Uploaded by Mai Nguyễn Thị

NHỮNG EO BIỂN CỦA THƯƠNG MẠI

advertisement
NHỮNG EO BIỂN CỦA THƯƠNG MẠI
Và để chống lại những người này, những kẻ thù lớn nhất
của chúng ta, vốn thiếu tính tổ chức và bị chính vận may
của họ bội phản, hãy để chúng ta bước vào cuộc chiến với
những trái tim mang cơn thịnh nộ; hãy để chúng ta tin rằng
khi đối phó với kẻ thù thì việc giành quyền xoa dịu tâm hồn
giận dữ bằng sự trả thù quân xâm lược là công bằng và
chính thống, và cũng như vậy, theo ngạn ngữ, chúng ta có
được những niềm vui thích nhất chính là ở sự trả thù quân
địch.
- Gylippus, chỉ huy người Sparta, trước khi lực lượng hải
quân Athens bại trận tại cảng Syracusé1
Hễ ai khống chế được Malacca là coi như đã đặt được
tay lên yết hầu của Venice.
- Tomé Pires2
Hiếm có câu chuyện cổ nào lại
khuấy động tâm hồn hiện đại như sự kiện xảy ra vào thời kỳ Chiến
tranh Peloponnese, khi quân Athens bị tiêu diệt trong cuộc viễn chinh
tới Sicily. Về phía đông cảng Syracuse của người Sicily, trên những
đồng bằng vùng thượng và bến tàu vùng hạ, đội quân do người
Sparta dẫn đầu từ những tiền đồn xa xôi thuộc về nền văn minh Hy
Lạp đã lần lượt bắn hạ từng người lính Athens, từng con tàu
Athens.Thucydides, một quan sát viên tỉ mỉ vốn không quen khoa
trương đã
chẳng ngần ngại thốt lên, “Đây là… trận đánh vĩ đại nhất chúng ta
từng biết trong lịch sử Hy Lạp - là chiến thắng rực rỡ nhất của người
thắng cuộc, là thất bại nặng nề nhất của kẻ thua cuộc.”3
Nhưng Chiến tranh Peloponnese thì quan hệ gì tới lịch sử
thương mại? Thực ra là liên quan rất lớn, bởi lý do khiến Athens
muốn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn lại xuất phát trực tiếp từ việc
buôn bán thứ hàng hóa cơ bản nhất - lương thực - ở khu vực đặc thù
của cái nôi văn minh Tây phương thuộc về Hy Lạp. Hơn nữa, chính
những nền tảng văn hóa và thể chế của văn minh Tây phương đã ra
đời tại Hy Lạp cổ đại, cũng như ám ảnh của phương Tây hiện đại đối
với việc kiểm soát những tuyến đường biển trọng yếu và những điểm
chốt hàng hải chiến lược bắt nguồn từ cấu tạo địa hình và nông
nghiệp đặc thù của Hy Lạp, khiến nơi đây phụ thuộc vào lương thực
nhập khẩu. Sức mạnh khiến Anh và Mỹ lần lượt kiểm soát các tuyến
vận chuyển của thế giới trong thế kỷ 19 và 20 xuất phát từ nhu cầu
của Hy Lạp cần nguồn cung thực phẩm từ lúa mì và lúa mạch nhập
khẩu.4
Câu hỏi vì sao một Athens kiêu hãnh lại để nhu cầu vượt quá
khả năng cũng như nguồn lực của mình, và chịu thất bại tại vùng bờ
biển Sicily xa xôi, đã khuấy động giới sử gia phương Tây kể từ khi
Thucydides, vị tướng bị trục xuất người Athens, viết cuốn sử ký nổi
tiếng đầu tiên của mình. Không phải tình cờ mà mối quan tâm ngày
nay đối với cuộc xung đột cổ đại này lại trở nên mạnh mẽ, khi các
siêu cường hùng mạnh nhất trong lịch sử bị sa lầy nhiều hơn vào
cuộc chiến tại Trung Đông. Chẳng khó khi liên hệ những người ủng
hộ chính sách đối ngoại quốc gia ngày nay với những nhân vật chính
của Athens: kiêu căng, tài giỏi, và xảo trá kiểu diều hâu như
Alcibiades, hay cẩn trọng và trung thành kiểu bồ câu như Nicias, đã
bị người Syracuse bắt giữ và hành quyết.
