Uploaded by Hương Giang Nguyễn Thị

Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử

advertisement
HẮC NAM
CK.0000071231
MỘT sộ
VẤN ĐÊ LÝ LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TÊ
Dlrál GÓC NHÌN LỊCH s ử
(SÁCH THAM KHẢO)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
MỘT s ộ
VAN ĐỂ LÝ LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TÊ
DƯỚI GÓC NHÌN LỊCH sử
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoàng Khắc Nam
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn
lịch sử / Hoàng Khắc Nam. - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. 528tr.; 21cm
1. Quan hệ quốc tế 2. Lí luận 3. Lịch sử
327.101 -dc23
CTF0132p-CIP
* 3 . 3 2 7
Mã sô: — —---------
CTQG-20i4
HOÀNG KHẮC NAM
MỘT SỘ
VẤN ĐỂ LÝ LUẬN
QUAN HỆ QUỐC TÊ
DƯỚI GÓC NHÌN LỊCH sử
■
(SÁCH THAM KHÁO)
NHÀ X U Ẩ T BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ụ TH Ậ T
Hà Nội - 2014
BẢNG CHÚDẪNTỪVIỂTTẮT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
ABM
ANZCERTA
Tên lửa phòng thủ
Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi Ôxtrâylia Niu Dilân
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái
APEC
Bình Dưong
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN
Liên minh châu Phi
AU
Thị trường chung Trung Mỹ
CACM
Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quôc tế
CARE
Cộng đông Caribê
CARICOM
Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ
CIA
Hội nghị về biên đổi khí hậu của Liên hợp quôc
COP
Hội đổng kinh tế - xã hội
ECOSOC
ECOWAS/CEAO Cong dong kinh te cac nuoc Tay Phi
Cộng đổng kinh tế châu Âu
EEC
Liên minh châu Âu
EU
Liên đoàn bóng đá thế giói
FIFA
Hiệp định chung vê' thưong mại và thuế quan
GATT
Tô chức đa chính phủ
IGO
Quy Tiến tệ quốc tê
IMF
Tô chức cảnh sát hình sự quốc tế
INTERPOL
ủy ban Olympic quốc tế
IOC
ủy ban liên chinh phủ về biến đổi khí hậu
IPCC
Tổ chức Thưong mại quốc tế
ITO
Hiệp định cấm thử hạn chế
LTBT
Khối thị trưòng chung Nam Mỹ
MERCOSUR
/'-'I A
/~\
4
~
rri •A'
/—
»
, /V
-1
A/
/V
. /\'
6
Mot so van de ly luan quan he quoc te di/di goc nhin lich su
MFN
MNC
NAFTA
NATO
NGO
NMD
NPT
OAS
OAU
OECD
OPEC
Oxfam
PLAN
PTA
RTA
SAARC
SEV
TNC
UDEAC
UN
UNCTAD
UNEP
UNESCO
WB
WTO
WWF
Quy che toi hue quoc
Cong ty da quoc gia
Hiep dinh thuong mai tu do Вас My
To chuc Hiep uoc Вас Dai Tay Duong
To chuc phi chinh phu
Chuong trinh phong thu ten lua quoc gia
Hiep dinh chong pho bien vu khi hat nhan
To chuc cac nude chau My
To chuc thong nhat chau Phi
To chuc hop tac va phat trien kinh te
To chuc cac nuoc xuat khau dau mo
Uy ban Oxford cuu tro nan doi
To chuc phi chinh phu quoc te phat trien
cong dong lay tre em lam trung tarn
Hiep dinh tru dai thuong mai
Hiep dinh thuong mai khu vuc
Hiep hoi hop tac khu vuc Nam A
Hoi dong tuong tro kinh te
Cong ty xuyen quoc gia
Lien minh kinh te va thue quan Trung Phi
Lien hop quoc
Hoi nghi Lien hop quoc ve th u o n g m ai va
phat trien
Chuong trinh moi truong cua Lien hop quoc
To chuc Giao due, Khoa hoc va V an hoa
cua Lien hop quoc
Ngan hang The gioi
To chuc Thuong mai the gioi
Quy quoc te bao ve thien nhien
LỞI NHÀ XUẤT BẢN
Trong kỷ nguyên toàn cẩu hóa và hội nhập quốc tế, quan
hệ quốc tế đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự hợp tác cùng
phát triển cũng như cùng giải quyết các vâh đề quốc tế đa
dạng và phức tạp giữa các chủ thể quan hệ quốc tế trên toàn
thế giói.
Quan hệ quốc tế là một ngành nghiên cứu về ngoại giao
và các vâh đề toàn cẩu giữa các nước thông qua các hệ thông
quốc tế hay chủ thể quan hệ quốc tế, bao gồm các quốc gia,
tố chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO),
các công ty xuyên quốc gia (TNC) - đa quốc gia (MNC),...
Đối với các quốc gia, hệ thống quốc tế chính là một trong
những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại. Đó cũng là điều
kiện bên ngoài quy định thuận lợi và khó khăn cho các chủ thể
khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Đối với Việt Nam - một chủ
thể tham gia tích cực trong hệ thôhg quốc tế và có ảnh hưởng
ngày càng tăng trong khu vực, thì việc tìm hiểu hệ thông quốc
tế giúp chúng ta có thể hiểu thêm môi trường quan hệ quổc tế
và những tác động của nó mà nước ta phải tính đến trong
hoạch định chính sách đối ngoại và quá trình hội nhập quổc
tế, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
8
Một số vấn đề /ý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Cuốn sách M ột s ố vấn đ ề lý luận quan hệ quốc tê dưới
góc nhìn lịch sử của PGS. TS. Hoàng Khắc Nam tập trung
bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết, xác định
các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu
những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự
báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tê,...
Cuốn sách cũng phân tích một số vâh đề lý luận cơ bản về hệ
thống quốc tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống quổic tế,
các yếu tô' tạo nên hệ thống quốc tế và khái niệm hệ thống
quốc tế, trình bày các khái niệm về quyền lực, lý thuyết
quyền lực, chạy đua vũ trang, nguyên nhân chiên tranh,
quản trị toàn cầu,... Đổng thời, một số lý thuyết và khái niệm
mới mẻ như chính trị xanh, lý thuyết phụ thuộc, phân định
khu vực,... cũng được tác giả phân tích bằng lập luận sắc bén,
như một sự gọi mở cho độc giả suy ngẫm về sự biến đổi
không ngừng của thế giới toàn cầu hóa hôm nay.
Nội dưng cuốn sách tập trung luận giải về một số vẩn đề
khá phức tạp và đang được tiếp tục nghiên cứu nên khó
tránh khỏi hạn chế. Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, chứng tôi
cô' giữ nguyên các luận giải của tác giả và coi đây là quan
điểm riêng. Rât mong được bạn đọc góp ý và xin giói thiệu
cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 10 năm 2014
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
9
CHINH TRỊ XANH - MỘT CÁCH TIẾP CẠN
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Môi trường là những điều kiện vật chất bao quanh và
nằm trong địa cầu. Các nhận thức về vâh đề môi trường
đã tổn tại từ lâu nhưng rất ít ỏi và không đi vào cuộc sống.
Chúng chỉ bắt đầu tăng từ lúc nhân loại bước vào thời đại
phát triêh công nghiệp từ giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, cho
đến trước thời hiện đại, các quan niệm về vấn đề môi
trường thường chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng và nằm
trong một SỐ công trinh nghiên cứu là chính. Chúng ít
được biến thành hành động thực tiễn hay chính sách cụ
thể. Chúng lại càng ít được liên hệ đến quan hệ quốc tế.
Chỉ đến khi con người diện kiến trực tiếp những hiểm
họa môi trường thực sự trong nửa cuối thế kỷ XX thì vấn
đề môi trường mới được nhận thức một cách nghiêm túc.
Cùng với đó là tính quốc tế của vấn đề môi trường và sự
liên quan giữa môi trường với quan hệ quốc tế mới được
tìm hiểu một cách sâu sắc hơn. Chính điều này đã dẫn
đến quá trình hình thành nên quan điểm của chính trị
xanh (green poỉitics) về quan hệ quốc tế tò thập niên 1980.
10
Một số vấn đê /ý luận quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sù
Sau Chiến tranh lạnh, cùng với sự gia tăng của vãn đê mỏi
trường cũng như sự phô biến cùa nhận thức môi trường,
chính trị xanh đã có sự phát triển đáng kê cả vê lý luận lân
thực tiễn. Hiện nay, chính trị xanh đã trở thành một lý
thuyết hay cách tiếp cận đáng chú ý trong nghiên cứu
quan hệ quốc tế.
CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ XANH
1.
Về vấn đê chủ thể quan hệ quốc tế, các nhà chính trị
xanh ít đề cập trực tiếp chủ đề này nhưng qua các công
trình của họ, có thể hình dung ra quan niệm về chủ thê
quan hệ quốc tế của lý thuyết này. Quốc gia vẫn tiếp tục là
chủ thể quan trọng ưong quan hệ quổc tế nhưng vai trò có
xu hướng suy giảm cùng với sự xói mòn chủ quyền quốc
gia. Bên cạnh đó, vai trò chủ thê của các tô chức quốc tê'
trong đó có các tô chức phi chính phủ quốc tế, và phong
trào xã hội sẽ tăng dần lên cùng với sự gia tăng của yêu cầu
đối phó với vâh đề môi trường. Tô chức quốc tế với những
quyền hạn do quốc gia nhường lại sẽ đóng vai trò phối hợp
nô lực bảo vệ môi trường. Trong khi đó, phong trào xã hội
giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm toàn cầu về môi
trường chung cho công dân, đồng thời gây áp lực lên chính
sách môi trường của các quốc gia và tổ chức quôc tế. M ìư
vậy, quan điêm vê chủ thể quan hệ quốc tế của chính trị
xanh có sự gần gũi với chủ nghĩa đa nguyên (pluralism).
Đáng chú ý, do vấn đê môi trường là có tính toàn câu
nên các tô chức quốc tế vê môi trường có kha năng tro
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
11
thành chủ thê toàn cầu. Theo các nhà chính trị xanh, sự
xuất hiện của các chủ thê toàn cầu trong vâín đê môi
trường thông qua sự hình thành và phát triển của quản tri
toàn cầu là hoàn toàn khả thi. Và khi các chủ thê toàn cầu
đóng vai trò nổi trội thì quan hệ quốc tế sẽ thay đổi và tiến
theo xu hướng đại đồng, hình thành nên cộng đồng toàn
cầu. Đây là quan điểm về tương lai thế giới có phần gần
gũi với chủ nghĩa toàn cầu (globalism).
2.
Môi trường trở thành một trong những động lực
của nền chính trị toàn cầu. Nếu lợi ích chính trị và kinh tế
trước kia vốn là những động lực chính chi phối nền chính
tri quốc tế thì nay sẽ phải tính thêm môi trường như một
động lực bổ sung. Sở dĩ như vậy là do môi trường đang đe
dọa tới an rãnh và phát triễn vôh đều là những lợi ích mang
tính sông còn, nên việc bảo vệ môi trường đã trở thành một
lợi ích lớn đối với con người, quốc gia và thế giới. Do sự đe
dọa của vấn đề môi trường ngày càng cao nên lợi ích này
cũng ngày càng quan trọng. Và khi lợi ích môi trường ngày
càng quan trọng thì nó cũng ngày càng có khả năng chi
phối chính trị quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa, môi trường
đang và sẽ ngày càng trở thành lợi ích cơ bản của quốc gia
và con người. Vì thế, mọi chính sách của quốc gia và hành
vi của con người sẽ ngày càng chịu chi phối, bị định hướng
và thúc đẩy bời lợi ích môi trường.
Đổng thời, do môi trường là vấn đề toàn cầu vói ánh
hưởng trên phạm vi toàn thế giới nên môi trường cũng sẽ
trở thành động lực của nền chính trị toàn cầu. Điều này
12
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
dẫn đến yêu cầu khi phân tích quan hệ quôc tê và chính trị
quốc tế phải tính đến yếu tố môi trường. Luận điếm này
có tầm nhìn hướng đến tương lai khi cho rằng vai trò
động lực của môi trường đôi với nên chính trị toàn cẩu sẽ
ngày càng tăng trong tương lai. Và nên chinh trị đó sẽ có
khả năng trở thành nền chính trị môi trường toàn cầu.
3.
Vấn đê môi trường dẫn đến sự thay đối quyển lực
trong quan hệ quốc tế. Sự thay đổi của quyền lực dưới tác
động của vân đề môi trường diễn ra theo nhiều cách khác
nhau. Thứ nhất, giải quyết vân đề môi trường được cho
rằng phải bằng phương thức hợp tác, trên cơ sở tự nguyện
chứ không thể giải quyết bằng quyền lực. Quyền lực vì
thế sẽ ít ý nghĩa hơn trong mối quan hệ hợp tác vê môi
trường. Thứ hai, giải quyết vâh để môi trường cần có sự
tham gia của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào cũng có môi
trường của mình vốn là một phần không tách rời khỏi môi
trường thế giới. Trong việc giải quyết vấn đê' môi trường,
các nước dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều cần có trách
nhiệm và sự tham gia như nhau. Vi thế, chúng đều có vị
thế như nhau trong vâh đề này. Quan hệ quyền lực nước
lớn - nước nhỏ vì thế cũng trở nên ít ý nghĩa hơn trong
vârt đề môi trường. Hơn nữa, tình trạng xuôhg cấp môi
trường hiện nay lại đang trầm trọng ở các nước đang phát
triên và gây ánh hưởng tiêu cực cho các nước phát trién.
Các nước phát triển cũng cần các nước đang phát triển cài
thiện điều kiện môi trường nhưng khó ép buộc băng
quyển lực bơi điều này vi phạm chủ quyền. Vì thế, vai tro
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
13
của các nước nhỏ cũng ngày càng được tính đến nhiêu
hơn, ít nhất trong vẩn đề môi trường1. Thứ ba, đê giải
quyết vấn đề môi trường, cần thiết lập các thê chế hợp tác
quốc tế vói những thẩm quyền có hiệu lực. Các quốc gia
sẽ phải nhường quyền hạn nhất định của mình cho các thế
chế này đê tạo ra một thứ quyền lực mói trong quan hệ
quốc tế tựa như "người quyền uy xanh" (Green Leviathan)
theo cách dừng chữ của Thomas Hobbes. Đó là thứ
"quyền lực tập trung đê khắc phục sự tàn phá của cạnh
tranh kinh tế "tự nhiên""2. Yêu cầu về thứ "quyền lực
xanh" cho các thể chế môi trường quốc tế ngày càng tăng
do yêu cầu bức bách của hợp tác quốc tế nhằm giải quyết
vấn đê' môi trường. Xu hướng này vì thế cũng sẽ khiến
quyền lực quốc gia trong quan hệ quốc tế bị giảm "đất
dụng võ".
1. Không ít trường hợp các nước này đã thành công trong quan
hệ với nước lớn. Trong Chiến tranh lạnh, khi cuộc chạy đua vũ
trang hạt nhân giữa các cường quốc bắt đầu trở nên quyết liệt, yêu
cầu ngăn chặn tác hại phóng xạ cho môi trường của các nước T h ế
giới thứ ba đã góp phần đáng kê dân đến việc kiếm soát vũ khí hạt
nhân đầu tiên năm 1963 - Hiệp ước cấm thừ hạn ch ế (Limited Test
Ban Treaty) với nội dung cấm thừ vũ khí hạt nhân trong khí quyển.
Hay trong các kết quả cùa Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992, các
nước đang phát triển đã giành được những thoả hiệp từ phía các
nước công nghiệp phát triển trong vấn đê' khai thác rừng...
2. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Relations: Perspectives and Themes, Pearson-Prentice Hall, London,
2005, tr. 210.
14____ Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhin lịch sử
4.
Chủ quyền quốc gia bị xói mòn bởi tác động
xuyên quốc gia của vấn đê môi trường. Do tính chung
nhâ't của môi trường nên những vấn để môi trường ưong
nước sẽ ảnh hưởng đến lợi ích môi trường và phát triên
của các nước khác. Điểu này khiên cho các nước không
thể muốn làm gì thì làm đôi với môi trường trong khu
vực nước mình. Điều đó có nghĩa là các nước sẽ ngày
càng không thê thực thi chủ quyền của mình một cách
đầy đủ trên lãnh thô của mình, ít nhâ't trong vârt đê môi
trường. Điều này hiện nay đã diễn ra trong thực tế.
Chính sách môi trường của nhiều quốc gia trên th ế giói
đều đã được xây dựng trên cơ sở tính đến lợi ích môi
trường của nước khác. Một sô' quốc gia và các nhà chính
trị xanh còn đi xa hơn khi khuyến nghị về quyển can
thiệp sinh thái, tức là quyền can thiệp từ bên ngoài đối
với sự vi phạm môi trường trong nước1. Nếu điểu này
diễn ra thì chủ quyền quô'c gia còn bị xói mòn nữa. Ngoài
ra, còn những nguyên nhân khác cũng dẫn đến sự xói
mòn chủ quyền quốc gia trong vấn đề môi trường như sự
xuất hiện các thể chế quốc tế và toàn cầu trong lĩnh vực
1. Ví dụ, Hội nghị Hague về môi trường năm 1989 đã để cập
quyền can thiệp vê sinh thái. Ngay cả trong một tổ chức võn tuân
thủ triệt để nguyên tắc không can thiệp nội bộ như ASEAN cũng
đã từng xuất hiện đề nghị kiêu này. Đó là để nghị về nguvén tắc
can dự linh hoạt (flexible engagement) cúa Thái Lan đưa ra năm 1997
trước tình trạng cháy rừng của Inđônêxia gây ra hậu qua mói
trường cho các nước khác trong khu vực.
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
15
môi trường sẽ khiến các quốc gia phải nhượng lại một
phần chủ quyền của mình để các thể chế này có thể hoạt
động một cách có hiệu lực.
Tuy nhiên, trong vấn đề này, các nhà chính trị xanh
vân còn tranh luận và có quan điểm hai chiều về vai trò
của quốc gia. Nhiều người phản đối mô hình đề cao vai
trò quốc gia của chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng chủ
quyền quổc gia tuyệt đối chính là nguyên nhân gây ra vấn
đề môi trường. Đôi với một số người khác, quốc gia vẫn
cần thiết đê đề ra chính sách môi trường và chính sách đối
ngoại phù hợp cho dù vai trò của nó có bị suy giảm trong
nền chính trị môi trường. Nhận định trong Dự án vể môi
trường, dân số và an ninh (Project on Environment,
Population and Security) cũng đáng chú ý khi cho rằng sự
khan hiếm tài nguyên môi trường sẽ làm tăng nhu cầu của
xã hội đối vói quốc gia trong khi đồng thời cũng làm giảm
khả năng của quốc gia đáp ứng các nhu cầu đó1.
5.
Môi trường là một nguồn của xung đột trong quan
hệ quốc tế. Việc môi trường là một nguồn của xung đột
quốc tế được thể hiện trên ba phương diện chính: môi
trường là đối tượng tranh châ'p trong các xung đột quốc tế,
sự xuống cấp môi trường làm tăng nguy cơ xung đột
trong quan hệ quốc tế, và những xung đột quốc tế mới
trong việc giải quyết vâh đề môi trường.
1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr. 215.
16
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lích sử
Trên phương diện đầu tiên, xung đột với các đôi
tượng tranh chấp thuộc về mội trường đã diên ra từ lâu
trong lịch sử trên khắp thế giói. Các cuộc xung đột này
diễn ra nhằm tranh giành những lợi ích từ môi trường
như đâ't đai, tài nguyên, nguồn nước1 và đại dương. Sự
phân bố không đều tài nguyên môi trường là một nguyên
nhân quan trọng dẫn đến tình trạng xung đột này trong
lịch sử. Trên phương diện thứ hai, sự xuống cấp môi
trường góp phần làm tăng thêm khả năng xung đột trong
quan hệ quốc tế. Trong vấn đề này, nguy cơ cạn kiệt tài
1. Có thể nêu một số ví dụ về tranh chấp nguổn nước như sau:
tình trạng bâ't ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi có m ột trong
những nguyên nhân là cuộc tranh châ'p nguồn nước kéo dài trong
lịch sử giữa các quốc gia trong vùng. Ixraen và các nưóc Arập
tranh châ'p với nhau về con sông Gioócđan. Cuộc tranh chấp về
nguổn nước năm 1965-1966 là một trong những nguyên nhân gây
căng thẳng và góp phần dẫn đến chiến tranh Ixraen-Arập năm
1967. Mâu thuẫn giữa Palextin và Ixraen cũng sâu sắc thêm bời
Ixraen đã bơm và sử dụng nước ngầm gâ'p năm lần so với người
Palextin trong vùng đất khô cằn như vậy. Hay m ột loạt ví dụ khác:
tranh chấp giữa Xuđăng và Ai Cập về sông Nil; M ali và Xênêgan
tranh nhau con sông Xênêgan; tranh châp nguổn nước giữa M ali và
Buockina Phaxô, giữa Hunggari và Xlôvakia... Sự tranh chấp này
còn liên quan đến việc sử dụng nước giữa quốc gia đầu nguổn và
hạ nguổn. Sự tranh châ'p giữa Thô Nhĩ Kỳ - Xyri - Irắc về khai thác
sông Ecephrates và Tigris cũng là một ví dụ điển hình khi Thó N hĩ
Kỳ triển khai dự án Đại Anatolia xây dựng một nhà máy thủy điện
lớn và các đập chắn trên sông Ecephrates đê tưới tiêu đã gáy thiẽu
nước cho Xyri và Irắc. Ngoài ra, ví dụ tương tự cũng có the tìm
thây trong trường hợp khai thác sông Mê Kông hiện nay.
Chính trị xanh - một cách tiếp cân trong quan hệ quốc tế
17
nguyên, đặc biệt là năng lượng có thê là nguyên nhân
quan trọng dẫn đến xung đột trong tương lai. Khi nguy cơ
cạn kiệt chưa xảy ra, chi sự phân bố tài nguyên không đều
cũng đã dân đến vô vàn cuộc xung đột. Khi tài nguyên trở
nên khan hiếm, sự cạnh tranh sẽ tăng lên, xung đột sẽ xảy
ra nhiều hơn và thậm chí là trên quy mô toàn c ầ u M ộ t số
người theo chủ nghĩa tương lai đã chi ra rằng "sự đô vỡ
của môi trường tới giữa thế kỷ XXI sẽ dẫn đên các cấp độ
1.
Nguy cơ xung đột tăng lên ở đại dương là ví dụ điên hình.
Nhu cầu an ninh và phát triển đã khiến lợi ích quốc gia ngày càng
được mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia. Quan hệ đối ngoại
của quôc gia ngày càng tiến ra đại dương. Và xung đột liên quan
đến đại dương cũng vì th ế mà tăng lên. Bên cạnh đó, sự xuống câp
môi trường cũng đang đóng vai trò là nguồn xung đột của đại
dương. Do nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên đất liền, do hệ sinh
thái ven bờ bị suy giảm, các quốc gia ngày càng tiến ra xa đại
dương đê khai thác tài nguyên biển và đáy biển. Vì thế, các tranh
chấp liên quan đến hải phận và tài nguyên biển củng tăng lên
trong quan hệ quốc tế. Mặc dù lãnh hải rồi vùng đặc quyền kinh tế
trên biển đã dần được xác định, nhưng tranh chấp không vì th ế mà
giảm đi. Tinh trạng tranh châp hải phận giữa các quốc gia vẫn phổ
biến trên th ế giói. Vấn để xâm phạm quyển lợi kinh tế giữa ngư
dân các nước không còn là chuyện hiếm. Sự tranh giành lãnh hải
và quyền khai thác biển ngày càng trở thành vấn để lớn trong quan
hệ quốc tế dù đã có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm
1982. Nguy cơ xung đột đặc biệt cao ở những vùng biển có tiềm
năng dầu mo. Nhiều vấn để chưa được giải quyết như xác định
đường cơ sở, vùng chổng lấn, quyền khai thác vùng biển quốc tế,
nhu cẩu đối với tài nguyên biển, vấn đề khai thác dầu mò ngoài
khơi... đang tiếp tục nuôi (átrỡng khả_nạiịig
Ịìày.
18____ Một số vấn đê lý luận quan h ệ quốc tế d ư ớ i góc nhìn lỊ C h sư
xung đột ác m ộng"1. Đây chính là hàm ý về cuộc chiến
tranh giành tài nguyên môi trường trong tương lai. Trên
phương diện thứ ba, trong quá trình hợp tác quôc tê giải
quyết vâh đề môi trường, đã bộc lộ các mâu thuân và
xung đột không hề nhỏ. Đó là các mâu thuẫn vê trách
nhiệm và quyền lợi giữa các nước, mâu thuân vê cách
thức giải quyết và cách tính toán, mâu thuân vê khà năng
can thiệp sinh thái,...2.
Đó là chưa kê sự suy thoái môi trường cũng là nguyên
nhân gián tiếp của những hình thức xung đột quốc tê
khác. Ví dụ, tình trạng đất đai bạc màu, nguồn nước ô
nhiễm và hệ sinh vật bị giảm sút thường là nguyên nhân
của tình trạng đói nghèo và hiện tượng di cư ở một sô noi
trên thế giới. Nếu đói nghèo đang đóng góp chính cho mâu
thuẫn Bắc - Nam và làm tăng nguy cơ tranh đoạt tài
nguyên môi trường thì hiện tượng di cư dễ gây ra xung
đột giữa quốc gia xuất cư và quôc gia nhập cư, giữa cư dân
bản địa với cư dân nhập cư... Những vân đê và nguy cơ
nêu trên cho thấy, vai trò là nguồn xung đột của vâh đê
1. Conway Henderson, International Relations: C on flk t and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, M cGraw -Hill, Singapore,
1997. Bản dịch cùa Khoa Quốc t ế học, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, t.2, tr. 126.
2. Có thê thây một ví dụ vê' điều này qua các mâu thuẫn va tranh
cãi tại 19 kỳ họp cúa Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên họp quổc
(COP) vói lần gần đây nhâ't là COP tại Warsaw (Ba Lan) vẫn chưa
đạt được tiến bộ đáng kề trong khi mâu thuẫn vẫn còn rát nhiéu.
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
19
môi trường là một thách thức không nhỏ đối với quan hệ
quôc tê và tương lai của nhân loại.
6.
Sự xuống cấp môi trường đã làm sâu sắc thêm sự
chênh lệch Bắc - Nam và theo đó là mâu thuẫn giữa hai
nhóm nước này. Những tranh cãi về môi trường giữa hai
nhóm nước này đã tăng lên cùng với sự nổi lên của vãn đê
môi trường. Cả hai nhóm nước đều quy lỗi cho nhau và
đòi nhóm kia phải chịu trách nhiệm. Các nước phương
Bắc phê phán các nước phương Nam về việc khai thác tài
nguyên bừa bãi, gây hủy hoại môi trường nghiêm trọng.
Các nước phương Nam chỉ trích phương Bắc vể các hoạt
động công nghiệp gây ô nhiễm, sự nóng lên của Trái đâ't
và chủ nghĩa tiêu dùng thái quá của họ. Các nước phương
Nam không thể ngừng khai thác tài nguyên bởi đó là lợi
thế so sánh của họ và bị bức bách phải thu hẹp khoảng
cách phát triển. Các nước phương Bắc cũng không thể
ngừng phát triêh công nghiệp bởi nhu cầu không ngừng
nâng cao tiêu chuẩn sông, và ngừng phát triển cũng có
nghĩa là sụp đổ. Các nước phương Bắc nêu lên quyền can
thiệp về sinh thái. Những nước phương Nam tố cáo chủ
nghĩa thực dân sinh thái của các nước công nghiệp
phương Bắc. Cả hai theo đuổi những chiến lược riêng rẽ
và cùng làm tổn hại tới môi trường trong khi vẫn tiếp tục
chỉ trích lẫn nhau. Mâu thuẫn Bắc - Nam vì th ế mà tiếp
tục sâu sắc thêm cùng với sự xuống cấp của môi trường.
Xuất phát điểm khác nhau, nhận thức khác nhau, lợi ích
khác nhau, chi phí cho việc bảo vệ môi trường khác
20
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn IJch_si[
nhau... đã làm sâu sắc thêm sự bất đổng này. Tinh trạng
xuống cấp môi trường đang đóng góp cho sự chia rẽ BăcNam - sự chia rẽ có thê là lớn nhất trong quan hệ quôc tê
thế kỷ XXI. Đây là quan điểm có sự chia sẻ nhất định với
chủ nghĩa mácxít mói.
7.
Môi trường giúp phổ biến ý thức vê những giá trị
chung của nhân loại hay toàn cầu {global value) và từ đó
giúp hình thành cộng đổng toàn cầu (global community)
và công dân toàn cầu {global citizen). Khi nguy cơ môi
trường đang đe dọa cả thê' giới, con người càng ý thức
sâu sắc hơn về cái chung của nhân loại. Điều này được
quy định bởi một số lý do sau. Thứ nhất, Trái đât là ngôi
nhà chung, môi trường là của chung và đó là không gian
sông duy nhâ't của nhân loại. Thế giới quan này đang
đưa con người vượt khỏi khuôn khô và giá trị quốc gia dân tộc. Lòi tuyên bố "Đ ất nước của chúng ta, đó là hành
tinh này" của Hội nghị Hague về môi trường năm 1989
chính là tuyên ngôn cho ý tưởng đó. Thứ hai, trong mối
tương tác và sự phụ thuộc vào môi trường, con người
ngày càng có ý thức rằng nhân loại là một trước môi
trường, rằng sự hòa hợp giữa con người sẽ giúp đem lại
sự hòa hợp vói tự nhiên. Nhân sinh quan này đang giúp
con người trở nên gần gũi với nhau hon và dễ chia se vói
nhau hon. Nhân sinh quan này cũng tạo điểu kiện cho sự
hình thành các giá trị toàn cầu mới và tính cộng đồng mới
trên quy mô toàn cầu. Thứ ba, vân để môi trường cửng
đặt ra trước con người những mục tiêu chung. Mục tiéu
Chinh trị xanh - một cách tiếp cân trong quan hệ quốc tế
21
chung có tác dụng đưa các quan hệ riêng rẽ vào trong
củng một hướng chung, làm nên tính hướng đích cúa cả
hệ thông. Thứ tư, vấn để môi trường cũng được cho rằng
sẽ tạo ra cái gọi là đạo đức sinh thái (ecological ethics). Đạo
đức sinh thái được kỳ vọng sẽ ngày càng phổ biến trên
phạm vi toàn cầu và làm tăng giá trị và chuẩn mực ứng
xử chung với môi trường, từ đó đóng góp cho sự hình
thành cộng đồng toàn cầu.
Theo các nhà chính trị xanh và những người trong
phong trào môi trường, các giá trị toàn cầu này sẽ ngày
càng tăng và từ đó làm tăng ý thức về Trái đất là ngôi làng
toàn cầu và sự hình thành các công dân toàn cầu. Từ đó,
chính trị xanh đã phê phán sự khuyến khích chủ nghĩa địa
phương và tư tưởng cục bộ. Tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa là họ phản đối cộng đổng địa phương và sự đa
dạng. Chính các nhà chính trị xanh là những người chủ
trương ủng hộ sự đa dạng văn hóa và mím tìm cộng đổng
toàn cầu của các cộng đồng địa phương, trong đó cá nhân
là thành viên của một cộng đổng phụ thuộc lẫn nhau. Và
rằng Trái đất được tạo bởi những khu vực sinh học gắn
kết với nhau. Về mặt dân tộc, Trái đất là một vùng đa
dạng, một nhân loại đa dạng1.
8.
Môi trường đang làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia. Thứ nhất, việc cùng phụ thuộc vào một
1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr. 224-225.
22
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhĩn l Ị C h sủ
môi trường chung khiến các quốc gia phái tương tac vcn
nhau. Không một quốc gia nào phát triển được má chi dựa
vào mỗi môi trường quốc gia. Quốc gia ngày cáng có
nhiều lợi ích liên quan đến môi trường bên ngoài biên giới
và buộc phải hướng ngoại nhiều hơn. Điều này làm tăng
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong quá trình phát
triển của mình. Thứ hai, nguy cơ môi trường khiến số phận
của chúng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Các quốc gia
buộc phải tương tác vói nhau để cùng đôi phó bởi nhiêu
nguyên nhân môi trường xuất phát từ bên ngoài. Không
chi có vậy, các quốc gia cũng đang phải chịu áp lực ngày
càng tăng từ bên ngoài trong những vẩn đề liên quan đên
môi trường. Thứ ba, sự phụ thuộc này tăng lên bơi nhận
thức về tính chung của môi trường và nhân loại như ưên
đã để cập. Con người có thê nhất trí với nhau về sự phụ
thuộc lẫn nhau ưong vấn đề môi trường dễ dàng hơn
nhiều lĩnh vực khác. Thứ tư, việc ngày càng xuâ't hiện
nhiều chu thể phi quốc gia trong lĩnh vực môi trường đã
làm quan hệ quốc tế trở nên giằng chéo, đan xen chặt chẽ
với nhau. Và vì thế, đối tượng liên quan, kênh quan hệ và
mức độ tương tác giữa các chủ thể cũng tăng lên, tạo
thành một hệ thống đa diện, đa tầng. Kết quả là sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa chúng củng phức tạp và sâu sắc hơn.
Thư năm, bơi sự tương tác chặt chẽ giữa kinh tế và chính
trị với môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong nén
chính trị - kinh tê quôc tê đang góp phần làm tăng sự phụ
thuộc lân nhau trong vâh để môi trường. Ngược lại, boi
Chinh trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
23
các khía cạnh chính trị và kinh tê cùa môi trường, vâr» đê
môi trường cũng đang góp phần làm sâu sắc thêm sự phụ
thuộc lân nhau về kinh tế và chính trị giữa các quốc gia.
9.
Môi trường giúp làm tăng hợp tác quốc tế. Điều
này do bàn chất khách quan của môi trường quy định.
Môi trường là một và không thê chia cắt. Bởi tính chỉnh
thê của hệ thống môi trường, sự tổn hại môi trường ở
quốc gia này cũng gây ảnh hưởng sang quổc gia khác nên
vấn để môi trường ngày càng không còn là vấn đề riêng.
Và rằng, việc giải quyết vâri đề môi trường sẽ không thế
thực hiện được nếu không có hợp tác quốc tế.
Bên cạnh yếu tố này, môi trường còn làm tăng hợp tác
quốc tế bời tác động từ sự phụ thuộc lẫn nhau và sự hình
thành các giá trị chung mang tính toàn cầu. Trong sự phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, con đường tương tác thích
hợp nhất giữa các quốc gia chính là hợp tác. Khi đã phụ
thuộc vào nhau, hợp tác có thê giúp hai bên cùng được,
trong khi không hợp tác chắc chắn cả hai bên cùng mất.
Đồng thời, hợp tác trong lĩnh vực môi trường sẽ thúc đẩy
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác, tạo bầu không khí
thuận lợi cho môi trường họp tác quốc tế nói chung. Trong
khi đó, sự phô biến các giá trị chung đang tạo điều kiện
cho sự hiếu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, sự xích lại gần
nhau giữa các dân tộc. Các giá trị chung này đang góp
phần tác động thuận lợi cho cơ sờ chủ quan của hợp tác
quốc tế. Thực tế hiện nay cũng cho thấy, các quốc gia dễ
dàng đổng ý với nhau về các giá trị chung trong vân đề
24
M ot so van de ly luan quart he quoc te drfdi gdc nhin Itch su
moi truong hon nhieu linh vuc khac. Chung ta cung dang
chiing kien su chia se cac gia tri chung ve moi truong qua
cac hoi nghi toan cau va cac hiep dinh trong linh vuc nay.
Cac cong uoc, hiep dinh quoc te ve moi truong ra doi tu
dau the ky XIX va so luong da len toi hon 170 tinh den
cuoi the ky XX1.
10.
Moi truong va van de cong bang xa hoi trong
quan he quoc te. Su tac dong ve van de nay dien ra theo
hai huong. Thu nhat, bat binh dang duoc coi la mot trong
nhung nguyen nhan dan den van de moi truong khi bat
binh dang dan den ngheo doi, ngheo doi dan den nhu cau
khai thac moi truong de phat trien. Ket qua la van de moi
truong thuong xau di nhanh chong 6 cac nuoc kem phat
trien. Vi kem phat trien nen nhung nuoc nay lai cang
khong muon hy sinh loi ich phat trien cho loi fch moi
truong. Nhu vay, co su gain gui vod quan diem cua chu
nghia macxit mod, chinh tri xanh coi bat binh dang xa hoi
la mot nguyen nhan dan den su suy thoai cua moi truong.
Dieu do cung co nghia la muon kh^c phuc van de moi
truong thi can phai giai quyet tinh trang bat binh dang xa
hoi ca trong nuoc lan trong quan he quoc te. Thu hai, su
ton tai van de moi truong cung dem lai co hoi cho su binh
dang hon trong quan he quoc te. Quoc gia du Ion hav nho
thi deu la nhung phain cua moi truong the gioi. Giai quvet
1. Conway Henderson, International Relations: Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, t.2, tr. 150.
Chinh trị xanh - một cách tiếp cân trong quan hệ quốc tế
25
vấn đê' môi trường không thê bò qua bất kỳ quốc gia nào.
Điều đó có nghĩa là quốc gia nào cũng có quyền lợi và
nghĩa vụ đối vói môi trường. Quốc gia nào cũng có vai trò
và vị trí nhât định trong nỗ lực chung này. Sự phụ thuộc
lân nhau giữa các quốc gia trong lĩnh vực môi trường
không bất tương xứng quá nhiều như trong kinh tế và
chính trị. Hơn nữa, khi môi trường đang ngày càng trở
thành nghĩa vụ quốc gia và trách nhiệm quốc tê, khía cạnh
môi trường đang tạo thêm tính hợp pháp trong các nỗ lực
của các nước nhỏ trong việc giải quyết mâu thuẫn Bắc Nam. Điều này làm cho các nước nhỏ có thêm cơ hội cải
thiện vị thế quốc tế của mình trong lĩnh vực chính trị và
kinh tế thông qua vấn đề môi trường.
11.
Chính trị xanh chủ trương giải quyết các vấn đê
chính trị môi trường theo phương thức phi bạo lực. Môi
trường cũng đem lại điều kiện thuận lợi cho hợp tác khi
làm tăng cơ hội sử dụng công cụ ngoại giao hơn là bạo
lực. Tính chưng nhất và không thể chia sẻ của môi trường
làm cho việc giải quyết vấn đề này chỉ có thể trên cơ sở
hợp tác. Xung đột và bạo lực dễ làm tăng thêm sự chia rẽ,
lòng hận thù và làm giảm cơ hội giải quyết vấn đề môi
trường. Ngoại giao chính là công cụ thích hợp đê thúc đẩy
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Với mục tiêu đi tìm
điểm chung, ngoại giao là phương tiện tốt nhất đê đạt
được sự nhâ't trí giữa các quốc gia. Ngoại giao là cách thức
duy nhâ't có thế huy động mọi quốc gia - dân tộc tham gia
vào vân đề nàv. Ngoại giao củng là công cụ mà các quốc gia
26
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lỊ C h sử
dễ chấp nhận hơn so vói nhiều công cụ quan hệ quỏc te
khác. Ngoài ra, vai trò của ngoại giao củng cần thiết cho
môi trường khi nó giúp duy trì hòa bình và ổn định như
điều kiện cần thiết để giải quyết vân đề môi trường.
Như vậy, vấn đề môi trường làm tăng cơ hội sử dụng
các phương thức phi bạo lực trong quan hệ quôc tê. Đên
lượt mình, việc sử dụng phổ biến các phương thức phi bạo
lực và công cụ ngoại giao lại giúp tạo bâu không khi thuận
lợi và làm tăng cơ hội hợp tác. Ngoại giao đang đem lại nô
lực hợp tác từ song phương tới đa phương, từ khu vực tới
toàn cầu trước nguy cơ xuống cấp cúa môi trường. Sự xuất
hiện nền ngoại giao xanh là một minh chứng cho thây
điều này1.
12.
Môi trường giúp hình thành những thê chế quốc
tế trong lĩnh vực này. Sự phụ thuộc lẫn nhau và yêu cáu
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường đang dẫn đêh
điều đó. Các thể chế quốc tế sẽ góp phần tạo ra khuôn
khổ, mục tiêu, nguyên tắc cho sự hợp tác quốc tế trong
vấn để môi trường. Các thể chế này còn là nơi điểu hòa
tranh chấp và giải quyết bất đồng, nơi tập trung ý chi họp
tác chính trị quốc gia, noi phối hợp khả năng khoa học và
1. Ví dụ điên hình là Kê hoạch Địa Trung Hài. Đó là sự hợp tác
về môi trường giữa các nước có chê' độ chính trị, văn hóa và trinh
độ phát triên kinh tê khác nhau như Pháp và Italia - là những nưóc
phát triên với nên dân chu kiêu phương Tây; Angiêri và Ai Cập la
những nước đang phát triên với nền văn hóa Hổi giáo; còn Anbani
là một nước nho với những khác biệt vê chê độ chính trị.
Chinh trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
27
kinh tê của các nước trong công cuộc bảo vệ môi trường
thê giới. Ngoài ra, sự tổn tại và phát triển của các thê chế
cũng đang góp phần nâng cao nhận thức chung, hình
thành giá trị chung và giúp nâng cao năng lực của các
quôc gia trong vâh đề môi trường. Điểu này có thê thấy
được qua sự phát triển của các hình thức thê chế trong
lĩnh vực môi trường hiện nay. Đó là các tô chức quốc tế từ
liên chính phủ tới phi chính phù, từ cấp độ song phương
tới khu vực và toàn cầu, từ các tô chức chuyên môn tới các
tô chức có chức năng chung...1. Đó là sự hình thành hệ
thống luật pháp quốc tế và chế độ quốc tế về môi trường
thông qua hai quá trình: từ luật quốc gia đi ra thành luật
pháp quốc tế, từ các công ước quô'c tế đi vào thành luật
pháp quốc gia2.
Theo các nhà chính trị xanh, sự hình thành và phát
triển ngày càng tăng của thê chế quốc tế trong lĩnh vực
môi trường không chi đóng góp vào xu hướng hợp tác
quốc tế nói chung, mà còn góp phần làm giảm tinh trạng
1.
Ví dụ nhu tô chức Hòa bình xanh, Hiệp hội quốc tế về đánh
giá tác động (IAIA), Quỹ quốc tê'bào vệ thiên nhiên (WWF), Hiệp hội
quốc tế về bao tổn thiên nhiên (IUCN), ủ y ban liên chính phu về biến
đối khí hậu (IPCC), Uy ban hải dương học liên chính phù (IOC),...
2 Ví dụ nhu Công ước WashiQgton năm 1973, Công ước
Marpol năm 1973, Công ước Bonn nầm 1979, Công ước Vienna
năm 1985 Dịnh ước Montreal năm 1987, Công ước Espoo năm 1991,
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu năm 1992,
Công ước về đa dạng sinh học năm 1992, Công ước vể hoang mạc
hóa năm 1994...
28
Một số vắn đê lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhìn lích sư
vô chính phủ trong quan hệ quốc tế. Đó là tác động quan
trọng đối với quan hệ quốc tế thế giới. Đây là quan điêm
có sự gần gũi với quan điểm thê chế cùa chu nghía tụ do
mói với điểm khác là sự nhâh mạnh chủ yếu đến môi
trường như động lực cho quá trình này.
13.
Đê giải quyết vấn đề môi trường, cần thay đôi cấu
trúc quốc tế hiện tại theo hướng phi tập trung. Hệ thông
và cấu trúc quốc tế hiện nay đang được coi là nguyên
nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường trên phạm vi thế
giới. Hệ thống quốc tế này được xây dụng theo hướng tập
trung vào quốc gia. Các quôc gia thường ưu tiên lợi ích
quốc gia và các lợi ích liên quan đến quyền lực nên coi nhẹ
vấn đề môi trường chung. Hệ thống các quốc gia như vậy
khó giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường. Trong quan
hệ quốc tế, cấu trúc của thế giới cũng tập trung quyển lực
vào tay một số nước lớn. Điểu này sinh ra bất bình đẳng
trong quan hệ quốc tế và từ đó là sự khai thác môi trường
cùa các nước yếu phục vụ cho các nước mạnh. Ngoài ra, cơ
câu của các xã hội và thế giới cũng là cấu trúc được xây
dựng dựa vào công nghiệp, văn hóa tiêu dùng, bóc lột, tập
trung vào vật chât,... Câu trúc tập trung như vậy chính là
nguyên nhân sinh ra vâh đề môi trường.
Thay vì cách tiếp cận quôc gia, chính trị xanh khuvén
nghị cách tiếp cận trên quy mô toàn cầu. Quan niệm cua
chinh trị xanh là hướng tới một cộng đổng toàn cáu dựa
trên những câu trúc khác chứ không phải là hệ thông quốc
tê dựa trên câu trúc phân bô quyển lực với quyển lực tập
Chinh trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
29
trung vào tay các cực. Cấu trúc mói của chính trị xanh bao
gồm cả con người và môi trường. Nó được xây dựng trên
những nhận thức chung về môi trường và con người, chuẩn
mực chung trong ứng xử với môi trường, đạo đức sinh thái,...
Vì thế, cần thay đổi cơ cấu hiện tại theo hướng tản quyển
hơn. Sự tản quyền này được cho là đi theo hai cấp độ. Trên
binh diện quốc gia, đó là sự phân quyền cho các giai tầng
trong xã hội theo hướng bình đẳng hơn. Trên bình diện
quan hệ quốc tê' đó là sự giảm bớt quyền lực trong tay các
quôc gia và nhât là chuyển quyền lực từ các nước lớn sang
các thể chế toàn cầu và các phong trào xã hội. Quyền lực của
"người quyền uy xanh" đề cập ở trên sẽ được tạo ra từ sự
tản quyền của các quô'c gia. Sự tản quyền như vậy đế tránh
tình trạng lạm dụng quyền lực của quốc gia theo hướng
bất lợi cho môi trường cũng như giúp hình thành cộng đồng
toàn cầu theo sự hình dưng của các nhà chính trị xanh.
14.
Một trong những mô hình tương lai thế giới để
khắc phục vấn đê môi trường là quản trị toàn cầu. Đây
cũng là quan điểm về thế chế nhưng có sự đi xa hơn chủ
nghĩa tự do mới vốn chỉ dừng lại ở các chế độ quốc tế về
môi trường. Sự hình thành và phát triêh của những thê chế
quốc tế đang lát đường cho sự phối hợp bảo vệ môi trường
trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế
thế giới vẫn chưa tổn tại một cơ chế thực sự cho hợp tác
toàn cầu về môi trường. Trong khi không có được một thế
c h ế như vậy, Liên hợp quốc dường như đang đóng vai trò
ch u y ến
tiếp tạm thời thông qua các tổ chức môi trường
30
Một số vắn đê lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhin Itch sử
trong hệ thống của mình1. Mặc dù vậy, các nô lực hiện
thời là không đủ và cần phải hình thành những thiết chê
có hiệu quả và hiệu lực hơn. Đó chính là quản trị toàn câu.
Sau Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển năm 1992, ủ y ban quản trị toàn cầu gồm 28 nhà lãnh
đạo hàng đầu thế giới đã kêu gọi thành lập Tô chức môi
trường toàn cầu như một hình thức quản trị toàn cầu
trong lĩnh vực môi trường.
Tuy nhiên, quan niệm về quản trị toàn cầu là rất khác
nhau với sự tham gia của các học giả thuộc nhiều trường
phái lý thuyết khác nhau2. Mặc dù vậy, có thể hiếu quàn
trị toàn cầu là một hình thức thể chế trên quy mô toàn cấu,
có những thẩm quyền nhât định ở trên quốc gia, được
hình thành nhằm thúc đẩy sự phối hợp đê đôi phó với các
vấn đề toàn cầu. Trong SỐ này, quản trị toàn cầu trong lĩnh
vực môi trường được coi là có tính khả thi hơn cả bời ý
thức toàn cầu về tính chung nhất của môi trường, bời
nguy cơ xuống cấp môi trường ngày càng trầm trọng, bài
1. Các tô chức môi trường trong hệ thống của Liên hợp quốc là
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), ú y ban mói
trường và phát triển th ế giới (WCED), ủ y ban vể phát triển bén
vững (CSD) và Uy ban liên cơ quan vê phát triển bển vững
(IACSD). Trên thực tê; Liên hợp quốc đã tiên hành triển khai nỗ lực
phối hợp toàn câu thông qua việc bào trọ cho các hội nghị cáp cao
toàn câu vê môi trường.
2. Tham khao thêm Hoàng Khắc Nam: "Một s& vân để lý luận
về quàn trị toàn cầu”, Tạp chí Những vấn đ ê kinh t ế và chính trị t h ế
giới, sô' 4 (156), 2009, tr. 10-21.
Chmh tri xanh - mot cach tiep can trong quart he quoc te
31
xu huong the che hoa dang tang trong linh vuc nay va
cung boi linh vuc nay de dat duoc thoa thuan hon. Quan
tri toan cau dang duoc ky vong nhu mot cach thuc thiet
lap trat tu the gioi moi va dem lai nhung thay doi quan
trong trong chinh tri quoc te. Va cung rat co the, nhan thuc
ve quan tri toan cau se cung cap them mot cach tiep can de
danh gia cac van de quoc te hien dai cung nhu giup du
bao nhieu van de cua tuong lai1. Nhin chung, ly luan ve
quan tri toan cau dang dat ra nhung thach thuc cho cac ly
thuyet chinh tri quoc te hien hanh.
DANH GIA VE CHINH TRj XANH
Cho du con co nhung nghi ngo nhung chinh tri xanh
da co nhung dong gop dang ke vao nghien cun quan he
quoc te duong dai. Cac dong gop cua chinh tri xanh the
hien 6 may diem sau:
Thu nhat, chinh tri xanh da bo sung them mot cach
tiep can moi cho nghien cuu quan he quoc te. Do la cach
tiep can tir goc do moi truong khi dem them yeu to moi
truong vao nghien cun quan he quoc te. Truoc do, gain nhu
khong co cach tiep can nao tir goc do nay. Cach tiep can
cua chinh tri xanh la huu ich trong boi canh hien nay va
tuong lai boi van de moi truong dang ngay cang tram
trong hon va tac dong ngay cang nhieu toi quan he quoc te.
1. Xem Bjom Hettne & Bertil Oden, Global Governance in the 21st
Caiturt/: Alternative Perspectives on World Order, EGDI, Stockholm, 2002.
32
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhìn Itch sủ
Nó mang thêm yếu tố mới vào giải thích nhiêu hiện tượng
trong quan hệ quốc tế như xung đột và hợp tác, ban sắc và
cộng đổng,... Đây là đóng góp có ý nghĩa vể mặt phưcmg
pháp luận trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Thứ hai, chính trị xanh nhấn mạnh sự gắn bó giữa mỏi
trường và cuộc sống con người, từ đó giúp chi ra và phán
tích mối quan hệ qua lại giữa môi trường và quan hệ quốc
tế. Chính trị xanh cho rằng cần tính thêm đến môi truờng
như một động lực cho nền chính trị toàn cầu bên cạnh các
động lực an ninh và phát triển như một số lý thuyết quan
hệ quốc tế khác đã chi ra. Cách tiếp cận bô sung này giúp
phân tích quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế toàn diện
hơn khi giúp phát hiện thêm những nguyên nhân, điêu
kiện, chiêu cạnh và tác động khác nhau trong mối quan hệ
qua lại giữa các hiện tượng quan hệ quốc tế và vẩn để môi
trường. Đây là đóng góp cho việc nghiên cứu quan hệ
quốc tế được đẩy đù hơn và toàn diện hơn.
Thứ ba, chính trị xanh được vận dụng bổ sung cho các
lý thuyết quan hệ quốc tế. Đối với chủ nghĩa hiện thực,
chính trị xanh giúp lý giải thêm một nguyên nhân dẫn đên
hiện tượng xung đột trong quan hệ quốc tế như tranh
châp tài nguyên chăng hạn. Đôi với chủ nghĩa tự do, nó
giúp cho thấy một nguyên nhân góp phấn quy đinh xu
hướng hợp tác quôc tê ngày càng tăng. Đôi với chủ nghĩa
mácxít mới, chinh trị xanh giúp chi ra thêm một hậu qua
tai hại bởi sự phân công lao động quốc tế và hệ thống thế
giới bât binh đăng cua chu nghĩa tư bản, cũng như chi ra
Chinh trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
33
một nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo Bắc Nam. Đôi với chủ nghĩa kiến tạo, chính trị xanh giúp đem
lại những lý giài vê' nhận thức toàn cầu và tác động của nó
đôi với việc hình thành cộng đổng an ninh theo mô hình
của lý thuyết này.
Thứ tư, chính trị xanh giúp nâng cao ý thức bào vệ môi
trường cũng như đặt cơ sở cho hợp tác quốc tế vê vấn đê
môi trường trong chính sách của quốc gia cũng như các tô
chức quốc tế. Nó khuyến khích đạo đức sinh thái và trách
nhiệm toàn cầu trong vârt đề môi trường. Trong hoạch
định chính sách giờ đây, bảo vệ môi trường không chì là
mục tiêu chính sách đôi nội, đối ngoại, mà còn là yếu tố
phái tính đến trong các vấn đề chính trị và kinh tế. Thông
qua chính sách, ý thức và hành động thực tiễn nhằm bào
vệ môi trường sẽ dễ lan tỏa, phô biến và đi vào cuộc sống
hơn. Hiện nay, rất nhiều quốc gia và tô chức quốc tế lớn
như Liên họp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO),... đều đã có những chính sách hợp tác quốc tế
nhằm bào vệ môi trường. Đây là đóng góp về mặt thực
tiễn của chính trị xanh.
Thứ năm, chính trị xanh đóng góp cho việc xây dựng
các mô hình hợp tác tương lai cho thế giới dưới cách nhìn
xanh (green perspective). Không chi khuyến khích một cách
nhìn quan hệ quốc tế hướng tới tương lai nhiều hơn là giải
thích quá khứ và hiện tại, chính trị xanh còn đưa ra các
khuvến nghị nhằm thay đổi cấu trúc quan hệ quốc tế hiện
34
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sừ
nay và đưa ra các gợi ý vể cơ cấu, mô hình và tô chức theo
hướng thúc đây hợp tác, bảo đảm công bằng xã hội và bao
vệ môi trường. Các gợi ý này vừa giúp nâng cao hiệu qua
trong việc bảo vệ môi trường, vừa giúp thúc đây hợp tác
trong quan hệ quốc tế. Cả hai mục tiêu này đểu có ý nghĩa
tích cực đối với nhân loại và thế giói. Đây là đóng góp cho
tương lai của thế giới và giúp đem lại hy vọng vê một thê
giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, chính trị xanh cũng hứng chịu những
phê phán nhất định. Sự phê phán chính trị xanh được tập
trung vào một số luận điếm chính dưới đây:
Thứ nhất, chính trị xanh chỉ là một cách tiếp cận bô
sung hơn là một lý thuyết về quan hệ quốc tế. Đôi khi, nó
chi được coi là cách nhìn xanh {green perspective). Du môi
trường là vârt đề quan trọng nhưng nó chì là một trong
những vấn đê lớn mà nhân loại phải đôi mặt. Vì thế, chính
trị xanh - lý luận dựa chủ yếu vào môi trường - không có
khả năng giai quyết mọi vâh đề trong quan hệ quốc tê' mà
chỉ giải thích được một số vârt đề quan hệ quốc tế có liên
quan đến môi trường mà thôi. Đổng thòi, phạm vi thơi
gian của nó khá hạn chê' chủ yêu phục vụ cho hiện tại và
tương lai khi vấn đề môi trường bắt đầu rõ nét hơn là bao
gồm cà quá khứ khi vẩh đê môi trường hầu như chưa hiện
diện trong quan hệ quôc tê. Điểu này cho thây tính quy
luật cùa nó là hạn chê. Vê mặt lý luận, cơ sờ cua nó cũng
được coi là khá nghèo nàn cả về bàn thể luận lẫn nhận
thức luận và phương pháp luận. Đối với kho táng lý
Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
35
thuyết quan hệ quốc tế, chính trị xanh không có khả năng
thay thê bất kỳ lý thuyết nào, mà chỉ tạo thêm giá trị bô
sung. Nhìn chung, chính trị xanh không hoàn toàn được
coi là một lý thuyết quan hệ quốc tế đầy đủ và toàn diện,
mà chi là cách tiếp cận bô sung bởi phạm vi ứng dụng khá
hạn hẹp của nó. Thậm chí, có tác giả còn không xếp cách
tiếp cận chính trị xanh vào hệ thống các lý thuyết vê quan
hệ quốc tê\
Thứ hai, chính trị xanh bị phê phán là không hoàn toàn
chính xác khi đề cao quá mức vai trò của yếu tố môi trường
đôi với quan hệ quốc tế. Môi trường đứng là một vấn đê'
lớn nhưng vói tư cách là một lợi ích thì nó vẫn chưa thực
sự trở thành một lợi ích cơ bản hay có tính sống còn đối
với quốc gia. Quốc gia có quá nhiều việc phải làm, phải lo
cho các lợi ích chính trị và an ninh, kinh tế và phát triển
hơn là vân đề môi trường. Thực tế đang cho thâ'y điều này.
Dù tât cả các nước đều chú ý tới vâh đề môi trường nhưng
lợi ích môi trường vẫn chiếm vị trí khiêm tôn trong chính
sách đối ngoại của quốc gia. Môi trường chưa phải là vâh
đề ưu tiên và khi cần thiết, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích
môi trường cho các lợi ích an ninh và phát triển. Khi chưa
đủ lớn, lợi ích môi trường khó có thê trở thành động lực lớn
1. Ví dụ, trong một số công trình có tính tông họp vê' lý thuyết
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh như International Relations
Theory fo r Twenty-First Century năm 2007 cua Martin Griffiths, The
Oxford Handbook o f International Relations năm 2011 cùa Đại học
Oxford... đả không có một phần nào dành riêng cho chính trị xanh.
36____ Một số ván đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhin Itch sủ
hướng dẫn chính sách và hành vi của quốc gia ưong quan
hệ quốc tế. Và khi đó, môi trường tác động đêh quan hệ
quốc tế cũng chỉ ở mức vừa phải. Cho dù có vịn có là bởi
tẩm nhìn ngắn và sự quan tâm tới lợi ích trước mắt thì điếu
này vẫn sẽ được tiếp tục trong thời gian dài nữa.
Thứ ba, chính trị xanh cũng được coi là phiên diện khi
nhâín mạnh chủ yếu đến quan hệ qua lại giữa môi trường
và chính trị. Quan hệ quốc tế là đa lĩnh vực. Môi trường
thực tế không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà còn tác động
đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tê phát triên. Tất
cả chúng đều tác động đêh quan hệ quốc tế chứ không phài
qua mỗi kênh chính trị. Việc chi phân tích tập trung vào tác
động của môi trường tới quan hệ quốc tế qua kênh chính trị
như vậy là không đủ. Thực tế cho thấy, kinh tế mới là ncri
có quan hệ qua lại nhiều nhất vói vâh đề môi trường, cho
nên quan hệ kinh tế quổc tế - một lĩnh vực của quan hệ
quốc tế - mới là noi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của vân đê
môi trường. Cách tiếp cận thiên về chính trị như vậv cua
chính trị xanh vì thê'được coi là không đủ và phiên diện.
Thứ tư, cả hai cách tiếp cận thuộc hai trường phái chủ
nghĩa môi trường nông và chủ nghĩa môi trường sâu1 đẽu bị
1.
Chù nghĩa môi trường nông (shallow environm entalism ) cho
răng các vấn đê vê môi trường có thê được giải quyết với hệ thống
các tô chức chính trị, xã hội và kinh tê hiện có của con người. Chu
nghĩa môi trường sâu (deep environmentalism) cho rằng cẩn thav đối
hoàn toàn câu trúc chính trị, xã hội và kinh tê' trong xã hội loài
người thì mới giải quvết được vấn để môi trường.
Chmh trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế
37
phê phán. Cách tiếp cận chủ nghĩa môi trường nông được
cho là chi góp phần giảm nhẹ sự suy thoái môi trường chứ
không giải quyết được căn bản vấn để. Cách tiếp cận này
cũng được cho rằng có xu hướng thúc giục các nước nghèo
làm theo những gì các nước giàu nói hơn là như những gì
họ làm1. Trong khi đó, cách tiếp cận chủ nghĩa môi trường
sâu thì bị coi là tính khả thi không cao khi việc thay đổi cấu
trúc quô'c gia, thế giói và quan hệ quốc tế hiện tại là rất khó,
gặp nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi nhiều thòi gian nên tính khả
thi bị hạn chế. Lập luận cái chung toàn cầu tăng lên trong
mối quan hệ với cái riêng của địa phương hay cá nhân cũng
bị đặt dấu hỏi lớn khi thiếu vắng những quyền lực thực sự
về vật chất và chính trị như một chính phủ thế giói chẳng
hạn. Phải có một quyền lực như vậy mói đủ sức tạo ra cái
chung toàn cầu và hạn chế cái riêng địa phương. Trong khi
trên thực tế, chính cái riêng đang thúc đẩy việc khai thác
tàn phá môi trường và tà đó tiếp tục làm tổn hại cái chung.
Đó là điều mà nhà văn Garrett Hardin và một số người khác
gọi là "bi kịch của cái chung"2.
Thứ năm, một số quan điếm của chính trị xanh củng
được cho là khó khả thi và thậm chí là mâu thuẫn. Ví dụ
như quan điểm về sự công bằng xã hội như cách thức giải
quyết vân đề môi trường. Chính một nhà chính trị xanh
1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to Intenmtwnal Relations:
Perspectives and Thanes, Sđd, tr. 226.
2. John Vogler, "Envừonmental Issues", John Baylis & Steve Smith,
The Globalization o f World Politics, Oxford University Press, 1997, tr. 354.
38
Một số vấn đê lý luận quan hê quốc tế dưới góc nhirt lịch sù
như Andrew Dobson cũng cho rằng công bằng và phát
triển bền vững không thê bô sung cho nhau. Muốn báo vệ
môi trường thì cần một xã hội ổn định. Muốn ổn định, xã
hội đó phải là có thứ bậc, tức là phải có sự bất bình đăng.
Điều đó có nghĩa là công bằng và bảo vệ môi trường có sụ
mâu thuẫn với nhau. Một quan điểm khác của Dobson
cũng đáng chú ý khi cho rằng bảo vệ môi trường có thê
đồng nghĩa vói phát triển kém hơn và điểu này sẽ anh
hưởng lớn hơn đến các nước nghèo trên thế giới1. Và nếu
như vậy thì liệu các nước nghèo có sẵn sàng hy sinh lợi ích
phát triển đê bảo vệ môi trường? Thực tế được nhiểu
người chi ra là không. Tương tự như vậy, sự kỳ vọng vê
cái gọi là đạo đức sinh thái của các nhà chính trị xanh
cũng được coi là ít khả thi, và nếu có thì cũng không nhiểu
tác dụng.
1. Dan theo Jill Steans & Lloyd Pettiford, introduction to international
Relations: Perspectives and Themes, Sđd, tr. 223.
39
THUYẾT PHỤ THUỘC DI/01 GÓC oộ QUAN HỆ QUỐC TỄ
Thuyết phụ thuộc (theory of dependency) vốn là một lý
thuyết vê kinh tế chính trị quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng được
coi là một lý thuyết quan hệ quốc tế. Điều này được quy
định bởi hai lý do. v ề phương diện thực tiễn, quan hệ quốc
tế ngày càng bị chi phôi bởi kinh tế chính trị quốc tế nên
việc áp dụng lý thuyết này vào quan hệ quốc tế cũng ngày
càng tỏ ra thích hợp. v ề phương diện lý luận, thuyết phụ
thuộc đã góp thêm vào nghiên cứu quan hệ quốc tế một
cách nhìn riêng về sự vận động của quan hệ quốc tế củng
như giúp lý giải nhiều hiện tượng quan trọng trong quan hệ
quôc tế mà các lý thuyết quan hệ quốc tế khác không giải
thích được hoặc giải thích chưa thỏa đáng. Điều này góp
phần đem lại tinh chất quan hệ quốc tế cho lý thuyết này.
Trong kho tàng lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay,
thuyêt phụ thuộc được xê'p vào chủ nghĩa mácxít mới
(neomarxism ). Việc sắp xếp như vậy là do thuyết phụ thuộc
chịu anh hương cua chu nghĩa Mác về cà bản thê luận và
nhận thức luận. Đồng thời, do vẫn có sự khác biệt đáng
kê với chu nghĩa Mác và lại xuất hiện sau nên nó được
coi nhu một trường phái của chủ nghĩa mácxít mới cùng
40
Một số vấn dề lý luận quan hệ quốc tế dưới goc nhìn Itch sử
với các trường phái khác như thuyết hệ thống thé giói
(world system theory) của Immanuel YVallerstein và các
quan điểm cua Antonio Gramsci,...
Bài viết này giới thiệu về thuyết phụ thuộc với những
pội dung chủ yếu của nó là quá trình hình thành va phát
triển, các dòng quan điếm, những luận điêm chu yếu và
sự đánh giá. Qua đó, bài viết hy vọng có thê cung cấp
thêm một cách tiếp cận trong nghiên cứu quan hệ quốc tế một cách tiếp cận mà theo chúng tôi vẫn có ích trong việc
lý giải nhiều hiện tượng quan hệ quốc tê hiện nay.
1. Sự hình thành và phát triển của thuyết phụ thuộc
So với nhiều lý thuyết quan hệ quốc tế, thuyết phụ
thuộc ra đời tương đối muộn. Thuyết này bắt đầu nổi lên va
mạnh nhất trong những thập niên 1950-1960 và phần nào
đó là cả thập niên 1970. Thuyết phụ thuộc được bắt đáu
chù yếu tù Mỹ Latinh, sau đó lan sang Bắc Mỹ. Sự nôi lén
cua thuyết phụ thuộc ơ Mỹ Latinh diễn ra trong bối canh
quan niệm hiện đại hóa1 (modernisation) vốn được ủ y ban
1. Quan niệm nàv cho rằng con đường phát triển gắn liên với chủ
nghĩa tu ban, công nghiệp hóa, đổi mới công nghệ, chu nghĩa tiêu dùng,
kinh tê thị truong và gia tăng dán sô. Hiện đại hóa cũng gắn liẽn vói
nâng câp giáo dục, mo rộng vai trò cua nhà nước, đa nguyên vẽ chính
trị, chính phu dân chu, tôn trọng tụ do và quvền cua công dán. Con
đường này sẽ tạo ra các xã hội hiện đại thay cho các xã hội lạc hậu
truyên thông trưóc kia. Nhìn chung, đó lá một quá trinh gổm sự lién két
kinh tê và nhũng thay đổi cóng nghệ, công nghiệp, văn hóa, xã hộí va
chính trị. (Theo Jill Steans & Llovd Pettiford, introduction to international
Relations: Perspectives mid Themes, 2005, tr. 82).
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
41
kinh tê Mỹ Latinh của Liên hợp quốc khuyến khích áp
dựng, nhưng sau đó tỏ ra không những không hiệu quà,
mà dường như còn đem lại sự trì trệ kinh tế cho Mỹ Latinh.
Đến cuôi thập niên 1960, lý thuyết này lan sang Mỹ và
được chào đón ở đây khi ở Mỹ cũng đang diễn ra nhiêu
van đề xã hội, tình trạng lạm phát mãn tính và sự suy
giảm của đổng đôla. Sau Chiên tranh lạnh, lý thuyết này
không có thêm phát triển gì mới nhưng vẫn có ảnh hưởng
nhất định trong quan hệ quốc tế.
Thuyết phụ thuộc được bắt đầu bởi hai học giả là
Hans Singer và Raul Prebisch. Hans W olfgang Singer
(1910-2006) là một nhà kinh tế học người Đức di tản sang
Anh dưới thời Hitler và đã có khoảng 20 năm làm việc cho
các tô chức về kinh tế của Liên hợp quốc. Năm 1950, Hans
Singer xuât bản bài báo "Sự phân phôi lợi nhuận giữa các
quốc gia đầu tư và vay mượn" (The Distribution of Gains
between Investing and Borrowing Countries). Raul Prebisch
là một nhà kinh tế học người Áchentina, đã từng là người
đứng đầu ủ y ban kinh tế Mỹ Latinh (ECLAC) và Tông
Thư ký Hội nghị thương mại và phát triển (UNCTAD) đểu
cua Liên hợp quốc. Cũng vào năm 1950, Raul Prebisch công
bô' bài viết "Sự phát triển kinh tế của Mỹ Latinh và những
vân để chính yếu của nó", “The Economic Development of
Latin America and its Principal Problems". Hai tác giả này
không liên hệ gì với nhau nhưng cùng chung một ý tưởng
và x u ấ t ban gần như cùng thời điểm nên ý tưởng cua họ
được gọi chung là gia thuyêt Singer-Prebisch.
42
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Cả hai công trình này đểu là những nghiên cứu có tinh
kinh nghiệm. Qua quan sát và tìm hiếu về nến thương mại
quốc tế lúc đó, các tác giả đã rút ra nhận định răng nển
kinh tế thế giới đang được phân công hóa theo hướng các
nước nghèo sản xuất những hàng hóa thô rồi xuất sang
cho các nước giàu với giá rẻ. Còn các nước giàu sàn xuât
các thành phẩm và những hàng hóa tiên tiến hơn và bán
lại cho các nước nghèo vói giá cao. Trong quá trình buôn
bán này, các nước giàu thường thu lợi nhiều hơn. Và kết
quả là lợi nhuận chủ yếu của thương mại quốc tê sẽ rơi
vào tay các nước giàu. Từ đó, Hans Singer để nghị thanh
lập một quỹ tín dụng đê cung cấp vốn cho các nước nghèo
với lãi suất thâp, trong khi Raul Prebisch lại cho rằng các
nước nghèo cẩn phải duy trì một số mức độ bảo hộ nhát
định và đi theo con đường phát triển công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu. Trong chừng mực nào đó, gia thuvết
Singer-Prebisch đã đánh dấu sự hình thành của thuvết
phụ thuộc.
Từ gia thuyết Singer-Prebisch, thuyêí: phụ thuộc đã
được bô sung và phát triến bơi nhiều học giả khác nhau, ơ
Mỹ Latinh có Celso Furtado, Henrique Fernando Cardoso,
Enzo Faletto và Pinto Anibal,... Ngoài Mỹ Latinh có Paul
A. Baran, Paul Sweezy, Andre Gunder Frank... Trong the
giới Hổi giáo có nhà kinh tếhọc người Ai Cập Samir Amin.
Celso Furtado (1920-2004) là một nhà kinh tế học
người Braxin. Ong là một trong những người phát trién
kinh tê học cáu trúc và cững là một trong những ngươi
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
43
đầu tiên sử dụng thuật ngữ "thuyết phụ thuộc". Celso
Furtado từng là Thông đốc Ngân hàng Phát triển Braxirt.
Tác phâm nổi tiếng nhất của ông là Sự tăng trưởng kinh tế
của Braxin: Khảo sát từ thời thuộc địa đến thời hiện đại
(The Economic Growth o f Braxin: A Survey from Colonial to
Modern Times) xuất bản năm 1959 và Phát triển và kém
phát triển (Development and Underdevelopment) xuất bản
năm 1964. Các nghiên cứu của ông đã đóng góp nhiều
luận điểm cho thuyết phụ thuộc, như phát triển và kém
phát triển là hai mặt của một cơ cấu kinh tế, cách thức ảnh
hưởng tiêu cực của nền kinh tế quốc tế đối với sự phát
triển kinh tế nội địa,...
H enrique F ernando C ard oso (1931) là một nhà xã hội
học cấp tiến người Braxin. Ông đã từng tham gia đấu
tranh chống chế độ độc tài và sau này trở thành tổng
thống Braxin trong hai nhiệm kỳ từ năm 1994 đến 2002.
Ông đã cùng Enzo Faletto xuất bản cuốn sách Sự phụ
thuộc và phát triển ở Mỹ Latinh (Dependency and Development
in Latin America). Trong thời gian cầm quyền, ông đã thi
hành các chinh sách cài cách ruộng đất, xóa đói giảm nghèo,...
ở Braxin. Các nghiên cứu và hoạt động của Henrique
Cardoso đã đóng góp cho thuyêt phụ thuộc cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
Trong số các học giả ngoài Mỹ Latinh, Paul Baran
và Andre Gunder Frank là hai nhân vật nổi tiếng nhất.
P aul A. Baratt (1909-1964) là một nhà kinh tế học người
Do thái gốc Nga và đã rời nước Nga từ năm 1920. Ống
44
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin Itch sử
sau này trở thành giáo sư tại trường Đại học Stanford
(Mỹ). Năm 1957, ông xuất bản cuốn Kinh tê chính trị và
tăng trưởng (The Political Economy and Growth). Phát triên
từ ý tưởng của Prebisch, công trình của Baran đã đóng
góp nhiều cho việc phát triển thuyết phụ thuộc khi phê
phán sự phát triển của kinh tế quốc tế theo mô hình chu
nghĩa tư bản, chi ra tính châ't đ ế quốc của hệ thống thế
giới, lý giải tình trạng kém phát triển của các nước thuộc
Thế giói thứ ba,...1.
Ngoài ra cũng cần kê đến Andre Gunder F rank (19292005) - nhà lịch sử kinh tế người Mỹ gốc Đức. Các công
trình của ông đã góp phần duy trì thúc đẩy thuyết phụ
thuộc trong thập niên 1970 với công trình tiêu biểu là Chù
nghĩa tư bàn và sự kém phát triêh ở Mỹ Latinh (Capitalism
and Underdevelopment in Latin America) xuất bàn năm 1967.
Sau này, từ năm 1984, Andre Gunder Frank đã tham gia
phát triển thuyết hệ thống thế giói.
Chính các học giả và những công trình nêu trên đã
đem lại sự phát triển cho thuyết phụ thuộc trong các thập
niên 1950, 1960 và 1970.
2. Các dòng quan điểm trong thuyết phụ thuộc
Thuyết phụ thuộc được phân loại thành các dòng khác
nhau dù đôi khi ranh giới giữa các dòng này là khá mò
1. John Bellamy Foster, "The Im perialist World System - Paul
Baran's The Political Economy and Growth After Fifty Years'Monthlỵ Review, Vol. 59, May 2007, New York.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
45
nhạt và giữa chúng chia sẻ nhiều điểm chung. Các dòng
này được phân chia theo các cách khác nhau. Có ít nhất ba
cách phân loại:
Cách phân lo ạ i đầu tiên dựa trên quan niệm khác
nhau vê sự kém phát triển trong nền kinh tế thế giới. Theo
đó, thuyết phụ thuộc được phân chia thành ba mô hình
quan điểm khác nhau:
- Mô hình phụ thuộc tân thực dân (Neocolonial Dependence
Model) chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênirt nhiều
nhất và có tính cấp tiến nhâ't. Mô hình này cho rằng hệ
thống thế giới đã trở thành hệ thống đế quốc của chủ
nghĩa tư bản. Trong hệ thống này, các nước giàu và giai
cấp tư sản thông trị đang bóc lột các nước nghèo dưới
hình thức của chủ nghĩa thực dân mới thông qua những
ưu thế về kinh tế trong hệ thống thế giới chứ không phải
bóc lột thuộc địa như trước kia. Mô hình này quy sự kém
phát triêh của các nước đang phát triển là do sự bất công
trong nền kinh tế quôc tế và đến từ bên ngoài hơn là bởi
những nguyên nhân bên trong nền kinh tế nội địa. Từ đó,
mô hình này khuyến khích tiến hành cách mạng xã hội để
thay đổi sự bất công này.
- Mô hình quy chiêu sai (False Paradigm Model) cho rằng
các nước phát triển giàu có có ý định thực sự giúp các
nước nghèo hơn cùng phát triển. Tuy nhiên, sai lầm là ở chỗ
các nhà hoạch định chính sách ở các nước nghèo lại nhận
thức sai. Họ áp dụng máy móc mô hình phát triến của các
nước giàu có mà không tính đến những điều kiện đặc thù
46
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
về kinh tế - xã hội nước mình. Kết quả của sự áp dụng sai
lầm này dẫn đến sự kém phát triển của các nước thuộc Thê
giói thứ ba và phụ thuộc vẫn hoàn phụ thuộc. Cách thức
đem lại sự phát triển ở đây là phải chọn lựa mô hình phát
triển phù hợp với điều kiện đặc thù của từng nước.
- Mô hình phát triển nhị nguyên (Dualistic Development
Model xuất phát từ thuyết nhị nguyên nói chung khi cho
rằng phát triển và kém phát triển là hai mặt khác nhau của
nển kinh tế. Thế giới luôn phát triển không đểu, có nước
lớn ắt có nước nhỏ, có nước giàu thì ắt phải có nước
nghèo. Các nước nhỏ và nghèo sẽ phải châ'p nhận sự phụ
thuộc vào nưóc lớn, nước giàu hơn là ngược lại. Mô hình
này khuyến khích sự châ'p nhận thực tiễn phát triển không
đều như vậy.
Cách phân lo ạ i thứ h ai dựa trên xu hướng câp tiêíi
hay ôn hòa trong quan điểm và cách thức giải quyêt vấn
đề phát triển. Theo cách phân loại này, thuyết phụ thuộc
có thể được chia thành hai dòng chính:
- Xu hướng cấp tiên chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa
Mác - Lênin và vì thế mà nó còn được gọi là lý thuyết Mác
vê sự phụ thuộc. Đại biêu nổi bật của xu hướng cấp tiên là
Paul Baran. Xu hướng này cho rằng nguồn gốc nghèo đói
ở các nước đang phát triển là do sự bóc lột giá trị thặng
dư dưới thời thực dân. Đến thời hiện đại, sự bóc lột và
nghèo đói vân tiếp tục bởi sự tham lam của chù nghĩa tư
bàn và thói quen áp bức của chù nghĩa phong kiên vổh
tổn tại nặng nê ờ các nước này. Giai cấp tư sản trong nước
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc té
47
chi là tác nhân cho chu nghĩa tư ban quốc tê khi dùng
thặng dư có được tù bóc lột trong nước chuyên sang nước
ngoài hoặc tiêu dừng xa hoa. Các nước này dù có tiếp xúc
vói khoa học công nghệ nhưng không sư dụng được, dù
có hội nhập kinh tế quốc tế nhưng lại chiu thêm sự bóc lột
từ chủ nghĩa tư bàn quôc tế. Chủ nghĩa tư bàn quốc tê
trong thê kỷ XX dù đã thay đổi so với trước nhưng vẫn
tìm cách duv trì tình trạng lạc hậu và sự nghèo đói ờ ngoại
vi bời đó là nguồn phát triên cho chúng. Giống như Mác
cho rằng chủ nghĩa tư bản có ca sự sáng tạo và sự tàn phá,
xu hướng cấp tiên cho rằng sự tàn phá của chủ nghĩa tư
bàn được phàn ánh ỡ chính sự kém phát triên cúa các
nước Thế giói thứ ba. Đi theo con đường tư bàn chu nghĩa
chi dẫn đên khủng hoảng và nghèo đói. Vì th £ cần tiến
hành cách mạng và đi theo chú nghĩa xã hội.
-
Xu hướng ôn hòa không chịu ảnh hường nhiều cua
chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó còn được gọi là lý thuyết câu
trúc về sự phụ thuộc. Đại biếu nổi bật của xu hướng này là
Henrique Fernando Cardoso. Vê đại thế, xu hướng này
cho rằng sự hội nhập với chủ nghĩa tu bàn quôc te cũng
chứa đựng nhiều vêu tố tích cực bên cạnh các mặt trái. Dù ỡ
ngoại vi nhung những nước đang phát triên vẫn có thê
phát triến được. Chúng vẫn có thê tích lũy tư bản thông
qua sự phát triên có tính phụ thuộc. Chúng có thế bị phụ
thuộc và bị nước ngoài can thiệp nhưng vẫn có thế định
hình vận mệnh của mình. Sự phụ thuộc không phai là trò
chơi tông sô' bằng 0, tức là có thế cả hai bên đểu cùng
48 '
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin ỊệCh sử
được. Sự phát triển vói sự phụ thuộc vào chu nghía tu
bản quốc tế có thể đem lại sự phát triển kinh tê nội địa và
làm tăng tiêu chuẩn sống. Sự hợp tác giữa tư bản trong
nước và các công ty xuyên quốc gia nước ngoài có thê
đem lại những tác động tiến bộ cải thiện đòi sống công
nhân và bộ máy nhà nước. Vì thế, xu hướng này phàn
bác sự thay đổi bằng con đường cách mạng chính trị ờ
các nước kém phát triển. Thay vào đó, các nước này có
thế phát triển bằng những chính sách kinh tế linh hoạt và
thận trọng.
Cách phân lo ạ i thứ ba là cách phân loại của Matìas
Vemengo, một nhà kinh tế thuộc trường Đại học Utah.
Cách phân loại này có hình thức dựa trên sự phân chia vê
địa lý nhưng về nội dung có phần giống vói cách phản
loại thứ hai. Theo Matias Vemengo, có hai dòng chính
trong thuyết phụ thuộc:
- Chủ nghĩa cấu trúc Mỹ Latinh với các đại biêu như
Prebisch, Celso Furtado và Pinto Anibal. Đây là dòng có
nội dung hoi giống với xu hướng ôn hòa.
- Chủ nghĩa Mác Mỹ với các đại biếu như Paul Baran,
Paul Sweezy và Andre Gunder Frank. Đây là dòng có nội
dung hoi giống với xu hướng cấp tiên.
v ể đại thế, thuyết phụ thuộc được xây dựng trên một
SỐ cơ sớ lý luận và thực tiễn chính như ban chất con ngươi
do xã hội và lịch sử quy định, cách tiếp cận kinh tê chinh
trị quôc tê, cách tiêp cận hệ thông vói giả định kinh tê thế
giới đã trơ thành hệ thông, lý thuyết câu trúc kinh tế vón
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
49
ra đời từ Pháp trước năm 19451, sự phát triển không đều
của lịch sử dân đến địa vị khác nhau của các quốc gia
trong hệ thống, môi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tê giữa các quốc gia ngày càng tăng,... Từ các cơ sở đó,
thuyết phụ thuộc có các luận điếm chính về quan hệ quôc
tế sau đây:
3.
Chủ thể và hệ thống quốc tế trong quan niệm
của thuyết phụ thuộc
Chủ thê trong quan hệ qu ốc t ế bao gồm cả giai cấp và
quốc gia. Nhưng khác vói chủ nghĩa Mác - Lênin đề cao và
gần như tuyệt đối hóa chủ thế giai cấp, thuyết phụ thuộc
có xu hướng nhấn manh nhiều hơn đến quốc gia' với sự
phân biệt theo tiêu chí trình độ phát triêh kinh tế. Tuy
nhiên, ngay trong thuyết phụ thuộc cũng có sự bâ't nhất
trong đánh giá vai trò của hai loại chủ thể quan hệ quốc tế
này. Xu hướng cấp tiến chú ý đến giai câ'p trong phân tích
nguyên nhân dẫn đêh mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ
quốc tế nhưng cách giải quyết lại quy cho cả hai. Trong
khi đó, xu hướng ôn hòa thì lại tập trung vào chủ thể quốc
gia mà ít tính đến chủ thể giai cấp. Ngoài ra, cũng có sự
khác nhau trong đánh giá vai trò chủ thể của công ty
1. Jose Gabriel Palma, "Tại sao truyền thống tư duy phê phán của
Mỹ Latinh trong khoa học xã hội trớ nên gần như tuyệt chùng"; Mark
Blyth (chu biên), Cẩm nang Kinh tê'chính trị quõc t ế - Kinh t ế chính trị
CỊUỐC tê'với tư cách là cuộc đ ô ĩ thoại mang tính toàn cầu, Khoa Quốc tê'học,
trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2011, tr. 390.
50
M ot so van de ly tuan quart he quoc te dddi goc nhin hch sCi
xuyen quoc gia (TNC). Mot loai quan diem cho rang TNC
cung la chu the quan he quoc te khi la nguoi true tiep tao
ra cac quan he kinh te lien quoc gia va xuyen quoc gia
cung nhu la tac nhan chinh dem lai sir phu thuoc cua cac
nuoc dang phat trien vao cac nuoc phat trien. Nhung
cung co y kien cho r^ng TNC khong phai la chu the quan
he quoc te ma chi la cong cu nham thuc hien loi ich quoc
gia hay loi ich cua giai cap thong tri ma thoi. Tuy nhien, co
the nhan thay su tap trung phan tich Ion nhat cua nhirng
nguoi theo thuyet phu thuoc la vao chu the quoc gia.
Cac nen kinh te tuong tac va gan bo voi nhau ngay
cang chat che, dan den hinh thanh he thong the gi&i. He
thong the gioi duoc xay dung theo ca chieu doc va chieu
ngang. Ve chieu doc, do la moi quan he thu bac giua cac
quoc gia giau manh voi cac quoc gia ngheo yeu. Ve chieu
ngang, do la moi quan he giai cap ma chinh la quan he giua
gioi tinh hoa cua ca hai nhom nuoc giau - ngheo. Gioi tinh
hoa cua hai nhom nuoc nay lien ket voi nhau va cung chia
se loi ich trong viec duy tri he thong nay boi vi chiing thuc
sir cung co loi trong viec boc lot cac nhom xa hoi khac1.
He thong nav duoc bat dau va thuc day boi chu nghla tu
ban. No co xu huong ngay cang mo rong va loi cuon
ngay cang nhieu nuoc tham gia. Chu nghia tu ban chinh
la dong luc de giai cap tu san vuon ra ben ngoai khai
1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to Intem atw nal
Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr. 90-91.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
51
thác thị trường, nguyên liệu và lao động. Sau năm 1945,
hệ thông này đã vươn ra tầm thế giới và bao gồm cả các
nước mới giành được độc lập. Sự tham gia vào hệ thống
kinh tê th ế giới của các nước này là xu thế gần như
không tránh khỏi bởi nhu cầu phát triển và yêu cầu mở
rộng của nền kinh tế thị trường trong nước. Hon nữa, sự
tham gia này còn bị quy định bởi chính sự phụ thuộc vào
các nước phát triển. Vì thế, hệ thống thế giới trước kia
cũng như hiện nay đều là hệ thống chịu sự chi phối của
chủ nghĩa tư bản, do giai cấp tư sản thống trị và nhằm
đem lại lợi ích cho chúng. Đây là luận điểm giông với
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn chung,
thuyết phụ thuộc cho rằng "quan hệ kinh tế toàn cầu
được cơ cấu đê đem lại lợi ích cho những giai câ'p xã hội
nhất định và tạo ra "hệ thông th ế giới" cơ bản là không
công bằng"1.
Trong hệ thống này đang diễn ra sự phân công lao
động qu ốc t ế b ấ t bình đẳng theo hướng các nước đang
phát triển sản xuất các hàng hóa thô như nguyên liệu,
sản phẩm nông nghiệp hay sàn phẩm sơ chế và xuất sang
các nước phát triển với giá thấp. Trong khi đó, các nước
phát triển sàn xuất những hàng hóa thành phẩm có chất
lượng tốt hơn, có hàm lượng chất xám nhiều hơn và tất
nhiên từ đó là giá cao hơn với lợi nhuận nhiều hơn.
1. Jill Steans & Llovd Pettiford, lììtroduction to International
Relations: Perspectives and Themes, Sđcì, tr. 75.
52
Một số vấn để lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin Itch sù
Trước kia, các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu
thô và hàng nông nghiệp nhưng vẫn nghèo đói thì nay
vẫn vậy nhưng dưới hình thức khác mà thôi. Đó là sự
chuyên đổi từ hình thức bị bóc lột trực tiếp sang hình thức
tham gia phân công lao động quốc tế. Sự phát triển công
nghiệp sau này ở các nước đang phát triển không hăn là
những ngành công nghiệp mũi nhọn và thực tê phần
nhiều vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Trong sự
phân công này, các nước nghèo phải thiết k ế nền kinh tê
của mình theo hướng phục vụ lợi ích của các nước giàu.
Thậm chí, họ nhiều khi buộc phải vét cạn tài nguyên và hy
sinh môi trường sinh thái hòng đổi lấy một sự phát triển
có hạn. Xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục duy trì bởi ưu thế
của các nước phát triển là lớn hơn hẳn và chính các nước
này đang là người tạo ra luật chơi kinh tế quốc tế, nắm giữ
các thể chê kinh tế thê giới trong khi các nước đang phát
triển gần như không có khả năng tác động để thay đổi sự
phân công lao động quốc tế. Cái gọi là sự tham gia chuỗi
giá trị hay chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay có thế bô
sung thêm một ít thuận lợi cho các nước đang phát triẽn
nhưng bản chất vẫn là sự phân công lao động quốc tế bất
binh đăng và chịu sự chi phôi của các nước phát triển.
Kết quà của môi quan hệ kinh tê này là sự phân h ó a
giàu nghèo tiep tục g ia tăng. Sự phân công lao động như
vậy và câu trúc kinh tê của hệ thông thê giói giúp các
nước giàu có cơ hội giàu lên, còn các nước nghèo lại có
nguy cơ nghèo đi. Dòng đầu tư, thương mại quốc tế và
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
53
chuyến giao công nghệ tiên tiến phần lớn diễn ra giữa các
nước giàu vói nhau. Các nhà đầu tư nước ngoài rõ ràng
theo đuổi lợi nhuận cho chính họ chứ không phài nhằm
giúp các nước nghèo tăng trưởng. Ưu thế kinh tế, các luật
lệ và điều kiện thương mại hiện nay đang góp phần duy
trì tình trạng bất bình đẳng này khi tạo điều kiện cho các
nước phát triển có thể ép giá bán cao, ép giá mua thấp
trong khi các nước đang phát triển không có hoặc có Tất ít
sự lựa chọn khác. Thặng dư thấp khiến các nước đang
phát triển có ít cơ hội tích lũy tư bản cho phát triển, trong
khi điều này là ngược lại đối với các nước phát triển. Tuy
nhiên, ở đây các học giả thuyết phụ thuộc có hai quan
điểm khác nhau. Xu hướng cấp tiến cho rằng các nước
phát triển ngày càng giàu lên, còn các nước đang phát
triển ngày càng nghèo đi. Xu hướng ôn hòa lại cho rằng
các nước đang phát triển cũng có sự tăng trường nhưng
đó là sự kém phát triển chứ không phải là phát triển khi
khoảng cách giàu - nghèo giữa hai nhóm nước này có xu
hướng ngày càng gia tăng. Dù quan điểm nào thì thực tế
chung vẫn là sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai
nhóm nước và từ đó là sự phân hóa giàu - nghèo trong
quan hệ quốc tế vẫn đang có xu hướng tăng lên.
Xu hướng phần hóa giàu nghèo quy định địa vị khác
nhau giữa các quốc gia và dẫn đến sự phân tầng trong hệ
thông thê giới. Trong hệ thống thế giới này, các nước phát
triển đóng vai trò chi phối, còn các nước đang phát triển
đóng vai trò phụ thuộc. Sự phân tầng này được các học
54
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lích sủ
giả thuyết phụ thuộc mô tả bằng nhiêu hình thức khác
nhau như trung tâm và ngoại vi, quốc gia chi phôi và phụ
thuộc, trung tâm và vệ tinh. Thậm chí có học gia như Paul
Baran, chịu ảnh hưởng của Lênin về chủ nghĩa đ ế quốc,
còn coi đây là hệ thống đ ế quốc, trong đó các nước giàu nô
dịch và bóc lột các nước nghèo. Các nước phát triên cố
gắng duy trì hệ thống phân tầng này bơi có lợi cho họ. Cơ
cấu phân tầng như vậy đã tạo thành một trật tự chi phối
quan hệ giữa các quốc gia, buộc quan hệ liên quốc gia đi
vào quỹ đạo và trật tự của hệ thống, tức là theo ý chi và lợi
ích của các nước phát triển ờ tầng trên. Một hệ thống như
vậy đã tạo điểu kiện cho sự chi phối và thông trị cua các
nước phát triển ờ tầng trên đối với các nước đang phát
triển ở tầng dưới. Hình thức thống trị này trong thòi hiện
đại còn được gọi là chủ nghĩa đế quốc mới hay chủ nghĩa
thực dân mới. Như vậy, quan hệ quốc tế đã được quy
định bời câu trúc kinh tế cúa hệ thống thế giới tư ban chủ
nghĩa. Trong đó, sự yếu kém về kinh tế dẫn đến địa vị
thấp kém vê chính trị. Và quan hệ kinh tế không nên chi
đơn thuần được coi như sự trao đổi lợi ích, mà còn có đặc
trưng là sự không công bằng.
4.
Tinh trạng kém phát triển, sự phụ thuộc và mâu
thuân kinh tê trong quan hệ quốc tế theo quan niệm
của thuyết phụ thuộc
Tư câu trúc và sự phân công lao động của hệ thóng
quôc tê nói trên, nguyên nhân tình trạng kém p h á t triến
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hê quốc tế
55
của các nước đang phát triển chính là do cấu trúc bất bình
đăng của hệ thống thế giới đang tạo điều kiện cho sự bóc
lột quôc tế theo kiểu chủ nghĩa tư bản. Trong hệ thống đó,
tài nguyên, sức lao động và thặng dư của các nước đang
phát triển bị bòn rút và đưa về các nước phát triển. Tình
trạng kém phát triển thường được những người theo
thuyết phụ thuộc cho rằng là do tài nguyên của các nước
nghèo đem lại lợi nhuận cho các nước giàu nhiều hơn là
cho chính các nước nghèo. Công ty xuyên quốc gia (TNC)
của các nước phát triển là công cụ chính thực hiện sự bòn
rút này. Đầu tư nước ngoài của họ sang các nước đang
phát triển tuy có thể đem lại sự tăng trưởng nhất định
nhưng kèm theo là những hậu quả lớn có thể gia tăng tình
trạng kém phát triến như công nghệ lạc hậu, tàn phá môi
trường, cạn kiệt tài nguyên và chuyển thặng dư về các
nước phát triển. Giai cấp tư sàn trong nước đã tiếp tay cho
quá trình này khi vừa bóc lột khai thác trong nước, vừa
cấu kết làm ăn với tư sản các nước phát triển. Giới tư sàn
trong nước tuy có thê có tích lũy nhưng hoặc chuyên ra
nước ngoài, hoặc tiêu dùng xa xỉ nên đầu tư lại vào kinh tế
không được bao nhiêu. Cho nên giai cấp tư sản trong
nước cũng chính là tác nhân của giai cấp tư sản quốc tế.
Nói chung, các nước này nghèo bởi vì họ bị buộc phải tham
gia vào sự phân công lao động quốc tế bất lợi cho họ và
tham gia vào thương mại quốc tế bất bình đẳng với cái giá
thu về ít hơn cái họ đáng được nhận. Hệ thống thế giới
như vậy đem lại sụ bất lợi và cản trở sự phát triêh của các
56
Một số vấn để lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhìn lỊCh sử
nước nghèo. Hay nói cách khác, trong hệ thông nay, các
nước ơ trưng tâm là nguyên nhân, còn các nước ơ ngoại vi
là kết qua cua sự kém phát triển. Những học già cua thuyết
phụ thuộc quy nguyên nhân bên ngoài này là nguyên nhản
chính dẫn đến tình trạng kém phát triển cua các nưóc đang
phát triển1. Dù họ không thống nhất vói nhau liệu đây có
phải là nguyên nhân duy nhất hay không, nhưng họ đểu
đổng ý rằng nguyên nhân bên ngoài này là thu phạm lớn
nhất gây ra sự kém phát triển của các nước đó chứ không
phải sự yếu kém trong đường lối kinh tê nội địa.
Tình trạng kém phát triển nói trên đã dẫn đên sự phụ
thuộc của các nước đang p h á t triển v ào các nước phát
triển. Sự phụ thuộc là một quá trình lịch sừ rất lâu dài, bắt
nguồn tù quá trình quốc tế hóa của chù nghĩa tư ban. Nó
là một phân thiết yếu của hệ thống tư bản trên toàn thế
giới. Mối quan hệ phụ thuộc này có thê biến đổi tùy tưng
thời kỳ và sự phụ thuộc bây giờ không giống như sự phụ
thuộc theo kiêu nô dịch, áp bức, trắng trọn và bạo lực như
trước kia, nhưng tính chât một chiều và bâ't bình đăng cao
là không thay đối. Tình trạng kém phát triển buộc các
nước đang phát triến phai tham gia vào hệ thống thế giới
1. Một loạt các lý do bên ngoài khác cũng được đưa ra nhu hạ
tâng co so và giao dục yêu kém là do di san cua chù nghĩa thực dán,
nen kinh te truoc kia cua họ được xâv dựng chu yêu nhằm phục vụ
kinh te chinh quôc và sau này đuọc định hướng cung cáp nguvén liệu
va tieu thụ hang hóa cho các nưóc này, việc không chịu mơ cua thi
truơng và chuyên giao công nghệ cua các nước phát triển hiện nav,_
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
57
vốn được định hình và chi phối bơi các nước phát triền.
Tham gia vào hệ thống bất bình đẳng như vậy cũng có
nghĩa là phải chấp nhận chịu sự phụ thuộc và chi phối cùa
các nước giàu. TNC đang góp phần làm gia tăng sự phụ
thuộc này thông qua hoạt động làm ăn cùa chúng ở các
nước đang phát triển. Nhìn chưng, các nước đang phát
triển đã bị dàn xếp một cách vô tình hay hữu ý trong một
mối quan hệ phụ thuộc và bị thống trị bời các nước giàu.
Sự phụ thuộc này là khá lớn và khá toàn diện cà về hàng
hóa, vốn, công nghệ, thị trường, luật lệ, tô chức quốc tê'...
Có thể nói ưong chừng mực nào đó, cơ cấu kinh tế và hoạt
động thương mại quốc tế của các nước phụ thuộc là do các
quốc gia chi phối áp đặt. Hơn nữa, do sức mạnh và sự chi
phối kinh tê của các nước giàu được chuyên hóa thành sức
manh và sự chi phối về chính trị nên đối với các nước
nghèo, sự lệ thuộc vê kinh tế sẽ dân theo sự lệ thuộc vê
chính trị, bất bình đăng về kinh tế sẽ dẫn theo bất bình
đẳng về chính trị. Sự phụ thuộc một chiều này khiên các
nước nghèo vẫn tiếp tục bị đây ra ngoại vi và đóng vai trò
cung cấp nguvên liệu thô. Và quan trọng, chính sự phụ
thuộc một chiểu này đã góp phần tạo ra quyền lực của
quốc °ia chi phối đối với quốc gia phụ thuộc. Đây chính là
điều mà thuyết phụ thuộc gọi là hình thức "thống trị thực
dân mới'' cua nước giàu đôì với nước nghèo thay cho xâm
chiếm thuộc địa và can thiệp thô bạo trước kia.
Tinh trạng kém phát triên của các nước đang phát
triên sự phân hóa giàu nghèo gia tăng, sự bất bình đằng
58
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhirt lịch sử
trong quan hệ kinh tế quốc tế và sự phụ thuộc cua các
nước đang phát triển vào các nước phát triên đã tạo ra
hình thức bóc lột mói thông qua kinh tế quốc tê và từ đó
quv đinh nên m âu thuẫn kinh tê' trong quan hệ qu ốc tẽ
giữa họ. Địa vị thấp kém cộng với sự lệ thuộc khién các
nước đang phát triển ở vị trí thương lượng yếu hơn nhiểu
so với các nước phát triển nên rât khó giải quyết mâu
thuẫn này. Kết quả là mâu thuẫn không được giải quyết
và ngày càng tích tụ. Các học giả của thuyết phụ thuộc coi
mâu thuẫn kinh tế này là cơ ban và có kha năng chi phối
các tương tác liên quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Mâu
thuẫn này hiện nay hay được gọi là mâu thuẫn Bắc - Nam,
tức là giữa các nước phát triển phần lớn nằm ở bán cãu
Bắc và các nước đang phát triển chủ yếu nằm ở bán cẩu
Nam1. Trước kia, còn có mâu thuẫn kinh tê'giữa các nước
giàu và mâu thuẫn này có kha năng dẫn đến chiên tranh
giữa họ nhằm tranh giành các quốc gia phụ thuộc. Nhưng
nay, mâu thuẫn này đã nhường chỗ cho mâu thuẫn Bắc Nam và mâu thuẫn này ít dẫn đến khả năng chiến tranh.
Đây là điếm khiên cách phân tích của thuyết phụ thuộc
hơi giông chu nghĩa hiện thực khi tập trung vào máu
thuẫn trung tâm có kha năng chi phối quan hệ quốc tế.
Mâu thuẫn trung tâm cua chu nghĩa hiện thực là máu
1. Chu tịch Ngân hàng Thê giới (WB) trong thời gian 1995-2005
là Jam es Wolfensohn đã tùng coi mâu thuần Bắc - Nam là sụ chia
rẽ lớn nhất tronơ th ế kỳ XXI.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hê quốc tế
59
thuân quyển lực, còn đối vói thuyết phụ thuộc, đó là máu
thuẫn kinh tế.
5.
Quan niệm của thuyết phụ thuộc về một số xu
hướng trong quan hệ quốc tế hiện nay và con đường
phát triển của các nước phương Nam
Thuyết phụ thuộc cũng được vận dụng đê xem xét
một sô xu hướng vận động trong quan hệ quốc tê hiện nay
như toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, tự do hóa thương
mại, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phụ thuộc lẫn nhau.
Các xu hướng này không hoàn toàn là tất yếu khách quan
mà được xuất phát và thúc đây nhiều bời các nước phát
triễn. Điều này được quy định bời lợi ích to lớn đem lại
cho họ, bời vị th ế chi phối quan hệ quốc tế thế giói, bơi
chúng nắm được nhiều phương tiện duv trì xu hướng như
ưu thế về thực lực vật chất, thê chế quốc tế, thông tin và
phương tiện thông tin đại chúng,...
- Toàn cần hóa là sự gia tăng ảnh hướng và ưu thế của
các nước đang phát triển trong việc duy trì hệ thống thế
giới hiện hành và những điều kiện thương mại có lợi cho
họ. Thực tế toàn cầu hóa là sự phô biên các giá trị và điều
kiện có lọi .cua các nước giàu sang các nước nghèo chứ
không phải ngược lại. Và điều này đang làm cho sự phân
hóa giàu nghèo tiếp tục trong quan hệ quôc tế như đã
được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu.
- Nền kinh tế tri thức giúp nâng cao khả năng thu được
lợi nhuận nhiều hon và thường xuyên hơn từ lợi thế khoa
60
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sử
học công nghệ vốn do các nước phát triên nắm giữ. Đấu tư
nước ngoài chi chuyên giao công nghệ hạn chê va đã lạc
hậu. CỐ gắng bảo vệ bản quyển phát minh sáng chê là một
cách thức quan trọng để duy trì lợi thế khoa học công
nghệ này1. Trong nền kinh tế dựa trên nguyên liệu, các
nước đang phát triển có thể có vị trí nào đó dựa trên ưu
thê nguyên liệu thì nay trong nền kinh tế tri thức, vị trí
này là không còn nữa.
- Tự do hóa thương mại cũng đem lại nhiểu lợi thế và lợi
nhuận nhiều hơn cho các nước phát triển vốn có năng lực
cạnh tranh cao hơn so với các nước đang phát triển. Không
những thế, tự do hóa thương mại cũng kèm theo những rùi
ro có thê còn lớn hơn lợi nhuận thu được cho các nước
đang phát triển như sàn xuất nội địa bị chèn ép chẳng hạn.
- Hội nhập kinh tê' quốc t ế đ ối vói các nước đang phát
triến cũng có nghĩa là tham gia vào sự phân công lao động
quốc tế bất công và hệ thống thế giới phân tầng, là sự chấp
nhận các điêu kiện thương mại quốc tế bất binh đẳng hiện
nay. Hội nhập kinh tế quốc tế vói những ràng buộc lớn
hơn hợp tác thông thường nên có khả năng trói buộc cao
hon các nước đang phát triên vào sự bât bình đẳng này.
Từ đó, nguy cơ phân hóa giàu nghèo và sự bất lợi trong
phát triên đôi với các nước này vân được tiếp tục.
1. Cũng có ý kiên phan biện đáng chú ý là các nước đang phát
trien không thực sự quan tâm tới phát triển khoa học công nghệ
cung nhu có chuyên giao thì không áp dụng tốt hoặc thậm chí
không áp dụng được.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hê quốc tế
-
61
Trong khi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nhóm
nước phát triên và đang phát triển rõ ràng là sự phụ thuộc
bât tương xứng khi các nước đang phát triển phụ thuộc
nhiều vào các nước phát triển hơn là ngược lại. Điều này
đang biến thành sự lệ thuộc một chiều và ngày càng tăng
của các nước này đối với các nước phát triển. Nhìn chung,
nhiều học giả thuyết phụ thuộc cũng thừa nhận các xu
hướng kê trên có đem lại lợi ích ít nhiều cho các nước
đang phát triển nhưng tổng thê là bất lợi lớn hơn và lợi
nhuận chủ yếu sẽ tiếp tục đô về các nước phát triển.
Trong bối cảnh đó, thuyết phụ thuộc cho rằng có nhiều
con đường p h át triển kh ác nhau chứ không phải chi có con
đường duy nhât với những giai đoạn phát triển nhất định
cho tất cả các nước. Thuyết phụ thuộc phê phán lý thuyết
về các giai đoạn tăng trường kinh tế của w.w. Rostow1.
1. Tác phẩm Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế (Stages o f
Economic Growth) của w. w. Rostow mà đôi khi được coi là Tuyên
ngôn không cộng sàn đã cô' vũ cho đường lối phát triển theo kiểu
chủ nghĩa tư ban. Rostovv đưa ra năm giai đoạn phát triển bao gổm:
1/ Xã hội truyền thống; 2/ Tiền đề cho sự cất cánh; 3/ Cất cánh;
4/ Vận động tói sự trưong thành; 5/ Thời, kỳ tiêu dùng cao cho
nhân dân. Theo Rostow, đây là con đường phát triển chung cho tất
cà các nước. Những vân đề mà các nước đang phát triển hiện nay
phái đối mặt cũng chính là những vấn đề mà các nước phát triển
trước kia đã trai qua. Vì thế, các điều kiện cho sự cất cánh bao gổm
sự phát tán văn hóa Tâv Âu, công nghệ, vốn đẩu tư và việc khắc
phục các di san cua sụ trì trệ kinh tế và văn hóa. Đây là lý thuyết cổ
vũ cho mô hình phát triên chu nghĩa tư bàn theo kiểu phương Tây.
62
Một só vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
Thuyết phụ thuộc cho rằng không thê áp dụng mô hình
tăng trưởng cua các nước tư bản phát triên cho các nước
đang phát triển bởi những điều kiện đặc thù vể kinh tể,
văn hóa, xã hội, lịch sử và con người. Những người theo
thuyết phụ thuộc cũng cho rằng hoàn cảnh, điểu kiện, con
đường, vị thế trong nền kinh tê thế giói của hai nhóm
nước là khác nhau cả trong lịch sử lẫn hiện tại1.
Theo họ, có hai con đường chính đê giải quyết. Xu
hướng cấp tiến cho rằng cần tiến hành cách mạng đê thay
đổi hệ thống thê' giói hiện thời. Còn xu hướng ôn hòa chù
trương con đường tiến hóa khi cho rằng các nước đang
phát triển cần có những chính sách kinh tế khôn ngoan,
linh hoạt, thận trọng để đem lại sự phát triển cho mình
và hạn chế những tác động bất lợi trong hệ thống thế
giới. Sự phát triển sẽ cải thiện địa vị của họ trong hệ
thông cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đem
lại cho họ những lợi thế lớn hơn trong sự phân công lao
động quôc tê. Thậm chí, còn có quan điếm cho rằng các
nước này nên theo đuổi con đường riêng, hạn chế bớt sự
liên hệ với thị trường thế giới, giảm bớt sự lệ thuộc vào
các nước đang phát triển và thi hành sự bảo hộ nhất
định. Hội nhập không phải là cứu cánh cho sự phát triếh
1. Một trong những lập luận của những người theo lý thuvẽt
phụ thuộc vê hoàn canh lịch sừ khác nhau giữa hai nhóm nưóc náy
là các nước tu ban phát triển không phái trải qua môi quan hệ phụ
thuộc một chiêu vào các nước khác như các nước đang phát triển
phái chịu hiện nay.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
63
của các nước đang phát triển. Với sự phân tích từ góc độ
câu trúc kinh tế thế giới, thuyết phụ thuộc cho rằng các lý
thuyết kinh tế cô điên của Adam Smith và Ricardo không
phù hợp với bối cảnh phụ thuộc của các nước đang phát
triển. Đây là quan điểm trái ngược với chủ nghĩa tự do
trong kinh tế.
6. Các đánh giá khác nhau dối với thuyết phụ thuộc
Trong chừng mực nào đó, thuyết phụ thuộc là sự chi
trích đối vói quan niệm hiện đại hóa. Hiện đại hóa vốn đã
được xem là nguyên nhân của tiến bộ xã hội, giờ lại được
thuyết phụ thuộc nhìn nhận như nguyên nhân đói nghèo
trên thế giới. Còn trên bình diện quan hệ quốc tế, thuyết
phụ thuộc là lý thuyết về sự phân hóa giàu nghèo trong
thế giới hiện đại.
Thuyết phụ thuộc đã có một số đóng góp quan trọng
vào nghiên cứu quan hệ quốc tế. Thứ nhất, lý thuyết này
đã đóng góp yào phương pháp luận nghiên cứu quan hệ
quốc tế như cách tiếp cận kinh tế chính trị quốc tế, cách
tiếp cận hệ thống kinh tế quốc tế và phân tích cấu trúc
kinh tế. Thứ hai, thuyết phụ thuộc đã chi ra một trong
những nguyên nhân lớn nhất quy định tình trạng kém
phát triển cua các nước đang phát triển là do cấu trúc kinh
tế thế giới bâ't bình đẳng theo kiểu chủ nghĩa tư bản. Thứ
ba nó cũng chỉ ra những mặt trái và sự bất lợi cho các
nước đang phát triển trong nhiều hiện tượng kinh tế quốc
tế hiện nay như toàn cấu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau, tự
64
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sù
do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế,— Thư tu,
thuyết phụ thuộc góp phần làm rõ thêm bàn chát cua
quan hệ quốc tế qua phân tích mâu thuẫn kinh té trong
quan hệ quôc tế. Thứ năm, lý thuyết này đã chi ra tình
trạng phụ thuộc bất tương xứng khó tránh khỏi giữa quôc
gia chi phôi và quốc gia phụ thuộc cũng như sự biên đối
mô hình phụ thuộc này qua các thòi kỳ. Thứ sáu, nó "đóng
góp quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về cách thức
chủ nghĩa tư bản hoạt động ở khu vực ngoại v i"1. Thứ bảy,
lý thuyết này cũng có sự đóng góp cho chủ nghĩa Mác Lênin khi được coi là lý thuyết về hậu quà của chủ nghĩa
tư bản, còn chủ nghĩa Mác - Lênin được coi là lý thuyết vê
nguyên nhân của chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên, thuyết phụ thuộc cũng bị phê phán khá
mạnh mẽ. Các phê phán lý thuyết này tập trung vào một
SỐ điểm.
Thứ nhất, lý thuyết này không có khả năng trở
thành lý thuye't bao quát về quan hệ quốc tế khi chủ yếu
chi đê cập một số nước nào đó thuộc nhóm các nước đang
phát triển và một vài vấn đề của họ như tình trạng kém
phát triển kinh tế chăng hạn. Nó chưa đánh giá đầy đu vai
trò của các nước lớn, bỏ sót các nước đang phát trién ở
1. Jose Gabriel Palma, 'Tại sao truyền thông tư duy phê phán
của Mỹ Latinh trong khoa học xã hội trở nên gân như tuvệt chung",
Mark Blỵth (chu biên), Cẩm nang Kinh t ế chính trị quôc t ế - Kinh t ẽ
chinh trx cjuoc tẽ với tư cách là cuộc đõì thoại mang tính toàn câu, Khoa
Quôc tê học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hã X ội,
2011, tr. 404.
Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệ quốc tế
65
vùng bán ngoại vi củng như không tính đến nhiều vâri đê
quan hệ quốc tế khác. Thứ hai, nó tập trung vào các
nguyên nhân và điểu kiện khách quan bên ngoài mà ít chú
ý đến các nguyên nhân nội tại bên trong quy định tình
trạng kém phát triển của các nước nghèo mà vốn đã rất
nhiều. Thực tế cho thấy các nguyên nhân bên trong của sự
trì trệ kinh tế và kém phát triển là nhiều và lớn. Thứ ba,
thuyết phụ thuộc khuyến khích con đường phát triển đa
dạng nhưng lại không tính đến sự đa dạng hết sức vể điều
kiện phát triến của các nước đang phát triển. Nó có xu
hướng quy đồng vâh đề này. Thứ tư, lý thuyết này được
coi là không chính xác khi mô tả mối quan hệ phụ thuộc
giữa các nước phát triển và đang phát triển là có tổng số
bằng 0. Thực tế cho thấy mối quan hệ này cũng có thể dẫn
đến việc cả hai bên cừng được. Thứ năm, lý thuyết này
không giải thích được cách thức hàng loạt các nước đang
phát triển như Hàn Quốc, Xữìgapo,... đã tăng trưởng cao
và thoát khỏi cành nghèo. Nguyên nhân thực chứng này
khiến thuyêt phụ thuộc đã giám giá trị trong việc giải
thích quan hệ quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Thứ sáu,
nó cũng được coi là phiến diện khi cho rằng chủ nghĩa tư
bàn đã thất bại mà không tính đên những hình thái phát
triển mới của chu nghĩa tư ban. Nó cũng có xu hướng
không tính đê'n nhũng mặt tích cực mà chủ nghĩa tư bản
đem lại ờ các nước ngoại vi mà chỉ quan tâm tới những
mặt tiêu cực. Có thể tóm lược sự phê phán thuyết phụ
thuộc bằng nhận xét của Jose Gabriel Palma rằng lý
66
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
thuyết phụ thuộc "là sai lầm không chi vì lý thuyết đ ó
không phù hợp với thực tế, mà còn vì bàn chât chính
thống máy móc của lý thuyết đó khiến nó vừa c ó tính
chất tĩnh, vừa phi lịch sử "1.
Có lẽ vì thế mà hiện nay, thuyết phụ thuộc tuv vẫn
được sử dụng nhiều trong lịch sử, nhân học,... nhưng trong
quan hệ quốc tế, nó thường chi được sử dụng như một cách
tiếp cận bô sung. Còn trong kinh tế, nó cũng được dùng đê
chi ra một trong sô'các nguyên nhân mà thôi.
Mặc dù vậy, với vai trò là một cách tiếp cận, việc vận
dụng thuyết phụ thuộc vào nghiên cứu quan hệ quổc tế
vẫn là hữu ích. ít nhất, nó cũng giúp đem lại một cách
nhìn về quan hệ quốc tế thế giói vốn râ't phức tạp và đa
diện nên cần sự đánh giá đa chiểu. Nó cũng giúp lý giải
thêm nhiều xu hướng trong đời sống quổc tế hiện nay nhu
toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau, tự do hóa thương
mại, hội nhập kinh tê quốc tế, mâu thuẫn Bắc - Nam, mối
quan hệ qua lại giữa kinh tế với chính trị quốc tê'— Nó
cũng hoàn toàn có thê vận dựng vào việc phân tích quan
hệ nước lớn - nước nhỏ trong quan hệ quốc tế hiện nay,
trong đó có Việt Nam.
1. Jose Gabriel Palma, "Tại sao truyên thống tư duy phê phán
cua My Latinh trong khoa học xã hội trở nên gần như tuyệt chung",
Mark Blyth (chu biên), Cấm nang Kinh te chính trị CỊUOC tê'- Kinh tẽ
chmh tụ quoc té VỚI tư cách là cuộc đõi thoại m ang tính toàn câu Sđd,
tr. 397.
67
Cơ sở CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN IHựC
VÀ Sự PHÊ PHÁN
Xu hướng ngày càng mở rộng tương tác với bên ngoài
khiên quan hệ quổíc tế trở thành tác nhân định hình lịch sử
quốc gia. Xu hướng giao lưu, mở cửa và hội nhập ngày càng
lan rộng cũng khiến quan hệ quốc tế ưở thành yếu tô' chi
phôi lịch sử thê'giới. Bởi thê' việc nghiên cứu quan hệ quốc
tế ngày càng trở nên thiết yếu ữong nghiên cứu lịch sử.
Trong quan hệ quôc tế có nhiều lý thuyết. Mỗi lý
thuyết là một cách giải thích sự vận động của quốc gia và
thế giới khác nhau. Trong sô' này, chủ nghĩa hiện thực
(realism) thuộc loại nôi bật và có lịch sử lâu đòi nhâ't. So
với các lý thuyết khác, đây cũng là lý thuyết có hệ thông lý
luận tương đôi đầy đủ và có khả năng bao quát nhiều vẩn
đề trong quan hệ quốc tế hơn cả. Nó củng có ảnh hưởng
lớn trong quan hệ quốc tế cà trên phương diện lý luận lẫn
thực tiễn, nhất là trong thế kỷ XX.
Giới nghiên cứu lịch sừ thế giới của phương Tây cững
như các nước xã hội chủ nghĩa trước kia đều chịu ảnh
hưởng khá nhiều của chủ nghĩa hiện thực. Điều này được
68
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
phản ánh trong sự phân kỳ theo các cuộc chiên tranh củng
như trong sự luận giải vê nhiều vâh đề lịch sử khác nhau.
Ảnh hưởng này vẫn được tiếp tục đến tận bây giờ bâ't
châp sự phê phán chủ nghĩa hiện thực.
Xuất phát từ vai ưò đó của chủ nghĩa hiện thực, bài
viết này cố gắng trình bày những cơ sở chính của lý thuyết
này cũng như sự phê phán nó từ các lý thuyết khác. Do
khuôn khô có hạn, bài viết chi có thê giói thiệu các cơ sờ
chính mà không có điều kiện đi sâu giới thiệu các luận
điểm cụ thế. Tuy vậy, bài viết cũng hy vọng đóng góp
thêm được điều gì đó cho việc nghiên cún lịch sử, nhât là
đôi với lịch sử thế giới và một lĩnh vực hẹp của nó là lịch
sử quan hệ quốc tế.
CÁC C ơ SỞ CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THựC
Xu hướng nghiên cứu quan hệ quốc tế của chủ nghĩa
hiện thực xuất hiện rất sớm từ thời cổ đại. Có thể tạm chia
lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực
thành ba thời kỳ chính. Thời kỳ đầu tiên kéo dài tà thòi cổ
đại đên trước Chiến tranh thế giới thứ haí. Đây là thời kỳ
xuất hiện các quan điểm đầu tiên cùa lý thuyết này vói các
học già chính như Thucydides, Nicollo Machiavelli và
Thomas Hobbes. Thời kỳ thứ hai từ Chiến tranh thê giới
thứ hai đến cuối những năm 70 thế kỷ XX. Đây là thòi kỳ
chủ nghĩa hiện thực phát triển và trờ thành một lý thuvết
quan hệ quôc tê với các đại biêu ưu tú như Edward Carr vá
Hans Morgen thau. Thời kỳ thứ ba bắt đấu tù năm 1979
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
69
được ghi dấu âíi bằng sự ra đời của trường phái chủ nghĩa
hiện thực mới với đại diện là Kenneth Waltz. Sau Chiến
tranh lạnh, lý thuyết này tiếp tục được làm giàu thêm
bằng cách bô sung các luận điểm và những biến thê mói
như chủ nghĩa hiện thực tấn công, chủ nghĩa hiện thực
phòng thủ và chủ nghĩa hiện thực tân cổ điến.
Chủ nghĩa hiện thực quan tâm chủ yếu tới các nhân tố
quy định hành vi và quan hệ giữa các quốc gia trong quan
hệ quốc tế hơn là việc các quổc gia hành động như thế
nào. Các lý luận và luận điểm của nó được xây dựng dựa
trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Các cơ sở
này bao gồm quan niệm về môi trường vô chính phủ bâ't
biến, vai trò chủ thế cơ bản của quốc gia, bản chất của con
người, chủ nghĩa duy vật, thực tiễn lịch sử chiến tranh và
xung đột, hệ thông quốc tế. Cụ thể như sau:
-
Thế giới mà các quốc gia đang sông trong đó có đặc
tính là vô chính phủ (anarchy). Bởi thê' môi trường của
quan hệ quổc tế cũng là vô chính phủ. Thuật ngữ "vô chính
phủ" ở đây là đê chi tình trạng không có một quyền hành
hay chính phủ siêu quốc gia nào ở trên quốc gia. Chủ nghĩa
hiện thực cho rằng môi trường vô chính phủ sẽ là bâ't biến.
Đơn giản bởi vì không quốc gia nào lại muốn bị chi phối, bị
áp chê' bị can thiệp bời một thế lực bên ngoài khác. Luận
điểm này còn được chứng giải thêm bằng quan niệm về
chủ quyền quốc gia. Đối với mọi quốc gia, chủ quyền quốc
gia chính là sự tự do cao nhât tựa như lẽ sống của quốc gia.
Vì thê' mọi quốc gia đểu tìm mọi cách đấu tranh để bảo vệ
70
Môt số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
chủ quyền quốc gia của mình. Khi tất cà các quốc gia đêu
muôn giữ vững chủ quyền quốc gia thì tình trạng vó chính
phủ sẽ được duy trì. Trong chừng mực nào đó, đáu tranh
bảo vệ chủ quyển quốc gia chính là góp phần duy tn tình
trạng vô chính phủ. Môi trường vô chính phủ được chu
nghĩa hiện thực coi là cơ sở điều kiện quan trọng quy định
tình trạng xung đột trong quan hệ quốc tế.
