Uploaded by tien phat vu

Vũ Tiến Phát 20175419 ĐA Thiết kế nhà máy

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HOÁ HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ IN
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XÍ NGHIỆP IN
Thiết kế xí nghiệp in sách và tạp chí
Họ tên sinh viên:
MSSV:
Giảng viên hướng dẫn:
Bộ môn:
Viện
Vũ Tiến Phát
20175419
TS. Nguyễn Việt Cường
Công nghệ in
Kỹ thuật hóa học
Hà Nội, 2022
Đồ án môn học
Thiết kế xí nghiệp in
Họ tên sinh viên: Vũ Tiến Phát
Lớp: KT in & TT K62
Đầu đề thiết kế: Thiết kế mới một xí nghiệp in sách và tạp chí theo các phương án sản
phẩm cho dưới đây
Các số liệu ban đầu :
1-Phương án sản phẩm:
a- Số trang ruột trung bình một cuốn sách là 208 trang, khổ 13x19cm, với bìa
sách in 4/1, ruột in đen trắng, giấy in bìa 150g/m2 và ruột sách in giấy 60g/m2.
b- Hai tạp chí ra tuần hai số, 32 trang và 64 trang, in 4/2, khuôn khổ 2127cm,
với giấy in ruột và bìa như đối với sách.
- Số lượng in bình quân:
+ Nhóm a) số đầu sách là: 1500, số sách của 1 loại là 14000 cuốn.
+ Nhóm b) số bản/kỳ/1 tạp chí là: 6000 và 5500.
2- Giá công in và gia công sau in bình quân theo trang sản phẩm :
- 13 đ/trang nhóm a) và nhóm b): 27đ/trang
- Các số liệu khác tìm hiểu lấy từ thực tế. Vốn vay toàn bộ, lãi vay ngân hàng
1%/tháng
Nội dung các thuyết minh và tính toán:
1. Xác định địa điểm xây dựng, tổng diện tích mặt bằng, diện tích đặt máy và các thiết
bị chủ yếu của phân xưởng.
2. Hình thức đầu tư là xây dựng mới, theo phương án gồm công đoạn in và gia công
sau in.
3. Giải pháp công nghệ: lựa chọn thiết bị với thông số cụ thể, tổ chức dây chuyền sản
xuất sao cho hợp lý
4. Uớc tính tổng số vốn đầu tư và với những giả thuyết và tiêu hao nguyên vật liệu do
sinh viên tự khảo sát và tính toán.
5. Phân tích hiệu quả kinh tế của phương án thiết kế về 2 mặt: tổ chức quản lý sản xuất
và hiệu quả đầu tư (tính theo 2 phương pháp).
6. Các bản vẽ: bố trí mặt bằng sản xuất chi tiết, sơ đồ công nghệ chung.
Yêu cầu:
- Với những thông số khác, sinh viên căn cứ vào thực tế và trao đổi lại với GVHD
để đưa ra tính toán.
- Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 15/11/2021
- Ngày hoàn thành thiết kế và nộp: 25/12/2021
Giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Việt Cường
Mục lục
CHƯƠNG 1. LÝ DO ĐẦU TƯ .............................................................................5
1.1.
Chính sách của nhà nước ........................................................................5
1.2.
Xu hướng phát triển của ngành in..........................................................5
1.3.
Nguồn hàng ...............................................................................................6
1.5.
1.6.
Nguồn vốn .................................................................................................7
Lực lượng lao động ..................................................................................7
1.7.
Định hướng phát triển dự định trong tương lai của công ty ...............7
1.8.
Lựa chọn địa điểm đầu tư........................................................................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ .................................10
2.1 Phân tích cơ cấu sản phẩm .......................................................................10
2.2 Lựa chọn công nghệ sản xuất ...................................................................11
2.3 Quy trình công nghệ ..................................................................................12
2.4 Thiết kế maket các sản phẩm ...................................................................14
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU...........................................17
3.1 Bản in ..........................................................................................................17
3.2 Giấy in.........................................................................................................17
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THIẾT BỊ ........................................18
4.1 Bố trí thời gian làm việc ............................................................................18
4.2 Lựa chọn thiết bị công đoạn in .................................................................18
4.3 Lựa chọn thiết bị công đoạn gia công ......................................................22
4.4 Các thiết bị sử dụng trong sản xuất .........................................................28
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG NHÀ
MÁY
29
5.1 Bộ máy xí nghiệp .......................................................................................29
5.2 Bố trí nhân sự.............................................................................................31
CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ XƯỞNG ...................................33
6.1 Tiêu chuẩn về xây dựng, bố trí mặt bằng sản xuất ................................33
6.2 Mặt bằng tổng thể nhà máy ......................................................................34
6.3 Mặt bằng chi tiết nhà máy ........................................................................34
CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ..........................................36
7.1 Doanh thu của dự án .................................................................................36
7.2 Vốn đầu tư của dự án ................................................................................36
7.3 Xác định điểm hoà vốn..............................................................................38
7.4 Thẩm định dự án theo phương pháp NPV .............................................40
CHƯƠNG 8. AN TOÀN LAO ĐỘNG ...............................................................44
8.1 An toàn lao động ..........................................................................................44
8.2 An toàn thiết bị .............................................................................................44
8.3 An toàn điện..................................................................................................44
8.4 An toàn phòng cháy chữa cháy ...................................................................44
8.5 An toàn hóa chất ..........................................................................................45
KẾT LUẬN .............................................................................................................46
CHƯƠNG 1.
LÝ DO ĐẦU TƯ
1.1. Chính sách của nhà nước
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông. Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy
định về hoạt động in. Tại Điều 3: Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động
in của Nghị định số 25/2018/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định
số 60/2014/NĐ-CP) quy định về hoạt động in sửa đổi, bổ sung như sau:
- Khuyến khích, ưu đãi đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị in tiết
kiệm năng lượng, nguyên liệu, sức lao động và thân thiện với môi trường; hạn
chế sử dụng, không sản xuất và nhập khẩu thiết bị in có công nghệ lạc hậu, gây
ô nhiễm môi trường.
- Áp dụng chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động in
phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ trọng yếu
khác của đất nước theo quy định của pháp luật”.
1.2. Xu hướng phát triển của ngành in
Hơn 10 năm sau khi luật doanh nghiệp cùng với các quy định về việc thành lập
xưởng, các cơ sở in ấn được ban hành. Số lượng cơ sở sản xuất in ấn tăng lên
một cách nhanh chóng. Các cơ sở sản xuất tăng gấp 6 đến 7 lần so với thời gian
trước khi bộ luật doanh nghiệp và các quy định lập xưởng được đưa ra. Số
lượng cơ sở in tăng đều hàng năm từ 5%-7%, năm 2020 hiện có trên 2.000 cơ
sở (tăng 6,7% so với năm 2019). Năm 2020, tổng doanh thu toàn ngành in đạt
94.745 tỷ đồng (giảm 2,3%); nộp ngân sách 2.228 tỷ đồng (giảm 3,7%); lợi
nhuận (sau thuế) đạt 2.199 tỷ đồng (giảm 1,8%); công nghệ, thiết bị in được
một số cơ sở in đầu tư hiện đại hơn, có giá trị từ vài chục tỉ đến hơn một trăm tỉ
đồng/máy, sánh ngang với các nước trong khu vực và một số nước phát triển
trên thế giới.
Ngày nay hàng năm xuất bản khoảng trên 25.000 tên sách, Cả nước hiện nay
đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản
mỗi số lên tới hàng chục nghìn bản.; Hệ thống thư viện công cộng được phát
triển rộng khắp từ các tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc,
Cả nước bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng hơn 10.000
thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi
còn phải kể tới hơn 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000
điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3
vạn điểm đọc sách báo cho người dân.
Ngành in đã và đang đối mặt với những khó khăn, thử thách trước xu thế cạnh
tranh ngày một lớn hơn, công nghệ in truyền thống đang bị tác động, thay đổi
trước sự phát triển nhanh về công nghệ thông tin… TPHCM kiến nghị Bộ TTTT xem xét sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành in trong giai đoạn 2025,
tầm nhìn đến năm 2030 và xem xét đề xuất Chính phủ chính thức đưa ngành in
trở thành ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trong
giai đoạn tới để được hưởng những chính sách ưu đãi như những ngành công
nghiệp khác
1.3. Nguồn hàng
Khi có ý định mở doanh nghiệp in, nguồn hàng đầu tiên thường nghĩ tới hầu
như luôn là nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp, công ty sản xuất vật liệu.
