Uploaded by Mentos Nut

DL7 DeCuongChiTiet P1 ChauA

advertisement
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 7 (Phần Châu Á)
(Học sinh hệ thống lại phần kiến thức trọng tâm vào vở ghi Địa lí trước tiết ôn tập)
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chủ đề: CHÂU Á
1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Á.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Nội dung
- Tính tỉ lệ dân số của châu lục so với thế giới, tính mật độ dân số
- Nhận xét bảng số liệu/biểu đồ/lược đồ.
- Phân tích bảng số liệu/biểu đồ/lược đồ.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2018
Diện tích
Dân số
Châu lục
(triệu km2)
(triệu người)
44,5
4561
Châu Á
10,1
746,4
Châu Âu
30,0
1275,0
Châu Phi
42,5
1100,0
Châu Mỹ
(Nguồn: Wikipedia. Số liệu trên mang tính chất tương đối để học sinh biết cách tính toán).
Hãy tính mật độ dân số của các châu lục trên thế giới năm 2018 dựa vào bảng số liệu trên.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu
DÂN SỐ CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 1990 – 2020
1990
2000
2010
2015
2020
Năm
Dân số
631,6
814,1
1044,1
1186,2
1340,1
(triệu người)
(Nguồn: Sách Phát triển năng lực trong môn Địa lí 7)
Từ bảng số liệu trên và dựa vào những kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự gia tăng của dân số
châu Phi trong giai đoạn 1990 – 2020.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phần đất liền của châu Á nằm
a. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
b. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
c. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
d. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
Câu 2. Theo chiều bắc - nam, châu Á kéo dài khoảng
a. 9 200 km.
b. 8 000 km.
c. 8 500 km.
d. 9 500 km.
Câu 3. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
a. Thái Bình Dương.
b. Bắc Băng Dương.
c. Ấn Độ Dương.
d. Đại Tây Dương.
Câu 4. Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?
b. Châu Đại Dương và châu Phi.
a. Châu Âu và châu Phi.
c. Châu Âu và châu Mỹ.
d. Châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 5. Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:
a. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
b. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
c. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
d. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.
Câu 6. Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là:
a. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
b. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
c. Có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
d. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Câu 7. Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là:
a. Bắc Á, Nam Á, Tây Á.
c. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
b. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á,
d. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.
Trung Á.
Câu 8. So sánh sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á bằng
cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Yếu tố
Châu Âu
Châu Á
Vị trí địa lí
Phía tây lục địa Á – Âu
Phía đông lục địa Á – Âu
Hình dạng lãnh thổ
Đường bờ biển bị cắt xẻ
Dạng hình khối rõ rệt.
mạnh, tạo thành nhiều bán
đảo, biển, vùng vịnh.
Câu 9. Ghép các ô ở bên trái với các ô bên ở phải sao cho phù hợp.
Câu 10. Quan sát hình 1 trang 110 SGK và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Phần phía bắc châu Á
- Đồng bằng: Tây Xi-bia
- Cao nguyên: Trung Xi-bia
- Núi: Xta-nô-vôi, An-tai, Xai-an
Phần trung tâm châu Á
- Núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn,...
- Sơn nguyên: Tây Tạng
Phần phía đông châu Á
- Núi: I-a-blô-nô-vôi, Đại Hưng An
- Cao nguyên: Hoàng Thổ
- Đồng bằng: Hoa Bắc
Phần phía nam và tây nam châu Á
- Núi: Cáp-ca, Hin-đu-cúc
- Sơn nguyên: I-ran, Đề-can
- Đồng bằng: Ấn - Hằng
Câu 11. Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
Câu 12.
Đới, kiểu khí
hậu
Đới khí hậu cực
và cận cực
Kiểu khí hậu ôn
đới lục địa
Kiểu khí hậu ôn
đới gió mùa
Kiểu khí hậu ôn
đới hải dương
Kiểu khí hậu cận
nhiệt địa trung
hải
Kiểu khí hậu cận
nhiệt gió mùa
Kiểu khí hậu cận
nhiệt lục địa
Kiểu khí hậu núi
cao
Kiểu khí hậu
nhiệt đới khô
Kiểu khí hậu
nhiệt đới gió
mùa
Đới khí hậu xích
đạo
Câu 13.
Yếu tố
Phân bố
Đặc điểm
Câu 14.
Phạm vi
- Phân bố chủ yếu ở vùng cực bắc của châu lục.
- Phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm lục địa bao gồm khu vực dãy Uran và Đại Hưng An.
- Phân bố chủ yếu ở miền duyên hải phía Đông, gồm lưu vực sông Amua và đảo Xa-kha-lin.
- Phân bố chủ yếu ơt vùng: Đông Bắc biển Ô-khốt, bán đảo Cam-sátca và quần đảo Cu-rin.
- Phân bố chủ yếu ở khu vực bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Ác-mê-ni-a, các
vùng thuộc Xi-ri, I-rắc...
- Phân bố chủ yếu phía Đông lãnh thổ Trung Quốc, phía Nam bán đảo Triều
Tiên và Nam Nhật Bản.
- Phân bố ở các miền nội địa, bao gồm phần Nam các đồng bằng Trung Á,
Nội Á và các vùng thuộc sơn nguyên I-ran.
- Phân bố chủ yếu ở các sơn nguyên và núi cao 3500 - 4000 m trở lên, chủ
yếu ở Pamir và Tây Tạng.
- Phân bố chủ yếu Tây Nam châu Á bao gồm bán đảo Ả Rập, phần Nam sơn
nguyên Iran cho tới Tây Bắc Ấn Độ.
