Uploaded by Nguyễn Phương Cương

01.TacDongCuaChatLuongWebsiteBanLeTrucTuyenDenLongTrungThanhVaHanhViTruyenMiengCuaKhachHangTaiThanhPhoHoChiMinhDoThiThanhThuongNguoiHuongDanTranThiKimDung

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------
ĐỖ THỊ THANH THƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG WEBSITE BÁN
LẺ TRỰC TUYẾN ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH VÀ
HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------o0o-------
ĐỖ THỊ THANH THƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG WEBSITE BÁN
LẺ TRỰC TUYẾN ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH VÀ
HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG CỦA KHÁCH HÀNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:
60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ KIM DUNG
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của chất lượng website
bán lẻ trực tuyến đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách
hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực
tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo và trích dẫn tài liệu của các tác
giả trong nước và các nhà nghiên cứu trên thế giới, được chú thích rõ ràng và ghi
nhận trong phần tài liệu tham khảo.
Tác giả
Đỗ Thị Thanh Thương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.1.1. Sự phát triển của thương mại điện tử........................................................ 1
1.1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6
1.4.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................... 6
1.4.2. Phương pháp xử lý .................................................................................... 6
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................. 6
1.6. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 8
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 8
2.1.1. Khái quát về bán lẻ trực tuyến .................................................................. 8
2.1.2. Chất lượng website ................................................................................. 12
2.1.3. Lòng trung thành ..................................................................................... 18
2.1.4. Hành vi truyền miệng (WOM) ............................................................... 21
2.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 23
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 27
3.2.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 27
3.2.2. Điều chỉnh thang đo ................................................................................ 28
3.2.3. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 37
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................ 37
4.2. Kiểm định mô hình đo lường ........................................................................ 39
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo ............................... 39
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 42
4.2.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy ........................ 47
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .............................................................. 61
5.1. Ý nghĩa và kết luận ....................................................................................... 61
5.1.1. Hàm ý kết quả đo lường ......................................................................... 61
5.1.2. Hàm ý kết quả của mô hình nghiên cứu ................................................. 62
5.2. Hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến ............................... 63
5.3. Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 67
5.4. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 67
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 68
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IQ
: Chất lượng thông tin
KMO
: Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin
L
: Lòng trung thành của khách hàng
SeQ
: Chất lượng dịch vụ
Sig
: Mức ý nghĩa quan sát
SPSS
: Phần mềm thống kê cho xã hội khoa học
SyQ
: Chất lượng hệ thống
TMĐT
: Thương mại điện tử
UNCITRAL: Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế
VIF
: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
WoM
: Hành vi truyền miệng của khách hàng
WTO
: Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Bảng 3.1: Thang đo Chất lượng website
Bảng 3.2: Thang đo lòng trung thành
Bảng 3.3: Thang đo hành vi truyền miệng
Bảng 4.1: Kết quả chung về mẫu (N=314)
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo chất lượng
website, lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
Bảng 4.3 Kết quả EFA các thành phần chất lượng website lần 1
Bảng 4.5: Kết quả EFA các thành phần chất lượng website lần 2
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo lòng trung thành của khách
hàng
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo hành vi truyền miệng của
khách hàng
Bảng 4.8: Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 1
Bảng 4.10: Kết quả phân tích kiểm định F (mô hình 1)
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1
Bảng 4.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 2
Bảng 4.13: Kết quả phân tích kiểm định F (mô hình 2)
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu bán lẻ trực tuyến toàn cầu qua các năm
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa Chất lượng website và lòng trung thành của khách
hàng
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách
hàng
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Hình 4.1: Đồ thị Scatterplot
Hình 4.2: Đồ thị Histogram
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Sự phát triển của thương mại điện tử
Ngày nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng
Internet cùng với nhiều công nghệ hiện đại ra đời. Con người ngày càng ưa
chuộng giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại. Lợi ích
lớn nhất mà thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận
lợi cho các bên giao dịch. Nó cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại,
thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà
để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Theo nghiên cứu của Paypal và công ty nghiên cứu thị trường IPSOS thì
64% doanh nghiệp cho rằng bán hàng qua mạng giúp tăng lợi nhuận và doanh
thu, 28% doanh nghiệp cho rằng internet giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động xét
về mặt địa lý, 73% doanh nghiệp tiết kiệm được nhờ giảm chi phí điều hành. Còn
theo khảo sát của Group M vào tháng 6 năm 2014 cũng cho biết gần 75% người
mua hàng trực tuyến nói rằng họ thích mua hàng trực tuyến hơn mua sắm ở các
cửa hàng truyền thống vì tính tiện lợi và nhanh chóng. Chính vì vậy mà thương
mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu1.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer thì doanh số
thương mại điện tử (TMĐT) từ hoạt động bán lẻ trực tuyến toàn cầu năm 2014 là
1.3 ngàn tỷ USD, dự báo đến năm 2015 là 1.6 ngàn tỷ USD với tốc độ tăng
trưởng là 20.9%, đến năm 2016 là 1.9 ngàn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là
18,6%, đến năm 2017 thì doanh thu từ bán lẻ trực tuyến trên toàn cầu là 2.2 ngàn
tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 16.4%, năm 2018 doanh thu bán lẻ trực tuyến
trên toàn cầu là 2.5% với tốc độ tăng trưởng là 13,3% và vẫn có xu hướng tiếp
tục tăng trong những năm tiếp theo. (Emarketer, tháng 1 năm 2015)2.
1
2
http://www.socialnomics.net/
http://www.marketingcharts.com/
2
Hình 1.1: Biểu đồ doanh thu bán lẻ trực tuyến toàn cầu qua các năm
(Nguồn: http://www.emarketer.com/)
Theo Cục Thống kê Dân số, Bộ Thương Mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ
trực tuyến đến quý 3 năm 2014 đạt 224,3 tỷ USD, ước tính tổng doanh số bán lẻ
năm 2014 đạt 305,5 tỷ USD, chiếm 8,5% trong doanh thu bán lẻ của Mỹ, với
doanh số này thì Mỹ đang là quốc gia dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến. Theo
nghiên cứu của Forrester (5/2014) dự báo doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ sẽ
tăng khoảng 57,4% trong năm 2018 và cũng tăng tỷ lệ trong tổng doanh số bán lẻ
từ 8,5% lên 11%.
Nước đứng thứ hai trong thị trường bán lẻ trực tuyến đó là Trung Quốc.
Theo báo cáo tình hình TMĐT Trung Quốc năm 2014 của eMarketer cho biết,
doanh thu bán lẻ trực tuyến tại nước này tăng trưởng 63.9% so với năm 2013 và
ước tính đạt 217,39 tỷ USD. Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng này cho
đến năm 2018. Cũng theo báo cáo này, trong năm 2014, doanh thu bán lẻ trực
tuyến của Trung Quốc chiếm 50% tổng doanh thu của khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Dự kiến đến năm 2018, con số này sẽ đạt mức 70%. (Theo báo cáo
TMĐT, 2014).
Một số nước ở Châu Á như Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ…cũng đang tích
cực chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới số lượng người
châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt qua tổng số người truy cập ở châu Âu
3
và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu
vực thương mại điện tử hàng đầu cho doanh số bán hàng trong năm 2015, chiếm
33,4% trong tổng số, so với 31,7% ở Bắc Mỹ và 24,6% Tây Âu. Ba khu vực này
sẽ tiếp tục chiếm khoảng 90% thị trường thương mại điện tử toàn cầu. (Theo
eMarketer, tháng 7/2014).
Với số người sử dụng internet ngày càng tăng, và doanh thu từ thị trường
bán lẻ trực tuyến ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của thị trường
toàn cầu nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng thì “đó chính là lý do mà phần
lớn doanh nghiệp hiện nay luôn tìm cách dùng thương mại điện tử để thu hút và
duy trì khách hàng mỗi ngày” (Euromonitor International, 2012).
Việt Nam với dân số là 90,73 triệu người, 39% dân số sử dụng internet,
đứng thứ 14/20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới, là một
thị trường đầy tiềm năng với lượng truy cập internet lớn (40 triệu). Theo kết quả
khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, 39% dân số sử dụng internet và tỷ
lệ truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến là 58%, giá trị mua hàng trực
tuyến của một người trong năm ước tính là 145 USD và doanh thu từ bán lẻ trực
tuyến đạt khoảng 2,97 tỷ USD. Hay nói cách khác, mỗi năm có khoảng 18 triệu
người Việt Nam tham gia mua sắm qua kênh thương mại điện tử. Điều này
chứng tỏ Việt Nam đang có xu hướng phát triển thị trường bán lẻ trực tuyến
trong tương lai.
Dân số Việt
Tỷ lệ dân số sử
Ước tính giá
Tỷ lệ truy cập
Ước tính
Nam
dụng internet
trị mua hàng
internet tham
doanh số thu
trực tuyến của
gia mua hàng
được từ bán
1 người trong
trực tuyến
hàng trực
năm 2014
90,73 triệu dân
39%
145 USD
tuyến 2014
58%
2,97 tỷ USD
Hình 1.1: Ước tính doanh số bán lẻ trực tuyến của Việt Nam năm 2014
(Nguồn Báo cáo TMĐT năm 2014)
4
1.1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu
Sự gia tăng số lượng người tiêu dùng mua hàng trực tuyến sẽ tạo ra những
cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp. Thách thức lớn nhất
đối với các nhà bán lẻ trực tiếp đó là làm thế nào để “giữ chân” khách hàng
(Zauberman, 2003) và khuyến khích lòng trung thành của họ (Harris và Goode,
2010). Còn cơ hội cho các nhà bán lẻ trực tuyến phụ thuộc vào việc khai thác sức
mạnh của hành vi truyền miệng (Word of mouth) và sử dụng nó để đạt được lợi
thế cạnh tranh (Sweeney và cộng sự, 2008; Mazzarol và cộng sự, 2007). Việc xây
dựng hành vi truyền miệng tích cực là một chiến lược marketing quan trọng đối
với những nhà bán lẻ trực tuyến (Smith và cộng sự, 2007), vì nó đã được chứng
minh là có tương quan thuận đối với doanh số bán hàng (Reichheld, 2003).
Hơn thế, nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng trong môi trường trực tuyến
thì chất lượng website có tác động tích cực đến thái độ và lòng trung thành của
người tiêu dùng (Harris và Goode, 2010; Hopkins và cộng sự, 2009). Trong đó,
Chang và Chen (2009), Delone và McLean (2003) đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của chất lượng website bán lẻ đối với sự thành công của các nhà bán lẻ trực
tuyến.
Đồng thời, Sanjit Kumar Roy và cộng sự (2014) đã nghiên cứu thực
nghiệm tại thị trường Mỹ, cũng khẳng định chất lượng website tác động đến hành
vi truyền miệng thông qua lòng trung thành của khách hàng. Chính vì vậy, trong
thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và thương mại điện tử như là “đòn bẩy” để
phát triển kinh doanh thì các nhà bán lẻ trên thị trường thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng không ngừng quan tâm đến hình thức bán lẻ trực tuyến này. Và
cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tác động của chất lượng
website đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Với đề tài “Tác động của chất lượng website bán lẻ trực tuyến đến lòng
trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh”
tác giả hi vọng đây sẽ là cơ sở giúp cho các nhà bán lẻ quan tâm chú trọng đến
5
hình thức kinh doanh trực tuyến, nâng cao chất lượng website, chất lượng dịch
vụ để khuyến khích được lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách
hàng để ngày càng nâng cao doanh số cũng như lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn giúp
các nhà bán lẻ trong nước nâng cao chất lượng kinh doanh trực tuyến và có thể
mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đến các tỉnh thành phố khác cũng như đến
các quốc gia khác trên thế giới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố thuộc chất lượng website tác động đến lòng trung
thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trực tuyến tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Kiểm định mô hình về mối quan hệ giữa chất lượng website, lòng trung
thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trực tuyến tại thành phố Hồ Chí
Minh.
- Hàm ý quản trị nâng cao chất lượng website trong công tác quảng bá
hoạt động bán lẻ trực tuyến và là tiền đề nâng cao chất lượng kinh doanh trực
tuyến cho các doanh nghiệp tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào chất lượng
website, lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trong môi
trường trực tuyến.
Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu định lượng chọn hướng tiếp cận từ phía
khách hàng, do vậy đối tượng khảo sát là những người đã từng mua hàng trên các
website bán lẻ trực tuyến trong vòng 12 tháng để tìm kiếm thông tin và sản
phẩm, dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: điều tra trực tiếp 350 khách hàng mua hàng trên các
website bán lẻ trực tuyến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2. Phương pháp xử lý
Sử dụng chủ yếu bằng phương pháp định lượng:
-
Phát triển và điều chỉnh thang đo.
-
Điều tra bằng bảng câu hỏi dựa trên thang đo đã điều chỉnh.
-
Kiểm định sơ bộ thang đo thông qua công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.
-
Phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết của mô hình lý thuyết.
-
Hàm ý giải pháp.
Dữ liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Nghiên cứu thực nghiệm kiểm định mức độ tác động của các yếu tố tạo
nên chất lượng website đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách
hàng tại Hồ Chí Minh là cơ sở cho các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến nâng
cấp, cải tiến chất lượng website.
 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị cho các doanh
nghiệp về việc nâng cao chất lượng dịch vụ trực tuyến, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng của khách hàng và hơn hết là nâng cao doanh số cũng như
lợi nhuận trong môi trường kinh doanh trực tuyến đầy tiềm năng này.
1.6. Kết cấu đề tài
Kết cấu của luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
7
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu: bán lẻ
trực tuyến, chất lượng website, chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất
lượng dịch vụ; chất lượng website và lòng trung thành của khách hàng trong môi
trường trực tuyến; lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
trong môi trường trực tuyến. Trên cơ sở các lý thuyết hình thành các giả thuyết từ
đó thiết lập mô hình nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái quát về bán lẻ trực tuyến
2.1.1.1. Khái niệm bán lẻ trực tuyến
Khi nói về bán lẻ trực tuyến thì trước hết nên tìm hiểu về thương mại điện
tử, vì đây là nền tảng và cũng là cái nôi sinh ra hình thức bán lẻ trực tuyến.
Theo UNCITRAL (Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế),
TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử,
không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử,
vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm
trực tuyến, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”3.
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương (APEC), “TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao
3
http://www.wto.org
9
đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thông qua các hệ thông có nên tảng dựa trên Internet”4.
Theo Ủy ban châu Âu, "TMĐT có thể định nghĩa chung là sự mua bán,
trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức
tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạngInternet hay các mạng máy
tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và
dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng
hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ
công"5.
Tóm lại, TMĐT chỉ diễn ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và
các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công
cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.
Khi thương mại điện tử phát triển, bán lẻ trực tuyến cũng tất yếu trở thành
một phương thức kinh doanh mà các doanh nghiệp hướng đến. Theo đó, bán lẻ
trực tuyến được định nghĩa như là một quá trình trong đó khách hàng tiến hành
mua một sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến thông qua mạng Internet. Người bán
sử dụng một cửa hàng trực tuyến, tại đó cung cấp các sản phẩm được bán, tính
năng sản phẩm, giá cả, giỏ hàng và đồng thời cũng cung cấp những tính năng tạo
nên cảm nhận lý tính của khách hàng tương tự như mua sản phẩm hoặc dịch vụ
tại một cửa hàng bán lẻ truyền thống. Người tiêu dùng tìm một sản phẩm quan
tâm bằng cách truy cập trực tiếp vào trang web của nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm
trong số các nhà cung cấp thay thế bằng cách sử dụng một công cụ tìm kiếm mua
sắm. Bán lẻ trực tuyến ra đời giúp mọi hoạt động mua bán ngày càng đơn giản,
nhanh chóng, và tiết kiệm chi phí hơn đối với cả người bán hàng lẫn người mua
hàng.
4
5
http://www.isoc-vn.org
http://ec.europa.eu/
10
2.1.1.2. Mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến
Các mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến có thể được phân loại theo 4
cách:
-
Theo phạm vi các hàng hóa được bán (hàng hóa phục vụ mục đích
chung, hàng hóa tiêu dùng, ...)
-
Theo quy mô địa dư bán hàng (toàn cầu, khu vực…)
-
Theo mô hình doanh thu (mô hình bán hàng, mô hình thu phí giao
dịch, mô hình thu phí đăng kí, mô hình thu phí quảng cáo, mô hình thu
phí liên kết, và mô hình theo các nguồn thu khác: phí trò chơi, phí xem
chương trình thể thao…).
-
Theo kênh phân phối: 2 hình thức phổ biến nhất của mô hình bán lẻ
trực tuyến theo kênh phân phối:
o Nhà bán lẻ điện tử thuần túy: các nhà bán lẻ điện tử này không
có các cửa hàng vật lý mà chỉ bán hàng trực tuyến, (ví dụ:
zalora.vn, tiki.vn, amazon.com…)
o Nhà bán lẻ hỗn hợp: đây là các nhà bán lẻ truyền thống có thêm
website bổ sung (ví dụ: walmart.com, nguyenkim.com, …)
Cách phân loại thứ 4 là cách phân phối phổ biến nhất hiện nay, vì vậy
trong bài nghiên cứu này, tác giả đề cập đến cách phân loại thứ 4 theo cả 2 hình
thức.
