Uploaded by Cam Hang Chung

[SAPP] Fundamental of Financial Reporting.pdf

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với Financial Accounting (F3), Financial Reporting (F7) chính là “tấm vé thông
hành” cho bất cứ ai muốn chinh phục ACCA, có được công việc mơ ước tại BIG4/Non-BIG
hay muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính.
Báo cáo tài chính là một trong những kiến thức trọng tâm của FA/F3 và FR/F7 ACCA.
Đây là những báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách
khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của
doanh nghiệp cho những người quan tâm bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho
vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng… Do tính chất công việc liên quan trực tiếp đến
phân tích và đánh giá báo cáo tài chính nên nội dung này thường được các Kế toán viên,
Kiểm toán viên, Tư vấn Thuế… “nằm lòng” trong quá trình làm việc. Sở hữu một nền tảng
kiến thức chắc chắn về báo cáo tài chính là “bước đệm” hoàn hảo giúp bạn thăng tiến đến
các vị trí công việc mơ ước trong tương lai như: Trưởng nhóm Kiểm toán, Kế toán trưởng
hay Giám đốc Tài chính.
Để có được kỹ năng đọc - hiểu - phân tích một báo cáo tài chính từ đơn giản đến phức
tạp đòi hỏi rất nhiều ở người học về sự luyện tập mỗi ngày bởi đây là công việc đòi hỏi sự tỉ
mỉ, cẩn thận và tính chính xác cao. Bộ tài liệu “Fundamental of Financial Reporting” này
sẽ giới thiệu đến bạn lý thuyết tổng quan về cách chuẩn bị các báo cáo tài chính cơ bản và
những kiến thức nền tảng giúp bạn có thể hợp nhất báo cáo tài chính phức tạp.
Tìm hiểu và nắm vững những kiến thức về báo cáo tài chính này từ sớm sẽ giúp bạn
nâng cao hiệu quả công việc, lọt vào mắt xanh của cấp trên và rút ngắn thời gian thăng tiến
đến những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Hy vọng bộ tài liệu này sẽ trang bị thêm cho
bạn những thêm kiến thức cơ bản để có thể giải quyết các case study về báo cáo tài chính.
SAPP Academy chúc bạn học tốt và sẵn sàng chinh phục ACCA!
1
MỤC LỤC
Phần 1: Chuẩn bị các báo cáo tài chính cơ bản (Preparing basic Financial Statements)
3
A. Mục tiêu
3
B. Nội dung
3
1. Các loại hình doanh nghiệp (Types of Entities)
3
2. Cách trình bày báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (Chuẩn mực IAS01)
4
3. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
4
4. Chuẩn mực Doanh thu IFRS15 (Revenue)
5
Phần 2: Hợp nhất Báo cáo tài chính (Consolidation)
8
A. Mục tiêu bài học
8
B. Nội dung chi tiết
8
I. Giới thiệu về tập đoàn
8
1. Cơ cấu của một tập đoàn
8
2. Các phương pháp ghi nhận trong tập đoàn
10
II. Báo cáo tài chính của tập đoàn
11
1. Ghi nhận công ty liên kết
11
2. Hợp nhất công ty con
11
3. Các bước chuẩn bị báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (CSOFP)
14
4. Các bước chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (CSOPL)
14
C. Bài tập minh họa
15
2
Phần 1: Chuẩn bị các báo cáo tài chính cơ bản
(Preparing basic Financial Statements)
A. Mục tiêu
●
●
●
●
Các loại hình doanh nghiệp (Types of Entities)
Trình bày báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (Preparation of Financial Statements)
– IAS01
Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Chuẩn mực về Doanh thu IFRS15
B. Nội dung
1. Các loại hình doanh nghiệp (Types of Entities)
Có 3 loại hình doanh nghiệp chính: Hộ kinh doanh, Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm
hữu hạn.
3
2. Cách trình bày báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (Chuẩn mực
IAS01)
- Báo cáo tài chính hoàn chỉnh cho phần lớn các doanh nghiệp bao gồm:
● Bảng cân đối kế toán (Statement of Financial Position/ Balance Sheet)
● Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of Comprehensive income)
● Báo cáo dòng tiền (Statement of Cash Flows)
● Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in Equity)
● Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements)
- Chuẩn mực IAS 01 chỉ ra những hạng mục cần có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Các hướng dẫn về cách trình bày các khoản mục cũng được quy định trong chuẩn mực này.
