Uploaded by PHƯƠNG LÊ NGỌC NGUYÊN

FILE TONG HOP HOI THAO ver3

advertisement
1
2
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC
“PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN”
• Đơn vị tổ chức: Khoa Luật học – Trường Đại học Đà Lạt.
• Đơn vị phối hợp: Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC, thuộc Trung tâm Trọng
tài Quốc tế Việt Nam VIAC.
• Các đơn vị đồng hành: Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đà Lạt, Công ty TNHH
Bất Động sản Dalat Land, Văn phòng Công chứng Đoàn Thị Khánh Tuyền.
• Thời gian: 8h00 ngày 14 tháng 10 năm 2023.
• Địa điểm: Phòng hội thảo A11 Trường Đại học Đà Lạt.
Thời gian
Nội dung
7h30 -8h00
Đón tiếp đại biểu
8h00 –8h05
Tuyên bố lý do; Giới thiệu đại biểu;
Thông qua chương trình hội thảo
8h05 – 8h20 1. Phát biểu khai mạc của đại diện BGH Trường ĐH Đà Lạt
2. Phát biểu của đại diện Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC thuộc Trung tâm
Trọng tài Quốc tế VIAC
3. Phát biểu của Đại diện Lãnh đạo Đoàn ĐBQH đơn vị Tỉnh Lâm Đồng
4. Phát biểu Ban chủ nhiệm Khoa Luật - Trường ĐH Đà Lạt
PHIÊN THỨ NHẤT: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
NGOÀI TÒA ÁN
Chủ tọa: GS.TS. Đỗ Văn Đại - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam;ThS.
Phan Trọng Đạt - Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Loan –
Trưởng Khoa Luật
8h20 – 8h35 Tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại ngoài Tòa án tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Diễn giả: TS. Võ Thị Thanh Linh, P. Trưởng Bộ môn (phụ trách) bộ môn Kinh tế
- Quốc tế, Khoa Luật, ĐH Đà Lạt
ThS. NCS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc, Giảng viên Khoa Luật, ĐH Đà Lạt
8h35 – 9h45 Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Thương lượng tại Việt
Nam.
3
Diễn giả: Luật sư, Thạc sỹ Dương Quốc Thành, giám đốc, Luật sư điều hành
công ty Luật ALV Lawyers, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
VIAC, Hòa giải viên.
9h4510h00
Tổng quan về Hòa giải thương mại qua thực tiễn tại Trung tâm Hòa giải
Việt Nam
Diễn giả: ThS. Phan Trọng Đạt, Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam,
thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC.
10h00 –
10h15
Thảo luận: Đại diện Sở Tư pháp Tỉnh Lâm Đồng, Đại diện Thẩm phán Toà án
TP.HCM, Giảng viên các trường Đại học; Giảng viên Khoa Luật – Trường Đại
học Đà Lạt.
10h15
Tea Break
PHIÊN THỨ HAI: HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN
Chủ tọa: PGS.TS. Nguyễn Văn Vân. Nguyên Trưởng Khoa Luật Thương mại - Trường ĐH
Luật TP. Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thị Loan – Trưởng Khoa Luật; ThS. Phan Trọng Đạt Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam;
10h30 –
10h40
Pháp luật và thực tiễn Hòa giải trong tố tụng Tòa án - Góc nhìn từ các vụ án
về Sở hữu trí tuệ.
Diễn giả: Luật sư, Thạc sỹ Lê Xuân Lộc, Trưởng bộ phận thực thi quyền sở hữu
trí tuệ - Công ty Luật Tilleke & Gibbins Việt Nam.
Luật sư Bạch Hoàng Giang - Công ty Luật Tilleke & Gibbins Việt Nam.
10h40 –
10h55
Các yếu tố pháp lý, kinh tế quyết định tính khả thi của phương thức Hòa
giải thương mại theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa.
Diễn giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Vân. Nguyên Trưởng Khoa Luật Thương mại,
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
10h55 –
11h10
Chứng cứ trong hòa giải - Trọng tài và Tòa án. Góc nhìn so sánh
Diễn giả: TS. Lê Nguyễn Gia Thiện, Phó Trưởng Khoa Luật – Trường ĐH Kinh
tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
ThS. Mai Hoàng Phước – giảng viên Khoa Luật – Trường ĐH Kinh tế
- Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
11h10 –
11h25
Hiệu lực của thỏa thành hòa giải thành trong và ngoài Tòa án.
Diễn giả: GS.TS. Đỗ Văn Đại, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt
Nam, Phụ trách tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam
11h25 –
Thảo luận: Các Luật sư thuộc đoàn Luật sư Tỉnh Lâm Đồng, TP. Hà Nội, Tp.
11h50
Hồ Chí Minh; Giảng viên các trường Đại học.
11h50
Phát biểu bế mạc, tặng hoa cảm ơn và chụp hình lưu niệm
4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÁC TIỂU BAN
Hội thảo “Pháp luật và thực tiễn Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án”
(Kèm theo Quyết định số: 901/QĐ-ĐHĐL ngày 6 tháng 9 năm 2023 của
Hiệu trưởng trường Đại học Đà Lạt)
I. BAN TỔ CHỨC
STT
HỌ VÀ TÊN
1
TS. Lê Minh Chiến
2
TS. Mai Minh Nhật
3
PGS.TS. Nguyễn Tất
Thắng
4
TS. Nguyễn Thị Loan
5
TS. Võ Thị Thanh
Linh
6
TS. Nguyễn Cảnh
Chương
7
ThS. Phan Trọng Đạt
8
9
TS. Trần Thị Ngọc
Kim
TS. Nguyễn Văn
Nghiệp
CHỨC VỤ
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
NHIỆM VỤ
Trưởng ban
Phó trưởng ban
Phó trưởng ban
Trưởng khoa Luật học
P. Trưởng bộ môn phụ trách Bộ môn
Luật Kinh tế - Quốc tế
P. Trưởng phòng QLKH - HTQT
Phó trưởng ban
Ủy viên thường
trực
Ủy viên
Quyền Giám đốc Trung tâm Hòa giải Ủy viên
Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm
Trọng tài quốc tế VIAC, Phó tổng thư
ký VIAC
Phó Trưởng khoa Luật học
Ủy viên
Phó Trưởng khoa Luật học; P. Ủy viên
Trưởng bộ môn Hành chính – Tư
pháp
II. BAN NỘI DUNG
STT
HỌ VÀ TÊN
1 PGS.TS. Trần Hữu
Tráng
2 TS. Nguyễn Thị Loan
3 TS. Võ Thị Thanh Linh
4
5
6
7
8
9
10
CHỨC VỤ
Giảng viên
Trưởng khoa Luật học
P. Trưởng bộ môn phụ trách Bộ
môn Luật Kinh tế - Quốc tế
TS. Trần Thị Ngọc Kim Phó Trưởng khoa Luật học
TS. Nguyễn Văn Nghiệp Phó Trưởng khoa Luật học
ThS. Lê Thị Thu Hiền
Giảng viên - Khoa Luật học
TS. Nguyễn Thị Cẩm Tú Giảng viên - Khoa Luật học
TS. Nguyễn Thị Phương Giảng viên - Khoa Luật học
Hà
TS. Nguyễn Thị Vân
Giảng viên - Khoa Luật học
Anh
ThS. Lê Thị Bích Chi
Giảng viên - Khoa Luật học
NHIỆM VỤ
Trưởng Ban
Phó Trưởng Ban
Ủy viên thường trực
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
5
11
ThS. Nguyễn Thị Thanh
Ngọc
12 ThS. Nguyễn Lộc Phúc
13 ThS. Nguyễn Văn Hùng
14 ThS. Nguyễn Thị Thu
Hoài
15 ThS. Nguyễn Đắc Văn
16 TS. Nguyễn Thị Oanh
III. BAN THƯ KÝ
STT
HỌ VÀ TÊN
1
TS. Nguyễn Thị Oanh
2
ThS. Trần Thị Khánh
Chi
Giảng viên - Khoa Luật học
Ủy viên
Giảng viên - Khoa Luật học
Giảng viên - Khoa Luật học
Giảng viên - Khoa Luật học
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên
Giảng viên - Khoa Luật học
Giảng viên - Khoa Luật học
Ủy viên
Ủy viên
CHỨC VỤ - ĐƠN VỊ
Giảng viên - Khoa Luật học
Giảng viên - Khoa Luật học
NHIỆM VỤ
Trưởng ban
Thư ký
6
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thương lượng và hòa giải thương mại đang là phương thức được sử dụng
rộng rãi và phổ biến ở nhiều quốc gia, bởi lẽ phương thức này có nhiều ưu điểm so với
phương thức tố tụng nói chung (bao gồm tố tụng Tòa án và tố tụng trọng tài). Với thủ
tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí, phương thức này đã và đang được
nhiều đương sự lựa chọn. Tại Việt Nam, các quy định hiện hành như Bộ Luật Tố tụng
dân sự 2015, Luật hòa giải đối thoại 2020… đã đảm bảo quy trình hòa giải phù hợp, đặc
biệt Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã xác định các phương pháp hòa giải cụ thể đảm bảo
cho phương thức này diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, phương
thức thương lượng, hòa giải thương mại hiện vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì phần
lớn cá nhân, tổ chức chưa hiểu hết những quy định của pháp luật, những điểm lợi từ hòa
giải thương mại mang lại. Với mục đích tạo diễn đàn giúp giảng viên, nhà nghiên cứu,
các cơ quan thực thi pháp luật, công ty Luật… trao đổi học thuật, mở rộng kiến thức, kỹ
năng giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức ngoài tòa án
tại Việt Nam, Khoa Luật Trường Đại học Đà Lạt tổ chức hội thảo khoa học cấp trường
với chủ đề “Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án”.
Đơn vị phối hợp: Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC thuộc Trung tâm Trọng tài
quốc tế Việt Nam VIAC.
Kỷ yếu Hội thảo được chia làm 2 phần: Phần 1 gồm các bài viết liên quan tới
Thương lượng, Hòa giải thương mại, Hòa giải trong tố tụng tòa án, hòa giải đối thoại
theo Luật Hòa giải đối thoại 2020 và các khía cạnh liên quan. Phần 2: Các bài viết
khác về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
Để hội thảo được tổ chức thành công, chúng tôi trân trọng cảm ơn Trung tâm
hòa giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC là đơn vị phối hợp tổ
chức hội thảo. Cảm ơn Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đà Lạt, Công ty TNHH Bất Động
sản Dalat Land, Văn phòng Công chứng Đoàn Thị Khánh Tuyền (Tỉnh Đồng Nai) đã
đồng hành cùng chúng tôi trong hội thảo này. Trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đoàn đại biểu
Quốc hội Tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Sở Tư pháp Tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm, hỗ trợ
cho quá trình tổ chức hội thảo. Cảm ơn các Trường Đại học, các cơ sở đào tạo Luật, các
Viện nghiên cứu, Các công ty Luật trong nước và quốc tế đã tạo mọi điều kiện để các
tác giả viết bài tham luận và tham dự hội thảo.
Cuối cùng, mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn chương trình sẽ còn thiếu sót, hy
vọng nhận được ý kiến đóng góp của quý vị để các hội thảo tiếp theo được hoàn thiện
hơn.
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
7
DANH MỤC BÀI VIẾT
TÁC GIẢ
Page
PHẦN 1:
THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI, HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TÒA ÁN,
HÒA GIẢI ĐỐI THOẠI THEO LUẬT HGĐT 2020 VÀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
GS. Đỗ Văn Đại
1.
HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN HÒA GIẢI
THÀNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam.
Phụ trách tạp chí Khoa học
pháp lý Việt Nam
14
Huỳnh Đăng Hiếu
Phó Trưởng Phòng Ban thư ký
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam (VIAC)
PGS. TS. Nguyễn Văn Vân
2.
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - PHÁP LÝ QUYẾT
ĐỊNH TÍNH KHẢ THI CỦA PHƯƠNG
THỨC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI THEO
LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
NĂM 2020
ThS. Dương Quốc Thành
3.
THƯƠNG LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
MỘT SỐ NỘI DUNG TRAO ĐỔI
ThS. Vũ Văn Thúc
4.
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC
Nguyên Trưởng Khoa Luật
Thương mại, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh
Giám đốc công ty luật ALV
Lawyers, Hòa giải viên VMC
Phó Giám Đốc Sở Tư Pháp
Tỉnh Lâm Đồng
38
48
55
ThS. Phan Trọng Đạt
5.
TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
Quyền giám đốc Trung tâm
Hoà giải Việt Nam VMCTrung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam (VIAC)
64
TS. Nguyễn Thị Loan
6.
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI CÓ PHỐI
HỢP CỦA HÒA GIẢI CƠ SỞ VÀ HÒA GIẢI
THƯƠNG MẠI – TỪ GÓC ĐỘ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ VÀ THƯƠNG MẠI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trưởng Khoa Luật học,
Trường Đại học Đà Lạt
68
ThS. Nguyễn Lộc Phúc
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
8
TS. Lê Nguyễn Gia Thiện
7.
CHỨNG CỨ TRONG HÒA GIẢI, TRỌNG
TÀI VÀ TÒA ÁN – GÓC NHÌN SO SÁNH
Phó Trưởng Khoa Luật
Trường Đại học Kinh tế - Luật
76
ThS. Mai Hoàng Phước
Trường Đại học Kinh tế - Luật
TS. Võ Thị Thanh Linh
8.
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN TẠI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
P.Trưởng Bộ môn, Khoa Luật
học, Trường Đại học Đà Lạt
ThS. NCS Nguyễn
Thanh Ngọc
Thị
82
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
9.
HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG
TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ SINGAPORE VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GỢI
MỞ CHO VIỆT NAM
Ts. Nguyễn Thị Diễm Anh
Khoa Luật - Trường Đại Học
Công Đoàn
92
Ths, Luật Sư Lê Xuân Lộc
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀ GIẢI
10. TRONG TỐ TỤNG TÒA ÁN – GÓC NHÌN
TỪ CÁC VỤ ÁN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Ths, Luật Sư Bạch Hoàng
Giang
99
Công Ty Luật TNHH Tilleke
& Gibbins (Việt Nam)
TS. Nguyễn Thị Phương Hà
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
11. THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI TẠI
TOÀ ÁN
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
108
TS. Trần Thị Ngọc Hiếu
Trường Kinh tế Luật –
Trường Đại học Trà Vinh
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH
12.
CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP
LS., TS. Lương Khải Ân
QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA HOÀ GIẢI TẠI
TÒA VỚI VIỆC THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT
13.
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG
MẠI TẠI TOÀ ÁN CẤP CÓ THẨM QUYỀN
LS., TS. Lương Khải Ân
BÀN VỀ CÔNG ƯỚC SINGAPORE TRONG
14. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
THÔNG QUA PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI -
Ths. Gvc. Lê
Phương Chinh
Trường Đại học Công thương
TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công thương
TP. Hồ Chí Minh
115
122
Huỳnh
129
9
NHÂN TỐ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
Khoa Luật, Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Trần Thủy Tiên
Nguyễn Trọng Phúc
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁN QUYẾT
15. TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI
Văn Phạm Tùng Quân
Khoa Luật, Trường Đại Học
Mở Thành Phố Hồ Chí Minh,
137
Trần Thị Diễm Trinh
Trường Đại
Tp.HCM
PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI:
16. KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC VÀ GỢI
MỞ CHO VIỆT NAM
Học
Luật
Dương Phúc Trường
146
Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân
Quận 6, Tp.HCM
Lê Nhật Minh Châu
Trường Đại Học Mở Tp.HCM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC
17. TIỄN VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA
ÁN
BÀN VỀ TRƯỜNG HỢP HỦY PHÁN
18.
QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC
19.
HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Dương Đình Nam
Văn phòng luật sư Dương
Đình Nam, thuộc Đoàn luật
sư tỉnh Lâm Đồng
151
TS. Trần Thị Ngọc Kim
P. Trưởng Khoa Luật học,
Trường Đại học Đà Lạt
159
Phạm Minh Cường
Trường Đại Học Mở Thành
Phố Hồ Chí Minh
166
Nguyễn Hữu Thiện
20.
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HÒA GIẢI
TRONG TỐ TỤNG TẠI TÒA ÁN
Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia
TP.HCM
173
Nguyễn Phạm Thanh Hoa
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG
21.
TÀI VÀ HÒA GIẢI TRỰC TUYẾN TẠI
VIỆT NAM
Văn Phòng Luật Sư Hà Hải
Và Cộng Sự
181
Nguyễn Hoài Linh
Trường Đại Học Luật Thành
Phố Hồ Chí Minh
10
Ths. GVC Lê
Phương Chinh
PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI
22. Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ HƯỚNG GỢI
MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Huỳnh
Khoa Luật, Đại Học Cần Thơ
188
Lê Hồ Quang Hạ
Nguyễn Trần Khánh Linh
Bùi Thị Mỹ Linh
HIỆN TƯỢNG “TREATY SHOPPING”
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU
23. TƯ THEO PHƯƠNG THỨC NGOÀI TÒA
ÁN - LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
Trần Văn Tuấn
Khoa Luật, Đại Học Cần Thơ
200
Dương Thị Bích Chi
Bùi Thị Thanh Trúc
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
THÀNH THEO CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP
24. QUỐC VỀ THỎA THUẬN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THÔNG QUA HÒA GIẢI KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Trần Minh Chiến
Trường Đại Học Kinh Tế Luật
207
Huỳnh Thị Kim Thoa
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HÒA GIẢI
25. THƯƠNG MẠI - KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM
Công Ty
SOPHIA
Luật
TNHH
217
Nguyễn Phạm Thanh Hoa
Văn Phòng Luật Sư Hà Hải
Và Cộng Sự
Nguyễn Hữu Lộc
KIẾN TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ THÚC
26. ĐẨY HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Ngân Hàng TNHH MTV
Shinhan Việt Nam
Huỳnh Thị Kim Thoa
Công Ty
SOPHIA
Luật
225
TNHH
Ths. Trần Thị Ngọc Hân
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
27. THƯƠNG MẠI THUỘC LĨNH VỰC NGÂN
HÀNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
Khoa Luật, Trường Đại Học
Cần Thơ
Ths. Gvc Lê Huỳnh Phương
Chinh
Khoa Luật, Trường Đại Học
Cần Thơ
234
11
Ths. Nguyễn Thị Hải Vân
28.
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG
LƯỢNG
PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ CHẾ GIẢI
29. QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
NGOÀI TÒA ÁN
Khoa Luật - Trường Đại Học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ
Chí Minh
244
ThS. Nguyễn Thị Lựu
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
249
Thân Văn Đức
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ HÒA GIẢI
30.
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Phòng Thanh Tra – Trường
Đại Học Nguyễn Tất Thành
255
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG
PGS.TS. Trần Hữu Tráng
BÀN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
31.
TRONG ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
262
TS. Nguyễn Văn Nghiệp
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ VỤ
32.
ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI – THỰC
TIỄN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
P. Trưởng Khoa Luật học,
Trường Đại học Đà Lạt
266
TS. Nguyễn Thị Vân Anh
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
ThS. Nguyễn Thị Thanh
Ngọc
HOÀ GIẢI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
33. VIỆT NAM VÀ VIỆC XÂY DỰNG
PHƯƠNG THỨC HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI.
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
275
ThS. Lê Minh Bảo Trung
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
Đào Tấn Anh
NGƯỜI THỨ BA VÀ CƠ SỞ BẢO VỆ
34. QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI
THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
Trường Đại Học Luật Thành
Phố Hồ Chí Minh
283
Nguyễn Thái Bình
Trường Đại Học Luật Thành
Phố Hồ Chí Minh
12
Ths. Vũ Hoàng Anh
SO SÁNH THỦ TỤC KHỞI KIỆN VÀ THỤ
35. LÝ TRANH CHẤP GIỮA TỐ TỤNG DÂN
SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
Khoa Pháp Luật Dân Sự Trường Đại Học Luật Hà Nội
294
Đào Tấn Anh
Trường Đại Học Luật Thành
Phố Hồ Chí Minh
HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRONG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
36. THEO PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI - MỘT
SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN
Ths. GVC Lê
Phương Chinh
Huỳnh
Khoa Luật, Đại Học Cần Thơ
303
Lê Yến Nhi
Bành Ngọc Trâm
Nguyễn Đức Anh
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ ĐỊA ĐIỂM
TRỌNG TÀI CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG
37.
MẠI ĐIỆN TỬ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
Ncs. Th.S. Nguyễn Thị Thu
Thảo
Khoa Luật Quốc Tế, Đại Học
Luật Tp. Hồ Chí Minh
310
Vũ Kim Ngọc
Công ty TNHH Tư vấn Việt
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
38.
BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Ths. Hoàng Thị Biên
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
THEO PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THEO
39.
PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Ts. Đào Nguyễn Hương
Duyên
Khoa Luật – Trường Đại Học
Lao Động – Xã Hội
Khoa Luật Trường ĐH Công
Nghiệp TPHCM
Ths, GVC, Lê
Phương Chinh
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
40. NGOÀI TÒA ÁN THEO PHƯƠNG THỨC
ISDS VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
322
329
Huỳnh
Khoa Luật, Trường Đại học
Cần Thơ
337
Bùi Thị Thanh Trúc
Dương Thị Bích Chi
TỪ MỘT VỤ KIỆN CỦA WTO VÀ KINH
41. NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
NGOÀI TOÀ ÁN CHO VIỆT NAM
Ths. Nguyễn Lê Lý
Khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Bạc Liêu
346
13
TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH
42.
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM
Ts. Huỳnh Minh Luân
Khoa Luật - Trường Đại Học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ
Chí Minh
352
ThS.Lê Thị Bích Chi
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
43. CHẤP CỦA TRỌNG TÀI – MỘT SỐ BẤT
CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
ThS.Nguyễn Trọng Đạt
360
ThS.Nguyễn Chí Khuê
Ngô Danh Công
BÀN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
44. THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI TRONG
BỐI CẢNH THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ
ThS. GVC. Lê Thị Thu Hiền
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
45.
THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC
TRỌNG TÀI
TS. Lê Thị Tuyết Hà
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
Khoa Luật, Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh
367
375
Th.s Nguyễn Đắc Văn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN
TỚI THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TRANH
46.
CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
THEO THỦ TỤC SƠ THẨM
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
384
Th.s Trần Thị Khánh Chi
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
ThS.
Nguyễn
Phương
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THÔNG QUA
PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG
47.
MẠI TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Thành
Trường Đại học Nam Cần
Thơ
393
ThS. Trần Thanh Khỏe
Trường Đại học Nam Cần
Thơ
TS. Nguyễn Thị Cẩm Tú
SO SÁNH HOÀ GIẢI TRANH CHẤP KINH
DOANH THƯƠNG MẠI TRONG TỐ TỤNG
48. TRỌNG TÀI VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
402
ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
14
MỘT SỐ LỢI THẾ KHI GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
49.
BẰNG TRỌNG TÀI SO VỚI GIẢI QUYẾT
TẠI TOÀ ÁN
ThS. Phạm Bách Tùng
QUYỀN LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC GIẢI
50. QUYẾT TRANH CHẤP THEO PHÁP LUẬT
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
ThS. Bùi Huy Thông
CÁC HÌNH THỨC HÒA GIẢI THƯƠNG
51. MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
Ths. Ls Cao Nhật Anh
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC
XÂY DỰNG THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI
52. TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ QUỐC
TẾ
Hoàng Thị Thuý Quỳnh
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI
53.
BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM VÀ
QUỐC TẾ
Hoàng Trần Ngọc Anh
KHUNG PHÁP LÝ CỦA CƠ CHẾ THƯƠNG
LƯỢNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
54. CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI
VIỆT NAM - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Sương
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
Khoa Luật học, Trường Đại
học Đà Lạt
Công ty Luật Hà Long – Đoàn
Luật sư TP. Hồ Chí Minh
Công ty Luật Hợp danh
FDVN
Công ty Luật Hợp danh
FDVN
Công ty Luật Hợp danh
FDVN
408
416
422
427
434
443
Trần Thị Khánh Ly
ThS. Nguyễn Thị Ngọc
Uyển
55.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO MẬT
TRONG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh doanh & Luật –
Trường Đại học Quốc tế Sài
Gòn
ThS. Hồ Hồng Nhung
Khoa Kinh doanh & Luật –
Trường Đại học Quốc tế Sài
Gòn
449
15
PHẦN 1:
THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI,
HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TÒA ÁN, HÒA
GIẢI ĐỐI THOẠI THEO LUẬT HGĐT 2020 VÀ
CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
16
HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN HÒA GIẢI THÀNH TRONG PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
GS. Đỗ Văn Đại1
Huỳnh Đăng Hiếu2
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích hiệu lực pháp lý của thoả thuận hoà giải
thành trước và sau khi được công nhận. Mặt khác, trường hợp quyết định công nhận
thỏa thuận hòa giải thành có khiếm khuyết hay nội dung của thoả thuận hoà giải thành
có khiếm khuyết thì được giải quyết ra sao? Trên nền tảng lý thuyết thoả thuận hoà giải
thành là một giao dịch dân sự (hợp đồng) của các bên, việc vận dụng các nguyên tắc
chung của hợp đồng để giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng là hướng nghiên cứu chính
cho bài viết này.
Abstract. The article focuses on analyzing the validity and the enforceability of
the mediated settlement agreement before and after it is recognized. On the other hand,
if the recognition decision is defective or the content of the mediated settlement
agreement is defective, how will it be resolved? Based on the theoretical foundation that
the mediated settlement agreement is a civil transaction (contract) between the parties,
the application of general principles of contracts to resolve unclear issues is the main
research direction for this article.
Dẫn nhập. “Hòa giải” là một thuật ngữ pháp lý, tồn tại trong nhiều văn bản tại
Việt Nam. Theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 về hòa giải
thương mại (sau đây là Nghị định số 22), “Hòa giải thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại
làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”
(khoản 1 Điều 3). Bên cạnh đó, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định “Hòa giải ở
cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện
giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật
này” (khoản 1 Điều 2). Mới đây, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 quy định
“Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án
thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ
việc dân sự theo quy định của Luật này” (khoản 1 Điều 2). Trước đây, Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng đưa ra định nghĩa về hòa giải tại khoản 7 Điều
3 với nội dung “Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua bên thứ ba” (quy định không được giữ
lại trong Luật năm 2023). Luật trọng tài thương mại năm 2010 (sau đây là Luật TTTM)
cũng có quy định về hòa giải tại Điều 9 theo đó “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các
bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết tranh chấp”.
Tại Việt Nam, chúng ta có khá nhiều thủ tục hòa giải. Thủ tục này có thể được
tiến hành tại Tòa án, tại Trọng tài hay thủ tục khác, đặc biệt là thủ tục theo Nghị định số
22. Từ các quy định trên, chúng ta có thể nhận ra một số yếu tố cơ bản của hòa giải. Thứ
nhất, hòa giải có thể được triển khai khi tồn tại bất đồng giữa các bên và bất đồng đó có
thể là “mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật”, “vụ việc dân sự” và, trong tố tụng
trọng tài, là “tranh chấp” giữa các bên; thứ hai, người tiến hành hòa giải là người thứ ba
so với các bên có vấn đề cần được giải quyết; thứ ba, vai trò của người hòa giải không
1 Giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Phó Trưởng Phòng Ban thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
17
là “giải quyết” bất đồng giữa các bên mà là hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ các bên để giải
quyết bất đồng. Ở cuối quá trình hòa giải có thể là các bên không đạt được sự thống nhất
nhưng cũng có thể đạt được sự thống nhất về vấn đề cần giải quyết. Khi đạt được sự
thống nhất về vấn đề cần được giải quyết, các bên có một thỏa thuận, thường được gọi
là thỏa thuận hòa giải thành. Thỏa thuận này có hiệu lực thực hiện các bên không? Nếu
một bên không thực hiện thỏa thuận, bên kia có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cưỡng
chế thi hành không? Đây là các nội dung sẽ được làm rõ trong bài này.
Thực tế, sau khi có quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, có thể phát hiện
những khiếm khuyết trong thỏa thuận hòa giải thành hay trong việc công nhận hòa giải
thành. Trong trường hợp này, hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành sẽ ra sao? Đây là
điểm cũng sẽ được phân tích.
I- Hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành trước khi được công nhận
Giai đoạn trước khi được công nhận. Sau khi hòa giải, có thể các bên đạt được
thỏa thuận về nội dung mà các bên có tranh chấp. Thỏa thuận này có thể được công nhận
hay không được công nhận bởi chủ thể có thẩm quyền công nhận vì việc công nhận này
thông thường là có điều kiện (về nội dung hay về thủ tục). Thỏa thuận hòa giải thành
cũng có thể không được chủ thể có thẩm quyền công nhận vì không bên nào yêu cầu
công nhận kết quả hòa giải thành.
Điều đó có nghĩa là thỏa thuận hòa giải thành có một giai đoạn (dài hay ngắn tùy
vào thời điểm được công nhận) chỉ là thỏa thuận giữa các bên, chưa được chủ thể có
thẩm quyền công nhận. Ở giai đoạn này, thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực ràng buộc
các bên thực hiện không?
Quy định về hòa giải đôi khi ghi nhận hiệu lực thực hiện của thỏa thuận hòa giải
thành đối với các bên nhưng quy định này chưa nhiều, chưa khái quát nên cần được bổ
sung bởi quy định chung về hợp đồng. Thực ra, để có hiệu lực ràng buộc thực hiện như
vừa nêu, pháp luật về hòa giải cũng như pháp luật về hợp đồng có những yêu cầu nhất
định. Đó là hai vấn đề sẽ được phân tích trong phần dưới đây.
1) Ghi nhận hiệu lực thực hiện
Trong quy định về hòa giải. Bản thân thỏa thuận hòa giải thành có ràng buộc
các bên để các bên thực hiện không?
Một số quy định về hòa giải làm cho người đọc hiểu rằng bản thân thỏa thuận
hòa giải thành có giá trị thực hiện đối với các bên. Cụ thể, Nghị định số 22 quy định tại
khoản 1 Điều 15 và điểm b khoản 2 Điều 13 rằng “Văn bản về kết quả hòa giải thành có
hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự” và “Các bên tranh
chấp có các nghĩa vụ sau đây: Thi hành kết quả hòa giải thành”. Đây là điều khoản ghi
nhận “hiệu lực thi hành đối với các bên” của kết quả hòa giải thành, tức của thỏa thuận
hòa giải thành. Quy định về hòa giải thành ngoài Tòa án cũng có nội dung về giá trị
pháp lý của thỏa thuận hòa giải thành dù thỏa thuận đó không được Tòa án công nhận.
Cụ thể, “việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng
đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án” (khoản 6 Điều 419
BLTTDS năm 2015). Ở đây, điều luật ghi nhận “giá trị pháp lý của kết quả hòa giải” dù
không có việc công nhận từ phía Tòa án nên “các bên vẫn có thể tự nguyện thi hành kết
quả hòa giải”3. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng theo hướng trên
3 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại, Nxb. Hồng
Đức-Hội luật gia Việt Nam 2020, tr.489.
18
với nội dung tại khoản 1 Điều 65 theo đó “Các bên tham gia hòa giải có trách nhiệm
thực hiện kết quả hòa giải thành trong thời hạn đã thỏa thuận trong văn bản về kết quả
hòa giải thành”.
Quy định trên tập trung vào hòa giải thành ngoài tòa án và chúng ta lại chưa có
quy định tương tự đối với thỏa thuận hòa giải thành đạt được trong tố tụng dân sự hay
tố tụng trọng tài. Lúc này, chúng ta xem xét hiệu lực thực hiện của thỏa thuận hòa giải
thành theo quy định chung về giao dịch vì thỏa thuận hòa giải thành là một giao dịch
dân sự.
Trong quy định về hợp đồng. Khi đề cập tới thỏa thuận hòa giải thành, tài liệu
ở nước ngoài hay ở Việt Nam theo hướng đây là một hợp đồng nên có giá trị/hiệu lực
thực hiện như một hợp đồng (khi đáp ứng điều kiện luật định).
Ở Việt Nam, có tài liệu nêu rằng “việc không công nhận kết quả hòa giải thành
cũng không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị của thỏa thuận giải quyết tranh chấp
và nó vẫn có hiệu lực như một hợp đồng”4. Ở nước ngoài như Pháp, có tài liệu nêu rằng
“thỏa thuận hòa giải thành về nguyên tắc có thể được áp dụng dù không có bất kỳ kiểm
soát nào từ phía Tòa án và việc này trên cơ sở nguyên tắc hiệu lực ràng buộc thực hiện
của các thỏa thuận”5. Ở đây, “trước khi được Tòa án công nhận, thỏa thuận hòa giải
thành chỉ đơn thuần là một thỏa thuận chịu sự điều chỉnh của pháp luật chung về nghĩa
vụ. Vì vậy, hiệu lực của nó về nguyên tắc là hiệu lực được ghi nhận cho bất kỳ hợp đồng
nào”6. Nói cách khác, “thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực bắt buộc với các bên từ
thời điểm được xác lập”7 và “trong trường hợp đạt được thỏa thuận, tranh chấp không
còn nữa và việc này không phải trên cơ sở quyết định mà người thứ ba áp đặt mà trên
cơ sở hợp đồng có hiệu lực gắn liền với thỏa thuận (hiệu lực ràng buộc thực hiện trừ
trường hợp có yêu cầu tuyên bố vô hiệu hay hủy bỏ do có vi phạm)” 8. Ohada (Tổ chức
châu Phi về hài hòa hóa pháp luật kinh doanh) có Luật thống nhất về hòa giải năm 2017
theo đó “thỏa thuận hòa giải thành trong khuôn khổ của Ohada có tính ràng buộc các
bên và cần phải được các bên tự thực hiện”9 và “kinh nghiệm cho thấy thỏa thuận hòa
giải thành, trong phần lớn các trường hợp được tự nguyện thực hiện mà không cần tới
biện pháp cưỡng chế thi hành”10.
Thực tế, khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự Việt Nam trong đó có quy định theo đó “Mọi cam kết, thỏa thuận không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Bên cạnh đó, Điều 401 BLDS năm 2015 còn
quy định “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết” (khoản
1) và “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo cam kết” (khoản 2). Trên cơ sở các quy định vừa nêu của BLDS, chúng
ta thấy thỏa thuận hòa giải thành của các bên có hiệu lực ràng buộc các bên thực hiện.
4 Nguyễn Gia Thiện và Nguyễn Thị Ánh Dương, “Hòa giải thương mại tại Việt Nam-Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp số 03 (475), tháng 2/2023.
5 Sylvaine Poillot-Peruzzetto, “Médiation – La directive générale”, Répertoire de droit européen Dalloz 2018, phần số 44.
6
Mélina Douchy-Oudot và Julie Joly-Hurard, “Médiation et conciliation – Procédures de médiation ou de conciliation”,
Répertoire de procédure civile Dalloz 2013, phần số 157.
7 Béatrice Gorchs, “Le Contrôle Judiciaire Des Accords de Règlement Amiable”, Revue de l’arbitrage 2008, tr.51 (phần số
17).
8 Pierre Lavigne, “L'intérêt de la médiation et de la conciliation en tant que mode de règlement des litiges”, LPA 30 mai 2012,
tr.51.
9 Demba Mbow và Oumar Bah, “La médiation comme outil d’amélioration du climat des affaires dans l’espace OHADA”,
Revue Lamy droit des affaires, nº 177, 1er janvier 2022.
10 Olivier Cuperlier, “L’acte uniforme du 23 novembre 2017 relatif à la médiation dans l’espace Ohada”, Cahiers de l’arbitrage
2018, tr.241, phần số 30.
19
Tuy nhiên, để có hiệu lực ràng buộc giữa các bên, thỏa thuận đó phải đáp ứng một số
yêu cầu nhất định như chúng ta sẽ thấy trong đoạn dưới đây.
2) Yêu cầu đối với thỏa thuận hòa giải thành
Mục đích, nội dung của thỏa thuận. Thỏa thuận hòa giải thành là một thỏa thuận giữa
các bên và thỏa thuận này có được vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội không? Đối
với hòa giải trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2015 quy định “Nội dung thoả thuận
giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” (điểm
b khoản 2 Điều 205). Theo một tài liệu bình luận BLTTDS, nội dung vừa nêu “được
thiết lập trên nền tảng của nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự” (Điều 3 BLDS năm
2015) và, khi áp dụng, “cần lưu ý vận dụng quy định tại Điều 123 BLDS 2015 để xác
định điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”11. Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa
án theo hướng Hòa giải viên có quyền từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải nếu
có đủ căn cứ xác định thỏa thuận đó “vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”
(điểm g khoản 1 Điều 14). Điều đó có nghĩa là để có thể lập biên bản ghi nhận nội dung
hòa giải thành, nội dung hòa giải thành phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội. Nghị định số 22 cũng đưa ra yêu cầu trực tiếp đối với thỏa thuận hòa
giải thành tại theo khoản 1 Điều 4 theo đó “Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Ở đây, Nghị định có khắt khe hơn
so với Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án vì đòi hỏi thỏa thuận không vi phạm “điều cấm
của pháp luật” trong khi Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án và BLTTDS chỉ yêu cầu
không được vi phạm “điều cấm của luật”.
Luật TTTM không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về điều cấm/đạo đức xã hội đối với
thỏa thuận hòa giải thành; Điều 58 Luật TTTM bàn về “hòa giải thành” như “lập biên
bản hoà giải thành” mà không đưa ra yêu cầu như trên. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 2023 chỉ quy định chung là “thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của
pháp luật” (điểm h khoản 2 Điều 65). Thực tế, thỏa thuận hòa giải thành là một hợp
đồng và Điều 401 nêu trên của BLDS năm 2015 ghi nhận hiệu lực thực hiện của hợp
đồng với điều kiện “Hợp đồng được giao kết hợp pháp” trong khi đó chính BLDS năm
2015 quy định, để có hiệu lực pháp luật, “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” (điểm c khoản 1 Điều
117). Do đó, để có hiệu lực ràng buộc các bên thực hiện, thỏa thuận hòa giải thành (như
thỏa thuận đạt được trong quá trình tố tụng tại Tòa án hay Trọng tài) cần phải tuân thủ
điều kiện là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Từ nội dung trên, chúng ta thấy pháp luật của chúng ta chưa thống nhất trong mối
quan hệ giữa thỏa thuận hòa giải thành và điều cấm/đạo đức xã hội: có văn bản không
đưa ra bất kỳ yêu cầu nào cho thỏa thuận hòa giải thành như Luật TTTM nhưng có văn
bản lại đưa ra yêu cầu này đối với thỏa thuận hòa giải thành như Nghị định số 22, Luật
hòa giải, đối thoại tại Tòa án hay BLTTDS. Trong tương lai, chúng ta nên cân nhắc đưa
ra yêu cầu về việc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội đối với
thỏa thuận hòa giải thành khi quy định về thỏa thuận hòa giải thành trong văn bản có
nội dung về hòa giải. Khi chưa có quy định như vậy, chúng ta nên khai thác quy định
nêu trên của BLDS cho thỏa thuận hòa giải thành.
11 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Nxb. Tư pháp 2017, tr.482.
20
Chủ thể tham gia thỏa thuận hòa giải thành. Thỏa thuận hòa giải thành tồn tại
giữa các chủ thể và câu hỏi đặt ra là chúng ta có đòi hòi gì về chủ thể xác lập thỏa thuận
hòa giải thành không?
Luật TTTM, BLTTDS cũng như Nghị định số 22 không có quy định đòi hỏi cụ
thể về năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi dân sự đối với chủ thể tham gia
thỏa thuận hòa giải thành. Để tham gia thỏa thuận hòa giải thành trong các thủ tục như
vậy chủ thể tham gia phải có năng lực hành vi tố tụng phù hợp. Với các yêu cầu đó, mặc
dù văn bản không có yêu cầu nhưng chủ thể tham gia vào thỏa thuận hòa giải thành cần
đáp ứng các yêu cầu năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp về tố tụng. Yêu cầu
như vậy cũng tương thích với yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 theo đó “Chủ thể có năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.
Có năng lực chưa chủ để tạo ra một thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực pháp
luật ràng buộc các bên. Nghị định số 22 quy định “Các bên tranh chấp tham gia hòa giải
hoàn toàn tự nguyện” (khoản 1 Điều 4). Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định
tương đồng vì khẳng định một trong các nguyên tắc của hòa giải là “Tôn trọng sự tự
nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận,
thống nhất trái với ý chí của họ” (khoản 2 Điều 3). Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 2023 áp đặt nguyên tắc hòa giải theo đó “tự nguyện; không được ép buộc, lừa
dối” (khoản 1 Điều 62). Về hòa giải trong quá trình tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2015
quy định “Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: Tôn trọng sự tự
nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực,
bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình” (điểm a
khoản 2 Điều 205). Yêu cầu như vừa nêu là tương thích với quy định chung về giao dịch
theo đó “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện” (điểm b khoản 1 Điều
117 BLDS năm 2015). Luật TTTM không có quy định về sự tự nguyện này khi nói về
thỏa thuận hòa giải thành và chúng ta nên theo hướng điều khoản vừa nêu trong BLDS
cũng được áp dụng cho các bên khi họ tham gia xác lập thỏa thuận hòa giải thành.
Hình thức của thỏa thuận hòa giải thành. Các quy định ở Việt Nam liên quan
đến thỏa thuận hòa giải thành có sự tương thích khá cao về hình thức của thỏa thuận hòa
giải thành. Theo khoản 5 Điều 211 BLTTDS năm 2015, “Trường hợp các đương sự thoả
thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên
bản hòa giải thành”. Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án cũng theo hướng có “Biên bản
ghi nhận kết quả hòa giải” (Điều 31). Nghị định số 22 cũng theo hướng vừa nêu vì khoản
1 Điều 15 quy định “Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả
hòa giải thành”. Về phía mình, Điều 58 Luật TTTM có hướng tương tự với nội dung:
“Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội
đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các
Trọng tài viên”. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng theo hướng trên
vì quy định “Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa
giải thành” (khoản 1 Điều 65).
Theo Luật nhà ở và Luật đất đai, rất nhiều thỏa thuận về nhà ở hay quyền sử dụng
đất như chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi phải công chứng/chứng thực12. Nếu nhà ở
hay quyền sử dụng đất là đối tượng được hòa giải thành (với kết quả là chuyển nhượng,
12 Xem Đỗ Văn Đại (chủ biên), Giao dịch dân sự về bất động sản, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2022 (xuất bản lần
thứ hai).
21
tặng cho hay trao đổi), liệu rằng yêu cầu về công chứng/chứng thực này có phải tuân thủ
không? Không có quy định nào hiện này về hòa giải thành áp đặt hình thức công
chứng/chức thực cho thỏa thuận hòa giải thành dù thỏa thuận đó có đối tượng là nhà ở
hay quyền sử dụng đất. Trong thực tế, kết quả hòa giải thành có thể là chuyển nhượng
nhà hay quyền sử dụng đất và được Tòa án công nhận. Chẳng hạn, chúng ta thấy nêu
“Quyết định công nhận sự thỏa thuận số 142/2018/QĐST-DS ngày 26/11/2018 của Tòa
án nhân dân huyện ĐH, tỉnh Long An, giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Tr với bị đơn là
ông U và bà D1 thì ông U và bà D đồng ý chuyển nhượng Quyền sử dụng đất cho bà Tr
một phần thửa đất số 34, tờ bản đồ số 22, diện tích 1.383m2 đất tọa lạc tại ấp L, xã LG,
huyện ĐH, tỉnh Long An”13. Để có kết quả hòa giải thành, chúng ta đã có sự tham gia
của hòa giải viên. Liệu những người này có thể thay thế công chứng viên/người có thẩm
quyền chứng thực khi họ tham gia vào việc xác lập thỏa thuận hòa giải thành?
Thực ra, nếu các bên chỉ giới hạn ở việc có được thỏa thuận hòa giải thành và
không tiến hành công nhận thỏa thuận đó thông qua người có thẩm quyền, khả năng
thay thế nêu trên rất khó được chấp nhận. Việc thay thế này chỉ nên giới hạn trong trường
hợp thỏa thuận hòa giải thành được công nhận hợp lệ như chúng ta sẽ thấy trong phần
sau.
Quan hệ với người thứ ba. Thỏa thuận hòa giải thành tồn tại giữa các bên tham
gia và pháp luật của chúng ta có quy định về mối quan hệ với người thứ ba so với thỏa
thuận hòa giải thành.
Theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Hòa giải viên
có quyền từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải nếu có đủ căn cứ xác định
thỏa thuận “trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Yêu
cầu này được nhắc lại tại Điều 33 theo đó “nội dung của thỏa thuận (…) không nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Nghị định số
22 có quy định gần tương tự với nội dung theo đó “Nội dung thỏa thuận hòa giải (…)
không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba” (khoản 3 Điều
4). Yêu cầu tương tự không thấy được đề cập đến trong BLTTDS hay Luật TTTM khi
hai văn bản này đề cập tới thỏa thuận hòa giải thành trong tố tụng dân sự hay tố tụng
trọng tài.
Việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba nêu trên có thể được coi là trường hợp
vi phạm điều cấm trong đó có khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015 theo đó “Việc xác lập,
thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Vì vậy, đối với
trường hợp không có quy định tương tự nêu trên trong phần liên quan đến thỏa thuận
hòa giải thành như trường hợp của Luật TTTM hay BLTTDS, chúng ta có thể khai thác
quy định về vi phạm điều cấm nêu trên.
Khi thỏa thuận không đáp ứng yêu cầu. Phần trên cho thấy thỏa thuận hòa giải
thành khi đáp ứng các yêu cầu mà luật quy định sẽ có hiệu lực ràng buộc thực hiện đối
với các bên. Khi đặt ra các yêu cầu như vừa nêu, có thể sẽ xảy ra trường hợp thỏa thuận
hòa giải thành không đáp ứng yêu cầu và, trong trường hợp này, có thể làm gì đối với
thỏa thuận hòa giải thành (trước khi thỏa thuận được người có thẩm quyền công nhận)?
Vấn đề nêu trên chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và tài liệu ở nước ngoài
khi nói về thỏa thuận hòa giải thành được Tòa án lập thành biên bản nêu rằng “việc xem
13 Xem Quyết định 101/2022/DS-TT ngày 06/4/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.
22
lại thỏa thuận không nhất thiết phải xem lại hiệu lực của biên bản xác nhận thỏa thuận
hòa giải thành, nếu không thì sẽ trao cho biên bản giá trị tài phán trong khi đó nó chỉ có
vai trò xác nhận thỏa thuận được hình thành theo ý chí của các bên. Vì thế, các bên có
thể yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận theo các nguyên tắc của pháp luật về nghĩa vụ.
Biên bản xác nhận thỏa thuận không có tính chất của một bản án nên người thứ ba không
thể khiếu nại theo cơ chế khiếu nại đối với bản án mà chỉ có thể yêu cầu theo cơ chế
dành cho người thứ ba (action paulienne)”14.
Ở giai đoạn trước khi được công nhận bởi đối tượng có thẩm quyền như trình bày
ở phần sau, kết quả hòa giải thành của các bên thuần túy chỉ là một thỏa thuận giữa các
bên và việc thỏa thuận này được thể hiện trong biên bản được lập bởi Tòa án, Trọng tài
không làm thay đổi bản chất thỏa thuận giữa các bên. Do đó, sau khi thỏa thuận hòa giải
thành được xác lập mà xét thấy thỏa thuận này không đáp ứng các yêu cầu luật định,
thỏa thuận này có thể được xem xét lại theo các quy định chung dành cho hợp đồng, tức
chịu sự điều chỉnh của pháp luật về giao dịch dân sự, về hợp đồng (ở một số nước như
Pháp người ta gọi chung là pháp luật về nghĩa vụ trong đó có phần quan trọng là nghĩa
vụ hợp đồng).
II- Hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành sau khi được công nhận
So sánh với giai đoạn trước khi được công nhận. Phần trên đã cho thấy thỏa
thuận hòa giải thành có hiệu lực ràng buộc thực hiện giữa các bên khi đáp ứng các yêu
cầu mà pháp luật áp đặt. Tuy nhiên, nếu một bên không thực hiện thỏa thuận hòa giải
thành mà chính họ tham gia xác lập, bên kia không thể yêu cầu cơ quan nhà nước tiến
hành cưỡng chế thi hành thỏa thuận hòa giải thành. Để có thể yêu cầu cơ quan nhà nước
cưỡng chế thực hiện nội dung trong thỏa thỏa thuận hòa giải thành, thỏa thuận hòa giải
thành cần có thêm hiệu lực cưỡng chế thi hành.
Để hiệu lực cưỡng chế thi, các hệ thống pháp luật có quy định theo đó thỏa thuận
phải trải qua một thủ tục công nhận bởi người có thẩm quyền. Khi tiến hành công nhận
thỏa thuận hòa giải thành, người được trao quyền công nhận này chỉ có thể ra quyết định
công nhận hay không công nhận mà không được quyền thay đổi nội dung mà các bên
đã thỏa thuận. Nguyên lý vừa nêu không được thể hiện rõ trong các quy định về công
nhận thỏa thuận hòa giải thành nhưng được rút ra từ quy định về hiệu lực của thỏa thuận
hợp pháp đã được nêu ở trên. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015, “Mọi cam
kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực
thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Đoạn sau của điều luật
vừa nêu cho thấy thỏa thuận hợp pháp trong đó có thỏa thuận hòa giải thành “phải được
chủ thể khác tôn trọng” nên chủ thể được trao quyền công nhận thỏa thuận hòa giải
thành phải tôn trọng thỏa thuận này và yêu cầu tôn trọng thỏa thuận này đồng nghĩa với
việc họ không được thay đổi thỏa thuận mà họ đang xem xét. Đó cũng là hướng được
ghi nhận ở nước ngoài. Chẳng hạn, theo một tài liệu về pháp luật Pháp, “thỏa thuận hòa
giải thành, phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận, là một hợp đồng có hiệu lực ràng
buộc, Tòa án phải tôn trọng. Tòa án khi công nhận thỏa thuận theo yêu cầu của các bên
chỉ giới hạn ở việc trao hiệu lực cưỡng chế thi hành”15.
Để có hiệu lực cưỡng chế thi hành, thỏa thuận hòa giải thành phải trải qua một
quy trình công nhận bởi đối tượng mà pháp luật trao cho quyền công nhận thỏa thuận
hòa giải thành như chúng ta thấy ở phần dưới đây.
14 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.49 (phần số 16).
15 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.56 (phần số 21).
23
1) Ghi nhận hiệu lực cưỡng chế thi hành
- Công nhận trong cùng thủ tục
Cùng tố tụng dân sự tại Tòa án. Trong quá trình tố tụng dân sự, Tòa án có thể
tiến hành hòa giải và kết quả hòa giải thành có thể được Tòa án công nhận trong cùng
một thủ tục. BLTTDS có quy định về trường hợp này.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 212 BLTTDS năm 2015, “Hết thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả
thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa
án phân công phải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự”16. Trong
trường hợp Tòa án ra quyết định công nhận, khoản 1 Điều 213 BLTTDS năm 2015 xác
định “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay
sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”. Việc
ghi nhận hiệu lực ngay trong quy định vừa nêu là “để đáp ứng yêu cầu của đương sự về
tính hiệu quả của thủ tục tố tụng; tạo điều kiện cho thỏa thuận của đương sự có thể được
thi hành nhanh chóng”17.
Quy định trên theo hướng quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải thành có hiệu
lực pháp luật ngay và quy định này chưa thể hiện hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với
thỏa thuận hòa giải thành. Lúc này, chúng ta phải kết hợp với quy định về thi hành án
dân sự trong đó “bản án, quyết định được thi hành” theo Luật thi hành án dân sự (năm
2008, sửa đổi năm 2014) gồm “Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” (điểm a
khoản 1 Điều 2). Ở đây, thỏa thuận hòa giải thành có thể được cưỡng chế thi hành vì nó
được gắn với quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Với quy định trên, kể từ
thời điểm quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải thành được ban hành, khả năng yêu
cầu cưỡng chế thực hiện thỏa thuận hòa giải thành tồn tại.
Trong cùng tố tụng tại trọng tài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Trọng
tài, các bên có thể đạt được một thỏa thuận hòa giải thành. Để có hiệu lực cưỡng chế thi
hành, thỏa thuận này cần qua bước công nhận. Về chủ thể tiến hành công nhận thỏa
thuận hòa giải thành, Điều 58 Luật TTTM, “Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các bên”. Quy định này cho thấy chủ thể tiến hành công nhận thỏa
thuận hòa giải thành hình thành giữa các bên trong tranh chấp tại Trọng tài chính là Hội
đồng trọng tài được trao quyền giải quyết tranh chấp và việc này trong cùng một thủ tục
tố tụng trọng tài đang diễn ra.
Quy định trên mới cho biết thỏa thuận hòa giải thành được công nhận và quy định
này chưa cho biết hiệu lực cưỡng chế thi hành của thỏa thuận hòa giải thành. Để có hiệu
lực cưỡng chế thi hành, chúng ta cần khai thác thêm quy định khác nữa. Cụ thể, Điều
58 Luật TTTM còn quy định về quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên theo
đó “Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài”. Ở đây, quyết
định công nhận hòa giải thành tại Trọng tài (bởi Hội đồng trọng tài) “có giá trị như phán
quyết trọng tài” nên kết hợp với quy định trong Luật thi hành án dân sự nêu trên theo đó
“Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm: Phán quyết, quyết
định của Trọng tài thương mại” (điểm e khoản 1 Điều 2), chúng ta có kết quả là quyết
16 Theo một tài liệu (Trần Anh Tuấn-chủ biên), Sđd, tr.504), “pháp luật hiện hành cũng chưa có cơ chế điều chỉnh đối với
trường hợp trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành, các đương sự lại thay đổi thỏa thuận trước đó
bằng một thỏa thuận mới”.
17 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.507.
24
định công nhận hòa giải thành tại Trọng tài có hiệu lực cưỡng chế thi hành như một phán
quyết trọng tài thông thường (ở Việt Nam, phán quyết trọng tài không cần phải được
công nhận bởi Tòa án để có hiệu lực cưỡng chế thi hành). Thực tế, Điều 1 Luật thi hành
án dân sự cũng khẳng định việc cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài mà không cần
thủ tục nào khác với nội dung “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành
(…) phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại”. Trong thực tế, không hiếm
trường hợp quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên sau khi hòa giải thành đã
được cơ quan thi hành án tại Việt Nam tổ chức thi hành như bản án của Tòa án hay phán
quyết thông thường của Trọng tài18.
Việc ghi nhận giá trị thi hành của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên
chính là một ưu điểm quan trọng của thỏa thuận hòa giải thành được công nhận bởi
quyết định của Hội đồng trọng tài. Ở đây, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
bên là “một công cụ có mục đích trao hiệu lực thi hành cho sự thỏa thuận của các bên”19
và, “trong hoàn cảnh các bên, sau khi đã tìm được thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong
quá trình tố tụng, yêu cầu Trọng tài ban hành một phán quyết ghi nhận sự thỏa thuận đó.
Lợi ích đối với các bên là được hưởng chế định gắn liền với phán quyết trọng tài (nhất
là với mục đích cưỡng chế thi hành)”20.
- Công nhận trong thủ tục độc lập
Sự độc lập của các thủ tục. Thỏa thuận hòa giải thành còn có thể tồn tại ngoài
thủ tục tố tụng. Văn bản pháp luật về hòa giải ngoài tố tụng có thể không quy định đầy
đủ về thủ tục công nhận thỏa thuận hòa giải thành nên việc công nhận thỏa thuận hòa
giải thành theo cả quy định trong BLTTDS khi việc công nhận được tiến hành tại Tòa
án21. Lúc này thủ tục để có kết quả hòa giải thành và thủ tục công nhận kết quả hòa giải
thành là hai thủ tục khác nhau, thủ tục thứ nhất đã kết thúc rồi mới chuyển sang thủ tục
thứ hai.
Chẳng hạn, Tòa án đã quyết định “Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án” sau khi nhận xét “đất tranh chấp diện tích 230m2 thuộc thửa 421, tờ bản đồ số 9,
loại đất trồng cây lâu năm tọa lạc ấp CH, xã HT, huyện TrC, tỉnh Trà Vinh nên Tổ Hòa
giải ấp Cà Hom, xã Hàm Tân tổ chức hòa giải tranh chấp là đúng thẩm quyền theo quy
định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013; Điều 3, Điều 12, Điều 13 Luật hòa giải ở cơ
sở; Điều 5 Nghị định số: 15/2014/NĐ-CP, ngày 27/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết mội số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải cơ sở. Các bên tham gia hòa giải là
người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải (do bà K là người ứng
tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chết nên những người hừa kế theo pháp luật
của bà K là bà C, ông T và bà Đ tham gia hòa giải). Nội dung thỏa thuận hòa giải thành
giữa các bên ghi trong biên bản hòa Giải thành ngày 05/6/2023 của Tổ hòa giải ấp CH,
xã HT là hoà n toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”22.
18 Xem Đỗ Văn Đại, Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Hồng
Đức 2022, Chương 12.
19 Edouard Bertrand, “Sur le bon usage des sentences d'accord parties”, Rev. arb. 2006, tr. 21.
20 Jean-Baptiste Racine, Droit de l’arbitrage, Puf 2016, phần số 815.
21 Theo Nguyễn Hải An (chủ biên, Giáo trình giải quyết việc dân sự và hòa giải trong tố tụng dân sự, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội 2019, tr.287), “pháp luật đã giới hạn được các đối tượng được yêu cầu Tòa án công nhận. Nói một cách khác, chỉ những
kết quả hòa giải thành được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền hòa giải theo quy định pháp luật là đối tượng được Tòa án
xem xét và ra quyết dịnh công nhận”.
22 Quyết định số 11/2023/QĐST-DS ngày 31/8/2023 của Tòa án nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
25
Ở đây, hòa giải và kết quả hòa giải được tiến hành ở ấp theo thủ tục hòa giải về
đất đai nhưng việc công nhận kết quả hòa giải được tiến hành ở Tòa án theo các quy
định của BLTTDS (Tòa án đã “Căn cứ các điều 27, 35, 39, 363, 369, 370, 417, 418, 419
Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015”).
Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành. Đối với thỏa thuận hòa giải thành
theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật này quy định “Quyết định công nhận kết
quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng
hành chính” (khoản 1 Điều 35). Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng
hướng các bên tới công nhận kết quả hòa giải thành theo tố tụng dân sự tại Tòa án vì
quy định tại Điều 66 rằng “Một trong các bên tham gia hòa giải có quyền yêu cầu Tòa
án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành” (khoản 2) và “Việc yêu cầu và công
nhận kết quả hòa giải thành thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
(khoản 3). Nghị định số 22 có quy định tương tự với nội dung “Văn bản về kết quả hòa
giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự” (Điều
16).
BLTTDS có quy định đối với việc công nhận thỏa thuận hòa giải thành ngoài
Tòa án. Cụ thể, theo khoản 8 Điều 419 BLTTDS năm 2015, “Quyết định công nhận
hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay,
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm”. Ở đây, “yêu cầu công nhận
kết quả hoàn giải thành ngoài Tòa án chỉ là yêu cầu Tòa án xác nhận việc hòa giải giữa
các bên là hợp pháp chứ không yêu cầu Tòa án giải quyết về nội dung”23 và “quy định
này đã khắc phục tình trạng các bên tranh chấp sau khi được hòa giải ở cấp cơ sở đã
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, tuy nhiên các thỏa thuận,
cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành
mà phụ thuộc vào thiện chí, tự nguyện của các bên dẫn đến việc hòa giải ở cơ sở nhiều
khi chỉ mang tính thủ tục, hình thức và không giải quyết dứt điểm được mâu thuẫn, tranh
chấp giữa các bên trong quan hệ dân sự”24.
Lý giải về hiệu lực pháp luật ngay của quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải
thành, một tài liệu nêu rằng “khi Tòa án xác định việc hòa giải thành là hợp pháp, đáp
ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì không có lý do gì các đương sự lại
phản đối chính sự thỏa thuận của mình nên quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay”25.
Về chủ đề hiệu lực ngay của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, một tài liệu
còn nhấn mạnh rằng “đây là quy định làm cho hòa giải chính thức trở thành một phương
thức giải quyết tranh chấp mà kết quả của nó được thừa nhận như kết quả giải quyết
tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài”26.
Hiệu lực cưỡng chế thi hành sau công nhận. Quy định trên tập trung vào công
nhận thỏa thuận hòa giải thành thực chất chưa trao hiệu lực cưỡng chế thi hành cho thỏa
thuận hòa giải thành và chúng ta phải khai thác thêm quy định khác về nội dung này.
Theo khoản 2 Điều 35 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, “Quyết định công nhận
kết quả hòa giải thành được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”.
Nghị định số 22 quy định tại khoản 1 Điều 15 về Kết quả hòa giải thành rằng “Văn bản
về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp
23 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.883.
24 Nguyễn Hải An (chủ biên), Sđd, tr.286.
25 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.886.
26 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Sđd, tr.489.
26
luật dân sự”. Quy định ở Điều 15 chưa đủ rõ về hiệu lực cưỡng chế thi hành nhưng là
quy định trước quy định về công nhận kết quả hòa giải thành (Điều 16) nên có thể được
hiểu chỉ là hiệu lực giữa các bên, không liên quan đến hiệu lực cưỡng chế thi hành.
Đối với hiệu lực cưỡng chế thi hành liên quan đến thỏa thuận hòa giải thành
(được lập trong một thủ tục và được công nhận tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự),
chúng ta phải khai thác thêm quy định trong Luật thi hành án dân sự nêu trên và kết quả
là “việc công nhận kết quả hòa giải thành giúp cho thỏa thuận hòa giải thành có thể được
thực thi bởi cơ quan thi hành án như một bản án”27. Ở đây, “khi đã được Tòa án công
nhận, kết quả hòa giải thành được cưỡng chế thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự
tương tự như việc thi hành phán quyết trọng tài hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của
Tòa án”28.
2) Yêu cầu khi công nhận thỏa thuận hòa giải thành
- Về chủ thể có thẩm quyền công nhận
Thực trạng pháp luật ở Việt Nam. Phần trên cho thấy thỏa thuận hòa giải thành
được công nhận tại Tòa án hay tại Trọng tài để có hiệu lực cưỡng chế thi hành. Với quy
định hiện nay ở Việt Nam, nếu không là việc hòa giải được tiến hành tại tố tụng trọng
tài, việc công nhận thỏa thuận hòa giải thành được tiến hành tại Tòa án theo thủ tục tố
tụng dân sự.
Để tăng khả năng cưỡng chế thi hành thỏa thuận này, các bên có được lựa chọn
giữa Trọng tài và Tòa án không để tiến hành việc công nhận thỏa thuận hòa giải thành
không? Ngoài Tòa án hay Trọng tài đã được trao thẩm quyền công nhận thỏa thuận hòa
giải thành, khả năng công nhận thỏa thuận hòa giải thành có nên được trao cho cả đối
tượng khác không?
Trước khi tìm câu trả lời trong pháp luật Việt Nam, chúng ta tham khảo kinh
nghiệm nước ngoài về chủ đề này.
Kinh nghiệm nước ngoài. Việc công nhận kết quả hòa giải thành thường được
trao cho Tòa án nhưng, bên cạnh Tòa án, đang có xu hướng trao thêm cho đối tượng
khác làm việc này.
Chẳng hạn, Ohada đã có Luật thống nhất về hòa giải (Luật năm 2017) và Luật
này trao cho các bên của thỏa thuận hòa giải thành lựa chọn đối tượng tiến hành công
nhận kết quả hòa giải thành. Ở đây, “hòa giải là một thực tiễn tố tụng và mang tính chất
hợp đồng để giải quyết theo thỏa thuận các tranh chấp. Đó chính là khái niệm về hòa
giải được ghi nhận tại Điều 1 Luật thống nhất liên quan đến hòa giải. Thỏa thuận hòa
giải thành có thể được cưỡng chế thi hành (khoản 1 Điều 16). Các bên được lựa chọn để
củng cố thỏa thuận của họ nhằm mục đích thi hành. Lựa chọn thứ nhất là các bên cùng
đưa thỏa thuận của mình đến công chứng viên để xác nhận chữ viết và chữ ký. Công
chứng viên sau đó, theo yêu cầu của một bên, cung cấp bản sao có hiệu lực thi hành
(khoản 2 Điều 16). Lựa chọn thứ hai là các bên cùng yêu cầu hay một bên yêu cầu Tòa
án có thẩm quyền công nhận thỏa thuận hòa giải thành” (khoản 3 Điều 16)”29. Trong hệ
thống này, bên cạnh Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét việc công nhận kết quả
hòa giải thành, Công chứng viên cũng được trao quyền này (giải pháp được lấy từ “Luật
burkinabée n° 52-2012 ngày 17/12/2012”30) để tăng sự lựa chọn cho các bên (đồng nghĩa
27 Nguyễn Gia Thiện và Nguyễn Thị Ánh Dương, Bđd, tháng 2/2023.
28 Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Sđd, tr.489.
29 Moktar Adamou, “La médiation : efficacité et exécution”, LEDAF ngày 1 /5/2018, tr.3.
30 Olivier Cuperlier, Bđd.
27
với việc tăng khả năng cưỡng chế thi hành thỏa thuận hòa giải thành). Nói cách khác,
“thỏa thuận hòa giải thành có thể có hiệu lực rằng buộc mang tính hợp đồng được củng
cố bởi hiệu lực thi hành chỉ cần thông qua việc công chứng viên hay Tòa án có thẩm
quyền trao hiệu lực thi hành cho thỏa thuận”31. Khi việc công nhận được tiến hành trước
Công chứng viên, Luật này đòi hỏi có sự thống nhất của các bên trong thỏa thuận hòa
giải thành, cụ thể là “việc yêu cầu Công chứng viên trao hiệu lực cưỡng chế thi hành chỉ
có thể được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của cả hai bên”32.
Ở Pháp, việc công nhận kết quả hòa giải thành được trao cho Tòa án. Ở đây, “các
bên có thể trao cho thỏa thuận của họ, bản thân nó là hợp pháp, một hiệu lực cao hơn
một hợp đồng thông thường. Pháp luật quy định theo hướng rằng, theo yêu cầu của các
bên, Tòa án trao cho thỏa thuận hòa giải thành có được trong quá trình tố tụng và thậm
chí ngoài quá trình tố tụng hiệu lực thi hành. Lúc này, thi hành thỏa thuận không cần
phải có một bản án tuyên người vi phạm thực hiện mà cần được cưỡng chế thi hành” 33.
Ngoài Tòa án, Pháp đã mở rộng đối tượng có thể trao hiệu lực cưỡng chế thi hành cho
thỏa thuận hòa giải thành. Cụ thể, Điều L.111-3 Bộ luật thi hành án của Pháp sau sửa
đổi năm 2021 theo hướng thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực cưỡng chế thi hành “khi
thỏa thuận được ký bởi luật sư của các bên và được lục sự của Tòa án có thẩm quyền
đóng dấu có hiệu lực cưỡng chế thực hiện”. Ở đây, “quy định này thiết lập một dạng
chuyển giao hoạt động công nhận từ thẩm phán sang lục sự khi các thỏa thuận hòa giải
thành được ký bởi luật sư của các bên”34 và vai trò của lục sự chỉ là “đóng dấu hiệu lực
cưỡng chế thi hành vào thỏa thuận”35 (không kiểm tra nội dung thỏa thuận); vai trò của
luật sư của các bên có vai trò quan trọng (thêm việc đóng dấu của lục sự-bộ phận như
thư ký Tòa án là để tránh bị coi là trái Hiến pháp do Pháp quan niệm rằng hành vi trao
hiệu lực cưỡng chế thi hành là hành vi công quyền36). Quy định mới của Pháp mở rộng
sang cả giới Luật sư để trao hiệu lực cưỡng chế thi hành cho thỏa thuận hòa giải thành
được đánh giá là nhằm “thúc đẩy những người làm tư vấn khuyến khích khách hàng của
mình đến với phương thức giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận”37.
Hướng mở rộng ở Việt Nam. Nội dung trên cho thấy có một xu hướng mở rộng
đối tượng có thể công nhận thỏa thuận hòa giải thành để trao cho thỏa thuận này hiệu
lực cưỡng chế thi hành. Ở đây, “hiệu lực thi hành của thỏa thuận hòa giải thành có thể
được trao bởi một Tòa án hay người có thẩm quyền khác thông qua một bản án, một
quyết định hay hành vi xác thực”38.
Phần trên cho thấy Hội đồng trọng tài có thẩm quyền công nhận thỏa thuận hòa
giải thành khi các bên đạt được thỏa thuận trong tố tụng trọng tài. Ngoài Hội đồng trọng
tài đang giải quyết tranh chấp được trao quyền công nhận như vừa nêu, đối tượng khác
có được trao quyền công nhận thỏa thuận hòa giải thành hay không? Luật TTTM chưa
có câu trả lời vì tập trung vào Hội đồng trọng tài như nêu trên mà không đề cập tới đối
tượng khác. BLTTDS năm 2015 có thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án được quy định tại Điều 416 và tiếp theo và có ý kiến cho rằng thỏa thuận hòa giải
31 Moktar Adamou, Bđd.
32 Demba Mbow và Oumar Bah, Bđd.
33 Pierre Lavigne, Bđd.
34 Thibault Goujon-Bethan, “L'accord amiable par acte d'avocats rendu exécutoire par le greffe : quelle distribution des rôles ?”,
Gaz. Pal. 27 avril 2021, tr. 49.
35 Morgane Reverchon-Billot, “Titre exécutoire - L'acte contresigné par avocat : un nouveau titre exécutoire de la justice
participative”, Procédures n° 4, Avril 2022, étude 6.
36 Xem Morgane Reverchon-Billot, Bđd.
37 Morgane Reverchon-Billot, Bđd.
38 Hervé Croze, “Fasc. 10 : Médiation”, JurisClasseur Procédures Formulaire 2023, phần số 28.
28
thành trong tố tụng trọng tài nêu trên có thể được công nhận theo thủ tục dân sự và bởi
Tòa án. Cụ thể, khi bình luận Điều 416 BLTTDS năm 2015, một tài liệu nêu rằng “kết
quả hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết
quả hòa giải thành vụ việc giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức có nhiệm
vụ hòa giải theo quy định của pháp luật như: (…), trọng tài viên hòa giải tranh chấp kinh
doanh thương mại theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010”39. Thiết nghĩ, để
tăng sự lựa chọn của các bên và đồng nghĩa với việc tăng hiệu lực cưỡng chế thi hành
thỏa thuận hòa giải thành, chúng ta nên theo hướng để các bên lựa chọn Tòa án hay
Trọng tài để tiến hành công nhận thỏa thuận hòa giải thành đã đạt được trong quá tố
tụng trọng tài để trao cho thỏa thuận hòa giải thành hiệu lực cưỡng chế thi hành.
Hiện nay, rất nhiều Trung tâm trọng tài lập Trung tâm hòa giải độc lập với thủ
tục trọng tài như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có Trung tâm hòa giải
Việt Nam. Hòa giải ở các Trung tâm này chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 22 và Điều
16 của Nghị định này quy định “Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công
nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Nội dung này tự giới hạn đối tượng
có thể tiến hành công nhận kết quả hòa giải thành thương mại (tập trung ở Tòa án) và
cần cân nhắc lại. Kinh nghiệm nước ngoài/quốc tế nêu trên cho thấy khả năng công nhận
kết quả hòa giải thành đã được trao cho cả Công chứng viên, Luật sư để tăng khả năng
cưỡng chế thi hành cho thỏa thuận hòa giải thành (nhằm thúc đẩy phương thức giải quyết
tranh chấp ngoài Tòa án) bên cạnh đối tượng truyền thống là Tòa án. Chúng ta cũng nên
theo xu hướng này và, đối với kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại (đang
được điều chỉnh bởi Nghị định số 22), chúng ta nên mạnh dạn cho các bên lựa chọn
công nhận tại Tòa án (như hiện nay) và Trung tâm trọng tài đang hoạt động tại Việt Nam
như VIAC (việc công nhận tại một trung tâm trọng tài so với tại Tòa án có ưu điểm là
tính bảo mật cao hơn và nhiều chủ thể không muốn vụ việc đi đến Tòa án, cơ quan công
quyền).
- Yêu cầu đối với thỏa thuận hòa giải thành
Nội dung thỏa thuận hòa giải thành. Đối với thỏa thuận hòa giải thành đạt được
trong quá trình tố tụng tại Tòa án, BLTTDS không có đặt ra yêu cầu đối với nội dung
khi Tòa án tiến hành công nhận. Tuy nhiên, sau khi Tòa án ra quyết định công nhận,
BLTTDS năm 2015 có quy định tại khoản 2 Điều 213 theo hướng định quyết định công
nhận sự thoả thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó “vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội”.
Khi bàn về điều kiện công nhận hòa giải thành đã đạt được ngoài Tòa án, Điều
417 BLTTDS năm 2015 quy định “Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên (…)
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” (khoản 4). Ở đây, “thỏa
thuận đó muốn được Tòa án công nhận phải không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội”40 và “để đưa ra được kết quả công nhận hay không công nhận kết
quả hòa giải thành giữa các bên, Thẩm phán cũng có quyền thu thập đánh giá chứng cứ,
tài liệu một cách độc lập để xem xét nội dung thỏa thuận giữa các bên có hợp pháp,
không trái pháp luật, đạo đức xã hội và tuân thủ đúng điều kiện tại Điều 417 của
BLTTDS hay không”41. Theo một tài liệu, “Quy định này nhằm hạn chế việc các bên
trong quan hệ tranh chấp lợi dụng việc hòa giải mà thực hiện các thỏa thuận làm ảnh
39 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.508.
40 Nguyễn Hải An (chủ biên), Sđd, tr.287.
41 Nguyễn Hải An (chủ biên), Sđd, tr.291.
29
hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước”42. Đối với
thỏa thuận hòa giải thành theo Luật hòa giải, đối thoại thì Luật này có yêu cầu tương
đồng với Điều 417 BLTTDS năm 2015. Bởi lẽ, Điều 35 về Điều kiện công nhận kết quả
hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án quy định: “Kết quả hòa giải thành, đối thoại
thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây: Nội dung thỏa thuận, thống nhất
của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội”. Luật TTTM quy định Hội đồng trọng tài công nhận thỏa thuận hòa giải
thành của các bên tại Điều 58 và không đưa ra bất kỳ yêu cầu về nội dung của thỏa thuận
hòa giải thành. Thực tế, quyết định công nhận có giá trị như phán quyết trọng tài và có
thể bị yêu cầu hủy43. Do đó, để tránh bị hủy, quyết định này không được trái với nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nên, một cách gián tiếp, thỏa thuận hòa giải thành
cũng không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Nội dung trên phần nào cho thấy pháp luật của chúng ta còn khác nhau về yêu
cầu đối với nội dung của thỏa thuận hòa giải thành khi quy định về việc công nhận kết
quả hòa giải thành.
Chủ thể của thỏa thuận hòa giải thành. Một tài liệu nêu rằng “việc hòa giải
thành ngoài Tòa án phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể”44. Thực tế, trong các “Điều
kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án”, Điều 417 BLTTDS năm 2015 quy
định “Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự” (khoản
1). Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định tương đồng với quy định trên. Bởi lẽ,
theo Điều 35 về Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án,
“Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau
đây: Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (khoản 1).
Ngoài yêu cầu về năng lực chủ thể, một số quy định còn yêu cầu về sự tự nguyện
của các bên trong kết quả hòa giải thành. Cụ thể, theo Điều 35 Luật hòa giải, đối thoại tại
Tòa án về “Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án”, “Kết
quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây: Nội
dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện” (khoản 3). Yêu cầu
này được nhắc lại trong khuôn khổ công nhận thỏa thuận hòa giải thành ngoài Tòa án
nói chung theo đó về “Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án”, Điều
417 BLTTDS năm 2015 quy định “Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là
hoàn toàn tự nguyện” (khoản 4).
Yêu cầu như nêu trên không được nhắc đến khi Tòa án công nhận kết quả hòa
giải thành đạt được trong tố tụng mà Tòa án đang giải quyết (Điều 209 và tiếp). Tuy
nhiên, khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015 theo hướng quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm “nếu có căn cứ
cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép” khi quy định về
thỏa thuận hòa giải thành trong quá trình tố tụng. Quy định tương tự không thấy tồn tại
đối với việc công nhận thỏa thuận hòa giải thành ngoài tòa án cũng như đối với việc
công nhận hòa giải thành trong tố tụng trọng tài. Đối với việc Hội đồng trọng tài công
nhận kết quả hòa giải thành đạt được trong quá trình tố tụng trọng tài, Luật TTTM không
đưa ra các yêu cầu như trên khi Hội đồng trọng tài tiến hành công nhận thỏa thuận hòa
giải thành (Điều 58). Nội dung đó cho thấy vẫn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản
42 Nguyễn Hải An (chủ biên), Sđd, tr.287.
43 Xem Đỗ Văn Đại, Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Sđd, Chương
12.
44 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.883.
30
liên quan đến chủ thể của thỏa thuận hòa giải thành khi xem xét việc công nhận kết quả
hòa giải thành.
Về quan hệ với người thứ ba. BLTTDS năm 2015 có yêu cầu liên quan đến
người thứ ba khi bàn về việc công nhận thỏa thuận hòa giải thành ngoài Tòa án theo đó
“Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên (…) không nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với Nhà nước hoặc người thứ ba” là một trong các “Điều kiện công nhận kết quả hòa
giải thành ngoài Tòa án” (khoản 4 Điều 417).
Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án có quy định tương đồng với quy định trên.
Bởi lẽ, theo Điều 35 về Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại
Tòa án, “Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện
sau đây: Nội dung thỏa thuận (…) không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” (khoản 3). Yêu cầu như nêu trên không được nhắc đến
khi Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành đạt được trong tố tụng mà Tòa án đang giải
quyết (Điều 209 và tiếp). Đối với việc Hội đồng trọng tài công nhận kết quả hòa giải
thành đạt được trong quá trình tố tụng trọng tài, Luật TTTM không đưa ra các yêu cầu
như trên khi Hội đồng trọng tài tiến hành công nhận thỏa thuận (Điều 58).
Nội dung trên một lần nữa cho thấy vẫn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản
liên quan đến việc công nhận kết quả hòa giải thành.
III- Hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành khi có yếu tố không hợp lệ
Vấn đề phát sinh từ sự chồng lấn các hiệu lực. Nếu thỏa thuận hòa giải thành
tồn tại độc lập, hiệu lực của thỏa thuận chịu sự điều chỉnh của các quy định về hợp đồng.
Tuy nhiên, một khi được công nhận, thỏa thuận này lại có hiệu lực cưỡng chế thi hành
xuất phát từ quyết định công nhận kết quả hòa giải thành.
Ở đây, có hai hiệu lực (là hiệu lực ràng buộc thực hiện giữa các bên và hiệu lực
cưỡng chế thi hành bởi cơ quan công quyền) chồng lấn lên nhau đối với cùng một thỏa
thuận. Mỗi loại hiệu lực có điều kiện và cơ chế điều chỉnh riêng của nó và một tài liệu
có lý khi nêu rằng “thỏa thuận hòa giải thành được yêu cầu công nhận trước Tòa án đã
có hiệu lực ràng buộc các bên và, thông qua việc công nhận, thỏa thuận đó chỉ nhận hiệu
lực cưỡng chế thi hành”45. Kinh nghiệm cho thấy “Tòa án kiểm tra hiệu lực của thỏa
thuận khi công nhận thỏa thuận nhưng Tòa án không thanh lọc tất cả các khiếm khuyết
của thỏa thuận”46 và, sau khi có quyết định công nhận hòa giải thành, chúng ta có thể
phát hiện bản thân thỏa thuận hòa giải thành có khiếm khuyết. Thực tế, nhiều khi bản
thân thỏa thuận giữa các bên không có khiếm khuyết nhưng thủ tục công nhận hay quyết
định công nhận lại có khiếm khuyết.
Sự khiếm khuyết gắn với cái này có ảnh hưởng tới cái còn lại không? Đây là
điểm chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam và sẽ được phân tích trong phần dưới
đây.
1) Khi quyết định công nhận có khiếm khuyết
Khiếm khuyết không dẫn tới hủy quyết định. Phần trên cho thấy công nhận thỏa
thuận hòa giải thành là một thủ tục và pháp luật có quy định về thủ tục cũng như về thỏa
thuận hòa giải thành khi tiến hành công nhận thỏa thuận hòa giải thành. Thực tế, có thể
45 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.60 (phần số 24).
46 Xavier Savatier, “La recevabilité de l'action en nullité de la convention de changement de régime matrimonial malgré son
homologation judiciaire”, D. 1997, tr.273.
31
xảy ra trường hợp việc công nhận này có khiếm khuyết về thủ tục (khiếm khuyết không
liên quan đến thỏa thuận hòa giải thành).
Theo khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm 2015, “Quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn
cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”. Đây là quy định về quyết định công nhận hòa
giải thành khi việc hòa giải này được tiến hành ngay trong thủ tục tố tụng tại Tòa án và
quy định này tập trung vào “giám đốc thẩm” khi bản thân thỏa thuận có khiếm khuyết.
Thực tiễn cho thấy khả năng giám đốc thẩm còn được ghi nhận mặc dù thỏa thuận giữa
các bên không có khiếm khuyết và khiếm khuyết ở đây là do thủ tục công nhận hay
quyết định công nhận. Chẳng hạn, sau khi có quyết định công nhận thỏa thuận của các
bên, Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm và Tòa giám đốc thẩm đã xét rằng “Quá
trình giải quyết vụ án, các bên đương sự đã thỏa thuận được việc giải quyết toàn bộ vụ
án và thỏa thuận ông N, bà B phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Tuy
nhiên, Tòa án nhân dân thành phố Đ xác định ông N, bà B là người cao tuổi đã có đơn
xin miễn án phí nên miễn án phí cho ông N, bà B theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều
12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội là không đúng, gây thiệt hại cho Nhà nước. Bởi lẽ, ông N là đại diện hộ kinh doanh
vay vốn nhằm mục đích phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh nên không thuộc trường
hợp được miễn án phí. Do các bên đương sự đã thỏa thuận được việc giải quyết toàn bộ
vụ án nên chỉ phải chịu 50% án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm có giá ngạch và ông
N, bà B phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm với số tiền là 13.792.191 đồng.
Như vậy, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 46/QĐ-VKS-KDTM ngày 08/6/2023
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng là có căn cứ nên Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị, sửa Quyết định công nhận sự thỏa
thuận giữa các đương sự nói trên về phần án phí. Các phần quyết định khác còn lại của
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 01/2023/QĐST-KDTM ngày
17/01/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình có hiệu lực thi hành”47.
Ở đây, nguyên nhân dẫn tới giám đốc thẩm không thuộc quy định khoản 2 Điều 213
BLTTDS năm 2015 trên (không liên quan đến thỏa thuận hòa giải thành), nguyên nhân
dẫn tới giám đốc thẩm liên quan đến quyết định công nhận hòa giải thành. Khi đưa ra
hướng nêu trên, Tòa giám đốc thẩm đã “Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 5 Điều
343 và Điều 347 của Bộ luật tố tụng dân sự”, tức căn cứ vào quy định chung về Thẩm
quyền giám đốc thẩm (Điều 337), về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
(Điều 343) và về Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật (Điều 447).
Khi khiếm khuyết không liên quan đến thỏa thuận và quyết định công nhận vẫn
được giữ nguyên như trong ví dụ nêu trên thì hiệu lực ràng buộc thực hiện giữa các bên
và hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với thỏa thuận hòa giải thành vẫn còn nguyên giá trị.
Khiếm khuyết dẫn tới hủy quyết định. Khiếm khuyết trong thủ tục hay quyết
định công nhận có thể dẫn tới hủy quyết định công nhận và câu hỏi đặt ra là việc hủy
quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải thành có ảnh hưởng tới hiệu lực thực hiện thỏa
thuận hòa giải thành giữa các bên hay không? Văn bản hiện nay về thỏa thuận hòa giải
thành hiện nay chưa có câu trả lời và, trong không hiếm trường hợp, Tòa án hủy quyết
định công nhận thỏa thuận của các bên nhưng không đề cập tới số phận của thỏa thuận
47 Quyết định số 08/2023/KDTM-GĐT ngày 11/7/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
32
giữa các bên. Chẳng hạn, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Công ty Hoàng Kim và
Ngân hàng có thỏa thuận được với nhau và Tòa án đã ra quyết định công nhận thỏa
thuận của các bên. Tuy nhiên, cấp giám đốc thẩm xác định “khi lập Biên bản hòa giải
và Biên bản hòa giải thành lại ghi lùi ngày thành ngày 23/9/2015 để từ đó ra Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 48/2015/QĐST-KDTM ngày 01/10/2015
là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và, trước việc Quyết định công nhận thỏa thuận
thêm nội dung về thi hành án, Tòa giám đốc thẩm còn xác định “trong Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 48/2015/QĐST-KDTM ngày 01/10/2015 của
Tòa án nhân dân thành phố Huế lại có nội dung này là trái với thỏa thuận của các bên
đương sự thể hiện tại Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành đề ngày 23/9/2015
là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự”. Từ đó, Tòa giám đốc thẩm “Hủy Quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”48. Ở đây, Tòa giám đốc thẩm hủy quyết
định công nhận hòa giải thành trên cơ sở các quy định chung về giám đốc thẩm (Tòa án
đã “căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343; Điều 345 và Điều 349 Bộ
luật tố tụng dân sự”) và không đề cập tới số phận của thỏa thuận đã được Tòa án công
nhận.
Thực tế, đối với quyết định công nhận hòa giải thành tại Tòa án, Tòa án nhân dân
tối cao đã có quyết định theo hướng khi có việc hủy quyết định công nhận hòa giải thành
thì vẫn còn thỏa thuận hòa giải thành tuân theo các quy định về hợp đồng49. Cụ thể, Tòa
án nhân dân tối cao đã từng xét rằng “đối với thỏa thuận gán nhà trả nợ giữa vợ chồng
ông Sen bà Liên với vợ chồng ông Văn bà Nga: Là thỏa thuận giữa hai bên làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ tài sản nên cũng là hợp đồng, phải giải quyết theo pháp
luật về hợp đồng. Thủ tục hòa giải của Tòa án nhân dân huyện Xuyên Mộc không đúng
quy định của pháp luật nên Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã
bị hủy, không có giá trị thi hành nhưng sự kiện thỏa thuận là có thật nên các bên vẫn
có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về giao dịch đã tham gia”50. Hướng như vừa nêu là thuyết
phục. Bởi lẽ, trước khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận, các bên đã đạt được thỏa
thuận và thỏa thuận này đã làm chấm dứt tranh chấp; quyết định công nhận sự thỏa thuận
trao cho thỏa thuận này những giá trị bổ sung như hiệu lực thi hành. Do đó, nếu quyết
định công nhận sự thỏa thuận bị hủy, thỏa thuận của các bên vẫn tồn tại và tranh chấp
của các bên đã được các bên giải quyết trong thỏa thuận của họ (không còn tranh chấp
nữa). Hướng như vậy nên được vận dụng tương tự cho việc công nhận thỏa thuận hòa
giải thành dù quyết định định công nhận là quyết định của Tòa án hay của đối tượng
khác như Trọng tài: sự thỏa thuận của các bên vẫn tồn tại mặc dù có việc hủy quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các bên và sự thỏa thuận này chịu sự điều chỉnh của các
quy định chung về hợp đồng.
Đó cũng là hướng được đề cập đến trong pháp luật nước ngoài như Pháp. Trong
hệ thống này, quyết định công nhận thỏa thuận “có thể bị khiếu nại theo thủ tục tư pháp
nhưng không ảnh hưởng tới tính hợp đồng ban đầu của giao dịch đã được Tòa án xem
xét”51. Ở đây, chúng ta hiểu rằng “khả năng yêu cầu công nhận bởi Tòa án, được trao
cho các bên, chỉ có một hệ quả là trao cho thỏa thuận hiệu lực cưỡng chế thi hành”52 nên
“về nguyên tắc, sự vô hiệu của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên không
48 Quyết định số 18/2018/KDTM-GĐT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
49 Quyết định số 21/2017/DS-GĐT ngày 04/7/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
50 Quyết định số 21/2017/DS-GĐT ngày 04/7/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
51 Sophie Hocquet-Berg, “Le recours en revision est recevable contre un jugement homologuant un changement de regime
matrimonial”, LPA 12 juill. 1999, tr.22.
52 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.51 (phần số 17).
33
có hệ quả là vô hiệu sự thỏa thuận của các bên”53. Nói cách khác, “việc sửa đổi/hủy bỏ
quyết định công nhận hòa giải thành không ảnh hưởng tới thỏa thuận hòa giải thành,
thỏa thuận này vẫn tồn tại với hiệu lực ràng buộc thực hiện và chấm dứt tranh chấp.
Điều đó có nghĩa là quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải thành và thỏa thuận hòa
giải thành không thực sự liên kết với nhau”54. Với nội dung vừa nêu, chúng ta hiểu rằng
pháp luật Pháp cũng theo hướng khi quyết định công nhận không còn giá trị nữa thì nó
chỉ làm mất đi hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với thỏa thuận hòa giải thành, thỏa thuận
hòa giải thành vẫn chịu sự điều chỉnh của các quy định chung về hợp đồng trong đó có
quy định về hiệu lực ràng buộc thực hiện giữa các bên.
2) Khi thỏa thuận hòa giải thành có khiếm khuyết
- Kinh nghiệm nước ngoài
Xử lý theo cơ chế hợp đồng. Bản thân thỏa thuận được công nhận có thể có
khiếm khuyết và câu hỏi đặt ra là trường hợp này phải xử lý như thế nào? Trước khi
phân tích pháp luật Việt Nam, chúng ta tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về chủ đề
này. Ở Pháp, khi Tòa án tiến hành công nhận thỏa thuận của các bên, “có hai hành vi,
một mang tính tư pháp và một mang tính hợp đồng, hai hành vi này chồng lấn lên nhau
và không phải là một hành vi duy nhất có bản chất lưỡng tính” 55. Từ hai hành vi nêu
trên, chúng ta có hai cơ chế khiếu nại khác nhau khi mỗi hành vi có khiếm khuyết của
nó. Ở hệ thống này, “việc công nhận của Tòa án như vậy không chuyển đổi thỏa thuận
giữa các bên thành một quyết định tư pháp mà để thỏa thuận này lại như một hợp đồng
dân sự. Thật vậy, thỏa thuận hòa giải thành chỉ có thể bị khiếu nại theo các cơ chế dành
riêng cho các bên và người thứ ba đối với hợp đồng, trừ trường hợp áp dụng cơ chế đặc
thù của thỏa hiệp làm chấm dứt tranh chấp. Về phần mình, quyết định công nhận chỉ có
thể bị khiếu nại liên quan đến tính hợp lệ của nó qua thủ tục khiếu nại đối với quyết định
của Tòa án”56.
Trong hệ thống này, “sự xuất hiện của hòa giải viên hoàn toàn trung lập, nó không
bổ sung hay rút bớt gì so với những gì các bên có thể làm. Vì thế, sự tồn tại của hòa giải
là tiền đề của thỏa thuận hòa giải thành để giải quyết tranh chấp không thể làm thay đổi
bản chất pháp lý của hợp đồng này”57. Vì vậy, “thỏa thuận hòa giải thành chịu sự chi
phối của pháp luật về hợp đồng”58. Ở đây, “tính chất thỏa thuận không bị chuyển hóa
bởi việc Tòa án công nhận thỏa thuận. Thỏa thuận đó vẫn là một giao dịch mà điều kiện
có hiệu lực của nó chịu sự chi phối của lý thuyết chung về nghĩa vụ. Vì vậy, để có hiệu
lực, thỏa thuận phải hợp pháp. Vì nó vẫn có tính chất của một hợp đồng, thỏa thuận đã
được Tòa án công nhận vẫn có thể bị vô hiệu bởi các lý do của riêng thỏa thuận”59. Liên
quan đến thỏa thuận thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng được Tòa án công nhận, Tòa
án tối cao Pháp đã xét rằng “việc Tòa án công nhận vẫn để lại tính hợp đồng của thay
đổi chế độ tài sản của vợ chộng nên thỏa thuận giữa các bên vẫn có thể bị vô hiệu vì các
lý do của riêng thỏa thuận”60. Với nội dung vừa nêu, theo Phòng dân sự số 1 Tòa án tối
cao Pháp, “việc Tòa án ra quyết định công nhận không làm thay đổi tính chất của thỏa
thuận được xác lập giữa vợ chồng: thỏa thuận này chắc chắn vẫn là một hợp đồng. Từ
53 Edouard Bertrand, Bđd, tr. 21.
54 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.60 (phần số 25).
55 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.61 (phần số 25).
56 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.60 (phần số 25).
57 Jean Timsit, “La médiation : une alternative à la justice et non une justice alternative”, Gaz. Pal. 15 nov. 2001, tr.53.
58 Jean Timsit, Bđd.
59 Xavier Savatier, Bđd, tr.273.
60 Civ. 1re, 14/01/1997: Bull. civ. I, n° 20 ; D. 1997.273.
34
đó, Phòng dân sự số 1 đã kết luận rằng ngay rằng thỏa thuận này vẫn có thể bị vô hiệu
vì các lý do riêng của thỏa thuận. Điều này có nghĩa là điều kiện có hiệu lực của thỏa
thuận chịu sự điều chỉnh của pháp luật chung về nghĩa vụ. Do đó, thỏa thuận có thể bị
vô hiệu vì khiếm khuyết trong việc ưng thuận, không có năng lực của các bên, mục đích
trái pháp luật… (và không chỉ khi có gian lận)”61.
Khi thỏa thuận hòa giải thành (đã được công nhận) bị vô hiệu, sự vô hiệu này của
thỏa thuận hòa giải thành ảnh hưởng tới quyết định công nhận. Ở đây, “việc vô hiệu thỏa
thuận hòa giải thành làm cho quyết định công nhận không còn đối tượng”62. Điều đó có
nghĩa là “nếu yêu cầu tuyên thỏa thuận vô hiệu được chấp nhận, quyết định công nhận
thỏa thuận không còn đối tượng nữa, nó biến mất một cách hồi tố”63.
Không khiếu nại quyết định công nhận. Phần trên cho thấy Pháp theo hướng
khai thác quy định chung về hợp đồng để xử lý thỏa thuận hòa giải thành có khiếm
khuyết dù được công nhận bởi Tòa án. Ở hệ thống này, “thỏa thuận của các bên vẫn là
một hợp đồng dù được Tòa án công nhận. Vì vậy, yêu cầu vô hiệu thỏa thuận có thể
được tiến hành nếu tồn tại căn cứ vô hiệu. Sự can thiệp của Tòa án trước khi công nhận
thỏa thuận không có hệ quả thanh lọc các lỗi có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của thỏa
thuận vì nếu Tòa án tiến hành thực sự việc kiểm soát hợp đồng bên cạnh việc ghi nhận
hợp đồng, việc kiểm soát này rất nhỏ và không liên quan đến các điều kiện có hiệu lực
của thỏa thuận mà họ được yêu cầu công nhận. Việc ghi nhận khả năng yêu cầu tuyên
vô hiệu thỏa thuận có hệ quả là loại trừ các khiếu nại thông thường được thực hiện đối
với bản án, quyết định của Tòa án”64. Ở đây, trong trường hợp xâm phạm tới người thứ
ba, “cần khiếu nại trực tiếp thỏa thuận hòa giải thành xâm phạm tới người thứ ba thông
qua một thủ tục phù hợp và không tiến hành sửa đổi/hủy bỏ quyết định công nhận thỏa
thuận hòa giải thành vì quyết định này chỉ có mục đích trao cho thỏa thuận hòa giải
thành hiệu lực thi hành mà không có bất kỳ kiểm tra nào về thẩm quyền tài phán”65.
Với hướng nêu trên, thực tiễn xét xử Pháp đã theo hướng “không chấp nhận các
khiếu nại thông thường đối với bản án, quyết định của Tòa án như yêu cầu phúc thẩm
hay các khiếu nại đặc thù đối với bản án, quyết định của Tòa án như giám đốc thẩm, tái
thẩm hay phản đối của người thứ ba”66. Để hiểu rõ hơn, chúng ta nghiên cứu vụ việc
sau: Tòa án đã ra quyết định công nhận thỏa thuận của các bên (có được trong quá trình
tranh chấp về hợp đồng thuê). Trước việc một bên yêu cầu thực hiện thỏa thuận (được
gọi là “hợp đồng tư pháp”), Tòa án cấp phúc thẩm theo hướng bác yêu cầu và hủy quyết
định của Tòa án đã công nhận thỏa thuận. Trên cơ sở quy định về hiệu lực ràng buộc
thực hiện của hợp đồng có trong Bộ luật dân sự, Tòa án tối cao Pháp đã xét rằng Tòa án
cấp phúc thẩm đã vi phạm quy định điều chỉnh hợp đồng khi xét xử như vậy với lý do
“một hợp đồng tư pháp chỉ chịu các yêu cầu về vô hiệu hay giảm giá có thể ảnh hưởng
tới hợp đồng và không thể bị khiếu nại thông qua các thủ tục dành cho bản án”67.
Vụ việc trên liên quan đến loại trừ khả năng phúc thẩm. Vụ việc sau đây cho thấy
còn có việc loại trừ khả năng giám đốc thẩm. Cụ thể, trong quá trình tố tụng, các bên đã
đạt được thỏa thuận và được Tòa án xác nhận trong một biên bản. Sau đó, ông X yêu
cầu giám đốc thẩm đối với biên bản này với lý do ông không được dự tố tụng dẫn tới
61 Gérard Champenois, “Chronique de jurisprudence”, Defrénois 30 mars 1997, tr. 420.
62 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.60 (phần số 25).
63 Sophie Hocquet-Berg, Bđd.
64
Mélina Douchy-Oudot và Julie Joly-Hurard, Bđd, phần số 169.
65 Béatrice Gorchs, Bđd, tr.61 (phần số 25).
66
Mélina Douchy-Oudot và Julie Joly-Hurard, Bđd, phần số 169.
67 Civ. 3e, 10/7/1991: Bull. civ. III, no 208 ; D. 1991. IR 196.
35
biên bản hòa giải nhưng yêu cầu này không được Tòa án chấp nhận. Ở đây, Tòa án tối
cao Pháp đã xét rằng “theo Điều 605 BLTTDS, yêu cầu giám đốc thẩm chỉ được áp
dụng đối với bản án cuối cùng” trong khi đó “biên bản hòa giải không là bản án theo
điều luật này nên yêu cầu giám đốc thẩm không được xem xét”68.
- Hướng xử lý theo pháp luật Việt Nam
Giám đốc thẩm quyết định công nhận. Theo khoản 2 Điều 213 BLTTDS năm
2015, “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn,
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”. Quy
định này cho phép xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm quyết định công nhận thỏa thuận
hòa giải thành khi thỏa thuận hòa giải thành này có khiếm khuyết như “do bị nhầm lẫn,
lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”. Việc
giám đốc thẩm được ghi nhận ở đây là do các yếu tố vừa nêu “chưa được phát hiện”69
khi Tòa án ban hành quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải thành70. “Trong trường
hợp này, việc kháng nghị và xem xét lại quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự sẽ được thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm”71.
Trong thực tế, không hiếm trường hợp quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải
thành bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm khi thuộc trường hợp nêu trên. Chẳng hạn, hộ
gia đình ông Công với anh Xông ký hợp đồng thế chấp tài sản với nội dung hộ gia đình
ông Công thế chấp quyền sử dụng đất tại hai thửa đất cho anh Xông, hợp đồng thế chấp
được công chứng nhưng không được đăng ký. Khi có tranh chấp, các bên thỏa thuận
anh Xông được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp và thỏa thuận này được Tòa
án công nhận. Khi giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã xét rằng
“việc thế chấp quyền sử dụng đất tại hai thửa đất trên không có hiệu lực. Tại Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên, trong đó quyết định: “anh Xông
được ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp là thửa đất số 355, 380 tờ bản đồ số
04 tại thôn Ca Công, Hoài Hương, Hoài Nhơn, Bình Định”, tức công nhận tính hiệu lực
của hợp đồng thế chấp, trong khi trước đó Tòa án nhân dân huyện Hoài Nhơn đã thụ lý
và đang giải quyết tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp tài sản trên vô hiệu
giữa nguyên đơn là Na, Loan với bị đơn là ông Công, bà Ngọc (Hòa) và những người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trong đó có anh Xông; như vậy, trong trường hợp này
việc công nhận như trên làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba,
vi phạm điều cấm được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Bộ luật Dân sự, việc Tòa án
ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nêu trên là vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, được quy định tại Điều 205 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
do vậy, cần phải hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số
52/2018/QĐST-DS ngày 15/5/2018 của Tòa án nhân dân huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Hoài nhơn (trước đây là huyện Hoài
Nhơn), tỉnh Bình Định để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm, đúng quy định của pháp
luật”72. Ở đây, thủ tục giám đốc thẩm làm cho quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải
68 Soc. 23 oct. 1991, no 90-60.452, Bull. civ. IV, no 420.
69 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.507.
70 Trong quá trình xem xét giám đốc thẩm, chúng ta lưu ý tới việc hoãn thi hành được quy định tại Điều 48 Luật thi hành án
nêu trên theo đó “Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành
án của người có thẩm quyền kháng nghị” và “Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản
án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án” (khoản 2).
71 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.508.
72 Quyết định số 10/2022/DS-GĐT ngày 15/02/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
36
thành bị hủy nên thỏa thuận của các bên không còn hiệu lực cưỡng chế thi hành nữa
nhưng chúng ta chưa rõ về số phận của thỏa thuận giữa các bên, chưa rõ việc thỏa thuận
hòa giải thành đó có bị vô hiệu hay không (tức chưa rõ về hiệu lực ràng buộc thực hiện
giữa các bên trong thỏa thuận).
Quy định và hướng xử lý trong vụ việc nêu trên liên quan đến thỏa thuận đạt
được trong tố tụng mà Tòa án được yêu cầu giải quyết tranh chấp. Đối với thỏa thuận
đạt được ngoài Tòa án, quy định hiện nay trong BLTTDS năm 2015 (Điều 419) quy
định trực tiếp về việc công nhận thỏa thuận chưa rõ có cho phép giám đốc thẩm quyết
định công nhận thỏa thuận hay không. Về phía mình, Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án
có quy định riêng về xét lại quyết định công nhận thỏa thuận của các bên (Điều 36 và
tiếp theo) khi thỏa thuận của các bên vi phạm các điều kiện để được công nhận (quy
định tại Điều 33) trong đó có trường hợp tương đồng với quy định tại Điều 213 nêu trên
của BLTTDS năm 2015 như vi phạm điều kiện “Nội dung thỏa thuận, thống nhất của
các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác” (khoản 3 Điều 33 Luật hòa giải, đối thoại).
Tái thẩm quyết định công nhận. Trong các quy định về công nhận thỏa thuận
của các bên đạt được trong quá trình tố tụng tại Tòa án (Điều 212 và Điều 213) và trong
các quy định về công nhận thỏa thuận của các bên đạt được ngoài Tòa án (Điều 419),
BLTTDS năm 2015 không đề cập tới khả năng tái thẩm quyết định công nhận (mới đề
cập tới giám đốc thẩm khi thuộc một số trường hợp ở Điều 213 nêu trên). Trong thực tế,
không hiếm quyết định công nhận thỏa thuận của các bên bị tái thẩm và nguyên nhân
tái thẩm liên quan trực tiếp tới thỏa thuận giữa các bên (do chính thỏa thuận của các bên
có khiếm khuyết).
Chẳng hạn, Tòa án đã ra quyết định công nhận của các bên liên quan đến thừa kế
và quyết định này đã bị hủy theo thủ tục tái thẩm. Cụ thể, sau khi nhận định “việc nguyên
đơn và bị đơn cố ý kê khai gian dối về quan hệ huyết thống của gia đình, bỏ qua những
đồng thừa kế còn lại để hưởng di sản cụ Tâm và cụ Lý là vi phạm pháp luật về thừa kế,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của 05 người thừa kế còn lại. Đây là tình tiết
mới phát sinh làm thay đổi toàn bộ nội dung vụ án do có giả mạo chứng cứ được quy
định tại khoản 2 Điều Điều 352 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Do đó, kháng
nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy Quyết định nói trên để xét xử
sơ thẩm lại là căn cứ nên chấp nhận”, Tòa án đã quyết định “Hủy Quyết định công nhận
sự thỏa thuận của các đương sự số 24/2018/QĐST-DS ngày 03/04/2018 của Tòa án nhân
dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh về vụ án “Tranh chấp chia di sản thừa kế” giữa
Nguyên đơn là ông Cang với Bị đơn là Bà Bi, bà Giàu, bà Duyên, ông Long. Giao hồ
sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh để xét xử sơ thẩm
lại”73.
Ở đây, Tòa án đã tiến hành tái thẩm quyết định công nhận thỏa thuận của các bên
và việc tái thẩm này không căn cứ vào các quy định cụ thể về công nhận thỏa thuận của
các bên mà căn cứ vào quy định chung về tái thẩm là Điều 352 BLTTDS năm 2015 (về
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm).
Hướng xử lý bổ sung ở Việt Nam. Phần trên đã thấy thực trạng văn bản cũng
như thực tiễn của Việt Nam khi xử lý trường hợp thỏa thuận được Tòa án công nhận có
khiếm khuyết. Ở đây, chúng ta đang khai thác quy định về xử lý quyết định của Tòa án
73 Quyết định số 246/2020/DS-TT ngày 06/11/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh.
37
(giám đốc thẩm hay tái thẩm) trước tình trạng thỏa thuận hòa giải thành có khiếm khuyết.
Hướng trên có nhược điểm của nó. Thứ nhất, việc khai thác cơ chế giám đốc thẩm hay
tái thẩm bị hạn chế về căn cứ và đặc biệt là về thời gian (theo đó “thời hạn kháng nghị
tái thẩm là khá ngắn (01 năm) so với thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm (03 hoặc 05
năm)”74) trong khi đó khi thỏa thuận vô hiệu do vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội
thì thời hạn yêu cầu Tòa án không bị giới hạn (Điều 131 BLDS năm 2015). Thứ hai,
hướng như trên mới có kết quả là hủy bỏ quyết định công nhận mà chưa cho biết số
phận của thỏa thuận được Tòa án công nhận. Ở đây, để giải quyết dứt điểm liên quan
đến thỏa thuận hòa giải thành (có khiếm khuyết), chúng ta phải xử lý theo thủ tục độc
lập sau thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm đối với quyết định công nhận thỏa thuận hòa
giải thành.
Ở nước ngoài như Pháp, chúng ta thấy khi thỏa thuận được Tòa án công nhận có
khiếm khuyết thì có cơ chế xử lý giống như giao dịch thông thường, không lệ thuộc
nhiều vào hướng xử lý quyết định công nhận. Ở nước ta, các quy định về giao dịch dân
sự và đặc biệt là về hợp đồng không có lý do gì mà không điều chỉnh thỏa thuận hòa
giải thành và có cơ chế điều chỉnh riêng biệt. Do đó, chúng ta nên cân nhắc thêm việc
xem xét lại thỏa thuận hòa giải thành có khiếm khuyết theo cơ chế của giao dịch dân sự,
của hợp đồng thay vì chỉ giới hạn ở khai thác các quy định về tố tụng để chỉ giải quyết
được số phận của quyết định công nhận (mà chưa cho biết hướng xử lý số phận của thỏa
thuận hòa giải thành).
Thực ra, hướng cho xử lý thêm theo cơ chế của giao dịch như Pháp nêu trên có
nhược điểm lớn là làm mất đi giá trị việc công nhận kết quả hòa giải thành (mục đich là
giải quyết nhanh chóng tranh chấp theo ý chí của các bên). Vì vậy, nếu theo hướng này,
chúng ta có lẽ chỉ nên cho phép sử dụng hướng này để bảo vệ người thứ ba mà thôi vì
họ không trực tiếp tham gia vào thỏa thuận hòa giải thành và thông thường cũng không
tham gia vào thủ tục công nhận thỏa thuận hòa giải thành.
Hiệu lực của sự việc đã được giải quyết. Phần trên tập trung vào hiệu lực ràng
buộc thực hiện đối với các bên và hiệu lực cưỡng chế thi hành đối với thỏa thuận hòa
giải thành. Thực tế, thỏa thuận hòa giải thành là kết quả của việc giải quyết tranh chấp
và câu hỏi đặt ra là tranh chấp đã được hòa giải thành có hiệu lực của sự việc đã được
giải quyết không? Trả lời câu hỏi này là quan trọng vì sẽ cho biết có hay không khả năng
áp dụng quy định tại Điều 192 BLTTDS năm 2015 theo đó “Thẩm phán trả lại đơn khởi
kiện trong các trường hợp sau đây: Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền” (điểm c khoản 1). Vấn đề này đã được phân tích đối với quyết
định của Hội đồng trọng tài công nhận kết quả hòa giải thành75 nhưng tài liệu về quyết
định của Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành chưa nhiều về chủ đề này ở Việt Nam.
Ở nước ngoài như Pháp, có tài liệu nêu rằng thỏa thuận hòa giải thành “không có
hiệu lực của sự việc đã được giải quyết. Không có bất kỳ quy định nào trao cho thỏa
thuận hòa giải thành hiệu lực của sự việc đã được giải quyết” 76. Ở nước ta, cũng không
có bất kỳ quy định nào thừa nhận hiệu lực của sự việc đã được giải quyết đối với thỏa
thuận hòa giải thành; quy định trên tại Điều 192 BLTTDS cũng không thể áp dụng cho
thỏa thuận hòa giải thành vì điều luật này giới hạn ở sự việc đã được giải quyết “bằng
74 Trần Anh Tuấn (chủ biên), Sđd, tr.770.
75 Xem Đỗ Văn Đại, Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Sđd, Chương
12.
76 Hervé Croze, Bđd, phần số 54.
38
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” trong khi đó thỏa thuận hòa giải thành là việc của
các bên. Tuy nhiên, nếu một bên yêu cầu giải quyết lại vụ tranh chấp đã được giải quyết
trong thỏa thuận hòa giải thành, chúng ta đặt câu hỏi là liệu tranh chấp đó có tồn tại nữa
không và khi không còn tranh chấp nữa (do đã được giải quyết trong thỏa thuận hòa giải
thành) thì cơ quan tài phán là Tòa án hay Trọng tài giải quyết cái gì?
Nếu bản thân thỏa thuận hòa giải thành không có hiệu lực của sự việc đã được
giải quyết như nêu trên, vấn đề có thể sẽ khác đi khi nó được công nhận bởi cơ quan có
thẩm quyền. Ở nước ngoài như Pháp, tài liệu về quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các bên nêu rằng “nếu được Tòa án công nhận, thỏa thuận hòa giải thành có hiệu lực
của sự việc đã được giải quyết”77. Ở Việt Nam, quyết định công nhận thỏa thuận hòa
giải thành có thể được xác định là thuộc trường hợp được quy định tại Điều 192
BLTTDS nêu trên nên có hiệu lực của sự việc đã được giải quyết (tức không giải quyết
lại nữa).
Kết luận. Sau khi nghiên cứu về hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành, chúng
ta nhận thấy vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản khác nhau với nội dung
không thực sự tương đồng với nhau. Do đó, trong tương lai, chúng ta cân nhắc xem xét
xây dựng Luật chung về hòa giải để giải quyết thống nhất các vấn đề về hòa giải trong
đó có vấn đề về hiệu lực của thỏa thuận hòa giải thành.
Để có hiệu lực thi hành, thỏa thuận hòa giải thành cần phải trải qua một thủ tục
công nhận và pháp luật hiện hành của chúng ta đang tập trung việc này ở Tòa án theo
thủ tục dân sự nên chưa có tính linh hoạt cao, chưa trao cho các bên nhiều sự lựa chọn.
Trong tương lai, chúng ta nên cân nhắc thêm đối tượng có thể được trao quyền công
nhận kết quả hòa giải thành và tăng thêm sự lựa chọn của các bên đối với đối tượng này.
Hiệu lực ràng buộc thực hiện và hiệu lực cưỡng chế thi hành của thỏa thuận hòa
giải thành chưa có sự tách bạch rõ ràng trong pháp luật Việt Nam; việc xử lý thỏa thuận
hòa giải thành có khiếm khuyết hay xử lý trường hợp thủ tục hay quyết định công nhận
hòa giải thành còn có điểm chưa rõ ràng, chưa thuyết phục. Đây cũng là điểm nên được
khắc phục trong tương lai như phân tích trong bài viết.
--------------Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hải An (chủ biên, Giáo trình giải quyết việc dân sự và hòa giải trong tố
tụng dân sự, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội 201;
2. Đỗ Văn Đại, Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Hồng Đức 2022;
3. Nguyễn Gia Thiện và Nguyễn Thị Ánh Dương, “Hòa giải thương mại tại Việt NamThực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 03 (475), tháng 2/2023;
4. Trần Anh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
Nxb. Tư pháp 2017;
5. Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về cạnh tranh và giải quyết
tranh chấp thương mại, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2020;
77 Elsa Costa,“Fasc. 1010 : Médiation administrative”, JurisClasseur Administratif 2023, phần số 301.
39
6. Moktar Adamou, “La médiation : efficacité et exécution”, LEDAF ngày 1 /5/2018,
tr.3;
7. Edouard Bertrand, “Sur le bon usage des sentences d'accord parties”, Rev. arb. 2006,
tr. 21;
8. Elsa Costa,“Fasc. 1010 : Médiation administrative”, JurisClasseur Administratif
2023;
9. Hervé Croze, “Fasc. 10 : Médiation”, JurisClasseur Procédures Formulaire 2023;
10. Olivier Cuperlier, “L’acte uniforme du 23 novembre 2017 relatif à la médiation dans
l’espace Ohada”, Cahiers de l’arbitrage 2018, tr.241;
11. Mélina Douchy-Oudot và Julie Joly-Hurard, “Médiation et conciliation-Procédures
de médiation ou de conciliation”, Répertoire de procédure civile Dalloz 2013;
12. Béatrice Gorchs, “Le Contrôle Judiciaire Des Accords de Règlement Amiable”,
Revue de l’arbitrage 2008, tr.51;
13. Thibault Goujon-Bethan, “L'accord amiable par acte d'avocats rendu exécutoire par
le greffe : quelle distribution des rôles ?”, Gaz. Pal. 27 avril 2021, tr. 49;
14. Sophie Hocquet-Berg, “Le recours en revision est recevable contre un jugement
homologuant un changement de regime matrimonial”, LPA 12 juill. 1999, tr.22;
15. Pierre Lavigne, “L'intérêt de la médiation et de la conciliation en tant que mode de
règlement des litiges”, LPA 30 mai 2012, tr.51;
16. Demba Mbow và Oumar Bah, “La médiation comme outil d’amélioration du climat
des affaires dans l’espace OHADA”, Revue Lamy droit des affaires, nº 177, 1er
janvier 2022;
17. Sylvaine Poillot-Peruzzetto, “Médiation-La directive générale”, Répertoire de droit
européen Dalloz 2018;
18. Jean-Baptiste Racine, Droit de l’arbitrage, Puf 2016;
19. Morgane Reverchon-Billot, “Titre exécutoire - L'acte contresigné par avocat : un
nouveau titre exécutoire de la justice participative”, Procédures n° 4, Avril 2022,
étude 6;
20. Xavier Savatier, “La recevabilité de l'action en nullité de la convention de
changement de régime matrimonial malgré son homologation judiciaire”, D. 1997,
tr.273;
21. Jean Timsit, “La médiation : une alternative à la justice et non une justice
alternative”, Gaz. Pal. 15 nov. 2001.
40
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - PHÁP LÝ QUYẾT ĐỊNH TÍNH KHẢ THI CỦA
PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI
THOẠI TẠI TÒA ÁN NĂM 2020
PGS.TS Nguyễn Văn Vân78
Tóm tắt: Bài viết phân tích các đặc trưng pháp lý cơ bản của phương thức giải
quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại theo Luật Hòa giải, đối
thoại tại Tòa án Việt Nam năm 2020. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận kinh tế học
pháp luật và phương pháp đánh giá dự báo tác động dự luật để nhận diện, phân tích các
yếu tố kinh tế - pháp lý làm cơ sở để nâng cao tính tính khả thi khi triển khai áp dụng
phương thức hòa giải thương mại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trong mối
liên hệ so sánh với các phương thức khác.
Từ khóa: phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác; hòa giải thương mại;
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 của Việt Nam;
Abstract: the article analyses the legal characteristics of methods of resolving
disputes arising out of commercial activities in accordance with the Law on Mediation,
Dialogue at Court 2020. The author uses the economic-legal approach and impact
assessment of law to identify, analyse the economic-legal factors as the basis for
improving the plausibility of alternative dispute resolution application in accordance
with the Law on Mediation, Dialogue at Court 2020, in relation with other forms of
dispute resolution.
Keywords: althenative dispute resolution; commercial dispute resolution; the
Law on Mediation, Dialogue at Court 2020;
DẪN NHẬP
Thực tiễn chứng minh rằng, một đạo luật hoàn hảo, tức đạo luật đó chứa đựng
tư tưởng pháp lý hiện đại, thể chế hóa đường lối chính sách của Nhà nước và có kỹ thuật
lập pháp cao, nhưng nếu không có cơ chế tổ chức thực thi thì đạo luật đó không thể đi
vào cuộc sống. Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án (Luật số 58/2020/QH14 ngày
16/6/2020) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, được giới luật học, các nhà quản lý, chuyên
gia tư pháp, giới doanh nhân đánh giá khá cao79 bởi nó góp thêm vào sự đa dạng các
phương thức thay thế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương
mai. Giả thuyết bài viết: phương thức hòa giải tại Tòa án đối với nhóm vụ, việc hôn
nhân, gia đình, dân sự giữa cá nhân, hộ gia đình rất hiệu quả, khả thi nhưng đối với
nhóm tranh chấp kinh doanh thương mại thì không như kỳ vọng vì không khả thi. Bài
viết này tập trung khảo sát, nhận diện, phân tích các yếu tố kinh tế - pháp lý làm nền
tảng để nâng cao tính tính khả thi khi triển khai áp dụng phương thức hòa giải để giải
quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, quy định trong Luật này.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu luật học, tác giả áp dụng phương pháp
đánh giá dự báo tác động dự luật (Regulatory Impact Assessment –RIA) 80 và phương
Giảng viên cao cấp, Khoa Luật thương mại- Trường Đại học Luật Tp HCM; Đt: 09008282854; Email:
nvvan@hcmulaw.edu.vn
78
79 Báo cáo số 04/BC-TANDTC của Tòa Án Nhân dân tối cao ngày 06/01/2022về tình hình triển khai thi hành Luật HG, ĐT tại
TA
80 Руководство по применению оценки регулирующего воздействия на региональном уровне МОСКВА, 2011 (Cẩm
nang
áp
dụng
đánh
giá
tác
động
luật
cấp
địa
phương
Macxcova,
2011)
Xem
tại:
www.economy.gov.ru/wps/wcm/connect/.../02.pdf?MOD=AJPERES
41
pháp tiếp cận kinh tế học pháp luật để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong bài
viết.
1. KHÁI QUÁT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI.
Cho đến thời điểm hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới đều
thừa nhận rằng, trong bối cảnh số lượng các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh
doanh ngày càng tăng, tính chất các tranh chấp ngày càng phức tạp, nhưng nguồn lực
tài chính công, nhân lực, vật lực của hệ thống Tòa án là hữu hạn. Không thể phụ thuộc
duy nhất vào hệ thống Tòa án để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, mà phải
có các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác (Alternative dispute resolution
- ADR) để song hành hoặc phối hợp giải quyết hiệu quả tranh chấp kinh doanh thương
mại.
Trên thế giới, tồn tại nhiều mô hình, quy trình riêng về các phương thức thay thế
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại như: đàm phán thương lượng, trọng tài và
hòa giải. Các phương thức này có thể độc lập hoặc kết hợp, có thể hoàn toàn độc lập
hay loại trừ (thay thế) nhau81. Các bên có thể kết hợp đàm phán thương lượng và hòa
giải; kết hợp hòa giải với trọng tài thương mại; kết hợp hòa giải với tố tụng Tòa án. Các
bên được chọn hòa giải và/ hoặc không chọn chọn hòa giải trước khi khởi kiện để giải
quyết tranh chấp tại Tòa án, trọng tài thương mại.
Trong các từ điển luật học, nếu chỉ tra cứu thuật ngữ “hòa giải” “Mediation”
“Медиация” sẽ không nhận được một kết quả thống nhất và chính xác về nội hàm pháp
lý của từ này, bởi tính đa dạng của hòa giải. Để hiểu và kết luận hòa giải dưới khía cạnh
pháp lý, chỉ có xem xét nó gắn liền với pháp luật thực định của quốc gia cụ thể.
Ở Việt Nam, tồn tại nhiều mô hình hòa giải theo các lĩnh vực như: (a) Hòa giải ở
cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở82; (b) Hòa giải tranh chấp lao động cá
nhân, tranh chấp lao động tập thể (về quyền, về lợi ích) theo quy định của Bộ luật Lao
động 201983; (c) Hòa giải thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và
theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2017 về Hòa giải thương
mại; (d) Hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật
Đất đai84; (đ) Hòa giải của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo
quy định của Luật Sở hữu trí tuệ85; (e) Hòa giải giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân
hoặc tổ chức hòa giải theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng86; (g)
Hòa giải tranh chấp giữa các thành viên Sở giao dịch chứng khoán87…
Trong các tài liệu luật học, tiêu chí để phân nhóm hòa giải thường là: tính chất
công, tư của hòa giải; hiệu lực thi hành kết quả hòa giải thành; chủ thể tiến hành; tính tự
nguyện hay bắt buộc….
Xem thêm: Nguyễn Đức Lam (2008) Phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở các nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
số 128-129 năm 2008
81 Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật TTTM năm 2010, nếu các bên có thoả thuận
trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM. Xem thêm: Nghị quyết 01/2014/N-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ngày 20/3/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại
82 Luật Hòa giải ở cơ sở (Luật số 35/2013/QH-13 ngày 20/6/2013)
83 Điều 188, 195 Bộ Luật lao động năm 2019
84 Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp đối với tranh chấp đất đai - Điều 202 Luật Đất đai năm 2013
85 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
86 Điều 61-65 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật số 19/2023/QH15 ngày 20/6/2023)
87 Quyết định số 618/QĐ-SGDVN ngày 29 tháng 8 năm 2022 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy
định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
42
(a)Tính chất công/ tư của hòa giải
Hòa giải công: toàn bộ việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải và bổ
nhiệm Hòa giải viên do các cơ quan công quyền (thường là Tòa án hoặc cơ quan tư
pháp, học viện tư pháp...) thực hiện. Tổ chức hòa giải, Hòa giải viên sử dụng nguồn lực
công (tài chính, nhân lực) và nhân danh Nhà nước thực hiện hoạt động hòa giải. Ở Việt
Nam hoạt động hòa giải đất đai theo Luật Đất đai88, hòa giải trong tố tụng theo Đ. 205
Bộ Luật TTDS 2015 mang dấu hiệu đặc trưng của hòa giải công. Thông thường, kết quả
hòa giải thành có hiệu lực thực hiện và bị cưỡng chế thực hiện trong trường hợp các bên
tham gia hòa giải thành nhưng không tự nguyện thực hiện.
Hòa giải tư: Hoạt động hòa giải không nhân danh Nhà nước, không bằng kinh
phí từ ngân sách Nhà nước, hoàn toàn độc lập với các thủ tục tố tụng của Tòa án. Hòa
giải tư chia thành hoà giải theo vụ việc và hoà giải thiết chế (hội đồng) thuộc tổ chức
hòa giải. Các tổ chức/ trung tâm hòa giải là các tổ chức xã hội nghiệp, tự quản, phi nhà
nước, không có sự can thiệp, lãnh đạo, chỉ đạo từ các cơ quan hành chính hay tư pháp,
trừ hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông thường về tài chính, cơ sở vật chất,
chuyên môn.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới, tổ chức và hoạt động hòa giải thuộc nhóm
hòa giải tư89, ví dụ ở Liên Bang Nga, hòa giải được quy định bởi Luật Liên bang số
193-FZ ngày 27 tháng 7 năm 2010 “Về thủ tục giải quyết tranh chấp thay thế có sự tham
gia của Hòa giải viên (thủ tục hòa giải)”. 90
(b) Hiệu lực thi hành của hòa giải thành
-Thông thường, kết quả hòa giải thông qua hoà giải tư có hiệu lực như một hợp
đồng ràng buộc nghĩa vụ của các bên. Các Bên phải có quyền yêu cầu Tòa án xem xét
công nhận kết quả hòa giải thành 91 thì thỏa thuận hòa giải thành đó mới có có hiệu lực
thi hành.
Kết quả hòa giải thành thông qua hình thức hòa giải trong tố tụng Tòa án do Thẩm
phán ghi nhận trực tiếp trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà
không qua thủ tục xem xét công nhận kết quả hòa giải thành theo quy trình tại Chương
XXXIII Bộ luật TTDS 2019.
Trong Luật về Biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế có sự tham gia của Hòa
giải viên của Liên bang Nga, tại K 3 và 4 Điều 12 quy định như sau: “Thỏa thuận hòa
giải mà các bên đạt được do kết quả của thủ tục hòa giải đã được đã được Tòa án hoặc
Hội đồng Trọng tài công nhận có giá trị thi hành, kể cả trong lịnh vực thương mại quốc
88 Đối với vụ việc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã, biên bản hòa giải
là căn cứ để UBND cấp trên hoặc Tòa án thụ lý, giải quyết theo điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh
chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó, việc hòa giải tại UBND cấp xã
là không bắt buộc, các bên tranh chấp vẫn có quyền khởi kiện, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của Nghị quyết số
04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của H
89 Malakhova I. A. Hòa giải ở các nước Tây Âu // Phát triển thể chế hòa giải như một công cụ để nâng cao văn hóa pháp luật
của công dân. Tuyển tập tài liệu Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế lần thứ VI. - Trung tâm Xuất bản Khoa học, 2020. - tr.
64-67( Малахова И. А. Медиация в странах западной Европы // Развитие института медиации как инструмента
повышения правовой культуры граждан. Сборник материалов VI Международной научно-практической
конференции. — Издательский центр Наука, 2020. — С. 64—67
90 Федеральный закон от 27 июля 2010 г. N 193-ФЗ "Об альтернативной процедуре урегулирования споров с участием
посредника (процедуре медиации)" (с изменениями и дополнениями)
91 Theo quy trình, thủ tục tại Chương XXXIII, Bộ Luật TTDS Việt Nam năm 2015
43
tế. Thỏa thuận hòa giải về tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự - kinh doanh
do các bên đạt được do thủ tục hòa giải được, mà không yêu cầu Tòa án, Tòa án Trọng
tài xem xét, công nhận là giao dịch pháp luật dân sự nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của các bên. Giao dịch này có thể phải tuân theo các quy định của pháp
luật dân sự về bồi thường, xóa nợ, yêu cầu phản tố cùng loại và bồi thường thiệt hại.
Việc bảo vệ các quyền bị xâm phạm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
thỏa thuận hòa giải đó được thực hiện theo cách thức do pháp luật dân sự quy định.
(c) Tính tùy nghi/ bắt buộc của hòa giải
Đối với một số loại tranh chấp thì hòa giải ngoài Tòa án là thủ tục bắt buộc trước
khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án (còn được gọi là thủ tục tiền tố tụng)92, ví dụ hòa
giải tranh chấp đất quyền sử dụng dụng đất cá nhân, hộ gia đình tại UBND cấp xã.
Đa số các trường hợp hòa giải là tự nguyện, không phải là điều kiện bắt buộc để
tiến hành bước tiếp theo trong tố tụng.
Tóm lại, ngoài những khác biệt giữa các phương thức hòa giải mô tả trên, bản
chất của hòa giải luôn luôn là:
Thứ nhất, hòa giải là thuộc tính tự nhiên của hoạt động thương mại. Tranh chấp,
bất đồng lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh là hiện tượng bình thường trong kinh doanh
thương mại. Nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận, tự do ý chí chi phối toàn bộ và xuyên
suốt quá trình hợp tác giữa các đối tác ở bất cứ giao dịch nào, bất cứ giai đoạn nào. Khởi
đầu của quan hệ kinh doanh thương mại là tự do thỏa thuận; nếu việc xử lý bất đồng,
xung đột lợi ích mà không đặt trên nền tảng của tự do thỏa thuận, là không thuận lẽ tự
nhiên.
Thứ hai, thực tiễn tồn tại nhiều định dạng khác nhau của các phương thức giải
quyết tranh chấp thay thế. Trong đó, thương lượng và hòa giải là chìa khóa (mặc dù
không phải là chìa khóa vạn năng) để đi đến kết thúc tranh chấp với chi phí thấp nhất
dưới khía cạnh kinh tế (tiền của, thời gian, cơ hội kinh doanh và giá trị thương hiệu, uy
tín..) hài hòa nhất dưới khía cạnh xã hội và môi trường kinh doanh, phẩm giá doanh
nhân.93
Thứ ba, dưới khía cạnh xã hội, hòa giải thương mại là hoạt động mang tính xã
hội, tính nhân văn cao, tác động tích cực đến sự ổn định môi trường kinh doanh, phù
hợp truyền thống, đạo đức doanh nhân Việt Nam.
Thứ tư, bảo mật thông tin là yêu cầu bắt buộc và cũng là ưu việt của hòa giải.
Trong hòa giải thương mại, yêu cầu về bảo mật thông tin còn khắc khe hơn so với tố
tụng trọng tài thương mại như: Trong quá trình hòa giải không được ghi âm, ghi hình,
ghi biên bản hòa giải. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải;
cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong
quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy
định của pháp luật….Thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình hòa giải không
được sử dụng làm bằng chứng trong phiên tòa nếu hòa giải không thành. Thẩm phán
tham gia phiên họp ký xác nhận biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận
92 Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân - Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012.
93 Shamlikashvili T.A (2017) Hòa giải là một phương pháp hiện đại giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án,- M.: Nhà xuất bản
LLC "Trung tâm Quản lý và Tư vấn Chính trị Liên vùng", 2017. - 77 tr. ISBN 978-5-98872-040 (Шамликашвили Ц.А.
Медиация — современный методвнесудебного разрешения споров / Ц.А. Шамликашвили. — М.: Издательство ООО
«Межрегиональный центр управленческого и политического консультирования», 2017. — 77 с.
