Uploaded by Thắng Phạm

De cuong

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
=====================
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
1. Thông tin về các giảng viên học phần:
STT
Họ và tên
Chức danh,
Địa chỉ liên hệ
học vị
Điện thoại/Email
Khoa ĐTVT,
ĐHCN
0936686156
Nguyễn Vinh Quang ThS.
Khoa ĐTVT,
ĐHCN
0985248798
Nguyễn Thị Thanh
Vân
Khoa ĐTVT,
ĐHCN
0912720780
1
Chử Đức Trình
2
3
PGS.TS.
ThS.
trinhcd@vnu.edu.vn
quangnv@vnu.edu.vn
vanntt@vnu.edu.vn
Ghi chú
Trưởng học
phần
Giảng viên
Giảng viên
2. Thông tin chung về học phần:
-
Tên học phần: Nguyên lý kỹ thuật điện tử
-
Mã số học phần: ELT2050
-
Số tiń chi:̉ 03
-
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động (LT/ThH/TH): 30/15/0
-
Học phần tiên quyết (tên và mã số học phần): Cơ sở kỹ thuật điện (EMA2026)
-
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):
-
Bộ môn, Khoa phụ trách học phần: Bộ môn Công nghệ Cơ điện tử, Khoa Cơ học kỹ thuật và
Tự động hóa.
3. Mục tiêu học phần
-
Kiến thức: Truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cơ bản, về các phương pháp phân tích
mạch điện, khảo sát các mạch tuyến tính và ứng dụng. Nắm chắc cấu trúc, các đặc trưng, các
thông số của các linh kiện bán dẫn và mạch ứng dụng của các linh kiện đó. Khảo sát các
mạch tạo dao động, các phương pháp và mạch điều chế, giải điều chế, trộn tần. Các phương
pháp và mạch biến đổi AD và DA. Các mạch ổn áp, các kiến thức cơ bản và đo lường điện
tử.
-
Về kỹ năng: Rèn luyện cho Sinh viên các kỹ năng:
+ Từ các hiểu biết, phân tích và thiết kế các mạch điện tử tương tự.
+ Sửa chữa các thiết bị điện tử tương tự mức độ trung bình.
Thái độ, chuyên cần: Nghiêm chỉnh chấp hành giờ học trên lớp và giờ tự học. Cần nghiên
cứu nội dung bài mới, chuẩn bị tốt các câu hỏi và bài tập trước khi tới lớp.
-
4. Chuẩn đầu ra
Mục tiêu
Nội dung
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
1. Kiến thức
 Hiểu và vận dung được các kiến thức về mạch điện
dựa trên các linh kiện bán dẫn cơ bản như diode,
transistor lưỡng cực, transistor trường.
x
 Hiểu và vận dung được các kiến thức về mạch điện
dựa trên bộ khuếch đại vi sai, và bộ khuếch đại thuật
toán.
x
 Hiểu và vận dụng được các kiến thức về các mạch
DAC và ADC.
x
 Hiểu và vận dụng được các kiến thức về các mạch dao
động điện tử.
x
 Hiểu và vận dụng được các kiến thức về các mạch
điều chế, tách sóng và trộn sóng.
x
 Hiểu và vận dụng được các kiến thức về nguồn một
chiều.
x
2. Kỹ năng (nếu có)
 Phân tích mạch điện
x
 Thực hành về các mạch điện tử cơ bản
x
Bậc 1: Có khả năng biết
Bậc 2: Có khả năng hiểu và áp dụng
Bậc 3: Có khả năng phân tích và đánh giá
Bậc 4: Có khả năng sáng tạo
5. Tóm tắ t nô ̣i dung học phần
Học phần: Nguyên lý kỹ thuật mạch điện tử bao gồm một số kiến thức như sau:
-
Phương pháp thiết kế các mạch khuếch đại dùng transistor lưỡng cực dựa trên các cấu
hình cơ bản BC, EC, và CC. Các phương pháp định thiên để ổn định chế độ làm việc cho
BJT, các phương pháp xác định thông số lối vào, lối ra của mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ
được phân tích chi tiết.
-
Các mạch điện cơ bản dựa trên transistor trường.
-
Mạch khuếch đại công suất.
-
Mạch khuếch đại vi sai, mạch khuếch đại thuật toán và ứng dụng.
-
Các mạch tạo dao động điều hòa, các mạch tạo xung vuông, xung răng cưa, v.v.
-
Các mạch phi tuyến, thiết kế các bộ ổn áp.