- Quy trình lập báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được xác định dựa trên các yếu tố sau:
● Tên của chủ thể doanh nghiệp được báo cáo
● Các tài khoản phản ánh tình hình của một chủ thể hay một nhóm chủ thể
● Ngày của bảng cân đối kế toán hoặc là thời kỳ kế toán được trình bày
● Đơn vị tiền tệ được trình bày trên báo cáo tài chính
● Các doanh nghiệp thường trình bày báo cáo tài chính hàng năm
- Các doanh nghiệp thường trình bày báo cáo tài chính hàng năm.
3. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
a. Các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Tham khảo nội dung bài học về Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo dòng tiền tại: https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/l
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of Changes in Equity)
● Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trình bày chi tiết các thông tin liên quan đến vốn đã
được trình bày trên báo cáo tài chính.
● Cổ tức trả trong năm cho các cổ đông không được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh mà sẽ được trình bày trên báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
● Ví dụ về báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu:
4
- Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to Financial Statements)
Cung cấp những thông tin bổ sung, chưa được trình bày rõ ràng trên các báo cáo tài chính.
Một số ghi nhớ về các chuẩn mực thường hay được áp dụng:
● Tài sản cố định hữu hình (Tangible non-current assets): IAS16
● Tài sản cố định vô hình (Intangible non-current assets): IAS 38
● Hàng tồn kho (Inventories): IAS2
● Dự phòng, Nợ tiềm tàng, Tài sản tiềm tàng (Provisions, contingent liabilities,
contingent assets): IAS37
● Các điều chỉnh sau kỳ báo cáo (Events after the reporting period): IAS10
b. Mối quan hệ giữa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán
4. Chuẩn mực Doanh thu IFRS15 (Revenue)
- Doanh thu trình bày trên báo cáo tài chính thường ko bao gồm thuế, và không bao gồm phần
doanh nghiệp thu hộ.
- Chuẩn mực IFRS15 về Doanh thu chỉ ra:
● Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
5
●
Doanh thu được ghi nhận theo quy trình 5 bước (với trọng tâm là khi DN chuyển giao
“quyền kiểm soát” cho khách hàng):
- Ghi nhận doanh thu:
Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ phải thực hiện qua việc
chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết tới khách hàng.
Một tài sản được chuyển giao tới khách hàng khi khách hàng có được quyền kiểm soát tài
sản đó. Quyền kiểm soát một tài sản là khả năng điều khiển việc sử dụng tài sản, và có được
toàn bộ lợi ích còn lại của tài sản.
Nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện có thể là:
● Nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn (hoàn thành) trong một khoảng thời gian (over
time)
● Hoặc Nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn tại một thời điểm (at a point in time)
6
7
Phần 2: Hợp nhất Báo cáo tài chính (Consolidation)
A. Mục tiêu bài học
Trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào các nội dung sau:
● Cơ cấu tổ chức của tập đoàn
● Các phương pháp kế toán trong tập đoàn
● Hợp nhất công ty liên kết
● Hợp nhất công ty con
B. Nội dung chi tiết
I. Giới thiệu về tập đoàn
1. Cơ cấu của một tập đoàn
Tập đoàn (Group) là một hệ thống liên kết của các công ty tạo thành một cấu trúc có quy mô
quản lý lớn và phức tạp.
Trong một tập đoàn thông thường bao gồm công ty con (subsidiary), công ty mẹ (parent) và
công ty liên kết (associate).
a. Công ty con (Subsidiary)
Công ty con là công ty bị kiểm soát (control) bởi một công ty khác.
Kiểm soát (control) là có quyền quản lý các chính sách tài chính và hoạt động của một công
ty nhằm thu được lợi ích.
Ví dụ, thông thường, nếu công ty A sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty B, thì công ty A
có quyền kiểm soát với công ty B. Khi đó, A sẽ là công ty mẹ, và B sẽ là công ty con.
Ngoài ra, trong các trường hợp sau bên A cũng được coi là có quyền kiểm soát, mặc dù sở
hữu ít hơn 50% cổ phần của B:
● Có quyền kiểm soát do các bên đầu tư vào công ty B đồng ý
● Có quyền bổ nhiệm, điều chuyển, miễn nhiệm số đông các thành viên quản lý chủ chốt
của B
● Có đa số quyền biểu quyết trong các cuộc họp thành viên quản lý chủ chốt của B
● Có quyền chỉ đạo công ty B nhằm tham gia, thực hiện những trao đổi, giao dịch có lợi
cho bên mình
b. Công ty mẹ (Parent)
Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con.
8
Công ty mẹ có thể sở hữu công ty con theo 3 cách: Trực tiếp, Gián tiếp và Hỗn hợp; được
minh họa bằng sơ đồ sau:
c. Công ty liên kết (Associate)
Công ty liên kết là công ty mà bên đầu tư có sự ảnh hưởng đáng kể (significant influence).
