Uploaded by Tiên Nguyễn

152 Chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
---------***--------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2023
CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN TẠI CẦN THƠ
Thuộc nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh
Tháng 04 năm 2023
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 0
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU ............................................................................ 4
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7
6. Cấu trúc bài nghiên cứu ......................................................................................... 7
B. NỘI DUNG ................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN TẠI CẦN THƠ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP............... 8
1.1 Khái quát chung về logistics ................................................................................ 8
1.2 Khái quát chung chi phí logistics ........................................................................ 8
1.3 Tổng quan về Cần Thơ ....................................................................................... 10
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN .................................................................. 14
2.1 Phương pháp xác định chi phí logistics phổ biến Lambert ........................... 14
2.2 Phương pháp xác định chi phí logistics phổ biến ở Việt Nam ........................ 15
2.3 Phương pháp xác định chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản ....... 19
2
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN TẠI CẦN THƠ ....................................................................... 22
3.1 Thực trạng chi phí logistics của các doanh nghiệp thuỷ sản tại Đồng bằng
Sông Cửu Long và Cần Thơ .................................................................................... 22
3.2 Yếu tố tác động đến chi phí logistics thuỷ sản ................................................. 24
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN ............................................................... 27
4.1 Đưa ra giải pháp và các kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu27
4.2 Kết luận................................................................................................................ 29
C. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 32
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ĐBSCL
Mekong River Delta
Đồng bằng Sông Cửu Long
2
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
3
VLA
Vietnam Logistics
Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch
Association
vụ Logistics Việt Nam
4
GTVT
5
THC
Giao thông vận tải
Terminal handling charge
Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại
cảng
6
NGTK 2018
General Statistics Yearbook
2018
Niên giám thống kê 2018
4
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Bảng 1.3: Bảng so sánh chỉ tiêu đề ra và thực tế đạt được của thành phố Cần Thơ từ
năm 2017 - 2021
Biểu đồ 2.1: Mô hình xác định chi phí logistics của Lambert
Bảng 2.3: Các chi phí cấu thành phổ biến của tổng chi phí logistics tại các doanh nghiệp
thủy sản
5
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học "Phân tích chi phí logistics cho các hoạt động thủy
sản tại Cần Thơ" rất cấp thiết vì thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của
Việt Nam và đặc biệt là trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cần Thơ là một trong
những địa phương có nền kinh tế phát triển bởi ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu
thủy sản.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về
chi phí logistics, trong đó có chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho, đóng gói, xử lý chất
thải và các chi phí liên quan khác. Điều này gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và lợi
nhuận của các doanh nghiệp thủy sản, đồng thời cũng ảnh hưởng đến người tiêu dùng vì
giá thành sản phẩm sẽ tăng lên.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ nắm
được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Từ
đó, các doanh nghiệp có thể tìm cách giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này còn giúp cho các cơ quan chức năng có thông tin
cần thiết để xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản, đồng thời đưa ra
các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại Cần Thơ và khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có nhiều bài nghiên cứu về phân tích mô hình chi phí logistics dành
cho doanh nghiệp được thực hiện, tiêu biểu hơn:
Mutia Laraswati, Adi Djoko Guritno, Novita Erma Kristanti, et al (2016):
Analysis of logistics cost structure of fish cold supply chain in Java Island. Nghiên cứu
6
phân tích chi tiết toàn bộ chi phí logistics cho lĩnh vực thủy sản tại đảo Java, bao gồm 2
chuỗi cung ứng song song với nhau: đông lạnh và tưới sống.
Pornthipa Ongkunaruk, Chonlachart Piyakarn (2011): Logistics Cost Structure
for Mangosteen Farmers in Thailand. Bài báo cáo nêu ra những khó khăn trong việc hạ
chi phí logistics trong ngành sản xuất và xuất khẩu măng cụt ở các doanh nghiệp Thái
Lan, đồng đưa ra mô hình chuỗi cung ứng chi tiết cùng với những phân tích chuyên sâu
về những yếu tố cấu thành chi phí logistics
Ở Việt Nam, Đỗ Thị Bích Thuận (2013): Tối ưu hóa chi phí logistics tại công ty
Yusen logistics solutions và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam đã đề
ra một số giải pháp nhằm tối ưu hóa những chi phí liên quan đến yếu tố logistics cho các
doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở của công ty Yusen logistics solutions.
Các nghiên cứu trên cung cấp tương đối đầy đủ những yếu tố liên quan đến chi
phí logistics của các doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp kinh
doanh mặt hàng nông, thủy sản tại nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
về phân tích chi phí logistics trong hoạt động sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm
thủy sản tại Cần Thơ. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ tiếp tục bổ sung và đóng góp kiến
thức cho lĩnh vực này.
Ngoài ra, dề tài nghiên cứu còn tìm hiểu thêm mô hình chi phí logistics của
Lambert, D. (1996) để có một cách tiếp cận toàn diện đối với mô hình chi phí logistics
của các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về chi phí logistics ở các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ, cụ thể
là yếu tố tác động tới chi phí logistics và biện pháp khắc phục vấn đề của doanh nghiệp.
Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp thủy sản Cần Thơ trong việc cắt giảm chi phí
logistics.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
-
Đối tượng: Chi phí logistics ở các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi nghiên cứu: Cần Thơ, Việt Nam.
-
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là:
-
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu: báo cáo, nghiên cứu,
bài báo, website.
-
Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được trình bày theo kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí logistics tại các doanh nghiệp thủy sản tại Cần
thơ trong bối cảnh hội nhập.
Chương 2: Phương pháp xác định chi phí logistics tại Việt Nam và các doanh
nghiệp thủy sản.
Chương 3: Thực trạng chi phí logistics tại các doanh nghiệp thủy sản tại Cần thơ
Chương 4: Đề xuất giải pháp và kết luận.
8
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN TẠI CẦN THƠ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1.1 Khái quát chung về logistics
1.1.1 Khái niệm logistics
Logistics là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và
phân phối hàng hóa, từ điểm xuất phát đến điểm đích, nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được
vận chuyển đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng số lượng, đồng thời tối ưu hóa chi
phí và tăng cường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Logistics bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm lập kế hoạch, vận hành kho, vận chuyển, quản lý
đơn hàng, quản lý vận tải, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro. Nó là một phần quan
trọng trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
và thành công của doanh nghiệp đó.
