Uploaded by Tran Ha Huyen

THUYẾT TRÌNH TÍN DỤNG

advertisement
THUYẾT TRÌNH TÍN DỤNG
I.
Khái niệm tín dụng
a, khái niệm
-Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể dư thừa vốn ( bên cho ay) và chủ
thể có nhu cầu về vốn ( đi vay ) Theo đó bên cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng
một lượng tài sản cho người vay trong khoảng thời hạn nhất định kèm theo thoả
thuận. Khi đến kỳ hạn, người vay sẽ có nghĩa vụ trả lại khoản vay cho bên cho vay
một lượng giá trị vốn lớn hơn giá trị ban đầu đã nhân.
b, đặc điểm
Chỉ thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu
 Quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa
trên sự thảo thuận giữa các bên tham gia
 Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng
II. Chức năng của tín dụng

a, Tâp trung và phân phối lại vốn tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
-Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là chức năng cốt lõi của tín dụng
-Ở khâu tập trung: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn
rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các
doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội
-Ở khâu phân phối: đây là khâu cơ bản nhất, đó là sự chuyển hoá để sử dụng nguồn
vốn đã tập trung để đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như nhu
cầu tiêu dùng của xã hội.

Phân phối trực tiếp: dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao trực tiếp từ chủ thể
thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn
 Phân phối gián tiếp: dòng vốn nhàn rỗi được chuyển giao gián tiếp thông qua
các tổ chức tài chính trung gian như : công ty tài chính, công ty bảo hiểm
b, Chức năng phản ánh và kiểm soát thực tế
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá
và các khoản chi phí trong các hoạt động sản xuất. Vì vậy qua hoạt động tín dụng có
thể phản ánh phần nào hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Mặt khác hoạt động
tín dụng còn góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp thông qua
quá trình thẩm định trước khi cho vay, trong khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay.
III.
Vai trò của tín dụng
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hòa phát triển.
- Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
- Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
IV.
So sánh các hình thức tín dụng
a) Tín dụng thương mại
- Tín dụng thương mại là quan hệ TD giữa các doanh nghiệp, thực hiện
dưới hình thức mua-bán chịu hang hóa.
© Đặc trưng:





Đối tượng: hàng hóa
Chủ thể tham gia: các nhà SXKD hay cung ứng dịch vụ trực tiếp
Tiền lãi được tính gộp vào giá bán
Quy mô TD nhỏ, phạm vi hoạt động bị giới hạn.
Sự vận động của TDTM phù hợp tương đối với quá trình SX và lưu
thông HH.
- Đặc điểm của thương phiếu:
+ Tính trừu tượng
+ Tính bắt buộc
+ Tính lưu thông
© Công cụ của TDTM: kỳ phiếu thương mại (thương phiếu). Bao gồm:
- Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và phương thức ký chuyển
nhượng:
 Kỳ phiếu vô danh



-
Kỳ phiếu đích danh
Căn cứ vào yếu tố người lập:
Lệnh phiếu (Kỳ phiếu thông thường)
Hối phiếu đòi nợ
Căn cứ vào thời hạn trả tiền
 Thương phiếu trả ngay
 Thương phiếu có kì hạn
b) Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ TD giữa ngân hàng, các TCTD với các chủ thể
khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian vừa là
người đi vay vừa là người cho vay.
© Đặc trưng:
 Đối tượng: tiền tệ
 Chủ thể tham gia: được xác định rõ rang; NH đóng vai trò trung gian
vừa đi vay vừa cho vay
 Tiền lãi được tính riêng theo tỷ lệ % trên số tiền vay
 Quy mô TD lớn, phạm vi hoạt động không bị giới hạn
 Sự vận động của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quy mô phát
triển SX và lưu thông HH.
 Công cụ của tín dụng ngân hàng
 Công cụ huy động nguồn vốn: kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,
sổ tiết kiệm, thẻ, trái phiếu, tín phiếu.
 Công cụ cung ứng tín dụng: hợp đồng tín dụng (hợp đồng ký kết giữa
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và khách hàng có nhu cầu vay vốn,
trong đó thỏa thuận về số tiền vay, thời gian vay, lãi suất vay và các
điều kiện kèm theo nếu có).
c) Tín dụng nhà nước
- Khái niệm: Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể
khác trong hay ngoài nước. Tín dụng nhà nước ra đời bên cạnh
hỗ trợ các ngành, khu vực kinh tế kém phát triển còn là công cụ
quản lý điều tiết vĩ mô
- Quan hệ tín dụng nhà nước được hình thành xuất phát từ nhu
cầu tìm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách khi nguồn thu từ
ngân sách không đủ bù cho nguồn chi ngân sách.
-
Download