Sự ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia vào các chính sách tài chính và hoạt động, nhưng
không có quyền kiểm soát.
Ví dụ, thông thường, nếu công ty A sở hữu từ 20% đến 50% số cổ phần của công ty B, thì A
có ảnh hưởng đáng kể với B. Khi đó công ty B sẽ là công ty liên kết với công ty A.
Ngoài ra, trong các trường hợp sau bên A cũng được coi là có ảnh hưởng đáng kể, mặc dù
sở hữu ít hơn 20% cổ phần của B:
● Báo cáo của HĐQT công ty B có trình bày về sự ảnh hưởng đáng kể từ công ty A
● Được tham gia trong quá trình hoạch định chính sách của công ty B
● Có giao dịch trọng yếu với công ty B
● Được trao đổi các nhân lực quản lý chủ chốt
● Cung cấp thông tin kỹ thuật trọng yếu cho công ty B
*Đối với các khoản đầu tư chiếm ít hơn 20% cổ phần của bên nhận đầu tư mà không thuộc
các trường hợp đặc biệt nêu trên, kế toán chỉ ghi nhận là một khoản đầu tư thông thường
(Trade Investment) thuộc Tài sản trên Bảng Cân đối Kế toán.
9
2. Các phương pháp ghi nhận trong tập đoàn
a. Phương pháp giá gốc (Cost method)
Phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán đơn giản nhất của các khoản đầu tư. Phương
pháp này được sử dụng đối với các khoản đầu tư thông thường.
Theo đó, kế toán sẽ ghi nhận khoản đầu tư theo giá gốc tại ngày đầu tư và trình bày trên phần
Tài sản của Bảng cân đối kế toán. Lợi tức hàng năm nhận được sẽ được ghi nhận là một
khoản thu nhập trên BCKQKD.
Ví dụ, nếu công ty A mua 5% cổ phần của công ty B với giá 1 triệu USD, công ty A sẽ ghi
nhận 1 triệu USD đó là Tài sản dài hạn trên BCĐKT mà không quan tâm đến giá trị hiện tại
của số cổ phần đó. Hàng năm, công ty A nhận được lợi tức 10,000 USD. Khoản lợi tức 10,000
USD này sẽ được cộng vào thu nhập trong kỳ của công ty A.
b. Phương pháp vốn chủ sở hữu (Equity method)
Phương pháp này được áp dụng đối với các khoản đầu tư vào Công ty liên kết (Associate).
Theo phương pháp này, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc (tương tự cost
method). Tuy nhiên, khoản đầu tư sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở
hữu trong tài sản thuần của công ty liên kết.
BCKQKD sẽ phản ánh phần sở hữu của bên đầu tư trong kết quả kinh doanh của công ty liên
kết.
Ví dụ, công ty A mua 40% cổ phần của công ty B với giá 20 triệu USD, và công ty A có ảnh
hưởng đáng kể đến công ty B. Trong năm đầu tiên, công ty A sẽ ghi nhận 20 triệu USD đó
như phương pháp giá gốc. Tuy nhiên, nếu công ty B có lợi nhuận 5 triệu USD trong năm tiếp
theo, công ty A sẽ nhận được 5 x 40% = 2 triệu USD. A phải điều chỉnh tăng giá trị khoản đầu
tư thêm 2 triệu USD, đồng thời ghi nhận vào thu nhập của mình trong kỳ.
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết được trình bày theo:
● Nguyên giá của khoản đầu tư
● Các khoản lãi/lỗ khi đầu tư
● Cổ tức nhận được
● Lợi nhuận chưa thực hiện trong tập đoàn
● Hao hụt giá trị các khoản đầu tư
c. Hợp nhất toàn phần (Full consolidation)
Phương pháp hợp nhất toàn phần được sử dụng đối với các công ty con. Nguyên tắc của
phương pháp này bao gồm:
● Hợp cộng toàn bộ từng khoản mục thu nhập và chi phí, tài sản và lợi nhuận của công
ty mẹ với công ty con.