Nhà cung cấp giấy, mực và máy móc in, bạn có thể tham khảo ý kiến, lời
khuyên từ những người có kinh nghiệm trong ngành trước. Nên nhập những
loại máy móc, giấy có chất lượng để đảm bảo uy tín và tiến độ hoạt động của
công việc. Về máy móc có thể nhập từ những công ty uy tín, chất lượng có
thương hiệu và nổi tiếng trên thị trường. Về giấy in thì bạn có thể linh động để
tìm mua những loại giấy chất lượng ổn và giá cả hợp lý.
Để lựa chọn một nhà cung cấp đạt chuẩn, đòi hỏi chúng ta phải có sẵn một số
câu hỏi cho tiêu chí cần thiết nhất định. Nếu cơ sở nào đáp ứng được những
tiêu chí đó thì mới được đưa vào danh sách đáng để gửi gắm sự tin tưởng.
- Uy tín công ty, chất lượng nguồn vật liệu, sản xuất theo nhu cầu: Việc sản
xuất phải đạt tiêu chuẩn làm việc linh hoạt, có nguồn gốc xuất xứ, có thể làm
theo yêu cầu của đối tác một cách nhanh chóng và uy tín, không sai với thỏa
thuận ban đầu. Theo nhu cầu không chỉ về mẫu mã, chất lượng mà còn về số
lượng và thời gian giao hàng đúng hạn.
- Giá thành có hợp lý không? Khi tìm kiếm công ty sản xuất đạt chuẩn, đa phần
sẽ so sánh thử giá cả của nguồn vật liệu của các cơ sở khi cùng một tiêu chí
chất lượng. Nhưng thực tế nên để giá thành ở vị trí thứ hai sau chất lượng.
- Hệ thống giao thông vận tải: Một hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm thiểu
được một lượng lớn chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới kho
của doanh nghiệp,
- Phong cách làm việc, phục vụ chuyên nghiệp: Cơ sở sản xuất, phân phối sở
hữu đội ngũ công nhân, nhân viên chuyên nghiệp sẽ ghi điểm rất nhiều. Thái
độ đối đãi với khách hàng mới cũng như những đối tác lâu năm đều niềm nở,
ân cần như nhau thì cần được coi trọng.
1.4. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính của doanh nghiệp là giấy in, mực in và các loại hóa chất
như dung dung dịch nước máng, dầu lau cao su…Các nguyên vật liệu này, đặc
biệt là giấy in, phần lớn còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các nhà sản xuất
nước ngoài. Cụ thể, giấy in trong nước chỉ mới đáp ứng 40% nhu cầu, còn lại
đều phải nhập khẩu. Mực in cho đến nay vẫn chủ yếu nhập khẩu đối với loại
chất lượng cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị kinh doanh thiết bị,
nguyên vật liệu ngành In. Từ các đơn vị tư nhân kinh doanh vật tư nhỏ lẻ đến
các hãng cung cấp vật tư lớn như Công ty quốc tế Minh Việt, John Rieckerman,
Premexco, Công ty Trí Đức Việt… Các công ty này nhập các sản phẩm từ các
nước trên thế giới nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam. Trong đó một lượng
sản phẩm lớn được nhập từ Trung Quốc với giá thành tương đối rẻ góp phần làm
cho thị trường kinh doanh vật tư ngày càng sôi động hơn.
1.5. Nguồn vốn
Đối với ngành in việc đầu tư thiết bị, công nghệ, máy móc là vô cùng quan
trọng. Cần phải đầu tư nhập những loại máy móc hiện đại, tốt nhất, chất lượng
sản phẩm đảm bảo. Đầu tư mở công ty in, chúng ta cần một số tiền lớn để mua
máy móc, thiết bị. Mỗi máy móc thiết bị thường có giá rất cao, thường là vài
trăm triệu mỗi máy. Đó là chưa tính đến tiền trả lương cho nhân viên, thuê mặt
bằng, nhập giấy, vốn dự phòng, chi phí phát sinh,…
Một trong những nguồn huy động vốn điển hình chính là từ các ngân hàng. Nhiều
ngân hàng đang thực hiện các chương trình ưu đãi vay vốn có thế chấp hoặc
không thế chấp, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Để có thể thuyết phục
và vay được vốn, cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho kế hoạch, chiến lược lên ý tưởng
hấp dẫn nhà đầu tư, cần nghiên cứu và lập kế hoạch chi tiết trong đó cần tập
trung vào kế hoạch tài chính với các thông tin minh bạch về dòng tiền, cách bố
trí và sử dụng nguồn vốn và lộ trình thu hồi, tái sinh dòng vốn.
1.6. Lực lượng lao động
Cần phải đầu tư một đội ngũ nhân viên đủ mạnh về chất lượng và số lượng để
hoàn thành lượng công việc được giao đúng hạn.
Những đội ngũ nhân viên bạn cần có công ty như là: Nhân viên phụ trách kỹ
thuật, nhân viên chuyên in, gia công nhân viên chuyên chở hàng…. Đây là
những nhân viên chính cần có cho hoạt động chính về in ấn của công ty. Mỗi
nhân viên phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để
giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo lại. Tùy theo quy mô của công ty mà
quyết định nên tuyển nhiều hay ít.
1.7. Định hướng phát triển dự định trong tương lai của công ty
Thị trường in Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng
của khu vực và thế giới. Định hướng trong 5 đến 10 năm của công ty là ứng
dụng công nghệ mới trong sản xuất và quản lý, mở rộng đầu tư, trang bị máy
móc, hiện đại hóa quy trình, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng những đơn
hàng có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao.
1.8. Lựa chọn địa điểm đầu tư
Địa điểm đầu tư là Khu công nghiệp Tiên Sơn
Quy mô: 449ha
Giá thuê đất
500.000 VNĐ/m2/ 1 năm
Giá điện
Theo giá của EVN
Giá nước
8250 đ/m3 (chưa VAT)
Giá nhân công
Giá tham khảo: 100 - 350USD/người/tháng
Theo quy định của UBND tỉnh và của
Phí xử lý chất thải rắn
Ban quản lý KCN
Phí xử lý nước thải
4286 đ/m3 (chưa VAT)
Phí quản lý
0.4USD/ m2/năm
a, Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Tiên Sơn thu nằm trên địa phận 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn,
Bắc Ninh thuộc tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh.
Khu công nghiệp có vị trí rất thuận lợi, là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế
với các địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, cảng
hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài, các khu kinh tế phía Bắc
- Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội: 22 km
- Cách Sân bay quốc tế Nội Bài: 30 km
- Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long): 120 km
- Cách cảng biển Hải Phòng: 120 km
- Cách cửa khẩu Lạng Sơn: 120 km
b, Lực lượng lao động
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có truyền
thống văn hóa lâu đời, tình hình chính trị, dân cư ổn định, nằm trong khu vực
tam giác phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh
Dân số tính đến năm 2019 là 1.368.840 người. Trong đó số người trong độ tuổi
lao động là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Hơn nữa còn tận dụng
được nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo từ các trường đào tạo công nhân
kỹ thuật của tỉnh và nguồn kỹ sư từ thủ đô Hà Nội. Ngoài ra tỉnh vẫn đang
trong quá trình phát triển và tiếp nhận nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Giao thông thuận lợi cũng giúp việc di chuyển đi lại giữa các tỉnh trong khu
vực cũng dễ dàng hơn.
c, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghiệp
- Hệ thống giao thông nội bộ: Giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích
KCN. Các tuyến đường được xây dựng hoàn chỉnh, gồm 2 đường chính rộng
37m chia thành 2 làn xe, các đường nhánh rộng 28m.
- Hệ thống cấp điện: Toàn khu công nghiệp sử dụng hệ thống điện cấp từ lưới
điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22kV, công suất 2x40MVA.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, chuẩn
quốc tế và đa dạng như truyền dữ liệu, internet, điện thoại IP, video hội nghị,…
- Hệ thống cấp thoát nước
+Nguồn nước ngầm luôn được lấp đầy với công suất 30.000m3 ngày đêm.
Trong giai đoạn 1, dự án xây dựng trạm nước ngầm 6.500m3/ngày, giai đoạn 2
tiếp tục xây thêm 1 – 2 trạm với công suất tương đương.
+Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi
chuyển về bãi thải để xử lý.
