑃| = (1 + 𝜆)
𝑆
Trong đó:
𝑃|: là mức giá mà công ty con bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài
𝑃: là mức giá chuyển giao tính bằng nội tệ do MNC mẹ ấn định
𝑆: là tỷ giá, biểu diễn giá của 1 đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu nội tệ
𝜆: là tỷ lệ sinh lời
Thâm nhập thị trường liên quan tới việc một nhà cung cấp gia nhập vào thị trường với mức giá cực kỳ thấp, với
mục tiêu đạt được thị phần lớn nhanh nhất có thể. Với chính sách này, các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản đã có thể
chinh phục thị trường châu Âu và Mỹ. Hớt váng thị trường, trái lại, nhằm mục tiêu tìm kiếm những khách hàng luôn
sẵn lòng trả tiền để sử dụng sản phẩn một cách nhanh nhất, theo sau đó là chiến lược hạ giá để khai thông thị trường.
3
164
Thị phần của công ty con, tương đương với doanh thu của nó, phụ thuộc vào mức
|
giá 𝑃 và lượng giao dịch 𝑄, và 𝑄 cũng lại phụ thuộc vào 𝑃|. Do đó, doanh thu 𝑅 được tính
bằng:
𝑃
(8.11)
𝑅 = 𝑄𝑃| = 𝑓(𝑃)(1 + 𝜆)
𝑆
Trong đó 𝑓 J (𝑃) < 0. Những mối tương quan này có thể được biểu diễn một cách sơ
lược như sau. Nhìn vào đồ thị 8.1, đồ thị này lý giải tác động của việc thay đổi giá
chuyển giao (chưa tính đến sự thay đổi của tỷ giá) khi cầu co giãn hoặc không co giãn.
𝑃$
𝑃$
Cầu co giãn
Cầu không co giãn
𝑃$!
𝑃$"
𝐷
𝐷
𝑃$!
𝑃$"
𝑄
𝑄
𝑄! 𝑄"
𝑄! 𝑄"
Đồ thị 8.1: Tác động của việc giá chuyển giao bằng nội tệ tăng lên
Nếu như giá chuyển giao tăng lên, giá cả tính bằng ngoại tệ cũng tăng lên theo
công thức 8.11 và do đó sẽ làm cho doanh số (lượng cầu) giảm đi. Cần lưu ý rằng doanh
thu được biểu diễn bằng một miền nằm dưới đường cầu tương ứng với một sự kết hợp
của 𝑃| và 𝑄. Vì vậy, 𝑃 tăng, 𝑃| cũng sẽ tăng, kéo theo sự giảm đi của 𝑄 theo công thức
8.11. 𝑅 thay đổi như thế nào phụ thuộc vào độ co giãn của cầu. Nếu cầu co giãn, vì giá ở
mức cao nên giá tăng sẽ làm doanh thu giảm. Trái lại, khi cầu không co giãn, giá ở mức
thấp nên khi giá tăng, doanh thu sẽ tăng.
𝑃$
𝑃$
𝑆!
𝑆"
𝑃$!
𝑃$"
𝐷
𝑄!
𝑄
𝑄"
𝑃!
𝑃"
𝑃
165
Đồ thị 8.2: Điểu chỉnh giá chuyển giao trước những tác động của việc thay đổi tỷ giá
Đồ thị 8.2 biểu diễn tác động từ sự thay đổi tỷ giá. Ban đầu, tỷ giá ở mức 𝑆' , giá
chuyển giao tính bằng nội tệ là 𝑃' , giá chuyển giao tính bằng ngoại tệ là 𝑃|' và doanh thu
là 𝑃|' 𝑄' . Giả định rằng S giảm xuống 𝑆" , hay nói cách khác là ngoại tệ giảm giá so với
nội tệ4. Khi đó, theo công thức 8.10, 𝑃| sẽ tăng tới 𝑃|" , hậu quả là tổng doanh thu của công
ty con (trong trường hợp cầu co giãn) sẽ giảm xuống còn 𝑃|" 𝑄" . Để bảo toàn và duy trì
doanh thu như mức ban đầu, MNC mẹ phải giảm giá chuyển giao bằng nội tệ từ 𝑃' về 𝑃" .
Ở mức 𝑃" và 𝑆" , giá cả tính bằng ngoại tệ đã quay trở lại ngưỡng 𝑃|' , kéo theo doanh thu
trở về giá trị 𝑃|' 𝑄' .
1.6. Rủi ro và bất trắc
Những hoạt động ở nước ngoài thường gặp nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi
ro sức mua và cả rủi ro chính trị5. Chuyển giá có thể được dùng để giảm tổn thất từ
những rủi ro này. Ví dụ, để phòng ngừa rủi ro do vốn đóng băng (blocked funds), giá
chuyển giao có thể tăng lên. Bởi giá chuyển giao thay đổi, các quỹ có thể được dịch
chuyển một cách hiệu quả từ quốc gia có lạm phát cao sang quốc gia có lạm phát thấp, và
từ quốc gia có tiền tệ yếu sang quốc gia có tiền tệ mạnh.
1.7. Chính sách của Chính phủ
Thường có một vài xung đột, liên quan tới thương mại nội bộ công ty, giữa những
mong muốn của chính phủ nước đi đầu tư (quốc gia quản lý MNC mẹ) và của chính phủ
nước nhận đầu tư (quốc gia quản lý công ty con). Chính phủ nước đi đầu tư thường
khuyến khích các MNC tận dụng các dịch vụ nội địa khi cung ứng hàng hóa cho các công
ty con. Trái lại, chính phủ nước nhận đầu tư lại muốn các công ty con tăng việc sử dụng
nguyên liệu đầu vào của nước sở tại với mức giá tương đương như khi nhập khẩu từ
MNC mẹ (dưới dạng thương mại nội bộ công ty). Sự xung đột này đã kéo theo những hạn
chế trong việc thực hiện thương mại nội bộ, cùng với những hệ quả đối với hoạt động
chuyển giá.
Đôi khi, luật chống độc quyền được ban hành là nhằm ngăn chặn các công ty
thông đồng với nhau về giá cả cũng như chính sách chuyển giá. Trong trường hợp này,
nếu giá chuyển giao ở mức rất thấp có thể mang lại cho công ty con lợi thế hơn so với các
đối thủ cạnh tranh.
1.8. Quyền lợi của các đối tác liên doanh
Chuyển giá có thể được sử dụng để bảo toàn phần lợi tức của MNC trong các công
ty liên doanh. Đối với mục tiêu này, MNC sẽ thực hiện bằng cách áp mức giá chuyển
giao cao cho công ty liên doanh. Đương nhiên, động thái này sẽ dẫn tới những xung đột
giữa MNC và các đối tác nước ngoài trong công ty liên doanh, bởi vì những đối tác này
lại thích một mức giá thấp. Điều này lý giải tại sao chính sách chuyển giá nên được thỏa
thuận trước khi đi đến việc thành lập một công ty liên doanh.
Lưu ý rằng đường biểu diễn tỷ giá ở Đồ thị 8.2 có độ dốc bằng (1 + 𝜆)/𝑆, nghĩa là tỷ giá càng thấp, độ dốc sẽ càng
lớn.
5
Rủi ro tỷ giá xảy ra khi tỷ giá biến động. Rủi ro sức mua liên quan tới sức mua của tiền tệ thay đổi do ảnh hưởng
của lạm phát. Và rủi ro chính trị, như đã đề cập ở chương 5, là hệ quả của các yếu tố chính trị gắn với nước nhận đầu
tư.
4
166
1.9. Sức mạnh đàm phán của công ty con
Trong trường hợp lợi nhuận của công ty con tính bằng ngoại tệ gia tăng bởi giá
chuyển giao đầu vào thấp và giá chuyển giao đầu ra cao, công ty con lúc này sẽ được các
tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá ở mức rủi ro thấp, và do đó sức mạnh đàm phán
của công ty con với những tổ chức tài chính này sẽ tăng lên. Trái lại, giá chuyển giao đầu
vào cao và giá chuyển giao đầu ra thấp sẽ làm giảm lợi nhuận báo cáo của công ty con,
và điều này có thể có lợi cho công ty trong việc đàm phán về tiền lương với các tổ chức
công đoàn.
1.10. Tổng kết
Có những điều kiện thuộc về quốc gia nhận đầu tư khiến cho các công ty ưa thích
thiết lập giá chuyển giao thấp đối với luồng hàng hóa từ MNC và giá chuyển giao cao đối
với luồng hàng hóa vào nước này. Những điều kiện này đã được đề cập bởi Arpan
(1972), bao gồm: (i) Thuế quan theo đơn giá hàng cao; (ii) Thuế thu nhập doanh nghiệp
thấp hơn so với quốc gia chủ đầu tư; (iii) Mức độ cạnh tranh cao; (iv) Các khoản vay tại
nước sở tại căn cứ trên tình hình tài chính của công ty con; (v) Trợ cấp xuất khẩu hoặc tín
dụng thuế trên giá trị xuất khẩu; (vi) Tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với quốc gia đi đầu tư; và
(vii) Những hạn chế về giá trị của hàng hóa nhập khẩu.
Trái lại, có những điều kiện lại dẫn đến việc thiết lập giá chuyển giao cao đối với
luồng hàng hóa từ MNC và giá chuyển giao thấp đối với luồng hàng hóa vào nước này.
Những điều kiện này bao gồm: (i) Các đối tác bản địa; (ii) Áp lực từ những người lao
động mong muốn được trả lương nhiều hơn từ phần lợi nhuận của công ty; (iii) Áp lực
chính trị từ việc hợp lý hóa hoặc trưng dụng những công ty nước ngoài có lợi nhuận cao;
(iv) Những hạn chế trong việc chuyển tiền; (v) Sự ổn định về chính trị; (vi) Các hợp đồng
bán hàng có liên quan chặt chẽ với nhau; (vii) Giá cả của sản phẩm cuối cùng bị kiểm
soát bởi chính phủ nhưng dựa trên cơ sở giá thành sản xuất; và (viii) Mong muốn che dấu
lợi nhuận từ các hoạt động của công ty con để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
2. CÁC KỸ THUẬT THIẾT LẬP GIÁ CHUYỂN GIAO
Theo lý thuyết, giá chuyển giao phải bằng giá thị trường được áp dụng trong giao
dịch của hai công ty độc lập. Nhưng khi không có thị trường, thì cũng không thể biết
được giá cả thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những công ty cung cấp dịch vụ
hoặc hàng hóa vô hình (ví dụ như tư vấn). Đây là lý do tại sao MNCs chi một phần của
cải cho các chuyên gia kinh tế và các kế toán viên nhằm biện minh về vấn đề giá cả sao
cho phù hợp với thuế và các nhu cầu khác của họ.
Các kỹ thuật chuyển giá được các công ty áp dụng có thể phân loại thành: (i) Các
kỹ thuật dựa trên cơ sở thị trường; (ii) Các kỹ thuật dựa trên cơ sở phi thị trường và (iii)
Các kỹ thuật Trung tâm chi phí. Sự phân loại đầy đủ được biểu diễn ở đồ thị 8.3. Bảng
8.1 diễn giải chi tiết các kỹ thuật này.
MNC áp dụng kỹ thuật nào trong số này là tùy thuộc vào mối tương quan giữa ưu
điểm và nhược điểm của chúng, và điều này thì lại tùy từng trường hợp cụ thể. Nói
chung, có một số điểm đáng lưu ý như sau:
167
CHUYỂN GIÁ
Các kỹ thuật
Trung tâm lợi
nhuận
Định giá phi thị
trường
Chi phí cơ hội
Chi phí cộng
thêm (Cost plus)
Chi phí biên
hoặc chi phí biến
đổi
Các kỹ thuật
Trung tâm chi
phí
Định giá theo thị
trường
Định giá theo chi
phí thực tế
Giá thị trường
hiện hành
Giá thị trường đã
điều chỉnh
Tỷ lệ lợi nhuận
đóng góp
Giá thỏa thuận
Định giá theo chi
phí định mức
Đồ thị 8.3: Phân loại các kỹ thuật chuyển giá
1. Kỹ thuật dựa trên cơ sở thị trường thích hợp cho việc tính toán lợi nhuận của công ty
con bởi các quyết định phân bổ nguồn lực đều căn cứ trên các điều kiện thị trường sẵn
có. Giá cả thị trường thực sự hữu ích bởi nó không thể bị thao túng bởi người có lợi
ích mâu thuẫn với toàn bộ công ty.
2. Có một vài vấn đề với các kỹ thuật dựa trên cơ sở thị trường. Nếu sản phẩm cơ sở
không thể so sánh với bất cứ thứ gì sẵn có trên thị trường, vậy thì giá thị trường sẽ
không thể được áp dụng. Ngoài ra, nó còn có thể làm méo mó các quyết định đầu tư
trong một số điều kiện nhất định.
3. Phương pháp tiếp cận chi phí cơ hội có thể làm sai lệch các quyết định đầu tư bởi bộ
phận mua vào có thể kiếm lời nhiều hơn bộ phận bán ra.
4. Ở phương pháp tiếp cận chi phí biên, các nhà quản lý có xu hướng làm sai lệch đi
những ước tính của họ về chi phí biên, từ đó có thể làm giảm lợi nhuận của toàn bộ
công ty.
5. Việc sử dụng phương pháp chi phí cộng thêm cho thấy một đơn vị không có lợi nhuận
trông có vẻ như có lợi nhuận, điều này sẽ làm méo mó những thông tin được sử dụng
khi đánh giá hiệu quả hoạt động.
6. Các kỹ thuật dựa trên chi phí khá đơn giản và dựa vào những dữ liệu sẵn có. Chi phí
định mức được sử dụng để tránh việc chuyển các chi phí không hiệu quả sang bộ phận
khác.
7. Có một vài khó khăn phát sinh đối với phương pháp chuyển giá dựa trên chi phí thực
tế. Bởi vì giá cả được thiết lập để trang trải toàn bộ chi phí thực tế, nên bất cứ sự thay
đổi nào về cầu nội bộ và bên ngoài cũng có thể kéo theo sự thay đổi về giá chuyển
giao.
Bảng 8.1: Mô tả các kỹ thuật chuyển giá
168
Kỹ thuật
Các kỹ thuật dựa trên cơ sở thị trường
Giá thị trường hiện hành
Giá thị trường đã điều chỉnh
Tỷ lệ lợi nhuận đóng góp
Giá thỏa thuận
Các kỹ thuật dựa trên cơ sở phi thị trường
Chi phí cơ hội
Chi phí biên hoặc chi phí biển đổi
Chi phí cộng thêm
Các kỹ thuật Trung tâm chi phí
Chi phí thực tế
Chi phí định mức
Mô tả
Giá chuyển giao được thiết lập bằng
với mức giá thị trường.
Giá chuyển giao đã tính những chi phí
hành chính cao hơn trong giá bán ra
bên ngoài.
Bên bán và bên mua thỏa thuận về tỷ
lệ của biên lợi nhuận trên doanh thu
hoặc biên lợi nhuận trên tổng chi phí
định mức.
Bên bán và bên mua quyết định mức
giá chuyển giao thông qua thỏa thuận.
Giá chuyển giao được thiết lập bằng
với những tổn thất mà người bán phải
chịu từ việc không bán hàng hóa cho
khách hàng bên ngoài.
Giá chuyển giao bằng với các chi phí
sản xuất trực tiếp phát sinh ở phía
người bán, có thể có hoặc không bao
gồm chi phí quản lý chung.
Cộng thêm một khoản tùy ý vào chi
phí định mức hoặc chi phí thực tế của
sản phẩm.
Giá chuyển giao được thiết lập bằng
với tổng chi phí thực tế hoặc chi phí
biển đổi thực tế.
Giá chuyển giao được thiết lập bằng
với tổng chi phí định mức hoặc chi
phí biến đổi định mức
Có một bằng chứng thực nghiệm đưa ra những thực tiễn về hoạt động chuyển giá
của các MNC. Al-Eryani cùng cộng sự (1990) đã khảo sát 164 MNC và nhận thấy rằng
phần lớn trong số đó đang hoạt động ở những môi trường pháp luật hạn chế và nhiều khả
năng có thể áp dụng phương pháp chuyển giá dựa trên cơ sở thị trường. Điều này là do
những MNC này phải tuân theo việc giám sát công khai. Một điều nữa là những hạn chế
(ví dụ như kiểm soát ngoại hối, kiểm soát giá cả, và hạn chế nhập khẩu) không phải là
yếu tố quyết định trong phương pháp chuyển giá dựa trên cơ sở thị trường. Các giả thuyết
chính đã được kiểm nghiệm trong khảo sát này và được trình bày trong bảng 8.2; chỉ có
hai trong số những giả thuyết này được chứng minh thông qua kết quả của kiểm nghiệm.
169
Giả thuyết
Biến số pháp lý càng quan trọng thì càng có thể sử dụng
phương pháp chuyển giá dựa trên cơ sở thị trường. Những hạn
chế về luật pháp bao gồm các vấn đề về thuế suất, luật chống
độc quyền và yêu cầu về báo cáo tài chính.
MNC càng lớn thì càng có thể sử dụng phương pháp chuyển
giá dựa trên cơ sở thị trường.
Môi trường chính trị và xã hội càng bất ổn thì càng khó sử
dụng phương pháp chuyển giá dựa trên cơ sở thị trường.
