Chu trình kiểm soát TSCĐ PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics) là doanh nghiệp số 1 Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu bao bì màng mỏng chất lượng cao. Nhựa An Phát Xanh hiện là công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE (Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh) với mã chứng khoán là AAA. Công ty được thành lập vào tháng 9/2002, là thành viên chủ chốt và là lá cờ đầu của Tập đoàn An Phát Holdings. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Nhựa An Phát Xanh đã và đang sở hữu tệp khách hàng lớn trong nước và quốc tế, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với khách hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, công ty còn chuyển hướng sang mục tiêu chiến lược, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung phát triển nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio (ra mắt vào năm 2019) và dòng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco (ra mắt vào năm 2018) thân thiện với môi trường đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam và thế giới. Vào năm 2021, AnEco đăng ký thành công nhãn hiệu tại Mỹ và có mặt trên sàn thương mại điện tử Amazon mở ra nhiều cơ hội hơn đối với dòng sản phẩm thân thiện môi trường đến từ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên đây là một số sản phẩm của công ty như là: THÀNH TỰU: Một số thành tựu của công ty LĨNH VỰC KINH DOANH: Sản xuất bao bì màng mỏng và bao bì công nghiệp: Với hệ thống gồm 8 nhà máy, sản lượng bao bì được nâng lên đến 120.000 tấn mỗi năm, bao gồm các loại bao bì màng mỏng (truyền thống và sinh học phân hủy hoàn toàn) và bao bì công nghiệp (jumbo, sling, PP). Sản xuất hạt nhựa phụ gia và bột đá: Sản xuất và phân phối bột đá CaCo3 và hạt phụ gia PE, PP dưới thương hiệu Ancal. Phân phối nguyên vật liệu, hóa chất ngành nhựa: Phân phối các loại hạt nhựa, hóa chất...ngành nhựa. Cung cấp các dịch vụ logistics: Cung cấp các giải pháp logistics tổng thể như giao nhận quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ hải quan, logistics và cho thuê kho bãi. Kinh doanh bất động sản khu công nghiệp: Phát triển và kinh doanh bất động sản khu công nghiệp và các dịch vụ phụ trợ. QUY MÔ KINH DOANH: (thêm slide) Có 8 nhà máy ở tỉnh Hải Dương và Yên Bái Văn phòng Đại diện trong và ngoài nước (Hà Nội, TPHCM, Singapore, Mỹ) Hơn 70 thị trường xuất khẩu PHẦN 2: THỰC TẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY 1. Môi trường kiểm soát Gồm 5 nguyên tắc: ….. Nguyên tắc 1 được thể hiện ở: Tầm nhìn: Trở thành nhà sản xuất bao bì thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á Sứ mệnh: Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, nâng tầm vị thế thương hiệu nhựa kĩ thuật cao và thân thiện với môi trường Việt Nam. Giá trị cốt lõi: Đổi mới - sáng tạo, đoàn kết - kỉ luật, nhân văn - chia sẽ, hiệu quả - bền vững. Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị: Theo ông Nguyễn Lê Thăng Long – Chủ tịch hội đồng quản trị => Quan điểm này cho thấy ông đề cao sự không ngừng học hỏi, lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác và đặt khách hàng lên hàng đầu 1.2 Các tiêu chuẩn ứng xử: AAA đã ban hành Bộ Quy chuẩn đạo đức, văn hóa 9G và 9T, Bộ gen người An Phát, quy định những nguyên tắc trong ứng xử với các bên liên quan, nguyên tắc ứng xử giữa cán bộ lãnh đạo và nhân viên, giữ nhân viên với cán bộ lãnh đạo, những giá trị chuẩn mực của con người An Phát Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, bộ gen người An