QUỸ XÃ HỘI VÀ CỘNG ĐỒNG SCF – VĂN PHÒNG TẠI VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO S.MUN SEASON 2 Thuộc Dự án 2023.3 “Truyền Động lực” ĐẠI HỘI ĐỒNG S.MUN SEASON 2 TUYÊN BỐ CHUNG TP. HỒ CHÍ MINH Ký kết ngày: Ngày 09 tháng 03 năm 2024 Tại: Thành phố Hồ Chí Minh - Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ĐIỀU 1 Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang có những bước chuyển mình vượt bậc, kéo theo đó là những thách thức về môi trường. Đây vừa là cơ hội, vừa là cản trở cho các quốc gia để đạt được những mục tiêu về phát triển bền vững. Vì vậy, khái niệm về Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility), trong văn bản này từ đây sẽ gọi là EPR, hay còn biết tới như một mô hình mở rộng trách nhiệm của các nhà sản xuất tới việc thu gom, phân loại, tái chế và xử lý các loại rác thải. Mô hình này đang được thế giới quan tâm, khuyến khích các quốc gia áp dụng và phát triển hơn nữa để cải thiện tình trạng hiện tại. Cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, vừa tìm ra những giải pháp giải quyết các vấn đề nhức nhối về môi trường còn đang tồn đọng nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế, Quỹ Xã hội và Cộng đồng SCF đã tổ chức phiên họp giả lập Liên Hợp Quốc S.MUN 2024. Hôm nay, 09 tháng 03 năm 2024, cùng sự tham gia của 53 phái đoàn giả lập, là những đại diện của 53 quốc gia, lấy phát triển môi trường song song với kinh tế làm trung tâm phiên họp, đặt tên chủ đề phiên họp là “RỒNG TÁI SINH”. S.MUN season 2 xoay quanh vấn đề phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, ô nhiễm rác thải nhựa với tuyên bố của Đại Hội Đồng: “Đến năm 2035, 80% nhà sản xuất thuộc các quốc gia cam kết áp dụng mô hình EPR vào sản xuất”. Lấy “Rồng tái sinh” làm tên gọi và chủ đề của phiên họp giả lập, S.MUN Season 2 hướng tới việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề môi trường nhức nhối mà vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế. S.MUN cam kết là một môi trường quy chuẩn, quy mô, đào tạo ra những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, đồng thời thể hiện được bản lĩnh, tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam. Quốc tế làm được thì Việt Nam cũng làm được, và làm tốt hơn, làm để Quốc tế học hỏi. 1 ĐIỀU 2 QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC PHÁI ĐOÀN GIẢ LẬP Tất cả các Phái đoàn Giả lập tại S.MUN season 2 đồng thuận, nhất trí cao và tuyên bố “Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) thuộc chủ quyền của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với những minh chứng, tư liệu lịch sử cũng như Luật pháp Quốc tế. Đề nghị tất cả các bên nhất quán tôn trọng chủ quyền bất khả xâm phạm của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) và quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Các tranh chấp ở Biển Đông giữa các Bên liên quan cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp cho hòa bình và hợp tác ở Biển Đông cũng như trên Thế giới. ĐIỀU 3 CÁC QUY ĐỊNH CHUNG. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC QUỐC GIA, CÁC NHÓM QUỐC GIA. Khoản 1. Quy định chung về EPR và các nhóm quốc gia EPR (Extended Producer Responsibility) là Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Mô hình này yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm quản lý sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm trách nhiệm trong quá trình thu gom; phân loại; tháo dỡ hoặc khử ô nhiễm; tái chế; tái sử dụng; thu hồi hoặc thải bỏ. Nói các khác, trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng. Tuyên bố này điều chỉnh 4 nhóm quốc gia bao gồm: 1. Nhóm quốc gia đã áp dụng EPR 2. Nhóm quốc gia chưa áp dụng EPR 3. Nhóm quốc gia công nghiệp dầu mỏ 4. Nhóm quốc gia công nghiệp điện tử Khoản 2. Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển EPR Các quốc gia thống nhất thành lập và tham gia Quỹ Hỗ trợ Phát triển EPR trên tinh thần thiện chí, hợp tác, cùng phát triển. Quỹ Hỗ trợ phát triển EPR (hay Quỹ QPR) là tổ chức giám sát hệ thống EPR toàn cầu bằng cách theo dõi các chỉ số liên quan, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính trong lĩnh vực áp dụng EPR khi có yêu cầu. 2 Mục tiêu thành lập Quỹ EPR là hỗ trợ các quốc gia trong việc áp dụng và phát triển EPR; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc áp dụng và phát triển EPR; góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Hoạt động của Quỹ EPR là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia trong việc áp dụng và phát triển EPR; nghiên cứu và phát triển các giải pháp EPR phù hợp với các nhóm quốc gia; nâng cao nhận thức về EPR cho các bên liên quan. Nguồn tài chính của Quỹ EPR là các khoản đóng góp bắt buộc và tự nguyện của các quốc gia thành viên. Đối tượng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ EPR là các quốc gia thành viên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định và có kế hoạch định hướng áp dụng và phát triển EPR cụ thể trong vòng 5 năm cho quốc gia. 1. 