Uploaded by Thịnh Nông

Đề án Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong giáo dục

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------&------------
ĐỀ ÁN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài:
“Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục”
Sinh viên thực hiện: Nông Văn Thịnh
Lớp: Thương mại điện tử 62
MSV: 11203774
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Mai Trang
Hà Nội, ngày 03, tháng 05, năm 2023.
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục .................. 4
1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 4
1.1.1. Thương mại điện tử là gì? .............................................................................. 4
1.1.2. Phân loại thương mại điện tử ......................................................................... 4
1.1.3. Giáo dục là gì? ............................................................................................... 6
1.1.4. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục là gì? ....................... 7
1.2. Lợi ích, hạn chế của ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục ....... 8
1.3. Vai trò của ứng dụng thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực giáo dục ....................................................................................................... 10
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục ... 11
2.1. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới11
2.1.1. Thực trạng chung ......................................................................................... 11
2.1.2. Các ứng dụng phổ biến của thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục ... 13
2.1.3. Các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử giáo dục thành công ....... 16
2.2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
................................................................................................................................... 18
2.3. Một số xu hướng tác động tới ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo
dục ............................................................................................................................. 22
2.4. Cơ hội phát triển của thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục .................... 24
2.5. Thách thức trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục .. 25
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử
trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam ....................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 27
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
TMĐT
Thương mại điện tử
2
IOT
Internet Of Things
3
LMSs
Learning Management Systems
3
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trong lĩnh vực
giáo dục
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thương mại điện tử là gì?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử (e-commerce).
Theo nghĩa hẹp, “Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng
Internet” (Theo Nghị định số NĐ 53/2013/NĐ-CP của Chính Phủ).
Theo nghĩa rộng, “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua internet dưới dạng số hoá” (Theo
WTO)
Mặc dù thương mại điện tử có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng có thể hiểu
rằng thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua phương
tiện điện tử kết nối internet và mạng viễn thông. Việc mua bán hàng hóa trên các sàn
giao dịch như Amazon, Alibaba hay Shopee là các ví dụ tiêu biểu về hoạt động thương
mại điện tử. Nhìn chung, các hoạt động thương mại điện tử chủ yếu bao gồm: Mua bán
và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trực tuyến; mua bán vé trực tuyến; thanh toán trực tuyến;
chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trực tuyến.
1.1.2. Phân loại thương mại điện tử
Có hai cách chính để phân loại thương mại điện tử bao gồm: Phân loại theo mức
độ số hóa, phân loại theo đối tượng tham gia.
4
Theo mức độ số hóa, tức được xét theo mức độ chuyển đổi từ offline sang online
đối với ba tiêu chí gồm Product (sản phẩm), Process (quy trình) và Player (Đại lý phân
phối). Theo đó, thương mại điện tử được chia thành:
Thứ nhất, Partial Electronic Commerce (TMĐT một phần). Khi đó, doanh nghiệp
đã có sự số hóa ở ít nhất một trong ba tiêu chí trên nhưng chưa toàn diện.
Thứ hai, Pure Electronic Commerce (TMĐT toàn phần). Khi đó, sự số hóa đã
được thực hiện hoàn toàn trên cả ba tiêu chí với mức độ cao nhất, các hoạt động của
doanh nghiệp đều được thực hiện trực tuyến. Thực tế rất ít doanh nghiệp đạt được tới
mức độ này bởi vì nó đòi hỏi mức đầu tư rất lớn cùng với trình độ công nghệ vô cùng
cao.
(Phân loại e - commerce theo mức độ số hóa)
Theo đối tượng giao dịch, TMĐT được chia làm 9 loại hình doanh nghiệp, bao
gồm: C2C (Customer to Customer), C2B (Customer to Business), C2G (Customer to
Goverment), B2C (Business to Customer), B2B (Business to Business), B2G (Business
5
to Goverment), G2C (Goverment to Customer), G2B (Goverment to Business), G2G
(Goverment to Goverment). Trong đó, C2C, B2C và B2B là 3 loại hình phổ biến nhất.
C2C (Customer to Customer) – Các khách hàng có thể trao đổi, giao dịch sản
phẩm hoặc dịch vụ với nhau trên hình thức trực tuyến, doanh nghiệp áp dụng mô hình
này điển hình là eBay.
B2C (Business to Customer) - Loại hình phổ biến nhất hiện nay bởi số lượng
doanh nghiệp, khách hàng và số lượng giao dịch hoàn toàn vượt trội so với các loại
hình khác. Những công ty thành công theo mô hình này phải kể tới như Amazon,
Alibaba, Walmart...
B2B (Business to Business) - Tuy không phổ biến như B2C, B2B lại có tổng
doanh thu vô cùng lớn bởi các đơn hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thường
có giá trị lớn gấp nhiều lần so với đơn hàng của người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt,
trong khi thị trường B2C có vẻ đang dần bão hòa thì B2B vô cùng tiềm năng và được
coi như miếng bánh ngon không thể bỏ qua. Các doanh nghiệp điển hình như Alibaba,
Telio, Vinshop...
1.1.3. Giáo dục là gì?
Hiện tại, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đề cập tới khái niệm giáo dục.
Trong tiếng Việt, giáo có nghĩa là “dạy cho biết”, dục có nghĩa là “nuôi nấng” (không
phải dục vọng, tình dục), cho nên có thể hiểu đơn giản giáo dục là “dạy dỗ nuôi nấng
về cả thân, tâm, trí. (Theo Wikipidia).
Tại Việt Nam, một định nghĩa khác về giáo dục được Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa
ra như sau: “Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà
không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào
tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân
6
phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình,
qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan
điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân”.
Giáo dục là sự kết hợp của nhiều nhân tố như gia đình, nhà trường, xã hội, chính
sách... Thiếu một trong các yếu tố đó khiến giáo dục khó mà phát triển toàn diện được.