+Nước thải được thu gom, xử lý tại trạm nước thải chung bằng phương pháp vi
sinh, để lắng đọng sau đó thải ra sông.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
2.1 Phân tích cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm
Số
Trang
Kích
thước
(cm)
Ruột
208
13 x 19
Bìa
2
26.642
x 19
Ruột
28
2127
Bìa
4
2127
Ruột
60
2127
Bìa
4
2127
Sách
Tạp
chí
32
trang
Tạp
chí
64
trang
Phương
pháp gia
công
Gấp, bắt,
phay gáy,
vào bìa
keo nhiệt
Gấp, bắt,
vào bìa
keo nhiệt
Gấp, lồng,
ghim,
xén 3 mặt.
Gấp, lồng,
xén 3 mặt.
Gấp, lồng,
xén 3 mặt.
Gấp, lồng,
xén 3 mặt.
Số
đầu
sản
phẩm
Số
lượng
trên 1
đầu sản
phẩm
1500
Số lượng trang in tiêu chuẩn
1 màu
2 màu
4 màu
14000
4.368.000.000
0
0
1500
14000
43.037.077
0
43.037.077
104
6000
0
20.053.895
20.053.895
104
6000
0
2.864.843
2.864.843
104
5500
0
39.391.579
39.391.579
104
5500
0
2.626.106
2.626.106
Tổng số tờ in tiêu chuẩn
Tổng
4.368.000.000
86.074.154
40.107.790
5.729.686
78.783.158
5.252.212
4.583.947.000
a- Số trang ruột trung bình một cuốn sách là 208 trang, khổ 13x19cm, với bìa sách
in 4/1, ruột in đen trắng, giấy in bìa 150g/m2 và ruột sách in giấy 60g/m2.
b- Hai tạp chí ra tuần hai số, 32 trang và 64 trang, in 4/2, khuôn khổ 2127cm, với
giấy in ruột và bìa như đối với sách.
Số lượng in bình quân:
+ Nhóm a) số đầu sách là: 1500, số sách của 1 loại là 14000 cuốn.
+ Nhóm b) số bản/kỳ/1 tạp chí là: 6000 và 5500.
2.2
Lựa chọn công nghệ sản xuất
2.2.1 Công nghệ chế bản
Hình thức đầu tư là xây dựng mới, theo phương án gồm công đoạn in và gia công
sau in, nên sẽ chế bản và đặt mua bản in đã được ghi ở bên ngoài.
2.2.2 Công nghệ in
Lựa chọn công nghệ in offset tờ rời đối với sản phẩm nhóm a (phần ruột), bởi:
- Số lượt in khoảng 14.000 với mỗi sản phẩm/ngày phù hợp với công nghệ in offset
tờ rời.
- Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là sách và tạp chí, in trên giấy có định lượng 60 –
150 g/𝑚2 , hình ảnh nhiều màu nửa tông, yêu cầu độ sắc nét và độ phân giải cao.
Do đó, công nghệ in offset tờ rời hoàn toàn đáp ứng được.
- Công nghệ in offset tờ rời khá phổ biến trong công nghiệp in. Việc đầu tư máy móc
thiết bị và đào tạo kỹ thuật, kiểm tra đánh giá chất lượng tương đối thuận tiện.
Lựa chọn công nghệ in laser đối với sản phẩm nhóm b và nhóm a (phần bìa) bởi:
- Số lượt in khoảng 1300-1700 với mỗi sản phẩm, nên sử dụng công nghệ in kỹ thuật
số sẽ có thể tiết kiệm được chi phí.
- Áp dụng công nghệ in laser thay vì in phun bởi in laser có tốc độ in lớn hơn, giá
thành về mực in thấp hơn so với in laser.
2.2.3 Công nghệ gia công sau in
Sản phẩm nhóm a gia công theo hình thức vào bìa keo nhiệt với số lượng là
21.000.000 sản phẩm.
Sản phẩm nhóm b gia công theo hình thức ghim lồng với số lượng là 1196000 sản
phẩm.
2.3 Quy trình công nghệ
2.3.1 Quy trình chế bản
Hình thức đầu tư là xây dựng mới, theo phương án gồm công đoạn in và gia công
sau in, nên không lập quy trình chế bản.
2.3.2 Quy trình in
2.3.3 Quy trình gia công
2.4 Thiết kế maket các sản phẩm
2.4.1 Sản phẩm nhóm a
Số trang ruột trung bình một cuốn sách là 204 trang, 4 trang bìa, khổ
13x19cm
In ruột 6 tay sách 32 trang in nó trở khác, và 1 tay 32 trang in nó trở nó
Chiều ngang = 19 x 4 + 0,2 x 6 = 77,2 (cm).
Chiều dọc= 13 x 4 + 1,2 + 0,2 x 6 = 54,4 (cm).
In 8 bìa trên 1 tờ in (tay 32 trang)
Độ dày gáy bìa = 208/2 x 0,06 + 2 x 0.15 = 0,654 (cm)
Chiều ngang = 19 x 4 + 0,3 x 6 = 77,2 (cm).
Chiều dọc = 13 x 4 + 0.3 x 2 + 1.2 + 0.624 x 2= 56,3 (cm)
Chọn khổ giấy 65x86
Maket tối giản cho in ruột sách
Maket tối giản cho cho bìa
2.4.2 Sản phẩm nhóm b
Hai tạp chí 32 trang và 64 trang, in 4/2, khuôn khổ 2127cm
Chọn khổ giấy 65x86
 Với tạp chí 32 trang: in 1 tay 16 trang, 1 tay 12 trang, và in 4 bìa trên
một tờ in.
 Với tạp chí 64 trang: in 3 tay 16 trang, 1 tay 12 trang, và in 4 bìa trên
một tờ in.
Với tay 16 trang
Chiều ngang = 21x4 + 0,3 x 6 = 85.8 (cm).
Chiều dọc = 27 x 2 + 0.3 x 2 =54.6 (cm)
- Maket tối giản cho bìa và tay 16 trang
Với tay 12 trang
Chiều ngang = 27x3 + 0,3 x 4 = 82.2 (cm).
Chiều dọc = 21 x 2 + 0.3 x 2 =42.6 (cm)
- Maket tối giản cho tay 12 trang
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
3.1 Bản in
Số bản in ruột NTN = Số màu x số tay x số đầu sản phẩm
Số bản in ruột NTK = (số màu mặt trước+ số màu mặt sau) x số tay x số đầu sản phẩm
Số tay
Số đầu sản
Sản phẩm
Loại bản
Số màu
Tổng
sách
phẩm
NTK
6
1500
1/1
18000
Sản phẩm
nhóm a
NTN
1
1500
1/1
1500
Tổng số bản in trong 1 năm
19500
3.2 Giấy in
• Nhóm a
Khối lượng giấy in bìa = Số tờ in bìa* diện tích giấy*định lượng giấy
số lượng sản phẩm
= 1.05*
8
= 231,112(tấn) (1)
*số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
Khối lượng giấy in ruột = Số tờ in ruột* diện tích giấy*định lượng giấy
6∗số lượng sản phẩm số lượng sản phẩm
= 1.05*(
+
)*số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
1
2
= 4807,12(tấn) (2)
• Nhóm b
-Tạp chí 32 trang
Khối lượng giấy in bìa = Số tờ in bìa* diện tích giấy*định lượng giấy
số lượng sản phẩm
= 1.05*
*số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
4
= 13.734 (tấn) (3)
Khối lượng giấy in ruột = Số tờ in ruột* diện tích giấy*định lượng giấy
số lượng sản phẩm số lượng sản phẩm
= 1.05*(
+
)*số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
1
1
= 43.95 (tấn) (4)
-Tạp chí 64 trang
Khối lượng giấy in bìa = Số tờ in bìa* diện tích giấy*định lượng giấy
số lượng sản phẩm
= 1.05*
*số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
4
= 12.59 (tấn) (5)
Khối lượng giấy in ruột = Số tờ in ruột* diện tích giấy*định lượng giấy
3∗số lượng sản phẩm số lượng sản phẩm
= 1.05*(
+
)số đầu *diện tích giấy*định lượng giấy
1
1
•
= 80.456 (tấn) (6)
Tổng khối lượng giấy in cần sử dụng
= (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) = 5188,962 (tấn)
3.3 Mực in
• Lượng mực cho in offset
Lượng mực in trung bình để in được 1 triệu trang in 13x19 cm 1 màu (trang tiêu
chuẩn) là 5kg
 Khối lượng mực được dùng cho in offset là:
4.368.000.000/1.000.000. *5= 21.840 (kg)
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THIẾT BỊ
4.1 Bố trí thời gian làm việc
Công ty theo chế độ làm việc 3 ca/ngày
In và gia công làm việc 3 ca một ngày, thời gian làm từ 6h-14h, 14h-22h và 22h6h.