Những hạn chế đối với khu vực kinh tế đối ngoại càng nghiêm
ngặt thì càng khó để MNC có thể áp dụng phương pháp chuyển
giá dựa trên cơ sở thị trường.
Các MNC càng khó sử dụng phương pháp chuyển giá dựa trên
cơ sở thị trường khi những điều kiện ở khu vực kinh tế đối nội
yêu cầu định giá thấp hơn giá thực tế (ví dụ: điều kiện cạnh
tranh).
Số lượng công ty con hoạt động ở những quốc gia đang phát
triển càng nhiều thì càng khó áp dụng phương phá chuyển giá
dựa trên cơ sở thị trường.
Kết quả
Được chứng minh
Được chứng minh
Không được chứng
minh
Không được chứng
minh
Không được chứng
minh
Không được chứng
minh
Arpan (1972) đã khảo sát hệ thống chuyển giá được sử dụng bởi 60 MNC, và đạt
được một số kết luận như sau. Thứ nhất, các MNC của Mỹ, Pháp, Anh và Nhật Bản ưa
thích phương pháp chuyển giá trung tâm chi phí, trong khi đó các MNC của Canada,
Italia và khu vực Scandinavia lại ưa thích phương pháp chuyển giá dựa trên cơ sở thị
trường. Thứ hai, những nhân tố quyết định quá trình chuyển giao (thuế thu nhập, thuế
quan, lạm phát, tỷ giá, kiểm soát ngoại hối, tình hình tài chính của công ty con, nguy cơ
bị trưng dụng, khấu trừ thuế và sự cạnh tranh) có tầm quan trọng khác nhau ứng với mỗi
quốc gia. Thứ ba, các MNC không đóng trụ sở tại Mỹ cho rằng chỉ có khoảng một nửa
những tham số nội bộ của họ là giống với các đối tác bên Mỹ. Ví dụ, các MNC không
đóng trụ sở tại Mỹ coi chuyển giá không phải chỉ là một phương tiện để kiểm soát hoạt
động của công ty con mà còn là một kỹ thuật nhằm thúc đẩy và đánh giá hiệu quả hoạt
động của công ty con. Cách đánh giá hiệu quả hoạt động sẽ được bàn tới trong chương 9.
3. DIỄN GIẢI NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN GIÁ
Chúng ta sẽ minh họa tác động của chuyển giá tới doanh thu thuế của chính phủ
trong nước và nước ngoài. Giả định rằng MNC bán cho công ty con của mình một lượng
hàng hóa là X với giá chuyển giao tính bằng nội tệ là P. Khi đó, MNC có doanh thu là XP
(đơn vị nội tệ), trong khi công ty con phải trả XP/S (đơn vị ngoại tệ), chính là chi phí của
việc mua bán. Để đơn giản, giả định rằng nước ngoài không áp dụng thuế quan, và không
tồn tại chi phí giao dịch. Nếu công ty con bán những sản phẩm này với giá tính bằng
ngoại tệ là 𝑃| thì công ty con sẽ thu về lợi nhuận là:
𝑃
(8.12)
𝜋K = 𝑋 5𝑃| − 6
𝑆
Số thu thuế của chính phủ nước ngoài tính đối với khoản lợi nhuận của công ty
con ở mức thuế 𝜏 ∗ là:
170
𝑃
(8.13)
𝑇 ∗ = 𝜏 ∗ 𝑋 5𝑃| − 6
𝑆
Tính vi phân từng phần đối với P, ta có:
𝜏 ∗𝑋
𝜕𝑇 ∗
(8.14)
=−
<0
𝑆
𝜕𝑃
có nghĩa là giá chuyển giao càng cao thì chính phủ nước ngoài sẽ thu được số thuế càng
thấp.
Doanh thu thuế của chính phủ trong nước khi áp mức thuế 𝜏 được tính trên lợi
nhuận của MNC sau hoạt động mua bán này. Lợi nhuận của MNC bao gồm 2 bộ phận: (i)
Chênh lệch giữa số tiền bán hàng cho công ty con, XP, và chi phí của sản phẩm, XC; và
(ii) Khoản lợi nhuận chuyển về của công ty con tính bằng nội tệ. Giả định rằng công ty
con chuyển về toàn bộ lợi nhuận sau thế thì lợi nhuận của MNC sẽ là:
𝑃
(8.15)
𝜋< = 𝑋(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆𝑋(1 − 𝜏 ∗ ) 5𝑃| − 6
𝑆
Giả định thêm rằng chính phủ trong nước không áp dụng bất cứ một khoản tín
dụng thuế nào, khi đó doanh thu thuế của chính phủ trong nước là:
𝑃
(8.16)
𝑇 = 𝜏𝑋 ˆ(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆(1 − 𝜏 ∗ ) 5𝑃| − 6‹
𝑆
Tính vi phân từng phần đối với P, ta có:
𝜕𝑇
(8.17)
= 𝜏𝜏 ∗ 𝑋 > 0
𝜕𝑃
ta hiểu rằng mức giá chuyển giao càng cao thì chính phủ trong nước thu được càng nhiều
thuế.
Trái lại, nếu chính phủ trong nước cấp tín dụng thuế toàn bộ thì:
𝑃
𝑃
(8.18)
𝑇 = 𝜏𝑋 ˆ(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆(1 − 𝜏 ∗ ) 5𝑃| − 6‹ − 𝑆𝜏 ∗ 𝑋 5𝑃| − 6
𝑆
𝑆
Và khi đó:
𝜕𝑇
(8.19)
= 𝜏 ∗ 𝑋(𝜏 + 1) > 0
𝜕𝑃
Điều này không làm thay đổi kết quả. Quay trở lại với giả định tín dụng thuế bằng
0. Từ phương trình 8.13 đến 8.16, chúng ta có thể tính được tỷ lệ giữa doanh thu thế của
chính phủ trong nước và nước ngoài:
𝑃
𝜏 c(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆(1 − 𝜏 ∗ ) ‰𝑃| − 𝑆 Šf
𝑇
=
(8.20)
𝑃
𝑇∗
𝜏 ∗ ‰𝑃| − Š
𝑆
Công thức này được rút gọn thành:
𝑇
𝜏 𝑃−𝐶
𝑆(1 − 𝜏 ∗ )
Ž
•
=
+
𝜏∗
𝑇 ∗ 𝜏 ∗ 𝑃| − 𝑃
𝑆
Tính vi phân từng phần đối với P, ta có:
(8.21)
171
𝑃
𝑃−𝐶
𝜏 ‰𝑃| − 𝑆 Š + 𝑆
= ∗•
‘>0
(8.22)
#
𝜏
𝜕𝑃
𝑃
‰𝑃| − Š
𝑆
ngụ ý rằng mức giá chuyển giao càng cao thì tỷ lệ giữa doanh thu thuế của chính phủ
trong nước và nước ngoài càng lớn. Kết quả này không thay đổi khi có một khoản tín
dụng thuế được áp dụng, vì trong trường hợp đó ta có:
𝑃
𝑃
𝜏𝑋 c(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆(1 − 𝜏 ∗ ) ‰𝑃| − Šf − 𝑆𝜏 ∗ 𝑋 ‰𝑃| − Š
𝑇
𝑆
𝑆
=
(8.23)
𝑃
𝑇∗
∗
|
𝜏 ‰𝑃 − 𝑆 Š
Hoặc:
𝑇
𝜕 ‰𝑇 ∗ Š
𝜏𝑋 𝑃 − 𝐶
𝑇
Ž
=
+ 𝑆(1 − 𝜏 ∗ )• − 𝑆𝑋
𝑇 ∗ 𝜏 ∗ 𝑃| − 𝑃
𝑆
Trong trường hợp này, ta có:
𝑇
𝜕 ‰𝑇 ∗ Š
𝜕𝑃
𝑃
𝑃−𝐶
𝜏𝑋 ‰𝑃| − 𝑆 Š + 𝑆
= ∗•
‘>0
#
𝜏
𝑃
‰𝑃| − Š
𝑆
(8.24)
(8.25)
Bây giờ chúng ta sẽ bàn về thuế quan và giả định rằng một công ty con mua X đơn
vị sản phẩm với mức giá chuyển giao tính bằng nội tệ là P, số tiền phải trả cho MNC tính
bằng ngoại tệ là XP/S. Nếu mức thuế suất áp đối với hàng nhập khẩu là q% thì tổng chi
phí của công ty con là (XP/S)(1+q). Do đó, số tiền cơ quan hải quan nhận được là:
𝑋𝑃
(8.26)
𝐷 = 𝜃5 6
𝑆
Từ công thức 8.26 ta có thể thấy 𝜕𝐷/𝜕𝑃 > 0, ngụ ý rằng mức giá chuyển giao
càng cao thì số tiền thuế mà Chính phủ nước ngoài nhận được càng lớn. Nếu một công ty
con bán hàng hóa ở mức giá tính bằng ngoại tệ là 𝑃|, thì lợi nhuận của công ty sẽ là:
𝑃
(8.27)
𝜋K = 𝑋 ˆ𝑃| − (1 + 𝜃 )‹
𝑆
Khi đó, số tiền thuế thu nhập mà chính phủ quốc gia nhận đầu tư thu về sẽ là:
𝑃
(8.28)
𝑇 ∗ = 𝜏 ∗ 𝑋 ˆ𝑃| − (1 + 𝜃 )‹
𝑆
Tính vi phân từng phần đối với P và 𝜃, ta có:
𝜏 ∗ 𝑋(1 + 𝜃 )
𝜕𝑇 ∗
(8.29)
=−
<0
𝑆
𝜕𝑃
Và:
𝜏 ∗ 𝑋𝑃
𝜕𝑇 ∗
(8.30)
=−
<0
𝑆
𝜕𝜃
có nghĩa là doanh thu thuế của chính phủ quốc gia nhận đầu tư sẽ giảm khi mức giá
chuyển giao hoặc thuế suất thuế hải quan tăng lên.
172
Cùng xem xét đến ảnh hưởng tới doanh thu thuế của chính phủ tại quê nhà. Lợi
nhuận của MNC là:
𝜋< = 𝑋(𝑃 − 𝐶 ) + 𝑆𝑋(1 − 𝜏 ∗ )’𝑃| − 𝑃“𝑆 (1 + 𝜃)”
(8.31)
Tính vi phân từng phần đối với 𝜃 và P, ta có:
𝜕𝜋<
(8.32)
= −𝑋𝑃 (1 − 𝜏 ∗ )
𝜕𝜃
Và:
𝜕𝜋<
(8.33)
= 𝑋 [1 − (1 − 𝜏 ∗ )(1 + 𝜃 )]
𝜕𝑃
có nghĩa là lợi nhuận của MNC sẽ chịu những tác động xấu từ việc thuế suất thuế hải
quan tăng lên. Đồng thời, với sự tồn tại của thuế hải quan, tác động của việc tăng giá
chuyển giao tới lợi nhuận của MNC là không rõ ràng. Doanh thu thuế của chính phủ quốc
gia đi đầu tư (giả định rằng không có tín dụng thuế) trong trường hợp này là:
𝑃
(8.34)
𝑇 = 𝜏𝑋 (𝑃 − 𝐶 ) + 𝜏𝑆𝑋(1 − 𝜏 ∗ ) ˆ𝑃| − (1 + 𝜃 )‹
𝑆
Do đó:
𝜕𝑇
(8.35)
= −𝜏𝑋𝑃(1 − 𝜏 ∗ )
𝜕𝜃
Và:
𝜕𝑇
(8.36)
= 𝜏𝑋 [1 − (1 − 𝜏 ∗)(1 + 𝜃 )]
𝜕𝑃
Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét tới trường hợp không áp dụng thuế quan nhưng lại
có một phần quỹ bị đóng băng, f, trong lợi nhuận sau thuế của công ty con. Trong trường
hợp này:
𝑃
(8.37)
𝜋< = 𝑋(𝑃 − 𝐶 ) + (1 − f)𝑆𝑋(1 − 𝜏 ∗ ) ˆ𝑃| − (1 + 𝜃)‹
𝑆
Nếu f<1thì ta có:
𝜕𝜋<
(8.38)
= 𝑋[1 − (1 − f)(1 − 𝜏 ∗ )(1 + 𝜃)] > 0
𝜕𝑃
Và:
𝑃
𝜕𝜋<
(8.39)
= −𝑆𝑋(1 − 𝜏 ∗ ) ˆ𝑃| − (1 + 𝜃)‹ < 0
𝑆
𝜕𝜃
hàm ý rằng trong trường hợp có các quỹ đóng băng, mức giá chuyển giao càng cao thì lợi
nhuận của MNC càng cao, và khoản lợi nhuận này chịu tác động xấu từ các quỹ đóng
băng này.
4. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT LẬP VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH GIÁ CHUYỂN
GIAO
Thực tiễn của các MNC đối với giá chuyển giao có thể không tương thích với yêu
cầu của các cơ quan hữu quan. Nếu MNC tính mức giá cao đối với công ty con của mình,
nước nhận vốn đầu tư sẽ bị lỗ. Khoản lỗ này biểu hiện ở dạng: (i) Khoản lỗ của cơ quan
thuế về doanh thu thuế; (ii) Khoản lỗ của các cổ đông địa phương góp vốn vào công ty
173
con; (iii) Khoản lỗ của công nhân dưới dạng lương cố định; (iv) Khoản lỗ của khách
hàng, những người phải trả mức giá cao hơn mới mua được sản phẩm.
Các cơ quan quản lý thường yêu cầu mức giá mà MNC mẹ áp dụng đối với công
ty con phải là mức giá thị trường hoặc ở mức giá cạnh tranh. Giá thị trường được hiểu là
mức giá giao dịch tự do và có thể so sánh, theo đó việc bán hàng tự do được coi là tương
đương với bán hàng có kiểm soát nếu tài sản vật chất và hoàn cảnh liên quan đến việc
bán hàng tự do giống hệt với tài sản vật chất và hoàn cảnh liên quan đến việc bán hàng có
kiểm soát. Quy định này đề xuất những tiêu chí sau đây nhằm thiết lập giá chuyển giao
trên cơ sở thị trường công bằng:
1. Giá cả của sản phẩm gốc phải so sánh được với các sản phẩm cùng loại khác về
kích cỡ, chất lượng và các đặc tính khác.
2. Trong những hoàn cảnh cụ thể, điểm khác biệt có thể là điều cần thiết. Những
hoàn cành này liên quan tới địa điểm, tính truyền thống, các quy tắc thương mại
hoặc các chính sách của chính phủ.
3. Giá chuyển giao phải bằng hoặc phản ánh giá thị trường mà không có độ trễ.
4. Giao dịch không nên quá lớn, đến mức mà có thể ảnh hưởng tới giá cả thị trường.
Các MNC có áp dụng mức giá thị trường hay không? Đáp án cho câu hỏi này có
thể được tìm thấy qua một cuộc khảo sát 164 công ty đa quốc gia của Mỹ, được tổng hợp
bởi Al-Eryani cùng cộng sự (1990). Kết quả cuộc khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 35% số
công ty được khảo sát là áp dụng mức giá thị trường trong giao dịch. Đại bộ phận còn lại
sử dụng giá dựa trên cơ sở chi phí hoặc giá thỏa thuận. Vấn đề ở đây là nếu MNC cố điều
chỉnh giá chuyển giao tới một ngưỡng đáng kể, thì khi đó chính phủ nội địa và chính phủ
nước ngoài sẽ bị thất thu thuế, và sẽ phát sinh một vài hệ lụy không mong muốn đối với
các đối tác liên doanh (về lợi nhuận), khách hàng (về giá cả) và các tổ chức công đoàn
(tác động tới lương thỏa thuận).
MNC có nhiều lý do để bị cám dỗ và điều chỉnh giá chuyển giao sao cho tương
thích với lợi thế của họ. Lý do đầu tiên là mong muốn tối thiểu hóa thuế phải nộp trên
toàn hệ thống, như chúng ta đã chỉ ra trước đó. Lý do thứ hai là thuế quan: giá chuyển
giao công bố càng thấp thì mức thuế áp trên hàng hóa cũng càng thấp. Tình huống này đã
dấy lên mâu thuẫn giữa lợi ích giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế. Cơ quan hải quan
muốn giá chuyển giao ở mức cao bởi nó mang lại nguồn thu thuế lớn. Trái lại, cơ quan
thuế lại ưa thích một mức giá chuyển giao thấp bởi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
sẽ cao hơn. Tất nhiên, MNC sẽ phải lựa chọn giữa việc công ty con sẽ có mức lợi nhuận
sau thuế là cao hay là thấp.
Một lý do khác cho việc điều chỉnh giá chuyển giao là vì rủi ro ngoại hối. Bản
thân việc điều chỉnh giá chuyển giao không làm thay đổi những rủi ro ngoại hối có thể
gặp phải. Tuy nhiên, nếu những điều chỉnh giá chuyển giao đi kèm với sự thay đổi thời
gian thực hiện các khoản thanh toán ngoại tệ thì rủi ro này có thể thay đổi. Thời gian
thanh toán có thể được thay đổi thông qua phương pháp ứng trước (leading - ứng trước vì
kỳ vọng ngoại tệ lên giá) hoặc trả chậm (lagging - trả chậm vì kỳ vọng ngoại tệ giảm
giá).
