Uploaded by Nguyễn Phương Cương

Mài-lò KTCT UEH

advertisement
1. Phân tích tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát
triển của Việt Nam ?
“Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nên kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”[1]
Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong xu hướng chung là toàn cầu hoá kinh tế. Dưới
tác động của toàn cầu hóa kinh tế, việc tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế đã trở nên thiết
yếu, là kết quả của sự gia tăng liên kết quốc tế trong sản xuất và giao dịch kinh tế. Điều này
đã khiến cho nền kinh tế của các quốc gia trở thành một phần không thể thiếu và không thể
tách rời khỏi kinh tế toàn cầu. Vì vậy, nếu không hội nhập vào kinh tế quốc tế, các quốc gia
sẽ không thể đảm bảo các điều kiện cần thiết để sản xuất nội địa. Hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại cơ hội để giải quyết các vấn đề toàn cầu ngày càng tăng, tận dụng thành công cách
mạng công nghiệp và biến nó thành một động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một phương thức phát triển phổ biến
đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển hoặc còn kém phát triển.
Đối với những quốc gia này, hội nhập kinh tế quốc tế mang theo cơ hội để tiếp cận và tận
dụng các nguồn tài chính, khoa học công nghệ, và kinh nghiệm từ các quốc gia khác để thúc
đẩy sự phát triển của họ. Hội nhập kinh tế quốc tế là một con đường ngắn hạn có thể giúp
các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển tiến xa hơn, thu hẹp khoảng cách với các
quốc gia phát triển, và giảm nguy cơ tụt hậu. Nó mở ra cửa cho thị trường, thu hút vốn đầu
tư, thúc đẩy sự công nghiệp hoá và tích luỹ tài sản, tạo cơ hội việc làm mới và nâng cao thu
nhập cho mọi tầng lớp dân cư.
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam
Một, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực ra đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường để thúc đẩy
phát triển thương mại và tạo điều kiện cho sản xuất trong nước. Nó cũng tận dụng lợi thế
kinh tế trong phạm vi quốc gia, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, và thúc đẩy sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng sâu hơn với hiệu quả cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực cho việc cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại và hợp lý hơn, đồng thời tạo ra lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và
khả năng cạnh tranh của kinh tế, các sản phẩm, và doanh nghiệp trong nước. Nó cũng đóng
góp vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh, tăng cường khả năng thu hút
khoa học công nghệ hiện đại và vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận
thị trường quốc tế, nguồn tài trợ, và đối tác quốc tế để cải tiến công nghệ sản xuất và
phương thức quản lý, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên trình độ toàn cầu. Nó cũng
mở ra cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước, cho người dân cơ hội trải nghiệm đa dạng sản
phẩm, dịch vụ với đa dạng chủng loại, mẫu mã, và chất lượng với giá cạnh tranh, cũng như
mở rộng phạm vi việc làm cả trong và ngoài nước.
Hai, tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và
tiềm năng khoa học công nghệ quốc gia. Điều này thể hiện qua sự hợp tác mạnh mẽ trong
lĩnh vực giáo dục, đào tạo, và nghiên cứu khoa học với các quốc gia khác, dẫn đến khả năng
hấp thụ kiến thức khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài và chuyển giao công nghệ, nhằm tăng cường chất lượng nền kinh tế.
Ba, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an
ninh quốc phòng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, mở ra cơ hội lớn để tiếp
thu nhũng giá trị tinh hoa thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
trên toàn thế giới, từ đó góp phần làm giàu thêm văn hóa dân tộc, đi đến thúc đẩy tiến bộ xã
hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động mạnh mẽ đến việc hội nhập chính trị, tạo
điều kiện cho cải cách toàn diện, hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, và văn minh. Nó cung cấp cơ hội để mỗi quốc gia
định vị mình một cách phù hợp trong bối cảnh quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín, và vị thế
quốc tế của quốc gia trong các tổ chức chính trị và kinh tế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, sự ổn định
ở khu vực và quốc tế đê tập trung cho phát triển kinh tế xã hội mở rộng ra cơ hội hợp tác
giữa các quốc gia cho việc giải quyết những vấn đề quan tâm chung của toàn thế giới như
môi trường, biến đồi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra
nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:
Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt, gây khó khăn cho nhiều
doanh nghiệp và ngành kinh tế trong nước, thậm chí đưa đến tình trạng phá sản, với nhiều
hậu quả bất lợi cho mặt kinh tế và xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm tăng mức phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào
thị trường quốc tế, làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các biến động khôn lường về
chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến sự không cân đối trong việc phân phối lợi
ích và rủi ro cho các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau, có thể làm gia tăng khoảng
cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải
đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung
vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công
nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
ở mức độ cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và
ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Hội nhập có thể đặt ra một số thách thức về quyền lực của Nhà nước, chủ quyền quốc
gia và có thể phát sinh các vấn đề phức tạp liên quan đến duy trì an ninh và ổn định xã hội.