Mỗi ngày có 15 phút giao ca cùng 45 phút nghỉ ăn trưa và tối. Thời gian làm việc
trong ngày là: 24 – 0,75*2 – 0,25*3= 21,75 (giờ)
Một năm có 365 ngày, trong đó có 52 ngày chủ nhật và 5 ngày nghỉ tết, 1 ngày
tết dương lịch, 1 ngày 10-3, 1 ngày 2-9, 2 ngày 30/4 - 1/5,
Vậy số ngày làm việc trong một năm là 365-52-5-1-1-1-2 = 303 ngày.
Hàng tháng bảo dưỡng máy ở xưởng in và gia công một lần/ca vậy 1 năm mất
12ca = 96 giờ.
Thời gian làm việc thực tế trong 1 năm là: 303*21,75 - 96 = 6.494,25 giờ.
4.2 Lựa chọn thiết bị công đoạn in
Sản phẩm
Công
nghệ
in
Số
đầu
sản
phẩm
Ruột Offset 1500
Sách
Bìa
Tạp Ruột
chí
32 tr Bìa
Tạp Ruột
chí
64 tr Bìa
In
KTS
In
KTS
In
KTS
In
KTS
In
KTS
Bảng khối lượng công việc in
Số
lượng
trên 1
Số tờ in
Số mặt in
đầu
sản
phẩm
14000
136.500.000
273.000.000
1500
14000
2.625.000
5.250.000
104
6000
1310400
2.620.800
104
6000
163800
327.600
104
5500
2402400
4.804.800
104
5500
150150
300.300
Tổng số
mặt in
273.000.000
13.302.900
* Yêu cầu kỹ thuật đối với máy in Offset cho sản phẩm 1 màu là:
- Máy phải có 2 cụm in để phù hợp với sản phẩm in hai màu và để rút ngắn được
thời gian in có thể sử dụng loại máy in 2 mặt do số lượng tờ in 1 màu là rất lớn.
- Khổ giấy in tối đa phải đáp ứng được maket tức là lớn hơn khổ 65x86 cm.
- Tốc độ in của máy >15.000 tờ/h. Đây là tốc độ phổ biến ở các dòng máy có tính
năng kỹ thuật cao. Do đó, mặc dù số lượng lượt in/tay là không quá lớn (< 15.000)
nhưng ta phải đầu tư máy in này để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã nêu trên.
- Độ dày giấy in tối đa có thể in được 0,5mm và độ dày giấy tối thiểu là 0,06 mm,
đáp ứng các loại giấy in có định lượng từ 50 g/m2 đến 400 g/m2.
- Máy phải có công nghệ hiện đại, dễ dàng sử dụng, chế độ bảo hành tốt và thân
thiện với môi trường.
* Yêu cầu kỹ thuật đối với máy in laser cho sản phẩm nhiều màu là:
- Máy phải có khả năng in được ít nhất là 4 màu và để rút ngắn được thời gian in có
thể sử dụng loại máy in 2 mặt do số lượng tờ in là lớn.
- Khổ giấy in tối đa phải đáp ứng được maket tức là lớn hơn khổ 65x86 cm.
- Tốc độ in >300 m2/h. Đây là tốc độ độ in khá cao so với các loại máy in laser khổ
lớn.
- Có thể đáp ứng các loại giấy in có định lượng từ 50 g/m2 đến 300 g/m2.
- Máy phải có công nghệ hiện đại, dễ dàng sử dụng, chế độ bảo hành tốt và thân
thiện với môi trường.
* Lựa chọn máy in
-Máy in offset 2 màu lựa chọn: Máy in Komori Lithrone G-40
Máy in có tốc độ in tối đa 16.500 tờ mỗi giờ và vận hành tốc độ cao rất ổn định với
nhiều loại độ dày giấy khác nhau từ siêu mỏng đến dày.
Hệ thống điều khiển tích hợp giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị, cắt giảm lãng phí giấy
và giảm thời gian in ấn đến mức tối đa trong khi vẫn duy trì chất lượng in cao và
năng suất cao.
Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm các chất hóa học có hại như các hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được giải phóng trong quá trình in và giảm tiếng ồn.
Máy in Komori Lithrone G-40
Xuất xứ
Nhật Bản
Mode
Komori Lithrone G-40
Số màu
2 màu
Khổ giấy in max
750x1050 mm
Diện tích vùng in max
710x1020 mm
Độ dày giấy
0,04-0,8 mm
Khổ bản
800 x1030 mm
Tốc độ
16.500 tờ/ giờ
Độ cao chồng nạp giấy và ra
giấy
1150 mm
Kích thước máy (Lx W x H)
7,615x3,945x2,153 m
Thông số kỹ thuật của máy in Komori Lithrone G-40
-Máy in laser lựa chọn:
Máy in HP PageWide XL Pro 5200. (9.600.000.000vnđ)
Đáp ứng ngay lập tức với tốc độ in lên đến 20 trang / phút. Tăng gấp đôi tốc độ in
với khả năng in 2 mặt. Tạo ra các bản in kỹ thuật đáng tin cậy với màu sắc sống
động, đường nét sắc nét và chi tiết tốt vượt trội so với đèn LED.
Dễ dàng thao tác từ trước và sau với màn hình cảm ứng 15 inch lớn nhất thị trường.
Tiết kiệm thời gian với HP SmartStream. Quét nhanh, có được bản xem trước quét
trực tiếp / chỉnh sửa hậu kỳ
Giảm chi phí in ấn của và tiêu thụ năng lượng thấp hơn tới 10 lần so với các máy in
LED tương đương.
Hộp mực được làm bằng nguyên liệu tái chế, lượng nhựa ít hơn 80% so với các loại
khác.
Máy in HP PageWide XL Pro 5200
Xuất xứ
Mỹ
Mode
HP PageWide XL Pro 5200
Số màu
4
Kích thước cuộn
279-1016 m
Số lượng cuộn
2 cuộn
Tự động thay cuộn
Đường kính cuộn
177mm
Đường kính lõi cuộn
76 mm
Định lượng giấy
60-200 g/m2 (Cuộn)
60-1050 g/m2 (Tờ rời/bảng)
Tốc độ tối đa
530 m2/h
Độ cao chồng ra giấy
500 tờ
Kích thước máy (Lx W x H)
1955x2041x1637 mm
Máy in HP PageWide XL Pro 5200
Tốc độ máy in khi dùng cho khổ giấy 650x860 là 600 tờ/h
Tốc độ in
(tờ/h)
Máy in
Tốc độ thực
tế (tờ/h)
Số giờ làm
trong 1 năm (h)
Số lượt in
trong 1 năm
Komori Lithrone
16.500
12.000
6.494,25
273.000.000
G-40
HP PageWide
908
600
6.494,25
6.651.450
XL Pro 5200
Số lượng máy in offset là: 273.000.000/(12.000*6.494,25) = 3.5
Số lượng máy in laser là: 6.651.450/(6494,25*750) = 1.36
Vậy cần mua 4 máy Komori Lithrone G-40 và 2 máy HP PageWide XL Pro 5200.
4.3 Lựa chọn thiết bị công đoạn gia công
4.3.1 Máy gấp
Sản phẩm
Sách
Tạp chí
32 trang
Tạp chí
64 trang
Số tay
gấp
8
1500
Số
lượng/đầu
14000
168.000.000
3
104
6000
1.872.000
5
104
5500
2.860.000
Số đầu
Số tờ gấp
Tổng
172.732.000
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy gấp là: Có khổ gấp phải lớn hơn khổ 65x86 cm, có thể
gấp được 4 vạch vuông góc. Tốc độ gấp của máy cao để tăng năng suất chạy máy và
kiểu gấp của máy có thể gấp được hỗn hợp túi và dao để đáp ứng với các sản phẩm
có số trang lẻ…
* Thiết bị lựa chọn: máy gấp Shoei Star SPK 74.
Máy có khổ và số vạch gấp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Máy có kết hợp cả gấp dao và gấp túi, có tính linh hoạt cao phù hợp với sản phẩm
chính và sản phẩm trong tương lai.
Tốc độ chạy máy cao lên tới 14.000 tờ/h, làm tăng năng suất sản phẩm.