Chúng ta có thể minh họa mối quan hệ giữa giá chuyển giao và nguy cơ gặp rủi ro
ngoại hối bằng đồ thị. Giả định rằng MNC mua hàng hóa từ công ty con với mức giá
chuyển giao tính bằng ngoại tệ là 𝑃∗ . Nếu lượng hàng hóa giao dịch là X thì tổng giá trị
hàng hóa giao dịch là X𝑃∗ . Số tiền MNC phải trả tính bằng nội tệ là 𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ , số tiền
này sẽ tăng lên hoặc giảm đi tùy vào sự thay đổi của tỷ giá S.
174
Bởi C cũng phụ thuộc vào cả 𝑃∗ nên để giữ C không đổi, MNC cần thao túng giá
chuyển giao để bù đắp những tác động từ việc tỷ giá thay đổi. Điều này được minh họa ở
đồ thị 8.4. Mối quan hệ 𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ được biểu diễn bằng đồ thị 𝐶 − 𝑃∗ trong trường hợp
8.4(a) hoặc đồ thị 𝐶 − 𝑆 trong trường hợp 8.4(b). Ở cả hai trường hợp, mối quan hệ này
được được biểu diễn bằng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ với độ dốc là XS ở trường
hợp (a) và X𝑃∗ ở trường hợp (b).
𝐶
(a) Đồ thị𝐶 − 𝑃∗
𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ : 𝑆"
𝐶
𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ : 𝑆'
𝐶!
𝐶"
(b) Đồ thị𝐶 − 𝑆
𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ : 𝑃'∗
𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ : 𝑃"∗
𝐶!
𝐶"
∗
𝑃!
∗
𝑃 "
𝑃∗
𝑆"
𝑆!
𝑆
Đồ thị 8.4: Điều chỉnh giá chuyển giao để bù đắp những tác động do biến động tỷ giá
Hãy quan sát đồ thị 8.4(a) trước. Ban đầu, với tỷ giá 𝑆' và mức giá chuyển giao
tính bằng ngoại tệ là 𝑃∗ , số tiền MNC phải thanh toán là 𝐶' . Nếu tỷ giá tăng lên mức 𝑆"
(ngoại tệ lên giá) thì chi phí của MNC sẽ tăng lên 𝐶" , đường 𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ sẽ dịch chuyển
sang trái. Để duy trì chi phí ở mức 𝐶' , giá cả hàng hóa tính bằng ngoại tệ sẽ phải giảm từ
𝑃'∗ xuống 𝑃"∗ . Đồ thị 8.4(b) cũng biểu diễn một kết quả tương tự. Khi tỷ giá tăng từ 𝑆' lên
𝑆" thì chi phí của MNC sẽ tăng lên 𝐶" . Để duy trì chi phí như mức ban đầu, giá chuyển
giao tính bằng ngoại tệ sẽ phải giảm đi, được thể hiện bằng việc đường 𝐶 = XSP ∗ dịch
chuyển sang phải6.
Thay vì điều chỉnh giá chuyển nhượng, MNC có thể sử dụng phương pháp ứng
trước và trả chậm để bù đắp những tác động do tỷ giá thay đổi. Giả định rằng giao dịch
giữa MNC và công ty con được tiến hành ở thời điểm t, và việc thanh toán diễn ra ở thời
điểm t+1. Điều này có nghĩa là 𝐶 = 𝑋𝑆!8" 𝑃∗ . Nếu ngoại tệ được kỳ vọng tăng giá lên
mức 𝑆!8" > 𝑆! thì MNC có thể sẽ ưa thích thanh toán ở thời điểm t hơn với số tiền phải
trả là C = XSL P ∗ . Đây chính là phương pháp ứng trước. Trái lại, nếu dự tính rằng tỷ giá sẽ
giảm liên tiếp, 𝑆!8# < 𝑆!8" < 𝑆! , thì MNC sẽ muốn thanh toán ở thời điểm t+2 hơn với
chi phí là 𝐶 = 𝑋𝑆!8# 𝑃∗ . Cần lưu ý rằng, trong mọi trường hợp, số tiền mà công ty con
nhận được luôn là 𝑋𝑃∗ .
Một động cơ khác đó là chuyển lợi nhuận về nước. Nếu tồn tại những hạn chế
trong việc chuyển tiền giữa công ty con và MNC, thì giá chuyển giao về sau có thể sẽ
Trong đồ thị 8.4(a), độ dốc của đường 𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ là 𝑋𝑆, theo đó khi tỷ giá tăng lên làm cho đường này dốc hơn. Ở
đồ thị 8.4 (b), độ dốc là 𝑋𝑃∗ , nghĩa là 𝑃∗ giảm sẽ làm cho đồ thị thoải hơn. Đây là lý do tại sao 𝐶 = 𝑋𝑆𝑃∗ dịch
chuyển sang bên trái ở đồ thị 8.4(a) và sang bên phải ở đồ thị 8.4(b).
6
175
được áp ở mức cao hơn nhằm lách những hạn chế này. Điều này sẽ kéo theo mức thuế
nhập khẩu cao, và sẽ gây ra một vài tranh chấp.
Giá chuyển giao có thể lệch khỏi giá thị trường bởi những lý do về marketing,
chính sách tài chính, hoặc nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Để chắc chắn rằng cơ sở
tính thuế của MNC là hoàn toàn công bằng thì điều quan trọng là việc giao dịch trong nội
bộ tập đoàn nên tương đồng với những giao dịch giữa hai công ty độc lập. Quy tắc giá thị
trường được quy định ở Điều 9 Công ước về thuế của OECD (OECD Model Tax
convetion). OECD đã phát hành ấn bản cuối cùng bao gồm 8 chương lõi trên cơ sở hoàn
thiện, bổ sung từ tài liệu Các hướng dẫn về chuyển giá cho công ty đa quốc gia và việc
quản lý thuế (Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax
Administrations) năm 1995. Chương mới bao hàm những chủ đề về thỏa thuận đóng góp
chi phí theo quy tắc giá thị trường, chính là những chuẩn mực quốc tế thỏa thuận điều
chỉnh các giao dịch ngoại thương giữa các bên. Tháng 02/1998 bổ sung chi tiết về quy
trình giám sát việc thực thi Hướng dẫn và quy tắc của cộng đồng doanh nghiệp trong quy
trình này. Tháng 10/1999, OECD xuất bản một bản cập nhật dưới dạng một Phụ lục mới
trong Hướng dẫn, cung cấp những chỉ dẫn về việc thiết lập trước giá chuyển giao theo
quy trình thỏa thuận chung giữa các bên.
Tuy nhiên, động thái chính thức để điều chỉnh chuyển giá đã được tiến hành ở các
quốc gia phát triển mặc cho sự thật là động thái này đã được dư luận biết đến. Các quốc
gia đang phát triển vẫn luôn là nạn nhân của những chính sách chuyển giá không phù hợp
bởi họ không được trang bị đầy đủ để có thể ứng phó với những nhiệm vụ phức tạp khi
thực hiện giám sát các chính sách chuyển giá.
5. KẾT LUẬN
Mặc dù chuyển giá được các MNC sử dụng với những mục đích khác nhau, nhưng
trên thực tế họ không thực sự ưa thích hoạt động này. Chuyển giá bắt buộc các MNC phải
tiêu tốn thời gian và các nguồn lực để làm những việc vô nghĩa xét trên quan điểm của
doanh nghiệp. Phillip Gillet, chuyên gia kiểm soát thuế doanh nghiệp ở ICI, một MNC
của Anh đã phát ngôn trên tờ The Economist rằng “Thật lãng phí thời gian khi cố gắng
định giá hàng hóa chưa thành phẩm được bán bởi một nhà máy cho một nhà máy khác
không cùng công ty”. Ông ví hành động cũng tương tự như việc “hỏi Ford xem ông ta
định giá một trục cam vẫn đang nằm trên dây chuyền sản xuất có giá bao nhiêu, thật là
một câu hỏi vô nghĩa” (The Economist, ‘Survey”, ngày 29/01/2000, trang 14).
Cũng trong bài báo này, Gillet đề xuất rằng nên thay thế chuyển giá bằng một hệ
thống tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của các MNC. Ông cho rằng “thuế hợp nhất”, liên
quan tới việc lấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và căn cứ trên một công thức nhất định
chia tổng đó thành nhiều phần khác nhau cho từng quốc gia mà công thức này phản ánh
được sự hiện diện tương đối của doanh nghiệp ở quốc gia ấy. Quốc gia này sau đó có thể
tính thuế trên phần lợi nhuận này ở mức thuế họ đang áp dụng.
Chuyển giá có thể gây ra sự khác biệt giữa những hiệu ứng tiêu cực và tích cực
của FDI tới các quốc gia đi đầu tư và nhận đầu tư. Đã có trường hợp một MNC hoạt động
ở một quốc gia thông qua một công ty con không nộp thuế cho nước này trong một thời
gian dài, đơn giản bởi vì công ty con không kiếm được một đồng lợi nhuận nào trong
suốt thời gian này. Người ta tự hỏi tại sao MNC này vẫn tiếp tục hoạt động ở quốc gia ấy
khi mà nó không phải là một tổ chức từ thiện. Đáp án rất đơn giản: MNC đã tạo ra được
lợi nhuận, nhưng bằng việc điều chỉnh giá chuyển giao, nó đã tạo ra hình ảnh một công ty
con thua lỗ. Do đó, trên giấy tờ, hiệu quả hoạt động của công ty con khá trì trệ, trong khi
176
thực tế không phải vậy. Đây là lý do tại sao những ảnh hưởng của chuyển giá phải được
tính đến trong quy trình kiểm soát và đánh giá. Đây chính là vấn đề được bàn luận trong
chương 9.
177
IX. KIỂM SOÁT/ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
Chương học này xem xét tới vấn đề kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
MNC, đặc biệt chú trọng tới hiệu quả của các hình thức kiểm soát khác nhau trên cơ sở
đánh giá hiệu năng của các đơn vị, các công ty con và các nhà quản lý. Do đó, chúng ta
cũng sẽ bàn luận về việc thiết kế hệ thống kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động. Một
vấn đề khác cũng thuộc nội dung nghiên cứu của chương học này đó là những ưu và
nhược điểm của các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động. Như chúng ta có thể
thấy, nội dung của chương 9 có liên quan chặt chẽ với hoạt động chuyển giá, bởi chuyển
giá có những ảnh hưởng nhất định tới hệ thống kiểm soát và đánh giá được vận hành bởi
các MNC.
1. KHÍA CẠNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
Lall và Streeten (1977) phân chia khía cạnh tổ chức của việc mở rộng MNC ra
thành bốn nội dung: (i) Cơ cấu kiểm soát và quản trị nội bộ; (ii) Chiến lược tài trợ và
chuyển giá; (iii) Quan điểm, thái độ đối với các đối tác liên doanh; và (iv) Ý nghĩa của
các cấu trúc phát triển đối với việc phân bổ quyền lực.
Để bắt đầu, việc mở rộng mang tính toàn cầu của các doanh nghiệp kinh doanh đặt
ra yêu cầu cần thiết phải phối hợp các chức năng giữa MNC mẹ và các công ty con theo
một cách thức nhất định nhằm thúc đẩy các mục tiêu tổng thể của toàn tập đoàn. Đương
nhiên kiểu phối hợp này đòi hỏi những kết cấu tổ chức khác nhau bởi nó phụ thuộc vào
các nhân tố như quy mô, tính đa đạng của các hoạt động kinh doanh và khoảng cách địa
lý. Đặc biệt, việc tái sắp xếp hệ thống cấp bậc là thực sự cần thiết để đối phó với sự phân
tán quyền lực, cũng như sự phức tạp của việc liên lạc nội bộ cũng như quốc tế ngầm ẩn từ
việc quy mô ngày càng mở rộng. Lall và Streeten (1977) cho rằng cấu trúc quyền lực của
tổ chức ngày càng có xu hướng gắn chặt với hệ thống cấp bậc, theo đó những quyết định
tối quan trọng đều được thực hiện ở trụ sở chính trong khi những quyết định mang tính
thường lệ thì thuộc về các công ty con.
Vấn đề thứ hai đó là các chiến lược tài chính bao gồm vấn đề tài trợ vốn, chuyển
giao tài chính và quản trị tài sản/nợ. Về vấn đề tài trợ vốn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các
MNC ưa thích cam kết một số vốn nhỏ cho những hạng mục đầu tư ban đầu và dùng
phần lớn còn lại cho những yêu cầu về vốn trong nội bộ. Có rất nhiều kênh để luân
chuyển vốn giữa các bộ phận của MNC, bao gồm chuyển giá, nhượng quyền, các khoản
thanh toán phí và lãi. Lall và Streeten (1977) cũng đề cấp tới một vài “thủ đoạn tinh vi”.
Đối với quản trị tài sản/nợ, Lall và Streeten chỉ ra rằng các MNC sử dụng rất nhiều chiến
lược nhằm ứng phó với rủi ro ngoại hối như phương pháp ứng trước và trả chậm và chủ
động đầu cơ tránh sự suy yếu của tiền tệ.
Vấn đề thứ ba là về quan điểm, thái độ đối với các đối tác liên doanh. Nhìn chung,
các MNC ưa thích duy trì kiểm soát đối với các những hoạt động của mình trong lĩnh vực
ngoại thương và mở rộng nó thông qua hệ thống công ty con thuộc toàn quyền sở hữu
của họ. Lý giải cho khuynh hướng này rất đơn giản: nguyên do MNC muốn tham gia
hoạt động trên phạm vi quốc tế chính là nhằm khai thác các lợi thế độc quyền hay độc
quyền nhóm.
Vấn đề cuối cùng là về việc phân bổ quyền lực trong nội bộ các MNC cũng như
toàn xã hội. Lall và Streeten (1977) đã tiến hành quan sát về vấn đề này. Trước tiên, việc
tái sắp xếp hệ thống cấp bậc,ngụ ý bằng những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, đã dẫn tới
178
việc quyền lực tập trung ngày càng nhiều ở hội sở chính của MNC. Thứ hai, sự tăng
trưởng của các MNC đã đặt ra một thách thức ngày càng lớn đối với quyền lực truyền
thống của chính phủ các quốc gia. Hiển nhiên, họ cho rằng các hình thức mới của việc
kiểm soát kinh tế và chính trị là cần thiết để đối phó với điều này trong tương lai.
2. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT TRONG TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC
Daniel cùng cộng sự (1979) định nghĩa rằng kiểm soát là “lập kế hoạch, thực thi,
đánh giá và điều chỉnh hiệu quả hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”.
Shapiro (1992) nhận diện được ba yếu tố của quy trình kiểm soát: thiết lập mục tiêu, đo
lường kết quả và so sánh kết quả với mục tiêu. Ông cũng nhận định rằng những mục tiêu
của kiểm soát là “giao tiếp, đánh giá, và động cơ”. Martinez và Jarillo (1989) chỉ ra rằng
thách thức quản trị mà các MNC phải đối mặt đó là làm sao để phối hợp một số lượng
ngày càng nhiều các hoạt động quốc tế phân tán và chưa liên kết với nhau.
So với một công ty 100% nội địa, quy trình kiểm soát trở nên khó khăn hơn với
một MNC. Cần lưu ý một vấn đề: hình thái của một MNC và các công ty con của nó là
một hệ thống phức tạp, trong đó mỗi đơn vị có thể có hàng loạt những giao dịch với đơn
vị khác. Đồ thị 9.1 biểu diễn các mối liên kết tài chính trong một hệ thống với một MNC
mẹ và hai công ty con.
MNC
Công
ty con
Công
ty con
Thị
trường
tài
chính
179
Đồ thị 9.1: Các mối liên kết tài chính trong một hệ thống MNC – Công ty con
Mỗi một mối liên kết tài chính lại có nhiều loại hình giao dịch khác nhau. Ví dụ,
một liên kết tài chính giữa MNC mẹ và một công ty con có thể là: (i) Đầu tư vốn cổ phần;
(ii) Vay nợ; (iii) Giao dịch mua - bán dưới hình thức ghi sổ; (iv) Giao dịch bán – mua các
tài sản cố định; (v) Chuyển giá; (vi) Chuyển cổ tức; (vii) Trả nợ; (vii) Trả lãi; và (ix)
Thanh toán các khoản phí. Daniels cùng cộng sự (1979) đã nêu ra bốn nhân tố khiến cho
hoạt động kiểm soát của một MNC trở nên khó khăn hơn. Thứ nhất, khoảng cách địa lý
và văn hóa khiến cho mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, và giữa các công ty
con với nhau, trở nên xa cách. Hoạt động kiểm soát do đó sẽ tốn kém về thời gian và chi
phí, cũng như sẽ có thể mắc ngày càng nhiều những sai sót trong trao đổi thông tin. Thứ
hai, việc thiết lập những chuẩn mực, những hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động và hoạt
động so sánh giữa các công ty con sẽ cực kỳ phức tạp bởi sự đa dạng về những khía cạnh
như quy mô thị trường, sản phẩm, chi phí nhân công và những khác biệt tiền tệ của các
công ty con. Thứ ba, Các nhân tố như quy định của chính phủ quốc gia nhận đầu tư và
mục tiêu của cổ đông nước ngoài mặc dù nằm ngoài phạm vi của hoạt động kiểm soát
nhưng lại có thể gây cản trở hoạt động của hệ thống kiểm soát. Cuối cùng, sự không chắc
chắn về các điều kiện kinh tế và chính trị của quốc gia nhận đầu tư sẽ gây khó khăn cho
việc lập kế hoạch dài hạn. Do đó, nếu các điều kiện thay đổi trong quá trình thực hiện thì
những kết quả cuối cùng có thể khác xa so với kỳ vọng đặt ra ban đầu.
