Uploaded by Lan Quỳnh Nguyễn

Nhóm-8 Bitis Ấn-Độ Report

advertisement
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI CHÂU Á
BÀI CUỐI KỲ: BẢN BÁO CÁO DỰ ÁN
BITI’S IN INDIA
Giảng viên:
TS. Nguyễn Huệ Minh
Mã lớp học phần:
24D1BUS50318105
Lớp - Nhóm:
IBC03 - Nhóm 8
Sinh viên - MSSV - %:
Huỳnh Thị Minh Thư - 31221025605 - đóng góp 100%
Nguyễn Lan Quỳnh - 31221025594 - đóng góp 100%
Trần Anh Quân - 31221026118 - đóng góp 100%
Lê Thị Cẩm Giang - 31211027269 - đóng góp 100%
Nguyễn Vũ Nam - 31221020873 - đóng góp 100%
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2024
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................................... I
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................................ II
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................. III
1. Tổng quan ....................................................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu về Biti's .................................................................................................................. 1
1.2. Giới thiệu về Ấn Độ................................................................................................................ 3
2. Cơ hội và thách thức cho Biti’s tại Ấn Độ ................................................................................... 4
2.1. PESTLE .................................................................................................................................. 4
2.1.1. Chính trị (Political) ........................................................................................................ 4
2.1.1.1. Chỉ số bình ổn chính trị ........................................................................................ 4
2.1.1.2. Chỉ số tham nhũng ................................................................................................ 4
2.1.2. Kinh tế (Economics) ...................................................................................................... 4
2.1.2.1. Các chỉ số kinh tế .................................................................................................. 4
2.1.2.2. Lãi suất.................................................................................................................. 5
2.1.2.3. Lạm phát ............................................................................................................... 6
2.1.2.4. Xu hướng thất nghiệp ........................................................................................... 6
2.1.2.5. Xu hướng tiêu dùng .............................................................................................. 6
2.1.3. Xã hội (Social) ............................................................................................................... 6
2.1.3.1. Nhân khẩu học ...................................................................................................... 6
2.1.3.2. Tôn giáo ................................................................................................................ 7
2.1.3.3. Trình độ học vấn ................................................................................................... 7
2.1.3.4. Quy mô ngành giày thể thao tại Ấn Độ ................................................................ 7
I
2.1.3.5. Văn hóa tiêu dùng giày thể thao ........................................................................... 7
2.1.4. Công nghệ (Technological) ........................................................................................... 8
2.1.4.1. Chỉ số đổi mới toàn cầu ........................................................................................ 8
2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 8
2.1.5. Pháp lý (Legal) .............................................................................................................. 8
2.1.6. Môi trường (Environmental).......................................................................................... 9
2.2. 5 áp lực cạnh tranh của Porter ................................................................................................ 9
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành ..................................................................................... 9
2.2.2. Đối thủ tiềm ẩn .............................................................................................................. 9
2.2.3. Nhà cung ứng ............................................................................................................... 10
2.2.4. Sức mạnh khách hàng .................................................................................................. 11
2.2.5. Sản phẩm thay thế ........................................................................................................ 11
3. Đề xuất chiến lược mở rộng thị trường cho doanh nghiệp ...................................................... 11
3.1. Lý do Biti’s nên mở rộng vào thị trường Ấn Độ .................................................................. 11
3.2. Phân tích chiến lược Biti’s nên sử dụng .............................................................................. 12
3.3. Phương thức thâm nhập thị trường ....................................................................................... 15
3.4. Chiến lược Marketing và Sản xuất nên sử dụng ................................................................... 17
3.4.1. Chiến lược Marketing - 4P .......................................................................................... 17
3.4.1.1. Sản phẩm (Products) ........................................................................................... 17
3.4.1.2. Giá cả (Price) ...................................................................................................... 20
3.4.1.3. Phân phối (Place) ................................................................................................ 22
3.4.1.4. Xúc tiến (Promotion) .......................................................................................... 23
3.4.2. Chiến lược Sản xuất và tìm nguồn cung ứng ............................................................... 24
I
3.4.2.1. Giai đoạn 1. Xuất khẩu thăm dò thị trường ........................................................ 24
3.4.2.2. Giai đoạn 2. Liên doanh mở rộng quy mô .......................................................... 25
3.5. Phân tích các vấn đề đương đại ............................................................................................ 25
4. Tóm gọn nội dung chiến lược đề xuất ........................................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. IV
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................... V
PHỤ LỤC 1. WORD COUNT ..................................................................................................... V
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH ............................................................................................................. V
PHỤ LỤC 3. TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................................... V
I
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Thống kê dùng sử dụng truyền thông kỹ thuật số ở Ấn Độ (AJ Marketing) ........................ 23
II
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Giới thiệu về Biti’s ................................................................................................................. 1
Bảng 2. Các chỉ số kinh tế của Ấn Độ ................................................................................................. 5
Bảng 3. Đối thủ tiềm ẩn của Biti’s tại Ấn Độ (Nhóm tự tổng hợp) .................................................. 10
Bảng 4. Phân tích chiến lược Biti’s nên sử dụng tại Ấn Độ .............................................................. 13
Bảng 5. Chiến lược về sản phẩm mà Biti’s nên sử dụng ................................................................... 18
Bảng 6. Chiến lược về giá mà Biti’s nên sử dụng ............................................................................. 20
Bảng 7. Top 10 thành phố có GDP cao nhất ở Ấn Độ năm 2024...................................................... 22
Bảng 8. Khoảng cách từ Delhi đến các khu trung tâm sản xuất ........................................................ 22
Bảng 9. Một số người nổi tiếng đề xuất cho Biti’s ............................................................................ 24
Bảng 10. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Biti’s ....................................................................... 26
III
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu về Biti's
Bảng 1. Giới thiệu về Biti’s
1
2
1.2. Giới thiệu về Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á được biết đến với sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và tôn
giáo, không chỉ là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và lớn nhất thế giới
mà còn đóng vai trò quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Sự đa dạng trong
văn hóa Ấn Độ không chỉ tạo ra một môi trường kinh doanh đầy thách thức mà còn chứa đựng nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Ấn Độ đã trở thành trung
tâm kinh tế, công nghệ và sản xuất quan trọng, góp phần vào sự phát triển và sức hấp dẫn của khu
vực APAC trên trường quốc tế. Ấn Độ đóng vai trò là cầu nối giữa các nước phát triển và đang phát
triển trong APAC. Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu và sự phát triển vượt bậc của thị trường tiêu
dùng ở Ấn Độ sẽ là động lực mạnh mẽ thu hút các doanh nghiệp quốc tế tìm đến để khai thác và mở
rộng hoạt động, cũng như tận dụng vị thế của quốc gia này trong khu vực APAC để tăng cường kết
nối và hợp tác kinh tế khu vực. Vì vậy, khi có mong muốn thâm nhập vào một quốc gia mới thuộc
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu cần xem xét dành cho
Biti’s
3
2. Cơ hội và thách thức cho Biti’s tại Ấn Độ
2.1. PESTLE
2.1.1. Chính trị (Political)
2.1.1.1. Chỉ số bình ổn chính trị
Giá trị trung bình của Ấn Độ từ năm 1996 - 2022 là - 1,07 điểm. Giá trị mới nhất từ 2022 là
-0,57 điểm. Để so sánh, trung bình thế giới vào năm 2022 dựa trên 193 quốc gia là - 0,07 điểm. (Phụ
lục 2.2)
⇒ Các vấn đề chính trị trực tiếp ảnh hưởng đến thị trường vốn của quốc gia. Trong nhiều năm, Ấn
Độ đã trải qua tình trạng hỗn loạn chính trị, mặc dù tình hình đã được cải thiện đôi chút trong vài
năm qua, yếu tố chính trị vẫn là một mối lo ngại cho doanh nghiệp khi xâm nhập vào quốc gia này
2.1.1.2. Chỉ số tham nhũng
Theo Transparency International, 2023, chỉ số tham nhũng của Ấn Độ là 39 điểm, xếp thứ
93/180 quốc gia khảo sát (quốc gia xếp thứ nhất được xem như là có mức độ tham nhũng cao nhất)
(Phụ lục 2.1).