Máy được xuất xứ từ Nhật Bản và có độ bền cơ học cao, vận hành máy dễ dàng cho
người sử dụng
Máy gấp Shoei Star SPK 74
Xuất xứ
Nhật Bản
Hãng sản xuất
Shoei
Cấu hình
Có 2 dao, 4 túi
Số vạch gấp
1-4 vạch
Khổ giấy max
740 x 1100 mm
Khổ giấy min
74 x 105 mm
Tốc độ tối đa
14000 tờ/h
Chiều cao chồng vật liệu
vào
Kích thước (LxWxH)
730 mm
3600 x 2600 x 1400 mm
Máy gấp Shoei Star SPK 74
Tốc độ thực tế của máy chạy là 9.000 tờ/giờ.
Số máy cần đầu tư là: 172.732.000/(6494,25*9000) = 3,05
Vậy cần sử dụng 4 máy gấp để đảm bảo hiệu quả sản xuất và phù hợp trong tương
lai nếu khách hàng muốn lấy sản phẩm là tờ gấp.
4.3.2 Máy dao một mặt
Sản phẩm
Số tờ in
Tay 32 trang NTN
Bìa sách
Bìa tạp chí 32 trang
Bìa tạp chí 64 trang
10.500.000
2.625.000
71.500
78.000
Tổng
Số tờ/
chồng
1750
875
750
690
Số
Số nhát Tổng số
chồng cắt/chồng
nhát
6000
1
6000
3000
3
9000
208
2
416
208
2
416
15832
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy dao một mặt là:
- Máy phải có khổ xén lớn hơn khổ tờ in để có thể pha cắt tờ in hoặc chuẩn bị giấy
in.
- Máy có độ dày xén giấy phải lớn hơn 10cm để tăng năng suất xén, độ chính xác
cao và độ bền cơ học máy tốt.
- Ngoài ra máy phải có hệ thống hiện đại hóa, an toàn và có độ bền cao.
* Thiết bị lựa chọn: máy dao 1 mặt Polar 115.
Máy có khổ xén, độ dày xén giấy phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của máy. Máy cắt
polar 115 mang lại giá trị gia tăng tuyệt vời nhờ hệ thống thay dao OptiKnife, vận
hành rất dễ dàng, máy cắt tốc độ cao polar có thể được trang bị dụng cụ kẹp quay tự
động cùng với chức năng autotrim giúp cho quá trình cắt hoàn toàn tự động và chính
xác cao. Với rất nhiều chức năng bổ sung có thể lập trình, máy cắt tốc độ cao này
mang đến thời gian sản xuất ngắn ấn tượng và hiệu quả cao
Máy dao một mặt Polar 115
Model máy
Polar 115
Chiều rộng khổ cắt lớn nhất
115 cm
Chiều cao cắt lớn nhất
16,5 cm
Chiều dài giấy cắt lớn nhất
115 cm
Chiều cắt nhỏ nhất
25 mm
Tốc độ cắt
45 nhát/ phút
Kích Thước Máy (LxWxH)
2360x2560x1540 mm
±0,1mm
Độ chính xác
Thông số máy dao một mặt Polar 115
Thời gian chuẩn bị và xén là khoảng 1 nhát/phút vật liệu.
Số lượng máy cần đầu tư là: 15832/(6494,25*1*60)= 0.05
Vậy chỉ cần 1 máy máy dao 1 mặt Polar 115.
4.3.3 Máy liên liên hợp bắt vào bìa, xén 3 mặt
Lượng sản
Sản phẩm
Số đầu
Số sản phẩm
phẩm/đầu
Sách
1500
14000
21.000.000
Tổng
21.000.000
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy kỵ mã liên hợp
- Bộ phận bắt phải có số ngăn để bắt tay sách lớn hơn 9 ngăn, khổ đặt tay sách phải
lớn hơn khổ 13x19 cm. Máy dễ vận hành cho người sử dụng và sửa chữa, bảo hành
tiện lợi.
- Bộ phận vào bìa keo nhiệt có khổ vào bìa lớn hơn khổ 13x19 cm, độ dày gáy từ 350mm. Máy dễ thao tác cho công nhân, chế độ bảo hành tốt.
- Bộ phận xén 3 mặt có khổ xén lớn hơn khổ 13x19 cm, độ chính xác cao.
* Thiết bị lựa chọn: máy kỵ mã liên hợp keo Muller Martini Pantera
Máy phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của máy.
Máy kỵ mã liên hợp keo Muller Martini Pantera
Xuất xứ
Model
Muller Martini Pantera
Khổ sách nhỏ nhất:
16 ngăn chứa tay sách
1 bộ xén 3 mặt
1 ngăn chứa bìa sách
100x120 mm
Khổ sách lớn nhất:
Tốc độ tối đa:
Kích thước (LxW)
320x380 mm
4.000 quyển/giờ
696x1600 cm
Thuỵ sĩ
Thông số máy kỵ mã liên hợp Muller Martini Pantera
Để máy chạy 2.500 cuốn/ giờ
Số lượng máy cần đầu tư là: 21.000.000/(6494,25*2500) = 1.29
Vậy cần đầu tư 2 máy kỵ mã liên hợp Muller Martini Pantera.
4.3.4 Máy lồng
Sản phẩm
Số đầu
Lượng sản
Số sản phẩm
phẩm/đầu
cần lồng
Tạp chí 32
104
6000
624.000
trang
Tạp chí 64
104
5500
572.000
trang
Tổng
598.000
Do số lượng sản phẩm không nhiều nên có thể lồng thủ công
Năng suất trung bình của một công nhân là 150 sản phẩm/ giờ
Số người cần để bắt lồng trong 1 ca là: 598.000/(6494,25*150)= 1.22
Vậy là cần thuê 2 người/ca để bắt lồng.
4.3.5 Máy ghim lồng
Số lượng sản phẩm cần ghim
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy ghim là: Máy có khổ sẩn phẩm lớn hơn khổ 19x27cm,
độ dày gáy lớn hơn 0,82cm, tốc độ bấm nhanh và có thể sử dụng dễ dàng cho công
nhân.
* Thiết bị lựa chọn: máy ghim lồng WS-602.
Máy linh hoạt, hỗ trợ cả 2 chế độ bấm ghim lồng, bấm ghim phẳng, dễ dàng thay đổi
đầu bấm ghim. Khổ giấy, độ dày gáy phù hợp với sản phẩm và có thể ghép nối tiếp
2 máy với nhau.
Máy ghim lồng WS-602
mode
WS-602
Độ dày gáy tối đa
60 tờ (80g/m2)
Điều chỉnh độ dài dây
có
Nguồn điện
220v/50hz
Khổ sản phẩm tối đa
297x420 mm
Tốc độ
75 lần/phút
Năng lượng tiêu thụ
2000w
Điều chỉnh khoảng cách
giữa các đầu ghim
55-125mm
Trọng lượng máy
58kg
Kích thước máy
(LxWxH)
820x600x470 mm
Thông số máy ghim lồng WS-602
Tốc độ chạy máy thực tế: 50 lần/phút
Số lượng máy cần đầu tư là: 598.000/(6494,25*50*60)= 0.03
Vậy chỉ cần sử dụng một máy ghim lồng
4.4 Các thiết bị sử dụng trong sản xuất
Bảng số lượng và thiết bị của công ty dùng trong sản xuất.
Giá thành
Thành tiền
Công đoạn
Tên thiết bị
Số lượng
In
Gia công
Komori
Lithrone G40
HP
PageWide
XL Pro 5200
Máy gấp
Shoei Star
SPK 74
Máy dao 1
mặt Polar
115.
Máy kỵ mã
liên hợp keo
Muller
Martini
Pantera
Máy ghim
lồng WS-602
Tổng
4
10 (tỷ vnđ)
40 (tỷ vnđ)
2
5 (tỷ vnđ)
10 (tỷ vnđ)
4
700
(triệu vnđ)
2,8 (tỷ vnđ)
1
1,2 (tỷ vnđ)
1,2 (tỷ vnđ)
2
10 (tỷ vnđ)
20 (tỷ vnđ)
1
400
(triệu vnđ)
400 (triệu vnđ)
74.400.000.000
(vnđ)
CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ XÂY
DỰNG NHÀ MÁY
5.1 Bộ máy xí nghiệp
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban chức năng trong bộ máy tổ chức quản
lý.
- Giám đốc xí nghiệp: Trực tiếp điều hành xí nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của
công ty đề ra. Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong các hoạt động của xí
nghiệp và là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng
của xí nghiệp cũng như nâng cao đời sống người lao động.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về mảng kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm, đề ra các
quy định về bảo quản sử dụng máy móc.