6. Nô ̣i dung chi tiế t học phần
Chương 1. Diode bán dẫn và ứng dụng
1.1. Chất bán dẫn và lớp tiếp giáp p – n
1.1.1. Chất bán dẫn
1.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lớp tiếp giáp p – n. Diode bán dẫn
1.2. Ứng dụng của diode bán dẫn
1.2.1. Diode chỉnh lưu
1.2.2. Diode ổn áp
1.2.3. Diode biến dung
1.2.4. Diode quang điện (photodiode)
1.2.5. Diode phát quang (LED)
1.2.6. Mạch dịch mức điện áp
1.2.7. Mạch giới hạn điện áp
Chương 2. Transistor lưỡng cực
2.1. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
2.2. Các sơ đồ cơ bản mắc transistor trong mạch khuếch đại
2.3. Mạch cấp điện và các sơ đồ ổn định điểm làm việc
2.4. Các họ đặc tuyến và đường tải của transistor lưỡng cực
2.5. Các thông số của transistor trong chế độ tín hiệu nhỏ
2.6. Phân tích ba loại khuếch đại cơ bản dùng transistor trong chế độ tín hiệu nhỏ
2.7. Sơ đồ Darlington
Chương 3. Transistor trường
3.1. Transistor trường loại JFET
3.2. Transistor trường loại MOS-FET
3.3. Các mạch điện cơ bản sử dụng transistor trường MOS-FET
Chương 4. Một số mạch khuếch đại phổ biến
4.1. Sơ đồ tạo nguồn dòng không đổi
4.2. Hiện tượng trôi điểm không và sơ đồ khuếch đại kiểu cầu
4.3. Sơ đồ khuếch đại vi sai
4.4. Mạch ghép giữa các tầng khuếch đại
4.5. Đáp ứng tần số của bộ khuếch đại điện trở
4.6. Mạch khuếch đại dải rộng
4.7. Mạch khuếch đại chọn lọc
4.8. Mạch khuếch đại công suất
Chương 5. Mạch khuếch đại thuật toán và các sơ đồ ứng dụng
5.1. Cấu tạo của mạch khuếch đại thuật toán
5.1.1. Các đặc trưng kỹ thuật
5.1.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại thuật toán
5.2. Các sơ đồ cơ bản dùng hồi tiếp âm của mạch khuếch đại thuật toán
5.3. Các biện pháp bù lệch không của mạch khuếch đại thuật toán
5.4. Các sơ đồ ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán
5.4.1. Mạch khuếch đại đảo
5.4.2. Mạch khuếch đại không đảo
5.4.3. Mạch khuếch đại tích phân
5.4.4. Mạch khuếch đại vi phân
5.4.5. Mạch khuếch đại loga và loga đảo
5.4.6. Mạch khuếch đại vi sai
5.4.7. Mạch khuếch đại công cụ
5.4.8. Mạch chỉnh lưu chính xác
Chương 6. Mạch biến đổi DAC, ADC
6.1. Mạch biến đổi DAC
6.2. Mạch biến đổi ADC
Chương 7. Các mạch tạo dao động điện
7.1. Các khái niệm chung về mạch tạo dao động
7.2. Nguyên tắc tạo các dao động điện
7.3. ổn định biên độ và tần số dao động
7.4. Các bộ tạo sóng cao tần hình sin LC
7.4.1. Vấn đề ổn định biên độ trong các bộ tạo dao động cao tần LC
7.4.2. Mạch tạo dao động cao tần LC ghép hỗ cảm
7.4.3. Bộ tạo dao động ba điểm (máy phát 3 điểm)
7.4.4. Các bộ tạo dao động dùng thạch anh
7.5. Bộ tạo dao động RC
7.5.1. Khái niệm chung của các bộ tạo dao động RC
7.5.2. Bộ tạo dao động RC dùng mạch di pha trong mạch hồi tiếp
7.5.3. Bộ tạo dao động dùng mạch cầu chữ T và T-kép trong mạch hồi tiếp
7.5.4. Bộ tạo dao động RC dùng mạch cầu Viên trong mạch hồi tiếp
7.5.5. Bộ tạo dao động RC dùng mạch cầu Viên – Robinxơn
7.6. Các mạch điện tạo dao động xung
7.6.1. Khái niệm chung
7.6.2. Các mạch không đồng bộ hai trạng thái ổn định
7.6.3. Các mạch không đồng bộ một trạng thái ổn định (đa hài đợi)
7.6.4. Đa hài
7.6.5. Đa hài, đa hài đợi dùng IC 555
7.6.6. Bộ tạo dao động Blocking
7.6.7. Mạch tạo xung răng cưa
7.6.8. Bộ tạo các tín hiệu có dạng đặc biệt (bộ tạo hàm số)
7.7. Dùng bộ biến đổi số – tương tự D/A để tạo dao động
Chương 8. Điều chế, tách sóng và trộn tần
8.1. Các khái niệm chung về điều chế, tách sóng và trộn tần
8.2. Mạch điều chế và giải điều chế biên độ AM
8.3. Mạch điều chế và giải điều chế tần số FM
8.4. Mạch điều chế và giải điều chế pha PM
8.5. Mạch trộn tần
Chương 9. Nguồn nuôi một chiều
9.1. Các bộ chỉnh lưu không điều khiển
9.2. Bộ chỉnh lưu có điều khiển
9.3. Mạch ổn áp kiểu bù
9.4. Các vi mạch ổn áp
9.5. Bộ ổn áp kiều xung
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc:
1. Trần Quang Vinh, Chử Văn An, “Nguyên lý kỹ thuật điện tử,” NXB Giáo dục, Hà Nội,
2007.