-
Để phát triển hơn, con người cần tập hợp trong
những cộng đồng có tổ chức. Cộng đổng đó chính là quốc
gia. Quốc gia hình thành sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa quốc
gia. Đến lượt mình, chủ nghĩa quốc gia là cái đã gắn kết
các cá nhân vào trong quốc gia - dân tộc. Trong quốc gia,
có nhà nước được thành lập1 đê thực hiện các chức năng
đối nội và đối ngoại của quốc gia. Nhà nước chính là đại
diện của quốc gia trong việc hoạch định chính sách đối
ngoại và thực hiện các mục tiêu trong quan hệ quốc tế. Vì
thế, quốc gia - dân tộc chính là chủ thế quan hệ quốc tế cơ
bản và quan trọng nhất. Điều đó có nghĩa là chi có quốc
gia - dân tộc mới là người làm ra quan hệ quốc tế và có
khà năng quyết định sự vận động của quan hệ quõc tế.
Điểu đó củng có nghĩa chi quan hệ giữa các quốc gia mới
1.
Quôc gia o đây là quôc gia nói chung bao gổm ca các mỏ
hình quôc gia so khai có từ thời cô trung đại chứ không phài chi
mỗi quốc gia theo mô hình W estphalia thời cận hiện đại. So đĩ phai
chú giai điêu này vì có quan điếm cho rằng trước năm 1648, chi có
nha nưoc trong các thực thê địa-chính trị chứ chưa phai quốc gia.
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
71
được coi là quan hệ quốc tế. Các chu thê phi quốc gia1
khác nếu có cũng chỉ là công cụ của quốc gia và đóng vai
trò thứ yếu. Quan hệ quốc tế của các chủ thê này nếu có
thì cũng chịu chi phôi bời quan hệ giữa các quốc gia và
nhăm thực hiện lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế mà
thôi. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ quốc tế là việc nghiên
cứu các quôc gia và cách thức những quốc gia này tương
tác với nhau2. Theo các nhà hiện thực chủ nghĩa, chủ thế
quốc gia - dân tộc này có đặc điểm là chủ thể đơn nhất và
có lý trí trong quan hệ vói bên ngoài. Đơn nhất (unitary) ờ
đây có nghĩa quốc gia là một thực thê’ thống nhất, luôn
hành động vì lợi ích quốc gia; lợi ích quốc gia là rành
mạch, rõ ràng bất kể nhà lãnh đạo hay lực lượng nào nắm
quvền trong nước3. Trong khi đó, chủ thê có lý trí (rational)
1. Chu thê phi quốc gia là những chu thê không phải là quôc
gia, như tô chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia,...
2. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International Rektions:
Perspectives and Themes, Sđd, tr. 54.
3. Trong phân tích, chu nghĩa hiện thực cô điên xuất phát
nhiều từ ban châ't con người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo hay lực
lưọnơ cầm quvển. Tuv nhiên, nhà lãnh đạo hay nhóm lợi ích nào
thì cũng thưòng thống nhâ't với nhau trong những vân để đối
ngoại co ban nhu chu quyển, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia
và nhiểu lợi ích quốc gia khác. Nói cách khác, khi lên nắm quyền
thì họ đều là "tù nhân" của các lợi ích đối ngoại đó. Họ suy nghĩ và
hành động nhân danh quốc gia, vì lợi ích quốc gia và sử dụng các
nguồn lực cua quốc gia đê thực hiện chính sách đối ngoại. Vì thê'
chu n^hìa hiện thực vẫn coi chu thế quan hệ quốc tê' ờ đây là quốc
gia chứ không phái là các nhà lãnh đạo hay nhóm cầm quvền.
72
Một số vấn để lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
tức là có thê nhận biết được lợi ích của mình, luôn tính
toán đế đạt được lợi ích cao nhất, có khả năng phán tích
hậu quả lợi - hại của các hành vi, biết lựa chọn các ưu tiên,
giải pháp và phương tiện ứng xừ thích hợp. Tính toán ]ý
trí có' thế đúng, có thể sai nhưng bao giờ cũng được sừ
dụng trong quan hệ đối ngoại của quôc gia. Tính toán lý
trí chính là một trong những cơ sở để chuyển hóa các năng
lực quốc gia thành hành động đối ngoại nhằm thực hiện
lợi ích quốc gia.
-
Chủ nghĩa hiện thực có cái nhìn tương đôi bi quan vê
bản chất con người khi cho rằng con người cơ bản là ích
kỷ (egoism) và thực lợi. Mặc dù không hoàn toàn bác bỏ
những tính cách và đặc điểm khác, nhưng chủ nghĩa hiện
thực coi ích kỳ và tư lợi là hai đặc tính nổi trội cua con
người. Chính các đặc tính sinh học này đã ảnh hường
nhiều đến cách xác định lợi ích trong chính sách đối
ngoại của quốc gia, đến cách ứng xừ trong quan hệ với
các chủ thê khác và trong cách nhìn nhận về bàn chất
quan hệ quốc tế. Chính các đặc tính sinh học như vậy đã
dân đêh xu hướng tuyệt đối hóa lọi ích quốc gia, đặt lợi
ích riêng lên trên lợi ích của người khác và từ đó góp phán
quy định nên sự tranh giành lợi ích và quyền lực trong
quan hệ quôc tê. Một đặc tính khác cũng được Hans
Morgen thau và nhiều nhà chủ nghĩa hiện thực đê cập lã
xu hướng ham muôn quyền lực. Mặc dù thừa nhận con
người có ba phương diện là sinh học, lý trí, tinh thán, và
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
73
ba phương diện này kết hợp với nhau đê quy định nên
hành vi của con người trong những bôi cảnh khác nhau,
song trong lĩnh vực chính trị, chủ nghĩa hiện thực, mà cụ
thê ờ đây là Hans Morgenthau, vẫn tập trưng đề cao ý chí
vươn tới quyền lực như đặc tính xác định của con người.
Đặc tính chính trị này của con người có sự nổi trội hơn so
với lý trí đê đạt được thịnh vượng trong kinh tế hay tinh
thần đạo đức trong tôn giáo. Trong chính trị, lý trí và tinh
thần chỉ đóng vai trò lệ thuộc vào ý chí quyền lực tựa như
những công cụ nhằm đạt được và biện minh cho quyền
lực mà thôi1. Về đại thể, chủ nghĩa hiện thực coi quyền lực
như sự tổn tại tất yếu không chỉ bởi sự thôi thúc của lợi
ích quôc gia, mà còn là nhu cầu mặc định của con người,
và rằng "việc sử dụng sức mạnh và quyền lực hình như
bao giờ cũng kích thích người ta thèm muốn có thêm sức
mạnh và quyền lực"2.
-
Nhận thức luận và phương pháp luận của chủ nghĩa
hiện thực được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa
duy vật. Với quan điếm thực tại xã hội quyết định ý thức
xã hội, chu nghĩa hiện thực cho rằng tính toán và hành vi
của con người trong quan hệ quốc tế bị chi phối nhiều
1. Martin Griffiths, Steven c. Roach & M. Scott Solomon, Fifty
Key Thinkers in international Relations (2nd Edition), Routledge,
New York, 2009, tr. 51.
2. Paul R. Vioti & Mark V. Kauppi, Lý luận quan hệ C]U0C tế, Học
viện Quan hệ quôc tê' Hà Nội, 2001, tr. 65.
74
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
bời các yếu tố hiện thực khách quan như môi trường vô
chính phủ, hệ thống quốc tế, sự chia cắt thê giới thanh
những quốc gia, xu hướng theo đuổi quyển lực cua mọi
quốc gia khác,... Chủ nghĩa hiện thực củng dựa đáng kê
vào chủ nghĩa hành vi (behavioralism) như cơ so nhận
thức và phương pháp luận của mình. Hành vi được coi là
phản ứng của chủ thể tới tác nhân kích thích từ thực tiễn
bên ngoài. Dựa trên cách tiếp cận hành vi, chủ nghĩa hiện
thực đề cao hành vi hơn giá trị và động cơ không quan
sát được, từ đó coi hành vi là đối tượng nghiên cứu đúng
đắn trong nghiên cứu khoa học. Cũng dựa trên cách tiếp
cận hành vi, chủ nghĩa hiện thực coi trọng thực tế diễn ra
hơn trải nghiệm nhận thức khi coi thực tế là cơ sờ duy
nhất để xây dựng lý thuyết, và lý thuyết chỉ có giá trị khi
có khả năng kiểm chứng trong thực tế. So với nhiểu lý
thuyết quan hệ quốc tế khác có tính tiên nghiệm nhiẽu
hơn, chủ nghĩa hiện thực dựa nhiều vào thực tế lịch sử
được đúc kết qua hàng nghìn năm nên cũng dễ có sức
thuyết phục hơn. Đây là cơ sở quan trọng mà chu nghĩa
hiện thực dựa vào trong cuộc tranh luận với các lý thuyết
quan hệ quốc tế khác đế chứng minh cho tính đúng đắn
của mình.
-
Chu nghĩa hiện thực được xây dựng trên co sơ
thực tiễn là lịch sử đầy rẫy chiên tranh và xung đột.
Những lý luận cơ bản và các tác phẩm kinh điên cùa chủ
nghĩa hiện thực đểu ra đời trong bối cành chiến tranh và
75
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
xung đột1. Dưới cái nhìn duy vật, quan điểm coi xung
đột là bản chât của quan hệ quốc tế và các luận điểm chủ
yếu khác của chủ nghĩa hiện thực đều được đúc rút và
chứng minh từ thực tiễn này. Lịch sử chiến tranh và xung
đột kéo dài liên tục hàng nghìn năm được coi là biếu hiện
cho tính quy luật của xung đột. Còn sự phổ biến chiến
tranh và xung đột khắp mọi nơi được coi như minh
chứng cho tính phổ quát của xung đột. Xuâít phát từ thực
tiễn như vậy, chủ nghĩa hiện thực đi đến kết luận xung
đột là bản chất của quan hệ quôc tế. Đổng thời, lý thuyết
này cũng nhìn sự vận động của tiến trình lịch sử thế giói
nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế nói riêng là có tính
chu kỳ. Trong đó, lịch sử là sự nôi tiếp của chiến tranh và
xung đột, hết cuộc này đến cuộc khác, cuộc trước chấm
dứt thì có cuộc sau thay thế.
1. Hầu hết các tác phẩm kinh điển cùa chủ nghĩa hiện thực đều
ra đời trong bối cảnh chiến tranh và xung đột. Lịch sử chiêk tranh
Peloponnese
Peloponnese
của
Thucydides
giữa
Athen
ra
đời
và Sparta;
trong
cuộc
chiến
The Prince của
tranh
Nicollo
M achiavelli ra đờútrong cuộc chiến tranh giữa các công quốc của
Italia; Leviathan của Thomas Hobbes ra đời trong thời kỳ xung đột
và loạn lạc sau Cách mạng tư sàn Anh; The Twenty Years' Crisis của
Edward Hallett Carr ra đời trong thời gian giữa hai cuộc chiến
tranh thê'giới; Politics Among Nations: The Struggle fo r Power and Peace
cùa Hans Morgen thau ra đời ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai;
Theory o f International Politics của Kenneth Waltz ra đời trong bối
cành Chiến tranh lạnh.
76
Môt số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sừ
-
Hệ thống quốc t ế (international system) là sự bó sung
quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện thực mới vể yếu tố tác
động từ bên ngoài đối với quan hệ quốc tế. Theo Kenneth
Waltz - người sáng lập ra trường phái này, hệ thống quòc
tế được cấu thành từ những quốc gia có chủ quyển và sự
tương tác giữa chúng. Khi đã hình thành, hệ thống quôc tế
có tác động ngược lại tới quô'c gia và chi phối quan hệ
giữa chúng. Sự thay đổi hệ thông quôc tế, đặc biệt sự thay
đổi cách sắp xếp hay trật tự các bộ phận trong hệ thống
thường dẫn đến những biên đổi lớn lao trong quan hệ
quốc tế. Trong chừng mực nào đó, có thể coi hệ thống
quốc tế như những điều kiện khách quan quy đinh hành
vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo chủ nghĩa
hiện thực mới, yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống là
cấu trúc. Kenneth Waltz cho rằng câu trúc chính trị của hệ
thông quốc tế gồm ba yếu tố: nguyên tắc trật tự (vô chính
phủ hay thứ bậc), đặc điểm của các phần tử (giông nhau
hay khác nhau về chức năng) và sự phân bô' các năng lực1.
Khi nguyên tắc vô chính phủ không thay đổi, khi lợi ích
cơ bản của các quốc gia tương đối giống nhau và không
thay đổi, biến số có thể làm thay đổi quan hệ quốc tế chính
là sự phân bô' quyền lực giữa các quôc gia trong hệ thông.
Vi thê' sự phân bố quyền lực chính là câu trúc của hệ thóng.
1. Colin Elman, "Realism ", Martin Griffiths (editor), Interm tiom l
Relations Theory fo r Twenty-First Century, Routledge, New York,
2007, tr. 13.
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
77
Cơ cấu phân bố quyền lực được thể hiện bằng các cực và
sự phân tẩng phản ánh mức độ chênh nhau về quyển lực.
Sự phân bố quyền lực này nằm trong tay các cường quốc
và sự thay đổi của hệ thông quốc tế cũng phụ thuộc vào
sự thay đổi tương quan quyền lực giữa chúng. Hệ thống
quốc tế ở đây chính là hệ thống quyền lực. Và các cường
quốc là những đon vị chủ yếu trong hệ thông quốc tế.
Xuất phát từ sáu cơ sở trên đây, chủ nghĩa hiện thực
đã đưa ra hàng loạt luận điểm về quan hệ quốc tế, như
môi trường quốc tế vô chính phủ quy định nên tình trạng
xung đột giữa các quôc gia, yêu cầu tổn vong và tính tự
lực của quốc gia, sự chi phôi của chủ nghĩa quốc gia và lợi
ích quốc gia trong quan hệ đối ngoại, vai trò to lớn của
chính trị và thành tố lực lượng quân sự, vai trò của các cấu
trúc hệ thống quôc tế đối với quan hệ quốc tế, quyền lực là
mục đích và phương tiện chủ yếu của quốc gia trong quan
hệ quốc tế, sự bâ't tận và thường xuyên của đấu tranh
quyền lực trong quan hệ quốc tế, sự chi phối của quyền
lực đối với nhiều hiện tượng quan hệ quốc tế như chiến
tranh, bá quyền, liên minh, sự lưỡng nan an rành, chạy
đua vũ trang, cân bằng lực lượng,... Tất cả những cơ sở và
luận điểm này đều được áp dụng trong nghiên cứu lịch
sử, đặc biệt là lịch sừ quan hệ quốc tế.
PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA HIỆN THựC
Như trên đã đề cập, chủ nghĩa hiện thực có thời gian
"hoàng kim" của mình từ sau Chiên tranh thế giới thứ hai.
78
Mót số vấn đề lý luận quan hệ qbốc tế dưới góc nhìn ỈỊC h sù
Tuy nhiên, từ cuối thập niên 1970 và nhất là sau Chiên
tranh lanh, chủ nghĩa hiện thực đã bị phê phán nhiếu. Sụ
phê phán này xuất phát từ sự thay đổi của thực tiễn cũng
như sự xuât hiện của nhiều trường phái lý thuyết mới
trong quan hệ quốc tế. Đây cũng là lý thuyết quan hệ quóc
tế chịu nhiều phê phán nhất mà có phần cũng bời ành
hưởng lớn nhất của nó. Cùng một lúc, cả cơ sở lý luận và
thực tiễn cũng như nhiều luận điếm của chủ nghĩa hiện
thực đều bị tấn công. Tuy nhiên, sự phê phán lý thuyết
này cũng như nhiều lý thuyết khác không những nhằm
chỉ ra các khiếm khuyết, mà còn có tác dụng bô sung.
Thậm chí, sự phê phán chủ nghĩa hiện thực còn giúp hinh
thành các lý thuyết và cách tiếp cận mói.
-
Trong cơ sở đầu tiên vê' môi trường vô chính phủ,
nhiều lý thuyết đổng ý với chủ nghĩa hiện thực rằng môi
trường vô chính phủ là thực tế lớn và điều kiện quan
trọng quy định nên tình trạng xung đột giữa các quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các ý kiến phê phán tập
trung vào hai điểm: tính tất yếu của xung đột quốc tê
trong môi trường vô chính phủ và tính bất biến của mỏi
trường đó. Trong điêm đầu tiên, chủ nghĩa tự do mói cho
răng môi trường vô chính phủ có thê là bât biến nhưng
xung đột không phải là tât yêu. Lý thuyết này tin rằng do
con người có lý trí nên vẫn có thê chọn lựa hợp tác trong
môi trường vô chính phủ, hợp tác sẽ ngày càng tăng và
thay thê dấn cho xung đột. Ngược lại, những người đi
theo chủ nghĩa toàn cầu tin rằng vô chính phủ là nguón
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
79
sinh ra xung đột quốc tế nhưng lại không đồng ý với điểm
thứ hai vê' tính bât biến của môi trường vô chính phủ. Họ
cho răng cần phải xóa bỏ tình trạng vô chính phú đê ngăn
chặn xung đột quốc tế bằng việc thiết lập một hình thức
thê chế nào đó có quyền lực thực sự trên đầu các quốc gia,
và xu hướng của thế giói sẽ là như vậy. Chủ nghĩa Mác có
cách lập luận khác nhưng cũng đi đến kết luận tương tự
về tương lai thế giới khi không còn quốc gia và sẽ trở
thành đại đồng, tức là không còn tình trạng vô chính phủ.
Trong khi đó, chủ nghĩa kiến tạo lại phê phán theo cách
riêng khi không đổng ý với cả hai điểm trên. Lý thuyết
này cho rằng môi trường vô chính phủ là sản phẩm do con
người tự tạo ra. Do đó, khi nhận thức thay đổi thì môi
trường vô chính phủ và các tác động xung đột của nó
cũng thay đổi theo chứ không còn nguyên tính nhân quả
hay mối liên hệ phổ biến giữa chúng như quan niệm của
chủ nghĩa hiện thực.
-
Trong cơ sở thứ hai về vai trò chủ thể quan hệ quốc
tế của quốc gia, quan điếm tập trung vào quốc gia (Statecentrism) của chủ nghĩa hiện thực cũng bị phê phán về thái
độ đề cao đến mức độc tôn vai trò này. Chủ nghĩa tự do
mới với trường phái đa nguyên của nó dựa vào thực tế nổi
lên ngày càng nhiều của các chủ thể phi quốc gia trong
quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đế cho rằng quốc gia
không còn là chủ thế duy nhất và vai trò của nó đang
ngày càng bị xói mòn. Xu hướng này sẽ ngày càng tăng
lên nên vai trò cùa quốc gia vói tư cách là người quy định
80
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
sự vận động của quan hệ quốc tế cũng sẽ ngày càng giảm.
Chủ nghĩa Mác thì bác bỏ tư cách chủ thế của quốc gia khi
cho rằng nhà nước hay quốc gia chi là công cụ cua giai cấp
đế thực hiện lợi ích giai cấp nên chủ thể quan hệ quổc tế
thực sự ở đây phải là giai cấp chứ không hẳn là quôc gia.
Chủ nghĩa hiện thực còn bị phê phán bời hai luận điếm coi
quốc gia là nhất thể và có lý trí. Nó bị coi là cứng nhắc khi
coi quốc gia là nhất thể mà không tính đến các nhóm lợi
ích và tác động bên trong đối với hành vi đối ngoại cùa
quốc gia và từ đó đã coi nhẹ quá trình hoạch định đối với
nội dung của chính sách đối ngoại. Nó cũng bị coi là phiêíi
diện khi chi dựa trên sự lựa chọn có lý trí mà không tính
đến lịch sử, văn hóa, tâm lý... Chủ nghĩa kiến tạo và lý
thuyết phê phán là những ví dụ như vậy khi quan tâm tới
những yếu tố chi phối nhận thức và định hình nên hành vi
của quốc gia trong quan hệ quốc tế hơn là chính quốc gia.
Hay nói cách khác, các lý thuyết này đề cao yếu tố nhận
thức con người hon là quốc gia trong vai trò chủ thê quan
hệ quôc tê. Chủ nghĩa hậu hiện đại phê phán chủ nghía
hiện thực quá tập trung vào các cường quốc mà khóng
tính đến các nước Thê'giới thứ ba. Trong khi đó, một số lý
thuyết khác lại tìm cách bô sung thêm các chủ thê quan hệ
quôc tê khác bên cạnh quôc gia như giới của chủ nghĩa vị
nữ chăng hạn. Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện thực còn bị
phê phán bời phớt lờ bàn sắc và cộng đồng khi coi ban sắc
con người mang tính chât quôc gia - dân tộc và cộng đóng
lại cũng chi là quôc gia - dân tộc. Ngoài ra, khi nhâri manh
C a sd cua chu nghTa hien thUc va sU phe phan
81
van de trung tam la quoc gia va loi ich quoc gia, chu nghla
hien thuc khuyen khich moi nguoi quan sat the gioi tu mot
goc nhin vi chung rat hep1.
-
Co so thu ba cua chu nghia hien thuc ve dac tinh ich
ky, tu loi cua con nguoi cung bi phe phan la mot chieu va
bo hep. Day la van de da duoc tranh luan tir lau khong chi
trong triet hoc phuong Tay ma ca trong triet hoc phuong
Dong nhu quan niem "nhan chi so, tinh ban thien" cua
Manh Tu va "nhan chi so, tinh ban ac" cua Tuan Tu. Cuoc
tranh luan nay keo dai xuyen the ky ma chua nga ngu don
gian boi vi ca hai quan niem deu dung tuy tung truong
hop va khong co gia tri quy dong. Vi the, su khang dinh
mot quan niem nao do la duy nhat va coi la he quy chieu
chung deu la su phien dien. Con nguoi co nhieu tinh cach
khac nhau ma ich ky, tu loi la mot trong so do chu khong
phai la duy nhat. Hon nua, lieu giua tinh ich ky, tu loi
nhu vay co tat yeu dan den nhung hanh vi quoc gia trong
quan he quoc te nhu chu nghia hien thuc quan niem hay
khong cung la van de gay tranh cai. Tinh ich ky, tu loi cua
con nguoi khong phai luc nao cung duoc the hien trong
quan he voi ben ngoai, ma con bi nhieu yeu to khac nhau
kiem che. Va khi bi kiem che' hanh vi chac cung se thay doi.
Quan diem ve con nguoi cua chu nghia hien thuc cung bi
cho la phu nhan kha nang thay doi va tien bo. Chu nghia tu
1. Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to International
Relations: Perspectives and Themes, Sdd, tr. 70.
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế ơưới góc nhìn Itch sủ
82
do mới cũng dựa trên sự tính toán lý trí như chu nghĩa
hiện thực nhung lại cho rằng chính sự tính toán lý tn nàv
mà con người sẽ nhận biết được ưu thê của lợi ích chung.
Tù đó, chủ nghĩa tự do mói cho rằng thái độ phu nhậm
khả năng hòa hợp giữa con người với nhau cua chu nghĩa
hiện thực là không đúng. Ngoài ra, lý thuyết này củng cho
rằng càng phát triển, sự ích kỷ, tư lợi của con người càng
có xu hướng giảm bớt. Trong khi đó, chủ nghĩa ki én tạo
lại coi chuẩn mực tập thê ảnh hưởng đến quan hệ quổc tê
nhiều hơn là tính ích kỷ, tư lợi. Chuẩn mực tập thê không
phải là bất biến mà hoàn toàn có thể thay đổi qua các thời
kỳ tùy theo sự thay đổi của nhận thức. Chuẩn mực tập thê
vì thế có thê là tính ích kỷ, tư lợi nhưng cũng có thê là cái
gì đó khác, hoặc nếu là ích kỷ, tư lợi thì cũng hoàn toàn có
thê thay đổi. Chính trị xanh không bàn đến chuyện nàv
nhưng lập luận của nó cũng phản đối cơ sờ này cua chu
nghĩa hiện thực. Theo lý thuyết này, sự gia tăng cua các
vấn để toàn cẩu sẽ khiến quốc gia và con người ngày cáng
tiết giảm sự ích kỷ, tư lợi đê cùng nhau đối phó với các
nguy cơ chung. Tương tự như vậy là chủ nghĩa toàn cáu.
Cái đích của thê giới là đại đổng cũng có nghĩa con nguơi
sẽ phấn đâu cho cái chung đê đạt được sự đại đống chú
không phai là vì cái riêng vôn đem lại sự chia rẽ. Cái
chung phai lớn hơn cái riêng thì mói làm cho thê giới trơ
thành "đại đồng".
-
Trong co so thứ tư, chu nghĩa hiện thực bị phê phán
nhiêu bói sự hạn chê vê nhận thức luận và phưcmg pháp
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
83
luận. Sự tổn tại nhiều trường phái, biến thê và các luận
điêm khác nhau trong chính chủ nghĩa hiện thực cho thấy
cơ sở nhận thức của nó có tính thống nhất chưa cao. Bên
cạnh đó là những phê phán đến từ các lý thuyết khác. Chủ
nghĩa kiên tạo vốn dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan nên đương nhiên phê phán nền tảng duy vật và
lôi nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa hành vi của chủ nghĩa
hiện thực. Chủ nghĩa kiến tạo và lý thuyết phê phán cho
rằng chủ nghĩa hiện thực đã khiếm khuyết nặng khi bỏ qua
các yếu tô' thuộc về nhận thức con người mà vốn ảnh
hưởng rất nhiều đên quan hệ quốc tế, nếu không nói là có
vai trò quyết định. Ở đây, cũng giôíng như trên, chủ nghĩa
duy vật hay chủ nghĩa duy tâm quyết định nhau cũng là
cuộc tranh luận kéo dài nhiều thê kỷ và chưa có câu trả lời
cuôi cùng. Chủ nghĩa tự do có cùng nền tảng lý luận là chủ
nghĩa duy vật nhưng vẫn phê phán chủ nghĩa hiện thực ở
cách tiếp cận bó hẹp vào lĩnh vực chính trị mà không tính
đêh thực tế quan hệ quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, và
trong đó, kinh tế ngày càng nổi lên và ảnh hưởng nhiều
đến chính lĩnh vực chính trị. Chủ nghĩa tự do còn không
đổng ý với chủ nghĩa hiện thực ở chỗ coi quôc gia và con
người như "tù nhân" của quy luật lịch sử, chỉ có cách thích
nghi và lợi dụng chứ ít khả năng thay đổi chúng. Chủ
nghĩa mácxít mới cũng có sự phê phán tương tự trong cách
tiếp cận chính trị của chủ nghĩa hiện thực hơn là kinh tế
c h ín h
ch ù
trị. Lý thuyết phê phán chỉ trích tất cả những gi mà
nghĩa hiện thực cho là khách quan và không thay đổi,
84
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
tức là những gì mà chủ nghĩa hiện thực cho răng có tinh
quy luật như môi trường vô chính phủ, vai trò quỏc gia,
bản chất xưng đột của quan hệ quốc tế và sự vận động cua
lịch sử có tính chu kỳ,... Lý thuyết này cho rằng cách nhìn
quan hệ quốc tế như vậy của chủ nghĩa hiện thực là cứng
nhắc và bị đinh kiên chi phôi. Chủ nghĩa hậu hiện đại thì
phê phán cô gắng khái quát quan hệ quốc tế thành mô hình
của chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng mô hình này bó hẹp,
đơn giản hóa quá mức mà không phản ánh được thực tế
quan hệ quốc tế vốn đa dạng và phức tạp hơn nhiều.
-
Cơ sở thứ năm - cơ sở thực tiễn của chủ nghĩa hiện
thực là lịch sử chiến tranh và xung đột cũng như tiêh trình
vận động của quan hệ quốc tế có tính chu kỳ cũng bị phê
phán. Những phê phán này đã làm bộc lộ ra những vâín
đề trong bàn thể luận của chủ nghĩa hiện thực. Sự phê
phán đầu tiên đến từ chủ nghĩa tự do mói. Những người
theo lý thuyết này nhâh mạnh rằng thực tiễn thê' giới bây
giờ đã đổi thay với nhiều xu hướng mới đang ngày càng
tăng như hợp tác và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, vai ưò
của các chủ thê phi quốc gia,... Theo họ, chủ nghĩa hiện
thực chi giúp giài thích được một sô" chiều hướng hiện
tượng trước và trong Chiên tranh lanh và đang tò ra
không thích hợp trong việc giải thích nhiêu xu thê mới
trong quan hệ quôc tê hiện nay. Chù nghĩa hiện thực đã
không thê dự báo được ngay cả sự kiện rất lớn là sự sụp
đô của Liên Xô. Tóm lại, theo những người chủ nghĩa tụ
do mới, cơ sờ thực tiên của chủ nghĩa hiện thực là có vâín
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
85
đề, tức là chi dựa trên một phần của thực tiễn nên mới dân
đến sự thiếu vững chắc như vậy. Chủ nghĩa tự do mới
cũng bác bỏ quan niệm về tính chu kỳ của tiên trình lịch
sử của chủ nghĩa hiện thực là thiếu quan điểm phát triển
và bảo thủ khi cho rằng thế giới và quan hệ quốc tế không
thể thay đổi được. Theo họ, lịch sử không phải là sự lặp lại
của xung đột theo vòng xoáy trôn ốc, mà là sự đi lên theo
đường thăng của tiến bộ và phát triển, trong đó hợp tác sẽ
ngày càng tăng và thay thế cho xung đột. Một vài lý
thuyết khác cũng phê phán cơ sở thực tiễn của chủ nghĩa
hiện thực theo những cách khác nhau. Chù nghĩa toàn cầu
bác bỏ tính chu kỳ của tiến trình lịch sử khi đề nghị tương
lai th ế giói đi từ riêng rẽ đến thành tổng thể. Còn chính trị
xanh bổ sung thêm cơ sở thực tiễn về sự nổi lên của các
vân đề toàn cầu đang góp phần làm quan hệ quô'c tế thay
đổi, như điểm chưng nhiều lên, hợp tác tăng lên...
-
Cơ sở thứ sáu là hệ thống quốc tế cũng bị phê phán
bởi việc đề cao quá mức vai ưò của nó. Hệ thống quốc tế
không phải là yếu tố bên ngoài duy nhất, và tác động của
nó ở mức vừa phải hơn nhiều so vói quan niệm của chủ
nghĩa hiện thực mói. Mô hình hệ thống quốc tế cũng được
coi là rút gọn và giản lược quá mức khi cho rằng hệ thông
có cấu trúc giống nhau sẽ cho các tác động và kết quả
tương tự nhau bất chấp sự khác nhau của cơ cấu chính trị
trong nước và đặc điếm quốc gia'. Thực tế lịch sử cho thây
không hoàn toàn như vậy. Các hệ thống đa cực trong lịch
sử là khá khác nhau. Hon nửa, tác động của hệ thống quốc
86
Một số vần đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sủ
tế tới quốc gia là không như nhau. Đây chính là điếu mà
chủ nghĩa hiện thực cô điển mới đã phải tìm cách bô sung.
Hệ thống quốc tế chi bao gồm phần tử và sự tương tác
giữa chứng như quan niệm của Kenneth Waltz bị coi là
quá sơ lược và thiếu nhiều yếu tô' khác như môi trường
bên trong, môi trường bên ngoài, chức năng, tính bến
vững, quá trình,...1. Chính sự giản lược này đã dân đên sụ
ra đời của chủ nghĩa hiện thực phòng thủ và chu nghĩa
hiện thực tẩn công. Việc chú trọng đến vai trò cua các
cường quốc như những người tạo ra các mẫu hình quan
hệ chi phối trong hệ thống quô'c tế cũng bị phê phán lá bò
sót các lực lượng khác, nhất là trong thòi hiện đại khi vai
trò của các nưóc vừa và nhỏ đã tăng lên. Trong khi đó,
chú nghĩa tự do tuy có sử dụng khái niệm hệ thống quòc
tế nhưng thiết kế không giống như chủ nghĩa hiện thực
mới. Thậm chí có lý thuyết như chủ nghĩa kiến tạo còn
phù nhận hoàn toàn sự tổn tại của hệ thống quốc tế.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiện thực còn bị phê phán ờ
nhiều vân đề. Lý thu vết này bị coi là công thức hóa và quv
luật hóa quan hệ quôc tê một cách quá đơn giản, dẫn đén
việc không phàn anh được tính đa dạng phức tạp của quan
hệ quôc tê củng như bò sót nhiêu yếu tô quan trọng khác.
Nó cũng được cho là có tính phổ quát hạn chế do không
1. Xem thêm Hoàng Khăc Nam, "Nhận thức vê hệ thống quốc
tế', Tạp chí Những vấn đ ẽ kinh t ế và chính trị th ế giới, số 8 (160), 2009,
tr. 3-13.
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sư phê phán
87
giải thích được nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế, do
công thức của nó không áp dụng được cho mọi trường
hợp. Và vì thê' có lẽ chi nên áp dụng nó trong những trường
hợp cụ thê mà không phải là tất cả. Cho dù Morgenthau
có ghi nhận vai trò nhât định của chính trị đối nội nhưng
lý thuyết này vẫn được coi là có sự chia tách quá mức giữa
chinh trị đôi nội và quan hệ quốc tế. Nó cũng bị phê phán
bởi không giúp đoán định được quốc gia sẽ làm gì và như
thê nào mà chỉ giúp giải thích tại sao quốc gia hành động
như vậy. Điều này cũng được một số học giả của chủ
nghĩa hiện thực thừa nhận khi biện luận rằng lý thuyết
này được tạo ra chỉ nhằm nắm bắt bản chất cốt lõi của
quan hệ quốc tế là quyền lực chính trị hơn là giải thích
quốc gia hành động như thế nào.
Nó bị chi trích vì phớt lờ các giá trị đạo đức khi cho
rằng chính trị có hệ đạo đức riêng và công lý cao nhất là
thực hiện lợi ích quốc gia. Nó cũng không quan tâm tới
các lợi ích trong những lĩnh vực khác khi cho rằng quyền
lực và chính trị là lợi ích và lĩnh vực độc tôn trong quan hệ
quốc tê1. Trong lợi ích quốc gia, nó củng bị chỉ trích bởi coi
nhẹ lợi ích tuyệt đối nên dẫn đến thái độ xem thường xu
1. Sau này, một số học gia chù nghĩa hiện thực đã điều chinh
quan điẽm nàv khi phân chia chính trị quốc tê'thành hai lĩnh vực
là: chính trị cao (high politics) gổm nhũng vấn đề liên quan đến quyền
lực và xung đột giữa các quốc gia, và chính trị thâp (loiv politics)
gổm những vân để liên quan trong lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chính
trị cao vẫn được coi là quan trọng và chi phối.
88
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
hướng hợp tác quốc tế. Sự quy kết tranh chấp quyển lực
cho nguyên nhân xung đột của chủ nghĩa hiện thực được
coi là không hoàn chinh khi thực tế xung đột có nhiêu loại
nguyên nhân khác nhau. Bản thân công thức tổng số bang 0
như nguyên nhân của sự tranh giành quyền lực cũng bị
cho là phiến diện và cứng nhắc1. Thái độ phủ nhận khả
năng hòa hợp lợi ích của con người và quốc gia cua nó
được coi là khiếm khuyết quan trọng. Các mệnh đê này
của chủ nghĩa hiện thực bị nghi ngờ là có tính quvết định
luận và tính nhân quả trong các mối liên hệ đó được cho là
khiên cưỡng.
Đối với quan điểm vê' chiến tranh, nó cũng bị phê phán
vì không tính đến hoặc coi nhẹ một số yếu tố có khả năng
làm giảm xung đột quyển lực và chiến tranh như sự nối lén
của chủ thê phi quốc gia, thê chế hóa đang làm giảm tinh
trạng vô chính phủ, vai trò thúc đẩy hợp tác của lợi ích
kinh tế - văn hóa - xã hội, vai trò của giá trị như đạo đức
và chuẩn mực trong xung đột quốc tế, sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng tăng, sự bừng nổ những vâh đề toàn cầu,...
Cho đến nay, cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa hiện
thực với các lý thuyết khác vẫn đang diễn ra. Hàng loạt
1.
Ví dụ, theo tinh thân chu nghĩa hiện thực phòng thú (defense
realism), một quôc gia có thê gia tăng sức mạnh quân sự cũa minh
nhưng chi vê năng lực phòng thù. Điều này không khiên nuóc
khac lo ngại mát cân băng quyên lực, từ đó không dần đến tinh
trạng lương nan vê an ninh và chạy đua vũ trang. Trong truỡng
hợp này, công thức tông sô băng 0 không còn phù hợp.
Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
89
quan điểm của nó vẫn đang được tranh luận, sự đa dạng ý
kiến vân phổ biến và câu trả lời vẫn chưa ngã ngũ.
Chúng tôi không có ý định bàn chuyện đúng sai ở đây
bởi môi lý thuyết đều chi phản ánh được một phần của
cuộc sống. Việc trình bày cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và
sự phê phán nó chỉ hy vọng có thể bổ sung thêm những
cách nhìn phong phú hơn trong việc áp dụng vào nghiên
cứu quan hệ quốc tế và lịch sử.
90
PHÂN ĐỊNH KHU vực
TRONG NGHIÊN cúu QUỐC TẾ
Khu vực (region) là thuật ngữ được sử dụng cà vào bối
cảnh trong nước lẫn quốc tế. Vì thế, một sô7 khái niệm
chung vê khu vực đã được để ra. Ví dụ, khu vực là ncri "có
sự đồng nhất trong tiêu chí xác định được lựa chọn và có
sự phân biệt khác với những vùng hoặc khu vực kế cận
theo những tiêu chí này"1. Hay khu vực là "vùng chiếm
hữu những đặc điếm chung giúp phân biệt nó với các
vùng khác hoặc chiếm giữ các đặc điểm đem lại cho nó
tính thống nhất"2. Một khái niệm khác cho khu vực "là
một phần bê' mặt, không gian có biên giới hoặc có những
đặc điểm nhất định"3. Các cách hiểu trên về khu vực đểu
có thể áp dụng cho hai trường hợp bên trong quốc gia và
1. The New Encyclopedia Britanmca (1991). Dẩn theo A. Hasnan
Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", The Indonesian Quarterly,
Vol. XXIII, No. 4, 1995, tr. 304.
2. Hugo F. Reading, A Dictionary o f the Social Sciences. Dan theo
A. Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific R egion"", ĩĩđ d , tr. 305.
3. Hutchinson, Concise Encyclopedic Dictionary. Dan theo A.
Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", Tlđd, tr. 305.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
91
liên quốc gia. Điểu đó có nghĩa rằng, "Thuật ngữ này
được áp dụng cho một vùng có thê khác nhau vê' quy mô
từ các bộ phận nhỏ trong một vùng thủ đô tới các tiểu khu
vực lớn hơn trong một lục địa"1.
Phân định khu vực củng được cụ thê hóa trong từng
bối cảnh quốc gia và quốc tế. Trong khuôn khổ quốc gia,
khu vực được hiểu là "sự phân chia tiếp lãnh thổ quốc gia
được phân định ranh giới một cách chính thức cho một
chức năng cụ thê nào đó"2, hay "sự phân chia hành chính
của một đất nước"3. Trên quy mô quốc tế, khu vực là "một
vùng lãnh thô được cấu tạo từ hai hay nhiều quốc gia
được phân định ranh giới cho một mục đích cụ thể nào
đó". Bài viết này chi đề cập khu vực liên quốc gia, tức là
khu vực bao gồm các quốc gia.
Việc phân định khu vực có ý nghĩa đối với thực tiên
quan hệ quốc tế của quốc gia. Khu vực là môi trường trực
tiếp và chứa đựng nhiều lợi ích quốc gia. Khu vực là nơi
diễn ra nhiều hiện tượng quan trọng trong đời sông quốc
tế hiện nay như khu vực hóa, hội nhập khu vực, chủ nghĩa
khu vực,... Khu vực quy định cách tiếp cận khu vực trong
hoạch đinh chính sách và tạo nên những đặc thù trong
1. The McGrcni'-Hill Dictionary o f Modem Economics (1983). Dan theo
A. Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", Tldd, tr. 305.
2. Hugo. F. Reading, A Dictionary o f the Social Sciences. Dan theo A.
Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", Tldd, tr. 305.
3. Hutchinson, Concise Encyclopedic Dictionary. Dan theo A.
Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", Tldd, tr. 305.
92
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhirrÍỊCh sù
quan hệ đối ngoại. Đổng thời, các hiện tượng này củng
đang góp phần quy định xu hướng vận động cua thê giới,
xây dựng nên hệ thông quốc tế thế giói và từ đó tác động
ngược trở lại quốc gia. Tất cả những điểu này đếu anh
hường lên mục tiêu, lợi ích và quy mô hoạt động cua quổc
gia trên trường quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn đó quy định sự cần thiết phán định
khu vực trong nghiên cứu quốc tế. Phân định khu vực
không chỉ giúp chia vùng trong đối tượng nghiên cứu
quốc tế. Đó còn là cách tiếp cận và cơ sở phân tích nhiểu
hiện tượng trong đời sống quốc gia và quốc tế. Vai trò của
khu vực cũng góp phần quy định câp độ phân tích khu
vực trong nghiên cứu quốc tế... Bời thế, đã xuâít hiện
nghiên cứu khu vực (regional studies) trong ngành quổc tế
học (international studies).
Thế nhưng, trong nghiên cứu quốc tê' quan niệm vê
khu vực tương đối khác nhau. Sự khác nhau này nằm
trong cà hệ tiêu chí lẫn nội dung từng tiêu chí. Tiêu chi
khác nhau dẫn đến cách tiếp cận khác nhau và từ đó là sự
phân định khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, trong bôi
canh quôc tê hóa và toàn cầu hóa hiện nay, thực tiễn khu
vực đang thay đổi đã khiến cho các quan niệm khu vực
trước kia tò ra chật hẹp. Điêu này đặt ra yêu cấu điẽu
chinh nhận thức về khu vực. Với mong muốn làm rõ hơn
vân đê đó, bài viết sẽ lần lượt xem xét các tiêu chí phán
định khu vực. Sau đó, một số nhận định vê khu vực trong
bôi canh hiện nay cũng sẽ được rút ra.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
93
TIÊU CHÍ PHÂN ĐỊNH KHU vự c
Thứ nhất là tiêu chí địa lý. Sự phân định khu vực
theo tiêu chí địa lý giúp phản ánh không gian - một yếu
tô không thể thiếu của khu vực. Là sự phân đinh dựa
trên các yếu tố vật chất cụ thế, nó dễ đem lại sự hình
dung về khu vực hơn. Dựa trên tiêu chí địa lý, có một số
cách phân định khu vực. Cách thường thấy vốn đã hình
thành từ lâu và được vận dụng khá nhiều là dựa trên bản
đổ địa-chính trị. Tiêu chí có tính lịch sử và theo thói quen
này tương đôì khó áp dụng cho thực tiễn hội nhập khu
vực hiện nay khi liên kết liên quốc gia không hoàn toàn
dựa vào việc quô'c gia thuộc châu lục nào. Ví dụ, Thổ Nhĩ
Kỳ ở châu Á đang có xu hướng hội nhập khu vực với EU
thuộc châu Âu, Ôxtrâylia và Niu Dilân ở châu Đại Dương
đã tham gia tích cực vào quá trình hội nhập khu vực ở
Đông Á thuộc châu Á.
Một cách xác định khác coi khu vực là một tập hợp các
quốc gia nằm trong một vùng đặc thù về địa lý1. Tuy
nhiên, yếu tố địa lý đặc thù nào làm nên khu vực? Địa
hình, khí hậu hay yếu tố khác? Các yêu tố này đóng góp
th ế nào cho nhận thức về khu vực và sự hình thành chủ
nghĩa khu vực? Trên thực tế, hầu hết các khu vực hiện nay
đều chứa đựng sự đa dạng về địa lý. Giữa các khu vực lại
1. Edward D. M ansfield & Helen V. Milner, "The New Wave
of Regionalism ", International Organization, Vol. 53, No. 3, Summer
1999
The M assachusetts Institute of Technology Press, tr. 590.
94
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch SIÌ
có nhiều điểm tương đổng về địa hình và khí hậu. Vì thê’
câu hỏi trên vẫn chưa được trả lời. Mặc dù vân được sử
dụng ít nhiều nhưng những cách trên tò ra không hoàn
toàn thích hợp với thực tiễn khu vực hiện nay. Cách phân
chia này dường như thích hợp trong địa lý - nhân văn hơn
là trong nghiên cứu quốc tế.
Cách phân định khu vực thứ ba đang tỏ ra có sức sống
hơn cả là dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý {geographical
proximity). Sự gần gũi về địa lý là yêu tô' quy đinh nên
"khu vực" với tư cách là một không gian liền thế và
tương đối thống nhất. Đó cũng là tiền đề tạo nên tình
riêng của khu vực so với các nơi khác trên thế giới.
Không có sự gần gũi về địa lý, sẽ không có khu vực và
cũng không có chủ nghĩa khu vực. Sự gần gũi địa lý tạo
nên cơ sở lịch sử của sự liên quan, gắn bó và phụ thuộc
lân nhau giữa các quốc gia trong vùng. Đó cũng là môi
trường chung, là nơi chứa đựng lợi ích chung và là yếu tố
ràng buộc cuộc sông của các thành viên vói nhau. Sự gẩn
gũi địa lý còn có vai trò đối với các tiêu chí phân định
khu vực khác dưới tác động địa - nhân văn, địa - văn
hóa, địa - kinh tế và địa-chính trị. Từ đó, nó có khả năng
ảnh hưởng đến sự cô' kết và tính thông nhất giữa các
quô'c gia trong cùng khu vực. Ngoài ra, sự gần gũi địa lý
cũng đem lại cho khu vực vai trò địa bàn và phạm vi cua
nhiều hiện tượng quốc tế liên quan đến khu vực. Đãv là
cơ sở không thể thiếu của khu vực. Điểu này đã được
chứng tỏ bởi hầu hết các khu vực trên thế giói hiện nav
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
95
đểu được xây dựng dựa trên sự gần gũi về địa lý. Nhìn
chưng, các học giả nhất trí tương đối cao về vai trò của sự
gần gũi địa lý với việc hình thành khu vực.
Tuy nhiên, sự vận dụng tiêu chí này không hoàn toàn
thông nhât. Sự gần gũi là theo nghĩa hẹp như sự tiếp giáp
lanh thổ, hay theo nghĩa rộng chi khoảng cách địa lý nhất
định mà không nhât thiết phải tiếp giáp? Quan niệm phô
biến hiện nay thường theo nghĩa rộng khi coi khu vực
gồm các quốc gia không chỉ liền kề mà còn ở gần nhau.
Bởi thế, Philíppin được coi là thuộc Đông Nam Á, còn
Aixơlen thuộc về Tây Âu. Nhưng như thế nào là sự gần
gũi về địa lý thì khá mơ hổ trong thực tế vận dụng. Trong
khu vực Đông Á, Nhật Bản và Mianma không thể được
coi là gần gũi nhau vê' mặt địa lý. Trong khi đó, Mianma
tiếp giáp vói An Độ nhưng lại không cùng khu vực Nam
Á. Đối với cái gọi là khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
sự thê lại còn đi xa hơn khi coi các nước Nam Mỹ như
Chilê và các nước Đông Nam Á như Thái Lan cùng thuộc
một khu vực. Thực ra, trong những trường hợp kể trên,
việc xác đinh khu vực gồm những quốc gia nào không chi
dựa vào mỗi sự gần gũi về địa lý.
Bất châp những bất đồng và khó khăn trên, sự gần gũi
trong phân bố địa lý giữa các quốc gia vẫn là tiêu chí cần
thiết trong phân định khu vực. Nói đến khu vực là phải có
sự gần gũi về mặt địa lý. Nhưng cũng rõ ràng, sự bất nhất
trong quan niệm về tiêu chí gần gũi địa lý cho thấy đó
không phải là tiêu chí duy nhât đế xác định khu vực.
96
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới goc nhìn Itch sù
Những vân đê chưa được giải quyết đó dân đên việc tim
kiếm thêm các yếu tố phi địa lý.
Thứ hai là tính thuần nhất (homogeneity) hay sụ tuơng
đồng (similarity) vê văn hóa - xã hội. Sự thuần nhát này
được xác đinh bằng các nhân tô văn hóa - xã hội như:
chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị văn hóa
khác... Tiêu chí này mang tính lịch sử rõ rệt. Theo đó, quá
trình sinh sống lâu đời bên nhau dẫn đến sự giao lưu
giữa các cộng đồng gần kê nhau. Kết quả của sự giao lưu
lịch sử đã tạo nên những tương đồng văn hóa - xã hội
giữa các cộng đổng. Quá trình giao lưu dài lâu giúp tạo
nên tính vững bền nhất định của các tương đổng văn hóa xã hội. Các tương đồng này tạo nên bản sắc chung của
khu vực và giúp phân biệt với các khu vực khác. Đên
lượt mình, bản sắc tạo nên ý thức vê' khu vực, tình cảm
cộng đổng và những cái "của chúng ta". Trên cơ sờ đó, ý
thức về khu vực chung được hình thành. Tất cả những
điều này đều có xu hướng thúc đẩy các quốc gia trong
khu vực hướng vê nhau nhiêu hơn, chủ nghĩa khu vực dễ
hình thành và phát triển hơn. Và từ đó, khu vực cũng dễ
được xác định hơn.
Những người theo chủ nghĩa kiến tạo xã hội (socml
constructivism) nhân mạnh cơ sở văn hóa - xã hội cua sự
hình thanh khu vực. Ví dụ, Peter J. Katzenstein cho rằng "việc
thiết kê khu vực địa lý là không "thực", không "tự nhién",
và không "ban chât". Chúng được xây dựng về mật xã
hội, được tranh gianh vê mặt chính trị, cho nên là mo đé
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
97
thay đổi"1. Một xu hướng khác liên quan đến nghiên cứu
vùng văn hóa - xã hội và coi đó là khu vực của thế giới. Ví
dụ, có quan niệm coi khối Thịnh vượng chung, Pháp và
một sô quôc gia nói tiếng Pháp ở Tây Bắc Phi, hay nhóm
Mỹ - Anh - Ôxtrâylia là những khu vực.
Chúng tôi đổng ý rằng tiêu chí thuần nhất văn hóa xã hội có thê xác định nên nhận thức khu vực và là một cơ
sở của chủ nghĩa khu vực. Tuy nhiên, cách phân đinh như
vậy vân chứa đựng những hạn chế nhất định. Thứ nhất,
cách hiểu chỉ dựa trên yếu tố văn hóa - xã hội gần vói
cộng đổng văn hóa hon là khu vực vô'n rất đa diện. Rõ
ràng, việc coi nhẹ yếu tố địa lý và bỏ qua yếu tô' khác
ngoài văn hóa - xã hội là không ổn. Thứ hai, cách hiểu này
mang tính siêu hình khi có xu hướng tập trung vào những
tương đổng hình thành trong quá khứ để tạo nên bản sắc
khu vực. Trong khi đó, bản sắc lại là cái hoàn toàn có thê
hình thành trong cả hiện tại và tương lai. Thứ ba, cách hiếu
này không tính đến những giao lưu văn hóa - xã hội
đương đại giữa khu vực với bên ngoài trong bối cảnh
quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, nó đã không
tính đến những giá trị mới và tương đổng mới vượt khỏi
quy mô khu vực truyền thống.
1 Dần theo Edward D. Mansfield & Helen V. Milner, "The New
W ave of Regionalism ", International Organization, Vol. 53, No. 3,
Sum m er 1999, The M assachusetts Institute of Technology Press,
tr. 591.
98
Môt số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch SLI
Một số quan niệm hiện nay thường kết hợp tính
thuần nhất văn hóa - xã hội với sự gần gũi địa lý và coi
đây là hai tiêu chí cơ bản xác định nên khu vực. Tuy
nhiên, cho dù có kết hợp với địa lý thì tiêu chí nàv cũng
không phải là trọn vẹn. Trong nhiều khu vực, sự thuẩn
nhất văn hóa - xã hội chỉ là tương đối, sự tương đổng
chưa hẳn đã lấn át được sự dị biệt. Ví dụ, như đã biết,
Đông Nam Á là khu vực đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa văn
hóa với nhiều khác biệt xã hội giữa các quổc gia. Thậm
chí, giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á
hải đảo có sự khác nhau khá nhiều và khá lớn về văn hóa xã hội. Trung Đông với người Arập và văn hóa Hổi giáo
nhưng vẫn đầy ngoại lệ như Ixraen, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,...
Ngay cả châu Âu được coi là nơi thuần nhâ't hơn cà vê
văn hóa - xã hội nhưng mức độ tương đồng chưa hán là
cao với sự hiện diện của nhiều tộc người, nhiều nển văn
hóa từ German, Latinh đến Slave. Ngoài ra, trong một số
trường hợp, sự kết hợp hai yếu tố trên không nhát thiết
dẫn đến khu vực. Ví dụ, Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc,
có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, chịu anh
hưởng nhiều của nền văn hóa - xã hội Trung Quốc nhưng
Việt Nam vẫn được coi là thuộc khu vực Đông Nam Á,
còn Trung Quô'c thì không. Những hạn chê'trên đã hướng
các học giả tìm kiếm thêm các tiêu chí khác. Đó là tiéu chi
kinh tế, chính trị.
Thứ ba là sự chia sẻ kinh tế hoặc/và chính trị. Tiéu chí
này xuâít hiện muộn hơn và là kết quả của sự phát triẽn
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
99
quan hệ quốc tế. Đây là cách xác đinh khu vực dựa trên sự
chia sẻ giữa các thành viên nhiều hơn là phạm vi không
gian của khu vực, dựa trên các yếu tố phi địa lý nhiều hơn
là yếu tô địa lý. Trong nghiên cứu quốc tế, việc áp dụng
riêng rẽ tiêu chí kinh tế và chính trị đê phân đinh khu vực
là khá phô biến. Theo đó, sự hiện diện nhiều hơn và tập
trưng hơn của các dòng kinh tế liên quốc gia ưong một
phạm vi không gian nào đó có thê’ được coi là sự hình
thành nên khu vực kinh tế. Một số dấu hiệu kinh tế khác
cũng được vận dụng như tỷ trọng thương mại hay đầu tư
nội vùng cao hơn so vói bên ngoài, quá trình xây dựng thê
chế kinh tế khu vực hay sự phối hợp chính sách kinh tế, và
nhất là sự tổn tại hiệp định khu vực thương mại tự do (free
trade area) hay liên hiệp thuế quan (custom union),... Trong
chính trị, cũng có thê căn cứ vào các mục tiêu chính trị và
sự lựa chọn chính sách của quốc gia theo hướng ưu tiên
hơn đối với vùng nào đó để quy thành khu vực. Chính trị
gắn với địa lý tạo nên khu vực địa-chính trị. Một sô' dâu
hiệu chính trị khác cũng được áp dụng như thể chế khu
vực, phối hợp chính sách, cố gắng xây dựng cộng đổng an
ninh - chính trị khu vực,...
Dù tiêu chí là kinh tế hay chính trị thì cả hai cách phân
đinh này đểu dựa trên mức độ liên hệ hay sự tương tác
giữa các thành viên trong khu vực. Đây là điều rất có ý
nghĩa đối với chủ nghĩa khu vực và sự cố kết khu vực.
Mức độ liên hệ/tương tác là rất quan trọng bởi nó có thể
làm tăng hay giảm sự cố kết khu vực, có thể mở rộng hay
100
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sủ
thu hẹp khuôn khô khu vực đang tổn tại. Và từ đó có thẻ
thay đổi quan niệm và khuôn khô của khu vực. Tuv nhiên,
đôi khi cách phân đinh này đã đi xa đến mức bo qua sự
gần gũi về địa lý. Theo đó, những noi có chứa đựng lợi ích
kinh tê hay chính trị thiết thân thì đều có thê coi là khu
vực mà không nhất thiết phải có sự gần gũi địa lý. Ví dụ,
một số học giả như Karl Deutsch, Joseph Nye, Kvm
Anderson, Hege Norheim cho rằng vẫn có thể dựa vào sự
chia sẻ các liên hệ kinh tế và chính trị bên cạnh văn hóa xã hội để xác định khu vực trong khi chưa xác định được
tiêu chí địa lý rõ ràng.
Cũng dựa trên sự chia sẻ kinh tế và chính trị, có cách
xác định khu vực dựa trên sự đồng nhất tương đối vê đặc
điếm hơn là mức độ liên hệ/tương tác giữa các thành viên
khu vực. Ví dụ, sự tương đồng kinh tế có thể được xác định
bằng các nhân tố như mức độ phát triển kinh tế, sự hiện
diện của khối thương mại chung, thị trường chung, chính
sách thương mại ưu đãi và những khả năng của hội nhập
kinh tế. Trong khi đó, sự tương đổng về chính trị có thế dựa
trên sự giông nhau về kiêu dạng nhà nước hay hệ thống
chinh trị, sự đổng chủ trương phôi hợp trong chính sách
đôì ngoại, xu hướng xây dựng thê chế hay khôi chính tri,—’.
Một ví dụ thực tiễn là việc EU thường xuyên yêu cáu các
nước, từ Bổ Đào Nha, Hy Lạp cho tói các nước Đông Áu
1. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary of
International Relations, Penguin Books, London, 1998, tr. 472-473.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
101
gần đây phải cải cách dân chủ trong nước như điều kiện
tham gia. Hay Braxin và Áchentina đã đòi Paragoay phải
cải cách dân chủ trước khi gia nhập Thi trường chung
Nam Mỹ (MERCOSUR). Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu
chi dựa vào mỗi nét tương đổng này thì không ổn. Mỹ, EU
và Nhật Bàn có nhiều điểm tương đổng khá cao về kinh tế,
song khó mà coi đó là khu vực được. Hay sự tổn tại hai
phe trong Chiến tranh lạnh có thể coi đó là khu vực xã hội
chủ nghĩa và khu vực tư bản chủ nghĩa hay không? Các
đặc điểm tương đồng như trên thực ra đóng vai trò điều
kiện hơn là nhân tố dẫn đến sự hình thành khu vực.
Chúng giúp tìm hiểu khả năng hình thành khu vực hơn là
xác định một khu vực đang tồn tại.
Trong phân định khu vực, có lẽ nên dựa nhiều hơn
vào mức độ liên hệ hay tương tác giữa các thành viên cả
về kinh tế lẫn chính trị. Theo đó, nội dung khu vực bao
hàm cả sự liên hệ kinh tế tăng lên vói sự ưu tiên khu vực
trong chính sách đối ngoại. Cách xác định khu vực này
dựa trên quan điếm lọi ích kinh tế và chính trị đều là
những lợi ích cơ bàn của quốc gia. Sự gia tăng hợp tác
kinh tế và ưu tiên chính trị phản ánh nhu cầu liên kết với
nhau và tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
trong vùng. Các liên hệ kinh tế hay chính trị ngày càng
sâu sắc trong vùng địa lý nào đó sẽ làm tăng giá trị chung
được chia sé và dẫn đên sự xác định phạm vi không gian
lợi ích quan trọng theo khu vực. Đó chính là nhận thức
102
Môt số ván đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin ụch sù
về khu vực. Ý thức về khu vực lợi ích thiết thân này quay
trở lại tác động đến sự hình thành chu nghĩa khu vực.
Qua đó, nhận thức khu vực càng được cung cố, kha năng
cố kết khu vực càng tăng lên, và từ đó, khu vực được
hình thành.
Ưu điếm của cách xác định khu vực này tò ra tương
đối thích hợp với thực tiễn chủ nghĩa khu vực hiện nay.
Kinh tế và chính trị chính là hai động lực mạnh mẽ nhảt
thúc đẩy liên kết hiện nay, trong đó có liên kết khu vực.
Hai tiêu chí này làm cho khu vực có vẻ "thật" hơn là các
quan niệm khu vực khác. Hơn nửa, hai tiêu chí nàv phàn
ánh được "tính động" của khu vực. Chúng có kha năng
tạo nên sự mờ rộng khu vực chứ không bó hẹp trong
khuôn khô địa lý và tương đổng văn hóa - xã hội. EU
đang mờ rộng từ Tây Âu sang Đông Âu, Đông Á đang
hình thành tù Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các cố gắng
nhằm xây dựng FTA toàn châu Mỹ,... Đó là những ví dụ
cho thây khu vực hoàn toàn có thể thay đổi bời nhân tô'
kinh tê và chính trị. Tuy nhiên, nêu chi đơn thuần dựa vào
các tiêu chí này thì không giải thích được sự liên hệ kinh
tê - chính trị diên ra mạnh mẽ trên thê giới nhưng khu vực
không nhát thiết được hình thành. Ví dụ, Mỹ và Ixraen
khó có thê coi là cùng khu vực cho dù sự liên hệ kinh té chinh trị giữa chúng khá toàn diện và sâu sắc. Việc coi nhẹ
tiêu chí địa lý va tương đồng văn hóa - xã hội chính lã
điếm yếu cua cách phân định này.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
103
MỘT SỐ NHẬN XÉT
Từ các trình bày ở trên về tiêu chí, chúng ta có thê rút
ra một sô nhận xét về vấn đề phân đinh khu vực như sau:
+ Thuật ngữ "khu vực" xuất phát đầu tiên từ góc độ
địa lý. Dần dần, nó được bô sung thêm một số điểm tương
đổng thuộc lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, chính trị và
kinh tê. Về đại thể, đứng từ góc độ nghiên cứu quốc tế,
khu vực là một khái niệm chì một phần không gian của
thế giói bao gồm một số quốc gia trong đó. Khu vực chứa
đựng những đặc điểm riêng giúp phân biệt với các phần
khác của thế giói. Không chi có vậy, sau này, khu vực còn
được xác định bời mức độ liên hệ/tương tác đáng kê giữa
các thành viên, giúp tạo nên sự thống nhất tương đối cũng
như khả năng cố kết khu vực. Hai điếm trên tạo nên "tính
riêng" của khu vực so với các phần khác cùa thế giới. Khu
vực được hình thành và tồn tại ưên cơ sở như vậy.
Với cách hiểu về khu vực như trên, khu vực (region) và
vùng (area) không hoàn toàn đổng nhất vói nhau, ít nhất là
trong nghiên cứu quốc tế. Khu vực là một tập hợp các
quốc gia trong khi vùng không nhất thiết phài là như vậy.
Khu vực có biên giới rõ ràng hon dọc theo biên giới ngoài
của quốc gia, còn biên giới vùng thường không rõ ràng
bằng khi có thê chi gồm những phần lãnh thô nhất định
cùa các quốc gia. Khu vực được xây dựng cả trên sự tương
đổng và quan tâm rất nhiều tới mức độ liên hệ/tương tác
giữa các thành viên, trong khi vùng chủ yêu dựa vào sự
104
Mót số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lỊCh sủ
tương đồng. Khu vực có tính đa diện hơn boi bao hàm
nhiều lĩnh vực quan hệ khác nhau, còn vùng thương tập
trung vào một vài lĩnh vực nào đó tuỳ theo mục đích nghiên
cứu1. Nhìn chung, vùng là khái niệm lòng lẻo hơn so với
khu'vực. Bơi thế, củng tổn tại sự khác biệt giữa nghiên
cứu khu vực (regional studies), là một đối tượng ưong
nghiên cứu quốc tế, và nghiên cứu vùng (area studies), là
một phương pháp nghiên cứu nhiều hơn là một môn học.
+ Như vậy, có lẽ cách xác định khu vực nghiêm ngặt
là dựa trên cả bốn tiêu chí địa lý, văn hóa - xã hội, kinh tế
và chính trị. Tất cả các tiêu chí này đều có thể làm thay
đổi quan niệm vể khu vực. Sự kết hợp bốn tiêu chí giúp
có được khu vực theo nghĩa đầy đủ nhâ't có thê. Bôn tiêu
chí phàn ánh bôn phương diện của khu vực và từ đó là
các góc độ tiếp cận khác nhau. Sự kết hợp các góc độ tiếp
cận giúp đánh giá tương đối toàn diện sự vận động của
khu vực cũng như các hiện tượng quốc tế liên quan đén
khu vực.
Tuy nhiên, đứng trên góc độ nghiên cứu quốc tế, việc
xác định khu vực dựa trên bốn tiêu chí vẫn sẽ là không đu
nêu chi dựa vào các tương đổng mà không tính đên sự
tương tác giữa các phần tư trong khu vực. Sự tương tác
1. Ví dụ, khu vực Đông Nam Á với 10 quốc gia thành vién
ASEAN rõ rang có sự khác biệt với vùng văn hóa lúa nưóc, các
vùng tôn giáo Phật giáo và Hổi giáo, vùng chịu ành hưởng văn hóa
Trung Hoa hay An Độ, vùng kinh tế - xã hội hải đào hay lục địa,
tiêu vùng kinh tê sông Mê Công,... o Đông Nam Á.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
105
giữa chúng mới là quá trình căn bản tạo nên khu vực. Sự
tương tác có liên quan mật thiết đến cả bốn tiêu chí trên.
Sự gần gũi về địa lý là điều kiện đê các tương tác hình
thanh và phát triến. Ngược lại, tương tác phát triển mới
sinh ra các tương đổng về văn hóa - xã hội, những liên hệ
và chia sẻ vê kinh tê và chính trị. Không có tương tác,
không có quá trình cô kết đê hình thành khu vực, khu vực
nếu có thì chì là khu vực đơn thuần về mặt địa lý.
Tuy nhiên, trong thực tế, do sự thiếu rõ ràng của tiêu
chí nào đó nên vẫn tổn tại việc phân đinh khu vực dựa
trên sự kết hạp một số tiêu chí nào đó mà không phải là
tâ't cả. Thậm chí, tuỳ từng mục đích nghiên cứu khác
nhau, người ta có thê chỉ vận dụng riêng rẽ từng tiêu chí
như khu vực địa lý, khu vực văn hóa - xã hội, khu vực
kinh tê hay khu vực chính tri. Bên cạnh đó, do thực tiễn
rất đa dạng và các tiêu chí đều có thể thay đổi nên cũng có
sự khá linh hoạt đối với mức độ của từng tiêu chí trong
việc phân đinh khu vực.
Những điều trên phản ánh được thực tế lỏng lẻo của
khu vực nhưng lại góp phần dẫn đến sự khác nhau trong
quan niệm vể khu vực. Trong quan hệ quốc tế, sự khác
nhau có thể xuất phát từ tính toán lợi ích khác nhau,
nhưng cũng có thế do hệ tiêu chí phân định khu vực khác
nhau, do đánh giá mức độ liên hệ/tương tác trong từng
tiêu chí khác nhau. Vì thê', thông qua quan niệm khu vực
khác nhau, có thế đánh giá được phẩn nào lợi ích, nhận
thức và động thái khu vực cua các đối tác quan hệ.
106
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin Ịịch sử
+ Khu vực được hình thành từ cả điểu kiện vật chât
lẫn các yếu tố tinh thần. Khu vực là một khái niệm có
tính vật chất với những biếu hiện cụ thê như đất đai, hệ
sinh thái và con người. Nó bao gồm các thực thé chinh
trị là quôc gia có lãnh thổ, dân cư và nhà nước. Nó gan
liền với các điều kiện không gian nhât định có thuộc
tính vật chất, nhất là sự gần gũi về địa lý giữa các quốc
gia. Khuôn khô khu vực hay được vẽ theo biên giới tự
nhiên, hoặc biên giới quốc gia cũng đểu là những điếu
kiện vật chất.
Nhưng khu vực cũng là sàn phẩm mang tính tình
thẩn. Khu vực và khuôn khô khu vực là do con người
nhận thức và quy ước với nhau chứ không phải tự nhiên
sinh ra. Khu vực có thể hình thành bởi tư tường, tình cam
khu vực hay nhận thức về nhu cầu liên kết giữa các nước
gần nhau. Khu vực tổn tại hay thay đôi củng phụ thuộc
vào nhận thức. Trong nhiều trường hợp, chủ nghĩa khu
vực của các nưóc đã giúp định hình khu vực chứ không
phai ngược lại. Các tiêu chí phân định khu vực xuât phát
từ nhận thức con người. Tiêu chí và đặc điếm khu vực
củng do con người lựa chọn tuỳ theo mục đích cua con
người. Trong tùng tiêu chí, đểu tổn tại đồng thòi khía
cạnh tinh thần bên cạnh khía cạnh vật chất. Ví dụ, hoan
canh tự nhiên với nhận thức về khuôn khô khu vực, ván
hóa vật chât và văn hóa tinh thần, hội nhập kinh té và
nhận thức vê mức độ cô kết, thực tiễn quan hệ chính trị
với kỳ vọng vê cộng đổng khu vực,...
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
107
Như vậy, trong chừng mực nào đó, khu vực cũng là
một sự xây dựng về mặt nhận thức.1 Trong bản chât của
khu vực, có cả hai phương diện vật chất và tính thần. Điều
này càng cho thấy tính đa diện trong quan niệm và tính đa
dạng trong thực tiễn của hiện tượng khu vực.
+ Khu vực không phải là bất biến. Có nhiêu yếu tố
quy định khả năng thay đổi của khu vực. Là sản phẩm
của nhận thức, khu vực hoàn toàn có thê thay đổi bởi sự
thay đổi của nhận thức. Tư tưởng, tình cảm và nhận thức
thay đổi dẫn đến sự thay đổi khuôn khô và tiêu chí phân
đinh khu vực. Là khái niệm được xác định bởi nhiều yếu
tố có khả năng biến đổi, khu vực thường bị co giãn bởi sự
vận động không ngừng của các tiêu chí này. Trong đó,
kinh tế và chính trị vốn dễ thay đổi nhất nên hay dẫn đến
yêu cầu phân định lại khu vực. Ngay yếu tố địa lý khó
thay đổi nhất cũng không phải là bất biến. Sự thay đổi
biên giói quốc gia - vốn hay được dựa vào để xác định
khuôn khổ khu vực - cũng đã từng thay đổi khá nhiều
trong lịch sử.
Là tập hợp của các quốc gia, khuôn khổ khu vực còn
bị chi phối bời sự phát triển của quốc gia và quan hệ quốc
tế. Quá trình phát triên của quốc gia đã làm tăng lợi ích
quốc gia ở bên ngoài, làm thay đổi không gian sinh sống
về mọi mặt, mơ rộng thế giới quan và thúc đẩy quan hệ
1. A. Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific Region"", Tlđd,
tr. 304.
108
Một sổ vấn đề lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhìn lỊ C h sừ
giữa các quốc gia gần kể nhau. Quá trình này không chi
dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức và nhu cấu đói với
khu vực. Nó còn kéo theo sự thay đổi trong quy mô tương
tác, mức độ liên hệ và khả năng cố kết giữa các thành viên
khu vực. Khuôn khổ khu vực cũng biến đổi cùng với sự
vận động của quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tê phát triến
không chi tạo thuận lợi cho quá trình trên, mà còn đem lại
những tác động từ bên ngoài vào trong quá trình hình
thành khu vực. Trong một số trường hợp, khu vực được
hình thành từ áp lực bên ngoài nhiều hơn là bời các tác
nhân từ bên trong. Nhiểu tô chức khu vực được hình
thành nhưng hoạt động nội khối chưa cao chính là bời
nguyên nhân từ quan hệ quốc tế.
Tất cả những điều này đã khiến khu vực có tính khả
biến. Lịch sử đã cho thây sự biến động của khu vực là một
thực tế có trong mọi thời gian. Đến thời hiện đại, sự biên
động này càng táng lên. Sự chổng lẩn các khuôn khó khu
vực hiện nay cho thây thực tiễn khu vực hóa đang vượt
khòi các quan niệm truyền thống vể khu vực. Bởi thế, cán
có cái nhìn biện chứng trong nghiên cứu khu vực.
+ Khu vực có tính mờ. Khu vực là một phần của thế
giới chứ không phải là phần tách ròi hay riêng biệt. Các
tiêu chí hình thanh nên khu vực có sự vận động theo
hướng mở rộng. Bất châp sự phản kháng thường xuvén với
tinh mờ, xu hướng mơ rộng không gian văn hóa, xã hội,
kinh tê và chính trị cua khu vực vẫn không thế bị ngăn cán.
Không gian văn hóa mờ rộng bơi sự giao lưu và phát tán
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
109
văn hóa, không gian xã hội mở rộng bởi sự di cư, không
gian kinh tế mở rộng bởi nền kinh tế thị trường và không
gian chính trị mở rộng bời sự tác động từ môi trường an
ninh - chính trị bên ngoài. Đây là quá trình diễn ra thường
xuyên trong lịch sử và trở nên mạnh mẽ hơn bắt đầu từ
thời cận đại. Trong đó, động lực bên trong quy đinh tính
mở của khu vực chính là xu hướng mở rộng lợi ích quốc gia
ra bên ngoài. Mọi quốc gia đều bắt đâu quan hệ với các
quốc gia lân bang, sau mở rộng dần ra, vượt khỏi châu lục
và tiên tới quy mô toàn cầu. Cùng với đó, nhận thức và
quan niệm về khuôn khô khu vực cũng được mở rộng theo.
Hơn th ế nữa, tính mở của khu vực hiện nay còn chịu
chi phôi rất lớn bởi những thế lực và tác động từ bên
ngoài. Quan hệ với các nước lớn luôn chiếm vị trí quan
trọng trong quan hệ khu vực. Chúng tạo áp lực cho tính
mở của khu vực. Chính các nước lớn là những nước đi
đầu trong việc vượt khỏi khuôn khô khu vực và phát triển
quan hệ liên khu vực. Hiện nay, việc quốc gia liên kết vói
bên ngoài nhiều hơn bên trong khu vực là phổ biến. Trong
khi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau và các vâri đề quốc tế liên
quan ngày càng nhiều buộc lợi ích quốc gia phải kéo dài
ra ngoài khu vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau của quốc gia
không chi diễn ra trên quy mô khu vực, mà còn trên một
phạm vi ngày càng rộng hơn. Sự phát triển quan hệ quốc
tế buộc hoạt động quốc gia không thể bó hẹp trong
phạm vi khu vực. Quy luật phát triển quan hệ quôc tế
chính là một động lực quy định tính mở của khu vực.
110
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc té dưới góc nhìn lịch sù
Thực tế cho thấy, chủ nghĩa khu vực hiện nay chu yếu là
chủ nghĩa khu vực mở.
Như vậy, tính mở của khu vực được quy định bởi cả
hai quá trình lịch sử và hiện tại, chịu chi phổi bài cả hai
luồng tác động từ bên trong và bên ngoài. Thực tê hiện
nay cho thấy, khu vực đang được mở theo nhiểu hướng
khác nhau dẫn đên sự chổng chéo các khu vực được quan
niệm. Bởi thê', thật khó tách rời khu vực ra khòi môi
trường thế giới, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
+ Mọi sự xác định khu vực chỉ là tương đối, ít nhất là
cho đến tương lai gần. Như các nhận xét trên đã chi ra,
phân định khu vực chịu tác động bởi các yếu tô' tính thẩn,
khu vực không phải là bất biến và có tính mở nên hoàn
toàn có khả năng biến đổi. Ngoài ra, còn có hai lý do quan
trọng đê đi đến nhận xét này.
Thứ nhất, khu vực dù hội nhập hay khu vực hóa đên
đâu thì còn lâu mới thay thê được quôc gia. Thế giói vẫn
bị chia rẽ thành các quốc gia. Quốc gia vẫn tiếp tục là chù
thể quan hệ quốc tế cơ bản và rất khó bị thay thế bôi thể
chê khu vực nào đó. Lợi ích chung khu vực vẫn dựa vào
sự hài hòa với lợi ích quốc gia. Sự hình thành khu vực và
sự cô kết khu vực vân phụ thuộc vào ý chí và quan niệm
của các quôc gia. Quôc gia quyết định khu vực và sự cô
kết khu vực hơn là sự tự thân của khu vực.
Thứ hai, sự phân định khu vực đang gặp phải thách
thức rât lớn từ quôc tê hóa, toàn câu hóa và các lực lượng
toàn cầu. Sự tập trung vào khu vực có vẻ như đang nỏi lén
Phân đinh khu vực trong nghiên cứu quốc tế
111
nhưng thực ra nó mang trong mình tính hai mặt rất rõ. Là
phan ứng đối vói quốc tế hóa và toàn câu hóa, nó làm tăng
ý thức và bàn sắc vê khu vực, làm tăng nhu cầu đôi vói
liên kết khu vực. Là bước chuẩn bị tham gia toàn cầu hóa,
nó làm giảm tính khu vực và có xu hướng xóa nhòa ranh
giói khu vực. Sự đấu tranh giữa hai quá trình này làm
tăng sự dao động trong quan hệ quốc tế khu vực, ảnh
hưởng đáng kê đến khả năng cố kết khu vực. Nếu hiện
tượng liên khu vực trở thành khu vực (ví dụ, liên khu vực
Đông Á - Mỹ trở thành khu vực châu Á - Thái Bình
Dương) phan ánh xu hướng đầu thì hiện tượng khu vực
trờ thành tiếu khu vực (Đông Nam Á trờ thành tiểu khu
vực của Đông Á) lại là biểu hiện của xu hướng sau. Quan
niệm về chủ nghĩa khu vực mói đã phân biệt với chủ
nghĩa khu vực cũ chính bời các tác động từ toàn cầu hóa1.
Trong tương lai gần, khu vực vân chi là sự cố kết
tương đôì. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối vói việc
đánh giá vại trò và triến vọng khu vực đôi với quốc gia và
thế giới. Đồng thòi, ý nghĩa tương đối cua khu vực củng
cho thây, vai trò cua quốc gia, quan hệ song phương,
quan hệ liên khu vực và các quan hệ có tính toàn cầu vẫn
không thê bị bỏ qua trong nghiên cứu khu vực dưới góc
độ quốc tế.
1. Bjorn Hettne & Bertil Oden, Global Governance in the 21st
Century: Alternative Perspectives on World Order, EGDI, Stockholm,
2002, tr. 22.
112
Một số ván đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sủ
Tóm lại, việc phân định khu vực là rât quan trọng
trong nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, cho đên nay, quan
niệm về khu vực vẫn chưa được thống nhất. Điêu này
không chi phản ánh trong sự khác nhau về hệ tiêu chi, vê
mức độ của từng tiêu chí và về vận dụng trong thực tiên.
Vì thế, đã có những C Ố gắng phân chia khu vực thành các
loại hình khác nhau. Ví dụ, phân chia thành tiếu khu vực
(sub-region), khu vực (region) và liên khu vực (inter-region).
Cách phân chia khác là khu vực nhỏ (micro-region), khu
vực lớn (macro-region) và khu vực siêu lớn (mega-regiony.
Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau trong phân
định khu vực không phải chỉ bởi quan niệm khác nhau.
Sự khác nhau này còn xuất phát từ các lý do thực tiễn. So
với quốc gia và thế giới, khu vực kém bền vững hơn. Khu
vực được xác định bởi quốc gia và thế giới hơn là ngược
lại. Khu vực vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của quốc gia và
tác động từ môi trường quốc tế. Điều này có thê tháy
được cả trong lịch sử lẫn hiện tại, đặc biệt là trong bối
cành hiện nay. Bời thế, khu vực chỉ là một khái niệm có
tính tương đối.
Trong nghiên cứu khu vực, có thê cần lưu ý một sô
điêm sau: khu vực là một hiện tượng đa diện được xáy
dựng trên nhiêu phương diện khác nhau. Vì thế, khu vực
nên được xem xét một cách toàn diện. Khu vực là một
1. Narihiro Bono, “Regionalism in East Asia: The transformation
of regional political economy in East A sia", tr.3.
Phân định khu vực trong nghiên cứu quốc tế
113
dạng quan niệm và hoàn toàn có thê thay đổi. Vì thế, khu
vực cần được nhìn nhận một cách biện chứng. Khu vực là
tập hợp quốc gia và là một phần của thế giói. Vì thế,
nghiên cứu khu vực khó mà tách khòi nghiên cứu quốc
gia và nghiên cứu quốc tế.
114
NHẬN THỨC VẼ CHỦ NGHĨA KHU vực
MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa khu vực (regionalism) là một thuật ngũ
được sử dụng vào cả bôì cảnh trong nước lân trong quan
hệ giữa các quốc gia, tức là trong quan hệ quốc tế. Chủ
nghĩa khu vực là một hiện tượng lịch sử vói những tiền
đề, động thái và dấu hiệu của nó đã xuất hiện tù lâu. Chu
nghĩa khu vực cũng là một nhân tố quan frọng chi phối
lịch sử thế giới cận hiện đại. Mặc dù chi thực sự xuất hiện
từ nửa cuối thế kỷ XIX nhưng chủ nghĩa khu vực đã ghi
dấu ẩn trong lịch sừ quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Trên quy
mô toàn cầu, chủ nghĩa khu vực nổi lên sau Chiến tranh
thế giới thứ hai và ngày càng trở nên mạnh mẽ sau Chiên
tranh lạnh1. Hiện nay, chủ nghĩa khu vực chi phối rất
nhiều hiện tượng trong đời sống quôc gia và quôc tế. Nó
không chi quy định lợi ích quốc gia và chính sách đối
ngoại cúa các nước, mà còn tác động tới nhiều xu hướng
1. Vê quá trình của chu nghĩa khu vực, tham khảo Hoàng Khắc
Nam, Chu nghĩa khu vực trong lịch sử", Tạp chí nghiên cứu lich sử,
SỐ 5 (385), 2008, tr. 59-71.
115
Nhan thdc ve chu nghTa khu vUc
trong quan hệ quốc tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, khu vực
hóa, hợp tác và hội nhập khu vực,... đều được thúc đẩy
bởi chủ nghĩa khu vực. Không còn nghi ngờ gì nữa, chủ
nghĩa khu vực đang trở thành một đặc điểm của thế giới
hiện đại. Thậm chí, nó còn được coi là tác nhân giúp hình
thành "trật tự thế giới mới được khu vực hóa" (new
regionalised world orderỴ.
Bởi thê, chắc hẳn nhận thức chủ nghĩa khu vực là cần
thiết trong nghiên cứu lịch sử thế giới và quan hệ quôc tế.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực mới chi
được bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo
Shaun Breslirt & Richard Higgott, có hai làn sóng nghiên
cứu chủ nghĩa khu vực. Làn sóng thứ nhất được bắt đầu
từ những năm 1950 và tập trung chủ yếu vào thực tế liên
kết khu vực của Tây Âu. Cơ s ở lý luận của làn sóng này
dựa nhiều vào lý thuyết hội nhập khu vực của chủ nghĩa
chức năng mới. Sau Chiến tranh lạnh, do sự thay đổi của
thực tiễn (biến đổi cơ câu địa-chính trị thế giới, sự tăng
trưởng của toàn cầu hóa, sự xuất hiện nhiều mô hình chủ
nghĩa khu vực khác nhau ở Bắc và Nam Mỹ, ở Đông Á và
Nam Á,...) và yêu cầu bô sung những khiếm khuyết về lý
luận của làn sóng thứ nhâ't (chưa thây được tầm quan
trọng của bàn sắc trong việc xây dựng khu vực và tác
1.
the
Global
Shaun Breslin & Richard Higgott, "New Regionalism(s) in
Political
Economy.
Conceptual
Understanding
Historical Perspectives", Asia Europe Journal, 1, 2003, tr. 170.
in
116
Mot so van de ly luan quart he quoc te dUdi qoc nhin bch sCr
dong cua nhung thach thuc tir ben ngoai,...), nen lan song
thu hai nghien cum chu nghia khu vuc da noi len1.
Nhin chung, tinh hinh nghien cuu chu nghia khu vuc
la mot buc tranh da mau sac voi nhieu quan diem va cach
nhin khac nhau ve chu nghia khu vuc. Tren phuong dien
ly thuyet, su da dang nay xuat phat tir khai niem khac
nhau ve chu nghia khu vtrc, tir quan niem khac nhau ve
phan dinh khu vuc, tir cach tiep can khac nhau toi hien
tuong nay va tir su danh gia khac nhau ve thuc tien khu
vuc hoa tren the gioi. Trong thuc tien, do la boi bieu hien
phuc tap va da dang cua van de nay nhu Narihiro Bono
da chi ra: "Chu nghia khu vuc moi la hien tuong khong
dong nhat, toan dien va da dien..."2.
Chu nghia khu vuc la mot hien tuong phuc tap va van
dang trong qua trinh dien tien. Do do, bai viet nay chi co
tinh cach nghien cuu buoc dau va cung chi tap trung vao
lam ro nhung noi dung chu yeu cua chu nghia khu vuc.
Tir do, bai viet hy vong co the dong gop phan nao vao viec
nhan thuc chu nghia khu vuc cung nhu van dung vao
nghien cuu mot so van de trong lich sir the gioi va quan
he quoc te.
1. Shaun Breslin & Richard Higgott, "New Regionalism (s) in
the Global Political Economy. Conceptual Understanding in
Historical Perspectives", Tldd, tr. 168-171.
2. Narihiro Bono, "Regionalism in East Asia: The transformation
of regional political economy in East A sia", tr. 3.
N hận thức về chủ nghĩa khu vưc
117
NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA KHU vự c
Như trên đã đề cập, chủ nghĩa khu vực hiện diện cả
trên quy mô quốc gia lẫn quốc tế. Nhưng do tồn tại khá
nhiều sự khác biệt nên đa phần các nghiên cứu về hiện
tượng này đều đi theo hai hướng riêng rẽ: trong nước
hoặc quôc tế. Trong bài này, chứng ta chi bàn đêh chủ
nghĩa khu vực trong quan hệ quốc tế, cụ thể là trong quan
hệ giữa các quốc gia trên cùng một khu vực địa lý. Thế
nhưng trong vấn đê' này, cũng có nhiều khái niệm khác
nhau dựa ưên cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác
nhau. Dưới đây là một sô' quan niệm khác nhau về nội
dung chủ nghĩa khu vực:
Đầu tiên là những khái niệm xác định chủ nghĩa khu
vực dựa trên ý thức khu vực. Ví dụ, chỉ xây dựng dựa trên
nội dung ý thức, Từ điển Merriam-Webster cho rằng chủ
nghĩa khu vực là "sự nhận thức và lòng trung thành đối
vói khu vực đặc thù với một cư dân tương đồng"1. Từ
điển Britanica cũng dựa trên cơ sở ý thức này và có sự
nhấn manh nhiều hơn đến vai trò của yếu tố tình cảm và
bản sắc. Theo Britanica, "Chủ nghĩa khu vực hay nhận
thức khu vực là sự liên quan về tư tưởng với nhận thức
phát triển từ tinh cảm về bản sắc bên trong khu vực"2.
Cũng trên cơ sở ý thức như nội dung chủ yếu của chủ
1. http://www.m erriam -webster.com/dictionary/regionalism .
2. http://www.britanica.conVbps/search?query=regionalism&source=
MYVTEXT.
118
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
nghĩa khu vực, Từ điển Quan hệ quốc tê Penguin đã cô
gắng chi tiết hơn những nội dung này và đê cao hơn
phương diện tư tưởng của ý thức khu vực khi chi ra "Đó
là tập hợp thái độ, lòng trung thành và tư tưởng mà đã tập
trung tâm trí của các cá nhân cũng như tập thê vế cái mà
họ nhận thức là khu vực "của h ọ ""1. Nhìn chung, đây là
dạng khái niệm có trong nhiều cuốn từ điên, tức là được
sử dụng khá phổ biến.
Điểm đáng lun ý đầu tiên của các khái niệm trên là đã
chỉ ra được cơ sở ý thức của chủ nghĩa khu vực. Đó chính
là sự nhận thức chung về khu vực như không gian chù
yếu và môi trường trực tiếp của mình. Nhận thức này
được phản ánh cả về phương diện tình cảm và tư tường.
Đây là nội dung rất quan trọng mà nếu thiếu nó, chủ
nghĩa khu vực không tồn tại. Nếu tình cảm đem lại sự gắn
bó khu vực thì tư tưởng là sự đinh hướng, dân dắt cho
chủ nghĩa khu vực. Đó có thể là cách tiếp cận "khu vực"
của các nhà lãnh đạo quốc gia trong việc thực hiện chánh
sách đối ngoại và các giải pháp khu vực trong việc giải
quyết những vấn đề của khu vực2. Hay "nhận thức (khu
vực) này thúc đây các quôc gia đó hợp tác cùng nhau theo
cách này hay cách khác nhằm đạt được những mục đích
chung, thoa mãn các nhu cầu chung, hoặc đê giải quvét
cac van đe chinh trị, quân sự, kinh tê và các vâíi để thực
1, 2. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary
o f International Relations, Penguin Books, London, 1998, tr. 473.
Nhan thCic ve chu nghTa khu vUc
119
tien khac"1. Ngoai ra, trong khong it truong hop, y thuc
khu vuc con dong vai trd cho su hinh thanh chu nghia khu
vuc khi la cai co truoc va la cai thuc day thuc tien hop tac
khu vuc. Dong Nam A la mot vi du nhu vay khi nhan
thuc ve khu vuc co tir nua dau the ky XX trong khi chu
nghia khu vuc va su hop tac khu vuc xuat hien muon hon
trong nua sau the ky XX. Va cudi cung, cac khai niem nay
to ra thich hop de chi hien tuong chu nghia khu vuc da
hinh thanh trong y thuc nhung vi nhieu ly do khac nhau
ma chua duoc trien khai nhieu trong thuc tien.
Tuy nhien, cac khai niem nay xem chimg cung co
nhung han che nhat dinh. Thu nhat, viec coi y thuc khu
vuc nhu diem xuat phat cua chu nghia khu vuc khong
han co gia tri pho quat. Tuy co nhung truong hop y thuc
khu vuc co truoc nhung khong phai la tat ca. Hop tac khu
vuc chau A - Thai Birth Duong da dien ra nhung y niem
ve khu vuc nay van chua ro rang va con nhieu khac biet.
Thu hai, su tap trung vao co so y thuc khong phan arth
duoc het qua trinh cua chu nghia khu vuc. Su ton tai va
van dong cua chu nghia khu vuc la ket qua cua moi
tuong tac hai chieu mot cach bien chung giua nhan thuc
chu quan va hoan canh khach quan. Chu nghia khu vuc
Dong A ch^c se kho noi len neu khong co nhung tac dong
khach quan moi cua thoi ky hau Chien tranh lanh,
1.
A. Hasnan Habib, "Defining the "Asia Pacific R egion"", The
Indonesian Quarterly, Vol. XXIII, No. 4, 1995, tr. 304.
12 0
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin Itch sử
những dòng thương mại và đầu tư nội vùng tử những
năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Thú
ba, việc dựa vào nhận thức khu vực với các dấu hiệu định
tính cùa nó (tình cảm, tư tưởng) để xác định chu nghĩa
khu vực vừa sẽ khó khăn, vừa là không đủ. Bản thân "ý
thức khu vực" là tương đối mơ hồ khi nhận thức của cá
nhân và tập thể thường khá khác nhau và đa dạng hon
nhiều so với khu vực trong thực tiễn. Chủ nghĩa khu vực
còn có những yếu tố vật chất có thế định lượng nhu điểu
kiện địa lý, giao lưu văn hóa, hoạt động kinh tế và hành
động chính trị,... Thứ tư, trong các khái niệm này, ý thức
về bàn sắc được đánh giá cao trong khi nhận thức về lợi
ích chung lại khá mờ nhạt. Không bác bỏ vai trò của bản
sắc khu vực nhưng lợi ích chung thường tạo ra động lực
lớn hơn cho chủ nghĩa khu vực so với bản sắc. Không có
lợi ích khu vực chung được nhận thức, chủ nghĩa khu vực
khó lòng được thúc đẩy trong thực tế. Có thế thây rõ động
cơ lợi ích này nằm trong hầu hết các hiện tượng chủ nghĩa
khu vực hiện nay.
Có lẽ củng bởi sự quan tâm chủ yêu đến những động
thái chủ quan hơn là hoàn canh khách quan của chu nghĩa
khu vực nên dân đến sự tách biệt nhât định hiện tượng
này với khu vực hóa (regionalisation). Ví dụ, Shaun Breslin
& Richard Higgott nhãn mạnh sự phân biệt có tính ban
chat giưa khu vực hóa là quá tnnh de facto được thúc đáv
bơi thị trường và chu nghĩa khu vực là quá trình de jure
Nhận thức về chủ nghĩa khu vưc
121
được thúc đẩy bởi các quốc gia1. Nói cách khác, theo quan
điêm này, hai quá trình kê trên đã được phân biệt khá rõ
ràng, ít nhâ't về mặt khái niệm. Khu vực hóa là quá trình
có tính khách quan nhiều hơn diễn ra bởi các lực lượng thị
trường nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Trong khi
chủ nghĩa khu vực có tính chủ quan nhiều hơn khi được
tạo dựng bởi cố gắng của các nhà nước nhằm xây dựng
chính sách thúc đẩy hợp tác khu vực. Đây là quan niệm có
phần khác với nhóm quan niệm thứ tư (sẽ đề cập ở bên
dưới) cho rằng khu vực hóa là một nội dung của chủ
nghĩa khu vực.
Không giôVig với các khái niệm trên, nhóm khái niệm
thứ hai quan tâm nhiều hơn đến các biểu hiện thực tiễn
mà ở đây là mức độ hợp tác giữa các chủ thế. Theo đó,
chủ nghĩa khu vực được xây dựng dựa trên mức độ phát
triển nào đó của sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Tuy cừng dựa trên cơ sở này nhưng quan niệm về mức độ
hợp tác lại tương đối khác nhau. John Ravenhill cho rằng
"chủ nghĩa khu vực là sự cộng tác liên chính phủ trên một
cơ sở giới hạn về mặt địa lý"2. Trong khái niệm này, sự
cộng tác giữa các quốc gia trong vùng lỏng hay chặt, ngắn
1. Shaun Breslin & Richard Higgott, "New Regionalism(s) in the
Global Political Economy. Conceptual Understanding in Historical
Perspectives", Tlđd, tr. 167.
2. John Ravenhill, "A Three Bloc World? The New East Asia
regionalism ", International Relations o f the Asia-Pacific, Vol 2 (2002),
tr. 168.
122
Một số vấn đề lý luận quan hê quốc tế dưới góc nhin lệCh sử
hạn hay dài hạn, đon lẻ hay toàn diện thì đểu có thê được
coi là chủ nghĩa khu vực. Nói chung, khái niệm nàv tuy
bao quát nhưng hơi đơn giản.
Cụ thê hơn với mức độ hợp tác chặt chẽ hơn, Joseph
Nye cho rằng chủ nghĩa khu vực là "sự hình thành hiệp
hội hay nhóm liên quốc gia trên cơ sở khu vực"1, o đây,
dưới cái nhìn của chủ nghĩa thê chế quốc tế (international
institutionalism), chủ nghĩa khu vực được cho là tổn tại khi
sự hợp tác giữa các quốc gia trong vùng đã ở mức liên kết
tương đối cao với sự hình thành thê chế chung cho khu
vực. Thê chế chung dù dưới hình thức nào cũng đểu phản
ánh mức độ gắn kết cao hơn, mục tiêu chung xác định rõ
ràng hơn, sự hợp tác cũng có tính ổn định và thường
xuyên hơn so với sự cộng tác chung chung trong quan
niệm của Ravenhill. Nhiều người đã dựa vào khái niệm
này đê nói về chủ nghĩa khu vực trong những năm 19801990 ở Nam Á với SAARC (1985) và châu Á - Thái Bình
Dương với APEC (1989),...
Tiêp theo, dưới cái nhìn hệ thông, chủ nghĩa khu vạrc
được quan niệm như "sự phát triển của hệ thống chính trị
hay xã hội trên một hay nhiều vùng"2. Việc sử dụng thuật
ngữ "hệ thống" ơ đây phàn ánh ít nhất ba điều. Một là, sự
hợp tác giữa các thành viên khá chặt chẽ vói những lợi ích
1. Joseph Nye, International Regionalism: Readings, Little Brown
and Company, Boston, 1968, tr. vii.
2 . http://ww w.m erriam -webster.com /dictionary/regionalism .
Nhận thức vê chủ nghĩa khu vực
123
chung nên mới hình thành được hệ thống quôc tế khu
vực. Hai là, sự tương tác trong hệ thống là đa dạng và đa
chiều, không chi giữa các thành viên với nhau mà cả giữa
các thành viên vói hệ thống. Ba là, hệ thống là một chỉnh
thê với những điểm chung giữa các thành viên, giúp phân
biệt với các khu vực khác.
Trong những năm gần đây, có một xu hướng quan
niệm khác về chủ nghĩa khu vực với mức độ hợp tác cao
hơn và cụ thê hơn. Đó là các quan niệm coi chủ nghĩa khu
vực chính là sự liên kết khu vực1 hay sự hội nhập khu
vực2. Theo đó, chủ nghĩa khu vực được coi là tổn tại khi
sự hợp tác giữa một nhóm chủ thể nào đó đã đạt tới mức
độ liên kết hay hội nhập. Sự hợp tác trong thê chế khu vực
có thể lỏng lẻo nhưng sự hợp tác trong liên kết hay hội
nhập chắc chắn là phải sâu sắc và mạnh mẽ hơn nhiều. Hội
nhập cũng tạo ra hệ thông khu vực chặt chẽ với tính chinh
thể rất rõ ràng. Đây là biểu hiện cao nhất, hay nói cách khác
là trạng thái cuối cùng của chủ nghĩa khu vực.
Với cách tiếp cận của chủ nghĩa hành vi (behavioralism),
các khái niệm trên đã đem lại sự bổ sung có ý nghĩa cho
việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực. v ề bản thể luận,
chứng phản ánh được nội dung của chủ nghĩa khu vực,
1 Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (Chủ biên), Hướng tới Cộng đổng
Kinh t ế Đông A, Nxb. Thê'giới, Hà Nội, 2004, tr. 55.
2 Feng Lu, Free Trade Area: Awakening Regionalism in East Asia,
W orking Paper No. E2003010, China Center for Economic Research
at Peking University, tháng 10-2003, tr. 9.
12 4
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lỊCh sù
bao hàm cả nội dung ý thức và vật chất. Các biêu hiện hay
trạng thái được đưa ra (sự cộng tác, thê chế khu vực, hệ
thống, hội nhập) đều là kết quả của sự nhận thức khu vục
sâu sắc và mức độ hợp tác khu vực tương đối cao. Vể
nhận thức luận, chúng cũng cho thây nhận thức khu vực
có thê biến đổi bởi sự phát triển của hợp tác khu vực. Quá
trình mở rộng EƯ là một ví dụ khi đang làm thay đôi nhận
thức khu vực từ một phần Tây Âu ban đầu sang phẩn lón
châu Âu hiện nay. v ề phương pháp luận, chúng cung cấp
thêm những hành vi cụ thể, những biểu hiện định tính và
những trạng thái thực tiễn đê xác định được chủ nghĩa
khu vực.
Mặc dù các khái niệm trên có vẻ toàn diện hơn song
vẫn chưa phải là đã hoàn thiện. Việc dựa chủ yếu vào mức
độ tương tác giữa các quốc gia trong vùng để xem xét chù
nghĩa khu vực xem chừng vẫn gặp khó khăn. Thứ nhãì, sự
đa dạng ý kiến ở trên cho thấy chưa có tiêu chí thông nhát
trong việc xác định chủ nghĩa khu vực. Mức độ hợp tác
khu vực đến đâu thì có thể coi đó là chủ nghĩa khu vực?
Hội nhập của EU thì đã đành nhưng tương tác lỏng lẻo vã
nhiều xung đột như ờ Nam Á hay vùng Vinh thì liệu ỏ đó
có chủ nghĩa khu vực hay không? Đây là những câu hòi
vârj còn đê ngỏ và chưa được giải quyết. Thứ hai, các quan
niệm này hoi siêu hình khi chi nhấn manh các trạng thái
khác nhau của chu nghĩa khu vực mà không cho thâv rõ
tinh quá trinh của hiện tượng này. Chủ nghĩa khu vực có
quá trinh vận động của nó đi từ giàn đơn đến phức tạp, từ
Nhan thtic ve chu nghTa khu vUc
125
bo phan den tong the, tir don tuyen den da tuyen. Co le
cac khai mem 6 tren thien ve phan anh ket qua cua chu
nghia khu vuc voi nhung muc do manh yeu khac nhau
hon la chinh ban than no. Thu ba, neu chi dua thuan tuy
vao cac khai niem nay thi cung kho phan anh duoc thuc
tien von phuc tap va da dang hon. Vi du, chau A - Thai
Binh Duong co the che day (APEC), co hop tac day nhimg
quan niem ve khu vuc chau A - Thai Binh Duong co dong
nhat hay khong giua cac thanh vien? Va lieu 6 day la chu
nghia khu vuc hay lien khu vuc?
Do su noi len cua yeu to kinh te trong quan he quoc te
sau Chien tranh lanh, duoi anh huong cua xu huong tiep
can kinh te chinh tri quoc te, da xuat hien them xu huong
thu ba xem xet chu nghia khu vuc tren goc do kinh te.
Dua vao thuc tien cac dong kinh te dang dien ra manh me
trong nhieu khu vuc cua the gioi hien nay, mot so hoc gia
nhu Paul Kruman, Frankel, Stein va Wei dinh nghia chu
nghia khu vuc nhu mot qua trinh kinh te dua tren cac
dong kinh te tang truong nhanh giua mot nhom quoc gia
nao do trong cung mot khu vuc hon la giua cac nuoc nay
voi cac nuoc khac 6 noi khac tren the gioi1. Tir dien Bach
khoa toan thu cua Viet Nam cung dinh nghia theo cach
nhu vav. "Chu nghia khu vuc la harth dong cua chinh phu
1.
Edward D. M ansfield & Helen V. Milner, "The New Wave
of Regionalism ", International Organization, Vol. 53, No. 3, Summer
1999
jh e M assachusetts Institute of Technology Press, tr. 590.
12 6
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
nhằm tự do hóa hoặc thuận lợi hóa thương mại trong
phạm vi khu vực, đôi khi với sự thành lập khu vực
thương mại tự do hay liên minh hải quan"1. Quan niệm
này có sự tương tác đáng kê với chủ nghĩa tự do mới
ịneoliberalism) trong nghiên cứu quan hệ quốc tê. Theo đó,
kinh tế thị trường được coi là một trong những động lực
chủ yếu thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực. Lợi ích
phát triển khiến các nước có nhu cầu mở rộng thị trường
ra bên ngoài biên giới và tăng cường hợp tác kinh tế trong
khu vực. Từ đó, họ coi kinh tế là yếu tô' cơ bản định hình
nên chủ nghĩa khu vực. Những người theo quan điểm này
thường coi các thành viên tham gia hiệp định ưu đãi
thương mại (Preferential Trade Agreement - PTA) khu vực là
một nhóm có tính khu vực2.
Thậm chí, những người ủng hộ quan điểm này còn
đưa ra thuật ngữ "chủ nghĩa khu vực m ói" (new
regionalism) để chỉ làn sóng chủ nghĩa khu vực thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh. Họ cho rằng toàn cầu hóa kinh tế và
những biến đổi kinh tế - chính trị sau Chiến tranh lanh đã
quy định sự nổi lên của làn sóng chủ nghĩa khu vực mới
với những đặc thù mới. Wilfred J. Ethier đưa ra sáu đặc
thù của chủ nghĩa khu vực mói mà đa phần chúng là về
kinh tê. Đó là: (a) Sự tham gia của các nước nhỏ cùng với
1. http.//dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param.
2. Edward D. Mansfield & Helen V. M ilner, "T h e New W ave
of Regionalism ", Tldd, tr. 592.
Nhan thitc ve chu nghTa khu vuc
127
các nưóc lớn như Hiệp đinh thương mại tự do Bắc MỸ
(NAFTA) là một ví dụ; (b) Các nước nhò thường tiêh hành
cãi cách đơn phương như Mêhicô với NAFTA hav một sô
nước Scandinavia đối với EU; (c) Tự do hóa thương mại
diễn ra với tốc độ vừa phải như NAFTA và MERCOSUR;
(d) Tự do hóa đạt được chủ vếu là bơi các nước nhò chứ
không phải các nước lớn như trường hợp Canada và
Mêhicô trong NAFTA; (đ) Các thoa thuận khu vực thường
hướng tới sự hội nhập "sâu" như EU là điẽn hình; (e) Các
thòa thuận khu vực thường dựa theo khu vực địa lý, tức là
các thành viên là những quổc gia láng giềng1.
Xây dựng khái niệm chủ nghĩa khu vực dưới góc độ
kinh tê có những cơ sờ hợp lý của nó. Thứ nhất, lợi ích
kinh tê - động lực quan trọng cua chu nghĩa khu vực - đủ
mạnh và khá bền vững nên tạo được kha năng hình thành
và niêm tin vê' sự ôn định của chu nghĩa khu vực. Thứ hai,
lĩnh vực kinh tế là nơi dễ đạt được V chí hợp tác chung
giữa các quốc gia ửong một khu vực hơn là các lĩnh vực
khác. Vì thế, khu vực hóa dễ diễn ra hơn trong lĩnh vực
kinh tế, tạo điểu kiện cho chu nghĩa khu vực nảy nỡ. Thứ
ba, cách tiếp cận từ góc độ kinh tê to ra hữu ích trong việc
tim hiếu chu nghĩa khu vực sau Chiên ưanh lạnh khi làn
sóng chu nghĩa khu vực hiện nav đang tăng mạnh trong
lĩnh vực kinh tế, khi hợp tác kinh tê khu vực đang diên ra
1. Wilfred J. Ethier, 'Th e New Regionalism ", The Economic Jounwl,
No. 108, July 1998, Royal Economic Society, UK, tr. 1150-1152.
12 8
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
nhiều hơn bất cứ lĩnh vực nào khác với hàng trăm PTA
tràn lan trên thế giới và khá nhiều PTA này thường năm
trong khuôn khô khu vực nhất định.
Tuy nhiên, khái niệm này cũng bộc lộ những hạn chế
nhất định. Thứ nhất, dường như khái niệm này chi tương
đối thích hợp đối với hiện tượng chủ nghĩa khu vực thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nó không giúp giải thích được
nhiều hiện tượng chủ nghĩa khu vực trước đó vổh chịu chi
phối của nhiều yếu tố khác hơn là kinh tế. Chủ nghĩa khu
vực Đông Nam Á là một ví dụ. Chủ nghĩa khu vực Đông
Nam Á được ghi dâu âh năm 1967 với việc thành lập
ASE AN nhưng hợp tác kinh tế nội khôi là không đáng kể
trong khi hợp tác chính trị tỏ ra ấn tượng hơn nhiều. Thứ
hai, việc chỉ dựa vào kinh tế như động lực và biểu hiện của
chủ nghĩa khu vực tỏ ra hoi phiến diện, kê cả đôi với thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh khi thực tế đây là một hiện tượng
đa dạng và đa diện hơn nhiều những gì nó có trong kinh
tế. Nếu chỉ dựa vào kinh tế thì cũng không giải thích được
sự hình thành và vận động của chủ nghĩa khu vực Đông Á
hiện nay. Đó là một quá trình không chỉ được thúc đẩy bời
yêu tô kinh tê, mà còn chịu chi phôi manh mẽ của yếu tô
địa lý, chinh trị, văn hóa, xã hội. Thứ ba, trong môi tương
tác giữa chủ nghĩa khu vực và kinh tế, rất khó quy cho chủ
nghĩa khu vực là nguyên nhân làm tăng dòng kinh tế nội
vùng. Vậy những dòng kinh tê tăng manh giữa các quốc
gia thuộc những khu vực địa lý khác nhau có được xếp
chung vào khái niệm chủ nghĩa khu vực hay không?
Nhan thitc ve chu nghia khu vuc
129
Nhằm khắc phục khiếm khuyết của những khái niệm
kể trên, có xu hướng tìm hiếu chủ nghĩa khu vực một cách
tống hợp hơn với hệ tiêu chí mờ rộng hơn. Một trong số
đó là ý kiên của Andrew Hurrel. Tác giả này cho rằng nội
dung của chủ nghĩa khu vực được tạo hợp bởi năm thành
phần: 1/ Khu vực hóa; 2/ Nhận thức khu vực và bản sắc; 3/
Hợp tác liên quốc gia khu vực; 4/ Hội nhập khu vực do
quốc gia thúc đẩy; 5/ Sự cố kết khu vực1. Cũng đi theo
cách như vậy, Narihiro Bono đã cố gắng làm rõ hơn tính đa diện, đa tầng và đa cấp độ của hiện tượng này. v ề lĩnh
vực, Narihiro Bono cho rằng chủ nghĩa khu vực bao gồm
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh và môi
trường. Về chủ thể, chủ nghĩa khu vực có sự tham gia của
cà thị trường (chủ thể kinh tê), chủ thê xã hội và quõc gia dân tộc (chủ thê chính trị),...2.
Cách xác định chủ nghĩa khu vực dựa trên những dâ'u
hiệu như vậy rõ ràng có những ưu điểm đáng kể. Thứ
nhất, chúng có tính toàn diện hơn về nội dung, ít nhâ't là
so với nhóm khái niệm thứ nhất chỉ đề cập ý thức khu
vực. Nội dung của chủ nghĩa khu vực theo cách hiếu này
bao gồm cà phương diện ý thức chủ quan (nhận thức và
bàn sắc, hợp tác và thúc đẩy hội nhập) lẫn hoàn cành vật
chất khách quan (khu vực hóa). Thứ hai, chứng cũng hợp
lý hơn khi phàn ánh được tính quá trình của chủ nghĩa
1, 2. Narihiro Bono, "Regionalism in East Asia: The transformation
of regional political econom y in East A sia", Tldd, tr. 2, 3.
130
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
khu vực với những mức độ hợp tác khác nhau và tăng dần
lên (hợp tác, hội nhập, cố kết). Cách hiểu này ít siêu hình
hơn nhóm khái niệm thứ hai vôn có xu hướng quv chủ
nghĩa khu vực vào một trạng thái tương tác nhất định.
Thứ ba, chúng cũng phản ánh đầy đủ hơn về những khía
cạnh khác của chủ nghĩa khu vực như Narihiro Bono đã
làm rõ. Lĩnh vực của quá trình chủ nghĩa khu vực ở đây rõ
ràng là đa dạng hơn nhóm quan niệm thứ ba thiên về kinh
tế. Chủ thể ở đây cũng mở rộng khi bao gồm cả quốc gia
và phi quốc gia chứ không thiên về quổíc gia như khái
niệm của Ravenhill. Vói những ưu điểm như vậy, cách
hiểu thứ tư có thể là công cụ phân tích chủ nghĩa khu vực
phổ quát hơn cả về không gian và thời gian nghiên cứu.
Mặc dù vậy, xu hướng nhìn nhận chủ nghĩa khu vực
một cách tổng hợp hóa không phải là không có vân đề.
Vân đề đầu tiên là sự đúc rút thành khái niệm hay bị đê
ngỏ mà có lẽ là do hệ tiêu chí hoi rộng. Cả Andrew Hurrel
và Narihiro Bono đều chi nêu các nội dung đa dạng của
chủ nghĩa khu vực mà không đi vào khái niệm, vấn đề
thứ hai là hoàn toàn có thể rút gọn bằng cách kết hợp các
nội dung 3, 4 và 5 (hợp tác, hội nhập và cố kết). Thực ra, cả
ba nội dung này đều phản ánh quá trình của chủ nghĩa
khu vực đi từ hợp tác đên hội nhập. Và cùng vói đó, sự cô
kê't khu vực cũng được củng cố theo. Vân đề thứ ba liên
quan đến nội dung khu vực hóa. Narihiro Bono cho rằng
khu vực hóa là một quá trình liên quan chủ yêu đêh các
chủ thê phi quôc gia (các công ty xuất nhập khẩu và đáu
Nhận thức vê chủ nghĩa khu vực
131
tư với các nền kinh tế láng giềng)1. Có lẽ quan niệm khu
vực hóa như vậy là hoi bị hẹp và có thể dẫn đến sự không
rõ ràng trong khái niệm chủ nghĩa khu vực. Theo chúng
tôi, khu vực hóa là quá trình phô biến các giá trị chung có
tính khu vực. Các giá trị này là đa diện chứ không phải chì
bó hẹp trong phạm vi kinh tế. Quá trình khu vực hóa
được thúc đẩy khá nhiều bởi quốc gia chứ không phải chỉ
mỗi chủ thế phi quốc gia. Vâh đê' thứ tư là về quan hệ giữa
khu vực hóa và chủ nghĩa khu vực. Các tác giả trên cho
rằng khu vực hóa là một nội dung của chủ nghĩa khu vực.
Đây là ý kiến khác vói Shaun Breslin & Richard Higgott
(đã nêu trong nhóm ý kiên đầu tiên), có sự tách biệt rõ
ràng giữa khu vực hóa và chủ nghĩa khu vực. Theo chúng
tôi, nhập hay tách hoàn toàn hai quá trình này đều không
Ổn. Khu vực hóa có sự vận động khách quan của nó và
chịu tác động của nhiều nhân tố chứ không phải mỗi chủ
nghĩa khu vực. Hơn nữa, khu vực hóa nhiều khi diễn ra
trước và trở thành môi trường cho sự thúc đẩy chủ nghĩa
khu vực. Khu vực hóa nói chung rộng hơn chù nghĩa khu
vực. Vì thê' khó có thế coi khu vực hóa như một thành tô
nằm trọn vẹn trong chủ nghĩa khu vực như ý kiến của
nhóm thứ tư. Ngược lại, sự phân biệt khu vực hóa và chù
nghĩa khu vực có thê cần thiết về mặt lý thuyết nhưng sự
chia tách hoàn toàn như ý kiến của Shaun Breslin &
1. Pablo Bustelo, The Impact o f the Financial Crises on East Asian
Regionalism, tháng 8-2000, tT. 10, http://www.ucm.es/info/geeao.htm
13 2
Một số vấn để lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Richard Higgott thì lại không phản ánh đầy đủ môi quan
hệ qua lại giữa chúng. Trên thực tế, chủ nghĩa khu vực và
khu vực hóa có cả sự đan xen, tương hỗ và hòa quvện
nhau, khá khăng khít. Nhìn chung, khu vực hóa hoàn toàn
có thế đóng vai trò là động lực và cơ sở khách quan thuận
lợi cho chủ nghĩa khu vực. Trong nhiều trường hợp, khu
vực hóa lại là kết quả của chủ nghĩa khu vực. Rõ ràng,
giữa chúng có sự nằm trong nhau, dù không phải tất cả.
Do vậy, cũng khó mà tách biệt hoàn toàn hai quá trình
này. Giữa chúng có sự giao thoa vói nhau. Trong đó, một
phần khu vực hóa là nội dung của chủ nghĩa khu vực.
Ngược lại, chủ nghĩa khu vực là một trong những tác
nhân thúc đẩy khu vực hóa.
ĐÔI ĐIỀU RÚT RA
Từ những trình bày và phân tích ở trên, bài viết đưa ra
một số nhận xét xung quanh khái niệm và nội dung của
chủ nghĩa khu vực.
1.
Chủ nghĩa khu vực vốn rất đa dạng trên thế giới,
khá khác nhau trong lịch sử và hiện tại. Vì thế, đã có nhiều
cô gắng xây dựng khái niệm và xác định những nội dung
chủ yếu của hiện tượng này. Có ít nhất bôn cách tiếp cận
được đưa ra. Trong đó, nhóm ý kiến đầu tiên dựa chủ vêu
vào nội dung ý thức khu vực. Nhóm thứ hai quan tâm đên
mức độ hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Nhóm
thứ ba nhẩn mạnh vai trò động lực của kinh tê và sự hợp
tác kinh tê. Và nhóm thứ tư mưu tìm một sự tổng hợp vói
Nhận thức về chủ nghĩa khu vực
133
nhiều nội dung hơn. Nhìn chung, các quan niệm đó đều
chứa đựng đồng thời những cơ sở hợp lý cũng như các
hạn chế nhất định. Do tính phức tạp của vân đề, cho đến
nay, vẫn chưa có một khái niệm chủ nghĩa khu vực nào
được châp nhận rộng rãi.
2.
Cho dù có sự đa dạng cả về thực tiễn lẫn trong lý luận,
chủ nghĩa khu vực vẫn có những nội dung chung. Dựa vào
những điếm hợp lý của các quan niệm trên, theo chúng tôi,
chủ nghĩa khu vực có thê được bao gồm ba nội dung chính
với những biểu hiện khác nhau. Ba nội dung này là:
- Nhận thức khu vực: Nhận thức khu vực ở đây chính là
ý thức về khu vực như không gian trực tiếp của mình. Bên
cạnh đó, có thể có thêm ý thức về bàn sắc tùy từng nơi. Ý
thức khu vực ít nhất phải được phản ánh trong tư tưởng
với nhu cầu gắn bó giữa các thành viên. Ở một số nơi, có
thê có thêm sự phản ánh qua tình cảm khu vực. Trong tư
tưởng khu vực, nhận thức về lợi ích chung của khu vực là
quan trọng nhât bởi đây là động lực và cái đích cho chủ
nghĩa khu vực.
- Hợp tác khu vực: Hợp tác khu vực ở đây cần được
hiểu là sự ưu tiên trong chính sách cũng như những cố
gắng thực tiễn thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực. Sự
hợp tác này bao gồm cả phương diện song phương và đa
phương. Đó phải là quá trình có tính hướng đích tói hội
nhập khu vực. Nó có thê được phản ánh cả về phương
diện thê chế hóa với hình thức tô chức khu vực nào đó
nhằm tạo điều kiện cho sự thúc đẩy hợp tác khu vực. Nó
134
Môt số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
có thế diễn ra chỉ trên kênh nhà nước - nhà nước hoặc cả
trên kênh nhân dân - nhân dân với sự tham gia của các
chủ thê phi quốc gia.
-
Khu vực hóa: Khu vực hóa ở đây là quá trình hình
thành ngày càng nhiều các điểm chung có tính khu vực.
Các điểm chung này có thể được thể hiện qua lợi ích
chung và mục đích chung, qua sự củng cô' bản sắc truyền
thống và nảy sinh những bản sắc khu vực mói, qua sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc trong khu vực, qua
sự phôi hợp và liên kết khu vực ngày càng tàng,...
3.
Tuy nhiên, bởi thực tiễn chủ nghĩa khu vực rất đa
dạng nên việc bó buộc vào một khái niệm chung xem
chừng sẽ làm nghèo nội dung. Vì thế, có thê phân chia
thành hai cấp độ hay khái niệm hẹp và khái niệm rộng.
Khái niệm hẹp chỉ gổm nội dung và những dấu hiệu đâu
tiên, tức là nhận thức khu vực. Thực tế cho thây vẫn có thê
coi đó là chủ nghĩa khu vực khi đã có nhận thức khu vực
được phàn ánh trong tư tưởng hay chính sách cho dù kết
quả hợp tác chưa cao. Theo đó, chủ nghĩa khu vực có thê
là: "Ý thức về khu vực vói những giá trị chưng mà tù đó
thúc đây hợp tác khu vực". Đây là sự xây dựng khái niệm
dựa chủ yếu vào cơ sở chủ quan.
Khái niệm rộng bao gổm cả ba nội dung kế trên. Trong
trường hợp này, chủ nghĩa khu vực có thế là: "Ý thức khu
vực và những cô gắng thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm
thực hiện những lợi ích chung trong khu vực." So vói khái
Nhận thức về chủ nghĩa khu vực
135
niệm hẹp, khái niệm này rộng hơn khi bao gổm thêm
những nội dung về mặt thực tiễn.
Bài viết nàv còn có thêm mong muốn đóng góp phần
nào cho việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực cũng như
công cuộc hội nhập khu vực của nước ta. Cho dù sau này
Việt Nam mơ rộng quan hệ đêh đâu, khu vực vẫn là môi
trường trực tiếp cua chúng ta, lợi ích khu vực vẫn là thiết
thân đối với chứng ta. Và vì vậy, chu nghĩa khu vực vẫn
luôn là yếu tố phải tính đêh trong quan hệ đối ngoại cua
chúng ta.
136
CHÚ NGHĨA KHU Vực TRONG LỊCH sử
Trong hàng nghìn năm lịch sử, thế giới bị chia rẽ bời
các hình thức tổ chức con người khác nhau. Con người và
thế giới được phân chia theo những ranh giới khác nhau,
từ địa lý, chính trị, kinh tế cho tới sắc tộc, tôn giáo, ngôn
ngữ,... Bước sang thế kỷ XXI, cơ hội cho sự thông nhát thế
giới trở nên lớn hơn bao giờ hết. Cơ hội này được quy
định bởi xu thế toàn cầu hóa, sự hình thành nền kinh tế và
chính trị thế giới, sự nổi lên của những vấn đề toàn cầu,
vai trò ngày càng tăng của các lực lượng toàn cầu, sự xói
mòn chủ quyền quốc gia, và bởi mong mỏi về một thế giới
hòa bình hon.
Trong bối canh đó, vấn đê' "th ế giới tiếp tục được ngự
trị bơi các quốc gia hay sẽ trờ nên đại đổng?" đã sôi nổi
trờ lại. Đỏ là cuộc tranh luận giữa những người theo chu
nghĩa quôc gia (statism) và những người theo chú nghĩa
toàn cầu {globalism). Bên dưới hai chủ nghĩa này, hàng loạt
các câu hoi khác cũng được đặt ra. Nếu thê giới vẫn gổm
những quôc gia thì quốc gia sẽ thay đôi như thế nào?
Quan hệ giữa chúng sẽ ra sao? Nếu thế giới đại đóng thì
Chủ nghía khu vực trong lịch sử
137
mô hình cua nó sẽ là gì? Các bộ phận nhỏ hơn của nó là
gì? Sự liên kết giữa chúng sẽ ra sao?...