1.2 Khái quát chung chi phí logistics
1.2.1 Khái niệm chi phí logistics
Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi cùng lúc sự tồn tại của
quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa. Sản xuất càng phát triển, phân phối càng
được coi trọng. Chính vì thế, các chi phí liên quan đến quá trình này là những chi phí tất
yếu và cần thiết. Các chi phí ấy chính là chi phí do các tổ chức cung ứng hay doanh
nghiệp logistics bỏ ra, để phục vụ cho hoạt động cung ứng hàng hóa, từ khâu sản xuất,
đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Trong ngành kinh tế cung ứng ở nước ta trước đây, từng
được gọi là chi phí lưu thông - gắn liền với những khoản liên quan đến vận tải, bảo quản
hàng hóa, giao nhận, chi phí quản lý hành chính cùng chi phí hao hụt (hao hụt tự nhiên,
hao hụt định mức, hao hụt trên định mức). Hiện nay, các khoản chi tiêu này được gọi
bằng cái tên quen thuộc hơn, là chi phí logistics.
9
Chi phí Logistics được thể hiện qua nhiều định nghĩa khác nhau và các mô hình
xác định thành phần. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu và tổ chức kinh doanh
thường áp dụng định nghĩa của Lambert về chi phí logistics. Theo định nghĩa của
Lambert, chi phí logistics được xác định bởi tổng số chi phí liên quan đến dịch vụ khách
hàng, chi phí liên quan đến vận tải, chi phí liên quan đến dự trữ, chi phí liên quan đến
quản lý kho, chi phí liên quan đến sản xuất và chi phí liên quan đến giải quyết đơn hàng
và thông tin.
1.2.2 Chi phí logistics của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chi phí logistics là chi phí bằng tiền
phát sinh từ các hoạt động logistics của doanh nghiệp để phục vụ cho cung ứng đầu vào
và đầu ra; và chi phí logistics là một bộ phận của giá bán sản phẩm.
Chi phí logistics doanh nghiệp sản xuất nhìn chung, bao gồm: chi phí vận tải, chi
phí lưu trữ hàng tồn kho và chi phí quản lý logistics.
Chi phí vận tải bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình lưu thông,
vận chuyển, phân phối hàng hóa từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ, đưa thành phẩm
tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chi phí vận tải thường luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất,
gần hơn 50% tổng chi phí logistics. Chi phí vận tải bao gồm chi phí dịch vụ vận tải, chi
phí nhiên liệu, chi phí phương tiện và chi phí duy trì và bảo dưỡng phương tiện.
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho bao gồm chi phí dịch vụ hàng tồn kho, chi phí cơ hội
vốn, chi phí kho bãi, và chi phí rủi ro hàng tồn kho. Chi phí dịch vụ hàng tồn kho liên
quan đến khoản thuế và bảo hiểm mà doanh nghiệp phải trả khi giữ hàng tồn kho. Chi
phí cơ hội được xem là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu
tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác. Chi phí kho bãi phát sinh khi doanh
nghiệp thuê hoặc vận hành kho bãi để lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Và chi phí rủi ro
hàng tồn kho sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng công ty, nhưng nhìn chung, chúng bao gồm
các chi phí có thể xảy ra khi hàng hóa bị hết hạn, bị hư hỏng, trộm cắp, hoặc thay đổi vị
trí.
10
Chi phí quản lý logistics gồm những chi phí đầu tư cho phần mềm máy tính, công
nghệ; chi phí thông tin liên lạc và chi phí nhân công, từ nhân viên kho bãi, nhân viên
phân phối trung tâm, nhân viên lập kế hoạch và phân tích hàng tồn kho, và bộ phận giao
thông.
1.2.3 Chi phí logistics của doanh nghiệp thủy sản
Do tính đặc thù của ngành thủy sản, chi phí logistics của doanh nghiệp sản xuất thủy
sản có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
-
Chi phí vận tải thủy sản
Chi phí vận tải thủy sản bao gồm chi phí vận chuyển thủy sản từ cảng đến doanh
nghiệp, đến cơ sở chế biến và đến khâu tiêu thụ. Chi phí xếp dỡ thủy sản lên phương
tiện, lên container và làm lạnh nơi bảo quản thủy sản khi vận chuyển. Ngoài ra, còn bao
gồm chi phí nhiên liệu và duy tu bảo dưỡng cho phương tiện
-
Chi phí xử lý, thu mua
Chi phí xử lý, thu mua bao gồm chi phí lô hàng thủy sản, chi phí kiểm tra chất lượng
và chi phí thu mua nguyên vật liệu
-
Chi phí xuất khẩu thuỷ sản
Chi phí xuất khẩu bao gồm chi phí đóng gói thuỷ sản, chi phí thẩm định xác nhận
nguồn gốc nguyên liệu thủy sản và cước vận tải biển. Bên cạnh đó còn có thể phát sinh
thêm các loại phí như phí THC (khoản phí thu trên mỗi container), phí nhiên liệu sạch,
phí cân bằng container, phí vệ sinh, phí kẹt cảng…
-
Chi phí lưu trữ thủy sản
Kho bãi bảo quản thủy sản cần có hệ thống làm lạnh, có hồ nước cho thủy sản tươi
sống, bộ phận sát khuẩn …
1.3 Tổng quan về Cần Thơ
1.3.1 Vị trí địa lý của Cần Thơ
11
Cần Thơ hiện nay được xếp loại đô thị loại I và là thành phố lớn thứ tư cả nước.
Cần Thơ là thành phố lớn nhất miền Tây Nam Bộ, cũng như là nơi hiện đại và phát triển
nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cần Thơ nằm ở vị trí địa lý trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc vùng
hạ lưu sông Mê Kông. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và
Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang và phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Giao thông
đường bộ theo quốc lộ 1A về hướng Đông Bắc, Cần Thơ cách Thành phố Hồ Chí Minh
169 km, đến các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ 60 đến 190 km. Bên cạnh
đó, thành phố còn là giao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng như kết
nối với Phnôm Pênh (Campuchia) từ sông Hậu (55km ngang qua Cần Thơ) và 2 trục
đường thủy quốc gia quan trọng hướng về TP Hồ Chí Minh (Cái Sắn và Xà No).
Nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt đã giúp Cần Thơ trở thành cửa ngõ giao lưu quan
trọng về giao thông đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không.
1.3.2 Cần Thơ trong quá trình hội nhập
Hiện nay, Cần Thơ đang đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch
thành phố để bắt kịp tiến độ hội nhập kinh tế quốc tế so với cả nước. Cụ thể hơn, Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, ông Lê Thanh Tâm cho rằng thành phố
cần sớm hoàn tất các công trình kết nối liên vùng như: mở rộng cảng hàng không, phát
triển cảng biển để làm nền móng vững chắc cho quy hoạch cũng như để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
Ngoài ra, thành phố cần tập trung vào việc quảng bá và hợp tác với các tập đoàn,
doanh nghiệp lớn trong các ngành công nghệ để mang lại giá trị cao. Ngoài ra, lãnh đạo
các cấp, các ngành cũng cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính
và giải quyết khó khăn để tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, công khai,
minh bạch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cũng phải đóng vai trò tập
trung nâng cao chất lượng nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ hợp tác kinh tế với đối tác quốc
tế.