11
2.1.1.3. Lợi ích của bán lẻ trực tuyến

-
Lợi ích của khách hàng khi mua hàng trực tuyến
Mua hàng qua mạng giúp người tiêu dùng tiết kệm được nhiều thời
gian, tiền bạc và chi phí đi lại. Thương mại điện tử cho phép khách
hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc.
-
Người tiêu dùng có điều kiện so sánh, cân nhắc giữa sản phẩm của
nhiều cửa hàng/ nhà cung cấp khác nhau vì tiếp cận được nhiều nhà
cung cấp hơn, và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
-
Vì thông tin thuận tiện dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có
thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm
được mức giá phù hợp nhất.
-
Khách hàng có thể dễ dàng và nhanh nhanh chóng tìm được thông tin
qua các công cụ tìm kiếm; tiếp cận các thông tin đa phương tiện về sản
phẩm.
-
Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham
gia có thể chia sẻ thông tin và kinh nghiệm mua sắm hiệu quả và nhanh
chóng.
-
Trên thị trường bán lẻ trực tuyến ngày càng có nhiều nhà cung cấp và
nhiều hàng hóa hơn, từ đó tạo áp lực đối với các nhà cung cấp nâng
cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm đồng thời giá cả cũng được cân
nhắc cho phù hợp với thị trường, phù hợp với người tiêu dùng hơn.
-
Đối với các mặt hàng số hóa như phim ảnh, phần mềm, hình ảnh…
khách hàng sẽ nhận được hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua
internet.

-
Lợi ích đối với nhà cung cấp, nhà bán lẻ trực tuyến
Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các
công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm tiếp cận nhà cung cấp,
khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà
12
cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá
thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
-
Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi
văn bản theo cách truyền thống.
-
Giảm lượng hàng tồn kho và độ trễ trong phân phối hàng.
-
Việc tự động hóa các giao dịch thông qua website và internet giúp hoạt
động kinh doanh được thực hiện 24/7 mà không mất thêm nhiều chi
phí.
-
Củng cố quan hệ với khách hàng thông qua việc giao tiếp thuận tiện
qua mạng, quan hệ trung gian và khách hàng cũng được củng cố dễ
dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp
phần thắt chặt mối quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung
thành với khách hàng.
-
Mọi thông tin trên website như sản phẩm, giá cả, dịch vụ, giao nhận…
được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
-
Một số lợi ích khác: nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện
chất lượng dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới, đơn giản hóa
và chuẩn hóa các quy trình giao dịch, giảm chi phí giấy tờ, tăng khả
năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển, tăng sự linh hoạt
trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Chất lượng website
2.1.2.1. Định nghĩa
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định chất lượng website là yếu tố
then chốt đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao sự hài lòng và lòng trung
thành của khách hàng. Chất lượng website được tiếp cận từ nhiều quan điểm
khác nhau, cho tới bây giờ vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. (ZhouFan
Yang và cộng sự, 2014). Đối với các chuyên gia về máy tính và thông tin thì cho
rằng chất lượng website là các khía cạnh kĩ thuật của website, chẳng hạn là làm
13
thế nào để một website hoạt động tốt (Arasu và cộng sự, 2001; Kleinberg, 1999;
Nel và cộng sự, 1999). Các nhà nghiên cứu hành vi thì quan tâm nhiều đến vấn
đề tại sao người ta lại sử dùng website, dùng vào việc gì, và công nghệ website
ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng… (Burnett & Marshall, 2003; Rogers
và Marres, 2000; Wellman và cộng sự, 2001).
Từ vấn đề các nhà nghiên cứu hành vi quan tâm đó, Aladwani và Palvia
(2002) định nghĩa chất lượng website là sự đánh giá tích cực của người sử dụng
về các đặc trưng của website để đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu của
người dùng cũng như phản ánh được toàn bộ tính năng vượt trội của website.
Còn theo Zhong và Ying (2008), chất lượng website chính là chất lượng các dịch
vụ trực tuyến được cung cấp bởi hệ thống website đó. Chất lượng website có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến lòng trung thành và sự hài lòng của khách hàng trực tuyến
(Kim và Niehm, 2009).
Theo Lociacono và công sự (2002) đã tạo ra thang đo chất lượng dịch vụ
trực tuyến gọi là WEBQUAL với 12 hướng đo lường gắn với các khái niệm như:
nhiệm vụ, sự tương tác, độ tin cậy, thời gian đáp ứng, thiết kế, trực quan, hình
thức, sự sáng tạo, cảm xúc, truyền thông tích hợp, quy trình kinh doanh và khả
năng thay thế. Theo Wolfinbarger và Gilly (2003) đã đề xuất chất lượng dịch vụ
trực tuyến với bốn khái niệm đo lường gồm thiết kế website, độ tin cậy, sự riêng
tư và dịch vụ khách hàng. Liu và Arnett (2000) nhận diện năm nhân tố quan
trọng tạo nên chất lượng dịch vụ trực tuyến là chất lượng thông tin, dịch vụ, bảo
mật, cảm nhận thú vị của khách hàng và thiết kế của website. Parasuraman và
cộng sự (2005) phát triển thang đo chất lượng dịch vụ trực tuyến gồm hiệu năng,
tính sẵn có của hệ thống, sự đầy đủ thông tin, sự riêng tư, sự đáp ứng, chính sách
bồi thường và liên hệ.
Gần đây, Ho và Lee (2007) xác định thang đo chất lượng website du lịch
gồm 5 thành phần: chất lượng thông tin, bảo mật, chức năng website, mối quan
hệ với khách hàng, sự phản hồi. Nhà nghiên cứu cho thấy rằng, thang đo chất
14
lượng dịch vụ có khả năng tác động mạnh đến sự hài lòng và ý định trung thành
của khách hàng.
Tại Việt Nam, cũng có nghiên cứu của Lê Văn Huy và Phạm Đình Tuyển
(2015) về mối quan hệ giữa chất lượng website, sự hài lòng và lòng trung thành
của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng đã kết luận thang đo chất lượng website
bao gồm: chất lượng thông tin, sự điều hướng, thời gian phản hồi, sự hấp dẫn về
mặt hình ảnh, tính tương tác, tính bảo mật, tính cải tiến. Kết quả cho thấy tính
bảo mật có mối quan hệ chặt chẽ nhất đối với sự hài lòng và lòng trung thành của
khách hàng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu có đồng quan điểm về chất lượng
website, đó là nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) với đề tài “Sự thành
công của hệ thống thông tin (trường hợp website bán lẻ trực tuyến)”, nghiên cứu
của Kuo-Chien Chang và cộng sự (2012) về đề tài “Tác động của chất lượng
website đến sự hài lòng và ý định mua”, Sanjit và cộng sự (2014) với nghiên cứu
“Tác động gián tiếp của chất lượng webite đến hành vi truyền miệng thông qua
lòng trung thành tại thị trường Mỹ (trường hợp bán lẻ trực tuyến)”, và nhiều
nghiên cứu khác đã xây dựng khái niệm chất lượng website, một khái niệm đa
hướng bao gồm ba thành phần là: chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất
lượng dịch vụ.
Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu về chất lượng website dựa trên các
thang đo
Nhà nghiên cứu
Tiêu chuẩn đo lường
Thang đo của Chất lượng
website
Lociacono và công WEBQUAL
Nhiệm vụ, sự tương tác, độ tin
sự (2002)
cậy, thời gian đáp ứng, thiết kế,
trực quan, hình thức, sự sáng tạo,
cảm xúc, truyền thông tích hợp,
quy trình kinh doanh và khả năng
thay thế.
15
và Chất lượng dịch vụ Thiết kế website, độ tin cậy, sự
Wolfinbarger
Gilly (2003)
Liu
và
riêng tư và dịch vụ khách hàng.
trực tuyến
Arnett Chất lượng dịch vụ Chất lượng thông tin, dịch vụ,
(2000)
trực tuyến
bảo mật, cảm nhận thú vị của
khách hàng và thiết kế của
website.
Parasuraman
và Chất lượng website du Hiệu năng, tính sẵn có của hệ
cộng sự (2005)
thống, sự đầy đủ thông tin, sự
lịch
riêng tư, sự đáp ứng, chính sách
bồi thường và liên hệ.
Lee và Ho (2007)
Chất lượng website
Chất lượng thông tin, bảo mật,
chức năng website, mối quan hệ
với khách hàng, sự phản hồi.
Lê Văn Huy và Chất
lượng
website Chất lượng thông tin, sự điều
Phạm Đình Tuyển (ngành ngân hàng)
hướng, thời gian phản hồi, sự hấp
(2015)
dẫn về mặt hình ảnh, tính tương
tác, tính bảo mật, tính cải tiến.
DeLone và McLean Chất lượng website
Chất lượng thông tin, chất lượng
(2003), Kuo-Chien
hệ thống, chất lượng dịch vụ.
Chang và cộng sự
(2012), Sanjit và
cộng sự (2014)
Theo nhận định của Chang và Chen (2003) các thang đo: chất lượng hệ
thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ đã nhận được sự quan tâm rộng
rãi từ những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống thông tin. Đồng thời, dựa
trên mô hình lý thuyết được thực hiện bởi Sanjit và cộng sự (2014) về mối quan
hệ gián tiếp của chất lượng website đến hành vi truyền miệng thông qua lòng
trung thành được thực hiện tại Mỹ, với 3 thành phần của chất lượng website được
kế thừa từ nghiên cứu của DeLone và McLean (2003) đó là chất lượng hệ thống,
16
chất lượng dịch vụ và chất lượng thông tin. Dựa vào nghiên cứu của họ, chất
lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ đóng một vài trò quan
trọng trong việc khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và lòng trung
thành là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi truyền miệng của khách hàng đối với
website bán lẻ trực tuyến. Từ đó, tác giả nhận thấy sự phù hợp với mô hình lý
thuyết trong bài nghiên cứu về các khía cạnh của chất lượng website tác động
đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trong môi trường
trực tuyến, vì vậy chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch
vụ sẽ là nền tảng lý thuyết cho bài nghiên cứu.
2.1.2.2. Thành phần chất lượng website
 Chất lượng hệ thống
DeLone và McLean (2003) cho rằng trong trường hợp website bán lẻ thì
chất lượng hệ thống sẽ tác động đến hành vi và thái độ của mỗi cá nhân đầu tiên.
Chất lượng hệ thống sẽ đo lường những đặc tính được mong đợi của hệ thống
thương mại điện tử trong môi trường Internet. Chất lượng hệ thống phản ánh chất
lượng của một phương tiện để người tiêu dùng mua hàng, hệ thống phản hồi các
thao tác một cách nhanh chóng, luôn sẵn sàng khi người mua hàng thực hiện thao
tác, hay tải dữ liệu là một trong những điều giúp người mua hàng sẽ cảm thấy hài
lòng cũng như tạo nên ý định trung thành của khách hàng khi thao tác trên
website đó, cũng như hành vi truyền miệng. Hơn nữa, tính năng bảo mật là cũng
là một trong những yếu tố không thể thiếu, hay nói cách khác là người tiêu dùng
rất quan tâm khi thực hiện giao dịch trực tuyến trên website.
Vì vậy, người sử dụng hệ thống thương mại điện tử sẽ đo lường chất
lượng hệ thống thông qua các yếu tố: Tính hữu dụng (Usability), Sự sẵn sàng
(Availability), Sự tin cậy (Reliability), Sự đáp ứng (Adaptability) và Thời gian
phản hồi ví dụ như thời gian tải dữ liệu... (Response time). Chất lượng hệ thống
là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến lòng tin khi khách hàng tương
tác với một website và đó cũng là yếu tố tạo nên lòng trung thành của khách
hàng.
17
 Chất lượng thông tin
Chất lượng thông tin được biết như là khả năng cung cấp thông tin cần
thiết cho khách hàng. Bằng cách ứng dụng lý thuyết hành vi của doanh nghiệp,
Cyert và March (1963) cho rằng nội dung thông tin trên website đáp ứng được
nhu cầu của người sử dụng, sẽ củng cố thêm mức độ hài lòng đối với hệ thống.
Ngược lại, nếu website không cung cấp các thông tin cần thiết, người sử dụng sẽ
không được thỏa mãn và kéo theo hệ quả là họ sẽ tìm kiếm nhu cầu thông tin ở
nơi khác.
Chất lượng thông tin liên quan đến tính chính xác và nội dung thông tin về
những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên website. Khách hàng truy cập
website của một nhà cung cấp dịch vụ bất kì để tìm kiếm thông tin hữu ích về giá
cả, chủng loại sản phẩm hay các chiến dịch quảng cáo mới. Do đó, việc cung cấp
những thông tin cập nhật và chính xác chính là mục tiêu cơ bản của một trang
web (Kim và Lee, 2004).
Chất lượng thông tin đề cập đến số lượng, độ chính xác và hình thức
thông tin về các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên một website. Mục đích
đầu tiên của website là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng thông qua vô
số các sản phẩm, dịch vụ cung cấp có giá trị (Smith, 2004). Một website có thết
kế bắt mắt và trình bày đẹp thì chỉ thu hút cái nhìn đầu tiên nhưng chất lượng nội
dung không tốt thì người dùng cũng có khả năng sẽ đi tìm thông tin ở nơi khác.
Theo Cai, Card và Cole (2004), nguồn thông tin chi tiết và đa dạng là một
trong những động lực chính thúc đẩy khách hàng tiến hành giao dịch trực tuyến
bởi vì các trang web luôn cá nhân hóa giao dịch của khách hàng để phục vụ họ
tốt hơn. Hơn nữa, Surjadjaja, Ghosh và Antony (2003) cho rằng nguồn thông tin
cập nhật có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Peterson,
Balasubramanian và Bonnenberg (1997) cho thấy chất lượng thông tin vượt trội
thông qua giao dịch trực tuyến thúc đẩy hành vi mua hàng và cũng giúp các nhà
cung cấp dịch vụ duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Barners và Vidgen
(2002), Loiacono và cộng sự (2002) tin rằng chất lượng thông tin website đóng
18
vai trò quyết định đối với sự thành công của website, và đó cũng là biến số quan
trọng có tác động tích cực đối với việc hình thành sự hài lòng cũng như lòng
trung thành của khách hàng.
 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế sản
phẩm dịch vụ, vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, dịch vụ bán ra lẫn cảm nhận của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ đại diện cho các công cụ
định vị quan trọng nhất của nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường hiện nay
(Aleksandar Grubor, 2003). Trong môi trường TMĐT, chất lượng dịch vụ thường
được đo bằng thang đo SERVQUAL, đây là công cụ được phát triển bởi
Zeithaml và cộng sự (1990), công cụ này đo lường mức độ nhận thức của khách
hàng, mức độ cung cấp dịch vụ và tiềm năng cải tiến dịch vụ (Molla và Licker,
2001).
Liu và Arnett (2000) cho rằng các nhà thiết website buộc phải nghiên cứu
cách cung cấp, sắp xếp, trình bày sự tương tác nhiều hơn với khách hàng trên
website để tạo cơ hội cho nhà cung cấp và khách hàng có nhiều cơ hội tương tác
hơn. Theo Carrillat và cộng sự (2009), chất lượng dịch vụ tác động đến thái độ
của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Cronin và cộng sự
(2000) cũng cho rằng chất lượng cảm nhận dịch vụ càng cao thì sẽ dẫn đến thái
độ tích cực và thuận lợi của khách hàng đối với nhà cung cấp, đồng thời cũng
giảm bớt sự chuyển đổi ý định thay đổi nhà cung cấp của các khách hàng, cũng
như củng cố được lòng trung thành của khách hàng.
2.1.3. Lòng trung thành
2.1.3.1. Định nghĩa
Lòng trung thành được định nghĩa như là sự cam kết của khách hàng sẽ
mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ ưa thích (Chaudhuri, 1999), sẽ ưu tiên tìm mua
sản phẩm của một thương hiệu nào đó (Yoo và cộng sự, 2000) trong tương lai.
Lòng trung thành của khách hàng không phải là một khái niệm mới và đã có rất
19
nhiều sự nỗ lực nghiên cứu nhằm hiểu rõ các quá trình trước và sau của lòng
trung thành.
Theo luận điểm Marketing, “lòng trung thành là sự gắn bó lâu dài, mật
thiết của khách hàng với một loại sản phẩm hay dịch vụ của công ty nào đó. Nó
được thể hiện bằng những hành động lặp đi lặp lại việc mua hay giới thiệu cho
khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ của công ty”. Theo Ltifi, Jame và Eddine
(2012) định nghĩa “lòng trung thành như là các mối quan hệ liên tục giữa khách
hàng và một thương hiệu. Nó có thể được hiểu như là một sự chống cự lại việc
chuyển đổi sang thương hiệu khác khi gặp bất cứ tình huống hay vấn đề gì phát
sinh trong quá trình mua bán”. Từ góc nhìn của Marketing trực tuyến, Anderson
và Srinivasan (2003) định nghĩa lòng trung thành là thái độ ưa thích của khách
hàng đối với một thương hiệu, từ đó dẫn đến hành vi mua được lặp đi lặp lại.
Theo Kim và Niehm (2003), lòng trung thành của khách hàng không chỉ
được xem là một tài sản vô giá đối với hoạt động của doanh nghiệp mà còn
hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững và mục tiêu lợi nhuận. Theo
Parasuraman và cộng sự (1988), nhận thức của khách hàng cề chất lượng website
chính là đánh giá của họ đối với sự vượt trội trong quá trình cung cấp dịch vụ;
trong khi đó, lòng trung thành chính là chỉ tiê uđánh giá liên quan đến một giao
dịch cụ thể.