Nền giáo dục tốt giúp đào tạo ra những công dân tốt, có kiến thức, có trách nhiệm,
không chỉ giúp họ phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn đóng
góp to lớn cho đất nước. Nói chung, có thể hiểu giáo dục là hệ thống các phương pháp
và nội dung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ
khác thông qua các giai đoạn, hình thức giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã làm xuất hiện một hình thức giáo dục
khác, giáo dục trực tuyến. Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương
thức học thông qua một thiết bị nối mạng có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm
cần thiết để giúp học sinh học trực tuyến từ không gian riêng của mình. Với công nghệ
lớp học ảo (live virtual classroom), giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua
đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội
bộ (LAN). Ngày nay, dựa trên một số nền tảng được cung cấp bởi các công ty công
nghệ giáo dục, các cá nhân hay các tổ chức có thể tự tạo một chương trình học trực
tuyến không chuyên mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài
kiểm tra... (Theo Wikipedia).
1.1.4. Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục là gì?
Thương mại điện tử có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Kinh doanh,
đầu tư, môi trường, xã hội, y tế… trong đó giáo dục cũng không ngoại lệ. Ứng dụng
thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục chính là việc doanh nghiệp sử dụng mạng
internet, công nghệ, các mạng truyền thông xã hội để hỗ trợ hoạt động kinh doanh,
với mục đích thu lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
7
1.2. Lợi ích, hạn chế của ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục
Thương mại điện tử có thể đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, điển
hình như:
Thứ nhất, tiết kiệm thời gian. Các khâu từ sản xuất tới phân phối sẽ được thực
hiện nhanh chóng nhờ có sự kết nối internet, các thông tin, quy trình được xử lý trong
thời gian ngắn.
Thứ hai, giảm chi phí. Doanh nghiệp có thể cắt giảm đi các khoản chi phí như
chi phí cửa hàng, lưu kho, thuê nhân viên bán hàng, từ đó, giúp tăng sức cạnh tranh với
các đối thủ trong ngành.
Thứ ba, tiếp cận rộng rãi. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể tiếp
cận khách hàng ở khắp nơi trên thế giới, không giới hạn phạm vi địa lí, điều này khắc
phục được nhược điểm của thương mại truyền thống khi chỉ có thể tiếp cận tới giới hạn
khách hàng trong một phạm vi địa lí nhất định.
Thứ tư, cá nhân hóa. Từ nguồn dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể sử
dụng công nghệ để phân tích, từ đó mang tới sự cá nhân hóa cho từng khách hàng dựa
trên sở thích, nhu cầu của họ. Ví dụ, các doanh nghiệp thường đề xuất những quảng
cáo, đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi khách hàng. Để làm được điều này cần có công
nghệ AI với khả năng phân tích cực kì thông minh, hiện nay công nghệ này đang ngày
càng phát triển và thông minh hơn, đến mức khách hàng cảm thấy họ đang bị các doanh
nghiệp theo dõi mỗi khi sử dụng smartphone.
Thứ năm, dịch vụ khách hàng. Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đem lại
dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Các hoạt động chăm sóc khách hàng có thể thực hiện
từ xa thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng. Đặc biệt, nhiều công nghệ mới có thể thay thế
nhân viên, tự động tư vấn cho khách hàng với mức độ hiệu quả cao.
8
Mặc dù đem lại những lợi ích to lớn, thương mại điện tử cũng tồn tại những hạn
chế sau:
Thứ nhất, sự cạnh tranh gay gắt. Khi triển khai thương mại điện tử, doanh
nghiệp sẽ phải cạnh tranh thị phần với rất nhiều đối thủ khác. Việc khách hàng dễ dàng
so sánh giá giữa các nhà bán khiến họ trở nên không trung thành. Điều này tạo nên sự
cạnh tranh khốc liệt của thương mại điện tử. Để giành giật thì phần, nhiều doanh nghiệp
sẵn sang chi một khoản tiền lớn để đưa ra những ưu đãi, kết hợp với các KOLs để thu
hút khách hàng, điển hình như cuộc chiến giữa các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam gồm
Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, nó được ví như “cuộc chiến đốt tiền”. Trước sự cạnh tranh
đó, nếu doanh nghiệp không có đủ tiềm lực tài chính, hoặc thiếu sự đổi mới, cải tiến,
chỉ dậm chân tại chỗ thì nguy cơ thất bại là rất cao.
Thứ hai, khó đảm bảo an toàn thông tin. Một trong những thách thức đối với
các doanh nghiệm TMĐT chính là bảo mật thông tin khách hàng. Thực tế đã có rất
nhiều vụ việc dữ liệu khách hàng bị tin tặc đánh cắp trong sự bất lực của doanh nghiệp.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của công ty bởi vì người dùng không muốn mua
hàng ở những công ty có năng lực quản lý dữ liệu kém, nơi mà họ có thể bị mất thông
tin cá nhân và gặp nhiều phiền phức.
Thứ ba, vấn đề sở hữu trí tuệ. Bên cạnh hai hạn chế trên, việc đảm bảo quyền
sở hữu trí tuệ cũng bị đe dọa trên không gian số. Doanh nghiệp thương mại điện tử có
thể bị đối thủ ăn cắp ý tưởng sản phẩm, làm giảm đi sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhưng vấn đề tồi tệ hơn khi đối tượng vi phạm là làm ảnh hưởng xấu uy tín của công
ty, gây mất thiện cảm với khách hàng. Không những vậy, chính công ty cũng rất dễ rơi
vào rắc rối khi không nghiên cứu kĩ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình đã được
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ bởi doanh nghiệp khác.
9
1.3. Vai trò của ứng dụng thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực giáo dục
Thương mại điện tử đang dần len lỏi khắp các ngành, lĩnh vực trong xã hội, và
giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Nhờ có thương mại điện tử, các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực giáo dục có thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới đông đảo khách
hàng với chi phí hợp lí và còn nhiều hơn thế nữa, cụ thể:
Thứ nhất, thúc đẩy những mô hình kinh doanh mới. Công nghệ đã tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh giáo dục trực tuyến phát triển nhiều mô hình
kinh doanh mới. Đó có thể là bán các khóa học online, cung cấp các giải pháp giáo dục
Edutech, cho thuê giáo trình, sách trực tuyến, cung cấp các giải pháp học ngôn ngữ hiệu
quả. Chính những mô hình mới này giúp nâng cao sự cạnh tranh trong thị trường, từ đó
tạo ra sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn với giá thành rẻ hơn.
