CHUYÊN ĐỀ V PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NGƯỜI GIỚI THIỆU: T.S NGUYỄN HỮU CÔNG NHỮNG NHẬN THỨC VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đảng ta đó trăm tay nhìn mắt Đảng ta đây xương sắt,da đồng Đảng ta muôn vạn công nông Đảng ta muôn vạn tấm lòng, niềm tin Đảng ta Mác- Lê nin vĩ đại Đã hồi sinh trả lại cho ta Trời cao, đất rộng bao la Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người ( TỐ HỮU ) - Đại tá TẠ HỮU YÊN viết: Đảng là lúa chín, mùa no Đồng quê bay bổng cánh cò ca dao Đảng là điện sáng vùng cao Mái trường ngói đỏ, vuông ao quanh nhà Đảng là cây bốn mùa hoa Sắc hương rực rỡ tay ta vun trồng Đảng là nắng ấm vừng đông Trời xanh chim lượn trăm vòng thảnh thơi Đảng là của bạn, của tôi Trong veo phẩm chất, sáng ngời thanh danh I . ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XÉT KẾT NẠP VÀO ĐẢNG CSVN 1. 1. Người vào Đảng phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt nam. Tại sao phải là công dân VN? Vì: Chỉ có công dân VN mới được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp và pháp luật VN. Đây là đòi hỏi về địa vị pháp lý và tư cách công dân của người xin vào Đảng - Độ tuổi vào Đảng + Thấp nhất là 18 tuổi, vì: > Ở độ tuổi đÓ con người mới có sự trưởng thành về mọi mặt, đủ sức khoẻ, năng lực và trình độ cần thiết, có ý thức trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hành động của mình. > Đủ điều kiện và năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ của người Đảng viên với những yêu cầu cao. - Tuổi cao nhất : Điều lệ Đảng không quy định nhưng đối với những người trên 60 tuổi thì việc kết nạp vào Đảng có sự cân nhắc Tuy nhiên do tuổi đời bình quân của đảng viên hiện nay khá cao 45 tuổi, tỉ lệ đảng viên hưu trí: 23% vì vậy để đáp ứng yêu cầu phải trẻ hoá đội ngũ đảng viên nên cần chú trọng phát triển Đảng trong thanh niên . 1.2. Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng Đây là điều kiện phân định rõ ranh giới giữa đảng viên với quần chúng tích cực ngoài Đảng. 1.2.1. Thừa nhận ( sự nhận thức) - tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng (hành động thực tế, thước đo nhận thức tư tưởng, ý thức phấn đấu của người vào Đảng) - Cương lĩnh chính trị là đường lối cơ bản của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt nam trong thời gian tương đối dài ( Hàng chục năm). - Cương lĩnh chính trị đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng đồng thời chỉ ra con đường và phương pháp cơ bản nhằm đạt tới các mục tiêu đó. - - Cương lĩnh chính trị là cơ sở để thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội theo Đảng, phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu mà Đảng đã đề ra. - Điều kiện này xuất phát từ vị trí, vai trò của người đảng viên: làm cách mạng, lãnh đạo và vận động nhân dân thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Vì vậy, khác với công dân, đảng viên phải thừa nhận, hiểu rõ, nắm vững và thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng . Điều này được thể hiện : + Người vào Đảng phải có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, giác ngộ sâu sắc mục đích, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mà đảng giao phó. + Không chỉ thừa nhận mà còn phải tự nguyện, tích cực thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng. Nếu chỉ thừa nhận mà không tự nguyện thực hiện Cương lĩnh thì chưa đủ, chưa phải đã thừa nhận một cách thực sự 1.2.2. Thừa nhận và tự giác thực hiện điều lệ Đảng. - Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng ; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức các cấp của Đảng. - Người gia nhập Đảng cộng sản Việt nam phải thừa nhận và tự nguyện thực hiện Điều lệ Đảng vô điều kiện. Điều này thể hiện sự giác ngộ chính trị, ý thức phấn đấu, ý thức tổ chức, kỷ luật, ý thức Đảng của người Đảng viên. 1.2.3.Thừa nhận và tự nguyện phấn đấu theo tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên. - Bất cứ một tổ chức chính trị nào cũng đều đề ra các tiêu chuẩn về các mặt cho các thành viên của mình cũng như những nhiệm vụ mà mỗi thành viên phải thực hiện. - Đảng cộng sản Việt nam cũng đề ra các tiêu chuẩn và các nhiệm vụ mà người Đảng viên của Đảng phải có và cần phải