Một doanh nghiệp hay một công ty cần phải luôn theo dõi và nâng cao
lòng trung thành của khách hàng bởi lẽ lòng trung thành của khách hàng càng cao
thì càng đảm bảo việc giữ chân của khách hàng. Đây là bốn điều thực tế:
-
Giành một khách hàng mới tốn kém gấp 5-10 lần so với việc giữ chân
khách hàng hiện có.
-
Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp mất 10-30% lượng khách hàng
hiện có.
-
Giảm 5% tỷ lệ mất khách hàng này thì có thể làm tăng từ 25-85% lợi
nhuận, tùy vào lĩnh vực kinh doanh.
20
-
Tỷ lệ lợi nhuận trên khách hàng có xu hướng tăng trong suốt chu kỳ
sống của khách hàng mà công ty giữ được.
2.1.3.2. Chất lượng website và lòng trung thành của khách hàng trong môi
trường trực tuyến
Lòng trung thành của khách hàng trong môi trường trực tuyến chịu những
ảnh hưởng nhất định bởi môi trường số hóa, trong đó xuất hiện tác động mới đến
chủ yếu từ tương tác website thương mại điện tử ở giai đoạn trước, trong và sau
khi mua hàng. Có thể thấy các khái niệm về lòng trung thành trong môi trường
kinh doanh trực tuyến kế thừa và phát triển từ các khái niệm trong môi trường
kinh doanh trực truyền thống.
Zeithaml và cộng sự (2002) khảo sát các điểm khác biệt chính giữa chất
lượng dịch vụ truyền thống và chất lượng dịch vụ trực tuyến. Nghiên cứu cho
rằng khi áp dụng các phương thức đo lường môi trường kinh doanh truyền thống
vào môi trường trực tuyến, các nhân tố cộng thêm nên được xem xét, có thể bao
gồm sự linh động, sự hiệu quả, tính thẩm mỹ và an toàn của website. Theo đó,
các tác giả này đã phát triển một thang đo đa yếu tố để xác định chất lượng dịch
vụ được cung cấp bởi các website mà ở đó các khách hàng thực hiện hành vi mua
sắm trực tuyến.
Sadeh và cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ
trực tuyến, sự hài lòng của khách hàng, sự tin tưởng, giá trị nhận thức của khách
hàng và lòng trung thành của khách hàng trực tuyến, kết quả chỉ ra rằng chất
lượng dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành trong môi trường trực
tuyến.
Theo Carrillat và cộng sự (2009), chất lượng dịch vụ tác động đến thái độ
của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Cronin và cộng sự
(2000) cũng cho rằng chất lượng cảm nhận dịch vụ càng cao thì sẽ dẫn đến thái
độ tích cực và thuận lợi của khách hàng đối với nhà cung cấp, đồng thời cũng
giảm bớt sự chuyển đổi ý định thay đổi nhà cung cấp của các khách hàng, cũng
như củng cố được lòng trung thành của khách hàng. Chính sự ưa thích đối với
21
nhà cung cấp dịch vụ này sẽ khuyến khích khách hàng lờ đi những đề nghị của
các đối thủ cạnh tranh khác.
Tuy nhiên, với đặc tính riêng trong môi trường trực tuyến, chất lượng
website có những tác động nhất định đến lòng trung thành của khách hàng. Điều
này đã được Sanjit và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết luận
chất lượng website là một phần nhân tố quyết định lòng trung thành của khách
hàng.
Chất lượng website
Lòng trung thành của khách hàng
(Website Quality)
(Customer Loyalty)
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa Chất lượng website và lòng trung thành của khách
hàng
Chính vì vậy, giả thuyết được phát biểu như sau:
 H1: Cảm nhận chất lượng hệ thống càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại.
 H2: Cảm nhận chất lượng thông tin càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại.
 H3: Cảm nhận chất lượng dịch vụ càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại.
2.1.4. Hành vi truyền miệng (WOM)
2.1.4.1. Định nghĩa
Arndt là một trong những người đầu tiên nghiên cứu của tác động của
truyền miệng đến hành vi của người tiêu dùng. Ông mô tả hành vi truyền miệng
là hoạt động dùng lời nói, sự giao tiếp giữa một bên là người tiếp nhận và một
bên là người truyền đạt thông tin, quá trình này tạo ra những cảm nhận về sự yêu
thích hay quan tâm đến một nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụ (Arndt, 1967).
Hennig – Thurau và Walsh (2004) định nghĩa hành vi truyền miệng là bất
kỳ tuyên bố tích cực hay tiêu cực của những khách hàng tiềm năng, khách hàng
22
hiện tại hay khách hàng trước đây về một sản phẩm hay thương hiệu được cung
cấp sẵn sàng cho mọi người thông qua Internet.
Theo Tax và cộng sự (1993), WOM là hình thức truyền miệng giữa các cá
nhân về những đặc điểm của nhà cung cấp cũng như sản phẩm, dịch vụ. Sun và
cộng sự (2006) định nghĩa WOM là việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như ý kiến cá
nhân cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Stern (1997) cho rằng WOM như là
“việc trao đổi các thông điệp bằng lời nói hay tin nhắn giữa các người thân giao
tiếp trực tiếp trong cuộc sống”. Các định nghĩa trên trùng khớp với một nghiên
cứu gần đây về WOM (Gruen và cộng sự, 2006; Sweeney và cộng sự, 2008;
Wangenheim và Bayon, 2004). Bickart và Schindler (2001) cho rằng WOM
truyền thống đó việc trao đổi với bạn bè hay người thân một cách trực tiếp, mặt
đối mặt. Phelps và cộng sự (2004) cho rằng hành vi truyền miệng WOM trực
tuyến có sức ảnh hưởng hơn WOM truyền thống bởi vì các đặc điểm riêng biệt
và độc đáo của nó như là tính tiện lợi, nhanh chóng, sự lan truyền rộng (một
người có thể chia sẻ được rất nhiều người cùng lúc), và sự vắng mặt_ không cần
tương tác mặt đối mặt.
2.1.4.2. Lòng trung thành và hành vi truyền miệng (WOM) trong môi
trường trực tuyến.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của khách hàng, lòng tin, giá trị
cảm nhận có sự tương quan với chất lượng dịch vụ, thái độ ảnh hưởng và sự thừa
nhận, tất cả những yếu tố trên này được đề cập thường xuyên và kiểm định như
là tiền đề của hành vi WOM (Dick and Basu, 1994; Ewing, 2000; HarrisonWalker, 2001; Kumar và cộng sự, 2006); Matos và Rossi, 2008). Một vài nghiên
cứu cho rằng WOM như là một yếu tố của lòng trung thành của khách hàng
(Jones và Sasser, 1995; Zeithaml và cộng sự, 1996; Sirdeshmukh và cộng sự,
2002; Jones and Taylor, 2007).
Theo những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình WOM và lòng
trung thành được xem là những cấu trúc riêng biệt, đặt lòng trung thành (hoặc
thái độ…) là tiền đề của WOM (Soderlund, 2006; Jones và Reynolds, 2006;
23
Gruen và cộng sự, 2006). Theo hướng nghiên của các tác giả trên, tác giả cũng sử
dụng hai khái niệm WOM và lòng trung thành như là một cấu trúc riêng biệt.
Thêm vào đó, trong nghiên cứu này, tác giả đề cập hành vi WOM có liên quan
đến cả hành vi truyền miệng trực tuyến và cả không trực tuyến. Tuy hành vi
truyền miệng WOM có cả truyền miệng tích cực và tiêu cực nhưng trong nghiên
cứu này tác giả chỉ tập trung vào hành vi truyền miệng WOM tích cực.
Gremler (1995) nghiên cứu kết quả hành vi của lòng trung thành, tác giả
cho thấy một trong những kết quả từ lòng trung thành đó là WOM,… Srinivasan
và cộng sự (2002) ủng hộ nghiên cứu trên. Dick và Basu (1994) cho rằng khách
hàng trung thành sẽ khuyến khích hành vi truyền miệng tích cực. WOM là một
trong những một trong những kết quả hành vi của khách hàng quen thuộc. Từ đó
cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa lòng trung thành của khách hàng và
hành vi truyền miệng WOM.
Lòng trung thành của khách hàng
Hành vi truyền miệng
(Customer Loyalty)
(Word of Mouth – WOM)
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa lòng trung thành và hành vi truyền miệng của
khách hàng
Vì vậy, theo cơ sở lý thuyết trên, giả thuyết được phát biểu như sau:
 H4: Lòng trung thành khách hàng càng cao thì hành vi truyền miệng càng
nhiều và ngược lại.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Như đề cập ở mục 2.1.2, có rất nhiều quan điểm về chất lượng website và
chất lượng website cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc
vào từng lĩnh vực nghiên cứu, và hiện nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất
về chất lượng website nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều thể hiện chất lượng
website là khái niệm đa hướng gồm nhiều thành phần. Vấn đề khác biệt trong các
nghiên cứu trước đây đó là nội dung và số lượng các thành phần tạo nên chất
lượng website. Mô hình lý thuyết phục vụ nghiên cứu được hình thành thông qua
24
nghiên cứu trước đó, cụ thể là mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Sanjit và
cộng sự (2014) tại thị trường Mỹ về mối quan hệ của chất lượng website, lòng
trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trực tuyến cũng đã khẳng
định chất lượng website gồm ba thành phần đó là chất lượng hệ thống, chất lượng
thông tin, chất lượng dịch vụ có tác động gián tiếp đến WOM thông qua lòng
trung thành của khách hàng trong môi trường bán lẻ trực tuyến. Nghiên cứu này
nhằm xác định tác động của các biến số chất lượng website đối với lòng trung
thành và hành vi truyền miệng của khách hàng trong môi trường bán lẻ trực
tuyến.
Mặc dù nghiên cứu của Sanjit và cộng sự được thực hiện tại Mỹ với đặc
điểm kinh tế, xã hội khác so với Việt Nam, tuy nhiên Mỹ là một trong những
nước hàng đầu về công nghệ thông tin và với thương mại điện tử dường như mọi
khoảng cách được thu hẹp lại nên tác giả dựa trên mô hình nghiên cứu này để
phân tích mối quan hệ của chất lượng website, lòng trung thành và hành vi truyền
miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với việc dựa vào cơ sở
lý thuyết của thang đo chất lượng website, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Chất lượng hệ thống
(System Quality – SyQ)
H1
Chất lượng thông tin
(Information Quality IQ)
Chất lượng dịch vụ
Lòng trung thành
H2
(Loyalty – L)
Hành vi truyền miệng
H4
(Word of Mouth - WOM)
H3
(Service Quality - SeQ)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tác động của chất lượng website đến hành vi
truyền miệng WOM thông qua lòng trung thành của khách hàng.
– SQ)
Quality
H1: Cảm
nhận chất lượng hệ thống càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại.
25
 H2: Cảm nhận chất lượng thông tin càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại.
 H3: Cảm nhận chất lượng dịch vụ càng cao thì lòng trung thành khách
hàng càng cao và ngược lại
 H4: Lòng trung thành khách hàng càng cao thì hành vi truyền miệng càng
nhiều và ngược lại.
Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Giả thuyết
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Mối quan hệ kỳ
vọng
H1
Chất lượng hệ thống
Lòng trung thành
+
H2
Chất lượng thông tin
Lòng trung thành
+
H3
Chất lượng dịch vụ
Lòng trung thành
+
H4
Lòng trung thành
Hành vi truyền miệng
+
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu: khái quát
về bán lẻ trực tuyến, chất lượng website, chất lượng hệ thống, chất lượng thông
tin, chất lượng dịch vụ; lòng trung thành của khách hàng trong môi trường trực
tuyến và hành vi truyền miệng và mối quan hệ giữa các khái niệm này.
Trên cơ sở các lý thuyết, tác giả đã đưa ra mô hình kiểm định dựa trên
nghiên cứu của Sanjit và cộng sự (2014) được thực hiện tại Mỹ gồm 3 thành
phần: chất lượng website, lòng trung thành của khách hàng và hành vi truyền
miệng của khách hàng, trong đó chất lượng website là một khái niệm đa hướng.
Mô hình này thể hiện mối quan hệ gián tiếp của chất lượng website đến hành vi
truyền miệng thông qua lòng trung thành của khách hàng.
26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã
được đề cập trong chương 1, và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đã
được trình bày ở chương 2; chương này tác giả trình bày chi tiết hơn về phương
pháp nghiên cứu, và các thang đo để đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mô
hình nghiên cứu.
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua 2 bước chính là:
 Bước 1: Nghiên cứu định tính
Các thang đo đã được thiết lập tại thị trường nước ngoài có thể chưa phù
hợp với thị trường và người tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng do có sự khác biệt về văn hóa, biểu hiện ngôn ngữ và mức độ
phát triển kinh tế, thu nhập… Vì vậy, các thang đo gốc sẽ được điều chỉnh và bổ
sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thông qua kết
quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều
chỉnh thang đo nháp này (thang đo chính) sẽ được dùng cho nghiên cứu định
lượng.
 Bước 2: Nghiên cứu định lượng
Thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm
định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết
và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến
tính bội.
27
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thang đo nháp
Thang đo chính
Thảo luận nhóm
Đánh giá sơ bộ thang đo
(Crobach Alpha, phân tích nhân tố khám phá)
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
(Kiểm định mô hình, kiểm dịnh giả thuyết)
Viết báo cáo
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
Thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên thang đo của
Sanjit và cộng sự (2014). Vì có sự khác nhau về văn hóa, sản phẩm, dịch vụ và
28
mức độ phát triển kinh tế và trình độ của nguồn nhân lực nên thang đo được thiết
lập tại các nước phát triển nên nghiên cứu định tính dùng để hiệu chỉnh từ ngữ và
bổ sung các thang đo từ các thang đo gốc bằng tiếng anh sao cho thật dễ hiểu với
đối tượng nghiên cứu là những khách hàng trong nước và phù hợp với bối cảnh
nghiên cứu. Trong bước này sẽ xây dựng bản phỏng vấn gồm các câu hỏi mở để
thu thập thêm các biến thích hợp từ khía cạnh khách hàng ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận 2
nhóm, nhóm 1 thảo luận với 4 nhà quản trị website các nhà bán lẻ:
hangmychatluong.net, Thiết bị và vật liệu công nghiệp PQ, cửa hàng mỹ phẩm
Han’s, shop thời trang Elis, nhóm 2 thảo luận với 10 khách hàng đã mua hàng
trực tuyến trên website hangmychatluong.net, đề cương thảo luận (Xem phụ lục
01). Nghiên cứu này nhằm:
-
Đánh giá sự phù hợp các thang đo sau hiệu chỉnh thang đo gốc ban đầu
sang thang đo giá trị cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng website
bán lẻ trực tuyến.
-
Kiểm tra cách sử dụng từ ngữ trong từng câu hỏi của từng biến quan
sát để nhằm đảm bảo các đối tượng phỏng vấn hiểu đúng và đầy đủ ý
nghĩa.
-
Cuối cùng, thang đo này tiếp tục được dùng để sử dụng cho nghiên cứu
định lượng tiếp theo.
3.2.2. Điều chỉnh thang đo
Như đã trình bày ở chương 2, bài nghiên cứu dựa trên mô hình nghiên cứu
tác động gián tiếp của chất lượng website đến hành vi truyền miệng thông qua
chất lượng website của Sanjit và cộng sự (2014) được thực hiện tại thị trường
Mỹ. Tuy nhiên, vì nghiên cứu này được thực hiện tại nước ngoài, với bối cảnh
văn hóa và ngôn ngữ khác nhau nên thang đo trong bài nghiên cứu này sẽ được
điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp thị trường Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng dựa vào kết quả nghiên cứu định tính.
29

Thang đo chất lượng website: Sau khi thảo luận nhóm, các thang
đo được điều chỉnh từ thang đo gốc được nhóm phỏng vấn hiểu đúng và được
đón nhận đầy đủ về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì nhóm
thảo luận đã thống nhất thêm thang đo 2 thang đo vào thành phần chất lượng hệ
thống, 2 thang đo vào chất lượng dịch vụ, và 2 thang đo và Chất lượng thông tin
dựa trên thang đo của DeLone và McLean (2003) trong nghiên cứu “Sự thành
công của hệ thống thông tin (trường hợp website bán lẻ trực tuyến)”. Vì vậy, tác
giả giữ nguyên các thang đo chất lượng website đã được điều chỉnh đồng thời bổ
sung thêm một số thang đo dựa trên kết quả thảo luận nhóm và nghiên cứu của
DeLone và McLean (2003).
Như vậy, thang đo chất lượng website là một thang đo đa hướng bao gồm
ba thành phần chính, được đo lường bằng 15 biến quan sát. Thành phần thứ nhất
là chất lượng hệ thống, được đo lường bằng 5 biến quan sát, phản ánh các đặc
tính cần thiết của một hệ thống thương mại điện tử: khả năng sử dụng, khả năng
tương tác với người sử dụng, độ tin cậy của hệ thống, khả năng thích ứng. Thành
phần thứ hai là chất lượng thông tin, đo lường bởi 5 biến quan sát, phản ánh nội
dung thông tin của website đó là tính cập nhật, độ chính xác, thông tin liên lạc, so
sánh sản phẩm cùng loại. Thành phần thứ ba là chất lượng dịch vụ, đo lường bởi
5 biến quan sát, phản ánh sự tương tác của nhà cung cấp với khách hàng trực
tuyến. Các thang đo chất lượng website được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.