12
Tính đến giữa năm 2022, Cần Thơ có 85 dự án với 2 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng
ký. Đồng thời, thành phố liên tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Trong giai
đoạn 2017 - 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn Cần Thơ đạt 133.872 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực như việc ứng dụng khoa học được đẩy
mạnh nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, làm gia tăng giá trị, chất lượng và hiệu quả sản
xuất.
Ngoài những thành tựu đạt được như đã nêu ở trên, Cần Thơ vẫn phải đang đối
mặt với không ít những trở ngại, khó khăn đến từ những lý do chủ quan và khách quan.
Trong đó không thể nhắc đến sự bùng phát dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế của thành
phố còn chưa lớn, trình độ nhân công và cán bộ còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc làm trì
trệ tiến trình xử lý giấy tờ hành chính. Hệ quả là tiến trình hội nhập kinh tế của thành
phố vẫn gặp nhiều trở ngại, không thể phát huy được các lợi thế về công nghệ và các
hiệp định thương mại tự do.
Đồng thời, quy trình làm việc giữa các ngành, các cấp vẫn còn chưa được đồng
bộ về mặt thực hiện các công tác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Các cán bộ vẫn
chưa có những giải pháp đột phá để thúc đẩy tiến độ phát triển của thành phố.
Cụ thể hơn, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào thành phố chỉ chiếm 3.49%.
Thành phố cũng chưa đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết số 9 đề ra. Bảng dưới đây
giải thích cụ thể hơn như sau:
13
Bảng 1.3: Bảng so sánh chỉ tiêu đề ra và thực tế đạt được của thành phố Cần
Thơ từ năm 2017 - 2021
Kế hoạch (2017 - 2021)
Chỉ tiêu đề ra
Thực tế đạt được
Tốc độ tăng trưởng bình quân
7,5 - 8%/năm
2,8%/năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và Tăng 8 - 10%/năm
Tăng 3,25%/năm
dịch vụ
Tổng thu ngân sách nhà nước
Tăng 11%/năm
Tăng 5,26%/năm
14
CHƯƠNG 2. CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN
2.1 Phương pháp xác định chi phí logistics phổ biến Lambert
Tính tới hiện tại, chi phí logistics vẫn chưa được thống nhất về khái niệm cũng như
phương pháp xác định. Tuy nhiên, đa số các bài nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp
có xu hướng xác định chi phí logistics dựa trên mô hình xác định chi phí logistics do
Lambert nghiên cứu. Trong đó, chi phí logistics được tính bằng tổng các chi phí dịch vụ
khách hàng, chi phí vận chuyển, chi phí hàng tồn kho, chi phí quản lý hàng tồn kho, chi
phí sản xuất và chi phí xử lý đơn đặt hàng và thông tin. Chi phí logistics được xây dựng
dựa trên mối quan hệ giữa các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
15
Biểu đồ 2.1 Mô hình xác định chi phí logistics của Lambert
Nguồn: Lambert, 1976 The Development of an inventory costing methodology: A study
of costs associated with holding inventory
Ở từng nhóm chi phí của mô hình xác định chi phí trên, chi phí được chia nhỏ
thành các chi phí nhỏ hơn. Vì vậy, để có thể xác định được chi phí logistics theo mô hình
của Lambert thì các tổ chức và doanh nghiệp cần phải xác định chính xác nhóm của cá
chi phí cấu thành nêu trên đều được chia nhỏ thành các thành phần nhỏ hơn.
2.2 Phương pháp xác định chi phí logistics phổ biến ở Việt Nam
2.2.1 Phạm vi ngoài doanh nghiệp tại Việt Nam
16
Mặc dù đã có những nghiên cứu về chi phí logistics tại Việt Nam nhưng hiện tại
phương pháp tính toán chưa được thống nhất về các khoản chi phí cấu thành.
Trong các báo cáo do Công ty tư vấn ALG của Ngân hàng thế giới (WB) công bố
thì chi phí logistics Việt Nam được tính như sau. Chi phí logistics được xem xét dựa trên
chính các hoạt động logistics. Tuy nhiên, ALG không đề cập đến cách thức định nghĩa
và đánh giá cụ thể về các hoạt động logistics. Chi phí logistics được so sánh dựa trên
tổng GDP cả nước. Chi phí logistics được chia thành thành 3 nhóm chính, bao gồm:
Thứ nhất là, chi phí vận tải là chi phí liên quan tới hoạt động vận chuyển hàng
hóa từ nơi này đến nơi khác, kèm theo đó là các chi phí dịch vụ liên quan.
Thứ hai là, chi phí logistics phụ trợ. Đây là những chi phí cho các hoạt động liên
quan đến chuỗi logistics, ví dụ như phí lưu kho, phí khai thác và phí đóng gói. Tuy nhiên,
phí phụ trợ này không bao gồm chi phí vận tải,.
Thứ ba là, chi phí lưu trữ hàng tồn kho chủ động. Loại chi phí này thường được
tính theo chi phí dịch vụ lưu kho và chi phí không gian lưu trữ.
ALG đã áp dụng phương pháp chia trên để có thể tính toán chi phí logistics ở 12
mặt hàng khác nhau, trong đó bao gồm thủy sản, da giày, dệt may, thiết bị điện tử, linh
kiện điện tử, xe ô tô, hoa quả và rau củ, gạo, cà phê, đồ uống, dược phẩm, đồ nội thất.
Bên cạnh đó, Niên giám thống kê của năm 2018 lại có cách xác định, tính toán
khác so với ALG. Có hai điểm khác biệt chính trong cách tính của hai bên là cách xác
định hoặc nhóm chi phí logistics cấu thành và cơ sở so sánh. Đầu tiên, tổng chi phí
logistics do Niên giám thống kê 2018 công bố được tính toán trên bốn nhóm chính gồm
chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa, chi phí kho bãi, chi phí hàng tồn kho và chi phí quản
lý. Cơ sở để Niên giám thống kê 2018 xác định chi phí logistics khác hoàn toàn so với
ALG khi ALG chỉ tính dựa trên các chi phí vận chuyển, chi phí phụ trợ và chi phí lưu
trữ hàng tồn kho chủ động. Thứ hai là cơ sở so sánh chi phí logistics. Với ALG, tổng chi
phí logistics được so sánh dựa trên tổng GDP của Việt Nam. Trong khi đó, Niên giám
thống kê 2018 thì so sánh dựa trên doanh thu của các doanh nghiệp trên toàn quốc.