● Xóa bỏ khoản mục phát sinh trong nội bộ tập đoàn (vd: Các khoản vay giữa mẹ-con…)
● Hợp nhất như thể công ty mẹ sở hữu toàn bộ công ty con, sau đó sẽ trình bày những
phần mà công ty mẹ không nắm giữ (Lợi ích của cổ đông không kiểm soát)
10
II. Báo cáo tài chính của tập đoàn
Đối với một tập đoàn, có 2 loại báo cáo tài chính được phát hành:
● Báo cáo tài chính riêng lẻ (Separate Financial Statements): BCTC hể hiện tình hình
tài chính, kinh doanh của riêng công ty mẹ
● Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated Financial Statements): BCTC của cả tập
đoàn được trình bày như BCTC của một doanh nghiệp độc lập.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo trên nằm ở các chỉ số mà chỉ có ở báo cáo tài
chính hợp nhất như lợi thế thương mại (goodwill) ở phần tài sản hay lợi ích của cổ đông thiểu
số (non-controlling interest) ở phần nguồn vốn. Các chỉ số trên là kết quả của quá trình hợp
nhất các công ty con.
1. Ghi nhận công ty liên kết
a. Trên BCTC riêng lẻ của công ty mẹ
Trên BCTC riêng lẻ, các khoản đầu tư vào công ty liên kết cần được ghi nhận theo các nội
dung sau:
● Nguyên giá của khoản đầu tư
● Lợi tức được công bố bởi công ty liên kết
● Lợi tức thu được từ công ty liên kết
b. Trên BCTC hợp nhất
Trên BCTC hợp nhất, các khoản đầu tư vào công ty liên kết cần được ghi nhận theo các nội
dung sau:
Khoản đầu tư vào công ty liên kết = Nguyên giá của khoản đầu tư + Lợi nhuận công ty liên
kết theo tỷ lệ sở hữu – Cổ tức và các khoản nhận được từ công ty liên kết – Lợi nhuận chưa
thực hiện – Các khoản đã bị xóa sổ
2. Hợp nhất công ty con
a. Ghi nhận Lợi thế thương mại (Goodwill)
Lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa số tiền mà một công ty bỏ ra để mua một công
ty khác với giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty đó.
Công thức tính lợi thế thương mại:
11
Trong đó:
Lợi thế thương mại dương (Positive goodwill): Xảy ra khi giá trị khoản đầu tư > Giá trị hợp lý
của tài sản thuần thu được tại ngày mua. Lợi thế thương mại dương được ghi nhận như Tài
sản vô hình trên BCĐKT của bên đi mua.
Lợi thế thương mại âm (Negative goodwill): Xảy ra khi giá trị khoản đầu tư < Giá trị hợp lý của
tài sản thuần thu được tại ngày mua. Lợi thế thương mại âm được ghi nhận vào BCKQKD.
b. Ghi nhận Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Non-controlling interest/NCI)
NCI phản ánh phần tài sản trong tập đoàn thuộc sở hữu của các bên khác ngoài công ty mẹ.
Theo IAS 27, NCI là phần nguồn vốn của công ty con mà không phân phối một cách trực tiếp
hay gián tiếp cho công ty mẹ.
Ví dụ, nếu công ty A sở hữu 80% cổ phần của công ty B, thì NCI là 100 – 80 = 20%.
Cách xác định NCI tại ngày lập báo cáo:
● Đối với năm đầu tiên mua công ty con:
●
Đối với công ty con đã mua được nhiều năm:
c. Hợp nhất các nguồn quỹ của tập đoàn (Group consolidated reserves)
● Đối với năm đầu tiên mua công ty con:
12
●
Đối với công ty con đã mua được nhiều năm:
d. Lợi nhuận chưa thực hiện (Unrealised profit)
Lợi nhuận chưa thực hiện là lợi nhuận phát sinh từ việc bán hàng hóa/tài sản trong nội bộ tập
đoàn, tuy nhiên các hàng hóa/tài sản này vẫn còn tồn tại trên các tài khoản (chưa được bán
ra ngoài) của các công ty tại ngày lập báo cáo tài chính.
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn, chúng ta cần loại bỏ lợi nhuận chưa thực
hiện (unrealised profit).
3. Các bước chuẩn bị báo cáo tình hình tài chính hợp nhất (CSOFP)
Các bước chuẩn bị bao gồm:
B1: Thực hiện các điều chỉnh trên các tài khoản của từng công ty tách biệt (ví dụ như cổ tức
dự tính chia cho cổ đông (proposed dividends) từ công ty con; tiền đang chuyển,…)
B2: Cộng ngang từng dòng giá trị các chỉ tiêu trên báo cáo của công ty mẹ và con như tài
sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí.
