CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NÔNG NGHIỆP 1.1. Định nghĩa về biến đổi khí hậu Biến đỏi khí hậu (BĐKH), cụm từ không quá xa lạ đơi với đại đa số người dân hiện nay. Đó là sự thay đổi dài hạn và toàn cầu về các yếu tố khí hậu trên Trái Đất, bao gồm toàn bộ các yếu tố trong tự nhiên như nhiệt độ, mức độ ẩm, mưa và gió và đặc biệt là nó thường là do hoạt động con người gây ra. BĐKH gây ra rất nhiều ảnh hưởng không chỉ môi trường tự nhiên mà cả đời sống con người, Các hiện tượng tự nhiên như nước biển tăng, thay đổi mùa vụ hay mật độ thiên tai tăng cao đều là những hệ lụy của vấn đề BĐKH Theo IPCC, BĐKH liên quan đến sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi các thuộc tính của nó, và trong thời gian dài có thể ước tính như vài thập kỉ hoặc thậm chí còn lâu hơn. BĐKH có thể tới từ tác nhân tự nhiên hoặc nhân tạo. Các yếu tố tự nhiên có thể do hoạt động của núi lửa hay sự thay đổi chu kỳ của mặt trời hoặc các yếu tố nhân tạo như các họa động khai thác, biến đổi môi trường mà con người gây ra. 1.2. Định nghĩa về nông nghiệp và thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam Theo định nghĩa của Wikipedia, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Năm 2018, diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 27.289.454 ha, dân số Việt Nam là 95.540.395 người đạt mức bình quân đất nông nghiệp là 0,2856 ha/người. Nền nông nghiệp Việt Nam là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất của đất nước, đóng góp lớn vào GDP và cung cấp nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, với sự gia tăng của biến đổi khí hậu, nền nông nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Bài tiểu luận này sẽ phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nền nông nghiệp Việt Nam và các biện pháp cần được thực hiện để ứng phó. CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp 2.2.1. Lũ lụt Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên có tác động đáng kể đến cuộc sống của con người và môi trường. Chế độ mưa thay đổi dẫn đến các trận mưa bão lớn gây lũ lụt. Việc chặt phá cây rừng làm phá hủy các bộ rễ trong đất làm thay đổi kết cấu đất dẫn đến các cơn lũ quét. Không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, số thương vong cũng như thiệt hại về kinh tế mà lũ gây ra là không hề nhỏ. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Tại một số tỉnh miền Trung, vấn đề mưa lũ luôn là mối lo ngại thường trực đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thay Đổi Khí Hậu: Biến đổi khí hậu gây ra sự biến đổi về khí hậu, bao gồm tăng nhiệt độ, thay đổi mô hình mưa và cường độ bão. Điều này ảnh hưởng đến quy trình sinh trưởng và mùa vụ của cây trồng và thú nuôi. Giảm Năng Suất Nông Nghiệp: Tăng nhiệt độ có thể làm giảm năng suất cây trồng như lúa, ngô và cà phê. Thay đổi mô hình mưa có thể gây ra hạn hán hoặc lũ lụt đột ngột, làm hủy hoại mùa vụ nông nghiệp. Tăng Nguy Cơ Sâu Bệnh và Dịch Bệnh: Biến đổi khí hậu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh và dịch bệnh trong nông nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng của các loại cây trồng và thú nuôi. III. Ảnh Hưởng Cụ Thể đến Các Loại Nông Sản Lúa: Biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng suất lúa do tăng nhiệt độ, hạn hán và mưa lớn không đều. Điều này có thể gây ra sự giảm thiểu về lượng và chất lượng của lúa. Cà Phê: Cà phê là một loại cây cần khí hậu mát mẻ và ẩm ướt. Sự tăng nhiệt độ có thể làm giảm diện tích trồng cà phê và ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê. Thủy Sản: Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế từ ngành thủy sản, do tăng nhiệt độ của biển có thể làm giảm số lượng và chất lượng của các loài cá. IV. Biện Pháp Ứng Phó và Giải Quyết Nâng Cao Sự Nhận Thức và Giáo Dục: Cần tăng cường giáo dục và nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Công tác tuyên truyền và giáo dục về các biện pháp ứng phó và chống lại biến đổi khí hậu là cần thiết. Áp Dụng Công Nghệ Nông Nghiệp Thông Minh: Sử dụng công nghệ nông nghiệp thông minh và tiên tiến có thể giúp nông dân tăng cường khả năng chịu đựng và tận dụng tối đa tài nguyên nông nghiệp. Đầu Tư vào Hạ Tầng và Công Nghệ Phòng Chống Lũ Lụt: Đầu tư vào hạ tầng và công nghệ phòng chống lũ lụt, bao gồm đập chống lũ, hệ thống thoát nước và cảnh báo lũ lụt, là cần thiết để giảm thiểu thiệt hại từ lũ lụt. V. Kết Luận Biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đe dọa đến sự ổn định kinh tế và xã hội của đất nước. Để giảm thiểu tác động này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân để triển khai các biện pháp ứng phó và giải quyết