2
Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội
phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ tiêu biểu của dân tộc và văn hóa truyền thống Việt
Nam bị xói mòn dưới sự áp đặt của văn hóa nước ngoài.
Hội nhập có thể tăng cường nguy cơ về khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên
quốc gia, dịch bệnh, và nhập cư trái pháp luật.
2. Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc
tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt: kinh tế; chính
trị; văn hóa
2.1. Những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển kinh
tế của Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm Việt Nam phải đối diện với áp lực cạnh tranh
lớn từ các nước phát triển trên thế giới, do Việt Nam là nước nhỏ, giành độc lập chưa lâu.
Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để
mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất
xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản
xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng
hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này
khiến nguy cơ “tụt hậu” trầm trọng hơn, khi hàng hóa xuất khẩu cần đạt yêu cầu cao. Một số
mặt hàng như cà phê, lúa gạo, vải thiều,..ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào thị trường
quốc tế.
Trong khâu sản xuất, việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh
chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam
do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực
sản xuất trong nước. Những sản phẩm nội địa chịu áp lực cạnh tranh lớn, rất dễ “mất thị
trường” vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu
quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới
sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước. Đặc biệt,
sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh
gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương
nhất trong hội nhập. Cùng với đó, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, cùng với hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng rộng, hệ số chênh lệch giàu, nghèo được ngày càng tăng: “năm
1990 là 4,1 lần, năm 1991 là 4,2 lần, năm 1993 là 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là
7,0 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 7,6 lần, năm 2021 là 8,4 lần và băn 2022 là 9,4
lần. Hệ số chênh lệch ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn (năm 2004 là 8,1 lần so với
6,4 lần). Theo vùng lãnh thổ chênh lệch cao nhất là ở Đông Nam bộ (8,7 lần), tiếp đến là
Tây Nguyên (7,6 lần), Đông Bắc (7 lần)…” [2]
So sánh lợi thế trong cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế khiến kinh tế Việt Nam so
với các quốc gia trên thế giới có phần yếu hơn. Trong khi đó, tư duy về kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn chậm; quy trình chính sách chưa được xây
dựng và tổ chức thực hiện một cách khoa học dẫn đến tính khả thi thấp, trách nhiệm không
rõ.; bộ máy Nhà nước khá cồng kềnh, quy định, chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế còn
chồng chéo; công tác cán bộ chậm đổi mới, thực lực của đội ngũ cán bộ chưa đủ, vẫn còn
3
tình trạng tham nhũng cũng đã gây nên những hạn chế, bất cập trên. Điều này vô hình chung
gây nên áp lực lớn cho phát triển kinh tế, hàng hóa trong nước chịu “chèn ép” và cạnh tranh
khốc liệt hơn, nhiều nhà bán trong nước có nguy cơ “phá sản” do chèn ép giá từ sản phẩm
cạnh tranh nước ngoài giá rẻ.
2.2. Những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển
chính trị của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng lớn đến chính trị. Hội nhập kinh tế với việc
hợp tác mở rộng thường bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị không ngừng lợi dụng để
ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Thông
qua tiến trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Lợi
dụng Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế mà bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, các thế
lực thù địch thúc đẩy hình thành những yếu tố phi xã hội chủ nghĩa, gia tăng mặt trái của
nền kinh tế thị trường, nhằm làm cho Nhà nước mất khả năng kiểm soát, điều hành nền kinh
tế, từ khống chế về kinh tế để chuyển hóa và gây sức ép về chính trị. Rõ ràng, việc du nhập,
hội nhập về kinh tế khiến chính trị “nặng” hơn trong việc quản lý kinh tế, cần xây dựng
khung pháp lý, quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo các thành phần kinh tế luôn tuân thủ pháp
luật, đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các đối tượng thù địch. Hội nhập
quốc tế làm gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, gây khó khăn trong giữ vững độc
lập, tự chủ, nhất là đối với các nước nhỏ có tiềm lực yếu trước các nước lớn có tiềm lực
mạnh; trước hết là phụ thuộc về kinh tế do sự chi phối, áp đặt từ bên ngoài. Nước ta cũng
vậy, việc xuất khẩu hàng hóa trong kinh tế, đặc biệt là trà, cà phê, …nông sản, thủy hải sản
phụ thuộc khá nhiều vào Trung, Hàn, Nhật dẫn đến về chính trị, cũng có phần yếu hơn.