7.2. Học liệu tham khảo:
1. Robert Boylestad, Louis Nashelshy, “Electronic devices and circuit theory,” Pearson Higher
Ed, 2012.
2. Paul Horowitz, Winfield Hill, “The art of Electronics,” Addision - Wesley Publishing
Company, 1981.
3. Phạm Minh Hà, “Kỹ thuật mạch điện tử,” NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.
8. Hình thức tổ chức dạy học
8.1. Phân bổ lịch trình giảng dạy trong 1 học kỳ (15 tuần)
Hình thức dạy
Số tiết/tuần
Từ tuần …đến tuần…
Địa điểm
Lý thuyết
3
Từ tuần 1 đến tuần 10
Giảng đường
Thực hành
6
Từ tuần 11 đến tuần 15
Phòng thực tập Điện tử - Viễn thông
Lịch trình dạy cụ thể
8.2.
Tuần
Nội dung giảng dạy lý thuyết/thực hành
1
Chương 1. Diode bán dẫn và ứng dụng
2
Chương 2. Transistor lưỡng cực
3
Chương 2. Transistor lưỡng cực (tiếp)
4
Chương 3. Transistor trường
5
Chương 4. Một số mạch khuếch đại phổ biến
6
Chương 4. Một số mạch khuếch đại phổ biến (tiếp)
7
Chương 5. Mạch khuếch đại thuật toán và các sơ đồ ứng dụng
8
Chương 6. Mạch biến đổi DAC, ADC
9
Chương 7. Các mạch tạo dao động điện
10
Nội dung sinh viên tự học
Sinh viên tự học theo các
nội dung của đề cương và
theo sách
Chương 8. Điều chế, tách sóng và trộn tần
Chương 9. Nguồn nuôi một chiều
11
12
13
Thực tập theo các nội dung của bài thực tập kỹ thuật điện tử
tương tự
Chuẩn bị theo nội dung
bài thực tập
14
15
9. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của giảng viên
Chuẩn bị tốt các phần tự giao học
- Có mặt trên lớp ít nhất 80% tổng số giờ học
- Mỗi sinh viên đều phải hoàn thành tốt các bài tập đuợc giao
10. Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
10.1. Mục đích và trọng số kiểm tra, đánh giá
Hình thức
Phương pháp
Mục đích
Trọng số
Lên bảng chữa bài Đánh giá sinh viên sau mỗi buổi học
hoặc kết thúc một chương
Kiểm tra đánh giá tập
thường xuyên
Làm
báo
cáo
40%
seminar
Kiểm tra giữa kỳ
Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra kiến thức tổng hợp giữa kỳ
trên giấy
Báo cáo kết quả thực tập
Báo cáo thực tập
Thi kết thúc học phần
Thi viết
Đánh giá tổng hợp kiến thức
Tổng
60%
100%
10.2. Tiêu chí đánh giá
- Khả năng phân tích mạch, kỹ năng sử dụng phần mềm phân tích mạch, kỹ năng thực hành.
- Kiến thức tổng hợp về kỹ thuật điện tử và khả năng phân tích mạch điện tử.
10.3. Lịch thi và kiểm tra
Lịch thi hết môn theo kế hoạch chung của Nhà trường.
Duyệt
Chủ nhiệm Khoa
Chủ nhiệm bộ môn
Download