- Phó giám đốc tài vụ: phụ trách các vấn đề liên quan đến hợp đồng sản xuất, chi phí, lợi
nhuận, bố trí nhân sự của công ty.
- Quản đốc phân xưởng: phụ trách các vấn đề của từng phân xưởng in, gia công. Chịu trách
nhiệm về chất lượng, tiến độ công việc và mọi hoạt động của phân xưởng.
- Phó quản đốc: phụ trách các vấn đề của từng phân xưởng in, gia công. Chịu trách nhiệm
về chất lượng, tiến độ công việc và mọi hoạt động của phân xưởng.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: chuyên trách về công tác kỹ thuật, đưa ra các phương pháp bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc cần thiết để đảm bảo hoạt động của nhà máy.
- Phòng kỹ thuật công nghệ- KCS: Nghiên cứu, thiết kế, chế thử các sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các
quy trình công nghệ đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất. Xây dựng định mức tiêu
hao vật tư phù hợp với yêu cầu sản phẩm theo định mức, yêu cầu của khách hàng và mang
lại lợi ích cho công ty.
-Phòng tài chính kế toán: thực hiện đúng pháp lệnh về kế toán và thống kê của Nhà nước
ban hành. Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức hợp lý các công tác thống
kê, kế toán tài chính, công tác ghi chép số liệu ban đầu và thông tin kinh tế, xây dựng và
theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch tài chính tổ chức phân tích
hoạt động kinh tế theo định kỳ, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và nội bộ từng
phân xưởng trong công ty. Phản ánh tình hình thực hiện chỉ tiêu SXKD, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và xây dựng các dự án đầu tư để phát triển công ty.
- Phòng hành chính, nhân sự:
+ Tổ chức sắp xếp hoạt động của công ty, trên cơ sở gọn nhẹ hợp lý đảm bảo yêu cầu quản
lý và phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, nhằm phát huy năng lực của cán bộ
công nhân viên, tăng năng suất lao động
+ Xây dựng kế hoạch lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Theo dõi và thực hiện công tác đào tạo tay nghề cho công nhân.
+ Đôn đốc kiểm tra việc người lao động chấp hành các chủ chương, pháo luật của Đảng và
Nhà nước; cũng như các nghị quyết nội dung, chế độ của công ty.
+ Đôn đốc việc duy trì công tác bảo vệ.
+ Phụ trách việc tiếp khách, hội nghị.
- Phòng kế hoạch: Đưa ra phương pháp sản xuất, kế hoạch phát triển nhà máy đúng hướng.
- Các phòng ban khác:
+ Phòng bảo vệ: lực lượng bảo về có trách nhiệm bảo về sự an toàn và trật tự cho xí nghiệp,
bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty, bảo vệ đồ đạc, các vật dụng của công ty cũng như của
người lao động.
+ Phòng y tế: có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của người lao động, xuất hiện cứu chữa kịp
thời khi nhân viên của xí nghiệp có vấn đề về sức khỏe.
-Các phân xưởng sản xuất: phân xưởng in và phân xưởng gia công:
+ Thực hiện tốt các công việc được giao đúng tiến độ ghi trong lệnh sản xuất được cán bộ
sản xuất đưa xuống.
+ Quản lý và vận hành các tran thiết bị vật tư máy móc.
+ Quản lý lao động, tổ chức học tập nâng cao trình độ.
+ Quản lý vật tư, sử dụng hiệu quả các loại nguyên vật liệu cần thiết.
5.2 Bố trí nhân sự
5.2.1 Cơ cấu nhân lực của các phòng ban và các bộ phận không trực tiếp sản xuất
STT
Tên các phòng ban
Nhân sự
Ca làm việc
1
Giám đốc
1 giám đốc
Giờ hành chính
Phó giám đốc sản xuất
1 phó giám đốc sản xuất
Giờ hành chính
3
Phó giám đốc tài vụ
1 phó giám đốc tài vụ
Giờ hành chính
4
Phòng kế toán
2 nhân viên
Giờ hành chính
5
Phòng kế hoạch
3 nhân viên
Giờ hành chính
6
Phòng hành chính nhân
sự
3 nhân viên
Giờ hành chính
7
Phòng kỹ thuật công
nghệ- KCS
3 nhân viên
2 ca
8
Phòng kỹ thuật cơ điện
3 nhân viên
2 ca
10
Phân xưởng in
1 quản đốc +
1 phó quản đốc
Giờ hành chính
11
Phân xưởng gia công
1 quản đốc + 1 phó quản
đốc
Giờ hành chính
12
Tổ bảo vệ
2 người/ca
3 ca
13
Tổ lao công
2 người/ca
2 ca
14
Nhà bếp
2 người/ca
1 ca
2
Tổng
34 người
5.2.2 Bố trí nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất
Bộ phận
Số nhân viên làm
việc/ ca/ 1 máy
Số ca sản
xuất
Số máy
sản xuất
Tổng số
công nhân
Phân
xưởng
Máy 2 màu
2
3
4
24
in
Máy laser
1
3
2
6
Máy gấp tay sách
2
3
2
12
Máy ghim lồng
1
1
1
1
Máy dao 1 mặt
1
1
1
1
Máy liên hợp bắt, vào
bìa keo, xén 3 mặt
3
3
2
18
Lồng
2
2
0
4
Phân
xưởng
gia
công
Tổng
Tổng số cán bộ, công nhân viên của xí nghiệp là 100 người
66
CHƯƠNG 6. THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ XƯỞNG
6.1 Tiêu chuẩn về xây dựng, bố trí mặt bằng sản xuất
Tùy thuộc vào nguyên liệu, dây chuyền có thể bố trí trên một tầng hoặc nhiều
tầng.
- Giảm khoảng cách giữa các máy giúp rút ngắn thời gian, chu trình sản xuất.
- Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường,
để dễ thao tác, dễ sửa chữa và thay thế thiết bị.
- Các thiết bị có cùng chức năng thường được đặt thành một cụm
- Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên
thiết
bị.
- Các cầu thang phải có tay vịn, các nhà nhiều tầng ở phía ngoài phải có cầu
thang thoát hiểm.
- Các bộ phận chuyển động của máy, thiết bị phải có tấm che cẩn thận.
- Những máy thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh nên đặt ở tầng dưới,
máy nhẹ đặt ở tầng trên, máy cao cần đặt ở giữa, máy thấp đặt gần cửa.
- Tận dụng sự thông gió và ánh sáng tự nhiên.
- Những thiết bị nóng, thoát ra nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn
cách hoặc thông thoáng tốt.
- Hệ thống điều khiển, cần gạt phải bố trí ngang tầm tay công nhân (0.8 1.2m)
- Các dây chuyền thiết bị thường được bố trí song song với nhau để đảm bảo
an toàn và có đủ chỗ cho công nhân di chuyển
.- Khoảng cách tối thiểu giữa hai thiết bị lớn là 1.8m, an toàn nhất là 3 - 4m.
- Khoảng cách trống giữa hai dãy máy phải trên 1.8m; Trường hợp cần xe qua
lại thì khoảng cách này phải trên 3m. Ở vị trí cần thiết có thể chừa lối đi lại
khoảng 0.8 – 1m.
- Các dây chuyền phải đặt cách tường tối thiểu 1.6m.
- Thiết bị đầu vào phải cách tường 2 - 3m.
6.2 Mặt bằng tổng thể nhà máy
Tổng diện tích mặt bằng nhà máy: 69*110= 7590 m2.
6.3 Mặt bằng chi tiết nhà máy
6.3.1 Mặt bằng khối văn phòng
6.3.2 Mặt bằng phân xưởng in
6.3.3 Mặt bằng phân xưởng gia công
CHƯƠNG 7. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ
7.1 Doanh thu của dự án
Lượng trang
Sản phẩm
in tiêu chuẩn
Sách
4.454.074.154
Tạp chí 32
45.837.476
trang
Tạp chí 64
84.035.370
trang
Đơn giá
Doanh thu
13 (vnđ)
57.902.964.000 (vnđ)
27 (vnđ)
1.237.611.852(vnđ)
27 (vnđ)
2.268.954.990 (vnđ)
60.295.630.842 (vnđ)
(1)
Doanh thu của dự án/năm
Tổng doanh thu
7.2 Vốn đầu tư của dự án
7.2.1 Vốn cố định
a, Vốn thuê đất
Với việc dự án được đầu tư trên khu công nghiệp với mức thuế sử dụng đất là
300.000 VNĐ/m2/năm.
Ta sẽ thuê trong 10 năm, với tổng diện tích đất đầu tư là 7590 m2.