Thang đo Lòng trung thành của khách hàng được tiếp cận theo
nhiều hướng khác nhau và sẽ được xây dựng thang đo phụ thuộc vào từng nghiên
cứu cụ thể. Theo East & cộng sự (2000) thì lòng trung thành của khách hàng đối
với thương hiệu được đo lường theo thái độ và hành vi của họ. Trong nghiên cứu
này thì lòng trung thành được đo lường theo cách tiếp cận về hành vi của khách
hàng. Sau khi thảo luận nhóm, các thang đo được điều chỉnh từ thang đo gốc
được nhóm phỏng vấn hiểu đúng và được đón nhận đầy đủ về mặt ý nghĩa.
30
Bảng 3.1: Thang đo Chất lượng website
CHẤT
LƯỢNG
WEBSITE
Câu hỏi các biến quan sát
Nguồn
1. CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG
SyQ2
Tôi có thể dễ dàng thao tác website BLTT X
SyQ3
Tôi nhận thấy website BLTT X phản hồi nhanh mọi
thao tác của tôi
SyQ5
Nhìn chung, website BLTT X đáng tin cậy
SyQ1
Website BLTT X có giao diện trực quan rõ ràng
SyQ4
Website BLTT X luôn sẵn sàng cho việc tìm kiếm mua
sắm
Thang đo điều
chỉnh dựa theo
nghiên cứu của
Sanjit và cộng sự
(2014)
Dựa trên kết quả
nghiên cứu định
tính và nghiên cứu
của DeLone và
McLean (2003)
2. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
IQ1
Website BLTT X luôn cập nhật thông tin mới nhất
IQ2
Website BLTT X cung cấp đầy đủ thông tin về sản
phẩm
IQ5
Nhìn chung, website BLTT X cung cấp thông tin đáng
tin cậy
IQ3
Website BLTT X cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc
cần thiết (trực tuyến, email, số điện thoại)
IQ4
Website BLTT X giúp tôi dễ dàng so sánh chi tiết các
sản phẩm
Thang đo được
điều chỉnh dựa
theo nghiên cứu
của Sanjit và cộng
sự (2014)
Dựa trên kết quả
nghiên cứu định
tính và nghiên cứu
của DeLone và
McLean (2003)
3. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
SeQ1
Website BLTT X trả lời nhanh thắc mắc của tôi
SeQ2
Website BLTT X cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng
đúng cam kết
SeQ5
Nhìn chung, chất lượng dịch vụ trên website BLTT X
rất tốt
SeQ3
Website BLTT X bảo mật về hành vi mua sắm của tôi
SeQ4
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng như giới thiệu trên
website BLTT X
Thang đo được
điều chỉnh dựa
theo nghiên cứu
của Sanjit và cộng
sự (2014)
Dựa trên kết quả
nghiên cứu định
tính và nghiên cứu
của DeLone và
McLean (2003)
31
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì nhóm thảo luận đã thống nhất thêm
thang đo L4 là Tôi nghĩ rằng tôi là khách hàng trung thành của website BLTT
dựa trên nghiên cứu của Gremler và cộng sự (1995) và đồng thời giữ nguyên
thang đo đã điều chỉnh dựa trên nghiên cứu của Sanjit và cộng sự (2014). Như
vậy, thang đo lòng trung thành của khách hàng gồm 4 biến quan sát và được thể
hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thang đo lòng trung thành
LÒNG
TRUNG
THÀNH
Câu hỏi các biến quan sát
Nguồn
L1
Khi cần mua sản phẩm, dịch vụ, website
BLTT X là lựa chọn đầu tiên của tôi
L2
Tôi hiếm khi có ý định chuyển sang
website BLTT khác
Thang đo được điều
chỉnh dựa theo nghiên
cứu của Sanjit và cộng
sự (2014)
L3
Tôi sẽ tiếp tục là khách hàng thường
xuyên của website BLTT X
L4
Đối với tôi, website BLTT X là website
bán lẻ tốt nhất

Dựa trên kết quả nghiên
cứu định tính và nghiên
cứu của Gremler và
cộng sự (1995)
Thang đo Hành vi truyền miệng của khách hàng được đo lường
bởi ba biến quan sát, thể hiện phản ứng tích cực của khách hàng đối với nhà cung
cấp sản phẩm, dịch vụ, và hành vi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đó đến những
người thân đồng nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu định tính cho thấy nhóm phỏng
vấn hiểu đúng nội dung và đón nhận đầy đủ về mặt ý nghĩa thì tác giả không
khám phá thêm biến quan sát nào nữa và giữ nguyên thang đo gốc của Sanjit và
cộng sự (2014) có hiệu chỉnh gồm 3 biến quan sát. Thang đo hành vi truyền
miệng của khách hàng được thể hiện như sau:
32
Bảng 3.3: Thang đo hành vi truyền miệng
HÀNH VI
TRUYỀN
MIỆNG
WOM1
WOM2
Câu hỏi các biến quan sát
Tôi thường chia sẻ những trải nghiệm tích cực
của tôi về website BLTT X cho bạn bè, người
thân và đồng nghiệp
Tôi thường gợi ý về website BLTT X cho người
Nguồn
Thang đo
điều chỉnh
theo nghiên
của Sanjit và
sự (2014)
được
dựa
cứu
cộng
khác
WOM3
Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu website BLTT X với
mọi người
3.2.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
thông qua bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức
độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ nghiên cứu định tính. Mẫu nghiên cứu
định lượng được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp
chọn mẫu thuận tiện trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên
cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên
cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ,
2011). Tác giả tiến hành thực hiện khảo sát khách hàng mua sắm trên các website
bán hàng trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu
này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tất cả dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và
bắt đầu xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Sau khi thực hiện phân
tích, kết luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị.
3.2.3.1. Thiết kế mẫu
-
Đơn vị mẫu: khách hàng đã từng mua sắm trên các website bán hàng
trực tuyến.
33
-
Phạm vi mẫu: khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kích thước mẫu:
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này
tác giả sử dụng phương pháp phân tích khám phá nhân tố (EFA) với 22 biến quan
sát. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối
thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.
Theo Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Để có
độ tin cậy trong kiểm định độ thích hợp mô hình, kích thước mẫu từ 100 đến 200
được yêu cầu (Hoyle, 1995).
Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu
tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát / biến đo lường là 5/1. Tức là
kích thước mẫu n = số biến đưa vào phân tích *5, hay nói cách khác cứ mỗi biến
đo lường cần tối thiểu 5 biến quan sát. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là
phù hợp thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng.
Như vậy để đạt được ước tin cậy với phù hợp với điều kiện về kích thước
mẫu cho phân tích EFA và hồi quy bội và với thời lượng nghiên cứu có hạn nên
tác giả sẽ chọn mẫu với kích thước là 314 với 22 biến quan sát. Số lượng mẫu
này đặt trong điều kiện tương quan với dân số khoảng 9 triệu người của thành
phố Hồ Chí Minh, tuy đây chưa là số lượng lớn nhưng cũng giúp mẫu nâng cao
tính tương thích với tổng thể nghiên cứu.
Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách gửi bảng thăm dò ý
kiến (xem phụ lục 02) đến những khách hàng bằng nhiều cách:
 Gửi trực tiếp bạn bè, người quen tại TP.HCM bằng bảng câu hỏi hoặc
bằng email, sau đó thu lại từ họ
 Thông qua bạn bè, người thân gửi bảng thăm dò ý kiến đến các khách
hàng tại TP.HCM sau đó thu thập lại thông tin từ những cộng tác viên.
34
3.2.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha:
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù
hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng
để đo lường tính nhất quán nội tại của thang đo. Hệ số Alpha càng cao thể hiện
tính đồng nhất của các biến càng cao tức là mức độ liên kết của các biến đo
lường càng cao. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s Alpha α biến
thiên trong khoảng [0,7-0,8]. Nếu Cronbach alpha  ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp
nhận được về mặt tin cậy [8, tr.339-356]. Tuy nhiên Cronbach’s Alpha không
cho biết biến đo lường nào cần được bỏ đi và biến đo lường nào cần được giữ lại,
chính vì vậy mà ta xét thêm hệ số tương quan tổng biến của các biến. Các biến có
hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0,3 được coi là biến “rác” và sẽ loại khỏi
thang đo. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ
được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA).
 Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng
để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập
biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng
hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu [19].
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin)
là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO
phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu
giá trị này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ
liệu.
Phân tích nhân tố EFA theo phương pháp trích Principal Component với
phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.3 sẽ tiếp tục
35
bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn
hơn 50% .
Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số
eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo
tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô
hình nghiên cứu
 Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính bội là một phương pháp phân tích dùng kĩ
thuật thống kê được sử dụng để xem xet tác động của các biến độc lập vào biến
phụ thuộc. Khi sử dụng phân tích hồi quy đa biến thì có hai vấn đề cơ bản cần
lưu ý. Thứ nhất mỗi quan hệ giữa các biến phụ thuộc với biến độc lập là quan hệ
tương quan. Thứ hai, các tham số thống kê cần được quan tâm bao gồm:
-
Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted coefficient of detemination): đo
lường phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có tính
đến số lượng biến phụ thuộc và cỡ mẫu. Hệ số này càng cao, độ chính xác của
mô hình càng lớn và khả năng dự báo của các biến độc lập càng chính xác.
-
Kiểm định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu: sử dụng trị
thống kê F để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của mô hình. Giả thuyết Ho là các
hệ số Beta trong mô hình đều bằng 0. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn
0.05, ta có thể an toàn bác bỏ giả thuyết Ho hay nói cách khác mô hình phù hợp
với tập hợp dữ liệu khảo sát.
-
Hệ số Beta (Standardized Beta Coefficent): hệ số hồi quy chuẩn
hóa cho phép so sánh một cách trực tiếp về mức độ ảnh hưởng của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc.
-
Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số Beta: sử dụng trị thống kê t để
kiểm tra mức ý nghĩa của hệ số Beta. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ 0.05,
ta có thể kết luận hệ số beta có ý nghĩa về mặt thống kê.
36
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá
thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đã được đề ra.
Phương pháp nghiên cứu được nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước
chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu gồm nghiên cứu
định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận 2 nhóm: nhóm các nhà quản trị
website của các website bán hàng trực tuyến và nhóm các khách hàng, từ đó xây
dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng cho phù hợp với tình hình thành phố
Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo người được phỏng vấn sẽ hiểu các phát biểu một
cách đồng nhất.
Chương 3 cũng trình bày rõ cách xây dựng các thang đo cho nghiên cứu
định lượng và cách thức chọn mẫu. Kết quả mẫu là 314 và kết quả nghiên cứu sẽ
được trình bày cụ thể trong chương tiếp theo, trong đó tập trung vào phân tích độ
tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám
phá EFA, phân tích hồi quy nhằm xác định tác động của chất lượng website đến
lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí
Minh.
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá
thang đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Mục đích của chương 4 là
trình bày kết quả phân tích, kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu cũng như
giả thuyết được nêu ra trong mô hình.
Nội dung chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu thập được,
bao gồm ba phần chính là: (1) Kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, (2) Kiểm định mô hình và
giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, (3) Phân tích sự
khác biệt về lòng trung thành và hành vi truyền miệng đối với các nhóm giới
tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 10 tháng 5, có
350 phiếu khảo sát được phát ra song song với khảo sát qua mạng (Công cụ
Google Docs), kết quả khảo sát thu về được 335 mẫu, trong đó kết quả khảo sát
qua mạng chiếm phần nhiều với 198 mẫu. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không
đạt yêu cầu và sau đó lọc dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại có được 314 mẫu được
chọn để thực hiện phân tích mô hình nghiên cứu.
Kết quả thu thập được theo Bảng 4.1, với 314 khách hàng phản hồi, số
lượng khách nam 136, chiếm 43.3% và nữ là 178, chiếm 56.7%, có sự chênh lệch
không quá nhiều giữa khách nam và nữ, cho thấy việc nữ sử dụng internet để tìm
kiếm thông tin và mua sắm trực tuyến tương đối nhiều hơn nam, và đội tuổi truy
cập để mua sắm nhiều nhất là từ 18-30, chiếm 59.2%. Các khách hàng sử dụng
internet đa số là nhân viên văn phòng và nội trợ (chiếm 36.3% và 23.6%) và trình
độ học vấn ở bậc đại học (56.4%). Về mức độ thu nhập của đối tượng khảo sát,
với mức thu nhập dưới 5 triệu chiếm 5.1%. Mức thu nhập từ 5 - 10 triệu (chiếm
54.8%) và từ 10 – 20 (chiếm 18.5%) triệu chiếm đa số trong thông tin mẫu. Kết
quả mẫu trong nghiên cứu chính thức được trình bày cụ thể ở Bảng 4.1 bên dưới.
38
Bảng 4.1: Kết quả chung về mẫu (N=314)
Đặc điểm
Mẫu = 314
Tần số
Tỷ lệ %
Lũy kế
Nam
136
43.3
43.3
Nữ
172
56.7
100
Dưới 18 tuổi
4
1.3
1.3
Từ 18-30 tuổi
186
59.2
60.5
Từ 31-45 tuổi
94
29.9
90.4
Trên 45 tuổi
30
9.6
100
Phổ thông
6
1.9
1.9
Trung cấp, cao đẳng
72
22.9
24.8
Đại học
177
56.4
81.2
Sau đại học
Nghề nghiệp
59
18.8
100
Sinh viên
26
8.3
8.3
Công nhân, lao động phổ thông
48
15.3
23.6
Nội trợ
74
23.6
47.1
Nhân viên văn phòng
114
36.3
83.4
Ngành nghề khác
Thu nhập hàng tháng
52
16.6
100
Dưới 5 triệu đồng
40
12.7
12.7
Từ 5 đến 10 triệu đồng
172
54.8
67.5
Từ 10 đến 20 triệu đồng
58
18.5
86.0
Trên 20 triệu đồng
44
14
100
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ học vấn
Nguồn: Từ kết quả phân tích, xử lý mẫu ở nghiên cứu chính thức
39
4.2. Kiểm định mô hình đo lường
Nghiên cứu này đã dựa trên mô hình của Sanjit và cộng sự (2014) để đo
lường các yếu tố của chất lượng website tác động đến lòng trung thành và hành
vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, như đã
trình bày tại chương 2, mô hình của Sanjit và cộng sự (2014) khi áp dụng vào
từng thị trường cụ thể cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc
thù của thị trường Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Vì lý do đó, các thang đo được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu
của đề tài này cần phải kiểm định lại trong thị trường Việt Nam mà cụ thể là tại
Hồ Chí Minh.
Công cụ Cronbach’Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của từng
thành phần thang đo chất lượng website. Tiếp đến, toàn bộ các biến quan sát
được đưa vào phân tích nhân tố (EFA), để khám phá cấu trúc thang đo các thành
phần của chất lượng website đối với việc lòng trung thành và hành vi truyền
miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Công việc này cũng được
thực hiện cho thang đo lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
mua sắm trực tuyến. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ
thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đưa ra trong chương 2 bằng
phương pháp hồi quy đơn biến, hồi quy đa biến các khái niệm nghiên cứu.
4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha.
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà
các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và
thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s
Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử
dụng được. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là
có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới
đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
40
Mộng Ngọc, 2005). Ngoài ra, hệ số tương quan biến - tổng dùng để kiểm tra mối
tương quan chặt chẽ giữa các biến cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu. Nếu
một biến có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) ≥ 0.30 thì biến
đó đạt yêu cầu (Nunnally và Bernstein 1994). Do đó, căn cứ vào tiêu chuẩn trên
và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đã kiểm định thang đo bằng SPSS,
chỉ giữ lại biến có hệ số α ≥ 0.60, r ≥ 0.3 và giá trị nội dung của biến trước khi
loại biến. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 4.2.
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các thành phần của thang đo chất
website, lòng trung thành khách hàng và hành vi truyền miệng của khách hàng có
đặc điểm sau:
(1) Thành phần Chất lượng hệ thống (SyQ): có Cronbach’s Alpha khá lớn
0.901 (>0.6), các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, chỉ có SyQ3 có hệ số tương quan biến
tổng nhỏ nhất là 0.571 > 0.3, đạt yêu cầu. Nên tất cả 5 biến đều được
tác giả tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA.
(2) Thành phần Chất lượng thông tin (IQ): có Cronbach’s Alpha 0.830,
các biến quan sát trong thành phần này đều có hệ số tương quan biến
tổng lớn hơn 0.3 trong đó biến quan sát IQ4 có hệ số tương quan biến
tổng là 0.311 gần bằng 0.3. Theo phân tích cho thấy nếu loại bỏ biến
này thì sẽ cho giá trị Cronbach’s Alpha 0.893 lớn hơn 0.830. Tuy
nhiên, với hệ số Alpha = 0.830 đã đạt yêu cầu nên chưa nhất thiết phải
loại biến IQ4 mà vẫn đưa vào phân tích nhân tố EFA tiếp theo và cần
chú ý đến biến này hơn..
(3) Thành phần Chất lượng dịch vụ (SeQ): có Cronbach’s Alpha là 0.888,
các biến quan sát trong thành phần này có hệ số tương quan biến tổng
đều lớn hơn 0.3, chỉ có SeQ3 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất
là 0.432 > 0.3, đạt yêu cầu. Nên tất cả 5 biến đều được tác giả tiếp tục
đưa vào phân tích nhân tố EFA.