17
Tóm lại, phương pháp tính toán chi phí logistics và kết quả của các tổ chức chủ
yếu phục vụ mục đích nghiên cứu cá nhân, không mang tính đại diện và hiện cũng chưa
có một phương pháp hay hệ thống được thống nhất giữa các tổ chức.
2.2.2 Phạm vi doanh nghiệp
Ở phạm vi doanh nghiệp ở Việt Nam, phương pháp tính chi phí logistics vi mô ở
Việt Nam hiện nay tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Mặc dù các nhà nghiên cứu thế
giới đã đưa ra nhiều mô hình xác định và tính toán chi phí logistics, nhưng do trong môi
trường kinh doanh tại Việt Nam, quy mô các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên
các phương pháp tính toán được các doanh nghiệp lớn tại những quốc gia phát triển sử
dụng sẽ không phù hợp và thiếu thực tế nếu áp dụng tại Việt Nam.
Bởi vì thiếu sự nhất quán, đồng nhất trong cách xác định chi phí logistics, các doanh
nghiệp Việt Nam thường tính toán chi phí logistics dựa trên tỉ lệ phần trăm trên doanh
thu hoặc trên khối lượng hàng hóa. Cách thức tính toán chi phí logistics khác nhau phụ
thuộc nhiều vào từng kiểu hình thức doanh nghiệp và cả lĩnh vực kinh doanh. Các chi
phí thành phần được đề cập phổ biến trong chi phí logistics doanh nghiệp ở Việt Nam
bao gồm
-
Chi phí vận tải
-
Chi phí kho bãi
-
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho
-
Chi phí thông tin
-
Chi phí đóng gói, bảo quản hàng hóa
-
Chi phí xếp dỡ
-
Chi phí hải quan
18
Cách thức xác định và tính toán chi phí như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng
doanh nghiệp. Cho đến hiện tại chưa có bất kì công trình nghiên cứu cụ thể nào về
phương pháp tính chi phí logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam, chứ đừng bàn đến
từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Dù thế, chúng ta cần phải chú ý là các chi phí cấu thành
trong tổng chi phí logistics của doanh nghiệp được liệt kê phía trên hoàn toàn chưa phải
là toàn bộ chi phí. Thực tế là, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải chi trả các phí ẩn
phát sinh trong quá trình vận tải và thủ tục khai báo hải quan như tiền bồi dưỡng cho cán
bộ hải quan và công an. Vào năm 2012, Ngân hàng thế giới từng điều tra về tình trạng
của lĩnh vực logistics tại Việt Nam, các doanh nghiệp logistics tham gia điều tra tiết lộ
tình trạng đòi tiền bồi dưỡng của nhân viên hải quan hiện còn phổ biến, chưa được quán
triệt hoàn toàn. Họ cũng cho biết thêm rằng khoản phí bồi dưỡng thường xuất hiện do
thiếu sót chứng từ, hoặc nội dung chứng từ không đủ, chưa rõ ràng, và loại phí này sẽ
được tính vào chi phí dịch vụ.
Ngoài ra, các khoản phí do tài xế phải tuân theo những luật “bất thành văn” trên
đường để tránh bị phạt vì các vi phạm giao thông như chạy quá tốc độ, đi sai làn đường,
xe chở quá tải, … đều được tính vào chi phí vận tải. Khoản phí này được ước tính chiếm
tới 50-60% tổng giá trị số tiền phạt.
Những hành vi tham nhũng đó cũng rất phổ biến tại vận tải hàng không khi bên
vận chuyển phải chi ra tới 50% khoản tiền tiết kiệm cho các nhân viên kiểm đếm sân
bay. Điều này thường xuyên xảy ra mỗi khi các nhân viên kiểm đếm này lập biên bản
kiểm hàng không chính thức như ghi giảm trọng lượng hàng tính cước nhằm trục lợi
trước khi tiến hành lập biên bản chính thức.
Các khoản phí “bồi dưỡng” thường không được công khai hoặc ghi chú rõ ràng
mà nó sẽ được tính gộp vào chi phí cấu thành nào đó trong tổng chi phí logistics. Vì vậy,
những chi phí không minh bạch chiếm một phần không hề nhỏ trong tổng chi phí
logistics mà doanh nghiệp phải chịu.
19
2.3 Phương pháp xác định chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản
Theo cách phân chia chi phí logistics của ALG ra thành ba thành phần chính là
chi phí vận tải, chi phí phụ trợ và chi phí tồn kho chủ động, chi phí logistics của ngành
thủy sản được chia thành năm loại khoản phí cấu thành. Đó là chi phí vận tải, chi phí xử
lý hàng hóa, chi phí kho bãi, chi phí đóng gói và cảng phí.
Như đã đề cập phía trên, phương pháp xác định và tính toán chi phí logistics hiện
chưa được thống nhất giữa các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực, bao gồm ngành
thủy sản. Dù vậy, các chi phí thành phần được đề cập phổ biến trong chi phí logistics
doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam như sau
Bảng 2.3 Các chi phí cấu thành phổ biến của tổng chi phí logistics tại các
doanh nghiệp thủy sản
Chi phí logistics
Chi phí vận tải
Cấu thành chi phí
+ Chi phí vận chuyển
+ Chi phí xếp dỡ
+ Chi phí nhiên liệu
+ Chi phí phương tiện
+ Chi phí duy tu bảo dưỡng phương tiện
Chi phí xử lý, thu mua
+ Chi phí lô hàng
+ Chi phí kiểm tra chất lượng
+ Chi phí thu mua nguyên vật liệu
Chi phí lưu trữ hàng tồn kho
+ Chi phí lưu kho
20
+ Chi phí dự trữ
+ Chi phí kho bãi
+ Chi phí bảo quản nguyên vật liệu
+ Chi phí rủi ro tồn kho
Chi phí đóng gói
+ Chi phí đóng gói
+ Chi phí dán nhãn, ký mã hiệu
Chi phí xuất/nhập khẩu
+ Chi phí khai báo hải quan
+ Chi phí thủ tục xuất/ nhập khẩu
+ Phí hạ tầng cảng biển
Thứ nhất là, chi phí vận tải là chi phí liên quan tới hoạt động vận chuyển hàng
hóa từ nơi này đến nơi khác, kèm theo đó là các chi phí dịch vụ liên quan như phí duy tu
bảo dưỡng phương tiện, phí xếp dỡ, phí nhiên liệu, …
Thứ hai là, chi phí xử lý và thu mua, gồm chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi phí
kiểm tra chất lượng và chi phí lô hàng
Thứ ba là, chi phí lưu trữ hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí dự trữ trữ, chi
phí dự trữ, chi phí rủi ro tồn kho, ...