Tiền thuê đất = 300.000 x 7590 x 10 = 22.770.000.000 (vnđ) (2)
b, Vốn xây dựng nhà xưởng
Hạng mục công trình
Diện tích
(m2)
Giá thuê
Thành tiền
(Vnđ)
Khu chức năng
Khu nhà xưởng
Nhà ăn
270
2496
200
3.500.000
3.000.000
3.500.000
945.000.000
7.488.000.000
700.000.000
Kho nguyên vật liệu
1400
3.000.000
4.200.000.000
Kho thành phẩm
Nhà để xe
Khu WC
585
300
40
3.000.000
500.000
3.500.000
1.755.000.000
150.000.000
140.000.000
Khu xử lý nước thải
35
3.500.000
122.500.000
Đường giao thông
nội bộ
1556
300.000
466.800.000
Tổng
14.966.800.000 (3)
c, Vốn đầu tư thiết bị
Tổng vốn đầu tư thiết bị là: 74.400.000.000 (vnđ) (4)
Tổng vốn cố định của dự án là
= Tiền thuê đất + Vốn xây dựng nhà xưởng + Vốn đầu tư thiết bị
=22.770.000.000 + 14.966.800.000 + 74.400.000.000 =112.136.800.000(vnđ) (5)
Khấu hao tài sản cố định trong vòng bằng 10 năm bằng 10% chi phí cố định
(không tính chi phí thuê đất) = [(3)+(4)]*10%=8.936.680.000 (6)
7.2.2 Vốn lưu động
• Chí phí chế bản và khuôn in
Đơn giá
Thành tiền
Công việc
Số lượng
(vnđ)
(vnđ)
19500
Bản in
150.000
2.925.000.000
Chế bản bìa
1500
50.000
75.000.000
sách
Chế bản tạp chí
102
200.000
20.400.000
32 trang
Chế bản tạp chí
102
400.000
20.400.000
64 trang
3.040.800.000
Tổng
(7)
• Chí phí nguyên vật liệu
a, Chí phí nguyên vật liệu chính
* Giấy
Loại giấy
Khối lượng giấy
(tấn)
Đơn giá
(vnđ/tấn)
Thành tiền
(vnđ)
Bãi bằng 60 g/𝑚2
4807,12
15.000.000
7.210.680.000
Couche 60 g/𝑚2
124.4
17.000.000
2.108.000.000
Couche 150g/𝑚2
257.43
25.000.000
6.435.750.000
Tổng
* Mực in
Loại mực in
Mực in offset
Mực in laser
Số lượng
21.840 (kg)
6.651.450
(lượt in)
Tổng
15.754.430.000 (8)
Đơn giá (vnđ)
120.000
Thành tiền
2.620.800.000
200
1.330.290.000
3.951.090.000
(9)
b, Chí phí nguyên vật liệu phụ
Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm: dung dịch ẩm, hóa chất, keo,…
 Lấy bằng 0,5% chi phí cho nguyên vật liệu chính
Chi phí nguyên vật liệu phụ: [(8)+(9)]*0,5%= 98.527.600 (10)
=> Tổng chi phí nguyên vật liệu: (8)+(9)+(10)= 20.690.796.000 (11)
• Lương công nhân
-Số lượng công nhân viên công ty là 110 người
- Tiền lương trung bình: 8.000.000 đồng/người/tháng
=> Tổng tiền lương công nhân trong 1 năm
= 100*12*8.000.000 = 960.000.000 (vnđ) (12)
Chi phí bảo hiểm: doanh nghiệp sẽ chi trả cho bảo hiểm bằng 20% lương
công nhân viên trong một năm
=> Chi phí bảo hiểm 1 năm = (12)*20% = 192.000.000 (vnđ) (13)
• Chi phí khác
Chi phí điện nước bằng 1% doanh thu.
Chi phí quản lý bằng 1% doanh thu.
Chi phí sửa chữa nhà xưởng bằng 0,5% chi phí xây dựng nhà xưởng.
Chi phí bảo dưỡng máy móc bằng 0.5% vốn đầu tư thiết bị
Chi phí xử lý chất thải- an toàn lao động- PCCC bằng 0,5% doanh thu.
Thành tiền
Loại
(vnđ)
Chi phí điện nước
602.956.308
Chi phí quản lý
602.956.308
Chi phí bảo dưỡng máy móc
372.000.000
748.340.000
Chi phí sửa chữa nhà xưởng
Chi phí xử lý chất thải
301.478.154
Tổng
2.626.336.770 (14)
Tổng vốn lưu động trong một năm
= Tổng chi phí NVL + Tiền lương + tiền bảo hiểm + Chi phí khác
= (7)+(11)+(12)+(13)+(14)= 25.145.932.770 (vnđ) (15)
Tổng vốn lưu động trong 1 tháng là: (15)/12 = 2.095.494.398(16)
Tổng vốn đầu tư = Vốn cố định + vốn lưu động
= (5)+(16)= 113.754.183.100 (vnđ) (17)
7.3 Xác định điểm hoà vốn
7.3.1 Tổng định phí
Vốn đầu tư vay ngân hàng với lãi suất 12%/năm, với 100% vốn vay.
Vậy lãi vay ngân hàng phải trả hằng năm là
115.084.842.300 x 12% = 13.650.501.970 vnđ.
STT
Các khoản mục
Thành tiền (vnđ)
1
Khấu hao tài sản cố định
8.936.680.000
2
Lãi ngân hàng
13.650.501.970
3
Chi phí quản lý
602.956.308
4
Chi phí bảo hiểm
192.000.000
Tổng
23.382.129.280
Bảng thống kê các khoản định phí
7.3.2 Tổng biến phí
Các khoản mục
STT
1
2
3
4
5
Thành tiền
(vnđ)
3.040.800.000
Chi phí chế bản
Chi phí NVL
3.951.090.000
chính (trừ giấy)
Chi phí NVL
98.527.600
phụ
Lương công
960.000.000
nhân
Chi phí khác
2.626.336.770
Tổng
10.676.754.370
Bảng thống kê các khoản biến phí
7.3.3 Điểm hoà vốn
* Doanh thu hoà vốn
Dh=
Đị𝑛ℎ 𝑝ℎí
23.382.129.280
1−𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
1−60.295.630.842
𝐵𝑖ế𝑛 𝑝ℎí =
10.676.754.370
= 23.803.628.300
Dh = 23.803.628.300< Doanh thu => Dự án khả thi
* Sản lượng hoà vốn
Sản lượng 1 năm là 4.583.947.000 trang in TC 13x19
Sh =
Đị𝑛ℎ 𝑝ℎí
𝐺𝑖á 𝑏á𝑛
Đị𝑛ℎ 𝑝ℎí
23.382.129.280
𝑆ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔
4.583.947.000
= 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢−𝐵𝑖ế𝑛 𝑝ℎí = 60.295.630.842 −10.676.754.370 =2.160.114.234
Sh=2.160.114.234< Sản lượng => Dự án khả thi
=> Phương án đầu tư có hiệu quả và dự án có khả thi.
Đồ thị thể hiện thời điểm hòa vốn dự kiến
7.4 Thẩm định dự án theo phương pháp NPV
NPV (Net Present Value - giá trị hiện tại ròng) là giá trị tại thời điểm hiện tại của
dòng tiền dự án trong tương lai. Giá trị của tiền thay đổi theo thời gian, NPV trả về
giá trị hiện tại cho từng dòng tiền mặt và cộng chúng lại với nhau để có được giá
trị hiện tại ròng. Nếu NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của
dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu, vậy nên dự án có
tính khả thi.
NPV là phương pháp đánh giá khả năng sinh lời của dự án, cho biết mức lãi của dự
án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư và chi trả tất cả các chi phí. Với máy in mới mua
ở nước ngoài về nước ta với điều kiện ngoại cảnh và trình độ hiện có năm đầu chỉ
đạt 80%, năm 2 đạt 90% và từ năm thứ 3 trở đi công suất đạt 100%. Dự án là thiết
kế mới một nhà in, với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%.