Phát đã không ngừng được bồi đắp, đưa văn hóa An Phát ngày càng lan tỏa và thấm nhuần trong phong cách làm việc, ứng xử của con người An Phát. Văn hóa An Phát được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi 9G – quy chuẩn trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên (Gia đình, Giữ tín, Gương mẫu, Gánh vác, Gần gũi, Gợi mở, Giáo dục, Giúp đỡ, Giám sát) và văn hóa 9T – bộ nguyên tắc ứng xử giữa nhân viên và người lãnh đạo, giữa người An Phát và các bên liên quan (Tôn trọng, Trung thực, Thực hiện, Tuân thủ, Tâm huyết, Tự tin, Tập thể, Thạo việc, Trách nhiệm). Bên cạnh đó là những nét đặc trưng của văn hóa Nhật: Văn hóa đúng giờ, Văn hóa chào hỏi, Văn hóa giữ chữ Tín, Văn hóa sáng tạo, Văn hóa vượt khó và Văn hóa Claim. Những điều trên đã góp phần tạo nên một An Phát năng động, hiện đại, văn minh, môi trường làm việc chuyên nghiệp. Người An Phát còn có bộ Gen chung là: Nguyên tắc 2 1.4 Độc lập và có chuyên môn phù hợp THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Trong HĐQT, có 3 thành viên chỉ đảm nhiệm chức danh trong HĐQT và 2 thành viên kiêm nhiệm chức danh HĐQT và BĐH => HĐQT độc lập ⅗ = 60% Nữ giới chiếm 60% THÀNH VIÊN BAN ĐIỀU HÀNH THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT Trong năm HĐQT đã ban hành 20 nghị quyết, chỉ đạo sát sao việc thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Thực hiện quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, trong năm 2022, HĐQT đã tiến hành 16 cuộc họp HĐQT nhằm bàn bạc, trao đổi, thống nhất và kịp thời đưa ra các chỉ đạo trong điều hành hoạt động của công ty. BKS cũng tổ chức 4 phiên họp định kì với tỷ lệ tham dự là 100% 1.5 Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo 1.6 Phân định trách nhiệm và quyền hạn (phần mới) Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị -Trích từ Quy chế nội bộ về quản trị công ty- -Trích từ Quy chế nội bộ về quản trị công ty Trách nhiệm và quyền hạn của Ban kiểm soát Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng Giám đốc -Trích Quy chế nội bộ về quản trị công ty1.7 Chính sách nguồn nhân lực và việc áp dụng trong thực tế Một vài thông tin tuyển dụng của công ty An Phát vào 1/2024 (nhân viên bán hàng quốc tế….) 1.8 Thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực Đảm bảo an toàn người lao động: Tại AAA, CBCNV được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn chất lượng, được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để hạn chế tối đa rủi ro về sức khỏe; Tòa nhà văn phòng, các nhà máy sản xuất được trang bị hệ thống chống cháy, báo cháy, bình chữa cháy, vòi nước... nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp. Hàng năm AAA tổ chức các buổi tập duyệt phòng cháy chữa cháy cho CBCNV với sự tham gia của Đội phòng cháy chữa cháy của địa phương. Nguyên tắc 5 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ RỦI RO Gồm 4 nguyên tắc 2.1 Mục tiêu cụ thể về TSCĐ: Mục tiêu hoạt động: + Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ tiên phong trong công nghệ sản xuất, tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất, nâng cao năng suất lao động + Hệ thống nhà máy sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, vận hành ổn định, đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm Mục tiêu báo cáo: TSCĐ được báo cáo theo quy định Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sẵn sàng hoạt động như dự kiến. Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phát sinh. Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng. Slide 44 Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến. Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng khi phát sinh. Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng Lướt Slide Ss Mục tiêu tuân thủ: Việc mua sắm các TSCĐ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, các quy định về đấu thầu, hợp đồng kinh tế, thanh toán bằng ngoại tệ cũng như các quy định của đơn vị về đề xuất, phê chuẩn mua tài sản. Đối với TSCĐ hình thành do xây dựng cần tuân thủ quy định về xây dựng cơ bản, đăng ký, thời gian lưu hành, kiểm định. Các TSCĐ phải xây dựng mức khấu hao hợp lý. 2.2: Nhận diện rủi ro a/ Rủi ro bên ngoài: Nhóm sử dụng Mô hình PEST Nhận diện rủi ro Xác suất xảy ra Mức độ ảnh hưởng Môi trường chính trị (P: Political) Luật pháp và các văn bản pháp luật, quy định ngành, quy định về thuế có sự thay đổi Thấp Có thể gây khó khăn trong việc cập nhật các quy định của pháp luật (quy định đấu thầu, hợp đầu kinh tế,..) liên quan đến môi trường hoạt động của Công ty Môi trường kinh tế (E: Economic) Áp lực lạm phát, tỷ giá, chính sách tiền tệ thắt chặt Trung bình Biến động mạnh của tỷ giá ảnh hưởng đến các hoạt động của công ty, thắt chặt tiền tệ -> CP mua máy móc bằng ngoại tệ Sự kiện (như Chiến tranh Nga và Ukraine) ảnh hưởng kinh tế toàn cầu Leo thang giá hàng hóa, năng lượng và vận tải Trung bình Môi trường văn hóa- xã hội (S: Social) Nhận thức về vấn đề môi trường, ô nhiễm nhựa ngày càng cao Thấp Sản phẩm truyền thống của công ty có thể bị ảnh hưởng do thị hiếu của khách hàng giảm Chi phí nâng cấp máy móc, thiết bị xử lý chất thải tăng cao Môi trường công nghệ (T: Technological) CMCN 4.0, xu hướng chuyển đổi số trong vận hành, tự động hóa trong sản xuất Trung bình Sức ép cạnh tranh -> máy móc, thiết bị không theo kịp đối thủ cạnh tranh, công nghệ mới b/ Rủi ro ở bên trong: Quy trình: Quyết định đầu tư => Lựa chọn/Xét duyệt nhà cung cấp => Mua TSCĐ => Bàn giao, quản lý TSCĐ => Ghi nhận, tính khấu hao => Kiểm tra định kỳ => Sửa chữa, thanh lý. Rủi ro tương ứng với từng giai đoạn Giai đoạn Rủi ro Quyết định đầu tư Đầu tư không hợp lý: sử dụng quá nhiều vốn hoặc dùng sai nguồn vốn Đầu tư không được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền Đầu tư không đúng mục đích, nhu cầu Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản đơn vị Lựa chọn/Xét duyệt nhà cung cấp Không cập nhật danh sách nhà cung cấp tiềm năng Việc xét duyệt không thông qua người có thẩm quyền Mua TSCĐ Mua tài sản với giá cao hơn thị trường Mua tài sản giá cao nhưng không tổ chức đấu thầu phù hợp Mua tài sản mà không có đề nghị mua hàng Bàn giao, quản lý TSCĐ Không lập biên bản giao nhận giữa các bên Không xác định được bộ phận nào chịu trách nhiệm nếu tài sản bị mất Không lập thẻ chi tiết tài sản cố định, không dán nhãn để quản lý tài sản Ghi nhận, tính khấu hao Không ghi nhận đầy đủ TS đã đưa vào sử dụng, thanh lý hay nhượng bán Tiếp tục trích khấu hao với các TS đã trích đủ Phương pháp khấu hao, thời gian ước tính khấu hao của TSCĐ không phù hợp Kiểm tra định kỳ Quá trình thực hiện kiểm kê định kỳ không kỹ lưỡng Kế hoạch bảo trì TSCĐ định kỳ không được thực hiện đầy đủ Sửa chữa, thanh lý Sửa chữa với chi phí không hợp lý (quá cao) Nhượng bán với giá thấp Chiếm đoạt tiền thanh lý Quên xóa sổ TSCĐ đã thanh lý Nguyên tắc 8 2.3: Gian lận tiềm tàng: + Các chi phí bảo trì, sửa chữa TSCĐ thay vì đưa vào chi phí kinh doanh trong kì thì cố tình đưa vào tăng nguyên giá của tài sản. + Mua sắm cho cá nhân nhưng lại tính vào tài sản của công ty + Mua sắm tài