Bursk (1971) quả quyết rằng những khó khăn bắt nguồn từ bản chất đặc trưng của
môi trường quốc tế phải được nhận diện khi thiết kế hệ thống kiểm soát. Cũng có những
tranh luận cho rằng những người chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống kiểm soát tài chính
của các MNC thường vướng phải nhiều vấn đề bởi họ không đánh giá đúng mức độ liên
quan giữa nhiệm vụ của mình với tính chất đa dạng đặc thù của môi trường quốc tế. Hơn
nữa, họ không có một ý niệm rõ ràng về việc một hệ thống kiểm soát được thiết kế nhằm
thực hiện điều gì.
Một khía cạnh của hoạt động kiểm soát liên quan tới việc làm rõ các khái niệm tập
trung, phân quyền và phân cấp đơn vị. Trong các MNC, các quyết định được ban hành ở
các công ty con được gọi là phân quyền, trong khi quyết định được ban hành ở những cấp
cao hơn công ty con được gọi là tập trung. Nói chung, các MNC có xu hướng phân quyền
trách nhiệm cho việc ra quyết định nhiều nhất có thể. Theo Solomons (1965), công cụ
chính mà các MNC sử dụng để thực thi việc phân quyền là trung tâm lợi nhuận. Phân cấp
đơn vị chính là phân quyền có đi kèm với ủy nhiệm quản lý lợi nhuận. Một trung tâm lợi
nhuận là một đơn vị vận hành trong đó bao gồm một phạm vi đầy đủ các nghiệp vụ từ đó
cho phép đo lường lợi nhuận. Điều này ngụ ý rằng cán bộ quản lý của một đơn vị có thể
tự chủ hoàn toàn trong việc ra quyết định cũng như hoàn toàn kiểm soát doanh thu và chi
phí hoạt động. Lý thuyết về phân cấp đơn vị và khái niệm của trung tâm lợi nhuận chính
là: nếu mỗi một trung tâm lợi nhuận tối đa hóa được lợi nhuận của đơn vị mình thì tổng
lợi nhuận của toàn bộ tổ chức cũng sẽ được tối đa hóa.
Việc hoàn thiện phân quyền hoặc phân cấp đơn vị đòi hỏi các công ty con phải có
tính độc lập. Điều này có thể trở nên không tối ưu bởi nếu các công ty con buộc phải hoạt
động như những công ty độc lập khác, họ có thể không tận dụng được những lợi thế hiện
tại trong môi trường quốc tế. Một số nhà quản lý chỉ có kinh nghiệm điều hành ở một
hoặc hai quốc gia, nghĩa là họ không thể đánh giá đúng tác động đối với toàn thể MNC
khi họ ra quyết định nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa cho công ty con của mình. Hơn nữa,
không phải mọi công ty con của MNC cũng đều đạt được lợi nhuận tối đa như mục tiêu
180
ban đầu. Trong trường hợp này, việc áp dụng phương thức trung tâm lợi nhuận có thể sẽ
không phù hợp.
Nếu như phân cấp đơn vị toàn bộ có những hạn chế nhất định thì tập trung toàn bộ
cũng không phải là ngoại lệ. Tập trung toàn bộ nghĩa là mọi quyết định đều được ban
hành bởi đội ngũ quản lý cấp cao. Khi đó, đội ngũ quản lý này sẽ ngày phải đối mặt với
một khối lượng lớn những quyết định phải ban hành ở mức độ tập đoàn, đặt ra yêu cầu
phải dành nhiều thời gian và tâm sức. Việc loại bỏ mọi quyền ra quyết định của công ty
con có thể còn làm giảm động lực và kìm hãm khả năng sáng tạo của các nhà quản lý
công ty con.
Các MNC có xu hướng tập trung hóa hơn so với các doanh nghiệp nội địa. Lý giải
cho sự khác biệt này, Bodinat (1974) lập luận rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa, chỉ có
một doanh nghiệp tập trung và hợp nhất mới có thể tận dụng mọi lợi thế và cơ hội hình
thành từ những khác biệt quốc gia. Theo Yet Scott (1972), các MNC có khuynh hướng sử
dụng một hình thái quản trị với tên gọi “quản trị đồng bộ” (co-ordinative management)
bao gồm một tổ hợp của quản trị hợp tác, quản trị tập trung và quản trị độc lập trong đó
các nhà quản trị của trụ sở chính cũng như của công ty con cùng phối hợp với nhau. Mặc
dù khu vực hội sở chính vẫn có quyền quyết định cuối cùng đối với những vấn đề quan
trọng, nhưng phần lớn vẫn được tiến hành thông qua sự hợp tác giữa hội sở và chi nhánh.
Goold và Campbell (1987) đã đưa ra những điểm khác biệt giữa kiểm soát tài
chính, hoạch định chiến lược và kiểm soát chiến lược. Đối với kiểm soát tài chính, hội sở
chính tuy nhân lực mỏng nhưng lại có một chức năng tài chính vững mạnh. Bên dưới, có
các tầng quản lý chung, nhưng trách nhiệm quản lý lợi nhuận chính được đẩy xuống cấp
thấp nhất. Các công ty sử dụng hình thức này thường tập trung vào mục tiêu lợi nhuận
định kỳ. Trong hoạch định chiến lược, nếu như phân cấp đơn vị tương thích ở một mức
độ nào đó, thì cấp trung ương sẽ tham gia vào, và ảnh hưởng tới sự phát triển của các
chiến lược phân cấp. Trong trường hợp này, hoạt động kiểm soát doanh nghiệp sẽ ít được
chú trọng. Các mục tiêu hoạt động khá linh hoạt và được rà soát trong bối cảnh của chiến
lược dài hạn. Cuối cùng, đối với kiểm soát chiến lược, trọng tâm tập trung vào việc thiết
lập các quy trình lập kế hoạch và rà soát đề xuất của các đơn vị. Barlett và Goshal (1989)
đã chỉ ra ba vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu có ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức, mức độ
tập trung trong việc ra quyết định và văn hóa doanh nghiệp. Nhân tố thứ nhất đó là áp lực
hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp cần đạt được lợi ích kinh tế nhờ quy mô qua các
dòng sản phẩm và các hoạt động sản xuất. Thứ hai đó là sự khác biệt vùng miền, ví dụ
như sự khác nhau trong kết cấu thị trường, xu hướng tiêu dùng và những đòi hỏi của
chính quyền trong việc chú trọng những khác biệt vùng miền. Nhân tố thứ ba là áp lực từ
những cuộc cách tân toàn cầu.
3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG
Trong phần này chúng ta sẽ thảo luận cụ thể về quản trị tập trung và phi tập trung.
Sự lựa chọn giữa quản trị tiền mặt tập trung và phi tập trung là một sự lựa chọn mà một
MNC cùng công ty con của mình hoạt động trên phạm vi toàn cầu thường phải đối mặt.
Quản trị tiền mặt tập trung là việc khoản thu hay khoản thanh toán ghi bằng nhiều loại
tiền tệ khác nhau được quản lý chung bởi cơ quan đầu não, thường là trụ sở chính của
MNC. Quản trị tiền mặt phi tập trung là việc các khoản thu hay các khoản thanh toán này
được quản lý tại chỗ bởi các công ty con.
Hầu hết những ưu điểm của quản trị tiền mặt tập trung đều có mối liên hệ với lợi
ích kinh tế nhờ quy mô. Lợi thế nhận thấy được đầu tiên chính là giá trị ròng của doanh
181
nghiệp, liên quan tới việc tính toán trạng thái tổng thể của doanh nghiệp trên mỗi tiền tệ
bằng việc cộng thêm trạng thái trường và trạng thái đoản của các công ty con. Giá trị
ròng mang đến một hàng rào bảo hộ tự nhiên khi có trạng thái đoản ở một tiền tệ và trạng
thái trường tương đương cũng chính bằng tiền tệ ấy. Ví dụ, giả định rằng một MNC của
Anh có công ty con số 1 có một trạng thái trường về AUD, và công ty con số 2 lại có
trạng thái đoản về AUD. Nếu quản trị tiền mặt là phi tập trung, công ty con số 1 sẽ phải
bảo hiểm rủi ro cho trạng thái trường, chằng hạn bằng cách bán kỳ hạn AUD, trong khi
công ty con số 2 sẽ phải bảo hiểm rủi ro bằng cách mua kỳ hạn AUD. Còn trong quản trị
tiền mặt tập trung, trạng thái tổng thể sẽ bằng 0, và do đó không cần phải bảo hiểm rủi ro
cho một trạng thái đơn lẻ nào. Điều này rõ ràng sẽ giúp làm giảm chi phi giao dịch của
doanh nghiệp.
Một lợi thế khác của quản trị tiền mặt tập trung đó là sự đa dạng về tiền tệ. Kể cả
khi trạng thái tổng thể không bằng 0 thì quản trị tiền mặt tập trung vẫn có thể có một
trạng thái tổng thể là tập hợp các trạng thái bằng nhiều tiền tệ khác nhau, và do đó rủi ro
ngoại hối được giảm thiểu, nhu cầu bảo hiểm rủi ro cho các trạng thái đơn lẻ vì thế cũng
giảm đi. Đặc biệt, nếu trạng thái tổng thể thực sự đa dạng về loại tiền tệ, và nếu tỷ giá
giữa những tiền tệ này so với nội tệ không có mối tương quan quá lớn, thì cũng có thể tạo
ra một hàng rào bảo hộ tự nhiên một cách hiệu quả.
Cuối cùng, sự hợp nhất cũng là một lợi thế. Bằng việc hợp nhất bảng cân đối tiền
tệ tại một địa điểm trung tâm, các yêu cầu về tiền mặt bởi bất cứ công ty con nào, ở bất
cứ đâu, đều có thể được đáp ứng mà không cần phải duy trì số dư bằng nhiều loại tiền tệ
khác nhau trên mọi địa bàn hoạt động. Khi công ty con có nhu cầu về một loại tiền tệ, nó
có thể được đáp ứng từ “nguồn vốn chung” (Pool of resources).
Có ít nhất hai lý do giải thích tại sao quản trị tiền mặt phi tập trung lại được ưa
thích hơn. Thứ nhất là khi hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động không hiệu
quả dẫn tới những nguy cơ chậm trễ trong việc chuyển giao vốn đến quốc gia này. Lúc
đó, có nguồn vốn tại chỗ sẽ đáp ứng được yêu cầu thực hiện giao dịch vào bất cứ thời
gian nào. Thứ hai là khi cần thiết phải có các đại diện tại địa phương nhằm duy trì mối
liên hệ với khách hàng và ngân hàng. Đây là lý do tại sao vấn đề không phải là việc lựa
chọn giữa hệ thống quản trị tiền mặt tập trung hay phi tập trung, mà là về việc quyết định
mức độ tập trung và phi tập trung.
4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm quan trọng về chức năng kiểm soát của các
MNC. Meister (1970) đã khảo sát 252 MNC của Mỹ và kết luận rằng hoạt động kiểm
soát của các MNC có thể được phân chia thành những loại như sau: (i) Tập trung tại hội
sở chính của tập đoàn; (ii) Tập trung tại hội sở chính của một ban quản trị quốc tế; và (iii)
Phân tách thành trụ sở chính của tập đoàn và một vài trụ sở chính của cấp dưới (ví dụ, trụ
sở chính của một vùng hoặc đơn vị quốc tế trung tâm). Trong một nghiên cứu khác,
Robbins và Stobaugh (1973a) đã khảo sát 187 MNC của Mỹ và nhận thấy rằng hệ thống
tài chính của một MNC phát triển theo những hình thái có thể dự đoán trước cũng như sự
tăng trưởng kinh doanh của một công ty. Có ba giai đoạn trong quá trình phát triển của
một hệ thống. Thứ nhất đó là giai đoạn bỏ lỡ tiềm năng của hệ thống, một giai đoạn xuất
hiện ở các MNC nhỏ và vừa mới gia nhập vào thị trường quốc tế. Ở giai đoạn này, các
nhà quản lý cấp cao chưa nắm rõ những vấn đề đặc thù của hoạt động kinh doanh đa
quốc gia, do đó cũng chưa chú trọng nhiều tới chức năng tài chính quốc tế. Giai đoạn thứ
hai là giai đoạn khai thác tiềm năng của hệ thống, quá trình này xảy ra khi các nhà quản
182
trị doanh nghiệp bước đầu nhận thức được rằng các quyết định tài chính quốc tế yêu cầu
phải có những kỹ năng khác hẳn so với việc ra các quyết định tài chính nội đia. Ở giai
đoạn thứ ba, MNC nhận ra mình phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan, vượt
ngoài tầm kiểm soát. Sự lựa chọn thông thường rơi vào một bộ phận của một trung tâm
tài chính quốc tế lớn, chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các công ty con. Trong một nghiên
cứu khác, Goold (1991) thực hiện trên một mẫu quy mô nhỏ với các MNC của khu vực
châu Âu, theo đó ông chỉ ra rằng một hệ thống kiểm soát chiến lược chính thức bao gồm
những giai đoạn sau: (i) Chỉnh sửa chiến lược định kỳ cho từng doanh nghiệp; (ii) Lên kế
hoạch hoạt động định kỳ; (iii) Giám sát kết quả chiến lược; và (iv) Tặng thưởng các cá
nhân và can thiệp trung tâm.
Vấn đề của quản trị tập trung và phi tập trụng là một khía cạnh của việc phân loại
cơ chế được sử dụng để phối hợp hoạt động trong các MNC. Có hai hạng mục lớn: (i)
Các cơ chế mang tính cấu trúc và chính thức; và (ii) Các cơ chế tinh xảo và phi chính
thức. Các cơ chế này được mô tả chi tiết trong Bảng 9.1.
Bảng 9.1 Các cơ chế kiểm soát
Cơ chế
Các cơ chế mang tính cấu
trúc và chính thức
Phân chia bộ phận của các
đơn vị tổ chức
Lựa chọn tập trung hoặc phi
tập trung
Hợp thức hóa
Hoạch định chính sách
Kiểm soát đầu ra và hành vi
Mô tả
Nhóm các hoạt động của các đơn vị tổ chức để tìm
ra cấu trúc tổ chức hợp lý
Quyết định xem ai là người kiểm soát việc ra quyết
định: MNC hay công ty con
Mức độ mà theo đó các chính sách cùng các quy
định được ban hành định kỳ và được tuân thủ
Các vấn đề đa dạng nhưng quan trọng, ví dụ như lập
kế hoạch và dự toán ngân sách
Các cơ chế báo cáo, đánh giá hiệu quả và đánh giá
cá nhận hoặc đánh giá hành vi
Các cơ chế tinh xảo và phi
chính thức
Một loại các tổ công tác và các buổi hội nghị được
Các mối quan hệ ngang cấp
tổ chức trên toàn hệ thống cấu trúc chính quy nhằm
thực hiện các mục tiêu của công ty.
Mạng lưới liên lạc cá nhân của doanh nghiệp được
Truyền thông nội bộ
phát triển qua thời gian
Đầu ra của quá trình xã hội hóa cá nhân, theo đó cho
Văn hóa tổ chức
phép công việc được thực hiện bởi những cá nhân
khác nhau theo những cách thức tương tự nhau hoặc
cách thức nhất quán.
Martinez và Jarillo (1989) kết luận rằng hoạt động kiểm soát đang chuyển dịch từ các cơ
chế chính thức sang phi chính thức.
183
5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA
QUỐC
Nói chung, việc đánh giá hiệu quả hoạt động là một phần thiết yếu trong hệ thống
kiểm soát. Công việc này đòi hỏi phải so sánh các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra
ban đầu. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con hay của các nhà quản lý là
cần thiết, không chỉ bởi phải đưa ra nhận định về tình hình hoạt động hiện tại của các
công ty con mà còn nhằm chỉ ra phương hướng hoạt động, chỉ ra các điều chỉnh về chính
sách và chiến lược để cải thiện hoạt động trong tương lai, cũng như khả năng thực hiện
các mục tiêu của doanh nghiệp. Borkowiski (1999) cho rằng nếu mục tiêu của các MNC
là tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu của cổ đông, như Keating (1997) đã đề xuất, thì các
tiêu chí đánh giá hiệu quả nên tương thích với mục tiêu này. Do đó, trong nghiên cứu của
mình, Keating đã chú tâm tới những mục tiêu sau:
1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động có thay đổi và phụ thuộc vào quốc gia đi đầu
tư hay không?
2. Liệu rằng các nhà quản lý công ty con tại quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu
tư sẽ đánh giá theo những tiêu chí khác nhau?
3. Có phải các nhà quản lý tại cùng một quốc gia sẽ đánh giá theo cùng một bộ tiêu
chí, bất kể quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư ra sao?
4. Phương thức chuyển giá được sử dụng bởi MNC sẽ quyết định tiêu chí đánh giá,
hay các tiêu chí độc lập với phương thức chuyển giá?
Những câu hỏi trên và cả nhiều câu hỏi khác đều cho thấy sự thật rằng việc đo
lường hiệu quả hoạt động của một cá nhân, một đơn vị hay thậm chí toàn thể công ty
hoàn toàn không dễ dàng. Robin và Stobaugh (1973b) chỉ ra rằng nguyên nhân chính của
khó khăn này là do mỗi một hình thức đánh giá lại có những căn cứ đánh giá khác nhau.