ISBN 978-5-98872-0)
44
kết quả đối thoại và phải giữ bí mật thông tin về nội dung hòa giải, đối thoại do các bên
cung cấp tại phiên họp theo yêu cầu của họ. Thực tế là Thẩm phán tiến hành hòa giải có
thể đã nắm bắt rất nhiều thông tin mà bình thường không được tiết lộ trong quá trình xét
xử, nhưng nếu Thẩm phán cũng tiến hành xét xử vụ án đó, thì việc cấm Thẩm phán tiết
lộ thông tin cho chính mình là điều vô nghĩa. Khi đó sẽ phá vỡ lợi thế bảo mật thông tin
của hòa giải. Do vậy, Khoản 2 Điều 41 Luật HG, ĐT tại TA quy định: “Thẩm phán đã
tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại không được tham gia giải quyết
vụ việc đó theo trình tự tố tụng dân sự, tố tụng hành chính”. Thiết nghĩ, quy định này
tạo cơ chế khả thi để các quy định về bảo mật thông tin trong hòa giải thương mại và
được tuân thủ trong thực tiễn, không phá vỡ bản chất và ưu việt của hòa giải thương
mại.
Thứ năm, yêu cầu về khách quan, vô tư của Hòa giải viên trong hòa giải thương
mại. Khác với các phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, Trọng tài thương
mại, trong hòa giải thương mại, Hòa giải viên không đóng vai trò phân xử (như trọng
tài viên) hay vai trò trung gian trong thương lượng, không áp đặt ý chí, quan điểm, nhận
định hay bất cứ kết luận nào liên quan tranh chấp94. Trong mọi trường hợp, Hòa giải
viên phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Hòa giải thành không phải là
kết quả, thành tích của Hòa giải viên.
2. HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI
TÒA ÁN NĂM 2020
Hòa giải theo Luật HG, ĐT tại TA năm 2020 về bản chất mang nhiều dấu hiệu
của hòa giải công, như: Hòa giải viên không phải công chức, viên chức Nhà nước nhưng
do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Tòa án thực hiện các công việc hướng
dẫn hoạt động hòa giải, chỉ định Hòa giải viên, phân công người thực hiện các nhiệm vụ
hành chính, tư pháp. Tòan bộ kinh phí cho hoạt động hòa giải được ngân sách Nhà nước
phân bổ thông qua hệ thống Tòa án.
Hòa giải tại Tòa án được quy định trong Luật HG, ĐT tại TA năm 2020 là phương
thức mới, không trùng lặp, không mâu thuẫn, không thay thế các phương thức hiện
có, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn, giải quyết tranh chấp.
Kỳ vọng của nhà làm luật khi xây dựng phương thức này giúp thu hút nguồn nhân
lực có chất lượng, kinh nghiệm trong xã hội tham gia công tác hòa giải; khắc phục một
số vướng mắc, bất cập của các cơ chế hoà giải hiện nay, cụ thể là:
(i) Thu hút, huy động nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội tham gia phối
hợp cùng Tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết các tranh chấp.
(ii) Không làm phát sinh tổ chức, bộ máy và biên chế của Tòa án
(iii) Xây dựng, hình thành đội ngũ Hòa giải viên mới không thuộc biên chế Nhà
nước có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ của hoạt động hòa giải tại Tòa án.
(iv) Bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm ngân sách của Nhà nước và những
nguồn lực xã hội hóa được huy động cho hoạt động của Hòa giải viên.95
94 Tòa án Nhân dân Tối cao- UNDP (2020) (Chủ trì: Pgs Ts Nguyễn Bá Bình) Báo cáo đánh giá mô hình thí điểm về hòa giải,
thương mại tại Tòa án Việt Nam; Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. Báo cáo đánh giá thí điểm hòa giải Tòa án
(toaan.gov.vn)
95 Báo cáo số 55/BC-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 26/9/2019 Đánh giá tác động của chính sách Dự án Luật
HG, ĐT tại TA
45
Phạm vi của hòa giải theo Luật HG, ĐT tại TA là: (i) thực hiện trước khi Tòa án
thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự96
Phương thức hòa giải này không hẳn diễn ra tại Tòa án (địa điểm) mà hoạt động
này “gắn liền” với Tòa án, thông qua việc Tòa án tiếp nhận hồ sơ của đương sự, nghiên
cứu, phân loại, chỉ định Hòa giải viên, bàn giao hồ sơ cho Hòa giải viên được chỉ định;
Thẩm phán không trực tiếp tiến hành hòa giải mà chỉ thực hiện công tác tổ chức hòa
giải. Thẩm phán chỉ tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thành và ra quyết định
công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án.
Như vậy, phương thức hòa giải theo Luật HG, ĐT tại TA năm 2020 là một mô
hình lưỡng tính, vừa có yếu tố công tư hỗn hợp. Trong đó, hệ thống Tòa án: Tổ chức,
quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng hòa giải, đối thoại; Kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động hòa
giải, đối thoại; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, xóa tên Hòa giải viên; cấp, thu
hồi thẻ Hòa giải viên.97
3. CÁC YẾU TỐ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU CỦA
CỦA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI
TÒA ÁN
a. Tư cách pháp lý của Hòa giải viên
Chất lượng hòa giải phần lớn quyết định bởi Hòa giải viên. Luật HG, ĐT tại TA
giao cho Hòa giải viên khá nhiều các nghĩa vụ, trách nhiệm nhưng không xác định tư
cách pháp lý rõ ràng, từ đó không có cơ sở để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ, trách
nhiệm này.
Trước hết, cần xác định rằng, Hòa giải viên (theo Luật HG, ĐT tại TA năm 2020)
không phải là cán bộ, công chức hay viên chức Nhà nước. Điều kiện, quy trình tuyển
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật Hòa giải viên không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật Cán bộ Công chức, Luật viên chức, hoặc Bộ luật lao động do Hòa giải viên không
phải là người lao động tại Tòa án. Trường hợp đương sự bị thiệt hại do hành vi vi phạm
của Hòa giải viên thực hiện trong quá trình hòa giải, thì không áp dụng các quy định về
bồi thường Nhà nước.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh “bổ nhiệm” “miễn nhiệm” Hòa giải
viên theo căn cứ pháp lý nào? Việc “bổ nhiệm” này không có ý nghĩa khi Hòa giải viên
không xếp theo ngạch, bậc chuyên môn, không có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
được quy định trong các Luật về Cán bộ công chức, Luật Viên chức.
Việc Tòa án sử dụng quyền “bổ nhiệm” đội ngũ Hòa giải viên không phù hợp
tính chất, nguyên lý của hoạt động hòa giải (đặc biệt là hòa giải thương mại), mà chỉ
làm “lập lờ” yếu tố công - tư trong tư cách pháp lý của Hòa giải viên.
Tính chính danh của Hòa giải viên không xác định một cách chính xác, rõ ràng
thì những công việc của Hòa giải viên khó thuyết phục các bên và rất khó để áp dụng
96 Khoản 2 Điều 1 Luật HG, ĐT tại TA năm 2020
97 Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Tòa án nhân dân tối cao Quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa
án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
46
các chế tài, đặc biệt là yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm cam kết bảo mật thông
tin, trục lợi từ hoạt động hòa giải.
Xét thấy, Hòa giải viên là một cá nhân tự nguyện đăng ký thực hiện hoạt động xã
hội nghề nghiệp, do vậy không thể áp dụng quy chế “bổ nhiệm” mà phải qua thủ tục
đăng ký và công nhận. Nhà nước hoàn toàn có thể quản lý hiệu quả chất lượng Hòa giải
viên, số lượng Hòa giải viên mà không nhất thiết phải “hành chính hóa” bằng chế độ
“bổ nhiệm” “miễn nhiệm”. Nhiệm vụ tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải, hỗ trợ chuyên
môn nghiệp vụ cho Hòa giải viên, kể cả nguồn chi trả thù lao cho Hòa giải viên từ ngân
sách Nhà nước… không đồng nghĩa là Hòa Giải viên phải được Chánh án tòa cấp tỉnh
bổ nhiệm.
b. Giới hạn phạm vi hoạt động hòa giải thương mại theo thẩm quyền của
Tòa án.
Theo Luật HG, ĐT tại TA năm 2020 thì Hòa giải viên Tòa án huyện do Chánh
án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Tòa cấp huyện. Thẩm phán phụ
trách sẽ chỉ định một trong các Hòa giải viên để phụ trách hòa giải. Những trường hợp
được chọn thì các bên cũng chỉ có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án cấp huyện ở
khác nhưng phải trong phạm vi địa giới hành chính của Tòa án cấp tỉnh.
Theo giải trình của Ban soạn thảo, việc giới hạn phạm vi hoạt động của Hòa giải
viên trong một đơn vị cấp tỉnh, để Tòa án có điều kiện đánh giá, giám sát chặt chẽ chất
lượng Hòa giải viên và kịp thời đề nghị Chánh án có thẩm quyền miễn nhiệm những
Hòa giải viên không đáp ứng yêu cầu công việc và bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ giữa
Hòa giải viên với Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc, đề cao trách nhiệm quản lý của Tòa
án đối với Hòa giải viên và tạo điều kiện cho Hòa giải viên thực hiện tốt nhiệm vụ98.
Nhận thấy, việc giới hạn nói trên xuất phát từ nhu cầu quản lý hành chính của Tòa
án mà bỏ qua nguyên tắc tự do, tự nguyện trong hòa giải. Sự giới hạn này, trong một
chứng mực nào đó phù hợp với các loại vụ, việc hôn nhân, gia đình, tranh chấp đất đai
giữa các cá nhân, hộ gia đình, nhưng không phù hợp với tranh chấp kinh doanh thương
mại. Bởi lẽ, tranh chấp trong kinh doanh, thương mại đa phần phức tạp và chuyên sâu
(bảo hiểm, vận tải biển, thanh toán quốc tế, xây dựng,…) cần phải có các Hòa giải viên
am hiểu lĩnh vực này. Số lượng Hòa giải viên trên địa bàn một tỉnh không nhiều, không
“phủ sóng” tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Các bên sẽ mất quyền lựa chọn do phải tuân
thủ giới hạn phạm vi hoạt động của Hòa giải viên. Trong khi đó, phương thức hòa giải
thương mại theo Nghị định 22/2017-NĐ-CP không có hạn chế này. Luật Trọng tài thương
mại 2010 ghi nhận cả hình thức trọng tài vụ việc (không do Trung tâm trọng tài thành lập)
và cho phép đương sự chọn trọng tài viên, không thuộc danh sách của trung tâm trọng tài,
nơi thụ lý giải quyết tranh chấp.
c. Phân định thẩm quyền hòa giải thương mại theo theo Luật HG, ĐT tại TA
Thẩm quyền tiếp nhận vụ việc để hòa giải thương mại theo Luật HG, ĐT tại TA
có gắn kết (đồng nhất) với thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của
Tòa án quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự? Theo Luật Trọng tài thương mại 2010,
tranh chấp thương mại đã có thỏa thuận trọng tài (không thuộc trường hợp thỏa thuận
trọng tài; thỏa thuận trọng tài không thực hiện được….)99 thì thuộc thẩm quyền của trọng
tài thương mại. Do vậy, khả năng là: (i) Việc kiểm tra thẩm quyền tiến hành ngay khi
98 Tờ trình số 26/Ttr-TANDTC ngày 12/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về Dự án Luật HG, ĐT tại TA
99 Xem hướng dẫn chi tiết tại: Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/3/214
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Trọng tài thương mại
47
nhận hồ sơ của đương sự (trước khi chỉ định Hòa giải viên) thì sẽ do Thẩm phán phụ
trách thực hiện theo Khoản 2 Điều 191 Bộ Luật TTDS 2015; (ii) việc kiểm tra thẩm
quyền tiến hành trong quá trình hòa giải, do Hòa giải viên chịu trách nhiệm thực hiện;
(iii) việc kiểm tra thẩm quyền tiến hành trong giai đoạn xem xét ra Quyết định công
nhận kết quả hòa giải thành, do Thẩm phán thực hiện. Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật Hòa
giải đối thoai tại Tòa án, người viết cho rằng khả năng (i) là hợp lý. Tuy vậy, vẫn tồn tại
những bất cập sau: Thứ nhất, nếu hiểu hòa giải là thủ tục ngoài tố tụng thì các bên tranh
chấp có quyền nộp hồ sơ để hòa giải tại Tòa án, kể cả trong trường hợp các bên đã có
thỏa thuận trọng tài; Thứ hai: Không có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của Hòa giải
viên kiểm tra thẩm quyền giải quyết tranh chấp là thuộc tòa án.
4. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU CỦA
CỦA HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI
TÒA ÁN
a.
Dưới góc độ lợi ích của các bên tranh chấp
Dưới góc nhìn lợi ích của nhà kinh doanh thì tính hiệu quả, khả thi và “tính hấp
dẫn’ của phương thức hòa giải thương mại được lượng hóa qua các yếu tố kinh tế. Các
bên quyết định lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp (Tòa án, trọng tài, hòa
giải….) căn cứ các nhóm chi phí sau:
(i) Chi phí thực tế và trực tiếp, như phí hòa giải, phí trọng tài, án phí, lệ phí phí
Tòa án, chi phí thẩm định, xem xét tại chỗ, chi phí giám định, chi phí định giá, phiên
dịch, chi phí cho người làm chứng, … Một số các khoản trên do người khởi kiện tạm
nộp, có thể được hoặc không được hoàn trả, phụ thuộc vào quyết định phân xử sau này.
Tuy nhiên, cho dù bên khởi kiện hay bên bị kiện phải chi trả chi phí này thì dưới khía
cạnh kinh doanh, chúng luôn là gánh nặng trong kinh doanh, vì chúng không tái tạo ra
giá trị tăng thêm trong hoạt động kinh doanh.
(ii) Chi phí thời gian, do yếu tố thời gian cũng được lượng hóa thành chi phí khi
mất cơ hội kinh doanh do kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp làm đứt gãy, gián đoạn
chu trình kinh doanh, phá vỡ mạng lưới kinh doanh, giảm giá trị tài sản vô hình;
(iii) Tổn thất do bí mật kinh doanh, uy tín doanh nhân và giá trị thương hiệu bị
“bào mòn” trong quá trình giải quyết tranh chấp
Trong kinh doanh, việc cắt giảm khoản chi này luôn là mục tiêu hàng đầu đặt ra
cho mọi hoạt động. Giải quyết tranh chấp cũng là một phần của hoạt động trong kinh
doanh, chắc chắc mọi doanh nhân đều tính đến yếu tố hiệu quả kinh tế khi chọn phương
thức giải quyết tranh chấp nếu chúng có phát sinh.
Nếu đối chiếu tiêu chí trên thì giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo
phương thức hòa giải theo Luật HG, ĐT tại TA có các ưu và hạn chế sau:
Thứ nhất, các bên tham gia hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có
giá ngạch phải chịu chi phí hòa giải theo K. 2 Đ. 9 Luật HG, ĐT tại TA100. với mức 2
triệu/ vụ và các chi phí liên quan quy định tại K. 2 Đ. 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP. So
với án phí, phí trọng tài, phí hòa giải theo Nghị định 22/2017-NĐ-CP thì đây là mức phí
rất thấp, “rất cạnh tranh” nếu hòa giải thành.
100 Quy định này được cụ thể hóa tại Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03-3-2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu,
trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án
48
Thứ hai, trường hợp hòa giải không thành, phải bắt đầu thủ tục khởi kiện tại Tòa
án theo Bộ luật TTDS thì các bên phải chấp nhận tiếp tục các chi phí thông thường của
một vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án. Như vậy, những khoản chi nhóm (ii) và
(iii) trở thành gánh nặng cho các bên khi hòa giải không thành.
Theo lý thuyết trò chơi, khi các bên lựa chọn phương thức hòa giải theo Luật HG,
ĐT tại TA, đồng nghĩa với việc các bên tham gia trò chơi “đánh cược” vào tình huống:
(i) hòa giải thành: chi phí cực thấp; (ii) hòa giải thất bại: chi phí cực cao. Nếu không lựa
chọn hòa giải: chi phí ở mức trung bình.
Tóm lại, nếu khoản nộp thấp nhưng ngược lại cơ hội hòa giải thành không cao,
khi đó gia tăng chi phí thời gian, rủi ro ro rỉ thông tin kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh. Chắc chắn đương sự tham gia vào hòa giải với sự miễn cưỡng vì
không nhìn thấy tính khả thi của phương thức này.
b.
Dưới phương diện hiệu quả trong sử dụng nguồn lực Nhà nước.
Theo pháp luật ngân sách Nhà nước hiện nay, hệ thống Tòa án Việt Nam là đơn
vị dự toán ngân sách nhà nước, được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để hoạt
động. Các khoản thu từ án phí, lệ phí Tòa án được quy định theo Luật Ngân sách Nhà
nước, Luật Phí và Lệ phí, và Nghị quyết của UBTVQH. Mặc dù mức án phí các vụ án
kinh doanh thương mại có giá ngạch tương đối cao so với mức án phí các loại vụ việc
khác nhưng trong mọi trường hợp các khoản khoản thu phí và lệ phí Tòa án không căn
cứ vào chi phí thực tế, không hạch toán theo công thức tính đúng, đủ chi phí. Một trong
những mục tiêu khi thiết lập các phương thức thay thế giải quyết tranh chấp thương mại
là giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Ở các quốc gia, kể cả các quốc gia có nguồn lực ngân sách dồi dào đều hành
động theo phương thức: “Những gì xã hội/ tư nhân làm được, chi trả được thì Nhà nước
không cần làm hoặc hạn chế làm”.
Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước ưu tiên chi cho hoạt động hệ thống Tòa án
để xét xử các vụ án hình sự, hành chính, lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân
trong giao dịch dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát độc
quyền…Các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trọng tài, thương lượng, hòa
giải được hình thành với mục đích chia sẻ gánh nặng ngân sách Nhà nước.
Mặc dù mục tiêu của hòa giải tại Tòa án là “bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
ngân sách của Nhà nước và những nguồn lực xã hội hóa được huy động cho hoạt động
của Hòa giải viên.101 Nhưng xét ở bình diện hiệu quả kinh tế thì mục tiêu này không
đạt được đối với phương thức hòa giải thương mại, thậm chí còn gia tăng gánh nặng
NSNN cho hoạt động này. Thừa nhận rằng, mục tiêu này có thể hoàn thành đối với vụ
việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính còn đối với tranh chấp phát sinh từ kinh
thương mại thì khó có thể đạt được.
Thứ hai, cơ chế và định mức thu chi cho hoạt động hòa giải các tranh chấp
thương mại theo Luật HG, ĐT tại TA mang tính “bao cấp”, cào bằng ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng hòa giải.Thật vậy, khoản thu tối đa 2 triệu đồng / vụ việc và khoản
chi tối đa cho Hòa giải viên là 1.5 triệu/ vụ việc là không hợp lý. Khoản thu thấp, đồng
nghĩa ngân sách Nhà nước phải bù chi; mặc khác, khoản chi thù lao Hòa giải viên thấp
101 Báo cáo số 55/BC-TANDTC của Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 26/9/2019 Đánh giá tác động của chính sách Dự án Luật
HG, ĐT tại TA
49
sẽ không tương xứng với thời gian công sức bỏ ra và chi phí đi lại để thực hiện công
việc của mình, không thu hút đội ngũ Hòa giải viên có năng lực, kinh nghiệm.
Kết luận:
Thời gian áp dụng phương thức hòa giải theo Luật HG, ĐT tại TA để giải quyết
các tranh chấp thương mại trong thực tiễn chưa lâu, nên chưa thể khẳng định tính khả
thi, hiệu quả của nó. Tuy nhiên, theo phân tích trên, phương thức này có thể thành công,
hiệu quả để giải quyết tranh chấp dân sự, đất đai, việc hôn nhân gia đình102 nhưng tranh
chấp từ kinh doanh, thương mại có các đặc thù riêng của nó. Việc phân tích các yếu tố
kinh tế, pháp lý chỉ góp bàn giải pháp để gia tăng tính khả thi, hiệu quả của hòa giải
thương mại theo Luật HG, ĐT tại TA năm 2020.
102 Theo Báo cáo số 04/BC-TANDTC của Tòa Án Nhân dân tối cao ngày 06/01/2022về tình hình triển khai thi hành Luật HG,
ĐT tại TA thì các vụ việc được hòa giải thành chủ yếu là loại việc về hôn nhân và gia đình khoảng trên 70% tổng số các vụ,
việc.
50
THƯƠNG LƯỢNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TRAO ĐỔI
Dương Quốc Thành103
Tóm tắt
Thương lượng giải quyết tranh chấp vốn không mới và ngày càng phổ biến hơn
nhưng trên thực tế dường như chưa có sự chuẩn bị cần thiết để có thể sử dụng và phát
huy những điểm ưu việt của phương thức này. Bài viết này sẽ đưa ra những quy định
của pháp luật của Việt nam liên quan đến sử dụng thương lượng, là một phương thức
giải quyết tranh chấp cùng với những nội dung, ý kiến để có thể sử dụng và phát huy
hơn nữa phương thức này. Hơn nữa, khi hòa giải giải quyết tranh chấp trở nên phổ biến
hơn hay được quan tâm hơn, thì hiểu về thương lượng và sự liên quan giữa hai phương
thức giải quyết tranh chấp này sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để có được
kết quả hòa giải tốt hơn cũng như thương lượng vẫn có thể được sử dụng hiệu quả trong
cả tố tụng Tòa án, Trọng tài hay sau khi đã sử dụng tất cả các phương thức này.
Abstract
Resolving disputes by negotiation has not been new and seen more popular in the
practice although there have been not enough necessary preparation to utilize and
enhance the advantages of this dispute resolution mechanism. This article gives a
general information on the current legal regulations of Vietnam providing negotiation
as a dispute resolution mechanism, including the Law on Commerce, Law on
Investment, Contraction Law, Law on Insurance Businesses, apart from the procedures
related to arbitration and court. The following session to discuss some essentials aspects
and elements of negotiation with the author’s views to understand and use negotation
properly and effectively. In addition, while mediation has become an important and
better way of dispute resolution, understanding negotiation would help the parties, their
lawyers and even the mediator to use the mediation process better. Likewise, during the
procedures in court or arbitratration or even when the parties have gone though all of
these procedures and got the effective judgement or arbitration award, negotiation is still
seen as an effective tool to resolve disputes completely and amicably.
1. Quy định của Pháp luật về Giải quyết Tranh chấp bằng Thương lượng
Thương lượng là cách thức giải quyết tranh chấp được đề cập trong nhiều văn
bản pháp luật của Việt Nam.
Luật Thương Mại
Theo Điều 317 của Luật Thương mại 2005 quy định về Hình thức giải quyết tranh
chấp
“1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận
chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
103 Giám đốc và Luật sư Điều hành Công ty Luật ALV LAWYERS; Hòa Giải Viên của Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC),
thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Hòa Giải Viên được công nhận bởi CEDR (Anh); Hòa Giải Viên Vụ
Việc đăng ký tại Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội; Trọng tài viên VIAC; Thạc sỹ Luật Thương Mại Quốc Tế (Đại học Tổng hợp
Deakin, Úc); Thạc sỹ Luật và Cử nhân Luật (Đại học Luật Hà Nội); Được bầu chọn là 10 Hòa Giải Viên Hàng đầu của khu
vực Châu Á, Thái Bình Dương 2019 do Trung tâm Trọng tài và Hòa giải Quốc tế Bali (BIAMC) tiến hành; Nguyên Thẩm phán
Tòa án Thành phố Hà Nội; Email: thanh.duong@alvlawyers.com; ducthanh7@gmail.com
51
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành
theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định”.
Như vậy, giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng được Luật Thương
mại quy định là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên trong hoạt
động thương mại có thể lựa chọn.
Luật Đầu Tư
Theo Điều 3.5 của Luật Đầu tư 2014 quy định về định nghĩa Đầu tư kinh doanh,
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh
thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Theo Điều 14.1 quy định về Giải quyết tranh chấp trong Hoạt động đầu tư kinh
doanh, Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được
giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa
giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, liên quan đến hoạt đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, phải được giải quyết
thông qua hoạt động thương lượng, hòa giải giữa các bên trước khi thực hiện giải quyết
tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền.
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm
Theo Điều 4.16 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định về Hợp đồng bảo
hiểm, Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ
cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng.
Theo Điều 32 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 quy định Phương thức giải
quyết tranh chấp, Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương
lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải
quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm và quy định của pháp luật.
Như vậy, các tranh chấp phát sinh, liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm phải được
giải quyết thông qua thương lượng giữa các Bên. Trong trường hợp các bên không đạt
được thỏa thuận thông qua phương thức thương lượng, các Bên sẽ tiến hành giải quyết
tranh chấp thông qua các hình thức Hòa giải, Trọng tài và Tòa án có thẩm quyền.
Luật Xây Dựng
Theo Điều 3.20 của Luật Xây dựng 2014 quy định về Hoạt động đầu tư xây dựng,
Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng bao gồm xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Theo Điều 138.1 của Luật Xây dựng 2014 quy định về Quy định chung về Hợp
đồng xây dựng, Hợp đồng xây dựng là Hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản
giữa Bên thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt
động đầu tư xây dựng.
52
Theo Điều 146.8 của Luật Xây dựng quy định về Nguyên tắc và trình tự giải
quyết tranh chấp Hợp đồng xây dựng
“8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như
sau:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp
đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường
hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông
qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi các bên tham gia Hợp đồng xây dựng phát sinh tranh chấp từ Hợp
đồng hoặc liên quan đến Hợp đồng, các Bên phải có trách nhiệm ưu tiên phương thức
giải quyết tranh bằng phương thức thương lượng. Trong trường hợp các bên không thể
tự thống nhất phương án giải quyết thông qua hình thức thương lượng, các Bên có quyền
được lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc khởi
kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
2. Phương thức Giải quyết Tranh chấp bằng Thương lượng
Thương lượng, một được hiểu một cách đơn giản là các bên, thường là hai bên
trong giao dịch hay hợp đồng, khi có bất đồng, tranh chấp sẽ tự mình trao đổi với nhau
để cùng hiểu, tìm và thỏa thuận để đạt được phương án giải quyết bất đồng, tranh chấp.
Các bên có thể nhờ sự hỗ trợ của luật sư hay một bên thứ ba cùng tham gia, và bên thứ
ba hay luật sư khi tham gia cũng sẽ ở vai trò hỗ trợ cho bên đó trong cuộc trao đổi, nói
chuyện, thảo luận để tìm phương án và đạt đồng thuận.
Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên trong tranh chấp được
quyền tự quyết lớn nhất, từ việc có thực hiện hay tham gia hay không, trao đổi với nhau
như thế nào, bằng phương tiện gì, quyết định thời gian và việc tổ chức các cuộc gặp gỡ
thân thiện hay các cuộc họp với nghi thức nghiêm túc cho đến quyết định những nội
dung liên quan đến tranh chấp.
Phương thức này có nhiều điểm tích cực, lợi thế có thể kể đến như tiết kiệm thời
gian, chi phí, linh hoạt, giữ được bí mật kinh doanh và quan trọng hơn là giữ được quan
hệ đối tác, làm ăn giữa các bên.
Điều kiện để có thể sử dụng phương thức này là hai bên phải có sự tự nguyện,
đồng thuận để có sự trao đổi, nói chuyện, thảo luận. Sẽ không có được bất kỳ cuộc
thương lượng nào nếu một bên không có thiện chí, hợp tác tham gia. Một cuộc thương
lượng cần sự tham gia, tự nguyện tham gia của cả hai bên.
Song đó mới chỉ là những điều kiện cho sự bắt đầu một cuộc thương lượng hay
một quá trình thương lượng. Phần tiếp theo sẽ đưa ra một cách khái quát “hành trang”
cần phải có khi tham gia thương lượng. Những nội dung này, người viết tổng hợp từ
những bài viết đã đọc, những trải nghiệm và kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình
tham gia các khóa học, hội thảo và công việc thực tế. Nói cách khác, đây là cách nhìn
và chia sẻ của cá nhân tác giả, dựa trên sự tích lũy từ nhiều nguồn được tiếp cận cùng
với những nhận xét, đánh giá qua thời gian dài với nhiều hoạt động hay công việc khác
nhau, trong suốt thời gian hơn 34 năm qua, trong đó có 10 năm làm thẩm phán trong 18
năm công tác tại Tòa án và thời gian hành nghề luật sư hơn 16 năm sau đó, cùng với
hơn 20 năm là giảng viên thỉnh giảng của Học viện Tư pháp, tham gia giảng dạy cho
53
các lớp đào tạo nguồn thẩm phán và luật sư cũng như các vai trò khác nhau với tư cách
là Hòa giải viên và Trọng tài viên trong nhiều vụ việc khác nhau.
Có sáu nội dung trong “hành trang” cần có, chuẩn bị và đem theo khi bước vào
thương lượng.
Thứ nhất, cần biết “thương lượng là giao tiếp với mục đích thuyết phục”. Điều
này rất quan trọng và là điểm đầu tiên cần chuẩn bị để bước vào thương lượng. Theo
một cách truyền thống hay tồn tại tự nhiên nào đó, dù có ý thức hay không, trong mỗi
các nhân có thể có sự tồn tại, ít hay nhiều, những gì được “thừa hưởng” từ những thế hệ
trước, môi trường sống, gia đình, trường học hay công việc liên quan đên sự áp đặt và
chịu sự áp đặt. Thương lượng không thể có dựa trên sự áp đặt. Thương lượng dựa trên
sự giao tiếp có nghĩa là hai bên, các bên cùng cần có nhận thức về việc trao đổi thông
tin, trao đổi cách nghĩ hay sự nhìn nhận về những nội dung có liên quan đến giao dịch,
điều khoản hợp đồng và cách hiểu của từng bên, để bên kia được biết và cùng đưa ý kiến
của bên đó. Quá trình này diễn ra để cả hai bên đều có có hội đưa ý kiến, lập luận để
bảo vệ ý kiến, thuyết phục bên kia thuận theo hay đồng ý với ý kiến của mình. Bên còn
lại sẽ cần lắng nghe và đến lượt mình, sẽ trao đổi trở lại và bên kia cũng sẽ lắng nghe.
Trong quá trình đó, hai bên đều là sẽ cung cấp thông tin, đưa ra lý giải, giải thích, phân
tích và lập luận để bên kia hiểu được các nghĩ và sau đó là giải pháp được đề cập của
từng bên để từ đó có những thảo luận cần thiết đi đến đồng thuận.
Thứ hai, cần “tôn trọng sự khác biệt”. Mỗi người chúng ta cũng như xã hội càng
ngày dường như càng đồng thuận về sự khác biệt giữa các cá nhân là điều hiển nhiên.
Thực vậy, ngay trong những điều kiện giống nhau từ gia đình, khu vực địa lý cùng chung
sống, cùng trường học hay môi trường làm việc, các cá thể, cá nhân luôn có sự khác
biệt, trong đó có sự khác biệt trong cách nhìn, phân tích, đánh giá và hành xử. Theo đó,
với một cuộc thương lượng, trao đổi và các bên, dù là đại diện cho các tập đoàn hay
doanh nghiệp, cần ý thức về sự hiện diện của các các cá nhân và ý thức về sự khác biệt
của các cá nhân đó, trong mối liên hệ với các cá nhân khác và mỗi chúng ta. Không thể
đánh đồng hay buộc các cá nhân khác luôn có cách nhìn đúng như những gì ta nhìn,
nghĩ hay hành động mà sẽ cần nhìn nhận sự khác biệt là tất nhiên. Do đó, hiểu và đánh
giá đúng sự khác biệt để tìm cách, tìm phương án để “hóa giải” sự khác biệt, để cùng
đạt đồng thuận sẽ là cách nhìn thực tế và tích cực trong thương lượng. Đây cũng chính
là việc mỗi bên sẽ cố gắng hiểu, “đứng từ góc độ của bên kia” để hiểu, đánh giá, suy
nghĩ và quyết định vấn đề để từ đó tìm ra và có thể thuyết phục lẫn nhau đạt đồng thuận
một phương án mà cả hai bên đều có thể chấp nhận.
Thứ ba là cần biết về và thực sự có “sự thỏa hiệp”. Thỏa hiệp, theo một cách hiểu
có thể hiểu là sẽ “bớt đi lợi ích hay gia tăng trách nhiệm, nghĩa vụ” so với cách nghĩ,
cách hiểu hay tính toán của một bên. Mỗi cá nhân hay đại diện của một công ty có thể
có những quan điểm khác nhau về vấn đề này bởi sẽ có thể có câu hỏi “tại sao tôi hay
công ty tôi phải thỏa hiệp trong khi tất cả các điều khoản trong hợp đồng và các điều
luật có liên quan đều đảm bảo Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu của tôi hay công ty tôi.”
Câu trả lời là nếu bạn thực sự nghĩ như vậy và khăng khăng bảo vệ cho ý nghĩ hay ý
kiến đó, không có sự thay đổi hay điều chỉnh nào khác thì bước vào thương lượng để
làm gì và làm sao có thể có được cuộc trao đổi khi cả hai bên cùng có cách nhìn là ý
kiến, quan điểm của mỗi bên đều duy nhất đúng và sẽ không có sự thay đổi hay nhượng
bộ với bên kia. Việc hai bên đều khăng khăng như vậy có thể so sánh với việc hai bên,
có thể với mong muốn gặp nhau, nhưng sẽ luôn đứng hay chạy ở hai bờ của một dòng
sông, không bên nào xuống đò, xuống thuyền hay chạy qua cầu để có thể gặp nhau.
54
Do đó, muốn tham gia thương lượng và muốn thương lượng có kết quả, sẽ cần
chấp nhận hay công nhận sự thỏa hiệp. Đó chính là việc từng bên có thể phải “dời xa”
hơn những gì được viết trong các quy định của hợp đồng hay quy định của pháp luật, để
có được phương án tốt giải quyết được bất đồng, đảm bảo lợi ích, có thể bị bớt đí khi
đó, để đổi lấy việc giữ được mối quan hệ làm ăn, hợp tác và có được lợi ích lớn hơn
trong tương lai. Có thể thấy rằng ngay cả việc hai bên, dựa trên sự thỏa hiệp, để có thể
đạt đồng thuận, giải quyết được tranh chấp và sau đó, dùng thời gian để làm công việc
khác, cũng sẽ là một điểm mà các bên cần nhìn nhận tích cực và thấy được giá trị hay
lợi ích. Một “chiến thắng” ở Tòa án bằng một bản án không phải trong một số trường
hợp đều đồng nghĩa với việc bên đó thu được lợi ích hay đạt được những gì đã được ghi
trong bản án đó.
Thứ tư, thương lượng là dựa trên “sự cân bằng lợi ích”. Trước hết, trong thương
lượng các bên cần hiểu và sẽ tập trung nhiều vào lợi ích của bên mình và đối tác hơn là
sự hơn thua trong các quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, so với việc đem
vụ việc ra giải quyết tại cơ quan xét xử. Thêm vào đó, các bên và cả luật sư của các bên,
sẽ cần có được một cách nhìn rộng hơn vể “lợi ích” của mỗi bên, trong giao dịch đang
có tranh chấp, đồng thời trong mối liên hệ hay quan hệ làm ăn của các bên.
Như vậy, trong nhiều trường hợp, lợi ích của bên bán hàng hay cung cấp dịch vụ
sẽ có thể vượt xa hay lớn hơn phần tiền hàng hay phí sử dụng dịch vụ của bên mua hàng
hay sử dụng dịch vụ. Tương tự, lợi ích của một nhà phân phối, mua hàng về để bán, có
thể sẽ không dừng lại ở việc đòi phần bồi thường thiệt hại cho số hàng đã nhận có lỗi
hay không đảm bảo chất lượng. Những lợi ích lớn hơn trong trường hợp này mà cả hai
bên cần nhận biết hay ý thức có thể là quá trình làm ăn cùng nhau trong thời gian dài và
cơ hội vẫn có thể làm cùng trong thời gian tới để có thể cùng có thêm doanh thu và lợi
nhuận khi giải quyết được lô hàng có “vấn đề” hiện đang tranh chấp.
Hai phần còn lại trong “hành trang” cần chuẩn bị khi bước vào thương lượng là
BATNA và ZOPA, là những phần liên quan đến các thuật ngữ được biết đến trong nhiều
giáo trình hay chương trình giảng dạy của nhiều khóa học về thương lượng của các
trường Đại học lớn trên thế giới. Bài viết này sẽ không đi vào chi tiết các nội dung này
mà sẽ chỉ đưa cách nhìn cần biết khi tham gia thương lượng.
Về BATNA, tiếng Anh: Best Alternative To A Negotiated Agreement, dịch theo
từ sang tiếng Việt sẽ là: Phương án thay thế tốt nhất cho một Thỏa thuận đạt được bằng
Thương lượng. Cách hiểu của cá nhân người viết về BATNA có thể bao gồm hai khía
cạnh là:
(i)
khi tham gia thương lượng, sẽ cần phải có nhiều phương án, phải có phương
án B hay C thay vì chỉ có một phương án A là phương án hoàn hảo hay phản
ánh sự mong đợi tốt nhất, đòi hỏi tốt nhất của mỗi bên; và
(ii)
Thương lượng không thành thì sẽ cần có một phương án phù hợp, sẽ cần
chuẩn bị như thế nào, trong đó có thể sẽ cần sử dụng phương thức giải quyết
tranh chấp khác và cùng với đó, tìm kiếm “đối tác” khác để cùng làm ăn hay
thực hiện giao dịch trong tương lai. Sự chuẩn bị này có thể tương đồng với
một cách nghĩ tích cực “there is plenty of fish in the sea / Dưới biển có rất
nhiều cá”, thay vì chỉ luôn nghĩ “con cá mất là con cá to” và có thái độ tiêu
cực khi không thể có “con cá” đó.
55
Cuối cùng là ZOPA, Zone of Possible Agreement, được hiểu là khoảng hay quãng
mà các bên có thể đạt được đồng thuận. Nhận biết và xác định hợp lý về ZOPA sẽ giúp
các bên làm chủ được quá trình thương lượng cũng như việc dành thời gian và công sức
hợp lý cho thương lượng và đạt đồng thuận. Thương lượng chỉ có thể đạt được khi hai
bên cùng có được sự đồng thuận, trong đó có phương án nằm trong những khoảng hay
con số mà từng bên có thể cân nhắc cho sự đồng thuận đó.
3. Thương lượng trong Giải quyết Tranhg chấp bằng Hòa giải và Tranh tụng
Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó có sự hỗ trợ của Hòa
giải viên là một bên thứ ba, trung lập, khách quan, không xung đột lợi ích với các bên
trong tranh chấp, tham gia hỗ trợ các bên đạt đồng thuận để giải quyết tranh chấp dựa
trên kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của Hòa giải viên.
Phương thức này có nhiều điểm tích cực, lợi thế có thể kể đến như tiết kiệm thời
gian, chi phí, linh hoạt, giữ được bí mật kinh doanh và quan trọng hơn là giữ được quan
hệ đối tác giữa các bên.
Có một điểm khá nổi bật của phương thức này đã được Ngài Chánh án Tòa án
tối cao của Singapore chỉ ra là ngay cả khi mà mà vụ việc không thực sự rõ ràng cho
việc có thể giải quyết hoàn toàn thì các bên trong tiến trình hòa giải có thể thấy rõ hơn,
cả về các vấn đề tranh chấp và lợi ích của các bên, từ đó có thể tự họ đưa ra cách thức
hay tiến trình để có thể xử lý các vấn đề đó theo cách tốt nhất có thể. Điều quan trọng
là, Hòa giải, là phương thức không tranh biện đối kháng mà dựa trên lợi ích có thể bảo
toàn được quan hệ giữa các bên một cách tích cực, hiệu quả. Như vậy, cho một xã hội
coi trọng sự hòa hợp, tin tưởng và các mối quan hệ tốt đẹp thì Hòa giải thực sự là phương
thức mà các bên có thể sử dụng để có thể quản lý và xử lý những khác biệt của họ mà
không cần đến các phương thức mang tính đối kháng, căng thẳng dựa trên lập trường
với sự thắng thua, được mất.104
Theo quan điểm cá nhân của tác giả, Hòa giải là phương thức giải quyết tranh
chấp mà trong đó Hòa giải viên hỗ trợ để các bên trong tranh chấp có thể duy trì và tiến
hành tốt hơn việc thương lượng, mà có thể trước đó đã có và không đạt kết quả. Trong
đó khi tham gia hòa giải, các bên vẫn được quyền tự quyết rất lớn, từ việc đồng thuận
mời Hòa giải viên cho đến quyết định thời gian và việc tổ chức tiến trình hòa giải cho
đến quyết định những nội dung liên quan đến tranh chấp. Theo đó, Hòa giải viên có vai
trò là người trung gian để hỗ trợ cho tiến trình thương lượng, thảo luận giữa các bên có
tranh chấp. Hòa giải viên không ở vị trí hay có thẩm quyền quyết định nội dung tranh
chấp hay nội dung thỏa thuận giữa các bên.
Chính vì vậy, cùng với kỹ năng và phẩm chất của Hòa giải viên, để có thể có một
cuộc hòa giải thành công hay hiệu quả, các bên trong tranh chấp, luật sư của các bên và
Hòa giải viên cần hiểu về thương lượng, trong đó cần có thông tin, kiến thức và kỹ năng
liên quan thương lượng và thương lượng giải quyết tranh chấp. Chỉ có như vậy, một tiến
trình hòa giải mới có thể giúp các bên có được sự thảo luận hợp tác, thiện chí để đi đến
thỏa thuận về phương án phù hợp và cân bằng lợi ích cho các bên, giải quyết được tranh
chấp và duy trì quan hệ đối tác.
Thương lượng đồng thời có sự liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp
bằng Tòa án hay Trọng tài. Trong quá trình tiến hành tố tụng tại Tòa án hay Trọng tài,
104 Bài phát biểu của Chánh án Tòa án Tối cáo Singapore tại Hội thảo về Công ước Singapore tổ chức tại Tòa án Tối cáo Ấn
độ, ngày 21/7/2021.
https://mediationmantras.com/2021/07/keynote-address-by-cj-sundaresh-menon-at-isms2021/
56
các bên vẫn được quyền và được khuyến khích tiếp tục thương lượng để có sự thỏa thuận
giải quyết vụ án và có thể lựa chọn việc Tòa án hay Trọng tài sẽ công nhận sự thỏa thuận
của các bên, khi thỏa thuận đó là tự nguyện và không trái pháp luật. Đơn giản hơn, các
bên có quyền tự mình hay với sự hỗ trợ của luật sư lập văn bản thỏa thuận thông qua
thương lượng và tự nguyện thực hiện cùng với việc rút đơn kiện để Tòa án hay Trọng
tài đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Trong quá trình hành nghề Luật sư trong thời gian hơn 16 năm qua, cá nhân tác
giả đã hỗ trợ rất nhiều cho Khách hàng thương lượng thành công và đạt đồng thuậnvới
bên đối tác là bên đối lập trong các vụ án tại Tòa án hay Trọng tài. Điều này cho thấy
thương lượng không chỉ được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên khi có bất đồng, có tranh
chấp mà thương lượng có thể cho thấy hiệu quả hơn khi các bên trong tranh chấp đã tốn
khá nhiều thời gian, công sức và “bầm giập” qua nhiều vòng tố tụng.
Bất đồng và tranh chấp là sẽ tồn tại cùng với các quan hệ xã hội và kinh doanh.
Các phương thức giải quyết tranh chấp sẽ được các bên lựa chọn phù hợp với từng cách
hiểu hay thông tin mà các bên và luật sư của các bên có được. Theo thời gian, càng ngày
các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó có thương lượng và hòa
giải càng trở nên phổ biến hơn và cho thấy hiệu quả hơn ở các nước phát triển.
Việt Nam đang trên con đường đổi mới và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn
cũng đã, đang và sẽ đi theo xu hướng này. Có thể nói sẽ không bao giờ là quá muộn cho
một cuộc thương lượng khi các bên thực sự hiểu về thương lượng và nhận thức được
chính các bên có được quyền tự quyết cao nhất cho quyền và lợi ích của các bên. Do đó,
có thông tin, hiểu biết và sử dụng tốt thương lượng, hòa giải càng trở nên quan trọng và
cần thiết để giải quyết tốt hơn, thân thiện và hợp tác hơn các bất đồng, tranh chấp, giữ
được quan hệ hợp tác trong kinh doanh và sự hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội,
đem lại bình yên cho mỗi người, mọi người.
57
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG
MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC
ThS. Vũ Văn Thúc105
Tóm tắt: Bài viết đánh giá ưu, nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài vụ việc. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích nguyên nhân vì sao giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, bài
viết đề cập đến kinh nghiệm Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại.
Abstract: This aritcle evaluates the benefits and drawbacks of settling business
disputes through ad hoc arbitration. On that premise, the paper examines the reasons
why business conflicts are not commonly resolved by arbitration in Vietnam.
Furthermore, discusses China's experience with commercial arbitration in settling
conflicts.
1. Tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài vụ việc
1.1. Khái niệm tranh chấp thương mại
Từ rất nhiều phân tích có thể hiểu khái niệm tranh chấp trong thương mại bao
hàm những nội dung:
Thứ nhất, là những bất đồng, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể có liên
quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại.
Thứ hai, là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặc các
hợp đồng kinh tế khác.
Thứ ba, theo quy định pháp luật những tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan tài phán kinh tế (Tòa án hoặc trọng tải )
1.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều
chỉnh các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát
sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các thương nhân và các chủ thể kinh doanh khác,
bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều thừa nhận 4 hình thức giải quyết
tranh chấp thương mại thông dụng nhất, bao gồm : thương lượng, hòa giải, tòa án và
trọng tài. Mỗi hình thức giải quyết đều có đặc điểm riêng và tùy thuộc vào thời gian,
hoàn cảnh, ý chí của các bên tranh chấp thì sẽ có từng hình thức được lựa chọn để giải
quyết các tranh chấp thương mại.
1.3. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
1.3.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại hình thành rất sớm tại Việt Nam, từ năm 1960, trọng tài
thương mại đã được hình thành tại Việt Nam với tên gọi “Trọng tài kinh tế” theo Nghị
định số 20/TTG về tổ chức Trọng tài kinh tế (thuộc sự quản lý của nhà nước ), do Thủ
tướng chính phủ ban hành, với chức năng chính là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh
105 Phó Giám Đốc Sở Tư Pháp Tỉnh Lâm Đồng.
58
tế. Điều này cho thấy rõ, từ lúc đầu hình thành thì trọng tài thương mại đã mang chức
năng chính là giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh tế.
Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, nhưng có thể nhìn
nhận Trọng tài thương mại dưới ba góc độ
- Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp
- Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, theo
điểm a, khoản 1 nghị định 82/2020/NĐ-CP trọng tài thương mại còn được xem là bổ trợ
tư pháp
1.3.2. Đặc điểm trọng tài thương mại
Thứ nhất, Trọng tải là cơ quan giải quyết tranh chấp có tính phi nhà nước
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố
thỏa thuận và tài phán
Thứ ba, đương sự được tự định đoạt, thỏa thuận với nhau về các vấn đề liên quan
đến Trọng tài thương mại
Thứ tư, phán quyết trọng tải là chung thẩm
Thứ năm, hoạt động giải quyết của Trọng tải thương mại có sự hỗ trợ
của Tòa án
1.3.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương
mại
Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp
Thứ ba, nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh
chấp
Thứ tư, nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thứ năm,
quyết định trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể kháng cáo.
1.3.4. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
-Trọng tài quy chế ( trọng tài thường trực ):
Trọng tài quy chế ( trọng tài thường trực ) là hình thức trọng tài được tổ chức
chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thưởng có danh sách trọng tài viên
hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng.
-Trọng tài ad-hoc ( trọng tài vụ việc ):
Trọng tài ad-hoc là hình thức trọng tài do các bên trong tranh chấp thành lập ra
để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi tranh chấp được giải quyết xong thì trọng
tài ad-hoc tự giải thể.
1.3.5. Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài thương mại
- Ưu điểm
Thứ nhất, quyết định trọng tài là chung thẩm vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với
các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo.
59
Thứ hai, hoạt động của trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng trọng tài xét xử vụ
kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện.
Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của trọng tài có tính riêng
biệt.
Thứ tư, khi xét xử, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các
chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn trọng tài viên của các bên
Thứ năm, hoạt động xét xử của trọng tải liên tục, do đó tiết kiệm được thời
gian,chi phí tiền bạc cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt,
mềm dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng
tòa án.
Thứ bảy, việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài các bên rơi vào tình thế đối đầu
với nhau, kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia
thấy mình là một kẻ thua cuộc.
Thứ tám, thủ tục giải quyết đơn giản, thuận tiện, giúp cho việc giải quyết tranh
chấp nhanh gọn, dứt điểm, hiệu quả.
-Nhược điểm:
Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường
Trọng tài thương mại chủ yếu dựa vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh
chấp
Thứ hai, tổ tụng trọng tài so với tố tụng tòa án nó cũng có nhiều điểm yếu, đó là
vì quyết định của trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự
Thứ ba, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, trọng tài có thể gặp những khó khăn
trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp phức tạp
1.4. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
Trong hệ thống pháp luật thế giới, Trọng tài ad-hoc được định nghĩa : “Trọng tài
ad-hoc là một trong những cơ quan không được quản lý bởi một tổ chức như ICC, LCIA,
DIAC hoặc DIFC. Do đó, các bên phải xác minh tất cả các khía cạnh của trọng tài, ví
dụ số lượng trọng tài viên, chỉ định trọng tài viên, luật áp dụng và thủ tục tiến hành trọng
tài”.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Trọng tài ad-hoc được gọi là Trọng tài vụ
việc. Trọng tài vụ việc là một cách diễn đạt của Trọng tài ad- học, theo đó, Trọng tài vụ
việc trong pháp luật Việt Nam được hiểu là :
“Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của
một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài
theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố
tụng riêng. Nói cách khác, Trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành ( do it yourself
arbitration)”.
1.4.1 Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc
Từ định nghĩa về trọng tài vụ việc, có thể thấy Trọng tại vụ việc là trọng tải kế
thừa nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, bên cạnh đó, Trọng tài vụ việc còn
60
có một số đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt với Trọng tài thường trực và các phương
thức giải quyết tranh chấp khác.
Thứ nhất, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành các hoạt động tranh chấp
thương mại.
Thứ hai, trọng tài vụ việc thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp và giải tán
khi đã giải quyết xong tranh chấp.
Thứ ba, không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh
sách trọng tài viên.
Thứ tư, các bên đương sự có quyền tự do lựa chọn trọng tài viên cho
Thứ năm, công nhận cho các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy
chế tố tụng bao gồm tổ chức hội đồng trọng tài, quá tình tổ
tụng…
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, trọng tài vụ việc có nhiều đặc điểm phù hợp
với các vụ tranh chấp nhỏ, muốn tiến hành nhanh chóng, nội dung của vụ tranh chấp
đơn giản, không cần phải thỏa thuận nhiều quy tắc khi giải quyết và giúp tiết kiệm thời
gian của các bên đương sự.
1.4.2 Ưu và nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
vụ việc
Ưu điểm của trọng tài vụ việc
Thứ nhất, trọng tài vụ việc là phương thức giải quyết linh hoạt
Thứ hai, trọng tài vụ việc giúp các bên đương sự giải quyết vụ việc nhanh chóng
Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc có chi phi thấp
hơn trọng tài thường trực
Thứ tư, chi phí trọng tài viên có thể được thương lượng, thỏa thuận
giữa trọng tài viên và các bên đương sự
Nhược điểm của trọng tài vụ việc
Thứ nhất, trọng tài vụ việc phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí các bên
Thứ hai, trong trọng tài vụ việc không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành
trọng tài và giám sát các trọng tài viên trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp .
1.4.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
theo quy định pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc được sử dụng đối với trọng tài thương mại nói chung và trọng tài vụ
việc nói riêng đó chính là “không có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài, không có tố
tụng trọng tài”. Đây là nguyên tắc cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tải thương mại được pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam thừa nhận.
Nguyên tắc đầu tiên là “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu
thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”.
Nguyên tắc thứ hai, “Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo
quy định của pháp luật "
Nguyên tắc thứ ba, “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành công
khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
61
Nguyên tắc thứ tư, “Phán quyết trọng tài là chung thẩm”
1.5 Thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Theo số liệu thống kê của Trung tâm trọng tại quốc tế Việt Nam (VIAC) năm
2021, VIAC đã tiếp nhận xử lý 270 vụ tranh chấp mới, tăng khoảng 21% so với năm
2020. Trong đó, các vụ việc tranh chấp trong nước chiếm tỷ lệ là 42.7% (~ 115 vụ);
tranh chấp có ít nhất là một bên FDI chiếm 39.2%, còn lại là những tranh chấp có yếu
tố nước ngoài. So sánh với số liệu thống kê của ngành Toà án tại Báo cáo tổng kết công
tác năm 2021, từ ngày 01/10/2020 đến ngày 39/9/2021 “…các Tòa án đã thụ lý 16.577
vụ án kinh doanh thương mại; đã giải quyết, xét xử được 10.088 vụ án, đạt tỷ lệ 61%
(số thụ lý giảm 2.679 vụ việc; giải quyết, xét xử giảm 5.157 vụ việc). Các vụ án kinh
doanh thương mại mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực
đầu tư tài chính, ngân hàng (4.702 vụ), mua bán hàng hóa (3.008 vụ)…”. So với số vụ
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Toà án, thì con số mà Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đang giải quyết không đáng kể.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại du nhập vào nước ta gần 30 năm,
nó đem lại nhiều mặt tích cực, thêm sự lựa chọn cho đương sự về phương thức giải quyết
tranh chấp. Tuy không còn là phương án giải quyết tranh chấp quá xa lạ nhưng số lượng
các vụ việc được giải quyết tại Trọng tài thương mại vẫn quá “khiêm tốn” so với số
lượng các vụ việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.
Về tỉ lệ quan hệ tranh chấp, theo số liệu thống kê của Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam năm 2021, có đến 44.4% tranh chấp liên quan đến mua bán hàng hoá, đứng
thứ hai là tranh chấp dịch vụ là 27.8%, đứng thứ 3 là tranh chấp về Xây dựng với 18.9%,
còn lại là những tranh chấp bất động sản, logistics, bảo hiểm, M&A nhưng chiếm tỷ lệ
không cao. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các doanh nghiệp vừa
có thể giải quyết vấn đề của mình nhanh vừa có thể đạt được thoả thuận để cân bằng lợi
ích của các bên mong muốn mà không tốn quá nhiều thời gian. Theo quy định của pháp
luật hiện hành, để được trọng tài thương mại giải quyết, các bên vẫn cần phải có điều
khoản về thoả thuận trọng tài. Nếu trong Hợp đồng của hai bên không đề cập đến trọng
tài thương mại hay hai bên không có thoả thuận khác.
Năm 2021, có đến 44.4% tranh chấp liên quan đến mua bán hàng hoá, đứng thứ
hai là tranh chấp dịch vụ là 27.8%, đứng thứ 3 là tranh chấp về Xây dựng với 18.9%,
62
còn lại là những tranh chấp bất động sản, logistics, bảo hiểm, M&A nhưng chiếm tỷ lệ
không cao. Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, các doanh nghiệp vừa
có thể giải quyết vấn đề của mình nhanh vừa có thể đạt được thoả thuận để cân bằng lợi
ích của các bên mong muốn mà không tốn quá nhiều thời gian.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để được trọng tài thương mại giải quyết, các
bên vẫn cần phải có điều khoản về thoả thuận trọng tài. Nếu trong Hợp đồng của hai bên
không đề cập đến trọng tài thương mại hay hai bên không có thoả thuận khác sau khi
xảy ra trannh chấp thì không được áp dụng trọng tài thương mại để giải quyết.
Thường các doanh nghiệp lớn hoặc những doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với các
doanh nghiệp nước ngoài thường đề xuất ra giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.6 Nguyên nhân trọng tài thương mại tại VN chưa phổ biến
Nguyên nhân đầu tiên là về phía doanh nghiệp, trong hợp đồng thương mại hiện
nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay
chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là cơ quan Tòa án nhân dân có thẩm quyền vì các
doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng,
họ cho rằng quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của trọng tài;
họ chưa tin lắm về hiệu lực thi hành các quyết định trọng tài và do họ chưa nhận biết
được tính ưu việt hơn của phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài so với phương
thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài khi ký
kết hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường
lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn hình thức giải quyết
tranh chấp bằng Tòa án vì họ đã nhận thức đầy đủ các ưu thế của Trọng tài : giải quyết
tranh chấp nhanh về hiệu lực chung thẩm của quyết định trọng tài; được quyền lựa chọn
trọng tài viên có chuyên môn giải quyết vụ tranh chấp; phương thức giải quyết tranh
chấp không công khai nên bí mật tranh chấp được giữ kín thông tin tranh chấp rất hạn
chế bị đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. . . nhưng họ lại lựa chọn trọng tài
nước ngoài nhiều hơn là trọng tài Việt Nam,chỉ một số ít mới lựa chọn sử dụng Tòa án
khi giải quyết tranh chấp.
Một nguyên nhân nữa cần được nhắc đến chính là ý thức pháp luật của các nước
Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng chưa cao khi đặt chung hệ quy chiếu với các
nước phương Tây. Ý thức pháp luật là hệ thống tri thức, quan điểm, học thuyết về pháp
luật thể hiện qua nhận thức, tư tưởng, ý chí, tình cảm, niềm tin, thái độ, sự đánh giá của
con người (cá nhân, tổ chức, xã hội) về sự cần có của pháp luật, về bản chất và giá trị,
tính đúng đắn, hợp lý, công bằng của pháp luật trong quá khứ, của pháp luật hiện hành
và pháp luật cần phải có, về các mối quan hệ giữa pháp luật với hành vi của các chủ thể
pháp luật trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Có thể nói kinh tế và pháp luật luôn song
hành với nhau trong sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, pháp luật cũng như ý thức
pháp luật của người dân phương Tây đã đi trước các nước Á Đông hơn trăm năm. Pháp
luật hiện đại của các nước Á Đông chỉ mới bắt đầu trong khoảng năm mươi năm trở lại
đây trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, người dân Việt Nam vẫn chưa hình thành thói
quen áp dụng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày cũng như sử dụng bổ trợ tư pháp
(luật sư, tư vấn pháp luật, trọng tài thương mại,…) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình. Bên cạnh đó, văn hóa của người Việt Nam vẫn có phần bảo thủ đi theo lối
mòn, chưa thật sự cởi mở đón nhận những cơ chế pháp lý mới.
Cuối cùng về mặt pháp luật, các quy định pháp luật của Trọng tài thương mại còn
có nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện so với cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án, dẫn
63
tới tâm lý e ngại của các bên tranh chấp khi lựa chọn phương thức giải quyết này. Sự
hạn chế này thể hiện ở các quy định về thủ tục tố tụng chưa được luật hóa, mức độ phổ
biến hạn chế dẫn tới tâm lý e ngại. Một trong những ưu điểm nổi trội của phương thức
giải quyết tranh chấp tại Trọng tài là thời gian giải quyết nhanh và phán quyết của trọng
tài là chung thẩm. Tuy nhiên, Luật trọng tài thương mại 2010 lại có quy định về quyền
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án. Cơ chế này dường như đã triệt tiêu đi ưu
thế về thời gian giải quyết nhanh và phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Luật Trọng
tài thương mại năm 2010 không có quy định rõ ràng về vấn để thẩm quyền xét xử của
Hội đồng Trọng tài đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do đó, nếu một
trong các bên không đồng ý sẽ có quyền yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định trọng tài
hoặc chỉ giải quyết phần nội dung không liên quan đến các quyền, lợi ích của bên liên
quan hoặc chuyển sang giải quyết tại Tòa án. Cùng với đó, chi phí Trọng tài cũng cao
hơn án phí tại Tòa án và không được hoàn lại án phí…
2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc trong việc sử dụng trọng tài thương mại
2.1 Khung pháp Lý
Luật Trọng tài được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Hoa ban hành
ngày 31 tháng 8 năm 1994 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 1995. Nó được sửa đổi
vào ngày 1 tháng 9 năm 2017 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2018.
2.2 Trọng tài thương mại tại Trung Quốc được sử dụng như thế nào và xu
hướng gần đây là gì?
Theo Báo cáo thường niên về Trọng tài thương mại quốc tế tại Trung Quốc (20202021) do Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC) (Báo
cáo CIETAC)_, 400.711 vụ việc mới được thụ lý tại 259 tổ chức trọng tài Trung Quốc
trên khắp Trung Quốc vào năm 2020, giảm 17% so với 486.955 năm 2019, với tổng số
tiền tranh chấp là 718,7 tỷ NDT, giảm 5,4% so với 759,8 tỷ NDT năm 2019.
Sự suy giảm phần lớn là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tranh chấp tài
chính chiếm 56,32% tổng số vụ kiện trọng tài vào năm 2020, với số tiền tranh chấp liên
quan đến các tranh chấp đó chiếm 28,5% tổng số tiền tranh chấp của tất cả các vụ kiện
trọng tài trong năm đó. Cũng như các vụ việc thương mại truyền thống, các loại vụ việc
trọng tài mới cũng đang nổi lên liên quan đến kinh doanh trực tuyến, ngành giải trí và
sở hữu trí tuệ (IP).
Các vụ kiện trọng tài do các tổ chức trọng tài quốc tế lớn ở Trung Quốc giải quyết
liên quan đến tranh chấp trong giao dịch kinh doanh quốc tế đang gia tăng. Ví dụ, theo
số liệu thống kê trong Báo cáo của CIETAC, tổng cộng 739 vụ kiện trọng tài liên quan
đến nước ngoài đã được CIETAC chấp nhận vào năm 2020, nhiều hơn 20% so với năm
trước. Có nhiều trường hợp các bên lựa chọn công ước quốc tế và luật nước ngoài như
Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), luật của
Hồng Kông, Quần đảo Cayman, Anh, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và các nước khác là
luật điều chỉnh hợp đồng.
2.3 Một số điểm đáng lưu ý về trọng tài thương mại tại Trung Quốc
Trọng tài vụ việc ở Trung Quốc thường bị cấm. Luật Trọng tài chỉ quy định về
trọng tài quy chế, trọng tài vụ việc ở Trung Quốc từ lâu đã bị coi là không hợp pháp theo
luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp ngoại lệ.
Ngoại lệ đầu tiên chính là các khu vực tự do thương mại thí điểm tại TQ. Theo
đó tòa án có thể công nhận hiệu lực của các thỏa thuận trọng tài với những điều khoản
64
cụ thể về trụ sở trọng tài, quy tắc trọng tài và trọng tài viên nếu thỏa thuận được thực
hiện giữa các công ty đã đăng ký tại Khu thương mại tự do thí điểm. Như vậy trọng tài
tại các Khu thương mại tự do thí điểm không còn giới hạn ở trọng tài quy chế mà trọng
tài vụ việc thỏa mãn các điều kiện trên cũng là một lựa chọn khả thi.
Ngoại lệ thứ hai là các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Theo Điều
91 của Dự thảo sửa đổi Luật Trọng tài TQ, trọng tài vụ việc được phép thực hiện trên
toàn quốc với điều kiện tranh chấp được đưa ra trọng tài có yếu tố nước ngoài. Dự thảo
Sửa đổi Luật Trọng tài hiện đang được mở để công chúng thảo luận và nhận xét, đồng
thời cần xem liệu Dự thảo Sửa đổi sẽ được thông qua và có hiệu lực ở mức độ nào. Các
thực thể Trung Quốc thường bị cấm đưa các tranh chấp thuần túy trong nước ra trọng
tài bên ngoài Trung Quốc. Tòa án Trung Quốc từ lâu đã cho rằng thỏa thuận trọng tài
đưa tranh chấp thuần túy trong nước không có “yếu tố nước ngoài” ra trọng tài nước
ngoài là không hợp lệ, trong khi “yếu tố nước ngoài” được giải thích theo nghĩa hẹp (ví
dụ, các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo luật Trung Quốc hay các
thực thể đầu tư nước ngoài không được coi là cấu thành nên yếu tố nước ngoài mà vẫn
được coi là các thực thể trong nước).
2.4 Thủ tục và các nguyên tắc
Theo Luật Trọng tài:
Để yêu cầu trọng tài, một bên phải nộp cho tổ chức trọng tài văn bản thỏa thuận
trọng tài và đơn yêu cầu trọng tài cùng với bản sao của cả hai ( Điều 22 và 23, Luật
Trọng tài ).
Ủy ban trọng tài sẽ quyết định có chấp nhận đơn hay không và phải thông báo
cho các bên trong vòng năm ngày kể từ ngày nhận được đơn ( Điều 24, Luật Trọng tài).
Nếu ủy ban trọng tài chấp nhận đơn yêu cầu trọng tài thì trong thời hạn quy định
trong quy tắc trọng tài phải:
Giao bản sao quy tắc trọng tài và hội đồng trọng tài cho nguyên đơn;
Tống đạt một bản đơn yêu cầu trọng tài cùng với quy tắc trọng tài và Hội đồng
trọng tài cho bị đơn. (Điều 25, Luật Trọng tài)
Các quy tắc tố tụng áp dụng Trọng tài viên bị ràng buộc bởi các quy tắc trọng tài
mà các bên đã thỏa thuận (thông thường là các quy tắc của tổ chức trọng tài nơi tranh
chấp được đệ trình) và bởi các quy tắc liên quan đến trọng tài theo luật pháp Trung
Quốc. Các bên thường được tự do thỏa thuận về những thay đổi đối với các quy tắc thể
chế tiêu chuẩn miễn là thỏa thuận đó không mâu thuẫn với các quy tắc tố tụng bắt buộc
áp dụng cho thủ tục tố tụng trọng tài.
Các nguyên tắc tố tụng bắt buộc được quy định trong Luật Trọng tài là:
Việc xét xử bằng trọng tài phải được tiến hành bằng hình thức xét xử bằng miệng trừ
khi các bên có thỏa thuận khác ( Điều 39, Luật Trọng tài ).
Trọng tài phải được giữ bí mật. Các bên có thể thỏa thuận trọng tài công khai trừ khi
liên quan đến bí mật nhà nước ( Điều 40, Luật Trọng tài ).
Bằng chứng phải được đưa ra trong phiên điều trần và các bên có quyền xem xét bằng
chứng ( Điều 45, Luật Trọng tài ).
Các bên phải có quyền tranh luận. Khi kết thúc tranh luận, trọng tài chủ tọa hoặc
trọng tài duy nhất phải lấy ý kiến cuối cùng của các bên ( Điều 47, Luật Trọng tài ).
65
Hội đồng trọng tài phải lập biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp bằng văn
bản. Các bên và những người tham gia trọng tài khác có quyền yêu cầu bổ sung hoặc
sửa chữa bản ghi lời khai của mình nếu cho rằng bản ghi đó có thiếu sót hoặc sai sót.
Ngay cả khi không bổ sung, sửa chữa thì việc áp dụng cũng phải được ghi lại. Biên bản
phải có chữ ký hoặc đóng dấu của Trọng tài, người lập biên bản, các bên và những người
tham gia tố tụng trọng tài khác ( Điều 48, Luật Trọng tài ).
Phán quyết trọng tài phải được lập theo ý kiến của đa số Trọng tài viên. Ý kiến
của thiểu số trọng tài viên có thể được ghi vào hồ sơ. Trường hợp hội đồng trọng tài
không thể đưa ra ý kiến theo đa số thì phán quyết trọng tài phải được lập theo ý kiến
của chủ tọa phiên tòa ( Điều 53, Luật Trọng tài ).
Phán quyết trọng tài phải nêu rõ yêu cầu trọng tài, tình tiết tranh chấp, lý do ra
quyết định, kết quả phán quyết, phân bổ phí trọng tài và ngày ra phán quyết. Nếu các
bên đồng ý rằng họ không muốn sự thật của tranh chấp và lý do đưa ra quyết định được
nêu rõ trong phán quyết trọng tài thì điều này có thể được bỏ qua. Phán quyết trọng tài
phải có chữ ký của các trọng tài viên và được ủy ban trọng tài đóng dấu. Trọng tài viên
có ý kiến không đồng tình với phán quyết trọng tài có thể ký vào phán quyết hoặc chọn
không ký ( Điều 54, Luật Trọng tài ).
Nếu trong phán quyết trọng tài có sai sót về mặt chữ hoặc lỗi tính toán hoặc
những vấn đề đã được Hội đồng trọng tài quyết định bị bỏ sót trong phán quyết trọng
tài thì Hội đồng trọng tài phải sửa chữa, bổ sung cho phù hợp (Điều 56, Luật Trọng tài).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật trọng tài thương mại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
54/2010/QH12
2. Luật trọng tài thương mại 2017 nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
3. Lê Thanh Long (2018), Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường Đại học Luật - Đại học Huế
4. Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình pháp luật trọng tài
thương mại, NXB Hồng Đức
5. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2021), Thực tiễn thi hành luật trọng tài
tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, báo cáo 10 năm luật trọng tài thương
mại
6. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-bat-cap-han-che-trong-thuc-tienthi-hanh-luat-trong-tai-thuong-mai-nam-2010-va-giai-phap-hoan-thien90453.htm, truy cập ngày 15/09/2023
7. https://www.viac.vn/thong-ke/thong-ke-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-nam2021-s38.html, truy cập ngày 15/09/2023
8. https://fdvn.vn/giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai-thuc-trang-vade-xuat-huong-hoan-thien-phap-luat/, truy cập ngày 15/09/2023
9. https://ca.practicallaw.thomsonreuters.com/3-5200163?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true, truy
cập ngày 15/09/2023
10. https://globalarbitrationreview.com/insight/know-how/commercialarbitration/report/china, truy cập ngày 15/09/2023
66
TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM106
ThS. Phan Trọng Đạt107
Tóm tắt: Bài viết miêu tả khái quát về sự hình thành và các yếu tố cần thiết cho
sự phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Từ khóa: Hòa giải thương mại, hòa giải viên.
Abstract: This article briefly describes the establishment and necessary factors
for the development of commercial mediation in Vietnam.
Keywords: Commercial mediation, mediator.
Hòa giải thương mại là mới ở Việt Nam tuy hòa giải là một thuật ngữ quen thuộc
đối với người dân và doanh nghiệp. Theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary, hòa
giải là: Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung
gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp
giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung
lập). Khái niệm về hòa giải hoàn đầy đủ nhất có thể được tìm thấy trong Công ước
Singapore 2019: “Hòa giải là một quy trình…mà ở đó các bên nỗ lực đạt được thỏa
thuận giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của người thứ ba (hòa giải viên), người
không có quyền ra quyết định đối với các bên tranh chấp”108. Trước khi có Nghị định
22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 22/02/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 (gọi tắt
là Nghị định 22), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã cung cấp dịch vụ
hòa giải với Quy tắc hòa giải từ năm 2007 và đã có 05 vụ hòa giải tại VIAC theo Quy
tắc này. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động này chỉ dừng lại ở khung pháp luật tại
một số đạo luật như Luật Thương mại 2005, Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Đầu
tư 2014 và Bộ luật dân sự 2015... Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại đặt ra
yêu cầu đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và trọng tài để
giảm tải gánh nặng cho hệ thống tòa án, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh
và ổn định, góp phần phát triển kinh tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế thì việc xây dựng
Dự thảo Nghị định quy định hòa giải thương mại với tư cách là phương thức giải quyết
tranh chấp theo thỏa thuận, hoàn toàn độc lập ngoài tòa án và trọng tài phù hợp với Luật
mẫu UNCITRAL là hoàn toàn phù hợp109. Tờ trình về dự thảo Nghị định về hòa giải
106 Cập nhật bài đã công bố năm 2020.
107 Quyền Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
108 Khoản 3 Điều 2 Công ước của LHQ về Kết quả hòa giải thành quốc tế
109 Báo cáo đánh giá tác động Nghị định về Hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp (29/5/2015)
67
thương mại cũng nhận định rằng Nghị định 22 sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành,
phát triển dịch vụ hòa giải thương mại với tư cách là một trong những phương thức giải
quyết tranh chấp thương mạiđộc lập; tạo hành lang pháp lý thống nhất trong việc khuyến
khích các bên tranh chấp sử dụng dịch vụ hòa giải. Và như vậy, Nghị định 22 về hòa giải
thương mại và trước đó là Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với Chương 33 về Thủ tục công
nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có thể được coi là mốc đánh dấu đối với sự ra
đời trên thực tế và toàn diện của hòa giải thương mại tại Việt Nam, cụ thể hóa được các
vấn đề về nguyên tắc của hòa giải thương mại; phạm vi thẩm quyền của hòa giải thương
mại; tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại; việc thành lập và
hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại và giá trị thi hành của kết quả hòa giải
thành.
Hiện trạng Hòa giải thương mại tại Việt Nam
Theo số liệu chính thức trên website của Bộ Tư pháp, Việt Nam hiện có 10 Trung
tâm hòa giải thương mại110. Theo thống kê của chúng tôi thì hiện tại con số này còn
hơn. Cụ thể, hiện tại có 17 Trung tâm hòa giải thương mại, 02 Trung tâm hòa giải thương
mại thuộc Trung tâm trọng tài thương mại và 01 Trung tâm trọng tài thương mại đăng
ký cung cấp thêm dịch vụ hòa giải thương mại mà không thành lập trung tâm hòa giải
thương mại111. Theo quy định của Nghị định 22, hòa giải viên thương mại được chia
thành hai loại, hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại trong danh
sách của tổ chức hòa giải thương mại (trung tâm hòa giải thương mại). Một số hòa giải
viên thương mại vụ việc cũng đồng thời là hòa giải viên thương mại trong danh sách
của các trung tâm hòa giải.
Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 4001/BTP-BTTP ngày 18/10/2018 về việc
hướng dẫn đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Hiện tại chưa có một cơ sở đào
tạo hòa giải viên hay một chương trình đào tạo hòa giải viên nào tại Việt Nam một cách
chính thức tuy một số tổ chức như Cục bổ trợ tư pháp, Trung tâm Hoà giải Việt Nam
(VMC), Học viện tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư tỉnh/thành phố
v.v. đã tổ chức một số khóa tập huấn có thời lượng từ một buổi cho tới 02 ngày. Trong
năm 2018, với sự hỗ trợ của Công ty tài chính quốc tế (IFC), VIAC đã cùng IFC tổ
chức 04 khóa đào tạo hòa giải viên thương mại quốc tế được giảng dạy, sát hạch và cấp
110 Nguồn: https://bttp.moj.gov.vn/Pages/hoa-giai-thuong-mai.aspx
111 Tính đến tháng 07 năm 2023
68
chứng chỉ bởi Trung tâm giải quyết tranh chấp hiệu quả của Anh quốc (CEDR). Có thể
nói, 71 học viên người Việt Nam tại khóa học này và một số hòa giải viên được cấp
chứng chỉ bởi tổ chức khác như của Anh Quốc, Úc v.v. tạo thành một cộng đồng các
chuyên gia có kỹ năng hòa giải thương mại đầu tiên tại Việt Nam.
Theo như nhận định của những tổ chức cung cấp giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải thương mại cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này thì điều quan trọng nhất
làm nên hiệu quả của hòa giải chính là ở hòa giải viên. Thực tế chứng minh rằng, việc
hòa giải thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, sự trung lập, chuyên
môn ngành, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải cũng như khả năng vận động, thuyết phục
các bên của hòa giải viên. Do vậy, ngay từ những bước đầu tiên khi tham gia hòa giải,
các bên cần lưu ý để lựa chọn được hòa giải viên phù hợp, bao gồm chuyên môn liên
quan đến lĩnh vực tranh chấp lẫn những kỹ năng cần thiết của một hòa giải viên. Về
trình tự và thủ tục hòa giải, pháp luật và thực tiễn về hòa giải đều quy định rất linh hoạt
và ưu tiên thỏa thuận của các bên. Một thực tế được ghi nhận ở Việt Nam là phương thức
hòa giải tích cực (evaluative style) được ưa chuộng hơn so với phương thức hòa giải
hỗ trợ (facilitative style)112. Các bên tranh chấp mong muốn hòa giải viên đưa ra các đề
xuất để giải quyết tranh chấp của họ. Tại Việt Nam, việc này hoàn toàn phù hợp với
quy định của pháp luật (cụ thể tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 22/2017). Và với phương
thức này, trong quá trình hòa giải, các bên nộp cho hòa giải viên nhiều tài liệu và chứng
cứ có liên quan tới vụ tranh chấp. Hòa giải viên phải dành nhiều thời gian đọc tài liệu,
tìm hiểu vụ việc thông qua tài liệu. Điều này dẫn tới việc thời gian tiến hành thủ tục
hòa giải dài hơn, bao gồm số lần hòa giải viên họp với các bên cũng nhiều hơn.
Để hòa giải thương mại phát triển hơn nữa và thực sự được các doanh nghiệp
tin tưởng sử dụng, việc tuyên truyền và đạo tạo về đặc điểm, tính hiệu quả của phương
thức này so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác là rất cần thiết bao gồm cả
chế định về hòa giải và đối thoại tại Tòa án. Các luật sư và luật gia là những người cần
hiểu toàn diện về phương thức hòa giải này vì họ chính là trung gian tư vấn và thuyết
phục khách hàng của mình sử dụng hòa giải thương mại trước hoặc sau khi tranh chấp
phát sinh.
112 Báo cáo khảo sát doanh nghiệp về phương thức hòa giải thương mại và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam do VIACvà Công
ty tài chính quốc tế (IFC) thực hiện năm 2015.
69
Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC
Được thành lập ngày 27 tháng 04 năm 2018, VMC là Trung tâm hòa giải đầu tiên
tại Việt Nam. Trung tâm hiện có 45 hòa giải viên người Việt Nam và 13 hòa giải viên
người nước ngoài. Tới nay, VMC cũng cho thấy tín hiệu đáng quan tâm trong việc
tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng hòa giải thương mại. Cụ thể, VMC đã nhận
37 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại với tổng trị giá tranh
chấp lên đến hơn 1.500 tỷ đồng113. Thời gian giải quyết trung bình của một tranh chấp
dao động trong khoảng vài tháng tính từ khi Trung tâm nhận được yêu cầu hòa giải cho
đến khi các bên nhận được văn bản về kết quả hòa giải thành. Tuy các tranh chấp này
có yếu tố phức tạp nhưng với việc hòa giải viên là các chuyên gia trong các lĩnh vực
chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng giải quyết tranh chấp nói chung và
kỹ năng hòa giải thương mại nói riêng, doanh nghiệp có được phương án giải quyết
tranh chấp hiệu quả nhất. Vai trò của Ban thư ký VMC nói riêng và của VMC nói chung
trong việc hỗ trợ hòa giải viên và nhất là hướng dẫn các bên là rất quan trọng. Xác định
rằng công việc tuyên truyền và đào tạo về một phương thức mới là quan trọng, VMC
đã tổ chức và phối hợp tổ chức gần 40 hội thảo, hội nghị và 04 khóa bồi dưỡng kiến
thức về hòa giải thương mại. VMC cũng giới thiệu về hòa giải thương mại của Việt
Nam ra một số quốc gia trên thế giới, ký kết các thỏa thuận hợp tác với Trung tâm hòa
giải quốc tế Singapore (SIMC), Trung tâm hòa giải quốc tế Hàn Quốc (KIMC) v.v.
Thời gian tới VMC tiếp tục hướng này và cùng tham gia vào việc góp ý hoàn thiện hơn
nữa pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại nhằm đưa hòa giải tới gần doanh
nghiệp, được các bên tranh chấp sử dụng nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa trên thực tế./.
113 Tính đến tháng 10 năm 2023
70
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI CÓ PHỐI HỢP CỦA HÒA GIẢI CƠ SỞ VÀ
HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI – TỪ GÓC ĐỘ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN
SỰ VÀ THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Loan114
Nguyễn Lộc Phúc115
Tóm tắt. Báo cáo nhằm thể hiện sự ưu tiên trong việc lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp không tố tụng, xuất phát từ sự liên kết cần thiết và phát triển đồng bộ
một cách hữu cơ giữa hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại trong thời kỳ mới, nhằm
giải quyết tranh chấp dân sự - thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm giải quyết tranh chấp của các nước
trong và ngoài khu vực, thúc đẩy sự phát triển phối hợp của hòa giải cơ sở và hòa giải
thương mại để kiến nghị một số giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp.
Từ khóa. hòa giải thương mại, hoà giải cơ sở, giải quyết tranh chấp
Abstract. The report aims to demonstrate the priority in choosing non-litigation
dispute resolution methods, stemming from the necessary connection and organic
synchronous development between grassroots mediation and commercial mediation in
new period, aiming to resolve civil - commercial disputes in Ho Chi Minh City in
particular and the country in general. Based on the dispute resolution experience of
countries inside and outside the region, promote the coordinated development of
grassroots mediation and commercial mediation to propose a number of necessary
solutions to improve efficiency. dispute resolution.
Key words. commercial mediation, grassroots mediation, dispute resolution
1.
Hoà giải thương mại
Đàm phán, hòa giải, trọng tài, tố tụng đều là các phương thức giải quyết tranh
chấp. Số liệu thống kê khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy, phương thức giải quyết tranh
chấp mà các doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên áp dụng lần lượt là thương lượng (57,8 %),
Tòa án (46,8%), hòa giải (22,8%), trọng tài (16,9%) (Nguyễn Trung Nam, 2019). Hòa
giải thương mại ở nước ta được điều chỉnh bởi Nghị định về Hoà giải thương mại số
22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ điều chỉnh các tranh chấp phát sinh
giữa các bên đều có hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một
bên có hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được
giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Trong tiếng Pháp “Médiation” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “mediare” có nghĩa
là trung gian hòa giải. Từ điển tiếng Pháp Littré định nghĩa “médiateur” là “Celui, celle
qui s'entremet entre deux ou plusieurs personnes”, có nghĩa là “người trung gian giữa
hai hay nhiều người”.
Từ định nghĩa trên, về cơ bản, có thể hiểu, mục đích của “hòa giải” là thông qua
bên thứ ba trung gian để tiến hành dàn xếp xung đột lợi ích giữa các bên. Vì vậy, nội
hàm của “hòa giải” cả về ngữ nghĩa chung và định nghĩa pháp lý là: bên thứ ba cùng với
Tiến sĩ, giảng viên chính, tổ bộ môn Hành chính – Tư pháp, khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt, email:
loannt@dlu.edu.vn, sdt: 0919085999.
115 Thạc sĩ, giảng viên, tổ bộ môn Kinh tế - Quốc tế, khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt, email: loannt@dlu.edu.vn, sdt:
0919085999.
114
71
các bên tranh chấp tìm cách đối thoại, áp dụng các cơ chế tham vấn xung quanh tranh
chấp để đạt được một kế hoạch đàm phán thống nhất giữa các bên.
Hoà giải được phân biệt với đàm phán, thương lượng (négociation), nếu các bên
xung đột lợi ích không cần sự can thiệp của bên thứ ba để bắt đầu đối thoại, thì đối thoại
giữa các bên được thực hiện bằng phương thức thương lượng và hành vi này không phải
là hòa giải.
Hoà giải cũng phân biệt với trọng tài (arbitrage). Nếu nhiệm vụ của người trung
gian hòa giải là tìm ra hướng giải quyết hợp lý cho các bên, thì thủ tục trọng tài yêu cầu
trọng tài viên áp đặt rõ ràng các biện pháp giải quyết và xử lý vấn đề đối với các bên.
Xét về phạm vi áp dụng, phương thức hoà giải áp dụng cho tất cả các lĩnh vực
tranh chấp hoặc xung đột lợi ích giữa các thể nhân, pháp nhân với nhau, giữa thể nhân
với pháp nhân, mà sự can thiệp của bên thứ ba có thể giúp các bên liên quan tìm ra giải
pháp hợp lý thì có thể tiến hành hòa giải. Do đó, hệ thống hòa giải không giới hạn trong
một số lĩnh vực cụ thể, miễn là bản thân hai bên không tự thương lượng được mà phải
nhờ đến bên thứ ba trung gian thì hòa giải là phương thức phù hợp để lựa chọn.
Đối với lĩnh vực hòa giải thương mại, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐCP của Chính phủ định nghĩa hoà giải thương mại là “phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa
giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp”, “để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại
và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương
mại” (khoản 1 Điều 5 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP). Như vậy, miễn là “thỏa thuận hòa
giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn
tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba” (khoản 3 Điều 4 Nghị định số
22/2017/NĐ-CP) thì khả năng tham gia hòa giải là vô hạn. Ví dụ như, mâu thuẫn giữa
các bên thương mại (như mâu thuẫn giữa cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp, mâu thuẫn
về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng thương mại, mâu thuẫn về việc sử dụng quyền
thương hiệu, mâu thuẫn giữa công ty với ngân hàng và tổ chức tín dụng, mâu thuẫn về
việc không thực hiện và vi phạm cam kết thương mại…), xung đột thiện chí thực thi,
xung đột trong lĩnh vực cạnh tranh thương mại… đều thuộc phạm vi hòa giải thương
mại. Nhưng trong mọi trường hợp, kết quả của hòa giải thương mại được quyết định dựa
trên các yếu tố sau: (1) thiện chí của các bên trong tranh chấp có giúp duy trì và tiếp tục
phát triển mối quan hệ thương mại của họ (theo hướng xác định trước rằng không thể
tìm được đối tác tốt hơn hoặc là các bên hài lòng với tổng thể quan hệ mặc dù có xung
đột); (2) hiệu quả của các biện pháp pháp lý đối với tranh chấp thương mại. Trên thực
tế, việc giải quyết xung đột thương mại bằng tư pháp luôn hướng đến bồi thường thiệt
hại, mà bồi thường thiệt hại thường ảnh hưởng đến việc hình thành quan hệ thương mại
mới giữa các bên và ít đạt hiệu quả như mong muốn khi xem xét toàn diện sự phát triển
thương mại; (3) Hình thức đa dạng, phức tạp của các yếu tố xung đột cho thấy hòa giải
thương mại có lợi cho việc giải quyết các tranh chấp này dưới hình thức linh hoạt, đa
dạng, không bị gò bó bởi một khuôn khổ nhất định.
Hòa giải thương mại đã chứng minh được giá trị riêng của nó trong hệ thống quản
trị xã hội. Thứ nhất, hòa giải thương mại phù hợp để các bên trong giao dịch thương mại
áp dụng quyền tự nguyện sau khi phát sinh tranh chấp, có thể giải quyết tranh chấp một
cách hợp lý, duy trì an ninh giao dịch, tiết kiệm tài nguyên tư pháp, là một trong những
nguồn quản trị tố tụng ngoài Toà án giúp ổn định xã hội. Việc sử dụng hiệu quả hòa giải
thương mại sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh hợp pháp hóa. Thứ hai, hòa giải
72
thương mại dựa trên sự tự nguyện của các bên và có sự can thiệp của bên thứ ba trung
lập (hòa giải viên), không tồn tại xung đột lợi ích giữa các bên với hòa giải viên, nên
hoà giải thương mại có một mức độ bao trùm và mềm dẻo nhất định. Hòa giải thương
mại có thể gắn liền với trọng tài và tố tụng, điều này có lợi cho việc tạo ra cơ chế giải
quyết tranh chấp “một cửa”, kết nối giữa hòa giải, trọng tài và tố tụng, đồng thời phát
huy ưu điểm, thế mạnh của mỗi bên để cùng nhau phục vụ cho việc giải quyết tranh
chấp. Thứ ba, hòa giải thương mại chứa đựng một nền văn hóa kinh doanh hài hòa, cùng
tồn tại, phổ biến trên toàn thế giới và dễ dàng được các chủ thể ở các khu vực pháp lý
khác nhau chấp nhận. Với sự phát triển của các Công ước hòa giải quốc tế và các quy
tắc pháp lý, trọng tài thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ, hoà giải thương mại cũng có
lợi cho việc tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế hài hoà.
Như vậy, so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, hòa giải thương mại
có những ưu điểm sau: Thứ nhất, ngoài việc tuân theo các quy tắc bắt buộc của pháp
luật, nguyên tắc của hoà giải thường là tuân theo nguyện vọng của cả hai bên tham gia
hòa giải. Do đó, hòa giải thường mang lại hiệu quả “đôi bên cùng có lợi”, hiểu biết lẫn
nhau, kết quả hòa giải được tất cả các bên chấp nhận; Thứ hai, trong quá trình hòa giải
thương mại, việc tìm hiểu mục tiêu và nhu cầu của các bên được chú trọng hơn để giải
quyết các vấn đề thực tế một cách hiệu quả, trong khi tranh tụng và trọng tài tập trung
vào xét xử sự thật, đúng - sai và nhấn mạnh bằng chứng; Thứ ba, hòa giải thương mại
có tính bảo mật cao (Châu Việt Bắc, 2019), các bên trung gian hòa giải thường trao đổi
ý kiến với các bên một cách riêng tư trước khi đi đến một thỏa thuận. Thỏa thuận không
được tiết lộ cho bất kỳ phương tiện truyền thông, bộ phận hoặc tổ chức nào; Thứ tư, chi
phí hòa giải thương mại thấp hơn, thuận tiện hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đây là
ưu điểm của hoà giải so với thủ tục tố tụng và trọng tài, bởi hai phương thức này đòi hỏi
tính chặt chẽ, yêu cầu cao về tính toàn vẹn của chứng cứ ngay từ khi khởi kiện vụ việc;
Thứ năm, tính linh hoạt của hòa giải thương mại tương đối cao, thời gian, địa điểm,
phương thức hòa giải do hai bên quyết định thông qua hiệp thương; Thứ sáu, hòa giải là
giải quyết tranh chấp trên cơ sở hiệp thương hữu nghị trong bầu không khí không làm
tổn hại đến sự hài hòa giữa hai bên. Ngoài ra, một điểm cũng rất đáng quan tâm là việc
thi hành các phán quyết tranh tụng và trọng tài thường không khả quan khi các bên
không tự giác thực hiện, nhất là trong các tranh chấp kinh tế - thương mại quốc tế, khi
tài sản của người bị thi hành ở nước ngoài. Tuy nhiên, hòa giải thương mại thì khác, bởi
phương thức hoà giải được các bên lựa chọn và thực hiện trên cơ sở tự nguyện, kết quả
hòa giải là do các bên thống nhất nên việc thực hiện kết quả hòa giải thường không gặp
trở ngại. Tóm lại, lợi thế của hòa giải thương mại nằm ở tính kinh tế, linh hoạt và hài
hòa hơn.
2.
Sự liên kết hữu cơ cần thiết và sự phát triển đồng bộ của hòa giải cơ
sở và hòa giải thương mại
Hệ thống hòa giải của Việt Nam có một lịch sử lâu dài. Sau quá trình phát triển
lâu dài, hệ thống hòa giải cơ sở đã trở thành một mô hình giải quyết tranh chấp của nước
ta và được sử dụng rộng rãi trong giải quyết tranh chấp trong thực tế. Ở nước ta, hòa
giải thương mại bắt đầu muộn và quá trình thể chế hóa vẫn còn ở giai đoạn sơ khai,
nhưng đã cho thấy tác dụng tích cực của nó đối với việc xây dựng môi trường kinh
doanh quốc tế, định hướng thị trường và đang có đà phát triển mạnh mẽ.
Trên quan điểm này, việc tìm hiểu mối liên hệ hữu cơ và sự phát triển đồng bộ
giữa hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa
73
thực tiễn. Cụ thể, sự cần thiết của sự hợp tác phát triển và đổi mới giữa hai bên chủ yếu
được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, cần thực hiện quan điểm quản trị đặt cơ chế giải quyết tranh chấp phi
tố tụng lên hàng đầu
Trong thời đại mới, nhà nước thúc đẩy xây dựng nhiều cơ chế giải quyết tranh
chấp từ góc độ hiện đại hóa khái niệm quản trị và năng lực quản trị. Luật thương mại
2005 quy định các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án bao gồm:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ra đời cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ chế
giải quyết các tranh chấp dân sự thương mại của Nhà nước theo xu hướng chung của thế
giới là đặt cơ chế giải quyết tranh chấp không tố tụng lên vị trí ưu tiên để giảm tải cho
Toà án và khắc phục được các nhược điểm mà cơ chế tố tụng tại Toà án bộc lộ. Dưới sự
thay đổi của các khái niệm quản trị giải quyết tranh chấp nêu trên, cần phát huy đầy đủ
chức năng hòa giải cơ sở truyền thống, đồng thời mở rộng và không ngừng cải thiện hệ
thống hòa giải thương mại. Cần phân định ranh giới một cách hợp lý vai trò tương ứng
của hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại tùy theo loại mâu thuẫn, cũng cần phát huy
vai trò phối hợp của hai bên, cùng nhau thúc đẩy giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh
chấp, hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp không tố tụng.
Trong bối cảnh thời đại mới, quản trị xã hội, đặc biệt là phương thức giải quyết
mâu thuẫn, tranh chấp không nên bảo thủ mà phải tập trung tinh chế, phối hợp để quản
trị xã hội vận hành lành mạnh và phát triển kinh tế chất lượng cao.
Thứ hai, cần tối ưu hóa môi trường kinh doanh được luật hóa
“Pháp quyền là môi trường kinh doanh tốt nhất”. Pháp luật dân sự - thương mại
của nước ta quy định theo hướng đa dạng hoá cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong cộng
đồng quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp còn được coi là “sức mạnh mềm” của môi
trường kinh doanh. Trong hệ thống đánh giá của Ngân hàng Thế giới (Wold Bank),
“thực thi hợp đồng” là một chỉ số quan trọng để đo lường những thuận lợi và khó khăn
của môi trường kinh doanh, chủ yếu xem xét liệu các tranh chấp hợp đồng có thể được
giải quyết hiệu quả hay không.
Trong bối cảnh trên, việc xây dựng nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp đã trở
thành một khía cạnh quan trọng trong việc xây dựng môi trường kinh doanh của nước
ta. Cơ chế giải quyết tranh chấp kết nối với thực thi pháp luật và tố tụng cung cấp các
phương thức giải quyết tranh chấp đa dạng cho các bên tham gia thị trường, xử lý các
vụ việc dân sự và thương mại khác nhau liên quan đến các bên tham gia thị trường một
cách công bằng và hợp pháp, giải quyết hiệu quả khó khăn trong việc thi hành các phán
quyết có hiệu lực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Là cơ quan có thẩm
quyền về công tác hòa giải, cơ quan hành chính tư pháp có nhu cầu và trách nhiệm thúc
đẩy sự phát triển đồng bộ và sáng tạo của các phương thức giải quyết tranh chấp đa dạng
như hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại. Làm thế nào để xây dựng một môi trường
kinh doanh phù hợp cho đổi mới công nghệ, hiện thực hóa sự phát triển chất lượng cao
và giúp các doanh nghiệp ổn định và trụ vững đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên và cải
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong những ưu tiên.
74
Thứ ba, sự cần thiết của việc thể hiện pháp quyền trong thúc đẩy mối quan hệ
hữu cơ giữa hoà giải cơ sở và hoà giải thương mại
Hoà giải là con đường giải quyết tranh chấp ra đời từ rất sớm từ thời kỳ phong
kiến Việt Nam, theo đó, các vụ tranh chấp nhỏ ở làng xã sẽ được xã quan đứng ra tổ
chức hoà giải giữa các bên, giúp giảm bớt chi phí và thời gian tố tụng cho các đương sự,
giảm bớt gánh nặng cho các cấp xét xử cao hơn, làm tiền đề cho sự phát triển của hoà
giải cơ sở. Sự ra đời của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã đánh dấu một bước phát triển mới quan trọng trong công tác hòa giải, đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn khi mà các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong
đời sống của cộng đồng dân cư ngày càng tăng về số lượng và đa dạng, phức tạp về nội
dung mâu thuẫn, tranh chấp.
Một số học giả cho rằng, nên tiếp tục cải thiện cơ chế toàn diện để tăng cường cơ
chế hòa giải để giải quyết các xung đột và tranh chấp xã hội, thúc đẩy hệ thống làm việc
chung của hòa giải cơ sở, hòa giải hành chính và hòa giải tư pháp, đồng thời thúc đẩy
sự phát triển hoạt động hòa giải thương mại theo hướng chuẩn hóa, thị trường hóa; phát
triển trọng tài quốc tế, hòa giải quốc tế, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa
dạng.
Nghiên cứu cách hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại phối hợp với nhau là một
đề xuất quan trọng để minh chứng cho việc xây dựng pháp quyền ở thành phố Hồ Chí
Minh, đồng thời cũng là chìa khóa tất yếu để xây dựng một “thành phố trung tâm giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế”.
Hồ Chí Minh là thành phố có quy mô nền kinh tế lớn bậc nhất Việt Nam với đa
dạng các hoạt động giao dịch, kinh doanh thương mại, bên cạnh đó, đây cũng là nơi phát
sinh nhiều tranh chấp trong dân sự - thương mại. Do đó, thành phố là nơi tập trung nhiều
các trung tâm trọng tài cũng như trung tâm hòa giải thương mại, nơi hành nghề của nhiều
hòa giải viên hòa giải thương mại nhất trong cả nước.
Tuy nhiên, Chính quyền thành phố hiện nay chưa thúc đẩy sự phát triển toàn diện,
đầy đủ và đồng bộ của hòa giải cơ sở, hòa giải thương mại, chưa hình thành mô hình
công tác hòa giải bổ trợ cho nhau một cách hữu cơ và điều phối các mối liên kết. Do đó,
các cơ quan hành chính tư pháp của thành phố cần tăng cường nghiên cứu và thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển phối hợp của hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại. Thành phố
Hồ Chí Minh năng động về kinh tế, có nền tảng tốt về quản trị khu vực, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm giải quyết xung đột, có điều kiện biến các triển khai liên quan thành
các biện pháp thực tiễn, tạo ra một “mô hình” pháp quyền có thể nhân rộng.
Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu của những phát triển mới nhất trong giải quyết tranh
chấp quốc tế
Ngày 7 tháng 8 năm 2019, “Công ước về các Thỏa thuận Hòa giải Quốc tế bắt
nguồn từ Hòa giải” (sau đây gọi là “Công ước Hòa giải Singapore”) đã được ban hành
và ký kết giữa các thành viên. Việt Nam chưa là thành viên của công ước. Công ước hòa
giải Singapore là công ước quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực hòa giải thương mại quốc tế,
có tác động sâu sắc đến việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Công ước đã có hiệu lực vào
ngày 12 tháng 9 năm 2020 với 55 thành viên đến thời điểm hiện tại. Công ước hòa giải
Singapore chỉ áp dụng cho hòa giải thương mại. Qua việc nghiên cứu mối quan hệ hợp
tác giữa hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại sẽ giúp làm rõ ranh giới giữa hai bên và
sự khác biệt về mô hình hoạt động, yêu cầu nghiệp vụ, giúp trau dồi và thúc đẩy dịch vụ
hòa giải thương mại phát triển, đẩy mạnh quá trình thể chế hóa hòa giải thương mại. Là
75
một khu đô thị quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh cần tận dụng tốt thị trường trong nước
và quốc tế, tích cực tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp,
tiếp tục phát triển hòa giải cơ sở và thúc đẩy các thương hiệu hòa giải thương mại để
cung cấp các kênh giải quyết tranh chấp xuyên biên giới toàn diện.
3. Thực trạng giải quyết tranh chấp dân sự - thương mại bằng con đường
hoà giải và đề xuất lộ trình thúc đẩy phát triển phối hợp hòa giải cơ sở và hòa giải
thương mại tại TP. Hồ Chí Minh
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, những mâu thuẫn, tranh chấp tại
thành phố cũng nổi cộm hơn. Để giải quyết tốt các tranh chấp dân sự - thương mại liên
quan đến sản xuất và đời sống, thành phố đã phối hợp thực hiện các phương thức giải
quyết tranh chấp và đạt được kết quả nhất định.
Về tình hình công tác hòa giải cơ sở
Thành phố có một mạng lưới hòa giải cơ sở tương đối hoàn chỉnh. Tính đến năm
2022, toàn Thành phố có 2.135 Tổ hòa giải với 11.413 hòa giải viên; 100 % hòa giải
viên ở cơ sở (công nhận trước ngày 30/6/2022) được tập huấn, cập nhật kiến thức pháp
luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở (548 lớp tập huấn); đã tổ chức được 16 hội thi với 2.123
hòa giải viên tham dự. Giai đoạn 2019-2022, tổng số vụ việc hòa giải ở cơ sở là 4.091
vụ việc, trong đó hòa giải thành là 3.599 vụ việc (đạt tỷ lệ 87,97%), hòa giải không thành
là 492 vụ việc (tỷ lệ 12,03%); số vụ việc hòa giải ở cơ sở được Tòa án ra quyết định
công nhận là 31 vụ việc.
Về công tác hòa giải thương mại
Trong những năm gần đây, thành phố đã rất coi trọng việc phát triển các dịch vụ
hòa giải thương mại. Báo cáo năm 2021, thành phố có 52 hoà giải viên thương mại vụ
việc và sự hoạt động mạnh mẽ của 5 tổ chức hoà giải thương mại gồm: VIAC chi nhánh
TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm hoà giải thương mại Sài Gòn, Trung tâm hoà giải thương
mại Đông Nam Á, Trung tâm hoà giải thương mại G&E; 23 trung tâm trọng tài có thực
hiện chức năng hoà giải vụ việc, 03 văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài thương
mại.
Để thúc đẩy phát triển phối hợp hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại tại TP. Hồ
Chí Minh, thứ nhất, xây dựng các chính sách liên quan để hỗ trợ công tác hòa giải và
hình thành mô hình công tác hòa giải với các lợi thế bổ sung, kết nối hữu cơ và liên kết
phối hợp;
Thứ hai, tùy theo đặc điểm khác nhau của hòa giải cơ sở và hòa giải thương mại
mà cải tiến hệ thống quản lý tương ứng. Trong đó, đối với hòa giải cơ sở cần thực hiện
khái niệm quản trị cơ sở, hoàn thiện mạng lưới dịch vụ, tăng cường quản lý hòa giải cơ
sở; đối với hòa giải thương mại cần thực hiện định hướng phát triển theo quy mô, thị
trường hóa, xây dựng thương hiệu và quốc tế hóa. Thiết lập hệ thống báo cáo về danh
sách hoà giải viên, tiêu chuẩn tính phí và thiết lập hệ thống tín nhiệm cho ngành hòa giải
thương mại.
Thứ ba, thiết lập hệ thống họp hòa giải chung với Tòa án cơ sở và các cơ quan
quản lý hành chính tư pháp khác để cải thiện cơ chế kết nối kiện tụng và hòa giải, đồng
thời thúc đẩy hòa giải;
Thứ tư, xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch, đề án có liên quan hỗ trợ
công tác hòa giải, thúc đẩy khái niệm “đặt cơ chế giải quyết tranh chấp phi tố tụng lên
76
hàng đầu” và thúc đẩy văn hóa hòa giải. Nghiên cứu, hỗ trợ các biện pháp liên quan để
phát triển dịch vụ hòa giải thương mại;
Thứ năm, tổ chức đào tạo hòa giải viên cơ sở, hỗ trợ, khuyến khích cơ sở trong
vùng tham gia đào tạo chuyên ngành về hòa giải thương mại; Hướng dẫn vùng thực hiện
các hoạt động giao lưu liên vùng và quốc tế trong vòng hòa giải;
Thứ sáu, các công việc hỗ trợ, phục vụ, hướng dẫn, quản lý và các công việc khác
liên quan đến công tác hòa giải. Thành lập “Trung tâm phân phối hòa giải” tại Trung
tâm dịch vụ pháp lý công của thành phố.
Để phát huy hết vai trò của “cơ chế giải quyết tranh chấp không tố tụng được đặt
lên hàng đầu", xét từ kinh nghiệm hòa giải trong và ngoài nước, sự phát triển của dịch
vụ hòa giải nằm ở yếu tố “con người”.
Đối với hòa giải viên cơ sở, cần nâng cao khả năng xử lý các vấn đề thuộc lĩnh
vực chuyên môn, ví dụ như kinh nghiệm bên ngoài, tranh chấp hôn nhân gia đình, tranh
chấp tiêu dùng, tranh chấp lao động… cung cấp các khóa đào tạo đặc biệt giúp hòa giải
viên hiểu tâm lý của các bên liên quan đến các tranh chấp liên quan và bổ trợ các kỹ
năng đặc biệt liên quan đến trẻ em và các vấn đề đặc biệt tại nơi làm việc.
Đối với hòa giải viên thương mại, hỗ trợ nâng cao năng lực đàm phán, nguyên
tắc hòa giải thương mại và kỹ năng thực hành, và các bài tập mô phỏng thực tế. Bên
cạnh đó, việc xây dựng trung tâm dịch vụ pháp lý công tại thành phố cũng cần được cải
thiện, thiết lập mối liên hệ với Tòa án cơ sở thành phố. Trung tâm và các cơ quan hành
chính tư pháp khác cần có các hướng dẫn giải quyết tranh chấp ưu tiên thông qua hòa
giải trước. Đối với lĩnh vực dân sự, thương mại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tranh
chấp, trung tâm dịch vụ công có thể thành lập “trung tâm phân phối hòa giải” để tách
biệt kênh hòa giải cơ sở với hòa giải thương mại.
Kết luận
Từ góc độ nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại ở
Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo đã phân tích, báo cáo đã minh được sự cần thiết trong
việc ưu tiên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp không tố tụng trong lĩnh vực
dân sự và thương mại. Bên cạnh đó, phát triển hòa giải thương mại cần có sự liên kết và
phát triển đồng bộ với hòa giải cơ sở và ngược lại. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
giải quyết tranh chấp của các nước trong và ngoài khu vực, báo cáo đã kiến nghị một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại
tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và torng cả nước nói chung.
Tài liệu tham khảo
1.
Châu Việt Bắc (2018), Tính bảo mật trong hoà giải thương mại, Tạp chí
Toà án, Truy cập ngày 20/02/2023, https://tapchitoaan.vn/public/index.php/tinh-baomat-trong-hoa-giai-thuong-mai
2.
Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 11 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của
Chính phủ định nghĩa hoà giải thương mại
3.
Điều 416 – 419 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4.
Điều 385 Bộ luật dân sự 2015
5.
Lê Thanh Hải (2023), Pháp luật về hoà giải thương mại từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp, truy cập ngày 10/7/2023,
77
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phap-luat-ve-hoa-giai-thuong-mai-tu-thuc-tienthanh-pho-ho-chi-minh-thuc-trang-va-giai-phap-103581.htm
6.
Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh (2021), Danh sách hoà giải viên vụ việc,
trung tâm hoà giải, trung tâm trọng tài.
7.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp (2022), Thành phố Hồ Chí
Minh: Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở được nâng cao năng lực, truy cập ngày 10/7/2023,
https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-pgbdpldp.aspx?ItemID=3290
78
PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ
TỤNG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ
TS. Lê Nguyễn Gia Thiện116
ThS. Mai Hoàng Phước117
Tóm tắt:
Kể từ khi Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành thì tố tụng trọng
tài đã và đang là cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại được các bên
ưu tiên lựa chọn vì có những ưu thế đặc thù so với cách thức giải quyết tranh chấp truyền
thống là tố tụng tại tòa án. Cụ thể, đó là quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài
viên, ngôn ngữ trọng tài, tiếc kiệm thời gian tham gia tố tụng và phán quyết có hiệu lực
thi hành ngay. Tuy nhiên, khác với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 không quy định cụ thể về cách thức xác định chứng cứ trong quá
trình tố tụng. Điều này dẫn đến đã có những phán quyết của trọng tài đã bị hủy vì lý do
chứng cứ không đảm bảo118. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả trình bày và phân tích
vấn đề xác định chứng cứ trong tố tụng trọng tài, đồng thời so sánh với tố tụng dân sự
và thực tiễn tố tụng trọng tài quốc tế để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Từ khóa: Xác định chứng cứ, tố tụng trọng tài, tố tụng dân sự.
Abstract:
Since the enactment of the Commercial Arbitration Law in 2010, arbitration
proceedings have become a preferred method of resolving commercial disputes for
parties due to their unique advantages compared to traditional litigation in court.
Specifically, these advantages include the ability to choose the arbitration center,
arbitrators, arbitration language, as well as saving time in participating in proceedings
and enforcing immediate effective judgments. However, unlike the Civil Procedure
Code 2015, the Commercial Arbitration Law 2010 does not specifically regulate the
process of determining evidence in arbitration proceedings. This has led to some arbitral
awards being annulled due to insufficiently reliable evidence. In this article, the authors
present and analyze the issue of evidence determination in arbitration proceedings,
comparing it with civil litigation and international commercial arbitration practice, in
order to make recommendations for improving legal regulations in this field.
Keywords: Determination of evidence, arbitration proceedings, civil proceedings
1. Xác định chứng cứ trong tố tụng trọng tài và tố tụng dân sự
Thứ nhất, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (sau đây gọi là “Luật TTTM”)
không có quy định về khái niệm chứng cứ, cũng như xác định chứng cứ trong quá trình
tố tụng mà chỉ quy định chung về những thời điểm đương sự giao nộp tài liệu, chứng
cứ. Cụ thể, khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp thỏa thuận trọng tài, bản
chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan119. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên
Phó trưởng Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) – Trọng tài viên STAC – Email:
thienlng@uel.edu.vn
117 Giảng viên Khoa Luật – Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) – Trọng tài viên PIAC – Email:
phuocmh@uel.edu.vn
118 https://vneconomy.vn/tranh-cai-phap-ly-vu-ban-co-phan-tri-gia-hon-2-000-ty-dong.htm
119 Khoản 3 – Điều 30 Luật TTTM 2010
116
79
đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ kèm theo chứng cứ (nếu có)120. Trường hợp khiếu
nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài thì phải kèm theo bản sao đơn khởi kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định
của Hội đồng trọng tài. Trường hợp giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài thì phải
dịch ra tiếng Việt và được chứng thực hợp lệ121. Bên cạnh đó, Điều 46 Luật TTTM và
Điều 19 Quy tắc VIAC ghi nhận thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (sau đây gọi là
“HĐTT”) trong việc yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp tài liệu. Cụ thể, HĐTT có
quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp tài liệu, chứng cứ nếu có yêu cầu của một
hoặc các bên tranh chấp, tuy nhiên cũng phải lưu ý trong trường hợp này là người làm
chứng đã phải được xác định bởi các bên tranh chấp. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu
cầu tổ chức, cá nhân thường được hiểu là bên thứ ba không tham gia thỏa thuận trọng
tài cung cấp tài liệu và phải tự mình thực hiện việc đó. Đồng thời, HĐTT được quyền
yêu cầu bên thứ ba cung cấp tài liệu, chứng cứ. Chỉ sau khi tự mình thực hiện các biện
pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà không thể thu thập được thì lúc đó cả HĐTT
hoặc các bên tranh chấp mới có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi là “BLTTDS”) thì lại quy
định khá chi tiết về chứng cứ và xác định chứng cứ. Cụ thể, theo Điều 93 BLTTDS,
chứng cứ được định nghĩa là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu
thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm
căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, không phải bất cứ tài liệu
gì đương sự giao nộp đều được xem là chứng cứ. Tài liệu được xem là chứng cứ khi tài
liệu đó đáp ứng được các yêu cầu về xác định chứng tại Điều 95 BLTTDS, nếu không
tài liệu đó chỉ được xem là nguồn chứng cứ theo Điều 94 BLTTDS. Cụ thể, tài liệu đọc
được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng
thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Tài liệu
nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình
bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn
bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó
hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Đồng thời, khi đương sự
giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi
rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của
chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người
nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc
dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ. Trường hợp, đương sự giao nộp
cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm
theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Như vậy, có thể
nhận thấy việc xác định một tài liệu có được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự hay
không là khá rõ ràng. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 266 BLTTDS và hướng
dẫn tại (25) (26) Mẫu bản án122 thì Tòa án phải nhận định và đánh giá những tài liệu là
chứng cứ. Do đó, nếu không đáp ứng được các yêu cầu tại Điều 95 BLTTDS thì tài liệu
đó chỉ được xem là nguồn chứng cứ và chỉ có giá trị tham khảo.
120 Điều 35 Luật TTTM 2010
121 Điều 44 Luật TTTM 2010
122 Mẫu số 52-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
80
2. Thực tiễn xác định chứng cứ trong tố tụng trọng tài tại Việt Nam
Từ những phân tích ở trên, có thể nhận thấy sự khác biệt trong việc xác định
chứng cứ giữa tố tụng trọng tài và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam. Mặc
dù phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành123, tòa án vẫn
có thẩm quyền xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có yêu cầu của một bên124.
Trong đó, một trong những căn cứ để hủy phán quyết trọng tài là chứng cứ do các bên
cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo125. Trên thực
tiễn, đã có không ít phán quyết bị hủy do quan điểm đánh giá chứng cứ trong tố tụng
trọng tài và tố tụng dân sự là khác nhau. Nhóm tác giả trình bày và phân tích 02 phán
quyết đã bị hủy để làm rõ thêm lập luận này.
Thứ nhất, phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bị hủy
theo Quyết định số 12/2023/QĐ-PQTT ngày 04-7-2023 của Tòa án nhân dân Thành Phố
Hà Nội126 do tài liệu, chứng cứ chưa được hợp pháp hóa lãnh sự. Theo đó, bên yêu cầu
hủy nội dung phán quyết cho rằng Hội đồng trọng tài của VIAC đã đưa ra nhiều căn cứ,
trong đó có căn cứ cho rằng chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn
cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo. Cụ thể đó là nghị quyết của Hội đồng quản trị ủy
quyền cho một người tiến hành khởi kiện đã không được hợp pháp hóa lãnh sự khi
nguyên đơn nộp đơn khởi kiện lên VIAC. Đối với vấn đề này, tòa án đã nhận định như
sau: “Luật trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn luật trọng tài thương mại
không có quy định cụ thể nào về việc các văn bản ủy quyền khởi kiện cũng như ủy quyền
tham gia tố tụng từ nước ngoài gửi về phải được hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng trong
tố tụng trọng tài nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi tư cách tham
gia tham tố tụng hoặc loại trừ tính pháp lý, tính hợp pháp của tư cách người khởi kiện
cũng như tư cách tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Các bên trong vụ tranh
chấp có thỏa thuận hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
Khoản 2 điều 4 Nghị định số 111/2011 của Chính phủ quy định để được công nhận và
sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh
sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này. Hội đồng trọng tài cho rằng Hội
đồng trọng tài là cơ quan tiếp nhận của Việt Nam có quyền không yêu cầu các tài liệu
ủy quyền của nguyên đơn phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Hội đồng trọng tài cũng cho
rằng Luật trọng tài thương mại và các quy định khác của Việt Nam liên quan đến tố tụng
trọng tài không có bất kỳ yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự nào đối với các tài liệu nước
ngoài được sử dụng trong tố tụng trọng tài tại Việt Nam. Hội đồng trọng tài cũng cho
rằng Bộ luật tố tụng dân sự chỉ điều chỉnh thủ tục tố tụng Tòa án, không phải thủ tục tố
tụng trọng tài nên không thể là “quy định pháp luật tương ứng” tại khoản 4 điều 9 Nghị
định 111/2011. Trong vụ việc này được hiểu Luật trọng tài thương mại và các văn bản
hướng dẫn luật trọng tài thương mại không quy định thì được áp dụng quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự. Theo đó điều 478 BLTTDS đã quy định “Giấy tờ, tài liệu và bản
dịch tiếng Việt có công chứng, chứng thực đã được hợp pháp hóa lãnh sự”. Vì vậy, VIAC
đã thụ lý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và chấp nhận tư cách tham gia tố tụng của
người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn khi các tài liệu này chưa được hợp pháp
hóa lãnh sự trong khi bị đơn phản đối là không đúng quy định. Nói cách khác thì Hội
đồng trọng tài đã tiến hành tố tụng trọng tài và chấp nhận tư cách ủy quyền ủy quyền
của người được ủy quyền khi văn bản ủy quyền đó lập từ nước ngoài chưa được hợp
123 Khoản 5 Điều 60, Luật TTTM
124 Khoản 1 Điều 68, Luật TTTM
125 Điểm d khoản 1 Điều 68 Luât TTTM
126 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1225914t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 12-9-2023.
81
pháp hóa lãnh sự. Mặc dù sau này, trong quá trình tố tụng trọng tài, trước khi có phán
quyết về thẩm quyền phía nguyên đơn cũng đã nộp bổ sung các văn bản là các nghị
quyết của nguyên đơn và giấy ủy quyền đã được hợp pháp hóa lãnh sự nhưng việc nộp
các tài liệu này sau thời điểm Hội đồng trọng tài đã thụ lý vụ việc nhất là khi có bị đơn
phản đối thì phải coi là vi phạm tố tụng”
Thứ hai, phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bị hủy
theo Quyết định số 1079/2020/QĐ-PQTT ngày 23-7-2020 của Tòa án nhân dân Thành
Phố Hồ Chí Minh127 do có căn cứ xác định chứng cứ là giả mạo (do không xuất trình
được bản gốc tài liệu, chứng cứ). Theo đó, bên yêu cầu hủy nội dung phán quyết cho
rằng Hội đồng trọng tài của VIAC đã đưa ra nhiều căn cứ, trong đó có căn cứ cho rằng
chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là
giả mạo. Cụ thể, một trong những chứng cứ quan trọng mà Hội đồng trọng tài căn cứ để
chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn là các “Thông báo hàng đến”
do phía Nguyên đơn cung cấp. Đối với vấn đề này, tòa án đã nhận định như sau: “Xét,
Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào một số tài liệu “Thông báo hàng đến” là bản
photocoppy do V cung cấp chưa được kiểm chứng để ban hành Phán quyết 48. Trong
quá trình xét đơn yêu cầu tại Tòa án, TN đã cung cấp được chứng cứ chứng minh (theo
thông tin trên hệ thống của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1) có nhiều
“Thông báo hàng đến” không trùng khớp với các Vận đơn của TN; ngoài ra cũng theo
thông tin trên hệ thống này thì container MRKU4239912 ML-NG2116334 lại thể hiện
thông tin người gửi hàng là V nhưng không xác định đích danh người nhận là TN và xác
định những người được “Thông báo nhận hàng” bao gồm: Công ty Cổ phần Vận tải U;
TN và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Q; đồng thời công ty này được
“Thông báo” cho 07 container, trong khi TN là người nhận hàng chỉ được “Thông báo”
cho 01 container trong Vận đơn số TPSCR2018096,…Điều này còn thể hiện ý chí của
V muốn bán các container cho người khác.
Với các chứng cứ nêu trên, có cơ sở xác định: Khi giải quyết tranh chấp tại VIAC, V đã
nộp chứng cứ giả mạo là các “Thông báo nhận hàng” từ các đối tác thương mại khác và
Hội đồng trọng tài đã căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đó để ban hành Phán quyết 48
đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết. Vì vậy, có căn cứ
chấp nhận yêu cầu của TN hủy Phán quyết 48.”
Như đã trình bày ở trên, cách thức xác định chứng cứ giữa tố tụng trọng tài và tố
tụng dân sự có sự khác biệt khá rõ ràng. Giữa một bên dựa trên quan điểm của Hội đồng
trọng tài và một bên buộc phải tuân theo cách thức xác định. Theo quan điểm của nhóm
tác giả, điều này khá phù hợp với thực tiễn khi mà các bên chọn tố tụng trọng tài đa phần
là các doanh nghiệp và ngôn ngữ được sử dụng để giải quyết tranh chấp là tiếng Anh.
Do đó, hội đồng trọng tài thường không yêu cầu phải dịch các tài liệu sang tiếng Việt
hoặc phải có công chứng, chứng thực đối với tài liệu là văn bản. Ngược lại, tố tụng dân
sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam do tòa án giải quyết các tranh chấp bằng
tiếng Việt. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của người dân còn chưa cao nên cần có quy
định rõ ràng, cụ thể trong việc xác định chứng cứ làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Tuy
nhiên, khi xem xét các yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, tòa án thường có xu hướng áp
dụng quy định của BLTTDS để xác định có giả mạo chứng cứ hay không để từ đó làm
căn cứ xem xét hủy hay không hủy phán quyết. Điều này vô hình chung dẫn đến sự xung
127
https://congbobanan.toaan.gov.vn/5ta854883t1cvn/1079_KDTMST_2372020_K.pdf, truy cập ngày 12-9-2023
82
đột pháp luật trong việc xác định chứng cứ giữa tố tụng trọng tài và tố tụng dân sự tại
Việt Nam.
3. Kinh nghiệm tố tụng trọng tài quốc tế và gợi mở cho Việt Nam
Trước hết, theo từ điển luật học Black’s Law Dictionary, chứng cứ được định
nghĩa khá rộng là bất kì điều gì dùng để chứng minh hoặc phủ nhận một vấn đề nào
đó128. Trong thực tiễn trọng tài quốc tế, nguồn chứng cứ được sử dụng rất đa dạng, và
chủ yếu được phân loại thành 03 loại chứng cứ chính: chứng cứ bằng văn bản, chứng cứ
bằng lời khai của người làm chứng (bao gồm người làm chứng sự việc và người làm
chứng chuyên gia), và chứng cứ thông qua việc giám định. Xuyên suốt quá trình giải
quyết tranh chấp, với mỗi loại chứng cứ này, các HĐTT và các bên tranh chấp sẽ phải
quan tâm và giải quyết 03 vấn đề chính: nghĩa vụ chứng minh, thu thập chứng cứ, và
đánh giá chứng cứ.
Trên thế giới, các xung đột trong viiệc xác định chứng cứ vẫn tồn tại khi giải
quyết các tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia có truyền thống pháp luật
khác nhau. Để giải quyết các xung đột trên, Hiệp hội luật sư quốc tế (International Bar
Association) đã ban hành bộ quy tắc IBA về xác định chứng cứ trong tố tụng trọng tài
quốc tế (The IBA Rules on the Taking of Evidence in International Arbitration)129. Theo
khảo sát toàn cầu của IBA vào tháng 6 năm 2015, Quy tắc IBA được sử dụng trong 48%
tổng số vụ trọng tài. Trong đó, Quy tắc IBA được sử dụng trong 57% số vụ trọng tài tại
khu vực châu Á, 90% số vụ trọng tài tại Úc, 78% số vụ trọng tài tại Singapore, và 43%
số vụ trọng tài tại Trung Quốc130. Trong khảo sát của trường đại học Queen Mary
University of London (Vương quốc Anh) cùng hãng luật White & Case vào năm 2015,
89% người được khảo sát biết về Quy tắc IBA và 77% người được khảo sát đã thấy Quy
tắc IBA được sử dụng trong thực tế131.
Theo đó, thông thường các bên trong trọng tài quốc tế chỉ cần cung cấp bản sao
các tài liệu muốn sử dụng mà không cần phải cung cấp tài liệu gốc hay bản sao có chứng
thực như trong tố tụng tại tòa án Việt Nam. Chỉ khi có sự phản đối của một bên về tính
xác thực của một tài liệu nhất định thì HĐTT mới đặt ra các yêu cầu về hình thức của
tài liệu đó. Tùy từng trường hợp, HĐTT có thể yêu cầu bên đã cung cấp bản sao tài liệu
cung cấp thêm tài liệu gốc hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu, yêu cầu cung cấp
người làm chứng chứng minh cho tính xác thực của tài liệu, tiến hành giám định bởi
chuyên gia hoặc sử dụng các chứng cứ gián tiếp khác. Nếu không đáp ứng được các yêu
cầu này, HĐTT có thể không xem xét tới chứng cứ đó.132 Với việc dịch thuật, lí tưởng
nhất là với các tài liệu mà các bên đều sử dụng, các bên sẽ đệ trình một bản dịch chung
đối với tài liệu đó. Nếu không, trong đa số trường hợp, do loại tài liệu mà các bên đệ
trình có thể không giống nhau, mỗi bên sẽ tự cung cấp bản dịch của mình đối với tài liệu
mà mình đệ trình. Tương tự như đối với cung cấp tài liệu, các bên không cần phải cung
cấp bản dịch có công chứng. Chỉ khi nào có phản đối về sự chính xác của bản dịch thì
128 Bryan A. Garner, Black’s Law Dictionary, West Group (1999), trang 576
129 https://www.ibanet.org/MediaHandler?id=def0807b-9fec-43ef-b624-f2cb2af7cf7b
130 Báo cáo về việc tiếp nhận các sản phẩm luật mềm về trọng tài của IBA (2016)
131 Queen Mary University of London, White & Case, Khảo sát trọng tài quốc tế 2015: Những cải tiến và đổi mới trong trọng
tài
quốc
tế
(2015),
truy
cập
tại
http://www.arbitration.qmul.ac.uk/media/arbitration/docs/2015_International_Arbitration_Survey.pdf
132 Redfern, đoạn 6.118; Michael Mcilwrath and John Savage, International Arbitration and Mediation: A Practical Guide,
Kluwer Law International (2010) (sau đây được gọi tắt là “Savage Guide”), đoạn 5-178
83
HĐTT mới yêu cầu cung cấp bản dịch có công chứng hoặc yêu cầu một chuyên gia về
dịch thuật tiến hành kiểm tra133 .
Tại Việt Nam, Điều 30 Luật TTTM chỉ yêu cầu rằng khi nộp đơn khởi kiện,
nguyên đơn phải nộp kèm bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. Quy tắc
VIAC cũng không đặt ra yêu cầu cao hơn với tài liệu, ví dụ như không bắt buộc các bên
phải cung cấp bản chính hoặc bản sao có chứng thực các tài liệu. Trên thực tế tại VIAC,
các tranh chấp được giải quyết ngày càng trở nên phức tạp hơn với nhiều loại tài liệu
với số lượng lớn, nhiều tranh chấp có yếu tố nước ngoài đòi hỏi việc dịch thuật nhiều
tài liệu. Do đó, các thực tiễn trên trong trọng tài quốc tế về hình thức chứng cứ cần được
tiếp tục áp dụng, giúp việc giải quyết tranh chấp tại VIAC nhanh chóng và hiệu quả hơn
so với tại tòa án. Mặc dù thực tiễn hiện nay tại VIAC không yêu cầu các bên cung cấp
bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp một bên có phản đối về tính xác
thực của bản sao các tài liệu do một bên nộp lên, HĐTT có thể yêu cầu bên đã cung cấp
bản sao tài liệu cung cấp thêm bản gốc hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu hoặc
trưng cầu chuyên gia giám định như trong trọng tài quốc tế. Nếu bên cung cấp bản sao
không cung cấp được bản gốc hoặc bản sao có chứng thực thì HĐTT có thể không xem
xét các chứng cứ đó. Nếu bên cung cấp bản sao không cung cấp được bản gốc hoặc bản
sao có chứng thực mà HĐTT vẫn chấp nhận các tài liệu đó bất kể việc có phản đối của
một bên, có rủi ro phán quyết bị hủy bởi tòa án Việt Nam.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Luật trọng tài thương mại năm 2010
3. Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
4. Quyết định số 12/2023/QĐ-PQTT ngày 04-7-2023 của Tòa án nhân dân Thành
Phố Hà Nội, Link https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1225914t1cvn/chi-tietban-an, truy cập ngày 12-9-2023.
5. Quyết định số 1079/2020/QĐ-PQTT ngày 23-7-2020 của Tòa án nhân dân Thành
Phố
Hồ
Chí
Minh,
Link
https://congbobanan.toaan.gov.vn/5ta854883t1cvn/1079_KDTMST_2372020_
K.pdf, truy cập ngày 12-9-2023.
6. Bryan A. Garner, Black’s Law Dictionary, West Group (1999)
7. The IBA Rules on the Taking of Evidence in International Arbitration Link:
https://www.ibanet.org/MediaHandler?id=def0807b-9fec-43ef-b624f2cb2af7cf7b, truy cập ngày 12-9-2023.
8. Báo cáo về việc tiếp nhận các sản phẩm luật mềm về trọng tài của IBA (2016)
9. Queen Mary University of London, White & Case, Khảo sát trọng tài quốc tế
2015: Những cải tiến và đổi mới trong trọng tài quốc tế (2015), truy cập tại
http://www.arbitration.qmul.ac.uk/media/arbitration/docs/2015_International_A
rbitration_Survey.pdf
10. Michael Mcilwrath and John Savage, International Arbitration and Mediation: A
Practical Guide, Kluwer Law International (2010)
133 Redfern, đoạn 6.119; Savage Guide, đoạn 5-179
84
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP
TS. Võ Thị Thanh Linh134
ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc135
TÓM TẮT
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định nhiều phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại, theo đó thương lượng, hòa giải, trọng tài đang là lựa chọn của nhiều cá
nhân, tổ chức. Bài viết sau đây đề cập đến các điều kiện, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết
tranh chấp bằng các phương thức trên. Đồng thời, đề cập đến các Các FTA Việt Nam ký
kết có qui định về giải quyết tranh chấp thương mại. Để minh chứng cho sự phổ biến của
các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại ngoài Tòa án, nhóm
tác giả khái lược số liệu các tranh chấp trong kinh doanh thương mại được giải quyết thông
qua phương thức ngoài tòa án. Cuối cùng, nhóm tác giả đề cập đến hướng lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án trong bối cảnh hội nhập.
ABSTRACT
Vietnamese law currently regulates many methods to deal with commercial
disputes, in which bargain, mediation, and arbitration are the choices of many individuals
and organizations. The following article mentions the conditions, characteristics, and
principles of dispute solutions by using the above methods. At the same time, that mentions
the FTAs which Vietnam has signed regulated on solving commercial disputes. To
demonstrate the popularity of out-of-court commercial dispute solution methods, the
authors summarize data on commercial disputes solutions through out-of-court methods.
Finally, the authors mention the direction of choosing methods to deal with commercial
disputes outside of court in the context of integration.
1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp thương mại
Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 liệt kê những tranh chấp về kinh
doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án gồm ba nhóm: (i) các tranh chấp phát sinh
trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (ii) tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (iii) các tranh chấp
phát sinh trong nội bộ công ty và (iv) các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà
pháp luật có quy định. Luật Trọng tài Thương mại (TTTM) 2010 quy định thẩm quyền của
Trọng tài là giải quyết các tranh chấp mà pháp luật có quy định được giải quyết bằng Trọng
tài khi có thỏa thuận chọn Trọng tài hợp pháp của các bên tranh chấp, trong đó có tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Khái niệm “hoạt động thương mại” được định
nghĩa trong LTM 2005 rất rộng, mang tính chất bao trùm tất cả các hoạt động có mục đích
sinh lợi136. Tóm lại, có thể định nghĩa “tranh chấp thương mại” là các tranh chấp phát sinh
trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể thực hiện
các hoạt động đó.