Thứ hai, linh hoạt hơn trước những biến động. Đại dịch covid-19 đã đe dọa
tới toàn ngành giáo dục nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này nói
riêng. Khách hàng của họ (thường là học sinh, sinh viên) không thể tiếp cận được sản
phẩm một cách trực tiếp do giãn cách xã hội, phong tỏa. Họ có nguy cơ không thể bán
được sản phẩm, dịch vụ của mình, dẫn tới sụt giảm doanh thu, thậm chí là phá sản.
Đứng trước bức tranh u ám đó, thương mại điện tử thực sự như một vị cứu tinh, giúp
các doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động của mình. Họ có thể bán các khóa học online
và các sản phẩm của mình thông qua hình thức trực tuyến. Khách hàng vẫn có thể học
tập, mua sản phẩm ngay tại nhà, chỉ với một thiết bị kết nối internet.
Thứ ba, giảm chi phí. Khi triển khai kênh trực tuyến, các doanh nghiệp có thể
cắt giảm được nhiều khoản chi phí như: Thuê văn phòng, cơ sở dạy học, cửa hàng...
Điều này là rất quan trọng bởi từ đó, họ có thể giảm giá thành sản phẩm để tăng sức
cạnh tranh với các đối thủ. Thực tế cũng cho thấy, các lớp học, khóa học online có giá
thành thấp hơn tương đối nhiều so với hình thức trực tiếp.
10
Thứ tư, tiếp cận khách hàng rộng rãi. Thương mại điện tử giúp các doanh
nghiệp có thể tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn thế giới. Điều này mang lại cơ hội
mở rộng doanh thu là vô cùng lớn, mặc dù giá sản phẩm có thể rẻ hơn đối với hình thức
truyền thống, nhưng với tệp khách hàng rộng lớn, nguồn thu đem lại có thể gấp nhiều
lần.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh
vực giáo dục
2.1. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục trên thế
giới
2.1.1. Thực trạng chung
Trong thời đại kỷ nguyên số, thương mại điện tử ngày càng phát triển và đóng
một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, nó tác động tới mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh
vực giáo dục cũng không ngoại lệ. Trong những năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc
của Internet cùng với các công nghệ hiện đại như AI, IOT, Big Data, đặc biệt đại dịch
covid-19 như một cú hích giúp ngành giáo dục chuyển đổi mạnh mẽ, từ hình thức học
tập truyền thống sang học tập trực tuyến (E-learning) và học tập kết hợp (Blended
Learning). Nhiều doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đã thấy được cơ hội đó và chớp lấy thời
cơ, bắt kịp xu hướng, ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực giáo dục. Đó là ví do vì sao rất nhiều edutech, các nền tảng dạy học trực tuyến,
nền tảng bán khóa học, nền tảng quản lý học tập đã ra đời và không ngừng phát triển
trong những năm sau đại dịch.
Từ đầu thế kỷ 21, các trường học tại những nước phát triển đã bắt đầu tận dụng
sự phát triển của Internet và các công nghệ vào việc dạy học. Mỹ là một trong những
nước đi đầu về chuyển đổi số trong giáo dục. Có tới 30 bang tại Mỹ đã cung cấp hình
thức học tập trực tuyến với bằng cấp tương đương với học tập truyền thống. Có tới xấp
xỉ 315,000 học sinh đăng ký vào hình thức học này, tuy chỉ mới chiếm 0,5% lượng học
sinh, sinh viên nhưng con số này đang không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, ngày càng
11
nhiều trường học đầu tư trang thiết bị hiện đại với máy cảm ứng, camera, máy tính, hệ
thống thông tin để phục vụ việc dạy học cũng như quản lý. Một số trường học đã thử
nghiệm và phát triển những cách sáng tạo để tích hợp công nghệ thông minh vào việc
vận hành trường học, một ví dụ điển hình là trường tiểu học Luwan No 1 tại Thượng
Hải, Trung Quốc. Toàn bộ việc quản lý khuôn viên, việc dạy và học của trường đều
dựa trên công nghệ thông minh. Bằng việc sử dụng công nghệ IOT, hệ thống “digital
campus” có chức năng thu thập và phân tích dữ liệu trường học, từ đó hệ thống tự động
kiểm soát các yếu tố như: an ninh, ánh sáng, chất lượng nước và không khí. Không
những thế, nhà trường còn tạo ra các thiết bị đeo tay, giúp đo nhiệt độ, nhịp tim, đồng
thời lưu trữ dữ liệu về quá trình học tập của học sinh, nhằm phục vụ tốt hơn trong việc
dạy học. Đặc biệt, nhà trường triển khai hệ thống “digital teaching system” giúp các
giáo viên quản lý việc dạy học một cách hiệu quả, với những tính năng như tạo lớp học
online, giao bài tập, quản lý tiến độ làm bài tập, chấm điểm...Nhờ vào những tính năng
vượt trội, mô hình này đã được áp dụng bởi hơn 250 trường học tại Trung Quốc.
