Uploaded by Xl Pixel2

Nhiễm sán lá gan nhỏ từ món ăn

advertisement
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG
KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Nhiễm sán lá gan nhỏ
từ món ăn đặc sản của
người hải phòng
“gỏi cá”
CA BỆNH
 Bệnh nhân nam 54 tuổi.
Ngày vv: 28/6/2023
 Lý do vào viện: Đau bụng vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa.
 Bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị nhiều ngày, kèm đi
ngoài phân sống, không buồn nôn, không nôn, => Vào viện.
 Tiền sử: Ăn gỏi cá nhiều năm; Viêm dạ dày.
 Khám: HCNT (+-); không sốt; Bụng mềm, không có PỨTB.
 Xét nghiệm: BC 8,7 G/l ( EO 3,6% bt); CRP 6,9 mg/l tăng nhẹ; AST, ALT
bt
 Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh TD viêm đường mật mãn tính do sán lá gan nhỏ;
Sỏi túi mật.
 Trứng giun sán soi tươi: Trứng sán lá gan nhỏ.
SIÊU ÂM Ổ BỤNG
Sán lá gan nhỏ
Viêm ĐM trong gan
Những đốm có hồi âm lơ lửng, dài từ 10-20 mm, rộng 2-3 mm, dạng dải, có thể thẳng,
cuộn tròn, hình dấu phẩy, hay hình chữ S, đôi khi thấy cử động nếu quan sát một thời
gian đủ lâu; thường kèm theo túi mật căng nhẹ “Dấu hiệu sán trong túi mật”
- Hình ảnh dày thành và giãn nhẹ đường mật trong gan. Túi mật căng
nhẹ, có sỏi nhỏ, dịch mật đục, nghi có sán lá gan nhỏ.
- Các cơ quan khác không thấy bất thường.
=> KL: Hình ảnh TD viêm đường mật mãn tính do sán lá gan nhỏ;
Sỏi túi mật.
Sán lá gan nhỏ
SIÊU ÂM Ổ BỤNG
 Trường hợp khác:
 Bệnh nhân nam 30 tuổi. Mã BN: 17002722
Ngày vv: 9/7/2023.
Ngày
Sán lá gan nhỏ
=> KL: Hình ảnh vài ổ giảm âm nhu mô phải; Dày thành và giãn nhẹ đường
mật trong gan, nghi có sán lá gan nhỏ trong túi mật- TD tổn thương gan mật
mãn tính do sán lá gan nhỏ.
 KQ XN: Trứng sán lá gan nhỏ
SIÊU ÂM Ổ BỤNG
 Trường hợp khác:
 Bệnh nhân nữ 42 tuổi. Mã BN: 22104770
 Ngày vv: 28/7/2022.
Sán lá gan nhỏ

KQ XN: Trứng sán lá gan nhỏ
BÀN LUẬN
 Bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh ký sinh
trùng do sán lá gan nhỏ cư trú tại đường
mật gây nên những tổn thương ở đường
mật, túi mật, gan, các cơ quan khác với
các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời
gian nhiễm.
 Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn thức
ăn từ cá chưa nấu chín, có chứa ấu trùng
sán còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá
muối, cá khô, cá hun khói…, có thể từ
nhiều năm trước.
BÀN LUẬN
 Hầu hết các bệnh nhân không có triệu
chứng, nhưng khi xuất hiện, các TC
bao gồm đau bụng âm ỉ vùng MSP,
TV, rối loạn tiêu hóa, thường nhầm
lẫn với bệnh lý viêm dạ dày ruột.
 Trong giai đoạn cấp có thể có gan
to, vàng da nhẹ, tăng bạch cầu ái toan.
 Giai đoạn mạn tính có thể kéo dày
nhiều năm với biểu hiện viêm đường
mật mạn tính , có thể dẫn đến teo gan,
xơ gan, viêm tụy, ung thư đường mật.
BÀN LUẬN
 Chẩn đoán xác định bằng soi trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng hoặc xét
nghiệm miễn dịch (+) với kháng nguyên hoặc kháng thể. Tuy nhiên các XN này
không được làm thường quy.
 Siêu âm với các dấu hiệu “dày thành và giãn nhẹ đường mật”; “Sán trong túi
mật” là các dấu hiệu có độ nhạy cao giúp các bác sĩ lâm sàng định hướng để làm
các xét nghiệm chẩn đoán xác định.
 “Dày thành và giãn nhẹ đường mật” đôi khi khó phát hiện bởi tùy thuộc mức
độ và thời gian nhiễm sán, thể nhẹ có thể không có, hoặc chỉ có giãn nhẹ và không
dày thành, thể nặng thì giãn không đều, dày thành, cần phải khảo sát bằng đầu dò
linear mới đánh giá được chính xác.
BÀN LUẬN
 Việc phát hiện sán trong túi mật với CT hoặc MRI là không khả thi. Đôi khi có
thể phát hiện sán trong đường mật trên MRI hoặc chụp đường mật cản quang.
 Dấu hiệu “sán trong túi mật” trên siêu âm là dấu hiệu chưa được chú trọng đưa
vào quy trình chẩn đoán, mặc dù có độ nhạy cao. Siêu âm có thể thấy dấu hiệu
này, dù có thể không phát hiện được viêm đường mật. Không nên nhầm lẫn dấu
hiệu này với bùn mật đơn thuần ( có thể là đốm hình tròn, bầu dục, tụ thành
đám, không có dạng thuôn dài ) => Siêu âm túi mật nếu thấy dấu hiệu này, cần
hỏi lại BN có ăn gỏi cá, cá sống … không, phải hỏi kỹ vì nhiều bệnh nhân trả lời
không, dù họ ăn từ nhiều năm trước => Sau đó đánh giá kỹ đường mật trong và
ngoài gan, cần dùng đầu dò linear => Sau đó chỉ điểm cho bác sĩ lâm sàng XN
trứng sán là cần thiết.
Download