Cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Vòng bầu cử sơ bộ 2016. Tháng 2/1016, vòng bầu cử sơ bộ được tổ chức cả ở trong và ngoài Mỹ, chọn ra các đại biểu tham gia Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 7. Các đại biểu cam kết ủng hộ cho một ứng viên nhất định để người này có cơ hội được Đảng đề cử chạy đua vào Nhà Trắng. Càng được nhiều đại biểu ủng hộ, cơ hội ứng viên càng cao. Trước khi cuộc bầu cử sơ bộ này diễn ra, các ứng cử viên của đảng Dân chủ đã tiến hành 4 cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình, trong khi bên phía đảng Cộng hòa cũng tiến hành 7 cuộc tranh luận. Kết quả thăm dò dư luận của các hãng tin địa phương Des Moines Register/Bloomberg Politics vào ngày cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bầu cử cho thấy tỷ lệ ủng hộ của cử tri tại bang Iowa dành cho các ứng cử viên đảng Dân chủ gồm cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sander lần lượt là 45% và 42%. Tỷ phú Donald Trump tiếp tục dẫn đầu cuộc đua bên phía đảng Cộng hòa với 28% số phiếu ủng hộ, song hai ứng cử viên tiềm năng khác là Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Thượng nghị sĩ Marco Rubio cũng đang bám khá sát với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 23% và 15% tại bang bỏ phiếu đầu tiên này. Thăm dò của các hãng truyền thông nổi tiếng khác như NBC/WSJ/Marist, PPP và CNN cho thấy mặc dù có sự chênh lệnh nhỏ về tỷ lệ phần trăm, song đều khẳng định xu hướng ủng hộ của cử tri theo thứ tự như trên. Các nhà tổ chức cho biết sẽ có tuyết rơi dày tại bang Iowa trong tối 1-2, do đó có thể ảnh hưởng tới số lượng cử tri tới các điểm bỏ phiếu hay họp kín, cũng như làm chậm quá trình kiểm phiếu. Tháng 7/2016, Đảng Dân chủ nhất trí chọn Hillary Clinton còn Đảng Cộng hòa đề cử Donald Trump. Liên danh tranh cử của bà Clinton là Tim Kaine, Thượng nghị sĩ bang Virginia. Liên danh tranh cử của ông Trump là Mike Pence, Thống đốc bang Indiana. Quan điểm chính trị giữa hai ứng cử viên của hai Đảng. STT Vấn đề Hillary Clinton Donal Trump 1. Quyền tự do lựa chọn phá thai Ủng hộ Không ủng hộ 2. Hôn nhân đồng tính Ủng hộ Không ủng hộ 3. Quyền sở hữu súng tuyệt đối Không ủng hộ Ủng hộ mạnh 4. Gia tăng các biện pháp trừng phạt tội phạm Không ủng hộ Ủng hộ mạnh 5. Mở rộng chương trình y tế Obamacare Ủng hộ mạnh Không ủng hộ 6. Ưu tiên năng lượng xanh Ủng hộ mạnh Phán đối mạnh Ủng hộ mạnh Phản đối mạnh 7. Dùng các biện pháp kích thích hơn là để thị trường tự do quyết định trong phục hồi kinh tế 8. Tăng thuế người giàu Ủng hộ mạnh Ủng hộ 9. Tạo điều kiện cho người nhập cư bất hợp pháp trở thành công dân Mỹ Ủng hộ mạnh Phản đối mạnh 10. Mở rộng thương mại tự do Không ủng hộ Phản đối mạnh 11. Gia tăng chi tiêu quốc phòng Không ủng hộ Ủng hộ 12. Tránh đối đầu ngoại giao Không ủng hộ Ủng hộ Ba cuộc tranh luận về giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Cuộc tranh luận đầu tiên Diễn ra tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead thành phố New York và được hàng chục kênh truyền hình tại Mỹ phát sóng trực tiếp vào “khung giờ vàng” 21 giờ ngày 26-9. Ủy ban phụ trách tranh luận bầu cử tổng thống năm 2016 thông báo cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên gồm có 2 phần với 3 chủ đề. Đó là: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho đất nước. Đây cũng chính là những vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất của cử tri Mỹ trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay. Kết quả thăm dò ý kiến cử tri của tờ “Washington Post"ngày 25-9 cho thấy, tỷ phú Donald Trump đang bất ngờ dẫn trước bà Hillary Clinton trong nội dung kinh tế và chống khủng bố, trong khi bà Hillary nhận được sự đánh giá cao hơn đối với các vấn đề