134 P. Trưởng Bộ môn (phụ trách) bộ môn Kinh tế - Quốc tế, Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt
135 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt
Khoản 1, Điều 3 LTM 2005 định nghĩa hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”.
136
85
Các tranh chấp thương mại nhìn chung có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đây là các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại nên chịu chi phối
của các yếu tố cơ bản như mục đích sinh lợi, các yêu cầu về thời cơ kinh doanh và yêu cầu
giữ bí mật thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, các tranh chấp thương mại thường phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh
mà đa số các trường hợp là các doanh nghiệp. Ngoài ra, tranh chấp giữa các bên trong đó
có ít nhất một bên có hoạt động thương mại cũng được xem là tranh chấp thương mại để có
thể giải quyết bằng Trọng tài thương mại theo quy định của Luật TTTM 2010 hoặc tranh
chấp phát sinh trong nội bộ công ty như tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau
hoặc giữa thành viên với công ty liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, tổ chức lại
công ty cũng được coi là tranh chấp về hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại
BLTTDS 2015137. Theo quy định của LTM 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa
rất rộng. Chính vì thế, tranh chấp phát sinh trong nội bộ công ty cũng được coi là thuộc
phạm trù tranh chấp thương mại.
Thứ ba, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có thể được giải quyết
bằng các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, trong đó có các phương thức giải
quyết tranh chấp ngoài Tòa án như thương lượng, hòa giải và Trọng tài.
2. Khái quát pháp luật Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án
Hiện nay, tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng một trong hai cách, phương
thức mang tính tài phán hoặc không mang tính tài phán.
Thứ nhất, các hình thức không mang tính tài phán.
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn bao gồm hòa giải và thương
lượng. Khác với các hình thức mang tính tài phán, phương thức hòa giải và thương lượng
đề cao sự tự nguyện, tinh thần thiện chí của các bên. Thỏa thuận trong hòa giải và thương
lượng không mang tính bắt buộc thi hành, như là giao kết với nhau để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, các hình thức mang tính tài phán.
Tài phán là quyền của cơ quan hay tổ chức thực hiện giải quyết các tranh chấp
thương mại theo thẩm quyền, hình thức này bao gồm Trọng tài thương mại và Tòa án.
Những quyết định của Tòa án hay Trọng tài không chỉ mang giá trị ràng buộc phải thực
hiện mà buộc phải thi hành các quyết định đó.
2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Đây là biện pháp các bên áp dụng trước khi đi kiện khi phát sinh tranh chấp. Các
bên sẽ đưa ra trao đổi bàn bạc các biện pháp để đi đến thống nhất chung cho việc giải quyết
tranh chấp. Các bên có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện gặp nhau đàm phán để giải
quyết những vấn đề phát sinh. Đại diện của mỗi bên có thể là giám đốc, là người được giám
đốc ủy quyền hoặc luật sư thay mặt doanh nghiệp đó tham gia vào quá trình thương lượng.
Việc thương lượng có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua các hình thức trao đổi thông
tin.
Khoản 4, Điều 30 BLTTDS 2015 - Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án: “4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công
ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.
137
86
Trong hình thức thương lượng, các bên có quyền tự do ý chí, bình đẳng, cùng nhau
xem xét vấn đề trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các bên đạt được
sự thỏa thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết. Biện pháp thương lượng là biện pháp
giải quyết đơn giản, tiết kiệm được thời gian và chi phí đối với mỗi bên. Tuy vậy, biện pháp
này thường chỉ thành công khi các bên cùng có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp,
nếu một trong các bên tỏ ra quá nóng vội, khiêu khích thì quá trình thương lượng coi như
thất bại. Mặt khác, nếu mâu thuẫn quá phức tạp, các bên không giữ được cách đánh giá
khách quan thì rất khó thỏa hiệp. Hoặc nếu tranh chấp liên quan đến nhiều bên, tranh chấp
mà việc giải quyết nằm ngoài khả năng của các bên thì phải có một bên thứ ba hoặc một cơ
quan hòa giải mới giải quyết được.
Tóm lại, đặc điểm chủ yếu của phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
thể hiện ở các điểm sau: (i) Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận; (ii) Không
chịu bất kỳ ràng buộc của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuôn mẫu nào về giải quyết
tranh chấp; (iii) Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được đảm bảo thi hành.
2.2. Giải quyết tranh chấp bằng trung gian hòa giải
Từ năm 1997, Việt Nam đã có quy định về việc ưu tiên sử dụng hoà giải để giải
quyết tranh chấp thương mại, Điều 239 Luật thương mại 1997 đã quy định: “… Các bên
tranh chấp có thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà
giải. Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp
thương mại được giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án”. Đến năm 2005, Việt Nam tiếp
tục công nhận hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại, theo đó Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định “Hoà giải giữa các bên do một
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải”.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua một người thứ ba
gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên được các đương sự chọn có nghĩa vụ độc lập, tạo điều
kiện giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được một giải pháp để điều hòa lợi ích, khắc phục mâu
thuẫn bất đồng đã phát sinh.
Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trung gian hòa giải thể hiện
qua 3 đặc điểm: (i) Có sự hiện diện của bên thứ 3 làm trung gian để trợ giúp các bên tìm
kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp; (ii) Không chịu bất kỳ ràng buộc của nguyên
tắc pháp lý hay quy định khuôn mẫu nào về giải quyết tranh chấp; (iii) Kết quả hoàn toàn
phụ thuộc vào các bên và không được đảm bảo thi hành.
Nguyên tắc hòa giải dựa trên các nguyên tắc sau: (i) Các bên tranh chấp tham
gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; (ii) Các thông tin
liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; (iii) Nội dung thỏa thuận hòa giải
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn
tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại là các bên phải có thỏa
thuận hòa giải trươc, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá
trình giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình hòa giải, Hòa giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên
hoặc họp chung với cả hai bên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải,
phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra một giải pháp
thống nhất giải quyết tranh chấp hợp tình hợp lý. Hòa giải viên không có quyền hạn gì để
87
ra quyết định hoặc áp đặt một giải pháp nào đối với các bên, cũng như không thể đưa ra
các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Hòa giải cũng chỉ thành công khi hai bên có thiện chí giải quyết tranh chấp và nhìn
chung thể thức này không có giá trị bắt buộc trừ khi các bên đạt được sự thỏa thuận. Nếu
các bên cứ khăng khăng bảo thủ thì tranh chấp cũng không giải quyết được vì hòa giải viên
không đưa ra những quyết định buộc các bên phải thi hành.
Hai phương thức thương lượng và hòa giải trên có giải quyết tranh chấp thành công
hay không đều phụ thuộc rất lớn vào sự tự nguyện và thiện ý của các bên. Thiếu một trong
các yếu tố đó việc giải quyết tranh chấp sẽ thất bại. Vậy nên, yêu cầu cần phải có phương
thức khác để giải quyết, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp phải được tuân thủ.
Người có quyền lợi bị vi phạm sau khi áp dụng không thành công các biện pháp trên có thể
kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền lợi của mình.
2.3. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Tòa án
Tranh chấp kinh tế nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng được khởi kiện và
xét xử ở Tòa Kinh tế. Tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ tất cả các mối
quan hệ kinh tế trong nước, kể cả thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án được phân cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn
của Nguyên đơn. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài xảy ra ở Việt Nam, Tòa án cũng
có thẩm quyền xét xử, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Tòa án thường là giải pháp cuối cùng
của các bên, bởi quyết định của Tòa án có tính cưỡng chế rất cao vì được đảm bảo bằng bộ
máy thi hành và giám sát thi hành án của Nhà nước. Trong quá trình thụ lý và xét xử, Tòa
án có thể đưa ra những “biện pháp khẩn cấp tạm thời” như tạm giữ tài sản, phong tỏa tài
khoản,... để bảo vệ bằng chứng, bảo đảm việc thi hành án.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương
mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: Tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa
cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp giữa người chưa
phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công
ty, thành viên công ty. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh
chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên
Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là hình thức có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Từ thời La
Mã138, các công dân đã có quyền mang tranh chấp của mình đến cậy nhờ trọng tài giải
quyết thay vì cầu viện tòa án. Tinh thần của pháp luật La Mã đến nay vẫn giữ nguyên
giá trị, khi khẳng định rằng quyền yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp cho các bên là
138 Derek Roebuck, Roman Arbitration, Nxb. Holo Books, 2004.
88
hoàn toàn khả thi. Pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới đều quan niệm rằng
trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự tự định đoạt của các bên,
trọng tài có thẩm quyền ban hành các phán quyết mang tính ràng buộc và chung thẩm,
có giá trị thi hành như các bản án của tòa án.
Theo Từ điển tiếng Việt, Trọng tài là “tài phán trung lập hay người thứ ba được cử
làm trung gian phân xử, giải quyết tranh chấp”. Trong phương diện khoa học pháp lý, khái
niệm Trọng tài chủ yếu được nhắc tới như một thiết chế giải quyết tranh chấp hoặc một
phương thức giải quyết tranh chấp.
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là một phương thức
giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận nhằm giải quyết các vụ tranh chấp. Tranh
chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua Trọng tài kinh tế. Hình thức trọng tài
trên tồn tại từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới như ngày nay vì những lợi ích thiết
thực của nó trong tố tụng mang lại cho các nhà doanh nghiệp. Theo Pháp lệnh Trọng tài
Thương mại 2003139 và Luật TTTM 2010140, “Trọng tài thương mại là phương pháp giải
quyết tranh chấp”. Trước đây, Pháp lệnh TTTM 2003 theo hướng cho phép giải quyết bằng
Trọng tài những tranh chấp “phát sinh trong hoạt động thương mại”141. Luật TTTM 2010
ra đời mở rộng hơn quyền hạn giải quyết các loại tranh chấp của Trọng tài thương mại: (i)
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) Tranh chấp phát sinh giữa
các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) Tranh chấp khác giữa các
bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài142. Có hai mô hình trọng tài cơ
bản trên thế giới cũng như ở Việt Nam là trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) và
trọng tài vụ việc (trọng tài ad hoc).
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là: (i) Trọng tài viên phải tôn
trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức
xã hội; (ii) Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật.(iii) Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng
tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. (iv)
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác; (v)Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Về điều kiện giải quyết tranh chấp: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài
nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau
khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết
hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế
hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ
chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ
của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Các FTA Việt Nam ký kết có qui định về giải quyết tranh chấp thương mại
Việt Nam gia nhập các FTA có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động thương
mại và đầu tư, thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế quan, tạo thuận lợi
139
140
141
142
Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.
Khoản 1, Điều 3 Luật TTTM 2010.
Khoản 1, Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003.
Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại về thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
89
cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên. Trong các FTA mà Việt Nam tham
gia, có nhiều quy định về giải quyết tranh chấp thương mại, cụ thể như sau:
3.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ
mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU143. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam
kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất. Hai
Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019. EVFTA và EVIPA được phê chuẩn bởi Nghị
viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày
8/6/2020. Về nội dung, có thể EVFTA được chia thành 3 nhóm vấn đề là (i) mở rộng thị
trường; (ii) bảo hộ đầu tư và (iii) giải quyết tranh chấp.
Trong Hiệp định EVFTA bao gồm 3 phụ lục có liên quan đến phương thức giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại và hòa giải. Trong đó, Phụ lục 15A. Quy
tắc Tổ tụng trọng tài quy định về các thủ tục tố tụng trọng tài bao gồm: Khởi động tố
tụng trọng tài; Đệ trình bằng văn bản; Hoạt động của trọng tài viên; Thay thế trọng tài
viên; Phiên họp giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Phụ lục này đề đề cập đến vấn đề bảo
mật thông tin, tiếp xúc riêng của trọng tài viên và các bên liên quan.
Phụ lục 15B về Quy tắc ứng xử của Trọng tài viên và Hòa giải viên, bao gồm các
nội dung: Nghĩa vụ và trách nhiệm; Công bố thông tin; Sự độc lập và công bằng của
Trọng tài viên; Bảo mật thông tin; Nghĩa vụ của trọng tài tiền nhiệm.
Phụ lục 15 C. Cơ chế Hòa giải viên, bao gồm các nội dung: Thủ tục hòa giải, lựa
chọn Hòa giải viên, Quy tắc thủ tục hòa giải; Thi hành bảo mật và mối quan hệ với giải
quyết tranh chấp. Theo đó, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác, và không ảnh hưởng đến
khoản 6 Điều 5 (Quy tắc thủ tục hòa giải) của Phụ lục này, tất cả các trình tự của thủ tục
hòa giải, bao gồm bất kỳ tư vấn hoặc giải pháp được đề xuất nào, đều được giữ bí mật.
Tuy nhiên, bất kỳ Bên nào cũng có thể công bố công khai về việc hòa giải đang được
tiến hành. Thủ tục hòa giải không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của các Bên
theo Chương 15 (Giải quyết tranh chấp) hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác. Tham vấn
theo Chương 15 (Giải quyết tranh chấp) là không bắt buộc trước khi bắt đầu thủ tục hòa
giải. Tuy nhiên, một Bên nên tự mình sử dụng các quy định về tham vấn và hợp tác liên
quan khác trong Hiệp định này trước khi bắt đầu thủ tục hòa giải. Một Bên sẽ không dựa
trên hoặc đưa ra làm chứng cứ trong các thủ tục giải quyết tranh chấp khác theo Hiệp
định này hoặc bất kỳ hiệp định nào khác, hoặc một hội đồng trọng tài sẽ không xem xét:
(a) quan điểm của Bên kia trong quá trình hòa giải hoặc thông tin thu được theo khoản
2 Điều 5 (Quy tắc thủ tục hòa giải) Phụ lục này; (b) việc Bên kia đã chỉ rõ ý định của
Bên đó chấp nhận một giải pháp cho biện pháp tranh chấp theo thủ tục hòa giải; hoặc
(c) tư vấn hoặc đề xuất do hòa giải viên đưa ra. 5. Một hòa giải viên không được đảm
nhiệm vai trò trọng tài viên hoặc thành viên hội đồng trọng tài trong thủ tục giải quyết
tranh chấp theo Hiệp định này hoặc Hiệp định WTO liên quan đến cùng một vấn đề mà
người đó đã từng là hòa giải viên.
Có thể thấy, Việt Nam và EU cam kết ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
và thương lượng, trong trường hợp không thể hòa giải và thương lượng được, tranh chấp
143 Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được
công bố. Ngày 26/06/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định
Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA.
90
được đưa ra giải quyết tại trọng tài thương mại. EVFTA đưa ra các yêu cầu xét xử công
khai minh bạch thông tin, tài liệu đối với những vụ tranh chấp không thuộc thông tin
bật, tạo mọi điều kiện cho công chúng tiếp cận. Ngoài ra, EVFTA cho phép bên thứ ba
(các tổ chức, cá nhân) được tham kiến trong quá trình giải quyết tranh chấp.
3.2. Hiệp định EVIPA (Hiệp định Bảo hộ Đầu tư) dành riêng chương 3 quy định
về cơ chế giải quyết tranh chấp. Trong đó chương 3 gồm 2 phần: Phần A. Giải quyết
tranh chấp giữa các bên; Mục B. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với các bên. Đối
với phương thức giải quyết tranh chấp về hòa giải thương mại, Hiệp định quy định về
quy trình và thủ tục hòa giải (lựa chọn Hòa giải viên, thủ tục các bước), hành xử của các
Hòa giải viên và những người được chỉ định để tiến hành hoạt động hòa giải.
3.3. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và
các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối
với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Hiệp định CPTPP cũng có quy định bắt buộc về thương
lượng, đàm phán trước khi tiến hành khởi kiện ra trọng tài thương mại hoặc ra các cơ
quan tài phán, tuy nhiên không có quy định hòa giải thương mại là thủ tục bắt buộc.
Chương đầu tư của CPTPP có một phần riêng (phần B) quy định về cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài (ISDS). Cơ chế này cho phép
nhà đầu tư được kiện Nhà nước ra trọng tài quốc tế độc lập, áp dụng ở tất cả các nước.
Trường hợp các nước có thỏa thuận riêng về cơ chế này thì sẽ được ưu tiên giải quyết
theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, một trong những bất cập là việc thực hiện cam kết về
minh bạch hóa toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài, sự tham gia của bên thứ ba... là những
vấn đề phức tạp, chưa có tiền lệ trong hệ thống pháp luật hiện hành.
4. Khảo sát PCI của VCCI và báo cáo của VIAC về giải quyết tranh chấp tranh
chấp thương mại
Theo khảo sát của VCCI (2022), Chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam), đánh giá chất lượng điều hành kinh tế
để đánh giá để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Theo đó, chỉ số PCI bap gồm 10 chỉ số,
(i) Chi phí gia nhập thị trường thấp. (ii) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định.
(iii) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai. (iv) Chi phí
không chính thức thấp. Giảm thiểu và loại bỏ các chi phí không đảm bảo. (v) Thời gian
thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng. Không
chồng chéo, không làm khó trong lạm dụng hay thực thi quyền lực không hiệu quả, linh
hoạt. (vi) Môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. (vii) Chính quyền tỉnh năng động,
sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. (viii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển, chất lượng cao. Chính sách đào tạo lao động tốt. Mang đến nguồn lao động chất lượng
cao trên thị trường. Tính năng động, sáng tạo, có kỹ thuật và tay nghề cao. (ix) Thúc đẩy
các chất lượng và hiệu quả đối với công việc của thành phần kinh tế tư nhân. (x) Thủ tục
giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự là một trong những
chỉ số quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh của doanh nghiệp. Như vậy, thủ
tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại là một trong 10 chỉ số đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển,
những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi những lựa chọn hình thức giải quyết tranh
chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc
mà các thương nhân cần cân nhắc. Xu hướng tổ chức, cá nhân ở các tỉnh lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp thương mại ngày càng linh hoạt hơn.
91
Theo bảng xếp hạng PCI năm 2022, Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân năm thứ
sáu liên tiếp với điểm số 72,95 trên thang điểm 100. Đứng vị trí thứ hai là tỉnh Bắc Giang
với số điểm ấn tượng 72,80, tăng 8,06 điểm và cải thiện 29 bậc so với PCI 2021. Thành
phố Hải Phòng giữ vị trí thứ ba với điểm số 70,76 điểm. Các vị trí thứ tư và thứ năm lần
lượt thuộc về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (70,26 điểm) và tỉnh Đồng Tháp (69,68 điểm). Các
vị trí còn lại trong top 10 địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất theo điểm số PCI là
Thừa Thiên-Huế (69,36 điểm), Bắc Ninh (69,08 điểm), Vĩnh Phúc (68,91 điểm), Đà Nẵng
(68,52 điểm) và Long An (68,45 điểm)
Cơ cấu doanh nghiệp FDI có sự dịch chuyển sang các ngành có hàm lượng công
nghệ cao. Gần một nửa (49,5%) số doanh nghiệp FDI được khảo sát hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp/chế tạo, 39% trong lĩnh vực dịch vụ/thương mại và 7% trong lĩnh vực xây
dựng. Trong lĩnh vực công nghiệp/chế tạo, khối doanh nghiệp FDI đang có sự dịch chuyển
khỏi ngành may mặc144.
Theo báo cáo của VIAC: Về giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức
trọng tài. Theo thống kê của VIAC về giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương
mại, số vụ việc được VIAC xử lý năm 2021 là 270 trường hợp145, tăng 21% so với năm
2020. Tranh chấp trong nước chiếm 42,7%, tranh chấp có 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài
chiếm 39,2% và tranh chấp có yếu tố nước ngoài đạt 18,1%. Ba lĩnh vực tranh chấp hàng
đầu được giải quyết tại VIAC là: hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm 44,4%); Cung cấp
dịch vụ (27,8%) và xây dựng 18,9%. Các lĩnh vực khác như bảo hiểm, hậu cần, mua bán
và sáp nhận, kiểm toán, sở hữu trí tuệ.
Tính từ năm 1993 đến năm 2022 có 2513 vụ tranh chấp, trong đó 35,97% tranh chấp
có ít nhất một bên là FDI, 39,99% tranh chấp trong nước, 24,04% tranh chấp có yếu tố
nước ngoài146. Lĩnh vực phát sinh tranh chấp rất đa dạng, trong đó tranh chấp mua bán hàng
hóa được giải quyết cao nhất tại VIAC với 40,7%, tiếp đến là lĩnh vực xây dựng, tài chính
ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, mua bán sáp nhập.
Các bên tranh chấp đến từ 61/64 tỉnh thành và thành phố tại Việt nam cũng như 64
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Phần lớn các bên tranh chấp đến từ Châu Á 68,9%,
Châu Âu 17.4% và Châu Mỹ 19.3%.
Về giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải thương mại, theo thống kê chung của Trung
tâm Hòa giải thương mại Việt Nam VMC, trong giai đoạn từ năm 2028 đến năm 2022 tiếp
nhận 36 vụ. Riêng trong năm 2022 VMC đã tiếp nhận 12 vụ tranh chấp. Trong đó, số tranh
chấp trong nước chiếm 56% và tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 44%. Các vụ tranh chấp
hòa giải thành, các bên đều tự nguyện thi hành văn bản về kết quả hòa giải thành.
Lĩnh vực phát sinh tranh chấp nhiều nhất là mua bán hàng hóa (chiếm 44 % tổng số
vụ), tiếp đến là tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công, tư vấn thiết kế xây dựng, một
lĩnh vực mới phát sinh là lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Có thể thấy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quyết định
thành công của các bên có tranh chấp, tiết kiệm chi phí và thời gian giải quyết. Ngoài ra,
giải quyết tranh chấp thương mại có thể tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước. Theo khảo sát
144 VCCI (2022), Chỉ số PCI, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để đánh
giá để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tr 24.
145Vietnam Mediation Center (2021), Annual report, https://vmc.org.vn/images/Resources/Annual-Report/VIAC_AnnualReport-2021_220616.pdf
146
Báo cáo thường niên VIAC năm 2022, https://www.viac.vn/bao-cao-thuong-nien.html.
92
của EU, giải quyết tranh chấp thương mại có thể tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước, theo
đó thông qua việc đóng góp trực tiếp của doanh thu dịch vụ kiện tụng vào nền kinh tế EU
(€1,6 xuống 2,7 tỷ) và thông qua việc giảm chi phí cơ hội cho doanh nghiệp liên quan đến
thời gian dài thủ tục tố tụng tư pháp (2,1 đến 3,0 tỷ euro)147.
5. Xu hướng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trong bối
cảnh hội nhập
(i) Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam luôn có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã và đang mở rộng quy
mô thương mại và mở rộng mạng lưới đối tác trên khắp thế giới. Hoạt động xuất khẩu,
nhập của các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng hơn, tuy nhiên đi cùng với những lợi thế nói
trên là những thách thức, rủi ro về tranh chấp thương mại xãy ra giữa các chủ thể trong
nước và quốc tế, thiệt hại về tài sản, uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, xu hướng lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc ngoài Tòa
án đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như tăng cường
quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, phương thức giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài và hòa giải thương mại hiện nay là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.
Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, các chủ thể thường dựa vào
các tiêu chí như: Sự thiện chí giữa các bên, thời gian giải quyết tranh chấp, tính bảo mật
thông tin, chi phí, tính cưỡng chế thi hành phán quyết hoặc bản án.
Việc ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa
giải thương mại đã thể chế hóa Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính
trị về chiến lược cải cách thư pháp, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết một
số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định
công nhận việc giải quyết đó”.
(ii) Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án phù hợp với Hiệp
định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia. Ví dụ, hiệp định CPTPP quy định cụ thể về
cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước chủ nhà (ISDS). Theo đó,
cơ chế này đề cập đến quyền của Nhà nước trong việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài quốc tế độc lập. Nhà đầu tư được quyền khởi kiện quốc gia khi
có tranh chấp. Việt Nam cũng là quốc gia tham gia ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư song phương với nước ngoài, trong đó từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia trong trường
hợp xảy ra tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, xu hướng lựa chọn Trọng
tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, để các doanh
nghiệp có thể tự tin lựa chọn hòa giải thương mại, hoặc lựa chọn Trọng tài quốc tế để giải
quyết tranh chấp thì các doanh nghiệp cần nắm bắt và thực hiện đúng quy định pháp luật
Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bởi lẽ tham gia vào hoạt
động thương mại sẽ không thể tránh những mâu thuẩn, tranh chấp trong quá trình thực hiện
hợp đồng hoặc trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, các địa phương cần hiểu đúng các cam
kết quốc tế nhằm quản lý Nhà nước được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
2. Luật Thương mại 2005;
147 Expedited settlement of commercial disputes in the European Union, European Parliamentary, 2018
93
3. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;
4. Vietnam
Mediation
Center
(2021),
Annual
report,
https://vmc.org.vn/images/Resources/Annual-Report/VIAC_Annual-Report2021_220616.pdf
5. Maria F. Moscati, Michael Palmer, Marian Roberts (2022), “Comparative Dispute
Resolution
Research
Handbooks
in
Comparative
Law
series
“https://www.elgaronline.com/edcollbook/edcoll/9781786433022/9781786433022.
xml.
6. Expedited settlement of commercial disputes in the European Union, European
Parliamentary, 2018
7. VCCI (2022), Chỉ số PCI, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, đánh
giá chất lượng điều hành kinh tế để đánh giá để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thương mại (Tập 2);
9. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Pháp luật thương mại,
hàng hóa và dịch vụ;
10. Võ Thị Thanh Linh (chủ biên) (2022), “Pháp luật Thương mại Việt Nam, Nxb Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh;
11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (thuật ngữ
Luật Kinh tế), NXB Công an Nhân dân, Hà Nội;
12. Trung tâm Thương mại Quốc tế và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2003), Trọng
tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, Hà Nội.
94
HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG TÂM HÒA GIẢI QUỐC TẾ
SINGAPORE VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
COMMERCIAL MEDIATION AT SINGAPORE INTERNATIONAL
MEDIATION CENTER AND SOME SUGGESTIONS FOR VIETNAM
TS. Nguyễn Thị Diễm Anh148
Tóm tắt: Bài viết của tác giả trình bày một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những
thành tựu của Trung tâm Hòa giải Quốc tế Singapore (Singapore International Mediation
Center-SIMC) trong hoạt động hòa giải thương mại. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày một
số ý kiến gợi mở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hòa giải
thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore, hòa giải thương mại
Abstract: The author's article presents some basic reasons leading to the
achievements of the Singapore International Mediation Center (SIMC) in commercial
mediation activities. On that basis, the author presents some suggested ideas to
contribute to improving the operational efficiency of commercial mediation
organizations in Vietnam in the coming time
Keywords: Singapore International Mediation Center, commercial mediation.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, hòa giải thương mại không còn là vấn đề quá xa lạ trong lĩnh vực khoa
học pháp lý. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau cho nên hòa
giải thương mại vẫn luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước theo nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Khi nghiên cứu về hòa
giải thương mại, tác giả nhận thấy đây là một phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại cộng hưởng được nhiều ưu điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại khác như mang lại tâm lý thoải mái cho các bên tranh chấp, thủ tục giải quyết không
quá phức tạp, duy trì tính bảo mật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh
chấp. Những ưu điểm này là một trong những nguyên nhân khiến cho hòa giải thương
mại đang dần trở thành phương thức giải quyết tranh chấp thông dụng ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tại Sigapore, SIMC là tổ chức lập được nhiều thành tích rất đáng ngưỡng
mộ về hòa giải thương mại trong những năm gần đây. Trong bối cảnh các chủ thể tranh
chấp thương mại ở Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà với việc lựa chọn phương thức
hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp thì việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân
dẫn đến sự thành công trong công tác hòa giải thương mại tại SIMC, từ đó nêu lên một
số ý kiến gợi mở góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hòa giải thương
mại ở Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
2. Nội dung
2.1. Sơ lược một số thành tựu nổi bật về hòa giải thương mại của Trung tâm
Hòa giải Quốc tế Singapore
Ngày 05 tháng 11 năm 2014 đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với hoạt động
hòa giải ở Singapore, bởi vì đây là ngày ra mắt hai tổ chức hòa giải tư của Singapore,
đó là Viện Hòa giải Quốc tế Singapore và SIMC. SIMC là một tổ chức phi lợi nhuận
chuyên cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo nhu cầu của các bên tranh
chấp. Trung tâm có trụ sở tại số 28, đường Maxwell Chambers Suites Singapore. Gần
148 GV Khoa Luật trường Đại học Công Đoàn, Email: diemanhnt@dhcd.edu.vn, Điện thoai: 0942409779
95
10 năm ra đời và phát triển, SIMC đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong
hoạt động hòa giải thương mại. Theo dữ liệu báo cáo thường niên năm 2014 và 2015,
SIMC đã tiếp nhận vụ việc đầu tiên ngay sau một tháng ra mắt. Năm 2015, SIMC đã
nhận được 05 vụ việc mới, 03 trong số đó là các vụ việc Arb-Med-Arb được quản lý
chung với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Sigapore (SIAC). Cả sáu vụ tranh chấp đều
mang tính chất quốc tế, có số tiền tranh chấp dao động từ 5 triệu đô la Sigapore (3.66
triệu đô la Mỹ) đến hơn 600 triệu đô la Sigapore. Điều đặc biệt là SIMC đều giải quyết
thành công tất cả các vụ việc thông qua hòa giải. Năm 2017, “tỷ lệ các vụ việc được hòa
giải là 85%, so với mức trung bình trên toàn cầu là 70%”. Với những thành tích đạt được
trong 03 năm tổ chức hoạt động kể từ khi thành lập, ngày 01 tháng 11 năm 2017, SIMC
chính thức được Bộ trưởng Bộ Pháp luật bổ nhiệm là một trong những tổ chức cung cấp
dịch vụ hòa giải được chỉ định tại Singapore theo Đạo luật Hòa giải. Theo báo cáo
thường niên năm 2019 và 2020, trong năm 2019, SIMC đã hòa giải thành công 474 vụ
tranh chấp thương mại quốc tế. Như vậy, chỉ sau năm năm kể từ ngày thành lập, số
lượng các vụ việc hòa giải thành công tại SIMC đã tăng lên gần 80% so với tổng số vụ
việc được giải quyết trong hai năm đầu thành lập (năm 2015 và 2016). Điều đó cho thấy
SIMC xứng đáng được công nhận là tổ chức đi đầu ở Sigapore trong việc cung ứng dịch
vụ hòa giải thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2021,
Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC - Trung tâm đầu tiên có chức năng hòa giải thương
mại được thành lập ở Việt Nam năm 2018), “đã tiếp nhận giải quyết 24 vụ, trong đó số
vụ tranh chấp trong nước chiếm 50% và tranh chấp có yếu tố nước ngoài là 50%. Với
các vụ tranh chấp đã hòa giải thành, 100% các bên đều tự nguyện thi hành văn bản về
kết quả hòa giải thành, một số vụ khác đang trong quá trình hòa giải và hi vọng sẽ kết
thúc tốt đẹp trong năm 2022”. VMC ra đời muộn hơn so với SIMC 4 năm, tuy nhiên khi
so sánh kết quả đạt được của VMC và SIMC, tác giả nhận thấy SIMC đã đạt được những
kết quả rất đáng ghi nhận và ngưỡng mộ về hòa giải thương mại kể từ khi thành lập đến
nay. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ hòa giải viên chuyên nghiệp, năng
động, SIMC được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và đạt được những bước đột phá về hòa
giải thương mại ở khu vực Châu Á và thế giới trong những năm tiếp theo.
2.2. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thành tựu đạt được trong hoạt
động hòa giải thương mại tại Trung tâm Hòa giải Quốc tế Singapore
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành tựu của SIMC trong hoạt động hòa
giải thương mại. Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này, tác giả chỉ tập trung phân tích
một số nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản.
2.2.1. Một số nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Chính phủ Singapore đã tạo lập được hành lang pháp lý vững chắc để
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của phương thức hòa giải ở Singapore nói chung và tại
SIMC nói riêng. Một trong những văn bản quan trọng do Chính phủ Singapore ban hành
để điều chỉnh về hòa giải thương mại không thể không nhắc đến đó là Đạo luật Hòa giải
(ban hành năm 2017; sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2020). Đạo luật Hòa giải
của Singapore góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và những mục đích khác có liên
quan. Điểm đặc biệt của Đạo luật Hòa giải của Singapore đó là tạo ra cơ chế pháp lý hỗ
trợ thực thi quyết định hòa giải thành từ phía tòa án. Ngoài ra, để tạo tâm lý an tâm cho
các bên tranh chấp khi lựa chọn phương thức hòa giải thương mại để giải quyết tranh
chấp, Đạo luật Hòa giải của Singapore cũng có những quy định về việc không công nhận
kết quả hòa giải thành [6, Điều 12) và nghĩa vụ bảo mật thông tin liên quan đến vụ tranh
96
chấp [6, Điều 4). Ngày 07 tháng 8 năm 2019, Singapore đã ký kết Công ước Singapore
về hòa giải thương mại quốc tế (gọi tắt là Công ước Singapore). Nhằm thúc đẩy việc thi
hành Công ước Singapore, Singapore đã ban hành Luật về Công ước Singapore về hòa
giải năm 2020. Như vậy, hiện nay Singapore đã xây dựng được hành lang pháp lý thuận
lợi để các tổ chức hòa giải thương mại ở Singapore nói chung và SIMC nói riêng có cơ
sở ra đời và hoạt động có hiệu quả.
Thứ hai, trong những năm gần đây, các chủ thể tranh chấp thương mại có xu hướng
lựa chọn phương thức hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có bốn
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến được đa số các quốc gia công
nhận, đó là thương lượng, hòa giải thương mại, trọng tài thương mại và Tòa án. Mỗi
một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đều có những ưu điểm và hạn chế
nhất định. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nào không đơn
thuần xuất chỉ phát từ ưu điểm của phương thức đó mà còn phụ thuộc vào nhu cầu và
điều kiện kinh tế của các bên tranh chấp. Trong thời gian gần đây, hòa giải thương mại
đang nhận được sự quan tâm và lựa chọn của các bên tranh chấp. Bởi lẽ, hòa giải thương
mại không những đáp ứng được nhu cầu của các bên tranh chấp mà còn mang lại cho
các bên tranh chấp nhiều lợi ích như thủ tục giải quyết đơn giản, thời gian giải quyết
nhanh chóng, đặc biệt hòa giải thương mại có xu hướng thúc đẩy và duy trì mối quan hệ
hài hòa giữa các bên tranh chấp. Nhu cầu lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho SIMC có nhiều cơ hội
tiếp cận với khách hàng.
Thứ ba, SIMC có nhiều yếu tố thuận lợi trong tổ chức và hoạt động. Điều này thể
hiện ở chỗ, SIMC có trụ sở đặt trên lãnh thổ Singapore - một quốc gia có vị trí được ví
là trái tim của Đông Nam Á. Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông hàng hải,
hàng thông rất phát triển cho nên SIMC có nhiều ưu thế trong việc tìm kiếm đối tác và
phát triển thị trường ở khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, Singapore cũng có môi trường
pháp lý khá thông thoáng, cơ chế quản lý minh bạch, có ngành dịch vụ logistics và vận
tải hàng hải phát triển bậc nhất Châu Á. Năm 2020, Singapore là quốc gia được công
nhận có “môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới”, “nơi dễ kinh doanh thứ hai trên thế
giới”. Những yếu tố thuận lợi đó khiến cho các hoạt động thương mại ở Singapore luôn
diễn ra rất sôi động. Các hoạt động thương mại ở Singapore được thực hiện bởi các chủ
thể đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, tập
quán,…giữa các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại là một trong những nguyên
nhân cơ bản làm nảy sinh và gia tăng các tranh chấp thương mại tại Singapore. Được tổ
chức và hoạt động trên một quốc gia dễ phát sinh các tranh chấp thương mại khiến cho
SIMC có cơ hội tiếp cận với khách hàng nhanh chóng và thuận lợi hơn so với các tổ
chức hòa giải thương mại khác.
2.2.2. Một số nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, SIMC có nguồn nhân lực dồi dào, chuyên nghiệp. Khi truy cập vào trang
web của SIMC (https://simc.com.sg/) tác giả nhận thấy, các thành viên trong ban lãnh
đạo, đội ngũ nhân viên và hòa giải viên của SICM đều là những cá nhân có năng lực
chuyên môn sâu, có kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải chuyên nghiệp. Rất nhiều thành
viên trong ban lãnh đạo từng là luật sư cấp cao và đạt được nhiều thành tích rất đáng
ngưỡng mộ trong nghiên cứu và thực tiễn thực hiện pháp luật. Có thể kể đến một số cá
nhân tiêu biểu như ông George (chủ tịch SIMC), được The International Who is Who
of Commercial Mediatinon vinh danh là nhà lãnh đạo tư tưởng toàn cầu về hòa giải năm
2017. Ông Chow Kok Fong (giám đốc điều hành Equitas Chambers) được trao giải
97
thưởng Học viện Luật Sigapore năm 2013 vì những đóng góp trong việc thúc đẩy sự
phát triển của pháp luật Sigapore. Ông Lok Vi Ming SC (giám đốc điều hành của LVM
Law Chambers LLC), được nhận giải thưởng CC Tan danh giá từ Hiệp hội Luật sư, tôn
vinh các giá trị trung thực, công bằng và liêm chính cá nhân vào năm 2021. Thành viên
của SIMC không chỉ giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên nghiệp
mà còn có số lượng khá phong phú. Hội đồng hòa giải của SIMC gồm hòa giải viên
quốc tế và hòa giải viên chuyên nghiệp, trong đó có “70 hòa giải viên quốc tế độc lập
có nhiều kinh nghiệm giải quyết tranh chấp xuyên quốc gia, được đánh giá cao về năng
lực do giải quyết thành công nhiều tranh chấp thương mại phức tạp”. Đội ngũ hòa giải
viên quốc tế và hòa giải viên chuyên nghiệp của SIMC đến từ nhiều quốc gia khác nhau
như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Vương quốc
Anh,…. Phần lớn các hòa giải viên quốc tế và hòa giải viên chuyên nghiệp là các luật
sư cấp cao, luật sư đặc biệt, cố vấn pháp luật, giáo sư luật, trọng tài viên, giảng viên luật,
một số ít là những người giữ các chức vụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
như cố vấn tổng giám đốc ngân hàng, giám đốc độc lập của ngân hàng tài chính. Đặc
biệt, 100% đội ngũ hòa giải viên quốc tế đều có khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh)
lưu loát, một số hòa giải viên quốc tế có khả năng sử dụng từ 2 đến 3 ngoại ngữ. Các
hòa giải viên chuyên nghiệp có khả năng hòa giải chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực khác
nhau như ngân hàng, thương mại, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, dịch vụ
logistics,… Khi truy cập vào trang web của Maxwell Chambers - Tổ hợp giải quyết
tranh chấp thay thế tại Singapore (https://www.maxwellchambers.com/our-services/),
tác giả nhận thấy rất nhiều phản hồi tốt của khách hàng về đội ngũ lãnh đạo, nhân viên
và hòa giải viên của SIMC. Đa số khách hàng đều hài lòng về trình độ, đạo đức, kỹ năng,
kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên và hòa giải viên của
SIMC.
Thứ hai, SIMC luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Mặc dù đội ngũ
lãnh đạo, nhân viên, hòa giải viên của SIMC là những người có trình độ chuyên môn
sâu, có kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải chuyên nghiệp nhưng SIMC vẫn luôn chú trọng
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, nhân viên và hòa giải viên. Điều này thể hiện ở
chỗ, SIMC thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tuần hội nghị để trao đổi về chuyên
môn, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải thương mại. Thực tế cho thấy, SIMC đã tổ chức
thành công rất nhiều cuộc hội thảo, tuần hội nghị liên quan đến hòa giải thương mại. Ví
dụ như, Hội thảo trực tuyến - Tuần Hội nghị Singapore: Cơ chế giải quyết tranh chấp
kết hợp làn sóng của tương lai: Quan điểm tư tưởng của Singapore với tư cách là một
trung tâm hàng hải; tuần Hội nghị Singapore: Hiểu biết sâu sắc về tranh chấp quốc tế trị
giá 1 tỷ USD; tuần Hội nghị Singapore: Điều khoản nửa đêm và thỏa thuận giải quyết
thông minh; Hội thảo trực tuyến về việc triển khai các sáng kiến nhằm giúp doanh nghiệp
giải quyết nhanh chóng các tranh chấp trong thời kỳ Covid19; tuần hội nghị Singapore:
Hiểu biết sâu sắc về tranh chấp quốc tế trị giá 1 tỷ USD; tuần Hội nghị Singapore: Điều
khoản nửa đêm và thỏa thuận giải quyết thông minh,… Tính đến năm 2022, SIMC đã
tổ chức thành công 4 cuộc hội thảo dành cho các nhà hòa giải chuyên nghiệp tại
Singapore. Không chỉ SIMC chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mà bản thân
đội ngũ cán bộ, nhân viên, hòa giải viên của SIMC cũng luôn chủ động học tập để trau
dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ, trong những
năm gần đây, rất nhiều cá nhân của SIMC nhận được những giải thưởng danh giá trong
công tác hòa giải nói riêng và trong lĩnh vực nghiên cứu, thực hành pháp luật nói chung.
Các tác giả bài viết đăng trên trang web của SIMC đều là các hòa giải viên của SIMC.
98
Rất nhiều bài viết có giá trị tham khảo cao trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực
tiễn hòa giải.
Thứ ba, SIMC có cơ sở vật chất hiện đại, luôn chú trọng hoạt động quảng bá hình
ảnh và mở rộng mạng lưới đối tác, cụ thể như sau:
(i) Về cơ sở vật chất: SIMC có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. SIMC có trụ sở
tại tòa nhà Maxwell Chambers (tổ hợp giải quyết tranh chấp thay thế của
Singapore). Năm 2013, Global Arbitration Review (Đánh giá trọng tài toàn cầu - GAR)
đã tiến hành khảo sát về các trung tâm điều trần của Maxwell Chambers, kết quả cho
thấy Maxwell Chambers là một trong ba trung tâm điều trần hàng đầu mà các luật sư,
trọng tài quốc tế sẽ “giới thiệu cho bạn bè nhất” và nó thực sự “hoàn hảo”, có “cơ sở
nổi bật” và “hiện là tiêu chuẩn vàng”. Tòa nhà Maxwell Chambers có nhiều phòng chuẩn
bị và điều trần được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn, video, dịch thuật, phiên âm,
thiết bị trợ thính. Khi truy cập vào trang web của Maxwell Chambers
(https://www.maxwellchambers.com/our-services/), tác giả nhận thấy tất cả các khách
hàng đều có phản hồi tốt về cơ sở vật chất của Maxwell Chambers.
(ii) Về hoạt động quảng bá hình ảnh và mở rộng mạng lưới đối tác. SIMC rất chú
trọng xây dựng đội ngũ phụ trách truyền thông tiếp thị và phát triển kinh doanh. Hiện
nay, SIMC đã xây dựng được đội ngũ phụ trách truyền thông tiếp thị và phát triển kinh
doanh chuyên phụ trách các hoạt động như hướng đến các hoạt động nhằm thu hút và
cộng tác với các tổ chức quốc tế, hòa giải viên và khách hàng; tổ chức các hoạt động
như hội nghị, hội thảo, đào tạo, tham quan; xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp
thị nhằm nâng cao nhận thức về hòa giải thương mại và vị trí của SIMC trong hoạt động
hòa giải thương mại cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đội truyền
thông tiếp thị và phát triển kinh doanh rất chú trọng công tác mở rộng mạng lưới đối tác
cho SIMC. Khi truy cập vào trang web của SIMC (https://simc.com.sg/), tác giả nhận
thấy SIMC có đội ngũ mạng lưới đối tác rất đa dạng ở trong nước và ngoài nước. Các
đối tác của SIMC đều là những tổ chức có uy tín trong lĩnh vực pháp luật như Cơ sở hạ
tầng Châu Á, Văn phòng sở hữu trí tuệ Singapore, Học viện hòa giải quốc tế Singapore,
Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore, Học viện giải quyết tranh chấp Singapore, Ngân
hàng phát triển Châu Á, Ủy ban Trọng tài Bắc Kinh, Tổ chức sở hữu Trí tuệ thế giới,
Trung tâm Hòa giải quốc tế Nhật Bản, Tòa án Trọng tài Quốc tế Thẩm quyến và một số
đối tác quan trọng khác.
Thứ tư, SIMC thực hiện công khai minh bạch thông tin về tổ chức hoạt động rất rõ
ràng. Điều này thể hiện ở chỗ, khi vào trang web của SIMC (https://simc.com.sg/), tác
giả nhận thấy SIMC công khai nhiều thông tin quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt
động của mình như cách thức đăng ký hòa giải, cơ chế giải quyết tranh chấp, phát triển
chuyên môn, tin tức về hoạt động của SIMC, đội ngũ nguồn nhân lực. Trong số các
thông tin được công khai minh bạch tại trang web của SIMC, tác giả rất ấn tượng với
các thông tin về nguồn nhân lực của SIMC. Cụ thể, các thông tin cơ bản (họ và tên, quốc
tịch, trình độ, kinh nghiệm, sở trường, chuyên môn, thành tích đặc biệt) của đội ngũ lãnh
đạo, cố vấn cấp cao, hòa giải viên quốc tế, hòa giải viên chuyên nghiệp của SIMC đều
được công khai tại trang web của SIMC. Điều này không chỉ tạo sự tin tưởng cho các
bên tranh chấp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ lựa chọn được hòa giải viên phù
hợp với nhu cầu của mình.
2.3. Một số ý kiến gợi mở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức hòa giải thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới
99
Dựa trên việc phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những
thành tựu đạt được trong hoạt động hòa giải thương mại tại SIMC kể trên, tác giả đề
xuất một số ý kiến gợi mở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức
hòa giải thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về hòa giải thương mại.
Trước tiên, nên sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hòa giải thương mại, cụ thể:
(i) Đơn giản các điều kiện hành nghề đối với hòa giải thương mại. Theo tác giả, pháp
luật chỉ nên quy định các trường hợp không được trở thành hòa giải viên thương mại,
đồng thời trao cho các tổ chức Hòa giải thương mại đặt ra các điều kiện đối với hòa giải
viên của tổ chức mình cho phù hợp với nhu cầu thực tế của họ; (ii) Bổ sung nghĩa vụ
bảo mật thông tin đối với các bên tranh chấp để đảm bảo quyền và lợi cích hợp pháp của
các bên tranh chấp; (iii) Xây dựng quy định pháp luật về phương thức liên kết giữa hoà
giải thương mại với trọng tài thương mại để đảm bảo tính thuận lợi, hiệu quả trong quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại.
Thứ hai, các tổ chức hòa giải thương mại tại Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật
chất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ
chức hòa giải khác trong khu vực và trên thế giới. Cơ sở vật chất không quyết định chất
lượng hòa giải thương mại nhưng có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao
hiệu quả hòa giải thương mại. Trong xu thế cạnh tranh về chất lượng dịch vụ hòa giải
thương mại thì việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức hòa giải thương mại ở Việt
Nam là nhu cầu rất cần thiết. Để thực hiện được yêu cầu này, các tổ chức hòa giải ở Việt
Nam cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, các tổ chức hòa giải ở Việt Nam nên chú trọng đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ
quản lý, nhân viên và hòa giải viên. Bên cạnh đó, các tổ chức hòa giải ở Việt Nam cũng
cần xây dựng và thực hiện các chiến lược tìm kiếm đối tác và phát triển khách hàng ở
trong và ngoài nước theo nhiều cách thức khác nhau. Mở rộng mạng lưới đối tác trong
quá trình tổ chức hoạt động sẽ giúp cho các tổ chức hòa giải ở Việt Nam có cơ hội học
hỏi để nâng cao năng lực quản lý, thực hiện các hoạt động chuyên môn, đặc biệt có thể
giải quyết được khó khăn về nguồn nhân lực trong một số trường hợp cần thiết. Do các
cá nhân, tổ chức ở Việt Nam có thói quen đưa các vụ việc tranh chấp thương mại đến
tòa án giải quyết và chưa thực sự tin tưởng vào năng lực của các tổ chức hòa giải. Vì
vậy, các tổ chức hòa giải ở Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo, tiếp
thị để giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Đồng thời tăng cường công
tác tuyên truyền để giúp cá nhân, tổ chức trong cộng đồng xã hội nâng cao nhận thức về
vai trò và ưu thế của phương thức hòa giải thương mại trong xu thế hội nhập.
Trên đây là một số gợi ý mang tính chất chủ quan của tác giả nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hòa giải ở Việt Nam trong thời gian tới. Những
gợi ý này xuất phát từ việc tìm hiểu các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến
sự thành công của SIMC về hòa giải thương mại trong thời gian vừa qua.
Kết luận
Trải qua gần 10 năm ra đời và phát triển, SIMC đã đạt được những thành tựu rất
đáng ghi nhận về hòa giải thương mại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thành công
của SIMC kể từ khi thành lập đến nay. Trong giới hạn bài viết này, tác giả chỉ nêu lên
một số nguyên nhân cơ bản như: Singapore đã tạo lập hành lang pháp lý vững chắc về
hòa giải thương mại; SIMC ở vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để tìm kiếm, phát triển thị
100
trường và đối tác; SIMC có nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chuyên môn sâu, có cơ sở
vật chất hiện đại, luôn chú trọng đẩy mạnh mạng lưới tiếp thị và phát triển kinh doanh,
đối tác cũng như công khai minh bạch thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động. Nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hòa giải thương mại ở Việt Nam
trong thời gian tới, tác giả cho rằng ngoài việc phải hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh
về hòa giải thương mại, các tổ chức hòa giải thương mại ở Việt Nam cần chủ động đầu
tư cơ sở vật chất, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh tiếp thị, truyền
thông để tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường.
Tài liệu tham khảo
1. Đơn vị Tình báo Kinh tế (2020), Báo cáo Dự báo quốc gia năm 2020.
2. Vũ Hùng (2019), “Công ước Singapore về hòa giải – một thời đại mới xuất hiện”.
Xem tại: https://www.tapchitoaan.vn/public/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-motthoi-dai-moi-xuat-hien. Truy cập lúc 23 giờ ngày 28 tháng 9 năm 2023.
3. Ngân hàng thế giới (2020), Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2020.
4. Samuels, David (2014). "Khảo sát trung tâm thính giác". Hướng dẫn của Đánh giá
Trọng tài Toàn cầu về Trọng tài Khu vực 2.
5. SIMC (2015), Xem tại: onventuslaw.com/report/singapore-international-mediationcentre-simc-2/. Truy cập lúc 23 giờ ngày 25 tháng 9 năm 2023
6. Singapore Parliament (2017), “Đạo luật Hòa giải Sigapore”
7. SIMC (2020), “Báo cáo thường niên năm 2019 -2020”. Xem tại:
https://www.sal.org.sg/sites/default/files/SALDocuments/202207/SAL%20Annual
%20Report%202019%20-%2020.pdf. Truy cập lúc 23 giờ 30 phút ngày 28 tháng 9
năm 2023.
8. SIMC (2023), Xem tại: https://simc.com.sg/board-of-directors/. Truy cập lúc 22 giờ
ngày 02 tháng 10 năm 2023. Truy cập lúc 22 giờ ngày 02 tháng 10 năm 2023.
9. SIMC (2023). Xem tại: https://simc.com.sg/board-of-directors/#chow-kok-fong.
Truy cập lúc 22 giờ ngày 02 tháng 10 năm 2023.
10.
SIMC (2023). Xem tại: https://simc.com.sg/board-of-directors/#lok-vi-ming.
Truy cập lúc 22 giờ ngày 02 tháng 10 năm 2023.
11.
SIMC (2023), xem tại: https://www.maxwellchambers.com/directory/singaporeinternational-mediation-centre/. Truy cập lúc 15 giờ ngày 03 tháng 10 năm 2023.
12.
SIMC (2023), Xem tại: https://simc.com.sg/blog/category/case-reports/page/2/.
Truy cập lúc 15 giờ ngày 02 tháng 10 năm 2023.
13.
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam & Trung tâm hòa giải Việt Nam (2021),
“Báo cáo thường niên”.
101
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG TÒA ÁN –
GÓC NHÌN TỪ CÁC VỤ ÁN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Th.S Lê Xuân Lộc149
Th.S Bạch Hoàng Giang150
ABSTRACT
Mediation is a prevalent and effective method for resolving disputes, and its use
has increased significantly worldwide. However, in Vietnam, mediation is not widely
used and has not played its full role in commercial disputes, especially intellectual
property disputes, due to the complexity of this legal area and the lack of expertise and
experience among mediators and judges, resulting in ineffective mediation outcomes.
The authors shall look into and analyse the existing legal framework surrounding
mediation in order to identify its strengths and areas for development. This article aims
to increase the efficacy of mediation as a means for resolving disputes, particularly in
matters relating to intellectual property. These conclusions will be drawn from the
authors' extensive practical experience as legal practitioners.
Keyword: mediation, intellectual property, commercial disputes
MỞ ĐẦU
Hòa giải151 là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, tiết kiệm, tôn
trọng tối đa quyền chủ động và tự quyết của các bên. Ở rất nhiều nền tài phán trên thế
giới, những thống kê đã cho thấy hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp ngày càng được khuyến khích sử dụng. Ở Anh và xứ Wales (hai nước thuộc Vương
quốc Anh), số vụ hòa giải năm 2020 đã tăng 38% so với năm 2018, từ 12.000 vụ lên
16.500 vụ việc152. Tại Việt Nam, dường như hòa giải chưa phải một thủ tục tố tụng (đối
với hòa giải tại tòa án) hay một phương thức giải quyết tranh chấp (đối với hòa giải
thương mại) dành được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế
sâu rộng, nhờ nỗ lực học hỏi, tiếp thu bài học kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, hoạt động
hòa giải nói chung, và hòa giải tại tòa án nói riêng ở Việt Nam đã được chú trọng và có
những bước chuyển, đặc biệt với sự ra đời của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án năm
2020. Song, trên thực tế, phương thức này chưa được sử dụng rộng rãi và phát huy được
hết vai trò của mình đối với các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp sở hữu
trí tuệ nói riêng.
Trong các tranh chấp thương mại hiện nay, sở hữu trí tuệ (“SHTT”) là một lĩnh
vực đặc thù mà ở trong đó, các tranh chấp phát sinh rất đa dạng về đối tượng, chủ thể,
tính chất vụ việc, quy mô, v.v. Khi xử lý tranh chấp về SHTT tại Tòa án, các thẩm phán
do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về SHTT dẫn đến việc chưa áp
dụng hoặc áp dụng phương thức hòa giải chưa hiệu quả.
Bài viết này phân tích các quy định về thủ tục hòa giải để chỉ ra điểm mạnh, điểm
cần cải thiện để từ đó nâng cao vai trò của thủ tục hòa giải đối với các vụ án SHTT dưới
góc nhìn thực tiễn thông qua các vụ án SHTT đã và đang được giải quyết tại tòa án Việt
149 Luật sư, Công ty Luật TNHH T&G, 02437728811, loc.l@tgvn.vn.
150 Luật sư, Công ty Luật TNHH T&G, 02437728811, giang.b@tgvn.vn.
151 Ở phần Mở đầu này, Hòa giải bao gồm hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.
152
The Centre for Effective Dispute Resolution, The ninth Mediation Audit (2021), https://www.cedr.com/wpcontent/uploads/2021/05/CEDR_Audit-2021-lr.pdf
102
Nam mà các tác giả của bài viết này thực tế trải nghiệm trong nhiều năm hành nghề trên
thực tiễn với tư cách là luật sư.
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản của hòa giải
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, hoà giải là “giải quyết các tranh chấp bằng
việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải
là bên tranh chấp)”. Cụ thể hơn trong lĩnh vực luật học quốc tế, Từ điển luật học của
Black định nghĩa “hoà giải (meditation)” là sự can thiệp, sự trung gian hoà giải, hành vi
của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp
hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung
gian hoà giải (bên trung lập).153 Nhìn chung, hoà giải là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân
với tư cách là người thứ ba (người hoà giải) hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên có
tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự một cách
ổn thoả. Mục đích chính của hòa giải là muốn các bên giải quyết được tranh chấp trong
hòa bình mà không cần có quyết định ràng buộc bởi cơ quan chức năng.
Dưới góc độ thẩm quyền thực hiện hoạt động hòa giải, theo quy định pháp luật
hiện hành và trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra những hoạt động hòa giải chính
là Hòa giải ngoài tố tụng, Hòa giải tại tòa án, Hòa giải trong tố tụng:
Hòa giải ngoài tố tụng
Pháp luật hiện hành quy định một số cơ chế hòa giải ngoài tố tụng đối với một số
lĩnh vực đặc thù như: Hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, Hòa
giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể (về quyền, lợi ích) theo
quy định của Bộ luật Lao động; Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã
theo quy định của Luật Đất đai, Hòa giải thương mại theo quy định của Luật Thương
mại, v.v.
Có một số tranh chấp khi người khởi kiện muốn nộp đơn tại Tòa án thì phải qua
hòa giải ở cơ sở thì Tòa án mới nhận đơn. Đây có thể được gọi là thủ tục tiền tố tụng, ví
dụ như tranh chấp về đất đai, phải qua hòa giải ở cơ sở - chính quyền địa phương thì
Tòa án mới nhận đơn khởi kiện. Nếu chưa qua hòa giải thì Tòa án trả đơn cho họ để họ
thực hiện thủ tục hòa giải tại có sở.
Hòa giải tại Tòa án
Kể từ năm 2020, khi Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội thông
qua, chúng ta có thêm một hình thức hòa giải tại tòa án. Về bản chất pháp lý, hòa giải,
đối thoại theo Luật này là hòa giải, đối thoại tại Tòa án, ngoài tố tụng, trước khi Tòa án
thụ lý vụ việc. Mục đích ban hành Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án là nhằm tạo cơ chế
pháp lý mới về hòa giải, đối thoại, không trùng lặp, không mâu thuẫn, không thay thế
các cơ chế pháp lý về hòa giải, đối thoại đã có.
Hòa giải trong tố tụng
Trong tố tụng dân sự, hòa giải là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng, bắt
buộc trong quá trình giải quyết các vụ, việc về dân sự tại Toà án. Hòa giải trong vụ án
dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành. Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ
án, tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn,
153 Trần Văn Quảng, Chế định hoà giải trong pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn, Trường Đại học
Luật Hà Nội (2004), trang 9
103
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự, kinh doanh thương
mại (gọi chung là “vụ án dân dự”) có tranh chấp. Hoạt động này của tòa án được gọi là
hòa giải trong vụ án dân sự.
Để dễ hình dung, tác giả đưa ra một số so sánh như như sau:
Hòa giải ngoài tố tụng
Hòa giải tại Tòa án
Hòa giải trong tố tụng
Căn
cứ Theo quy định luật Luật Hòa giải đối Bộ luật tố tụng dân sự
chuyên ngành, trong đó thoại
pháp lý
có thể kể đến Nghị định
22/2017/NĐ-CP
về
hòa giải thương mại
liên quan đến sở hữu trí
tuệ
Thời điểm
Tính
buộc
Trước khi đưa tranh Khi đã khởi kiện Trong quá trình tòa án
chấp ra cơ quan chức nhưng Tòa án chưa xét xử vụ án
năng, các trung tâm thụ lý
hòa giải
bắt Theo quy định luật Tự nguyện theo Bắt buộc
chuyên ngành nhưng thiện chí của các bên
đối với lĩnh vực thương
mại thì tự nguyện theo
thiện chí của các bên
Khả năng Phụ thuộc vào từng Quyết định công Quyết định công nhận
thi hành
lĩnh vực
nhận hòa giải thành hòa giải thành của tòa
của tòa án
án
Như vậy, có thể thấy hiện nay phương thức hòa giải đã và đang là một trong
những biện pháp giải quyết tranh chấp được áp dụng không chỉ trong tố tụng mà còn
ngoài tố tụng. Điều này cũng phù hợp với ý chí của nhà làm luật khi luôn muốn các bên
có thể tìm được tiếng nói chung trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan chức năng. Tùy
thuộc vào thời điểm cũng như nội dung tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn cách thức
hòa giải khác nhau.
Trong lĩnh vực SHTT, trên thế giới hiện nay cũng đang sử dụng hòa giải như một
phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó có thiên hướng sử dụng hòa giải ngoài tố
tụng. Ví dụ, Trung tâm Trọng tài và Hòa giải WIPO, là một bộ phận thuộc Tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới WIPO, chuyên hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn hòa giải viên và
chuyên gia dựa trên hệ thống dữ liệu của Trung tâm để tiến hành hòa giải154. Với hơn
1000 thành viên với kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp liên quan đến sở
hữu trí tuệ, họ sẽ đóng vai trò là hòa giải viên, người đóng vai trò trung gian, hỗ trợ các
bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Tùy theo thỏa thuận của các bên, khi
không thống nhất giải quyết được, các bên có thể lựa chọn hòa giải bằng trọng tài, trọng
tài rút gọn hoặc theo quyết định của chuyên gia. Trong khi đó, một số quốc gia khác đều
154
WIPO, Resolving IP Disputes through Mediation and Arbitration, WIPO Magazine (2006), Issue 2,
https://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2006/02/article_0008.html, truy cập ngày 30/08/2023.
104
cơ chế hòa giải riêng. Như tại Úc, cơ quan Sở hữu trí tuệ Úc đã có cung cấp Dịch vụ hòa
giải về sở hữu trí tuệ. Dịch vụ này nhằm mục đích khuyến khích việc giải quyết các
tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hòa giải với chi phí hiệu quả hơn thay cho
biện pháp khiếu kiện hoặc các quy trình đối kháng khác. Cơ quan Sở hữu trí tuệ Úc cho
biết có tới 70% các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua hòa giải đã được giải quyết
thành công155.
Phù hợp với thực tiễn thế giới, tại Việt Nam, các tranh chấp SHTT đã được giải
quyết thông qua cơ chế hòa giải, bao gồm cả ba hình thức nêu trên. Tuy nhiên, đối với
hòa giải ngoài tố tụng, phương thức này chưa được áp dụng nhiều để giải quyết tranh
chấp SHTT. Theo thống kê từ Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), từ năm 2017 đến 2020, Trung tâm chỉ nhận 7 đơn
yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, tập trung trong các lĩnh vực
hàng hải, xây dựng và sở hữu trí tuệ156. Thực tế cho thấy phần lớn các tranh chấp SHTT
nếu có bước hòa giải thì sẽ được thực hiện thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án và trong
tố tụng. Do đó các tác giả sẽ đi sâu phân tích thực tiễn để chỉ ra vì sao các tranh chấp
SHTT lại thường sử dụng phương thức hòa giải tại Tòa án và trong tố tụng.
2. Thực tiễn việc áp dụng thủ tục hòa giải trong tố tụng liên quan các vụ án
SHTT
Tranh chấp quyền SHTT là những mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các chủ thể
liên quan đến việc xác lập, khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các tranh
chấp này liên quan đến các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, v.v. Tranh chấp quyền sở hữu
trí tuệ được coi là một trong những tranh chấp phức tạp bởi đặc thù kỹ thuật của các đối
tượng sở hữu trí tuệ, ví dụ như nếu có liên quan đến sáng chế.
Theo quy định tại Điều 198 và 199 Luật SHTT, các phương thức giải quyết tranh
chấp quyền SHTT bao gồm:
• Biện pháp tự bảo vệ
• Biện pháp hành chính
• Biện pháp dân sự hoặc trọng tài
• Biện pháp hình sự
Về nguyên tắc, thủ tục hòa giải như là một thủ tục tiền tố tụng trong các tranh
chấp SHTT không phải là một thủ tục bắt buộc để các bên giải quyết tranh chấp như
tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai. Điều này cũng đúng và phù hợp với bản chất
tranh chấp SHTT bởi đây là dạng tranh chấp mang yếu tố kinh doanh thương mại, bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nơi các chủ thể được quyền tự do lựa chọn các phương
thức để giải quyết.
Về bản chất, hòa giải tại Tòa án và hòa giải trong tố tụng sẽ gắn liền với biện
pháp dân sự. Như vậy, có thể thấy hòa giải ngoài tố tụng chưa phải là một phương thức,
biện pháp chính thức được quy định trong Luật SHTT để giải quyết tranh chấp.
155 Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Úc giới thiệu Dịch vụ hòa giải về sở
hữu trí tuệ (2020), http://vipri.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong-shtt-quoc-te/co-quan-so-huu-tri-tue-uc-gioi-thieu-dich-vu-hoa-giai-veso-huu-tri-tue-41717, truy cập ngày 30/08/2023
156 Phương Linh, Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp, Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban
Thi đua – Khen thưởng Trung Ương (2020), http://thiduakhenthuongvn.org.vn/kinh-te/hoa-giai-thuong-mai-lua-chon-hieuqua-cho-giai-quyet-tranh-chap, truy cập ngày 30/08/2023
105
Trong nhiều năm qua, các chủ thể quyền SHTT đã lựa chọn hòa giải như một
cách để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, hòa giải ở đây được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau và khả năng thành công chưa cao bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, hòa giải được lồng vào từ quá trình áp dụng biện pháp tự bảo vệ, các
chủ thể quyền có thể gửi thư cảnh báo cho các đối tượng vi phạm để thông báo về khả
năng xâm phạm SHTT. Trong quá trình trao đổi này, các bên có thể thương lượng hòa
giải để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, đây là quá trình tự nguyện thương lượng hòa giải
mà không thông qua sự ghi nhận của cơ quan chức năng. Có chăng hai bên sẽ ghi nhận
bằng một thỏa thuận như một hợp đồng với các điều khoản giải quyết tranh chấp. Như
vậy tính ràng buộc nếu sử dụng thương lượng hòa giải tại giai đoạn này là không cao.
Các chủ thể quyền SHTT sẽ ưu tiên khởi kiện trực tiếp để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Thứ hai, các chủ thể quyền có xu hướng áp dụng các biện pháp xử lý khác thay
vì hòa giải. Điều này cũng phù hợp với bản chất của tranh chấp SHTT. Theo một thống
kê không chính thức157, trong năm 2020, các lực lượng chức năng đã xử phạt hơn 1460
vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó, khoảng 1300 vụ được xử lý thông qua
các biện pháp hành chính, khoảng 158 vụ việc được khởi tố, điều tra xét xử với hơn 260
bị can. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của TAND tối cao từ 01/7/2006 cho đến ngày
22/6/2009, toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 108 vụ án tranh chấp về quyền SHTT158.
Những con số trên cho thấy tranh chấp SHTT thường rất khó để thương lượng hòa giải
bởi bản chất của tranh chấp SHTT là việc xâm phạm rõ ràng, gây tổn thất lớn cho chủ
thể quyền SHTT chưa kể hành vi vi phạm SHTT không chỉ xâm phạm đến một loại
quyền tư hữu mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng trong nhiều trường hợp
ví dụ như hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Các chủ thể quyền
SHTT luôn muốn chấm dứt hành vi xâm phạm nhanh nhất có thể. Do đó, các chủ thể
quyền SHTT thường lựa chọn các biện pháp mang tính chất răn đe mạnh và thủ tục
nhanh như hành chính và hình sự để giải quyết tranh chấp trong thời gian ngắn. Đồng
thời, qua số liệu trên, chúng ta nhận thấy số lượng các tranh chấp được giải quyết bằng
tòa án không có nhiều, dẫn tới cơ hội và khả năng cho các bên thương lượng và hòa giải
bị hạn chế.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các tác giả nhận thấy xu thế giải quyết
tranh chấp SHTT đang thay đổi và phương thức thương lượng hòa giải đang ngày càng
trở nên phổ biến. Như đã nói trên, phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp
SHTT thường gắn liền với hình thức hòa giải trong tố tụng tòa án. Lý do là bởi các chủ
thể quyền SHTT ngày càng áp dụng biện pháp dân sự nhiều hơn, sử dụng biện pháp này
như một trong những phương án hữu hiệu nhất để giải quyết tranh chấp SHTT. Điều
này bắt nguồn từ việc các hành vi xâm phạm quyền SHTT ngày càng tinh vi và phức
tạp, các đối tượng vi phạm đều ngoan cố và khó hòa giải. Cơ quan hành chính hay công
an đều gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý. Ví dụ như đối tượng vi phạm
không có trụ sở, cửa hàng kinh doanh thực tế mà chỉ có cửa hàng trực tuyến dẫn đến cơ
quan chức năng không thể tiến hành thanh tra, kiểm tra. Hay một lý do khác là các chế
tài phạt hành chính quá nhẹ, không đủ tính răn đe, dẫn tới đối tượng vi phạm có thể tái
phạm nhiều lần bất chấp đã bị xử lý. Điều này dẫn tới các chủ thể quyền SHTT sẽ lựa
157 Từ Thanh Phương & Lê Hà Anh, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (2022), https://lsvn.vn/thuc-trang-giai-quyet-tranhchap-ve-quyen-so-huu-tri-tue-chuyen-giao-cong-nghe-giua-ca-nhan-to-chuc-co-muc-dich-loi-nhuan1657810468.html, truy
cập ngày 30/08/2023
158 Bross & partners, Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thực trạng giải quyết (2020), http://bross.vn/newsletter/ipnews-update/Xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-o-Viet-Nam-va-thuc-trang-giai-quyet, truy cập ngày 30/08/2023
106
chọn biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp. Biện pháp dân sự không chỉ giúp chấm
dứt hành vi xâm phạm mà còn mang lại cho chủ thể quyền SHTT cơ hội được yêu cầu
bồi thường, yêu cầu phí luật sư và xin lỗi công khai. Những yêu cầu này sẽ giúp chủ thể
quyền phần nào cảm thấy công sức mình bỏ ra để theo đuổi và giải quyết tranh chấp là
xứng đáng. Và khi biện pháp dân sự được ưu tiên sử dụng thì cũng là lúc phương thức
thương lượng hòa giải trong tố tụng được áp dụng ngày một nhiều hơn.
Theo quy định, khi khởi kiện dân sự, chủ thể quyền sẽ bước qua hai giai đoạn
hòa giải là (i) hòa giải tại tòa án trước khi vụ án được thụ lý và (ii) hòa giải trong tố tụng.
Qua thực tiễn, tác giả nhận thấy một số đặc điểm của thương lượng hòa giải trong biện
pháp dân sự như sau:
Thứ nhất, tác giả nhận thấy hòa giải tại tòa án hiện nay chưa hiệu quả và các bên
có xu hướng tập trung hòa giải trong tố tụng nhiều hơn. Đối với hòa giải tại tòa án trước
khi thụ lý, khi nộp đơn khởi kiện, tòa án chưa thụ lý vụ án nên quá trình hòa giải lúc này
được tiến hành bởi Trung tâm hòa giải. Tuy nhiên, Trung tâm hòa giải thường không
hiểu hết được bản chất vụ án dẫn đến quá trình thương lượng hòa giải không có định
hướng, không có người dẫn dắt. Các đối tượng vi phạm chưa nhận thức được vi phạm
và hậu quả nên thường chỉ muốn câu kéo thời gian giai đoạn này chứ thực tâm không
muốn hòa giải giải quyết vụ việc.
Thứ hai, không giống như hòa giải tại tòa án, hòa giải trong quá trình tố tụng
mang lại nhiều kết quả tích cực hơn. Có thể lúc ấy các đối tượng vi phạm đã và đang có
xu hướng muốn hòa giải trong tố tụng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, kết quả hòa giải
này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm (i) mục đích của chủ thể quyền,
(ii) sự nhận thức, thiện chí của đối tượng vi phạm cũng như (iii) khả năng trung gian,
quản lý, dẫn dắt của thẩm phán.
Trong vụ án tranh chấp về sáng chế đối với sản phẩm dây cáp điện, Nguyên đơn
là một công ty nổi tiếng tại Hoa Kỳ đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội. Đây là một tranh chấp rất phức tạp với nhiều yếu tố kỹ thuật. Mục đích chính
của chủ thể quyền SHTT khi khởi kiện không hẳn vì chi phí bồi thường, chi phí luật sư
mà thực tế muốn bên vi phạm nhận thức được sự vi phạm và tuân thủ quyền đối với
sáng chế đã được bảo hộ và nếu Bị đơn vẫn muốn sử dụng sáng chế thì từ đó mở ra cơ
hội hợp tác kinh doanh giữa hai bên. Với tiêu chí như vậy, xuyên suốt vụ án, hai bên đã
chủ động tham gia quá trình thương lượng và hòa giải để cùng tìm được tiếng nói chung.
Trong đó Bị đơn cam kết chấm dứt hành vi xâm phạm và đồng ý hợp tác kinh doanh với
Nguyên đơn. Ngược lại, Nguyên đơn từ bỏ các yêu cầu khởi kiện và tạo những điều kiện
tốt nhất trong khả năng để Bị đơn có thể cân nhắc hợp tác. Sau khi tìm được tiếng nói
chung, hai bên đã ký Biên bản hòa giải thành và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã
ban hành Quyết định giải quyết vụ việc vào tháng 11/2021. Đây là vụ việc thể hiện rõ
mục đích của chủ thể quyền muốn thông qua khởi kiện dân sự để tìm giải pháp thương
lượng hòa giải, xây dựng quan hệ hai bên cùng có lợi.
Ngược lại, trong vụ án xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu giữa
một bên là chủ sở hữu thương hiệu giày cao gót nổi tiếng trên thế giới và một bên là
công ty trong nước, Bị đơn lại là người chủ động thương lượng hòa giải để giải quyết
vụ án. Theo đó, trước khi khởi kiện, Nguyên đơn đã gửi thư cảnh báo nhưng Bị đơn
không đồng ý dẫn đến Nguyên đơn buộc phải khởi kiện trước tòa án. Trong quá trình
xét xử, Bị đơn thuê luật sư và được tư vấn rằng khả năng thắng kiện không cao bởi hành
107
vi vi vi phạm là tương đối rõ ràng. Với những phân tích của luật sư, Bị đơn nhận thức
được vấn đề, chủ động thương lượng hòa giải để cam kết chấm dứt vi phạm. Ngược lại,
Bị đơn đã đề nghị Nguyên đơn cân nhắc về các khoản yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cuối
cùng hai bên đã đi đến thống nhất một phương án hợp lý để kết thúc vụ việc. Vụ án này
lại cho thấy đôi khi chính Bị đơn nếu nhận thức được bản chất vụ việc sẽ có cách nhìn
tích cực hơn, từ đó tạo điều kiện cho việc thương lượng hòa giải diễn ra thành công hơn.
Bên cạnh hai vụ việc trên, những năm gần đây, các tác giả nhận thấy các tranh
chấp liên quan đến tên miền cũng được xử lý sớm tại Tòa án thông qua hòa giải. Theo
đó, trong phần lớn các vụ việc, Bị đơn tại thời điểm ban đầu không nhận thức được vi
phạm nên ngoan cố theo đuổi vụ kiện đến cùng. Chỉ cho đến khi được Thẩm phán đưa
ra những phân tích, nhận định cũng như các vụ án có trước đã được xét xử thì Bị đơn đã
hiểu hơn về nội dung vi phạm, từ đó đồng ý tự nguyện trả lại tên miền cho chủ sở hữu.
Đối với các dạng tranh chấp như thế này, vai trò của Thẩm phán là vô cùng quan trọng
bởi Thẩm phán sẽ là người kết nối, dẫn dắt để các bên tìm được tiếng nói chung.
Từ những thực tiễn đã nêu, tác giả nhận định rằng phương thức hòa giải ngày
càng trở nên quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp SHTT. Phương thức hòa
giải mang lại nhiều điều tích cực cho các bên trong tranh chấp. Từ thực tế xét xử, nếu
các bên có thể quyết tâm thương lượng hòa giải thì có thể kết thúc vụ án trong một thời
gian ngắn, tiết kiệm chi phí nhân lực cũng như giảm tải công việc cho thẩm phán. Đồng
thời, hòa giải không chỉ giải quyết tranh chấp mà còn mang lại cơ hội hợp tác kinh doanh
cho các bên.
Tại thời điểm này, phương thức hòa giải được sử dụng nhiều nhất là hòa giải
trong quá trình tố tụng. Trái lại, hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải tại Tòa án trước khi
thụ lý chưa có sự hiệu quả nhất định và còn bộc lộ nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, chưa có quy định pháp luật về việc áp dụng phương thức hòa giải để
giải quyết các tranh chấp SHTT. Như đã đề cập ở phần trên, Luật SHTT chưa công nhận
hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này. Tại Việt Nam,
thẩm quyền xử lý các vụ việc và giải quyết tranh chấp SHTT đang thuộc về các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền như Tòa án, Quản lý thị trường, ... tức là các thiết chế mang
tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, nhiều quan hệ pháp luật trong lĩnh vực SHTT là
những quan hệ xuất phát từ hợp đồng thương mại cấu thành từ sự tự do thỏa thuận của
các bên, nghĩa là những quan hệ mang tính “tư”. Do đó, về nguyên tắc của hòa giải và
theo quy định tại Nghị định 22/2017 về Hòa giải thương mại, các bên hoàn toàn có
quyền tự do lựa chọn và quyết định phương thức giải quyết tranh chấp liên quan đến
hợp đồng của mình, miễn sao việc lựa chọn đó không vi phạm điều cấm của pháp luật
hay trái đạo đức xã hội. Như vậy, dường như đã có sự không thống nhất trong quy định
pháp luật. Điều này khiến cho một số chủ thể quyền thường e dè trong việc lựa chọn hòa
giải ngoài tố tụng để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, các tranh chấp SHTT là tranh chấp có tính đặc thù chuyên môn, thậm
chí đòi hỏi kĩ thuật cao. Trong khi đó, đội ngũ hòa giải viên trong thủ tục hòa giải thương
mại ngoài tố tụng hay hòa giải tại tòa án hiện nay chưa nhiều những người có trình độ
chuyên môn trong lĩnh vực SHTT để khiến các bên tin tưởng lựa chọn hòa giải làm
phương thức giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn tới quá trình giải quyết tranh chấp kéo
dài, mất thêm thời gian và chi phí nhưng không đạt được mục đích giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, chưa có quy định chung nào để đánh giá tiêu chuẩn về trình độ và chất lượng
108
các hòa giải viên để đảm bảo đứng ra hòa giải trong từng lĩnh vực cụ thể. Đây cũng là
một điểm cần chú ý để xây dựng trong quá trình đào tạo hòa giải viên.
Thứ ba,việc thi hành các nội dung được hòa giải trong quá trình hòa giải ngoài tố
tụng hay hòa giải tại tòa án hiện nay cũng chưa có sự thống nhất. Ví dụ như đối với hòa
giải tại Tòa án theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020, Khoản 2 Điều 35 quy
định: “Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành sẽ được thi hành theo quy định của
pháp luật về thi hành án dân sự”. Tuy nhiên, Điều 1 và Điều 2 Luật thi hành án dân sự
năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
không điều chỉnh quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án. Nói cách khác,
phạm vi điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự là những bản án, quyết định dân sự được
ban hành theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Việc quy định
một quyết định công nhận kết quả hòa giải thành được ban hành đặc thù theo Luật hòa
giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 nhưng lại có hiệu lực bắt buộc thi hành như một
quyết định được ban hành theo thủ tục tố tụng dân sự có thể không phù hợp. Vấn đề về
thi hành kết quả hòa giải thành là một yếu tố tối quan trọng khi các bên cân nhắc lựa
chọn phương thức giải quyết này. Bởi lẽ, kết quả hòa giải thành ngoài tòa án được đảm
bảo thi hành bởi sự tự nguyện của các bên. Chỉ khi kết quả này được các bên yêu cầu
tòa án công nhận và cho thi hành thì nó mới có hiệu lực cưỡng chế thi hành như một bản
án, quyết định của tòa án. Do đó, việc không có cơ chế đảm bảo hiệu lực thi hành của
kết quả hòa giải thành có thể khiến cho các chủ thể quyền e ngại trong việc lựa chọn hòa
giải làm phương thức giải quyết tranh chấp SHTT.
3. Kiến nghị
Như đã trình bày tại phần trên, các tác giả nhận thấy xu hướng thương lượng hòa
giải trong lĩnh vực SHTT sẽ ngày càng phổ biến. Do đó, để phát huy tính hiệu quả của
phương thức này, tác giả đề xuất các giải pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp túc đẩy mạnh vai trò của hòa giải trong tố tụng tòa án. Cụ thể, để
phát huy hiệu quả quá trình hòa giải, chúng ta cần những hòa giải viên có những kỹ năng
chuyên sâu, có khả năng dẫn dắt quá trình thương lượng hòa giải đặc biệt trong một số
lĩnh vực đặc thù.
Thứ hai, bên cạnh hòa giải ngoài tố tụng thì cần đẩy mạnh sự hiệu quả của hòa
giải ngoài tố tụng và hòa giải tại tòa án. Theo đó, vào thời điểm thích hợp, pháp luật
SHTT nên công nhận phương thức hòa giải ngoài tố tụng là một trong những biện pháp
chính thức để giải quyết tranh chấp SHTT. Điều này không chỉ mở ra thêm nhiều lựa
chọn cho biện pháp giải quyết tranh chấp mà còn giúp giảm tải các tranh chấp được đưa
ra Tòa án cũng như các cơ quan hành chính.
Thứ ba, cần có những chính sách để nâng cao chất lượng hòa giải viên và thẩm
phán liên quan đến tranh chấp SHTT. Như đã phân tích, quá trình hòa giải thường diễn
ra theo sự điều hành của các hòa giải viên, thẩm phán mà đôi khi việc chưa hoặc hiểu
sâu về bản chất các quyền SHTT có thể dẫn tới việc hòa giải không có hiệu quả. Để
củng cố lòng tin của các bên khi hòa giải, hòa giải viên hay thẩm phán cần phải là người
có năng lực, có kiến thức chuyên môn cũng như có kỹ năng thương lượng hòa giải. Do
đó, cần có những chính sách nâng cao trình độ nghiệp vụ của hòa giải viên, thẩm phán
chất lượng, có chuyên môn để nâng cao tính hiệu quả của quá trình hòa giải tại tòa án.
Thứ tư, cần hoàn thiện các quy định cùng với việc nâng cao khả năng thi hành
đối với các quyết định công nhận hòa giải thành ngoài tố tụng, tăng khả năng cưỡng chế
thi hành, v.v. Việc hoàn thiện này không chỉ là xây dựng các quy định pháp luật của
109
từng luật chuyên ngành mà còn cần có sự phối hợp giữa các văn bản pháp luật để có sự
hài hòa, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, phương thức hoà giải để giải quyết tranh chấp SHTT hiện nay đã có
những quy định nhưng chưa nhất quán và còn nhiều bất cập. Hòa giải còn chia ra nhiều
hình thức, nhiều giai đoạn nhưng việc áp dụng các hình thức này còn nhiều phức tạp.
Khi các tranh chấp SHTT ngày càng nhiều và phổ biến, trong bối cảnh biện pháp hành
chính và biện pháp dân sự đều có những hạn chế riêng, chắc chắn phương thức hòa giải
sẽ ngày càng thể hiện vai trò và giá trị quan trọng để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các
tác giả hi vọng rằng trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ có thể hoàn thiện các quy định
để xây dựng phương thức hòa giải như một biện pháp chính để giải quyết tranh chấp
SHTT ngày một hiệu quả hơn ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Centre for Effective Dispute Resolution, The ninth Mediation Audit (2021),
https://www.cedr.com/wp-content/uploads/2021/05/CEDR_Audit-2021-lr.pdf
2. Trần Văn Quảng, Chế định hoà giải trong pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam –
Cơ sở lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội (2004).
3. WIPO, Resolving IP Disputes through Mediation and Arbitration, WIPO
Magazine
(2006),
Issue
2,
https://www.wipo.int/wipo_magazine/en/2006/02/article_0008.html, truy cập
ngày 30/08/2023.
4. Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ quan Sở hữu trí
tuệ Úc giới thiệu Dịch vụ hòa giải về sở hữu trí tuệ (2020), http://vipri.gov.vn/tintuc/hoat-dong-shtt-quoc-te/co-quan-so-huu-tri-tue-uc-gioi-thieu-dich-vu-hoagiai-ve-so-huu-tri-tue-41717, truy cập ngày 30/08/2023.
5. Phương Linh, Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp,
Trang thông tin điện tử tổng hợp của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung Ương
(2020),
http://thiduakhenthuongvn.org.vn/kinh-te/hoa-giai-thuong-mai-luachon-hieu-qua-cho-giai-quyet-tranh-chap, truy cập ngày 30/08/2023.
6. Từ Thanh Phương & Lê Hà Anh, Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận,
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam (2022), https://lsvn.vn/thuc-trang-giai-quyettranh-chap-ve-quyen-so-huu-tri-tue-chuyen-giao-cong-nghe-giua-ca-nhan-tochuc-co-muc-dich-loi-nhuan1657810468.html, truy cập ngày 30/08/2023.
7. Bross & partners, Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và thực trạng giải
quyết (2020), http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Xam-pham-quyen-sohuu-tri-tue-o-Viet-Nam-va-thuc-trang-giai-quyet, truy cập ngày 30/08/2023.
110
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI TẠI TOÀ ÁN
TS. Nguyễn Thị Phương Hà159
TS. Trần Thị Ngọc Hiếu160
Tóm tắt: Cũng giống như hoà giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để,
có hiệu quả những tranh chấp mà không cần đến phiên toà xét xử, các bên sẽ tự nguyện
thi hành những thống nhất tại phiên đối thoại. Như vậy, thực hiện tốt quy định của pháp
luật về đối thoại tại Toà án sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của người
khởi kiện, người bị kiện, những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cả Nhà nước;
hạn chế tình trạng khiếu kiện hành chính kéo dài, gây bức xúc trong Nhân dân. Ngoài
ra, về phía Toà án, đối thoại là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm bớt
gánh nặng công việc đang không ngừng tăng. Trong giới hạn bài viết này, nhóm tác giả
tập trung xác định những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đối thoại
tại Toà án theo quy định của Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án năm 2020 và những văn
bản pháp luật khác có liên quan.
Abstract: Just like successful conciliation, successful dialogue helps to
completely and effectively resolve disputes without the need for a trial. The parties will
voluntarily implement the agreements reached at the dialogue session. Thus, properly
implementing the law on dialogue at Court will contribute to saving costs, time, and
effort of the plaintiff, the defendant, and relevant agencies, organizations, and
individuals agencies and the State; limit the situation of prolonged administrative
complaints, causing frustration among the People. In addition, on the Court's side,
dialogue is one of the important solutions to reduce the ever-increasing work burden.
Within the limits of this article, the authors focus on identifying inadequacies and
making recommendations to improve the law on dialogue in Court according to the
provisions of the Law on Conciliation and Dialogue in Court 2020 and other documents
other relevant laws.
1. Đặt vấn đề: Tại phiên họp ngày 15/12/2017 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp
Trung ương, Ban Chỉ đạo có kết luận: “…giao Toà án nhân dân tối cao triển khai nghiên
cứu, xây dựng Đề án đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong quá trình giải quyết
các vụ án dân sự, hành chính…”. Tiếp đó, tại Hội nghị triển khai công tác Toà án năm
2019, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việc Toà
án mở rộng thí điểm hoà giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện
hành chính là một hướng đi đúng đắn. Trên cơ sở tổng kết thí điểm, phải nghiên cứu để
tạo ra các thiết chế bảo đảm quyền tự quyết của người dân theo đúng tinh thần việc dân
sự cốt ở đôi bên”. Như vậy, pháp luật về hoà giải, đối thoại (HGĐT) tại Toà án nói
chung và pháp luật về đối thoại tại Toà án nói riêng được đặc biệt quan tâm, được xác
định và nhấn mạnh trong nhiều chủ trương quan trọng về cải cách tư pháp. Điều này đã
được thể chế bằng việc ngày 16/6/2020 Quốc hội thông qua Luật HGĐT tại Toà án, Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Gần 3 năm triển khai thi hành Luật HGĐT tại
Toà án và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bên cạnh những quy
định tiến bộ, pháp luật về đối thoại tại Toà án hiện nay vẫn còn một số bất cập, cần phải
sửa đổi để đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế.
159 Tổ bộ môn Hành chính – Tư pháp, Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.
160 Khoa Luật, Trường Kinh tế Luật – Trường Đại học Trà Vinh.
111
2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đối thoại tại Toà án
2.1. Về chế định Hoà giải viên
Thứ nhất, về điều kiện bổ nhiệm Hoà giải viên.
Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định điều kiện bổ
nhiệm Hoà giải viên là: “Chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực công tác”. Ngày 09/3/2023 Toà án nhân dân tối cao ban hành
Thông tư số 01/2023/TT-TANDTC quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hoà giải
viên của Luật HGĐT tại Toà án trong đó tại Điều 3 có quy định về việc xác định chuyên
gia, nhà chuyên môn khác là: “Người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành
công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một vấn đề cụ thể”. Đồng
thời ở quy định này có dẫn ra ví dụ về một số chuyên gia như chuyên gia tâm lý học,
chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ.
Nhóm tác giả cho rằng việc quy định điều kiện này cũng như việc hướng dẫn của
Toà án nhân dân tối cao vẫn chung chung (mức độ chuyên sâu như thế nào? kinh nghiệm
thực tiễn bao nhiêu lâu là đảm bảo?). Việc một văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư)
nhưng sử dụng dấu ba chấm (…) để xác lập các quy tắc sử xự là chưa phù hợp và vẫn
đề xuất cần có những yêu cầu cụ thể hơn đối với trường hợp là “Chuyên gia, nhà chuyên
môn khác” để đảm bảo cho năng lực của Hoà giải viên, đồng thời không bỏ sót những
chuyên gia, nhà chuyên môn thực sự có năng lực, có nguyện vọng được trở thành Hoà
giải viên.
Thứ hai, về quyền, nghĩa vụ của Hoà giải viên.
Một là, điểm b khoản 1 Điều 14 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định: “Yêu
cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp,
khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại”.
Khoản 5 Điều 21 Luật này quy định về công tác chuẩn bị đối thoại tại Toà án cũng có
quy định tương tự là Hoà giải viên có quyền: “Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài
liệu, chứng cứ…”. Vẫn biết những thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan có ý nghĩa
quan trọng, quyết định sự thành công của việc giải quyết các tranh chấp nói chung và
việc đối thoại nói riêng. Tuy nhiên, trong Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 không quy
định cụ thể về hình thức, trình tự, thủ tục và những biện pháp pháp lý bảo đảm để Hoà
giải viên thực hiện yêu cầu này. Khoản 1 Điều 9 Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) có quy định: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ
chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án…”, Điều 10 Luật này cũng
yêu cầu: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ,
quản lý cho đương sự, Toà án, Viện Kiểm sát nhân dân…”. Tuy nhiên, thực tế các Thẩm
phán còn gặp khó khăn trong công tác này.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất, Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 và những văn bản
hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao cần quy định cụ thể về hình thức, trình tự, thủ
tục và những biện pháp pháp lý bảo đảm để Hoà giải viên thực hiện yêu cầu các bên
cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu kiện; các thông tin,
tài liệu liên quan khác cần thiết cho việc đối thoại.
Hai là, điểm c khoản 1 Điều 14 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định Hoà
giải viên có quyền, nghĩa vụ: “Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp,
khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả HGĐT theo yêu cầu của một trong
112
các bên”. Việc xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến khiếu kiện hành chính không
phải là một nội dung khó tuy nhiên với quy định trong quá trình đối thoại không được
ghi âm, ghi hình, ghi biên bản đối thoại161 và Hoà giải viên không phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ162 thì rất khó để bảo
đảm việc giữ nguyên hiện trạng tài sản, tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ
và việc xem xét hiện trạng tài sản của Hoà giải viên cũng không còn nhiều ý nghĩa. Nội
dung này cũng mâu thuẫn với quy định của Luật TTHC và gây khó khăn cho Thẩm phán
phụ trách đối thoại trong việc xem xét các căn cứ để ban hành Quyết định công nhận kết
quả đối thoại thành tại Toà án. Cụ thể, khoản 5 Điều 82 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2019) có quy định: “Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng
được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi
hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác…”.
Do đó, theo nhóm tác giả, để đảm bảo việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Hoà
giải viên, để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia đối thoại, vai trò của Thẩm phán
phụ trách đối thoại và nâng cao trách nhiệm của Hoà giải viên cần phải xem xét sửa đổi
quy định tại khoản 2 Điều 4 và điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật HGĐT tại Toà án năm
2020 theo hướng khi xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến khiếu kiện được phép ghi
âm, ghi hình và ghi biên bản.
Ba là, điểm d khoản 1 Điều 14 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định Hoà
giải viên có quyền: “Mời người có uy tín tham gia đối thoại”. Rất dễ nhận thấy quy định
này cũng tương tự như quy định về điều kiện“chuyên gia, nhà chuyên môn khác” được
bổ nhiệm làm Hoà giải viên. Người có uy tín ở đây là ai? Tư cách tham gia của họ?
Quyền và nghĩa vụ khi tham gia của họ như thế nào trong quá trình đối thoại? Đây là
những nội dung chưa được quy định hay hướng dẫn cụ thể trong Luật HGĐT tại Toà án
năm 2020 và các Thông tư của Toà án nhân dân tối cao.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần quy định cụ thể về trường hợp “người có uy tín”
tham gia vào quá trình đối thoại để đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự, đặc biệt
là người khởi kiện trong vụ án hành chính đồng thời hạn chế tình trạng Hoà giải viên lợi
dụng quy định này có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện đối thoại.
2.2. Về trình tự, thủ tục đối thoại và công nhận kết quả đối thoại tại Toà án
Thứ nhất, khoản 3 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định: “Trong
thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nếu không
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6 và 7 Điều 19 của Luật
này thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền
được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật
này”. Nếu người khởi kiện có ý kiến đồng ý đối thoại, Chánh án sẽ phân công Thẩm
phán phụ trách đối thoại để thực hiện nhiệm vụ theo quy định163. Tuy nhiên, nếu trường
hợp đơn khởi kiện không có đầy đủ các nội dung 164 hoặc đảm bảo hình thức165 và cần
yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải áp dụng quy định nào, Luật HGĐT tại Toà án năm
2020 hiện không điều chỉnh nội dung này.
161 Khoản 2 Điều 4 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
162 Điểm đ khoản 1 Điều 14 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
163 Điểm a khoản 4 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
164 Khoản 1 Điều 118 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
165 Mẫu số 01-HC Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về
ban hành biểu mẫu trong TTHC.
113
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần có quy định cụ thể về yêu cầu sửa đổi, bổ sung
đơn khởi kiện để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán phụ trách đối
thoại được thuận lợi, phù hợp với quy định tại Điều 122 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2019) về sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
Thứ hai, cũng quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020
“Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được
lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định”. Nếu người khởi
kiện chưa có ý kiến trả lời thì thông báo lại lần thứ hai166. Nếu quá thời hạn 3 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ hai mà người khởi kiện vẫn không trả lời
thì Toà án phân công Thẩm phán phụ trách đối thoại167 để thực hiện nhiệm vụ theo quy
định, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là chỉ định Hoà giải viên168. Như vậy, trường hợp người
khởi kiện không trả lời Toà án về việc đồng ý hay không đồng ý lựa chọn đối thoại, lựa
chọn Hoà giải viên thì Toà án vẫn phân công Thẩm phán phụ trách đối thoại, chỉ định
Hoà giải viên và chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng. Việc này
trên thực tế đã làm tốn thời gian cho Thẩm phán phụ trách đối thoại và Hoà giải viên
được chỉ định, tốn kinh phí để chi trả cho hoạt động đối thoại.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất đối với trường hợp người khởi kiện sau khi đã được
thông báo lần thứ hai về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hoà giải viên mà không
có trả lời cho Toà án thì đương nhiên chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật
về tố tụng. Nội dung này cũng sẽ phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật HGĐT
tại Toà án năm 2020 về chấm dứt đối thoại khi: “Một bên hoặc các bên không đồng ý
tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc
HGĐT”.
Thứ ba, Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 hiện chỉ quy định cho “người
khởi kiện, người bị kiện” có ý kiến về viện lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hoà giải viên
mà không quy định quyền này cũng như thủ tục dành cho “người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan”. Khoản 1 Điều 58 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy
định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập, tham gia tố
tụng với bên khởi kiện hoặc với bên bị kiện”.
Do đó, nhóm tác giả cho rằng cần cho phép người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án hành chính, đặc biệt trong trường hợp có yêu cầu độc lập có ý kiến về
việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hoà giải viên. Đồng thời cũng cần hướng dẫn cụ thể
để đương sự này có thể thực hiện quyền có ý kiến một cách hợp pháp.
Thứ tư, như đã trình bày ở trên, Hoà giải viên có quyền yêu cầu các bên bổ sung
thông tin, tài liệu, chứng cứ169 để giải quyết khiếu kiện trong giai đoạn chuẩn bị đối
thoại. Ngoài ra, khi tiến hành phiên đối thoại các bên cũng có thể bổ sung thêm thông
tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình trong việc giải quyết
khiếu kiện. Vậy việc tiếp nhận những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó được thực hiện
như thế nào? Chủ thể thực hiện là Hoà giải viên hay Thẩm phán được phân công phụ
trách đối thoại? Những nội dung này hiện chưa được quy định trong Luật HGĐT tại Toà
án năm 2020. Cũng vấn đề về tài liệu, chứng cứ, Điều 83 Luật TTHC năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, đương
sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án” và “Việc đương sự
166 Điểm c khoản 4 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
167 Khoản 5 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
168 Khoản 6 Điều 16 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
169 Khoản 5 Điều 23 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
114
giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập thành biên bản. Trong biên bản
phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số
trang của tài liệu, chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao
nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một
bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộp tài liệu, chứng
cứ giữ”.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần có quy định cụ thể hơn về việc tiếp nhận thông
tin, tài liệu, chứng cứ trong quá trình chuẩn bị cũng như khi tiến hành đối thoại, việc
này sẽ giúp Thẩm phán được phân công phụ trách đối thoại có cơ sở xem xét giải quyết
khiếu kiện sau khi vụ việc được chuyển sang xử lý theo quy định của pháp luật về tố
tụng. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp sau khi Thẩm phán tiếp nhận vụ việc có
nhiều thông tin, tài liệu, chứng cứ phát sinh so với giai đoạn Toà án tiếp nhận đơn khởi
kiện.
Thứ năm, Điều 24 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định: “1. Khi các bên
đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành
chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và
thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước
ngày mở phiên hòa giải, đối thoại. 2. Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn
bản hoặc hình, thức khác thuận tiện cho các bên.” Quy định chung chung về việc thông
báo của Hoà giải viên như vừa nêu sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra,
việc cấp, tống đạt, thông báo những văn bản khác trong quá trình tiến hành đối thoại của
Hoà giải viên hiện cũng không được quy định. Hoạt động đối thoại được điều chỉnh ở
đây vốn dĩ tiến hành trước khi thụ lý nên không thể áp dụng quy định về “Cấp, tống đạt,
thông báo văn bản tố tụng” tại Chương VII Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019).
Với tầm quan trọng của những văn bản trong quá trình giải quyết các khiếu kiện
nói chung và khiếu kiện hành chính nói riêng, nhóm tác giả đề xuất cần có quy định cụ
thể về cấp, tống đạt, thông báo văn bản trong quá trình tiến hành đối thoại của Hoà giải
viên và bổ sung thêm thư ký giúp việc cho Hoà giải viên để thực hiện những hoạt động
này.
Thứ sáu, Điều 34 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định về nội dung của
Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành song không quy định mẫu (hình thức) của
Quyết định này. Cũng về Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, khoản 3 Điều
35 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định: “Quyết định công nhận kết quả đối thoại
thành được thi hành theo quy định của pháp luật về TTHC”. Điểm h khoản 1 Điều 311
Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Quyết định về phần tài
sản trong bản án, quyết định của Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật về
thi hành án dân sự”. Song, Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 không quy định việc gửi
Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành cho Cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng
thời, Điều 309 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) khi quy định về
những bản án, quyết định của Toà án được thi hành hiện không có Quyết định công nhận
kết quả đối thoại thành.
Do đó, để không còn bất cập này, nhóm tác giả đề xuất bổ sung thêm mẫu Quyết
định công nhận kết quả đối thoại thành tại Điều 7 quy định về các mẫu văn bản ban hành
kèm theo Thông tư 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Chánh án Toà án nhân
dân tối cao quy định chi tiết về trách nhiệm của Toà án nhân dân trong hoạt động HGĐT
115
tại Toà án. Ngoài ra, cũng phải quy định việc gửi Quyết định công nhận kết quả đối
thoại thành cho Cơ quan Thi hành án dân sự trường hợp Quyết định công nhận kết quả
đối thoại thành có nội dung về phần tài sản. Đồng thời bổ sung Quyết định này tại Điều
309 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
Thứ bảy, khoản 2 Điều 41 Luật HGĐT tại Toà án năm 2020 quy định: “Thẩm
phán đã tham gia phiên họp ghi nhận kết quả HGĐT không được tham gia giải quyết
vụ việc đó theo trình tự tố tụng dân sự, TTHC”. Vẫn biết quy định này sẽ góp phần đảm
bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Nhưng thực tiễn tại
một số Toà án các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa có ít biên chế (Thẩm phán đồng
thời là Chánh án hoặc chỉ có 01 Phó Chánh án phụ trách, 02 Thư ký và 01 kế toán). Nếu
trường hợp Chánh án hoặc Phó Chánh án phụ trách đối thoại thì phải chuyển vụ việc
cho Toà án tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng (vì không còn Thẩm phán
khác). Với quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019) hiện những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền của Toà
án nhân dân cấp tỉnh nên áp lực của Toà án tỉnh đang rất lớn trong việc giải quyết các
khiếu kiện hành chính.
Do đó, nhóm tác giả đề xuất cần xem xét lại quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật
HGĐT tại Toà án năm 2020 nêu trên, có thể đưa ra trường hợp đặc biệt dành cho Toà
án các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa có số lượng biên chế ít.
3. Kết luận: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Việc dân sự cốt ở
đôi bên”. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng chế định HGĐT tại Toà án với
phương châm “hai bên cùng thắng” là công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của công
tác HGĐT tại Toà án nói chung và của công tác đối thoại nói riêng tại nước ta. Đồng
thời đây là một trong những giải pháp đẩy nhanh việc giải quyết các khiếu kiện hành
chính, khắc phục tình trạng án tồn đọng, giảm chi phí cho xã hội. Như vậy, việc ban
hành và thực hiện Luật HGĐT tại Toà án thực hiện đúng chủ trương, đường lối của
Đảng về đa dạng hoá các phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính, có học tập kinh
nghiệm của các quốc gia triển khai thành công mô hình giải quyết khiếu kiện mới này.
Song vì là cơ chế pháp lý mới nên trong quá trình áp dụng không thể không phát sinh
những bất cập. Nhóm tác giả hy vọng với những nội dung đã trình bày trong bài viết này
sẽ góp phần nhỏ cho việc hoàn thiện pháp luật về đối thoại tại Toà án nói riêng và pháp
luật về HGĐT tại Toà án nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật HGĐT tại Toà án năm 2020.
2. Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
3. Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao về ban hành biểu mẫu trong TTHC.
4. Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Toà án nhân dân tối
cao quy định chi tiết về trách nhiệm của Toà án nhân dân trong hoạt động HGĐT tại
Toà án.
5. Thông tư số 03/2020/TT-TANDTC ngày 16/11/2020 của Toà án nhân dân tối
cao quy định chi tiết về trình tự nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Toà án và
chỉ định Hoà giải viên.
116
6. Thông tư số 01/2023/TT-TANDTC ngày 09/3/2023 của Toà án nhân dân tối
cao quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hoà giải viên của Luật HGĐT tại Toà án.
117
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG LƯỢNG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LS., TS. Lương Khải Ân170
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về ý nghĩa của thương lượng trong các phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Nghiên cứu cũng
phân tích làm rõ các quy định của pháp luật và mức độ hiệu quả khi áp dụng pháp luật
về thương lượng giải quyết tranh chấp thương mại của các doanh nghiệp hiện nay.
Từ khóa: Thương lượng, doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp.
Abstract: The article studies the meaning of negotiation in commercial dispute
resolution methods recognized by Vietnamese law. The study also analyzes and clarifies
the provisions of the law and the effectiveness of applying the law in negotiating and
resolving commercial disputes by businesses today.
Keywords: Negotiation, business, dispute resolution
1. Đặt vấn đề
Tham gia vào các quan hệ thương mại các tổ chức kinh tế không chỉ tập trung
vào mục tiêu lợi nhuận mà phải phải lường trước những khó khăn, thách thức có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp mình. Những mâu thuẫn, tranh chấp có thể đến vì nhiều lý do
khác nhau, khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, đối diện với các tranh chấp, doanh nghiệp phải
chủ động giải quyết để có những giải pháp thiết thực. Qua đó, các bên tự chủ động gặp
gỡ, lựa chọn các phương án tối ưu, có tiếng nói chung trước khi kiện ra Tòa án, Trọng
tài (tiền tố tụng).
Các nghiên cứu trong khoa học pháp lý khẳng định ưu điểm của phương thức
thương lượng theo sau: “Việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại
bằng hình thức thương lượng là cần thiết, bởi không ai có thể nghi ngờ những ưu điểm
của nó…”171. Điều này đặt ra trách nhiệm của các bên (doanh nghiệp) khi quyết định
lựa lựa chọn, bày tỏ quan điểm và thực thi các cam kết của mình. Cũng như, trách nhiệm
của các nhà làm luật trong việc xây dựng phương thức giải quyết tranh chấp thống nhất,
mang đến lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp.
2. Khái quát đặc điểm và hình thức thương lượng giải quyết tranh chấp
thương mại của các doanh nghiệp
2.1. Đặc điểm
Giao dịch thương mại do các thương nhân thực hiện hoặc các chủ thể khác hoạt
động có liên quan đến thương mại (tạm gọi là “doanh nghiệp”).172 Khác với các hoạt
động đàm phán nhằm xác lập hoặc thay đổi giao dịch thì thương lượng đích đến là làm
sáng tỏ nội dung giao dịch còn những cách hiểu, cách giải quyết khác biệt. Theo đó, các
doanh nghiệp chủ động gặp gỡ bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự tham gia, hỗ trợ của bên thứ ba.
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng có những đặc điểm
sau:
170 Giảng viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh; Luật sư Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh; Trọng tài viên, Hòa
giải viên Trung tâm trọng tài thương mại HTA
171 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb. CAND, tr. 146
172 Điều 2 Luật thương mại năm 2005
118
Thứ nhất, thượng lượng (tiền tố tụng) là một phương thức giải quyết tranh chấp
được luật định.173 Phương thức này do các bên chủ động thực hiện và mang tính linh
hoạt cao. Các bên có thể sử dụng kết quả thương lượng để yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền công nhận, thực thi. Hoạt động thương lượng, không cản trở quyền khiếu kiện,
yêu cầu các cơ quan tố tụng Toà án, Trọng tài giải quyết tranh chấp. Ngay cả khi thương
lượng không thành, ý chí của các bên thể hiện trong quá trình thương lượng có thể sử
dụng làm chứng cứ để giải quyết tranh chấp, thuận lợi cho các hoạt động xét xử.
Thứ hai, thông qua thương lượng, các bên tự giải quyết những bất đồng phát sinh
mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba trợ giúp ở bất cứ quá trình nào của tranh
chấp, điều này xuất phát từ bản chất thương lượng: “cố gắng đạt đến thỏa thuận và giải
quyết tranh chấp bất cứ lúc nào trước khi Tòa án xét xử”174. Quá trình thương lượng
không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính
khuôn mẫu nào, chỉ cần tuân thủ đúng quy định về thủ tục khiếu nại được luật định.
Thứ ba, chỉ có kết quả thương lượng được công nhận bằng các quyết định có hiệu
lực của Toà án khi đó mới có hiệu lực. Đây cũng là ưu điểm và song cũng là hạn chế của
hình thức thương lượng vì thiếu cơ chế cụ thể. Song điều này cũng thể hiện rõ nét quyền
tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp, các bên tự đề xuất các giải
pháp và thỏa hiệp với nhau.
1.2. Hình thức
Hình thức thương lượng là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động này, đó là
quá trình tiếp xúc trao đổi, khiếu nại về các nội dung giao dịch do người có thẩm quyền
thực hiện khi có tranh chấp. Thương lượng để đạt hiệu quả cần có thiện chí của các bên
và tham vấn hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn: kiểm toán, kế toán luật sư,… để bảo
đảm đạt kết quả tốt.
Dựa vào các hoạt động này, hình thức thương lượng được thể hiện như sau:
(i) Bằng hình thức trao đổi, giải quyết vướng mắc
Khi tranh chấp hai bên trực tiếp gặp nhau hoặc thông qua văn bản, các phương
tiện giao dịch điện tử để bày tỏ quan điểm, thống nhất hướng giải quyết tranh chấp.
Thông qua trao đổi bằng miệng hoặc bằng văn bản sẽ làm rõ hơn quan điểm của các bên
mà phạm vi hợp đồng cam kết chưa được làm rõ hoặc ý chí của các bên về tranh chấp.
Nó cũng là cơ sở làm thay đổi điều khoản của hợp đồng, được xem như một phụ lục nếu
các bên xác lập thay đổi đó.
Thương lượng được áp dụng khá phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế
thông qua các phương tiện giao dịch điện tử, tránh việc gặp nhau trực tiếp thường tốn
kém chi phí và thời gian và điều kiện các bên có khoảng cách xa.175 Song hình thức này
tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, tránh trường hợp xác lập
giao dịch không thể hiện rõ người khởi tạo, vi phạm về hình thức, tránh né trách nhiệm
khi khởi kiện ra Tòa án, Trọng tài.
(ii) Bằng hình thức yêu cầu, khiếu nại
173 Điều 317 Luật Thương maị năm 2005
174 Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định Tòa án nhân dân tối cao, Liên minh Châu Âu, Chương trình Phát triển
Liên Hợp quốc (5/2020), Báo cáo đánh giá mô hình thí điểm về hòa giải đối thoại tại Tòa án Việt Nam
175 Điều 7 Luật giao dịch điện tử năm 2023 quy định về hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu như sau: “1. Thông điệp dữ
liệu được thể hiện dưới hình thức văn bản điện tử, tài liệu điện tử, chứng thư điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử, thư
điện tử, điện tín, điện báo, fax và hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác theo quy định của pháp luật. 2. Thông điệp dữ liệu
được tạo ra, phát sinh trong quá trình giao dịch hoặc được chuyển đổi từ văn bản giấy.”
119
Yêu cầu, khiếu nại là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc
không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện
đúng nội dung hợp đồng đã ký. Riêng việc khiếu nại, doanh nghiệp phải thực hiện đúng
hạn với các thủ tục được luật định.
Trên lý thuyết, khiếu nại chính là sự bày tỏ quan điểm không đồng tình về các
hành vi thương mại. Do đó, có thể được thực hiện đối với bên vi phạm hoặc tổ chức có
thẩm quyền quản lý các hoạt động thương mại đó. Bên khiếu nại gửi đơn cho bên kia
các khiếu nại về quá trình thực hiện hợp đồng kèm theo các chứng từ làm bằng chứng.
Việc gửi đơn khiếu nại và trả lời khiếu nại được thực hiện thông qua thư từ, telex, fax...
hoặc các hình thức khác được pháp luật cho phép.
Việc khiếu nại kịp thời sẽ bảo vệ quyền lợi quyền lợi của các bên thông qua xác
định lỗi, thiệt hại xảy ra. Hạn chế hiện nay là các quy định chưa làm rõ thủ tục khiếu nại
hợp pháp do đó, nhiều trường hợp bên bị khiếu nại lợi dụng lỗ hổng của luật từ chối giải
quyết gây không ít khó khăn cho hoạt động giải quyết tranh chấp về sau.
Tóm lại: Thương lượng được thực hiện trong giai đoạn tiền tố tụng, thể hiện qua
các hình thức khác nhau song đích đến vẫn là làm rõ ý chí và thống nhất giải quyết tranh
chấp. Do thông thoáng, tính chủ động cao nên phương thức này góp phần bảo đảm quá
trình hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Ngay cả khi thương lượng
không đạt kết quả, các bên qua đó xây dựng kế hoạch, hướng giải quyết tranh chấp ở
các bước tiếp theo.
3. Thực trạng pháp luật về thương lượng giải quyết tranh chấp thương mại
tại các doanh nghiệp
3.1. Đánh giá theo các quy định của pháp luật
Thứ nhất, Luật thương mại Việt Nam quy đinh hình thức giải quyết tranh chấp:
“1. Thương lượng giữa các bên.”176. Song quy định không đề cập đến trình tự, thủ tục
thực hiện mà do các bên tự quyết định dựa trên tình hình thực tế của giao dịch, năng lực,
kinh nghiệm giải quyết tranh chấp. Các quy định chỉ đề cập các nguyên tắc và thời hạn
khiếu nại, các bên có trách nhiệm thực hiện đúng để bảo đảm quyền lợi được luật định.
Điều này đặt ra trách nhiệm phải làm rõ việc khiếu nại có được xem là thủ tục bắt buộc
doanh nghiệp thực hiện trước khi khởi kiện hay không?
Thứ hai, theo quy định các bên tự thỏa thuận, nếu không có thoả thuận thì thời
hạn khiếu nại được thực hiện như sau: “Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu
nại về số lượng hàng hoá; Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất
lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba
tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành đối với khiếu nại về
các vi phạm khác.177
Theo Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: “Một
bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau
khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ
của họ. Khi Một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào việc đó
xảy ra trước hay sau khi hàng gửi đi, thì phải gửi ngay một thông báo về việc đó cho
176 Điều 317 Luật Thương mại năm 2005
177 Điều 318 Luật Thương mại năm 2005
120
bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung cấp những bảo đảm đầy
đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ”178.
Với các nội dung trên, pháp luật về thương mại chỉ đề cập thời hạn giải quyết
khiếu nại để bảo đảm theo các nghĩa vụ cam kết, đó còn là chứng cứ chứng minh bên có
nghĩa vụ vi phạm được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Vấn đề đặt ra là các
khiếu nại này có phải bắt buộc phải tiến hành trước khi xúc tiến các hoạt động khởi kiện,
và nếu đương sự không khiếu nại có đồng nghĩa không có sai phạm, Toà án, Trọng tài
không được phép thụ lý, giải quyết tranh chấp theo các trình tự của pháp luật tố tụng?
3.2. Đánh giá qua thực tiễn giao dịch và giải quyết tranh chấp tại các doanh
nghiệp
3.2.1. Thực tiễn giao kết hợp đồng thương mại
Trong các hợp đồng thương mại nhìn chung, các tổ chức, cá nhân tham gia kinh
doanh đều ghi rõ điều khoản thương lượng giữa các bên khi có tranh chấp. Song tuỳ vào
nhận thức và tính chất mức độ phức tạp của tranh chấp, việc vận dụng các điều khoản
này có những khác biệt khá lớn.
Chẳng hạn, Hợp đồng nguyên tắc số 01-09/HĐTĐ-TY-07 ngày 12/9/2007 được
ký kết giữa Công ty Y với Công ty D (1) về chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê tại
các Khu công nghiệp có ghi như sau: “8.1. Hai bên cam kết tôn trọng lẫn nhau cùng
thực hiện đúng theo các điều khoản đã ghi trong Bản thoả thuận. Các tranh chấp phát
sinh trong Bản thoả thuận, trước hết phải được hai bên giải quyết thông qua con đường
thương lượng hoà giải…. 8.3. Trường hợp quá trình thực hiện Hợp đồng nguyên tắc có
những phát sinh mà hai bên không tự giải quyết được thì hai bên sẽ đồng ý đưa tranh
chấp đó ra Toà án VN can thiệp giải quyết….”. Tương tự như vậy, trong Hợp đồng hợp
tác kinh doanh số 026/2016/HĐHTĐT.TTPA ký ngày 08/9/2016 giữa Công ty PA và
Công ty TT (2), tại Điều 7. Điều khoản chung có ghi: “- Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn vướng mắc phát sinh các bên sẽ cùng nhau thương lượng giải quyết trên
tinh thần hợp tác cùng có lợi. Trường hợp hai bên không tự giải quyết được thì thống
nhất chuyển vụ việc đến Toà án có thẩm quyền”.
Hai hợp đồng trên là minh chứng cho thấy, thỏa thuận về điều khoản thương
lượng được đề cập phổ biến trong các hợp đồng thương mại. Điều này đặt ra vấn đề
pháp lý cần phân tích về cam kết giữa các bên (thương lượng), có ràng buộc và bắt buộc
phải được tuân thủ? Vì ngay Bộ luật dân sự cũng quy định, các bên có nghĩa vụ tuân thủ
cam kết.179 Ðiều 9 Công ước Viên năm 1980 cũng đề cập vấn đề này: “1. Các bên bị
ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập
trong mối quan hệ tương hỗ.”.
Tại các hợp đồng này, khi phát sinh tranh chấp chỉ cần các bên khởi kiện thì Toà
án thụ lý, và thường không xem xét và đề cập trong bản án trách nhiệm tổ chức thương
lượng (Cụ thể: Tranh chấp theo Hợp đồng 1 đã được Toà án huyện BL thuộc tỉnh LA
thụ lý giải quyết theo Quyết định số 01/2016/TLST-KDTM ngày 05/1/2016 có nội dung
tranh chấp “Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về tài sản”; Tranh
chấp theo Hợp đồng 2 được TAND tỉnh LA thụ lý xét xử cấp phúc thẩm và đang có hiệu
lực thi hành theo Bản án sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 29/7/2022 của TAND huyện
BL tỉnh LA và Bản án phúc thẩm số 09/2023/KDTM-PT ngày 22/5/2023 của TAND tỉnh LA).
178 Khoản 1, 3 Ðiều 71 Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980)
179 Điều 3 Bộ luật dân sự năm năm 2015
121
Các bản án, quyết định này ban hành có hiệu lực mà không cần xem xét và nhận định
thực sự các bên có tiến hành các hoạt động thương lượng như cam kết bằng văn bản ghi
trong hợp đồng đã viện dẫn hay không.
3.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại
a) Về việc không thương lượng trước khi khởi kiện
Như trình bày, nhìn chung các cấp tòa không xem xét, ghi trong các bản án, quyết
định về nội dung này. Tuy nhiên, có trường hợp, Tòa không chấp nhận các đương sự
không tiến hành thương lượng trước khi thụ lý, giải quyết tranh chấp tại Toà án, Trọng
tài.
Chẳng hạn: Trong vụ việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ đã được giải
quyết theo thủ tục tố tụng tại Trung tâm Trọng tài quốc tế V. Các đương sự sau đó yêu
cầu Toà án huỷ phán quyết trọng tài, kết quả là Quyết định số 10/2014/QĐ-PQTT ngày
28/10/2014 của Toà án nhân dân TP. HN tuyên chấp nhận yêu cầu, huỷ phán quyết trọng
tài với lý do các bên không tổ chức thương lượng trước khi kiện ra Trọng tài.
Trong vụ việc này, Hợp đồng dịch vụ giữa các bên tranh chấp có thoả thuận trình
tự thủ tục giải quyết theo hướng đàm phán thiện chí và hợp tác để tìm ra phương án giải
quyết có lợi cho cả hai bên. Chỉ khi các bên không thống nhất được trong việc tìm kiếm
giải pháp có lợi nhất thì mới đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế V giải quyết.
Theo quan điểm của Toà án, doanh nghiệp chỉ được phép gửi đơn kiện ra Trọng tài sau
khi hai bên đã tiến hành mọi nỗ lực đàm phán, thảo luận trên tinh thần thiện chí mà vẫn
không tìm được hướng giải quyết có lợi nhất, hoặc khi các bên đưa ra hướng giải quyết
mà không thống nhất được thì phải có thoả thuận thống nhất đưa vụ việc ra Trọng tài
giải quyết như các cam kết hợp đồng.
Một số bình luận:
Theo tình huống viện dẫn và quyết định của Toà án thì Toà án không xét đến nội
dung tranh chấp và các chứng cứ kèm theo.
Các quy định của pháp luật về các điều kiện huỷ phán quyết trọng tài khá rõ
nét . Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: Tranh chấp giữa các bên
phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài. Cũng theo Điều 5 khoản 1 của Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 thì: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả
thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh
chấp.”.
180
Như vậy, các quy định của pháp luật Trọng tài hoàn toàn không đề cập đến thủ
tục thương lượng như một yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn tiền tố tụng.
Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự không bắt buộc các bên phải tiến hành
khiếu nại trước khi khởi kiện mà chỉ quy định nghĩa vụ theo Điều 71 Bộ Luật tố tụng
dân sự năm 2015 theo sau: “9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện
hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà
đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng
cứ thì họ có quyền yêu cầu tòa án hỗ trợ...".
180 Xem: Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010
122
Tóm lại: Có thể thấy quy định về thương lượng được đặt ra trong luật chuyên
ngành (thương mại) nhưng chưa có cơ chế thực thi rõ ràng. Điều này hoàn toàn khác với
thủ tục hoà giải cơ chế pháp lý và thực thi các quy định khá chặt chẽ, được luật hóa cụ
thể.
b) Về việc không khiếu nại trước khi khởi kiện
Như đã trình bày trách nhiệm khiếu nại đối với bên vi phạm được pháp luật
thương mại quy định khá rõ. Song hệ quả của việc doanh nghiệp không khiếu nại có
những khác biệt:
Chẳng hạn: Trong vụ kiện của Công ty B ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số
080918/BVS-KL với Công ty K về tranh chấp thanh toán và chất lượng hàng hóa đã
được xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm. Hai cấp Tòa có những quan điểm khác
đối lập nhau về vấn đề này. Sau khi có khiếu nại, Hội đồng xét xử cấp giám đốc thẩm
nhận định qua 02 điểm chính như sau:
(i) Nếu hàng hóa không bảo đảm chất lượng thì bên Mua phải giữ nguyên trạng
hàng hóa và có quyền khiếu nại bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày,… Trong vụ án
này bên Mua không thông báo, khiếu nại bằng văn bản cho Công ty B (bên Bán) nên
bên Mua không có quyền yêu cầu bên Bán đổi hàng, nhưng quyền khởi kiện vụ án tranh
chấp về chất lượng hàng hóa của bên Mua không bị mất đi;
(ii) Có cơ sở xác định cả lô hàng Sợi mà Công ty B đã giao cho Công ty K không
bảo đảm chất lượng, Tòa án phải trưng cầu giám định chất lượng hàng hóa, trưng cầu
định giá để giải quyết theo quy định của pháp luật. Không thể cho rằng bên Mua không
khiếu nại về chất lượng hàng hóa bằng văn bản đúng hạn nên chỉ giải quyết yêu cầu khởi
kiện của bên Bán yêu cầu bên Mua thanh toán tiền hàng, không đúng quy định về thời
hiện kiện tại Điều 319 Luật Thương mại 2005181…
Từ phân tích trên, Hội đồng xét xử cấp giám đốc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao
tại ĐN ban hành quyết định số: 12/2021/KDTM-GĐT ngày 09/7/2021: Hủy toàn bộ Bản
án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 06/2020/KDTM-PT ngày 22/5/2020 của TAND
TP. ĐN và Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 21/2019/KDTM-ST ngày
29/11/2019 của TAND quận ThK, TP. ĐN; Giao hồ sơ vụ án cho TAND quận ThK,
TP.ĐN giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Một số bình luận:
Trong vụ án, nếu như các cấp Toà sơ dựa vào hợp đồng có thương lượng nhưng
không xem đây là thủ tục bắt buộc thực hiện giai đoạn tiền tố tụng, mục đích chỉ để bảo
đảm thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng thì Toà án cấp phúc thẩm có cách giải quyết
đi ngược lại với quan điểm của Toà án cấp sơ thẩm là chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, bác yêu cầu của bị đơn do không thực hiện quyền khiếu nại, từ đó quyết
định không giải quyết các yêu cầu của bị đơn.
Tuy nhiên, khi xem xét giá trị pháp lý của cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm
nêu trên, Quyết định của Hội đồng cấp giám đốc thẩm chỉ ta sai phạm khá thuyết phục.
Theo đó, việc đương sự (doanh nghiệp) không khiếu nại, quan điểm của cấp giám đốc
thẩm, không phải là căn cứ để không thụ lý yêu cầu giải quyết tranh chấp của đương sự.
Riêng trường hợp không khiếu nại về chất lượng hàng hóa đã giao, nhưng nếu có yêu
181 Điều 319 Luật Thương mại năm 2005 về Thời hiệu khởi kiện quy định như sau: “Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các
tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm
e khoản 1 Điều 237 của Luật này.”
123
cầu hoặc cần thiết thì Tòa án vẫn có thể trưng cầu giám định làm rõ chất lượng hàng hoá
để xác định lỗi, làm căn cứ giải quyết tranh chấp mới thuyết phục.
4. Kết luận và kiến nghị
Thương lượng trong tranh chấp thương mại được nhìn nhận là một phương thức
giải quyết tranh chấp đa tầng, mang lại hiệu quả thiết thực. Mặc dù quy định trong Luật
thương mại ban hành đã lâu nhưng thực tiễn áp dụng cho thấy cũng phát sinh những
vướng mắc cần tháo gỡ. Với những phân tích trên, thiết nghĩa các quy định cần sửa đổi,
bổ sung theo hướng:
(1) Cụ thể hóa phương thức thương lượng, ghi nhận việc các bên có thỏa thuận
cơ chế thực hiện rõ ràng, khả thi thì bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện, phát
huy hiệu quả phương thức này trong bối cảnh tranh chấp thương mại ngày càng nhiều
và phức tạp.
(2) Quy định cần thống nhất quyền được khởi kiện của các doanh nghiệp phải
được bảo đảm ngay cả khi các bên không khiếu nại về các hành vi sai phạm trong thương
mại;
(3) Sai phạm của một bên trong thương mại nếu có phải được bảo đảm chứng
minh xuyên suốt qua các hoạt động khiếu nại, các quy định về chứng cứ, chứng minh
và quyền yêu cầu tiến hành giám định đã được các nhà làm luật cho phép theo pháp luật
tố tụng dân sự./.
Tài liệu tham khảo
1.
Bộ luật dân sự năm 2015
2.
Luật Thương mại năm 2005
3.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010
4.
Luật Giao dịch điện tử năm 2023
5.
Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980)
6.
Bản án sơ thẩm số 05/2022/KDTM-ST ngày 29/7/2022 của Tòa án nhân dân huyện Bến
Lức tỉnh Long An
7.
Bản án phúc thẩm số 09/2023/KDTM-PT ngày 22/5/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Long
An
8.
Quyết định số 01/2016/TLST-KDTM ngày 05/1/2016 có nội dung tranh chấp “Hợp
đồng thuê quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về tài sản”
9.
Quyết định số 10/2014/QĐ-PQTT ngày 28/10/2014 của Toà án nhân dân TP. Hà
Nội
10. Quyết định Giám đốc thẩm số: 12/2021/KDTM-GĐT ngày 09/7/2021 Tòa án nhân
dân cấp cao tại Đà Nẵng
11. Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Liên minh Châu Âu, Chương trình Phát
triển Liên Hợp quốc (5/2020), Báo cáo đánh giá mô hình thí điểm về hòa giải đối
thoại tại Tòa án Việt Nam
12. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương
mại quốc tế, Nxb. CAND
124
QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA HOÀ GIẢI TẠI TÒA VỚI VIỆC THỤ LÝ, GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN CẤP
CÓ THẨM QUYỀN
LS., TS. Lương Khải Ân182
Tóm tắt: Bài viết làm sáng tỏ các ý nghĩa và quyền tiếp cận hoạt động hòa giải
tại Tòa của các tổ chức, cá nhân trong các vụ việc tranh chấp kinh doanh, thương mại
(vụ việc). Nghiên cứu cũng làm rõ hiệu quả của hoạt động hòa giải thông qua quyết định
chuyển hồ sơ vụ việc từ Tòa án các cấp có thẩm quyền sang hòa giải. Và việc, chuyển
hồ sơ vụ viêc để Tòa án công nhận kết quả hòa giải hoặc tiếp tục thụ lý, giải quyết tranh
chấp theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Từ khóa: Hòa giải, kinh doanh thương mại, tòa án.
Abstract: The article clarifies the meaning and rights of organizations and
individuals to access mediation activities in Court in business and commercial disputes
(cases). The study also clarifies the effectiveness of mediation activities through the
decision to transfer case files from competent courts to mediation. And the transfer of
case files so that the Court recognizes the conciliation results or continues to accept and
resolve disputes according to the provisions of civil procedure law.
Keywords: Mediation, commercial business, court.
1. Đặt vấn đề
Hòa giải thương mại được ghi nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án (Viết tắt “ADR”) mang đến những lợi ích thiết thực cho các tổ chức kinh
tế. Theo các nghiên cứu tin cậy cho thấy những ưu điểm của phương thức này như sau:
“Khi sử dụng biện pháp hòa giải, các bên “vẫn nắm quyền kiểm soát kết quả chứ không
phải là thẩm phán…. Hòa giải không tuân theo các quy tắc về bằng chứng và thủ tục
giống như tòa án”183 vốn dĩ rối rắm và phức tạp. Cùng với việc ban hành các quy định
điều chỉnh hoạt động này thời gian gần đây, nhiều học giả và những làm công tác pháp
lý thực tiễn hết sức quan tâm, có nhiều nghiên cứu, giải pháp thiết thực góp phần đưa
các quy định về hòa giải tại Tòa vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao hiệu quả hoạt động
này, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại có những đặc thù riêng, luôn gắn bó
chặt chẽ với các lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
Hoạt động hòa giải nói chung tiến hành ở giai tiền tố tụng, độc lập với các hoạt
động tố tụng xét xử (tài phán). Hoạt động này tiến hành dựa trên quyền lựa chọn, quyết
định giải quyết tranh chấp của các bên. Theo quy định hiện hành, hình thức hòa giải này
thực hiện tại Tòa184 với các hòa giải viên được lựa chọn bổ nhiệm thực hiện185 hoặc tại
các Trung tâm hòa giải thương mại (TTHGTM)186. Song, nếu như trong quan hệ hòa
giải thương mại, các bên phải thỏa thuận bằng văn bản thống nhất phương thức này, lựa
182 Giảng viên Trường Đại học Công thương TP. Hồ Chí Minh; Luật sư Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh; Trọng tài viên, Hòa
giải viên Trung tâm trọng tài thương mại HTA
183 NT.GOV.AU, Mediation: a way to work it out, https://nt.gov.au/law/processes/mediation/the-difference-betweenmediation-and-court, truy cập ngày 3/10/2023
184 “Hòa giải gắn với Tòa án là một loại hòa giải, và thường chỉ bất kỳ quá trình hòa giải nào được thực hiện dưới sự hỗ trợ
của Tòa án, thường là đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Đây là một thủ tục trước khi xét xử, được thực
hiện đối với các tranh chấp có thể hòa giải được khởi kiện tại Tòa án, với sự hỗ trợ của Hòa giải viên”. Xem: Tòa án nhân dân
tối cao, Liên Minh Châu Âu, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (5/2020), Đánh giá mô hình thí điểm về hòa giải đối thoại
tại Tòa án Việt Nam
185 Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hoạt động dưới hình thức tổ chức tự quản của các hòa giải viên, có chức năng điều
phối hoạt động hòa giải vụ việc dân sự.