Vấn đề về hội nhập quốc tế mở rộng cũng khiến cho nền kinh tế ở Việt Nam khó
kiểm soát hơn, tình trạng buôn lậu, trốn thuế cũng có nguy cơ xảy ra cao hơn. Cùng với đó
là những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh-chính trị như dịch bệnh, di dân trái phép, khủng
bố,…cũng khó kiểm soát hơn.
2.3. Những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển văn
hóa của Việt Nam
Giá trị bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung,
trọn nghĩa vẹn tình; đức tính cần cù, sáng tạo, vượt khó, sự giản dị, tinh tế trong lối sống,
ứng xử... Bản sắc đó là điều kiện tiền đề để Việt Nam hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, hội
nhập kinh tế quốc tế là thời cơ, đồng thời cũng là những thách thức to lớn đối với bảo vệ,
giữ gìn, phát huy, phát triển các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc. Trước sức ép từ kinh
tế thị trường, quá trình này dễ dẫn đến tình trạng bị lai căng, đồng hóa, chứa đựng nguy cơ
băng hoại những giá trị truyền thống, làm mất cốt cách và diện mạo tinh thần của quốc gia,
xói mòn bản sắc dân tộc, tiềm ẩn những bất ổn về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam, bạn
hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên
Đầu tiên, cần đẩy mạnh tuyên truyền, mở rộng, thực tiễn hóa các chủ trương, chính
sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng vào trong nhân dân, áp dụng nó trong thực tiễn
nền kinh tế. Cần xác định mục tiêu, các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hội nhập
4
kinh tế, thống nhất nhận thức và hành động, đảm bảo mọi người dân, mọi doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế đều hiểu, chung tay vào tiến trình hội nhập quốc tế.
Thứ hai, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hội nhập kinh tế
quốc tế, đảm bảo tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chủ động, tích cực tham gia ký kết các hiệp
định thương mại quốc tế, xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, tham gia giao thương, học hỏi kinh nghiệm,
nhập thêm máy móc, thiết bị từ phía nước ngoài.
Thứ ba, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa Việt Nam, đặc
biệt là các sản phẩm mũi nhọn như nông sản, cà phê, thủy hải sản,…các mặt hàng được ưa
chuộng thường hay xuất khẩu. Chú ý đào tạo lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
công việc, đặc biệt là yêu cầu công việc do đối tác nước ngoài đề ra.
Thứ tư, chủ động, tích cực ký kết, giao lưu thương mại với các đối tác mới; đối với
đối tác cũ, đối tác lâu năm thì cần xác lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài, sâu rộng. Cùng
với đó, cần nghiêm túc tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký thỏa thuận, nâng
cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ năm, thường xuyên tổng kết thực tiễn, đưa ra các chính sách, chủ trương hỗ trợ
doanh nghiệp trong nước phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội nhập quốc
tế, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo cơ chế chính sách
khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, tham gia các diễn
đàn kinh tế quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.
Thứ sáu, tiếp tục nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tăng cường công
tác quản lý kinh tế quốc tế; không ngừng xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước vững
mạnh; chú trọng công tác giữ gìn độc lập, chủ quyền lãnh thổ, phát hiện và xử lý nghiêm
các vi phạm kinh tế, vi phạm chính trị.
Thứ bảy, giữ vững bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập. Chú trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục, xây dựng đạo đức con người; đồng thời biết ứng dụng, tận dụng thành tựu
khoa học- văn hóa - nghệ thuật nhân loại. Những nét truyền thống bản sắc Việt cần được
bảo vệ và gìn giữ, đẩy mạnh chương trình gìn giữ bản sắc Việt, đảm bào hòa nhập không
hòa tan.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Hà Nội, 2019, tr162
[2]. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-taichinh?dDocName=BTC336399
6
Download