Uploaded by Linh Châu Kim

Studious Copywriting Study Guide

advertisement
STUDIOUS
COPYWRITING
STUDY GUIDE
Những kiến thức nền tảng then chốt bạn cần học để có thể
trở thành một copywriter
Được Viết Bởi Top 3% Freelancers Toàn Thế Giới Và Top 1
Copywriter Toàn Việt Nam Trên Upwork
Về Tác Giả
Xin chào, bọn mình là Trung và An.
2 Co-Founders của Studious Copywriting School — Trường học hàng
đầu tại Việt Nam chuyên sâu về freelance copywriting.
(A.K.A 2 copywriters đẹp trai nhất Việt Nam)
Từ con số 0 tròn trĩnh, bọn mình đã trở thành top 3% freelancers toàn
thế giới duy nhất tại Việt Nam và top 1 sales copywriter Việt Nam trên
Upwork chỉ trong dưới 8 tháng.
(Sales Copywriter có doanh thu cao nhất Việt Nam trên Upwork – $40K)
(Huy hiệu Top Rated Plus, chỉ 3% freelancers toàn thế giới trên Upwork đạt
được)
Thấy không, đã nói là đẹp trai mà
🤪
Trong cuốn ebook này, bọn mình sẽ chia sẻ những kiến thức nền tảng
then chốt bạn cần phải học khi bắt đầu copywriting.
Bọn mình sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn.
LƯU Ý!
Bọn mình sẽ không đi sâu vào tất cả các khái niệm trong cuốn ebook
này.
Ngay từ tiêu đề, bọn mình đã ghi rõ đây là một cuốn “Study Guide”.
Có nghĩa là sau khi đọc xong, bạn sẽ biết bạn cần phải học và tìm hiểu
về những kiến thức/chủ để gì.
Đây đều là những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất bạn cần biết để
viết một bài copy hoàn chỉnh.
Điều bạn cần làm sau khi đọc xong cuốn ebook này là tiếp tục nghiên
cứu, tìm tỏi và đào sâu vào những kiến thức bọn mình sắp chỉ bạn.
Nó sẽ giống như la bàn chỉ hướng cho bạn, và bạn vẫn cần phải tự đi để
đến đích.
Không nói nhiều nữa.
Let’s gooooooo
🤪
I/ Kiến thức cơ bản về copywriting
1. Hiểu đúng về copywriting
Trước khi bắt đầu copywriting, tất nhiên bạn phải hiểu đúng nó là gì.
Đây là định nghĩa mình cho rằng là dễ hiểu nhất.
“Copywriting là một người bán hàng online của bạn”
Tại sao lại là người bán hàng online?
Bởi vì thay vì bán hàng trực tiếp, copywriting bán hàng bằng con chữ.
Copywriting luôn kêu gọi và thuyết phục người đọc hành động, với mục
tiêu cuối cùng là nâng cao doanh số.
2. Copywriting vs Content Writing
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, không chỉ các
newbie copywriter, mà kể cả khách hàng của bọn mình.
Sau đây là những điểm khác nhau chính.
Copywriting
Content Writing
Mục đích
Kêu gọi hành động và
thuyết phục
Cung cấp thông tin và
kiến thức
Copywriter vs
Content writer
Copywriter thuyết phục
Content writer tập trung
người đọc hành động với
mang lại tính giải trí hoặc
mục tiêu cuối cùng là nâng giáo dục cho người đọc
doanh số.
Ví dụ
Emails, Sales Page,
Facebook Ad, YouTube Ad…
Blogs, Newsletters,
Ebook…
3. Phễu - Funnel
Đây là thứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có để có thể đem về doanh
thu.
Về định nghĩa, "phễu" là quá trình dẫn dắt khách hàng tiềm năng qua
các bước từ việc biết đến sản phẩm đến việc thực hiện mua hàng.
Khi làm việc cho khách hàng, bạn bắt buộc phải biết phễu họ là gì.
Đây là các bước CƠ BẢN trong phễu.