chính sách đối ngoại, nhập cư và an sinh xã hội. Hầu hết các cuộc thăm dò dư luận uy tín tại Mỹ trong thời gian qua cũng thể hiện tương quan khá cân bằng giữa hai ứng cử viên. Hai ứng cử viên tổng thống của các đảng thứ 3 là bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận vì không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết tối thiểu 15% trong 5 cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất do Ủy ban phụ trách tranh luận bầu cử tổng thống lựa chọn hồi tháng trước. Cơ quan cảnh sát Hạt Nassau, nơi tổ chức cuộc tranh luận, cho biết nhà chức trách dự kiến hơn 10.000 người biểu tình ủng hộ hai ứng cử viên sẽ có mặt tại thị trấn Hempstead trong dịp này. Chính quyền New York cũng đã triển khai hàng nghìn cảnh sát và nhân viên mật vụ để đảm bảo an ninh cho sự kiện này. Vào chiều 26-9, lực lượng thực thi pháp luật đã phải cho phong tỏa một phần khuôn viên trường đại học nói trên sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi. Tuy nhiên, công tác điều tra sau đó cho thấy đây không phải là một mối đe dọa an ninh. Cuộc tranh luận thứ hai Cuộc tranh luận được tổ chức tại hội trường Đại học Washington ở thành phố St. Louis của bang Missouri và được hàng chục hãng tin truyền hình trực tiếp vào “khung giờ vàng” 21 giờ ngày 9-10. Khác với cuộc tranh luận đầu tiên diễn ra hôm 26-9 tại New York, cuộc tranh luận thứ hai diễn ra theo hình thức gặp gỡ cử tri. Bà Clinton và ông Trump sẽ tiếp nhận câu hỏi của những cử tri tham dự cuộc cặp gỡ và mỗi ứng cử viên có 2 phút để trả lời câu hỏi. Theo Ủy ban phụ trách tranh luận tổng thống năm 2016, chủ đề của cuộc tranh luận này hoàn toàn mở. Theo giới phân tích, do đã để mất điểm trong cuộc tranh luận đầu tiên, ứng cử viên Trump bước vào cuộc tranh luận thứ 2 với sức ép lớn và kết quả cuộc “đối đầu” này có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đua và Nhà Trắng năm nay. Theo kết quả thăm dò ngày 9-10 của trang mạng RealClearPolitics, tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên Trump đã giảm từ 44,5% xuống còn 42,9%, trong khi tỷ lệ ủng hộ bà Clinton tăng từ 47% lên 47,5%. Trang mạng FiveThirtyEight.com thậm chí còn cho kết quả thăm dò với khoảng cách lớn hơn, theo đó bà Hillary được đánh giá có tới 81,3% cơ hội trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng, trong khi tỷ lệ này bên phía ông Trump chỉ là 18,7. Cuộc tranh luận thứ ba Cuộc tranh luận thứ ba và cuối cùng giữa ông Trump và bà Clinton diễn ra sáng ngày 20-10 tại Đại học Nevada ở thành phố Las Vegas được dự báo sẽ là một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ứng viên tổng thống khi mà khoảng cách giữa họ là 8 điểm nghiêng về phía bà Clinton, theo số liệu thăm dò mới nhất của đài CNN (Mỹ). Trong cuộc tranh luận đầu tiên hôm 26-9 có 84 triệu khán giả ngồi trước màn hình. Đó là một con số kỷ lục. Ở cuộc tranh luận lần hai hôm 9-10 cũng có đến 66,5 triệu người ngồi xem truyền hình. Các nhà phân tích cũng cho rằng những con số trên là chưa phản ánh số người theo dõi qua các mạng xã hội nay cũng phát huy khả năng truyền tải thông tin trực tiếp của mình. Tương tự cuộc tranh luận đầu tiên, màn đối đầu này sẽ bao gồm 6 phần, mỗi phần kéo dài 15 phút. Người dẫn chương trình Chris Wallace sẽ mở đầu mỗi phần bằng 1 câu hỏi, sau đó mỗi ứng viên có 2 phút để trả lời. Bà Clinton và Trump sẽ có cơ hội để "phản pháo" nhau. Ông Wallace sẽ cân đối thời gian trong mỗi phần để thảo luận sâu hơn về từng chủ đề. Cuộc tranh luận sẽ tập trung vào 6 chủ đề chính: nợ công và các quyền lợi; người di cư; kinh tế; tòa án tối cao; các điểm nóng ngoại giao và tiêu chuẩn để trở thành tổng thống Mỹ. Màn đối đầu lần này được dự đoán sẽ kịch tính và khó dự đoán so với 2 cuộc tranh luận trước