(Hệ thống quản lý số của trường tiểu học Luwan No 1 tại Thượng Hải, Trung
Quốc)
12
Không chỉ các trường học mà các doanh nghiệp cũng nhận thấy tiềm năng của
thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục, họ không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo
ra những giải pháp cải tiến, giúp khách hàng hài lòng, từ đó đem lại nguồn doanh thu
khổng lồ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này nhận thấy rằng nhu cầu nâng cao
trình độ, kiến thức trong thời đại số đang tăng mạnh hơn bao giờ hết, bất kể đó là học
sinh, sinh viên hay những người đã đi làm, họ luôn cần làm mới kiến thức để bắt kịp
xu hướng thời đại, để có thể đứng vững trong thị trường lao động đầy biến động. Vì
vậy, họ tạo ra các khóa học online chất lượng, giá thành hợp lý, sử dụng lâu dài, họ
cung cấp những giải pháp học tập sáng tạo, khoa học giúp nâng cao chất lượng học tập,
họ bán những tài liệu, văn phòng phẩm... Những cái tên không thể không nhắc tới bao
gồm Boxlight Corporation (43 tỉ đô), DreamBox Learning (130 triệu đô), Duolingo
(661 triệu đô)... Những doanh nghiệp này đang và vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa
trong tương lai bởi nhu cầu học tập trực tuyến đang trở thành xu hướng trên toàn thế
giới.
2.1.2. Các ứng dụng phổ biến của thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục
Có thể thấy, thương mại điện tử có vô số ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực giáo
dục, nhưng nhìn chung bao gồm 4 ứng dụng chính sau đây.
Một là, Online Learning Platforms. Online Learning Platform là một nền tảng
số cho phép người dùng tạo lập, bán và phân phối các khóa học online của họ, do đó
nó còn hay được gọi là “online course marketplaces”. Chúng cung cấp rất nhiều tính
năng như các bài viết kiến thức, giao bài tập, các trò chơi câu đố, tương tác, cấp bằng
chứng nhận, các diễn đàn thảo luận. Dưới đây là các Online Learning Platforms phổ
biến được nhiều người tin dùng.
Udemy: Nền tảng này cung cấp hơn 14000 khóa học cho hơn 9500 công ty đa
dạng các chủ đề. Nổi tiếng là một nền tảng học tập trực tuyến cho doanh nghiệp, Udemy
13
tập trung chủ yếu vào các khóa học đào tạo kỹ năng cơ bản như: Javascript, Python, tin
học văn phòng, kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề...
(Udemy là nền tảng học trực tuyến hàng đầu thế giới)
Linkedln Learning: Tập trung vào các khóa học sáng tạo, kinh doanh và công
nghệ, nền tảng này cung cấp hơn 16000 khóa học. Nó được xem là một trong những
nền tảng học online tốt nhất bởi các giáo viên, người hướng dẫn được chọn lọc rất kỹ
lưỡng, không chỉ có bằng cấp chuyên môn cao mà còn sở hữu kỹ năng thuyết trình,
giảng dạy ấn tượng.
Coursera: Vượt lên trên một nền tảng học tập online thông thường cho các trường
học, Coursera cung cấp đa dạng các chứng chỉ, bằng cấp, giấy chứng nhận, nhiều chứng
chỉ trong đó được công nhận bởi các cơ sở giáo dục nổi tiếng trên thế giới. Với hơn
5000 khóa học, 200 doanh nghiệp và trường đại học liên kết và hơn 77 triệu người học
trên nền tảng, Coursera thực sự là một nền tảng học tập uy tín, được nhiều người sử
dụng.
Hai là, Learning Management Systems (LMSs). Khác với Online Learning
Platforms, LMSs không tập trung vào việc marketing và bán các khóa học, mà nó chú
trọng vào việc quản lý việc học tập của một nhóm đối tượng nhất định, ví dụ học sinh
14
trong lớp, nhân viên, đội nhóm v.v... LMSs bao gồm những tính năng như tạo lớp học
online, giao bài tập, đánh dấu tiến độ, chat room v.v... Dưới đây là một số LMSs phổ
biến trên thế giới.
Absorb LMS: Đây là nên tảng LMSs hàng đầu trên toàn thế giới, hướng tới các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới, áp dụng nhiều tính năng vượt trội như trợ
lý thông minh giúp quản lý các bài tập của học viên theo từng ngày, tính năng dịch các
bài giảng sang ngôn ngữ của người học, những phòng thảo luận giúp người học trao
đổi...
Ispring: Ispring giúp các doanh nghiệp tạo và tổ chức các khóa học, buổi đào tạo
chuyên nghiệp cho nhân viên của mình. Doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được
hiệu suất của nhân viên bằng cách sử dụng mô hình đánh giá 360 độ, thông báo những
thông tin quan trọng tới nhân viên công ty với tính năng bản tin.
Các LMSs nêu trên đều tính phí, tuy nhiên cũng có một số nền tảng hoàn toàn
miễn phí với người dùng, một trong những cái tên nổi bật phải kể tới là Microsoft
Teams. Đây là ứng dụng quản lý học tập được phát triển bởi tập đoàn Microsoft dành
cho các doanh nghiệp, trường học, cơ sở giáo dục. Ứng dụng giúp quản lý việc dạy học
hiệu quả với những tính năng phổ biến như: tổ chức lớp học online, chat room, giao bài
tập, chấm điểm bài tập, white board...Rất nhiều trường học trên toàn thế giới đã sử dụng
ứng dụng này để triển khai hình thức học trực tuyến và blended learning trong đại dịch
Covid-19, giúp đảm bảo quá trình dạy và học của nhà trường không bị gián đoạn.
Ba là, Learning Support Solutions: Đây là những giải pháp hỗ trợ nâng cao
hiệu quả dạy học, học tập được ứng dụng công nghệ hiện đại, điển hình như Duolingo
– một nền tảng học ngôn ngữ miễn phí. Nền tảng giúp người học cải thiện khả năng
ngôn ngữ thông qua các trò chơi, thử thách, từ đó kích thích hứng thú của người học,
nâng cao hiệu suất học tập. Theo báo cáo của Duolingo, nền tảng này giúp người sử
dụng cải thiện đáng kể khả năng ngôn ngữ thông sau vài tháng sử dụng.
15
Bốn là, Online Shops: Bên cạnh các nền tảng học tập, quản lý học tập trực tuyến,
thương mại điện tử còn được áp dụng trong việc tạo ra các gian hàng online với các mặt
hàng phổ biến như văn phòng phẩm, sách, ebook, tài liệu học tập hay thậm chí là đồng
phục của nhà trường. Một số doanh nghiệp có đủ khả năng sẽ tự triển khai các website
bán hàng của riêng mình, một số khác thì sử dụng các nền tảng trực tuyến, nơi họ có
thể lập gian hàng của mình và thực hiện các hoạt động marketing tới khách hàng.