Thứ tư là, chi phí đóng gói. Loại chi phí này thường được tính theo chi phí đóng
gói và chi phí dán nhãn, ký mã hiệu.
Thứ năm là, chi phí xuất/ nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp thủy sản chỉ hoạt động
kinh doanh nội địa, không có các hoạt động quốc tế như xuất nhập khẩu thì khoản chi
phí này sẽ không tính vào tổng chi phí logistics của doanh nghiệp.
21
Sau đại dịch Covid-19, chi phí xuất/ nhập khẩu có xu hướng tăng cao bởi vì mức
cảng phí tăng mạnh vài lần so với trước đại dịch. Theo ông Nguyễn Tương, Cố vấn cấp
cao Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, doanh nghiệp thủy sản
sẽ thêm phần khốn khó khi phải chịu cả mức tăng mạnh cước vận tải biển và chi phí thuê
container và phí hạ tầng cảng biển được tiến hành thu trong khu vực cửa khẩu cảng biển
tại TP.HCM từ ngày 1/4/2022.
Phía ALG cũng chia chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản thành năm
nhóm chính gồm chi phí vận tải, chi phí xử lý, chi phí lưu trữ, chi phí đóng gói và cảng
phí. Tuy nhiên, ALG không đề cập đến các chi phí logistics nhỏ hơn trong từng nhóm
cũng như định nghĩa của từng nhóm chi phí. Chính vì vậy, tổng chi phí logistics không
thể tránh khỏi thiếu sót nếu so sánh giữa nhóm chi phí do ALG công bố và nhóm chi phí
mà các doanh nghiệp thường tính. Cụ thể là ở nhóm cảng phí, đối với doanh nghiệp thủy
sản, cảng phí chỉ là một phần phí nhỏ trong nhóm chi phí xuất/ nhập khẩu. Trong khi đó,
phía ALG phân chia cảng phí là nhóm chính và thường bao gồm các phí liên quan tới sử
dụng cảng và các dịch vụ của cảng, chưa bao gồm phí khai báo hải quan và thủ tục xuất/
nhập khẩu.
Như vậy, giữa các doanh nghiệp thủy sản và các tổ chức ngoài ngành, cách xác
định chi phí logistics của ngành thủy sản vẫn chưa được thống nhất và miêu tả chính xác
định nghĩa nhưng vẫn có sự tương đồng nhất định giữa các nhóm chi phí cấu thành. Vì
vậy, về phần phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản, bài sẽ xem xét
cách phân chia thông thường mà các doanh nghiệp sử dụng. Đó là chi phí vận tải, chi phí
xử lý và thu mua, chi phí lưu trữ hàng tồn kho, chi phí đóng gói, và chi phí xuất/ nhập
khẩu.
22
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHI PHÍ LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN TẠI CẦN THƠ
3.1 Thực trạng chi phí logistics của các doanh nghiệp thuỷ sản tại Đồng bằng Sông
Cửu Long và Cần Thơ
Chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản tại Đồng bằng Sông Cửu Long
nói chung, và tại Cần Thơ nói riêng, còn đang rất cao.
Vào tháng 4/2019, TP Cần Thơ phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện
chuỗi giá trị hàng nông sản và thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long”. Chủ tịch Hiệp
hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, ông Lê Duy Hiệp, đã chỉ ra rằng: Chi
phí Logistics cho xuất khẩu thủy sản và trái cây chiếm tỷ lệ vào khoảng 20-25%, được
xem là khá cao so với các nước cùng trong khu vực.
Đồng bằng Sông Cửu Long chính là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng
90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả
nước. Chính vì thế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu của Đồng
bằng Sông Cửu Long vô cùng cao, từ 17-18 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20%
hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống cảng biển của vùng, và 80% còn lại chủ yếu cần
sự vận chuyển bằng đường bộ để đến các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh và Bà RịaVũng Tàu. Đồng thời, gần như toàn bộ sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cũng phải
được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về các vùng khác.
Các cảng biển tại Đồng bằng Sông Cửu Long phân bố còn ít và quy mô nhỏ, chủ
yếu phục vụ cho việc bốc xếp hàng rời. Các cảng nước sâu đủ năng lực phục vụ vận
chuyển container còn thiếu. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở ĐBSCL còn gặp
khó khăn, cụ thể: hệ thống cầu - đường- cảng còn gặp nhiều hạn chế, thiếu tính kết nối
giữa các phương thức vận chuyển, giữa các cảng lớn ở khu vực ở TP Hồ Chí Minh và
cảng Cái Mép. Để vận chuyển thủy sản từ ĐBSCL đến các cảng lớn để xuất khẩu, đòi
hỏi vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Thế nhưng, chi phí vận chuyển đường bộ lại cao
23
và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây; kèm theo đó là một loạt chi phí
phải chi cho việc bốc xếp tại cảng và chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông đường
bộ. Cần Thơ có lợi thế nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tập kết hàng để vận chuyển đi các nơi thông qua hệ thống
các cảng biển. Dù TP. Cần Thơ có cảng Cái Cui, tuy được xem là đủ năng lực để đón
tàu lớn, nhưng luồng lạch còn khó khăn nên khả năng của cảng chưa thể phát huy và
khai thác triệt để, tạo ra điểm nghẽn lớn về giao thương.
Rõ ràng, hệ thống logistics khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long còn gặp cản trở,
vừa không giải quyết được vấn đề về thời gian, vừa làm tăng chi phí cho doanh nghiệp,
dẫn đến tăng giá thành sản phẩm. Kèm theo đó là một loạt những chi phí đang đè nặng
lên các doanh nghiệp thuỷ sản, từ phí trả cho hãng tàu, trả cho forwarder (đại lý giao
nhận), và chi phí liên quan đến dịch vụ tại cảng.
Sự cấp bách trong việc đưa ra giải pháp củng cố logistics
-
Chi phí logistics cao đang kìm hãm xuất khẩu thủy sản
Trong bối cảnh sau đại dịch và sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, năm 2022
là năm kỳ vọng được chứng kiến sự khởi sắc của hoạt động xuất khẩu và giao thương.
Các cam kết, hiệp định cam kết về ưu đãi thuế quan được thực thi ngày càng đầy đủ,
nhằm tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển. Cùng với đó, làn sóng
chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy
mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng được xem là động lực mới cho hoạt động
xuất nhập khẩu.