Hơn nữa, nhiều sự kiện tuy có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhưng lại không chịu sự
kiểm soát của cá nhân hay đơn vị đang được đánh giá. Những khác biệt mang tính chiến
lược giữa các chi nhánh cũng có thể dẫn tới những khác biệt về cách thức đánh giá hiệu
quả hoạt động. Theo Gupta và Givindarajan (1991), một số vấn đề xung quanh việc đánh
giá hiệu quả rất phức tạp trong một môi trường toàn cầu.
Cần thiết phải tách bạch giữa hoạt động đánh giá công ty con và hoạt động đánh
giá hiệu quả điều hành của các nhà quản lý. Demirag (1987) cho rằng việc tách bạch hai
hoạt động đánh giá này sẽ giúp chỉ báo mức độ thực hiện các mục tiêu tổng thể của nhà
quản lý. Sự phân tách này đặc biệt quan trọng đối với các MNC, bởi khi ra quyết định tập
trung sẽ xuất hiện nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty con dù cho
nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý, và còn bởi các hoạt động được thực hiện
bởi một nhà quản lý của một công ty con có thể có tác động xấu tới hiệu quả hoạt động
của các công ty con khác. Lý giải điều này, Hopwood (1972) lập luận rằng dữ liệu tài
chính sẵn có cho việc đánh giá hoạt động có thể không đủ để đánh giá hiệu quả điều hành
của nhà quản lý. Có ít nhất hai nguyên nhân của tình trạng này. Thứ nhất, các báo cáo tài
chính chỉ phản ánh kết quả hoạt động của các công ty con, trong khi hiệu quả quản trị lại
liên quan tới hiệu quả của quy trình tạo ra các kết quả này. Thứ hai, dữ liệu tài chính có
thể không tương thích với việc đánh giá hiệu quả quản trị, bởi những dữ liệu này tập
trung vào hiệu quả ngắn hạn trong khi đánh giá hoạt động quản trị cần được xem xét
trong dài hạn. Vì vậy, các MNC thường sử dụng các tiêu chí phi tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động quản trị. Ngoài ra, Gupta và Givindarajan (1991) cũng chỉ ra rằng
184
một số nhà quản lý công ty con có vị thế tốt hơn so với một số khác trong việc ứng phó
với những bất ổn vốn có của môi trường nước ngoài.
Trong một cuộc kháo sát 105 MNC của Anh, Demirag (1987) nhận thấy các chỉ
tiêu phi tài chính được sử dụng phổ biến bao gồm thị phần được đo lường bằng doanh số
bán hàng, phát triển nguồn nhân lực, tinh thần nhân viên được xác định qua các cuộc
khảo sát nội bộ, năng suất lao động, và mối quan hệ giữa ban quản lý với chính phủ nước
sở tại. Eiteman và Stonehill (1989) đề xuất rằng việc đánh giá hiệu quả quản trị cũng có
thể được sử dụng để khuyến khích các nhà quản trị bằng việc đền bù cho những đánh giá
liên quan.
6. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG NỘI ĐỊA VÀ HOẠT ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI
Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động ở nước ngoài khó khăn hơn so với việc đánh
giá các hoạt động nội địa, bởi sự tồn tại của các nhân tố như sự biến động tỷ giá hay lạm
phát nước ngoài kéo theo những tác động tới dữ liệu tài chính được sử dụng trong các
đánh giá. Nhưng theo Miller (1979), khi các MNC bước đầu mở rộng phạm vi hoạt động,
các hoạt động nước ngoài hầu hết được kiểm soát và quản lý bởi hội sở chính, và các
phương pháp đánh giá nội địa đã được sử dụng để đánh giá những hoạt động này.
Demirag (1987) nhận thấy đại đa số các MNC của Anh sử dụng những phương pháp
tương tự nhau để đánh giá hoạt động nội địa và hoạt động nước ngoài.
Có năm nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đánh giá các công ty con hoạt động tại
nước ngoài cũng như những nhà quản lý của nó: (i) Sự biến động của tỷ giá; (ii) Lạm
phát; (iii) Chuyển giá; (iv) Phân bổ chi phí; và (v) Sự chuyển đổi. Hai nhân tố đầu vượt
quá tầm kiểm soát của doanh nghiệp, trong khi ba nhân tố còn lại thì nằm trong phạm vi
kiểm soát. Chúng ta sẽ cùng thảo luận cụ thể những nhân tố này.
6.1. Tỷ giá
Rủi ro tỷ giá tồn tại bởi không thể biết trước được tỷ giá giao ngay trong tương lai
là bao nhiêu. Rủi ro tỷ giá khiến cho giá trị của các hạng mục tính bằng nội tệ thay đổi do
sự thay đổi của tỷ giá. Các hạng mục này bao gồm tài sản, nợ, thu nhập hoạt động, lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận và luồng tiền kỳ vọng, dù cho chúng chắc chắn (dưới dạng hợp
đồng) hay không chắc chắn. Trong khi rủi ro đo lường xác suất và độ lớn của những sai
lệch so với dự kiến ban đầu, phơi nhiềm rủi ro phản ánh những phương diện đối mặt với
rủi ro. Rủi ro phản ánh khả năng xảy ra một kết quả xấu, trong khi phơi nhiềm rủi ro thể
hiện độ lớn của một khoản lỗ tiềm năng. Trong tài chính quốc tế, phơi nhiềm rủi ro ngoại
hối biểu diễn phần giá trị gặp rủi ro ngoại hối. Phơi nhiễm rủi ro phát sinh bởi giá trị tài
sản, nợ, thu nhập hoạt động và các luồng tiền khác ghi bằng nội tệ nhạy cảm với sự thay
đổi của tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực.
Những ảnh hưởng từ sự biến động tỷ giá biểu hiện thành ba loại tổn thất/ phơi
nhiễm rủi ro tỷ giá hối đoái. Thứ nhất là rủi ro giao dịch (transaction exposure), phát sinh
khi các khoản phải thu và phải trả (luồng tiền vào và luồng tiền ra) được ghi bằng ngoại
tệ. Rủi ro này hiện hữu bởi giá trị tính bằng nội tệ của các hạng mục này khi đến hạn sẽ
thay đổi tùy theo sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa. Rủi ro giao dịch thực chất là rủi ro
luồng tiền, có liên quan tới các luồng giao thương (là kết quả của hoạt động xuất nhập
khẩu), và các luồng vốn (ví dụ: thanh toán lãi và cổ tức). Nó bao gồm các hoạt động
chuyển đổi thực tế của các khoản phải thu và phải trả từ ngoại tệ về nội tệ. Loại rủi ro
này, ví dụ, có thể phát sinh từ (i) một tài sản hoặc nợ ghi bằng ngoại tệ đã được hạch toán
185
trong bảng cân đối kế toán; và (ii) một hợp đồng hoặc một thỏa thuận có liên quan với
luồng ngoại tệ trong tương lai.
Loại rủi ro ngoại hối thứ hai là rủi ro kinh tế (economic exposure), phát sinh bởi
sự thay đổi tỷ giá (thực) tác động tới các luồng tiền bằng nội tệ và ngoại tệ của doanh
nghiệp. Mặc dù nghe qua thì giống với rủi ro giao dịch, nhưng sự khác biệt của rủi ro
kinh tế nằm ở chỗ trên thực tế, có rất nhiều tình huống liên quan tới các luồng tiền không
được ký kết trong hợp đồng hay không được lên kế hoạch trước. Những luồng tiền này
gắn liền với hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa và nước ngoài, cũng như các chi
phí đầu vào.
Loại rủi ro thứ ba là rủi ro chuyển đổi (translation exposure) hay còn gọi là rủi ro
kế toán (accounting exposure), phát sinh từ sự hợp nhất các tài sản, nợ, thu nhập ròng và
các hạng mục khác ghi bằng các ngoại tệ khác nhau vào cùng một báo cáo tài chính hợp
nhất ghi bằng nội tệ (bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh). Rủi ro
chuyển đổi làm tăng nguy cơ lỗ hoặc lãi khi chuyển đổi những hạng mục ghi bằng ngoại
tệ cho mục đích hợp nhất. Điều này, do đó, là một chức năng của hệ thống kế toán và ít
thể hiện một giá trị thực mang ý nghĩa kinh tế. Các doanh nghiệp tuy rằng có những hạng
mục giống hệt nhau trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhưng lại
có thể có kết quả báo cáo khác nhau tùy thuộc vào phương pháp chuyển đổi mà họ sử
dụng.
Tỷ giá biến động bởi nhiều yếu tố như lãi suất, làm phát, tốc độ tăng trưởng, trạng
thái cán cân vãng lai và các cơ sở kinh tế khác. Nhưng sự biến động của tỷ giá lại bất ổn
hơn những cơ sở kinh tế này. Một vài chuyên gia kinh tế đã đi sâu thảo luận về việc các
cơ sở kinh tế không liên quan trong việc xác định tỷ giá, đây là quan điểm mà hiện tại tác
giả không chấp thuận7. Nó thực sự đáng tranh cãi bởi để việc đánh giá được thực hiện
một cách chính xác thì việc tỷ giá biến động gây ảnh hưởng tới các thông tin tài chính
phải được tính đến. Nói cách khác, quan điểm này ước định rằng các nhà quản lý không
nên chịu trách nhiệm cho những hậu quả do sự thay đổi bất ngờ của tỷ giá8. Tuy nhiên,
quan điểm này không thực sự có giá trị. Không nghi ngờ gì khi dự báo tỷ giá là một nỗ
lực khá khó khăn và mạo hiểm, nhưng nó cần thiết bởi hầu như tất cả các quyết định tài
chính quốc tế (như đầu tư, tài trợ, bảo hiểm rủi ro và đầu cơ) đều yêu cầu thông số dự báo
tỷ giá như là một dữ liệu đầu vào9. Quy trình đánh giá phải bao gồm việc đánh giã nỗ lực
của nhà quản trị trong dự báo tỷ giá, bởi chắc chắn rằng dự báo tỷ giá không đơn giản
như việc tung một đồng xu.
6.2. Lạm phát
Lạm phát thực sự quan trọng không chỉ bởi vì nó có những tác động tới tỷ giá, dù
cho đây là một tác động mang tính dài hạn. Tỷ giá và lạm phát có mối liên hệ với nhau
qua ngang giá sức mua – PPP, mặc dù đã có quan sát cho thấy độ lệch lớn và liên tục của
PPP trong ngắn hạn. Kể cả khi PPP không sai lệch, hoạt động dự báo tỷ giá vẫn cần phải
có dự báo lạm phát năm tới, và điều này luôn chứng tỏ sự khó khăn của các dự án FDI
dài hạn.
Để tìm hiểu phương pháp chung của các mô hình cơ bản xác định tỷ giá, xem Moosa (2000a). Để tìm hiểu phương
pháp đánh giá theo quan điểm rằng tỷ giá không chịu ảnh hưởng với các nhân tố vĩ mô cơ bản, xem Moosa (2000b).
Tìm hiểu sự lý giải cho sự bất ổn của tỷ giá liên quan tới sự bất nhất của các nhà kinh doanh ngoại hốitrong Moosa
và Shamsuddin (2001).
8
Sự thay đổi bất ngờ của tỷ giá đôi khi được xác định trên cơ sở độ lệch của ngang giá lãi suất không bảo hiểm rủi
ro (Uncoverd interest parity).
9
XemMoosa(2000a) chomộtphân tích toàn diệnvề vai trò củadự báotỷ giá trong việc ra quyết định tài chính.
7
186
Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng tới trạng thái tài chính và hoạt động của công ty
qua những quyết định không hiệu quả của những nhà quản lý không hiểu được tác động
của nó. Đối với trạng thái tài chính, các tài sản tài chính (chẳng hạn như tiền mặt) giảm
giá trị sau lạm phát bởi nó bị xói mòn sức mua. Trái lại, việc tồn tại những khoản nợ tài
chính lại có lợi, bởi doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán nghĩa vụ nợ trong tương lai khi
mà tiền tệ đã mất đi một phần sức mua của nó.
Những tác động của lạm phát lên tài sản phi tiền tệ được phản ánh trong cả bảng
cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Trong thời kỳ tăng giá, doanh thu từ hoạt
động bán hàng hiện tại tương phản với hàng tồn kho đã được mua từ trước đó vài tháng,
và tương phản với khấu hao đã được tính vào nguyên giá của nhà xưởng và máy móc
thiết bị mặc cho việc các chi phí thay thế ở hiện tại đã tăng lên đáng kể10. Những ảnh
hưởng của lạm phát tới các báo cáo tài chính có thể dẫn tới những vấn đề về thanh khoản
như khi những khoản doanh thu kiếm được lại phải chi tiêu cho việc chi phí thay thế
ngày càng tăng. Việc đánh giá quá cao thu nhập đạt được từ việc cân đối giữa những
khoản chi phí cũ và doanh thu mới có thể kéo theo việc các cổ đông yêu cầu tăng cổ tức,
và công nhân yêu cầu mức lương cao hơn, dù cho luồng tiền đã bị thu hẹp. Điều đáng
quan tâm là một cá nhân không thể ra quyết định chính thức khi mà không hiểu biết về
tác động của lạm phát. Đặc biệt với các MNC, những mối quan tâm này còn lớn hơn bởi
mỗi quốc gia khác nhau lại áp dụng phương thức kế toán khác nhau.
6.3. Chuyển giá
Nhân tố thứ ba là chuyển giá, là một nhân tố có thể kiểm soát được, và có thể dẫn
tới những méo mó trong đánh giá hoạt động của các công ty con cũng như các nhà quản
lý. Mức độ chính xác của việc đánh giá công ty con hay nhà quản lý cũng phụ thuộc vào
mức độ trách nhiệm của nhà quản lý công ty con trước những tác động của chuyển giá tới
hoạt động của công ty ấy. Vì hoạt động chuyển giá được quyết định bởi hội sở chính ở
hầu hết các MNC nên việc có xem xét tới mức độ trách nhiệm này là điều quan trọng.
Khi lợi nhuận được sử dụng cho mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động, chính sách
chuyển giá nên được cân nhắc đến và các thông số nên được điều chỉnh trước những tác
động của chuyển giá. Các nhà quản trị cấp cao nên đảm bảo rằng không có chi nhánh nào
nhận được những khoản lãi hay lỗ quá mức từ chuyển giá. Brickley cùng cộng sự (1997)
chỉ ra rằng các chiến lược chuyển giá thường kéo theo nhiều mâu thuẫn và do đó hoạt
động quản trị mang tính bất hòa chứ không phải là đồng thuận. Borkowski (1999) đã
phân tích tác động của chuyển giá tới việc đánh giá hiệu quả các hoạt động trong nước và
nước ngoài. Bushman cùng cộng sự (1995) cho rằng tác động của chuyển giá tới lợi
nhuận của chi nhánh làm cho hoạt động đánh giá trên toàn MNC ít hữu ích hơn so với
việc đánh giá tại từng công ty con. Các MNC cũng nhận thức được những tác động xấu
của chuyển giá tới việc đánh giá hiệu quả hoạt động và họ cố gắng giải quyết nó, ví dụ,
bằng việc hạch toán trên hai bộ sổ sách.
6.4. Phân bổ chi phí
Việc phân bổ chi phí của công ty hay của hội sở chính là một nhân tố có thể kiểm
soát khác, và nó tác động tới hoạt động đánh giá theo cách tương tự như chuyển giá, đơn
giản bởi quy trình được sử dụng cho mục đích này chắc chắn cũng ảnh hưởng tới lợi
nhuận của công ty con. Kollaritsch (1984) đã đề xuất một phương án nên áp dụng, đó là
Trong điều kiện lạm phát, việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho và FIFO hay LIFO sẽ mang lại những
kết quả khác nhau. FIFO là nhập trước xuất trước còn LIFO là nhập sau xuất trước. Khi xảy ra lạm phát, hàng tồn
kho càng nhập về sau sẽ càng đắt, và ảnh hưởng tới thu nhập ròng của công ty.
10
187
bỏ qua những chi phí này và chỉ quan tâm tới những chi phí phát sinh thuộc quyền kiểm
soát trực tiếp của công ty con.
6.5. Chuyển đổi các báo cáo tài chính
Nhân tố cuối cùng, hoạt động chuyển đổi, cũng là một nhân tố có thể kiểm soát và
cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận. Chuyển đổi có nghĩa là sự quy đổi các số liệu trong báo
cáo tài chính từ tiền tệ này sang tiền tệ khác, đặc biệt là từ tiền tệ ghi chép của công ty
con (là ngoại tệ) về tiền tệ ghi chép của MNC (là nội tệ). Ở đây có hai vấn đề cần thảo
luận. Thứ nhất là việc đánh giá hiệu quả hoạt động có thể dựa trên các thông số tài chính
ghi bằng nội tệ (là do sử dụng các báo cáo tài chính đã chuyển đổi) hoặc dựa trên các báo
cáo tài chính ghi bằng ngoại tệ. Thứ hai là nếu đã lựa chọn áp dụng phương án nào thì
một quyết định phải được thực thi theo phương pháp chuyển đổi tương ứng.
Bằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động mà không thực hiện chuyển đổi, những ảnh
hưởng của chuyển đổi sẽ được loại trừ. McInnes (1971) cho rằng tính hiệu quả của công
ty con và nhà quản lý sẽ có ý nghĩa hơn khi được đo lường bằng ngoại tệ, đặc biệt là khi
các công ty con không chịu trách nhiệm trước sự biến động của tỷ giá. Trong một khảo
sát được thực hiện bởi Robbins và Stobaugh (1973b), những MNC không cho phép các
công ty con chịu trách nhiệm trước sự biến động của tỷ giá thì đều sử dụng phương pháp
đánh giá không qua chuyển đổi. Tuy nhiên, hoạt động chuyển đổi đôi khi lại cần thiết bởi
nó cho phép các nhà quản trị cấp cao dễ nắm bắt các dữ liệu đã chuyển đổi hơn so với
việc giữ nguyên những thông số ấy bằng ngoại tệ. Ijiri (1983) cho rằng nếu các MNC coi
công ty con của mình như những khoản đầu tư, thì kết quả đầu tư nên được đo lường
bằng nội tệ, hàm ý rằng hoạt động chuyển đổi nên được sử dụng trong việc đánh giá hiệu
quả hoạt động.
Theo Demirag (1992), đã có nhiều cuộc khảo sát được tiến hành bằng việc áp
dụng hoạt động chuyển đổi trong phương pháp đánh giá hiệu quả của công ty. Kết quả
của những khảo sát này chỉ ra rằng, trong suốt thập niên 1960, nội tệ thường được sử
dụng trong các đánh giá, nhưng trong thập niên 1970 thì cả ngoại tệ cũng đã được sử
dụng. Một cuộc khảo sát các tập đoàn đa quốc gia của Anh được tiến hành bởi Demirag
(1988) cũng nhận định rằng cả 2 loại tiền tệ đều được sử dụng, có thể là do các MNC
không thể định rõ được tính hữu ích của mỗi phương pháp đo lường hiệu quả.
Phương pháp chuyển đổi liên quan tới việc lựa chọn tỷ giá được sử dụng khi quy
đổi giá trị của các hạng mục từ ngoại tệ về nội tệ. Bảng cân đối kế toán ghi chép các giá
trị về tài sản và nợ ở thời điểm cuối kỳ báo cáo, có thể là trong một năm, một quý hoặc
một tháng. Báo cáo kết quả kinh doanh biểu diễn các hạng mục như doanh thu, chi phí và
thu nhập ròng phát sinh trong kỳ báo cáo. Những tỷ giá sau có thể được dùng trong quá
trình quy đổi:
1. Tỷ giá đóng cửa (hoặc tỷ giá hiện hành), là tỷ giá sẵn có tại thời điểm cuối kỳ báo
cáo (trùng khớp với ngày thực hiện bảng cân đối kế toán)
2. Tỷ giá trung bình, phản ánh giá trị trung bình của tỷ giá trong kỳ báo cáo. Cách
tính đơn giản nhất là lấy trung bình của tỷ giá đóng cửa và tỷ giá tại thời điểm đầu
kỳ. Nếu không, một tỷ giá trung bình có trọng số thời gian có thể được sử dụng.
3. Tỷ giá lịch sử, là tỷ giá tại thời điểm một hạng mục tài sản hoặc nợ phát sinh. Tỷ
giá lịch sử do đó sẽ nằm ngoài kỳ báo cáo hiện tại. Trên thực tế, đây luôn là vấn đề
tồn tại của những khoản tài sản và nợ dài hạn.
188
Khi thực hiện chuyển đổi các hạng mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, tỷ giá
đóng cửa hoặc tỷ giá trung bình có thể được sử dụng, cũng có nghĩa phần giá trị có nguy
cơ rủi ro chính là thu nhập ròng. Việc sử dụng tỷ giá lịch sử khi chuyển đổi các hạng mục
trong bảng cân đối kế toán sẽ khiến các vấn đề trở nên phức tạp hơn. Để phục vụ cho
mục đích chuyển đổi bảng cân đối kế toán, người ta sẽ áp dụng những phương pháp dưới
đây.
Thứ nhất là Phương pháp sử dụng tài sản ngắn hạn/dài hạn (current/non-current
method), dựa trên sự khác biệt kế toán truyền thống giữa những hạng mục ngắn hạn (ví
dụ, tiền gửi và hàng tồn kho ngắn hạn) và những hạng mục dài hạn (ví dụ, bất động sản
hay nợ dài hạn). Theo phương pháp này, các hạng mục ngắn hạn được quy đổi theo tỷ giá
đóng cửa, còn các hạng mục dài hạn được quy đổi theo tỷ giá lịch sử. Rõ ràng là việc sử
dụng tỷ giá lịch sử đã loại trừ rủi ro tỷ giá, trong khi tỷ giá đóng cửa thì không làm được
điều này. Do đó, nếu phương pháp này được sử dụng, phần giá trị chịu rủi ro ngoại hối sẽ
là tài sản vãng lai/ngắn hạn ròng. Dễ nhận thấy phương pháp này có một vấn đề: các hạng
mục như khoản vay dài hạn trong trường hợp này được mặc định là không chịu rủi ro tỷ
giá, trong khi điều này hoàn toàn không hợp lý.
Thứ hai là Phương pháp tỷ giá đóng cửa (closing rate method), là phương pháp
được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Tất cả các hạng mục được chuyển đổi tại
mức tỷ giá đóng cứa vào cuối kỳ báo cáo. Khi phương pháp này được áp dụng, phần giá
trị có nguy cơ chịu tác động của rủi ro tỷ giá là vốn chủ sở hữu.
Thứ ba là Phương pháp tiền tệ/phi tiền tệ (monetary/non-monetary method). Theo
phương pháp này, các hạng mục tiền tệ là những hạng mục có giá trị cố định theo số
lượng tiền tệ định danh. Ví dụ, một trái phiếu sẽ là một hạng mục tiền tệ khi mệnh giá
(giá trị mà trái chủ nhận được khi đến hạn) của nó là cố định theo hợp đồng và được thể
hiện trên bề mặt của trái phiếu. Trái lại, bất động sản là một hạng mục phi tiền tệ bởi giá
trị của nó theo tiền tệ định danh có thể tăng hoặc giảm. Theo phương pháp này, các hạng
mục tiền tệ được chuyển đổi theo tỷ giá đóng cửa, trong khi các hạng mục phi tiền tệ
được chuyển đổi theo tỷ giá lịch sử. Phần giá trị gặp rủi ro tỷ giá là giá trị ròng của các
hạng mục tiền tệ.
Cuối cùng là Phương pháp thời gian (temporal method). Theo phương pháp này,
việc sử dụng tỷ giá đóng cửa hay tỷ giá lịch sử được quyết định bởi giá trị của hạng mục
gốc. Tỷ giá đóng cửa được sử dụng cho các hạng mục là chi phí thay thế, giá trị có thể
thực hiện được, giá trị thị trường hoặc chi phí tương lai dự tính. Tỷ giá hiện hành được sử
dụng cho tất cả các hạng mục thuộc về chi phí ban đầu (chi phí lịch sử). Cơ sở áp dụng
phương pháp này nằm ở chỗ tỷ giá chuyển đổi nên duy trì các nguyên tắc kế toán được sử
dụng khi định giá tài sản và nợ trong các báo cáo tài chính gốc (ghi bằng ngoại tệ).
7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Có nhiều hơn một phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động được sử dụng khi
đánh giá các công ty con. Những phương pháp này bao gồm so sánh lợi nhuận thực tế và
lợi nhuận dự toán, doanh thu dự toán so với doanh thu thực tế, và lợi nhuận tuyệt đối
bằng các đơn vị tiền tệ khác nhau. Ngoài ra còn có phương pháp so sánh với dữ liệu lịch
sử, so sánh với các quốc gia khác bằng tiền tệ tương đương, và so sánh với quốc gia đi
đầu tư bằng tiền tệ tương đương. Các phương pháp phi tài chính cũng có thể được sử
dụng đánh giá các nhà quản lý.
Horngren (1977) đã thực hiện một kiểm nghiệm đầy đủ về khả năng sinh lời thông
qua nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn đầu tư. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu
189
tư thường được sử dụng để diễn giải mối quan hệ giữa hai đại lượng này. Tuy nhiên,
phương pháp này lại không hữu hiệu khi mục đích chính của công ty con không phải là
tự mình tạo ra lợi nhuận mà chỉ nhằm góp sức để tăng lợi nhuận chung của cả tập đoàn.
Một số nghiên cứu khác, bao gồm McInnes (1971), Robbins và Stobaugh (1973b),
Morsicato (1978), Persen và Lessig (1979), Choi và Czechorwicz (1983), và Demirag
(1988) đã chỉ ra rằng dù cho tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư chỉ là một trong số những
tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phổ biến nhất được các MNC sử dụng, nhưng các
MNC cũng áp dụng cả những phương pháp đánh giá trên cơ sở lợi nhuận khác. Tỷ suất
sinh lời trên vốn đầu tư có một số ưu điểm sau. Thứ nhất, nó là một số liệu tổng hợp đơn
nhất chịu tác động bởi bất cứ thứ gì có thể tác động tới vị thế tài chính. Thứ hai, nó đánh
giá cách thức mà một nhà quản lý giỏi sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Thứ ba, nó
cung cấp một mẫu số chung có thể được sử dụng để so sánh trực tiếp. Tuy nhiên, tỷ suất
sinh lời trên vốn đầu tư cũng có những nhược điểm, được nêu ra bởi nghiên cứu của
Horngren (1977). Thứ nhất, nó chú trọng vào kết quả ngắn hạn, và quá chú trọng vào lợi
nhuận trong khi lại thiếu chú trọng tới chất lượng, mối quan hệ giữa các nhân viên hay
phát kiến về sản phẩm mới. Thứ hai, nó có thể dẫn tới những quyết định không phù hợp
bởi các chính sách kế toán của hoạt động đầu tư và các chính sách khác. Thứ ba, so sánh
kết quả giữa các đơn vị trong công ty có thể không thỏa đáng bởi sự khác biệt về kinh tế
và cách thức hạch toán. Tỷ suất sinh lời và các cách thức đánh giá trên cơ sở lợi nhuận
làm nảy sinh nhiều khó khăn. Thứ nhất, thông tin nhận được từ các phương pháp đánh
giá trên cơ sở lợi nhuận có thể dẫn tới những quyết định không chính xác và khuyến
khích các nhà quản lý hoạt động theo cách thức mà không mang lại lợi ích tốt nhất cho
tổng thể MNC. Thêm vào đó, quản trị cấp cao khi sử dụng những phương pháp này có
thể hình dung không đúng về hoạt động của công ty con (Henderson và Dearden, 1966).
Bảng 9.2 tóm lược những kết quả nghiên cứu có chọn lọc của những nghiên cứu về việc
đánh giá hiệu quả hoạt động của các MNC. Mỗi nghiên cứu đều dựa trên khảo sát thực
nghiệm các MNC.
Bảng 9.2Kết quả nghiên cứu có chọn lọc từ những nghiên cứu về việc đánh giá hiệu
quả hoạt động của các MNC
Số lượng MNC Kết quả nghiên cứu
trong khảo sát
Hiệp hội kế toán viên 51
MNC chịu trách nhiệm kiếm lợi nhuận
bằng ngoại tệ. Bộ phận quản trị chịu trách
quốc gia (1960)
nhiệm về việc bảo vệ hoạt động đầu tư
trước sự biến động của tỷ giá.
17% số MNC sử dụng các đánh giá bằng
McInnes (1971)
30
ngoại tệ, 30% sử dụng nội tệ, 50% sử dụng
cả hai, và 3% sử dụng phương pháp khác
tùy thuộc vào môi trường hoạt động.
Các MNC có hiểu biết nhất định về tác
Bursk (1971)
34
động mà tỷ giá thay đổi gây ra đối với việc
đánh giá hiệu quả hoạt động. Không có
khác biệt giữa hiệu quả hoạt động của chi
nhánh và nhà quản lý của chi nhánh đó.
Bài nghiên cứu
190
Robbins và Stobaugh 189
(1973b)
Morsicato (1978)
70
Reece và Cool (1978) 459
Báo cáo kinh doanh 12
tiền tệ quốc tế (1979)
Persen và Lessig 125
(1979)
Czechowicz
cùng 108
cộng sự (1982)
Abdallah và Keller 64
(1985)
Appleyard cùng cộng 11
sự (1990)
Bailes
(1991)
và
Assada 336
Kirsch và Johnson 15
(1991)
Keating (1997)
78
44% số MNC sử dụng dữ liệu chưa chuyển
đổi, 44% sử dụng dữ liệu chuyển đổi, và
12% sử dụng cả hai. Số MNC sử dụng
phương pháp đánh giá bằng ngoại tệ
chuyển trách nhiệm phòng ngừa rủi ro tỷ
giá về hội sở chính.
Phương pháp chuyển đổi được ưa thích
hơn, ngoại trừ đối với hạng mục doanh thu
dự toán và doanh thu thực tế.
65% số MNC sử dụng tỷ suất sinh lợi trên
vốn đầu tư.
58% đánh giá bằng cả ngoại tệ và nội tệ,
trong khi 42% còn lại chỉ sử dụng nội tệ.
4% số MNC sử dụng ngoại tệ để đánh giá,
38% sử dụng nội tệ, và 58% sử dụng cả
hai.
44% số MNC sử dụng nội tệ, 9% sử dụng
ngoại tệ, 28% sử dụng cả hai để đánh giá.
Các công ty sử dụng doanh thu trên vốn
đầu tư, lợi nhuận, tỷ lệ dự toán của doanh
thu trên vốn đầu tư so với tỷ lệ thực tế của
hạng mục này.
Các MNC ưa thích sử dụng phương pháp
so sánh dự toán/thực tế cùng một vài dạng
của tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư.
Các công ty Nhật Bản tập trung vào quy
mô bán hàng, trong khi các công ty Mỹ lại
chú trộng tới tỷ suất sinh lời trên vốn đầu
tư.
Phần lớn các công ty được khảo sát sử
dụng cả phương pháp đánh giá bằng ngoại
tệ và nội tệ.
Tiêu chí kế toán bộ phận là phương pháp
đánh giá quan trọng nhất, cùng với phương
pháp kế toán doanh nghiệp tổng thể, bao
gồm cả tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư.
Bảng 9.2 có thể có giá trị ở giai đoạn này bởi nó giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết
hơn về những kết quả đạt được từ những nghiên cứu này.
Borkowski (1999) đã mở rộng nghiên cứu trước đó bằng cách so sánh tiêu chí
đánh giá hiệu quả hoạt động trong phạm vi một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
Không như Borkowski (1993), Kopp (1994) và Keating (1997), nghiên cứu này so sánh
hiệu quả của các nhà quản lý công ty con ở quốc gia chủ đầu tư và nhận đầu tư với người
đồng nhiệm của họ theo vị trí quốc gia. Đưa ra những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế
191
trong đánh giá hiệu quả hoạt động của MNC, Borkowski đã khảo sát những giả thuyết
sau:
1. Các MNC có xu hướng sử dụng tiêu chí khác nhau để đánh giá hoạt động ở trong
nước và nước ngoài.
2. Tiêu chí đánh giá hoạt động được sử dụng bởi các MNC của Mỹ không khác biệt
với chỉ tiêu được sử dụng bởi các MNC không có trụ sở tại Mỹ.
3. Định hướng của quốc gia trong ngắn hạn hay dài hạn (hoặc lạc quan hay bi quan)
không ảnh hưởng tới tiêu chí đánh giá hoạt động.
4. Tiêu chí đánh giá hoạt động không chịu ảnh hưởng từ phương pháp chuyển giá
của MNC.
Kết quả của nghiên cứu này đã không chứng minh được giả thiết thứ nhất.
Borkowski lập luận rằng nếu mục tiêu của MNC là tối đa hóa lợi nhuận, vậy thì tiêu chí
đánh giá hiệu quả hoạt động nên tương thích với mục tiêu này. Cũng có một vài minh
chứng rằng tiêu chí đánh giá đặc biệt thay đổi tùy theo tầm quan trọng của mỗi quốc gia.
Cuối cùng, kết quả cho thấy sự khác biệt về tầm quan trọng của tiêu chí đánh giá giữa các
quốc gia có ý nghĩa đối với cả các nhà quản lý bản địa của MNC hay các nhà quản lý
nước ngoài tại các công ty con.
8. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TOÀN
CẦU
Mặc dù có ý kiến cho rằng các MNC hay sử dụng tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
để đánh giá hiệu quả hoạt động, những một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đánh giá
trên cơ sở so sánh ngân sách hoạt động lại được sử dụng thường xuyên hơn (Morsicato,
1978; Persen và Lessig, 1979; Demirag, 1988). Hoạch định ngân sách có thể hiểu là
lượng hóa một kế hoạch hành động, và là một công cụ nhằm phối hợp và thực thi hoạt
động. Giữa số liệu kế hoạch và số liệu thực tế tồn tại một độ lệch có thể được sử dụng để
phân tích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và quản trị. Phân tích này luôn đi liền với
các biện pháp khác phục sau đó.
Ngoài việc dùng để đánh giá hiệu quả, hoạch định ngân sách còn được sử dụng
cho những mục đích khác, ví dụ như lập kế hoạch, bởi chúng nhận diện các mục tiêu
cũng như các công cụ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Hoạch định ngân sách cũng
được dùng để tạo động lực thúc đẩy bằng cách đưa ra những cam kết đối với những kế
hoạch đã được quyết định trước. Phối hợp hoạt động là một mục đích khác khi người ta
sử dụng hoạch định ngân sách. Ví dụ, các nhà quản trị thường thực hiện hoạch định ngân
sách cho đơn vị của mình, và tiến trình này có thể đạt tới trình độ cao hơn khi mà nó có
thể hài hòa lợi ích trong toàn bộ tập đoàn. Cuối cùng, hoạch định ngân sách có thể được
sử dụng để đào tạo các nhà quản lý để hiểu thêm vị trí và vai trò của các phòng ban.
