Uploaded by Ngoc Minh

bài tập ch1-5

advertisement
Chương 1+2:
Câu hỏi lựa chọn:
1. Giám đốc tài chính mới của Công ty AD mời Trưởng KTNB gặp để thảo luận về
vai trò của chức năng KTNB. Trưởng KTNB nên thông báo với Giám đốc tài
chính rằng trách nhiệm chung của KTNB là:
a. Hoạt động như sự bảo đảm độc lập và hoạt động tư vấn được thiết kế để gia
tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của công ty
b. Đánh giá các phương pháp của công ty trong bảo vệ tài sản, và nếu thích hợp,
thẩm tra sự tồn tại của các tài sản đó
c. Soát xét tính liêm chính của thông tin tafic hính và thông tin hoạt động và các
phương pháp được sử dụng để tập hợp và báo cáo thông tin
d. Xác định liệu KSNB của công ty có cung cấp sự bảo đảm hợp lý rằng thông tin
được truyền tải một cách hiệu quả và hiệu lực đến nhà quản lý
2. Trong phạm vi của KTNB, các dịch vụ bảo đảm được định nghĩa tốt nhất là:
a. Kiểm tra một cách khách quan các bằng chứng cho mục đích đánh giá độc lập
b. Các dịch vụ tư vấn để gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của đơn vị
c. Các hoạt động chuyên nghiệp đo lường và báo cáo dữ liệu tài chính và kinh
doanh
d. Đánh giá khách quan tính tuân thủ với chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp
và qui định.
3. Những nội dung nào sau đây thuộc nội dung khái niệm KTNB của IIA:
a. Tính độc lập và khách quan
b. Cách tiếp cận hệ thống
c. Giúp đơn vị thực hiện được mục tiêu
d. Tất cả các ý trên
4. Khuôn khổ nào sau đây giúp KTVNB và KTNB đánh giá năng lực hiện tại của họ
và xác định các lĩnh vực cải thiện:
a. KSNB – Khuôn khổ kết hợp
b. IPPF Khuôn khổ thực hành nghề nghiệp quốc tế
c. Khuôn khổ năng lực KTVNB tòan cầu
d. Khuôn khổ quản trị rủi ro doanh nghiệp
5. Mục đích chính của chuẩn mực kiểm toán là
a. Thúc đẩy sự phối hợp của KTVNB và KTV bên ngoài
b. Thiết lập cơ sở để đánh giá hoạt động KTNB
c. Gia tăng sự nhất quán trong thực tiễn KTNB
d. Cung cấp sự mã hóa các thực tế tồn tại
6. Chuẩn mực yêu cầu KTNB phải duy trì sự thận trọng nghề nghiệp thích đáng
trong quá trình thực hiện kiểm toán. Điều nào sau đây là không yêu cầu đối với
KTVNB khi duy trì tính thận trọng nghề nghiệp thích đáng khi kiểm toán hoạt
động ngân quỹ:
a. ủy ban kiểm toán đã yêu cầu sự bảo đảm về tính tuân thủ của chức năng ngân
quỹ với chính sách mới về sử dụng các công cụ tài chính
b. người quản lý kho quỹ đã không thiết lập các chính sách quản trị rủi ro
c. KTV độc lập đã yêu cầu xem giấy làm việc và báo cáo kiểm toán
d. Chức năng ngân quỹ mới hoàn thành việc thực hiện hệ thống mới theo dõi đầu
tư thời gian thực
7. Trong tình huống nào sau đây KTVNB có nguy cơ thiếu tính khách quan:
a. Nhân viên kế toán tiền lương giúp KTVNB thẩm tra sự tồn tại vật chất của các
mô-tô nhỏ
b. KTVNB thảo luận một vấn đề quan trọng với phó chủ tịch để soạn báo cáo kiểm
toán. Phó chủ tịch này là người mà khách thể KTNB có trách nhiệm báo cáo
c. KTVNB khuyến nghị về tiêu chuẩn kiểm soát và thước đo hoạt động cho một hợp
đồng với tổ chức dịch vụ về xử lý tiền lương và phúc lợi của người lao động.