41
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo chất lượng
website, lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
Biến quan sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến
Phương sai thang
đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Hệ số Alpha nếu
loại biến này
Thành phần Chất lượng hệ thống (SyQ): Alpha = .901
SyQ 1
15.13
12.150
.799
.869
SyQ 2
15.20
12.650
.812
.867
SyQ 3
15.20
14.227
.571
.915
SyQ 4
15.29
12.513
.754
.879
SyQ 5
15.23
11.857
.840
.859
Thành phần Chất lượng thông tin (IQ): Alpha = .830
IQ 1
14.95
9.914
.767
.754
IQ 2
14.95
10.042
.776
.753
IQ 3
15.03
10.006
.826
.741
IQ 4
15.61
12.086
.312
.892
IQ 5
15.09
11.494
.554
.815
Thành phần Chất lượng dịch vụ (SeQ): Alpha = .888
SeQ1
14.42
11.809
.793
.850
SeQ 2
14.53
11.584
.810
.846
SeQ 3
14.67
14.518
.432
.921
SeQ 4
14.56
11.222
.763
.857
SeQ 5
14.51
10.713
.864
.831
Thành phần Lòng trung thành (L): Alpha = .817
L1
9.38
5.571
.597
.790
L2
9.69
5.342
.672
.753
L3
9.75
5.909
.654
.766
L4
9.64
5.475
.636
.771
Thành phần Hành vi truyền miệng (WOM): Alpha = .748
WOM1
6.43
3.374
.551
.693
WOM2
6.50
2.995
.598
.637
WOM3
6.59
2.897
.581
.659
42
(4) Thành phần Lòng trung thành của khách hàng (L): có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.817, các biến quan trong của thành phần này có
hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên đều đạt yêu cầu. Việc
loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào cũng không làm tăng giá trị của hệ số
Alpha nên cả ba biến quan sát đều tiếp tục đưa vào phân tích EFA.
(5) Thành phần Hành vi truyền miệng của khách hàng (WOM): có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.748, và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn
hơn 0.3, đều đạt yêu cầu. Việc loại bỏ bất kỳ biến quan sát nào cũng
không làm tăng giá trị của hệ số Alpha nên cả ba biến quan sát đều tiếp
tục đưa vào phân tích EFA.
Như vậy kết quả phân tích Cronbach’s Alpha là các thang đo đều đạt yêu
cầu.
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp
phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương
quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Khi
thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân
tố khám phá EFA với các yêu cầu như sau:
- Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO6 dùng để đánh giá sự thích hợp của
EFA. Theo đó, giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau trong tổng
thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và sig <
0,05. Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp
với dữ liệu.
- Hệ số tải nhân tố (Facting loading) > 0.4, nếu biến quan sát có hệ số
nhân tố tải < 0.4 sẽ bị loại. (Theo Hair & ctg (1998,111), hệ số tải nhân tố
KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA , phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích
hợp khi 0.5≤KMO≤1. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát
bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤0.05) thì các biến quan sát có tương
quan với nhau trong tổng thể [1, tr.262].
6
43
(Facting loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số
tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố > 0,4 được xem
là quan trọng và > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ
số nhân tải > 0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng
100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.5, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ
số tải nhân tố phải > 0.75).
- Tổng phương sai trích ≥ 50%;
- Theo Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ
không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến.
Hệ số KMO = 0.868 >.5: phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên
cứu.
Đặt giả thuyết Ho là 15 biến quan sát của các yếu tố chất lượng website
ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng không có mối tương quan với
nhau. Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1587.430 với mức ý nghĩa sig = 0.000 <
0.005, cho thấy giả thuyết bị bác bỏ, điều này cho thấy dữ liệu dùng để phân tích
hoàn toàn phù hợp.
Với điều kiện giá trị Eigenvalue > 1, phương pháp rút trích nhân tố
Principle Component, phép quay Varimax, cho phép 3 nhân tố được rút trích từ
15 biến quan sát và tổng phương sai trích được 68.906% (> 50%), đạt yêu cầu,
khi đó có thể nói rằng 1 nhân tố này giải thích 68.906% biến thiên của dữ liệu.
Tuy nhiên có 1 biến quan sát là IQ4, biến này tuy có hệ số tải nhân tố là 0.383 <
0.4, và xét về mặt nội dung thì yếu tố này chưa phổ biến trên các website hiện
nay nên tác giả loại biến này ra khỏi thang đo. Ngoài ra nếu loại biến này sẽ làm
Cronbach’s Alpha tăng từ 0.830 lên 0.893 nên tác giả loại biến này và tiến hành
chạy lại EFA lần 2 với 14 biến quan sát.
44
Bảng 4.3 Kết quả EFA các thành phần chất lượng website lần 1
Biến quan
sát
Nhân tố
1
Ghi chú
2
SyQ 5
.852
SyQ 4
.832
SyQ 1
.825
SyQ 2
.820
SyQ 3
.646
3
IQ 2
.877
IQ 3
.874
IQ 1
.765
IQ 5
.749
IQ 4
.383
Loại bỏ
SeQ 5
.875
SeQ 2
.859
SeQ 1
.840
SeQ 4
.827
SeQ 3
.565
Eigenvalue
Phương sai
41.983
trích (%)
6.297
2.411
58.058
1.627
68.906
 Phân tích EFA lần 2
Sau khi loại 1 biến quan sát còn lại 14 biến quan sát, tương tự đặt giả
thuyết H0 là 14 biến quan sát của thang đo các yếu tố chất lượng website ảnh
hưởng đến lòng trung thành của khách hàng không có mối tương quan với nhau.
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết bị bác bỏ (sig.=.000 <
0.05), hệ số KMO = 0.874 > 0.5, kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là
phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy với điều kiện giá trị Eigenvalue >1,
phương pháp rút trích nhân tố Principle Component, phép quay Varimax, cho
phép 3 nhân tố được rút trích từ 14 biến quan sát và phương sai trích được là
72.673%. Nhìn chung, tuy có sự điều chỉnh so với mô hình ban đầu nhưng kết
quả phân tích EFA cho thấy đạt điều kiện và tiến hành đưa vào phân tích hồi qui.
45
Bảng 4.4: Tổng hợp quy trình phân tích EFA
Thông số
EFA lần 1
EFA lần 2
KMO (sig.)
.868
.874
Eigenvalues
1.627
1.614
Phương sai trích
68.906
72.673
Số nhóm (số biến)
3 (15 biến)
3 (14 biến)
Số biến bị loại
1 (IQ4)
0
Bảng 4.5: Kết quả EFA các thành phần chất lượng website lần 2
Nhân tố
Biến quan sát
1
SyQ5
.855
SyQ1
.832
SyQ4
.829
SyQ2
.827
SyQ3
.640
2
SeQ5
.882
SeQ2
.864
SeQ1
.846
SeQ4
.825
SeQ3
.560
3
IQ2
.878
IQ1
.864
IQ3
.863
IQ5
.771
Eigenvalue
6.164
Phương sai trích 44.025
(%)
2.397
1.614
61.147
72.673
Ghi chú
46
4.2.2.1. Phân tích EFA với thang đo lòng trung thành khách hàng
Đặt giả thuyết Ho là 4 biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến lòng
trung thành của khách hàng không có mối tương quan với nhau. Kết quả kiểm
định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết bị bác bỏ (sig = .000 < .05), hệ số
KMO = 0.804 > 0.5, kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.
Với điều kiện giá trị Eigenvalue > 1, phương pháp rút trích nhân tố
Principle Component, phép quay Varimax, cho phép 1 nhân tố được rút trích từ 4
biến quan sát và phương sai trích được 64.841%, các biến thành phần đều có hệ
số tải nhân tố lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.771.
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo lòng trung thành của khách
hàng
Biến quan sát
Nhân tố
1
L2
L3
L4
L1
Eigenvalues (%)
Phương sai trích
Cronbach’s Alpha
.828
.816
.804
.771
2.594
64.841
.817
4.2.2.2. Phân tích EFA với thang đo hành vi truyền miệng
Đặt giả thuyết H0 là 3 biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
truyền miệng của khách hàng không có mối tương quan với nhau. Kết quả kiểm
định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết bị bác bỏ (sig = 0.000 < 0.05), hệ số
KMO = 0.689 > 0.5, kết quả này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.
Với điều kiện giá trị Eigenvalue > 1, phương pháp rút trích nhân tố
Principle Component, phép quay Varimax, cho phép 1 nhân tố được rút trích từ 4
biến quan sát và phương sai trích được 66.564%, các biến thành phần đều có hệ
số tải nhân tố lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.798.
47
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo hành vi truyền miệng của
khách hàng
Biến quan sát
Nhân tố
1
WoM2
.831
WoM3
.819
WoM1
.798
Eigenvalues (%)
1.997
Phương sai trích
66.564
Cronbach’s Alpha
.748
4.2.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo mới
Sau khi phân tích nhân tố, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm
kiểm định lại mức độ chặt chẽ, mạch lạc của các biến quan sát trong thang đo
mới. Kết quả kiểm định cho thấy thang đo mới đạt yêu cầu (α bé nhất là .748
cũng không quá nhỏ và đảm bảo giá trị nội dung, hệ số tương quan biến-tổng các
biến đều > 0.3). Như vậy tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho nghiên cứu
tiếp theo.
4.2.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy
4.2.3.1. Chất lượng website và lòng trung thành khách hàng
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đặt ra là có sự
tương quan giữa các yếu tố chất lượng website tác động đến lòng trung thành của
khách hàng và lòng trung thành tác động đến hành vi truyền miệng của khách
hàng tại thành phố HCM. Phương pháp hồi qui được sử dụng để xác định sự
tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng nhân tố
của chất lượng website đến lòng trung thành. Sau khi qua giai đoạn phân tích
nhân tố, có 3 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố là trung
bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan
48
Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô
hình hồi quy.
Ba biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm: Chất lượng hệ thống
(SyQ), Chất lượng thông tin (IQ), Chất lượng dịch vụ (SeQ).
Một biến phụ thuộc là Lòng trung thành của khách hàng (L).
Phương pháp hồi qui tổng thể các biến (phương pháp Enter) sẽ được sử
dụng trên phần mềm SPSS 20.0. Mô hình hồi quy có dạng sau:
Y = X0 + β1X1 + β2X2+ β3X3
Trong đó: Các hệ số hồi quy: β1, β2, β3
Biến phụ thuộc: Y: Lòng trung thành của khách hàng
Biến độc lập bao gồm:
-
Xo: là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình
là 0 và phương sai không đổi.

-
X1: Chất lượng hệ thống
-
X2: Chất lượng thông tin
-
X3: Chất lượng dịch vụ
Phân tích tương quan
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan tuyến tính giữa
các biến cần phải được xem xét.
Bước đầu tiên khi phân tích hồi quy tuyến tính là sử dụng hệ số tương
quan Pearson để xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ
thuộc và từng biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này
luôn nằm trong khoảng từ -1 đến +1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0,6 thì có
thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt,
nếu nhỏ hơn 0,3 thì cho biết mối quan hệ là lỏng lẻo.
Bảng 4.8 thể hiện ma trận tương quan giữa biến lòng trung thành - L (biến
phụ thuộc) với từng biến độc lập: chất lượng hệ thống - SyQ, chất lượng thông
49
tin - IQ, chất lượng dịch vụ - SeQ; cũng như tương quan giữa các biến độc lập
SyQ, IQ, SeQ với nhau.
Theo đó, hệ số tương quan giữa biến lòng trung thành khách hàng (L) với
các biến độc lập SyQ, IQ, SeQ đều lớn hơn 0.30 và có giá trị lần lượt là 0.609,
0.565, 0.393, và các Sig đều có giá trị nhỏ 0.000. Như vậy, các biến độc lập SyQ,
IQ, SeQ đều tương quan khá chặt với biến phụ thuộc L và có thể đưa vào mô
hình để giải thích cho biến sự hài lòng. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến
độc lập đều lớn hơn 0.30 (ngoại trừ hệ số tương quan giữa biến SeQ chất lượng
dịch vụ và IQ chất lượng thông tin nhỏ hơn 0.30 với giá trị là 0.263 nên mối quan
hệ giữa các biến này cần xem xét kỹ trong phân tích hồi quy tuyến tính bội dưới
đây nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Bảng 4.8: Ma trận tương quan giữa các biến
SyQ
Pearson Correlation
SyQ
Pearson Correlation
1
314
.494**
1
.000
N
314
314
.442**
.300**
Sig. (2-tailed)
.000
.001
N
314
314
314
.609**
.565**
.408**
Sig. (2-tailed)
.000
.000
.000
N
314
314
314
Pearson Correlation
L
L
Sig. (2-tailed)
Pearson Correlation
IQ
IQ
Sig. (2-tailed)
N
SeQ
SeQ
**. Tương quan có ý nghĩa tại giá trị 0.01 (2-tailed).
1
1
314
50

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số xác định R2
được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô
hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều
này cũng được chứng minh rằng không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ
phù hợp hơn với dữ liệu. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được sử dụng để phản ánh
sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội. R2 hiệu chỉnh không
nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được thêm vào phương trình, nó là
thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi qui tuyến tính bội vì nó
không phụ thuộc vào độ phóng đại của R2.
Bảng 4.9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Độ lệch chuẩn của ước lượng
1
.692a
.478
.473
.55352
Trong mô hình này, kết quả cho thấy hệ số R2 = 0.478, R2 điều chỉnh =
0.473, có nghĩa là có khoảng 47,3% phương sai lòng trung thành của khách hàng
vào chất lượng của website bán lẻ trực tuyến được giải thích bởi ba biến độc lập
đó là chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ. Điều này
cho thấy mô hình hồi qui tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95%.
Tiếp theo, để kiểm định sự phù hợp của mô hình này, tác giả sử dụng kiểm
định F trong phân tích phương sai ANOVA. Ý tưởng của kiểm định này về mối
quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là nó xem xét biến phụ
thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.
Giả thuyết Ho: Tất cả các hệ số hồi quy riêng phần = 0 (β1 = β2 = β3 = 0).
Với kết quả tại bảng 4.10, sig. = .000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, nên giả thuyết
Ho bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có thể giải
thích sự biến thiên của biến phụ thuộc, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây
dựng phù hợp với tập dữ liệu.
51
Bảng 4.10: Kết quả phân tích kiểm định F
Mô hình
Tổng độ lệch bình
Bậc tự
Độ lệch bình
phương
do df
phương bình quân
Hồi qui
87.146
3
Phần dư
94.980
310
Tổng
182.126
313
F
29.049 94.810
Sig.
.000b
.306
Theo kết quả trong Bảng 4.10, Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của
mô hình đầy đủ, giá trị sig. < .05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho
cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui
tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Ý nghĩa hệ số hồi quy
Kết quả phân tích hồi qui trong bảng 4.11 cho thấy, trong số 3 nhân tố của
chất lượng website tác động đến lòng trung thành của khách hàng, đó là chất
lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ. Các biến này đều có
ảnh hưởng dương đến lòng trung thành của khách hàng (do hệ số beta đề dương).
Điều này có nghĩa khi chất lượng hệ thống tăng, hay chất lượng thông tin tăng,
hay chất lượng dịch vụ tăng thì đều khiến cho lòng trung thành của khách hàng
tăng lên và ngược lại.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi qui mô hình 1
Mô hình Hệ số chưa điều chỉnh
1
Hệ số điều
chỉnh
t
Sig. Dung sai
VIF
B
Độ lệch chuẩn
Hằng số
.353
.183
X1 - SyQ
1
X3 - SeQ
.332
.044
.382
7.580 .000
.661
1.512
.299
.042
.334
7.050 .000
.748
1.337
X2 - IQ
.132
.044
.139
3.026 .003
.796
1.257
Beta
1.934 .054
52
Ba nhân tố thuộc chất lượng website gồm X1 chất lượng hệ thống, X2
chất lượng thông tin, X3 chất lượng dịch vụ, đều có tác động đến lòng trung
thành L của khách hàng với mức ý nghĩa Sig. nhỏ lần lượt là 0.000, 0.000, 0.003,
đều nhỏ hơn 0.05. Tức là, tất cả các giả thuyết H1, H2, H3 đưa ra đều được chấp
nhận, hay nói cách khác, các nhân tố X1, X2, X3 tác động tỷ lệ thuận đến Lòng
trung thành L của khách hàng.
Phương trình hồi quy tuyến tính dạng chưa chuẩn hóa được viết như sau:
F = 0.353 + 0.331X1 + 0. 124X2+ 0. 304X3 (4.1)
Phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa có
dạng như sau:
F = 0.382X1 + 0.139X2 + 0.334X3 (4.2)
Qua phương trình cho thấy sau khi kiểm định và phân tích nhân tố khám
phá, kết quả hồi quy bội cho thấy chất lượng website gồm 3 nhân tố là chất lượng
hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch có tác động đến lòng trung thành
khách hàng. Trong đó nhân tố chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ ảnh
hưởng nhiều nhất và nhân tố chất lượng thông tin có ảnh hưởng ít nhất.