2.1.3. Các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử giáo dục thành công
Hiện nay, không có một báo cáo nào thống kê được chính xác số lượng doanh
nghiệp đang hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục. Nhưng dễ dàng
nhận thấy số lượng này đang tăng lên trong những năm gần đây do nhu cầu học tập trực
tuyến tăng mạnh cùng với sự phát triển của các công nghệ. Trong đó, một số doanh
nghiệp với những giải pháp sáng tạo cùng với sự nỗ lực không ngừng, họ đã vươn lên
trở thành những doanh nghiệp uy tín trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp đầu tiên phải nhắc tới không ai khác chính là Coursera trị giá 4.3
tỷ đô. Đây là một công ty giáo dục số hợp tác với những trường đại học và công ty hàng
đầu để cung cấp những khóa học online chất lượng. Được thành lập vào năm 2012,
Coursera hiện đã trở thành nhà cung cấp giáo dục trực tuyến lớn nhất trên thế giới.
Công ty cung cấp các khóa học được dạy bởi những giáo viên từ các trường đại học
hàng đầu như Johns Hopkins và Standford. Bên cạnh đó, họ còn cấp các chứng chỉ thạc
sĩ cho một số ngành nhất định. Theo đó, Coursera hiện có tới 4300 khóa học, 440 dự
án, 30 chứng chỉ và 20 bằng cấp được công nhận bởi nhiều trường đại học uy tín.
16
(Coursera là một nhà cung cấp khóa học online của Mỹ hợp tác với nhiều đại học
hàng đầu)
Một doanh nghiệp khác có trị giá 4 tỉ đô, chỉ đứng sau Coursera, đó là VIP Kid
– công ty cung cấp nền tảng giúp trẻ cải thiện khả năng Tiếng Anh. Những khóa học
của họ được cá nhân hóa cho phù hợp với nhu cầu của từng trẻ, giúp cải thiện trải
nghiệm và hiệu quả học tập, đây là điều mà không nhiều doanh nghiệp làm được. Khóa
học cũng có thời gian biểu linh hoạt, do đó phụ huynh có thể lựa chọn lịch học phù hợp
với thời gian của con. Đặc biệt, những khóa học của Vip Kid có giá cả rất cạnh tranh,
khiến nhiều bậc phụ huynh lựa chọn Vip Kid thay vì nhiều nền tảng học tiếng anh khác.
Bên cạnh đó, Udemy cũng là một doanh nghiệp rất thành công trong các nền tảng
khóa học online. Udemy là công ty giáo dục số cung cấp các khóa học trực tuyến được
xây dựng bởi những chuyên gia hàng đầu. Các khóa học không giới hạn về chủ đề, từ
kinh doanh tới học thuật và đời sống. Phổ biến nhất và cũng là thế mạnh của Udemy
chính là các khóa học liên quan tới khởi nghiệp, coding, kỹ năng viết lách, teamwork.
Không những vậy, họ còn tổ chức những buổi live trực tuyến giúp học viên trao đổi,
hỏi đáp với giáo viên.
17
Chegg cũng không nằm ngoài danh sách này với tổng trị giá 2.44 tỷ đô. Sứ mệnh
của Chegg là làm cho việc học dễ dàng chi trả và dễ dàng tiếp cận đối với các học sinh.
Với hơn 20 triệu người đăng ký hoạt động, Chegg hiện là một trong những doanh nghiệp
giáo dục trực tuyến lớn nhất thế giới. Họ cung cấp đa dạng các loại dịch vụ, bao gồm
gia sư online, giúp đỡ bài tập về nhà và thuê tài liệu. Đặc biệt, những gia sư online của
Chegg sẵn sàng 24/7 để giúp học sinh hoàn thành các bài tập về nhà, học sinh cũng có
thể tìm kiếm đáp án giải bài tập ngay trên website của nền tảng này. Ngoài ra, Chegg
còn cung cấp các ebook, các bản sách điện tử có thể đọc trên mọi thiết bị có kết nối
Internet. Có thể thấy, Chegg đã và đang thực sự trở thành một người bạn đồng hành với
nhiều học sinh trên thế giới trên hành trình chinh phục tri thức của họ.
2.2. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại Việt
Nam
Mặc dù là một quốc gia đang phát triển song Việt Nam nhanh chóng bắt kịp xu
thế giáo dục trực tuyến từ năm 2007. Việt Nam bắt đầu xu hướng này với K-12 và một
số trò chơi giáo dục (như Học Mãi, eGame). Tiếp đến nhờ sự phát triển của internet và
công nghệ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống cũng như giáo dục. Các nội dung
học trực tuyến có sẵn trên máy tính bảng, smart phone cùng những khóa học online xuất
hiện ngày càng đa dạng. Cụ thể ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh chóng với
tốc độ CAGR là ~ 34% kể từ 0,25 tỷ USD năm 2013 lên 1,44 tỷ USD năm 2019.
18
(Kinh doanh giáo dục trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm)
Không phải ngẫu nhiên, The Economist lại xem giáo dục tại Việt Nam là một thị
trường cực kỳ tiềm năng. Từ năm 2000, mức chi trả cho giáo dục tại Việt Nam đã tăng
rất nhanh. Năm 2020, kết quả khảo sát mức sống dân cư do Tổng cục Thống kê thực
hiện cho thấy, trung bình các hộ dân cư đang chi hơn 7 triệu đồng cho một thành viên
đang đi học, tăng khoảng 7,0% so với năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng này là rất
nhỏ so với giáo dục trực tuyến. Theo Ken Research, Việt Nam nằm trong top 10 thị
trường giáo dục trực tuyến phát triển nhanh nhất toàn cầu với tốc độ tăng trưởng kép
hằng năm là 44,3%. Thị trường này có thể tăng trưởng với tốc độ khoảng 20,2% trong
giai đoạn 2019-2023. “Covid-19 là một cú hích mang tính “thiên thời” khiến Edtech trở
nên quen thuộc với đời sống vì không ai có lựa chọn khác”, ông Phạm Giang Linh,
Tổng giám đốc Galaxy Education (kiêm nhà điều hành của HOCMAI) nhận xét.