d. Nhân viên giúp việc mua hàng trước đây thực hiện soát xét các kiểm soát nội bộ
đối với mua hàng bốn tháng sau khi được chuyển sang bộ phận KTNB
8. Theo Chuẩn mực kiểm toán, điều nào sau đây là yêu cầu của đối với chức năng
KTNB:
a. Đánh giá tính hiệu lực của ủy ban kiểm toán hàng năm
b. Đưa ra ý kiến chung về tính thích đáng của KSNB của đơn vị hàng năm
c. Thu thập thư xác nhận của nhà quản lý hàng năm về trách nhiệm của nhà quản
lý cho thiết kế và vận hành KSNB ngăn chặn gian lận
d. Đánh giá liệu quản trị IT của công ty có duy trì và hỗ trợ các mục tiêu và chiến
lược của công ty
9. KTVNB cung cấp dịch vụ thuế thu nhập trong mùa quyết toán thuế. Điều nào sau
đây được xem là có ảnh hưởng nhất đến tính độc lập của KTVNB theo Chuẩn mực
đạo đức của IIA:
a. Lập hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân (có thu phí) cho quản lý một bộ phận
b. Tham gia chương trình phát thanh địa phương thảo luận về các vấn đề thus và kế
hoạch nghỉ hưu
c. Có thu nhập từ giảng lớp thuế buổi tối ở trường cao đẳng địa phương
d. Làm việc cuối tuần cho người bạn có công ty kiểm toán
10. Theo Chuẩn mực KTNB, điều nào sau đây nhà quản lý KTNB phải nghĩ đến khi
cân nhắc về tính thận trọng thích đáng trong khi lập kế hoạch cho một dịch vụ bảo
đảm:
a. Cơ hội để đào tạo chéo KTVNB
b. Chi phí của dịch vụ bảo đảm trong quan hệ với lợi ích
c. Công việc trong lĩnh vực quan tâm của KTVNB
d. Khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách thể kiểm toán
Thảo luận:
1. Thảo luận các nhân tố dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ gần đây của KTNB?
2. Thủ tục kiểm toán nào được KTVNB sử dụng để đánh giá tính thích đáng về thiết
kế và tính hiệu lực trong hoạt động của quản trị công ty, quản trị rủi ro và kiểm
soát?
3. IPPF là hướng dẫn nghề nghiệp do IIA ban hành. IPPF chia thành Hướng dẫn bắt
buộc (gồm có Các nguyên tắc then chốt về thực hành nghề của KTNB, các Chuẩn
mực, Đạo đức nghề nghiệp, Định nghĩa KTNB) và Hướng dẫn gợi ý (gồm Hướng
dẫn thực hành và Hướng dẫn bổ sung). Thảo luận về vai trò của IPPF?
4. Quy chế KTNB có vai trò quan trọng, vì sao?
5. Việc đưa Trưởng KTNB vào chương trình quyền chọn cổ phiếu của doanh nghiệp
có vi phạm Chuẩn mực KTNB và đạo đức không?
6. Trưởng KTNB của Công ty AD báo cáo về hành chính cho Giám đốc tài chính và
báo cáo theo chức năng cho ủy ban kiểm toán. Phạm vi các dịch vụ bảo đảm của
chức năng KTNB gồm tài chính, hoạt động và tuân thủ. Tính khách quan của
KTVNB đối với vấn đề kế toán có bị suy giảm trong các trường hợp sau hay
không?
a. KTVNB thường được yêu cầu đưa ra bút toán định khoản cho những giao dịch
phức tạp mà kế toán của công ty không có kiến thức chuyên môn để xử lý
b. Một nhân viên kế toán điều hòa giấy báo ngân hàng. KTVNB soát xét bảng
điều hòa ngân hàng để đoan chắc rằng công việc được thực hiện một cách đúng
đắn.
