ĐÔNG BẮC Tiểu Vùng Đông Bắc -Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng) -Đông Bắc bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Đông Bắc Đông Bắc có nhiều núi đá vôi, khối núi, thác nước, ruộng bậc thang. Vùng núi Đông Bắc cũng là nơi sinh sống của hàng chục dân tộc vẫn mưu sinh bằng các phương thức truyền thống như trồng lúa, trồng ngô trên ruộng bậc thang, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đánh bắt thủy sản. Một số dân tộc thiểu số chủ yếu là Tày, Nùng, Dao, H'Mông và Sán Chỉ. Tiểu vùng có đường biên giới quốc gia dài gần 800 km và hệ thống cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc là tiềm năng phát triển du lịch biên giới. Tiểu vùng có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn gắn liền với Bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng núi Đông Bắc được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, di tích lịch sử văn hóa; Hệ thống di tích lịch sử cách mạng gắn với Bác Hồ, Đảng và Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đặc điểm địa hình khí hậu vùng đông bắc Địa hình có 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía, đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Do địa hình núi thấp chiếm các vành đai nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới trên núi. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tài nguyên du lịch vùng đông bắc Đông Bắc hay còn được gọi là Tiểu vùng Đông Bắc, là vùng lãnh thổ ở phía Đông miềnBắc Việt Nam, đây là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ ( 2 tiểu vùng còn lại là vùng Tây Bắc và Đồng bằng Sông Hồng ). Đông Bắc là vùng núi trung du với nhiều khối núi đất, các dã núi đá vôi, đá granit và đá phiến với độ cao trung bình từ 100 – 1600m so với mực nước biển và nhiều dãy núi hình cánh cung nên vì thế khí hậu nơi đây lạnh vào mùa Đông và mát vào mùa hè. Có nhiều sông chảy qua như sông Hồng, sông Bắc Giang... Đây là một trong những khu vực được đánh giá có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng toàn diện và nổi bật cả về tự nhiên và nhân văn. Hệ thống giao thông vùng đông bắc Đứng về góc độ du lịch, vùng Đông Bắc có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng và liên kết quốc tế để phát triển du lịch vùng nói riêng và đối với du lịch các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung.Vùng Đông Bắc mở rộng được mệnh danh là ‘’ địa đầu ‘’ của Tổ quốc, phía Đông và phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính ( đường bộ và đường sắt ) tạo thành cửa ngõ phía Đông của vùng và của nước ta với các nước Đông Bắc Á và thế giới. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch của các tỉnh vùng Đông Bắc còn nhiều hạn chế. Các công tác quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch còn ít được quan tâm ở nhiều địa phương. Tài nguyên du lịch tự nhiên Đông Bắc là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở với các dạng địa hình đang xen nhau khá phong phú, có đặc điểm bị chia cắt mạnh tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ với những núi lớn, đèo cao, vực sâu, thung lũng và cao nguyên nổi tiếng. Tài nguyên du lịch nhân văn Cộng đồng dân cư ở vùng Đông Bắc gần 10 triệu người với nhiều dân tộc có phong tục tập quán khác nhau như : Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Giáy, Sán Dìu,…quy tụ và sinh sống tại nơi đây đã tạo nên nhiều bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú được thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, di tích lịch sử văn hóa,hệ thống di tích lịch sử gắn bó với Bác Hồ - Đảng – Cách mạng Việt Nam trong thời khì kháng chiến chống Pháp. Các dân tộc đều có di sản văn hóa riêng biệt, ngoài ra cómột số dân tộc có những sắc thái riêng biệt và duy nhất ( như La Chí, Pu Péo, Cờ Lao ở Hà Giang ). Ẩm thực Một nền ẩm thực gồm cả sơn hào, hải vị và các món ăn dân dã phong phú, lạ lẫm như món trứng kiến, món khâu phục, chén rượu ngô bóc hơi ngào ngạt ở chợ phiên vùng cao và những món ăn dân giã truyền thống được nấu thơm phức – tẩm gia vị cầu kì trong những dịp lễ ở miền núi như mâm xôi ngũ sắc, lợn sữa quay vàng ươm và có các loại hải sản Quảng Ninh. Các lễ hội đặc sắc như hội hoa Tam Giác Mạch, hội đua thuyền độc mộc trên trên hồ Ba Bể, lễ hội Lồng Tồng, hội Gầu tào, hội Nhảy lửa, lễ hội Bạch Đằng Giang, lễ hội Yên Tử. Trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống đặc sắc như làng nghề dệt thổ cẩm Lùng Tám, làng nghề rèn, làng dệt, làng làm hương, làm giấy dó, làm ngói âm hương. Du lịch sinh thái cộng đồng Home Stay trong những bản làng, thưởng thức ẩm thực và các sản vật địa phương, ngoài ra học nấu ăn, tham gia các buổi diễn văn hóa, văn nghệ dân gian…Bên cạnh đó, nơi đây cũng chính là vùng gắn bó cách mạng Việt Nam, có giá trị lịch sử hào hùng, tiêu biểu là Việt Bắc : quê hương của cách mạng Việt Nam. Hang Pắc Pó ( Cao Bằng ), ATK Tân Trào ( Tuyên Quang )…đều trở thành những điểm hấp dẫn đối với du khách về cội nguồn, lịch sử, giáo dục, tâm linh. Thực trạng Sự phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng Việt Bắc có những bước tiến đáng kể trong những năm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Cụ thể là một số điểm du lịch như Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, hồ Na Hang đã có được thương hiệu và thu hút lượng khách lớn và đặc biệt là Hà giang với hiệu ứng mùa hoa tam giác mạch đã gây tiếng vang đối với thị trường du lịch. Tuy nhiên những hạn chế còn tồn tại của vùng là việc khai thác du lịch vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các tài nguyên thiên nhiên có sẵn. Công tác xây dựng sản phẩm du lịch chưa được chú trọng và đầu tư xứng tầm vì thế dẫn đến sự đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn theo xu thế thời đại và trùng lặp ở nhiều địa phương. Hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn chưa có nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn cao đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt, hoạt động liên kết giữa các địa phương trong việc nghiên cứu xây dựng sản phẩm đặc thù, hợp tác xúc tiến quảng bá còn chưa chặt chẽ, thiết thực dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao và không phát huy được hết lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch một cách hiệu quả.