19
Theo thống kê của Nikkei, quy mô thị trường Edtech Việt Nam hiện đang chạm
mốc 3 tỉ USD, tăng mạnh từ mốc 2 tỉ USD ghi nhận vào năm 2019. Covid-19 với những
hệ lụy của nó đã khiến Edtech trở thành thị trường cực kỳ sôi động. Theo một báo cáo
mới đây của Do Ventures công bố, EdTech đang là lĩnh vực được đầu tư nhiều thứ 3
tại Việt Nam trong 8 năm qua ở mảng công nghệ. Tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh
vực EdTech tại Việt Nam là 103 triệu USD, chỉ xếp sau lĩnh vực thanh toán (462 triệu
USD) và bán lẻ (416 triệu USD). Chia sẻ về tiềm năng của giáo dục trực tuyến, “shark”
Nguyễn Mạnh Dũng, nhà sáng lập quỹ đầu tư Do Ventures từng nhận định, Việt Nam
là một thị trường tiềm năng để phát triển E-Learning bởi có hơn 60% dân số sử dụng
internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục
được ưu tiên… Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các nguồn đầu tư trong và ngoài
nước. Marathon - Startup dạy thêm trực tuyến của Việt Nam vừa thành lập đầu năm
2021, đã gọi được 1,5 triệu USD vốn đầu tư từ Forge Ventures, Venturra Discovery…
và các nhà đầu tư thiên thần là một ví dụ.
Hiện nay, giáo dục trực tuyến tại Việt Nam vẫn là một thị trường rất phân mảnh,
với nhiều đối thủ cạnh tranh trên các phân khúc khác nhau.
Trong những doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, một số cái tên đang dẫn
đầu thị trường về doanh thu, bao gồm:
Một là, Topica Edtech Group. Được thành lập vào năm 2008, với mục đích
ban đầu là giúp người học lấy bằng đại học trực tuyến, bằng cách hợp tác với các trường
đại học trong và ngoài nước. Topica đã mở rộng và phát triển trở thành nhà cung cấp
giáo dục trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu
thành công Edtech ra nước ngoài. Đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng rộng rãi
các công nghệ tiên tiến như AR / VR, AI, Big Data…Tiên phong trong mô hình kinh
doanh sáng tạo – kết hợp giáo dục trực tuyến với thương mại điện tử thông qua Edumall,
nơi thay vì hàng tiêu dùng, hàng nghìn khóa học ngắn hạn được kinh doanh trong mọi
lĩnh vực, từ nấu ăn, sức khỏe làm đẹp đến lập trình
20
(Tổng quan các doanh nghiệp kinh doanh giáo dục trực tuyến tại Việt Nam)
Hai là, Hocmai. Được thành lập vào năm 2007 – nhà cung cấp dịch vụ Giáo dục
Trực tuyến tư nhân đầu tiên tại Việt Nam và được đầu tư bởi Tập đoàn Galaxy. Thành
công ngay lập tức với 150.000 người dùng đăng ký trong năm đầu tiên. Tính đến ngày
hôm nay đã có gần 4 triệu người dùng, với 200 giáo viên uy tín trên cả nước. Mô hình
kinh doanh cốt lõi của Hocmai tương đối đơn giản, học viên đăng ký các khóa học trực
tuyến với nhiều lựa chọn giáo viên ở các cấp độ và môn học. Nền tảng này đặc biệt trở
nên quen thuộc đối với các sĩ tử ôn thi đại học, với những bài giảng chuyên sâu, đội
ngũ giáo viên có chuyên môn cao, không ít các sĩ tử đã chọn Hocmai để thắp sáng con
đường tới đại học của mình.
Ba là, Kyna.vn. Được thành lập vào năm 2013 – nền tảng đào tạo kỹ năng B2C
trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Hơn 25.000 video bài giảng, 600 khóa học và 200
chuyên gia về các chủ đề đa dạng cho người học ở mọi lứa tuổi. Trước đây thuộc về
21
Dream Viet Education, nhận đầu tư chiến lược từ Navigos Group vào năm 2019 và từ
đó phát triển theo chiến lược kinh doanh của Navigos.
Bên cạnh những cái tên có tiếng trong thị trường học trực tuyến tại Việt Nam,
hiện nay còn có ELSA Speak World, Edmicro, Everest Education,…và nhiều nhà cung
cấp khác. Ngành Giáo dục Trực tuyến Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh
mẽ với CAGR ~ 20% để đạt 3 tỷ USD vào năm 2023.
2.3. Một số xu hướng tác động tới ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực
giáo dục
Ngày này với sự thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ cũng như thói
quen của khách hàng, đã làm xuất hiện một số xu hướng tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực
giáo dục trực tuyến.
Một là, Học trên thiết bị di động. Điện thoại thông minh đã dần trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Theo các nguồn đáng
tin cậy, có gần 6,8 tỷ người dùng di động vào năm 2019 và con số này được dự đoán sẽ
đạt 7 tỷ vào năm 2021. Trong bối cảnh như vậy, học online trên các thiết bị di động
được dự đoán sẽ phổ biến hơn nhiều trong những năm tới. Với sự tăng trưởng về người
dùng di động và nhiều tiến bộ hơn trong các giải pháp điện thoại thông minh, người
học trên thiết bị di động đang phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều. Ngày nay, ngày
càng có nhiều người sẵn sàng sử dụng các nền tảng học trực tuyến trên thiết bị di động.
Trên thực tế, vào năm 2019, số lượng người học trên thiết bị di động đã vượt qua số
người học trên máy tính để bàn. Các lợi ích như sự linh hoạt và khả năng truy cập liền
mạch đã làm cho việc học từ xa bằng di động trở nên phổ biến hơn đối với người dùng
trên toàn cầu.