186 Hoạt động theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại
125
chọn trình tự, thủ tục hòa giải, lựa chọn hòa giải viên để giải quyết 187 thì hình thức hòa
giải tại Tòa, được bắt đầu khi các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.188
Điều này đặt ra trách nhiệm của các nhà làm luật là phải “xử lý” hài hòa quyền
lựa chọn phương thức hòa giải của các bên nhưng không cản trở các hoạt động tố tụng
giải quyết tranh chấp, bảo đảm xây dựng một cơ chế pháp lý phối kết hợp nhịp nhàng,
hiệu quả giữa hai phương thức giải quyết này (hòa giải và tài phán).
2. Nội dung quan hệ pháp lý giữa hoà giải tại Tòa với việc thụ lý, giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp có thẩm quyền
Dựa vào quá trình chuyển giao vụ việc, tác giả tạm chia mối quan hệ pháp lý này
thành 02 giai đoạn như sau:
2.1. Giai đoạn chuyển vụ việc tranh chấp sang hòa giải tại Tòa
Quyết định của Tòa án cấp có thẩm quyền chuyển vụ việc sang hòa giải với hồ
sơ kiện chứa đựng đầy đủ tài liệu, chứng cứ tranh chấp, cũng như thể hiện rõ quan điểm
về các yêu cầu cụ thể sau khi lấy ý kiến chấp thuận của bên kiện về quyền lựa chọn
phương thức hòa giải, hòa giải viên theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án189
(LHGĐTTTA) có ý nghĩa sâu sắc. Điều này không chỉ bảo đảm quyền tiếp cận phương
thức hòa giải có tính “nhân văn” cao, mà còn giúp cho ngành Tòa án giảm bớt gánh nặng
thụ lý, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng nhiều và phức tạp, nguy
cơ án tồn động, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng do không xét xử vụ việc đúng thời
hạn luật định.
Quy định đã đặt ra các tiêu chí cụ thể về những trường hợp lấy ý kiến bên khởi
kiện chuyển hồ sơ sang hòa giải190 nhưng kết quả đạt được chưa đáng kể. Theo thống
kê của ngành Tòa án, kết quả thí điểm hòa giải tại 16 tỉnh, thành phố cho thấy, đã hòa
giải thành, đối thoại thành được 36.985, đạt tỷ lệ 78,08%, giúp các Tòa án không phải
thụ lý 36.985 vụ, việc. Trong số các vụ hòa giải, có 459 vụ án về kinh doanh, thương
mại (đạt tỷ lệ 1,24%).191 Nguyên nhân như đánh giá: “còn một số lãnh đạo Tòa án chưa
quyết liệt chỉ đạo việc chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cho các Hòa giải viên để tiến
hành hòa giải, đối thoại theo Luật”192, “người khởi kiện, người bị kiện không đồng ý
hòa giải, đối thoại;… tranh chấp có yếu tố nước ngoài, một bên đương sự ở nước
ngoài...”.193
Số liệu này minh chứng hoạt động hòa giải và hòa giải thành tại Tòa vẫn còn
khiêm tốn so với nhu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp qua việc khởi kiện.
Về nguyên tắc, việc hòa giải tại Tòa cũng phải có sự đồng thuận của các bên.
Điều 2 Quy tắc hòa giải năm 2021 (cập nhật bản năm 1980) cũng đề cao tính tự nguyện
của các bên tranh chấp ở các giai đoạn hòa giải theo sau: “Việc hòa giải một vụ tranh
187 Xem Điều 11 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/02/2017 về hòa giải thương mại
188 Điều 190 BLTTDS 2015
189 Xem: Khoản 3 Điều 16 LHGĐTTTA 2021
190 Xem: Khoản 3 Điều 16; Khoản 1, 2, 4, 6 và 7 Điều 19 LHGĐTTTA 2021
191 Tòa án nhân dân tối cao (2019), Hội nghị tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các
tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án, https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiettin?dDocName=TAND082742, truy cập ngày 5/7/2023
192 Công văn số 04/BC-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 06/1/2022 về việc báo cáo tình hình triển khai
thi hành Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án
193 Công văn số 04/BC-TANDTC ngày 06/1/2022 của Tòa án nhân dân tối cao về việc báo cáo tình hình triển khai thi hành
Luật hòa giải đối thoại
126
chấp phát sinh được coi là bắt đầu từ ngày các bên tranh chấp đó thoả thuận tiến hành
hòa giải, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.194.
Với việc các bên chưa lập văn bản thống nhất hòa giải khi khởi kiện ra Tòa giải
quyết tranh chấp, các nhà làm luật chấp nhận điều kiện đồng ý lựa chọn phương thức
hòa giải của đương sự là người khởi kiện, làm cơ sở để Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận
hồ sơ kiện chuyển sang hòa giải trong giai đoạn này195:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, thì Tòa án
thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa
chọn hòa giải lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật này:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án,
người khởi kiện, người yêu cầu phải trả lời bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác cho
Tòa án biết về những nội dung đã được Tòa án thông báo. Trường hợp người khởi kiện,
trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến; biên bản
có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ. Hết thời hạn này thì tùy từng trường hợp, Tòa án xử lý
như sau:
(i) Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thực hiện nhiệm vụ theo
quy định của Luật này nếu người khởi kiện, người yêu cầu có ý kiến đồng ý hòa giải,
đối thoại;
(ii) Chuyển đơn để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu người khởi
kiện, người yêu cầu có ý kiến không đồng ý hòa giải, đối thoại;
(iii) Thông báo lại lần thứ hai cho người khởi kiện, người yêu cầu biết để thực
hiện quyền lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên nếu người này chưa
có ý kiến trả lời. Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lần
thứ hai mà người khởi kiện không trả lời thì Tòa án phân công Thẩm phán phụ trách
hòa giải, để thực hiện nhiệm vụ.
Thông báo bằng văn bản chuyển vụ việc sang hòa giải, và văn bản chỉ định Hòa
giải viên cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.196
Một số phân tích đánh giá các quy định:
Thứ nhất, văn bản thông báo là căn cứ xác định vụ việc tranh chấp được tiếp nhận
tiến hành thủ tục hòa giải theo LHGĐTTTA 2012 thay vì được thụ lý theo Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015). Đó là còn là thể hiện ý chí của bên kiện về việc
đồng ý lựa chọn hòa giải nguyên tắc “tự nguyện hòa giải”197, thay cho yêu cầu khởi kiện
đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp như ban đầu. Tòa án không can thiệp quyền lựa
chọn phương thức hòa giải mà tiến hành công việc này theo ý chí quyết định của bên
khởi kiện.
Điều này cũng không làm cản trở hoạt động giải quyết tranh chấp tại Toà án mà
còn giúp cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận phương thức giải quyết tranh chấp (hòa giải)
hiệu quả cao hơn, có thể đạt các kết quả như mong đợi.
194 UNCITRAL, Mediation Rules (2021), chrome-
extension://efaidnbmnnnibpcajpcglclefindmkaj/https://uncitral.un.org/sites/uncitral.un.org/files/mediadocuments/uncitral/en/22-01369_mediation_rules_ebook_1.pdf
195 Khoản 3-6, Điều 16 LHGĐTTTA năm 2021
196 Xem: Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 16 LHGĐTTTA 2021
197 Khoản 1, Điều 3 LHGĐTTTA 2021
127
Thứ hai, vụ việc chuyển sang hòa giải phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án có thẩm quyền theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trường hợp không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án không tiếp nhận đơn kiện và không
thể tiến hành các hoạt động hoà giải tại Toà án. Đồng nghĩa, hồ sơ kiện phải có đủ các
căn cứ pháp lý thể hiện những tranh chấp, bất đồng, các yêu cầu về quyền lợi và các tài
liệu chứng kèm theo. Các bên không bắt buộc phải có các điều khoản hoà giải mẫu cũng
như không cần phải ký kết các văn bản thoả thuận hoà giải trước khi nộp đơn kiện.
Chính quá trình hoà giải sẽ thể hiện đầy đủ ý chí giữa các bên (từ chối, hoặc đồng ý giải
quyết hoà giải).
Thứ ba, quyền tiếp cận các phương thức hòa giải không đơn thuần thể hiện qua
việc chuyển hồ sơ giải quyết hòa giải, lựa chọn phương thức hòa giải, thời gian địa điểm
hoà giải cũng khá linh hoạt, mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tìm tiếng nói
chung. Quyền năng này còn được thể hiện rõ nét qua việc các tổ chức, cá nhân tham gia
và từ chối hoà giải sau khi chuyển hồ sơ mà không bị chi phối bởi bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào. Quyền này được thực hiện bằng văn bản hoặc thông qua hành vi của
các bên (không tiếp nhận thông tin, không cung cấp tài liệu chứng cứ, bày tỏ quan điểm
về vụ việc…).
Tóm lại: Với các phân tích, có thể minh chứng rằng, mối quan hệ pháp lý trong
giai đoạn này được thực hiện nhằm bảo đảm quyền tiếp cận phương thức hòa giải, mang
đến lợi ích của các bên tranh chấp, giảm bớt gánh nặng, chi phí cho Tòa án. Quy định
không tạo xung đột với các hoạt động hoà giải của các TTHGTM nhưng vẫn bảo đảm
quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp nếu các bên không thống nhất hoặc không
tiếp tục các hoạt động hòa giải.
2.2. Giai đoạn chuyển vụ việc hòa giải sang Toà án có thẩm quyền thụ lý giải
quyết
Pháp luật không quy định việc thụ lý hoà giải như một tiến trình giải quyết tranh
chấp theo thủ tục tố tụng dân sự. Dù vậy, quy định cụ thể hoá thời gian và cách thức hoà
giải, kết quả của hoạt động này chính là quyết định chấm dứt hoà giải. Các bên cần chủ
động ấn định phạm vi và trách nhiệm của mình trong thời gian hoà giải được pháp luật
cho phép. Đây cũng chính là khoảng thời gian hợp lý để bảo đảm cho các hoạt động tố
tụng giải quyết tranh chấp tiến hành sau đó được thông suốt, không bị cản trở vì hoà giải
kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các bên, nhất là đối với người khởi
kiện.
Dựa vào các quy định của pháp luật về hoà giải kinh doanh, thương mại, chấm
dứt hoà giải được thể hiện ở các trường hợp sau đây: “Hòa giải thành, đối thoại thành;
Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự,
hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, nhưng phần đó có liên
quan đến những phần khác của vụ việc dân sự; Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp
tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải,
đối thoại; Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy
định trừơng hợp không tiến hành hoà giải198 của Luật này; Một trong các bên yêu cầu
198 Điều 19 LHGĐTTTA 2021 quy định: “1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. 2. Vụ việc phát
sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. 3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị
kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính
đáng. 4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. 5. Một trong các bên đề nghị
không tiến hành hòa giải, đối thoại. 6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
128
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong
quá trình hòa giải; Người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu
cầu.199
Theo tác giả, quyết định chấm dứt hoà giải không đồng nghĩa chấm dứt tranh
chấp, các bên vẫn có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ việc
hoặc không. Ngay cả khi các bên hoà giải thành vẫn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận
tính hợp pháp. Và chỉ khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án có thẩm quyền,
có hiệu lực thi hành khi đó tranh chấp được xem như giải quyết xong.
Nếu như vụ việc không thuộc trường hợp hòa giải, các bên không hợp tác hòa
giải thì Hòa giải viên chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn để tiến
hành xem xét, thụ lý theo quy định của BLTTDS. Đối với các trường hợp đã tiến hành
hòa giải đạt kết quả thành hoặc không thành thì việc chuyển hồ sơ để Tòa án giải quyết
thể hiện quan hệ pháp lý sau đây:
(i) Đối với trường hợp hoà giải thành
Thỏa thận thống nhất hướng giải quyết tranh chấp, tiến đến hoà giải thành, các
bên phải có nghĩa vụ thực thi các thoả thuận, cam kết. Quy định này thể hiện rõ trong
luật, là cơ sở để các bên bày tỏ ý chí của mình ghi trong các biên bản hoà giải nhằm ràng
buộc cụ thể. Song, để có kết quả được công nhận và thi hành như các bản án, quyết định
giải quyết tranh chấp là vấn đề khó khăn. Điều này không chỉ đòi hỏi năng lực hoà giải
của các Hoà giải viên, mà còn phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp.
Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, để thuận lợi cho việc tiến hành
các thủ tục, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự, để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành,
trường hợp các bên có yêu cầu. Pháp luật cho phép Thẩm phán đã tham gia phiên họp
ghi nhận kết quả hòa giải có thể được phân công xem xét ra quyết định công nhận kết
quả hòa giải thành, vì Thẩm phán đó đã có thông tin về kết quả hòa giải, từ phiên họp
ghi nhận kết quả hòa giải, thuận lợi hơn cho việc xem xét kết quả thoả thuận được xác
lập.200
(iii) Đới với trường hợp không hòa giải thành
Kết quả không hòa giải thành theo tác giả không đồng nghĩa không mang lại hiệu
quả. Mà vì nhiều lý do khác nhau mà kết quả này không đạt được, ví dụ: Vụ việc cần
tiến hành các thủ tục thẩm định, liên quan đến quyền lợi của bên thứ ba,… Cho dù kết
quả hoà giải không thành, ý chí của các bên khi tham gia hoà giải được thể hiện qua các
hành vi, tài liệu cụ thể được ghi trong các biên bản hoà giải. Đó có thể là những luận
điểm, tài liệu các bên cung cấp minh chứng cho những bất hợp lý của bên bị kiện….
Hoà giải không thành còn gắn với ý chí của các bên không thống nhất hướng giải quyết
tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp sau đó dựa trên sự đúng đắn của các quy định
pháp luật và cũng là cơ hội để các bên tiếp tục hòa giải theo thủ tục tố tụng. Bởi lẽ, các
quy định201 và quan điểm thống nhất rằng: “Hòa giải có thể diễn ra theo Quy tắc bất cứ
lúc nào bất kể thủ tục tố tụng trọng tài, tư pháp hoặc giải quyết tranh chấp khác đã
được bắt đầu hay chưa….”202
199 Xem: Điều 40 LHGĐTTTA 2021
200 Xem: Khoản 2, Điều 32 LHGĐTTTA 2021
201 Điều 209, 210 BLTTDS 2015
202 Khoản 1 Điều 10 Quy tắc hòa giải (2021)
129
Đối với các trường hợp rút đơn kiện: Việc người khởi kiện chủ động rút đơn kiện
có thể vì nhiều lý do khác nhau (Chẳng hạn, cần củng cố hồ sơ, chứng cứ chứng minh
cho các yêu cầu khởi kiện, các bên đã tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết
tranh chấp,…). Do vụ việc đang được xem xét hoà giải, nên hậu quả của việc rút đơn
kiện trong giai đoạn này cũng thể hiện quan hệ pháp lý nàu. Theo đó, Hòa giải viên
chuyển đơn và tài liệu kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn để tiến hành xem xét, giải quyết
theo quy định chung và thông báo cho các bên biết.203 Tòa án xem xét trả lại đơn khởi
kiện theo quy định của BLTTDS.
Một số phân tích đánh giá các quy định:
Thứ nhất, kết quả hòa giải thành mang lại ý nghĩ thiết thực, rút ngắn thời gian
giải quyết tranh chấp và chi phí cho các bên. Đây là kết quả của nổ lực của các bên, của
hòa giải viên và cũng là mục đích cao quý của các nhà làm luật khi nghiên cứu, ban hành
LHGĐTTTA.
Thứ hai, quá trình hoà giải, cho dù không đạt như mong đợi cho dù nổ lực, các
bên đã chia sẻ thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc để minh chứng cho các yêu cầu
của mình, bao gồm những trao đổi riêng với hòa giải viên về những mong muốn, nguyện
vọng của mình. Tranh chấp có thể do bất đồng phần lợi ích nào đấy hoặc do vướng mắc
trong áp dụng luật nên không thành. Vì vậy, hồ sơ chuyển sang Tòa án thụ lý giải quyết
phần nào đã thể hiện chứng cứ, ý chí của các bên. Tòa án chỉ điều tra xác minh những
nội dung còn thiếu, hoặc khắc phục những hạn chế trong hòa giải. Giải quyết vụ việc
sau đó nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Dù vậy, quy định ở giai đoạn này vẫn thể hiện tính độc lập của hòa giải. Pháp
luật không cho phép các bên tiết lộ thông tin mình biết trong quá trình hòa giải, gây bất
lợi cho các bên khi sử dụng các thông tin, tài liệu đó theo các quy định về bí mật thông
tin hòa giải, trừ khi thông tin đó bên xuất trình đồng ý và phải sử dụng làm chứng cứ204
Quy định này cũng được đề cập theo Luật mẫu hòa giải, theo đó “hòa giải viên nhận
được thông tin liên quan đến vụ tranh chấp từ một bên, hòa giải viên phải giữ bí mật
thông tin đó, trừ khi bên đó chỉ ra rằng thông tin không phải tuân theo điều kiện phải
được giữ bí mật hoặc bày tỏ sự đồng ý...”205
Thứ ba, hoạt động hòa giải tại Tòa tập trung vào năng lực của các Hoà giải viên
bằng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của mình hướng cho các bên thoả thuận thống
nhất giải quyết vụ việc. Sự có mặt của Thẩm phán phụ trách hoà giải chỉ nhằm ghi nhận
kết quả hoà giải theo đúng thủ tục luật định và tham gia công nhận quyết định hoà giải
thành, thuận lợi về thủ tục, không chi phối kết quả hòa giải.
Tóm lại: Quan hệ pháp lý trong giai đoạn này giữa hoà giải và hoạt động tố tụng
của Toà án có mối quan hệ mật thiết, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Cho dù kết quả đạt được
ở mức độ nào trong giai đoạn hòa giải, việc giải quyết tranh chấp sau đó vẫn mang đến
những ý nghĩa tích cực, không gây cản trở hoạt động tố tụng mà ngược lại hiệu quả giải
quyết tranh chấp sau hòa giải cao hơn, thiết thực hơn.
3. Kết luận
Quan hệ giữa hoạt động hoà giải tại Tòa và thụ lý giải quyết tranh chấp vụ việc
tại Tòa án các cấp có thẩm quyền mặc dù là hai giai đoạn độc lập (tiền tố tụng và tố tụng
203 Xem: Khoản 2 Điều 41 LHGĐTTTA 2021
204 Điều 4 LHGĐTTTA 2021
205 Khoản 3 Điều 5 Quy tắc hòa giải (2021)
130
giải quyết vụ án) có cơ chế pháp lý điều chỉnh riêng. Song quan hệ này phụ thuộc, bổ
sung cho nhau, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,
thương mại ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Trong đó, các nhà làm luật hướng
đến phương thức ưu tiên cho các bên tranh chấp tiếp cận phương thức hòa giải nhằm
giảm bất đồng trong kinh doanh. Hoạt động này vẫn do các hòa giải viên tổ chức thực
hiện dựa trên sự đồng thuận của các bên, phù hợp với pháp luật quốc tế nhưng vẫn bảo
đảm các quyền tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp tại Tòa án nếu các bên từ chối hòa
giải. Bên cạnh đó, quá trình hòa giải theo hình thức này vẫn mang tính độc lập, đề cao
quyền tự quyết định cũng như giá trị pháp lý của các kết quả hòa giải./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
2. Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2021
3. Công văn số 04/BC-TANDTC ngày 06/1/2022 của Tòa án nhân dân tối cao về việc
báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật hòa giải đối thoại
4. Tòa án nhân dân tối cao, Liên Minh Châu Âu, Chương trình Phát triển Liên Hợp
quốc (5/2020), Đánh giá mô hình thí điểm về hòa giải đối thoại tại Tòa án Việt nam
5. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Hội nghị tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường
hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại
Tòa án,
https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiettin?dDocName=TAND082742,
6. UNCITRAL, Mediation Rules (2021)
7. NT.GOV.AU, Mediation: a way to work it out,
https://nt.gov.au/law/processes/mediation/the-difference-between-mediation-andcourt,
131
BÀN VỀ CÔNG ƯỚC SINGAPORE VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI THÔNG QUA PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI – MỘT SỐ
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Lê Huỳnh Phương Chinh206
Nguyễn Trần Thủy Tiên207
Nguyễn Trọng Phúc208
TÓM TẮT
Ngày 07 tháng 8 năm 2019, tại Singapore, 46 nước thành viên Liên hợp quốc đã
ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông
qua hòa giải (còn gọi là Công ước Singapore về Hòa giải). Từ ngày 12 tháng 9 năm
2020, Công ước Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực. Có thể nói, Công ước là
nền tảng để đưa hoà giải từ một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trở thành
một trong các lựa chọn khi giải quyết tranh chấp thương mại. Tại Việt Nam, khung pháp
lý về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải được thể hiện ở Nghị
định 22/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, pháp luật về Hoà giải thương mại tại Việt Nam vẫn
còn một vài điểm chưa tương thích với Công ước Singapore. Trong bài viết nhóm tác
giả sẽ giới thiệu về bối cảnh ra đời của Công ước Singapore, so sánh quy định về hòa
giải của Công ước Singapore và quy định pháp luật Việt Nam, nhóm tác giả cũng đánh
giá những tiềm năng khi Việt Nam tham gia vào Công ước này.
Từ khóa: Công ước Singapore về hòa giải, hòa giải thương mại, giải quyết tranh
chấp thương mại, Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tồn tại và đề xuất hoàn thiện.
ABSTRACT
On August 7, 2019, in Singapore, 46 member countries of the United Nations
signed the United Nations Convention on Agreements for the Resolution of Disputes
through Mediation (also known as the Singapore Convention on Mediation). From
September 12, 2020, the Singapore Convention on Mediation officially comes into
effect. It can be said that the Convention is the foundation for bringing conciliation from
an alternative dispute resolution method to one of the options when resolving
commercial disputes. In Vietnam, the legal framework on how to resolve commercial
disputes by mediation is shown in Decree 22/2017/ND-CP. However, the law on
Commercial Mediation in Vietnam still has some incompatibility with the Singapore
Convention. In the article, the authors will introduce the context of the birth of the
Singapore Convention, compare the provisions on mediation of the Singapore
Convention and Vietnamese legal regulations. The authors will also evaluate the
potential when Vietnam participate in this Convention.
Keywords: Singapore Convention on Mediation, Commercial Mediation, resolve
commercial disputes, Government Decree 22/2017/ND-CP, exists and proposes
perfection.
206 Thạc sỹ, Giảng viên chính, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 0908147622, lhpchinh@ctu.edu.vn
207 Sinh viên, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 0865560410, tienb2101594@student.ctu.edu.vn
208 Sinh viên, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 0788735363, phucb2101585@student.ctu.edu.vn
132
1. Khái quát sơ lược về Công ước Singapore về thỏa thuận quốc tế giải quyết
tranh chấp thông qua hòa giải
Việc công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải chỉ được điều
chỉnh bởi một văn kiện hài hòa hóa quốc tế về pháp luật từ năm 2002. Tháng 5/2014,
Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Nhóm công tác II của Ủy ban luật thương mại quốc tế của
Liên hợp quốc (UNCITRAL) đưa ra đề xuất xây dựng một công ước đa phương về thi
hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua hoà giải (thỏa thuận
giải quyết tranh chấp thương mại). Đề xuất này khuyến khích hòa giải như cách thức mà
Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài (Công ước New York) đã thúc đây sự phát triển của phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài. Vì mục đích này, quá trình thảo luận đã thu hút sự tham gia tích cực
của toàn bộ thành viên UNCITRAL và nhiều tổ chức phi chính phủ khác. Sau 4 năm
xây dựng, Công ước đã được hoàn thiện trình Ủy ban vào phiên họp thứ 51. Công ước
và Luật Mẫu đã được sửa đổi và được Đại hội đồng thông qua ngày 20/12/2018 thông
qua các Nghị quyết 73/198 và 73/199209. Đến ngày 07 tháng 8 năm 2019, các quốc gia
đã tiến hành ký kết Công ước Singapore về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế
thông qua hòa giải. Sự ra đời của Công ước Singapore đã đánh dấu bước chuyển mới
trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải đối với các quốc gia
khác trên thế giới.
Ngày 07/8/2019, có 46 quốc gia đã ký Công ước vào bao gồm cả Hoa Kỳ và
Trung Quốc đại diện cho cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. 24 quốc gia khác tham
gia lễ ký cũng bày tỏ sự ủng hộ Công ước. Tính đến thời điểm hiện nay, 55 quốc gia đã
trở thành Bên ký kết Công ước và 07 trong số đó đã phê chuẩn hoặc phê duyệt Công
ước.210
Có thể thấy, Công ước Singapore về hòa giải ra đời đã tạo điều kiện cho phương
thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải phát triển mạnh mẽ. Công ước thể hiện nỗ
lực thúc đẩy các bên tham gia công nhận và cho thi hành thỏa thuận hòa giải mang tính
quốc tế trong cộng đồng chung của Công ước211.
2. Đánh giá việc gia nhập Công ước Singapore về Hòa giải của Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm trái chiều nhau về vấn đề Việt Nam có nên gia
nhập vào Công ước Singapore về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua
hòa giải hay không. Bởi lẽ, việc gia nhập công ước này đòi hỏi Việt Nam phải có một
sự chuẩn bị kĩ càng cả về mặt pháp lý và con người để đảm bảo rằng chúng ta có thể
theo kịp xu hướng phát triển chung, nhưng không làm mất đi giá trị của nền pháp lý
nước nhà. Theo nhận định của nhóm tác giả, hiện nay đang tồn tại ba quan điểm chính
về vấn đề này:
Thứ nhất, Việt Nam nên gia nhập Công ước Singapore càng sớm càng tốt.
Hiện nay, việc công nhận kết quả của thoả thuận giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế đang là một nhu cầu thực tế trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập
quốc tế sâu rộng. Gia nhập Công ước Singapore về hoà giải sẽ đáp ứng nhu cầu này ở
Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh tranh chấp quốc tế đang tăng cao thì việc gia nhập
209Phòng Tương trợ tư pháp và Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp: “Nghiên cứu Công ước Singapore về
thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và đánh giá khả năng gia nhập của Việt Nam”,
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=68, [truy cập ngày 29/9/2023]
210 Trích tài liệu đã dẫn
211Lập
pháp:
“Hòa
giải
thương
mại
tại
Việt
Nam
–
Thực
trạng
và
kiến
nghị”,
http://lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211623, đăng tải ngày 12/5/2022 [truy cập ngày 30/9/2023]
133
Công ước Singapore về hoà giải sẽ khuyến khích và là động lực để các bên tranh chấp
lựa chọn phương thức đơn giản, đỡ tốn kém này cho việc giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tế. Bên cạnh đó, việc công nhận và cho thi hành kết quả hòa giải thành của các
quốc gia tham gia vào Công ước sẽ trở nên thuận tiện hơn.
Thứ hai, Việt Nam không nên gia nhập Công ước Singapore trong thời điểm hiện
tại.
Những học giả theo quan điểm này cho rằng, trước hết, Việt Nam nên hoàn thiện
chế định pháp luật về hòa giải trước rồi sau đó mới gia nhập Công ước. Thực trạng Pháp
luật Việt Nam còn nhiều bất cập với các quy định lỏng lẻo, nữa chừng văn bản quy phạm
pháp luật Việt Nam quy định điều chỉnh về lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại
thông qua hòa giải chỉ nằm ở mức độ Nghị định. Do vậy, nó vẫn còn nhiều khoảng trống
pháp lý và có một số điểm khác biệt so với quy định của Công ước Singapore về Thỏa
thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua hòa giải. Đơn cử, theo Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận thỏa thuận giải quyết tranh
chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải được đăng ký hoạt động theo quy định của Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP, mà chưa có quy định về việc công nhận thỏa thuận giải quyết
tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại
Việt Nam thực hiện. Bên cạnh đó Pháp luật liên quan chỉ công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền
nước ngoài (không phải Tòa án), nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên
nước ngoài, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực
hiện không thuộc loại được công nhận và cho thi hành212. Chính vì vậy, trước hết Việt
Nam phải hoàn thiện quy định của pháp luật trong nước để trở nên tiệm cận với các quy
định tại Công ước Singapore. Khi và chỉ khi pháp luật trong nước đạt được một thành
tựu nhất định về việc hoàn thiện khung pháp lý hòa giải thì đó mới chính là lúc Việt
Nam nên gia nhập Công ước này. Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, việc Việt Nam đưa ra
các nhóm chế định, ban hành các văn bản trong nước quy định về hòa giải trước sẽ có
khả năng các văn bản được ban hành có quy định khác với những quy định của Công
ước Singapore về hòa giải, do đó, sau khi gia nhập Công ước, Việt Nam lại phải tiếp tục
sửa đổi khung pháp lý để phù hợp với Công ước, cách này sẽ tốn rất nhiều thời gian và
chi phí.
Thứ ba, Việt Nam nên vừa gia nhập công ước Singapore vừa hoàn thiện khung
pháp lý trong nước để phù hợp với các quy định của Công ước này.
Công ước Singapore ra đời nhằm mục đích tăng tính bảo đảm và hiệu quả trong
vấn đề công nhận, thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được thông qua hòa giải,
hay thỏa thuận mà các bên đạt được thông qua hòa giải sẽ trở nên ràng buộc và có hiệu
lực thi hành tại các quốc gia thành viên theo thủ tục pháp lý đơn giản. Hiện nay,Việt
Nam vẫn chưa tham gia Công ước Singapore, nhưng việc Công ước được triển khai ở
các quốc gia là đối tác thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới sẽ có tác động và
góp phần thúc đẩy hoạt động hòa giải của Việt Nam. Để có thể tham gia vào Công ước
này, Việt Nam cần điều chỉnh và xây dụng khung pháp luật trong nước của mình cho
phù hợp với nội dung của Công ước Singapore. Vì vậy, khi gia nhập Công ước cùng lúc
với việc hoàn thiện khung pháp lý trong nước về vấn đề này, một mặt sẽ giúp rút ngắn
được khoảng cách về thời gian gia nhập, một mặt có thể đảm bảo việc xây dựng khung
212 Nguyễn Ngân, Báo điện tử Đại biểu nhân dân: “Tiệm cận pháp luật quốc tế về hòa giải”, https://daibieunhandan.vn/dieu-
tra-theo-don-thu/Tiem-can-phap-luat-quoc-te-ve-hoa-giai-i262831/, đăng tải ngày 03/4/2021 [truy cập ngày 01/10/2023]
134
pháp lý về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại được tiệm cận và phù hợp trên nền
tảng của Công ước Singapore và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Theo nhóm tác giả, phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện hành lang pháp lý về
hòa giải ở nước ta hiện nay đó chính là thực hiện song song việc hoàn thiện các chế định
về hòa giải thương mại và việc gia nhập Công ước Singapore.
3. So sánh quy đinh của Công ước và Nghị định 22/2017/NĐ-CP, một số kiến
nghị và giải pháp đối với phương thức hòa giải thương mại trong bối cảnh hội nhập
của Việt Nam hiện nay thông qua việc gia nhập Công ước Singapore
Nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích sâu hơn ba điểm tương đồng, khác biệt chính,
có thể tác động tới việc gia nhập Công ước và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp khi
Việt Nam thực hiện song song việc vừa hoàn thiện pháp luật, vừa gia nhập Công ước.
3.1 So sánh quy định của Công ước và Nghị định 22/2017/NĐ-CP
3.1.1 Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Đối với Công ước việc định nghĩa về hòa giải được nêu ra tại khoản 2 Điều 3, cụ
thể như sau: ““Hòa giải” là một thủ tục mà các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp một
cách thân thiện với sự hỗ trợ của bên thứ ba (hòa giải viên), không có thẩm quyền áp
đặt giải pháp cho các bên tranh chấp”. Về phần pháp luật Việt Nam, nghị định
22/2017/NĐ-CP không đưa ra định nghĩa chung về hòa giải. Thay vào đó, Nghị định 22
tập trung vào việc đưa ra khái niệm về hòa giải thương mại. Cụ thể, Nghị định nêu ra
định nghĩa rằng: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương
mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải
hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”.
Tuy nhiên, dù ở góc độ nào cũng có thể thấy được định nghĩa về hòa giải của
Công ước và định nghĩa về hòa giải thương mại của Nghị định 22/2017/NĐ-CP có sự
tương đồng với nhau về hoàn cảnh, điều kiện và mục đích để áp dụng. Giữa hai quy định
đều cho thấy rằng hòa giải hay hòa giải thương mại đều là phương thức giải quyết tranh
chấp, thông qua sự hỗ trợ của người thứ ba (bên trung gian) với mục đích giúp cho các
bên xích gần nhau hơn và có thể tìm được tiếng nói chung để giải quyết mâu thuẫn, tranh
chấp của họ.
3.1.2 Tính quốc tế của thỏa thuận hòa giải
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về vấn đề như thế nào là
một tranh chấp thương mại mang tính phù hợp với quốc tế. Theo đó, Luật Mẫu định
nghĩa hoạt động thương mại chỉ nhằm mục đích “giải thích bao quát hoạt động thương
mại gồm các hoạt động phát sinh từ các lĩnh vực có mối quan hệ mang bản chất thương
mại cho dù có phải hợp đồng hay không”.
Song song đó, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra một quy
định cụ thể hơn về hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Căn cứ vào quy định trên
Nghị định 22 đã liệt kê ra ba loại tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa
giải như sau:
Thứ nhất, tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Thứ hai, tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại.
135
Thứ ba, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
hòa giải thương mại.
Theo đó, những quy định trên không làm phát sinh mâu thuẫn trên thực tế giữa
các văn kiện của UNCITRAL và pháp luật Việt Nam về phạm vi tranh chấp thương mại
được áp dụng phương thức hòa giải.
Tuy nhiên, vấn đề trên lại phát sinh một bất cập, cho thấy phạm vi của pháp luật
trong nước đang rộng hơn hơn quy định của Công ước dẫn tới hệ quả là các thỏa thuận
giải quyết tranh chấp nếu được Việt Nam công nhận là hòa giải thương mại theo quy
định tại Điều 2 Nghị định 22 có thể gặp khó khăn trong việc công nhận theo quy định
của Công ước Singapore, nếu bản thân tranh chấp đó không được coi là một tranh chấp
có mang tính thương mại. Vậy nên trước mắt để có thể thực hiện mục tiêu gia nhập công
ước, chúng ta nên hoàn thiện quy định của pháp luật về việc lấp đi khoảng trống pháp
lý này, với mục đích đảm bảo các tranh chấp thương mại dù trong hay ngoài nước đều
được công nhận nếu việc thương lượng giải quyết tranh chấp đó thành công thông qua
phương thức hòa giải.
3.1.3 Công nhận kết quả hòa giải thương mại
Theo nguyên tắc chung của Công ước: “Mỗi bên tham gia Công ước phải thi
hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp theo các quy tắc về thủ tục của mình và với các
điều kiện được quy định tại Công ước này”213, điều này đồng nghĩa với việc, Công ước
cho phép các quốc gia thành viên tự thực hiện việc công nhận và thi hành thỏa thuận
giải quyết tranh chấp theo trình tự, quy tắc của quốc gia mình. Hiện nay, thủ tục công
nhận kết quả hòa giải ngoài Tòa án được quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015. Cụ thể, tại Điều 416 của Bộ luật này có quy định như sau: “Kết quả
hòa giải vụ việc ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả
hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người
có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về
hòa giải”. Theo đó, văn bản duy nhất quy định về hòa giải thương mại ở Việt Nam tính
đến thời điểm hiện tại là Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, phạm vi của Nghị định 22/2017/NĐ-CP chỉ dừng lại ở việc áp dụng
đối với hòa giải viên, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước
ngoài tại Việt Nam và vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại214.
Chúng không bao gồm kết quả hòa giải thương mại do hòa giải viên nước ngoài, tổ chức
hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam tiến hành215.
Vấn đề này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi, liệu các tranh chấp được hòa giải thông qua
hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải nước ngoài có được công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam hay không.
Theo như phạm vi áp dụng của Công ước đối với thỏa thuận giải quyết tranh
chấp, tính quốc tế của thỏa thuận này được xác định theo địa điểm kinh doanh của các
bên tranh chấp. Còn Nghị định 22/2017/NĐ-CP lại căn cứ vào quốc tịch của hòa giải
viên, tổ chức hòa giải thương mại. Do đó, thỏa thuận hòa giải quốc tế sẽ có hai trường
hợp: một là, thỏa thuận hòa giải quốc tế sẽ được công nhận và cho thi hành căn cứ theo
213 Khoản 1 Điều 3 Công ước về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải
214 Khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
215 Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R Demeter: “Báo cáo đánh giá khả năng gia
nhập Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt
Nam”,https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4
ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf [truy cập ngày 03/10/2023]
136
Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Bộ luật Tố tụng dân sự nếu chủ thể tiến hành hòa giải đã có
đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Hai là, thỏa thuận hòa giải quốc tế đó cần phải thông
qua một phương thức công nhận khác mà không áp dụng quy định tại Chương XXXIII
của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thoả thuận giải quyết tranh chấp không thuộc
loại quyết định được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại
khoản 2 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự216. Bởi lẽ, quyết định của cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài (ngoài toà án) chỉ được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu
quyết định đó là về nhân thân hoặc hôn nhân và gia đình. Như vậy, trong trường hợp
này pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc công nhận và cho thi hành thoả thuận
giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước217.
Vì những lý do trên, theo nhóm tác giả, nếu Việt Nam quyết định gia nhập Công
ước Singapore về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải thì phải
bổ sung quy định về việc công nhận thỏa thuận hòa giải quốc tế.
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp đối với phương thức hòa giải thương mại
trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam hiện nay thông qua việc gia nhập Công ước
Singapore
Công ước Singapore ra đời đã góp phần thiết lập một khuôn khổ cho các thỏa
thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải218. Tại khoản 1 Điều 1 của Công
ước đã khẳng định “Công ước này áp dụng với một thỏa thuận đạt được thông qua hòa
giải để giải quyết tranh chấp thương mại, có tính quốc tế tại thời điểm ký kết”. Theo đó,
Công ước sẽ bao gồm các yếu tố chính sau:
Một là, Công ước điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành thỏa thuận hòa giải
chứ không điều chỉnh trình tự, thủ tục để đưa ra kết quả cuối cùng là thỏa thuận hòa giải
mà giao về cho các quốc gia thành viên quy định. Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh
chấp thương mại thông qua hòa giải, Nghị định 22 đã quy định những nguyên tắc, nội
dung cơ bản khá đầy đủ.
Hai là, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, bên cạnh
đó, Công ước cũng đưa ra phạm vi về tranh chấp thương mại mà các bên phải tuân theo
khi gia nhập. So với Công ước, Nghị định 22 còn bỏ ngỏ về vấn đề này.
Ba là, áp dụng Công ước trong vấn đề đưa ra thỏa thuận hòa giải dưới hình thức
văn bản. Theo quy định tại Công ước, thỏa thuận giải quyết tranh chấp được thể hiện
bằng văn bản hoặc việc trao đổi thông tin điện tử, nghĩa là, Công ước cho phép mở rộng
hơn ngoài văn bản, các bên có thể ứng dụng công nghệ điện tử vào việc trình bày thỏa
thuận hòa giải. Như vậy, đối với yêu cầu hình thức của thoả thuận giải quyết tranh chấp
bằng văn bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước. Mặc dù hình thức điện tử của
thỏa thuận giải quyết tranh chấp không được điều chỉnh bởi pháp luật về hòa giải, thoả
thuận giải quyết tranh chấp dưới hình thức điện tử vẫn có hiệu lực theo Điều 12 Luật
giao dịch điện tử năm 2005219.
216 Khoản 2 Điều 423 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác
có thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của
toà án nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này.
217 Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R Demeter: “Báo cáo đánh giá khả năng gia
nhập Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt
Nam”,https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4
ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf [truy cập ngày 03/10/2023]
218 Trích Lời mở đầu, Công ước về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải
219 Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R Demeter: “Báo cáo đánh giá khả năng gia
nhập Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt
137
Bốn là, Công ước được áp dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại có tính
quốc tế. Hiện nay, pháp luật về hòa giải ở Việt Nam vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ
thể hay tiêu chí xác định tính quốc tế của thỏa thuận hòa giải. Điều này dẫn đến việc,
công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ gặp không ít khó khăn khi Việt
Nam tiến hành gia nhập Công ước Singapore.
Năm là, có hai phương án để tiến hành hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt
động hòa giải thương mại ở Việt Nam: phương án một, sửa đổi, bổ sung Nghị định
22/2017/NĐ-CP về Hòa giải; phương án hai, phát triển thành Luật Hòa giải, tương tự
như cách Việt Nam đã thể chế hóa phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng
tài thành Luật Trọng tài thương mại. Tuy nhiên, dù theo phương án một hay phương án
hai, các chế định về hòa giải ở nước ta cũng cần phải:
(i)
(ii)
(iii)
Điều chỉnh các nội dung chưa tương xứng giữa Nghị định 22/2017/NĐCP với Công ước, sửa đổi, bổ sung Nghị định 22/2017/NĐ-CP về: nội
dung phạm vi áp dụng; yếu tố xác định tính quốc tế của thỏa thuận giải
quyết tranh chấp thông qua hòa giải là dựa vào địa điểm tiến hành hoạt
động kinh doanh theo Công ước để tránh hiện tượng các quy định không
có nét tương đồng; bổ sung quy định về công nhận thỏa thuận hòa giải
quốc tế tại Điều 416 Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc quy định tại Luật Hòa
giải nếu nước ta chủ trương phát triển Nghị định 22/2017/NĐ-CP lên thành
luật.
Tăng cường chất lượng của đội ngũ hòa giải viên và trung tâm hòa giải
thương mại thông qua đào tạo hoặc hình thành Hiệp hội Hòa giải viên,
tương tự Đoàn Luật sư hiện nay.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức và những ưu điểm về phương
thức hòa giải thương mại cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, qua
đó, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương thức này.
Nam”,https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4
ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf [truy cập ngày 03/10/2023]
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
1. Công ước về Thảo thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải
2. Luật Mẫu UNCITRAL
3. Công ước NewYork về Công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài
B. VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG NƯỚC
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
2. Luật Thương mại 2005
3. Luật Trọng tài thương mại 2010
4. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
C. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ, LUẬN VĂN
1. Phòng Tương trợ tư pháp và Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư
pháp: “Nghiên cứu Công ước Singapore về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp
thông qua hòa giải và đánh giá khả năng gia nhập của Việt Nam”,
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=68
2. Lập pháp: “Hòa giải thương mại tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị”,
http://lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211623
3. Nguyễn Ngân, Báo điện tử Đại biểu nhân dân: “Tiệm cận pháp luật quốc tế về
hòa giải”, https://daibieunhandan.vn/dieu-tra-theo-don-thu/Tiem-can-phap-luat-quocte-ve-hoa-giai-i262831/
4. Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R
Demeter: “Báo cáo đánh giá khả năng gia nhập Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận
quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt Nam”,
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o
%20c%C3%A1o%20C%C3%B4ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf
139
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
COMPLETE THE LAW ON CANCELLATION OF ARBITRATION AWARDS
IN TRADE DISPUTE RESOLUTION
Văn Phạm Tùng Quân220
Nguyễn Thị Diễm Thúy221
Tóm tắt
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nhiều ưu điểm nổi bật như
giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo bí mật cho các bên tranh
chấp... Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang phải đối mặt với nhiều
vướng mắc và khó khăn, trong đó phán quyết trọng tài bị hủy là một trong những nguyên
nhân. Bằng phương pháp phân tích luật, tác giả khái quát về phán quyết trọng tài và hủy
phán quyết trọng tài làm cơ sở phân tích các bất cập của việc áp dụng các quy định để
hủy phán quyết trọng tài. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về hủy phán quyết trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại.
Từ khóa: hủy phán quyết trọng tài, phán quyết trọng tài, thỏa thuận trọng tài,
Trọng tài thương mại.
Abstract:
The method of resolving disputes by arbitration has many outstanding advantages
such as resolving disputes quickly, effectively, ensuring confidentiality for the disputing
parties... However, resolving disputes by arbitration Arbitrators are facing many
problems and difficulties, of which the annulled arbitration award is one of the reasons.
Using the method of legal analysis, the author summarizes arbitration awards and
annulments as a basis for analyzing the inadequacies of applying regulations to annul
arbitration awards. From there, the article offers some solutions to improve the law on
annulment of arbitration awards in resolving commercial disputes.
Keywords: annulment of arbitration award, arbitration award, arbitration
agreement, Commercial Arbitration.
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại cơ bản, bao gồm: thương lượng, hòa giải thương mại, Trọng tài thương
mại và Tòa án. Phương thức trọng tài có nhiều ưu điểm nổi bật như giải quyết tranh chấp
một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo bí mật cho các bên tranh chấp... Giải quyết
tranh chấp thông qua trọng tài ngày càng trở nên phổ biến ở các nước, nhất là trong các
tranh chấp thương mại quốc tế. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới cho thấy
trọng tài ngày càng “đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa
các thương nhân”.
Ở Việt Nam, trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp thường phát sinh tranh
chấp và số lượng tranh chấp ngày càng tăng. Đồng thời, khi hội nhập kinh tế quốc tế thì
các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều và phức tạp.Việc phát
huy hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn rất ít tranh chấp
được đưa ra giải quyết bằng trọng tài. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong
đó có việc hủy phán quyết trọng tài.
220 Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, email: quan.vpt@ou.edu.vn
221 Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, email: nguyenthuy03093@gmail.com
140
Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM 2010) đã quy định cụ thể về vấn đề
hủy phán quyết trọng tài nhưng thực tế áp dụng Luật Trọng tài thương mại thời gian qua
có nhiều vướng mắc. Nhiều phán quyết trọng tài bị hủy không có căn cứ, gây ảnh hưởng
đến hoạt động trọng tài, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do vậy, tác giả đã đề
xuất đề tài để nghiên cứu là “Hoàn thiện pháp luật về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
trong giải quyết tranh chấp thương mại”.
2. Khái quát về phán quyết trọng tài và hủy phán quyết trọng tài
Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa chung về thuật ngữ “phán quyết
trọng tài”222. Tại các Công ước quốc tế về trọng tài như Công ước New York hay Luật
Mẫu UNCITRAL cũng không có định nghĩa chung về thuật ngữ này. Công ước New
York, là công ước điều chỉnh việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài, chỉ đưa
ra định nghĩa về phán quyết trọng tài như sau: Thuật ngữ “các phán quyết trọng tài”
bao gồm không chỉ những phán quyết đưa ra bởi các trọng tài viên được chỉ định cho
từng vụ mà còn bao gồm các phán quyết đưa ra bởi các tổ chức trọng tài thường trực
được các bên đưa vụ việc ra giải quyết.223 Ở Việt Nam, phán quyết trọng tài được định
nghĩa là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài (khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010). Tóm lại, có thể đưa ra
khái niệm khái quát về phán quyết trọng tài thương mại như sau: “Phán quyết trọng tài
thương mại là quyết định của Hội đồng trọng tài thương mại giải quyết toàn bộ nội
dung vụ tranh chấp giữa các bên tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài, ràng buộc
các bên tranh chấp phải thực hiện”.
Phán quyết trọng tài thương mại (dưới đây gọi là phán quyết trọng tài) có một số
đặc điểm sau đây: Thứ nhất, phán quyết trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ
tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài. Khi phán quyết trọng
tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp được giải quyết toàn bộ và thủ tục
trọng tài chấm dứt. Phán quyết trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng
trọng tải, kết thúc quá trình tố tụng. Về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một sự
kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm dứt. Về nội dung, phán quyết trọng tài đưa ra
các kết luận về tranh chấp, quy định quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia tranh chấp
phải thực hiện. Thứ hai, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện:
Phán quyết trọng tài là chung thẩm224. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này có nghĩa phán quyết trọng tài không bị
các bên tranh chấp kháng cáo trước bất kỳ một Tòa án hay tổ chức nào. Phán quyết trọng
tài cũng không bị cơ quan nào kháng nghị. Tuy nhiên, nếu có đủ bằng chứng cho rằng
phán quyết đó thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài được pháp luật
quy định thì có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy.225
Hủy một phán quyết trọng tài là việc Tòa án có thẩm quyền tuyên bố phán quyết
đó không có giá trị toàn bộ hoặc một phần226. Nếu một phán quyết bị Tòa án có thẩm
quyền hủy thì thông thường phán quyết đó bị coi là không có hiệu lực và do đó không
thể thi hành không chỉ bởi Tòa án nơi tiến hành trọng tài mà cả Tòa án quốc gia ở nơi
222 Phan Thông Anh (2006), Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài thương mại trong quá trình tố tụng trọng tài - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 33.
223 Vũ Ánh Dương (2003), Vai trò của Tòa án trọng hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam,
Luật văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, trang 23.
224 Khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010
225 Phan Thông Anh (2006), Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài thương mại trong quá trình tố tụng trọng tài - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 33.
226 Dương Đăng Huệ (2003), Một điển hình của việc xây dựng pháp luật theo hướng hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
6.
141
khác227.
Thủ tục hủy phán quyết trọng tải của Tòa án không phải là thủ tục xét xử lại vụ
kiện. Trong quá trình xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án không xét xử
lại nội dung vụ tranh chấp, mà chỉ đối chiếu với các trường hợp hủy phán quyết trọng
tài theo quy định của pháp luật để ra quyết định. Tòa án sẽ ra quyết định hủy phán quyết
trọng tài trong trường hợp pháp luật quy định phán quyết trọng tài bị hủy. Ngược lại,
Tòa án sẽ ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài nếu lý do bên yêu cầu đưa ra
không rơi vào trường hợp pháp luật quy định hủy phán quyết trọng tài.228
Tòa án ở nhiều quốc gia đã làm rõ rằng thủ tục hủy phán quyết trọng tài không
phải là thủ tục phúc thẩm trong đó các bằng chứng được đánh giá lại và sự đúng đắn
của quyết định về nội dung tranh chấp của Hội đồng trọng tài được xem xét... Tòa án
không xem lại nội dung vụ tranh chấp.229
Xung quanh việc quy định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án cũng có những
quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, xuất phát từ nguyên tắc phán quyết trọng
tài là chung thẩm nên khi Hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng thì phán quyết
này sẽ có hiệu lực thi hành ngay, các bên không được yêu cầu Tòa án xem xét lại phán
quyết230. Hơn nữa, Hội đồng trọng tài là những người do chính các bên tranh chấp lựa
chọn nên các bên phải có nghĩa vụ tôn trọng và thi hành phán quyết của họ. Việc các
bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài nghĩa là phán quyết của trọng tài
dù là chung thẩm, vẫn bị hủy bỏ bởi Tòa án và tranh chấp dù các bên có thỏa thuận giải
quyết tại trọng tài, thì sau đó họ vẫn có thể đưa ra Tòa án. Điều này đi ngược lại với
nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là chung thẩm và ngược lại với thỏa
thuận của các bên là lựa chọn trọng tài chứ không phải Tòa án.231
Ngược lại với quan điểm trên, có quan điểm lại ủng hộ việc đưa ra cơ chế Tòa án
có quyền hủy phán quyết của trọng tài. Cơ chế này làm yên lòng các bên tranh chấp vì
nếu họ bị “phản bội” thì họ đã có Tòa án ra tay giúp họ232. Hơn nữa, khi xem xét hủy
phán quyết trọng tài, Tòa án chỉ xem xét vụ việc về mặt thủ tục, nghĩa là chỉ kiểm tra và
đối chiếu các giấy tờ với quy định của pháp luật chứ không xét xử lại về nội dung vụ
việc nên không hề vi phạm nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm. Cơ chế này
“đã góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của trọng tài viên, làm cho họ
phải khách quan, vô tư trong khi hành nghề và việc lựa chọn phương thức giải quyết
bằng trọng tài sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh”.
Đối với phán quyết trọng tài trong Luật TTTM 2010, chúng ta có quy định về thi
hành phán quyết trọng tài mà không có thủ tục công nhận và cho thi hành nhưng phán
quyết trọng tài có thể bị yêu cầu hủy tại Tòa án (lúc này Tòa án có thẩm quyền để quyết
227 Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế: Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn
ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang 51.
228 Vũ Ánh Dương (2003), Vai trò của Tòa án trọng hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam,
Luật văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, trang 23.
229 Phan Thông Anh (2006), Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài thương mại trong quá trình tố tụng trọng tài - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 33.
230 Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế: Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn
ngừa và phương pháp giải quyết, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang 51.
231 Nguyễn Ngọc Lâm và Lê Trường Sơn (2013), Tuyển tập một số Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế bằng Tòa án, Trọng tài và công nhận, thi hành bản án của Tòa án, Trọng tài nước ngoài, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang
66.
232 Tưởng Duy Lượng (2015), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án và việc phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh
chấp giữa Trọng tài và Tòa án theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16.
142
định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài).233 Điều đó có nghĩa, Việt Nam không áp
dụng thủ tục công nhận và cho thi hành mà áp dụng cơ chế hủy đối với phán quyết của
trọng tài Việt Nam. Nếu phán quyết của trọng tài Việt Nam không bị Tòa án tuyên hủy
theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp, hoặc không bị một trong các bên tranh
chấp yêu cầu Tòa án hủy trong thời hạn quy định thì phải được thi hành.
3. Một số bất cập về hủy phán quyết trọng tài
Do các quy định về hủy phán quyết trọng tài còn nhiều điểm chồng chéo, mơ hồ
nên việc áp dụng không hiệu quả, dẫn đến nhiều phán quyết trọng tài bị hủy. Vì vậy, tác
giả sẽ phân tích một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam” được quy định không cụ thể, khó tránh khỏi việc áp dụng một
cách tùy tiện.
Thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
đều có quy định về “nguyên tắc” khiến bên yêu cầu dễ căn cứ vào đó để nói rằng phán
quyết trọng tài “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”. Sau đó, bên yêu cầu đưa
ra các lý do thuyết phục Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài234. Trên thực tế,
Tòa án hủy bỏ phán quyết trọng tài dựa điểm đ khoản 2 Điều 68 của Luật TTTM 2010.
Nhiều nguyên tắc cơ bản hoặc không cơ bản mà Tòa án dựa vào để ra quyết định hủy
phán quyết trọng tài là những nguyên tắc hướng dẫn cách ứng xử của các bên trong quá
trình ký kết hợp đồng hơn là hướng dẫn thực hiện quyền tài phán.
Ngoài ra, điểm b khoản 3 Điều 63 Luật TTTM 2010 quy định, “đối với yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm
chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng
tài”.
Không phải ngẫu nhiên mà chỉ có điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 Tòa
án phải tích cực theo dõi, thu thập chứng cứ khi áp dụng tiêu chí này. Nếu cho rằng các
bên tranh chấp muốn bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp này khó chứng
minh được hành vi vi phạm của phán quyết trọng tài nên không những không hợp lý mà
còn tạo ra sự mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định khác của Luật TTTM
2010do diễn giải không thống nhất các quy định235. Điều đó cho thấy, đối tượng chính
mà quy định này hướng tới bảo vệ là các giá trị cơ bản, giá trị đạo đức, xã hội, cộng
đồng hoặc lợi ích của công dân hoặc các bên khác không liên quan đến tranh chấp nhưng
có bị xâm phạm bởi phán quyết trọng tài236. Đây có thể coi là hành vi vi phạm công lý
một cách trắng trợn mà không ai có thể chấp nhận được. Vì vậy, Tòa án phải tích cực
thu thập chứng cứ để chứng minh, bảo vệ các chủ thể và quyền lợi này. Nghị quyết số
01/2014/NQ-HĐTP tại điểm đ khoản 2 Điều 14 nêu rõ:
“…Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết
trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết
233 Nguyễn Ngọc Lâm và Lê Trường Sơn (2013), Tuyển tập một số Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế bằng Tòa án, Trọng tài và công nhận, thi hành bản án của Tòa án, Trọng tài nước ngoài, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang
66.
234 Vũ Hoàng (2019), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật
Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trang 49.
235 Vũ Hoàng (2021), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp chí điện tử Luật
sư
Việt
Nam,
https://lsvn.vn/huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kiennghi1610677477.html, truy cập ngày 05/10/2023.
236 Vũ Thị Hồng Vân (2016), Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy phán quyết trọng tài Thương mại
và một số giải pháp khắc phục, Tạp chí Nghề luật, số tháng 5/2016.
143
trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba…”
Để giúp thẩm phán hiểu đúng các trường hợp nào các bên phải hủy phán quyết
trọng tài theo Điều 68 khoản 2 điểm đ, Hội đồng thẩm phán đã đưa ra hai ví dụ để thẩm
phán tham khảo như sau:
“Ví dụ 1: Các bên đã tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp và thỏa
thuận này không trái pháp luật, đạo đức xã hội nhưng Hội đồng trọng tài không ghi nhận
sự thỏa thuận đó của các bên trong phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này phán
quyết trọng tài đã vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong lĩnh vực thương
mại quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 và Điều 4 của Bộ luật Dân sự 2015…
Tòa án xem xét, quyết định việc hủy phán quyết trọng tài này vì trái nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam đã được Luật Thương mại và Bộ luật dân sự quy định.
Ví dụ 2: Một bên tranh chấp cung cấp chứng cứ chứng minh phán quyết trọng tài
được lập có sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa hoặc hối lộ. Trong trường hợp này phán quyết
trọng tài đã vi phạm nguyên tắc “trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư” quy
định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại”.
Căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán, có thể lập luận rằng nếu nội
dung phán quyết trọng tài chỉ giải quyết theo lợi ích của các bên tranh chấp và quyết
định đó không xâm phạm đến lợi ích của chủ thể khác thì không thể dùng các nguyên
tắc chi phối hành vi, cách ứng xử của các bên trong quan hệ hợp đồng để xem xét, sắp
xếp lại nội dung của quan hệ tranh chấp.
Thứ hai, quy định “Tòa án không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội
đồng trọng tài đã giải quyết”
Trong hầu hết các quyết định của Tòa án liên quan đến việc áp dụng Điều 68
khoản 2 điểm đ LTTTM 2010 để hủy phán quyết trọng tài, nội dung tranh chấp được
giải quyết tại thủ tục trọng tài đều được xem xét và quyết định lại. Đây rõ ràng là một
sự vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 71 khoản 4 Luật TTTM 2010: “Khi xét đơn
yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật này
và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp
mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết”.
Căn cứ quy định tại Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010, việc Tòa án xem
xét hủy phán quyết trọng tài chỉ được thực hiện khi: “Có đơn yêu cầu của một bên và
phải đáp ứng được một trong các điều kiện như không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa
thuận trọng tài vô hiệu; Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không
phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; hay vụ
tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó
bị huỷ; chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một
bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng
tài; phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Bên
cạnh đó “phán quyết trọng tài là chung thẩm”, do đó, Tòa án không có quyền xem lại
nội dung vụ tranh chấp đã có phán quyết của Hội đồng trọng tài hay không thuộc các
trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định237. Đây là nguyên tắc không được vi
237 Vũ Hoàng (2021), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp chí điện tử Luật
sư
Việt
Nam,
https://lsvn.vn/huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kiennghi1610677477.html, truy cập ngày 05/10/2023.
144
phạm trong việc áp dụng Luật Trọng tài thương mại và Bộ luật tố tụng dân sự khi xét
đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Vì vậy, ngay cả khi hội đồng xem xét đơn xác
định rằng hội đồng trọng tài đã giải thích sai sự thật, tình tiết, nội dung tranh chấp hoặc
áp dụng không đúng luật nội dung,... nhưng không phải là do gian lận hoặc nếu không
phải do không vô tư, khách quan thì không phải là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài
chứ chưa nói đến việc áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010238.
Thứ ba, quyết định hủy phán quyết trọng tài có được kháng cáo, kháng nghị
hay không?
Điều này là do có nhiều trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ trọng tài nhưng
không đưa ra lý do thỏa đáng hoặc đưa ra lý do không phù hợp, mà xuất phát từ pháp
luật, rồi luật trọng tài thương mại của vụ tranh chấp thì các bên không có quyền kháng
cáo và Viện kiểm sát không quyền kháng nghị. Hậu quả là không đảm bảo quyền và lợi
ích của các bên, thậm chí dẫn đến sự tùy tiện trong việc hủy bỏ phương án giải quyết
tranh chấp pháp lý của Hội đồng trọng tài. Theo tác giả, cần thay đổi quy định cho phép
kháng cáo, kháng nghị quyết định trọng tài để tránh trường hợp Tòa án tự ý hủy quyết
định trọng tài.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy phán quyết trọng tài
Thứ nhất, sửa đổi quy định về căn cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Trường hợp thứ nhất: Phán quyết của Toà án trọng tài đã vi phạm nghiêm trọng
các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật nội dung, luật tố tụng và luật trọng tài
dẫn đến phán quyết trọng tài không đảm bảo tính công bằng và hợp lý
Trong trường hợp này, các bên thống nhất giải quyết tranh chấp bằng Nghị quyết
số 01/2014/NQ-HĐTP đã nêu: “thỏa thuận đó không trái pháp luật, không vi phạm đạo
đức, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ nhưng không được Tòa án trọng tài chấp nhận”.
Hội đồng trọng tài vi phạm một trong những nguyên tắc quan trọng của tố tụng trọng
tài được nêu trên thì phán quyết của trọng tài mới bị coi là vi phạm các nguyên tắc tự
do, tự nguyện thỏa thuận và trật tự công cộng, lợi ích cộng đồng. Đó là một nguyên tắc
tồn tại trong nhiều luật nội dung và luật tố tụng, một nguyên tắc mang tính phổ quát239.
Việc một số Tòa án đã xem xét hợp đồng, nếu xét thấy Hội đồng trọng tài không
tuân theo thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng thì cho rằng: “Hội đồng trọng tài đã vi
phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện, thỏa thuận; phán quyết trọng tài đã vi phạm các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và tuyên hủy phán quyết trọng tài”. Điều đó
hoàn toàn trái với quy định tại khoản 4 Điều 71 của Luật Trọng tại thương mại 2010.
Trường hợp thứ hai: Phán quyết trọng tài có thể giải quyết hoặc không giải quyết
đúng đắn nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nhưng quan hệ hợp đồng đó có
nội dung vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài ra
quyết định dựa trên nội dung của hợp đồng để công nhận hợp đồng và các thỏa thuận là
hợp pháp và quyết định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyết định
này vi phạm nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, vi phạm điều cấm của
pháp luật, vi phạm nguyên tắc trọng tài, vì: “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận
của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”.
Trường hợp thứ ba: Thỏa thuận của các bên trong thỏa thuận vi phạm độc lập,
238 Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài cơ chế hữu hiệu bảo vệ
quyền dân sự, NXB Lao động, Hà Nội, trang 29.
239 Vũ Hoàng (2019), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật
Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, trang 49.
145
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hoặc nếu thỏa thuận của các bên được
công nhận việc hỗ trợ tài chính cho các tổ chức chống nhân dân, chống nhà nước Việt
Nam, ủng hộ cá nhân, tổ chức khủng bố mà phán quyết trọng tài vẫn công nhận.
Vì vậy, tác giả kiến nghị quy định tại Điều 68 Khoản 2 điểm đ Luật TTTM 2010
“phán quyết trọng tài trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”:
“Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
đ) Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”
Thứ hai, cần áp dụng đúng quy định “Tòa án không được xét xử lại nội dung
vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết”.
Ở phía Tòa án xét đơn yêu cầu trong thời gian qua cho rằng, phán quyết trọng tài
sai là do áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật một cách suy diễn khiến cho phán
quyết trọng tài đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhưng Tòa án không đưa
ra được chứng cứ rõ ràng, thuyết phục mà vẫn hủy quyết định trọng tài là sự sai lầm
nghiêm trọng, áp dụng không đúng quy định pháp luật về tố tụng tại Tòa án.
Tòa án không kiểm soát hoặc xác định lại nội dung của quan hệ pháp luật đang
tranh chấp; không đánh giá việc trọng tài đã giải quyết đúng đắn quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng hay chưa. Mặc dù phán quyết trọng tài có thể không giải quyết
thỏa đáng các quyền và nghĩa vụ của một trong hai bên trong hợp đồng hoặc tranh chấp,
tòa án không thể dựa vào các nguyên tắc cơ bản pháp luật, như trong nhiều trường hợp
được lấy làm căn cứ áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 để tuyên hủy
phán quyết trọng tài. Hành động theo cách này, Tòa án đã giải quyết nội dung tranh chấp
và trái với quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 là:“Tòa án
không được xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết”
Thứ ba, về vấn đề quyết định hủy phán quyết trọng tài nên được kháng cáo,
kháng nghị
Ngoài những vướng mắc về quy định liên quan đến căn cứ hủy phán quyết trọng
tài, còn có những bất cập về thủ tục hủy phán quyết trọng tài, quyết định hủy phán quyết
trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực theo quy định tại khoản 10 Điều 71 Luật TTTM
2010. Do đó, các bên liên quan không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có
quyền kháng nghị và các bên Hội đồng trọng tại không có quyền khiếu nại. Theo quy
định này, phương án xử lý sẽ không có khi phán quyết của tòa án không thỏa đáng hoặc
bị vi phạm. Điều này có thật sự phù hợp không?”Có thực sự quan trọng?
Mục tiêu cuối cùng là hạn chế số vụ án phán quyết trọng tài bị hủy một cách tùy
tiện thì cần có cơ chế kiểm soát tòa án theo thủ tục kháng nghị và kháng cáo việc hủy
bỏ phán quyết trọng tài. Việc này được quy định tại Pháp lệnh năm 2003, do vậy, tác
giả đề nghị bổ sung quy định như sau:
“Điều 69. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định theo quy định
tại Điều 71 của Luật này, các bên có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Toà án. Thời hạn
kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định…”
5. Kết luận
146
Thông qua bài viết, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận và quy định pháp
luật về phàn quyết trọng tài và hủy phán quyết trọng tài. Đồng thời, bài viết đề ra những
bất cập khi áp dụng quy định pháp luật về hủy phán quyết trọng tài như: thứ nhất, căn
cứ phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được quy
định không cụ thể, khó tránh khỏi việc áp dụng một cách tùy tiện; thứ hai, quy định Tòa
án không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết; và thứ
ba, quyết định hủy phán quyết trọng tài có được kháng cáo, kháng nghị hay. Dựa trên
những cơ sở đó, tác gỉa đưa ra một số kiến nghị sau: thứ nhất, sửa đổi quy định về căn
cứ “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”; thứ
hai, cần áp dụng đúng quy định “Tòa án không được xét xử lại nội dung vụ tranh chấp
mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết” và thứ ba, về vấn đề quyết định hủy phán quyết
trọng tài nên được kháng cáo, kháng nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản pháp luật
1. Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế 1985.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Luật Trọng tài thương mại 2010.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
5. Bộ luật Dân sự 2015.
II. Giáo trình, sách, tạp chí, báo
6. Dương Đăng Huệ (2003), Một điển hình của việc xây dựng pháp luật theo hướng
hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6.
7. Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế:
Nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB
Hồng Đức, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Lâm và Lê Trường Sơn (2013), Tuyển tập một số Điều ước quốc tế
về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án, Trọng tài và công nhận,
thi hành bản án của Tòa án, Trọng tài nước ngoài, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
9. Phan Thông Anh (2006), Mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài thương mại trong
quá trình tố tụng trọng tài - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Tưởng Duy Lượng (2015), Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án và việc
phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Tòa án theo quy định
của Luật Trọng tài thương mại và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16.
11. Nguyễn Thị Hằng Nga (2006), Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài và những lưu ý trong hoạt động thụ lý các tranh chấp có thỏa thuận
trọng tài, Tạp chí Luật học số 7.
12. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại
Tòa án, Trọng tài cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền dân sự, NXB Lao động, Hà Nội.
13. Vũ Thị Hồng Vân (2016), Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định
về hủy phán quyết trọng tài Thương mại và một số giải pháp khắc phục, Tạp chí
Nghề luật, số tháng 5/2016.
14. Vũ Hoàng (2021), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam
và một số kiến nghị, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, https://lsvn.vn/huy-phan-
147
quyet-trong-tai-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kiennghi1610677477.html, truy cập ngày 05/10/2023.
15. Vũ Hoàng (2019), Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo quy định pháp luật
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam.
16. Vũ Ánh Dương (2003), Vai trò của Tòa án trọng hoạt động giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam, Luật văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu
Nhà nước và Pháp luật.
148
PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI: KINH NGHIỆM SINGAPORE
VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
LAW ON COMMERCIAL MEDIATION: SINGAPORE EXPERIENCE AND
SUGGESTIONS FOR VIETNAM
Trần Thị Diễm Trinh240
Dương Phúc Trường241
Lê Nhật Minh Châu242
Tóm tắt: Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sự đa dạng về chủ thể cũng như các
dạng hoạt động thương mại phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Điều này đòi hỏi
chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan các
tranh chấp thương mại, đảm bảo quyền lợi của các bên, tạo lập nền tảng trật tự kinh tế
cho sự phát triển thương mại. Hiện nay, pháp luật giải quyết hòa giải thương mại tại
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của kinh doanh và thương mại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tuy nhiên, trên thực
tế đối với các tranh chấp có tính quốc tế, hòa giải thương mại tại Việt Nam có thể gặp
khó khăn trong việc đảm bảo tính đa quốc gia và tính ràng buộc của quyết định hòa
giải. Thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này vẫn còn tồn đọng một số khó khăn,
bất cập nhất định. Bài viết sẽ tiến hành phân tích quy định pháp luật Việt Nam và
Singapore về Hoà giải thương mại. Từ đó, nhóm tác giả sẽ tiến hành kiến nghị một số
giải pháp góp phần hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao công tác hoà giải
thương mại trong tương lai.
Từ khoá: Pháp luật, hoà giải thương mại, Singapore, thực trạng.
Abstract: During the period of international integration, the diversity of
subjects as well as the types of commercial activities arising are increasingly numerous
and complex. This requires us to come up with solutions to promptly, accurately and
objectively resolve trade disputes, ensure the rights of all parties, and create an
economic order foundation for trade development. Currently, the law on commercial
mediation in Vietnam plays an important role in creating favorable conditions for the
development of business and trade in the context of global integration. However, in
reality, for international disputes, commercial mediation in Vietnam may encounter
difficulties in ensuring the multinationality and binding nature of the mediation
decision. The current state of Vietnamese law on this issue still has certain difficulties
and shortcomings. This article will analyze the legal regulations of Vietnam and
Singapore on Commercial Mediation. From there, the authors will propose a number
of solutions to contribute to improving legal regulations and improving commercial
mediation in the future.
Keywords: Law, Commercial mediation, Singapore, real situation.
1. Khái quát một số lý luận về hoà giải thương mại
1.1. Khái niệm về hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại
a. Khái niệm về Hoà giải
240 Học viên Cao học Trường Đại học Luật TP.HCM|Email: diemtrinht19@gmail.com
241 Thẩm phán Toà án nhân dân Quận 6, TP.HCM
242 C.N Luật Kinh tế Trường Đại học Mở TP.HCM
149
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 có quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc
hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết
với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.
Theo Từ điển Luật học cho rằng Hoà giải là: “Việc thuyết phục các bên tranh
chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thoả243”
b. Khái niệm về Hoà giải thương mại
Tại Nghị định 22/207/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã đề cập đến “Hòa giải
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và
được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp
theo quy định của Nghị định này.”244
c. Khái niệm về Hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại
Quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Cho nên có thể hiểu, tranh chấp thương mại là phát sinh sự xung đột giữa các
chủ thể về quyền lợi, nghĩa vụ trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Nói cách khác tranh chấp thương mại còn được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về một
hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh và thông thường gắn liền với các yếu tố, lợi ích về tài sản.
Vậy Hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại (Hoà giải thương mại)
là trong quá trình thương lượng giữa các bên thì có sự tham gia của bên thứ ba độc lập
(Hoà giải viên) do hai bên thoả thuận hay chỉ định làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho
các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm
mục đích chấm dứt các tranh chấp.
1.2. Các phương thức hoà giải
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia cũng như ảnh
hưởng trong quan niệm phong tục tập quán giải quyết tranh chấp, mà các phương thức
được các quốc gia ghi nhận để giải quyết tranh chấp có những điểm khác nhau nhất
định. Dù có những phương thức khác nhau, nhưng nhìn chung pháp luật các quốc gia
đều quy định hai nhóm phương thức là giải quyết bằng tố tụng Toà án và phương thức
giải quyết ngoài toà án245.
Theo quy định pháp luật Việt Nam về các phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại. Trong đó, tại khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định các tranh
chấp thương mại sẽ được giải quyết qua các hình thức sau: thương lượng, hoà giải,
Trọng tài hoặc Toà án.
2. Pháp luật Singapore về hoà giải tranh chấp thương mại
2.1. Tổng quan
Chính phủ Singapore đã tích cực khuyến khích các đương sự lựa chọn tham gia
hòa giải trước khi chuyển sang tòa án. Hòa giải chính thức được thể chế hóa và được
thành lập vào những năm 1990 với việc thành lập Trung tâm Hòa giải Singapore
(SMC)246, Trung tâm Hòa giải Cộng đồng và các cơ quan và tòa án khác. Nói cách
243 Bộ Tư pháp (2016), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.365
244 khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP
245 Nguyễn Hoài Sơn (2004), Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng hoà giải - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
246 Là một tổ chức phi lợi nhuận được bảo lãnh bởi Học viện Luật Singapore. Nó được liên kết về mặt thể chế với nhiều hiệp
hội nghề nghiệp và thương mại và nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp và Học viện Luật Singapore.
150
khác, hòa giải được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội phục vụ cho
nền tảng xã hội và dân tộc đa dạng của người Singapore, từ cộng đồng cơ sở đến chính
phủ và doanh nghiệp. Hòa giải giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đảm bảo tính bảo
mật.
Vào năm 2014, trong bối cảnh tăng trưởng đáng kể của thương mại và đầu tư ở
châu Á, cùng với sự gia tăng nhu cầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại
xuyên biên giới, Singapore đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển
của nước này. Tòa án Tư pháp và Bộ Tư pháp đã thành lập Viện Hòa giải Quốc tế
Singapore (SIMI) và Trung tâm Hòa giải Quốc tế Singapore (SIMC) đã xác định
Singapore như một trung tâm hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp khu vực này.
Hiện tại, hai bộ luật đề cập cụ thể đến hòa giải là Đạo luật Hòa giải 2017 và
Đạo luật về Trung tâm Hòa giải Cộng đồng. Điều luật quy định về khả năng thi hành
các giải pháp hòa giải của Tòa án Singapore cũng như tính bảo mật và khả năng chấp
nhận các thông tin liên lạc được thực hiện trong quá trình hòa giải. Để tiếp tục khẳng
định mình là một trung tâm giải quyết tranh chấp quốc tế, Singapore đã ký kết Công
ước Liên Hợp Quốc về các thỏa thuận giải quyết quốc tế thông qua hòa giải, được đặt
theo tên của Singapore. Được biết đến là Công ước Singapore về Hòa giải, Công ước
quy định việc thực thi xuyên biên giới các thỏa thuận hòa giải.
2.2. Hòa giải tranh chấp thương mại
Điều 3.(1) Luật Hòa giải Singapore năm 2017 đưa ra khái niệm về hòa giải:
“Hòa giải là một quá trình bao gồm một hoặc nhiều phiên họp mà trong đó một hoặc
nhiều hòa giải viên hỗ trợ các bên trong một vụ tranh chấp để giải quyết tất cả hoặc
bất kỳ nội dung nào sau đây nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết toàn bộ hoặc một
phần tranh chấp:
(a) Xác định các vấn đề tranh chấp;
(b) Khám phá và đưa ra các lựa chọn;
(c) Liên lạc với các bên;
(d) Đi đến thỏa thuận hòa giải thành một cách tự nguyện”.
Theo thống kê, có khoảng 75-80% số vụ việc đưa ra SMC được hòa giải thành,
trong số đó, hơn 90% được hòa giải thành chỉ trong một ngày làm việc. 40% số vụ
việc mà SMC tiếp nhận là do tòa án chuyển đến (2). Trong tổng số các bên tranh chấp
đã tham gia hòa giải và có phản hồi, 83% cho rằng hòa giải tiết kiệm chi phí, 87% cho
rằng hòa giải giúp họ tiết kiệm thời gian và 94% khẳng định sẽ giới thiệu cho những
người khác sử dụng hòa giải khi có tranh chấp247. Bên cạnh SMC là Trung tâm hòa
giải quốc tế Singapore (SIMC), được ra mắt năm 2014 như là đơn vị hòa giải đầu tiên
tại Châu Á tập trung vào dịch vụ hòa giải thương mại. SIMC có kết quả hoạt động
tuyệt vời, tỷ lệ hòa giải giải quyết là 85% năm 2017, so với mức trung bình trên toàn
cầu là 70%.248
Trung tâm có một Hội đồng Hòa giải viên là những người có uy tín cao và kinh
nghiệm trong các ngành và lĩnh vực khác nhau, bao gồm nghị sĩ, cựu thẩm phán Tòa
án Cấp cao (High Court), luật sư, kiến trúc sư, bác sĩ, kỹ sư, chuyên gia công nghệ
247 Danielle Hutchinson & Emma-May Litchfield, Shaping the future of dispute resolution & improving access to justice, truy
cập ngày 01/10/2023.
248 Vũ Hùng (2019), Tạp chí Tòa án nhân dân, Công ước Singapore về hòa giải - một thời đại mới xuất hiện,
https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-mot-thoi-dai-moi-xuat-hien , ngày truy cập 30/9/2023.
151
thông tin, giám đốc dự án, các nhà tâm lý học và các giáo sư đại học249. Những cá
nhân này đều phải trải qua quá trình đào tạo chặt chẽ về kỹ năng hòa giải và phải hoàn
thành bài đánh giá khắt khe trước khi được chỉ định làm thành viên của Hội đồng Hòa
giải. Bên cạnh đó, còn tồn tại một Hội đồng Hòa giải quốc tế, gồm các chuyên gia hòa
giải có danh tiếng trên phạm vi quốc tế. Khi một cuộc tranh chấp yêu cầu sự hiểu biết
chuyên môn, SMC thường chỉ định hai người hòa giải để thực hiện quá trình hòa giải,
trong đó một thành viên là người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tương ứng và
thành viên thứ hai là một luật sư có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn nghề nghiệp của những người hòa giải viên phải tuân
theo các tiêu chuẩn và nhận được chứng nhận từ Viện Hòa giải Quốc tế Singapore
(SIMI) - một tổ chức phi lợi nhuận được hỗ trợ bởi Bộ Tư pháp và liên kết với Trường
Đại học Quốc gia Singapore. Tiêu chuẩn của SIMI được phân chia thành các cấp độ
công nhận khác nhau.
Đối với hòa giải viên được công nhận ở tiêu chuẩn số 01, họ cần hoàn thành và
vượt qua Chương trình đào tạo trong vòng 02 năm trước khi nộp đơn yêu cầu. Đối với
hòa giải viên được công nhận ở tiêu chuẩn số 02, họ cần có thêm kinh nghiệm trong
thời gian 02 năm trước khi nộp đơn yêu cầu, bao gồm hòa giải ít nhất 05 trường hợp
hoặc 50 giờ nếu một hoặc một số trường hợp kéo dài hơn một ngày, và phải cung cấp
ít nhất 02 phản hồi cho các trường hợp hòa giải đã thực hiện. Đối với hòa giải viên
được công nhận ở tiêu chuẩn số 03, yêu cầu kinh nghiệm được nâng lên là 12 trường
hợp hoặc 120 giờ hòa giải nếu một hoặc một số trường hợp kéo dài hơn một ngày, và
phải cung cấp ít nhất 05 phản hồi cho các trường hợp hòa giải đã thực hiện. Đối với
hòa giải viên được công nhận hoàn toàn, số kinh nghiệm phải được hoàn thành trong
vòng 03 năm trước khi nộp đơn yêu cầu, bao gồm 20 trường hợp hoặc 200 giờ nếu một
hoặc một số trường hợp kéo dài hơn một ngày. Tất cả hòa giải viên ở cấp độ cuối cùng
cần hoàn thành lý lịch hòa giải viên SIMI, nộp ít nhất 10 phản hồi từ các trường hợp
hòa giải đã tham gia xử lý, và phải vượt qua kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ
năng250. Ngoài ra, trung tâm này có thể hợp tác đào tạo với các tổ chức hòa giải thương
mại như Viện giải quyết tranh chấp quốc tế Singapore (SIDRA) và Trung tâm Hòa giải
Singapore (SMC) để đào tạo hòa giải viên cho tổ chức của họ.
Hoà giải thương mại của quốc gia Singapore là một phần quan trọng của chiến
lược kinh tế và đối ngoại của đất nước này. Singapore ngày càng khẳng định vị thế của
mình là một quốc gia tham gia hoà giải thương mại uy tín và đáng tin cậy trên quốc tế,
đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn thương mại và thúc đẩy sự
hợp tác kinh tế giữa các quốc gia.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hoà giải thương mại
Thứ nhất, bổ sung trường hợp kết quả hoà giải thành có giá trị bắt buộc thi hành
khi được công chứng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định theo hướng là các thoả
thuận hoà giải thành ngoài Toà án sẽ có giá trị cưỡng chế thi hành nếu như được Toà
án ra quyết định công nhận trên cơ sở yêu cầu các bên, tuân theo trình tự thủ tục tại Bộ
luật tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, trong kế hoạch dài hạn, Việt Nam cần thiết
249
Loong Seng Onn, An Overview of the Singapore Legal
http://www.singaporelaw.sg/content/Mediation.html, truy cập ngày 01/10/2023
System
–
Chapter
3:
Mediation,
250 Singapore International Mediation Institute, About the SIMI Credentialing Scheme, https://www.simi.org.sg/What-We-
Offer/Mediators/SIMI-Credentialing-Scheme , ngày truy cập 02/10/2023
152
nghiên cứu theo hướng đến việc áp dụng cho thi hành nhanh thoả thuận hoà giải như
đối với trọng tài, tức là thi hành ngay mà không cần phải có sự công nhận của Toà án.
Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm về thủ tục lưu giữ biên bản hoà giải thành tại
Toà án hoặc yêu cầu xác nhận từ Công chứng viên (thủ tục công chứng). Bởi đề xuất
này tăng tính độc lập thi hành đối với cơ quan Trọng tài thương mại, vừa nhanh chóng,
độc lập góp phần các chủ thể thi hành kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai, khuyến nghị các bên về số lượng hoà giải viên và ký hợp đồng với hoà
giải viên. Pháp luật cần có quy định rõ về số lượng hoà giải viên giải quyết tranh chấp
là hoà giải viên, nếu các bên không có thoả thuận nhiều hơn. Các vấn đề liên quan đến
việc xác định tổ chức hoà giải hay hoà giải viên cần đạt được sự đồng thuận từ các bên
tranh chấp. Ngoài ra, các bên cần có thủ tục ký kết hợp đồng với hoà giải viên, trong
đó nêu rõ các quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tranh chấp và hoà giải viên, chi phí
và các vấn đề khác tránh các tranh chấp tiếp tục phát sinh trong quá trình giải quyết
tranh chấp.
Thứ ba, pháp luật cần quy định các ngạch của hoà giải viên bằng cách tổ chức
các cuộc thi kiểm tra kỹ năng, kiến thức. Sau mỗi cuộc thi dựa vào từng tiêu chí cụ thể
thì Trung tâm trọng tài ra quyết định công nhận/không công nhận về việc nâng ngạch
của hoà giải viên. Đối với ngạch hòa giải viên ở cấp độ cuối cùng (cao nhất) thì mỗi
hoà giải viên cần hoàn thành lý lịch hòa giải viên. Bên cạnh đó, nhà làm luật cần thiết
nghiên cứu về số lượng tối thiểu mà hoà giải viên đã giải quyết hoàn thành, cuối cùng
hoà giải viên phải tham gia chương trình kiểm tra đánh giá về kiến thức và kỹ năng mà
Trung tâm trọng tài tổ chức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại;
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Hoà giải ở cơ sở;
3. Luật Hòa giải Singapore năm 2017;
4. Chính phủ (2017), Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 quy định về Hoà giải
thương mại;
5. Nguyễn Hoài Sơn (2004), Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng hoà
giải - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội;
6. Danielle Hutchinson & Emma-May Litchfield, Shaping the future of dispute
resolution & improving access to justice, truy cập ngày 01/10/2023;
7. Vũ Hùng (2019), Tạp chí Tòa án nhân dân, Công ước Singapore về hòa giải - một
thời đại mới xuất hiện, https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-mot-thoidai-moi-xuat-hien , ngày truy cập 30/9/2023;
8. Loong Seng Onn, An Overview of the Singapore Legal System – Chapter 3:
Mediation, http://www.singaporelaw.sg/content/Mediation.html, truy cập ngày
01/10/2023;
9. Singapore International Mediation Institute, About the SIMI Credentialing
Scheme,https://www.simi.org.sg/What-We-Offer/Mediators/SIMI-CredentialingScheme , ngày truy cập 02/10/2023.
153
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI
TẠI TÒA ÁN
Dương Đình Nam251
Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả trình bày sơ lược về hệ thống các văn bản
pháp luật chính điều chỉnh hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Bên cạnh đó, tác giả
đi sâu vào phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, từ đó nêu
lên những khó khăn, bất cập hiện Hòa giải viên và người dân đang gặp phải. Tại phần
này tác giả tập trung đi vào công tác hòa giải tại Tòa án vì đây là hoạt động phổ biến
hơn so với đối thoại tại Tòa án. Trên cơ sở những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hòa
giải, đối thoại tại Tòa án, tác giả sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định của mình để nâng
cao công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Từ khóa: Pháp lý, thực tiễn, hòa giải, đối thoại.
Abstracts: In this article, the author briefly presents the system of main legal
documents regulating mediation and dialogue activities at Court. In addition, the author
delves into the practical application of mediation and dialogue laws at Court, thereby
highlighting the difficulties and shortcomings currently facing Mediators and people. In
this section, the author focuses on mediation at Court because this is a more popular
activity than dialogue at Court. Based on the legal and practical issues of mediation and
dialogue at Court, the author will give his assessments and comments to improve
mediation and dialogue at Court.
Keywords: Legal, practice, mediation, dialogue.
1. Đặt vấn đề
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2021, cho đến nay đã được hơn 02 năm thi hành trong thực tiễn. Chế định này đã
giúp đa dạng hóa thêm các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính bên
cạnh việc giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng thông thường tại Tòa án. Từ khi đi vào
hoạt động, cơ chế hòa giải, đối thoại đã mang tới những lợi ích không thể phủ nhận. Đối
với công dân là giúp tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian đi lại, đồng thời các bên
tham gia cũng được tạo môi trường để có thể tự thỏa thuận, thống nhất được phương án
giải quyết tranh chấp, từ đó phần nào giúp mối quan hệ giữa các bên giảm bớt được sự
xung đột, căng thẳng. Trên hết, kết quả hòa giải, đối thoại sẽ được Tòa án công nhận
nếu các bên đương sự có yêu cầu và việc quyết định công nhận này có giá trị thi hành
tương đương với bản án hoặc quyết định khác trong các vụ việc dân sự giải quyết theo
thủ tục tố tụng thông thường. Do đó quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự vẫn
được đảm bảo vì một trong các bên vẫn có quyền dựa trên quyết định công nhận này để
yêu cầu thi hành án. Đối với Tòa án, công tác hòa giải, đối thoại đã phần nào giảm được
số lượng vụ việc Tòa án phải giải quyết theo thủ tục tố tụng, thường kéo dài khá lâu và
nhiều thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đã đạt được, thực tiễn áp dụng
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập gây cản trở công
tác hòa giải, đối thoại. Vì vậy việc hiểu rõ những khó khăn đang tồn tại của việc hòa
giải, đối thoại là rất cần thiết để từ đó có thể đề xuất những giải pháp và kiến nghị để
phát huy hơn nữa hiệu quả của hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trình bày các văn bản, quy
định pháp luật liên quan đến hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Sau đó đưa ra phân tích nội
dung các văn bản, quy định này. Từ đó nêu lên thực tiễn áp dụng những quy định này,
các ưu khuyết điểm, các hạn chế mà Hòa giải viên và người dân khi tham gia vào hòa
251 Văn phòng luật sư Dương Đình Nam, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng
154
giải, đối thoại vướng mắc phải. Đồng thời lý giải các nguyên nhân dẫn đến những hiện
tượng này.
2. Các văn bản pháp luật liên quan đến hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Hiện nay hệ thống pháp luật liên quan đến hòa giải, đối thoại tại Tòa án vẫn đang
ở giai đoạn dần hoàn thiện nên số lượng văn bản, quy định vẫn còn chưa nhiều và chưa
bao quát được hết toàn bộ các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong công tác hòa giải,
đối thoại. Có thể liệt kê các văn bản chính như sau: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
năm 2020; Thông tư 03/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về trình tự nhận, xử lý đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án và chỉ định hòa giải viên do Tòa án nhân dân tối cao ban
hành ngày 16/11/2020; Thông tư 02/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về trách nhiệm của
Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối
cao ban hành ngày 16/11/2020.
Ngoài ra đối với từng vụ việc riêng biệt, Hòa giải viên sẽ dựa vào nội dung của vụ việc
đó để áp dụng quy định pháp luật có liên quan, mà thường là pháp luật điều chỉnh về nội
dung để đảm bảo kết quả hòa giải, đối thoại không vi phạm quy định pháp luật. Ngoài
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất
định.
3. Thực tiễn áp dụng
3.1.
Hòa giải
a. Giai đoạn xử lý đơn khởi kiện
Nhận thức của người dân đối với ý nghĩa, tác dụng của công tác hòa giải tại Tòa
án
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã được áp dụng cho tới nay đã được gần 03 năm.
Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người dân khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án chưa hiểu
hết được quy trình giải quyết theo hòa giải, đối thoại là gì. Vì vậy có một bộ phận người
dân thấy khó mà tin tưởng vào một cơ chế khác ngoài việc giải quyết theo trình tự tố
tụng. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi nếu chỉ dựa trên mặt chữ thì đa số người dân với
hiểu biết hạn chế về pháp luật sẽ dễ hiểu nhầm rằng hòa giải ở đây tương tự với thủ tục
hòa giải tại cơ sở, mà tính hiệu quả thường không cao hay không chắc chắn về việc kết
quả hòa giải có giá trị pháp lý như thế nào. Và nhất là đối với các vụ án ly hôn thì các
đương sự dễ hiểu sai là hòa giải để các bên đoàn tụ với nhau.
Bên cạnh đó có những vụ việc, thường là những vụ việc có nhiều mối quan hệ
pháp lý đan xen và số lượng người tham gia vào vụ án lớn, thì khả năng giải quyết
thành công khi đi theo thủ tục hòa giải tại Tòa án gần như là không thể. Nguyên nhân
một phần xuất phát từ việc hiện nay theo quy định pháp luật, Hòa giải viên vẫn còn bị
hạn chế trong việc thực hiện các công việc thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho công
tác hòa giải. Do đó đối với những vụ việc phức tạp sẽ rất khó khăn để đạt được một
thỏa thuận có thể được thi hành trên thực tế. Vì vậy nếu lựa chọn hòa giải thì đương sự
sẽ bị lãng phí thời gian nhưng không giải quyết được vấn đề của mình.
Nguyên nhân của những nhận thức không đầy đủ nay xuất phát từ việc cán bộ
tiếp nhận đơn khởi kiện không giải thích rõ ràng cho người dân hiểu về tác dụng, tính
chất, quy trình và hậu quả pháp lý khi lựa chọn thủ tục hòa giải thay vì giải quyết theo
trình tự tố tụng thông thường. Nếu như người dân có thể hiểu rõ cả lợi ích và những hạn
chế của việc hòa giải tại Tòa án, họ sẽ có thể dễ dàng quyết định có lựa chọn giải quyết
vụ việc theo thủ tục này hay không.
b. Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
155
Theo khoản 3 Điều 16 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: “Trong thời
hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nếu không thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6 và 7 Điều 19 của Luật này
thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền
được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định của Luật
này.”
Dựa trên quy định có thể thấy ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện thì Tòa án
không yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu ngay mà phải thông báo
bằng văn bản cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải
và lựa chọn Hòa giải viên. Như vậy trong trường hợp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu không
có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS cùng với việc không
có quy định Hòa giải viên có thẩm quyền được yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ
sung đơn khởi kiện, đơn yêu cầu có thể dẫn tới việc nội dung và yêu cầu khởi kiện của
người khởi kiện có thể không rõ ràng hoặc không đúng quy định pháp luật.
Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc nghiên cứu hồ sơ, xây dựng phương án
hòa giải của Hòa giải viên. Bởi Hòa giải viên không thể dựa trên nội dung và yêu cầu
khởi kiện như trên để có thể đưa ra được phương án hòa giải vừa đảm bảo được quyền
lợi của các bên vừa đúng quy định pháp luật.
c. Văn bản của Hòa giải viên và thủ tục cấp, tống đạt văn bản của Hòa giải
viên
Văn bản của Hòa giải viên
Những văn bản Hòa giải viên gửi cho các đương sự mà chủ yếu là giấy mời chỉ
có chữ ký của Hòa giải viên và đóng dấu treo của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
Tức là Hòa giải viên không có con dấu riêng của mình để đóng dấu trực tiếp lên chữ
ký của mình như các văn bản tố tụng khác do Tòa án phát hành.
Do đó khi nhận được những văn bản có hình thức như trên, có một bộ phận
đương sự sẽ không thể tin tưởng được vào những nội dung của văn bản này và vì thế
họ không lựa chọn làm theo nội dung văn bản. Từ đó gây ảnh hưởng đến công tác hòa
giải nếu đương sự không tới Tòa án làm việc. Bên cạnh đó việc chỉ đóng dấu treo làm
cho đương sự không thể ký ủy quyền cho người khác thay mình tham gia hòa giải nếu
chỉ dựa trên văn bản của Hòa giải viên, nhất là đối với trường hợp người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan khi họ thường không được nhận Thông báo về việc chuyển vụ việc
sang hòa giải của Tòa án mà chỉ nhận được văn bản của Hòa giải viên.
Thủ tục cấp, tống đạt văn bản của Hòa giải viên
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không có quy định hay có văn bản hướng dẫn
nào về thủ tục cấp, tống đạt các văn bản của Hòa giải viên cho đương sự. Mặt khác, hòa
giải, đối thoại được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoặc việc yêu cầu công nhận thuận
tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của BLTTDS. Như
vậy, không thể áp dụng những quy định tại Chương X “Cấp, tống đạt, thông báo văn
bản tố tụng” của BLTTDS để phục vụ cho việc tống đạt các văn bản trong quá trình
hòa giải.
Bên cạnh đó cũng không có quy định về nguồn kinh phí mà Hòa giải viên có thể
sử dụng khi thực hiện việc cấp, tống đạt các văn bản cho các đương sự. Trên thực tế
các Hòa giải viên đều phải tự thực hiện việc cấp, tống đạt văn bản mà không nhận được
sự hỗ trợ về tài chính chính thức nào từ Tòa án, có chăng thì Hòa giải viên có thể sử
dụng số tiền được cấp mỗi lần thực hiện xong một vụ việc hòa giải. Nhưng đối với các
156
vụ việc có nhiều đương sự và phải gửi giấy mời ít nhất 02 lần, nhưng không hòa giải
thành thì công sức và chi phí mà Hòa giải viên bỏ ra là không tương xưng với số tiền
được nhận khi hoàn thành hòa giải. Điều này phần nào đó khiến một số Hòa giải viên
không đặt quá nhiều công sức, tâm huyết vào công tác hòa giải.
d. Thu thập và yêu cầu cung cấp chứng cứ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Hòa giải
viên có có những quyền sau đây liên quan tới hoạt động thu thập và yêu cầu cung cấp
chứng cứ:
“b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội
dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác cần thiết cho việc
hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập
biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ
quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;”
Như vậy Hòa giải viên đang bị giới hạn về việc yêu cầu cung cấp chứng cứ là
chỉ đối với các bên tham gia hòa giải, chứ chưa được yêu cầu các cá nhân hay cơ quan
khác cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp có những tài liệu, chứng cứ cần thiết cho
quá trình hòa giải nhưng các đương sự không thể tự thu thập thì việc giới hạn như trên
sẽ khiến cho Hòa giải viên không thể giúp các đương sư đưa ra được một phương án
hòa giải đúng pháp luật và có thể thi hành trên thực tế, nhất là khi các đương sự đều có
thiện chí để đàm phán, thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau. Điều này buộc phải
chuyển vụ việc qua giải quyết theo thủ tục tố tụng, khiến các bên mất thêm nhiều thời
gian và chi phí để đạt được kết quả như mong muốn, đồng thời cũng làm tăng thêm số
vụ án mà Tòa án phải giải quyết.
Quy định cho phép Hòa giải viên được xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến
tranh chấp nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng việc xem xét này được thực
hiện như thế nào, có cần phải lập biên bản xem xét hiện trạng hay không hay phải yêu
cầu sự có mặt của đại diện UBND xã/phường hay không. Tuy việc xem xét hiện trạng
tài sản liên quan đến tranh chấp là rất cần thiết để Hòa giải viên có thể xây dựng phương
án hòa giải khả thi, nhưng vì không có quy định rõ ràng về quy trình, thủ tục nên rất
khó để có thể đạt được một kết quả xem xét hiện trạng phục vụ cho việc hòa giải. Hơn
nữa nếu chỉ xem xét hiện trạng mà không có phương tiện gì để ghi nhận lại hiện trạng
tại thời điểm xem xét thì không có gì đảm bảo một trong các bên đương sự sẽ không tự
ý thay đổi hiện trạng và phải dựa vào cơ sở nào để xác định được việc có thay đổi hiện
trạng hay không, đặc biệt là trong trường hợp đã đạt được một phương án giải quyết
tranh chấp và được Tòa án công nhận.
Hòa giải viên có thể tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên
môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện nhưng tương tự như quy định về xem xét hiện
trạng tài sản, cũng không có hướng dẫn cụ thể Hòa giải viên phải thực hiện quyền này
như thế nào. Và quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2020/TT-TANDTC về các
biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án không có biểu mẫu nào để gửi tới
cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn để Hòa giải viên xin ý kiến. Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân này cũng không bị ràng buộc bởi quy định nào về thời hạn phải có văn
bản trả lời gửi Hòa giải viên. Trong khi đó thời hạn hòa giải tối đa quy định tại Điều
20 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ là 30 ngày đối với vụ việc phức tạp hoặc 02
tháng trong trường hợp các bên hòa giải thống nhất. Do đó nếu việc trả lời bị kéo dài
157
quá lâu thì sẽ gây ảnh hưởng thời gian hòa giải theo quy định pháp luật.
e. Thời hạn hòa giải tại Tòa án
Thời hạn hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 20 Luật Hòa giải, đối thoại
tại Tòa án như sau:
“Điều 20. Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ
định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30
ngày.
2. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không
quá 02 tháng.”
Quy định về thời hạn như trên là không đủ để Hòa giải viên có thể thực hiện
hiệu quả việc hòa giải tại Tòa án và không phù hợp với thực tế.
Đầu tiên theo quy định tại Điều 24 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án về thông
báo mới các bên tham gia phiên hòa giải:
“Điều 24. Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân
sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên
hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm
nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại.
2. Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình, thức khác
thuận tiện cho các bên.”
Hòa giải viên thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên hòa giải khi các bên
đồng ý gặp nhau. Nhưng làm như thế nào để biết được ý kiến của các bên có đồng ý
gặp nhau hay không thì luật không quy định. Do vậy trên thực tế khi nhận được hồ sơ,
Hòa giải viên vẫn phải gửi giấy mời cho các đương sự mà không thể nào biết được các
bên có thiện chí tham gia phiên hòa giải hay không. Cụ thể là sau khi nhận hồ sơ, Hòa
giải viên phải sắp xếp thời gian mở phiên hòa giải rồi mới có thể gửi giấy mời cho các
bên đương sự. Sau khi mời lần 01 mà các đương sự không có mặt đầy đủ, Hòa giải viên
phải sắp xếp lịch hòa giải lần 02 và tiếp tục gửi giấy mời lần 02. Có thể thấy Hòa giải
viên là chức vụ không chuyên trách nên ngoài công việc hòa giải tại Tòa án, Hòa giải
viên còn có những công việc khác. Do đó một số Hòa giải viên sẽ gặp khó khăn để sắp
xếp lịch hòa giải sao cho đảm bảo được thời hạn hòa giải.
Thời hạn thông báo chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải và dù
quy định cho phép Hòa giải viên lựa chọn hình thức thông báo khác ngoài văn bản
nhưng khi thực hiện thủ tục thanh toán thì Hòa giải viên có trách nhiệm chứng minh đã
gửi giấy mời cho các đương sự, nên nếu sử dụng các hình thức khác mà thường là gọi
điện thoại thì Hòa giải viên không tài liệu nào để chứng minh dẫn đến việc không được
thanh toán đối với những vụ hòa giải này. Do đó điều này bắt buộc Hòa giải viên phải
lựa chọn phương án thông báo bằng văn bản, chủ yếu là gửi qua đường bưu điện hoặc
thừa phát lại. Sử dụng phương thức này không đảm bảo được việc đương sự sẽ nhận
được giấy mời trong thời hạn 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải. Vì vậy Hòa giải
viên phải gửi giấy mời ít nhất là trước 07 ngày để đương sự có thể nhận được giấy mời
và có thời gian sắp xếp công việc để tham gia phiên hòa giải. Điều này gây kéo dài
thêm thời gian hòa giải.
Từ những khó khăn trong việc sắp xếp lịch hòa giải và thời gian thông báo lịch
hòa giải cho các đương sự như trên thì thời hạn hòa giải chỉ có 20 ngày và tối đa chỉ có
158
30 ngày là không đủ để thực hiện những công việc trên.
Thứ hai là về thời gian yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ. Như đã trình bày tại
mục 3, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Hòa giải viên xin ý kiến chuyên môn không
bị ràng buộc về thời gian phải có văn bản trả lời. Như vậy trong trường hợp phải mất
một thời gian, thường là 01 tháng, để những chủ thể này có văn bản trả lời. Từ đó Hòa
giải viên mới có cơ sở để giải quyết việc hòa giải thì thời hạn hòa giải theo quy định
cũng không sẽ được đảm bảo.
Thứ ba, trong những vụ việc hòa giải mà quan hệ tranh chấp liên quan tới nhiều đương
sự và người khởi kiện hoặc người bị kiện chưa cung cấp những thông tin của những
người này thì Hòa giải viên phải yêu cầu họ cung cấp để đảm bảo kết quả hòa giải
không gây phương hại đến quyền lợi của chủ thể khác. Và không phải trong trường
hợp nào những thông tin này cũng được cung cấp nhanh chóng mà chủ thể cung cấp
phải dành thời gian tự xác minh, thu thập thì mới có thông tin cung cấp cho Hòa giải
viên. Đây cũng là trường hợp khách quan mà Hòa giải viên không thể hoàn thành hòa
giải tại Tòa án trong thời hạn quy định.
f. Lợi dụng cơ chế hòa giải tại Tòa án để trốn tránh nghĩa vụ với người
khác
Xuất phát từ tính chất giải quyết vụ việc theo thủ tục hòa giải tại Tòa án là nhanh
chóng, đơn giản và hầu như không tốn chi phí nên một số người dân đã lợi dụng hòa
giải để có một quyết định công nhận kết quả hòa giải tại Tòa án trong thời gian ngắn
với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một bên thứ ba. Hòa giải viên thường gặp những
đương sự như trên trong vụ việc ly hôn hoặc tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Cụ thể đối các bên thường thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng khi vợ hoặc
chồng có khả năng phải thực hiện nghĩa vụ với các bên khác. Lúc này bên có nghĩa vụ
trong các tranh chấp với các bên thứ ba không lựa chọn thủ tục hòa giải và tìm nhiều
cách để kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, đồng thời trước khi bị khởi
kiện hoặc cùng lúc sẽ ly hôn theo thủ tục hòa giải nhưng không yêu cầu giải quyết vấn
đề tài sản chung, nợ chung. Kết quả là vợ chồng sẽ hoàn tất thủ tục ly hôn, sau đó vợ
hoặc chồng là người có nghĩa vụ sẽ làm thủ tục chuyển giao phần tài sản của họ trong
khối tài sản chung cho người còn lại. Vì vậy đến khi những người có quyền có được
bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án thì người vợ hoặc chồng là bên có nghĩa
vụ đã không còn tài sản để thi hành. Và để những người có quyền biết được việc ly hôn
hay sau này là khởi kiện tuyên hủy những giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng
trên sẽ gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian.
Đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng vay tài sản cũng có tính chất tương tự
như việc ly hôn giả như trên, đều nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba,
mà thường là nghĩa vụ trả nợ. Khi một người nhận thấy số nợ mà họ phải trả sẽ khiến
toàn bộ tài sản của họ bị kê biên thì họ sẽ lập hợp đồng vay tài sản với những người
thân quen mà họ tin tưởng, nhưng trên thực tế không tồn tại giao dịch vay tài sản. Bên
cho vay giả này sẽ khởi kiện và hai bên đều đồng ý chọn thủ tục hòa giải, bên vay đồng
ý trả số tiền theo đúng yêu cầu khởi kiện. Do đó chỉ cần thời gian nhiều nhất là 01 (một)
tháng, bên cho vay giả đã có quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án để
có thể yêu cầu thi hành tại cơ quan thi hành án. Trong khi đó những người cho vay thật
sự không nhận được sự hợp tác của người vay tiền bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục
tố tụng tại Tòa án, và nếu phải đưa vụ án ra xét xử thì thời gian có được một bản án
nhanh nhất là 04 (bốn) tháng mà chưa tính tới thời gian bản án bị xét xử theo thủ tục
phúc thẩm. Tức đến khi những người cho vay có đủ điều kiện để yêu cầu thi hành thì
159
bên cho vay giả đã có yêu cầu thi hành án trước đó nhiều tháng và được ưu tiên thi
hành án trước. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của những
người có thực hiện giao dịch vay tài sản thật.
g. Hạn chế về loại vụ việc hòa giải tại Tòa án
Từ thực tế giải quyết có thể thấy đa số các vụ việc được các đương sự lựa chọn
hòa giải tại Tòa án và có khả năng hòa giải thành cao là ly hôn không có yêu cầu chia
tài sản chung, nợ chung và số ít còn lại là những tranh chấp dân sự đơn giản như tranh
chấp hợp đồng vay tài sản. Còn những tranh chấp liên quan đến đất đai; thương mại;
chia tài sản chung, nợ chung vợ chồng hoặc chia di sản thừa kế thì hầu như không có
đương sự nào sẵn sàng lựa chọn đi theo con đường hòa giải tại Tòa án.
Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trước tiên là do hạn chế về
các phương thức thu thập tài liệu, chứng cứ mà Hòa giải viên có thể tự hoặc yêu cầu
Tòa án thực hiện. Vì những tranh chấp phức tạp nêu trên nêu không thu thập thêm tài
liệu, chứng cứ thì Hòa giải viên không có đủ khả năng để hướng dẫn các bên đưa ra
phương án hòa giải đúng quy định pháp luật và có khả năng thi hành trên thực tế. Ngoài
ra người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ về những lợi ích hòa giải tại Tòa án có thể mang
lại nên họ còn chần chừ, chưa tin tưởng để lựa chọn giải quyết vụ việc của họ theo thủ
tục này.
3.2. Đối thoại
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì: “Đối
thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ
lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu
kiện hành chính theo quy định của Luật này.”. Vậy đối thoại sẽ áp dụng trong các vụ
việc hành chính.
Như vậy những hòa giải viên cấp huyện, nhất là tại những huyện không trực
thuộc các thành phố lớn, có rất ít cơ hội để thực hiện đối thoại tại Tòa án. Bởi số lượng
khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân dân cấp huyện rất ít, và nếu có thì phần lớn
sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bởi đa số khởi kiện hành chính là
yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ những phân tích thực tiễn áp dụng những quy định về hòa giải tại Tòa án,
cũng có thể dễ nhận thấy đối thoại tại Tòa án nhiều khả năng cũng sẽ gặp phải những
khó khăn tương tự. Trước tiên khi người dân đã lựa chọn khiếu kiện hành chính thì phần
lớn trước đó đã phải trải qua thủ tục khiếu nại phức tạp mà không đạt được kết quả như
mong muốn. Vì lý do này, sẽ khó tạo được cho họ tâm lý tin tưởng vào đối thoại tại Tòa
án mà cốt lõi vẫn là để các bên hòa giải với nhau. Bên cạnh đó, đa số các khiếu kiện
hành chính có tính chất phức tạp và người khởi kiện thường không có đủ tài liệu, chứng
cứ. Cùng với những hạn chế của Hòa giải viên trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ thì
giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục đối thoại sẽ rất khó thành công khi không nhận
được sự hợp tác từ cơ quan nhà nước có liên quan.
Tóm lại, mục đích của chế định hòa giải, đối thoại tại Tòa án là tạo sự thân thiện,
đồng thuận trên nguyên tắc để các đương sự ngồi lại với nhau, cùng nhìn nhận lại sự
việc, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt trong gia đình và
cộng đồng xã hội. Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các
tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử. Mặt khác, giúp tiết kiệm chi phí, thời
gian, công sức của các bên liên quan, giúp Nhà nước, đặc biệt là các Cơ quan tiến hành
tố tụng giải quyết được khối lượng lớn công việc, đồng thời cũng là phương thức giúp
hạn chế được nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong dư luận xã hội.
160
Với ý nghĩa như trên khi áp dụng pháp luật về hòa giải và đối thoại tại Tòa án vào thực
tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và các cơ quan quan tiến hành tố
tụng. Tiêu biểu là đã tiết kiệm được thời gian, nguồn lực cho việc giải quyết những
tranh chấp dân sự, hành chính không quá phức tạp. Tuy nhiên công tác hòa giải, đối
thoại tại Tòa án cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, khó khăn và bất cập gây cản trở tính
hiệu quả của thủ tục này. Hiểu rõ được những vấn đề này chúng ta có thể đưa ra được
những biện pháp và kiến nghị khắc phục, từ đó giúp chế định hòa giải, đối thoại tại Tòa
án được nhiều người dân lựa chọn hơn và nâng cao được tỷ lệ kết quả hòa giải, đối
thoại thành tại Tòa án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
2. Thông tư 02/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về trách nhiệm của Tòa án nhân
dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban
hành ngày 16/11/2020.
3. Nguyễn Thái Nam (03/6/2022), Áp dụng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa
án - Những vướng mắc, bất cập, cần khắc phục, Tạp chí Tòa án nhân dân.
4. La Hồng (12/01/2022), Thực tiễn triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại
tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh An Giang, Tạp chí Tòa án nhân dân.
161
BÀN VỀ TRƯỜNG HỢP HỦY PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI
TS. Trần Thị Ngọc Kim252
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, việc lựa chọn giải quyết tranh chấp thông
qua Hội đồng trọng tài thương mại được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tuy nhiên,
việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang phải đối mặt với nguy cơ là phán quyết
trọng tài bị hủy. Đây cũng là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp khi lựa chọn giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài253. Qua bài viết này tác giả muốn bàn luận về những
trường hợp hủy phán quyết của trọng tài thương mại, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Từ khóa: hủy, phán quyết, trọng tài thương mại.
Abstracts: In recent years, choosing to resolve disputes through the Commercial
Arbitration Council has been chosen by many businesses, however, resolving disputes
by arbitration is facing risks. is that the arbitration award is annulled. This is also a
constant worry of businesses when choosing to resolve disputes by arbitration. Through
this article, the author wants to discuss cases of annulment of commercial arbitration
awards, thereby making recommendations to improve the law on this issue.
Keywords: cancellation, judgment, commercial arbitration.
1. Đặt vấn đề: Phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng của Hội đồng trọng
tài giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp được nêu trong đơn kiện, làm chấm dứt tố
tụng trọng tài và có giá trị chung thẩm ràng buộc đối với các bên. Những năm gần đây,
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ngày càng được cộng đồng
doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn254. Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương
mại 2010, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ
nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, các phán quyết này có
thể bị hủy bỏ bởi tòa án nếu nó thuộc một trong các căn cứ hủy phán quyết trọng tài
thương mại theo quy định tại Điều 68 Luật Thương Mại năm 2010. Phán quyết của
trọng tài vẫn có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một trong các bên đương sự. Cụ thể,
trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ
căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong
những trường hợp bị hủy, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ
phán quyết trọng tài (Điều 69 Luật TTTM 2010). Trong trường hợp này, bên được thi
hành phán quyết trọng tài không được quyền làm đơn yêu cầu thi hành phán quyết trọng
tài (Khoản 1 Điều 66 Luật TTTM 2010)255. Vì vậy, cần làm rõ về các căn cứ hủy phán
quyết trọng tài thương mại để từ đó giúp cho các bên liên quan nắm rõ quy chế pháp lý
để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại
Theo quy định tại điều 68 Luật Thương mại năm 2010, phán quyết trọng tài bị
hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu
252 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.
253 Vũ Hoàng, Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị, tạp chí điện tử Luật sư, truy cập tại https://lsvn.vn/huy-
phan-quyet-trong-tai-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi1610677477.html, vào ngày 1/10/2023.
254 Vũ Hoàng, Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị, tạp chí điện tử Luật sư, truy cập tại https://lsvn.vn/huyphan-quyet-trong-tai-thuong-mai-theo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi1610677477.html, vào ngày 1/10/2023.
255 Thủy Lê, Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài, truy cập tại http://apolo.com.vn/bai-viet-chi-tiet/cac-truong-hop-huyphan-quyet-trong-tai-16.html, vào ngày 2/10/2023.
162
Căn cứ Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức thoả thuận
trọng tài như sau: Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thoả thuận trọng tài phải
được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác
lập dưới dạng văn bản: Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,
fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận
được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; Thỏa thuận được
luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo
yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự
khác; Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả
thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Căn cứ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 3
Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) quy định về thoả thuận trọng tài vô hiệu như sau: Thoả
thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Điều 18 Luật TTTM. Khi xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18
Luật TTTM cần lưu ý một số trường hợp như sau: Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh
vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài” quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật TTTM
là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc
lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật” quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là
người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc
không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp
nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người
không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận
trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện
thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa
thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài
không vô hiệu. Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự”
quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật TTTM là người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này
thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài
không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng
năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định,
tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật
TTTM” quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài
không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật TTTM và
hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này. Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài” quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật TTTM
là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4,
Điều 132 của Bộ luật dân sự. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật” quy
định tại khoản 6 Điều 18 Luật TTTM là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều
128 của Bộ luật dân sự.
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả
thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010: Để
được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, trước hết các bên phải có thỏa thuận trọng tài
có hiệu lực và có thể thực hiện được. Theo đó, cần lưu ý một số nội dung sau: (1) Đối
163
tượng giải quyết của thỏa thuận trọng tài là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt
động thương mại, hoặc tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có
hoạt động thương mại, hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được
giải quyết bằng trọng tài; (2) Người xác lập thỏa thuận trọng tài phải có đủ thẩm quyền
theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Luật doanh nghiệp 2020,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp
với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật. Do đó để đảm bảo đủ thẩm quyền, thỏa thuận trọng tài phải do người
đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người được người đại diện
theo pháp luật ủy quyền hợp pháp xác lập; (3) Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập
dưới dạng văn bản, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp
đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Ngoài ra, còn có các hình thức thỏa thuận
cũng được coi là xác lập bằng văn bản đã được quy định tại khoản 2 điều 16 LTTTM;
(4) Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, về việc
giải quyết bằng trọng tài đối với tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Tuy nhiên
các bên nên xác lập thỏa thuận trọng tài ngay từ khi xác lập giao dịch, hợp đồng, nhằm
tránh trường hợp các bên không thể xác lập thỏa thuận trọng tài được sau khi xảy ra
tranh chấp, nói cách khác là không được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khi không
có thỏa thuận trọng tài, hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hoặc thỏa thuận trọng tài
không thể thực hiện được; (5) Xem xét áp dụng điều khoản trọng tài mẫu của các trung
tâm trọng tài, nhằm tránh thỏa thuận trọng tài không thực hiện được. Khoản 5 điều 43
LTTTM quy định: “Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không ghi rõ
hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có
tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ
thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ
chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn”;
(6) Nhận diện và loại bỏ sáu trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều
18 LTTTM khi xác lập thỏa thuận trọng tài; (7) Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập
với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không
thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (điều 19 LTTTM).
Tuy nhiên, ngay từ khi đàm phán, giao kết hợp đồng, giao dịch theo hợp đồng phải hợp
pháp, không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội, nhằm tránh phán quyết trọng tài
bị hủy trong trường hợp hội đồng trọng tài đã giải quyết tranh chấp đối với giao dịch vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”; (8) Tố tụng trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp
giữa các bên tham gia tố tụng trọng tài với tư cách là nguyên đơn, bị đơn. Tố tụng trọng
tài không có đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vì vậy thỏa thuận
trọng tài không được quy định việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với bên thứ
ba.
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán
quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung
đó bị huỷ: Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật
TTTM nếu các bên có thoả thuận trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM,
trừ trường hợp Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác: Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết
trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của
164
các bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm
trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;
Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này.
Đó là “Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” quy định tại Điều 6 Luật
TTTM là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây: Các bên đã có
thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm
trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên
không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà
Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa
án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa
thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế. Các bên đã có thỏa thuận cụ
thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh
chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ
định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác
để thay thế. Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài
nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc
tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài đã thỏa thuận và điều lệ của Trung tâm trọng
tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố
tụng của Trung tâm trọng tài khác và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn
Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng
có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung
cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng
khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết
tranh chấp.
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên
tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài: Tòa
án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu
cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính
khách quan, công bằng của phán quyết. Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM,
quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ
mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo256.
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam: là
phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây
dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam. Khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài,
Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc
cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của
Trọng tài. Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết
trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng
tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
256 Trọng tài viên nhận hối lộ mà chứng minh được thì có được hủy phán quyết không? Truy cập tại https://lawnet.vn/ngan-
hang-phap-luat/tu-van-phap-luat/thu-tuc-to-tung/trong-tai-vien-nhan-hoi-lo-ma-chung-minh-duoc-thi-co-duoc-huy-phanquyet-khong-378913, vào ngày 2/10/2023.
165
3. Thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài thương mại
- Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
- Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh
được xác định như sau: Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thuộc trường hợp 1, 2, 3,
4 có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các
trường hợp đó; Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại trường hợp 5, Tòa án có
trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy
phán quyết trọng tài.
4. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại: Theo Điều 69 Luật
Trọng tài thương mại 2010, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết
trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra
phán quyết thuộc một trong những trường hợp tại mục (2), thì có quyền làm đơn gửi
Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng
thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán
quyết trọng tài.
5. Tòa án xem xét đơn hủy phán quyết trọng tài thương mại
Theo Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Toà án có thẩm quyền
thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài
vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định
một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ
tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải
phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ
sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày
mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện
kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu.
- Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các
bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu
cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý
do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng
vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
- Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều
68 của Luật này và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội
dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài
liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình
bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán
quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã
được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà
không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu
cầu.
166
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết
định cho các bên, Trung tâm trọng tài hoặc Trọng tài viên Trọng tài vụ việc và Viện
kiểm sát cùng cấp.
- Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có
thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời
hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng
trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết
trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố
tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội
đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
- Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài,
các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc
một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không
hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.
- Trong mọi trường hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, thời gian
tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện.
- Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Việc yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài được quy định tại Chương XI Luật TTTM
năm 2010 (Từ Điều 68 đến Điều 72) và Điều 14 Nghị Quyết số 01/2014/NQ-HĐTP
ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định của Luật TTTM năm 2010, trong đó quy định cụ thể về căn cứ, trình tự
thủ tục yêu cầu và xem xét hủy Phán quyết trọng tài. Tuy nhiên lại thiếu các quy định
ràng buộc trách nhiệm trong trường hợp một bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhưng
không được Tòa án công nhận và việc kéo dài thời gian thi hành phán quyết gây ra thiệt
hại đối với bên được thi hành phán quyết. Điều này dẫn đến bên phải thi hành phán
quyết trọng tài thường tìm mọi cách để đưa ra yêu cầu phản đối để phán quyết bị bác
bỏ, dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí cho bên được thi hành phán quyết. Do đó cần
quy định chặt chẽ hơn nữa về việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và có những quy
định ràng buộc trách nhiệm đối với bên yêu cầu hủy phán quyết nhằm hạn chế tối đa
việc lợi dụng quyền yêu cầu hủy Phán quyết Trọng tài để kéo dài thời gian thi hành án.
Thi hành phán quyết của Trọng tài Thương mại có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong
việc đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tranh chấp mà còn có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng cho các chủ thể tham
gia kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và góp phần phát triển nền kinh tế. Chính vì
vậy việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành phán quyết, quyết định của Trọng
tài Thương mại là vô cùng cần thiết.257
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
2. Nghị Quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài
thương mại năm 2010.
3. Vũ Hoàng, Hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam và một số kiến
nghị, tạp chí điện tử Luật sư, truy cập tại https://lsvn.vn/huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-maitheo-phap-luat-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi1610677477.html, vào ngày 1/10/2023.
257 Phạm Nguyệt Hằng, Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại, truy cập
tại https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanh-nghiep.aspx?ItemID=136, vào ngày 3/10/2023.
167
4. Thủy Lê, Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài, truy cập tại
http://apolo.com.vn/bai-viet-chi-tiet/cac-truong-hop-huy-phan-quyet-trong-tai16.html, vào ngày 2/10/2023.
5. Trọng tài viên nhận hối lộ mà chứng minh được thì có được hủy phán quyết
không? Truy cập tại https://lawnet.vn/ngan-hang-phap-luat/tu-van-phapluat/thu-tuc-to-tung/trong-tai-vien-nhan-hoi-lo-ma-chung-minh-duoc-thi-coduoc-huy-phan-quyet-khong-378913, vào ngày 2/10/2023.
6. Phạm Nguyệt Hằng, Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện cơ chế thi hành phán
quyết của Trọng tài thương mại, truy cập tại
https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/pldn/Pages/pho-bien-pl-doanhnghiep.aspx?ItemID=136, vào ngày 3/10/2023.
168
GIẢI PHÁP PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Phạm Minh Cường258
Tóm tắt:
Với mong muốn thúc đẩy sự phát triển phương thức hòa giải thương mại ở Việt
Nam trong thời gian sắp tới, bài viết trình bày tổng quan về hòa giải thương mại, phân
tích những nguyên nhân mà cộng đồng doanh nghiệp chưa sử dụng phổ biến phương
thức này để giải quyết tranh chấp thương mại, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển phương thức hòa giải thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Hòa giải, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, giải qyết tranh
chấp.
Asbtract:
With the desire to promote the development of commercial mediation methods
in Vietnam in the near future, the article presents an overview of commercial mediation,
analyzing the reasons why the business community has not widely used it. This method
is used to resolve commercial disputes, from which the author proposes a number of
solutions to develop commercial mediation methods in Vietnam in the future.
Key word: Mediation, commercial arbitration, commercial mediation, dispute
resolution.
1. Đặt vấn đề
Cùng với thương lượng và trọng tài, hòa giải thương mại được xem là một trong
những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế được các doanh nhân ở các nước có
nền kinh tế phát triển ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của nó so với tố tụng tòa
án. Ở Việt Nam, hòa giải là một thuật ngữ quen thuộc đối với người dân và doanh nghiệp
nhưng việc lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp, bất đồng trong đời sống
dân sự nói chung và trong kinh doanh, thương mại nói riêng hiện vẫn còn rất hạn chế.
Thế nguyên nhân ở đây là gì? Phải chăng do nhận thức pháp lý của cộng đồng thương
nhân về phương thức này còn hạn hẹp hay do các cơ quan chức năng chưa có những
cách thức, biện pháp thiết thực, quyết liệt trong việc quy định, tổ chức thực hiện có hiệu
quả trong thực tiễn hay còn nhiều lý do khác. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và đề
xuất một số giải pháp để phát triển phương thức hòa giải thương mại ở Việt Nam trong
thời gian tới có ý nghĩa thực tiễn bức thiết.
2. Tổng quan về hòa giải thương mại
2.1. Khái niệm hòa giải và hòa giải thương mại
Tại Việt Nam, để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, có bốn
phương thức để các bên tranh chấp có thể lựa chọn, đó là thương lượng, hòa giải, trọng
tài và tòa án259. Trong đó, thương lượng, hòa giải, trọng tài là các phương thức giải quyết
tranh chấp ngoài tòa án hay còn gọi là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế
(Alternative dispute resolution – ADR). Theo Từ điển Tiếng Việt, hòa giải có nghĩa là
“thuyết phục, giúp cho ổn thỏa tình trạng xung đột, mâu thuẫn giữa các bên”260. Còn
theo từ điển luật học của Black, hòa giải là: Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải;
hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằmthuyếtphục họ
dànxếphoặcgiải quyếttranh chấpgiữahọ.Việcgiải quyết tranh chấp thông qua người trung
258 Học viên Cao học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Email: pmcuongtuyan99@gmail.com
259 Điều 317 Luật thương mại 2005; Điều 14 Luật Đầu tư 2020.
260 Hoàng Phê (Chủ biên) (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb, Viện Ngôn ngữ học.
169
gian hòa giải (bên trung lập)261. Cho nên, hòa giải là quá trình các bên đàm phán với
nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của bên thứ ba độc lập (hòa giải viên).
Mặc dù thuật ngữ hòa giải thương mại được sử dụng khá phổ biến nhưng đến Nghị định
22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/2/2017 về Hòa giải thương mại và có
hiệu lực từ 15/4/2017 (sau đây gọi tắt là Nghị định 22) tại Điều 3 Khoản 1 mới giải thích
“Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa
thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh
chấp theo quy định của Nghị định này.” Như vậy, hòa giải khác với phương thức thương
lượng ở sự có mặt của bên thứ ba (hòa giải viên) và cũng khác với phương thức trọng
tài ở chỗ, hòa giải viên không có quyền phán quyết như trọng tài viên. Trong quá trình
hòa giải, hòa giải viên đóng vai trò hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp tối ưu mà các bên có
thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của các bên tranh
chấp. Tùy thuộc nội dung, tính chất của vụ tranh chấp và sự thỏa thuận của các bên, số
lượng hòa giải viên có thể là một hoặc nhiều người. Theo thông lệ quốc tế, căn cứ vào
tổ chức thực hiện hòa giải, hòa giải được thực hiện với hai hình thức là hòa giải công
(public mediation) và hòa giải tư (private mediation). Trong đó, hòa giải công do cơ
quan nhà nước, chủ yếu do tòa án thực hiện, còn hòa giải tư thường do các tổ chức trọng
tài thương mại hoặc các tổ chức hòa giải thương mại tiến hành. Ngoài ra, các bên cũng
có thể yêu cầu các cá nhân (thường là chuyên gia có kinh nghiệm về hòa giải) tổ chức
hòa giải. Ở Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành, phương thức hòa giải trong
việc giải quyết tranh chấp chia làm 2 loại: hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng dân sự
tại tòa án (theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) và hòa giải theo thỏa thuận
của các bên (theo Luật Trọng tài thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐCP). Cụ thể, Nghị định 22 quy định hòa giải thương mại được phân thành hai hình thức,
đó là hòa giải thương mại quy chế và hòa giải thương mại vụ việc. Việc lựa chọn hình
thức hòa giải và số lượng hòa giải viên tham gia hòa giải là do các bên thỏa thuận262
2.2. Những ưu điểm của hòa giải thương mại
Mặc dù có một số nhược điểm như hòa giải viên không được đưa ra phán quyết,
trong quá trình hòa giải, một trong các bên có thể dừng hòa giải để lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp khác hay việc hòa giải được thực hiện khép kín có thể nảy
sinh một số vấn đề tiêu cực, trái pháp luật nhưng nhìn một cách toàn diện thì hòa giải
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà doanh nghiệp nên lựa
chọn bởi những ưu điểm nổi trội so với tố tụng trọng tài, tòa án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phương thức hòa giải thương mại cho phép các bên có quyền tự định đoạt, tự
do cam kết, thỏa thuận. Cũng giống như trọng tài, các bên tham gia vào quy trình hòa
giải trên tinh thần tự nguyện, không bên nào có thể ép buộc bên nào tham gia vào phương
thức này. Sự tự nguyện còn được thể hiện ở việc các bên có thể quyết định hoàn toàn
quy trình hòa giải. Về nguyên tắc, sau khi được các bên lựa chọn, hòa giải viên sẽ gợi ý
và hướng dẫn các bên về quy trình thủ tục hòa giải mà hòa giải viên dự định tiến hành.
Tuy nhiên, các bên có quyền đề xuất với hòa giải viên những thay đổi cần thiết cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Cuối cùng, các bên hoàn toàn quyết định về việc
giải quyết nội dung vụ tranh chấp. Khác với trọng tài viên, hòa giải viên không có quyền
xét xử và ra phán quyết mà kết quả giải quyết vụ tranh chấp phụ thuộc vào sự thỏa thuận
của các bên. Tùy thuộc mô hình hòa giải và phong cách mà từng hòa giải viên áp dụng,
261
https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-and-Study/200722_Tongquan-HGTM-tai-VN/Papers_Bao-caotong-quan-ve-Hoa-giai-thuong-mai-tai-Vietnam--6.2020.pdf.