Có một số tồn tại liên quan tới hoạch định ngân sách, một vài trong số đó bắt
nguồn từ mâu thuẫn giữa các mục tiêu khác nhau của bản hoạch định này. Ví dụ, mâu
thuẫn giữa việc đánh giá và động cơ hoạt động cũng làm nảy sinh một trong số những tồn
tại này. Mâu thuẫn này có thể được giảm thiểu bằng việc sử dụng một bản dự thảo có thể
chỉnh sửa, theo đó mục tiêu có thể thay đổi dưới những điều kiện đã được quy định trước.
Mâu thuẫn cũng hình thành giữa việc đánh giá và lập kế hoạch. Khi một bản hoạch định
được lập, nó không cung cấp một dự báo chính xác cho hoạt động lập kế hoạch, bởi
những sự kiện không kể kiểm soát và không thể dự đoán trước hoàn toàn có thể xảy ra.
Có một vài khía cạnh thuộc về môi trường quốc tế và chiến lược toàn cầu của các
MNC có thể có những ảnh hưởng tới quy trình hoạch định ngân sách. Khía cạnh thứ nhất
192
thuộc về văn hóa và sự khác biệt trong nhận thức về giá trị của ngân sách. Vấn đề thứ hai
liên quan tới chuyển giá. Nếu hoạt động chuyển giá tùy ý đặt giá cao để giảm thiểu thuế
phải nộp thì lợi nhuận sẽ thấp. Vấn đề thứ ba là tính bất ổn của môi trường kinh tế, đặc
biệt là lạm phát. Khi lạm phát tương đối thấp hoặc ổn định, sẽ khá dễ dàng để có thể lập
một bản hoạch định sát với thực tế. Nói chung, quy trình hoạch định của hội sở và các
công ty con nên khác biệt bởi giữa các bộ phận này tồn tại sự khác biệt về môi trường,
trọng tâm chiến lược, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ và văn hóa (Egelhoff, 1988; Barltett
và Goshal, 1989). Các nghiên cứu thực hiện, ví dụ như của Hassel (1991); Hassel và
Cunningham (1993) cho thấy tính hiệu quả của kiểm soát ngân sách và của ngân sách là
khác nhau giữa các công ty con trong và ngoài nước.
Hassel và Cunningham (1993) cho rằng có ba khía cạnh thuộc về quy trình hoạch
định. Thứ nhất là sự phụ thuộc trong kiểm soát ngân sách, chính là mức độ ngân sách
được coi là công cụ chính để kiểm soát doanh nghiệp (Parker, 1977). Thứ hai là hoạt
động trao đổi thông tin ngân sách và tầm ảnh hưởng, chính là mức độ thông tin được lưu
chuyển giữa hội sở chính và các bộ phận (Barlett và Goshal, 1989). Thứ ba là “tính năng
động của môi trường”, chính là các điều kiện trong môi trường được cho là nhân tố chính
ảnh hưởng tới tính hiệu quả của ngân sách cũng như hoạt động quản trị (Otley, 1980;
Hassel và Cunningham, 1993; Gul và Chia, 1994). Họ kiểm nghiệm những giả thuyết
sau:
1. Đối với các công ty con nội địa của MNC, tính tương tác của cả 3 khía cạnh trên
có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2. Đối với các công ty con nước ngoài của MNC, tính tương tác của cả 3 khía cạnh
trên không có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn vị.
3. Đối với các công ty con nội địa của MNC, tính tương tác của cả 3 khía cạnh trên
không có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn vị.
4. Đối với các công ty connước ngoài của MNC, tính tương tác của cả 3 khía cạnh
trên có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Kết quả quan trọng mà nghiên cứu của Hassel – Cunningham tìm ra đó là hoạt
động của công ty con nội địa chịu ảnh hưởng bởi trao đổi thông tin ngân sách khi mà sự
phụ thuộc vào kiểm soát ngân sách cũng như tính năng động của môi trường ở mức cao.
Kết quả thứ hai đó là có sự khác nhau giữa các công ty con nước ngoài và trong nước,
nhưng không phải theo cách mà giả thuyết đặt ra. Như vậy, có thể khẳng định, tính hiệu
quả của ngân sách đối với các công ty con nước ngoài trong nghiên cứu này được chỉ ra
đầy đủ hơn so với những nghiên cứu trước đó.
Một vấn đề khác của hoạch định ngân sách liên quan tới việc lựa chọn tỷ giá. Có
hai loại tỷ giá cần xác định: tỷ giá sử dụng để hoạch định ngân sách, và tỷ giá sử dụng để
theo dõi hiệu quả tương đối của ngân sách. Lessard và Lorange (1977) đã đề xuất ba tỷ
giá cho mục đích này. Khi một ngân sách được lập, có thể sử dụng tỷ giá giao ngay hoặc
tỷ giá dự tính ở thời điểm cuối kỳ. Ngân sách hoạch định có thể cập nhật thông số tỷ giá
hiện hành vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Ví dụ, điều dễ làm nhất là thiết lập và theo dõi
một ngân sách với tỷ giá giao ngay ban đầu.
Sau đó, Lessard và Sharp (1983) đã phát triển một phương pháp gọi là “Ngân sách
ứng phó”, một sự cải tiến của ngân sách linh động mà ở đó tác động do tỷ giá biến động
thuộc trách nhiệm của những người thông thạo quản trị rủi ro hối đoái, để việc đánh giá
hoạt động có thể khích lệ động cơ phấn đấu, từ đó làm tăng giá trị tổng thể của công ty.
Các nhà quản lý không nên nắm giữ trách nhiệm về việc kiểm soát rủi ro hối đoái, nhưng
họ nên có trách nhiệm đối với hạng mục hoạt động thực tế chịu ảnh hưởng do tỷ giá biến
193
động. Một quy trình ngân sách ứng phó bao gồm ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, ngân
sách được dự toán bằng ngoại tệ. Sau đó một kiểm toán viên chịu trách nhiệm làm rõ
những tác động của tỷ giá tới chi phí và giá cả. Cuối cùng, khi tỷ giá đã sẵn có ở thời
điểm cuối kỳ, kiểm toán viên có thể sử dụng để chuẩn bị một bản dự toán định mức trên
cơ sở tỷ giá thực tế. Các kết quả thực tế sau đó sẽ được so sánh với định mức để đưa ra
những đánh giá đầy đủ về hiệu quả hoạt động.
9. KẾT LUẬN
Trong chương này, chúng ta đã xem xét các vấn đề về kế toán và quản trị cần thiết
phục vụ cho việc đánh giá hoạt động của các MNC, các nhà đầu tư cũng như đơn vị sử
dụng vốn FDI. Qua phân tích những vấn đề này, chúng ta đã làm rõ các khía cạnh về kinh
tế, tài chính, kế toán và quản trị của FDI. Trên thực tế, kể cả những khía cạnh về chính trị
và xã hội của FDI cũng đã được trình bày một cách tóm lược (cụ thể trong chương 2). Tất
cả những vấn đề còn lại là tổng hợp lại để cố gắng đưa ra những kết luận cuối cùng.
Nhiệm vụ khó khăn này sẽ được thực hiện trong chương 10.
194
X. TỔNG KẾT VÀ KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH ĐÃ NGHIÊN CỨU
Cuốn sách này đã cho chúng ta cơ hội khảo sát qua các phương diện của FDI như
kinh tế, tài chính, kế toán và quản trị. Chúng ta đã khám phá ra nhiều đặc tính, công thức
và ảnh hưởng của FDI. Chúng ta cũng đã cùng đi tìm hiểu những quy trình được sử dụng
để đánh giá phương án tài chính khả thi của dự án FDI và khảo sát hiệu quả của phương
án này về mặt rủi ro quốc gia, thuế và chi phí vốn. Sau đó, chúng ta đã giải quyết các vấn
đề quan trọng của chuyển giá, và cuối cùng, chúng ta xem xét chức năng kiểm soát và
đánh giá hiệu quả hoạt động của các MNC. Để tóm lược tất cả những nội dung chúng ta
đã cùng nhau thảo luận là một điều khó khăn, nhưng chúng ta có thể liệt kê vắn tắt một số
điểm chính như sau:
1. FDI là một quá trình mà trong đó người cư trú của một quốc gia mua quyền sở hữu tài
sản cho mục đích kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp ở một quốc gia khác.
Mối quan tâm về FDI phát sinh từ (i) Sự tăng trưởng nhanh chóng của nó; (ii) Những
quan ngại phát sinh từ những nguyên nhân và hậu quả của sở hữu nước ngoài; và (iii)
Thực tế rằng FDI trở thành một nguồn vốn quan trọng của các quốc gia đang phát
triển.
2. FDI có thể theo dạng chiều ngang, chiều dọc hoặc hỗn hợp. Nó còn có thể được phân
loại thành dạng thay thế nhập khẩu, gia tăng xuất khẩu và dạng chính phủ khởi xướng.
Một cách phân loại khác đó là FDI mở rộng và FDI phòng vệ.
3. Quy trình phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng để phát triển thị trường nước
ngoài bao gồm (i) xuất khẩu; (ii) cấp giấy phép; (iii) phân phối ở nước ngoài; và (iv)
sản xuất ở nước ngoài. Bước (iii) và (iv) có liên quan tới FDI.
4. Các lý thuyết giải thích về FDI bao gồm (i) lý thuyết dựa trên thị trường hoàn hảo; (ii)
lý thuyết dựa trên thị trường không hoàn hảo; (iii) các lý thuyết khác; và (iv) lý thuyết
dựa trên các biến số khác. Có hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm về các lý thuyết
này, và tác động của một số biến số đơn lẻ đã được đề xuất với mức độ tin cậy cao (ví
dụ: quy mô của quốc gia nhận đầu tư).
5. Cũng có những lý thuyết ra đời để diễn giải hình thức thâm nhập thị trường, chính là
sự lựa chọn giữa xuất khẩu, cấp phép, nhượng quyền, thầu phụ, mua bán sáp nhập,
đầu tư mới, và liên doanh.
6. FDI làm tăng chi phí và lợi ích của cả quốc gia đi đầu tư và quốc gia nhận đầu tư.
Nhưng có một bất đồng căn bản về những gì cấu thành nên chi phí và lợi ích. Quá
trình phân chia phúc lợi giữa hai quốc gia chịu ảnh hưởng bởi khả năng thương lượng
về các điều khoản của một thỏa thuận chi phối một dự án FDI cụ thể.
7. Những tác động của FDI tới quốc gia nhận đầu tư có thể phân loại thành: các tác động
kinh tế, chính trị và xã hội. Trong những điều kiện cụ thể, việc đánh giá tác động này
là tích cực hay tiêu cực vẫn gây ra nhiều tranh luận.
8. Hoạch định ngân sách vốn quốc tếlà một quy trình thường được dùng để đánh giá tính
khả thi về tài chính của các dự án đầu tư. Có một vài tiêu chí được sử dụng cho mục
đích này như NPV, APV, IRR, tỷ suất sinh lời kế toán, thời gian hoàn vốn, và chỉ số
lợi nhuận của dự án.
195
9. Rủi ro quốc gia là nguy cơ bị tổn thất trong giao dịch giữa các quốc gia với nhau. Nó
bao gồm rủi ro kinh tế và rủi ro chính trị, trong đó rủi ro chính trị có liên quan nhiều
tới FDI.
10. Thuế có những tác động đáng kể tới địa điểm thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài,
hình thức tổ chức của các cơ sở nước ngoài của MNC, các quyết sách tài chính, chính
sách chuyển kiều hối, chính sách chuyển giá, quản trị vốn hoạt động, và chính sách
cấu trúc vốn.
11. Chi phí vốn đặc biệt quan trọng đối với quy trình hoạch định ngân sách vốn, bởi nó
quyết định tỷ lệ chiết khấu được sử dụng khi đánh giá các dự án đầu tư. Chi phí vốn
và cấu trúc vốn của các MNC thường khác biệt so với của các doanh nghiệp nội địa.
12. Chuyển giá đề cập tới giá cả của hàng hóa và dịch vụ được mua hoặc bán (được
chuyển giao) giữa các thành viên của cùng một tập đoàn. Chính sách chuyển giá của
một MNC phụ thuộc vào các vấn đề về thuế, quy tắc toàn cầu, đánh giá hiệu quả hoạt
động, định vị nguồn vốn, các vấn đề về thị trường, rủi ro, chính sách của chính phủ,
quyền lợi trong các doanh nghiệp liên doanh và năng lực đàm phán của công ty con.
Chuyển giá có thể được thiết lập theo phương pháp dựa trên cở sở giá thị trường hoặc
dựa trên cơ sở chi phí.
13. Kiểm soát trong các MNC bao gồm lập kế hoạch, thực thi, đánh giá, điều chỉnh hiệu
quả hoạt động để nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Nó chứa đựng một số
vấn đề mà MNC cần phải xử lý, trong đó có việc lựa chọn giữa hình thức quản trị tập
trung hoặc phi tập trung. Đánh giá hiệu quả hoạt động là một phần thiết yếu của hệ
thống kiểm soát, bao gồm cả việc so sánh kết quả đạt được với các mục tiêu đã đề ra.
Những tóm tắt này không giúp đi sâu vào từng chủ đề được đề cập trong cuốn
sách này, bởi mục đích chính chỉ là để giúp chúng ta nhớ lại những gì đã được thảo luận
trong 9 chương học trước. Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang phần tổng hợp các nguyên
do phía sau việc khởi động một dự án FDI.
2. ĐỘNG CƠ CỦA FDI
Ở một góc độ nào đó, FDI có thể được coi như là một hoạt động nhằm thỏa mãn
những nhu cầu kinh doanh cơ bản. Do đó, có những động cơ đặc thù khiến cho doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm tới FDI. Những điều dưới đây là những phác thảo chung nhất
về lý do để triển khai một dự án FDI. Chúng ta đã thảo luận về những động cơ này khi
nghiên cứu các lý thuyết về FDI trong chương 2.
Nhu cầu của thị trường
Khi mức tăng trưởng doanh số bị hạn chế bởi thị trường nội địa, một doanh nghiệp
có thể xem xét đến việc mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Trong những hoàn cảnh cụ thể,
việc mở rộng được tiến hành bằng cách thiết cập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, điều
này cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Nếu các thị
trường bị phân khúc và có phân khúc mang lại biên lợi nhuận cao hơn, công ty sẽ chuyển
sang hoạt động ở những phân khúc này. Nhiều MNC đã đặt ưu tiên trong chiến lược kinh
doanh của mình vào việc tìm kiếm thị trường, và một số lượng lớn các hoạt động đầu tư
xuyên quốc gia đã được thúc đẩy bởi nhu cầu mở rộng và đa dạng hóa các thị trường trên
cơ sở toàn cầu. Điều này đặc biệt có giá trị đối với các MNC hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất hàng hóa không lâu bền, chẳng hạn như thực phẩm chế biến, đồ uống, thuốc lá,
và các đồ dùng phòng tắm. Những MNC này có xu hướng dành một phần lớn doanh thu
196
bán hàng cho hoạt động quảng cáo, cũng như dựa vào một nỗ lực marketing mạnh mẽ và
đặc thù nhằm duy trì hoặc nâng cao vị thế trên thị trường (ví dụ, Coca-Cola bán sản phẩm
của mình ở trên 160 quốc gia).
Nhu cầu sản xuất hiệu quả
Nhu cầu sản xuất hiệu quả khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ở những quốc
gia có nguồn lực đầu vào giá rẻ. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp sản xuất cần nhiều
lao động của Mỹ lại đầu tư vào Mexico và khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, hoạt động sản
xuất giày thể thao của Nike phần lớn được thực hiện ở khu vực châu Á, và công nhân của
họ được trả lương rất thấp.
Nhu cầu về nguyên vật liệu thô
Để tránh chi phí vận chuyển do việc nhập khẩu những nguyên vật liệu không sẵn
có ở nước mình, một doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ sở sản xuất gần với nguồn
nguyên vật liệu thô ở nước ngoài, đặc biệt là trong trường hợp nước ngoài này lại là thị
trường tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp. Yếu tố này là nên tảng của FDI trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp như xăng dầu, khai tác khoáng sản, sản phẩm lâm nghiệp, và
các hoạt động trồng trọt. Những quốc gia thường đóng vai trò nước nhận vốn FDI là
Canada, Australia, Malaysia và Chile…
Nhu cầu về công nghệ thông tin
Nhu cầu về công nghệ thông tin là động lực để các công ty Mỹ hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất phần cứng và phần mềm máy vi tính, cũng như các công ty dược phẩm
thực hiện các dự án FDI.
Nhu cầu về tối thiểu hóa hoặc đa dạng hóa rủi ro
Yếu tố rủi ro dẫn tới việc FDI sẽ được thực hiện ở những quốc gia được đánh giá
là ổn định hơn và rủi ro chính trị thấp hơn. Điều này lý giải tại sao các MNC có trụ sở tại
Hong Kong tìm cách đa dạng hóa hoạt động của mình, bởi những bất ổn liên quan tới
việc sáp nhập Hong Kong trở lại Trung Quốc vào năm 1997. Rủi ro thị trường có thể
được giảm thiểu bằng việc đầu tư tại nhiều quốc gia khác nhau.