● Ý Thức (Awareness)
Khách hàng biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn
● Quan Tâm (Interest)
Người đọc tìm hiểu thêm thông tin và quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
● Xem xét (Consideration)
Người đọc xem xét và so sánh với các sản phẩm/dịch vụ khác.
● Quyết định (Decision)
Khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ.
● Hành Động (Action)
Khách hàng thực hiện hành động mua.
Trong mỗi bước của phễu, copywriting đóng vai trò quan trọng trong
việc thuyết phục và dẫn dắt khách hàng tiến tới hành động mua hàng.
4. Các dạng bài copy thường thấy trong phễu
Đây là một số dạng copy cơ bản trong phễu bạn sẽ hay gặp khi làm việc
với khách hàng.
Bạn nên chắc chắn là bạn hiểu rõ những dạng bài copy này.
● Ads - Quảng cáo. Ví dụ: Facebook, Youtube Ads…
● Landing Page – Trang đích
● Lead Magnet – Phần nội dung khuyến khích khách hàng tiềm
năng của bạn xem / nghe / tải xuống những gì bạn đang cung
cấp để đổi lấy địa chỉ email của họ. Ví dụ như ebook miễn phí,
video miễn phí
● Email Sequence – Chuỗi email được gửi tự động hóa
● Sales Page – Trang bán hàng
● VSL (Video Sales Letter) – Video bán hàng
5. 3 bước để viết bất kỳ bài copy nào
Đối với bọn mình, đây là 3 bước không thể thiếu khi viết copy.
1. Nghiên cứu
2. Viết
3. Sửa
Nhìn thì có vẻ ngắn và dễ, nhưng mỗi bước đều cực kỳ phức tạp, chi
tiết.
Cả 3 bước này đều đòi hỏi bạn phải liên tục luyện tập và học hỏi thêm.
II/ Nghiên Cứu
1. Nghiên cứu là gì và tại sao phải nghiên cứu?
Đây là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi viết bất kỳ thứ gì.
Tại sao nó lại quan trọng?
Ví dụ, 90% khách hàng tiềm năng thích sản phẩm của bạn vì nó có tính
năng A, nhưng bạn lại tập trung vào tính năng B, vì nghĩ đó là tính
năng người ta thích nhất.
Kết quả là bạn chỉ thu hút được 10% khách hàng tiềm năng.
Và điều này xảy ra là vì do bạn đã không nghiên cứu mà chỉ đoán.
Nói tóm lại, đây là định nghĩa về nghiên cứu:
Nghiên cứu trong copywriting là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu và
hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, thị trường và khách hàng mục tiêu để
tạo ra bài copy hiệu quả.
Trên thực tế thì bọn mình dành 70% đến 80% thời gian để nghiên cứu
trước khi viết bài.
Đây là phần mà bạn nên tìm hiểu và học thật kỹ.
2. Awareness Stages - Các Giai Đoạn Nhận Thức
Đây là một trong những kiến thức quan trọng bậc nhất trong
marketing nói chung và copywriting nói riêng.
Nhưng đa số copywriters và marketers ngoài kia không hề hiểu sâu về
nó.
Đây là khái niệm mình học được từ cuốn Breakthrough Advertising của
Eugene Schwartz.
Để cho dễ hiểu, bạn hãy luôn tự hỏi:
“Người đọc đã biết những gì trước khi đọc bài copy này rồi?”
5 giai đoạn nhận thức bao gồm:
● Unaware: Người đọc chưa nhận thức được vấn đề của bản thân
● Problem Aware: Người đọc đã nhận thức được vấn đề của họ,
nhưng không biết giải pháp là gì
● Solution Aware: Người đọc đã nhận thức được vấn đề và giải
pháp cho vấn đề của họ, nhưng không biết về sản phẩm của bạn
● Product Aware: Người đọc đã nhận thức được sản phẩm của bạn
● Most Aware: Người đọc biết rõ bạn là ai, sản phẩm của bạn là gì
và biết rõ là họ muốn sản phẩm của bạn
3. Quy tắc số 1 – RIOA
Đây là kiến thức mình học được từ Alex Myatt, một người bạn của mình.
