Uploaded by PHÚC BÙI THANH

HIS HUONG DAN ON TAP CHI TIET GIUA HK II

advertisement
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã
hội Âu Lạc
Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
II. CẤU TRÚC BÀI KIỂM TRA
- Trắc nghiệm: 100%
- Bài Trắc nghiệm gồm 2 phần:
+ Phần 1 (6,0 điểm): Gồm 24 câu trắc nghiệm lựa chọn 1 đáp án đúng ABCD.
+ Phần 2 (4,0 điểm): Gồm 2 câu lựa chọn đáp án đúng sai (mỗi câu 4 ý).
+ Toàn bài: 26 câu với 32 ý hỏi.
III. NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã
hội Âu Lạc
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về chính trị
- Chia nước ta thành các châu, quận, huyện.
- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Từ sau khởi nghĩa Hai BÀ Trưng, cai trị đến cấp huyện.
- Xây dựng thành lũy (thành Tống Bình, Luy Lâu) cho quân đồn trú.
- Thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
b. Về kinh tế
- Cướp ruộng đất, biến thành ấp, trại.
- Tô thuế nặng. Bắt cống nạp sản vật quí.
- Độc quyền muối, sắt.
c. Về văn hóa.
- Đưa người Hán sống cùng người Việt.
- Bắt dân ta theo phong tục Hán.
- Áp đặt luật pháp Hán.
- Mở trường dạy chữ Hán.
2. Chuyển biến của xã hội Âu Lạc.
a. Chuyển biến kinh tế
* Nông nghiệp
- Nghề nông trồng lúa nước là chính, trồng cây ăn quả.
- Sử dụng sức kéo trâu bò, công cụ sắt phổ biến.
* Thủ công nghiệp
- Nghề thủ công cổ truyền: gốm, dệt vải, rèn sắt kĩ thuật cao hơn.
- Nghề mới: làm giấy, làm thủy tinh.
* Chuyển biến về xã hội
Thời Văn Lang – Âu Lạc
Thời kì bị đô hộ
Vua
Quan lại đô hộ
Quí tộc
Hào trưởng Việt/ địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xã/ Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
=> Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phương Bắc là mâu thuẫn lớn nhất.
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Thời gian Năm 40
Lãnh đạo
Trưng Trắc, Trưng Nhị
Diễn biến + Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
+ Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu. Thái Thú Tô
Định bỏ về nước.
Kết quả
Thắng lợi, giành lại được nền độc lập
Ý nghĩa
Giành lại nền độc lập, chứng tỏ tinh thần yêu nước của cha ông, đặc biệt là phụ nữ
Việt Nam.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
Thời gian Năm 248
Lãnh đạo
Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Đạt.
Kẻ thù
Nhà Ngô
Diễn biến + Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng khắp châu Giao.
+Nhà Ngô có 6000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Bà Triệu hi sinh
trên núi Tùng (Thanh Hóa).
Ý nghĩa
+ Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc.
+ Tô thắm thêm vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.
3. Khởi nghĩa Lí Bí
Mục tiêu
đánh đuổi nhà Lương, giành độc lập.
Lãnh đạo
Lý Bí, Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc.
Kẻ thù
Nhà Ngô
Diễn biến + Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa.
+ Năm 542, 543 nhà Lương đàn áp đều bị thất bại.
Kết quả
+ giành độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Thời gian
đầu thế kỉ VIII.
Kẻ thù
nhà Đường
Diễn biến
+ Khởi nghĩa ban đầu thắng lợi => Mai Thúc Loan xưng đế, dựng nền độc lập,
tự chủ.
+ Năm 722, nhà Đường đàn áp
Kết quả
+ khởi nghĩa thất bại.
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
Thời gian đầu thế kỉ VIII.
Kẻ thù
nhà Đường
Lãnh đạo Phùng Hưng (Bố Cái đại vương) và Phù An.
Kết quả
thất bại.
Bài 17. Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
1. Sức sống của nền văn hóa dân tộc Việt
- Nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.
- Lưu giữ tín ngưỡng truyền thống: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần thiên nhiên.
- Duy trì phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen, làm bánh chưng bánh dày, ...
2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
a. Tôn giáo: Phật giáo, đạo giáo du nhập, hòa vào tín ngưỡng dân gian.
b. Lễ hội: Tiếp thu lễ tết và cải biến cho phù hợp với văn hóa Việt.
c. Chữ viết: tiếp thu chữ Hán nhưng dùng tiếng Việt, âm Việt để đọc chữ Hán.
d. Kĩ thuật: Tiếp thu những kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, làm thủy tinh, dệt lụa,
phân bón.
Download