13
B3: Thực hiện các điều chỉnh ở mức độ tập đoàn, bao gồm:
● Xóa sổ nguyên giá các khoản đầu tư vào công ty con và ghi nhận lợi thế thương mại
(goodwill) ở bên Tài sản và Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (nếu có) ở bên Nguồn
vốn
● Ghi nhận sự điều chỉnh giá trị hợp lý sau khi mua (post-acquisition fair value) của tài
sản dài hạn tại công ty con
● Ghi nhận thêm giá trị khấu hao do sự điều chỉnh giá trị hợp lý trước khi mua và sau
khi mua công ty con
● Ghi nhận sự suy giảm giá trị của lợi thế thương mại (impairment loss of goodwill)
● Tính toán các nguồn quỹ hợp nhất (consolidated reserves)
● Hủy bỏ các khoản phải thu, phải trả, nợ và cổ phần ưu đãi trong nội bộ tập đoàn
● Xóa bỏ lợi tức trong tập đoàn (intra-group dividends)
● bỏ lợi nhuận chưa thực hiện (unrealised profit) đối với các giao dịch trái phiếu trong
tập đoàn (intra-group’s stock transfers)
● Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện (unrealised profit) đối với các giao dịch tài sản trong
tập đoàn (intra-group’s assets transfers)
4. Các bước chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (CSOPL)
Các bước chuẩn bị bao gồm:
B1: Thực hiện các điều chỉnh trên các tài khoản của từng công ty tách biệt (ví dụ như cổ tức
dự tính chia cho cổ đông (proposed dividends) từ công ty con,…)
B2: Kết hợp theo từng dòng bằng cách cộng các khoản tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
thu nhập và chi phí.
B3: Thực hiện các điều chỉnh ở mức độ tập đoàn, bao gồm:
● Xử lý sự hủy bỏ các giao dịch nội bộ (cancellations on intra-group transactions)
● Xóa bỏ lợi nhuận chưa thực hiện đối với các giao dịch nội bộ (unrealised intra-group
transactions/URP)
● Xóa bỏ tất cả lợi tức trong nội bộ tập đoàn
● Ghi nhận khoản giảm giá trị của lợi thế thương mại (Impairment of goodwill)
● Điều chỉnh lợi ích của cổ đông không kiểm soát (NCI)
C. Bài tập minh họa
On 1 January 20X0 Alpha Co purchased 90,000 ordinary $1 shares in Beta Co for $270,000.
At the date Beta Co’s retained earnings amounted to $90,000 and the fair values of Beta Co’s
assets at acquisition were equal to their book values.
Three years later, on 31 December 20X2, the statements of financial position of the two
companies were:
14
The share capital of Beta Co has remained unchanged since 1 January 20X0. The fair value
of the non-controlling interest at acquisition was $42,000.
Q1: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial position at
31 December 20X2 for goodwill?
Q2: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial position at
31 December 20X2 for non-controlling interest?
Q3: What amount should appear in the group’s consolidated statement of financial position at
31 December 20X2 for retained earnings?
Q4: Which of the following companies are subsidiaries of Alpha Co?
Zeta Co: Gamma Co owns 51% of the non-voting preference shares of Zeta Co
Iota Co: Gamma Co has 3 representatives on the board of directors of Iota Co. Each director
can cast 10 votes each out of the total of 40 votes at board meetings.
Kappa Co: Gamma Co owns 75% of the ordinary share capital of Kappa Co, however Kappa
Cois located overseas and is subject to tax in that country.
Hướng dẫn giải:
Q1:
Áp dụng công thức tính Lợi thế thương mại, ta có:
Lợi thế thương mại = Giá trị của khoản đầu tư của công ty mẹ + Giá trị khoản đầu tư của NCI
tại ngày mua – Giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua
15
Q2:
Áp dụng công thức tính NCI, ta có:
NCI tại ngày báo cáo = Giá trị hợp lý của NCI tại ngày mua + Cổ phần NCI đối với lợi nhuận
giữ lại sau ngày mua
Q3:
Áp dụng công thức tính các nguồn quỹ của tập đoàn, ta có:
Lợi nhuận giữ lại tại ngày báo cáo = Lợi nhuận giữ lại của công ty mẹ + Lợi nhuận giữ lại theo
cổ phần tập đoàn sau ngày mua
Q4:
Iota là công ty con vì Alpha có quyền lực đối với đa số quyền biểu quyết tại cuộc họp của Hội
đồng quản trị.
Kappa là công ty con vì Alpha sở hữu hơn 50% cổ phần thông thường của Kappa, cho dù
Kappa là một công ty có trụ sở nước ngoài hoặc nộp thuế tại đất nước đó.
16
Zeta không phải là công ty con của Alpha, vì Alpha chỉ nắm giữ cổ phần ưu đãi không biểu
quyết của Zeta nên không có quyền kiểm soát Zeta.
17