 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết
 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity)
Kiểm tra giả định này bằng cách vẽ đồ thị phân tán giữa các phần dư và
giá trị dự đoán mà mô hình hồi quy tuyến tính cho ra. Người ta hay vẽ biểu đồ
phân tán giữa 2 giá trị này đã được chuẩn hóa với phần dư trên trục tung và giá
trị dự đoán trên trục hoành. Nếu giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng
nhau được thỏa mãn, thì ta sẽ không nhận thấy có liên hệ gì giữa các giá trị dự
đoán với phần dư, chúng sẽ phân tán ngẫu nhiên. Đồ thị (phụ lục: đồ thị
Scatterplot) cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh
đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào. Như vậy giá trị
53
dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không thay đổi.
Như vậy mô hình hồi quy phù hợp.
Hình 4.1: Đồ thị Scatterplot
 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử
dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không
đủ nhiều để phân tích,… Có hai cách thường được sử dụng để kiểm tra phân phối
chuẩn của phần dư. Cách thức nhất là vẽ đồ thị P-Plot, đồ thị này thể hiện các giá
trị của các điểm phân vị của phân phối của biến phần dư theo các phân vị của
phân phối chuẩn. Nếu trên đồ thị P-Plot các điểm này không nằm quá xa đường
thẳng của phân phối chuẩn thì có thể xem phần dư có phân phối gần chuẩn. Cách
thứ hai là vẽ đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa, nếu đồ thị có dạng đường
cong phân phối chuẩn nằm chồng lên biểu đồ tần số và có trung bình Mean xấp
xỉ bằng 0 và giá trị độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 thì xem như phần dư có phân
phối chuẩn. Trong bài nghiên cứu này, biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho
thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Thật
không hợp lý khi chúng ta kỳ vọng rằng các phần dư quan sát có phân phối hoàn
toàn chuẩn vì luôn luôn có những chênh lệch do lấy mẫu. Ngay cả khi các sai số
có phân phối chuẩn trong tổng thể đi nữa thì phần dư trong mẫu quan sát cũng
chỉ xấp xỉ chuẩn mà thôi. Ở đây, ta có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn
(trung bình Mean xấp xỉ bằng 0.00, và độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0.989 tức là gần
bằng 1). Do đó có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
54
Hình 4.3: Đồ thị Histogram
 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập
Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt
chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô
hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến
một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến
độc lập là nó làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị
thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém
ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R square vẫn
khá cao. Có nhiều cách để phát hiện đa cộng tuyến như: hệ số R2 lớn nhưng t
nhỏ; tương quan cặp các biến giải thích cao; hồi qui phụ; sử dụng hệ số phóng
đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Thông thường, nếu VIF của một
biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì biến này hầu như không có giá trị giải thích
biến thiên của Y trong mô hình MLR (Hair & cộng sự 2006 trích trong Nguyễn
Đình Thọ, 2011).
Theo bảng 4.11 bên trên, ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF
(Variance inflation factor – VIF) có giá trị nhỏ nhất là 1.226 và lớn nhất là 1.509
cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không có
55
hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập
không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.
4.2.3.2. Lòng trung thành khách hàng và hành vi truyền miệng
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đặt ra là có sự
tương quan giữa lòng trung thành của khách hàng và hành vi truyền miệng của
khách hàng tại thành phố HCM.
Biến độc lập được đưa vào mô hình là: Lòng trung thành của khách hàng
(L).
Một biến phụ thuộc là Hành vi truyền miệng của khách hàng (WOM).
Phương pháp hồi qui tổng thể các biến (phương pháp Enter) sẽ được sử
dụng trên phần mềm SPSS 20.0. Mô hình hồi quy có dạng sau:
Y = X0 + β1X1
Trong đó: Hệ số hồi quy: β1
Biến phụ thuộc: Y: Hành vi truyền miệng của khách hàng
Biến độc lập bao gồm:
-
X0: là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình
là 0 và phương sai không đổi.
-
X1: Lòng trung thành của khách hang
 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính
Bảng 4.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 2
Mô hình
R
R2
R2 hiệu chỉnh
Độ lệch chuẩn của ước lượng
1
.539a
.290
.288
.69759
Trong mô hình này, kết quả cho thấy hệ số R2 = 0.290, R2 điều chỉnh =
0.288. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu ở
độ tin cậy 95%. Tiếp theo, kiểm định F là phép kiểm định giả thuyết về độ phù
hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Với giả thuyết Ho: β1 = 0. Nếu giả
thuyết Ho bị bác bỏ chúng ta có thể kết luận là kết hợp của các biến hiện có trong
56
mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc, điều này cũng có
nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.
Theo kết quả trong bảng 4.13 thì trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của
mô hình đầy đủ, giá trị sig. < 0.05 cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho
cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi quy
tuyến tính trên được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 4.13: Kết quả phân tích kiểm định F (mô hình 2)
Mô hình
Tổng độ lệch bình
phương
Bậc tự do Độ lệch bình phương
df
bình quân
Hồi qui
62.126
1
Phần dư
151.930
312
Tổng
213.956
313
F
Sig.
62.126 127.663
.000b
.487
 Ý nghĩa hệ số hồi quy
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi qui
Hệ số chưa chuẩn hóa
Mô hình
Hằng số
L - WOM
Hệ số chuẩn
hóa
B
Độ lệch chuẩn
Beta
1.381
.170
.584
.052
.539
t
8.106
11.299
Sig.
.000
.000
Dung sai
1.000
Kết quả phân tích hồi qui trong bảng 4.14 cho thấy, hệ số hồi quy tuyến
tính β = 0.584 với mức ý nghĩa Sig. = .000 < .05, nghĩa là 58,4% hành vi truyền
miệng của khách hàng được giải thích bằng lòng trung thành, còn 41,6% còn lại
được giải thích bằng các yếu tố khác. Xét về phương diện thống kê, chấp nhận
giả thuyết lòng trung thành có tác động cùng chiều đến hành vi truyền miệng của
khách hàng. Về phương diện học thuật thì trong nghiên cứu trước đây, nhóm tác
giả Sanjit và cộng sự cũng đã cho rằng lòng trung thành là yếu tố ảnh hưởng
mạnh đến hành vi truyền miệng của khách hàng. Và với hệ số Beta như trên cũng
57
đã khẳng định lòng trung thành có ảnh hưởng đến hành vi truyền miệng của
khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương trình hồi quy tuyến tính dạng chưa chuẩn hóa được viết như sau:
F = 1.381 + 0.584X1 (4.3)
Hay phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa
có dạng như sau:
F = 0.539 X1 (4.4)
Qua phương trình cho thấy sau khi kiểm định và phân tích nhân tố khám
phá, chạy hồi quy kết quả cho thấy lòng trung thành khách hàng tác động đến
hành vi truyền miệng.
 Độ phù hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu tổng thể
Hệ số R2 tổng thể được tính thông qua công thức:
R2 = 1 - (1 – R12) * (R22)
 R2 = 1 – (1 – 0.478) * 0.290 = 0.849
Kết quả cho thấy hệ số R2 tổng thể = 0.849. Điều này cho thấy mô hình hồi
quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95%.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đề xuất ban đầu với 3 biến độc lập
là Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ cùng tác động
lên biến phụ thuộc là Lòng trung thành của khách hàng là hoàn toàn phù hợp và
có ý nghĩa thống kê. Theo đó, nhân tố Chất lượng hệ thống có tác động mạnh
nhất, kế đến là chất lượng dịch vụ đối với lòng trung thành của khách hàng. Mức
độ tác động của hai nhân tố này có sự cách biệt khá lớn với nhân tố còn lại là
chất lượng thông tin. Trong khi đó theo nghiên cứu của Sanjit và cộng sự (2014)
thì nhân tố tác động mạnh nhất đến lòng trung thành là Chất lượng dịch vụ (β =
0.38), kế đến là chất lượng hệ thống (β = 0.31), và cuối cùng là Chất lượng thông
tin (β = 0.15).
58
Bảng 4.15: Bảng so sánh kết quả của hai bài nghiên cứu
Kết quả
Nghiên cứu hiện tại
Nghiên cứu của Sanjit
và cộng sự
β chuẩn hóa
SyQ L
0.382
0.31
IQ  L
0.139
0.15
SeQ  L
0.334
0.38
L  WoM
0.539
0.41
Đối chiếu với kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác
động của chất lượng hệ thống và chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành, nhưng
chỉ số β về mức độ khác biệt đó không đáng kể. Tuy nhiên, ở Việt Nam chất
lượng hệ thống ảnh hưởng đến lòng trung thành mạnh hơn so với tại thị trường
Mỹ bởi lẽ, Mỹ là quốc gia đi đầu về ứng dụng công nghệ, sự phát triển và ứng
dụng về công nghệ luôn đi trước các nước khác, do đó xét về chất lượng hệ thống
mà tiêu biểu như một số yếu tố về phản hồi, thao tác nhanh, hay sự tin cậy cũng
cao hơn so với chất lượng hệ thống website tại Việt Nam. Sự khác biệt mà các
nhà bán lẻ trực tuyến có thể thực hiện để thu hút khách hàng đó là chất lượng
dịch vụ, chính chất lượng dịch vụ mới là yếu tố quan trọng nhất để thu hút lòng
trung thành của khách hàng, kế đến là chất lượng hệ thống và sau cùng mới là
chất lượng thông tin.
Trong khi đó, loại hình thương mại trực tuyến còn khá mới mẻ đối với
phần lớn người dân tại Việt Nam. Mọi người còn rất e ngại khi vừa mới bắt đầu
thử mua hàng trực tuyến lại có những trở ngại về hệ thống hay độ tin cậy. Bên
cạnh đó, người dân vốn quen thuộc với hình thức mua bán truyền thống, có nghĩa
là “tiền tươi thóc thật”. Nhiều người vẫn muốn trước khi trả tiền cho sản phẩm
nào đó phải nhìn thấy và tận tay cầm nắm. Mặc dù thương mại trực tuyến đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến, và mang lại nhiều tiện ích như rút
ngắn khoảng cách về thời gian, không gian, dễ dàng so sánh giá cả, dễ dàng có
59
những lời gợi ý mua sắm… nhưng đi kèm theo đó là những rủi ro về chất lượng
sản phẩm, về các chế độ bảo hành sau bán. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp
Việt Nam còn lối tư duy kinh doanh ăn xổi ở thì, chỉ biết đến lợi ích trước mắt
mà không nghĩ đến chiến lược lâu dài, chưa thực sự xem trọng và chưa phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, trong hoạt động thương mại trực
tuyến hiện nay các nhà bán lẻ muốn thu hút khách hàng trước hết cần phải thể
hiện năng lực, uy tín với khách hàng. Điều quan trọng nhất chính là xây dựng
một hệ thống website đáng tin cậy, luôn bảo mật thông tin khách hàng, hệ thống
mạng phải thật an ninh, đường truyền tốt. Đồng thời, cung cấp hàng hóa có chất
lượng tốt, giao hàng đúng cam kết và đúng thời hạn, kế đến là tập trung đầu tư
vào “bộ mặt” của doanh nghiệp, vào hệ thống giao tiếp với khách hàng, đó chính
là chất lượng thông tin nhằm tạo ấn tượng tốt ban đầu đối với khách hàng. Đó là
cách để doanh nghiệp dần dần thu hút được lòng trung thành và hành vi truyền
miệng của khách hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới có nền tảng giữ vững thị
phần trên thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám
phá, phân tích tương quan hồi qui các nhân tố của chất lượng website tác động
đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố
HCM. Kết quả cụ thể như sau:
- Thông qua phương pháp tính tần số, các biến liên quan đến nhân khẩu
học của đối tượng khảo sát ý kiến được tổng hợp như: giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập trung bình hàng tháng.
- Các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị thể hiện qua hệ số Cronbach’s
Alpha được phân tích trước và sau khi phân tích nhân tố: Chất lượng hệ thống
với α = 0.901, chất lượng thông tin với α = 0.830, chất lượng dịch vụ với α =
0.888, lòng trung thành khách hàng với α = 0.817, hành vi truyền miệng với α =
0.748..
60
- Kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị
trường, phương trình hồi qui cho thấy, ở độ tin cậy 95%, chất lượng website tác
động đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố
Hồ Chí Minh.
- Đồng thời, kết quả phân tích của nghiên cứu cũng ủng hộ kết quả nghiên
cứu trước đây của Sanjit và cộng sự (2014).
61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Chương 5 hàm ý các kết quả đo lường, các kết quả từ mô hình nghiên cứu,
trên cơ sở đó đó, hàm ý quản trị cho nhà bán lẻ trực tuyến và nêu lên ý nghĩa của
nghiên cứu. Tiếp theo là những hạn chế của nghiên cứu đồng thời gợi mở cho các
hướng nghiên cứu tiếp theo. Sau cùng là kết luận.
5.1. Ý nghĩa và kết luận
5.1.1. Hàm ý kết quả đo lường
Các thang đo được đánh giá sợ bộ và được nghiên cứu cứu chính thức
thông qua phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích
nhân tố EFA; kết quả cho được là chất lượng website là thang đo đa hướng gồm
3 thành phần: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ;
thang đo lòng trung thành và thang đo hành vi truyền miệng là các thang đo đơn
hướng. Một số hàm ý kết quả như sau:
-
Các thang đo được xây dựng và đã kiểm định ở nhiều nước trên thế
giới là cơ sở để xây dựng, phát triển, điều chỉnh thang đo phù hợp có
thể sử dụng tại thị trường Việt Nam.
-
Thang đó chất lượng website là một thang đo đa hướng bao gồm 3
thành phần: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch
vụ; các biến quan sát để đo lường các thành phần đó có thể phát triển,
điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng thị trường nghiên cứu.
-
Nghiên cứu này giữ nguyên các thang đo của của các thành phần của
chất lượng website bán lẻ trực tuyến vì tác giả nhận thấy sự phù hợp
đối với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả đã
bổ sung thêm một thang đo của nhân tố lòng trung thành khách hàng
giúp cho việc đo lường đầy đủ hơn và phù hợp với xu hướng của thị
trường.
62
-
Kết quả của các thang đo chất lượng website bán lẻ góp phần gợi mở
cho các nghiên cứu trong tương lai phát triển thang đo cụ thể và chi
tiết.
-
Từ kết quả cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết đối với các
website bán lẻ tại thị trường Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng, việc toàn bộ giả thuyết đưa ra được chấp nhận
trong nghiên cứu này đem lại một ý nghĩa thực tế cho các nhà quản lý
website bán lẻ trực tuyến, từ đó sử dụng để nâng cao chất lượng dịch
vụ trực tuyến của mình để góp phần nâng cao lợi nhuận.
5.1.2. Hàm ý kết quả của mô hình nghiên cứu
Kết quả mô hình cho thấy mô hình nghiên cứu đạt được độ tương thích
với dữ liệu thị trường và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong
mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận.
Kết quả mô hình nghiên cứu cũng khẳng định chất lượng website bao gồm
3 thành phần: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ.
Kết quả này hàm ý rằng:
-
Có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng website trên thị trường thế
giới giới khám phá ra các yếu tố tạo nên một website có chất lượng phù hợp với
từng lĩnh vực của họ. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu kiểm
định thực nghiệm chất lượng website tác động như thế nào đến lòng trung thành
và hành vi truyền miệng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần kích thích các nghiên
cứu tiếp theo về chất lượng website mà cụ thể là chất lượng hệ thống, chất lượng
thông tin, chất lượng dịch vụ.
-
Kết quả của nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp
bán lẻ lẻ trực tuyến hiểu rõ hơn về tác động của chất lượng website và mức độ
tác động của các thành phần: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất
lượng dịch vụ đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng để
thu hút khách hàng, nâng cao lợi nhuận. Từ đó, các doanh nghiệp có biện pháp
63
tăng cường chất lượng website để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trong mội trường thương mại điện tử hiện nay.
5.2. Hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến
Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng website gồm ba thành phần: chất
lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin tác động trực tiếp, cùng
chiều và có ý nghĩa thống kê đến lòng trung thành của khách hàng. Lòng trung
thành của khách hàng có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến hành vi
truyền miệng. Như vậy, lòng trung thành của khách hàng là mối liên hệ trung
gian có ý nghĩa trong tác động của chất lượng website đến hành vi truyền miệng
của khách hàng. Để sinh lợi nhiều hơn trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần
phải tăng cường, nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách tập trung nguồn lực vào
việc kinh doanh trong môi trường trực tuyến. Các doanh nghiệp muốn thu hút
được lượng khách hàng tiềm năng thì bắt buộc khuyến khích lòng trung thành
của khách hàng và hành vi truyền miệng. Như vậy, để khuyến khích lòng trung
thành và hành vi truyền miệng của khách hàng thì việc đầu tiên phải nâng cao
chất lượng website. Dựa vào mô hình hồi quy, nghiên cứu đã xác định được mức
độ quan trọng của các yếu tố của chất lượng website tác động đến lòng trung
thành. Trong đó yếu tố chất lượng hệ thống (β = 0.382) và chất lượng dịch vụ (β
= 0.334) có tác động mạnh nhất đến lòng trung thành, kế đến là chất lượng thông
tin (β = 0.139). Như vậy, muốn khuyến khích lòng trung thành và hành vi truyền
miệng của khách hàng, các doanh nghiệp cần phải tập trung đẩy mạnh các giải
pháp sau:

Chất lượng hệ thống của website
Đây là yếu tố nhận được nhiều quan tâm của khách hàng, và có tác động
mạnh đến lòng trung thành của khách hàng (β = 0.382).