Ngoài hai xu hướng trên, còn có một quan niệm xuất
hiện muộn hơn và chịu ảnh hương nhất định của chủ
nghĩa tự do mới (neoliberalism) và phần nào là chủ nghĩa
kiến tạo (constructivism) trong quan hệ quốc tế. Quan niệm
nàv cho rằng thế giới có thê sẽ được phân chia thành các
khu vực. Những người theo quan điếm này cho rằng
phương án khu vực có thể khắc phục được những khó
khăn của hai lý thuyết trên.
Đôi vói quan niệm đầu của chủ nghĩa quô'c gia, hội
nhập khu vực là sự tập hợp quốc gia đê phản ứng vói tác
động của toàn cầu hóa. Hội nhập khu vực vẫn cho phép
quốc gia tổn tại, đồng thời đem lại cho nó kha năng thích
ứng với bôi cảnh mới. Ngoài ra, cơ chế họp tác khu vực có
thê hạn chế phần nào tình trạng vô chính phu vốn được
coi là nguồn gốc gây nên xung đột giữa các quốc gia. Mà
khi xung đột được giam bớt, quốc gia có thêm lý do đê tổn
tại. Đôi vói quan niệm sau cua chu nghĩa toàn cầu, hội nhập
khu vực được coi là phương án trung gian, là bước chuvên
tiếp lên hội nhập toàn cầu. Trong quá trình tiên tới hội
nhập khu vực, một số nội dung thuộc chu quvền quốc gia
sẽ dẩn được chuyển giao cho những thê chế chung. Tính
mơ cua khu vực cho phép thế giói vẫn giai quyết được các
vẩn đề toàn cầu và thực hiện được toàn cầu hóa. Vai trò
cua các thê chê khu vực sẽ ngày càng tăng, kha năng liên
138
Một số vắn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
kết giữa chúng ngày càng lớn. Và hội nhập toàn cấu hoàn
toàn có thê được hình thành.
Cuộc tranh luận này còn lâu mới ngã ngủ. Tuy nhiên,
bất chấp sự khác biệt, cả ba quan điểm đều chia sé với
nhau ở chỗ: chủ nghĩa khu vực (regionalism) là tác nhân
quan trọng đối với sự phát triển của thê giới, và sự tổn tại
của nó là một thực tế. Thực tế này đang được sự ung hộ
của các hiện tượng hợp tác khu vực, khu vực hóa, thê chê
hóa khu vực, hội nhập khu vực... diễn ra mạnh mẽ từ sau
Chiến tranh lạnh.
Bài viết này không nhằm chứng minh cho bất kỳ quan
niệm nào mà chi mong muốn góp phần làm rõ quá trình
vận động của chủ nghĩa khu vực trong lịch sử. Lịch sử
luôn là một phần của câu trả lời cho tương lai. Vì thế, việc
xem xét quá trình của hiện tượng này trong lịch sừ có thế
giúp ích phần nào cho việc trả lời các câu hỏi nói trên.
TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA KHU vự c
TRƯỒC THÒI CẬN ĐẠI
Chủ nghĩa khu vực không phải là cái gì riêng biệt của
thời cận đại và hiện đại. v ề mặt lịch sử, những dâu hiệu
của chu nghĩa khu vực đã xuât hiện từ khá sớm. Dâu hiệu
đầu tiên của chủ nghĩa khu vực chính là ý thức vê một
không gian lợi ích chung gắn bó với sự sinh tổn của các cá
nhân. Y thức này trờ thành động cơ tập hợp cá nhân hav
đơn vị vào trong cùng một cộng đổng trên khu vực địa lý
nào đó. Y thức về khu vực ngày càng manh lên trong quá
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
139
trình hình thành quốc gia hay nhà nước cô đại. Vói sự ra
đời của nhà nước và quốc gia, khu vực càng được định
hình rõ rệt hơn vói một cộng đồng cư dân và bộ máy nhà
nước riêng được xác lập trên một khuôn khô địa lý nhât
định. Dấu ấn tiếp theo của ý thức khu vực là sự xuất hiện
các đế chế. Trong chừng mực nào đó, hiện tượng đ ế chế
củng được thúc đẩy bởi mong muốn mờ rộng khu vực và
phản ánh quá trình vận động của khu vực.
Cùng vói đó, chủ nghĩa khu vực đã dần được định
hình. Những dấu hiệu chính của chủ nghĩa khu vực là mối
quan hệ hay sự liên kết tăng lên giữa các nhóm người, sự
hình thành các giá trị chung và ý thức về khu vực1, sự xuất
hiện các cơ sở vật chất chung và sự tập trung vào một khu
vực địa lý nào đó... Đôi khi, sự tập hợp hay sáp nhập các
đơn vị chính trị kiêu quôc gia thành một quốc gia lớn hơn
như Đ ế quốc La Mã, Đ ế quốc Hy Lạp, Đức hay Italia được
gắn cho chu nghĩa quốc gia nhưng thực ra hơi hướng của
chủ nghĩa khu vực là có trong đó. Đó là sự hướng tới
nhiều hơn hay sự tập trung quan hệ với các đơn vị gần kề
về địa lý.
Vói sự hình thành quốc gia, các dấu hiệu của chủ
nghĩa khu vực liên quốc gia cũng bắt đầu xuất hiện. Mọi
nhà nước đểu có chức năng đối ngoại rnọi quốc gia đều có
1. Bắt đấu từ đây, khái niệm khu vực được đê cập chì là những
khu vực liên quốc gia, không phải là khu vực bên trong một quốc
gia (TG).
14 0
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sử
quan hệ đối ngoại. Tất cả chúng đều bắt đấu quan hệ đối
ngoại với các nước lân bang. Tất cả chúng đều sống trong
mối quan hệ khu vực hàng trăm năm trước khi đi ra thế
giới. Nhìn chung, quan hệ giữa các quốc gia gấn kể
thường có quá trình lâu dài và sự tương tác chặt chẽ với
nhau, tạo nên cơ sở lịch sử cho chủ nghĩa khu vực.
Môi quan hệ giữa các quốc gia gần kề thường được
tiến hành trên cả hai kênh nhà nước-nhà nước và nhân
dân-nhân dân, tạo điều kiện cho sự giao lưu nhiêu mặt
cũng như sự hình thành bản sắc văn hóa và tinh thần
chung. Những điểm chung này được củng cố thêm bằng
các yếu tô' sắc tộc, tôn giáo, di cư... góp phần hình thành
nên ý thức và tình cảm cộng đồng - nển tảng tinh thẩn
quan trọng cùa chủ nghĩa khu vực.
Kinh tế là một động lực thúc đẩy mối quan hệ này.
Kinh tế không chi giúp hình thành các liên hệ đâu tiên
trong khu vực, mà còn là yếu tố duy trì chúng. Điểu này
được chứng tỏ bời sự phát triển quan hệ thương mại giữa
các quôc gia gần kê vốn là một thực tiễn khá phổ bién
trong lịch sử. Chính trị là một động lực quan trọng khác.
Quá trình sinh sông gần kê đã làm này sinh ngày càng
nhiêu vấn đê trong quan hệ đôi ngoại, làm tăng sự tương
tác đa diện giữa chúng, và từ đó làm tăng ý thức vẽ một
khu vực chung. Theo quy luật phát triển quan hệ quốc tế,
cà hai quá trình này đểu tăng lên và khiên cho nhận thức
khu vực càng được mo rộng. Cùng với quy luật phát triẽn,
ca hai quá trình này đêu liên quan ngày càng nhiêu tới lợi
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
141
ích cơ bản của quổc gia, nhận thức khu vực vì thế càng trở
nên sâu sắc. Nhận thức khu vực tăng lên cùng quá trình
phát triển tương tác đã đặt nền móng cho sự xuất hiện tư
tưởng khu vực sau này.
Đồng thời, quan hệ đôi ngoại càng mở rộng, con người
và quốc gia càng đi ra thế giới, quan niệm về khu vực cũng
càng được xác định rõ ràng hơn. Tác động từ môi trường
quốc tế ngày càng tăng trong khi năng lực quốc gia là
không đủ, năng lực toàn cầu là không có. Điều này dẫn đến
xu hướng quan tâm nhiều hơn đên khu vực. Và chủ nghĩa
khu vực lại có thêm những động lực từ bên ngoài.
Rõ ràng, quá trình lịch sử dài lâu của những liên hệ
khu vực là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành chủ
nghĩa khu vực sau này. Chứng cứ lịch sử của điều này
không phải là hiếm vói sự tổn tại của các cộng đổng khu
vực liên quốc gia như cộng đổng Hổi giáo/Arập ở Trung
Đông, cộng đồng Thiên chúa giáo ở Tây Âu, Liên minh
kinh tếH ansa ở châu Âu...
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đó mà coi chủ nghĩa khu
vực đã tồn tại như một dòng chảy trong lịch sử và quan hệ
quồc tế thì không hẳn như vậy. Sự hình thành chủ nghĩa
khu vực có tính liên quốc gia chi xuất hiện ưong một số
điều kiện nhất định. Đó là sự hình thành nhà nước và
quốc gia - chủ thể chính của hợp tác khu vực. Đó là sự
tương đối chúi muồi của một số tiền đề khác như địa lý,
bản sắc văn hóa - xã hội để có được sự chia sẻ vể nhận
thức và tình cảm đối với khu vực. Đó là sự lớn mạnh của
142
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sủ
các lợi ích chung về kinh tế - chính trị đủ đê tạo ra tư
tưởng liên kết khu vực và sự hướng dẫn chính sách hợp
tác khu vực của các thành viên. Đó là sự phát triển quan
hệ giữa chúng cả về bề rộng lẫn bề sâu đủ đê tạo ra sự
phụ thuộc lẫn nhau và khả năng duy trì quan hệ. Đó là sự
phát triển của chủ nghĩa đa phương trong chính sách đối
ngoại như một cơ sở cho tư tưởng liên kết khu vực. Đó là
sự thắng thế của hợp tác so với cạnh tranh và xung đột
trong quan hệ giữa các thành viên khu vực.
Thực tế lịch sử trước cận đại cho thấy, những dấu hiệu
và điều kiện trên của chủ nghĩa khu vực chỉ dừng ờ mức
tạo tiền đề cho chủ nghĩa khu vực (liên quốc gia) sau này.
Không thể nói đó chính là chủ nghĩa khu vực với đầy đù ý
nghĩa như thời hiện đại bởi ý niệm về "khu vực của chúng
ta" chưa được khẳng định rõ ràng bằng một khuôn khô
địa lý tương đối cụ thê và ổn định. Cũng không thể coi đó
là chủ nghĩa khu vực khi không có nhiều các biêu hiện
định lượng của chủ nghĩa khu vực như chính sách khu
vực, dự án hợp tác khu vực, thế chế khu vực, tỳ trọng
quan hệ nội vùng... cũng như những biểu hiện đinh tính
như tư tường khu vực, tình cảm khu vực, chủ nghĩa đa
phương,... Nhìn chung, đa phần quan hệ giữa các nước
gần kê khi đó chưa đủ mạnh đê môi quan hệ giữa chúng
trở thành phụ thuộc lẫn nhau, chưa đủ sâu sắc đế ý thức
và lợi ích khu vực trờ thành ý thức và lợi ích quốc gia,
chưa đủ rộng mở với thê giói đê ý niệm khu vực được
hình thành chắc chắn hơn.
Chủ nghía khu vực trong lịch sử
14 3
Rõ ràng, sự tương tác khu vực có tăng trong lịch sử
nhưng chưa đủ để hình thành nên chủ nghĩa khu vực
giống như ngày nay. Sự tổn tại của chủ nghĩa khu vực nếu
có thì cũng yếu ớt và thưa thớt, không đủ đế tạo ra một
dòng chảy trong lịch sử quốc gia và thế giới. Sự mờ nhạt
của chủ nghĩa khu vực trước thời cận đại còn biểu hiện ở
chỗ nó không đóng vai trò gì nhiều ưong việc thúc đẩy
tương tác khu vực. Sự tương tác khu vực tăng lên chủ yếu
là bởi hoàn cảnh sống gần kề và năng lực thực hiện quan
hệ quốc tế còn hạn chế khi đó chứ không phải nhờ động
lực của chủ nghĩa khu vực.
Mặc dù vậy, với sự hiện diện phô biên khắp các cộng
đổng, với sự tồn tại dài lâu trong lịch sử, các dấu hiệu trên
vân là những nhân tố lịch sử quan trọng giúp tạo nên tiền
đê lịch sử cho chủ nghĩa khu vực hiện tại. It nhất, vai trò
này cũng, được thê hiện qua việc hình thành và củng cố
mối liên hệ nhiều mặt giữa các cộng đổng/quốc gia gần kề
vê' địa lý, góp phần đặt nền móng cho tình cảm và tư
tưởng khu vực.
Trên thực tế, lịch sừ không đóng vai trò tiền đề như
nhau cho mọi liên kết khu vực. Nhiều học giả không
đánh giá cao vai trò của tiền đề lịch sử. Điều này dường
như hợp lý khi những động thái thúc đẩy hợp tác khu
vực hiện nay thường là kinh tế hoặc chính trị. Tuy nhiên,
khó có thê bác bò vai trò của lịch sử. Hầu hết các quốc gia
trong một khu vực đều có những mối quan hệ lịch sừ khá
lâu dài. Có những quan hệ đã được hình thành cách đây
144
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lẹch sủ
hàng nghìn năm. Mối quan hệ này tổn tại ca trên hai
kênh nhân dân - nhân dân và nhà nước - nhà nưóc. Sụ liên
hệ giữa chúng diễn ra trong nhiều lĩnh vực cua đời sông,
từ kinh tế, chính trị tới văn hóa, xã hội. Một cơ sở lịch sừ
như vậy chắc chắn sẽ tác động ít nhiêu đến hiện tại và
tương lai.
Nếu địa lý là không gian thì lịch sử là thời gian cua
một cộng đổng khu vực. Sự gần gũi về mặt địa lý tạo điểu
kiện cho quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc được hình
thành sớm và được duy trì suổt chiều dài lịch sừ. Lịch sừ
quan hệ lâu dài giúp tạo dựng các liên hệ nhiều mặt giữa
chúng. Quá trình lịch sừ lâu dài làm tăng sự hiếu biết lẫn
nhau và sự tương tác với nhau, làm tăng khả năng nhận
thức về khu vực. Các quá trình tương tác chính trị, trao
đổi kinh tê' giao lưu văn hóa, các cuộc di cư... trong lịch sừ
giúp hình thành nên những giá trị chung giữa các cộng
đổng/quốc gia gẩn kề, góp phần hình thành bản sắc riêng
của khu vực. Lịch sử chính là một yếu tô' quan trọng làm
nên những đặc thù riêng, những vấn đề riêng, những
quan niệm riêng và cách hành xừ riêng trong quan hệ
quôc tê khu vực. Trong thời hiện đại, dù mức độ mạnh
yêu khác nhau, lịch sử vẫn tiếp tục tác động lên V thức
khu vực, quan niệm vê hợp tác khu vực và quá trình hình
thành thê chế khu vực.
Rõ ràng, quá trình quan hệ lâu dài giữa các quốc gia
gần kê vê địa lý là tiên đê cần được tính đên cho sự hình
thành chu nghĩa khu vực.
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
145
Hơn nữa, cách tiếp cận chủ nghĩa khu vực dựa trên
lịch sừ là cần thiết bởi chủ nghĩa khu vực không phải là
hiện tượng mói. Việc xem xét khía cạnh lịch sừ của nó có
thê giúp tìm hiểu thêm nguyên nhân hình thành, cơ sờ
duy trì và những yếu tô' tác động tói diễn biên của chủ
nghĩa khu vực. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng có thể
giúp nhận biết thêm cơ sở lịch sử đang đóng vai trò như
thế nào trong làn sóng chủ nghĩa khu vực hiện nay.
Vậy chủ nghĩa khu vực được bắt đầu từ bao giờ? Sự
bất nhất trong khái niệm và hệ tiêu chí xác định chủ nghĩa
khu vực dẫn đêh sự bất đổng về thời điểm này. Hơn nữa,
thực tế lịch sừ rất khác nhau giữa từng khu vực nên càng
khó đi đêíì nhận định chung. Có thê đây là một lý do
khiến cho vâh đề thời điểm đã bị né ưánh trong nhiều
nghiên cứu về chủ nghĩa khu vực.
CHỦ NGHĨA KHU Vực TRONG THỜI CẬN ĐẠI
Căn cứ ưên các điều kiện hình thành chù nghĩa khu
vực như mức độ phụ thuộc lẫn nhau, sự phát triển của kinh
tê' chủ nghĩa đa phương, nhận thức về khu vực,... có thể
thây rằng chủ nghĩa khu vực là hiện tượng sau này mới nổi
lên và bắt đầu trờ thành dòng chày trong lịch sử và quan hệ
quõc tế thế giới từ những giai đoạn sau của thời cận đại.
Trong "The New Wave of Regionalism", hai tác giả
Edward D. Mansfield và Helen V. Milner đã khái quát về
quá trình vận động của chu nghĩa khu vực trong lịch sử.
Chiu chi phối đáng kế của cách tiếp cận kinh tế với sự tập
146
Mot so van de ly luan quan he quoc te dudi gdc nhin Itch sit
trung vao thoa thuan uu dai thuong mai (PTA) nhu bieu
trung dien hinh cua chu nghia khu vuc, cac tac gia nay da
cho rang co it nhat hai lan song chu nghia khu vuc trong
thoi can dai.
Theo cac tac gia tren, lan song chu nghia khu vuc dan
tien dien ra trong nua sau the ky XIX den Chiert tranh the
gioi thu nhat voi dia ban chu yeu la o chau Au. Vao luc
nay 6 chau Au, chu nghia tu ban, cach mang cong nghiep,
tien bo cong nghe, thuong mai phat trien, vi tri ba quyen
cua chau Au trong nen chinh tri the gioi... da giup quan hf
giua cac nuoc chau Au kha phat trien va tro nen sau sac.
Thuong mai trong vung tang nhanh va chiem ty trong Ion
trong nen thuong mai toan cau. Su hoi nhap kinh te bat
dau mo rong khi chau Au ngay cang hoat dong vcri chuc
nang nhu mot thi truong rieng xet ve nhieu mat1. Nhu cau
mo rong thi truong cho thuong mai va xuat khau tu ban
da thuc day su phat trien quan he lien quoc gia va qua
trinh quan he kinh te 6 chau Au.
Tuy nhien, trong boi canh chu nghia da phuong da bat
dau noi len 6 chau Au tir the ky XIX nhung van chua du
manh, dinh huong cua qua trinh nay van la chu nghia
song phuong. Dau hieu noi bat nhat la su no ro cac hiep
dmh thuong mai song phuong va nhung lien minh thue
quan. Duoc thuc day bang Hiep dinh thuong mai Anh -
1. Edward D. Mansfield & Helen V. M ilner, "The New Wave
of Regionalism ", Tldd, tr. 596.
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
147
Pháp năm 1860, các cường quốc châu Âu nhanh chóng mờ
rộng hợp tác kinh tế song phương qua hàng loạt hiệp định
ưu đãi với việc trao cho nhau quv chế tối huệ quốc (MFN)
một cách vô điểu kiện. Bước sang đầu thế kỳ XX, mặc dù
làn sóng này đã thoái trào trước nguv cơ xung đột giữa
các cường quốc, Anh đã kv hiệp định thương mại song
phương với 46 quốc gia, Đức ký với 30 nước, Pháp ký với
hơn 20 nước. Đáng chú ý, mức độ tự do thương mại với
các điều khoăn MFN và quy mô cắt giảm thuế quan ở cả
trong và ngoài châu Âu có sự khá giông với ý tưởng tự do
thương mại đa phương của GATT/WTO sau này.
Biểu hiện thứ hai là sự hình thành liên minh thuế quan
ỡ châu Âu. Ngoài Zollverein của Đức, còn có các liên minh
thuế quan do Thụy Sĩ thành lập năm 1848, do Áo thành
lập năm 1850, Đan Mạch năm 1853, Italia trong những
năm 1860... Đó là chưa kê những cô' gắng xúc tiến thành
lập liên minh thuế quan giữa Thụy Điên với Na Uy và
Mônđôva với Walachia... Mặc dù một số liên minh thuế
quan được hình thành trên co sỡ tương đối thống nhất về
chính trị (tức là trên cơ sờ liên bang như Thụy Sĩ và Áo
hoặc giữa các chu thê sau nàv cùng nằm trong một quốc
gia như ỡ Italia), nhung tính chất quốc tế của các liên minh
này là rõ nét. Tâ't ca những điều nàv đã tạo nền tàng cho
sự hình thành hệ thông kinh tế châu Âu và thổi luồng sinh
khí cho chu nghĩa khu vực ò châu lục này.
Cũng có những học giã như Kindleberger hav Pollard
cho rằng làn sóng chủ nghĩa khu vực trong thòi kỳ này
148
Mot so van de ly luan quart he quoc te dudi goc nhin lich su
khong chi dien ra 6 moi chau Au ma con ca 6 chau A. Hq
dua ra hai truong hap de chung minh. Mot "khoi thuong
mai lien ket chat" giira Anh voi An Do va Trung Quoc
nam 1880 va su b k ih truong thuong mai cua Nhat Ban 6
chau A dau the ky XX1. Theo chiing toi, nhan dirth nay la
khong chinh xac boi An Do va Trung Quoc la nhung nude
thuoc dia hoac phu thuoc da tham gia khoi nay khong tren
co so tu nguyen, ma hoan toan chiu sir ap che cua Anh.
Con truong hop Nhat Ban, tuy co tac dung nhat dinh doi
voi y niem khu vuc va phat trien thuong mai trong \aing,
song day chi la co gang don phuong cua mot nuoc nen
cung lam cung chi co the coi day la mot tac nhan cua chu
nghia khu vuc ma von doi hoi co su tham gia cua nhieu diu
the quan he quoc te tren co so tu nguyen. Va noi chung, cac
truong hop nay khong the so sanh duoc voi chau Au.
Ldn song thu hai bat dau ngay sau khi ket thuc Chien
tranh the gioi thu nhat va dien ra trong khoang thoi gian
giua hai cuoc chien tranh the gioi (1918-1939). Mac dii lan
song nay co nhung buoc lui (xet tren muc do phu hop voi
xu the tu do hoa thuong mai va hinh thanh he thong kinh
te toan cau), nhung su ton tai cua chung bat chap dieu
kien chinh tri - kinh te cang thang thoi gian do cung cho
thay, su phat trien cua chu nghia khu vuc kinh te la mot
dong chay tuong doi lien tuc trong lich sir can hien dai.
1. Edward D. Mansfield & Helen V. M ilner, "The New Wave
of Regionalism ", Tldd, tr. 596.
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
149
Cũng vẫn những dâu hiệu chính là hiệp định ưu đãi song
phương và liên minh thuế quan, nhưng so với thòi kỳ
trước, sự vận động của chủ nghĩa khu vực kinh tế thời kỳ
này có những điếm khác trước. Thứ nhất là sự xuât hiện
mạnh mẽ hơn của chủ nghĩa đa phương trong liên kết
kinh tế quốc tế. Thứ hai là tính phân biệt đôi xử cao hơn.
Thứ ba, vếu tô chính tri bắt đầu tăng sự chi phôi đôi với
tiên trình của chủ nghĩa khu vực.
Trong thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện những cô' gắng
xúc tiên hợp tác đa phương như hội nghị Genoa 1925 và
các đàm phán về thương mại và tài chính quốc tế mà đã
bất thành vào đầu những năm 1930. Nhưng sự tăng lên
của chủ nghĩa đa phương là có. Pháp thành lập liên minh
thuế quan với các nước phụ thuộc và thuộc địa vào năirt
1928. Anh thiết lập hệ thống ưu đãi trong khối Thịnh
vượng chung năm 1932. Cả hai nhóm đa phương này đều
có tính phân biệt đối xừ với bên ngoài khi dành sự ưu đãi
lớn hơn cho các thành viên trong khối so vói bên ngoài.
Trong cả hai trường hợp, mức độ phân biệt đối xừ đều cao
hơn so với làn sóng đầu. Hon nữa, mối quan hệ trong
từng nhóm đều có tính cách một chiều, bất bình đàng, tập
trung vào cường quốc đứng đầu và gồm cả những chủ thê
không có chu quyền. Động cơ chính trị của các khối này
rất rõ ràng khi nhằm tập hợp và củng cố lực lượng trong
bối canh căng thăng và đối đầu" ờ châu Âu. Cùng với sự
tan mác vê' địa lý, hai khối nàv không phải là điên hình
cua chù nghĩa khu vực thực sự. Tuy nhiên, sự tồn tại của
150
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lich sù
chúng cũng có ảnh hưởng ít nhiều đối với chu nghĩa này
khi đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa đa phương kinh
tế, có tác dụng nhất định thúc đẩy phát triển thương mại
và đem lại mẫu hình thực tiễn cho chủ nghĩa khu vực. Và
bất chấp những tác động tiêu cực của chủ nghĩa thực dân
trong các khối nhóm này, chúng không phải là không đế
lại dấu ấn gì cho chủ nghĩa khu vực ở châu Đại Dương với
CER, ở Tây Phi với ECOWAS, ở Nam Á với SAARC và ờ
cả Đông Dương,...
Ngoài hai khối trên, ở một quy mô nhỏ hơn nhưng có
tính khu vực rõ rệt hơn, còn có Hiệp ước Rome năm 1934
với vai trò của Italia trong việc thiết lập một PTA gổm
Italia, Áo, Hunggari. Các cường quốc khác như Đức củng
có mục đích chính trị và kinh tế tương tự nhưng vẫn tiêp
tục theo đuổi con đường liên kết song phương mang tính
bảo hộ. Trong những năm 1930, Mỹ cũng ký hơn 20 hiệp
định thương mại song phương mà phần lớn trong sô đó là
các nước Mỹ La tinh, góp phần đưa chủ nghĩa khu vực
kinh tế bắt đầu nổi lên ở châu lục này. Đồng thời, Mỹ đã
đưa ra Học thuyết Monroe mà trong chừng mực náo đó
cũng có tác dụng thúc đẩy hợp tác đa phương và chù
nghĩa khu vực ở châu Mỹ.
Tuy nhiên, quá trình này không chỉ được thúc đáv bới
các nền kinh tê lớn. Dòng chảy của chủ nghĩa khu vực vẫn
được phan anh qua nhiêu cô gắng thiết lập các thoả thuận
ưu đãi thương mại khu vực. Bi, Đan Mạch, Phán Lan,
Lúcxămbua, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển đều ký một loạt
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
151
các hiệp định kinh tế trong suốt thập niên 1930. Các nước
Hunggari, Rumani, Nam Tư và Bungari đều cố gắng xúc
tiến thương lượng với các nước châu Âu khác đê thiết lập
hệ thống ưu đãi thuế quan trong nông nghiệp...
Điếm đáng chú ý nhất của làn sóng chủ nghĩa khu vực
thòi kỳ này chính là sự liên quan giữa kinh tế và chính trị
trong tiên trình chủ nghĩa khu vực. Điều này một lần nữa
cho thây việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực sẽ là phiến
diện nếu chi thuần tuý đứng trên góc độ kinh tế. Cả ba
đặc điểm nêu trên đều có phần xuất phát từ sự mâu thuẫn
chính trị - quân sự tương đôi sâu sắc giữa các cường quốc
khi đó. Mâu thuẫn chính trị dẫn đến yêu cầu tập hợp lực
lượng và các hiệp định ưu đãi thương mại đã được ký kết
nhằm chạy đua lôi kéo quốc gia khác vào vòng ảnh
hường. Kết quà, các khôi nhóm thương mại thường được
hình thành xung quanh một cường quốc nào đó. Sự đối
đầu chính trị giữa các cường quốc khiến cho các khối
nhóm này thường đóng kin và có tính phân biệt đối xừ
cao với bên ngoài. Khối thương mại này trở thành công cụ
của các nước lớn nhằm làm hại đối phương, chẳng hạn
như ngăn chặn đường tiếp cận thị trường. Sự hình thành
các khối nhóm như vậy đã làm tăng sự kình địch giữa các
đế quôc, làm tăng sụ căng thẳng chính trị và đối đầu an
ninh ở châu Âu. Cả kinh tế và chính trị đã đồng hành trong
trường hợp này. Trong thời gian giữa hai cuộc chiên, phần
lớn các PTA được hình thành là để thi hành chính sách
con buôn và phàn ứng lẫn nhau. Bởi thế, có tác giả đã quy
152
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lích sử
cho chủ nghĩa khu vực là một trong các nguyên nhản dẩn
đến cuộc Đại suy thoái 1929-1933 và sự bùng nó Chiên
tranh thế giói thứ nhất, đế từ đó có thái độ phan đối chu
nghĩa khu vực.
' Không thể chỉ dựa vào những đặc thù riêng cua làn
sóng chu nghĩa khu vực thứ hai đê khái quát cho mọi thời
kỳ lịch sử. Trong trường hợp này, chủ nghĩa khu vực là
nạn nhân của những toan tính chính trị của các cường
quốc nên đã vận động lệch ra khòi xu hướng chung. Nhắc
đến điều này bời hiện tượng trên vẫn còn tiếp tục trong
thời hiện đại. Nhưng có điều, kiêu cách chủ nghĩa khu vực
thời kỳ này với tính bảo hộ và phân biệt đối xừ cao củng
gây ra những tác động tiêu cực tới sự tăng trương và mờ
rộng cua nền thương mại quốc tế.
Cũng trong giai đoạn này, chủ nghĩa khu vực ơ các
châu lục khác cũng bắt đầu lộ diện nhiều hơn, đóng góp
cho sự tiến triển chung của hiện tượng này trong lịch sử
và quan hệ quôc tế thế giới. Ở châu Phi, từ cuối thếkỳ XLX
đâu thê kỷ XX, chủ nghĩa toàn Phi với mục tiêu đoan kết
thống nhất châu Phi vì độc lập đã bắt đầu xuát hiện.
Phong trào này đã xây dựng được cho mình ít nhiẽu vẽ
mặt lý luận và tô chức. Đã có năm hội nghị toàn Phi đuợc
tô chức từ năm 1900 đến 1945. Đó là cơ sờ quan trọng đé
dân đến việc thanh lập Tô chức thống nhát cháu Phi
(OAU) và Liên minh châu Phi (AU) sau này. o cháu Á, ý
niệm vê khu vực cũng bắt đâu trơ nên rõ ràng o Trung
Đông, Đông Nam A và Nam Á. Chu nghĩa khu vực cua
Chủ nghía khu vực trong lịch sử
153
các vùng này tuy chưa hội đủ các điều kiện vật chất
nhưng lại có được cơ s ở nhận thức là tình cảm và tư tưởng
khu vực. Cơ sở nhận thức này xuât phát từ yêu cầu đoàn
kết đê giải phóng dân tộc, từ ý thức về số phận chung và
từ sự mờ rộng thế giói quan qua quá trình tương tác Đông Tây. Và củng như trên, xu hướng này của chủ nghĩa khu
vực củng mang màu sắc chính trị đậm nét.
CHỦ NGHĨA KHU Vực TRONG THÒI HIỆN ĐẠI
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, bất
chấp sự đối đầu và phân liệt của Chiên tranh lạnh, ỉàn sóng
chủ nghĩa khu vực thứ ba vẫn diễn ra với những bước phát
triển đáng kể. Làn sóng này đã chịu tác động mạnh mẽ
của các nỗ lực hợp tác kinh tế đa phương ưên quy mô
toàn cầu1. Đầu tiên là sự hình thành liên minh tiền tệ và
vai trò mới của đổng đôla Mỹ (USD) như phương tiện
thanh toán và dự trữ quốc tế sau Hội nghị Bretton Woods
tháng 7-1944. Trong năm 1945, hai thể chế tài chính ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
cũng được thành lập. Tiếp theo là các cố gắng của Liên
hợp quốc nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển toàn cầu như
1. Trên thực tế, đa phần các cô' gắng này chưa đạt được quy
mô toàn cầu trong Chiến tranh lạnh do sự phân liệt sâu sắc khi đó.
Tuy nhiên o đây, chúng tôi vẫn coi chúng có tính chất toàn cầu bời
mục đích, bàn chât và quá trình cùa chúng đểu hướng tới quy mô
toàn cầu, nhâ't là sau Chiến tranh lạnh.
15 4
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
thiết lập Hội đồng Kinh tê - Xã hội (ECOSOC) nhu một
trong năm cơ quan chính của mình, ý đồ thanh lập Tô
chức Thương mại quốc tế(ITO) 1947-1948, và cô gắng tỏ chức
Hội nghị thương mại và phát triển (UNCTAD) tù năm
1964,... Nhưng tác động mạnh nhất đến chủ nghĩa khu vực
kinh tế và hệ thống thương mại toàn cầu chính là các vòng
đàm phán đa phương của GATT nhằm cắt giảm các hàng
rào thuế quan, thúc đẩy tự do hóa thương mại. GATT
được khởi động ngày 30-10-1947, trải qua tám vòng đàm
phán và đến năm 1995 thì chuyên thành Tô chức Thương
mại thế giới (WTO). Với 23 nước tham gia ban đẵu, đến
nay số thành viên của WTO đã lên đến trên 150 nước.
Đây là điểm khác vói thời kỳ cận đại khi các nỗ lực
tương tự gần như không có trong làn sóng đầu tiên, hoặc
nếu có thì ít ỏi và đều thất bại trong làn sóng thứ hai.
Không chi tạo ra sức ép bên ngoài cho sự nổi lên của chù
nghĩa khu vực, xu hướng tăng cường hợp tác kinh tê đa
phương còn góp phần tạo ra sự tương thích nhát định
giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế.
Ví dụ, ngay từ khi bắt đầu, GATT đã có quy định vế sự
thành lập PTA khu vực. Điều 24 của GATT cho phép các
quốc gia được xác lập những thoả thuận hội nhập khu vực
theo những điểu kiện nhất định. Những quy đinh tương
tự kiểu này đã góp phẩn hạn chế sự đối lập, làm tăng sự
hô trợ giữa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa toàn cấu
trong lĩnh vực kinh tế. Sự xuất hiện các nhân tô toán cáu
đã làm cho chủ nghĩa khu vực ngày càng không còn lá váín
Chủ nghía khu vực trong lịch sử
15 5
đê thuần khu vực nữa, mà có tính cách toàn cầu rõ rệt vói
sự tương tác ngày càng nhiều với môi trường thế giới.
Bởi thế, thòi kỳ này đã chứng kiến sự phát triển mới
khá âh tượng của chủ nghĩa khu vực cả về bề rộng và bề
sâu. Ngay trong thòi kỳ Chiên tranh lạnh, chủ nghĩa khu
vực trong thương mại đã tăng đáng kế vói sự hình thành
vô SỐ các PTA khu vực cả song phương lẫn đa phương.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều. Sau khi
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, số lượng PTA khu
vực bắt đầu tăng lên nhưng sô' lượng bình quân hằng
năm vẫn tương đối ít ỏi (dưới 5 PTA/năm). Đến nửa đầu
thập niên I960, s ố lượng PTA hằng năm được ký kết tăng
nhiều lên (trên 10 PTA/năm) do có sự tham gia của các
nước mới giành được độc lập. Nhưng rồi số lượng bình
quân này lại giảm bớt trong nửa sau thập niên này (dưới
10 PTA/năm). Bước sang thập niên 1970, sô' lượng PTA
tăng vọt (trên dưới 20 PTA/năm) nhưng lại giảm mạnh
trong thập niên 1980 (trên 5 PTA/năm)1. Mặc dù không
đều nhưng đó vẫn là sự tăng trường nếu xét trong toàn
thời kỳ. Điều này cho thấy, chủ nghĩa khu vực kinh tế đã
ngày càng phô biến và trờ thành một xu hướng đáng kê
trong đời sông quốc tế.
Củng khác với thời kỳ trước, trong thời kỳ này, chu
nghĩa khu vực bắt đầu lan mạnh sang các khu vực khác
cua thế giới chứ không còn tập trung ờ châu Âu. Ví dụ,
1.
World Trade Organization 1995, dẫn tfieo Edward D. Mansfield
& Helen V. Milner, "The New Wave of Regionalism", Tlđd, tr. 601.
156
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới goc nhin lệch sủ
Mỹ đã đưa ra Kế hoạch Clayton năm 1945 (nhăm thực hiện
tự do hóa thương mại đầu tư giữa Mỹ và các nước châu
Mỹ), Sáng kiến lòng chảo Caribê (Caribbean Basin Initiative)
năm 1982 và thành lập NAFTA năm 1988. Tuy nhiên, điều
đáng lưu ý ở đây là sự nổi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa
khu vực ngay ưong chính các nước Thế giới thứ ba chứ
không đủ xuất phát từ các nền kinh tế lớn như trước kia.
Ngay sau khi giành được độc lập, nhất là trong những
năm 1960 và 1970, các nước Á, Phi và Mỹ Latinh đã thành
lập hàng loạt PTA ở mọi trình độ khác nhau. Đa phấn các
PTA này được tổ chức trên quy mô song phương hoặc
khu vực với định hướng chủ yếu là thay thế nhập khâu.
Loại hình của chứng có thê là khu vực thương mại ưu đãi1
hoặc liên hiệp thuế quan2. Sự hình thành PTA giữa các
nước đang phát triển mà không có sự tham gia của các
nền kinh tế lớn là một điểm mới so vói các thời kỳ trước.
Tuy nhiên, các PTA này thường gặp nhiều vấn đê. Do
trình độ phát triển còn thấp, khả năng bổ sung cho nhau
còn hạn chế nên các PTA này không làm tăng thương mại
nhiều. Thương mại tăng đáng kế chi trong nhóm Hiệp ước
Adea và Cộng đổng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS)...
Đổng thời, do vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các nẽn
1. Ví dụ các khu vực mậu dịch tự do như LAFTA/LAIA (1960),
EFTA (I960), CEAO (1972/1974), ECOWAS (1975), CEPGL (1976),
PTA (1981/1984), ANZCERTA (1983), M ERCOSUR 1991.
2. Ví dụ như CACM (thiêt lập năm 1960), SACU (1969), AP (1969),
MRƯ (1973), UDEAC (1973), CARICOM (1973), GCC (1981)...
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
157
kinh tế lớn nên mục tiêu độc lập kinh tế và phát triển
thương mại nội khối của các PTA này chưa được như
mong muôn.
Hơn nữa, các thành viên của những PTA đó luôn gặp
phải bài toán hài hòa giữa bảo hộ và tự do hóa. Một khó
khăn khác là khả năng đạt được thoà thuận thực tế về k ế
hoạch và bước đi cũng như sự phân chia quyền lợi nghĩa vụ giữa các thành viên. Đây là khó khăn đối vói
mọi quốc gia trong hợp tác khu vực, nhưng chúng có vẻ
khó khăn hơn đôi với các nước nhỏ vì những vướng mắc
chính trị, nhận thức khác nhau, năng lực hạn chê' sự
chưa sẵn sàng của toàn xã hội, khả năng bô sung cho
nhau không cao,— Hai khó khăn trên dẫn đến sự lưỡng
lự trong chủ nghĩa khu vực khiến nhiều PTA rơi vào tình
trạng hoạt động cầm chừng, nửa vời hoặc gần như tê liệt.
Trên bình diện chính trị, động cơ chính trị của các PTA
khu vực là râ't rõ, thậm chí nhiều khi lấn át cả nguyên
nhân kinh tế. Hoặc liên kết nhằm chống lại sự can thiệp
và lôi kéo của hai phe, hoặc nhằm củng cố quá trình phi
thực dân hóa, hoặc nhằm giảm bớt mâu thuẫn giữa các
thành viên... Không phủ nhận những tác dụng chính trị
tích cực của PTA đối với các nước Thế giới thứ ba, nhưng
trong nhiều trường hợp, động cơ chính trị chiếm vị trí
quá lớn đã gây hạn chế trong việc đạt được những thoả
thuận kinh tế hoặc làm nản lòng các nỗ lực hợp tác kinh
tế khu vực.
15 8
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin tjch sủ
Một dâu hiệu khác của sự phát triển chu nghĩa khu
vực là sự tăng cường thê chế hóa hợp tác khu vục qua việc
thành lập các tổ chức khu vực. Ngoài các khối quản sự,
chính trị hay kinh tế giữa hai phe đối đấu nhau như
NATO ở Tây Âu và Khôi Warsaw/SEV ở Đông Âu, các tô
chức khu vực lớn nhỏ đã xuất hiện ngày càng nhiêu ờ
châu lục khác. Ví dụ, từ những năm 1960 đến khi kết thúc
Chiến tranh lạnh, các nước châu Phi đã thành lập khoảng
200 tô chức khu vực với nhiều hình thức khác nhau. Nhiều
tô chức trong số đó hoạt động yếu ớt hoặc không hiệu
quả. Tuy nhiên, cũng có nhiều tổ chức khu vực với mức
độ thê chế hóa khác nhau đã chứng tò được sức sống của
mình như Liên đoàn Arập thành lập năm 1945, Tố chức
các nước châu Mỹ (OAS) năm 1948, Tô chức thống nhâ't
châu Phi (OAU) năm 1963, ASEAN năm 1967, SAARC
năm 1985 ở Nam Á, APEC năm 1989,... Cho đến khi Chiến
tranh lạnh kết thúc, trừ một vài nước ở Đông Á và Nam
Thái Bình Dương, hầu hết các quốc gia còn lại đểu tham
gia tô chức khu vực nào đó. Rõ ràng, sự phát triẽn các tô
chức khu vực là một bước tiến lớn của chủ nghĩa khu vực
cả vê bê rộng (sự phô biến rộng khắp) và bê sâu (sự nâng
cấp và thế chế hóa hợp tác khu vực).
Trên thực tế, những thể chế khu vực đậm nét nhát
trong thời kỳ này lại liên quan chặt chẽ đến sự phán liệt
thê giới thành hai phe. Đó là sự hình thành Hội đóng
Tương trợ kinh tế(SEV) của các nước xã hội chu nghĩa và
Chủ nghía khu vực trong lịch sử
159
các khối kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa như Cộng
đồng Kinh tế châu Âu (EEC) hay Hiệp hội thương mại tự
do châu Âu (EFTA). Các khôi nhóm này được hình thành
củng dựa trên sự gần gũi địa lý bởi liên quan đêh phạm vi
phòng thủ và không gian kinh tế của mỗi bên. Cũng giông
như thòi kỳ trước, sự hình thành các khối nhóm này có cà
nguyên nhân kinh tế lẫn chính trị. Ngoài mục đích phát
triển kinh tê' SEV còn là sự tập hợp lực lượng các nước xã
hội chủ nghĩa nhằm chống lại ảnh hường kinh tê' tư bản
chủ nghĩa. EEC được thành lập còn có mục tiêu ngăn chặn
tái diễn xung đột lịch sừ Pháp - Đức. EFTA được thành
lập bời Anh sợ mâ't ảnh hưởng ở lục địa châu Âu trước
trục Pháp - Đức. Trong các khôi nhóm này đều có vai trò
lãnh đạo của các cường quốc: Liên Xô trong khối SEV,
Pháp - Đức trong EEC và Anh trong EFTA.
Cả hai nhóm nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa đều thi hành chủ nghĩa bảo hộ có tính phân biệt cao
trong quan hệ với nhau. Vì nhiều nguyên nhân, sự cô' kết
khu vực giữa hai bên không giống nhau cả về mức độ,
cách thức và loại hình. Trong khối SEV, tính một chiều cao
hơn, cơ sờ tự nguyện kém hơn, nhưng mức độ liên kết lại
sâu sắc hơn. Khối SEV tiên ngay đến hình thức gần như
liên minh kinh tế vói sự phân công lao động, đổng rúp
chuyến nhượng chung, hợp tác tương đối toàn diện. EEC
đi theo con đường hợp tác chức năng đầu tiên trong
ngành than và thép rồi sau mới mở rộng dần. EFTA thì đi
160
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lỊCh sử
theo hướng thiết lập khu vực thương mại tự do giữa các
thành viên. Từ năm 1973, các thành viên EFTA đã lần lượt
gia nhập EEC. Đến năm 1991, EEC chuyến thành Liên hiệp
châu Âu (EU) và ngày càng hội nhập sâu hon. Hiện nay,
EU là thể chế khu vực hiệu quả nhâ't với mức độ liên kết
cao nhâ't.
Chiến tranh lanh kết thúc đem lại những thav đổi to
lớn trên toàn thế giới và tạo điều kiện cho làn sóng chủ
nghĩa khu vực thứ tư nôi lên, đặc biệt về mặt kinh tế. Ngay
trong lúc giao thời 1988-1992, số lượng các PTA khu vực
tăng đột ngột lên tới 40%’. SỐ lượng PTA được ký kết bình
quân hằng năm trong thời gian 1990-1994 lên tới 30
PTA/năm2, hơn hẳn bất kỳ thòi điếm nào trước đó. Sau khi
WTO được thành lập tháng 1-1995, số lượng các hiệp định
thương mại khu vực (RTA) được ký kết càng tăng mạnh.
Từ năm 1995 đến nay, số lượng các RTA được thông báo
cho WTO là trên 240, vượt hẳn con số 124 RTA trong thời
kỳ GATT (1948-1994)3. Nếu bao gồm cả những RTA không
được thông báo hay đã ký kết nhưng không hoạt động thì
con số RTA ước tính hiện nay là gần 4004. Trong tương lai gẩn,
1. Mari Pangestu & Sudarshan Gooptu, New Regionalism:
Option for East Asia, East Asia Integrates: A Trade Policy Agenda for
Shares Growth, tr. 79.
2. World Trade Organization 1995, dẫn theo Edward D. Mansfield
& Helen V. Milner, "The New Wave of Regionalism", Tlđd, tr. 601.
3. 4. http://www.wto.org/english/fratop_e/region_e/regjon_e.htin.
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
161
chắc chắn con số này sẽ tăng lên bởi còn nhiều RTA đang
trong quá trình nghiên cứu hoặc đàm phán. Gần như tất
cả các thành viên WTO (chi trừ Mông Cổ) đều tham gia
vào các hiệp định thương mại khu vực.
Cùng với đó, số lượng các tổ chức hợp tác khu vực
cũng tăng nhanh, cho thấy xu hướng phát triển chủ
nghĩa khu vực cả về lượng và chât. Vào thời điểm Chiến
tranh lạnh kết thúc năm 1991, có 3.603 tổ chức khu vực
thông thường. Năm 2005-2006, con số này đã lên tới 5.902,
tăng hơn gấp rưỡi so với năm 19911. Hình thức tổ chức
khu vực hiện nay chiếm tới 78,15% trong sô' các tổ chức
quốc tế của thế giới2, phản ánh ưu th ế nhâ't định của chủ
nghĩa khu vực so vói chủ nghĩa toàn cầu trong chính
sách đối ngoại các nước. Hiện nay, tổ chức hợp tác khu
vực đã phổ biến trên khắp th ế giới và thu hút mọi quốc
gia tham gia. Trong đó, số lượng các tổ chức khu vực phi
chính phủ cũng tăng khá mạnh và chiếm tỷ trọng cao
(78,35% trong số các tổ chức khu vực)3, cho thấy chủ
nghĩa khu vực không chì diễn ra trong quan hệ nhà nước nhà nước, mà đang hiện diện khá mạnh trong quan hệ
nhân dân - nhân dân.
1. Union of International Associations, Yearbook o f International
Organizations 1909/1999 & 'Yearbook o f International Organizations
2007, http://w w w .uia.org.
2, 3. Union of International Associations, Yearbook o f International
Organizations 2007, http://ww w.uia.org.
162
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc tế dưới goc nhin lịch sủ
Tất cả những số liệu thống kê trên đây cho thây làn
sóng thứ tư cùa chủ nghĩa khu vực đã trò thanh một xu
thế lớn trong quan hệ quốc tế, một dòng cháy lớn cua lịch
sử thế giới đương đại.
Hiện nay, làn sóng này vẫn đang diên ra mạnh mẽ.
Mặc dù sẽ còn nhiều thay đổi nhưng chúng ta có thẻ nhận
thấy một số nét đáng chú ý trong làn sóng này. Thứ nhót,
xu hướng liên kết khu vực vẫn có khả năng tiếp tục tăng
do cái lợi của chủ nghĩa khu vực kinh tế đã được nhận
thức chung. Thứ hai, tất cả các nưóc lớn đều tích cực ung hộ
tự do hóa thương mại, tạo nên lực đẩy lớn cho quá trình
này. Thứ ba, hầu hết các quốc gia đểu thi hành mở cưa, tham
gia hội nhập kinh tế khu vực. Gần như không một quốc
gia nào muốn đứng ngoài cuộc. Thứ tư, sự nổi lên của chù
nghĩa đa phương trong kinh tế vói vai trò ngày càng tăng
của các thê chế lãnh tế toàn cầu, đặc biệt là WTO. Háu hết
các PTA hiện nay được thành lập dựa trên sự phù hợp với
các quy định của WTO. Thứ năm, dưới tác động của Điểu 5
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ, các RTA đã
mở rộng sự hội nhập khu vực không chỉ trong thương mại
hàng hóa như trước kia, mà sang cả lĩnh vực thương mại
dịch vụ. Thứ sáu, mức độ hội nhập kinh tế cũng cao hon so
vói các PTA trước kia khi trong số RTA hiện nav có hơn
90% hướng tới tự do hóa thương mại khu vực và gãn 10%
liên quan đến việc thiết lập liên minh thuế quan’. Thứ bảy,
1. http://ww w.wto.org/english/tratop_e/region_e/region_e.htin.
Chủ nghĩa khu vực trong lich sử
163
đó là quá trình tiếp tục tăng cường thê chế hóa hợp tác
khu vực đang diễn ra khắp nơi trên thế giới1, tạo điều kiện
cho sự tiếp tục của chủ nghĩa khu vực. Thứ tám, đó là sự
tương tác ngày càng tăng giữa toàn cầu hóa và xu hướng
kinh tế tri thức với chủ nghĩa khu vực. Nếu toàn cầu hóa
vừa tạo cơ hội, vừa tạo sức ép cho chủ nghĩa khu vực nổi
lên hơn nữa thì kinh tế tri thức lại đang đòi hỏi nâng cấp
về chất cho hợp tác khu vực.
Tất cả những điếm ưên đều đang tác động mạnh mẽ
đến chủ nghĩa khu vực và cho thấy chủ nghĩa khu vực
hoàn toàn có thể tiếp tục trong tương lai.
KẾT LUẬN
Như vậy, nhìn lại lịch sừ, chủ nghĩa khu vực là một
hiện tượng đã manh nha từ lâu. Nó nảy sinh cùng với quá
trình phát triển cộng đổng/quốc gia và mở rộng quan hệ
quốc tế. Vì nhiều nguyên nhân, trước thòi cận đại, chủ
nghĩa khu vực chưa thực sự phát triển, chưa đóng vai trò
nhiều trong lịch sừ thê' giới. Tuy nhiên, sự tổn tại của
những dấu hiệu gắn kết khu vực vân có giá trị như những
tiền đề cho sự phát triên chủ nghĩa khu vực sau này.
1.
Có thê’ nêu hai ví dụ điển hình, v ề bê' rộng, đó là sự phát
triến nhiều thế ch ế hợp tác ò Đông Á - một khu vực mà thê’ ch ế hóa
thuộc loại ít nhất trong Chiến tranh lạnh - với ASEAN+3 năm 1997,
EAS năm 2005, ASEAN với ba cộng đổng và Hiến chương
ASEAN... Về bê' sâu, đó là việc EU đạt được Hiệp định cải tổ ơ
Lisbon tháng 10-2007 nhằm nâng cấp thể ch ế hơn nữa.
164
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới gõc nhìn lịch sủ
Chủ nghĩa khu vực bắt đầu trờ thành một xu hướng
trong quan hệ quốc tế từ thời cận đại, nhất là tù nưa sau
thế kỷ XIX. Sang thòi hiện đại, chủ nghĩa khu vực đã có
những bưóc phát triến mạnh mẽ và hiện đang là một xu
thê' lớn trong đòi sống quốc tế. Cho dù đây không phải là
một quá trình dài lâu, liên tục và luôn bị giằng co giữa lợi
ích đối nội và đôi ngoại, giữa xung đột và hợp tác trong
quan hệ quốc tế, giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa
quốc tế, đó vẫn là một quá trình phát triển.
Sự chi phôi chủ nghĩa khu vực đối với thê giới là một
thực tê lịch sử và hiện nay vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Trong chừng mực nào đó, có thê nói, chủ nghĩa khu vực là
một tác nhân chi phối lịch sử thế giới. Cùng vói toàn cẩu
hóa và sự phát triển quan hệ quốc tế, tác nhân này đang
góp phần biến lịch sử thế giới gồm lịch sử riêng cua tùng
quốc gia thành lịch sử toàn cầu {global history) vói những
bối cảnh chung, các môi quan hệ gắn bó chung, mục tiêu
chung trong quá trinh vận động chung và sự ràng buộc số
phận chung giữa mọi quốc gia trên thế giới.
Cho dù đang diễn ra mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực
kinh tế nhưng chủ nghĩa khu vực kinh tế vẫn chịu sự chi
phôi không nhỏ cùa các yếu tố chính trị. Sự chi phối này
nằm trong cả điều kiện lẫn mục đích và kết qua cua chù
nghĩa khu vực. Sự tổn tại của chủ nghĩa khu vực kiêu
này đang góp phần làm tăng sự tương tác giữa kinh tế và
chính trị, góp phần hình thành nên kinh tế - chính trị
quốc tế, góp phần tạo sự chuyên dịch cua th ế giới tir địa-
Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
165
chính trị sang địa - kinh tế - những đặc điểm quan ưọng
của lịch sử đương đại.
Cho dù là một thực tế song chủ nghĩa khu vực liệu có
lấn át được chú nghĩa quổc gia và chủ nghĩa toàn cầu hay
không? Điểu này phụ thuộc đáng kê vào việc nó sẽ đẩy
thế giới tiếp tục phát triển như thế nào. Câu trả lời vẫn
chưa có. Nhưng ít nhất, chủ nghĩa khu vực là một yếu tố
định hình nên thế giới trong lịch sử và hiện tại. Và điều
này không thê’ loại trừ trong tương lai.
Và như vậy, có lẽ cách tiếp cận lịch sử vẫn là cần thiết
trong nghiên cứu về khu vực nói chung, về chủ nghĩa khu
vực nói riêng.
166
Tổ CHỬC QUỐC TẾ
VÀ CHỦ THỂ PHI QUỐC GIA
ít nhâ't cho đến trước nửa cuối thế kỷ XX, quan hệ
quốc tế thế giới vẫn bị chi phôi bởi quốc gia. Quốc gia là
người làm ra và định đoạt quan hệ quốc tế. Trong chùng
mực nào đó, sự phát triển của lịch sử thế giói là kết quà
tổng hòa của sự phát triển quốc gia. Bời thực tiễn lịch sử
như vậy, truyền thông nghiên cứu quan hệ quốc tế, đặc
biệt là chủ nghĩa hiện thực, vẫn coi quốc gia là chu thể
duy nhất trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, truvển thống
này đã bị thách thức bởi một thực tế mới. Đó là sự xuât
hiện các chủ thê mới trong quan hệ quốc tế mà không phải
là quốc gia. Các chủ thế này được gọi chung là chu thế phi
quốc gia.
Chủ thê phi quốc gia (nonstate actors) là những chủ thê
quan hệ quốc tê nhưng không phải là quốc gia. Do chúng
vân còn có sự lệ thuộc đáng kê vào quôc gia nên có học già
gọi chúng là chủ thể hỗn hợp (mixed actors). Nó còn có
những cách gọi khác nhưng ít phô biến hem như "chu the
mới" (Smout M.K.), "chu thê ngoài chủ quyển" (Rosenau D.),
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
167
"lực lượng xuyên quốc gia" (Merle м.), "tổ chức xuyên
quốc gia" (Zorgbibe s.),...
Chủ thê’ phi quốc gia là một lực lượng mới trong
quan hệ quốc tế. Chúng bắt đầu xuất hiện từ thòi cận đại
và phát triển mạnh mẽ trong thời hiện đại. Hiện nay, sự
tồn tại của các chủ thê phi quốc gia đang tác động đến
quốc gia và đem lại những thay đổi đáng kê trong quan
hệ quốc tế. Sự nổi lên của lực lượng này đã trở thành cơ
sở cho nhiều trường phái lý luận khác nhau và tạo ra
thách thức đáng kê đôi với chủ nghĩa hiện thực. Thậm
chí, đi xa hơn, có quan điểm còn cho rằng sự xuất hiện
các chủ thể phi quốc gia là nhân tố mới đang làm thay
đổi thế giới.
Sự tổn tại và vai trò của chủ thể phi quốc gia đã trở
thành một trong những điểm tranh luận chính giữa các
trường phái nghiên cứu quan hệ quốc tế. Hàng loạt các
câu hỏi được đặt ra. Chủ thể phi quốc gia có làm xói mòn
chủ quyền quốc gia? Chứng có khả năng lâh át quốc gia?
Chúng thúc đẩy hợp tác và hội nhập đến đâu? Chúng tác
động đến sự thống nhất của thế giới như thế nào? Vai trò
của chúng đối với tương lai thế giới?...
Bài viết này xem xét một trong những chủ thể phi
quốc gia điển hình và quan trọng nhất - tổ chức quốc tế.
Trong đó, bài viết tập trung nhiều hơn tói tổ chức quốc tế
phi chính phủ vốn là loại hình mang tính phi quốc gia
đậm nét. Không nhằm trà lời tất cả các câu hỏi nói trên,
168
Một số vẩn để lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhin lệch sủ
bài viết chi hy vọng đóng góp phán nào vào việc đánh giá
vai trò của chủ thể phi quốc gia thông qua trường hợp tô
chức quốc tế.
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Khái niệm tổ chức quốc tế có thể được xâv dựng
dựa trên các dâ'u hiệu đặc trung mang tính bản chất. Tô
chức quốc tế nói chung thường có bôn dâu hiệu chính.
Trong đó, ba dâu hiệu đầu là dấu hiệu của tô chức nói
chung, riêng dấu hiệu thứ tư phản ánh tính quốc tế cùa
tổ chức:
1/ Ý chí hợp tác được thể hiện trong các văn bàn thành
lập (tuyên bố chung, hiệp định,...);
2/ Bộ máy thường trực (ban thư ký, ủy ban thường
trực, hay các cơ câu tổ chức khác) giúp duy trì hoạt động
thường xuyên;
3/ Có tính tự trị và thẩm quyền đối với các quvết định
của mình (được trao cho tô chức quốc tế theo thoa thuận
giữa các thành viên);
4/ Có thành viên từ hai quốc gia trở lên hoặc có hoạt
động xuyên quốc gia, hoặc cả hai.
Dựa trên các dấu hiệu chủ yếu này, tô chức quốc tế có
thể được định nghĩa là "thể chế có thẩm quyên xác đinh,
được íhành lập trên cơ sở thoả thuận đa phương của
nhiều đôi tác có cơ sở quổc gia khác nhau và nhăm mục
đích hợp tác qua biên giới".
169
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
Có nhiều cách phân loại tổ chức quốc tế. Cách thứ
nhất dựa trên lĩnh vực hoạt động chức năng của tổ chức
quốc tế. Theo đó, có tổ chức quốc tế là đơn chức năng hay
chuyên môn (unifunctional) hoạt động trong một lĩnh vực
chuyên môn nào đó, và tổ chức quốc tế đa chức năng hay
chức năng chung (multifunctional) hoạt động đổng thời
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, tô chức quốc tế
đơn chức năng như NATO, Khối Hiệp ước Varsaw, WB,
INTERPOL, ICAO, IMO,...; tô chức quốc tế chức năng
chung như Liên hợp quốc, EU, ASEAN,...
Cách thứ hai dựa trên địa bàn hoạt động của tổ chức
quốc tế là toàn cầu hay khu vực. Theo cách này có hai
loại tô chức quốc tế khu vực (hay địa phương) và tô chức
quốc tế toàn cầu. Cách phân chia này có thể được cụ thể
hóa hơn như tổ chức quô'c tế toàn cầu {global), liên lục địa
(intercontinental),
khu
vực
(regional)
và
tiểu
vùng
(subregional). Ví dụ, tô chức quốc tế toàn cầu như WTO,
IMF, ủ y ban Chữ thập Đỏ quốc tế,...; liên lục địa hay liên
vùng như ASEM, Tổ chức Hồi giáo quốc tế,...; khu vực
như ASEAN, OAU, OAS...; tiểu vùng như ủ y hội sông
Mê Công....
Cách thứ ba dựa trên chế độ thành viên là công
(public) hay tư (private). Theo cách này, một tổ chức quốc
tế công có chế độ thành viên là quốc gia. Còn tổ chức quốc
tế tư có thành viên là các cá nhân và các nhóm. Trên bình
diện quan hệ quốc tế, tô chức quốc tế công chính là tô
170
Một số vấn đê lý luân quan hê quóc tế dưới góc nhin lịch SL
chức quôíc tế liên chính phủ (intergovernmental organừation IGO), còn tổ chức quốc tế tư chính là tô chức quòc tế phi
chính phủ (international nongovernmental organization - ĨNGOy.
Ví dụ, IGO như Liên hợp quổc, IMF, EU, NATO, ASEAN,
NAM,...; INGO như Green Peace, CARE, PLAN, Hiệp hội
các thư viện quốc tế...
Nói chung, các cách phân loại nói trên đều mang tính
tương đối và có thế sử dụng kết hợp. Trong sô này, cách
thứ ba được sử dụng phổ biến nhất cả trong thực tiễn lẫn
nghiên cứu. Bài viết này cũng chủ yếu dựa theo cách phân
loại đó.
Cách phân loại thứ tư của Liên hiệp các hiệp hội quốc
tế (Union o f International Associations - UIA) cũng rất đáng
quan tâm. Đây là sự phân loại kết hợp cả ba tiêu chí nói
trên nhưng mở rộng thêm cả sự hiện diện thực tế cũng như
hình thức tô chức. Sự phân loại của UIA khá chi tiết khi
chia các tổ chức quốc tế thành ba nhóm khác nhau là "thông
lệ" (conventional), "khác" (other) và "đặc biệt" (speáaiy. Trong
đó, tô chức quốc tế thông lệ là những tô chức đã có sự thừa
nhận chung là tô chức quốc tế. Tổ chức quôc tế khác là
những tô chức có hình thức riêng biệt và tính quổíc tế chưa
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, M cGraw-Hill, Boston
1998, tr. 386-387.
2. Union of International Associations, Yearbook o f Intenwtwnal
Organizations 2007, http://ww w.uia.org.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
171
cao. Còn tô chức quốc tế đặc biệt là những tổ chức chưa rõ
ràng cả vê' hoạt động, thể chế và tính quoic tế. Trong mỗi
nhóm lại có những loại hình cụ thế khác nhau. Trong mỗi
loại hình lại được phân chia tiếp thành hai kiểu dạng IGO
và INGO. Trên thực tê' chi có các tô chức quổc tế theo
thông lệ mới đóng vai trò nổi bật trong quan hệ quốc tế.
Cách phân loại thứ tư cũng có thể áp dụng khá thích hợp
vào nghiên cứu quan hệ quốc tế. Nhìn chung, cách phân
loại này cũng dựa nhiều vào sự phân chia IGO và INGO
như cách phân loại thứ ba ở trên.
Quá trình ra đòi và phát triến của tổ chức quốc tế nói
chung, của IN GO nói riêng có một số nguyên nhân chính
như: nhằm hạn chế tranh chấp và xung đột trên cơ sở hợp
tác giữa các thành viên, nhu cầu điều phôi hành động
chung đê tăng hiệu quả trong những vấn đề nhất định, sự
tương tác tăng lên giữa các thành viên dẫn đến nhu cầu
thể chế hóa để duy trì hợp tác và ổn định quan hệ, sự xuất
hiện các vâh đề chung đòi hỏi phải thành lập tô chức
nhằm thống nhất nỗ lực đê đối phó,...
TỔ chức quốc tế có một quá trình khá lâu dài. Liên
minh là dấu hiệu sơ khai của tổ chức quốc tế và đã xuất
hiện từ thời CỔ đại. Ví dụ, ở Hy Lạp, có Liên mirth Delian
được thành lập năm 478 trước Công nguyên nhằm đối
phó với Đ ế quốc Ba Tư, các liên minh do Athen và Sparta
đứng đầu trong cuộc chiến tranh Peloponnese... Dưới thời
Xuân Thu - Chiên Quốc ở Trung Quốc, hiện tượng liên
172
Một số vấn đề lý luân quan hê quóc té dưới goc nhin lỊCh sử
minh cũng diễn ra râ't phô biêh mà đién hình là thuyết
tung hoành. Trong thời kỳ phong kiến ò cháu Au, một liên
mirth rất nổi tiêng là Liên đoàn Hanseatic (Hcmseatĩc League).
Đây là liên minh thương mại giữa nhiều thành phô ờ châu
Âu được thành lập năm 1241 và mang nhiêu dáng dâp của
một tô chức quổc tế. Tuy nhiên, trình độ tô chức và sự liên
kết trong các liên minh này khá lỏng lẻo nên chúng chưa
phải là tổ chức quốc tế.
Sang đầu thế kỷ XIX, sự phổ biến của hình thức ngoại
giao hội nghị (conference diplomacy) đã tạo tiên đế cho sự ra
đời các tô chức quô'c tế. Trong văn kiện cuối cùng cua Hội
nghị Vienna năm 1815, các nước châu Âu đã tu vén bố việc
thành lập một tô chức quốc tế vể thủy vận trên sóng Rhine.
Ngay sau đó, ủ y ban trung ương về thủy vận sóng Rhine
(Central Commission for the Navigation o f Rhine) đã được thành
lập năm 1815 và đên năm 1856, có thêm ủy ban sóng Danube
(Danube River Commission). Đó là những hình thức sơ khai
đầu tiên của tô chức quốc tế. Sự phát triển tô chức quốc tê
bắt đầu ghi dấu âh trong quan hệ quốc tế cùng với sự xuâ't
hiện hình thức liên hiệp quôc tê trong hợp tác chức năng
như Liên minh điện túi quốc tế (International Telegraph
Union) năm 1865 và Liên minh bưu điện toàn cầu (Universal
Postal Union) năm 1874. Nhiều người coi đây là sự bắt đấu
của tô chức quốc tế. Tiếp theo là Ban Quốc tế vế chiếu dài
và trọng lượng thành lập năm 1875, Liên minh bao vệ sờ
hữu công nghiệp thành lập năm 1883...
173
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
Sự p h át triể n cá c tổ chức quốc tế
1909-2006
Nhóm
Tô chức quốc tê
thông lệ
Tổ chức quốc tê'khác
Kiểu
1909
1951
1991
2006
IGO
37
123
300
246
INGO
176
832
4.620
7.306
Tống
213
955
4.917
7.552
IGO
Chưa có
Chưa có
1.497
1.717
INGO
Chưa có
Chưa có
11.493
13.622
12.990
15.339
17.907
22.891
Tống
Tổng số cả hai nhóm
213
955
Nguôn: Tập hợp theo Union of International Associations,
Yearbook o f International Organizations 1909/1999 & Yearbook o f
International Organizations 2007, http://vvww.uia.org.
Sang thế kỷ XX, tô chức quốc tế bắt đầu phát triển khá
nhanh, đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh. Trong vòng gần
100 năm qua, số lượng tổ chức quốc tế thông lệ tăng gấp
hơn 35 lần (7.552 năm 2006 so với 213 năm 1909). Nếu tính
cả tổ chức quốc tế khác thì tỷ lệ này là gấp hơn 107 lần
(22.891 năm 2006 so với 213 năm 1909). Xu hướng này còn
tăng manh hơn sau Chiến tranh lạnh. Chi ưong vòng 15
năm sau Chiên tranh lạnh, đã có thêm 2.635 tổ chức quốc
tế thông lệ. Nêu tính cà tổ chức quốc tế khác thì con số tổ
chức quốc tế mói xuất hiện sau Chiến tranh lạnh lên đến
gần 5.000. T Ố C độ tăng bình quân hằng năm của thời k ỳ
nàv là khoảng 176 tô chức/năm. Mức này cao hơn nhiêu
174
Một số vấn đề lý luân quan hè quốc té dưới góc nhìn lịch sủ
tốc độ 99 tô chức/năm trong thời gian 1951-1991 cua thòi
kỳ Chiến tranh lạnh.
Bảng trên cũng cho thấy sự phát triển nhanh chóng
của INGO. Tốc độ phát triển của INGO nhanh hơn
nhiều so với IGO, ít nhất về mặt số lượng. Chi tmh các tô
chức quốc tế theo thông lệ, từ năm 1909 đến 2006, sô
lượng INGO tăng gấp 41,5 lần (7.306 năm 2006 so với 176
năm 1909) trong khi số lượng IGO chi tăng gán 6,7 lẩn
(246 năm 2006 so với 37 năm 1909). Năm 2006, nếu chi
tính các tổ chức quốc tế theo thông lệ thì số lượng 7.306
các INGO gấp gần 30 lần so với 246 IGO. Nếu tính cả
dạng tổ chức quốc tế khác thì số lượng INGO cũng gấp
gần 13 lần so với IGO.
Rõ ràng, đây là sự phát triển khá mạnh vói tính liên
tục cao và tốc độ tăng trưởng lớn bâ't chấp tình trạng chia
rẽ, đối đầu, xung đột và chiến tranh của thế kỳ XX. Sau
Chiến tranh lạnh, sự phát triển tiếp tục của tô chức quốc tế
nói chung, của INGO nói riêng lại càng có thém nhiều
điều kiện thuận lợi. Đó là sự mở rộng và phát triến quan
hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, xu thế toàn cầu
hóa, xu hướng hợp tác và hội nhập quốc tế, nhu cẩu ổn
định quan hệ và yêu cầu hạn chế tình trạng vô chính phù
trong quan hệ quốc tê' sự nổi lên của các vấn để toan cẩu,
cách mạng thông tin và điều kiện dân chủ,...
ít nhất, xu hướng tăng vê lượng của tô chức quốc tế
nói chưng, của INGO nói riêng đã cho thấv vai tro cua tô
chức quốc tế đối với quốc gia và con người đang ngày
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
175
càng tăng. Xu hướng này cũng cho thấy sự tham gia ngày
càng đông đảo của các tầng lớp khác nhau vào tô chức
quốc tế, đặc biệt là INGO. Với sự phát triển liên tục và tốc
độ tăng trưởng như vậy, có thể tin rằng xu hướng này vẫn
được tiếp tục trong tương lai.
Nhìn chung, sự phát triến mạnh mẽ của các tô chức
quốc tế là một đặc điểm quan trọng của quan hệ quốc tế
hiện đại. Hiện nay, hầu như không có quốc gia nào không
tham gia tổ chức quốc tế. Bên cạnh quốc gia, các nhóm và
cá nhân cũng tham gia ngày càng nhiều vào các tô chức
quốc tế khác nhau. Tổ chức quốc tế đã trở thành một phần
quan trọng trong đòi sống quốc tế. Cùng với xu hướng
này, khả năng tác động đa dạng của tổ chức quốc tế đối
vói quan hệ quốc tế cũng sẽ tăng lên.
Vậy liệu tổ chức quốc tế có khả năng đóng vai trò như
chủ thê quan hệ quổc tế được không? Trong nghiên cứu
quan hệ quổc tế, câu trả lòi là khá khác nhau.
QUAN NIỆM VỂ VAI TRÒ CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ
CỦA TỔ CHỨC QUỐC TỂ
Liên quan đên vân để này, có ba câu hỏi chính vẫn
đang được tranh luận. Thứ nhất, tổ chức quốc tế có vai trò
trong quan hệ quốc tế hay không? Nếu có vai trò, tổ chức
quốc tế mới có thể được coi là chủ thể quan hệ quốc tế.
Nếu có thê được coi là chủ thể quan hệ quôc tế nhưng lại
không thể xếp chúng vào chủ thê’ quốc gia thì lại này sinh
câu hòi thứ hai: Có tồn tại cái gọi là chủ thể phi quốc gia
176
Một số vấn đê lý luân quan hê quốc tế dưới góc nhm lỊCh sù
hay không? Nếu có thể xếp vào chủ thê phi quôc gia thì lại
nảy sinh tiếp câu hỏi thứ ba: Tất cà các loại hĩnh tố chức
quốc tê hay chi mỗi INGO mới có thê được coi là chu thê
phi quốc gia?
Trong câu hỏi đầu tiên, liệu tô chức quốc tê có đú vai
trò đê có thê được coi là chủ thể quan hệ quổc tế hay
không, ý kiến rất khác nhau giữa các trường phái lý luận
quan hệ quốc tế chủ yếu. Chủ nghĩa hiện thực vẫn giữ
truyền thống đề cao quốc gia, coi trọng yếu tố quyển lực
trong quan hệ quốc tế. Từ đó là thái độ coi nhẹ tô chức
quốc tế. Hans Morgenthau cho rằng chi có quôc gia mới có
khả năng kiểm soát quyền lực chứ không phai bằng sự
liên minh dưới hình thức tổ chức quốc tế. Chủ nghía hiện
thực mới với các học giả như Kenneth N. Waltz hay Emst
w. Lefever có chú ý hơn đến vai trò của tô chức quốc tế
nhưng lại coi đó chỉ là những cách thức hỗ trọ hoặc bình
phong cho chính sách đối ngoại quốc gia mà thôi. Nói
chung, các học giả chủ nghĩa hiện thực ít quan tám đến tổ
chức quô'c tế và không giải thích được tại sao hệ thống tô
chức quốc tế, đặc biệt là các INGO hiện đang ngày càng
phát triển.
Chủ nghĩa tự do có quan điểm ngược lại với chu nghĩa
hiện thực khi đề cao vai trò và sự cấn thiết cua to chức
quốc tế. Tuy nhiên, không có sự thống nhát giữa các
trường phái khác nhau của chủ nghĩa tự do. Chu nghĩa lý
tường (idealism) với đại biếu ưu tú la Woodrow Wilson chi
quan tâm tói tô chức quốc tế liên chính phu trên quy mô
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
177
toàn cầu. Ông cô vũ cho sự ra đời của Hội quổc liên vói
niềm tin rằng tô chức quốc tế chính là cơ sở tạo sự hợp tác
liên quốc gia đê bảo vệ hòa bình. Chủ nghĩa chức năng
ựunctionalism) của David Mitrany thì cho rằng việc hình
thành các tổ chức quôc tế hợp tác kỹ thuật, kinh tế tò dưới
lên sẽ thúc đẩy hợp tác chức năng giữa các quốc gia, góp
phần đảm bảo hòa bình và phát triển. Chủ nghĩa chức
năng mói (neo-functionalism) của Emst B. Haas rất đề cao
vai trò của tô chức quôc tế khi ông cho rằng đòi sống quốc
tế sẽ khó khăn hon, đáng sợ hơn, nguy hiểm hơn nếu
không có các tổ chức quốc tế. Tuy vẫn quan tâm tới hợp
tác chức năng, Ernst в.Haas lại tập trung nhiều tói tổ chức
quốc tế liên chính phủ từ trên xuống hơn là INGO từ dưới
lên. Chủ nghĩa đa nguyên (pluralism) cho rằng ngày càng
có nhiều vân đề quốc tế mà các quốc gia không thê tự giải
quyết một mình. Vì thê^ sự ra đời của tô chức quốc tế là cần
thiết và tất yếu để thúc đẩy hợp tác. Dựa trên chủ nghĩa
đa nguyên, chủ nghĩa xuyên quốc gia (transnationalism) đề
cao vai trò của tô chức quốc tế đối với sự suy giảm vai trò
quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong
quan hệ quốc tế. Cả hai chủ nghĩa này đều kỳ vọng vào
những thay đổi tiếp tục cùa quan hệ quốc tế cũng như sự
hình thành cái gọi là quản trị toàn cầu {global governance)
do tô chức quốc tê đem lại.
Trong khi đó, chu nghĩa siêu quốc gia (supranatìonalism)
và chủ nghĩa toàn cầu (globalism) đánh giá vai trò của tổ
chức quốc tế dựa trên vai trò tương lai cùa chúng nhiều
178
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dơCH góc nhìn lịch sử
hơn là hiện tại. Chủ nghĩa siêu quốc gia cho rằng cán thiết
lập ra các tô chức quốc tế siêu quốc gia đế hạn chê tình
trạng vô chính phủ và thúc đây sự thống nhát của thê giới.
Còn chủ nghĩa toàn cầu (Barton D., Mitchell s.,...) quan niệm
thế giói như một mạng nhện nhiều tầng lớp các liên hệ lân
nhau một cách thống nhâ't giữa quốc gia và các chủ thê’ phi
quốc gia1. Nhìn chung, cả hai lý thuyết này đểu đánh giá cao
vai trò của tổ chức quốc tế như chất xúc tác cần thiêt cho sự
phối hợp toàn cầu và thậm chí còn kỳ vọng vào khả năng
thay thế quốc gia của chúng.
Đối vói câu hỏi thứ hai, có hay không cái gọi là chủ thê
phi quốc gia, những người theo chủ nghĩa hiện thực bác
bỏ hoàn toàn vai trò của những chủ thê phi quốc gia. Họ
không quan tâm sự tồn tại cũng như không hể tính đên
vai trò của chủ thể phi quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Gần đây, trước thực tế tăng trưởng của những lực lượng
mới không hoàn toàn thuộc quốc gia, những người theo
chủ nghĩa hiện thực mới bắt đầu chú ý nhiều hơn tới loại
hình này. Mặc dù vậy, họ vẫn cho rằng các lực lượng phi
quốc gia còn lâu mới có vai trò đáng kê trong quan hệ
quốc tế. Chúng tiếp tục chịu sự chi phối của quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Chúng chi có khả năng nhát định
tiết chế hành vi đối ngoại của quốc gia chứ không thay đổi
được động cơ, hành vi và kết quả trong tương tác giữa các
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, с. 171.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
179
quốc gia. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chúng đi
cùng quốc gia và là công cụ thực hiện lợi ích quốc gia.
Điểu quan trọng, theo họ, thực lực có hạn và thiếu hụt
nhiều thứ của các lực lượng phi quốc gia sẽ không cho
phép chúng có thể thách thức được địa vị hiện thòi của
quốc gia và càng không bao giờ có thể bình đẳng với quốc
gia. Đối với họ, chỉ có quổc gia mới là chủ thể quan hệ
quốc tế cần tính đến trong quan hệ quốc tế.
Đối với những người theo chủ nghĩa tự do mới, sự tồn
tại và phát triển của chủ thế phi quốc gia được coi là một
trong những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong lý
thuyết của họ. Họ cho rằng sự xuất hiện của các chủ thê
phi quốc gia không chỉ chứng tỏ sự khiếm khuyết lớn của
chủ nghĩa hiện thực về vẩn đề chủ thể, mà còn đang làm
thay đổi quan hệ quốc tế thê' giói. Sự nổi lên của chủ thể
phi quốc gia đang tạo ra sự xói mòn chủ quyền quốc gia.
Sự phát triển của chúng đang làm suy giảm vai trò của
quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quá trình vận động và
phát triển của chúng đang tạo cơ sở cho hợp tác và phụ
thuộc lẫn nhau thay dần cho xung đột quyền lực giữa các
quốc gia. Vai trò và tác động ngày càng tăng của chúng
trong quan hệ quốc tế đang đặt nền móng cho việc tổ chức
lại thế giới...
Từ đó, những người này cố gắng mở rộng đối tượng
thuộc thành phần chủ thế phi quốc gia. Tuy nhiên, có sự
khác nhau trong quan niệm về vân đề này. Loại thứ nhất
chi công nhận tư cách chủ thể phi quốc gia của tổ chức
180
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
quốc tế và công ty xuyên quốc gia. Loại thứ hai muôn bô
sung thêm một số nhóm chính t r ị - x ã hội khác như tô
chức tôn giáo, nhóm sắc tộc, tổ chức tội phạm quốc tế,...
Loại thứ ba còn mở rộng hơn khi bao gồm cả chính quyển
địa phương và cá nhân. Có lẽ tình trạng bâ't nhất này xuất
phát từ chỗ chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa chù thê với
tiền chủ thể (là những đổi tượng có tiềm năng trỏ thành
chủ thể quan hệ quốc tê). Trên thực tế, có những tiẽn chù
thể chưa chắc đủ khả năng trở thành chủ thế. Chúng chi
dừng ở mức gây ra vâh đề trong quan hệ quốc tế hơn là
trở thành chủ thế quan hệ quốc tế thực sự. Mặc dù vậy,
vẫn có sự nhất trí tương đôi cao trong việc coi tổ chức
quôc tế là chủ thể phi quôc gia hoặc ít nhất là loại chù thể
không hoàn toàn thuộc về quổc gia (chủ thể hỗn hợp).
Những người đi theo chủ nghĩa kiên tạo (constructivism)
và một số lý thuyết hậu thực chứng lại có cách tiếp cận
khác hẳn. Họ chú ý tới con người trong nhiểu tập hợp
khác nhau như cá nhân, giới tinh hoa (elite), phong trào xã
hội,... Ví dụ, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng hành vi của quốc
gia được hướng định bởi niềm tin của giới tinh hoa, chuẩn
mực xã hội và bản sắc xã hội1 chứ không hoàn toàn vì lợi
ích chính trị hay kinh tê như quan niệm của chủ nghĩa hiện
thực và chủ nghĩa tự do. Trong quan niệm của chủ nghĩa
1. Margaret p. Kam & Karen Mingst, Bài giảng "Between Theory
and Practice of International Relations in the Beginning of the 21st
Century", Khoa Quốc tế học - Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, Hạ Long, tháng 4-2007.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
181
kiên tạo và một số lý thuyết hậu thực chứng, vai trò chu
thê quan hệ quôc tế của tô chức quốc tế không được để
cập trực tiếp. Tuy nhiên, có thế thây được bóng dáng đằng
sau tô chức quốc tế. Chủ nghĩa kiến tạo và lý thuyết phê
phán nhâri mạnh tác động của giao tiếp xã hội đôi với
quan hệ quốc tế, mà tô chức quốc tế chính là công cụ hữu
hiệu đê thực hiện giao tiếp xã hội giữa các quốc gia. Thông
qua đó, tô chức quốc tế góp phần phô biên niềm tin
chung, phát triên chuẩn mực xã hội và định hình bàn sắc
xã hội trên quy mô quốc tế.
Tiếp theo, khi xem xét vai trò chù thê phi quốc gia của
tô chức quốc tế thì lại này sinh câu hỏi thứ ba: tâ't cả các loại
hình tô chức quốc tế hay chi môi INGO mới có thê được
coi là chủ thê phi quốc gia? Trong nghiên cứu quan hệ
quốc tế, có quan điểm coi tô chức quốc tế nói chung, bao
gồm cả INGO và IGO, đều là chủ thể phi quốc gia, nhưng
cũng có quan điểm chi coi INGO thuộc phạm trù này.
Trong khi vai trò chủ thê phi quốc gia của INGO không bị
đặt thành vấn để thì sự tranh luận xảy ra ở chỗ IGO là chủ
thê quốc gia hav chủ thê phi quốc gia.
Quan điếm đâu cho rằng IGO có thê được xếp vào chủ
thê phi quốc gia bởi chúng được tạo ra nhằm thực hiện
vâh đê' chung cua cộng đổng quốc tê’ nhiều hơn là cúa
quốc gia, và rằng chúng có xu hướng ngày càng phàn ánh
ý chí chung hon là lợi ích riêng. Hơn nửa, IGO được quốc
gia trao một phần quyền hạn của mình đê tạo nên thám
quyền riêng nên IGO vẫn có khả năng độc lập hơn với
182
Một số vấn đề lý luận quart hê quốc tế ƠUCH góc nhìn tịch sù
quốc gia. Tính tự chủ, sự tự quyết cùa quòc gia trong IGO
cũng bị giới hạn bởi sự ràng buộc từ nghĩa vụ chung và
những quy định của tổ chức cũng như bới sự ước thúc từ
các thành viên khác. Thực tê' cũng cho thấy nhiêu trường
hợp IGO vẫn ra quyết định trái với quan điếm của quốc
gia thành viên nào đó và quốc gia này vẫn phải tuân thủ
quyết định của tô chức cho dù điều đó không hoàn toàn
phù hợp vói lợi ích quốc gia của mình.
Quan điểm sau cho rằng IGO vẫn thuộc chủ thê’ quốc
gia mà không phải là chủ thê phi quốc gia bải sự ra đời
của nó thuộc ý chí quô'c gia và nhằm thực hiện lợi ích
quốc gia. Thành viên của IGO chính là quốc gia và hoạt
động của nó chịu sự chi phối hoàn toàn của quốc gia.
Cho đến nay, mặc dù có những IGO được quô'c gia trao
thêm một số thẩm quyền và có tính độc lập tương đối,
nhưng sự lệ thuộc của loại hình tô chức quốc tế này vào
quốc gia vẫn là rất lớn. Thậm chí, bởi "cái tôi" cùa quốc
gia vẫn Tất lớn nên thường xuyên diễn ra sự đấu tranh
giữa quyền lợi riêng và mục tiêu chung. Kết qua là tình
trạng khó khăn, tính không chắc chắn và sự thiếu hiệu
lực trong hoạt động của các IGO. Điêu này khóng dễ giải
quyết nên khả năng độc lập hơn của IGO la khá xa vời.
Ngay cả trường hợp IGO ra quyết định không phu hợp với
lợi ích của quốc gia thành viên nào đó cũng được giải thích
là câu chuyện giữa các quốc gia vì đó là sự áp đặt cua các
nước lớn chi phối IGO đối vói các thành vién nho hơn.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
183
Vì thế, quan điếm này cho rằng khó mà coi IGO là chủ
thê phi quốc gia.
Sự khác nhau giữa hai quan điếm này chủ yếu nằm
trong sự đánh giá khác nhau về mức độ phụ thuộc của
IGO vào quốc gia. Sự khác nhau thứ hai nằm ở chỗ quan
điểm đầu mang tính tiên nghiệm nhiều hơn trong khi
quan điểm sau lại dựa chủ yếu vào thực tiễn lịch sử.
Cả hai quan điểm này đều thống nhất coi INGO là chủ
thể phi quốc gia. Có lẽ đánh giá cao nhất vai trò chủ thể
quan hệ quốc tế của INGO chính là quan điểm của chủ
nghĩa đa nguyên (pluralism). Xu hướng lý luận này được
gọi là đhủ nghĩa đa nguyên bởi chính quan niệm về sự đa
nguyên của nó. Trên phương diện quan hệ quốc tê' chủ
nghĩa này cho rằng quốc gia không phải là chủ thể duy
nhất, mà còn có các chủ thể phi quôc gia, trong đó INGO
chính là trường hợp điển hình.
Còn đối với chủ nghĩa kiến tạo, như trên đã đề cập,
vai trò chủ thể quan hệ quốc tế được dành cho cá nhân
hơn là quốc gia. Vì thế, nếu lý thuyết này có quan tâm
tới tổ chức quốc tê' thì đó chắc chắn là INGO chứ không
phải IGO.
Cho dù có quan niệm khác nhau về vai trò chủ thể
quan hệ quốc tế của IGO hay INGO, sự tồn tại của tổ chức
quốc tế vẫn là một hiện tượng quan trọng của quan hệ
quốc tế và thê'giới. Việc xem xét vai trò chủ thể của INGO
có thê giúp thây rõ hon điều này.
184
Một số vấn đê lý luân quan hê quốc té dưới góc nhìn lịch sù
VAI TRÒ CHỦ THỂ
QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA INGO
Như trên đã đề cập, INGO đã có sự tăng trương khá
nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đó,
vai trò của INGO trong quan hệ quốc tế củng tăng lên,
đem lại cho nó khả năng của một chủ thê quan hệ quốc tế chủ thê phi quốc gia. Điều này được thê hiện trên bốn tiêu
chí của chủ thế quan hệ quốc tế là tham gia, mục đích,
năng lực và ảnh hường trong quan hệ quốc tế.
Thứ nhất, xét trên tiêu chí tham gia, vê mặt thời gian,
INGO ra đời từ cuối thế kỷ XIX và phát triển mạnh mẽ tù
đầu thế kỷ XX. Như trên đã đề cập, xu hướng này sẽ còn
tiếp tục trong tương lai. v ề phạm vi hoạt động, hàng
nghìn INGO đang triển khai hoạt động trên khấp thế giới.
Gần như không còn quôc gia nào nằm ngoài "vùng phu
sóng" cua các INGO. Vê lĩnh vực, các INGO lam việc
trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và quan
hệ quốc tế như kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã
hội,...1. Tuy không có nhiều INGO trong chính trị nhưng
hoạt động cua chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
1.
Ví dụ, Hiệp hội các Phòng Thương mại quôc tế trong kinh
tê' Hiệp hội Mã vạch quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuần hóa, Hoa
bình xanh trong vấn đề môi trường, Uy ban Chữ thập Đo quốc tế
trong lĩnh vực nhân đạo, FIFA hay IOC trong lĩnh vực thê thao,
Hội Liên hiệp phụ nữ th ế giới trong giới phụ nữ, Hiệp hội nhà báo
ASEAN trong giới nhà báo...
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
185
tới lĩnh vực này1. Không chi về bề rộng, mức độ tham gia
quan hệ quô'c tế cùa INGO cũng tương đôi sâu sắc. Chúng
đang có xu hướng tham gia ngày càng sâu vào các lĩnh
vực chuyên môn hẹp2, v ề lực lượng, chúng củng cuốn hút
được nhiều giai tầng xã hội khác nhau vói số lượng ngày
càng đông đảo tham gia vào quan hệ quốc tế, tạo nên khả
năng tăng ảnh hưởng trong đời sông xã hội quốc tế 3.
Thứ hai, xét trên tiêu chí mục đích, các INGO đều có
mục đích tôn chi rõ ràng trong văn bản thành lập. Do dựa
trên sự tham gia và đóng góp tự nguyện, INGO sẽ không
1. Ví dụ, trong thập niên 1990, hàng trăm INGO với sự phối
hợp của Chính phủ Canada đã mở chiến dịch nhằm loại bỏ mìn
mặt đâ't. Cuối cùng, lệnh cấm sừ dụng mìn đã được ban hành. Đây
là một trong những thành công lớn nhất của các INGO. Các tổ chức
hoạt động nhân đạo cũng thường liên quan đến chính trị trong các
vấn đề như dân chủ và nhân quyền.
2. Ví dụ, trong lĩnh vực môi trường, có INGO quan tâm tới
nhiều vấn đề cúa môi trưòng như Hòa bình xanh, có INGO chi
quan tâm tới vấn đề môi trường nhâ't định nhu WWF đối với sinh
vật thiên nhiên, hay có INGO chì quan tâm tới một loài sinh vật
chẳng hạn như Hiệp hội bao tổn cừu biến.
3. Ví dụ, CARE là tô chức tư nhân với sự tham gia và đóng
góp của các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và ậhà kinh doanh. CARE
được thành lập năm 1945 tại New York vói mục tiêu ban đầu là
tích trữ lương thực đề phòng sự xâm lược cùa Nhật Ban. Sô' lương
thực này không được dùng đến và được chuyên sang giúp châu
Âu khôi phục sau chiến tranh. CARE từ NGO trờ thành INGO.
Sang thập niên 1950, CARE bắt đấu mò rộng hoạt động sang nhiều
lĩnh vực khác nhu у tê' giáo dục, nông nghiệp và môi trường... qua
hệ thông văn phòns cua nó о nhiều noi trên thê'giói.
186
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h è q u ố c tế dưcn g ó c nhìn lịch sù
thê tổn tại nếu không có mục tiêu cụ thê và có sức thuyết
phục. Mục đích chủ yêu của INGO thường là thuc đây hợp
tác nhằm thực hiện mục tiêu phát triêh hoặc giai quyết vân
đê trong lĩnh vực nào đó. Mục đích của chúng phù hợp với
ý nguyện của quốc gia và công chúng nên tính hướng đích
trong hoạt động của chúng là rõ ràng và thuận lợi. Hơn nữa,
nguyên tắc xây dựng và hoạt động của INGO là tụ nguyện
và hợp tác nên càng tạo điều kiện cho mục đích hợp tác phát
triêh của chúng. Cho đêh nay, hoạt động của các IN GO đang
đóng góp khá nhiều cho hợp tác và phát triển1. Do hoạt
động trong nhiều lĩnh vực và vấn đê khác nhau nên mục
tiêu của các INGO khá đa dạng và ngày càng phong phú2.
Ngay trong từng lĩnh vực, các INGO cũng có nhiểu mục
tiêu khác nhau tù chưng tói riêng, từ lớn tới nhò3.
1. Có thể nêu một ví dụ điển hình là trường hạp ù y ban
Oxford cứu trợ nạn đói (Oxford Com m ittee for Famine Relief) hay
còn gọi là Oxfam. Oxfam được thành lập năm 1942 ờ Anh. Với mục
tiêu ban đẩu là cứu trợ tình trạng thiếu lương thực, hoạt động cua
Oxfam dân dần đã được mở rộng ra nước ngoài với mục đích xóa
đói giam nghèo trên thê'giới. Oxfam cộng tác với VVB và IMF trong
cắt giám nợ cho các nước nghèo không chi với tư cách chuvén gia,
mà còn tham gia hoạch định chính sách. Hiện Oxfam có bav nhóm
độc lập. Các dự án của nó thường tập trung vào việc cung cáp công
cụ và hạt giống, nước sạch, thủy lợi.
2. Ví dụ, các INGO đâu tranh với Nike đòi Nike cai thiện điểu
kiện lao động tại các nhà máy cùa hãng ở nước ngoài, với Nestlé vể
việc bán sữa bột cho trẻ em ở các nước nghèo, với M onsanto vể
thực phâm biến đổi gen,...
3. Xem chú thích 2, trang 185.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
187
Thứ ba, xét trên tiêu chí năng lực, các INGO có nguồn
nhân lực và tài lực từ cá nhân và các nhóm thành viên.
Ngoài ra, chúng còn có thêm sự ủng hộ của các lực lượng
khác như quốc gia, nhà tài trợ hay các phong trào xã hội.
Điều này đem lại cho các INGO khả năng tự chủ nhất
định về tài chính và lực lượng. Bên cạnh đó, năng lực của
INGO còn được phản ánh ở sự độc lập tương đối. Là một
tô chức có tính tự nguyện, tôn chỉ mục đích, sự thành lập
và nhiệm vụ đề ra, đóng góp và hoạt động của INGO đều
được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không chịu sự chi
phối, cưỡng ép của bất cứ quôc gia hay tổ chức nào khác.
Chúng cũng tự tạo cho mình những thẩm quyền riêng
ngay từ khi thành lập. Tất cả những điều trên góp phần
tạo ra tính độc lập tương đối trong quyết định và sự tự trị
trong hoạt động của các INGO1. Cho dù vẫn có sự phụ
1.
Ví dụ điển hình là trường họp Hòa bình xanh (Grempeace). Hòa
bình xanh được thành lập năm 1971. Đây là INGO về môi trường
lớn nhất thê'giới vói sụ tham gia cúa gần 5.000.000 người ở khoáng
150 nước trên thế giới. Hòa bình xanh tham gia vào 25 tổ chức khác, có
văn phòng ờ hàng chục nước, có đội ngũ nhân sự làm việc thưòng
xuyên tới hàng nghìn người, có ngân sách lên tới 140-150 triệu USD
và có một hạm đội nho. Hoạt động môi trường cùa nó khá đa dạng
và nhiều khi sẵn sàng đối đầu với chính phù các nước lớn. Trong
thực tế, Hòa binh xanh vẫn là một thê' lực môi trường mà các quốc
gia và công ty xuvên quốc gia không thể xem nhẹ. Các ví dụ khác
là CARE có ngân sách hằng năm lên tới hàng trăm triệu đôla Mỹ.
WWF có thành viên tù 570.000 người năm 1985 tăng lên khoang
5.000.000 nguời cuối những năm 1990.
188
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ó c tế dưới g ó c nhi rì lịch sủ
thuộc nhất định vào quổc gia song tính độc lập tương đôì
của nó là rõ ràng khi có xu hướng tăng tác động lên quổc
gia và can thiệp nhiều hơn vào khu vực thuộc thẫm quyển
quổc gia. Bên cạnh đó, năng lực của các EMGO còn tăng lên
bởi mối quan hệ hợp tác với các quốc gia và tô chức quốc tế
khác1. Đáng chú ý, xu hướng phối hợp và liên két giữa các
INGO đã bắt đầu diễn ra.2 Nếu xu hướng này tiếp tục tăng,
năng lực tác động của các INGO cũng sẽ tăng lên.
Thứ tư, xét trên tiêu chí ảnh hưởng trong quan hệ quốc
tế, vai trò của các INGO là dễ nhận thấy. Các INGO góp
phần thúc đẩy xu hướng hợp tác, hội nhập và phụ thuộc
lẫn nhau trong quan hệ quốc tế. Hoạt động của các INGO
đang dệt kết quan hệ xuyên quốc gia giữa các nhóm và cá
nhân, góp phần tạo sự liên kết và hợp tác chức năng giữa
các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Các INGO cũng tham
gia vào việc xây dựng hệ thông quốc tế qua sự đóng góp vào
toàn cầu hóa và xu hướng thông nhâ't hơn cùa thế giới.
Chúng hình thành nên một mạng lưới hỗ trọ cho hệ thống
1. Ví dụ, nhiều INGO có được quy ch ế tư vân với Liên hợp
quốc. Ngân hàng Thê giới (VVB) đã rất coi trọng việc đối thoại với
các NGO. Dưới thời Jam es W olfensohn, thường có hơn 70 chuyên
gia NGO làm việc tại WB. Năm 1998, hơn một nưa dự án cua WB
có sự tham gia cua các NGO. Jam es Wolfensohn đả xây dựng nén
một “liên minh" với rất nhiều NGO.
2. Ví dụ, trưóc khi Hội nghị Seatle cùa VVTO diễn ra, khoang 1300
NGO đã ký vào tuyên bố phản đối WTO và INGO bao vệ quvẽn cua
người tiêu dùng là Public Citizens đã đưa lên mạng Internet-
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
189
các quốc gia qua việc thực hiện nhiều nhiệm vụ hợp tác
chuyên môn thay cho quốc gia. Các cố gắng của chúng
đang góp phần hình thành chuẩn mực chung và luật lệ
trong quan hệ quốc tế. Hoạt động của chúng đang tạo nên
những giá trị chung xuyên quốc gia. Anh hưởng của
INGO trong quan hệ quốc tế còn thể hiện ở tiếng nói tăng
lên của chúng đối vói quốc gia trong nhiều vâh đề. Thậm
chí, trong nhiều trường hợp, chúng còn tác động lên các
quốc gia và chủ thê khác, buộc chúng phải điều chỉnh
hành vi đối nội và đối ngoại1. Nhìn chung, ảnh hưởng của
INGO ngày càng tăng trong mọi lĩnh vực, trừ chính trị.
Tuy nhiên, tác động gián tiếp của INGO trong lĩnh vực
này củng có xu hướng tăng. Phương pháp hoạt động cơ
bản của INGO trong lĩnh vực chính trị quốc tế thường
là tuyên bố hay phát biếu và dựa vào sự lảng hộ xã hội2.
1. Có thê những dấu âh quan trọng mà các INGO tạo ra trong
quan hệ quốc tếlà từ Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992. Khi đó, chúng
tạo được áp lực đù mạnh đê dẫn đến thoả thuận về việc kiểm soát khí
thải CƠ 2. Năm 1994, chiến dịch "Năm mươi năm là đủ" của các INGO
đã chi phối hội nghị VVB và buộc VVB phải thay đổi tư duy và biện
pháp của nó. Năm 1998, các INGO đã góp phần ngăn cản sự ra đời
của Hiệp ước đa phương về đầu tu (MAI), là một dự thào hiệp định
nhằm hòa hợp các luật lệ về đầu tư dưới sự bào trợ của OECD.
2. Hòa bình xanh, Tô' chức Ân xá quốc tế, Liên hiệp quốc tế về
quyên con người, Tô chức toàn thê giới đâu tranh chông tra tân...
đều có phương thức hoạt động như vậy. Ví dụ, Tổ chức toàn thế giới
đấu tranh chống tra tân đã quy tụ được hơn 150 tô chức quốc gia vào
việc gây áp lực và du luận quốc tế chống lại việc áp dụng nhục hình.
190
Một số vấn đề lý luàn quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Một cách thường thây khác là gây áp lực xã hội lên quổc
gia thông qua các IGO, đặc biệt là Liên hợp quòc1. Vì thê
mà nhiều khi INGO còn được gọi bằng thuật ngũ xã hội
chính trị học là "nhóm áp lực quốc tế".
Vói bôn điểm trên, INGO có khả năng đóng vai trò
của một chủ thê quan hệ quốc tế. Do có tính độc lập tương
đối với quốc gia, INGO có thể được coi là chủ thê phi quốc
gia. Tuy nhiên, INGO vẫn còn nhiều hạn chê đê có thê đạt
được vai trò ngày càng lớn hơn trong quan hệ quốc tế như
kỳ vọng của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa toàn cấu.
Những hạn chế chủ yếu này là:
- Tính thê chế của INGO thường không chặt chẽ.
Quan hệ trong tô chức của INGO thường mang tính tự
nguyện và hợp tác, việc thực thi quyết định dựa trên cơ
sở tự giác. Các INGO hầu như không có bộ máy cưỡng
chế thi hành. Chúng không có được sự bào hộ cua quốc
gia. Kết quả là tính ràng buộc yếu, khả năng ra quyết
định bị hạn chế, khả năng ứng phó chậm, tính hiệu lực
của các quyết định thấp,...
- Tỷ trọng của INGO trong quan hệ quốc tế còn tháp
hơn nhiều so với quôc gia cả về quy mô lẫn vai trò cũng
như địa vị pháp lý quốc tế. Có nhiều lĩnh vực nhu chính
1. Ví dụ, Tô chức Ân xá quốc tè' (International Amnesty) cũng
như một số INGO khác, có quy ch ế tư vân đối với Lién họp quốc
nên đã tác động qua tố chức này và một sô' nước lớn đế vận động
cho việc ra đcri công ước chống tra tấn.
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
191
trị quốc tế vẫn thuộc "đặc quyền" của quốc gia mà các
INGO không thê xen vào được. Dù đã phát triến mạnh
nhưng thực lực của chúng vẫn còn khoảng cách khá xa so
vói quốc gia và IGO. Tỷ trọng và thực lực thâ'p quy định
tiếng nói thấp trong quan hệ quốc tế.
- INGO vẫn phụ thuộc đáng kê vào quôc gia khi phải
tuân thủ luật quốc gia ưong thành lập và hoạt động. Quốc
gia có thê ra quyết định pháp lý đôi với các INGO trong
khi quyết định của chúng không có tính'ràng buộc đôi với
quốc gia. Trong rất nhiều trường hợp, hoạt động của
chúng vẫn phải dựa vào quốc gia đê triển khai. Thậm chí,
vẫn có những INGO đã bị biến thành công cụ của quốc gia
hoặc nhà tài trợ.
- Hiện nay, hoạt động của các INGO vẫn tương đối
riêng rẽ trong từng lĩnh vực. Sự phối hợp và liên kết giữa
chúng không cao. Sự hợp tác giữa chúng với quốc gia và
IGO chưa nhiêu. Đây là điểm khác với IGO - là một hệ
thống đan xen với quốc gia và xoay quanh vai trò trung
tâm của quốc gia. Thiếu vắng sức mạnh tập thê chính là
một điểm khiên cho tiêng nói và ảnh hường quốc tế cua
INGO còn khá khiêm tốn.
*
*
*
Rõ ràng vai trò chủ thế quan hệ quốc tế của tổ chức
quốc tế nói chung, của INGO nói riêng là không thế bác
bò. Chúng không chi là sụ hỗ trợ quốc gia, mà còn là sự bô
192
Một s ố vấn đ ề lý luân qu an h ê q u ố c tế duck g ó c nhìn lịch sù
sung cho quốc gia trong một số hoạt động. Chúng không
thuần tuý ở dưới quốc gia mà còn có xu huơng độc lập
hơn so với quốc gia trong nhiều trường hợp. Chung đang
góp phần tạo sự liên kết giữa các thực thê khác nhau cua
thế giới, từ cá nhân cho tói quốc gia. Chúng đang đóng
góp tích cực trong việc giải quyết nhiều vân đê lớn cùa
nhân loại. Chúng đang hiện diện ngày càng tăng trong
mọi lĩnh vực của đời sông. Tất cả những điểu này cho thây
khả năng tác động đến quốc gia và con người cua tô chức
quốc tế đang ngày càng đáng kế.
Sự phát triển tổ chức quốc tê là một xu hướng rất quan
trọng của thế giới đương đại. Xu hướng này sẽ còn tiếp
tục trong tương lai. Cùng với đó, vai trò của tổ chức quốc
tế cũng sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với thê giới
nói chung, đôi với quan hệ quổc tế nói riêng. Và vi thê' vai
trò chủ thê quan hệ quốc tế của tô chức quốc tế là một
thực tế khó bác bỏ. ít nhất, lịch sử thế giói đương đại
không thế bò qua các lực lượng mới này. Bò qua hoặc coi
nhẹ chúng sẽ không thể giải thích được nhiều xu hướng,
nhiều hiện tượng đang xảy ra. Bỏ qua chúng cũng sẽ khó
dự báo được sự vận động tiếp tục của thế giới.
Mặc dù vậy, cũng sẽ là quá lạc quan nếu cho răng sự
nổi lên của tổ chức quốc tế có thê làm giảm nhanh chóng
vai trò quốc gia và đem lại những thay đôi to lớn trong
quan hệ quốc tế. Sự phát triển của chúng vẫn gặp nhiều
khó khăn, kha năng chi phôi quan hệ quốc té cua chúng
Tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia
193
vẫn mang tính tiên nghiệm nhiểu hơn là thực tiễn. Cho dù
độc lập với quôc gia nhiêu hơn IGO, các INGO vẫn chứa
đựng nhiếu hạn chế khiên khả năng chúng vượt khòi sự
chi phối của quôc gia vẫn còn xa vời. INGO vẫn còn nhiêu
hạn chế so với quốc gia trên nhiều phương diện cả về thực
lực lẫn địa vị pháp lý. Khà năng cạnh tranh với quốc gia
vẫn là kỳ vọng hơn là thực tế.
194
CỐNG TY XUYÊN QUỐC GIA CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Trong phần lớn chiều dài lịch sử, quan hệ quốc tê bị
chi phối và định đoạt bởi quốc gia. Đến thời hiện đại, thế
độc tôn đó dần dần bị phá vỡ bởi sự nổi lên các chủ thê
mói bên cạnh quốc gia. Đó chính là chủ thê phi quốc gia
( nonstate actor). Sự tổn tại của các chủ thể phi quốc gia đã
tác động mạnh mẽ lên quốc gia và dẫn đên những thay
đôi đáng kể trong quan hệ quốc tế. Thậm chí, sụ phát triển
của chúng được nhiều người kỳ vọng sẽ còn đem lại
những thay đổi to lớn hơn cho tương lai thế giới.
Công ty xuyên quốc gia là một trong những chù thế
phi quốc gia quan trọng nhất. Đó là những tô chức kinh
doanh có quyền sở hữu hoặc hoạt động kinh doanh diễn
ra trên địa bàn nhiều quốc gia. Trong kinh tế, thương có
sự phân biệt giữa công ty quốc tê' (international Corporation)
vói công ty đa quốc gia (m ultinational Corporation ) va cóng
ty xuyên quốc gia (transnational Corporation). Trong đó,
công ty quốc tế là công ty có sự quốc tế hóa thị trương,
tức là hoạt động ờ ca thị trường nội địa lẫn thỊ trương
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hê quốc tế
195
nước ngoài. Công ty đa quốc gia là công ty có sự quốc tế
hóa nguồn vổn, tức là có chủ đầu tư thuộc các quốc tịch
khác nhau. Công ty xuyên quốc gia là công ty có sự quổc
tế hóa hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường
thuộc một quôc tịch.
Nhìn chung, các cách phân loại nói trên không được
sừ dựng phô biến trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Đôi
với quan hệ quốc tế, một sự xếp hạng theo quy mô địa lý
và doanh sô', sự phân biệt quốc tịch của công ty mẹ hay
mức độ ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế thường có ý
nghĩa nhiều hơn sự phân loại bởi những tiêu chí trên giúp
đánh giá được khả năng tương tác và vai trò của chúng
trong quan hệ quổc tế. Tuy nhiên, trong bài này, xuất phát
từ góc độ có ảnh hưởng xuyên quốc gia trong quan hệ
quốc tế, thuật ngữ công ty xuyên quốc gia được sử dụng
chung đê chi tất cả các công ty hoạt động trên quy mô
quôc tế, tức là bao gồm cả ba loại nói trên1.
Với cách hiểu công ty xuyên quốc gia như vậy, bài
viết này xem xét quá trình và đặc điểm của công ty xuyên
quốc gia trong quan hệ quốc tế để từ đó đánh giá vai trò
chủ thể quan hệ quốc tế của chúng. Việc tìm hiểu vai trò
chủ thể quan hệ quốc tế của công ty xuyên quốc gia
1.
Nguyễn Thiết Son (Chù biên), Các công ty xuyên quốc gia:
Khái niệm đặc trung và những biểu hiện mới, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003, tr. 17-50.
196
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c tế dưới g ó c nhin lịch sủ
không chi có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu quan hệ
quốc tế, mà còn có thê là cần thiết đối vói nước ta trong
bối cảnh mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập
kinh tế quốc tế.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
CỒNG TY XUYÊN QUỐC GIA
Công ty xuyên quốc gia (TNC) ra đời trong thời kỳ
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỹ đẩu cạnh
tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, mục đích lợi nhuận và
sự phát triển sản xuâ't đã làm tăng yêu cầu vê thị trường
nguyên liệu, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và
thị trường tài chính. Các yêu cầu đó đã thúc đấy việc tăng
cường khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang
nước khác. Ngoài ra, sự cạnh tranh quyết liệt cũng hướng
nhiều công ty trong nước đi tìm lợi nhuận trong thị
trường bên ngoài. Quá trình này được tạo điểu kiện bởi sự
phát triển của thương mại quô'c tế đã hình thành qua
nhiều thế kỷ trước. Quá trình này cũng được tạo điếu kiện
bởi sự ủng hộ của các nhà nước tư bản chủ nghĩa vá chủ
nghĩa thực dân. Đổng thòi, quá trình đi từ hợp tác giàn
đơn đến liên kết sâu sắc hơn trong giới công thương tu
bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng nav. Trên
cơ sở đó, các tô chức kinh doanh quốc tế bắt đẵu được
hình thành và phát triển. Những tô chức kiêu nàv được
biết đến sớm là vào đầu thế kỷ XVII như các Cóng ty
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hê quốc tế
197
Đông An của Anh, Hà Lan hay Công ty Hudson Bay. Vào
thcri bấy giờ, các công ty đó đã có ành hưởng nhất định
đến quan hệ quốc tế như khuyến khích hoặc trực tiếp thi
hành chủ nghĩa thực dân. Có những đoàn thám hiểm thực
dân do các công ty này tô chức. Nhiều cuộc xâm lược do
chính các công ty này khuyến khích và hỗ trợ. Khi ách
thực dân được thiết lập, những công ty này đã đi đầu
trong việc bóc lột và khai thác thuộc địa.
Các TNC thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ
trong thòi kỳ chủ nghĩa đ ế quốc. Trong thời kỳ này, quá
trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất, sự kết hợp giữa
giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời
của hàng loạt các tập đoàn sản xuất - kinh doanh lớn theo
xu hướng độc quyền. Sự cạnh tranh tự do trong thời kỳ
đầu của chủ nghĩa tư bàn vói sự thôn tính cá lớn nuôt cá
bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình thành các tổ chức
kinh doanh độc quyền lớn từ Syndica qua Trust tới
Conglomerate. Đáng chú ý, sự cạnh tranh và xu hướng
độc quyền diễn ra mạnh mẽ cả trên thị trường trong nước
lẫn ngoài nước nên càng làm tàng rinh quốc tế của các
công ty này. Sự nổi lên cua các công ty độc quyền và sự
vươn manh ra thế giói còn nhờ sự kê't hợp chặt chẽ giữa
quyển lực kinh tế của chúng với quyển lực chính trị cua
nhà nước tư ban chu nghĩa. Điều này đã thúc đẩy sự phát
triến của chù nghĩa đế quốc trong quan hệ quốc tế. Hai
quvển lực này đã song hành cùng nhau trong nhiều nỗ lực
198
Một số vấn đê lý luận quan hê quóc tế dưòt goc nhin lịch sù
tranh giành thị trường quốc tê' mở rộng khu vực anh
hưởng và chiến tranh đế quốc.
Sau Chiến tranh thê' giới thứ hai, sự phát triẽn của
nển kinh tế thế giới, nhu cầu tăng cường quan hệ kinh tê
quốc tế và sự hợp tác chính trị giữa các nưóc tu ban chù
nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp tục cua các
TNC, đặc biệt trong th ế giới tư bản. Nhiều TNC ra đời và
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Sự phát triên cùa
TNC không chỉ ở sự nắm giữ các lĩnh vực kinh tê trọng
yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,— mà còn ờ
sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư
bản. Vai trò của TNC trong quan hệ quốc tế cũng vì thế
mà tăng lên qua sự đóng góp râ't lớn vào việc tăng
trưởng các dòng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thuơng mại
xuyên quô'c gia và mở rộng phân công lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới thuộc
Thế giới thứ ba cùng vói sự yếu kém của các nền kinh tế
đó cũng vẫn duy trì cơ hội cho TNC mở rộng kinh doanh
tại thị trường này. Tuy nhiên, quá khứ gắn liển với chù
nghĩa thực dân và chủ nghĩa đ ế quốc đã tạo nên sự phàn
ứng và nghi ngờ đối vói các TNC. Trong những năm
1960 và 1970, nhiều nước mới giành được độc lập đã coi
các TNC là "kẻ bóc lột", "thực dân kinh tế" hay "động
vật ăn thịt" các nước nghèo. Các TNC còn bị lén án bởi
xuất khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác quá nhiẽu tài
nguyên không tái tạo được, tranh giành thu hút lao động
chuyên môn, chèn ép sản xuất nội địa và tạo пел một
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
199
tầng lớp giàu xổi ỏ nước sở tại... Vì thế, tài sản nước
ngoài của các TNC được quốc hữu hóa ở nhiều nơi. Các
TNC phải rút lui khỏi thị trường của một số nước Thế
giới thứ ba. Mặc dù vậy, điều này cũng không ngăn càn
được sự lớn mạnh của các TNC, đặc biệt ở các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển.
Từ những năm 1980, nhất là sau Chiến tranh lạnh, các
TNC đã phát triển rất mạnh mẽ và đóng vai ưò ngày càng
quan ưọng trong quan hệ quốc tế. Xu thế hòa dịu sau
Chiến tranh lạnh, sự phát triển của kinh tế thị trường như
con đường phát triển chung, xu thế hợp tác cùng phát triển,
trào lưu thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế...
đã tạo điều kiện cho các TNC mở rộng địa bàn, phát triển
hoạt động ra khắp thế giói. Vai ưò chính trị và thực lực
kinh tế to lớn cũng như sự chi phối nền kinh tế thế giới của
các nước phát triển - nơi xuâ't phát của hầu hết các TNC lớn tiếp thêm điều kiện cho sự phát triển và vai ưò của các
TNC. Đáng chú ý, sự thay đổi cách nhìn nhận về TNC đã
góp phần đáng kể cho sự mở rộng hoạt động kinh doanh
quốc tế của các TNC. TNC ngày càng được coi là công cụ
phát triển, là sự tạo công ăn việc làm, là nguồn thu thuê' là
sự khắc phục về vốn, kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm
làm ăn quốc tế. Điều kiện chính trị thay đổi ở nhiều nước
đang phát triển và các nền kinh tế chuyến đổi, sự phát
triển của hệ thống luật lệ quốc tế và pháp luật quốc gia liên
quan đến TNC cũng làm giám bớt sự nghi ngại chính trị
đối với các TNC. Bời thê' các nước đều mờ của thị trường,
200
Một số vấn đề lý luận quan hè quốc tế dưới góc nhin hch sủ
khuyên khích FDI và thậm chi còn canh tranh với nhau
trong việc thu hút TNC. Nhờ đó, các TNC đã bành trướng
khá nhanh và mở rộng vai trò trong đời sông quôc tế.
800
600
■
400
Số lượng TNC
(nghìn)
□
200
Số lượng chi nhánh
nước ngoài (nghìn)
0
Đẩu thập niên
1990
Năm 2004
Sự phát triển của TNC sau Chiên tranh lạnh
Sau Chiến tranh lạnh, TNC đã có sự phát triển chóng
mặt vói số lượng các TNC tăng gần gấp đôi, từ khoảng
37.000 đầu thập niên 1990 tăng lên gần 70.000 công ty vào
năm 2004. Đổng thời, mức độ quốc tế hóa của chúng cũng
phát triển chưa từng thấy với sô' lượng chi nhánh nước
ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập niên 1990 tăng
lên gần 690.000 chi nhánh vào năm 20041. Một điếm khác
củng đáng chú ý, TNC không còn là độc quyến cua các
nước phát triên hàng đầu của phương Tây, mà đã xuát
hiện cả ưong các nền kinh tê đang phát triển hoặc mới
nôi ở châu Á. Tuy nhiên, quy mô và vai trò cua các TNC
1. UNCTAD, World Investment Report 2005, tr.13.
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
201
này vân còn Tất khiêm tốn. Chúng chỉ chiếm 4 trong tổng
số 100 TNC phi tài chính lớn nhất thế giới năm 20031,
chiếm 3 trong tổng sô' 50 TNC tài chính lớn nhất thế giói
năm 20042.
Sức mạnh kinh tế của TNC râ't lớn với tài sản trong
năm 2003 của 100 TNC lớn nhất thế giói là 8.023 tỷ USD,
trị giá kinh doanh là 5.551 tỷ USD3. Các TNC cũng là
người nắm giữ hầu hết vôn đầu tư nước ngoài4. Các TNC
1. Trong sô' 100 TNC lớn nhâ't, 25 thuộc Mỹ, 50 thuộc EU
(37/50 thuộc Đức, Pháp, Anh), 9 thuộc Nhật Bản. Các nước phát
triển khác như Canada, Ôxtrâylia, Thụy Sĩ,... có 12 TNC. Trong
khi đó, các nển kinh tế đang phát triển chì có 4 TNC là Hutchison
Whampoa Lim ited của Hồng Công (Trung Quôc) (xếp hạng 16),
Singte Ltd. của Xingapo (66), Petronas của M alaixia (72) và
Samsung của Hàn Quốc (99). [UNCTAD, World Investment R qjort
2005, tr. 267-269].
2. Đó là ba ngân hàng của Trung Quốc mới tham gia danh sách
50 TNC tài chính lớn nhất th ế giới với vị trí xếp hạng lẩn lượt là
Ngân hàng Công thưong Trung Quổc (23), Ngân hàng Trung Quốc (34),
và Ngân hàng Xây dụng Trung Quốc (39). [UNCTAD, World
investment Report 2005, tr. 273].
3. UNCTAD, World Investment Report 2005, tr .l7.
4. Trong thời gian 1995-2004, đầu tư trực tiếp nước ngoài cua
các TNC dưới hình thức mua cổ phần cùa cốc doanh nghiệp nước
ngoài hoặc lập công ty 100% vốn nước ngoài dao động trong
khoáng 58-71%, đầu tư dưới hình thức cho vay trong công ty chiếm
bình quân 23% và tái đầu tư từ lợi nhuận cua công ty mẹ chiếm
bình quân 12% tổng đầu tư của thê' giới. [UNCTAD, World
Investment Report 2005, tr.10].
202
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc tế dưới goc nhm hch sứ
thực hiện hơn 80% thương mại thế giới1. Các TNC chi phôi
hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng cua
thế giói. Các TNC cũng nắm giữ phẩn lớn công nghệ tiên
tiến và quá trình chuyên giao công nghệ. Các TNC vân
tiếp tục nằm ở trung tâm của sự phát triển. Thé và lực của
TNC tiếp tục phát triển trong những năm gần đây với xu
hướng sáp nhập và thu nhận (M&A) đê hình thành các tập
đoàn lớn2, nhất là trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng
như truyền thông, ngân hàng - tài chính, giao thông vận
tải, năng lượng,... Tất cả những điều này đang làm tăng
vai trò cùa TNC đối với quôc gia và quan hệ quốc tế.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
TNC được nhiều người coi là một loại hình tô chức
quốc tế phi chính phủ (INGO) trong kinh tế. Giữa INGO
và TNC có những đặc điểm giống nhau. Nhưng cũng có
nhiều người khác tách TNC như một chủ thê phi quốc gia
riêng. Sở dĩ như vậy là bời vì TNC có những đặc điếm
1. Conway Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 22s' Century, M cGraw-Hill, Boston
1998, Bàn dịch của Khoa Quổc tế học, t.2, tr. 57.
2. Từ năm 1987-2004, chi tính riêng các giao dịch M&A qua b)én
giới có trị giá trên 1 ty USD thì sô' lượng đã là 993 cuộc với tống trị
giá hơn 3.270 ty USD, chiếm tống trị giá giao dịch M&A toan cáu tư
thâ'p nhất là 25,2% năm 1991 đêh cao nhâ't là 75,7% năm 2000.
[UNCTAD, World Investment Report 2005, tr. 9].
Công ty xuyên quốc gia - chù thể quan hê quốc tế
203
riêng không chi trong tô chức, hoạt động mà cà trong tác
động của nó tới quan hệ quốc tế. Điều này tạo nên vị trí
riêng của nó đối với quốc gia và trong quan hệ quốc tế.
