Uploaded by ngonhathy050305

bà-cụ-Tứ

advertisement
NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ
(Vợ nhặt – Kim Lân)
I. Mở bài
II. Thân bài
* Luận điểm 1: Khái quát + giải thích
- Khái quát tác giả, tác phẩm
- Giải thích vị trí bà cụ Tứ trong truyện: Là nhân vật xuất hiện ở
khoảng giữa truyện, bà cụ Tứ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng
giúp Kim Lân thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện
ngắn của mình.
* Luận điểm 2: Khái quát về bối cảnh và tình huống truyện
1. Bối cảnh
- Cái đói và không khí chết chóc bao trùm cả xóm
- Gia đình bà cụ Tứ cũng đang lâm vào cảnh khốn cùng với “ngôi
nhà vắng teo một mảnh… cỏ dại”, cái phên rách, một bữa cơm ngày
đói tàn tạ.
=> Nhấn mạnh: bà cụ Tứ đứng trước nguy cơ của chết đói với dáng
người lọng khọng, khuôn mặt vừa hốc hác vừa u tối.
2. Tình huống truyện (qua cái nhìn của bà cụ Tứ)
- Đang trong những ngày tháng cùng quẫn vì cái đói, anh con trai
dở hơi của bà đem về một người đàn bà xa lạ nhặt được ở ngoài
chợ. Điều này đã gây ra hoang mang, lo lắng cho hầu hết các nhân
vật trong truyện.
- Chính bối cảnh và tình huống ấy đã đặt nhân vật bà cụ Tứ vào tình
thế khó xử, buộc phải đưa ra lời nói và hành động phù hợp. Và chính
cái cách xử lí của và cụ Tứ đã làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ
nông thôn Việt Nam.
* Luận điểm 3: Phân tích, chứng minh những vẻ đẹp của bà cụ Tứ
1. Trước hết, đây là người mẹ có lòng yêu thương con vô bờ.
- Trước tình cảnh éo le, khi nhìn thấy một người đàn bà đang ngồi
ở đầu giường con trai mình, bà cụ đã ngạc nhiên, đã rất bất ngờ.
Trong sự bất ngờ ấy, người đọc còn cảm nhận được một nỗi lo lắng,
sợ hãi.
- Tuy nhiên khi hiểu được bản chất của sự việc, bà cụ có lối hành
xử thật đẹp, thật xúc động. Người mẹ nghèo này không hề có một
lời trách mắng đứa con, mà thay vào đó bà “hiểu ra biết bao nhiêu
cơ sự”. Cơ sự ở đây là gì? Phải chẳng đó là sự thông cảm, thấu hiểu
cho nỗi niềm, khát vọng của người con. Nỗi “chua xót” về tình cảnh
gia đình của bà là biểu hiện của mong muốn thầm kín về hạnh phúc
của con cái.
=> Đây là một người mẹ có tấm lòng yêu thương con vô bờ bến.
Tâm trạng của bà cụ Tứ đi từ ngạc nhiên, ai oán, xót thương, vừa
mừng vừa tủi, những cảm xúc ấy dâng thành nước mắt. Nước mắt
của bà cụ Tứ “rỉ” xuống. Đó là những giọt nước mắt ít ỏi của một
người đói, một người già nua đã trải qua nhiều đau khổ của cuộc
đời. Chỉ một từ “rỉ”, nhà văn Kim Lân đã cho người đọc thấy được
tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của mình.
PHÂN TÍCH THÊM VỀ HÌNH ẢNH NƯỚC MẮT RỈ XUỐNG
2. Bà cụ Tứ còn là một người phụ nữ nhân hậu với lòng thương
người cao cả, bao dung.
- Quy luật hiển nhiên của mỗi con người là sinh ra và muốn được
tồn tại. Đôi lúc vì sự sống ta có thể bất chấp tất cả. Một số người
còn có thể dẫm đạp lên nhau, nhất là khi họ đang phải đối mặt với
cái chết. Nhưng trong bức tranh tối tăm của xã hội, bà cụ Tứ vẫn
tỏa sáng một trái tim đầy lòng vị tha khi đón nhận nàng dâu mới.
- Trong suy nghĩ của nhiều người khi đứng trước tình huống nhặt
vợ của Tràng sẽ là sự lo lắng và tức giận. Bà cụ Tứ cũng lo nhưng
không phải là lo cho mình mà là “lo cho chúng nó”. Thay thế sự
tức giận, quát mắng hay đuổi đánh một kẻ ăn bám, kẻ mà có khả
năng đẩy bà đến cái chết đói nhanh hơn là một sự thông cảm, thấu
hiểu và biết ơn. Bà hiểu được tình cảnh của người đàn bà khốn nạn
kia, hiểu rằng chỉ vì bước đường cùng trong khó khăn đói khổ
“người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được”.