Nhưng điều tiên quyết nào đã khiến Athens muốn trở thành đế
chế? Hy Lạp cổ đại bao gồm trên dưới cả trăm thành phố tự trị nhỏvà
độc lập dàn theo thế liên minh, đa dạng và thay đổi liên tục, gần
như không ngừng chiến tranh với nhau. “Hy Lạp” là một khái niệm
mang tính văn hóa và ngôn ngữ, không phải một quốc gia. Chỉ những
mối hiểm nguy to lớn từ bên ngoài, như cuộc xâm lược của người Ba
Tư vào đầu thế kỷ 5 TCN, mới có thể đưa những người anh em
bướng bỉnh này vào một thể thống nhất, dù chỉ trong thời gian rất
ngắn ngủi.
Quan sát bản đồ khu vực Aegea một cách sơ lược, có thể
mường tượng ra địa hình này. Bờ biển Hy Lạp dài ngoằn ngoèo, như
tấm thảm dệt với vô vàn đảo, bán đảo, lạch, vịnh, và những con
kênh. Địa hình phức tạp, cùng với cảnh quan tương đối nhiều đồi núi
của Hy Lạp, đã thúc đẩy việc hình thành hầu hết các tuyến thương
mại bằng đường biển.
Cùng với địa lý, yếu tố đóng vai trò chính yếu khác trong thương
mại Hy Lạp là hầu hết các thành phố ở đó đều gặp tình trạng đất đai
cằn cỗi và sinh sống khó khăn do nạn đói. Những nền văn minh đầu
tiên của loài người xuất phát từ vùng đất giữa sông Tigris và sông
Euphrates, cũng như vùng đất dọc theo đôi bờ sông Nile trù phú, là
hai khu vực trồng trọt tốt nhất thế giới. Hy Lạp nhiều núi, nhưng lại
thiếu những thung lũng được phù sa bồi đắp màu mỡ không như của
hai xã hội lâu năm hơn kia, và có mỗi lớp đất đá vôi mỏng được tưới
tắm bằng lượng mưa trung bình chỉ khoảng 400 millimét/năm. Do các
tiềm năng nông nghiệp hạn chế, nên dân cư nơi này tập trung ở vùng
bờ biển, tiến hành đánh bắt cá, sản xuất thủ công, và thương mại.
Một trang trại Hy Lạp truyền thống có thể không trồng đủ lương
thực cho nhu cầu của chính mình, nhưng lại làm ra đủ rượu vang và
dầu ô liu để đổi lấy thừa mứa lúa mì và lúa mạch nhập khẩu. Vì thế
nông dân Hy Lạp lệ thuộc vào thương mại không chỉ để nuôi gia
đình, mà còn để kiếm thêm thu nhập đủ bù đắp cho nguồn lực cần
thiết trong khoảng thời gian tham gia hội đồng và đơn vị quân đội cơ
bản tại địa phương, bộ binh trang bị vũ khí nặng.5Cùng thời gian, một số
thành phố tự trị tại Hy Lạp lần đầu tiên
hình thành chế độ dân chủ vào thời kỳ đầu thiên niên kỷ 1 TCN, họ
cũng bắt đầu sử dụng quá mức nguồn cung lương thực. Thậm chí ởHy
Lạp, đất đai Attica - vùng lãnh thổ do Athens cai quản - đặc biệt
nghèo nàn. Theo Thucydides, đất đai cằn cỗi khiến Athens không
hấp dẫn những đội quân xâm lược, vì thế tạo ra môi trường chính trị
ổn định cho nơi đây. “Tình trạng ổn định của những mảnh đất cằn”
này, theo ông, đã thu hút sự giàu có, sức mạnh, và trí tuệ từ những
thành phố tự trị giàu hơn, mạnh hơn, nhưng cũng ương ngạnh.6
Nguồn cung lúa mạch của Hy Lạp có thể đủ đáp ứng cho nhu
cầu sinh sống ít nhất là thời kỳ đầu, nhưng theo thời gian, khẩu vị
ngày càng giàu sang và tinh túy của Hy Lạp đòi hỏi phải có lúa mì.
Trồng lúa mì yêu cầu tưới nước đúng lúc để mọc mầm, đặc biệt khó
đáp ứng trong điều kiện khí hậu có lượng mưa ít và không ổn định.