Duới đây là một số đặc điếm chủ yếu của TNC trong quan
hệ quốc tế:
- Tính cá nhân trong tô chức và hoạt động. C ơ cấu tô chức,
nguyên tắc hoạt động, thành phần tham gia, nguồn tài
chính đóng góp... của các TNC xuất phát chủ yếu tù nguổn
cá nhân hơn là nhà nước. Điều này khiến cho tô chức và
hoạt động của các TNC dựa trên ý chí cá nhân của những
người góp vốn hơn là ý chí quốc gia. Các TNC theo đuổi
lợi ích của chính mình hon là lợi ích quốc gia. Trên thực tế,
có nhŨTìg TNC thuộc sờ hữu nhà nước hoặc do nhà nước
nắm cô phần quyết định nhưng số lượng tương đôi ít1. Vì
thế, tính cá nhân vẫn là đặc điếm phô biêíì của TNC.
- Tính quôc tê'trong thành phần, mục đích và hoạt động.
Chủ sờ hữu và thành viên góp vốn của TNC thuộc nhiều
quốc tịch khác nhau. Mục đích của các TNC là lợi nhuận
trên thị trường quốc tế chứ không bó hẹp trong thị trường
nội địa. Hoạt động kinh doanh của nó là xuyên quốc gia
vói việc khai thác thị trường quốc tế, thiết lập chi nhánh
1.
Ví dụ trong số 100 TNC phi tài chính hàng đầu th ế giói hiện
nay chi có Petronas cua Malaixia là công tv do nhà nước chi phối.
Tronơ số 50 TNC tài chinh lớn nhâ't thế giới, chi có ba ngân hàng cua
Trung Quốc là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng
Trunơ Quôc và Ngân hàng Xâv dụng Trung Quốc là thuộc so hữu
nhà nước. Còn lại đểu thuộc so hũu tư nhân (Sô liệu năm 2003).
204
Một số vấn đê lý luận quan hê quốc tế ớơcx goc nhìn lích sử
nước ngoài và sử dụng nguồn nhân lực đa quốc gia. Hiện
nay, tỷ ưọng tài sản nước ngoài, giá trị thương mại cua các
chi nhánh nưóc ngoài và nhân công nước ngoài của TNC
đều tăng lên1. Đây là điểm giúp phân biệt TNC với các
công ty quốc gia (national Corporation).
- Tính tự nguyện trong thành lập và hoạt động. Mục đích,
sự thành lập và nhiệm vụ đề ra, đóng góp và hoạt động
của TNC chủ yếu được thực hiện trên co sỏ thoả thuậri
kinh tế hay dân sự một cách tự nguyện chứ không hoàn
toàn chịu chi phôi, cưỡng ép của quôc gia. Tâ't nhiên, tính
châ't này không bao gồm các TNC thuộc sờ hữu nhà nước,
nhưng trong thực tế, các TNC đó cũng được trao quyền tụ
chủ kinh doanh khá lớn.
- Khác với các INGO có mục tiêu và chương trình nghị
sự rất đa dạng, các TNC thường chi có mục đích là lợi
nhuận. Hoạt động của chúng chủ yếu trong lĩnh vực kinh
tế. Chứng có thê hoạt động trong một hay nhiêu ngành
kinh tế. Tuy nhiên, nhằm phân tán rủi ro trong kinh
doanh, ngày càng có nhiều TNC hoạt động đổng thời
trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. So vói INGO
thường ít thay đổi vể mục tiêu và chương trinh nghị sự,
ì . Năm 2003, tài san nước ngoài và nhân công nưóc ngoái cua
100 TNC lớn nhât th ế giới chiếm gân 50%, trị giá thương mại nước
ngoài chiếm hon 54%. Các chi sô' này tăng lẩn lượt là 1,7%, 0,4% vá
2,6% so với năm 2002. [UNCTAD, World Investment Report 2005,
tr .l7].
Cóng ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
205
TNC linh hoạt và dễ thay đôi hơn nhiêu trong mục tiêu cụ
thê và hoạt động kinh doanh1.
-
Khác với INGO ít gắn trực tiêp với chính trị, TNC có sự
gắn bó đáng kểvới chính trị. Sự chi phôi lẫn nhau giữa chính trị
và kinh tê' mục đích lợi nhuận quá lớn của các TNC đã quv
định điều nàv. Không kê quá khứ gắn với chủ nghĩa thực
dân và chủ nghĩa đê' quốc, sự can thiệp của TNC vào công
việc nội bộ nước khác là hiện tượng không hề hiêm trong
trong thời hiện đại2. Hiện nay, các phương pháp hoạt động
chính trị của TNC thường là gây sức ép đôì với nước sờ tại
và vận động hành lang ờ chính quôc3 đê thav đổi chính sách
và luật pháp. Ngược lại, hoạt động của TNC cũng chịu ảnh
1. Ví dụ điển hình là Công ty Sony đã mò rộng hoạt động từ
công nghiệp điện từ sang lĩnh vực giãi trí như âm nhạc, phim ảnh...
2. Vụ một SỐ TNC của Mỹ, nhất là Công tv điện thoại và điện
tín quốc tê'(ITT) khuyến khích CIA và lực lượng cua tưóng Pinoche
tiến hành đào chính lật đô chính phủ Algende nãm 1973 о Chilê là
một ví dụ điễn hình. Thắng lợi cua chính phu cánh ta Algende đe
dọa lợi ích của hơn 100 công tv Mỹ đanơ kiếm soát phần lớn kinh
tế Chilê. Trong số đó, có đủ 24 công ty lớn nhất cua Mỹ như
General Motor, General Cable, RCA, Xerox, Phelps Dodge...
3. Ba cônơ ty sàn xuất ôtô hàng đầu cua Mỹ là General Motor,
Ford và Chrysler đă tuns; nhiểu lần thúc giục Chính phu Mỹ thi hành
các biện pháp hạn chế sự phat triển ôtô Nhật Ban ơ thị trường Mỹ.
Điểu nàv đã gâv ra các cuộc "chiêh tranh ôtô" Mỹ - Nhật và sự tham
crja oiai CỊUyêt CHŨB chinh phu hâi nưoc. Hav СЭС \T cỉụ Khác như sự
phan đôì cùa cac TNC Mỹ đôì với lệnh câm vận Liên Xô sau sự kiện
Apganixtan năm 197S và sự kiện thiết quàn luật о Ba Lan năm 1981.
Mot số TNC Mỹ cũng đã tùng vận động dò bo lệnh cấm vận và đòi
bình thườnơ hóa với Việt Xam sau khi Chiên tranh lạnh kêt thúc.
206
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dướt góc nhìn lịch sủ
hưởng khá lớn của môi trường chính trị chinh quốc và nước
sở tại cũng như mối quan hệ chính trị giữa chúng.
- Tính thể chế của TNC chặt chẽ hơn nhiếu so với các INGO.
TNC là loại hình tô chức kinh doanh quôc tê với tô chức,
nguyên tắc hoạt động và sự quản lý khác hán vói INGO. Co
câu tổ chức của TNC thường theo hình kim tự tháp với mức
độ ràng buộc cao và sự phân nhiệm rõ ràng. Chúng có hệ
thông các quy định chặt chẽ cho mọi công đoạn hoạt động tù
tổ chức xuôhg từng cá nhân. Các nguyên tắc hoạt động được
quy định rõ ràng và có tính bắt buộc. Tính chất quan hệ
trong TNC thường mang tính phục tùng. Tính thê chế của
TNC thường được thể hiện trong điều lệ công ty, quy chê
hoạt động, nội quy và các phương án kinh doanh cụ thế.
- Các TNC hoạt động tương đối độc lập với quốc gia do
chúng có sự chủ động về tổ chức, tài lực và nhân lực.
Chúng hoạt động vì lợi ích của bản thân nhiếu hơn là vì
lợi ích quốc gia. Nhìn chung, các TNC được tự do định
đoạt quy mô, đôi tượng và phương án thực hiện hoạt
động kinh doanh mà ít có sự can thiệp của nhà nước. Sự
độc lập của TNC còn được tăng lên bởi những quy định
pháp lý của nhà nước cho phép nó được quvển tự chủ
kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đôi với két quá kinh
doanh. Bản thân thế lực khá lớn của các TNC cũng giúp
trao thêm tính độc lập tương đôi cho chứng.
- Tuy nhiên, hoạt động của TNC vẫn phụ thuộc vào quốc
gia khi chịu sự điều chinh của luật pháp chính quốc cũng
như của nước sờ tại. Tại chính quô'c, các hoạt động cùa
Cõng ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
207
chúng chịu sự kiểm soát ít nhiểu của nhà nước dưới hình
thức như thuế hay luật chông độc quyền1. Tại quốc gia sở
tại, TNC có thê bị quốc hữu hóa như trước kia hoặc những
hạn chế như hiện nay về quy mô và lĩnh vực hoạt động
như ngành nghề được phép kinh doanh, tỷ lệ góp vốn tối
đa, quy định về kiêm toán, khuyến khích về kinh tế nhưng
hạn chế về chính trị và văn hóa,... Các TNC vẫn cần sự
ủng hộ hay bảo hộ của quốc gia trong hoạt động kinh
doanh trên thị trường ngoài nước. Sự phụ thuộc vào quốc
gia còn biếu hiện ở chỗ nhiều khi TNC được sừ dụng như
công cụ chính sách đôì ngoại, như bao vây cấm vận quốc
gia nào đó. Các TNC buộc phải tuân theo quyết định của
quốc gia dù điều đó trái với lợi ích của chúng2.
1. Ví dụ, các nước phát triên đểu ban hành luật chống độc
quvền nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn cúa các TNC. Một trong
những vụ nổi tiếng gần đây là việc Bộ Tư pháp Mỹ đã đưa Công ty
Microsoft ra tòa vì sự vi phạm luật chống độc quyền trong sàn
phẩm phần mềm Windows. Một số nước còn có cà quy định về
hoạt động của TNC ờ nước ngoài, như Nhật Bàn có quv định mức
lương tôì thiếu mà TNC phai trà cho nhân công ò nước ngoài.
2. Chính sách cấm vận cúa MỸ đối với Iran sau cuộc Cách mạng
Hổi giáo năm 1979 là một ví dụ. Lệnh cấm vận này được áp dụng
không <±u đôì với TNC cua Mỹ mà cà các TNC cua nước khác. Năm 1995,
công tv dầu lửa Conoco cua Mỹ bị chính quyền Clinton buộc phái huy
bo hợp đổng phát triẽn một mo dầu о ừan. Ngay lập tức, Royal Dutch
Shell cua Hà Lan và Total cua Pháp nháy vào thay thế. Mỹ đã đe dọa
trừnơ phạt các TNC châu Âu và điều này đã gây nên cuộc cãi vã giữa
MỸ và EU. Tương tự nhu vậy, Công ty dầu mo Texaco cúa Mv cũng
phái rút khoi Mianma vì sức ép tTong vấn đề nhân quyển.
208
Một số vấn đề lý luân quan hê quóc tế dươi góc nhìn lệCh sủ
-
Hiện nay, hoạt động của các TNC ngáy cáng có sự
liên quan gắn bó đến nhau. Điều này được quy định bơi tính
hệ thống của nền kinh tế, xu hướng thống nhât cua thị
trường thế giới, quá trình phân công lao động và bởi cố
gắng chính trị của nhà nước nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi. Sự liên quan này có nhiều phan ánh khác
nhau như kết hợp vổn, mua cô phần của nhau, phối hợp
sản xuất, M&A, hợp đồng liên kết công nghệ, phối hợp
cùng gây áp lực chính trị,... Đây là điểm khác vói INGO
mà hoạt động vẫn đang còn khá riêng rẽ.
Những đặc điểm trên không chi tạo ra "bản sắc riêng"
mà còn góp phần đem lại vai trò chủ thê quan hệ quốc tê'
cho TNC.
VAI TRÒ CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
Sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng lẫn vế chát, vai
trò to lón đối với sự phát triển kinh tế cùng với các tác
động ngày càng tăng trong quan hệ quô'c tế đang đem lại
cho TNC khả năng của một chủ thể quan hệ quốc tế. Điểu
này được thê hiện trên bôn tiêu chí của chủ thê quan hệ
quốc tế là tham gia, mục đích, năng lực và ảnh hường.
Thứ nhất, xét trên tiêu chí tham gia, về mặt thời gian,
TNC bắt đầu ghi dấu âh lớn trong quan hệ quô'c tế vói việc
vươn ra thị trường nước ngoài từ nửa cuôĩ thế kv XIX, phát
triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Vẽ mặt
không gian, ngày nay, các TNC đã "phủ sóng" háu như
khắp mọi quốc gia trên thế giới (xem bàng dưới đáy).
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
209
Thậm chí, nhiều TNC có tầm hoạt động trên quy mô toàn
cầu1. Vê kênh quan hệ, các TNC tham gia vào quan hệ quốc
tế không chi qua quan hệ giữa TNC vói quốc gia khác, giữa
TNC với công ty khác, mà còn trong nội bộ công ty qua quan
hệ giữa trụ sở với các chi nhánh của mình ở nước ngoài. Vê'
hình thức quan hệ, đó là sự phân công lao động quốc tê' đầu
tư nước ngoài, thương mại xuyên quốc gia, giao dịch tài
chính quốc tê' chuyển giao công nghệ, thu hút lao động nước
ngoài,... Về lĩnh vực tham gia, hoạt động của TNC không chi
diễn ra trong mọi ngành kinh tế lớn, mà còn đi sâu vào các
lĩnh vực chuyên môn hẹp. Bên cạnh đó, sự tham gia của
TNC trong chính trị - lĩnh vực quan trọng trong quan hệ
quốc tế - là khá đáng kế như đã trình bày trong phần trên2.
1. Ví dụ, năm 2003, trong số 100 TNC phi tài chính có số tài sản
nước ngoài lớn nhất, chì có 11 TNC có số lượng chi nhánh nước
ngoài dưới 100, còn lại đều có tới hàng trăm chi nhánh. Cá biệt có
TNC có tới hàng nghìn chi nhánh nước ngoài nhu Hutchison
Whampoa (Hổng Công) với 1.990/2.350, General Electric (Mỹ) với
1.068/1.398. [UNCTAD, World Investment Report 2005, tr. 267]. Trong
SỐ các TNC tài chính, City Group (Mỹ) có chi nhánh tại 77 nước,
UBS (Thụy Sĩ), Allianz Group (Đức), HSBC Bank plc (Anh), BNP
Paribah SA (Pháp) và ABN Ambro (Hà Lan) có chi nhánh tại 48
nước... [UNCTAD, World Investment Report 2005, tr. 273].
2. Có thê bổ sung thêm vai trò của TNC trong lĩnh vực sàn
xuất vũ khí. Ngoài các TNC sản xuất vũ khí cùa Mỹ, tổ hợp công
nghiệp quốc phòng cua Liên Xô trưóc kia nay cũng đã chuyên
thành TNC. Các TNC sàn xuất vũ khí lón không chỉ tác động tới
chính sách đối ngoại cua các cưòng quốc, mà còn góp phần tạo nên
những vấn để an ninh trong quan hệ quốc tế nhu buôn bán vũ khí,
chạy đua vũ trang, kích thích xung đột vũ trang...
210
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế ơưới góc nhìn ìtch sử
Ngoài ra, TNC còn hiện diện khá lớn một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùa quan hệ
quốc tế như khoa học, văn hóa, xã hội,...1. Không chi vê bẻ
rộng, mức độ tham gia quan hệ quốc tế của các TNC cũng
rất sâu sắc, đặc biệt trong kinh tế. Điều này tạo kha năng
cho TNC tham gia sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế,
chính trị và xã hội quốc tế.
Sô'lưọmg chi nhánh nước ngoài của các TNC
theo vùng (đến năm 2004)
VỪNG
SỐLƯỢNG
VỪNG
SỐ LƯỢNG
Châu Á
Châu Âu
EU
199.303
Đông Bắc Á
250.020
Các nước châu
10.485
Đông Nam Á
33.892
Đông Nam Âu
97.407
Nam Á
3.237
CIS
10.405
Tâv Á
11.025
Âu phát triển
khác
1.
Ví dụ, TNC đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học.
Năm 2002, 700 công ty với chi phí lớn nhất cho nghiên cứu vá phát
triên (R&D), trong đó có ít nhất 98% là các TNC, đã chi tới 310 ty USD,
chiếm tới 46% tông chi phí R&D th ế giới. Các TNC không chi chi
cho R&D trong nước, mà còn đầu tư ra nước ngoài, thúc đẫy quõc
tê' hóa hoạt động R&D. Năm 2002, 700 công ty nói trên kiém soát
hơn 2/3 (69%) việc kinh doanh R&D. [UNCTAD, World i n v e s t m e n t
Report 2005, tr. 119]. Ngoài ra, TNC còn tham gia gián tiép vao các
lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội thông qua các hoạt đọng tai t r ọ ,
tạo công ăn việc làm,...
211
Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hê quốc tế
Châu Mỹ
Châu Phi
Bắc Mỹ
28.332
Bắc Phi
3.286
Nam Mỹ
6.654
Tây Phi
575
Trung Mỹ
26.881
Trung Phi
274
Các nước Caribê
1.806
Đông Phi
792
Châu Đại Dương
4.822
Nam Phi
919
Nguôn: UNCTAD, World lnvestment Report 2005, tr. 264-265.
Thứ hai, xét trên tiêu chí mục đích, tất cả các TNC đều
có mục đích lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục đích cơ
bản, bao trùm và xuyên suốt cùa các TNC và được phản
ánh trong điều lệ, trong tổ chức và mọi hoạt động kinh
doanh. Không có mục đích lợi nhuận, không phải là TNC.
Trên phương diện quan hệ quốc tế, mục đích này là động
lực chính hướng hoạt động của TNC ra bên ngoài nhằm
khai thác hơn nữa lợi nhuận trên thị trường quốc tế. Trước
kia, mục đích lợi nhuận đã khiến TNC góp phần đưa quan
hệ bóc lột, sự nô dịch thực dân và sự can thiệp chính trị
vào quan hệ quốc tế. Ngày nay, mục đích lợi nhuận vẫn
tiếp tục quy định cố gắng mờ rộng thị trường, tăng cường
hoạt động và phát triển các hình thức tác động khác nhau
của chúng trong quan hệ quốc tế. Thông qua quá trình
kinh doanh quốc tế, các TNC có những đóng góp tích cực
cho sự phát triến kinh tế các nước như đầu tư vốn, kích
thích xuất khẩu, mờ rộng sàn xuất, cài tổ cơ cấu, chuyến
212
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc tế dưới goc nhìn lịch sử
giao công nghệ, phát triển kỹ năng quàn lý, tạo việc làm,...
Các tác dụng tích cực đó đã khiến mục đích lợi nhuận
của TNC dễ hòa hợp hơn với mục đích phát triên của các
nước. Đồng thời, việc giảm thiểu sự can thiệp chính trị
thô bạo như trước kia cũng góp phần làm giâm mâu
thuẫn vói mục đích an ninh chính trị của các nước đang
phát triển. Và từ đó, sự nghi ngại, chống đối TNC ở các
nước này cũng giảm theo1. Đó chính là co hội cho TNC
mở rộng hoạt động ra khắp thế giới đê thực hiện mục
đích lợi nhuận.
Thứ ba, xét trên tiêu chí năng lực, các TNC có nguồn
tài lực và nhân lực riêng từ các chủ sở hữu và những
người tham gia khác. Nguồn tài chính của chúng rất lớn2
và nguồn nhân lực củng dổi dào3. Thậm chí, có những
1. Việt Nam là một ví dụ điển hình. Sau khi bắt đầu cóng cuộc
Đổi mới cuối năm 1986, ngay năm sau, Việt Nam đã ban hanh Luật
Đầu tư nưóc ngoài 1987 thuộc loại thông thoáng nhâ't lúc báy giờ
nhằm thu hút các TNC đầu tư vào nước ta. Cho đên nav, chù
trương này vẫn được tiếp tục và các TNC đã đóng góp đáng ké vào
sự phát triển kinh tếcú a Việt Nam.
2. Năm 2003, tổng trị giá tài sán cua 100 TNC hàng đáu thế
giới là hơn 8.000 tỳ USD [UNCTAD, World Investment Report 2005,
tr.17], Trong khi đó, tống GDP th ế giới năm 2005 là gán 44.300 ty
USD [IMF, World Economic Database, tháng 9-2006].
3. Năm 2003, số lượng lao động cua 100 TNC hang đáu thế
giới là hơn 14,6 triệu người [UNCTAD, World Investment Report
2005, tr.17].
C ôn g ty xu yên q u ố c gia - ch ủ th ể qu an h ê q u ố c tế
213
TNC có sô tài sản vượt xa GDP của nhiều nước phát triển1.
Đó là chưa kê xu hướng M&A đang tạo ra những TNC
không lổ trong nên kinh tế quổc tế. Các TNC được luật
pháp chính quôc cũng như nước sở tại trao cho quyền tự
chù và những thẩm quyền riêng trong hoạt động kinh
doanh. Luật pháp của chính quốc thì rộng rãi, luật pháp
nước sở tại thì khuyến khích, luật pháp quốc tế thì còn
thiếu và phụ thuộc nhiều vào các nước phát triển vốn lại
là chính quốc nên càng tạo điều kiện cho sự tự trị của
TNC. Cơ sở tài chính, nguồn nhân lực và những thẩm
quyển như vậy đem lại cho các TNC khả năng độc lập
trong quyết định và tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
TNC tự quyết định thị trường, mặt hàng, đối tác, tổ chức,
nhân lực, chính sách và biện pháp kinh doanh của nó ở
bất kỳ nước nào mà không chịu sự áp chế của ai, miên là
phù hợp với luật pháp. Sự độc lập và tự chủ của TNC còn
1. Nếu xếp hạng so sánh giữa GDP của các quốc gia năm 2005
với tổng trị giá tài sàn cùa TNC năm 2003, các TNC sẽ chiếm vị trí
8, 9,10 trên Canada (11) và Tây Ban Nha (12). Các TNC cũng chiếm
vị trí từ 13 đến 21 trên Braxin (22), chiếm vị trí 23 trên Hàn Quốc
(24) chiếm vị trí 25 và 26 trên Ấn Độ (27), chiếm vị trí 28 trên
Mêhicô (29) chiếm vị trí 30 trên Nga (31), chiếm vị trí 32 trên
Ôxtrâvlia (33) chiếm vị trí từ 34 đến 39 trên Hà Lan (40), chiếm vị
trí tủ 41 đến 64 trên Bi (65)... Như vậy, trong 65 thực thế kinh tê'lớn
nhất th ế giới, TNC chiếm tới 48, còn quốc gia chi là 17 [Tập hợp
theo IMF
World Economic Database, tháng 9-2006 và UNCTAD,
World investment Report 2005, tr. 273].
214
Một số vấn đề lý luận quan hê quóc tế ƠUOI goc nhin lịch sù
được thê hiện qua khả năng tác động lén quốc gia và
can thiệp vào một số khu vực thuộc thâm quyên quốc
gia. Hiện nay, cho d ù vẫn phải chịu sự điếu chinh nhât
định của quốc gia, năng lực này cua TNC ván đang được
củng C Ố nhờ xu hướng tự d o hóa thương mại, sự chào
đón của các quốc gia nhận đầu tư, sự phát triên năng lực
của bản thân các TNC và cả xu hướng tăng cường hợp
tác giữa chúng.
Thứ tư, xét trên tiêu chí ảnh hường trong quan hệ quốc
tế, TNC có được vị trí khá lớn trong quan hệ quốc tế
không chi nhờ thực lực to lớn và khá năng kiến tạo các
quan hệ xuyên quốc gia. Ảnh hường này còn được quy
định bởi nhu cẩu phát triển ngày càng tăng cua mọi quốc
gia trên thế giới. Nhu cầu phát triển này đã đem lại vị thế
quan trọng cho TNC trong chính sách đối ngoại cua các
quốc gia. Hơn nữa, các TNC chu yếu xuất phát từ các
trung tâm chính trị và kinh tế lớn cùa thế giới như Bắc Mỹ,
Tây Âu và Nhật Bản. Nhờ sự hậu thuẫn của các thê lực
này, ành hường kinh tế và tiêng nói chính trị cua TNC
trong quan hệ quốc tế được tăng lên đáng kế. Đáng chú ý,
sau Chiên tranh lạnh, ảnh hường của TNC trong quan hệ
quôc tê có chiều hướng tăng lên. Nếu sự nổi lên cua véu tố
kinh tê trong quan hệ quốc tê đem lại vị thê’ quốc té cao
hơn cho TNC, thì xu thê thống nhát của thị trường thế giới
đem lại anh hường toàn cầu cho chúng. Trong khi đó, do
khà năng chi phối chính trị cua kinh tế ngày một lớn nén
C ôn g ty x u yên q u ố c gia - ch ủ th ể qu an h ệ q u ố c tế
215
khả năng tác động tới quốc gia và quan hệ quốc tế cua
TNC cũng Tất đáng kế. Nhìn chung, TNC vẫn có khả năng
tác động lên quô'c gia, kế cả chính quốc lẫn nước sò tại,
buộc quốc gia đó phải thay đổi hay điều chinh hành vi đối
nội và đối ngoại.
KẾT LUẬN
Như vậy, vói việc đáp ứng đủ bốn tiêu chí ờ trên,
TNC có khả năng đóng vai trò của một chu thê quan hệ
quốc tế. Chủ thê này đang tác động ngày càng nhiều tới
nền kinh tế - chính trị quốc tế. Do có tính độc lập tương
đối với quốc gia, TNC có thế được coi là chủ thê phi
quốc gia.
Tuy nhiên, ưong nghiên cứu quan hệ quốc tế, quan
niệm về vai trò chủ thê quan hệ quốc tế của TNC khá khác
nhau. Những người theo chú nghĩa hiện thực (realism ) vẫn
tiếp tục coi quốc gia như chủ thể quan hệ quốc tế cơ bàn.
Họ hoặc phớt lờ, hoặc chi coi TNC như công cụ thực hiện
lợi ích quốc gia. Trong khi đó, chủ nghĩa tự do (liberalism),
đặc biệt xu hướng lý luận cua chu nghĩa đa nguyên
(p luralism ) và chu nghĩa xuyên quốc gia (transnationalism)
lại dựa vào TNC như một cơ sờ thực tiễn và lý luận quan
trọng. Cà hai đều coi sự phát triển và vai trò ngày càng
tăng của TNC trong quan hệ quốc tế đế chứng minh rằng
quốc gia không phai là chu thê duy nhất, rằng TNC chính là
sự nối lên cua một loại hình chủ thế quan hệ quốc tế mới -
216
Một s ố vấn đ ê lý luận quan h è q u ố c té dưới g ó c nhìn lịch sủ
chủ thê phi quốc gia. Chủ nghĩa xuyên quốc gia còn đi xa
hơn khi cho rằng TNC đang làm tăng sự phụ thuộc lân
nhau giữa quốc gia và nhân dân, từ đó góp phãn làm thay
đổi quan hệ quốc tế và thế giới. Còn chú nghĩa kiến tạo
(constructivism) tuy không đề cập trực tiếp tư cách chù thế
quan hệ quôc tế của TNC nhưng cũng cho thây có sự đánh
giá cao đối với vai trò của lực lượng này. Chú nghĩa kiên
tạo cho rằng hành vi của quốc gia được định hình bởi
niềm tín của giới tinh hoa (elite) mà rõ ràng giới kinh
doanh TNC là một phần trong số đó.
Bâ't luận quan niệm thế nào, tác động của TNC là đáng
kể trong quan hệ quốc tế. Và đó là tác động có tính hai
mặt. Thông qua quá trình hoạt động v à mạng lưới kinh
doanh quốc tế của mình, các TNC góp phần mở rộng quan
hệ quốc tế, phát triến quan hệ kinh tế quốc tế, làm tăng sự
phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy toàn câu hóa, hình thành
luật lệ trong quan hệ quổc tế, chuyển tải các giá trị xuyên
biên giói v à củng CỐ hệ thống quổc tế. Các đóng góp tích
cực nhất của TNC là phát triển kinh tế thế giới, tạo điểu
kiện cho hợp tác v à hội nhập quốc tế, thúc đẩy xu hướng
thống nhâ't của thế giới.
Ngược lại, TNC cũng gây ra những tác động tiéu cực
đối với quan hệ quốc tế. TNC góp phần tạo ra hình thức
thống trị và lệ thuộc mới trong quan hệ quốc tế. Trong khi
chù nghĩa tự do không quan tâm nhiểu đến tác động tiéu
cực cua TNC thì chủ nghĩa Mác - Lênin lại chú trọng đên
C ôn g ty x u yên q u ố c gia - ch ủ th ể quan h ệ q u ố c tế
217
khía cạnh này. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đê'quốc - giai đoạn
tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênirt đã chỉ ra và phân tích
những hậu quả to lớn do các TNC độc quyển gây ra cho
quốc gia và quan hệ quốc tế. Một sô' lý luận khác như lý
thuyết phụ thuộc của Raul Prebish và nhiều học giả khác,
lý thuyết hệ thống thế giới của Immanuel Wallerstein
cũng chỉ ra tác động tiêu cực của TNC đôi với sự phân hóa
thế giới.
Nắm công cụ tài chính và công nghệ trong tay, các
TNC đang tác động lên luật lệ kinh tế quốc tế và chi phối
sự phân công lao động quốc tế mới có lợi cho chúng.
Trong đó, các nước đang phát triển có nguy cơ ngày càng
phụ thuộc vào các nước công nghiệp phát triển khi trở
thành nơi cung câ'p nguyên liệu, lao động và sản phẩm
sơ chế giá rẻ cũng như nơi tiêu thụ hàng hóa giá cao của
các TNC. Các TNC được cho rằng đang khoét sâu thêm
mâu thuẫn Bắc - Nam khi duy trì sự bóc lột các nước
đang phát triển, chèn ép nền sản xuất nội địa, duy trì bất
bình đẳng về cơ hội và thu nhập, trói buộc bằng nợ nần,
chuyến giao công nghệ lạc hậu, thủ phạm tàn phá tài
nguyên và môi trường, gây ra đụng độ giá trị văn hóa
phương Tây và bàn địa, tiếp tục sự can thiệp chính trị
vào công việc nội bộ của các nước dưới nhiều hình thức
khác nhau,... Nói chung, TNC vẫn tiếp tục gây lo ngại
cho các nước đang phát triển và hoàn toàn có thế tạo ra
những vân đề lớn trong quan hệ quốc tế bởi khả năng
218
Một s ố vấn đ ê lý luân quan h è q u ó c té đươi g o c nhìn hch sử
can thiệp chính trị và lủng đoạn kinh tê cua chúng. Vì
thế, đ ã có những C Ố gắng trong quan hệ quóc tẽ nhăm
ngăn chặn các khả năng này1.
Các tác động hai mặt của TNC đối với quan hệ quốc tê
là một thực tế. Và đó cũng là cơ sở đế khẳng định thêm tu
cách chủ thể quan hệ quốc tế của TNC.
1.
Ví dụ, Liên hợp quốc đã lập ra một trung tám vẽ các tập
đoàn xuyên quốc gia. Trung tâm này đã đề ra "N hững nguvén tắc
ứng xư" nhằm hạn ch ế các hành động quá trớn cua TNC. Tuy
nhiên, nhiêu khi các TNC đã không tuân theo nguvên tắc nay, ma
họ thường đi tìm những thoà thuận riêng với nước so tại. Ví dụ
khác là việc năm nước thuộc Nhóm Andean đã lập liên minh đê
tăng sức mạnh cho mình trong thoả thuận với các TNC.
2 19
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CÁCH TIẾP CẬN QUYỂN Lực TRONG NGHIÊN cứu
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ LỊCH sử
MỞ ĐẦU
Quyển lực là một hiện tượng xã hội - chính trị được
hình thành trong quá trình quan hệ giữa người với người.
Hiện tượng này đã xuất hiện từ lâu trong các cộng đổng
sơ khai của loài người cùng vói sự phân hóa thành các thứ
bậc, tôn ti, trật tự đẳng câp,... Quyền lực càng được khẳng
định mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của nhà nước, luật
pháp và các giai tầng, giai cấp trong xã hội. Trải qua quá
trình lịch sử, quyền lực đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực
với mức độ chi phối cao và biếu hiện đa dạng.
Quyền lực cũng là hiện tượng lịch sử quan hệ quốc tế.
Quyền lực bắt đầu hiện diện trong lĩnh vực này ngay từ
khi xuất hiện quan hệ giữa các cộng đổng người. Điều này
đã được ghi nhận qua nhũng tác phẩm thành văn từ thời
cổ đại như Binh pháp Tôn Tử ở Trung Quốc vào cuối thời
Xuân Thu và Lịch sử chiêíi tranh Peloponnese cùa Thucydides
220
Một s ố vấn đ ê lý luân quan h ê q u ố c tế dưới g ó c nhin hch sù
ở Hy Lạp thế kỷ V trước Công nguyên. Đên thòi cận đại,
cùng vói sự ra đòi của quốc gia theo mô hình Westphalia,
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự mớ rộng của
quan hệ quốc tế, quyền lực ngày càng chi phôi đáng kê
lịch sử quan hệ quốc tế.
Bởi sự hiện diện mạnh mẽ của quyền lực trong thực
tiễn lịch sử, yêu cầu nhận thức vấn đề quyển lực đã được
đặt ra từ khá sớm. Các nghiên cứu về quyền lực xuât phát
chủ yếu từ xã hội học và chính trị học. Trong khi đó, đối
với lĩnh vực lịch sử quan hệ quốc tê^ mặc dù quvến lực đã
được đề cập từ khá sớm nhưng việc nghiên cứu hiện
tượng này vừa ít ỏi về số lượng, vừa hạn hẹp vê nội dung.
Sự xuât hiện muộn màng của những nghiên cứu quyển
lực trong lịch sử quan hệ quốc tế còn có phẩn bời hai
nguyên nhân mang tính học thuật. Thứ nhất, do quan hệ
quổc tế cũng là một dạng quan hệ xã hội và nằm trong bản
chất của chính trị nên việc tìm hiếu khái niệm quvển lực
trong quan hệ quốc tế đã chịu nhiều ảnh hưởng cua các
nghiên cứu trong xã hội học và chính trị học. Trong khi
đó, những nghiên cứu về quyền lực của hai môn này chỉ
thực sự bắt đầu từ những thập niên cuối thế kv XIX. Thứ
hai, quan hệ quốc tế với tư cách là môn khoa học tương
đối độc lập cũng chỉ được bắt đầu sau Chiến tranh thế giới
thứ nhât. Điểu này đã khiến sự quan tâm tói quvển lực với
những đặc thù riêng trong lịch sừ quan hệ quốc tế củng
được bắt đầu muộn theo.
Quá trinh p h á t triển c á c h tiếp cậ n qu y ên lưc..
221
Những nghiên cứu vê quyển lực trong quan hệ quốc
tê chi thực sự nôi lên từ nửa sau thế ky XX cùng với sự nôi
lên của chủ nghĩa hiện thực sau thất bại của chủ nghĩa lý
tường. Trong cô' gắng hệ thống hóa và lý thuyết hóa, chủ
nghĩa hiện thực đã đóng góp rất nhiểu cho việc nghiên
cứu khái niệm quyền lực. Vì gắn rất nhiêu với lịch sừ nên
lý thuyết trên đôi khi còn được gọi là chủ nghĩa hiện thực
lịch sữ (historical realism). Sau đó, từ thập niên 1970, việc
nghiên cứu đối tượng này lại càng phát triển nhờ sự phê
phán chủ nghĩa này từ những lý thuyết khác. Nhờ vậy,
quyền lực đã trở thành một cách giải thích tiên trình vận
động của lịch sừ, đặc biệt lịch sừ quan hệ quốc tế. Quyền
lực cũng được coi là một hệ quy chiếu hay lăng kính giải
thích rất nhiều hiện tượng quan hệ quốc tê trong lịch sử.
Trong quá trình như vậv, việc nhận thức quyền lực
diễn ra không hề dễ dàng. Harts Morgenthau đã từng
nhận định: "Nhận thức quyền lực chính trị đã đưa ra một
trong những vâh để khó nhất và đầy tranh cãi của khoa
học chính trị"1. Robert Gilpin cũng đã từng mô tà nhận thức
quvền lực là "một trong những vâh đề rắc rối nhất trong lĩnh
vực quan hệ quốc tê’'2. Cho đên nay, ưong các nghiên cứu
1. Dan theo Gregory Treverton & Seth G. Jones, "M easuring
Power: How to Predict Future Balances", Harvard International
Review, Sum m er 2005, 27, 2, tr. 54.
2. Dan theo David A. Baldwin, "Power and International Relations",
W alter Carlsnaes, Thomas Risse & Beth A. Simmons, Handbook o f
International Relations, Sage Publications, London 2005, tr. 178.
222
Một số vấn đê lý luân qu an h ê q u ố c té dưới g ó c nhìn lích sủ
quyền lực của Enh vực quan hệ quõc tế và sự vận dụng vào
lịch sử, ý kiên còn râ't khác nhau vói những cách tiếp cận
khác nhau và những khái niệm không giống nhauTuy nhiên, nhận thức quyền lực cũng có quá trình lịch
sử của mình. Đê tiện theo dõi, có thế xem xét quá trình
phát triển nhận thức quyền lực trong lịch sử quan hệ quốc
tế theo hai hướng chính. Hướng thứ nhất dựa trên sự phát
triển quan niệm về bản chất quyền lực. Hướng náy gồm
ba cách tiếp cận chủ yếu là dựa trên các bộ phận quyển lực
quốc gia, quyển lực có tính quan hệ và quyên lực cấu trúc.
Hướng thứ hai dựa trên sự mở rộng nội dung cua quyển
lực. Hướng này cũng gồm ba cách tiếp cận chính là giành
chiến thắng trong xung đột, giới hạn các kha năng thay
thế và định hình tính quy chuẩn. Cà hai hướng nàv đêu là
quá trình phát triển theo thời gian khi cách tiếp cận sau là
sự bô sung chứ không hẳn là loại trừ cách tiếp cận trước.
Sự phân chia theo hai hướng như vậy cũng cha có tính
cách tương đối vì bản chât và nội dung của quvẽn lực gắn
bó với nhau chặt chẽ. Quan niệm vê ban chất thay đối kéo
theo sự thay đổi về nội dung. Và ngược lại, sự thay đổi vể
nội dưng củng tác động đến sự thay đổi trong quan niệm
về bàn chất.
HƯỚNG THỨ NHẤT DỰA TRÊN s ự PHÁT TRIEN
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT QUYỀN Lực
Trong hướng thứ nhất, cách tiếp cận đầu tiên được gọi
là cách tiếp cận dựa trên các bộ phận quyến lực quốc gia
Q uá trinh p h á t triển c á c h tiếp câ n qu y ền lưc.
223
("Element o f national power”approach). Đây là cách tiếp cận
quyển lực ra đời trong thời kỳ cận đại khi khoa học vê
quan hệ quốc tế chưa phát triển và thực tiễn quan hệ quốc
tế còn khá đơn giản. Quan hệ quốc tế lúc đó chưa phát
triêh nhiều, chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực chính trị và
nặng vê quan hệ song phương. Cách tiếp cận này xuất
phát từ quan niệm coi bàn chất quyền lực là năng lực hay
nguồn lực mà quốc gia đang sờ hữu hoặc chiếm giữ được.
Vì thê', nó còn được gọi là cách tiếp cận quyền lực như các
nguồn lực {power as resources approach). Theo cách tiếp cận
này, quyền lực được tìm hiểu chủ yếu dựa trên các nguồn
lực mà quốc gia có như quân sự, dân sô', lãnh thổ, tài
sàn,... rồi so sánh với nhau. Nói một cách đơn giản, quyền
lực là cái ta có nhiều hơn người khác. Chính cách tiếp cận
này đã kích thích các quốc gia tìm cách phát triển lực
lượng quân sự, gia tăng dân số, mờ rộng bờ cõi, chiếm
đoạt tài nguyên và thị trường của nước khác đê nâng cao
quvển lực của mình.
Đên thời hiện đại, tức là sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, xuất hiện cách tiếp cận thứ hai được gọi là cách tiếp
cận quyền lực có tính quan hệ (relational power approach).
Cách tiếp cận này xuất hiện khi quan hệ quốc tế đã phát
triẽn cà trong thực tiễn lẫn nghiên cứu. v ề mặt lý luận, nó
có sự ủnơ hộ của chủ nghĩa hiện thực, v ề mặt thực tiễn, nó
phù hợp với quan hệ quốc tế đã phát triển mạnh và diễn
ra trên nhiều lĩnh vực. Cách tiếp cận nàv xuất phát từ
quan niệm coi bàn chất quyền lực là quan hệ giữa các chu
224
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhìn lịch sủ
thể. Mối quan hệ này là có tính nhân qua. Theo đó, quyển
lực được coi như một quan hệ trong đó hanh vi cua chu
thể A ít nhất phần nào gây ra được sự thay đối trong hanh
vi của chủ thê B "1 và "theo quan điểm này, quyên lực là
mối quan hệ thực tại hoặc tiềm năng giữa hai hay nhiều
chủ thể hơn là những cái mà bất kỳ ai trong số đó sờ
hữu"2. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai nhìn quyển lực
trong mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể hơn là xem xét
đơn giản theo các thành tố của từng chủ thê như cách tiếp
cận thứ nhất. Nói đơn giản, theo cách tiếp cận này, quyên
lực là khả năng tác động đến người khác trong quan hệ cụ
thể chứ không đơn giản chi là cái mình đang có. Việc tìm
hiểu quyền lực theo cách tiếp cận thứ hai giúp đem lại
một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn vê quyên lực.
Không phải cứ có nhiều năng lực hơn là sẽ có quyên lực.
Quyền lực bây giờ còn phụ thuộc vào cả yếu tố chu quan
của các chủ thể như nhận thức, tính toán lý trí, lựa chọn
công cụ và cách thức thực hiện quyền lực... Một số học giả
đã coi cuốn Power and Society (Quyền lực và Xã hội) xuât
bản năm 1950 của Harold Lasswell và Abraham Kaplan
như điểm phân chia giữa hai cách tiếp cận thứ nhát và thứ
hai. Cách tiếp cận quyển lực có tính quan hệ được phát
triển bởi các học giả đêh từ nhiều lĩnh vực khác nhau như
tâm lý học, xã hội học, triết học, kinh tế học va khoa học
1, 2. David A. Baldwin, "Power and Internationa] Relations" Sdd
tr. 178.
Quá trinh p h á t triển c á c h tiếp cậ n qu y ển lực.
225
chính trị1. David Baldwin đã gọi đó là cuộc cách mạng
trong phân tích quyền lực2.
Cách tiếp cận thứ ba theo hướng này xuất hiện muộn
hơn vào những thập niên cuỗỉ của thế kỷ XX. Đó là cách
tiếp cận quyền lực cấu trúc (structural power approach). Sự
xuât hiện của cách tiếp cận thứ ba này diễn ra trong bối
cảnh quan hệ quốc tế được phát triển thành hệ thống phức
tạp gồm đa chủ thể, đa lĩnh vực, đa vấn đề, đa tầng nấc
với sự tương tác chặt chẽ vói nhau. Cách tiếp cận này đi
xa hơn hai cách tiếp cận trước nó khi quan tâm tới kết quả
của thực thi quyền lực chứ không đơn giản chì là nguồn
của quyền lực như cách thứ nhât hay khả năng thực hiện
của cách thứ hai. Cách tiếp cận thứ ba còn có sự đóng góp
của nhiều lý thuyết mới bên cạnh chủ nghĩa hiện thực.
Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm coi quyền lực
còn chịu tác động của môi trường trong và ngoài quan hệ.
Trong các môi trường này có một câu trúc nằm cả trong
lẫn ngoài quan hệ. Câ'u trúc này gồm nhiều yếu tố có liên
quan đến nhau. Cách tiếp cận này có tính đa nguyên hơn
khi tính đến những yếu tố thuộc cấu trúc bên trong và bên
ngoài quan hệ vốn là những yếu tô' mà hai cách tiếp cận
trên đã không tính đến. Phạm vi của cách tiếp cận quyền
lực cấu trúc cũng rộng hơn khi bao gổm cả những phạm
vi không liên quan đến con người và không có tính nhân
1 2 David A. Baldwin, "Power and International Relations", Sđd,
tr. 178.
226
Một số vấn đê lý luân quan hê quốc tế dưới góc nhin lịch sứ
quả vốn không có trong cách tiếp cận quvẽn lục có tính
quan hệ. Theo cách tiếp cận này, quyển lực còn gõm ca các
yếu tô' trong nước, các lĩnh vực quan hệ khác và các nhản
tố thuộc hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài ma đêu có thê
tác động đến quyền lực. Nó bao gồm cả những yếu tốlàm
gia tăng cũng như kiềm chế thực thi quyển lực. Nó tính
đến cả các tác nhân phi quốc gia vốn cùng nằm trong câu
trúc và có thế ảnh hưởng đến quyền lực.
Do sự rộng hơn như vậy nên đôi khi quyển lực có tính
quan hệ còn được bao gổm vào trong quyên lực câu trúc.
Nhưng cũng có quan điểm ngược lại như của David Baldwin
khi ông cho rằng thực chất đây là những cách phán tích
quyền lực khác nhau. "Thật đúng đắn khi nói rằng quyển
lực có tính quan hệ và quyền lực cấu trúc là hai cách tiếp
cận khác nhau một cách cơ bản trong nghiên cứu quyến lực"1.
Sự phân biệt này là có lý bởi cách tiếp cận thứ ba rộng hơn
nhiều khi bao gồm nhiều yếu tô khác nhau, phức tạp hơn
nhiều khi phải tính đến sự tương tác giữa các phán tử
trong câu trúc. Nó cũng đòi hòi các phương pháp phán
tích khác như hệ thông - cấu trúc chằng hạn. Nói cách
khác, nếu áp dụng hai cách tiếp cận vào cùng một trường
hợp cụ thể thì kê't quà hoàn toàn có thê khác nhau.
Ba cách tiếp cận này là sự phát triển nhận thức vẽ bàn
chât quyền lực đi từ năng lực sang quan hệ rồi đéín cáu
1. David A. Baldw in, “Pow er and International R elations",
Sđd, tr. 184.
Quá trình phát triển cách tiếp cân quyên lưc.
227
trúc (của môi trường trong và ngoài quan hệ quyền lực).
Đó là quá trình nhận thức đi từ bộ phận lên tổng thể. Vê
mặt phương pháp, đó cũng là quá trình đi từ đơn giản tới
phức tạp. Cả ba cách tiếp cận đều có thể ứng dụng vào
những trường hợp cụ thể tùy theo mục đích nghiên cứu.
Sự khác nhau trong các cách tiếp cận kể trên đã dẫn
đến những câp độ phân tích quyền lực khác nhau. Hiện
nay đang tổn tại ít nhâ't ba cấp độ vẫn được sử dụng trong
nhận thức quyền lực, riêng rẽ hoặc kết hợp. Đó là câ'p độ
nguồn lực hay năng lực (level o f resources or capabilities),
cấp độ chuyển hóa quyền lực qua các quá trình quốc gia
(level o f power conversion through national processes) và cấp
độ kết quả của quyền lực (level o f power in outcomes)1. Cap
độ phân tích quyền lực đầu tiên dựa trên các nguồn lực
hay năng lực mà quốc gia đang có nên còn được gọi là
quyền lực đang tổn tại ịpoĩver-in-being). Cấp độ phân tích
này xuâ't phát từ cách tiếp cận dựa trên các bộ phận của
quyền lực quốc gia. Cấp độ thứ hai phân tích sự chuyên
hóa quyền lực trong quá trình vận động và tương tác của
quôc gia. Hay nói cách khác, đó là quá trình chuyển hóa
quyền lực từ các nguồn lực đang có thành các công cụ có
thế thực thi quyền lực trong thực tế, từ quyền lực được
ngầm hiểu sang quyền lực được biểu lộ trong quan hệ. Cấp
độ này chịu ảnh hường của cách tiếp cận có tính quan hệ.
1. Gregory Treverton & Seth G. Jones, "M easuring Power:
How to Predict Future Balances", Tldd, tr. 54.
228
Mot so van de ly luart quan he quoc te dtfdi gdc nhin lich sCt
Trong khi do, cap do thu ba phan tich quyen luc dua tren
sir tinh toan ket qua dat duoc sau tuong tac quven luc. Cap
do nay doi hoi phai tinh den moi yeu to co the anh hudng
den ket qua dat duoc cua quyen luc. Cap do thu ba chiu
anh hudng nhieu cua cach tiep can quyen luc cau true.
Co the tom luoc ba cap do nay la yeu cau phan tich
quyen luc tap trung vao cai dang co - cai co the su dung cai co the dat duoc cua quyen luc. Theo chung toi, khi
phan tich quyen luc, co le nen ket hop dong thoi ca ba cap
do nay. Biet duoc cai dang co moi co the xac dinh duoc cai
co the sir dung duoc. Biet duoc cai co the sir dung moi co
the tinh toan duoc cai co the dat duoc. Trong so nay, cap
do thu ba la cap do ma cac nha hoach dinh chinh sach
quan tam nhat1. Chi ap dung mot trong hai cap do daiu de
dan den nira voi trong nghien cuu va sai lam trong thirc
thi. Suy cho cixng, quyen luc la cai co duoc trong thuc tien
nhieu hon la cai minh nghi la se co duoc.
Nhu tren da de cap, ca ba cach tiep can nay cung voi
cac cap do phan tich cua chung la nhung cach tiep can
rieng re. Moi cach tiep can la san pham cua timg hoan
canh lich sir. Nhung giura chung co su ke thira, noi tiep va
phat trien hon. Tuy nhien, hien nay, viec phan rich quyen
luc can quan tam dac biet den cach tiep can quyen luc cau
true voi cap do ket qua cua quyen luc. Day la cach tiep can
1. Gregory Treverton & Seth G. Jones, "M easuring Power:
How to Predict Future Balances", Tldd, tr. 55.
Q uá trình p h á t triển c á c h tiếp câ n qu y ền lực..
229
toàn diện hơn và phù hợp hơn với thực tiễn quan hệ quốc
tếhiện nay vôín đã biến đổi nhiều so với trước kia.
HƯỒNG THỨ HAI DỰA TRÊN s ự MỞ RỘNG MỤC TIÊU
CỦA QUYỀN Lực
Trong hướng thứ hai, cũng có ba cách tiếp cận chính
xuất phát từ những quan niệm khác nhau về mục tiêu của
quyền lực. Hướng thứ hai ra đời sau Chiến tranh th ế giói
thứ hai, tức là muộn hon hướng thứ nhất và chịu ảnh
hưởng của quan niệm coi bản chất quyền lực là quan hệ,
và sau này là cả quan niệm coi quyền lực là câ'u trúc. Đồng
thời, cả ba cách tiếp cận trong hướng thứ hai đều được
xây dựng trên câ'p độ phân tích kết quả của quyền lực.
Dưới đây là sự sắp xếp các nghiên cứu nhận thức quyền
lực theo hướng này của Steven Luke.
Trong cách tiếp cận thứ nhất "giành thắng lợi trong
xung đột"(winning conflicts), mục tiêu của quyền lực được
xác định là giành thắng lợi trong xung đột. Ở đây, quyền
lực được coi là ưu thế của chủ thể này đối với chủ thê
khác khiến nó có thể giành chiến thắng trong xung đột
hoặc ít nhất là giải quyết xung đột theo hướng có lợi cho
mình. Điều đó có nghĩa, trong một cuộc xung đột, ai có
khả năng thắng thì là có quyền lực, ai có khả năng thua thì
coi như không có quyền lực.
Đây là cách nghĩ phổ biên trong lịch sử khi quan hệ
quốc tế đầy rẫy xung đột và chiên tranh. Cách nghĩ này
dựa nhiều vào sức mạnh quân sự khi coi ưu thê' của chu
230
Một s ố vấn đ ê lý luận qu an h ệ q u ố c té dưới g ó c nhin lịch sử
thê này đối vói chủ thê khác chủ yếu là ưu thé vẻ quân sự.
Cách nghĩ này vẫn được tiếp tục trong thòi hiện đại
nhưng đã được khái niệm hóa, phân tích sâu hon và mò
rộng hơn từ sau Chiên tranh thế giới thứ hai dưới ánh
sáng của chủ nghĩa hiện thực và cách tiếp cận quyên lực
có tính quan hệ.
Đi theo cách tiếp cận này, nhiêu học già, đặc biệt các
nhà hiện thực chủ nghĩa, hay dùng khái niệm cua Robert
Dahl đê nhận thức quyền lực. Theo Dahl (1961), quyển lực
là việc "A khiên B phải làm cái gì đó mà B không làm khác
được"1. Tuy nhiên, khi đi vào diễn giải, sự thê hiện cùa
quyền lực lại được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Trong lịch sử, quyền lực được hiếu là sức mạnh và sự ép
buộc {force and coercion), tức là có sức mạnh đu đê ép buộc
chủ thể khác làm điều mà mình muốn dù họ không muốn.
Cách hiếu khác cho quyền lực là ảnh hường (influence) cùa
chu thê này đối với chủ thê khác. Trong đó, chu thế có ảnh
hường có thể khiến cho chủ thể bị anh hường làm theo ý
mình. Rồi quyền lực được coi là quyền hành (authority),
tức là khá năng sai khiến chủ thê khác mà đã được các chủ
thê đó thùa nhận,...
Bới có sự khác nhau trong cách diễn giai về mật hình
thức và ban chất của quyền lực, nên vẫn có những điếm
1.
Felix Berenskoetter, "Thinking about power"; Felix Berenskoetter &
M. J. Williams edit, Power in World Politics, Routledge, London and
New York, 2007, tr. 4.
Q uá trinh p h á t triển c á c h tiếp câ n qu y ền lực..
231
còn tranh luận ngay giữa những người đi theo cách tiếp
cận "giành thắng lợi trong xung đột".
Thứ nhất, có môi quan hệ giữa quyền lực và ảnh hường
hay không? Đa phần các học giả cho rằng cần phân biệt
giữa hai yếu tố này nhưng lại không giống nhau trong xác
định nội hàm. Harold Lasswell và Abraham Kaplan cho
rằng quyền lực là sự kiểm soát thực tế "mẫu hình giá trị
chung dưới sự đe dọa trừng phạt, còn ảnh hưởng được
định nghĩa là "tiềm năng được chứa đựng trong vị thế ở
trên và không mang tính chất ép buộc1. Cũng phân biệt
như vậy nhưng cho rằng quyền lực gổm cả hai yếu tố trên
còn ảnh hưởng lại là sự so sánh, học giả người Nga
Tsygankov I. A. lại cho rằng "quyền lực có thể được hiểu là
năng lực hay tiềm năng tác động lên người khác" và "ảnh
hưởng tức là khả năng tác động từ người này lên người
khác lớn hơn nhiều là ngược lại"2. Đổng thời, trong khi
nhất trí rằng giữa quyền lực và ảnh hưởng có quan hệ gắn
bó với nhau, lại có ý kiến bất đổng trong việc yếu tố nào
lớn hơn. Cả hai quan niệm trên đều coi ảnh hưởng lớn hơn
quyền lực và quyền lực chi là một phần cùa ảnh hưởng.
Trong khi đó, một số học giả khác như Barry, oppenheim,
Baldwin,... lại cho rằng ảnh hưởng nhò hơn quyền lực và
chi là một dạng đặc thù của quyền lực mà thôi3.
1, 3. Felix Berenskoetter, Thinking about power", Sdd, tr. 5.
2. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, ban dich Chuong 2, tr. 3.
232
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dưỡĩ góc nhìn lịch sủ
Thứ hai, có phải quyền lực chi gồm những gì quan sát
được hay không? Nhiều người đi theo cách tiếp cận này
cho rằng đó phải là những gì quan sát được theo tinh thẩn
của chủ nghĩa hành vi (behavioralism). Đây là quan điếm vẽ
cách tiếp cận khoa học được các nhà hiện thực chủ nghĩa
ủng hộ trong cuộc tranh luận với cách tiếp cận cô điên vào
những thập niên 1950-1960. Theo đó, quyền lực phải có
khả năng thực thi, tức là phải được cả hai bên thừa nhận,
mà muốn được thừa nhận thì quyền lực phải là cái gì đó
quan sát được. Harold Lasswell và Abraham Kaplan và
những người tán thành việc cho quyền lực là một phần
của ảnh hưởng chính là coi quyền lực chi gổirt những
hành vi quan sát được. Trong khi đó, những người cho
rằng ảnh hưởng là một dạng của quyền lực thì lại coi
quyền lực gồm cả những hành vi quan sát được cũng như
những khả năng chưa xảy ra và không quan sát được.
Đơn giàn bởi vì ảnh hưởng hay khả năng tác động đều là
những yếu tố không quan sát được.
Chính cách tiếp cận này đã được những người theo chủ
nghĩa hiện thực dùng làm cơ sở để đề ra nhiếu luận điếm
quan trọng như coi quyền lực nằm trong trò chơi tổng số
bằng 0, quyền lực gắn liền với an ninh và có hoặc không
có quyển lực đổng nghĩa vói an toàn hoặc không an toàn,
quyển lực là khả năng chiến thắng trong chién tranh và
lực lượng quân sự là chỉ sô'đo đạc chủ yêu của quvẽn lực1.
1. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power”, Sđd tr. 6.
Q uá trinh p h á t triển c á c h tiếp câ n qu yền lực..
233
Mặc dù hiện nay cách tiếp cận này vẫn được sừ dụng
ít nhiều song nó đã bị phê phán là làm hạn hẹp nội hàm
quyền lực. Có ba điểm bị phê phán nhiều nhất. Điếm phê
phán thứ nhâ't là cách tiếp cận này tập trung chủ yếu vào
quan hệ quyền lực giữa các quôc gia mà ít tính đên bôi cảnh
của quan hệ đó1. Điểm này sau đó đã được bổ sung bằng
cách tiếp cận "giới hạn sự lựấ chọn" và cách tiếp cận của
chính chủ nghĩa hiện thực mói với vai trò của hệ thông
quốc tế. Điếm phê phán thứ hai là quá nhân mạnh xung
đột và sự ép buộc trong nhận thức quyền lực, tức là đã
giới hạn cả quy mô lẫn phạm vi của quyền lực. Sự hạn hẹp
này về sau đã được mở rộng bởi cách tiếp cận "định hình
tính quy chuẩn". Điểm phê phán thứ ba là ở chỗ nó còn bỏ
sót nhiều yếu tố khác liên quan đến quyền lực. Và điếm
này đã được cả hai cách tiếp cận nói trên cùng bô sung.
Cách tiếp cận thứ hai "giới hạn sự lựa chọn" (limiting
alternatives) cho rằng quyền lực không đơn giản chỉ là
giành thắng lợi trong xung đột mà còn là việc A khiến B
làm điều gì đó mà B không thê làm khác được bằng cách
kiểm soát hay giới hạn sự lựa chọn của B2. Sự lựa chọn cùa
B càng ít, A càng dễ có quyền lực. Cách tiếp cận này ra đời
1. Thực ra về điếm này, có một số học già nhu Harold Lasswell
và Abraham Kaplan dựa trên quan điểm cua Max Webber cho rằng
cần phai tính đến bối canh đê phân tích quyển lực nhưng cụ thế
nhu thê nào thì chua làm rõ.
2 David A. Baldwin, "Pow er and International Relations", Sđd,
tr. 179.
234
Một s ố vấn đ ề lý luận quan h ệ q u ố c té dươi g o c nhin lịch sủ
nhằm phê phán và bô sung cho cách tiếp cận "gianh thăng
lợi trong xung đột". Bachrach và Morton Baratz là nhũng
đại biểu của xu hướng nghiên cứu này. Cách tiếp cận này
có phần chịu ảnh hường của chủ nghĩa tự do mói và bên
cạnh đó là cách tiếp cận quyền lực cấu trúc. Nó có ít nhát
bốn điểm khác với cách tiếp cận thứ nhất. Đó là sự mớ
rộng hơn về mục tiêu, bối cảnh, cách thức và chủ thế.
Thứ nhất, so vói cách tiếp cận đầu, mục tiêu quyên lực
trong cách tiếp cận này rộng hơn khi không chi nhằm đạt
được ưu thắng trong việc giải quyết xung đột mà còn bao
gồm thêm mục tiêu làm giảm các sự lựa chọn hay khả
năng đối phó của đối phương. Chính vì thế mà cách tiếp
cận này được gọi là "giới hạn sự lựa chọn". Với mục tiêu
này, quyền lực được hướng tới không chi đê giải quyết
xung đột như cách tiếp cận đầu, mà còn mở rộng hơn khi
nhằm ngăn chặn xung đột quyền lực xảy ra. Cũng với
mục tiêu này, quyền lực được hướng tới không chi bàn
thân nhằm xây dựng quyền lực vượt trội như cách tiếp
cận đầu, mà còn mở rộng hơn khi hướng sang cả đối
phương nhằm vô hiệu hóa sự phản ứng không như minh
mong muốn của nó.
Thứ hai, khác với cách tiếp cận đầu tiên coi quvển lực
chủ yêu nằm trong quan hệ giữa các chu thế, cách tiêp cận
thứ hai đã mơ rộng không gian phân tích quyền lực bao
gồm cả bối cảnh của nó. Cách tiếp cận này đẽ cao vai trò
của bối canh quyển lực, nhất là câíu trúc. Sự mơ rộng này
xuất phát từ quan niệm cho rằng trong bói canh chứa
Q uá trình p h á t triển c á c h tiếp câ n qu y ên lưc.
235
đựng nhiều nhân tố giúp làm gia tăng quyền lực của mình
cũng như hạn chế sự lựa chọn đôi phó lại của đối phương.
Lập luận cho điểu này là quyền lực không đơn giản chí
diên ra trực tiếp trong quan hệ giữa các quốc gia, mà còn
"hoạt động gián tiếp nhiều hơn thông qua việc các chủ
thể đứng ở vị trí nào trong tập hợp thể chế đó và năng lực
của A ảnh hưởng tói tập hợp này để chông lại B "1. Vì thế,
cách tiếp cận này đề nghị xem xét quyền lực không chi
giữa hai chủ thể như cách tiếp cận đầu, mà còn phải chú ý
tói "những thuận lợi hoặc bâ't lợi có tính cơ câu của môi
trường quan h ệ"2. Trên cơ sở đó, cách tiếp cận này đã đưa
ra một loại quyền lực mói là quyền lực cấu trúc. "Nói cách
khác, quyền lực được tiến hành bởi những chủ thể có thể
huy động các luật choi đế xây dựng nên những thể chế có
lọi cho họ và hạn chế sự lựa chọn (của chủ thể khác) về các
quyết định có thể được tiến hành"3.
Thứ ba, khác vói cách tiếp cận đầu tiên coi quyền lực
là ưu thế về năng lực đê giành thắng lợi trong xung đột,
cách tiếp cận sau đã bao gồm thêm nhiều năng lực khác.
Đó là các năng lực trong quyền lực cấu trúc nói trên hoặc
có thể nằm trong phạm vi rộng hơn của cái gọi là "quyển
lực gián tiếp" khi cho rằng còn nhiều cách con người có
thể tác động tới môi trường và từ môi trường có thể tác
động tới chính họ4. Những năng lực cụ thế được đề cập
1 2 3 4. Felix Berenskoetter, "Thinking about power", Sđd, tr. 7-8,
7, 9.
236
Một số vấn đê lý luân quan hẻ quốc té dưới góc nhìn lịch sủ
như năng lực lập chương trình nghị sự đê giới hạn các
xung đột chính sách, năng lực thay đối các chẻ độ quốc tê
(quy định chuẩn mực, thủ tục),... với các cóng cụ kinh tê’
luật quốc tế, tổ chức quốc tế,... Robert Keohane và Joseph
Nye đã đưa thêm một cơ sở khác là sự phụ thuộc ldnh tế
bất đối xứng cũng là một nguồn cung câ'p những loại ảnh
hưởng khác vói quan niệm của chủ nghĩa hiện thực1.
Chính nhờ sự phụ thuộc lẫn nhau này mà các chế độ quốc
tế có thể phát huy tác dụng ưong quan hệ quổc tế. Nhìn
chung, cách tiếp cận sau có sự đa dạng hơn vê các năng
lực trong phạm trù quyền lực và không tập trung vào lực
lượng quân sự như cách tiếp cận đầu.
Thứ tư, khác với cách tiếp cận đầu tiên coi quốc gia là
trung tâm trong phân tích quyền lực, cách tiếp cận sau đã
mở rộng hơn về chủ thể quan hệ quốc tế khi bao gổm cà
chủ thể phi quôc gia bên cạnh quốc gia. Chủ thê phi quốc
gia được cho là có vai trò như người phô biên các chuẩn
mực qua biên giới, còn các công ty xuyên quôc gia lại giúp
làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Tử đó, cách
tiếp cận này nhìn quan hệ quyền lực diễn ra khóng chi
trong mô hình trò chơi tổng sô' bằng 0 mà còn trong cà trò
chơi có tổng sô' dương (plus-sum game), tức là quvển lực
của các bên không nhât thiết phải triệt trừ nhau ma có thể
cùng tăng. Ví dụ, quan hệ giữa quốc gia và chu thế phi
quốc gia không phải là tranh châp quyển lực với két quà
1. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power", Sđd tr. 8
Quá trinh phát triển cách tiếp cân quyên lực..
237
sẽ có kẻ thắng người thua. Như vậy, chính việc xuất hiện
các chủ thế mới đã đem lại không chi sự mở rộng về
không gian mà còn cả những khả năng mới của quan hệ
quyền lực.
Như vậy, cách tiếp cận "giới hạn sự lựa chọn" đã có
sự mở rộng đáng kể so với cách tiếp cận "giành thắng lợi
trong xung đột". Trên cơ sở mở rộng mục tiêu của quyền
lực bao gồm cả giới hạn sự lựa chọn của đối phương,
cách tiếp cận này đã có thêm ba sự mở rộng nữa. Một là,
mở rộng không gian hay quy mô hoạt động của quyền
lực từ trong quan hệ sang cả bối cảnh. Hai là, mở rộng nội
dung hay thành phần của quyền lực để từ đó đưa ra
thêm những yếu tố và công cụ tác động đến quyền lực.
Ba là, mở rộng chủ thể tham gia vào mối quan hệ quyền
lực và từ đó làm thay đổi vị trí, vai trò và ảnh hưởng của
quyền lực trong quan hệ quốc tế. Và chính những mở
rộng này đã dẫn đến nhiều thay đổi không chỉ trong
phân tích và nhận thức quyền lực, mà còn cả những quan
điểm về tính chất, nội dung và xu hướng của quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, các cố gắng nhận thức quyền lực
không chi dừng tại đó.
Cách tiếp cận thứ ba "định hình tính quy chuẩn"
{shaping normality) cho rằng quyền lực của A được xác
đinh bằng khả năng định hình nên những chuẩn mực
.trong quan hệ với B và khiến B phải tuân theo. Cách tiếp
cận này không chi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do
mới mà còn nhiều lý thuyết khoa học xã hội khác mói
238
Một s ố vấn đ ê lý luận quan h ệ q u ố c té dưới g ó c nhìn lịch sủ
được đưa thêm vào nghiên cứu quan hệ quốc tế. Steven
Lukes và Michel Foucault là hai đại biẽủ chính đưa ra phưong
diện này. Với cách tiếp cận thứ ba, mục tiêu của quyển lực
đã được mờ rộng thêm không phải chi là gianh thăng lợi
trong xung đột hay việc giới hạn sự lựa chọn của B, mà
còn là việc A tác động tói nhận thức chủ quan của B đê B
tuân thủ các chuẩn mực quan hệ như mong muốn của A.
Sự mở rộng này dựa trên ba bổ sung quan trọng so với hai
cách tiếp cận đầu. Đó là địa bàn của quyền lực được mỏ
rộng ra cả bên ngoài xung đột với vai trò của chuẩn mực,
sự quan tâm nhiều hơn tới khả năng của quyển lực trong
nhận thức chủ quan và sự nhấn mạnh vào những yếu tố
mang tính quy chuẩn trong việc phân tích quyển lực.
Thứ nhất, cách tiếp cận thứ ba cho rằng quan hệ quyền
lực không chi diễn ra ở noi có xung đột lợi ích mà còn cả ỏ
nơi có sự nhâ't trí. Đó là khi các chuẩn mực ngày càng
tăng, bản sắc chung ngày càng hình thành, lợi ích của các
nước sẽ ngày càng gần gũi. Trong quá trình đó, quyền lực
đã được vận hành, quan hệ quyền lực đã xảy ra đê tăng
cường các chuẩn mực và bản sắc chung. Đó là thứ quyển
lực mà Michel Foucault (2002) gọi là "quyển lực sàn sinh"
(productive power), tức là sức mạnh câu tạo nên ban sắc1 và
chuẩn mực. Thông qua quá trình phổ biên hóa và quy
chuẩn hóa các bản sắc và chuẩn mực này, quỏc gia có
quyền lực sản sinh có thế góp phẩn quy đinh lợi ích cùa
1. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power", Sđd tr. 10
Q uá trình p h á t triển c á c h tiếp câ n qu yên lưc..
239
quôc gia khác, tạo ra sự tương hợp nhất định về lợi ích và
do đó, xung đột có thế được ngăn chặn trước khi xảy ra.
Steven Lukes (2005) nói rằng "Cách sử dụng quyền lực
hiệu quả nhâ't và khôn ngoan nhâ't chính là ngăn chặn
không cho xung đột nảy sinh ở chỗ thứ nhất"1. Ngoài ra,
cách tiếp cận này còn giúp làm rõ thêm về cách thức mà các
nước không có quyền lực định hình nên lợi ích của mình2.
Nói đơn giản, các nước có quyền lực có thế sử dụng
quyền lực một cách khéo léo chứ không áp đặt để đề ra
những chuẩn mực và cách thức quan hệ. Những chuẩn
mực và cách thức quan hệ này có sự tương hợp nhất định
với lợi ích của cả nước có và không có quyền lực. Tất
nhiên các nước có quyền lực sẽ được lợi nhiều hơn nhưng
các nước nhỏ cũng có thê tìm thấy lợi ích của mình trong
đó. Và như vậy, quyền lực đã được thực thi trong sự hợp
tác dựa trên sự tương hợp về lợi ích và sự nhất trí về
chuẩn mực chứ không phải chỉ mỗi trong xung đột và có
tính ép buộc hay giói hạn như quan niệm của hai cách tiếp
cận đầu. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là những
ví dụ điển hình. Cả hai xu thế này đều xuất phát từ các
nước lớn, có lợi hơn cho các nước phát triển nhưng hiện
nay đã được các nước đang phát triển thùa nhận như
những chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước này
cũng tìm thâ'y lợi ích của mình trong toàn cầu hóa và tự do
hóa thương mại nên đã tham gia vào cả hai xu thế này cho
1 2. Felix Berenskoetter, ’Thinking about power", Sđd, tr. 10.
240
Mot so van <3e ly luan quan he quoc te d i/& goc nhin lich sii
du chung deu chua dung nguy co lam gia tang su phan
hoa quyen luc trong quan he quoc te.
Thu hai, khac vdi hai cach tiep can daiu coi nhu cau va
dong luc thay doi quyen luc duoc quy dinh chu yeu tren
co so khach quan, cach tiep can thu ba cho rang quyen lire
con co ca co so chu quan cixa minh. Cach tiep can nay cho
rang su thay doi cua nhan thuc co the tac dong va lam
thay doi quan he quyen luc. Su thay doi nay dien ra theo
ba cach. Mot la, tac dong toi cac yeu to' nhan thuc chu quan
co the tao ra quyen luc, tuc la A co the khien B lam dieu gi
do ma B khong the lam khac duoc bang cach tac dong toi
nhung so thich, ham muon va y nghl cua B1. Hai la, nhan
thuc chu quan, mong muon cua con ngudi hay yeu to tinh
than cung duoc coi la nhung nang luc va tro thanh nhan
to quan trong quy dinh nen quyen luc quoc gia. Dieu nay
co nghia la phat trien cac nang luc tinh than se gop phan
nang cao quyen luc quoc gia. Ba la, nhan thuc khac nhau
co the dan den quan he quyen luc khac nhau bdi yeu cau
gia tang quyen lire cua quoc gia khong phai chi bi thuc
day bdi su tranh chap quyen luc theo mo hinh tro choi
tong so' bang 0, ma con tir chxnh chu dinh cua con ngudi.
Vi du, su chenh lech quyen luc co the duoc coi la moi de
doa hoac khong thi dieu nay phu thuoc vao nhan thuc chu
quan cua cac ben. Nhan thuc nay hoan toan co the thay
1. David A. Baldwin, "Power and International Relations", Sdd,
tr. 179.
Quá trinh phát triển cách tiếp cân quyền lưc.
241
đổi tùy theo từng quan hệ cụ thê hoặc trong những thời
điêm nào đó. Nếu chênh lệch quyền lực được coi là mối đe
dọa thì nó sẽ dẫn đên tranh chấp, còn ngược lại thi không.
Thực tế đang cho thây điều này, có quan hệ nước lớn - nước
nhò bị nước nhỏ coi là môi đe dọa nhưng cũng có những
mối quan hệ tương tự thì lại được coi là không đe dọa.
Vói quan điếm như vậy, cách tiếp cận thứ ba đã mở
rộng việc phân tích quyền lực sang thêm các lĩnh vực và
yêu tô' liên quan đến nhận thức con người. Đây cũng là ý
tưởng của chủ nghĩa kiến tạo vốn là một lý thuyết xã hội
học được đưa vào nghiên cứu quan hệ quốc tế từ thập
niên 1990. Chủ nghĩa kiến tạo tập trung nghiên cứu vai trò
và tác động của nhận thức chủ quan tói quan hệ quốc tế
nói chung, quyển lực nói riêng. Sự nổi lên của lý thuyết
này đã góp phần thúc đẩy hướng nghiên cứu theo cách
tiếp cận "định hình tính quy chuẩn" này.
Thứ ba, xuất phát từ cơ sở chủ quan của quyền lực nêu
trên, đã có nhiều yếu tố mói được đưa thêm vào phân tích
nội dung quyền lực. Đó là những yếu tố trước kia được
coi là phi quyền lực nhưng bây giờ lại được cách tiếp cận
này coi là có tác động đến quyền lực hoặc thậm chí là một
phần cùa quyền lực. Các yếu tố được đề cập khá đa dạng.
Trong số này, có nhiều yếu tố liên quan đến cơ sở chu
quan của quyền lực mà có thế tạo nên những tính quy
chuẩn cho nhận thức trong quan hệ quốc tế. Ví dụ, chủ
nghĩa kiên tạo đề cao ành hường của chuẩn mực, văn hóa,
ngôn ngũ, tư tường và bàn sắc, tri thức,... tới quyền lực
242
Một số vắn đê lý luận quan hệ quốc té ơưỡĩ góc nhìn lỊCh sủ
quốc gia trong quan hệ quốc tế. Michel Foucault cũng cho
rằng tri thức là yếu tố ảnh hường đáng kẻ đẽn quyển lực.
Tương tự như vậy, những học già khác như Adler (1987)
hay Haas (1990) cũng đê' cao vai trò của tư tướng và tri thức.
Rồi ảnh hưởng kinh tế của Đức, Nhật Bản và EC cũng
được tính đến và được Maull (1990) gọi là "quyển lực dân
sự" (civilian power)'. Trong khi đó, những nhà chủ nghĩa vị
nữ (feminism) và chủ nghĩa hậu thực dân ịpostcoỉonialism)
là những người đề cao "chính trị học bản sắc" lại quan
tâm tới giới và chủng tộc. Ngoài ra, còn có những học giả
đưa vào nghiên cứu cả biểu tượng, huyền thoại và ký ức
gắn liền vói chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo,...2. Ngay cả các
học giả chủ nghĩa hiện thực, theo Brian c . Schmidt, cũng
đã quan tâm và tranh luận về quyền lực định hình nên du
luận thông qua tuyên truyền và đã tính đêh quvển lực của
cà rốt bằng thuật ngữ của Hart (1976) "quyền lực không ép
buộc" (non-coercive power) hay thuật ngữ của Knorr (1975)
"ảnh hưởng phi quyền lực" (nonpower wfluencey. Tất cả
những điều này đã được Joseph Nye tổng hợp lại năm
1990 khi đưa ra khái niệm quyền lực mềm (soft power)*.
Hiện nay, các ý tưởng này đã được vận dụng ngày càng
nhiều vào trong phân tích quyền lực.
1, 2, 4. Felix Berenskoetter, "Thinking about pow er", Sdd, tr. 10,
12, 11 .
3.
Xem Brian C. Schmidt, "Realism and Facets of Power in
International Relations" trong Felix Berenskoetter, "Thinking about
pow er", Sdd, tr. 43-63.
Quá trình phát triển cách tiếp cân quyển lực..
243
Như vậy, cách tiếp eận thứ ba đã mở không gian
nghiên cứu quyền lực ra khá rộng. Sự mở rộng thứ nhất là
khi cho rằng quyền lực hiện diện cả bên trong xung đột
lẫn ngoài xung đột. Theo đó, quyền lực được coi là tổn tại
gần như trong toàn bộ quan hệ quốc tế. Tiếp theo, cơ sở
hình thành nhu cầu và động lực của quyền lực được xây
dựng trên cả cơ sở khách quan lẫn chủ quan. Điều này
dẫn đến yêu cầu mở rộng vấn đề trong phân tích quyền
lực phải thêm cả sự nhận thức chủ quan và các yếu tố tinh
thần. Và chính việc mở rộng phân tích quyền lực ra cả cơ
sở chủ quan đã dẫn đến sự mở rộng thứ ba về các yếu tố
tác động đến quyền lực. Khá nhiều yếu tô' đã được đề ra
và nhiều trong sô' chứng đang được hy vọng trở thành
những chuẩn mực cho nhận thức và vận dụng quyền lực
trong quan hệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Có hiểu được bàn châ't và mục tiêu của quyền lực thì
mói có thể áp dụng quyền lực vào giải thích lịch sử. Tuy
nhiên, bản chất và mục tiêu của quyền lực như thế nào thì
lại phụ thuộc vào cách tiếp cận. Cách tiếp cận khác nhau
dẫn đến việc hiếu quyền lực không giống nhau và từ đó là
những giài thích lịch sử khác nhau. Vì thế, sự trình bày các
cách tiếp cận khác nhau ở trên có thể đóng góp thêm cho
sự phong phú trong giải thích quan hệ quốc tế và lịch sử.
Các cách tiếp cận này có quá trình phát triến của mình.
Mỗi cách tiếp cận là sàn phẩm của tùng giai đoạn lịch sử
244
Một số ván đê lý luận quan hệ quóc té dưch góc nhìn lích sủ
nhất định cả vê' thực tiễn và nhận thức. Chúng được coi ỉà
sự bô sung cho nhau theo thời gian, trong đó cái sau là sự
bô sung cho cái trước. Hay nói cách khác, đó là các
phương diện của một vâh đề - quyển lực. Vì thế, việc xem
xét quá trình như vậy có thể góp phần thúc đảv xu hướng
ngày càng hoàn thiện trong nhận thức quyển lực, và từ đó
cũng là sự hoàn thiện hơn cho nghiên cứu lịch sừ và quan
1
A
Ạ '
,
hệ quốc tê.
Mặc dù là một quá trình đi liền với sự phát triển nhận
thức về quyển lực, song các cách tiếp cận nêu trên vẫn- có
tính cách độc lập nhât định. Điểu này được quy đinh bởi
hoàn cảnh và quan niệm quyền lực khác nhau của từng
giai đoạn lịch sử. Vì thế, việc vận dụng chúng là linh hoạt
và tùy từng trường hợp cụ thể. Thực tế hiện nay cũng cho
thây điều này khi vẫn tồn tại ba cấp độ phân tích quyền
lực khác nhau, khi tất cả các cách tiếp cận ở ưên vẫn đang
được vận dụng cả trong thực tiễn lẫn trong nghiên cứu.
245
MOT SO VAN DE LY LUAN VE KHAINIEM QUYEN LUC
TRONG QUAN HE QUOC TE
m 6 dau
"Moi nen chinh tri deu lien quan den viec sir dung
quyen luc"1. Doi voi chinh tri quoc te, quyen luc duoc coi
la ban chat, la "mau cua su song". Quyen lire la dong co
va loi ich co ban cua quoc gia trong quan he quoc te.
Tranh gianh quyen luc cung duoc coi la nguyen nhan co
ban dan deh chien tranh va xung dot trong lich sir. Khong
chi la thuc te ro rang trong quan he quoc te, quyen luc con
la ly luan trung tarn cua chu nghia hien thuc va moi quan
tarn hang dau cua nhieu ly thuyet khac. Dong thoi, quyen
luc cung la mot he quy chieu hay lang kinh de giai thich
lich sir, nhat la lich sir quan he quoc te. Viec tim hieu
quyen luc con co y nghia phuong phap luan khi cho phep
doan dinh duoc dien bien tiep theo va ket qua cua nhieu
tuong tac. Boi tarn quan trong ca ve thuc tien va ly luan
1.
VV. Phillips Shively, Power and Choice: An Introduction to
Political Science, Me Graw-Hill, Boston, 2003, tr. 5.
246
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc tế dươi góc nhin lịch sử
như vậy, quyền lực đã trở thành một vần đé trung tâm
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Bài viết này cố gắng đóng góp thêm cho việc nhận
thức quyền lực thông qua tìm hiếu ba vấn đé lý luận liên
quan đến khái niệm quyển lực. Đó là bàn chát, khái niệm
và chiều cạnh của quyền lực.
BẢN CHẤT QUYỀN Lực TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ
Có lẽ quan điểm của Max Webber (1864-1920) - nhà xã
hội học và kinh tế chính trị học người Đức - đã ảnh hường
khá nhiều đến những nghiên cứu ban đâu vế khái niệm
quyển lực trong quan hệ quốc tế. Max Webber định nghĩa
quyền lực (trong tiếng Đức là Macht) là cơ hội đê ý chí của
ai đó chiếm ưu thê' trong quan hệ xã hội và củng là đê
chôVig lại sự phản kháng nó1. Với động lực bên trong con
người là Macht, Webber còn để cập những biêu hiện bên
ngoài của quyển lực như quyền hành, sự chi phối, sự cai
trị, quàn trị mà được Webber gói trong thuật ngữ tiếng
Đức Herrschaft. Herrschaft được Webber định nghĩa lá "cơ
hội tìm được sự tuân thủ của những con người cụ thẻ đối
vói một trật tự nào đó"2. Webber củng cho rằng sự tuán thù
1. Felix Berenskoetter, Thinking about power", Felix Berenskoetter &
M. J. W illiams edit, Power in World Politics, Routledge, London and
New York, 2007, tr. 3.
2. Felix Berenskoetter, Thinking about power”, Sdd, tr. 3.
Một s ố vấn đ ề lý luận v ề k h á i niệm qu yên lực..
247
này dựa trên niềm tin và tính hợp pháp chính đáng của
mệnh lệnh được thúc đẩy bằng tính toán lợi-hại có lý trí,
thông lệ hoặc tác động cá nhân1. Như vậy, Webber coi
quyền lực là hiện tượng xã hội - chính trị gắn vói con
người trong các quan hệ xã hội của mình.
Quyền lực trong lĩnh vực nào thì đều có bản châ't
chung. Nhưng do diễn ra trong môi trường đặc thù bởi
những chủ thế đặc thù nên quyền lực trong quan hệ quốc
tế cũng có những đặc trưng riêng. Vì thế, đã có nhiều cố
gắng nghiên cứu riêng về quyền lực trong quan hệ quốc
tế. Đã có nhiều quan niệm quyền lực được đưa ra với vô
SỐ cách giải thích khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc
không chỉ vào hướng tiếp cận mà còn vào hoàn cảnh lịch
sử, góc độ ngành khoa học, bối cảnh học thuật, vị thế của
quốc gia xuất xứ và vị trí của nhà nghiên cứu.
Một trong những cố gắng đầu tiên làm rõ bản chất và
vai trò của quyền lực trong quan hệ quốc tế là Hans
Morgenthau - nhà kinh điển của chủ nghĩa hiện thực. Có
phần chịu ảnh hưởng cùa Max Webber khi cũng dựa trên
cơ sở xã hội - chính trị của con người, Harts Morgenthau cho
rằng quyền lực xuâ't phát từ "tham vọng của con người
mong muốn chi phối hoặc/và nhu cầu tự bảo vệ". Ông đã
nhấn mạnh vai trò của quyền lực đối với chính trị khi
coi quyền lực là động lực chi phối chính trị. "Các chính
khách suy nghĩ và hành động bằng những lợi ích được
1. Felix Berenskoetter, "Thinking about power", Sđd, tr. 4.
248
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhin lịch sủ
xác định là quyền lực". Từ đó, ông vận dụng vào quan hệ
quốc tế và cho rằng quyền lực là "mục tiêu trục tiếp" của
tâ't cả các quốc gia1. Với Hans Morgen thau, quyẽn lực đã
được đưa vào như vâh đề trung tâm trong quan hệ quổc tế.
' Hiện nay, có ít nhất ba quan niệm khác nhau vê bản
chât quyền lực trong quan hệ quốc tế. Quan niệm thú nhât
coi quyền lực là năng lực hay nguồn lực cua quốc gia.
Quan niệm thứ hai coi quyền lực như quan hệ có tính
nhân quả. Quan niệm thứ ba lại nhìn quyển lực như cấu
trúc. Ba quan niệm này dẫn đên ba cách tiêp cận quyến lực
khác nhau, đó là cách tiếp cận dựa ưên các bộ phận quyển
lực quốc gia, cách tiếp cận quyên lực có tính quan hệ, và cách
tiếp cận quyền lực cấu trúc.
Hiện nay, quan niệm phô biến coi bản chất quyên lực
gồm hai bộ phận chính là năng lực (capability) và quan hệ
(relationship). Năng lực có thê là năng lực chính tri, năng
lực quân sự, năng lực kinh tê^ năng lực khoa học,... Năng
lực là cái làm nên thực chất của quyển lực và củng là công
cụ thực hiện quyển lực. Chủ thể chì có quyển lực khi có
năng lực. Không có năng lực, chủ thê không thê thực hiện
quyển lực. Trong khi đó, quan hệ là địa bàn thế hiện và
thực thi cua quyển lực. Quyển lực chỉ xuất hiện ưén cơ sỏ
so sanh năng lực giữa các chủ thê và trong tương tác giữa
chứng. Không có sự so sánh tương quan năng lực, quyến
lực không được hình thành. Không có quan hệ hay sự
1. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power", Sđd, tr. 1.
Một số vấn đề lý luận vẻ khái niêm quyền lực..
249
tương tác, năng lực không được thi triêh và quyền lực
cũng không tổn tại.
Năng lực và quan hệ có sự gắn bó chặt chẽ vói nhau
trong bàn chât quyển lực. Năng lực là yếu tô' thúc đẩy
quan hệ. Khi có năng lực, cơ hội thực hiện lợi ích đôi
ngoại tăng lên và chủ thê’ dễ có xu hướng mở rộng quan
hệ đê phát triển lợi ích của mình. Năng lực càng lớn,
quan hệ càng dễ được mở rộng. Năng lực kinh tế là một
ví dụ. Khi kinh tế trong nước phát triển, thị trường trong
nước không đủ khiến các quốc gia thường có xu hướng
mờ rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếm thêm thị trường và
bạn hàng mới. Năng lực càng lớn, nhu cầu mở rộng quan
hệ vói bên ngoài càng cao. Đây cũng chính là cách thức
mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển vượt khỏi biên giói
quốc gia đi ra phạm vi thế giới. Ngược lại, năng lực kinh
tế lớn cũng kích thích nhu cầu của các nước khác thiết
lập và mở rộng quan hệ với mình. Thực tế hiện nay cho
thấy, những nước càng có năng lực kinh tế lớn, quan hệ
kinh tế quốc tế của chúng càng rộng về quy mô và càng
lớn về số lượng.
Ngược lại, quan hệ là yếu tố giúp thúc đẩy năng lực.
Quan hệ càng mơ rộng, chủ thê càng có động lực nâng
cao năng lực đê thực hiện các lợi ích gia tăng và đối phó
với những vẩn để mới. Quan hệ cũng là điều kiện của
năng lực khi năng lực có thể phát huy trong quan hệ này
nhưng lại bị kiềm chê' trong mối quan hệ khác. Quan hệ
còn là nơi kiêm nghiệm kết quà của các năng lực đế
250
Một số ván đê lý luận quan hệ quóc té dươi góc nhm lích SỪ
chủ thê có thể cải thiện năng lực cua minh. Ngoài ra,
quan hệ còn là nơi chủ thê có thế tìm kiếm cac vếu tô bỏ
sung cho năng lực của mình. Các quốc gia có thẻ bò sung
năng lực kinh tế bằng trao đổi thương mại và thu hút
đầu tư, bô sung năng lực quân sự bằng liên minh hay
mua sắm vũ khí, bổ sung năng lực chính trị bằng sự ung
hộ quốc tế... Nhìn chưng, quan hệ có thê làm tăng, giám
năng lực của quôc gia.
Bởi sự gắn bó như vậy, nâng cao năng lực trơ thành
một mục đích của chủ thế trong quan hệ. Còn quan hệ là
phương cách nâng cao năng lực của quốc gia. Trong chừng
mực nào đó, năng lực là điều kiện cẩn cho quan hệ và
quan hệ là điều kiện đủ cho năng lực. Sự kết họp cà hai
phương diện này mới tạo nên quyển lực cua chu thế. Nói
cách khác, đây là hai mặt không tách rời nhau trong bàn
chất của quyền lực.
Chúng tôi tán thành cách nhìn coi bản chát quyển lực
gồm cà năng lực và quan hệ. Cách nhìn này khóng phù
nhận việc coi quyển lực là cấu trúc. Quan niệm thứ ba
nhìn quyển lực như một cấu trúc gồm nhiều yếu tố liên
quan đến nhau. Đây là cách nhìn nhận quyến lực rộng
hơn khi bao gồm cả những yếu tố thuộc cấu trúc bén trong
và ngoài quan hệ. Tuy nhiên, quan niệm này không đi ra
ngoài ban chất quyên lực là năng lực và quan hệ. Những
yếu tô mới thuộc câu trúc là sự bô sung thêm cho năng
lực. Tât ca chúng đêu gắn bó hoặc liên quan đért quan hệ.
Những yếu tô này có thê làm thay đổi quyẽn lực nhưng
Một s ố vấn đ ê lý luận về k h á i n iệm qu yền lực..
251
không làm thay đổi bản chât quyển lực. Chúng có thể có,
có thê không và khá khác nhau tùy từng hoàn cảnh, từng
quan hệ cụ thế. Trong khi năng lực và quan hệ là cái cốt
lõi của quyển lực luôn có trong mọi hoàn cảnh và quan hệ.
Vì thế, có thê coi bộ phận chính trong bản chất quyền lực
là năng lực và quan hệ. Chi có điều vói cách tiếp cận
quyền lực câu trúc, năng lực và quan hệ cần được nhìn
nhận trong một bôi cảnh rộng hơn với nhiều yếu tô' hơn và
mối liên hệ đa dạng hơn, chứ không chỉ bó hẹp trong cách
nhìn của quan niệm thứ nhất và thứ hai.
KHÁI NIỆM QUYỂN Lực
Khái niệm quyền lực theo nghĩa hẹp
Xuất phát từ bản chất như vậy, hầu hết các khái niệm
quyền lực trong quan hệ quốc tế xuất hiện từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đều được xây dựng dựa trên khả
năng (năng lực) của chủ thể trong sự tương tác (quan hệ)
vói các chủ thê khác. Hay nói cách khác, hầu hết các khái
niệm đều coi quyền lực vừa là năng lực của quốc gia, vừa là
quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, dù cùng dựa trên một bản
chất, các khái niệhì vẫn khá đa dạng. Sự đa dạng này được
quy định bời sự'khác nhau trong mục đích và mục tiêu cúa
quyển lực cách tiếp cận, quan niệm về thành tố của quyền
lực và vai trò của chúng, các yếu tố tác động, hay sự chú
trọng hình thức biêu hiện cùa quyền lực,... Dấu vậy, thuật
ngữ quyển lực vẫn thường được hiểu chung là năng lực
252
Một số vấn đê lý luân quan hè quốc té dưcn góc nhìn lịch sủ
làm điểu gì đó và triển khai thực tế năng lực này trong
quan hệ quốc tế. Các năng lực này phổi hợp vói nhau đem
lại khả năng thực hiện mục đích và mục tiêu của quốc gia1.
Dựa trên sự khác nhau về mục đích, mục tiêu của
quyền lực quốc gia trong quan hệ quốc tế, ch ling tôi tạm
chia các khái niệm quyền lực thành hai loại khác nhau:
khái niệm hẹp và khái niệm rộng. Mục đích, mục tiêu quy
định sự mong muốn, nội dung chính sách, các hành động
thực tế và tính chất quan hệ giữa các chủ thể. Trên thực tế,
mục đích và mục tiêu của quốc gia có thể rộng, hẹp khác
nhau phụ thuộc vào năng lực và quan hệ của từng chù
thể. Và từ đó, việc xây dựng quyền lực hay sức mạnh quốc
gia, chính sách thực thi quyền lực và khả năng có được
quyền lực trong quan hệ quốc tế cũng sẽ khác nhau.
Đi theo hướng khái niệm hẹp, đã có nhiểu khái niệm
quyền lực được đưa ra. Ví dụ, khái niệm của Robert Dahl,
quyển lực là việc "A khiến в phải làm cái gì đó mà в
không làm khác được"2, khái niệm của Harold Lasswell và
Abraham Kaplan "quyền lực là sự sân sinh các tác động có
chủ ý lên người khác như là A tác động đến в thông qua
việc định hình và phổ biến các giá trị trong một "mẫu
hình giá trị" chung"3, khái niệm của A.F.K Organski
"quyền lực là khả năng của cá nhân, tập đoàn hav một
1. Martin Griffiths, Тепу O'Callaghan & Steven C. Roach, International
Relations: The Key Concepts, Routledge, New York, 2007, tr. 259.
2, 3. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power", Sdd, tr. 4, 5.
Một số vấn đề lý luận về khái niệm quyền lực.
253
quốc gia gây ảnh hưởng đối với hành vi của các cá nhân,
tập đoàn hay quổc gia khác phù hợp với mục đích của
mình"1, khái niệm của Hans Morgenthau "quyền lực là
việc kiêm soát của người này đôi với tâm trí và hành động
của người khác"2, khái niệm của Karl. Deutsch "quyển lực
là khả năng giành thắng lợi trong xung đột và khắc phục
trở ngại"3, khái niệm của Phillips Shively "quyền lực là
khả năng của người này khiến người khác phải làm cái mà
mình muốn bằng bất cứ phương tiện nào"4...
Nhìn chung, các khái niệm trên đều coi quyền lực là
khả năng của chủ thể này khiêh chủ thể khác phải thực hiện điều
mà mình muôn. Trong số này, khái niệm của Robert Dahl
hay được sử dụng nhiều như một điển hình của khái niệm
hẹp. Robert Dahl đã giải thích thêm điều này khi coi
quyền lực là "năng lực xoay chuyên khả năng có thê của
kết quả"5, tức là buộc được chủ thể khác làm điều mình
muốn dù họ không muốn.
Về mặt lý luận, các khái niệm hẹp đều chịu ảnh hường
của chủ nghĩa hiện thực, v ề mặt thực tiên, chứng chủ yếu
1. A.F.K Organski, World Politics, Knopf, 1968, tr. 104.
2. Hans M orgenthau, "Politics Among Nations", tr. 26.
3. Karl Deutsch, The Analysis of International Relations, Prentice
Hall, 1967, tr. 22.
4. W. Phillips Shively, Power and Choice: An Introduction to
Political Science, Sdd, tr. 5.
5. Robert Dahl, "The Concept of Power", Behavioral Sciences 2,
1957, tr. 202.
254
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưởi góc nhin lịch sư
dựa vào thực tiễn lịch sử trước kia khi quyến lực hoàn
toàn nằm ưong tay các cường quốc đê chứng mmh cho
khái niệm của mình, v ề cách tiếp cận, các khái niệm hẹp
thiên về cách tiếp cận dựa trên các bộ phận quyền lực
quốc gia, cách tiếp cận quyền lực có tính quan hệ và cách
tiếp cận giành thắng lợi trong xung đột. v ế thành tố của
quyền lực, chúng tập trung vào năng lực của quốc gia
trong sự tương tác và so sánh với nhau, v ể đối tượng và
phạm vi, các khái niệm này chủ yếu áp dụng cho các nước
lớn. Vi thế, quan hệ quyển lực ở đây thường được nhìn
nhận là tác động một chiều từ phía chủ thể có năng lực lớn
tới chủ thể có năng lực kém hơn. Biểu hiện chủ yếu của
quyền lực là sự ép buộc và kết quả của quan hệ quyền lực
là khả năng giành phần thắng của những nước có quyền
lực lớn hơn.
Nhìn chung, khái niệm này có sự thích hợp đáng kê
trong lịch sử khi quan hệ quôc tế thế giới đâv rẫy hiện
tượng đ ế quốc, thực dân, bá quyển, ngoại giao cường
quyền, chư hầu, thuộc địa,... Trong thời hiện đại, mặc dù
vẫn có chỗ đứng trong nghiên cứu và thực tiễn, nhưng
khái niệm này tỏ ra hạn chế khi không giải thích được vai
trò và tiếng nói tăng lên của các nước Thế giới thứ ba
trong quan hệ quốc tế. Các nước này giành được độc lập,
vân tổn tại và phát triển mà không hoàn toàn có quvển lực
theo khái niệm trên. Thực tế cho thây, các nước lớn khóng
thê hoàn toàn áp đặt ý chí của mình lên các nưóc vưa và
nhỏ cho dù có quvền lực theo nghĩa hẹp hơn hán. Khóng
Một số vấn đề lý luận vê khái niệm quyên lực..
255
phải cứ có quyển lực hơn hẳn thì muốn làm gì cũng được.
Không phải cứ thua kém về quyền lực là sẽ bị mâ't độc lập,
chủ quyển hoặc không có tiếng nói. Điều này chứng tỏ các
nước vừa và nhỏ cũng sờ hữu những năng lực nhất định
trong quan hệ quốc tế. Các nước này vẫn có năng lực riêng
đê chống lại sự ép buộc và đạt được lợi ích của mình trong
quan hệ vói các nước lớn. Xét từ bản chất năng lực - quan
hệ của quyền lực, các nước này vẫn có thê có quyền lực.
Quan hệ quyền lực hoàn toàn có thể mang tính hai chiều
và phức tạp chứ không một chiều đơn giản như khái niệm
hẹp kê trên.
Khả năng có được quyền lực nhâ't định trong quan hệ
quốc tế của các nước vừa và nhỏ không chi dựa trên sự
phát triển năng lực của chúng. Xu hướng phụ thuộc lẫn
nhau và sự nổi lên của các vấn đề toàn cầu là những yếu
tố bên ngoài góp phần củng cố khả năng này. Sự phụ
thuộc lẫn nhau cho dù là bất tương xứng (các nước vừa
và nhỏ phụ thuộc vào các nước lớn nhiều hơn là ngược
lại) nhưng cũng cho thây các nước vừa và nhỏ có những
thứ mà các nước lớn cần. Đó chính là những thứ mà các
nước nhò có thể sử dụng để tạo ra quyền lực của mình.
Một ví dụ điển hình là các nước thuộc Tổ chức các nước
xuất khâu dầu mò (OPEC) đã dùng dầu mò như một thứ
quyền lực hàng hóa (commodity power) đế phản đối Mỹ và
các nước phương Tây ủng hộ Ixraen trong cuộc chiến
tranh Yom Kippur năm 1973 và không thê’ nói là không
thành công.
256
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc tế ƠUCH góc nhin lịCh sủ
Trong khi đó, sự nôi lên của các váh đé toàn câu lại
đang giúp làm tăng tiêng nói và sự bình đăng hon cho các
nước vừa và nhỏ trong quan hệ với các nước lớn, ít nhât là
trong những vấn đề này. Vân để toàn cầu như mỏi trường,
dịch bệnh, tội phạm,... là những nguy cơ đe dọa cả nhân
loại và buộc phải có sự hợp tác của tât cà các nước thì mới
đối phó được. Các nước vừa và nhỏ là một bộ phận rất lớn
và không thể thiếu trong công cuộc này. Khác với chính trị
và kinh tế, đối với các vâh đề toàn cầu, các nước lớn
không thể tự mình giải quyết hay quyết định nếu không
có sự tham gia của các nước vừa và nhỏ. Điểu này đang
được chứng tỏ bằng sự phát triển của các tô chức, hội nghị
và công ước toàn cầu trong lĩnh vực này - nơi các nước
vừa và nhỏ có tiếng nói ngày càng tăng.
Rõ ràng, cả hai xu hướng phụ thuộc lẫn nhau và sự
nổi lên của các vâh để toàn cầu không chỉ làm tăng năng
lực quổc tế cho các nước vừa và nhỏ mà còn làm giảm khả
năng ép buộc của các nước lớn. Điều này cho tháy quyền
lực theo nghĩa hẹp không thể là cách hiểu duv nhát vể
quyền lực trong thời buổi hiện nay.
Khái niệm quyền lực theo nghĩa rộng
Xuất phát từ nhận thức và thực tế đó, có khái niệm rộng
hơn nhìn nhận quyền lực như khả năng thực hiện mục tiêu
và lợi ích của chủ thể trong quan hệ quốc tế. Vê' mặt ngữ nghĩa,
khái niệm này có thê tạm hiểu theo tiếng Việt là "sức
mạnh". Theo đó, quốc gia nào có khả năng duy tri độc lập
MQt so van de ly luan ve khai niem quyen !Uc..
257
va thuc hien loi ich cua minh trong quan he quoc te thi
deu co sue manh (quyen luc) nhat dirth. Sue manh khong
chi la su ep buoc nude khac hanh dong theo mong muon
cua minh, ma con la kha nang chong lai duoc su ep buoc do.
Quyen luc co the la nang luc de buoc chu the khac phai
ton trong mong muon doc lap va loi ich cua minh hoac it
nhat la nang luc buoc chu the khac han che nhung hanh
dong khong phu hop voi muc tieu, loi ich cua minh. Noi
chung, theo khai niem rong, quyen luc duoc coi nhu
phuong tien, sue manh hoac nang luc dem lai kha nang
anh huong toi hanh vi cua ngudi khac de phu hop voi
nhung muc tieu cua rieng minh1.
Su mo rong khai niem quyen luc tir nghia hep sang
nghia rong xuat phat tu ba thuc te ngay nay. Thu nhat,
quan he la su tuong tac qua lai hai chieu chu khong phai
mot chieu. Viec ap dung quyen luc theo nghia hep cua A
buoc phai tinh den su phan ung lai cua B. Thu hai, trong
the gioi ngay cang phu thuoc lan nhau, ca hai ben deu can
lan nhau. Cho nen, B du yeu hon A nhung van co kha nang
khien A khong con ap dat de dang quyen luc nhu truoc.
Thu ba, duoi cach nhin cua quyen luc cau true, B du yeu
hon A nhung v£n co the loi dung nhung yeu to bo sung tir
cau true trong va ngoai de nang cao nang luc cua minh
trong quan he doi voi A.
1.
Martin Griffiths, Terry OGallaghan & Steven C. Roach,
International Relations: The Key Concepts, Sdd, tr. 258.
258
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té ơdới góc nhìn lích sủ
Đi theo hướng này, cũng có nhiếu khái niệm được đê
ra. Ví dụ, khái niệm của Bertrand Russell "quyến lực là
sản phẩm của những tác động có chủ ý " 1, khái niệm cùa
Tsygankov I. A. "quyền lực có thê được hiêu là năng lực
hay tiềm năng tác động lên người khác"2, khái niệm của
William Nester "quyền lực là năng lực cua cá nhân hay
nhóm khiến người khác phải làm cái họ không muốn hoặc
kiềm chế không làm điều mà họ định làm"3,... Trong sô các
khái niệm theo nghĩa rộng, khái niệm của Joseph s. Nye có
lẽ được sử dụng nhiều nhât. Theo đó, "quyển lực là khà
năng tác động tới người khác để đạt được kêt quà mà bạn
muôn"4. Đó chính là khả năng của chủ thê đế đạt được
mục tiêu hay lợi ích. Joseph s. Nye đã làm rõ hơn vê
quyền lực theo nghĩa rộng khi đưa ra ba cách thức đê tác
động tới hành vi của người khác là đe dọa ép buộc (cái
gậy), xui khiến và trả tiền (củ cà rốt) và sự háp dẫn khiên
người khác cũng muốn cái mà bạn muôn5.
Sự giải thích của Martin Griffiths, Terry о Callaghan
và Steven с . Roach có thê giúp hiểu thêm nội dung của
1. Bertrand Russell, Quyền lực, Nxb. Hiện đại, Sài Gòn, tr. 48.
2. Цыганков п. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, bàn dịch Chương 2, tr. 3.
3. W illiam N ester, International Relations: Politics and Economics
in the 21st Century, W adsworth, USA, 2001, tr. 81.
4. Joseph S. Nye, "Public Diplomacy and Soft Pow er", The
ANNALS o f the American Academy o f Political and Social Sciences 616,
March 2008, tr. 94.
5. Joseph S. Nve, "Public Diplomacy and Soft Power", T ldd tr. 94.
Một số vấn đề lý luận vể khái niêm quyền lực..
259
khái niệm quyền lực theo nghĩa rộng. Theo các tác giả này,
quyển lực trong quan hệ giữa các quốc gia có thế được
định nghĩa một cách đơn giản nhất là khả năng của quốc
gia này kiểm soát hoặc ít nhâ't ảnh hưởng tói quốc gia
khác hoặc đến kết quả của sự kiện. Theo đó* quyền lực
theo nghĩa rộng có hai phương diện quan ưọng là bên
trong và bên ngoài, v ề phương diện bên trong, quyền lực
chính là năng lực hành động của quốc gia. Theo đó, quốc
gia có quyền lực tức là không bị ảnh hưởng hoặc bị ép
buộc từ bên ngoài trong việc xây dựng và hình thành
chính sách. Điều này có nghĩa tương đương với sự tự trị.
Về phương diện bên ngoài, quyền lực là năng lực kiểm
soát hành vi xử sự của nước khác và buộc họ phải tuân
thủ. Anh hưởng như vậy không nhât thiết phải được thực
thi mà chi cần được người khác thừa nhận công khai hoặc
không công khai là có hiệu lực. Nói cách khác, hành động
của người bị ảnh hưởng là kết quả của hành động quyền
lực của người kia1.
Giữa hai khái niệm hẹp và rộng có sự khác nhau nhất
định. Thứ nhất, về mặt lý luận, khái niệm hẹp chủ yêu dựa
vào chủ nghĩa hiện thực, còn khái niệm rộng được xây dựng
trên nhiều lý thuyết khác nhau. Thứ hai, về mặt thực tiễn,
nếu khái niệm hẹp chủ yếu dựa vào thực tiễn lịch sử trước
kia thì khái niệm rộng dựa nhiều vào thực tế quan hệ
1. Martin Griffiths, T ern ’ OGallaghan & Steven C. Roach,
International Relations: The Key Concepts, Sdd, tr. 258.
260
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn ỊịCh sủ
quốc tế thời hiện đại khi các nước vừa vã nhó vân có thẻ
tổn tại, phát triển và có tiêng nói nhất định đôi với các
nước lớn. Thứ ba, về cách tiếp cận, khái niệm hẹp chi dựa
vào các cách tiếp cận dựa trên các bộ phận quyển lực quốc
gia, quyền lực có tính quan hệ và giành chiến thăng trong
xung đột. Trong khi đó, khái niệm rộng có sự kết hợp
rộng rãi hơn nhiều khi bao gồm thêm cả các cách tiếp cận
như quyền lực câu trúc, giới hạn các khả năng thay thế
và định hình tính quy chuẩn. Thứ tư, về thành tố của
quyền lực, nếu khái niệm hẹp chỉ quan tâm đến năng lực
của các chủ thể, thì khái niệm rộng còn tính cả đên nhiều
yếu tố khác liên quan đến quyền lực quốc gia cũng như
hoàn cảnh, điều kiện của việc thực thi quvển lực. Thứ
năm, về đổi tượng và phạm vi áp dụng, trong khi khái
niệm hẹp thiên về nước lớn, thì khái niệm rộng mở hơn
rất nhiều khi bao gồm cả nước nhỏ bên cạnh nước lớn,
chủ thể phi quôc gia bên cạnh quốc gia. Thứ sáu, vê' chiều
tác động trong quan hệ quyền lực, khái niệm hẹp coi
quan hệ này có tính một chiều khi chỉ có lực tác động từ
mạnh sang yếu. Trong khi đó, khái niệm rộng coi quan
hệ quyền lực có tính cách hai chiểu khi cả manh và yếu
đều có thê tác động sang nhau cho dù mức tác động là
khác nhau và tùy từng vâh đề. Thứ bảy, biếu hiện của
quyền lực cũng sẽ đa dạng hơn nhiều như ngán chặn,
thưyêít phục, quản trị,... chứ không chi quan tám tới việc
ép buộc như trong khái niệm hẹp. Thứ tám, theo khái
niệm rộng, các nước yếu hơn vẫn có kha nàng thực hiện
Một số vấn đề lý luận vê khái niệm quyền lực..
261
được mục đích và lợi ích của mình trong quan hệ quổc tế,
thậm chí là trong quan hệ với các cường quốc. Và do đó,
quyên lực không phải là độc quyền của các nước lớn như
khái niệm hẹp đã xác định.
Mặc dù vậy, việc phân biệt quyền lực thành hai khái
niệm hẹp và rộng chi mang tính tương đôi. Trong chừng
mực nào đó, quyền lực theo nghĩa rộng có thể được coi là
bao gồm cả quyền lực theo nghĩa hẹp bởi khi chủ thể đã có
khả năng ép buộc chủ thê khác làm điều mà mình muốn
thì cũng đã bao hàm cả năng lực thực hiện mục đích của
mình trong quan hệ quốc tế. Trong đó, quyền lực theo
nghĩa hẹp có thể được coi là mức độ cao của quyền lực
theo nghĩa rộng bởi vì có năng lực thực hiện mục đích của
mình trong quan hệ quốc tế nhưng chưa chắc đã có khả
năng ép buộc hay xui khiến chủ thể khác. Thông thường,
các nước ban đầu chỉ đặt mục đích có được quyền lực theo
nghĩa rộng nhưng khi phát triển lên thì lại dễ có xu hướng
muốn đạt được quyền lực theo nghĩa hẹp.
Với khái niệm rộng, rõ ràng tất cả các nước đều mong
muôn có được sức manh và vì thế có thê sẽ theo đuổi quyền
lực trong quan hệ quốc tế. Với khái niệm hẹp, có thê nhiều
quốc gia mong muốn có quyền lực nhưng vì nhiều lý do
khác nhau, như không thể đạt được nên có không ít nước
phải từ bò và chi theo đuổi quyền lực theo nghĩa rộng.
Nhìn chung, cả hai khái niệm đều sừ dụng được trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế và thực tiễn đối ngoại bởi chứng
có thể được áp dụng vào nhũng trường hợp khác nhau.
262
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc té ơưo* góc nhin lích sù
Với những ưu điếm nói trên của khái niệm rộng, nhât là
sự phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế ngáy nay, chúng
tôi chủ yếu đi theo quyền lực theo nghĩa rộng.
Tuy nhiên, về mặt ngôn từ, trong tiêhg Việt, hai khái
niệm có thê được hiểu thành hai từ khác nhau. Theo nghĩa
hẹp được gọi là quyền lực, còn theo nghĩa rộng thì được
gọi là sức mạnh. Trong khi đó, trong tiêng Anh cũng như
nhiều ngôn ngữ thông dụng khác trên thế giới, khái niệm
rộng vẫn được định danh là quyền lực {power) chứ không
phải là sức mạnh (force).
CÁC CHIỀU CẠNH CỦA QUYỀN Lực
Các khái niệm luôn làm nghèo nội dung. Vì thế, việc
phân định quyền lực thành những chiều cạnh (dimension)
khác nhau có ý nghĩa bổ sung rất quan trọng khi giúp
nhận thức đầy đủ hơn và thực thi quyền lực thuận lợi
hơn. Lass well và Kaplan (1950) là những học giá đẩu tiên
đề cập điều này. Hai ông cho rằng các nhà phán tích
quyền lực cần tính đến ít nhất ba yếu tố: sức nặng tức là
mức độ tham gia vào quyết định; phạm vi là các giá trị
được chia sẻ; lãnh địa là những cá nhân có liên quan1.
Sau này, David A. Baldwin đã phát triển thêm V tương đó
trong nghiên cứu quan hệ quô'c tế. Baldwin đưa ra nấm
chiều cạnh khác nhau của quyền lực là phạm vi, lãnh địa,
sức nặng, chi phi và phương tiện.
1. Felix Berenskoetter, 'Thinking about power ”, Sđd, tr. 5
Một số vấn đê lý luận về khái niệm quyền lực..
263
- Phạm vi (scope) là những mặt nào đó trong hành vi
của B có thể bị tác động bởi hành vi của A. Điều này có nghĩa
là không phải A có thế tác động đến B trong mọi lĩnh vực,
và cũng không phải B sẽ chịu tác động của A trong mọi
vâh đề. Khả năng tác động của A và khả năng chịu tác
động của B đều có những giới hạn hay phạm vi nhất định,
tùy từng lĩnh vực hay vâh đề khác nhau. Phân tích phạm
vi giúp thâ'y được mặt mạnh, mặt yếu của cả chủ thế tác
động và đối tượng chịu tác động. Ví dụ, Nhật Bản có ảnh
hưởng trong các vấn đề kinh tế hơn là vấn đề quân sự.
Như vậy, phạm vi cho thấy khả năng thực thi quyền lực
của một chủ thê khác nhau trong từng'lĩnh vực và vấn đề.
- Lãnh địa (domain) là sô' lượng các chủ thể khác có thể
chịu ảnh hưởng của A. Lãnh địa của A được xác định
bằng bao nhiêu B. Hay nói cách khác, lãnh địa là vùng ành
hưởng của A. Vùng ảnh hưởng của A lớn hay bé phụ
thuộc vào SỐ nước chịu ảnh hưởng. Điều này có nghĩa,
củng với năng lực như vậy, chủ thê có thể có ảnh hưởng
đối vói nước này trong phạm vi nhưng lại không có ảnh
hưởng đối với nước khác ngoài phạm vi. Phân tích lãnh
địa giúp giới hạn không gian trong quyền lực của một
quốc gia. Ví dụ, Ấn Độ hiện nay có ành hưởng lớn ở Nam Á
nhưng ảnh hường lại kém hơn trong các khu vực khác của
thế giới và thậm chí là không có ảnh hưởng ở nhiều nơi
thuộc Mỹ La tinh và châu Phi.
- Sức nặng (weight) là khả năng hành vi của B bị hoặc
có thế bị tác động đên đâu bởi A, tức là mức độ đáng tin cậy
264
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té ƠUOi góc nhin lích sủ
trong ành hưởng của A. Nói đơn gian, sức nặng chính là
mức độ tác động và khả năng thành công cua A đôi với B.
Sức nặng ở đây không chi phụ thuộc vào mức độ tác động
của A, mà còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận cùa B.
Mức độ tác động của A càng cao, khả năng tiếp nhận cùa
B càng thấp, sức nặng quyền lực của A càng lớn, tác động
của A càng dễ đạt được kết quả. David Baldwin làm rõ
thêm điều này bằng ví dụ một nước có 30% cơ hội đạt
được mục tiêu trong đàm phán thì có sức nặng quyên lực
nhỏ hơn nước có 90% cơ hội. Nhìn chung, phán tích sức
nặng chính là giúp đánh giá kết quả có thế đạt được của
việc thực thi quyền lực trong thực tiễn.
- Chi phí (costs) là việc đắt hay rẻ đôi với A đê ảnh
hưởng tới B và ngược lại. Chi phí được coi như một chiểu
cạnh của quyền lực bởi thực tế ai cũng phái chịu chi phí
trong việc thực thi quyền lực. Các học giả đưa ra ít nhát ba
trường hợp được cho rằng A có quyền lực lớn hơn B. Thứ
nhất, đó là khi A phải bỏ ít chi phí hơn B trong việc ảnh
hưởng tói cùng một đôi tượng hoặc tới nhau. Thứ hai, khi
A có thê khiến B làm điều gì đó tôín kém chi phí nhiểu hơn
dù B có khả năng làm điều đó với chi phí ít hơn. Thứ ba,
ngay cả khi A không buộc được B tuân thú mệnh lệnh của
nó nhưng A vẫn buộc được B phai mâ't nhiếu chi phí do
việc không tuân thủ, như hành động trừng phạt băng bao
vây, câín vận, chăng hạn.
- Phương tiện (means) là những phương tiện đế thực
thi ánh hường. Theo David Baldwin, có ít nhát bón loại
Một số vấn để lý luận vẻ khái niêm quyên lực..
265
phương tiện trong quan hệ quốc tế: phương tiện biểu
tượng, tức là các biêủ tượng có tính quy chuẩn và thông tin;
phương tiện lãnh tế, tức là hàng hóa và dịch vụ; phương
tiện quân sự và phương tiện ngoại giao1. Phương tiện
chính là công cụ thực thi quyền lực. Có những nước có
phương tiện này mạnh nhưng phương tiện khác thì lại
yếu. Có những nước có phương tiện đây nhưng khả năng
sử dụng lại hạn chế. Việc phân tích phương tiện giúp
đánh giá khả năng chọn lựa công cụ và khả năng thực thi
quyền lực trong thực tiễn bởi phương tiện khác nhau thì
dẫn đên kết quả thực thi quyền lực khác nhau.
Theo chúng tôi, có thê đưa ra thêm chiều cạnh thứ sáu
của quyền lực. Đó là bối cảnh (context). Có vẻ như bôi
cảnh nằm ngoài quyền lực nhưng thực ra nó lại gắn bó
chặt chẽ tói quyền lực. Đây là điều mà những người đi
theo cách tiếp cận quyền lực cấu trúc hay cách tiếp cận
định hình tính quy chuẩn đã đề cập. Bối cảnh không
những chứa đựng những yếu tố bổ sung cho quyền lực
quổc gia như quyền lực cấu trúc chẳng hạn, mà còn là
điều kiện thực thi quyền lực. Ví dụ, quyền lực quân sự có
thế thích hợp trong bối canh này nhưng lại phản tác dụng
trọng bối cậnh khác. Nói chung, không có quyền lực nào
lại nằm ngoài bối canh. Nó củng giống như quan hệ kinh tế
1.
David A. Baldwin, "Pow er and International Relations",
W alter Carlsnaes, Thomas Risse & Beth A. Simmons, Handbook o f
International Relations, Sage Publications, London, 2005, tr. 178-179.
266
Một số vấn để lý luận quan hê quóc té dưo< góc nhin lfch sủ
không thể không tính đên thị trường, quan hệ chính trị
không thê không tính đến tác động cua hệ thống chinh trị.
Theo đó, quyền lực mạnh, yếu cúa từng chu thẻ còn liên
quan đến khả năng làm chủ hoàn cành và khắc phục
những bất lợi của bối cảnh. Vì thế, phân tích quyên lực,
nhất là phân tích khả năng thực thi quyển lực, không thế
không tính đến bối cảnh.
Trong số các chiều cạnh này, nhiều học gia cho rằng
phạm vi và lãnh địa là quan trọng và không thê thiêu
trong phân tích và áp dụng quyền lực thực tiễn. Đổng
thời, việc phân chia quyền lực ra các chiều cạnh khác nhau
một lần nữa cũng cho thấy việc ước tính quyến lực tổng
hợp của quổc gia vẫn còn là vâri đề gây tranh cãi1. Đa
phần cách tính toán quyền lực hay sức mạnh tống hợp
quôc gia hiện nay thường ít tính đên các chiếu cạnh này.
Việc phân định quyền lực thành những chiếu cạnh
khác nhau giúp biết được điểm xnạnh, điểm vểu trong
quyền lực của mình cũng như của đối phương. Đong thời,
việc phân biệt như vậy còn giúp đánh giá được kha năng
thực thi, cường lực và phạm vi tác động của quyển lực
cũng như khả năng phản ứng của đôi tác. Từ đó, có thế
tính toán được khả năng vận dụng quyển lực sao cho
thích hợp và hiệu quả hơn. Không những thé’ việc phán
định như vậy còn giúp xây dựng sức mạnh tỏng hợp của
1. David A. Baldwin, "Pow er and International Relations",
Sđd, tr. 179.
Một số vấn để lý luận vê khái niệm quyền lực..
267
quốc gia bởi quyển lực là hiện tượng đa chiều cạnh và
hoàn toàn có khả năng chiều cạnh này của quyền lực gia
tăng trong khi các chiều cạnh khác lại suy giảm1. Tóm lại,
việc phân định quyền lực thành những chiểu cạnh khác
nhau có cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần tìiiết. Vì thế,
khi nghiên cứu hay thực thi quyền lực, đều cần thiết phải
tính đến các chiều cạnh này.
1 David A. Baldwin, "Power and International Relations",
Sđd, tr. 178.
268
CÁC YẾU TỐ TINH THẦN TRONG
QUYỂN LỰC CỦA QUỐC GIA
Quyền lực quốc gia là sức mạnh tổng hợp do nhiều
yếu tố tạo thành. Trước kia, các yếu tố này thương được
coi chỉ bao gồm những yếu tố vật chât, hữu hình như địa
lý, dân số, lực lượng quân sự, kinh tế,... Đến thời hiện đại,
dưới sự phát triển của quan hệ quốc tế cả vê lý luận lẫn
thực tiễn, quyền lực đã được bổ sung thêm các vếu tố tinh
thần. Đó là những yếu tố phi vật chất, vô hình nhưng có
thể làm tăng giảm sức mạnh của quốc gia. Hiện nay, trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế, các yếu tố này được tính đến
khá nhiều. Tuy nhiên, do khuôn khô có hạn, bài viết này
chi cố gắng giói thiệu những yếu tố được thừa nhận rộng
rãi hơn. Các yếu tô' đó là sự đoàn kết quốc gia, tư tường,
uy tín, văn hóa, khả năng lãnh đạo, công luận, và tri thức.