một cách hiệu quả. Chỉ thông qua sự nỗ lực chung, chúng ta mới có thể bảo vệ và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp. Lũ lụt Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên có tác động đáng kể đến cuộc sống của con người và môi trường. Không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, số thương vong cũng như thiệt hại về kinh tế là không hề nhỏ. Lũ lụt và nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL bị ngập chìm không còn khả năng canh tác. Theo phân tích của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, Việt Nam đứng thứ 4 trong số 164 quốc gia được khảo sát về tác hại nghiêm trọng của lũ lụt đến toàn nền kinh tế; làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm. Lũ lụt gây nên bởi mưa nhiều trong thời gian ngắn, nước thoát chảy không kịp. Ở những vùng trủng, chỉ cần mưa nhiều ở vùng đất cao hơn, ở thượng nguồn, cũng đủ tạo ra lủ lụt. Bảo tố thường kèm theo mưa nhiều nên thường tạo lủ lụt khủng khiếp. Lủ lụt xảy ra khốc liệt hơn nếu nhằm lúc có triều cường lớn, như trùng các ngày xuân phân (21/3) hay thu phân (21/9), cùng lúc với trăng tròn (ngày rằm) hay không trăng (mồng một âm lịch). Điển hình là tại miền Trung, noi chịu ảnh hưởng nhiều nhát do vấn đề địa hình và phải chịu cảnh thiên tai quanh năm, những trận bão và gió mùa Đông Bắc đã khiến nơi này hứng chịu những đợt mưa lớn khiến đời sống người dân nơi đây trở nên vô cung khó khăn. Thậm chí trong những năm gần đây, mật độ những trận mưa bảo xuất hiện ngày càng nhiều và dày đặc hơn. Nǎm 1998, sau đợt khô hạn kéo dài, liên tục 4 cơn bão 6, 7, 8, 9 tàn phá các tỉnh duyên hải miền Trung. Đầu tháng 11 và tháng 12/1999, cơn đại hồng thủy chưa từng có trong nửa thế kỷ qua ở nước ta đã gây lũ lụt lớn từ Quảng Bình đến Phú Yên. Ngày 15/11 năm 2003, mưa lủ lụt từ Quảng Nam đến Bình Thuận cuốn trôi 60 dân, 40,000 người dân phải chạy trốn lụt, con số thiệt hại ước tính ln đến 11,4 triệu đô đối với 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tại Đồng bằng Cửu Long, nước lũ từ thượng lưu theo sông Tiền và sông Hậu chảy vào VN. Mùa lũ thường kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8, nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4.2 m, và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3.5 m. Vào mùa lủ lụt lớn, nước lủ tràn qua biên giới Việt Miên chảy vảo Đồng Tháp Mười và khu Tứ Giác Long Cuyên. Hạn hán Đối với một quốc gia lấy nông nghiệp canh tác làm chủ đạo nhưu nước ta thì mọi vấn đề liên quan đền thiên nhiên đều cần phải có sự quan tâm đăc biệt từ nhiều phái đặc biệt là chính phủ đểcosos thể đưa ra những phưg án cũng như giải pháp nhằm khắc phục cũng như giảm thiểu những hệ lụy xung quanh. Trong những năm gần đây, vấn đề biến đôi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nước ta: Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước, điển hình là Khánh Hòa và Bình Thuận. Theo ghi nhận, tổng sô diện tích hạn hán ở 2 khu vực này tầm 300,00 hs, điều đáng nói là vấn đè hạn hán này xảy ra thường xuyên. Tại Ninh Thuận và Bình Thuận, lưu lượng mưa nhận được hằng năm rơi vào khoảng 600 mm, nhưng đặc biệt là trong tháng 3 lượng mưa chỉ tầm khoảng 3-10 mm trong khi lượng nước bốc hơi lên đến 1,000 đến 2,000 mm/tháng, là vùng khô hạn nhất ở Việt Nam. Tại Bình Thuận, cả năm 2004 mưa chỉ 350 mm. Vấn đề hạn hán trở nên quá trầm trọng nên các tỉnh Nam Trung Bộ nước chỉ ưu tiên cho sinh hoạt và chăn nuôi trong khi diện tích trồng trọtbị cắt giảm từ 30 đến 50%. Hạn hán làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với không chỉ phát triển nông nghiệp Việt Nam, trở thành chướng ngại cho quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Ngoài ra, hạn hán còn là một trong những nguy cơ nguy hiểm dẫn đến cháy rừng Năm 1998, hạn hán tiếp tục xảy ra trên toàn quốc, gây nhiều vụ cháy rừng. Riêng trong 6 tháng đầu 1998 có 60 cháy rừng ở Đồng Nai và Đắc Lắc, phá huỷ tổng cộng 1,516 ha, từ tháng 3 đến 5/1998 khoảng 11,370 ha rừng 4 bị cháy. Hạn hán tháng 3-4/2002 ở đồng bằng Cửu Long khoảng 5,000 ha rừng U Minh Thượng bị cháy rụi. Tiên đoán cho biết ẩm độ không khí có khuynh hướng giảm, và vủ lượng giảm trong mùa khô ở đồng bằng Cửu Long, nên hạn hán sẽ trầm trọng hơn và kéo dài hơn ở các tỉnh Miền Nam trong tương lai. Xâm nhập mặn XNM là 1 vấn đè biến dổi khí hậu thường xuất hiện ở các vùng ven biển. Hiện tượng này gây ra những khó khăn nhắt định cho dân cư ở đây. Ngoài ra tjao ra những hệ lụy ảnh hưởng đến nền nông nghiệp quốc gia. Xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng ĐBSCL cần được hỗ trợ về nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), BÐKH làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050. Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập 89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100 cm. Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỷ lệ đói nghèo. Bệnh dịch Biến đổi khí hậu là vấn ề biến đổi môi trường, khi xét trên một khía cạnh tiêu cực thì việc này sẽ tạo điều kiện xuất hiện hoặc môi tường sinh sống cho một số loài sinh vật, vi sinh haowjc ký sinh. Những sinh vật này sẽ dần tạo ra những tác động gây ảnh hường gián tiếp hay trực tiếp đến đời sống con người. Các mầm bệnh, bệnh truyền nhiễm rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết. Những thay đổi về khí hậu có thể ảnh hưởng đến việc lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa thay đổi, độ ẩm của đất và nước biển dâng. Có thể ví dụ như việc biên sđổi khid hậu sẽ khiến cho băng tan ở 2 cực, từ đây có thể nghĩ tới 1 mối quan ngại là vấn đề các loài virus cổ đại tại các tầng băng vĩnh cửu ở hai cực sẽ được giải phóng, mang lại cho nhân loại thêm các đại dịch mới. Hay đơn gian rhown là trong nông nghiệp hiện này, một số các loại bệnh dịch gây ra nhwungx vấn đề khó chịu cho nng dân như y, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá. Nhưng yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng đến mùa vụ, chất lượng. Từ đó gây ra những hệ lụy lớn, nghiêm trọng hơn như tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Biện pháp Khi nhắc tới việc giải quyết 1 vấn đề trước tiên cần phải thay đổi từ nguyên nhân tạo ra ấn đề đó. Như đa nói ở trên, nếu bỏ đi những yếu tố khch quan thì con người là nguyên nhân có thể tác động hiện tưng biến đổi khí hậu. Như vậy, người dân cần phải nâng cao nhận thức về BĐKH từ đó đề ra những phương án cũng như những thay đổi trong hành động để có thể tạo ra những phản ứng tích cực. Đặc biệt là ộ phận người dân thuộc các khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, miền trung, miền núi Cần phải tieets kiệm năng lượng, nhiên liệu để giảm hiểu mật độ khai ta=hác của người dân từ đó giảm sự tác động, gây sức nặng lên môi trường. Ví dụ: Theo thống kê, các tòa nhà cao tầng gồm: khách sạn, trung tâm thương mại, khu công nghiệp chiếm khoảng 35 40% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng điện tại một đô thị. Tuy nhiên, có đến 90% trong số đó không tích hợp một cách hiệu quả Chính điều này đã dẫn đến tác động lớn làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra biến đổi khí hậu. Đó là còn chưa kể đến về việc tiêu thụ năng lượng tại các hộ gia đình như điện, nước, các loại khí đốt,.... Đây đều là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của khí hậu. Muốn chống biến đổi khí hậu thì việc tiết kiệm nguồn năng lượng trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất là cần thiết. Có thể ưu tiên sử dụng các thiết bị điện dân dụng như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Có thể suy nghĩ tới việc thiết kế công nâng các tòa nhà cao tầng sao cho tận dụng được tối đa nguồn sáng, đối lưu không khí, đối lưu nhiệt,… từ môi trường thiên nhiên cũng góp phần giảm rõ rệt mức tiêu thụ điện cho việc thắp sáng, làm mát và sưởi ấm cũng như phát thải khí nhà kính từ các tòa nhà cao tầng. Đối với mỗi hộ gia đình thì ý thức tiết kiệm năng lược cũng hết sức quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu. Trong nông nghiệp, có thể suy nghĩ tới việc xây dựng, thiết ế các mô hình canh tác, trông trọt sao cho phù hợp với vấn dề biến đổi khí hậu, đặc biệt là các khu vực nằm trong tầm ngắm chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, miền trung, miền núi. Về lâu dài, khi mà BÐKH sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt, cần bố trí lại hệ thống trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, gắn thâm canh tăng năng suất với bảo vệ tài nguyên môi trường và kiểm soát rủi ro do tác động tiêu cực của BÐKH. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến, như: thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng (3G3T), kỹ thuật canh tác 1 phải 5 giảm (1P5G), quản lý dịch bệnh tổng hợp (EPM), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật; mô hình vườn ao chuồng (VAC), mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi (IFES), mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái (EbA), thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), chăn nuôi công nghệ cao và khép kín. https://baochinhphu.vn/cong-bo-ket-qua-thong-ke-dien-tich-dat-dai-nam-2018102264063.htm https://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL?locations=VN https://vjst.vn/vn/_layouts/15/ICT.Webparts.TCKHCN/mt_poup/Intrangweb.aspx?IdNew s=6694