Cùng với nhân vật anh hùng dân gian của Anh thời trung cổ John
Barleycorn, loại bánh mang tính nghi lễ cúng tế của cả Hy Lạp và
thành Rome là bánh làm từ lúa mạch, dễ trồng hơn nhiều trong điều
kiện khí hậu khô và đất cằn. Trước khi thương mại lương thực diễn
ra mạnh mẽ vào thế kỷ 6 TCN, người ta chỉ ăn bánh mì vào những
ngày lễ của Hy Lạp.7
Những người nội trợ Hy Lạp khó tính có được bột mì từ đâu?
Trước thế kỷ 6 TCN, chủ yếu là từ Ai Cập, vựa thóc của Địa Trung
Hải. Herodotus ghi lại rằng, pharaoh Amasis8 đã trao thành phố
Naucratis nằm bên nhánh Canopic của châu thổ sông Nile cho Hy
Lạp để làm đô thị thương mại cho các nhà buôn từ nhiều thành phố
Hy Lạp.9
Hy Lạp cũng thuộc địa hóa Sicily nhằm tận dụng đất đai màu mỡ
từ nham thạch quanh núi lửa Etna trên bờ biển phía đông. Điểm cực
nam của Syracuse chính là do thực dân người Corinth, đối thủ mạnh
mẽ từ Athens ở ngay phía tây nam của Syracuse, đặt nền móng vào
cuối thế kỷ 8 TCN. Nhưng có thể nói, Hy Lạp được lợi chính là ở
vùng nội địa rộng lớn và màu mỡ trên bờ bắc biển Đen. Cũng vào
khoảng thời gian những người nông dân Corinth lập nên Syracuse,
các thành bang Aegea bắt đầu đưa số lượng lớn những thực dân tới
vùng thung lũng cực kỳ màu mỡ ở các con sông Bug và Dnieper, nay
thuộc phía nam Ukraine (từ đây trở đi sẽ được gọi là “Pontus”, thay
cho Greek Pontus Euxine - biển Đen ngày nay).
Khi các công dân Hy Lạp bắt đầu thu được lương thực từ những
vùng thuộc địa ở Pontus và Sicily, địa hình đơn giản nơi đây đã thúc
đẩy một nhóm thành bang - gồm Athens và những đồng minh trên
các đảo Aegea - đưa tàu đi theo hướng tây bắc tới Pontus để tìm
thêm nguồn cung lương thực. Nó cũng khiến nhóm thứ hai - gồm
Sparta, Corinth, và Megara (nằm trên đường giữa Athens và Corinth)
cùng các đồng minh - nhắm về phía tây tới Sicily. Các con tàu của
Corinth và Megara có thể tới Sicily bằng cách đi thẳng từ phía tây ra
khỏi vịnh Corinth, hoặc theo hành trình dài hơn bằng cách đi về phía
nam quanh Peloponnese. Cả hai lộ trình trên đều qua các cung
đường thủy hẹp, và vì thế dễ bị các thành bang đối thủ hoặc cướp
biển tấn công. Ví dụ, tàu từ Corinth và Megara khi tới vịnh Corinth và
trên đường về đều dễ bị chặn ở lối vào phía tây, nơi bề rộng chỉ
khoảng 1,6 km. Hành trình phía nam tới Sicily cũng dễ gặp các thành
bang kẻ thù và cướp biển do phải đi qua eo biển rải rác các đảo nằm
giữa phía nam vùng đất Hy Lạp rộng lớn - Peloponnese, bao gồm cả
Sparta - và đảo của Crete.
Nguồn cung lương thực của người Athens và các đồng minh
Aegea thậm chí cũng dễ bị đe dọa. Hành trình tới vựa lúa của họ ở
Pontus không chỉ phải len qua một mà là hai hành lang nhỏ hẹp giữa
biển Aegea và biển Đen: Dardanelles (Hellespont - “cây cầu của
người Hy Lạp”) và Bosphorus thậm chí còn hẹp hơn nằm ngay phía
bắc. Hơn nữa, giao thông đường biển tới và về từ Piraeus, thành phố
cảng của Athens, phải sử dụng tuyến đường qua những eo biển nằm
giữa các đảo hình thành nên lối ra vịnh Saronic. Vào thời kỳ giữa thế
kỷ 7 TCN, nguồn cung thực phẩm cho một Athens tăng trưởng nhanh
từ vùng thung lũng màu mỡ của Attica chiếm tỉ trọng nhỏ hơn bao
giờ hết. Thành bang này tự thấy mình ngày càng phụ thuộc vào lúa
gạo nhập khẩu có được do trao đổi hàng thủ công tinh xảo và nông
sản thương mại - gốm, nguyên liệu dệt, dầu ô liu, và rượu vang.Vì thế,
sự sống còn của Athens lệ thuộc vào một trong những
tuyến đường cung ứng mong manh nhất hành tinh. Tệ hơn, bão tố và
mây bao phủ đã “đóng cửa” đại dương phần lớn thời gian trong năm,
co hẹp mùa ra khơi chỉ còn từ đầu tháng Năm tới cuối tháng Chín bốn tháng rưỡi.10 (Trước khi phát minh ra la bàn, bầu trời đầy mây là
cản trở lớn đối với hành trình ra khơi, đặc biệt vào ban đêm.)