Khi mình học khóa training của Copyhackers thì họ cũng nhắc tới một
quy tắc tương tự.
RIOA là phương pháp viết tập trung.
Để cho dễ hiểu, khi viết copy, bạn chỉ nên tập trung vào đúng một
thông điệp duy nhất, không nên dàn trải quá nhiều.
Phương pháp này đã được chứng minh bởi rất nhiều copywriters huyền
thoại trên thế giới.
RIOA là viết tắt của:
● One Reader: Tập trung vào một đối tượng khách hàng.
● One Idea: Khai thác một ý tưởng chủ đạo.
● One Offer: Trao cho người đọc duy nhất một sản phẩm.
● One Action: Kêu gọi người đọc làm một hành động duy nhất.
Đương nhiên, quy tắc này không thể áp dụng cho mọi bài copy, nhưng
nếu mục tiêu của bạn là tối đa hóa tỉ lệ chuyển đổi khách hàng, bạn
nên tuân theo quy tắc này.
4. VOC Research
Đây là một kiến thức mình học được từ Copyhackers.
VOC - Voice Of Customers, tiếng việt là “tiếng nói của khách hàng”.
VOC Research trong copywriting đề cập đến việc thu thập, phân tích và
áp dụng ngôn ngữ cũng như quan điểm của khách hàng mục tiêu vào
bài copy.
Hãy xem khách hàng đang nói gì, dùng những câu từ như thế nào để
miêu tả về vấn đề và mong muốn của họ.
Ví dụ, giới trẻ hay nói từ “quẩy lên”, nhưng những người trung niên
thường không biết nó nghĩa là gì.
Và nếu bạn viết cho đối tượng khách hàng trung niên mà bạn dùng từ
“quẩy lên các fren”, thì chắc chắn là người ta sẽ lướt qua ngay bài copy
của bạn.
Đây là một số nguồn để thực hiện VOC Research: Reddit, các diễn đàn
online, Facebook Groups, reviews sản phẩm, Youtube…
5. Product Research
Khi bán một sản phẩm nào đó, đương nhiên bạn phải hiểu rõ về nó.
Những điều bạn cần biết khi nghiên cứu sản phẩm:
● Features: Tính năng của sản phẩm.
● Benefits: Lợi ích của sản phẩm.
● USP — Unique Selling Point: Điểm bán hàng độc nhất. Điểm
khác biệt khiến cho người đọc chọn thương hiệu của bạn thay vì
đối thủ cạnh tranh.
● Unique Mechanism: Cơ chế/tính năng đặc biệt của sản phẩm,
đóng vai trò là PHƯƠNG TIỆN giúp khách hàng đạt được mục
tiêu. Ví dụ: Công nghệ Nano Silver giúp kháng khuẩn, khử mùi –
công nghệ Nano Silver là mechanism, vì nó là phương tiện giúp
kháng khuẩn, khử mùi.
● Những thông tin khác: Reviews sản phẩm, những giải thưởng
mà thương hiệu đã đạt được, các case study chứng minh sự
thành công của sản phẩm, sản phẩm đã phục vụ được bao nhiêu
khách hàng trong bao nhiêu năm – đây là những thông tin giúp
tăng cường độ uy tín của sản phẩm và thương hiệu.
6. Competitor Research
Competitor Research là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Đây là những thương hiệu đang nhắm đến cùng đối tượng khách hàng
với bạn.
Hãy tìm hiểu xem sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có tính năng gì…
Khách hàng tiềm năng của bạn đang khen và chê đối thủ cạnh tranh
như thế nào…
Họ có điểm gì nổi bật hay không?
Biết được những điều này, bạn sẽ biết phải viết gì trong bài copy để làm
cho sản phẩm của bạn nổi bật và hấp dẫn hơn.
7. Voice and tone
Trong copywriting, "voice" là phong cách riêng biệt và đặc trưng của
thương hiệu khi truyền đạt thông điệp.
Còn "tone" là cách thức thương hiệu truyền đạt thông điệp của mình
trong các tình huống khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khán giả, và
kênh truyền thông.