Thế nhưng kèm theo những cơ hội trên là những nguy cơ và thách thức mà hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt: gián đoạn chuỗi cung ứng do căng
thẳng thương mại, chính trị; chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao do giá hàng hóa, nguyên
nhiên vật liệu nhập khẩu ngày càng tăng, điều đó gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất
và kinh doanh. Bên cạnh đó, căng thẳng chính trị cùng giá dầu tăng trên toàn thế giới
khiến chi phí vận tải, logistics lại tăng theo, ảnh hưởng xấu đến chi phí xuất nhập khẩu,
24
dẫn đến lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam bị giảm, đặc biệt, một trong sản phẩm
xuất khẩu hàng đầu, thủy sản bị ảnh hưởng.
-
Mặt hàng thủy sản đòi hỏi hệ thống logistics ưu việt hơn
Thủy sản là mặt hàng khó bảo quản, khó lưu trữ, khó đóng gói và khó vận chuyển.
Bảo quản được thủy sản tươi đòi hỏi hệ thống kho lạnh phức tạp, bộ phận sát khuẩn, cơ
sở chế biến đảm bảo. Ở Việt Nam nhìn chung, dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế để
thúc đẩy thủy sản, như: hệ thống kho lạnh còn thiếu, lại phân bố không đều, không đủ
đáp ứng nhu cầu bảo quản; các vùng sản xuất trọng điểm như Đồng bằng Sông Cửu Long
lại có dịch vụ logistics chưa phát triển, cơ sở hạ tầng chưa tạo điều kiện để vận chuyển
nhanh và tiết kiệm chi phí.
Chính vì vậy, việc cải thiện hệ thống Logistics ở Cần Thơ và cả Đồng bằng Sông
Cửu Long phải được đẩy nhanh tiến độ để giảm chi phí, tạo điều kiện sản xuất và xuất
khẩu.
3.2 Yếu tố tác động đến chi phí logistics thuỷ sản
Với việc thực trạng chi phí logistics thủy sản tại Cần Thơ đang rất cao như trên,
điều này cho thấy hệ thống logistics của Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần
Thơ nói riêng còn có rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ. Tuy rằng cơ sở hạ tầng logistics ở
ĐBSCL đã và đang được nâng cấp, với việc đầu tư vào cảng Cái Cui để biến thành trung
tâm logistics hạng 2 và liên kết xuất khẩu cho khu vực và các địa phương khác trong cả
nước, nhưng việc đầu tư phát triển logistics cần có sự đồng đều nhất quán ở các địa
phương và doanh nghiệp trên cả ĐBSCL.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), có đến 70%
lượng hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả thủy hải sản của vùng ĐBSCL được vận chuyển
bằng đường bộ lên các cảng ở TP Hồ Chí Minh, do các cảng ở ĐBSCL không đủ điều
kiện để tàu tải trọng lớn lưu thông. Việc này khiến chi phí vận tải tăng lên từ 10% - 40%
cho một lô hàng. Ngoài ra, hệ thống cảng ở ĐBSCL cũng thiếu các cảng nước sâu và
chưa đủ năng lực vận chuyển hàng container xuất khẩu.
25
Một yếu tố quan trọng làm chi phí logistics thủy hải sản tăng cao ở Cần Thơ là do
cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu liên kết đồng đều. Các hệ thống cầu, đường và cảng
chưa có sự kết nối chặt chẽ, thiếu liên kết giữa ĐBSCL với các cảng ở TP Hồ Chí Minh.
Chi phí vận chuyển đường bộ đang ngày càng tăng cao trong những năm vừa qua, cùng
với đó là các chi phí dịch vụ như xếp dỡ hàng, chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông,
các chi phí phát sinh khác…Đều ngày một tăng cao và gây áp lực lên chi phí vận tải của
thủy hải sản tại Cần Thơ. Hạ tầng giao thông kém phát triển và không đồng bộ ở khu
vực nông thôn cũng khiến các hệ thống xe tải trọng tải lớn gặp khó khăn trong việc lấy
hàng.
Vấn đề thiếu hụt các cơ sở vật chất logistics vệ tinh cũng là nguyên nhân khiến
chi phí logistics thủy hải sản bị đội lên. Dù là khu vực xuất khẩu mặt hàng trọng điểm
của Việt Nam, vùng ĐBSCL còn thiếu những hệ thống kho lạnh cho hàng thủy sản ở các
cảng, thiếu các trung tâm logistics trọng yếu cùng các trung tâm vệ tinh, thiếu bãi
container rỗng, doanh nghiệp còn phải tự túc trong kho lưu trữ hàng…Việc này ảnh
hưởng đến tính linh hoạt trong hoạt động logistics thủy hải sản của doanh nghiệp, làm
tăng cao giá cả.
Ngoài ra, hệ thống logistics tại Cần Thơ cũng còn nhiều thiếu sót về khả năng
cung cấp dịch vụ đặc thù cho ngành hàng thủy hải sản. Các dịch vụ giá trị gia tăng chưa
phổ biến, thiếu kho lạnh và xe lạnh cho mùa nhu cầu cao, và dịch vụ logistics tại đây
cũng chủ yếu được thực hiện bởi các công ty logistics tại TP Hồ Chí Minh. Các doanh
nghiệp cần thực hiện những dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy hải sản cần phải
đưa hàng lên TP Hồ Chí Minh, làm chi phí tăng vọt.
Với tình hình chuỗi cung ứng và vận tải thế giới đang gặp nhiều biến động liên
tục, có thể thấy tác động của những yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi
phí logistics ở Cần Thơ. Từ cuối 2020 cho đến nay, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã
gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các cảng lớn ở những khu vực như châu
26
Âu hay Bắc Mỹ ùn tắc nghiêm trọng. Việc hạn chế về chuyến tàu và khả năng lưu thông
hàng hóa gây ra tình trạng cầu lớn hơn cung cho việc vận chuyển thủy hải sản, cùng với
đó là sự khan hiếm tàu khiến giá cước vận chuyển đội lên chóng mặt. Ngoài ra, chiến
tranh giữa Nga và Ukraine bùng nổ vào 2022 cũng gián tiếp gây ra tình trạng giá nhiên
liệu xăng dầu tăng chóng mặt, dẫn đến việc chi phí logistics trên toàn cầu bị đội lên như
một hệ quả tất yếu.