Khi dân số Hy Lạp ngày càng đông, cạnh tranh về nguồn cung
lương thực trước tình trạng khan hiếm gia tăng cùng với điều kiện địa
chính trị khó khăn đã tập hợp và phân chia các thành bang thành hai
nhóm đối lập: một do Athens lãnh đạo, một do Sparta lãnh đạo. Hai
liên minh này kèn cựa liên miên, và kết quả xung đột là Chiến tranh
Peloponnese thảm khốc.
Ngay từ năm 700 TCN, “Cuộc chơi Vĩ đại” của Hy Lạp, cuộc
chiến giành quyền kiểm soát Hellespont và lương thực biển Đen đã
được chuẩn bị kỹ lưỡng. Khoảng năm 660 TCN, Megara - láng giềng
và đối thủ chính của Athens, đồng minh của Sparta - đã thiết lập
Byzantium và Chalcedon làm các điểm phòng vệ cho Bosphorus.
Không lâu sau, thành bang Mytilene thuộc Tây Aegea đã chiếm đóng
Sigeuma, án ngữ Hellespont, chỉ cách tàn tích Troy của Homer vài
cây số.
Athens phản công bằng cách giành lại Sigeum từ Mytilene vào
khoảng năm 600 TCN. Năm 535 TCN, bạo chúa Peisistratus của
Athens bắt đầu trên diện rộng một chương trình thuộc địa hóa quanh
biển Đen, củng cố các eo biển (cùng với các dự án phát triển khác
trong 33 năm trị vì của ông ta, bao gồm hệ thống nước đô thị và thư
viện công đầu tiên ở Athens).
Peisistratus cũng thắt chặt an ninh ba hòn đảo phía nam Sigeum
nhằm tiếp cận Hellespont từ phía tây nam: Tenedos, Imbros, và
Lemnos. Năm 506 TCN, Athens chiếm được vùng bờ biển phía tây
màu mỡ của đảo Euboea nằm về phía tây Aegea từ thành bang
Chalcis; sự thâu tóm này đã mang lại ảnh hưởng kép: tăng cường
nguồn cung lương thực, và hoàn thiện “đường cao tốc hàng hải” giúptàu
thuyền tự do di chuyển giữa Piraeus và Hellespont. Cũng đôi lần,
sự xâm nhập của người Ba Tư vào cuối thế kỷ 6 và đầu thế kỷ 5
TCN đã làm gián đoạn tạm thời thương mại trên biển Đen. Nhưng
Athens chưa bao giờ từ bỏ mối quan tâm của nó, nên cuối cùng đã
đập tan sức mạnh của Hoàng đế Ba Tư Xerxes từ Sestos, nằm trong
Hellespont, hai năm sau khi đánh bại hải quân của vị vua này tại
Salamis (một đảo phía tây nam Athens) vào năm 480 TCN.
Vừa thoát khỏi cuộc tấn công của Ba Tư, Athens đã phải sơ tán
trong suốt cuộc chiến Salamis. Được cảnh báo từ cơn hoạn nạn này,
người Athens đã dựng nên “tường thành” gồm hai thành lũy song
song cách nhau độ trăm mét, dài khoảng 6,5 km chạy từ nam thành
phố tới cảng Piraeus, giúp Athens sống sót trong cuộc bao vây vô
thời hạn trên đất liền nhờ được tiếp tế từ tàu nước ngoài neo tại các
vũng tàu.