đó, bởi đây là cơ hội cuối cùng để 2 ứng viên chứng tỏ năng lực bản thân. Cuộc tranh luận diễn ra sau khi ông Trump đưa ra bình luận có thể là lạ lùng nhất từ trước tới nay, rằng cuộc bầu cử tổng thống 2016 bị gian lận để giúp bà Clinton có thể chiến thắng. Trong khi đó, bà Clinton sẽ có một loạt các câu hỏi mới phải trả lời quanh các email bị đánh cắp được WikiLeaks công khai gần đây và những tiết lộ về việc sử dụng hòm thư cá nhân thời còn làm Ngoại trưởng Mỹ. Vai trò truyền thông trong cuộc bầu cử năm 2016 Truyền thông chính thống toàn lực ủng hộ bà Hillary Clinton Đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump không phải là gương mặt ưa thích của báo chí Mỹ. Trong số 100 tờ báo in hàng đầu của Mỹ, chỉ có 2 tờ đứng về phía ông. Có những tờ báo đã tuyên bố phá lệ lịch sử hàng chục, thậm chí cả trăm năm của mình để lên tiếng phản đối ứng viên đảng Cộng hòa. Còn nếu so sánh với đối thủ Hillary Clinton, người được hơn 200 tờ báo ưu ái, thì ông Trump chỉ nhận được sự ủng hộ của hơn 20 tờ, trong đó có những tờ chỉ ủng hộ mang tính nửa vời. Sự ủng hộ áp đảo từ truyền thông chính thống cho bà Clinton hơn 19 tờ báo lớn và các bài báo nhỏ. Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến một xu thế ủng hộ báo chí nghiêng hẳn về ứng viên Hillary Clinton, hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử các cuộc bầu cử Mỹ. "Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống của nước Mỹ" - Dòng tít in đậm được đăng tải trên trang tin Foreign Policy vào ngày 9/10, đã cho thấy quyết định can đảm khi phá vỡ truyền thống giữ lập trường trung lập của trang này trong suốt 50 năm qua. Nhưng Foreign Policy không phải là tờ báo tiên phong cho làn sóng này. Hơn 80 tờ báo uy tín về các vấn đề quốc tế đã chính thức tuyên bố ủng hộ bà Hillary Clinton. Nhiều trong số đó vốn là những trang tin rất thân cận với đảng Cộng hòa cũng quyết định phá bỏ truyền thống, để ngăn cản Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Tờ New York Times viết: "Sự ủng hộ của chúng tôi dựa trên cơ sở tôn trọng sự thông minh, kinh nghiệm, sự tinh tế và dũng cảm của bà trong sự nghiệp liên tục phục vụ công chúng, với vai trò người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong cuộc đua". Los Angeles Times: “Có lẽ sức mạnh lớn nhất của bà là tính thực tế - khả năng xây dựng sự đồng thuận và giải quyết các vấn đề. Với tư cách tổng thống, bà ấy sẽ đủ mềm dẻo và đủ kinh nghiệm vượt qua những rào cản về đảng phái và làm việc hiệu quả với các đối thủ chính trị của mình.” The Washington Post: “Hillary Clinton có tiềm năng trở thành một tổng thống xuất sắc của Mỹ, và chúng tôi ủng hộ bà ấy không chút do dự.” The Baltimore Sun: “Một ứng cử viên đứng trong hàng ngũ lãnh đạo Mỹ truyền thống đã khiến Mỹ trở thành quốc gia tuyệt vời, hùng mạnh và thịnh vượng nhất trong lịch sử. Ứng cử viên còn lại sẽ khiến chúng ta đánh mất di sản đó để đổi lấy sự tôn sùng cá nhân. Lựa chọn là rất rõ ràng.” Houston Chronicle: “Giờ đang là thời kỳ bất ổn và cần có một bàn tay vững vàng: đó chính là Hillary Clinton.” New York Daily News: “Bà là tất cả những gì đứng giữa nước Mỹ và bằng chứng chưa từng thấy, rằng những người sáng lập nên nước Mỹ không giống như những gì ta đã biết.” The Dallas Morning News: “Chúng tôi không đi tới quyết định này một cách dễ dàng. Tờ báo này chưa từng ủng hộ một ứng viên đảng Dân chủ nào vào vị trí cao nhất của đất nước kể từ trước Thế chiến II – nếu kể ra thì đó là hơn 75 năm và gần 20 cuộc bầu cử.” The Cincinnati Enquirer: “Tờ Enquirer đã ủng hộ cho các ứng viên đảng Cộng hòa lên làm tổng thống trong suốt gần một thế kỷ... Nhưng đây không phải là một cuộc đua truyền thống, và giờ không phải là những thời khắc truyền thống... Chúng ta