262 Điều 12 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
170
hòa giải viên có thể cung cấp những nhận định, đánh giá về nội dung vụ tranh chấp cũng
như ý kiến tư vấn về cách thức giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, những
nhận định và ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo và không có tính chất
ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Việc các bên có đi đến thỏa thuận hòa giải hay
không và nội dung của thỏa thuận đó sẽ do các bên tự quyết định.
Thứ hai, thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, không gò bó, tiết kiệm về
thời gian và chi phí.
Khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 áp dụng
để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung và tố tụng trọng tài trong
Luật Trọng tài thương mại 2010, thủ tục hòa giải áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt
động thương mại theo Nghị định 22 được quy định mềm dẻo và linh hoạt hơn, các bên
có thể chủ động lựa chọn hình thức, thủ tục để đẩy nhanh quá trình giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, thủ tục hòa giải không trải qua nhiều giai đoạn như tố tụng trọng tài hay
nhiều cấp xét xử như Toà án, cho nên sẽ đỡ mất thời gian và tốn kém tiền bạc cho doanh
nghiệp.
Thứ ba, hòa giải mang tính thân thiện nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ
hợp tác vốn có của các bên.
Có thể nhận thấy, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp mang
tính thân thiện rất cao. Việc lựa chọn phương thức, hình thức hòa giải, lựa chọn hòa giải
viên, thủ tục, thời gian, địa điểm hòa giải… đều do các bên thỏa thuận với nhau. Trong
quá trình hòa giải, hòa giải viên với tư cách bên thứ ba trung gian hỗ trợ, giúp đỡ các
bên tranh chấp có cơ hội tìm kiếm các giải pháp để cùng giải quyết tranh chấp, từ đó có
thể giữ được mối quan hệ hợp tác trong tương lai.
Thứ tư, hòa giải thương mại bảo đảm bí mật thông tin. Việc hòa giải thường được
tiến hành không công khai. Khi tham gia vào quá trình hòa giải, các bên phải ký cam
kết không tiết lộ những thông tin có được từ quá trình hòa giải. Nếu việc hòa giải không
thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp
thì những thông tin có được trong quá trình hòa giải sẽ không thể trở thành bằng chứng
để chống lại một trong các bên. Bản thân hòa giải viên cũng phải cam kết giữ bí mật tất
cả những thông tin do các bên cung cấp trong quá trình hòa giải1. Nếu việc hòa giải
không thành và các bên phải sử dụng trọng tài hay Tòa án để tiếp tục giải quyết vụ tranh
chấp thì các bên cũng không được yêu cầu triệu tập hòa giải viên với tư cách nhân chứng
cho vụ tranh chấp.
Thứ năm, văn bản hòa giải thành có thể được bảo đảm thi hành Văn bản về kết
quả hòa giải thành có thể được Tòa án công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự nếu như một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận và thỏa mãn các
điều kiện công nhận được quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quyết
định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi
hành án dân sự. Do đó, việc thực hiện kết quả hòa giải trong trường hợp này sẽ được
đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của Nhà nước. Ngược lại, nếu kết
quả hòa giải không được Tòa án công nhận thì việc thực hiện cũng sẽ phải phụ thuộc
vào sự tự nguyện và thiện chí hợp tác của mỗi bên tranh chấp.
3. Một số hạn chế về hòa giải thương mại tại Việt Nam và nguyên nhân
Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại đặt ra yêu cầu đa dạng hóa phương
thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án và trọng tài để giảm tải gánh nặng cho hệ thống
tòa án, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh,ổn định góp phần phát triển kinh
tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Để phát triển đồng bộ các phương thức giải quyết tranh
chấp thay thế,việc xây dựng khung pháp lý cho hòa giải thương mại với tư cách là
171
phương thức giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận, hoàn toàn độc lập ngoài tòa án và
trọng tài là phù hợp nhu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập. Trước khi có Nghị định
22/2017/NĐ-CP, hoạt động hòa giải thương mại chỉ dừng lại ở những quy định cơ bản
tại một số đạo luật như Luật Thương mại 2005, Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật
Đầu tư 2014 và Bộ luật Dân sự 2015… Như vậy, trước khi Nghị định 22 ban hành, với
Chương XXXIII trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy
định thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có thể được xem là cột mốc
quan trọng đánh dấu đối với sự phát triển khá toàn diện của hòa giải thương mại tại Việt
Nam, cụ thể hóa được các vấn đề về phạm vi thẩm quyền, nguyên tắc, điều kiện giải
quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại; tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của hòa giải
viên thương mại; trình tự, thủ tục hòa giải thương mại cũng như việc thành lập và hoạt
động của tổ chức hòa giải thương mại và giá trị thi hành của kết quả hòa giải thành.
Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, hòa giải thương mại là một phương thức giải
quyết tranh chấp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu việt của nó. Để đáp
ứng nhu cầu đó, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới đều có quy
tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải
quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu
diễn ra nhộn nhịp tại các nước trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa
giải như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn
Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải
Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa
giải Thái Lan…263 và điều này đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt về thời gian, chi
phí và hiệu quả, thu hút được sự chú ý của đông đảo giới luật sư và doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, mặc dù Nghị định 22 đã được tổ chức thực hiện hơn bốn năm nhưng cho
đến nay phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải chưa được nhiều
doanh nghiệp chú ý với đúng tiềm năng vốn có của nó. Có thể nhận thấy, việc các doanh
nghiệp, cá nhận ít lựa chọn phương thức hòa giải thương mại bởi những nguyên nhân
cơ bản sau đây:
Thứ nhất: xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong những quy định về hòa giải
thương mại. Hiện nay, về cơ bản hành lang pháp lý cho phương thức hòa giải thương
mại đã khá đầy đủ, đặc biệt Nghị Định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đã quy
định chi tiết về thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải
viên, thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại… Thêm vào đó, Bộ luật
Tố tụng Dân sự 2015 đã dành riêng Chương XXXIII quy định Thủ tục công nhận kết
quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, pháp luật về hòa giải
thương mại còn tồn tại một số hạn chế, bất cập kể đến như sau:
Một là, việc thực thi điều khoản hòa giải và xác định thời hiệu khởi kiện trong
trường hợp các bên tổ chức hòa giải. Pháp luật quy định tranh chấp được giải quyết
bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận
giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời
điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp264. Cũng tương tự như điều khoản trọng
tài, thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong
hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Và thỏa thuận hòa giải được xác lập
bằng văn bản.265 Vấn đề đặt ra là khi các bên đã có điều khoản hòa giải và một bên đơn
263 https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/117/552.
264 Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
265 Điều 11Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
172
phương khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án hay sẽ tạm dừng việc thụ lý vụ án
và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải trước.
Theo quy định hiện hành, việc các bên có thỏa thuận hòa giải không phải là căn
cứ để Tòa án từ chối thụ lý vụ án. Như vậy, chính quy định này đã vô hình trung làm
cho điều khoản hòa giải trở nên vô nghĩa hoặc cùng lắm cũng chỉ có ý nghĩa khuyến
khích các bên giải quyết tranh chấp bằng phương thức này, mà không hề có ý nghĩa ràng
buộc như điều khoản trọng tài266. Bên cạnh đó, thời gian tiến hành hòa giải cũng được
tính vào thời hiệu khởi kiện trừ trường hợp các bên có kết quả hòa giải thành (toàn bộ
hay một phần tranh chấp) thì có thể được coi là các bên đã tự hòa giải với nhau theo
điểm c Khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015.
Hai là, trách nhiệm bảo mật thông tin của quá trình hòa giải. Cũng như phương
thức trọng tài, nguyên tắc bí mật được coi là nền tảng và điểm hấp dẫn của phương thức
hòa giải. Thực tiễn phát triển của phương thức hòa giải trên thế giới cho thấy, chìa khóa
thành công của phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào sự cởi mở của các bên trong
việc chia sẻ các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Nếu nguyên tắc bí mật trong hòa
giải không được đảm bảo thì các bên khó có thể thẳng thắn trao đổi quan điểm, thông
tin với nhau và với hòa giải viên về việc giải quyết vụ tranh chấp và quá trình hòa giải
sẽ rất dễ đi đến bế tắc... Hiện nay, Nghị định 22 chỉ quy định nghĩa vụ của hòa giải viên
về việc bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải nhưng không
quy định cụ thể chế tài trong trường hợp hòa giải viên không tuân thủ nghĩa vụ này. Bên
cạnh đó, trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp phải chia sẻ thông tin một cách cởi
mở, thậm chí có cả những thông tin thuộc về bí mật kinh doanh nhưng Nghị định 22 lại
không quy định nghĩa vụ bảo mật của các bên tranh chấp267. Chính điều này đã tạo ra sự
e ngại cho các bên làm cản trở quá trình lựa chọn và thúc đẩy tiến trình hòa giải thương
mại.
Ba là, việc bảo đảm thực thi văn bản hòa giải thành. Nhìn chung, pháp luật của
nhiều nước chưa coi thỏa thuận hòa giải thành có giá trị pháp lý như một phán quyết
trọng tài để có thể được công nhận và cho thi hành ngay, mà thường chỉ coi thỏa thuận
hòa giải như một hợp đồng giữa các bên. Do vậy, trong trường hợp các bên đạt được
thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp nhưng sau đó một bên không thực thi thỏa thuận này
thì bên kia có quyền đệ đơn tới Tòa án để giải quyết vụ tranh chấp và thỏa thuận hòa
giải trở thành một bằng chứng quan trọng. Thực tế cho thấy, trong những trường hợp
như vậy, Tòa án các nước thường tiến hành thủ tục tố tụng rất nhanh chóng, ghi nhận
thỏa thuận hòa giải và ra phán quyết có lợi cho bên bị vi phạm. Liên quan đến vấn đề
này, pháp luật Việt Nam có cách tiếp cận khác. Cụ thể Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng
Dân sự 2015 và Nghị định 22 quy định “Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem
xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.”268 Và quyết định công nhận
kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
Thứ hai, phương thức hòa giải hiện nay chưa được các doanh nghiệp biết tới nhiều, các
thông tin về hòa giải còn hạn chế, doanh nghiệp không có cái nhìn toàn diện về những
ưu điểm nổi trội của phương thức này và thường cho rằng hòa giải không có quy định
và cơ chế ràng buộc thi hành đối với các bên nên sự tin tưởng đối với phương thức này
còn thấp. Thay vào đó, họ thường có xu hướng lựa chọn phương thức chắc chắn hơn
như Tòa án hay Trọng tài. Chính những điều này, cộng thêm phần lớn các doanh nghiệp
chỉ biết đến Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp dẫn đến tỷ lệ ưu tiên cao cho Tòa
266 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010.
267 Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
268 Điều 16 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
173
án. Qua số liệu thống kê của Bộ Tư Pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà các
doanh nghiệp, cá nhân ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng (57,8%), Tòa án
(46,8%), hòa giải (22,8%) và cuối cùng là trọng tài (16,9%)269. Theo số liệu thống kê
của Bộ Tư pháp, trong năm 2020, cả nước có 85 vụ việc hòa giải thương mại được thực
hiện, trong đó chỉ có 2 vụ việc được hòa giải thành270. Điều này cho thấy số vụ việc hòa
giải được thực hiện còn rất ít và kết quả hòa giải thành còn rất thấp.
Thứ ba, Về tổ chức hòa giải thương mại, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề
nghiệp của hòa giải viên.
Mặc dù phương thức hòa giải thương mại được thừa nhận từ Luật Thương mại
2005, nhưng theo Bảng tổng hợp số liệu thống kê về tổ chức và hoạt động hòa giải
thương mại năm 2020 của Bộ Tư pháp, cả nước có 14 Trung tâm hòa giải thương mại,
tổng số hòa giải viên thương mại đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp là 263, trong đó có
182 hòa giải viên thương mại vụ việc271. Thực tiễn cho thấy, việc giải quyết tranh chấp
bằng hòa giải thương mại phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp
vụ của hòa giải viên. Nhưng hiện tại chưa có một cơ sở đào tạo hòa giải viên hay một
chương trình bài bản đào tạo hòa giải viên tại Việt Nam để nâng cao trình độ nghiệp vụ
và kỹ năng nghề cho hòa giải viên.
4. Một số giải pháp phát triển phương thức hòa giải thương mại tại Việt
Nam trong thời gian tới
Việt Nam là quốc gia có lịch sử hòa giải cơ sở lâu đời và hiện tại hòa giải thương
mại có nhiều tiềm năng phát triển. Nhằm bắt kịp xu thế chung của thế giới và thu hút
cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn phương thức này như là giải pháp tối ưu trong
việc giải quyết tranh chấp thương mại, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại là một thủ tục ngoài tố tụng, có thể được các bên tiến hành
trước khi bắt đầu một thủ tục tố tụng, trong quá trình tố tụng và cả sau khi kết thúc thủ
tục tố tụng tại trọng tài hoặc Tòa án. Trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các
bên và để phương thức hòa giải được tiến hành đúng cam kết, chúng tôi cho rằng pháp
luật hiện hành nên quy định trong trường hợp thỏa thuận hòa giải có điều khoản cam kết
lựa chọn hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc thì các bên
phải tiến hành hòa giải và trong trường hợp này nếu một trong các bên khởi kiện ra Tòa
án thì Tòa án phải từ chối thụ lý vụ án. Còn trong trường hợp các bên có thỏa thuận hòa
giải là phương thức mang tính khuyến khích, thì việc hòa giải tùy thuộc vào sự thiện chí
của các bên. Và nếu các bên đã tiến hành hòa giải thì thời gian hòa giải không được tính
vào thời hiệu khởi kiện, kể cả trường hợp các bên không đạt được kết quả hòa giải thành.
Bên cạnh đó, để các bên tranh chấp có thể mạnh dạn bày tỏ quan điểm, cung cấp thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, pháp luật hiện hành nên bổ sung
nghĩa vụ bảo mật thông của các bên tranh chấp và những quy định liên quan đến bảo
mật như khả năng không được chấp nhận làm chứng cứ của các thông tin, tài liệu trong
thủ tục hòa giải. Các quy định này sẽ tạo ra sự thoải mái cho các bên và hòa giải viên
trong việc chia sẻ thông tin, tài liệu trong quá trình hòa giải, có tác động tích cực tới khả
năng đạt được hòa giải thành.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động đào tạo về hòa giải viên thương mại.
269
https://phaply.net.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-thuong-mai-quoc-te-va-khanang-tham-gia-cong-uoc-cua-viet-nama236044.html.
270 moj.gov.vn/số liệu thống kê của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của hòa giải thương mại năm 2020.
271 moj.gov.vn/số liệu thống kê của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của hòa giải thương mại năm 2020.
174
Mặc dù trong thời gian qua cũng có một số tổ chức như Cục bổ trợ tư pháp,
Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
(VIAC), Học viện tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam… đã tổ chức một số khóa tập
huấn cho hòa giải viên nhưng công tác đào tạo còn mang tính tự phát, chưa có chương
trình và cơ sở đào tạo quy chuẩn. Vì vậy trong thời gian tới, cần ban hành quy chuẩn về
cơ sở và chương trình đào tạo hòa giải viên thương mại. Ngoài ra, cần tăng cường hợp
tác đào tạo và trao đổi học thuật với các tổ chức quốc tế về đào tạo hòa giải nhằm cung
cấp một hạ tầng cơ sở chung và liên thông cho các hoà giải viên độc lập, hòa giải viên
tại các trung tâm hòa giải của Việt Nam đào tạo, rèn luyện kỹ năng và giao lưu chia sẻ
kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp trong cùng hệ thống.
Thứ ba, tăng cường phổ biến pháp luật về hòa giải thương mại, quảng bá hoạt
động hòa giải thương mại.
Tại Việt Nam, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp chưa nhận thức sâu sắc về lợi ích
của hòa giải thương mại nên ít lựa chọn phương thức này trong giải quyết tranh chấp.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan cần
có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải thương mại và giới thiệu về
các lợi ích của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đối với giới luật sư,
trọng tài viên, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các thành phần khác tham gia
và có liên quan tới hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại như tòa án, thẩm phán.
Các trường luật, khoa luật nên bổ sung, hoàn thiện thêm nội dung về hòa giải thương
mại. Các Trung tâm hòa giải, hòa giải viên hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng
hoạt động và tích cực tuyên truyền về hòa giải thương mại.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Thương mại 2005.
2. Luật Đầu tư 2020.
3. Bộ luật dân sự 2015.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
5. Luật Trọng tài thương mại 2010.
6. Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Hòa giải thương mại.
7. moj.gov.vn/số liệu thống kê của Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của hòa giải
thương mại năm 2020.
8. https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-andStudy/200722_Tongquan-HGTM-tai-VN/Papers_Bao-cao-tongquan-ve-Hoa-giai-thuong-mai-tai-Vietnam--6.2020.pdf.
9. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/117/552.
10. https://phaply.net.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giaithuong-mai-quoc-te-va-khanang-tham-gia-cong-uoc-cua-vietnam-a236044.html.
11. https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/hoa-giai-thuong-maitai-viet-nam-n694.html.
12. https://www.vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/khai-quat-vehoa-giai-thuong-maia114.html.
175
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TẠI TÒA ÁN
Nguyễn Hữu Thiện272
Tóm tắt: Hòa giải trong tố tụng tại Tòa án được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020 (BLDS 2015). Hòa giải là một hoạt động trong
quá trình tố tụng, Tòa án có trách nhiệm tiến hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
đương sự thỏa thuận về việc giải quyết vụ việc của mình. Hoạt động hòa giải mang đầy
tính nhân văn mà người làm luật đã viết ra. Bởi, nó không chỉ diễn ra trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử mà ngay cả tại phiên tòa xét xử. Nơi đây, Hội đồng xét xử có quyền tạm
ngừng phiên tòa khi đương sự thống nhất việc tự hòa giải. Mặc dù, pháp luật về hòa giải
quy định tương đối đầy đủ nhưng theo thời gian sự phát triển kinh tế -xã hội đất nước
thay đổi nhanh chóng nên một số quy định áp dụng vào thực tiễn đã phát sinh vướng
mắc, hạn chế. Từ đó, tác giả kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
Từ khóa: Hòa giải trong tố tụng dân sự; Nguyên tắc tiến hành hòa giải; Trình
tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Abstract: Mediation in civil procedure at the Court is provide for the Code of
Civil Procedure 2015 amended, supplemented 2019, 2020 (COCP 2015). Mediation is
an activity in the litigation process, the Court have the responsibility to conduct
mediation and create favorable conditions for the involved parties to reach agreement
with one another on the resolution of civil cases. Mediation activities are full of human
culture that the lawmaker wrote it. It takes place not only during the process od trial
preparation but even at the trial. Here,The trial panel shall be entitled to make decision
to postpone when the involved parties agree to conduct mediation themselves. Although,
the law on mediation is provided relatively complete but according to time the country’s
scocio-economic development has changed rapidly, so some regulations applied in
practice have created problems and limitations. From that, the author proposes to
improve this law.
Keywords: Mediation in civil procedures; Principle for conducting mediation;
Order of meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences
and mediating.
1. Đặt vấn đề: Pháp luật về hòa giải trong tố tụng dân sự là chế định nhân văn
mà người làm luật muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đương sự hòa giải bằng các quy
định như nguyên tắc tiến hành hòa giải; trình tự đương sự nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ và đưa ra các yêu cầu chính đáng của mình; thời hạn cần thiết để đương sự suy nghĩ,
đưa ra quyết định. Tuy nhiên, các thỏa thuận đó không được vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội. Để hoạt động này tuân thủ pháp luật, đáp ứng nhu cầu của
đương sự thì Thẩm phán là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc nghiên cứu kỹ
hồ sơ vụ án, xác định rõ quan hệ tranh chấp, đưa các chủ thể liên quan vào tham gia tố
tụng...Qua đó, tìm cách gắn kết đương sự giải quyết các xung đột theo đúng luật định.
Trong phạm vi bài viết “Pháp luật và thực tiễn hòa giải trong tố tụng tại Tòa án”, tác
giả tập trung nghiên cứu về nguyên tắc tiến hành hòa giải, trình tự phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Từ đó, tác giả gợi ý một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện chế định này.
2. Cơ sở lý luận pháp luật về hòa giải
2.1. Khái niệm về hòa giải
272 Học viên Cao học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, 0984811864, thiennh21609@sdh.uel.edu.vn.
176
Theo từ điển tiếng Việt, hòa giải là một động từ “thuyết phục các bên đồng ý
chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa”273. Nhưng tại BLTTDS 2015274
được ban hành, mang đến nhiều quy định tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội
so với BLTTDS 2004 và BLTTDS 2011, trong đó có quy định liên quan đến hòa giải.
Biết rằng, tại Tòa án, hoạt động hòa giải là vô cùng quan trọng, cần thiết trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử hoặc ngay tại phiên tòa xét xử nhưng khái niệm hòa giải chưa được làm
rõ nhằm giải thích thấu đáo và tăng giá trị của hoạt động này.275
Đối chiếu với Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án 2020276 quy định, hòa giải tại
Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc
dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải, thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự
theo quy định của Luật277.
Tóm lại, về mặt khái niệm hòa giải tại BLTTDS 2015 ban hành trước dù sửa đổi,
bổ sung năm 2019, 2020 nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ. Còn về các nguyên tắc, điều
kiện, trình tự hòa giải thì quy định đầy đủ.
2.2. Hòa giải vụ án dân sự
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành các
thủ tục cần thiết như thông báo, tổ chức phiên họp để các đương sự giao nộp, tiếp cận
và công khai chứng cứ cho nhau nhằm làm rõ quan hệ tranh chấp, các yêu cầu của từng
bên có đúng căn cứ và hợp pháp không. Qua đó, thẩm phán có thể đánh giá phần nào
mấu chốt của tranh chấp; xác định từng tư cách chủ thể tham gia tố tụng đã đúng, đầy
đủ hay chưa; quan hệ giữa các bên tranh chấp là mối quan hệ như thế nào: huyết thống,
hôn nhân, hợp tác kinh doanh, tình làng nghĩa xóm…Từ đó, dành thời gian nghiên cứu
sâu hơn hồ sơ vụ án, thẩm phán sẽ lên kế hoạch cho việc tổ chức hòa giải theo quy
định278 nhằm tạo cơ hội tốt nhất để các bên có thể tham gia hòa giải trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử và cả tại phiên tòa xét xử.
Thêm nữa, thẩm phán có trách nhiệm nêu rõ việc hòa giải phải đúng các nguyên
tắc sau: (1) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với
ý chí của mình; (2) Đồng thời, nội dung hòa giải phải tuân thủ điều cấm của luật, không
làm trái đạo đức xã hội.279
Mặt khác, thẩm phán còn giải thích đầy đủ cho các đương sự về lợi ích việc hòa
giải thành và bất lợi khi phải đưa vụ án ra xét xử và ban hành một bản án. Cuối cùng,
thẩm phán phải là người thực hiện đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục hòa giải trong
BLTTDS 2015 quy định.
3. Pháp luật về hòa giải tại Tòa án
3.1. Quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ
* Học viên Cao học Ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự, Khóa 2, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia TP.HCM;
Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Dư Niên; Email thiennh21609@sdh.uel.edu.vn.
273 Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Hồng Đức, 2021, tr.562.
274 Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
275 Nguyễn Hữu Thiện, Quyết định công nhận thỏa thuận sự thỏa thuận của các đương sự bị kháng nghị- Thực trạng và hoàn
thiện, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới – Thành tựu và
thách thức, 9/2023, tr.198 -213.
276 Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
277 Khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
278 Xem khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 quy định, Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải
để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa
giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của BLTTDS 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
279 Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015.
177
và hòa giải
3.1.1. Về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ
Sau khi nhận Thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ
và hòa giải, các đương sự có nghĩa vụ đến Tòa án tham gia phiên họp. Tại đây, thẩm
phán kiểm tra sự có mặt và phổ biển cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ được phép
thực hiện tại phiên họp. Do trước đó, các đương sự đã nộp một số chứng cứ có liên quan
nên Thẩm phán sẽ kiểm tra và công khai cho tất cả đương sự biết. Đồng thời, Thẩm phán
cũng đặt câu hỏi cho từng chủ thể tham gia tố tụng về yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản
tố, yêu cầu độc lập; các vấn đề đã thống nhất và chưa thống nhất. Mỗi bên có nghĩa vụ
phải gửi tài liệu, chứng cứ cho bên còn lại. Thêm nữa, đương sự có quyền bổ sung tài
liệu, chứng cứ sẵn có. Nếu chưa có sẵn hoặc không thể thu thập được do tổ chức, cá
nhân khác đang quản lý, lưu giữ thì đề nghị Tòa án thu thập. Tuy vậy, các tài liệu, chứng
cứ đó phải liên quan đến vụ án đang giải quyết.
Cuối cùng, mỗi đương sự nhận thấy cần đưa người tham gia tố tụng khác tại
phiên tòa thì được quyền đề nghị triệu tập người đó nhằm bảo đảm vụ án không thiếu
sót dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Từ đó, làm kéo dài thời gian giải
quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự liên quan.280
3.1.2. Những vướng mắc và kiến nghị
Những vướng mắc
Qua quy định nêu trên, tác giả chọn ra 2 vấn đề quan tâm đối với quyền của
đương sự: (1) yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ mà mình không thể thu thập
được; (2) yêu cầu Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng khác đến tại phiên tòa.281Tuy
nhiên, trên thực tiễn có thẩm phán đã áp dụng pháp luật chưa phù hợp với nội dung này.
Tác giả dự đoán có 3 khả năng cho việc làm sai: Một là, năng lực chuyên môn chưa bảo
đảm hoặc công việc quá tải tại thời điểm xét xử; Hai là, hiểu chưa đúng quy định nên
làm khác đi; Ba là, pháp luật quy định chưa rõ ràng, có thể hiểu nhiều cách khác nhau.
Đơn cử về vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” mà tác giả tham gia với tư
cách người đại diện ủy quyền cho Bên mua - nguyên đơn.
Vụ án được tóm tắt như sau: Ngày 18/09/2017, Bà Nguyễn Tuyết T – Nguyên
đơn (Bà T) là Bên mua và Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Thái Bảo
– Bị đơn (Công ty Thái Bảo) là Bên bán đã ký Hợp đồng mua bán Chung cư cao tầng
An Sinh số A-3-24/HĐMB/ANSINH (Hợp đồng mua bán). Ngày bàn giao dự kiến là
30/09/2018 (Quý III/2018)282. Ngày bàn giao thực tế có thể muộn hơn so với ngày dự
kiến tối đa là 06 tháng (nghĩa là tối đa hết tháng 3/2019)283. Thực tế, tính đến hết
01/4/2019, Công ty Thái Bảo chưa xây dựng xong công trình, không thể bàn giao căn
hộ như đã cam kết trong hợp đồng. Tổng số tiền mà Bà T đã thanh toán cho Công ty
Thái Bảo là 373.980.000 đồng.
Vào ngày 01/04/2019, Ủy ban nhân dân Quận 8 ban hành công văn số
887/UBND-ĐT xác định: (1) Công ty Thái Bảo đã kinh doanh bất động sản mà bất động
sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định284; (2)
Yêu cầu Công ty Thái Bảo khẩn trương thanh lý hợp đồng và hoàn trả toàn bộ số tiền
280 Khoản 1, 2 Điều 210 BLTTDS 2015.
281 Điểm c khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015.
282 Điểm đ khoản 1 điều 2 của Hợp đồng mua bán.
283 Khoản 1 điều 8 của Hợp đồng mua bán.
284
Xem Công văn số 887/UBND-ĐT ngày 01 tháng 4 năm 2019, đoạn 1 tr. 2.
178
cho 380 hộ dân đã ký hợp đồng mua căn hộ với công ty (trong đó có Bà T)285. Sự thật
là, Công ty Thái Bảo không thực hiện nên Bà T khởi kiện đòi Công ty Thái Bảo trả lại
tiền, theo điểm b khoản 1 Điều 12 của Hợp đồng mua bán286 tại Tòa án nhân dân Quận
8, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình thụ lý, giải quyết tại TAND Quận 8, Bà T không thu thập được
chứng cứ mới nên tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp nhận, công khai chứng cứ
và hòa giải chỉ yêu cầu Công ty Thái Bảo phải trả tiền đã nhận và tiền phạt do vi phạm
hợp đồng. Thời gian sau, Bà T thu thập được 2 chứng cứ mới, trình bày tại phiên tòa xét
xử ngày 30/9/2022, bao gồm: Hợp đồng kinh tế số: 21/2016/HĐKTĐT-KD ngày
13/5/2016: Dự án chung cư An Sinh, Địa điểm: Phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí
Minh giữa Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Quận 8 (Công ty công ích
Quận 8) và Công ty Thái Bảo; Hợp đồng ủy quyền bán căn hộ thương mại qua sàn giao
dịch bất động sản số: 01.09/HĐMG/TB-LL ngày 01/09/2016 giữa Công ty Thái Bảo
(Bên ủy quyền) với Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản L&L (Bên được ủy quyền).
Đồng thời, Nguyên đơn yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét hoãn phiên tòa để triệu tập
Công ty công ích Quận 8 vào tham gia tố tụng với tư cách là đồng bị đơn liên đới chịu
trách nhiệm trả tiền cho bà T. Nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận cùng với 3 lý
do như sau:
Một là, việc giao kết hợp đồng, giao nhận tiền là tự nguyện giữa Bà T và Công
ty Thái Bảo. Còn Công ty công ích Quận 8 không ký và nhận tiền của Bà T. Hai là,
Công ty Thái Bảo đồng ý trả tiền cho Bà T. Ba là, trong quá trình kết thúc phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ …287(đúng ra là có thêm cụm từ:
và hòa giải do thẩm phán cố tình bỏ đi hoặc lỗi đánh máy thì không rõ) thì cả Bà T,
Công ty Thái Bảo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Ông L là chồng Bà T) đều
không yêu cầu triệu tập Công ty công ích Quận 8 vào tham gia tố tụng trong vụ án này.288
Qua đối chiếu pháp luật quy định, tác giả nhận ra, Thẩm phán đã áp dụng pháp
289
luật chưa đúng bởi: “tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá
trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày
tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp
theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.290”Thêm nữa, pháp luật ghi rõ, việc hòa giải vẫn
còn tiếp tục diễn ra tại phiên tòa sơ thẩm, được nêu: “Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương
sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; nếu các đương sự
thỏa thuận được bằng sự tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
về việc giải quyết vụ án.291”Đặc biệt, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng
phiên tòa nếu các đương sự thống nhất tự hòa giải.292 Mặc dù, Bà T kháng cáo nhưng
đến nay, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn chưa đưa ra vụ án ra xét xử theo luật định.
Rõ ràng là, phiên tòa sơ thẩm mặc dù là cấp xét xử ban đầu. Nếu đúng thủ tục,
Tòa án giải quyết triệt để, thấu đáo các vấn đề liên quan đến vụ án thì có nhiều khả năng
285
Xem Công văn số 887/UBND-ĐT ngày 01 tháng 4 năm 2019, đoạn 2 tr. 2.
286 Điều 12. Trách nhiệm của hai bên và việc xử lý hợp đồng.
287 Xem Điều 210 BLTTDS 2015. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
288 Bản án số: 502/2022/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày
30/9/2022, tr.5.
289 Lý do: Xét xử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hoạt động thi hành luật, là việc người thẩm phán áp dụng
pháp luật để giải quyết một tình huống cụ thể. Xem Nguyễn Ngọc Điện, Phương pháp phân tích luật viết, NXB. Chính trị quốc
gia Sự thật, 2022, tr.202.
290 Khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015.
291 Khoản 1 Điều 246 BLTTDS 2015.
292 Điều 259 BLTTDS 2015.
179
không cần đến cấp xét xử tiếp theo là phúc thẩm, hay những thủ tục đặc biệt như giám
đốc thẩm, tái thẩm.293
Và để minh chứng việc xét xử chưa phù hợp của thẩm phán trên, tác giả đưa thêm
vụ án tranh chấp tương tự, bị đơn chính là Công ty Thái Bảo Tác giả đại diện cho ông
Vương Văn S (Ông S) là bên mua -nguyên đơn. Vào thời điểm đó, Ông S không biết 2
chứng cứ mới mà Bà T có nên không đưa ra tại buổi kết thúc phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Và bản án tuyên xong294, Ông S
kháng cáo. Tại phiên tòa, qua hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:
Một là, “Dự án Chung cư An Sinh tại Phường 4, Quận 8 được UBND thành phố
giao Công ty công ích Quận 8 làm chủ đầu tư theo Quyết định số 3123/QĐ-UBND ngày
16/7/2007…”Tuy nhiên, Công ty công ích Quận 8 đề xuất hợp tác với Công ty Thái Bảo
để cùng thực hiện dự án và chưa được UBND Thành phố chấp thuận…Nhưng Công
Thái Bảo đã tự ý ký hợp đồng mua bán căn hộ theo hình thức thương mại với người
dân…”295
Hai là, Công ty Thái Bảo ký hợp đồng mua bán theo hình thức thương mại là
không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản lẫn mục tiêu ban đầu
của dự án…”296Đồng thời, tiếp nhận 2 chứng cứ mới do Ông S cung cấp…Vì vậy, Tòa
án phúc thẩm nhận định, để giải quyết chính xác và toàn diện vụ án, cần thiết phải đưa
Công ty công ích Quận 8 tham gia tố tụng mới xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ các
bên khi xem xét, giải quyết yêu cầu khởi kiện của Ông S-nguyên đơn. Cuối cùng, Tòa
án phúc thẩm quyết định: chấp nhận kháng cáo, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án về Tòa án
nhân dân Quận 8 để giải quyết theo thủ tục chung.297
Việc thẩm phán áp dụng pháp luật chưa đúng quy định tại BLTTDS 2015 là quá
rõ ràng. Song song đó, qua nghiên cứu, tác giả nhận ra một số quy định chưa phù hợp
với mức độ đòi hỏi công việc hay trình tự sắp xếp nội dung quy định cũng chưa rõ ràng,
logich…Bởi, tác giả hành nghề luật sư nên có cơ hội làm việc, cung cấp tài liệu chứng
cứ cho Tòa án. Đồng thời, tiếp xúc với thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra, công khai
chứng cứ với các đương sự khác. Theo đó, tác giả nhận ra một số điều vướng mắc như
sau:
Một là, tác giả cho rằng phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ cần
tách riêng với phiên họp hòa giải. Nếu xét về mức độ công việc thì tổ chức phiên họp
hòa giải là quan trọng hơn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ. Lý do là, sau khi thẩm phán được phân công nhận tài liệu, chứng cứ từ giai đoạn nộp
hồ sơ khởi kiện ban đầu, cộng thêm các buổi làm việc, nộp bản tự khai, cung cấp tài
liệu, chứng cứ mới (nếu có) hoặc theo yêu cầu của thẩm phán…bởi đây là quyền và
nghĩa vụ của đương sự298. Nói cách khác, số lượng tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án, thẩm phán đã phần nào đánh giá, phân loại, xác định chứng cứ299. Vì vậy, thẩm phán
đã sự đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ sẵn có. Từ đây, vạch
ra kế hoạch tiếp theo như: đánh giá chính xác các tài liệu, chứng cứ hợp pháp thì chọn
293 Xem Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Chủ biên),
NXB. Đại học quốc gia TP.HCM, 2017, tr. 102.
294 Xem Bản án số: 505/2022/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án nhân dân Quận 8, Thành Phố Hồ
Chí Minh ngày 30/9/2022.
295 Công văn số 2620/UBND -ĐT V/v Dự án chung cư An sinh Phường 4, Quận 8 của UBND Quận 8, ngày 28/10/2020.
296 Bản án số: 313/2023/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày
17/3/2023, tr.6.
297 Bản án số: 313/2023/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày
17/3/2023, tr.7- 8.
298 Điều 96 BLTTDS 2015.
299 Điều 95 BLTTDS 2015.
180
ra hoặc bỏ đi. Cho nên tại phiên họp hòa giải, thẩm phán sẽ tập trung tối đa vào việc:
lắng nghe đương sự đưa ra yêu cầu có liên quan vụ án hay không; quản trị tốt cảm xúc
cá nhận để nắm được tâm lý từng “nhân vật đương sự” trong buổi hòa giải; xem xét sự
cần thiết triệu tập người tham gia tố tụng khác tại phiên Tòa; đặt ra các câu hỏi mấu chốt
cho từng đương sự có mặt; phân tích lợi ích khi hòa giải thành và ngược lại; kết luận
các vấn đề thống nhất, chưa thống nhất. Kết quả là, thẩm phán sẽ định hướng đúng việc
tiếp tục tổ chức hòa giải lần sau hoặc chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử cũng như hình thành
được đường lối, quan điểm xét xử có đủ căn cứ và hợp pháp theo luật định.
Hai là, quy định tại khoản 1, 2 Điều 210 BLTTDS 2015, người làm luật đã sắp
xếp nội dung chưa phù hợp với tiêu đề: trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ. Bởi, dựa theo nội dung được mô tả thì không thể hỏi thêm
đương sự về yêu cầu và phạm vị khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu
khởi kiện300….
Kiến nghị
Qua một số pháp luật quy định chưa rõ ràng, cách hiểu khác nhau của người tiến
hành tố tụng áp dụng pháp luật, tác giả xin kiến nghị vài nội dung để hoàn thiện pháp
luật này dưới đây:
Thứ nhất, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn, giải thích,
áp dụng pháp luật cụ thể301 chứ không nên hình thành Công văn, Chỉ thị giải đáp một số
vấn đề nghiệp vụ, tăng cường công việc cho riêng ngành mình thực hiện.302Như vậy,
các chủ thể khác khó thực hiện theo.
Thứ hai, đề xuất người làm luật bỏ bớt nội dung hòa giải tại Điều 240 BLTTDS
2015 để có tiêu đề mới: Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ. Và nội dung được thay đổi bao gồm:
1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng
mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì
phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho
các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự các vấn đề sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương
sự khác;
b) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ;
Thứ ba, đề xuất người làm luật tách riêng trình tự phiên họp hòa giải tại Điều 210
BLTTDS 2015, bằng cách: (1) Giữ nội dung khoản 1, điểm a, một phần điểm c khoản 2
và toàn bộ khoản 4 Điều 210 để tạo thành Điều luật bổ sung có tiêu đề mới và nội dung
được bao gồm:
Điều 210 a. Trình tự phiên họp hòa giải
1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có
mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm
300 Điểm a khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015.
301 Xem: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước…quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020.
302 Công văn số: 01/2017/GĐ/TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án Nhân dân tối cao ngày 07 tháng 4 năm
2017 và Chỉ thị số: 04/2017/CT-CA về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân của Tòa Nhân dân tối cao ngày
03 tháng 10 năm 2017.
181
phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia,
phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Thẩm phán hỏi đương sự về những vấn đề sau:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện,
yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống
nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng
khác tại phiên tòa;
c) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan
đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân
tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh
chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất
quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối
với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu
cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan
điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu
độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn;
những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn
đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý
kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa
thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa
thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Kết luận: Pháp luật hòa giải trong tố tụng dân sự đã, đang mang đến nhiều quy
định mang đầy tính nhân văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi về không gian lẫn thời gian
trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án nhằm giúp cho các bên tranh chấp có thể ngồi lại
với nhau, giải quyết nhanh chóng vụ kiện của mình trên tinh thần tự nguyện và tuân thủ
luật định. Trong đó, người tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng chức năng chuyên môn,
vai trò được giao. Tuy nhiên, dù cố gắng nhưng có thể xuất phát từ hạn chế bản thân của
người làm luật như tác giả Nguyễn Ngọc Điện đã nêu:“Cũng phải thừa nhận một thực
tế là, do hạn chế của câu chữ, nên đôi khi luật viết có thể mập mờ, khó hiểu, không đầy
đủ và mâu thuẫn…”303Và vài khiếm khuyết của luật viết304là có thật vì vậy mỗi người
hiểu biết luật cùng nhau đóng góp bằng sự hiểu biết nhất định của mình như cách tham
303 Nguyễn Ngọc Điện, Sđd, tr. 87.
Vậy: nhờ phân tích luật viết, người ta cũng khám phá ra những lỗ hỏng chưa được văn bản pháp luật quy định, từ đó kiến
nghị lập pháp. Khi đó, phân tích luật viết có mục đích phát triển luật (de lege ferenda). Xem Phạm Duy Nghĩa, Phương pháp
nghiên cứu luật học, NXB. Công an nhân dân, 2014, tr.48.
304
182
gia các hội thảo khoa học là một minh chứng cho trách nhiệm bản thân đóng góp cho
đất nước. Để giúp người làm luật thêm dữ liệu, góc nhìn mới để viết ra các quy định rõ
ràng, dễ hiểu, áp dụng vào thực tiễn phù hợp với từng thời điểm, đảm bảo sự công bằng
cho mọi chủ thể trong cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020.
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2020.
3. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
4. Công văn số: 01/2017/GĐ/TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tòa án
Nhân dân tối cao ngày 07 tháng 4 năm 2017.
5. Chỉ thị số: 04/2017/CT-CA về việc tăng cường công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân
của Tòa Nhân dân tối cao ngày 03 tháng 10 năm 2017.
B. Sách, bản án, hợp đồng
1. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Hồng Đức, 2021.
2. Nguyễn Ngọc Điện, Phương pháp phân tích luật viết, NXB. Chính trị quốc gia Sự
thật, 2022.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bình luận khoa học về những điểm mới trong Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 (Chủ biên), NXB. Đại học quốc gia TP.HCM, 2017.
4. Phạm Duy Nghĩa, Phương pháp nghiên cứu luật học, NXB. Công an nhân dân, 2014.
5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự tại Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới – Thành tựu và thách thức, 9/2023. Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành.
6. Bản án số: 505/2022/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án
nhân dân Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 30/9/2022.
7. Bản án số: 502/2022/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án
nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 30/9/2022.
8. Bản án số: 313/2023/DS-ST “Tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ” của Tòa án
nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 17/3/2023.
9. Hợp đồng mua bán chung cư cao tầng An Sinh (tên thương mại: ASALIGHT) ngày
18/9/2017.
183
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TRỌNG TÀI VÀ HÒA GIẢI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Phạm Thanh Hoa305
Nguyễn Hoài Linh306
Tóm tắt: Thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu, chịu tác động mạnh mẽ
bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, môi trường số và mạng Internet. Việc trao đổi,
mua bán hàng hóa đã thay đổi từ phương thức truyền thống sang thương mại điện tử. Và
khi thương mại điện tử càng phát triển thì đòi hỏi sự phát triển của các phương thức giải
quyết tranh chấp, bởi tranh chấp trong thương mại là tất yếu. Trong bối cảnh này, giải
quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến
đóng vai trò ngày càng quan trọng. Bài viết này phân tích và đánh giá những khía cạnh
của hai phương thức là trọng tài và hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương
mại điện tử, thực trạng tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng hai phương thức này trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt
Nam.
Từ khóa: thương mại điện tử, tranh chấp, trọng tài, hòa giải, trực tuyến.
Abstract: E-commerce is an inevitable development trend that is greatly
impacted by the Fourth Industrial Revolution, the Internet, and the digital environment.
Traditional methods for the exchange and purchase of products have been replaced by
e-commerce. And as e-commerce evolves, it necessitates the development of dispute
resolution techniques, as commercial disputes are inevitable. In this context, online
arbitration and mediation play an increasingly vital role in resolving e-commerce
disputes. This article analyzes and evaluates the aspects of two methods, online
arbitration and mediation, in resolving e-commerce disputes, the current situation in
Vietnam, and suggests some solutions to improve the efficacy of applying these two
methods in Vietnam.
Keywords: e-commerce, disputes, arbitration, mediation, online.
Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh các doanh nghiệp, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển
sang sử dụng các nền tảng trực tuyến cho các hoạt động thương mại, kinh doanh, mua
sắm, nhu cầu về “giải quyết tranh chấp trực tuyến” ngày càng gia tăng nhiều hơn. Theo
nhiều học giả, “giải quyết tranh chấp trực tuyến” (Online Dispute Resolution) là một
thuật ngữ ghép (Collective terms) giữa trực tuyến (Online) và giải quyết tranh chấp thay
thế (ADR)307. Khi đề cập đến thuật ngữ ODR, một cách hiểu rộng rãi và phổ biến đều
thống nhất đây là việc sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của
công nghệ Internet. Thực tế, ODR hiện có 4 phương thức: thương lượng trực tuyến
(online negotiation); hòa giải trực tuyến (online mediation); trọng tài trực tuyến (online
arbitration) và các phương thức hỗn hợp khác. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chỉ
đề cập đến việc giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trọng tài
trực tuyến và hòa giải trực tuyến.
305 Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, Làm việc tại Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự. Địa chỉ: Sư Vạn
Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM; SĐT: 0898798364; Gmail: nguyenphamhoa.28042001@gmail.com.
306 Cử nhân Luật - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Địa chỉ: Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Thuận Tây, Quận
7, TP.HCM; SĐT: 0328347195; Gmail: nghlinhulaw@gmail.com.
307 Esther van den Heuvel Online Dispute Resolution as a Solution to Cross-border E-disputes: An Introduction to ODR tại
www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf (dẫn từ: Phan Thị Thanh Thủy (2016), Giải quyết tranh chấp thương mại trực
tuyến: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 4 (2016), trang 39).
184
1. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng
phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến
Thương mại điện tử là một khái niệm tương đối rộng, được định nghĩa theo nhiều
cách thức khác nhau. Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp Quốc về
thương mại quốc tế (UNCITRAL) quy định: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông
tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ
công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch308. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động
thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động
thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác309.Tranh chấp thương mại điện tử phát sinh khi các bên
có sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ liên quan đến giao dịch thương mại
điện tử. Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử là cách thức hay các phương pháp để
điều chỉnh, khắc phục, loại trừ những xung đột lợi ích giữa các bên phát sinh trong các
giao dịch thương mại điện tử. Theo khoản 4 Điều 76 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử quy định, việc giải quyết tranh
chấp trong thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương thức: thương lượng,
hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh
chấp.
Hiện nay, trên thế giới chưa có sự thống nhất về định nghĩa hòa giải trực tuyến
và trọng tài trực tuyến. Xong, đa số các chuyên gia đều cho rằng, trọng tài trực tuyến
hay hòa giải trực tuyến về bản chất đều là mô hình giải quyết tranh chấp truyền thống
được thực hiện trên phương tiện điện tử có kết hợp với công nghệ Internet. Ví dụ, có
quan điểm cho rằng Hòa giải trực tuyến là một phương thức giải quyết tranh chấp mà
ở đó tranh chấp giữa các bên được giải quyết một phần hoặc toàn bộ trực tuyến bởi một
bên thứ ba là hòa giải viên nhằm đạt được một thỏa thuận chung310. Riêng tại Việt Nam,
thuật ngữ hòa giải trực tuyến hay trọng tài trực tuyến chưa được ghi nhận một cách chính
thức trong các văn bản pháp luật hiện hành. Tiếp cận từ góc độ định nghĩa hòa giải
thương mại và trọng tài thương mại, nhóm tác giả cho rằng, có thể hiểu Hòa giải trực
tuyến là một phương thức giải quyết tranh chấp dưới sự hỗ trợ của công nghệ Internet,
trong đó một bên thứ ba độc lập được các bên thỏa thuận lựa chọn làm trung gian để hỗ
trợ các bên giải quyết xung đột nhưng không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết
tranh chấp. Còn trọng tài trực tuyến được hiểu là một phương thức giải quyết tranh chấp
dưới sự hỗ trợ của công nghệ internet, trong đó một bên thứ ba được lựa chọn bởi các
bên tranh chấp và được quyền đưa ra quyết định nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các
bên tranh chấp theo trình tự và quy tắc trọng tài.
2. Thực trạng áp dụng phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến trong
giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
2.1. Thực trạng áp dụng phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến trong giải
quyết tranh chấp thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn bùng nổ
với tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt
Nam 2023 thì năm 2022, lĩnh vực thương mại điện tử của nước ta tiếp tục phát triển
mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng
308 Luật mẫu về thương mại quốc tế của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế (UNCITRAL).
309 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.
310
Ethan Katsh & Janet Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflict in Cyberspace, Wiley, 2001,
https://vicmc.vn/hoa-giai-truc-tuyen-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai/)
185
trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn 2023 – 2025311. Sự phát triển nhanh chóng
của thương mại điện tử trong những năm gần đây đã kéo theo sự gia tăng các tranh chấp
thương mại điện tử. Trên thực tế, tranh chấp thương mại điện tử thường xảy ra trong
quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng
(B2C) hay người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) thông qua các sàn thương mại
điện tử, website của doanh nghiệp hay thông qua mạng xã hội.
Trước nhu cầu thực tiễn về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ các giao
dịch thương mại điện tử, ngày 15/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 645/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai
đoạn 2021-2025, trong đó xác định: “xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu
quả ứng dụng công nghệ số, khuyến khích việc hình thành các hệ thống trọng tài/giải
quyết tranh chấp độc lập, tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến của khu vực
và quốc tế” là một phần giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, Quyết định trên cũng đề cập việc nghiên cứu, xem xét áp dụng hệ thống giải quyết
tranh chấp trực tuyến nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong
thương mại điện tử, từ đó, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên
giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc phổ biến và áp dụng hệ thống giải quyết tranh chấp
trực tuyến đối với các tranh chấp thương mại điện tử ở nước ta diễn ra khá chậm. Theo
báo cáo của nhóm nghiên cứu trong dự án “Thúc đẩy giải quyết tranh chấp trực tuyến
trong TMĐT nhằm bảo vệ người tiêu dùng”, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia
tài trợ: Chỉ 25% các doanh nghiệp được khảo sát đã từng nghe đến giải quyết tranh chấp
trực tuyến (ODR), trong đó, doanh nghiệp biết đến ODR chủ yếu qua truyền thông
(53%), mạng xã hội (42%), đào tạo/hội nghị (30%); Và chỉ 32,2% doanh nghiệp được
khảo sát cho rằng ODR có thể áp dụng tại Việt Nam. Khoảng 74% doanh nghiệp được
khảo sát cho rằng doanh nghiệp mình có nhu cầu đào tạo về ODR, và 69% doanh nghiệp
đề xuất các khóa đào tạo dưới 3 ngày312. Kết quả báo cáo phản ánh mức độ hạn chế của
các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp ở nước ta trong việc tiếp cận
các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Phần lớn các doanh nghiệp được khảo
sát chưa thật sự quan tâm, chủ động tìm hiểu về phương thức giải quyết tranh chấp mới
mẻ này.
Cho đến hiện tại, ở Việt Nam, chỉ có một vài tổ chức tư nhân chủ động xây dựng
hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR). Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hà Nội
(HIAC) được xem là đơn vị đầu tiên trên cả nước xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống
giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải và tố tụng trọng tài trực tuyến trên website:
www.hiac.vn. Sự xuất hiện của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến do HIAC kích
hoạt trên website www.hiac.vn đã đặt nền tảng cho việc phát triển hệ thống giải quyết
tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam. Theo đó, hệ thống này có thể được ứng dụng để giải
quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch trực tuyến từ ngày 01/06/2020. Phương thức hòa
giải trực tuyến được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại
điện tử và các tranh chấp khác có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 30 triệu đồng 313. Riêng đối
với phương thức trọng tài trực tuyến, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo quy trình
được công bố trên trang chủ của HIAC mà không giới hạn về giá trị của tranh chấp.
311 Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2023), Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2023, trang 1.
312 Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
313 Khoản 2 Điều 1 Quy tắc hòa giải của trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội năm 2019.
186
Bên cạnh HIAC, ngày 30/3/2021, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng đã chính thức ra mắt Nền tảng hòa
giải thương mại trực tuyến (Medup) tại địa chỉ: medup.vmc.org.vn. Tiếp đó, Trung tâm
này cũng đã ban hành Quy tắc Hòa giải trực tuyến (bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/4/2021) nhằm giúp cho các bên tranh chấp xác định quy trình, thủ tục, quyền và nghĩa
vụ khi sử dụng Medup trong giải quyết tranh chấp thương mại. Theo đó, để tham gia
hoà giải trực tuyến, mỗi bên cần tạo một tài khoản hòa giải trên nền tảng hòa giải trực
tuyến. Tài khoản hòa giải này sẽ cho phép các bên nhận/gửi thông báo, tài liệu, nộp phí
và theo dõi diễn biến quá trình hòa giải trực tuyến314. Sau khi các bên đã lập tài khoản,
điền thông tin đầy đủ, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chỉ định hòa giải viên;
nộp phí hòa giải; lên lịch tổ chức phiên hòa giải; tổ chức phiên hòa giải và ký văn bản
về kết quả hòa giải thành. Cho đến thời điểm hiện tại, Medup là một trong số ít các nền
tảng hòa giải trực tuyến tại Việt Nam. Việc phát triển Medup cùng với sự hỗ trợ của ứng
dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu giải quyết
tranh chấp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), bao gồm các tranh chấp tín
dụng và tranh chấp thông qua sàn thương mại điện tử.
Có thể thấy rằng, mặc dù hiện nay đã tồn tại một số nền tảng hòa giải và trọng tài
trực tuyến nhưng nhìn chung, chúng chỉ dừng lại ở dạng mô hình tổ chức mà chưa có
quá nhiều vụ việc đã áp dụng phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến để giải quyết
tranh chấp. Hơn nữa, vì hai phương thức này còn khá mới ở Việt Nam nên các bên tranh
chấp còn nhiều e ngại về tính hiệu quả, sự khả thi của phương thức này trong giải quyết
tranh chấp thương mại điện tử.
2.2. Thực trạng pháp luật về áp dụng phương thức trọng tài và hòa giải trực
tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt Nam bằng phương thức trọng
tài và hòa giải trực tuyến đã ngày càng được chú trọng, đặc biệt là trong bối cảnh thương
mại điện tử phát triển nhanh chóng như vũ bão. Để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả hai
phương thức này vào quá trình giải quyết tranh chấp thì việc hoàn thiện khung pháp lý
về giải quyết tranh chấp trực tuyến là điều cần thiết. Thấy rằng, yếu tố “trực tuyến” sẽ
quyết định đến sự khác biệt giữa trọng tài và hòa giải trực tuyến với trọng tài và hòa giải
truyền thống. Do vậy, về cơ bản, khung pháp lý về trọng tài và hòa giải trực tuyến vẫn
dựa trên khung pháp lý trọng tài và hòa giải mà cụ thể là Luật Trọng tài thương mại năm
2010 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải
thương mại. Vì vậy, để đánh giá sự hiệu quả, tính hoàn thiện của quy định pháp luật về
phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện
tử thì cần xem xét pháp luật có liên quan đến đặc trưng “trực tuyến” của hai phương
thức này.
Thứ nhất, về lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp, Nghị định số 52/2013/NĐCP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, thì việc giải quyết tranh chấp
phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo thủ tục,
quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp (khoản 2 Điều 76). Thấy rằng, Nghị định
này chỉ dừng lại ở việc đề cập đến việc các tranh chấp về thương mại điện tử có thể sẽ
được giải quyết thông qua các phương thức là thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc
Tòa án mà chưa có sự phân định rõ ràng nào liên quan đến vấn đề có hay không việc
giải quyết thông qua phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Mặc dù hiện nay, xu hướng
314 Khoản 3 Điều 3 Quy tắc hòa giải trực tuyến của Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam.
187
giải quyết tranh chấp trực tuyến, cụ thể là hòa giải hay trọng tài trực tuyến trong thương
mại điện tử đã dần phổ biến ở nước ta315 và phù hợp với đặc trưng của hoạt động thương
mại điện tử. Theo đó, hoạt động này là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐCP). Nói cách khác, việc áp dụng phương thức trọng tài, hòa giải trực tuyến trong việc
giải quyết các tranh chấp về thương mại điện tử là tất yếu, tuy nhiên, pháp luật về thương
mại điện tử hiện nay lại chưa có sự điều chỉnh về vấn đề này.
Thứ hai, cả Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị định số 22/2017/NĐ –
CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại hiện tại cũng chỉ dừng ở
việc áp dụng phương thức giải quyết trọng tài và hòa giải theo hướng truyền thống mà
chưa có quy định cụ thể phương thức trực tuyến. Tại khoản 8 Điều 3 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010 quy định: Địa điểm giải quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng
tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do
Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Hay tại khoản 1 Điều
13 của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định các bên tranh chấp được quyền lựa chọn
trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa
giải. Dựa vào quy định của hai điều luật này có thể thấy rằng, pháp luật không có sự
ràng buộc cụ thể về việc phải lựa chọn phương thức hòa giải, trọng tài trực tuyến hay
trực tiếp, mà quy định theo hướng mở, tức tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tranh
chấp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy
định cụ thể trình tự, thủ tục, loại tranh chấp nào được áp dụng phương thức giải quyết
tranh chấp hòa giải, trọng tài trực tuyến. Chính vì những thiếu sót trong pháp luật hiện
hành đã khiến cho các bên tranh chấp gặp nhiều e ngại, dù có mong muốn giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài hay hòa giải trực tuyến thì cũng không thể thực hiện được, từ
đó, họ lại đi theo con đường với các phương thức truyền thống là thương lượng, hòa
giải, trọng tài và Tòa án. Nói cách khác, hiện nay, pháp luật ở nước ta chưa có cơ chế
để điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Thứ ba, các quy định về văn bản điện tử, hợp đồng thông minh, chữ ký điện tử,
chứng cứ điện tử cần được xây dựng và hoàn thiện316. Theo điểm k khoản 4 Mục II Chỉ
thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 đã nêu rõ định hướng, nhiệm vụ chủ yếu
là tiếp tục cải cách tư pháp; đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi
hành pháp luật nằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo
phát triển; nâng cao chất lượng, hiệu quả một số hoạt động hành chính tư pháp và bổ
trợ tư pháp thi hành án; cải cách thủ tục hành chính. Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
đưa Việt Nam trở thành quốc gia số; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ
số, nền kinh tế số và xã hội số. Có thể thấy rằng, vấn đề hoàn thiện pháp luật để đáp ứng
những định hướng phát triển mà Nhà nước đã đặt ta là điều tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay,
pháp luật về hợp đồng thông minh, văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng cứ điện
tử317,… còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung chưa được pháp luật điều chỉnh khiến cho
315 Phí Mạnh Cường (2023), Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/phap-luat-ve-giai-quyet-tranh-chap-trong-thuong-mai-dien-tu-107661.htm, truy cập ngày 26/9/2023.
316 Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022), Hoàn thiện pháp luật để giải quyết tranh chấp trực tuyến,
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/hoan-thien-phap-luat-de-giai-quyet-tranh-chap-truc-tuyen-119220830100136334.htm,
truy cập ngày 25/9/2023.
317 Phí Mạnh Cường (2023), Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử, https://tapchicongthuong.vn/baiviet/phap-luat-ve-giai-quyet-tranh-chap-trong-thuong-mai-dien-tu-107661.htm, truy cập ngày 26/9/2023.
188
việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp là hòa giải hay trọng tài trực tuyến cũng
trở nên khó khăn.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức giải trọng
tài và hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử tại Việt
Nam
3.1. Giải pháp xã hội
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến nhằm giúp nâng cao
nhận thức của các cá nhân, doanh nghiệp về vai trò và tính hiệu quả của việc giải quyết
tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến. Tổ
chức các hội thảo, tọa đàm, chương trình “mô phỏng việc giải quyết tranh chấp trực
tuyến” nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với quy trình giải quyết
tranh chấp bằng phương thức trọng tài hay hòa giải trực tuyến. Bên cạnh đó, cần xây
dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp thương mại điện
tử bằng con đường hòa giải và trọng tài phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Thứ hai, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, công nghệ thông tin nhằm
thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và nhu cầu giải quyết tranh
chấp thương mại điện tử. Việc nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ góp
phần đảm bảo việc truyền tải thông tin, dữ liệu và tính hiệu quả trong quá trình giải
quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trọng tài và hòa giải trực tuyến.
Ngoài ra, cần tăng cường chính sách bảo mật thông tin giữa các bên tranh chấp để hạn
chế rủi ro rò rỉ thông tin nhằm tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp khi lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ Hòa
giải viên và Trọng tài viên. Trong đó, cần chú trọng đến việc nâng cao kiến thức pháp
lý trong lĩnh vực thương mại điện tử và kỹ năng tin học cho việc sử dụng công nghệ trực
tuyến, đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại điện
tử bằng hình thức trực tuyến.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về
thương mại điện tử cần quy định rõ ràng rằng, việc giải quyết tranh chấp phải thông qua
thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo thủ tục, quy định hiện
hành về giải quyết tranh chấp hoặc theo thỏa thuận của các bên bằng phương thức trực
tuyến. Mục đích của kiến nghị này là tạo một hành lang pháp lý mở đường cho việc lựa
chọn của các bên tranh chấp đối với việc áp dụng phương thức trọng tài, hòa giải trực
tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử
Thứ hai, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị định số 22/2017/NĐ – CP
ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại hiện cần có quy định minh thị
về trọng tài hay hòa giải trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại điện tử. Hiện
nay, đây là hai văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh phương thức hòa giải và
trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đối với tính “trực tuyến” của hai phương
thức này thì cả hai văn bản này chưa có sự điều chỉnh. Do vậy, cấp thiết cần có sự bổ
sung quy định để làm tiền đề cho việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, trọng tài trực
tuyến.
Thứ ba, các nội dung về văn bản điện tử, hợp đồng thông minh, chữ ký điện tử,
chứng cứ điện tử cần được xây dựng và hoàn thiện hơn nữa không chỉ đáp ứng cho nhu
cầu áp dụng pháp luật nói chung trên thực tế mà còn mở đường cho hoạt động áp dụng
189
phương thức hòa giải hay trọng tài trực tuyến trong giải quyết tranh chấp thương mại
điện tử.
Tóm lại, trong bối cảnh của cuộc công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển thì nhiều
lĩnh vực, ngành nghề đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật để gia tăng hiệu
quả sản xuất, kinh doanh và trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp cũng như vậy. Bằng
việc áp dụng kỹ thuật công nghệ, từ phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
hay trọng tài truyền thống đã dần chuyển sang hòa giải hay trọng tài trực tuyến. Mặc dù
việc thay đổi này đang trở thành một xu hướng tất yếu, tuy nhiên, hiệu quả áp dụng trên
thực tế chưa cao. Để khắc phục tình trạng này thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật về hòa giải và trọng tài là điều cấp thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật mẫu về thương mại quốc tế của Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế
(UNCITRAL).
2. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
3. Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại
điện tử.
4. Quy tắc hòa giải của trung tâm trọng tài quốc tế Hà Nội năm 2019.
5. Quy tắc hòa giải trực tuyến của Trung tâm Hoà giải Việt Nam thuộc Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
6. Esther van den Heuvel Online Dispute Resolution as a Solution to Cross-border Edisputes: An Introduction to ODR tại www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf
(dẫn từ: Phan Thị Thanh Thủy (2016), Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến:
Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 4
(2016), trang 39).
7. Ethan Katsh & Janet Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflict in
Cyberspace, Wiley, 2001, https://vicmc.vn/hoa-giai-truc-tuyen-trong-giai-quyet-tranhchap-thuong-mai/).
8. Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2023), Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2023, trang 1;
9. Phí Mạnh Cường (2023), Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện
tử, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phap-luat-ve-giai-quyet-tranh-chap-trongthuong-mai-dien-tu-107661.htm, truy cập ngày 26/9/2023.
10. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2022), Hoàn thiện pháp luật để giải quyết tranh
chấp trực tuyến, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/hoan-thien-phap-luat-de-giaiquyet-tranh-chap-truc-tuyen-119220830100136334.htm, truy cập ngày 25/9/2023.
190
PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
VÀ HƯỚNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Lê Huỳnh Phương Chinh318
Lê Hồ Quang Hạ319
Ngô Thị Khánh Linh320
Bùi Thị Mỹ Linh321
Tóm tắt:
Xu hướng toàn cầu hóa đã kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại đa
dạng. Cùng với phát triển ấy là những tranh chấp thương mại cũng ngày càng tăng. Theo
đó, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải được xem là một trong những phương
thức phổ biến. Một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý
về hòa giải thương mại. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả đề cập đến pháp luật về
hoà giải thương mại và thực tiễn áp dụng ở Singapore, Nhật Bản. Trên cơ sở đó, nhóm
tác giả liên hệ đến pháp luật hoà giải ở Việt Nam hiện nay, gợi mở một số giải pháp nâng
cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoà giải ở Việt Nam.
Từ khoá: Hoà giải, hoà giải thương mại, hoà giải ở Nhật Bản, hoà giải ở
Singapore.
Abstract:
The trend of globalization has led to the development of diverse commercial
activities. Along with that development, trade disputes are also increasing. Accordingly,
resolving commercial disputes by arbitration is considered one of the popular methods.
A number of countries around the world have built and perfected the legal framework
on commercial mediation. Within the scope of the article, the authors mention the law
on commercial mediation and practical application in Singapore and Japan. On that
basis, the authors refer to the law on conciliation in Vietnam today, suggesting some
solutions to improve and perfect the legal framework on conciliation in Vietnam.
Keywords: Mediation, commercial mediation, mediation in Japan, mediation in
Singapore.
1. Pháp luật và thực tiễn Hòa giải ở Nhật Bản
Hòa giải có lịch sử hình thành từ rất sớm trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia
Châu Á. Khi xảy ra tranh chấp, việc nhờ những người có quyền hạn, tiếng nói trong
cộng đồng đứng ra làm trung gian tìm kiếm tiếng nói chung giữa các bên được xem là
biểu hiện phổ biến của phương thức này. Khi pháp luật tố tụng và hệ thống tài phán được
hình thành và hoàn thiện, giải quyết tranh chấp thông qua con đường tố tụng tòa án,
trọng tài trở nên chiếm ưu thế hơn. Những năm trở lại đây, số lượng vụ việc tranh chấp
tăng lên đáng kể dẫn đến quá tải tố tụng tại tòa, kể cả tố tụng trọng tài. Trong bối cảnh
đó, tại Nhật Bản, hòa giải trở nên được quan tâm và nghiên cứu ở góc độ pháp lý, với
318 ThS. GVC, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, Số điện thoại 0908147622, Email: lhpchinh@ctu.edu.vn, Địa chỉ: Khoa Luật, Đại
học Cần Thơ, Khu 2 đường 3 tháng 2 phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
319 Sinh viên Luật Thương mại, khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ
320 Sinh viên Luật Thương mại, khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ
321 Sinh viên Luật Thương mại, khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ
191
biểu hiện là đạo luật ADR322 được ban hành năm 2004 và có hiệu lực vào năm 2007.
Đây là đạo luật khuyến khích sử dụng các giải pháp giải quyết tranh chấp thay thế. Các
nhà nghiên cứu đánh giá rằng, Luật này là kết quả của cuộc cải cách hệ thống tư pháp
dựa trên khuyến nghị năm 2001 của Hội đồng Cải cách hệ thống tư pháp (Shiho Seido
Kaikaku Shingi Kai).323
Dựa trên khung pháp lý là đạo luật ADR, Nhật Bản bắt đầu phát triển các phương
thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR), trong đó bao gồm việc các bên căn cứ vào
tính chất của vụ tranh chấp và áp dụng hòa giải, điển hình như:
ADR được tài trợ bởi một ngành. Theo đó, các trung tâm giải quyết tranh chấp
thay thế được thành lập trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định, tiêu biểu là Trung
tâm Shohi Seikatsu Yôhin (Trung tâm ADR về Sản phẩm Tiêu dùng); Trung tâm Kaden
Seihin (Trung tâm ADR Thiết bị Điện)324.
ADR được tài trợ bởi hiệp hội luật sư địa phương hoặc hiệp hội các chuyên gia
trong một lĩnh vực cụ thể325. Các trung tâm này lặp ra có các hình thức như “Trung tâm
giải quyết tranh chấp” hoặc “Trung tâm trọng tài” riêng. Trên thực tế, họ tiếp nhận các
loại tranh chấp mang tính dân sự là chủ yếu.
Ngoài ra, ngành Hàng hải của sở Giao dịch Vận tải Nhật Bản cũng thiết lập ADR
áp dụng thủ tục về trọng tài và hòa giải đối với vấn đề thuộc lĩnh vực tương ứng.326
Ngoài ra, song hành tranh chấp xảy ra với lĩnh vực thương mại điện tử, Nhật Bản
đã xây dựng được mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR (mô hình quản lý, ngăn
ngừa và giải quyết tranh chấp bằng việc sử dụng công nghệ thông tin). ODR được xem
bước phát triển tiếp tục của ADR327. Tuy vậy, các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến
mô hình Hòa giải trực tuyến phải kể đến như:
Một là, cơ chế ODR thiếu cơ quan chuyên trách. Điều này làm cho việc quản lý và
hoạt động của ODR không có phương hướng và thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến kết
quả cuối cùng là sự công bằng.
322 “Alternative dispute resolution – ADR là phương thức giải quyết tranh tranh chấp thay thế cho kiện tụng tại Tòa án, thể hiện
sự thiện chí của các bên khi có xảy ra tranh chấp”, https://viarb.vn/xu-huong-moi-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap
adr/#:~:text=Ph%C6%B0%C6%A1ng%20th%E1%BB%A9c%20gi%E1%BA%A3i%20quy%E1%BA%BFt%20tranh%20ch
%E1%BA%A5p%20thay%20th%E1%BA%BF%20c%C3%B3%20t%C3%AAn,c%C3%B3%20tranh%20ch%E1%BA%A5p
%20x%E1%BA%A3y%20ra truy cập ngày 20/9/2023
323 Shusuke Kakiuchi, “Regulating Mediation in Japan: Latest Development and Its Background”, “New Developments in Civil
and Commercial Mediation”, file:///C:/Users/cmu65/Documents/Zalo%20Received%20Files/(Ius%20Comparatum%20%20Global%20Studies%20in%20Comparative%20Law%206)%20Carlos%20Esplugues,%20Louis%20Marquis%20(eds.)%
20%20New%20Developments%20in%20Civil%20and%20Commercial%20Mediation_%20Global%20Comparative%20Pers
pectives-Springer%20Internation%20(2).pdf , truy cập ngày 22/9/2023
324 Shusuke Kakiuchi, “Regulating Mediation in Japan: Latest Development and Its Background”, “New Developments in Civil
and Commercial Mediation”, file:///C:/Users/cmu65/Documents/Zalo%20Received%20Files/(Ius%20Comparatum%20%20Global%20Studies%20in%20Comparative%20Law%206)%20Carlos%20Esplugues,%20Louis%20Marquis%20(eds.)%
20%20New%20Developments%20in%20Civil%20and%20Commercial%20Mediation_%20Global%20Comparative%20Pers
pectives-Springer%20Internation%20(2).pdf , truy cập ngày 22/9/2023
325 Shusuke Kakiuchi, “Regulating Mediation in Japan: Latest Development and Its Background”, “New Developments in Civil
and Commercial Mediation”, file:///C:/Users/cmu65/Documents/Zalo%20Received%20Files/(Ius%20Comparatum%20%20Global%20Studies%20in%20Comparative%20Law%206)%20Carlos%20Esplugues,%20Louis%20Marquis%20(eds.)%
20%20New%20Developments%20in%20Civil%20and%20Commercial%20Mediation_%20Global%20Comparative%20Pers
pectives-Springer%20Internation%20(2).pdf , truy cập ngày 22/9/2023
326 Shusuke Kakiuchi, “Regulating Mediation in Japan: Latest Development and Its Background”, “New Developments in Civil
and Commercial Mediation”, file:///C:/Users/cmu65/Documents/Zalo%20Received%20Files/(Ius%20Comparatum%20%20Global%20Studies%20in%20Comparative%20Law%206)%20Carlos%20Esplugues,%20Louis%20Marquis%20(eds.)%
20%20New%20Developments%20in%20Civil%20and%20Commercial%20Mediation_%20Global%20Comparative%20Perspe
ctives-Springer%20Internation%20(2).pdf , truy cập ngày 22/9/2023
327 Hiroki Habuka & Colin Rule, (2020), “The Promise and Potential of Online Dispute Resolution in Japan”,
https://www.elevenjournals.com/tijdschrift/ijodr/2017/2/IJODR_2352-5002_2017_004_002_017.pdf , truy cập ngày
22/9/2023
192
Hai là, các nhà lập pháp không mở ra cơ chế khuyến khích các bên tham gia vào
hệ thống để giải quyết tranh chấp ODR như đã từng áp dụng với ADR trước đây. Điều
này xuất phát từ việc chưa có tiền lệ về việc giải quyết tranh chấp thành bằng nền tảng
công nghệ. Việc người dùng truy cập vào hệ thống để đăng ký áp dụng ODR sau đó
hoàn toàn tự giác tuân thủ các phương án được thống nhất cần xem lại tính khả thi328.
Tất cả những hành động của Nhật Bản đã cho thấy sự nỗ lực đưa phương pháp giải
quyết tranh chấp thay thế. Trong đó, biện pháp hòa giải trở thành một trong những lựa
chọn ưu tiên. Những kinh nghiệm của Nhật Bản cũng phần nào gợi mở cho Việt Nam
góc nhìn và định hướng phát triển phương thức hòa giải như một trong những biện pháp
giải quyết tranh chấp thay thế phù hợp ở Việt Nam trong tương lai.
2. Pháp luật và thực tiễn về hòa giải ở Singapore
Singapore đạt thành tựu nổi bật trong lĩnh vực hòa giải thương mại và được ghi
nhận là một trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về áp dụng phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua hòa giải.
Ở góc độ lịch sử, Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp
phương Tây đã du nhập vào Singapore từ những năm 90 thế kỷ trước. Điều này tạo nên
hệ thống gồm 3 nhánh chính: (1) Hòa giải dựa trên tòa án (court-based mediation) do
tòa án tiến hành khi vụ việc đã được đưa ra trước tòa; (2) Hòa giải tư nhân chủ yếu do
Trung tâm hòa giải Singapore và Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore thực hiện; (3)
Hòa giải khác do các cơ quan của Chính phủ và tổ chức đại diện ngành công nghiệp tiến
hành như: Trung tâm hòa giải cộng đồng, Hội đồng cấp dưỡng của cha mẹ, Hiệp hội
người tiêu dùng Singapore và Cơ quan đồng minh ba bên về giải quyết tranh chấp thực
hiện.329 Trong đó, nhánh Hòa giải tư nhân chủ yếu do Trung tâm hòa giải Singapore và
Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore thực hiện là một nhánh mới và chỉ thật sự phát
triển mạnh mẽ vào những thập kỷ gần đây, nhất là sau khi Luật hòa giải của Singapore
ra đời.
Ở góc độ pháp lý, khái niệm hòa giải theo Luật Hòa giải Singapore năm 2017
được xác định như sau:330
“Hòa giải là quá trình gồm một hay nhiều phiên họp trong đó một hoặc nhiều
hòa giải viên hỗ trợ các bên trong tranh chấp thực hiện toàn bộ hoặc bất kỳ hoạt động
nào sau đây để hỗ trợ giải quyết toàn bộ hoặc một phần tranh chấp: (1) xác định các
vấn đề trong tranh chấp; (2) tìm kiếm và tổng hợp các lựa chọn; (3) trao đổi với bên
còn lại; (4) tự nguyện đi đến thỏa thuận.”
Như vậy, khái niệm hòa giải trong Luật Hòa giải Singapore năm 2017 được thể
hiện theo nghĩa rộng, chứ không chỉ có hòa giải thương mại. Về cơ bản, khái niệm này
đã làm rõ được những đặc trưng trong cơ chế hòa giải về chủ thể (hòa giải viên), về một
số hoạt động cơ bản và đặc biệt, khái niệm này đã thể hiện rõ nét tính “tự nguyện” - một
trong những ưu điểm nổi bật của hòa giải.331
Đồng thời, Tại Điều 4 của Luật Hòa giải Singapore năm 2017, hình thức của thỏa
thuận hòa giải cũng được đề cập chi tiết rằng “thỏa thuận hòa giải” có nghĩa là thỏa
Hà Công Anh Bảo, “ Hòa giải trực tuyến ở Nhật Bản và một số đề xuất cho Việt Nam”,
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/312073/CVv183S122020038.pdf , truy cập ngày 25/9/2023
329 Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R Demeter, (2021), Báo cáo đánh giá khả năng
gia nhập công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt Nam,
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4ng%20
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf, truy cập ngày 23/9/2023
330 Điều 3 Luật hòa giải của Singapore
331 Đinh Công Tuấn, Doãn Nhật Linh, (2021), Cơ chế hòa giải thương mại ở Singapore và khuyến nghị cho Việt Nam,
https://danchuphapluat.vn/co-che-hoa-giai-thuong-mai-o-singapore-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam, truy cập ngày 29/9/2023
328
193
thuận của 2 người trở lên để đưa toàn bộ hoặc một phần tranh chấp đã phát sinh hoặc
có thể phát sinh giữa họ ra hòa giải”. Trong đó, Luật đặc biệt mô tả chi tiết các yếu tố
về hình thức của thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải phải được lập thành văn bản,
cho dù thỏa thuận hòa giải được ký kết bằng miệng, bằng hành vi hay bằng phương tiện
khác hay không. Thỏa thuận hòa giải có thể dưới dạng một điều khoản trong hợp đồng
hoặc dưới dạng thỏa thuận riêng; Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới bất kỳ tài liệu nào
có điều khoản hòa giải sẽ cấu thành một thỏa thuận hòa giải bằng văn bản nếu việc dẫn
chiếu đó khiến điều khoản đó trở thành một phần của hợp đồng; Việc dẫn chiếu trong
vận đơn đến một hợp đồng thuê tàu hoặc bất kỳ tài liệu nào khác có điều khoản hòa giải
sẽ cấu thành một thỏa thuận hòa giải bằng văn bản nếu việc dẫn chiếu đó nhằm biến
điều khoản đó thành một phần của vận đơnTương tự như pháp luật Hòa giải ở Việt Nam,
Luật Hòa giải của Singapore cũng quy định được coi là xác lập bằng văn bản nếu “nội
dung của nó được ghi lại dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù thỏa thuận hòa giải được
ký kết bằng miệng, bằng hành vi hay bằng phương tiện khác hay không.”
Luật Hòa giải của Singapore không đưa ra các tiêu chuẩn chung cho hòa giải
viên. Vì vậy, tiêu chuẩn về hòa giải viên do các trung tâm hòa giải tự quy định hoặc các
bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, để kết quả hòa giải thành được công nhận như một lệnh
hay phán quyết của Tòa án thì việc hòa giải phải được thực hiện bởi một trung tâm hòa
giải hoặc một hòa giải viên đã được chứng nhận theo quy định của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền. Ở Singapore, Viện Trung gian quốc tế Singapore (SIMI) - một tổ chức phi
lợi nhuận được Bộ Pháp luật Singapore và Đại học quốc gia Singapore hỗ trợ - có nhiệm
vụ cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn cho các hòa giải viên. Chương trình chứng nhận hòa
giải viên của SIMI (The SIMI Credentialing Scheme) được xây dựng thành bốn cấp
riêng biệt: Hòa giải viên cấp độ 1 được SIMI công nhận; hòa giải viên cấp độ 2 được
SIMI công nhận; hòa giải viên cấp độ 3 được SIMI công nhận và hòa viên được SIMI
chứng nhận.332
Như vậy, Hòa giải viên ở Singapore được xây dựng dựa trên hệ thống phân tầng.
Điều này sẽ đảm bảo rằng các hòa giải viên có kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải đều có
thể nhận được sự công nhận với các mức độ khác nhau. Điều này tạo sự thuận tiện cho
các bên tranh chấp. Đồng thời cũng tạo ra môi trường linh hoạt cho các hòa giải viên
cũng như Trung tâm hòa giải phát triển ở quốc gia này.
Một trong những nội dung cơ bản chi phối đến các bên trong việc chọn lựa
phương thức hòa giải, đó là vấn đề liên quan đến công nhận kết quả của hòa giải. Ở
Singapore, điểm nổi bật của luật Hòa giải là quy định một cơ chế thi hành nhanh chóng,
cho phép các bên nộp đơn đến tòa án để ghi nhận kết quả hòa giải của mình như một
lệnh của tòa án333. Vậy nên, thỏa thuận có thể được thi hành ngay và trực tiếp như một
lệnh của tòa án nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện: đơn được nộp cho tòa án có thẩm
quyền trong vòng 8 tuần sau khi thỏa thuận hòa giải được thực hiện bởi người cung cấp
dịch vụ hòa giải được chỉ định hoặc hòa giải viên được chứng nhận, thỏa thuận hòa giải
bằng văn bản và được tất cả các bên hoặc đại diện của họ ký; thỏa thuận giải quyết tranh
chấp thông qua hòa giải có các thông tin cần thiết và không thuộc trường hợp không ghi
nhận các thỏa thuận hòa giải thành tại Điều 12 (4) của đạo luật Hòa giải.334
332 Đinh Công Tuấn, Doãn Nhật Linh, (2021), Cơ chế hòa giải thương mại ở Singapore và khuyến nghị cho Việt Nam,
https://danchuphapluat.vn/co-che-hoa-giai-thuong-mai-o-singapore-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam, truy cập ngày 29/9/2023
333 Xem điều Điều 12 Luật hòa giải năm 2017 của Singapore
334 Điều 12 (4) nhấn mạnh rằng tòa án không ghi nhận các thỏa thuận hòa giải thành trong những trường hợp:
“Tòa án có thể từ chối ghi nhận một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là một lệnh của tòa án nếu:
a) thỏa thuận vô hiệu hoặc có thể vô hiệu vì người ký kết không có thẩm quyền, lừa dối, thông tin sai lệch, đe dọa, cưỡng ép,
nhầm lẫn, hoặc bất kỳ căn cứ nào khác làm vô hiệu một hợp đồng
194
Đối với việc công nhận thỏa thuận hòa giải quốc tế, sau khi ký kết Công như
Singapore về hòa giải, Singapore đã thông qua Luật về Công ước Singapore về hòa giải
năm 2020 (Luật Singapore) để nội luật hóa Công ước và sửa đổi Luật hòa giải dẫn chiếu
đến Công ước. Đạo luật gồm 13 điều và văn bản đầy đủ của Công ước kèm theo trong
Phụ lục. Mặc dù đã có phụ lục thể hiện toàn bộ Công ước, Luật vẫn nhắc lại khái niệm
hòa giải và một số điều khoản quan trọng, đặc biệt là căn cứ từ chối đơn yêu cầu. Đạo
luật không quy định về khái niệm hòa giải nước ngoài mà sử dụng khái niệm thỏa thuận
quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Theo Luật Singapore, một thỏa thuận
hòa giải quốc tế sẽ được ghi nhận theo hai cách thức: (i) bên yêu cầu nộp đơn đến tòa
án cấp cao để thỏa thuận được ghi nhận như một lệnh của tòa án này phục vụ mục đích
thi hành hoặc để khẳng định vụ việc đã được giải quyết hoặc (ii) bên yêu cầu có thể đề
nghị tòa án (cấp cao hoặc tòa phúc thẩm) xem xét trong khi xử lý vụ việc để khẳng định
vụ việc đã được giải quyết.335
Về vấn đề bảo mật, điều 9.(1) Luật Hòa giải Singapore quy định:
“một người không được tiết lộ bất kỳ thông tin liên quan đến hòa giải nào liên
quan đến hòa giải cho bất kỳ bên thứ ba nào tham gia hòa giải. Thông tin hòa giải có
thể tiết lộ cho bên thứ ba về buổi hòa giải nếu có sự đồng ý của tất cả các bên tham gia
hòa giải; hoặc có cơ sở hợp lý để tin rằng việc tiết lộ thông tin là cần thiết để ngăn chặn
hoặc giảm thiểu (i) nguy cơ gây thương tích cho bất kỳ người nào; hoặc (ii) lạm dụng,
bỏ mặc, bỏ rơi hoặc bóc lột bất kỳ trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào (theo định nghĩa
của Đạo luật Trẻ em và Thanh thiếu niên năm 1993); (iii) việc tiết lộ được thực hiện
nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá hoặc giáo dục mà không tiết lộ hoặc có khả năng
tiết lộ, dù trực tiếp hay gián tiếp, danh tính của người thực hiện giao tiếp hòa giải hoặc
bất kỳ người nào mà giao tiếp hòa giải có liên quan; (iv)việc tiết lộ được thực hiện nhằm
mục đích tìm kiếm tư vấn pháp lý…”
Qua nghiên cứu cho thấy, tính bảo mật là một trong những lý do để doanh nghiệp
lựa chọn cơ chế hòa giải đối với các vụ tranh chấp nói chung và tranh chấp thương mại
nói riêng. Do vậy, vấn đề bảo mật thông tin trong hòa giải được nhiều quốc gia, trong
đó có Singapore rất quan tâm. Luật Hòa giải Singapore liệt kê về những trường hợp cụ
thể các bên hoặc hòa giải viên có quyền tiết lộ thông tin của phiên hòa giải. Nếu không
thuộc trường hợp được liệt kê trong Luật Hòa giải thì không chỉ hòa giải viên mà các
bên tranh chấp đều không được tiết lộ thông tin liên quan đến việc hòa giải.336
Trên thực tế, Singapore là một quốc gia có lĩnh vực hòa giải tư nhân rất sôi động.
Chẳng hạn như SMC - Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm đến nay đã hòa giải
hơn 4.000 vụ việc hòa giải thương mại, với tỷ lệ thỏa thuận hòa giải khoảng 70% và hơn
90% các tranh chấp này được giải quyết trong một ngày làm việc duy nhất. Bên cạnh
SMC là Trung tâm hòa giải quốc tế Singapore (SIMC), được ra mắt năm 2014 như là
đơn vị hòa giải đầu tiên tại Châu Á tập trung vào dịch vụ hòa giải thương mại.
Như vậy có thể thấy, hòa giải thương mại đang là một xu thế pháp lý phát triển
(b) vấn đề thỏa thuận không thể giải quyết bằng hòa giải
(c) bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận không thể thi hành như một lệnh của tòa án;
(d) khi nội dung tranh chấp mà thỏa thuận liên quan đến bao gồm các vấn đề về phúc lợi hoặc quyền nuôi dưỡng trẻ mà một
hoặc một số điều khoản trong thỏa thuận không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; hoặc
(e) việc ghi nhận thỏa thuận là một lệnh của tòa án trái với trật tự công”
335 Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R Demeter, (2021), Báo cáo đánh giá khả năng
gia nhập công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt Nam,
https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4ng%20
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Singapore.pdf, truy cập ngày 23/9/2023
336 Đinh Công Tuấn, Doãn Nhật Linh, (2021), Cơ chế hòa giải thương mại ở Singapore và khuyến nghị cho Việt Nam,
https://danchuphapluat.vn/co-che-hoa-giai-thuong-mai-o-singapore-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam, truy cập ngày 29/9/2023
195
mạnh mẽ ở Singapore, Chính vì thế mà lĩnh vực pháp lý này được chú trọng và có cơ
hội phát triển hơn hết so với các quốc gia trong khu vực. Các đạo luật quốc gia về hòa
giải được Singapore xây dựng và không ngừng hoàn thiện,. Không chỉ vậy, quốc gia
này có nỗ lực hoàn thiện lĩnh vực pháp lý này ở phạm vi quốc tế bằng cách tham gia vào
các công ước quốc tế về hòa giải, một trong số đó là Công ước Singapore về hòa giải.
Ngay sau khi là thành viên của Công ước này, Singapore đã nghiên cứu và xây dựng các
quy định nhằm hướng tới để pháp luật hòa giải quốc gia tương thích với pháp luật hòa
giải của Công ước quốc tế này.
3. Giới thiệu về Hoà giải, hoà giải thương mại ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoà giải đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến, chủ yếu là hoà giải các
vấn đề về dân sự. Những quy định đầu tiên về GQTC bằng con đường hòa giải đã xuất
hiện từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV - XVIII) với các điều khoản trong Quốc triều Hình
luật337. Đối với lĩnh vực thương mại, phương thức hoà giải thương mại lần đầu tiên được
ghi nhận tại Điều 339 Luật thương mại năm 1997: “Các bên giải quyết tranh chấp có
thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải”338.
Đến khi Luật thương mại năm 2005 ra đời, HGTM được quy định cụ thể nhưng việc áp
dụng trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, trong đó gồm vấn đề
công nhận thỏa thuận hòa giải. Theo đó, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày
01/01/2017 với Chương 33 về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
Sau đó, nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại ban hành ngày 24 tháng 02
năm 2017 Nghị định này được ghi nhận là khung pháp lý điều chỉnh trực tiếp các nội
dung liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.
Xét về khái niệm, hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung
đột một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay
nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia
của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp)339. Trong lĩnh vực thương mại, hòa giải
thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và
được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo
quy định340. Về bản chất, hòa giải thương mại (là quá trình các bên đàm phán với nhau
về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba (còn gọi là Hòa giải
viên). Hòa giải có khá nhiều điểm tương đồng với phương thức thương lượng; điểm
khác biệt là trong thương lượng không có sự có mặt của bên thứ ba thực hiện việc điều
tiết quá trình thương lượng. Ngoài ra, khác với trọng tài, hòa giải viên tham gia vào quy
trình hòa giải không có quyền xét xử và ra phán quyết cuối cùng mà chỉ có nghĩa vụ
giúp các bên tiến hành hòa giải theo một trình tự nhất định, giúp đảm bảo tiến trình hòa
giải diễn ra đúng hướng341.
Pháp luật cũng quy định nguyên tắc “các bên tham gia giải quyết tranh chấp
hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”342. Thoả thuận hoà giải có thể
được hiểu là một thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp đề cập đến khả năng GQTC
thông qua phương thức hòa giải. Thoả thuận hoà giải được các lên lập ra bất cứ lúc nào
337 Vũ Nguyên, Một vài nét sơ lược về quy định pháp luật hòa giải ở Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-
trao-doi.aspx?ItemID=2405, truy cập ngày 22/9/2023
338 Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam https://lsvn.vn/lich-su-hinh-thanh-ve-hoa-giai-va-hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam1685893617.html ngày truy cập ngày 22/9/2023
339 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_gi%E1%BA%A3i , ngày truy cập ngày 22/9
2023
340 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017 NĐ-CP.
341 Trung tâm hoà giải thương mại khái quát về hoà giải thương mại https://vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/khai-quat-ve-hoa-giaithuong-mai-a114.html ngày truy cập ngày 22/9/2013
342 Khoản 1 Điều 4 Nghị định 22/2017 NĐ-CP.
196
(có thể trước hoặc sao khi các bên xảy ra tranh chấp) được ghi trong hợp đồng hoặc có
thể thoả thuận riêng với nhau và phải được hai bên thống nhất ý chí đây là cơ sở cho
việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại. Thoả thuận hoà giải phải được lập
thành văn bản343. Hoà giải thương mại là khả năng tự định đoạt và chi phối của các bên
trong tranh chấp. Chính vì vậy các bên có thể lập TTHG trước hoặc sau khi tranh chấp
phát sinh hoặc tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình GQTC344. Vấn đề khi các bên
tham gia hoà giải ngay từ lúc bắt đầu (lập TTHG), trong quá trình hòa giải và sau khi
hòa giải kết thúc đến lúc thi hành TTHG thành, ý chí của các bên là yếu tố quyết định.
Bên thiện chí cũng không thể khởi kiện bên không thiện chí tham gia hòa giải ra tòa án
để yêu cầu họ tham gia hòa giải345.
Tiêu chuẩn đối với hoà giải viên thương mại được quy định cụ tại Khoản 1 Điều
7 Nghị định 22. Theo đó, hoà giải viên thì phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản: (1) có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt,
có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; (2) có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian
công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; (3) có kỹ năng hòa giải, hiểu
biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó,
hoà giải viên không là người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự
hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
thì không được làm hòa giải viên thương mại346. Nhóm tác giải cho rằng, nên cấp chứng
chỉ cho hoà giải viên để họ thuận tiện trong việc giải quyết và được các bên tranh chấp
tin tưởng và lựa chọn. Một bộ tiêu chuẩn cụ thể dành cho hòa giải viên thương mại có
khả năng giúp Chính phủ quản lý và kiểm soát tốt chất lượng của HGTM tại Việt Nam347.
Tổ chức thực hiện hoà giải thương mại được chia thành hai hình thức348
Một là, trung tâm hoà giải thương mại được thành lập và hoạt động theo Nghị
định 22 phải có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Đồng thời, trung tâm
HGTM hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và trung tâm hòa giải thương mại được
lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài349. Theo đó, công dân
Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại muốn thành lập Trung tâm hòa giải
thương mại gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp350. Về thời gian đăng ký hoạt động, trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải
thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở351. Khung pháp lý quy định
đối với tổ chức hoà giải rõ ràng nhưng vẫn cần thêm một số điều luật để quy định cụ thể
hơn về cách thức tổ chức, hoạt động. Chi nhánh, văn phong đại diện nước ngoài và trong
nước là đơn vị phụ thuộc của trung tâm hoà giải vậy nó có tư cách pháp nhân hay không?.
Hai là, hoạt động HGTM tại trung tâm trọng tài, thì trung tâm trọng tài đã được
cấp Giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định muốn thực hiện hoạt
343 Khoản 2 Điều 11 Nghị định 22/2017 NĐ-CP
344 Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
345Ts. Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Thị Ánh Dương http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211623
ngày truy cập 18/9/2023
346 Khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2017 NĐ-CP.
347 Ts. Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Thị Ánh Dương http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211623
ngày truy cập 18/9/2023
348 Điều 18 Nghị định 22/2017 NĐ-CP.
349 Điều 19 Nghị định 22/2017 NĐ-CP.
350 Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
351 Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
197
động HGTM phải gửi một bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp để đăng ký bổ sung hoạt động
HGTM352.
4. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về hòa giải ở Việt Nam dựa trên kinh
nghiệm pháp luật Hòa giải của Nhật Bản, Singapore
Thứ nhất, về công nhận và cho thi hành thỏa thuận hòa giải thành
Cơ chế tiến hành thủ tục công nhận cho thi hành TTHG thành được bắt đầu bằng
việc người yêu cầu công nhận TTHG thành gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng,
kể từ ngày các bên đạt được TTHG thành. Việc công nhận kết quả hòa giải thành giúp
cho TTHG thành có thể được thực thi bởi cơ quan thi hành án như một bản án. Mặt
khác, việc không công nhận kết quả hòa giải thành cũng không làm ảnh hưởng đến nội
dung và giá trị của thỏa thuận và nó vẫn có hiệu lực như một hợp đồng. Dù đã có những
quy định khá chặt chẽ đối với việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, nhưng
BLTTDS vẫn chưa dự liệu vấn đề công nhận TTHG mang tính quốc tế tại Việt Nam.
Trên thực tế, việc các bên là doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau phát sinh tranh
chấp và sử dụng HGTM để giải quyết là tình huống rất dễ thấy trong giao lưu thương
mại. Trong trường hợp đó, nếu các bên có nhu cầu công nhận và cho thi hành TTHG
thành tại Việt Nam thì cũng không thực hiện được. Bởi hiện nay, quy định về công nhận
kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án tại BLTTDS chỉ hướng đến đối tượng là các kết quả
hòa giải thành trong nước. Những TTHG thành này chỉ có hiệu lực như một bằng chứng
trước tòa nếu một bên trong tranh chấp khởi kiện bên còn lại tại Tòa. Trong trường hợp
bên phải thi hành không tự nguyện thi hành TTHG thành đó thì mọi công sức, thời gian,
tài chính đầu tư cho quá trình hòa giải trước đó dường như sẽ trở nên vô nghĩa.353
Trong khi đó, tham khảo kinh nghiệm từ Singapore là một thành viên của Công
ước Singapore về Hòa giải. Pháp luật quốc gia này đã có quy định cụ thể về việc công
nhận kết quả hòa giải có tính quốc tế. Khi đó, các bên tranh chấp không còn e ngại về
việc thực hiện hòa giải ở một quốc gia khác mà không phải quốc gia của mình. Điều này
làm cho hòa giải có cơ hội phát triển trong phạm vi quốc tế, không còn bị bó buộc trong
khuôn khổ quốc gia. Do đó, việc xây dựng các quy định về công nhận và cho thi hành
kết quả hòa giải thành mang tính quốc tế, hoặc các nhà lập pháp cũng có thể xem xét
nghiên cứu phương án tham gia vào Công ước Singapore về Hòa giải. Điều này nhằm
tạo điều kiện cho các kết quả hòa giải quốc tế được công nhận và đảm bảo thi hành theo
đúng quy định và mong muốn của các bên tranh chấp. Đồng thời, đây sẽ là biện pháp
hữu hiệu đòi hỏi các bên phải có trách nhiệm với quá trình hòa giải và với kết quả hòa
giải thành của mình. Đây là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tham gia vào các
mối quan hệ thương mại quốc tế, đồng thời cũng giúp đảm bảo tính thực tế, công bằng
cho các hòa giải thành được thực thi tốt nhất.
Thứ hai, về vấn đề bảo mật
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP không có điều cụ thể quy định về việc bảo mật
thông tin trong hòa giải thương mại. Một số quy định có nhắc đến “ tính bảo mật trong
hòa giải”. Chẳng hạn, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định “các
thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”; Khoản 1 Điều 10 về
những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại bao gồm “tiết lộ thông tin về vụ
352 Điều 23 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
353 Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Thị Ánh Dương, 12/4/2023, Hòa giải thương mại tại Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211623, truy cập ngày 23/9/2023
198
việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các
bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, so với pháp luật về hỏa giải của Singapore, luật của Việt Nam phần nào
chưa thể hiện rõ tầm quan trọng của tính bảo mật trong quá trình hòa giải. Các quy định
của pháp luật hòa giải Việt Nam cũng chỉ quy định chung mang tính nguyên tắc đói với
vấn đề bảo mật thông tin, mà chưa chỉ rõ nghĩa vụ bảo mật của các chủ thể trong hòa
giải thương mại. Đồng thời, luật hiện hành cũng không liệt kê các trường hợp cụ thể để
đảm bảo tính bảo mật như pháp luật Singapore. Về khía cạnh này, tác giả đề xuất các
nhà lập pháp Việt Nam nên có những nghiên cứu chuyên sâu để đề ra các quy định tăng
cường tính bảo mật trong hòa giải một các cụ thể.
Thứ ba, xây dựng các chính sách để mô hình ADR phát triển
Hiện nay, Việt Nam đã ban hành luật Trọng tài và Nghị định về Hòa giải nhưng
để ADR được xem như một phương pháp ưu tiên thì cần có những quy định hướng dẫn
chi tiết. Những chương trình hành động để tạo niềm tin và xây dựng được nền móng cụ
thể cho ADR tư nhân. Điều quan trọng nữa là cần ban hành Luật về Hòa giải nhằm thống
nhất các quy định cụ thể về hòa giải tránh những quy định về hòa giải nằm rải rác ở các
văn bản quy định pháp luật khác.354
Thứ tư, xây dựng hệ thống cổng thông tin để thúc đẩy ODR và thu hút các bên
tham gia vào hệ thống để giải quyết tranh chấp.
Công nghệ thông tin ở Việt Nam đã và đang được đầu tư phát triển, ODR cần
một hệ thống tương đối hoàn chỉnh đầy đủ về các tác vụ, thông tin pháp luật và đặc biệt
hơn nữa giao diện phải dễ dàng sử dụng. Nước ta việc tiếp cận với internet đã khá phổ
biến, các cá nhân, tổ chức công ty hầu như đều có số điện thoại, địa chỉ email và website
thế nên việc tạo áp tích hợp với việc dùng số điện thoại và email cơ quan để đăng nhập
vào vừa tiện ích và vừa có thể kiểm soát ngành nghề, lĩnh vực liên quan, dễ dàng tra cứu
thông tin để đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng. Nhà nước cần tuyên truyền pháp
luật rộng rãi, phân tích rõ những ưu-khuyết điểm mà hệ thống mang lại nhằm thu hút
mọi người tham gia.
Thứ năm, về nguyên tắc hoà giải, điều 4 Nghị định 22 chưa thực sự phản ánh
đầy đủ về nguyên tắc hoà giải. Các quy định này chủ yếu nhấn mạnh vào đối tượng là
các bên tranh chấp, mà chưa nhấn mạnh vào nguyên tắc đối với người giải quyết tranh
chấp, như chưa nhắc tới nguyên tắc “trung lập và công bằng” (neutrality &impartiality);
nguyên tắc linh hoạt (flexibility) và coi trọng tính hiệu quả (efficiency) đối với các chủ
thể giải quyết tranh chấp trong hoạt động hoà giải thương mại. Ngoài ra, một nguyên
tắc rất quan trọng, rất khác biệt với Toà án hay Trọng tài của hoà giải thương mại là
nguyên tắc “tự quyết” (self-determination) cũng chưa được Điều 4 đề cập tới. Nguyên
tắc này không hoàn toàn trùng khớp với nguyên tắc “tự nguyện” (voluntariness); nguyên
tắc tự quyết thể hiện tính chất “không ràng buộc” (non-biding) của cơ chế hoà giải. Theo
đó, khi các bên lựa chọn một phương thức giải quyết không ràng buộc (non-biding) như
hoà giải thì bên thứ ba không thể ép buộc các bên chấp nhận bất kỳ một thoả thuận nào,
mà chỉ khi các bên đồng ý thì đó mới được coi là kết quả355.
354 “Hòa giải – Xu hướng giải quyết tranh chấp thay thế”, http://pbgdpl.hanam.gov.vn/559n/hoa-giai--xu-huong-giai-quyet-
tranh-chap-thay-the.html , truy cập ngày 25/9/2023
355 Ths. Lê Hương Giang, Một số bình luận về Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của
Chính phủ về hoà giải thương mại, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208271, ngày truy cập
20/9/2023
199
Thứ sáu, việc quy định quyền xoá tên hoà giải viên vụ việc khi không đủ tiêu
chuẩn của Sở Tư pháp cũng sẽ có những rủi ro pháp lý đối với các hoà giải viên, bởi
hiện nay Nghị định 22 có quy định cả những tiêu chuẩn định tính. Đây là vấn đề mà
pháp luật cần có những quy định rõ hơn, thậm chí có những quy định ràng buộc trách
nhiệm của Trung tâm hoà giải hay Sở Tư pháp để nâng cao trách nhiệm trong việc đưa
ra quyết định xoá tên hoà giải viên. Ngoài quy định về việc xoá tên hoà giải viên, Nghị
định 22 còn có quy định các Trung tâm hoà giải thương mại cũng có thể bị thu hồi Giấy
phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hoặc chi nhánh của Trung tâm
nếu như vi phạm hành chính mà tái phạm. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục có những quy
định cụ thể hơn về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoà giải thương mại
đối với cả chủ thể là Trung tâm hoà giải và hoà giải viên thương mại nhằm nâng cao ý
thức, chất lượng đội ngũ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải.
5. Kết luận
Tóm lại, hòa giải đang là một xu thế mới trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là
các tranh chấp thương mại. Phương thức này được các quốc gia khuyến khích sử dụng,
chính vì vậy mà không chỉ Việt Nam, các quốc gia khác cũng chú trọng xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại. Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu hệ
thống pháp lý của các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực hòa giải thương mại như Nhật Bản,
Singapore, đồng thời liên hệ với Việt Nam, nhóm tác giả đã đánh giá và đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện pháp luật hòa giải thương mại ở Việt Nam, tạo một môi trường
thuận lợi, lành mạnh cho phương thức giải quyết tranh chấp được phát triển tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Singapore về Hòa giải.
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Luật Thương mại năm 2005
4. Trọng tài thương mại năm 2010
5. Luật Đầu tư năm 2014
6. Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại
7. Shusuke Kakiuchi, “Regulating Mediation in Japan: Latest Development and Its
Background”, “New Developments in Civil and Commercial Mediation”,
file:///C:/Users/cmu65/Documents/Zalo%20Received%20Files/(Ius%20Compar
atum%20%20Global%20Studies%20in%20Comparative%20Law%206)%20Ca
rlos%20Esplugues,%20Louis%20Marquis%20(eds.)%20%20New%20Develop
ments%20in%20Civil%20and%20Commercial%20Mediation_%20Global%20
Comparative%20Perspectives-Springer%20Internation%20(2).pdf , truy cập
ngày 22/9/2023
8. The total of 35 centers was 1,012 in 2013.
9. Hiroki Habuka & Colin Rule, (2020), “The Promise and Potential of Online
Dispute
Resolution
in
Japan”,https://www.elevenjournals.com/tijdschrift/ijodr/2017/2/IJODR_235250
02_2017_004_002_017.pdf , truy cập ngày 22/9/2023
10. Hà Công Anh Bảo, “ Hòa giải trực tuyến ở Nhật Bản và một số đề xuất cho Việt
Nam”,
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/312073/CVv183S1
22020038.pdf , truy cập ngày 25/9/2023
11. “Hòa giải – Xu hướng giải quyết tranh chấp thay thế”,
200
http://pbgdpl.hanam.gov.vn/559n/hoa-giai--xu-huong-giai-quyet-tranh-chapthay-the.html , truy cập ngày 25/9/2023
12. Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Thị Ánh Dương, 12/4/2023, Hòa giải thương mại
tại
Việt
Nam
Thực
trạng
và
kiến
nghị,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211623, truy cập
ngày 23/9/2023
13. Đinh Công Tuấn, Doãn Nhật Linh, (2021), Cơ chế hòa giải thương mại ở
Singapore và khuyến nghị cho Việt Nam, https://danchuphapluat.vn/co-che-hoagiai-thuong-mai-o-singapore-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam, truy cập ngày
29/9/2023
14. Đoàn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Chính, Đỗ Thị Thu Trang, Tiến sĩ Dalma R
Demeter, (2021), Báo cáo đánh giá khả năng gia nhập công ước Liên hợp quốc
về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải của Việt
Nam,https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/Attachments/68/B
%C3%A1o%20c%C3%A1o%20C%C3%B4ng%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%
20Singapore.pdf, truy cập ngày 23/9/2023
15. Hoàng Lê Khánh Linh, 23/03/2023, Tìm hiểu mục tiêu, phạm vi và nội dung
Công ước Singapore về hòa giải, https://luatminhkhue.vn/tim-hieu-muc-tieupham-vi-va-noi-dung-cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai.aspx, trung cập ngày
23/9/2023
16. Luật về Công ước Singapore về hòa giải, số 4 năm 2020
https://sso.agc.gov.sg/Act/SCMA2020
17. Thanh Vân, Hòa giải thương mại, cả doanh nghiệp và tòa đều có lợi,
https://plo.vn/hoa-giai-thuong-mai-ca-doanh-nghiep-va-toa-deu-co-loipost450055.html, truy cập ngày 23/9/2023
18. Ths. Lê Hương Giang, Một số bình luận về Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của
Chính phủ về hoà giải thương mại,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208271, ngày truy
cập 20/9/2023
19. Ths. Lê Thanh Hải, Pháp luật về hòa giải thương mại từ thực tiễn
Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp,
https://tapchicongthuong.vn/bai -viet/phap-luat-ve-hoa-giai-thuongmai-tu-thuc-tien-thanh-pho-ho-chi-minh-thuc-trang-va-giai-phap103581.htm, ngày truy cập 20/9/2023.
20. Phan Trọng Đạt, Tổng quan về hòa giải thương mại tại Việt Nam
https://www.viac.vn/images/Resources/Legal-Research-andStudy/200722_Tong-quan-HGTM-tai-VN/Papers_Bao-cao-tong-quan-ve-Hoagiai-thuong-mai-tai-Vietnam---6.2020.pdf ngày truy cập ngày 22/9/2023
21. Vũ Nguyên, Một vài nét sơ lược về quy định pháp luật hòa giải ở Việt
Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=2405, truy cập ngày 22/9/2023
22. Tạp chí điện tử luật sư Việt Nam https://lsvn.vn/lich-su-hinh-thanh-ve-hoa-giaiva-hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam-1685893617.html truy cập ngày 22/9/2023
23. Bách
khoa
toàn
thư
mở
Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_gi%E1%BA%A3i ngày truy cập
ngày 22/9 2023
201
24. Trung tâm hoà giải thương mại khái quát về hoà giải thương mại
https://vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/khai-quat-ve-hoa-giai-thuong-maia114.html ngày truy cập ngày 22/9/2013
25. Lê Nguyễn Gia Thiện, Lê Nguyễn Gia Phúc, “Khái niệm, nội dung và hình thức
của thỏa thuận hòa giải nhìn từ góc độ so sánh giữa luật Việt Nam và Đức”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (364) T6/2201, truy cập ngày 25/9/2023
202
HIỆN TƯỢNG “TREATY SHOPPING”
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC
NGOÀI TÒA ÁN - LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM
Trần Văn Tuấn356
Dương Thị Bích Chi357
Bùi Thị Thanh Trúc358
Tóm tắt
Khi hoạt động đầu tư quốc tế dựa trên các hiệp định bảo hộ đầu tư phát triển, các
tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư cũng có
thể tăng lên. Để giải quyết loại tranh chấp này, nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp
khởi kiện Nhà nước tiếp nhận đầu tư ra Trọng tài quốc tế trong một số trường hợp và
điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại, một lỗ hổng mang tên “Treaty shopping” đã xuất hiện và có nguy cơ bị lạm
dụng bởi các nhà đầu tư. Bài viết này sẽ phân tích những ảnh hưởng của hiện tượng
“Treaty shopping”. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả liên hệ với Việt Nam trong việc vận
dụng kinh nghiệm quốc tế để đối phó và phòng ngừa hiện tượng “Treaty shopping”.
Từ khóa: Treaty shopping, giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa, hiệp định
bảo hộ đầu tư, trọng tài quốc tế.
Abstract
As international investment activities based on investment protection agreements
develop, disputes arising between foreign investors and the State receiving investment
are also at risk of increasing. To resolve this type of dispute, foreign investors can
directly sue the host State to international arbitration in certain cases and conditions.
However, in the process of applying the trade dispute resolution mechanism, a loophole
called "Treaty shopping" has appeared and is at risk of being abused by investors. This
article will analyze the effects of the phenomenon of "Treaty shopping". On that basis,
the authors contacted Vietnam in applying international experience to deal with and
prevent the phenomenon of "Treaty shopping".
Keywords: Treaty shopping, resolving commercial disputes out of court,
International Investment Agreements, International Arbitration.
1. Đặt vấn đề
Trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, tranh chấp đầu tư xảy ra rất thường xuyên và phổ
biến. Nhà đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện nhà nước sở tại ra trọng tài quốc tế khi có
tranh chấp hoặc khi nhà đầu tư không nhận được phán quyết thỏa đáng từ cơ quan tài
phán có thẩm quyền tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Với cơ chế này, quyền lợi của nhà
đầu tư nước ngoài sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, đối với nhà nước tiếp nhận đầu tư, nguy
cơ bị lạm dụng bởi thao tác Treaty shopping có thể xuất hiện. Đây là một thao tác được
thực hiện ngày càng nhiều và trở thành một vấn đề “nóng” trong nhiều vụ tranh chấp
đầu tư359. Do đó, bài viết này sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của hiện tượng này. Trên cơ sở
đó, nhóm tác giả sẽ liên hệ với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại
356 Học viên cao học K30, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 0908147622, tranvantuantg@gmail.com
357 SV, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 036754946 chib2108533@student.ctu.edu.vn
358 SV, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 0898089331, trucb2108735@student.ctu.edu.vn
359 Đào Kim Anh, Trịnh Quang Hưng, Hiện tượng Treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: phân tích vụ
việc Philip Morris kiện chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 92 (03/2017), tr. 57-72, đăng ngày
26/11/2018, [Truy cập ngày 1/10/2023], https://phapluatdansu.edu.vn/2018/11/26/16/55/hien-tuong-treaty-shopping-tronggiai-quyet-tranh-chap-dau-tu-quoc-te-phan-tich-vu-viec-philip-morris-kien-chinh-phu-uc-va-lien-he-voi-viet-nam/.
203
trọng tài quốc tế và những thách thức phải đối mặt, từ đó đưa ra một số phương hướng
giải quyết và cải thiện hiện tượng “treaty shopping”.
2. Khái quát về hiện tượng “treaty shopping”
Hiện tại, không có định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ treaty shopping trong
luật đầu tư quốc tế. Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư, treaty shopping có thể được hiểu là
việc nhà đầu tư cơ cấu (hoặc tái cơ cấu) hoạt động đầu tư nhằm đạt được sự bảo hộ theo
một IIA360 mà nhà đầu tư mong muốn361. Thao tác này sẽ được thực hiện trong một số
trường hợp điển hình như: giữa quốc gia của nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư chưa
ký kết IIA hoặc không cùng là thành viên của một IIA; có IIA giữa hai quốc gia nhưng
quy định trong IIA này đối với nhà đầu tư lại kém ưu đãi hơn so với một IIA khác 362.
Trên thực tế, trong từng trường hợp cụ thể, nhà đầu tư có thể đạt được quốc tịch “mong
muốn” theo một trong hai cách: (1) nhà đầu tư có được quốc tịch mong muốn bằng cách
thành lập một pháp nhân “danh nghĩa” trong một bên ký kết IIA; (2) nhà đầu tư chuyển
nhượng vốn đầu tư để được bảo hộ IIA. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ chuyển khoản đầu tư của
mình cho một công ty đang được coi là có quốc tịch theo quy định của IIA mà nhà đầu
tư mong muốn. Phương pháp này còn được gọi là là “chuyển quyền khởi kiện”
(“transfer of claims”363) hay “phương thức phoenix” (“phoenix option”364). Bất kể tên
gọi nào, phương pháp thứ hai này thường được các nhà đầu tư sử dụng khi có tranh chấp
với nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư cảm thấy mình không được pháp luật bảo vệ do
quốc tịch của mình. Do bảo hộ BIT chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư có quốc tịch nên
NĐT chuyển quyền khởi kiện của mình cho một NĐT khác với cơ hội chiến thắng cao
hơn trước quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hiện nay, việc chuyển nhượng vốn đầu tư như mô
tả ở trên ngày càng trở nên phổ biến với sự trỗi dậy của các tập đoàn đa quốc gia có
mạng lưới công ty con lớn. Thế nên, việc thay đổi quốc tịch thông qua chuyển nhượng
vốn giữa các công ty con không dẫn đến sự thay đổi quyền kiểm soát cuối cùng đối với
khoản đầu tư. Trên cơ sở của sự bảo hộ từ một IIA mà nhà đầu tư cho là có thể đem lại
nhiều quyền lợi hơn cho mình, cụ thể hơn là quyền được khởi kiện Nhà nước của quốc
gia tiếp nhận đầu tư ra trọng tài quốc tế, trong một số trường hợp, nhà đầu tư luôn tìm
mọi cách để thực hiện thao tác treaty shopping.
Trên phương diện là nhà đầu tư nước ngoài, thao tác này có thể được xem là một
phương pháp để nhà đầu tư bảo vệ quyền và lợi ích của mình, tránh trường hợp Chính
phủ quốc gia tiếp nhận đầu tư tác động đến hoặc gây thiệt hại; đồng thời, phương pháp
này còn có thể đảm bảo bởi các điều khoản bảo hộ đầu tư trong các IIA. Lúc này, cơ
quan trọng tài quốc tế, nơi được xem là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại ngoài
tòa khách quan, trung thực sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, trên phương diện của quốc gia tiếp nhận đầu tư, treaty shopping lại là
một phương pháp mà nhà đầu tư lạm dụng quyền để xây dựng nên. Cụ thể, trong thực
360 Trong bài viết này, thuật ngữ Hiệp định đầu tư quốc tế (International Investment Agreements - IIA) được dùng để chỉ các
hiệp định quốc tế có quy định về đầu tư, bao gồm các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT), các hiệp định thương
mại tự do có nội dung về đầu tư,...
361 Julien Chaisse (2015), “The treaty shopping practice: Corporate structuring and restructing to gain access to investment
treaties and arbitration”, Hasstings Business Law Journal, số 11:2, tr.225 – 305, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/hbuslj11&div=12&id=&page.
362 Đào Kim Anh, Trịnh Quang Hưng, Hiện tượng Treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế: phân tích vụ
việc Philip Morris kiện chính phủ Úc và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 92 (03/2017), tr. 57-72, đăng ngày
26/11/2018, [Truy cập ngày 1/10/2023], https://phapluatdansu.edu.vn/2018/11/26/16/55/hien-tuong-treaty-shopping-tronggiai-quyet-tranh-chap-dau-tu-quoc-te-phan-tich-vu-viec-philip-morris-kien-chinh-phu-uc-va-lien-he-voi-viet-nam/.
363 Jorun Baumgartner, Treaty shopping in International investment law, Oxford University Press, United Kingdom (2016), tr.
59-60, [Truy cập ngày 1/10/2023], https://global.oup.com/academic/product/treaty-shopping-in-international-investment-law9780198787112?cc=vn&lang=en&.
364 Xuất phát từ vụ kiện Phoenix Action Ltd v Czech Republic, xem thêm M. Skinner, C.A. Miles, S. Luttrell (2010), tr. 269.
204
tiễn xét xử tại các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế và các hội đồng trọng tài đầu
tư, học thuyết lạm dụng quyền được công nhận và vận dụng phổ biến. Học thuyết này
nhận định: (i) khi một bên có quyền theo quy định pháp luật thì bên đó cũng có nghĩa
vụ thực thi quyền đó một cách hợp lý, thiện chí, không trái với mục đích ban đầu của
việc trao quyền và (ii) việc thực thi quyền trái với nguyên tắc trên là một hành vi lạm
dụng quyền trái pháp luật365. Theo đó, nhà đầu tư sử dụng quyền mà cơ chế giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS) trong IIA để thực hiện việc khởi kiện quốc gia tiếp
nhận đầu tư mặc dù quyền này không phải là quyền mà IIA trao cho nhà đầu tư ngay từ
ban đầu khi tranh chấp có khả năng xảy ra.
3. Tác động của treaty shopping đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
Mặc dù không bị coi là vi phạm luật pháp quốc tế và không bị cấm nhưng việc
thực hiện treaty shopping gây nên một số tác động tiêu cực đến quốc gia tiếp nhận đầu
tư. Cụ thể:
Thứ nhất, bằng thao tác treaty shopping, các nhà đầu tư từ các nước thứ ba không
phải là thành viên của IIA cũng có thể tiếp cận các ưu đãi đầu tư do các quốc gia thành
viên đưa ra cho nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả quyền được kiện Nhà nước của quốc
gia tiếp nhận đầu tư ra trọng tài quốc tế , theo đó mở rộng phạm vi bảo hộ của IIA và
vượt ra ngoài thỏa thuận của các quốc gia thành viên IIA 366. Có thể nói việc này làm
giảm sự chắc chắn về mặt pháp lý nếu bản thân các bên ký kết IIA không thể dự đoán
chính xác phạm vi nghĩa vụ của họ theo các hiệp ước này.
Thứ hai, nguyên tắc có đi có lại trong quá trình ký kết hợp tác chỉ áp dụng giữa
các bên liên quan bị phá vỡ khi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải thực hiện cam kết bảo hộ
đối với nhà đầu tư của một quốc gia thứ ba, trong khi quốc gia đó không có bất kỳ nghĩa
vụ nào theo IIA367. Nguyên tắc có đi có lại trong trường hợp này được hiểu là quốc gia
tiếp nhận đầu tư phải nhận được một lợi ích nào đó, cụ thể chính là khoản đầu tư nước
ngoài vào quốc gia mình thay vì không nhận được lợi ích nào từ sự hợp tác được ký kết
với quốc gia đó mà lại phải chịu trách nhiệm thông qua việc bị xét xử trước trọng tài
quốc tế.
Thứ ba, treaty shopping làm gia tăng nguy cơ bị khởi kiện trước trọng tài đầu tư
quốc tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bởi lẽ, Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư phải đối
mặt với các khiếu kiện từ cả những nhà đầu tư mà ban đầu không có quyền khởi kiện
theo IIA. Thậm chí, ngay cả các nhà đầu tư trong nước cũng có thể khởi kiện chính nhà
nước mình368. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài có thể viện dẫn nhiều IIA cho cùng
một tranh chấp, do đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể phải đứng trước rất nhiều vụ
kiện đối với cùng một khoản đầu tư và cùng một tranh chấp 369. Như vậy, quốc gia tiếp
nhận đầu tư có thể phải đối mặt với những vụ tranh chấp nằm ngoài dự tính của IIA mà
quốc gia đó ký kết.
365 Philip Morris Asia Limited v the Commonwealth of Australia (2015), tr.118-119, [Truy cập ngày 4/10/2023]
366 Utku Topcan (2014), “Abuse of the right to access ICSID arbitration”, ICSID Review, số 29, quyển 3, tr.627-647, [Truy
cập ngày 1/10/2023], https://academic.oup.com/icsidreview/article-abstract/29/3/627/2732617.
367 Utku Topcan (2014), “Abuse of the right to access ICSID arbitration”, ICSID Review, số 29, quyển 3, tr.627-647, [Truy
cập ngày 1/10/2023], https://academic.oup.com/icsidreview/article-abstract/29/3/627/2732617.
368 Về nguyên tắc, chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mới được quyền trực tiếp khởi kiện quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư
trong nước không có được quyền này. Xem thêm Nikiema Suzy H. (2012), Best practices: Definition of investor, International
Institution
for
Sustainable
Development,
tr.
4,
[Truy
cập
ngày
1/10/2023],
https://www.iisd.org/system/files/publications/best_practices_definition_of_investor.pdf.
369 Ngô Quốc Chiến (2017), Hiện tượng trục lợi các quy định về bảo hộ đầu tư thông qua kỹ thuật Treaty shopping, Tạp chí
Nhà
nước
và
Pháp
luật
số
10/2017,
trang
43-55,
[Truy
cập
ngày
1/10/2023],
https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv225/2017/CVv225S102017043.pdf.
205
Thứ tư, nguy cơ tổn hại ngân sách quốc gia khi tham gia vào những vụ kiện, dù
thắng hay thua, quốc gia bị khởi kiện vẫn phải chịu gánh nặng chi phí nặng nề, nhất là
khi quốc gia tiếp nhận đầu tư có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vụ kiện xuất phát từ
một khoản đầu tư hoặc cùng một tranh. Các nguy cơ này có thể bao gồm khoản bồi
thường thiệt hại hoặc chi phí trọng tài và các khoản chi phí khác như phí cho cố vấn
pháp lý, phí thuê chuyên gia, thậm chí phí sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan trọng
tài370.
Thứ năm, treaty shopping có thể làm suy yếu sự điều tiết, quản lý của chính phủ
liên quan đến lĩnh vực đầu tư371. Chính phủ phải cân nhắc đến quyền lợi của các nhà đầu
tư nước ngoài và cả người dân trong việc ban hành các quy định liên quan đến y tế công
cộng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, điều này gây khó khăn cho những chính sách
của chính phủ vì chúng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và
do đó làm tăng nguy cơ bị khởi kiện.
4. Liên hệ với Việt Nam về vấn đề “treaty shopping” trong giải quyết tranh
chấp đầu tư thông qua trọng tài quốc tế, một số đề xuất
Ngày 3/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 690/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án tổng thể giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước
ngoài (Đề án 680). Tiếp nối Đề án 680, năm 2014, Việt Nam lần đầu tiên có văn bản
quy phạm pháp luật quy định quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế (Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ), nay
được thay thế bằng Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg ngày 08/4/2020 của Thủ tướng
Chính phủ (Quyết định số 14/2020/QĐ-TTg).
Thực tế cho thấy, thao tác treaty shopping đang ngày càng phổ biến, điều này được
chứng minh bởi số lượng các tranh chấp đầu tư có yếu tố treaty shopping đã tăng nhanh
trong giai đoạn năm 2000-2012, trong đó riêng năm 2012 đã xảy ra 11 vụ 372. Các đơn
kiện này chủ yếu nhằm vào các nước đang phát triển (80% tranh chấp có bị đơn là các
quốc gia đang phát triển). Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa phải đối
mặt với vấn đề treaty shopping trong tranh chấp đầu tư quốc tế. Tuy nhiên không thể
loại trừ nguy cơ này ra khỏi tầm kiểm soát bởi để tham gia vào xu hướng toàn cầu hóa
nền kinh kế, Việt Nam đã đẩy mạnh tham gia ký kết rất nhiều hiệp định quốc tế và IIA.
Chính vì thế, việc nghiên cứu phương pháp phòng ngừa và đối phó với treaty shopping
lả rất cần thiết.
Một số đề xuất phòng ngừa treaty shopping và đối phó với các tranh chấp đầu tư
tại trọng tài quốc tế có thể được khái quát như sau:
Thứ nhất, điều khoản từ chối lợi ích cần được cân nhắc áp dụng. Theo đó, các tiêu
chí loại bỏ những pháp nhân danh nghĩa được thành lập chỉ nhằm mục đích đạt được
quốc tịch mong muốn có thể được bổ sung. Thông qua điều khoản này, một Bên ký kết
có thể bảo lưu quyền từ chối trao lợi ích của IIA cho các nhà đầu tư của Bên ký kết khác
nhưng bị sở hữu hoặc kiểm soát bởi công dân nước thứ ba hoặc công dân của Bên đang
370 Nguyễn Thị Khánh, “Hiện tượng treaty shopping: Thách thức cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư”, Tạp chí Khoa học Kiểm
sát, số 04 - 2021, tr. 60, [Truy cập ngày 1/10/2023].
371 Nguyễn Thị Khánh, “Hiện tượng treaty shopping: Thách thức cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư”, Tạp chí Khoa học Kiểm
sát, số 04 - 2021, tr. 60, [Truy cập ngày 1/10/2023].
372 Eunjung Lee (2015), “Treaty shopping in international investment arbitration: how often has it occurred and how has it been
perceived by tribunals?”, Working paper series 2015, London School of Economics and Political Science, số 15-167. [Truy
cập ngày 1/10/2023], https://www.lse.ac.uk/international-development/Assets/Documents/PDFs/Dissertation/PrizewinningDissertations/PWD-2014/2014-EunjungLee.pdf
206
từ chối lợi ích. Điều khoản này xuất hiện trong khá nhiều IIA, đặc biệt là các IIA có sự
tham gia của Hoa Kỳ373.
Thứ hai, khi gặp tranh chấp trong đó nhà đầu tư có dấu hiệu treaty shopping, trước
tiên Chính phủ nên xem xét khả năng phản đối thẩm quyền của trọng tài trước khi tranh
luận về nội dung tranh chấp. Thực tiễn tư pháp cho thấy, quyền phản đối thẩm quyền
khởi kiên của nguyên đơn trong các vụ án liên quan đến treaty shopping thường được
áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xét xử. Cụ thể, sư phản đối thẩm quyền này có
thể được thực hiện dựa trên các lập luận bao gồm: (1) phản đối thẩm quyền về chủ thể;
(2) phản đối thẩm quyền về đối tượng tranh chấp; (3) phản đối thẩm quyền về thời gian.
Việc này có thể giúp Chính phủ tiết kiệm thời gian và chi phí cho giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp trọng tài tài không chấp nhận yêu cầu của Chính phủ thì Chính phủ
vẫn có thể có thêm thời gian để chuẩn bị thêm tài liệu, bằng chứng cho vụ tranh chấp.
Khoảng thời gian này rất quý giá vì Chính phủ – với tư cách là bị đơn – thường ở thế bị
động hơn các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị bằng chứng, lập luận.
Thứ ba, quy định về điều khoản chống lạm dụng quyền và chống lách luật cần
được cân nhắc trong pháp luật nói chung và các IIA khi rà soát, ký kết nói riêng. Sở dĩ
hành công tác phản đối thẩm quyền khi đối mặt với một vụ tranh chấp đầu tư có yếu tố
treaty shopping còn gặp nhiều khó khăn là bởi ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới
chưa thực sự công nhận học thuyết lạm dụng quyền trong khi nó là một học thuyết pháp
lý lâu đời được công nhận và vận dụng phổ biến trong các phán quyết trọng tài ở quốc
tế. Do đó, đối với hành vi lạm dụng quyền của bên khởi kiện, quốc gia tiếp nhận đầu tư
bị khởi kiện không có căn cứ để phản đối.
Song song đó, trong quá trình phản đối thẩm quyền của bên khởi kiện, bị đơn
thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguyên đơn đã thực hiện hành
vi treaty shopping không đươc phép. Bởi vì, các tài liệu về việc chuyển nhượng vốn chủ
yếu là tài liệu nội bộ của nguyên đơn mà bị đơn khó có thể tiếp cận. Do đó, bị đơn cần
sử dụng các nguồn chứng đa dạng khác, bao gồm cả báo cáo phân tích của chuyên gia
và báo cáo tài chính công bố công khai của nguyên đơn. Đối với Việt Nam, theo Quy
chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, Bộ Tư pháp được giao là cơ
quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế khi nhà đầu tư khởi kiện Chính phủ
theo IIA .Vì vậy, cơ quan này cần phát huy đóng vai trò đầu mối trong việc thu thập
chứng cứ. Ngoài ra, các cơ quan có liên quan, bao gồm các cơ quan đã tiếp nhận ý kiến,
khiếu nại và trao đổi với nhà đầu tư hoặc cơ quan tài phán trong nước đã giải quyết
tranh chấp với nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư không đồng ý với phán quyết cần lưu trữ
đầy đủ các tài liệu, công văn, thư từ, trao đổi với nhà đầu tư và cung cấp cho Bộ Tư pháp
khi cần thiết.
5. Kết luận
Tóm lại, tranh chấp đầu tư quốc tế là một thực tế phát sinh tất yếu trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp có thể thấy, nhà đầu tư có
thể gây sức ép đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua thao tác treaty shopping để
khởi kiện Nhà nước quốc gia tiếp nhận đầu tư ra trọng tài quốc tế. Trên thực tế, hành vi
này đã không còn xa lạ trong thị trường đầu tư quốc tế, thậm chí nó còn được xem là
một hiện tượng khi sự tăng lên về số lượng và mức độ phức tạp của các tranh chấp có
yếu tố treaty shopping. Do đó, đây là cũng là một trong những vấn đề tranh chấp thương
mại ngoài tòa cần được quan tâm. Riêng đối với Việt Nam, tuy chưa phải đối mặt với
tranh chấp đầu tư có yếu tố treaty shopping nhưng cũng không thể loại trừ tình huống
373 Điều khoản từ chối lợi ích được đưa vào Điều 17, mẫu Hiệp định đầu tư song phương (BIT) của Hoa Kỳ năm 2012.