sản cố định với giá cao để nhận hoa hồng + Tài sản cố định bị mang đi bán Nguyên tắc 9 2.4: Thay đổi của môi trường: + Chính sách, pháp luật: Luật pháp và các văn bản pháp luật, quy định ngành, quy định về thuế quan thay đổi, có thể gây khó khăn trong việc cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến môi trường hoạt động của Công ty. + Môi trường kinh doanh: Trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ, người tiêu dùng có thể chuyển đổi sang các loại bao bì thay thế cho bao bì nhựa, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bao bì nhựa diễn ra tương đối gay gắt, do số lượng lớn các nhà sản xuất và sự khác biệt giữa các sản phẩm không nhiều + Thay đổi nhân sự chủ chốt: năm 2022 không có thay đổi trong ban Điều hành nên về cơ bản hệ thống KSNB vẫn được duy trì như trước PHẦN 3: HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT “Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị” có 3 nguyên tắc Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được 3.1: Xây dựng hoạt động kiểm soát: Trong quá trình hoạt động hơn 20 năm, An Phát Xanh dựa vào kinh nghiệm và những lý thuyết về hoạt động kiểm soát, đã xây dựng 3 hoạt động kiểm soát cơ bản: + Các máy móc thiết bị tại An Phát đều là sản phẩm công nghệ cao được nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao nên quá trình mua sắm đều có kế hoạch, xét duyệt mua hàng, xét duyệt ngân sách. + Đối với việc sửa chữa, bảo trì, thanh lý các TSCĐ thì không được tự ý mà phải có phiếu đề nghị sửa chữa, thanh lý và được người có thẩm quyền xét duyệt. + Phân chia trách nhiệm giữa xét duyệt mua hàng, xét duyệt nhà cung cấp và ghi chép. Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị 3.2: Hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ: Công ty có bộ phận hỗ trợ công nghệ thông tin, có chức năng tư vấn thường xuyên cho HĐQT về các rủi ro an minh mạng và ảnh hưởng pháp lý có thể có và báo cáo định kỳ về các chương trình an ninh mạng Ngoài ra công ty còn: Áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin của Công ty trong cả khối sản xuất và khối văn phòng Thường xuyên cập nhật các công cụ bảo vệ cho hệ thống thông tin của công ty Tổ chức đào tạo, phổ biến các kiến thức, kỹ năng về bảo mật thông tin, an toàn an ninh mạng cho Cán bộ nhân viên. nguyên tắc 12: Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát 3.3: Triển khai hoạt động kiểm soát: Giai đoạn Rủi ro Chính sách kiểm soát Thủ tục kiểm soát Quyết định đầu tư Đầu tư không hợp lý: sử dụng quá nhiều vốn hoặc dùng sai nguồn vốn Đầu tư không được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền Đầu tư không đúng mục đích, nhu cầu Mua cho cá nhân nhưng tính vào tài sản đơn vị Quy định về những người có thẩm quyền trong việc ký duyệt từng hoạt động Thiết lập ngân sách phù hợp cho từng loại TSCĐ Xây dựng kế hoạch đầu tư TSCĐ. Phiếu đề nghị mua TSCĐ cần được lập và do người có thẩm quyền ký duyệt (xét duyệt mua được thực hiện thông qua Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính). Đối chiếu tất cả tài sản được cho phép mua dựa trên kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ với số tăng TS thực tế trong kỳ Lựa chọn/Xét duyệt nhà cung cấp Không cập nhật danh sách nhà cung cấp tiềm năng Việc xét duyệt không thông qua người có thẩm quyền Quy định thường xuyên cập nhật danh sách nhà cung cấp tiềm năng Kiểm soát quan hệ lợi ích giữa bộ phận mua hàng và nhà cung cấp. Giám đốc thực hiện việc ký duyệt lựa chọn nhà cung cấp Mua TSCĐ Mua tài sản với giá cao hơn thị trường