Không may, cuối cùng thì “trường thành” chỉ chuyển dịch điểm
yếu của Athens từ trên cạn xuống dưới nước. Năm 476 TCN, Sparta
bất ngờ tấn công vào huyết mạch của Athens ở Hellespont và
Bosphorus, vị chỉ huy Pausanias của Sparta lần lượt chiếm được cả
Sestos và Byzantium. Gần như ngay lập tức, Athens đã đánh đuổi
quân Sparta ra khỏi các thành phố này.
Trước năm 450 TCN, nhằm đảm bảo an toàn cho các tuyến
thương mại, lực lượng mở rộng, hùng hậu của hải quân Athens bắt
đầu tuần tiễu biển Đen với cường độ gần như liên tục, một hành
động chưa từng có trong thế giới của quân đội và hải quân đương
thời dạng dân-lính bán chuyên nghiệp. Chính Pericles đã dẫn đầu
một đội tàu chiến nhằm phô diễn sức mạnh trên vùng biển của mình.
Trong suốt những năm hòa bình, các nhà buôn Athens đã vận
chuyển hàng triệu giạ lương thực qua Hellespont. Vào những thời kỳ
đói kém, số lượng lương thực vận chuyển đến Athens tăng lên mức
ba triệu giạ mỗi năm. Phần lớn lương thực biển Đen này được đưa
lên tàu ở Theodosia, nằm ở phía đông nơi giao nhau của hai con
sông Bug và Dnieper.Vùng bờ biển và nội địa của biển Đen cũng cung
cấp cho Hy Lạp
gia súc, len, cá, và gỗ. Đổi lại, dân cư địa phương vốn giản dị cũng
đánh giá hàng hóa sản xuất tại Hy Lạp hơn hẳn đồ Ai Cập phổ thông
và nhàm chán. Do các nhà buôn Hy Lạp thu được lợi nhuận từ hàng
hóa Pontus cao hơn Ai Cập, nên thương mại dần dịch chuyển về
phía bắc.
Với việc này, Athens nhận ra rằng chỉ có sức mạnh hải quân thôi
thì chưa đủ. Bởi kẻ thù có thể dễ dàng phong tỏa những eo biển hẹp
của Aegea, Hellespont, và Bosphorus, nên Athens đã thâu tóm sự
kiểm soát chính trị tại những điểm hẹp nhất dọc các tuyến này. Thêm
nữa, chỉ đơn giản là chiếm được vài thành phố và cứ điểm phòng thủ
là chưa đủ; các thành phố khác trong khu vực cũng lệ thuộc vào
những tuyến đường biển và các điểm bị thắt lại tương tự, tất cả đều
cần góp sức người sức của cho công cuộc bảo vệ những nơi đó.
Cách duy nhất để đạt được mục tiêu này là thông qua một nhóm liên
kết, được chỉ đạo tập trung, gồm các thành bang có cùng tư duy mà
sau này dần hợp nhất vào đế chế Athens.
Cách thức Athens đạt được kỳ tích này - bằng bề ngoài mềm
mỏng nhưng bên trong cứng rắn - là hình ảnh quen thuộc mà đáng
ngại với độc giả Mỹ hiện đại. Athens hỗ trợ những người bạn của
mình ở biển Aegea và biển Đen bằng cách giúp họ chống lại cướp
biển và các cuộc tấn công từ “người man di” địa phương - liều mình
đòi lại vùng đất đã bị thực dân Hy Lạp lấy mất. Đổi lại, Athens thu
nạp đồ cống tế từ những thành phố liên minh này và cũng miễn thuế
xuất khẩu lương thực đối với Piraeus. Ngược lại, quyền kiểm soát
các tuyến đường biển ở Aegea giúp Athens trừng phạt kẻ thù của
mình - Sparta, Corinth, và Megara. Ví dụ, vào thời kỳ đầu Chiến tranh
Peloponnese, Athens thiết lập một cơ sở ở Naupactus nằm trên lối
hẹp dẫn vào phía tây vịnh Corinth nhằm phong tỏa tàu thuyền tới
Corinth và Megara.11 Athens sử dụng đầy đủ những công cụ chính trị
và quân sự này để kìm giữ các đồng minh còn do dự, chẳng hạn
Rhodes (nằm ngay phía ngoài bờ biển phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ
ngàynay), các đảo Chios và Lesbos phía tây Aegea. Thậm chí Athens
còn
chi phối giá lương thực và duy trì dự trữ để sử dụng cho những lúc bị
phong tỏa hay dịch bệnh; bất cứ nhà buôn nào, của Athens hay
ngoại quốc, nếu bị bắt gặp vét hàng để đầu cơ thị trường hay tái xuất
khẩu lương thực sẽ bị phạt tù chung thân.