7. Hoài nghi nghề nghiệp là gì? Phân biệt thận trọng thích đáng và hoài nghi nghề
nghiệp
8. Vì sao KTNB cung cấp sự bảo đảm hợp lý mà không phải sự bảo đảm tuyệt đối
Chương 3:
Câu hỏi lựa chọn:
1. Điều nào sau đây là không phù hợp với vai trò quản trị của ban quản trị (BOD):
a. đánh giá và phê duyệt mục tiêu chiến lược
b. ảnh hưởng triết lý chấp nhận rủi ro của đơn vị
c. cung cấp sự bảo đảm trực tiếp cho bên thứ ba rằng các quá trình quản trị của
đơn vị có hiệu lực
d. thiết lập ranh giới hoạt động, bên ngoài ranh giới đó đơn vị không hoạt động
2. Ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về xác định các lĩnh vực rủi ro then chốt
mới xuất hiện mà cần được kiểm soát bởi các chu trình quản trị của đơn vị:
a. Ban quản trị (BOD)
3.
a.
b.
c.
d.
b. Nhà quản lý cấp cao
c. Người sở hữu rủi ro (risk owners)
d. Chức năng KTNB
Câu nào sau đây phản ánh trách nhiệm quản trị tiêu biểu của nhà quản lý cấp cao:
ủy quyền mức rủi ro chấp nhận được cho nhà quản lý rủi ro
giám sát hoạt động hàng ngày của các hoạt động quản trị rủi ro cụ thể
thiết lập ủy ban quản trị
bảo đảm đủ thông tin được thu thập để báo cáo ban quản trị
i: Chọn a và d;
cả các câu trên
ii: Chọn b và c;
iii: Chọn a, b, d;
iv: Chọn tất
Chức năng KTNB không nên:
Đánh giá các chu trình quản trị rủi ro và hoạt động của đơn vị
Đưa ra lời khuyên về cải thiện các chu trình quản trị rủi ro và hoạt động của đơn vị
Giám sát các chu trình quản trị rủi ro và hoạt động của đơn vị
Phối hợp các hoạt động liên quan đến quả trị rủi ro và hoạt động của đơn vị với
các hoạt động của KTV độc lập
5. Xác định cấu trúc quản trị tốt nhất
4.
a.
b.
c.
d.
Nhà quản lý chức năng
Giám đốc
KTNB
a. Chịu trách nhiệm về rủi ro Vai trò giám sát
Vai trò tư vấn
b. Vai trò giám sát
Chịu trách nhiệm về rủi ro Vai trò tư vấn
c. Chịu trách nhiệm về rủi ro Vai trò tư vấn
Vai trò giám sát
d. Vai trò giám sát
rủi ro
Vai trò tư vấn
Chịu trách nhiệm về
6. Câu nào sau đây không phải là vai trò của KTNB trong hoạt động quản trị tốt nhất:
a. hỗ trợ cho ủy ban trong đánh giá rủi ro toàn công ty
b. bảo đảm việc thực hiện kịp thời những khuyến nghị kiểm toán
c. giám sát sự tuân thủ Qui tắc thực hành của công ty
d. thảo luận những lĩnh vực có rủi ro đáng kể
7. Câu nào sau đây về quản trị công ty là không đúng:
a. Các cơ chế kiểm soát công ty bao gồm các cơ chế kiểm soát bên trong và bên
ngoài
b. Kế hoạch đãi ngộ nhà quản lý là một phần của cơ chế kiểm soát công ty
c. Sự pha loãng tài sản của cổ đông do quyền chọn cổ phiếu hay thưởng cổ phiếu
cho cán bộ nhân viên là vấn đề kế toán chứ không phải vấn đề quản trị công ty
d. Chức năng KTNB của công ty có nhiều trách nhiệm hơn ủy ban quản trị công
ty
Thảo luận:
Tình huống 1:
Kiểm toán nhà nước (KTNN) ở quốc gia X phát hành báo cáo về HTX điện X – có nhiều
chủ sở hữu. Báo cáo này rà soát công việc của Tư vấn Y. Y đã phát hiện nhiều yếu điểm
của kiểm soát nội bộ (KSNB). KTNN nhất trí với kết luận và khuyến nghị của Y về thiếu
sót về KSNB hiệu lực. Cụ thể KTNN khuyến nghị luật pháp của X nên yêu cầu bằng luật
rằng mỗi HTX nên:
• Thiết lập Ban quản trị và ủy ban kiểm toán tách riêng
• Sử dụng KTVNB báo cáo cho Ban quản trị
Một phóng viên báo địa phương có một số câu hỏi với bạn:
1. Trách nhiệm của Ban quản trị với KSNB là gì?
2. Vì sao KTNN muốn mỗi HTX có KTVNB?
Tình huống 2:
Thảo luận những ưu nhược điểm khi Trưởng KTNB báo cáo lên Ban quản trị thay vì báo
cáo Giám đốc tài chính.