Hai là, Trò chơi hóa (Gamification). Tích hợp trò chơi vào môi trường học tập
cũng làm cho E-learning trở thành một xu hướng phổ biến vào năm 2021. Gamification
nghĩa là bổ sung các yếu tố trò chơi thú vị vào các module học tập để làm cho quá trình
học trực tuyến trở nên hữu ích và thú vị hơn. Việc học online kết hợp với trò chơi đã
22
mang lại cho nhiều doanh nghiệp kết quả đào tạo thành công. Ngoài ra, các hệ thống
phần thưởng kết hợp với những trò chơi học tập rất hiệu quả trong việc tạo động lực
cho người học. Giờ đây, nhiều học viên, vì đạt được phần thưởng và thứ hạng cao hơn
trong trò chơi học tập, đã cảm thấy vô cùng thích thú việc đào tạo từ xa. Nói chung, trò
chơi hóa đã làm cho quá trình học tập trở nên đơn giản và hiệu quả hơn nhiều, đồng
thời mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp E-learning. Do đó, xu hướng học trực tuyến
này dự kiến sẽ vẫn phổ biến trong những năm tới.
Ba là, Học qua mạng xã hội. Học trên mạng xã hội là một xu hướng học trực
tuyến đã được phát triển trong vài năm qua. Với cách thức này, mọi người chia sẻ kinh
nghiệm học tập và các giá trị quan trọng của họ qua phương tiện truyền thông xã hội để
những người khác có thể cải thiện kỹ năng và hoạt động kinh doanh của mình. Học
online qua mạng xã hội tạo điều kiện cho lối sống “học tập ở mọi lúc, mọi nơi” – một
xu hướng phát triển trong thời kỳ có nhiều biến động với thiên tai và dịch bệnh. Với
nhiều yếu tố môi trường, xã hội biến động trong những năm tới, xu hướng học này sẽ
còn tiếp tục phát triển hơn nữa, khuyến khích mọi người liên tục cải thiện bản thân để
thích ứng với thay đổi.
Bốn là, Ứng dụng công nghệ AI. AI đã và đang tác động mạnh mẽ tới cách vận
hành của một doanh nghiệp cũng như làm xuất hiện những ý tưởng kinh doanh đồng
thời gia tăng trải nghiệm khách hàng. Có thể nói doanh nghiệp nào đi đầu về công nghệ
thông minh này sẽ đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử trong những năm tới. AI
hiện cũng được áp dụng rất nhiều vào giáo dục trực tuyến, ví dụ như những tính năng
tự động nhắc nhở học viên làm bài tập về nhà, các trợ lý ảo học tập... Một minh chứng
cho điều này là sự thành công của ELSA. ELSA là phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân
tạo, hỗ trợ người dùng luyện phát âm tiếng Anh chuẩn, được sáng lập bởi Văn Đinh
Hồng Vũ và chuyên gia ngữ âm Xavier Anguera vào năm 2015. Chỉ sau một năm, ứng
dụng này nhanh chóng trở thành niềm tự hào của cộng đồng khởi nghiệp công nghệ
Việt Nam khi giành chiến thắng tại SXSWEdu Launch 2016, cuộc thi công nghệ uy tín
23
hàng đầu tại Mỹ. Đến thời điểm 2019, ELSA được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc
gia và được tờ South China Morning Post liệt kê vào “Danh sách 13 Công ty công nghệ
đáng kỳ vọng nhất ở Đông Nam Á.” Sau 7 năm thành lập, ELSA đã đạt hơn 40 triệu
lượt tải ở hơn 100 quốc gia.
Năm là, Sự trỗi dậy của đại học trực tuyến. Học đại học trực tuyến là một
trong những xu hướng đã trở nên phổ biến rộng rãi trong nhiều năm gần đây, phù hợp
với guồng quay bận rộn của cuộc sống hiện đại và quy định giãn cách xã hội. Bên cạnh
đó, ngày càng có nhiều trường đại học uy tín thiết kế các chương trình cấp bằng Cử
nhân thông qua hình thức học từ xa. Thậm chí, có cả một mô hình trường đại học trực
tuyến miễn phí đã ra đời, University of People (UoPeople). Đây là mô hình trường đại
học trực tuyến phi lợi nhuận, hoàn toàn miễn phí của Mỹ. UoPeople cung cấp đa dạng
các ngành học như Kinh Tế, Kế Toán, Công nghệ thông tin..., đặc biệt những học viên
hoàn thành khóa học này được nhận bằng chứng nhận được công nhận bởi nhiều đại
học nổi tiếng.
2.4. Cơ hội phát triển của thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục
Kinh doanh giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó ngày càng
có nhiều cơ hội để ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực tiềm năng này.
Một là, tận dụng cơ hội tăng trưởng của thị trường. Theo thống kê của Nikkei,
quy mô thị trường Edtech Việt Nam hiện đang chạm mốc 3 tỉ USD, tăng mạnh từ mốc
2 tỉ USD ghi nhận vào năm 2019. Covid-19 với những hệ lụy của nó đã khiến Edtech
trở thành thị trường cực kỳ sôi động. Từ năm 2000, mức chi trả cho giáo dục tại Việt
Nam đã tăng rất nhanh. Năm 2020, kết quả khảo sát mức sống dân cư do Tổng cục
Thống kê thực hiện cho thấy, trung bình các hộ dân cư đang chi hơn 7 triệu đồng cho
một thành viên đang đi học, tăng khoảng 7,0% so với năm 2018. Điều đó chứng tỏ tiềm
năng của thị trường này là vô cùng to lớn, các doanh nghiệp cần biết tận dụng cơ hội,
đón đầu xu hướng để phát triển kinh doanh.