Tương tự Thế chiến I, Chiến tranh Peloponnese khởi đầu vào
năm 431 TCN bắt nguồn từ một mâu thuẫn khá nhỏ, trong trường
hợp này là tranh giành giữa nhóm đầu sỏ chính trị và những người
theo dân chủ ở thành bang Epidamnus nhỏ xíu (nay là Durres bên bờ
biển Albania). Phe dân chủ kêu gọi trợ giúp từ Corcyra (Corfu ngày
nay), vốn khai sinh ra Epidamnus và cũng nằm trong liên minh hải
quân quyền lực với Athens. Sau khi bị Corcyra từ chối, phe dân chủ
đã kêu gọi Corinth điều một hạm đội đến trợ giúp và được toại ý.
Người Corcyra, tức giận khi bị người Corinth can thiệp vào nơi
từng là thuộc địa của mình, đã đánh bại hạm đội Corinth. Athens bắt
đầu e ngại người Corinth có thể tham gia liên minh Sparta để đánh
lại hạm đội lớn của Corcyra và làm thay đổi cán cân quyền lực chống
lại mình. Điều này dẫn tới xung đột hải quân giữa Athens và Corinth,
rồi nhanh chóng bùng nổ thành đại “xung đột toàn cầu” của thế giới
Hy Lạp.
Lúc đầu, đế chế Athens gặp thuận lợi, với chiến thắng tại Pylos ở
phía tây nam Peloponnese và bắt giữ được số lượng lớn quân
Sparta. Lúc này, người Sparta, vốn thường xuyên thiếu hụt nhân lực
do phần lớn dân số bị ép làm nô lệ, có thể đã thiết lập nền hòa bình
hào phóng với Athens nhằm lấy lại số binh lính bị bắt giữ. Thay vì
thế, người Athens đã khiến chiến tranh bị kéo dài.
Năm 415 TCN, Alcibiades một người trẻ ngông cuồng theo chủ
nghĩa bành trướng, và Nicias một chiến binh già kỳ cựu và cẩn trọng,
tranh cãi về việc xâm lược Sicily. Alcibiades đưa ra các lợi ích từ
lương thực nơi đây đối với Athens; Nicias tranh luận rằng chính sự
hào hiệp của đối phương là lý do để nói không với ý định xâm lược;“Lợi
thế lớn nhất họ hơn chúng ta… sự thật là họ sản xuất lương
thực cho chính mình và không phải nhập khẩu chút nào.”12
Kẻ hiếu chiến đã giành phần thắng, kết quả là đội quân viễn
chinh tới Sicily bị tổn thất nặng nề khiến quê nhà thành ra dễ bị tấn
công. Đại đô đốc Lysander của Sparta, thay vì tấn công trực tiếp vào
Athens, một lần nữa lại nhắm tới vùng yết hầu của đế chế giờ đã bị
để ngỏ tại Hellespont. Vị chỉ huy quỷ quyệt chậm rãi tập hợp lực
lượng và đợi tới giữa hè năm 405 TCN, khi có nhiều tàu chở lương
thực nhất mang theo những hàng hóa quý giá chuẩn bị về phương
nam trước khi biển đóng lại. Chọn đúng thời điểm, Lysander đổ bộ
vào tàn dư của hạm đội Athens tại Aegospotami, phía trong
Hellespont gần Sestos. Quân Sparta đánh chìm hoặc chiếm giữ hầu
hết thuyền Athens và thảm sát hàng ngàn phân đội. Con thuyền
galley bất khả xâm phạm của Athens sống sót và trở về quê hương
mang theo hung tin; khi tin tức thất bại về tới Piraeus, “Những lời
than vãn lan rộng… trên trường thành của thành phố, người này báo
cho người kia khiến đêm đó ở Athens chẳng ai ngủ nổi.”
Vào lúc đó, chẳng còn cần xâm lược Athens, bởi lưỡi gươm ác
nghiệt của đói kém đã đánh bại Athens hiệu quả và rẻ hơn cả đội
quân trang bị vũ khí nặng đáng sợ của Sparta. Trong thỏa thuận hòa
bình bẽ bàng, Athens vẫn giữ được độc lập, nhưng chỉ hạn hẹp; phải
từ bỏ hạm đội còn lại, san bằng các công sự ở Piraeus và kéo đổ
“trường thành” mà cho tới bấy giờ vẫn giúp Athens chống lại các
cuộc bao vây. Và điều nhục nhã cuối cùng, Athens buộc phải trở
thành đồng minh của Sparta.