Bảng thống kê phân tích tài chính
7.4.1 Hiện giá thu nhập thuần (NPV-Net Present Valuae)
Hệ số chiết khấu = 1/(1+i) n
Trong đó: i là lãi suất vay/năm
n là số năm (từ 1-10 năm)
Bảng giá trị NPV ứng với i = 12%
Hiện giá thu nhập thuần NPV là
NPV = 33.077.661.842 > 0 =>Dự án khả thi
Thời gian thu hồi vốn T
T = Năm trước năm NPV > 0 + (Chi phí chưa bù đắp đầu năm/lượng tiền thu được
trong năm)
=6+
|−12.165.586.218|
18.299.674.350
= 6,66 năm ≈ 6 năm 8 tháng.
7.4.2 Tỷ suất lợi nhuận hoàn vốn IRR
IRR (Internal Rate of Return – Tỷ suất hoàn vốn nội tại). IRR được tính dựa trên
NPV, trong đó mức lãi suất tương ứng với giá trị hiện tại ròng bằng 0. IRR được sử
dụng để so sánh, đánh giá các dự án, cho nhà đầu tư biết được chi phí cao nhất có
thể chấp nhận được, giúp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực hiện. Để tính IRR,
ta sử dụng phương pháp thăm dò với mức lãi suất tính thử lần lượt là: i1 = 12% và
i2 = 25% sao cho NPV1 > 0 và NPV2 < 0.
Bảng tính giá trị NPV ứng với i = 25%
Với bảng tính trên ta áp dụng công thức hoặc phương pháp nội suy bằng đồ thị để
tìm ra lãi suất IRR:
IRR = 𝑖1 +
𝑁𝑃𝑉1(𝑖2−𝑖1)
𝑁𝑃𝑉1+|𝑁𝑃𝑉2|
= 12% +
18.299.674.350 ( 25−12)%
= 23.7%
18.299.674.350 + |−25000774197|
IRR = 23.7%> i1 (12%) và NPV1 > 0 => Dự án có hiệu quả
Như vậy thẩm định dự án theo phương pháp IRR dự án khả thi với mức tỷ suất
hoàn vốn là 23.7%
Tỷ suất lợi nhuận hoàn vốn IRR
CHƯƠNG 8. AN TOÀN LAO ĐỘNG
8.1 An toàn lao động
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm
bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động.
8.2 An toàn thiết bị
+ Công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động phải mang đồ
bảo hộ khi làm việc.
+ Phải giữ nơi làm việc sạch sẽ khô ráo.
+ Không được ăn khi đang làm việc, không hút thuốc hoặc sử dụng các vật dễ gây
cháy nổ trong khu vực sản xuất.
+ Cấm vận hành máy móc thiết bị khi có người đang sửa chữa. khi trong người có
men rượu hoặc không tỉnh táo.
+ Cấm đưa tay chân vào các bộ phận truyền động khi máy đang hoạt động. Trước
khi vận hành máy phải xem xét kiểm tra và đảm bảo máy trạng thái bình thường.
+ Khi làm việc phải tuân thủ các khoảng cách an toàn đã được quy định.
+ Máy móc phải được hoạt động đúng trình tự quy định được điều khiển bởi những
công nhân đã qua hướng dẫn đào tạo.
+ Phải tiến hành bảo dưỡng máy theo định kỳ.
8.3 An toàn điện
Hầu hết các máy móc, phương tiện chiếu sáng trong nhà máy đều sử dụng nguồn
năng lượng điện. Điện áp sử dụng trong công nghiệp có cường độ tương đối cao nên
có thể gây chết người. Để đảm bảo cho công nhân trong nhà máy ta phải thực hiện
các biện pháp sau:
+ Cách điện tốt cho các phần dẫn điện.
+ Không tự ý vào phòng điện trung tâm.
+ không được tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, aptomat.
+ Chỉ được sử dụng những máy móc đã được học và được giao sử dụng.
+ Khi không sử dụng công nhân phải ngắt khỏi nguồn điện.
+ Khi phát hiện nguy cơ tiềm ẩn dến đến tai nạn lao động phải báo ngay cho lãnh
đạo phân xưởng để khắc phục, sửa chữa.
+ Nhà máy phải bố trí các công cụ sửa chữa điện, bố trí công nhân thường xuyên
kiểm tra các thiết bị điện.
8.4 An toàn phòng cháy chữa cháy
An toàn phòng cháy chữa cháy được đặt lên hàng đầu. Nó liên quan đến tài sản, tính
mạng của công nhân viên và nhà máy. Mỗi cán bộ công nhân viên trước khi làm việc
tại nhà máy đều phải trải qua lớp học về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy đó là:
+ Bố trí thêm các bình chữa cháy phù hợp.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp lệnh, nội quy, quy định về công tác phòng cháy
chữa cháy.
+ Khi bố trí mặt bằng nhà máy nên đặt vị trí của kho sao cho vừa hợp lý trong sản
xuất vừa phân cách với nơi dễ cháy.
+ Tại các kho bãi phải có bảng nội quy phòng cháy các dụng cụ cứu hỏa phải sẵn
sàng và để đúng nơi qui định thuận lợi cho việc sử dụng.
+ Tại các phân xưởng sản xuất và kho phải bố trí các vòi nước cứu hỏa, bình cứu
hỏa.
+ Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm
việc. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
+ Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực
kinh doanh sản suất.
+ Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114
hoặc báo cho chính quyền, công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy,
tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.
+ Phải có đội ngũ riêng sẵn sang phục vụ chữa cháy.
8.5 An toàn hóa chất
+ Tuân thủ đúng theo các thủ tục đã ban hành và thực hiện nhiệm vụ công việc như
bạn đã được đào tạo.
+ Trong quá trình làm việc, luôn luôn mặt đồ bảo hộ và kiểm tra cẩn thận trước khi
sử dụng.
+ Trước khi vào làm việc với hóa chất cần thận trọng và lên kế hoạch trước. Đề ra
các tình huống xấu nhất để có những xử lý kịp thời trong quá trình làm việc.
+ Có đầy đủ kiến thức về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp như: sơ tán, biết cách báo
cáo khẩn, cách đối phó với hỏa hoạn và sự cố rò rỉ, cách sơ cứu…
+ Cần đảm bảo các thùng chứa hóa chất phải được dán nhãn cẩn thận, đồng thời là
các loại hóa chất thích hợp.
+ Không được sử dụng bất kì loại hóa chất gì khi không được chứa đựng hay không
có nhãn dán.
+ Cần phải lưu trữ tất cả các vật liệu một cách thích hợp. Tách riêng những vật liệu
dễ kết hợp với nhau gây cháy và nên lưu trữ ở khu vực khô ráo, thông thoáng.
+ Cần đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn của vật liệu trước khi sử dụng bất
kỳ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn hiểu biết được nguy cơ và biệt pháp phòng.
+ Chỉ sử dụng hóa chất theo đúng mục đích của chúng. Không được sử dụng để làm
các công việc khác khi chưa được cho phép.
+ Trong khi sử dụng luôn đọc các nhãn mác để luôn xác định tính chất nguy hiểm
của các loại hóa chất và nguyên liệu.
+ Giữ gìn cơ thể và nơi làm việc sạch sẽ. Sau khi tiếp xúc với hóa chất phải được
rửa sạch bằng xà phòng và nước. Cần lau chùi bề mặt nơi làm việc ít nhất 1 lần trong
ca làm việc để giảm nguy cơ bị ô nhiễm.
+ Tuyệt đối không được ăn uống khi làm việc với hóa chất, đồng thời khi tay bị
dính hóa chất thì không được sử dụng mỹ phẩm hay sờ vào kính áp tròng
KẾT LUẬN
Qua Đồ án Thiết kế dây chuyền sản xuất, em thấy rằng để thiết kế mới một nhà máy
mới là một việc không hề dễ dàng, để xây dựng một nhà máy đòi hỏi sinh viên dựa
trên cơ cấu sản phẩm để đưa ra được công nghệ phù hợp, sau đó lựa chọn thiết bị
sao cho phù hợp với tất cả các yêu cầu đó.
Để hoàn thiện Đồ án môn học này, trước hết em xin chân thành cảm ơn tập thể quý
thầy cô Bộ môn Công nghệ In trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá cho em trong quá trình học tập.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Việt Cường đã tận tình hướng dẫn, giải đáp
những thắc mắc của em trong suốt quá trình hoàn thành Đồ án Thiết kế dây chuyền
sản xuất này.
Trong quá trình thực hiện, do hiểu biết và kiến thức chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài làm của em không thể tránh khỏi những sai sót,
rất mong được sự nhận xét và góp ý của các thầy, cô trong Bộ môn để em có thể
hoàn thiện hơn nữa Đồ án này cũng như kiến thức chuyên môn của mình.
Download