⇒ Mức độ tham nhũng còn cao, tham nhũng cao không chỉ làm suy giảm niềm tin của công chúng
vào chính phủ và các tổ chức công quyền, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh,
hạn chế đầu tư nước ngoài và làm chậm sự phát triển kinh tế.
2.1.2. Kinh tế (Economics)
2.1.2.1. Các chỉ số kinh tế
4
Bảng 2. Các chỉ số kinh tế của Ấn Độ
2.1.2.2. Lãi suất
Sau đại dịch Covid, bằng các nỗ lực thực hiện cam kết giảm lạm phát xuống 4% một cách kịp
thời và bền vững, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã giữa mức lãi suất của quốc gia này ở mức khá cao.
(Phụ lục 2.3)
⇒ Lãi suất cao hơn có thể giúp ổn định lạm phát nhưng cũng có thể đè nặng lên chi tiêu tiêu dùng và
đầu tư doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng, chi phí vay mượn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng
tăng theo. Điều này sẽ làm giảm đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, bởi vì mọi người và doanh nghiệp sẽ
chần chừ hơn trong việc vay vốn để mua sắm hoặc mở rộng doanh nghiệp.
2.1.2.3. Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ đã gia tăng trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, nó đã giảm nhẹ kể từ
năm 2010 và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm cho đến 2028 (Phụ lục 2.5)
5
=> Việc tỷ lệ lạm phát giảm xuống có tác động tích cực đến doanh nghiệp Biti’s ở Ấn Độ bao gồm
giá thành nguyên liệu, chi phí sản xuất, giá bán và lợi nhuận của công ty.
Nếu lạm phát giảm xuống thấp, giá thành nguyên liệu và chi phí sản xuất của Biti’s tại Ấn
Độ sẽ giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến sự bình ổn trong giá bán của sản phẩm, dẫn đến tăng
doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty.
2.1.2.4. Xu hướng thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ vẫn tương đối cao (Statista). Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Ấn Độ
đang có xu hướng giảm rất nhanh (Statista), trong 01/2024 là thấp nhất trong 16 tháng qua (khoảng
6,8%), giảm 1,9% so với tháng 12 năm 2023 (Unemployment Rate In India (2008 To 2024): Current
Rate, Historical Trends And More, 2024)
=> Cho thấy thị trường việc làm tại Ấn Độ ngày càng thịnh vượng và nền kinh tế đang phát triển
nhanh => Chất lượng đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, giúp khả năng cũng như mức
sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm thời trang ngày càng tăng.
2.1.2.5. Xu hướng tiêu dùng
Mức chi tiêu tiêu dùng tại Ấn Độ đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là chi tiêu xa xỉ, nhờ thị
trường chứng khoán tăng trưởng đều đặn và đầu tư nước ngoài tăng vọt.
Ấn Độ giới hạn số tiền mà người giàu có thể mang ra khỏi đất nước. Cộng thêm sự gia tăng
đột biến nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong những năm
gần đây.
⇒ Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều thương hiệu toàn cầu đầu tư vào thị trường
2.1.3. Xã hội (Social)
2.1.3.1. Nhân khẩu học
Ấn Độ là quốc gia thứ bảy trên thế giới về mặt diện tích. Theo Worldometers, đến 14/11/2023,
Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thành quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,4 tỷ
người, với 65% số người dưới 35 tuổi. Hiện là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ có tiềm năng
rất lớn trong việc hưởng lợi từ lợi tức nhân khẩu học (ngược lại với nhiều nước châu Á và phương
Tây) (World Economics)
6
2.1.3.2. Tôn giáo
Ấn Độ là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Ấn Độ giáo (Hindu) là tôn
giáo phổ biến nhất ở Ấn Độ, tiếp theo là Hồi giáo, Cơ đốc giáo, đạo Sikh, Phật giáo và đạo Jain.
=> Khi Biti's muốn thâm nhập thị trường Ấn Độ, cần có hiểu biết về đặc điểm tôn giáo tại quốc gia
này, cần phải tôn trọng các phong tục tôn giáo và lễ hội trong chiến lược tiếp thị và phát triển sản
phẩm, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh không xâm phạm đến giá trị và niềm tin tôn
giáo của người dân.
2.1.3.3. Trình độ học vấn
Theo Dorson và Dmitriev (2024), nhóm dân số trẻ ở Ấn Độ hiện tại có trình độ học vấn cao
hơn các thế hệ trước, với tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên khoảng 90%, nhiều chương trình
khác nhau được đưa ra ở Ấn Độ nhằm thúc đẩy giáo dục tiểu học và trung học cho trẻ em cũng như
giáo dục đại học, ngày càng có nhiều học sinh sẽ tham gia học tập tại các trường. Ấn Độ sẽ có số
lượng sinh viên tốt nghiệp đại học nhiều nhất trên thế giới trong năm 2024 cũng như nhóm các nhà
khoa học và kỹ thuật viên lớn thứ ba trên thế giới.