Athens rồi đây sẽ vùng dậy lần nữa, và thậm chí giành được địa
vị thống trị thương mại biển Đen từ lực lượng hải quân Sparta đã suy
yếu, nhưng không bao giờ lấy lại được vị thế quyền lực và tầm ảnh
hưởng như trước. Thử thách tiếp theo là Thebes, đã nắm quyền
kiểm soát các eo biển vào năm 360 TCN, dù bị Athens tái chiếm ba
năm sau đó. Chẳng bao lâu sau, Philip từ Macedon, cha của
Alexander Đại đế, tấn công Hellespont ở Perinthus (một thành phốnhỏ
bên Propontis, vùng biển nội địa giữa Hellespont và Bosphorus)
và sau đó là chính Byzantium. Một lần nữa, người Athens, dưới sự
tập hợp của nhà hùng biện Demosthenes, đã cầm cự được. Athens
một lần nữa giữ được dây cứu sinh, dù hạn chế.
Alexander bảo đảm tự do trên biển cho tàu thuyền Hy Lạp, mặc
dù lời hứa này không ngăn ông thi thoảng cho giữ lại một con tàu
chuyên chở đi riêng lẻ nhằm biểu thị việc ai mới là người thực sự
kiểm soát những tuyến đường biển này. Trong những thế kỷ tiếp
theo, Athens tiếp tục duy trì độc lập trên danh nghĩa, không còn kiểm
soát được dây cứu sinh hay số phận của mình nữa. Và với việc
Athens cho ra đời nhiều tổ chức hoạt động về tri thức, nghệ thuật, và
các thể chế Tây phương, thì đồng thời cũng làm nên một truyền
thống kém vẻ vang. Trong các thế kỷ sau Chiến tranh Peloponnese,
Athens đứng đầu trong một hàng dài các đế chế Tây phương già nua
đối mặt với sự chuyển dịch ê chề từ quyền lực toàn cầu sang các
công viên giải trí ngoài trời, có tiếng tăm chỉ nhờ nghệ thuật, kiến
trúc, học thuật, và quá khứ.
Nếu Hy Lạp là cái nôi của văn minh Tây phương, thì chắc hẳn
đặc điểm địa hình mang tính chiến lược đặc biệt của nó đã định hình
phần lõi của chiến lược hải quân phương Tây, trong đó nhấn mạnh
tính an toàn của các tuyến đường biển. Venice, rồi Hà Lan, và Anh,
lần lượt trở thành những Athens của thế kỷ 13, 17, và 19 - các nước
đã phát triển nhanh hơn cả nguồn cung thực phẩm nội địa, với thịnh
vượng và tồn vong gắn với khả năng kiểm soát các tuyến đường
biển và những điểm chốt chiến lược xa xôi như Kattegat (eo biển
nằm giữa Jutland và Thụy Điển), eo biển Anh, Suez, Aden, Gibraltar,
Malacca, và lại một lần nữa, Hellespont và Bosphorus.
Ngày nay, với sản lượng dầu ngày càng tăng từ các mỏ khổng lồ
ở Ả-rập Saudi, Iraq, và Iran đi qua vịnh Ba Tư, các bộ quốc phòng ở
Washington, London, New Delhi, và Bắc Kinh không cần tới sự nhắc
nhở về tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải qua những
vùng nước hẹp ở quốc gia mình. Mặt khác, các cường quốc thươngmại
châu Á thời trung cổ bị ru ngủ với địa lý mở của Ấn Độ Dương thì
lại chưa bao giờ học được điều đó. Trong nhiều thế kỷ, quân Hồi giáo
thực sự có khả năng loại bỏ các quốc gia châu Âu yếu ớt và lạc hậu
ra khỏi trung tâm thương mại đường dài thế giới tại Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn do việc họ chinh phục vùng đất rộng
lớn ở Trung Đông, khiến cho châu Âu không thể tiếp cận “cửa sau”
của Ấn Độ Dương tại vịnh Ba Tư và Bab el Mandeb. Ví dụ, Caliphate
Abbasid hùng mạnh ở Baghdad chỉ nỗ lực chút ít cho việc bảo vệ yếu
điểm sống còn của mình trên vịnh Ba Tư tại Hormuz, khiến cướp
biển nở rộ nơi đây. (Các đế chế Ả-rập thời kỳ đầu cũng không xem
xét tới chuyện đưa việc xây dựng và bảo trì đường sá vào quy định.)