Trong kinh doanh trực tuyến, khách hàng luôn quan niệm website giống
như một cửa hàng trong kinh doanh truyền thống. Một cửa hàng đặt ở vị trí thuận
tiện, lối ra vào dễ dàng, an ninh sẽ là lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Chính vì
vậy, đối với kinh doanh trực tuyến thì doanh nghiệp cần phải đầu tư về chất
64
lượng hệ thống, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng tìm kiếm trên các
trang công cụ, tên miền dễ tìm dễ nhớ, hệ thống an ninh, bảo mật chặt chẽ để
khách hàng cảm thấy an tâm khi thực hiện thao tác mua sắm sản phẩm. Đồng
thời, cần phải xem xet tính thuận tiện, hữu ích và dễ dàng sử dụng để khách hàng
có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi như đặc thù của hình thức kinh doanh trực
tuyến.
Vấn đề an toàn luôn là một trong những rào cản đối với nhà bán lẻ trực
tuyến. Các doanh nghiệp ngày càng cung cấp nhiều dịch vu, tiện ích cho người
sử dụng nên việc kiểm soát thông tin, nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng
cao. Một số hoạt động phát sinh trên website gắn liền với việc lưu thông dòng
tiền nên luôn là đich ngắm của tội phạm tin học. Do vậy, việc thực hiện tốt công
tác an ninh, bảo mật chính là bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và trên hết là bảo
về quyền lời của khách hàng. Đảm bảo an toàn thông tin là sự kết hợp giữa con
người, chính sách, công nghệ và quan trọng là việc đảm bảo an toàn thông tin là
một quá trình liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
Thực tế cho thấy chúng ta có nhiều đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực thiết
kế, mỹ thuật website khá hoàn thiện nhưng vấn đề bảo mật – an toàn thông tin
trên website luôn là điểm yêu, là một trở ngại lớn đối với khách hàng mua sắm
trực tuyến. Mặc dầu hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu mật khẩu,
mã bảo vệ trong đăng nhập, tuy nhiên về cơ bản, tính an toàn trong giao dịch trực
tuyến vẫn chưa được doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, đối với khách hàng thì
theo luôn mong muốn mọi thao thao tác trên website dễ dàng truy cập, đơn giản,
dễ sử dụng nhưng phải đảm bảo yêu cầu vè bảo mật và ăn toàn thông tin. Điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải vừa đảm bảo tính an toàn vừa đảm bảo sự thuận
tiện cho khách hàng. Do vậy, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi gia tăng sự tin
thưởng từ phía khách hàng: xây dựng cơ chế kinh doanh rõ ràng, chính sách bán
hàng trực tuyến rõ ràng, quan tâm đến lợi tích hiện tại và tương lai của khách
hàng.
65

Chất lượng dịch vụ của website
Đây là yếu tố nhận được nhiều quan tâm của khách hàng, và có tác động
khá mạnh đến lòng trung thành của khách hàng (β = 0.334)
Các khách hàng trực tuyến khi truy cập vào website đều tìm kiếm thông
tin sản phẩm và cả những lời khuyên về sản phẩm đó. Do vậy, bên cạnh việc
cung cấp thông tin chính xác, được cập nhật thường xuyên kịp thời thì các
website cần có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, giải đáp những thắc mắc hay tư vấn cụ
thể cho khách hàng, như thế sẽ thu hút lòng tin của khách hàng hơn. Tuy nhiên,
hiện nay chỉ có một số website bán lẻ trực tuyến có dịch vụ hỗ trợ và tư vấn trực
tuyến, vì vậy các doanh nghiệp nên nhanh chóng bổ sung chức năng hỗ trợ, tư
vấn trực tuyến cho khách hàng để sớm thu hút được khách hàng.
Để làm hài lòng khách hàng trực tuyến, các doanh nghiệp bán lẻ nên để
hộp thư thoại ở vị trí dễ nhìn để phòng trường hợp không thể hỗ trợ trực tuyến
24/7. Đồng thời cam kết sẽ trả lời thư thoại đó trong thời gian nhất định và ngắn
nhất để khách hàng có thể nhận được câu trả lời đúng lúc. Thực trạng của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là mất khách hàng chỉ vì không kịp trả lời thắc
mắc của khách hàng, chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng khắc
phục tình trạng đồng thời bổ sung chức năng này.
Đồng thời, trong tương lai khi thương mại điện tử phát triển mạnh thì yếu
tố chất lượng dịch vụ chất là sự khác biệt để doanh nghiệp thu hút khách hàng.
Dịch vụ tốt, có nhiều đột phá trên thị trường sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh và gia
tăng lòng trung thành của khách hàng khi giao dịch trên các website bán lẻ trực
tuyến. Khách hàng quan tâm nhiều đến các chính sách mua và bán như vận
chuyển, đổi trả, chương trình khuyến mãi, hậu mãi, những giải pháp hỗ trợ khách
hàng, thời gian giao hàng... Vì thế các doanh nghiệp càng nên chú trọng đến
những yếu tố này để có thể nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Chất lượng thông tin của website
Đây là yếu tố nhận được nhiều quan tâm của khách hàng, và có tác động
đến lòng trung thành của khách hàng (β = 0.139). Dù tác động không mạnh bằng
66
hai yếu tố trên nhưng chất lượng thông tin cũng là yếu tố quan trọng để khuyến
khích lòng trung thành của khách hàng.
Trước hết, website phải thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp cung cấp những
loại sản phẩm dịch vụ gì, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Đây là yếu tố quan trọng
thể hiện sự minh bạch thông tin của nhà bán lẻ trực tuyến, thể hiện ý muốn sẵn
sàng giao dịch, hợp tác với khách hàng. Đây là cơ sở đầu tiên để tạo thiện cảm và
sự tin cậy với khách hàng, và đó cũng là nền tảng để khuyến khích lòng trung
thành của khách hàng. Ngoài ra, website phải được thiết kế dành riêng cho đối
tượng khách hàng có mục tiêu mua sắm, từ màu sắc bố cục trang web, nội dung
hình ảnh, clip về sản phẩm dịch vụ, đến những đánh giá, bình luận của chuyên
gia và khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ... đều hướng đến khách hàng mục tiêu.
Tại thị trường Việt Nam, đại đa số khách hàng khi truy cập website chủ
yếu xem thông tin và tìm tư vấn, vì vậy cần đầu tư đặc biệt vào chất lượng thông
tin. Những doanh nghiệp với nội dung chưa phong phú sẽ không thu hút được
khách hàng trực tuyến. Để tạo sinh lời trong môi trường kinh doanh trực tuyến
thì các nhà bán lẻ trực tuyến cần chú trọng hơn về chất lượng thông tin chẳng
hạn: cung cấp thông tin có chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ, sản
phẩm, các thông tin mua cần phải chính xác tránh trường hợp giá cả trên website
không thống nhất với khi khách hàng thanh toán, các thông tin cần được cập nhật
kịp thời và thường xuyên, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi.
Một website có thông tin chất lượng, cung cấp đầy đủ nội dung, thông tin
chính xác được cập nhật thường xuyên thì sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập và
nó sẽ tác động trực tiếp đên lòng tin, sự trung thành và hành vi truyền miện của
khách hàng.

Ngoài ra những hàm ý trên, xét về lâu dài cần thay đổi màu
sắc, cải tiến website
Một website nếu không thay đổi, thường xuyên cập nhật nội dung cải tiến
kĩ thuật và chất lượng thông tin thì sẽ là một trang web “chết”. Trong kinh doanh
trực tuyến, các doanh nghiệp cần phải thay đổi màu sắc của website, có thể thay
67
đổi một ít cấu trúc (nếu không thật sự trở ngại cho việc tìm kiếm của khách
hàng), liên tục cập nhật thông tin, thêm những hình ảnh, sự kiện, tin tức theo
dòng thời gian sẽ tạo ra tính mới mẻ cho trang web. Bên cạnh đó việc tăng cường
độ tin cậy về thông tin trên trang web cũng là một trong những yếu tố quan trọng,
ngoài ra việc tìm hiểu và cung cấp thông tin mà khách hàng thực sự cần, cách bố
trí thông tin trên website sao cho rõ ràng, dễ hiểu nhưng phải tạo được ấn tượng
lôi cuốn cho người xem.
5.3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Trong thực tế, kết quả cũng rất hữu ích trong việc tìm hiểu tác động của
chất lượng website đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
trong môi trường bán lẻ trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng website tác động trực tiếp
và thuận chiều đến lòng trung thành. Một điều quan trong cho các nhà bán lẻ trực
tuyến đó là tiếp tục đầu tư và chất lượng website bởi hành vi của khách hàng trực
tuyến bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kinh nghiệm trực tuyến của họ. Để phát triển và
vận hàng một website chất lượng thu hút khách hàng là điều không hề đơn giản
và bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong đợi trong khi không có một tiêu chuẩn
nào để đánh giá sự phát triển của website.
5.4. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ thực hiện đối với khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh,
khả năng tổng quát hóa của mô hình sẽ cao hơn nếu nghiên cứu được lặp lại trên
nhiều tỉnh thành khác;
Việc nghiên cứu định tính chưa được thực hiện kỹ nên có nhiều biến trong
thang đo chưa được chọn lọc và có sự trùng lặp khi tiến hành khảo sát, nghiên
cứu;
Do cách chọn mẫu thuận tiện và đa phần là nhân viên văn phòng đang làm
việc tại Hồ Chí Minh nên cảm nhận và đánh giá không bao quát được hết toàn bộ
tầng lớp trong xã hội nên kết quả không có độ tin cậy cao.
68
Nghiên cứu chưa phân tích, so sánh được đánh giá của khách hàng về sự
hài lòng khi mua sắm ở các website bán lẻ khác nhau, nhìn chung nghiên cứu chỉ
thể hiện cái chung mà chưa cụ thể, rõ ràng, do đó chưa thấy được sự khác biệt
lòng trung thành và hàng vi truyền miệng của khách hàng đối với từng loại hình
của website bán lẻ trực tuyến.
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này chỉ dừng lại ở một đề tài nghiên cứu khoa học, nó chỉ ra một
công cụ đo lường tốt, chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng website – một khái
niệm đa hướng đối với lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng
trong môi trường bán lẻ trực tuyến. Dựa trên nghiên cứu này, các nhà quản trị
doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phỏng vấn ở nhiều
khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau, ở nhiều ngành hàng khác nhau
nhằm đưa ra các đánh giá cụ thể và chính xác hơn về ảnh hưởng của các thành
phần chất lượng website đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách
hàng.
Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể lặp lại hoặc điều chỉnh mô hình
theo kết quả nghiên cứu cứu định tính để phát hiện ra những yếu tố mới phù hợp
hơn với xu hướng công nghệ hiên tại và trong tương lai. Hơn nữa, kích cỡ mẫu
nghiên cứu trong trong tương lai có thể tăng lên. Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ
xét chất lượng website bao gồm ba thành phần: chất lượng hệ thống, chất lượng
thông tin, chất lượng dịch; có thể có nhiều thành phần khách cũng góp phần tạo
tạo nên chất lượng website mà bài nghiên cứu chưa đề cập đên. Do vậy, cần có
những nghiên cứu tiếp theo khám phá những yếu tố mới, nâng cao mô hình bằng
cách xem xét các cấu trúc liên quan, phù hợp với thị trường Việt Nam.
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin, 2014. Báo cáo thương
mại điện tử Việt Nam 2014.
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, 2014. Báo cáo chỉ số thương mại
điện tử Việt Nam, 2014.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. TP HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Hồ Minh Sánh, 2009. Đo lường chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng
trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ADS. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh.
Kotler, 2007. Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z. Dịch từ tiếng Anh. Nhà xuất
bản trẻ.
Kotler, P và Armstrong, G., 2004. Những nguyên lý tiếp thị (tập 2). Dịch
từ tiếng Anh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Lê Văn Huy và Hồng Thị Như Quỳnh, 2011. Những nhân tố tác động đến
truyền miệng: Nghiên cứu thực tiễn đối với sản phẩm dưỡng da của Oriflame
Lê Văn Huy và Nguyễn Đình Tuyển, 2015. Mối quan hệ giữa chất lượng
website, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân
hàng. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 5 năm thứ 26, trang 97-116.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị
trường. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.
Nguyễn Thành Phương, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin của
khách hàng đối với nhà bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam. Luận văn tạc sĩ. Trường
đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Mai Trang, 2006. Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng
trung thành của khách hàng siêu thị tại TPHCM. Tập 9, số 10. Tạp chí phát triển
KHCN. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, 2012. Báo cáo phân tích
triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013.
Võ Lý Thị Nhị Nương, 2014. Tác động của chất lượng website đến sự hài
lòng và ý định mua của du khách: Trường hợp của doanh nghiệp du lịch lữ hành.
Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
Bauer, H., Grether, M. and Leach, M. (2002), Building customer relations
over the Internet, Industrial Marketing Management, Vol.31 No. 2, pp.155-163.
Brown, T., Barry, T., Dacin, P. and Gunst, R. (2005), Spreading the word:
investigating antecedents of consumers positive word-of-mouth intentions and
behaviors in a retailing context, Journal of the Academy of Marketing Science,
Vol. 33 No. 2, pp.123-138
Ceyda Aysuna Turkyilmaza, Sakir Erdema, Aypar Uslua, 2014. The
Effects of Personality Traits and Website Quality on Online Impulse Buying.
Procedia - Social and Behavioral Sciences 175 ( 2015 ) 98 – 105.
Chang, H.H. and Chen, S.W. (2009), “Consumer perception of interface
quality, security and loyalty in electronic commerce”, Information and
Management, Vol. 46 No. 7, pp.411417.
Ecommerce: What you gain from taking your business online
<http://www.socialnomics.net/2014/04/29/ecommerce-what-you-gain-fromtaking-your-business-online/> [Accessed April 29, 2014].
Electronic commerce. Available at:
<https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/bey4_e.htm>
<http://www.isoc-vn.org/www/archive/010922-SProbsteCommerceIntro/sld003.html>
<http://ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.php/Main_Page>
Global retail and Ecommerce Sales Forecast, 2013-2018
http://www.marketingcharts.com/traditional/global-retail-and-e-commerce-salesforecast-2013-2018-49733/ [ Accessed Jan 2, 2015].
Internet vs Store-based Shopping: The Global Move Towards
Omnichannel Retailing <http://www.euromonitor.com/internet-vs-store-basedshopping-the-global-move-towards-omnichannel-retailing/report> [ Accessed
Aug, 2014].
Ki-Han Chung & Jae-Ik Shin, 2009. The Relationship Between Site
Characteristics, Relationship Quality, and Word of Mouth. International Journal
of Business and Information.
Kotler, P., & Keller, K.L., 2006. Marketing Management.
Pearson
Prentice Hall, USA.
Lloyd C. Harris & Mark M.H Good, 2004. The four levels of loyalty and
the pivotal rode of trust: A study of online service dynamics. Journal of retailing,
2014.
Mei-Hui Chen, Kune-Muh Tsai, Ying-Chiech Hsu & Kuan-Yin Lee,
2013. E-service Quality Impact on Online Customer’s Perceived Value and
Loyalty. China-USA Business Review, ISSN 1537-1514 May 2013, Vol. 12, No.
5, 473-485.
Nha Nguyen, André Leclerc, Gaston LeBlanc, 2013. The Mediating Role
of Customer Trust on Customer Loyalty. Journal of Service Science and
Management, 2013, 6, 96-109.
Sanjit Kumur Roy, Walfried Lassar & Gul Butaney, 2014. The mediating
impact of stickiness and loyalty on word of mouth promotion of retail website: a
consumer perspective. European Journal of Marketing, vol 48, Iss 9/10, pp 1828
– 1849.
Spreng, R.A. & Mackoy, R.D., 1996. An empirical examination of a
model of perceived service quality and satisfaction. Journal of Retailing, Vol
72(2): 201-214.
William H. DeLone and Ephraim R.M Clean, 2003. The DeLone and
McLean Model of Information Systems Success: A Ten-Year Update. Journal of
Management Information Systems, Vol. 19, No. 4, pp. 9–30.
ZhuoFan Yanga, Yong Shib, Bo Wanga ,
Hong Yan, 2014. Website
Quality and Profitability Evaluation in Ecommerce Firms Using Two-stage DEA
Model. Procedia Computer Science 30 ( 2014 ) 4 – 13.
PHỤ LỤC 01: THẢO LUẬN NHÓM
Phụ lục 1.1: Dàn bài thảo luận nhóm
PHẦN 1: PHẦN GIỚI THIỆU VÀ GẠN LỌC
Xin chào anh/chị!
Tôi là Đỗ Thị Thanh Thương, học viên cao học trường ĐH Kinh Tế Tp HCM,
hiện đang nghiên cứu đề tài “Tác động của chất lượng website bán lẻ trực
tuyến đến lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại
thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích nghiên cứu khoa học, không có mục
đích kinh doanh. Rất mong anh/chị dành chút thời gian trao đổi một số suy nghĩ
của anh/chị và xin lưu ý là không có quan điểm nào đúng hay sai cả, tất cả quan
điểm của các anh/ chị đều giúp ích cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi xin
cam đoan những thông tin từ anh/chị hoàn toàn được giữ bí mật.
PHẦN GẠN LỌC: (Phần này được thực hiện riêng biệt và trước khi thảo luận
để chọn đối tượng nghiên cứu).