2.1.3.4. Quy mô ngành giày thể thao tại Ấn Độ
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất giày dép lớn thứ hai trên thế giới và 60 đến 70% sản lượng tiêu
thụ của nước này được đáp ứng thông qua nhập khẩu, điều này có nghĩa là lượng tiêu thụ đang diễn
ra nhiều hơn và không đủ nguồn cung cho sản xuất tại Ấn Độ ( TCCT (2023)
2.1.3.5. Văn hóa tiêu dùng giày thể thao
Thái độ và ý kiến của người tiêu dùng thay đổi theo hướng có lợi đối với giày có thương hiệu:
Với thu nhập ngày càng tăng và hiện đại hóa, mọi người đang chuyển sang hướng tiêu dùng giày có
thương hiệu nhiều hơn. Họ thích mua một đôi giày tương đối đắt tiền hơn là một đôi rẻ tiền và độ
bền kém hơn.
2.1.4. Công nghệ (Technological)
2.1.4.1. Chỉ số đổi mới toàn cầu
Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII) năm 2022 của WIPO, Ấn Độ lọt vào top 40
những nền kinh tế đổi mới sáng tạo nhất thế giới.
Sự ra đời của công nghệ và trao đổi công nghệ vì sự xuất hiện của MNCs ở Ấn Độ đã dẫn
đến sự gia tăng đổi mới. Nhiều thương hiệu đa quốc gia và địa phương đã và đang đầu tư rất nhiều
7
vào việc đổi mới và cải tiến các xu hướng hiện có để phù hợp với người tiêu dùng và xu hướng văn
hóa của Ấn Độ. Những cải tiến sản phẩm mang tính đột phá sẽ xuất hiện trong lĩnh vực nâng cao sự
thoải mái, nhanh nhẹn và độ bền. Các nhà sản xuất giày dép đang liên tục làm việc để đổi mới sản
phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt giúp Ấn Độ trở thành nền kinh tế trị giá 26 nghìn tỷ USD.
Lĩnh vực này chịu trách nhiệm cao trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của Ấn Độ và nhận được
sự tập trung cao độ từ Chính phủ trong việc khởi xướng các chính sách nhằm đảm bảo tạo ra cơ sở
hạ tầng đẳng cấp thế giới trong nước có thời hạn.
=> Có lợi cho việc xây dựng nhà máy và phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng
hơn
2.1.5. Pháp lý (Legal)
Ấn Độ cam kết loại bỏ 80% số dòng thuế tính đến năm 2016 và 10% số dòng thuế sẽ được
cắt giảm một phần vào năm 2019. Danh sách loại trừ chiếm khoảng 10% số dòng thuế. Với cam kết
cắt giảm thuế từ phía Ấn Độ thì nhiều danh mục hàng hóa mà Việt Nam sẽ được hưởng lợi (trong đó
có danh mục giày dép)
Các khối thương mại
Ấn Độ là một quốc gia thương mại tự do và đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại đa
phương và song phương, bao gồm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp ước Thương mại
Châu Âu - Ấn Độ (FTA), Hiệp ước Thương mại Tổ chức Thương mại Liên bang (FTAs), Hiệp ước
Thương mại Tự do Ấn Độ - ASEAN (AIFTA), Hiệp ước Thương mại Tự do Ấn Độ - Nhật Bản
(IJCEPA),...
=> Một số lợi ích mà Biti’s tại Ấn Độ có thể nhận được từ việc tham gia các hiệp định thương
mại này là tăng cường quyền truy cập vào các thị trường mới, giảm giá thành và tăng cường quyền
lực đàm phán trong các thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại này cũng có thể
tạo ra cạnh tranh mới từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty từ các quốc gia có chi
phí sản xuất thấp hơn và có thể cung cấp sản phẩm giá rẻ hơn.
8
2.1.6. Môi trường (Environmental)
Hiện nay, Ấn Độ đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường vô cùng nan giải và cấp
bách, trong đó, có thể kể đến như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, xử lý rác thải, mất cân
bằng sinh thái,... (Phụ lục 2.4)
Đặc biệt, theo bảng xếp hạng 15 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao, có đến 10 thành
phố thuộc quốc gia này, đây là con số rất đáng lo ngại.
2.2. 5 áp lực cạnh tranh của Porter
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Thị trường giày dép ở Ấn Độ vô cùng đa dạng với nhiều thương hiệu trong và ngoài nước có
thể kể đến như: Adidas India Marketing Pvt Ltd., Bata India Ltd., Khadim India Ltd., Liberty Shoes
Ltd., Lakhani Footwear Pvt. Ltd., Mirza International Ltd. (Red Tape),... Mỗi doanh nghiệp lại có
một thế mạnh riêng. Thế mạnh của Biti’s là ở việc sản xuất sản phẩm giày dép thời trang mùa hè. Do
đó, công ty cần cải tiến thêm về mặt thời trang để thâm nhập tốt hơn vào thị trường Ấn Độ, đồng
thời, có cho mình tệp khách hàng trung thành trong thời gian hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.
2.2.2. Đối thủ tiềm ẩn
9
Bảng 3. Đối thủ tiềm ẩn của Biti’s tại Ấn Độ (Nhóm tự tổng hợp)
2.2.3. Nhà cung ứng
Do nguyên liệu sản xuất giày dép khá dễ tìm, chủ yếu là các vật liệu như gỗ, PU, nhựa, da;
do đó, mối đe dọa từ phía người cung ứng không nhiều. Trên thị trường Ấn Độ có nhiều nhà cung
ứng có thể cung cấp các nguyên liệu trên và chi phí chuyển đổi nhà cung ứng không cao. Bên cạnh
đó với các nhà máy tại Việt Nam, Biti’s cũng có thể đảm bảo được nguồn hàng của mình vì đã có
kinh nghiệm xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới
2.2.4. Sức mạnh khách hàng
Ở thị trường Ấn Độ, người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu hiện đang có xu
hướng cân nhắc chất lượng khi mua sắm đồ, vì thế, độ co giãn về cầu của hàng hóa dựa trên mức giá
10
không còn cao như những thời điểm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh của
doanh nghiệp Biti’s.