207
này xảy ra trong tương lai, nhất là khi nước ta luôn tăng cường hội nhập nền kinh tế toàn
cầu, tham gia nhiều IIA. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ cần phải nỗ lực hoàn thiện hơn
khung pháp lý về quản lý và đảm bảo các nghĩa vụ bảo hộ đầu tư nhằm thực hiện đúng
với cam kết. Bên cạnh đó, chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần chủ động đưa
ra những chiến lược, phương hướng phòng ngừa, rà soát và nhận diện hành vi treaty
shopping, đồng thời nghiên cứu và nắm vững các quy định pháp luật quốc tế liên quan
để kịp thời ứng phó với tranh chấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Kim Anh, Trịnh Quang Hưng, “Hiện tượng Treaty shopping trong giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế: phân tích vụ việc Philip Morris kiện chính phủ Úc và
liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 92 (03/2017), tr. 57-72, đăng
ngày
26/11/2018,
[Truy
cập
ngày
1/10/2023],
https://phapluatdansu.edu.vn/2018/11/26/16/55/hien-tuong-treaty-shoppingtrong-giai-quyet-tranh-chap-dau-tu-quoc-te-phan-tich-vu-viec-philip-morriskien-chinh-phu-uc-va-lien-he-voi-viet-nam/
2. Eunjung Lee (2015), “Treaty shopping in international investment arbitration:
how often has it occurred and how has it been perceived by tribunals?”, Working
paper series 2015, London School of Economics and Political Science, số 15167. [Truy cập ngày 1/10/2023], https://www.lse.ac.uk/internationaldevelopment/Assets/Documents/PDFs/Dissertation/PrizewinningDissertations/PWD-2014/2014-EunjungLee.pdf
3. Hervé Ascensio (2014), “Abuse of Process in International Investment
Arbitration”, Chinese Journal of International Law, số 13 (2014), tr.763-785,
[Truy cập ngày 1/10/2023], https://doi.org/10.1093/chinesejil/jmu040
4. Julien Chaisse (2015), “The treaty shopping practice: Corporate structuring and
restructing to gain access to investment treaties and arbitration”, Hasstings
Business Law Journal, số 11:2, tr.225 – 305, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/hbuslj11&div=
12&id=&page.
5. Jorun Baumgartner, “Treaty shopping in International investment law”, Oxford
University Press, United Kingdom (2016), tr. 59-60, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://global.oup.com/academic/product/treaty-shopping-in-internationalinvestment-law-9780198787112?cc=vn&lang=en&.
6. Mẫu Hiệp định đầu tư song phương (BIT) của Hoa Kỳ năm 2012
7. Ngô Quốc Chiến (2017), “Hiện tượng trục lợi các quy định về bảo hộ đầu tư
thông qua kỹ thuật Treaty shopping”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2017,
trang
43-55,
[Truy
cập
ngày
1/10/2023],
https://sti.vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv225/2017/CVv225S102
017043.pdf.
8. Nikiema Suzy H. (2012), “Best practices: Definition of investor”, International
Institution for Sustainable Development, tr. 4, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://www.iisd.org/system/files/publications/best_practices_definition_of_inv
estor.pdf.
208
9. Nguyễn Thị Khánh, “Hiện tượng treaty shopping: Thách thức cho các quốc gia
tiếp nhận đầu tư”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04 - 2021, tr. 60, [Truy cập
ngày 1/10/2023].
10. Phoenix Action Ltd v Czech Republic, xem thêm M. Skinner, C.A. Miles, S.
Luttrell (2010), tr. 269.
11. Philip Morris Asia Limited v the Commonwealth of Australia (2015), tr.118119, [Truy cập ngày 4/10/2023]
12. Theo thống kê của UNCTAD, 2022, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://investmentpolicy.unctad.org/investment-disputesettlement/country/229/viet-nam
13. Utku Topcan (2014), “Abuse of the right to access ICSID arbitration”, ICSID
Review, số 29, quyển 3, tr.627-647, [Truy cập ngày 1/10/2023],
https://academic.oup.com/icsidreview/article-abstract/29/3/627/2732617.
209
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI THÀNH
THEO CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ THỎA THUẬN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THÔNG QUA HÒA GIẢI - KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
RECOGNITION OF SUCCESSFUL CONCILIATION RESULTS
TO THE UNITED NATIONS CONVENTION ON INTERNATIONAL
SETTLEMENT AGREEMENTS RESULTING FROM MEDIATION
- RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
Trần Minh Chiến374
Tóm tắt
Hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, bảo mật
và có nhiều ưu điểm nổi bật phù hợp để các bên lựa chọn. Tuy nhiên, hành lang pháp lý
để phương thức hòa giải thương mại được áp dụng chưa đảm bảo. Việt Nam chưa gia
nhập Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
nhưng có thể học hỏi những quy tắc pháp lý để điều chỉnh phương thức hòa giải thương
mại ở nước ta một cách toàn diện, trước hết là công nhận kết quả hòa giải thành của các
bên, một thủ tục được cơ quan có thẩm quyền đảm bảo thực thi. Bài viết bằng phương
pháp so sánh luật học, chỉ ra những bất cập của Nghị định 22/2017/NĐ-CP về các điều
kiện công nhận kết quả hòa giải thành và đề xuất một số khuyến nghị.
Từ khóa
Công ước Singapore 2019, công nhận kết quả hòa giải thành, hòa giải thương
mại, thỏa thuận hòa giải thành, thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Abstract
Commercial mediation is a flexible, confidential method of dispute resolution
and has many outstanding advantages suitable for parties to choose from. However,
the legal framework for commercial mediation to be applied is not guaranteed.
Vietnam has not joined the United Nations Convention on dispute resolution
agreements through mediation but can learn legal rules to comprehensively regulate
commercial mediation methods in our country, first of all is to recognize the parties'
successful conciliation results, a procedure that is guaranteed to be enforced by the
competent authority. The article uses the method of comparative jurisprudence,
pointing out the inadequacies of Decree 22/2017/ND-CP on conditions for recognizing
successful conciliation results and proposing some recommendations.
Keywords: Singapore Convention 2019, recognition of successful conciliation
results, commercial conciliation, successful conciliation agreements, and dispute
resolution agreements.
1. Đặt vấn đề
Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế bao gồm thương lượng, hòa giải,
Trọng tài thương mại (gọi là phương thức ADR) đang ngày càng lột bỏ nhãn hiệu “thay
Học viên cao học, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, email:
chien.tm112@gmail.com
374
210
thế” khi đã được công nhận là một phần của hệ thống giải quyết tranh chấp và cùng với
sự phát triển đã dẫn đến việc tạo ra phương thức giải quyết mới đang trở nên phụ thuộc
lẫn nhau ở một mức độ nào đó375. Tất cả đều được thúc đẩy bởi mong muốn của hệ thống
giải quyết tranh chấp mới linh hoạt,cung cấp cho các bên các giải pháp phù hợp.
Có thể thấy rằng, hòa giải là hoạt động đã dần hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch
sử, đáp ứng được các yêu cầu tất yếu của thực tiễn. Xuất phát từ chính yêu cầu giải quyết
tranh chấp thương mại của các bên, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP, lần
đầu tiên ghi nhận hòa giải thương mại.376 Tuy nhiên, quá trình áp dụng phương thức hòa
giải thương mại đã cho thấy nhiều bất cập mà chủ yếu là hành lang pháp lý chưa đảm
bảo các lợi ích tối ưu của phương thức này để các bên lựa chọn áp dụng giải quyết tranh
chấp. Việt Nam là quốc gia phát triển, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội,
từng bước tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách mạnh mẽ, trong đó có thể kể đến
việc đảm bảo giải quyết tốt nhất các tranh chấp thương mại xảy ra hàng ngày.
Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
(Công ước Singapore 2019) ra đời tạo cơ hội thuận lợi trong việc giải quyết các tranh
chấp thương mại quốc tế. Trên tinh thần tham khảo các quy định của Công ước
Singapore 2019, Việt Nam có thể hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại để đáp
ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành phương thức giải quyết tranh chấp
hiệu quả377. Qua đó, bài viết tập trung khái quát Công ước Singapore 2019 và phân tích
các quy định có liên quan về công nhận kết quả hòa giải thành của các bên tranh chấp
bằng phương thức hòa giải thương mại và so sánh với luật Việt Nam, nhằm đưa ra những
khuyến nghị hữu hiệu khi áp dụng vào thực tiễn.
2. Khái quát về Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh
chấp thông qua hòa giải
Quá trình hình thành và ý nghĩa. Hoa Kỳ lần đầu tiên đề xuất xây dựng một
Công ước đa phương nhằm hệ thống hóa các thỏa thuận giải quyết thương mại quốc tế
thông qua hòa giải vào năm 2014. Trước khi Công ước Singapore 2019 có hiệu lực, các
công cụ pháp lý đa phương duy nhất để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là các
công cụ pháp lý đa phương khác nhau, các văn kiện về kiện tụng quốc tế theo Công ước
La Hay về Luật quốc tế tư nhân và Công ước New York quy định về trọng tài đối với
các tranh chấp đó.378 Công ước Singapore 2019 được Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế
của Liên Hợp quốc (UNCITRAL) thông qua vào năm 2018 nhưng có hiệu lực từ tháng
9 năm 2020, sáu tháng sau khi sáu quốc gia phê chuẩn Công ước Singapore 2019379.
Công ước Singapore 2019 được coi là “phần còn thiếu trong khuôn khổ thực thi giải
quyết tranh chấp quốc tế”380.
375 Jacqueline Nolan-Haley (2012), Mediation: The New Arbitration, Harvard Negotiation Law Review, p.61.
376 Nguyễn Bảo Duy (04/6/2023), Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam, https://lsvn.vn/lich-su-
hinh-thanh-ve-hoa-giai-va-hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam-1685893617.html, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
377 Lê Hằng (08/8/2020), Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải - Giải pháp trong
giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, https://lsvn.vn/cong-uoc-lien-hop-quoc-vethoa-thuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-giai-phap-trong-giai-quyet-cac-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te.html,
truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
378 Boomer, E. (2020), United Nations: UN Convention on International Settlement Agreements Resulting from Mediation
Enters into Force, Retrieved from the Library of Congress, https://www.loc.gov/item/global-legal-monitor/2020-10-13/unitednations-un-convention-on-international-settlement-agreements-resulting-from-mediation-enters-into-force/, truy cập ngày 05
tháng 10 năm 2023.
379 Khoản 1 Điều 14 Công ước Singapore 2019: “This Convention shall enter into force six months after deposit of the third
instrument of ratification, acceptance, approval or accession” (tạm dịch: Công ướcnày sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi
thông báo về việc phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập). Sáu quốc gia đầu tiên đã phê chuẩn Công ước Singapore
2019 bao gồm: Belarus, Ecuador, Fiji, Qatar, Saudi Arabia và Singapore.
380 Boomer, E., ibid, at 2.
211
Hòa giải thương mại là một phương thức để giải quyết tranh chấp quốc tế, trái
ngược với phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài thương mại. Theo
đó, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức hòa giải thương mại được cho là
nhanh hơn, ít tốn kém và có khả năng duy trì các mối quan hệ thương mại hơn so với
phương thức Tòa án hay Trọng tài thương mại quốc tế. Việc thực thi các thỏa thuận hòa
giải quốc tế hiện nay đã được đơn giản hóa nhờ Công ước Singapore 2019, điều này đặc
biệt quan trọng trong thời điểm kinh doanh quốc tế có nhiều bất ổn, chẳng hạn như đại
dịch Covid-19. Mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển hài
hòa và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới bằng hòa giải, góp phần
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững381, Công ước Singapore 2019 đưa ra khung
pháp lý cho việc công nhận và thi hành các thỏa thuận hòa giải quốc tế. Sau khi có hiệu
lực, Công ước Singapore 2019 sẽ tăng tính bảo đảm và hiệu quả trong vấn đề công nhận,
thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được. Nói cách khác, thỏa thuận mà các
bên đạt được thông qua hòa giải sẽ trở nên ràng buộc và có hiệu lực thi hành tại các quốc
gia thành viên theo thủ tục đơn giản và hợp lý.382
Nội dung cơ bản của Công ước Singapore 2019. Công ước Singapore 2019
gồm 16 điều, trong đó: Từ Điều 01 đến Điều 03, quy định các nội dung bao gồm: phạm
vi điều chỉnh; giải thích các thuật ngữ; các nguyên tắc thi hành và viện dẫn thỏa thuận
giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải; từ Điều 04 đến Điều 06 là nội dung chính của
Công ước Singapore 2019, bao gồm: Điều kiện công nhận kết quả hòa giải, căn cứ để
từ chối công nhận kết quả hòa giải, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia
được yêu cầu trong trường hợp hiệu lực của thỏa thuận đang được xem xét tại Tòa án,
Trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; từ Điều 07 đến Điều 10 quy định về mối
quan hệ của Công ước Singapore 2019 với các điều ước khác; bảo lưu; trình tự thủ tục
lưu chiểu, ký kết, gia nhập, sửa đổi, bãi bỏ và hiệu lực của Công ước Singapore 2019.383
Nhìn chung, Công ước Singapore 2019 xác định rõ phạm vi, yêu cầu đối với
những thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể được xem xét công nhận và thi hành tại
các quốc gia thành viên; các căn cứ từ chối. Công ước Singapore 2019 không quy định
cụ thể về quy trình, thủ tục cụ thể xem xét công nhận và thi hành thỏa thuận giải quyết
tranh chấp mà “mở cửa” cho các nước thành viên chủ động thực hiện nhưng phải đảm
bảo nhanh chóng, phù hợp với các điều kiện được quy định tại Công ước Singapore
2019. Như vậy, để thực thi Công ước Singapore 2019, đòi hỏi các quốc gia thành viên
phải có một cơ chế pháp lý trong nước với phạm vi áp dụng, quy trình thủ tục phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu, điều kiện của Công ước Singapore 2019.384
Công ước Singapore 2019 phù hợp với Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thương
mại quốc tế và các thỏa thuận giải quyết quốc tế phát sinh từ hòa giải năm 2018. Cách
tiếp cận này nhằm mang lại cho các quốc gia sự linh hoạt trong việc áp dụng Công ước
381 Chủ yếu là mục tiêu số 16: “Thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập để phát triển bền vững, cung cấp quyền tiếp cận
công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm ở các cấp”. Xem thêm:
United Nations Commission On International Trade Law (2015), Transforming Our World: The 2030 Agenda For Sustainable
Development, https://data.vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/dataset/32ac1543-742c-4114-912b-711d830ae1e6, truy
cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
382 Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (2020), Công ước Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực,
https://vicmc.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-chinh-thuc-co-hieu-luc/, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
383 United Nations (2019), United Nations Convention on international settlement agreements resulting from mediation,
https://www.mofa.go.jp/mofaj/files/100560635.pdf, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
384 Tạ Đình Tuyên (2019), Công ước Singapore về Hòa giải – Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả,
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranh-chapthong-qua-hoa-giai-mot-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te-hieu-quacong-uoc-cua-lien-hop-quoc-vethoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
212
Singapore 2019, Luật mẫu dưới dạng văn bản độc lập với Công ước Singapore 2019 và
Luật mẫu như những công cụ bổ sung của khung pháp lý toàn diện về hòa giải.385
3. Công nhận kết quả hòa giải thành theo Công ước Singapore 2019 - so sánh
với pháp luật Việt Nam
3.1. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải có giá trị
Hòa giải thương mại - ADR. Tranh chấp phải được giải quyết bằng cách sử
dụng quy trình thích hợp, cho dù đó là khởi kiện tại Tòa án hay phương thức giải quyết
tranh chấp thay thế (ADR)386. Các bên nên biết về các hình thức ADR khác nhau hiện
có và hòa giải thương mại là phù hợp. Một số quy trình giải quyết tranh chấp phù hợp
với một số loại tranh chấp nhất định và sự lựa chọn của các bên phải dựa trên các tiêu
chí rõ ràng. Hòa giải thương mại tỏ ra khó phân biệt với các hình thức ADR khác, một
phần do thiếu định nghĩa được chấp nhận rộng rãi387. Những nỗ lực nhằm định nghĩa
hòa giải đã tỏ ra đầy thách thức do nó được sử dụng đa dạng trong các bối cảnh khác
nhau. Tuy nhiên, khi so sánh các định nghĩa về hòa giải thương mại, cả theo luật định
và tư pháp, nhìn chung cho thấy sự đồng thuận rộng rãi giữa các khu vực pháp lý về việc
giải quyết tranh chấp có tính chất tự nguyện, trao đổi thông tin giữa các bên và giải pháp
đồng thuận của các bên.388
Điều kiện theo Công ước Singapore 2019. Công ước Singapore 2019 cũng đưa
ra định nghĩa về hòa giải tại Điều 2 khoản 3, hòa giải có nghĩa là một thủ tục được thực
hiện mà các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách thân thiện với sự hỗ trợ của bên
thứ ba (hòa giải viên). Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thỏa thuận lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp hòa giải và đạt được giải pháp có sự đồng thuận. Kết quả của
việc hòa giải đó gọi là thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại. Theo đó, thỏa thuận
giải quyết tranh chấp thương mại được coi là bằng văn bản nếu nội dung thỏa thuận
được ghi lại bằng bất kỳ hình thức nào. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp cũng được coi
là bằng văn bản khi được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu và nội dung có thể được
sử dụng cho những lần sau389. Để một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa
giải có giá trị, các bên tham gia sẽ thỏa thuận giải quyết tranh chấp phù hợp với các quy
tắc thủ tục và theo các điều kiện quy định trong Công ước Singapore 2019 này về mục
đích, phạm vi và nguyên tắc390.
Pháp luật Việt Nam. Hòa giải thương mại lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị
định 22/2017/NĐ-CP391. Theo đó, thỏa thuận hòa giải thương mại có giá trị phải đáp
ứng các điều kiện về nội dung, hình thức và chủ thể.
385 United Nations Commission On International Trade Law (2019), United Nations Convention on International Settlement
Agreements Resulting from Mediation (New York, 2018) (the “Singapore Convention on Mediation”),
https://uncitral.un.org/en/texts/mediation/conventions/international_settlement_agreements/, truy cập ngày 05 tháng 10 năm
2023.
386 Theo nghĩa rộng, phương thức giải quyết tranh chấp thay thế được hiểu là một “sự thay thế” cho thủ tục thông thường của
Tòa án, có thể là Trọng tài thương mại hoặc hòa giải,… Xem thêm: Nigel Blackaby KC, Constantine Partasides, Alan Redfern
(2022), Redfern and Hunter on International Arbitration (7th Edition), Publisher Cambridge University Press, p.1135 - p.1139.
387 Katia Fach Gómez (2019), The Role of Mediation in International Commercial Disputes: Reflections on some
Technological, Ethical and Educational Challenges, Oxford University Press.
388 Feehily, R. (2022), Introduction to Commercial Mediation. In International Commercial Mediation: Law and Regulation
in Comparative Context (pp. 1-28). Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/9781108869423.003.
389 Khoản 2 Điều 2 Công ước Singapore 2019.
390 Khoản 1 Điều 3 Công ước Singapore 2019.
391 Hiện nay, pháp luật điều chỉnh hoà giải ở Việt Nam có thể kể đến Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án 2020; Nghị định số
22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ
nghiên cứu Nghị định số 22/2017/NĐ-CP. Nghị định bao gồm 06 chương với 44 điều luật, có hiệu lực chính thức từ ngày 15
tháng 4 năm 2017.
213
Về nội dung và hình thức. Trước hết các bên phải có thỏa thuận hòa giải. Việc
thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp (Điều 6),
được thể hiện dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức
thỏa thuận riêng (Điều 11)392. Sau đó, thỏa thuận hòa giải phải thuộc phạm vi giải quyết,
bao gồm: (1) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (2) Tranh
chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (3) Tranh chấp
khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại
(Điều 2)393. Ngoài ra, còn phải đảm bảo thực thi đúng những nguyên tắc giải quyết tranh
chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 của Nghị định394.
Về chủ thể. Một thỏa thuận hòa giải thương mại mang đầy đủ các đặc điểm của
một hợp đồng. Có thể nói, khi chủ thể xác lập thỏa thuận hòa giải thương mại, tất yếu
phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể xác lập một hợp đồng. Theo đó, chủ thể phải
có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp tại thời điểm xác lập, phải hoàn toàn
tự nguyện, không được trái với ý chí của chủ thể395. Ngoài ra, một chủ thể vô cùng quan
trọng tạo nên giá trị của thỏa thuận hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
Khoản 3 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải
viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại
được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của
các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định. Nghĩa
rằng, tại thời điểm thực hiện vai trò hòa giải đối với thỏa thuận hòa giải thương mại, hòa
giải viên phải đảm bảo được các tiêu chuẩn của một hòa giải viên tại Điều 7 Nghị định
22/2017/NĐ-CP.
Sự hài hòa. Có thể thấy, về điều kiện đảm bảo một thỏa thuận giải quyết tranh
chấp thương mại (thỏa thuận hòa giải thương mại) có giá trị, giữa Công ước Singapore
2019 và pháp luật Việt Nam có tính tương đồng và phù hợp. Qua các quy định phân
tích, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện tại không có sự mâu thuẫn so với Công ước
Singapore 2019 do Công ước Singapore 2019 cho phép các nước thành viên được quyền
tự quyết về thủ tục miễn là việc thi hành phải phù hợp với quy tắc và điều kiện mà Công
ước Singapore 2019 đã đề ra. Bên cạnh đó, Công ước Singapore 2019 cũng đảm bảo
cho việc công nhận thi hành biện pháp và kết quả hòa giải ở mỗi quốc gia thành viên.396
3.2. Công nhận kết quả hòa giải
Công ước Singapore 2019. Điều kiện để thỏa thuận hòa giải tranh chấp được
công nhận tại quốc gia thành viên hoặc được sử dụng để chứng minh trước cơ quan có
thẩm quyền tại một quốc gia thành viên về việc tranh chấp giữa hai bên đã được giải
quyết thông qua hòa giải nhằm ngăn chặn một yêu cầu khởi kiện có liên quan, theo đó
bên yêu cầu phải cung cấp: (1) Văn bản thỏa thuận giải quyết tranh chấp do các bên ký
kết; (2) Chứng cứ cho thấy thỏa thuận giải quyết tranh chấp đạt được thông qua hòa giải,
chẳng hạn như: (i) Chữ ký của hòa giải viên trong thỏa thuận giải quyết tranh chấp; (ii)
Văn bản có chữ ký của hòa giải viên khẳng định rằng việc hòa giải đã được thực hiện;
(iii) Chứng thực của tổ chức quản lý hòa giải; hoặc là (iv) Trong trường hợp không có
392 Nguyễn Quỳnh Hoa (2018), Thực trạng pháp luật về phương thức hòa giải các tranh chấp thương mại ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 31 - 32.
393 Nguyễn Quỳnh Hoa, tlđd, trang 31.
394 Nguyễn Quỳnh Hoa, tlđd, trang 28 - 31.
395 Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3.
396 Viện Trọng tài quốc tế Việt Nam (27/9/2021), Công ước Singapore năm 2019 - Bước phát triển của hòa giải thương mại
quốc tế, https://viarb.vn/cong-uoc-singapore-nam-2019-buoc-phat-trien-cua-hoa-giai-thuong-mai-quoc-te/, truy cập ngày 05
tháng 10 năm 2023.
214
(i), (ii) hoặc (iii), chứng thực của bất cứ cơ quan nào khác có thẩm quyền được chấp
nhận. Ngoài ra, Công ước Singapore 2019 cũng yêu cầu văn bản thỏa thuận giải quyết
tranh chấp phải được ký kết bởi các bên và các quy định về chứng cứ bằng điện tử. Cơ
quan có thẩm quyền có thể yêu cầu bất kỳ tài liệu cần thiết nào để xác minh rằng các
yêu cầu của Công ước Singapore 2019 đã được tuân thủ. Khi xem xét yêu cầu công nhận
kết quả hòa giải, cơ quan có thẩm quyền phải hành động nhanh chóng.397
Pháp luật Việt Nam dưới góc nhìn so sánh. Sau khi thỏa thuận hòa giải thương
mại thành dưới sự điều phối của Hòa giải viên thương mại, các bên phải lập thành văn
bản kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối
với các bên theo quy định của pháp luật dân sự (Khoản 1 Điều 15 Nghị định
22/2017/NĐ-CP). Theo đó, pháp luật dân sự yêu cầu các bên phải thực hiện nghĩa vụ
của mình theo thỏa thuận (Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015). Pháp luật Việt Nam không
quy định cụ thể hình thức của văn bản đó được thể hiện như thế nào. So với Công ước
Singapore 2019, đó đã là sự không rõ ràng, sẽ gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền
(Tòa án) áp dụng để công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Công ước Singapore
2019 ghi nhận rằng, nội dung thỏa thuận được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào có thể
ghi lại được, có giá trị áp dụng về sau sẽ được coi là bằng văn bản. Điều này phù hợp
với thực tiễn hiện nay, các chứng cứ điện tử ra đời cùng với sự phát triển của công nghệ
số. Do đó, điển hình bằng hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo,
telex, fax, thông điệp dữ liệu398 (Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005) phải được
ghi nhận một cách chính thức, cụ thể và rõ ràng đối với hình thức văn bản kết quả hòa
giải thành của các bên.
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP yêu cầu văn bản về kết quả hòa giải
thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. Theo đó, khi các bên thỏa
thuận được nội dung giải quyết tranh chấp thương mại, các bên phải xác thực nội dung
bằng cách ký tên vào văn bản về kết quả hòa giải thành và sau đó, hòa giải viên thương
mại thực hiện việc hòa giải cũng phải ký tên xác nhận. Quy định trên là phù hợp để đảm
bảo tính chính xác của kết quả. Tuy nhiên, quy định đó có lẽ không còn phù hợp. Như
kiến nghị của tác giả, cần thiết phải quy định rõ các hình thức khác cũng được coi là văn
bản, kể cả việc ghi âm, ghi hình cũng cần được thừa nhận. Nếu việc ký tên là không
thuận tiện và phù hợp, cần có những phương án xác thực khác, có thể học hỏi theo các
hình thức mà Công ước Singapore 2019 đã ghi nhận. Theo đó, Công ước Singapore
2019 ghi nhận các hình thức xác nhận của hòa giải viên thương mại bao gồm chữ ký của
hoà giải viên trên thoả thuận hoà giải, tài liệu có chữ ký của người hoà giải để xác định
hoà giải đã được thực hiện, chứng thực của tổ chức đã quản lý phiên hoà giải,…399
Pháp luật Việt Nam không bắt buộc các bên phải thực hiện các thủ tục để Tòa án
công nhận kết quả hòa giải thành. Tuy nhiên, đối với phương thức hòa giải thương mại,
người làm luật chỉ đặt ra nghĩa vụ cho các bên phải thi hành kết quả hòa giải thành (điểm
b khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP), trường hợp các bên không thực hiện
nghĩa vụ đã thỏa thuận thì không thể có cơ chế xử lý. Do đó, nếu một trong các bên cần
có sự đảm bảo để kết quả hòa giải thành được thực thi một cách trọn vẹn (tức là có cơ
chế xử lý), có thể gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt
được thỏa thuận hòa giải thành để yêu cầu Tòa án công nhận. Khi gửi đơn, người yêu
cầu phải gửi văn bản về kết quả hòa giải thành (Điều 418 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
397 Điều 4 Công ước Singapore 2019.
398 Cao Nhất Linh và các tác giả (2021), Sách tham khảo: Luật Kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Bạc Liêu, trang 249.
399 Vũ Thị Hương (2021), Công ước Singapore về hoà giải nhìn từ góc độ hài hoà hoá pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học,
trang 31.
215
Sau khi xem xét đủ điều kiện,Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành
ngoài Tòa án. Quyết định này không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
và có giá trị thi hành ngay (khoản 8 Điều 419 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Nếu các
bên không thực hiện nghĩa vụ theo kết quả hòa giải đã được Tòa án công nhận, các bên
có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án (khoản 9 Điều 419 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm a khoản 1 Điều 2 và Điều 7 Luật Thi hành án dân sự
2008). So với Công ước Singapore 2019, các quy định về cơ quan có thẩm quyền công
nhận kết quả hòa giải thành theo pháp luật Việt Nam có phạm vi hẹp hơn, từ đó, làm
giảm đi những ưu điểm của phương thức hòa giải thương mại. Thực tế, tỷ lệ các tranh
chấp thương mại lựa chọn phương thức hòa giải thương mại chưa cao400 một phần
nguyên nhân là do hạn chế cơ quan có thẩm quyền đảm bảo thực thi kết quả hòa giải
thành của các bên. Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 và Điều 6 Công ước Singapore 2019401
nêu rõ về các cơ quan có thẩm quyền công nhận cũng như giải quyết các yêu cầu của
các bên bao gồm Tòa án, Trọng tài thương mại và cơ quan có thẩm quyền khác. Theo
tác giả, pháp luật Việt Nam cần thiết phải mở rộng phạm vi cho phép Trọng tài thương
mại được công nhận và từ chối kết quả hòa giải của các bên nếu có yêu cầu. Giải pháp
đó đáp ứng được các yêu cầu: (1) Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm vượt trội được
các bên ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại402; (2) Phán quyết Trọng
tài là chung thẩm (khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010)403; (3) Cũng như
Tòa án, khi các bên không thực hiện các nghĩa vụ thỏa thuận theo kết quả hòa giải, các
bên được quyền yêu cầu tổ chức thi hành án dân sự (Điều 67 Luật Trọng tài thương mại
2010)404. Khi đó, nhà làm luật cũng phải xây dựng đầy đủ các điều kiện để Trọng tài
Thương mại công nhận kết quả hòa giải thành của các bên.
Trong thời gian quy định, Tòa án sau khi nhận được đơn yêu cầu công nhận kết
quả hòa giải thành phải thực hiện việc xem xét và ra quyết định công nhận hoặc không
công nhận kết quả đó. Theo đó, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện: (1) Các bên tham gia
thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; (2) Các bên tham gia thỏa thuận
hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp
nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì
phải được người thứ ba đồng ý; (3) Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công
nhận; (4) Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với Nhà nước hoặc người thứ ba. (Điều 417 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Các điều kiện
đó phù hợp với Công ước Singapore 2019.405
400 Viện Trọng tài quốc tế Việt Nam, tlđd.
401 Cụ thể: “If an application or a claim relating to a settlement agreement has been made to a court, an arbitral tribunal or any
other competent authority which may affect the relief being sought under article 4, the competent authority of the Party to the
Convention where such relief is sought may, if it considers it proper, adjourn the decision and may also, on the request of a
party, order the other party to give suitable security”, tạm dịch:“Nếu một đơn hoặc một yêu cầu liên quan đến một thỏa thuận
giải quyết tranh chấp được đưa ra tòa án, hội đồng trọng tài hoặc bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác có thể ảnh hưởng đến
việc công nhận kết quả hòa giải đang được yêu cầu theo điều 4, cơ quan có thẩm quyền của Bên tham gia Công ước nơi việc
công nhận được yêu cầu có thể, nếu xét thấy phù hợp, hoãn quyết định và cũng có thể, theo yêu cầu của một bên, yêu cầu bên
kia cung cấp sự bảo mật phù hợp”.
402 Đinh Thị Mỹ Linh (2021), Trọng tài thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển, Tạp chí Khoa học và
Kinh tế phát triển, số 10, trang 94.
403 Nguyễn Văn Quỳnh Giao (2022), Cơ chế thực thi phán quyết trọng tài - Một số bất cập và kiến nghị, Kỷ yếu Hội nghị: Pháp
luật về trọng tài thương mại và hòa giải thương mại những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Khoa Luật, Trường
Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, trang 341 - 342.
404 Trần Thị Thu Hà (2022), Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại tại trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị: Pháp luật về trọng tài thương mại và hòa giải thương mại những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam hiện nay, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, trang 219.
405 Nguyễn Phú Kim Thư (2020), Công ước Singapore về hòa giải - khả năng gia nhập của Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 66 - 67.
216
4. Kết luận và khuyến nghị cho Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ghi nhận phương thức hòa giải thương mại khá muộn
so với các quốc gia là đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung
Quốc, Singapore,…406 Nghị định 22/2017/NĐ-CP áp dụng vào thực tiễn hơn 06 năm
cũng đã cho thấy nhiều bất cập. Trên cơ sở khái quát Công ước Singapore 2019 và phân
tích các vấn đề về công nhận kết quả hòa giải thành, bài viết nêu lên một số khó khăn,
bất cập trong công tác thực thi pháp luật về phương thức hòa giải thương mại của Việt
Nam, từ đó đi đến những kiến nghị mang tính định hướng hoàn thiện pháp luật. Theo
đó, trên cơ sở vấn đề nghiên cứu được đặt ra, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho Việt
Nam:
Thứ nhất, tổng kết công tác cải cách tư pháp thời gian qua cho thấy, thực hiện
Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhiệm vụ “khuyến
khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài”
vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; một số vấn đề còn có nhận thức không thống
nhất407. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, khuyến nghị các cơ quan hữu quan, tổ chức
cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc gia nhập Công ước Singapore 2019
đối với Việt Nam, theo dõi mức độ quan tâm của các quốc gia khác trong khu vực và
trên thế giới để gia nhập Công ước Singapore 2019. Việc tham gia Công ước Singapore
2019 hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến
khích giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải.
Thứ hai, học hỏi kinh nghiệm xây dựng phương thức giải quyết tranh chấp bằng
hòa giải thương mại của Công ước Singapore 2019, Việt Nam trong quá trình chuẩn bị
các điều kiện để gia nhập Công ước Singapore 2019 và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn
đặt ra, cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phương thức giải quyết tranh
chấp bằng hòa giải thương mại theo các nội dung đã phân tích và kiến nghị./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
2. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
3. Bộ luật Dân sự 2015.
4. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
5. Luật Trọng tài thương mại 2010.
6. Luật Hoà giải đối thoại tại Toà án 2020.
7. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về
Hòa giải thương mại.
406 Tạ Đình Tuyên, tlđd.
407 Nguyễn Phan Nam (23/9/2021), Đổi mới tổ chức bộ máy Tòa án gắn liền với cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân
điện tử, https://tapchitoaan.vn/public/doi-moi-to-chuc-bo-may-toa-an-gan-lien-voi-cai-cach-tu-phap, truy cập ngày 05 tháng
10 năm 2023.
217
8. Luật mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế và các thỏa thuận giải
quyết quốc tế phát sinh từ hòa giải năm 2018.
9. Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa
giải năm 2019.
B. Tài liệu trong nước
10. Cao Nhất Linh và các tác giả (2021), Sách tham khảo: Luật Kinh tế, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, Bạc Liêu.
11. Đinh Thị Mỹ Linh (2021), Trọng tài thương mại Việt Nam trong quá trình
hội nhập và phát triển, Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển, số 10.
12. Lê Hằng (08/8/2020), Công ước Liên Hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh
chấp thông qua hòa giải - Giải pháp trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế,
Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, https://lsvn.vn/cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-thoathuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-giai-phap-trong-giai-quyet-cac-tranhchap-thuong-mai-quoc-te.html, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
13. Nguyễn Bảo Duy (04/6/2023), Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải
thương mại tại Việt Nam, https://lsvn.vn/lich-su-hinh-thanh-ve-hoa-giai-va-hoa-giaithuong-mai-tai-viet-nam-1685893617.html, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
14. Nguyễn Quỳnh Hoa (2018), Thực trạng pháp luật về phương thức hòa giải
các tranh chấp thương mại ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Quỳnh Giao (2022), Cơ chế thực thi phán quyết trọng tài - Một
số bất cập và kiến nghị, Kỷ yếu Hội nghị: Pháp luật về trọng tài thương mại và hòa giải
thương mại những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Khoa Luật, Trường
Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM.
16. Nguyễn Phú Kim Thư (2020), Công ước Singapore về hòa giải - khả năng
gia nhập của Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật quốc tế, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Phan Nam (23/9/2021), Đổi mới tổ chức bộ máy Tòa án gắn liền với
cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/public/doimoi-to-chuc-bo-may-toa-an-gan-lien-voi-cai-cach-tu-phap, truy cập ngày 05 tháng 10
năm 2023.
18. Tạ Đình Tuyên (2019), Công ước Singapore về Hòa giải – Phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,
https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranhchap-thong-qua-hoa-giai-mot-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-tehieu-quacong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày 05 tháng
10 năm 2023.
19. Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu (2019), Khái niệm hợp đồng và những
nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 2+3.
20. Trần Thị Thu Hà (2022), Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
thương mại tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị: Pháp luật về
trọng tài thương mại và hòa giải thương mại những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam hiện nay, Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM.
218
21. Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (2020), Công ước
Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực, https://vicmc.vn/cong-uoc-singapore-vehoa-giai-chinh-thuc-co-hieu-luc/, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
22. Viện Trọng tài quốc tế Việt Nam (27/9/2021), Công ước Singapore năm 2019
- Bước phát triển của hòa giải thương mại quốc tế, https://viarb.vn/cong-uoc-singaporenam-2019-buoc-phat-trien-cua-hoa-giai-thuong-mai-quoc-te/, truy cập ngày 05 tháng
10 năm 2023.
23. Vũ Thị Hương (2021), Công ước Singapore về hoà giải nhìn từ góc độ hài
hoà hoá pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
C. Tài liệu nước ngoài
24. Boomer, E. (2020), United Nations: UN Convention on International
Settlement Agreements Resulting from Mediation Enters into Force, Retrieved from the
Library of Congress, https://www.loc.gov/item/global-legal-monitor/2020-1013/united-nations-un-convention-on-international-settlement-agreements-resultingfrom-mediation-enters-into-force/, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
25. Jacqueline Nolan-Haley (2012), Mediation: The New Arbitration, Harvard
Negotiation Law Review.
26. Feehily, R. (2022), Introduction to Commercial Mediation. In International
Commercial Mediation: Law and Regulation in Comparative Context, Cambridge:
Cambridge University Press. doi:10.1017/9781108869423.003.
27. Katia Fach Gómez (2019), The Role of Mediation in International
Commercial Disputes: Reflections on some Technological, Ethical and Educational
Challenges, Oxford University Press.
28. Nigel Blackaby KC, Constantine Partasides, Alan Redfern (2022), Redfern
and Hunter on International Arbitration (7th Edition), Publisher Cambridge University
Press.
29. United Nations Commission On International Trade Law (2015),
Transforming Our World: The 2030 Agenda For Sustainable Development,
https://data.vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/dataset/32ac1543-742c-4114912b-711d830ae1e6, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
30. United Nations (2019), United Nations Convention on international
settlement
agreements
resulting
from
mediation,
https://www.mofa.go.jp/mofaj/files/100560635.pdf, truy cập ngày 05 tháng 10 năm
2023.
31. United Nations Commission On International Trade Law (2019), United
Nations Convention on International Settlement Agreements Resulting from Mediation
(New
York,
2018)
(the
“Singapore
Convention
on
Mediation”),
https://uncitral.un.org/en/texts/mediation/conventions/international_settlement_agreem
ents/, truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2023.
219
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI - KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM
LS. Huỳnh Thị Kim Thoa408
CN. Nguyễn Phạm Thanh Hoa409
Tóm tắt: Bài viết phân tích các khía cạnh của hòa giải thương mại theo pháp luật
quốc tế, cụ thể là Luật Mẫu Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL) về Hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa thuận Hòa giải Quốc tế năm
2018 và Công ước Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông
qua hòa giải năm 2019 (Công ước Singapore), từ đó, đưa ra một số kinh nghiệm cho
Việt Nam đối với quy định pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam, cụ thể là
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
Từ khóa: Luật Mẫu, Công ước Singapore, hòa giải thương mại.
Abstract: The article analyzes aspects of commercial mediation according to
international law, specifically the United Nations Commission on International Trade
Law (UNCITRAL) Model Law on International Commercial Mediation and
Agreements International Mediation in 2018 and the United Nations Convention on
International Dispute Resolution Agreements through Mediation in 2019 (Singapore
Convention), thereby providing some experiences for Vietnam regarding legal
regulations on commercial mediation in Vietnam, specifically Decree No. 22/2017/NDCP on Commercial Mediation.
Key words: UNCITRAL, Singapore Convention, commercial mediation.
Đặt vấn đề:
Hòa giải thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài
Tòa án được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Bởi lẽ, dù trong một quan hệ đang xảy
ra tranh chấp nhưng các bên vẫn mong muốn tìm cách giải quyết để đảm bảo sự cân
bằng về mặt lợi ích giữa các bên, giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại, rủi ro có thể phát sinh
nếu lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp khác. Tại Việt Nam, quy định về
hòa giải thương mại được điều chỉnh trong Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày
24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại. Tuy nhiên, một số nội dung về hòa
giải thương mại trong Nghị định này cho đến hiện nay đã tồn tại một số bất cập và việc
hoàn thiện ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy, việc so sánh quy định về hòa giải thương
mại giữa Nghị định số 22/2017/NĐ-CP với Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thương
mại quốc tế và Thỏa thuận Hòa giải quốc tế năm 2018 và Công ước của Liên Hợp Quốc
về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải năm 2019 sẽ là cần thiết, bởi từ
việc so sánh, nhóm tác giả có thể nhận diện và xác định được những vấn đề về hòa giải
thương mại trong Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cần phải được sửa đổi, bổ sung, để từ
đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật phù hợp.
1. Đánh giá quy định về hòa giải thương mại trong Nghị định số 22/2017/NĐCP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại dựa trên so sánh Luật
Mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa thuận Hòa giải quốc tế
Luật Mẫu về hòa giải được Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế thông qua ngày
24/6/2002, đến ngày 19/11/2002, tại khóa họp toàn thể thứ 52, Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc đã thông qua Nghị quyết khuyến nghị tất cả các quốc gia xem xét nghiêm túc việc
408 Luật sư, Công ty Luật TNHH Sophia, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, 0919940754, thoahuynh3008@gmail.com.
409 Cử nhân luật, Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự, 0898798464, nguyenphamhoa.28042001@gmail.com.
220
sử dụng và nội luật hóa Luật Mẫu về hòa giải thương mại410. Năm 2018, Luật Mẫu này
được sửa đổi thành Luật Mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa
thuận hòa giải quốc tế 2018 (UNCITRAL Model Law on International Commercial
Mediation and International Settlement Agreements Resulting from Mediation, 2018)411.
Mặc dù Luật Mẫu chỉ là một khuyến nghị nhưng cũng đã đem lại những tiêu chuẩn
chung để các quốc gia trên thế giới, trong đó, có Việt Nam thống nhất trong việc giải
quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại412. Tại Việt Nam, pháp luật về hòa giải
thương mại đã được xây dựng và hoàn thiện, điển hình là Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại. Nghị định này đã có quy định
khá tương đồng về hòa giải thương mại so với Luật Mẫu. Tuy nhiên, vẫn có một số nội
dung mà Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cần được hoàn thiện thêm từ kinh nghiệm của
Luật Mẫu này để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại tại
Việt Nam.
1.1. Về khái niệm hòa giải thương mại
Luật Mẫu nêu rõ, hòa giải là một thủ tục, bất kể tên gọi được sử dụng hoặc căn cứ
mà thủ tục này được thực hiện, nhờ đó các bên nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách
thân thiện với sự hỗ trợ của bên thứ ba (hòa giải viên) không có thẩm quyền áp đặt giải
pháp cho các bên tranh chấp413. Từ khái niệm này, có thể nhận diện phương thức hòa
giải dựa trên 03 đặc điểm: có phát sinh tranh chấp; giải quyết tranh chấp bằng sự thân
thiện, chủ thể giải quyết là hòa giải viên (điều kiện kèm theo là không được quyền đặt
ra giải pháp cho các bên, mà giải pháp này sẽ do chính các bên quyết định sau khi hòa
giải thành công). Điểm khác biệt giữa hòa giải với các phương thức giải quyết tranh
chấp khác chính là tiêu chí thân thiện và khả năng quyết định của hòa giải viên đối với
quá trình giải quyết tranh chấp.
Luật Mẫu không gọi là hòa giải thương mại, mà chỉ dừng lại ở “hòa giải”, còn
thuật ngữ thương mại lại được giải thích ở phần chú thích. Theo đó, thương mại được
hiểu là bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các mối quan hệ có tính chất thương mại,
dù có hay không có hợp đồng414. Có thể thấy rằng, cách hiểu thương mại của Luật Mẫu
ở phạm vi rất rộng, không bị giới hạn trong một hoạt động thương mại cụ thể nào mà
chỉ cần có dấu hiệu/biểu hiện của một hoạt động thương mại thì đã được xem là thương
mại và cũng sẽ thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo Luật Mẫu này.
So với Luật Mẫu, khái niệm về hòa giải thương mại trong Nghị định số
22/2017/NĐ-CP đã có sự tương đồng. Theo đó, hòa giải thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại
làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này
(khoản 1 Điều 3 Nghị định này). Về mặt nội hàm của khái niệm về hòa giải thương mại
trong Nghị định này có sự tương thích với Luật mẫu khi việc nhận diện hòa giải thương
mại có thể dựa trên 03 khía cạnh: (i) có tranh chấp; (ii) giải quyết tranh chấp bằng thỏa
thuận thiện chí; (iii) chủ thể giải quyết tranh chấp là hòa giải viên. Tuy nhiên, Nghị định
410 Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Thị Anh Thơ (2015), Khung pháp luật riêng về hòa giải thương mại của Uncitral, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 14 (294).
411 Nguyễn Bảo Duy (2023), Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại tại Việt Nam, https://lsvn.vn/lich-su-hinhthanh-ve-hoa-giai-va-hoa-giai-thuong-mai-tai-viet-nam-1685893617.html, truy cập ngày 15/09/2023.
412 Đặng Thương Hoài Linh (2022), Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giai-thuong-mai-duoi-goc-do-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-89970.htm,
truy cập ngày 15/09/2023.
413 Khoản 3 Điều 2 Luật Mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa thuận hòa giải quốc tế năm 2018.
414 The term “commercial” should be given a wide interpretation so as to cover matters arising from all relation-ships of a
commercial nature, whether contractual or not. Chú thích số 1 của UNCITRAL Model Law on International Commercial
Mediation with Guide to Enactment and Use.
221
này không đưa ra khái niệm thương mại, nhưng có thể dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3
Luật Thương mại năm 2005 để hiểu thương mại là gì. Theo đó, hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Nếu so sánh
khái niệm về thương mại giữa Luật Mẫu và Luật Thương mại năm 2005 thì phạm vi của
thuật ngữ thương mại trong Luật mẫu sẽ rộng hơn rất nhiều. Và theo đánh giá của nhóm
tác giả thì đây là một quy định mở phù hợp với bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị
trường. Xem xét hòa giải ở khía cạnh là một dạng hành vi giải quyết mối quan hệ có
mâu thuẫn dựa trên sự thiện chí thì việc giới hạn phạm vi của hoạt động thương mại sẽ
khiến cho các tranh chấp khó tiếp cận đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải. Do vậy, nhóm tác giả đề xuất rằng, cách hiểu về thương mại, hoạt động thương mại
trong hòa giải thương mại của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP cần được hiểu theo hướng
mở như quy định của Luật Mẫu.
1.2. Về thủ tục hòa giải thương mại
So với các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án khác như Trọng tài thì
trình tự, thủ tục thực hiện của hòa giải là khá đơn giản, đa phần nó chỉ dừng lại ở phần
nguyên tắc giải quyết là chính.
Giai đoạn 1: Bắt đầu thủ tục hòa giải. Quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải bắt đầu khi các bên tranh chấp đồng ý tham gia vào quy trình hòa giải415. Luật Mẫu
cũng đã quy định việc gửi lời mời hòa giải. Theo khoản 2 Điều 5 của Luật Mẫu thì nếu
một bên đã mời bên khác để tham gia hòa giải không nhận được sự chấp nhận lời mời
trong vòng 03 ngày kể từ ngày lời mời đã được gửi, hoặc trong khoảng thời gian khác
như được quy định trong lời mời, thì bên đã mời có thể xem đây là sự từ chối lời mời
đối với việc hòa giải416. Thấy rằng, quy định này của Luật Mẫu đã tạo điều kiện cho các
bên có thời gian gửi và nhận lời mời cũng như đặt ra giới hạn để tránh trường hợp một
trong các bên trì hoãn việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. So sánh với Luật Mẫu
thì Nghị định số 22/2017/NĐ-CP không quy định về giai đoạn bắt đầu của thủ tục hòa
giải mà chỉ dừng lại ở khía cạnh địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa
thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp
các bên không có thỏa thuận (khoản 4 Điều 14 Nghị định này).
Nhóm tác giả nhận thấy rằng, hiện tại, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chỉ quy định
chung về việc lựa chọn địa điểm, thời gian hòa giải dựa trên sự thỏa thuận của các bên
hoặc của hòa giải viên mà chưa có quy định về thời gian xác nhận tham gia vào quá
trình hòa giải như Luật Mẫu. Có thể nói rằng, đây là một sự thiếu sót đối với quy định
về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại. Bởi lẽ, lời mời hòa giải được xem như là mở
đầu cho quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, nếu có mở lời và nhận được sự
chấp thuận lời mời thì quá trình giải quyết sẽ trở nên dễ dàng và nhận được nhiều sự
đồng thuận hơn. Bên cạnh đó, việc đặt ra lời mời kèm theo đó là giới hạn thời gian như
quy định của Luật Mẫu sẽ tạo ra một khuôn phép, tức các bên sẽ không cố tình trì hoãn
quá trình giải quyết tranh chấp, nếu như các bên không tìm được tiếng nói chung thì có
thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác như Tòa án hoặc Trọng tài.
Do vậy, nhóm tác giả đề xuất rằng, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cần bổ sung quy
định về bắt đầu thủ tục hòa giải và nội dung quy định như thế nào thì có thể tham khảo
415 Khoản 1 Điều 5 Luật mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa thuận hòa giải quốc tế năm 2018.
416 Article 5 (2). If a party that invited another party to mediate does not receive an acceptance of the invitation within 30 days
from the day on which the invitation was sent, or within such other period of time as specified in the invitation, the party may
elect to treat this as a rejection of the invitation to mediate.
222
hướng điều chỉnh của Luật Mẫu cùng với đó là căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng
áp dụng tại Việt Nam để có hướng quy định phù hợp.
Giai đoạn 2: Tiến hành hòa giải. Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải thì các bên được tự do thỏa thuận về cách thức tiến hành hòa giải. Trường hợp không
có cách thức tiến hành hòa giải thì hòa giải viên có thể tiến hành tố tụng hòa giải theo
cách thức mà hòa giải viên thấy phù hợp, có tính đến hoàn cảnh của vụ việc, mong muốn
của các bên bày tỏ và sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
Luật Mẫu không quy định cụ thể về cách thức tiến hành của một phiên hòa giải, mà nó
phụ thuộc vào ý chí của các bên, nói một cách dễ hiểu, chỉ cần các bên cảm thấy thuận
tiện với cách thức mà mình lựa chọn thì hòa giải sẽ được tiến hành mà không bị ràng
buộc bởi bất kỳ nguyên tắc nào. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì quy định về
tiến hành hòa giải có sự tương đồng với Luật Mẫu, cụ thể là ở khía cạnh cách thức tiến
hành hòa giải dựa trên sự thỏa thuận của các bên hoặc nếu các bên không có thỏa thuận
thì hòa giải viên sẽ là bên lựa chọn (khoản 1 Điều 14 Nghị định này).
Giai đoạn 3: Chấm dứt thủ tục hòa giải. Điều 12 Luật Mẫu quy định, thủ tục hòa
giải chấm dứt khi: (i) các bên ký kết thỏa thuận giải quyết vào ngày ký kết; (ii) bằng
tuyên bố của hòa giải viên, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, với kết quả là những
nỗ lực hòa giải tiếp theo không còn phù hợp vào ngày tuyên bố; (iii) bằng tuyên bố của
các bên gửi cho hòa giải viên rằng thủ tục hòa giải chấm dứt vào ngày tuyên bố; (iv)
bằng tuyên bố của một bên với một bên kia hoặc các bên và hòa giải viên, nếu được chỉ
định, để làm cho thủ tục hòa giải bị chấm dứt, vào ngày tuyên bố. Đối với Nghị định số
22/2017/NĐ-CP thì có 03 trường hợp chấm dứt thủ tục hòa giải. Mặc dù về mặt diễn đạt
thì số trường hợp được nêu trong Nghị định này là ít hơn 01 trường hợp so với Luật
Mẫu, nhưng nếu xem xét kỹ thì trường hợp chấm dứt thứ ba trong Nghị định “theo đề
nghị của một hoặc các bên tranh chấp” đã bao gồm trường hợp thứ 3 và thứ 4 của Luật
Mẫu. Thấy rằng, Luật Mẫu đã tách sự đề nghị tương ứng với từng nhóm chủ thể để có
sự phân biệt rạch ròi.
2. Khái quát Công ước Liên Hợp quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp
quốc tế thông qua hòa giải và đánh giá khả năng gia nhập của Việt Nam
Công ước Liên Hợp quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua
hòa giải (còn gọi là Công ước Singapore hay Công ước Singapore về Hòa giải) được
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 20/12/2018 và chính thức có hiệu lực
từ ngày 12/09/2020. Ngày 07/08/2019, tại Singapore, 46 quốc gia trong đó có các nền
kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ và năm trong mười quốc gia
khối ASEAN (Singapore, Brunei, Malaysia, Philippines và Lào) đã ký kết Công ước417.
Công ước này hướng đến mục tiêu thúc đẩy hòa giải trở thành một phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế độc lập, hiệu quả cũng như đảm bảo các thỏa thuận
giải quyết tranh chấp đạt được từ hòa giải được công nhận và cho thi hành trên phạm vi
quốc tế.
2.1. Phạm vi áp dụng Công ước Singapore
Điều 1.1 Công ước Singapore quy định: “Công ước này áp dụng với một thỏa
thuận đạt được thông qua hòa giải và được các bên ký kết bằng văn bản để giải quyết
một tranh chấp thương mại (thỏa thuận giải quyết tranh chấp) mà vào thời điểm ký kết
có tính quốc tế […]”. Như vậy, Công ước không nhắm đến việc điều chỉnh quá trình
hòa giải dẫn đến kết quả thỏa thuận giữa các bên mà chỉ áp dụng đối với thỏa thuận giải
417 Công ước Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực, https://vicmc.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-chinh-thuc-co-
hieu-luc/, truy cập ngày 29/09/2023.
223
quyết đạt được là kết quả của quá trình hòa giải và thỏa thuận giải quyết này phải (i) là
kết quả để giải quyết toàn bộ hoặc một phần tranh chấp thương mại và (ii) có tính quốc
tế tại thời điểm ký kết và (iii) được lập bằng văn bản.
Đồng thời, Điều 1.2 và Điều 1.3 Công ước nêu rõ phạm vi loại trừ hiệu lực áp dụng
đối với các trường hợp: (i) Các thỏa thuận giải quyết tranh chấp là kết quả giải quyết
tranh chấp phát sinh từ các giao dịch mà một trong các bên (người tiêu dùng) tham gia
vì mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình; (ii) Các thỏa thuận giải quyết tranh chấp
liên quan đến pháp luật gia đình, thừa kế hoặc lao động; (iii) Các thỏa thuận giải quyết
tranh chấp mà được một tòa án công nhận hoặc đạt được trong quá trình tố tụng trước
một tòa án và (iv) Các thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể được thi hành như một
phán quyết của tòa án tại quốc gia nơi có tòa án đó.
2.2. Đánh giá sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại
và Công ước Singapore và đề xuất sửa đổi quy định pháp luật tương ứng trong bối
cảnh Việt Nam tiến tới gia nhập Công ước
Hiện nay, Việt Nam chưa gia nhập Công ước Singapore nhưng việc Công ước
được triển khai ở các quốc gia là đối tác thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới
sẽ có tác động và góp phần thúc đẩy hoạt động hòa giải của Việt Nam. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ sở vững chắc để tin tưởng lựa chọn hòa giải là phương
thức giải quyết tranh chấp phù hợp và thuận tiện. Đây chính là cột mốc đánh dấu bước
phát triển mới của hòa giải thương mại quốc tế tại Việt Nam và là tiền đề cho phương
thức này tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, nâng cao vai trò trong giải quyết tranh
chấp quốc tế. Ngoài ra, việc gia nhập Công ước Singapore sẽ tạo động lực và điều kiện
thuận lợi cho cơ quan lập pháp trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hòa giải
thương mại trong nước để tăng cường hiệu lực thực thi và hài hòa với các chuẩn mực
quốc tế.
Mặc dù Việt Nam đã có khung pháp lý chuyên biệt về hòa giải thương mại là Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP nhưng trong bối cảnh Việt Nam muốn tiến tới gia nhập Công
ước Singapore, việc nghiên cứu, đánh giá sự tương thích quy định nhằm có những sửa
đổi, bổ sung đối với Nghị định này một cách kịp thời và hài hòa hoặc nâng cấp Nghị
định này thành luật về hòa giải thương mại là hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ,
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ra đời trước khi Công ước Singapore thông qua và được
lấy cảm hứng chủ yếu từ Luật Mẫu UNCITRAL cũng như các quy định khác trong nước,
nhất là Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010418.
(i) Về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo Điều 2 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng
hòa giải thương mại bao gồm: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại. 2. Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa
giải thương mại”. Theo quy định này, cách xác định phạm vi phụ thuộc chủ yếu vào
yếu tố “hoạt động thương mại”. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 giải thích:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi khác”. Với cách quy định này, phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
418 Nguyen Manh Dzung, Dang Vu Minh Ha, Enforcement of Mediated Settlement Agreements in Vietnam: A Step Forward
the International Trend?, https://arbitrationblog.kluwerarbitration.com/2017/07/02/deposition-japan-u-s-based-internationalarbitration/, truy cập ngày 29/09/2023.
224
thương mại của Việt Nam tương thích với quy định của Công ước Singapore, thể hiện
rõ nét ở phần mở đầu và quy định loại trừ phạm vi áp dụng tại Điều 1.2 của Công ước.
Tuy nhiên, tính quốc tế của thỏa thuận đạt được từ hòa giải của pháp luật Việt Nam
có sự khác biệt với Công ước Singapore. Theo Điều 2.1 Công ước, tính quốc tế này được
xác định dựa vào địa điểm kinh doanh của các bên tranh chấp và “nếu một bên có nhiều
địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh có liên quan là nơi có mối quan hệ gắn bó
nhất với tranh chấp được giải quyết bằng thỏa thuận giải quyết tranh chấp… không có
địa điểm kinh doanh thì nơi thường trú được coi là địa điểm kinh doanh”. Pháp luật
Việt Nam không đề cập vấn đề này do đó, dễ gây ra sự chồng lấn về phạm vi giữa Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP và Công ước Singapore và đặt ra yêu cầu cần phải quy định cụ
thể nội dung này trong quá trình chuẩn bị gia nhập Công ước.
(ii) Về khái niệm hòa giải thương mại
Công ước Singapore đưa ra định nghĩa về hòa giải tại Điều 2.3 như sau: “Hòa giải
nghĩa là một thủ tục, bất kể tên gọi được sử dụng hoặc căn cứ mà thủ tục này được thực
hiện, nhờ đó các bên nổ lực giải quyết tranh chấp một cách thân thiện với sự hỗ trợ của
bên thứ ba (hòa giải viên) không có thẩm quyền áp đặt giải pháp cho các bên tranh
chấp”. Quy định này cho thấy hòa giải bao gồm cả các quá trình không có tên gọi là hòa
giải nhưng bản chất của các quá trình này thỏa mãn căn cứ để xác định rằng các bên tìm
kiếm sự giải quyết tranh chấp thương mại một cách thân thiện với sự trợ giúp của một
hoặc nhiều bên thứ ba và bên trung gian này không có thẩm quyền áp đặt giải pháp giải
quyết lên các bên trong tranh chấp. Vì Công ước không đặt ra yêu cầu về cách sử dụng
từ ngữ diễn tả hòa giải nên các bên tranh chấp có thể không nhận thức được rằng thỏa
thuận đạt được từ quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng thuộc phạm vi áp dụng
của Công ước Singapore hay không. Việc đánh giá này cần xem xét tùy vào từng trường
hợp cụ thể, nhất là đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của các bên về bản chất của quá
trình mà họ tham gia để dàn xếp tranh chấp.
So với Công ước Singapore, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP không định nghĩa về
hòa giải mà giải thích trực tiếp “hòa giải thương mại” tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Hòa
giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận
và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp
theo quy định của Nghị định này”. Về cơ bản, định nghĩa hòa giải thương mại của Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP khá tương đồng với Công ước Singapore nhưng Nghị định này
chưa quy định về việc bên trung gian hòa giải không có quyền áp đặt giải pháp lên các
bên tranh chấp. Vì vậy, nếu gia nhập Công ước, Việt Nam cần bổ sung cụ thể trách
nhiệm này của hòa giải viên, nhấn mạnh vai trò tự quyết của các bên trong giải quyết
tranh chấp để tương thích với Công ước.
(iii) Về hình thức của thỏa thuận đạt được từ hòa giải
Khoản 1, 3 Điều 15 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định: “1. Khi đạt được kết
quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành […] 3. Văn bản về kết
quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại”. Quy định này
tương đồng với Công ước (Điều 4.1) vì cùng yêu cầu hình thức văn bản của thỏa thuận
hòa giải thành và có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. Ngoài ra, Công
ước còn minh thị trường hợp được sử dụng chữ ký điện tử trong việc ký kết thỏa thuận
đạt được từ hòa giải tại Điều 4.2. Tuy Luật Giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam
đã thừa nhận hình thức thông điệp dữ liệu điện tử, chữ ký điện tử trong các thỏa thuận,
giao dịch nhưng thiết nghĩ, cần quy định hình thức này tựu trung tại một văn bản quy
phạm về hòa giải thương mại tương tự như Công ước để dễ dàng áp dụng hơn.
225
(iv) Công nhận và cho thi hành trong nước kết quả hòa giải thành
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP không trực tiếp quy định về vấn đề công nhận và
cho thi hành trong nước kết quả hòa giải thành mà vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh
của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo Bộ luật này, Tòa án Việt Nam chỉ công
nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải được đăng ký
hoạt động theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP mà chưa có quy định về việc
công nhận thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước do
hòa giải viên nước ngoài, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại
Việt Nam thực hiện. Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài (không phải Tòa án), nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên nước
ngoài, tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện
không thuộc loại được công nhận và cho thi hành419. Do đó, nếu gia nhập Công ước,
việc bổ sung quy định về vấn đề công nhận và cho thi hành trong nước kết quả hòa giải
thành là hết sức cần thiết đối với khung pháp lý về hòa giải thương mại.
(v) Đơn hoặc yêu cầu song song
Trong trường hợp có đơn hoặc yêu cầu liên quan đến thỏa thuận giải quyết tranh
chấp đã gửi đến tòa án, hội đồng trọng tài hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, có thể ảnh
hưởng đến việc xem xét yêu cầu trợ giúp theo Điều 4, Công ước Singapore đưa ra giải
pháp: “cơ quan có thẩm quyền của Bên tham gia Công ước nơi cần có sự trợ giúp có
thể hoãn việc ra quyết định công nhận nếu xét thấy phù hợp và cũng có thể, theo yêu
cầu của một bên, cơ quan này có thể yêu cầu bên đề nghị phải thực hiện biện pháp bảo
đảm phù hợp” (Điều 6). Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề
này. Do đó, nhóm tác giả đề xuất quá trình gia nhập Công ước Singapore, Việt Nam cần
bổ sung cụ thể trường hợp này để đảm bảo tương thích với Công ước.
Kết luận:
Cùng với những ưu điểm của hòa giải thương mại, sự ra đời của Luật Mẫu
UNCITRAL và nhất là Công ước Singapore, hòa giải thương mại có nhiều lợi thế và
tiềm năng phát triển thành xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế, trong đó có Việt Nam. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý chuyên biệt
là Nghị định số 22/2017/NĐ-CP điều chỉnh về hòa giải thương mại trong nước nhưng
Nghị định này vẫn còn tồn tại một số khác biệt với nội dung của Luật Mẫu UNCITRAL
và Công ước Singapore. Do đó, pháp luật Việt Nam cần tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm
pháp luật quốc tế về hòa giải thương mại nhằm hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý thật
vững chắc thúc đẩy phương thức hòa giải thương mại phát triển hơn nữa và hài hòa với
các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là trong tiến trình Việt Nam mong muốn gia nhập Công
ước Singapore.
1.
2.
3.
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13;
Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;
Luật Thương mại số 36/2005/QH11;
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11;
419 Tạ Đình Tuyên, Công ước Singapore về Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả,
https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-mot-phuongthuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te-hieu-quacong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày
30/09/2023.
226
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương
mại;
Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế và Thỏa thuận Hòa giải
quốc tế năm 2018;
Công ước của Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa
giải năm 2019;
Nguyễn Bá Bình, Nguyễn Thị Anh Thơ (2015), Khung pháp luật riêng về hòa
giải thương mại của Uncitral, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14 (294);
Nguyễn Bảo Duy (2023), Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại
tại Việt Nam, https://lsvn.vn/lich-su-hinh-thanh-ve-hoa-giai-va-hoa-giai-thuongmai-tai-viet-nam-1685893617.html, truy cập ngày 15/09/2023;
Đặng Thương Hoài Linh (2022), Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giaithuong-mai-duoi-goc-do-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-89970.htm,
truy cập ngày 15/09/2023;
Công ước Singapore về Hòa giải chính thức có hiệu lực, https://vicmc.vn/conguoc-singapore-ve-hoa-giai-chinh-thuc-co-hieu-luc/, truy cập ngày 29/09/2023;
Tạ Đình Tuyên, Công ước Singapore về Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế hiệu quả, https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hopquoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-mot-phuongthuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te-hieu-quacong-uoc-cua-lienhop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày 30/09/2023;
Nguyen Manh Dzung, Dang Vu Minh Ha, Enforcement of Mediated Settlement
Agreements in Vietnam: A Step Forward the International Trend?,
https://arbitrationblog.kluwerarbitration.com/2017/07/02/deposition-japan-u-sbased-international-arbitration/, truy cập ngày 29/09/2023.
227
KIẾN TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ THÚC ĐẨY HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguyễn Hữu Lộc420
Huỳnh Thị Kim Thoa421
Tóm tắt: Hòa giải thương mại được xem là phương thức giải quyết tranh chấp
hiệu quả ở nhiều quốc gia vì có những ưu điểm vượt trội về chi phí, thời gian giải quyết,
tiết kiệm nguồn nhân lực, tính bảo mật và khả năng duy trì mối quan hệ giữa các bên
sau tranh chấp. Mặc dù hoà giải thương mại là phương thức mang lại hiệu quả cao và
có nhiều tiềm năng phát triển nhưng phương thức này chưa được sử dụng rộng rãi trong
quá trình giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp Việt Nam. Trong phạm vi
bài viết, nhóm tác giả sẽ trình bày và phân tích một số bất cập của pháp luật Việt Nam
về hòa giải thương mại, thực trạng áp dụng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định pháp luật về hòa giải thương mại và tăng cường thúc đẩy áp dụng phương thức
này đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khóa: hòa giải, hòa giải thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp
ngoài Tòa án.
Abstract: Commercial mediation is considered an effective dispute resolution
method in many countries because it possesses outstanding advantages in terms of cost,
resolution time, human resources, confidentiality and relationship maintainability
between parties after the dispute resolution. Although commercial mediation is a highly
effective method and has potential for development, this method has not been widely
used in the process of resolving commercial disputes of Vietnamese enterprises. Within
the scope of the article, authors will present and analyze the inadequate provisions of
Vietnamese laws on commercial mediation, the practical application and
recommendations to improve the legal provisions on commercial mediation and
promote the application of this method to Vietnamese enterprises.
Key words: mediation, commercial mediation, alternative dispute resolution.
Đặt vấn đề:
Hòa giải thương mại có bản chất là quá trình giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa
các bên trong tranh chấp thương mại thông qua sự hỗ trợ của hòa giải viên. Phương thức
này đề cao quyền tự quyết của các bên, hòa giải viên chỉ đóng vai trò trung gian đưa ra
khuyến nghị giúp các bên thấy được lợi ích thiết thực và giải quyết vấn đề của mình một
cách ôn hòa, thiện chí và hữu hiệu nhất. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa mặn mà và còn e ngại với phương thức hòa giải thương mại. Trong khi đó, các
thương nhân của các quốc gia và khu vực trên thế giới ngày càng có xu hướng lựa chọn
hòa giải thương mại để tận dụng những ưu điểm mà phương thức này mang lại trong
việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch quốc tế, nhất là tiết kiệm tối đa thời
gian và chi phí giải quyết, bảo mật và linh động. Điều này đặt ra vấn đề các doanh nghiệp
Việt Nam cần quan tâm và tiếp cận nhiều hơn nữa với phương thức hòa giải thương mại
để có những nhận thức đầy đủ và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ thương mại quốc tế và kể cả các giao dịch thương mại trong nước. Mặc
dù pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định điều chỉnh về hòa giải thương
mại, đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính
phủ (“Nghị định 22”) - văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt đầu tiên tạo khung pháp
lý thống nhất cho hòa giải thương mại, khuyến khích phương thức này phát triển và tiệm
420 Nguyễn Hữu Lộc, Luật sư nội bộ, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
421 Huỳnh Thị Kim Thoa, Luật sư, Công ty Luật TNHH Sophia, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
228
cận hơn với xu hướng quốc tế. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn tồn tại một số bất
cập trong quá trình áp dụng, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp và đặt ra nhu cầu
cần hoàn thiện để nâng cao hiệu lực thực thi trong thời gian tới.
1. Một số bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải thương mại
1.1. Bảo đảm thực thi thỏa thuận hòa giải thương mại
Theo nguyên tắc tự nguyện và tự quyết, các bên trong quan hệ thương mại hoàn
toàn có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng
phương thức hòa giải. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các bên dù đã xác lập thỏa thuận
hòa giải thương mại hợp pháp nhưng sau đó từ chối hòa giải hoặc cảm thấy thời hiệu
khởi kiện sắp hết mà trực tiếp khởi kiện tranh chấp ra Tòa án hoặc Trọng tài. Khi đó,
liệu Tòa án hoặc Trọng tài có từ chối thụ lý đơn khởi kiện, tạm đình chỉ vụ án hay đình
chỉ vụ án không? Nghị định 22 và các văn bản pháp luật khác đang bỏ ngỏ vấn đề này.
Đây cũng chính là yếu tố nghi ngại nhất cho các bên khi quyết định lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Có thể thấy, các quy định của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 (BLTTDS 2015) về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi
kiện (Điều 192); tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 214); đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự (Điều 217) đều không đặt ra hệ quả pháp lý khi một bên không tiến hành hòa giải
như đã thỏa thuận. Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP cũng không hướng dẫn về việc
hòa giải thương mại là điều kiện tiền tố tụng mà các bên phải thực hiện trước khi khởi
kiện ra Tòa án422. Tương tự, khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 43 Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 không quy định Trọng tài có quyền đình chỉ giải quyết tranh chấp khi
một bên không hòa giải trước mà khởi kiện tranh chấp đó ra Trọng tài. Có thể thấy, việc
pháp luật hiện hành chưa thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi thỏa thuận hòa giải, đặc biệt
là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm thỏa thuận hòa giải đối với quá trình giải quyết
của Tòa án và Trọng tài sẽ gây trở ngại lớn trong việc thúc đẩy hòa giải thương mại phát
triển và sử dụng rộng rãi hơn.
1.2. Bảo đảm thực thi kết quả hòa giải thành trong nước
Điều 16 Nghị định 22 quy định: “Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét
công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự”. Như vậy, quy định này tham
chiếu toàn bộ đến các điều kiện để công nhận kết quả hòa giải thành theo Điều 417
BLTTDS 2015. Tuy nhiên, Điều 417 BLTTDS 2015 không xem xét đến điều kiện về
hòa giải viên thương mại. Trong khi đó, Nghị định 22 rất xem trọng tiêu chuẩn của hòa
giải viên trong quá trình giải quyết hòa giải khi đưa ra các quy định chi tiết tại Điều 7.
Vấn đề đặt ra là trong trường hợp hòa giải viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Nghị
định 22 như không độc lập, vô tư, khách quan thì Tòa án có xem xét trong việc ra quyết
định công nhận kết quả hòa giải thành hay không. Nếu Tòa án vận dụng Điều 417
BLTTDS 2015 để cho rằng điều kiện về hòa giải viên là không bắt buộc thì quy định
của Nghị định 22 về tiêu chuẩn của hòa giải viên không còn nhiều ý nghĩa, bởi vì dù
việc lựa chọn hòa giải viên thương mại đủ hay không đủ tiêu chuẩn thì kết quả hòa giải
thành vẫn có thể được công nhận423. Vô hình chung làm cho quy định giữa Nghị định
22 và các văn bản pháp luật khác thiếu tính đồng bộ và chặt chẽ.
422 Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, hòa giải trong tranh chấp lao động theo quy định tại khoản 1 Điều
188, khoản 2 Điều 191 và khoản 2 Điều 195 Bộ luật lao động năm 2019 và hòa giải đối với tranh chấp ai là người có quyền sử
dụng đất là thủ tục tiền tố tụng phải tiến hành trước khi khởi kiện tại Tòa án.
423 Đặng Thương Hoài Linh, Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giai-thuong-mai-duoi-goc-do-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-89970.htm,
truy cập ngày 01/10/2023.
229
1.3. Bảo mật trong hòa giải thương mại
Tính bảo mật là đặc trưng quan trọng của hòa giải thương mại và là yếu tố quan
trọng để các bên quyết định chọn phương thức này giải quyết tranh chấp424. Nghị định
22 đã có những quy định minh thị đảm bảo tính bảo mật trong hòa giải thương mại qua
các điều khoản: khoản 2 Điều 4, điểm b khoản 1 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 9 và khoản
1 Điều 10. Có thể thấy, các quy định này chỉ tập trung ghi nhận nguyên tắc bảo mật các
thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải và quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên trong việc
bảo vệ bí mật thông tin trong phạm vi quá trình hòa giải425. Theo nhóm tác giả, cách quy
định này chưa thực sự đảm bảo và thể hiện rõ nét ưu điểm bảo mật của hòa giải thương
mại. Bởi lẽ, không chỉ riêng hòa giải viên, các chủ thể khác như các bên tranh chấp hoặc
người thứ ba được phép tham gia hòa giải thì vẫn phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật
nhưng Nghị định 22 đã không đề cập vấn đề này. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định
nào cho thấy hệ quả pháp lý khi các bên tiết lộ thông tin có liên quan đến vụ việc hòa
giải.
Ngoài ra, Nghị định 22 không quy định về trách nhiệm của các bên tham gia hòa
giải không được cung cấp thông tin trong quá trình hòa giải cho quá trình tố tụng tại
Trọng tài hoặc Tòa án sau đó khi các bên không đạt được thỏa thuận từ hòa giải. Do đó,
một bên có thể sử dụng các thông tin, tài liệu từ quá trình hòa giải để cung cấp chứng
cứ “chống lại” bên kia cho Trọng tài hoặc Tòa án trong trường hợp tiếp tục giải quyết
tranh chấp bằng phương thức tố tụng này. Chính điều này sẽ vô hình chung làm cho các
bên lo ngại về rủi ro bị tiết lộ thông tin gây bất lợi cho mình sau quá trình hòa giải (nhất
là phía doanh nghiệp - chủ thể luôn chú trọng vào vấn đề bảo mật hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình), dẫn đến các bên không cởi mở, không tích cực nỗ lực để đạt được
thỏa thuận hòa giải thành, từ đó làm giảm đi tính hữu hiệu của hòa giải.
1.4. Công nhận và cho thi hành kết quả hòa giải thành nước ngoài tại Việt
Nam
Việt Nam chưa gia nhập điều ước quốc tế về công nhận kết quả hòa giải thành tiến
hành bởi thủ tục hòa giải ở nước ngoài, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Thỏa
thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua hòa giải (còn gọi là Công ước Singapore
về Hòa giải). Theo BLTTDS 2015, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận thỏa thuận giải quyết
tranh chấp do hòa giải viên, tổ chức hòa giải được đăng ký hoạt động theo quy định của
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP mà chưa có quy định về việc công nhận thỏa thuận giải
quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước do hòa giải viên nước ngoài,
tổ chức hòa giải ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện. Bên
cạnh đó, BLTTDS 2015 chỉ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định về nhân
thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (không phải tòa án),
nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp do hòa giải viên nước ngoài, tổ chức hòa giải ở
nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện không thuộc loại được
công nhận và cho thi hành426. Như vậy, đây sẽ là vấn đề gây cản trở cho phạm vi điều
chỉnh của pháp luật trong nước về hòa giải, chưa bao quát được các thỏa thuận đạt được
từ hòa giải mang tính quốc tế và gây lúng túng, khó khăn cho Tòa án trong vấn đề thực
424 Châu Việt Bắc, Tính bảo mật trong hòa giải thương mại, https://vmc.org.vn/thu-tuc-hoa-giai/tinh-bao-mat-trong-hoa-giai-
thuong-mai-a120.html, truy cập ngày 01/10/2023.
425 Nghị định 22 có ngoại lệ cho phép được tiết lộ thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải trong trường hợp các bên có thỏa
thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
426 Tạ Đình Tuyên, Công ước Singapore về Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả,
https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-mot-phuongthuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te-hieu-quacong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày
01/10/2023.
230
thi và ngay cả doanh nghiệp khi đóng vai trò là một bên của tranh chấp thương mại quốc
tế.
2. Thực trạng áp dụng phương thức hòa giải thương mại của doanh nghiệp
Việt Nam
2.1. Số lượng vụ việc giải quyết thông hoà giải thương mại ở mức độ thấp
Một trong số những mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 được đề cập tại khoản
5 Điều 3 của Nghị quyết số 31/2021/QH15 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn
2021-2025 là Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng
60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Như vậy, có thể thấy rằng, tiềm
năng khai thác hòa giải thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn là rất lớn.
Năm 2022, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thụ lý 292 vụ tranh
chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021. Theo đó, tổng số vụ tranh chấp
VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993-2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ
tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả các
vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Trong năm 2022,
VMC đã tiếp nhận tổng cộng 12 vụ việc hòa giải (nâng tổng số vụ việc tiếp nhận giai
đoạn 2018 - 2022 lên 36 vụ) trong đó số vụ tranh chấp trong nước chiếm 56% và tranh
chấp có tính nước ngoài là 44%.427 Số liệu này cho thấy, mặc dù hoà giải thương mại là
một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến và hiệu quả
trên thế giới nhưng số lượng vụ việc được giải quyết ở nước ta hiện chỉ đạt được ở một
tỷ lệ nhỏ. Nói cách khác, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại
ít được doanh nghiệp Việt Nam biết đến và vận dụng.
2.2. Chương trình đào tạo và bài toán về nhân sự chất lượng cao trong hoà
giải thương mại
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2022, cả nước có 343 hòa giải viên thương
mại (trong đó có 139 hòa giải viên của Trung tâm hòa giải thương mại; 204 hòa giải
viên của Trung tâm trọng tài có đăng ký hoạt động hòa giải thương mại)428. Trên thực
tế, bên cạnh những hòa giải viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn còn những
hòa giải viên chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức. Chất lượng hòa giải viên
không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh
chấp429. Bên cạnh đó, chưa có các khoá học bài bản và chuyên sâu về hoà giải thương
mại trong hệ thống đào tạo tại Việt Nam. Theo PGS. TS. Trần Việt Dũng, Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, các cơ sở đào tạo hiện nay chưa có bộ môn riêng, giáo trình
riêng về hoà giải thương mại, thời lượng đào tạo còn ít, việc kết hợp “học đi đôi với
hành” mới chỉ là hình thức430. Vì vậy, với chương trình đào tạo như hiện nay, việc hình
thành được đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp về hoà giải thương mại còn khoảng cách
khá xa để có thể phát huy được hiệu quả như mong muốn. Đây là những nguyên nhân
dẫn đến sự hoài nghi của các doanh nghiệp Việt Nam về chất lượng hoạt động hoà giải
hiện nay.
427 https://vmc.org.vn/images/Resources/Annual-Report/2022/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2022_230810.pdf, truy cập ngày
02/10/2023.
428 https://vmc.org.vn/tin-tuc-su-kien/thuc-tien-hoa-giai-thuong-mai-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-mot-so-van-de-va-giai-phapkhac-phucn927.html#:~:text=C%C3%B9ng%20v%E1%BB%9Bi%20%C4%91%C3%B3%2C%20theo%20b%C3%A1o,ho%E1%BA
%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20t%E1%BA%A1i%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91,
truy
cập
ngày
02/10/2023.
429 https://daibieunhandan.vn/phap-luat-va-doi-song/xay-dung-de-an-phat-trien-doi-ngu-hoa-giai-vien-thuong-mai-i301636/,
truy cập ngày 02/10/2023.
430 https://lsvn.vn/hoa-giai-va-trong-tai-thuong-mai-o-viet-nam-hien-nay.html, truy cập ngày 02/10/2023.
231
2.3. Việt Nam chưa tham gia công ước về hoà giải thương mại quốc tế
Ngày 07/8/2019, 46 quốc gia đã ký kết Công ước Singapore về Hòa giải, bao gồm
hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới (Mỹ và Trung Quốc); ba trên bốn nền kinh tế lớn
nhất Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc); và năm nước ASEAN (Brunei,
Malaysia, Lào, Philippines và Singapore). Công ước Singapore về Hòa giải không chỉ
như một bước ngoặt phát triển của hòa giải thương mại quốc tế mà còn là nền tảng cho
hợp tác đa phương và thương mại quốc tế431.
Hiện nay, Việt Nam chưa gia nhập Công ước Singapore. Vì vậy, việc xem xét ký kết
Công ước là hoàn toàn cần thiết để góp phần nội luật hoá các cam kết quốc tế và giải
quyết nhanh hơn, tiết kiệm hơn các tranh chấp đầu tư và thương mại quốc tế. Từ đó,
thúc đẩy việc xây dựng văn hoá giải quyết tranh chấp tại Việt Nam được diễn ra hiệu
quả và tránh phải thủ tục tố tụng phức tạp. Việc thiết lập một cơ chế giải quyết tranh
chấp thân thiện cũng sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặt
khác, đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và tích lũy cho mình
kiến thức pháp lý về hòa giải thương mại quốc tế để dự trù và giảm thiểu những rủi ro
khi tham gia vào các quan hệ kinh doanh quốc tế với các thương nhân trong khu vực và
trên thế giới.
2.4. Công tác truyền thông về hoà giải thương mại
Dù phương thức hòa giải thương mại mang đến nhiều ưu điểm về thời gian giải
quyết tranh chấp lẫn chi phí, tính bảo mật và khả năng duy trì mối quan hệ giữa các bên
sau tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động truyền thông chưa thật sự đủ mạnh
để xúc tiến quảng bá và thúc đẩy áp dụng hòa giải thương mại đến các chủ thể trong đời
sống xã hội, nhất là đối với cộng đồng doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân
làm cho pháp luật nói chung và pháp luật hòa giải thương mại nói riêng khó đi vào cuộc
sống, chưa tiếp cận đúng đối tượng và rất nhanh phải tiến hành sửa đổi, bổ sung. Công
tác tổ chức truyền thông về hòa giải thương mại thông qua những khảo sát cụ thể sẽ góp
phần đưa ra những tương tác đa chiều giữa doanh nghiệp và cơ quan soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật để đánh giá vấn đề thực thi pháp luật hòa giải thương mại trên thực
tế, nhất là tập trung về khả năng đảm bảo thực thi thỏa thuận hòa giải thương mại và kết
quả từ quá trình hòa giải cũng như mức độ hài lòng của doanh nghiệp về phương thức
này.
2.5. Vấn đề bảo mật thông tin và ứng dụng chuyển đổi số
Trên thực tế tại các phiên hoà giải diễn ra theo hình thức bảo mật sẽ có những phần
trao đổi tại phòng riêng (giữa hoà giải viên và bên tiết lộ thông tin mật) và phòng chung
(giữa hoà giải viên và các bên ranh chấp tham gia hòa giải). Ngoài ra, nội dung trao đổi
trong phiên họp cũng không được công bố công khai như tại các phiên toà. Quy định
này thể hiện đặc trưng của hòa giải thương mại là đề cao nguyên tắc bảo mật và giúp
các bên bảo vệ thông tin mật của nhau nếu so với việc giải quyết tranh chấp thông qua
con đường toà án. Đối với hoạt động tố tụng thông qua toà án, các bên có tranh chấp
thường mất một khoảng thời gian rất dài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong góc
nhìn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hoạt động hoà giải thương mại
không mang tính hiệu quả như toà án vì kết quả của hoạt động tố tụng thông qua toà án
là một văn bản có tính cưỡng chế thi hành. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học công
nghệ và chuyển đổi số, các phiên hoà giải thương mại hoàn toàn có thể diễn ra thông
431 https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-mot-thoi-dai-moi-xuat-hien, truy cập ngày 03/10/2023.
232
qua các cuộc họp trực tuyến (video call) thông qua các phương tiện điện tử. Điều này
góp phần thúc đẩy hoạt động hoà giải thương mại có yếu tố nước ngoài.
2.6. Vai trò của hoà giải viên trong các buổi hòa giải thương mại bị hạn chế
Trong các phiên hòa giải thương mại, hoà giải viên sẽ đóng vai trò trung gian trong
việc thuyết phục các bên cùng giải quyết tranh chấp theo đường lối thân thiện và không
thiên vị bất kỳ bên nào. Tuy nhiên, hòa giải viên không có vai trò đưa ra quyết định hòa
giải mang tính bắt buộc đối với các bên và cũng không có quyền buộc các bên phải chấp
nhận phương án hòa giải do mình đưa ra. Vì vậy, việc nhìn nhận kết quả hòa giải dựa
nhiều vào yếu tố thiện chí của các bên sẽ làm giảm vai trò của hòa giải viên. Ngoài ra,
khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 22 quy định: “Khi đạt được kết quả hòa giải
thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành […] Văn bản về kết quả hòa giải
thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại”. Theo quy định này, hoà giải
viên chỉ đóng vai trò là người nói và không được viết văn bản về kết quả hòa giải thành
để hỗ trợ cho các bên tranh chấp. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không thực sự có
niềm tin vào tính hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp này cũng như dẫn đến
các khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc kiểm tra và đảm bảo kết quả hòa giải.
2.7. Các doanh nghiệp chưa chú trọng xây dựng các quy định nội bộ về
phương thức giải quyết tranh chấp
Tranh chấp phát sinh giữa doanh nghiệp và bên có liên quan thường sẽ được giải
quyết theo các phương thức sau: (i) thương lượng; (ii) hòa giải; (iii) trọng tài; (iv) tòa
án432. Tuy nhiên, phần lớn các hợp đồng được ký kết của các doanh nghiệp với các đối
tác, khách hàng thường sẽ quy định phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài hoặc
tòa án mà không quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua con đường hoà giải.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc xây dựng các quy định
nội bộ về phương thức giải quyết các tranh chấp theo hướng ưu tiên thương lượng và
hoà giải để hoạt động giải quyết các tranh chấp của doanh nghiệp được diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại và thúc
đẩy việc áp dụng phương thức hòa giải thương mại đối với doanh nghiệp Việt
Nam
Thứ nhất, pháp luật hòa giải hoặc văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng dân sự nên
có văn bản hướng dẫn cụ thể về hậu quả pháp lý trong trường hợp một bên không tôn
trọng thỏa thuận hòa giải mà tiến hành khởi kiện trực tiếp ra Tòa án hoặc Trọng tài.
Theo nhóm tác giả, sẽ là hợp lý khi quy định hành vi này sẽ thuộc trường hợp Tòa án
trả lại đơn khởi kiện vì vi phạm thủ tục tiền tố tụng – các bên tự nguyện xác lập thỏa
thuận hòa giải nên phải có cơ chế đảm bảo thực thi thỏa thuận này. Còn trong trường
hợp các bên vừa có thỏa thuận hòa giải vừa có thỏa thuận Trọng tài thì cần xem xét các
bên đã minh thị ưu tiên hòa giải trước khi khởi kiện ra Trọng tài hay không. Nếu các
bên có thỏa thuận rõ ràng về vấn đề này thì phải thực hiện hòa giải trước, ngược lại, nếu
không thể hiện ưu tiên hòa giải trước thì các bên hoàn toàn có thể khởi kiện ra Trọng
tài.
Thứ hai, pháp luật hòa giải cần bổ sung điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành
về việc hòa giải viên tham gia vào quá trình hòa giải phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
theo quy định của Nghị định 22. Qua đó ràng buộc và đề cao hơn nữa các tiêu chuẩn để
trở thành hòa giải viên, giúp hoạt động hành nghề của các chủ thể này thêm chuyên
432 Điều 31.1 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dung 2010
233
nghiệp và tin cậy hơn. Nhất là tăng cường bảo đảm thực thi kết quả hòa giải thành trong
nước và quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể: Theo Điều 5.1.(e)
Công ước Singapore về Hòa giải, một trong những căn cứ từ chối công nhận kết quả hòa
giải thành là “Hòa giải viên đã có sự vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn áp dụng cho
hòa giải viên hoặc việc hòa giải mà nếu không có sự vi phạm đó bên đó sẽ không tham
gia vào thỏa thuận giải quyết tranh chấp”.
Thứ ba, pháp luật hòa giải cần đưa ra định nghĩa về đối tượng được bảo mật. Định
nghĩa này nên bao hàm cả những thông tin thuần túy về hòa giải như thời điểm tiến hành
hòa giải, địa điểm tiến hành hòa giải, thời gian hòa giải,… và những thông tin liên quan
đến vấn đề tranh chấp. Bên cạnh đó cần có quy định về ngoại lệ những thông tin liên
quan đến vụ việc hòa giải nhưng không được bảo mật. Về phía doanh nghiệp, khi chưa
có văn bản pháp luật quy định vấn đề này thì khi xác lập thỏa thuận hòa giải nên quy
định rõ các tài liệu, thông tin được sử dụng, cung cấp trong quá trình hòa giải sẽ không
có giá trị nếu một bên cung cấp, giao nộp cho Tòa án hoặc Trọng tài.
Thứ tư, về vấn đề công nhận và cho thi hành kết quả hòa giải thành nước ngoài tại
Việt Nam. Như đã nêu, hiện nay BLTTDS 2015 chưa điều chỉnh việc công nhận và cho
thi hành trong nước kết quả hòa giải thành do hòa giải viên nước ngoài, tổ chức hòa giải
ở nước ngoài không đăng ký hoạt động tại Việt Nam thực hiện cũng như Việt Nam chưa
gia nhập Công ước Singapore về Hòa giải có cho phép công nhận đối với trường hợp
này. Do vậy, đối với các tranh chấp thương mại quốc tế cần được thi hành ở Việt Nam,
các doanh nghiệp cần lưu ý nên tiến hành hòa giải ở Việt Nam với sự hỗ trợ của các tổ
chức hòa giải thương mại trong nước để đảm bảo khả năng thi hành. Bên cạnh đó, theo
nhóm tác giả, trong tương lai, Việt Nam nên cân nhắc về việc sớm ký kết Công ước
Singapore về Hòa giải. Qua đó giúp xây dựng pháp luật hòa giải quốc gia hài hòa với
các tiêu chuẩn quốc tế và tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam trong các giao dịch thương mại quốc tế với khu vực và trên thế giới.
Thứ năm, hơn 6 năm triển khai thực hiện, Nghị định 22 đã bộc lộ nhiều bất cập,
bên cạnh đó, Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh doanh quốc tế sâu rộng
và việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ Luật Mẫu UNCITRAL về Hòa giải thương mại
quốc tế và việc cân nhắc gia nhập Công ước Singapore về Hòa giải là vô cùng cần thiết.
Điều đó đòi hỏi cần có những sửa đổi, bổ sung và nâng cấp Nghị định 22 trở thành Luật
Hòa giải thương mại độc lập, chuyên biệt và có hiệu lực thực thi cao.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về hòa giải thương mại cũng
như ưu điểm và hiệu quả của phương thức này, thông qua các hoạt động thông tin truyền
thông nhất là các buổi hội thảo, hội nghị, tọa đàm với các đối tượng hướng đến là các
doanh nghiệp - khách hàng tiềm năng của hòa giải thương mại. Ngoài ra, cần nâng cao
vai trò của các luật sư (bao gồm: luật sư nội bộ và luật sư của tổ chức hành nghề luật sư)
trong việc xây dựng quy định nội bộ về hòa giải thương mại và giải quyết tranh chấp tại
doanh nghiệp nhằm thiết lập nên một thói quen và văn hóa sử dụng hòa giải thương mại
trong giải quyết tranh chấp.
Cuối cùng, các Trung tâm hòa giải thương mại cần đẩy mạnh triển khai quảng bá
hoạt động, thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, cần có những chính sách tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên thương mại định kỳ thường
xuyên, đảm bảo chất lượng, uy tín và chuyên môn hóa lĩnh vực của hòa giải viên thương
mại như đầu tư, tài chính, ngân hàng…
234
Kết luận:
Về tổng quan, pháp luật Việt Nam đã có những điều chỉnh kịp thời, toàn diện đối
với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Đặc biệt, với sự ra đời
của Nghị định 22, hòa giải thương mại có điều kiện thuận lợi để trở thành phương thức
giải quyết tranh chấp độc lập, được áp dụng phổ biến hơn và hỗ trợ đắc lực cho Tòa án
trong việc giảm tải số lượng vụ việc tranh chấp thương mại phải giải quyết. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, bất cập của pháp luật hòa giải dẫn đến trên thực tế, các
chủ thể nhất là cộng đồng doanh nghiệp chưa chú trọng và tin tưởng sử dụng phương
thức giải quyết này. Do đó, hoàn thiện khung pháp lý về hòa giải thương mại và đề ra
các giải pháp để các quy định này được vận dụng hiệu quả trên thực tế là yêu cầu cấp
thiết được đặt ra hiện nay. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng và phát triển hành lang pháp lý
an toàn, hiệu quả và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của phương thức giải quyết tranh
chấp này trong tương lai.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/06/2010.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương
mại.
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân
sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
Công ước Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua
hòa giải (Công ước Singapore về Hòa giải).
Đặng Thương Hoài Linh, Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật quốc tế và
pháp luật Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giai-thuong-maiduoi-goc-do-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-89970.htm, truy cập ngày
25/09/2023.
Châu Việt Bắc, Tính bảo mật trong hòa giải thương mại, https://vmc.org.vn/thutuc-hoa-giai/tinh-bao-mat-trong-hoa-giai-thuong-mai-a120.html, truy cập ngày
25/09/2023.
Tạ Đình Tuyên, Công ước Singapore về Hòa giải - Phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế hiệu quả, https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-cua-lien-hopquoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet-tranh-chap-thong-qua-hoa-giai-mot-phuongthuc-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-quoc-te-hieu-quacong-uoc-cua-lienhop-quoc-ve-thoa-thuan-giai-quyet, truy cập ngày 25/09/2023.
https://vmc.org.vn/images/Resources/Annual-Report/2022/VIAC_Bao-caothuong-nien-2022_230810.pdf, truy cập ngày 02/10/2023.
https://vmc.org.vn/tin-tuc-su-kien/thuc-tien-hoa-giai-thuong-mai-tai-thanh-phoho-chi-minh-mot-so-van-de-va-giai-phap-khac-phucn927.html#:~:text=C%C3%B9ng%20v%E1%BB%9Bi%20%C4%91%C3%B3
%2C%20theo%20b%C3%A1o,ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99
ng%20t%E1%BA%A1i%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91, truy cập
ngày 02/10/2023.
https://daibieunhandan.vn/phap-luat-va-doi-song/xay-dung-de-an-phat-triendoi-ngu-hoa-giai-vien-thuong-mai-i301636/, truy cập ngày 02/10/2023.
235
12.
13.
https://lsvn.vn/hoa-giai-va-trong-tai-thuong-mai-o-viet-nam-hien-nay.html, truy
cập ngày 02/10/2023.
https://tapchitoaan.vn/cong-uoc-singapore-ve-hoa-giai-mot-thoi-dai-moi-xuathien, truy cập ngày 03/10/2023.
236
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI THUỘC LĨNH VỰC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
Trần Thị Ngọc Hân 433
Lê Huỳnh Phương Chinh 434
Tóm tắt:
Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng tòa án hầu như chỉ là phương thức lựa chọn
cuối cùng của các doanh nghiệp sau khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng
tài không mang lại hiệu quả. Trong khi đó, giải quyết tranh chấp thương mại bằng con
đường hòa giải thương mại nói chung và trong lĩnh ngân hàng nói riêng đang nhận được
sự quan tâm và dần trở thành một xu thế tất yếu trong dòng chảy chung của quá trình
hội nhập bởi các lợi thế nhanh gọn, linh hoạt và hiệu quả. Trong suốt quá trình phát
triển, hòa giải thương mại đã khẳng định được những tiềm năng to lớn mà nó mang lại.
Sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại đóng
một vai trò quan trọng đối với khung pháp lý dành cho phương thức giải quyết tranh
chấp này. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích những vấn đề cụ thể về
thực trạng pháp luật Việt Nam đối với hòa giải thương mại trong lĩnh vực ngân hàng và
đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về phương thức giải quyết tranh chấp
này.
Abstract:
Nowadays, dispute settlement by court is almost only the last option of businesses
after the methods of negotiation, conciliation and arbitration are not effective.
Meanwhile, resolving commercial disputes by way of commercial mediation in general
and in the banking sector in particular is receiving attention and gradually becomes an
inevitable in the general flow of the integration process because of the advantages of
being quick, flexible and efficient. Throughout the development process, commercial
mediation has affirmed the great potential it brings. The introduction of Decree No.
22/2017/ND-CP of the Government on commercial mediation plays an important role
in the legal framework for this method of dispute resolution. Within the scope of this
article, the authors analyze specific issues about the current state of Vietnamese law on
commercial mediation in the banking sector and make recommendations to improve the
legal framework on settlement methods resolve this dispute.
Từ khóa: hòa giải thương mại, tranh chấp thương mại, lĩnh vực ngân hàng, thực
trạng pháp luật, một số đề xuất.
1. Khái quát về hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh
vực ngân hàng
1.1 Khái niệm về hòa giải thương mại tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam tồn tại 4 phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm: thương
lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án435. Trong đó, phương thức thương lượng, hòa giải và
trọng tài là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hay còn gọi là phương
thức giải quyết tranh chấp thay thế.
433 Th.S. Trần Thị Ngọc Hân (Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ), SĐT: 0966066805, Mail: ngochan@ctu.edu.vn
NCS.Th.S.GVC. Lê Huỳnh Phương Chinh (Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ), SĐT: 0939120566,
Mail:lhpchinh@ctu.edu.vn.
435 Điều 317 Luật Thương mại năm 2005.
434
237
Về khái niệm hòa giải thương mại, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
thường chỉ đưa ra khái niệm về hòa giải nói chung mà không đưa ra định nghĩa cụ thể
về hòa giải thương mại. Ở lĩnh vực quốc tế, Luật Mẫu UNCITRAL định nghĩa, hòa giải
là một quá trình, dù là hòa giải, trung gian hoặc hình thức tương tự, theo đó các bên yêu
cầu một bên thứ ba (hòa giải viên) giúp họ đạt được một giải pháp hòa giải tranh chấp
phát sinh từ hoặc liên quan đến một quan hệ hợp đồng hoặc quan hệ pháp lý khác.Với
cách định nghĩa này, Luật Mẫu UNCITRAL đã thể hiện những bản chất cốt lõi của hòa
giải là một quá trình có tính linh hoạt cao, được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các
bên và có sự góp mặt, hướng dẫn của hòa giải viên. Hòa giải viên không có thẩm quyền
áp đặt giải pháp đối với tranh chấp giữa các bên liên quan.436
Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý về hòa giải thương mại hiện nay được thể hiện qua
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại
(sau đây gọi Nghị định 22). Việc ban hành Nghị định số 22 về hòa giải thương mại đã
thể chế hóa Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải quyết
một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng
quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Về cơ bản, nội dung của Nghị định 22 đã đề
cập đến các vấn đề cơ bản của hòa giải, như: bản chất của hòa giải thương mại, các
nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại; xác định địa vị pháp lý của
hòa giải viên cũng như tổ chức hòa giải thương mại; làm rõ quyền và nghĩa vụ cơ bản
của các bên tham gia vào quan hệ hòa giải thương mại, vấn đề quản lý nhà nước trong
hoạt động hoà giải.
Tại Điều 3 khoản 1 Nghị định 22 thì hòa giải thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại
làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Qua đó có thể thấy định nghĩa về hòa giải thương mại theo pháp luật Việt Nam tương
đồng với định nghĩa của Luật Mẫu UNCITRAL. Đặc trưng của hòa giải thương mại
không phải một phương thức có tính chất bắt buộc, hay cưỡng chế đối với các bên. Các
bên được quyền tự lựa chọn phương thức và hòa giải viên phù hợp để tiến hành giải
quyết tranh chấp, theo đó việc giải quyết tranh chấp được diễn ra với sự tham gia của
các bên tranh chấp và hòa giải viên thương mại (bên thứ ba trung lập) do các bên lựa
chọn, hòa giải viên thương mại trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh
chấp trên cơ sở tự nguyện.
Năm 2018, VIAC là tổ chức tiên phong với việc ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt
Nam (VMC) thuộc VIAC – VMC là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ hòa giải thương
mại theo Nghị định 22 cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2021, có 4 Trung tâm hòa giải thương mại đã được thành lập tại
Thành phố Hồ Chí Minh; cùng với đó, một số Trung tâm trọng tài cũng đã đăng ký bổ
sung hoạt động hòa giải thương mại và thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh,
điển hình như: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã ra mắt Trung tâm Hòa
giải Việt Nam (VMC), trụ sở chính tại Hà Nội và có chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Cùng với đó, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2022, cả nước có 343 hòa giải
436 Đặng Thương Hoài Linh (2022), Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Công
thương điện tử, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giai-thuong-mai-duoi-goc-do-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-vietnam-89970.htm, truy cập ngày 07/9/2023.
238
viên thương mại (trong đó có 139 hòa giải viên của Trung tâm hòa giải thương mại; 204
hòa giải viên của Trung tâm trọng tài có đăng ký hoạt động hòa giải thương mại)437.
Từ năm 2018 - 2022, số vụ việc được VMC tiếp nhận giải quyết là 36 vụ, chủ
yếu là tranh chấp xây dựng, kinh doanh hàng hóa dịch vụ, sở hữu trí tuệ, bất động sản.
Tổng giá trị tranh chấp khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, có 91% số vụ được VMC hòa
giải thành công và các bên tự nguyện thi hành, 44% số vụ có yếu tố quốc tế, có sự tham
gia của hòa giải viên nước ngoài. Đây là một tỷ lệ lạc quan đối với các doanh nghiệp.438
Có thể thấy rằng phương thức hòa giải thương mại đã và đang khẳng định được
tầm quan trọng và được các doanh nghiệp chú trọng lựa chọn là một phương thức giải
quyết tranh chấp trong bối cảnh ngày nay bởi những lợi ích mà phương thức này mang
lại. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại độc lập mang tính lựa chọn và phi tố tụng. Tính chất lựa chọn thể hiện ở
nhiều nội dung như: các bên có quyền lựa chọn hoặc không lựa chọn giải quyết tranh
chấp bằng phương thức hòa giải nó bảo đảm được quyền tự quyết của các bên; các bên
tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác439; số lượng hòa giải
viên tham gia hỗ trợ giải quyết vụ tranh chấp; các bên có thể chủ động đề xuất quy trình
hòa giải, thời gian và địa điểm hòa giải; các bên cũng có thể lựa chọn dừng việc tham
gia hòa giải ở bất kỳ thời điểm nào nếu thấy phương thức này không hiệu quả hoặc muốn
lựa chọn phương thức khác như tòa án hay trọng tài mà không bị giới hạn.
Thứ hai, hòa giải thương mại có thủ tục giải quyết tranh chấp linh hoạt, thiết lập
một môi trường giao tiếp an toàn và thân thiện giữa các bên tranh chấp. Hoạt động hòa
giải không nhằm phân định đúng sai, kết quả hòa giải cũng không xác định bên thắng,
bên thua, mà cả đôi bên đều có thể thắng khi hướng đến một giải pháp làm hài lòng cả
hai, vừa giải quyết được công việc một cách êm đẹp, lại vừa duy trì được quan hệ đối
tác bền vững và lâu dài. Hòa giải viên không tập trung vào những mâu thuẫn trong quá
khứ của các bên, mà đặt lợi ích của các bên lên hàng đầu; cách giải quyết như vậy giúp
tạo ra một môi trường thân thiện, giúp các bên dễ trình bày quan điểm. Đặc điểm này
khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, trọng tài, vì thẩm phán hay trọng tài viên
luôn quan tâm nhiều đến các tình tiết trong vụ việc, quan tâm đến luật điều chỉnh mối
quan hệ cụ thể, quan tâm đến tính đúng sai trong hành vi của các bên. Cũng vì bản chất
cả đôi bên đều thắng mà sau khi hòa giải thành công, các bên tranh chấp vẫn có thể là
hợp tác với nhau.
Thứ ba, so với phương thức trọng tài và tòa án thì hòa giải sẽ có chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, các bên tranh chấp không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố
tụng tại Tòa án. Ngoài ra, tính bảo mật giúp các bên có thể kiểm soát được các tài liệu
chứng cứ có liên quan đặc biệt là những bí mật kinh doanh.
1.2 Khái quát về tranh chấp thương mại thuộc lĩnh vực ngân hàng
437 Hoàng Yến (2022), Hòa giải thương mại, phương thức tối ưu trong giải quyết tranh chấp, Báo Cần Thơ Online,
https://baocantho.com.vn/hoa-giai-thuong-mai-phuong-thuc-toi-uu-trong-giai-quyet-tranh-chap-a147318.html, truy cập này
08/9/2023.
438 Hải Anh (2023), Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, Thời báo Tài chính Việt Nam,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hoa-giai-thuong-mai-la-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-hieu-qua-127596.html,
truy cập ngày 09/9/2023.
439 Khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
239
Pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ “hoà giải thương mại” để chỉ hoạt động
hòa giải các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo quy định tại Điều 3
Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”. Từ quy định trên ta có thể hiểu: tranh
chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ thể tranh chấp
thương mại diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau. Tại Điều 2 Nghị định 22
đã quy định các trường hợp mà các bên có thể sử dụng hòa giải để giải quyết tranh chấp
như tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp giữa các bên
trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà
pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, đặc
biệt trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, các
tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp lĩnh vực ngân hàng nói riêng diễn ra
ngày càng đa dạng về chủ thể và phức tạp về nội dung tranh chấp. Hoạt động ngân
hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như: nhận
tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản...Tranh chấp trong
hoạt động ngân hàng là các tranh chấp phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Các tranh
chấp hợp đồng trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp
đồng thế chấp cầm cố và bảo lãnh bằng tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay, bên có tài
sản; tranh chấp về bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh thanh toán; tranh chấp về
tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại ngân hàng, tổ chức tín dụng; tranh chấp về tiền gửi
tại ngân hàng; tranh chấp về tài trợ thương mại và các tranh chấp khác440.
Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh các tranh chấp là khó tránh khỏi, do
vậy bên cạnh việc quản lý và phòng ngừa rủi ro ngay từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo
hợp đồng, các bên cần chủ động và đưa ra các quyết định phù hợp trong việc lựa chọn
phương thức giải quyết tối ưu cho tranh chấp ngoài mong muốn của mình, đơn cử là
phương thức hòa giải thương mại, một phương thức ngày càng được trú trọng. Theo đó,
hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc ngân hàng và khách hàng
tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là cá nhân
hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp
phát sinh.
Theo số liệu thống kê trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến hết tháng
9/2017, có đến 10.000 vụ việc thương mại tại tòa án cấp cơ sở. Trong đó, 35,75% số vụ
tranh chấp tại tòa liên quan đến đầu tư, tài chính; 20% liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
Ngược lại, tại VIAC, tỷ lệ thống kê là 44% sự vụ rơi vào các vụ việc hàng hóa; 20%
lĩnh vực xây dựng; còn lĩnh vực tài chính thì chưa tới 1%.441 Nhìn chung giai đoạn trước
thì các tranh chấp trong lĩnh vực tài chính chủ yếu được giải quyết tại tòa, số lượng giải
quyết bằng phương thức hòa giải và trọng tài là rất ít.
440 Quỳnh Lê (2022), Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực ngân hàng bằng phương thức hoà giải thương mại và
trọng tài thương mại, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, https://thitruongtaichinhtiente.vn/giai-quyet-tranh-chap-hop-dongtrong-linh-vuc-ngan-hang-bang-phuong-thuc-hoa-giai-thuong-mai-va-trong-tai-thuong-mai-41199.html, truy cập ngày
08/9/2023.
441 Quỳnh Vũ (2018), Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài: Vẫn còn chờ, Thời báo ngân hàng,
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=SBV350794&left
Width=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=dqja600n7_4&_afrLoop=30129942311478466#%40%3F_afrLoop%3D30129942311478466%26centerWidth%3D80%
2525%26dDocName%3DSBV350794%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%2
6showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13zv8zn0q6_4, truy cập ngày 08/9/2023.
240
Tuy nhiên, sau khi có sự ra đời Nghị định 22 và sự phổ biến của phương thức hòa
giải thương mại và trọng tài thương mại thì lĩnh vực phát sinh các vụ tranh chấp mà
VIAC thụ lý trong năm 2022 rất đa dạng. Trong đó, mua bán hàng hóa tiếp tục là lĩnh
vực có số vụ tranh chấp thụ lý và giải quyết cao nhất tại VIAC với tỷ lệ 37,5% tổng số
vụ. Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Xây dựng và Tài chính – Ngân hàng đứng thứ
hai và ba với tỷ lệ số vụ lần lượt là 17,1% và 10,4% tổng số vụ. Ngoài ra, các vụ tranh
chấp được tiếp nhận và giải quyết ở VIAC còn phát sinh ở nhiều các lĩnh vực khác như
kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, mua bán & sáp nhập, dịch vụ kiểm toán,
sở hữu trí tuệ v.v. Trong năm 2022, VMC đã tiếp nhận tổng cộng 12 vụ việc hòa giải
(nâng tổng số vụ tiếp nhận gia đoạn 2018-2022 lên 36 vụ). Các vụ tranh chấp phức tạp
và đa dạng lĩnh vực, gao gồm tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa
(chiếm tỷ lệ cao nhất với 44% số vụ), tranh chấp phát sinh trong quá trình thi công, tư
vấn thiết kế xây dựng và các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng cung ứng dịch vụ hay
hoạt động hợp tác kinh doanh.442
Tóm lại, từ số liệu dẫn chứng có thể thấy rằng phương thức giải quyết tranh chấp
thay thế như hòa giải và trọng tài trong lĩnh vực tài chính dần được trú trọng hơn trong
thực tiễn vì thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí, phương thức này
đã và đang được nhiều đương sự lựa chọn. Tuy nhiên, phải đồng ý rằng số lượng vụ việc
được giải quyết bằng phương thức hòa giải thương mại lĩnh vực tài chính ngân hàng là
chưa thực sự cao như kỳ vọng và chưa được nhiều doanh nghiệp chú ý đến đúng với
tiềm năng phát triển của nó.
2. Thực trạng pháp luật về hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp
lĩnh vực ngân hàng
2.1 Về thỏa thuận hòa giải hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp
lĩnh vực ngân hàng
Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có
thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.443 Thỏa thuận hòa giải là cơ
sở của quá trình giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và có thể được lập bất kỳ lúc nào
không phụ thuộc vào tranh chấp. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức
điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa
thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.444 Đặc thù của hòa giải thương mại là khả
năng tự định đoạt một cách tối thượng của các bên trong tranh chấp. Về thời điểm hòa
giải, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa
giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra
tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.445
Về bản chất, có thể coi thỏa thuận hòa giải là một hợp đồng giữa các bên. Để vụ
tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại tại thì thỏa thuận hòa giải phải đáp
ứng các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Đó là các điều kiện về năng lực chủ thể ký
kết; về ý chí tự nguyện của bên khi ký kết; nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ,
không xâm phạm quyền của bên thứ ba446; điều kiện về mặt hình thức. Nghị định 22
hiện nay không có quy định về điều kiện để thỏa thuận hòa giải có hiệu lực hoặc các
442 Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2022, https://www.viac.vn/images/Resources/Annual-
Reports/2022/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2022_230810.pdf, truy cập ngày 09/9/2023.
443 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
444 Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
445 Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
446 Khoản 3 Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
241
trường hợp thỏa thuận hòa giải bị vô hiệu. Điều này gây khó khăn cho các bên trong
thực tiễn thi hành.
Có thể thấy rằng, thỏa thuận hòa giải là cơ sở của toàn bộ quá trình hòa giải. Mặt
khác, thỏa thuận hòa giải cũng được xem như một hợp đồng đặc biệt về việc giải quyết
tranh chấp. Do vậy, nó đảm bảo tinh thần tự do ý chí của các bên với những điều khoản
không quá ràng buộc về nội dung và thời hạn lập thỏa thuận.
Đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn phát triển khoa học công
nghệ, thời đại chuyển đổi số, kéo theo sự gia tăng về số lượng và phong phú về loại hình
các tổ chức cung ứng, các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, ứng dụng công nghệ hiện
đại. Theo đó, người tiêu dùng dịch vụ tài chính cũng là đối tượng rất dễ vướng vào các
tranh chấp. Tuy nhiên, thông thường hợp đồng tín dụng được bộ phận pháp chế của từng
ngân hàng soạn thảo sẵn, đảm bảo đúng với quy trình Ngân hàng Nhà nước. Cán bộ tín
dụng thực chất là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thường xuyên nhất nhưng lại
không thể tự ý đưa bất kỳ điều khoản nào vào khi lập hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy,
quy định thỏa thuận hòa giải được lập trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ
thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp được xem là điểm thuận lợi rất lớn khi
lựa chọn phương thức giải quyết này.
2.2
Về trình tự, thủ tục giải quyết hòa giải thương mại trong giải quyết
tranh chấp lĩnh vực ngân hàng
Nghị định 22 quy định hòa giải viên thương mại sẽ do các bên thỏa thuận lựa
chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ
danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương công bố.447 Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có quyền lựa
chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự
thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình
tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục
mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các
bên và được các bên chấp thuận448. Trong trường hợp này, hòa giải viên cũng chỉ là chủ
thể đưa ra đề xuất về trình tự thủ tục hòa giải, cần xét đến hai yếu tố là tính phù hợp và
nguyện vọng của các bên nhưng vẫn cần được sự chấp thuận của các bên tranh chấp.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tự quyết trong
thủ tục hòa giải thương mại. Khi bắt đầu tiến hành hòa giải, hòa giải viên có thể yêu cầu
mỗi bên gửi tới hòa giải viên bản trình bày ý kiến của mình về các vấn đề đang tranh
chấp.
Thủ tục hòa giải chấm dứt trong trường hợp các bên đạt được hòa giải thành; theo
đề nghị của một bên hoặc các bên tranh chấp; ngoài ra khi hòa giải viên thương mại xét
thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên
thì thủ tục hòa giải cũng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên đôi với hòa giải viên khi đề xuất không
tiếp tục hòa giải với cơ sở “xét thấy không cần thiết” thì Nghị định chưa quy định cụ thể
thế nào là “cần thiết”.
2.3
Về tính bảo mật của hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp
lĩnh vực ngân hàng
Tính bảo mật là đặc điểm quan trọng giúp hòa giải thương mại trong lĩnh vực
ngân hàng trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được quan tâm nhiều vì giúp các
447 Khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
448 Khoản 1 Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
242
bên có thể kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan đặc biệt là những bí mật
kinh doanh.
Nghị định 22 đã quy định về bảo mật thông tin thành một trong những nguyên
tắc quan trọng nhất của hòa giải. Khoản 2 Điều 4 Nghị định 22 quy định rõ: “Các thông
tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Bên cạnh đó, Nghị định 22 còn
đặc biệt chú trọng nghĩa vụ bảo mật thông tin của hòa giải viên. Điểm b khoản 1 Điều 9
và điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 22 nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên
liên quan đến bảo mật thông tin. Theo đó, hòa giải viên vừa có quyền “từ chối cung cấp
thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn
bản hoặc theo quy định của pháp luật”449, vừa có nghĩa vụ “bảo vệ bí mật thông tin về
vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng
văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”450. Ngoài ra, hòa giải viên cũng bị cấm tiết
lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ
trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định
khác451.
Tuy nhiên Nghị định 22 chưa quy định về các thông tin, chứng cứ, tài liệu, thông
tin trao đổi giữa các bên, biên bản làm việc, biên bản hòa giải....có được trong quá trình
hòa giải phải được bảo mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác để tạo niềm tin cho các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2.4
Về thực hiện kết quả hòa giải thương mại trong giải quyết tranh chấp
lĩnh vực ngân hàng
Theo Nghị định 22 khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về
kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với
các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Đồng thời, văn bản về kết quả hòa giải thành
được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Chương XXXIII
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 lần đầu tiên có quy định về công nhận thỏa thuận hoà giải
ngoài tòa án để thoả thuận hòa giải có giá trị thi hành bắt buộc, các bên phải yêu cầu
Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành. Cụ thể Kết quả hòa giải vụ việc
ngoài Tòa án được Tòa án xem xét ra quyết định công nhận là kết quả hòa giải thành vụ
việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có
nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải452. Đây
được xem là cơ sở pháp lý rất vững chắc cho sự phát triển của hoạt động hòa giải thương
mại tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng.
449 Điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
450 Điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
451 Khoản 1 Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.
452 Điều 416 Bộ luật Dân sự năm 2015.
243
+
3
Một số Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hòa giải thương mại trong
giải quyết tranh chấp lĩnh vực ngân hàng
Như đã phân tích, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp trong
thương mại có nhiều ưu điểm. Trong một khảo sát, có đến 78% doanh nghiệp cho biết,
sẵn sàng thử phương thức hòa giải thương mại, thay vì chọn tòa. Song, hoạt động này
đang gặp trở ngại cần được tháo gỡ.453 Sự ra đời của Nghị định 22 cùng với những quy
định hướng dẫn và công nhận pháp lý của phương thức hòa giải thương mại tạo ra nhiều
ưu điểm, có thể mong đợi hòa giải thương mại sẽ được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong
giải quyết tranh chấp lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới. Để có thể sử
dụng hiệu quả phương thức giải quyết tranh chấp này, từ những phân tích trên, pháp luật
Việt Nam cũng cần bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật
về hòa giải thương mại.
Thứ nhất, về thỏa thuận hòa giải có hiệu lực hoặc các trường hợp thỏa thuận hòa
giải bị vô hiệu thì Nghị định số 22/2017/NĐ-CP hiện nay không có quy định về điều
kiện để thỏa thuận hòa giải có hiệu lực hoặc các trường hợp thỏa thuận hòa giải bị vô
hiệu. Điều này gây khó khăn cho các bên trong thực tiễn thi hành. Vì vậy, đề xuất bổ
sung những quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận hòa giải
hoặc các trường hợp thỏa thuận hòa giải bị vô hiệu.
Thứ hai, cần làm rõ thuật ngữ “cần thiết” tại Điều 17 Nghị định 22. Theo những
phân tích ở phần trên, thủ tục hòa giải có thể chấm dứt khi hòa giải viên thương mại xét
thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
Tuy nhiên, đối với hòa giải viên khi đề xuất không tiếp tục hòa giải với cơ sở “xét thấy
không cần thiết” thì Nghị định chưa quy định cụ thể thế nào là “cần thiết”. Hoặc đồng
thời, pháp luật cần làm rõ các trường hợp sau khi tham khảo ý kiến các bên và nhận thấy
không tiếp tục thực hiện hòa giải để chấm dứt hòa giải như các bên có xung đột trong
quá trình giải quyết tranh chấp; vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp vượt quá khả năng và
phạm vi thẩm quyền của hòa giải; một bên tranh chấp từ chối tham khảo ý kiến hay trao
đổi với hòa giải; hòa giải viên đã liên hệ với các bên về giải pháp giải quyết tranh chấp
mà không nhận được sự phản hồi của các bên.
Thứ ba, hoàn thiện và chi tiết hóa quy định về nguyên tắc bảo mật thông tin trong
quá trình hòa giải bảo mật là ưu thế lớn nhất của hòa giải so với các phương thức giải
quyết tranh chấp như trọng tài và tòa án. Vì vậy cần thiết phải bổ sung quy định về các
thông tin, chứng cứ, tài liệu, thông tin trao đổi giữa các bên, biên bản làm việc, biên bản
hòa giải....có được trong quá trình hòa giải phải được bảo mật, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Các bên tranh chấp không được
phép cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ.....có được trong quá trình hòa giải thương
mại làm chứng cứ chống lại phía bên kia tại cơ quan tài phán và trọng tài. Như vậy, các
bên tranh chấp mới có niềm tin và thiện chí cung cấp và chia sẻ các thông tin cùng hướng
đến việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa hòa giải thương mại và các phương thức giải quyết
tranh chấp khác, pháp luật về hòa giải hiện nay không quy định giá trị pháp lý của thỏa
thuận hòa giải là có ràng buộc các bên tranh chấp trong việc giải quyết bằng phương
thức này không. Trong trường hợp các bên đã ký kết thỏa thuận hòa giải nhưng một
trong các bên không muốn giải quyết bằng hòa giải mà muốn khởi kiện đến tòa án thì
Di Lâm, Như Quỳnh (2020), Để hòa giải thương mại phát huy lợi thế, Báo Sài Gòn giải phóng Online,
https://www.sggp.org.vn/de-hoa-giai-thuong-mai-phat-huy-loi-the-680100.html, truy cập này 09/9/2023.
453
244
có được không? Tòa án có thụ lý không? Các quy định tại nghị định 22 cần cụ thể hóa
trường hợp này, tránh việc áp dụng pháp luật không nhất quán, ảnh hưởng đến quyền
lợi của các bên tranh chấp. Pháp luật hòa giải thương mại nên quy định nội dung sau:
“Nếu các bên đã có thỏa thuận hòa giải và cam kết không khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng
tài trong một thời hạn hợp lý thì Hội đồng trọng tài và Tòa án phải thừa nhận hiệu lực
của thỏa thuận đó và từ chối thụ lý vụ việc cho đến hết thời hạn cam kết”. Đây là một
nội dung vô cùng quan trọng, bởi việc quy định mối quan hệ giữa hòa giải với trọng tài,
hòa giải với tòa án sẽ tạo điều kiện thực hiện các điều khoản này một cách dễ dàng và
thuận lợi hơn. Điều này cũng góp phần nâng cao vị thế của các trung tâm hòa giải thương
mại, làm các bên tranh chấp tôn trọng thỏa thuận hòa giải do chính mình lập ra.
Thứ năm, các ngân hàng cần sớm nghiên cứu và ban hành hoặc bổ sung vào quy
chế giải quyết tranh chấp của đơn vị mình theo hướng quy định cụ thể những tranh chấp
nào ưu tiên giải quyết bằng hòa giải thương mại, từ đó soạn thảo các biểu mẫu hợp đồng
tín dụng áp dụng trong từng trường hợp cho phù hợp. Đồng thời đào tạo cán bộ nhân
viên, phổ biến kiến thức về giải quyết tranh chấp ngân hàng bằng hình thức hòa giải
thương mại để nhân viên có thể tư vấn và giải thích cho khách hàng, đối tác thỏa thuận
về phương thức giải quyết tranh chấp này để khách hàng dễ dàng tiếp cận vì các khách
hàng sử dụng dịch vụ của các tổ chức tín dụng đại đa số là khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, mức độ hiểu biết về phương thức giải quyết tranh chấp tại
trọng tài thương mại thấp nên các khách hàng vẫn thường ưu tiên quyền lực nhà nước
cao nhất là tòa án.
Thứ sáu, lựa chọn các trung tâm hoà giải thương mại chuyên sâu về lĩnh vực tài
chính ngân hàng cùng đội ngũ hòa giải viên có trình độ chuyên môn tốt, hỗ trợ đắc lực
cho việc tạo ra hiệu quả.
Thực tế, nhận thấy rằng việc giải quyết bằng hòa giải thương mại là phù hợp với
các tranh chấp tín dụng hiện đại nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành tòa án vì số tranh
chấp trong lĩnh vực này là khá lớn. Với nhiều lợi thế cũng như hiệu quả về mặt thời
gian, chi phí và bảo mật - điều này rất có ý nghĩa với hoạt động của ngân hàng, đáp ứng
được tính bảo mật của khách hàng nên hòa giải thương mại đang dần trở thành lựa chọn
hàng đầu cho các bên lựa chọn khi có tranh chấp. Với những ưu thế của phương thức
hòa giải, việc xây dựng khung pháp lý riêng biệt với duy nhất một văn bản dưới luật là
Nghị định 22 cho phương thức giải quyết tranh chấp này là giải pháp mang tính tạm thời
và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển. Trong thời gian tới, cùng với quá
trình hòa nhập vào cộng đồng hòa giải thương mại quốc tế, khuôn khổ pháp lý dành
riêng cho phương thức giải quyết tranh chấp này phải càng được hoàn thiện hơn, nâng
cao uy tín và hiệu quả của hòa giải thương mại cũng như nhận thức và niềm tin của xã
hội khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này nói chung và trong lĩnh vực
ngân hàng nói riêng.
245
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.
Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “khuyến khích việc giải
quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ
trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”.
Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
2.
UNCITRAL (2018), Model Law on International commercial mediation and
international settlement agreements resulting from mediation.
3.
Bộ luật Dân sự năm 2015.
4.
Luật Thương mại năm 2005.
5.
Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương
mại.
Sách, báo, tạp chí, bài viết (tiếng Việt)
6.
Di Lâm, Như Quỳnh (2020), Để hòa giải thương mại phát huy lợi thế, Báo Sài
Gòn giải phóng Online, https://www.sggp.org.vn/de-hoa-giai-thuong-mai-phathuy-loi-the-680100.html.
7.
Đặng Thương Hoài Linh (2022), Hòa giải thương mại dưới góc độ pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Công thương điện tử,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-giai-thuong-mai-duoi-goc-do-phapluat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-89970.htm.
8.
Hải Anh (2023), Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu
quả, Thời báo Tài chính Việt Nam, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/hoa-giaithuong-mai-la-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-hieu-qua-127596.html.
9.
Hoàng Yến (2022), Hòa giải thương mại, phương thức tối ưu trong giải quyết
tranh chấp, Báo Cần Thơ Online, https://baocantho.com.vn/hoa-giai-thuongmai-phuong-thuc-toi-uu-trong-giai-quyet-tranh-chap-a147318.html.
10.
Quỳnh Lê (2022), Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực ngân hàng
bằng phương thức hoà giải thương mại và trọng tài thương mại, Tạp chí Thị
trường Tài chính Tiền tệ, https://thitruongtaichinhtiente.vn/giai-quyet-tranhchap-hop-dong-trong-linh-vuc-ngan-hang-bang-phuong-thuc-hoa-giai-thuongmai-va-trong-tai-thuong-mai-41199.html.
Trang thông tin điện tử
11. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2022,
https://www.viac.vn/images/Resources/Annual-Reports/2022/VIAC_Bao-caothuong-nien-2022_230810.pdf, truy cập ngày 08/9/2023.
12. Quỳnh Vũ (2018), Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng trọng tài: Vẫn còn chờ, Thời
báo ngân hàng,
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?centerWidth=
80%25&dDocName=SBV350794&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&sho
wFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=dqja600n7_4&_afrLoop=30129942311478466#%40%3F_afrLoop%3D3
0129942311478466%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV35
0794%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter
%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D13zv8zn0q6_4.
246
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG LƯỢNG
ThS. Nguyễn Thị Hải Vân454
Trong bối cảnh của sự phát triển không ngừng của kinh tế toàn cầu, việc giải
quyết tranh chấp thương mại một cách hiệu quả và bền vững đã trở thành một thách thức
tất yếu đối với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào môi trường kinh doanh đa
biến đổi. Những xung đột về hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ, quản lý cạnh tranh và nhiều
vấn đề thương mại khác có thể phát triển thành những vụ tranh chấp phức tạp, tác động
đến uy tín và sự bền vững của mọi hợp tác kinh doanh455.
Trong tình hình này, thương lượng đã nổi lên như một công cụ quan trọng trong
việc giải quyết tranh chấp thương mại. Được coi là một quá trình có tính linh hoạt và
tạo điều kiện cho sự thoả thuận, thương lượng không chỉ đòi hỏi khả năng đàm phán tốt
mà còn yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố pháp luật liên quan. Tuy vậy, điểm
khác biệt quan trọng giữa thương lượng và các hình thức giải quyết tranh chấp khác như
trọng tài hay tòa án là tính không chính thức và tương đối tự do trong quá trình thương
lượng. Sự thành công của quá trình này phụ thuộc vào việc phối hợp hợp lý giữa các
yếu tố pháp luật và những tình thần hợp tác từ các bên tham gia.
Bài viết này sẽ tiến xa hơn trong việc khám phá mối tương quan phức tạp giữa
pháp luật và thực tiễn trong việc thương lượng, nhằm tìm hiểu cách các yếu tố này tương
tác và tác động lẫn nhau. Chúng ta sẽ đi sâu vào việc hiểu cách mà pháp luật có thể hỗ
trợ và ảnh hưởng đến quá trình thương lượng, cũng như làm thế nào quá trình thương
lượng cần phải tuân theo và sáng tạo trong bối cảnh pháp luật đang thay đổi liên tục. Từ
đó, chúng ta có thể đưa ra các gợi ý và khuyến nghị để tối ưu hóa quá trình thương
lượng, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của môi trường kinh doanh trong thời
đại hội nhập và cạnh tranh toàn cầu456.
Từ khóa: Hiện thực hóa thương lượng, thương lượng và quyền lợi pháp lý, hòa
giải kinh doanh quốc tế, quá trình thương lượng
Abstract:
In the context of the continuous development of the global economy, effectively
and sustainably resolving commercial disputes has become an essential challenge for
businesses and individuals participating in the ever-changing business environment.
Conflicts related to contracts, intellectual property rights, competition management, and
various other trade issues can escalate into complex disputes, affecting the reputation
and sustainability of all business collaborations.