thực hiện, hoàn thành. ( Điều lệ Đảng ta nêu lên 6 tiêu chuẩn và 4 nhiệm vụ cơ bản) - Các tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, được xây dựng, quy định trên cơ sở và từ mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đây là cơ sở, là căn cứ để các tổ chức Đảng xem xét, đánh giá quần chúng. - Tiêu chuẩn đảng viên: Là những chuẩn mực cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực ; là cơ sở phân định ranh giới giữa đảng viên và quần chúng tích cực ngoài Đảng, cơ sở để tiến hành mọi mặt công tác xây dựng Đảng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. + Là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc > Tiên phong: Về mặt thực tiễn, là bộ phận kiên quyết nhất, luôn đi đầu, biết lôi kéo, cuốn hút quần chúng. Về mặt lý luận, theo Mác, họ hơn hẳn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản. ( Hiện nay, đảng viên chiếm gần 4% dân số). Đại đa số vững vàng về chính trị, kiên định CN Mác-Lê nin và tư tưởng HCM; trong đổi mới đang hình thành một đội ngũ đảng viên có năng lực, phẩm chất, tư duy mới, bắt kịp yêu cầu của thời đại.Tuy nhiên còn có một bộ phận hoang mang, dao động, thiếu tiền phong, gương mẫu). + Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng: > Mục tiêu đấu tranh của Đảng: giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, giải phóng và phát triển con người; xoá áp bức bóc lột, xây dựng CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH. > Đảng viên: tế bào cấu thành nên tổ chức Đảng, là thành viên của Đảng nên phải phấn đấu cho mục đích đó. Sự nghiệp cách mạng của Đảng là lâu dài, khó khăn, gian khổ,người Đảng viên cần phải bền bỉ phấn đấu suốt đời. + Đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. > Chủ tịch Hồ Chi Minh khẳng định: ngoài lợi ích của Tổ quốc và nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. > Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho quyền lợi của nhân dân. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn bó máu thịt với lợi ích nhân dân lao động và của cả dân tộc. Do đó, lợi ích đảng viên gắn bó với lợi ích dân tộc, giai cấp và nhân dân lao động - "nước dâng thì thuyền lên". + Chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước: > Đảng viên phải gương mẫu, tiền phong để lôi cuốn quần chúng "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". + Có lao động, không bóc lột, hoàn thành nhiệm vụ được giao: + Cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, "cách mạng đến nơi ” nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người. +Trong thời kỳ quá độ: chấp nhận xã hội còn bóc lột nhưng về quan điểm phát triển kinh tế tư nhân không phải là mục đích mà là phương tiện. Đảng viên tham gia làm kinh tế tư nhân phải nắm vững quan điểm, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách, nghĩa vụ đối với Đảng, nhà nước và người lao động. + Đạo đức:có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân: Sống, làm việc trong lòng nhân dân, luôn coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. + Phục tùng tổ chức, kỷ luật, giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đây là quy luật làm cho Đảng thật sự thống nhất, có sức mạnh - Nhiệm vụ của Người Đảng viên: + Có 4 nhiệm vụ chủ yếu (điều 2 , Điều lệ Đảng do Đại hội XII thông qua quy định) + Thực hiện nghiêm 19 điều đảng viên không được làm mà BCHTW đã quy định. 1.2.4. Hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng - Lê nin trong tác phẩm "Một bước tiến, hai bước lùi" đã đấu tranh kiên quyết cho tiêu chuẩn này, Người lý giải: "Nếu không sẽ làm cho Đảng rơi vào tình trạng mọi phần tử cơ hội, ăn không ngồi rồi, mọi giáo sư, học sinh trung học đều tự xưng mình là đảng viên cả". - Tổ chức cơ sở Đảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng cộng sản Việt nam. Tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện Đảng viên, nơi Đảng viên thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Mặt khác, phải ở trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định thì Đảng mới có thể kiểm tra, theo dõi, giám sát được đảng viên của mình. Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên quy định: Đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở Đảng nhất định 1.3- Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm (điều kiện thực tiễn) - Vấn đề này đã được Điều lệ Đảng quy định tại điều 1 điểm 2 - Vì sao phải được nhân dân tín nhiệm? - Nhân dân có vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề xây dựng Đảng, giúp Đảng hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với giai cấp và dân tộc. Mối quan hệ giữa Đảng và dân là mối quan hệ máu thịt mang tính biện chứng sâu sắc. - Làm thế nào để được nhân dân tín nhiệm? + Gương mẫu trong mọi việc + Chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. + Đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới. + Nêu gương về đạo đức. + Luôn sáng tạo trong công việc. + Có khả năng thuyết phục cảm hoá, tập hợp quần chúng. + Kiên trì rèn luyện, tu dưỡng không ngừng theo lời dạy của Bác Hồ kinh yêu: "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” - Thực tiễn hoạt động của mỗi người là thước đo chính xác nhất đối với năng lực và phẩm chất con người, là cơ sở tin cậy để nhân dân lựa chọn, giới thiệu những người ưu tú cho Đảng để Đảng xem xét phát triển Đảng. Tóm lại: Điều kiện cơ bản để được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt nam là: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. II- PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn - Động cơ: Cái có tác dụng to lớn thúc đẩy con người suy nghĩ, hành động nhằm thực hiện mục đích, lý tưởng của mình. - Động cơ vào Đảng được thể hiện qua việc trả lời câu hỏi: Tại sao vào Đảng? vào Đảng để làm gì? + Chủ tịch Hồ chí Minh chỉ rõ: “ Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng để thăng quan, phát tài? Không phải …Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người Đảng viên” Người cũng lưu ý : "Nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào Đảng". + Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những người cùng chung chí hướng, đấu tranh cho mục tiêu cao đẹp: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là cuộc đấu tranh rất gian nan, khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự hi sinh về nhiều mặt của người Đảng viên. + Trong quá trình phấn đấu vào Đảng, việc xây dựng được động cơ vào đảng đúng đắn có ý nghĩa quyết định đối với phẩm chất, năng lực của người Đảng viên sau này. Vì vậy Đảng cộng sản Việt nam luôn xem xét kỹ lưỡng động cơ của người xin gia nhập Đảng đồng thời quan tâm bồi dưỡng nhằm xây dựng cho họ có được động cơ vào đảng đúng đắn, trong sáng. + Trong điều kiện hiện nay, nếu người vào Đảng không có động cơ đúng đắn thì nhất định không thể vượt qua những thử thách của sự cám dỗ của quyền lực, tiền tài, dẫn đến tham ô, hối lộ… làm ảnh hưởng đên uy tín, thanh danh của Đảng, gây tổn hại cho dân, cho cho Đảng, cho đất nước. + Động cơ vào Đảng đúng đắn hiện nay là: > Góp sức thực hiện thânh công sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. > Tích cực đấu tranh thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, chống áp bức, bất công. > Đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng, hành động sai trái, tiêu cực. > Đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch chống Đảng, chống chế độ XHCN > Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và con đường đi lên CNXH của dân tộc, đưa sự nghiệp đổi mới đến thành công 2. 2. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng - Bản lĩnh chính trị: Là tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, trong bất kỳ tình huống nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. - Bản lĩnh chính trị của người phấn đấu vào Đảng thể hiện: + Luôn luôn khẳng định và trung thành với mục tiêu: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. + Lấy CN Mác - Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Luôn luôn trung thành với CN Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh + Khẳng định ĐCSVN là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng. + Khẳng định nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân. + Luôn khẳng định và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. + Độc lập, sáng tạo trong công tác, không thụ động, trì trệ. - Muốn có bản lĩnh chính trị vững vàng cần phải: + Luôn luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, giữ vững niềm tin vào lý tưởng cách mạng mà mình đã chọn. Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, giữ vững niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. + Phải thường xuyên học tập nắm vững CN Mác- Lê nin, Tư tưởng Hồ chí Minh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh chính trị qua thực tế lao động, công tác, chiến đấu, học tập. Trong khó khăn thử thách không nao núng tinh thần, không mất phương hướng về chính trị. + Luôn luôn có thái độ, chính kiến rõ ràng trước mọi sự việc, không mập mờ, "ba phải". - Thường xuyên và tích cực rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. + Bác Hồ kính yêu đã chỉ rõ “ Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất". + Phẩm chất đạo đức của người cách mạng theo HCM : > Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. > Yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa. " Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau". > Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. HCM cho rằng đây là "tứ đức" của con người mới. " Trời có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông Đất có 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc Người có 4 đức: Cần - Kiệm - Liêm - Chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người". + Có tinh thần Quốc tế cao cả, trong sáng - Tại sao phải rèn luyện đạo đức cách mạng? + Đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng: Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. + Không phải chúng ta cứ dán lên trán hai chữ Cộng sản mà dân yêu, dân quý, quần chúng chỉ yêu quý những người có tư cách đạo đức. + Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như "ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong". - Để có phẩm chất đạo đức trong sáng cần thực hiện: + Việc gì có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khó mấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì có hại cho cách mạng, cho nhân dân thì nhỏ mấy cũng hết sức tránh. + Phải đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết: "Mình vì mọi người, mọi người vì mình", đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân + Tự nguyện, tự giác góp sức làm giàu cho đất nước, không tính toán thiệt hơn với Đảng, tích cực đấu tranh chống cơ hội, thực dụng, coi đồng tiền là tất cả, lợi dụng sơ hở của cơ chế, chính sách để tham nhũng, làm giàu phi pháp... 2. 3. Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà tổ chức Đảng giao phó là thể hiện cụ thể năng lực nhận thức và hành động của đảng viên. Có hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình người Đảng viên mới thể hiện được tính tiên phong của mình trước quần chúng, mới đủ sức thuyết phục, tập hợp và lãnh đạo nhân dân. Vì vậy quá trình phấn đấu vào Đảng cũng là quá trình người xin gia nhập Đảng hoàn thiện, nâng cao năng lực về mọi mặt của bản thân, nhằm đáp ứng những đòi hỏi cao về phẩm chất, năng lực của người đảng viên khi được đứng trong đội ngũ vinh quang của Đảng. - Hoàn thành tốt, có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao là tiêu chí rất quan trọng để Đảng ta đánh giá, xem xét khi quần chúng xin gia nhập Đảng. Đảng cộng sản Việt nam không kết nạp vào tổ chức của mình những người năng lực nhận thức và hành động yếu kém. - Để nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cần phải: + Có nhiệt tình cách mạng , tinh thần hăng hái, quyết tâm cao, phương pháp làm việc khoa học + Thường xuyên và tự giác học tập để nâng cao kiến thức về mọi mặt, có đủ kiến thức, năng lực cần thiết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tránh tụt hậu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. + Chú trọng nâng cao năng lực thực tiễn, biết ứng dụng kiến thức vào thực tế công tác, năng động, sáng tạo. 2. 4. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, công tác xã hội. - Gắn bó máu thịt với nhân dân là truyền thống, là bản chất và nguyên tắc cơ bản của Đảng cộng sản Việt nam mà lớp lớp Đảng viên của Đảng hết sức coi trong bởi đó là cội nguồn sức mạnh của Đảng ta. - Đại đa số những người xin gia nhập Đảng đều đang sinh hoạt, công tác trong các tổ chức, đoàn thể nhất định. Trong thực tế công tác phát triển Đảng, đoàn thể là môi trường cực kỳ quan trọng để rèn luyện, phấn đấu của quần chúng . - Qua quá trình hoạt động trong các tổ này, người quần chúng thể hiện rõ phẩm chất, năng lực cũng như tinh thần, ý thức phấn đấu vào Đảng của mình. Sự giới thiệu của tổ chức nơi quần chúng sinh hoạt là một yêu cầu, là điều kiện bắt buộc để Đảng xem xét kết nạp các quần chúng vào Đảng. - Thực hiện yêu cầu này người phấn đấu vào Đảng cần phải: + Gắn bó với đồng nghiệp, bạn bè nơi công tác, bà con nơi cư trú (quý trọng, thông cảm, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau). + Hoà mình với quần chúng nhưng không hùa theo những suy nghĩ, việc làm sai. Tích cực vận động mọi người đoàn kết thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. + Nhiệt tình tham gia sinh hoạt và các hoạt động của các đoàn thể. + Sẵn sàng, tự nguyện, gương mẫu tham gia các hoạt động xã hội. 2. 5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở. - Không chỉ thừa nhận, tôn trọng và chấp hành sự lãnh đạo của Đảng mà còn phải tích cực tham gia xây dựng Đảng, đó là trách nhiệm và tình cảm của mỗi quần chúng nhất là những người đang tích cực phấn đấu gia nhập Đảng cộng sản Việt nam. - Mỗi cơ sở, quần chúng đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của một tổ chức cơ sở Đảng nhất định. Vì vây, xây dựng Đảng trước hết là xây dựng Đảng ở cơ sở, đơn vị mình sinh sống, công tác. Tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh là nhân tố đảm bảo cho cơ sở không ngừng đổi mới và phát triển theo đường lối quan điểm của Đảng. Do vậy tích cực tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Đảng là niềm vinh dự và trách nhiệm to lớn của người đang phấn đấu vào Đảng - Để thực hiện yêu cầu này người phấn đấu vào Đảng cân phải: + Tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến đối với quá trình hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng với tinh thần trung thực, thẳng thắn và xây dựng. + Hưởng ứng mạnh mẽ và tích cực tham gia các phong trào triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương do tổ chức cơ sỏ Đảng nơi mình sinh sống, học tập nêu lên đồng thời vận động gia đình và nhân dân tham gia. + Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong các cuộc họp khi được hỏi ý kiến về công tác phát triển Đảng của chi bộ, đảng bộ, công tác giới thiệu đang viên ưu tú vào các cấp lãnh đạo. + Kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị- xã hội tại địa phương, đơn vị mình sinh sống, công tác; đấu tranh không khoan nhượng vởi những thế lực chống Đảng, xuyên tạc đường lối quan điểm của Đảng, các phần tử cơ hội, tham ô, tham nhũng; bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất của Đảng KẾT LUẬN :Xác lập động cơ vào Đảng đúng đắn từ sự giác ngộ sâu sắc, mục đích lý tưởng của Đảng; tích cực rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; không ngừng nâng cao năng lực về mọi mặt để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; gắn bó với tập thể và nhân dân; tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở… là những nội dung, yêu cầu cơ bản và cực kỳ quan trọng đối với những quần chúng đang nỗ lực phấn đấu để trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh. Để thực hiện mong ước này, mỗi quần chúng ưu tú cần tự giác, nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng. Đảng bộ trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn chào đón, giúp đỡ những trái tim, khối óc đang hướng về Đảng cộng sản Việt nam quang vinh và sẵn sàng kết nạp các quần chúng khi các đồng chí đạt được những yêu cầu mà Điều lệ Đảng quy định. ĐỀ TÀI VIẾT THU HOẠCH ( CHỌN MỘT TRONG HAI ĐỀ ) Đề số 1: Phân tích những luận cứ để khẳng định: Sự ra đời và nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt nam của Đảng cộng sản Việt nam đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho sự phát triển của các mạng nước ta? Đồng chí hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay ? Đề số 2: Vì sao khi gia nhập Đảng cộng sản Việt nam, đồng chí phải xây dựng được động cơ vào Đảng đúng đắn ? Tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh ( tư tưởng, đạo đức, phong cách) có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng động cơ vào Đảng của đồng chí ?