Tích hợp hoạt động
Tích hợp theo chiều dọc được thực hiện khi một công ty tham gia vào nhiều công
đoạn của một quy trình sản xuất. Ví dụ, tích hợp theo chiều dọc được thực hiện trong
ngành công nghiệp dầu mỏ, ở đó một doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động khác
nhau từ thăm dò rồi khai thác đến bán hàng. Nó mang lại lợi ích bởi giao hàng được đảm
bảo thực hiện giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Nếu những giai đoạn
khác nhau có thể được thực hiện tốt hơn tại các quốc gia khác nhau, khi đó doanh nghiệp
sẽ mở rộng hoạt động ra những quốc gia này.
Công nghệ không thể chuyển giao
Nếu một doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực chuyên về một hàng hóa nhất
định, và nếu nó gặp khó khăn trong việc chuyển giao những công nghệ sản xuất này,
doanh nghiệp tốt hơn hết là nên mở rộng hoạt động tại nước ngoài.
Bảo hộ công nghệ
Một doanh nghiệp có những công nghệ có thể chuyển giao nhưng nó lại không
muốn chuyển giao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện sản
xuất ở nước ngoài. Một ví dụ điển hình đó là tham vọng của gà rán Kentucky muốn bảo
hộ bí kíp chế biến của mình.
197
Bảo vệ danh tiếng
Để bảo vệ một nhãn hiệu hay chất lượng sản phẩm, một doanh nghiệp có thể quyết
định tự thực hiện sản xuất ở nước ngoài. Ví dụ, McDonalds để bảo vệ danh tiếng của
hãng trong chế biến burger “thơm ngon” đã mở rộng phạm vi sản xuất của mình ra các
nước khác.
Tận dụng danh tiếng
Các doanh nghiệp với danh tiếng vươn tầm quốc tế có thể tận dụng lợi thế này để
mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Ví dụ, một ngân hàng nổi tiếng thế giới có thể thu hút
được một lượng tiền gửi từ khách hàng khi họ mở các chi nhánh ở nước ngoài.
Tránh các tác động từ thuế quan và hạn ngạch
Một ví dụ điển hình đó là khi các hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản lại thiết lập các
cơ sở chế tạo tại Mỹ. Việc sản xuất được thực hiện ở nước ngoài chính là một cách thay
thế cho hoạt động xuất khẩu, vốn là đối tượng chịu sự điều chỉnh của thuế quan và hạn
ngạch.
Các vấn đề về tỷ giá
Các công ty thường mở rộng hoạt động tại những quốc gia có tiền tệ yếu bởi chi
phí thiết lập ban đầu tương đối mức thấp. Nói chung, các công ty lựa chọn thiết lập các
cơ sở sản xuất ở những quốc gia có tiền tệ yếu hoặc được định giá thấp, và bán hàng hóa
của mình cho những quốc gia có tiền tệ mạnh hoặc được định giá cao. Mức độ định giá
cao hay định giá thấp có thể được xác định bởi độ lệch của tỷ giá với ngang giá sức mua
(tìm đọc Moosa, 1998, chương 9).
Mối quan hệ với các MNC khác
Một vài MNC mở rộng hoạt động ra nước ngoài là do họ làm theo các MNC khác.
Điều này đặc biệt có giá trị đối với các ngân hàng và các định chế tài chính khác. Nếu
một MNC quyết định mở một công ty con ở một quốc gia khác, ngân hàng hoặc định chế
tài chính phục vụ cho công ty mẹ ở quê nhà cũng có thể mở một chi nhánh ở quốc gia đó
để cung cấp các nhu cầu về ngân hàng và tài chính cho công ty con. Trên thực tế, điều
này là một trong những lý do dẫn tới sự tăng trưởng của hoạt động ngân hàng quốc tế.
Ví dụ
Một vài động cơ dưới đây đã được dùng để lý giải những trường hợp cụ thể của
FDI. Eng cùng cộng sự (1995, trang 451) đưa ra những lý giải cho sự tăng trường của
dòng FDI từ Anh chảy vào Mỹ kể từ những năm 1980:
1. Nhận thấy quy mô của thị trường Mỹ, và Mỹ là một thiên đường an toàn trong một
thế giới đầy hỗn loạn.
2. Sự xuất hiện của các MNC tuy trụ sở đặt ngoài nước Mỹ nhưng có năng lực cạnh
tranh cao trong thị trường Mỹ.
3. Sự suy giảm giá trị của USD với các tiền tệ chính vào nửa sau của thập niên 1980.
4. Sự thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất giữa Mỹ và các quốc gia khác.
5. Mối quan tâm về các biện pháp bảo hộ mà Mỹ có thể áp dụng.
6. Chính sách không hạn chế dòng FDI chảy vào của Mỹ, cùng với các hoạt động tích
cực nhằm thúc đẩy dòng FDI của chính quyền các tiểu bang.
198
3. FDI VÀ MNC: ỦNG HỘ VÀ PHẢN ĐỐI
Giờ đây chúng ta đã nhận thấy được những tác động của FDI và hoạt động của các
MNC tại nước ngoài đã gây nên những vấn đề tranh luận gay gắt. Để đạt được một phán
quyết cuối cùng rằng những hoạt động này là tốt hay xấu, chúng ta hay tổng hợp lại
những lập luận ủng hộ và phản đối FDI cũng như MNC. Cùng bắt đầu bằng những lập
luận ủng hộ:
• Các dòng FDI sẽ tiếp tục lan rộng kể cả khi thương mại thế giới giảm tốc hoặc khi
đầu tư gián tiếp cạn dần. Những dòng vốn này ổn định hơn so với dòng vốn đầu tư
gián tiếp, bởi FDI đại diện cho một cam kết đầu tư dài hạn.
• FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với các quốc gia để phát triển và chuyển dịch
nền kinh tế.
• Nó liên quan tới chuyển giao về vốn tài chính, công nghệ và các kỹ thuật hết sức cần
thiết đối với các quốc gia đang phát triển.
• FDI làm tăng thu nhập và phúc lợi xã hội ở quốc gia nhận đầu tư trừ khi có những
méo mó gây ra bởi chính sách bảo hộ, độc quyền và các yếu tố ngoại lai.
• Nó giúp cải thiện khoảng cách tiết kiệm và khoảng cách cách ngoại hối bằng việc
cung cấp vốn tài chính.
• FDI cung cấp một phương tiện để phục hồi thị trường vốn nội địa, qua đó tiết kiệm
nội địa có thể là một kênh vốn cho đầu tư nội địa.
• FDI thúc đẩy tăng trưởng tại quốc gia nhận đầu tư thông qua việc khuếch tán công
nghệ và chuyển giao vốn.
• FDI làm tăng công ăn việc làm ở quốc gia nhận đầu tư bằng việc thiết lập các cơ sở
sản xuất mới và khuyến khích việc phân bổ lao động. Nó cũng có thể giúp duy trì
lượng công ăn việc làm sau khi mua lại và tái cấu trúc các công ty hoạt động yếu kém.
• FDI mang lại một sự cải thiện cho cán cân vốn của quốc gia nhận đầu tư.
• FDI giúp cải thiện kỹ năng của nhân công địa phương thông qua các khóa đào tạo.
• FDI giúp gia tăng cơ hội kinh doanh cho các công ty địa phương, bởi nó thiết lập các
mối liên kết với các nhà cung cấp của một quốc gia cho các sản phẩm được sản xuất
tại chính quốc gia đó.
• FDI làm tăng tính cạnh tranh tại thị trường quốc gia nhận đầu tư.
Những điều chúng ta vừa liệt kê quả thật rất ấn tượng, nhưng những lập luận
chống lại FDI và MNC cũng gây sốc không kém. Hãy cùng tìm hiểu những lập luận ấy:
• FDI tượng trưng cho chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
• Nó có thể làm mất chủ quyền và ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Đã có một vài ví dụ
về các MNC can thiệp vào chính trị của quốc gia nhận đầu tư.
• Các MNC thường nhận được những ưu đãi (từ các quốc gia nhận đầu tư) vượt quá
những gì họ cần và có lẽ vượt quá những lợi ích họ mang lại cho quốc gia nhận đầu
tư.
• Các MNC tồn tại và hoạt động chủ yếu bởi tính không hoàn hảo của thị trường, điều
này trên thực tế làm cản trở những điều kiện mà tại đó FDI được cho là giúp làm tăng
phúc lợi xã hội.
199
• Kể cả khi FDI làm tăng sản lượng toàn cầu, nó vẫn gây ra một số thay đổi trong việc
phân bổ giữa lao động và vốn.
• Quy mô khổng lồ của các MNC có thể gây nguy hại tới sự độc lập quốc gia của nước
nhận đầu tư.
• FDI tạo ra những khu vực và nhóm đặc quyền nước ngoài ở quốc gia nhận đầu đầu tư.
• Nó gây ra những thay đổi xấu về văn hóa.
• FDI không thực hiện chức năng cung cấp vốn, bởi ba lý do: (i) Nó là một nguồn vốn
tài chính tương đối đắt đỏ; (ii) Các luồng vốn thực tế được cung cấp với MNC có thể
không lớn, bởi họ có thể lựa chọn huy động vốn từ thị trường vốn địa phương; và (iii)
Vốn đóng góp bởi các MNC có thể ở dạng phi tài chính (ví dụ: lợi thế thương mại).
Bằng việc huy động vốn tại địa phương, các MNC chèn lấn hoạt động đầu tư nội địa,
trong khi hoạt động này đôi khi còn thích hợp hơn hoạt động đầu tư nước ngoài.
• Việc chi phối các quốc gia đang phát triển của một MNC có thể gây bất lợi cho tăng
trưởng kinh tế bởi tỷ lệ tích lũy vốn thấp, tần suất của các hành vi không mong muốn
tăng lên và gây ảnh hưởng xấu tới cạnh tranh.
• Điều bất biến là các công ty con hoạt động ở quốc gia nhận đầu tư hoàn toàn thuộc sở
hữu của MNC mẹ. Quốc gia nhận đầu tư không hề có quyền kiểm soát tới hoạt động
của các công ty con này.
• FDI có thể làm giảm lượng công ăn việc làm bởi việc thoái vốn và đóng cửa các cơ sở
sản xuất. Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng tác động làm cải thiện tổng lượng
công ăn việc từ hoạt động của MNC tạo ra ở quốc gia nhận đầu tư là rất nhỏ.
• FDI gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm ở quốc gia đi đầu tư bởi đầu ra của các công
ty con ở nước ngoài trở thành nguồn thay thế cho hàng hóa xuất khẩu từ quê nhà.
• FDI làm tăng tình trạng bất bình đẳng tiền lương ở quốc gia nhận đầu tư.
• FDI thường bị đổ lỗi bởi các tác động của nó tới cán cân thanh toán quốc tế. Quốc gia
đi đầu tư phải đối mặt với tình trạng thâm hụt đột ngột khi dự án FDI được triển khai,
trong khi quốc gia nhận đầu tư phải đối mặt với tình trạng thâm hụt kéo dài bởi các
công ty con chuyển lợi nhuận về nước.
• Các MNC ưa thích sản xuất các mặt hàng cao cấp hơn là các hàng hóa tiêu dùng phổ
thông, nghĩa là không đáp ứng được nhu cầu chính của các quốc gia đang phát triển.
• FDI không đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ bởi: (i) Họ
chuyển giao công nghệ không phù hợp; và (ii) Luôn có những nguồn cung công nghệ
với chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, hoạt động R&D lại tập trung chủ yếu ở quốc gia nguồn.
• Các MNC là những nhà đàm phán cực kỳ quyền lực, họ có khả năng loại bỏ đi những
điều khoản thuận lợi trong các cuộc đàm phán song phương với chính phủ của một
nước nghèo.
• Chi phí đào tạo nhân công không quá lớn để có thể tạo nên một sự cải thiện đáng kể
về trình độ kỹ thuật của lao động địa phương. Hoạt động của các MNC có thể không
liên quan tới quốc gia nhận đầu tư, khi đó việc đào tạo sẽ có thể không còn hữu dụng,
thậm chí là có hại. Ngoài ra, thường xảy ra trường hợp các công ty con dành những vị
trí quản lý và kỹ thuật quan trọng cho những nhân sự không phải là người bản địa.
• Các MNC làm xấu đi tình trạng phân phối thu nhập ở quốc gia nhận đầu tư.
200
• Họ cũng làm xấu đi tình trạng phân phối thu nhập toàn cầu bởi việc trả lương thấp cho
nhân công nước ngoài, tính giá cao (đôi khi rất cao) đối với những tiêu dùng thông
thường, và chi trả một số tiền lớn cho những người nổi tiếng thông qua việc tài trợ sản
phẩm cho họ. Ví dụ, đã có những công bố cho thấy vận động viên thể thao Michael
Schumacher và Tiger Woods mỗi người kiếm được hơn 100 triệu USD chỉ trong năm
2000, và phần lớn trong số này là tiền tài trợ.
• Họ lạm dụng chuyển giá, làm thất thu thuế của quốc gia nhận đầu tư. Báo cáo cho
thấy, một công ty con của MNC hoạt động ở một quốc gia cụ thể không tạo ra bất cứ
đồng lợi nhuận nào trong suốt ba mươi năm, điều này đặt ra câu hỏi tại sao công ty
con này vẫn tiếp tục hoạt động ở quốc gia ấy.
• Họ hình thành liên minh với giới tham nhũng ở các quốc gia đang phát triển. Đã có
vài ví dụ về việc các tỷ phú đã di cư sang các quốc gia phát triển sau khi vơ vét một
lượng lớn của cải ở những quốc gia rất nghèo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi
OECD đã khuyến nghị các MNC không nên tiến hành những hoạt động liên quan tới
tham nhũng và hối lộ.
• Hầu hết các MNC đã tích hợp hoạt động theo chiều dọc một cách hoàn chỉnh hoặc có
những động cơ để tham gia các các giao dịch liên chi nhánh, do đó đã hạn chế cơ hội
để thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp địa phương.
• FDI làm xấu đi thị trường tập trung, và tăng tình trạng độc quyền hoặc độc quyền
nhóm.
• Bởi các MNC có sức mạnh đáng kể về tài chính, chính trị và đàm phán, họ chối bỏ
những phê phán về việc gây nguy hại tới môi trường của các quốc gia đang phát triển.
Có thể nhận thấy hầu hết những nội dung được liệt kê trong danh sách này có liên
quan tới các quốc gia đang phát triển. Chúng ta hãy tổng hợp và đưa ra một phán quyết
về FDI cũng như MNC.
4. KẾT LUẬN
Thật khó khăn để đưa ra một phán quyết rõ ràng về những vấn đề đang tranh cãi.
Một mặt, các MNC không hoạt động ở quốc gia nhận đầu tư chỉ để giúp những quốc gia
này vượt qua những vấn đề kinh tế nội tại. Mặt khác, không có lý do gì để các MNC hoạt
động ở quốc gia nhận đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà lại không tạo ra bất cứ
một tác động ngoại lại tích cực nào (tư lợi có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng, theo
Adam Smith, “Của cải của các quốc gia”). Tất nhiên, cũng sẽ là điều không tưởng nếu
một quốc gia nào đó lại tự cô lập mình khỏi dòng chảy của FDI chỉ bởi những tranh luận
về FDI và MNC mà chúng ta đã liệt kê. Sự thật phải nằm đâu đó giữa những quan điểm
cực đoan về các vấn đề gây nhiều tranh cãi và nhạy cảm về chính trị này.
Khi đặt câu hỏi các MNC là tốt hay xấu, khó có thể nhận được một câu trả lời vô
tư và khách quan. Đối với cả hai bên tranh luận, người ta có thể kiên định về quan điểm,
có thể không kiên định, hoặc là ở đâu đó giữa hai thái cực này. Người ta cũng có thể đưa
ra những lập luận với đủ mọi mức độ thuyết phục khác nhau. Tuy nhiên, thực sự khó
khăn để chỉ đâu là đúng, đâu là sai. Các bằng chứng thực nghiệm có thể được viện dẫn
trong trường hợp này, nhưng thực tế là chúng ta đang bàn về Kinh tế chứ không phải Vật
lý. Bằng chứng thực nghiệm trong Kinh tế thường bị nhiễu và thiếu tính chính xác. Kết
quả của những thử nghiệm trong kinh tế thường quá mong manh và nhạy cảm trước
những yếu tố chủ quan để có thể mang đến mức độ tin cậy hợp lý.
201
Có thể nói trong giai đoạn này, FDI và MNC có vai trò nhất định đối với quá trình
phát triển của các quốc gia. Có lẽ để bắt đầu, các MNC nên thực hiện đầy đủ theo những
khuyến nghị của OECD về cách thức họ nên triển khai tại quốc gia nhận đầu tư. Những
khuyến nghị này cung cấp những quy tắc ứng xử tích cực và hữu dụng. Nhưng, sẽ chẳng
bất ngờ khi các thành phần phản đối MNC và phản đối toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục,
chừng nào các hoạt động của MNC vẫn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và gây
nguy hại khôn lường tới môi trường sinh thái. Chủ đề này, bởi thế, sẽ mãi là một chủ đề
gây tranh cãi.
202
Download