Sự đoàn kết quốc gia
Đoàn kết là sự thông nhâ't tương đối vê' quan điếm, ý
chí và khả năng phối hợp cùng nhau cua một cộng đổng
người vê vẩn đề nào đó. Trên phương diện quan hệ quốc
Các yếu tố tinh thân trong quyền lực của quốc gia
269
tế, sự đoàn kết trên quy mô quốc gia, dân tộc có ý nghĩa
lớn nhât đôi với quyển lực quốc gia. Sự đoàn kết quốc gia
được phản ánh trên ba phương diện: đoàn kết giữa lãnh
đạo và nhân dân; đoàn kết giữa các bộ phận dân cư trong
phạm vi quốc gia; và đoàn kết trong giới lãnh đạo với
nhau. Sự thiếu hụt một trong ba phương diện đều có thể
ảnh hưởng lớn hay thậm chí là phá vỡ sự đoàn kết quốc
gia. Hans Morgenthau đã cho rằng một số yếu tố của nền
chính trị đối nội như chất lượng của chính phủ, sự ủng hộ
của công chúng và sự ổn định chính trị cũng góp phần
làm nên quyền lực quốc gia. Trên thực tế, cả ba yếu tô' này
đều không thê có được nếu không có sự đoàn kết quốc
gia. Hay nói cách khác, ba yếu tố trên đều là những biểu
hiện nhâ't định của sự đoàn kết quô'c gia.
Con người vốn đa dạng nên sự thống nhâ't về quan
điếm, ý chí và khả năng phôi hợp cùng nhau chi mang
tính tương đốt tức là có thê thống nhất và phôi hợp vói
nhau trong những vâh đề nào đó nhung lại có thế không
như vậy trong những vấn đề khác. Vì vậy, sự đoàn kết
quốc gia cũng chì mang tính tương đối và có thê thay đổi
tùy theo hoàn cành, tình huống, vâh đề.
Trong thực tiễn lịch sừ, sự đoàn kết quốc gia luôn
được chú ý trong chính sách cà đối nội và đối ngoại. Sự
chú ý này lại càng được quan tâm đặc biệt trong điều kiện
xung đột và chiên tranh trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên,
có điều khá ngạc nhiên là yếu tố này lại không được nhiều
học già phương Tày đề cập trong nghiên cứu thành tố
270
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhìn ÌỊCh sủ
quyển lực. Trước kia, điều này có thê hiểu đuọc khi quyển
lực quốc gia tập trung vào giai tầng lãnh đạo, còn các bộ
phận nhân dân bên dưới được coi như cóng cụ hơn là
những lực lượng có tiêng nói. Đến thời hiện đại, vai trò
của các bộ phận khác nhau trong xã hội đã được các học
giả phương Tây chú ý nhiều hơn. Ví dụ, chủ nghĩa tự do
mới nhấn mạnh vai trò của các nhóm lợi ích và lực lượng
phi quốc gia khác, chủ nghĩa vị nữ đề cao vai trò của phụ
nữ, chính trị xanh đề cập những lực lượng phi quyển lực
khác trong xã hội, chủ nghĩa kiến tạo tập trung vào giới
tinh hoa xã hội nhưng vẫn đề cập vai trò của các phong
trào xã hội,... Các lý thuyết này thừa nhận sự bát đổng hay
cạnh tranh giữa các chủ thể nhưng đểu giói hạn khuôn
khổ của chúng trong sự thống nhát tương đối cùa quốc
gia, tức là cho rằng không đến mức phá vỡ đoàn kết quốc
gia. Trong khi đó, chủ nghĩa hiện thực lại có quan niệm
tương đôi khác biệt so với các lý thuyết trên. Chủ nghĩa
hiện thực mặc định quốc gia là đơn nhât, tức là luón thống
nhất trong lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại.
Mặc dù quan niệm khác nhau như vậy, theo chúng tôi,
sự đoàn kết quốc gia là một trong những yêu tố tình thẩn
quan trọng bậc nhất trong việc làm nên quyển lực quốc
gia. Sự đoàn kết quốc gia đem lại khả năng phát huy mọi
nguồn lực thực tại và tiềm năng, vật châ't và tình thăn của
cả nước, góp phần làm tăng quyển lực quốc gia. Sự đoàn
kết quô'c gia giúp đưa các nỗ lực của cá nhân đi cung một
hướng và tạo sự cộng tác giữa chúng, làm nén sức manh
Các yếu tố tinh thần trong quyên lực của quốc gia
271
tập thế. Chính vì tầm quan trọng này, trên thực tế, các yếu
tố tinh thần khác đểu hướng tới mục tiêu đoàn kết quốc
gia. Tư tưởng để thống nhất quan điểm và tập trung ý chí,
uy tín để tập hợp lực lượng, sự lãnh đạo đế huy động các
nguồn lực và tổ chức sự phối hợp các nỗ lực, văn hóa và
truyền thống là phương tiện để giáo dục và duy trì sự
đoàn kết, công luận để tạo ra sự hợp pháp và củng cố khối
đoàn kết,...
Lịch sử thế giói nói chung, lịch sử Việt Nam nói riêng
đã cho thây, khi quốc gia có sự đoàn kết, quốc gia đó có
thể lây yếu thắng mạnh. Ngược lại, khi không có đoàn kết,
quốc gia mạnh nhưng vẫn có thể thua yếu. Vì thế, Bác Hổ
đã nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công".
Sự đoàn kết quổc gia cần phải được xây dựng cả trong
lãnh đạo, trong nhân dân, và trong quan hệ giữa hai lực
lượng này vói nhau. Có như thế mói có thể huy động sức
mạnh tập thể, sức mạnh tinh thần đê phát huy các thành
tô' khác. Nói chung, đoàn kết quốc gia là cách thức huy
động sức manh tổng hợp của quốc gia, thiếu đoàn kết
quốc gia thì sẽ không có khả năng như vậy. Không những
thế, mất đoàn kết quốc gia lại làm yếu chính các năng lực
sẵn có khi không chi mất đi động lực phát huy, mà còn trở
thành điểm yêu đê đối phương lợi dụng gây chia rẽ làm tê
liệt các năng lực này.
Đồng thời, sự thống nhất về quan điểm và ý chí, và
việc duy trì khả năng phối hợp - cơ sở cùa sự đoàn kết -
272
Một số vấn đê lý luân quan hệ quốc té đuới goc nhin lịch sủ
cần được xây dựng cả về đối nội lẫn đối ngoại. Trong đó,
sự đoàn kết ưong các vân đê' đối nội là rất quan trọng vi
đây là nền tảng chính của sự đoàn kết quốc gia. Đây củng
là công việc thường xuyên vì nó liên quan đéh cuộc sống
hằng ngày của đất nước và mọi người dân. Tuy nhiên,
duy trì sự đoàn kết về mặt đối nội trên quv mô quốc gia
cũng rât khó khăn bởi sự chi phối của các thang giá trị cá
nhân và nhóm nhiều hơn là thang giá trị xã hội, quốc gia.
Trong khi đó, sự đoàn kết trong các vấn để đôi ngoại cũng
rất quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh có các nguy cơ đe
dọa từ bên ngoài. Sự đoàn kết này cũng dễ được tạo dựng
hơn bởi có thêm động lực từ thang giá trị xã hội, quốc gia.
Tuy nhiên, khi không có những đe dọa như vậy hoặc các
đe dọa không đủ lớn, sự đoàn kết quốc gia trong các vâri
đề đôi ngoại thường ít được quan tâm hơn. Nhìn chung,
sự đoàn kết trong các vấn đề đối ngoại có tính tinh huống
cao hơn và phụ thuộc nhiều vào sự đoàn kết trong các vâh
đề đôi nội. Vì thế, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, đôi khi
người ta châ'p nhận leo thang xung đột quốc tế đê kích
thích tinh thần dân tộc nhằm giải quyết các vári đê đoàn
kết đối nội hơn là ngược lại.
TƯ tưởng
Tư tưởng là hệ thông các giá trị và quan điẽm. Chù
nghĩa kiến tạo là lý thuyết để cao vai trò cua tư tương đối
với quan hệ quô'c tế, trong đó có quyển lực. Chu nghĩa
kiến tạo không phản đôi các thành tố khác nhưng cho
Các yếu tố tinh thân trong quyên lưc của quốc gia
273
rằng các tác động của chúng tới quan hệ quôc tế và quyển
lực quô'c gia phải thông qua trung gian tư tưởng thì mới
có ý nghĩa. Nhờ có tư tưởng, các thành tô' vật chất của
quyền lực mới được đưa vào thực tiễn và được vận dụng
phù hợp với nhận thức tư tưởng. Tuy nhiên, tư tưởng còn
có những tác động trực tiếp khác tới quyển lực quốc gia
trong quan hệ quôc tế.
Tư tưởng có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực quốc
gia trên cả hai phương diện đôi nội và đối ngoại. Vê mặt
đối nội, tư tưởng giúp tạo ra nhận thức chung, trạng thái
tâm lý chung và mục đích chung. Từ đó, tư tưởng giúp
đem lại niềm tin, sự đoàn kết và khả năng huy động lực
lượng trong nước. Nói chung, tư tưởng chính là một thứ
sức mạnh tinh thần khi có thế lôi cuốn và hướng các cá thể
vào sự nghiệp chung, làm tăng thêm quyền lực quốc gia.
Bên cạnh đó, tư tưởng là nền tảng cho chính sách nên tư
tường đúng sai cũng ảnh hưởng nhiều đến chính sách.
Đổng thời, tư tường có thê làm suy giảm quyền lực quốc
gia nếu không được tiếp nhận rộng rãi trên quy mô xã hội
hoặc tạo sự chia rẽ trong lòng quốc gia, hoặc vận dụng
không đúng dẫn đến chính sách sai.
Về mặt đối ngoại, củng giống như đối nội, tư tường
củng là cơ sờ giúp cho việc xây dựng chính sách đối ngoại
đúng đắn. Tư tương có thể đem lại sự cuốn hút đối với
quốc gia khác. Sụ cuôn hút này đem lại khá năng thuyết
phục cao hon, tức là quyền lực mềm. Tư tường cũng
đem thêm sự chia sẻ quan điếm, hình thành nhận thức và
274
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té ơươt goc nhin lích sủ
lợi ích chung, từ đó có thê dẫn đến ung hộ quòc tế, phôi
hợp hành động hoặc thậm chí quan hệ đóng minh.
Không chi là phương tiện tranh thu sự ung hộ quốc tế,
đôi khi tư tưởng còn là ngọn cờ tập hợp lực lượng như
đã từng thê hiện trong các cuộc chiến tranh tôn giáo
trong lịch sừ hay sự hình thành hai phe đối đáu tu tưởng
trong Chiến tranh lạnh.
Trong quan hệ quốc tế, những tư tường có anh hường
nhiều đến quyền lực quốc gia thường là tư tương chính trị
và tư tưởng tôn giáo có liên quan đến chính trị. Ví dụ, tư
tưởng Mác - Lênin là cơ sở tinh thần quan ưọng cho sự
hình thành khối các nước xã hội chủ nghĩa sau năm 1945.
Tư tưởng này cũng đem lại sự ủng hộ cùa nhân dân lao
động nhiều nước trên thế giới đối với Liên Xô và phe xã
hội chủ nghĩa khi đó. Nhiều nước đi theo tư tường này
như Việt Nam, Cuba,... đã nhận được sự trợ giúp to lớn từ
các nước xã hội chủ nghĩa. Đối vói tư tưởng tôn giáo, đó là
cộng đổng các quốc gia Thiên chúa giáo hay Tin lành đã
từng chi phối ở châu Âu trước kia và sự nổi lên của các lực
lượng Hồi giáo chính thông trong quan hệ quốc tế hiện
nay... Tuy nhiên, có lẽ tư tưởng dân tộc mới là ttr tương có
anh hường nhát và cũng có vai trò quan trọng nhát đối với
quvền lực quô'c gia. Tư tường dân tộc đã góp phám làm
nên chu nghĩa dân tộc và được coi là động lực quan trọng
cho việc nâng cao quyển lực quốc gia. Tư tưong dán tộc
củng làm nên sức mạnh tinh thần cho quốc gia va dán tộc.
Tư tương dân tộc cua người Việt đã tạo nên sức mạnh to
Các yếu tó tinh thán trong quyền lực của quốc gia
275
lớn cho đất nước Việt Nam đánh thắng các thế lực ngoại
xâm. Tư tưởng dân tộc của người Đức trỗi dậy mạnh mẽ
sau chiên tranh Pháp - Phô 1870-1871 là một trong những
nguyên nhân tạo nên sức mạnh của cả ba đế chế Đức...
Bời vai trò như vậy, tư tưởng đã được sử dụng như
một công cụ trong quan hệ quốc tế nhằm can thiệp, lôi
kéo, mở rộng ảnh hưởng. Đó chính là các cô' gắng phổ
biến tuyên truyền tư tưởng hay "xuất khẩu quan điểm".
Hiện nay, việc truyền bá tư tưởng được thuận lợi hơn nhờ
sự trợ giúp của các phương tiện thông tín đại chúng, hệ
thống thông tín toàn cầu, internet với các mạng xã hội.
Trường hợp cuộc cách mạng hoa nhài ở Bắc Phi và Trung
Đông đầu năm 2011 là một ví dụ về sự phổ biến tư tưởng
qua các kênh như vậy. Sự phổ biến tư tưởng không chi
được tiến hành qua các phương tiện thông tin đại chúng
mà còn qua hoạt động kinh tế và các hoạt động phi lợi
nhuận khác như giáo dục, viện trợ... Điều này góp phần
làm tăng vai trò của tư tưởng như công cụ quyền lực trong
quan hệ quốc tế. Điều này có thể thây được qua cố gắng
của nhiều nước phương Tây tuyên truyền cho các tư
tưởng dân chủ và nhân quyền theo kiểu phương Tây. Các
tư tường này một khi thâm nhập được vào nước khác thì
sẽ làm tăng ành hường của các nước phương Tây đối vói
dân chúng nước đó.
Lý thuvết phê phán, dựa trên quan điếm bá quyền cùa
Antonio Gramsci, đã cho rằng sự bá quyền ngày nay cua
các nước tư bàn chủ nghĩa không đon giàn chi do quyền
276
Mot so van de ly luan quart he qudc te duo* goc nhin lich sCl
luc vat chat, cau true he thong quoc te va cac qua trinh lich
sir tao ra, ma con phu thuoc vao tu tuong chi phoi cung
nhu cach thuc tao ra su chi phoi do. Chung ta dang chung
kien su thong tri cua phuong Tay trong dia hat tu tuong
qua su chi phoi phuong tien thong tin dai chung, giao
due, khoa hoc,... va dieu nay duoc coi la dong gop cho su
thong tri cua phuong Tay. Khong chi dimg lai 6 vai tro
cua tu tuong doi voi svr ba quyen trong quan he quoc te, ly
thuyet phe phan va mot so ly thuyet khac dua tren tinh
than duy tarn chu quan con cho rang tu tuong co kha
nang tao ra su thay doi xa hoi noi chung. Antonio Gramsci
da timg phat bieu rang "nham muc dich dem lai su thay
doi, khong chi can chien thang "tren mat dat" ma con 6 ca
trong dia hat tu tuong"1.
Uy tin
Trong lich sir quan he quoc te truoc kia von day ray xung
dot va nghi ky, uy tin khong dong nhieu vai trd. Tuy nhien,
trong quan he quoc te hien dai, khi hop tac va hoi nhap, toan
cau hoa va the che hoa, cong nghe thong tin va van minh tri
thuc ngay cang tang, uy tin cung ngay cang trd nen quan
trong hon trong quan he quoc te. Va trong boi canh do, uy tin
cung se gan bo nhieu hon voi quyen luc mem.
1. Dan theo Jill Steans & Lloyd Pettiford, Introduction to
International Relations: Perspectives and Themes, Pearson-Prentice
Hall, London, 2005, tr. 112.
Các yếu tố tinh thần trong quyền lưc của quốc gia
277
Uy tín quốc gia là sự phàn ánh niềm tín cậy của quốc
gia khác đối vói mình. Uy tín cũng phản ánh sự thừa nhận
những ưu thế châ'p nhận được của quốc gia khác đối với
minh. Uy tín đem lại cho quốc gia khả năng thuyết phục
hay gây ảnh hưởng đối vói quốc gia khác trong một số
vấn đề nào đó. Uy túi làm cho tiếng nói của quốc gia có
trọng lượng hơn, có khả năng thuyết phục hơn và cũng dễ
được nước khác ừng hộ hơn. Có uy tín cững dễ đạt được
quvền lực cấu trúc, tức là có khả năng tập hợp lực lượng
đê thay đổi các chế độ quôc tế có lợi cho mình. Như vậy,
uy tín hoàn toàn có khả năng đem thêm sức manh cho
quốc gia trong quan hệ quốc tế. Xâv dựng uy tín chính là
một cách tạo ra quyền lực mềm. Ví dụ, MỸ đã sử dụng uy
tín của mình đối vói cả Ixraen và Ai Cập đê đưa hai bên đi
đến ký kết Hiệp ước Hòa bình năm 1979, chấm dứt sự thù
địch hàng thế kỷ giữa hai đối thủ nàv.
Uy tín được xâv dụng nhờ nhiều vào thực lực vật chât.
Điều này được quv định bời tính thực lợi vẫn ngự trị
trong quan hệ quốc tế. Tuv nhiên, uv tín quốc tế củng có
những cơ sờ tinh thần của nó. Uy tín có thế được xây
dựng trên tinh thần đạo đức thông qua thái độ tôn trọng
các giá trị chung một cách xuyên suốt, qua cách hành xư
đúng đắn, phù hợp chuán mực và luật pháp quốc tế cua
quốc gia trong quan hệ quốc tế. Uv tín được hình thành
qua việc nâng cao trách nhiệm quốc tế bằng các hoạt động
đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triên chung như
làm trung gian hòa giai, tham gia gìn giữ hòa bình, đóng
278
Môt số vấn đề lý luận quan hệ quóc tế dưoi goc nhin lịch sủ
góp cho hoạt động nhân đạo, đăng cai hội nghị quôc tẻ, tài
trợ cho các dự án phát triển,... Uy tín được cung cô thông
qua sự hiểu biết lẫn nhau, sự tôn trọng lẫn nhau, sụ phát
triển quan hệ hợp tác và tinh thẩn sẵn sàng giúp đõ nhau.
Thụy Sĩ có được uy tín nhất định nhờ chính sách đối ngoại
trung lập và tính thần đóng góp bằng việc cho các tô chức
quốc tế đặt trụ sở tại nước minh. Nam Phi dưới thòi Nelson
Mandela đã cải thiện được hình ảnh và nâng cao uy tín o
châu Phi nhờ việc chấm dứt chế độ phân biệt chung tộc, tù
bỏ chính sách hạt nhân và tham gia tích cực vào các vân đê
của châu Phi.
Trong quan hệ quốc tế, có uy tín quổc té không có
nghĩa là có khả năng tạo sự tin cậy đối vói mọi quốc gia.
Quốc gia vốn đa dạng, tương tác lại càng đa dạng nên
nhìn nhận về uy túi của quô'c gia khác cũng khác nhau. Có
uy tín quôc tế cũng không có nghĩa là có uy tín trong mọi
lĩnh vực. Mỹ có tiếng nói trong nhiểu lĩnh vực và vấn đế
quốc tế nhưng việc Mỹ không được bầu vào ủ y ban Nhân
quyền năm 2005 cho thây uy tín quôc tê của Mỹ khóng
phải là toàn diện. Do không có đủ nguổn lực vật chát và
cơ sở tmh thần nên quôc gia thường chi có uy tín trong
lĩnh vực nào đó như uy tín chính trị, uy tín kinh té,... Ví
dụ, uy tín chính trị của Liên Xô sau năm 1945, uv tín kinh
tế của Nhật Ban hiện nay,... Hon nửa, việc duv tn được uy
túi là khá khó khăn do dựa trên niêm tin vón la một điẽu
khá mong manh trong một thế giới đầv hoai nghi. Có
được niềm tin đã khó, giữ được niêm tin con khó hon.
Các yếu tố tinh thán trong quyên lực của quốc gia
279
Sau Chiên tranh lanh, uy tín của Mỹ được nâng cao nhưng
đã bị sút giảm sau nhiểu sự kiện. Ví dụ như việc Mỹ
không ký Nghị định thư Kyoto đã làm uy tín của Mỹ
trong các nước đang phát triển bị sứt mẻ. Uy tín của Mỹ
lại tiếp tục đà đi xuông khi Tổng thống Bush thi hành
chính sách đon phương sau vụ 11 tháng 9 - một chính sách
tạo ra uy thế nhưng lại làm giảm uy tín. Và gần đây nhất
là sự cố Wikileak năm 2010 đã ảnh hưởng không nhỏ tới
niềm tin và từ đó là uy tín của Mỹ ngay trong chính các
nước đổng mirth của mình.
Văn hóa
Trước kia, trong thực tiễn và nghiên cứu quan hệ
quốc tế, văn hóa hầu như không được chú ý. Các công cụ
văn hóa râ't ít được sừ dụng trong quan hệ quốc tế hoặc
nếu có thì củng không nhiều. Trong nghiên cúxx, các công
trình vê văn hóa trong quan hệ quốc tế củng chi mới xuât
hiện vài ba chục năm trờ lại đây. Tuy nhiên, đến thời
hiện đại, dước tác động của sự phát triển, văn hóa ngày
càng có ảnh hường tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong
đó có quan hệ quốc tế. Ngày nay, vai trò của văn hóa đối
với quan hệ quốc tế đã được nhận thức. Không chi đóng
vai trò như môi trường cua quan hệ quốc tế, văn hóa
ngày càng trờ thành một thứ phương tiện, một dạng lợi
ích và một lĩnh vực quan hệ. Đối với quyền lực cũng vậy,
văn hóa được coi là một bộ phận hay công cụ làm nên sức
manh tông hợp quốc ặ a . Thậm chí, nhiều khi, van hóa còn
280
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc té duck góc nhm hch sú
được coi như một thứ quyển lực. Nhìn chung, vãn hóa có
thê tác động đến quyền lực quốc gia theo nhiẽu cach thức
khác nhau.
Thứ nhất, văn hóa có thệ tạo động lực cho việc nâng
cao sức mạnh quốc gia. Các nền văn hóa được xảy dụng
qua một quá trình lịch sử lâu dài nên thường gãn bó với
tư tường dân tộc và tình thần yêu nước. Những co sò này
đem lại sức mạnh tinh thần cho quốc gia. Hav nói cách
khác, đó là một thứ động lực cho việc xây dựng quyẽn lực
quốc gia. Thậm chí, trong một số trường hợp, ván hóa có
thê tác động tới xu hướng bá quyển trong khu vực. Đảy là
trường hợp chủ nghĩa trung tâm văn hóa. Những nẽn văn
hóa lớn có ánh hưởng đối với quốc gia khác dé bị kích
thích bời xu hướng trờ thành trung tâm quyển lự c Ví dụ
như chủ nghĩa Đại Hán, chủ nghĩa Đại Nga, chu nghĩa Đại
Xécbia,... trong lịch sử
Thứ hai, văn hóa nhiều khi được sừ dụng như phương
tiện gây anh hương. Anh hường văn hóa được thiét lập sẽ
đem theo vào các giá trị và quan điếm chính trị có thế có
lợi cho nước phô biến. Thậm chí, ánh hường ván hóa còn
tạo ra sự hấp dẫn văn hóa. Một nên văn hóa đặc sắc có thế
đem lại sự quan tâm, sự tôn trọng và những mối thiện
cam từ bên ngoài. Vi thê, ngoại giao công chủng, xuát
khâu văn hóa và phô biến ngôn ngữ thường nám trong
chinh sách của các nưóc, nhât là các nước lớn. Đo la một
dạng chinh sách nhằm gianh “con tim và khói óc" cua các
nước lớn và gianh thiện cam cua các nước nho. Các nước
Các yếu tố tinh thần trong quyền lực của quốc gia
281
Đông Bắc Á là những ví dụ điển hình. Tuy chậm hom so
với phương Tây nhưng các nước này rất chú ý đến vấn đê
văn hóa. Trung Quốc hiện nay đang c ố gắng thu hút
khách du lịch1, xuất khẩu văn hóa phẩm, mở râ't nhiều
Viện Khổng Tử ở nước ngoài để quảng bá văn hóa và dạy
tiếng Hoa. Một nước khác nhỏ hơn là Hàn Quốc cũng
đang tích cực quảng bá những đặc sắc văn hóa của mình
từ truyền thống cho tới hiện đại ra khu vực và thế giới, mà
sự nổi lên của "làn sóng Hàn Quốc" là một minh chứng.
Thứ ba, văn hóa cũng có thể được dùng như phương
tiện lôi kéo, tập hợp lực lượng nhằm mưu đạt quyền lực.
So với kinh tế và chính trị, phương tiện văn hóa ít gây
nghi ngờ và dễ được châ'p nhận hơn. Pháp là một ví dụ
điển hình qua chính sách viện trợ văn hóa và thành lập
Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (Francophonia).
Tương tự như vậy, Tây Ban Nha cũng sử dụng chính sách
ngôn ngữ khi tổ chức Hội nghị các nước nói tiếng Tây Ban
Nha. Nga dùng tiếng Nga và các mối quan hệ văn hóa
truyền thống để duy trì ảnh hưởng ở các nước thuộc Liên
Xô trước kia trong Cộng đổng các quốc gia độc lập (CIS).
Thứ tư, văn hóa cũng là chất xúc tác cho sự liên hợp
giữa các quốc gia, và từ đó nâng cao sức mạnh tập thể.
Đây là hiện tượng hav xuất hiện ở các khu vực văn hóa và
là một cơ sờ quan trọng cùa chủ nghĩa khu vực. Đó củng
1 Năm 2010, Trung Quốc đã thu hút khách du lịch nước ngoài
nhiều thú hai th ế giới.
282
Một số ván đê lý luận quan hệ quóc té dươi góc nhìn lích sử
là cách thức mà các nước đang phát trién hay dùng đê
nâng cao tiếng nói trong chính khu vực của nrunh. Hiện
tượng này đang diễn ra khắp thê' giới mà Đóng Nam Á là
một ví dụ. Tương đồng và những giao thoa văn hòa trong
lịch sử là một cơ sở quan trọng hình thành nén chu nghĩa
khu vực ở Đông Nam Á. Từ năm 2003, các nước ASEAN
đã xác định tăng cường hợp tác văn hóa - xã hội nhu một
trong ba trụ cột của việc xây dựng Cộng đổng ASEAN.
Thứ năm, tương đồng văn hóa và những giá trị chung
được chia sẻ dễ tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và sự đông
cảm giữa các quốc gia, từ đó là sự ủng hộ quõc tế trong
vấn đê nào đó. Các quốc gia Hồi giáo có thê khác nhau
trong nhiều vân đề nhưng giữa họ vẫn có sự cám thông và
chia sẻ nhâ't định trong một số vấn đê quốc tế liên quan
đến tôn giáo của họ. Ví dụ, cho dù vẫn chia rẽ vói nhau,
các nước Hồi giáo đều phản ứng khá mạnh trước vụ tranh
biếm họa Đârtg Tiên tri Mohamed và vụ bình luận vế Hổi
giáo của Giáo hoàng Benedict năm 2006. Hay việc có
những nhân vật quan trọng trong chính quyển một vài
nước Arập thân Mỹ nhưng vẫn tài trợ ngầm cho Al-Qaeda
củng cho thấy điểu này.
Thứ sáu, văn hóa cũng liên quan ít nhiểu đén đáu
tranh quvên lực trong quan hệ quốc tế. Sự đụng độ giữa
các nên ván hóa đôi khi ân chứa mục đích giành đuọc ưu
thê cho các giá trị cua minh. Đó chính là quyển lực. Khóng
những thê, văn hóa đôi khi còn gắn bó với quvén lực
trong cái gọi là văn hóa chính trị. Vì thế, chính trị quyẽn
Các yếu tố tinh thần trong quyền lưc của quốc gia
283
lực thường dễ bị lôi vào đi kèm với các xung đột văn hóa,
nhâ't là trong các xung đột văn hóa chính trị. Ví dụ, sự
đụng độ giữa phương Đông và phương Tây, sự va chạm
giữa văn hóa Thiên chúa giáo và Hồi giáo,... hiện nay
không đơn thuần là xung đột văn hóa mà còn mang màu
sắc xung đột quyền lực trong quan hệ quốc tế.
Với tất cả các tác động trên, sự liên quan giữa văn hóa
với quyền lực là không hề ít. Rõ ràng, văn hóa là một yếu
tố phải tính đến trong việc xây dựng sức mạnh quốc gia.
Trong quan hệ quốc tê' không có nền văn hóa này hay hơn
nền văn hóa kia, nhưng có nền văn hóa lớn và nền văn
hóa nhỏ vói khả năng và quy mô ảnh hưởng ra bên ngoài
khác nhau. Điều này phụ thuộc không chỉ vào những giá
trị văn hóa nội tại, mà còn vào sự lựa chọn và cách thức
truyền bá ra bên ngoài.
Lãnh đạo
Sự lãnh đạo là việc đề ra mục tiêu, xác định nhiệm vụ,
lựa chọn biện pháp và chỉ đạo thực hiện cho tô chức hay
nhóm mà mình là người đứng đầu. Sự lãnh đạo cũng bao
gồm cả việc lôi cuốn, huy động, tổ chức và hướng dẫn
người khác thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Trên quy
mô quốc gia, sụ lãnh đạo được thể hiện trong hoạch định
và triển khai đường lối chính sách của đâ't nước. Sự lãnh
đạo là không thể thiếu đối với quốc gia và có ảnh hường
khá nhiềủ đến quan hệ quốc tế. Sụ lãnh đạo đúng đắn có
thế làm đất nước mạnh lên, nhưng sụ lãnh đạo sai lầm có
284
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhin lích sù
thê làm cho đất nước suy tàn, thậm chi qua nhiêu thẻ hệ.
Trên quy mô quan hệ quốc tế cũng có quan niệm như vậy,
"... trong thế giới đa cực hiện nay, vai ưò lãnh đạo vẫn có
tầm quan trọng"1.
Sự lãnh đạo rất quan trọng đối với việc xảy dựng và
thực thi quyền lực quốc gia trong quan hệ quòc tế. Điểu
này càng đúng đôi với các triều đại phong kiên khi quyển
lực tuyệt đối tập trung vào tay các vị vua. Điếu này cũng
đúng trong thời đại ngày nay cho dù lãnh đạo chính trị đã
trở thành công việc của nhiều người. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế, việc chú ý đến yêủ tô này bắt
đầu khá muộn. Đầu tiên là những cố gắng đưa tâm lý học
vào nghiên cứu nhận thức của các nhà lãnh đạo. Robert
Jervis có thê là một trong những người đẩu tiên (1968) đề
cập vai trò của nhận thức và nhận thức sai trong việc hình
thành tư duy của các nhà hoạch định chính sách2. Sau
Robert Jervis, xu hướng nghiên cứu này đã được phát
triển hơn với đại biểu là Rose McDermott. John Odell
(1979) đã từng viết "hành vi không chỉ phụ thuộc vào thực
tế mà còn phụ thuộc vào cách thực tế được nhận biết và lý
giải... Những suy nghĩ độc lập của những nhà hoạch định
1. M argaret G. Hermann & Joe D. Hagan, "Xâv dựng chính
sách trong quan hệ quốc tế: Vai trò cua người lãnh đạo~, Lý luận
Quan h ệ CỊUÔC tế, Học viện Quan hệ quốc tê' Hà Nội, 2007, tr. 234.
2. Xem Robert Jervis, "Các già thuyết vẽ nhận thúc sai", Lý
luận Quan h ệ quốc tế, H ọc viện Quan hệ qu ôc tê' Hã N ội, 2007,
tr. 235-257.
Các yếu tố tinh thắn trong quyền lưc của quốc gia
285
chính sách hàng đầu và các nhà c ố vâh [mang tính] quyết
định hoặc là những thành phẩn không thê thiếu được đê
lý giải hành v i"1. Vai trò của các cá nhân càng được khẳng
định trong quá trình nghiên cứu chính sách đối ngoại - nơi
mà dấu ấn cùa các nhà lãnh đạo khá đậm nét2. Đến chủ
nghĩa kiến tạo, vai trò cá nhân của các nhà lãnh đạo và các
nhà hoạch định chính sách lại càng được chú ý. Những
người theo thuyết này coi cá nhân, đặc biệt giói tinh hoa
(elite) là một đơn vị phân tích chính trong quan hệ quôc tế
chứ không phải chi tập trung vào quốc gia hay nhà nước
như quan niệm của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự
do. Nhìn chung, phân tích nhận thức đã được chia tách
với chủ nghĩa duy lý. Hiện nay, cấp độ phân tích cá nhân
(tập trung vào các nhà lãnh đạo) đã trở thành phô biến
trong nghiên cứu quan hệ quôc tế.
Trong quan hệ quốc tế, sự lãnh đạo có thể tác động tới
quyền lực quốc gia theo một số chiều hướng sau:
Thứ nhất, sự lãnh đạo hoàn toàn có thê làm tăng hay
giảm quyền lực quốc gia. Sự lãnh đạo có thê đúng, có thê sai
trong việc ra quyết định hay chọn lựa công cụ thích hợp
1. Benjamin J. Cohen, "The Multiple Traditions in American IPE",
Mark Blvth edit Routledge Hcmdbook o f International Political Economy,
Routledge, London and New York, 2009, tr. 33.
2. Xem thêm Margaret G. Hermann & Joe D. Hagan, ' Xây
dụng chính sách trong quan hệ quốc tế: Vai trò cùa người lãnh
đạo" Lý luận Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội,
2007, tr. 222-234.
286
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té đươi goc nhìn Itch sủ
trong từng tình huống. Điêu này rát quan trọng, đặc biệt
trong đấu tranh giành quyền lực. Nếu đúng, sụ lãnh đạo
có thê tạo ra lợi thế nào đó hoặc làm tăng sức mạnh cho quõc
gia. Nếu sai, kết quả là ngược lại. Quyết định sai lấm cua
Saddam Hussein trong chiến tranh với Iran 1980-1988 đã
khiến đất nước Irấc không được gì mà còn bị tan phá. Sau
đó, Saddam Hussein đã đi đến quyết định sai lám thú hai
là đưa quân sang chiếm Côoét năm 1990. Sự việc này đã
gây phàn ứng bất lợi cho Irắc cả trên thế giới lẫn trong các
nước Arập và dẫn đến Chiến tranh vùng Vịnh nám 1991.
Kể từ đó, đất nước Irắc bị roi vào cành bất ổn vá đói nghèo.
Irắc từ một nước có tiêm lực và có tiếng nói ó vórng Vịnh
trở thành một quốc gia yếu như hiện nay.
Thứ hai, sự lãnh đạo phụ thuộc khá nhiểu vào năng
lực trí tuệ, phẩm cách cá nhân và cá tính cùa nhà lãnh
đạo. Các phẩm chất này như thế nào sẽ anh hương đến
việc xác định mục tiêu và lựa chọn chiến lược đúng hay
sai, đường lối chính sách có tầm nhìn hay không,... Dá'u
ấn cá nhân lãnh đạo trong chính sách đối ngoại quốc gia
là thực tế khá phô biến. Một nhà lãnh đạo có tham vọng
nhiêu hav ít sẽ anh hường đến mục tiêu quyến lục quốc
gia. Một nhà lãnh đạo cứng rắn hay mém yếu dễ tác
động đến cách thức giai quyết mâu thuẫn theo hướng đối
đầu hav thoa hiệp. Một nhà lãnh đạo có cái tói nhiéu hay
ít thì lại anh hướng ít nhiêu đến tính linh hoạt trong các
vân để đôi ngoại. Tát ca những điểu này đêu ánh hưởng
không nho tới sức mạnh quốc gia. Điêu này khiéh cho
Các yếu tố tinh thần trong quyên lưc của quốc gia
287
việc lựa chọn các nhà lãnh đạo trở nên quan trọng đối với
mọi quô'c gia.
Thứ ba, sự lãnh đạo sẽ có nhiều tác động lớn đến
quyền lực quốc gia khi có khả năng huy động được lực
lượng xã hội, ý chí của nhà lãnh đạo có thê góp phần tạo
nên tinh thần và ý chí của toàn dân. Đê đạt được điều này,
nhà lãnh đạo hoặc kiếm soát được nhân dân, hoặc giành
được sự ủng hộ của họ. Hiện nay, vì nhiều lý do, xu
hướng giành được sự ủng hộ trở nên phô biến hơn là sự
kiêm soát. Sự phô biến của chế độ bầu cử phô thông đầu
phiếu cùng với các tiêu chí cho nhà lãnh đạo và quy định
nhiệm kỳ nắm quyền không đơn giàn chi là sự thắng thế
của dân chủ mà còn nhằm bầu ra được những nhà lãnh
đạo đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và đoàn
kết quốc gia.
Trong vân đề này, củng có sự tranh luận liên quan đến
quan hệ giữa sự lãnh đạo với cơ chế ra quyết sách của một
quốc gia. Cơ chế này có thê giúp quyết định đi vào cuộc
sống nhanh hay chậm, kịp thòi hay không kịp thời. Cơ chế
này có thê giúp quyết sách được thực thi nghiêm ngặt hay
không. Cơ chế này cũng có thế làm tăng hay giảm kha
năng sai lầm trong quyết sách cùa nhà lãnh đạo. Hiện nay,
cuộc tranh luận về việc chế độ độc tài hay dân chủ giúp
cho quyết sách hiệu qua hơn vẫn chưa có câu tra lời cuối
cùng. Quan điếm thu nhất cho rằng chế độ độc tài hay tập
quvền giúp có quyết định nhanh hơn, quyết sách được
tuân thu nghiêm ngặt hơn. Những người theo quan điếm
288
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dươi góc nhìn lích sủ
này dựa trên các trường hợp lịch sử của Thánh Cát Tư
Hãn, Napoleon, Hitler hay Stalin đê chứng minh. Quan
điểm thứ hai ủng hộ chế độ dân chủ hay tản quyên.
Những người theo quan điểm này cho rằng chê độ dân
chủ dựa trên lợi ích của số đông, có cơ chê kiếm soát và
phản biện nên ít có khả năng sai lầm hcm. Họ đã viện dần
trường hợp của Roosevelt và Churchill để báo vệ quan
điểm của mình.
Công luận
Công luận là những thông tin, quan điểm, giá trị nằm
dưới dạng phản ứng của một bộ phận xã hội tới các
quyết định chính sách. Công luận tác động đên những
người tham gia hoạch định chính sách qua phương tiện
thông tin đại chúng, qua phản ứng dưới nhiều hình thức
khác nhau của cả lực lượng trong và ngoài nước. Do
phản ứng có thể thay đổi cả về nội dung lẫn mức độ và
phương thức tác động nên công luận cũng dễ thay đổi.
Nó đóng vai trò như một biến số nằm trong môi trường
trong nước và quốc tế. Công luận là một thứ gi đó vô
hình nhưng có khả năng tác động đến tâm lý, tinh thần
và nhận thức con người. Từ đó, công luận tác động đên
chính sách quốc gia và quan hệ quốc tế. Bởi thế, công
luận là ỵếu tô' quô'c gia buộc phải tính đên trong chính
sách và hành vi đối ngoại của mình. Nhưng ngược lại,
công luận cũng có thê tác động đên quyển lực quòc gia
theo một sô' cách thức dưới đây:
Các yểu tó tinh thân trong quyền lực của quốc gia
289
Thứ nhất, công luận quốc tế có thể làm tăng sức mạnh
tinh thần cho quô'c gia cũng như làm giảm ý chí và tình
thần đôi phương. Từ đó, công luận quốc tế đem lại những
ưu thế về sức mạnh tính thần so với đối phương, góp
phần tạo nên quyền lực vô hình cho quốc gia. Công luận
quốc tế là một nhân tố đáng kê cho thắng lợi của Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống đ ế quốc Mỹ khi đề
cao tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, tranh thủ được
sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân
Mỹ. Chính công luận quốc tế và phong trào phản chiến
bên trong nước Mỹ đã góp phần tiếp thêm sức mạnh và
niềm tin cho chúng ta, góp phần làm giảm tính thần và ý
chí của Mỹ. Mỹ đã buộc phải xuống thang, ký kết Hiệp
định Paris năm 1973 và rút quân khỏi Việt Nam.
Thứ hai, công luận quốc tế cũng có thể góp phần làm
thay đổi nhận thức và chính sách đối ngoại quốc gia theo
hướng có lợi cho ai đó. Công luận quốc tế có thê tạo ra sức
ép buộc quốc gia thay đổi chính sách đối ngoại nào đó, nhất
là trong trường hợp những người hoạch định chính sách
không đủ thông tín và chưa đủ tin tưởng về khả năng kiểm
soát tiên trình sự kiện. Mỹ và một số nước đã tạo được công
luận quốc tế rộng rãi cho việc chống phổ biên vũ khí hạt
nhân cho dù chính sách này góp phần tạo đẳng cấp quyển
lực và bất bình đẳng an ninh trong quan hệ quốc tế. Số
lượng các quốc gia xây dựng chính sách phát triển vũ khí hạt
nhân sau Chiến tranh lạnh giảm đi nhiều so với trong Chiên
tranh lanh có phần đáng kế là nhờ công luận quốc tế này.
290
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc té dươi goc nhm lích sủ
Thứ ba, công luận quốc tế giúp quốc gia tranh thu sự
ủng hộ quôc tế, hạn chế sự trợ giúp quôc tê cho đỏì phuong.
Điều này hoàn toàn có thế dẫn đên sự thav đói trong so
sánh lực lượng giữa hai bên. Trong đó, sự ung hộ quốc tẻ
phụ thuộc đáng kế vào tính hợp pháp trong các hành vi
đối ngoại quốc gia. Vì thế, các quốc gia thương đé cao tính
hợp pháp hay biện minh đạo đức cho các hành động cùa
mình để ưanh thủ sự ủng hộ quốc tế và cô lập đôì phưcmp.
Trong cuộc chiến tranh Ápganixtan cuối năm 2001, Mỹ đã
tranh thủ mọi diễn đàn và phương tiện đê tạo ra một công
luận quốc tê rộng rãi ủng hộ cho cuộc tâh công chống chù
nghĩa khung bố quốc tế. Công luận này đã góp phán làm
tan rã sự ủng hộ quốc tế đối với chính quyển Taliban khi
Pakixtan và Các Tiêu vương quốc Arập thống nhất - hai
trong SỐ ba nước có quan hệ vói chính quyẽn Taliban chấm dứt quan hệ với Taliban và đứng vê phía Mỹ. Đê tạo
thêm tính hợp pháp cho cuộc târi công, Mỹ đật tén cho
chiến dịch quân sự của mình ờ Ápganixtan là "Enduring
Peace" (Nên hòa bình bền vững). Đồng thòi, ưong thời
gian chiến tranh, Mỹ cũng kiếm soát báo giới trong nước
chặt chẽ chưa từng thây nhằm tạo công luận thuậr» lợi cho
nô lực chiến tranh cùa mình.
Như vậy, công luận quốc tế đóng vai trò giá trị gia
tăng cho quyển lực quốc gia ca vê vô hình lẫn hữu hình.
Trong bối canh quốc tế hóa và toàn câu hóa đang diễn ra
mạnh mẽ hiện nav, vói sự trợ giúp cua mạng thóng tin
liên lạc toàn cấu, công luận càng có kha năng táng thém
Các yếu tố tinh thân trong quyển lưc của quốc gia
291
sức nặng của mình trong quan hệ quốc tế. Cùng với xu
hướng dân chủ tăng lên trong quá trình hoạch định chính
sách đổi ngoại, công luận quổc tế càng có điều kiện phát
huy vai trò của nó. Ngày nay, công luận quôc tế vẫn tiếp
tục có khả năng khuyến khích hoặc kiểm chế đôi với
nhiều hành vi quốc gia trong quan hệ quốc tế, từ đó tác
động đến quyền lực quốc gia trong quan hệ quô'c tế. Vì
thế, các quổíc gia thường thực hiện công tác tuyên truyền
đối ngoại đế nhằm tranh thủ công luận có lợi cho mình.
Tuy nhiên, có điều cần lưu ý rằng không phải bao giờ
công luận cũng đúng.
Tri thức
Tri thức là những hiểu biết của con người về thế giới
và nhân sinh. Trước kia, tri thức không được coi là thành
tố của quyền lực. Tuy nhiên, đến thời hiện đại, tri thức
ngày càng được nhìn nhận là có ảnh hưởng lớn đến
quyền lực quốc gia. Sự nhấn mạnh vai trò này của tri
thức được bắt đầu trong các lý thuyết quan hệ quốc tê
hậu thực chứng nổi lên từ thập niên 1980 và dần dần đã
ảnh hưởng sang cả các lý thuyết truyền thống như chủ
nghĩa hiện thực và chù nghĩa tự do. Cho dù hiện nay
quan niệm vẫn có sự khác nhau đáng kê nhưng vai trò và
tác động của tri thức đối với quyền lực đã được hầu hết
các lý thuyết quan hệ quốc tế ghi nhận. Dưới đây là
những tác động chủ yếu của tri thức đối với quyền lực
quốc gia trong quan hệ quốc tế:
292
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lỊCh sừ
Thứ nhất, tri thức đóng vai trò nguốn của sức mạnh
quân sự - thành tố cơ bản của quyển lực quỏc gia. Tri thức
là nền tảng và là cái làm nên sự phát triển khoa học - công
nghệ. Không có sự phát triển khoa học - công nghệ nào mà
không dựa vào sự phát triển tri thức. Sự phát triên của
khoa học - công nghệ dẫn đến sự phát triên quân đội hiện
đại và vũ khí công nghệ cao. Lịch sử chạy đua vũ trang
của nhân loại chủ yếu đi theo hướng này. Không nhũng
thê^ khoa học - công nghệ còn có thể đem lại sự đột phá
trong nâng cao năng lực quân sự và vì thế có khả năng
đem lại sự biến đôi nhanh chóng về quyến lực. Trong
Chiến tranh lạnh, nhờ nắm được công nghệ chê tạo vũ khí
hạt nhân mà Liên Xô nhanh chóng có được vị thế siêu
cường ngang hàng với Mỹ bất châp kinh tế vân còn thua
kém. Trong thòi đại ngày nay, ưu thế về năng lực quân sự
của các nước vẫn tiếp tục dựa chủ yếu trên nển tang công
nghệ. Và điều này cho thấy vai trò ngày càng tăng cùa tri
thức (khoa học - công nghệ) đối vói sức mạnh quán sự
trong quyền lực quô'c gia.
Thứ hai, tri thức cũng đóng vai trò nguồn tương tự đối
với sức mạnh kinh tế - một thành tô' co bàn khác cùa
quyền lực quốc gia. Với tư cách là lực lượng san xuát, sự
phát triên khoa học - công nghệ đem lại sự phát trién kinh
tế. Không một nên kinh tế phát triển nào mà không dựa
vào sự phát triển tri thức khoa học - công nghệ. Điéu này
càng đúng trong thời đại ngày nay, trong bói canh nến
kinh tê tri thức khi tri thức khoa học - công nghệ tro thanh
Các yếu tố tinh thần trong quyển lưc của quốc gia
293
lợi th ế cạnh tranh so sánh đem lại nhiều lợi nhuận nhất,
ưu thế kinh tế của các nước phát triển hiện nay dựa chủ
yếu vào ưu thế về tri thức khoa học - công nghệ. Việc các
nước phát triển chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
chính là nhằm bảo vệ được ưu thế đó. Các nước này đầu
tư nhiều vào lĩnh vực giáo dục và khoa học cũng là nhằm
thực hiện mục tiêu này. Xét theo chiều ngược lại, sự yếu
kém về khoa học - công nghệ chắc chắn sẽ đem lại sự kém
phát triển và từ đó là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong
thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến
vị thế yếu của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, ngoài vai trò là nguồn, bản thân tri thức khoa
học - công nghệ cũng được coi như một thứ quyền lực
tiềm năng. Một quốc gia có nền giáo dục đúng hướng và
phát triển, có sự quan tâm đầu tư cao cho khoa học - công
nghệ với chiến lược phát triển lâu dài sẽ có nhiều cơ hội
phát triển trong tương lai. Nguồn nhân lực có tri thức và
khoa học như vậy sau này sẽ được chuyển hóa thành sức
manh quân sự và kinh tế của quốc gia trong tương lai.
Không chi có vậy, tri thức khoa học là thứ có thể đem lại
sự phát triển trong mọi lĩnh vực của đất nước. Ngược lại,
một nền giáo dục và khoa học trì trệ, hình thức cũng đổng
nghĩa với sức mạnh yếu kém sau này. Vói ý nghĩa vừa là
nguồn vừa là quyền lực tiềm năng như vậy, tri thức khoa
học - công nghệ không chi là thành tố đơn thuần mà chính
là thành tố cơ bàn của quyền lực quốc gia. Hiện nay, điều
này đã được nhìn nhận một cách phổ biến. Vì thê' rất
294
Một sổ vấn đê lý luận quan hệ quốc tế duởi góc nhìn lịch sử
nhiều nước đã tập trung nguồn lực cho phát trién giáo dục
và khoa học.
Thứ tư, tri thức cũng là ngu ổn cho nhiêu vếu tố tinh
thần kể trên. Tri thức tốt sẽ xây dựng được chinh sách
đoàn kết tốt. Tri thức là nền tảng của tư tương khi mọi tu
tưởng đều xây dựng trên nền tri thức. Tri thức cao là co sỏ
đê tạo ra uy tín. Tri thức phát triển là một giá trị bổ sung
giúp nâng cao vai trò của văn hóa đối với quvến lực quốc
gia. Tri thức cũng là thành tố không thê thiếu đối vói mọi
sự lãnh đạo trong thời đại ngày nay. Tri thức vùa là nội
dung, vừa là cách thức trong tuyên truyền đối ngoại nhằm
tranh thủ công luận có lợi cho mình. Và cuối cùng, tri thức
cũng đóng vai trò quyết định với chính sự phát triển tri
thức sao cho đúng hướng và hiệu quả.
Thứ năm, dưới góc độ của các lý thuyết quan hệ quốc
tế hậu thực chứng như chủ nghĩa kiến tạo hav lý thuyết
phê phán, tri thức còn có vai trò chi phôi nhát định đối vói
thực tiễn. Theo các lý thuyết này, thực tiễn không hoàn
toàn khách quan mà có sự phụ thuộc đáng kẻ vào tri thức,
hay nói cách khác, tri thức là một phân cùa thực tiễn. Tri
thức khác nhau dẫn đến nhận thức thực tiễn khác nhau và
từ đó là hành xư đối với thực tiễn khác nhau. Tri thức tốt
dân đên nhận thức tốt và từ đó là cách hành xư tốt đối với
thực tiên và qua đó dễ nâng cao quyển lực quỏc gia hon là
tri thức kém hoặc tri thức không đúng. Vì thế, theo các ]ý
thuyết nàv, tri thức là một bộ phận quan trọng góp phấn
làm nên sức mạnh cua quốc gia. Trong khi đó, đói với các
Các yếu tố tinh thần trong quyển lưc của quốc gia
295
lý thuyết quan hệ quôc tê' thực chứng truyền thông như
chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do, tri thức tuy không
được để cao như một phần của thực tiên nhưng cũng
được tính đến trong các lý thuyết này. Cả hai lý thuyết
truyền thống này đều để cao tính toán lý trí của quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Điểu đó có nghĩa, nếu anh có tri
thức tốt, nhiều khả năng anh sẽ có chính sách đúng, tính
toán đúng, chọn lựa được công cụ phù hợp và biện pháp
hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh quốc gia cũng như
trong giải quyết các tranh chấp quyền lực.
Với những vai trò và tác động như vậy, theo chúng
tôi, tri thức cần phải được coi là một trong những yếu tô'
hàng đầu và không thể thiếu được trong việc xây dựng
sức mạnh hay quyền lực của quô'c gia.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến
quan hệ quốc tế nói chung và quyền lực quốc gia nói
riêng. Đây là những vấn đề còn đang tranh luận và còn
nhiều điều phải bàn. Ví dụ, chủ nghĩa hậu thực dân
(jpostcolonialism) cho rằng chủng tộc có liên quan đên
quyền lực. Chủ nghĩa vị nữ (feminism) lại cho rằng yêu tố
giới cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyền lực. Thêm vào
đó cũng có những quan điểm khác như dân tộc tính, bàn
sắc, truyền thống, lối sống, hệ giá trị, vốn xã hội, thông tin
sở hữu được... và nhũng yếu tố thuộc chính trị đối nội
như đạo đức quốc gia, chất lượng chính phủ, sự ủng hộ
cùa công chúng và sự ôn định chính trị như quan điếm
cùa Hans Morgenthau cũng là những yêu tố có thế làm
296
Một sổ vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưỡi góc nhìn lích sử
thay đổi quyền lực. Chúng tôi cho rằng đây đẽu là những
yếu tố phải tính đêh trong quan hệ quốc tế nói chung,
trong vấn đê' quyền lực nói riêng.
Như vậy, các yếu tố tinh thần là thành tỏ cấn thiết và
quan trọng chứ không phải chỉ là nguồn bó sung cho
quyền lực quốc gia. Và vì thế, có lẽ cần nghiên cứu thêm
về các yếu tố tính thần khác bên cạnh bảy yếu tố kê trên.
297
NHẠN THỬC VỀ HỆ THỐNG QUỐC TÊ
Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể tản mác hay tập
hợp vói nhau trong một chinh thế nào đó? Nếu có, quá
trình tập hợp này diễn ra như thế nào? Sự tập hợp đó có
phải là tâ't yếu hay không? Trạng thái cuối cùng của tập
hợp đó là gì? Câu trả lời ở đây được nhiều học giả cho
rằng đó là hệ thống quốc tế.
Trong quan hệ quôc tế, các chủ thể tự do hành động
hay còn phụ thuộc vào điêu kiện khách quan? Liệu có tồn
tại những tác động chung xuất phát từ hành vi riêng rẽ
của các chủ thế khác? Nếu có, những tác động này quy
định quan hệ đối ngoại của các chủ thê quan hệ quốc tế
như thế nào? Câu trà lời ờ đây vẫn được cho là hệ thống
quốc tế.
Trong quan hệ quốc tế, hành vi của chủ thể thường
mang nặng tính chủ quan và khó đoán trước. Những tác
động bên ngoài nếu ôn định sẽ khiến hành vi dễ ổn định
hơn, những mẫu hình tương tác có tính phổ biến củng dễ
hình thành hơn. Việc xác định được những mẫu hình
tương tác giữa các quốc gia có tính Ôn định hay phổ biên
298
Một số vấn đề lý luận quan hê quốc tế dưới góc nhin Ịịch sử
hơn có thê giúp đoán định được hành vi. Vậy làm thê nào
đê xác định được các mẫu hình nghiên cứu có tinh dự báo
này. Câu trả lời ở đây một lần nữa lại được cho là hệ
<1
л /
ạ '
, Ạ '
thông quốc tê.
Vì thế, trên phương diện lý thuyết, việc nghiên cứu hệ
thông quốc tế là cần thiết để có thể xác định các xu hướng
vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện
chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và
phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế,... Đối với các
quốc gia, hệ thống quốc tế chính là một trong những cơ sờ
hoạch định chính sách đối ngoại. Đó cũng là điêu kiện bên
ngoài quy định thuận lợi và khó khăn cho các chù thế khi
tham gia vào quan hệ quốc tế. Đôi với Việt Nam, tìm hiếu
hệ thống quốc tế giúp chúng ta có thê hiếu thêm môi
trường quan hệ quốc tế và những tác động của nó mà
nước ta phải tính đến trong hoạch định chính sách đối
ngoại và quá trình hội nhập quổc tế, nhâ't là trong bói cành
toàn cầu hóa hiện nay.
Với ý nghĩa như vậy, bài viết này cô' gắng tim hiểu
một sô vâri đê lý luận cơ bản vê hệ thông quốc té như quá
trình phát triến nhận thức vê hệ thông quốc té trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế, các yếu tố tạo nén hệ thống
quốc tê và khái niệm hệ thống quốc tế. Việc tim hiếu
những vâh đê này có thể đóng góp phẩn nào cho việc vận
dụng lý luận hệ thống quốc tế vào trong nghiên cứu quan
hệ quốc tế.
Nhận thức vể hệ thống quốc tế
299
Sự PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG
NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hệ thống quoic tế là một dạng hệ thông phi hình thức.
Nó không hiện hữu cụ thê bằng những cơ câ'u như của tô
chức quốc tế hay có những hành vi xác định như quốc gia.
Hệ thống quốc tế tổn tại gần như vô hình, khó nhận thây
và không nhận biết được bằng cảm giác.
Hệ thống quốc tế là một sản phẩm của nhận thức và
chi được nhận biết qua phân tích lý luận. Công cụ đê nhận
thức ở đây chính là lý thuyết hệ thống. Hay nói cách khác,
hệ thông quôc tế là một quan niệm được xây dựng dựa
trên lý thuyết hệ thông. Vậy lý thuyết hệ thông đã ra đời
như thế nào và được áp dụng ra sao trong nghiên cứu
quan hệ quốc tê?
Khoa học hệ thông cùng với thuyết tương đôi, thuyết
lượng tử và công nghệ sinh học là những thành tựu vĩ đại
làm nên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba của
thế giói. Khoa học hệ thống đã đặt cơ sờ cho sự ra đời điểu
khiển học, tự động hóa,... mà đã được ứng dụng rộng rãi
trong cuộc sống, tạo nên nhũng bước phát triển lớn lao cho
nhân loại từ nữa cuối thế ký XX. Mặc dù là khoa học tự
nhiên nhưng ý tường hệ thống của nó đã được vận dụng
sang khoa học xã hội và nhân văn đê hình thành nên lý
thuyết hệ thống và cùng với đó là cách tiếp cận hệ thống.
Trên thực tế, cách tiếp cận hệ thống đã tùng tồn tại
trước đó mặc dừ có thế chưa rõ ràng và chưa có sự tông
300
Một số vắn đê lý luận quan hệ quốc tế dưởi góc nhìn lịch sử
kết vê mặt lý luận. Mác, Ăngghen và Lênin cũng sử dụng
rộng rãi cách tiếp cận hệ thống trong các tác phẵm của
mình. Hay trong tác phẩm Khoa học tô’ chức chung từ thập
niên 1920, tác giả người Nga A. A. Bogdanov đã phân tích
một loạt khái niệm và thuật ngữ của lý thuyẽt hệ thống
như "hệ thống", "phần tử", "liên hệ", "cơ cấu", "môi
trường", "tính bền vững"...
Tuy nhiên, các nhà khoa học phương Tây coi học già
người Áo sang định cư ở Mỹ Ludwig von Bertalanffy là
người đặt cơ sở cho lý thuyết hệ thống chung {general
systems theory) khi ông mưu tìm sự thống nhất giữa khoa
học tự nhiên và xã hội bằng việc áp dụng lý luận của khoa
học hệ thống vào nghiên cứu khoa học xã hội. Lý thuyết
hệ thống chung được Young (1967) gọi là "phong trào
hướng đích vào sự thống nhâ't giữa khoa học và phân tích
khoa học". Lý thuyết hệ thống chung mưu tìm việc thống
nhất các đối tượng khoa học riêng rẽ bằng việc khai thác
một ngôn ngữ phân tích và khái niệm hóa chung. Cơ sò
trong cách tiếp cận của Bertalanffy là sự phân tích hệ thống
"m ở". Hệ thống mở là một tập hợp hay một lĩnh vực có sự
tương tác với môi trường. Nếu một hệ thống được coi là
mở thì nó sẽ giám sát hành vi của mình trong quan hệ với
môi trường qua quá trình phản hổi. Kết cục của hành vi
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, tr. 126.
Nhan thifc ve he thong quoc te
301
đó sẽ là một tình trạng tương đổỉ vững bền1. Những luận
điếm về hệ thống trong lý thuyết hệ thông chung của
Bertalanffy đã đem lại những gợi ý quan trọng về cách
tiếp cận hệ thông khi coi đôi tượng nghiên cứu trong khoa
học xã hội nhân văn như một hệ thông với đầy đủ đặc điểm
và sự vận hành của hệ thông. Chúng cũng tạo điều kiện
cho sự ra đòi phương pháp phân tích hệ thống khi tính
đến các tác động từ môi trường tới hệ thống cũng như tác
động từ hệ thống tói các phần từ bên trong hệ thông.
Từ Bertalanffy, cách tiếp cận và phần tích hệ thông
ngày càng được phát triến và được áp dụng rộng rãi trong
khoa học xã hội từ những năm 1950-1960, ưong đó có
khoa học chính trị. Tuy nhiên, ban đầu cách tiếp cận và
phân tích hệ thống được áp dụng chủ yếu trong phân tích
chính trị đối nội nhiều hơn là chính trị quốc tế. Một ví dụ
nổi bật của việc áp dụng này là cuốn sách Phân tích đời
sông chính trị của Easton và Parson. Trong tác phẩm này,
dựa trên tư tường cơ sở của điều khiển học, hệ thống
chính trị được xem xét như một tổng hợp nhất định các
quan hệ nằm trong sự tương tác không ngừng với môi
trường bên ngoài qua cơ chế "đầu vào" (input) và "đầu ra"
(output). Trong đầu vào có động lực từ bên trong cũng
như những thách thức từ bên ngoài. Các nhu cầu bên
trong có nguồn gốc không chi từ những môi trường bên
1. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary o f
International Relations, Penguin Books, London 1998, tr. 525.
302
Мо? до узп сЗё 1у 1иап диап /гё дибс \ё бисм дос пЫп ЦсЬ эй
1:гог^ пЬи Ьё thбng бшЬ Л а 1, Ьё й ю г^ ха Ьбъ Ьё Й10 п§ са
пЬап,... т а Ьг са Ьё thбng Ьёп ^ о ш пЬи Ьё thбng втЬ
Йлш quбc
Ьё Йтог^ сЫпЬ й цибс Ье, Ьё th6hg ха Ьф
qu6c tё"... Ы Ь ш ^ Ыс dong Ьёп ^ о ш пау di уао Ьёп Ьог^
Ьор (Ьох), й с 1а Ьё Йюг^ сЬ т Ь Щ dбl пот qua "б з л х уао".
Уао den trong Ьор, сас Ьас dong пау duoc хй 1у Ьёп 1гоп§
Ьё thбng qua эй dбi й т^ сйа сас Ьб рЬап саи ЙчапЬ уа
d6 1ао га рЬап й т^ tбng Ьор сйа Ьё Л б г^ уса Ьёп ngoai
qua 'Маи га" du6i dang ЬапЬ dбng, dao 1иг^ Ьау Ыёп рЬар
сйа сЬ т Ь рЬй... Сас игог^ [ас duoc 1аёт й-а quа Би рЬап
сйа пЬйт^ Ьб рЬап Ьё Йтог^ уа ей Ьер пЬгю сйа т о 1
tшбng. Сас 1иог^ 1:ас пау эё Ьиос рЬш diёu сЫпЬ dё со
эй рЬй Ьор» Ьоп у61 сас рЬап й trong Ьё thбng cйng пЬи
уа1 т6 1 truбng Ьёп г^оги. Уа ей Шё' v6ng йдап Ьоап 1гп
Ьер Ьдс. Эап dаn, рЬап й , Ьё Й кя^ уа т о 1 tшбng da сЬар
пЬап пЬаи уа dat duoc trang Йгш vйng Ьеп пЬгЛ dinh кЬ]
\.а\. са с Ь й ^
со эй
Ьор
пЫп пау сох Ьё thбng сЫпЬ ф пЬи
doi у61 пЬаи. СасЬ
сЫпЬ Шё Ьйи со
п а т trong эй ^гот^ tаc Йшот^ хиуёп убг т о 1 tгuбng Ьёп
^ о ш 1. Оиа d6, сасЬ рЬап ЬсЬ Ьё thбng со Л ё giйp 1ат го
duoc сас Ьоа! dong сЬйс п а ^ уа эй уап dбng сиа Ье
thбng, хас dinh duoc nhйng уё'и \.о Ьас dong dёn Ьё йюг^
cйng пЬи пЬйт^ diёu клёп giйp duy 1:п tính бп dinh сйа
Ьё thбng. Dбng Лот, сасЬ рЬап ЬсЬ Ьё thбng сбп giйp
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, №. 127.
Nhận thức vê hệ thống quốc tế
303
thấy được môi quan hệ qua lại giữa các phần từ bên trong
với hệ thống, giữa hệ thống vói môi trường.
Cách phân tích hệ thông của Easton và Parson bị phê
phán bời nó được xây dựng trên cơ sở thực tiễn là hệ
thống chính trị của Mỹ và ít tính đến những đặc điểm
riêng của các hệ thống chính trị khác1. Mặc dù vậy, ưu
điếm của cách phân tích hệ thống chính trị này là không
thê phủ nhận. Đó chính là khả năng áp dụng vào nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, bởi xuâ't phát từ hệ thông
chính trị đối nội nên khi áp dựng cách phân tích này cho
chính trị quốc tế thì xuất hiện một số vấn đề. Ví dụ, vai trò
chính trị trong hệ thống chính trị quốc gia không giống
như vai trò chính trị trong hệ thống quốc tế nên khó mà áp
dụng tương tự. Hay sơ đồ của Easton và Parson xây dựng
trên quan hệ với môi trường bên ngoài, vậy đặc điểm môi
trường bên ngoài của hệ thống quôc tế toàn cầu là gì?2. Đó
là chưa kê hàng loạt khó khăn khác cần phải làm rõ trước
khi áp dụng cách phân tích hệ thống chính trị của Easton
và Parson vào nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Mặc dù vậy, từ giữa thập niên 1950, cách phân tích hệ
thống đã bắt đầu được áp dụng trong nghiên cứu quan hệ
quốc tế. Cách phân tích hệ thống có thế áp dụng trên mọi
cấp độ nghiên cứu trong quan hệ quốc tệ' Tuy nhiên, giá
trị nổi bật của nó là trong việc phân tích chính sách đối
1 2. Цыганков п. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, tr. 128.
304
Một số vấn đê lý luân quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
ngoại và đặc biệt là trong nghiên cứu hệ thống quốc tế. Nó
dần dần đã trở thành cách tiếp cận quan trọng bậc nhât
trong việc nghiên cứu và xác định hệ thống quốc tế. Phân
tích hệ thông đã được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều
nghiên cứu quan hệ quốc tế khác nhau và đem lại nhiêu
kết quả thú vị. Morton Kaplan là một trong số nhũng học
giả sớm áp dụng cách tiếp cận và phân tích hệ thống vào
nghiên cứu chính trị quốc tế. Rosecrance thì lại áp dụng lý
thuyết hệ thông vào xem xét lịch sừ quan hệ quổc tế cũng
như phân tích các trạng thái quan hệ quổc tế như sự cân
bằng, xung đột và hợp tác mà nhiều người cho rằng đó là
hoạt động chức năng của hệ thống. Joseph Nve củng áp
dụng hệ thống quốc tế trong nghiên cứu lịch sừ xung đột
quốc tê.
Nhưng có lẽ áp dụng nhiều nhất các luận điếm của lý
thuyết hệ thống vào nghiên cứu quan hệ quốc tế là chủ
nghĩa hiện thực mới vói đại biểu ưu tú là Kenneth Waltz.
Như Buzan nhận xét năm 1993 rằng chủ nghĩa hiện thực
mói đã bắt rễ mạnh mẽ từ phân tích hệ thống1. Cũng đi
theo tư tưởng quyền lực của các nhà hiện thực cô điển,
nhưng Kenneth Waltz và Gilpin lại cho rằng các váh đê
quan hệ quốc tế phụ thuộc vào cơ cấu hệ thống quốc tế
nhiều hơn là bản chất con người hay các chủ thế. Từ đó,
chủ nghĩa hiện thực mới đã ra đời năm 1979. Do đẽ cao
1. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary of
International Relations, Sdd, tr. 525.
Nhan thitc ve he thong quoc te
305
vai trò của hệ thong quốc tế, đặc biệt là cấu trúc của hệ
thống nên lý thuyết này còn được gọi là chủ nghĩa hiện
thực câ'u trúc (structural realism). Chủ nghĩa hiện thực mới
đã bổ sung cho chủ nghĩa hiện thực cổ điển cả vể cách tiếp
cận hệ thống lẫn yêu cầu phân tích các tác động "khách
quan" từ hệ thông. Vói chủ nghĩa hiện thực mới, hệ thông
đã trở thành một cấp độ phân tích (level o f analysis) trong
nghiên cứu quan hệ quổc tế. Đây là sự bô sung không chỉ
về phương pháp luận mà còn có ý nghĩa cả vể bản thể
luận lẫn nhận thức luận.
Hiện nay, cách tiếp cận và phân tích hệ thống đã
được sử dụng Tất rộng rãi trong nghiên cứu quan hệ
quô'c tế, đặc biệt trong nghiên cứu chính sách đôi ngoại,
xác định xu thế chung của môi trường quôc tế, phân tích
nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tói quan hệ giữa
các quốc gia,... Trong đó, sự đóng góp lớn nhâ't của cách
tiếp cận hệ thống là việc áp dụng vào nghiên cứu chính
trị vĩ mô mà qua đó đã xác định nên hệ thông quốc tế. Sự
xác định hệ thông quốc tế là về mặt lý thuyết nhưng đê
"chỉ thực tế rằng con người ở khắp mọi nơi đều có tác
động tới con người ở nơi khác và rằng cách thức phân
phối tiềm lực và quan điểm đã xác định nên thế giới mà
chúng ta đang sống"1.
1. Richard W. Mansbach, Global Puzzle: Issues and Actors in
World Politics, Houghton Mifflin Company, Boston and New York,
1997, tr. 137.
306
Một số vấn đề lý luận quan hê quốc tế dưới góc nhìn lích sủ
Bên cạnh đó, cách tiếp cận và phân tích hệ thống còn
được áp dụng không chi trong chính trị quôc tê mà còn
được mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau cua quan hệ
quốc tế như các hệ thống kinh tế quốc tế, hệ thông xã hội
hay văn hóa quốc tế,... Đồng thời, cách tiếp cận và phân
tích hệ thống cũng không còn đơn thuần đuợc áp dụng
cho nghiên cứu riêng rẽ hệ thống trong từng lĩnh vực cụ
thế, mà còn được mở rộng sang mối quan hệ giữa các hệ
thống trong các lĩnh vực khác nhau. Xu hướng mờ rộng
này đang cho phép cách tiếp cận và phân tích hệ thống
ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn trong nghiên cứu
quan hệ quốc tế. Điều đó cho phép phản ánh đáy đù hơn
thực tiễn quan hệ quốc tế vốn rất đa dạng và góm nhiểu
lĩnh vực chồng chéo đan xen lân nhau.
Như vậy, nhờ cách tiếp cận hệ thống mà chúng ta xác
định được hệ thống quốc tế vôh là cái gì đó khóng nhìn
thấy được nhung đang tổn tại quanh ta. Cũng nhờ cách
phân tích hệ thống mà chúng ta thây được nội diuig của
hệ thống quốc tế và sự tương tác bên trong hệ thống. Và
cũng nhờ đó chúng ta có khả năng dự báo được sự vận
động của quan hệ quôc tế qua hệ thống các tương tác giữa
những chu thế. Tuy nhiên, có lẽ sự vận dụng sẽ thuận lợi
hơn nếu tìm hiểu các yếu tô’câu thành nên hệ thông.
CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG QUỐC TẾ
Trên cơ sở áp dụng lý thuyết hệ thống vao nghién cửu
quan hệ quốc tế, người ta đã xác định nên cái gọi la hệ thóng
Nhận thức về hệ thống quốc tế
307
quốc tế. Tuy nhiên, không hoàn toàn giống như hệ thống
kỹ thuật, hệ thông tự nhiên, hệ thống sinh học, hệ thống
trong khoa học xã hội nói chung và hệ thống quô'c tế nói
riêng có những điểm đặc thù khiến chúng ta khó có thê áp
dụng nguyên bản cách hiếu hệ thống nói trên vào nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Những đặc thù này nằm trong mọi
yếu tố của hệ thống. Vì thế, để đi đến khái niệm hệ thông
quốc tế, chứng ta sẽ xem xét lần lượt các yếu tố của hệ
thống trong lý thuyết hệ thống chung và quy chiếu sang
hệ thống quổc tế. Các yếu tố này bao gồm: phần tử, tương
tác, môi trường, cấu trúc, chức năng, tính ổn định và quá
trình. Dưới đây là các yếu tố làm nên hệ thống quốc tế.
+ Phạn tử (element) hay bộ phận (component) là các thành
tố của hệ thông, tức là những bộ phận nhỏ hơn và nằm
trong hệ thông. Giữa các phần từ của hệ thôhg có sự tương
tác với nhau mà tập hợp chúng lại thì tạo thành hệ thông.
Sự thay đổi của phần tử có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ
thôíng và ngược lại. Số lượng của phần tử tạo nên quy mô
của hệ thống. Phần từ có thế là những tiếu hệ thống
(subsystem) với các tập hợp phần tử nhỏ hơn của mình.
Theo đó, phần tủ của hệ thống quốc tế chính là quốc
gia và các chủ thế phi quốc gia. Trong đó, quốc gia là các
phần từ quan trọng nhât của hệ thống quốc tế. Chính
chúng và quan hệ giữa chứng đã đặt nền móng cho sự
hình thành hệ thống quốc tế. Thông qua sự phát triển
quan hệ với nhau, các chủ thể quan hệ quốc tế gắn kết lại
để hình thành và phát triển hệ thống quốc tế. Chủ thê’
308
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sủ
tham gia ngày càng nhiều, hệ thống quốc tê cang mõ rộng.
Bản thân quốc gia hay chủ thể phi quốc gia cũng là nhũng
tiểu hệ thống bởi bên trong chúng củng bao gốm nhũng
phần tử nhò hơn của mình như các đang phái chinh trị,
các nhóm xã hội, các thành phần kinh tê' các cá nhân...
Nếu không có chủ thê quan hệ quốc tế, hệ thống quốc tê'
không tổn tại. Giữa chủ thể và hệ thông có sự gắn bó với
nhau. Sự thay đổi của chủ thể quan hệ quốc tế có thê dẫn
đến sự thay đổi của hệ thống quốc tế. Và ngược lại, sự
thay đổi hệ thống quốc tế cũng buộc các phần tư cùa minh
phải thay đồi theo1.
+ Tương tác (interaction) là những tác động qua lại tạo
ra sự kết nối giữa các phần tử để hình thành nên hệ thống.
Sự tương tác này phải đủ chặt chẽ đến mức sự thay đổi
của hệ thông sẽ dẫn đến sự thay đổi của các phán tử và
ngược lại. Nếu không có tương tác hoặc tương tác không
đủ chặt chẽ thì đó chỉ là tập hợp chứ không phải là hệ
thống. Mức độ và quy mô tương tác là yếu tố quy định sự
phát triển của hệ thống quốc tế. Trong một hệ thống
tương đôi ổn định, tương tác giữa các phần tư thường có
1.
Ví dụ, sự thay đổi chếđộ ở các nước xã hội chu nghĩa Đóng
Âu và sự tan rã cúa Liên Xô (chù thê) đã dẫn đêh sự chấm dứt hệ
thông quốc tê'hai cực. Việc mâ't đi một bên trong Chiên tranh lạnh
đã làm cho câu trúc thay đổi và từ đó, cà hệ thống quõc tê cũng
thay đổi. Ngược lại, sự thay đổi hệ thôrig quốc tế sau Chiéh tranh
lạnh đã buộc tất cả các nước phải điểu chính căn ban chính sách
đối ngoại của mình và tạo điều kiện cho chủ thể phi quổc gia phát
triển mạnh mẽ.
Nhận thức về hệ thống quốc tế
309
những mâu hình nhât đinh. Đó là những kiểu dạng quan
hệ phô biên và tương đối vững bền ưong tương tác giữa
các chủ thế. Khi diễn ra thay đổi lớn từ các phần tư chu
chốt và trong tương tác giữa các phần từ, hệ thống có thê
thay đổi đê hình thành nên hệ thông mới.
Theo đó, tương tác trong hệ thống quốc tế chính là
mối quan hệ theo kiểu phụ thuộc lẫn nhau giữa các chu
thế quan hệ quốc tế. Tương tác giữa chúng càng tăng, hệ
thống quốc tế càng phát triển. Tương tác giữa chúng càng
mở rộng, hệ thống quốc tế cũng được mờ rộng theo.
Ngược lại, hệ thông quốc tế càng phát triển, nó càng có
khả năng tác động lên tương tác giữa các chủ thế. Trong
hệ thống quôc tế, các mẫu hình quan hệ chung thường
được thể hiện qua xu hướng ưong quan hệ quốc tế, các
nguyên tắc và cách thức quan hệ phô biến.
+ Môi trường là những gì ành hường lên hệ thống và
có sự tương tác qua lại vói hệ thống. Có hai dạng môi
trường của hệ thống: môi trường bên ngoài và môi trường
bên trong. Theo đó, môi trường của hệ thống quốc tê cũng
bao gồm hai loại như vậy.
Môi trường bên ngoài (environment) cua hệ thống quốc
tế là những cái bao quanh và nằm bên ngoài hệ thống nhưng
có tác động qua lại với hệ thông. Đó có thê là các môi trường
có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, môi trường chinh
trị quốc tế, môi trường kinh tế quốc tế, môi trường xã hội
quốc tế... với nhũng tác động cụ thế như thời tiết, khi hậu,
địa hình và tài nguvên, hình thế biên giới, sụ phân bô' dân cư.
3 10
Một số vấn đê lý luận quan hê quốc té dưới góc nhìn lịch sử
trình độ phát triển...1. Đối với hệ thống quòc tê khu vực,
môi trường bên ngoài thường gồm thêm hệ thông toàn
cầu, các hệ thống khu vực và những chủ thê quan hệ quốc
tế khác nằm ngoài hệ thống. Chứng tạo ra những tác động
tà bên ngoài tới hệ thống quốc tế, tới các chủ thẻ quan hệ
quốc tế trong hệ thống cũng như mối tương tác giữa chúng.
Môi trường bên trong (context) của hệ thống quốc tế là
bối cảnh bên trong hệ thống. Đó là tổng hợp những ràng
buộc của phần tử đôi với hệ thô'ng. Hay nói cách khác, đó
là những điểm chung trong phản ứng của các chủ thê’
quan hệ quốc tế đôi với hệ thống quốc tế. Chứng có thế
được hình thành qua các xu thế quan hệ, những lợi ích
phô biến, sự chia sẻ quan niệm và giá trị, các nguyên tắc
và chuẩn mực chung trong quan hệ quốc tế... Chúng tác
động lên hệ thống và góp phần quy định nên tính chât và
tính hướng đích của hệ thống quốc tê5.
1. Ví dụ, sự xuống cấp của môi trường sinh thái thế giói, đặc
biệt sự nóng lên cua Trái đâ't đã làm tăng nhận thức vể "ngôi nhà
chung" và dẫn đến yêu cầu phối hợp toàn cầu đê đối phó vói mối
đe dọa chung đó. Vì thế, sự tương tác theo kiểu phụ thuộc lẫn nhau
đã tăng lên. Điều này góp phẩn làm cho hệ thống quốc tế sau
Chiến tranh lạnh được mở rộng và củng cô'.
2. Ví dụ, việc hâu hết các nước sau Chiến tranh lạnh đẽu ưu tién
phát triển kinh tê và chọn lựa cách thức mở của, tăng cưòng họp tác
kinh tê đoi ngoại đã dẫn đến yêu cầu thúc đấy hợp tác, véu cáu giải
quyết xung đột bằng con đường hòa bình. Sự thay đổi cua môi
trường bên ưong này đã khiến cho hệ thôrig quốc tế sau Chiên tranh
lạnh có mục đích kinh tê'lớn hơn, tính châ't họp tác nhiểu hơn các hệ
thống quốc tếtrưóc đó vốn thường có tính châ't xung đột nôi trội.
Nhan thilc ve he thong quoc te
3 11
Đôi khi người ta cũng phân biệt môi trường của hệ
thông theo các lĩnh vực như môi trường chính trị, môi
trường kinh tê' môi trường xã hội, môi trường tự nhiên...
để có thế làm rõ hơn những tác động cụ thê của chúng lên
sự vận động của hệ thống quốc tế.
+ Cấu trúc (structure) là phương thức tô chức các phẩn
từ trong hệ thống, là nơi các phần từ trong hệ thống cùng
có quan hệ, là tổng hợp các quy định của sự tồn tại hệ
thống đôi với phần tử của nó.
Theo đó, cấu trúc của hệ thông quốc tế được phản ánh
qua nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất, đó là sự phân
bố quyển lực giữa các quốc gia như phương thức tổ chức
trong hệ thống quốc tế. Trong đó các cực hoặc các cường
quổc hay các liên minh ở tầng trên có những ưu thế và quyền
hành nhất định để tô chức và chi phối sự vận hành hệ thôíng
quốc tế bằng những quan hệ thứ bậc và khả năng duy trì
trật tự đẳng cấp trong quan hệ quốc tế. Đơn giản hơn, như
Joseph Nye quan niệm, cấu trúc của hệ thống là sự phân bố
quyền lực của nó1. Thứ hai, cấu trúc cua hệ thông quốc tế cũng
được phàn ánh qua mạng lưới tô chức quốc tếlà những noi
tập trưng quan hệ giữa các chu thế quan hệ quốc tê' là nơi
tập trung trách nhiệm, nghĩa vụ và quyển lợi cua các chu
thế qua những quy định và sự ràng buộc trong tổ chức
quốc tế. TỔ chức quốc tế cũng là nơi thế hiện sự phân bố
1. Joseph S. Nve, Ir, Understanding International Conflicts - An
Introduction to Theoni and History, Pearson & Longman, 2005, tr. 37.
3 12
Một số vấn đê lý luân quan hé quốc tế dướt góc nhìn lịch sử
quyền lực cũng như tru thế và quyền hành cua các cường
quốc. Trong chừng mực nào đó, tổ chức quốc tê còn nhăm
duy trì cấu trúc của hệ thống quốc tế hiện hành1. Thứ ba,
cấu trúc này còn được phản ánh qua sự tòn tại của hệ thống
luật pháp quốc tế có hiệu lực, của các chuẩn mực, giá trị,
quan niệm chung... mà đó chính là các quy định hành vi
ứng xử của chủ thê quan hệ quốc tế trong hệ thông quốc tế.
Chủ thê quan hệ quôc tế ứng xử và tương tác vói nhau theo
các quy định này để có sự phù hợp vói hệ thông quổc tế. Sự
phù hợp này giúp đảm bảo sự tồn tại hệ thống quốc tế đối
với các phần tử của nó.
Kenneth Waltz vốn là một nhà hiện thực chủ nghĩa
mới đã râ't chú ý đến phương diện đầu tiên của câu trúc
khi ông cho rằng câu trúc ở đây chính là "sự sắp x ế p " hay
"trật tự" của các bộ phận trong hệ thổhg. Ông củng đánh
giá Tất cao những đặc điểm câu trúc của hệ thông quốc tế
hơn là các phần tử của hệ thống. Theo Waltz, hệ thống
quôc tế vói cấu trúc và những hình thái sắp xếp cùa nó
được coi như điều kiện khách quan quan trọng quy định
1.
Hội quốc liên và Liên họp quốc là những ví dụ điển hình nhát
về vai ữò cùa tô chức quổc tế trong việc duy trì câu trúc hệ thống quốic
tê và sự phân bô quyển lực. Vai trò của hai tổ chức này đuọc thế hiện
thông qua quy chế ủy viên thường trực của Hội đổng trong Hội quốc
liên và Hội đổng Bào an trong Liên hợp quốc. Hiện nay, đang diễn ra
xu hướng muốn cải tô thành phần cùa Hội đổng Bao an Lién hợp
quốc bới nhiều ý kiến cho rằng nó không còn phù hợp với câii trúc hệ
thống quốc tê'và sự phân bố quyển lực mới sau Chiên tranh lanh.
Nhận thức vê hệ thống quốc tế
3 13
hành vi của quôc gia trên trường quốc tê1. Các hình thái
này có thế là câu trúc đơn cực, hai cực hay đa cực. Một câ'u
trúc quyển lực tương đối ổn định trong quan hệ quốc tế
thường được gọi là trật tự quô'c tế (international order).
+ Chức năng (function) của hệ thống là phản ứng của
hệ thống đối với các tác động của môi trường và sự tương
tác giữa các chủ thê nhằm duy trì kiểu dạng quan hệ nhất
định giữa các phần tử của hệ thống. Phản ứng này được
gọi là chức năng bởi đó là hoạt động nhằm mục đích duy
trì sự tồn tại của hệ thôíng, tức là đem lại khả năng cho nó
có được "tính bền vững".
Theo đó, chức năng của hệ thống quốc tế thường được
thể hiện qua tác động từ những vấn đề chung của hệ
thông quốc tế, từ xu thế chưng trong quan hệ giữa các chủ
thế và từ sự phản hồi của các chủ thê’ quan hệ quốc tế đối
với hành vi của một chủ thể nào đó. Nếu hành vi của chủ
thê đó phù hợp với hệ thống quốc tế và kiểu dạng quan hệ
quốc tế trong đó thì sự phản hổi này thường có tác dụng
tích cực hay đem lại điều kiện thuận lợi cho hành vi. Nếu
hành vi không phù hợp thì sự phản hổi sẽ là bất thuận cho
sự tiếp tục hành vi đó2. Sự phản ứng của hệ thống quốc tế
1. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary of
International Relations, Sđd, tr. 364.
2. Ví dụ hành vi phân biệt đối xừ trong thương mại quốc tế được
coi là hành vi không phù họp vói kiểu dạng quan hệ trong hệ thống
quốc tế hiện nay nên rât khó nhận được sự ung hộ. Ngược lại, các cố
gắng thúc đẩy tụ do hóa thưong mại, mờ cừa và hội nhập kinh tế
quốc tế đều nhận được sụ phàn úng khá thuận lợi từ hệ thống quốc tế.
3 14
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế ducn góc nhin lịch sử
sẽ giúp các chủ thê quan hệ quốc tế điểu chinh sụ vận động
của mình cho phù hợp hơn với hệ thống quoc tế. Qua đó,
chức năng của hệ thống quốc tế đã được thực hiện.
Kenneth Waltz ví chức năng của hệ thống quốc tê
giống như thị trường cững là một thế lực đã can thiệp và
điều tiết mối quan hệ giữa các chú thể kinh tế với kết quả
sản xuât của chúng. Qua hoạt động chức năng đó, hệ
thống quốc tế đã tạo điều kiện cho sự tính toán, hành vi và
sự tương tác giữa các chủ thê quan hệ quốc tế1.
+ Tính ổn định (stability) hay tính bền vững phàn ánh
sự ổn định tương đối và đằng sau đó là khả năng tồn tại
của hệ thống. Không có tính ôn định, hệ thống khó trờ
thành chinh thể. Không có tính bền vững, hệ thống rất khó
tổn tại. Tính Ổn định của hệ thông được xây dựng trên sự
phù hợp giữa tương tác của các phần tử với nhau, giữa các
phần tử vói hệ thống, giữa tương tác của hệ thống với môi
trường. Nhờ vậy, hệ thông mới đạt được sự ổn định tương
đối và có khả năng tổn tại được.
Theo đó, tính ổn định của hệ thông quổc tế thường
được biểu hiện bởi sự tổn tại kéo dài của những mẫu hình
hành vi tương tác đã định hình nên cơ câu và quan hệ
giữa các chủ thể quan hệ quốc tế. Tính ổn định cùa hệ
thống quốc tế được xây dựng trên cơ sở có sự phu hợp
trong tương tác của các chủ thê quan hệ quôc tế với nhau,
1. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary o f
International Relations, Sdd, tr. 364.
Nhận thức về hệ thống quốc tế
315
giữa các chủ thế với hệ thông quốc tê' giữa sự vận động
của hệ thông với môi trường, giữa khả năng và vị trí của
phẩn tử trong hệ thống... Sự phù hợp đem lại tính ổn định
tương đối trong vận hành và khả năng tổn tại lâu dài của
hệ thống. Còn sự không phù hợp có thế tạo nên tình trạng
bất ổn trong quan hệ quốc tế và từ đó phá vỡ tính bền
vững của hệ thống quốc tế.
Có mấy điểm cần lưu ý trong việc nhìn nhận yếu tô'
này của hệ thống quốc tế. Thứ nhất, tính ổn định của hệ
thống quốc tế cần được hiểu là sự duy trì mức độ phù hợp
giữa các tương tác của hệ thông quốc tế chứ không phải
sự ổn định trong quan hệ giữa những chủ thể quan hệ
quốc tế. Thứ hai, cần phải có cái nhìn biện chứng đôi với
tính ôn định bởi sự tương tác của các chủ thế quan hệ
quốc tế củng như toàn bộ hệ thống luôn nằm trong sự vận
động. Thứ ba, tính ổn định của hệ thống chỉ có tính tương
đối bởi sự vận động mạnh mẽ của các chủ thế quan hệ
quốc tế cũng như tính lỏng lẻo của hệ thống quốc tế.
Mặc dù vậy, tính Ôn định của hệ thống quốc tế cũng
góp phần quy định sự ổn định tương đối trong cách thức
quan hệ của' các chù thể quan hệ quốc tế, phương thức tác
động và phản ứng từ hệ thống quốc tế đối với các chủ thể.
Điều này đem lại kha năng có được sự dự báo nhất định
trong quan hệ quốc tê.
+ Quá trình (process), theo Joseph Nye, là để chi những
mẫu hình và kiểu dạng tương tác giữa các đơrí vị trong
316
Một số vấn đê lý luân quan hê quốc tế dưới góc nhin lịch sủ
hệ thống1. Ông cũng làm rõ quá trình cúa hệ thống qua sự
ví von với trò choi bài poker. Trong đó, quá trinh được thê
hiện qua việc trò chơi được tiến hành như thê nào và bằng
kiểu dạng tương tác gì giữa những người choi. Tức là luật
lệ của trò chơi đã được tạo ra và được hiếu như thế nào?
Những người chơi có chân thật không? Họ có tuân thù
luật chơi không? Nếu người chơi lùa dối, liệu họ có bị bắt
lỗi không?...2. Những mẫu hình và kiểu dạng này được gọi
là quá trình có lẽ bởi mối quan tâm tới sự vận động của
chúng theo thời gian chứ không đơn thuần chi là cách
thức tương tác.
Theo đó, quá trình của hệ thống quốc tế có thê được
hiếu là sự vận động của mẫu hình hay kiêu dạng tương
tác giữa các chủ thê quan hệ quốc tế. Quá trinh của hệ
thống quốc tế có thê thay đổi trong một thòi kỳ và thường
dễ thay đổi hơn cấu trúc. Trong nghiên cứu lịch sử quan
hệ quốc tế, nhiều học giả thường cho rằng hệ thống quốc
tế có hai quá trình cơ bản là xung đột và hợp tác3. Theo
Joseph Nye, quá trình của hệ thống quốc tế được xác định
bởi ba yếu tố là cấu trúc của hệ thống quốc tế, bói canh
văn hóa và thê chê" bao quanh câu trúc và quá trinh này
xác định những kích thích và khả năng của quòc gia để
1,
2. Joseph S. Nye, Jr, Understanding International Conflicts - An
Introduction to Theory and History, Sdd, tr. 37, 38.
3 . Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary of
Intematiojial Relations, Sdd, tr. 277.
Nhan thifc ve h$ thong quoc te
317
hop tac, muc dich va cong cu cua quoc gia co tinh cach
mang hay on hoa1. Nhung nguoc lai, qua trinh hay cac
mau hinh tuong tac thay doi cung co tac dong toi cac yeu
to khac cua he thong quoc te.
Viec xac dinh qua trinh cua he thong giup dem lai cai
nhin bien chung hon ve he thong quoc te khi cho rang he
thong quoc te co ca "trang thai dong", rang cac mau hinh
tuong tac trong he thong quoc te cung co su bien doi theo
thoi gian. Dieu nay giup nhin nhan day du hon ve su van
dong va tinh da dang cua quan he quoc te trong mot he
thong quoc te hay mot thoi ky lich sir nao do. Khong
nhung the, boi qua trinh co tac dong toi cac yeu to khac
cua he thong quoc te, ke ca cau true, nen viec xac dinh qua
trinh cua no cung co the giup dem them nhung nguyen
nhan va dieu kien cho cac thay doi trong quan he quoc te.
KHAI NIEM HE THONG QUOC TE
"He thong" von la thuat ngir cua khoa hoc tu nhien
dung de phan anh y tuong ve mot chinh the duoc cau
thkih tir nhieu bo phan co su tuong tac voi nhau. Trong
he thong co hai noi dung quan trong. Mot la, mire do
tuong tac giira cac bo phan. Su tuong tac giua cac bo phan
phai co do chat che nhat dinh thi he thong moi duoc hinh
thanh. Neu khong, do chi la tap hop chir khong phai la he
1. Joseph S. Nye, Jr, Understanding International Conflicts - An
Introduction to Theory and History, Sdd, tr. 38.
318
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
thông. Mức độ chặt chẽ này có thẻ thấy được khi sự thay
đổi của hệ thống sẽ ảnh hưởng đên mối tương tác của các
bộ phận, và ngược lại, sự thay đổi trong tuơng tác giữa
các bộ phận cũng có thê ảnh hưởng đến toàn hệ thôhg.
Hay nói cách khác, phải có sự tương tác thì các bộ phận
mới liên kết thành hệ thống, phải có sự tương tác thì hệ
thống và các bộ phận mới có khả năng tác động lên nhau
đế tạo ra sự vận động của hệ thông.
Nội dung thứ hai là tính chỉnh thê của hệ thống, tức là
có một kết cấu riêng, khả năng vận động riêng với những
mục đích riêng. Phải là một chình thê thì hệ thống mới có
tính độc lập nhất định, có những hoạt động chức năng
riêng, có độ ổn định trong tương tác giữa các bộ phận, sự
vững bền tương đối của cả hệ thống và có kha năng tác
động đến các bộ phận trong hệ thống. Không có tính
chinh thể thì không phải là hệ thống. Trong trạng thái
chinh thể vói mức độ tương tác chặt chẽ, hành động và
phản ứng của các bộ phận có mẫu hình tương đôi ôn định
và có thê đoán trước được.
Hệ thống quốc tế là một chinh thê được hình thành
trên sự tương tác và bao gồm đầy đù các yếu tó trên. Từ
đó, các c ố gắng xác định khái niệm hệ thống quốc tê đã
được tiến hành. Mặc dù những cố gắng này đểu được xáy
dựng dựa trên sự tương tác và tính chính thê nhưng vẫn
có nhiều khái niệm khác nhau vể hệ thõng quôc tế và việc
sử dụng chúng đê giải thích quan hệ quốc tế củng khá
khác nhau.
Nhận thúc về hệ thống quốc tế
3 19
Trong nghiên cứu quan hệ quô'c tế, 4thuật ngữ "hệ
thống quốc tế" được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
Nghĩa đầu tiên là để chỉ một phương pháp nghiên cứu,
hay rộng hơn là một cấp độ nghiên cứu. Nghĩa thứ hai là
đê mô tả hệ thống các quốc gia, hay rộng hơn là hệ thống
các chủ thê quan hệ quốc tế xuất phát từ cách tiếp cận hệ
thống. Các khái niệm hệ thông quốc tế được đưa ra là
theo nghĩa thứ hai.
Theo hiếu biết của chúng tôi, xuất phát từ những môi
quan tâm khác nhau, có ba loại khái niệm hệ thống quốc tế
chánh đã được xây dựng.
Đầu tiên là khái niệm hệ thống quốc tê được xây dựng
từ cách hiếu về hệ thông do Ludwig von Bertalanffy đưa
ra. Theo Bertalanffy, hệ thông là "tông hợp các phần từ
nằm trong sự tương tác lẫn nhau"1. Đây là khái niệm xuất
phát từ sự quan tâm tới những đơn vị cấu thành nên hệ
thống (phẩn tử) cũng như quan tâm tới hai nội dưng đặc
trưng làm nên hệ thống là chinh thê (tông hợp) và sự
tương tác. Theo đó, hệ thống quốc tế là "tông hợp các chủ
thê quan hệ quốc tế nằm trong sự tương tác lẫn nhau".
Nói chung, khái niệm nàv gần nhâ't với thuật ngữ hệ
thống trong khoa học tự nhiên và có tính bao quát hơn cả.
Tuy nhiên, trong khi nói rõ được phấn tư cua hệ thống
quốc tế là các chu thế quan hệ quốc tế thì khái niệm này
1 Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, Sđd. tr. 128.
320
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
chưa làm rõ được trạng thái chinh thẻ và mức độ cua
tương tác giữa chúng như thế nào thì tạo thanh hệ thông.
Trên thực tế, sự tổng hợp ở đây phải được hiếu ngâm là
đã đạt đến mức tạo ra tính chinh thê cho hệ thống quốc tế.
Còn sự tương tác lẫn nhau củng phải được hiêu là giữa
các chủ thê quan hệ quốc tế có sự tương tác với nhau theo
kiểu phụ thuộc lẫn nhau.
Khái niệm hệ thống quốc tế thứ hai xuất phát từ sự
quan tâm tới mức độ quan hệ giữa các phấn từ hơn là
chính phần tử. Theo khái niệm này, "Hệ thống quốc tế là
một tập hợp các mối quan hệ giữa các quốc gia của thế
giới, được cơ cấu theo những luật lệ và mẫu hình nhât
định"1. Gần giống như vậy là khái niệm cho rằng đó là
"mẫu hình tương tác được thê thức hóa bên trong môi
trường đặc thù"2. Ở đây, khái niệm này cho rằng hệ thống
quốc tế tổn tại khi mức độ tương tác giữa các chu thê quan
hệ quốc tế đã đạt tới trình độ sâu sắc nhất định khi cùng
nằm trong một cấu trúc chung, quan hệ giữa chúng cũng
khá ổn định khi có cùng những mẫu hình chung. Điêu đó
cũng có nghĩa, các chủ thê quan hệ quốc tế tương tác với
nhau theo kiêu phụ thuộc lẫn nhau. Mối tương tác này
được quy định bời một tập hợp các "luật chơi". Các "luật
chơi" chi phối các chủ thê quan hệ quốc tế, góp phán quy
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Longman, New
York, 1999, tr. 11.
2. Graham Evans & Jeffrey Newham, The Penguin Dictionary of
International Relations, Sđd, tr. 276.
Nhận thức vê hệ thống quốc tế
321
định cách thức chúng hành xử và quan hệ vói nhau như
thế nào. Các "luật chơi" này đã cùng nhau định hình nên
hệ thống quốc tế. Hay nói cách khác, hệ thống quô'c tế là
tập hợp những “luật lệ" nhâ't định quy định nên chủ thể
và mối tương tác giữa chúng. Tất nhiên, các luật lệ này
không phải đã có ngay từ đầu. Chúng được xây dựng và
điều chỉnh ưong quá trình hình thành và phát triển của hệ
thống quốc tế. Một số luật lệ là rõ ràng, một số khác là
ngầm hiểu1. Đây là khái niệm chi tiết hơn so vói khái niệm
đầu khi phản ánh được khá nhiều các yếu tố của hệ thống
quốc tế như phần từ là chủ thế quan hệ quổc tế, cấu trúc
với những luật chơi, môi quan hệ với môi trường và tính
ôn định qua những mẫu hình quan hệ nhất định. Tuy
nhiên, điểm khác so với khái niệm đầu là ờ chỗ khái niệm
này nhâh mạnh việc quan hệ giữa các chủ thể quan hệ
quốc tế làm nên hệ thống chứ không phải là chính các chủ
thê trong khi chủ thê mói chính là các bộ phận căn bản của
hệ thống. Nhược điểm nữa của khái niệm này là chi coi
trọng quốc gia mà không tính đến chủ thể phi quôc gia
vốn hiện nav cũng đang có vai trò khá đáng kê trong việc
thúc đẩy tương tác và làm ra luật chơi trong hệ thống
quốc tế.
Khái niệm thứ ba thì ngược lại với khái niệm trên khi
quan tâm chủ yếu tói các phần từ hon là sự tương tác giữa
chúng. Khái niệm nàv cho rằng hệ thống quốc tế là sự
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Sđd, tr. 76.
322
Một số vấn đề lý luân quan hè quóc té ơưỡt góc nhìn lịch sủ
phân bô quyền lực, khả năng và các thuộc rinh khác nhau
của các chủ thể trong thế giới. Đây là khái niệm của chú
nghĩa hiện thực mới. Nó nhân manh cấu trúc cua hệ thống tức sự phân bố quyên lực - như yếu tố cơ ban đê giài thích
quan hệ quốc tế. Theo đó, mục đích và xu hướng của các
cường quốc ảnh hưởng rất lớn đến quá trinh và kết quá
của quan hệ quốc tế. Khái niệm này thiên vê phản ánh
trạng thái "tĩnh" của hệ thống hơn là trạng thái "động"
cua hệ thống vốn gổm hàng loạt các tương tác qua lại giữa
các chủ thế’ cũng như quá trình của nó. Ngoài ra, trong
chừng mực nào đó, khái niệm này cũng chịu anh hưởng
đáng kê cùa chủ nghĩa hiện thực mới nên cũng hơi phiên
diện và chứa đựng những khiếm khuyết cua lý thuyết
này. Những người theo chủ nghĩa tự do và nhát là những
người theo chủ nghĩa kiến tạo đã phản đối việc đề cao cơ
cấu hệ thống quốc tế trong giải thích quan hệ quốc tế. Vì
thế, khái niệm này vẫn thuộc loại khái niệm gây tranh cãi
nhiều nhất.
Rõ ràng, mặc dù vẫn có những khiếm khuvét song hai
khái niệm đầu có những hợp lý nhất đinh và to ra tương
đối thích hợp đối vói nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trên cơ
sờ kết hợp hai khái niệm trên, chúng ta có thê rút ra khái
niệm hệ thống quốc tế như sau: “Hệ thống quỏc tế là tổng
1. Paul R. Vioti & Mark V. Kauppi, International Relations Theory:
Realism, Pluralism, Globalism, Macmillan Publishing C om pany New
York, 1993, ban dịch, tr. 69.
Nhận thức về hệ thống quốc tế
323
hợp các chủ thể quan hệ quốc tế và sự tương tác lẫn nhau
giữa chúng được cơ câu theo những luật lệ và mẫu hình
nhất định". Khái niệm này phản ánh được những đặc
trưng cùa hệ thông như ai được coi là thành viên của hệ
thống, quyền và trách nhiệm của thành viên trong hệ
thống, cơ cấu phân bô' quyền lực trong hệ thông, những
loại hàrih động hay phản ứng nào hay xảy ra trong hệ
thống,... Đổng thời, khái niệm này cũng hàm chứa cả môi
trường trong ngoài, chức năng của hệ thông, tính ổn định
tương đối và quá trình của các mâu hình tương tác trong
hệ thống.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA HỆ THỐNG QUỐC TỂ
Trên cơ sở những vâri đề lý luận về hệ thống quốc tế
đã nêu ở trên cũng như quá trình thực tiễn của chúng
trong lịch sử, có thể rút ra một sô' đặc điểm của hệ thống
quốc tế như sau:
+ Hệ thống quốc tế là hệ thông phi hình thức. Đây là
điếm khác với hệ thống kỹ thuật, hệ thống sinh học và hệ
thống tự nhiên. Chứng ta không nhận biết được hệ thống
quôc tế bằng các giác quan. Nó không có một tô chức hay
cơ câu hữu hình nào như hệ thống quốc gia có bộ máy nhà
nước và các chính sách, đạo luật. Tác động cùa hệ thống
quốc tế tới hành vi cua các chù thể chi mang tính gián tiếp.
Hệ thống quốc tế chi được khám phá bằng con đường lý
luận và nhận biết bằng lý trí. Nó được tạo lập bời sự hình
324
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưcM góc nhìn lịch sừ
dung của người nghiên cứu thông qua việc sử dụng cách
tiếp cận và phân tích hệ thống.
+ Hệ thống quốc tê là sự tập trung các điếm chung của
quan hệ quốc tế. Có thể hiểu hệ thông quốc tê như sự “tổng
hòa của các mối quan hệ quốc tế". Các điếm chung này
phổ biến ra thành các xu thế hay xu hướng vận động
trong quan hệ quốc tế. Chứng được phản ánh trong mẫu
hình chưng của thái độ và hành vi phổ biên của các nước
đôi với một kiểu hành vi nào đó của quổc gia và được quy
tụ thành luật lệ quan hệ chung của các chủ thể quan hệ
quốc tế. Các điểm chung này cũng có thê tìm thâ'y trong
chức năng hay phản ứng của hệ thông.
+ Hệ thống quốc tế là một kiểu dạng hệ thống xã hội.
Quan hệ quôc tế là một loại quan hệ xã hội nên hệ thông
quổc tế cũng là kiểu dạng hệ thông xã hội. Sự vận hành
của nó dễ bị biến đổi, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố
chủ quan. Tính quy luật của hệ thống quôc tế không rõ
ràng. Tính ổn định của hệ thống không cao. Các tương tác
khó nhận thấy và khó kiếm soát. Điều đó có nghĩa rằng đó
là một hệ thông rất phức tạp không giông như hệ thống
vật lý hay hệ thông sinh học vổh là những hệ thống có
hoạt động rõ ràng hơn, vận hành ổn định hơn và có tính
quy luật cao hơn.
+ Hệ thô'ng quốc tế chỉ mang tính chỉnh the một cách
tương đôĩ. Hệ thống khu vực có tính chinh thê rõ rệt hơn
do có cơ sở tương tác và địa lý được hình thanh từ láu
nhưng khái niệm "khu vực" vẫn là cái gì đó có the thay đồi.
Nhận thức vê hệ thống quốc tế
325
Hệ thông quốc tế toàn cầu có tính chinh thể không rõ bằng
do mói hình thành gần đây và còn đang tiếp tục định hình.
Trong hệ thông quôc tế toàn cầu, vân con nhiều khoảng
trống - nơi các phần tử vẫn có tính tự trị cao, nhiều tương
tác khá độc lập và không chịu ảnh hưởng nhiều của hệ
thống. Chủ quyền mạnh mẽ của quốc gia và sự chi phối của
các hệ thông khu vực chính là nguyên nhân của đặc điểm
này. Đồng thời, trong hệ thống quốc tê' cũng có những
phần từ thi hành chính sách biệt lập hoặc có sự tương tác
rất yếu với hệ thống, không chịu sự chi phối của hệ thông.
+ Hệ thông quốc tế là một hệ thống mở và tính tổ
chức yếu. Tính mở của hệ thống quốc tê được phản ánh ở
ba điếm chính: so với các hệ thống khác, biên giới không
gian của hệ thống quốc tế không xác định rõ ràng. Rất khó
xác định biên giới của nó. Các hệ thống quốc tế khu vực có
không gian rõ ràng hơn nhưng cũng mở. Điểm thứ hai cua
tính mở là hệ thông quốc tế chịu tác động nhiều của môi
trường bên ngoài. Điểm thứ ba là các phần tử của hệ
thống quốc tế, đặc biệt trong hệ thống khu vực nhiều khi
có quan hệ với bên ngoài lớn hơn là giữa chúng với nhau.
Trong khi đó, tính tổ chức yếu của hệ thống quốc tế là do
tính tự trị và chủ quyền quốc gia cao, do sự ràng buộc
trách nhiệm trong cơ câu tô chức yếu, do luật pháp hav
quy đinh chưa có tính hiệu lực cao.
+ Hệ thống quốc tế có thê mang trong mình nhũng xu
hướng phát triển nhất định. Đó là xu hướng ngày càng được
mở rộng về quy mô và lĩnh vực hoạt động, là xu hướng
326
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dướI góc nhìn lịch sù
sâu sắc hóa mức độ tương tác trong hệ thống. Nhìn lại quá
trình của hệ thống quốc tế trong lịch sứ và hiện tại, có thê
thấy đó là quá trình đi từ các nhóm người lén quôc gia rồi
đi ra quốc tế. Trên bình diện quốc tế, hệ thống quôc tê
củng có quá trình mở rộng từ khu vực sang liên châu lục
rồi lên toàn cầu như hiện nay. v ề lĩnh vực, hệ thống quốc
tế cũng có quá trình mở rộng lĩnh vực từ kinh tê’ chính trị
sang các lĩnh vực khác trong đòi sống quôc tế với sự đan
xen ngày càng lớn giữa các lĩnh vực. v ề mức độ tương tác,
đó là quá trình các tương tác ngày càng tăng mức độ sâu
sắc đê đi đến sự phụ thuộc lẫn nhau hiện nay. Trên thực
tế, là một sản phẩm của quan hệ quốc tế, các xu hướng
phát triển của hệ thông quốc tế đã chịu quy định của quá
trình vận động và phát triển của quan hệ quốc tế.
+ Hệ thống quôc tế có trạng thái vô chính phủ (anarchy).
Đây là một đặc điểm quan trọng về trạng thái của hệ
thống quốc tế và làm nó khác với các hệ thống khác. Sự vô
chính phủ trong quan hệ quôc tế theo quan niệm của chủ
nghĩa hiện thực không có nghĩa là sự hỗn loạn, vô tô chức
hay hoàn toàn thiếu vắng những cơ câu và luật lệ mà
thường chi hàm nghĩa sự thiếu vắng một chính quyển
trưng ương siêu quốc gia. Các quốc gia đểu có chu quyển
trên lãnh thô của mình và không một quổc gia nào được
phép cho rằng mình có chủ quyển đôì với quóc gia khác.
Tình trạng vô chính phủ khiến hệ thông quốc tế thiếu khà
năng thực thi luật pháp và sự chế tài như nha nuóc có thế
làm bên trong quốc gia của mình.
Nhận thức vê h ệ thống q u ố c tế
327
+ Hệ thông quôc tế với tư cách là phương pháp nghiên
cứu và dự báo. Hệ thông quốc tế có thê được sử dụng trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế như một phương pháp nghiên
cứu và dự báo. Với tư cách là phương pháp nghiên cứu,
hệ thống quốc tế cung cấp thêm các nguyên nhân, điểu
kiện cũng như tác động từ nhiều hướng khác nhau đối với
sự vận động của quan hệ quốc tế. Hệ thông quốc tế cũng
cung cấp những điều kiện khách quan đối với nhận thức
và hành vi đối ngoại của các chủ thể quan hệ quổc tế.
Với tư cách là phương pháp dự báo, việc xác định hệ
thôíng quốc tế giúp chúng ta có thể đoán định được các
phản hổi và hậu quả đối với hành vi của các chủ thế quan
hệ quốc tế. Từ đó, chúng ta có thế tìm hiểu được những
thuận lợi và khó khăn đối với hành vi đối ngoại nào đó
của chúng trong quan hệ quốc tế. Các phản hồi này có thể
là tích cực {positive feedback) hoặc tiêu cực (negative feedback)
hay còn gọi là phản hồi sửa chữa (corrective feedback). Phan
hổi tích cực thường dẫn đến tăng cường chính sách. Trong
khi đó, phản hồi tiêu cực thường dẫn đến sự điều chinh
chính sách trước đó. Tuy nhiên, thông tin phàn hồi có thê
bị phóng đại (amplifying feedback). Thông tin phản hổi bị
phóng đại bời các yếu tố chủ quan như tâm lý bị ám anh
hay sự lo lắng thái quá, hoặc do nhận thức sai về hệ thông
hoặc thậm chí do lợi ích của một nhóm nào đó.
Trên đây là những nhận thức bước đẩu về hệ thống
quốc tế. Theo chúng tôi, việc vận dụng hệ thống quốc tế
vào trong nghiên cứu quan hệ quốc tế là cần thiết cho dù
328
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưởi góc nhin lịch sủ
tác động của hệ thông quốc tê chưa phai là quá lớn và có
tính quyết định. Hệ thống quốc tế tuy là san phâm cùa
nhận thức nhưng lại phản ánh đúng đắn thục tiễn, nhất là
trong bối cảnh hiện nay khi thê' giới ngàv càng trờ nên
thống nhất, các chủ thể quan hệ quốc tế ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau. Việc tìm hiểu hệ thống quốc tê sẽ giúp
nhìn nhận được thêm những nguyên nhân, điểu kiện và
tác động tới sự vận động của quart hệ quốc tế. Đồng thời,
việc vận dựng này cũng giúp đem thêm khả năng nhât
định trong việc dự báo vê các sự kiện quốc tê và sự ứng
xừ đôi ngoại của các quốc gia.
329
HỆ THỐNG QUỐC TẾ TRONG LỊCH sử:
QUÁ TRÌNH VÀ LOẠI HÌNH
Hệ thống quốc tế là tổng hợp các chủ thể quan hệ
quốc tế và sự tương tác lẫn nhau giữa chúng được cơ cấu
theo những luật lệ và mẫu hình nhất định. Hệ thống quốc
tế là một quan niệm lý luận được xây dựng dựa trên lý
thuyết hệ thống. Xuất phát từ lý thuyết hệ thống chung
(general systems theory) của học giả người Áo Ludwig von
Bertalanffy, cách tiếp cận và phân tích hệ thống được áp
dụng trong khoa học xã hội từ những năm 1950-1960,
trong đó có lịch sừ quan hệ quốc tế. Một số học giả nổi
tiếng như Morton Kaplan, Rosecrance, Kenneth Waltz,
GUpin, Joseph Nye... là những ví dụ cùa việc phát triến lý
thuyết hệ thống trong lĩnh vực nghiên cứu này. Hiện nay,
lý luận hệ thống quốc tế đã được áp dụng khá rộng rãi
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung, trong lịch sử
quan hệ quốc tế nói riêng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, ý kiên
về hệ thống quốc tế là khá khác nhau. Sự khác nhau nàv
diễn ra trong ba điếm. Thứ nhất, hệ thống quốc tế có tồn
330
Một số vấn đề lý luận qu an h ệ q u ố c té dưcn g o c nhìn hch sư
tại hay không? Chủ nghĩa hiện thực mói và chu nghĩa tự
do mói bào có, các lý thuyết quan hệ quốc tẻ hậu thực
chứng như chủ nghĩa kiến tạo, lý thuyết phê phán bao
không có. Thứ hai, bản chất hệ thống quòc tê là gì? Chủ
nghĩa hiện thực mới nhâín mạnh cấu trúc hav sự phân bô
quyền lực trong hệ thống. Chủ nghĩa tự do mới cho rằng
đó là quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Chủ nghĩa Mác thì lại
coi đó như hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản và được
phân tầng về giai câ'p. Thứ ba, tác động của hệ thống quốc
tế đôi với quan hệ quốc tế là như thế nào? Chù nghĩa hiện
thực mới đề cao tác động này, trong khi chủ nghĩa tự do
mới cho rằng tác động đó chỉ là vừa phải, còn các lý
thuyết hậu thực chứng thì phủ nhận tác động này. Thậm
chí, ngay trong chính các nhà chủ nghĩa hiện thực mới
cũng có sự không thông nhât với nhau trong điếm thứ hai
và thứ ba1.
Bất chấp những khác biệt như vậy, theo chúng tôi, vẫn
có thể áp dụng lý thuyết hệ thông trong nghiên cứu quan
hệ quôc tế và lịch sử quan hệ quôc tế. Xuất phát từ lý
1. Trong điểm thứ hai, họ không thông nhát đ u ọc với nhau
trong cách hiểu và vận dụng hệ thống quốc tế rằng đó là một câu
trúc phân bô' quyền lực, hoặc là nhũng mẫu hình tuong tác trong
quan hệ giữa các quốc gia, hay dạng thức cân bằng quvẽn lưc nào
đó được xác định,... Trong điểm thứ ba, ví dụ, họ củng khóng
thống nhất được câu trúc nào có tác động nhiểu hon tới việc ngăn
chặn chiến tranh. Robert Gilpin ung hộ hệ thống một cục Kennetf\,
Waltz để cao hệ thống hai cực, còn nhiểu học già hiện thực mói
khác lại tán thành hệ thống đa cực.
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử: qu á trình và loại hình
331
thuyết hệ thông, thuật ngữ "hệ thông" được hiểu theo ba
nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên là một phương pháp
nghiên cứu. Nghĩa thứ hai là một cấp độ nghiên cứu.
Nghĩa thứ ba để mô tả hệ thông các chủ thê quan hệ quốc
tế tương tác với nhau. Với ý nghĩa là phương pháp, hệ
thống quốc tế được sử dụng như công cụ để phát hiện và
phân tích các yếu tố liên quan đên sự vận động quan hệ
quốc tế trong lịch sử. Với ý nghĩa là cấp độ nghiên cứu, hệ
thống quốc tế được dùng đê chi tập hợp những nhân tố
của chình thê tác động tới các phần tử và quan hệ giữa
chúng. Với ý nghĩa phản ánh thực tiễn gắn kết giữa các
quốc gia theo những cấu trúc khác nhau, hệ thống quốc tế
chính là sự thê hiện quá trình phát triển của quan hệ quốc
tế theo thời gian. Cả ba nghĩa này với các tác dụng của nó
đều khiên hệ thống quốc tế có thể được áp dụng trong
nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế.
Xuất phát tù lý do đó, bài viết này nhằm giới thiệu
khái lược lịch sử quan hệ quốc tế dưới cái nhìn hệ thống.
Đồng thời, bài viết củng trình bày một số cách phân loại
hệ thống quốc tế chủ yếu có thể vận dụng được trong
nghiên cứu lịch sừ quan hệ quốc tế.
KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN h ệ t h ố n g
QUỐC TẾ TRONG LỊCH s ử
Con người vốn có xu hướng sống thành cộng đồng từ
những buổi bình minh của nhân loại. Trong thời c ố đại,
cùng với sự mơ rộng và phát triến quan hệ, cộng đổng
332
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc té dư& gàc nhin ụch sử
người cũng được mở rộng và phát triẻn theo. Những cộng
đồng đầu tiên của con người được hình thanh dựa trên sự
phát triển của các tương tác kinh tế và xã hội. Vê kinh tê,
đó là sự tập hợp người thành những nhóm săn băn và hái
lượm trước kia để thực hiện các hoạt động kinh tê chung.
Về xã hội, đó là sự liên kết quần tụ vê' xã hội giữa những
người chung một huyết thống trong các thị tộc và sau đó
phát triển lên thành bộ lạc. Những tương tác này khiến
cho các cộng đổng người sơ khai đã mang trong mình
những dâu hiệu của hệ thống xã hội ban đầu.
Nhu cầu mở rộng và sự tương tác sâu sắc của con
người ngày càng tăng đã khiến cho cộng đổng người ngày
càng được phát triển, tính hệ thông của cộng đồng ngày
càng được nâng cao. Rõ nhất đầu tiên là những tương tác
về kinh tế. Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển đã
dẫn đến sự phân công lao động và sự phân chia thành thị,
nông thôn. Cả hai quá trình đã làm sự tương tác trở nên
chặt chẽ và phức tạp hơn khi cần sự cung cấp lương thực
cho các khu vực phi nông nghiệp và thành thị, cũng như
sự cung cấp công cụ và các vật phẩm thú cóng cho khu
vực nông nghiệp và nông thôn. Cả hai quá trinh này kéo
theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa và thương mại. Và
điều này làm cho các tương tác càng nhiẽu hon, thường
xuyên hơn qua quá trình buôn bán và trao đói hang hóa.
Cùng vói đó là sự tăng lên của các tương tác xã hội bởi sự
phân chia nông thôn - thành thị, bởi sự hình thanh các giai
câp kinh tế và giai tầng xã hội, bời sự gia tăng nhu cấu và
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử : qu á trình và loại hình
333
quan hệ giữa các cộng đổng vói nhau,... Các tương tác kinh
tế và xã hội ngày càng đan xen với nhau đê tạo nên những
ràng buộc phức tạp của cộng đổng. Bên cạnh những tương
tác về kinh tế và xã hội là sự tương tác về mặt chính trị. Sự
xuất hiện nhà nước, giai cấp cầm quyền và bộ máy thông
trị cũng như yêu cầu tổ chức cộng đổng về mặt chính trị
như đối ngoại và chiến tranh đã tạo ra một mạng lưới các
quan hệ và sự ràng buộc chính trị. Xã hội ngày càng hình
thành các nhóm chuyên môn hóa vói nhiều môi quan hệ
qua lại. Kết quả là tính hệ thống của cộng đổng đã trở nên
sâu sắc với các mạng lưới tương tác đa diện, đan xen,
giằng chéo, phụ thuộc lẫn nhau và ngày càng mạnh mẽ.
Trên cơ sở đó, quôc gia đã ra đời. Quốc gia là một hệ
thống khá chặt chẽ và tương đối ổn định với sự tương tác
sâu sắc và chặt chẽ bên trong. Mạng lưới tương tác bên
trong quốc gia rất phức tạp giữa nhà nước vói các phần tử
như cư dân, giai câp, các nhóm xã hội, các đơn vị kinh tế,
các tô chức chính trị... và giữa các phần tử với nhau. Sự ra
đòi của quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành
hệ thống quốc tế bởi đây chính là những phần tử chú chốt
tạo nên hệ thống quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, hệ
thống này vẫn chưa phải là hệ thống quốc tế. Khi quốc gia
có quan hệ đối ngoại ngày càng nhiều, sự tương tác giữa
quốc gia ngày càng tăng, hệ thống quốc tế mới có điều
kiện hình thành. Sự phát triển của thương mại, di cư và sự
bành trướng lãnh thổ đã góp thêm phần cho sự hình
thành hệ thống quốc tê.