cần có một nhà lãnh đạo khơi gợi được những gì tốt nhất của toàn bộ nước Mỹ, chứ không phải những gì tồi tệ nhất.” The Arizona Republic: “Năm nay đã khác. Ứng cử viên đảng Cộng hòa năm 2016 không hội đủ điều kiện. Đó là lý do vì sao, lần đầu tiên trong lịch sử của chúng tôi, tờ The Arizona Republic sẽ ủng hộ một ứng viên Dân chủ lên làm tổng thống.” San Francisco Chronicle: “[Cuộc bầu cử này] là một bài kiểm tra xem các cử tri Mỹ có đủ thông thái để nhận diện và loại bỏ một kẻ mị dân với bản năng độc tài đang coi một cuộc chạy đua tranh chức tổng thống như một chương trình truyền hình thực tế mà trong đó sự kỳ dị được coi là giá trị hay không.” The Berkshire Eagle: “Bà Clinton thực sự đưa ra các chính sách - vốn đã không nhận được sự chú ý tương xứng trong một chiến dịch tranh cử quá thường xuyên bị lấn át bởi những vụ bê bối mới nhất của Trump.” Portland Press Herald: “Việc lựa chọn nữ tổng thống đầu tiên sẽ mở ra hàng triệu cánh cửa cho hàng triệu phụ nữ và trẻ em – không chỉ là một chiến thắng mang tính biểu tượng, mà còn là một bước tiến thực sự trong cuộc chiến kéo dài nhiều thế kỷ vì quyền bình đẳng.” Ngoài những tờ báo trên, còn rất nhiều các tờ báo khác đã công khai sự ủng hộ dành cho ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ như Falls Church News-Press, The Charlotte Observer, Chicago Sun-Times, The SpokesmanReview, The Tampa Bay Times, Columbus Dispatch, Boston Globe... Truyền thông mạng xã hội ở Mỹ là mặt trận truyền thông thứ hai trong bầu cử Mỹ năm 2016 trên các nền tảng Twitter, Facebook, Youtube. 12/4/2015, bà Hillary Clinton - cựu ngoại trưởng Mỹ, vừa chính thức tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng, tranh cử chức vụ tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, thay vì tổ chức một cuộc họp báo lớn, bà sử dụng các mạng xã hội Facebook, YouTube, và Twitter để kêu gọi sự ủng hộ. Một kênh YouTube chính thứccủa bà Hillary Clinton cũng đã được lập ra và cho đăng tải đoạn video dài hơn hai phút có tựa đề "Getting Started" (Bắt đầu). Trong video, nhiều người công bố các quyết tâm cá nhân mà họ đã sẵn sàng để thực hiện, từ trồng cà chua cho đến xin việc. Clinton xuất hiện gần cuối video và nói rằng "tôi cũng đã sẵn sàng để làm cái gì đó", rồi tuyên bố "tôi đang chạy đua tranh cử tổng thống". Sử dụng mạng xã hội đã trở thành một trong những cách nhanh chóng nhất để giành được sự ủng hộ cũng như tăng cường sự nhận biết thương hiệu. Sau Facebook, YouTube, và Twitter, rất có thể bà Hillary Clinton còn dùng tới các công cụ khác như Snapchat và Periscope. Ở thời điểm hiện tại, ngoài bà Clinton còn có thêm hai chính trị gia khác chạy đua cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ: Rand Paul, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kentucky, và Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Texas. Hai ứng viên này có lượng người theo dõi trên Twitter lần lượt là 592.000 và 392.000, ít hơn rất nhiều so với bà Clinton. Trên Twitter là chứng kiến cuộc đấu khẩu giữa hai ứng cử viên. Liên tục đấu tố với nhau qua các vấn đề. Việc ông Trump sử dụng Twitter là nhầm mục đích hạ uy tín của bà Clinton. Trong mùa bầu cử hai ứng cử viên đấu tố lẫn nhau trên mạng xã hội Twitter với hàng nghìn lượt tương tác. Trở thành một mặt trận truyền thông trong chiến dịch tranh cử. Giữa hai ứng cử viên bày tỏ quan điểm chính trị của mình lên và phản ứng bảo vệ quan điểm cá nhân của mình làm thay đổi kết quả bầu cử năm 2016. Sự xuất hiện quá nhiều của Trump trên các kênh truyền hình. Vào năm 1968, Roger Ailes, ông chủ tương lai của hãng tin Fox News, đã phải đương đầu với một bài toán khó, đó là làm sao để đưa hình ảnh ứng viên tổng thống Richard Nixon lên sóng truyền hình mà không bị