Uploaded by lehantp392

Kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

advertisement
I. Kế toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng (RRTD)
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 giải thích rõ
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được
một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
1.1.2. Khái niệm dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD)
Tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì dự phòng rủi ro tín dụng được giải
thích là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những
rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng.
1.2. Trích lập và sử dụng dự phòng
1.2.1. Thời điểm trích lập dự phòng
Để làm cơ sở cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, Thông tư số 11/2021/TTNHNN yêu cầu các TCTD ít nhất mỗi tháng một lần, trong 7 ngày đầu tiên của tháng,
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến
thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề, trích lập dự phòng rủi ro theo kết
quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng
cho CIC.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại
bảng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, CIC tổng hợp danh sách khách hàng
theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đã tự phân loại và cung cấp cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp,
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nhóm nợ theo danh sách này và điều
chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro của tháng cuối cùng của quý.
1.2.2. Trích lập dự phòng
Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn
số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu.
Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước lớn hơn
số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
1.3. Phân loại dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung
1.3.1. Mức trích lập dự phòng cụ thể
Định nghĩa: Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập dựa trên cơ sở phân loại cụ thể
các khoản nợ theo quy định.
Công thức tính:
● Mức dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:
𝒏
𝑹 = ∑ 𝑹𝒊
𝒊=𝟏
Trong đó:
𝑹
: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
∑𝒏𝒊= 𝟏 𝑹𝒊
: là tổng số tiền DP cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
𝑹𝒊
: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc
của khoản nợ thứ i. 𝑹𝒊 được xác định theo công thức: 𝑹𝒊 = (𝑨𝒊 − 𝑪𝒊 ) ∗ 𝒓
𝑨𝒊
: Số dư nợ gốc thứ i.
𝑪𝒊
: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu
Chính phủ (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm - TSBĐ) của khoản nợ thứ i;
C = Giá trị TSBD * Tỷ lệ khấu trừ
𝒓
: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2
Trường hợp 𝑪𝒊 > 𝑨𝒊 thì Ri được tính bằng 0 (không).
● Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau:
Nhóm nợ
Tên nhóm nợ
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
(r)
Nhóm 1
Nợ đủ tiêu chuẩn
0%
Nhóm 2
Nợ cần chú ý
5%
Nhóm 3
Nợ dưới tiêu chuẩn
20%
Nhóm 4
Nợ nghi ngờ
50%
Nhóm 5
Nợ có khả năng mất vốn
100%
● Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo:
a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%
b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách
hàng bằng ngoại tệ: 95%
c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức
tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
- Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%
- Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%
d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán: 70%
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán: 65%
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá,
trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết
chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ
các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết
chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá
do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát
hành: 30%
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do
doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát
hành: 10%
h) Bất động sản: 50%
i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác:
30%
(Trích Mục 2 Điều 12 theo TT số 02/2013/TT-NHNN)
1.3.2. Mức trích lập dự phòng chung
Định nghĩa: Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể.
Công thức tính:
Số tiền phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% trên tổng số dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm
4, trừ đi các khoản sau:
- Các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy
định của pháp luật hoặc tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
- Cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Mua kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát hành trong nước.
- Mua lại số lượng trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định
của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính
phủ trên thị trường chứng khoán.
(Trích Mục 2 Điều 13 theo TT số 11/2021/TT-NHNN)
1.4. Một số khó khăn, vướng mắc về trích lập dự phòng rủi ro
Thứ nhất là hoạt động bán nợ theo hình thức trả chậm.
Hoạt động mua bán nợ bị các tổ chức tín dụng lợi dụng để lách giới hạn tăng trưởng tín
dụng, che giấu nợ xấu. Tổ chức tín dụng thường cấp tín dụng cho các công ty sân sau dưới
chuẩn và điều kiện ưu đãi hơn. Khi đến thời hạn thanh toán của khoản nợ này, nếu khách
hàng không có khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghiệp vụ bán nợ theo
hình thức trả chậm cho bên thứ ba là các công ty khác có liên quan.
Thứ hai, quy mô vốn ảo trong các tổ chức tín dụng tăng nhưng thông tư 11 chưa có
quy định cụ thể để ngăn chặn.
Những năm gần đây xuất hiện tình trạng các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu (đủ điều
kiện tính vào vốn cấp 2) đối ứng lẫn nhau với cùng thời hạn, cùng số tiền, cùng lãi suất,
cùng điều kiện. Các giao dịch này làm quy mô vốn của tổ chức tín dụng tăng lên gấp 2
nhằm đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nhưng thực chất đây là tăng quy
mô vốn ảo làm phản ánh sai lệch tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 126 Luật Các TCTD (có sửa
đổi, bổ sung): “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín
dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng”.
Thực tế cho thấy có hiện tượng một số tổ chức tín dụng bán tài sản (bao gồm cả bất động
sản, cổ phần của tổ chức tín dụng khác...) dưới hình thức trả chậm. Việc bán tài sản trả
chậm chính là cấp tín dụng cho bên mua. Đặc biệt là việc bán cổ phần của tổ chức tín dụng
khác theo hình thức trả chậm là cấp tín dụng cho bên mua cổ phần của tổ chức tín dụng
khác.