2.2.5. Sản phẩm thay thế
Giày dép là sản phẩm thông thường nên không có sản phẩm thay thế, nếu có, chỉ là sự thay
thế lẫn nhau. Sự thay thế này phụ thuộc vào thời điểm và mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
3. Đề xuất chiến lược mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
3.1. Lý do Biti’s nên mở rộng vào thị trường Ấn Độ
Khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào một thị trường mới, Biti’s cần phải
đánh giá qua những cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt ở thị trường mới này.
Mặc dù vẫn còn các thách thức về tình hình chính trị chưa ổn định, khí hậu khắc nghiệt,... có thể thấy
đây vẫn là một thị trường vô cùng tiềm năng và mới mẻ cho doanh nghiệp, Biti’s nên mở rộng vào
thị trường Ấn Độ với động cơ tìm kiếm thị trường mới.
Ấn Độ, với vị thế là thị trường mới nổi sở hữu diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới,
phần lớn là dân số trẻ với trình độ học vấn cao, mang lại cơ hội tiếp cận một lượng lớn người tiêu
dùng cho doanh nghiệp. Ấn Độ còn là thị trường vô cùng hứa hẹn với một tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng, GDP, GDP per capita, và GNP đều cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ. Bên
cạnh đó, những nỗ lực kìm hãm lạm phát của chính phủ, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp quốc tế.
Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu tiêu thụ giày dép trong nước Ấn Độ đang tăng lên mạnh mẽ,
nhưng nguồn cung sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng. Bên cạnh đó, giày dép là mặt hàng
được ưa chuộng và hầu như không có sản phẩm thay thế tại Ấn Độ, mở ra cánh cửa lớn cho Biti’s để
nhập khẩu sản phẩm của mình. Người tiêu dùng Ấn Độ ngày càng chú trọng vào chất lượng và sẵn
sàng chi trả cho các sản phẩm giá cao hơn với chất lượng tốt, điều này cũng rất phù hợp với định
hướng phát triển và thế mạnh của Biti’s trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả phải
chăng
Thêm vào đó, Ấn Độ được biết đến là một trong top 40 nền kinh tế đổi mới sáng tạo nhất thế
giới, với nền công nghệ tiên tiến. Sự nổi bật này không chỉ tạo điều kiện cho Biti’s tiếp cận công
nghệ mới mà còn mở ra cơ hội hợp tác và đổi mới trong sản xuất với các đối tác địa phương
Cuối cùng, Ấn Độ là một quốc gia thương mại tự do, đã ký kết nhiều hiệp định thương mại
đa phương và song phương, và những cam kết cắt giảm thuế từ phía chính phủ Ấn Độ làm cho môi
11
trường kinh doanh trở nên cực kỳ thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này làm cho
việc xâm nhập và mở rộng thị trường của Biti’s tại Ấn Độ trở nên dễ dàng và tiềm năng hơn bao giờ
hết.
Từ những lý do nổi bật nêu trên, Ấn Độ xứng đáng là một thị trường tiềm năng cho doanh
nghiệp giày dép nói riêng và Biti’s nói chung.
3.2. Phân tích chiến lược Biti’s nên sử dụng
12
Bảng 4. Phân tích chiến lược Biti’s nên sử dụng tại Ấn Độ
13
14
3.3. Phương thức thâm nhập thị trường
Giai đoạn 1. Xuất khẩu thăm dò thị trường
So với các phương thức khác, xuất khẩu là phương án tiết kiệm chi phí. Việc Biti’s chưa chắc
chắn về khả năng thành công tại thị trường Ấn Độ thì việc thăm dò thị trường là vô cùng cần thiết
giúp doanh nghiệp hiểu về những đặc điểm riêng biệt của thị trường và thăm dò thị hiếu, phản ứng
thị trường với các sản phẩm của Biti’s. Cũng với phương thức thâm nhập này Biti's chừa cho mình
một đường lui để rút khỏi thị trường Ấn Độ nếu không thành công và không ảnh hưởng quá lớn đến
tổng thể doanh nghiệp.
Hơn nữa, xuất khẩu là phương án thâm nhập thị trường dễ dàng thực hiện nhất. Biti's
chỉ cần tìm kiếm nhà phân phối địa phương và hợp tác với họ để đưa sản phẩm vào thị trường Ấn Độ
có thể kể đến như Reliance Retail, hay sàn thương mại điện tử Amazon India. Trong giai đoạn này,
Biti’s tập trung giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng tiềm năng và xây dựng nhận thức về
thương hiệu. Qua đó, Biti’s có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh, cũng
như các quy định của thị trường. Việc xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng giúp Biti’s thuận lợi
hơn trong việc tìm kiếm đối tác liên doanh nếu muốn mở rộng quy mô tại thị trường trong tương lai.
Quan trọng hơn hết, đây cũng là phương thức phù hợp để Biti’s tận dụng lợi thế kinh tế theo
quy mô. Cụ thể, tính đến năm 2023, Biti's có 5 nhà máy sản xuất tại Việt Nam với tổng công suất
hơn 40 triệu đôi giày mỗi năm. Dựa vào công suất nhà máy tại Việt Nam hiện đủ để Biti’s xuất khẩu
sang nhiều thị trường kể cả Ấn Độ, nếu tình hình kinh doanh khả quan tại thị trường này, Biti’s có
thể mở rộng quy mô nhà máy hoặc xây dựng thêm nhà máy trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra,
xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phù hợp với đường lối phát triển của công ty. Theo
trang chủ Biti’s, hiện Biti’s đã thực hiện xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ,
Nga, Nhật,... (Phụ lục 2.6)
Tuy nhiên, xuất khẩu cũng là một phương thức thâm nhập có những hạn chế nhất định. Dễ
thấy nhất là sự biến động của tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái,... Biti's sẽ phải tự mình đối mặt với
các vấn đề thị trường, tài chính, pháp lý. Ngoài ra công ty có thể gặp phải các vấn đề, thực hiện
Marketing và xây dựng hình ảnh thương hiệu tại Ấn Độ vì không hiểu rõ về thị trường cũng như các
vấn đề văn hóa, tôn giáo, chính trị vốn phức tạp tại quốc gia này. Về lâu dài xuất khẩu sẽ không còn
là một phương án tối ưu.