Mua tài sản giá cao nhưng không tổ chức đấu thầu phù hợp Mua tài sản mà không có đề nghị mua hàng Quy định về tổ chức đấu thầu Đối chiếu tất cả tài sản được cho phép mua dựa trên kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ với số tăng TS thực tế trong kỳ Bàn giao, quản lý TSCĐ Không lập biên bản giao nhận giữa các bên Không xác định được bộ phận nào chịu trách nhiệm nếu tài sản bị mất Không lập thẻ chi tiết tài sản cố định, không dán nhãn để quản lý tài sản Quy định bộ phận mua tài sản lập biên bản giao nhận Lưu trữ đầy đủ , chính xác thông tin về TSCĐ trong sổ chi tiết và thẻ TSCĐ. Lập bản sao thẻ TSCĐ và gửi cho bộ phận hành chính, bộ phận sử dụng TS. Thực hiện kiểm soát vật chất đối với TSCĐ. Lắp đặt camera giám sát Quản lý không tốt, TSCĐ bị thất lạc, bị trộm Ghi nhận, tính khấu hao Không ghi nhận đầy Quy định về đủ TS đã đưa vào sử phương pháp khấu dụng, thanh lý hay hao nhượng bán Tiếp tục trích khấu hao với các TS đã trích đủ Phương pháp khấu hao, thời gian ước tính khấu hao của TSCĐ không phù hợp Kiểm tra định kỳ Quá trình thực hiện kiểm kê định kỳ không kỹ lưỡng Kế hoạch bảo trì TSCĐ định kỳ không được thực hiện đầy đủ Sửa chữa, thanh lý Sửa chữa với chi phí Quy định kiểm tra không hợp lý (quá tình hình sử dụng cao) TSCĐ hàng quý Nhượng bán với giá thấp Chiếm đoạt tiền thanh lý Quên xóa sổ TSCĐ đã thanh lý Lưu trữ đầy đủ , chính xác thông tin về TSCĐ trong sổ chi tiết và thẻ TSCĐ. Lập bản sao thẻ TSCĐ và gửi cho bộ phận hành chính, bộ phận sử dụng TS. Đối chiếu phương pháp, thời gian tính khấu hao được áp dụng với quy định pháp luật, chính sách của đơn vị Chính sách kiểm kê Giám sát bất ngờ quá trình kiểm kê hàng quý định kỳ. Yêu cầu lập biên bản về hoạt động kiểm tra định kì. Lập kế hoạch bảo trì TSCĐ Cần có sự xét duyệt của trưởng bộ phận quản lý TSCĐ, bộ phận kỹ thuật và Kế toán trưởng/Giám đốc tài chính. Soát xét tình hình sử dụng TSCĐ định kỳ. Thanh lý TSCĐ phải được bộ phận thanh lý xét duyệt PHẦN 4: THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG “Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin” 3 nguyên tắc Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB Nguyên tắc 14: Truyền thông trong nội bộ Nguyên tắc 15: Truyền thông với bên ngoài Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB 4.1: Hệ thống thông tin của đơn vị: Hoạt động công nghệ thông tin Năm 2022, các hoạt động CNTT đã đạt được: • Triển khai các dự án xây dựng các phần mềm nghiệp vụ, tăng cường chuyển đổi số như phần mềm hợp nhất báo cáo tài chính kế toán, phần mềm tự động hóa quy trình RPA, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, phần mềm quản lý tồn kho Nguyên tắc 14 4.2 Truyền thông trong nội bộ + Công ty sử dụng hệ thống email nội bộ cho các phòng ban của công ty với công thức: tên bộ phận_số thứ tự (nếu có)@anphatbioplastics.com Nguyên tắc 15 4.3. Truyền thông với bên ngoài + Website chính thức của công ty: anphatbioplastics.com Website được duy trì bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Slide + Công ty có trang Facebook riêng với hơn 16.000 lượt thích nhằm truyền tải thông tin đến với các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Công ty có kênh youtube: Slide Truyền thông với cơ quan quản lý, hiệp hội ngành thông qua trao đổi trực tiếp, qua các dự án, chiến dịch cùng thực hiện, hội thảo, hội nghị, sự kiện về tuân thủ pháp luật, tuân thủ các chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch bệnh; Truyền thông với cộng đồng địa phương thông qua trao đổi trực tiếp, các hội