- Phân bố chủ yếu ở khu vực Nam á, Đông Nam Á và vùng phía Nam Trung
Quốc.
- Phân bố chủ yếu ở phần Nam đảo Sri Lanka, phần Nam bán đảo Mã Lai và
phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a.
Khí hậu gió mùa
Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.
- Mùa đông, gió từ lục địa thổi ra, khô,
lạnh và ít mưa.
- Mùa hạ, gió từ đại dương thổi vào,
nóng, ẩm, mưa nhiều.
- Thường chịu ảnh hưởng của bão.
Khí hậu lục địa
Vùng nội địa và Tây Á.
- Mùa đông khô và lạnh.
- Mùa hạ khô và nóng.
- Lượng mưa rất thấp, trung bình
200 - 500 mm/năm.
Câu 15.
Khu vực
Bắc Á
Đông Á
Đông Nam Á
Nam Á
Trung Á
Tây Á
Các sông lớn
- Sông Lê-na, sông I-ê-nít-xây, sông Ô-bi
- Sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang
- Sông Mê Công
- Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút
- Sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a
- Sông Ti-gro, sông O-phrát
Câu 16.
A. Đới lạnh
B. Đới ôn hòa
C. Đới nóng
- dải hẹp phía bắc châu lục - - vùng Xi-bia
- rừng mưa nhiệt đới
rêu và địa y
- đông nam Trung Quốc, quần
- không có cây thân gỗ
đảo Nhật Bản
- loài di cư
- khí hậu khô hạn
- rừng lá rộng cận nhiệt
- rừng lá kim
Câu 17.
Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
Khoáng sản
Vấn đề sử dụng, bảo vệ
- Các khu vực cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sinh
hoạt và sản xuất.
- Phần lớn diện tích là núi cao, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông,
sản xuất và đời sống.
- Địa hình chia cắt mạnh nên cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở phát triển các ngành
khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp.
- Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản cần lưu
ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường.
Khí hậu
Sông, hồ
Đới thiên nhiên
- Khí hậu phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp
và các hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.
- Có nhiều thiên tai và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên
cần có các biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi
khí hậu.
- Nhiều sông và hồ lớn cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt
và sản xuất.
- Hằng năm, các sống thường gây ra lũ lụt làm thiệt hại về người và
tài sản, cần có các biện pháp dự báo, phòng tránh lũ lụt.
- Đới thiên nhiên phân hoá tạo nên sự phong phú của các cảnh quan
và hệ động, thực vật ở các khu vực, là tiền đề phát triển các ngành
nông nghiệp và du lịch.
- Nhiều diện tích rừng tự nhiên và các loài động, thực vật bị suy giảm
nghiêm trọng, cần có các biện pháp bảo vệ, phục hồi rừng.
Câu 18. Tìm hiểu và nêu một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
- Một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 21°C.
+ Độ ẩm cao, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm 1 500 - 2 000 mm.
+ Khí hậu chia hai mùa: mùa đông có gió mùa đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh, khô, nửa cuối
mùa đông lạnh ẩm; mùa hạ có gió mùa tây nam, nóng, ẩm và gây mưa.
Câu 19. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa
phương em?
- Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến đời sống và sản xuất của địa phương em:
+ Nhiệt độ cao giúp cây cối sinh trưởng phát triển và phát triển các hoạt động kinh tế quanh năm
nhưng cùng làm sâu bệnh, dịch bệnh phát triển gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, mùa lạnh khiến hoạt động du lịch biển
có thể ngừng lại.
+ Một số thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất như bão, rét đậm, rét hại…
Câu 20. Ý nào dưới đây không đúng?
a. Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục.
b. Châu Á có cơ cấu dân số già.
c. Tỉ lệ tăng dân số của châu Á đã giảm và thấp hơn mức trung bình của thế giới.
d. Dân số châu Á đang chuyển biến theo hướng già hoá.
Câu 21. Cư dân châu Á thuộc các chủng tộc:
a. Môn-gô-lô-it, I-rô-nê-ô-it, Nê-grô-it.
b. Môn-gô-lô-it, O-rô-nê-ô-it, Ô-xtra-lô-it, Nê-gô-it.
c. Ơ-rô-nê-ô-it, Nê-grô-it, Ô-xtra-lô-it.
d. Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Câu 22. Dân cư châu Á tập trung đông ở các khu vực:
a. Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á.
b. Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á.
c. Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Đông Á.
d. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á.
Câu 23. Năm 2020, số đô thị có trên 10 triệu dân ở châu Á là
a. 18
b. 19
c. 20
d. 21
Câu 24. Các nước có nhiều đô thị trên 10 triệu dân ở châu Á là
a. Ấn Độ, Trung Quốc.
b. Trung Quốc, Nhật Bản, Băng-la-đét.
c. Ấn Độ, Thái Lan, Phi-líp-pin.
d. Nhật Bản, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a.
Câu 25.
Câu 26.
Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn trên thế giới. (1).............. ra đời vào khoảng hơn một
nghìn năm trước Công nguyên và (2).............. ra đời vào (3)……....... trước Công nguyên tại Ấn
Độ. (4).............. được hình thành từ đầu Công nguyên tại (5)…….......... Hồi giáo ra đời vào
(6)............. tại A-rập Xê-út.
Câu 27.
Câu 28. Tại sao các đô thị lớn ở châu Á thường nằm ở ven biển?
- Các đô thị lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển vì:
+ Địa hình bằng phẳng, không hiểm trở như vùng trung tâm châu lục.
+ Là các khu vực có khí hậu gió mùa, không khắc nghiệt như các vùng khí hậu lục địa nằm trong
nội địa.
+ Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các quốc gia và các khu vực khác trên thế
giới.
Download