Tình huống 3:
Trưởng KTNB của Công ty X thảo luận với nhà quản lý cấp cao và Ban quản trị để phát
triển mô hình bảo đảm kết hợp.
Yêu cầu: i. những nhân tố nào có ảnh hưởng đến quyết định của Trưởng KTNB về hoãn
một cuộc dịch vụ bảo đảm; ii. Những dịch vụ nào KTNB có thể cung cấp khi đang thực
hiện dịch vụ bảo đảm?
Chương 4:
Câu hỏi lựa chọn:
1. Theo IIA, Chức năng KTNB phải thiết lập:
a. Các đánh giá các chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng nội bộ
b. Các đánh giá các chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng bên ngoài
c. Các đánh giá các chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng nội bộ và bên
ngoài
d. Không có câu nào đúng
2. Tính độc lập của hoạt động KTNB đạt được thông qua:
a. Bố trí nhân sự và giám sát
b. Thận trọng thích đáng và phát triển nghề nghiệp liên tục
c. Quan hệ nhân sự và báo cáo
d. Mục tiêu và tình trạng tổ chức
3. KTVNB nên sở hữu những kỹ năng nào sau đây:
a. KTVNB cần hiểu các mối quan hệ con người và có kỹ năng làm việc với mọi
người
b. KTVNB có thể nhận ra và đánh giá tính trọng yếu và tầm quan trọng của
những lệch lạc từ thực tế kinh doanh tốt
c. KTVNB nên là chuyên gia về các lĩnh vực như kinh tế, luật thương mại, thuế,
tài chính và IT
d. KTVNB nên có kỹ năng trao đổi bằng lời và viết
Chọn:
i. b;
ii. a và c;
iii. c và d;
iv. a, b và d
4. Chuẩn mực yêu cầu Trưởng KTNB chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động với
những người cung cấp dịch vụ bảo đảm nội bộ và bên ngoài. Với KTV độc lập bên
ngoài, câu nào sau đây không phù hợp với Trưởng KTNB để đáp ứng yêu cầu
trên:
a. Tổ chức cuộc họp với lãnh đạo công ty kiểm toán độc lập để bàn về cuộc kiểm
toán BCTC sắp tới
b. Cung cấp sự tiếp cận giấy làm việc cho KTV độc lập
c. Yêu cầu KTV độc lập bên ngoài có sự phê chuẩn của Trưởng KTNB đối với kế
hoạch kiểm toán năm về cuộc kiểm toán BCTC
d. Yêu cầu KTV độc lập gửi bản sao của Thư quản lý cho KTNB
5. Ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về xác định rằng mục tiêu của cuộc KTNB
đã đạt được:
a. Thành viên cuộc KTNB
b. Trưởng KTNB
c. Ủy ban kiểm toán
d. Người phụ trách cuộc KTNB
6. Điều nào sau đây là lí do tốt nhất để Trưởng KTNB cân nhắc kế hoạch chiến lược
của đơn vị khi phát triển kế hoạch KTNB hàng năm:
a. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng KTNB trong đơn vị
b. Để đưa ra khuyến nghị cải thiện kế hoạch chiến lược
c. Để bảo đảm kế hoạch KTNB hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh chung
d. Để cung cấp sự bảo đảm rằng kế hoạch chiến lược nhất quán với các giá trị của
đơn vị
7. Chuẩn mực yêu cầu các chính sách và thủ tục hướng dẫn KTVNB. Câu nào sau
đây là sai:
a. Chức năng KTNB qui mô nhỏ có thể được quản lý theo cách không chính thức
thông qua giám sát chặt và biên bản ghi (written memos)
8.
9.
a.
b.
c.
d.
b. Các sổ tay kiểm toán chính thức về kỹ thuật hay hành chính có thể không cần
thiết đối với tất cả chức năng KTNB
c. Trưởng KTNB nên thiết lập các chính sách và thủ tục
d. Tất cả các chức năng KTNB nên có sổ tay chính sách và thủ tục chi tiết.