24
Hai là, sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ. Chính Phủ Việt Nam rất khuyến
khích chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể giáo dục nằm trong 8 lĩnh vực được
ưu tiên trong chương trình chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030. Bộ giáo dục cũng ban hành hướng dẫn chi tiết để các tỉnh nâng cao năng lực dạy
học trực tuyến. Đồng thời, các doanh nghiệp có các dự án đầu tư, kinh doanh hoạt động
trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo đều được hưởng ưu đãi thuế, theo
Ba là, sự phát triển của các công nghệ. Để kinh doanh giáo dục trực tuyến phát
triển, không thể thiếu được các công nghệ hiện đại gồm AI, IOT, Big Data. Những công
nghệ này không ngừng phát triển và thông minh hơn, ngày càng được ứng dụng nhiều
hơn trong kinh doanh giáo dục trực tuyến. Năm 2023 chứng kiến sự ra mắt của Chat
GPT đã làm xôn xao cả thế giới với khả năng tổng hợp thông tin, sáng tạo nội dung,
tính toán nhanh chóng, chính xác của nó. Trong tương lai, Chat GPT có thể được ứng
dụng vào các trợ lý ảo, hỗ trợ giải bài tập, giúp các khóa học online thu hút, tăng trải
nghiệm của khách hàng.
2.5. Thách thức trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục
Bên cạnh những cơ hội to lớn, cũng có không ít những thách thức mà các doanh
nghiệp phải đối mặt khi áp dụng thương mại điện tử vào giáo dục trực tuyến.
Một là, sự cạnh tranh cao. Tại Việt Nam, không chỉ có các công ty trong nước
mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào kinh doanh giáo dục trực tuyến, bởi
họ thấy được tiềm năng to lớn của nó. Thị trường này như một miếng bánh pizza đang
được nhiều người tranh giành, do đó sức cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Các doanh
nghiệp nhỏ ít vốn, thiếu nhân sự chất lượng cao và công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn
để tranh giành thị trường với các ông lớn.
Hai là, khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu. Mặc dù xu hướng học tập
trực tuyến đã tăng mạnh trong những năm gần đây xong nhiều khách hàng vẫn còn chưa
tin tưởng vào các giải pháp, khóa học trực tuyến và không muốn chi tiền. Điều này một
25
phần đến từ họ đã quen với phương pháp học tập truyền thống và một phần đến từ một
số bê bối liên quan tới chất lượng khóa học của một số doanh nghiệp, khiến nhiều khách
hàng mất niềm tin.
Ba là, khó khăn trong việc thiết kế khóa học. Phần lớn các doanh nghiệp kinh
doanh giáo dục trực tuyến là bán khóa học. Tuy nhiên, do lĩnh vực này còn khá mới
mẻ, nên việc tìm kiếm đội ngũ giáo viên chất lượng là không hề dễ dàng. Đặc biệt là
các khóa học trực tuyến có hạn chế là ít sự tương tác với người học, khó đánh giá thực
lực và tạo động lực cho học viên, những điều này cũng đặt ra một vấn đề lớn cho các
doanh nghiệp khi thiết kế sản phẩm của mình.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng thương
mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Để tận dụng được những cơ hội hiệu quả, và biến những thách thức thành cơ hội
cho mình, doanh nghiệp và chính phủ cần có một số giải pháp sau đây.
Một là, các doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Thực tế ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập vào thị trường kinh doanh giáo dục
trực tuyến, ngày càng có nhiều giải pháp mới được ra đời, sự cạnh tranh do đó trở nên
ngày một khốc liệt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cuộc chiến
này cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ nhân
sự, đổi mới công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, cần phải xác
định được năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình, để các doanh nghiệp khác không thể
bắt chước hoặc rất khó bắt trước, như vậy mới có thể đứng vững trong thị trường bất
ổn và cạnh tranh.
Hai là, các doanh nghiệp cần nâng cao hạ tầng công nghệ E-learning. Trong
một hệ thống kinh doanh giáo dục trực tuyến, hạ tầng công nghệ E-learning luôn quan
trọng hàng đầu, nó quyết định tới hiệu suất làm việc của công ty, tới chất lượng sản
phẩm và trải nghiệm của khách hàng. Trong hạ tầng công nghệ, các công ty cần đến
26
các từ chuyên môn như máy chủ, hệ điều hành quản lý máy chủ (Asianux Server,
Solaris, Ubuntu Server, Window Server,…) hay các linh kiện phần cứng cho máy chủ
(ram, cpu, hdd,… ). Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cẩn trọng hoạch định phạm vi đối
tượng phục vụ trên hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning của mình như số lượng
người học, giáo viên có năng lực, lượng khách tối đa có thể, phạm vi phục vụ, các điều
kiện an ninh. Đây là cơ sở để mô tả nguồn tài chính mà công ty cần đầu tư cho hệ thống
này.
Ba là, chính phủ cần có cơ chế khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo
dục trực tuyến. Khởi nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự cạnh tranh, từ đó nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm, vừa tạo động lực phát triển
kinh tế, vừa giúp người dùng được hưởng sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn. Do đó,
chính phủ cần có thêm cơ chế, chính sách khuyến khích việc khởi nghiệp trong lĩnh vực
giáo dục trực tuyến, để người dân, đặc biệt thế hệ thanh niên tự tin, mạnh dạn đầu tư
kinh doanh, biến những ý tưởng của mình thành hiện thực, mang lại nhiều giải pháp
hữu hiệu trong giáo dục trực tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục, Wikipedia,
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c
2. OECD(2021). “OECD digital education Outlook 2021”, OECDiLibrary.
3. Giáo dục trực tuyến Việt Nam: Bứt phá sau cột mốc 15 năm, THANH NIÊN,
https://thanhnien.vn/giao-duc-truc-tuyen-viet-nam-but-pha-sau-cot-moc-15-nam1851439140.htm
4. Kinh doanh giáo dục trực tuyến: thách thức và cơ hội, BrainTalent,
https://braintalent.edu.vn/nhuong-quyen-toan-tri-tue/kinh-doanh-giao-duc-truc-tuyenthach-thuc-va-co-hoi/
27
Download