Uploaded by Đặng Hương Linh

Chuỗi cung ứng của Apple

advertisement
Chuỗi cung ứng của Apple
Tim Cook là một người kế nghiệm, đằng sau “cái bóng Steve Jobs” được giới chuyên gia đánh giá là một anh hùng
thầm lặng của Apple, người đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng chuỗi cung ứng, cho phép Apple có thể kiểm
soát cực kì chính xác từng khía cạnh kinh doanh nhưng vẫn giữ được tinh thần sáng tạo của Steve Jobs và vị trí
số 1 thế giới của Táo khuyết.
Tim Cook, nhân tài do chính Steve Jobs chiêu mộ
Theo cuốn “Steve Jobs” của tác giả Walter Isaacson, khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào 1997, chuỗi cung ứng
của công ty như là một thảm họa. Apple lúc đó tồn dư đến hơn 500 triệu USD tiền thành phẩm, cao hơn nhiều so
với các đối thủ trên thị trường. Steve Jobs buộc phải tự tay xử lý và ra quyết định điều hành ngày qua ngày, và với
tính cách cầu toàn và “nghệ sĩ” của mình, Steve đã khiến mối quan hệ giữa Apple với các nhà cung cấp và công
ty dịch vụ logistics ngày càng trở nên bất ổn.
Vào năm 1998, Steve Jobs đã đích thân mời Tim Cook đến Apple để phỏng vấn trong lúc Tim Cook vẫn đang giữ
trọng trách điều hành thu mua và chuỗi cung ứng cho Dell. Steve Jobs chia sẻ rằng ông muốn Tim Cook xây dựng
một hệ thống just-in-time như cách mà Cook đang vận hành tại Dell. Cả hai cùng thống nhất tầm nhìn của mình
về Apple và không lâu sau đó, Tim Cook quyết định gia nhập “táo khuyết”.
Đột phá từ những ngày đầu gia nhập
Ngay từ lúc gia nhập Apple, Tim Cook nhận ra nhiệm vụ đầu tiên của ông phải là kéo Apple ra khỏi công đoạn sản
xuất. Chuỗi cung ứng của Apple đã trở nên quá phức tạp để quản lý một cách hiệu quả. Tim Cook ngay lập tức
lên kế hoạch và đóng cửa hàng loạt nhà máy và kho hàng trên khắp thế giới, đồng thời mở rộng các mối quan hệ
với nhiều nhà thầu bên thứ ba.
Thời gian tồn kho của Apple giảm từ vài tháng xuống chỉ còn vài ngày. Tim Cook nhận định: “Tồn kho là cội nguồn
của tội ác” và ông khẳng định giá trị sản phẩm sẽ giảm từ 1 đến 2% mỗi tuần nếu tồn kho vẫn còn tiếp diễn.
Tiếp theo đó, Tim Cook cắt giảm số lượng nhà cung cấp cho Apple từ 100 xuống chỉ còn 24, buộc những nhà cung
ứng còn lại phải cung cấp sản phẩm với mức giá tốt nhất cho Apple nếu muốn tiếp tục tồn tại, đồng thời Tim Cook
còn thuyết phục những nhà cung cấp này xây dựng nhà kho càng gần xưởng lắp ráp iPhone càng tốt.
Tim Cook đóng cửa 10 trong tổng số 19 nhà kho hiện có của Apple và liên tục cắt giảm thời gian tồn kho của hàng
hóa. Vào tháng 9 năm 1999, Tim Cook đạt được thành tích không tưởng là cắt giảm vòng đời tồn kho trung bình
của sản phẩm Apple chỉ còn lại 2 ngày. Thêm vào đó, Tim Cook còn rút ngắn thời gian sản xuất 1 máy tính Apple
từ 4 tháng xuống chỉ còn 2 tháng.
Từ những ngày đầu tiên gia nhập Apple, Tim Cook đã thành công vang dội khi đơn giản hóa chuỗi cung ứng đang
khủng hoảng của tập đoàn này, cắt giảm phần lớn chi phí và cho phép tất cả sản phẩm Apple luôn được đổi mới,
cập nhật những linh kiện mới nhất
Tim Cook – bậc thầy chuỗi cung ứng
Vào năm 1998, ngay sau khi Tim Cook gia nhập, Apple đã tung 100 triệu USD để đặt chỗ trước các chuyến bay
vận tải xuyên suốt dịp lễ năm đó. Nước đi này khiến hàng loạt công ty điên đảo vì không tìm được chỗ để vận
chuyển hàng hóa của mình trong kì bán hàng chạy nhất trong năm.
Tim Cook được Steve Jobs khen ngợi về chiến thuật này khi Apple hoàn toàn làm bất ngờ và “phá bĩnh” kế hoạch
kinh doanh của hàng loạt đối thủ. Cuối năm đó, iMac trở thành một sản phẩm thành công vang dội của Apple,
nhưng đằng sau đó là lợi thế về vận chuyển mà Tim Cook âm thầm chuẩn bị.
Tim Cook cũng rất nổi tiếng trong cách duy trì mối quan hệ với những nhà cung cấp. Các kỹ sư dưới thời Tim
Cook phải dành hàng tháng trời đi công tác để theo dõi sâu sát các nhà cung cấp và nhà máy sản xuất, các kỹ sư
này chịu trách nhiệm điều chỉnh quy trình hoạt động để các đối tác luôn sẵn sàng hoạt động hiệu quả một khi đi
vào sản xuất hàng loạt.
