NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA LÊ VĂN HỢP NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga – ThS. Lê Văn Hợp NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA, ThS. LÊ VĂN HỢP Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung TS. ĐỖ VĂN BIÊN Biên tập LÊ THỊ MINH HUỆ Sửa bản in THANH HÀ Trình bày bìa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Website: http://hcmute.edu.vn Đối tác liên kết – Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm tác quyền TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh ĐT: 028 6272 6361 - 028 6272 6390 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn VĂN PHÒNG NHÀ XUẤT BẢN PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁT HÀNH Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh ĐT: 028 66817058 - 028 62726390 - 028 62726351 Website: www.vnuhcmpress.edu.vn Nhà xuất bản ĐHQG-HCM và tác giả/đối tác liên kết giữ bản quyền© Copyright © by VNU-HCM Press and author/ co-partnership All rights reserved ISBN: 978-604-73-7616-2 In số lượng 300 cuốn, khổ 16 x 24 cm, XNĐKXB số: 1296-2020/CXBIPH/133/ĐHQGTPHCM. QĐXB số 37/QĐ-NXBĐHQGTPHCM cấp ngày 21/4/2020. In tại: Công ty TNHH In và Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1- KP1A – P.An Phú – TX Thuận An – Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Quý II/2020. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA, CỦA PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ThS. LÊ VĂN HỢP . Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM, NXB ĐHQG-HCM và CÁC TÁC GIẢ. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM và Tác Giả. ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC ................................................................ 5 1.1 Nguồn gốc Nhà nước ........................................................................... 5 1.2 Bản chất Nhà nước .............................................................................. 8 1.2.1 Tính giai cấp của Nhà nước .............................................................. 8 1.2.2 Tính xã hội của Nhà nước ................................................................. 8 1.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC ............................. 9 1.4 CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC ............................................................. 10 1.5 HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC ............................................................... 11 1.5.1 Hình thức chính thể ........................................................................ 11 1.5.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước .......................................................... 12 1.5.3 Chế độ chính trị .............................................................................. 13 1.6 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ..................................................................... 13 1.6.1 Khái niệm........................................................................................ 13 1.6.2 Đặc điểm của cơ quan Nhà nước ................................................... 13 1.6.3 Các thiết chế cơ bản trong Bộ máy Nhà nước của các quốc gia trên thế giới hiện nay ......................................................................... 14 1.7 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (CHXHCN) ........................................................... 16 1.7.1 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ....................................................................... 16 1.7.2 Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ....................................................................... 16 1.7.2.1 Quốc hội....................................................................................... 16 1.7.2.2 Chủ tịch nước............................................................................... 18 1.7.2.3 Chính phủ .................................................................................... 18 1.7.2.4 Tòa án nhân dân ........................................................................... 19 1.7.2.5 Viện kiểm sát nhân dân................................................................ 19 1.7.2.6 Hội đồng nhân dân các cấp .......................................................... 20 1.7.2.7 Ủy ban nhân dân các cấp ............................................................. 21 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT .............................................................. 24 2.1 NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT ................................................... 24 2.2 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT ...................................................... 25 2.3 CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ......................... 25 2.3.1 Tính quy phạm phổ biến ................................................................. 26 2.3.2 Tính xác định chăt chẽ về mặt hình thức ........................................ 26 2.3.3 Tính bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước ......................................... 26 2.4 HÌNH THỨC PHÁP LUẬT .............................................................. 27 2.5 CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT ................................................... 28 2.5.1 Khái niệm........................................................................................ 28 2.5.2 Phân loại ......................................................................................... 28 2.6 KIỂU PHÁP LUẬT ........................................................................... 29 2.6.1 Khái niệm........................................................................................ 29 2.6.2 Phân loại ......................................................................................... 29 2.7 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI KHÁC ........................................................................ 30 2.7.1 Mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước ....................................... 30 2.7.2 Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế ........................................... 30 2.7.3 Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị ......................................... 31 2.7.4 Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác ............. 31 CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT - VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ....................................... 34 3.1 QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................................................... 34 3.1.1 Khái niệm và đặc điểm ................................................................... 34 3.1.1.1 Khái niệm..................................................................................... 34 3.1.1.2 Đặc điểm ...................................................................................... 35 3.1.2 Cấu trúc của quy phạm pháp luật ................................................... 36 3.1.2.1 Giả định ....................................................................................... 37 3.1.2.2 Quy định ..................................................................................... 38 3.1.1.3 Chế tài .......................................................................................... 39 3.1.3 Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật trong các điều luật ........... 41 3.1.4 Phân loại quy phạm pháp luật ......................................................... 42 3.2 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................................ 43 3.2.1 Khái niệm ................................................................................ 43 3.2.2 Đặc điểm ......................................................................................... 43 3.2.3 Phân loại ........................................................................................ 43 3.3 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ......................................... 45 3.3.1 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ................ 45 3.3.2 Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật .................. 45 3.3.3 Các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực ............. 45 3.3.4 Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ........................................... 46 CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUẬT .......................................... 49 4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT ....................... 49 4.1.1 Khái niệm........................................................................................ 49 4.1.2 Đặc điểm ......................................................................................... 49 4.2 THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT .............................. 51 4.2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật .............................................................. 51 4.2.2 Khách thể của quan hệ pháp luật .................................................... 53 4.2.3 Nội dung của quan hệ pháp luật ..................................................... 53 4.3 SỰ KIỆN PHÁP LÝ .......................................................................... 54 4.3.1 Khái niệm........................................................................................ 54 4.3.2 Phân loại ........................................................................................ 55 CHƯƠNG 5: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ..................................................... 58 5.1 VI PHẠM PHÁP LUẬT .................................................................... 58 5.2 CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT ........................................... 60 5.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật .......................................... 60 5.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.............................................. 60 5.2.3 Chủ thể vi phạm pháp luật.............................................................. 62 5.2.4 Khách thể của vi phạm pháp luật ................................................... 62 5.3 PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT ............................................. 63 5.4 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ .............................................................. 63 5.4.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý ............................ 63 5.4.2 Các loại trách nhiệm pháp lý .......................................................... 64 CHƯƠNG 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÌNH SỰ .................................................................... 69 6.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ .................................................. 69 6.1.1 Khái niệm Luật Hình sự ................................................................. 69 6.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự.......................................... 69 6.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự ..................................... 70 6.2 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ .................. 70 6.2.1 Tội phạm ......................................................................................... 70 6.2.1.1 Khái niệm đặc điểm của tội phạm ............................................... 70 6.2.1.2 Phân loại tội phạm ....................................................................... 72 6.2.1.3 Cấu thành tội phạm ...................................................................... 73 6.2.2 Các giai đoạn thực hiện tội phạm ................................................... 78 6.2.3 Đồng phạm...................................................................................... 82 6.2.3.1 Định nghĩa và dấu hiệu của đồng phạm ...................................... 82 6.2.3.2 Các loại đồng phạm .................................................................... 82 6.2.3.3 Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ....................................... 83 6.2.4 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ............................. 84 6.2.5 Hình phạt ........................................................................................ 86 6.2.5.1 Khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt ......................... 86 6.2.5.2 Hệ thống hình phạt....................................................................... 87 6.2.5.3 Căn cứ quyết định hình phạt ...................................................... 90 6.2.5.4 Án treo ........................................................................................ 92 CHƯƠNG 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ ...................................................................... 96 7.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ ................................................... 96 7.1.1 Khái niệm........................................................................................ 96 7.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự ........................................... 96 7.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự ...................................... 97 7.2 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ ................... 97 7.2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự ............................................ 97 7.2.2 Quyền nhân thân ........................................................................... 101 7.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân...................................... 101 7.2.2.2 Một số quyền nhân thân ............................................................. 102 7.2.3 Tài sản và quyền sở hữu ............................................................... 104 7.2.3.1 Tài sản ........................................................................................ 104 7.2.3.2 Quyền sở hữu tài sản ................................................................ 105 7.2.4 Thừa kế ......................................................................................... 106 7.2.4.1 Khái quát về thừa kế .................................................................. 106 7.2.4.2 Thừa kế theo di chúc.................................................................. 107 7.2.4.3 Thừa kế theo pháp luật ............................................................ 108 7.2.4.4 Chia thừa kế trong một số trường hợp đặc biệt ....................... 109 7.2.4.5 Thanh toán và phân chia di sản ............................................... 111 CHƯƠNG 8: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .................................. 115 8.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .............................................................................................. 115 8.1.1 Định nghĩa ................................................................................... 115 8.1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh........................ 115 8.1.3 Các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình .......................... 116 8.2 KẾT HÔN ....................................................................................... 116 8.2.1 Điều kiện kết hôn ......................................................................... 116 8.2.2 Kết hôn trái pháp luật ................................................................... 118 8.2.2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật................................................ 118 8.2.2.2 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật ............. 118 8.2.2.3 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật ............................................... 119 8.2.2.4 Hậu quả của việc xử lý kết hôn trái pháp luật ........................... 119 8.3 QUAN HỆ GIỮA VỢ CHỒNG ...................................................... 119 8.3.1 Quan hệ nhân thân ........................................................................ 119 8.3.2 Đại diện giữa vợ và chồng ............................................................ 120 8.3.3 Quan hệ tài sản của vợ và chồng .................................................. 121 8.3.3.1 Tài sản chung ............................................................................. 121 8.3.3.2 Tài sản riêng .............................................................................. 121 8.4 LY HÔN .......................................................................................... 122 8.4.1 Khái niệm ..................................................................................... 122 8.4.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn ........................................... 122 8.4.3 Các trường hợp ly hôn .................................................................. 123 8.4.3.1 Thuận tình ly hôn ....................................................................... 123 8.4.3.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên .............................................. 124 8.4.3.3 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn ................................................ 125 CHƯƠNG 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG ............................................................. 128 9.1 KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG .................................................. 128 9.1.1 Khái niệm...................................................................................... 128 9.1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh........................ 128 9.2 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ............................................................... 129 9.2.1 Khái niệm, phân loại ..................................................................... 129 9.2.2 Chủ thể Hợp đồng lao động .......................................................... 130 9.2.3 Hình thức và nội dung của Hợp đồng lao động ............................ 130 9.2.4 Thử việc ........................................................................................ 131 9.2.5 Thực hiện Hợp đồng lao động ...................................................... 131 9.2.6 Chấm dứt Hợp đồng lao động....................................................... 132 9.3 THỜI GIỜ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI ........................................... 136 9.3.1 Thời giờ làm việc ......................................................................... 136 9.3.2 Thời giờ nghỉ ngơi ........................................................................ 138 9.4 TIỀN LƯƠNG ................................................................................. 140 9.5 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG .................................................................. 141 9.6 TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT......................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 145 PHỤ LỤC VĂN BẢN LUẬT .............................................................. 148 LỜI MỞ ĐẦU Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết như kỹ năng phân tích, lập luận, và tranh biện, giúp sinh viên hình thành thái độ tôn trọng pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Với mục tiêu mang đến cho người học một công cụ hiệu quả khi tiếp cận các nội dung của môn học Pháp luật đại cương tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách theo hướng cập nhật kiến thức mới với cách viết đơn giản, dễ hiểu, dễ ứng dụng không đi sâu vào vào việc phân tích các lý luận mang tính học thuật mà tập trung vào các vấn đề mang tính thực tiễn với nhiều ví dụ cụ thể của từng bài. Nội dung sách gồm 9 chương trong đó 5 chương đầu thuộc phần lý luận chung về Nhà nước và pháp luật và 4 chương sau giới thiệu những nội dung khái quát về các ngành luật phổ biến của Việt Nam như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình và Luật Lao động. Bên cạnh nội dung lý thuyết, sau mỗi chương là phần ôn tập với 3 dạng: câu hỏi nhận định đúng sai, giải thích; bài tập tình huống và đề tài tiểu luận gợi ý. Khi biên soạn sách, các tác giả đã tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những giáo trình, sách thm khảo mà các cơ sở đào tạo trong nước đã xuất bản. Nhóm tác giả hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu bổ ích cho sinh viên trường nói riêng, sinh viên không chuyên ngành Luật nói chung và các bạn đọc khác có quan tâm. Đây là lần biên soạn đầu tiên của nhóm tác giả nên chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để cuốn sách này được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Xin trân trọng cảm ơn. ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga – ThS Lê Văn Hợp 3 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được định nghĩa Nhà nước - Giải thích được nguyên nhân hình thành Nhà nước - Phân tích được các yếu tố cơ bản trong hình thức Nhà nước - Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam 1.1 NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, trong lịch sử nhân loại tồn tại rất nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về sự ra đời của Nhà nước. Có thể chia những học thuyết về nguồn gốc của Nhà nước thành hai loại: - Học thuyết Mác – Lênin (học thuyết Mác xít) về nguồn gốc Nhà nước. - Học thuyết khác về nguồn gốc Nhà nước (các học thuyết phi Mác xít) 1.1.1 Các học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước Các học giả phi Mác xít khi giải thích về nguồn gốc Nhà nước không dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tiêu biểu của quan điểm này là các học thuyết sau: - Thuyết thần quyền Đây là học thuyết cổ điển nhất về sự ra đời của Nhà nước. Từ thời Trung cổ, đại diện cho thuyết này là nhà triết học F.Arvin, thế kỷ 16 có Thomas Munzer và đến thế kỷ 19 có các nhà lý luận như Masiten, Luthez. Các nhà lý luận theo học thuyết này cho rằng Nhà nước do Thượng đế sáng lập ra thể hiện ý chí của Thượng đế thông qua người đại 5 diện của mình là vua. Vua là “thiên tử” thay Thượng đế thực hiện các hoạt động trên trái đất. Việc tuân theo quyền lực nhà vua là tuân theo ý trời. Với quan điểm này thì Nhà nước là lực lượng siêu nhiên, Nhà nước mang tính vĩnh cửu và bất biến. - Thuyết gia trưởng Đại diện tiêu biểu của thuyết này là nhà tư tưởng Aristote (thời cổ đại), Philmer (thời cận đại), Milhailov và Merdooc (thế kỷ XX)...Những nhà tư tưởng này cho rằng Nhà nước ra đời từ gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của đời sống con người. Gia đình phát triển dần thành các bộ tộc, trong các bộ tộc có các tộc trưởng. Xã hội phát triển và các bộ tộc dần thôn tính và dung nạp lẫn nhau thì những tộc trưởng, tù trưởng cũng dần nâng cấp thành Nhà nước với những quyền lực nhất định. Quyền lực Nhà nước giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình. - Thuyết Khế ước xã hội Vào thời kỳ Phục hưng, trong cuộc đấu tranh chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến, các nhà học giả tư sản mà đại diện là Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, Roussau đã đưa ra học thuyết mới về nguồn gốc ra đời, bản chất của Nhà nước. Theo đó Nhà nước là kết quả của một khế ước (sự thỏa thuận) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên mà không có Nhà nước. Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội và mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ các quyền tự nhiên của họ (như quyền sống, tự do, bình đẳng, quyền có tài sản...). Trong trường hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, thì khế ước xã hội sẽ bị mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ Nhà nước này và ký kết khế ước mới, Nhà nước mới ra đời. Học thuyết khế ước xã hội phản ánh được quan điểm về tự do bình đẳng nhưng hạn chế lớn của học thuyết này là giải thích sự ra đời của Nhà nước mang tính chủ quan, Nhà nước ra đời do ý muốn nguyện vọng của các thành viên trong xã hội mà không giải thích được cội nguồn, không xuất phát từ các điều kiện kinh tế xã hội mang tính khách quan. Nhìn chung, do hạn chế về mặt lịch sử, hoặc do ý chí chủ quan giải thích sự ra đời của Nhà nước theo hướng có lợi cho lực lượng nắm quyền nên các học thuyết trên chưa giải thích được một cách đầy đủ về nguồn gốc của Nhà nước. Đa số các học thuyết trên khi xem xét sự ra đời của Nhà nước đều tách rời những điều kiện vật chất của xã hội, tách rời những nguyên nhân kinh tế nên thiếu tính khách quan thiếu tính toàn diện. 1.1.2 Học thuyết Mác xít về nguồn gốc Nhà nước Kế thừa những thành tựu khoa học của xã hội loài người, với quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã 6 giải thích rằng “Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà Nhà nước hình thành, phát triển và tiêu vong trong những điều kiện lịch sử nhất định. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện ở đâu và khi nào mà ở đó xã hội phát triển đến một trình độ nhất định và tiêu vong khi những điều kiện cho sự tồn tại của nó không còn”. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin giải thích sự ra đời của Nhà nước gắn liền với quá trình tồn tại, phát triển thay đổi của xã hội loài người. Thời kỳ đầu tiên của con người là xã hội nguyên thủy và tổ chức thị tộc bộ lạc. Thời kỳ này cuộc sống con người còn hoang dã, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, dần dần các công cụ lao động được hoàn thiện, các điều kiện vật chất thay đổi dẫn đến sự phân công lao động xã hội. Có ba lần phân công lao động xã hội là: - Lần thứ nhất: ngành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt - Lần thứ hai: ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời - Lần thứ ba: thương nghiệp đã tách ra thành một ngành độc lập Với các lần phân công lao động đã tác động đến xã hội công xã nguyên thủy cả về kinh tế lẫn xã hội. Về kinh tế, các lần phân công lao động làm cho hoạt động sản xuất có sự chuyên môn hóa, từ đó của cải dư thừa ngày càng nhiều làm xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Về xã hội, chế độ tư hữu làm biến đổi các yếu tố xã hội xuất hiện quá trình phân hóa giàu nghèo, đặc biệt với lần phân công lao động thứ ba đã tạo ra một lớp người không trực tiếp tham gia vào việc sản xuất nhưng có quyền điều hành sản xuất, buộc những người sản xuất phải phụ thuộc mình. Điều này đã làm cho những mâu thuẫn trong xã hội càng ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đối lập trong xã hội. Xã hội đòi hỏi phải có một tổ chức mới có khả năng điều hòa những mâu thuẫn trong xã hội. Tổ chức đó chính là Nhà nước. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định với các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích) Tuy nhiên cũng cần lưu ý sự ra đời của một Nhà nước cụ thể là khác nhau, do những đặc điểm về giai cấp, địa lý, kinh tế, truyền thống, dân tộc của mỗi nước. Ở Việt Nam, Nhà nước xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Cũng như các nhà nước phương Đông khác, sự phân chia 7 giai cấp trong xã hội cổ Việt Nam chưa đến mức gay gắt. Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, nhu cầu xây dựng, quản lý những công trình trị thủy đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp và tổ chức lực lượng chống giặc ngoại xâm đã thúc đẩy quá trình liên kết các tộc người và hoàn thiện bộ máy quản lý. Kết quả này đã cho ra đời Nhà nước Việt Nam đầu tiên - Nhà nước Văn Lang dưới thời kỳ Hùng Vương. 1.2 BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC 1.2.1 Tính giai cấp của Nhà nước Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của Nhà nước, Chủ nghĩa Mác – Lênin đi đến kết luận: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được”. Nghĩa là Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất đó thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay của giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp. Nội dung tính giai cấp của Nhà nước thể hiện ở những điểm sau: - Nhà nước do giai cấp nào tổ chức nên - Quyền lực Nhà nước nằm trong tay giai cấp nào - Nhà nước bảo vệ cho lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu - Nhà nước thống trị xã hội trên 3 mặt: thống trị về kinh tế, thống trị về chính trị và thống trị về tư tưởng. + Thống trị về kinh tế: Giai cấp thống trị nắm sở hữu về tư liệu sản xuất, buộc các giai cấp bị bóc lột phụ thuộc vào giai cấp mình. + Thống trị về chính trị: Quyền lực chính trị được tạo ra từ quyền lực kinh tế. Quyền lực chính trị không tự nhiên mà có, không phải do ban phát mà do đấu tranh có được. Ýchí của giai cấp thống trị được nâng lên thành ý chí của Nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy Nhà nước để trấn áp giai cấp khác. + Quyền lực về tư tưởng: là sự thống trị về mặt tinh thần, trong đó tư tưởng của giai cấp thống trị được xây dựng và trở thành hệ tư tưởng của toàn xã hội. 1.2.2 Tính xã hội của Nhà nước Ở phương diện xã hội, nhà nước là một tổ chức của xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì, quản lý xã hội khi xã hội khi xã hội đã phát 8 triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội loài người luôn chứa đựng hàng loạt mối quan hệ phức tạp, nảy sinh nhiều cái mới, cái bất đồng. Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội cần phải có một tổ chức thay mặt xã hội, nhân danh xã hội để tổ chức, tập hợp, quản lý toàn thể xã hội tạo ra một ổn định, có trật tự và phát triển theo một định hướng nhất định. Như vậy, bên cạnh tính giai cấp thì Nhà nước còn có tính xã hội, thể hiện ở việc Nhà nước là tổ chức quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như kinh tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội, thực hiện các công trình công cộng, thực hiện các dịch vụ công, bảo vệ quyền lợi cho tất cả các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội. 1.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC - Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hòa nhập với dân cư nữa Chủ thể của quyền lực công cộng là giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, Nhà nước có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý; họ tham gia vào các cơ quan Nhà nước và hình thành một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. - Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính Lãnh thổ và dân cư cùng với tổ chức chính quyền là những yếu tố tạo thành một quốc gia. Nhà nước thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ. Đây là điểm khác biệt với tổ chức Thị tộc trong chế độ công xã nguyên thủy khi tập hợp các thành viên của mình theo dấu hiệu huyết thống. Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, đồng thời tổ chức chính quyền các cấp theo các đơn vị hành chính đó và quản lý hoạt động của dân cư sinh sống theo địa bàn hành chính tương ứng. Đặc điểm quản lý dân cư theo lãnh thổ dẫn đến chế định quốc tịch - chế định quy định sự lệ thuộc của một công dân vào một Nhà nước và một vùng lãnh thổ nhất định; thông qua đó Nhà nước thiết lập quan hệ với công dân của mình mà không phân biệt huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. - Nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về mọi chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính không tách rời Nhà nước, có tính tối cao với đất nước, 9 các tổ chức và dân cư. Dấu hiệu chủ quyền Nhà nước còn thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau dù đó là quốc gia lớn hay nhỏ. - Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn xã hội, Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện, có thể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Pháp luật do Nhà nước ban hành, nên nó có tính chất bắt buộc chung, mọi người đều phải tôn trọng pháp luật. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ phụ thuộc: không thể có Nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước Sở dĩ Nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy của Nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt, tách khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý, bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp. Thiếu thuế bộ máy đó không thể tồn tại được. Nhưng mặt khác, chỉ có Nhà nước mới có đặc quyền đặt ra các loại thuế và thu thuế, vì Nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội. 1.4 CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC Chức năng Nhà nước là những phương diện, những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện bản chất của Nhà nước và nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước. Chức năng Nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước có thể chia chức năng Nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại: - Chức năng đối nội Là những hoạt động chủ yếu cơ bản của Nhà nước trong nội bộ đất nước, bao gồm những hoạt động như: tổ chức và quản lý kinh tế; tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của công dân - Chức năng đối ngoại Là những hoạt động chủ yếu thể hiện vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với các nước và các dân tộc khác, thường bao gồm các hoạt 10 động: bảo vệ Tổ quốc; thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ và hợp tác với các nước khác Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện chức năng đối nội. Ngược lại, kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh đến việc thực hiện các chức năng đối nội. 1.5 HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước cùng với các phương pháp thực hiện quyền lực đó. Hình thức Nhà nước hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị. 1.5.1 Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước. Căn cứ vào tiêu chí người đứng đầu Nhà nước được hình thành bằng cách nào, có thể phân chia hình thức chính thể thành hai loại: chính thể quân chủ và chính thể Cộng hòa - Chính thể quân chủ Là hình thức tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần vào người đứng đầu theo nguyên tắc thừa kế. Chính thể quân chủ được chia làm hai loại: chính thể quân chủ chuyên chế và chính thể quân chủ hạn chế. Chính thể quân chủ chuyên chế có đặc điểm là người nắm quyền lực tối cao trong bộ máy Nhà nước là vua, vua thường được hình thành bằng con đường truyền ngôi. Đây là mô hình tổ chức Nhà nước phổ biến trong xã hội phong kiến như Trung Quốc, Việt Nam (thời trung đại) và các nước Brunây, Ôman hiện nay. Chính thể quân chủ hạn chế là mô hình tổ chức trong đó quyền lực người đứng đầu bị hạn chế bởi các thiết chế khác như Nghị viện, Chính phủ chẳng hạn như mô hình quân chủ đại nghị ở Anh, Tây Ban Nha - Chính thể cộng hòa Là hình thức tổ chức Nhà nước trong đó nguyên thủ quốc gia được hình thành bằng con đường bầu cử, thường được chia thành ba loại là: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp. 11 Cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức Nhà nước trong đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống được nhân dân bầu ra, có vai trò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tổng thống cũng là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ không do nghị viện thành lập mà các thành viên Chính phủ do tổng thống cử và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Hình thức chính thể này tồn tại ở rất nhiều nước như Mỹ, Braxin, Hàn Quốc... Cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể được tổ chức ở những Nhà nước mà nguyên thủ Quốc gia do Nghị viện bầu ra. Nghị viện cũng là cơ quan thành lập ra chính phủ và kiểm tra hoạt động Chính phủ. Hình thức này được áp dụng ở Đức, Áo, Italia… Cộng hòa hỗn hợp (Cộng hòa lưỡng tính) là mô hình tổ chức kết hợp những đặc điểm của cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa đại nghị. Chính thể này có đặc điểm là là tổng thống do dân bầu; tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người lãnh đạo nội các; Nội các do Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng do Nghị viện thành lập vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Ngoài ra, Tổng thống còn có quyền giải tán Nghị viện. Điển hình của loại hình thức chính thể này là chính thể ở Pháp và Nga. 1.5.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước Hình thức cấu trúc Nhà nước là cách thức tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước Trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương. Các loại hình thức cấu trúc gồm: Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang Nhà nước đơn nhất là một nhà nước có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất được chia thành các đơn vị hành chính, các đơn vị này không có chủ quyền. Nhà nước đơn nhất thường có quyền lực tập trung, chỉ có một Hiến pháp và một hệ thống pháp luật thống nhất áp dụng chung cho toàn bộ lãnh thổ quốc gia, một hệ thống cơ quan Nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến địa phương và có một quy chế công dân duy nhất với một chế độ quốc tịch. Ví dụ như Pháp, Anh, Trung Quốc, Việt Nam.. Nhà nước liên bang là Nhà nước được hình thành từ sự liên hết giữa các Nhà nước thành viên do nhiều bang hợp lại. Các bang có dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước. Các Nhà nước liên bang thường có hai hệ thống cơ quan Nhà nước và hai hệ thống pháp luật của chung liên bang và của từng bang. Ví dụ như cấu trúc Nhà nước của Mỹ, Đức, Ấn Độ 12 1.5.3 Chế độ chính trị Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp cách thức mà cơ quan Nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước. Tùy thuộc vào bản chất giai cấp của từng Nhà nước cũng như hoàn cảnh xã hội mà các nước có thể sử dụng các phương pháp cách thức khác nhau. Thông thường chế độ chính trị được được phân thành hai loại chính là: chế độ dân chủ và phi dân chủ. Chế độ dân chủ là cách thức thực hiện quyền lực theo đó nhân dân được tham gia vào việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước. Chẳng hạn như nhân dân được quyền bầu cử để hình thành các cơ quan Nhà nước, nhân dân được tham gia đóng góp vào việc xây dựng pháp luật, được giám sát việc thi hành pháp luật. Hình thức dân chủ được áp dụng trong các Nhà nước tư sản và xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị phi dân chủ là cách thức thực hiện quyền lực mang tính chuyên chế độc đoán, người dân không được tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Hình thức phi dân chủ thường được áp dụng trong Nhà nước chủ nô, phong kiến. 1.6 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.6.1 Khái niệm Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước. 1.6.2 Đặc điểm của cơ quan Nhà nước Cơ quan Nhà nước có các đặc điểm sau: - Cơ quan Nhà nước là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối với các cơ quan Nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Cơ quan Nhà nước mang quyền lực Nhà nước. Đây là đặc điểm làm cho cơ quan Nhà nước khác hẳn với các tổ chức khác. Chỉ có cơ quan Nhà nước mới có quyền nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực Nhà nước, giải quyết những vấn đề quan hệ với công dân. Mỗi cơ quan Nhà nước đều có thẩm quyền do pháp luật quy định, đó là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước trao cho để thực hiện các chức 13 năng và nhiệm vụ. Yếu tố cơ bản của thẩm quyền là quyền ban hành những văn bản pháp luật có tính bắt buộc chung phải thực hiện đối với những chủ thể liên quan. - Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có những giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng chịu sự tác động. Giới hạn này mang tính pháp lý vì nó được pháp luật quy định. - Mỗi cơ quan Nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định. - Cơ quan Nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình và trong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Cơ quan Nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện các quyền của mình. Khi cơ quan Nhà nước không thực hiện quyền hoặc từ chối không thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạm pháp luật. 1.6.3 Các thiết chế cơ bản trong Bộ máy Nhà nước của các quốc gia trên thế giới hiện nay - Nguyên thủ quốc gia Ở hầu hết các quốc gia, nguyên thủ quốc gia do một cá nhân đứng đầu, có thể có nhiều tên gọi khác nhau như vua, quốc vương, Tổng thống, Thủ tướng hay Chủ tịch nước… Tùy vào hình thức chính thể của mỗi nước mà vị trí quyền lực hay chức năng nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia là khác nhau trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thông thường, nguyên thủ quốc gia là người thay mặt Nhà nước thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại; có quyền bổ nhiệm các thành viên của cơ quan hành pháp, bổ nhiệm các đại sứ, các đại diện ngoại giao và có quyền công bố Hiếp pháp và pháp luật. - Nghị viện (Quốc hội) Nghị viện (Quốc hội) là cơ quan lập pháp với chức năng chủ yếu là xem xét thông qua các dự án Luật do cơ quan hành pháp chuẩn bị, quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp. Các thành viên của Nghị viện (Quốc hội) đều do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông trực tiếp Hiện nay trên thế giới có hai mô hình Nghị viện: chế độ nghị viện một viện và chế độ nghị viện hai viện (lưỡng việc). Một số nước tiêu biểu cho chế độ nghị viện hai viện bao gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, Brazil,... Các nước khác xây dựng mô hình Nghị viện một viện như Trung Quốc, Thụy Điển, Việt Nam. Các nhà nước liên bang thường áp dụng chế độ 14 nghị viện hai viện. Nhà nước đơn nhất thường thiết lập chế độ nghị viện một viện. Đối với các nước có chế độ lưỡng viện thì một đạo luật thông qua với sự xem xét của hai viện, dự thảo Luật được thông qua Hạ viện trước, sau đó phải được sự chấp thuận của Thượng viện. - Chính phủ Chính phủ là cơ quan hành pháp hay cơ quan thi hành pháp luật với chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước trên các trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… Cách thức hình thành chính phủ ở mỗi nước cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào hình thức chính thể của nước đó. Chẳng hạn ở Anh, Canada, Australia, Singapore thì nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm lãnh đạo đảng chiếm đa số (hoặc liên minh một số đảng) làm Thủ tướng Chính phủ và bổ nhiệm các bộ trưởng khác theo giới thiệu của Thủ tướng. Ở các nước theo chính thể đại nghị thì nghị viện trực tiếp bỏ phiếu bầu Thủ tướng, sau đó nguyên thủ quốc gia mới phê chuẩn, ở Mỹ, Ecuador, Hàn Quốc… thì Tổng thống có toàn quyền lựa chọn thành phần chính phủ. - Tòa án Tòa án là cơ quan nắm quyền tư pháp có chức năng xét xử. Hầu hết các nước đều ghi nhận nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Mô hình tổ chức Tòa án ở các nước rất khác nhau, chẳng hạn ở Đức thì các tòa án độc lập với Chính phủ bao gồm các Tòa như Tòa án hiến pháp liên bang, các tòa án liên bang và các tòa án của các bang. Tòa án hiến pháp liên bang được xem như thiết chế tư pháp cao nhất. Cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các đạo luật và xác định liệu các đạo luật có mâu thuẫn với hiến pháp hay không. Ở Pháp hệ thống tòa án cấu trúc thành kim tự tháp đôi và phân chia thành hai nhánh tòa án khác nhau là tòa án hành chính và tòa án tư pháp (hay còn gọi là tòa án trật tự). Các tòa án hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp giữa người dân với công chức (theo luật công). Còn các Tòa trật tự có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp giữa các công dân và trừng phạt những hành động tội phạm gây ra cho cá nhân, tài sản và xã hội; Ở Hàn Quốc Tòa án bao gồm 6 loại: tòa án tối cao, tòa thượng thẩm, tòa án quận, tòa án bằng phát minh sáng chế, tòa án gia đình và tòa án hành chính. Hệ thống tư pháp Hàn Quốc dựa trên 3 cấp xét xử: Tòa án quận, tòa thượng thẩm và Tòa án tối cao. Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử các vấn đề dân sự, hình sự, hành chính, bầu cử và các vấn đề tư pháp khác, đồng thời giám sát các vấn đề đăng ký bất động sản, đăng ký hộ tịch, sở hữu tài chính và cán bộ tòa án. 15 1.7 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (CHXHCN) 1.7.1 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Theo Hiến pháp 2013 thì Bộ máy Nhà nước VIệt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2) - Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4) - Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 8) - Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc. “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” (Điều 5) 1.7.2 Tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 1.7.2.1 Quốc hội - Vị trí tính chất pháp lý của Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Tính đại biểu cao nhất của nhân dân thể hiện ở các mặt sau: Quốc hội là cơ quan nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp Nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của Nhân dân cả nước; Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của Nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước. 16 Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. - Chức năng của Quốc hội + Chức năng lập hiến lập pháp:Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp ban hành luật và sửa đổi luật; + Chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như: - Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia; Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc; Quyết định trưng cầu ý dân... + Chức năng giám sát của Quốc hội: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; - Cơ cấu tổ chức của Quốc hội Quốc hội có cơ cấu một viện, bao gồm không quá 500 đại biểu do nhân dân toàn quốc bầu ra bằng cuộc phổ thông đầu phiếu. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm. 17 Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm ít nhất 2 lần do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Giữa 2 kỳ họp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội do Ủy ban thường vụ quốc hội đảm nhiệm. Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm: chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên. 1.7.2.2 Chủ tịch nước - Vị trí Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội vì vậy phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra chủ tịch nước mới. - Chức năng + Về mặt đối ngoại, Chủ tịch nước là người đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hóa các quyết định về đối ngoại của Nhà nước. + Về mặt đối nội: Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao,Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch nước Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. 1.7.2.3 Chính phủ - Vị trí tính chất pháp lý của Chính phủ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 18 - Chức năng của Chính phủ Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản luật và nghị quyết của Quốc hội; điều hành toàn bộ bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước. Chính phủ có 8 loại nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 96 của Hiến pháp. - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ Chính phủ gồm có Thủ tướng (là người lãnh đạo Chính phủ, đứng đầu bộ máy hành pháp), các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. 1.7.2.4 Tòa án nhân dân - Vị trí Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Chức năng Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những vụ việc khác. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án Hệ thống của Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, các tòa án Quân sự. Tòa án có hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và phúc thẩm, ngoài ra còn có thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm. 1.7.2.5 Viện Kiểm sát nhân dân - Vị trí Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong Bộ máy Nhà nước - Chức năng Thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực Nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội 19 trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp cụ thể là kiểm tra giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp - Cơ cấu tổ chức Hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân gồm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, các viện Kiểm sát Quân sự 1.7.2.6 Hội đồng nhân dân các cấp - Vị trí của Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân là cơ quan do cử tri địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Do đó, đại biểu của Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho tất cả các tầng lớp của nhân dân ở địa phương. Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, phục vụ cho lợi ích của nhân dân địa phương Hội đồng nhân dân thay mặt cho nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. - Chức năng của Hội đồng nhân dân + Chức năng quyết định: Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề trong phạm vi được phân quyền, phân cấp quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Những vấn đề chủ yếu do Hội đồng nhân dân quyết định như: quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chính sách dân tộc tôn giáo, thi hành pháp luật ở địa phương, xây dựng chính quyền địa phương.. + Chức năng giám sát: xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương mình trong việc thi hành Hiến pháp pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. - Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã 20 Các cơ quan của Hội đồng nhân dân gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban chuyên môn như Ban pháp chế, Ban kinh tế ngân sách, Ban dân tộc.. 1.7.2.7 Ủy ban nhân dân các cấp - Vị trí, tính chất pháp lý của Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. - Chức năng của Ủy ban nhân dân Chức năng quan trọng của Ủy ban nhân dân là tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương, đảm bảo sự chỉ đạo quản lý thống nhất bộ máy hành chính từ Trung ương đến các cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân cấp dưới trực tiếp. - Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân được tổ chức theo các đơn vị hành chính. Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có: chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên. Ủy ban nhân dân có các cơ quan chuyên môn trực thuộc như các sở và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các phòng và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; các ban và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra nghiệm vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Chẳng hạn, sở giáo dục và đào tạo thuộc sự quản lý về mặt tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích tại sao? a. Nhà nước là một trong các tổ chức được quyền ban hành pháp luật b. Chỉ có Nhà nước mới được quyền ban hành thuế và lệ phí c. Chủ quyền quốc gia là dấu hiệu đặc trưng duy nhất của Nhà nước 21 d. Chức danh Chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực Nhà nước e. Tất cả các Nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có hình thức cấu trúc Nhà nước là đơn nhất f. Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước g. Đặc trưng duy nhất của nhà nước, đó là nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ h. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam, hệ thống cơ quan xét xử gồm có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. i. Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đều thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước. 2. Bài tập tình huống Có ý kiến cho rằng, hình thức chính thể cộng hòa Pháp là cộng hòa tổng thống vì tổng thống là nguyên thủ quốc gia có rất nhiều quyền hành. Từ các thông tin sơ lược về Nhà nước Pháp, bạn hãy nhận xét về nhận định trên. Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và tính liên tục của quốc gia. Tổng thống đề cử Thủ tướng, là người cầm đầu nội các, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước. Nghị viện Pháp (Parlement français) theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội (Assemblée Nationale) và Thượng nghị viện (Sénat). Các nghị sĩ quốc hội được gọi là dân biểu (député) đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội Pháp có quyền bãi miễn chính phủ, vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ (sénateur) được lựa chọn theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi ba năm bắt đầu từ tháng 9 năm 2008. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý 1. Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước trên thế giới. 22 2. Hình thức cấu trúc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước trên thế giới. 3. Nguyên tắc tổ chức Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Hệ thống tổ chức cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013. 5. Hệ thống tổ chức Tòa án trong nhà nước Việt Nam hiện nay. 6. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 7. Chức năng quản lý về văn hóa, giáo dục, khoa học của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 23 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời khái niệm pháp luật - Phân tích được bản chất, hình thức, thuộc tính của pháp luật,chức năng của pháp luật, mối quan hệ của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác. - Vận dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết các tình huống pháp luật phát sinh trong thực tiễn. 2.1 NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT Có nhiều quan điểm khác nhau về sự xuất hiện của pháp luật, chẳng hạn như pháp luật cũng giống như Nhà nước là do Chúa trời, Thượng đế đặt ra (quan điểm của thuyết thần học) hay pháp luật là tổng thể các quyền tự nhiên của con người (quan điểm của Thuyết pháp luật tự nhiên)… Tuy nhiên các quan điểm này đều mang tính chủ quan duy tâm thiếu sự khách quan khoa học. Theo học thuyết Mác - Lê-nin, Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có cùng nguồn gốc, bản chất và gắn bó hết sức mật thiết với nhau. Những nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có Nhà nước bởi thế không thể có pháp luật, nhưng xã hội cộng sản nguyên thủy cũng cần có đến những quy tắc để điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội do đó đã xuất hiện những quy phạm xã hội như tập quán và tín điều tôn giáo để điều chỉnh. Những quy phạm này thể hiện ý chí, lợi ích chung của cộng đồng thị tộc, bộ lạc được thực thi một cách tự nguyện và có hiệu lực trong phạm vi một thị tộc, bộ lạc nhất định. Khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, Nhà nước xuất hiện thì quy phạm 24 đó không còn phù hợp nữa, cần phải có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước. Quy phạm đó chính là pháp luật. Có thể nhận thấy pháp luật hình thành từ hai con đường: - Do Nhà nước thừa nhận những quy tắc vốn có trong xã hội và cải tạo những quy tắc đó cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước - Thông qua các hoạt động xã hội, Nhà nước ban hành các quy phạm mới để điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong thực tế mà trước đó chưa có 2.2 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT Pháp luật là sản phẩm của Nhà nước nên bản chất của Pháp luật gắn với bản chất của Nhà nước và được xem xét ở tính giai cấp và tính xã hội. - Tính giai cấp của pháp luật Pháp luật ra đời trong xã hội có giai cấp là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, cho nên nội dung của pháp luật thể hiện điều kiện sinh hoạt vật chất và do giai cấp đó quyết định. Như vậy, bản chất của pháp luật chính là ý chí của giai cấp thống trị, ý chí đó được nâng lên thành luật điều chỉnh các quan hệ của giai cấp, hướng quan hệ xã hội đó theo trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. - Tính xã hội của pháp luật Về mặt khách quan pháp luật không thể chỉ phản ánh và bảo vệ một cách cực đoan lợi ích của giai cấp thống trị mà phải phản ánh đồng thời lợi ích của các giai cấp khác và nhu cầu phát triển chung của xã hội. Nội dung tính xã hội của pháp luật thể hiện: Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi của con người; Pháp luật có khả năng hạn chế các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực, đặc biệt là các giá trị xã hội, giáo dục và nhân đạo, đồng thời thông qua Nhà nước xã hội ghi nhận cách thức xử sự hợp lý khách quan của pháp luật và được đa số chấp thuận, phù hợp với số động. 2.3 CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức hay quy phạm tôn giáo. Pháp luật có những tính chất đặc trưng sau: 25 2.3.1 Tính quy phạm phổ biến - Tính quy phạm biểu hiện: Pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận là khuôn mẫu, là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người. Căn cứ vào quy định của luật một tổ chức hoặc cá nhân sẽ biết làm gì, không nên làm gì trong một tình huống nhất định. Mặt khác pháp luật cũng đặt ra giới hạn tối thiểu để chủ thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật chẳng hạn mọi cá nhân được quyền tự do kinh doanh nhưng không được mua bán hoặc cung cấp các dịch vụ thuộc danh mục cấm như buôn bán ma túy, mại dâm… - Tính phổ biến biểu hiện: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, các lĩnh vực phổ biến của đời sống, xã hội. Khác với các quy phạm khác như tôn giáo, tập quán chỉ tác động đến một chủ thể trong một phạm vi nhất định thì pháp luật tác động đến mọi chủ thể, tổ chức cá nhân trong cùng điều kiện hoàn cảnh. Chẳng hạn: Quy định về đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe máy khi tham gia giao thông tác động đến mọi cá nhân trên toàn lãnh thổ khi điều khiển xe máy phải tuân thủ theo. 2.3.2 Tính xác định chăt chẽ về mặt hình thức - Pháp luật được thể hiện dưới một hình thức xác định Khác với các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán thường tồn tại dưới dạng truyền miệng thì pháp luật có hình thức tồn tại rõ ràng hơn chặt chẽ hơn. Các quy định của pháp luật thường được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các bản án của Tòa án và các tập quán đã được Nhà nước thừa nhận. Các quy định của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý được ban hành theo một trình tự thủ tục đặc biệt. Nội dung của pháp luật phải đảm bảo rõ ràng, chuẩn xác, một nghĩa và áp dụng trực tiếp. Một quy phạm pháp luật không rõ, không chính xác sẽ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm; một quy phạm pháp luật cũng không thể có nhiều nghĩa để dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều cách làm khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ của pháp luật. 2.3.3 Tính bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước Bản thân của pháp luật đã mang tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của Nhà nước, mang tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể. Tuy nhiên để pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc hiệu quả, Nhà nước áp dụng nhiều hình thức biện pháp khác nhau như: hành chính, kinh tế, tổ chức, tư tưởng như tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đặc biệt Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khi 26 các chủ thể không thực hiện các nội dung pháp luật. Biện pháp cưỡng chế là một công cụ hiệu quả cho việc đảm bảo thực thi pháp luật của Nhà nước. Nếu như một tổ chức cá nhân khi vi phạm các quy phạm xã hội khác như tôn giáo, đạo đức thì hậu quả phải nhận là sự lên án của dư luận, sự tự ý thức lỗi lầm của bản thân thì hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật là phải gánh chịu những biện pháp chế tài nghiêm khắc của Nhà nước như bị phạt tiền, phạt tù, tước một số quyền công dân, thậm chí bị tử hình. 2.4 HÌNH THỨC PHÁP LUẬT Hình thức pháp luật là phương thức tồn tại của pháp luật. Có 3 hình thức pháp luật cơ bản trên thế giới là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. - Tập quán pháp Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, nâng chúng lên thành quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Tại Việt Nam, khái niệm “tập quán pháp” chưa được ghi nhận chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nhưng trong quá trình điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại thì có một số tập quán phù hợp được sử dụng để giải quyết các tranh chấp, các mâu thuẫn xảy ra khi không có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trên thực tế có một vài thuật ngữ thường được sử dụng thay cho “tập quán pháp” như tập quán, luật tục, luật tập quán, hương ước… nhưng bản chất nội hàm của các thuật ngữ này là khác nhau. - Tiền lệ pháp Là hình thức pháp luật trong đó Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử) đã có hiệu lực pháp luật trước đó làm căn cứ để giải quyết cho các vụ việc tương tự sau này. Hình thức này được sử dụng rộng rãi ở những quốc gia theo hệ thống luật Anh- Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay tiền lệ pháp không được coi là nguồn của pháp luật. - Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự Luật định, trong đó có các quy 27 tắc xử sự chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chính các quan hệ xã hội theo định hướng nhất định và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Ví dụ Bộ luật Dân sự 2015; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014… 2.5 CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT 2.5.1 Khái niệm Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. 2.5.2 Phân loại Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục. - Chức năng điều chỉnh Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội. - Chức năng bảo vệ Bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật còn có chức năng bảo vệ. Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. - Chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Từ sự nhận thức này hướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của bản thân. 28 2.6 KIỂU PHÁP LUẬT 2.6.1 Khái niệm Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật là thể hiện bản chất giai cấp, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. 2.6.2 Phân loại Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thức sản xuất. Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của pháp luật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy, để phân loại các kiểu pháp luật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn: Thứ nhất, pháp luật ấy ra đời và tồn tại trên cơ sở kinh tế nào? Do quan hệ sản xuất nào quyết định? Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nào? Bảo vệ và củng cố quyền lợi của giai cấp nào? Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định, vì thế tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp có các kiểu pháp luật: - Pháp luật chủ nô - Pháp luật phong kiến - Pháp luật tư sản - Pháp luật xã hội chủ nghĩa Trong số các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, ba kiểu pháp luật: chủ nô, phong kiến và tư sản tuy có những đặc trưng riêng biệt, song chúng đều có đặc điểm chung là: đều thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội; củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; bảo đảm về mặt pháp lý sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa đang trên con đường hình thành và phát triển, từng bước xây dựng một chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu; thể hiện ý chí của đa số nhân dân lao động trong xã 29 hội; hạn chế dần và đi đến xoá bỏ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đảm bảo cho mọi công dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tất cả vì giá trị của con người. Sự thay thế các kiểu pháp luật là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật. Cơ sở của sự thay thế đó là sự vận động và phát triển khách quan của các quy luật kinh tế - xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có tính quyết định. Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội đã làm thay thế kiểu Nhà nước và pháp luật tương ứng. Sự thay thế một kiểu pháp luật này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Tuy nhiên các điều kiện, bối cảnh lịch sử khác nhau ở mỗi nước cũng chi phối tới sự thay thế kiểu pháp luật. Vì vậy sự thay thế kiểu pháp luật ở mỗi quốc gia diễn ra cũng rất khác nhau. Sự thay thế này cũng không nhất thiết phải diễn ra theo trình tự: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn ở Việt Nam không có kiểu pháp luật chủ nô, ở Mỹ không có kiểu pháp luật phong kiến... Theo quy luật thì kiểu pháp luật sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước. 2.7. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI KHÁC 2.7.1 Mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết. Không có một Nhà nước nào tổn tại mà không có pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lý chủ yếu để thiết lập và duy trì một Nhà nước ổn định trật tự. Pháp luật chỉ được thực hiện khi có sự đảm bảo của Nhà nước. Ngược lại, quyền lực của Nhà nước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. 2.7.2 Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ. Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng còn kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng do đó kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật và pháp luật phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội. Mọi sự thay đổi của kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Cho nên, nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội nó sẽ có vai trò tích cực tạo hành lang pháp lý tốt cho kinh tế phát triển, ngược lại nếu pháp luật không phản ánh đúng thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. 30 2.7.3 Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị Pháp luật và chính trị đều là những hiện tượng tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng và do cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội quyết định, trong đó pháp luật biểu thị nền chính trị của giai cấp thống trị xã hội. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất và nội dung của pháp luật; đường lối chính sách của giai cấp thống trị có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, xây dựng, tuyên truyền và giáo dục pháp luật; và pháp luật là một công cụ để thể chế hóa đường lối chính trị của giai cấp thống trị xã hội trở thành ý chí của Nhà nước và qua đó thành ý chí chung của xã hội. 2.7.4 Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác Để điều chỉnh các quan hệ xã hội ngoài pháp luật còn có nhiều quy phạm xã hội khác như: quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức xã hội... Giữa pháp luật và các quy phạm xã hội này có mối quan hệ khá mật thiết - Pháp luật và các quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp nhau về phạm vi điều chỉnh, mục đích điều chỉnh - Pháp luật thể chế hóa các quy phạm xã hội khác thành pháp luật - Các quy phạm xã hội khác có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc cản trở việc điều chỉnh của pháp luật đến các quan hệ xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích tại sao? a. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người. b. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước c. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp d. Pháp luật chỉ mang tính giai cấp e. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật f. Hình thức pháp luật của Việt Nam gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật g. Mọi tập quán được Nhà nước thừa nhận là tập quán pháp h. Pháp luật luôn tác động tích cực đến kinh tế, là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển 31 2. Bài tập tình huống Tình huống 11: Con trai đòi tiền công nuôi mẹ 150 triệu đồng Ông Ngô Xuân Th là con trai cả của hai cụ Nguyễn Thị Tr và Ngô Văn T ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1997, hai cụ làm di chúc giao cho ông Th quản lý toàn bộ tài sản của các cụ khi các cụ qua đời. Tuy nhiên, năm 1998, cụ ông mất, ông Th và cụ bà mâu thuẫn nên cụ bà đã xin hủy bỏ bản di chúc, không cho ông Th hưởng số tài sản như đã ghi. Việc làm của cụ Tr là đúng luật và Tòa án cũng đã phán quyết như vậy. Cụ Tr là mẹ liệt sĩ nên năm 2005, địa phương quyết định xây tặng cụ ngôi nhà tình nghĩa. Ông Th không cho xây dựng nhà trên đất của hai cụ mà ông cho rằng đang thuộc quyền sử dụng của ông, bất chấp việc Tòa án đã phán quyết hủy bản di chúc. Địa phương lại cấp cho cụ Tr 100 m2 đất ở chỗ khác và xây tặng cụ ngôi nhà tình nghĩa trị giá khi đó 17 triệu đồng. Tự thấy thiệt thòi, bức xúc, ông Th liền kiện, đòi cụ Tr phải chi trả công ông nuôi dưỡng cụ từ 7/7/1997 đến ngày 8/7/2005 (ngày cụ chuyển sang nhà tình nghĩa ở). Ông Th tính mỗi ngày 50.000 đồng, tổng cộng là 146 triệu đồng tiền nuôi cụ. Ông cũng đòi cụ Tr muốn ở ngôi nhà tình nghĩa thì phải trả cho ông 8,5 triệu đồng bằng một nửa giá trị ngôi nhà, vì theo ông đây là nhà chung của cả bố ông nên đòi được hưởng một nửa. Nếu anh/chị được giải quyết vụ án, anh/chị sẽ giải quyết như thế nào. Nhận xét mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Tình huống 2:2 Tình huống về vụ án tàu Mignonette Tàu Mignonette trên đường đi từ Southampton tới Sydney, dự kiến tơi nơi ngày 19/5/1884. Thủy thủ đoàn có 4 người, Tom Dudley là thuyền trưởng, Edwin Stephens là thuyền phó thứ nhất, Edmund Brooks là thủy thủ. Tất cả đều có tính tình tuyệt vời. Thành viên thứ tư là một cậu nhóc làm trong cabin, Richard Parker 17 tuổi, một cậu bé mồ côi không gia đình. Và đây là hành trình dài đầu tiên của cậu bé. Cậu bé ra đi cho dù bạn bè của cậu ngăn cản không nên đi. Với hi vọng và tham vọng tuổi trẻ, cậu nghĩ rằng hành trình này sẽ khiến cho cậu trở thành người đàn ông đích thực. Nguồn Báo điện tử Công an nhân dân ngày 21/6/2008 http://cand.com.vn/Xahoi/Con- trai- doi- tien- cong- nuoi- me- 150- trieu- dong- 127190/ 2 Nguồn từ trang web https://khoahoc.tv/tham-hoa-an-thit-nguoi-tren-con-tau-dammignonette-50731 truy cập lúc 20h ngày 7/10/2018. 32 1 Con tàu bị chìm ở Nam Đại Tây Dương, ngày 5/7/1884, cách mũi đất 130 dặm. Một cơn sóng to ập vào tàu và tàu Mignonette bị chìm. Bốn người trên tàu nương mình trên một chiếc thuyền cứu sinh không có nước ngọt. Thức ăn duy nhất là hai can củ cải ướp bảo quản. Trong ba ngày đầu họ không ăn gì, ngày thứ 4 họ khui một can củ cải để ăn. Ngày hôm sau họ bắt được một can củ cải khác và một con rùa. Con rùa giúp họ cầm cự thêm được vài ngày. Và tám ngày sau họ chẳng có gì. Không thức ăn. Không nước uống. Lúc đó, cậu bé Parker nằm dưới thuyền cứu hộ, cậu bị kiệt sức bởi không nghe lời của những người kia mà uống nước biển. Cậu đang chết từ từ. Vào ngày thứ mười chín, thuyền trưởng Dudley đề nghị họ nên bốc thăm rằng ai sẽ hy sinh để cứu những người còn lại. Brooks từ chối, ông ta không thích ý tưởng bắt thăm và cuối cùng mọi người cũng không bắt thăm. Ngày hôm sau, họ không nhìn thấy tàu bè nào cả. Vì vậy, Dudley bảo Brooks nhìn đi chỗ khác và ra hiệu với Stephens rằng cậu bé Parker nên bị giết. Dudley cầu nguyện và nói với cậu bé rằng đã đến lúc và dùng dao đâm vào động mạch cổ của cậu ta. Brooks đổi quan điểm phản đối đầy tính đạo đức để được chia một phần thức ăn kinh khủng này. Trong bốn ngày, ba người còn lại đã ăn thịt và uống máu cậu bé. Và sau đó họ đã được cứu sống. Dudley miêu tả việc họ được cứu sống trong nhật kí của mình như sau: “vào ngày thứ hai mươi bốn, khi chúng tôi đang ăn sáng thì cuối cùng cũng xuất hiện một con tàu. Con tàu Đức đã cứu 3 người và đưa họ trở lại Falmouth”. Tại đây, họ bị bắt và đem xử. a. Hãy trình bày quan điểm của mình về câu hỏi “Khi đứng trước cái chết bạn có sẵn sàng giết một người để cứu sống mình và những người còn lại?”. b. Nhận xét về chức năng của pháp luật ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Hình thức của pháp luật Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Các kiểu pháp luật trong lịch sử. Lý luận và thực tiễn Đề tài 3: Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác. Lý luận và thực tiễn Đề tài 4: Chức năng của pháp luật. Lý luận và thực tiễn. 33 CHƯƠNG 3 QUY PHẠM PHÁP LUẬT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật - Phân biệt được quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội - Phân tích được các yếu tố cơ bản quy phạm pháp luật - Có kỹ năng tìm kiếm, tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật - Vận dụng lý thuyết để giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn 3.1 QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.1.1 Khái niệm và đặc điểm 3.1.1.1 Khái niệm Quy phạm là khuôn mẫu, là thước đo, là quy tắc, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người. Có hai loại là quy phạm kỹ thuật và quy phạm xã hội. Quy phạm kỹ thuật là quy tắc xử sự của con người được hình thành do con người nhận thức được các quy luật của tự nhiên trong quá trình lao động, sáng tạo của mình. Quy phạm xã hội là quy tắc xử sự chung của con người điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống. Mặc dù hành vi xử sự của con người có thể rất khác nhau, nhưng vẫn có thể đưa ra được một cách xử sự chung phù hợp với đa số buộc mọi người phải tuân theo trong những hoàn cảnh, điều kiện đó. Bởi vì hoạt động của con người là hoạt động lí trí cho nên họ có thể ý thức được việc mình làm và có thể điều khiển những hành vi của 34 mình theo quy tắc xử sự chung hoặc có thể lựa chọn cho mình một cách xử sự phù hợp trong phạm vi cho phép. Trong xã hội nhiều loại quy phạm khác nhau để điều chỉnh những quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm tôn giáo, quy phạm chính trị, quy phạm pháp luật… Quy phạm đạo đức là quy tắc xử sự của con người được hình thành từ những quan điểm, quan niệm của con người về đạo đức, nó tồn tại trong xã hội rất đa dạng, không mang tính thống nhất. Quy phạm tập quán là quy tắc xử sự của con người ở trong một địa phương hoặc một vùng nhất định được hình thành từ thói quen, từ phong tục của mỗi địa phương. Quy phạm tôn giáo là quy tắc xử sự của những người theo một tôn giáo hoặc một tín ngưỡng nào đó và chỉ những người trong tôn giáo, tín ngưỡng đó tuân theo mà thôi. Quy phạm chính trị là quy tắc xử sự của những người trong một đoàn thể, hoặc một tổ chức nào đó và chỉ những người đó tuân theo mà thôi. Quy phạm pháp luật trước hết là quy phạm xã hội, vì vậy nó mang những tính chất vốn có của một quan hệ xã hội: là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. Thông qua quy phạm pháp luật con người biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào phù hợp pháp luật, hoạt động nào trái pháp luật. Ví dụ: để biết được đâu là hoạt động tình cảm, đâu là hoạt động pháp luật chúng ta phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật. Để đánh giá hành vi nào là trộm, hành vi nào là cướp phải căn cứ vào các quy định của Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, khác với các quy phạm khác là quy phạm pháp luật chỉ do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo giá trị thi hành, nó có tính thống nhất. Chính vì vậy, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và quy phạm pháp luật là nhân tố cơ bản nhất để điều chỉnh hành vi của con người, có hiệu quả trên quy mô toàn bộ lãnh thổ đất nước. Tóm lại, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo một định hướng nhất định. 3.1.1.2 Đặc điểm - Quy phạm pháp luật chỉ do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất được quyền ban hành pháp luật hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội thành các quy phạm pháp luật. Không một tổ chức cá nhân nào khác được quyền ban hành các quy định mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội; đối với các chủ thể khác 35 như các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp chỉ được ban hành các quy định mang tính nội bộ áp dụng cho các thành viên của tổ chức mình mà thôi. Ví dụ, chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành các quy phạm pháp luật về điều kiện kết hôn đối với cá nhân tham gia vào quan hệ hôn nhân mà không tổ chức nào khác được quyền ban hành các quy định này. - Quy phạm pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện Quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Có nhiều biện pháp cách thức khác nhau được Nhà nước sử dụng như giáo dục, tuyên truyền, tổ chức hành chính kinh tế và đặc biệt là các biện pháp cưỡng chế. Chỉ có Nhà nước mới lập ra hệ thống các cơ quan chuyên môn để đảm bảo cho pháp luật thực hiện chính xác và triệt để, lập ra bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế như thanh tra, cảnh sát, hệ thống nhà tù… - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc tất cả những ai ở trong điều kiện hoàn cảnh mà pháp luật đã dự liệu nghĩa là quy phạm pháp luật được đặt ra không phải cho một cá nhân tổ chức cụ thể mà cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ mà nó điều chỉnh. Mặt khác, Quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ, vì quy phạm pháp luật được ban hành ra không chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể với những chủ thể cụ thể mà được sử dụng trong tất cả các trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu. - Nội dung quy phạm pháp luật là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Quy phạm pháp luật quy định rõ về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Thông thường mỗi quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc cho nên quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng, phạm vi xử sự, cũng như quy định rõ những việc được làm, phải làm hoặc không được làm. 3.1.2 Cấu trúc của quy phạm pháp luật Cấu trúc của quy phạm pháp luật là cơ cấu bên trong, là các bộ phận hợp thành quy phạm pháp luật. Một quy phạm pháp luật thường được trình bày theo một cơ cấu nhất định gồm ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. 36 3.1.2.1 Giả định - Khái niệm Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian và địa điểm) có thể xảy ra trong cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những điều kiện hoàn cảnh đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. Ví dụ 3.1: Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội cướp tài sản “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”. Giả định: Những cá nhân nào có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là đối tượng chịu sự tác động của quy phạm trên. - Vai trò của giả định Xác định phạm vi tác động của pháp luật. Yêu cầu khi ban hành bộ phận giả định là điều kiện, hoàn cảnh, chủ thể nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu mập mờ, khó hiểu dẫn đến khả năng không hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật. Trong phần giả định phải dự kiến được tới mức cao nhất những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong thực tế mà trong đó hoạt động của con người cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Có làm được như vậy thì những thiếu sót, những lỗ hổng trong pháp luật mới có thể giảm bớt và từ đó có thể hạn chế việc áp dụng pháp luật theo nguyên tắc tương tự. - Cách xác định Trả lời cho câu hỏi Ai, chủ thể nào? Trong hoàn cảnh điều kiện nào? - Phân loại Căn cứ vào số lượng, mối quan hệ giữa các giả định trong phần quy phạm pháp luật, giả định được chia thành 2 loại: giả định đơn giản và giả định phức tạp + Giả định đơn giản: Là loại giả định chỉ nêu lên một điều kiện hoặc hoàn cảnh 37 Ví dụ 3.2: Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp: - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Với quy phạm này thì chủ thể chỉ cần rơi vào một trong các điều kiện trên là bị cấm kết hôn. + Giả định phức tạp là loại giả định có ít nhất hai điều kiện hoàn cảnh và giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Ví dụ 3.3: Điều 132 Bộ Luật Hình sự 2015 Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Giả định nêu lên 3 điều kiện hoàn cảnh là: - Thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng - Có điều kiện mà không cứu giúp - Dẫn đến hậu quả người đó chết Một cá nhân chỉ chịu sự tác động của quy phạm này khi thỏa mãn cả 3 điều kiện hoàn cảnh trên. 3.1.2.2 Quy định - Khái niệm Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước. Ví dụ 3.4: Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Bộ phận quy định: Phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng - Vai trò Mô hình hóa ý chí của Nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, thông qua quy định các chủ thể biết được trong những hoàn cảnh nào, điều kiện nào chủ thể được 38 làm hay không được làm gì hoặc làm như thế nào. Để các chủ thể thực hiện đúng mệnh lệnh yêu cầu của Nhà nước đòi hỏi việc xây dựng bộ phận quy định phải được nêu một cách rõ ràng, chặt chẽ, chính xác. - Cách xác định Trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ xử sự như thế nào? - Phân loại Căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong phần quy định, có 2 loại quy định: - Mệnh lệnh dứt khoát: chỉ nêu ra một cách xử sự và các chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ 3.5: Điều 602, Bộ luật Dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi. - Mệnh lệnh tùy nghi: Nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự từ những cách đã nêu. Ví dụ 3.6: Điều 28, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”. Chủ thể có thể lựa chọn chế độ tài sản theo Luật định hoặc theo thỏa thuận. 3.1.2.3 Chế tài - Khái niệm Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Ví dụ 3.7: Điều 130 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. Bộ phận chế tài trong ví dụ trên là: “thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”. - Vai trò Chế tài là biểu hiện thái độ của Nhà nước đối với người vi phạm nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định một cách nghiêm minh, triệt 39 để. Để đảm bảo tính hiệu quả của chế tài thì các biện pháp cần tương xứng với mức độ tính chất của hành vi vi phạm. - Cách xác định Bộ phận chế tài trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Phân loại Căn cứ vào khả năng lựa chọn hay mức độ xác định có thể chia chế tài thành hai loại là chế tài cố định và chế tài không cố định. + Chế tài cố định là chế tài quy định chính xác cụ thể biện pháp tác động cần phải áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật đó. Ví dụ 3.8: Khoản 3 Điều 37 Luật Lao động 2012 quy định “người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo” + Chế tài không cố định là loại chế tài nêu lên nhiều biện pháp cưỡng chế hoặc một biện pháp cưỡng chế nhưng nhiều mức để chủ thể áp dụng pháp luật có thể lựa chọn. Ví dụ 3.9: Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định “Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm một trong các trường hợp như làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31 - 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 - 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm”. Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm và thẩm quyền áp dụng biện pháp trừng phạt, chế tài chia thành 4 loại: + Chế tài hình sự là loại hình phạt do Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự áp dụng đối với những chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Chẳng hạn các hình phạt như: cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, chung thân, tử hình… + Chế tài hành chính là biện pháp xử lý do các cơ quan quản lý hành chính áp dụng đối với các nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính. Chẳng hạn như biện pháp cảnh cáo phạt tiền, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép… + Chế tài dân sự là biện pháp xử lý do Tòa án nhân dân, trọng tài thương mại hoặc các bên thỏa thuận áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi 40 phạm pháp luật dân sự. Chẳng hạn như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại…. + Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý do thủ trưởng cơ quan đơn vị doanh nghiệp áp dụng đối với các cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Chẳng hạn như biện pháp khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, sa thải… 3.1.3 Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật trong các điều luật - Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật Ví dụ 3.10: Điều 50, Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan”. - Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm pháp luật Ví dụ 3.11: Quy định Điều 279 Bộ luật Dân sự 2015:“Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. - Trật tự các bộ phận giả định, quy định chế tài trong quy phạm pháp luật có thể bị đảo lộn trật tự. Ví dụ 3.12: Quy định tại Khoản 6, Điều 7, Nghị định 46/2016/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; b) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép; c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; - Một quy phạm pháp luật không nhất thiết phải có đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài. 41 Ví dụ 3.13: Quy định tại Điều 37, Luật Doanh nghiệp 2014 về tài sản góp vốn “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam”. 3.1.4 Phân loại quy phạm pháp luật Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có rất nhiều cách để phân chia chúng. Nếu căn cứ vào các ngành luật trong hệ thống pháp luật, tức là căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật thì các quy phạm pháp luật được chia thành: quy phạm pháp Luật Hình sự, quy phạm pháp luật hành chính… Nếu căn cứ vào nội dung, quy phạm pháp luật có thể chia thành hai loại: quy phạm pháp luật định nghĩa có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hoặc đưa ra những khái niệm pháp lý; quy phạm pháp luật điều chỉnh có nội dung điều chỉnh hành vi của con người hoặc của các tổ chức. Phụ thuộc vào mệnh lệnh của nhà nước nêu trong quy phạm pháp luật, có thể chia quy phạm pháp luật thành: quy phạm dứt khoát (quy định một cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ, nêu ra những điều cấm không được làm hoặc bắt buộc phải thực hiện); quy phạm pháp luật tùy nghi (nêu ra hai hay nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã nêu); quy phạm pháp luật hướng dẫn (nội dung của nó thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định). Cũng có thể căn cứ vào cách trình bày quy phạm pháp luật để chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán và quy phạm pháp luật cho phép. Quy phạm pháp luật bắt buộc quy định cho chủ thể nghĩa vụ phải thực hiện một số hành vi có lợi nhất định. Ngược lại quy phạm pháp luật cấm đoán quy định những hành vi không cho phép chủ thể thực hiện. Quy phạm pháp luật cho phép quy định cho chủ thể khả năng tự chọn cách xử sự (thường là những quy định về quyền tự do của công dân). Ngoài ra, còn có quy phạm pháp luật nguyên tắc. Những quy phạm này không trực tiếp điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nào, không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, chúng chỉ nêu những nghuyên tắc cơ bản để xử sự chứ không nêu cách xử sự cụ thể. Ví dụ: những quy định về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN. 42 3.2 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.2.1 Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục Luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. 3.2.2 Đặc điểm Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau: - Văn bản quy phạm pháp luật là do cơ quan Nhà nước ban hành theo thẩm quyền và hình thức nhất định. Không phải cơ quan Nhà nước nào cũng được ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có các cơ quan Nhà nước được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới có thẩm quyền ban hành và các cơ quan này cũng chỉ được ban hành một số loại văn bản nhất định. - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo những thủ tục trình tự nhất định. Để đảm bảo hình thức pháp luật phải chặt chẽ rõ ràng chuẩn xác thì các giai đoạn, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành một cách tuần tự, bài bản, rõ ràng, theo một chuẩn mực cụ thể theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Nội dung của văn bản quy phạm phap luật chứa đựng các quy phạm pháp luật hay nói cách khác là chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi chủ thể được điều chỉnh. Điều này thể hiện ở việc văn bản quy phạm pháp luật không điều chỉnh hoạt động của một chủ thể cụ thể mà áp dụng đối với mọi tổ chức cá nhân khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh mà văn bản đã dự liệu. - Văn bản quy phạm pháp luật được áo dụng nhiều lần trong cuộc sống, việc thực hiện văn bản không bị chấm dứt cho đến khi văn bản bị thay thế, hủy bỏ hoặc hết hiệu lực. 3.2.3 Phân loại Có nhiều cách phân loại văn bản quy phạm pháp luật nhưng phổ biến nhất là căn cứ vào hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật chia thành hai loại: văn bản luật và văn bản dưới luật. - Văn bản luật: là văn bản do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành theo hình thức, trình tự và thủ tục Luật định. Văn bản Luật bao gồm: Hiến pháp; Bộ luật, đạo luật và Nghị quyết. 43 - Văn bản dưới luật Văn bản dưới luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và dưới hình thức được Luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản Luật. Văn bản dưới luật được ban hành trên cơ sở, trong phạm vi và để thi hành Hiến pháp, luật. Giá trị hiệu lực pháp lý của từng văn bản không giống nhau mà tùy thuộc vào thẩm quyền của chủ thể ban hành ra chúng. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm: STT Cơ quan ban hành Tên gọi văn bản 01 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị quyết 02 Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết 03 Chủ tịch nước Lệnh, quyết định 04 Chính phủ Nghị định 05 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 06 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư 07 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối Nghị quyết cao 08 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao 09 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối Thông tư cao 10 Tổng kiểm toán Nhà nước 11 Giữa Ủy ban thường vụ hoặc giữa Chính Nghị quyết liên tịch phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 12 Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Thông tư liên tịch ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao 13 Hội đồng nhân dân các cấp Nghị quyết 14 Ủy ban nhân dân các cấp Quyết định 44 Thông tư Quyết định 3.3 HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 3.3.1 Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật - Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. - Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. 3.3.2 Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: - Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; - Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. 3.3.3 Các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. 45 3.3.4 Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. - Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. - Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1. Nhận định Đúng - Sai. Giải thích tại sao? a. Một quy phạm pháp luật chỉ được thể hiện trong một điều Luật b. Một quy phạm pháp luật buộc phải thể hiện theo trật tự lần lượt là giả định, quy định và chế tài c. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật, đạo đức, tập quán đều có thuộc tính là tính bảo đảm thực hiện bởi nhà nước d. Không chỉ pháp luật mới có thuộc tính là tính quy phạm phổ biến e. Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài f. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc 46 g. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật h. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành văn bản Luật i. Mọi văn bản do Quốc hội ban hành đều là văn bản Luật j. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền ban hành văn bản dưới Luật k. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ban hành l. Một văn bản quy phạm pháp luật chỉ hết hiệu lực khi có văn bản mới thay thế 2. Bài tập tình huống Tình huống 1: Yết thị của quan Ngoài đường không có đèn. Tối đến, quan Phủ Doãn đi vấp phải người ta, lấy làm giận lắm. Sáng mai, quan ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn”. Ðêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người. Quan quở: - Ngươi không đọc yết thị à?Người kia đáp: - Bẩm có đọc. - Thế sao ngươi không cầm đèn? - Bẩm có, tôi có đèn. - Thế sao trong đèn không cắm nến? - Bẩm, trong yết thị chỉ thấy nói cầm đèn, chớ không thấy nói cắm nến. Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”. Ðêm hôm ấy, quan đi, lại vấp phải một người. Quan lại quở: - Ði đêm sao không có đèn, có nến? Người kia đáp: - Bẩm, tôi có đủ đèn, có nến? - Thế sao người không thắp nến? - Bẩm vì trong yết thị không thấy nói thắp nến. Quan Phủ Doãn về, sáng hôm sau lại ra yết thị: 47 “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp”. Nhưng một hôm, nửa đêm, quan đi, lại vấp phải một người có đèn, có nến, nhưng nến đã thắp hết rồi. Quan lại quở. Người kia nói: - Bẩm, trong yết thị không thấy nói hết cây nến này, phải tiếp cây nến khác ạ! Nhận xét về cách thức ban hành văn bản của viên quan trong câu chuyện nói trên. Nếu bạn là vị quan trên bạn sẽ ban hành một quy phạm như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ. Tình huống 2: Hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều về việc cho phép kết hôn đồng tính. Giả sử bạn là nhà làm luật hãy soạn thảo một quy phạm cho phép việc kết hôn đồng tính. Tình huống 3: Bạn là giám đốc của một công ty, dựa vào cơ cấu của một quy phạm pháp luật, bạn hãy xây dựng một văn bản để áp dụng trong công ty với nội dung như sau: - Xây dựng một quy tắc để chấm dứt tình trạng đi làm muộn trong công ty - Quy phạm về mặc đồng phục của cơ quan - Quy phạm về ăn mặc nghiêm túc ở cơ quan ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Các thành phần của quy phạm pháp luật. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Hệ thống văn bản quy pháp pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Lý luận và thực tiễn. Đề tài 3: Các biện pháp chế tài trong quy phạm pháp luật. Lý luận và thực tiễn 48 CHƯƠNG 4 QUAN HỆ PHÁP LUẬT MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời khái niệm quan hệ pháp luật, đặc điểm của quan hệ pháp luật - Phân tích được các yếu tố thành phần của quan hệ pháp luật - Phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội - Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các điều kiện mà pháp luật quy định khi tham gia vào một quan hệ pháp luật - Có ý thức đấu tranh và phòng chống các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia vào quan hệ pháp luật 4.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT 4.1.1 Khái niệm Các Mác từng nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, trong một cộng đồng người nhất định luôn hình thành mối liên hệ tương tác giữa người với người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các quan hệ đó rất đa dạng phong phú như quan hệ bạn bè, thầy trò, quan hệ mua bán, quan hệ lao động, quan hệ thuê mướn tài sản… các quan hệ này có sự tham gia của nhiều người với nhiều lợi ích khác biệt nhau. Vì vậy cần phải dùng rất nhiều loại quy tắc xử sự khác nhau (quy phạm xã hội khác nhau) để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chúng có thể là quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, phong tục, tập quán, quy phạm pháp luật... Trong hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Chúng là loại quy phạm có hiệu quả nhất, bởi vậy, Nhà nước đã sử dụng hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, lợi ích chung của cộng đồng. 49 Như vậy, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. 4.1.2 Đặc điểm - Quan hệ pháp luật là quan hệ có ý chí Tính ý chí trong quan hệ pháp luật khác với quan hệ xã hội là ý chí của Nhà nước được thể hiện trong nội dung của quy phạm pháp luật. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật điều chỉnh phải xử sự theo cách thức mà Nhà nước đặt ra. Có thể là ý chí đơn phương của Nhà nước trong quan hệ pháp luật hình sự hoặc ý chí của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước thể hiện trong quan hệ pháp luật về hợp đồng, hôn nhân. Chẳng hạn, trong quan hệ xã hội về cưới hỏi các bên có thể tiến hành các nghi thức tổ chức lễ cưới khác nhau, ở các địa điểm khác nhau nhưng khi tham gia vào quan hệ đăng ký kết hôn thì phải tuân thủ theo ý chí của Nhà nước là tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND nơi thường trú của bên nam hoặc bên nữ. Việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt của các quan hệ pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí của các bên tham gia còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Chẳng hạn, có hai vợ chồng không muốn kéo dài đời sống hôn nhân, họ muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình nhưng việc chấm dứt này không phải chỉ do hai người quyết định mà phải có quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có thẩm quyền thì mới có hiệu lực. - Quan hệ pháp luật có cơ cấu chủ thể nhất định Trong các quan hệ xã hội thông thường, các chủ thể hoàn toàn tự do xác lập không phụ thuộc vào điều kiện nào ràng buộc, tuy nhiên, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải đáp ứng các điều kiện về cơ cấu chủ thể do Nhà nước đặt ra. Chẳng hạn, trong mối quan hệ xã hội là tình yêu thì các bên hoàn toàn thể hiện ý chí tự do yêu đương của mình không phân biệt tuổi tác, giới tính, mối quan hệ họ hàng cận huyết… nhưng để tham gia vào quan hệ pháp luật kết hôn thì các bên cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, khả năng nhận thức theo ý chí của Nhà nước. Việc xác định cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật không chỉ nhằm tạo ra trật tự cần thiết để vận hành quan hệ xã hội mà còn đảm bảo lợi ích các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó. - Quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể được Nhà nước đảm bảo thực hiện Đối với các quan hệ xã hội khác thì các chủ thể có thể hình thành các quyền và nghĩa vụ với nhau và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó 50 chủ yếu dựa vào ý chí tự nguyện của các bên tham gia, dựa vào sự nhận thức về các quan niệm đạo đức, tập quán, tôn giáo… không mang tính bắt buộc thực hiện chung, nhưng với các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thì có các quyền và nghĩa vụ cụ thể, rõ ràng chịu sự kiểm soát của Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Nếu chủ thể xử sự không phù hợp theo yêu cầu của Nhà nước thì có thể chủ thể sẽ mất quyền hưởng các lợi ích mà Nhà nước đặt ra hoặc phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi nếu xâm phạm đến lợi ích của người khác hoặc lợi ích chung của xã hội. 4.2 THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung 4.2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức cá nhân đáp ứng được các điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ và tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Những điều kiện mà tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng được để tham gia vào quan hệ pháp luật gọi là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố là: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi là khả năng thực tế của tổ chức hoặc cá nhân bằng hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là những thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý. Chúng xuất hiện trên cơ sở pháp luật và phải thông qua các quy phạm pháp luật mới có thể xác định được năng lực của mỗi chủ thể khác nhau. Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong những thời kỳ lịch sử khác nhau của một quốc gia, năng lực chủ thể của cá nhân tổ chức được quy định khác nhau. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó năng lực pháp luật là điều kiện cần còn năng lực hành vi là điều kiện đủ để chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Ví dụ: Hiến pháp 2013 quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này là cơ sở để cá nhân, tổ chức có thể hưởng quyền kinh doanh của mình. Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng có thể tự mình 51 thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà cá nhân phải có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc các bệnh tâm thần và không thuộc các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 mới được thực hiện. * Các loại chủ thể của Quan hệ pháp luật: - Cá nhân hay thể nhân là con người tự nhiên, con người thật. Căn cứ vào mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân và một quốc gia nhất định cá nhân được chia thành công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật khi có đủ năng lực chủ thể và năng lực hành vi. + Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân mới sinh ra và mất đi khi cá nhân chết. + Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi cá nhân đạt được một độ tuổi, một trình độ chuyên môn, khả năng nhận thức nhất định theo điều kiện của quan hệ pháp luật mà cá nhân tham gia quy định. Trong các loại chủ thể là cá nhân thì công dân là chủ thể phổ biến và rộng rãi nhất của các quan hệ pháp luật. Người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú trên Việt Nam có năng lực pháp luật hạn chế hơn. Ví dụ: Họ không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, không thể giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy pháp luật, không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động công ích. Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng các quyền cơ bản của công dân và của con người, Nhà nước ta luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của họ. - Tổ chức (pháp nhân, pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại, tổ chức không có tư cách pháp nhân…). Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân là tổ chức có những dấu hiệu cơ bản sau đây: + Được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan; + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. (Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân); + Có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó; + Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 52 - Nhà nước là pháp nhân đặc biệt, là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật. Khi tham gia các quan hệ quốc tế như ký kết các Điều ước quốc tế, Nhà nước tham gia với tư cách là một pháp nhân. Trong quan hệ sở hữu, Nhà nước với tư cách một pháp nhân là chủ sở hữu của đất đai, rừng núi, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất. Nhưng Nhà nước lại như một pháp nhân mẹ chứa đựng trong lòng mình nhiều pháp nhân là các tổ chức và cơ quan của Nhà nước. Các cơ quan tổ chức của Nhà nước trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật với các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. - Năng lực pháp luật của tổ chức: xuất hiện từ thời điểm tổ chức đó được thành lập hợp pháp và chấm dứt khi tổ chức không còn tồn tại. - Thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực hành vi của tổ chức trùng với thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật của tổ chức. 4.2.2 Khách thể của quan hệ pháp luật Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật là động lực thúc đẩy việc xác lập quan hệ pháp luật hay nói cách khác khách thể chính là cái mà vì nó các chủ thể pháp luật tham gia vào quan hệ pháp luật. Ví dụ: Trong quan hệ mua bán nhà ở, khách thể là quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sở hữu số tiền. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, khách thể của quan hệ pháp luật hợp đồng không phải là hàng hóa mà là sự vận chuyển hàng hóa. Trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả của một sản phẩm lao động sáng tạo thì khách thể của quan hệ pháp luật là quyền tác giả. 4.2.3 Nội dung của quan hệ pháp luật Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. - Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định khi tham gia quan hệ pháp luật Quyền chủ thể bao gồm 3 yếu tố sau: + Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép. + Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc yêu cầu chúng phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này. 53 + Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền can thiệp bảo vệ lợi ích của mình. - Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bao gồm hai yếu tố: + Phải thực hiện các xử sự mà pháp luật bắt buộc. Hành vi bắt buộc này có thể mang tính chủ động, nghĩa là phải thực hiện một hành động nhất định hoặc mang tính thụ động, tức là tự kiềm chế không vi phạm các Điều cấm đoán. + Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Trong mối quan hệ pháp luật thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật gắn bó với nhau. Việc thực hiện quyền của một chủ thể pháp luật này thường là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể khác và ngược lại. 4.3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ 4.3.1 Khái niệm Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới tác động của 3 điều kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý. Trong đó quy phạm pháp luật là yếu tố tiền đề là điều kiện cần để một quan hệ xã hội trở thành một quan hệ pháp luật và để chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này thì chủ thể đó phải có năng lực chủ thể. Chẳng hạn để hình thành quan hệ pháp luật về vợ chồng thì phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh về việc kết hôn và để tham gia vào quan hệ kết hôn thì các cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực chủ thể. Ngoài ra, nếu các chủ thể có đủ điều kiện về kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì quan hệ kết hôn vẫn không xác lập trên thực tế được. Hành vi đăng ký kết hôn trong trường hợp trên gọi là sự kiện pháp lý. Nhờ có sự kiện này thì quan hệ hôn nhân mới phát sinh trên thực tế. Như vậy, sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng gắn với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lý là cầu nối gắn kết các quy định pháp luật với các quan hệ xã hội để dẫn đến việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. 54 4.3.2 Phân loại - Căn cứ vào ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý được chia làm hai loại: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý. + Sự biến pháp lý là những sự kiện, hoàn cảnh thực tế, cụ thể xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật. Sự biến pháp lý thông thường là những hiện tượng tự nhiên như động đất, núi lửa, gió bão, lũ lụt, hạn hán, sấm sét hoặc cái chết của con người. Chẳng hạn lũ lụt xảy ra làm mất một lô hàng là đối tượng của hợp đồng vận chuyển. Sự biến này làm chấm dứt quan hệ pháp luật hợp đồng. + Hành vi pháp lý là những sự kiện, hoàn cảnh thực tế cụ thể xảy ra phụ thuộc vào ý chí của con người làm xuất hiện hoặc thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật. - Căn cứ vào biểu hiện khách quan, hành vi pháp lý có thể phân thành: hành vi hành động và hành vi không hành động. + Hành vi hành động là cách xử sự chủ động của chủ thể biểu hiện bằng một hành động cụ thể như đăng ký thành lập doanh nghiệp, ký kết hợp đồng lao động… + Hành vi không hành động là cách xử sự thụ động không có hành động cụ thể như không tố giác tội phạm, không nộp thuế… - Căn cứ vào dấu hiệu của hành vi có phù hợp với quy định của pháp luật không thì hành vi pháp lý chia làm 2 nhóm là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. + Hành vi hợp pháp là những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật làm xuất hiện, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật. Chẳng hạn hành vi lập di chúc, hành vi ly hôn… + Hành vi không hợp pháp là những hành vi vi phạm pháp luật làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật. Chẳng hạn hành vi cướp tài sản, hành vi xây nhà trái phép… - Căn cứ vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý chia thành 3 loại: + Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ như sự kiện sinh con làm phát sinh quan hệ khai sinh, sự kiện tuyển dụng lao động làm phát sinh quan hệ lao động. + Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ như việc vợ chồng phân chia tài sản làm thay đổi tình trạng sở hữu tài sản. + Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ sự kiện ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. 55 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Nhận định đúng, sai. Giải thích tại sao? a. Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội b. Mọi quan hệ pháp luật đều thể hiện ý chí c. Một quan hệ pháp luật có thể được điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau d. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế e. Năng lực chủ thể của công dân và người nước ngoài là như nhau f. Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân là khác nhau g. Nội dung của quan hệ pháp luật gồm: quyền, nghĩa vụ và chế tài h. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau i. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. j. Chỉ có hành vi của con người mới có thể trở thành sự kiện pháp lý 2. Bài tập tình huống Tình huống 13: Vào ngày 3/4/2016 tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, lễ cưới của anh Mai Xuân B (49 tuổi) và anh Trần Văn H (37 tuổi) đã diễn ra với đầy đủ các nghi thức như trao nhẫn cưới, cắt bánh, rót rượu sâm banh, uống rượu giao bôi với sự chứng kiến của hơn 20 người. Hãy xác định có quan hệ pháp luật trong tình huống trên hay không. Tại sao? Tình huống 24: Khoảng 22g ngày 17/10/2015 Nguyễn Hoàng Tuấn (sinh năm 1998) gặp Ôn Thành Tân (sinh năm 1998) tại một tiệm Internet ở Quận 9. Cả hai chơi điện tử đến sáng hôm sau thì ngừng và chở nhau đi xin việc làm. Trên đường đi, Tân và Tuấn đói bụng nhưng không có tiền, bèn ghé một tiệm tạp hóa hỏi mua 2 bịch chuối sấy, 1 ổ bánh mì ngọt, 1 bịch đậu phộng rang muối, 3 bịch me trộn đường trị giá 45.000 đồng. Khi chủ Nguồn: Kênh 14.vn, http://kenh14.vn/xa- hoi/le- cuoi- hanh- phuc- o- nha- trang- cuacap- dong- tinh- nam- yeu- nhau- 18- nam- 20160407000331985.chn. 4 Nguồn báo Tuổi Trẻ: http://tuoitre.vn/tin/phap- luat/20160720/hai- thieu- nien- cuopgiat- banh- mi- phai- nhan- an- tu/1140094.html 56 3 quán đưa các món đồ thì Tuấn giật lấy nhảy lên xe chạy đi. Người dân đã bắt giữ cả hai giao cho Công an phường Linh Chiểu. Cả hai bị tạm giam từ ngày 18/10/2015. Sau đó, Tuấn và Tân bị Viện Kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản, theo khoản 1 Điều 136 BLHS, có khung hình phạt từ 1- 5 năm tù. Ngày 20/7/2016, TAND quận Thủ Đức TPHCM đã mở phiên tòa xét xử và đã tuyên phạt Tuấn 10 tháng tù, tuyên phạt Tân 8 tháng 20 ngày tù. Hãy xác định các thành phần của quan hệ pháp luật trong tình huống trên (phân tích chủ thể, khách thể, nội dung). Tình huống 35: Vào ngày 6/10/2015, anh Nguyễn Hoàng T (26 tuổi) tổ chức nhậu chung với vài người bạn, trong đó có anh Lâm Văn V. Trong lúc uống rượu anh T mua 5 tờ vé số mệnh giá 10.000 đồng của Công ty xổ số Bạc Liêu, sau đó đưa anh V giữ hộ vì cho rằng “bạn đang hên”. Trưa hôm sau, trong lúc anh T đang ở nhà thì V đến đưa 200 triệu đồng để “hậu tạ”. Anh T hỏi tiền gì, V trả lời: “Hôm qua trong lúc anh em mình nhậu, em mua 5 tờ vé số đưa cho anh, trúng 2 tờ đặc biệt”. Dù đã nhận 200 triệu đồng nhưng anh T nghĩ 2 tờ vé trúng giải là của mình vì chỉ đưa bạn cất giữ chứ không phải tặng, nên mình phải được hưởng toàn bộ giá trị thưởng của tờ vé số. Tranh chấp xảy ra giữa anh T và anh V. Theo anh (chị) tranh chấp trên thuộc quan hệ pháp Luật Hình sự hay dân sự. Tại sao? Xác định chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật trên. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Năng lực pháp luật của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Năng lực chủ thể của pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 3: Chủ thể của quan hệ pháp luật. Lý luận và thực tiễn Đề tài 4: Nội dung của quan hệ pháp luật. Lý luận và thực tiễn Đề tài 5: Các yếu tố làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật Nguồn báo VNEXPRESS, http://vnexpress.net/tin- tuc/phap- luat/ban- nhau- tranhnhau- 2- to- ve- so- trung- doc- dac- 3332869.html 57 5 CHƯƠNG 5 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: Phát biểu bằng lời khái niệm của vi phạm pháp luật, dấu hiệu của vi phạm pháp luật Phân tích được các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật Phân biệt vi phạm pháp Luật Hình sự với vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự với vi phạm kỷ luật Có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Tích cực đấu tranh và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật 5.1 VI PHẠM PHÁP LUẬT Khái niệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm: - Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người Hành vi là những biểu hiện có ý chí ra bên ngoài của con người, có thể là hành động hoặc không hành động. Chỉ những hành vi cụ thể mới bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những ý nghĩ dù xấu hay tiêu cực cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật. Ví dụ 5.1: Ông A dùng dao kề cổ nạn nhân đe dọa để lấy tài sản là hành vi dưới dạng hành động; ông B không nộp thuế thu nhập cá nhân là 58 hành vi dưới dạng không hành động còn ông C chỉ mới có suy nghĩ rằng sẽ lẻn vào nhà người khác lấy trộm thì chưa phải là hành vi xác định. - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những quy định của pháp luật như thực hiện một việc mà pháp luật cấm (chẳng hạn như lái xe khi cơ thể có nồng độ cồn, vận chuyển ma túy...) không thực hiện những quy định mà pháp luật bắt buộc (chẳng hạn như không đội mũ bảo hiểm, không tố giác tội phạm...) hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép (chẳng hạn hành vi giết người vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc thanh tra xử phạt quá thẩm quyền). - Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của họ đã gây ra. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những hoàn cảnh và điều kiện khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi và chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể bị buộc phải thực hiện trong điều kiện không có tự do ý chí thì cũng không bị coi là có lỗi. Ví dụ 5.2: Anh A đang chạy xe trên làn đường của mình với vận tốc cho phép thì đột nhiên có một cậu bé chạy ào ra đầu xe của anh. Mặc dù cậu bé bị gãy chân nhưng thiệt hại của cậu bé không có lỗi của anh A. - Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý Một cá nhân, tổ chức chỉ bị xem là chủ thể của vi phạm pháp luật khi chủ thể đó có khả năng tự lựa chọn cách xử sự và có tự do ý chí, nói một cách khác, người đó phải có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Những hành vi mặc dù trái pháp luật nhưng do những người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể coi là vi phạm pháp luật. Chẳng hạn anh K đã thực hiện hành vi đốt nhà hàng xóm nhưng anh K bị mắc bệnh tâm thần nên không có hành vi vi phạm trong tình huống này. Những hành vi trái pháp luật của những cá nhân chưa đến độ tuổi pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm pháp lý cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm 59 pháp lý chỉ quy định cho những người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và tự do ý chí. 5.2 CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT 5.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật, gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả thiệt hại cho xã hội cùng các dấu hiệu khác (thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ...). Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. Không thể coi ý nghĩ, tư tưởng, ý chí của con người là vi phạm pháp luật nếu nó không được thể hiện thành những hành vi cụ thể. Hành vi để bị coi là nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới hình thức làm ngược lại điều pháp luật quy định, thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật. Hậu quả thiệt hại cho xã hội là những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải gánh chịu. Xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại cho xã hội được biểu hiện: sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật nói trên trực tiếp gây ra. Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật trên gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác, trường hợp này không thể bắt chủ thể của hành vi trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà hành vi trái pháp luật của họ không trực tiếp gây ra. 5.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là dấu hiệu tâm lý bên trong của người vi phạm bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích. - Lỗi Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp có thể là cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô ý do cẩu thả. 60 + Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ 5.3: D có mâu thuẫn với gia đình nhà L. D đã rủ T tới nhà L để đòi nợ, tại đây D và T đã dùng dao đâm chết 4 người và lấy đi 40 triệu. Lỗi của D và T trong tình huống trên là cố ý trực tiếp vì khi thực hiện hành vi D và T đều ý thức rõ việc dùng dao đâm sẽ làm chết người và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. + Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ 5.4: S chạy xe giật túi xách của chị H làm chị H ngã xuống mặt đường bị gãy chân. Lỗi của S đối với thiệt hại về sức khỏe của chị H là cố ý gián tiếp vì S biết rõ hành vi giật túi xách có thể gây nguy hiểm nhưng S vẫn thực hiện vì muốn chiếm đoạt tài sản và có ý thức bỏ mặc hậu quả không quan tâm đến việc hành vi của mình có gây ra thiệt hại gì về mặt tính mạng sức khỏe cho người khác hay không. + Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được. Ví dụ 5.5: Ông K trong lúc thi công mái nhà đã để tấm bảng “nhà đang thi công không đi hướng này” nhưng không có rào chắn và biển dấu hiệu rẽ sang hướng khác. Anh B vô tình đi ngang qua đã bị một tấm ván trên trúng đầu bị thương. Lỗi của ông A trong tình huống trên là vô ý vì quá tự tin vì ông biết việc xây dựng sửa chữa nhà của mình có khả năng gây nguy hiểm và ông đã quá tự tin khi cho rằng việc để tấm bảng có thể ngăn chặn được thiệt hại nhưng thực tế biện pháp của ông chưa đủ an toàn. + Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phải nhận thấy trước. Ví dụ 5.6: Cô y tá mải nghe điện thoại nên lấy nhầm thuốc cho bệnh nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị nguy kịch hơn. Lỗi của cô y tá là vô ý do cẩu thả vì thời điểm thực hiện hành vi cô đã sơ suất, tắc trách không biết việc mình làm là nguy hiểm mặc dù với trách nhiệm của mình cô phải cẩn thận thực hiện nhiệm vụ để tránh gây ra hậu quả. 61 - Động cơ Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ 5.7: Vì chơi game hết tiền không đủ mua thức ăn nên Z đã giật bánh mì và nước suối của người bán hàng. - Mục đích Mục đích là kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Ví dụ 5.8: A dùng súng bắn B với mục đích là làm B chết nhưng vì đạn lép nên B không chết. Trong tình huống này mục đích của A là gây hậu quả chết người nhưng kết quả thực tế khác với mong muổn của A. Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, trong thực tế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ. 5.2.3 Chủ thể vi phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước. Chẳng hạn, đối với chủ thể là cá nhân thì phải xem xét cá nhân đó có đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đó hay chưa? Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong trường hợp đó như thế nào? Còn đối với chủ thể là tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. Tùy thuộc vào loại vi phạm pháp luật mà mức độ năng lực trách nhiệm của chủ thể được xác định khác nhau. Ví dụ 5.9: Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em phải là người thành niên (người đủ 18 tuổi trở lên) hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. 5.2.4 Khách thể của vi phạm pháp luật Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật phụ thuộc vào tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị của khách thể. Ví dụ 5.10: M đột nhập vào nhà bà N lấy đi 1 lượng vàng. Khách thể trong tình huống trên là quan hệ sở hữu tài sản bị xâm phạm. 62 5.3 PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT Căn cứ vào quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi xâm hại đến vào tính chất nguy hiểm của hành vi, mức độ thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật thường được chia thành 4 loại: vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật. - Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Ví dụ 5.11: Ông M thực hiện hành vi cướp xe máy trị giá 90 triệu của ông N. - Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Ví dụ 5.12: Hành vi xây nhà trái phép, hành vi không đội mũ bảo hiểm - Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm dân sự, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Ví dụ 5.13: A vay tiền của B nhưng đến hạn không trả, X đọc trộm tin nhắn, email của Y. - Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi, xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ của đơn vị, cơ quan tổ chức nhất định. Ví dụ 5.14: anh K là viên chức xã đã có hành vi hách dịch, gây khó khăn cho dân khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch. 5.4 TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 5.4.1 Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi 63 phạm pháp luật, trong đó Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra. Trách nhiệm pháp lý ở khía cạnh tiêu cực có một số các đặc điểm sau: - Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. Có vi phạm pháp luật thì mới có trách nhiệm pháp lý. Như vậy trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với các chủ thể có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. - Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết tới cưỡng chế Nhà nước. Khi có vi phạm xảy ra, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế một số quyền lợi về vật chất, tinh thần của chủ thể vi phạm như phạt tiền, phạt tù… - Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý, trình tự thủ tục giải quyết, các biện pháp cưỡng chế, thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể ra văn bản áp dụng quy phạm pháp luật để xử lý như lập biên bản xử phạt của cơ quan hành chính hay ra bản án của Thẩm phán. 5.4.2 Các loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào các loại vi phạm pháp luật, vào tính chất của các biện pháp xử lý, có 4 loại trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật. - Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được Toà án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Cơ sở trách nhiệm hình sự là tội phạm. Ví dụ 5.15: Hành vi giết từ hai người trở lên có thể chịu chế tài tử hình. - Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm chủ yếu do các cá nhân, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. 64 Ví dụ 5.16: Cảnh sát giao thông có thể áp dụng biện pháp phạt tiền đối với người không đội mũ bảo hiểm. - Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Trong đó Tòa án buộc chủ thể vi phạm phải xin lỗi cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục những hậu quả về vật chất hoặc tinh thần cho người bị vi phạm. Ví dụ 5.17: Tòa án buộc công ty A phải bồi thường thiệt hại cho công ty B do vi phạm không giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. - Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể vi phạm kỷ luật, do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành. Ví dụ 5.18: Thủ trưởng cơ quan áp dụng biện pháp cảnh cáo đối với viên chức vi phạm về quy chế tiếp dân. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 1. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích tại sao? a. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật b. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật c. Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật d. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất e. Hành vi trái pháp luật trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện dưới dạng hành động f. Một người nhận thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra là biểu hiện của lỗi vô ý vì quá tự tin g. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý 2. Bài tập tình huống a. Xác định lỗi trong các tình huống sau: Vào lúc 0h ngày 14/2/2009, bị can V.T.K.A (sinh năm 1987), trú tại tỉnh Cao Bằng đi chơi cùng ông N.T.C bằng xe ôtô Toyota Lexus. 65 i. Khi ông C lái xe đến phố Đội Cấn, Hà Nội và ngồi ở vị trí của lái xe, K.A ngồi ở hàng ghế phía sau đã một tay giữ đầu ông C, tay kia cầm một con dao cắt vào cổ ông C làm đứt tĩnh mạch cảnh gốc trái, đứt ngang sụn giáp, hậu quả là ông C tử vong. ii. H là bác sĩ đa khoa có mở phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh H đã kê toa thuốc cho bé H.T (3 tuổi) theo toa của người lớn. Do sơ suất, H không kiểm tra toa thuốc trước khi trao cho người nhà của bé H.T. Người nhà của bé H.T đến tiệm thuốc do Y đứng bán. Y bán thuốc theo toa của A mặc dù trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi. Bé H.T do uống thuốc quá liều mà bị tử vong. Xác định lỗi của H và Y. iii. Trong bàn nhậu, A và B phát sinh mâu thuẫn. A đã dùng chai bia đập nhiều lần vào đầu B đến khi B gục xuống máu chảy đầm đìa. Sau đó A bỏ đi. Vì mất nhiều máu nên B đã chết. Lỗi của A là gì? iv. Do đám lúa gần nhà bị chuột phá ông N.V.V (Quảng Ngãi) đã dùng hai cuộn dây kẽm về giăng xung quanh đám ruộng rồi nối dây điện trong nhà với dây kẽm. Tối đó anh N.T.Tr đi chích cá ngoài đồng thì bị điện giật chết tại chỗ. Ông V bị lỗi gì ? b. Xem xét các tình huống sau: Tình huống 16: Chiều 24/7, tại trục đường tuần tra biên giới thuộc khu vực mốc 1227 thuộc thôn Nà Quân, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tổ kiểm soát cơ động đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma phát hiện người đàn ông điều khiển xe mô tô chở theo hai người lớn và một bé gái đang trên đường xuất cảnh trái phép qua đường mòn biên giới Việt-Trung. Sau khi dừng xe, truy xét giấy tờ và đấu tranh, người điều khiển phương tiện khai nhận tên là H.N.H (sinh năm 1997, trú tại xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn); hai người ngồi sau xe mô tô là Đ.V.Th (sinh năm 1968, trú xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) và Ng.Th.Tr (sinh năm 1997, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, Hưng Yên); còn bé gái tên Đ.Th.K. L (4 tuổi, con đẻ của Tr). Th và Tr thừa nhận đang trên đường đưa bé L sang khu vực chợ Ái Điểm (Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) để giao cho một người phụ nữ tên H lấy chồng bên Trung Quốc, để nhận số tiền 10 triệu đồng. Tiền Phong, “mẹ đẻ bán con gái qua biên giới lấy 10 triệu tiêu xài”, Báo mới https://baomoi.com/me- ban- con- de- qua- bien- gioi- lay- 10- trieudong/c/27031644.epi truy cập vào lúc 10:00 ngày 28/7/2018 66 6 Xác định chủ thể của hành vi vi phạm trong tình huống trên. Tình huống 27: Khoảng 15h50 ngày 9/7/2011, Hồ Thị Thanh T có mặt trên chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Trên chuyến bay này có 171 hành khách từ Hà Nội đi Đà Lạt và dự định được cất cánh lúc 16h30. Tuy nhiên, khi lên máy bay T được xếp ghế 15C, nhưng T lại vào ghế 15A. Máy bay bắt đầu xuất phát, hai tiếp viên là Bùi Tuấn Anh và Lã Thùy Linh hướng dẫn khách thắt dây an toàn, để hành lý xách tay trên hộc để đồ, cách thoát hiểm khi máy hay gặp sự cố… Tiếp viên Tuấn Anh đi tới hàng ghế số 15 thì thấy T vẫn đang để hành lý xách tay trên người nên tiếp viên này nhắc nhở và yêu cầu nữ hành khách để túi lên hộc để đồ. Lúc này, T nhờ tiếp viên Tuấn Anh để hộ đồng thời nói: “Anh ơi, ví dụ trong giỏ xách của em mà có quả bom, để trên đó nó giồng giồng như vậy thì nó có nổ không?” Thấy T nói như vậy, tiếp viên Tuấn Anh đã yêu cầu T nhắc lại và cô gái này nói đó chỉ là nói đùa. Tuy nhiên, Tuấn Anh đã báo cáo với tiếp viên trưởng. Tiếp viên trưởng của chuyến bay cũng tới và hỏi T có nói vậy không thì cô gái này trả lời là có nói và đó là nói đùa. Sợ nguy hiểm, tiếp viên trưởng đã báo cáo với cơ trưởng chuyến bay (là một người Ấn Độ). Ngay lập tức cơ trưởng quyết định hoãn chuyến bay, cho máy bay quay lại để kiểm tra an ninh. Sau khi kiểm tra an ninh xong, máy bay được xác định an toàn và tiếp tục được cất cánh, chậm 3 giờ so với dự kiến. T được bàn giao cho Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tiến hành điều tra, xử lý. Theo Tổng công ty Hàng không Việt Nam, việc phải hoãn chuyến bay để kiểm tra an ninh đã ảnh hưởng lớn đến tình trạng khai thác các chuyến bay của hãng. Ngoài chuyến bay có T là hành khách bị hoãn, còn có 2 chuyến bay khác cũng bị chậm. Tổng công ty phải chịu thêm chi phí phát sinh, thiệt hại phải hoãn chuyến bay là trên 300 triệu đồng. Tuy nhiên, đại diện Vietnam Airlines không yêu cầu bồi thường tổn thất cho cả 3 chuyến bay phải hoãn, chậm giờ bay mà chỉ đòi bồi thường 1 chuyến T trực tiếp là hành khách với mức tổn hại hơn 100 triệu đồng. Quang Trường, thiếu nữ dọa có bom trên máy bay: giá đắt của câu đùa, An ninh thủ đô, https://anninhthudo.vn/phap- luat/vu- thieu- nu- doa- co- bom- tren- may- bay- giadat- cua- cau- dua/457016.antd truy cập lúc 11:00 ngày 28/7/2018 67 7 T chấp nhận bồi thường và xin được trả dần dần vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, mức lương đi làm thuê chỉ được khoảng 2 triệu/tháng. Khi vụ án được đưa ra xét xử, T đã khắc phục được 5 triệu đồng. Tại tòa, T khai nhận, đúng là mình đã gây ra hành vi trên nhưng cho rằng đó chỉ là nói đùa, không có mục đích xấu. Bị cáo nhìn nhận được sự vi phạm của mình. Bị cáo sẽ khắc phục hậu quả và không tái phạm trường hợp tương tự như vậy. Sau khi xem xét HĐXX đã tuyên án phạt T 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội cản trở giao thông đường không. Anh/ chị đánh giá thế nào về hành vi vi phạm pháp luật của cô Hồ Thị Thanh T? Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật trong tình huống trên. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý: 1. Dấu hiệu vi phạm pháp luật. Lý luận và thực tiễn 2. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Lý luận và thực tiễn 3. Lỗi trong cấu thành vi phạm pháp luật. Lý luận và thực tiễn 4. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay 5. Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay 6. Trách nhiệm pháp lý – Những vấn đề lý luận và thực tiễn 68 CHƯƠNG 6 LUẬT HÌNH SỰ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời khái niệm tội phạm, dấu hiệu tội phạm - Phân tích được các yếu tố cấu thành của tội phạm - Phân tích được đặc điểm đồng phạm, các điều kiện áp dụng phòng vệ chính đáng - Tích cực đấu tranh và ngăn ngừa các hành vi vi phạm hình sự 6.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ 6.1.1 Khái niệm Luật Hình sự Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là tội phạm và đồng thời quy định những hình phạt đối với tội phạm ấy 6.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp Luật Hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xoá án tích. Trong quan hệ pháp Luật Hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau. - Nhà nước: có quyền truy tố xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. - Người phạm tội: có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 69 6.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp mệnh lệnh quyền uy trong đó Nhà nước sử dụng quyền lực trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến quan hệ pháp Luật Hình sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các thủ tục, các quyết định mang tính cưỡng chế bắt buộc còn người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ không được chuyển quyền, ủy thác hay thỏa thuận về các nghĩa vụ của mình. 6.2 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ 6.2.1 Tội phạm 6.2.1.1 Khái niệm đặc điểm của tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” (Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Từ định nghĩa về tội phạm có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: - Tính nguy hiểm cho xã hội Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm pháp luật khác. Tính nguy hiểm của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất tội phạm. Việc xác định đặc điểm này có ý nghĩa sau: + Là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. + Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. 