Giai đoạn 2. Liên doanh mở rộng quy mô
15
Sau thời gian tìm hiểu về thị trường, để phát triển lâu dài và giảm bớt các áp lực về thích ứng,
phân phối sản phẩm cũng như marketing; liên doanh với một doanh nghiệp bán lẻ ở lĩnh vực giày
dép giúp Biti’s gia tăng quy mô trên lãnh thổ Ấn Độ. Việc tiếp cận một thị trường rộng lớn như Ấn
Độ với một mình Biti’s sẽ gặp muôn vàn khó khăn, liên doanh giúp Biti's tiếp cận mạng lưới phân
phối và kinh nghiệm lâu năm tại thị trường của đối tác, từ đó đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu
dùng Ấn Độ hơn.
Central là một ứng viên tiềm năng khi họ là một trong những nhà bán lẻ giày dép lớn nhất
Ấn Độ với hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc hay Reliance Retail là một tập đoàn bán lẻ lớn tại Ấn Độ
với hơn 10.000 cửa hàng trên toàn quốc. Liên doanh với doanh nghiệp uy tín và có kinh nghiệm trong
lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là giày dép, giúp Biti’s có thể giảm bớt các áp lực kinh doanh. Với độ phủ
sóng rộng khắp và thương hiệu của đối tác vốn đã quen thuộc với người dân Ấn Độ thì sản phẩm của
Biti’s sẽ thuận lợi hơn trong việc có được niềm tin của khách hàng.
Liên doanh dù có những lợi thế về chia sẻ rủi ro tài chính và rủi ro pháp lý với đối tác chủ
nhà, tận dụng được kiến thức thị trường và hệ thống phân phối của đối tác nhưng cần phải chia sẻ lợi
nhuận và sự kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với đối tác. Liên doanh cũng đồng
nghĩa với sự ràng buộc nên đôi lúc gặp khó khăn trong giải quyết những mâu thuẫn về triết lý kinh
doanh hay việc đối tác khai thác bí quyết kinh doanh.
Do vậy, Biti’s cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác liên doanh như: Tìm hiểu kỹ
về năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động và uy tín của đối tác. Đánh giá mức độ tương đồng về
mục tiêu, tầm nhìn và văn hóa doanh nghiệp giữa hai bên. Thực hiện đàm phán hợp đồng cẩn thận,
đảm bảo quyền lợi của cả hai bên. Ngoài ra cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, thực
hiện các cơ chế quản lý bảo vệ bí quyết kinh doanh và chuẩn bị cho các tình huống rủi ro nhằm đảm
bảo liên doanh có thể duy trì và hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra Biti’s cũng cần tự mình nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng nhằm hiểu về thị
hiếu của người tiêu dùng để phát triển các sản phẩm phù hợp thị hiếu của người dân Ấn Độ và xây
dựng chiến lược marketing phù hợp. Biti's cần từng bước tạo dựng thương hiệu mạnh để cạnh tranh
sòng phẳng với các đối thủ khác trên thị trường. Đặc biệt là các đối thủ nội địa Ấn trong cùng phân
khúc giá như Campus Shoes, Sparx, Red Tape,... vốn đã có thâm niên tại thị trường.
Như vậy, việc xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Ấn Độ trong giai đoạn đầu giúp Biti’s
hiểu rõ hơn về thị trường Ấn Độ. Nếu thử nghiệm thành công các sản phẩm của Biti’s tại thị trường
này, liên doanh với một đối tác uy tín có thể giúp Biti’s tận dụng được nguồn lực, kinh nghiệm, hệ
thống phân phối của đối tác này và khắc phục các hạn chế của phương thức xuất khẩu. Liên doanh là
16
một phương thức bảo đảm hơn cho Biti’s về lâu dài. Bằng cách kết hợp cả hai phương thức xuất khẩu
và liên doanh, Biti's có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công tại thị trường Ấn Độ.
3.4. Chiến lược Marketing và Sản xuất nên sử dụng
3.4.1. Chiến lược Marketing - 4P
3.4.1.1. Sản phẩm (Products)
17
Bảng 5. Chiến lược về sản phẩm mà Biti’s nên sử dụng
18
19
3.4.1.2. Giá cả (Price)
Bảng 6. Chiến lược về giá mà Biti’s nên sử dụng
20
21
3.4.1.3. Phân phối (Place)
Bảng 7. Top 10 thành phố có GDP cao nhất ở Ấn Độ năm 2024
Bảng 8. Khoảng cách từ Delhi đến các khu trung tâm sản xuất
Delhi thực sự là lựa chọn tốt nhất cho Biti’s bởi lẽ Delhi được xem là thiên đường cho những
người yêu giày và có không dưới chín khu chợ sầm uất dành riêng cho việc kinh doanh giày dép bán
buôn.
Còn về các trung tâm sản xuất giày dép ta có thể kể đến Agra - Trung tâm sản xuất giày dép
chính của Ấn Độ, đóng góp khoảng 65% tổng nhu cầu nội địa và chiếm tới 28% tổng kim ngạch xuất
khẩu giày dép của Ấn Độ. Kanpur được mệnh danh là 'Thành phố Giày da', có một số xưởng thuộc
da tốt nhất và lớn nhất trong cả nước. Noida nơi tập hợp nhiều nhà sản xuất giày và cuối cùng là khu
phức hợp Jalandhar.
22
3.4.1.4. Xúc tiến (Promotion)
Online Marketing:
Hình 1. Thống kê dùng
sử dụng truyền thông kỹ
thuật số ở Ấn Độ (AJ
Marketing)
Những con số từ bảng trên cho thấy tiềm năng to lớn từ việc thu hút khách hàng thông qua
kênh truyền thông mạng xã hội. Cụ thể các nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất tại
Ấn độ bao gồm: Instagram (324m users), Whatsapp (390m), Youtube (467m), Twitter (24.45m),
LinkedIn (134.5m), Facebook (316m), Snapchat (200m), Pinterest (176m). Như vậy Biti’s nên chú
trọng marketing ở nền tảng Youtube, Whatsapp, Instagram, Facebook để đạt lượng người tiếp cận
lớn nhất.
Chiến dịch quảng cáo đặc biệt
- Trưng bày sản phẩm tại các triển lãm
Các sự kiện triển lãm luôn mang tới cơ hội cho Biti’s giới thiệu các mặt hàng sản phẩm thế
mạnh, tiếp cận với nhiều người và nhiều đối tác khác. Gần đây nhất chính là sự kiện Hội chợ Giày
dép Quốc tế Ấn Độ (IIFF) lần thứ 7 ở Trung tâm triển lãm Pragati Maidan, thủ đô New Delhi. IIFF
là sự kiện hàng đầu trong ngành công nghiệp giày dép tại khu vực Nam Á, đồng thời là một trong
những hội chợ lớn nhất và quan trọng nhất của ngành công nghiệp giày dép tại Ấn Độ.