cắt gọt hay kiểm soát. Giải pháp được đưa ra sau đó là Roger Ailes đã tự xây dựng chương trình truyền hình đặc biệt về Nixon và chuyển chúng cho các nhà đài. 48 năm sau, kênh truyền hình CNN cũng áp dụng đúng công thức này đối với ứng viên tổng thống Donald Trump, theo một cách hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Lý do khiến CNN hứng thú với Donald Trump rất đơn giản, đó chính là tỷ suất người xem. Jeff Zucker, ông chủ của CNN, cũng chính là người đã mời ông Trump tham gia vào chương trình truyền hình thực tế ăn khách “Người tập sự” khi ông Zucker còn làm việc tại kênh truyền hình NBC trước đây. Ông Trump đã trở nên nổi tiếng từ “Người tập sự”, hay nói cách khác Zucker chính là người đã biến ông Trump trở thành một ngôi sao truyền hình. Hồi tháng 9, CNN đã phát một bộ phim tài liệu nói về ông Trump song tỷ phú New York đã chỉ trích nhà đài về bộ phim này vì cho rằng nó không phản ánh đúng con người ông. Bằng vụ lùm xùm này, Donald Trump đã mang lại cho CNN tỷ suất người xem đáng kể trong bối cảnh các kênh truyền hình đang cạnh tranh nhau khốc liệt. Đổi lại, ông Trump được phủ sóng hình ảnh khắp mọi nơi. Một điều đáng lưu ý là cách Donald Trump xuất hiện trên truyền hình. Vì không ai đoán trước được khi nào tỷ phú này sẽ nói gì nên máy quay lúc nào cũng phải bật để thu mọi lời nói của ông. Theo đó, nước Mỹ bây giờ đã có một tổng thống khó đoán định, rất “ăn hình” và máy quay cũng như khán giả dường như lúc nào cũng đi theo từng bước chân của ông. Nguyên nhân Trump đắc cử tổng thống. Trong suốt mùa hè năm 2016, ông Trump liên tục nhắc đến việc bà Hillary Clinton “đã tạo ra IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng)”. Tuy nhiên, báo chí truyền thống và các trang tin tức lại ngó lơ thông tin này. Mặc dù vậy, trên trang web cá nhân Infowars của Alex Jones, đây lại là thông tin quan trọng. Thậm chí, Jones còn đề cập đến cái gọi là “mạng lưới ma quỷ” bí mật cũng như bệnh Parkinson của bà Clinton cùng một loạt thuyết âm mưu khác. Trong khi báo chí chính thống dường như bỏ qua việc phân tích các bài phát biểu của ứng viên đảng Cộng hòa và nhiều câu chuyện khác liên quan đến ông Trump, các nguồn thông tin khác lại tỏ ra mặn mà với những đề tài này và các bài viết sau đó đã thu hút lượng người xem đáng kể. Trong chiến dịch tranh cử của các ứng viên tổng thống, các chuyên gia phân tích mạng xã hội Impact Social đã nghiên cứu các bài viết trên Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác ở bang Florida để so sánh tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump và bà Clinton. Sau khi loại ra khỏi bảng thống kê các chuyên gia hàn lâm, nhà báo và giới tinh hoa, kết quả phân tích cho thấy ông Trump vượt bà Clinton khá xa về số lượng bình luận tích cực của những người sử dụng mạng xã hội. Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận, thường do báo chí thực hiện, lại cho thấy kết quả ngược lại. Các hãng tổ chức thăm dò dư luận đã bỏ qua truyền thông mạng xã hội vì cho rằng nhóm này không phản ánh quan điểm của những cử tri đi bỏ phiếu. Tuy nhiên đây lại là gợi ý cho thấy sức ảnh hưởng của một ứng viên tổng thống đối với công chúng trên thực tế. Donald Trump đã khiến cho mọi người lên tiếng nhiều hơn trên mạng xã hội và nếu xét đến việc “chia sẻ tiếng nói” trên mạng thì ông đã thắng. Lý do giải thích cho điều này đơn giản là vì ông Trump đã khiến cho mọi người hứng thú hơn và tạo ra nhiều cảm xúc mạnh mẽ hơn cho công chúng. Trong bối cảnh môi trường thông tin đang chuyển mình từ thế giới của những tin tức phải đăng ký, đặt mua và buộc phải xem lâu dài, sang những cú nhấp chuột, những gợi ý của bạn bè và cả “biển” thông tin trên Facebook, thì tỷ phú Donald Trump thực sự đã giành chiến thắng.