70 + Là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt. Những căn cứ để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm như: + Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm. + Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội. + Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra. + Hình thức và mức độ lỗi. +Động cơ, mục đích của người phạm tội. + Nhân thân người phạm tội. + Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra. + Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. - Tính có lỗi Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Hành vi của con người phải có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi không tự nhận thức, không được lựa chọn và không thể thực hiện một cách thức xử sự khác với tình huống với hoàn cảnh lúc đó thì không thể bị coi là có lỗi. Luật Hình sự Việt Nam không thừa nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là quy trách nhiệm hình sự cho một người chỉ căn cứ vào việc người đó gây thiệt hại mà không căn cứ vào lỗi của họ. - Tính trái pháp Luật Hình sự Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Nếu một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cao cho xã hội nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ Luật Hình sự thì không bị coi là tội phạm. Đặc điểm này nhằm bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, tránh tình trạng áp dụng pháp luật một cách chủ quan tùy tiện. - Tính phải chịu hình phạt Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự. So với các loại vi phạm hác như vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, kỷ luật… thì chỉ có vi phạm hình sự mới phải chịu hình phạt. Trong cấu thành tội phạm của Luật Hình sự đều quy 71 định khung hình phạt gắn liền với một tội phạm cụ thể; hình phạt không tòn tại độc lập hay tách rời khỏi tội phạm. Bốn dấu hiệu của tội phạm nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi là những dấu hiệu biểu hiện mặt nội dung, còn tính trái pháp Luật Hình sự, tính phải chịu hình phạt là những dấu hiệu biểu hiện mặt hình thức của tội phạm. 6.2.1.2 Phân loại tội phạm Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại sau đây: - Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ Luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, khi xác định loại tội phạm theo Điều 8 của Bộ Luật Hình sự cần căn cứ vào mức tối đa của khung hình phạt chứ không dựa vào mức phạt do tòa án tuyên hoặc hậu quả của hành vi phạm tội. Ví dụ 6.1: A phạm tội theo khoản 3 Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ “phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: Làm chết 3 người trở lên Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người 61% trở lên Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên 72 Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000 đồng trở lên” Thực tế A bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù nhưng khi xác định loại tội phạm của A thì cần căn cứ mức cao nhất của khung hình phạt mà A thực hiện cho nên loại tội phạm của A là rất nghiêm trọng. 6.2.1.3 Cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong Bộ Luật Hình sự. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự và là căn cứ pháp lý để định tội danh. Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: - Khách thể Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Luật Hình sự không bảo vệ tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ những quan hệ xã hội quan trọng ảnh hưởng lớn tới chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người (chẳng hạn như quan hệ về độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ kinh tế, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân…) mới trở thành đối tượng được Luật Hình sự bảo vệ. Khách thể của tội phạm là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định có phạm tội hay không phạm tội. Nếu không có khách thể bị xâm hại thì không có tội phạm trong Luật Hình sự. Ngoài ra, khách thể của tội phạm cũng là căn cứ để phân biệt các tội phạm trong Luật Hình sự. Cần phân biệt khách thể của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm. Khách thể của tội phạm luôn là quan hệ xã hội (chủ thể, khách thể, nội dung) còn đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của Luật Hình sự. Ví dụ 6.2: A lấy trộm của B 100 triệu đồng thì khách thể mà hành vi của A xâm hại tới là quan hệ sở hữu còn 100 triệu của B là đối tượng tác động. - Chủ thể Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của Luật Hình sự. + Chủ thể của tội phạm là cá nhân: Để cá nhân trở thành chủ thể của tội phạm thì cá nhân đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 73 Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Theo Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân được quy định như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội sau do yêu cầu về độ tuổi của người thực hiện hành vi phải đủ 18 tuổi: Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều luật bao gồm: Điều 123. Tội giết người Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Điều 141. Tội hiếp dâm Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Điều 143. Tội cưỡng dâm Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Điều 150. Tội mua bán người Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi Điều 168. Tội cướp tài sản Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 74 Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản Điều 171. Tội cướp giật tài sản Điều 173. Tội trộm cắp tài sản Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy Điều 266. Tội đua xe trái phép Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Điều 299. Tội khủng bố Điều 303. Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự + Pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Chỉ có pháp nhân thương mại nào phạm một tội trong các tội dưới đây mới phải chịu trách nhiệm hình sự: Điều 188. Tội buôn lậu; Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới 75 Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi; Điều 196. Tội đầu cơ Điều 200. Tội trốn thuế Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng khoán Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Điều 227. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Điều 232. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã Điều 300. Tội tài trợ khủng bố Điều 124. Tội rửa tiền 76 - Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, gồm có: + Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc, không thể thiếu được của mọi loại tội phạm Tính nguy hiểm thể hiện ở việc hành vi phạm tội phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Nó phụ thuộc vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại, thiệt hại gây ra, công cụ phương tiện, thời gian địa điểm thực hiện… Hành vi nguy hiểm này phải là hoạt động có ý thức và ý chí của con người. + Tính trái pháp Luật Hình sự của hành vi Hành vi khách quan của tội phạm phải là những hành vi bị pháp Luật Hình sự cấm và quy định đó là tội phạm. Có thể biểu hiện thông qua hai dạng là hành động và không hành động. Hành động phạm tội có thể sử dụng công cụ phương tiện hoặc không tác động vào đối tượng như đe dọa giết người, cướp tài sản, vận chuyển ma túy… còn không hành động là không làm một việc mà pháp luật yêu cầu mặc dù có đủ điều kiện để làm như không cứu giúp người bị nạn, không chấp hành án, không cấp dưỡng… + Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể được Luật Hình sự bảo vệ, biểu hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Các thiệt hại thường là thiệt hại về vật chất như tài sản bị mất mát, hư hỏng, bị chiếm giữ trái phép…; thiệt hại về thể chất như thiệt hại về tính mạng sức khỏe; thiệt hại về tinh thần như thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, tự do… + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Để xác định mối quan hệ nhân quả cần dựa vào các căn cứ như: Về mặt thời gian, hành vi phạm tội phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ngoài các dấu hiệu chính trên thuộc về mặt khách quan của tội phạm còn có những dấu hiệu khác: phương tiện, công cụ phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm. - Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích. 77 + Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Cố ý phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Vô ý phạm tội là phạm tội là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. + Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý Động cơ phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi, trong một số trường hợp động cơ là dấu hiệu định tội như động cơ phòng vệ trong tội giết người do vượt qua giới hạn phòng vệ hoặc động cơ là dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ như động cơ đê hèn là tình tiết tăng nặng trong tội giết người. + Mục đích: là kết quả trong ý thức mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm. Mục đích phạm tội khác với hậu quả của tội phạm. Hậu quả thực tế có thể phù hợp hoặc không phù hợp với mục đích. Mục đích của phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. 6.2.2 Các giai đoạn thực hiện tội phạm Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình phạm tội do cố ý, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Các giai đoạn phạm tội này thể hiện các mức độ thực hiện tội phạm khác nhau và cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. - Chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm do cố ý và biểu hiện của giai đoạn này là người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo 78 những điều kiện vật chất hoặc tinh thần nhằm làm cho việc thực hiện tội phạm được tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn, chẳng hạn như mua súng, dao chuẩn bị cho cướp tài sản; nghiên cứu xem xét địa hình, tìm kiếm đồng bọn… Hành vi chuẩn bị phạm tội đã mang tính nguy hiểm vì đã bộc lộ ý định phạm tội ra bên ngoài, hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, tính nguy hiểm cho xã hội của giai đoạn này hạn chế hơn vì chưa có thiệt hại xảy ra cho khách thể, chưa tác động tới đối tượng tác động của tội phạm. Vì vậy, không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ người phạm tội chỉ bị xem xét khi thực hiện các tội phạm sau: Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 110. Tội gián điệp Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ Điều 112. Tội bạo loạn Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 118. Tội phá rối an ninh Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 122. Hình phạt bổ sung Điều 123. Tội giết người 79 Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Điều 168. Tội cướp tài sản Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả Điều 299. Tội khủng bố Điều 300. Tội tài trợ khủng bố Điều 301. Tội bắt cóc con tin Điều 302. Tội cướp biển Điều 303. Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia Điều 324. Tội rửa tiền Ví dụ 6.3: Vì thiếu tiền trả nợ do bài bạc nên A đã đi mua dao về để chuẩn bị cướp tài sản. Tuy nhiên, trên đường mua về bị B phát giác nên A bị công an bắt giữ. Trong trường hợp này A bị coi là tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. - Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Giai đoạn này có đặc điểm là người phạm tội đã trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm. Việc không thực hiện đến cùng là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn. Căn cứ vào sự đánh giá của người phạm tội đối với mức độ thực hiện hành vi phạm tội của họ, phạm tội chưa đạt chia thành hai loại là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. + Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Ví dụ 6.4: A dùng dao dọa B để cướp tài sản nhưng B đã chống cự được và bắt A về cơ quan điều tra. 80 + Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi mà người đó cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên hậu quả không xảy ra. Ví dụ 6.5: A dùng súng bắn B để trả thù nhưng đạn không nổ nên B không chết. Mọi trường hợp phạm tội chưa đạt đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên mức hình phạt sẽ thấp hơn so với tội phạm hoàn thành. Nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định. - Tội phạm hoàn thành Là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm. Khi tội phạm hoàn thành, hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan và chủ quan được quy định trong luật và phản ánh được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm đó. Ví dụ 6.6: Do A và B mâu thuẫn, A đã dùng dao cứa vào cổ B làm đứt tĩnh mạch dẫn đến tử vong. Trường hợp này A bị coi là phạm tội giết người ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. - Trường hợp, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải phát sinh khi hậu quả pháp lý chưa xảy ra và việc chấm dứt này do chính chủ thể hành vi tự nguyện thực hiện một cách dứt khoát chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối mà tạm thời ngừng lại để tìm cơ hội mới. Ví dụ 6.7: Nghe tin vợ mình có hành vi ngoại tình với người khác, A cầm dao đến nhà nạn nhân để thực hiện tội phạm nhưng trên đường đi tự bản thân dằn vặt suy nghĩ đến những tình cảm lúc trước của hai người, suy nghĩ đến hậu quả pháp lý mà mình phải chịu nếu thực hiện việc giết người nên A vứt dao và quay về nhà. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. 81 6.2.3 Đồng phạm 6.2.3.1 Định nghĩa và dấu hiệu của đồng phạm Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Để xem xét một trường hợp có đồng phạm hay không cần căn cứ vào các dấu hiệu sau: - Về số lượng người tham gia Có hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm và những người này phải có đủ các điều kiện của chủ thể tội phạm (như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự). - Về dấu hiệu hành vi Những người này phải cùng thực hiện một tội phạm, tức là các chủ thể phải có sự hoạt động chung, có sự liên kết thống nhất nhau nhằm thực hiện một tội phạm nhất định. Mỗi người đều phải có hành vi tham gia thực hiện tội phạm với vai trò tổ chức, xúi giục, giúp sức hoặc trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nếu không có một trong những loại hành vi này thì không thể coi là cùng thực hiện tội phạm và do vậy cũng không thể là người đồng phạm được. - Về dấu hiệu lỗi và mục đích phạm tội Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của những người cùng thực hiện tội phạm. Những người này phải cùng cố ý thực hiện tội phạm. Trong đồng phạm, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý của những người đồng phạm khác. Nếu chỉ có sự cố ý của mỗi người mà chưa có sự cùng cố ý của người khác thì chưa thể có đồng phạm được. Đối với những tội mà mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì những người đồng phạm còn phải cùng mục đích. 6.2.3.2 Các loại đồng phạm Những người được gọi là đồng phạm bao gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. - Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người này có thể sử dụng công cụ phương tiện phạm tội tác động vào nạn nhân như dùng súng giết người, dùng thuốc mê cho nạn nhân uống để cướp tài sản. Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Khi giải quyết các vấn đề về tội danh, xác định các giai đoạn phạm 82 tội, về đánh giá mức độ tính chất nguy hiểm của hành vi phải căn cứ vào hành vi của người thực hành. - Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. + Người chủ mưu là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, người có sáng kiến tạo ra nhóm phạm tội, vạch ra phương hướng, đường lối chung cho nhóm. + Người cầm đầu là người đứng ra thành lập nhóm hoặc được tín nhiệm làm lãnh đạo, người có quyền phân công, giao trách nhiệm và theo dõi đôn đốc các thành viên khác thực hiện. + Người chỉ huy là người trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Xúi giục phạm tội là việc tác động đến tư tưởng, ý chí của người khác để họ thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của người được xúi giục. Để người xúi giục trở thành đồng phạm thì việc xúi giục này phải trực tiếp tác động vào một cá nhân, một nhóm nhất định, phải cụ thể về hành vi gây ra tội phạm và phải có động cơ rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội. - Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Chẳng hạn cung cấp công cụ, phương tiện để người thực hành dễ dàng thực hiện hoặc tạo những trở ngại để trốn thoát hoặc giúp góp ý kiến, chỉ dẫn cách thức thực hiện tội phạm, củng cố cổ vũ tinh thần người phạm tội. 6.2.3.3 Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm - Tất cả những người đồng phạm đều phải bị truy tố xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi chế tài mà luật đã quy định. - Mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về từng hành vi, vai trò của mình trong việc cùng thực hiện đồng phạm. Những người đồng phạm không chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của đồng phạm khác. Những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của cá nhân nào thì chỉ áp dụng đối với cá nhân đó. - Trách nhiệm hình sự của mỗi người tham gia đồng phạm phụ thuộc vào mức độ đóng góp vào tính chất của hành vi khi tham gia vào việc thực hiện đồng phạm. 83 6.2.4 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự do có một trong những căn cứ được loại trừ trách nhiệm hình sự - chứa đựng yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi. Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã quy định 7 trường hợp gồm: sự kiện bất ngờ (Điều 20); tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21); phòng vệ chính đáng (Điều 22); tình thế cấp thiết (Điều 23); gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24); rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). - Sự kiện bất ngờ Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định này, thì bản chất của sự kiện bất ngờ là trường hợp là người thực hiện hành vi không có lỗi, họ không có sự lựa chọn khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, cũng như họ không thể thấy trước được hậu quả do hoàn cảnh khách quan, đồng thời họ không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả đó. - Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. ình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có thể hiểu là trường hợp người người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Để xác định việc mất khả năng nhận thức hành vi hoặc mất khả năng điều khiển hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có kết luận giám định và hậu quả cũng như tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Phòng vệ chính đáng Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. 84 Theo đó, một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn đồng thời hai dấu hiệu: một là có hành vi tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tổ chức, quyền và lợi ích chính đánh của người phòng vệ hoặc của người khác, hai là hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm là cần thiết. Việc quy định hai dấu hiệu này để xác định giới hạn của phòng vệ chính đáng bởi tại khoản 2 của điều luật quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. - Tình thế cấp thiết Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn hoặc thiệt hại cần ngăn ngừa. Theo đó, để được xem là tình thế cấp thiết cần phải có đầy đủ ba dấu hiệu: một là, phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ, hai là hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm, ba là thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Tương tự phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết xác định ba dấu hiệu để nhận biết trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo khoản 2 điều luật này thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự - Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ. Theo điều luật, để được coi là gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, phải thỏa mãn các ba dấu hiệu: một là, hành vi bắt giữ phải thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bắt giữ người phạm tội, hai là, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội; ba là, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết. - Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hành vi của một người đã gây thiệt hại khi tiến hành, thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công 85 nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa cũng như quy định về không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.. Các điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự theo điều này gồm có ba điều kiện: một là, hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải nhằm mục đích đem lại lợi ích cho xã hội, hai là lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ giới hạn trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, ba là người gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa. - Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên. Hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó. Các điều kiện để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này gồm có bốn điều kiện sau: một là, mệnh lệnh mà người có hành vi gây thiệt hại thi hành phải là mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, hai là mục đích của việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang phải nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, ba là người có hành vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, bốn là việc thi hành mệnh lệnh này không thuộc trường hợp “do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên” của tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), tội chống loài người (Điều 422) và tội phạm chiến tranh (Điều 423). 6.2.5 Hình phạt 6.2.5.1 Khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt - Khái niệm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. - Đặc điểm của hình phạt + Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp 86 cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật. So với các biện pháp cưỡng chế khác thì chỉ có hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp, cá biệt hình phạt còn loại bỏ quyền được sống của người phạm tội.. + Hình phạt chỉ được áp dụng với người phạm tội. Quy định này vừa thể hiện trong Điều 26 về khái niệm hình phạt vừa thể hiện tính nguyên tắc cơ sở trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ Luật Hình sự): "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Luật Hình sự Việt Nam chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội chỉ người nào phạm tội người ấy mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa của pháp Luật Hình sự Việt Nam, thể hiện mục đích áp dụng hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. + Hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình sự và do Toà án quyết định áp dụng bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Toà án mới có quyền xét xử và ra bản án hình sự bằng hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ Luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, chính xác, khách quan, bảo đảm không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. - Mục đích của hình phạt Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. 6.2.5.2 Hệ thống hình phạt Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong đó, đối với cá nhân hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, phạt tiền (khi không được áp dụng là hình phạt chính), trục xuất (khi không được áp dụng là hình phạt chính), tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản. Đối với pháp nhân thương mại, hình phạt chính gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có 87 thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; hình phạt bổ sung gồm: cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính. - Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. - Phạt tiền Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ Luật Hình sự 2015 quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác. - Cải tạo không giam giữ Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. - Trục xuất Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. - Tù có thời hạn Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. - Tù chung thân Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử 88 hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. - Tử hình Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên và người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. - Cấm cư trú Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. - Quản chế Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ Luật Hình 89 sự 2015 quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. - Tước một số quyền công dân Hình phạt này áp dụng đối với công dân Việt Nam, Tòa án có thể xem xét và tuyên bố tước một số quyền công dân như: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. - Tịch thu tài sản Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. 6.2.5.3 Căn cứ quyết định hình phạt Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ Luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đối với hình phạt tiền, Tòa án còn căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. - Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; 90 Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội là phụ nữ có thai; Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người phạm tội tự thú; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; Người phạm tội đã lập công chuộc tội; Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. - Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; 91 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ; Phạm tội vì động cơ đê hèn; Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên; Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội; Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 6.2.5.4. Án treo Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. - Điều kiện để hưởng án treo + Bị xử phạt tù không quá 03 năm. + Có nhân thân tốt. Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính 92 hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo. + Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ Luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ Luật Hình sự. + Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. + Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Thời gian thử thách của án treo Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát và giáo dục. Nếu, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên trong thời gian này thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. - Quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách hoặc phạm tội khác trước khi được hưởng án treo. Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước; nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thời gian bị tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trường hợp người đang được hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo. Trong trường hợp này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án. 93 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 1. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích tại sao? a. Mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng. b. Theo pháp Luật Hình sự, cấm cư trú là một loại hình phạt chính. c. Chủ thể của Luật Hình sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. d. Tịch thu tài sản là chế tài dân sự không phải là hình phạt. e. Mọi tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 7 năm tù đều là tội phạm rất nghiêm trọng. f. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên phạm tội. g. Người thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt không bị xử lý hình sự. h. Người có hành vi che dấu tội phạm là người giúp sức trong đồng phạm. 2. Bài tập tình huống Tình huống 1: Tối ngày 30/1/2002 X (15 tuổi 5 tháng 20 ngày) cùng Y uống rượu tại quán Hương Biển. Sau khi uống hết 2 lít rượu đến gần 1 giờ sáng khi X và Y chuẩn bị về thì gặp P và Q đến quán. Tại đây, thấy X và Y đã say rượu nên P đưa X và Y về. Trên đường đi hai bên nói chuyện qua lại dẫn đến cãi nhau. Y nói: “Tụi mày ngon đi tới 5 căn nhà nữa sẽ biết tao”. Nghe vậy P rượt theo X và Y, X nhặt 1 khúc cây, còn Y nhặt đá ném lại P. Sau đó cả 2 chạy vào trong nhà Y, X xuống bếp lấy 1 cây dao yếm (dài 40cm, rộng 10cm) cầm ở tay trái đứng trong nhà đợi bọn P. P cầm gậy đi vào trong nhà gặp X tay đang cầm dao liền giơ gậy lên đánh X nhưng không trúng, thì bị X chém 1 nhát vào xương đòn phải của P. P bỏ chạy được khoảng 10 m thì ngất xỉu và đã chết trên đường đi cấp cứu. Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc trên và tuyên X tội giết người và chịu hình phạt là tử hình. a. Hãy phân tích cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật nêu trên của X b. Xác định hình phạt trong tình huống trên và căn cứ pháp lý để có thể áp dụng hình phạt đó. Tình huống 2: Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung liền mang can nhựa đi mua 03 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân (vợ Trung) 94 đang bế đứa con gái 02 tuổi là cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con, một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa. Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là 41%). Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn, ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định: 1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì? 2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào? 3. Hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? 4. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Tội giết người trong Luật Hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Tội cướp tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 3: Đồng phạm trong Luật Hình sự Việt Nam Đề tài 4: Các giai đoạn phạm tội theo Luật Hình sự Việt Nam Đề tài 5: Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam Đề tài 6: Tử hình trong Luật Hình sự Việt Nam Đề tài 7: Án treo trong Luật Hình sự Việt Nam 95 CHƯƠNG 7 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT DÂN SỰ MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời các khái niệm về các thuật ngữ pháp lý như chủ thể của Luật Dân sự, quyền nhân thân, tài sản, thừa kế - Phân tích được quy định pháp luật dân sự về các nội dung chủ thể của Luật Dân sự, về thừa kế, về quyền nhân thân, quan hệ sở hữu tài sản - Vận dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trong thực tiễn. 7.1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ 7.1.1 Khái niệm Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điểu chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa và tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó. 7.1.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. - Quan hệ tài sản Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác. Quan hệ tài sản bao gồm các quan hệ như: quan hệ sở hữu tài sản; quan hệ nghĩa vụ dân sự; quan hệ hợp đồng dân sự; quan hệ bồi thường thiệt hại; quan hệ chuyển quyền sử dụng đất; quan hệ thừa kế,… 96 - Quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân nhất định. Các quan hệ nhân thân được chia thành hai nhóm: quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. - Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh quyền tài sản. Ví dụ như: quyền tác giả trong các tác phẩm văn học nghệ thuật; quyền tác giả của sáng chế, giải pháp hữu ích… - Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản; Ví dụ như danh dự nhân phẩm uy tín của cá nhân, quyền đối với họ tên, bí mật đời tư… Luật Dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó. Khi quyền nhân thân đó bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu Tòa án buộc người vi phạm phải bồi thường một khoản tiền để bồi thường thiệt hại về tinh thần. 7.1.3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Phương pháp chủ yếu và đặc trưng của pháp luật dân sự là: bình đẳng thỏa thuận - Các bên bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý - Quyền tự định đoạt - Độc lập về tổ chức và tài sản - Chủ động giải quyết tranh chấp bằng phương pháp “hòa giải” 7.2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT DÂN SỰ 7.2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự được Luật Dân sự 2015 quy định gồm: cá nhân và tổ chức. 97 - Cá nhân Để tham gia vào các quan hệ dân sự, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi: + Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận cụ thể trong tất cả các phần của Bộ luật Dân sự: như các quyền về nhân thân “quyền xác định dân tộc; quyền về hình ảnh; quyền bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe…; quyền về tài sản: quyền sở hữu, quyền hưởng thừa kế,...”. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và mất khi người đó chết. Một số trường hợp tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân theo quy định của pháp luật: Tuyên bố mất tích (Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015) Khi một người biệt tích 02 năm liền trở đi, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về người đó đã chết hay còn sống thì theo yêu cầu của người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Tuyên bố là đã chết (theo Điều 81 Bộ luật Dân sự 2015) Sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có tin tức là người đó còn sống Biệt tích 05 năm liền trở lên mà không có tin tức còn sống hay đã chết Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau 02 năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó mà không có tin tức là còn sống - Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện nghĩa vụ dân sự. 98 Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân: + Năng lực hành vi đầy đủ: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Năng lực hành vi một phần: Người có năng lực hành vi một phần hay không đầy đủ là người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. + Không có năng lực hành vi: Người chưa đủ sáu tuổi. Các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. + Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của tổ chức giám định. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. + Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. + Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản 99 của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. - Pháp nhân Pháp nhân là một khái niệm phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được xem là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan; + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. (Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân); + Có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó; + Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Mọi hoạt động của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân – người đại diện của pháp nhân. + Đại diện theo pháp luật: Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Đại diện theo ủy quyền: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình nhân danh pháp nhân thực hiện các giao dịch. - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng 100 với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân. - Trường hợp Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa về hộ gia đình và tổ hợp tác nhưng có ghi nhận sự tham gia của hai chủ thể này trong quan hệ dân sự. Theo đó trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. 7.2.2 Quyền nhân thân 7.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 25, Bộ luật Dân sự 2015) Quyền nhân thân có những đặc điểm sau: - Quyền nhân thân là một quyền dân sự nên mang đầy đủ các đặc điểm của quyền dân sự như: phát sinh trong lĩnh vực dân sự đặc trưng bởi tính bình đẳng, tự do, tự nguyện của các chủ thể trong việc xác lập, thay đổi, đình chỉ các quan hệ giữa các chủ thể (cá nhân, pháp nhân) với nhau. Quyền này do pháp luật dân sự quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận tự xác lập bằng hành vi pháp lý đơn phương, việc thực hiện các quyền này chủ yếu do các bên tự nguyện mà không cần đến sự cưỡng chế của Nhà nước. - Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản: Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Trong trường hợp bồi thường cho cá nhân một khoản tiền do việc xâm phạm đến quyền nhân thân như xâm phạm 101 đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì khoản tiền này không phải là trị giá của nhân thân mà là nhằm bù đắp những mất mát, tổn thương đã gây ra cho người bị thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm… - Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác (không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,…) việc sử dụng quyền nhân thân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Chẳng hạn như Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 ghi nhận quyền quyền nhân thân của tác giả là công bố tác phẩm nhưng quyền này có thể được chuyển giao sang chủ thể khác. 7.2.2.2 Một số quyền nhân thân - Quyền có họ, tên (Điều 26, Bộ luật Dân sự 2015): Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. - Quyền thay đổi họ (Điều 27, Bộ luật Dân sự 2015): Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ 102 đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi (đây là một trong những điểm mới được bổ sung nhằm giải quyết kịp thời những bất cập phát sinh từ đời sống xã hội); thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. - Quyền thay đổi tên (Điều 28, Bộ luật Dân sự 2015): Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. - Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015): Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong trường hợp “hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” thì không cần phải có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện của họ. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015): Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân cụ thể nào đó bị xâm phạm thì cá nhân đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố bác các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sống mà ngay cả khi cá nhân đã chết thì vợ, chồng hoặc con đã thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, 103 mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con đã thành niên có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ. Đối với những thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó, nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được huỷ bỏ. Trong trường hợp không xác định được người đưa tin, chẳng hạn như có những người đã lập facebook ảo… thì cá nhân bị đưa tin sẽ căn cứ vào phương thức yêu cầu Toà án tuyên bố thông tin đó là không đúng, trái với sự thật để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Cá nhân bị thông tin xấu làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm có quyền yêu cầu người vi phạm cải chính, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại (nếu có). Bên cạnh các chế tài dân sự (bồi thường thiệt hại, buộc xin lỗi) thì trong trường hợp mà hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có tính chất nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi xâm phạm còn có thể phải gánh chịu những chế tài của pháp Luật Hình sự. - Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35, Bộ luật Dân sự 2015): Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 7.2.3 Tài sản và quyền sở hữu 7.2.3.1 Tài sản Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. - Vật, là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình. Dưới góc độ pháp lý để xem xét một đối tượng là vật trong dân sự thì đối tượng đó phải được con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai chẳng hạn như ô tô, điện thoại, chung cư cao tầng sẽ được hoàn thiện vào một thời gian nhất định… - Tiền: là một loại hàng hóa đặc biệt, là công cụ thanh toán đa năng, là công cụ tích luỹ tài sản và là thước đo giá trị. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản. 104 - Giấy tờ có giá, được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức, thì giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ. Giấy tờ có giá có tính thanh khoản và là công cụ có thể chuyển nhượng với điều kiện chuyển nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô hiệu. Ngoài ra còn có các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy, xe ô tô,…không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó. - Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Về phân loại tài sản thì có nhiều cách phân loại khác nhau như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, thông dụng nhất là cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản. Để phân biệt, Bộ luật Dân sự đã dùng phương pháp loại trừ để xác định một tài sản là động sản hay bất động sản. Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 liệt kê các tài sản được coi là bất động sản bao gồm: “Đất đai; Nhà công trình xây dựng gắn liền với đất đai; các tài sản gắn liền với đất đai, nhà ở công trình xây dựng; các tài sản khác do pháp luật quy định” và Khoản 2 Điều 107 quy định: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”. 7.2.3.2 Quyền sở hữu tài sản Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. - Chiếm hữu tài sản Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Chiếm hữu tài sản có hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được ghi nhận tại Điều 165 bao gồm: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao 105 quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; các trường hợp khác do pháp luật quy định. Việc chiếm hữu không phù hợp với những nội dung trên được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”. Bộ luật Dân sự 2015 cũng đưa ra khái niệm chiếm hữu ngay tình, không ngay tình và hậu quả pháp lý của nó. Theo đó, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, còn chiếm hữu không ngay tình là trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản, và việc chiếm hữu này không có căn cứ pháp luật. Ví dụ 7.1: A mua 1 chiếc laptop cũ từ B là bạn học cùng lớp của mình. A không hề biết chiếc laptop đó là do B lấy trộm của C. Việc chiếm hữu của A là không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Ví dụ 7.2: X mua xe máy Lead cũ từ Y với giá 10 triệu, mặc dù Y không có giấy đăng ký xe nhưng X ham rẻ nên vẫn mua mà không hỏi gì. Thực chất chiếc xe này do Y lấy trộm của hàng xóm. Trong trường hợp này việc chiếm hữu của X là không có căn cứ pháp luật và không ngay tình. Về hậu quả pháp lý: + Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7.2.4 Thừa kế 7.2.4.1 Khái quát về thừa kế - Khái niệm Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. - Thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết, trường hợp Tòa án tuyên bố một người chết thì thời điểm chết là thời điểm được Tòa án xác định tại bản án hoặc quyết định tuyên bố chết 106 - Di sản thừa kế Di sản của người chết để lại bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. - Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người không được hưởng di chúc + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Các trường hợp trên vẫn được thừa kế, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. 7.2.4.2 Thừa kế theo di chúc - Thừa kế theo di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế của người chết sang cho tổ chức, cá nhân khác theo sự định đoạt của người có di sản khi còn sống. - Các điều kiện để di chúc có hiệu lực: + Chủ thể lập di chúc: Người lập di chúc phải là người thành niên trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. + Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 107 + Hình thức di chúc không trái quy định của luật. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. 7.2.4.3.Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. - Những trường hợp thừa kế theo pháp luật + Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; 108 + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. + Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Diện và hàng thừa kế + Những người được thừa kế gọi là diện thừa kế. + Diện thừa kế được xếp vào các hàng thừa kế theo thứ tự 1, 2, 3. + Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. + Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. Theo quy định tại Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 7.2.4.4 Chia thừa kế trong một số trường hợp đặc biệt - Những trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là trường hợp hưởng di sản bắt buộc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của một số chủ thể 109 khi bản thân người để lại di chúc không cho họ hưởng thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 644, Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp gồm “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động” vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Ví dụ 7.3: ông A có vợ và 3 người con là E, B, C. Trong đó E, B đã lập gia đình, có công việc ổn định còn C là con gái (12 tuổi) đang sống chung với vợ chồng ông. Trước khi ông A qua đời có để lại di chúc cho người con trai E hưởng toàn bộ tài sản. Tài sản riêng của ông A được xác định khoảng 120 triệu. Theo quy định trên thì mặc dù di chúc của ông A chỉ cho E hưởng tài sản nhưng vợ ông A và đứa con gái (12 tuổi chưa thành niên) vẫn được hưởng một phần di sản vì thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và hai người này hưởng ít nhất là 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Giả sử tài sản của ông A được chia thừa kế theo pháp luật thì 1 suất là 30 triệu, như vậy di sản của ông A được chia cho vợ và C mỗi người được hưởng 20 triệu, E hưởng 80 triệu. (B đã thành niên và có khả năng lao động nên không được hưởng). - Thừa kế thế vị (Điều 652, Bộ luật Dân sự 2015) Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Ví dụ 7.4: A và B là hai vợ chồng có hai con là C và D. C có vợ là H, có con là K. K có vợ là M, có con là N. Giả sử C, K bị tai nạn giao thông và qua đời cùng lúc vào năm 2015. Đến năm 2017, A bị bệnh qua đời thì N được hưởng thừa kế thế vị. Vậy di sản của A được chia cho B, D và N. - Thừa kế của con riêng và bố dượng, mẹ kế Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Trong trường hợp này con riêng hoặc cha dượng và mẹ kế được tính là một diện trong hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 và vẫn được hưởng thừa kế thế vị theo Điều 652. 110 7.2.4.5.Thanh toán và phân chia di sản Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: - Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; - Tiền cấp dưỡng còn thiếu; - Chi phí cho việc bảo quản di sản; - Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; - Tiền công lao động; - Tiền bồi thường thiệt hại; - Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; - Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; - Tiền phạt; - Các chi phí khác. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 1. Nhận định đúng sai. Giải thích tại sao? a. Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ thì không có quyền tự mình tham gia xác lập giao dịch dân sự. b. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập giao dịch dân sự thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. c. Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. d. Tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. e. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung. f. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì người xâm phạm và bị xâm phạm tự thỏa thuận với nhau cách giải quyết, Tòa án không có thẩm quyền giải quyết. g. Theo quy định của Luật Dân sự hiện hành, tài sản bao gồm vật và tiền. e. Quyền chiếm hữu là yếu tố quan trọng nhất trong ba yếu tố của quyền sở hữu 111 f. Trừ chủ sở hữu ra thì việc chiếm hữu của người khác đối với tài sản đều là bất hợp pháp. g. Trong mọi trường hợp khi người chết để lại di chúc thì chỉ những người được chỉ định hưởng di sản có trong di chúc mới được nhận di sản. h. Con đẻ chưa thành niên luôn được hưởng di sản trong mọi trường hợp. i. Con dâu không được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng. 2. Bài tập tình huống Tình huống 1: 1. Trường tiểu học A muốn vận động các em học sinh tiểu học của trường ủng hộ nhân dân N.S làm cầu qua sông. Thể hiện nghĩa cử cao đẹp, theo sự vận động của nhà trường, nhiều thầy cô và học sinh của trường có mang tiền đến ủng hộ. Em B, 11 tuổi học sinh lớp 5 đã tự nguyện về nhà đập heo đất, lấy số tiền riêng của em để dành được từ nhiều năm qua gần 2 triệu đồng, mang đến hiến cho quỹ trên của nhà trường. Cô T, Hiệu trưởng trường đã đồng ý nhận số tiền ấy và lấy gương em B biểu dương toàn trường. Toàn bộ số tiền mà trường quyên góp được của thầy cô giáo và các em học sinh gần 7 triệu đồng (gồm cả tiền của em B ủng hộ) được chuyển đến đúng địa chỉ, được nhiều báo đưa tin. Biết được việc đó ba mẹ em B đã đến trường đòi lại số tiền đó, vì cho rằng gia đình muốn B dành dụm số tiền đó để rèn luyện nếp sống tự lập cho B, nên không thể cho được. Anh (chị) cho biết ba mẹ của B có đòi lại được tiền không? Theo điều khoản nào của Bộ luật Dân sự? Vì sao? Tình huống 28: Vào lúc 9 giờ sáng ngày 28/4/2001, anh Triệu Văn K và anh Nguyễn Văn M cùng với anh Nguyễn Văn B (con trai bà Nguyễn Thị K) và anh Ngô Văn T (con rể bà Nguyễn Thị K) đào đất làm nhà kho cho gia đình bà Nguyễn Thị K (tại ấp Tây, xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang). Trong quá trình đào nền nhà kho, anh Triệu Văn K phát hiện một hũ thuỷ tinh gói trong bọc ni lông liền gọi anh Nguyễn Văn M đến xem, anh M mở ra thấy bên trong có 3 gói vàng. Gia đình bà Nguyễn Thị K khi biết đó là hũ vàng thì cất luôn đi và cho anh K và anh M mỗi người 200.000 đồng để thưởng công tìm ra hũ vàng nhưng các anh này không nhận. 8https://luatminhkhue.vn/tu- van- luat- dan- su/- xu- ly- tinh- huong- doi- quyen- sohuu- tai- san- chon- giau- duoi- dat-.aspx 112 - Ngày 30/4/2001, bà Nguyễn Thị K gọi anh Triệu Văn K đến đưa cho anh Triệu Văn K 1 chỉ vàng nhưng ngày hôm sau vợ anh K lại đem trả lại chỉ vàng đó và yêu cầu bà Nguyễn Thị K chia cho anh K một phần trong số vàng đào được, bà Nguyễn Thị K không đồng ý. - Ngày 30/9/2001, anh K làm đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị K tại Toà án nhân dân huyện Châu Thành – Tiền Giang vì lý do đã có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Anh Triệu Văn K yêu cầu mình là người phát hiện ra số vàng phải được chia một nửa số vàng đó. Giả sử bạn là thẩm phán giải quyết vụ án trên, bạn sẽ quyết định như thế nào? Tình huống 39: Trên bìa cuốn sách “Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014”, được xuất bản năm 2014 với số lượng 1000 cuốn của NXB Lao động – Xã hội có hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân, không khó để nhận ra gương mặt (được ghép) đang cười trên thân thể một người đàn ông chỉ mặc một chiếc quần nhỏ không ai khác chính là nghệ sĩ Công Lý. Đặc biệt, NXB Lao động – Xã hội sử dụng hình ảnh của diễn viên Công Lý mà chưa được sự đồng ý của diễn viên này. Anh (chị) hãy phân tích hành vi xâm phạm trong tình huống trên. Nếu anh (chị) là diễn viên Công Lý thì sẽ tiến hành các hoạt động nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Tình huống 4: Minh và Thanh có hai con là Hương và Quân. Quân lấy vợ là Hoa sinh được 2 con là Linh và Hùng (cả 2 đều chưa thành niên). Năm 1998, Quân chết không kịp để lại di chúc. Năm 2008, Thanh chết. Thanh để lại di chúc với nội dung cho Hùng toàn bộ tài sản của mình. Biết tài sản của Hoa và Quân là 600 triệu. Tài sản của Minh và Thanh cũng là 600 triệu. Hương chưa đến tuổi trưởng thành. Hãy tiến hành chia tài sản trong tình huống trên. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN 9Xem Hà Linh, “Bị in hình phản cảm trên bìa sách Luật, Công Lý bức xúc lên tiếng” Báo điện tử Đời sống và pháp luật, ngày 17/11/2014 http://www.doisongphapluat.com/xa- hoi/biin- hinh- phan- cam- tren- bia- sach- luat- cong- ly- buc- xuc- len- tieng- a69479.html 113 Đề tài 1: Chủ thể của Luật Dân sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Quyền nhân thân về hình ảnh trong Luật Dân sự Việt Nam Đề tài 3: Chiếm hữu tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam Đề tài 4: Thừa kế theo pháp luật trong Luật Dân sự Việt Nam Đề tài 5: Thừa kế theo di chúc trong Luật Dân sự Việt Nam 114 CHƯƠNG 8 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời các khái niệm của Luật Hôn nhân và Gia đình như kết hôn, ly hôn, tài sản chung, tài sản riêng - Phân tích được các quy định về điều kiện kết hôn, về tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng, điều kiện ly hôn… - Tăng cường kỹ năng sử dụng, đọc hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình. - Áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống. 8.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 8.1.1 Định nghĩa Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá nhằm điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản trong hôn nhân và gia đình. 8.1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh - Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình gồm hai nhóm là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. + Nhóm quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về lợi ích nhân thân. Chẳng hạn như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ về trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái; của cháu với ông bà… 115 + Nhóm quan hệ về tài sản: là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn với tài sản như quan hệ sở hữu tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái… - Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các cơ quan xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình chủ yếu là tự nguyện, bình đẳng. Phương pháp này thể hiện trong các quy định về kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản… Trong một số trường hợp, Luật Hôn nhân và gia đình có sử dụng biện pháp cưỡng chế như hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên… 8.1.3 Các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình 8.2 KẾT HÔN 8.2.1 Điều kiện kết hôn Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Các điều kiện kết hôn bao gồm: - Về độ tuổi kết hôn Tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. 116 Trước đây Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đều quy định độ tuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”, nghĩa là nam bắt đầu bước sang tuổi 20, nữ bắt đầu bước sang tuổi 18 đã đủ điều kiện kết hôn. Với quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm từ “đủ” vào độ tuổi, có nghĩa nam phải tròn 20 tuổi không thiếu 01 ngày, nữ phải tròn 18 tuổi không thiếu 01 ngày mới đủ tuổi kết hôn. - Về ý chí Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép cản trở. Hai bên nam nữ muốn trở thành vợ chồng phải xuất phát từ tình yêu chân chính để xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững, không kết hôn trái với ý chí nguyện vọng, tình cảm của mình. - Về khả năng nhận thức Người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình. Nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ khó đạt được mục tiêu xây dựng một gia đình hạnh phúc và thực hiện được chức năng của một gia đình. - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm sau: + Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. + Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật. + Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. + Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. 117 + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới tính. Quy định này có nghĩa là Nhà nước sẽ không công nhận mối quan hệ hôn nhân của những người cùng giới tính là hợp pháp, không chấp nhận cho họ làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc những người cùng giới tính tổ chức lễ cưới hay sống chung với nhau không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trách nhiệm như vợ chồng hợp pháp có đăng ký kết hôn. 8.2.2 Kết hôn trái pháp luật 8.2.2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) Như vậy, kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn tuy đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng sau đó mới phát hiện một hoặc cả hai bên kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. 8.2.2.2 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật - Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn; - Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; - Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; - Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; - Hội liên hiệp phụ nữ. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan 118 quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. 8.2.2.3 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật Việc xử lý kết hôn trái pháp luật do Tòa án nhân dân thực hiện. Trong quá trình xem xét Tòa án có thể ra một trong hai quyết định là: Hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. 8.2.2.4 Hậu quả của việc xử lý kết hôn trái pháp luật Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như quy định đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, theo đó quan hệ tài sản nghĩa vụ và Hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. (Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập). 8.3 QUAN HỆ GIỮA VỢ CHỒNG 8.3.1 Quan hệ nhân thân Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng được tôn trọng và bảo vệ. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 119 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 8.3.2 Đại diện giữa vợ và chồng Đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh cả hai người để tham gia các quan hệ theo quy định của pháp luật hoặc pháp luật quy định cần phải có sự thỏa thuận của vợ chồng nhưng người còn lại không trực tiếp tham gia các giao dịch đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và bên thứ ba liên quan. Căn cứ vào các quy định của Luật Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì có các trường hợp đại diện sau: - Đại diện theo ủy quyền: Việc đại diện cho nhau giữa hai vợ chồng thực hiện bằng hình thức đại diện theo ủy quyền, được xác lập trên cơ sở sự ủy quyền giữa người đại diện là vợ (chồng) và người được đại diện là chồng (vợ). Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản, trong đó, nêu rõ phạm vi đại diện, những giao dịch được xác lập, thực hiện. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện ghi trong văn bản. - Đại diện theo pháp luật: Vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan. Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. 120 Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tài sản chung nhưng trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì việc vợ hoặc chồng tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 8.3.3 Quan hệ tài sản của vợ và chồng 8.3.3.1 Tài sản chung Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì tài sản chung bao gồm: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân như khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng). - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tà sản chung. 8.3.3.2 Tài sản riêng Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài 121 sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”. Như vậy, tài sản riêng của vợ, chồng gồm: - Tài sản có trước thời kỳ hôn nhân: Đây là khối tài sản mà vợ, chồng tự tạo lập hoặc được cho tặng, thừa kế trước khi kết hôn. Những tài sản này là tài sản riêng của vợ, chồng và sau khi kết hôn vợ, chồng có quyền sáp nhập hoặc không sáp nhập khối tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản này là tài sản chung của vợ chồng. - Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Đây là khối tài sản mà vợ, chồng nhận được trong thời kỳ hôn nhân mà người tặng cho, người để lại thừa kế chỉ định rõ ràng khối tài sản tặng cho, thừa kế chỉ dành cho vợ hoặc chồng. - Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng: Đây là tài sản của vợ, chồng được chia ra từ một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung mà vợ chồng thỏa thuận chia trong thời kỳ hôn nhân. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản riêng này là tài sản riêng của vợ, chồng. - Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng: Đây là tài sản nhằm phục vụ những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. - Tài sản khác: Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. 8.4 LY HÔN 8.4.1 Khái niệm Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 8.4.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 122 - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Nếu như trước đây chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn thì Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn trong một số trường hợp nêu trên. - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là trường hợp hạn chế ly hôn chỉ áp dụng đối với người chồng trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. 8.4.3 Các trường hợp ly hôn 8.4.3.1 Thuận tình ly hôn Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn là: Thứ nhất, hai bên thật sự tự nguyện ly hôn: là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. Thứ hai, hai vợ chồng còn phải có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. 123 8.4.3.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên thì có 3 trường hợp mà Tòa án cần xem xét các căn cứ khác nhau để giải quyết ly hôn. - Trường hợp thứ nhất, “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Cụ thể bao gồm các căn cứ sau: + Khi có yêu cầu ly hôn Tòa án đã hòa giải nhưng không thành. + Có căn cứ về hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng (có yếu tố lỗi trong hôn nhân). + Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Xét về bản chất thì mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc không xét đến các mục đích cá nhân của mỗi bên. Khi quan hệ hôn nhân của hai người đã dẫn đến tình trạng hai vợ chồng không còn tình nghĩa, không tôn trọng giúp đỡ nhau, có ý thức bỏ mặc nhau không thể tiếp tục cuộc sống chung cùng nhau thì lúc đó cuộc hôn nhân có thể bị xem là trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. - Trường hợp thứ hai, khi vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Theo quy định tại Điều 68 Luật Dân sự 2015 thì Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích khi “một người biệt tích 02 năm liền trở đi, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về người đó đã chết hay còn sống”. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu được ly hôn với người chồng (vợ) đã bị tòa án tuyên bố mất tích. 124 - Trường hợp thứ ba, khi có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ hoặc người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ), Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp này khi có căn cứ: + Bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ hành vi của mình. + Bên vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. 8.4.3.3 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn - Quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng: chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Về việc nuôi con sau ly hôn trước hết sẽ dựa vào sự thỏa thuận của vợ chồng, nếu không thỏa thuận được thì: “Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở, tuy nhiên không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. - Quan hệ tài sản Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận; nếu bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo các nguyên tắc sau. Một là, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; 125 + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Hai là, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Ba là, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Bốn là, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 1. Nhận định đúng sai. Giải thích tại sao? a. Luật Hôn nhân và Gia đình cấm kết hôn đối với người đã có vợ đã có chồng b. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định chỉ cần nam nữ đủ tuổi và tự nguyện kết hôn thì đủ điều kiện kết hôn c. Mọi tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ và chồng d. Khi vợ chồng ly hôn con dưới 3 tuổi luôn giao cho mẹ nuôi e. Khi vợ chồng ly hôn tài sản luôn được chia đôi 2. Bài tập tình huống Tình huống 1: Sau khi chồng chết, chị M. vào Nam lập nghiệp. Một thời gian sau, tình cờ chị gặp lại gia đình anh N. (cha mẹ anh N. trước đây là cha mẹ nuôi của chị), hiện đang tạm trú cùng 1 xã với chị và anh N. đang trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con” vì vợ đã qua đời. Giữa chị M. và anh N. nảy sinh tình cảm và muốn kết hôn với nhau nhưng không biết có đăng 126 ký kết hôn được không bởi cả 2 đã từng là anh em nuôi và đều không có hộ khẩu thường trú. Tình huống 2: Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn năm 2002. Năm 2008, chị Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính và trở thành nam giới. Ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng vào hôn nhân (việc chị Lâm phẫu thuật chuyển giới tại nước ngoài anh Tuấn không biết trước), anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh và chị Lâm vì theo anh, anh và chị Lâm - hai bên trong quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Theo anh, chị, cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao? ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 3: Tài sản vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 4: Ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 5: Quyền nuôi con sau ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Lý luận và thực tiễn 127 CHƯƠNG 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT LAO ĐỘNG MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này, người học có khả năng: - Phát biểu bằng lời khái niệm Hợp đồng lao động, khái niệm tiền lương - Phân tích được các quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong Hợp đồng lao động, trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động - Tăng cường kỹ năng sử dụng, đọc hiểu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lao động - Áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống. 9.1 KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG 9.1.1 Khái niệm Luật Lao động là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tổ chức và sử dụng lao động, trong đó có quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. 9.1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh - Đối tượng điều chỉnh Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động như quan hệ về việc làm và học nghề; quan hệ giữa công đoàn với người sử dụng lao động; quan hệ về bảo hiểm xã hội; quan hệ về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao 128 động; quan hệ giải quyết tranh chấp lao động; quan hệ về quản lý và thanh tra lao động - Phương pháp điều chỉnh Luật Lao động sử dụng tổng hợp 3 phương pháp sau: + Phương pháp thoả thuận: phương pháp này thể hiện sự tự định đoạt của các chủ thể được áp dụng chủ yếu trong quá trình xác lập quan hệ lao động, thay đổi quyền và nghĩa vụ, chấm dứt quan hệ lao động và khi giải quyết tranh chấp lao động. + Phương pháp mệnh lệnh: phương pháp này thể hiện quyền uy của người sử dụng lao động đối với người lao động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong các trường hợp như tổ chức và quản lý lao động, xác định nghĩa vụ của người lao động, quy định quyền năng cho người sử dụng lao động (bố trí, điều hành người lao động, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động). + Phương pháp tác động của tổ chức công đoàn: là phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Lao động. Theo phương pháp này, công đoàn tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như việc làm, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ trợ cấp, ốm đau, giải quyết tranh chấp…. 