Đối với Biti’s, việc tham gia Hội chợ IIFF và nghiên cứu kỹ thị trường Ấn Độ là cách hiệu
quả để tận dụng cơ hội thị trường tiềm năng này. Bằng việc đồng hành cùng các đối tác kinh doanh
ở Ấn Độ và tìm kiếm các hình thức hợp tác bán buôn và bán lẻ, các doanh nghiệp Việt có thể thúc
đẩy xuất khẩu và mở rộng thị phần tại thị trường này. Cơ hội này không chỉ mang lại lợi nhuận mà
còn giúp các thương hiệu giày dép Việt Nam khẳng định vị trí và sự đa dạng trong ngành công nghiệp
giày dép quốc tế
23
- Hợp tác với một số người nổi tiếng
Bảng 9. Một số người nổi tiếng đề xuất cho Biti’s
-
Tài trợ giày cho các giải thể thao của giới trẻ
Ấn Độ là một trong những quốc gia có niềm yêu thích với thể thao. Năm 2023, nhà lãnh đạo
Naveen Patnaik ở Odisha đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào cơ sở hạ tầng thể thao trong thập kỷ qua.
Nói đến Ấn Độ, ta có thể kể tên 5 môn thể thao phổ biến nhất lần lượt là Cricket, Kabaddi, Bóng Đá,
Cầu Lông, và Khúc côn cầu. Biti’s có thể nhận thấy tiềm năng tài trợ cho các giải thể thao hay cụ thể
hơn là tài trợ giày cho các đổi tuyển thi đấu.
3.4.2. Chiến lược Sản xuất và tìm nguồn cung ứng
3.4.2.1. Giai đoạn 1. Xuất khẩu thăm dò thị trường
Ở giai đoạn này, chiến lược thâm nhập thị trường của Biti’s chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu và
tìm kiếm các nhà phân phối địa phương. Chính vì vậy nhà máy của Biti’s được đặt tại Việt Nam và
tận dụng được các nguồn cung ứng sẵn có. Cụ thể nhà máy sản xuất chủ chốt cho Biti’s trong việc
xuất khẩu ra nước ngoài được kể đến:
a) Nhà máy sản xuất
24
Biti’s Đồng Nai:
-
Diện tích 75,000 m2
-
Khu phức hợp gồm 5 nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà xe và nhà ăn với vốn đầu tư hơn 700 tỷ
đồng
-
Sản xuất 18 triệu đôi giày dép mỗi năm
b) Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Để đảm bảo sự đa dạng về chủng loại mặt hàng trên cơ sở mặt hàng trên cơ sở đảm bảo chất
lượng cho khách hàng. Biti’s đã triển khai kế hoạch hợp tác kinh doanh với các nhà cung ứng trong
nước và ngoài nước.
Bảng 10. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Biti’s
3.4.2.2. Giai đoạn 2. Liên doanh mở rộng quy mô
Ở giai đoạn này, Biti’s đã bán được một doanh số ổn định và tạo được hình ảnh tại thị trường
Ấn Độ. Mục tiêu tiếp theo Biti’s cần đạt được chính là tạo ra các sản phẩm gần gũi hơn với người
dân Ấn Độ, có tính thương hiệu cao hơn và quan trọng nhất là mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Theo đề xuất, Biti’s nên đóng vai trò là người góp vốn kinh doanh và phát triển sản phẩm chứ
không nên tự xây dựng nhà máy sản xuất tại Ấn Độ. Lý do cho quyết định này đến từ việc Biti’s
là một doanh nghiệp tầm trung, nguồn vốn và khả năng quản trị rủi ro cho nhà máy tại nước ngoài
chưa có nhiều kinh nghiệm. Liên hệ thực tế, dù đã xuất khẩu qua hơn 40 quốc gia trên thế giới, đạt
25
được những lợi nhuận nhất định nhưng Biti’s không tiến tới xây dựng nhà máy sản xuất tại nước sở
tại.
3.5. Phân tích các vấn đề đương đại
3.5.1 Tầm quan trọng của CSR
Tại Ấn Độ khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã không còn mới, Chính phủ
Ấn Độ đã ban hành Đạo luật Công ty năm 2013, yêu cầu các công ty lớn phải dành 2% lợi nhuận
ròng cho các hoạt động CSR (Báo Pháp Luật, 21/09/2013). Cũng theo đạo luật này, những doanh
nghiệp có doanh thu trên 10 tỷ rupee (156 triệu USD), có giá trị tài sản ròng từ 5 tỷ rupee trở lên hoặc
có lợi nhuận trên 50 triệu rupee đều phải thực hiện (Báo Pháp Luật, 21/09/2013). Ấn Độ là một quốc
gia đang phát triển với nhiều vấn đề xã hội. Vấn đề bất bình đẳng xã hội (sự phân chia thành bốn
đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ), nghèo đói, hệ thống y tế yếu kém, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn,
biến đổi khí hậu, thiếu nguồn nước sạch trầm trọng và hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác đang là
những thách thức rất lớn đối với Ấn Độ (Báo Dân Trí, 10/07/2023). Cũng vì vậy, mà vấn đề trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi hoạt động tại thị trường này là tối quan trọng.
Trách nhiệm CSR trước mắt có thể làm giảm đi một phần lợi nhuận của Biti’s, tuy nhiên nó
không đáng kể. Ngược lại, CSR giúp Biti’s được cộng đồng đánh giá cao về trách nhiệm xã hội, từ
đó nâng cao hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Việc thực hiện CSR sẽ tạo dựng mối
quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, từ đó tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng và đẩy
mạnh hình ảnh của Biti’s trong mắt công chúng. Bên cạnh đó, Biti’s có cơ hội thu hút được nhân tài,
đặc biệt là những người trẻ tuổi có ý thức về trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện các hoạt động CSR
tạo điều kiện cho giữ chân được nhân viên tài năng thông qua tạo dựng môi trường làm việc có trách
nhiệm và văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. Infosys, công ty công nghệ thông tin của Ấn Độ với giá trị
vốn hóa thị trường khoảng 34 tỷ USD, là một ví dụ rất cụ thể cho sự thành công khi nỗ lực thực hiện
các chiến dịch CSR. Infosys đã thu hút được nhân tài và giữ chân được nhân viên có trình độ cao
bằng việc thực hiện các hoạt động CSR. Infosys thường xuyên được xếp hạng là một trong những
công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Ấn Độ bởi các tổ chức uy tín như Great Place to Work®
Institute, India Today, The Economic Times,... Trong năm 2022 và 2023, Infosys lần lượt được xếp
hạng 3 và 2 trong danh sách "100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Ấn Độ" của Great Place
to Work® Institute.