27
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
4.1 Đưa ra giải pháp và các kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu
Qua những phân tích trên về tình hình chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy
sản tại Cần Thơ, chi phí logistics hiện đang tăng rất cao chủ yếu đến từ sự lạc hậu và
thiếu sót của cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics vệ tinh tại khu vực ĐBSCL, cụ thể là hệ
thống cầu, đường và cảng chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa ĐBSCL và các cảng ở
TP.HCM. Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ vào năm 2022 cũng đã gián
tiếp đẩy cao giá nhiên liệu xăng dầu dẫn đến tổng chi phí logistics trên toàn cầu bị đội
lên.
Ở phần này, bài nghiên cứu chỉ tập trung nêu ra các giải pháp cắt giảm chi phí
logistics trong phạm vi tại Việt Nam. Đối với các vấn đề quốc tế, bài sẽ không can thiệp
hay đưa ra bất kì giải pháp nào.
Như đã nêu trên, chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL, bao
gồm cả Cần Thơ thường được chia thành năm loại như sau: chi phí vận tải, chi phí xử lý
và thu mua, chi phí lưu trữ hàng tồn kho, chi phí đóng gói, chi phí xuất/ nhập khẩu. Bài
nghiên cứu sẽ phân tích giải pháp cắt giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp thủy
sản tại Cần Thơ thông qua cắt giảm chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa, và chi phí lưu
trữ hàng tồn kho.
Thứ nhất là, cắt giảm chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hóa. Chi phí vận tải và xếp
dỡ là loại chi phí logistics cấu thành chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo báo cáo do Công ty
tư vấn ALG của Ngân hàng thế giới (WB) công bố, chi phí vận tải và xếp dỡ chiếm tới
60% tổng chi phí logistics, trong đó, chi phí vận tải chiếm 59% và chi phí xếp dỡ là 1%.
Chi phí này lớn hơn rất nhiều so với các loại chi phí cấu thành khác.
Chi phí vận tải và xếp dỡ tăng hay giảm lệ thuộc rất nhiều vào phương thức vận
chuyển, hãng vận chuyển và cả thời gian vận chuyển doanh nghiệp chọn. Tuy nhiên,
theo thống kê của Bộ GTVT năm 2019, cơ cấu thị phần vận tải trong nước của Việt Nam
là đường bộ 76,8%, đường thủy nội địa 18%, hàng hải 4,9% và đường sắt 0,3%. Có thể
28
dễ dàng nhận thấy, hàng hóa trong nước chủ yếu được vận chuyển thông qua đường bộ
hoặc đường thủy hoặc kết hợp cả hai. Để trở nên linh hoạt hơn trong việc cắt giảm chi
phí logistics, cụ thể là chi phí vận tải, các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ cần phải
chủ động trong việc kết hợp vận tải đường bộ cùng nhiều phương thức vận tải khác. Điều
này giúp các doanh nghiệp thủy sản có nhiều sự lựa chọn vận chuyển tốt hơn về giá cả
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vận chuyển hàng hóa.
Độ tân tiến của thiết bị xếp dỡ hàng, đặc biệt ở các bến, cảng địa phương, cũng
đóng vai trò không nhỏ vào tổng chi phí xếp dỡ. Các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ
cũng cần lưu ý đặc biệt tới khoản phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) khi sử dụng dịch vụ
của các hãng tàu container nước ngoài vì phụ phí THC này rất cao, từ khoảng 2.645.000
đồng cho loại container 20’ tới 4.025.000 đồng cho loại container 40’. Chính phụ phí
THC cũng đẩy cao tổng chi phí logistics mà doanh nghiệp thủy sản nói chung phải chi
trả.
Ngoài ra, để có thể cắt giảm chi phí vận tải giúp các doanh nghiệp thủy sản, chính
phủ cần cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực địa bàn, bao gồm nâng cấp và mở rộng mối liên
kết cơ sở hạ tầng giữa các phương thức vận tải cũng như xây dựng các cơ sở vật chất
logistics vệ tinh nhằm tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tới các
cảng tại TP.HCM. Theo báo cáo của VLA, có đến 70% lượng hàng hóa xuất khẩu, bao
gồm cả thủy hải sản của vùng ĐBSCL được vận chuyển bằng đường bộ lên các cảng ở
TP Hồ Chí Minh là do ĐBSCL thiếu các cảng nước sâu phục vụ các tàu có trọng tải lớn
và chưa đủ năng lực vận chuyển hàng container xuất khẩu. Việc này làm tăng chi phí
vận tải từ 10% - 40% cho một lô hàng.
Thứ hai là, cắt giảm chi phí lưu trữ tồn kho. Là chi phí logistics cấu thành lớn thứ
hai, chỉ sau chi phí vận tải và xếp dỡ, chiếm tới 21% trong tổng chi phí logistics của các
doanh nghiệp thủy sản. Chi phí tồn kho thường được chia thành 5 nhóm chi phí chính
yếu, bao gồm chi phí lưu kho, chi phí dự trữ, chi phí kho bãi, chi phí bảo quản nguyên
vật liệu và chi phí rủi ro tồn kho. Trong đó, chi phí rủi ro tồn kho thường được nhắc tới
29
như chi phí phát sinh do các tổn thất và hao hụt, chẳng hạn như hư hỏng, hết hạn, lỗi
thời, thất thoát.
Hiện tại, cơ sở hạ tầng lưu trữ và tồn kho của các doanh nghiệp thủy sản tại Cần
Thơ đang được phát triển vì các hệ thống nhà kho lạnh, bảo quản lạnh. Tuy nhiên bởi vì
đường bộ và đường thủy nội hiện là phương thức vận tải phổ biến tại các khu vực ĐBSCL
nên các doanh nghiệp thủy sản cũng cần đầu tư vào hệ thống container lạnh khi sử dụng
đường bộ và đường thủy nội địa cho vận chuyển nội địa và liên tỉnh nhằm tránh thiệt hại,
tổn thất lớn về giá trị hàng hóa thủy sản dễ hư hỏng nếu không được bảo quản lạnh tốt.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp thủy sản cũng cần cân nhắc chính sách logistics phù
hợp nhằm tối thiểu tổng chi phí logistics và cân bằng sản xuất và lưu thông nhưng vẫn
đảm bảo được mức độ phục vụ, hài lòng khách hàng.
Cuối cùng, các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ nói riêng và ở ĐBSCL nói
chung, cần hợp tác với nhau và với cả những tổ chức có chuyên môn về logistics để có
thể cùng thống nhất, đưa ra cách xác định và tính toán chính xác chi phí logistics. Điều
này không chỉ giúp các doanh nghiệp thủy sản có cơ sở vững chắc trong việc tính toán
chi phí logistics mà còn giúp họ kiểm soát chặt chẽ các chi phí cấu thành nhỏ hơn. Một
khi các doanh nghiệp xác định mô hình chi phí logistics, họ có thể lên kế hoạch chi tiết
cho việc cắt giảm và cân bằng giữa các chi phí logistics cấu thành, giữa chi phí logistics
và dịch vụ, và giữa chi phí logistics với lợi nhuận doanh nghiệp.
