Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh Rhinovirus cảm lạnh Adenovirus: viêm đường hô hấp cấp, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm Cho đến nay, bệnh sốt siêu vi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và đề phòng các biến chứng. Cần phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, như Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần, các lần cách nhau từ 4-6h. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát. Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Bố mẹ dùng khăn ấm vắt ráo nước lau người cho trẻ, chú ý tới vùng nách, bẹn. Khi trẻ sốt cao sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải, vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước và bù điện giải bằng Oresol, uống thay nước trong ngày. Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như súp, cháo. Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đồng thời, cho trẻ uống thêm các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thuốc kháng sinh không phải là thuốc điều trị sốt siêu vi Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng tiêu diệt virus. Chính vì vậy, không sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sốt Bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn khi đang bị bệnh do virus. Nghĩa là, trước đó, trẻ bị bệnh do virus khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và sinh sôi nảy nở, gây ra thêm bệnh do vi khuẩn. siêu vi nếu như không có bội nhiễm. Các bậc phụ huynh cần phải theo dõi trẻ sát sao, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần cho trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị, tránh để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Thông thường, nấm candida sẽ sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, nấm candida sẽ có cơ hội phát triển mạnh và gây bệnh ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục Nhiễm ký sinh trùng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới do các loại giun, sán, bọ chét, chí, ve, rận… sống ký sinh ở người thông qua các đường lây nhiễm như lây qua đất, qua da, đường tiêu hóa, từ động vật sang người… xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để giúp xác nhận chẩn đoán hoặc dùng "xét nghiệm vi sinh" để xác định là nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus Sốt do virut thường có yếu tố dịch tễ, đặc biệt theo mùa, diễn biến cấp tính, thường không cần điều trị đặc hiệu và hầu hết sẽ tự khỏi sau điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ (ví dụ: hạ sốt, cho uống bù nước điện giải, giảm đau, vitamin...). Sốt do nhiễm khuẩn sẽ có các triệu chứng rất khác nhau tùy theo căn nguyên. Vì vậy, cần phải điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu tùy theo các loại vi khuẩn gây bệnh. Về mặt xét nghiệm, sốt do nhiễm khuẩn có bạch cầu máu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng cao, chỉ số CRP hoặc procanxitonin tăng cao, soi cấy vi khuẩn có thể dương tính.