1.5. Một số giải pháp ngân hàng thương mại cần thực hiện để nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật về dự phòng rủi ro
- Cần thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tiêu chuẩn đối với các
khoản vay, hạn mức tín dụng. Áp dụng các Thông tư đã ban hành và cập nhật những sửa
đổi hướng dẫn cụ thể để làm kim chỉ nam đối với các NHTM trong hoạt động kinh doanh.
- Các NHTM nên trích lập dự phòng đối với các khoản vay một cách đầy đủ để giảm bớt
các rủi ro. Nếu như rủi ro có xảy ra thì các NHTM vẫn có đủ khả năng để giải quyết. Ngân
hàng cần xây dựng và thực hiện chính sách, quy trình quản lý rủi ro mạnh mẽ và hiệu quả.
Điều này bao gồm đánh giá, định giá và quản lý rủi ro một cách chặt chẽ trong tất cả các
hoạt động kinh doanh.
- Các NHTM cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao nhận thức chuyên môn của nhân viên về
quy định và quy trình dự phòng rủi ro. Điều này đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức và kỹ
năng để áp dụng pháp luật hiệu quả và đồng nhất. Các nhân viên ngân hàng cũng cần được
đào tạo về dự phòng rủi ro và hiểu rõ các quy trình và quy định liên quan. Trong kỷ nguyên
số, cán bộ quản lý và nhân viên NHTM cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ cũng
như công nghiệp.
- Các NHTM cần đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại. Việc đầu tư nâng cấp hạ tầng để
chuẩn bị cho việc triển khai và áp dụng Basel III (2010), bởi việc áp dụng Basel III có khả
năng tăng cường vốn; tăng cường khả năng thanh toán của các NHTM, chẳng hạn như
giảm thiểu thời gian xử lý đơn hàng của khách hàng; tăng cường giám sát và báo cáo vì
Basel III yêu cầu các ngân hàng phải cung cấp thông tin chi tiết hơn về các khoản nợ và
rủi ro; cuối cùng là tăng cường quản lý rủi ro bằng cách xác định và áp dụng các biện pháp
phòng ngừa một cách tối ưu từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ của NHTM.
II. Kế toán sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
-
Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị
chết, mất tích
-
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5
2.1. Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những sau:
-
Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với tài khoản nợ đó
-
Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
-
Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì
được sử dụng dự phòng chung để xử lý
-
Hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro
2.2. Các tài khoản sử dụng
Số hiệu tài khoản
219
Tên tài khoản
Dự phòng rủi ro cho vay các TCKT, cá nhân trong nước
2191 Dự phòng cụ thể
2192 Dự phòng chung
229
Dự phòng rủi ro chiết khấu công cụ chuyển nhượng, GTCG
239
Dự phòng rủi ro cho thuê tài chính
…
279
Dự phòng RRTD khác đối với các TCKT, cá nhân trong nước
4896
Dự phòng đối với các cam kết ngoại bảng
8822
Chi phí dự phòng Nợ phải thu khó đòi
79
Thu nhập khác
Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
971
TK 219 - Dự phòng rủi ro cho vay
- Sử dụng dự phòng để xử lý
- Hoàn nhập số chênh lệch
-
Số dự phòng được trích
lập tính vào chi phí
thừa dự phòng đã lập theo
quy định
Số dư Có: Số dự phòng hiện
có cuối kỳ
Các TK 229, 239, 249, 259, 269, 279 có nội dung hạch toán
giống TK 219
TK 971 - Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Số tiền nợ khó đòi đã được
-
khách hàng
bù đắp nhưng đưa ra theo dõi
ngoài bảng cân đối kế toán
Số dư Nợ: Số nợ bị tổn thất
đã được bù đắp nhưng vẫn
phải tiếp tục theo dõi để thu
hồi
Số tiền thu hồi được của
-
Số tiền nợ bị tổn thất đã
hết thời hạn theo dõi
2.3. Phương pháp kế toán
TK Chi phí dự phòng Nợ
phải thu khó đòi (TK 8822)
TK Cho vay thích hợp
(211,...)
TK Dự phòng RRTD
(TK 219, 229,...)
(a) - Xử lý
nợ
(a’) - ghi Nợ TK 971
TK Thu nhập khác (TK 79)
Trích lập DP
TK Thích hợp (TK 1011,...)
Hoàn nhập DP
(b) - Thu nợ đã được xử lý
(b’) - ghi Có TK 971
Giải thích hạch toán:
- Khi ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK Chi dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822)
Có TK Dự phòng rủi ro tín dụng (219, 229,...)
- Khi ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng, kế toán
ghi nhận:
Nợ TK Dự phòng rủi ro tín dụng (219, 229,...)
Có TK Cho vay thích hợp (211,... )
Tuy nhiên, khoản nợ đã được ngân hàng xử lý được tiếp tục theo dõi trên tài khoản ngoại
bảng bằng cách ghi Nợ Tài khoản ngoại bảng - Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
(TK 971) để theo dõi và có những biện pháp thu hồi nợ triệt để.
- Khi khách hàng thanh toán khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trên, kế toán căn
cứ chứng từ thu hồi nợ (gốc, lãi) của khách hàng (Đề nghị thu nợ, uỷ nhiệm chi, giấy nộp
tiền mặt,…) ghi nhận:
Nợ TK Thích hợp (TK 1011,...): Số nợ (gốc, lãi) thu hồi được
Có TK Thu nhập khác (TK 79)
Đồng thời kế toán ghi Có Tài khoản ngoại bảng - Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo
dõi (TK 971).
Download