nghị xúc tiến đầu tư, chuyến thăm và làm việc tại nhà máy, trụ sở kinh doanh, chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường, chương trình đào tạo về đóng góp cho các công tác an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn của địa phương trong phòng chống dịch bệnh, thiên tai; bảo vệ môi trường; Kết nối với các cơ quan báo chí, đảm bảo các tin tức về hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển, công tác phòng dịch của Công ty được phản ánh, cập nhật một cách khách quan, trung thực PHẦN 5: GIÁM SÁT Gồm 2 nguyên tắc Nguyên Tắc 16: Đơn vị lựa chọn, xây dựng và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của kiểm soát nội bộ hiện hữu và hoạt động hữu hiệu Nguyên Tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt kịp thời các khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị khi cần thiết 5.1: Thực hiện giám sát định kì: + Ban kiểm soát phối hợp với HĐQT chọn EY là đơn vị kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo tài chính của công ty. Slide + An Phát Xanh có thành lập bộ phận Kiểm toán nội bộ, do HĐQT thành lập và quản lý trực tiếp. Nguồn: https://cdn.24hmoney.vn/medialib/Crawler/2022/2022-04/2022-0429/35815_kiem-toan-noi-bo.pdf Slide + Duy trì hotline và email Bộ phận Quan hệ cổ đông, nhằm kịp thời phản hồi các thắc mắc của nhà đầu tư các thông tin về đấu giá cổ phiếu, cổ tức; hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; chiến lược kinh doanh, phát triển bền vững, động lực tăng trưởng. ((+84) 220-3.755.997 – (+84) 220-3.755.998 Hotline bộ phận CSKH: 18009050 Hotline đội ngũ tư vấn 5.2: Đánh giá và truyền đạt khiếm khuyết về KSNB + Sau khi thực hiện các hoạt động giám sát, nếu phát hiện ra những thiếu sót, khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát nội bộ thì cần sửa chữa, hoàn thiện lại hệ thống kiểm soát nội bộ. + Những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ được báo cáo kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm gồm cả nhà quản lý và HĐQT để có biện pháp khắc phục. + An Phát có cơ chế báo cáo sai phạm, tạo điều kiện để CBCNV và các bên liên quan báo cáo sớm các sai phạm, từ đó các vấn đề sớm được nhận biết và giải quyết. + An Phát có xây dựng khâu giám sát các hoạt động sửa chữa những khiếm khuyết đã được báo cáo. PHẦN 3: NHẬN XÉT ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU 3.1: Điểm mạnh: Chính sách nhân sự toàn diện, đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực có chất lượng cao Chính sách lương thưởng, đãi ngộ hợp lý giúp giữ chân và thu hút nhân tài Quy trình sản xuất của đơn vị được kiểm duyệt chặt chẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt, giúp duy trì tệp khách hàng tốt, trung thành Lựa chọn được công ty kiểm toán uy tín (EY được xếp vào nhóm Big4, một trong bốn công ty kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu và lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu) nâng cao độ uy tín đối với BCTC đã được kiểm toán 3.2: Điểm yếu: Công tác đánh giá và truyền đạt khiếm khuyết của KSNB chưa thực sự rõ ràng Công ty chưa có bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt Chưa công bố cụ thể chính sách/ cơ chế Khiếu nại cho cổ đông và những người khác trên website PHẦN 4: KIẾN NGHỊ 1.2: Triển khai rõ ràng về quy trình, cách thức thực hiện trong việc đánh giá và truyền đạt về khiếm khuyết của KSNB 1.3 Thành lập bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt 1.4 Công bố lên website cụ thể chính sách/ cơ chế Khiếu nại cho cổ đông và những người khác