Amidst this scenario, negotiation has emerged as a significant tool for resolving
commercial disputes. Regarded as a process characterized by flexibility and conducive
to reaching agreements, negotiation not only requires strong negotiation skills but also
demands a profound understanding of relevant legal elements. However, a crucial
distinction between negotiation and other forms of dispute resolution such as arbitration
or litigation lies in its informal and relatively autonomous nature. The success of this
process hinges on the sensible combination of legal components and cooperative spirits
among participating parties.
454 Khoa luật - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 0913116883, nguyenthihaivan@iuh.edu.vn
455 De Palo, G. (2019). "The Relationship Between Law and Negotiation: Current Issues and New Horizons". Negotiation
Journal, 35(3), 299-319.
456 Nadler, J., & Thompson, L. (2008). "The Influence of Law on Behavior in negotiation”, From Research to Results, pp.214228.
247
This article aims to delve deeper into the intricate relationship between law and
the practice of negotiation, aiming to comprehend how these factors interact and
influence each other. We will delve into understanding how the law can support and
impact the negotiation process, as well as how negotiation must adhere to and innovate
within the constantly evolving legal landscape. Consequently, we can provide
recommendations and suggestions to optimize the negotiation process, fostering
sustainable business development in the era of globalization and intense competition.
Keywords: Realizing negotiation, negotiation and legal rights, international
commercial mediation, negotiation process.
1. Đặt vấn đề
Trong môi trường pháp luật đa dạng và thay đổi liên tục, thương lượng đã nổi lên
như một công cụ quan trọng và hiệu quả để giải quyết xung đột và đạt được thỏa thuận
giữa các bên có quan điểm khác biệt. Mặc dù lý thuyết thương lượng đã được phát triển
và nghiên cứu một cách rộng rãi, tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả lý thuyết này vào
thực tiễn pháp luật vẫn đang đặt ra nhiều thách thức và câu hỏi quan trọng.
Mục tiêu của bài báo này là phân tích sự tương hợp giữa lý thuyết thương lượng
và thực tiễn áp dụng trong hệ thống pháp luật hiện hành. Chúng ta đối diện với những
vấn đề phức tạp như việc cân nhắc giữa việc thúc đẩy quyền lợi của mỗi bên tham gia
thương lượng và nỗ lực tạo ra các thỏa thuận công bằng và bền vững. Ngoài ra, việc tích
hợp thương lượng vào hệ thống pháp luật cũng đặt ra vấn đề về sự đáng tin cậy và tuân
thủ các quy định đã thỏa thuận.
Tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các trường hợp thực tế và nghiên cứu về việc áp
dụng lý thuyết thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp và xây dựng các thỏa thuận
trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, và lao
động. Bằng cách so sánh các kết quả trong thực tiễn với những nguyên tắc lý thuyết, bài
báo sẽ đánh giá mức độ thành công và thách thức của việc áp dụng lý thuyết thương
lượng trong thực tế.
Qua việc trình bày và phân tích sâu rộ này, bài báo hy vọng sẽ giúp định rõ hơn
về tầm quan trọng của việc kết nối giữa lý thuyết thương lượng và thực tiễn pháp luật,
đồng thời đề xuất những hướng tiếp cận mới để tối ưu hóa quá trình thương lượng và
đạt được các thỏa thuận chất lượng cao trong các văn bản pháp lý thực tế457.
2. Thương lượng trong ngữ cảnh pháp luật
Thương lượng không chỉ là một quá trình nắm vững kỹ thuật đàm phán, mà còn
liên quan chặt chẽ đến khung pháp luật hiện hành. Các quy định pháp luật có thể tạo ra
một nền tảng cho quá trình thương lượng bằng cách xác định rõ ràng các quyền và nghĩa
vụ của các bên, cũng như thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho sự minh bạch và đạo đức
trong quá trình đàm phán.
Thương lượng đã trở thành một phần quan trọng của pháp luật vì nó cung cấp
một phương pháp linh hoạt để giải quyết xung đột, đặc biệt là trong các vụ án dân sự và
thương mại. Trong các vụ kiện, thương lượng giúp giảm thiểu tình trạng quá tải của hệ
thống tư pháp và tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cả hai bên. Hơn nữa, thương lượng
457 United Nations Commission on International Trade Law, (2021). Model Law on International Commercial Mediation and
International Settlement Agreements Resulting from Mediation with Guide to Enactment and Use".
248
có thể dẫn đến các thỏa thuận mà không có ai bị thua lỗ hoặc thất vọng, tạo điều kiện
cho việc duy trì mối quan hệ tốt giữa các bên sau khi xung đột đã được giải quyết458.
3. Hiện thực hóa thương lượng
Mặc dù thương lượng có thể xem là một quá trình không chính thức và linh hoạt
hơn so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như trọng tài hoặc tòa án, sự hiện
thực hóa thương lượng cần sự hiểu biết về quyền và trách nhiệm pháp lý. Các doanh
nghiệp và cá nhân thường cần xem xét cẩn thận về các rủi ro và lợi ích pháp lý có thể
xuất phát từ quá trình thương lượng.
Trong ngữ cảnh pháp luật, thương lượng thường được hướng dẫn bởi các nguyên
tắc cơ bản như:
Tự nguyện tham gia: Tham gia thương lượng là sự tự nguyện, không bắt buộc.
Cả hai bên tham gia thương lượng đều cần có ý chí và mong muốn tham gia vào quá
trình này.
Trung thực và minh bạch: Các bên tham gia cần cung cấp thông tin trung thực và
minh bạch về tình hình của họ. Sự không trung thực có thể gây ra sự mất niềm tin và
ảnh hưởng đến quá trình thương lượng.
Tôn trọng quyền lợi của các bên: Quá trình thương lượng không nên vi phạm
quyền lợi của bất kỳ bên nào. Mục tiêu là tìm ra thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
4. Pháp luật hỗ trợ thương lượng
Pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thương lượng, mà còn hỗ trợ nó
thông qua việc thiết lập các quy định và khung pháp luật cho thương lượng thương mại.
Một ví dụ điển hình là Luật mẫu UNCITRAL về Hòa giải Kinh doanh Quốc tế, cung
cấp hướng dẫn cho quá trình thương lượng thương mại quốc tế, giúp đảm bảo tính minh
bạch và công bằng trong quá trình này.
Chúng ta thường xuyên tham gia vào các cuộc thương lượng khi thực hiện các
hoạt động hàng ngày của mình mà thường không nhận thức được việc mình đang làm,
bởi thương lượng có thể là hoạt động đơn giản như hai người quyết định giao dịch hợp
đồng tại một địa điểm cụ thể nào đó hoặc phức tạp hơn như chính phủ của một số quốc
gia đang cố gắng thiết lập hạn ngạch xuất khẩu cho nhiều ngành. Khi một thủ tục tố tụng
chính thức được bắt đầu trong hệ thống tòa án, phương pháp giải quyết tranh chấp thay
thế (ADR) hoặc các cách giải quyết vấn đề với mục đích tránh kiện tụng có thể được sử
dụng và thương lượng thường là bước đầu tiên được sử dụng trong ADR.
Mặc dù có nhiều hình thức giải quyết tranh chấp thay thế khác nhưng thương
lượng được coi là đơn giản nhất vì không cần đến sự tác động của các yếu tố bên ngoài.
Và như vậy, thương lượng còn được hiểu là quy trình trong đó các bên có nhưng ưu tiên
không giống nhau sẽ phân bổ nguồn lực thông qua hoạt động giữa các cá nhân và ra
quyết định chung.
5. Nghệ thuật thương lượng trong ngữ cảnh pháp luật
Thương lượng trong ngữ cảnh pháp luật đòi hỏi kỹ năng không chỉ về quá trình
đàm phán mà còn về hiểu biết về pháp luật, nguyên tắc đạo đức, và sự linh hoạt trong
việc áp dụng quy định pháp luật trong tình huống cụ thể. Người thương lượng cần biết
cân nhắc giữa việc đạt được thỏa thuận và bảo vệ quyền lợi pháp lý.
Kỹ năng thương lượng rất quan trọng đối với tất cả những người làm việc trong
ngành luật như luật sư, pháp chế doanh nghiệp…bởi trong mọi tình huống họ cần tìm
458 Negotiation: Concepts and Insights from Negotiation and Social Psychology Research". Northwestern University Law
Review, 102(6), 1925-1970.
249
hiểu kỹ tất cả các cách thức, các bước, các giải pháp để giải quyết tranh chấp, bao gồm
cả những phương pháp không liên quan đến tố tụng. Thương lượng đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Người thực hiện việc thương lượng
phải hiểu được điều mà mỗi bên mong muốn và cố gắng tìm ra một giải pháp pháp lý
khả thi còn quan trọng hơn nhiều so với việc biết luật pháp hiện hành quy định những
gì hoặc những quyền và tác động pháp lý đối với những hành vi vi phạm đang diễn ra.
Và trong các tình huống đó, các chuyên gia pháp lý dành phần lớn thời gian của họ để
thương lượng, thỏa hiệp nhằm tìm ra các giải pháp giải quyết hiệu quả hơn là tư vấn
pháp lý và như thế không có một khái niệm chung nào hay một phương pháp chung nào
cho việc đàm pháp và như thế khả năng đàm phán của người thực hiện mới là điều quan
trọng chứ không phải cách người khác mô tả các lý thuyết đằng sau đàm phán.
Tuy nhiên trong quá trình đàm phán, người tiến hành thương lượng phải luôn
hành động có đạo đức, ví như một luật sư không bao giờ được nói dối nhưng cũng không
có nghĩa vụ phải tự nguyện cung cấp những thông tin có thể ảnh hưởng xấu đến vụ việc
của mình.
6. Thương lượng như một công cụ dự trữ
Thương lượng không chỉ là một phương thức giải quyết tranh chấp, mà còn có
thể được sử dụng như một công cụ dự trữ để giảm nguy cơ bùng nổ tranh chấp hoặc tạo
điều kiện tốt hơn cho việc giải quyết tranh chấp trong tương lai. Sự sẵn sàng thương
lượng có thể tạo ra một tinh thần hợp tác trong mối quan hệ thương mại và giữ cho các
bên tiếp tục hợp tác.
KẾT LUẬN
Pháp luật và thực tiễn trong việc thương lượng là hai yếu tố tương hỗ và tương
quan mật thiết. Quá trình thương lượng không chỉ cần các kỹ thuật đàm phán mà còn
phải tuân theo các quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức. Việc hiểu rõ về sự tương
tác giữa pháp luật và thực tiễn trong việc thương lượng có thể giúp doanh nghiệp và cá
nhân xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và hợp tác.
Trong ngữ cảnh pháp luật, thương lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc
giải quyết xung đột và tạo ra các thỏa thuận có lợi cho các bên tham gia. Mặc dù có
những thách thức và vấn đề phức tạp liên quan đến việc áp dụng thương lượng trong
lĩnh vực pháp luật, tuy nhiên, sự tương hợp giữa lý thuyết thương lượng và thực tiễn
pháp luật vẫn mang lại những cơ hội quan trọng cho việc tối ưu hóa quá trình giải quyết
xung đột và thúc đẩy sự công bằng trong hệ thống pháp luật.
Việc nghiên cứu sâu hơn về cách thương lượng được áp dụng trong các lĩnh vực
cụ thể của pháp luật, cùng với việc hiểu rõ hơn về các yếu tố góp phần vào thành công
của thương lượng, sẽ giúp chúng ta xây dựng một hệ thống pháp luật linh hoạt và hiệu
quả hơn. Đồng thời, việc thúc đẩy việc đào tạo về kỹ năng thương lượng trong cộng
đồng pháp luật có thể giúp tạo ra những luật sư và chuyên gia pháp luật có khả năng xử
lý hiệu quả các vụ án phức tạp và thúc đẩy sự hòa giải trong xã hội.
Trong kết luận, việc tương hợp giữa lý thuyết thương lượng và thực tiễn pháp
luật đòi hỏi sự tìm hiểu sâu rộ về cách thương lượng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
xung đột và tạo ra các thỏa thuận pháp lý. Những nỗ lực trong việc tối ưu hóa sự kết hợp
này sẽ giúp xây dựng một hệ thống pháp luật linh hoạt, công bằng và đáp ứng tốt nhu
cầu của xã hội trong việc giải quyết xung đột và đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc
pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
250
1. De Palo, G. (2019). "The Relationship Between Law and Negotiation: Current
Issues and New Horizons". Negotiation Journal, 35(3), 299-319.
2. Nadler, J., & Thompson, L. (2008). "The Influence of Law on Behavior in
negotiation”, From Research to Results, pp.214-228.
3. Negotiation: Concepts and Insights from Negotiation and Social Psychology
Research". Northwestern University Law Review, 102(6), 1925-1970.
4. Menkel-Meadow, C., & Schneider, A. K. (Eds.). (2018). "The Negotiator's
Desk
5. https://www.pon.harvard.edu/.
6. Fisher, R., Ury, W., & Patton, B. (1991). "Getting to Yes: Negotiating
Agreement.
7. Without Giving In Penguin Books.
8. United Nations Commission on International Trade Law, (2021). Model Law
on International Commercial Mediation and International Settlement Agreements
Resulting from Mediation with Guide to Enactment and Use".
251
PHÁP LUẬT VỀ CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
NGOÀI TÒA ÁN
ThS. Nguyễn Thị Lựu459
Tóm tắt
Bài viết đề cập đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án bao
gồm: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải hoặc giải quyết tại Trọng
tài. Bên cạnh đó, bài viết cũng đi sâu nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại ngoài Tòa án cụ thể và chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm. Do vậy, các chủ thể khi lựa
chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án, cần hiểu rõ bản chất,
ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức để có quyết định lựa chọn hợp lý.
Summary
The article mentions the mechanism for resolving commercial disputes outside
of court, including: Negotiation between parties; Mediation between the parties is
conducted by an agency, organization or individual chosen by the parties as a mediator
or resolved in arbitration. In addition, the article also delves into specific out-of-court
commercial dispute resolution mechanisms and points out the advantages and
disadvantages. Therefore, when choosing a method to resolve commercial disputes
outside of court, it is necessary to clearly understand the nature, advantages and
disadvantages of each method to make a reasonable decision.
1. Khái niệm tranh chấp thương mại
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Với khái niệm trên, thì tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn về quyền,
nghĩa vụ giữa các bên hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh thương
mại. Mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại, do hành vi vi phạm hợp đồng, vi
phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi
ích của bên còn lại.
2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án
Theo Điều 317 Luật thương mại năm 2005 cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại ngoài Tòa án bao gồm: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một
cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải
hoặc giải quyết tại Trọng tài.
Như vậy, theo pháp luật khi xảy ra tranh chấp thương mại, các bên có thể giải
quyết tranh chấp ngoài Tòa án thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong
trường hợp, không thương lượng được với nhau, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hoà giải
hoặc Trọng tài.
Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án phù hợp
cần được các bên cân nhắc, lựa chọn trên hàng loạt các yếu tố như mục tiêu cần đạt
được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí
dành … Do đó, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản
chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương thức để có quyết định hợp
lý.
459GVC, Khoa Luật học, trường Đại học Đà Lạt
252
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án cụ thể
3.1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và
trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong thương mại được giải quyết bằng phương
thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết
tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
Thương lượng là việc các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau để lựa chọn giải
pháp chấm dứt mâu thuẫn đã phát sinh giữa họ. Thương lượng là hình thức giải quyết
tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan Nhà nước hay
bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của
các bên. Phương thức thương lượng có đặc điểm:
Thứ nhất, các bên tự thỏa thuận để tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tự nguyện;
Thứ hai, không có sự hỗ trợ của người thứ ba ngoài tranh chấp;
Thứ ba, các bên phải tự nguyện thi hành phương án hoà giải đã lựa chọn.
Ưu điểm: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là
nhanh chóng, chi phí thấp. Hơn nữa, duy trì được quan hệ hợp tác và phương thức này
không bị lộ bí mật kinh doanh, không ảnh hưởng uy tín các bên. Mặt khác, không bị
ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo.
Nhược điểm: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng
thì phương án thoả thuận mà các bên đạt được không mang tính cưỡng chế thi hành.
Mặt khác, một bên không thiện chí dễ lợi dụng thương lượng để trì hoãn hoặc trốn tránh
việc thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, phương thức này đòi hỏi cả hai bên đều phải có thiện
chí, trung thực.
3.2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm hòa giải
thương mại cụ thể như sau: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa
giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Như vậy, hòa giải là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp
với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí
của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết
định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà
hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.
Ở Việt Nam việc hòa giải tranh chấp thương mại đã được coi trọng từ lâu. Khi
có tranh chấp thương mại, các bên cần thương lượng, hòa giải với nhau. Trường hợp
thương lượng, hòa giải không thành mới đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết.
Và tại Tòa án, Trọng Tài các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải (được quy định
tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP):
Thứ nhất, các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ.
Thứ hai, các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
253
Thứ ba, nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của
bên thứ ba.
Các hình thức hòa giải:
Một là, các bên tranh chấp tự hòa giải (bàn bạc) để giải quyết tranh chấp mà
không cần sự trợ giúp của bên thứ ba
Hai là, các bên tranh chấp tiến hành hòa giải có sự giúp đỡ của bên thứ ba (cá
nhân, tổ chức hay Tòa án, Trọng tài)
Ba là, các bên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án hay Trọng tài.
Bốn là, việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này
tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên. Tòa án, Trọng tài ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi
hành đối với các bên.
Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành công thì phương thức được sử
dụng sẽ là Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hoà giải có những ưu
điểm, nhược điểm:
Thứ nhất, Hoà giải thực sự là cuộc trao đổi, thương lượng để đi đến dung hoà lợi ích
giữa các bên với sự giúp đỡ của hoà giải viên. Hoà giải là phương thức tốt để giải quyết
tranh chấp một cách thân thiện nhằm giúp các bên trong quan hệ tiếp tục duy trì và phát
triển các quan hệ.
Thứ hai, các bên có quyền tự định đoạt đối với việc hoà giải như: các bên có
quyền lựa chọn trung gian hoà giải cũng như địa điểm tiến hành hoà giải một cách thuận
lợi nhất, phù hợp với nguyện vọng của các bên. Điều này tạo cho các nhà doanh nghiệp
khả năng sắp xếp thời gian một cách hợp lý để điều hành việc kinh doanh của mình một
cách tốt hơn.
Thứ ba, thủ tục hoà giải được tiến hành một cách linh hoạt, không bị ràng buộc
bởi quy chế, thủ tục cứng nhắc nào. Việc hoà giải được thực hiện không chỉ dựa vào
pháp luật mà còn kết hợp những yếu tố về văn hoá kinh doanh, mối quan hệ làm ăn giữa
các bên. Hoà giải viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp đối thoại
tự do giúp các bên nhìn nhận được những cái đúng, cái sai của mình cũng như của phía
cùng đối thoại; giúp họ hiểu và phân biệt được giữa cái họ muốn và cái họ cần, xác định
rõ những lợi ích ưu tiên số một mà mỗi bên cần đạt được qua giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình hoà giải, các quy định pháp luật cần được cân nhắc tới khi làm rõ sự
kiện hay phân tích sai, đúng nhưng không phải là yếu tố quyết định, ràng buộc.
Thứ tư, thủ tục hòa giải bảo vệ được các bí mật kinh doanh. Trong hoà giải, các
bên hoàn toàn kiểm soát được việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ có liên quan để giải
quyết tranh chấp nhưng vẫn trong phạm vi bảo vệ bí mật kinh doanh.
Thứ năm, thủ tục hoà giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp. Hòa giải tôn
trọng tối đa quyền định đoạt của các bên nên kết quả hoà giải thực sự phụ thuộc vào ý
chí cũng như lợi ích mà các bên mong muốn đạt được. Bằng hoà giải có thể tập trung sự
chú ý và quan tâm của các bên vào các vấn đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp,
hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào các vấn đề mang tính chất hình thức
tố tụng. Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu các bên cùng chấp nhận phương án do hoà giải
viên đưa ra thì thủ tục hoà giải có thể chấp dứt, không bị buộc phải tiếp tục tham gia hoà
giải.
254
Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải
vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được tiến hành hay không
phụ thuộc vào ý chí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định
ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải
không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của Tòa án. Trong quá
trình hoà giải mỗi bên có quyền tước đi vai trò của bên thứ ba, thậm trí huỷ bỏ việc hoà
giải ở bất cứ thời điểm nào. Do đó, thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự
tin tưởng với nhau.
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Đối với quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì tại khoản
1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại cụ thể như sau: Trọng tài thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Theo đó, phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành
theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng
tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh
chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại (được quy định
tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010):
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không
vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có
trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại (được quy định
tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010):
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất
năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người
đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ
chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ
của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp
thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên, với tư cách là bên thứ
ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị
bắt buộc các bên phải thi hành. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được
thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Pháp luật hiện hành
ghi nhận 2 hình thức trọng tài, đó là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực.
255
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có ưu điểm, nhược điểm:
Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính linh hoạt, tạo
quyền chủ động cho các bên. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn giải quyết tranh
chấp tại Hội đồng trọng tài do các bên thành lập hoặc bất kỳ trung tâm trọng tài nào mà
hai bên tin tưởng. Trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết
tranh chấp, các bên có thể xây dựng quy tắc tố tụng riêng hoặc áp dụng quy tắc tố tụng
của một trung tâm trọng tài. Trong trường hợp lựa chọn trọng tài thường trực để giải
quyết tranh chấp, các bên thường tuân theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài mà
mình đã lựa chọn. Đồng thời các bên tranh chấp cũng thoả thuận về thời gian, địa điểm
giải quyết tranh chấp, lựa chọn trọng tài viên cũng như ngôn ngữ, luật áp dụng cho việc
giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên là do các bên lựa chọn, do đó, các bên có điều kiện
để lựa chọn cho mình những người có năng lực, có trình độ. Trong trường hợp không
tin tưởng trọng tài viên đã chọn thì các bên tranh chấp cũng được quyền thay đổi trọng
viên khác. Pháp luật chỉ can thiệp vào vấn đề này khi các bên không thoả thuận với nhau
về cách thức lựa chọn trọng tài viên mà thôi. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cũng
cho phép các bên có thể chủ động tính toán về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, phương thức giải quyết bằng Trọng tài thủ tục một mặt rút ngắn được
tiến trình giải quyết tranh chấp, mặt khác giúp các bên tiếp kiệm được thời gian để tập
trung vào công việc kinh doanh của mình. Trong phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài, các bên có thể rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp bằng việc rút ngắn
thủ tục tố tụng trọng tài, các bên không nhất thiết phải tranh luận tại phiên họp giải quyết
tranh chấp mà các bên có thể trình bày các quan điểm, ý kiến của mình bằng cách đệ
đơn trình các tài liệu chứng cứ cho Trọng tài. Điều này hoàn toàn khác với phương thức
giải quyết tranh chấp bằng Toà án.
Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là tính bí mật. Trọng
tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc kín, quyết định trọng tài không được
công bố công khai, rộng rãi. Do đó, có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh
dự, uy tín của mình, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ hợp tác làm ăn
vốn có.
Thứ tư, giải quyết bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ. Trong tố tụng
trọng tài không có vấn đề thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Điều này có nghĩa là các bên
tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trọng tài viên nào của bất cứ Trung tâm Trọng tài
kinh tế nào trên lãnh thổ quốc gia hoặc trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp cho
mình. Đây là một ưu thế của trọng tài thương mại.
Thứ năm, phán quyết của Trọng tài có tính chất chung thẩm. Đây là một ưu thế
của trọng tài so với các hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.
Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ
một tổ chức hoặc Toà án nào (trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng về tố tụng trọng
tài). Đây là một ưu thế xuất phát từ bản chất của trọng tài, quyết định của Trọng tài được
đưa ra trên cơ sở của một thoả thuận của các bên, do đó khi có phán quyết của Trọng tài
thì các bên bắt buộc phải thi hành. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh không bị kéo vào
vòng kiện tụng, tốn kém tiền bạc và thời gian như ở Toà án. Trong phương thức giải
quyết bằng trọng tài có bên thứ ba độc lập quyết định tranh chấp của các bên bằng cách
ra phán quyết của mình và phán quyết đó là phán quyết cuối cùng và bắt buộc các bên
phải thi hành.
Bên cạnh các ưu điểm thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng
có một số nhược điểm nhất định như: việc giải quyết bằng trọng tài đòi hỏi chi phí
256
tương đối cao, vụ giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao; việc thi hành quyết
định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án,
quyết định của Toà án. Kết quả của cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ, thiện chí của
các bên tranh chấp; Việc thực thi quyết định trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp
tác của các bên vì tính cưỡng chế không cao, không có bộ máy cưỡng chế như Tòa án;
Trọng tài không có cơ quan thi hành, giúp việc như tòa án nên có thể gặp khó khăn trong
quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, lấy thông tin cá nhân nếu
như bên đó không hợp tác ... Tuy nhiên, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại kết hợp hài hoà những ưu thế của các phương thức giải quyết tranh chấp
khác. Do đó, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài đã ngày càng
được lựa chọn từ các bên tranh chấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Luật Thương mại năm 2005
2. Quốc hội, Luật trọng tài thương mại năm 2010
3. Chính phủ, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại.
257
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Thân Văn Đức460
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các phương thức
giải quyết tranh chấp truyền thống đã dẫn trở nên quá tải. Giải quyết tranh chấp bằng
con đường hòa giải thương mại trở thành một chiếc chìa khóa giúp mở ra con đường
giảm bớt áp lực cho ngành tòa án. Ở nước ta, hòa giải thương mại đã bắt đầu xuất hiện
từ thập niên 2000. Trong suốt quá trình phát triển của mình, hòa giải thương mại đã
chứng minh được những tiềm năng to lớn mà phương thức này mang lại. Năm 2017
Chính phủ cho ra đời Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đây là một
văn bản đóng một vai trò quan trọng đối với khung pháp lý dành cho phương thức giải
quyết tranh chấp này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề cụ thể
của pháp luật và thực tiễn về hòa giải thương mại tại Việt Nam và đưa ra một và khuyên
nghị bổ sung hoàn thiện khung pháp lý về phương thức giải quyết tranh chấp này.
Từ khóa: Hòa giải thương mại, thỏa thuận hòa giải, thỏa thuận hòa giải thành,
hòa giải viên, tổ chức hòa giải.
Abstract: In the current context of deep international integration, traditional
dispute resolution methods have become overloaded. Resolving disputes through
commercial mediation has become a key to helping open the way to reduce pressure on
the court industry. In our country, commercial mediation has begun to appear since the
2000s. Throughout its development, commercial mediation has proven the great
potential it brings. In 2017, the Government issued Decree No. 22/2017/ND-CP on
commercial mediation, a document that plays an important role in the legal framework
for this method of dispute resolution. Within the scope of this article, the author analyzes
specific issues of law and practice on commercial mediation in Vietnam and makes
recommendations to supplement and improve the legal framework on dispute resolution
methods. this handicap.
Keywords: Commercial mediation; mediation agreement; successful mediation
agreement; mediator; mediation institution.
1. Đặt vấn đề.
Khi tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự đặc biệt là những quan hệ giao dịch
liên quan tới kinh doanh thương mại việc xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên
là không tránh khỏi. Tuy nhiên, mong muốn của các bên khi xảy ra tranh chấp thì việc
đầu tiên các chủ thể này hướng đến là giải quyết được tranh chấp mà vẫn đảm bảo tốt
nhất quyền lợi các bên, không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên với mức chi phí
thấp nhất. Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan
trọng, trong đó phương thức hòa giải thương mại là một trong những phương thức giải
được bài toán mà các bên đặt ra này. Trong quá trình hình thành hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện đại chế định về hòa giải cũng đã được các nhà làm luật hết sức quan tâm
không chỉ vì xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội mà còn có sự kế thừa từ
lịch sử. Pháp luật cổ Việt Nam trong hai bộ luật là Bộ Luật Hồng Đức thời Lê Sơ và Bộ
Luật Gia Long dưới triều Nguyễn đều có ghi nhận chế định này tuy có sự khác biệt về
hình thức thể hiện tuy nhiên đều tựu chung lại và hướng tới mục đích giải quyết các
tranh chấp của các bên một cách hài hòa lợi ích của các bên. Để đáp ứng được yêu cầu
của các bên về tiết kiệm chi phí, nhanh chóng thì trong luật cổ Việt Nam có các cơ quan
460 Địa chỉ; 331 QL1A-P. An Phú Đông-Quận 12 – TP.HCM
HV.Cao học K21 Luật dân sự và Tố tụng dân sự - Trường ĐH Kinh tế - Luật – ĐHQG-HCM.
258
hòa giải được thiết lập tại làng xã. Theo đó thì thẩm quyền giải quyết được giao cho Xã
trưởng hay Lý trưởng.461 Tuy nhiên những quy định trên của luật cổ Việt Nam chưa có
sự tách bạch giữa tranh chấp dân sự, tranh chấp thương mại.
Trong những năm gần đây lĩnh vực thương mại đặc biệt là giải quyết các tranh
chấp được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm cụ thể ngày ngày 03/10/2017, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm, trong đó nêu rõ: “Nâng
cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại. Tăng
cường tính độc lập của hệ thống thi hành án dân sự, kinh tế”.462 Thể chế hóa Quyết định
về Nghị quyết trên chính phủ đã cho ban hành nghị định số 22/2017/ NĐ-CP ngày
24/02/2017 của Chính phủ về hoà giải thương mại (Nghị định số 22/2017/NĐ-CP). Về
nội dung cơ bản của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã nêu lên được những vấn đề, về:
bản chất của hòa giải thương mại, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
thương mại; vấn đề quản lý nhà nước trong hoạt động hoà giải; xác định địa vị pháp lý
của hòa giải viên cũng như tổ chức hòa giải thương mại; làm rõ quyền và nghĩa vụ cơ
bản của các bên tham gia vào quan hệ hòa giải thương mại,. Những quy định của trên
về giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường hòa giải đã khẳng định vai trò quan
trọng của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải.
2. Pháp luật về hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế được đánh giá năng động và
thân thiện, trên thế giới nhờ vào những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các
chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam. Đồng thời với nguồn
nhân công giá rẻ của mình đã tạo điều kiện cho nước ta nhanh chóng vươn lên. Từ năm
2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỷ lệ nghèo (theo
chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn
3,8% năm 2020463. Tuy nhiên từ sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế cũng
kéo theo sự gia tăng các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam.
Trong bối cảnh các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh với số lượng ngày
càng nhiều và theo đó với những tình phức tạp hơn. Ở nước ta, vào năm 2015, Quốc hội
đã ban hành bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS), trong đó, dành một chương để quy
định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải ngoài tòa án. Theo đó, tòa án sẽ công nhận
các kết quả hòa giải được tiến hành theo thủ tục hòa giải.
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế đã có lịch sử
hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới, đặc biệt tại quốc gia có nền kinh tế phát
triển và được các cá nhân, tổ chức kinh tế ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của
phương thức này so với tố tụng tòa án. Ở Việt Nam, phương thức hòa giải đã được ghi
nhận mang tính nguyên tắc trong các văn bản luật, dưới luật cũng như các điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định
“khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng
tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Đây là chủ trương
quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về các phương thức giải
quyết tranh chấp thay thế, trong đó có hòa giải thương mại.
461 Xem Huỳnh Công Bá, Chế định về pháp luật và tố tụng triều Nguyễn, tr541, Nxb Thuận Hóa năm 2017.
TS. Nguyễn Văn Nghĩa - Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định về hoà giải thương mại
https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemid=1029 (03/10/2023)
463 Tổng Quan về Việt Nam https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview (03/10/2023)
462
259
Thực hiện Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát
triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối
hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về Hòa giải
thương mại. Ngày 26/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về
hòa giải thương mại có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 (sau đây là Nghị định). Nghị định số
22/2017/NĐ-CP là văn bản duy nhất điều chỉnh phương thức hòa giải thương mại bao
gồm những nội dung cơ bản như sau:
2.1. Phạm vi giải quyết tranh chấp
Khoản 1 Nghị định 22/2017 NĐ-CP giải thích hòa giải thương mại như sau: “Hòa
giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận
và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp
theo quy định của Nghị định này.”
Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại bao gồm:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải
thương mại.
Điều kiện tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có
thoả thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước,
sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh
chấp.
Như vậy, có thể thấy phạm vi của nghị định 22/2017/NĐ-CP chỉ cho phép một
trong các bên là chủ thể thương mại hoặc phát sinh từ hoạt động thương mại. Có ngoại
lệ những cũng phải quy định trong pháp luật về hòa giải thương mại.
2.2. Tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại
Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định các tiêu chuẩn của hòa giải viên
thương mại như có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc
lập, vô tư, khách quan, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế công tác trong lĩnh
vực được đào tạo từ 02 năm trở lên, có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, hiểu biết
tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Hòa giải viên thương mại
bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa
giải thương mại.
2.3. Tổ chức hòa giải thương mại
Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm Trung tâm hòa giải thương mại và Trung
tâm trọng tài có cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại. Các Trung tâm hòa giải thương
mại chính thực hoạt động sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập và đăng ký
tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở.
2.4. Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại
Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại về cơ bản được xây dựng trên cơ sở tham
khảo Luật mẫu về hòa giải thương mại của Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL). Theo Điều 14, Điều 17 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì khi tham gia hòa
giải, các bên có các quyền, nghĩa vụ như lựa chọn hòa giải viên thương mại, trình tự,
thủ tục hòa giải, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải, yêu cầu tạm dừng hoặc chấm
dứt hòa giải, được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải, có nghĩa
vụ trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên
260
quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại, thi hành thỏa thuận
hòa giải thành, tôn trọng hòa giải viên thương mại, các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
Các bên có quyền lựa chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại làm
phương thức tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận phương thức tiến hành hòa giải. Trong
trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức tiến hành hòa giải thì hòa giải
viên tiến hành thủ tục hòa giải theo phương thức mà hòa giải viên thương mại thấy phù
hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
2.5. Thỏa thuận hòa giải thành và công nhận kết quả hòa giải thành
Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ
tranh chấp thì các bên tiến hành ký kết thỏa thuận hòa giải thành có các nội dung chính
như căn cứ tiến hành hòa giải, thông tin cơ bản về các bên, nội dung chủ yếu của vụ
việc, thỏa thuận đạt được và giải pháp theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định
của pháp luật. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên
theo quy định của pháp luật dân sự. Việc công nhận kết quả hòa giải thành được xem
xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Ngoài ra, Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định trong trường hợp hòa giải
không thành các bên có quyền yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật.
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Sau khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại được ban hành hành,
Bộ Tư pháp đã chủ động ban hành Quyết định số 944/QĐ-BTP ngày 3/7/2017 ban hành
kế hoạch triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, Công văn số
2147/BTP-BTTP ngày 26/6/2017 về việc triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP,
Quyết định số 500/QĐ-BTP ngày 26/3/2018 về việc công bố thủ tục hành chính mới
ban hành trong lĩnh vực hòa giải thương mại thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Tư pháp, Thông tư 02/2018/TT-BTP ngày 26/2/2018 ban hành và hướng dẫn sử dụng
một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại có hiệu lực từ ngày
20/4/2018. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ, ngành tổ chức Hội nghị để tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đến các Bộ, ngành,
địa phương, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
Tại địa phương, hoạt động triển khai thi hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng
đã được quan tâm thực hiện. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã
tích cực, chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai; tổ chức tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều
hình thức về mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, về vai
trò, tính hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, quán
triệt nội dung cơ bản của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP tới các cơ quan, ban, ngành, tổ
chức, cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương, đội ngũ hòa giải viên thương mại, trọng
tài viên, luật sư, báo cáo viên pháp luật.
Tính đến nay, cả nước đã có 07 Trung tâm hòa giải thương mại được Bộ Tư pháp
cấp giấy phép thành lập, 03 Trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải thương
mại, chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và theo báo cáo của Bộ Tư pháp,
năm 2022, cả nước có 343 hòa giải viên thương mại (trong đó có 139 hòa giải viên của
Trung tâm hòa giải thương mại; 204 hòa giải viên của Trung tâm trọng tài có đăng ký
261
hoạt động hòa giải thương mại).464 Tuy nhiên cho tới nay, chưa có số liệu báo cáo cụ thể
về số lượng vụ việc tranh chấp thương mại được giải quyết theo phương thức hòa giải
thương mại.
4. Một số bất cập trong hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, hoạt động hòa giải thương mại vẫn
còn một số hạn chế, bất cập như:
Thứ nhất, hoạt động hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại mới hình thành ở nước ta. Do đó, hiểu biết và nhận thức của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về phương thức giải quyết bằng
hòa giải thương mại vẫn còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói
quen sử dụng hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chưa có
niềm tin vào vai trò của hòa giải thương mại và khả năng thực thi các thỏa thuận hòa
giải thành trong thực tế. Tâm lý và truyền thống sử dụng Tòa án trong việc giải quyết
tranh chấp vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của cá nhân, doanh nghiệp.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ hòa giải viên thương mại mới được hình thành nên
còn chưa đồng đều, chưa được đào tạo bài bản. Một số hòa giải viên thương mại chưa
được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp hòa giải thương
mại. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập nhưng
số lượng Trung tâm hòa giải thương mại được người dân, doanh nghiệp lựa chọn để giải
quyết tranh chấp gần như chưa đáng kể
Thứ ba, hiện nay, quy định của pháp luật về hòa giải thương mại còn chồng chéo,
văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất mới chỉ là Nghị định nên hiệu lực, hiệu quả còn
hạn chế. Một số quy định tiên tiến của pháp luật về hòa giải thương mại của các nước
như thời gian các bên giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại không tính vào thời
hiệu tố tụng chưa được quy định trong pháp luật tố tụng của Việt Nam. Điều này ảnh
hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng hòa giải thương mại của doanh nghiệp, người dân.
5. Khuyến nghị.
Từ những bất cập trên tác giả có một số khuyến nghị như sau.
Thứ nhất, Tăng cường Truyền thông, giới thiệu về các lợi ích từ hình thức giải
quyết tranh chấp bằng hoà giải đối với tất cả các đối tượng trong các tầng lớp xã hội đặc
biệt là giới luật sư, trọng tài viên, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các thành
phần khác tham gia và có liên quan tới hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại như
toà án, thẩm phán, cơ quan lập pháp.
Thứ hai, Đẩy mạnh hoạt động đào tạo hoà giải thương mại và cấp chứng chỉ, sớm
thành lập Cơ sở đào tạo hoà giải quốc tế tại Việt Nam nhằm chuẩn hóa các hoạt động
đào tạo về hoà giải tại Việt Nam, hợp tác liên thông với các tổ chức quốc tế về đào tạo
hoà giải, nhằm cung cấp một hạ tầng cơ sở chung và liên thông cho các hòa giải viên
độc lập, hoà giải viên tại các trung tâm hoà giải của Việt Nam đào tạo, rèn luyện, trau
dồi nâng cao kỹ năng và giao lưu chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp
trong cùng hệ thống.
Thứ ba, cần nghiên cứu, tổng kết hoạt động hòa giải thương mại theo Nghị định
22/2017/NĐ-CP để có thể xây dựng Luật Hòa giải thương mại, trong đó có bao gồm các
vấn đề đang được quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các luật khác, như thủ tục
Hoàng Yến (2022). Hòa giải thương mại, phương thức tối ưu trong giải quyết tranh chấp. Truy cập tại:
https://baocantho.com.vn/hoa-giai-thuong-mai-phuong-thuc-toi-uu-trong-giai-quyet-tranh-chap-a147318.html. (07/10/2023)
464
262
công nhận kết quả hòa giải thành, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự với thời gian giải
quyết hòa giải ngoài Tòa án;…
263
PHẦN 2
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG
264
BÀN VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI TRONG ÁP DỤNG LẼ CÔNG
BẰNG
PGS.TS. Trần Hữu Tráng465
Tóm tắt: Bài viết phân tích làm rõ khái niệm lẽ công bằng, lịch sử ra đời của lẽ
công bằng; phân tích về thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng của Tòa án trong Bộ luật dân
sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, từ đó chỉ ra những hạn chế khi Luật Trọng tài thương mại
chưa quy định thẩm quyền của trọng tài trong áp dụng lẽ công bằng. Từ đó kiến nghị
sửa đổi quy định của pháp luật để quy định thẩm quyền của trọng tài trong áp dụng lẽ
công bằng để giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Từ khóa: Lẽ công bằng, thẩm quyền, Tòa án, trọng tài.
Abstract: The article analyzes the concept of equity and the history of equity;
The Court's jurisdiction in the Civil Code and the Civil Procedure Code on the
application of equity. The article analyzes the limitations because there is no regulation
on arbitration’s jurisdiction on the applying of equity in the Commercial Arbitration
Law. From there, the article proposes amending the regulations on the arbitration’s
jurisdiction in applying of equity to settle disputes among parties which arise from
commercial activities.
Keywords: Equity, Jurisdiction, Court, Arbitration.
1. Khái niệm lẽ công bằng
Công bằng được hiểu là “Không thiên vị mà theo đúng lẽ phải”466. Theo đó, lẽ
công bằng chính là sự tuân theo lẽ phải, không thiên vị. Lẽ công bằng là một nguyên tắc
phản ánh nhu cầu tất yếu của xã hội loài người trong đối nhân xử thế cũng như trong áp
dụng pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi trong đối xử cũng như trong các mối quan hệ,
không được thiên vị với bất kỳ bên nào mà phải tuân thủ đúng lẽ phải. Lẽ công bằng
được áp dụng trong pháp luật từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ XV, khi Common Law với hệ
thống trát (wit system) bộc lộ những hạn chế do tính cứng nhắc khi coi trọng thủ tục hơn
cả lợi ích của các bên tranh chấp. Đó là nếu đương sự không thuộc một trong các vụ
việc đã có trát đang lưu hành hoặc có trát nhưng không phù hợp với bản chất của vụ
kiện thì đương sự sẽ mất quyền khởi kiện hoặc bị tòa án bác đơn kiện. Để khắc phục
tình trạng bất công do hệ thống trát, equity đã ra đời nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng,
sự đúng đắn, công bằng trong xã hội. Hệ thống equity do Văn phòng đại pháp (sau này
trở thành Tòa đại pháp) phát triển nhằm bổ sung và khắc phục các hạn chế của Common
Law. Đặc trưng tố tụng của equity là sử dụng công lí, lẽ công bằng để giải quyết các vụ
việc. Nguyên đơn phải gửi đơn thỉnh cẩu (bill/ petition) đến Tòa đại pháp. Trong đơn
phải nêu rõ lí do khởi kiện và khẩn cầu sự trợ giúp kèm theo vật chứng. Khi nhận được
đơn thỉnh cầu, nếu thấy nguyên đơn có lí và cần được bảo vệ thì Đại pháp quan sẽ ra trát
triệu tập bị đơn đến tòa mà không cần nêu lí do. Nếu bị đơn không đến thì sẽ bị cưỡng
chế và xử phạt. Tại tòa, Đại pháp quan tiến hành thẩm vấn để làm rõ nội dung của vụ
việc. Đại pháp quan sẽ dựa trên các tình tiết thực tế của vụ việc để ra phán quyết tuyên
bố quyền của nguyên đơn, buộc bị đơn phải thực hiện một việc nào đó vì lợi ích của
nguyên đơn hoặc cấm bị đơn tiếp tục hành vi xâm phạm lợi ích của nguyên đơn.467
Như vậy có thể thấy, equity ra đời là do đòi hỏi tất yếu của xã hội nhằm bảo đảm
đem lại công lí, công bằng, lẽ phải cho người dân, “nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích
465 Tổ Hành chính – Tư pháp, Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.
466 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2007, tr.345.
467 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, năm 2020, tr. 216-226.
265
hợp pháp của các bên được thực hiện như một tất yếu, lẽ đương nhiên và không thể
khác”468.
2. Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng
Thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng lần đầu được ghi nhận tại khoản 2 Điều 6
BLDS. Theo đó, trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. Theo quy định này thì pháp
luật đã trao thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng cho tòa án và Tòa án chỉ được áp dụng lẽ
công bằng khi không thể áp dụng tương tự pháp luật cũng như không thể áp dụng nguyên
tắc cơ bản của pháp luật và không có án lệ. Việc cho phép tòa án có thẩm quyền áp dụng
lẽ công bằng chính là để bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự “Tòa án không được từ chối
giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Như vậy, khi không có
luật, Tòa án phải áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự, áp dụng án lệ hoặc áp dụng lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự nhằm
bảo đảm lợi ích tối đa của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Quy định này cho thấy, việc coi “lẽ công bằng” như là một giải pháp cuối cùng
khi không còn giải pháp nào khác dường như chưa được hợp lý, bởi vì bản chất của lẽ
công bằng như trên đã phân tích chính là để bảo đảm việc giải quyết tranh chấp thật sự
khách quan, theo đúng lẽ phải, không thiên vị. Nhẽ ra “lẽ công bằng” phải được ưu tiên
áp dụng ngay sau quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho quy
định của pháp luật. Điều này tương tự như việc áp dụng equity nhằm khắc phục những
hạn chế, bất công do hệ thống trát của Common Law gây ra. Vì vậy, có quan điểm cho
rằng “lẽ công bằng trong luật của Anh được cho là công cụ chỉnh đốn những sai sót của
luật; bởi vậy, nếu luật không giải quyết thỏa đáng, đặc biệt là tỏ ra không công bằng, thì
lẽ công bằng phải được áp dụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của bên liên quan”469.
Mặc dù có hạn chế như trên, nhưng việc ghi nhận thẩm quyền của Tòa án trong
áp dụng lẽ công bằng cũng là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực lập pháp dân sự
của Việt Nam nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
Trong khi Tòa án được trao thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng thì trọng tài lại chưa có
thẩm quyền áp dụng lẽ công bằng. Điều 14 Luật Trọng tài thương mại mới chỉ cho phép
Hội đồng trọng tài “được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc
áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam” mà chưa cho phép áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp.
Đây là một hạn chế lớn cần được khắc phục bởi Tòa án và trọng tài đều là các thiết chế
được trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nhưng một thiết chế thì cho phép áp dụng,
còn một thiết chế lại không cho phép áp dụng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng một tranh
chấp chưa có pháp luật điều chỉnh, không có tập quán nếu đưa ra tòa án thì được giải
quyết theo lẽ công bằng nhưng nếu đưa ra trọng tài thì trọng tài lại không thể giải quyết
được. Mặt khác, như đã nêu ở trên, bản chất của lẽ công bằng là giải quyết các tranh
chấp một cách khách quan, theo đúng lẽ phải, không thiên vị. Trọng tài hay Tòa án đều
là các thiết chế giải quyết tranh chấp thì không thể quy định Tòa án có thẩm quyền áp
468 Phùng Trung Tập, Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 (401), tháng
01/2020, tr. 11-16 (12).
469 Nguyễn Ngọc Điện, Hệ thống Common Law và Equity: các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử
tại toà án Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01+02/2023, tr.55 – 61 (59).
266
dụng lẽ công bằng còn trọng tài thì không được áp dụng. Đây vừa là sự bất hợp lý, lại
vừa tạo ra những hạn chế không đáng có cho trọng tài.
Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng
phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại đã đề ra mục tiêu đầu tiên trong
các mục tiêu cụ thể là “Xác định những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, những
vấn đề chưa có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc quy định pháp luật chưa rõ cần ban
hành văn bản hướng dẫn thực hiện của pháp luật về hợp đồng và pháp luật về giải quyết
tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại;
những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thi hành pháp luật”.470 Rõ ràng việc chưa quy
định thẩm quyền của trọng tài trong việc áp dụng lẽ công bằng là một hạn chế, bất cập
và mâu thuẫn với quy định về thẩm quyền của Tòa án trong áp dụng lẽ công bằng.
3. Kiến nghị sửa đổi quy định của Luật Trọng tài thương mại
Thống kê sơ bộ, giai đoạn 2011-2020, các trung tâm trọng tài đã giải quyết được
khoảng 2.900 vụ tranh chấp. Số lượng vụ việc trọng tài thụ lý và giải quyết không chỉ
gia tăng về số lượng mà các lĩnh vực tranh chấp cũng ngày càng đa dạng, phong phú
hơn, trong đó chủ yếu là các giao dịch mua bán hàng hóa.471 Điều này cho thấy thiết chế
trọng tài đang ngày càng thể hiện tính ưu việt trong giải quyết tranh chấp thương mại và
đang ngày càng nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của các bên trong các tranh chấp kinh
doanh thương mại. Để “Đảm bảo sự phù hợp với quy định của Hiến pháp; sự thống nhất,
đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng, về giải quyết tranh chấp
hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại” như quan điểm
chỉ đạo trong Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ
nêu trên, cần phải tiến hành sửa đổi, hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại, trong đó cần
quy định rõ thẩm quyền của trọng tài về áp dụng lẽ công bằng trong giải quyết tranh
chấp. Tất nhiên, để bảo đảm đồng bộ giữa quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy
định của Luật Trọng tài thương mại thì trước hết cần sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều
6 Bộ luật Dân sự theo hướng cho phép tòa án áp dụng lẽ công bằng như một nguyên tắc
quan trọng được ưu tiên hàng đầu bổ sung cho quy định của pháp luật trong trường hợp
pháp luật không quy định. Cùng với việc sửa quy định tại khoản 2 Điều 6 BLDS thì
cũng cần sửa đổi Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự bảo đảm tương thích như quy định tại
khoản 2 Điều 6 BLDS. Nghĩa là cần quy định cho phép áp dụng lẽ công bằng là lựa chọn
được ưu tiên hàng đầu khi không có luật rồi mới đến các giải pháp khác. Điều này vừa
phù hợp với bản chất của chế định lẽ công bằng, vừa phù hợp với bản chất của giao dịch
dân sự cũng như phù hợp với mục đích của giải quyết tranh chấp dân sự là bảo đảm tối
đa các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Cùng với việc sửa đổi các quy định có liên quan đến thẩm quyền áp dụng lẽ công
bằng của Tòa án trong Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự như trên thì việc bổ
sung thẩm quyền của trọng tài trong áp dụng lẽ công bằng cũng tương tự như thẩm
quyền của Tòa án trong áp dụng lẽ công bằng. Tất nhiên, việc áp dụng lẽ công bằng
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là một vấn đề khó và phức tạp đòi
hỏi đội ngũ Trọng tài viên phải có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, trách nhiệm,
470 Điểm 2 mục II Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương
mại, hòa giải thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
471 Báo điện tử Chính phủ, Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, đăng ngày 14/8/2023.
Nguồn:
https://baochinhphu.vn/hoan-thien-phap-luat-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai102230814160000314.htm.
267
kinh nghiệm và kỹ năng tốt, bởi yếu tố con người là yếu tố quyết định đối với hiệu quả
của việc áp dụng lẽ công bằng.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định cho phép trọng tài có thẩm quyền áp dụng lẽ công
bằng sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho trọng tài trong giải quyết các tranh chấp
kinh doanh thương mại vừa phù hợp với các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước trong hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại nói chung và giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài,
góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao
chỉ số cạnh tranh quốc gia, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi ở Việt
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Chính phủ, Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp thương
mại bằng trọng tài, đăng ngày 14/8/2023. Nguồn: https://baochinhphu.vn/hoanthien-phap-luat-trong-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai102230814160000314.htm.
2. Nguyễn Ngọc Điện, Hệ thống Common Law và Equity: các vận dụng có thể có
cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại toà án Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 01+02/2023, tr.55 – 61.
3. Phùng Trung Tập, Áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp dân sự, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 01 (401), tháng 01/2020, tr. 11-16.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 phê duyệt
Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng
phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân,
năm 2020.
6. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, năm 2007.
7. Quốc hội, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
8. Quốc hội, Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
9. Quốc hội, Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
268
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT
XỬ VỤ ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI – THỰC TIỄN TẠI TỈNH LÂM
ĐỒNG
TS. Nguyễn Văn Nghiệp472
TS. Nguyễn Thị Vân Anh473
Tóm tắt: Bài viết này nhóm tác giả tập trung phân tích thực tiễn xét xử các vụ
án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ thực tiễn đó, nhóm tác giả
sẽ đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động
xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn. Sau đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án kinh doanh thương mại nói chung và trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Abstract: In this article, the authors focus on analyzing the practice of
adjudicating business and commercial cases in Lam Dong province. From that reality,
the authors will evaluate the advantages, limitations and causes of limitations in
adjudicating business and commercial cases in the area. Then, propose some solutions
to improve the quality of adjudication of business and commercial cases in general and
in Lam Dong province in particular.
Từ khóa: kinh doanh, thương mại; xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại;
chất lượng xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại; giải pháp nâng cao chất lượng xét
xử…
Keyword: commercial business; adjudicate business and commercial cases;
quality of adjudication of business and commercial cases; solutions to improve trial
quality…
1. Dẫn nhập
Trong hoạt động thương mại, khi phát sinh tranh chấp đòi hỏi phải được giải
quyết một cách minh bạch và hiệu quả. Điều này vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các chủ thể, vừa góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương
mại bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Có nhiều cách thức khác nhau để giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, thông thường sẽ gồm 04 cách thức là thương
lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Trong đó, giải quyết tranh chấp bằng
Tòa án được xem là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn khi tranh chấp xảy ra. Có
thể hiểu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là phương thức giải
quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử, cơ quan này sẽ nhân danh Nhà nước giải quyết vụ
việc theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các
luật khác có liên quan. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ
tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi
hành.
Một vụ án kinh doanh, thương mại có thể được giải quyết qua nhiều cấp xét xử
để đảm bảo bản án, quyết định đó được chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp
luật. Việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án phải tuân thủ quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án 474 và
các luật khác có liên quan. Chính vì vậy, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại bằng con đường Tòa án sẽ mang lại nhiều lợi ích như quyết định của tòa được
đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước, có cơ quan thi hành án chuyên
472 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt, ĐT 0933772579, email nghiepnv@dlu.edu.vn
473 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt, ĐT: 0945363436, email anhntv@dlu.edu.vn
474 Xem Điều 30, Điều 35, Điều 37, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
269
trách và có đầy đủ phương tiện để thi hành… Tuy nhiên cũng có những bất cập nhất
định như các bên tranh chấp phải chấp nhận thủ tục tố tụng chung được quy định trong
pháp luật; thủ tục tố tụng tòa án thường kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai, dẫn đến việc
không đảm bảo giữ kín những thông tin, bí mật kinh doanh của các bên tham gia hợp
đồng thương mại...Hãy xem xét thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ở phần sau.
2. Thực tiễn giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại của Tòa án trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2019 đến năm 2022
Lâm Đồng là tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên có độ cao từ 1.200 - 1.500m
so với mặt nước biển; diện tích tự nhiên 9.781,2 km²; tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp
huyện gồm: 10 huyện và 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc); 142 đơn vị hành chính cấp xã
(111 xã, 18 phường và 13 thị trấn); 1.376 thôn, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh là 1,33 triệu
người (trong đó, đồng bào DTTS chiếm khoảng 25,7%), với 47 dân tộc cùng sinh sống;
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 800 nghìn người, chiếm 60,2% dân số; 800
nghìn tín đồ các tôn giáo, chiếm 65% dân số toàn tỉnh475. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế sau đại dịch Covid-19, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ bản đã
trở lại hoạt động bình thường. Nhưng hệ quả của đại dịch và sự phát triển của kinh tế
thị trường đã phát sinh nhiều sự kiện pháp lý, trong đó vấn đề tranh chấp giữa các doanh
nghiệp xảy ra ngày càng nhiều, không những phức tạp về tính chất mà còn đa dạng về
nội dung.
Mặc dù biết tranh chấp kinh doanh thương mại là một hệ quả tất yếu của quá
trình vận động các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức vào hoạt động kinh doanh thương
mại. Nhưng khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể lựa chọn một trong bốn cơ chế để giải
quyết tranh chấp để mở đường cho sự hợp tác và phát triển. Và giải quyết tranh chấp,
kinh doanh thương mại bằng con đường Tòa án là một trong những lựa chọn của các
bên. Trong những năm gần đây chất lượng xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại của
tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định như:
Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện thống nhất theo trình tự, thủ tục được quy định tại
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đồng thời thực hiện theo quy định của pháp luật có
liên quan trong lĩnh vực này.
Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đảm bảo thời hạn xét xử theo quy định. Nên thời gian qua
không có vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại nào bị quá thời hạn xét xử.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ tòa án trên địa bàn có năng lực, nhiệt tình và có trách
nhiệm cao trong công việc nên đa số các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại được
giải quyết nhanh chóng, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Cụ
thể, từ năm 2019 đến 2022 Tòa án các cấp tỉnh Lâm Đồng đã giải quyết được 225 vụ án
kinh doanh, thương mại. Góp phần ổn định và làm lành các quan hệ kinh tế giữa các chủ
thể kinh doanh, đồng thời tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội.
Thứ tư, chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày một
nâng cao, những yêu cầu của đương sự được tòa án làm rõ, giải quyết nhanh chóng đảm
475 https://lamdong.gov.vn/sites/liza/gioithieu/SitePages/dieu-kien-va-tiem-nang.aspx
270
bảo quyền và lợi ích của đương sự. Đồng thời có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức
có liên quan để giải quyết tranh chấp theo đúng các quy định của pháp luật.
Những kết quả đề cập ở trên được cụ thể ở các bảng sau đây:
Bảng 2.1. Bảng thống kê số vụ án kinh doanh, thương mại sơ thẩm mà Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm từ năm
2019 – 2022 (Đơn vị: vụ)
Năm
2019
Số vụ phải giải quyết
Sơ thẩm
Phúc
thẩm
90
15
Số vụ đã giải quyết
Sơ thẩm
Phúc
thẩm
53
13
Số vụ việc còn lại
Sơ thẩm Phúc thẩm
37
2
2020
2021
89
96
14
11
47
44
12
10
42
52
2
1
2022
Tổng
86
360
8
48
48
192
4
39
38
169
4
9
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Nhìn vào bảng tổng hợp này, chúng ta thấy các vụ án tranh chấp về kinh doanh,
thương mại sơ thẩm phải giải quyết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không cao từ năm 2019
đến 2022, theo đó năm 2021 cao nhất là 96 vụ, năm 2022 thấp nhất với 86 vụ. Mặc dù
không quá nhiều án trong lĩnh vực này nhưng tỷ lệ các vụ án tranh chấp kinh doanh,
thương mại trên địa bàn đã giải quyết sơ thẩm chiếm tỷ lệ không cao (không quá 60%)
vì cao nhất là tỷ lệ vụ án đã giải quyết năm 2019 chiếm 58,8% và thấp nhất là năm 2021
chiếm 45,8%. Đồng nghĩa với đó là số lượng các vụ án tranh chấp sơ thẩm trong lĩnh
vực này còn tồn đọng lại cao.
Trong khi đó, số lượng các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực này đã giải quyết
chiếm tỷ lệ cao so với số lượng vụ án phải giải quyết (phải giải quyết năm 2019 là 15
vụ, năm 2022 là 8 vụ). Số lượng vụ án phải giải quyết phúc thẩm còn tồn đọng lại cao
nhất là 4 vụ năm 2022 trong khi đây lại là năm có số lượng vụ án tranh chấp về kinh
doanh, thương mại thấp nhất.
Một thực trạng nữa khi nghiên cứu các bản án của Tòa án trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng về kinh doanh, thương mại xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhóm tác giả thấy rằng
trong lĩnh vực này, trên địa bàn tỉnh Lâm đồng tập trung vào 2 lĩnh vực chính là mua
bán hàng hóa và đầu tư, tài chính ngân hàng.
Bảng 2.2. Bảng thống kê số loại vụ án kinh doanh, thương mại mà Tòa án nhân
dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giải quyết sơ thẩm từ 2019-2022 (Đơn vị: vụ)
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Loại vụ án
Mua bán hàng
hóa
Gia công hàng
hóa
Phải
giải
quy
ết
39
Đã
giải
quy
ết
29
Cò Phải
n giải
lại quy
ết
10
34
1
0
1
Đã
giải
quy
ết
Cò Phải
n giải
lại quy
ết
Đã
giải
quy
ết
Đã
giải
quy
ết
19
Cò
n
lại
23
Cò Phải
n giải
lại quy
ết
30
19
19
15
42
0
0
0
0
0
0
0
0
11
271
Cung ứng dịch
vụ
2
2
0
Phân phối
Đại diện, đại lý
Xây dựng
2
1
3
0
1
1
2
0
2
Đầu tư tài
chính, ngân
hàng
Liên doanh,
liên kết
3
1
2
Hợp đồng đầu
tư
Tranh chấp về
quyền sở hữu
trí tuệ, chuyển
giao công nghệ
giữa các cá
nhân với
nhau...
Tranh chấp
giữa các thành
viên công ty
với nhau
Các tranh chấp
khác
Tổng
10
5
5
1
0
1
4
1
3
2
0
2
22
13
9
90
53
37
2
1
1
2
4
1
1
2
1
1
0
1
0
3
1
1
2
1
3
2
2
15
7
8
15
9
6
0
0
0
0
0
0
1
1
4
1
1
3
5
1
1
4
4
1
3
3
1
2
22
13
9
23
7
16
89
47
42
96
44
52
1
0
1
1
0
4
0
0
2
1
0
2
17
8
9
1
0
1
4
2
2
1
1
3
2
1
24
15
9
86
48
38
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.2 thể hiện rất rõ trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại mà Tòa án các
cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm chủ yếu là các vụ án tranh chấp về mua
bán hàng hóa với 145/361 vụ án phải giải quyết chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số các vụ
án phải giải quyết trong lĩnh vực này và hiện tại cũng là số lượng vụ án đã giải quyết
nhiều nhất. Năm 2019 tỷ lệ các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực liên doanh, liên kết cũng
chiếm tỷ lệ cao với 10 vụ nhưng năm 2020, 2021 không có vụ nào và đến năm 2022 chỉ
còn 01 vụ. Lĩnh vực đầu tư tài chính ngân hàng là lĩnh vực có tỷ lệ các vụ án phải giải
quyết và đã giải quyết cao với tổng số là 50 vụ, đã giải quyết 25 vụ và còn tồn lại là 25
vụ chưa giải quyết.
Tương tự như vậy, số lượng án phúc thẩm trong lĩnh vực này mà Tòa án nhân
dân tỉnh Lâm Đồng đã giải quyết thì loại án về mua bán hàng hóa và đầu tư tài chính,
ngân hàng cũng là nhiều nhất. Cụ thể xem ở bảng 2.3 bên dưới.
Bảng 2.3. Bảng thống kê số loại vụ án kinh doanh, thương mại mà Tòa án nhân
dân tỉnh Lâm Đồng giải quyết phúc thẩm từ 2019-2022 (Đơn vị: vụ)
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
272
Loại vụ án
Phả
i
giải
quy
ết
Đã
giải
quy
ết
Mua bán hàng
hóa
2
1
Thuê, cho thuê,
thuê mua
1
1
Gia công hàng
hóa
Xây dựng
Đầu tư tài
chính, ngân
hàng
Các tranh chấp
khác
Hợp đồng đầu
tư
Thế chấp
Tổng
Cò
n
lại
0
0
0
2
2
0
Phả
i
giải
quy
ết
Đã
giải
quy
ết
Cò Phả
n
i
lại giải
quy
ết
Đã
giải
quy
ết
Cò Phả
n
i
lại giải
quy
ết
7
6
0
4
3
1
3
1
1
0
0
0
1
1
0
0
1
0
1
0
1
0
0
7
4
2
5
4
3
3
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
15
0
11
0
2
0
14
0
Đã
giải
quy
ết
Cò
n
lại
2
1
0
0
0
0
0
0
1
0
1
0
0
2
2
0
0
0
4
0
1
2
0
0
0
0
0
2
1
0
0
0
0
0
1
0
0
12
0
11
6
1
8
4
2
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Trong số các bản án tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà Tòa án nhân dân
tỉnh Lâm Đồng giải quyết thì đều là các bản án bị kháng cáo, không có bản án nào bị
kháng nghị. Trong số đó có 16 bản án sơ thẩm giữ nguyên, có 05 bản án sơ thẩm bị sửa
một phần, sửa toàn bộ 01 bản án và hủy 08 bản án sơ thẩm476. Như vậy trong tổng số 39
vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử
phúc thẩm thì tỷ lệ án bị sửa và hủy khá cao, chiếm 35,9%. Những bản án bị sửa, hủy
này xuất phát từ nhiều yếu tố hạn chế tác động vào quá trình xét xử của Tòa án các cấp,
được phân tích cụ thể ở mục 3 sau đây.
3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động giải quyết
các vụ án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
3.1. Một số hạn chế trong hoạt động giải quyết các vụ án kinh doanh, thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Trước tiên, chúng tôi cho rằng, hạn chế lớn nhất trong hoạt động xét xử các vụ
án kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là hạn chế về mặt nhận thức của
đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Một bộ phận đội ngũ Thẩm phán chưa nắm
vững các quy định của pháp luật tố tụng và kinh doanh thương mại, đồng thời một bộ
phận đội ngũ cũng chưa có kỹ năng giải quyết, xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại.
Dẫn đến sự khác nhau về mặt quan điểm trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết các
tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Bởi đối với các Tòa án cấp huyện trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng, hiện chưa được thành lập các Tòa chuyên trách nên các Thẩm phán
476 Báo cáo Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ, việc kinh doanh thương mại phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng
từ năm 2019-2022.
273
được phân công xét xử tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, lại chưa được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên sâu về giải quyết các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Điều
này dẫn đến việc đánh giá nội dung vụ án, các tình tiết của vụ án còn hạn chế, chưa bảo
đảm được quyền và nghĩa vụ của các đượng sự, đồng thời bản án sau khi xử xong bị
kháng cáo và dễ bị hủy bởi Tòa án cấp trên.
Như vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng
hóa giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần rau sạch Năm Sao Đ và bị đơn là Vợ chồng
ông Đỗ Phú H và bà Nguyễn Thị H. Vụ án đã được Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng
xét xử sơ thẩm bằng bản án số 02/2020/KDTM-ST ngày 05/6/2020 nhưng bị kháng cáo.
Bản án phúc thẩm số 09/2020/KDTM-PT ngày 31/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm
Đồng đã hủy bản án sơ thẩm do cấp sở thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, chưa làm
rõ các vấn đề liên quan đến nội dung vụ án dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị
đơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã xác định “cấp
phúc thẩm không thể khắc phục được nên cần hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ
cho Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng giải quyết lại theo quy định của pháp luật”477.
Hoặc do hạn chế về mặt trình độ, nhận thức của Thẩm phán dẫn đến việc hạn chế
trong việc áp dụng pháp luật về xác định tư cách người tham gia tố tụng. Pháp luật hiện
hành đã quy định cụ thể về việc chi nhánh ngân hàng chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp
nhân478 nên không thể tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn một số
Tòa án vẫn xác định chi nhánh là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án, tức là xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng. Ví dụ như
trong vụ án kinh doanh, thuơng mại tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tỉnh Lâm Đồng
giữa nguyên đơn là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng
với bị đơn là Công ty TNHH Giấy Việt Nhật được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng giải
quyết năm 2018. Nguyên đơn trong vụ án này phải là “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam” chứ không phải như Tòa án cấp sơ thẩm xác định là “Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng”. Trong những trường hợp như trên, ngay
từ khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án cấp sơ thẩm cần phải kiểm tra đơn và hướng dẫn cho
đương sự sửa đổi đơn khởi kiện cho đúng quy định của pháp luật.
Có trường hợp xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đầy đủ,
dẫn đến không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đặc biệt
là đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng mà có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm
theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh. Như vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng với bị
đơn là ông Trần Quang Thạnh và bà Trương Thùy Dung. Ông Thạnh, bà Dung đã dùng
tài sản là nhà đất do ông, bà đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp
cho ngân hàng để vay tiền (nhà đất do ông Thạnh, bà Dung mua lại của ông Huỳnh Văn
Bượng, bà Nguyễn Thị Thu Vân). Tòa án cấp sơ thẩm đã công nhận sự thỏa thuận giữa
ông Thạnh, bà Dung với ngân hàng về xử lý tài sản bảo đảm là nhà, đất trên. Sau khi có
Quyết định công nhận sự thỏa thuận, quá trình thi hành án không thi hành được, ông
Huỳnh Văn Bượng, bà Nguyễn Thị Thu Vân đã có đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc
thẩm và cung cấp tài liệu chứng minh họ là những người vẫn đang trực tiếp quản lý, sử
dụng tài sản mà ông Thạnh, bà Dung thế chấp tại ngân hàng; đồng thời, tài sản thế chấp
477 Xem Bản án số 02/2020/KDTM-ST ngày 05/6/2020 của Tòa án nhân dân huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Bản án phúc
thẩm số 09/2020/KDTM-PT ngày 31/8/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng về tranh chấp về bội thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng về mua bán hàng hóa.
478 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014
274
này lại đang là đối tượng tranh chấp của vụ án dân sự về tranh chấp “hợp đồng mua bán
nhà” giữa ông Thạnh, bà Dung với bị đơn là ông Bượng, bà Vân đã được Tòa án khác
đang thụ lý, giải quyết. Như vậy, Tòa sơ thẩm khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các bên đã không làm rõ tài sản bảo đảm này hiện nay đang do ai trực tiếp quản lý,
sử dụng. Đồng thời không đưa ông Bượng, bà Vân vào tham gia tố tụng trong vụ án
kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan của vụ án là không đúng và không đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự.
Hay trong vụ án tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại về mua bán hàng
hóa giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam và bị đơn là công
ty TNHH TM&DV Nga Thái (ông Thái là chồng là người đại diện theo pháp luật của
công ty và bà Nga là vợ đồng thời là thành viên của công ty), bản án sơ thẩm số
03/2019/KDTM-ST ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Bảo Lộc ban hành
giải quyết vụ việc trên bị kháng cáo và bị Tòa án nhân dân tỉnh Lâm đồng xét xử phúc
thẩm, bản án phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân thành
phố Bảo Lộc giải quyết lại theo quy định của pháp luật.
Bản án phúc thẩm nhận định khi công ty Nga Thái ngưng hoạt động, sau đó bị
thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thông báo giải thể nhưng chưa thanh
toán hết tiền hàng cho công ty Unilever Việt Nam. Và theo Khoản 6 Điều 203 Luật
doanh nghiệp năm 2014 thì cá nhân, người quản lý công ty liên quan phải chịu trách
nhiệm cá nhân về việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định, tức là khi
giải quyết vụ án này, Tòa sơ thẩm lẽ ra phải xác định bà Nga phải là người có quyền và
nghĩa vụ liên quan trong vụ án để xem xét thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định479
nhưng Tòa sơ thẩm đã bỏ qua; đồng thời đến ngày 08/7/2018 thì ông Phạm Thái chết;
trong trường hợp này lẽ ra cấp sơ thẩm phải tiến hành xác minh, đưa những người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông Thái tham gia tố tụng và xác định những người này kế
thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Thái theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015, tuy nhiên cấp sơ thẩm lại xác định Công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại và dịch vụ Nga Thái là bị đơn; buộc Công ty Nga Thái (đã bị giải thể) và bà Phùng
Thị Nga phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Công ty Unilever là không chính xác, vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên
đương sự. Hơn nữa, Tòa án cấp sơ thẩm cũng chưa làm rõ trước khi bị giải thể Công ty
Nga Thái còn tài sản không, tỷ lệ phần vốn góp của bà Nga vào Công ty Nga Thái là
bao nhiêu để buộc trả nợ tương ứng với phần vốn đã góp vào Công ty, chưa làm rõ tài
sản của ông Thái để lại còn không để xác định trách nhiệm của những người kế thừa
quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Thái thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại (trả nợ cho
Công ty Unilever).
Thứ hai, trong một số trường hợp xét xử án kinh doanh thương mại có thể không
đảm bảo được tính minh bạch, một số trường hợp việc công khai chứng cứ không đầy
đủ, thiếu minh bạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên và có thể dẫn đến sai lệch
trong quá trình xét xử. Có trường hợp ban hành quyết định hòa giải bằng các Quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhưng lại bị Hội đồng giám đốc thẩm hủy vì
nội dung của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thể hiện không đầy
đủ, không đúng với nội dung đuơng sự đã thỏa thuận, hoặc ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự không phù hợp với tình hình thực tiễn vì vụ án có liên quan
479 Khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2014
275
đến người thứ ba, nhưng Tòa án không không tiến hành xác minh, thu thập đầy đủ chứng
cứ để đảm bảo quyền lợi của họ.
Như vụ án tranh chấp giữa các thành viên trong Công ty liên quan đến hoạt động,
bàn giao tài sản của Công ty và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên
đơn là ông Nguyễn Tuấn Diệm và bị đơn là ông Trần Văn Toản được Tòa án nhân dân
tỉnh Lâm đồng xét xử sơ thẩm bằng bản án số 04/2020/KDTM-ST ngày 18/9/2020. Theo
đó ông Diệm, Toản, Ngọc và công ty TNHH Phượng Hùng góp vốn để thành lập công
ty cổ phần xây dựng khai thác khoáng sản Hoàng Phát và để ông Toản làm đại diện theo
pháp luật và quản lý, khai thác mỏ đá đúng quy trình, quy hoạch. Tuy nhiên, ông Toản
đã không khai thác đá đúng quy hoạch nên gây ra sạt lở, thiệt hại nghiêm trọng và mất
uy tín của công ty nên ông Diệm kiện yêu cầu ông Toản phục hồi lại mỏ đá, bàn giao lại
mỏ đá và bồi thường tiền cho ông.
Quá trình quản lý công ty ông Toản có ký hợp đồng cung cấp đá cho Công ty
Basaltstone, sau đó không cung cấp được sản phẩm nên công ty Basaltstone có đơn khởi
kiện yêu cầu Công ty Hoàng Phát bồi thường thiệt hại, người đại diện hợp pháp của
Công ty Hoàng Phát lại đồng ý bồi thường toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn (Công ty
Basaltstone) và Tòa án nhân dân huyện Đạ Tẻh ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận
giữa các đương sự. Việc Tòa án nhân dân huyện Đạ Tẻh ra Quyết định công nhận sự
thỏa thuận giữa các đương sự là chưa phù hợp với thực tế khách quan bởi việc không
thực hiện được hợp đồng này là do yếu tố khách quan bởi lẽ giữa các thành viên của
Công ty Hoàng Phát phát sinh tranh chấp, đối tượng tranh chấp là mỏ đá của Công ty
dẫn đến mỏ đá này bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là đúng nên quyết định công
nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự của Tòa án nhân dân huyện Đạ Tẻ đã bị hủy.
Hay như vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa
nguyên đơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với bị đơn là
Công ty TNHH may Thiên Kim. Tại Biên bản hòa giải thành các bên đương sự đã thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
và đề nghị của bị đơn, nhưng không có thỏa thuận về phần án phí. Do vậy, trường hợp
này, các đương sự đã không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Khi các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì
theo quy định Tòa án phải đưa vụ án ra xét xử480, nhưng Tòa án lại ra Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Bên cạnh đó, cũng trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
vụ án này cũng không thể hiện đúng nội dung thỏa thuận của các bên theo Biên bản hòa
giải về số tiền giảm một phần lãi suất quá hạn. Điều này cho thấy, quá trình lập biên bản
hòa giải, biên bản hòa giải thành cũng như ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự, Tòa án thực hiện không có sự thống nhất về nội dung mà các đương sự
đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến quyền, nghĩa vụ của các đương sự.
Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại chưa hiệu quả và kết quả không cao, dẫn đến người dân, các doanh nghiệp
không nắm rõ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, do đó chưa bảo đảm được
quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
3.2. Nguyên nhân của hạn chế
480 Khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự: “Thẩm phán chỉ được ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”
276
Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được thì hoạt động của Toà án nhân
dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh,
thương mại vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến quá trình giải quyết còn chưa thực sự
có hiệu quả. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Một là, trình độ, năng lực của Thẩm phán còn hạn chế
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động áp dụng pháp luật nên hoạt động này
có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của Thẩm phán. Vì vậy,
để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán phải am hiểu pháp luật, thường xuyên
cập nhập kiến thức mới và phải được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng đội ngũ Thẩm phán còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực
do mới được bổ nhiệm. Bên cạnh đó, các Thẩm phán không phải chuyên trách đối với
các vụ án kinh doanh, thương mại mà là Thẩm phán “đa năng”, “biết tuốt” tức là ngoài
xét xử các vụ án về kinh doanh, thương mại còn xét xử các vụ án trong lĩnh vực hình
sự, dân sự, hôn nhân gia đình… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo
chất lượng xét xử nói chung và xét xử các vụ án trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
nói riêng.
Hai là, tính xác thực của chứng cứ, tài liệu và ý thức pháp luật của các đương sự
Sự hợp tác tham gia giải quyết tranh chấp của đương sự cũng ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình giải quyết vụ án tại tòa. Nếu như đương sự không hợp tác, không tham gia
buổi hòa giải và xét xử khi có triệu tập của tòa …thì việc Tòa án giải quyết vụ án đảm
bảo theo đúng quy định của pháp luật là thực sự khó. Điều này xuất phát từ nhận thức
pháp luật còn hạn chế của các đương sự, dẫn đến họ hoặc không biết hoặc cố tình gây
khó dễ cho hoạt động xét xử của Tòa án. Hoặc khi không hiểu biết pháp luật, đương sự
không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp thì không thể thuyết
phục được Hội đồng xét xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Bên cạnh đó, bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không lại
phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của
các đương sự. Điều này vừa giúp đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
mặt khách còn giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án chính
xác, khách quan.
Thứ ba, Tòa án chưa thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, tập huấn chuyên sâu
về nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ Thẩm phán trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Hạn chế này làm cho đội ngũ Thẩm phán không thường xuyên cập nhật được các văn
bản mới, những thay đổi của thị trường để áp dụng phù hợp khi giải quyết các vụ án
trong lĩnh vực này. Đồng thời cũng có những nội dung của pháp luật trong lĩnh vực này
chưa được hiểu một cách thống nhất dẫn đến quan điểm áp dụng pháp luật còn có sự
khác biệt giữa các Tòa án.
Thứ tư, việc thiếu đội ngũ Thẩm phán và thư ký, đồng thời còn hạn chế trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin tại tòa án cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giải quyết
các tranh chấp về kinh doanh, thương mại của Tòa án trên địa bàn. Như quá trình giải
quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại còn mất nhiều thời gian, trong khi đây
là lĩnh vực cần phải giải quyết nhanh chóng để các bên trở lại hoạt động sản xuất kinh
doanh bình thường, tránh các tổn thất cho các doanh nghiệp.
Thứ năm, mặc dù hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đã
hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này của
Tòa án. Nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn có những bất cập, thiếu sự thống
nhất, có nội dung quy định chưa rõ ràng làm cho việc áp dụng pháp luật vào từng vụ
277
việc cụ thể trong thực tiễn còn khó khăn.
4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án kinh doanh, thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân và Thư ký
Đội ngũ Thẩm phán có năng lực, trình độ chuyên môn sẽ quyết định đến hiệu quả
xét xử các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do vậy, cần rà soát
lại trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù
hợp. Bên cạnh đó cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại cho các Thẩm phán. Trong xu thế hội nhập
hiện nay, việc trau dồi khả năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin cũng sẽ ảnh hưởng
và tác động rất lớn đến hoạt động xét xử của Thẩm phán đối với các vụ án tranh chấp
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Chẳng hạn khi có trình độ ngoại ngữ, tin học
Thẩm phán có thể nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này của các
nước trên thế giới để bổ trợ một phần kỹ năng trong việc giải quyết vụ án được hiệu quả.
Bên cạnh đội ngũ Thẩm phán thì đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng có vai trò quan
trọng trong xét xử. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xét xử chúng ta cũng phải xây dựng đội
ngũ Hội thẩm nhân dân có phẩm chất đạo đức, có trình độ am hiểu pháp luật nhất định
trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Muốn vậy cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ
cho Hội thẩm nhân dân trong giải quyết các vụ án về kinh doanh, thương mại để vừa
cập nhật kiến thức, vừa bổ sung các kỹ năng cho các Hội thẩm nhân dân.
Đối với thư ký Tòa án là người giúp việc cho Thẩm phán, giúp cho Thẩm phán
hoàn thành công tác giải quyết vụ án hiệu quả nhất, nên đội ngũ Thư ký của Tòa án cũng
cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, kiến thức cũng như kinh nghiệm
trong quá trình giải quyết vụ án.
Cần nghiên cứu tăng mức hỗ trợ xét xử cho Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét
xử nói chung và xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại nói riêng. Như hiện nay chế
độ bồi dưỡng cho Hội thẩm khi tham gia xét xử và nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án là 90.000đ
(Chín mươi ngàn đồng)481 đây là mức bồi dưỡng của năm 2012 với mức lương tối thiểu
là 1.050.000đ, nhưng hiện nay mức lương tối thiểu là 1.800.000đ, do vậy cần nghiên
cứu thay đổi mức bồi dưỡng cho phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm của Hội thẩm khi
nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử các vụ án.
Đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối
với các cá nhân, tập thể cán bộ Tòa án có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Đối với cán bộ tham gia hoạt động xét xử, khi có bản án tuyên không đúng, bị
hủy, bị sửa do có sai lầm nghiêm trọng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên, gây thất thoát tài sản Nhà nước thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình
thức kỷ luật phù hợp để làm gương.
4.2. Tăng cường cơ sở vật chất cho Tòa án
Để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động xét xử các vụ án nói chung và các vụ án
tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nói riêng của Tòa án nhân dân trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng thì việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm
việc là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là việc thúc đẩy công nghệ
thông tin trong việc xét xử như sử dụng công nghệ thông tin và tin học hóa để tăng
481 Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/10/2012 về chế độ bồi dưỡng đối với người
tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự
278
cường tính chính xác, tối ưu quy trình xét xử, giảm thiểu sai sót và thời gian xử lý. Đặc
biệt là cần phải nhanh trong thích ứng và chuyển đổi số trong công tác xét xử, lưu trữ
và xử lý thông tin liên quan đến các vụ án kinh doanh, thương mại. Đồng thời tăng
cường sự tương tác và thông tin giữa các bên liên quan như xây dựng cơ chế giao tiếp
thông tin linh hoạt và đồng bộ giữa các bên tham gia.
4.3. Giải pháp về mặt pháp luật
Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tòa án giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực
kinh doanh, thương mại một cách hiệu quả. Do đó, xây dựng và hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này là cơ sở để Tòa án giải quyết các vụ án tranh chấp về kinh doanh,
thương mại. Theo đó, cần hoàn thiện các vấn đề sau:
Thứ nhất, để nâng cao ý thức của các đương sự trong việc cung cấp chứng cứ cho
Tòa án để giải quyết vụ việc cần có quy định về chế tài để khắc phục, đối với việc đương
sự không cung cấp chứng cứ hoặc cố tình che giấu chứng cứ có giá trị để giải quyết vụ
án. Vì thực tế, có trường hợp đương sự có khả năng thu thập chứng cứ hoặc đang giữ
chứng cứ có giá trị liên quan đến vụ án nhưng lại không cung cấp cho tòa án, chỉ khi
thấy có lợi mới giao nộp cho tòa án dẫn đến tòa án bị thụ động trong việc giải quyết, xét
xử.
Thứ hai, bổ sung các văn bản hướng dẫn chi tiết về xét xử các vụ án về kinh
doanh, thương mại theo thủ tục rút gọn của Bộ luật tố tụng dân sự nhằm tạo điều kiện
cho tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn đảm bảo chính xác, hiệu quả. Điều này
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa án, là cơ sở để tòa án giải quyết nhanh
chóng các tranh chấp nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự,
tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng cho tòa án và cho các đương sự trong việc tham gia
tố tụng tại tòa án.
Thứ ba, hoàn hiện quy định của pháp luật về quy trình giải quyết các vụ án tranh
chấp về kinh doanh, thương mại. Vì hiện tại, thủ tục tố tụng tại tòa kinh tế và tòa dân sự
được áp dụng hoàn toàn giống nhau theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
mà không có sự khác biệt nào. Điều này cho thấy, tính chất chuyên ngành của tòa kinh
tế trong thực tiễn không được phát huy một cách hiệu quả. Do vậy, cần có những quy
định riêng đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại để
đáp ứng được sự phát triển và thay đổi của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo được
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương
mại
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về pháp luật nói chung và pháp luật về kinh
doanh thương mại và quy trình, thủ tục tố tụng cho người dân, doanh nghiệp. Điều này
giúp tạo ra một cộng đồng hiểu biết pháp luật, vừa tăng cường sự tuân thủ pháp luật của
các doanh nghiệp đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động
xét xử.
Đặc biệt khi có ý thức pháp luật trong lĩnh vực này, thì bản án, quyết định, có
hiệu lực pháp luật của Tòa án buộc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước và tổ chức liên
quan phải thi hành sẽ được thực thi một cách nghiêm túc, đúng pháp luật để đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
KẾT LUẬN
Hoạt động xét xử các vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Chất lượng xét xử vụ án
đã được nâng cao, sự nhận thức của Hội đồng xét xử lĩnh vực này đã ngày chuyên
279
nghiệp, tỷ lệ án bị sửa bị hủy đã hạn chế hơn... Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mang tính
phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết cao của đội ngũ cán bộ nên thực tế vẫn còn có những hạn
chế nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả xét xử các vụ án này. Để nâng cao chất lượng
xét xử các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, một trong những
giải pháp cần quan tâm là giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm
phán. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay mà
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Luật Thương mại năm 2005.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2014
4. Báo cáo tổng kết xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử vụ án kinh
doanh thương mại năm 2019, 2020, 2021, 2022.
5. Tài liệu tập huấn nghiệp vụ xét xử Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân
tỉnh Lâm Đồng năm 2019, 2020, 2021, 2022.
280
HOÀ GIẢI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ VIỆC XÂY DỰNG
PHƯƠNG THỨC HOÀ GIẢI THƯƠNG MẠI.
Nguyễn Thị Thanh Ngọc482
Lê Minh Bảo Trung483
Tóm tắt
Hòa giải ở Việt Nam không chỉ là một phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh
chấp, vi phạm pháp luật trong đời sống nói chung và trong hoạt động thương mại nói
riêng, mà còn là nét văn hóa truyền thống, phản ánh tâm lý dân tộc, trở thành thuần
phong mỹ tục bén rễ sâu trong đời sống của người Việt Nam qua thời gian. Trong bài
viết này, từ việc tìm hiểu cội nguồn của tư tưởng, văn hoá hoà giải trong đời sống của
người Việt Nam, các tác giả khái quát sự hình thành phương thức hoà giải thương mại
trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
Từ khoá: văn hoá, hoà giải, hoà giải thương mại.
Abstract
Mediation in Vietnam serves as both a means of resolving conflicts, disputes, and
legal violations in various aspects of life, especially in commercial activities, and as a
reflection of the nation's traditional culture. It has become an ingrained custom and
tradition in the lives of Vietnamese people over time. In this article, the authors delve
into the origins of the ideology and cultural aspects of reconciliation in the lives of the
Vietnamese people, and subsequently, they provide an overview of the development of
commercial mediation methods within the framework of current Vietnamese law.
Keywords: culture, mediation, commercial mediation.
1. Hoà giải trong đời sống và văn hoá Việt Nam
Tư tưởng hòa giải trong xã hội Việt Nam được hình thành trong quá trình phát
triển của lịch sử, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến việc giải quyết các tranh chấp, mâu
thuẫn trong cộng đồng. Tư tưởng đó có cội nguồn sâu xa từ phương thức tổ chức xã hội
truyền thống, cơ bản dựa trên cộng đồng gia đình, dòng tộc, làng xã. Bên cạnh đó, xã
hội nông nghiệp với tính cộng đồng cao tạo ra tính cách con người Việt Nam với một
lối sống nặng tình nghĩa, hòa hiếu, đoàn kết, gắn bó với họ hàng, làng nước. Đó là cách
hành động theo xu hướng giải quyết các vấn đề gay cấn bằng biện pháp dung hoà, quân
bình, dựa trên các mối quan hệ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, đồng thời cũng ứng
biến, lấy nhu thắng cương, dĩ hòa vi quý. Hoà giải với tính chất một phương thức giải
quyết tranh chấp phổ biến, góp phần giữ vững đoàn kết trong nội bộ nhân dân, là một
hiện tượng xã hội - pháp luật - văn hóa thấm vào đời sống của nhân dân ta hàng thế kỷ,
trở thành một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp484.
Có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, thể chế hòa giải được
hình thành dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội, cũng như xuất phát từ chính yêu cầu giải
quyết mâu thuẫn của cuộc sống, sự đoàn kết trong nhân dân và chịu sự tác động sâu sắc
của các yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đương thời485. Qua mỗi thời kỳ,
482 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.
483 Khoa Luật học, Trường Đại học Đà Lạt.
484 Nguyễn Tất Viễn - Nguyên Ủy viên Thường trực - Ban Chỉ đạo cải
cách tư pháp Trung ương, Hoà giải: góc nhìn từ văn
hoá, https://vietnamhoinhap.vn/vi/hoa-giai-goc-nhin-tu-van-hoa-280.htm, truy cập 05/9/2023
485 Trần Văn Quảng, 2004, Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án
tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.57.
281
chế định hòa giải luôn tồn tại và phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu tất yếu từ
thực tiễn xã hội486.
Hòa giải cũng phản ánh văn hóa pháp lý trong xã hội. Bản chất của văn hoá pháp
lý được thể hiện ở sự hài hoà giữa tính nhân văn và tính xã hội của các giá trị tinh thần
trong hòa giải. Tính nhân văn phản ánh các nhu cầu và lợi ích của con người, quy định
và điều chỉnh các quan hệ giữa người với người theo những chuẩn mực chung, đó là
công khai, dân chủ, bình đẳng, công bằng, tự do. Khi tham gia vào đời sống pháp luật,
mỗi chủ thể đều phải tôn trọng những chuẩn mực chung, gạt bỏ hoặc tự hạn chế những
yêu cầu riêng, lợi ích riêng. Bên cạnh đó, tính xã hội của văn hoá pháp lý cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến thể chế hòa giải. Pháp luật là một đại lượng chung, thể hiện ý chí
chung của các tầng lớp trong xã hội. Đó không phải là con số cộng đơn giản các ý chí,
lợi ích của từng cá nhân hay nhóm xã hội, mà là sự kết tinh những giá trị có tính điển
hình, phổ biến, hợp lý và được thừa nhận rộng rãi. Hòa giải là một thể chế phi cưỡng
chế, hoàn toàn tự nguyện, không sử dụng nhiều đến pháp luật nhưng đã phát huy tác
dụng của mình mà không cần đến phương tiện cưỡng chế nào.
Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, phật giáo đến hòa giải,
được thể hiện đậm nét trong các bản hương ước - lệ làng, nơi có nhiều quy định về hòa
giải. Đối với Nho giáo, hương ước là bản lệ làng thành văn của các làng xã cổ truyền
Việt Nam được các nhà nho soạn thảo, dân làng thông qua, chính quyền phê duyệt và
cùng nhau thi hành. Các tư tưởng tiến bộ của Nho giáo tác động đến đời sống cộng đồng
làng xã và tinh thần đoàn kết, hòa giải làng xã chủ yếu là hiếu đễ (một phần quan trọng
của đạo Tam cương), hòa thuận xóm giềng, đoan chính, luân thường, kính lão, trọng học
vấn. Đối với Phật giáo, thời Lý - Trần, Phật giáo góp phần đặc biệt vào việc tôn vinh trí
tuệ, sức mạnh, bản lĩnh, vị thế và tầm vóc quốc gia Đại Việt, là chỗ dựa cho việc tổ
chức một xã hội đoàn kết, cởi mở, thanh bình, một nền chính trị ổn định và sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, giáo dục. Theo tinh thần Phật giáo, hòa giải không phải là
thỏa hiệp với mê vọng và sự tàn ác. Trái lại, hòa giải là sự chống đối thường trực với
mọi hình thức mê vọng và tàn ác nhưng với tâm đại bi. Trên thực tế, văn hóa hòa giải
đối lập với văn hóa bạo lực. Đó là sự thành tâm (tâm bình thế giới bình), sẵn sàng hòa
giải với người khác nhằm tạo sự hòa hợp, đồng thuận, gạt bỏ xích mích, mâu thuẫn để
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị
quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nêu rõ “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân
cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa,
trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc
tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Có
thể khẳng định rằng, đây chính là định hướng quan trọng để tiếp tục củng cố và phát
triển thể chế hòa giải ở Việt Nam
2. Pháp luật về hoà giải thương mại ở Việt Nam
Từ xa xưa, các vấn đề về giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải
đã tồn tại xung quanh cuộc sống của người dân, ngay cả khi chính sách pháp luật còn
khá sơ khai và dễ bị lạm quyền như thời kỳ phong kiến. Nhìn chung vào thời kỳ này,
các quy định pháp luật đã có bước đầu trong việc xác định hòa giải là một trong những
phương án hàng đầu để giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội; dần
Thụy An, Một vài nét sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hòa giải ở Việt Nam,
https://pbgdpl.moj.gov.vn/ qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=179, ngày 17/9/2023.
486
282
dần những chế định này phát triển khi quy định nhiều hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ
tục hòa giải… Đây là một trong những tiền đề làm nền tảng cho sự phát triển của chế
định hòa giải nói chung và chế định hòa giải thương mại nói riêng trong quan điểm lập
pháp sau này
Những quy định đầu tiên về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đã xuất hiện
trong thời kỳ Hậu Lê (thế kỷ XV - XVIII) và được thể hiện trong Quốc triều Hình luật487.
Theo đó ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp bắt đầu từ xã quan, xã quan được
giao trách nhiệm xử lý các vụ tranh chấp nhỏ tại làng xã, thường với mục tiêu hòa giải
giữa các đương sự488. Thời kỳ phong kiến thường chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nhỏ
xảy ra ở làng xã, và quy định này đã có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí và
thời gian của quá trình tố tụng đối với các đương sự, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho
hệ thống xét xử ở cấp cao hơn.
Trong thời kỳ này, mặc dù quy định về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
còn rất sơ khai và tập trung vào việc xác định người có thẩm quyền hòa giải và những
trường hợp không thể hòa giải, nhưng đã đặt nền móng cho việc phát triển các quy định
và phương thức giải quyết tranh chấp phức tạp hơn với sự hỗ trợ của bên thứ ba độc lập.
Trong lĩnh vực thương mại, lần đầu tiên trong lịch sử, phương thức hòa giải
thương mại được ghi nhận trong một văn bản pháp luật, cụ thể được quy định tại Điều
239 Luật Thương mại năm 1997: “Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận chọn một cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hòa giải”. Trong quan điểm lập pháp của Nhà
nước ta qua các thời kỳ, kể từ năm 1997 đến năm 2005, tức là đến khi Luật Thương mại
năm 2005 hiện hành ra đời, các vấn đề về giải quyết tranh chấp thông qua con đường
hòa giải đã được pháp luật quy định bằng câu từ trên văn bản pháp luật. Tuy nhiên, vấn
đề áp dụng và thi hành trên thực tế vẫn còn là một hạn chế lớn trong thời điểm này.
Đến giai đoạn 2007- 2008, một số trung tâm trọng tài tại Việt Nam đã giới thiệu
và đưa hoạt động hoà giải thương mại tư nhân vào quá trình gải quyết tranh chấp489.
Hình thức này được gọi là “hòa giải trong trọng tài” (Mediation in Arbitration). Thời
điểm này, tại Việt Nam, vẫn chưa có một khuôn khổ pháp lý riêng biệt và rõ ràng dành
cho hoà giải thương mại. Các điều khoản tạo cơ sở cho hòa giải được quy định tại Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi là BLTTDS), các nhà làm luật đã dành một
chương với 4 Điều luật quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa
án. Năm 2017, văn bản pháp lý giành riêng cho hoà giải thương mại mới được ban hành,
tạo điều kiện phát triển rộng mở cho phương thức này tại nước ta, đó là sự ra đời của
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hoà giải thương mại.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành đã mở ra một kênh
giải quyết tranh chấp mới với nhiều ưu điểm trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
Mặc dù, việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải đã được quy định trong nhiều văn bản
pháp luật chuyên ngành trước đó nhưng chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về
487 Vũ Nguyên, Một vài nét sơ lược về quy định pháp luật hòa giải ở Việt Nam, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-
trao-doi.aspx?ItemID=2405, truy cập ngày 27/9/2023.
488 Ngô Thanh Xuyên, Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với các quy định về hòa giải trong Quốc triều hình luật,
https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df
79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=2033&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3, truy cập ngày 27/9/2022.
489
Le Nguyen Gia Thien, Qualifications Of A Commercial Mediator Under Vietnamese Law,
http://mediationblog.kluwerarbitration.com/2017/10/13/qualifications-commercial-mediator-vietnamese-law/, truy cập ngày
27/9/2023.
283
trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư bằng hòa giải 490. Văn bản
này đề cập chi tiết đến các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
bằng hòa giải thương mại; hòa giải viên thương mại; tổ chức hòa giải thương mại; tổ
chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động
hòa giải thương mại. Đồng thời, để thực thi được các quy định đó, Bộ Tư pháp đã cho
ra đời Thông tư số 02/2018/TT-BTP về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng một số
biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại. Văn bản này cũng là một cơ sở
pháp lý quan trọng trong việc đưa ra các biểu mẫu đối với quản lý nhà nước về các thủ
tục hành chính trong lĩnh vực này.
3. Kết luận
Việc giải quyết các tranh chấp trong cộng đồng dân cư đã có trong lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Khi tham gia các quan hệ kinh tế, việc xảy ra tranh chấp,
mâu thuẫn giữa các bên là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mong muốn của nhiều
doanh nghiệp khi có tranh chấp về kinh tế là vẫn đảm bảo tốt nhất quyền lợi các bên,
không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên và mức chi phí thấp nhất. Vì vậy, việc
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng, trong đó phương
thức hoà giải thương mại là một trong những phương thức tối ưu để giải quyết tranh
chấp.
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mang lại nhiều lợi ích kinh tế và hành
chính cho các bên. Bên cạnh việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tinh gọn, hiệu quả,
góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh tự do, năng động, thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam, hoà giải thương mại còn giúp giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Le Nguyen Gia Thien, Qualifications Of A Commercial Mediator Under
Vietnamese
Law,
http://mediationblog.kluwerarbitration.com/2017/10/13/qualificationscommercial-mediator-vietnamese-law/.
2. Ngô Thanh Xuyên, Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với các quy định về hòa
giải
trong
Quốc
triều
hình
luật,
https://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tint
uc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e64bd81e36adc9&ItemID=2033&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d664e9cb69ccf3,
3. Nguyễn Bảo Duy (2023), Lịch sử hình thành về hòa giải và hòa giải thương mại
tại Việt Nam, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam ngày 4/6/2023
4. Nguyễn Tất Viễn - Nguyên Ủy viên Thường trực - Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
Trung ương, Hoà giải: góc nhìn từ văn hoá, https://vietnamhoinhap.vn/vi/hoagiai-goc-nhin-tu-van-hoa-280.htm
5. Thụy An, Một vài nét sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật
hòa giải ở Việt Nam, https://pbgdpl.moj.gov.vn/ qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinhnghiem.aspx?ItemID=179.
6. Thùy Dương, Hội nghị triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ
về hòa giải thương mại, https://pbgdpl.hanoi.gov. vn/tin-moi/Thùy Dương, Hội nghị triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hòa giải thương mại,
https://pbgdpl.hanoi.gov. vn/tin-moi/-/asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/nhieu-uu-iem-khi-su-dung-hoa-giai-e-giaiquyet-tranh-chap-thuong-mai ngày 10/01/2023.
490
284
/asset_publisher/sxBNLsQSLyY8/content/nhieu-uu-iem-khi-su-dung-hoa-giaie-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai ngày 10/01/2023.
7. Trần Thị Quốc Khánh, (2024), Từ hoà giải trong truyền thống dân tộc đến hoà
giải ở cơ sở ngày nay, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11 (11/2004)
8. Trần Văn Quảng, 2004, Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, tr.57.
9. Vũ Nguyên, Một vài nét sơ lược về quy định pháp luật hòa giải ở Việt Nam,
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2405.
285
NGƯỜI THỨ BA VÀ CƠ SỞ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
NGƯỜI THỨ BA TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
CN. Đào Tấn Anh491
CN. Nguyễn Thái Bình492
Tóm tắt: Thủ tục tố tụng trọng tài được hình thành từ việc thỏa thuận giữa các
bên (nguyên đơn và bị đơn) về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, chỉ có bên
nguyên đơn và bị đơn tham gia vào quá trình đó, tuy nhiên, trong một số trường hợp,
các hoạt động tố tụng trọng tài xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích, đánh giá những quy định có liên
quan trong phạm vi luật quốc gia và văn bản quốc tế nhằm xác định hai vấn đề: (i) người
thứ ba trong tố tụng Trọng tài; và (ii) cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba trong tố tụng Trọng tài. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật về người thứ ba và các quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người thứ ba trong tố tụng Trọng tài.
Từ khóa: Người thứ ba; Tố tụng Trọng tài; Quyền, lợi ích hợp pháp.
Abstract: Arbitration proceedings are formed from an agreement between the
parties (plaintiff and defendant) on the settlement by arbitration of disputes that may
arise or have arisen. During the process of resolving disputes by Arbitration, only the
plaintiff and defendant participate in that process, however, in some cases, arbitration
proceedings violate the rights and legitimate interests of the parties. third person law.
Within the scope of this article, the authors analyze and evaluate relevant regulations
within national laws and international documents to identify two issues: (i) third person
in arbitration proceedings; and (ii) the legal basis to protect the legitimate rights and
interests of third parties in arbitration proceedings. From there, the authors propose a
number of solutions to improve the legal regulations on third parties and regulations
protecting the legitimate rights and interests of third parties in arbitration proceedings.
Keyword: Third Person; Arbitration Proceedings; Legitimate rights and
interests.
1. Người thứ ba trong tố tụng trọng tài
1.1. Khái niệm người thứ ba trong tố tụng trọng tài
Tương tự hoạt động tố tụng dân sự (TTDS), các bên tranh chấp trong tố tụng
trọng tài được Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định gồm nguyên đơn và bị
đơn493. Theo đó, nguyên đơn là người khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm494 và bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền
và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm495. Có thể thấy, pháp luật tố
tụng trọng tài và pháp luật tố tụng dân sự đều có sự tương quan về chủ thể bắt buộc trong
tranh chấp gồm nguyên đơn và bị đơn, điều này là tất yếu bởi lẽ vụ việc tranh chấp cần
phải xuất hiện bên bị cho rằng có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của bên khác và bên
cho rằng mình bị thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp.
Tuy nhiên, trong pháp luật TTDS thì đương sự còn bao gồm cả người có quyền
491 Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: số 82A, Lý Phục Man, phường Bình Thuận, Quận 7,
TP. Hồ Chí Minh SDT: 0395403523 , email: Tananhlaw@gmail.com.
492 Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: số 82A, Lý Phục Man, phường Bình Thuận, Quận 7,
TP. Hồ Chí Minh, SĐT: 0934064073, email: ntbinh.law@gmail.com.
493 Khoản 3 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
494 Khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015.
495 Khoản 3 Điều 68 BLTTDS năm 2015.
286
lợi, nghĩa vụ liên quan, đây là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc
giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 (sau đây gọi là BLTTDS năm
2015) đã góp phần bảo vệ tốt hơn về quyền và lợi ích hợp pháp đối với bên thứ ba khi
pháp luật cho phép họ được tham gia vào quá trình tố tụng để giải quyết tranh chấp. Đối
chiếu với pháp luật về tố tụng trọng tài, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy
định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tuy nhiên trong một số quy định có nhắc
đến “người thứ ba” mang ý nghĩa tương tự496. Mặc dù vậy, Luật Trọng tài thương mại
năm 2010 vẫn không quy định người thứ ba là đương sự tham gia trong quá trình giải
quyết tranh chấp thương mại vì bản chất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài là chỉ bao gồm nguyên đơn và bị đơn có thỏa thuận trọng tài tham gia, nên bên
thứ ba gần như bị loại trừ khỏi tố tụng trọng tài, dù quyền lợi của họ có liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp497.
Trên thực tế, mặc dù Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị quyết số
01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại (sau
đậy gọi là Nghị quyết số 01/2014) đã không quy định người thứ ba là một chủ thể tham
gia trong hoạt động giải quyết tranh chấp nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp,
trọng tài có thể sẽ đưa ra các quyết định áp dụng biện pháp tạm thời hoặc phán quyết
trọng tài có thể chứa đựng các nội dung gây xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba. Có quan điểm nghiên cứu đã đánh giá thuật ngữ người thứ ba trong hướng
dẫn của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP không phải là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án như quy định tại khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015. Người thứ
ba có thể là thể nhân, tổ chức không liên quan gì đến quan hệ tranh chấp, không làm ăn
với hai bên nhưng Phán quyết trọng tài đã xâm phạm lợi ích của họ498.
Như vậy, người thứ ba trong tố tụng trọng tài (bên thứ ba trong tố tụng trọng tài)
không phải là đương sự và không được tham gia vào hoạt động tố tụng trọng tài, đây là
cá nhân hoặc tổ chức có liên quan hoặc không liên quan đến quan hệ tranh chấp giữa
hai bên bị đơn và nguyên đơn trong tố tụng trọng tài nhưng trong quá trình giải quyết
tranh chấp bằng phương thức trọng tài đã có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
họ bởi các quyết định áp dụng biện pháp tạm thời hoặc phán quyết trọng tài.
1.2. Đặc điểm của “người thứ ba” trong tố tụng trọng tài
Cùng giải quyết vấn đề về tranh chấp thương mại, tố tụng trọng tài lại là một thủ
tục có nhiều điểm khác biệt so với TTDS, thông qua nghiên cứu định nghĩa về “người
thứ ba” trong tố tụng trọng tài, có thể nhận thấy “người thứ ba” trong tố tụng trọng tài
có một số đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, người thứ ba không được xem là đương sự trong tranh chấp thương
mại được giải quyết tại Trọng tài. Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm
2010, đương sự được xác định chỉ bao gồm nguyên đơn và bị đơn, đồng thời bản chất
của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là giải quyết tranh chấp dựa trên
sự thỏa thuận của hai bên nên người thứ ba không được pháp luật trọng tài xác định là
đương sự trong tranh chấp thương mại khi được giải quyết tại Trọng tài.
496 Điều 45, khoản 5 Điều 49, điểm b khoản 4 Điều 51, Điều 52 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
497 Huỳnh Quang Thuận (2022), Cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bên thứ ba trong pháp luật trọng tài: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 44.
498 Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Thái Cường (2022), Cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi giải
quyết, thực thi phán quyết trọng tài, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bên thứ ba trong pháp luật trọng tài: thực tiễn quốc tế và kinh
nghiệm cho Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 29.
287
Thứ hai, người thứ ba là chủ thể có thể bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp bởi
các quyết định, phán quyết của Trọng tài. Trong một số trường hợp, các quyết định hoặc
phán quyết của Hội đồng trọng tài có thể có hoặc không xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của một chủ thể khác ngoài các bên đương sự trong một vụ kiện tại Trọng tài.
Do đó, trong trường hợp Hội đồng trọng tài ban hành các quyết định hoặc phán quyết
xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác thì lúc này có thể xác định được
cá nhân, tổ chức đó là người thứ ba trong tố tụng trọng tài.
Đơn cử như trong nội dung Quyết định số 293/2016/QĐ-PQTT ngày 31/3/2016
của Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy Ngân hàng SHB không
là một bên trong tranh chấp nhưng Phán quyết trọng tài đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho
Ngân hàng SHB khi vụ tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài theo sự thống nhất của
hai bên đương sự gồm Công ty Sinh Phú và Tập đoàn Cao su499.
Thứ ba, người thứ ba là chủ thể có liên quan hoặc không liên quan đến tranh chấp
của các đương sự đang được giải quyết tại Trọng tài. Trong một số trường hợp, các quyết
định hoặc phán quyết của Hội đồng trọng tài có thể gây ra thiệt hại đối với chủ thể khác
khi chủ thể này có mối quan hệ hợp đồng, hợp tác gián tiếp hoặc trực tiếp với đối tượng
tranh chấp giữa các đương sự. Bên cạnh đó, tại quan điểm nghiên cứu của tác giả Tưởng
Duy Lượng500 cũng đã chỉ ra một trường hợp khác rằng người thứ ba có thể là thể nhân,
tổ chức không liên quan gì đến quan hệ tranh chấp, không có bất cứ quan hệ hợp đồng,
hợp tác nào với bất kỳ bên nào trong tranh chấp, tuy nhiên các quyết định hoặc phán
quyết của Hội đồng Trọng tài có thể gây bất lợi hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của chủ thể này.
Như vậy, thông qua định nghĩa đã có thể xác định được “người thứ ba” trong hoạt
động giải quyết vụ việc tranh chấp thương mại theo thủ tục tố tụng trọng tài mang 03
đặc điểm nổi bật như trên và đây cũng là sự khác biệt của tố tụng trọng tài so với TTDS.
Khi đối chiếu với chủ thể là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong TTDS có
thể nhận thấy rõ sự khác biệt về tư cách tham gia tố tụng và mối liên hệ với các bên
tranh chấp, nội dung vụ việc tranh chấp của “người thứ ba” trong hoạt động giải quyết
tranh chấp thương mại tại Trọng tài. Những khác biệt này lvừa là điểm đặc trưng nhưng
đồng thời cũng thể hiện rõ một số điểm bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của “người
thứ ba” trước các quyết định và phán quyết của hội đồng trọng tài theo pháp luật hiện
nay (được thể hiện phần dưới).
2. Hủy bỏ phán quyết trọng tài: Cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của
“người thứ ba”
2.1. Khái niệm phán quyết trọng tài và hủy bỏ phán quyết trọng tài
Luật Việt Nam. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định với nội dung
“Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung
vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài”. Với định nghĩa này có thể hiểu, phán quyết
trọng tài được xác định là phán quyết mà khi Hội đồng Trọng tài ban hành sẽ phát sinh
hệ quả chấm dứt tố tụng trọng tài, và về nguyên tắc sẽ bắt buộc các bên trong phán quyết
trọng tài phải thực hiện những nội dung có trong phán quyết, hay nói cách khác phán
quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm ban hành
(Điều 4, Điều 61 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Về hủy bỏ phán quyết trọng tài, theo Luật Trọng tài thương mại quy định về hủy
499 Đỗ Văn Đại (2018), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb. Hồng Đức, tr.
137 – 152.
500 Tưởng Duy Lượng, Tlđd (7), tr. 29.
288
phán quyết trọng tài khá chặt chẽ và cụ thể, các quy định về trọng tài nói chung và hủy
phán quyết trọng tài nói riêng theo Luật Trọng tài thương mại tương đối tiến bộ và phù
hợp hơn với Luật Trọng tài thương mại của nhiều nước trên thế giới501. Tuy nhiên, Luật
Trọng tài thương mại năm 2010 quy định theo hướng liệt kê các căn cứ dùng để hủy
phán quyết trọng tài, chứ không đưa ra khái niệm về thuật ngữ “hủy bỏ phán quyết trọng
tài”. Tiếp cận dưới góc độ ngữ nghĩa, cụm từ “hủy bỏ” được hiểu là huỷ đi, bỏ đi, coi là
không còn giá trị502. Vậy, hủy bỏ phán quyết trọng tài dưới góc độ này được hiểu là
quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp không còn
giá trị. Dưới góc độ nghiên cứu, hủy phán quyết trọng tài là việc tòa án trên cơ sở xem
xét đơn yêu cầu của một bên tranh chấp, khi có đủ chứng cứ chứng minh phán quyết
trọng tài thuộc một trong những căn cứ hủy theo luật định, ra quyết định hủy phán quyết
nhằm loại bỏ hiệu lực pháp lý của phán quyết đó503. Tựu trung lại, hủy bỏ phán quyết
trọng tài được hiểu đơn giản là hành động của chủ thể có thẩm quyền khi căn cứ vào các
quy định của Pháp luật về Trọng tài thương mại và hệ quả là phán quyết trọng tài không
còn giá trị pháp lý.
Luật Quốc tế. Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của UNCITRAL năm
1985, với các sửa đổi được thông qua năm 2006 (sau đây gọi là Luật Mẫu), Luật này
được áp dụng ở một số quốc gia trong khu vực Asean như Singapore, Thái Lan,
Malaysia,… Khi đề cập đến phán quyết trọng tài, tại Luật Mẫu đã “đi xa” hơn so với
quy định của pháp luật Việt Nam khi không chỉ ghi nhận phán quyết trọng tài làm chấm
dứt tố tụng trọng tài, mà theo đó, phán quyết trọng tài còn có thể là phán quyết trọng tài
tạm thời, phán quyết trọng tài sơ bộ504. Và trên thực tế, đã có quan điểm rằng khi sửa
đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010, cần bổ sung thêm khái niệm liên quan đến
“phán quyết trọng tài tạm thời” và “phán quyết trọng tài sơ bộ”505. Nhưng cho đến hiện
nay, tại dự thảo đề cương Luật Trọng tài thương mại không đề cập, bổ sung đến hai
thuật ngữ trên506. Có thể tham khảo thêm pháp luật về trọng tài tại Singapore, có thể
thấy Singapore quy định tương đồng với Luật Mẫu với nội dung “quyết định của hội
đồng trọng tài về nội dung tranh chấp và bao gồm mọi phán quyết tạm thời, tạm thời
hoặc một phần”507. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tại nội dung tiểu mục 2.1,
nhóm tác giả chỉ tập trung đề cập đến giá trị của phán quyết trọng tài, hệ quả pháp lý khi
phán quyết trọng tài được Hội đồng trọng tài ban hành, nhằm làm cơ sở pháp lý cho mục
sau.
Về hủy bỏ phán quyết trọng tài, Luật Mẫu không đưa ra định nghĩa về mặt nội
hàm, mà theo đó quy định các căn cứ để xác định khi thuộc một trong các trường hợp
nêu trên thì các bên trong phán quyết và cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ phán
quyết trọng tài thương mại (Điều 34). Pháp luật về Trọng tài tại Singapore cũng tương
501 Vũ Thị Hồng Vân, “Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy phán quyết trọng tài thương mại và một
số giải pháp khắc phục”, https://hpu.vn/thong-tin-khoa-hoc/kho-khan-vuong-mac-trong-viec-ap-dung-cac-quy-dinh-ve-huyphan-quyet-trong-tai-thuong-mai-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-8532.html, truy cập ngày 03/10/2023.
502 Xem thêm tại: http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Hu%E1%BB%B7_b%E1%BB%8F, truy cập ngày 03/10/2023.
503 Ngô Quốc Lâm (2019), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại - so sánh pháp luật Singapore và đề xuất hướng hoàn
thiện, Khóa luận Tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.10.
504 Có thể tham khảo Điều 17B Luật Mẫu.
505 Nguyễn Mạnh Dũng (2023), Những bất cập trong thực tiễn áp dụng Luật Trọng tài thương mại 2010 từ góc nhìn Luật Mẫu
UNICITRAL - Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và tháo gỡ khó khăn vướng mắc về hoạt động trọng tài, hòa giải thương
mại tại Việt Nam, tr. 09.
506
Xem
thêm
tại:
https://www.academia.edu/105944584/%C4%90%E1%BB%81_c%C6%B0%C6%A1ng_s%E1%BB%ADa_%C4%91%E1%
BB%95i_Lu%E1%BA%ADt_TTTM_002_, truy cập ngày 02/10/2023.
507 Xem thêm tại: https://www.singaporelawwatch.sg/About-Singapore-Law/Overview/ch-04-international-and-domesticarbitration-in-singapore, truy cập ngày 02/10/2023.
289
đồng như Luật Mẫu về căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài508. Theo nhóm tác giả, cách
hiểu này được Luật Trọng tài thương mại Việt Nam vận dụng và quy định khá tương
đồng, chỉ có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài bằng đơn yêu cầu và hệ quả chính là
phán quyết không còn hiệu lực pháp lý.
2.2. Hủy bỏ phán quyết trọng tài nhằm bảo vệ quyền lợi của “người thứ ba”
Cơ sở pháp lý theo Luật Việt Nam. Quy định về hủy phán quyết trọng tài được
quy định tại Chương XII của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Theo đó, tại Điều
68 quy định về các căn cứ dùng để hủy phán quyết trọng tài, và được hướng dẫn cụ thể
tại Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật
Trọng tài thương mại (sau đây gọi là Nghị quyết số 01/2014). Khi xem xét đến các căn
cứ trên, có thể nhận thấy có quy định liên quan đến trường hợp Phán quyết trọng tài xâm
phạm đến quyền lợi của người thứ ba509. Cụ thể, với căn cứ “Phán quyết trọng tài trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật Trọng
tài thương mại năm 2010). Nhóm tác giả cho rằng, xuất phát từ việc không minh thị ghi
nhận chủ thể “người thứ ba” trong tố tụng trọng tài, vì thế dẫn đến hệ quả là căn cứ hủy
bỏ phán quyết trọng tài không ghi nhận minh thị về bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
chủ thể là “người thứ ba” thông qua thực hiện cơ chế yêu cầu hủy bỏ, mà các học giả
hiện nay phải vận dụng căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại
năm 2010. Cho đến nay, tại dự thảo đề cương Luật Trọng tài thương mại, căn cứ hủy
phán quyết vẫn được giữ nguyên510.
Cùng với đó, hiện tại Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP xác định một
trong những căn cứ mà theo nhóm tác giả khi “người thứ ba” cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm thì có quyền căn cứ vào nội dung ““Phán quyết trọng tài trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” là phán quyết vi phạm các nguyên
tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt
Nam”. Theo đó, Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán
quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết
trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
Hiểu như thế nào về căn cứ phán quyết trọng tài trái với pháp luật Việt Nam.
Như đã đề cập, tại Nghị quyết số 01/2014 có giải thích căn cứ “phán quyết trọng tài trái
với pháp luật Việt Nam”, việc giải thích của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao có thể nhận thấy quan điểm rằng “trái pháp luật Việt Nam” được hiểu chính là “vi
phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật tại Việt
Nam”. Tuy nhiên hướng dẫn như trên là chưa thực sự chuẩn xác, gây ra nhiều hướng
nhận định khác nhau trong thực tiễn áp dụng. Bởi lẽ, nguyên tắc xử sự cơ bản có thực
sự được hiểu là nguyên tắc cơ bản hay không? Điều này rất khó lý giải hiện nay. Quan
điểm hiện nay cho rằng, nguyên tắc cơ bản của pháp luật mới là tư tưởng xuyên suốt
trong quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật511, chứ không phải là nguyên tắc xử sự cơ
508
Có thể xem tại: https://www.singaporelawwatch.sg/About-Singapore-Law/Overview/ch-04-international-and-domesticarbitration-in-singapore, truy cập ngày 02/10/2023.
509 Đỗ Văn Đại (2018), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb. Hồng Đức, tr.
142.
510
Xem
thêm
tại:
https://www.academia.edu/105944584/%C4%90%E1%BB%81_c%C6%B0%C6%A1ng_s%E1%BB%ADa_%C4%91%E1%
BB%95i_Lu%E1%BA%ADt_TTTM_002_, truy cập ngày 02/10/2023.
511 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Những quy định chung về Luật Dân sự (Tái bản lần 1, có
sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 10.
290
bản. Thực tiễn có Tòa án cho rằng nguyên tắc xử sự cơ bản chính là nguyên tắc cơ bản.
Cụ thể, TAND Thành phố Hà Nội cho rằng “Công ty A cho rằng phán quyết Trọng tài
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nhưng không chỉ ra được vi phạm
nguyên tắc cơ bản nào”512. Đồng thời Hội đồng xét xử đã diễn giải nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự, và hiểu rằng nguyên tắc xử sự cơ bản cũng chính là nguyên tắc cơ
bản của pháp luật dân sự, cụ thể:
“Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là:
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
…”
Với cách giải thích này, nhóm tác giả cho rằng Hội đồng xét xử “mạnh dạn” khi
giải thích một cách rõ hơn về hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2014. Khi tiếp cận dưới
góc độ nghiên cứu, hầu hết các công trình đều sử dụng thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản
của pháp luật”, và thực tế hiện nay khi giải thích thì Nghị quyết 01/2014 sử dụng thuật
ngữ “nguyên tắc cơ bản”. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản”
hay “nguyên tắc xử sự cơ bản” không làm ảnh hưởng nhiều trong trình áp dụng pháp
luật trên thực tiễn.
Tuy nhiên, quy định tại Nghị quyết vẫn còn thiếu triệt để khi đã nhắc đến nhưng
lại không đưa ra tiêu chí cụ thể nhằm xác định như thế nào là “có hiệu lực bao trùm” và
“xâm phạm nghiêm trọng”, “trong khi hai vấn đề này thực sự khá phức tạp để có thể
giải thích hay định lượng một cách chính xác513”. Thực tiễn xét xử Tòa án “không” quan
tâm đến các yếu tố trên, mà Tòa án hiểu rằng khi vi phạm những nguyên tắc cơ bản thì
thuộc các tiêu chí trên. Hay có thể nói “vẫn còn khá mơ hồ, thiếu cụ thể dẫn đến trong
thực tiễn áp dụng pháp luật, các tòa án khác nhau đưa ra những lập luận khác nhau về
căn cứ này để dựa vào đó hủy phán quyết trọng tài514” Đơn cử như, tại Quyết định về
hủy phán quyết trọng tài xác định “phán quyết nêu trên đã trái với quy định và vi phạm
điều cấm của pháp luật Việt Nam, vi phạm khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013
(được sửa đổi, bổ sung năm 2018); khoản 1 Điều 56 Luật Trọng tài Thương Mại 2010;
điểm c khoản 1 Điều 29 và Khoản 1 Điều 32 của Quy tắc trọng tài TRACENT.
Căn cứ khoản 2 Điểm đ Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010, có cơ sở chấp nhận
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Công ty515”.
Cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi Luật Trọng tài Việt Nam
chỉ ghi nhận quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chỉ là “các bên trong tranh
chấp”. Pháp luật Trọng tài thương mại chỉ ghi nhận quyền của các bên trong tranh chấp
được Trọng tài thương mại giải quyết, mới có quyền yêu cầu hủy phán quyết. Vì thế,
cho dù Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP xác định căn cứ về “trái nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam”, mà cụ thể là xâm phạm quyền của “người thứ ba” thì
bị hủy phán quyết, đây được xem là cơ chế duy nhất mà người thứ ba có thể sử dụng để
512 Quyết định số 04/2023/QĐ-PQTT ngày 05/4/2023 về việc “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của TAND Thành phố Hà
Nội, tr. 08.
513 Nông Quốc lâm (2019), Tlđd (12), tr. 62.
514 Đỗ Hữu Chiến (2017), Hủy phán quyết Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 32.
515 Quyết định số 1026/QĐ-PQTT ngày 14/7/2022 về việc hủy phán quyết trọng tài của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.
291
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vấn đề đặt ra, nếu chỉ với sự tham gia của các
bên trong thỏa thuận trọng tài, tranh chấp sẽ không được giải quyết một cách triệt để và
có khả năng xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba. Ngược lại, nếu cho phép bên thứ ba
tham gia vào tố tụng trọng tài thì sẽ không đúng với bản chất của Trọng tài là một
phương thức giải quyết tranh chấp cần có “thỏa thuận giữa các bên”516. Chưa kể đến
trường hợp, khi phán quyết Trọng tài thương mại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của “người thứ ba”, nhưng các bên trong phán quyết không yêu cầu, thì liệu rằng phán
quyết được đề cập đến có bị hủy không? Trên bình diện thực tiễn “còn thể hiện sự lúng
túng và cần có sự cải thiện trong tương lai”517.
“Người thứ ba” có được thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án? Dù cho pháp
luật tố tụng trọng tài không có hoặc chưa có quy định về việc tham gia của người thứ ba
vào quá trình tố tụng trọng tài thì cũng không đồng nghĩa với việc pháp luật khác (cụ
thể là pháp luật TTDS) không có quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người thứ ba liên quan518. Nhóm tác giả đồng quan điểm với tác giả trên. Mặc dù, pháp
luật về Trọng tài thương mại không có quy định minh thị thể hiện rằng “người thứ ba”
có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình, tuy nhiên, khi tiếp cận dưới góc độ “quyền khởi kiện”, “người thứ ba” vẫn có
quyền khởi kiện vụ án dân sự theo khoản 14 Điều 26 BLTTDS năm 2015).
BLTTDS năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án519 tại Điều 186, và có thể
hiểu “quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án được hiểu là khả năng mà ở đó cá nhân,
cơ quan, tổ chức (sau đây gọi là chủ thể) thực hiện thông qua phương thức khởi kiện,
yêu cầu giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động (quan hệ pháp luật dân sự nói chung) được TAND có thẩm quyền thụ lý, giải
quyết theo quy định của pháp luật TTDS nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp520”. Một trong những đặc điểm của quyền này chính là khả năng hay “phương cách
luật định cho phép mỗi người cầu viện đến công lý xin xác nhận hay che chở quyền lợi
của mình521”. Vậy, có thể hiểu đơn giản, một chủ thể trong xã hội khi “cho rằng” quyền,
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể yêu cầu Tòa án (cơ quan tư pháp) bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhóm tác giả đồng ý với quan điểm khi yêu cầu Tòa
án giải quyết có thể căn cứ vào khoản 14 Điều 26 BLTTDS năm 2015. Bởi vì, “điểm
mới quan trọng và thực sự có ý nghĩa mà BLTTDS năm 2015 quy định về điều khoản
mở - nếu tranh chấp chưa được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ
chức nào khác thì đương nhiên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bởi lẽ, một
điều rất đơn giản là bất kỳ tranh chấp nào cũng phải có cơ chế giải quyết để đảm bảo
công lý. Đây là điều khoản góp phần mang lại nhiều cơ hội để các chủ thể trong đó có
người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc Nhà nước có cơ chế để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của mình/của Nhà nước.”522
516 Huỳnh Quang Thuận (2022), Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bên thứ ba trong pháp luật trọng tài: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 46.
517 Đỗ Văn Đại (2018), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Tập 2, Nxb. Hồng Đức, tr.
141.
518 Đặng Thanh Hoa, Nguyễn Văn Sơn (2021), Cơ chế tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên quan,
https://tapchitoaan.vn/co-che-to-tung-de-bao-ve-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-thu-ba-lien-quan, truy cập ngày
04/10/2023.
519 Mà khi nghiên cứu dưới góc độ Cổ luật, quyền khởi kiện vụ án dân sự còn được gọi là Tố quyền. Xem thêm tại: Nguyễn
Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp.
520 Đào Tấn Anh (2023), Quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, Khóa luận Tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 08.
521 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ của BộTư pháp, tr. 36
522 Đặng Thanh Hoa và Nguyễn Văn Sơn (2021), Tlđd (27).
292
Kinh nghiệm quốc tế về căn cứ hủy phán quyết trọng tài nhằm bảo vệ “người
thứ ba”. Tại khoản 2 Điều 34 Luật Mẫu xác định có hai trường hợp lớn sẽ được dùng
làm căn cứ để hủy phán quyết trọng tài. Có thể tóm gọn thành các tiêu chí bao gồm: (i)
hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; (ii) chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài; (iii)
thành phần trọng tài hoặc tố tụng trọng tài; (iv) thẩm quyền trọng tài; và (v) trật tự công.
Khác biệt cơ bản của Luật Mẫu và Pháp luật về Trọng tài thương mại tại Việt Nam chính
là việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Nếu pháp luật về Trọng tài thương mại sử dụng
thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” thì Luật Mẫu sử dụng thuật ngữ
“trật tự công”. Khá tương đồng với Luật Mẫu, pháp luật về Trọng tài tại Singapore quy
định căn cứ “vi phạm các quy tắc công lý tự nhiên xảy ra liên quan đến việc đưa ra
phán quyết làm tổn hại đến quyền của bất kỳ bên nào523”
Hiện nay, khi tiếp cận các thuật ngữ trên, có nhiều quan điểm trái chiều về bản
chất và có hay không sự đồng nhất nghĩa của các thuật ngữ kể trên. Theo tác giả Nguyễn
Mạnh Dũng524 cho rằng “việc giải thích “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
không được thống nhất, cần xem xét sửa đổi về giống với pháp lệnh trọng tài thương
mại năm 2003525”, vậy gián tiếp có thể suy luận rằng tác giả Nguyễn Mạnh Dũng cho
rằng hiện nay thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” không cùng bản
chất với thuật ngữ “trật tự công”. Ngược lại, tác giả Ngô Huy Cương cho rằng “điều
kiện “không được trái pháp luật và đạo đức xã hội” có thể tương ứng với khái niệm “trật
tự công cộng và thuần phong mỹ tục” trong pháp luật của Pháp526”. Tác giả đồng ý với
quan điểm của tác giả Ngô Huy Cương, bởi vì việc ghi nhận bản chất tương tự ở hai
thuật ngữ này khá tương thích với Báo cáo của Ủy ban Liên Hợp Quốc, theo đó, thuật
ngữ trật tự công“sẽ bao gồm các quan niệm và nguyên tắc cơ bản của công lý, bao hàm
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và công lý về khía cạnh nội dung cũng như thủtục;
do đó, tham nhũng, hối lộ hoặc gian dối và những trường hợp nghiêm trọng tương tự sẽ
cấu thành căn cứ để hủy phán quyết”527. Vậy, thuật ngữ tại Pháp luật Trọng tài thương
mại Việt Nam khá tương đồng với Luật Mẫu. Trong khi đó, pháp luật về trọng tài tại
Singapore tập trung vào thuật ngữ “quy tắc công lý tự nhiên”. Thực tế tại các Tòa án,
nhằm tránh được sự lạm dụng trong quá trình áp dụng của Tòa án về hủy phán quyết
trọng tài, Trong một vụ việc năm 2001, Tòa án Tối cao Singapore đã đặt ra các yếu tố
cần thiết để hủy bỏ phán quyết trọng tài do vi phạm công lý tự nhiên, bao gồm: (i) Quy
tắc nào của công lý tự nhiên đã bị vi phạm; (ii) Quy tắc công lý tự nhiên cụ thể đó đã bị
vi phạm như thế nào; (iii) Việc vi phạm công lý tự nhiên liên quan đến việc đưa ra phán
quyết theo cách nào; và (iv) Hành vi vi phạm đó làm phương hại đến quyền lợi của bên
liên quan như thế nào528. Sau này, các yếu tố trên được áp dụng trong quá trình giải
quyết của Tòa án529. Thực tế với những yếu tố mà Tòa án tối cao Singapore đặt ra đã
được Nghị quyết 01/2014 quy định theo hướng đưa ra các tiêu chí (tuy tại Việt Nam
không cụ thể), theo nhóm tác giả, hướng quy định này của Tòa án tối cao Singapore cần
523
Truy cập tại: https://www.singaporelawwatch.sg/About-Singapore-Law/Overview/ch-04-international-and-domesticarbitration-in-singapore, truy cập ngày 04/10/2023.