Ví dụ: Ở một thương hiệu có “voice” hài hước (như bọn mình chẳng hạn
) bọn mình sẽ viết copy theo hướng hài hước, dùng “tone” hài hước.
🤭
Tuy nhiên, khi giải đáp thắc mắc của khách hàng, bọn mình sẽ chuyển
sang “tone” trấn an và thấu hiểu.
III/ Viết
1. Cấu tạo cơ bản của một bài copy
Đa số các bài copy đều có ba phần sau:
● Lead – Phần mở đầu
○ Thu hút sự chú ý và giới thiệu ý tưởng chủ đạo
● Body – Phần thân bài
○ Truyền tải, chứng minh ý tưởng chủ đạo cho người đọc
● Close – Phần kết thúc
○ Kêu gọi hành động
2. Headline - Tiêu Đề
Kể cả bạn không phải người làm marketing, bạn cũng biết headline là
một trong những thứ quan trọng bậc nhất khi viết bất cứ nội dung gì.
Người đọc thường có xu hướng đọc tiêu đề, và rồi sau đó họ quyết định
xem có nên đọc tiếp nội dung hay không.
Đây là mục đích của headline:
● Thu hút sự chú ý của người đọc
● Khiến người đọc tiếp tục đọc dòng tiếp theo
● Cho người đọc biết những gì xảy ra tiếp theo trong bài copy
3. Framework
Framework là một cấu trúc hoặc hệ thống tư duy giúp bạn tổ chức ý và
thông điệp của mình một cách có hệ thống.
Ví dụ, bạn có thể đã nghe tới PAS framework.
Đây là framework mình cực kì thích và sử dụng rất nhiều.
Nó viết tắt cho:
● Problem: Xác định vấn đề của khách hàng
● Agitation: Xoáy xâu vào vấn đề của họ, làm cho nó nhức nhối hơn
● Solution: Giải pháp cho vấn đề của họ
Ngoài ra, còn rất nhiều framework khác như AIDA, DOS, 4Ps, BAB…
4. Template
Bạn có thể bỏ qua phần này, vì không có gì ở đây hết
🤪
Đối với bọn mình, template rất vô dụng.
Bọn mình khuyên bạn đừng bao giờ sử dụng template.
Nó sẽ chỉ khiến bạn lười tư duy và bạn cũng sẽ không học được kiến
thức gì mới khi sử dụng nó.
5. Button: Call to Action
Trong mỗi bài copy, bạn sẽ phải kêu gọi hành động,
Đa số bài copy sẽ có nút bấm – Button để người đọc click vào.
Khái niệm này được gọi là “Button: Call to Action”, hay còn gọi là nút
bấm kêu gọi hành động.
Bạn có thể thấy thường xuyên trong các bài copy, ví dụ như các nút
“Mua Ngay”, “Đăng Ký Ngay”, “Đặt Lịch”...
IV/ Sửa
100% những copywriters chuyên nghiệp đều phải sửa bài copy của họ
sau khi viết.
Nếu không có bước này, có được một bài copy hiệu quả là bất khả thi.
Đây là 6 bước bọn mình luôn kiểm tra khi sửa bài.
1. Sự thừa thãi - Redundancy
2. Sự rõ ràng - Clarity
3. Sự cụ thể - Specificity
4. Tính đáng tin cậy - Believability
5. Voice and Tone
6. Chính tả - Ngữ pháp
Lời Kết
Để trở thành một copywriter giỏi, thì đương nhiên bạn phải không
ngừng học hỏi.
Vẫn còn rất rất nhiều kiến thức cần học ngoài kia.
Copywriting và marketing là những ngành luôn luôn biến đổi, và điều
này yêu cầu bạn phải liên tục thích nghi.
Tuy nhiên, điều không bao giờ thay đổi chính là những kiến thức nền
tảng.
Một khi bạn đã nắm vững những kiến thức cơ bản và xây dựng cho bản
thân nền tảng tư duy vững chắc, bọn mình tin là bạn sẽ có thể trở
thành một copywriter giỏi trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy gửi email cho support@studiousvn.com
để được hỗ trợ.
Cảm ơn bạn!
Download