Uploaded by honganhnhuquynh

Nêu các biện pháp và kết quả thực hiện xây dựng, bve CQCM

advertisement
Nêu các biện pháp và kết quả thực hiện xây dựng, bảo vệ chính quyền
cách mạng từ 9/1945 - 12/1946.
1. Chính trị.
- 3/9/1945: Sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên, xác định 3 nhiệm
vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
- 25/11/1945: Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” nhằm định
hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chính quyền, nêu rõ mọi
hành động phải tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt “là củng cố chính quyền chống thực
dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”
- 6/1/1946: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tiến hành ngay một cuộc bầu cử toàn
quốc theo hình thức phổ thông, đánh dấu sự thực hiện nguyên tắc dân chủ và quyền lực nhân
dân trong xây dựng chính quyền cách mạng.
- 2/3/1946: Đảng thành lập Chính phủ.
- 9/11/1946: Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
- Mặt trận dân tộc thống nhất, thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam và một số đoàn thể
xã hội mới được mở rộng, củng cố các tổ chức đoàn thể của Mặt trận Việt Minh.
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến, nhằm
bảo vệ chính quyền cách mạng và độc lập quốc gia.
- 11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán mà thực chất là rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một
bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
Kết quả: Chính quyền cách mạng đã được thành lập với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, đánh dấu sự thành công trong việc xây dựng một chính quyền dân chủ và cách mạng
dựa trên nguyên tắc tự quyết của dân tộc Việt Nam.
2.
Kinh tế - tài chính.
- Đảng và Chính phủ đã phát động thi đua sản xuất với khẩu hiệu “Tăng gia sản xuất ngay,
tăng gia sản xuất nữa”, động viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói: lập hũ gạo
tiết kiệm, tổ chức “Tuần lễ vàng”, gây quỹ “Độc lập”, quỹ “Đảm phụ quốc phòng”, quỹ
“Nam bộ kháng chiến”, v.v…
- Toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến,
vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
- Thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân.
- Việc sửa chữa đê điều được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tiến hành tịch thu ruộng
đất của đế quốc, Việt gian và chia cho dân nghèo.
- Mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh…
Kết quả: Sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt. Nhân dân tự nguyện đóng góp cho
công quỹ hàng chục triệu đồng và hàng trăm kilogam vàng, ngân khố quốc gia được xây
dựng lại. Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh
thần dân tộc được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
3.
Văn hoá - xã hội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương phát động phong trào Bình dân học vụ, một chiến dịch
xóa nạn mù chữ với tuyên ngôn: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.” Mục đích giúp toàn
dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống
mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ
- Đồng thời, Nhà nước còn vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống mới, xóa
bỏ văn hóa nô dịch của chế độ thực dân, phong kiến.
Kết quả: Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều
tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện
rõ rệt, nhân dân tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
4.
Quân sự.
- Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ
chính quyền non trẻ.
- Ngay khi quân Pháp nổ súng xâm lược, sáng 23/9/1945, Hội Nghị liên tịch đề ra chủ trương
hiệu triệu quân dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp.
- Chính phủ Trung ương, quân và dân Nam Bộ, các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên đã tổ chức lại
lực lượng, củng cố các khu căn cứ và lực lượng vũ trang. Việc vũ trang quần chúng cách
mạng, quân sự hóa toàn dân được thực hiện rộng khắp. Đồng thời, chính phủ và nhân dân
miền Bắc cũng nhanh chóng hưởng ứng và kịp thời chi viện, chia lửa với đồng bào Nam Bộ
kháng chiến.
- Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tích cực phát triển lực lượng vũ
trang, xây dựng các chiến khu, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Ở các nơi quân Pháp có thể chiếm
đóng, nhân dân thực hiện tiêu thổ kháng chiến với khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “phá
hoại để kháng chiến”.
Kết quả: Ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, phá hủy các cơ sở hạ
tầng của dịch, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của kẻ thù.
Ngoại giao.
Để thoát khỏi “vòng vây đế quốc" tránh tình thể phải đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một
lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm dẻo nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời
gian hoà hoãn để xây dựng lực lượng cách, kiên trì với nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”:
Thứ nhất, tạm thời hòa hoãn với Tưởng trên miền Bắc” để tập trung sức chống thực dân
Pháp ở miền Nam. Đảng, Chính phủ chủ trương thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu
thuẫn kẻ thù, hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc” với quân Tưởng, đề ra nhiều đối sách
khôn khéo, đối phó có hiệu quả với các hoạt động khiêu khích, gây xung đột vũ trang của quân
Tưởng khi Chính phủ Việt Nam đồng ý với quân Tưởng việc đảm bảo cung cấp lương thực,
được phép sử dụng đồng tiền Quan kim, Quốc tệ, bổ sung ghế Quốc Hội. Tuy nhân nhượng
với Tưởng ở một số mặt, nhưng ta vẫn bảo đảm nguyên tắc giữ vững thành quả cách mạng và
dâm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền.
Thứ hai, tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp
phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam.
- Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, ta đã ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ nêu rõ: Chính
phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do; Việt Nam đồng ý cho quân Pháp vào
miền Bắc thay quân Tưởng giải giáp quân Nhật; hai bên sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán chính
thức để giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp…
- Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9 tại
Mácxây, đồng ý nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam;
hai bên cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán.
Kết quả: Nhờ vào sự nhanh trí, mềm dẻo trong ngoại giao, Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện
để giữ được chính quyền ở miền Bắc, ngăn không cho Pháp tiến vào miền Trung, đồng thời
đánh đuổi được quân Tưởng về nước và bảo vệ chính quyền khỏi sự phá hoại của các thế lực
thù địch, tạo thời gian để củng cố lực lượng xây dựng chính quyền.
5.
Download