Trong khi Mông Cổ và nhà Minh của Trung Hoa tiến hành nhiều
đột kích đường biển nhắm tới Nhật Bản, Indonesia, và Ấn Độ Dương,
thì họ lại nỗ lực khá ít trong việc bảo đảm an toàn cho eo Malacca, có
vai trò kiểm soát thương mại tới tất cả các điểm phía tây. Người Hồi
giáo Ấn Độ kiểm soát tất cả nhưng lại bỏ qua các tuyến đường biển
cho tới khi người Bồ Đào Nha xuất hiện, đó là lúc Malik Ayaz, thống
đốc Hồi giáo của thành phố Gujarati thuộc Diu trên bờ biển phía tây
Ấn Độ, điên cuồng kêu gọi các chỉ huy Mamluk của Ai Cập giúp đánh
đuổi người Bồ Đào Nha. Năm 1508, liên quân Mamluk-Ấn Độ bất
ngờ tấn công một đội tàu nhỏ của Bồ Đào Nha ở cảng Chaul (ngay
phía nam Mumbai ngày nay), và gây ra một thất bại nhức nhối cho
người châu Âu. Năm sau, Bồ Đào Nha đưa một hạm đội lớn hơn tới
ngoài khơi của Diu và đảo ngược thất bại trước đây, mở ra cánh cửa
để châu Âu thống trị thương mại gia vị trọng yếu, trước đây do người
Hồi giáo độc quyền.
Vai trò của sức mạnh và chiến lược hàng hải trở nên nhỏ bé khi
hai đợt gió mùa có thể thổi hàng hóa từ Basra vượt Ấn Độ Dương tới
Malacca mà không gặp trở ngại gì. Địa hình mở và dễ chịu của Ấn
Độ Dương khiến các cường quốc thương mại Hồi giáo đã chuẩn bị
không đầy đủ trước cuộc tấn công dữ dội của châu Âu.Uy thế của
phương Tây ở Ấn Độ Dương không hề ồn ào; vì
người Hồi giáo đã hiện diện ở Chaul, họ không dễ dàng bị đuổi đi
như thổ dân châu Mỹ ở Tân Thế giới. Vài năm sau thất bại tại Diu,
một hạm đội được tái lập của Ai Cập đã cầm chân người châu Âu ở
Aden, và lực lượng của Nhà tiên tri giành lại quyền kiểm soát Bab el
Mandeb chiến lược cho tới khi người Anh cuối cùng cũng lấy được
cảng từ Ottoman vào năm 1839. Nhưng bất chấp sự man rợ và pha
tạp của hải quân Hồi giáo, rốt cuộc họ cũng đã không cho thấy sự
tương thích nào với đội ngũ cựu học sinh từ những ngôi trường thô
bạo của Hellespont, Kattegat, Gibraltar, và eo biển Anh.
Không khó để bắt gặp bóng ma của nỗi ám ảnh Athens cùng với
Hellespont phản chiếu trong sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở Bab el
Mandeb và các eo Gibraltar, Hormuz, Malacca, hay thất bại nhất thời
của Bồ Đào Nha tại Chaul đã tái hiện qua cuộc tấn công vào chiến
hạm USS Cole của Mỹ ở Aden. Nhưng chúng ta đã đi đủ xa cho câu
chuyện của mình. Gần một thiên niên kỷ kể từ Chiến tranh
Peloponnese tới sự sụp đổ của thành Rome, và lại một thiên niên kỷ
khác tính từ sự lụi tàn của thành Rome tới bình minh của bá quyền
Tây phương, được tuyên ngôn bởi sự hiện diện của người Bồ Đào
Nha ở Ấn Độ Dương.
Trong hầu hết thời gian kể từ khi thành Rome sụp đổ, những
người trung thành với tôn giáo độc thần mới hùng mạnh đã thống trị
thương mại đường dài trung cổ trọn vẹn như phương Tây thống trị
nó ngày nay; di sản của sự thống trị xưa kia vẫn còn hiện hữu khá rõ.
Download