4.2 Kết luận
Cần Thơ hiện đang là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển bậc
nhất cả nước nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, một phần lớn nhờ vào
ngành công nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
thuỷ sản đang phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ chi phí logistics, bao gồm
chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho, đóng gói, xử lý chất thải và các chi phí liên quan
khác. Chính từ yếu tố chi phí này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và lợi
30
nhuận của các doanh nghiệp thủy sản, đồng thời người tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng
vì giá thành sản phẩm sẽ tăng lên.
Đa số các bài nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng
xác định chi phí logistics dựa trên mô hình xác định chi phí logistics do Lambert nghiên
cứu. Ở mô hình này, chi phí logistics được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa các chi
phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, xét trong phạm vi Việt Nam,
chi phí logistics được xem xét dựa trên chính các hoạt động logistics và được chia thành
thành 3 nhóm chính, bao gồm: chi phí vận tải, chi phí logistics phụ trợ và chi phí lưu trữ
hàng tồn kho chủ động. Trong phạm vi doanh nghiệp, phương pháp xác định chi phí
logistics hiện nay còn tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Trong đó,
chi phí logistics của các doanh nghiệp thuỷ sản được cấu thành từ năm loại sau đây: chi
phí vận tải, chi phí xử lý hàng hóa, chi phí kho bãi, chi phí đóng gói và cảng phí.
Ảnh hưởng từ nhiều đầu chi phí kể trên đã dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp
thuỷ sản tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng, còn đang rất
cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu đến từ
việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các cảng nói riêng và trong khu vực nói chung còn nhiều
hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống logistics tại Cần Thơ vẫn chưa thể cung cấp đủ các dịch
vụ đặc thù cho ngành hàng thủy hải sản. Các dịch vụ giá trị gia tăng chưa phổ biến, thiếu
kho lạnh và xe lạnh cho mùa nhu cầu cao, và dịch vụ logistics tại đây cũng chủ yếu được
thực hiện bởi các công ty logistics tại TP Hồ Chí Minh.
Nhằm cắt giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp thuỷ sản tại Cần Thơ, nhóm
nghiên cứu đề xuất các giải pháp như sau:
Thứ nhất là cắt giảm chi phí vận tải và xếp dỡ hàng hoá thông qua việc chủ động
kết hợp vận tải đường bộ cùng nhiều phương thức vận tải khác. Ngoài ra, độ tân tiến của
các thiết bị xếp dỡ hàng, đặc biệt ở các bến, cảng địa phương, cũng đóng vai trò không
nhỏ vào tổng chi phí xếp dỡ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy sản tại Cần Thơ cũng
31
cần lưu ý đặc biệt tới khoản phụ phí xếp dỡ tại cảng (THC) khi sử dụng dịch vụ của các
hãng tàu container nước ngoài.
Thứ hai là cắt giảm chi phí lưu trữ tồn kho thông qua việc đầu tư vào hệ thống
container lạnh khi sử dụng đường bộ và đường thủy nội địa cho vận chuyển nội địa và
liên tỉnh. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp thủy sản cũng cần cân nhắc chính sách
logistics phù hợp nhằm tối thiểu tổng chi phí logistics và cân bằng sản xuất và lưu thông
nhưng vẫn đảm bảo được mức độ phục vụ, hài lòng khách hàng.
Ngoài ra, nhằm giúp việc cắt giảm chi phí logistics hiệu quả, các doanh nghiệp
thủy sản tại Cần Thơ và ĐBSCL cần hợp tác với các tổ chức có chuyên môn về logistics
để thống nhất, cùng đưa ra phương pháp tính toán chi phí logistics chính xác nhất.
32
C. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GSC
Logistics
(2014),
Cách
tính
chi
phí
logistics,
<http://gscvn.com.vn/index.php/vi/tin-tuc/126-cach-tinh-chi-phi-logistics>
2. Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Cảng hàng không, sân bay
<http://vietnamairport.vn/pages/70/cang-hang-khong-san-bay>
3. Cục cảnh sát giao thông (2016), Tình hình tai nạn giao thông năm 2015
<http://www.csgt.vn/tintuc/4653/Tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2015.html>
4. Tổng cục thống kê
<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=763&ItemID=13637>
5. Tổng cục thống kê
<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=763&ItemID=13629>
6. Đỗ Thị Bích Thuận (2013): Tối ưu hóa chi phí logistics tại công ty Yusen logistics
solutions và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
<https://dlib.neu.edu.vn/handle/NEU/21141>
7. Mutia Laraswati, Adi Djoko Guritno, Novita Erma Kristanti, et al (2016):
Analysis of logistics cost structure of fish cold supply chain in Java Island.
<https://aip.scitation.org/doi/pdf/10.1063/1.4958553>
8. Pornthipa Ongkunaruk, Chonlachart Piyakarn (2011): Logistics Cost Structure
for
Mangosteen
Farmers
in
Thailand.
<https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2211381911000956>
9. Phan Trang, Báo Chính Phủ (2022), Chi phí logistics ‘thách thức’ xuất nhập khẩu
<https://baochinhphu.vn/chi-phi-logistics-thach-thuc-xuat-nhap-khau102220520195404604.htm>
10. Đình Đại, Diễn đàn doanh nghiệp (2022), Cần Thơ: Nhiều kết quả trong việc triển
khai
Nghị
quyết
số
09-NQ/TW
33
<https://diendandoanhnghiep.vn/can-tho-nhieu-ket-qua-trong-viec-trien-khainghi-quyet-so-09-nq-tw-230803.html>
11. Báo Cần Thơ (2019), Giảm Chi Phí Logistics, Tăng Cạnh Tranh Cho Nông Thủy
Sản ĐBSCL
<https://baocantho.com.vn/giam-chi-phi-logistics-tang-canh-tranh-cho-nongthuy-san-dbscl-a108651.html>
12. Ánh Tuyết (2022), Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới : Doanh Nghiệp Thuỷ
Sản "ngóng" Giải Pháp đột phá Trong Phát triển Cảng Biển, logistics Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
<https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-thuy-san-ngong-giai-phap-dot-pha-trongphat-trien-cang-bien-logistics-dong-bang-song-cuu-long.htm>
13. Tạp chí Thủy sản Việt Nam (2022), Logistics: Chìa Khóa Bứt Phá Xuất Khẩu.
<https://thuysanvietnam.com.vn/emagazine/logistics-chia-khoa-but-pha-xuatkhau/>
Download