334
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ó c té d u ã g ó c nhin lệch sử
Hệ thống quốc tế bắt đấu thai nghén truoc hết ỏ quy
mô khu vực do quan hệ đối ngoại cua các quóc gia khi đó
chủ yếu là với các nước láng giêng. Hệ thõng đê quôc là
hệ thống đầu tiên vượt khỏi quy mô hệ thống quòc gia. Hệ
thống này tổn tại ờ nhiều nơi trên thế giới trong suốt chiêu
dài thời cổ, trung và cận đại. Có thê kê ra ờ đảv một sô hệ
thống đ ế quốc như Đ ế quốc Ai Cập và Đê quốc Carthage
ở Bắc Phi, Đ ế quốc Assyria và Babylon ở vùng Lưỡng Hà,
đ ế quốc của Alexander Đại Đ ế và Đ ế quốc Bvzantium ờ
vùng Balkan, Đế quốc La Mã ở Nam Âu, Đế quôc Mauryan
ở Nam Ả, Đ ế quốc Ba Tư và Đ ế quốc Parthian ờ Tây Á, Đế
quốc Trung Hoa ờ Đông Á,... Tuy nhiên, có người coi hệ
thống đ ế quốc là cái gì đó gần vói hệ thống quổc gia hơn
là hệ thông quốc tế bời tính tự trị của các phấn từ trong đó
gần như không có. Mặc dù vậy, đứng từ quan điếm lịch
sừ, hệ thống đế quốc ít nhiều cũng góp phán thúc đẩy sự
hình thành của hệ thống quốc tế trên quy mô khu vực. Sự
tổn tại của hệ thống đế quốc không chỉ phàn ánh sự tương
tác đã vượt khòi quy mô quốc gia, mà còn góp phán làm
tăng sự tương tác giữa các chủ thể của hệ thórig quốc tế
khu vực sau này.
Đến thời trung đại, mặc dù tương tác đã tăng lén song
hệ thống quô'c tế theo đúng nghĩa của nó vẫn chưa thực sự
hình thành, o phương Tây, tương tác tăng lên nhung van
chưa đu mạnh đến mức phụ thuộc lẫn nhau đế tạo thành
hệ thống, các phẩn tư chưa đủ chù quyển đế tro thanh chù
thê quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các điểu kiện thuận lợi để
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử: qu á trình và loại hình
335
hình thành hệ thông quốc tế ở đây lại khá rõ nét vói sự
gần kề vê địa lý, giao thông thuận tiện, quan hệ đồng tộc
đan xen, quá trình quan hệ có bề dày, sự tương tác tăng
khá mạnh và thường xuyên cũng như diễn ra trên nhiều
lĩnh vực. Tất cả những điều này đã tạo nên sự gắn kết nhất
định giữa các thực thê ở châu Âu. Trong khi đó, ở phương
Đông, các quôc gia đã xuất hiện từ lâu nhưng do phát triển
biệt lập nên liên hệ xuyên quô'c gia khá yếu ớt và không
thường xuyên. Sự tương tác như vậy không đủ sức để tạo
nên hệ thống quốc tế ở đây.
Sang thời cận đại, hệ thống quốc tế mói được hình
thành. Nhiều người coi hệ thông khu vực châu Âu là hệ
thống quốc hệ đầu tiên. Ngoài sự phát triển của quan hệ
quốc tế và những điều kiện thuận lợi ở trên, hệ thống khu
vực châu Âu đã ra đòi có phần quan trọng là nhờ sự xuất
hiện mô hình quốc gia độc lập có chủ quyền theo kiểu
quốc gia - dân tộc sau Hiệp ước Westphalia năm 1648.
Chủ quyền và sự độc lập của các quốc gia châu Âu đem
lại cho chứng vai trò phần tử của hệ thống quốc tế này. Hệ
thống này trong lịch sừ được gọi là Hệ thống các quốc gia
độc lập ở châu Âu.
Và củng bắt đầu từ châu Âu, hệ thống quốc tế củng
dần dần được mờ rộng từ khu vực sang liên châu lục.
Thực ra, các liên hệ xuyên khu vực đã xuất hiện từ trước
nhưng rất yếu ớt và chưa đủ tạo nên hệ thống quôc tế
vượt khỏi khuôn khổ khu vực. Các khu vực trên thê' giới
có rất ít hoặc gần như không có các liên hệ với nhau.
336
Một s ố vấn đ ề lý luận quan h ệ q u ố c té ơưcn g ó c nhin lịch sử
Những chứng cứ về quan hệ xuyên khu vực thi ít oi và
yếu ớt. Đây đó nổi tiêng thì có Con đường to lụa, cuộc
xâm lăng của Đ ế quốc Mông Cổ, chuyên đi cua người
Venice là Marco Polo (1254-1324) tới Đ ế quốc Nguyên
Mông ở Trung Quốc, bảy chuyên vượt An Độ Du ang
của Trịnh Hòa dưới thời nhà Minh hay người Viking
đến Bắc Mỹ...
Các nguyên nhân chính quy định sự phát trién của hệ
thống quốc tế liên khu vực trong thời cận đại là: thứ nhút,
sự phát triển của các quốc gia làm tăng nhu cáu mờ rộng
quan hệ. Thứ hai, đó là các cuộc phát kiến địa lv vĩ đại như
cuộc thám hiếm của Vasco da Gama (1460-1524), của
Columbus (1446-1506) và chuyến đi vòng quánh thế giới
đâu tiên của Magenlan (1520). Các phát kiến địa lý này đã
góp phần mở rộng thế giói quan, khơi thông mối liên hệ
Đông - Tây và tạo điểu kiện cho quan hệ quốc té vươn ra
khòi khu vực và đi ra thế giới. Thứ ba, đó là sự phát triển
của thương mại quốc tế và chủ nghĩa thực dán. Thương
mại quốc tế vốn đã phát triến từ lâu nhưng đéh thời kỷ
này lại càng phát triển và làm tăng nhu cầu trao đổi hàng
hóa, san vật với các vùng đất mói. Nhu cầu thương mại
quốc tế đã kích thích chủ nghĩa thực dân. Chu nghĩa thực
dân đến lượt mình củng góp phần mở rộng quan hệ từ
châu lục này sang châu lục khác. Thứ tư, đó la sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực vũ khí
và hàng hai. Hai sự phát triển này tạo điểu kiện cho việc
đi lại liên châu lục và chinh phục các vùng đất mói cùa
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử : q u á trình và loại hình
337
chủ nghĩa thực dân châu Âu. Thứ năm, đó là sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản với các hoạt
động kinh tế của nó như tìm kiếm tài nguyên, mở rộng thị
trường, xuất khẩu hàng hóa và tư bản,... và các hoạt động
chính trị như chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đ ế quôc, mở
rộng khu vực ảnh hưởng... đã tạo nên động lực mạnh mẽ
cho sự phát triển các quan hệ xuyên khu vực đế dần tiến
ra thế giói. Cũng chính chủ nghĩa tư bản đem lại cơ sở cho
sự thống nhất thị trường quốc tế và cơ câ'u chính trị trong
hệ thống quốc tế mở rộng này.
Trong thời kỳ cận đại, các hệ thống quốc tế liên khu
vực đầu tiên đã được hình thành thông qua hệ thống đế
quốc - thực dân của các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bổ
Đào Nha, Hà Lan,... Trong khi đó, hệ thống khu vực châu
Âu cũng có sự chuyển giao sang hệ thống quốc tế mới với
sự thay đổi lớn trong câu trúc phân bố quyền lực sau cuộc
chiến tranh Napoleon. Napoleon đã that bại trong cố gắng
thiết lập hệ thống đon cực ở châu Âu với sự bá chủ của
Pháp. Hội nghị Vienna năm 1815 đã thiết lập cơ sở pháp lý
cho sự hình thành trật tự đa cực mới ở châu Âu, còn được
gọi là hệ thống hài hòa quyền lực châu Âu (Concert of
Europe). Đây là hệ thống đa cực với các trung tâm quyền
lực là Anh, Pháp, Nga, Áo-Hung và Phổ (sau năm 1871 là
Đức). Tuy có vẻ vẫn là hệ thống khu vực châu Âu nhưng
thực tế hệ thống này có tính liên châu lục rất rõ. Điều này
được thể hiện trong sự đan xen giữa hệ thống này với các
hệ thống thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu lục
338
Một s ố vẩn đ ề lý luận qu an h ê q u ó c té dưcn g ó c nhìn lịch sử
khác. Đổng thòi việc xuâ't hiện những cuớng quổc khác
như Mỹ ở châu Mỹ, Nhật Bản ỏ châu Á cũng làm cho hệ
thống Vienna bắt đầu chịu ảnh hường nhiếu bcri quan hệ
giữa các cường quốc thế giói.
Hệ thống hài hòa quyền lực châu Âu đã bị phá vỡ bởi
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau cuộc chiến tranh
này, xuất hiện hệ thống quốc tế vói tính thê giới lớn hơn.
Đó là hệ thông quốc tế thời kỳ 1918-1939 mà còn được gọi
là Trật tự Versailles-YVashington. Đây vẫn là hệ thống đa
cực nhưng có quy mô liên châu lục rõ rệt hơn nhiều, bao
gồm cả các cường quốc ngoài châu Âu là Mv và chừng
mực ít hơn là Nhật Bản. Sự tương tác liên châu lục chặt
chẽ của hệ thông này cũng sâu sắc hơn thê hiện qua sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các cường quốc trong cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những vân đề
an ninh chung trong chương trình nghị sự quổc tế. Hệ
thống này có cơ cấu chặt chẽ hơn và mở rộng hon với sự
ra đời của Hội quốc liên và hệ thống cường quôc th ế giới
nhưng lại bâ't ổn định bời tình trạng mâu thuẫn gay gắt
khiến tương tác giữa chúng thay đổi liên tục. Cuối cùng,
hệ thống quốc tế này đã bị chấm dứt bời sự bùng nổ cùa
Chiến tranh thế giói thứ hai.
Sau năm 1945, hệ thống quốc tế đã chính thức đạt tới
quy mô toàn cầu. Hệ thống quốc tế trong thòi kỳ náy là hệ
thống hai cực với sự chi phối của Mỹ và Lién Xô. Tính
toàn câu cua hệ thông này được thế hiện trong vai trò siêu
cường - là thuật ngữ chi quốc gia có ảnh hưcrng trén toàn
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử: qu á trình và loại hình
339
thế giới - của Mỹ và Liên Xô. Tính toàn cẩu của hệ thống
hai cực còn được phản ánh trong tác động lên toàn thế
giới của sự đôi đầu giữa hai phe trong Chiên tranh lạnh
cũng như sự hình thành một mạng lưới các tổ chức quô'c
tế toàn cầu như hệ thống Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế
giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Hiệp định chung
vể thương mại và thuế quan (GATT),... Đồng thời, sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quôc gia ở mọi nơi trên thế giới
cũng ngày càng sâu sắc. Hệ thông hai cực này cho dù đã
đạt tới quy mô thế giới nhung lại phân liệt sâu sắc nên
tính toàn cầu của nó đã bị hạn chế không nhỏ. Hệ thống
này đã chính thức châm dứt trong thời gian 1989-1991 khi
một cực là Liên Xô tan rã và một phe là hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu không tổn tại nữa.
Sau Chiến tranh lạnh, chúng ta đang chứng kiến sự
xuất hiện của một hệ thống quốc tế toàn cầu mới. Đối với
cấu trúc phân bô' quyền lực của hệ thống này, vẫn đang có
sự tranh luận rằng đây là hệ thống đơn cực hay đa cực.
Quyển lực của siêu cường duy nhất là Mỹ chưa đạt tới
mức chi phôi các nước khác như địa vị bá chủ trong hệ
thống một cực. Các "cực" khác cũng chưa đủ mạnh để tạo
được sự cân bằng với Mỹ như trong hệ thống đa cực. Vì
thê' có cách gọi câu trúc này là "nhât siêu, đa cường" hoặc
mô tả nó theo chiều dọc bằng kim tự tháp quyển lực hay
chòm sao quyển lực. Theo đó, Mỹ là quốc gia ở đinh, còn
ờ tầng tiếp theo là các cường quốc chủ yếu khác. Mặc dù
có ý kiến cho rằng đây có thể là tình trạng quá độ đế
340
Một s ố vấn đ ề lý luận quan h è q u ó c té ơưo* g o c nhin lịch sủ
chuyên giao sang hệ thống đơn cực hoặc đa cực nhưng
chứng tôi cho rằng câu trúc "nhất siêu, đa cuơng" vàn tiếp
tục kéo dài trong nhiều năm tới.
Cho đến ngày nay, hệ thống quốc tế đã \~uon ra quy
mô toàn cầu. Các vấn đề vượt khòi biên giới địa lý và liên
kết con người khắp noi lại. Các mạng lưới kinh doanh địa
phương và khu vực cũng gắn liền với nhau đê tạo nên
mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Các vấn để an ninh địa
phương đã thu hút sự quan tâm chú ý trên quy mô toàn
cầu. Các quổc gia không thê sống biệt lập mà ngày càng
phụ thuộc vào nhau trên nhiều phương diện, phụ thuộc
vào các xu hướng vận động chung của hệ thóng quốc tê
khu vực và thế giới.
So với các hệ thông quốc tế trước, hệ thống hiện nay
có một SỐ điểm mói. Thứ nhất, là tình trạng "nhất siêu, đa
cường" trong cấu trúc phân bố quyển lực như trên đã để
cập. Thứ hai, về không gian, nó đang đạt được quy mô
toàn cẩu hon bất cứ hệ thống nào trước đó. Một trong
những biểu hiện chính là sự nổi lên mạnh mẽ cua toàn cầu
hóa. Thứ ba, hệ thống này đa diện hơn khi có sự đan xen
giằng chéo giữa hệ thống chính trị thế giới va hệ thống
kinh tế thế giới cũng như có sự tham gia tương tác cua các
lĩnh vực xã hội, văn hóa quốc tế. Thứ tư, chu thể quan hệ
quôc tê hay phần từ cua hệ thông này cũng có sụ thay đổi
đáng chú ý với sự tham gia ngày càng tăng cua chủ thê
phi quốc gia và điểu này đang góp phán lam thay đổi
tương tác. Thứ năm, so với các hệ thống quóc té trước kia
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử: qu á trình và loại hình
341
hệ thông hiện nay có tính hợp tác hơn, mở hơn với xu thế
hợp tác và hội nhập đang diễn ra cả trên quy mô khu vực
lân thế giới và diễn ra cả trong quan hệ giữa các cường
quốc hàng đầu của thê'giới. Thứ sáu, sự tương tác trong hệ
thống này cũng mạnh mẽ và sâu sắc hơn vói sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng tăng. Thứ bảy, trên cơ sở các tương tác
này, hệ thống quổc tế ngày nay đang chi phối đáng kê các
phần tử của nó. Sự chi phôi này lớn hơn bất cứ thòi kỳ nào
trước đó.
Như vậy, sự tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc
tế hay sự phát triển của quan hệ quốc tế là cơ sở chính đế
hình thành nên hệ thống quốc tế. Ngược lại, sự phát triển
hệ thống quốc tế cũng khiến nó ngày càng trở thành một
yếu tố quan trọng định hình sự vận động của lịch sử quan
hệ quốc tế. Rõ ràng, sự phát triến lịch sử quan hệ quốc tế
trong chừng mực nào đó chính là quá trình phát triển
tương tác, thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau, dẫn tới hình
thành và phát triển hệ thống quốc tế. Với mối quan hệ qua
lại như vậy, hệ thống quốc tế có thê được coi như một
cách tiếp cận hữu ích trong việc xem xét tiến trình vận
động của lịch sừ quan hệ quốc tế.
CÁC LOẠI HÌNH HỆ THỐNG QUỐC TẾ
Có nhiều cách phân loại hệ thống quốc tế khác nhau.
Sự phân loại khác nhau xuất phát tò cách tiếp cận khác
nhau với nhũng tiêu chí khác nhau như không gian địa lý,
lĩnh vực tương tác, trạng thái và tính chất, cấu trúc phân
342
Một s ố vấn đ ể lý luận qu an h ệ q u ó c tế dưcn g ó c nhin lịch sừ
bô quyền lực của hệ thống quốc tế,— Sự phân loại khác
nhau là điểu bình thường bởi tùy thuộc vào mục tiêu
nghiên cứu khác nhau. Mỗi cách phân loại đẽu có ưu điêm
riêng khi giúp làm rõ những đặc thù và phuơng diện khác
nhau của hệ thống quốc tế. Vi thê', việc tìm hiẻu các cách
phân loại khác nhau sẽ giúp đem thêm sự đa dạng và linh
hoạt trong nghiên cứu quan hệ quốc tế và lịch sử quan hệ
quốc tế.
1. Dựa trên không gian địa lý
Theo cách phân loại này, hệ thống quốc tê được phân
chia làm hai loại: hệ thống quốc tế toàn câu (hay còn gọi là
hệ thông toàn cầu, hệ thống thế giới) và hệ thông quốc tế
khu vực (hay còn gọi là hệ thống khu vực).
Hệ thống toàn cầu là đê chi hệ thống quổc tế có quy
mô không gian địa lý khắp thế giói hoặc gán khắp thế
giói. Hệ thông toàn cầu chỉ xuâ't hiện khi quan hệ quốc tế
đã phát triển đạt tói quy mô toàn cầu, khi sự phụ thuộc
lân nhau giữa các chủ thê quan hệ quốc tế cũng diễn ra
khắp thế giới. Trong lịch sử quan hệ quốc tế, chi có hai hệ
thống quốc tế được coi là hệ thống toàn cáu. Đó là hệ
thống quốc tê thời kỳ 1945-1991 và hệ thống quốc tế sau
Chiến tranh lạnh hiện nay.
Hệ thống khu vực đê chi hệ thống quôc té có quy mô
không gian trong một khu vực địa lý nào đó cua thế giới.
Theo định nghĩa cua Braillard Ph. và Djalili M.R., hệ thống
khu vực là "tổng hợp các tương tác đặc trung trén cơ sỏ sự
H ệ thống q u ố c t ế trong lịch sử: qu á trình và loại hình
343
phụ thuộc vào địa lý "1. Nếu dựa trên khái niệm hệ thông
quốc tế như đã trình bày ở trên thì hệ thông khu vực có
thê’ được hiếu là "tông hợp các chủ thê quan hệ quốc tế
gắn bó trong cùng một khu vực địa lý và những tương tác
đặc trưng của chúng". Trong thực tiễn lịch sử, hệ thống
khu vực xuất hiện trước hệ thống toàn cầu khi quan hệ
quổc tế mói chỉ phát triển trên quy mô khu vực. Nhưng
khi hệ thống quốc tế toàn cầu hình thành, hệ thống khu
vực vẫn tiếp tục tổn tại và trở thành những tiểu hệ thông
bên trong hệ thống đó, tức là một dạng phần tử của hệ
thống quốc tế toàn cầu.
Trên cơ sở đó mà người ta có thể chia thế giới thành
các hệ thống khu vực như châu Âu, châu Phi, châu Mỹ,
châu Á... Các hệ thống khu vực này cũng được chia tiếp
thành các tiểu hệ thống khu vực nhỏ hơn như Tây Âu và
Đông Âu ở châu Âu; Bắc Mỹ, Mỹ Latinh ở châu Mỹ; Đông
Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, Trung Cận Đông ở châu Á;
Bắc Phi, Trung Phi, Nam châu Phi ở châu Phi... Thậm chí,
các tiểu hệ thống khu vực này còn được chia nhò tiếp nữa
như Đông Nam Á hải đào và Đông Nam Á lục địa, như
Benelux của Tây Âu và Balkan của Đông Âu...
Tuy cũng là một phần tử của hệ thống quốc tế toàn cầu,
song hệ thống khu vực thường là một hệ thống khá chặt do
có nhiều mối tương tác lâu đời, sâu sắc và phong phú hơn
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, tr. 135.
344
Мо? во уап бё 1у 1иап диап Ьё дибс Ч (Шеи дос Шип 11сЬ эй
бо уот Ьё th 6h g quбc
Юап саи. В ш уот сас Ьё
кЬи
уис сИгк сЬё, Ьё thбng 1:оап саи пЫеи кЫ 1а1 d 6 n g Уа1 Лэ
пЪи т о г Ьягог^ Ьёп ^ о ш сйа Иё Л б ^ кЬи \ ис. Tгong Ие
Л б г ^ кЪи уи с пау, сас рЬап Л th u 6 n g сЫи 1ас dpng Л И?
thбng кЬи уи с пЫеи Ьоп 1а Ьё Й ю г^ 1оап саи Ьсп кЪи уис
1а ш б 1 Ш кл-^ Ь*ис Нё'р. № ап с Ъ ш ^ Ыёп пау, Ьё thбng кЪи
уис уап tбn Ьа1 шапЬ ш ё
Ьё thбng 1оап саи уа
Л и д ^ rnаng Л е о гп'шЬ п Ь й г^ d ac tn m g riёng са уё сИлпЬ
Л ё 1ап tu o n g {ас g ш a сас рЬап й сйа Ьё Л б г ^ .
Cйng dua ^ё п уёй Ьо dia 1у, со nguбi рЬап сЫа кй
Ьор уо1 уёй t6' сЬигЬ Ы ЛапЬ D 6ng уа Тау пЪи tгong
СЫеп ^апЪ 1апЬ (у Л и с Ие, сИ ё^о сЫпЬ Ы , сЫёп 1иос ал
ЫпЬ,...), к й Иор уо1 уёй Ьо к1пЬ 1ёЧЬапЬ Вас уа N 3111 п1ш
Ыёп пау (т и с dб giau nghёo, trirLh dб рЬа! Ыёп к^пЪ
1е,...)1. Мае dй сас Лиа1 ngй пау d u oc ей dung кЬа рЬю
Ыёп, пЪит^ Вас, № т , D6ng, Тау kh6ng Ьюап 1оап 1а
nhйng Ьё thбng. Xёt Л ео quan diёm сйа сЬй nghTa кЬи
уис, d6 kh6ng рИш 1а сас кЬи уис т а сЫ 1а Ьар Ъдр сас
рМ'п Л со cйng nhйng dac diёm chung уё сЬтЪ Ы Ьау
кнЛ tё v a dйng Л иг^ ngй dia 1у dё т о 1а ибс 1ё т а Лбь
Ци diёm сйа сасЬ рЬап 1ош пау 1а giйp Лау duoc qua
trinh т о гот^ сйа quan Ьё quбc tё
НсЬ Би уа Ыёп
Ы. N6 cйng giйp tim Ыёй Л ё т сас хи huбng toan саи Ьюа,
кЬи уис Ьоа уа т о ! ^ с п ^ гёс giйa сЬщ-^. Ngoai га, сасЬ
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, №. 135.
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
345
phân loại này cũng giúp thấy các tác động từ cả thế giới
và khu vực tới sự vận động của quan hệ quốc tế.
Nhược điếm của cách phân chia khu vực này là ở ba
điểm. Thứ nhất, khu vực địa lý được hình thành không chỉ
từ sự gần kề về địa lý mà còn phụ thuộc vào ba yếu tô' nữa
là tương đổng về văn hóa xã hội, tương tác về chính trị và
tương tác kinh tế. Vì thế, việc phân loại chí dựa thuần túy
vào tiêu chí không gian địa lý không phản ánh được tính
chinh thê và lĩnh vực tương tác đa dạng của hệ thống khu
vực. Thứ hai, sự phân chia dựa theo yếu tô' địa lý như trên
cũng không phản ánh chính xác mức độ tương tác giữa
các phần tử vốn là cơ sở hình thành nên hệ thống. Ví dụ,
châu Á không hẳn là một hệ thống bởi sự tương tác giữa
Đông Nam Á và Tây Á là khá yếu, Đông Nam Á là một hệ
thống rõ ràng song thực tế các tương tác kữih tế vói bên
ngoài lại mạnh hơn trong hệ thống... Thứ ba, cách phân chia
này bị chi phối bởi sự phân chia địa lý truyền thống nên
đang gặp khó khăn trong việc giải thích hiện tượng xuâ't
hiện nhiều hệ thống khu vực không nằm trong khuôn khô
địa lý như quan niệm trước kia. Ví dụ, châu Á - Thái Bình
Dương có được coi là hệ thống khu vực hay không khi có
nhiều yếu tố của hệ thống nhưng lại hơi khó xác định
khuôn khô địa lý của nó.
2. Dựa trên lĩnh vực tương tác
Trong nghiên cứu lịch sử và-quan hệ quốc tế, đôi khi
hệ thống quốc tế được phân loại theo lĩnh vực hoạt động
346
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té duoi goc nhìn lịch sủ
nào đó của hệ thông. Đó cũng là Enh vực tập trung sự tương
tác giữa các phần tử. Đó cũng là noi diễn ra hoạt động chức
năng chủ yếu của hệ thống quốc tế, tức là phan ứng cua hệ
thống đối với các phần từ thường diễn ra chủ yêu trong lĩnh
vực này. Vì thế, các hệ thống quốc tế được phản loại theo
lĩnh vực tương tác còn được gọi là hệ thống chức năng.
Theo cách phân loại này, hệ thống quòc tế thường
được chia thành các hệ thống chức năng nhu hệ thống
kinh tế và hệ thông chính trị. Tuy nhiên, trong tùng loại
hệ thống chức năng, sự phân chia tiếp cũng khá khác nhau
do dựa trên sự kết hợp thêm những tiêu chí khác bên cạnh
tiêu chí chung là mức độ tương tác trong lĩnh vực chức
năng. Ví dụ, dựa trên tiêu chí kết hợp là ché độ sờ hữu
kinh tế, có các hệ thông kinh tế như hệ thống kinh tế tu
bàn chủ nghĩa và hệ thống kinh tế xã hội chù nghĩa.
Tương tự như vậy, dựa trên ý thức hệ, hệ thống chính trị
gổm hệ thống chính trị tư bàn chủ nghĩa và hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa trong thòi kỳ Chiên tranh lạnh.
Ví dụ khác dựa trên tiêu chí kết hợp là chu nghĩa khu vực
kinh tế, có hệ thống kinh tế Tây Âu (EU), Bắc Mỹ
(NAFTA) và Đông Á; kết hợp với thương mại hay tài
chính, có hệ thống thương mại quốc tế và hệ thống tai
chính quô'c tế... trong thời kỳ hậu Chiên tranh lạnh.
Trong một chừng mực nhò hơn, củng có người đua
thêm hệ thống văn hóa - xã hội vào trong nghiên cứu quan
hệ quốc tế. Hệ thống này có thê được xác định theo những
tương đổng chung vể văn hóa, tôn giáo, ngón ngữ hay
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trinh và loại hình
347
cùng nguồn gốc sắc tộc... hoặc được phân loại theo từng
tiêu chí riêng rẽ. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thông này
không phô biến lắm trong nghiên cứu lịch sư quan hệ
quốc tê bời những điếm chung văn hóa - xã hội chưa hăn
đã đem lại tính chinh thê cho hệ thông cũng như tương tác
văn hóa - xã hội chưa đủ mạnh đê có thể tạo ra hệ thống.
Các hệ thống chức năng theo cách phân loại này cũng
có thê được coi là những tiểu hệ thông bên trong một hệ
thống quốc tế toàn cầu hay khu vực nào đó. Richard w.
Mansbach cho rằng tiếu hệ thống là "những tương tác
rộng rãi giữa các chủ thê trong một hệ thống lớn hơn về
những vẩn đề cụ thể"1. Theo định nghĩa này, các hệ thống
kinh tế, chính trị, văn hóa... là những tiểu hệ thống của hệ
thống quốc tê đa diện vốn gồm nhiều lĩnh vực tương tác.
Ưu điếm của cách phân loại này là giúp thấy được cơ
sờ và lĩnh vực liên kết chủ yếu giữa các phần từ đê tạo
thành hệ thống tjuốc tế. Nó cũng giúp thấy được chức
năng của hệ thông đê từ đó đoán định được phần nào
phản ứng cua hệ thống đối với các phần tư và quan hệ
giữa chúng. Cách phân loại này củng giúp tìm hiêu sự vận
động của quan hệ quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thế.
Tuy nhiên, cách phân loại nặv cũng có ít nhất hai
nhược điếm. Thử nhất, sụ quá tập trung vào một lĩnh vực
1. Richard W. Mansbach, Global Puzzle: Issues and Actors in
World Politics, Houghton Mifflin Company, Boston and New York,
1997, tr. 142.
348
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dơcn góc nhìn lịch sử
hoạt động chức năng của hệ thống dễ dân đẻn cái nhìn
phiến diện khi không phản ánh được tính đa diện cua hệ
thống cũng như tương tác trong hệ thống. Hệ thông quôc
tế thường là đa lĩnh vực và các lĩnh vực nàv đểu quan
trọng như nhau. Thứ hai, sự phân loại này cũng khó giúp
thây đầy đủ nguyên nhân và điều kiện cùa sự vận động
trong hệ thống quốc tế khi thực tế cho thây, giữa các lĩnh
vực thường có sự đan xen và tương tác lân nhau khá
mạnh mẽ. Thậm chí, nhiều khi sự tương tác trong lĩnh vực
này hoàn toàn có thể bị thay đổi bởi những biến động
trong những lĩnh vực khác.
3. Dựa vào trạng thái, tính chất
Đây là cách phân loại xuâ't phát tù mục đích cùa người
nghiên cứu. Cách phân loại này có thê vận dựng dựa trên
những tiêu chí khác nhau. Có bôn loại tiêu chí được sử
dụng phô biến là mức độ tương tác giữa các phẩn tử trong
hệ thống, trạng thái quan hệ với bên ngoài, trạng thái ổn
định và tính châ't chủ yếu của tương tác trong hệ thống.
Cách thứ n hất dựa trên mức độ tương tác mạnh hay
yếu, lỏng hay chặt giữa các phần từ trong hệ thó'ng. Theo
cách này, có hai loại hệ thống quốc tế chặt và long. Trong
hệ thống quốc tế chặt, sự tương tác giữa các phẫn từ là
khá sâu sắc vói mức độ phụ thuộc lẫn nhau tương đối lớn.
Cấu trúc của hệ thống cũng chặt chẽ hơn và các luật chơi
của hệ thống này cũng có hiệu lực lớn hơn. Đổng thời,
hoạt động chức năng hay phàn ứng của hệ thống tới các
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
349
phần từ cũng thường mạnh hơn. Còn ưong hệ thống quốc
têTòng, tất cả các yếu tố trên đều yếu hơn nhiều. Hệ thống
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong Chiến tranh
lạnh là những ví dụ điển hình của hệ thống chặt. Đôi vói
hệ thống lỏng, đa phần các hệ thống quốc tế thòi cận đại
đểu là hệ thống lỏng. Trong thòi hiện đại, các hệ thống
quốc tế toàn cầu đều là hệ thống lòng. Trên câ'p độ khu
vực, ASEAN ờ Đông Nam Á củng là một hệ thống tương
đối lòng lẻo trong khi EU lại là hệ thống tương đối chặt.
Cách thứ hai dựa trên trạng thái quan hệ với bên
ngoài nhiều hay ít. Theo cách này, có hai loại là hệ thống
quốc tê mờ và hệ thống quốc tế đóng. Hệ thống quốc tê
mờ là hệ thống có quan hệ vói bên ngoài nhiều, thậm chí
là có xu hướng mở rộng kết nạp thêm các phần từ mới.
Còn hệ thống quốc tế đóng là hệ thống tương đôi khép
kín, ít quan hệ với bên ngoài và có xu hướng phân biệt đối
xừ với các phần từ ngoài hệ thống. Bời tương tác với môi
trường bên ngoài nhiều hơn nên hệ thống mỡ củng dễ
chịu tác động từ bên ngoài hơn hệ thống đóng. Ví dụ, hâu
hết hệ thống kinh tế của các nước đế quốc thành lập cùng
với các thuộc địa hoặc đồng minh cua mình trước năm
1945 đểu là hệ thống đóng trong khi hệ thống kinh tê thê
giói củng như các hệ thống kinh tế khu vực hiện nay đêu
là hệ thống mơ. Hay NATO là một hệ thống quân sự
chính trị tương đối đóng trong Chiến tranh lạnh nhưng đã
có xu hướng trờ thành hệ thống mơ hon sau khi khôi Hiệp
ước quân sự Warsaw không còn nửa.
350
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sù
Cách thứ ba dựa trên trạng thái ôn định cua hệ thống.
Theo cách này, có thế phân loại hệ thống quòc tê thành hai
loại: hệ thống quốc tế ổn định hay không ỏn định. Hệ
thống quốc tế ổn định là hệ thống có sự ổn định tương đối
trong cấu trúc phân bố quyền lực của hệ thống, trong cách
thức quan hệ giữa các chủ thể quan hệ quõc tế và trong
phương thức tác động của hệ thống quốc tê đối với các
phần tử. Còn hệ thống quốc tế không ổn định thì không
được như vậy. Ví dụ, hệ thống quốc tế trong thòi kỳ giữa
hai cuộc chiến tranh thế giói (1919-1939) là không ôn định
với những biến động thường xuyên. Trong khi đó, hệ
thống quốc tế trong thời kỳ Chiến tranh lạnh lại tương đối
ổn định với những xu hướng vận động khá rõ ràng.
Tương tự như vậy, hiện nay, hệ thông khu vực Tây Âu là
hệ thống ổn định, còn hệ thống khu vực Trung Đông vẫn
tiếp tục không được ổn định.
Cách thứ tư dựa trên tính chât chủ yếu cùa tương tác
trong hệ thống. Theo cách này, hệ thống quốc tế có thế là
hệ thống xung đột hay hệ thống hợp tác. Tính chát hợp tác
hay xung đột được phản ánh qua mẫu hình tương tác chủ
yếu giữa các phần tử và tạo thành xu thế quan hệ chung
trong hệ thông quôc tê. Đây là cách phân loại thường
được áp dụng đê phân kỳ lịch sử quan hệ quốc tế. Ví dụ,
hệ thống hài hòa quyển lực ờ châu Âu thời gian 1815-1914,
hệ thông quốc tê trong thời kỳ giữa hai cuộc chiéh tranh
thế giới (1919-1939) và hệ thống quổc tế trong thòi kỳ
Chiến tranh lạnh đều là hệ thống xung đột. Trong khi đó
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
351
hệ thống quốc tế sau Chiến tranh lạnh có vẻ như là một hệ
thống hợp tác nhiều hơn khi hợp tác và hội nhập đang là
những xu thế lớn, lôi cuôín mọi chủ thê tham gia.
Cách phân loại này có ưu điểm ở chỗ là nêu bật được
những đặc điểm hay khả năng nổi bật nào đó của hệ
thống quốc tế và điều này là có ích trong nghiên cứu. Tuy
nhiên, việc chi dựa trên tính chất hay trạng thái nào đó
của hệ thống thì không giúp phản ánh được mức độ và
quy mô của tương tác cũng như không cho thây được cấu
trúc vốn là những đặc tính căn bản của hệ thông. Nhược
điểm nữa là nó chỉ phản ánh được trạng thái tĩnh mà
không làm rõ được trạng thái động của hệ thông trong khi
thực tế hệ thống luôn vận động và biến đổi.
4.
Dựa vào sự phân bố quyền lực hay cấu trúc
quyền lực của hệ thống
Đây là cách phân loại được sử dựng khá phổ biến
trong nghiên cứu củng như trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Cách phân loại này chịu ảnh hưởng lớn của hệ
quy chiếu quyền lực và cách tiếp cận hệ thống của chủ
nghĩa hiện thực mói. Theo đó, hệ thống quốc tế được phân
loại dựa theo câu trúc phân bố quyền lực trong hệ thống.
Cơ cấu phân bố quyền lực được thể hiện bằng "cực". Cực
(polarity, polar) vốn là một thuật ngữ vật lý và được sư
dụng trong quan hệ quốc tế đế chi những trung tâm
quyền lực độc lập trong hệ thống quốc tế. Các trung tâm
quyền lực này có thê là quốc gia hoặc liên minh giữa các
352
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc tế dưcn góc nhin lịch sủ
quốc gia1. Theo cách phân loại này, có những dạng hệ
thống quô'c tế sau: hệ thống đơn cực, hệ thống hai cục, hệ
thống ba cực và hệ thống đa cực.
+ Hệ thống đơn cực (unipolar system) là hệ thống quốc
tế có một trung tâm quyền lực mà các phán tư khác phái
xoay quanh nó2, tức là phải chịu ảnh hưởng chi phối của
nó. Hệ thống đơn cực được biếu hiện dưới nhiêu dạng
thức khác nhau như bá chủ, hệ thống đ ế quốc hay hiện
tượng một siêu cường. Trong đó, bá chủ (hegemony) có ưu
thế quyền lực vượt trội so với các phần từ khác trong hệ
thông quốc tế đến mức có thể một mình chi phối các luật
lệ cũng như sắp xếp trong quan hệ quổc tế. Ví dụ, vai trò
bá chủ của Mỹ và Liên Xô trong từng phe tư bản chù
nghĩa và xã hội chủ nghĩa thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hệ
thông đ ế quô'c có quyền lực gần như tuyệt đối của một
nước đê' quốc được thê hiện qua sự cai trị hoặc kiếm soát
các phần tử khác trong hệ thống cả vê đối ngoại lẫn đối
nội. Hệ thông đ ế quốc tồn tại nhiêu trong lịch sử với các
đê' quôc và hệ thống thuộc địa của nó. Ví dụ, hệ thống đế
quô'c La Mã thời cô đại, hệ thống đế quốc Trung Hoa thời
trung đại, hệ thống đê'quốc Anh và Pháp thời cận đại,...3.
Siêu cường củng là một cường quốc nhưng có quvẽn lực
1, 2. Joshua S. Goldstein, International Relations, Longm an, New
York, 1999, tr. 84-85.
3.
Cũng có ý kiến cho rằng hệ thống đ ếq u õ c khóng phai la hệ
thống quốc tế bởi các nước thuộc địa mâ't độc lập nén khỏng phài
là chủ thế quan hệ quốc tế.
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
353
vượt trội và cả khả năng chi phối các cường quốc khác.
Dạng thức này gần giông vói bá chủ nhưng được sử dụng
trong những điều kiện mới của hệ thông quốc tế thòi hiện
đại và trên quy mô toàn cầu. Vai trò siêu cường của Mỹ và
Liên Xô thòi kỳ Chiên tranh lạnh là một ví dụ.
+ Hệ thống hai cực (bipolar system) là hệ thông quốc tế
có hai quốc gia hoặc hai khối liên minh lớn có vai trò như
những trung tâm quyển lực chi phối các phần tử khác và cả
hệ thông quốc tế. Ví dụ lớn nhất trong lịch sử về hệ thống
hai cực chính là vai trò của Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ
Chiên tranh lạnh. Hai quốc gia này đã tập hợp và đứng đầu
hai liên minh đối địch nhau là phe xã hội chủ nghĩa và phe
tư bản chủ nghĩa. Hai cực và hai phe này đã tạo nên cơ câ'u
chính trị quốc tế khi đó và chi phối hầu hết quan hệ quốc tế
thế giới. Trước đó, đẩu thế kỷ XX cũng tổn tại hệ thống hai
cực ở châu Âu là khối Antanta (Anh, Pháp, Nga) và phe
Liên minh (Đức, Áo-Hung, Bungari, Thổ Nhĩ kỳ).
Hệ thống hai cực cũng được phản ánh ít nhiều trên
quy mô khu vực. Trong đó, thường tổn tại hai quốc gỉa có
ảnh hưởng hơn trong khu vực và có sự tranh giành ảnh
hưởng khu vực nhất định giữa chúng. Ví dụ, Ân Độ và
Pakixtan ở Nam Á, Braxin và Áchentina ở Nam Mỹ, Nhật
Bản và Trung Quốc ở Đông Á...
+ Hệ thống ba cực (tripolar system) là hệ thống quôc tế
có ba trung tâm quyền lực lớn hơn hẳn các phần tử khác.
Có người gọi đây là hệ thống chân vạc. Đây là một dạng
hệ thống quốc tế hay cấu trúc quyền lực đã từng hiện diện
354
Một số ván đê lý luận quan hệ quóc té dưởi góc nhin lịch sủ
trong lịch sử. Song, so với các hình thái khác, tinh ôn định
của nó không cao và tuổi thọ của nó không bển vững bới
thường có xu hướng hai nước liên minh đê chống lại nước
kia và dễ chuyên thành hệ thông hai cực. Ví dụ điển hình
là tam giác chiến lược Xô - Mỹ - Trung ở châu Á - Thái
Bình Dương trong thời kỳ Chiên tranh lạnh. Đầu tiên,
những năm 1950, đó là hai cực với Xô - Trung một bên,
Mỹ một bên. Sau đó, Trung Quốc tách khỏi Liên Xô và hệ
thông ba cực hình thành ở châu Á - Thái Bình Dương
trong những năm 1960 - 1970. Đên cuối thập niên 1970,
Mỹ và Trung Quôc đi vói nhau chống lại Liên Xô. Hệ
thống ba cực lại bị lắng xuô'ng. Tính ba cực của nó ngắn
đến nỗi nhiều người không quan tâm đên hệ thống ba cực
và coi nó nằm trong hệ thổng hai cực. Tuy nhiên, hiện
nay, hệ thống ba cực đang được nhiều người quan tâm từ
góc độ kinh tế khi cho rằng hệ thống kinh tế thế giới thời
kỳ hậu Chiến tranh lạnh sẽ bị chi phối bởi ba trung tâm
kinh tế lớn là Bắc Mỹ, EU và Đông Á.
+ Hệ thống đa cực (multipolar system) là hệ thống quổc
tế có nhiều trung tâm quyền lực. Hệ thông đa cực được
xây dựng dựa trên cân bằng quyền lực tương đối giữa các
cực. Trong hệ thống này, không có một trung tám nào quá
mạnh đê có thê lấn át được các cực khác và làm cho hệ
thống quốc tế trờ thành đơn cực. Trong đó, các quốc gia
thường cô' gắng kiềm chế lẫn nhau để ngăn ai đó trỏ nên
mạnh lên, phá vỡ cân bằng quyền lực. Cũng có thể có
một quốc gia đóng vai trò "người cân bằng" (balancer)
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
355
đứng trung lập, sẵn sàng nhảy vào bên yếu đê làm cho cán
cân quyển lực trở lại cân bằng. Đó là vai trò mà Anh đã
đóng trong thòi cận đại. Trong hệ thống đa cực, do xu
hướng các quốc gia theo đuổi quyền lực nên thường có
nguy cơ đe dọa phá vỡ cân bằng cũ và vì thế các quốc gia
có thể thay đôi liên minh đê tạo ra những cân bằng mới.
Nhưng cũng vì điếm này mà số lượng các cực ở đây được
nhiều người (Morton Kaplan, Joshua Goldstein,...) cho
rằng phải từ năm cực trở lên1. Hệ thống bốn cực được coi
là khó tổn tại và dễ bị chuyển thành hai cực bởi A sẽ tìm
cách liên minh với B nhằm giành ưu thế quyền lực và khi
đó, c và D sẽ liên minh vói nhau để đối trọng lại.
Cấu trúc quyền lực trong hệ thống đa cực có thể được
phản ánh theo chiều ngang bằng hệ thống các cường quốc.
Nhưng nó cũng có thê được phản ánh theo chiều dọc qua
thứ bậc quyền lực giữa các trung tâm như mô hình kim tự
tháp quyền lực {pyramid o f power). Trong mô hình này,
quốc gia mạnh nhất nằm ở đỉnh, kế tiếp là các cường quốc
khác. Quốc gia càng manh thì càng nằm ở gần đinh. Rồi
dưới nữa là những quốc gia yếu hon. Độ dốc của kim tự
tháp phàn ánh mức độ so sánh quyền lực cũng như tính
chât tương tác giữa chúng. Kim tự tháp càng thâp, sự
chênh lệch quyền lực không cao, các quốc gia càng binh
đăng. Kim tự tháp càng dốc, khoảng cách quyển lực càng
cách biệt, quan hệ bất bình đẳng càng tăng.
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Sđd, tr. 85.
356
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưo< góc nhìn lịch sủ
Hệ thống đa cực khá phô biên trong lịch sử quan hệ
quốc tế. Hệ thống đa cực nổi tiêng nhất lá hệ thống hài
hòa quyền lực. châu Âu trong khoáng thòi gian từ sau
Hiệp ước Vienna năm 1815 đến trước Chiêh tranh thế giới
thứ nhât. Hệ thống này có các trung tâm là Anh, Pháp,
Nga, Áo - Hung, Phổ/Đức vói Anh là người đóng vai trò
cân bằng. Nhiều người cũng cho rằng hệ thống quôc tế sau
Chiến tranh lạnh sẽ là đa cực bời sự tổn tại của ba trung
tâm kinh tế Bắc Mỹ - EU - Nhật Bản/Đông Á và năm trung
tâm chính trị là Mỹ - EƯ - Nga - Trung Quốc - Nhật Bản.
Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, cách phân
loại dựa trên sự phân bố quyền lực có ưu điếm phản ánh
được câ'u trúc của hệ thông quốc tế với sự phán tầng theo
sức mạnh của các quốc gia thành viên. Các "cự c" cũng là
nơi chủ yếu tạo ra các luật lệ trong tương tác giữa các
phần tử, là nguồn chính của các phản ứng chức năng từ
môi trường bên trong. Sự ổn định của hệ thống cũng phụ
thuộc rât nhiều vào các cực và sự tương tác giữa chúng.
Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chứa đựng những
nhược điểm nằm trong nhược điếm chung cua chù nghĩa
hiện thực như sự tập trung vào quổc gia và chính trị
quyền lực mà không tính đến các phần tử khác và những
tương tác thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
5. Sự phân chia hệ thống quốc tế của Kaplan M.
Mô hình của Morton Kaplan khá nổi tiêng boi nó là một
trong nhũng công trinh đấu tiên nghiên cứu tưong đô'i toàn
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
357
diện vê' hệ thông quổíc tế. Trong chừng mực nào đó, đây
cũng là một cách phân loại hệ thông quốc tế. Mô hình này
gồm sáu kiểu hệ thông, trong đó bôn mô hình đầu mang
tính giả thiết và hai mô hình sau mang tính tiên nghiệm.
+ Hệ thống phủ quyết: mọi quốc gia đều có khả năng
tự bảo vệ mình và ngăn chặn sự đe dọa bên ngoài sử dụng
sức mạnh đối với mình. Trong hệ thống này, mọi quốc gia
đểu có thê sử dụng các khả năng đê ngăn chặn sự đe dọa
và đều tích cực chống lại sự đe dọa đó; vai trò của các tổ
chức quốc tế toàn cầu thường là hạn chế. Hệ thông này sẽ
trở thành nguy hiểm nếu vũ khí hạt nhân được phổ biến
rộng rãi. Ví dụ, đó là hệ thống quốc gia độc lập của châu
Âu sau năm 1648.
+ Hệ thống cân bằng quyền lực: đây là dạng hệ thông
đa cực. Theo Kaplan, hệ thống này cần ít nhất năm cường
quốc vì nếu ít hơn, hệ thống dễ trở thành hai cực. Theo
Kaplan, hệ thống này có sáu nguyên tắc tạo nên những
hoạt động đặc trưng của hệ thống quốc tế. Một là, tăng
cường khả năng đàm phán mà không phải đâu tranh. Hai
là, đấu tranh chứ không phải là thất bại trong việc tăng
cường khả năng. Ba là, dừng đấu tranh mà không phải
loại trừ quốc gia chu chốt nào đó. Bốn là, chống lại bất cứ
liên minh hay quốc gia nào đó có xu hướng đóng vai trò
ưu thế trong hệ thống. Năm là, kiềm chế những chù thê
tán thành các nguyên tắc của tô chức siêu quốc gia. Và
sáu là, cho phép các quốc gia chu chốt bị đánh bại hoặc bị
kiềm chế tiếp tục tham gia vào hệ thống quốc tế với một
358
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc té dơỡ» góc nhin hch sủ
vai trò tương đối hoặc đưa một số quốc gia không phai là
chủ chốt nay trở thành chủ thê quan trọng hơn. Ví dụ, đó
là hệ thống hài hòa quyền lực ở châu Ảu trước Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
+ Hệ thống hai cực linh hoạt (hay mèm déo): trong hệ
thống này có quốc gia, các chủ thể mới như liên minh và
các chủ thế mang tính toàn cầu như tổ chức quốc tế. Tính
linh hoạt ở đây thể hiện ở chỗ có nhiều phương án của hệ
thống hai cực. Cơ sở của nó phụ thuộc vào tô chức bên
trong từng khôi. Khôi có thê đẳng câp hóa mạnh mẽ và có
tính độc đoán khi người đứng đầu ràng buộc được các
đồng minh. Khi đó, hệ thống sẽ biến đổi sang hệ thống hai
cực chặt chẽ hoặc thành hệ thông thứ bậc. Khối cũng có
thê không đẳng cấp hóa hoặc được đẳng câ'p hóa có mức
độ nếu được hình thành qua con đường tham khảo lân
nhau giữa các quôc gia tự chủ. Khi đó, hệ thống lại trờ
thành hệ thống đa cực. Hoặc giả nếu có chiên tranh tổng
thê thì sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ hoặc hệ thống
thứ bậc. Tính chất đẳng câ'p trong từng khôi khác nhau sẽ
dẫn đến các phương án khác nhau của hệ thống hai cực
này. Ví dụ, đó là hệ thống quốc tế giữa hai cuộc chiến
tranh thế giói với quá trình hình thành hai phe đông minh
và phe Trục.
+ Hệ thống hai cực chặt chẽ (hay címg rắn): khác với
hệ thông trên, hệ thống này được hình thành báng trật tự
đăng cấp mạnh mẽ. Trong hệ thống này, mức độ chặt chẽ
đến mức không có các quốc gia trung lập hay đứng ngoài
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
359
như trong hệ thông hai cực linh hoạt. Các chủ thể có tính
toàn cầu ở đây cững chi đóng vai trò hạn chế và ít có ảnh
hưởng lên khôi này hay khối kia.
Bình luận vể hệ thông này, nhiều học giả cho rằng đây
là hệ thống rất dễ gây ra tình trạng bâ't ổn định bởi mâu
thuẫn sâu sắc, sự biến động liên tục trong lực lượng hai
bên làm cho cân bằng dễ thay đổi và sự đấu tranh thường
xuyên giữa hai cực. Ví dụ, đó là hệ thống hai cực thời kỳ
Chiến tranh lạnh. Trong những năm 1950, hệ thống này
được coi là chặt chẽ nhưng đã được coi là lỏng sau sự tách
rời của Trung Quốc và Pháp.
+ Hệ thông toàn cầu: hệ thống này có thế có được khi
các tô chức toàn cầu thực hiện được chức năng của mình
một cách hiệu quả. Trong hệ thống này, các chủ thê toàn
cầu có vai trò nổi trội và có nhiều quyền của quôc gia như
xác định quy chế quốc gia và phân chia nguồn lợi cho chứng.
Các tô chức này củng đề ra những quy định cho quan hệ
quốc tế và có trách nhiệm theo dõi việc thực thi. Hệ thống
này được xây dựng trên sự nhất nguyên trong môi trường
chính trị quốc tế và trên cơ sở có sự đoàn kết giữa các chu
thê quốc gia và toàn cầu. Các xung đột quốc tế sẽ được
giải quyết theo những nguyên tắc chính trị cua hệ thông.
+ Hệ thống có thứ bậc: hệ thống này có thê được hiếu
là một hệ thống chính trị chung cho toàn thế giói. Trong
đó, vai trò của các tố chức quốc tế chung là lớn hơn quốc
gia, quốc gia - dân tộc mất đi ý nghĩa của nó và có thê trơ
thành nhũng đon vị lãnh thổ đon thuần. Hệ thống này có
360
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dướt góc nhìn lịch sử
tính liên kết cao đến mức có khá năng ngăn chặn khuynh
hướng rút lui ra khỏi hệ thống và sự quav trò lại của quôc
gia - dân tộc. Hệ thống thứ bậc có thê là dán chù khi các
nước đều mong muốn củng cố và phát triển hệ thống quốc
tế. Hệ thống thứ bậc cũng có thê là độc tài khi cường quốc
hoặc một khối quốc gia nào đó áp đặt hệ thống đó lên các
quôc gia khác1.
Cách phân loại hệ thống quốc tế cua Kaplan củng
phần nào dựa trên câu trúc phân bố quyển lực. Trong
chừng mực nào đó, Kaplan đã cố gắng dựa trên lịch sử để
khái quát thành các mô hình có tính giả thiết củng như đê
ra những phương án dự báo cho tương lai. Kaplan cũng
phân tích về khả năng tương tác giữa các chu thê bên
trong từng mô hình. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng
có những nhược điếm là thiên vể quyền lực, các cường
quốc và sự xung đột như những đặc trưng cua hệ thống
quốc tế. Do những nhược điếm trên mà cách phán loại cùa
Kaplan hiện nay đã không còn được s ù dụng nhiêu.
Như vậy, hệ thống quốc tế với tư cách là một công cụ
lý luận đã có nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách
đều có những ưu, khuyết điếm nhất định và cho đến nay
vân chưa có cách phân loại nào có tính tổng hợp. Tuy
nhiên, tất cà các cách phân loại giới thiệu ớ trén đếu có
1. Morton Kaplan, "Som e Problems of International System
Research" trong John A. Vasquez, Classics o f International Relations,
Prentice Hall, New Jersey, 1996, tr. 297-302.
Hệ thống quốc tế trong lịch sử: quá trình và loại hình
361
khả năng vận dụng vào nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc
tế. Việc áp dụng chứng vào nghiên cứu lịch sử quan hệ
quốc tế có thể giúp ích phẩn nào trong việc tìm hiểu sự
vận động của quan hệ quốc tế trong lịch sử bởi hệ thông
quốc tế vừa là sự phản ánh, vừa là kết quả của quá trình
phát triển quan hệ quốc tế. Sự vận động này có thể là sự
mở rộng không gian tác động và ảnh hưởng của hệ thống
quốc tế, có thể là sự phát triển lĩnh vực và mức độ tương
tác cũng như mối quan hệ giữa chúng bên trong hệ thống,
có thể là sự biến đổi trạng thái và tính chất của chính hệ
thông, có thể là sự thay đổi câu trúc phân bố quyền lực và
tác động của nó tói quan hệ quôc tế,... Chúng cũng có thể
được áp dụng đế phân kỳ lịch sử quan hệ quốc tế khi giúp
thấy được những đặc điểm riêng của từng thời kỳ. Không
những thế, vói tư cách là một phương pháp, hệ thông
quốc tế còn là một công cụ lý luận giúp tìm hiểu thêm
những yếu tố tác động tói quan hệ quốc tế cũng như có
thế dự báo phần nào sự vận động của tiến trình lịch sử
quan hệ quốc tế.
362
NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH CÁC CẤP Độ PHÂN TÍCH
Suốt cả chiều dài lịch sử, nhân loại bị vò xéo bời chiêri
tranh. Lịch sừ nhân loại đầy rẫy xung đột và bạo lực. Thời
gian chiên tranh nhiều hơn hòa binh. Hình như chiên tranh
là một phần tất yếu của nhân loại, bạo lực là một hành vi
không ưánh khòi của con người? Con người là một động vật
ăn thịt và nó sẵn sàng "ăn thịt" cả đổng loại? Cáu hoi này là
sự day dứt hàng chục thếkỷ trong tâm tường cua con người.
Chiến tranh là thảm họa lớn nhất của con ngưcn, một
thảm họa đem lại sự tàn phá, hủy diệt và chết chóc nhiêu
nhất. Chiến tranh đe dọa sự tổn tại và phát triẽn cùa con
người. Khác với các thảm họa tự nhiên, chiên tranh còn
tạo sự chia rẽ, hằn thù và đau khổ. w. Churchill đã từng
nói: sự sợ hãi và lòng hận thù là hai cái ách lớn nhát cùa
con người. Chiến tranh đem lại cả hai điểu nàv.
Bởi thế, nhu cầu nghiên cứu chiên tranh đã nay sinh
từ khi chiến tranh trở thành thực tế. Việc nghién cứu
vấn đê này được bắt đầu từ sớm và dán dán được đặt
vào trong bối canh khoa học. Các môn Triết học, Lịch sử,
Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phân tích
363
Xã hội học, Chính trị học, Tâm lý học,... đểu coi chiến
tranh như một phần đôi tượng nghiên cứu.
Chính trị quốc tê' là một trong những môn khoa học
nghiên cứu chiên tranh nhiều nhất. Chiến tranh là đôi
tượng nghiên cứu chủ yếu của môn Chính trị quôc tế. Điều
này được quy định bởi bản châ't chính trị của chiến tranh,
bởi tác động to lớn của chiến tranh tói nền chính trị quổíc tế.
Các nghiên cứu chính trị quôc tế đầu tiên đều xoay quanh
chiến tranh. Và cho đến nay, chiến tranh vẫn luôn là một
vâh đề trung tâm trong nghiên cứu chính trị quốc tế.
Trong nghiên cứu xung đột và chiến tranh của môn
Chính trị quốc tế, có nhiều phương diện và đối tượng cụ
thể. Ví dụ, khái niệm xưng đột quốc tế và chiến tranh;
phân loại xung đột và chiến tranh; mối quan hệ giữa xung
đột với chiến tranh; nhận thức luận, bản thể luận và
phương pháp luận trong nghiên cứu chiến tranh; nguyên
nhân xung đột và chiến tranh; chủ thể của chiến tranh;
tính châ't chiến tranh; các yếu tố tác động tới chiến tranh;
biện pháp giải quyết chiến tranh; các mô hình tương lai
của thế giới có khả năng loại trừ chiến tranh... Trong đó,
CỐ
gắng tập trung nhất là tìm hiểu nguyên nhân chiên
tranh. Việc nghiên cứu này nhằm hai mục đích. Thứ nhât,
trả lời câu hòi chiên tranh có phải là tất yếu không? Thứ
hai, xác đinh nguvên nhân đê’ từ đó có thể tìm ra phương
cách ngăn ngừa xung đột và loại trừ chiên tranh.
Việc nghiên cứu nguyên nhân chiến tranh hiện nay
vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Sự đa dạng ý kiến vẫn rất
364
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té duớ* góc nhìn lịch sử
phô biến. Mặc dù vậy, vói tính chát đa nganh và liên
ngành, với những đặc thù riêng cua chiên tranh trong
quan hệ quôc tế, việc nghiên cứu chiến tranh từ góc độ
chính trị quốc tế có thê đóng góp phẩn nào cho lý luận
chưng về chiến tranh. Hơn nữa, việc tiếp tục tìm hiếu
nguyên nhân chiến tranh vẫn là sự đóng góp cho hòa bình
và ổn định của nước ta trong thời đại ngày nay.
Bài viết này được phân chia trên những cấp độ nghiên
cứu. Sự phân chia này được bắt đầu bằng Kenneth N. Waltz
trong tác phẩm Man, the State and War (Con người, Nhà
nước và Chiến tranh). Trong đó, ông đề ra các câp độ cá
nhân, quốc gia và hệ thống (quốc tê) đê phân tích các
hiện tượng chính trị quốc tế nói chung, nghiên cứu
nguyên nhân chiến tranh nói riêng. Việc nghiên cứu theo
các cấp độ chứng tỏ được những ưu điếm nhât định
trong nghiên cứu chính trị quôc tế. Hiện nav, cách thức
nghiên cứu theo các câ'p độ phân tích đã được ứng dụng
khá rộng rãi. Xung đột và chiến tranh là một hiện tượng
chính trị quốc tế và hiện diện trong quan hệ quốc tế nên
việc nghiên cứu theo các cấp độ cũng thích hợp đối với
đề tài này. Xuất phát từ lý do đó, nguyên nhản chiến
tranh sẽ được xem xét lần lượt trên câp độ phán tích cá
nhân, quốc gia và hệ thống.
1. Nguyên nhân chiến tranh cấp độ cá nhân
Chiến tranh do con người tiến hành, vì mục đích nào
đó cua con người, đối tượng chống lại củng la con người.
Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phàn tích
365
Đó là cơ sở của câp độ phân tích cá nhân. Việc nghiên cứu
nguyên nhân chiến tranh câp độ cá nhân nhằm giải quyết
vấn đề hết sức quan trọng: chiến tranh xuất phát từ bản
chất con người hay không? Nếu không phải, xu hướng sử
dụng bạo lực quân sự của chiến tranh chịu ảnh hưởng từ
những yếu tố nhân tính gì? Trả lời câu hỏi đầu tiên sẽ
cung câ'p cơ sở cho việc xác định khả năng tất yếu của
chiến tranh. Trả lời câu hỏi thứ hai sẽ giúp tìm cách hạn
chế một nguồn gốc của chiến tranh.
Trong các ý kiến cho rằng chiến tranh thuộc về bản
châ't con người, cách tiếp cận khá khác nhau. Xuất phát từ
góc độ tâm lý học, trong bức thư gửi cho Albert Einstein
năm 1932, Sigmund Freud (1856-1939) đưa ra sự giải thích
về nguyên nhân chiến tranh và hành vi hiếu chiến của con
người mà ông quy cho thuộc về bản năng. Theo ông, trong
mọi sinh vật đều có bản năng phá hoại. Bản năng phá hoại
có thế được gọi là bản năng chết (death-instinct). Với sự trợ
giúp của những cơ quan nhất định, bản năng chết trờ
thành lực đẩy phá hoại khi nó dẫn dắt hành động của con
người hướng ngoại, chống lại các đối tượng bên ngoài.
Bản năng này quy định hành vi của con người nhằm phá
hủy các thực thế bên ngoài đê bảo vệ cuộc sống và sự tồn
tại của mình1. Freud cũng cho rằng tác động của bàn năng
1. Sigmund Freud, "W hy W ar?", Richard K. Betts, Conflict after
the Cold War - Arguments on Cause o f War and Peace, Pearson &
Longman, New York, 2005, tr. 167.
366
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc té dưới góc nhin lịch sủ
chết không phải hoàn toàn tiêu cực mà có thẻ còn có lợi và
giúp phá bỏ sự trì trệ. Bên cạnh bản năng chét, trọng con
người còn có bản năng sống mà Freud gọi là bản năng
sinh lý. Bản năng này thể hiện ở sự đấu tranh của con
người nhằm duy trì sự sông của minh. Điểu đó có nghĩa
đấu tranh để duy trì sự sông thì khó lòng tránh được việc
sử dụng bạo lực và gây ra cái chết cho kẻ khác. Như vậy,
sự tổn tại cả hai bản năng sông và chết, đặc biệt bản năng
chết đã tạo ra tâm lý hiếu chiến khi con người muốn giành
sự sông cho mình bằng cách hướng cái chêt sang cho kẻ
khác. Bản năng tâm lý này được Freud cho là căn nguyên
dẫn đên xâm lược và bạo lực.
Tuy nhiên, có hai điểm cho thây Freud tò ra không
thực sự chắc chắn trong luận điếm này. Thứ nhắt, Freud
chỉ nêu ý kiến chứ không đưa ra chứng cứ thực tiễn đê
chứng minh1. Ngoài ra, ông không nói rõ mối liên hệ như
thế nào giữa bản năng sống và bản năng chết và tác động
ra sao của mối liên hệ đó tới tâm lý hiếu chiến. Có lẽ, đây
mới chỉ là sự nhận định có tính phỏng đoán nhiẽu hơn là
một luận cứ khoa học. Thứ hai, sau đó ông lại cho rằng
nhân loại càng tiến hóa, con người càng dễ kiếm soát bản
năng đối với sự hiếu chiến. Freud nhấn mạnh vai trò cùa
văn hóa. Theo ông, văn hóa là một quá trình có tính hữu
1.
Conway w. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 22s' Century, M cGraw -Hil], Boston,
1998, bàn dịch của Khoa Quốc tê'học, Trường Đại học khoa học xả
hội và nhân văn, t.l, tr. 105.
Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phân tích
367
cơ, có liên quan đến sự thay đổi vật chât của cơ cấu và có
khả năng thay đổi tinh thần mà ông đã ví như quá trình
thuần hóa sinh vật. Phát triến văn hóa sẽ "củng cố trí tuệ
vốn có xu hướng làm chủ cuộc sông bản năng của chúng
ta" và sẽ "hướng sức đẩy xâm lược vào nội tâm "1. Do sự
phát triển của văn hóa, Freud cho rằng con người sẽ phản
đối chiến tranh nhiều hơn và chiến tranh nếu có là đê
chống lại xu hướng áp đặt tình thần lên con người. Như
vậy, ít nhất Freud đã không cho rằng giữa bản năng chết
với chiến tranh có mối liên hệ tất yếu.
Học giả người Italia Franco Fomari cũng tiếp cận
nguyên nhân chiến tranh trên cơ sở phân tích tâm lý
nhưng không hoàn toàn giống vói Freud. Trong tác phẩm
The Psychoanalysis o f War (Phân tích tâm lý chiến tranh)
(1966), Franco Fomari cho rằng chiến tranh không chi
nhằm mục đích bảo vệ mình chông lại kẻ xâm lược bên
ngoài, mà còn xuất phát từ nỗi lo sợ hoang tưởng bên
trong con người. Đây là nỗi lo sợ hoang tường một cách
vô thức về kẻ thù tưởng tượng trong chính bản thân con
người tựa như một cơn ác mộng. Trạng thái tâm lý này
được tạo ra bời nhũng nguy hiếm tưởng tượng và hoàn
toàn hão huyền của thế giới nội tâm. Fomari cho rằng
con người luôn bị nỗi lo lắng này ám ảnh sâu sắc. Vì thế,
con người đã coi chiến tranh như một cách thức đê trấn
áp nỗi sợ hoang tương của chính mình. Giành một thắng
1. Sigmund Freud, "W hy W ar?", Sđd, tr. 167.
368
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc tế ơưó1 góc nhin lịch sử
lợi bên ngoài sẽ giúp con người giám bớt nôi lo sợ bên
trong và tăng thêm phần tự tin vào bản thán. Fomari cho
rằng nỗi lo sợ hoang tưởng về kẻ thù bên trong là rất lớn.
Ông so sánh nguyên nhân tâm lý này như phấn chìm của
núi băng trôi, còn mục đích bảo vệ chống lại kẻ thù bằng
xương bằng thịt bên ngoài chi là phần nổi mà thôi. Theo
Fomari, chiến tranh được tiến hành chủ yếu đê giải quyết
nỗi lo sợ hoang tưởng bên trong bản thân con người chứ
không phải vì tranh giành quyền .lực hay lợi ích nào
khác. Từ đó, ông kết luận rằng chức năng an ninh quan
trọng nhât không phải nhằm bảo vệ chúng ta trước kẻ
thù bên ngoài mà là đế tìm ra kẻ thù đích thực1.
Quan điếm của Franco Fomari cũng bộc lộ những
điểm yếu nhất định. Thứ nhất, cho đến nay, việc giải thích
nguyên nhân chiến tranh bằng phân tích tâm lý đã bị phê
phán là không đủ sức thuyết phục. Bản chất sinh học của
mối liên hệ giữa nỗi lo sợ hoang tưởng với tính hiếu chiến
và từ đó là chiến tranh vẫn chưa được khẳng đinh. Như
Margaret Mead đã khẳng định, chiến tranh chi là sự phát
minh của con người chứ không phải là sự đòi hòi vể mặt
sinh học2. Thứ hai, sự hoang tưởng và nỗi sọ hãi không
hăn là trạng thái tâm lý thường xuyên cùa con người.
1. Franco Fomari, The Psychoanalysis o f War, Richard K. Betts,
Sđd, tr. 171-172.
2. Xem Margaret Mead, "Warfare is only invention - not
biological necessity", Richard K. Betts, Conflict after the Cold War Arguments on Cause o f War and Peace, Sđd, tr. 176-180.
N guyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
369
Vì thê' nó khó trở thành nguyên nhân chung cho mọi cuộc
chiến tranh. Nhìn chung, nguyên nhân tâm lý này khó
được chứng minh phổ biến trong thực tiễn. Mặc dù vậy,
theo chúng tôi, nghiên cứu nguyên nhân chiên tranh từ góc
độ tâm lý học nói chung, quan điểm của Franco Fomari
nói riêng vẫn đáng được lưu tâm khi có thê giúp tìm ra sự
tác động khác nhau của yếu tô' tâm lý trong một số trường
hợp chiên tranh cụ thế.
Cũng dựa trên nghiên cứu bản năng nhưng đi theo
một hướng khác là nghiên cứu của Konrad Lorenz. Trên
cơ sở nghiên cứu môi liên hệ giữa bản năng và hành vi
của động vật, ông cho rằng sự hiếu chiến là bản năng của
các loài động vật, nhưng đó là bản năng sống và h o ạ t động
chức năng của chúng. Trong tác phẩm On Aggression (Sự
hiếu chiến) (1966), Lorenz đã chứng minh tính hiếu chiến
là có ích cho sự tổn tại của động vật1. Các loài động vật
phải chiến đấu đế tranh giành thức ăn, bạn tình và nơi cư
trú. Chiên đấu là thường xuyên đê phục vụ cho chính các
hoạt động chức năng của động vật và giúp chúng tổn tại
được trong thế giới cùa sự cạnh tranh sinh tổn. Ban năng,
mục đích và quá trình như vậy đã hình thành nên tính
hiếu chiêh của các động vật. Con người là một động vật
dù là bậc cao nhung cũng phải sống và hoạt động chức
năng. Từ đó, Lorenz suy luận rằng, tổn tại trong hoàn
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21s1 Century, Sdd, tr. 106.
370
Một s ố vấn đ ề lý luân qu an h ệ q u ố c tế dưỡi g ó c nhìn lịch sủ
cảnh và điều kiện sống tương tự, con nguời củng phải
hiếu chiến để thực hiện hoạt động chức năng và duy trì sự
tổn tại của mình. Nhưng do con người thiếu nanh vuôt đẻ
đối phó vói đổng loại nên đã tạo ra vũ khí đê bù đăp cho
sự hạn chế tự nhiên đó. Bản năng tổn tại, hoạt động chức
năng và nhu cầu phát triển vũ khí đã tạo nên bạo lực và
chiến tranh trong xã hội loài người.
Luận điểm của Konrad Lorenz đã bị phê phán ở điểm
quy kết cơ sở chung giữa động vật vói con người1. Khác
với loài vật, con người vốn là sinh vật bậc cao, có khả năng
tự nhận thức và có lý trí. Hơn nửa, con người luôn mang
trong mình giá trị xã hội, và xã hội con người lại khác xa
với xã hội loài vật. Bởi thế, sự so sánh của Lorenz là không
cân xứng. Liệu có chắc chắn rằng trong xã hội loài vật, chi
có mỗi tranh giành bạo lực mà không có sự liên kết bầy
đàn và sự phân chia lãnh địa như một sô' nghiên cứu sinh
vật học đã chỉ ra? Ngoài ra, sự có ích của tính hiếu chiến
chi là một mặt của vấn đề. Mặt trái rất lớn của nó như sự
tàn phá và giết chóc... liệu có thường xuyên là sự phù hợp
với bản năng sống và hoạt động chức năng cua con người
hav không? Con người có lý trí nên hoàn toàn có thê chọn
lựa được cách thức quan hệ khác cho hoạt động chức năng
chứ không nhất thiết chỉ mỗi tranh giành bằng bạo lực.
Hơn nữa, nếu đi theo quan điếm của Konrad Lorenz, sẽ
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, tr. 106.
N guyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
371
Tất khó giải thích sự phát triển của nhân loại vôn dựa
nhiều vào hợp tác hòa bình như đã được chứng tỏ ngày
nay. Ngoài ra, những luận điếm tương tự với Lorenz gắn
sự phát triến vũ khí vói chiến tranh cũng bị phê phán rằng
đó chỉ là sự che đậy cho lợi ích ích kỷ của các nhà chính trị
và những nhà sản xuâ't vũ khí1. Thậm chí, những người
phê phán còn cho rằng đôi khi chính sự phát ưiến của vũ
khí lại giúp cho hòa bình và an ninh như trường hợp vũ
khí hạt nhân đã giúp ngăn chặn cuộc Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Một cách tiếp cận khác dựa trên cơ sở di truyền. Nếu
tính hiếu chiến là sự di truyền thì hành vi bạo lực là cái gì
đó gần với bản năng và chiến tranh là khó tránh khỏi.
Trong tác phẩm Sociobiology: The New Synthesis (Sinh học
xã hội: Sự tổng hợp mới) của mình, Edward O.VVilson cho
rằng khả năng phân biệt bạn thù trong đầu óc con người
có tính di truyền. Vì thế, con người dễ có xu hướng tiếp
nhận bạo lực như phương cách giải quyết xung đột2. Theo
Wilson, sự phân biệt bạn thù có tính di truyền quy định sự
tổn tại xuyên thời gian của xung đột, chiến tranh và bạo
lực. Có lẽ Wilson đã dựa trên thực tế tồn tại sự "hằn thù
lịch sử" đê nhận đinh về tính di truyền của sự phân biệt
bạn thù. Và cũng có thể, Wilson cho rằng sự căm ghét có
1. Paul R. Vioti & Mark V. Kauppi, Lỷ luận quan hệ quôc tê', Học
viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2001, tr. 189.
2. Conway w. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Tum o f the Ĩ V Century, Sđcỉ, tr. 106.
372
Một số vấn đê lý luân quan hè quốc té ơướt góc nhin lịch sử
khả năng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và lam con người
dễ dàng hơn ưong việc sử dụng công cụ bạo lực đê giải
quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó, kết hợp với phân tích tâm
lý, Wilson còn cho rằng sự thiếu thốn các nhu câu tâm
sinh lý râ't dễ dẫn đến xung đột .và bạo lực. Tuy nhiên,
Wilson cũng tỏ ra băn khoăn về mối liên hệ thực chất giữa
chiên tranh và bản năng di truyền khi ông thùa nhận hành
vi hiếu chiên của con người rất khác nhau và sự hợp tác
giữa người với người vân là có thế. Mặc dù vậy, quan
điểm của Wilson vẫn có xu hướng coi chiên tranh là cái gì
đó gần vói tất nhiên.
Theo chúng tôi, kết luận của Wilson vê tính di truyền
cua sự phân biệt bạn - thù như một nguvên nhân của
chiến tranh chưa đủ cơ sở khoa học. Sự phân biệt bạn - thù
là có nhưng không thường xuyên và dễ thav đổi. Bạn có
thê biến thành thù và ngược lại. Phân biệt bạn - thù là hiện
tượng tâm lý nhiều hơn là thuộc bản năng. Xhìn chung,
nhiều nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận sinh học xã hội
vẫn chưa đưa ra được kết luận con người có mã số di
truyền tính hiếu chiến hay không và tính hiếu chiến có
phai là sản phẩm của sự di truyền sinh học hav không.
Ngoài ra, sự phân biệt bạn - thù nếu có tính di truyển thi
cũng không tâ't yếu dẫn đến bạo lực và chiéíi tranh. Lịch
sừ đã cho thấy điểu này. Kẻ thù vẫn tồn tại nhưng bạo lực
và chiến tranh chưa chắc đã xảy ra. Như vậy, nếu dựa trên
cơ sò di truyền, chưa đủ chứng cứ để có thê khăng đinh
tính hiếu chiến là cái gì đó gắn với bàn chát con người.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
373
Tuy nhiên, nghiên cứu của Wilson cũng đã gợi ý cho
chúng ta về các cung bậc tình cảm và tâm lý lịch sử vốn là
những yếu tố có mặt trong nhiều xung đột và chiến tranh,
đặc biệt là các xung đột sắc tộc.
Cũng dựa trên bản năng nhưng đi theo hướng khác,
Bertrand Russell và những người khác cho rằng nguyên
nhân chiến tranh chủ yếu xuất phát từ bản năng chiêm
hữu của con người. Bản năng chiếm hữu khiến con người
tranh giành đất đai, của cải và các quyền lợi khác. Trong
cuộc tranh giành như sự tất yếu của cuộc sông, con người
sẵn sàng sử dụng bạo lực đê’ chiếm hữu hoặc bảo vệ sự
chiếm hữu của mình. Quan điếm của Russell dường như
được thực tiễn ủng hộ khi chiến tranh được tiến hành đa
phần dựa trên tính toán lợi - hại: tôi được cái gì, mất cái gì
nếu tiến hành chiến tranh. Nó cũng được lịch sử ủng hộ
khi cho thấy rât nhiều cuộc chiến tranh là sự tranh giành
đất đai, khu vực ảnh hưởng, nguồn lợi kinh tế... Tuy
nhiên, Bertrand Russell cũng cho rằng "bản năng" này có
thể được kiềm chế và giảm bớt. Nhờ đó, chiến tranh cũng
có thê được giảm theo. Nhưng dù sao, chiến tranh vẫn sẽ
còn bởi chiếm hữu là bản năng con người.
Chúng tôi thừa nhận sự có lý nhất định trong quan
điếm của Bertrand Russell khi cho rằng chiếm hữu nhiều
khi là nguyên nhân dẫn đến bạo lực và chiên tranh. Quan
điểm cùa Bertrand Russell có ý nghĩa khá lớn trong việc
tìm hiếu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược liên quan đến
chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên, vẫn
374
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc té ƠUỚI góc nhìn lịch sủ
có những điểm cần phải bàn thêm. Thứ nhát, chiếm hữu có
nên coi là thuộc về bản năng con người hay khỏng? Nếu
như thế thì giải thích thế nào vê xã hội nguvẻn thuy với
các công xã thị tộc? Giải thích thế nào vế nhũng tài sản
công trong xã hội hiện đại? Thứ hai, chiếm hữu có phải lúc
nào cững được thực hiện bằng con đường bạo lực hay
không? Chủ nghĩa trọng thương trước kia và các cố gắng
phát triển kinh tế qua thương mại, công nghệ, đâu tư...
đang phổ biến ngày nay cũng xuất phát từ động cơ chiếm
hữu, nhung không phải bằng bạo lực. Rõ ràng, vẫn có
những cách khác đê đạt được sự chiếm hữu mà không cấn
chiến tranh. Thứ ha, nếu chiếm hữu là nguyên nhân phô
biến thì giải thích thế nào về các cuộc chiến tranh tôn giáo,
xung đột sắc tộc... vổn tranh chấp chủ yếu vê các giá trị
tinh thần. Thứ tư, sự chiếm hữu có giới hạn hay không?
Có thê nói ước muốn của con người là vô tận nhung ước
muôn của cá nhân luôn gặp phải những giói hạn chủ quan
và khách quan mà con người lý trí có thể tự nhận thức
được. Hom nữa, mạng sống mói l à mong muốn chiếm hữu
lớn nhất của con người mà chiến tranh lại l à sự đ e dọa
mạng sống lớn nhất, kê cả đối vói phía chù động. Rõ ràng,
"bản năng chiếm hữu" không hoàn toàn l à mẫu số chung
của bạo lực và chiến tranh. Như vậy, một lần nữa, khó có
thê quy kết bản năng chiếm hữu là nguyên nhân chung và
quy định tính tất yếu của chiến tranh.
Một cách tiếp cận khác cũng tương đói phó bién là
dựa trên cá tính. Cách tiếp cận này dựa vào những cá tính
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
375
có liên quan đến bạo lực của một nhóm người rất nhỏ là
các nhà lãnh đạo - những người làm ra quyết định chiến
tranh. John Stoessinger trong tác phẩm Why Nations Go To
War (Tại sao các nước lại tham gia chiến tranh) đã nghiên
cứu sự liên quan giữa chiến tranh với đặc điểm cá tính cua
các nhà lãnh đạo. Một nhận định quan trọng của ông là
quyết định tham gia chiến tranh của các nhà lãnh đạo
nhiều khi không hoàn toàn là sản phẩm của lý trí, mà chịu
ảnh hưởng nhiều của tình cảm và tính cách cá nhân. Các
nhân tố tâm sinh lý đã quy định tình cảm và tính cách cá
nhân. Đến lượt mình, cá tính và tình cảm cá nhân lại hoàn
toàn có thế chi phối quyết định tham gia chiến tranh.
Stoessinger cho rằng sự yếu đuối của cá nhân và một sô
đặc điếm cá tính khác như sự hoang tường, trạng thái thần
kinh, cái tôi... đều có thế đóng góp vào nguyên nhân chiên
tranh. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh, cá tính của cá nhân
và các trạng thái tình cảm có thê dẫn đến sự thiếu nhận
thức của các nhà lãnh đạo trong quyết định chiến tranh1.
Tuy nhiên, Stoessinger cũng như nhiều nghiên cứu
theo hướng này vẫn chưa đưa ra được cá tính nào là có giá
trị phô quát đối với bạo lực và chiến tranh. Nếu các cá tính
đó có thật, giữa chúng vói chiến tranh có mối quan hệ tât
yêu hay không? Cá tính có phai là yếu tố quyết định chiến
tranh hay không? Chiến tranh là một việc lớn, liên quan
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21ft Century, Sdd, tr. 106-107.
376
Một số vấn đề lý luân quan hệ quốc tế dưới goc nhìn lịch sủ
đến cả xã hội và sự tổn tại nên không thê được khcri phát
một cách đơn giản như vậy. Hơn nữa, củng không có cơ
sở nào đê xác định những người lãnh đạo nhu thê nào là
hiếu chiến, hơn. Trong thực tiễn, có những người trước
ủng hộ bạo lực nhưng sau lại ủng hộ hòa bình hoặc ngược
lại. Môi liên quan giữa cá tính với tính hiếu chiến là có
nhưng không phải là quan hệ nhân quả và củng không
mang tính quyết định. Mặc dù vậy, điếm đáng lưu ý của
quan điểm này là không còn quy hành vi bạo lực và sự
hiếu chiến vào bản chất chung của con người, mà đã cố
gắng ,ằcá thê hóa" chứng. Bên cạnh đó, cách tiếp cận dựa
trên cá tính của Stoessinger cũng đem lại nhũng gợi ý
quan trọng về phương pháp luận nghiên cứu chiến tranh
khi dựa trên vai trò của cá nhân trong lịch sứ. Cách tiếp
cận này cũng cho rằng con người không hoàn toàn là công
cụ của khách quan, mà còn chịu chi phôi của những yếu tố
chủ quan, kể cả trong những quyết định lớn như tiến hành
chiến tranh chẳng hạn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, với sự nổi lên cùa
chù nghĩa hiện thực (realism), việc nghiên cứu chiến tranh
đã có thêm một cách tiếp cận mới dựa trên lý trí. Cách giải
thích này đang ngày càng phổ biến trong các cóng trình
nghiên cứu về chiến tranh. Nó được xây dựng trén cơ sờ
của cách tiếp cận chủ nghĩa lý trí (rationalism) - một cách
tiếp cận dựa trên giả định các chú thê luôn hành động một
cách có lý trí. Theo cách tiếp cận này, có hai luóng ý kiến.
Luồng thứ nhât cho rằng, do sự chi phối cua quyển lực
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
3 77
trong chính trị quôc tế, quyết định đi đên chiến tranh là
kết quả của sự phân tích và lựa chọn lý trí của các nhà
lãnh đạo. Họ quyết định chiến tranh bởi vì chiến tranh có
thế đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn cũng như giúp nâng
cao quyền lực quốc gia. Đây cũng là quan điểm của lý
thuyết lợi - hại (theory o f cost and benefit) cho rằng mọi
hành vi chính sách đều xuất phát từ sự tính toán kết quả
có thê thu được lợi nhiều hơn hay lợi bất cập hại. Luồng ý
kiến ngược lại, chẳng hạn như của Spinoza, thì cho rằng
quyết định chiến tranh cũng xuất phát từ lý trí nhưng là
từ sự lệch lạc về lý trí và những sai lầm trong nhận thức1.
Tương tự như vậy, Stephen Van Evera coi ảo tưởng về
chiến thắng hay ảo tưởng về "một cuộc chiến tranh rẻ"
cũng là những nguyên nhân gây ra chiến tranh2. Cũng có
quan điểm như vậy mặc dù xuất phát từ cơ sở cá tính,
John Stoessinger cho rằng sự thiếu nhận thức của các nhà
lãnh đạo về khả năng và sức manh đối thủ có thê là
nguyên nhân cơ bản nhất của chiến tranh3.
Như vậy, khác vói tất cả các quan điếm trên, quan
điểm này không đề cập nhiều đến cơ sở sinh học như
nguyên nhân chiến tranh. Nó thiên nhiều hơn về bàn chất
1. Paul R. Vioti & Mark V. Kauppi, Ly luan quan he quoc te, Sdd,
tr. 190.
2. Stephen Van Evera, Cause o f War - Poiver and the Roots o f Conflict,
Cornell University Press, Ithaca and London, 1999, tr. 16-33.
3. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, tr. 106-107.
378
Một số vấn đề lý luân quan hê quóc tế dưới góc nhìn lịch sử
xã hội và tính lý trí của chiến tranh. Củng giông nhu cách
tiếp cận cá tính, quan điểm này là cố gắng cá thẻ hóa chứ
không quy chung cho con người. Tuy nhiên, diêm đáng
lưu tâm của cách tiếp cận lý trí là ờ chỗ: chiêh ưanh không
phải là tất yếu. Nếu lý trí có thê giúp thây chiên tranh là
có lợi thì cũng có thê giúp thấy hòa bình là có lợi hơn.
Nhận thức và lý trí con người đều có thê thay đổi tuỳ theo
hoàn cảnh chủ quan lẫn khách quan. Chúng tói thừa nhận
lý trí là một phần quan trọng của chiến tranh, nhung rõ
ràng khó mà tuyệt đối hóa lý trí. Trong một quyết định
chiến tranh, lý trí hay thiếu lý trí đêu không phải là tất cả
và đểu không đủ sức thuyết phục. Thực tế cho thây có
cuộc chiến tranh phản ánh tính toán lý trí của người lãnh
đạo quốíc gia nhưng có cuộc thì không. Chúng ta sẽ thấy
rõ hơn điều này khi xem xét nguyên nhân chiên tranh trên
câp độ quốíc gia.
2. Nguyên nhân chiến tranh cấp độ quốc gia
Trong con người có cả bản chát sinh học và ban chất
xã hội. Quá trình tương tác chặt chẽ vói xã hội đã tạo nên
bản chất xã hội và hệ thống giá trị của con ngươi. Nhận
thức và hành vi con người luôn chịu tác động cua môi
trường xã hội. Điều đó có nghĩa, chiến tranh - vốn do con
người tiến hành và nằm trong quan hệ giữa ngươi với
người - cũng chịu chi phối bời các tác động xã hội tư bén
ngoài chứ không đơn thuần chì từ các nguyên nhản sinh
học bên trong. Thực tế này dân đến yêu cẩu vé mặt
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tich
379
phương pháp luận: tìm hiếu nguyên nhân chiến tranh cần
được tiến hành cả trong môi trường xã hội trực tiếp của
con người. Đó chính là cấp độ phân tích quốc gia.
Cấp độ phân tích quốc gia (state level o f analysis) còn
được gọi là cấp độ trong nước (domestic level) hay cấp độ
xã hội (societal level). Việc nghiên cứu nguyên nhân chiến
tranh ở cấp độ quốc gia nhằm tìm ra sự liên quan giữa
chiến tranh với các yếu tố nội tại của quốc gia hay xã hội.
Đây là xu hướng đi tìm nguyên nhân chiến tranh trong
bản chất và nội dung hoạt động chính trị - xã hội bên
trong khuôn khổ quốc gia.
ơ cấp độ này, dựa trên ý tưởng ban đầu của
Immanuel Kant (1724-1804), lý thuyết hòa bình dân chủ
cho rằng có sự liên quan giữa chiến tranh với chê'độ chính
trị hay kiêu dạng nhà nước. Trong nhiều năm gần đây,
một số học giả nước ngoài đã cố chúng minh chế độ dân
chủ theo kiêu phương Tây thường có xu hướng hòa bình
hơn các quôc gia xã hội chủ nghĩa và chế độ độc tài. Họ
lập luận rằng, trong các nền dân chủ, chính phủ do nhân
dân bầu ra và chiu sự kiếm soát thực tế của nhân dân. Vì
thê' các quyết định của chính phu thường phàn ánh nhiều
hơn ý nguyện của nhân dân. Nhân dân vốn mong muốn
hòa bình nên chính sách đối ngoại cua các quốc gia này
củng có xu hướng hòa bình hơn. Ngược lại, trong chế độ
độc tài và chế độ xã hội chủ nghĩa, chính sách chi phụ
thuộc vào một cá nhân hay một nhóm cầm quyền nên
quyết đinh cua họ thuồng phàn ánh lợi ích cục bộ chứ
380
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c tế dưởi g ó c nhìn lịch sử
không xuât phát từ lợi ích cộng đống. Vì thế, chiến tranh
cũng được quyết định dễ dàng hơn. Những người theo
quan điểm này dựa vào thực tế không có chiên tranh giữa
các nước dân chủ phương Tây từ sau Chiên tranh thế giới
thứ nhất để chứng minh cho luận điểm của mình.
Tuy nhiên, lập luận này không đủ vững chắc cả vê lý
thuyết lẫn thực tiễn. Chúng chi là những nhận định có
tính kinh nghiệm, thiếu cơ sở và không có giá trị phổ quát.
Về mặt lý thuyết, cớ sở nào quy định mối liên hệ giữa chế
độ chính trị/kiểu dạng nhà nước với xu hướng chiến
tranh? Nếu có thì đó có phải là mối liên hệ tât yếu không?
Tất cả các câu hỏi này cho đến nay đểu chưa có câu trả lời.
Những liên hệ nhất định được chỉ ra trong lập luận trên
chi có tính điều kiện và không phải là tất yếu. Trong một
nghiên cứu về vấn đề này, Richard Merritt và Dina Zinnes
đã cho thấy không có sự liên quan chặt chẽ nào giữa sự
lựa chọn chiến tranh vói kiểu dạng nhà nước nói chung,
dù dân chủ hay phi dân chủ1.
Vê' mặt thực tiễn, lập luận trên còn tỏ ra kém thuyết
phục hơn. Thứ nhất, việc dựa vào mỗi chứng cứ sau năm
1945 không có chiến tranh giữa các nước dân chù phương
Tây là sự chứng minh yếu. Thực tế lịch sử cho thây, các
nước này đã tham gia chiến tranh nhiều hơn so với các
nước có chế độ chính trị hay kiểu dạng nhà nước khác.
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, tr. 107.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
381
Hai cuộc chiên tranh thế giới và vô số các cuộc chiến tranh
xâm lược đều do chúng gây ra. Thậm chí, Jack s. Levy còn
đưa ra nhận xét rằng chiến tranh do các nền dân chủ tiến
hành có thê mang tính hủy diệt nhiều hơn1. Thứ hai, lập
luận trên chi tính đến nền hòa bình tương đôi giữa các
nước phương Tây mà không tính đên rất nhiều cuộc chiến
tranh do các nước này gây ra ở Thế giói thứ ba. Ngay
trong thòi kỳ Chiến tranh lạnh, các nước dân chủ phương
Tây tham gia chiến tranh ở đây nhiều hơn bất cứ kiểu
dạng nhà nước nào khác. Thứ ba, trong các chế độ dân chủ
phương Tây, không hiếm trường hợp công luận đã thúc
đẩy chính phủ đi đến quyết định chiên tranh như trường
hợp quyết định của Tổng thông William McKinley phát
động chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898-1900)2 hay
quyết định tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhẩt của
Tổng thống w. Wilson năm 1917. Không thê nhìn công
chúng và công luận đơn giản như cái gì đó không thể thay
đổi. Thứ tư, thực ra tình trạng hòa bình giữa các nước dân
chủ phương Tây sau năm 1945 phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác. Sự lệ thuộc nhất định vào Mỹ, cùng đối đầu với
Liên Xô, sự tồn tại của vũ khí hạt nhân... là những yếu tô
góp phần ngăn chặn chiến tranh giữa chúng nhiều hơn là
bản chất chế độ.
1, 2. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict
and Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, tr. 108.
382
Một s ố vấn đ ê lý luận qu an h ệ q u ố c tế dư òt g ó c nhìn lịch sử
Dù sao, ưong một chế độ mà tiêng nói cua nhân dân có
sức nặng đối vói chính phủ thì kha nàng ngăn chặn chiên
tranh sẽ cao hơn. Nhưng đó lại không phai là “độc quyển"
cùa chế độ dân chủ kiểu phương Tây. Lập luận trên đã
được phô biến còn vì mục đích tuyên truvển cho "tính ưu
việt" của các giá trị dân chủ theo kiếu phương Tây.
Cũng trên cấp độ này, một xu hướng nghiên cứu khác
đi tìm nguyên nhân chiến tranh trên góc độ kinh tế. Xu
hướng này gắn nguyên nhân chiến tranh với lợi ích kinh
tế của giai cấp, của bộ phận xã hội nào đó hay của quốc
gia. Trong tác phẩm kinh điển Chủ nghĩa đếqu óc - giai đoạn
tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1918), V.I. Lênin cho rằng
trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bàn sẽ tiến lên giai
đoạn chủ nghĩa đ ế quốc. Nhà nước tư bàn chu nghĩa sẽ trở
thành nhà nước đ ế quốc. Bị lợi ích kinh tế cua giới đẩu sỏ
chi phối, các nước đếquôc lao vào giành giật thị trường và
khu vực ảnh hưởng. Mâu thuẫn giữa các nước đ ế quốc
ngày càng cao và chiến tranh là không tránh khỏi. Phát
hiện quan trọng của Lênin là tìm ra sự liên quan giữa
động lực kinh tế của giai cấp tư sản cầm quyển - bản chât
đế quốc của nhà nước - chiến tranh đếquôc.
Quan điếm gắn lợi ích kinh tê' của chủ nghĩa đ ế quõc
vói chiến tranh được khá nhiều học giả phương Táv chia sẻ.
Ví dụ, nhà lý tường chủ nghĩa J.A. Hobson đã quv kết chù
nghĩa đế quốc là nguyên nhân chủ yếu gây ra chién tranh.
Ống cho rằng chủ nghĩa đê' quốc xuâ't phát tử động cơ lợi
nhuận và tình trạng thiếu thị trường trong nước. Điẽu này
N guyèn nhân ch iến tranh - c á c cấ p đ ộ p h ân tích
383
dẫn đên canh tranh giữa các nước và trở thành chất xúc tác
cho chủ nghĩa quân phiệt. Do đó, chiến tranh đã xảy ra1.
Trên một phạm vi xã hội rộng hơn, nhiều học giả đã
ủng hộ quan điểm gắn kinh tế với nguyên nhân chiến
tranh nhưng theo những cách tiếp cận khác nhau. Hoặc
khái quát bản chất chiếm hữu của con người thành lợi ích
cộng đồng và được thể hiện thành lợi ích quốc gia. Quan
điểm này được phản ánh trong nhiều nghiên cứu về hiện
tượng chiến tranh bành trướng và xâm lược vốn diễn ra
khá nhiều trong lịch sử. Hoặc chiến tranh xảy ra từ sự
thiếu hụt tài nguyên cho sự phát triển quốc gia. Ví dụ, một
số học giả đã cố gắng giải thích nguyên nhân kinh tế dẫn
đến quyết định gây chiến tranh Thái Bình Dương của
Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ nhâ't là bởi đất
nước này nghèo tài nguyên, nền kinh tế bị tàn phá trong
cuộc Đại suy thoái (1929-1933) và sự cấm vận của Mỹ.
Tương tự như vậy là những giải thích vê dầu mỏ như
nguyên nhân của chiến tranh tại Trung Đông và vùng
Vịnh hay những dự báo về các cuộc xung đột tương lai
đối với tài nguyên không tái tạo được2.
Cho dù dấu vết kinh tế trong nguyên nhân chiến tranh
là khá phô biến trong lịch sử nhưng quan điếm này củng
1. John Baylis & Steve Smith, The Globalization o f World Politics,
Oxford University Press, 1997, tr. 151.
2. Xem Thom as E. Homer-Dixon, "Environmental Changes as
Cause of Acute Conflict", Richard K. Betts, Conflict After the Cold
War: Arguments on Cause o f War atid Peace, Sdd, tr. 567-581.
384
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té ƠUỜI góc nhìn lỊCh sư
không đạt được sự nhất trí. Những nguoi phê phán cho
rằng không phải tất cả các cuộc chiên tranh đêu xuât phát
từ nguyên nhân kinh tế. Vô số cuộc chiéh tranh xảy ra vì
những giá trị tinh thần mà không phai vì vật chât. Thứ
nữa, cho dù chiên tranh có xuất phát từ kinh tê thì bản thân
nguyên nhân này cũng đang thay đôi. Có thê trước kia
kinh tế là động lực chiến tranh thì nay lại là động lực hòa
bình. Thương mại, trình độ phát triển và sự thịnh vượng
sẽ giúp ngăn chặn chiến tranh bởi chiến tranh sẽ phá hoại
chính mục đích và lợi ích kinh tế đó. Hobson và những
nhà chủ nghĩa lý tưởng khác cũng cho rằng phát triển tự
do kinh doanh sẽ là con đường loại trừ chiên tranh.
Quan điếm này dường như đang được thực tiễn quan
hệ quổc tế hiện đại ủng hộ. Giao dịch kinh tế phát triển
mạnh và do đó xung đột kinh tế cũng tâng lên. Nhưng
chiến tranh nóng đã không vì th ế mà diễn ra1. Điều này
được giải thích là chiến tranh sẽ gây mâ't mát và sụp đổ
nhiều hơn. Giao dịch kinh tế phát triển làm tăng sự phụ
thuộc lẫn nhau và điều này khiến cho chiên tranh được coi
như việc tự bắn vào chân mình. Mặc dù khó lòng quy kết
nguyên nhân kinh tế cho mọi cuộc chiên tranh nhung
nguyên nhân kinh tế nói chung, luận điểm của Lênin nói
riêng là có ích trong nghiên cứu chiến tranh từ góc độ
kinh tế chính trị quổc tế.
1. Chúng tôi có sự phân biệt nhâ't định giữa xung đột và chiến
tranh. Xin tham khao Hoàng Khắc Nam, "Khái niệm va co sỏ cùa
xung đột trong quan hệ quô'c tê", Tạp chí Nghiên cừu cháu Áu số 2
(68), 2006, tr. 11-21.
Nguyên nhân chiến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ản tích
385
Xu hướng nghiên cứu thứ ba trong cấp độ này liên
quan đên đặc tính của quốc gia. Trong xu hướng này, có
nhiều hệ quy chiêu khác nhau. Một trong số đó là chủ
nghĩa Darwin xã hội (social darwinism). Dựa ưên quan điểm
của Charles Darwin (1809-1882) về sự tiến hóa của giói tự
nhiên qua quá trình cạnh tranh sinh tổn và chọn lọc tự
nhiên, thuyết này đã vận dụng ý tưởng đó vào giải thích xã
hội. Xuất hiện từ thế kỷ XIX, chủ nghĩa này mưu tìm giải
thích nguyên nhân chiên tranh theo ý tưởng của Darwin về
giới tự nhiên. Về đại thể, họ coi quốc gia có đặc tính sinh
học và chiến tranh là cách thức đấu tranh sinh tổn giữa các
quốc gia. Thông qua chiên tranh, những quốc gia tốt và
mạnh sẽ tổn tại, còn quốc gia xấu và yếu sẽ bị tiêu vong.
Thuyết định mệnh quốc gia là một cố gắng như vậy. Đây là
một thuyết khá nổi tiêng bởi vai trò của nó đối với sự hình
thành và phát triển môn địa-chính trị. Đại biểu đầu tiên của
thuyết này là Karl Ritter (1779-1859). Dựa trên định luật
tiên hóa của Darwin, Ritter đê' ra thuyết hữu cơ về các nền
văn hóa, trong đó các nền văn hóa giống như sinh vật cũng
có sự sinh trưởng, lớn lên và chết đi. Tương tự như động
vật, các nền văn hóa/văn minh cũng phải đấu tranh sinh
tồn. Theo Ritter, muốn tổn tại, một nền văn hóa/văn minh
cần đấu tranh giành không gian và đè bẹp các đối thủ cạnh
tranh vói nó. Gần giống vói Ritter, nhà địa-chính trị Đức
Friedrich Ratzel (1844-1904) cho rằng quốc gia giống như
một thực thê hữu cơ và vì thế luôn phải chiến đâu không
ngừng để chiếm lấy và mở rộng đất sống. Qua cuộc đấu
386
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế ƠƯỚI góc nhìn lịch sủ
tranh này như sự đào thải tự nhiên, chi có quốc gia mạnh
mới tổn tại. Sau đó, các quốc gia manh sẽ tiếp tục đâu tranh
vói nhau để giành quyền bá chủ. Lý luận vê tinh hữu cơ và
"không gian sinh tồn" của quốc gia sau nav đã được Đức
Quốc xã sử dụng đê biện minh cho ý đổ bành trướng và bá
chủ của mình rằng đó là theo quy luật tự nhiên. Cũng coi
quốc gia như một sinh vật hữu cơ và phải bành trướng,
nhưng học giả Thụy Điên Rudolf Kjellen (1864-1922) đỡ
tiêu cực hơn. Ông cho rằng quốc gia là sinh vật có ý thức,
có lý trí và có tình thần nên bành trướng đât đai không phải
là con đường duy nhất. Quốc gia có thê dùng kỹ thuật và
văn hóa để thay thê1.
Sự giải thích nguyên nhân chiến tranh dựa trên hệ quy
chiếu sinh học như vậy xem chừng khá thô thiển khi đánh
đổng thực thể quốc gia với các loài vật. Nó không giải
thích được hiện tượng chiến tranh khi chưa có quốc gia.
Nó càng không giải thích được việc sô' lượng quốc gia
tăng lên cững như sự phô biến các nguyên tắc hiện nay
như tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác quổc tê' chung
sống hòa bình... Trong chừng mực nào đó, lv thuyết này
không hoàn toàn là sự giải thích nguyên nhân chiến tranh,
mà còn có vai trò kích thích chiến tranh.
Bên cạnh chủ nghĩa Darwin xã hội, còn một số quan
điêm khác quy nguyên nhân chiến tranh cho những đặc
1. Lewis M. Alexander, Mó thức chính trị thê'giới, Trung tâm
Nghiên cứu Việt Nam, Sài Gòn, 1963, tr. 8.
Nguyên nhân chiến tranh - các cáp độ phân tích
387
điểm khác nhau của quốc gia. Dựa trên đặc điểm lịch sù
có nhiều cuộc chiến tranh và bạo lực, có những quốc gia,
dân tộc được coi là có truyền thống chiến tranh và tính
"hiếu chiên" hơn các quốc gia, dân tộc khác. Quô'c gia, dân
tộc có tính "hiếu chiến" hơn dễ khiến chiến tranh xảy ra
nhiều hơn. Cách nhìn nhận này dựa trên lịch sử nhưng lại
thiếu tính lịch sử khi coi "tính hiếu chiên" là bất biến. Lịch
sử đã cho thấy truyền thống bạo lực và tính hiếu chiến
hoàn toàn có thê thay đổi được. Ngoài ra, cơ sở của tính
hiếu chiến nhiều khi được đo đạc bằng thời gian chiên
tranh trong lịch sử. Vậy đâu là tính hiếu chiến trong hai
trường hợp: Chiến tranh nhiều nhưng là nạn nhân, chiến
tranh ít nhưng lại là kẻ xâm lược? Quan điểm này chi có lý
ở điểm, các quốc gia, dân tộc gặp chiến tranh nhiều thì dễ
nhạy cảm hơn với chiến tranh. Nhưng nhạy cảm không có
nghĩa là hiếu chiến.
Có quan điếm khác quy "tính hiếu chiến” thuộc vê đặc
tính văn hóa của cộng đồng hay quôc gia nào đó như
trường hợp văn hóa Hồi giáo chính thống chằng hạn.
Theo đó, chiến tranh dễ xảy ra hơn bởi đặc tính văn hóa,
niềm tin và hệ thống giá trị của cộng đổng này hiếu chiến
hơn cộng đổng khác. Cũng như trên, thực tế cho thấy cái
gọi là "tính hiếu chiến" của một cộng đồng văn hóa hoàn
toàn có thể thay đổi tuỳ theo hoàn cành lịch sử. Ngav
trong cộng đổng văn hóa Hổi giáo, đa số người Hổi giáo
vẫn là hòa bình. Nhũng người Hổi giáo cực đoan sử dụng
chủ nghĩa khung bố chi là số ít. Sự phản kháng bạo lực
388
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c té dưới g ó c nhìn lịch sủ
của họ xuất phát từ những lý do chính trị lịch sư khác chứ
không hoàn toàn bởi bản chất của văn hóa Hối giáo.
Một quan điểm khác cho rằng trình độ phát triên thấp
kém là nguyên nhân dẫn đến chiên tranh. Nghèo đói dê
sinh ra phản kháng và bạo lực. Quart điểm này lây thực tế
chiến tranh giảm đi cùng vói sự phát triên văn minh đê
chứng minh1. Cũng có người dựa vào thực tế chiến tranh
cục bộ hiện nay xảy ra ở các nước chậm phát triến nhiểu
hơn hẳn so vói các nước phát triển. Vì thế, muốn ngăn
ngừa chiên tranh thì cần nâng cao ý thức cua nhân dân
qua giáo dục. Tô chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa cùa
Liên hợp quốc (UNESCO) ủng hộ quan điểm này khi đề
cao vai trò giáo dục như biện pháp hạn chê chiến tranh.
Mặc dù chứa đựng cơ sở hợp lý nhất định, song quan
điểm này không giải thích được nhiều cuộc chiến tranh
của các nước "văn minh" chông lại các nước "chậm phát
triển". Và suy cho cùng, trình độ phát triển mang tính điều
kiện hơn là nguyên nhân chiến tranh.
Xu hướng nghiên cứu thứ tư là chủ nghĩa vị nữ
(feminism) mới nổi lên sau Chiên tranh lạnh. Là một lý
thuyết xã hội học chính trị, chủ nghĩa này mưu tìm giải
thích chiên tranh bằng nguyên nhân giới tính. Theo chù
nghĩa vị nữ, nam giới thường hiếu chiên hơn va cũng sẵn
sàng sử dụng bạo lực hơn là nữ giới. Thế giói chúng ta
1. Quan điểm này có sự gẩn gui với Freud khi cho rằng văn
hóa phát triển sẽ giúp làm giảm chiến tranh.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h àn tích
389
đang sông gồm các quôc gia và xã hội do đàn ông thông trị,
vì thê' cũng dễ xung đột và chiến tranh hơn. Những người
theo chủ nghĩa vị nữ cho rằng đặc điểm giới tính này của
đàn ông được quy định không chỉ bởi cơ sở sinh học. Trên
góc độ văn hóa - lịch sử, họ giải thích rằng tính hiếu chiên
của đàn ông được củng cố qua quá trình lâu dài của xã hội
phụ hệ, của lịch sử chiên tranh liên miên nên đã trở thành
truyền thông, giá trị và biểu tượng sức mạnh của đàn ông.
Vì thê' đàn ông thường sẵn sàng theo đuổi chiên tranh hơn
phụ nữ. Chiên tranh góp phần quy định vai trò của đàn
ông và xã hội phụ hệ. Ngược lại, xã hội phụ hệ bị ngự trị
bởi đàn ông với các truyền thông, giá trị và biểu tượng sức
mạnh nên có xu hướng dẫn đến chiến tranh nhiều hơn chế
độ mẫu hệ. Thế giới này hầu như là phụ hệ nên kết quả là
tình trạng bạo lực và chiến tranh không chấm dứt. Tóm lại,
theo chủ nghĩa vị nữ, những đặc điếm giới tính của đàn
ông đã tạo nên một thế giới cua sức mạnh và chiến tranh.
Chủ nghĩa vị nữ phê phán quan niệm của chủ nghĩa
hiện thực coi chiến tranh như sự đương nhiên là lý thuyết
có tính đàn ông và vị đàn ông. Trong con mắt các nhà chủ
nghĩa vị nữ, phụ nữ có xu hướng hòa bình hơn bời vai trò
người mẹ, bời sức mạnh và kha năng thích nghi với hành
vi chiến tranh không như đàn ông. Theo họ, thê giới này
sẽ ít bạo lực hơn, ít chiến tranh hơn nêu người phụ nữ
được bình đẳng với nam giới, nhất là trong quá trình
quyết định chính trị và chiến tranh. Và khi đó, lịch sử sẽ
không còn là history nữa mà là herstory.
390
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Chủ nghĩa vị nữ đem lại một cách nhìn mới vê thẻ
giới. Nó cũng có dâ'u ấn nhất định trong nghiên cứu chinh
trị quốc tế. Tuy nhiên, những lý giải của nó vê chiến tranh
bộc lộ tính thiếu chắc chắn về khoa học. Thừ nhát, không
có chứng cứ để khẳng định xã hội phụ hệ có chiến tranh
nhiều hơn xã hội mẫu hệ. Đon giản là thòi kv mẫu hệ quá
ngắn và không đế lại nhiều tư liệu lịch sừ. Chúng ta dê bị
quan điếm này thuyết phục bời hầu như chi được chúng
kiến xã hội phụ hệ. Rất khó có thể lập luận xã hội mẫu hệ
như cái gì đó đối lập với xã hội phụ hệ. Thứ hai, về cơ sở
sinh học của quan điểm, các nhà khoa học cho đến nay
vẫn không thể chứng minh được sự liên quan giữa nhiêm
sắc thế XX hay XY với tính hiếu chiên, sự liên quan giữa
số lượng testosterone thâp hơn của phụ nữ với xu hướng
hòa bình. Ngoài ra, những chứng cứ mới do các nhà chủ
nghĩa vị nữ đưa ra cũng không đủ để thuvết phục1. Thực
tế vẫn có những phụ nữ lãnh đạo sẵn sàng sử dụng bạo
lực chẳng kém đàn ông như Võ Tắc Thiên của Trung
Quốc, nữ hoàng Nga Catherina đã gây ra nhiẽu cuộc chiến
tranh, nữ hoàng Anh Victoria trong chiến tranh chống Mỹ
năm 1862, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi trong chiến
tranh với Pakixtan năm 1971, hay Golda Meir cua Ixraen
1. Ví dụ, Birgit Brock-Utne đã tiến hành điều tra
xã
hội học ở
một sô' nước châu Âu và cho rằng phụ nữ có xu hướng hoa binh
hơn đàn ông qua số lưọng phụ nữ không muốn tăng
phòng nhiều hon đàn ông.
chi
phí quốc
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
391
trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 và "người đàn bà
thép" Margaret Thatcher của Anh trong cuộc chiến quần
đảo Falkland năm 1982... Cùng là con người với những giá
trị chung, câu chuyện "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”
không phải là hiếm trong lịch sử chiến tranh.
Theo chúng tôi, đàn ông có thê dễ đi vào chiến tranh
hơn phụ nữ bời lịch sử, giá trị truyền thống, quá trình xã
hội, thế chế quốc gia... chứ không hoàn toàn là do đặc
điểm sinh học. Thực tế chiến tranh liên miên đã góp phần
quyết định vai trò của đàn ông chứ chưa hẳn vai trò của
đàn ông quyết định chiến tranh. Giữa đặc điểm giới tính
và chiến tranh không có quan hệ nhân quả. Như vậy, khó
mà kết luận đàn ông hiếu chiên hơn phụ nữ. Cuối cùng,
mặc dù có những hợp lý nhất định, luận điểm đàn ông dễ
đi vào chiến tranh hơn phụ nữ chỉ có ích đê tham khảo
chứ không nên được sử dụng như một lý thuyết chung.
Cách tiếp cận thứ năm trên cấp độ này là chủ nghĩa
sắc tộc!dân tộc. Cách tiếp cận này cho rằng sự tồn tại chủ
nghĩa sắc tộc/dân tộc vói bản sắc và lợi ích khác nhau nên
dê dân đến xung đột, và xung đột giữa chúng dễ dẫn đến
chiến tranh. Chu nghĩa này được củng c ố qua chiều dài
lịch sừ nên kha năng gây ra chiến tranh củng tương đối
vững bền về mặt thời gian. Thê' giới này bao gồm hàng
nghìn sắc tộc nên nguyên nhân chiến tranh này củng rất
phổ biến về mặt không gian. Chủ nghĩa sắc tộc/dân tộc
chứa đựng hiếm họa chiến tranh cả về phương diện vật
chât lẫn giá trị tình thần. Nó còn được coi là một nguồn
394
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới goc nhìn lịch sủ
trên có thê có lý đối với các cuộc xung đột săc tộc. Nhung
sẽ là không Ổn khi coi nó là nguyên nhản bao trùm và
xuyên suốt. Không hiếm cuộc chiên tranh xuât phát từ
các nguyên nhân khác. Trong nhiêu truơng hợp, chú
nghĩa sắc tộc/dân tộc bị lợi dụng và lôi kéo chứ không
phải là nguyên nhân. Hơn nữa, giải thích thẻ nào vê các
cuộc nội chiến giữa những người anh em chung một
dòng máu mà có người cho rằng nhiêu khi đẫm máu hơn
chiến tranh quốc tế. Ngoài ra, cũng thật không ôn khi
quy kết cho chủ nghĩa sắc tộc/dân tộc chi có tác động một
chiều tới chiến tranh khi trong chủ nghĩa nàv chứa đựng
cả lợi ích phát triển, nhu cầu hợp tác và kha năng hòa
hợp dân tộc.
Khả năng giải thích chưa đầy đủ nguyên nhân chiên
tranh trên cấp độ cá nhân và quốc gia dẫn đên yêu cầu
phải bô sung. Cấp độ hệ thống chính là sự bò sung đó.
3. N guyên nhân ch iến tra n h cấp độ hệ th ố n g
Thế giới phân chia con người thành những quốc gia
khác nhau. Giữa các quốc gia diễn ra râ't nhiếu xung đột và
chiến tranh. Nếu cấp độ cá nhân đi tìm nguyên nhản chiên
tranh ưong bản thân con người, cấp độ quốc gia đi tim bên
trong quốc gia, thì câ'p độ phân tích hệ thông ịsystemic ỉevel
of anaỉysis) đã cố gắng chi ra những nguvên nhán chiến
tranh xuâ't phát từ bên ngoài quôc gia. So vói hai cấp độ
phân tích trên, câ'p độ phân tích hệ thống đã bó sung thêm
vếu tô' "khách quan" vào nghiên cứu chiên tranh.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
395
Những người theo chủ nghĩa hiện thực (realism) đã phát
hiện ra môi liên hệ nhâ't định giữa chiên tranh vói những
yếu tô'bên ngoài, đặc biệt là sự tương tác quyền lực giữa các
quốc gia. Theo họ, sự tương tác này chính là yếu tô' bên
ngoài quan trọng nhất quy định nên nguyên nhân chiên
tranh. Sau này, cùng vói sự phát triêh và ứng dụng lý thuyết
hệ thông vào khoa học xã hội, những người theo chủ nghĩa
hiện thực mới (neo-reaỉism) đã bô sung thêm khi đặt tương
tác quyển lực vào frong sự vận hành của hệ thống quôc tế và
đi tìm nguyên nhân chiến tranh từ hệ thống quôc tế.
Xu hướng tìm hiếu nguyên nhân chiến tranh tà sự
tương tác quyền lực giữa các quốc gia xuất hiện từ rât sớm
và được bắt đầu từ Thucidides (471-401 trước CN)1.
1. Có quan điểm coi chủ nghĩa hiện thực của Thucidides và
Hans Morgenthau là chủ nghĩa hiện thực câu trúc I (dựa vào câu
trúc trong hệ thông sinh học của con người) và chủ nghĩa hiện thực
mới của Kenneth Waltz là chủ nghĩa hiện thực II (dựa vào câu trúc
của hệ thông quôc tê) [Xem Timothy Dunne, Realism, John Baylis
& Steve Smith, The Globalization o f World Politics, Oxford University
Press, 1997, tr. 112-113]. Đ ể phù họp với cách phân chia của
Kenneth Waltz và dựa vào quan điểm trên, trong bài này, chúng tôi
vân đê nguyên nhân chiến tranh từ sự tương tác quyển lực thuộc
câp độ phân tích hệ thống. Tuy nhiên, theo quan điểm riêng cua
chúng tôi, có lẽ nên tách nguyên nhân này thành một cấp độ phân
tích riêng - cấp độ liên quốc gia (interstate level) - thì hợp lý hơn bời
câ'p độ phân tích hệ thống cua Kenneth Waltz dựa vào hệ thống
quốc tê' chứ không phài là hệ thống sinh học của con người. Nếu
dựa vào yếu tố sinh học thì nên đế ờ trong câ'p độ phân tích cá
nhân là phù họp hon.
396
Một s ố vấn đ ê lý luận qu an h ệ q u ố c té ơưởi g ó c nhin lịch sử
Thucidides cho rằng chiến tranh xuất phát tù nỗi lo sợ của
quốc gia này trước sự lớn mạnh của quốc gia khác. Vì coi
sự lớn mạnh đó là mối đe dọa nên các quốc gia có xu
hướng phát động chiến tranh trước đê ngăn chặn sự thay
đổi cán cân quyền lực không có lợi cho mình1. Trên hệ quy
chiếu quyền lực, chiến tranh được coi là xuất phát từ bán
chât chính trị của sự tương tác liên quốc gia. Tuy mới chi
đề cập sự tương tác quyền lực mà chưa để cập hệ thống
quốc tế, nhung Thucidides đã cho thây khả năng nguyên
nhân chiến tranh có thể đến từ bên ngoài, cụ thê là từ sự
thay đổi cán cân quyền lực giữa các quốc gia.
Bởi quyền lực có thê biến đổi và coi mối đe dọa từ bên
ngoài là thường xuyên, Machiavelli (1469-1527) cho rằng
mục tiêu sông còn của quốc gia là sự tổn tại và nhiệm vụ
căn bản của quốc gia trong quan hệ quôc tế chính là "an
ninh quốc gia". Quốc gia cần sử dụng mọi phương tiện và
cách thức, kế cả sử dụng bạo lực đế đảm bảo sự tổn tại.
Điều đó có nghĩa sử dụng bạo lực là điều birth thường và
chiến tranh là lẽ đương nhiên. Thomas Hobbes (1588-1679)
cung cấp thêm một cơ sở lý luận quan trọng cho quan
1. Có ý kiến cho rằng nỗi lo sợ này có bàn chát sinh học (John
Bavlis & Steve Smith) và vì thê' nên xếp nó vào câ'p độ cá nhân.
Chúng tôi không nghĩ như vậy bời vì nỗi lo sọ này chi la một hiện
tượng tâm lv nay sinh từ nhũng tác động nhâ't định cua hoan canh
chứ không thuộc vế ban chât con người. Hay nói cách khác, sự thay
đối tương quan quyển lực là cái có trước và là nguvén nhán. Nỗi lo
sợ có sau và là kết quả của sự thay đối cán cân quyển lực.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
39 7
điểm này là tình trạng vô chính phủ. Sự thiếu vắng cơ cấu
quản lý và luật pháp bên trên quốc gia chính là điều kiện
nảy sinh xung đột thường xuyên giữa chúng. Không
giông như trong quốc gia có nhà nước, luật pháp và bộ
máy cưỡng chế, môi trường vô chính phủ được ví như
cuộc sống ở rừng rậm. Trong đó, các quốc gia phải tự lo
cho mình và "luật rừng" là cách thức chủ yếu điều chinh
hành vi quan hệ giữa các quốc gia.
Xuất phát từ quan điểm trên, các nhà hiện thực chủ
nghĩa đi đến kết luận: sống trong tình trạng vô chính phủ,
quốc gia đều có xu hướng theo đuổi quyền lực trong quan
hệ quốc tế để bảo đảm sự tồn tại của mình. Quyền lực là
một "trò chơi tổng sô' bằng 0", tức là quyền lực tăng lên
của nước này đổng nghĩa với sự suy giảm quyền lực của
nước kia. Bởi thế, xung đột quyền lực là thường xuyên và
tất yếu. Do đó, chiên tranh rất dễ xảy ra. Chiến tranh càng
dễ xảy ra hon khi các nhà hiện thực chủ nghĩa, đặc biệt là
Carl von Clausewitz (1780-1831) coi lực lượng quân sự là
phương tiện cơ bản để đạt được quyền lực và là thành tố
quan trọng nhất của quyền lực. Ông đã khẳng định điểu
này khi tuyên bố "Chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng
phương tiện khác". Điều đó có nghĩa, chiến tranh là cách
thức đê đạt được mục tiêu chính trị.
Cũng coi tương tác quyền lực là nguyên nhân dẫn đêh
chiến tranh, Edward Mansfield đã cố gắng làm rõ hơn mối
liên quan giữa tương quan quyền lực với chiến tranh qua
lý thuyết tập trung quyền lực (theory of power concenừatìon).
398
Một s ố vấn đ ề lý luận quan hệ quóc té ƠOỚI goc nhìn lỊCh sứ
Qua phân tích và thống kê các trường hợp chiên tranh
trong lịch sử, Edward Mansfield cho rằng chiẻn tranh xuát
phát từ mức độ chênh lệch quyển lực giữa các quốc gia.
Vê đại thể, mức độ chênh lệch quyến lực giũa các quốc gia
lớn thì nguy cơ xảy ra chiến tranh ít bơi kết qua chiến
tranh có thê thấy trước một cách dễ dàng. Đối với mức độ
chênh lệch quyền lực thấp, tức là quyển lực các nước
tương đối ngang bằng, các nước cũng khóng dám mạo
hiểm đi vào chiến tranh vì không ai nắm chắc được phãn
thắng. Trong khi đó, khả năng chiên tranh cao nhât nằm
trong mức độ chênh lệch quyền lực vừa phải, tức là các
nước có quyền lực hon kém nhau không nhiều. Trong
tương quan đó, quốc gia có quyển lực nhinh hon muốn
gia tăng khoảng cách đê đảm bảo địa vị ưu thế. Quốc gia
có quyền lực thâ'p hơn một chút thì lại muốn thay đổi mức
chênh này trước khi nó trở thành quá lớn. Khi đó, chiêh
tranh có thê được cả hai bên lựa chọn nhằm thay đổi
tương quan quyền lực đang tổn tại1.