Đây là biểu hiện của một người phụ nữ sâu sắc trước cuộc đời và
một tính cách khoan dung, độ lượng. Chính vì vậy mà ngay lập tức
bà đã chấp nhận người con dâu kia theo mong muốn của Tràng: “Ừ
thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.
Chính câu nói này đã biến một cuộc “nhặt vợ” thành một cuộc hôn
nhân chính thống, biến một người đàn bà dường như không còn
nhân phẩm thành người có phận và vớt vát được danh dự cho thị.
- Không những vậy, những chi tiết miêu tả thái độ, cách nói năng,
cư xử của bà cụ Tứ cũng làm đậm thêm vẻ đẹp trong tấm lòng nhân
hậu của bà.
+ Bà cụ khẽ dặng hắng tiếng, nhẹ nhàng nói, hạ thấp giọng xuống
thân mật nói với “nàng dâu mới”.
+ Ngay từ câu nói đầu tiên, bà cụ đã xưng “u” và gọi người đàn bà
kia là “con”, hai chữ “các con” đầy tình thương dành đã đưa người
con dâu vào trong vòng tay của tình mẹ bao dung.
+ Tiếp đó là thái độ chăm sóc ân cần “Con ngồi xuống đây. Ngồi
xuống đây cho đỡ mỏi chân”…
+ Nhà văn còn bộc lộ trực tiếp vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ qua cái
nhìn về người đàn bà: “Nó bây giờ là con, là dâu trong nhà rồi”.
Để rồi đỉnh điểm của lòng thương, của sự cảm thông, thấu hiểu ấy
là một lời nói đầy giá trị đã chiêu tuyết toàn bộ nhân phẩm cho
người vợ nhặt: “Kể có ra làm dăm ba mâm thì phải đấy”. Câu nói
dung dị này đã an ủi rất lớn cho biết bao nhiêu sự xấu hổ xen lẫn
đau đớn của thị. Từ một người bị rẻ rúng, trôi dạt, thị không chỉ có
một gia đình mà còn nhận được sự yêu thương, trận trọng, được
xem là một nàng dâu đích thực. Có lẽ chính sự nhân hậu của bà cụ
Tứ đã tác động đến những thay đổi của thị sau này.
+ Và bằng cách nói có phần suồng sã, thân mật “Chúng mày lấy
nhay lúc này, u thương quá”, bà cụ Tứ đã chủ động xóa đi mọi ngăn
cách, đồng thời thể hiện nỗi xót xa của người mẹ nghèo khổ.
+ Bà cụ Tứ thương con đến nghẹn ngào để rồi bà cụ không nói được
nữa, “nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Đó là những dòng nước
mắt của buồn vui, thương xót, tủi cực, nước mắt củ tình người nhân
hậu, vị tha.
3. Bà cụ Tứ còn là nhân vật biểu tượng cho tâm hồn lạc quan
và niềm tin mãnh liệt ở tương lai, cho dù đang phải đối mặt với
nạn đói và cái chết.
- Câu chuyện hấp dẫn và thú vị không chỉ ở trong tình huống truyện
độc đáo mà còn ở việc Kim Lân đã đặt nhân vật vào đúng từng vị
trí của họ trong việc thực hiện tư tưởng chủ đề; đặt đúng hành động
và lời nói phù hợp với từng nhân vật, từng tính cách. Điều thú vị ở
đây là ông đã để cho một bà lão gần đất xa trời trở thành biểu
tượng cho niềm tin và lạc quan.
- Buổi sáng sau đêm tân hôn của con trai, không khí trong nhà
dường như đổi thay hoàn toàn. Không còn mùi hôi rác rưởi, mùi
gây của xác người, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết hay
những bóng ma đói vật vờ đi lại mà thay vào đó là sự tinh tươm,
tươi mới của gia đình.
- Bà cụ Tứ xuất hiện với vẻ mặt “nhẹ nhõm” “tươi tỉnh”, “rạng
rỡ” khác ngày thường. Bà “xăm xắn” thu dọn, quét tước nhà cửa.
Dường như mọi người trong gia đình Tràng sáng hôm ấy đều có
một suy nghĩ rằng chỉ cần thu dọn nhà cửa cho quang quẻ thì cuộc
sống sẽ có cơ may khấm khá hơn. Dù là những cảm nhận có phần
cảm tính nhưng nó cho thấy rằng bên trong họ vẫn mang một niềm
tin, một chút hi vọng về sự đổi đời.
- Trong bữa cơm ngày đói, những câu chuyện về tương lai tốt đẹp
đều xuất phát từ bà cụ Tứ.