Ủy ban kiểm toán có khả năng nhiều nhất là tham gia vào phê chuẩn:
a. Bổ nhiệm nhân sự kiểm toán và tăng lương
b. Quan sát và đề xuất đối với báo cáo KTNB
c. Lịch trình công việc kiểm toán
d. Bổ nhiệm Trưởng KTNB
Hoạt động nào sau đây được thiết kế để cung cấp thông tin phản hồi về tính hiệu
lực của hoạt động KTNB:
Giám sát thích hợp
Đào tạo thích hợp
Đánh giá nội bộ
Đánh giá từ bên ngoài
Chọn:
i. a, b và c;
ii. a,b và d;
iii. a, c và d;
iv. tất cả a, b, c và d
Thảo luận
1. Trưởng KTNB có nên phát biểu về tính thích đáng của việc thiết kế và/hoặc tính
hiệu lực của hoạt động của KSNB theo các nội dung:
a. Độ tin cậy của báo cáo tài chính
b. Tính hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động
c. Tính tuân thủ luật pháp và các qui định
2. Theo Chuẩn mực IIA, KTNB được yêu cầu đánh giá và đóng góp vào việc cải
thiện quản trị công ty, quản trị rủi ro và các quá trình kiểm soát.
Yêu cầu:
a. nêu một số trách nhiệm quản trị công ty mà KTNB cần quan tâm
b. mô tả các hoạt động quản trị rủi ro phù hợp để chức năng KTNB thực hiện, và các
hoạt động quản trị rủi ro mà chức năng KTNB nên tránh
c. chức năng KTNB có trách nhiệm đánh giá sự thích đáng về thiết kế và hiệu lực
hoạt động của các kiểm soát. Thảo luận các lĩnh vực của kiểm soát thuộc phạm vi
trách nhiệm đánh giá của KSNB.
Chương 5
Thảo luận:
1. Phân tích mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán.
2. Một bộ phận của công ty bạn mua một số lượng lớn máy tính để bàn trong năm
qua. Trưởng KTNB yêu cầu bạn (KTVNB) kiểm tra quá trình mua máy tính,
và xác định liệu các máy tính có được sử dụng đúng và hạch toán đúng.
Trưởng KTNB xác định một tập hợp các mục tiêu kiểm toán để hướng dẫn các
thủ tục kiểm toán của bạn. Cụ thể, Trưởng KTNB muốn bạn xác định:
A. Việc mua máy tính được phê chuẩn đúng
B. Trách nhiệm đối với các máy tính được phân chia đúng
C. Các máy tính, cũng như phần mềm và các thông tin trong máy tính, được
bảo vệ đúng đắn. Cân nhắc cả sự tiếp cận vật chất và logic
D. Luật và các qui định về sử dụng phần mềm được tuân thủ
E. Các máy tính được ghi sổ là đã mua thì thực sự có tồn tại
F. Tất cả các máy tính đã mua đều được ghi sổ
G. Giá trị ghi sổ của các máy tính là đúng
H. Thời gian sử dụng và giá trị còn lại ước tính của các máy tính là hợp lý
I. Chi phí khấu hao của máy tính được tính đúng.
Yêu cầu: (i) mô tả các thủ tục kiểm toán bạn sử dụng để đạt được sự hiểu
biết về các máy tính được mua, sử dụng và hạch toán như thế nào, (ii) mô tả
các thủ tục kiểm toán bạn sử dụng để đạt được các mục tiêu kiểm toán nêu
trên.
3. Một KTVNB đã thu thập thông tin phâan tích xu hướng và tí suất của của tài
khoản phải thu:
Năm
Tỉ trọng của khoản phải thu thuần trong tổng tài sản
Hệ số quay vòng khoản phải thu
3
2
1
30.8% 27.3% 23.4%
5.21
6.05
6.98
Điều nào sau đây ít có khả năng nhất để giải thích cho xu hướng trên:
a.
b.
c.
d.
Các nghiệp vụ bán hàng ảo đã được ghi vào năm 2 và 3
Tính hiệu lực của thủ tục cấp tín dụng và thu tiền suy yếu trong giai đoạn 3 năm
Hàng bán trả lại bị khai tăng trong năm 2 và 3
Dự phòng nợ xấu bị khai thiếu trong các năm 2 và 3
Download