Apple còn mạnh dạn ứng trước hàng triệu USD để các nhà cung ứng có vốn sản xuất, ngoài ra công ty này còn
thúc đẩy các nhà cung cấp đầu tư nhiều vào công nghệ để có thể kiểm soát chặt thông tin trên chuỗi cung ứng
của mình.
Apple dưới thời Tim Cook nổi tiếng trong việc “bắt nạt” các nhà thầu và nhà cung cấp khi áp dụng một quy trình
kiểm soát tồn kho rất đặc biệt:
Khi Apple yêu cầu nhà cung cấp báo giá cho một phụ kiện, chẳng hạn như màn hình cảm ứng, Apple đồng thời
yêu cầu nhà cung cấp đưa ra một bảng báo cáo tài chính chi tiết về giá bán của sản phẩm đó, bao gồm phí vật tư,
phí nhân công và cả ước tính lợi nhuận trên từng sản phẩm cung cấp cho Apple.
Đồng thời Apple yêu cầu các nhà cung ứng phải dự trữ một lượng phụ tùng đủ dùng trong ít nhất 2 tuần tại các
kho hàng quanh bán kính 1,6 km xung quanh nhà máy lắp ráp thành phẩm, Apple còn nhiều khi không trả tiền cho
sản phẩm đến 90 ngày sau ngày nhận hàng.
Để theo dõi và đảm bảo tính bí mật trước khi công bố sản phẩm mới, Apple thường cài những cảm biến theo dõi
vào thùng nguyên vật liệu và theo dõi chúng xuyên suốt quá trình lắp ráp tại Trung Quốc. Thậm chí có một lần
Apple còn vận chuyển mẫu sản phẩm trong các thùng xốp đựng cà chua để tránh vị phát hiện.
Chiến lược và khả năng quản lý của Tim Cook
Để đạt được thành công như ngày nay, Tim Cook luôn bắt đầu rất sớm khi thức dậy vào lúc 4 giờ 30, đi tập gym
và có mặt tại bàn làm việc vào lúc 6 giờ. Tiếp theo đó, Tim Cook thường xuyên tổ chức một buổi họp vào Chủ
Nhật để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Ông luôn đặt sự hiệu quả của công việc lên đầu.
Tim Cook còn hay tặng các đồng nghiệp quyển sách Chạy đua với thời gian (Competing Against Time) nói về việc
sử dụng chuỗi cung ứng như các vũ khí chiến lược trong kinh doanh. Theo Martin, một nhân viên logistics dưới
trướng Tim Cook, ông luôn có một câu cửa miệng để nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi cung ứng là “Không ai
muốn mua sữa tươi đã bị chua.”
Vào một cuộc phỏng vấn gần đây, Tim Cook cho biết: “Một số người không hài lòng khi Steve Jobs luôn nhận
được những lời khen ngợi về sự thành công của Apple, nhưng tôi hoàn toàn không quan tâm đến chuyện đó. Thật
tình mà nói, tôi còn chả thích tên của mình xuất hiện trên truyền thông.”
“Tồn kho, về cơ bản, là một thứ tồi tệ”- Theo Tim Cook
Tồn kho là nguồ n đầ u tư chính ảnh hưởng tới dòng tiề n và khả năng lợi nhuận. Giá trị tồ n kho có thể chiếm từ
1/3 cho đế n một nửa tổ ng tài sản của các công ty không còn là điều gì lạ lẫm. Đó là chưa kể đến những khoảng
chi phí không hề nhỏ đi kèm với việc sở hữu tồn kho. Giảm lượ ng tồn kho có thể giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận
ròng trên tài sản ROA (Return On Assets) của hầu hết các doanh nghiệp hiệu quả hơn nhiều so với các yếu tố
khác.
Có thể lấy ví dụ, giảm 50% lượng hàng tồn kho chắc chắn sẽ làm tỷ suất ROA tăng thêm 10-25%. Một số ngành
công nghiệp đặc thù, như hàng không vũ trụ hay quố c phòng, cho rằng tồn kho không thành vấn đề với họ, vì các
ngành này nhận đượ c các khoản thanh toán “theo tiến độ” từ khách hàng hoặc họ sẽ không ngần ngại “loại bỏ”
những phần sản phẩm sai lệch sau khi đã hoàn thành đơn hàng và lượng dự trữ “tồn dư” còn sót lại.
Tim Cооk tuy không được đánh giá là một nhà lãnh đạo tiên phong, có nhiều đột phá sáng tạo như hình ảnh Steve
Jobs vẫn đang được ghi nhớ tới, nhưng tài năng thiên bẩm của ông trong linh
̃ vự c vận hành và chuỗi cung ứng
đã được thể hiện thông qua những chiế n lượ c quản lý tồ n kho được triển khai kể từ khi ông gia nhập Aррlе.
Có lẽ thành tích đáng chú ý nhất của ông chính là khả năng duy trì tỷ suất doanh thu (và khả năng sinh lời) cao kỷ
lục, có thể thấy thông qua việc công ty tiếp tục đạt doanh thu hàng trăm tỷ đô la mỗi năm.
Các mô hình cửa hàng bán lẻ nhỏ hơn, ngay cả những đố i tượ ng bắ t buộc phải có doanh thu để kinh doanh như
các cửa hàng tạp hoá, cũng không tạo nên được những kỳ tích như Apple. Trong bản tin của Hàng hóa Người tiêu
dùng, Sean O’Rеillу và Vinсеnt Shen đã nói về cách ông Cook định hướng cho Apple đạt được vị thế hiện tại như
một tiêu chuẩ n vàng về quản lý tồ n kho.
Download