+ Bữa ăn sáng chỏng chơ khi “giữa cái mẹt rách có độc một lùm
rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo nhưng vẫn thật vui
vẻ, đầm ấm. Niềm hạnh phúc đã nâng bà vượt thoát khỏi thực tại,
trong bữa ăn bà đã nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau
nay vì thế có nhà phê bình gọi đây là câu chuyện cổ tích giữa đời
thực. Đó là câu chuyện về việc nuôi một cặp gà “ngoảnh đi ngoảnh
lại, chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”; đó là cách bà cụ
dựa vào triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời” để gieo vào
lòng các con niềm tin vào sự đổi đời. Bà đã động viên các con bằng
những dự tính mà ai cũng biết là viễn vong trong thời điểm đó,
nhưng nghe cách nói của bà vẫn náo nức niềm tin, niềm hi vọng về
ngày mai tốt đẹp hơn, ấm no và hạnh phúc. Tâm trạng của bà cụ Tứ
lúc ấy không khác gì những mong ước mà người đọc đã từng gặp
trong thế giới cổ tích.
+ Tinh thần lạc quan của bà cụ Tứ còn được thể hiện khi cái đói
hiện ra đầy thảm hại ở nồi cháo cám. Kim Lân đã miêu tả hình
ảnh bà cụ Tứ trong đoạn văn đầy xót xa, bà “lật đật chạy xuống bếp
lễ mễ bưng ra một cái nồi bốc hơi nghi ngút… đặt cái nồi xuống…
cầm cái muôi vừa khuấy khuấy vừa cười …” rồi múc cho con. Bà
làm tất cả những hành động đó với thái độ “đon đả”, vẻ mặt “tươi
cười” và lời nói cố tỏ ra vui vẻ “chè khoán đây, ngon đáo để cơ”.
Bằng lẽ sống lạc quan của một người lao động, nười mẹ ấy đã gán
cho nó một cái tên rất mĩ miều là “chè khoán”. Trước phản ứng lặng
lẽ của hai người con, sự đắng chát và nghẹn bứ của miếng cám
không ngăn bà suy nghĩ về những điều vui tươi, bà an ủi các con:
Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta có khối
nhà còn chả có cám mà ăn đấy. PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH BÀ
DẤU NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT ĐỂ KHÔNG LÀM CHO CON
LO LẮNG -> NGƯỜI MẸ YÊ THƯƠNG CON, NGƯỜI THẮP
LÊN NIỀM HI VỌNG
- Như vậy, bà cụ Tứ được miêu tả với một vẻ đẹp, tính cách điển
hình của người phụ nữ nông thôn Việt Nam: lòng yêu thương
con vô bờ, nhân hậu, vị tha, cao thượng và lạc quan. Bà điểm
sáng của bức tranh đói khát, là ngọn lửa sưởi ấm cả thiên
truyện.
* Luận điểm 4: Đánh giá, bàn luận
- So sánh, liên hệ
- Ý nghĩa:
+ Vợ nhặt là một thiên truyện chan chứa tinh thần nhân đạo của Kim
Lân. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện sâu sắc qua hình tượng bà cụ
Tứ. Xây dựng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân không chỉ tái hiện một
con người đang phải vật lộn với nạn đói khủng khiếp mà còn là ở
sự ngợi ca đề cao vẻ đẹp trong tâm hồn của con người.
NHẤN MẠNH CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CÔ ĐÃ
GIẢNG TRONG TÀI LIỆU
. Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái
. Sự đói khát không làm con người mất đi khát vọng hạnh phúc
. Sự đói khát không làm con người mất đi niềm tin, niềm hy vọng
vào tương lai tốt đẹp hơn.
+ Trong mối quan hệ với mạch truyện bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở nửa
sau nhưng lại là nhân vật nhận được nhiều sự ưu ái của nhà văn.
Hình tượng nhân vật này đã làm nên một khía cạnh trong chủ đề
nhân đạo của tác phẩm là ngợi ca về lòng mẹ. Cụ thể hơn nữa, đó
là tấm lòng của những bà mẹ nghèo thương con hết mực nhưng chỉ
có thể an ủi, động viên con bằng lời lẽ và cử chỉ yêu thương. Không
thể cụ thể hóa tình thương bằng hành động, bà cụ Tứ chỉ biết quay
quắt trong bao nhiêu nỗi niềm. Chính vì vậy, ở một góc độ nào đó
có thể gọi Vợ nhặt là một bài ca về lòng mẹ!
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ độc thoại
nội tâm sâu sắc; giọng văn giản dị, ngôn ngữ tinh tế…
III. Kết bài
Download