Stephen Van Evera đưa ra một loạt gia thuyết có khả
năng dẫn đến chiên tranh. Ngoài già thuyêt đầu tién vẽ lý
trí và nhận thức của nhà lãnh đạo, ông đưa ra bốn già
thuyết khác đểu liên quan đến sự tương tác quvẽn lực liên
quôc gia. Theo đó, chiên tranh có thê xày ra khi quốc gia
có được nhũng lợi thế tù việc động viên lực lượng hoặc
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21s1 Century, Sdd, tr. 92.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c cấ p đ ộ p h ân tích
399
tâh công trước; quyền lực tương đối của quốc gia dao động
mạnh khiến cho cơ hội và khả năng tổn thương đều lớn
hơn; việc kiểm soát các nguồn chính trị (sự thịnh vượng, giáo
dục, đâ't đai, bầu cử, sức mạnh quân sự, quyển lập pháp...)
có khả năng tăng lên và mở rộng đôi vói các nguồn khác;
và khi quốc gia nhận thấy việc chinh phục là dễ dàng1, tức
là tương quan so sánh lực lượng khá chênh lệch.
Lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực về môi quan hệ
giữa tương tác quyền lực với chiến tranh đã chi phối chính
trị quôc tế trong hàng thế kỷ. Tuy nhiên, đến thời hiện đại,
chủ nghĩa hiện thực đã bị phê phán mạnh mẽ bởi không
giải thích được nhiều vận động và hiện tượng mới trong
nền chính trị thế giới. Đôi với quan điểm về chiến tranh,
nó cũng bị phê phán vì không tính đến hoặc coi nhẹ một
SỐ yếu tố có khả năng làm
giảm xung đột quyền lực và
chiến tranh như sự nôi lên của chủ thể phi quốc gia, thê
chế hóa đang làm giảm tình trạng vô chính phủ, vai trò
thúc đẩy hợp tác của lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội, vai
trò của giá trị như đạo đức và chuẩn mực trong xung đột
quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, sự bùng
nổ những vâh đề toàn cầu,... Rõ ràng, sự quy kết tranh
chấp quyền lực cho nguyên nhân chiến tranh của chu
nghĩa hiện thực là không hoàn chinh, thái độ phủ nhận
khả năng hòa hợp lợi ích của con 'người và quốc gia của nó
1. Stephen Van Evera, Cause o f War - Power and the Roots o f
Conflict, Sdd, tr. 4, 105.
400
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dướt góc nhìn lịch sủ
là có vâh đề. Thực tế cho thấy, dù tranh chảp quyển lực
phô biến thì chiến tranh cũng không phai lá cách thức duy
nhất để giải quyết. Ngay nhiều nhà hiện thực chủ nghĩa
đã coi cân bằng lực lượng là biện pháp có thê ngăn chặn
được chiến tranh.
Những khiếm khuyết này đã được chú nghĩa hiện
thực mới C Ố gắng khắc phục bằng việc bô sung vai trò của
hệ thống quốc tế đối với chính trị quốc tế. Hệ thống quốc
tế là một tập hợp những mổi quan hệ giữa các quốc gia
của thế giới, được cấu trúc theo những luật lệ và mẫu hình
nhất định. Trong mỗi hệ thống quốc tế, có một cấu trúc
phân bố quyền lực riêng. Bên trong hệ thống, dưới tác
động của sự phát triển chính trị, quân sự, kinh tế, công
nghệ..., lợi ích quốc gia và quan hệ quyển lực củng vận
động và thay đổi. Các quá trình này dẫn đên sự thay đổi
cấu trúc phân bô' quyền lực. Khi sự thay đổi đạt đến mức
nào đó thì sẽ làm suy yếu cơ sở của hệ thông và hệ thống
bị mất cân bằng. Hệ thống bị lâm vào tình trạng khủng
hoảng và buộc phải thay đổi. Mặc dù có thế điểu chỉnh
tình trạng này bằng con đường hòa bình "nhưng cơ chế
chủ yếu của thay đổi trong suốt quá trình lịch sừ là chiên
tranh,..."1. Như vậy, chiến tranh được coi là có liên quan
chặt chẽ tói câu trúc phân bố quyền lực nói riêng và sự
thay đổi hệ thông quốc tế nói chung.
1.
Robert Gilpin, "Chiên tranh và thay đổi trong chính trị quổc tế',
dân theo Paul R. Vioti & Mark V. Kauppi, Lý luận quan hé quốc t ế
Sđd, tr. 218.
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
401
Theo quan điếm này, tình trạng vô chính phủ của hệ
thống quốc tế và sự vận động của cấu trúc phân bô' quyền
lực đã cho phép chiến tranh xảy ra. Điều đó có nghĩa
nguyên nhân chiến tranh nằm cả trong hệ thông quốc tế
chứ không đơn thuần chi từ tương tác quyền lực liên quốc
gia như quan niệm của chủ nghĩa hiện thực. Cũng khác
vói chủ nghĩa hiện thực coi cân bằng lực lượng như biện
pháp duy nhất có thể ngăn chặn chiến tranh, chủ nghĩa
hiện thực mới cho rằng câ'u trúc thứ bậc quyền lực của hệ
thông quốc tế cũng sinh ra những tác động giúp kiềm chế
chiến tranh. Các nhà hiện thực chủ nghĩa mới gần gũi với
nhau ở vâri đề này nhưng lại bất đổng ở điểm: cấu trúc
phân bô' quyền lực như thế nào trong hệ thông quốc tế thì
chiến tranh dễ xảy ra hơn, hoặc ít xảy ra hơn?
Đầu tiên là hệ thông m ột cực. Đó là hệ thông quốc tế
có một trung tâm quyền lực lớn hơn hẳn các phần tử khác.
Các phần tử khác phải xoay quanh và chịu sự chi phối của
trung tâm này. Cơ cấu này cũng được phản ánh trong lý
thuyết về sự bá chủ (theory o f hegemony). Bá chủ là ưu thế
quyền lực vượt trội đên mức có thể một mình sắp xếp và
chi phối các luật lệ trong quan hệ quốc tế. v ề mặt nào đó,
có thể hiếu hệ thống một cực là tôn ti trật tự quyển lực
quốc tế do một bá chủ lãnh đạo1.
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Longman, New
York, 1999, tr. 85.
402
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c té dướ* g óc nhìn hch sư
Những người ủng hộ cấu trúc một cực biện luận răng
cực duy nhất hay bá chủ sẽ thực hiện đuợc một vài chức
năng của chính phủ thế giới và qua đó giúp hạn chê tình
trạng vô chính phủ - điều kiện quan trọng cua bạo lực và
chiên tranh1. Cực duy nhất muốn duy tri cơ cấu phân bố
quyền lực và sự ổn định của hệ thống đê đàm bảo quyển
lực vượt trội của mình. Do đó, nó cố gắng quản lý và kiềm
chế chiên tranh, sẵn sàng can thiệp vào những bất ổn trong
hệ thống có nguy cơ đe dọa cơ câ'u tổn tại đang có lợi cho
mình. Với ưu thế vượt trội, nó có thể áp chế được nhiều cuộc
xung đột có khả năng dẫn đến chiên tranh. Từ đó, những
người ủng hộ quan điểm này cho rằng câu trúc phân bố
quyền lực một cực ít khả năng dẫn đên chiên tranh hon. Quan
điểm này được sự ủng hộ nhiệt tình của những người theo
thuyết Ổn định bá chủ (hegemonial stability theory) vốn là lý
thuyết về kinh tế chính trị quốc tế. Lý thuyết này cho rằng
có thể thiết lập được một chế độ pháp lý ổn định, nhất là
trong kinh tế chính trị quốc tế dựa trên sự tổn tại bá chủ. Bá
chủ là người đưa ra các chuẩn mực và luật lệ cho chế độ đó.
Bá chủ cững là người khuyến khích quốc gia khác tuân theo
chế độ. Bá chủ có đủ năng lực và quyển lực đế giám sát sự
thực thi và đàm bào tính hiệu lực của chế độ.
Trong khi đó, những người phản đôi cho răng cáu trúc
này hoàn toàn có khả năng dẫn đêh chiên tranh. Chiéh tranh
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Longm an, New
York, 1999, tr. 85.
N guyên nhân ch iến tranh - c á c cấ p đ ộ p hán tích
403
có thế xảy ra khi quốc gia bên dưới nào đó tăng trưởng
quyên lực và thách thức địa vị của bá chủ. Sự cạnh tranh
giữa bá chủ và quôc gia mới nổi lên sẽ tạo nên tình trạng
căng thẳng. Và nguy cơ chiên tranh là hoàn toàn có thể.
Quốc gia mới nổi lên có thể gây chiến trước đê thay đổi
địa vị bá chủ và câu trúc một cực. Ngược lại, bá chủ cũng
có thê’ tiến hành chiên tranh trước nhằm duy trì lợi ích và
địa vị bá chủ của mình. Ở đây, sự tranh giành quyền lực
bá chủ chính là nguyên nhân chiên tranh. Đó chính là
quan niệm của lý thuye't bá chủ về chiến tranh (hegemonic
theory of war). Theo Robert Gilpin, lý thuyết này được
chứng minh trong thực tiễn nhiều hơn bất cứ lý thuyết
nào khác về nguyên nhân chiêh tranh. Tuy nhiên, Gilpin
cũng thừa nhận rằng lý thuyết bá chủ không giải thích
được tất cả các cuộc chiến tranh1.
Ngoài ra, trong cấu trúc một cực cũng chứa đựng kha
năng khác dẫn đến chiến tranh chứ không phải chi vì
tranh gianh quyền lực bá chủ. Cực duy nhât hay bá chủ
đó có những lợi ích riêng, những tính toán sai lâm, sự xâm
phạm chủ quyền và cưỡng bức lợi ích của quôc gia khác
nên mâu thuẫn giữa chúng là không tránh khòi. Sự áp chê
và can thiệp thô bạo cua cực duv nhât hoàn toàn có kha
năng dẫn đến sự phan kháng bằng bạo lực của nước khac.
Ví dụ, sự bá chù của Pháp dưới thời Napoleon đa dan đen
1. Conway YV. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Century, Sdd, tr. 112.
404
Một s ố vấn đê lý luận qu an h ệ q u ố c té ơưòi g o c nhìn lỊCh sủ
sự chống lại của gần như toàn bộ châu Ảu. Bẽn cạnh đó, vì
nhiêu lý do khác nhau, chiên tranh vẫn diên ra giữa các
nước trong vùng ngoại vi. Quyền lực cúa bá chu dù mạnh
đến đâu cũng khó có thế can thiệp vào mọi chiến tranh và
xung đột trên thế giói. Cấu trúc quyển lục thê giói hiện
nay với vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ đang cho thây
điều này. Mỹ đã trực tiếp gây chiến ở Ápganixtan và Irắc.
Vai trò SỐ 1 của Mỹ đang gặp nhiều thách thúc và sự phản
đối từ xu hướng liên kết khu vực hiện nay, từ những
quyền lực tiềm ẩn của Tây Âu, Nga, Trung Quốc... Cho dù
đang là siêu cường duy nhất, Mỹ cũng khóng có đù khả
năng can thiệp và giải quyết nhiều cuộc xung đột hiện nay
trên thế giới. Bản thân lý thuyết ổn định bá chù cũng tìm
thấy rất ít minh chứng trong thực tiễn kinh tê chính trị
quốc tế khi vai trò chi phối của Anh đối với hệ thống
thương mại quốc tế chi kéo dài khoảng 30 năm sau sự bãi
bỏ Đạo luật Ngũ cốc năm 1846. Tương tự như vậy, ảnh
hưởng của Mỹ cũng chi kéo dài như vậy từ năm 1945 cho
đến khi hệ thống kim bản vị của đổng đôla Mỹ bị đô vỡ
đâu thập niên 1970.
Những người như Kenneth N. Waltz lại ung hộ
hệ thông h ai cực khi cho rằng nó có khả năng tránh được
chiến tranh cao hơn. Trong hệ thõng hai cực, hai quốc gia
hoặc hai khối liên minh lớn đóng vai trò trung tám quyẽn
lực chi phối các phẩn từ khác và toàn bộ hệ thống quốc tê1.
1. Joshua S. Goldstein, International Relations, Sdd, tr. 85.
Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phân tích
405
Những người ủng hộ quan điểm trên lập luận như sau:
trong cấu trúc quyển lực hai cực, sự kiềm chế lẫn nhau
giữa hai bên sẽ buộc các quốc gia phải tính toán thận
trọng hơn trong vâh đề chiến tranh. Sức mạnh tương đôi
ngang bằng giữa hai bên cũng không cho phép chúng liều
lĩnh đi vào chiến tranh. Hai cực cũng dễ thoả thuận và
chấp nhận hòa bình nhiều hơn đế duy trì sự ổn định cho
hệ thống và vị thế của mình. Hai cực cũng cô' gắng đảm
bảo trật tự và ổn định trong từng khối đế duy trì thế lực
toàn cầu của mình. Do đó, chiên tranh cũng khó xảy ra
hơn. Kenneth N. Waltz đã dựa vào tình trạng phi chiến
tranh nóng giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh đê
chứng minh cho quan điểm của mình.
Những người ủng hộ hệ thống hai cực còn đưa ra
thêm những lập luận khác. Theo họ, so với hệ thống một
cực, hệ thống hai cực không mang tính chuyên chế nên
giảm thiểu được nhiều mâu thuẫn dẫn đến xung đột và
chiến tranh. So với hệ thống đa cực vốn tản quyền hơn, hệ
thống hai cực có tính tập quyền cao hơn khi quyền lực chi
tập trung vào hai cực. Nhờ đó, cấu trúc hai cực có khà
năng kiểm soát tình trạng vô chính phủ tốt hơn và có thê
duy trì được sự trật tự của hệ thống. Ngoài ra, so với các
cấu trúc khác, cấu trúc hai cực dễ kiểm soát chiến tranh ờ
ngoại vi hơn, ít nhâ't là trong khối của mình.
Trái với quan điếm trên, một sô' học giả khác như
Aron R. (Pháp) lại coi cấu trúc hai cực có khả năng dẫn
406
Một số vấn đề lý luân quan hệ quóc té ơư<ỹ góc nhìn lịch sủ
đến chiên tranh nhiều hơn. Câu trúc nàv chưa đựng sự
phân liệt khá sâu sắc trong quan hệ quốc tê và sụ phân liệt
này đem lại sự bất ổn định cho toàn hệ thông1. Bên cạnh
đó, sự nguy hiểm còn nằm ở mức độ mâu thuân sâu sắc
hơn, sự tập trung sức mạnh lớn hơn, tham vọng tiên tới
bành trướng toàn cầu và mong muốn loại trù đối thù lớn
hơn, sự đâu tranh giữa chúng cũng thường xuyên hơn...
Chiến tranh được ngăn chặn ở trung tâm nhưng lại diễn ra
không ít ở ngoại vi dưới hình thức gián tiếp "chiến tranh
ủy nhiệm" (Proxy War). Trong Chiến tranh lạnh, thế giới
không phải chịu chiến tranh Xô - Mỹ nhưng thuờng xuyên
phải đối diện với nguy cơ chiến tranh hạt nhản và sự lôi
kéo mạnh mẽ từ hai phía. Kết quả là tình trạng cáng thẳng
thường xuyên trong nền chính trị quốc tế và hơn 100 cuộc
chiến tranh lớn nhỏ đã xảy ra.
Ngoài ra, lập luận cùa Kenneth N. Waltz cũng không
hoàn toàn chính xác. Hình thái hai cực như vậy tổn tại
không nhiều nên những lập luận của ông không giúp đem
lại một cái nhin khái quát cho toàn bộ tiến tnnh lịch sử2.
Hơn nữa, thực tế cho thấy, hình thái hai cực trước Chiêh
tranh thế giới thứ nhât đã không ngăn chận được chiéín
tranh mà thậm chí là ngược lại. Sự hình thanh hai khối
1. Цыганков П. А., Международные отношения, Ноьая школа,
Москва, 1996, с. 141.
2. Conway w . Henderson, international Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 2 V Century, Sđd, tr. 113.
Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phân tích
407
Antanta và Liên minh tay tư đã kích thích chiến tranh
đến gần hơn. Và Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nô
khi câu trúc hai cực đã hình thành rõ rệt. So với hệ thống
hai cực trên, hệ thống hai cực trong Chiến tranh lạnh ổn
định hơn và khả năng giữ trật tự cũng cao hơn. Tuy
nhiên, như trên đã đề cập, hệ thống hai cực này không
giúp gì nhiều cho việc ngăn chặn chiến tranh. Chiến
tranh trực tiếp Xô - Mỹ không xảy ra chưa hẳn nhờ tác
dụng của cấu trúc hai cực. Cả Liên Xô và Mỹ đều không
dám gây chiến bởi nỗi lo sợ chung cùng bị hủy diệt trong
một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vì thế, cả Mỹ và Liên Xô
đều hết sức kiềm chế đụng độ quân sự trực tiếp bởi một
cuộc chiến tranh thông thường Xô - Mỹ rất dễ leo thang
thành chiến tranh hạt nhân.
Một quan điếm khác cho rằng hệ thống đa cực mói là
cấu trúc lý tưởng đê hạn chế chiến tranh. Hệ thông đa cực
là hệ thống bao gồm nhiều trung tâm quyền lực. Các trung
tâm này có sức mạnh không chênh lệch nhiều và không có
một trung tâm nào quá mạnh đê có thế lẩn át được các
trung tâm khác. Morton Kaplan cho rằng một hệ thống đa
cực đúng nghĩa phải có ít nhất năm trung tâm quyền lực.
Ba hay bốn trung tâm quyền lực đều dễ bị biến đổi sang
thành hệ thống hai cực.
Trong hệ thống này, các quốc gia kiềm chế lẫn nhau
nhằm ngăn càn bâ't kỳ ai mạnh lên, phá vỡ cân bằng lực
lượng và trờ thành bá chủ. Đây là một cấu trúc khá phô
408
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhìn lịch sủ
biến trong lịch sử quan hệ quốc tế. Ví dụ, cấu trúc đa cực
nổi tiếng nhất là hệ thống hài hòa quyển lực châu Au
trong thế kỷ XIX bắt đầu từ sau Hiệp uớc Vienna 1815.
Hệ thống này giúp châu Âu ngăn chặn được nhiêu cuộc
chiến tranh trong một thời gian dài. Nhiêu cuộc tranh
châp thuộc địa giữa các cường quốc đã được giải quyết
bằng thương lượng. Nhưng người tin vào khà năng hạn
chế chiến tranh của hệ thống đa cực đã lây thực tiễn này
để bảo vệ quan điểm của mình, v ề lý luận, họ cho rằng
cân bằng quyền lực trong cấu trúc đa cực với sự linh
hoạt của người cân bằng (balancer) là cơ sỏ quan trọng đế
duy trì cơ cấu, ngăn ngừa chiến tranh. Với sự hiện diện
của nhiều trung tâm quyền lực, mỗi khi có nguy cơ đe
doạ, sự sắp xếp các liên minh sẽ giúp điều chinh lại cán
cân lực lượng và giữ cho nó trở lại trạng thái cân bằng.
Khả năng linh hoạt của cán cân lực lượng khién cho các
bên khó dự đoán trước được kết quả chiến tranh nếu nó
xảy ra. Vì thế, tất cả các bên sẽ ít dám phát động chiến
tranh hon.
Những người phản đối cho rằng hệ thống đa cực hoàn
toàn có khả năng dẫn đến chiến tranh. Thứ nhất, tinh trạng
linh hoạt của cán cân lực lượng không phài cha có tác động
một chiều. Sự thay đổi liên tục các liên minh sẽ dẫn đến
tình trạng bất Ổn định thường xuyên của hệ thống và
chính điểu đó làm cho cấu trúc phân bố quvẽn lực dễ bị
phá vỡ. Thứ hai, câu trúc đa cực vốn kém trật tự hon nén
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c á p đ ộ p h àn tích
409
sự thiếu tính toán của một cực nào đó rất dễ lôi kéo các
quốc gia đi vào chiên tranh1. Thứ ba, sự cân bằng lực lượng
giữa nhiều trung tâm là rất mong manh do luôn bị đe dọa
bởi nỗi lo sợ thua thiệt quyền lực và sự khó nhận biết chính
xác năng lực của mọi đôi thủ. Khi không có cùng nhận thức
về sự cân bằng lực lượng, tham vọng đạt được ưu thế
quyền lực của các bên càng dễ bị kích thích. Thứ tư, theo
chính quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, quôc gia luôn có
xu hướng mưu tìm quyền lực lớn hơn cho mình. Vì thê' sự
tranh giành địa vị giữa các trung tâm quyền lực là không
tránh khỏi. Theo quan điểm của lý thuyết quá độ quyền lực
(power transition theory), chính việc tranh giành địa vị hàng
đầu trong cấu trúc đa cực mới là nguyên nhân quan trọng
dân đên chiến tranh. Những người theo lý thuyết này đã
lấy trường hợp nước Đức trong hai cuộc chiến tranh thế
giói đê làm minh chứng2. Morton Kaplan cũng chi ra thêm
những nhược điếm khác của cấu trúc đa cực là sự phô biến
vũ khí hạt nhân sẽ khó kiểm soát hơn do khó đạt được sự
đổng thuận của các cường quốc. Tương tự như vậy, vâh đề
xung đột giữa các quốc gia nhỏ cũng khó kiềm chế bơi các
nước lớn sẽ tranh nhau nhảy vào kiếm lợi...3.
1. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21“ Century, Sdd, tr. 113.
2. Joshua S. Goldstein, International Relations, Sdd, tr. 86.
3. Цыганков П. А., Международные отношения, Новая школа,
Москва, 1996, с. 141.
410
Một số ván đê lý luận quan hệ quốc tế dươi goc nhìn lịch sủ
Thực ra, chứng cứ lịch sử cho thấy mọi hệ thống quổc
tế và câ'u trúc phân bố quyền lực đêu chứa đựng khả năng
chiến tranh. Thực tiễn lịch sử cũng không khàng định
được câu trúc nào dễ ngăn chặn chiên tranh hơn. Các
nghiên cứu trên chủ yếu dựa vào tư tường q u y ể n lực của
chủ nghĩa hiện thực nên chúng bao gồm cà những hạn chế
của chủ nghĩa này. Chúng nêu lên được sự liên quan giữa
cấu trúc phân bô' quyền lực của hệ thống quốc tê và
nguyên nhân chiến tranh nhưng không khăng định được
giữa chứng có sự tất yếu hay không. Các quan điếm trên
đều không giải thích được toàn bộ lịch sử chiên tranh bởi
chi tìm được sự chứng minh trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Đổng thời, cấp độ phân tích nàv cũng không
đưa được câu trả lời chưng về nguyên nhân chiến tranh
bởi nó chỉ quan tâm đên các nước lớn mà khóng chú ý đầy
đủ đến các quốc gia vừa và nhỏ. Dường như nó chi thích
hợp đối vói các cuộc chiến tranh xuât phát từ nguyên
nhân quyền lực. Trong khi đó, nguyên nhân chiến tranh là
đa dạng hơn nhiều.
KẾT LUẬN
Chiến tranh là một hiện tượng phức tạp va đa dạng.
Việc nghiên cứu nguyên nhân của chiên tranh chưa đạt
được sụ nhất trí. Sự bâ't nhât không chi xảy ra giữa các câ'p
độ mà còn diễn ra trong từng cấp độ. Hẩu hết chúng
không có kha năng giải thích phô quát thực tiễn chién tranh
Nguyên nhân ch iến tranh - c á c c ấ p đ ộ p h ân tích
411
mà thường chi đáp ứng được một góc độ nhất định trong
những trường hợp cụ thể nào đó.
Cho dù cả ba câp độ phân tích đểu chưa đầy đủ
nhưng việc tham khảo các lý thuyết nói trên vẫn là có ích.
Chúng giúp tìm hiểu những khía cạnh khác nhau trong
nguyên nhân chiến tranh. Chúng cho thấy sự đa dạng
trong nguyên nhân và điều kiện chiến tranh. Chúng đem
lại những cách tiếp cận khác nhau trong lý giải hiện
tượng chiến tranh. Từ đó, có thêm cơ sở đề ra các biện
pháp ngăn chặn xung đột, loại trừ chiến tranh ra khỏi đời
sống nhân loại.
Việc mưu tìm cho chúng một lý thuyết chung là cần
thiết song đó lại là con đường đầy khó khăn. Chiến tranh
là một hiện tượng đa nguyên nhân. Không thể tìm hiểu
nguyên nhân chiến tranh dựa trên một cấp độ nào đó. Vì
thế, việc xem xét nguyên nhân chiến tranh theo cách kết
hợp các cấp độ phân tích có thể là hữu ích. Kenneth
Waltz đã chi ra rằng các cấp độ trên “đều là một phần
của tự nhiên"1.
Mặc dù việc tìm kiếm nguyên nhân chiến tranh rất
khó khăn nhưng hết sức cần thiết, bởi càng hiểu nhiều vê'
nguyên nhân, triển vọng ngăn chặn chúng càng lớn. Qua
các nghiên cún trên, ít nhât chúng ta có thể thấy được
1. Kenneth N. Waltz, "Giải thích chiến tranh", dần theo Paul
R. Vioti & Mark V. Kauppi, Lý luận quan hệ quô'c tế, Sđd, tr. 189.
412
Một số vấn đê lý luân quan hè quốc tế dưới góc nhìn lịch sủ
rằng chiến tranh không phải là bản chát của con người,
không phải là tất yếu của xã hội và củng không hoàn toàn
là sản phẩm của quan hệ quốc tế. Và như vậy, chiên tranh
và bạo lực trong quan hệ quốc tê' hoàn toàn có thê được
ngăn chặn hay ít nhất là được hạn chế. Chúng ta có thế
hy vọng về một tương lai tổt đẹp hơn, hòa bình hon.
413
cơ sử NHẬN THỨC CỦA CUỘC CHẠY ĐUA HẠT NHÂN
TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
CÓ ý kiến cho rằng sự xuất hiện vũ khí hạt nhân là cuộc
cách mạng lớn nhất thê' kỷ XX. Quan điểm này còn phải
tranh luận nhưng điều đó không hoàn toàn vô lý nếu nhìn
lại lịch sử trước và sau năm 1945. Sự xuất hiện vũ khí hạt
nhân đã sắp xếp lại bản đổ quyền lực thế giới khi làm thay
đôi quan niệm về quyền lực quốc tế và kích thích những
vận động mới trong trật tự thế giói. Vũ khí hạt nhân là cơ
sở quan trọng hình thành nên trật tự hai cực trong Chiến
tranh lạnh khi đem lại địa vị siêu cường1 cho Liên Xô và
Mỹ. Vũ khí hạt nhân là một động lực tạo nên hai phe tập
trung quanh Xô - Mỹ qua các quá trình hướng ly tâm vì sự
đe dọa hạt nhân và hướng tâm vì sự bảo hộ hạt nhân. Vũ
khí hạt nhân cũng khiên các quốc gia không thể sống như
trước khi buộc họ quy định lại chiến lược quân sự, cơ cấu
lại nền kinh tế, tạo định hướng mới cho khoa học và đem
lại những mục tiêu mới trong chánh sách đối ngoại.
1.
Siêu cường (super power) là khái niệm đê chỉ cường quốc có
khả năng chi phối các cường quốc (major power) khác và đóng vai
trò trung tâm đối với các cường quốc này.
414
Một số vấn đê lý luận quan hệ quóc té dướt gõc nhìn lịch sủ
Vũ khí hạt nhân cũng là động thái chi phôi diên biến
quan hệ Đông - Tây (Xô - Mỹ) trong Chiên tranh lạnh.
Chạy đua vũ trang hạt nhân luôn là nguổn gốc đôi đâu và
tâm điếm tranh giành quyền lực Xô - Mỹ. Vũ khi hạt nhản
chính là vấn đề đối đầu lớn nhất và căng tháng nhát trong
quan hệ Xô - Mỹ hơn là cạnh tranh về ý thức hệ hay tranh
giành khu vực ảnh hưởng, bởi đây chính là mối đe dọa
lớn nhất đến sự tổn tại của cả hai bên và rộng hơn là cả
nhân loại. Đồng thời, vũ khí hạt nhân cũng trơ thành yếu
tố chính đem lại ưu thế quyền lực cho cả hai bên. Vì thế,
đối đầu trở nên quyết liệt và chạy đua hạt nhán trờ nên
ráo riết trong gần như toàn bộ thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Ngược lại, sự hòa hoãn (1967-1978) hav sự hòa dịu
(1985-1991) đều có động cơ liên quan đến vũ khí hạt
nhân. Gánh nặng chi phí quá lớn của cuộc chạy đua hạt
nhân và nỗi lo sợ trước nguy cơ bùng nô chiến tranh hạt
nhân là nguyên nhân chính dẫn đến việc hai bén phải đi
vào hòa hoãn, hòa dịu. Sự khác nhau căn ban giữa hai
giai đoạn này cũng được phản ánh tập trung trong vân
đề giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu trong giai đoạn hòa
hoãn, Liên Xô và Mỹ chi đạt được thoả thuận luật lệ hóa
sự phát triển hạt nhân1 thì trong giai đoạn hòa dịu, các
CỐ
gắng giải giáp và cắt giảm2 đ ã được tiến hánh.
1. Ví dụ, Hiệp ước SALT-I và ABM ký năm 1972 có nội dung
quv định mức trần số vũ khí các bên được phép có.
2. Ví dụ, Hiệp ước tên lửa tẩm trung INF ký năm 1987 la hiệp
ước quy định vể sự giải giáp hạt nhân, còn Hiệp ước START-I ký
năm 1991 là hiệp ước quv định về việc cắt giảm số vũ khí đviêh lược.
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân.
415
Vũ khí hạt nhân dõng là cơ sờ quan trọng quv định
tình trạng chiên tranh, hòa bình trong thời kỳ này. Trong
chừng mực nào đó có thê nói, nền hòa bình mong manh
giữa các cường quốc trong 46 năm Chiến tranh lạnh sẽ
không có nếu không tồn tại vũ khí hạt nhân. Sự kiềm chế
giữa các thế lực đối đầu được quy định bời nỗi sợ hãi vê
việc cùng bị hủy diệt. Sự tổn tại của vũ khí hạt nhân cũng
tạo nên một đặc điếm riêng của hệ thống quốc tế thời kỳ
này so với các hệ thống khác đã từng tổn tại trong lịch sừ.
Đây là hệ thống quốc tế thế giới đầu tiên kết thúc và
chuyên giao sang hệ thống khác mà không qua một cuộc
chiến tranh1.
Rõ ràng, với sự xuất hiện vũ khi hạt nhân, lịch sử quan
hệ quôc tê trước và sau năm 1945 đã có những khác biệt.
Lịch sừ nhân loại chưa từng chứng kiên sự đe dọa nào
lớn hơn nguy cơ hạt nhân. Lần đâu tiên con người đã tự
tìm ra, chế tạo và phát triến một thứ vũ khí có thê hùv diệt
chính mình và toàn bộ sự sống trên trái đất. Đó là một
thảm họa thực sự mà không một câu chuvện cô tích nào
đã hình dung ra. Ac thay, cái duy nhất con người vượt
qua được sự hoang tương của mình vê' sức mạnh siêu
1.
Trong lịch sừ quan hệ quốc tế thế giới, các trật tự quốc tế
được nhắc đến đêu kết thúc bằng chiến tranh. Hệ thông các quổc
gia độc lập ơ châu Âu (1648-1815) được bắt đầu bằng cuộc Chiên
tranh 30 năm và kết thuc bằng cuộc chiến tranh cua Napoleon. Các
trật tự tiếp theo là Vienna (1815-1918) và Versailles-VVashington
(1918-1945) đều kết thúc bằng cuộc chiến tranh thếgiới.
416
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưcn góc nhìn lịch sử
nhiên lại chính là cái chứa đựng sự huy diệt. Kho hạt
nhân tạo ra đủ sức đem lại sự tận thế cho cả hanh tinh.
Biết dở mà vẫn làm. Chi phí lớn nhất cho sự vô nghĩa
nhâ't. Đó là nghịch lý khủng khiếp cùa cuộc chạy đua vũ
trang này. Nghịch lý này do đâu lại tổn tại và đây cả thế
giới tới bờ diệt vong? Tại sao vũ khí hạt nhân vừa là sự
tự sát vừa là sự hủy diệt sự sống mà nhiều quốc gia lại
muôn có? Tại sao chỉ một phần kho hạt nhân đang có
cũng đủ tiêu diệt cả th ế giới mà cuộc chạy đua vẫn
không ngừng? Tại sao các nước lại sẵn sàng ném những
chi phí khổng lồ cho vũ khí hạt nhân bất châp điều kiện
kinh tế để rồi thực tế không sử dụng đến?... Tât cả những
mâu thuẫn này đều có nguồn gốc và quá trình từ trong
Chiến tranh lạnh.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, nghịch lý này
tổn tại được còn do cơ sở nhận thức. Đây chính là vâh để
mà bài viết này muốn đề cập. Cuộc chạy đua bị đẩy quá
giới hạn cần thiết chính bởi nhận thức chủ quan chứ
không đơn giản chi bởi yêu cầu khách quan. Cốt lõi của
nhận thức này chính là chiến lược hạt nhân cùa các cường
quốc - một sản phẩm tư duy được những người trong
cuộc coi là lôgích và người ngoài cuộc coi là điên rõ. Giải
quyết bài toán này chính là giải quyết vấn đê nhận thức.
Vậy chiến lược hạt nhân trong Chiên tranh lạnh được
xây dựng trên những cơ sở nhận thức nào? Nội dung của
nó ra sao? Vai trò của chiến lược này đối với chạy đua hạt
nhân như thế nào?
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân.
417
Cơ sở đầu tiên dẫn đến sự hình thành chiến lược xây
dựng, phát triển và chạy đua vũ khí hạt nhân chính là sự
nhận thức được sức mạnh tàn phá khủng khiếp của vũ
khí hạt nhân.
Tác động cụ thể đầu tiên dễ nhận thấy của vũ khí hạt
nhân là sự phá hoại của chính vụ nổ. Sức công phá của vũ
khí hạt nhân mạnh về cường độ, rộng về quy mô gấp
nhiều lần so vói thu ô i nổ thông thường. Nhiệt độ có thê
tạo ra "bão lừa" trong thành phố, làm cháy tất cả mọi vật.
Bức xạ với liều lớn có thế giết chết con người trong vài
ngày, còn vói liều nhỏ thì gây ra các bệnh tật, đặc biệt là
ung thư. Bức xạ tập trung mạnh nhất ở vùng lân cận vụ nô
nhưng cũng có thê đi vào khí quyên tới các vùng xa dưới
dạng bụi phóng xạ. Vũ khí hạt nhân cũng tạo ra 'xung điện
từ trường có thể làm ngắt hoặc phá hủy thiết bị điện từ
(một vài loại vũ khí hạt nhân được thiết kế để tối đa hóa
tác động này). Ngoài ra, các vụ thừ vũ khí hạt nhân còn
tác động thường xuyên tói khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa
học đã đưa ra giả thuyết về mùa đông hạt nhân (nuclear
winter). Theo đó, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy
ra, trái đất sẽ trờ nên lạnh và tối hơn, đe dọa sự sống của
toàn bộ hành tinh.
Tính chủ quan của cơ sờ này là rất rõ. Trên phương
diện nào đó, sự phát triên của con người chính là sự phát
triển cùa các loại công cụ, trong đó có vũ khí. Vũ khí đem
lại sức mạnh và sự tự tin. Vì thê' với ưu thế tuyệt đối so
với vũ khí thông thường, việc các quốc gia muốn có vũ khí
418
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té ducn góc nhìn lịch sủ
hạt nhân là điêu dễ hiểu. Vũ khí hạt nhân tro thanh phương
tiện quan trọng thực hiện quyến lực quôc té củng như đê
bảo đảm an ninh cho mình. Trong trường hạp này, nhận
thức đã đi trước thực tiễn. Sức mạnh của vũ khí hạt nhân
đã được nhận thức từ sớm và việc nghiên cứu chê tạo đã
được triển khai trước khi được chứng tỏ bằng hai cuộc ném
bom xuống Hiroshima và Nagasaki tháng 8-1945. Trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, cả Đức, Nhật Ban, Anh, Liên
Xô và Mỹ đều theo đuổi chương trình hạt nhãn nhưng chi
có Mỹ là thành công. Chương trình hạt nhân của Mỹ được
bắt đầu tiến hành năm 1940 vói việc Tổng thống Roosevelt
quyết định thành lập ủ y ban cô' vâh về uranium. Các thí
nghiệm được tiến hành ở nhiều nơi, trong đó có ba trường
đại học là Đại học Columbia, Đại học Berkelev và Đại học
Chicago. Ở Liên Xô, vào đầu năm 1942, một nhà vật lý
Liên Xô đã phát hiện thâ'y rằng những bài viẻt vê nguyên
từ không còn được đăng trên các tạp chí khoa học cùa
phương Tây chứng tỏ sự cần phải giữ bí mật. Với nhạy
cam của mình, Xtalin đã ra lệnh tiến hành chương trình
nghiên cứu hạt nhân của Liên Xô vào năm 1943. Đáy là
thời điếm nhiểu học giả cho là mốc bắt đầu cua cuộc chạy
đua hạt nhân chứ không phải sau năm 1945.
Cuộc chạy đua ban đầu diễn ra chú yếu trong việc
nghiên cứu và chế tạo bom A (atomic bomb), tức la loại bom
dựa trên phan ứng phân rã hạt nhân. Vào những nám đấu
Chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua bom A diễn ra khóng
ổn ào và chi chu yếu trong nghiên cứu và thư nghiệm.
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân..
4 19
Tới cuối năm 1948, Mỹ vẫn là nước duy nhất có vũ khí hạt
nhân và chỉ có 32 quả bom tầm xa1. Tất nhiên, khả năng kỹ
thuật, điều kiện tài chính và tiềm lực kinh tế là những lý
do khách quan quy định số lượng hạn chế của kho bom
này nhưng không thể loại trừ nguyên nhân nhận thức. Có
ý kiến nói rằng lúc đầu Mỹ tin tưởng vào khả năng độc
quyền hạt nhân của mình nên chỉ định duy trì số lượng vũ
khí hạt nhân vừa phải đủ đế khai thác về mặt tâm lý như
răn đe và ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô như tinh
thần của tướng Hoyt Vandenberg: "Chỉ mỗi cuộc chiến
tranh mà chúng ta thực sự thắng, đó là cuộc chiến tranh
không bao giờ bắt đầu"2. Bên cạnh đó, còn có ý kiến khác
cho rằng Mỹ không phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân
bởi vì chúng không thích hợp để đối phó vói chủ trương
của Liên Xô khi đó dựa vào nội chiến và xung đột nhỏ đê
mở rộng khu vực ảnh hưởng3. Tuy nhiên, việc mất đi thế
độc quyền hạt nhân từ năm 1949 và sự đối đầu tăng lên
giữa các bên đã nhanh chóng châm dứt tình trạng này và
dẫn đến cuộc chạy đua khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Khả năng tãn công và sức mạnh hủy diệt của bom
nguyên tử được chứng tỏ ở Nhật Bản năm 1945 càng củng
CỐ
thêm nhận thức về sức mạnh của v ũ khí hạt nhân và
thúc đẩy nhiều hơn lòng ham muốn sở hữu được loại vũ
khí đó. Sự ham muốn này bây giờ còn liên quan đến nhận
thức về tính răn đe và nỗi sợ hãi. Không có phương tiện
2, 3. Britanica 1999.
420
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
nào có thê chống lại vũ khí hạt nhân. Chi có việc sờ hữu
thứ vũ khí này mới có thê tậo được kha năng răn đe quốc
gia khác sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại minh. Nguy
cơ cùng bị hủy diệt một cách chắc chắn sẽ khiến các quốc
gia không dám phiêu lưu vào một cuộc chiên hạt nhân. Sau
hai vụ ném bom kê trên, nhận thức này đã thúc đẩy cuộc
chạy đua tìm kiếm năng lực hạt nhân giữa các nước lớn.
Sau khi Liên Xô thử thành công bom nguyên từ lần
đầu ngày 29-8-1949, cuộc chạy đua bắt đầu trờ nên công
khai và ngày càng ráo riết. Tiếp đó là Anh ngày 3-10-1952,
Pháp ngày 13-2-1960, Trung Quốc ngày 16-10-1964 đã thử
thành công loại bom A. Câu lạc bộ cường quốc hạt nhân
được hình thành. Nhận thức được rằng khả năng răn đe
chi có được vói lực lượng hạt nhân ngang bằng hoặc vượt
trội, kho vũ khí hạt nhân bắt đầu tăng nhanh cả vê lượng
lẫn châ't. Và cùng vói đó, nguy cơ chiến tranh hạt nhân
cũng lớn dần lên trong quan hệ quổc tế. Nguy cơ này càng
lớn, nôi lo sợ chiến tranh hạt nhân càng tăng, yêu cấu răn
đe càng lớn, cuộc chạy đua càng mạnh mẽ. Cái vòng nhận
thức này đã góp phần quy định tính không ngừng cùa
cuộc chạy đua hạt nhân trong Chiến tranh lạnh. Trong bối
cành đối đầu quyết liệt, nỗi lo sợ này lại thúc đáv quốc gia
có nhiều vũ khí hạt nhân hon là đem lại yêu cấu giải trừ
hạt nhân.
Cũng chính nhận thức về khả năng húy diệt cua vũ
khí hạt nhân, nỗi lo sợ bị đe dọa và hy vọng vào kha năng
răn đe là động lực cho quá trình phô biến vũ khi hạt nhềrn.
Cơ sở nhận thúc của cuộc chạy đua hạt nhân..
421
Cho đến cuối Chiến tranh lạnh, đã có thêm một sô' nước
và vùng lãnh thổ triển khai chương trình phát triển vũ khí
hạt nhân như Ấn Độ, Pakixtan, Nam Phi, Áchentina,
Braxin, Ixraen, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,
Đài Loan (Trung Quổc), Libi, Iran, Irắc... Thực tế cho thây,
ham muốn sở hữu vũ khí hạt nhân là phô biến và mạnh
đến mức bất chấp các điều kiện khách quan và chủ quan.
Nhiều nước không đủ khả năng về kinh tế, tài chính, kỹ
thuật và điều kiện quốc tế nhưng vẫn theo đuổi chương
trình này. Khi nghe tin Ấn Độ triển khai chương trình hạt
nhân, Thủ tướng Pakixtan Zulfikar Bhutto đã tuyên bô
rằng nhân dân Pakixtan sẵn sàng "ăn cỏ, nếu cần, đê có
tiền cho bom (hạt nhân) của mình"1.
Cơ sở nhận thức quan trọng thứ hai dẫn đến cuộc
chạy đua hạt nhân chính là quan điểm về quyền lực trong
nền chính trị quốc tế của chủ nghĩa hiện thực. Quan điểm
này tổn tại từ lâu mà các dấu tích văn bản có thể thấy
được qua Thucydides (Hy Lạp cô đại) hay Tôn Tử (Trung
Quốc thời Chiến Quốc)... Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
chủ nghĩa hiện thực trờ thành một hệ thống các luận điểm
và cơ sở lý luận vói người mờ đầu là Hans Morgenthau.
Chủ nghĩa này coi ban chất cua thê' giới là vô chính phủ,
quốc gia là chủ thê cơ ban trong quan hệ quốc tế, quyền
lực là lợi ích cơ ban cua quốc gia trong nền chính trị thế giói.
1. Conway W. Henderson, International Relatioiis - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 2 V Century, Sdd, tr. 328.
422
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc té dưới góc nhìn lịch sử
Theo chủ nghĩa hiện thực, các quốc gia đẽu muốn có được
quyền lực quốc tế, ít nhất là đê tự bảo vệ rrunh. Đổng thời,
vói xu hướng hướng ngoại và mở rộng lợi ích quôc gia ra
bên ngoài biên giới, quyền lực ngày càng được coi là cơ sớ
đê thực hiện các lợi ích đó. Quyền lực chính là sụ đảm bảo
cho quổc gia tổn tại và phát triển được trong môi trường
quốc tế vô chính phủ. Quyền lực là tập hợp cua nhiều thành
tố như quân sự, kinh tế, công nghệ, địa lý, dán số, truyền
thống, uy tín quốc tê'... Trong đó, sức mạnh quân sự là
phương tiện chủ yếu đê đạt được quyền lực quôc tê” ít nhât
là từ Chiến tranh lạnh trở về trước. Với khả năng vượt trội
so với vũ khí thông thường, sở hữu vũ khí hạt nhân được
coi là sự đem lại quyền lực quôc tế cho quốc gia. Các quốc
gia đều muôn có được vũ khí hạt nhân chính là vì vậy.
Vi các quốc gia đều có xu hướng mờ rộng quyển lực
nên cạnh tranh quyền lực là không tránh khòi. Quyển lực
là thứ khó tính đếm. Sức mạnh quân sự vốn được coi là
thành phần quyển lực quan trọng bậc nhât, nhung bàn
thân nó cũng không phải là thứ dễ tính được như vũ khí,
SỐ lính bởi còn phụ thuộc vào điều kiện địa hình tác chiến,
khả năng điểu khiển và chi huy, tính thần ngươi lính,
chiến lược chiến tranh và chiến thuật trong từng trận
đánh... Bởi thê' xác định cân bằng quyên lực (dựa trên sự
so sánh quyền lực) trên trường quốc tế là tương đối khó.
Tính khó xác định của quyển lực cộng với cố gắng giữ bí
mật mọi mặt của các bên lại càng làm cho cân bâng quyẽn
lực trơ nên mơ hổ và mong manh. Trong chừng mực nao đó,
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân.
423
cân bằng quyền lực cũng là sản phẩm của nhận thức. Hon
nửa, dưới cái nhìn của chủ nghĩa hiện thực, cân bằng
quyền lực dường như lại là không có quyền lực. Bời thê'
cân bằng quyền lực luôn không ổn định và dễ bị phá v ỡ .
Khi các quốc gia cảm thấy yếu thế hay không chắc chắn
trong sự cân bằng, họ luôn mun tìm cho mình một sự
vượt trội về sức mạnh quân sự. Cuộc chạy đua vũ trang vì
thế đã diễn ra không ngừng. Và vũ khí hạt nhân trở thành
tiêu điểm của cuộc chạy đua vũ trang nhằm giành ưu thế
sức mạnh đê từ đó có được quyền lực thực sự.
Nếu nhận thức về vai ưò của vũ khí hạt nhân chi
dừng ở công cụ răn đe thì cuộc chạy đua đã không diễn ra
mạnh mẽ như vậy. Các bên đều nhận thức được tính nguy
hiếm, gánh nặng chi phí và sự quá sức trong cuộc chạy
đua này. Tuy nhiên, bời những suy nghĩ theo kiêu chủ
nghĩa hiện thực, bởi sự cân bằng quyền lực là mong manh
và khó xác định, bởi tham vọng đạt được địa vị bá chu thế
giới đòi hòi phải có ưu thế vượt trội so vói đôi thù, cuộc
chạy đua hạt nhân đã trờ nên liên tục và dường như vô
hạn độ. Các nhận thức chù quan này đã đẩy cà thế giới
vào vòng nguy hiếm.
Nhận thức này trong Chiến tranh lạnh được cổ vũ bơi
hàng nghìn năm lịch sư đầy rẫy xung đột và chiến tranh.
Trong Chiến tranh lạnh, quan điêm cua chu nghĩa hiện
thực đã chi phối chinh sách đối ngoại của hầu hết quôc
gia. Chu nghĩa hiện thực đã nhanh chóng được phản ánh
trong học thuyết quàn sự với nhũng môn đệ trung thành
424
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
trong giới lãnh đạo của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và
Liên Xô1. Có thê nói, chủ nghĩa hiện thực là sự chi phối
nhận thức chủ yếu trong trật tự hai cực và là nên tảng lý
luận cho cuộc chạy đua hạt nhân. Vũ khí hạt nhân không
chỉ được coi là công cụ răn đe, mà còn là phương tiện thực
hiện quyền lực. Từ nhận thức đó, chạy đua hạt nhân trờ
thành cách thức chủ yếu nhằm giành ưu thế chiên lược
trong quan hệ quốc tế.
Trên cơ sở nhận thức đó, cuộc chạy đua hạt nhân đã
chuyển sang giai đoạn mới. Đó là cuộc chạy đua nghiên cứu
và triển khai bom khinh khí, tức là bom H (hydrogen bomb) loại bom được xây dựng trên cơ sở phản ứng nhiệt hạch.
Bom này được coi là "siêu bom" với sức công phá có thê
gấp nghìn lần so vói bom A. Cuộc cạnh tranh hạt nhàn đã
trở nên gay gắt và không dừng lại được. Truman phê
chuẩn dự án bom H tháng 1-1950 và Mỹ thử thành công
lần đầu ngày 1-11-1952. Quả bom này có sức nổ 10,4 triệu
tấn, gấp 500 lẩn quả bom ở Nagasaki2. Cuộc chạy đua lập
tức trở nên quyết liệt. Chỉ một năm sau, đến lượt Liên Xô
thử thành công bom H lần đầu vào ngày 12-8-1953 với sức
nổ khoảng 200-400 kilôtấn. Quy mô cuộc chạy đua nhanh
chóng được mở rộng. Anh thử thành công bom H vào ngày
8-11-1957, Trung Quốc chính thức thử vào ngày 17-7-1967,
1. Có thê nêu lên một vài đại biểu nổi bật: đó là Xtalin, Ustinov...
từ phía Liên Xô; Kissinger, Brzezinski, Reagan ... từ phía Mỹ.
2. Britanica 1999.
C o so nhan thiic cua cuoc chay dua hat nhan..
425
con Phap la ngay 24-8-1968. Kho bom hat nhan tang len
nhanh chong. Nam 1945, co ba don vi vu khi hat nhan,
nam 1962 co khoang 2.000 don vi, den nam 1990 da la
56.000 don vi1. Kho hat nhan tro nen "thua thai" so voi
kha nang cong pha can thiet cua mot cuoc chien tranh huy
diet toan cau. Nam 1990, tong sue no cua toan bo vu khi
hat nhan tren toan the gioi la 18.000 mega tan. Trong khi
do, tong sue no cua Chien tranh the gioi thu hai, chien
tranh Trieu Tien va chien tranh 6 Viet Nam moi chi la 11
mega tan ma da cuop di khoang 44 trieu sinh mang2. Su
thira thai nav chinh la ket qua cua cuoc chay dua khong
gioi han nham gianh uu the quven luc.
Trong Chien tranh lanh, nhan thiic ve moi lien quan
giua quven luc voi
khi hat nhan con ghi dam dau ah
trong cuoc chay dua hat nhan nham gianh dia vi ba chu
giua Lien Xo va Mv. Dia vi ba chu duoc miru tim bang uu
the vu khi hat nhan so voi doi phuong. Vi the^ cuoc chay
dua hat nhan da dien ra rat manh me giua hai nuoc nay.
Dong thoi la co gang duv tri dia vi sieu cuong trong timg
phe thong qua uu the hat nhan vuot troi so voi cac dong
minh. Cho den truoc khi Chien tranh lanh ket thuc, Lien
Xo va My chiem toi hon 97% kho vu khi hat nhan the gioi.
Cac hanh dong ha nhiet cuoc chay dua giua hai nuoc lien
1. Britanica 1999.
2. Conway W. Henderson, International Relations - Conflict and
Cooperation at the Turn o f the 21st Cm tiiry, Sdd, tr. 322.
426
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
quan nhiều đến cố gắng duy trì độc quyền và ưu thê hạt
nhân của hai nước này. Những hiệp định đầu tiên trong
lĩnh vực này như Hiệp định cấm thử hạn chế (Limited Test
Ban Treaty) năm 1963 hay Hiệp định chông phô biến vũ
khí hạt nhân1 (Non-Proliferation Treaty - NPT) năm 1968
được ký kết có phần xuât phát từ nỗi lo lắng của Liên Xô
và Mỹ trước việc một số nước như Trung Quổc và Pháp có
được vũ khí hạt nhân. Nhìn chung, Liên Xô và Mỹ đã dễ
dàng đổng ý với nhau trong việc chông phô biến vũ khí
hạt nhân hơn là giải trừ quân bị song phương bởi điểu này
có lợi cho việc duy trì địa vị siêu cường của họ. Đổng thời,
các hành động kiểm soát vũ khí hạt nhân đạt được giữa
Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh lạnh còn nhằm giảm bớt
căng thẳng và chi phí chạy đua vũ trang để giành nguồn
lực cho việc duy trì địa vị lãnh đạo trong từng phe. Đó là
chưa kê việc cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa hai bên trong
giai đoạn cuổi Chiến tranh lạnh (kê cả cắt giảm hiện nay
giữa Mỹ và Nga) dù khá đáng kê nhưng vẫn đảm bảo ưu
thế tuyệt đối về năng lực hạt nhân của hai nước này so vói
phần còn lại của thế giới.
1.
Cho đến nay, Hiệp định NPT 1968 vẫn là một trong những
hiệp định có hiệu lực cao nhâ't với sự tham gia đông đảo cua
khoảng 180 quốc gia. Sự tương đối thành công của hiệp định nav
có phần quan trọng nhờ sự đổng thuận tương đôi cùa các nưóc lớn
trong vấn để này. Xu hướng chống phô biến vũ khí hạt nhân hiện
nay vẫn hàm chứa sự bâ't bình đằng lớn khi giúp duy trì quyển lực
hon hăn cùa các nước có vũ khí hạt nhân so với các nước không có.
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân.
427
Điểu này lại càng được khẳng định hon trong cuộc
chạy đua về hệ thống mang chở. Giai đoạn ba của cuộc
chạy đua này là sự phản ánh rõ nét lôgích chiến lược hạt
nhân - cơ sở nhận thức thứ ba của cuộc chạy đua hạt nhân
trong Chiên tranh lạnh.
Hệ thống mang chở (deliver systems) là hệ thống kỹ
thuật có khả năng mang vũ khí hạt nhân tấn công vào các
mục tiêu. Hệ thống mang chở là một phần của vũ khi hạt
nhân bời vì nếu không có nó, vũ khí hạt nhân sẽ rất ít tác
dụng. Trong số các hệ thống mang chỡ vũ khí hạt nhân,
tên lừa là phương tiện chủ yếu và cơ bàn nhất.
Tên lừa làm cho vũ khí hạt nhân trở nên nguy hiểm
bởi những tính năng hơn hăn của nó so với máy bay như
khả năng xa hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, khó chống lại
hon. Chi có tên lửa mới có khả năng đem vũ khí hạt nhân
tân công và hủy diệt mọi nơi trên trái đất. Vũ khí hạt nhân
sẽ ít có hiệu quả và ít được sừ dụng nếu không đem đi xa
được. Tên lừa trang bị hạt nhân đã xóa bỏ sự bảo vệ biên
giói lãnh tliô và làm cho mọi quốc gia dễ bị đe dọa hơn.
Do có vận tốc lớn nên khả năng tấn công của tên lừa rất
nhanh. Điều này dễ tạo sự kích thích bùng nô chiến tranh
hạt nhân bởi một tên lừa phóng lên có thê dẫn tới đòn trả
đũa hạt nhân ngay lập tức và từ đó là chiến tranh. Các
cuộc khung hoàng tạo ra nguy cơ chiến tranh' hạt nhân
trong Chiến tranh lạnh như Cuba năm 1962, Tây Âu năm
1982-1983 đều liên quan đến tên lửa. Tên lửa có hệ thống
dẫn đường nên đạt độ chính xác cao. Ví dụ, tên lửa tốt
428
Một số vấn để lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
nhất của Mỹ có thê bắn vào mục tiêu vói độ dung sai
khoảng 50 feet1. Phòng thủ chống lại tên lửa khó hơn
nhiều so với máy bay bởi tốc độ nhanh hơn và bav cao
hơn, kể cả bên ngoài khí quyển. Trong khi đó, các vũ khí
chống lại thì gần như chưa có trong Chiến tranh lạnh.
Điều này đã làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân.
Khi con người cảm thây bất lực và bị đe doạ, họ dễ bị
khiêu khích và chủ động tâh công trước theo hướng lấy
tấn công thay phòng thủ. Vói sự xuất hiện của tên lừa
mang vũ khí hạt nhân, th ế giới đã trở nên kém an toàn
hơn bao giờ hết2.
Tên lửa đã trở thành công cụ chủ yếu của chiên tranh
hạt nhân, thành phần chủ yếu của kho hạt nhân, cơ sỡ của
chiến lược hạt nhân và đối tượng của chạy đua hạt nhân.
Chạy đua tên lửa trở thành một phần của cuộc chạy đua
hạt nhân. Do sự liên quan này, việc sở hữu tên lửa đã trờ
thành vấn đề trong quan hệ giữa các quốc gia3.
Chạy đua tên lửa đạn đạo và tên lửa cruise đã trở
thành bước phát triển quan trọng trong quá trình chạy
1. Đon vị đo chiều dài Anh, 1 foot tương đương 0,3048 m (BT).
2. Cũng chính vì th ế mà hiện nay nhiêu người coi tên lưa như
một thành phần của vũ khí hủy diệt hàng loạt khi họ khái quát các
loại vũ khí này là NBC/M (M là viết tắt của missile, tức là tên lưa)
chứ không đơn thuần là ABC như trước kia.
3. Một SỐ nước sau này gặp phải vấn đê' hạt nhân đểu khóng
chi bơi họ có khá năng ch ế tạo nguyên liệu hạt nhân, mà còn vì họ
có tên lửa có thê trang bị đầu đạn hạt nhân. Đó là Cộng hòa Dán
chủ Nhân dân Triều Tiên, Irắc, Iran, Xyri, Libi,...
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân..
429
đua hạt nhân. Chạy đua hạt nhân có lôgích riêng của nó.
Khác vói vũ khí thông thường, ưu thế trong vũ khí hạt
nhân thuộc về sô' lượng. Cuộc chạy đua này hoàn toàn
phản ánh lôgích của chiến lược hạt nhân. Vòng quay theo
chiều đi lên của cuộc chạy đua hạt nhân là:
Vói hai cơ sở nhận thức nêu trên, quốc gia A tìm cách
để có được vũ khí hạt nhân. Điều này tạo sự đe dọa đôi
với quốc gia B nên nước này cũng tìm cách có vũ khí hạt
nhân. Quốc gia B muốn có vũ khí hạt nhân bởi vì tin rằng
chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể ngăn chặn được sự đe
dọa tẩn công của bên kia bằng khả năng trả đũa mạnh mẽ
của mình. Khi cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân thì đểu
tìm cách tăng số lượng vượt ưội hơn đối phương để duy
trì khả năng tâh công tiếp tục sau cú đánh thứ nhất. Khả
năng đánh cú thứ hai đã tạo ra ưu thế hạt nhân của nước
này so vói nước kia. Tâ't nhiên, nước kia không châp nhận
điều đó nên lại tìm cách tăng số lượng tên lửa của mình
nhiều hơn đôi phương. Và vì thế, cuộc chạy đua tên lửa đã
diễn ra không ngừng theo chiều đi lên. Thực tế này đã
được chứng tỏ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đây là cuộc
chạy đua cả về lượng lẫn chất (tính năng kỹ thuật).
Cuộc chạy đua hệ thống mang chở được bắt đầu sau
Chiến tranh thế giói thứ hai với nỗ lực chiếm các thành
quả nghiên cứu tên lửa V-2 của Đức. Ngay khi kết thúc
chiến tranh, cả Liên Xô và Mỹ đều tìm cách chiếm giữ
công nghệ này. Ví dụ, Mỹ đã nắm được hai nhà khoa học
Đức là Domberger và Von Braun với hơn 60 quả V-2. Tiếp
430
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
theo là các cố gắng tự phát triển khả năng tên lừa. Liên Xô
bắt đầu triển khai chương trình phát triển tên lừa từ đầu
năm 1947. Mỹ cũng chú ý phát triển tên lửa từ lâu nhưng
đặt ưu tiên cao nhât cho chương trình này từ tháng 6-1954.
Cuộc chạy đua đã bùng nổ công khai từ năm 1957 sau sự
kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik. Điều
khiến Mỹ lo ngại ở đây không phải là vệ tinh Sputnik mà
là cái đã đưa vệ tinh này vượt ra khỏi khí quyển Trái đâ't.
Đó chính là tên lửa.
Từ năm 1957, cuộc chạy đua đầu tiên liên quan đến
tên lửa tầm trung (intermediate range ballistic missiles IRBM) đã diễn ra mạnh mẽ. Lúc đó, Mỹ có tên lửa tầm
trung Thor và jưpiter được dự kiến triển khai đầu thập
niên 1960 nhưng do sức ép chạy đua sau vụ Sputnik năm
1957 nên Mỹ đã tăng tốc và triển khai sớm Thor ở Anh,
Jupiter ở Italia và Thô Nhĩ Kỳ năm 1958. Liên Xô phát
triển loại tên lửa tầm trưng SS-4 có tầm bắn 900-1.000 dặm,
mang đầu đạn 1 mega tâh. Lúc đầu, Liên Xô triển khai tên
lửa này tại các căn cứ của mình ở vùng Bắc Cực đê có thể
bắn sang được lãnh thổ Mỹ qua Bắc Băng Dương. Nhưng
do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên Liên Xô chuyên
sang bô' trí SS-4 ở Cuba, là nơi gần Mỹ hơn và có điều kiện
thời tiết ấm hơn. Đây chính là nguồn cơn gây nên vụ
khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Do phong trào phản đốỉ ở các nước có đặt tên lửa hạt
nhân của Mỹ nên Mỹ đã tìm cách nghiên cứu triên khai
tên lửa vượt đại châu đê có thê đặt tại căn cứ nước mình
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân..
431
mà vẫn bắn sang được Liên Xô. Đồng thời, Liên Xô củng
tiến hành những cô' gắng tương tự. Cuộc chạy đua chuyển
sang giai đoạn khác. Đó là cuộc chạy đua tên lửa vượt đại
châu (intercontinental ballistic missiles - ICBM). Với những
tiến bộ trong việc nâng cao sức đẩy của tên lừa, các nước
lần lượt có ICBM: Mỹ năm 1962, Liên Xô năm 1969.
Cuộc chạy đua tên lừa này đã làm kho hạt nhân/tên
lửa tăng cao quá mức cần thiết, đù sức dân đến sự cùng
hủy diệt lẫn nhau. Vì thế, Liên Xô và Mỹ chuyển sang
chạy đua về tên lửa phòng thủ (anti-ballistic missiles ABM). Hai nước bắt đầu theo đuổi chương trình đó từ
cuối những năm 1960. Tuy nhiên, cuộc chạy đua trong
lĩnh vực này đã được chặn lại bời Hiệp ước chông tên lửa
đạn đạo năm 1972. Hiệp ước ABM và phụ lục năm 1974
quy định mỗi bên chỉ được có 100 tên lừa ABM và bố trí ở
một nơi1. Tuy nhiên, cuộc chạy đua trong nghiên cứu vẫn
được tiến hành với hai ví dụ nôi bật là Chương trình sáng
kiến phòng thủ chiến lược (Strategic Defense Initiative SDI) và sau Chiến tranh lạnh là Chương trình phòng thủ
tên lửa quổíc gia (National Missile Defense - NMD) của Mỹ.
Một cuộc chạy đua khác cũng diễn ra trong lĩnh vực
tên lừa cruise2. Liên Xô tiên phong trong lĩnh vực này khi
1. Liên Xô được phép b ố trí ABM ờ Moscow, còn Mỹ ở Bắc
Dakota.
2. Tên lừa cruise là loại tên lừa tầm thâ'p bay trong khí quyển
và có gắn động cơ bên trong. Nếu tên lửa đạn đạo là dạng kéo dài
cùa đạn pháo thì tên lừa cruise là dạng kéo dài cùa máy bay.
432
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
phát triêh tên lửa cruise chiên thuật vào đầu thập niên 1950
và triển khai tên lửa cruise chiến lược nổi tiêng là AS-15
Kent năm 1984. v ề phía Mỹ, nổi bật nhất là việc triên khai
tên lửa cruise (cùng vói tên lửa tầm trung Pershing II) ở
Tây Âu dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1983-1984.
Trong Chiến tranh lạnh, chỉ có Liên Xô và Mỹ mói chế tạo
được loại tên lửa này. Mỹ cũng đã từng sử dụng tên lừa
cruise không mang đầu đạn hạt nhân trong Chiên tranh
vùng Vịnh năm 1991.
Bên cạnh đó, người ta cũng tìm cách nâng cao kha năng
phản ứng nhanh. Đầu tiên, bơm nhiên liệu được cải tiến.
Ví dụ, loại Titan I của Mỹ đã giảm thòi gian bơm nhiên
liệu từ trên 1 giờ xuống dưới 20 phút. Sau đó, người ta tìm
cách chứa nhiên liệu sẵn cho tên lửa như các tên lừa SS-7,
SS-8 của Liên Xô, Titan II của Mỹ. Đổng thời, đê nâng cao
tính an toàn và sức mang chở, người ta thay nhiên liệu
lỏng bằng nhiên liệu rắn vốn an toàn hơn, dễ bảo quản
hơn và nhẹ hon vì không còn cần đặt boon trên tên lừa.
Ngoài ra, vói sự phát triến của kỹ thuật vệ tính, khả năng
dẫn đường cho tên lửa cũng ngày càng chính xác hơn.
Nhằm tăng cường sức công phá cho mỗi lần phóng,
Liên Xô và Mỹ cũng chạy đua về đầu đạn (nuclear warheads).
Trước kia, đầu đạn hạt nhân thường là loại tương đôi nhẹ
và mỗi tên lừa chỉ mang được một đầu đạn. Do khả năng
mang chở được tăng lên, tên lừa đã bắt đầu được trang bị
nhiều đầu đạn cùng một lúc. Đáng chú ý hơn cả là việc
phát triển khả năng đa đầu đạn độc lập, tức là nhiểu đẩu
Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân..
433
đạn cùng một lúc bắn vào các mục tiêu khác nhau. Đối vói
đa đầu đạn độc lập, Mỹ có vào năm 1970, Liên Xô có từ
giữa những năm 1970.
Một trong những yêu cầu của chiến lược hạt nhân là
cố gắng đảm bảo sự "sông sót" của tên lửa sau cú đánh
thứ nhất để duy trì năng lực cú đánh thứ hai. Một là tăng
SỐ lượng, hai là làm
cho tên lửa cơ động hơn. Vì thế, sự
phát triển về bệ phóng (Launch Pads) cũng được tiêh hành.
Đó là các bước từ hầm cô' định trên hoặc dưới lòng đất đên
bệ phóng di động như SS-24 đặt trên xe chạy đường ray
hay SS-25 đặt trên xe tự hành bánh lốp, từ căn cứ trên mặt
đất qua việc đặt trên tàu chiên nổi cũng như ngầm. Liên
Xô có tên lửa phóng từ tàu ngầm (submarine launched
ballistic missiles - SLBM) năm 1955, Mỹ có năm 1960.
*
*
*
Như vậy, bên cạnh các nguyên nhân khách quan của
cuộc chạy đua hạt nhân trong Chiến tranh lạnh, nguyên
nhân chủ quan là rõ ràng và đóng vai trò rất quan trọng.
Nhận thức về sức mạnh tàn phá khủng khiếp của vũ khí
hạt nhân khiến cho các quốc gia có tham vọng sở hữu loại
vũ khí này. Đó là điểm bắt đầu của cuộc chạy đua hạt
nhân trong Chiến tranh lạnh vói đối tượng chủ yếu là bom
nguyên tử. ÍJhận thức về vai trò của vũ khí hạt nhân đối
với quyền lực ưong nền chánh tri quốc tế càng khiến cho
vũ khí hạt nhân được coi là phương tiện bảo vệ lợi ích
quốc gia và công cụ thực hiện quyền lực quốc tế. Từ đó,
434
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
cuộc chạy đua hạt nhân đã được phát triển theo chiêu sâu
vói bom khinh khí và mở rộng sang chạy đua vê' các hệ
thông mang chở. Cuối cùng, lôgích nhận thức của chiên
lược hạt nhân là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ cuộc chạy đua
hạt nhân trên hệ thống mang chở cả về chất lẫn lượng.
Chiến tranh lạnh đã qua đi nhưng nguy cơ hạt nhân
vẫn còn đó. Nguy cơ này tổn tại bởi nhiều lý do. Các nhận
thức trên vẫn tồn tại khiến cho vũ khí hạt nhân vẫn được
tiếp tục duy trì. Quá trình cắt giảm hạt nhân đã bắt đầu
nhưng số lượng vẫn còn quá lớn. Sô' quốc gia sờ hữu vũ
khí hạt nhân vẫn có nguy cơ tăng khiến việc kiểm soát trở
nên khó khăn. Xung đột - một ngòi nổ của chiên tranh hạt
nhân, một nguồn kích thích ham muốn sở hữu vũ khí hạt
nhân - vẫn ngự trị trong quan hệ quốc tế. Chuỗi nhận thức
lợi ích quốc gia - quyền lực quốc tế - vũ khí hạt nhân theo
kiểu chủ nghĩa hiện thực vẫn tổn tại...
Khi tình thế đã thay đổi, cơ hội chấm dứt chạy đua vũ
trang hạt nhân đã đến, sự nghiệp giải trừ vũ khí hạt nhân
cần phải được bắt đầu từ những nhận thức này.
435
KOSOVO - sự CHẤT CHỨA CỦA LỊCH sử
Kê từ khi chiên sự chain dirt ờ Nam Tư, vân đề Kosovo
dường như có sự lắng lại trên các phương tiện thông tín
đại chúng. Dường như người ta đã bị ân tượng về cuộc
biểu dương sức mạnh quân sự kỹ thuật cao và những thay
đôi chiên lược cơ bàn của NATO nhiều hơn sô' phận đau
khô của một quốc gia và các sắc tộc sinh sống trên mành
đất này.
Có điều người ta sẽ còn phải nói nhiều đên sự kiện
này như một biên cố lớn cùa thời kỳ hậu Chiến ưanh lạnh.
Đã xuất hiện những tranh luận khoa học về ý nghĩa phân
kỳ lịch sử của sự kiện nàv: nó là sự kết thúc thời kỳ quá độ
từ Chiên tranh lạnh sang hậu Chiến tranh lạnh hay là sự
tiếp tục ờ mức cao của những quá trình đã được bắt đầu
kê từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
Nhưng ít nhất, cuộc chiến ờ Kosovo ngay lập tức đã
dẫn đến nhiều nghi ngờ trong nhận thức về quan hệ quốc
tế. Liệu đó có phài là sự quay trờ lại thông trị cua chủ
nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tê? Vai trò của Hội
đồng Bào an Liên hợp quốc, NATO, G-7 và mối tương
quan giữa chúng trong nền an ninh quốc tê? Chủ nghĩa
436
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
can thiệp mới với những lý do mói đã hình thành? Tương
tác của nó vói quan niệm truyền thông về chủ quyển và các
giá trị quôc gia - dân tộc? Cân bằng quyền lực hay bá quyền
là cơ sở duy trì an ninh và hòa bình trong then kỳ mới?...
Trên một bình diện hẹp hơn, cùng vói Chiên tranh
vùng Vinh, cuộc can thiệp vào Xômali và chiên dịch "Con
cáo sa mạc", cuộc chiên ở Kosovo đã đem lại những đặc
trưng mói của xung đột trong quan hệ quôc tế thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh. Xung đột luôn là vấn đề cơ bản của con
người. Nghiên cứu xung đột luôn là mục đích hàng đầu
của nhiều khoa học khác nhau, trong đó có lịch sừ thế
giới, chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế.
Bài viết này không có tham vọng đi vào giải quyết tất
cả các vẩn đê này mà chỉ tập trung vào khía canh lịch sử
của cuộc xung đột này. Nếu góc độ quan hệ quốc tế giúp
chúng ta đánh giá được những nguyên nhân trực tiếp, bối
cảnh chi phối, diễn biến sự việc, tác động ảnh hường và
chiều hướng vận động tiếp tục... thì góc độ lịch sử sẽ giúp
lý giải nguồn gốc sâu xa, tính quá trình của vận động...
Trong nghiên cứu xung đột, sự kết hợp đúng đắn giữa lý
thuyết quan hệ quô'c tế hiện đại với lịch sử sẽ giúp chúng
ta có được một cái nhìn toàn diện hơn, biện chứng hơn.
Một sự kết hợp như vậy là có lý đối vói trường hợp
này. Sự kiện Kosovo không đơn thuần là một vâh để quan
hệ quốc tế với đầy rẫy các hiện tượng địa-chính trị, an
ninh quốc tế, ngoại giao cường quyền, xung đột sắc tộc và
tôn giáo... Lịch sử luôn chi phối hiện tại và đè nặng lên
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
437
tương lai. Kosovo cũng là noi tập trung nhiều mâu thuân
lịch sử. Nó chịu nhiều chi phối giằng kéo của lịch sử.
Nguyên nhân, diễn biên, tác động ảnh hưởng và kể cả ý
nghĩa của nó đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hơn nữa,
các quá trình lịch sừ ở đây vẫn chưa chấm dứt mà sẽ còn
tiếp tục vận động trong tương lai. Khu vực này vẫn tiếp
tục phải đối mặt với các vẩn đề cùa quá khứ. Bởi thế, một
cái nhìn từ góc độ lịch sử sẽ đóng góp thêm cho việc tìm
hiểu các sự kiện quan hệ quốc tế ở khu vực này.
Trước khi đi vào xem xét diễn trình lịch sử của sự
kiện, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một vấn đề có tính
phương pháp luận. Vâh đề Kosovo cũng như nhiều vâh
đề quốc tế khác không thê được xem xét một cách biệt lập.
Nó phải được đặt trong bôi cảnh của Nam Tư cũ và rộng
hơn là của khu vực Balkan. Cơ sở thực tiễn của điều này
chính là nền tảng lịch sừ của vấn đề và quá trình phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng tăng. Sự phụ thuộc này cần
được hiếu theo hai nghĩa: phụ thuộc lẫn nhau giữa các
vừng lãnh thổ - dân cư và phụ thuộc lẫn nhau giữa các
mặt của đời sông xã hội. Cơ sở lý luận cùa nó là khoa học
địa-chính trị, địa-văn hóa và lý thuyết hệ thống vốn đã có
địa vị chi phối trong nghiên cứu quôc tế. Trong cuộc hội
thảo về chính sách quân sự của NATO ngày 7-2-1999 tại
Munich, Ngoại trường Đức J. Fischer đã đề nghị tô chức
hội nghị hòa bình cho toàn bộ phần phía Nam bán đảo
Balkan chứ không phải chi riêng vấn đề Kosovo chính bởi
vì lý do như vậy.
438
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Các diễn trình lịch sử được xem xét ở đây bao gồm: cơ
sở văn hóa - lịch sử của xung đột, sự tranh cháp lịch sử
giữa các nước lớn, quá trình quốc gia - dân tộc cua Liên
bang Nam Tư cũ.
1. Cơ sở văn hóa - lịch sử của các xung đột
Từ thời CỔ đại, khu vực Balkan đã là nơi tập trung
hoặc chiu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nển văn minh v à
văn hóa lớn. Không kê những nền văn minh bản địa v à
những nền văn minh lớn tồn tại ở ngay chính khu vực
này, như văn minh Gulmenitsa (Rumani), văn minh Đồng
Đen (Nam Tư), văn minh Hy Lạp, văn mirth La Mã, đây
còn là điểm giao nhau và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
nhiều nền văn minh và văn hóa lớn khác như văn minh
Sumer, văn minh Ai Cập, văn minh Minoan (Cret), văn
hóa Arập, văn hóa Do thái, văn hóa Slavo, văn hóa
Giécmanh... Cho đến ngày nay, sự hiện diện cua các nền
văn minh và văn hóa này vẫn còn tổn tại.
Một tính chất phô biến của các nền văn hóa là sự
giao lưu. Sự giao lưu này chủ yếu diễn ra trên hai quá
trình tiếp nhận và đấu tranh. Nếu sự tiếp nhận tạo nên
tính phong phú, đa dạng về văn hóa thì sự đấu tranh
(hay còn được gọi là "đụng độ") thường để lại tính
phức tạp cũng như các bất đồng văn hóa. Balkan nói
chung, Nam Tư cũ nói riêng là một khu vực điên hình
của cả hai quá trình văn hóa này. Trong đó, tính phức
hệ và những bất đồng văn hóa được phán ánh rát rõ
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
439
trong các mâu thuẫn dẫn đến sự tan rã của Liên bang
Nam Tư và cuộc chiến ở Kosovo.
Ngôn ngữ là một biểu hiện cao của văn hóa. Tình
trạng đa ngôn ngữ ở Nam Tư cũ là một ví dụ phản ánh
phần nào tính phức tạp văn hóa ở đây. Người Xécbi nói
tiếng Xécbi. Người Xlôvenia nói một ngôn ngữ khác với
chữ cái theo hệ Latinh. Người Crôatia cũng nói tiếng Xécbi
nhưng chữ cái cũng theo hệ Latinh như tiếng Sloven.
Người Maxêđônia nói tiếng Maxêđônia là một ngôn ngữ
riêng hòa trộn giữa tiếng Xécbi và tiếng Bungari...
Trong khi đó, tất cả các khu vực thuộc Nam Tư cũ
đều đa sắc tộc, mỗi sắc tộc đều duy trì ngôn ngữ của
mình. Điều này đã hạn chế rất nhiều quá trình xác định
bản sắc chung và cô' kết quốc gia của Nam Tư cũ. Hơn
nữa, đa ngôn ngữ trong khi không có một ngôn ngữ nào
nổi trội cũng là một điều kiện cho chủ nghĩa ly khai
chính trị phát triển. Chủ nghĩa Đại Xécbia đã từng thành
công về mặt chính trị nhưng chưa bao giờ thành công về
mặt văn hóa.
Sự tập trung nhiều tôn giáo lớn ở Balkan cũng đế lại
những vấn để tương tự. Đây là một trung tâm tranh chấp
và chia rẽ tôn giáo mạnh mẽ. Mặc dù đây không phài là
nơi phát xuât của các tôn giáo lớn nhưng lại nằm trong địa
bàn bành trướng quan trọng của chúng. Đó là Kitô giáo và
Hổi giáo. Những xung đột và tranh chấp Kitô giáo - Hồi
giáo kê từ thời các cuộc Thập tự chinh, qua cuộc đấu tranh
châu Âu vói Đ ế quốc Ottoman,... vẫn còn ảnh hường đến
440
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
tận ngày nay. Những xung đột tôn giáo ở Balkan lại càng
phức tạp hơn khi diễn ra sự phân chia Kitô giáo thành
Thiên chúa giáo và Chính thống giáo. Cả hai nhánh này
không chi cùng mâu thuẫn vói Hổi giáo mà còn mâu
thuẫn với nhau, dù mức độ kém gay gắt hơn.
Tình trạng đa tôn giáo không nhất thiết dẫn đến xung
đột. Tuy nhiên, các mâu thuẫn và xung đột tôn giáo ờ
Balkan đã trở nên đặc biệt gay gắt hơn do một số nguyên
nhân có tính lịch sử sau. Thứ nhất, Balkan gần như là tiền
tuyến thường xuyên của các mâu thuẫn và chiêh trường
duy nhất ờ châu Âu của sự xung đột tay ba giữa nhũng
tôn giáo này. So vói các xung đột hay chiến tranh tôn giáo
như Ki tô giáo - Hồi giáo ở Tây Ban Nha hay Ki tô giáo Tin lành ở Tây Âu thì xung đột tôn giáo ở Balkan lâu dài
và ác liệt hơn nhiều. Thứ hai, các tôn giáo này theo đ ế quốc
(ví dụ: Hổi giáo với Đ ế quốc Ottoman), hoặc bị đ ế quốc lợi
dụng (ví dụ: Chính thống giáo với đ ế quốc Nga) cho các ý
đổ của mình nên đã có một sức mạnh chi phổỉ rất lớn. Do
vậy, mâu thuẫn giữa chúng cũng ác liệt hơn nhiểu bởi
mâu thuẫn tôn giáo - tôn giáo đã được lồng vào mâu
thuẫn đ ế quốc - đế quốc và mâu thuẫn dân tộc - dân tộc.
Sự kết hợp thần quyển và vương quyền có tính đ ế quốc
luôn mang lại những hậu quả tiêu cực cho các dân tộc bị
trị nhỏ bé. Ngoài ra, sự thâm nhập của tôn giáo thường đi
theo sự phân bố sắc tộc. Điều này không chi tạo điểu kiện
cho sự lợi dụng lẫn nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩa dán
tộc/chủ nghĩa sắc tộc mà còn làm tăng nguy cơ chia rẽ và
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
441
sự tiềm tàng của xung đột. Do khu vực này không có một
nhà nước riêng đủ lớn và một tôn giáo bàn địa đủ mạnh
khả dĩ hạn chế các giằng kéo tôn giáo xuyên thế kỷ, nên
tình trạng chia rẽ tôn giáo trong các cộng đồng dân cư
cùng những phức tạp của nó còn tổn tại đến tận ngày nay
cũng là điều dễ hiểu.
Người Xécbi theo Chính thống giáo. Người Xlôvenia
và Crôatia theo Thiên chúa giáo. Ở Maxêđônia và
Môntênêgrô là tình trạng đa tôn giáo, trong đó Chính
thông giáo chiếm ưu thế. Tình hình tôn giáo ở BôxniaHécdegôvina phức tạp hơn cả. 43,7% người theo Hổi giáo,
31,4% người Xécbi theo Chính thống giáo, 17,3% người
Crôatia theo Thiên chúa giáo1. Cuộc chiến tranh ở BôxniaHécdegôvina 1992-1995 là cuộc chiêh tranh mang đậm
màu sắc tôn giáo. Tôn giáo là tiêu chí lớn nhất phân biệt
ba phe đánh lẫn nhau chứ chưa hẳn là sắc tộc bởi nhiều
người Hổi giáo lại có nguồn gổc Xécbi. Cho đến nay, khi
hòa bình đã được lập lại ở Bôxnia-Hécdegôvma, sự chia rẽ
vẫn còn tiếp tục và không phải là không chứa đựng nguy
cơ xung đột trong tương lai. Ở Kosovo, tình hình tôn giáo
cũng không khá hơn. Người Hổi giáo chiếm đa số gổm
82,2% người Anbani và 2,9% người sắc tộc khác, trong khi
người Xécbi theo Chính thông giáo chỉ chiếm 10%2. Vấn
đề là ở chỗ, người Hồi giáo chiếm đa số ở Kosovo nhưng
\, 2. Maridôn Tuarenơ, Sự đảo lộn cùa thê'giới đia chính trị thế kỳ XXI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 123.
442
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lích sử
lại là thiêu sô' trong Xécbia và nằm ngay trên thánh địa cua
Chính thống giáo.
Mặc dù tôn giáo không phải là động lực cơ bản gây
nên mâu thuẫn và xung đột trong khu vực, nhưng tình
trạng chia rẽ tôn giáo như vậy lại là một điều kiện cho
chúng nảy nở và tổn tại. Các tôn giáo ở đây tương đối gắn
liền với các đặc thù dân tộc, bởi thế sự chia rẽ vê tôn giáo
đã góp phần vào sự chia rẽ dân tộc. Ngược lại, những
phức tạp trong quan hệ giữa các tôn giáo đã được chù
nghĩa đ ế quốc và chủ nghĩa dân tộc ích kỷ lợi dụng v à do
đó càng làm sâu thêm hố ngăn cách sắc tộc. Trong cuộc
chiến giành Vukovar cuối năm 1991 giữa người Crôatia v à
người Xécbi, quân đội hai bên đã đem các biểu tượng tôn
giáo và dân tộc truyền thống khi ra trận1 để kích động
thêm lòng căm thù.
Những khác biệt về văn hóa đều có thể được giải
quyết thông qua hội nhập, tiếp biến văn hóa và không
nhất thiết dân đến mâu thuẫn đôi kháng. Chiên tranh văn
hóa vô'n là hiện tượng hiếm có của lịch sử. Các mâu thuẫn
văn hóa, nhất là tôn giáo ở Balkan dù có một cơ sờ láu dài
và phức tạp như vậy, cũng không thế là một ngoại lệ. Tuy
nhiên, tình hình đã trầQì trọng thêm nhiểu bơi sự can
thiệp thường xuyên của chủ nghĩa đ ế quốc cũ và mới.
c.
1. Wayne
M cW illiam s & Harry Piotrowski, The W orld since
1945, H.Lvnne Rienner, London, 1993, tr. 493.
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
443
2. Những tranh chấp lịch sử của các nước lớn ở Balkan
Balkan là một khu vực có vị trí địa-chính trị quan
trọng bậc nhất châu Âu. Nó là khu vực nằm giữa ba châu
lục, gần trung tâm châu Âu, bên bờ Địa Trung Hải. Kiêm
soát được Balkan có nghĩa là không chế được các hải lộ và
thương lộ ờ giữa ba châu lục và Địa Trung Hải. Với vị trí
như vậy, cùng với lịch sử phát triển quy mô chiến lược từ
khu vực ra thế giới, Balkan đã trở thành nơi tập trung
nhiều lợi ích chiến lược của mọi đ ế quốc khu vực cũng
như của các đ ế quốc toàn cầu sau này.
Một vị trí như vậy mới là điều kiện cần cho sự can
thiệp của chủ nghĩa đ ế quốc. Balkan là một khu vực toàn
nước nhỏ vói tính chia rẽ cao và sự cô' kết yếu, tức là ít có
khả năng đề kháng đôi với can thiệp bên ngoài. Hơn thế
nữa, nó lại nằm ở giữa nhiều đ ế quốc và vì thế cũng là
điếm giao nhau của nhiều hướng bành trướng. Điều này
càng làm tăng tính xung yếu và độ nhạy cảm chiến lược
của khu vực. 'Kiểm soát được Balkan cũng có nghĩa là
giành được một ưu thế chiến lược đối với các cường quốc
khác, tức là có được cơ sở đê bành trướng và kiểm chế các
cường quốc khác. Balkan trở thành sân khấu tranh giành
quyền lực mà những diên viên chính là các đế quốc chứ
không phai là các dân tộc trong vùng. Trong chừrrg mực
nào đó và trong nhiều thời kỳ lịch sử, Balkan là biểu đồ
phàn ánh tương quan quyền lực của châu Âu và Địa
Trung Hải.
444
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Sự tranh châp này có cơ sở lịch sử lâu dài. Vào thời kỳ
trước Công nguyên, Balkan đã bị rơi vào vòng kiếm soát
của đ ế quốc châu Âu đầu tiên là Hy Lạp - một đ ế quốc
phần nào có thể coi là bản địa. Tuy nhiên, nó đã nhanh
chóng bị chi phối bởi các cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp
với bên ngoài. Cũng trong thòi gian này, ở đây đã diên ra
những cuộc đụng độ lớn Âu - Á đầu tiên qua các cuộc
chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư. Cho đến khi đê quôc La Mã
nổi lên, Balkan lại trở thành chiến trường và là đối tượng
tranh chấp giữa hai đế quốc Hy Lạp và La Mã cho đến
khoảng năm 147-146 trước Công nguyên, khi Hy Lạp bị
nhập vào bản đổ La Mã. Như vậy, ngay từ rất sớm, Balkan
đã rơi vào vòng can thiệp và tranh chấp giữa các đ ế quốc.
Dưới thời Đ ế quo'c Byzantine, Balkan tiếp tục bị lôi
cuốn vào nhiều cuộc chiến tranh như với người Arập (674678), với người Thổ Seljuk (thế kỷ XI) hay các cuộc chiêh
tranh trong đếqu ôc (1341-1354). Vào năm 1359, Đ ế quốc
Ottoman bắt đầu cuộc chinh phục Balkan. Năm 1389, tại
Kosovopolje thuộc Kosovo, đã diễn ra một trận đánh lớn
giữa quân đội Ottoman của vua Mourad và người Xécbi
do hoàng thân Lazar đứng đầu với sự đại bại của người
Xécbi. 600 năm sau, năm 1989, một cuộc mít tinh lớn với
sự tham gia của Slobodan Milosevic và gần 1 triệu người'
Xécbi kỷ niệm trận đánh này đã được tô chức tại
Kosovopolje. Đây là một sự kiện được coi là kích động
thêm sự hận thù giữa người Xécbi và người Hổi
giáo/Anbani ơ Kosovo.
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
445
Sau khi Đê quốc Byzantine bị tiêu diệt (1453), Balkan
bị Đê quốc Ottoman thông trị cho đên gần cuôi thê kỷ XIX.
Dưới thòi kỳ Đ ế quốc Ottoman, ở đây cũng diễn ra nhiều
cuộc chiên tranh giành quyền lực với các đ ế quốc Kito
giáo châu Âu. Sự độc chiếm khu vực chiên lược này, sự
kiểm soát Địa Trung Hài và các hài lộ của nó, những âm
mưu bành trướng lên châu Âu, sự thống trị của Hổi giáo
và sự đàn áp của nó đối với người Kito giáo đã khiên các
đế quốc Kito giáo châu Âu liên minh với nhau chống Đ ế
quốc Ottoman. Mãi cho đêh cuộc chiên tranh giành độc
lập của Hy Lạp 1812-1829, quyền lực châu Âu mới bắt đầu
được khẳng định ở vùng này sau việc liên quân Anh Pháp - Nga đánh tan hạm đội của Ottoman trong trận
Navarino nổi tiếng. Tuy nhiên, phải đêh sau chiến ưarửì
Nga - Thô 1877-1878, Balkan mới thoát được khỏi ách nô
dịch của Đ ế quốc Ottoman. Với cuộc chiên tranh này,
quyền lực của đ ế quốc Nga ở khu vực này cũng được bắt
đầu. Kê từ đây, sự tranh chấp giữa các đ ế quốc càng trở
nên phức tạp và thường xuyên hơn.
Sự suy yếu và rút lui của Ottoman chi làm tăng tham
vọng của cường quốc châu Âu đối vói Balkan. Sự tranh
châp ngày càng mang tính đa phương trong khi không
một đ ế quốc nào chiếm ưu thế nổi trội càng làm cho các
dân tộc Balkan chìm vào hỗn loạn, kê cả khi họ giành
được độc lập.
Tình trạng hỗn loạn này diễn ra không chi giữa các đế
quốc như các tranh chấp Nga và Xécbia với Áo - Hung
446
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
1903-1909, Italia - Ottoman 1911-1912... mà còn giũa chính
các quổc gia Balkan với nhau, vói ví dụ điển hình là hai
cuộc chiến tranh Balkan 1912-1913. Trong mọi tranh châ'p
và
xung đột ở đây, hầu hết các đ ế quổc lớn ở châu Ảu đêu
tham gia tích cực với những mưu đổ riêng v à các toan tính
ích kỷ của mình. Dần dần, một tập hợp hai phe đã hình
thành xung quanh tranh chấp ở đây. Nga - Anh - Pháp
một bên và Đức - Áo - Hung - Bungari - Ottoman bên kia.
Kết quả là một đốm lửa của vụ mưu sát hoàng từ
Ferdinand đã làm Balkan bốc cháy và nhanh chóng lan ra
cả châu Âu. Chiến tranh thế giói thứ nhâ't bùng nô.
Chiên tranh thế giói thứ nhất kết thúc không làm những
vận động bành trướng giành ảnh hưởng của các nước lớn ở
Balkan chấm dứt. Tình hình Balkan tiếp tục mất ổn định. Có
thê kê ra nhiều ví dụ như các cố gắng thiết lập sự không chế
của Anh ở đây, sự tranh giành ảnh hưởng Anh - Pháp, cuộc
tranh chấp cảng Fuime giữa Nam Tư và Italia, căng thăng và
xung đột kéo dài giữa Nam Tư và Bungari, tranh châp Nam
Tư và Anbani với những nỗ lực chiếm Anbani của Italia,
cuộc tâh công Nam Tư của Đức năm 1941 chỉ 10 ngàv sau
cuộc đảo chính của vua Pierre lật đổ các phần tử thân Đức, ý
đổ của Anh mở mặt ưậrt thứ hai ở Balkan trong thòi gian
Chiên tranh thế giói thứ hai bất chấp sự phản đối của Xtalin,
các xung đột ở Hy Lạp sau năm 1945 đã tạo lý do cho Học
ửìuyết Truman ra đời và mở đầu cho Chiến tranh lanh...
Không một noi nào trên thế giới lại có lịch sừ tranh chá'p
giữa các nước lớn lâu dài, liên tục và phức tạp như ờ Balkan.
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
447
Balkan là một trong những điểm nhạy cảm nhất của xung
đột giữa các nước lớn. Nó được mệnh danh là "thùng
thuốc súng của châu Âu" là vì vậy. Đây là điểm bắt đầu
của Chiến tranh thê' giói thứ nhất, chiến trường của Chiến
tranh thế giói thứ hai, điểm tranh giành phức tạp của
Chiến tranh lạnh và bây giờ là điểm nóng của thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh.
Sự can thiệp của các nước lớn ở Balkan không chỉ làm
méo mó quá trình quốc gia - dân tộc ở đây, mà còn để lại
nhiều vấn đề gây tranh chấp nội bộ như lãnh thổ, sắc tộc,
tôn giáo... Quá khứ bị nô dịch bởi các đ ế quốc khác nhau
cũng tạo ra những vấn đề cho sự cố kết quốc gia sau này.
Xlôvenia và Croatia thuộc Áo - Hung được thừa hưởng
những tiên bộ của văn mirth phương Tây nên đã có nền
kinh tế phát triển hơn và những sắc thái văn hóa khác.
Trong khi đó, Xécbia, Maxêđônia bị Ottoman thống trị
trong một thòi gian dài nên kinh tế lạc hậu hơn nhiều. Đây
là những cơ sở lịch sử quan trọng giúp lý giải các diễn
biến phức tạp ở Nam Tư sau này. Xlôvenia và Crôatia
luôn phản đối sự thống trị của người Xécbi trong lịch sử
lẫn hiện tại. Kể cả dưới thời Tito, người Croatia đã từng
nổi dậy năm 1971. Sau này, đây cũng là hai nước chủ
trương ly khai đầu tiên. Gần đây, như chúng ta đã thấy,
tình hình phức tạp và cuộc chiến tranh ác liệt ở Bôxnia Hécdegôvina còn bởi vùng này đã trải qua rất nhiều sự
kiếm soát khác nhau từ Ottoman, qua Áo - Hung, Đức, rồi
đến Liên bang Nam Tư. Tương tự như vậy là Kosovo.
448
Một số ván đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lịch sử
Xung đột ở Kosovo còn chịu sự chi phối của những tranh
chấp và tác động lịch sử của thòi Ottoman, của sự banh
trướng Italia, sự chia đi cắt lại Kosovo của các đ ế quốc,
của tranh chấp Xécbia-Anbani...
Đến thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, sự can thiệp từ bên
ngoài vào các quá trình ly khai ở Nam Tư cũ đã quay trở lại.
Nếu sự can thiệp ở Crôatia và Bôxnia còn dưới danh nghĩa
Liên hợp quốc - một tổ chức có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thì ở Kosovo lại là NATO - một tổ chức quân sự - chính trị
thuần tuý. Nêíi sự can thiệp ở Crôatia và Bôxrtia chi có nhiệm
vụ cách ly các bên tham chiến thì ở Kosovo lại là một cuộc
tấn công chống một bên trong xung đột. Nếu cuộc không
kích ở Bôxnia chi là những cuộc tấn công hạn chế thì cuộc
tấn công của NATO ở Kosovo là một cuộc chiên tranh quy
mô thật sự cả về chất lẫn lượng. Điều này thực sự có ý
nghĩa nếu chúng ta nhớ lại rằng, bất đồng cơ bản và gần
như duy nhât còn lại giữa Nam Tư và NATO trước ngày
23-4-1999 chi là việc Nam Tư không cho phép quân đội
NATO triển khai ở Kosovo. Thêm vào đó là sự thay đổi
chiến lược lớn nhất của NATO từ mục đích phòng thù tập
thể sang mục đích phòng thủ - tấn công. Trong Hội nghị
Thượng đinh Washington tháng 4-1999, NATO đã quyết
định khả năng can thiệp quân sự bên ngoài khu vực trách
nhiệm mà không cấn có sự đổng ý của Liên hợp quôc.
Sự can thiệp có tính lịch sử của các nước lớn ớ Balkan
đã góp phẩn quan trọng làm méo mó quá trình quõc gia dân tộc ở Nam Tư cũ.
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
449
3. Quá trình quốc gia - dân tộc ở Nam Tư cũ
Trên lãnh thổ thuộc Nam Tư cũ đã phân bô' một tình
trạng dân cư khá phức tạp. Đó là cơ sở quan trọng tạo nên
những bất lợi nhâ't định cho quá trình quốc gia - dân tộc ở
đây. Đã không có sự hài hòa nhâ't định giữa quá trình
quốc gia và quá trình dân tộc. Sự phức tạp vể mặt dân tộc
ở đây có thể thấy được qua một sô' điểm sau:
Thứ nhất, các dân tộc chủ yếu ở đây như Xécbia,
Xlôvenia, Croatia, Môntênêgrô, các cư dân sinh sông ở
Maxêđônia và Bôxnia-Hécdegôvina đều phần lớn là gốc
Slavơ nhung có quá trình lịch sử khác nhau và chịu ảnh
hưởng của những nền văn hóa khác nhau. Một sô' dân tộc
như Xécbia đã có quốc gia riêng từ lâu đời nhưng một số
khác lại không, như người Hồi giáo ở Bôxnia, người
Anbani ở Kosovo. Một số dân tộc cũng có địa bàn cư trú
lịch sử như người Xécbi sống chủ yếu ở đồng bằng đông
bắc và lưu vực Vadar Morava, người Xlôvenia ở vùng đổi
núi phía bắc, người Crôatia ở cao nguyên .miền Trung,
người Maxêđônia ở nam lưu vực Vadar Morava... trong
khi người Anbani ở Kosovo không hoàn toàn như vậy.
Người Xlôvenia và Croatia chịu nhiều ảnh hưởng của văn
hóa Giécmanh, người Xécbi chịu ảnh hưởng của văn hóa
Slavơ, người Maxêđônia lại chịu nhiều ảnh hưởng của văn
hóa Hy Lạp... Những khác biệt này đã làm cho quá trình
dân tộc trong mỗi chứng mạnh hơn là sự cô kết quốc gia
trong một khuôn khô lãnh thô thuộc Liên bang Nam Tư cũ.
450
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Thứ hai, không một vừng lãnh thô nào thuộc Nam Tu
cũ lại không có tình trạng đa sắc tộc. Người Xécbi có mặt
ở hầu khắp các quốc gia thuộc Liên bang Nam Tu cũ.
Người Xlôvenia sông ở Xlôvenia và Xécbia. Người Croatia
sinh sống ở Croatia, Xlôvenia và Bôxnia-Hécdegôvina...
Ngay tại các tỉnh tự trị thuộc Liên bang Nam Tư cũ cũng
có tình trạng tương tự. Ở Vojlvodina có người Hunggari,
người Xécbi, người Xlôvenia, người Môntênêgrô. ơ
Kosovo có người Anbani, người Xécbi, người Hổi giáo,
người digan. Họ sống thành những cộng đổng riêng theo
tôn giáo và văn hóa của mình. Hơn nữa, nhiêu sắc tộc là
thiểu sô' trong một vùng nào đó thuộc quốc gia khác
nhưng lại có một quô'c gia - dân tộc của mình bên cạnh
nên xu hướng ly khai rất dễ xảy ra. Người Xécbi ỏ Bôxnia
và người Anbani ở Kosovo là những ví dụ điên hình cho
trường hợp này.
Thứ ba, tình trạng xung đột và chiến tranh liên miên
đã tạo ra những dòng di cư qua lại nhiều chiểu làm thay
đổi thành phần dân tộc trong các vừng. Điều nàv đã tạo ra
những căng thẳng mới giữa các dân tộc. Theo một ước
tính không chính thức, chỉ những cuộc chiến ban đầu ở
Nam Tư cũ đã tạo ra dòng người tị nạn lớn nhát cháu Ảu
kê từ sau Chiến tranh thế giói thứ hai lên đêh 2,5 triệu
người vào cu ôi năm 1992. Trong thòi gian diễn ra cuộc
chiến ở Kosovo, Maxêđônia đã hai lẩn phải đóng cưa biên
giới với lý do dòng người tị nạn gốc Anbani đang đe dọa
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
451
làm thay đổi cơ câu dân tộc tại nước này1. Năm 1995,
những người tị nạn Xécbi từ Croatia và Bôxnia đến định
cư ở Kosovo đã làm dây lên sự phản đôi mạnh mẽ của
cộng đổng Anbani ở đây. Như vậy, những cuộc xung đột
và tranh chấp giữa các quốc gia - dân tộc trong vùng lại
càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng cư
dân trên từng vùng lãnh thổ.
Thứ tư, những hiện tượng nói trên không phải là mới
mà đã tổn tại từ lâu trong lịch sử. Trong ví dụ về Kosovo,
người Xécbi đã sinh sống lâu đời ở đây nhưng cuộc xâm
lược của Đ ế quốc Ottoman đã đẩy họ ngược lên phía bắc,
đưa người Anbani vào, gây nên tình trạng thiểu sô' của
người Xécbi cho đến tận ngày nay. Bản thân việc Kosovo
lúc thuộc Xécbia, lúc thuộc Ottoman, lúc thuộc Anbani,
lúc lại được trả về Xécbia đã làm tăng tình trạng mâu
thuân trong quan hệ giữa hai cộng đổng dân cư này.
Tất cả những phức tạp về mặt dân tộc này đã gây cản
ữở nhiều cho quá trình quốc gia - dân tộc ở Nam Tư cũ.
Cho đến trước cuộc chinh phục của Đ ế quốc Ottoman,
ở Nam Tư cũ đã tồn tại các công quốc của người Xécbi,
người Croatia, người Bungari... Nhưng các công quốc này
1. Theo thống kê của cuộc điều tra năm 1981, người Anbani
sống ở M axêđônia đã chiếm tới 21% dân sô' chỉ khoảng 2 triệu
người cùa nước này. [Dẩn theo Maridôn Tuarenơ, Sự đảo lộn của thê'
giới địa chmh trị thế kỷ XXI, Sđd, tr. 123]. Trong khi đó, số người
Anbani chạy sang M axêđônia trong thời gian chiến tranh lên đến
hàng trăm nghìn người.
452
Một s ố vấn đ ê lý luận qu an h ệ q u ố c t ế dưới g ó c nhin lịch s ử
đã không thê phát triển thành quốc gia độc lập bơi những
cuộc xâm lăng và nô dịch nặng nể của các đé quốc bên
ngoài, đặc biệt là Đ ế quốc Ottoman. Đ ế quốc này đã thi
hành những chính sách cai trị râ't tàn bạo, như đàn áp hay
bắt thiếu niên bản địa theo đạo Hổi từ khi còn nhò...
Sau cuộc chiến tranh Nga - Ottoman 1877-1878, Hiệp
ước Stefano ngày 3-3-1878 và Hội nghị Berlin đã đem lại
nền độc lập cho Xécbia, Môntênêgrô, Rumani. Trong khi đó,
Xlôvenia, Croatia, Bôxnia - Hécdegôvma vẫn thuộc Áo Hung, còn Maxêđônia thuộc về Ottoman. Tuy nhiên,
những tham vọng chưa được thoả mãn của các đ ế quốc
cũng như của các quốc gia mới độc lập đã dẫn đên hai
cuộc chiến tranh Balkan năm 1912-1913.
Sau cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất, Hòa ước
London ngày 30-5-1913 được ký kết nhưng mâu thuẫn vẫn
tiếp tục chổng chất trong vùng. Xécbia và Bungari cùng
đòi Maxêđônia. Xécbia chiếm Anbani để tìm đường ra
biển Adriatic nhưng đã bị các nước lớn thu hồi lại bằng
Quy chế tô chức nước Anbani ngày 29-7-1913. Nước Anbani
được thành lập. Do các mâu thuẫn này, cuộc chiên tranh
Balkan lần thứ hai lại nô ra gần như ngay sau đó. Kết quả
là Hiệp ước Bucaret tháng 8-1913 đã chia Maxêđônia cho
Xécbia và Hy Lạp. Còn Hiệp ước London 1915 đã sưa đổi
lại biên giới Anbani. Phần bắc nhập vào Xécbia, phán nam
nhập vào Hy Lạp, phần giữa là nước Anbani.
Các cuộc chiến tranh này đã chứng tỏ tình hình ỏ đây
đã sớm phức tạp, mức độ mâu thuẫn là gay gắt và những
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
453
tranh châp đâ't đai là nặng nề. Các kết quả đạt được phản
ánh sự thoả hiệp tạm thòi của các nước lớn hơn là vì lợi
ích của các quốc gia trong vừng. Vì thê' các quôc gia ở đây
đã nhanh chóng bị đẩy về hai phe và Chiến tranh thế giới
thứ nhất đã bùng nổ bắt đầu tà Balkan. Những sắp đặt có
tính khiên cưỡng của các nước lớn đã không phản ánh
đúng nguyện vọng dân tộc và các quá trình quốc gia ở đây
nên đã để lại nhiều di chứng lịch sử đến tận ngày nay. Và
cuộc xưng đột ở Kosovo cũng như những mâu thuẫn giữa
Xécbia và Anbani không phải là không có liên quan tới
những tranh chấp trong quá khứ này.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sắp đặt của
các đế quốc thắng trận đã đem lại những xáo trộn mới cho
quá trình quốc gia - dân tộc ở Nam Tư. Với các Hòa ước
Saint-Germain-Laye 19-7-1919 và Hòa ước Trianon 2-6-1920,
một quốc gia Nam Tư mói được thành lập. Quốc gia này bao
gồm Xécbia, Croatia, Xlôvenia. Quốc gia này còn được Áo
nhượng thêm Bôxnia-Hécdegôvina và một số vùng có cư
dân Xlôvenia sinh sống. Hòa ước Neuilly ngày 27-11-1919
đã phân cho Nam Tư thêm một số đất đai Maxêđônia
thuộc Bungari. Phần đất này cùng với phần Maxêđônia
thuộc Xécbia cũ đã làm nên nước Maxêđônia ngày nay.
Sau đó, Nam Tư đã gồm thêm Môntênêgrô do Quốc hội
nước này biếu quyết sáp nhập. Nam Tư trở thành một
nước lớn ở Balkan.
Trước kia, các nước đế quốc không bao giờ muốn có
một nước Slavơ lớn ờ Balkan vì điều này có thê hạn chê
454
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
khả năng không chế cùa họ cũng như có thê lam tăng anh
hưởng của Nga. Điều này bây giờ lại được chảp nhận bcri
sự thất bại của phe Liên minh và sự rút lui cua nuóc Nga
Xôviết. Anh, Pháp độc chiếm ảnh hưởng ờ đây nén duy trì
một nước Slavơ lớn hơn là có lợi cho sự kiếm soát của họ.
Sau này, đến thòi kỳ hậu Chiến tranh lạnh, những toan
tính chia rẽ đã trở lại thông qua can thiệp trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với quá trình tan rã của Nam Tư.
Quốc gia Nam Tư mới là một sự lắp ghép nhân tạo, có
tính áp đặt và không phản ánh thực chất các quá trình
quốc gia - dân tộc ở đây. Điều này không hể giúp làm
giảm các mâu thuẫn tiềm ẩn, mà còn tạo nguy co gây sâu
sắc thêm. Vì thế, chủ nghĩa dân tộc và phong trào ly khai
đã nhanh chóng nôi lên. Sau cuộc tranh châp Nam Tư Italia và Hiệp ước Rapallo ngày 12-11-1920 vể Fiume.
Xlôvenia không chịu thuần phục Nam Tư do bát binh vì
việc Nam Tư đã để mâ't khu vực này mà Xlôvenia vẫn coi
là thuộc nó. Ở Croatia, cuộc đấu tranh của Đang Nông
dân Croatia chống lại chế độ trung ương Xécbia cua nhiếp
chính Alexandre theo chủ nghĩa dân tộc Xécbi cững đã nổ
ra. Người Bungari ở Maxêđônia di tản ổ ạt sau Hiệp ước
Neuilly. Đổng thời, cuộc đấu tranh vũ trang cua tỏ chức
ORIM củng diên ra đẫm máu ờ Maxêđônia cung với
những căng thẳng kéo dài giữa Nam Tư và Bungari.
Ngoài ra, sự tranh giành ảnh hưởng ờ Anbani giữa Italia
và Nam Tư cũng bắt đầu nhen nhóm trờ lại và ngav cang
phức tạp...
Kosovo - sự chất chứa của lịch sử
455
Một lần nữa, cuộc Chiên tranh thế giới thứ hai đã
chổng châ't thêm gánh nặng lịch sử cho những xung đột ở
Nam Tư ngày nay. Quốc gia Nam Tư một lần nữa lại bị xé
lẻ gần như nát vụn. Ngày 6-4-1941, Đức tâh công Nam Tư.
Ngày 10-4-1941, Ante Pvelitch là người thân Đức đã nhanh
chóng tuyên bô' nước Crôatia độc lập, bao gồm cả BôxniaHécdegôvina. Xlôvenia bị chia cắt: phần bắc nhập vào Đức,
phần nam nhập vào Italia. Xécbia được coi là "độc lập"
nhưng đất đai bị thu hẹp lại. Môntênêgrô cũng bị thu hẹp
biên giói và chịu phụ thuộc vào Italia. Maxêđônia bị
Bungari lấy lại phần lớn. Kosovo và một phần nhỏ ở
Maxêđônia được chuyên cho Anbani đang thuộc Italia.
Không những thê' những mâu thuẫn quôc gia - dân tộc
trước đó đã trở nên sâu sắc hơn. Cuộc nội chiên đẫm máu
duy nhất ở châu Âu trong thời gian Chiến tranh thế giới
thứ hai đã xảy ra tại đây giữa Chính phủ Crôatia thân
phátxít và những người Xécbi chống phátxít. Rõ ràng, quá
trình quốc gia của Nam Tư vốn đã nhân tạo, ngắn ngùi,
thiếu vững chắc lại bị đứt đoạn nên không thê có sự cô' kết
lịch sừ. Dù sự đứt đoạn này chi diên ra trong vòng bốn
năm nhưng đây là thời kỳ đâm máu và chứa đầy hận thù.
Tito đã có sự thành công nhất định trong việc duy trì
quá trình quốc gia - dân tộc yếu ớt này. Với quan điếm ưu
tiên chủ nghĩa quốc gia hơn chù nghĩa dân tộc, với chính
quyền trung ương mạnh và một quân đội chung, với chính
sách đối nội khôn khéo và chánh sách đối ngoại độc lập,
Tito đã duy trì được một quốc gia Nam Tư gồm sáu bang
456
Một số vấn đề lý luận quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sù
và hai tình tự trị. Nhung đây chi là một quá trinh quốc gia dân tộc được tổ chức từ trên xuống chứ không hội đu điêu
kiện đê xây dựng từ dưới lên. Các mâu thuẫn tuv được
kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục âm ỉ. Sau khi Tito chết vào
năm 1980, chủ nghĩa Đại Xécbia lại trỗi dậy. Hệ quà của nó
là những quá trình quốc gia - dân tộc riêng rẽ dưới hình
thức chủ nghĩa ly khai đã được khởi động trở lại.
Như vậy, quá trình quốc gia - dân tộc ở đâv được bắt
đầu từ những quốc gia hiện nay chứ không phải từ một cơ
cấu của Liên bang Nam Tư cũ. Điều này đã góp phần giải
thích vì sao Liên bang Nam Tư chỉ tổn tại chưa đầy 50
năm và đã nhanh chóng bị tan rã sau Chiến tranh lạnh.
Những tác động to lớn của thời kỳ hậu Chiến tranh
lạnh, sự sụp đổ của hệ thông xã hội chủ nghĩa ỏ Đông Âu
và các quá ưình ly khai ở đây, đặc biệt là ờ Liên Xô đã tạo
điều kiện cho sự tan rã của Liên bang Nam Tư. Trong
nước, những sự kiện châm ngòi đầu tiên cho làn sóng ly
khai lại xuất phát chính từ Kosovo. Đó là quyết đinh bãi
bò quy chế tự trị của hai tinh Kosovo và Vojlvodina năm
1989 củng với sự kiện ở Kosovopolje đã nói ở trên. Bạo lực
đã nô ra ờ Kosovo. Sang năm sau, các nghị sĩ góc Anbani ở
Kosovo đã tuyên bố độc lập. Nam Tư giải tán Quốc hội
của người Anbani. Biêu tình và đình công lại xay ra. Đó là
sự băt đầu một quá trình tan rã đầy bạo lực cua Liên bang
Nam Tư, sự bắt đầu một thời kỳ đau thương cua những
sắc tộc sinh sống nơi đâv. Kosovo là nơi bắt đấu nhưng sẽ
chưa phai là nơi kết thúc.
Kosovo - sd chat chi!a cua lich sCf
457
Nam 1990, cuoc bau cir da dang dau tien 6 Nam Tu da
tao co hoi cho sir loi dung chu nghla dan toe vao cac loi
ich chinh tri. Cimg voi co so lich su lau doi cua chu nghla
ly khai, cac tac dong tu ben ngoai, cac su kien thuc day 6
ben trong, su tan ra cua Lien bang Nam Tu da dien ra
nhanh chong. Mot Ian nua, lich sir lai chi phoi rat ro qua
trinh nay. Dau tien la Xlovenia doc lap thang 6-1991.
Xlovenia co su co ket lich su yeu nhat voi Nam Tu nen
qua trinh doc lap 6 day dien ra tuong doi nhanh chong va
it xung dot hon. Tiep lien la Croatia. Thang 7-1991, quan
doi Nam Tu tien vao Croatia. Chien tranh bung no. Ac liet
nhat la cuoc gianh giat Vukovar ma ket qua la nguoi
Croatia da bi day ra khoi thanh pho nay. Cuoc chien 6
Vukovar nam 1991 da bi chi phoi phan nao boi cac mau
thuan lich sir va duoc lien tuong nhieu toi cuoc noi chien
dam mau giua nguoi Xecbi va Croatia trong Chien tranh
the gioi thu hai.
Mot lan nua, lich sir can thiep cua cac nuoc Ion lai
duoc tai hien. Due la quoc gia dau tien cong nhan Xlovenia
va Croatia, sau do la cac nuoc EC va My. Lien hop quoc
bat dau can thiep 6 Croatia. Dau nam 1992, 14.400 birth
linh cua luc luong gin giu hoa binh Lien hop quoc lan dau
tien duoc trien khai 6 chau Au (tai Croatia).
Thang 11-1991, den luot Maxedonia tuyen bo doc lap
nhung EC chua cong nhan do Hy Lap phan do'i. Thang 3-1992, ?
sau mot cuoc bau cir da dang 6 Boxnia-Hecdegovina, nuoc
nay tuyen bo doc lap. Chien tranh dam mau da no ra giua
458
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ê q u ố c tế dưới g ó c nhìn lịch sử
người Hổi giáo, người Xécbi và người Croatia kéo dài đến
năm 1995 khi Hiệp định Dayton được ký kết tháng 11-1995.
Liên hợp quốc một lần nữa lại can thiệp và các vụ không
kích của máy bay NATO đã lần đầu tiên diễn ra ơ Bôxnia
trong thời gian này. Sự hận thù lịch sử sống lại đã dân đến
nhiều vụ đàn áp những người dân thường và các cuộc "thanh
lọc sắc tộc". Liên bang Nam Tư cũ chính thức tan rã.
Tóm lại, lịch sử đã cung cấp thêm một góc độ mới đê
đánh giá hiện tượng tan rã của một liên bang và lý giải
tình hình xung đột ác liệt ở Nam Tư cũ cũng như ờ
Kosovo. Chúng ta có thể tìm thấy những cơ sò văn hóa lịch sử, nguyên nhân can thiệp từ bên ngoài, các diễn biến
phức tạp trong quá trình quốc gia - dân tộc là những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến các tình hình trên.
Rõ ràng, quá trình quốc gia - dân tộc của Liên bang
Nam Tư là một quá trình không bình thường vì chịu
nhiều chi phôi của lịch sử cũng như những bóp méo từ
bên ngoài và các lệch lạc ở bên trong. Việc nghiên cứu
thêm vê' chúng sẽ rất có ích trước những thay đổi cua tình
hình mói hiện nay.
459
MỘT số YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỨI
NHẬN THỬC AN NINH ở ĐỐNG Á
MỞ ĐẦU
Vârt đề an ninh tổn tại do nhiều nguyên nhân và điều
kiện khác nhau. Rất nhiều trong sô' chúng được quy định
bởi hoàn cảnh khách quan và những điều kiện vật châít
như môi trường vô chính phủ, thế giói chia rẽ thành nhiều
quốc gia, quy luật phát triển không đều, đặc tính đa dạng
của con người, xu hướng tranh giành quyền lực, xung đột
lợi ích vật chất,...
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan và điều kiện vật
chât, nhận thức đóng vai ưò không hề nhỏ trong việc tổn
tại các vấn đề an ninh. Nhận thức có thể là nguyên nhân
sinh ra vấn đề an ninh, có thể là điều kiện duy trì sự căng
thẳng an ninh và có thể là yếu tố tác động làm phức tạp
thêm vấn đề an ninh. Đây là điều có đầy rẫy trong lịch sử
quan hệ quốc tê thế giói củng như trong lịch sử Đông Á.
Nhận thức an ninh được hình thành và vận động bời
hoàn cành khách quan và các điểu kiện vật chất, nhung
củng chịu tác động không nhỏ cùa các yếu tố tinh thần.
460
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c tế dưới g ó c nhìn lịch sử
Các yếu tố này đóng vai trò như một thứ mói truờng tinh
thần bao quanh nhận thức an ninh. Chúng góp phấn làm
nên phương diện chủ quan trong nhận thức an ninh.
Thực ra, nhận thức an ninh ở đâu cũng đẽu ít nhiêu
chịu tác động của các yếu tô' tình thần. Tuy nhiên, yếu tố
này ở các nơi thường không giống nhau, tác động lên
nhận thức an ninh cũng không như nhau. vấn đê' an ninh
ở Đông Á không chỉ đa dạng và phức tạp mà còn dễ biến
đổi, khó lường và khó giải quyết. Những đặc điêm này có
trong cả sự nhìn nhận các vâín đề an ninh lẫn cách thức
giải quyết chúng. Theo chúng tôi, tính dễ biến đổi, khó
lường và khó giải quyết trong vấn đề an ninh ờ Đông Á
được quy định không ít bởi các yêu tô' tinh thần trong
nhận thức an ninh của các nước trong khu vực. Và cũng
chính các yếu tố này đã góp phần làm nên tính đặc thù
trong vấn đề an ninh ở Đông Á.
Xuất phát từ quan điểm trên, bài viết này không nhằm
làm rõ nhận thức an ninh của các nước trong khu vực hiện
nay như thế nào, mà chỉ cố gắng chi ra một số yếu tố tinh
thần đang tác động không có lợi tới nhận thức an ninh ỏ
Đông Á. Bài viết củng giới hạn trong việc tập trung vào
các yếu tố có tính tinh thần và xem xét chúng dưới góc độ
lịch sừ. Việc xem xét chúng chủ yếu được tiến hanh qua
lăng kính kinh nghiệm nên chi có tính cách bưóc đấu.
Chúng tôi hy vọng có thê đóng góp thêm một khía canh
nhò trong nghiên cứu vẩn để an ninh ờ Đông Á, góp phấn
Một s ố y ế u tố tác độn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
461
cho việc cải thiện bức tranh an ninh ở đây theo hướng ổn
định và hòa bình.
Các yếu tô' tinh thẩn tác động đến nhận thức an ninh ở
Đông Á được đề cập trong bài viết này bao gồm: chủ nghĩa
quốc gia, nhận thức lịch sử, tư tưởng triết học - chính trị
và một sô' yếu tô' khác trong tính cách người Á Đông.
1. Chủ nghĩa quốc gia
Nếu xét trên ba tiêu chí cơ bản của quốc gia là cư dân,
lãnh thổ và nhà nước, các quốc gia ở khu vực Đông Á xuâ't
hiện khá sớm. Quá trình quốc gia của nhiều nước Đông Á
là một dòng chảy tương đối liên tục dù có những di dịch
về địa lý và những đứt đoạn về lịch sử. Đa phần các nước
Đông Á ngày nay đều là sự phát triển tự thân từ những
quôc gia cổ trung đại mà ít chịu sự sắp đặt hay can thiệp
từ bên ngoài. Với một quá trình quốc gia như vậy, chủ
nghĩa quốc gia ở Đông Á cũng được hình thành từ lâu và
được củng cố qua lịch sử. Bên cạnh đó, sự phát triển
tương đối biệt lập cũng khiên chủ nghĩa quốc gia ở đây
được xác định rõ ràng hon và có tính khép kín nhiều hơn.
Đổng thời, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm cũng góp
phần tạo nên sức sống mạnh mẽ và tính hướng nội cao
cho chủ nghĩa quốc gia ở Đông Á.
Một quá trình diễn ra lâu dài với những đặc thù như
vậy đã khiên chủ nghĩa quốc gia ở Đông Á có một nền
tảng lịch sừ khá vững chắc đến tận ngày nay. Không thể
462
Một s ố vấn đ ê lý luận qu an h ệ q u ố c tế ơưởi g ó c nhìn Ịịch_sƯ
p h ủ nhận vai trò to lớn của chủ nghĩa q u ố c gia đ ô i VƠI
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của các quốc gia
Đông Á. Tuy nhiên, do lịch sử không đơn giản là sự tiếp
tục của cái đã có, do tình hình hiện nay đã không còn như
trước, chủ nghĩa quốc gia này đang góp phần tạo nên
những tác động nhất đinh đối với nhận thức vể an ninh
khu vực.