9.2 HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 9.2.1 Khái niệm, phân loại - Khái niệm Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Điều 15, Bộ luật Lao động 2012) - Phân loại Hợp đồng lao động có thể được giao kết theo một trong các loại sau: + Hợp đồng lao đồng không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. + Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. 129 + Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Ví dụ 9.1: Ông Nguyễn Văn A và công ty XYZ ký hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 1/10/2015 nhưng không ghi rõ ngày chấm dứt thì hợp đồng này thuộc loại hợp đồng không xác định thời hạn. 9.2.2 Chủ thể Hợp đồng lao động - Người lao động Để tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng người dưới 15 tuổi làm các công việc theo danh mục được Bộ Lao động Thương binh Xã hội quy định như diễn viên, vận động viên năng khiếu, các nghề truyền thống như vẽ tranh, thêu ren, trang trí... Khi giao kết hợp đồng lao động thì người lao động từ đủ 18 tuổi được trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động; người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Hợp đồng lao động có sử dụng người dưới 15 tuổi thì phải do người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi ký kết và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi. - Người sử dụng lao động Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khi giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; người đứng đầu cơ quan tổ chức; chủ hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. Nếu những người này không trực tiếp ký thì phải có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác ký. 9.2.3 Hình thức và nội dung của Hợp đồng lao động - Hình thức Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được lập thành hai bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói - Nội dung Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau: công việc phải làm, địa điểm làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền 130 lương, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng. 9.2.4 Thử việc Thử việc là giai đoạn mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Giai đoạn này giúp người sử dụng lao động có điều kiện kiểm tra tay nghề, năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của người động trước khi tuyển chính thức còn đối với người lao động có thể xem xét các điều kiện làm việc, công việc thực tế để có quyết định xác lập hợp đồng lâu dài. Để đảm bảo quyền lợi các bên, Bộ luật Lao động quy định về các giới hạn cần thiết về thời gian thử việc và tiền lương như sau: - Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao (công việc đòi hỏi phải có trình độ đại học mới làm được) và không quá 30 ngày đối với lao động cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, không quá 6 ngày làm việc với công việc khác. (Điều 27, Bộ luật Lao động). Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận. - Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương cấp bậc của công việc đó. (Điều 28, Bộ luật Lao động) 9.2.5 Thực hiện Hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên phải cùng nhau tôn trọng hai nguyên tắc cơ bản, đó là: thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trên phương diện bình đẳng và thiện chí, cùng tạo điều kiện cho nhau để thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động theo các quy định sau. - Sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trong trường hợp hai bên 131 không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. (Điều 35, Bộ luật Lao động 2012). Ví dụ 9.2: Trong quá trình làm việc của Ông Nguyễn Văn A tại công ty XYZ, ông A có nhu cầu chuyển sang địa điểm làm việc của công ty tại tỉnh thành khác với vị trí và điều kiện làm việc không thay đổi. Sau khi xem xét thì công ty XYZ chấp nhận đề nghị của ông A và hai bên ký kết phụ lục Hợp đồng ghi nhận địa điểm làm việc mới. - Tạm hoãn hợp đồng lao động Tạm hoãn hợp đồng lao động là trường hợp các bên hoãn việc thực hiện hợp đồng trong một thời gian nhất định. Trong thời gian đó các bên không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên trong những điều kiện không thể thực hiện hợp đồng trong một giai đoạn nhất định. Theo Điều 32, Bộ luật Lao động 2012, hợp đồng bị tạm hoãn trong các trường hợp sau: + Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. + Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. + Lao động nữ mang thai mà nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi + Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. 9.2.6 Chấm dứt hợp đồng lao động Chấm dứt Hợp đồng lao động là việc mà một hoặc cả hai bên không thực hiện hợp đồng lao đồng, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng. Hợp đồng lao động chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý sau đây: 132 - Các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng (Điều 36, Bộ luật Lao động) + Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn, thì được kéo dài Hợp đồng lao động cho hết nhiệm kỳ của công đoàn. + Đã hoàn thành công việc theo Hợp đồng + Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng + Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu. + Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong Hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. + Người lao động chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, doanh nghiệp, tổ chức chấm dứt hoạt động. - Đơn phương chấm dứt hợp đồng Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn dựa trên ý chí của một bên chủ thể mà không phụ thuộc vào bên kia. + Theo Điều 37, Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động được đơn phương chấm dứt trong các trường hợp sau: Người lao động làm theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn 1236 tháng hoặc một công việc nhất định dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: Không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong Hợp đồng lao động. Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng lao động. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, bị cưỡng bức lao động. Bản thân hoặc gia đình thực sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tực thực hiện Hợp đồng lao động (do di chuyển chỗ ở, đi định cư hợp pháp ở nước ngoài, thiên tai, hỏa hoạn, tang tóc). Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước. 133 Người lao động nữ có thai phải nghỉ theo chỉ định của thầy thuốc. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục (đối với Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động từ 1236 tháng) và 1/4 thời gian trong hợp đồng đối với Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước: ít nhất 30 ngày đối với Hợp đồng lao động xác định thời hạn (12- 36 tháng và dưới 1 năm); trừ các trường hợp sau phải báo trước ít nhất 3 ngày làm việc: Không bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo Hợp đồng lao động; Không được trả công đầy đủ, bị ngược đãi, quấy rối tình dục, bị cưỡng bức lao động; Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục; Đối với trường hợp phụ nữ có thai phải nghỉ thì thời hạn báo trước căn cứ vào chỉ định của bác sỹ. Ví dụ 9.3: Bà B có ký hợp đồng lao động 36 tháng với công ty XYZ từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2017 với chức vụ trưởng phòng nhân sự. Vào tháng 2/2017 bà A được bầu làm chủ tịch Liên đoàn Lao động của quận. Bà B có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với công ty XYZ và phải gởi thông báo cho công ty trước 30 ngày. Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động 1/2 tháng lương theo Hợp đồng lao động. Nếu vi phạm quy định về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động gồm: chi phí cho người giảng dạy, tài liệu học tập, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản chi phí khác trong thời gian học tập... (Điều 43, Bộ luật Lao động 2012) + Theo Điều 38, Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng trong các trường hợp sau: Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng lao động. Người lao động làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, người lao động làm theo Hợp đồng lao động từ 12- 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liên tục và người lao động làm theo Hợp đồng lao động dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời gian ghi trong 134 hợp đồng, mà khả năng lao động chưa hồi phục, khi sức khỏe của người lao động đã hồi phục thì được xem xét để tiếp tục giao kết Hợp đồng lao động. Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn Hợp đồng lao động (sau 15 ngày). Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng của người sử dụng lao động là 45 ngày đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 30 ngày đối với Hợp đồng lao động 12- 36 tháng, 3 ngày làm việc đối với trường hợp ốm đau và Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc làm một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau (Điều 39, Bộ luật Lao động) Người lao động ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc (trừ trường hợp người lao động ốm đau, bị tai nạn lao động đã điều trị 12 tháng liền đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, 06 tháng với Hợp đồng lao động từ 12- 36 tháng, 1/2 thời gian đối với Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc 01 công việc nhất định dưới 12 tháng mà sức khỏe chưa hồi phục). Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp khác được người sử dụng lao động đồng ý. Không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động). Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội. Ví dụ 9.4: Chị T làm việc trong công ty XYZ theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 36 tháng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2017. Tháng 6/2016 chị T nghỉ thai sản đến tháng 1/2017 chị phải đi làm lại nhưng vì vướng con nhỏ nên chị xin công ty nghỉ thêm 2 tuần. Tuy nhiên, công ty không chấp nhận và thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị T với lý do chị không trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. 135 Căn cứ vào quy định tại Điều 39, Bộ luật Lao động 2012 thì việc chấm dứt hợp đồng của công ty XYZ là trái pháp luật. Trong trường hợp không đồng ý với việc chị T xin nghỉ thêm 2 tuần thì công ty phải báo với chị T để chị T sắp xếp quay trở lại làm việc theo đúng quy định. Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo Hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không làm việc, cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài việc được bồi thường tiền lương trong những ngày không làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền lương trong những ngày không làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận tiền bồi thường ít nhất 02 tháng lương theo Hợp đồng lao động để chấm dứt Hợp đồng lao động. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong Hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động. Trường hợp vi phạm về thời gian báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền lương tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. (Điều 42, Bộ luật Lao động 2012) 9.3 THỜI GIỜ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI 9.3.1 Thời giờ làm việc Thời giờ làm việc là khoảng thời gian trong đó người lao động phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Vấn đề thời gian làm việc ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hiệu suất làm việc của người lao động. Để đảm bảo lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, đảm bảo các quyền của con người về việc tham gia các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội, học tập nâng cao kiến thức phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đồng thời hoàn thành mục tiêu của người sử dụng lao động thì Nhà nước ban hành các quy định về thời gian làm việc theo hướng khống chế các mức thời gian làm việc tối đa. Các bên có thể thoả thuận nhưng được vượt mức tối đa đó. Theo Bộ luật Lao động có các loại thời giờ làm việc sau: 136 - Thời giờ làm việc bình thường Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không quá 48 giờ/ tuần. (Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ). Thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Danh mục các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm do Bộ LĐ - TBXH phối hợp với Bộ Y tế ban hành, có thể kể đến các công việc như: khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan; “Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản”; Vận động viên, huấn luyện viên leo núi thể thao; Phân tích các thông số môi trường đất, nước, khí, phóng xạ, trầm tích, bùn thải, chất thải nguy hại, chất dioxin/furan, các độc chất khác. - Giờ làm việc ban đêm: được tính thống nhất từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. - Giờ làm thêm Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Việc quy định về thời gian làm thêm nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh thực hiện dịch vụ của người sử dụng lao động khi cần phải giải quyết các sự cố hoặc việc cấp bách không thể trì hoãn được như xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng, sản xuất các sản phẩm có tính chất yêu cầu liên tục không thể bỏ giữa chừng… Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây + Được sự đồng ý của người lao động. + Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ ngày; 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp làm thêm không quá 300 giờ/năm gồm các lĩnh vực như: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; 137 cấp, thoát nước; Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. Khi tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Ví dụ 9.5: Chị X làm việc cho công ty giày da ABC. Vào cuối năm, công ty ABC yêu cầu công nhân tăng ca làm thêm giờ rất nhiều, có bao gồm cả trực ca đêm nữa. Chị X không đồng ý làm ca đêm. Công ty cho rằng nếu không đồng ý làm thêm thì sẽ bị đánh giá là không hoàn thành công việc và sẽ sa thải. Căn cứ theo quy định tại Điều 106 của Luật Lao động 2012 thì việc làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu chị X đã hoàn thành khối lượng công việc trong giờ làm việc bình thường, đã đạt được những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc (nếu quy chế công ty có quy định) thì công ty không thể lấy lý do không làm thêm giờ để đánh giá không hoàn thành công việc và sa thải chị X được. 9.3.2 Thời giờ nghỉ ngơi Thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian mà người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động. Các quy định về thời gian nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đảm bảo thời gian nghỉ hợp lý để phục hồi lại sức lao động. Bên cạnh đó các quy định về thời gian nghỉ ngơi đảm bảo cho người lao động có điều kiện tham gia vào các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội, thực hiện việc hiếu hỷ, chăm sóc gia đình… Bộ luật Lao động 2012 có các quy định về thời gian nghỉ ngơi như sau: - Nghỉ trong giờ làm việc (Điều 108) Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ được nghỉ giữa giờ 30 phút, tính vào giờ làm việc. Làm việc vào ban đêm được nghỉ 45 phút, tính vào giờ làm việc. Ngoài nghỉ 30 phút, 45 phút, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. - Nghỉ chuyển ca (Điều 109) Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. 138 - Nghỉ hàng tuần (Điều 110) Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trường hợp do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc 01 ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi trong nội quy lao động. - Nghỉ hàng năm (Điều 111, Bộ luật Lao động) Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt (danh mục do Bộ LĐ - TBXH và Bộ Y tế ban hành); 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… hoặc ở nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt (danh mục do Bộ LĐ TBXH và Bộ Y tế ban hành). + Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. + Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. + Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. + Ngày nghỉ hàng năm tăng thêm cứ 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động, người lao động được hưởng thêm một ngày nghỉ hàng năm. + Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tiền lương những ngày người lao động chưa nghỉ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 139 Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian, trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. - Nghỉ lễ tết: (Điều 115, Bộ luật Lao động) + Tết dương lịch: 01 ngày (01/01 dương lịch) + Tết âm lịch: 05 ngày (có hướng dẫn ngày nghỉ trước và sau tết) + Ngày chiến thắng (30/4): 01 ngày + Quốc tế lao động: 01 ngày (01/5) + Ngày Quốc khánh: 01 ngày (2/9) + Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/3 âm lịch) - Nghỉ việc riêng có hưởng lương: (Điều 116, Bộ luật Lao động) + Người lao động kết hôn: 03 ngày + Con người lao động kết hôn: 01 ngày + Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết, vợ chết hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày + Người lao động được nghỉ không lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động khi ông, bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn. + Ngoài quy định trên người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. 9.4 TIỀN LƯƠNG Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng về nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - Kỳ hạn trả lương (Điều 95, Bộ luật Lao động) Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc trả gộp do hai bên thỏa thuận, hoặc ít nhất 15 ngày phải được trả 1 lần. Người lao động trả lương tháng được trả lương một lần hoặc nửa tháng một lần tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Người lao động hưởng lương sản phẩm, lương khoán được trả theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng 140 tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. - Nguyên tắc trả lương (Điều 96, Bộ luật Lao động) Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp trả lương chậm, người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất theo lãi suất của ngân hàng ở thời điểm trả lương. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% + Vào ngày nghỉ hàng tuần (chủ nhật) ít nhất bằng 200% + Vào ngày lễ, ngày nghỉ có lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. + Người lao động làm việc vào ban đêm (từ 22 - 6 giờ sáng) thì được trả lương ít nhất bằng 30% tiền lương theo đơn giá hoặc tiền lương của công việc của ngày làm việc bình thường. + Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Ví dụ 9.7: Chị K làm việc cho công ty H với mức lương 10.400.000 đồng một tháng. Vào tháng 10/2018 chị K có làm thêm 4 giờ vào ngày chủ nhật. Các ngày còn lại chị K làm việc đầy đủ. Vậy tiền lương tháng 10 của chị K được tính như sau: - Tiền lương 1 giờ làm việc của ngày bình thường: (10.400.000/26)/8 = 50.000 đồng - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày chủ nhật: 50.000 x 200% x 4 = 400.000 đồng Vậy lương tháng 8 của chị K là: 10.400. 000 + 400.000 = 10.800.000 đồng 9.5 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. 141 Khi người lao động thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động và có lỗi, tuỳ theo mức độ vi phạm mà người lao động phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật sau (không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật với một hành vi vi phạm): + Khiển trách + Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức. + Sa thải: áp dụng cho các trường hợp sau: (Điều 126, Bộ luật Lao động) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn với thời hạn tối đa là 6 tháng mà tái phạm trong thời hạn chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà còn tái phạm. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng, 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động + Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động + Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương + Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. 9.6 TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do hành vi cố ý làm mất mát, hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp. (Điều 130, Bộ luật Lao động) - Người lao động làm mất dụng cụ; thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá mức cho phép thì tùy từng trường hợp phải bồi thường một phần hay toàn bộ theo giá thị trường. Trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường 142 theo hợp đồng trách nhiệm. Không phải bồi thường nếu trong trường hợp bất khả kháng. - Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật. Nếu gây thiệt hại do sơ suất; không nghiêm trọng thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ vào lương (trừ dần không quá 30% tiền lương hàng tháng). CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9 1. Nhận định Đúng – Sai. Giải thích tại sao? a. HĐLĐ là sự thể hiện ý chí của người sử dụng lao động. b. HĐLĐ không xác định thời hạn có nghĩa là người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt lao động đối với người lao động. c. Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án nếu chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động. d. Người sử dụng lao động được quyền ký nhiều lần loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với người đã nghỉ hưu. e. Người lao động ký HĐLĐ mùa vụ hoặc làm công việc dưới 12 tháng thì khi nghỉ việc không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động. f. Trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động. 2. Bài tập tình huống Tình huống 1: Vào ngày 1/3/2015, Chị Nguyễn Thị M đã làm đơn xin chấm dứt Hợp đồng lao động (loại không xác định thời hạn) với công ty TNHH X, trong đơn ghi rõ chị sẽ chấm dứt vào ngày 1/5/2015, đồng thời đề nghị công ty bố trí người thay thế để chị bàn giao công việc. Vào ngày 1/4/2015 Công ty TNHH X đã tuyển dụng được chị A vào vị trí thay chị M. Tuy nhiên đến ngày 10/4/2015, vì lý do chưa tìm được việc mới chị M xin rút lại đơn và yêu cầu được tiếp tục làm việc. Công ty TNHH X không đồng ý và vẫn tiến hành việc chấm dứt Hợp đồng vào thời điểm chị M đề nghị. Chị M cho rằng việc chấm dứt Hợp đồng của công ty X là sai vì chị M đã rút đơn (tức là hủy bỏ yêu cầu đơn phương chấm dứt Hợp 143 đồng lao động) trong thời hạn Hợp đồng đang có hiệu lực. Ý kiến của anh (chị) về tranh chấp trên. Tình huống 2: Hợp đồng lao động giữa chị A với Công ty X có điều khoản ghi: “Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động không được lấy chồng và sinh con”. Sau khi làm việc được 2 năm, chị A kết hôn với anh M, giám đốc Công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị A vì chị đã vi phạm các điều khoản được cam kết trong hợp đồng lao động. Theo anh/chị việc giám đốc Công ty X ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị A là đúng hay sai? Vì sao? Tình huống 3: Anh M làm việc cho công ty N với mức lương 8.320.000 đồng/tháng. Trong tháng 9/2018 anh M có làm thêm 3 giờ vào ngày 2/9 (ngày lễ Quốc khánh), làm thêm 2 giờ từ 20h đến 22h tối thứ 3. Tính lương tháng 9 của anh M. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN GỢI Ý Đề tài 1: Ký kết hợp đồng lao động theo Luật Lao động Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 2: Chấm dứt hợp đồng lao động theo Luật Lao động Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 3: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo Luật Lao động Việt Nam. Lý luận và thực tiễn. Đề tài 4: Tiền lương theo Luật Lao động Việt Nam. Lý luận và thực tiễn Đề tài 5: Kỷ luật lao động theo Luật Lao động Việt Nam. Lý luận và thực tiễn 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) 2. Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. 3. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 4. Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 5. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 6. Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 7. Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình 8. Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2016 9. Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 10. Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 11. Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ 12. Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động 13. Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm 14. Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm 145 15. Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 16. Nghị quyết 41/2017/QH14 về hiệu lực thi hành Bộ Luật Hình sự 2017 17. Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ Luật Hình sự về án treo. 18. Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 19. Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 20. Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động 21. Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Luật Hôn nhân và Gia đình 22. Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. II. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 23. Trần Hoàng Hải, Giáo trình Luật lao động, NXB Hồng Đức, 2013 24. Nguyễn Thanh Huyền, Hướng dẫn giải quyết về quan hệ việc làm, đào tạo nghề, Hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, 2015 25. Đỗ Minh Khôi, Chế định nguyên thủ Quốc gia trong các Hiến pháp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2015 26. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007 27. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2013 28. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004 146 29. Trường Đại học Luật TP HCM, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình, NXB Hồng Đức, 2018 30. Trường Đại học Luật TP HCM, Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, NXB Hồng Đức, 2018 31. Trường Đại học Luật TP HCM, Giáo trình Luật Hình sự - phần các tội phạm, NXB Hồng Đức, 2013 32. Trường Đại học Luật TP HCM, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Sư phạm, 2015 33. Trường Đại học Kinh tế TP HCM, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Đại học Kinh tế TP HCM, 2016 34. Trương Hồng Quang, Điểm mới về thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015 và những tình huống thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, 2017 35. Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ Luật Hình sự 2015 - Phần thứ nhất những quy định chung, NXB Thông tin và Truyền thông, 2018. 36. Đinh Văn Quế, Tìm hiểu về tội phạm và hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam, NXB Phương Đông, 2010 37. Hoàng Thị Kim Quế, Nguyễn Đăng Dung, Lịch sử chính trị pháp lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017. 38. Vũ Thị Thúy, Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới qua các thời kỳ lịch sử, Tạp chí khoa học pháp lý, số 6, tháng 12/2006. 39. Đoàn Công Thức, Pháp luật đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2015 40. Nguyễn Minh Toàn, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, 2012. 41. Nguyễn Minh Tuấn, Một góc nhìn khác về nguồn gốc và xu hướng vận động của Nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8 (304) năm 2013, trang 3-9. 42. Đỗ Thị Tuyết Vân, Hướng dẫn giải quyết kỷ luật lao động, tranh chấp lao động theo Bộ luật Lao động năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, 2015. 147 PHỤ LỤC VĂN BẢN LUẬT VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2017 BỘ LUẬT HÌNH SỰ Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. (TRÍCH) Chương III TỘI PHẠM Điều 8. Khái niệm tội phạm 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. 2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 9. Phân loại tội phạm 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: 148 a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này. Điều 10. Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 11. Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 149 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 14. Chuẩn bị phạm tội 1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này. 2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 17. Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 150 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không 151 tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Chương IV NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Điều 20. Sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 22. Phòng vệ chính đáng 1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Điều 23. Tình thế cấp thiết 1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. 152 Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội 1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. 2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này. Chương VI HÌNH PHẠT Điều 30. Khái niệm hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Điều 31. Mục đích của hình phạt Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của 153 cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất; đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình. 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; b) Cấm cư trú; c) Quản chế; d) Tước một số quyền công dân; đ) Tịch thu tài sản; e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. 3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Phạt tiền; b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn; c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; b) Cấm huy động vốn; c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính. 154 3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Điều 34. Cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Điều 35. Phạt tiền 1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây: a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định; b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng. 4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này. Điều 36. Cải tạo không giam giữ 1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. 2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó. 155 3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Điều 37. Trục xuất Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Điều 38. Tù có thời hạn 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Điều 39. Tù chung thân Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. 156 Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều 40. Tử hình 1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. 2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. 3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên; c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. 4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Điều 41. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Điều 42. Cấm cư trú Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 157 Điều 43. Quản chế Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 44. Tước một số quyền công dân 1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây: a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Điều 45. Tịch thu tài sản Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. 158 Chương VII CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP Điều 46. Các biện pháp tư pháp 1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm: a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; c) Bắt buộc chữa bệnh. 2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm: a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu; d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm 1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành. 2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. 3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu. Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi 1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. 159 2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại. Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh 1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. 2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Chương VIII QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt 1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. 2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. 160 Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; 161 x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. 2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. 162 Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Điều 65. Án treo 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. 5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. 163 Điều 66. Tha tù trước thời hạn có điều kiện 1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Phạm tội lần đầu; b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; c) Có nơi cư trú rõ ràng; d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí; đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn; e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này; b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này. 3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. 164 4. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. 5. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù 1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm. 2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Điều 68. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù 1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. 2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù. 165 Chương XIV CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 166 Điều 128. Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. 2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả 167 người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 168 i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; 169 d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người. Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá 170 giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ 1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 171 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Điều 141. Tội hiếp dâm 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Có tính chất loạn luân; g) Làm nạn nhân có thai; h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 172 4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Đối với 02 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Nhiều người hiếp một người; c) Đối với người dưới 10 tuổi; 173 d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 143. Tội cưỡng dâm 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Có tính chất loạn luân; đ) Làm nạn nhân có thai; e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó. 174 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tính chất loạn luân; b) Làm nạn nhân có thai; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Nhiều người cưỡng dâm một người; b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; 175 b) Đối với 02 người trở lên; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 176 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm 1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Có mục đích thương mại; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Chương XVI CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU Điều 168. Tội cướp tài sản 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 177 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 178 Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Đối với 02 người trở lên; e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết người; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 179 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Điều 171. Tội cướp giật tài sản 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 180 a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng 181 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; b) Hành hung để tẩu thoát; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 182 a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 183 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 184 Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 185 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 91/2015/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 BỘ LUẬT DÂN SỰ (trích) Chương III CÁ NHÂN Mục 1. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. 3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 20. Người thành niên 1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. 186 2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Điều 21. Người chưa thành niên 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của 187 người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. 2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mục 2. QUYỀN NHÂN THÂN Điều 25. Quyền nhân thân 1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. 2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 188 Điều 26. Quyền có họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. 5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Điều 27. Quyền thay đổi họ 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; 189 b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Điều 28. Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; 190 e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc 1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. 2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây: a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. 4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. 5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. 191 Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử 1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. 2. Cá nhân chết phải được khai tử. 3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. 4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định. Điều 31. Quyền đối với quốc tịch 1. Cá nhân có quyền có quốc tịch. 2. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định. 3. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật. Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. 192 Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện. Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết; b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết; c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo 193 yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. 4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. 3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan. Điều 36. Quyền xác định lại giới tính 1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. 2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có 194 quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Điều 37. Chuyển đổi giới tính Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình. 2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan. 195 Chương IV PHÁP NHÂN Điều 74. Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Điều 75. Pháp nhân thương mại 1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. 2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. 3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 76. Pháp nhân phi thương mại 1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. 2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. 3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. 196 Chương VII TÀI SẢN Điều 105. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Điều 106. Đăng ký tài sản 1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản. 2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác. 3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai. Điều 107. Bất động sản và động sản 1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai 1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. 2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Điều 109. Hoa lợi, lợi tức 1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. 2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. 197 Điều 110. Vật chính và vật phụ 1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. 3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 111. Vật chia được và vật không chia được 1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao 1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. 2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Điều 113. Vật cùng loại và vật đặc định 1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau. 2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Điều 114. Vật đồng bộ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. 198 Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 115. Quyền tài sản Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Chương XII CHIẾM HỮU Điều 179. Khái niệm chiếm hữu 1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. 2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này. Điều 180. Chiếm hữu ngay tình Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Điều 182. Chiếm hữu liên tục 1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. 2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này. 199 Điều 183. Chiếm hữu công khai 1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. 2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này. Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu 1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. 2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền. 3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại. Chương XIII QUYỀN SỞ HỮU Mục 1. NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU Tiểu mục 1. QUYỀN CHIẾM HỮU Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 200 Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản 1. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. 2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự 1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. 2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. 3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Tiểu mục 2. QUYỀN SỬ DỤNG Điều 189. Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tiểu mục 3. QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT Điều 192. Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. 201 Điều 193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật. Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt 1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định. 2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó. Mục 3. XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU Tiểu mục 1. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây: 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; 3. Thu hoa lợi, lợi tức; 4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 5. Được thừa kế; 202 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; 7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; 8. Trường hợp khác do luật quy định. Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó. Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó. Điều 225. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập 1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: 203 a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới; c) Quyền khác theo quy định của luật. 3. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại; b) Quyền khác theo quy định của luật. 4. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn 1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn. 2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây: a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó; b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới. Điều 227. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến 1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. 2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải 204 thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó. 3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại. Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu 1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước. 2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản. Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy 1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc 205 công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật; b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên 1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. 2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng 206 mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc 1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc. 2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc. Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc 1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm. 2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm. Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, 207 kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ. Điều 234. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này. Điều 235. Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Tiểu mục 2. CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU Điều 237. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; 2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; 3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ; 4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; 5. Tài sản bị trưng mua; 6. Tài sản bị tịch thu; 7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này; 8. Trường hợp khác do luật quy định. 208 PHẦN THỨ TƯ THỪA KẾ Chương XXI QUY ĐỊNH CHUNG Điều 609. Quyền thừa kế Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. Điều 612. Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Điều 613. Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 209 2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. 3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Điều 616. Người quản lý di sản 1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra. 2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. 3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản 1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế; d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác; 210 b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế; c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. Điều 618. Quyền của người quản lý di sản 1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây: a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế; c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản. 3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý. Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này. Điều 620. Từ chối nhận di sản 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 211 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Điều 623. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 212 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Chương XXII THỪA KẾ THEO DI CHÚC Điều 624. Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều 625. Người lập di chúc 1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Điều 626. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Điều 627. Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Điều 628. Di chúc bằng văn bản Di chúc bằng văn bản bao gồm: 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; 2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3. Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực. 213 Điều 629. Di chúc miệng 1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. Điều 630. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Điều 631. Nội dung của di chúc 1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. 2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác. 214 3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa. Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này. Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này. Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây: 215 1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc; 2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực 1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. 2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. 3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. 4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. 5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. 216 6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. 2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này. Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc 1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ. Điều 641. Gửi giữ di chúc 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. 2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng. 3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây: a) Giữ bí mật nội dung di chúc; b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng. Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại 1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc 217 và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. 2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. 3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Điều 643. Hiệu lực của di chúc 1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực. 3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. 4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực. 5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 218 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều 646. Di tặng 1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Điều 647. Công bố di chúc 1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. 2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công 219 bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc. 3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. 4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. 5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực. Điều 648. Giải thích nội dung di chúc Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực. Chương XXIII THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Điều 649. Thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 220 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều 652. Thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. 221 Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này. Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác 1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Chương XXIV THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN Điều 656. Họp mặt những người thừa kế 1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây: a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; b) Cách thức phân chia di sản. 2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Điều 657. Người phân chia di sản 1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra. 2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật. 222 3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận. Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 5. Tiền công lao động; 6. Tiền bồi thường thiệt hại; 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; 9. Tiền phạt; 10. Các chi phí khác. Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc 1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật 1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. 223 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia. Điều 661. Hạn chế phân chia di sản Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia. Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 224 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 52/2014/QH13 Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2014 LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (Trích) Chương II KẾT HÔN Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Điều 9. Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp 225 luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này: a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật 1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này. 3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật 1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. 2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. 3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này. 226 Điều 13. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước. Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. 227 Chương III QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 228 Mục 2: ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng 1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. 3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan. Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật Dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Điều 25. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh 1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác. 2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này. Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng 1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường 229 hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi. Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng 1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. 2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này. Mục 3: CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng 1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này. 2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. 3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. 2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình 1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 230 2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Điều 32. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng 1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. 2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật Dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình. Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. 231 Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung 1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này. Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 232 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. 2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. 3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau 233 khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. 2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba. Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này. 2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận. Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; 234 đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; 2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; 235 4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung 1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm: a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; d) Nội dung khác có liên quan. 2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định. Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. 2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này. 236 Điều 50. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu 1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan; b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này; c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. 2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này. Chương IV CHẤM DỨT HÔN NHÂN Mục 1: LY HÔN Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn 1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo 237 quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. Điều 54. Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Điều 55. Thuận tình ly hôn Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn 1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này. 238 Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. 239 Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn 1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết. Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình 1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly 240 hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này; c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này; d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này. Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. 241 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 10/2012/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2012 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (TRÍCH) Chương III HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Mục 1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động 1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. 2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người. 242 Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động. Điều 19. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động 1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu. 2. Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu. Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 22. Loại hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. 243 b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc; d) Thời hạn của hợp đồng lao động; đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; 244 h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. 2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm. 3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết. 4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định. Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Điều 25. Hiệu lực của hợp đồng lao động Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 26. Thử việc 1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. 245 Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này. 2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc. Điều 27. Thời gian thử việc Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: 1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc 1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. 2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Mục 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên. Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động 1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử 246 dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. 2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Điều 34. Người lao động làm việc không trọn thời gian 1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc quy định của người sử dụng lao động. 247 2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. 3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Mục 3. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này. 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. 6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 248 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này. 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này. 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; 249 b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này. 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; 250 c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này. 4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Điều 40. Huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý. Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này. Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này. 3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít 251 nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. 5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế 1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. 252 3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã 1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Điều 46. Phương án sử dụng lao động 1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án. 2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 253 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. 4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán. Điều 48. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. Điều 49. Trợ cấp mất việc làm 1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. 254 3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm. Chương VI TIỀN LƯƠNG Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau. Điều 91. Mức lương tối thiểu 1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. 2. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. 3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia 1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và 255 Xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương. 2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia. Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động 1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. 2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. Điều 94. Hình thức trả lương 1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. 2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản. Điều 95. Kỳ hạn trả lương 1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. 2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. 256 Điều 96. Nguyên tắc trả lương Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Điều 98. Tiền lương ngừng việc Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau: 1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương; 2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 257 Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu 1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Điều 100. Tạm ứng tiền lương 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận. 2. Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều 101. Khấu trừ tiền lương 1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này. 2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. 3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động. 258 Điều 103. Tiền thưởng 1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Chương VII THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Mục 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Điều 105. Giờ làm việc ban đêm Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Điều 106. Làm thêm giờ 1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. 2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Được sự đồng ý của người lao động; 259 b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm; c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; 2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa. Mục 2. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc 1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. 2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. 3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. Điều 109. Nghỉ chuyển ca Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác. Điều 110. Nghỉ hằng tuần 260 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. 261 Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường. Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền. Mục 3. NGHỈ LỄ, NGHỈ VIỆC RIÊNG, NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG Điều 115. Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. 262 Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Mục 4. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này. Chương VIII KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Mục 1. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Điều 118. Kỷ luật lao động Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động. 263 Điều 119. Nội quy lao động 1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. 2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; b) Trật tự tại nơi làm việc; c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. 3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Điều 120. Đăng ký nội quy lao động 1. Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Điều 121. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: 1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; 2. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; 3. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; 4. Nội quy lao động. 264 Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này. Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động 1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. 2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. 3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; b) Đang bị tạm giữ, tạm giam; c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này; d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Điều 124. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp 265 đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng. 2. Khi hết thời gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 123, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên. Khi hết thời gian quy định tại điểm d khoản 4 Điều 123, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên. 3. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động 1. Khiển trách. 2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức. 3. Sa thải. Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; 2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này; 3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. 266 Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Điều 127. Xoá kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động 1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm. 2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn. Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động 1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. 2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. Điều 129. Tạm đình chỉ công việc 1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. 3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. 4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. 267 Mục 2. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT Điều 130. Bồi thường thiệt hại 1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này. 2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. Điều 131. Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại 1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. 2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này. Điều 132. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. 268