524 Nguyễn Mạnh Dũng (2023), Tlđd (13), tr. 15.
525 Pháp lệnh về Trọng tài thương mại năm 2003 quy định căn cứ “Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại khoản 6 Điều 54.
526 Ngô Huy Cương (2014), Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung (dành cho bậc sau đại học), Nxb. ĐHQG Hà Nội, tr.13.
527 Howard M Holtzmann and Joseph E Neuhaus (1989), A Guide to the UNCITRAL Model Law on International Commercial
Arbitration: Legislative History and Commentary, Kluwer, tr. 914.
528 John Holland Pty Ltd (trước đây gọi là John Holland Construction & Engineering Pty Ltd) v Toyo Engineering Corp (Nhật
Bản) [2001] 1 SLR(R) 443.
529
Singapore
courts:
Breach
of
natural
justice,
https://www.nortonrosefulbright.com/en/knowledge/publications/e6cd46a2/singapore-courts-breach-of-natural-justice, truy
cập ngày 04/10/2023.
293
được nghiên cứu, tiếp thu và quy định phù hợp thay thế cho các tiêu chí mà Nghị quyết
01/2014 đã đề cập đến.
3. Một số gợi mở hoàn thiện pháp luật Trọng tài thương mại về bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của “người thứ ba”
Từ những phân tích, đối sánh giữa pháp luật Trọng tài thương mại tại Việt Nam
với Luật Quốc tế (Luật Mẫu và pháp luật về Trọng tài tại Singapore), cùng với thực tiễn
áp dụng pháp luật tại Việt Nam về hủy phán quyết nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của “người thứ ba”, nhóm tác giả đưa ra một số gợi mở như sau:
Thứ nhất, cần sớm ghi nhận chủ thể là “người thứ ba” trong thủ tục tố tụng trọng
tài hiện nay. Như đã chứng minh ở các nội dung trên, vấn đề về chủ thể “người thứ ba”
trong tố tụng trọng tài “còn thể hiện sự lúng túng và cần có sự cải thiện trong tương
lai”, và với mục đích bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể “dễ bị tổn
thương” bởi các phán quyết của Trọng tài. Vì vậy, ghi nhận chủ thể “ người thứ ba”
trong tố tụng trọng tài là cần thiết, giúp cho Hội đồng trọng tài đánh giá và đưa ra nội
dung phán quyết tránh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể này.
Đồng thời, việc ghi nhận sẽ tránh được các trường hợp hủy phán quyết trọng tài từ Tòa
án, vô hình trung kéo dài quy trình tố tụng, trong khi mục đích ban đầu của các bên thỏa
thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài vì mục đích “nhanh gọn”.
Đồng thời, việc ghi nhận tư cách chủ thể “người thứ ba” trong tố tụng trọng tài sẽ là căn
cứ để “người thứ ba” thực hiện được quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài nếu
phán quyết trọng tài đó xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, như đã đề cập liên quan đến căn cứ hủy phán quyết trọng tài tại điểm đ
khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, trong quá trình sửa đổi Luật
trọng tài thương mại hiện nay và giai đoạn tới, cần thiết quy định rõ hoặc giao thẩm
quyền về giải thích pháp luật cho Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về các tiêu chí
liên quan đến căn cứ “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam” theo hướng mà Tòa án tối cao Singapore đã thực hiện. Cụ thể, (i) Quy tắc
nào của công lý tự nhiên đã bị vi phạm; (ii) Quy tắc công lý tự nhiên cụ thể đó đã bị vi
phạm như thế nào; (iii) Việc vi phạm công lý tự nhiên liên quan đến việc đưa ra phán
quyết theo cách nào; và (iv) Hành vi vi phạm đó làm phương hại đến quyền lợi của bên
liên quan như thế nào.
Cuối cùng, trong giai đoạn hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên
quan đến việc ghi nhận chủ thể “người thứ ba” như gợi mở thứ nhất sẽ khó, vốn dĩ việc
sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật cần thời gian dài, chính vì thế, hiện nay Tòa án
khi xét xử có thể “mạnh dạn” vận dụng lý thuyết về quyền khởi kiện như đề cập ở mục
trên, từ đó bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của “người thứ ba”. Thêm vào đó, khi
đã có Bản án liên quan đến vấn đề này cần được kiến nghị, đề xuất trở thành Án lệ,
nhằm bổ khuyết trong thời gian hiện nay./.
294
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019;
2. Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
3. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003;
4. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng
tài thương mại;
B. Tài liệu tham khảo
5. Đỗ Văn Đại (2018), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam – Bản án và bình luận
bản án, Tập 2, Nxb. Hồng Đức;
6. Đào Tấn Anh (2023), Quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, Khóa luận Tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
7. Huỳnh Quang Thuận (2022), Cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba khi
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bên thứ
ba trong pháp luật trọng tài: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
8. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự tố tụng Việt Nam, Xuất bản dưới sự bảo trợ
của Bộ Tư pháp;
9. Ngô Huy Cương (2014), Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung (dành cho bậc sau
đại học), Nxb. ĐHQG Hà Nội;
10. Nguyễn Mạnh Dũng (2023), Những bất cập trong thực tiễn áp dụng Luật Trọng tài
thương mại 2010 từ góc nhìn Luật Mẫu UNICITRAL - Hội nghị tập huấn kiến thức pháp
luật và tháo gỡ khó khăn vướng mắc về hoạt động trọng tài, hòa giải thương mại tại Việt
Nam;
11. Ngô Quốc Lâm (2019), Căn cứ hủy phán quyết trọng tài thương mại - so sánh pháp
luật Singapore và đề xuất hướng hoàn thiện, Khóa luận Tốt nghiệp, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
12. Nguyễn Thị Thu Sương, Nguyễn Thái Cường (2022), Cơ chế bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của người thứ ba khi giải quyết, thực thi phán quyết trọng tài, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Bên thứ ba trong pháp luật trọng tài: thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm
cho Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
13. Quyết định số 04/2023/QĐ-PQTT ngày 05/4/2023 về việc “Yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài” của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội;
14. Quyết định số 1026/QĐ-PQTT ngày 14/7/2022 về việc hủy phán quyết trọng tài của
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
15. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Những quy định
chung về Luật Dân sự (Tái bản lần 1, có sửa đổi, bổ sung), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam;
16. Howard M Holtzmann and Joseph E Neuhaus (1989), A Guide to the UNCITRAL
Model Law on International Commercial Arbitration: Legislative History and
Commentary, Kluwer;
17. John Holland Pty Ltd (trước đây gọi là John Holland Construction & Engineering
Pty Ltd) v Toyo Engineering Corp (Nhật Bản) [2001] 1 SLR(R) 443;
18. Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của UNCITRAL năm 1985, với các sửa
đổi được thông qua năm 2006;
295
Tài liệu truy cập từ Internet
19. Đặng Thanh Hoa, Nguyễn Văn Sơn (2021), Cơ chế tố tụng để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người thứ ba liên quan, https://tapchitoaan.vn/co-che-to-tung-de-baove-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-nguoi-thu-ba-lien-quan, truy cập ngày 04/10/2023;
20. Singapore
courts:
Breach
of
natural
justice,
https://www.nortonrosefulbright.com/en/knowledge/publications/e6cd46a2/singaporecourts-breach-of-natural-justice, truy cập ngày 04/10/2023.
21. Vũ Thị Hồng Vân, “Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy
phán quyết trọng tài thương mại và một số giải pháp khắc phục”, https://hpu.vn/thongtin-khoa-hoc/kho-khan-vuong-mac-trong-viec-ap-dung-cac-quy-dinh-ve-huy-phanquyet-trong-tai-thuong-mai-va-mot-so-giai-phap-khac-phuc-8532.html, truy cập ngày
03/10/2023.
22. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Hu%E1%BB%B7_b%E1%BB%8F, truy cập ngày
03/10/2023
23. https://www.academia.edu/105944584/%C4%90%E1%BB%81_c%C6%B0%C6%
A1ng_s%E1%BB%ADa_%C4%91%E1%BB%95i_Lu%E1%BA%ADt_TTTM_002_,
truy cập ngày 02/10/2023.
24. https://www.singaporelawwatch.sg/About-Singapore-Law/Overview/ch-04
international-and-domestic-arbitration-in-singapore, truy cập ngày 02/10/2023.
296
SO SÁNH THỦ TỤC KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ TRANH CHẤP
GIỮA TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
ThS. Vũ Hoàng Anh530
Đào Tấn Anh531
Tóm tắt: Tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh
chấp có tính chất tư. Việc so sánh hai thủ tục này giúp nhận thức rõ hơn về ưu và nhược
điểm ở mỗi thủ tục. Bài viết tập trung phân tích những điểm tương đồng và khác biệt cơ
bản về thủ tục khởi kiện và thụ lí tranh chấp giữa tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài theo
quy định của pháp luật hiện hành. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người tư vấn pháp luật
có thể lựa chọn phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp dân sự và kinh doanh
thương mại, các nhà lập pháp có thể tham khảo những ưu điểm của mỗi loại thủ tục để
hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Từ khoá:Tố tụng dân sự; tố tụng trọng tài; thủ tục khởi kiện; thụ lí tranh chấp.
Abstract: Civil and arbitral procedures are two methods of resolving civil disputes.
The comparison of these two procedures makes it clearer about the advantages and
disadvantages of each procedure. This article focuses on analyzing the basic similarities
and differences in the process of initiating lawsuits and the acceptance for settlement of
civil cases between civil procedures and arbitration procedures in accordance with the
law. Based on the results of the study, the legal counselor can choose the appropriate
method to resolve civil disputes and commercial business, legislators can refer to the
advantages of each type of procedure to complete the provisions of the law.
Key words: civil procedures; arbitral procedures; procedures for initiating lawsuits;
the acceptance for settlement of civil cases.
1. Sự tương đồng về thủ tục khởi kiện và thụ lý tranh chấp giữa tố tụng dân
sự và tố tụng trong tài
Sự tương đồng về thủ tục khởi kiện và thụ lí tranh chấp giữa tố tụng dân sự và
tố tụng trọng tài được thể hiện ở sáu điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài đều là các phương thức được
pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể.
Trong hệ thống pháp luật, Nhà nước đã xây dựng các phương thức khác nhau để
giải quyết tranh chấp có tính chất tư như tự bảo vệ, yêu cầu Tòa án bảo vệ, thương lượng,
hòa giải, trọng tài. Mỗi phương thức đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Thủ
tục tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài đều là các phương thức luật định được xây dựng
để bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp.
Thứ hai, tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài đều dựa trên sự tôn trọng quyền tự
định đoạt của các bên tranh chấp.
Trong lĩnh vực dân sự và kinh doanh thương mại, sự tự nguyện, tự do, bình đẳng
là nền tảng để hình thành nên các quan hệ pháp luật. Chính vì vậy, quyền tự định đoạt
của các bên luôn được pháp luật tôn trọng trong quá trình tố tụng. Tố tụng dân sự và tố
tụng trọng tài chỉ phát sinh nếu bên bị xâm phạm quyền lợi hoặc bị thiệt hại có yêu cầu
Tòa án hoặc Trọng tài bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ngoài ra, cả hai loại tố tụng
này đều cho phép các bên tranh chấp được thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu trong quá trình
tố tụng.
530 Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội.
531 Cử nhân Luật Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
297
Thứ ba, các chủ thể có quyền lợi đối lập trong quá trình giải quyết tranh chấp
trong thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài đều có tư cách là nguyên đơn và bị đơn.
Tư cách pháp lý là tiền đề để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, và thực
tế, chỉ khi chủ thể ở trong một tư cách nào đó mới có thể sử dụng những quyền năng
nhất định.532 Trong tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài, tư cách nguyên đơn được trao
cho chủ thể đã làm phát sinh quá trình tố tụng và được giả thiết có quyền lợi hợp pháp
bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngược lại, chủ thể bị nguyên đơn khởi kiện sẽ được xác
định là bị đơn. Hai chủ thể này luôn có địa vị và quyền lợi đối lập nhau trong tố tụng.
Thứ tư, cả hai thủ tục tố tụng đều thừa nhận quyền khởi kiện của chủ thể kế quyền
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì: trong
trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc là tổ chức bị phá
sản, hợp nhất, chia, tách… thì thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế
hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Theo đó, người thừa kế của bên đã chết hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của
tổ chức bị sáp nhập, chia, tách...là một bên trong thỏa thuận trọng tài có quyền khởi kiện
để yêu cầu Trọng tài phân xử quyền lợi tranh chấp.
Tương tự như vậy, Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (gọi tắt là BLTTDS
năm 2015) cũng quy định người thừa kế của cá nhân chết đã tham gia vào các quan hệ
dân sự về tài sản có quyền khởi kiện để bảo vệ các lợi ích tài sản. Trong các quan hệ về
tài sản, khi một người chết thì quyền, nghĩa vụ về tài sản sẽ được chuyển giao cho người
thừa kế, khi đó sự xâm phạm các quyền lợi trong quan hệ tài sản có ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích của họ. Theo logic, lúc này, người thừa kế sẽ có quyền khởi kiện đối với
quan hệ pháp luật mà mình không trực tiếp xác lập. Ngoài ra, việc kế thừa các quyền và
nghĩa vụ trong các quan hệ tài sản được đặt ra đối với các trường hợp hợp nhất pháp
nhân, sáp nhập pháp nhân, chia tách pháp nhân (các điều 88, 89, 90 Bộ luật Dân sự năm
2015).
Thứ năm, cả hai thủ tục tố tụng đều cho phép bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn.
Xét về lý luận, pháp luật tố tụng được xây dựng để bảo vệ các quan hệ tư nên
trong quá trình tố tụng, các bên tranh chấp có địa vị pháp lý bình đẳng. Điều này cho
phép không chỉ nguyên đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện với bị đơn mà ngay chính
bị đơn cũng có quyền kiện ngược lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan. Điều
này giúp các quan hệ tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn được giải quyết dứt điểm
hơn.
BLTTDS năm 2015 quy định, sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc
kiện của nguyên đơn, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Yêu
cầu phản tố của bị đơn phải thỏa mãn các điều kiện:533 (i) Bị đơn phải đưa ra một yêu
cầu là việc giải quyết một quan hệ pháp luật khác với yêu cầu của nguyên đơn (yêu cầu
này có thể có liên quan hoặc loại trừ, bù trừ với yêu cầu của nguyên đơn); (ii) Yêu cầu
của bị đơn được giải quyết trong cùng vụ án với yêu cầu của nguyên đơn giúp vụ án
được giải quyết nhanh chóng, chính xác hơn; (iii) Yêu cầu của bị đơn phải đưa ra trước
thời điểm mở phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Việc nghiên cứu cho thấy, Điều 36 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cũng có
quy định về quyền phản tố của bị đơn, bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn về
những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp (có thể liên quan đến chính vấn đề mà
nguyên đơn kiện hoặc vấn đề khác). Đơn kiện lại phải được gửi cho Hội đồng trọng tài
532 Nguyễn Ngọc Bích (Master laws Harvard) (2015), Tư duy pháp lý của luật sư, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 65.
533 Xem Điều 200 BLTTDS năm 2015.
298
và nguyên đơn trước ngày mở phiên họp của Hội đồng trọng tài giải quyết đơn kiện trích
dẫn.
Thứ sáu, cả hai thủ tục tố tụng đều không xem xét thời hiệu khởi kiện ở giai đoạn
khởi kiện và thụ lý tranh chấp
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện không phải một điều
kiện để thụ lý vụ án dân sự. Điều 184 BLTTDS năm 2015 tại khoản 2 quy định rõ: Tòa
án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc
các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản
án, quyết định giải quyết vụ án. Điều đó có nghĩa, ngay cả khi tranh chấp dân sự đã hết
thời hiệu khởi kiện nhưng các bên tranh chấp muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi thì
Tòa án vẫn thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.
Có điểm tương đồng với BLTTDS năm 2015, Luật trọng tài thương mại năm
2010 không quy định thời hiệu là điều kiện thụ lý tranh chấp kinh doanh thương mại.
Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Trung tâm trọng tài sẽ tiếp nhận đơn, đơn khởi
kiện của nguyên đơn phải được gửi cho bị đơn. Tiếp theo, Hội đồng trọng tài sẽ được
thành lập để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Thời hiệu khởi kiện không
được Trung tâm trọng tài xem xét khi nhận đơn mà được Hội đồng trọng tài xem xét
trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2. Điểm khác biệt về khởi kiện và thụ lý tranh chấp giữa tố tụng dân sự và
tố tụng trọng tài
Sự khác biệt về khởi kiện và thụ lí tranh chấp giữa tố tụng dân sự và tố tụng trọng
tài được thể hiện ở một số nội dung sau đây:
Thứ nhất, về lựa chọn thủ tục tố tụng áp dụng trong tố tụng dân sự và tố tụng
trọng tài.
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự được chia thành hai loại là thủ tục giải quyết
vụ án và thủ tục giải quyết việc dân sự. Trong đó, thủ tục giải quyết vụ án dân sự bao
gồm thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn. Nhìn chung, phần lớn các tranh chấp dân
sự đều được giải quyết bằng thủ tục thông thường, chỉ có số ít tranh chấp đáp ứng quy
định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn mới được xét xử theo thủ tục này.534 Thủ tục
rút gọn được giản lược về quy trình và thời gian xét xử ngắn hơn so với thủ tục thông
thường.
Đối với pháp luật về trọng tài thương mại, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai
hình thức đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế (còn gọi là trọng tài thường trực).
Hai hình thức trọng tài này có những điểm riêng biệt. Trọng tài vụ việc có đặc điểm là
chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp theo thỏa thuận của các bên và tự chấm dứt
hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp; không có trụ sở thường trực và bộ máy điều
hành, không có quy tắc tố tụng riêng. Còn trọng tài thường trực có đặc điểm là được tổ
chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài và các trung tâm này là các tổ chức phi chính
phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước; các trung tâm này phải có tư cách
pháp nhân535; cơ cấu tổ chức và hoạt động ở các trung tâm trọng tài thường đơn giản;
534 Điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn bao gồm: (i) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa
nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng
cứ; (ii) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; (iii) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp
ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ
tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về
việc xử lý tài sản.
535 Đáp ứng các điều kiện của pháp nhân như: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá
nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó; có thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một
cách độc lập.
299
mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng;
hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi chính các trọng tài viên của
trung tâm.536 Thực tế, thủ tục tố tụng áp dụng với hai loại hình trọng tài này cũng có
những điểm khác nhau phù hợp với đặc thù riêng của từng loại hình. Hiện nay, ở Việt
Nam, chưa hình thành thủ tục tố tụng trọng tài rút gọn nhưng trong hệ thống pháp luật
trọng tài quốc tế thì đã tồn tại hình thức này.537
Điểm khác biệt nổi bật ở hai phương thức tố tụng là ở chỗ: tố tụng dân sự không
cho phép các bên tranh chấp được lựa chọn thủ tục áp dụng khi khởi kiện đến Tòa án,
còn tố tụng trọng tài cho phép các bên tranh chấp được lựa chọn thủ tục tố tụng thông
qua việc quyết định loại hình trọng tài. Cụ thể, theo quy định của BLTTDS năm 2015,
khi khởi kiện ra Tòa án, người khởi kiện không được lựa chọn thủ tục giải quyết tranh
chấp. Tùy theo tính chất của từng tranh chấp mà Thẩm phán sẽ xác định thủ tục giải
quyết tranh chấp là thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn. Còn trong Luật Trọng tài
thương mại năm 2010, pháp luật cho phép các bên tranh chấp được thỏa thuận lựa chọn
hình thức trọng tài áp dụng phù hợp với tính chất sự việc và điều kiện, nhu cầu của từng
sự việc.
Thứ hai, quyền định đoạt của đương sự về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trong tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài.
Quyền định đoạt của đương sự về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tố tụng
dân sự và tố tụng trọng tài có thể được nghiên cứu ở một số khía cạnh sau:
Một là, về cơ sở làm phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tố tụng dân
sự và tố tụng trọng tài.
Điểm khác biệt cơ bản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tố tụng dân sự
và tố tụng trọng tài là sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Trong pháp luật tố tụng dân
sự, quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (trong đó có
quyền khởi kiện) vừa là quyền nội dung vừa là quyền hình thức.538 Khi các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật dân sự và có tranh chấp xảy ra thì đương nhiên họ có quyền
yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ sở phát sinh thẩm quyền và trách nhiệm
của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự xuất phát từ chức năng Điều 102 Hiến
pháp 2013 quy định. Theo đó, Tòa án là cơ quan xét xử, có nhiệm vụ bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trong tố tụng trọng tài, cơ sở làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài
thương mại bắt buộc phải có thỏa thuận của các bên tranh chấp. Nguyên tắc chung trong
tố tụng trọng tài đó là “không có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài,
không có tố tụng trọng tài”.539 Mặc dù thỏa thuận trọng tài có thể hình thành trước hoặc
trong quá trình các bên thực hiện giao dịch nhưng nếu không có thỏa thuận này thì trọng
tài không có thẩm quyền giải quyết. Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng
hoặc là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản.540
536 Xem: Giáo trình Luật Thương mại (tập 2) (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, tr.449 – 453 và
Giáo trình Luật Thương mại (tập 2) (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, tr.333 – 339.
537 Theo quy định của pháp luật trọng tài quốc tế, trước khi chuyển sang các bước thủ tục khác thường được tiến hành trong tố
tụng trọng tài, cần cân nhắc đến lựa chọn thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn đã đã biết đến ở Venice vào khoảng từ thế kỷ 12 đến
thế kỷ 16, ở đó quyết định được đưa ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (Theo: Maralla và Mozzato, Alle origini
dell’arbitrato commercial: : L’arbitrato a Venezia tra Medioevo ed eta moderna, CEDAM, 2011 – Trích trong: Nigel Blackkaby,
Constantine Partasides Qc and Alan Redfern, Martin Hunter (2018), “Trọng tài quốc tế” (VIAC), Nxb Thanh niên, tr. 488.
538 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 4 BLTTDS năm 2015.
539 Giáo trình Luật Thương mại (tập 2) (2014), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, tr.471.
540 Xem Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010.
300
Nếu các bên vừa thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài, vừa thỏa thuận giải quyết
bằng Tòa án và không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận vi phạm quy định của pháp luật
trọng tài thì cần căn cứ vào thời điểm nộp đơn để xác định thẩm quyền. Nếu người khởi
kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết trước yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc trước khi Tòa án
thụ lý vụ án thì Tòa án phải từ chối giải quyết. Nếu đã thụ lý vụ án thì Tòa án phải đình
chỉ giải quyết vụ án. Nếu người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì ngay sau khi
nhận đơn Tòa án phải xác định các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết hay chưa. Trong
trường hợp các đương sự đã yêu cầu Trọng tài giải quyết thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện
cho người khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết thì
Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong trường
hợp Tòa án đã thụ lý vụ án thì phải đình chỉ giải quyết vụ án.541
Hai là, về quyền lựa chọn chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Do cơ sở làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại dựa vào
thỏa thuận nên quyền lựa chọn chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các bên
trong tố tụng trọng tài được tự do và chủ động hơn so với tố tụng dân sự. Theo quy định
của tố tụng trọng tài, chỉ cần các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài thì có thể tùy
nghi lựa chọn trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên có thẩm quyền giải quyết. Đối với
hình thức trọng tài quy chế, các chủ thể có thể lựa chọn bất kì một Trung tâm trọng tài
trong các trung tâm trọng tài được thành lập hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam giải quyết.
Đối với trọng tài vụ việc, các bên có quyền lựa chọn một trong các trọng tài viên ở các
trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong tố tụng trọng tài, không có
điều kiện nào đặt ra đối với các bên tranh chấp trong việc lựa chọn chủ thể có thẩm
quyền giải quyết. Trong khi đó, trong tố tụng dân sự, để việc thỏa thuận hoặc lựa chọn
Tòa án của đương sự được chấp nhận thì sự thỏa thuận hoặc lựa chọn đó phải đáp ứng
các điều kiện khắt khe của pháp luật. Chẳng hạn, nếu nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì thỏa thuận này phải đáp ứng 2 điều kiện là: thỏa
thuận phải đúng cấp và hai bên chỉ được thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm
việc, có trụ sở có thẩm quyền giải quyết.542
Ba là, về phạm vi các sự việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và tố
tụng trọng tài.
Theo quan điểm lập pháp về tố tụng dân sự ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay,
các quan hệ tranh chấp có cùng tính chất sẽ được giải quyết chung bởi một thủ tục tại
Tòa án với tên gọi là “Tố tụng dân sự”. Thuật ngữ “dân sự” ở đây được hiểu theo nghĩa
rất rộng bao gồm các quan hệ được hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện và bình đẳng.
Những quan hệ đáp ứng các yếu tố này được chia thành bốn nhóm chính đó là dân sự
gốc, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.543 Từ đó nhận thấy, thẩm
quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự là rất rộng.
Trong tố tụng trọng tài, thủ tục tố tụng chỉ được áp dụng đối với các tranh chấp
về kinh doanh thương mại. Theo quy định tại Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm
2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết đối với: Các tranh chấp giữa các
bên phát sinh từ hoạt động thương mại;544 Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít
541 Xem khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ngày 20/03/2014 hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.
542 Điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 và Nghị quyết 03/2012 HĐTPTANDTT, hướng dẫn phần chung của BLTTDS sửa
đổi 2011 (quy định hướng dẫn Điều 35 BLTTDS sửa đổi 2011).
543 Điều 26, 28, 30, 32 BLTTDS năm 2015.
544 Các hoạt động thương mại phải được xác định theo quy định của Luật thương mại 2005, ví dụ như: Hoạt động mua bán
hàng hóa ở thị trường trong nước (của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài); Các dịch vụ thương mại như đại lý
301
nhất một bên có hoạt động thương mại;545 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật
quy định được giải quyết bằng Trọng tài.546 Như vậy, thẩm quyền của Tòa án trong việc
giải quyết các quan hệ tư rộng hơn rất nhiều so với thẩm quyền của trọng tài thương
mại.
Thứ ba, về trách nhiệm pháp lý của chủ thể có thẩm quyền trong việc khởi kiện
và thụ lý tranh chấp.
Trong thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án là cơ quan tư pháp đại diện cho nhà nước có
thẩm quyền xét xử vụ án dân sự bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Với vai trò là một
cơ quan nhà nước, Tòa án có trách nhiệm xem xét yêu cầu của đương sự và thụ lý giải
quyết vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình. Để bảo đảm quyền tiếp cận công lý của
người dân, BLTTDS năm 2015 có quy định hoàn toàn mới về nguyên tắc Tòa án không
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự ngay cả khi chưa có điều luật áp dụng. Để đảm
bảo nguyên tắc này, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành quyết định số 120/QĐTANDTC ngày 19/06/2017 quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp
trong Tòa án Nhân dân. Theo đó, Điều 9 và Điều 10 của quyết định này quy định, Thẩm
phán sẽ bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi: “Trả
lại đơn khởi kiện không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín
của TAND”. Và nếu vẫn tiếp tục vi phạm, Thẩm phán có thể bị tạm dừng thực hiện
nhiệm vụ được giao trong 30 ngày.
So với tố tụng dân sự, tố tụng trọng tài được quy định theo một trình tự khác nên
không đặt ra trách nhiệm pháp lý với chủ thể có thẩm quyền nhận và xử lý đơn khởi
kiện. Thực tiễn, các Trung tâm trọng tài sẽ có ban thư ký giúp việc để tiếp nhận và xử
lý đơn khởi kiện của nguyên đơn. Tùy theo loại hình trọng tài mà đơn khởi kiện có thể
do nguyên đơn hoặc Trung tâm trọng tài gửi đến bị đơn. Trung tâm trọng tài cùng với
nguyên đơn và bị đơn sẽ thành lập Hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại. Như vậy, với trình tự như trên, Luật Trọng tài không quy định các
trường hợp trả lại đơn khởi kiện và chế tài pháp lý đối với chủ thể có thẩm quyền nhận
và xử lý đơn khởi kiện.
Thứ tư, về trình tự, thủ tục khởi kiện và thụ lý trong tố tụng dân sự và tố tụng
trọng tài.
Quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân
sự và tố tụng trọng tài có nhiều điểm khác biệt. Theo quy định của BLTTDS năm 2015,
trong 3 ngày làm việc, Chánh án của Tòa án đã nhận đơn phải phân công một Thẩm
phán xem xét đơn khởi kiện. Trong 5 ngày tiếp theo, nếu vụ án đáp ứng các điều kiện
khởi kiện thì Thẩm phán phải vào sổ thụ lý (khoản 2 Điều 191). Đồng thời, cùng với
việc nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ hiện có
mua bán hàng hóa, gia công trong thương mại, dịch vụ, giao nhận hàng hóa và một số dịch vụ khác; Các hoạt động xúc tiến
thương mại như: môi giới, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa và một số hoạt động khác.
545 Ít nhất một bên có hoạt động thương mại phải được hiểu là hành vi trong giao dịch của chủ thể phải là hành vi thương mại
hoặc tranh chấp của chủ thể có liên quan đến hoạt động thương mại (Xem thêm: Tưởng Duy Lượng (2015); Những nội dung
cơ bản trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Việt Nam, Tạp chí TAND, tr. 14.)
546 Tranh chấp mà pháp luật quy định giải quyết bằng trọng tài được hiểu là các tranh chấp được luật chuyên ngành ấn định sẵn
là thuộc thâm quyền của trọng tài thương mại, ví dụ các quan hệ được quy định tại: điểm b khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng
2014; Điều 147 Luật doanh nghiệp 2014; Điều 172, 173 Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Điều 131 luật chứng khoán
2006; Điều 14 Luật đầu tư 2014; khoản 3 Điều 55 Luật chuyển giao công nghệ 2005... (Xem thêm: Tưởng Duy Lượng (2015);
Những nội dung cơ bản trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Việt Nam, Tạp chí
TAND, tr. 16 và Đỗ văn Đại – Trần Hoàng Hải (2011); Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb Chính trị quốc gia,
tr. 49 – 53)
302
để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.547 Đây là một
yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét và thụ lý vụ án dân sự. Nếu đương sự không giao
nộp được bất kì tài liệu chứng cứ nào và không chứng minh được mình có lý do chính
đáng trong việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án có quyền không chấp
nhận thụ lý vụ án. Đồng thời, theo quy định của khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015,
khi giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nguyên đơn phải chủ động sao gửi một bản
cho bị đơn. Trong trường hợp tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được do liên quan
đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh... thì nguyên đơn phải thông báo cho bị đơn.
Trong tố tụng trọng tài, các hình thức trọng tài khác nhau được áp dụng các quy
định về khởi kiện khác nhau. Khi nguyên đơn khởi kiện tại Trung tâm trọng tài, nếu
Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì trong 10 ngày kể từ ngày nhận được
đơn, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và
những tài liệu có liên quan (Điều 32 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Như vậy, nếu
nguyên đơn khởi kiện theo hình thức trọng tài quy chế (khởi kiện tại Trung tâm trọng
tài) thì trách nhiệm gửi yêu cầu khởi kiện và tài liệu, chứng cứ có liên quan thuộc về
trung tâm trọng tài chứ không thuộc về nguyên đơn giống như trong tố tụng dân sự. Quy
định này phù hợp với tính chất của một phương thức giải quyết tranh chấp tư và giúp
nâng cao chất lượng dịch vụ trọng tài. Còn nếu nguyên đơn khởi kiện tại trọng tài vụ
việc thì nguyên đơn phải trực tiếp gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho
bị đơn. Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi có tranh chấp xảy ra nên khi nguyên
đơn khởi kiện không có Trung tâm trọng tài và cũng chưa tồn tại Hội đồng trọng tài, do
đó các bên gửi trực tiếp đơn kiện cho nhau. Ngoài ra, cùng với đơn khởi kiện, nguyên
đơn phải gửi bản thỏa thuận trọng tài (bản chính) hoặc bản sao để chứng minh thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Đây cũng là một điểm khác biệt cơ bản giữa
tố tụng trọng tài và tố tụng dân sự, bởi thẩm quyền của trọng tài chỉ phát sinh khi các
bên có thỏa thuận trọng tài.
Thứ năm, về phí mà các bên phải trả khi khởi kiện.
Trong tố tụng dân sự, khoản phí mà nguyên đơn phải nộp khi khởi kiện được gọi
là tạm ứng án phí. Về nguyên tắc chung, sau khi nộp đơn khởi kiện, trong khoảng thời
gian luật định, nếu nguyên đơn không nộp tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án trả lại
đơn khởi kiện. Như vậy, việc nộp tạm ứng án phí là một trong những điều kiện để Tòa
án thụ lý vụ án dân sự. Tuy nhiên, với vai trò là một phương thức của Nhà nước trong
việc bảo vệ các lợi ích dân sự hợp pháp, pháp luật quy định một số trường hợp nguyên
đơn được miễn đóng tạm ứng án phí.548 Mức đóng tạm ứng án phí được dựa trên mức
án phí được pháp luật quy định. Án phí được chia làm hai loại là án phí có giá ngạch và
án phí không có giá ngạch. Đối với án phí không có giá ngạch thì tất cả các vụ án được
áp dụng chung một khoản phí. Đối với án phí có giá ngạch thì tùy vào giá trị của tài sản
547 Đây là một quy định mới của BLTTDS 2015. Trước đây, BLTTDS sửa đổi 2011 và Nghị quyết 05/2012 hướng dẫn thủ tục
sơ thẩm vụ án dân sự ngày 3/2/2102 quy định, cùng với việc nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án tài liệu
chứng cứ “ban đầu”. Tuy nhiên, quy định này đã xâm phạm đến quyền được tiếp cận công lý của công dân trong một số trường
hợp. Đơn cử như trong một số tranh chấp đất đai, các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án đều nằm ở cơ quan nhà đất, đương
sự đã nỗ lực hết mình nhưng cơ quan nhà đất không cung cấp tài liệu liên quan đến đất cho họ và họ không có chứng cứ ban
đầu để cung cấp cho Tòa án, khi đó yêu cầu của họ đã không được Tòa án chấp nhận. Để khắc phục hạn chế này, khoản 5 Điều
189 BLTTDS 2015 đã sửa yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ “ban đầu” thành “hiện có” để bảo đảm tốt hơn quyền khởi kiện
của người dân.
548 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí Tòa án ngày
30/12/2016.
303
tranh chấp sẽ có một công thức khác nhau để xác định mức án phí cụ thể phải nộp với
từng vụ án.549
Trong tố tụng trọng tài, khoản phí mà nguyên đơn phải nộp gọi là phí trọng tài.
Bản chất của trọng tài là một dịch vụ nên trong tất cả các vụ tranh chấp, nguyên đơn
luôn phải nộp phí trọng tài và không có trường hợp được miễn. Phí trọng tài không được
pháp luật quy định mức cố định với từng tranh chấp. Đối với trường hợp các bên chọn
hình thức giải quyết là trọng tài quy chế thì phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định
(các trung tâm trọng tài khác nhau có thể đặt ra các mức phí khác nhau). Đối với các
tranh chấp lựa chọn giải quyết bằng hình thức trọng tài vụ việc thì phí trọng tài do Hội
đồng trọng tài ấn định.550
Thứ sáu, về trả lại đơn khởi kiện và việc khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.
Hiện nay, BLTTDS năm 2015 có quy định rất rõ về các trường hợp trả lại đơn
khởi kiện cũng như việc khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện. Theo quy định tại khoản 1
Điều 192 BLTTDS năm 2015 có 7 trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Khi trả lại
đơn khởi kiện khởi kiện cho nguời khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do
trả lại đơn khởi kiện. Văn bản này sẽ là cơ sở để người khởi kiện khiếu nại đến chủ thể
có thẩm quyền để xem xét hành vi trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán có đúng quy
định của pháp luật hay không. Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn
khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với
Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Điều
194 BLTTDS năm 2015.
Việc nghiên cứu cho thấy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không quy định
về trường hợp trả lại đơn khởi kiện và khiếu nại việc trả đơn khởi kiện. Sau khi nhận
đơn khởi kiện của nguyên đơn, Trung tâm trọng tài phải thông báo cho bị đơn và cùng
với nguyên đơn, bị đơn thành lập Hội đồng trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài. Như vậy, khi nhận đơn khởi kiện của
nguyên đơn, Trung tâm trọng tài không xem xét các điều kiện khởi kiện và thụ lý khắt
khe như pháp luật tố tụng dân sự.
3. Kết luận – gợi mở
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, giữa thủ tục tố tụng dân sự và tố tụng
trọng tài đều mang bản chất “tư”. Tuy nhiên, xuất phát từ một số đặc trưng khác biệt
như chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, phạm vi giải quyết tranh chấp, lĩnh
vực giải quyết tranh chấp, điều kiện giải quyết tranh chấp, từ đó các bên trong quan hệ
đang có tranh chấp hoặc cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể
thực hiện theo một trong các thủ tục trên
Cần phải khẳng định, ở mỗi thủ tục đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất
định, tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng với mục đích phát triển lĩnh vực giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài trong thời gian tới, cần nghiên cứu và sửa đổi một số quy định của
pháp luật trọng tài thương mại theo hướng khắc phục những điểm hạn chế và bổ sung
những một số vấn đề trong Luật Trọng tài thương mại. Bởi lẽ, với những tiện ích rõ rệt
của mình và với xu hướng được ưa thích, sử dụng rộng rãi trong đời sống thương mại ở
hầu khắp các quốc gia trên thế giới, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
549 Xem phần Danh mục của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
Tòa án ngày 30/12/2016.
550 Khoản 2 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
304
tài sẽ hứa hẹn một bước phát triển, trong những năm tới, đáp ứng được nhu cầu của các
doanh nghiệp trong tranh chấp quan hệ kinh tế551.
Và, trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả đã cố gắng chỉ ra những điểm khác
biệt, ưu điểm và nhược điểm, mà người tư vấn pháp luật có thể lựa chọn phương thức
phù hợp để giải quyết tranh chấp dân sự và kinh doanh thương mại, các nhà lập pháp có
thể tham khảo những ưu điểm của mỗi loại thủ tục để hoàn thiện các quy định của pháp
luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tư duy pháp lí của luật sư, Nxb. Trẻ, 2015.
2. Đỗ văn Đại – Trần Hoàng Hải, Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2011.
3. Tưởng Duy Lượng, “Những nội dung cơ bản trong việc xác định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Việt Nam”, Tạp chí Toà án nhân dân, số
6/2015
4. Nigel Blackkaby, Constantine Partasides Qc and Alan Redfern, Martin Hunter,
“Trọng tài quốc tế” (VIAC), Nxb. Thanh niên, 2018.
5. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại (tập 2), Nxb. Công an
Nhân dân, 2014.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại (tập 2), Nxb. Công an
Nhân dân, 2017.
7. Phan Văn Tính, Giải pháp nâng cao vai trò của trọng tài thương mại trong giải
quyết
các
tranh
chấp
kinh
tế
[https://phapluatdansu.edu.vn/2008/06/22/16/46/226008/], truy cập ngày 04/10/2023.
Phan Văn Tính, Giải pháp nâng cao vai trò của trọng tài thương mại trong giải quyết các tranh chấp kinh tế [https://phapluatdansu.edu.vn/2008/06/22/16/46/226008/], truy cập ngày 04/10/2023.
551
305
HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Lê Huỳnh Phương Chinh552
Lê Yến Nhi553
Bành Ngọc Trâm554
Nguyễn Đức Anh555
Tóm tắt:
Trong thời kỳ hội nhập, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được xem
là một trong những phương thức phổ biến. Ở Việt Nam, Luật Trọng tài thương mại năm
2010 ra đời góp phần tạo nên hành lang pháp lý cho các chủ thể khi lựa chọn giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực thi thỏa
thuận trọng tài theo pháp luật về trọng tài thương mại còn bất cập. Một trong số đó là
vấn đề Tòa án hủy phán quyết của trọng tài. Điều này đã làm giảm đi sự tín nhiệm của
các cá nhân, tổ chức đối với việc lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác giả sẽ phân tích một số bất cập trong
quy định của pháp luật hiện hành về việc hủy phán quyết trọng tài thương mại, từ đó
đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện.
Từ khoá: Trọng tài thương mại, phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài,
giải quyết tranh chấp thương mại.
Abstract:
During the period of integration, resolving commercial disputes by arbitration is
considered one of the popular methods. In Vietnam, the 2010 Commercial Arbitration
Law was established, contributing to creating a legal corridor for subjects when
choosing to resolve comercial disputes by arbitration. However, in recent times the
enforcement of arbitration agreements according to the law on commercial arbitration
has been inadequate. One of them is the issue of the Court canceling the arbitration
award. This has reduced the trust of individuals and organizations in choosing to resolve
commercial disputes by arbitration in Vietnam. Within the scope of this article, the
authors will analyze the difficulties and inadequacies in the current legal provisions on
annulment of commercial arbitration awards and then provide recommendations and
solutions to improve them.
Keywords: Commercial arbitration, arbitration award, annulment of arbitration
award, commercial dispute resolution.
1. Quy định pháp luật về phán quyết trọng tài và huỷ phán quyết trọng tài
trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
1.1. Quy định pháp luật về phán quyết trọng tài:
Khi thực hiện giao kết hợp đồng thương mại, các bên sẽ có điều khoản quy định
thoả thuận về việc lựa chọn phương thức để giải quyết tranh chấp. Thông thường, việc
lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại luôn được các bên ưu tiên lựa
chọn. Nó không chỉ có thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm về thời gian, tiền bạc mà
552 ThS. GVC, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, SĐT:
0908 147 622, email: lhpchinh@ctu.edu.vn, Địa chỉ: Khoa Luật,
Đại học Cần Thơ, Khu 2 đường 3 tháng 2 phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
553 SV, Khóa 46, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, SĐT: 0332080308, email: nhib2002041@student.ctu.edu.vn.
554 SV, Khoá 47, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, SĐT: 0907605572, email:tramb2108587@student.ctu.edu.vn.
555 SV, Khoá 47, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, SĐT: 0886716769, email:anhb2108530@Student.ctu.edu.vn.
306
còn bảo mật thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp. Theo đó, các bên sẽ lựa
chọn một bên thứ ba độc lập và không thiên vị giữ vai trò trọng tài. Trọng tài viên với
tư cách là bên thứ ba độc lập sẽ xem xét bằng chứng mà các bên cung cấp và đưa ra
phán quyết trọng tài để các bên thực thi. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (Luật
TTTM năm 2010) quy định: “phán quyết trọng tài (PQTT) là quyết định của Hội đồng
trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài 556”.
Như vậy, có thể hiểu rằng, PQTT là quyết định phân xử của Hội đồng trọng tài trong
toàn bộ quá trình khi các bên xảy ra tranh chấp và chọn lựa phương thức trọng tài. Phán
quyết này có đặc điểm là không mang tính quyền lực nhà nước. Bởi lẽ, bản chất của
quyết định này là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các đương sự được biểu hiện
thống nhất trong quyết định của Hôi đồng trọng tài và có tính ràng buộc giữa các bên.
Đây là điểm khác biệt so với các quyết định của Toà án hoặc bản án (mang tính quyền
lực nhà nước mệnh lệnh-quyền uy) đã có hiệu lực thi hành buộc một bên chủ thể phải
tuân theo.
Để công bố một PQTT, Hội đồng trọng tài cần thực hiện quy trình tố tụng theo
Luật TTTM năm 2010. Một trong những nguyên tắc của tố tụng trọng tài đó là “phán
quyết trọng tài là chung thẩm”557. Nếu tố tụng tại các phiên toà, một vụ việc được xét
xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Ngoài ra, các thủ tục xét lại khác như giám đốc thẩm
và tái thẩm có thể được áp dụng theo quy định pháp luật về tố tụng. Như vậy, một vụ
tranh chấp khi phát sinh có thể sẽ không dừng lại tại một cấp xét xử nhất định mà sẽ
được thực hiện xét xử nhiều lần thông qua các thủ tục tố tụng từ sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm. Khác với nguyên tắc đó, tính chung thẩm trong tố tụng trọng
tài có đặc trưng riêng biệt là xét xử một lần hay còn được gọi là tố tụng một cấp, trên cơ
sở này, phán quyết của Hội đồng trọng tài chính là chung thẩm. PQTT có hiệu lực pháp
luật ngay kể từ ngày ban hành phán quyết, không bị các đương sự kháng cáo và cũng
không bị Viện kiểm sát kháng nghị. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa giải quyết tranh
chấp thông qua Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự và trọng tài thương mại theo quy định
của Luật TTTM558. Bên cạnh đó PQTT được xem là phán quyết cuối cùng vì nó làm
chấm dứt đi quá trình tố tụng trọng tài và có giá trị ràng buộc thực thi giữa các bên. Tuy
nhiên, PQTT có thể đứng trước nguy cơ bị huỷ bỏ trong một số trường hợp. Đây được
xem là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài.
1.2. Quy định pháp luật về hủy phán quyết trọng tài thương mại:
Nhiều năm trở lại đây, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại ngày càng được cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên,
như đã đề cập ở mục 1.1 việc lựa chọn phương thức này đồng nghĩa với việc phải đối
diện với khả năng PQTT bị hủy. Mặc dù số lượng PQTT bị hủy chiếm tỷ lệ rất nhỏ so
với số phán quyết được thi hành nhưng nguy cơ PQTT bị hủy vẫn là nỗi lo của các doanh
nghiệp khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này cũng như là sự e ngại của
các trung tâm trọng tài Thương mại khi ban hành phán quyết559.
556 Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010.
557 Khoản 5 Điều 4 và Khoản 5 Điều 61 Luật TTTM năm 2010.
558 Huỳnh Xuân Tình, Hà Thái Thơ, “Bàn về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài”, Tạp chí Nghề Luật,
số 11/2020, tr.3.
559 Vũ Trọng Khang, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức Trọng tài Thương mại – Phán quyết trọng tài thương
mại (Kỳ 4)”, trang Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM HCM COMMERCIAL ARBITRATION CENTER, truy cập tại
địa chỉ: https://tracent.com.vn/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-phuong-thuc- trong-tai-thuong-mai-phan-quyet-trongtai-thuong-mai-ky-4, [ngày truy cập 1/10/2023].
307
Theo thông lệ quốc tế, hủy phán quyết trọng tài là một thủ tục pháp lý do Tòa án
thực hiện nhằm xem xét lại PQTT được ban hành có tuân thủ đầy đủ các quy định về
trình tự, thủ tục xét xử của trọng tài thương mại theo luật định. Một trong các bên tranh
chấp được quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại PQTT nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng,
Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy
định của pháp luật. Việc PQTT cũng phải tuân theo trình tự và thủ tục chặt chẽ do pháp
luật quy định560.
Ở Việt Nam, huỷ PQTT được quy định tại một chương riêng - chương XI Luật
TTTM năm 2010 (từ Điều 68 đến Điều 72) và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày
20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số
quy định của Luật TTTM năm 2010 561 đã quy định về căn cứ, trình tự thủ tục yêu cầu
và xem xét hủy PQTT. Cụ thể, theo quy định pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được PQTT, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được Hội đồng trọng
tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có thể hủy PQTT thì có thể làm
đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy PQTT. Đơn yêu cầu hủy PQTT phải kèm
theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu PQTT là có căn cứ và hợp pháp 562.
Như vậy, quyền yêu cầu huỷ PQTT có thể được thực hiện đơn phương theo yêu cầu của
một bên gửi đến Toà án và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được PQTT.
Theo đó, PQTT có thể bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, giữa các bên không có thỏa thuận Trọng tài hoặc thỏa thuận Trọng tài
vô hiệu. Thoả thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng
tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”563. Nếu các bên không thống nhất ghi
nhận thoả thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp không có thoả thuận
trọng tài, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không thể xảy ra. Ngoài ra, thoả thuận
trọng tài giữa các bên vi phạm điều cấm của Luật hoặc lĩnh vực không thuộc thẩm quyền
của trọng tài theo quy định của Luật TTTM thì thỏa thuận trọng tài trong trường hợp
này là vô hiệu.
Thứ hai, thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc trái với quy định của Luật TTTM. Đây là
trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần Hội đồng trọng tài, quy tắc tố tụng trọng
tài, tuy nhiên, Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên, hoặc
Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định Luật TTTM về nội dung này. Khi
Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu Hội đồng trọng
tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án quy định
tại Khoản 7 Điều 71 Luật TTTM. Ví dụ: Trọng tài là người thân thích hoặc là người đại
diện của một bên tranh chấp; trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp hoặc
có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan…564
Thứ ba, vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường
hợp quyết định trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
560 Văn Nguyễn Như Tâm, Ngô Thái Cát Tường, “Hoàn thiện pháp luật hiện hành về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”, Kỷ
yếu Hội nghị “Pháp luật về Trọng tài thương mại” tổ chức bởi Khoa Luật Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, tr.
291.
561 Điều 14 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật TTTM năm 2010
562 Điều 69 Luật TTTM năm 2010.
563 Khoản 2, Điều 3 Luật TTTM năm 2010.
564 Văn Nguyễn Như Tâm, Ngô Thái Cát Tường, “Hoàn thiện pháp luật hiện hành về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”, Kỷ
yếu Hội nghị “Pháp luật về Trọng tài thương mại” tổ chức bởi Khoa Luật Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, tr.
293,294.
308
thì nội dung đó bị hủy bỏ. Đây là trường hợp vụ tranh chấp không thuộc Điều 2 của Luật
TTTM khi đó Tòa án có quyền ra quyết định hủy bỏ PQTT đó. Chẳng hạn như, một vụ
tranh chấp các bên lựa chọn TTTM để giải quyết tuy nhiên vụ việc này lại thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án.
Thứ tư, chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
quyết định là giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của quyết định
trọng tài. Đây là trường hợp khi Tòa ra quyết định hủy khi có dấu hiệu giả tạo về mặt
chứng cứ hoặc sự không khách quan của trọng tài viên làm ảnh hưởng đến quyết định
của một PQTT có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại. Ví dụ như trường hợp
một bên đưa ra bằng chứng giả hoặc hối lộ cho trọng tài viên nếu có chứng cứ chứng
minh rằng đúng như vậy Tòa án có thể ra quyết định hủy bỏ PQTT.
Thứ năm, phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
565
Nam . Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng mang tính chỉ đạo cơ bản,
xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật việc trái nguyên tắc cơ bản này
có thể ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, ví dụ: một quyết định trọng tài có thể bị hủy
nếu nó ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân hoặc quyền lợi ích hợp pháp
của các tổ chức cá nhân nhất định.
2. Một số bất cập về hủy phán quyết trọng tài và kiến nghị hoàn thiện
Trên thực tế việc quy định thủ tục huỷ PQTT như hiện tại đã tạo ra một số vướng
mắc nhất định. Một PQTT bị Toà án tuyên bố huỷ một phần hoặc toàn bộ sẽ đồng nghĩa
với việc giá trị pháp lý của PQTT đó không còn như ban đầu. Chính vì thế, hệ quả là
PQTT không được các bên liên quan thực thi một phần hoặc toàn bộ trên thực tế. Hiện
nay, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang
rơi vào tình trạng Toà án huỷ PQTT ngày càng tăng. Trong khi đó ở các nước, ví dụ như
Thụy Điển, Singapore nơi mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài rất phát
triển, việc huỷ PQTT rất hiếm xảy ra566. Điều này một phần xuất phát từ việc Tòa án
ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho trọng tài.
Đối với vấn đề hủy PQTT hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập theo quan
điểm của nhóm tác giả và có những đề xuất kiến nghị hoàn thiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, tại điểm đ Khoản 2 Điều 68 của Luật TTTM năm 2010, một trong những
lý do Tòa án hủy PQTT dựa vào “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam”. Bên cạnh đó, điểm đ Khoản 2 Điều 14 của Nghị quyết số
01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTTM năm 2010 cũng có quy định hướng
dẫn thi hành như sau: “Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng
phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành
phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.”
Có thể thấy các quy định nêu trên không lý giải cụ thể cho nội hàm gắn với thuật
ngữ “các nguyên tắc cơ bản”. Bởi lẽ, trên thực tế khi Tòa án ra quyết định hủy PQTT
phải chỉ ra được nguyên tắc nào bị vi phạm, cũng như sự vi phạm này phải ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, của các bên hoặc người thứ ba. Rất nhiều nguyên
565 Điều 68 Luật TTTM năm 2010.
566 Báo cáo tại Tọa đàm “Hủy phán quyết trọng tài” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và TAND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/01/2015.
309
tắc cơ bản hoặc nguyên tắc không cơ bản được Tòa án viện dẫn trong quyết định khi
huỷ PQTT đều là các nguyên tắc có nội dung hướng dẫn cách xử sự của các bên đương
sự trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, chứ không phải là các nguyên tắc hướng
dẫn cách xử sự của cơ quan tài phán 567. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất cần bổ sung thêm
quy định về việc hướng dẫn áp dụng các “nguyên tắc cơ bản” khi Toà án ra quyết định
huỷ PQTT.
Thứ hai, về thủ tục hủy quyết định trọng tài, theo khoản 10 Điều 71 Luật TTTM
“quyết định hủy PQTT là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành.” Có thể hình dung
rằng, đối với quyết định của Tòa án về hủy PQTT, các bên có liên quan như: Hội đồng
trọng tài, các đương sự và Viện kiểm sát không có quyền để thay đổi quyết định liên
quan đến việc hủy PQTT của Tòa án. Thiết nghĩ, quy định này liệu rằng đã hoàn toàn
thực sự hợp lý hay chưa? Tòa án là cơ chế giám sát bảo đảm tính thượng tôn pháp luật
và các giá trị của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, chủ thể nào sẽ giám sát Toà án trong
trường hợp Tòa án có vi phạm hoặc ra quyết định chưa thỏa đáng gây ảnh hưởng lớn tới
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp568. Do đặc trưng của PQTT là tính
chung thẩm và xét xử 1 cấp nên hiện nay không có phúc thẩm và giám đốc thẩm hay tái
thẩm lại các quyết định huỷ phán quyết của trọng tài do Tòa án đưa ra. Chính vì thế,
nhóm tác giả cho rằng cần phải xây dựng một bộ phận giám sát, đánh giá việc huỷ PQTT,
tránh trường hợp các quyết định huỷ PQTT lại không có căn cứ, không thoả đáng để
thuyết phục các bên có liên quan. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nên cử Kiểm sát viên tham
dự để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tuân thủ pháp luật trong việc xem xét yêu
cầu hủy PQTT của Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào Viện kiểm sát
cũng đồng quan điểm với Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Giả sử, nếu xảy ra
trường hợp Viện Kiểm sát không đồng tình với việc hủy hoặc không hủy PQTT của Tòa
án thì Viện Kiểm sát sẽ phải làm gì và điều này chưa được pháp luật quy định rõ.569 Đây
là một trong những tồn tại pháp luật cần phải có phương hướng xử lý. Vì vậy, nhóm tác
giả đề xuất bổ sung thêm quy định Kiểm sát viên ngoài việc sẽ thực hiện đúng nhiệm
vụ, quyền hạn của mình mà còn có quyền đưa ra kháng nghị nếu Tòa án thực hiện không
đúng hoặc không khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc và khi ra quyết định huỷ
PQTT.
Thứ ba, hiện nay thủ tục để yêu cầu Tòa án hủy PQTT khá đơn giản đối với các
bên. Điều này đã tạo kẻ hở cho bên bị bất lợi hơn trong PQTT. Họ có thể kiện để hủy
PQTT theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật TTTM hiện hành: “Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng
minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm
quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm
theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn
cứ và hợp pháp.”
Đồng thời, cũng không loại trừ bên phải thi hành phán quyết tìm mọi cách đưa ra
yêu cầu phản đối để phán quyết bị bác bỏ, nhằm mục đích kéo dài thời gian Thi hành
567 Tưởng Duy Lượng: Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí Tòa án điện tử, https://tapchitoaan.vn/mot-
so-van-de-ve-xem-xet-huy-phan-quyet-trong-tai, đăng ngày 5/3/2018, [ truy cập 26/9/2023].
568 Dương Quỳnh Hoa: “Luật Trọng tài thương mại năm 2010: những bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 20, (2018); tr.41
Nguyễn Thanh Tùng: “Một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và giải pháp
hoàn thiện”, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-bat-cap-han-che-trong-thuc-tien-thi-hanhluat-trong-tai-thuong-mai-nam-2010-va-giai-phap-hoan-thien-90453.htm, đăng ngày 31/7/2022, [ truy cập 26/9/2023].
569
310
án, lợi dụng thời gian đó để tẩu tán tài sản570. Nếu yêu cầu hủy PQTT đó không được
Tòa án công nhận, điều này cũng đồng nghĩa với việc kể từ khi có yêu cầu hủy PQTT
đến khi Tòa án ra quyết định về yêu cầu này, người phải thi hành sẽ không phải thi hành
phán quyết bất lợi cho mình571. Việc dễ dàng huỷ PQTT sẽ còn ảnh hưởng bên còn lại
vì họ đã tốn tiền bạc, công sức để thắng nhưng cuối cùng bản án lại bị hủy hoặc bên kia
lợi dụng việc yêu cầu tòa hủy bản án để kéo dài thời gian không thực hiện PQTT. Do
đó, nhóm tác giả đề xuất cần bổ sung thêm quy định về bồi thường thiệt hại nếu có căn
cứ cho rằng việc bên phải thi hành án “lạm dụng” quyền yêu cầu hủy PQTT là thiếu căn
cứ, gây thiệt hại cho các bên liên quan hoặc làm chậm tiến độ thi hành phán quyết.
Việc Toà án huỷ bỏ PQTT được xem là điểm hạn chế trong tố tụng trọng tài và
làm giảm đi sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Một chuyên
gia đã từng nhận định rằng: “Trọng tài chỉ có thể là một công lý đầy hấp dẫn nếu sản
phẩm của trọng tài thể hiện được ủy quyền to lớn. Để làm được điều này thì quyết định
trọng tài không thể bị phản đối một cách quá lâu hoặc quá dễ dãi. Nói cách khác, những
yêu cầu nhằm chống lại phán quyết trọng tài cần phải được tiếp cận một cách rất hạn
chế”572. Vì vậy, để phát triển thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cần giới hạn
hay hạn chế tình trạng lạm dụng yêu cầu hủy vô căn cứ PQTT. Điều này góp phần tạo
niềm tin cho các chủ thể khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài
thương mại.
3. Kết luận:
Tóm lại, việc huỷ PQTT có xu hướng ngày càng tăng đang là nỗi lo thường trực
của các doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp ngoài Toà án bằng trọng tài.
Việc huỷ PQTT trong tình trạng pháp luật hiện hành cho thấy cần phải tiếp tục hoàn
thiện nguyên tắc tố tụng, thẩm quyền, vai trò của Viện Kiểm sát, song song đó là việc
khắc phục những kẽ hở trong thủ tục yêu cầu hủy PQTT. Các đề xuất mà nhóm tác giả
đề cập hướng đến hạn chế một số trở ngại không đáng có, tăng cường lòng tin của các
doanh nghiệp về phương thức giải quyết tranh chấp bằng TT thương mại. Thông qua bài
viết, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập liên quan
đến huỷ PQTT nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
2. Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTTM năm
2010.
3. Huỳnh Xuân Tình, Hà Thái Thơ, “Bàn về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy
phán quyết trọng tài”, Tạp chí Nghề Luật, số 11/2020, đăng ngày 4/11/2020, [
ngày truy cập 25/9/2023]
4. Vũ Trọng Khang, “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức Trọng
tài Thương mại – Phán quyết trọng tài thương mại (Kỳ 4)”, trang Trung tâm trọng
Văn Nguyễn Như Tâm, Ngô Thái Cát Tường, “Hoàn thiện pháp luật hiện hành về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”, Kỷ
yếu Hội nghị “Pháp luật về Trọng tài thương mại” tổ chức bởi Khoa Luật Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM, tr.
296.
571 Báo cáo Tại hội nghị của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh về PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI VÀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
ThS. Văn Nguyễn Như Tâm, Ngô Thái Cát Tường “HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ YÊU CẦU HỦY PHÁN
QUYẾT TRỌNG TÀI”, 09/10/2021, tr.296.
572 Christophe Seraglini, “I ’efficacite et I ’autorite renforcees dessentences arbitrales en France après le Décret
N°2011-48 du 13janvier 2011 ”, Cahiers de 1’arbitrage, N°2, 01/4/2011, p.375 et s.
570
311
tài thương mại TP.HCM HCM COMMERCIAL ARBITRATION CENTER,
truy cập tại địa chỉ: https://tracent.com.vn/giai-quyet-tranh-chap-thuong-maibang-phuong-thuc-trong-tai-thuong-mai-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai-ky-4,
[ngày truy cập 1/10/2023]
5. Báo cáo Tại hội nghị của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ
Chí Minh về PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ HÒA GIẢI
THƯƠNG MẠI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY: ThS. Văn Nguyễn Như Tâm, Ngô Thái Cát Tường “HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI”, ngày đăng 09/10/2021, [truy cập ngày 25/9/2023].
6. Báo cáo tại Tọa đàm “Hủy phán quyết trọng tài” của Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và
TAND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày đăng bài 20/01/2015, [truy cập 26/9/2023].
7. Tưởng Duy Lượng: Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng tài, Tạp chí
Tòa án điện tử, https://tapchitoaan.vn/mot-so-van-de-ve-xem-xet-huy-phanquyet-trong-tai, đăng ngày 5/3/2018, [ truy cập 26/9/2023].
8. Dương Quỳnh Hoa: “Luật Trọng tài thương mại năm 2010: những bất cập và
kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 20, (2018); tr.41
9. Nguyễn Thanh Tùng: “Một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật
Trọng tài thương mại năm 2010 và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Công Thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/mot-so-bat-cap-han-che-trong-thuc-tienthi-hanh-luat-trong-tai-thuong-mai-nam-2010-va-giai-phap-hoan-thien90453.htm, đăng ngày 31/7/2022, [ truy cập 26/9/2023].
10. Christophe Seraglini, “I ’efficacite et I ’autorite renforcees dessentences
arbitrales en France après le Décret N°2011-48 du 13janvier 2011”, Cahiers de
1’arbitrage, N°2, 01/4/2011, p.375 et s.
312
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHÁT SINH VÀ CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH ĐỊA
ĐIỂM TRỌNG TÀI TRONG TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN
LEGAL ISSUES AND HOW TO DETERMINE THE VENUE
ARBITRATION OF ONLINE ARBITRATION
NCS. Th.S. Nguyễn Thị Thu Thảo573
Vũ Kim Ngọc574
Tóm tắt:
Địa điểm trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế đóng một vai trò rất quan
trọng vì liên quan đến vấn đề như hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, mức độ can thiệp và
hỗ trợ của tòa án quốc gia…575 Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài đã mang lại nhiều thành công cho các quốc gia đã và
đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Tuy nhiên, quá trình tố tụng trọng tài trực tuyến
cũng làm phát sinh những vấn đề pháp lý nhất định. Sự “trừu tượng” về không gian của
trọng tài trực tuyến đặt ra một câu hỏi pháp lý quan trọng là liệu rằng địa điểm trọng tài
có thật sự tồn tại trong trọng tài trực tuyến. Bài viết phân tích 2 vấn đề pháp lý sau: (i)
Thứ nhất là, các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc xác định địa điểm trọng tài đối với
trọng tài trực tuyến; (ii) Thứ hai là, cách thức xác định địa điểm trọng tài đối với trọng
tài trực tuyến.
Abstract:
The venue of arbitration in international commercial arbitration plays a very
important role because it relates to issues such as the validity of the arbitration
agreement, the level of intervention and support of national courts... The application of
arbitration Information technology in the process of resolving disputes by arbitration
has brought many successes to developed and developing countries (including
Vietnam). However, online arbitration proceedings also give rise to certain legal issues.
The spatial “abstraction” of online arbitration raises an important legal question as to
whether the place of arbitration actually exists in online arbitration. The article analyzes
the following two legal issues: (i) Firstly, legal issues arising in determining the place
of arbitration for online arbitration; (ii) Second, how to determine the place of arbitration
for online arbitration and lessons learned for Vietnam
1.
Các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc xác định địa điểm trọng tài
đối với trọng tài trực tuyến
Về mặt pháp lý, địa điểm trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế đóng vai
trò là mối liên hệ về lãnh thổ giữa quá trình tố tụng trọng tài thương mại quốc tế và luật
của nơi quá trình tố tụng trọng tài được tổ chức.576 Nói một cách ngắn gọn, địa điểm
trọng tài là trụ sở pháp lý của trọng tài thương mại quốc tế, cung cấp một “quốc tịch”
pháp lý cho phán quyết trọng tài và xác định tòa án quốc gia có thẩm quyền giám sát đối
với phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế đó. Chính vì vậy, địa điểm trọng tài
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trọng tài thương mại quốc tế, là một trong những
nhân tố quyết định kết quả của cả một quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại quốc tế.
573 Giảng viên, Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 0947748034, nttthao02@hcmulaw.edu.vn
574 Cử nhân Luật, Thực tập sinh, công ty TNHH Tư vấn Việt, 0902826185, kimngocvu03112001@gmail.com
575 Rubino-Sammartano, M. 2001, International Arbitration. Law and Practice. 2nd edition, Kluwer Law International, The
Hague, the Netherland, tr. 563-564.
576 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC & Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB
Thanh Niên, 2015, tr. 234.
313
1.1. Vấn đề phát sinh đối với việc xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài
đối với trọng tài thương mại quốc tế
đóng vai trò là một khung pháp lý cơ bản577 cho quá trình tố tụng trọng tài thương
mại, có thể ngầm hiểu vai trò của nó gần như là tương tự với luật áp dụng cho tố tụng
trọng tài,578 vấn đề đặt ra là liệu luật quốc gia nào sẽ là lex arbitri cho trọng tài thương
mại quốc tế? Quan điểm cho rằng luật của quốc gia được xác định là “địa điểm trọng
tài” sẽ là luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex arbitri) đã được xác lập rõ ràng trong cả
lý thuyết lẫn thực tiễn giải quyết tranh chấp. Cách tiếp cận này đã được tiếp thu và viện
dẫn trong các điều ước quốc tế hiện đại về trọng tài, tiêu biểu là Công ước New York.
Công ước New York, một cách gián tiếp thông qua Điều V(1)(d), vẫn duy trì một vai
trò nhất định của địa điểm trọng tài579, thông qua đó đã thể hiện mối liên hệ lãnh thổ
giữa địa điểm trọng tài và luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex arbitri).580
Như vậy, việc lựa chọn địa điểm trọng tài không chỉ là một vấn đề về địa lý mà
sự lựa chọn này còn mang theo mối liên hệ về lãnh thổ giữa bản thân quá trình tố tụng
trọng tài và luật của nơi quá trình trọng tài đó được tổ chức về mặt pháp lý.581 Chẳng
hạn như, khi thỏa thuận trọng tài giữa các bên chỉ định địa điểm trọng tài là Paris thì đây
còn thể hiện mong muốn của các bên rằng quá trình tố tụng trọng tài quốc tế đó sẽ được
tiến hành dưới sự điều chỉnh của pháp luật Pháp. Cần lưu ý rằng luật của quốc gia nơi
địa điểm trọng tài sẽ chỉ cung cấp một khung pháp lý chung về các quy tắc tố tụng và
sau đó những quy tắc này sẽ được bổ sung hoặc thay thế (đối với những quy định không
bắt buộc của luật địa điểm trọng tài) bởi những quy tắc cụ thể hơn theo lựa chọn của các
bên hoặc của Hội đồng trọng tài.582 Nói một cách ngắn gọn, luật của quốc gia nơi xét xử
trọng tài trong quy định này chỉ đóng vai trò là nguồn bổ trợ trong trường hợp các bên
không đạt được thỏa thuận một cách rõ ràng hay ngụ ý về các thủ tục tố tụng. Quan điểm
này đã được ủng hộ một cách rõ ràng trong Công ước New York 1958.583 Theo đó, Điều
V(1)(d) khẳng định tính ưu việt của thỏa thuận của các bên trong các khía cạnh liên quan
đến thủ tục trọng tài và rằng luật của địa điểm trọng tài chỉ áp dụng cho trường hợp
“không đạt được thỏa thuận”. Ý định mà dường như được thể hiện một cách rõ ràng
trong Điều V(1)(d), là đảm bảo một vị trí ưu thế hơn của thỏa thuận của các bên so với
các điều khoản trong luật của địa điểm trọng tài.584
Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên, trọng tài trực tuyến sẽ
xung đột với luật truyền thống. Nếu không thể xác định được địa điểm trọng tài trong
trường hợp trọng tài trực tuyến thì làm sao chúng ta biết được luật tố tụng của quốc gia
nào được áp dụng? Gải pháp duy nhất là các bên lựa chọn luật tố tụng hoặc sử dụng thủ
tục của tổ chức trọng tài trực tuyến. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu lựa chọn đó,
không có tổ chức (điều này có thể xảy ra trong trọng tài trực tuyến) và địa điểm phân xử
577 Khung pháp lý này cung cấp một cấu trúc hoàn chỉnh mà dựa vào đó trọng tài quốc tế có thể tiến hành với sự hỗ trợ của tòa
án.
578 Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1245, 1246
579 Điều V(1)(d): “Thành phần của hội đồng trọng tàihoặc thủ tục tố tụng trọng tài...... không phù hợp với luật của nơi tiến
hành quá trình tố trụng trọng tài.”.
580 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC and Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB
Thanh Niên, 2015, tr.233.
581 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC and Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB
Thanh Niên, 2015, tr.234.
582 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC and Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB
Thanh Niên, 2015, tr.248, 250.
583 Điểm mới của Công ước New York so với các công ước quốc tế trước đó, nằm ở quyền hạn tuyệt đối được trao cho các bên
theo điều V(1)(d) để thỏa thuận về thành phần của HĐTT và các thủ tục tố tụng.
584 Tòa án Nhân dân Tối cao, Judicial Manual on Arbitration and Mediation, NXB Thanh Niên, 2017, tr. 215.
314
trọng tài không được biết, hiệu lực của trọng tài trực tuyến chắc chắn sẽ bị nghi ngờ theo
Công ước New York.
Đối với trọng tài truyền thống địa điểm nơi các bên tổ chức các phiên họp giải
quyết tranh chấp là một trong những yếu tố cơ bản để xác định địa điểm trọng tài. Tuy
nhiên, tiêu chí này sẽ luôn bị thách thức bởi môi trường internet và không thể áp dụng
trong trọng tài trực tuyến khi các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài trực tuyến
sẽ được thực hiện bằng các phương tiện điện tử, tiêu biểu là được tiến hành thông các
nền tảng hội họp trực tuyến và do đó sẽ không tồn tại vị trí thực tế nơi các bên tiến hành
giải quyết tranh chấp.
Điều này cho thấy rằng các tòa án, khi xác định địa điểm trọng tài trực tuyến,
nên tập trung nhiều hơn vào luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thay vì vị trí địa lý, nơi diễn
ra các thủ tục tố tụng. Tiêu chí này xuất phát từ bản chất của địa điểm trọng tài, với tư
cách là trụ sở pháp lý của trọng tài và là yếu tố thiết lập mối quan hệ giữa trọng tài và
hệ thống pháp luật quốc gia nơi địa điểm trọng tài.
Trong những trường hợp khác nhau, các tòa án đã nhận định rằng việc tổ chức
các phiên giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra phán quyết ở những địa điểm khác với địa
điểm xét xử trọng tài đều không ảnh hưởng đến địa điểm xét xử trọng tài. Đồng thời,
nguyên tắc xác định địa điểm trọng tài thông qua luật điều chỉnh tố tụng trọng tài cũng
đã được các tòa án áp dụng thông qua một số án lệ.585 Điều này đòi hỏi tòa án, trong
trường hợp có thỏa thuận lựa chọn luật tố tụng trọng tài thì phải xem xét lựa chọn này
hoặc nếu không có thỏa thuận lựa chọn địa điểm trọng tài của các bên, tiêu chí cần được
ưu tiên nhằm xác định địa điểm trọng tài là luật điều chỉnh tố tụng trọng tài.
1.2. Vấn đề phát sinh đối với việc xác định tòa án có thẩm quyền giám sát
trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế
Các quốc gia công nhận trọng tài thương mại quốc tế là một phương thức giải
quyết tranh chấp quốc tế hợp pháp và luôn sẵn sàng hỗ trợ quá trình tố tụng trọng tài.
Thực vậy, trong nhiều trường hợp, quốc gia buộc phải thực hiện nghĩa vụ này bởi họ đã
tham gia vào các công ước quốc tế có liên quan. Bên cạnh đó, các quốc gia có thể thực
hiện các quyền kiểm soát quá trình tố tụng trọng tài quốc tế của mình thông qua các tòa
án quốc gia.586
Theo nguyên tắc, Tòa án nơi được xác định là địa điểm trọng tài có thẩm quyền
giám sát quy trình tố tụng trọng tài thương mại quốc tế.587 Nói cách khác, việc lựa chọn
địa điểm trọng tài đồng nghĩa với việc quyết định tòa án quốc gia nào sẽ có thẩm quyền
giám sát đối với trọng tài. Hệ quả là một vụ kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại quốc tế muốn được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả, thì sự hỗ
trợ của tòa án nơi địa điểm trọng tài được xác định là một yếu tố quan trọng. Mức độ
can thiệp của tòa án đối với trọng tài thương mại quốc tế có thể sẽ khác nhau theo từng
quốc gia nơi được xác định là địa điểm trọng tài. Chẳng hạn, ở các khu vực tài phán ủng
hộ trọng tài như Pháp, họ thường chỉ can thiệp để hỗ trợ trọng tài, chẳng hạn như để đưa
ra biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhưng ở một số quốc gia khác, tòa án có thể can thiệp
vào việc phân xử bằng trọng tài và thậm chí từ chối tôn trọng thỏa thuận trọng tài, một
585 Naviera Amazonica Peruana SA v Cia Internacional de Seguros del Peru [1988] 1 Lloyd's Rep 116; The Bay Hotel and
Resort Ltd v Cavalier Construction Co Ltd, [2001] UKPC 34.
586 Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC and Alan Redfern, Martin Hunter, Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB
Thanh Niên, 2015, tr. 80.
587 Như học giả Gary B. Born lưu ý: “Các tòa án của địa điểm trọng tài có thẩm quyền giám sát đối với trọng tài trong nước
và một loạt các vấn đề về thủ tục “nội bộ” và “bên ngoài” liên quan đến trọng tài sẽ được điều chỉnh bởi luật của nơi đó.
Chúng bao gồm thẩm quyền hủy bỏ phán quyết, lựa chọn, trình độ và bác bỏ trọng tài viên, trọng tài viên có quyền ra lệnh áp
dụng các biện pháp tạm thời và các yêu cầu thủ tục bắt buộc áp dụng trong thủ tục tố tụng trọng tài.”
315
cách nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình tố tụng. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi một
số ý kiến cho rằng “thẩm quyền giám sát của tòa án nơi địa điểm trọng tài đối với trọng
tài thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng không kém so với luật điều chỉnh quá
trình tố tụng trọng tài”.588
Vai trò giám sát của tòa án nơi địa điểm trọng tài có thể được nhận thấy một
cách rõ ràng thông qua thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài thương mại quốc tế gần
như là “độc quyền”. Nói một cách dễ hiểu, khi một bên muốn yêu cầu hủy một phán
quyết trọng tài quốc tế, họ chỉ có thể thực hiện điều này tại tòa án của quốc gia nơi được
xác định là địa điểm trọng tài. Thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài của tòa án nơi địa
điểm trọng tài đã được thừa nhận một cách gián tiếp trong Công ước New York 1958589
và được “mặc định” công nhận trong hầu hết các quốc gia thành viên của Công ước New
York.590
Việc chỉ trao cho tòa án nơi địa điểm trọng tài thẩm quyền hủy phán quyết trọng
tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế. Nó không
chỉ đảm bảo hạn chế đáng kể vai trò của các toà án trong việc giám sát các thủ tục trọng
tài được tiến hành trong trọng tài thương mại quốc tế, mà còn cho phép tòa án nơi địa
điểm trọng có thể dựa vào bất kỳ căn cứ nào trong quy định của luật nơi diễn ra trọng
tài để ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. Như vậy, các căn cứ để hủy phán quyết
trọng tài được quy định trong luật trọng tài của nơi được xác định là địa điểm trọng tài,
và phạm vi cũng như mức độ mà các bên có thể tiếp cận với việc rà soát tư pháp sẽ phụ
thuộc vào luật và việc áp dụng pháp luật của tòa án quốc gia đối với trọng tài thương
mại quốc tế. Điều này cho thấy sự tác động đáng kể của tòa án nơi được xác định là địa
điểm trọng tài, tác động đến quy trình cũng như là kết quả của một vụ kiện trọng tài
thương mại quốc tế thông qua vai trò hủy phán quyết trọng tài.591
1.3. Vấn đề phát sinh trong việc xác định tính quốc tế của phán quyết trọng tài
Trọng tài quốc tế thường sẽ chịu sự điều chỉnh của cả hai quốc gia: quốc gia nơi
địa điểm trọng tài và quốc gia nơi tiến hành công nhận và cho thi hành. Công ước New
York 1958, bằng cách đưa ra các nguyên tắc cơ bản để công nhận và cho thi hành phán
quyết trọng tài nước ngoài, đã “quốc tế hóa” trọng tài và khiến nó trở thành một phương
pháp giải quyết tranh chấp vượt ra khỏi biên giới quốc gia.592
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Công ước New York 1958 đó là phạm
vi áp dụng của công ước chỉ bao gồm phán quyết trọng tài nước ngoài. Chính vì lẽ đó,
mà ngay từ những câu từ đầu tiên, Công ước New York 1958 đã dự liệu về một trong
những yếu tố, cũng là yếu tố chính yếu593 để xác nhận phán quyết trọng tài nước ngoài
đó là yếu tố lãnh thổ.594 Theo đó, bất kỳ phán quyết nào được tuyên tại một quốc gia
khác với quốc gia của tòa án công nhận và cho thi hành đều có thể thuộc phạm vi của
Công ước, nghĩa là “phán quyết trọng tài nước ngoài”, bất kể là nước nơi phán quyết
588 Gonzalo Vial, “Influence of the Arbitral Seatin the outcome of an International Commercial Arbitration”, International
lawyer, Volume 50, Article 5, 2017, tr. 337.
589 Điều V(1)(e) Công ước New York 1958.
590 Mặc dù Công ước New York đưa ra hai tiêu chí xác định tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài tại Điều V(1)(e),
nhưng trên thực tế tòa án nơi địa điểm trọng tài lúc nào cũng là tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài.
591 Gonzalo Vial, “Influence of the Arbitral Seatin the outcome of an International Commercial Arbitration”, International
lawyer, Volume 50, Article 5, 2017, tr. 337, 338.
592 Islam Md, Md Khairul Islam Institute of Comparative Law Faculty of Law, The Seat in International Arbitration: Rethinking
the Role of Bangladesh, McGill University, 2018, tr.12.
593 Gọi là yếu tố chính yếu vì đây là yếu tố có tính căn bản, nền tảng mà các quốc gia thành viên khi xây dựng những quy định
pháp luật nội địa của mình phải tuyệt đối tuân thủ.
594 Lê Nguyễn Gia Thiện, “Phán quyết trọng tài nước ngoài theo Công ước New York 1958, thực tiễn áp dụng tại một số quốc
gia và đề xuất áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 01/03/2018.
316
trọng tài được tuyên có phải là thành viên công ước hay không595.596 Phán quyết trọng
tài thường được coi là được tuyên tại địa điểm trọng tài và do đó, một phán quyết sẽ
được coi là phán quyết trọng tài nước ngoài theo Điều I(1) Công ước New York, nếu
địa điểm trọng tài được xác định nằm ở một quốc gia khác với quốc gia công nhận và
cho thi hành. Hệ quả là, Công ước New York vẫn có thể được áp dụng đối với tranh
chấp trong nước khi các bên tranh chấp lựa chọn địa điểm trọng tài ở một quốc gia khác
và phán quyết được tuyên sẽ là phán quyết trọng tài nước ngoài. Đây là trường hợp
“quốc tế hóa” tranh chấp trong nước.
Liên quan đến vấn đề này, giáo sư Bělohlávek đã đưa ra lập luận rằng một tranh
chấp, xét theo một phương diện khác, được coi là tranh chấp trong nước có thể được
giải quyết thông qua phán quyết trọng tài nước ngoài nếu các bên trong trọng tài chọn
địa điểm trọng tài ở nước ngoài. Ví dụ: A và B, đều là công dân Bangladesh, ký thỏa
thuận giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng ở
Bangladesh thông qua trọng tài. Tuy nhiên, các bên đã đồng ý rằng Singapore sẽ là địa
điểm của trọng tài mặc dù phiên họp xét xử có thể diễn ra ở Bangladesh vì lý do thuận
tiện. Trong ví dụ này, vì lý do địa điểm trọng tài được thỏa thuận là ở một quốc gia khác
với Bangladesh nên phán quyết sau này có thể được thi hành ở Bangladesh với tư cách
là phán quyết trọng tài nước ngoài. Như vậy, trong một tranh chấp trong nước, việc lựa
chọn địa điểm trọng tài ở một quốc gia khác có thể dẫn đến việc áp dụng Công ước New
York và thay đổi bản chất của việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.597
2.
Cách thức xác định địa điểm trọng tài đối với trọng tài trực tuyến
Nếu thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành hoàn toàn trực tuyến ở khoảng cách
xa, với các bên và trọng tài ở những nơi riêng biệt, nhìn bề ngoài thì có vẻ khó, hoặc
thậm chí là không thể, để xác định địa điểm trọng tài.598 Điều này khiến một số học giả
kết luận rằng “trọng tài trực tuyến không có địa điểm”,599 hoặc là “không có trụ sở trọng
tài có thể xác định được”,600 vì nó “không liên quan đến bất kỳ lãnh thổ địa lý cụ thể
nào”.601 Dựa vào đó, Yu&Nasir đề xuất “tái phát minh trọng tài trên cơ sở lý thuyết phi
địa phương hóa (delocalization theory)”.602 Tuy nhiên, “phi địa phương hóa” dường như
phát sinh nhiều vấn đề trong khuôn khổ trọng tài thương mại quốc tế hiện nay. Cả luật
trọng tài quốc gia và các công ước quốc tế đều “đặt giả thuyết là quốc gia đó là nơi tiến
hành trọng tài”.603 Câu hỏi quan trọng cần được giải quyết và làm rõ đó là làm thế nào
và dựa vào tiêu chí nào để xác định địa điểm trọng tài đối với trọng tài trực tuyến?
2.1. Xác định địa điểm trọng tài theo sự thỏa thuận của các bên
595 Điều này chỉ bị hạn chế khi nước công nhận và cho thi hành áp dụng bảo lưu chỉ áp dụng công ước đối với các quốc gia
thành viên của chính Công ước.
596 Lê Nguyễn Gia Thiện, “Phán quyết trọng tài nước ngoài theo Công ước New York 1958, thực tiễn áp dụng tại một số quốc
gia và đề xuất áp dụng tại Việt Nam”, ngày 01/03/2018, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân.
597 Islam Md, Md Khairul Islam Institute of Comparative Law Faculty of Law, The Seat in International Arbitration: Rethinking
the Role of Bangladesh, McGill University, 2018, tr.12, 13.
598 A. Vahrenwald, Out-of-court dispute settlement systems for e-commerce, http://www.vahrenwald.com/doc/part4.pdf, truy
cập ngày 05/10/2023, tr. 83.
599 P. Carrington, “Virtual Arbitration”,15 Ohio St. J. on Disp. Resol., 2000, tr. 669.
600 J. Arsic, “International Commercial Arbitration on the Internet: Has the Future Come Too Early?” 14 J. Int’l Arb, 1997,
tr.209.
601 J. Hörnle, “Online Dispute Resolution: More than the Emperor’s New Clothes” trong E. Katsh & D. Choi, eds., Online
Dispute Resolution (ODR): Technology as the “Fourth Party”. Papers and Proceedings of the 2003 United Nations Forum on
ODR (2003), http://www.odr.info/unece2003/pdf/Hornle.pdf, truy cập ngày 8/10/2023, tr. 9.
602 H. Yu & M. Nasir, “Can Online Arbitration Exist Within the Traditional Arbitration Framework?” 20 J. Int’l Arb., 2003, tr.
473.
603 K. Lynch, The Forces of Economic Globalization: Challenges to the Regime of International Commercial Arbitration, The
Hague: Kluwer Law International, 2003, tr. 394.
317
Trong trọng tài quốc tế, địa điểm trọng tài, được xác định về mặt địa lý, tạo thành
một yếu tố cốt lõi mà nhiều ý nghĩa pháp lý phụ thuộc vào.604 Theo Vahrenwald”
“Nguyên tắc lãnh thổ có tầm quan trọng tương đương với việc xác định thẩm quyền của
trọng tài”.605 Ví dụ, Điều 1(2) Luật Mẫu đối với trọng tài thương mại quốc tế (MAL Model Law on International Commercial Arbitration) của UNCITRAL quy định rằng
các quy định của Luật này chỉ áp dụng nếu địa điểm trọng tài nằm trong lãnh thổ của
một quốc gia nhất định đã thông qua MAL. Tuy nhiên, thuật ngữ được sử dụng trong
luật trọng tài quốc tế để xác định “thuộc lãnh thổ của trọng tài” không thống nhất. Công
ước NewYork đề cập đến những địa điểm “nơi diễn ra quá trình phân xử trọng tài”
(Điều V(1) (d)) và “nơi đưa ra phán quyết” (Điều V(1) (a)).606 Theo Điều I(2)(c) của
Công ước Geneva, thuật ngữ “nơi” (seat) có nghĩa là “địa điểm của cơ sở đã ký kết thỏa
thuận trọng tài”. Công ước Panama đề cập đến Điều 5(1)(a) về “luật pháp của quốc gia
nơi đưa ra quyết định”. MAL không định nghĩa thuật ngữ này mặc dù đề cập đến “địa
điểm trọng tài” tại Điều 20.
Điều 20 của MAL, theo sau là luật trọng tài quốc gia hiện đại, cho phép các bên tự
do lựa chọn địa điểm trọng tài. Nếu các bên đồng ý về trọng tài quy chế, việc lựa chọn
“nơi” thường được quy định trong các quy tắc trọng tài hiện hành. Qua đó, các bên tham
gia trọng tài trực tuyến thường “vô tình chọn”607 địa điểm của một tổ chức trọng tài nhất
định làm địa điểm trọng tài. Mặt khác, việc các bên lựa chọn tổ chức như vậy có thể
được coi là một thỏa thuận ngầm về trọng tài tại một địa điểm cụ thể.608 Nếu thỏa thuận
trọng tài hoặc quy tắc trọng tài không quy định rõ địa điểm trọng tài, theo câu thứ hai
của Điều 20(1) MAL, “địa điểm trọng tài sẽ được hội đồng trọng tài quyết định căn cứ
vào hoàn cảnh của vụ việc, bao gồm cả sự thuận tiện của các bên”. Vì vậy, việc chỉ
định một địa điểm trọng tài chính thức có thể đạt được thông qua quyết định của các bên
(trực tiếp hoặc bằng cách dẫn chiếu đến các quy tắc trọng tài) hoặc các trọng tài viên.
Việc các bên hoặc trọng tài có thể chấp nhận quyền tự do lựa chọn địa điểm trọng
tài dẫn đến kết luận rằng địa điểm vật lý (physical place), hoặc có lẽ chính xác hơn là
thiếu địa điểm vật lý tổ chức các phiên điều trần trọng tài và các hành vi tố tụng khác là
không liên quan. Vì các hành vi tố tụng trong trọng tài trực tuyến được thực hiện từ xa
nên “việc xác định địa điểm trọng tài dựa trên các chỉ số khách quan là điều khó có thể
tưởng tượng được”.609 Án lệ cho phép địa điểm trọng tài là “một khái niệm pháp lý chặt
chẽ phụ thuộc vào ý chí của các bên”.610
Theo số liệu thống kê cho thấy các bên chọn địa điểm trọng tài hơn 80 % các vụ
trọng tài ICC.611 Việc lựa chọn địa điểm trọng tài một cách khôn ngoan là yếu tố cần
thiết để một quá trình tố tụng trọng tài thương mại quốc tế có thể tiến hành hiệu quả,
nhanh chóng và phù hợp với mục tiêu của các bên.612 Nếu các bên không chỉ định địa
604 D. Girsberger & D. Schramm, “Cyber-Arbitration”, 3 European Business Organization Law Review, 2002, tr. 605, 617.
605 A. Vahrenwald, Out-of-court dispute settlement systems for e-commerce, http://www.vahrenwald.com/doc/part4.pdf,
truy
cập ngày 8/10/2023, tr 83.
606 Some authors hold that those terms have identical meanings: K. Lionnet, Handbuch der Internationalen und nationalen
Schiedsgerichtsbarkeit, Stuttgart: Boorberg 1996, tr. 83.
607 H. Yu & M. Nasir, “Can Online Arbitration Exist Within the Traditional Arbitration Framework?”, 20 J. Int’l Arb., 2003,
tr. 455, 463.
608 A. Vahrenwald, Out-of-court dispute settlement systems for e-commerce, http://www.vahrenwald.com/doc/part4.pdf, truy
cập ngày 8/10/2023, tr. 82.
609 O. Cachard, International Commercial Arbitration: Electronic Arbitration, New York: United Nations Conference on Trade
and Development, 2003, tr. 53.
610 A. Vahrenwald, Out-of-court dispute settlement systems for e-commerce, http://www.vahrenwald.com/doc/part4.pdf, truy
cập ngày 8/10/2023, tr 82.
611 ICC Bulletin (1999) 10 (1), http://www.iccwbo.org/court/english/bulletin/bulletin.asp, truy cập ngày 8/10/202.
612 Gary B.Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1678.
318
điểm trọng tài trong thỏa thuận, rủi ro xảy đến là địa điểm trọng tài sẽ được xác định trái
với mong đợi của họ, điều này có thể dẫn đến các tình huống không mong muốn liên
quan đến việc áp dụng các quy định tố tụng, các vấn đề về công nhận và thi hành,...613
Chính vì lẽ đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi thực tiễn tố tụng TT TMQT cho thấy rằng
trong hầu hết các trường hợp địa điểm trọng tài sẽ được các bên lựa chọn trong thỏa
thuận trọng tài.
Như vậy, mặc dù “địa điểm trọng tài” thông thường sẽ được xác định bằng các
vị trí địa lý cụ thể như là: Luân Đôn, Vương quốc Anh; Pari, Pháp... nhưng tính lãnh thổ
địa lý gần như không tồn tại trong khái niệm này. Thay vào đó, “địa điểm trọng tài” là
một khái niệm mang tính chất pháp lý, dùng để xác định hệ thống pháp luật quốc gia sẽ
điều chỉnh quá trình xét xử trọng tài. Việc lựa chọn địa điểm trọng tài chính là lựa chọn
“quốc tịch” cho trọng tài đó. Tức là, cho dù quá trình xét xử trọng tài được tiến hành ở
bất kỳ nơi đâu, được tiến hành trực tuyến hay trực tiếp thì trọng tài vẫn sẽ mang một
“quốc tịch” duy nhất đó chính là quốc gia nơi địa điểm trọng tài được xác định.
Nguyên tắc “quyền tự do thỏa thuận” của các bên luôn là “kim chỉ nam” chi phối
toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Chính vì lẽ đó, quyền tự do thỏa
thuận của các bên trong việc xác định địa điểm trọng tài sẽ không bị ảnh hưởng bởi
không gian nơi mà thủ tục trọng tài được tiến hành. Hơn thế nữa, khi các bên lựa chọn
luật điều chỉnh tố tụng trọng tài thông qua việc lựa chọn địa điểm trọng tài, việc lựa
chọn này không nên bị “từ chối” với lý do rằng quá trình xét xử trọng tài được tiến hành
trên các nền tảng trực tuyến bởi 2 lý do sau: (i) Thứ nhất, sự lựa chọn xét xử trọng tài
trực tuyến là kết quả đương nhiên của quá trình hoạt động kinh doanh và thương mại
của các bên trong “môi trường ảo” trong một khoảng thời gian dài và do đó các bên
không nhất thiết phải tiến hành giải quyết tranh chấp ở một môi trường khác ngoài môi
trường này; (ii) Thứ hai, việc lựa chọn trọng tài trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho
các bên trong quá trình tố tụng như: tài liệu và tin nhắn sẽ được trao đổi trong môi trường
an toàn, liên lạc nhanh chóng và truy cập thông tin tức thời, có cùng một không gian
nhất định để truy cập tài liệu và có thể được truy cập bất cứ lúc nào, từ bất cứ đâu,....
Hầu hết pháp luật trọng tài quốc gia cũng công nhận quyền này của các bên.614
Nhìn chung, gần như là không có pháp luật quốc gia nào từ chối quyền tự thỏa thuận địa
điểm trọng tài của các bên. Địa điểm trọng tài có thể được lựa chọn trong chính điều
khoản trọng tài hoặc bất kỳ lúc nào bởi các bên sau khi tranh chấp phát sinh, miễn là
trước khi bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài.615
Địa điểm trọng tài vốn là một khái niệm pháp lý và tính lãnh thổ địa lý gần như
là không tồn tại trong khái niệm này. Vấn đề này cũng đã được Gabrielle KaufmannKohler làm rõ từ năm 1998 trong một bài báo,616 theo đó bà nhấn mạnh rằng cho dù thủ
tục tố tụng trọng tài được thực tế tiến hành ở bất kỳ địa điểm nào, thì các thủ tục đó luôn
được coi là diễn ra tại địa điểm trọng tài, và rằng nơi xét xử trọng tài là một địa điểm
“hư cấu”. Như vậy, sẽ không hợp lý khi căn cứ vào việc trọng tài trực tuyến không tiến
613 Alexander J. Bělohlávek, “Seat of Arbitration and Supporting and Supervising Function of Courts”, Czech and Central
European Yearbook of Arbitration, Interaction of Arbitration and Courts, Volume V, 2015, tr. 33.
614 Tiêu biểu là Luật Trọng tài Quốc tế Thụy Sỹ, Điều 176 (3) ghi nhận quyền tự thỏa thuận của các bên rằng: “Địa điểm trọng
tài sẽ được quyết định bởi các bên hoặc bởi trung tâm trọng tài được các bên chỉ định hoặc, nếu không, sẽ được quyết định
bởi trọng tài viên”. Tương tự, quyền lựa chọn địa điểm trọng tài của các bên cũng được quy định tại Điều 3 (a) Đạo luật Trọng
tài 1996 Anh, theo đó:“Trong luật này, địa điểm trọng tài sẽ được quyết định bởi: (a) Các bên trong thỏa thuận trọng tài”.
615 Trong ABB Lummus v Keppel Fells [1999] 2 Lloyds 24, thẩm phán Clarke kết luận rằng nếu tòa án phải xác định “địa điểm
pháp lý của trọng tài” trong các trường hợp được nêu trong Mục 3, thì tòa án phải làm như vậy tại thời điểm bắt đầu quá trình
phân xử trọng tài.
616 “Le lieu de l’arbitrage à l’aune de la mondialisation”, Revue de l’Arbitrage, 1998, tr. 517, và “Identifying and applying the law governing the arbitration procedure – The role of the
law of the place of arbitration”, ICCA Congress, series No.9, 1999, tr. 336.
319
hành việc giải quyết tranh chấp tại vị trí địa lý của địa điểm trọng tài là nguyên nhân
khiến nó mâu thuẫn với thỏa thuận lựa chọn địa điểm trọng tài của các bên. tài viên lại
được chọn từ các nước khác nhau như Pháp, Anh, Singapore.
Việt Nam chưa có quy định trực tiếp về trọng tài trực tuyến. Quy định về trọng
tài tại Việt Nam chủ yếu nằm trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (sau đây gọi
là LTTTM 2010), Nghị định số 63/2011/ND-CP617, Nghị định số 124/2018/NĐ-CP618
và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP.619 Việc các bên có thể lựa chọn địa điểm trọng
tài là một nguyên tắc cơ bản trong thực tiễn trọng tài và đã được thừa nhận tại khoản 8
Điều 3 và khoản 1 Điều 11 LTTTM 2010. Mặc dù xét về mặt bản chất, địa điểm trọng
tài trong trọng tài truyền thống và trọng tài trực tuyến là giống nhau nhưng vấn đề về
xác định địa điểm trọng tài trực tuyến lại không hề đơn giản như trọng tài truyền thống.
Trong một không gian ảo, các tiêu chí địa lý để xác định địa điểm trọng tài trong trọng
tài truyền thống hầu như không thể áp dụng. Do đó, sự lựa chọn địa điểm trọng tài của
các bên trong hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến này đóng vai trò là “kim chỉ
nam” quyết định gần như toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài trực tuyến. Với cách tiếp
cận như vậy, ý chí của các bên trong thỏa thuận trọng tài nên là tiêu chí cơ bản đầu tiên
để xác định địa điểm trọng tài trong trọng tài trực tuyến.
Tuy nhiên không phải lúc nào các bên cũng lựa chọn địa điểm trọng tài620 hoặc
thể hiện một cách rõ ràng và minh thị địa điểm trọng tài trong thỏa thuận của mình. Thực
tiễn trọng tài thương mại quốc tế truyền thống cho thấy trong một số trường hợp điều
khoản lựa chọn địa điểm trọng tài của các bên có thể vô lý (khi chỉ định hai địa điểm
trọng tài khác nhau), không rõ ràng (về mặt thuật ngữ), không thuận tiện. Hoặc khi một
trong các bên không đồng tình với địa điểm trọng tài được lựa chọn bởi HĐTT. Lúc này,
bên cạnh tiêu chí về thỏa thuận trọng tài của các bên, tòa án cần thiết phải đi xem xét
một số tiêu chí khác.
2.2. Địa điểm trọng tài được lựa chọn bởi Hội đồng trọng tài hoặc trung tâm
trọng tài
Luật trọng tài hiện đại, dù là quốc tế hay quốc gia, cho phép các bên tự do xác
định địa điểm trọng tài. Nếu các bên không thỏa thuận địa điểm trọng tài thì địa điểm
trọng tài được xác định theo quy tắc của trung tâm trọng tài, thường là trụ sở của chính
tổ chức trọng tài,621 hoặc khu vực có thẩm quyền xét xử dựa trên luật mẫu, các trọng tài
viên sẽ tự chỉ định địa điểm đó.622 Điều 20(1) của Luật mẫu về Trọng tài, trong đó nêu
rõ rằng nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm trọng tài thì “địa điểm trọng tài sẽ
do hội đồng trọng tài quyết định…”.
Bên cạnh phương thức gián tiếp là các bên thỏa thuận “ủy quyền” cho HĐTT
hoặc trung tâm trọng tài tiến hành lựa chọn địa điểm trọng tài. Trong trường hợp không
có thỏa thuận lựa chọn địa điểm trọng tài, đa số các quy tắc tố tụng trọng tài623 cũng như
617 Do Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài
thương mại
618 Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 09 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28
tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều chủa Luât Trọng tài thương mại
619 Do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài Thương mại, ban
hành ngày ngày 20 tháng 3 năm 2014
620 Trong những trường hợp như vậy, hội đồng trọng tài sẽ là chủ thể có quyền lựa chọn địa điểm trọng tài.
621 Các quy tắc LCIA quy định Luân Đôn là trụ sở trọng tài nếu không có quy định khác. Theo nghiên cứu do White & Case
thực hiện, các quy tắc LCIA được các bên sử dụng nhiều thứ hai trong trọng tài quốc tế (được 14% số người được hỏi chọn
thường xuyên) và Luân Đôn là địa điểm trọng tài được chọn thường xuyên nhất (được 30% số người được hỏi lựa chọn thường
xuyên). (Xem White & Case, 2010 International Arbitration Survey: Choices in International Arbitration, London, tr. 23).
622 Điều 20.1, Luật Mẫu đối với trọng tài thương mại của UNCITRAL.
623 Điều 18 Quy tắc tố tụng trọng tài ICC; khoản 1 Điều 22 Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC, Điều 16 Quy tắc tố tụng trọng tài
LCIA.
320
là pháp luật quốc gia624 quy định rằng địa điểm trọng tài cũng có thể được lựa chọn bởi
HĐTT hoặc trung tâm trọng tài.
Các chủ thể này khi tiến hành lựa chọn địa điểm trọng tài phải có tính đến lợi
ích hợp pháp của các bên. Lợi ích hợp pháp luôn phải được đánh giá tùy theo tình hình
thực tế. Nếu các trọng tài xác định địa điểm trọng tài ở một quốc gia mà các bên hoặc
luật sư của họ không thể tiếp cận được, quyết định đó sẽ cấu thành nên yếu tố cản trở
khả năng tham gia tố tụng, trình bày lập luận, cũng như là việc thực hiện các quyền khác
của các bên. Điều này sẽ tạo thành cơ sở để tòa án hủy phán quyết trọng tài ở nhiều quốc
gia hoặc không công nhận và cho thi hành theo Điều V(1)(b) của Công ước New York
1958. Trong những trường hợp như vậy, lựa chọn ưu tiên thông thường là một địa điểm
không mang tính phân biệt đối xử giữa các bên tranh chấp.625
Hơn nữa, có rất ít trường hợp mà quyết định địa điểm trọng tài được cho phép
xem xét lại. Căn cứ vào nguyên tắc của khung pháp lý trọng tài hiện đại, việc xem xét
như vậy sẽ cực kỳ khó khăn. Bởi lẽ, theo thỏa thuận, các bên đã ủy thác nhiệm vụ xác
định địa điểm trọng tài cho trung tâm trọng tài. Đồng thời, theo quan điểm luật của một
số quốc gia, việc xác định quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng của bên thứ ba chỉ có thể
bị xem xét lại khi có dấu hiệu về sự không công bằng rõ ràng. Việc xem xét này thậm
chí còn khó khăn hơn nếu các quy tắc trọng tài quy định rằng quyết định của trung tâm
trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc.626
2.3. Địa điểm trọng tài được lựa chọn bởi tòa án quốc gia
Địa điểm trọng tài là một khái niệm pháp lý tạo nên mối liên hệ giữa thủ tục trọng
tài và phán quyết sau đó với cơ sở pháp lý cụ thể. Tòa án có thể quyết định địa điểm
trọng tài dựa trên mọi hoàn cảnh của vụ việc, bao gồm cả sự thuận tiện của các bên.627
Do đó, có thể lập luận rằng nếu địa điểm có thể được xác định dựa trên ý chí tự do của
các bên, trọng tài hoặc tổ chức, về cơ bản là không giới hạn đối với sự lựa chọn và không
có biện pháp trừng phạt nào đối với việc lựa chọn “không chính xác”, vấn đề đó gần như
không tồn tại. Sẽ tốt hơn nếu các trọng tài xem xét sự phù hợp của khung pháp lý quốc
gia liên quan đến việc sử dụng phương tiện điện tử khi xem xét lựa chọn địa điểm trọng
tài. Làm như vậy chắc chắn họ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lựa chọn địa điểm trọng tài
thuận tiện cho các bên, hay nói đúng hơn là sự thuận tiện cho việc các bên lựa chọn tiến
hành tố tụng trọng tài trực tuyến.
Quyền lựa chọn địa điểm trọng tài của các tòa án quốc gia là chủ đề tranh cãi
trong trọng tài thương mại quốc tế vì những rủi ro mà nó mang lại. Một trong số đó là
nguy cơ chồng chéo thẩm quyền giữa các tòa án ở các địa phương khác nhau và sự mâu
thuẫn giữa các quyết định của tòa án (trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác
nhau).628 Bên cạnh đó, việc tòa án quốc gia can thiệp quá mức vào trọng tài thương mại
quốc tế sẽ không đảm bảo được tính chất “tư” vốn có của trọng tài thương mại quốc tế.
Chính vì vậy, pháp luật của hầu hết các quốc gia không được phép tòa án can
thiệp vào việc lựa chọn địa điểm trọng tài trong trường hợp các bên không xác định địa
điểm trọng tài. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia đã quy định mở rộng thẩm quyền
này cho tòa án trong một số trường hợp. Chẳng hạn như: mục 47 Đạo luật trọng tài Thụy
624 Mục 3 Đạo luật trọng tài Anh 1996; Điều 176(3) Đạo luật tư pháp quốc tế Liên bang Thụy Sỹ (PILA); Điều 201(1) Luật
Mẫu.
625 Alexander J. Bělohlávek, “Seat of Arbitration and Supporting and Supervising Function of Courts”, Czech and Central
European Yearbook of Arbitration, Interaction of Arbitration and Courts, Volume V, 2015, tr. 37, 38.
626 Filip De Ly, “The Place of Arbitration in the Conflicts of Law of International Commercial Arbitration: An Exercise in
Arbitration Planning, vol.12, Issue 1 Spring 1991, tr. 57, 58.
627Điều 20.1, Luật Mẫu đối với trọng tài thương mại của UNCITRAL.
628 Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1703.
321
Điển quy định: “Thủ tục tố tụng trọng tài theo đạo luật này cũng có thể được bắt đầu ở
Thụy Điển chống lại một bên có trụ sở tại Thụy Điển hoặc theo cách khác vấn đề tranh
chấp thuộc thẩm quyền của tòa án Thụy Điển, trừ khi thỏa thuận trọng tài quy định rằng
thủ tục tố tụng sẽ diễn ra ở nước ngoài”. Hoặc Đạo luật Trọng tài Nhật Bản tại Mục 8(1)
cũng có quy định rằng tòa án Nhật Bản sẽ hỗ trợ thành lập Hội đồng trọng tài, ngay cả
khi địa điểm trọng tài không nằm trong lãnh thổ Nhật Bản.629
Tiêu biểu và cũng gây tranh cãi nhất là trường hợp của Đạo luật Trọng tài Liên
Bang Hoa Kỳ (FAA). Theo đó, thừa nhận vai trò quan trọng của Tòa án Hoa Kỳ trong
việc lựa chọn địa điểm trọng tài trong trọng tài quốc tế.630 Việc tòa án Hoa kỳ áp dụng
các quy định này trong việc lựa chọn địa điểm trọng tài, được đánh giá là không thống
nhất và thậm chí đôi lúc là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của các Công ước New York
1958631.632
Học giả Gary B. Born khi nhận xét vấn đề này, đã lập luận rằng thay vì áp dụng
cách tiếp cận thụ động là trì hoãn các thủ tục tố tụng, các tòa án nên thay vào đó hỗ trợ
thành lập Hội đồng trọng tài nếu cần thiết. Trong trường hợp có sự tham gia của tòa án
trong việc lựa chọn địa điểm trọng tài, cần thận trọng để đảm bảo các thủ tục tố tụng
được tiến hành một cách trung lập, công bằng và hiệu quả.633
Như vậy, Địa điểm trọng tài trong trọng tài thương mại quốc tế hiện nay vẫn chưa
có được sự chú ý tương xứng với vai trò của nó. Bằng chứng là các điều khoản liên quan
đến lựa chọn địa điểm trọng tài vẫn thường bị các doanh nghiệp Việt Nam “ngó lơ” khi
soạn thảo các thỏa thuận trọng tài. Điều khoản lựa chọn địa điểm trọng tài vẫn thường
được gọi với cái tên là “midnight clause” (điều khoản nửa đêm), đây là các điều khoản
được các bên soạn thảo cuối cùng và thông thường sẽ để cho luật sư đại diện tự lựa chọn
hoặc lựa chọn theo các hợp đồng mẫu có sẵn. Đối với địa điểm trọng tài trong trọng tài
trực tuyến, phương án tốt nhất nên là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thật vậy, một khi
các bên tranh chấp thống nhất và lựa chọn một địa điểm trọng tài phù hợp về cả yếu tố
pháp lý lẫn yếu tố thuận tiện, không những quá trình giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế có thể diễn ra suôn sẻ mà còn hạn chế tối đa những rủi ro xảy đến với thủ tục
công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp nghiệp
Việt Nam cần nhận thức được tầm ảnh hưởng của địa điểm trọng tài và phải có sự cân
nhắc kỹ lưỡng khi quyết định lựa chọn địa điểm trọng tài, lường trước được luật điều
chỉnh tố tụng trọng tài cũng như khả năng thi hành phán quyết theo Công ước New York
năm 1958.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Newyork về cônng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài
2. Rubino-Sammartano, M. 2001, International Arbitration. Law and Practice. 2nd
edition, Kluwer Law International, The Hague, the Netherland, tr. 563-564.
629 Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1704, 1705.
630 Cụ thể, FAA quy định thẩm quyền bắt buộc vụ việc trọng tài phải diễn ra ở một nơi nhất định của tòa án (mục 4, 206, 303).
631 Luật quốc gia xem nhẹ sự lựa chọn địa điểm trọng tài của các bên cũng vi phạm Điều II Công ước New York và sẽ đưa ra
một phán quyết không thể thi hành được (theo Điều V(1)(d) công ước New York) bởi vì vụ việc trọng tài diễn ra không nhất
quán với những gì các bên đã thỏa thuận. Theo Công ước New York, một quốc gia ký kết chỉ có thể từ chối hiệu lựa của thỏa
thuận lựa chọn địa điểm trọng tài, căn cứ theo luật quốc gia, vì mục đích không phân biệt đối xử hay dựa vào chính sách công
riêng biệt của quốc gia. Điều 4 FAA không đưa ra bất kỳ ngoại lệ về trật tự công nào cũng như là mang tính chất phân biệt đối
xử (ưu tiên địa điểm trọng tài là Hoa Kỳ hơn những nơi khác) và riêng biệt (quy định này không tồn tại trong pháp luật của các
quốc gia khác).
632 Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1705, 1709.
633 Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer Law International, 2014, tr.1703, 1704.
322
3. Luật Trọng tài Quốc tế Thụy Sỹ
4. Luật Mẫu đối với trọng tài thương mại của UNCITRAL
5. Alexander J. Bělohlávek, “Seat of Arbitration and Supporting and Supervising
Function of Courts”, Czech and Central European Yearbook of Arbitration,
Interaction of Arbitration and Courts, Volume V, 2015
C. Girsberger & D. Schramm, “Cyber-Arbitration”, 3 European Business
Organization Law Review, 2002, tr. 605, 617.
6. Gary B. Born, International Commercial Arbitration, Volume I, NXB Kluwer
Law International, 2014, tr.1245, 1246
7. Gonzalo Vial, “Influence of the Arbitral Seatin the outcome of an International
Commercial Arbitration”, International lawyer, Volume 50, Article 5, 2017, tr.
337.
8. Filip De Ly, “The Place of Arbitration in the Conflicts of Law of International
Commercial Arbitration: An Exercise in Arbitration Planning, vol.12, Issue 1
Spring 1991, tr. 57, 58.
9. H. Yu & M. Nasir, “Can Online Arbitration Exist Within the Traditional
Arbitration Framework?” 20 J. Int’l Arb., 2003, tr. 473.
10. Islam Md, Md Khairul Islam Institute of Comparative Law Faculty of Law, The
Seat in International Arbitration: Rethinking the Role of Bangladesh, McGill
University, 2018, tr.12.
11. J. Arsic, “International Commercial Arbitration on the Internet: Has the Future
Come Too Early?” 14 J. Int’l Arb, 1997.
12. J. Hörnle, “Online Dispute Resolution: More than the Emperor’s New Clothes”
trong E. Katsh & D. Choi, eds., Online Dispute Resolution (ODR): Technology
as the “Fourth Party”. Papers and Proceedings of the 2003 United Nations
Forum on ODR.
13. K. Lynch, The Forces of Economic Globalization: Challenges to the Regime of
International Commercial Arbitration, The Hague: Kluwer Law International,
2003.
14. K.
Lionnet,
Handbuch
der
Internationalen
und
nationalen
Schiedsgerichtsbarkeit, Stuttgart: Boorberg 1996.
15. Lê Nguyễn Gia Thiện, “Phán quyết trọng tài nước ngoài theo Công ước New
York 1958, thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia và đề xuất áp dụng tại Việt
Nam”, Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 01/03/2018.
16. Naviera Amazonica Peruana SA v Cia Internacional de Seguros del Peru [1988]
1 Lloyd's Rep 116; The Bay Hotel and Resort Ltd v Cavalier Construction Co
Ltd, [2001] UKPC 34.
17. Nigel Blackaby, Constantine Partasides QC & Alan Redfern, Martin Hunter,
Trọng tài Quốc tế, Ấn bản lần thứ sáu, NXB Thanh Niên, 2015.
18. O. Cachard, International Commercial Arbitration: Electronic Arbitration, New
York: United Nations Conference on Trade and Development, 2003.
19. Tòa án Nhân dân Tối cao, Judicial Manual on Arbitration and Mediation, NXB
Thanh Niên, 2017.
323
324
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
BẰNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
Ths. Hoàng Thị Biên634
Tóm tắt:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam
tích cực tham gia hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, điều
đó đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói
riêng để đảm bảo tương thích với pháp luật quốc tế. Luật Trọng tài thương mại 2010 đã
tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại
cũng như một số vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn thi hành
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến tính hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại năm 2010 nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài,
bài viết đề cập đến một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
Từ khóa: Trọng tài thương mại, Luật Trọng tài thương mại, giải pháp hoàn thiện
Luật Trọng tài thương mại.
Abstract: In the current context of strong international integration, Vietnam
actively participates in international integration in all areas of economic and social life,
which requires Vietnam to perfect its system law in general and economic law in
particular to ensure compatibility with international law. The law on Commercial
arbitration in 2010 has created a uniform legal framework to resolve commercial
disputes and complaints as well as a number of other related issues. However, in the
practical process of implementing the law on commercial arbitration in 2010, a number
of inadequacies and limitations have been revealed, significantly affecting the
effectiveness of dispute resolution by commercial arbitration. Originating from the need
to complete the law on Commercial arbitration in 2010 to contribute to improving the
effectiveness of resolving commercial business disputes by commercial arbitration, the
article mentions some shortcomings, limitations and suggests some solutions to finalize
the law on Commercial arbitration in 2010.
Keywords: Commercial arbitration; Law on commercial arbitration; Some
solutions to finalize the law on commercial arbitration.
1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Hiện nay, hoạt động kinh doanh thương mại ở mỗi quốc gia cũng như trên phạm
vi toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ vì vậy những bất đồng, tranh chấp thương mại
giữa các bên phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Để giải
quyết kịp thời và hiệu quả các tranh chấp này, bên cạnh phương thức truyền thống giải
quyết bằng Tòa án, các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh
chấp khác thay thế cho Tòa án trong đó có phương thức giải quyết bằng trọng tài thương
mại.
Về khái niệm trọng tài, có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, theo James and
Nicholas: “Trọng tài được coi như là một tiến trình tư được mở ra theo sự thỏa thuận
của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể phát sinh bởi một
hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên. Hội đồng trọng tài này là kết quả
634 Giảng viên khoa Luật – Trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở 2), 0977958788, bienht@ldxh.edu.vn
325
của sự lựa chọn của chính các bên tranh chấp hoặc thông qua những đại diện của họ,
và chính các bên cũng sẽ là những người thiết lập nên các thủ tục mà hội đồng trọng tài
phải áp dụng để giải quyết tranh chấp”635. Trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu
Âu và châu Mỹ, thiết chế trọng tài đã được hình thành từ rất lâu và giữ một vị thế hết
sức quan trọng trong hệ thống tài phán của các quốc gia này. Với ưu điểm đặc thù là
hoạt động xét xử của trọng tài liên tục, do đó tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho
doanh nghiệp, do vậy, trọng tài đã trở thành một phương tiện được áp dụng rộng rãi để
giải quyết các tranh chấp thương mại cùng với đó là sự hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật quốc tế và ở mỗi quốc gia nhằm điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp thương
mại bằng hình thức trọng tài.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, những năm 1990, Nhà nước đã có những quy định điều chỉnh về
trọng tài thương mại qua các Nghị định số 116-CP ngày 05/09/1994 quy định về tổ chức
và hoạt động của trọng tài kinh tế và Quyết định số 204-TTg ngày 28/04/1993 về tổ
chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Ngày 25/02/2003, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp trong quá
trình phát triển của pháp luật trọng tài ở nước ta. Pháp lệnh mang ý nghĩa quan trọng về
mặt điều chỉnh pháp luật, là nền tảng pháp lý cho trọng tài Việt Nam tiếp cận, hoà nhập
với xu hướng chung của nền tài phán trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình áp
dụng, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 cũng bộc lộ những hạn chế, do đó, Luật
trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM) được ban hành, thay thế Pháp lệnh trọng
tài năm 2003, đã hoàn thiện một bước về thể chế tổ chức và hoạt động trọng tài thương
mại ở Việt Nam. Luật TTTM được ban hành với nhiều quy định mới phù hợp với luật
mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc
tế (UNCITRAL), phù hợp với thông lệ quốc tế về trọng tài thương mại đã tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại. Các văn bản pháp luật
được Nhà nước ban hành và dần hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn việc giải quyết các
tranh chấp thương mại bằng trọng tài như: Nghị định 124/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng
9 năm 2018 sửa đổi Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật TTTM; Nghị quyết
01/2014/NQHĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng
tài thương mại do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành.
2. Thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trong tài là phương thức mang lại nhiều
mặt tích cực, thêm sự lựa chọn cho các bên đương sự trong việc giải quyết tranh chấp.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp trong năm 2022, các trung tâm trọng tài thương mại đã
tiếp nhận và giải quyết hơn 14000 vụ việc636. So với giai đoạn trước số lượng đã tăng
đáng kể. Các bên tranh chấp đến từ nhiều quốc gia trên thê giới. Chất lượng giải quyết
tranh chấp ngày càng được cải thiện, các trọng tài viên thường xuyên được tập huấn và
trao đổi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp. Quá trình giải quyết tranh chấp ngày càng
được cải thiện và hoàn thiện. Tính đến 30/6/2022, cả nước đã có 42 Trung tâm trọng tài
thương mại và 01 văn phòng đại diện của Ủy ban trọng tài thương mại Hàn Quốc. Toàn
quốc đã có khoảng 700 trọng tài viên, trong đó có một số trọng tài viên là người nước
ngoài. Về kết quả giải quyết, trong 10 năm (từ 2011-2020) các Trung tâm trọng tài đã giải
quyết được 2900 vụ tranh chấp. Đánh giá chung về kết quả thực hiện, ông Nguyễn Văn
635 Markhuleatt – James and Nicholas gouldv (1996), international commercial arbitration: A hand book, LLP London-
Newyork-Hongkong, tr.3.
636 Số liệu tổng kết ngành Tư pháp năm 2022, Cổng thông tin điện tử Công tác thống kê ngành Tư pháp
https://moj.gov.vn/cttk/chuyenmuc/Pages/thong-tin-thong-ke.aspx
326
Huệ chỉ rõ Luật TTTM đã tiếp thu các nguyên tắc quan trọng của Luật Mẫu về trọng tài
của UNCITRAL, tạo ra một khuôn khổ tương đối thuận lợi cho sự phát triển của phương
thức trọng tài637.
Qua thống kê khảo sát của Bộ Tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp mà
các doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam ưu tiên sử dụng lần lượt là thương lượng
(57,8%), Tòa án (46,8%), hòa giải (22,8%), và cuối cùng là trọng tài (16,8%)638. Theo
số liệu thống kê của Trung tâm trọng tại quốc tế Việt Nam (VIAC) năm 2022, VIAC đã
tiếp nhận xử lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng khoảng 8,15% so với năm 2021. Tổng số
vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 -2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó
các vụ việc tranh chấp trong nước chiếm tỷ lệ là 39,99%; tranh chấp có ít nhất là một
bên FDI chiếm 35,97%, và 24,04% tranh chấp có yếu tố nước ngoài639. So sánh với số
liệu thống kê của ngành Toà án tại Báo cáo tổng kết công tác năm 2021, từ ngày
01/10/2020 đến ngày 39/9/2021 “…các Tòa án đã thụ lý 16.577 vụ án kinh doanh thương
mại; đã giải quyết, xét xử được 10.088 vụ án, đạt tỷ lệ 61% (số thụ lý giảm 2.679 vụ
việc; giải quyết, xét xử giảm 5.157 vụ việc). So với số vụ giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại của Toà án, thì con số mà VIAC và các trung tâm trọng tài khác đang
giải quyết không đáng kể, số lượng các vụ việc được giải quyết tại trọng tài thương mại
còn quá “khiêm tốn”. Điều này cũng chứng tỏ phần nào sự hạn chế về việc lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại của các thương nhân.
Có thể thấy, bên cạnh những thành công, tác động tích cực của Luật TTTM, trên
thực tế cũng phát sinh một số bất cập khiến cho việc thực thi Luật TTTM còn gặp nhiều
hạn chế, cụ thể:
2.1. Những bất cập từ quy định của Luật Trọng tài thương mại
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của Luật TTTM chưa được quy định một cách
rõ ràng. Tại Điều 1 Luật TTTM quy định: “Luật này quy định về thẩm quyền của trọng
tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ
tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm
quyền của Tòa Án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của trọng tài nước
ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết của trọng tài”. Quy định này thực tế dẫn tới có
hai cách hiểu khác nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật gây khó khăn cho việc xác định
thẩm quyền của trọng tài. Cách hiểu thứ nhất, Luật TTTM chỉ áp dụng đối với các quyết
định của trọng tài trong nước. Cách hiểu thứ hai, Luật này cũng có thể được áp dụng cả
đối với các quyết định của trọng tài nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu
quyết định được tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp tại Việt
Nam, ngoại trừ việc công nhận, cho thi hành phán quyết cuối cùng của trọng tài giải
quyết toàn bộ vụ tranh chấp. Theo tác giả, hiện nay trong xu hướng hội nhập, quan điểm
thứ 2 mang tính phù hợp hơn vì ngay trong Luật TTTM 2010 đã quy định: “Phán quyết
của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận
lựa chọn” (khoản 12 Điều 3 Luật TTTM).
637 Góp ý dự thảo Báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật Trọng tài thương mại: Tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp phát triển,
https://phaply.net.vn/gop-y-du-thao-bao-cao-nghien-cuu-ra-soat-luat-trong-tai-thuong-mai-tao-co-che-thong-thoang-dedoanh-nghiep-phat-trien-a256182.html
638 Lê Anh (2022), Sớm sửa đổi Luật Trọng tài thương mại 2010: Đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=67942
639 Báo cáo thường niên năm 2022 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, https://www.viac.vn/images/Resources/AnnualReports/2022/VIAC_Bao-cao-thuong-nien-2022_230810.pdf, truy cập ngày 27/9/2023
327
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là giới hạn những vụ việc mà pháp luật
cho phép trọng tài được giải quyết. Luật Trọng tài thương mại đã liệt kê những loại tranh
chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài tại Điều 2 của luật này bao gồm: “Tranh
chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các
bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên
mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”. Mặc dù vậy, đối với trường hợp
“tranh chấp phát sinh trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại” vẫn còn tạo ra
nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến chưa thống nhất trong cách áp dụng. Cụ thể, với quy
định này chỉ cần một bên trong quan hệ tranh chấp có hoạt động thương mại và lĩnh vực
phát sinh tranh chấp là bất cứ lĩnh vực nào sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
hay chỉ cần một bên chủ thể có hoạt động thương mại và lĩnh vực phát sinh tranh chấp
phải là các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại – là các hoạt động nhằm mục
đích phát sinh lợi nhuận. Có thể thấy đây là một quy định mở nhưng lại là một hạn chế
của Luật TTTM vì thiếu hướng dẫn chi tiết các loại tranh chấp được giải quyết thông
qua hình thức TTTM, dù cho đã có các Nghị định hướng dẫn về Luật TTTM.
Thứ ba, về căn cứ thay đổi trọng tài viên. Quy định thay đổi trọng tài viên được
quy định tại Điều 42 Luật TTTM, quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo trong suốt
quá trình giải quyết tranh chấp trọng tài viên tuân thủ đúng nguyên tắc độc lập, vô tư,
khách quan và tuân theo quy định của pháp luật, từ đó có thể đưa ra phán quyết công
bằng, khách quan, đúng đắn. Việc thay đổi trọng tài viên được thực hiện khi một bên
tranh chấp đưa ra yêu cầu thay đổi trọng tài viên hoặc chính trọng tài viên tự mình từ
chối tham gia giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, căn cứ thay đổi trọng tài viên được quy
định tại điểm a khoản 1 điều 42 nêu trên khó có thể được thực thi triệt để. Trên thực tế,
Luật TTTM và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định giải thích rõ vấn đề
hiểu như thế nào là “người thân thích”, từ đó có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc đưa
ra yêu cầu thay đổi trọng tài viên của một bên tranh chấp. Thuật ngữ “người thân
thích” trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
cụ thể: có khi được hiểu là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà
nội/ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, con ruột, anh chị em ruột, cô, dì, chú, bác ruột,…; có khi còn
là những người có quan hệ nuôi dưỡng nhưng không có quan hệ huyết thống như con
nuôi, cha mẹ nuôi,…; nhưng cũng có khi lại là anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người
cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ;640… Song không phải
tất cả những người có mối quan hệ trên đều có đủ khả năng tác động đến trọng tài viên,
làm cho trọng tài viên không còn độc lập, vô tư, khách quan khi đưa ra phán quyết. Do
đó, đòi hỏi cần phải có quy định cụ thể để giải thích rõ trường hợp này để có sự phân
loại hợp lý, trường hợp nào buộc phải thay thế trọng tài viên giải quyết tranh chấp,
trường hợp nào không nhất thiết phải thay thế.
2.2. Tình trạng hủy phán quyết của trọng tài
Việt Nam là thành viên của Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho
thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, do vậy phán quyết trọng tài Việt Nam có khả
năng thi hành tại các quốc gia thành viên khác. Do vậy, việc đảm bảo khả năng thi hành
của phán quyết trọng tài là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp cân nhắc khi chọn
sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay về tỷ lệ thi
640 Xem thêm khoản 5 điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2014; Khoản 19 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; điểm c
khoản 1 điều 7 Luật Công chứng năm 2014; Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; điểm a, khoản 2 điều
5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo 2018;
328
hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam là rất đáng lo ngại: sau khi Luật TTTM được
ban hành tỷ lệ phán quyết trọng tài bị hủy khi có đơn lên đến 22%641. Bên cạnh vấn đề
tỷ lệ thi hành, còn nhiều ý kiến cho rằng phán quyết trọng tài bị hủy hay từ chối công
nhận một cách không thuyết phục khi Tòa án xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, giải
thích quá rộng các căn cứ để hủy/từ chối công nhận phán quyết trọng tài đặc biệt là căn
cứ “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Mặc dù, khoản 2 Điều 14 của
Nghị quyết 01/2014 đã làm rõ hơn cách hiểu thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam và nhờ vậy, tránh được cách hiểu sai lầm trước đây là mọi quy định của
pháp luật Việt Nam đều có thể được coi là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Tuy
nhiên, hướng dẫn này của Nghị quyết cần phải cụ thể hơn nữa vì có rất nhiều “các
nguyên tắc cơ bản” được quy định trong mỗi bộ luật và còn nhiều tranh cãi đối với quy
định về mối quan hệ giữa quyền và lợi ích của bên thứ ba với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật.
2.3. Về đội ngũ Trọng tài viên, luật sư, học giả chuyên về trọng tài
Hiện nay, các Trọng tài viên tại Việt Nam đa phần đều là những tên tuổi có uy
tín, là những chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, trong các tổ chức của trong tài Việt Nam, có rất ít trọng tài viên được coi là
chuyên nghiệp, bởi đa số các trọng tài viên đều là luật sư, luật gia, cán bộ làm việc trong
các cơ quan nhà nước, giảng viên của các trường đại học làm kiêm, kinh nghiệm giải
quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các vụ việc phức tạp thì chưa nhiều, đồng
thời, việc hạn chế về trình độ ngoại ngữ chính là một rào cản không nhỏ trong việc tư
vấn, tham gia vào các tranh chấp có liên quan đến yếu tố nước ngoài và tiếp cận các kiến
thức, thông tin bằng ngôn ngữ nước ngoài để có thể tham gia tại các vụ tranh chấp đầu
tư quốc tế. Để có một quá trình tố tụng trọng tài thật sự hiệu quả, nhanh chóng, các trọng
tài viên còn cần kinh nghiệm điều hành quá trình tố tụng cũng như nắm vững trình tự tố
tụng trọng tài. Việc tố tụng trọng tài phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo mật khiến
cho các trọng tài viên không thể tìm hiểu kinh nghiệm qua các vụ kiện trọng tài khác mà
mình không được tham gia, trong khi hiện nay không có nhiều những diễn đàn trong
nước cũng như quốc tế để các Trọng tài viên trao đổi những đúc kết thực tiễn của mình
với nhau và tìm tòi thêm về cách xử lý của trọng tài viên, chuyên gia quốc tế.
3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương
mại bằng phương thức trọng tài
Nhằm khắc phục một số điểm còn hạn chế bất cập như đã phân tích và để góp
phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài,
xét thấy cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện
nay
Trước hết, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thương mại hơn nữa. Cần nâng cao vai trò quản lý của Nhà
nước về trọng tài thương mại đó là: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về
trọng tài Thương mại, có cơ chế ưu đãi các chính sách về thuế đối với các Trung tâm
trọng tài. Cần củng cố cơ sở vật chất, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
tư pháp từ trung ương đến địa phương thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trọng tài
thương mại. Bên cạnh đó cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về trọng tài, đảm bảo đồng
641 Theo phát biểu của ông Vũ Ánh Dương, tổng thư ký của VIAC tại Hội thảo về hủy phán quyết trọng tài – từ chối công nhận
phán quyết trọng tài ngày 18/10/2014, chi tiết xem tại: http://baobaovephapluat.vn/kinh-te-do-thi/doanh-nhan-doanhnghiep/201310/phan-quyet-cua-trong-tai-thuongmai-bi-huy-nhieu-luat-co-va
Download