Sự mạnh mẽ và tính hướng nội cao của chủ nghĩa
quốc gia ở Đông Á thường dẫn đến quan niệm tập trung
cao độ vào quốc gia và tuyệt đối hóa lợi ích quốc gia. Chủ
nghĩa này đề cao chủ quyền quốc gia như những giá trị
thiêng liêng. Đôi với nhiều người, chủ quyển quốc gia là
một khái niệm bâ't di bâ't dịch, các giá trị và lợi ích quốc
gia là không thể thỏa hiệp. Vì thê' chủ nghĩa quốc gia đã
tác động tới tính không khoan nhượng trong nhận thức về
an ninh, đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đên chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Việc giải quyết các
vâh đề an ninh như tranh chấp lãnh thổ thường khó tìm
thấy lối thoát chính bởi lý do này.
Chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ và hướng nội cao đã ít
nhiều coi nhẹ khả năng dung hòa với lợi ích nước khác và
thậm chí là cả lợi ích khu vực. Lợi ích khu vực chi được
coi là thứ nguyên hoặc đơn thuần là sự tiếp tục của lọi ích
quổc gia chứ không có tính độc lập nhất định. Sự ích kỷ
vẫn ngự trị trong chính sách đối ngoại của nhiều nước Sư
nhân nhượng trong các vâh đề an ninh liên quan đến chủ
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
463
quyển nhiều khi được coi là sự mâ't mát hơn là đổi chác.
Hiện nay, cách tiếp cận khu vực là nhỏ bé và cách tiếp cận
quõc gia vẫn là bao trùm trong chính sách an ninh ở Đông
Á. Đây là một lý do làm cho các nước Đông Á không chi
khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung, khó khăn trong
việc giải quyết các vấn đề tổn tại, mà nhiều khi còn làm
nảy sinh những vâh đề mới trong quan hệ. Nhiều sáng
kiến hợp tác đa phương đã thất bại, nhiều thê chế khu vực
không hiệu quả cũng chính bởi lý do này.
Chủ nghĩa quốc gia được cô' kết trong lịch sử nên
hướng nhiều về quá khứ và dễ nhạy cảm đối với các vâh
đề có liên quan đêrt quá khứ. Sự tổn thương của chủ nghĩa
quốc gia trong lịch sử luôn là điều khó quên. Chủ nghĩa
này được thừ thách và chứng tỏ trong quá trình đấu tranh
chống ngoại xâm nên càng dễ "dị ứng" với những vârt đề
và nguy cơ từ bên ngoài. Mặt khác ở Đông Á, do tinh thần
quốc gia mạnh mẽ nên chủ nghĩa quốc gia nhiều khi cũng
được sừ dụng đế huy động sự ung hộ trong nước trong
việc giải quyết các mâu thuẫn đối ngoại. Cả hai điều này
đều làm tăng nguy cơ đối đầu hơn là hòa giài trong việc
giải quyêt các vâh đề an ninh,- Ngoài ra, sự tiếp tục các giá
trị lịch sừ của chủ nghĩa quốc gia cũng ảnh hường ít nhiều
tới tính bảo thu trong đánh giá tình hình, hoạch định
chính sách, nhận định đôi thủ,...
Chu nghĩa quốc gia ờ Đông Á phổ biên cả trong giới
hoạch định chính sách lẫn trong công chúng. Sự ăn sâu
464
Một s ố vấn đ ê lý luận quan h ê q u ó c t ế dưởi g ó c nhìn lịch sử
trong nhận thức khiên nó khó linh hoạt và luôn tạo ra một
áp lực mạnh mẽ lên chính sách đối ngoại, lẽn việc nhận
diện và giải quyết các vâri đề an ninh1.
2. Nhận thức lịch sử
Cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, lịch sử
quan hệ quốc tế ở Đông Á có cả hòa bình lẫn chiên tranh,
cả họp tác và xung đột, cả hữu nghị lẫn hận thù. Tuy
nhiên, lịch sử chiên tranh, xung đột và hận thù dường như
tác động đến nhận thức an ninh hiện tại nhiều hơn là lịch
sử hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
Ở Đông Á, chiến tranh và xung đột giữa các quốc gia
trong lịch sử thường dai dẳng. Nhiều cuộc chiên tranh và
xung đột kéo dài từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Việc kết
thúc chiên tranh thường giải quyết theo công thức "tổng
SỐ bằng 0", tức là cái được của bên này là cái mát của bên
kia. Xưng đột này châm dứt, xung đột khác lại xuất hiện.
Chiến tranh có thế châm dứt về hình thức song nguyên
nhân của nó vẫn không được giải quyết. Chính lịch sử
chiến tranh kéo dài và lặp đi lặp lại như vậy đã góp phần
tạo ra cách nhìn tiến trình lịch sử vận động có tính chu kỳ hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác. Cách nhìn
lịch sử như vậy vẫn đang tổn tại phổ biến ỏ Đông Á.
1.
Về vấn đê này, xin tham kháo thêm Hoàng Khắc Nam , "Hợp
tác Đông A - Những trỏ ngại của lịch sử", Tạp chí Nghiên círu Nhât
Bàn và Đông Bắc Á, số 5 (47), 2003, tr. 68-74.
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
465
Với cách nghĩ như vậy, xung đột dễ được coi là không
tránh khỏi và chiến tranh hoàn toàn có thế lặp lại trong
tương lai. Từ đó, các biện pháp chính sách dễ được hướng
tới việc chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với các vâh đề
an ninh hơn là tìm cách ngăn chặn chúng trước.
Không những thế, chiến tranh ở Đông Á nhiều khi
cũng khá bạo tàn vói những thôn tính lãnh thổ, tàn phá
đất nước và giết hại dân thường. Chiến tranh ở đây là
không có chuẩn mực nên dễ bị cuốn theo những tình cảm
tiêu cực của con người. Lịch sử xung đột như vậy thường
đê lại lòng hận thù. Được chủ nghĩa quôc gia tiếp sức, sự
hận thù của chiến tranh dễ dàng được phô biến và tổn tậi
xuyên thời gian, đê lại những "vết hằn tâm lý dân tộc" và
những "định kiến lịch sử". Lịch sử xung đột càng tàn bạo,
sự ác cảm càng lớn, sự nghi kỵ càng kéo dài. Tâm lý ác
cảm giữa cộng đồng này vói cộng đổng kia là hiện tượng
khá phô biến ở Đông Á như giữa Trung Quốc và Nhật
Bản, giữa Hàn Quốc với Nhật Bản,... Tâm lý ác cảm của
cộng đổng tạo áp lực không có lợi cho chính sách hướng
tới tương lai vì hợp tác và hội nhập ở Đông Á.
Hầu hết các cuộc chiên tranh và xung đột trong lịch sừ
Đông Á là song phương, chủ yếu xảy ra giữa các nước có
chung biên giới với đối tượng cụ thể nào đó. Sự tập trung
của lịch sừ xung đột, sự kéo dài của chiến tranh, tính bạo
tàn của vũ lực, cộng với lòng tự hào dân tộc cao khiên cho
"kẻ thù lịch sử" thường là cụ thể với nhiều vấn đề an ninh
cụ thê do lịch sừ đê lại như tranh châp lãnh thổ và sự nghi
466
Một số vấn đề lý luân quan hê quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
kỵ lẫn nhau. Một khi "kẻ thù lịch sử" là cụ thế, vân đẽ lịch
sử đê lại cũng cụ thể, người ta càng khó quên đi. Giữa các
nước này, khả năng "xung đột tinh thần quốc gia" giữa
chúng là khá cao và vì thế mâu thuẫn dường như khó mất
đi kể cả trong thời bình. Các vấn để ал ninh vừa nhiều, vừa
giải quyết khó khăn đặc biệt giữa những nước nàv.
Lịch sử đã làm tăng thêm tính phức tạp của vârt đề an
ninh hiện nay ở Đông Á. Một thói quen trong tâm tính
người Đông Á là hướng nhiều về quá khứ nên lịch sừ
chiến tranh và xung đột như vậy củng ảnh hưởng tới tình
cảm và nhận thức an ninh ở đây. Tất cả những điểu này
đang được lồng ghép vào các vâh đê an ninh hiện nay và
làm cho chúng dễ bị trầm trọng hơn và khó giải quyết
hơn. Bề dày lịch sử xung đột càng lớn, "vết hằn tâm lý dân
tộc" càng sâu. Ám ảnh của quá khứ xung đột nuôi dưỡng
sự nghi ngờ. Sự nghi ngờ hạn chế sự hiếu biết và sự tin
cậy lẫn nhau. Hiện nay, sự nghi ngờ vẫn ngự trị ờ Đông Á,
kế cả trong công chúng lẫn giới tinh hoa xã hội. Sự nghi
ngờ đáng kể nhât là giữa những "kẻ thù lịch sử".
Trên thực tê' chiến tranh và xung đột không phải là
hình thức quan hệ duy nhất ở Đông Á, nhưng dâu ал của
chúng trong tâm lý hiện tại là rõ ràng. Nền hòa binh giữa
các quôc gia Đông A chủ yếu là hòa bình phi quan hệ. Đó
là trạng thái hòa binh nhưng không hợp tác và ít quan hệ.
Điều này không giúp gì nhiều trong việc giảm tác động
của lịch sử chiến tranh tới nhận thức an ninh ngay nay
trong khu vực. Nhìn chung, ở Đông Á, thiêu nẽn tàng
Một s ố y ế u tố tác đôn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
467
quan hệ tạo nên sự kém hiểu biết lân nhau, sự đè nặng của
quá khứ xung đột tạo nên sự thiếu tin cậy lân nhau1.
3. Tư tưởng triết học - chính trị
Trong nhận thức về vân đề an ninh, tư tưởng triết học chính trị là yếu tố chi phối nhiều hành vi đối ngoại của
quốc gia. Nó tạo nên nhân sinh quan và thế giới quan
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh. Sự tương đổng
hay khác biệt về tư tưởng triết học - chính trị có khả năng
tác động đến sự chia rẽ hay hợp tác giữa các quốc gia.
Nhưng trong lịch sử Đông Á, đã không tổn tại một
nền triết học - chính trị chưng cổ vũ cho sự hợp tác xuyên
quốc gia. Trong khu vực có hai nền triết học lớn là Trung
Quốc và Ấn Độ. Hầu hết các nước còn lại không có nền
triết học - chính trị của riêng mình. Mặc dù giữa hai nền
triết học Trung Ọuôc và An Độ có sự tiếp thu lẫn nhau
nhưng sự khác biệt giữa chúng vẫn là lớn, cả về nhận thức
luận lẫn bản thể luận, cả về phong cách tư duy và hình
thức tư duy2. Bản thân mỗi nền triết học lại bao gồm nhiều
trường phái khác nhau. Chính sự khác biệt về tư tường và
đa dạng về trường phái đã ngăn cản việc hình thành nên
1. Về vân đề này, xin tham khảo thêm Hoàng Khắc Nam, "Hợp
tác Đông Á - Nhũng trờ ngại của lịch sử", Tạp chí N ghiâi cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á, sô' 5 (47), 2003, tr. 68-74.
2. Dần theo GS. Hà Văn Tấn "M ây suy nghĩ vê lịch sư Việt
Nam và tu tường Việt Nam ", Giáo sư sử học Hà Văn Tấn, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997, tr.95-108.
468
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ê q u ố c tế dưới g ó c nhìn lịch sử
tính chung trong tư tưởng triết học - chính trị cho khu vực
Đông Á, trong đó có nhận thức và quan niệm vẽ an rành.
Từ cuối thế kỷ XIX, nền triết học - chính trị ơ Đông Á
còn chịu ảnh hưởng của hàng loạt trường phái tư tương tù'
bên ngoài. Hầu hết các nước lớn đều có mặt tại khu vực
này và đem vào đây các tư tưởng chính trị vốn đã rất
phong phú của mình. Các tư tưởng này được du nhập và
cải biến trong những điều kiện lịch sử khác nhau, bời các
lực lượng khác nhau nên càng đa dạng. Giới tinh hoa
(elite) và giới trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn khác
nhau, trong những nền văn hóa khác nhau, được tiếp thu
các luồng tư tưởng khác nhau nên bức tranh tư tưởng
chính trị Đông Á thêm phần phức tạp. Có lẽ không khu
vực nào phải chịu ảnh hưởng cua nhiều luồng tư tường đa
dạng và khác nhau đên như vậy. Nền văn hóa chính trị
khu vực tiếp tục duy trì sự đa diện đa sắc, tạo nên tính
phức tạp và đa chiều trong việc nhìn nhận, giài quyết vân
để an ninh trong khu vực.
Không chi có sự khác biệt, trong các tư tướng lớn của
Đông Á củng chứa đựng những yếu tô' có tính chia rẽ
quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia. Ví dụ như trường hợp
Nho giáo - vốn hay được nhắc đêh như một yêu tố chung
tạo nên "sự thần kỳ châu Á" trong những nám 1980.
Nhưng cũng chính Nho giáo lại khuyến khích các giá trị
thiếu dân chủ trong quan hệ xã hội, tư tưởng banh trướng
trong quan hệ giữa các dân tộc, hạ thấp vai trò cua thương
mại vốn có khả năng thúc đẩy hợp tác,... Là một học thuyết
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an nính ở Đ ông Á
469
chính trị - xã hội nhiều hơn là tư tưởng tôn giáo, Nho giáo
khuyến khích chủ nghĩa quốc gia và trong chừng mực nào
đó, đã đặt chủ nghĩa quô'c gia đối lập với chủ nghĩa quôc
tế, chủ nghĩa khu vực. Đó là những quan niệm không có
lợi cho việc giải quyết các vấn đề an ninh.
Đến thời hiện đại, do giao lưu phát triển, tính chung
trong nhận thức về an ninh đã tăng lên ở Đông Á. Tuy
nhiên, một trong những tính chung này lại là sự phô biến
cách nghĩ theo quan niệm của chủ nghĩa hiện thực (realism).
Đây là lý thuyết vốn đề cao an ninh quốc gia, coi xung đột
là bản chất của quan hệ quốc tế và từ đó khuyến khích
mưu tìm quyền lực hơn là sự hợp tác để giải quyết vấn đề
an ninh quôc gia. Sự chi phối của tư tưởng chủ nghĩa hiện
thực đã được cửng cố thêm bởi chủ nghĩa quốc gia mạnh
mẽ và lịch sử chiến tranh kéo dài trong khu vực. Mặc dù
các cố gắng giải quyết an ninh theo tinh thần của chủ
nghĩa tự do mới (neoliberalism) và chủ nghĩa kiến tạo
(constructivism) như xây dựng thể chế và bản sắc cộng
đồng, thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hóa - xã hội,... đã
được thúc đẩy nhưng xem chừng chưa đem lại nhiều hiệu
quả và chưa lấn át được sự chi phối của cách nghĩ theo
chủ nghĩa hiện thực.
Như vậy, trong lịch sử Đông Á, đã không tồn tại một
nền triết học - chính trị với những giá trị chung được cả
khu vực chia sẻ. Trong khi đó, tính chung trong triết lý về
an ninh vừa ít, vừa muộn, lại chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện thực. Sự hợp tác an ninh - chính trị giữa các
470
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c té dưới g o c nhĩn hch SŨ
nước Đông Á yêu ớt trong lịch sử, khó khăn trong hiện tại
có phần bời yếu tố này1.
4. Một số yếu tố khác trong tính cách người Á Đông
Đây không hoàn toàn là những giá trị phô biên nhung
vẫn là thực tế không nhỏ ở Đông Á. Chúng không bộc lộ
thường xuyên do nhiều khi bị lý trí kiềm chế nhưng vân
tổn tại trong không ít trường hợp. Chúng không hoàn
toàn là tiêu cực nhưng vẫn có thê có tác động đến nhận
thức, làm cho các vâh đề an ninh ở Đông Á thêm phức
tạp, khó lường và khó giải quyết.
Thứ nhất, đó là chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạch
định chính sách an ninh. Sự ảnh hưởng đáng kê của chủ
nghĩa kinh nghiệm trong vấn đề này ở Đông Á được quy
định bởi tư duy vốn trọng kinh nghiệm của nền văn minh
nông nghiệp kéo dài, bởi quá trình công nghiệp hóa và
khoa học chưa lâu và nhất là bởi một lịch sử quan hệ quốc
tế hoàn toàn dựa trên sự ứng xử bằng kinh nghiệm. Kinh
nghiệm thường đa dạng và không có giá trị phổ quát.í
Kinh nghiệm cũng thường có tính tình huống hơn là phù
hợp với chiến lược lâu dài. Nặng vể kinh nghiệm cũng dễ
dẫn đến xu hướng quan tâm đến lợi ích tương đối hơn là
lợi ích tuyệt đối. Theo các nhà chủ nghĩa hiện thực, thiên
1. Về vấn đê' này, xin tham khảo thêm Hoàng Khắc Nam "Vấn
để văn hóa trong chù nghĩa khu vực Đông Á", Tạp dú Nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 1 (55), 2005, tr. 34-39.
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
471
về lợi ích tương đôi khiến cho hợp tác khó kéo dài và dễ
chuyển sang xung đột. Đó là chưa kê kinh nghiệm đối
ngoại đúc rút ở Đông Á thường thiên nhiều về đối phó
đơn phương vói xưng đột an ninh hơn là hợp tác ngăn
chặn hay giải quyết chúng. Cho nên, một khi kinh nghiệm
còn là cơ sở hoặc ít nhât còn hiện diện nhiều trong quá
trình hoạch định chính sách, sự khác nhau và tính dễ thay
đổi trong nhận thức an ninh cũng như cách giải quyết là
điều dễ thây.
Thứ hai, đó là tính chủ quan trong nhận thức an ninh.
Ở Đông Á, đa số các xã hội thiếu cơ chế phản biện chính
sách đối ngoại theo kiểu phương Tây. Vì thê' các quyết
định chính sách an rãnh thường được hoạch định trong
một nhóm nhỏ cầm quyền. Điều này khiến cho chính sách
an ninh dễ chịu tác động từ trình độ, quan niệm, tâm lý,
tính cách, kinh nghiệm và sở thích,... của những người
trong nhóm đó, tức là dễ mang tính chủ quan. Tính chủ
quan lại càng dễ trở nên lớn hơn trong bối cảnh ngoại giao
bí mật và hoạch định chính sách an ninh ít công khai vốn
đang phô biến ở Đông Á. Khi tính chủ quan lớn, lại cộng
thêm chủ nghĩa kinh nghiệm, vấn đề an ninh lại càng trở
nên khó lường. Đến lượt mình, tính khó lường đều được
các bên biết ca nên dễ gây cảm giác bất an, và từ đó là sự
phức tạp và căng thăng hơn trong các vấn đề an ninh.
Thứ ba, đó là sự chú trọng tới thân phận địa vị. Sự chú
trọng này ờ Đông A là khá cao, nhất là trong những xã hội
chịu ành hưỏng nhiều của Nho giáo và có lịch sử đế chế.
472
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sù
Sự chú trọng tói thân phận địa vị hay sinh ra quan diêm
thứ bậc, bất bình đẳng, thiếu tôn trọng lẫn nhau, đặc biệt
là của nước lớn đối vói nước nhỏ. Thân phận địa vị khi
được chú trọng quá mức thì trở thành một thứ lợi ích lớn.
Đôi khi, người ta sẵn sàng châp nhận xung đột hay sự "ăn
miếng, trả miếng" để thỏa mãn lòng tự tôn và giữ thê
diện. Tính cách này vì thế mà trở thành một tác nhân làm
tăng hoặc gây kéo dài xung đột. Thậm chí, đôi khi sự cảm
thây thân phận địa vị bị tổn thương lại trở thành nguyên
nhân gây ra mâu thuẫn. Thể diện quá cao đôi khi cũng
làm ảnh hưởng đến sự thỏa hiệp, nhân nhượng trong việc
giải quyết các vấn đề an ninh. Điều này được thể hiện rõ
nhất ưong quan hệ nước lớn - nước nhỏ khi các nước lớn
thường cảm thây khó nhân nhượng hơn trong các tranh
châ'p vói các nước nhỏ.
Thứ tư, đó là tính dễ tự ái. Người Đông Á có ý chí
nhưng tâm lý thường không vững cho nên dễ tự ái. Ở
Đông Á, cảm giác bị xúc phạm và bị coi thường đều dễ
dẫn đến tự ái. Tự ái hay dẫn đến nóng giận. Sự tự ái và
nóng giận đôi khi khiên người ta bất chấp các tính toán lý
trí lợi hại và sự nhường nhịn đê bỏ qua các cơ hội hòa giải.
Tự ái còn dễ sinh ra sự chấp vặt, khiến những váb đê nhỏ
có thể trở thành to. Thậm chí tự ái còn chứa đựng khả
năng tung hê và bỏ cuộc trong hợp tác giải quvết các vấn
đề an ninh. Khi tự ái cao và không kiểm soát được, nó dễ
làm xô lệch lý trí. Tự ái chính là một trong những tác nhân
làm cho vâín đề an ninh ưong khu vực đôi khi trơ nén dễ
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
473
thay đổi và khó lường. Tự ái cũng làm giảm khả năng thỏa
hiệp, nhân nhượng. Ngoài ra, tính dễ tự ái cao đều được
các bên biết cả cũng đôi khi làm giảm sự lựa chọn và
khiến việc giải quyết mâu thuẫn an ninh thêm phức tạp,
kéo dài. Nhìn chung, sự tự ái một khi đã xảy ra sẽ làm vâh
đề an ninh ưở nên khó giải quyết hơn.
Thứ năm, đó là tính thù dai. Ở Đông Á, do sự chi phôi
của lịch sử và tâm tính hướng về quá khứ, người ta
thường khó quên những điều đau khổ, tủi nhục, thù hằn
do người khác đem lại trong quá khứ hơn là những điều
vui, điều tốt. Điều này còn được nuôi dưỡng trong thời
hiện tại khi giáo dục lịch sử thường hướng tới xung đột
hơn là hợp tác, theo tinh thần ta đúng còn người khác sai.
Tính thù dai dễ tạo ra định kiến và cả sự nghi ngờ đôi với
kẻ thù cũ. Đến lượt mình, định kiến và cả sự nghi ngờ
thường đem lại ám ảnh trong nhận thức về xung đột hơn
là hợp tác, tâm lý coi đối tượng là đối thủ hơn đôi tác.
Tính thù dai là yếu tố kích thích xung đột và dễ làm giảm
ý chí hợp tác. Nói cách khác, tính thù dai là đường dẫn
quá khứ xung đột vào trong nhận thức an ninh của hiện
tại. Vói một lịch sử chiến tranh và xung đột của Đông Á
như trên đã đề cập, tính thù dai là một yếu tố gây khó
khăn cho việc khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.
KẾT LUẬN
Như vậy, ờ Đông A, nhận thức an ninh của các nước
trong khu vực còn chịu tác động của nhiều yếu tô từ môi
4 74
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới goc nhìn lỊCh SƯ
trường tinh thần. Các yếu tố này có nhiếu, nhưng trong
khuôn khô của bài viết mói chi bước đầu đé cập một sô
yếu tố. Đó là chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ, nhận thúc lịch
sử sâu sắc, đa dạng tư tưởng triết học - chính trị và một sô
điểm trong tính cách của người Á Đông.
Ở Đông Á, những hiện tượng này không phai là nhiêu
nhưng cũng không phải ít. Chúng đang tồn tại và vân đủ
sức nặng để tác động đáng kể lên nhận thức an ninh trong
khu vực từ lợi ích đến cách giải quyết. Các yếu tố này có
tính hai mặt, nhưng những mặt trái của chúng đang ảnh
hưởng không có lợi cho nhận thức an ninh ờ khu vực.
Nhận thức an ninh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như vậy
đang góp phần làm tăng tình trạng phức tạp, tính khó
lường và khó giải quyết hơn trong các vâri đề an ninh.
Khi khó thay đổi nhanh chóng hoàn cảnh khách quan,
khi việc thay đổi nhận thức cũng không thể một sớm một
chiều, việc nhận biết các yếu tô' tính thần tác động tiêu cực
tới nhận thức an ninh có lẽ cũng cần thiết như một
phương cách giải quyết vẩn đề an ninh trong khu vực. Bởi
lẽ, khi các yếu tố này được giảm bớt, nhận thức an ninh sẽ
được cài thiện theo hướng tích cực hơn, vâh để an ninh
theo đó sẽ bớt căng thẳng hơn và việc giải quvết vì thế
cũng sẽ đỡ khó khăn hơn.
Các yếu tô' này cũng góp phần tạo ra những nét riêng
cho vẩn để an ninh ờ Đông Á. Việc khắc phục chúng phài
là một quá trình. Vì thê' việc giải quyết các váh đẽ an ninh
ở Đông Á vẫn phai tính đến chúng.
Một s ố y ế u tố tác đ ộn g tới nhận thức an ninh ở Đ ông Á
4 75
Tât cả những yếu tô'đề cập trên đây đều thuộc về tinh
thần chủ quan, tức là hoàn toàn có thê thay đổi. Có nhiều
cách thức đế có thê’ thay đổi hoặc làm giảm bớt chúng. Đó
là phát triển hợp tác để tạo ra nhiều giá trị chung khu vực,
điều chỉnh giáo dục và hợp tác giáo dục cho thế hệ trẻ để
giúp thay đổi nhận thức, tăng cường giao lưu giữa giới trí
thức đê nhận thức tích cực lan truyền trong xã hội và lên
tới giới hoạch định chính sách, thúc đẩy hơn nữa các biện
pháp xây dựng lòng tin, tăng cường giao lưu văn hóa - xã
hội để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy nhận
thức liên chủ thế trong khu vực về vấn đề an rãnh,...
Khi đó, chúng ta có thê hy vọng nhiều hơn về một nền
an ninh thực sự cho Đông Á.
476
MỘT số YẾU TỐ ĐỊA-CHiNH TRỊ CỦA VIỆT NAM:
NHẬN THỬC VÀ THỰC TIỄN
Từ xưa, người ta đã nhận thấy có mối liên hệ giữa
hoàn cảnh vật chất, đặc biệt là điều kiện địa lý vói hành vi
chính trị của con người. Bởi thế, việc nghiên cứu về mối
liên hệ này được bắt đầu từ rất sớm và dần dần dẫn đên
sự ra đời của địa-chính trị học (geopolitics) tù nừa cuối thế
kỷ XIX.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nhận thức và áp dụng lý
thuyết cũng như cách tiếp cận địa-chính trị là khá muộn,
chủ yếu là từ những năm đầu thế kỷ XXI. Cho đên nay,
việc nhận thức vê' địa-chính trị vẫn còn chưa thực sự rõ
ràng. Các nghiên cứu liên quan đến địa-chính trị hiện nay
chủ yếu theo hai hướng: hướng thứ nhất cho rằng tất cả
những hoạt động và động thái chính trị trên một không
gian địa lý nào đó đểu có thể được coi là địa-chính trị.
Hướng này có xu hướng cho tất cả các vâr» đẽ chính tri
quốc tế vào địa-chính trị. Dù không có tuyên bó' rõ ràng
song đa phần các nghiên cứu liên quan đên địa-chính trị ở
Việt Nam là đi theo hướng này. Các nghiên cứu theo
Một s ố y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam..
471
hướng này cũng chủ yếu là vận dụng các quan điểm vê
địa-chính trị mà không có khung lý thuyết rõ ràng nào.
Trong khi đó, hướng thứ hai thì có xu hướng hẹp hơn
khi tập trung chủ yếu vào tác động qua lại giữa địa lý với
chính trị. Tuy nhiên, so với hướng trên, hướng này có ít
nghiên cứu hơn nhiều. Có khá ít công trình chuyên biệt về
đối tượng này mà thường là những luận điếm về vân đề
cụ thể nào đó được lổng ghép trong một nghiên cứu rộng
hơn cả về đôi tượng lẫn phạm vi. Nghiên cứu địa-chính trị
ở đây cũng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chính trị
quốc tế hơn là chính trị đôi nội. Các công trình nghiên cứu
về lý thuyết lại còn ít hơn nhiều. Các lý thuyết nếu có thì
cũng là những lý thuyết của phương Tây có từ thời cận
đại ưở về trước.
Với tình hình nghiên cứu địa-chính trị như vậy, nhận
thức về địa-chính trị ở Việt Nam còn nghèo nàn là điều
không tránh khỏi. Việc vận dụng các luận điểm địa-chính
trị vào nghiên cứu hay hoạch định chính sách vừa thiếu,
vừa cảm tính cũng là điều dê hiểu.
Bài viết này không có tham vọng khắc phục các vẩn để
trên. Đó là một công việc đòi hỏi công sức của nhiều người
với một quá trình lâu dài. Chúng tôi chi hy vọng bước đầu
làm rõ hơn vai ưò của một số yếu tố địa lý đối với chính trị
quốc tế và áp dụng phần nào đó vào trường hợp cua Việt
Nam. Các yếu tố địa lý thì có nhiều, nhưng do khuôn khô
có hạn của bài viết, chúng tôi xin phép chi đề cập ba yếu tố
trong số đó. Đó là vị trí địa lý, diện tích đất đai và địa mạo.
478
Một s ố vấn đ ê lý luận quan h ệ q u ố c tế dưới g ó c nhìn lịch s ủ
1. Vị trí địa lý
Trong sô' các yếu tố địa lý, vị trí được coi là yếu tô
quan trọng nhất bời có khả năng đem lại những ưu thê
khá lớn cho vị thế quốc gia. Trên bình diện quốc tế, vị trí
địa lý còn mang thêm ý nghĩa chiến lược nếu vị trí này
ảnh hưởng lớn đến lọi ích nước khác và được nhiểu nước
cần đến. Vị trí địa lý liên quan đến sức mạnh quốc gia trên
cả hai phương diện quân sự và kinh tế. v ề quân sự, đó là
vị trí thuận lợi để tiếp cận, tiến công đối thủ hoặc phòng
thủ hiệu quả để có thể ngăn chặn hoặc hạn chế sự târi
công của kẻ địch. Vị trí như vậy giúp nâng cao năng lực
quân sự của quốc gia trong quan hệ an ninh vói các quốc
gia khác. Vào thế kỷ XVIII-XIX, khi hải quân chưa phát
triển, chi với eb biến Mangse rộng khoảng 20 dặm cũng
đủ giúp Anh tránh được nhiều cuộc chiến tranh lớn ở lục
địa châu Âu, đặc biệt là cuộc tấn công của Pháp dưới thời
Napoleon. Nhờ đó, Anh đã vượt lên các cường quốc châu
Âu và trở thành cường quôc số 1. Tương tự như vậy, vị trí
đảo quôc của Nhật Bản cũng giúp nước này không bị
Trung Quốc đô hộ trực tiếp trong suốt chiều dài lịch sừ.
Đến thời cận đại, Nhật Bản mạnh lên và quay sang xâm
lược Trung Quốc. Trường hợp khác là nước Mỹ đã thoát
khòi việc trờ thành chiên trường và là cường quốc duy
nhất không bị tàn phá trong cả hai cuộc chiên tranh thế
giói nhờ khá nhiều vào việc có hai đại dương ngán cách
Mỹ giữ được nguvên sức mạnh nhiểu mặt sau chiéh tranh
và nhờ đó trờ thành siêu cường sau năm 1945.
Một s ố y ế u tó địa-chính trị củ a Việt Nam.
479
Về kinh tê' vị trí có ý nghĩa đối với sức mạnh quôc
gia khi nó đem lại cơ hội thu lời và phát triển kinh tế như
các địa điểm gần trung tâm sản xuất hàng hóa lớn, nằm
trên các tuyến vận tải quốc tế, tiếp cận tài nguyên dễ
dàng,... Vị trí địa lý như vậy đem lại giá trị kinh tế và
giúp quốc gia nâng cao năng lực kinh tế. Xingapo là một
nước nhỏ nhưng là điển hình của việc lợi dụng tốt vị trí
địa lý cho sự phát triển và cả an ninh của mình. Gần như
không có tài nguyên nhưng Xingapo đã trở nên giàu có
nhờ nhiều vào việc khai thác được vị trí địa lý chiến lược
của eo Malacca và nằm trên hải lộ thông thương quan
trọng của thế giới. Không những thê' sự an ninh của eo
Malacca râ't quan trọng đối với các cường quốc có nhiều
hàng hóa và dầu mỏ qua lại nơi đây nên an ninh của
Xingapo cũng được đảm bảo theo. Gần giông như vậy,
Ai Cập đã thu lợi kinh tế khá nhiều và vị thế quốc tế
cũng được gia tăng có phần nhờ việc quốc hữu hóa kênh
đào Suez từ năm 1956. Cũng với cách nghĩ như vậy, năm
2006, Panama đã chủ trương mở rộng kênh đào Panama
nhằm tăng lưu lượng vận tải hàng hóa qua đây - một kế
hoạch mà thành công sẽ đem thêm thu nhập và khả năng
nâng cao vị thế của nước này...
Ngoài ra, vị trí địa lý còn được thê hiện trong khoáng
cách và điều này cũng ảnh hưởng đến quyền lực và chính
sách đối ngoại. Ở gần các nước lớn dễ rơi vào tình trạng
thât thế, trong khi xung quanh là các nước nhỏ hơn thì lại
dễ kích thích xu hướng bá quyền.
480
Một số vấn đ ề lý luận quan hệ q u ố c té duch g ó c nhin lích su
Bởi vai trò như vậy, việc kiêm soát được các vị trí
chiến lược đem lại khả năng có được quyến lực quôc tê và
lợi thê cho quốc gia trong chính trị quốc tế. Việc không
kiểm soát được các vị trí đó sẽ ảnh hưởng đáng kê đến vai
trò và khả năng thực thi lợi ích đối ngoại của quốc gia. Vì
thế, tranh chấp quyền kiêm soát các vị trí này thường
xuyên xảy ra trong quan hệ quôc tế, đặc biệt trong quan
hệ giữa các cường quốc. Sự tranh chấp vê chê độ eo biến
quốc tế đi ra Địa Trung Hải giữa đ ế quốc Nga với các
cường quốc phương Tây trong thòi cận đại là một ví dụ
điển hình. Kể từ thời Pie Đại Đế, nước Nga luôn tìm cách
tiến ra Địa Trung Hải. Đồng thời, Anh, Pháp và Ottoman
cũng luôn tìm cách ngăn cản điều đó. Lịch sừ đã cho thấy,
vị trí địa lý luôn được coi trọng trong việc duy trì và
khuếch trương vị thếquổc gia.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của vị trí địa lý hoàn toàn
có thể thay đổi do điều kiện địa-chính trị và địa-kinh tế
thay đổi. Trong mối liên quan giữa vị trí địa lv và vị thế
quốc gia, có ba điếm đáng chú ý. Thứ nhất, vị trí địa lý có
sự liên quan đáng kể với lợi ích và nhận thức cua các nước
lớn. Ví dụ, vai trò trước kia của khu vực Địa Trung Hải
giảm đi có liên quan nhiều đến sự suy vong cua Đ ế quốc
Hy Lạp, Đ ế quốc La Mã và Đ ế quốc Ottoman. Trong khi
đó, tầm quan trọng tăng lên cua khu vực cháu Á - Thái
Bình Dương trong thế kỳ XX có sự gắn bó nhất đinh với
sự nổi lên cua các cường quốc khu vực như Nhật Ban va
Trung Quốc củng như lợi ích tăng lên của Mỹ va Lién Xó
Một s ố y ế u tố địa-chính trị c ủ a Việt Nam...
________________ 481
ở khu vực này. Thứ hai, tầm quan trọng của vị trí địa lý
cũng chịu tác động của các nguyên nhân kinh tế và khoa
học - kỹ thuật. Nếu dầu mỏ làm gia tăng vị th ế của vùng
Vịnh thì sự phát triển kinh tế của các nước Đông Bắc Á đã
làm cho bán đảo Triều Tiên trở nên quan trọng. Đối với
khoa học kỹ thuật như vũ khí hay giao thông liên lạc, sự
phát triển của vũ khí hiện đại như tên lửa vượt đại châu
(ICBM) mang đầu đạn hạt nhân đã làm cho khoảng cách
đại dương không còn nhiều ý nghĩa phòng thủ như trước
kia. Trong khi đó, sự phát triển các phương tiện hàng hải
hiện đại lại giúp làm tăng tầm quan trọng của các eo biển
quốc tế.. Thứ ba, vị trí thuận lợi có thể đem lại cơ hội và
năng lực cho quốc gia, nhưng cững có thể ưở thành địa
bàn tranh chấp giữa các thế lực quốc tế, và từ đó là sự suy
yếu về quyền lực. Trung Đông có tầm quan trọng chiến
lược nên đã trở thành địa bàn tranh chấp của nhiều cường
quốc. Anh, Pháp đã gây chiến vói Ai Cập năm 1956 để
cứu vớt sự hiện diện của họ tại đây. Liên Xô cũng đã từng
mong muốn có tiếng nói ở đây qua việc ủng hộ các nước
Arập chống Ixraen trong Chiến tranh lạnh. Còn Mỹ thì
suốt từ năm 1945 đến nay luôn tìm cách can thiệp vào khu
vực đê gia tăng ảnh hưởng và đảm bảo các lợi ích của
mình. Trong Chiên tranh lạnh, không chỉ cạnh tranh với
Liên Xô, Mỹ còn sẵn sàng hất các đồng minh của mình là
Anh, Pháp ra khỏi khu vực này. Kết quả là các quốc gia
trong vừng luôn phải đôi mặt với tình trạng căng thẳng và
xung đột kéo dài cho đến ngày nay.
482
Một số vấn đ ê lý luận quan hệ quõc tế dườt góc nhin lích SƯ
Việt Nam có vị trí địa lý tương đối quan trọng do năm
trên điểm nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam A, do năm
trải dài trên bờ biển Đông có nhiều tài nguvên và tuyên
vận tải quan trọng, do có tiềm năng kinh tế đu sức hâp
dẫn các nước khác đến kinh doanh. Nhưng có một điêm
nữa làm nên vị trí địa lý nhạy cảm của Việt Nam - đó là
nằm kề Trung Quốc. Chính việc tìm đường vào Trung
Quốc từ phía nam là một nguyên nhân quan trọng dân
đến việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 - mở
đầu thời kỳ thực dân đô hộ kéo dài gần 100 năm. Cũng chính
nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa và
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thống
nhất năm 1949 mà từ năm 1950, Mỹ đã tìm cách nhảy vào
Việt Nam với hậu quả là một cuộc chiến tranh đẫm máu,
ác liệt và kéo dài nhất thế giới kê từ sau năm 1945 mà
nhân dân Việt Nam phải hứng chịu. Lịch sừ Việt Nam đã
nhiều lần bị "biến dạng" bởi sự can thiệp của các nước lớn
mà vị trí địa-chính trị là một nguyên nhân.
Tuy nhiên, có thể thấy tầm quan trọng cua vị trí địa lý
của Việt Nam cũng có sự thay đổi theo thòi kỳ. Trong
Chiến tranh lạnh, Việt Nam có vị trí khá quan trọng khi là
nơi tranh chấp quyết liệt ảnh hường giữa hai phe tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa ba cường quốc
Mỹ - Xô - Trung. Vị trí này có phần giảm đi kế từ khi Mỹ
rút giảm sự hiện diện ở đây từ nửa đầu thập niên 1970 và
sau đó là Liên Xô từ nửa cuối thập niên 1980. Tuy nhiên
trong vài năm gần đây, vị trí này lại có sự táng lén nhát
Một s ổ y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam..
483
định do kinh tế Việt Nam và khu vực phát triển cũng như
tiềm năng dầu mỏ ở biển Đông được ghi nhận. Đồng thời,
do Việt Nam là hướng chính trong sự phát triển thếlực khu
vực của Trung Quôc trong khi Mỹ đang tìm cách ngăn
chặn và kiềm chê Trung Quốc tại đây, nên Việt Nam lại
đang có nguy cơ trở thành tâm điếm của tranh chấp địa chính trị Mỹ - Trưng. Và một lần nữa, điều này đang tạo
nên mối đe dọa lớn cho an ninh của Việt Nam.
Trong bôi cảnh hợp tác kinh tế quốc tế và hội nhập
khu vực đang tăng lên, chúng ta có thể quan tâm nhiều
hơn tới việc nâng cao vị trí địa-kinh tế của nước nhà. So
với vị trí địa-chính trị là cái phụ thuộc nhiều hơn từ các
nhân tô' bên ngoài, đặc biệt là các nước lớn, vị trí địa-kinh
tế là yếu tô' mà chúng ta có thể chủ động tạo ra và nâng
cao khi đưa Việt Nam trở thành một phân khúc quan trọng
trong chuôi giá trị kinh tế khu vực và toàn cầu. Nhiều khi
lợi ích kinh tế đem lại đủ lớn sẽ giúp làm tăng vai trò địachính trị.
Mặc dù vai trò của vị trí địa lý có thế thay đổi song ý
nghĩa nói chung của nó đối vói chính trị quốc tế vẫn được
duy trì trong thời hiện đại. Khi lợi ích quốc gia ngày càng
được mở rộng ra bên ngoài biên giới, vị trí địa lý càng trở
thành vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế. Đây,là
điểm khiến cho vị trí địa lý vẫn giữ được vai trò của nó
đối với chính trị quốc tế nói chung, đối với quyển lực quốc
gia nói riêng.
484
Một s ố vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c t ế dưới g ó c nhìn lịch sử
2. Diện tích đất dai
Diện tích đât đai rộng là một yêu tố làm nên thuật ngữ
"nước lớn". Tuy không tất yếu dẫn đêh nước mạnh
(cường quốc) nhưng diện tích lớn đem lại cho quốc gia
khả năng tăng trưởng quyền lực để trở thành cường quốc,
hoặc ít nhâ't các nước khác sẽ khó khăn hơn nhiều khi
muốn áp đặt ý chí của mình lên quốc gia rộng lớn đó. Vê
mặt quân sự, diện tích rộng thường là miếng mồi quá lớn
và khó nuổt. Diện tích rộng đem lại khả năng khó bị đánh
bại hoàn toàn bằng giải pháp quân sự qua một cuộc chiến
tranh. Trong thế kỷ XVIII-XIX, Trung Quôc vẫn giữ được
độc lập nhất định trước làn sóng thực dân phương Tây có
phần bởi không một đ ế quô'c thực dân nào đủ sức độc
chiếm quốc gia rộng lớn này. Nước Nga đã không bị thất
bại trước các thế lực bá chủ châu Âu là nước Pháp của
Napoleon (1812) và nước Đức của Hitler (1941-1945) củng
nhờ có diện tích rộng lớn trải dài trên hai lục địa Á, Âu.
Cả hai quân đội Pháp và Đức đều không đủ manh để
kiếm soát lãnh thổ rộng lớn này. Có thế nói hơi cường
điệu rằng diện tích rộng lớn của nước Nga đã góp phần
"nuốt chưng" hai đạo quân mạnh nhất thế giói khi đó.
Về mặt kinh tê' diện tích lớn đem lại kha năng mỏ
rộng địa bàn canh tác nông nghiệp và không gian phát
triển công nghiệp. Ngoài ra, diện tích lớn cũng có thế đem
lại nhiều tiềm năng tài nguyên. Trù trường hợp Nhật Bản
các cường quốc hiện nay đểu có nguồn tài nguvén đáng kế
Một s ố y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam.
485
Những quôc gia rộng lớn hiện nay đều có nhiều tài
nguyên như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Ôx trây lia,...
Những điều này đều cần thiết cho sự phát triển năng lực
kinh tế của quốc gia.
Bên cạnh đó, diện tích rộng cũng tạo thuận lợi cho các
thành tố quyền lực khác. Diện tích rộng, chiều dài bờ biển
lớn, tiếp giáp vói nhiều nước, khả năng tiếp cận các huyết
mạch giao thông và các địa điếm chiến lược đã đem lại vị
trí địa lý thuận lợi cho quốc gia. Diện tích rộng tạo điều
kiện cho dân số đông, đem lại khả năng có được nguồn
nhân lực lớn.
Lịch sử cho thấy, các cường quốc có quyền lực quốc tế
lớn hầu như đều có diện tích đáng kể. Các đế quô'c lớn
trong lịch sử đều chiếm hữu diện tích rộng và đều tìm
cách mở rộng thêm bờ cõi. Đ ế quốc Ai Cập dưới thời
Pharaoh Ahmose đã từng mở rộng phía nam xuống
Xuđăng, phía đông tới Canaan ở Ixraen. Đế quốc
Mesopotamia phát triến từ thời vua Sargon kéo dài từ Xyri
đến vịnh Persic. Đ ế quốc Ba Tư đã từng có lãnh thổ trải
dài từ Bắc Phi, qua Thô Nhĩ Kỳ và Nam Á tới tận Bắc Ấn
Độ. Đ ế quốc Hy Lạp dưới thời Alexander Đại Đế đã chinh
phục nhiều vùng quanh Địa Trung Hải và tiến sang châu
Á tới tận Ấn Độ. Đ ế quốc La Mã tổn tại khoảng năm thế
kỷ với lãnh thô bao gổm khoảng một nửa châu Ảu và
nhiều vùng rộng lớn ở Bắc Phi, Trung Đông và sang cà
Lưỡng Hà. Đ ế quốc Mông Cổ từ thế kỷ XIII đã trờ thành
đế quốc lớn nhất trong lịch sử khi hiện diện từ bờ Thái
486
Một s ố vấn d ề lý luận qu an h ệ q u ố c tế ơơớt g ó c nhìn lịch su
Bình Dương ở phía đông sang Trung Âu ơ phia tây, phía
bắc chiếm Nga và phía nam tiến xuống Ấn Độ. Đê quôc
Trung Quốc từ thời nhà Minh qua nhà Thanh cũng mờ
rộng bờ cõi ra nhiều vùng rộng lớn ở phía tây và phía băc,
đưa Trung Quốc trở thành một nước lớn như hiện nay. Đê
quốc Ottoman nổi lên từ cuối thế kỷ XIII đã từng có lãnh
thổ trải dài từ vùng Balkan ở châu Âu sang vùng Lưỡng
Hà ở châu Á và xuôrtg đến Ai Cập ở Bắc Phi...1.
Đến thcri cận đại, diện tích lớn như một thành tô' quan
trọng của quyền lực có phần còn được để cao hơn. Thậm
chí, cuối thế kỷ XIX, còn xuất hiện một lý thuyết có đề cập
mối tương quan giữa quyền lực và diện tích đât đai. Năm
1897, nhà địa-chính trị học người Đức là Friedrich Ratzel
(1844-1904) xuất bản cuốn Politische Geographie (Địa lý
chính trị). Trong đó, diện tích đất đai được Ratzel coi là
biểu hiện rõ nhất quyền lực của một quốc gia. Ratzel cho
rằng quốc gia giống như thực thể hữu co và có sự phát
triển. Vì thế, quốc gia phải chiến đâu không ngừng để mở
rộng đất sống. Đây là lý do cho sự bành trướng cua quốc
gia. Qua cuộc đấu tranh nay cũng như sự đao thải tự
nhiên, các quốc gia nhỏ sẽ bị thôn tính và chi con lại một
1.
Trong lịch sử, có một vài trường hợp dường như la ngoai lê
Bổ Đào Nha và Hà Lan là những quốc gia có diện tích nho nhung
vẫn trò thành đếquõc. Không cạnh tranh được ơ cháu Áu hai nước
nàv đều tìm cách bố sung sự hạn chế vẽ lãnh thó báng cóng cuóc
xâm chiếm thuộc địa. Trên thực tế, hai quốc gia nàv ch] la nhũng "đ ế
quốc thuộc địa" mà thôi chứ không hăn là cường quoc o cháu Áu
Một số yếu tó địa-chính trị của Việt Nam..
487
SỐ quốc gia manh. Các cường quốc này sẽ lại lao vào cuộc
đâu tranh đê giành ngôi bá chú hoàn cầu1. Như vậy, trong
cuộc đấu tranh giành đất đai, biên giới chi có ý nghĩa tạm
thời. Bành trướng lãnh thô được coi là cần thiết đê mo
rộng "không gian sinh tổn", đáp ứng yêu câu ngày một
phát triến của quốc gia2. Cách nhìn nhận quốc gia và lãnh
thô theo kiểu chủ nghĩa Darwin xã hội (Social Darwinism)
kê’ trên khá phô biến ờ các nước châu Âu và Mỹ thời bấy
giờ và cũng chi phối khá đáng kê chính sách đối ngoại cua
những nước này. Và đương nhiên đây cũng là thời kỳ
chúng ta được chứng kiến nhiều nhất các cuộc chiên
tranh, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng bờ cõi ra khắp thế
giới của các cường quốc phương Tây.
Trong thòi hiện đại, vai trò này cùa diện tích đất đai
với tư cách lãnh thô quôc gia không còn như trước mà
thay vào đó, ý nghĩa của diện tích đất đai như khu vực
ảnh hưởng, thị trường và nguồn tài nguyên lại tăng lên.
Kết quả là cố gắng thôn tính đâ't đai giảm đi cùng với sự
tăng lên của cố gắng tiếp cận thị trường và mơ rộng khu
vực ảnh hưởng. Tuy nhiên, do nhu cầu tài nguyên và thương
mại biên tăng lên nên tranh chấp lãnh thô biến cửng gia
tăng với tình trạng tranh châp vừng đặc quvền kinh tế và
thềm lục địa khá phô biến ở nhiều nơi trên thế giới.
1. Lewis M. Alexander, Mô thức chính trị th ế giới, Trung tâm
Nghiên cứu Việt Nam dịch và xuất ban, Sài Gòn, 1963, tr. 7-8.
2. Lý luận về tính hữu co cua quôc gia sau nàv củng đưọc Đuc
Quốc xã sử dụng đê biện minh cho sự gâv chiến cua mình là đê mo
rộng không gian sinh tổn theo quy luật tụ nhiên.
488
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc té dư<x góc nhin lỊCh sử
Cho dù vai trò của diện tích rộng đối vói quyền lực
quôc gia không còn như trước nhưng ý nghĩa cua nó vân
còn chỗ đứng. Thực tế hiện nay vẫn cho tháv, các cường
quốc hàng đầu thế giói vẫn là những quốc gia có diện tích
đáng kê. Trong một số phương án cải tô Hội đống Bào an
Liên hợp quốc sau Chiến tranh lạnh, các nước như An Độ
ở châu Á, Braxin ở châu Mỹ, Nigiêria hay Nam Phi ở châu
Phi đã có tên như đại diện cho các châíi lục vói sự ủng hộ
khá đáng kể. Đây là những nước có năng lực kinh tế và
quân sự vừa phải nhưng đều có diện tích rộng. Điều này
cho thấy diện tích rộng vẫn là một trong những yếu tố làm
nên địa vị nước lớn.
Rõ ràng, diện tích đất đai rộng là một điểu kiện thuận
lợi cho quyển lực quốc gia, nhưng đó không phải là điều
kiện quyết định. Vô số trường hợp cho thây diện tích lớn
không tự động biến quôc gia thành cường quốc như
Xuđăng, Cadắcxtan, Mông Cổ... Không những thế, diện
tích lớn nhưng sô' dân ít lại là điếm yêu trong vấn đề
kiểm soát đất nước như trường hợp Canada, Óxtrâylia,...
Và có nhiều quốc gia, lãnh thổ diện tích nhò nhưng vẫn
có thể nâng cao vị thế của minh trên bản đổ quyền lực
thế giới nhờ những thành tố khác. Các con rống cháu Á
(Hàn Quốc, Xingapo, Đài Loan và Hống Cóng (Trung
Quốc)) là những ví dụ cua sự nồi lên bằng thanh tó' kinh
tê'hay khoa học. Ixraen ở Trung Đông là một ví dụ vể
việc khăng định vị thế khu vực bằng năng lực quán sự
kinh tế và khoa học.
Một s ố y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam..
489
Diện tích Việt Nam thuộc loại trung bình, đứng
hàng thứ 66 trên thế giới. Việt Nam có diện tích khoảng
331.2101 km2, bao gồm khoảng 310.0702 km2 diện tích mặt
đất v à khoảng 21.1403 km2 diện tích mặt nước với hơn
2.800 hòn đảo v à bãi đá ngầm. Thềm lục địa của Việt Nam
khoảng trên 1 triệu km2, gần gấp ba lần diện tích đất liền.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên giới đâ't liền dài
4.6394 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực
Nam (theo đường chim bay) dài 1.650 km, từ điếm cực
Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhât là 600 km (Bắc Bộ),
400 km (Nam Bộ), noi hẹp nhất là 50 km (Quảng Bình).
Với một diện tích như vậy, không quá lạc quan về sự đóng
góp của diện tích cho vị thế của Việt Nam, nhưng cũng
không quá bi quan về những bât lợi của một nước có diện
tích trung bình. Chúng ta hoàn toàn có thê khắc phục
những bất lợi này bằng việc nâng cao các năng lực khác
như kinh tế và khoa học - công nghệ, cũng như mở rộng
hợp tác toàn diện với các nước khác, nhất là các nước
trong khu vực. Bản thân những hạn chế về diện tích còn
có thể khắc phục bằng việc quy hoạch khoa học và có tẩm
nhìn, chính sách sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quà.
Tuy nhiên, trong vân đề diện tích đất đai và lãnh thổ,
Việt Nam đang phải đối mặt với một số vâh đề. Ví dụ, trên
diện tích như vậy nhưng số dân khá lớn dẫn đến mật độ
\, 2, 3, 4. Hoàng Phong Hà (Chủ biên): Các nước và một sõlãn h
thô’trêìi thếgiới, Nxb. Chính trị quốc gia - Sụ thật, Hà Nội, 2013, tr. 477.
490
Một số vấn đê /ý luận quan hệ quốc té dưới góc nhin lịch SƯ
dân sô Việt Nam thuộc loại cao khi lên tói 265 nguài/km2
vào năm 201V, đứng hàng thứ ba ỏ khu vyc Đông Nam A
(chỉ sau Xingapo và Philíppin) và lại phân bó không đêu.
Mật độ dân số như vậy sẽ gây ra nhiều vâh đê cả vê kinh
tế, xã hội lẫn chính trị. Một vâh đề lớn khác là tình trạng
tranh chấp lãnh thô với các quốc gia xung quanh, trong đó
đáng kế nhât là vân để biển Đông - một vârt để đang ảnh
hưởng nhiều đến không chỉ chính trị đối nội và đối ngoại
của Việt Nam, mà còn đến cả nền chính trị quốc tế trong
khu vực và trong quan hệ giữa các cường quốc.
3. Đ ịa h ìn h , địa m ạo
Ý nghĩa của địa hình, địa mạo đôi vói quốc gia đã
được đề cập từ thời cô đại. Aristotle đã từng cho rằng địa
hình, địa mạo là yếu tố quy định nên đơn vị chính trị.
Xuất phát từ thực tế chính trị và địa lý của Hv Lạp cổ đại,
ông cho rằng trong vùng có nhiều địa hình khác nhau thì
thường có nhiều khu vực chính trị hơn là một khu vực địa
lý. Ông cho rằng một quốc gia cần sông trong vừng đồi
núi bao quanh để có biên giới tự nhiên tránh bị tári công
và có cửa bê đê phát triển thương mại2.
Đến thời cận đại, ý tường vê' sự liên quan giữa địa
hình, địa mạo đối với quyền lực quốc tế vẫn được tiếp tục
1. Hoàng Phong Hà (Chu biên): Các nước và mót sõ ìã n h thô’trên
thê'giới, Sđd, tr. 477.
2. Lewis M. Alexander, Mô thức chính tri thếgicn, Sđd, tr. 6.
Một s ố y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam..
491
và phát triển. Ví dụ, trong những thế kỷ XVIII-XX, quan
điểm về mồỉ liên quan giữa đại dương và quyền lực quôc
tế đã trở nên phổ biến. Nước Nga dưới thời Pie Đại Đ ế đã
trở thành cường quổc châu Âu khi tiến ra được biên Baltic
và Hắc Hải. Nước Mỹ trên con đường trờ thành cường
quốc đã vận dụng luận thuyết của Alfred Thayer Mahan
(1840-1914) nhấn mạnh vai trò quan trọng của chiều dài bờ
biển và địa hình các cửa biên đối với sự tăng trưởng
quyền lực quốc gia. Xuất phát từ thực tế nước Anh mạnh
lên nhờ hàng hải, Mahan đã đưa ra nhiều khuyến nghị
quan trọng cho nước Mỹ như phát triến hàng hải và kiếm
soát được mặt biển thì mới có được quyền lực quốc tế,
chiếm đảo Hawaii, đào kênh ở Trung Mỹ đê đi lại dễ dàng
giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương... Chính nhận
thức về tầm quan trọng của biển đã dẫn đến cuộc chạy
đua hải quân và cạnh tranh quyền kiểm soát biển cả trong
thời cận đại và cả hiện đại. Ngoài ra, yếu tố địa hình cũng
đã ít nhiều được đưa vào thuyết Miền đất trái tim (Heart
Land) của học giả người Anh Halford Mackinder (18611947). Theo thuyết này, trái tim của thế giới là vùng chạy
từ biển Baltic và Hắc Hải ở phía tây sang sông Ienhisey ờ
Siberia thuộc Nga ở phía đông, phía bắc từ Bắc Băng
Dương xuống những rặng núi chạy ngang từ Thổ Nhĩ Kỳ
tới Mông CỔ. Mackinder cho rằng ai thống trị được Miền
đất trái tim thì sẽ thống trị được cả thế giới1.
1. Lewis M. Alexander, Mô thức chính trị thê'giới, Sđd, tr. 11-12.
492
Một số vấn đ ề l ý luận quan h ệ q u ó c tế dưởi g ó c nhin l Ị C h sử
Địa hình, địa mạo tác động tới vị thê và quyến lực
quô'c gia theo nhiều cách khác nhau. Nó đem lại ưu thê
hoặc hạn chế hơn cho quốc gia trong việc nãng cao sức
mạnh của mình. Tác dụng của nó cũng khác nhau tuy theo
hoàn cảnh chính trị và kinh tế. Quốc gia có nhiêu đổng
bằng sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển lánh tế, đặc
biệt trong nền văn minh nông nghiệp. Nhưng địa hình
bằng phẳng không đem lại lợi thế thiên nhiên trong việc
phòng thủ quốc gia. Quốc gia có địa hình núi non hiếm trở
có thể dễ dàng trong việc phòng thủ và chông ngoại xâm,
nhưng điều đó cũng hạn chế khả năng tập trung nguồn
lực, phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.
Quốc gia có chiều dài ven biển lớn cũng thuận lợi hơn
trong việc nâng cao năng lực của mình qua thương mại và
quan hệ đối ngoại, nhâ't là từ thời cận đại. Đó là các trường
hợp cùa Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Hà Lan.
Trong khi quốc gia có ưu th ếv ể chiểu dài ven biên nhung
địa hình hiểm trờ thì đó không còn là thuận lợi, như
trường hợp Nauy chẳng hạn. Ngược lại, bờ biên dài và
thuận lợi thì lại dễ bộc lộ nhiều điểm có thế bị táh công.
Cuộc đổ bộ của Mỹ và liên quân tại bãi biển Inchon tháng
9-1950 trong cuộc chiên tranh Triều Tiên là một ví dụ. Vào
thòi điếm này, quân đội Cộng hòa Dán chu Xhán dân
Triều Tiên đã kiêm soát được trên 90% lãnh thó bán đảo
Triều Tiên. Tuy nhiên, ba mặt là biên củng với đưong bò
biên quá dài đã làm giam khả năng phòng thu. Cuộc đổ
bộ nàv đã cắt ngang hông quân đội Cộng hoa Dám chù
Một s ố y ế u tố địa-chính trị củ a Việt Nam.
493
Nhân dân Triều Tiên và góp phần xoay chuyển cục diện
chiến tranh gần như ngay tức thì.
Địa hình, địa mạo cũng tác động nhất định đến khả
năng quân sự, ít nhât là trong quá khứ. Ví dụ, địa hình
thảo nguyên và 101 sông du mục đã giúp Mông Cổ có lực
lượng kỵ binh manh và nhờ đó đã trở thành đ ế quôc từ
thê' kỷ XIII. Địa hình đảo quốc vói chiểu dài ven biển
nhiều đã giúp Anh phát triển hàng hải, hải quân. Nhờ sự
phát triển của thương mại xuyên đại dương và lực lượng
hải quân mạnh, Anh đã trở thành cường quốc thế giới
trong thời cận đại. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đ ế quốc Mỹ (1945-1975), người Việt Nam đã
biết cách biến địa hình thành một ưu thế quân sự của
mình. Cho đến ngày nay, địa hình, địa mạo vẫn là yếu tố
quan trọng đôi vói chiến tranh thông thường khi người ta
vẫn phải lựa chọn vũ khí, chiến thuật và kỹ thuật tác chiến
cho phù hợp với những điều kiện địa hình cụ thể.
Địa hình, địa mạo cũng tác động nhất đinh đến sự
phát triển quan hệ quốc tế và từ đó là khả năng tiếp thu
các thành tựu từ bên ngoài cho phát triển cũng như khả
năng phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài. Các cường quốc
châu Âu đã làm được điều này từ xa xưa có phần nhờ địa
hình trên lục địa tương đôi thuận lợi cho việc đi lại xuyên
quô'c gia. Trong khi đó, tình hình tương tự không diễn ra ở
Đông Nam Á do địa hình cách trở của khu vực này.
Nhưng củng giống như các yếu tố địa lý trên, địa
hình, địa mạo không có tính quyết định đôi với quyên lực
494
Một s ố vấn đ ề lý luận quan h ệ q u ố c tế dưới g ó c nhìn lịch sử
quốc gia, mà thường chi đóng vai trò như điếu kiện. Nó có
thê đưa đến thuận lợi hoặc hạn chê đối với quóc gia trong
việc nâng cao các năng lực của mình. Cho dù ván còn ý
nghĩa nhất định nhưng tác động của địa hình đối vói
quyền lực quốc gia đã giảm đi nhiều trong thoi hiện đại
bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự phát triên của
các phương tiện giao thông trên mọi địa hình, các máy
móc thông tín trong mọi điều kiện, các vũ khí thông minh
và có sức công phá lớn,... đã hạn chế vai trò của địa hình,
địa mạo. Tuy nhiên, vai trò địa-kinh tế của địa hình lại có
xu hướng tăng lên. Trong thòi buổi làm ăn kinh tế, địa
hình, địa mạo thuận lợi vẫn là yếu tố có giá trị gia tăng khi
giúp làm giảm giá thành hay thu hút đầu tư,... Và khi vai
trò kinh tế của địa lý tăng lên, nó lại tác động sang lĩnh
vực chính trị bởi thực tế kinh tế và chính trị ngày càng có
sự tương tác chặt chẽ vởi nhau.
Địa hình, địa mạo của Việt Nam đem đến cả thuận lợi
và khó khăn cho sự phát triển sức mạnh tổng hợp cùa đất
nước. Về đại thể, thuận lợi nhiều hon khó khăn. Chiêu dài
bờ biển khoảng 3.260 km, địa hình không quá phức tạp, cứ
khoảng 20 km lại có cửa sông. Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đê phòng thu đất
nước thì đòi hòi phải phát triển sức mạnh hài quán hơn
nữa. Địa hình đất nước với 3A diện tích là đổi núi cũng
đem lại những thuận lợi nhất định cho việc phòng thu đâ't
nước nhưng lại không thích hợp cho việc phát trién kinh
tế của những vùng này. Đổng bằng tuy chi chiếm 1/4,
Một s ó y ế u tó địa-chính trị c ủ a Việt Nam..
495
nhưng với vùng đổng bằng sông Hông khoảng 15.000 km2
và đổng bằng sông Cửu Long trên 40.000 km2 cũng đủ sức
đảm bảo phát triên nông nghiệp cho cả nước.
Việt Nam có những vùng địa hình khác nhau nhưng
lại là quốc gia thông nhât nên không có sự khác biệt đáng
kê về quan niệm chính trị giữa các vùng miền. Tuy nhiên,
dưới tác động của địa văn hóa và địa nhân văn, với chủ
nghĩa địa phương và tâm lý vùng miền khá rõ rệt và do
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, hoàn toàn có thế có
những khác biệt ưong hành vi chính trị và ứng xử chính
trị giữa các vùng miền. Cho dù những khác biệt này chi
thường là trong những vấn đề cụ thê và không lớn, nhưng
cũng là điều cần được tính đên đê đảm bảo "nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KẾT LUẬN
Như vậy, điều kiện địa lý có thể đem lại những thuận
lợi hoặc hạn chế khác nhau cho quốc gia trong việc xây
dựng quyền lực của mình. Điều kiện địa lý vân có thê bô
sung thêm lợi thế cho quốc gia trong việc củng cô' sức
mạnh và nâng cao vị thế quốc tế. Quốc gia vẫn tiếp tục
phài tính đên các yếu tố địa lý trong quan hệ quốc tế. Bời
thế, điều kiện địa lý vẫn tiếp tục đóng vai trò là thành tố
của quyền lực và có ý nghĩa đáng kế trong việc nâng cao
vị thế quốc gia. Tuy nhiên, các yếu tố địa lý này chi có tính
chất hỗ trợ chứ không mang rinh quvết định. Hơn nữa,
nhũng phát triễn của thế giới hiện đại cửng làm giảm
496
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sù
đáng kê tác động của điều kiện địa lý tới chính trị quốc gia
và quổc tế. Thực tiễn cũng chứng tỏ điểu nàv, không có
quyền lực của một quốc gia hay khu vực địa lý nào là bât
biến, không một tác động địa lý nào không thế không điểu
chỉnh được.
Tuy nhiên, do sự tương tác ngày càng chặt chẽ lân
nhau giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là do sự
nổi lên của kinh tế và tác động ngày càng tăng của nó tới
chính trị, việc nghiên cún và đánh giá tác động địa-chính
trị cần được đặt trong cách tiếp cận liên ngành và đa
ngành, trong đó cần đặc biệt chú ý tới sự tương tác giữa
địa-kinh tế với địa-chính trị. Cách tiếp cận như vậy giúp
đem lại cái nhìn đầy đủ hơn vê' vai trò của địa lý đối vói
chính trị trong thời hiện đại.
Đôi với Việt Nam, các yếu tô' địa lý này vẫn tiếp tục có
ảnh hưởng đáng kê đên các vâh đề chính trị, kinh tế, xã
hội và đôi ngoại của đất nước. Vì thế, dù không thê là duy
nhất nhưng cách tiếp cận địa-chính trị trong nghiên cứu
và hoạch định chính sách vẫn cần được quan tâm hơn và
cần phải được đặt trong cái nhìn đa ngành và liên ngành.
Đổng thời, việc tham khảo các lý thuyết đã có củng là cần
thiết. Tuy nhiên, do các lý thuyết này phần lớn là của
phương Tây, chủ yếu ra đời trong thòi cận đại nên việc áp
dụng vào thực tiễn Việt Nam cũng cần có sự cân nhắc và
chọn lọc.
497
MỘT số VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỄ QUẢN TRỊ TOÀN CẦU
Sau Chiến tranh lạnh, thuật ngữ "quản trị toàn cầu"
(global governance) bắt đầu xuất hiện trong kho từ vựng
của ngành chính trị quốc tế. Và rất nhanh chóng, chủ đề
này đã thu hút được sự quan tâm lớn. Sự nổi lên của vấn
đề này xuất phát từ thực tiễn thay đổi sau Chiến tranh
lạnh khi thế giới đang ngày càng được "quôc nội hóa" và
chuyển mình sang thời kỳ hậu "vô chính phủ" như lời
của Wendt (1999)1. Cơ sở lý luận của nó dựa nhiều vào
chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism) và phần nào là chính
trị xanh {green politics) như về chủ thể phi quô'c gia, thê
chế hóa, vai trò của thương mại, hợp tác và hội nhập
quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau, toàn cầu hóa, khả năng
khắc phục được tình trạng vô chính phủ, sự nổi lên của
các vân đề toàn cầu, chẳng hạn như vấn đề môi trường,...
Không đơn giản là một thuật ngữ, quản trị toàn cầu đã
1.
Dần theo M argaret p. Karns & Karen A. Mingst, Bài giang
"Betw een Theory and Practice: International Relations in the
Beginning of the 21st Century", Khoa Quốc tế học - Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Hạ Long, tháng 4-2007.
498
Một số vấn đ ề lý luận qu an h ệ q u ố c tế dưới g ó c nhìn lích sử
đưa ra một mô hình tương lai cho thế giới, hoặc ít nhât
như một xu hướng thay đổi quan trọng của nẽn chinh trị
thế giới. Đổng thời, lý luận vể quản trị toàn cấu củng đặt
ra những thách thức cho các lý thuyết chính trị quốc tê
hiện hành.
Cho đến nay, sự bàn luận về chủ đề này vẫn diên ra
khá sôi nổi. Nhiều khái niệm được đưa ra, nhiếu ấn
phẩm được xuất bản, nhiều ý kiến được tranh luận. Thế
nhưng, sự khác nhau vẫn phổ biến. Sự khác nhau này có
trong hầu hết các phương diện liên quan đến quản trị
toàn cầu.
Cho dù có sự khác nhau thế nào, quản trị toàn cầu
vẫn đang là một thực tiễn trong lịch sử thế giói đương
đại. Và sự vận động của nó đang góp phần đưa lịch sử
thế giới (world history) gồm những quốc gia riêng rẽ thành
lịch sử toàn cầu (global history) với sự tương tác và những
điểm chung ngày càng tăng. Quản trị toàn cầu cũng đang
được kỳ vọng như một cách thức thiết lập trật tự thế giói
mới và đem lại những thay đổi quan trọng trong chính trị
quốc tế. Và cũng rất có thể, nhận thức vê' quản trị toàn
cầu sẽ cung cấp thêm một cách tiếp cận để đánh giá các
vấn đê quốc tê hiện đại cũng như giúp dự báo nhiểu vâri
đề của tương lai.
Bài viết này CỐ gắng khái lược các quan điếm khác
nhau về quản trị toàn cầu đê rồi từ đó đưa ra đánh giá
bước đầu của mình. Nội dung tranh luận thì có nhiều
nhưng do khuôn khô có hạn, bài viết chi để cập một số
Một s ố vấn đ ề lý luận về quản trị toàn cầu
499
vâri đề được coi là cơ bản liên quan đến cái gọi là "quản trị
toàn cầu". Bên canh đó, bài viết cũng chỉ ra những tác
động chung nhâ't có thể của quản trị toàn cầu đối với
những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1. Khái niệm quản trị toàn cẩu
Có nhiều khái niệm quản trị toàn cầu được đưa ra.
Tuy nhiên, khi đi vào cụ thể, nội hàm của các khái niệm
này không hoàn toàn đồng nhất. Sự khác nhau chủ yếu ở
đây liên quan đến thuật ngữ "quản trị". Quan điểm thứ
nhất đề cao tính quyền hành khi cho rằng quản trị toàn
cầu là quyền hành ra quyết định và hành động của một số
chủ thế trên quy mô toàn cầu mà ít nhiều vượt ra khỏi sự
kiểm soát của chính phủ quốc gia1. Quan điểm thứ hai
nhâh mạnh các quy định hay chuẩn mực chung. Ví dụ,
John N. Clarke và Geoffrey R. Edward cho rằng "quản trị
toàn cầu là một loạt các quá trình và chuẩn mực xã hội,
luật pháp và thể chế,... có típh quy chuẩn mà định hình,
thậm chí trong một số trường hợp là điều tiết và kiểm soát
sự tương tác lẫn nhau có tính biện chứng giữa toàn cầu
hóa và sự tách rời"2. Tương tự như vậy, James Rosenau coi
1. Bjorn Hettne & Bertil Oden, Global Governance in the 21st
Century: Alternative Perspectives on World Order, EGDI, Stockholm,
2002, tr. 6-7.
2. John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance in the
Twenty-first Century, Palgrace Macmillan, Great Britain, 2004, tr. 6.
500
Mot so van de ly luan quart he quoc te dud>goc nhin lich stj
quan tri toan cau la cac quy dinh cua nhung quan he doc
lap trong boi canh thieu v&ng quyen hanh chinh tri ben
tren quoc gia1. Quan diem thu ba lai coi ban chat cua quan
tri toan cau la su tuong tac giua cac chu the trong viec giai
quyet cac van de chung co tinh toan cau. Hoac do la su
tuong tac chinh tri giua cac chu the xuyen quoc gia nham
giai quyet cac van de chung hay "tong hop nhieu cach
thuc ma ca nhan va to chuc, cong cung nhu tu, quan ly cac
van de chung"2. Quan diem thu tu duoc nhieu nguoi ung
ho quan tarn toi tinh the che cua quan tri toan cau. Nhung
nguoi theo quan diem nay cho rang quan tri toan cau la
mot hinh thuc the che quoc te nao do co kha nang quan ly
hanh vi cua quoc gia trong truong hop hay van de nhat
dinh. Vi du, do la "nhung qua trinh va the che, ca chinh
thuc va khong chinh thuc, giup chi dan va kiem che cac
hoat dong tap the cua mot nhom nao do"3.
Thuc ra, cac khai niem tren khong hoan toan phu nhan
nhau ma chi la su nhan manh khac nhau vao khia canh
nay hay khia canh kia trong ban chat cua quan tri toan cau.
1. James Rosenau, ’Toward on Ontology for Global Governance",
trong Martin Hewson & Timothy Sinclair, Approaches to Global
Governance Theory, State University of New York, 1999.
2. Commission on Global Governance, Our Global Neighbourhood,
Oxford University Press, 1995.
3. Joseph S. Nye, Jr & John D. Donahue, Governance m
Globalizing World, Brooking Press, 2000, tr. 202.
Một số vấn đề lý luận vê quản trị toàn cầu
501
Giữa chúng vẫn có những điểm chung nhâ't định. Quyền
hành, quy định hay chuẩn mực, tương tác xuyên quốc gia
và thê chế đểu là những phản ánh khác nhau của năng lực
chung trong quan hệ quôc tế. Năng lực này được hình
thành do các quốc gia đem một phần quyền hạn của mình
trao cho thế chế chung nào đó. Trong mọi khái niệm, mục
đích của quản trị toàn cầu đều nhằm giải quyết các vấn đề
chung mà chủ yếu ở đây là các vân đề toàn cầu. Vì liên
quan đến quyền lực quốc gia trong quan hệ quốc tê' khái
niệm quản trị toàn cầu có thê được xếp vào phạm trù
chính trị quốc tế. Vì vậy, theo chúng tôi, quản trị toàn cầu
là hình thức thể chế quốc tế nào đó có năng lực chung ít
nhiều vượt khỏi khuôn khổ quốc gia, được hình thành
nhằm thúc đẩy sự phối hợp đế đối phó với các vấn để
toàn cầu.
Có lẽ sự phân biệt giữa chính phủ và quản trị toàn cầu
sẽ giúp làm rõ hơn khái niệm này. Theo Rosenau, giữa
chúng có sự giông nhau khi cà hai đều đưa ra những hành
vi có tính mục đích, những hoạt động có tính hướng đích
và các hệ thống luật lệ,... Nhưng sự khác nhau là ờ chỗ,
các hoạt động do chính phủ đưa ra được hỗ trợ bằng
quyền hành chính thức, quyền lực cảnh sát đê bào đàm
cho sự thực thi chính sách, trong khi các hoạt động do
quản trị đưa ra được hỗ trợ bởi những mục đích chung.
Các mục đích chung này có thế có, có thê không xuất phát
từ trách nhiệm pháp lý và sự ra lệnh chính thức. Quan trị
502
Một số vấn đê lý luận quan h ệ quốc tế dưới goc nhìn lỊCh sủ
là hiện tượng có phạpi vi rộng hơn chính phu. Nó bao
gồm cả các cơ quan chính phủ lẫn co chê phi chinh phu,
không chính thức1.
2. Quá trình hình thành ý tưởng quản trị toàn cẩu
Với cách hiếu như vậy, ý tưởng quản trị toàn cấu Kuât
hiện từ bao giờ trong lịch sử? Một lần nữa, quan niệm lại
khác nhau. Có người cho rằng ý tưởng này xuât hiện khá
sớm cùng với thế giới quan hạn hẹp và thường đi liền với
mong muốn đạt được sự thông trị thế giói. Quan điểm và
cách thức thực hiện ý tưởng này cũng rất đa dạng. Đó có
thể là những người chinh phục thế giới bằng chủ nghĩa đế
quôc vốn được cho rằng xuâ't hiện từ Đ ế quốc Hv Lạp của
Alexandre Đại Đ ế hay Đ ế quốc La Mã hoặc các triểu đại
Trung Hoa cô đại cũng như Đ ếquôc Mông Cô cua Thành
Cát Tư Hãn,... Đó có thêTà các cô'gắng truyền giáo ra khắp
thế giói, cố gắng kết hợp thần quyền với vương quvển cùa
một vài tôn giáo thế giói như Kito giáo nhằm thiết lập một
hình thức quản trị toàn cầu vể giá trị và niềm tin tuyệt
đối... Tuy nhiên, sự thông trị thế giới trong các quan điểm
trên không phai là quản trị toàn cầu. Đó chi là cố gắng áp
đặt sự cai trị cùa một quốc gia hay lực lượng nào đó lên
1. Dan theo Margaret p. Karns & Karen A. Mingst, Bai giang
"Between Theory and Practice: International Relations in the
Beginning of the 21st Century", Khoa Quốc tế học - Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Hạ Long, tháng 4-2007.
Một số vấn đề lý luận vê quản trị toàn cầu
503
toàn thế giói. Các C Ố gắng này đ ã không thành công trong
quá khứ và cũng không dễ có được trong tương lai.
Đêh thời cận hiện đại cho đến trước khi kết thúc Chiến
tranh lạnh, các ý tưởng này càng trở nên đa dạng với
nhiều hình thức khác nhau, từ cách tiếp cận, hệ quy chiếu
tới lý thuyết và hệ tư tưởng. Đó là quan niệm của những
người theo chủ nghĩa thế giói đại đổng mơ về thế giới
chung vói những cơ chê'vận hành chưng. Đó là chủ nghĩa
Mác - Lênin vói chủ trương xây dựng một thế giói chung
của giai cấp vô sản không có bóc lột giai cấp và không còn
nhà nước. Đó là chủ nghĩa liên bang với quan niệm xây
dựng chính phủ thế giới chung nhằm chấm dứt tình trạng
vô
chính phủ. Đó là chủ nghĩa lý tưởng với cố gắng thành
lập Hội quốc liên như một thể chế quản trị toàn cầu nhằm
hạn chế chiên tranh và thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Đó là
những quan điểm của chủ nghĩa tự do về quyền tự do của
con người sẽ là động lực hình thành nên những thê chế
chung có tính siêu quốc gia. Đó là quan điếm chế độ quốc
tế về một khuôn khổ các luật lệ, mong muốn và sự ràng
buộc đối với quốc gia...
Thực ra, những quan niệm trên đây chi là những tiền
đề ý tường cho quản trị toàn cầu. Quản trị toàn cầu có
những điểm chung với các mô hình đó qua việc thê chế
hóa quan hệ quốc tế và các giá trị chung toàn cầu. Nhưng
quản trị toàn cầu không phải là mô hình cuối cùng cua các
quan niệm trên. Quàn trị toàn cẩu cũng không phai là giai
đoạn quá độ hay sự chuyển tiếp đê đạt được các mô hình
504
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhin lỊCh sù
đó. Các mô hình trên đều bộc lộ những hạn chẻ hoặc thiếu
khả thi nên quản trị toàn cầu đã xuất hiện nhu mô hmh
mói có khả năng thay thế. Nếu các ý tướng trên đêu nghĩ
vê việc xóa bỏ quốc gia thì quản trị toàn cấu ván chủ
trương tổn tại quốc gia. Đây là điểm khác nhau cơ bàn
giữa chúng. Không những thế, mục tiêu và con đường
thực hiện, chủ thể và lực lượng tham gia, cơ chế và cơ câu,
nguyên tắc hoạt động và biện pháp thực hiện cua quàn trị
toàn cầu có những điểm riêng, khác hẳn với những quan
niệm trên.
3. Cơ sở và quá trình hình thành của quản trị toàn cẩu
Từ tiền đề ý tưởng trên, cơ sở và quá trình hình thành
quản trị toàn cầu xuất hiện từ bao giờ? Trọng vấn đề này,
có ít nhất ba quan điếm khác nhau. Quan điểm thứ nhât
cho rằng quản trị toàn cầu bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp
hóa và được thúc đẩy bởi nhận thức và điều kiện mói khi
đó. Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng cua th ế giói
đã làm nảy sinh các vấn đề toàn cẩu. Các vãn để đó ngày
càng tăng và tạo ra thách thức chung cho nhân loại ma các
quốc gia riêng lẻ không thể giải quyêt được. Điẽu kiện đê
thực hiện quàn trị toàn cầu lúc này chính là sự phát triển
của quan hệ quốc tế. Sự mở rộng quan hệ quốc tế ra khắp
thế giói cùng với sự gia tăng hợp tác đa phương, luật
pháp quốc tê' các tô chức quốc tế và sự phát triến hệ thóng
quốc tế đã đem lại điểu kiện cho sự xây dựng quan tri
toàn cẩu.
Một số vấn đê lý luận về quản trị toàn cầu
505
Cũng dựa vào cơ sở như trên nhưng cho rằng nhận
thức khi đó chưa rõ ràng, điều kiện cũng chưa chín muồi
và nhâ't là tính toàn cầu chưa đạt tới, quan điếm thứ hai
cho rằng quàn trị toàn cầu chi thực sự bắt đầu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Quan điếm thứ hai có tính thực
tiễn hơn khi dựa nhiều vào tính toàn cầu của nhận thức
và điểu kiện. Quan điếm này cho rằng không có tính toàn
cầu, không thê có quàn trị toàn cầu. Thế nhưng theo họ,
nhận thức chung về các vấn đề toàn cầu chỉ mới xuất
hiện trong những năm 1960-1970. Điều kiện chín muổi
cho quản trị toàn cầu cũng chi xuất hiện sau năm 1945
với việc ra đời, phát triển và vai trò "quản trị" ngày càng
tăng của các thê chế có tính toàn cầu như hệ thống
Bretton Woods, Liên hợp quốc, WB, IMF và nhiều thế chế
khác. Vì thế, quản trị toàn cầu là hiện tượng của thòi kỳ
sau năm 1945.
Trong khi đó, quan điếm thứ ba cho rằng quàn trị toàn
cầu là sản phẩm cua thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, tức là
mới xuất hiện gần đâv. Không phu nhận các cơ sờ nêu ra
trong hai quan điếm trên, nhưng quan điêm thứ ba cho
rằng chúng chi là nhũng bước phôi thai cho sự nổi lên cua
quàn trị toàn cầu hiện nav. Theo quan điêm nàv, chi khi
nhận thức về các vâh đề toàn cầu trơ thành sâu rộng, họp
tác và hội nhập quốc tế trờ thành trào lưu chung, sự phụ
thuộc lẫn nhau tro nên sâu sắc, vai trò cua các chu thể phi
quốc gia tăng lên, và đặc biệt chi khi toàn cầu hóa anh
506
Mot so van de ly luan quart he quoc te dud* goc nhin lich sjJ
huong manh me, quan tri toan cau moi xay ra va co tinh
kha thi. Ca nam co so tren deu chi noi len sau Chien tranh
lanh va dang duoc thuc tien hien nay chiing to. Vi the,
quan tri toan cau cung chi moi duoc ban den sau Chien
tranh lanh.
Tuy co su khac nhau ve qua trinh hinh thanh, song ca
ba quan diem deu co diem chung nhat dinh trong co so
hinh thanh. Ca ba deu cho rang su phat trien nhan thuc
quan tri toan cau xuat phat tir thuc tien ngay cang nay
sinh nhieu van de chung buoc quoc gia va con nguoi tren
the gioi phai lien ket de doi pho. Ve nhan thifc, ca ba quan
diem deu phan anh su thay doi trong nhan thuc ve vai tro
cua quoc gia. Neu truoc kia quoc gia duoc coi la cach thifc
hop ly de dem lai tu do, an ninh va le cong bang cho con
nguoi thi nay lai bi coi la dang tao ra nhung han che cho
quyen tu do va su thinh vuong cua con nguoi1. Tir do,
nhan thuc quan tri toan cau ra doi nhu su khac phuc cac
khiem khuyet tren cua quoc gia trong bol canh moi.
Neu xet theo khai niem va co so thuc tien, quan diem
thu ba hop) ly hon ca. Mac dii vay, cung can nhin nhan
quan tri toan cau nhu mot qua trinh. Do la qua trinh da
duoc manh nha trong qua khir, tiem tien trong hien tai va
co the hinh thanh ro net hon trong tuong lai.
1. John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance in
the Twenty-first Century, Sdd, tr. 6.
Mot so van de !y luan ve q u in tri toan cau
507
4. Bieu hien cua quan tri toan cau
Voi mot qua trinh nhu vay, bieu hien cua quan tri toan
cau la gi? Xuat phat tir quan niem khac nhau ve ban chat
va qua trinh, trang thai cuo'i cung cua quan tri toan cau
cung duoc hinh dung kha da dang. Y kien dau tien kha
pho bien cho rang quan tri toan cau se co hinh thuc la to
chuc quoc te. Tham chi co hoc gia con cho rang do se la
mot he thong cac co quan sieu quo'c gia1. Y kien thu hai
quan tarn toi khia canh van hanh cua quan tri toan cau khi
cho rang do co the la co cau, co che hay su sap xep nao do.
Y kien thu ba coi quan tri toan cau la he thong cac luat le
dieu chinh hanh vi quoc gia mot cach co hieu luc tren
pham vi toan cau. Do co the la he thong luat phap quoc te,
hay he thong cac hiep dinh quoc te, hoac tham chi la
nhung tac dong co tinh quy dinh tir he thong quoc te nhu
quan diem cua Rosenau... Y kien thu tu lai thien ve su
hinh thanh cac chu the toan cau khi cho rang su ton tai cac
luc luong co tinh toan cau hoac xuyen quoc gia hay mang
luoi cua chung la bieu hien cua quan tri toan cau. Y kien
thu nam nhah manh ban chat tuong tac cua quan tri toan
cau nhung hinh dung ve trang thai cuoi cung kha khac
nhau, tir don gian nhu su phoi hop quoc te nham giai
quyet van de chung tod phuc tap nhu su hoi nhap toan
cau. Y kien thu sau quan tam den loi ich khi cho rang do
1. John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Goverriance in
the Twenty-first Century, Sdd, tr. 5.
508
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc tế dưởi góc nhìn lịch sù
là sự hòa hợp các lợi ích vốn xung đột và đa dạng cũng
như sự thực hiện các hành động hợp tác1. Ỷ kiên thứ bay
thì lại coi quản trị toàn cầu chính là sự tồn tại những chính
sách toàn cầu của các quốc gia trong lĩnh vực hav vâh đê
nào đó. Và cuối cùng, có không ít ý kiến cho rằng quan trị
toàn cầu bao gồm nhiều hoặc thậm chí tất cả các hinh thức
nêu trên.
Thực chất mọi phương án trên đều là những hình thức
thể chế khác nhau với những mức độ liên kết khác nhau,
cách thức tô chức khác nhau và khả năng vận hành khác
nhau. Chúng đều được lập ra đê tạo thuận lợi cho việc
thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vâr» đề
chung nào đó như tài chính, thương mại, an ninh, thông
tin liên lạc, môi trường, đói nghèo, dân sô', năng lượng, tội
phạm quốc tế,... Thế chế là cần thiết đế thu hút sự tham
gia, hướng dẫn hành vi quốc gia và điều chinh sự tương
tác, đề ra luật lệ và quy định chung, tổ chức phối hợp
quốc tế và thúc đẩy liên kê't, cũng như hoạch đinh chính
sách toàn cầu,... tức là đế thực thi sự quản trị. Không có
thể chế thì không có sự quản trị toàn cầu. Vì thế, hoàn
toàn có thê coi quàn trị toàn cẩu bao gồm tâ't cà các hình
thức thê chế nêu trên.
Như vậy, có thê hiểu quàn trị toàn cầu có hinh thức
biểu hiện là sự phối hợp quốc tế rộng rãi dưới hình thức
1. Commission on Global Governance, Our Global Neighbourhood,
Oxford University Press, 1995.
Một số vấn đề lý luận về quản trị toàn cáu
509
thê chế nào đó nhằm giải quyết những vâh đề chung. Tuy
nhiên, có lẽ trong nghiên cứu, cần phân biệt quản trị toàn
cầu với những hình thức thể chế còn lỏng lẻo, yếu ớt vói
mức độ ảnh hưởng chưa cao. Đó chỉ là những tiền đề thê
chế cho quản trị toàn cầu, tức là những thể chế sơ khai
đang tiệm cận tới quản trị toàn cầu.
5. Thẩm quyền trong quản trị toàn cẩu
Với quá trình và trạng thái cuổi cùng như vậy, quản
trị toàn cầu sẽ có thẩm quyền như thế nào? Quản trị toàn
cầu được coi là một thê chế có hiệu lực, có thẩm quyền
riêng và có hiệu lực ràng buộc. Không có thẩm quyền,
không thê thực thi được sự quản trị, tức là không có quản
trị toàn cầu. Thẩm quyền này được lấy từ một phần chủ
quyền quốc gia trên cơ sở thỏa thuận và tự nguyện. Tuy
nhiên, trong vấn đề này, quan niệm về những quyền nào
được trao, mức độ thế nào, khả năng nhượng quyền của
quốc gia đến đâu, cơ chế thi hành ra sao,... còn khá khác
nhau. Chúng tôi tạm chia các ý kiến này làm ba loại.
Loại ý kiến thứ nhất muốn trao cho quàn trị toàn cầu
thẩm quyền lớn vượt trên quốc gia. Các thẩm quyền này
có từ hoạch định chính sách đến kiêm soát việc thực thi, từ
hiệu lực bắt buộc và chế tài đến kha nàng can thiệp vào
nội tình quốc gia. Trong số này, khả năng can thiệp là sự
phàn ánh mạnh mẽ nhất nên chúng tôi tạm gọi là "thẩm
quyền can thiệp". Loại thẩm quyền này sẽ đem lại cho
quàn trị toàn cầu tư cách siêu quốc gia ở chừng mực nào đó.
510
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
Tuy nhiên, đó không phải là chính phủ thế giói cư xử vói
quốc gia như nhà nước đối với công dân của mình. Trong
trường hợp này, quốc gia vẫn có sự tự trị đáng kế, hay nói
cách khác là vân có chủ quyền đáng kê.
Loại ý kiến thứ hai mà chúng tôi tạm gọi là "thẩm
quyền quy định", trong đó nhiệm vụ chủ yếu của thê chế
quản trị toàn cầu là đề ra những quy định chung trong
vấn đề nào đó. Trong loại này, quản trị toàn cầu có các
thẩm quyền hoạch định chánh sách chung, để ra luật lệ
điều chỉnh hành vi ứng xử của quôc gia. Các quy định này
thiên về ngăn chặn trước hơn là xử lý vi phạm. Chúng
cũng có hiệu lực bắt buộc nhung mức độ chế tài yếu hơn.
Các biện pháp chủ yếu là vận động và gây áp lực hơn là
trừng phạt và can thiệp. Việc thực thi được giám sát hơn
là kiểm soát. So vói "thẩm quyền can thiệp", "thảm quyền
quy định" cũng làm xói mòn chủ quyền quốc gia nhưng ít
hơn nhiều.
Loại ý kiến thứ ba có thế được gọi là "thẩm quvền tư
vân". Ở đây, quản trị toàn cầu được hình thành nhằm tạo
ra cơ chế tham khảo, phối hợp giữa các quốc gia nhằm đối
phó vói vâh đề nào đó. Cơ chế này có thẩm quvển đê' ra
những hướng dân chính sách và các quy định cho việc
thực thi của quốc gia. Tuy nhiên, các quyết định này chi có
tính chất tư vâh mà không có hiệu lực bắt buộc. Việc thực
thi các quyết định chủ yếu dựa trên sự tự nguvện thực
hiện cam kết quốc tế (pacta sunservanda) như trong cóng
pháp quốc tế. Trong trường hợp này, quản trị toàn cãu là
Một số vấn đê Ịý luận vê quản trị toàn cáu
511
một tập hợp lỏng lẻo và chủ quyền quốc gia bị xói mòn
không nhiều.
Chúng tôi cho rằng thẩm quyển của quản trị toàn cầu
hiện nay chỉ đang dừng ở mức tư vâín và xu hướng có thê
sẽ là tiên tới thẩm quyền quy định. Quản trị toàn cầu cần
phải có những thẩm quyền lớn hon các thể chế hiện hành.
Có như thế, thể chế này mới có thể thực thi "sự quản trị"
đúng nghĩa của nó. Có như thế, quản trị toàn cầu mói có
khả năng thống nhất nỗ lực đối phó vói môì đe dọa đang
ngày càng tăng tò các vâh đề toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt
được thẩm quyền quy định, đó sẽ là một quá trình lâu dài,
khó khăn và chắc cũng chỉ trong một số lĩnh vực mà thôi.
Đó là những lĩnh vực ít nhạy cảm và ít động chạm đến
chủ quyền quốc gia. Còn thẩm quyền can thiệp thì sẽ rất
khó đạt được bởi vấn đề xâm phạm chủ quyền và chính
nó sẽ tạo ra sự chống đối quản trị toàn cầu. Thẩm quyền
can thiệp dễ bị biến thành sự can thiệp của các quốc gia
chi phối đối với các nước yếu thế hơn cho nên các nước
này sẽ tìm cách chống lại.
6. Quy mô hoạt động của quản trị toàn cẩu
Với thẩm quyền có thể như vậy, quản t r ị toàn cầu sẽ
có quy mô hoạt động như thế nào? Quy mô ở đây có hai
phương diện: quy mô mục tiêu và quy mô chủ thế. v ề quy
mô mục tiêu, hầu như không có sự khác biệt khi các ý kiến
đều cho rằng mục tiêu cùa quản trị toàn cầu là nhằm giải
quyết
các vâh đề có tính toàn cầu. Trong khi đó, có sự
512
Mot so van de ly luan quan he quoc te dudi goc nhin lich sit
khac nhau ve quy mo chu the. Trong var» de nay, co quan
niem cho rang quan tri toan cau la de chi nhung the che
hoat dong tren quy mo toan cau hoac trong khong gian
dang duoc toan cau hoa1. Quan niem thu hai rong hon khi
bao gom ca cac the che toan cau va the che khu vuc hay
dia phuong neu chung co tham gia vao viec giai quyet cac
van de toan cau hay co su phoi hop voi nhung the che
tuong tu 6 cac noi khac tren the gioi.
Co so cua y kien thu nhat dua tren lap luan rang phai
co hoat dong tren quy mo toan cau thi moi co the goi do la
quan tri "toan cau". Tinh toan cau 6 day duoc phan anh o
ca muc tieu, luc luong tham gia, tam hoat dong va kha
nang gay anh hudng tren quy mo the gioi. Quan diem nay
cung gioi han duoc doi tuong nghien cuu khong tro nen
qua rong. Tuy nhien, y kien thu nhat thien ve trang thai
cuoi cung cua quan tri toan cau ma khong tinh den qua
trinh cua no.
Y
kien thu hai phan anh duoc ca trang thai cuoi cung
cung nhu qua trinh tiem can toi quy mo toan cau. Quan tri
toan cau duoc hinh thanh va cung co bang ca hai qua trinh
tir duoi len va tir tren xuong. Do la qua trinh di tu dia
phuong len toan cau va nguoc lai. Ben canh do, quan
diem nay con phan anh duoc day du hon luc luong tham
gia quan tri toan cau. Luc luong 6 day khong phai chi co
1.
Bjom Hettne & Bertil Oden, Global Governance in the 21” Century
Alternative Perspectives on World Order, Sdd, tr. 7.
Một số vấn đề lý luận về quản tri toàn cầu
513
những lực lượng toàn cầu mà bao gồm cả lực lượng địa
phương. Đây có lẽ vẫn là lực lượng chính trong việc giải
quyết các vâh đề toàn cầu khi thế giói vẫn phân chia thành
quoic gia có chủ quyền. Không những thê' quan điểm này
còn cho thây cơ câu của quản trị toàn cầu là đa câp độ
(multi-level). Sự quản trị toàn cầu không chỉ diễn ra trên
quy mô toàn thế giới mà còn được thực hiện ở cấp độ khu
vực, liên quốc gia, quốc gia và các địa phương bên trong
quổc gia. Các cơ cấu bên dưới này cũng tham gia điều tiết
quản trị toàn cầu. Và như vậy, đôi tượng điều chỉnh của
quản trị toàn cầu bao gồm cả quan hệ siêu quốc gia, liên
quốc gia và bên trong quốc gia1.
Mặc dù ý kiến này sẽ dẫn đến đối tượng nghiên cứu
quá rộng nhưng lại phản ánh đúng thực tiễn hơn. Vì thế,
chúng tôi nghiêng về ý kiến này nhiều hơn ý kiến đầu.
Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều thể chế có mục tiêu toàn
cầu nhưng quy mô, lực lượng, ảnh hưởng chỉ ở tầm địa
phương. Chúng sẽ trở thành bộ phận của quản trị toàn
cầu khi có sự phối hợp chặt chẽ và liên kết thành mạng
lưới hay hệ thống chứ không phải chỉ mỗi bản thân chúng.
7. Lĩnh vực hoạt động của quản trị toàn cẩu
Vậy với thẩm quyền và quy mô hoạt động như vậy,
quản trị toàn cầu sẽ diễn ra trong những lĩnh vực nào của
1. John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance in
the Twenty-first Century, Sdd, tr. 6.
đời sống? Do các vâh đê toàn cầu hiện diện trong mọi mặt
cua đòi sống thế giới nên sự kỳ vọng đối vòi quan trị toàn
cầu là đa lĩnh vực. Thực tế cho thấy các hình thu с thê chê
quản trị toàn cầu đang tổn tại cả trong chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội,... Chúng đều được hình thành đê nhăm
đối phó với những vâh đề cụ thê của nhân loại. Tuy nhiên,
sự khác nhau là ở chỗ lĩnh vực nào có khả năng hơn.
Trên thực tế, các vân đề an ninh chính trị rất được
quan tâm, thậm chí là khá sớm qua c ố gắng xâv dựng Hội
quốc liên sau Chiến tranh thế giới thứ nhâ't và Liên họp
quô'c sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí, an ninh
chính trị còn được coi như mục tiêu cơ bàn nằm sau quản
trị toàn cầu. Thế nhưng, có câu hỏi lớn là liệu xây dựng
được quản trị toàn cầu trong lĩnh vực chính trị hay không
khi vẫn gặp sự phản kháng từ chủ quyền quốc gia và chủ
nghĩa dân tộc? Liệu có xây dựng được quản trị toàn cầu
trong lĩnh vực văn hóa hay không khi sự đa dạng văn hóa
là rất lớn, nhu cầu giữ gìn bản sắc là Tất mạnh? Xét vế mặt
lý thuyết, hai lĩnh vực này có thế có được sự quan trị toàn
cầu, nhưng bời những lý do trên, đó là cái đích con Tất xa
và mức độ khả thi cũng còn hạn chế.
Theo chúng tôi, quản trị toàn cầu có thê sẽ diễn ra chủ
yê'u trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội hơn la chính trị
và văn hóa. Thực tế hiện nay cho thây, quan trị toan cầu
đang diên ra trong các lĩnh vực này là chu yếu với nhũng
mức độ phối hợp và thê chế hóa khác nhau. ít nhát, xáy
dựng quan trị toàn cầu trong những lĩnh vực đó dễ kha thi
Một số vấn đê !ý luân vê quản trị toàn câu
515
hơn do có nhiêu lợi ích chung và ít động chạm hơn đên chủ
quyển quô'c gia cũng như bản sắc dân tộc. John N. Clarke
và Geoffrey R. Edward đã đưa ra một sô' vấn đề cụ thế có
thê diễn ra quản trị toàn cầu là "hội nhập kinh tế, các nỗ
lực kiểm soát sự xuông cấp môi trường, các nguyên tắc
đạo đức và luật pháp được vận hành trong hệ thống quổc
tế, các thách thức văn hóa - xã hội, sự tiến triển về công
nghệ thông tin, các mối đe dọa về an ninh, đặc biệt là
các chế độ pháp lý điều tiết hành vi của các quốc gia mà
đôi khi cạnh tranh với nhau"1. John N. Clarke và Geoffrey
R. Edward có đề cập cả các vâh đề thuộc lĩnh vực chính trị
như an ninh và chế độ pháp lý. Tuy nhiên, như thực tế cho
thấy, quản trị toàn cầu dễ đạt được trong các vân đề an
ninh phi truyền thống hơn là an ninh truyền thống, trong
các chế độ pháp lý liên quan đến kinh tế - xã hội hơn là
chính trị. Vì thế, theo chúng tôi, quản trị toàn cầu dễ xảy
ra hơn trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội.
Mặc dù hoạt động trong các lĩnh vực như vậy nhưng
tính chính trị của quản tri toàn cầu vẫn rõ nét. Sự vận
động của quản trị toàn cầu tương tác chặt chẽ vói quyền
chính trị của quốc gia, ảnh hưởng nặng nề đên quan hệ
chính trị giữa các quốc gia và tác động mạnh mẽ tói khu
vực chính trị cao (high politics), là nơi diễn ra quan hệ
quyền lực của các quốc gia. Vì thế, quản trị toàn cầu củng
1. John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance in
the Twenty-first Century, Sdd, tr. 5.
516
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc tế dưới góc nhin lịch SƯ
như các vâh đề toàn cầu có thê’ được xếp vào khu vực
chính trị thấp (low politics), là nơi thuộc lĩnh vực khác
nhưng tương tác nhiều vói quan hệ quyển lực cua các
quôc gia.
8. Chủ thể tham gia quản trị toàn cẩu
Về chủ thể tham gia, đa phần ý kiến tán thành tính
rộng rãi của các chủ thê tham gia hợp tác trong quản trị
toàn cầu. Đó là quốc gia, tổ chức quốc tế cả liên chính phủ
lẫn phi chính phủ, các phong trào xã hội, cá nhân,... tức là
râ't đa dạng. Thực tế củng cho thấy điều này khi các thê
chế quản trị toàn cầu hiện hành đều có tính mở với sự
tham gia của nhiều loại hình chủ thể khác nhau.
Tuy nhiên, sự khác nhau ở đây chủ yếu ở chỗ ai là lực
lượng chính và đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy
quản trị toàn cầu? Chủ thể quốc gia hay phi quốc gia?
Quan niệm nhân mạnh vai trò chủ thể quốc gia dựa trên
sức mạnh tổng hợp hơn hẳn, vai trò chi phối quan hệ quốc
tế trong quá khứ cũng như hiện tại, khả năng làm luật và
khả năng quyết định thành bại của quản trị toàn cầu.
Trong khi đó, ý kiên sau đề cao vai trò của các chu thê phi
quốc gia khi cho rằng chính sự nổi lên của chúng là một
trong năm cơ sở giúp quản trị toàn cầu nôi lên sau Chiên
tranh lạnh, và rằng đây mới chính là lực lượng lam nên
quản trị toàn cầu của tương lai. Chủ thê phi quốc gia khóng
có những vướng mắc về chủ quyền quốc gia va lợi ích
quốc gia nên dễ đạt được quàn trị toàn cẩu. Chúng đang
Một số vấn dê lý luân vế quản trị toàn cáu
517
ngày càng tăng và tham gia ngày càng sâu vào quản trị
toàn cầu. Chúng đang là lực lượng kết nôi lợi ích riêng của
quốc gia với mục tiêu chung đế giải quyết các vấn đề toàn
cầu. Chúng đang làm xói mòn chủ quyền quôc gia vổn
được coi là trở lực chính cho quản trị toàn cầu. Chúng
đang làm thay đổi hệ thông quốc tế hiện hành vôn dựa
trên sự tương tác giữa các quổc gia có chủ quyền sang hệ
thống quôc tế đa chủ thế, đa tầng nâc.
Chúng tôi cho rằng, cả hai loại hình chủ thê’ này đều
có ý nghĩa quan trọng và có giá trị bổ sung cho nhau trong
quá trình thúc đẩy quản trị toàn cầu. Tuy nhiên, do ưu thế
hơn hẳn về nhiều mặt, quốc gia vẫn đang có vai trò lớn
hơn ít nhiều so với chủ thể phi quốc gia.
Trong khi thừa nhận vai trò của quốc gia đôi vói quản
trị toàn cầu, còn có một câu hỏi khác. Các cường quốc, đa
SC) các quốc gia hay hầu hết các quốc gia mới tạo ra được
hiệu lực thực thi quản trị toàn cầu? Xét về lý thuyết, quản
trị toàn cầu được xây dựng trên quy mô toàn cầu để đối
phó với các vấn đề toàn cầu nên đòi hòi có sự tham gia
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong
thực tiễn, đây lại là điều tương đối khó thực hiện vì nhiều
lý do, như lợi ích và nhận thức không đổng đều và thậm
chí là xung đột, sự lo ngại chủ quyền quốc gia bị vi phạm,
sự e ngại bị các nước lớn chi phối,... Vì thê' nhiều ý kiến
cho rằng có thế thực thi quàn trị toàn cầu dựa trên đa số.
Việc đa SỐ phối hợp nhau cùng giải quyết vâh đề chung
nào đó sẽ đem lại "sự quản trị không cẩn chính phủ"
518
Một số vấn đê lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử
{governance ivithout government) như tựa để một cuốn sách
của Rosenau. Đa sô' này có thể hình thành chinh sách
chung toàn cầu, có khả năng đem lại tính hiệu lực cho
quyết định chung và có thể gây áp lực hay lôi kéo nhũng
nước chưa tham gia. Tuy nhiên, cũng với những lý do
trên, có ý kiến cho rằng để đạt được sự đổng thuận của đa
số cũng Tất khó và làm công việc gì vói sự tham gia của
nhiều người thì cũng cần có sự lãnh đạo. Vì thế, vai trò
của các cường quốc là râ't quan trọng. Là những quốc gia
có quyền lực quôc tế lớn, họ có thể ép buộc hoặc thuyết
phục phần còn lại của thế giói thực thi quản trị toàn cầu.
Tuy nhiên, việc dựa vào các cường quô'c lại tạo ra sự lo
ngại rằng quản trị toàn cầu sẽ đi theo lợi ích của các nước
lớn, bất chấp lợi ích của các nước đang phát triển vốn
đang là sô' đông. Và rằng Tất có thê’ quản trị toàn cầu sẽ trở
thành sự quản trị của nước lớn đôi với nước nhỏ.
Chúng tôi cho rằng vai trò của các cường quốc là cần
thiết, nhưng sự tham gia của đa sô' quốc gia cũng không
thê thiếu. Thiếu cái đầu, quản trị khó có hiệu lực và thiếu
cái sau, sự quản trị này khó đạt được quy mô toàn cầu.
9. Tính khả thi và triển vọng của quản trị toàn cáu
Với tất cả các nội dung trên của quản trị toàn cấu, vậy
tính khả thi và triển vọng của nó sẽ như thế náo? Trong
'vấn đề này, sự khác nhau là bình thường do quan niệm vé
quàn trị toàn câu không đổng nhát vói nhau. Tuv nhién
ngay trong những người có sự gẩn nhau tương đói vé
Một số vấn đê lý luân vê quản trị toàn cầu
519
quản trị toàn cầu như hình thức thể chế quốc tế nào đó có
năng lực chung ít nhiều vượt khỏi khuôn khổ quổc gia, ý
kiên cũng không giông nhau.
Những người ủng hộ cho tính khả thi của quản trị
toàn cầu dựa vào năm cơ sở đã nêu ở trên (toàn cầu hóa,
các vâh đề toàn cầu, hợp tác và hội nhập, sự phụ thuộc lẫn
nhau, và chủ thê phi quốc gia). Cả năm cơ sở này được
cho là những xu thê' đang tăng và tác động ngày càng
mạnh mẽ đến toàn thế giới. Cả năm cơ sở này đều dẫn
đên yêu cầu "quản trị chung" và đem lại tính toàn cầu cho
sự quản trị đó. Cả năm cơ sở này vừa là điều kiện khách
quan cho sự phối hợp của quản trị toàn cầu, vừa làm thay
đổi mạnh mẽ nhận thức chủ quan về quốc gia, tương tác
liên quốc gia và hệ thống quổc tế. Và bởi vì đó là những
xu thế, họ tin rằng quản trị toàn cầu sẽ phát triển và thậm
chí có thể là một mô hình của trật tự thế giới mói. Trong
đó, các hình thức thể chế khác nhau của quản trị toàn cầu
như một hệ thống quốc tế sẽ chi phối nhiều mặt của đời
sống quốc gia trong nhiều lĩnh vực.
Ngược lại, sự hoài nghi về tính khả thi của quàn trị
toàn cầu là không nhỏ, nhất là từ chủ nghĩa hiện thực.
Quan điểm này cho rằng tính khả thi của nó là rất kém bời
sự ngăn trờ của chủ quyền và lợi ích quốc gia. Môi trường
vô chính phủ vẫn tiếp tục, chù quyền quôc gia vẫn vững
bền lợi ích quốc gia vẫn đa dạng và đầy tính tư lợi. Vì thê'
rất khó tạo được sự ràng buộc toàn cầu đôi với quốc gia.
Và củng vì thê' khả năng thực thi các quyết định chung
520
Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế ơưẽH góc nhin lích su
vẫn tiếp tục yếu ớt trong quan hệ quốc tế và còn khó khăn
hơn khi động chạm đến nội bộ quốc gia. Điểu nàv đã được
chứng tỏ hàng trăm năm nay và vẫn sẽ tiếp tục trong
tương lai. Do đó, triển vọng của quản trị toàn câu vân tiếp
tục tình trạng lỏng lẻo và phối hợp khó khăn như hiện
nay. Thậm chí, còn có sự nghi ngò cao hơn như s. Strange
coi đó là nguồn quyền hành xung đột với nhau1, tức là sẽ
có sự xung đột giữa thẩm quyền chung và quyển quốc gia,
giữa quyền hành của các quôc gia với nhau. Hay Hedley
Bull cho rằng có thể dẫn đến một hình thức trật tự chính
trị toàn cầu theo kiểu trung cổ mói (neo-medieval) cùa sự
chia sẻ quyền hành giữa các thực thê 2... Điều đó có nghĩa
là cai trị toàn cầu chứ không phải quản trị toàn cầu.
Chúng tôi thừa nhận những cơ sở hợp lý nhất định
của hai ý kiến trên. Đó là những điều kiện khả thi trong ý
kiến đầu và những trở ngại trong ý kiến thứ hai. Từ đó,
chúng tôi tán thành ý kiến thứ ba có tính trung dung.
Theo đó, sẽ hình thành mạng lưới quản trị toàn cầu với
mức độ và quyền hạn cao hơn các thể chế hiện hành.
Quản trị toàn cầu cũng chỉ diễn ra đậm nét trong một vài
lĩnh vực và vẩn để nhât định. Trong đó, các quốc gia phối
1. S. Strange, The Retreat o f the State, Cambridge, CUP, 1997, tr. 199.
Dẩn theo John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance in
the Twenty-first Century, Sđd, tr. 5.
2. H. Bull, The Anarchical Society, McMillan, London, 1977, tr. 25
Dan theo John N. Clarke & Geoffrey R. Edward, Global Governance m
the Twenty-first Century, Sdd, tr. 5.
Một số vấn đê lý luân về quẩn tri toàn cầu
521
hợp với nhau tuy có sâu sắc hon hiện nay nhưng cũng chỉ
ờ mức độ vừa phải. Và để đạt được những điều trên, đó sẽ
là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn.
10.
Tác động của quản trị toàn cẩu tới các nước
dang phát triển
Dù còn những quan niệm và ý kiến khác nhau, chúng
tôi vân cho rằng quản trị toàn cầu là một quá trình đang
diên ra và sẽ tiếp tục ưong tương lai. Vậy quá trình quản
trị toàn cầu tác động đến các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam như thế nào? Tác động này đến từ hai
phương diện. Một là, tác động của sự quản trị toàn cầu từ
bên ngoài, tức là từ sự thay đổi của môi trường và hệ
thống quổc tế do quản trị toàn cầu đem lại. Hai là, tác
động từ trong nước đối với quá trình tham gia quàn trị
toàn cầu. Các tác động này không giống nhau giữa các
quốc gia bời những điều kiện đặc thù của từng nước.
Nhưng về đại thê đối với các nước đang phát triển, tác
động cùa quá trình quản trị toàn cầu có cả hai mặt: tích
cực và tiêu cực. Dưới đây là một số tác động cơ ban đó:
Trong tác động tích cực cùa quá trình quàn trị toàn cầu
đối với các nước đang phát triển, điếm thứ nhất dễ nhận
thấy nhât chính là sự bổ sung nguồn lực. Các vấn đê' toàn
cầu cũng là vẩn đề cua những nước này khi đang trơ nên
trầm trọng và đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội cua đất
nước. Quan trị toàn cầu là sự phối hợp quôc tế nhằm giãi
quyết các vấn đề đó. Hay nói cách khác, những mục tiêu
của quản trị toàn cầu cũng phù hợp với lợi ích cua các
nước đang phát triển. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn
chế và phải phân tán vào nhiều nhiệm vụ khác, thông qua
sự phối hợp của quản trị toàn cầu, các nước đang phát
triển có thêm sự bổ sung về công nghệ, tài chính, quản lý
và những hỗ trợ khác từ bên ngoài vào để giải quyết các
vâíì đề của mình.
Thứ hai, đó là tác động đối với hợp tác và hội nhập
quốc tê' cả về nhận thức lẫn thực tiễn. Tham gia quản trị
toàn cầu giúp nâng cao nhận thức quốc tế vốn là điểm còn
yếu ở các nước đang phát triển. Hợp tác và hội nhập quốc
tế như một cách thức đế phát triển đât nước đã được
khẳng định, nhưng chủ yếu chi được nhận thức ở bên
trên, còn bên dưới nhận thức này vẫn hạn chế. Tình trạng
đó đang gây ra nhiều khó khăn cho sự phát triển đất nước
nói chung, trong quan hệ đối ngoại nói riêng. Tham gia
quản trị toàn cầu sẽ đưa các nước đang phát triển gắn
nhiều hơn vào môi trường quốc tế, góp phần thúc đẩy
quan hệ quốc tế của đất nước. Đổng thòi, hợp tác trong
quản trị còn giúp đưa hợp tác quốc tế xuống bên dưới, tạo
điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia hợp tác
quốc tế để giải quyết các vâh đề của mình.
Thứ ba, quàn trị toàn cầu tạo ra môi trường có lợi cho
sự Ổn định và phát triển của các nước đang phát tri én.
Quản trị toàn cẩu nếu phát triển sẽ không chi thúc đáy
hợp tác vì phát triển. Nó còn tạo ra những co chế giai
quyết tranh chấp và ngăn ngừa xung đột quốc tế. Quan tri
Một số vấn đê lý luân vê quản trị toàn cầu
523
toàn cầu cũng tạo ra cơ chế gắn kết với nhau qua lợi ích
chung, sự ràng buộc lẫn nhau đối với thể chế chung và ý
thức trách nhiệm đôĩ với nước khác. ít nhất, nó cũng đem
lại sự ổn định hơn trong tương tác giữa các quốc gia.
Không những thế, cho dù quản trị toàn cầu nếu chi diễn ra
trong một vài lĩnh vực và vâh đề nhât định thì cũng có lợi
cho Sự phát triển chung của các nước đang phát triến bởi
sự phối hợp trong lĩnh vực này sẽ góp phần thúc đẩy sự
hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Thứ tư, tham gia quản trị toàn cầu, các nước đang phát
triển có thế nâng cao vị thế của mình trong quan hệ quốc
tế. Một mặt, cơ chế hợp tác của quản trị toàn cầu là nguồn
đem lại sự ủng hộ quốc tế đối vói các nước này trong
những vâh đề liên quan. Mặt khác, đó cũng chính là
những diễn đàn quốc tế để các nước đang phát triển tập
hợp lực lượng, đâu tranh với sự bât bình đẳng Bắc - Nam
trong quan hệ quốc tế.
Bên canh những thuận lợi, quản trị toàn cầu cũng đem
lại những túc động tiêu cực cho các nước đang phát triến,
trong đó có Việt Nam.
Thứ nhất, quản trị toàn cầu đem lại nguy cơ về sự
phân tầng trong chính các thể chế của quản trị toàn cầu.
Do trình độ phát triển và vị thế quốc tế khác nhau nên cơ
chế của quản trị toàn cầu khó có sự bình đẳng cho mọi
quốc gia tham gia. Tiếng nói, quyền quyết định, quyền lập
pháp và khà năng chi phối quản trị toàn cầu nhiều khả
năng nằm trong tay các nước lớn. Không loại trừ khả năng
524
Một số vấn đề lý luận quan hệ quóc té dưới góc nhin ỊịCh SƯ
quản trị toàn cầu sẽ bị biến đổi thành một cóng cụ nô
dịch mới trong quan hệ giữa nưóc lớn và nưóc nho. Là
những nước còn hạn chế về trình độ và vị thế, các nước
đang phát triển dễ bị rơi vào tầng dưới của quan trị toàn
cầu. Khi đó, đương nhiên các nước này dễ phai chịu
những bất lợi từ sự phân tầng được thể chế hóa bằng
quản trị toàn cầu.
Thứ hai, đó là nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài. Quản
trị toàn cầu có yêu cầu đem lại sự điều phối chung và sự
kiểm soát hay giám sát tò bên ngoài. Chính những điều
này dẫn đến khả năng can thiệp vào nội tình quốc gia.
Như trên đã đề cập, trong sự phân tầng, sự kiêm soát và
can thiệp này chắc chắn đến từ phía nước lớn đối với các
nước nhỏ chứ không hẳn là ngược lại. Và không thế loại
trừ sự kiểm soát và can thiệp của quản trị toàn cầu bị lợi
dụng vì những mục tiêu khác. Là những nước vốn phải
trải qua sự áp bức lâu dài của chủ nghĩa đ ế quốc, chủ
nghĩa thực dân, các nước đang phát triển rất dễ nhạy cảm
với nguy cơ này.
Thứ ba, tham gia quản trị có thể tạo ra nguv co phân
tán nguồn lực vốn còn khá hạn chế của các nưóc đang
phát triển. Vì lo ngại hai tác động bâ't thuận trên, có nhiêu
khả năng ban đầu các nước đang phát triển chi tham gia
vào sự quan trị toàn cầu trong một số lĩnh vực và ván để ít
động chạm đến chù quyển và lọi ích quốc gia hơn như
môi trường chẳng hạn. Tuy nhiên, khi tham gia vao quan
trị toàn cầu trong những lĩnh vực này, các nước đang phát
Một số vấn đê lý luận về'quản trị toàn cầu
525
triền sẽ phải thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình,
trong khi điều này hoàn toàn có thể khiến các nước đó gặp
khó khăn khi phải phân bô nguồn lực còn hạn chế cua
mình cho những mục tiêu ít ưu tiên hơn. Ví dụ, thực tê
cho thây hầu hết các nước này đều không sẵn sàng hy sinh
mục tiêu tăng trường cho mục tiêu môi trường.
ít nhât trong tương lai gần, nếu quản trị toàn cầu có xu
hướng tăng lên thì nó vẫn phải tính đến chủ quyển và lợi
ích quốc gia vốn râ't đa dạng. Vì thế, rất khó đạt được sớm
những chính sách chung có hiệu lực và hành động chung
như trong một quốc gia. Hay nói cách khác, quàn trị toàn
cầu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hành động địa phương,
tức là phụ thuộc vào ý thức, sự tự giác, ý chí tuân thủ,
năng lực và hành động của các quốc gia. Và dù thế nào,
Việt Nam vẫn nên tham gia vào quá trình này nhưng cần
phải có chọn lọc lĩnh vực, lộ trình cụ thế và những bước đi
thích hợp. Đổng thời, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phô biến kiến thức đê nâng cao nhận
thức về quản trị toàn cầu. Đó là sự chuẫn bị cần thiết cho
tương lai.
526
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản
7
- Chính trị xanh - Một cách tiếp cận trong quan hệ
quốc tế
9
- Thuyết phụ thuộc dưới góc độ quan hệquốc tế
39
- Cơ sở của chủ nghĩa hiện thực và sự phê phán
67
- Phân đinh khu vực trong nghiên
90
cứu quốc tế
- Nhận thức về chủ nghĩa khu vực
114
- Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử
136
- T ổ chức quốc tế và chủ thế phi quôc gia
166
- Công ty xuyên quốc gia - chủ thể quan hệ quốc tế
194
- Quá trình phát triến cách tiếp cận quyển lực
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vàlịch sừ
219
- Một sô' vân đề lý luận vê khái niệm quyền lực trong
quan hệ quốc tế
- Các yếu tố tinh thần trong quyển lực của quốc gia
245
268
Một số vấn đê lý luận về quản trị toàn cầu
527
- Nhận thức về hệ thông quổc tế
297
- Hệ thông quôc tế trong lịch sử: quá trình và
loại hình
- Nguyên nhân chiến tranh - các cấp độ phân tích
329
362
- Cơ sở nhận thức của cuộc chạy đua hạt nhân
trong Chiến tranh lạnh
- Kosovo - sự châ't chứa của lịch sử
413
435
- Một s ố yếu tô”tác động tới nhận thức an ninh ở
Đông Á
459
- Một số yếu tố địa - chính trị của Việt Nam: Nhận
thức và thực tiễn
- Một SỐ vâh đề lý luận về quản trị toàn cầu
476
497
Download