Một số các hoạt động CSR có thể đề xuất cho Biti’s như Hỗ trợ giáo dục: Tổ chức các chương
trình dạy học miễn phí: Biti’s có thể tổ chức các lớp học miễn phí cho trẻ em ở các khu vực nông
thôn hoặc các khu ổ chuột, tập trung vào các môn học như tiếng Anh, tin học, kỹ năng sống. Sức
26
khỏe con người tại Ấn Độ cũng cần được quan tâm nhiều hơn, Biti’s có thể hợp tác với các bệnh viện
hoặc phòng khám địa phương để tổ chức các đợt khám sức khỏe miễn phí cho người dân ở các khu
vực khó khăn. Bên cạnh đó, Biti’s cũng có thể tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng như: Hỗ
trợ các chương trình đào tạo nghề cho người dân, tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao địa
phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Để xây dựng chiến dịch CSR phù hợp, Biti’s cần nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa và phong tục
tập quán địa phương, tuân thủ luật pháp và quy định địa phương cũng như hợp tác với các tổ chức
địa phương để triển khai chương trình CSR hiệu quả. Song song với thực hiện các hoạt động CSR,
Biti’s cũng cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động CSR để có thể điều chỉnh chương trình
phù hợp.
Về lâu dài, nếu hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ khả quan, Biti’s có thể đầu tư trực tiếp để
mở rộng quy mô. Khi đó các hoạt động CSR Biti’s đã thực hiện sẽ phát huy tối đa tác dụng khi uy
tín, hình ảnh của doanh nghiệp đã in sâu vào tâm trí người dân Ấn Độ.
3.5.2 Xu hướng phát triển bền vững và ESG
Phát triển bền vững là có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đi kèm theo đó, Môi trường, Xã hội và Quản trị
(ESG) là một bộ tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên ba
khía cạnh: môi trường, xã hội và quản trị. Không chỉ riêng tại bất cứ thị trường nào, việc áp dụng
ESG hướng đến phát triển bền vững đang là một xu thế của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Một số biện pháp ESG có thể đề xuất cho Biti’s như: Tăng cường các loại bao bì có chất liệu
thân thiện với môi trường, dễ phân hủy trong thời gian ngắn. Sử dụng các vật liệu tái chế từ rác thải
để sản xuất giày dép. Không trực tiếp xây dựng nhà máy tại thị trường Ấn, tuy nhiên Biti’s hoàn toàn
có thể xây dựng một nhà máy trung hòa carbon tại Việt Nam nhằm thực hiện cam kết thân thiện với
môi trường và quảng bá hình ảnh công ty đến các quốc gia mà Biti’s thâm nhập vào.
Cũng giống như CSR, việc Biti’s áp dụng ESG (một bộ tiêu chí rộng hơn) sẽ có nhiều lợi ích
như nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút và giữ chân nhân tài, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.
Việc môi trường tại Ấn Độ đang bị tổn hại nghiêm trọng, người dân sống trong cảnh nghèo khổ, phân
biệt giàu nghèo ngày càng trầm trọng, chú trọng đến các yếu tố môi trường và xã hội nhằm hướng
đến phát triển bền vững là vô cùng cần thiết để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho một doanh nghiệp
mới bước chân vào thị trường như Biti’s.
27
4. Tóm gọn nội dung chiến lược đề xuất
Biti's nên áp dụng chiến lược Multidomestic khi tiến vào thị trường Ấn Độ. Ấn Độ là thị
trường đa dạng với nhiều ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và sở thích tiêu dùng khác nhau, nơi người tiêu
dùng sẵn sàng mua sản phẩm chất lượng tốt nếu phù hợp với thị hiếu của họ. Với thế mạnh về chất
lượng sản phẩm cũng như thiết kế đẹp mắt, đa dạng và phù hợp với giới trẻ, Biti's có thể tận dụng
chiến lược này để sản xuất, cung cấp sản phẩm phù hợp hơn với người tiêu dùng địa phương, cũng
như điều chỉnh chiến lược Marketing của mình theo hướng địa phương hóa để tăng cơ hội cạnh tranh
với các thương hiệu nội địa. Khi bắt đầu thâm nhập vào Ấn Độ, công ty nên bắt đầu bằng xuất khẩu
thăm dò, giảm thiểu rủi ro tài chính và đánh giá phản hồi thị trường, sau đó là mở rộng quy mô thâm
nhập thông qua liên doanh với nhà bán lẻ địa phương như Central hay Reliance Retail nhằm tạo
dựng thương hiệu mạnh và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Minh Tuệ (21/09/2013). Ấn Độ luật hóa trách nhiệm làm từ thiện của Doanh nghiệp. Báo Pháp Luật.
Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2024, từ https://baophapluat.vn/an-do-luat-hoa-trach-nhiem-lam-tuthien-cua-doanh-nghiep-post162347.html
Nam Đoàn (10/07/2023). Nỗi lo đằng sau “ngôi vương” dân số của đất nước Ấn Độ. Báo Dân Trí.
Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/noi-lo-dang-saungoi-vuong-dan-so-cua-dat-nuoc-an-do-20230703150709149.htm
Khánh Như (08/11/2023). Báo động đỏ ô nhiễm ở Ấn Độ. Báo Thanh Niên.
Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024, từ https://thanhnien.vn/bao-dong-do-o-nhiem-o-an-do185231107194609094.htm
Thanh Tâm (11/01/2018). Nghịch cảnh tăng trưởng kinh tế & đói nghèo ở Ấn Độ. Báo Thời Nay.
https://nhandan.vn/nghich-canh-tang-truong-kinh-te-doi-ngheo-o-an-do-post314180.html
Bitis (n.d). Về Biti's. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2024, từ https://bitis.com.vn/pages/ve-biti-s
Unemployment Rate In India (2008 To 2024): Current Rate, Historical Trends And More. (2024,
February 19). Forbes India. https://www.forbesindia.com/article/explainers/unemployment-rate-inindia/87441/1
World Economics. (n.d.). Indian Living Standards Soar - in the Last Twenty-Five Years. Truy cập
ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://www.worldeconomics.com/Thoughts/Indian-Living-StandardsSoar-in-the-Last-Twenty-Five-Years.aspx
Transparency International. (n.d.). 2023 Corruption Perceptions Index - Explore India’s results. Truy
cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://www.transparency.org/en/cpi/2023/index/ind
Infomerics Valuation And Rating Pvt. Ltd. (2023). Industry outlook: Stepping into the future: Growth
outlook of the Indian footwear industry. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ
https://www.infomerics.com/admin/uploads/footwear-industry-jun23.pdf
Dorson, M., & Dmitriev, P. (2024). India Outlook 2024: The Secular Growth Story. Global X ETFs.
Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://www.globalxetfs.com/india-outlook-2024-the-seculargrowth-story/
IV
TCCT. (2023). Sản phẩm Giày dép Việt tìm kiếm cơ hội tại thị trường Ấn Độ. Tạp Chí Công Thương.
Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/san-pham-giay-dep-viettim-kiem-co-hoi-tai-thi-truong-an-do-108348.htm
Top 15 Best Shoe Brands in India 2023: Top Shoe Brands. (2023). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm
2024, từ https://www.beyoung.in/blog/best-shoe-brands-in-india/
Footwear For All Your Needs. (n.d.). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ
https://www.campusshoes.com/?utm_source=icubeswire&utm_medium=affiliate&utm_campaign=
performance&utm_term=X02rOw
Buy Sparx Shoes, Slippers, Sandals Online in India at Best Prices. (n.d.). Truy cập ngày 3 tháng 3
năm 2024, từ https://www.relaxofootwear.com/collection/brand-sparx?sorting=price-low-high
Sankranthi, V. (2022). Top 10 Footwear Brands In India: Best Shoe Brands In 2023. Truy cập ngày
3 tháng 3 năm 2024, từ https://blog.grabon.in/top-footwear-brands-india/
Biti's. (n.d.). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ https://bitis.com.vn/
O’Neill, A. (2023). Inflation in India 2028. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ
https://www.statista.com/statistics/271322/inflation-rate-in-india/
Trading Economics. (n.d.). India Interest Rate. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2024, từ
https://tradingeconomics.com/india/interest-rate
IV
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. WORD COUNT
V
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH
Phụ lục 2.1. Xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng của Ấn Độ (Transparency International)
Phụ lục 2.2. Chỉ số bình ổn chính trị của Ấn Độ qua các năm (Statista)
V
Phụ lục 2.3. Lãi suất tại Ấn Độ qua các năm (Trading Economics)
Phụ lục 2.4. Top 15 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới (IQAir’s World Air Quality Report, 2021)
V
Phụ lục 2.5. Tỷ lệ lạm phát tại Ấn Độ qua các năm (Statista)
Phụ lục 2.6. Biti’s bước ra thế giới (Kyluc.vn)
V
PHỤ LỤC 3. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Có những kênh phân phối nào phổ biến và hiệu quả nhất cho việc bán sản phẩm
giày dép tại Ấn Độ?
Việc chọn lựa kênh phân phối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sản phẩm, đối tượng khách hàng,
chiến lược kinh doanh, và ngân sách. Tuy nhiên, dưới đây là một số kênh phân phối phổ biến và hiệu
quả cho việc bán sản phẩm giày dép tại Ấn Độ:
1. **Cửa hàng bán lẻ (Retail Stores):**
- **Cửa hàng độc lập:** Hợp tác với các cửa hàng giày độc lập để mở rộng sự hiện diện của bạn.
- **Khu mua sắm và trung tâm thương mại:** Cho thuê không gian trong các trung tâm mua sắm
lớn để tiếp cận đông đảo người tiêu dùng.
2. **Bán hàng trực tuyến (E-commerce):**
- **Thị trường trực tuyến lớn:** Bán hàng trên các thị trường trực tuyến như Flipkart, Amazon
India, và Snapdeal.
- **Website chính thức:** Phát triển và duy trì một trang web chính thức để tăng cường uy tín và
tương tác trực tiếp với khách hàng.
3. **Bán sỉ và phân phối:**
- **Hợp tác với đại lý bán sỉ:** Xây dựng mối quan hệ với các đại lý bán sỉ để phân phối sản phẩm
của bạn đến cửa hàng nhỏ và trung bình.
- **Kênh phân phối có uy tín:** Lựa chọn các đối tác phân phối có uy tín để đảm bảo sản phẩm
của bạn được phân phối đến đúng đối tượng và vị trí thị trường.
Kết hợp nhiều kênh này có thể giúp bạn tối ưu hóa sự hiện diện của mình trên thị trường giày dép Ấn
Độ và tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng.
III
Trong tương lai, bạn dự đoán rằng thị trường giày dép ở Ấn Độ sẽ phát triển như
thế nào và có những thay đổi nào có thể xảy ra?
Dự đoán về tương lai thị trường giày dép ở Ấn Độ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh
tế, xu hướng người tiêu dùng, công nghệ, và chính trị. Dưới đây là một số xu hướng và thay đổi có
thể xảy ra trong tương lai:
Thay đổi trong xu hướng thời trang:
Xu hướng thời trang có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng của sản phẩm giày dép được ưa chuộng. Sự
chú ý đối với thể thao, giày dép thoải mái, và sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tăng.
Phát triển thương mại điện tử:
Sự gia tăng trong việc mua sắm trực tuyến và tăng cường thương mại điện tử có thể làm thay đổi
cách người tiêu dùng mua giày dép. Các thương hiệu có thể phải tập trung vào việc phát triển chiến
lược trực tuyến và cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện.
Chú trọng vào sản phẩm thân thiện với môi trường:
Xu hướng về bảo vệ môi trường và ý thức về phát triển bền vững có thể thúc đẩy nhu cầu cho giày
dép thân thiện với môi trường. Thương hiệu có thể đối mặt với áp lực để cung cấp sản phẩm và quy
trình sản xuất bền vững hơn.
Chính sách và quy định thị trường:
Thay đổi trong chính sách và quy định có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất, nhập khẩu và kinh
doanh. Việc theo dõi và thích nghi với các biến động này có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong
sự phát triển của thị trường giày dép.
Tất cả những yếu tố trên đều có thể tương tác và tạo ra môi trường kinh doanh động lực và đa
dạng trong ngành công nghiệp
III
Download