2. 3. 1. 2. 3. Khoản 3. Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia Quyền lợi chung của các quốc gia bao gồm: Các quốc gia tự do lựa chọn phương thức áp dụng EPR phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Các quốc gia được khuyến khích hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong áp dụng và phát triển EPR. Các quốc gia được đề xuất nhận và nhận hỗ trợ từ Quỹ EPR nếu đáp ứng các yêu cầu về đối tượng của Quỹ EPR được quy định trong Khoản 2. Nghĩa vụ chung của các quốc gia bao gồm: Các quốc gia cần hợp tác, hướng đến nền thịnh vượng chung thông qua việc áp dụng và phát triển EPR tối ưu đối với tình hình kinh tế cụ thể của từng quốc gia. Các quốc gia cam kết tham gia Quỹ EPR và thực hiện đầy đủ các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định đối với từng nhóm quốc gia. Các quốc gia thực hiện chế độ báo cáo về tình hình áp dụng và phát triển EPR của quốc gia theo định kỳ mỗi năm 1 lần. Khoản 4. Nhóm quốc gia đã áp dụng EPR Một quốc gia được xem là thuộc “Nhóm quốc gia đã áp dụng EPR” phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau: 1. Có văn phòng Hội đồng EPR tại quốc gia hoặc cơ quan có chức năng tương tự tại quốc gia; có cơ quan nghiên cứu quốc gia về phát triển công nghệ kĩ thuật tái chế, tạo ra vật liệu bền vững; 2. Đã ban hành luật hoặc quy định về EPR và luật hoặc quy định đó đã có hiệu lực thi hành, áp dụng cho ít nhất một loại sản phẩm quốc nội; 3. Đạt được trên 50% doanh nghiệp trên lãnh thổ quốc gia ký kết các thỏa thuận, cam kết với Chính phủ về tuân thủ quy tắc EPR trong quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. 3 Các quốc gia đã áp dụng EPR cần tiếp tục phát triển, thường xuyên cập nhật tình hình áp dụng EPR, tiến tới mở rộng EPR bao quát nền kinh tế; cung cấp nguồn vốn, hỗ trợ tài chính cho các nước chưa áp dụng EPR; tích cực đóng góp các nguồn lực như kinh nghiệm, tri thức, tài chính vào Quỹ EPR. 10% Quy định khoản đóng góp bắt buộc đối với nhóm quốc gia này là 15% tổng doanh thu của năm của các doanh nghiệp quốc nội đã áp dụng EPR vào Quỹ EPR, theo định kỳ hàng năm. Cho phép các quốc gia đề xuất giảm mức đóng góp bắt buộc căn cứ theo tình hình cụ thể nếu đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Có kế hoạch cụ thể và lộ trình rõ ràng về phát triển và nâng cao hiệu mô hình EPR trong vòng 5 năm. 2. Cam kết mở rộng phạm vi áp dụng EPR tại quốc gia trên 50% các loại sản phẩm quốc nội trong vòng 10 năm. 3. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, cơ sở vật chất và kinh nghiệm trong triển khai EPR và những nỗ lực tăng cường hiệu quả EPR tại quốc gia. Nhóm quốc gia này bao gồm: Canada, Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Bồ Đào Nha, Cộng hòa Chile, Cộng hòa Costa Rica, Cộng hòa Đông Uruguay, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Kyrgyzstan, Cộng hòa Liên bang Brazil, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Mozambique, Cộng hòa Phần Lan, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Singapore, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại Công Quốc Luxembourg, Đại Hàn Dân Quốc, Đài Loan, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Liên bang Thụy Sĩ, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Nhật Bản, Vương quốc Ả-Rập Xê-út, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, Vương Quốc Hashemite Jordan, Vương quốc Hà Lan, Vương quốc Maroc. Khoản 5. Nhóm quốc gia chưa áp dụng EPR Một quốc gia được xem là thuộc “Nhóm quốc gia chưa áp dụng EPR” phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau: 1. Chưa ban hành luật hoặc quy định nào liên quan đến EPR; 2. Đã ban hành luật hoặc quy định liên quan đến EPR, nhưng luật hoặc quy định đó chưa có hiệu lực thi hành; 3. Đã ban hành luật hoặc quy định về EPR và luật hoặc quy định đó đã có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được áp dụng cho bất kỳ loại sản phẩm quốc nội nào. Các quốc gia chưa áp dụng EPR cần học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng EPR; từ đó nghiên cứu và xây dựng khuôn khổ các chính sách về EPR phù hợp với thực trạng của quốc gia; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu để có thể nhận được sự hỗ trợ tối ưu từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển EPR. 4 7% Quy định khoản đóng góp bắt buộc đối với nhóm quốc gia này là 10% GDP quốc gia vào Quỹ EPR, theo định kỳ hàng năm. Cho phép các quốc gia đề xuất giảm mức đóng góp bắt buộc căn cứ theo tình hình cụ thể nếu đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Có kế hoạch cụ thể và lộ trình rõ ràng về triển khai mô hình EPR trong vòng 5 năm. 2. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất và sử dụng sản phẩm. 3. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, cơ sở vật chất và những nỗ lực trong việc xây dựng chính sách EPR. Các quốc gia thuộc nhóm nước này bao gồm: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng hòa Angola, Cộng hòa Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nepal, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Iraq, Công quốc Lichtenstein, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Sudan, Hợp chủng quốc Mexico, Nhà nước Đa dân tộc Bolivia, Nhà nước Libya, Nhà nước Palestine, Vương quốc Campuchia, Vương quốc Hồi giáo Oman, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Vương quốc Tây Ban Nha, Vương quốc Thái Lan. Khoản 6. Nhóm quốc gia công nghiệp dầu mỏ Một quốc gia được xem là thuộc “Nhóm quốc gia công nghiệp dầu mỏ” phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau: 1. Là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC); 2. Là thành viên của liên minh gồm các thành viên sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài tổ chức OPEC (OPEC+); 3. Có sản lượng khai thác dầu thô trên 1 triệu thùng/ngày. Một số nước đang tích cực thực hiện mô hình EPR như một biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Họ xem EPR là một thành phần thiết yếu của cam kết rộng hơn về tính bền vững và quản lý tài nguyên và rác thải. Ngược lại, các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, có những quốc gia đã tiếp cận EPR nhưng không hiệu quả và thậm chí có những quốc gia tới hiện nay vẫn chưa áp dụng mô hình EPR vì sự hạn chế về mặt cơ sở vật chất, tài chính và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 10% Quy định khoản đóng góp bắt buộc đối với nhóm quốc gia này là 15% GDP quốc gia vào Quỹ EPR, theo định kỳ hàng năm. Cho phép các quốc gia đề xuất giảm mức đóng góp bắt buộc căn cứ theo tình hình cụ thể nếu đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Có kế hoạch cụ thể và lộ trình rõ ràng về việc thực hiện hoặc phát triển mô hình EPR hiệu quả trong vòng 5 năm. 2. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động khai thác, sản xuất và xuất - nhập dầu mỏ. 5 3. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, cơ sở vật chất và nỗ lực trong việc xây dựng chính sách EPR hoặc kinh nghiệm trong triển khai EPR tại quốc gia. Nhóm quốc gia này bao gồm: Canada, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cộng hòa Angola, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Cộng hòa Iraq, Cộng hòa Liên bang Brazil, Cộng hòa Sudan, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Hợp chủng quốc Mexico, Liên bang Nga, Malaysia, Nhà nước Libya, Vương quốc Ả-Rập Xê-út, Vương quốc Hồi giáo Oman. Khoản 7. Nhóm quốc gia công nghiệp điện tử Một quốc gia được xem là thuộc “Nhóm quốc gia công nghiệp điện tử” phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau: 1. Có khối lượng rác thải điện tử hàng năm trên 1000 tấn 2. Có lượng rác thải điện tử bình quân đầu người trên 19kg (từ năm 2019) 3. Có tỉ lệ tái chế rác thải điện tử dưới 25%. Trong bối cảnh thời đại công nghệ với sự chú trọng đặc biệt đối với kỹ thuật và công nghệ nhưng lại chưa có những chế tài phù hợp trong việc xử lý hậu sử dụng, việc xử lý rác thải điện tử trở thành một trong những mục tiêu toàn cầu hàng đầu. Những quốc gia phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử cũng đóng góp lượng rác thải điện tử lớn. 10% Quy định khoản đóng góp bắt buộc đối với nhóm quốc gia này là 15% GDP quốc gia vào Quỹ EPR, theo định kỳ hàng năm. Cho phép các quốc gia đề xuất giảm mức đóng góp bắt buộc căn cứ theo tình hình cụ thể của quốc gia nếu đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Có kế hoạch cụ thể và lộ trình rõ ràng về việc thực hiện hoặc phát triển mô hình EPR hiệu quả trong vòng 5 năm. 2. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất và sử dụng sản phẩm điện tử. 3. Cam kết nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải điện tử trên 50% trong lộ trình tối đa 10 năm. 4. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, cơ sở vật chất và nỗ lực trong việc xây dựng chính sách EPR hoặc kinh nghiệm trong triển khai EPR tại quốc gia. Các quốc gia thuộc vào nhóm này bao gồm: Canada, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Liên bang Brazil, Cộng hòa Singapore, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Hà Lan. 6 ĐIỀU 4 KÝ KẾT TUYÊN BỐ CHUNG Trong khuôn khổ Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc S.MUN season 2, các Phái đoàn Giả lập quốc gia biểu quyết thông qua bản Tuyên bố chung TP. Hồ Chí Minh với đa số phiếu đồng thuận. Các Phái đoàn Giả lập nhất trí cho rằng, Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc S.MUN season 2 đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết quốc tế, đẩy mạnh và làm sâu sắc tinh thần hợp tác cùng phát triển trong giải quyết các vấn đề về môi trường trong thời đại toàn cầu hóa, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng chung toàn cầu. 7