Anh/ Chị đã từng mua hàng trên các website bán lẻ trực tuyến trong vòng
12 tháng qua chưa? Chất lượng website của nhà bán lẻ trực tuyến có ảnh hưởng
đến lòng trung thành và từ đó có tác động đến hành vi truyền miệng của Anh/
Chị không?
Nếu Anh/ Chị đã từng mua hàng trên website bán lẻ trực tuyến trong vòng
12 tháng qua và chất lượng website đã ảnh hưởng đến lòng trung thành và hành
vi truyền miệng của Anh/ Chị, xin Anh/ Chị chia sẻ quan điểm về các câu hỏi
trong phần thảo luận.
PHẦN 2: PHẦN THẢO LUẬN
1. CHẤT LƯỢNG WEBSITE
Theo Anh/ Chị, dựa vào các yếu tố nào để đánh giá một website chất
lượng? Vì sao Anh/ Chị nghĩ đến các yếu tố đó?
1.1.
-
Chất lượng hệ thống của website
Khi nói đến website bán lẻ trực tuyến, theo Anh/Chị, yếu tố nào thể hiện đặc
tính của chất lượng hệ thống? Vì sao?
-
Những câu sau đây xin các Anh/ Chị cho biết các Anh/ Chị có hiểu được ý
nghĩa của câu không? Theo các Anh/ Chị các câu sau nói lên điều gì? Đối
với chất lượng hệ thống của website các Anh/ Chị có bổ sung hay gạn bớt
câu nào không? Vì sao?
o Tôi có thể thao tác dễ dàng trên website
o Tôi nhận thấy website phản hồi nhanh mọi thao tác của tôi
o Nhìn chung, website đáng tin cậy
1.2.
-
Chất lượng thông tin của website
Theo Anh/ Chị, yếu tố nào thể hiện chất lượng thông tin của một webiste bán
lẻ trực tuyến? Vì sao Anh/ Chị nghĩ đến các yếu tố đó?
-
Những câu sau đây xin các Anh/ Chị cho biết các Anh/ Chị có hiểu được ý
nghĩa của câu không? Theo các Anh/ Chị các câu sau nói lên điều gì? Đối
với chất lượng thông tin của website các Anh/ Chị có bổ sung hay gạn bớt
câu nào không? Vì sao?
o Website luôn cập nhật thông tin mới nhất
o Website cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm
o Nhìn chung, website cung cấp thông tin đáng tin cậy
1.3.
-
Chất lượng dịch vụ của website
Theo Anh/ Chị, yếu tố nào thể hiện chất lượng dịch vụ của một webiste bán
lẻ trực tuyến? Vì sao Anh/ Chị nghĩ đến các yếu tố đó?
-
Những câu sau đây xin các Anh/ Chị cho biết các Anh/ Chị có hiểu được ý
nghĩa của câu không? Theo các Anh/ Chị các câu sau nói lên điều gì? Đối với
chất lượng dịch vụ của website các Anh/ Chị có bổ sung hay gạn bớt câu nào
không? Vì sao?
o Website trả lời nhanh mọi thắc mắc của tôi
o Website cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đúng cam kết
o Nhìn chung, chất lượng dịch vụ trên website rất tốt
2. LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG
-
Các Anh/Chị sẽ là khách hàng trung thành của website bán lẻ trực tuyến đó?
Nếu không? Tại sao?
-
Xin Anh/Chị cho biết Anh/Chị có hiểu được ý nghĩa của các câu dưới đây và
các câu đó nói lên điều gì? Anh/Chị cần bổ sung hay gạn bớt như thế nào về
lòng trung thành khi mua sắm trên website bán lẻ trực tuyến? Tại sao?
o Tôi sẽ sử dụng website bất cứ khi nào tôi cần mua sản phẩm
o Tôi hiếm khi có ý định chuyển sang website khác
o Tôi sẽ tiếp tục là khách hàng thường xuyên của website bán lẻ
trực tuyến
3. HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG CỦA KHÁCH HÀNG
-
Các Anh/Chị sẽ là có ý định truyền miệng về website bán lẻ trực tuyến đó
không? Tại sao?
-
Xin Anh/Chị cho biết Anh/Chị có hiểu được ý nghĩa của các câu dưới đây và
các câu đó nói lên điều gì? Anh/Chị cần bổ sung hay gạn bớt như thế nào về
hành vi truyền miệng của khách hàng khi mua sắm trên website bán lẻ trực
tuyến? Tại sao?
o Tôi thường chia sẻ những trải nghiệm tích cực của tôi về
website cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp
o Tôi thường gợi ý về website cho người khác
o Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu website đến mọi người.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của Anh/ Chị!
Phụ lục 1.2: Kết quả thảo luận nhóm
 Kết quả thảo luận nhóm 1:
Nhóm 1: gồm 4 nhà quản trị viên của 4 website đó là:
1. Huỳnh Tấn Lộc (098565xxxx)
2. Nguyễn Thanh Tân (097527xxxx)
3. Bùi Nguyên Khoa (093026xxxx)
4. Lê Bảo Lộc (091587xxxx)
Kết quả thảo luận nhóm 1 cho thấy các biến quan sát được hiểu đúng và
đầy đủ ý nghĩa, tuy nhiên nhóm thảo luận đã thống nhất bổ sung thêm thêm biến
quan sát trong thành phần chất lượng của website để phù hợp với thị trường Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng dựa trên nghiên cứu của
DeLone và McLean (2003). Các thang đo được bổ sung:
Thành phần chất lượng hệ thống:
-
Website có giao diện trực quan rõ ràng
-
Website luôn sẵn sàng cho việc tìm kiếm mua sắm
Thành phần chất lượng thông tin:
-
Website giúp tôi dễ dàng so sánh chi tiết các sản phẩm
 Kết quả thảo luận nhóm 2:
Nhóm khảo sát gồm có 10 khách hàng của website hangmychatluong.net:
1. Nguyễn Thi Thu Thủy
2. Đào Trang Nhung
3. Đinh Thúy Hằng
4. Kiều Quốc Việt
5. Đỗ Quốc Cường
6. Huỳnh Lan Vy
7. Nguyễn Thúy My
8. Lê Thị Thanh Thảo
9. Cao Vĩnh Phát
10. Nguyễn Đắc Phúc
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các biến quan sát được hiểu đúng và đầy
đủ ý nghĩa, tuy nhiên nhóm thảo luận đã thống nhất bổ sung thêm thêm biến quan
sát trong thành phần chất lượng của website để phù hợp với thị trường Việt Nam
nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng dựa trên nghiên cứu của DeLone
và McLean (2003). Các thang đo được bổ sung:
Thành phần chất lượng thông tin:
-
Website cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc cần thiết (trực tuyến, email,
số điện thoại).
Thành phần chất lượng dịch vụ:
-
Website bảo mật về hành vi mua sắm của tôi.
-
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng như giới thiệu trên website.
Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm, được các thang đo của chất lượng website như
sau:
Thành phần chất lượng hệ thống:
-
Website có giao diện trực quan rõ ràng (Bổ sung)
-
Tôi có thể dễ dàng thao tác trên website
-
Tôi nhận thấy website phản hồi nhanh mọi thao tác của tôi
-
Website luôn sẵn sàng cho việc tìm kiếm mua sắm (Bổ sung)
-
Nhìn chung, website đáng tin cậy
Thành phần chất lượng thông tin:
-
Website luôn cập nhật thông tin mới nhất
-
Website cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm
-
Website cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc cần thiết (trực tuyến, email,
số điện thoại) (Bổ sung)
- Website giúp tôi dễ dàng so sánh chi tiết các sản phẩm (Bổ sung)
- Nhìn chung, website cung cấp thông tin đáng tin cậy
-
Thành phần chất lượng dịch vụ:
-
Website trả lời nhanh thắc mắc của tôi
-
Website cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đúng cam kết
-
Website bảo mật về hành vi mua sắm của tôi (Bổ sung)
-
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng như giới thiệu trên website (Bổ
sung)
-
Nhìn chung, chất lượng dịch vụ trên website rất tốt
Thành phần lòng trung thành cũng được nhóm thảo luận thống nhất bổ
sung vào biến quan sát mới để phù hợp với thị trường Việt Nam dựa trên nghiên
cứu của Gremler và cộng sự (1995) như sau:
-
Khi cần mua sản phẩm, dịch vụ, website là lựa chọn đầu tiên của tôi
-
Tôi hiếm khi có ý định chuyển sang website khác
-
Tôi sẽ tiếp tục là khách hàng thường xuyên của website
-
Đối với tôi, website này là website bán lẻ trực tuyến tốt nhất (Bổ sung)
Đối với thành phần hành vi truyền miệng của khách hàng, nhóm thảo luận
có cùng quan điểm với tác giả, vì vậy, tác giả giữa nguyên thang đo gốc có điều
chỉnh dựa trên nghiên cứu của Sanjit và cộng sự (2014) như sau:
-
Tôi thường chia sẻ những trải nghiệm tích cực của tôi về website cho
bạn bè, người thân và đồng nghiệp
-
Tôi thường gợi ý về website cho người khác
-
Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu website với mọi người
PHỤ LỤC 02: BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN
Xin chào các Anh/Chị,
Tôi là Đỗ Thị Thanh Thương, học viên cao học trường ĐH Kinh Tế Tp HCM, hiện
đang nghiên cứu đề tài “Tác động của chất lượng website bán lẻ trực tuyến đến
lòng trung thành và hành vi truyền miệng của khách hàng tại thành phố Hồ Chí
Minh”. Bảng câu hỏi này chỉ nhằm mục đích khảo sát và tìm hiểu thông tin chứ không
nhằm mục đính đánh giá đúng/sai quan điểm của Anh/Chị đối với vấn đề này. Mọi
thông tin Anh/Chị cung cấp trong bảng phỏng vấn này sẽ được chúng tôi giữ bí mật.
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị.
PHẦN 1: PHẦN GẠN LỌC
Chú ý: Xin các Anh/ Chị lưu ý website bán lẻ trực tuyến đó là Nhà bán lẻ điện tử thuần
túy: các nhà bán lẻ điện tử này không có các cửa hàng vật lý mà chỉ bán hàng trực
tuyến, (ví dụ: zalora.vn, tiki.vn, amazon.com…) và cả Nhà bán lẻ hỗn hợp: đây là các
nhà bán lẻ truyền thống có thêm website bổ sung (ví dụ: walmart.com,
nguyenkim.com, …)
Xin cho biết Anh/Chị thường xuyên t h ư ờ n g m u a s ắ m t r ê n w e b s i t e n à o , xin
chỉ chọn MỘT website mà bạn thường mua nhiều nhất, sau đây tạm gọi là website X.
Tiki.vn
vinabook.com
Nguyenkim.com
sendo.com
Lazada.com
thegioididong.com
Khác (xin ghi rõ):………..
Anh/Chị từng mua hàng trên website bán lẻ trực tuyến (website BLTT) trong vòng 12
tháng qua.
 Đã từng
 Chưa từng
(Nếu chọn đáp án “Chưa từng”, bỏ qua bảng câu hỏi khảo sát)
PHẦN 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của minh với các câu hỏi dưới đây:
1: Rất không đồng ý, 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý
CHẤT LƯỢNG WEBSITE
I.
Mức độ đồng ý
Chất lượng hệ thống
1. Website BLTT X có giao diện trực quan rõ ràng
1
2
3
4
5
2. Tôi có thể dễ dàng thao tác trên website BLTT X
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
4. Website BLTT X luôn sẵn sàng cho việc tìm kiếm mua sắm
1
2
3
4
5
5. Nhìn chung, website BLTT X đáng tin cậy
1
2
3
4
5
6. Website BLTT X luôn cập nhật thông tin mới nhất
1
2
3
4
5
7. Website BLTT X cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
9. Website BLTT X giúp tôi dễ dàng so sánh chi tiết các sản phẩm
1
2
3
4
5
10. Nhìn chung, website BLTT X cung cấp thông tin đáng tin cậy
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
3. Tôi nhận thấy website BLTT X phản hồi nhanh mọi thao tác của
tôi
II.
Chất lượng thông tin
8. Website BLTT X cung cấp đầy đủ thông tin liên lạc cần thiết
(trực tuyến, email, số điện thoại)
III.
Chất lượng dịch vụ
11. Website BLTT X trả lời nhanh thắc mắc của tôi
12. Website BLTT X cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đúng cam
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
21. Tôi thường gợi ý về website BLTT X cho người khác
1
2
3
4
5
22. Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu website BLTT X với mọi người
1
2
3
4
5
kết
13. Website BLTT X bảo mật về hành vi mua sắm của tôi
14. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng như giới thiệu trên website
BLTT X
15. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ trên website BLTT X rất tốt
LÒNG TRUNG THÀNH
16. Khi cần mua sản phẩm, dịch vụ, website BLTT X là lựa chọn
đầu tiên của tôi
17. Tôi hiếm khi có ý định chuyển sang website BLTT khác
18. Tôi sẽ tiếp tục là khách hàng thường xuyên của website BLTT
X
19. Đối với tôi, website BLTT X là website bán lẻ tốt nhất
HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG
20. Tôi thường chia sẻ những trải nghiệm tích cực của tôi về
website BLTT X cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp
Phần 3: Thông tin cá nhân
1.
Giới tính
 Nam
 Nữ
2.
Độ tuổi
 Dưới 18 tuổi
Từ 18 đến 30 tuổi
 Từ 31-45 tuổi
Trên 45 tuổi
3.
Trình độ học vấn
 Phổ thông
 Trung cấp cao đẳng
 Sau đại học
 Khác
4.
 Đại học
Nghề nghiệp
 Học sinh, sinh viên
 Lao động phổ thông
 Nội trợ
 Nhân viên văn phòng  Khác
5.
Thu nhập hàng tháng
 Dưới 5 triệu
 Từ 5 – 10 triệu
 Từ 10 – 20 triệu
 Trên 20 triệu
Họ và tên Anh/Chị: _____________________
Email: ________________________
PHỤ LỤC 03: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính
Giới tính
Cumulative
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Percent
Nam
136
43.3
43.3
43.3
nu
178
56.7
56.7
100.0
Total
314
100.0
100.0
2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi
Age
Cumulative
Frequency
Valid
<18
Percent
Valid Percent
Percent
4
1.3
1.3
1.3
18 - 30
186
59.2
59.2
60.5
31 - 45
94
22.9
22.9
90.4
> 45
30
9.6
9.6
100.0
Total
314
100.0
100.0
3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn
Education
Cumulative
Frequency
Valid
Phổ thông
Trung cấp, cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Total
Percent
Valid Percent
Percent
6
1.9
1.9
1.9
72
22.9
22.9
24.8
177
56.4
56.4
81.2
59
18.8
18.8
100.0
314
100.0
100.0
4. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp
Job
Cumulative
Frequency
Valid
Percent
Valid Percent
Percent
Sinh viên
26
8.3
8.3
8.3
CN, LĐPT
48
15.3
15.3
23.6
Nội trợ
74
23.6
23.6
47.1
NVVP
114
36.3
36.3
83.4
Khác
52
16.6
16.6
100.0
Total
314
100.0
100.0
5. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo thu nhập
Income
Cumulative
Frequency
Valid
<5tr
Percent
Valid Percent
Percent
40
12.7
12.7
12.7
172
54.8
54.8
67.5
10 - <20tr
58
18.5
18.5
86.0
>=20tr
44
14
14
100.0
314
100.0
100.0
5- <10tr
Total
PHỤ LỤC 04: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
BẰNG CRONBACH’S ALPHA
1. Thang đo chất lượng website
 Thang đo chất lượng hệ thống (SyQ)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.901
5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Scale Variance if
Corrected Item-
Cronbach's Alpha
Item Deleted
Item Deleted
Total Correlation
if Item Deleted
SyQ1
15.13
12.112
.799
.869
SyQ2
15.20
12.610
.812
.867
SyQ3
15.20
14.182
.571
.915
SyQ4
15.29
12.473
.754
.879
SyQ5
15.23
11.819
.840
.859
 Thang đo chất lượng thông tin (IQ)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
.830
N of Items
5
Scale Mean if
Scale Variance if
Corrected Item-
Cronbach's Alpha
Item Deleted
Item Deleted
Total Correlation
if Item Deleted
IQ1
14.95
9.914
.767
.754
IQ2
14.95
10.042
.775
.753
IQ3
15.03
10.006
.826
.741
IQ4
15.61
12.086
.312
.892
IQ5
15.09
11.494
.554
.815
 Thang đo chất lượng dịch vụ (SeQ)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.888
5
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Scale Variance if
Corrected Item-
Cronbach's Alpha
Item Deleted
Item Deleted
Total Correlation
if Item Deleted
SeQ1
14.42
11.772
.793
.850
SeQ2
14.53
11.547
.810
.846
SeQ3
14.67
14.471
.432
.921
SeQ4
14.56
11.186
.763
.857
SeQ5
14.51
10.679
.864
.831
2. Thang đo lòng trung thành của khách hàng (L)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.817
4
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Scale Variance if
Corrected Item-
Cronbach's Alpha
Item Deleted
Item Deleted
Total Correlation
if Item Deleted
L1
9.38
5.553
.597
.790
L2
9.69
5.325
.672
.753
L3
9.75
5.890
.654
.766
L4
9.64
5.457
.636
.771
3. Thang đo hành vi truyền miệng của khách hàng (WoM)
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of Items
.748
3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Scale Variance if
Corrected Item-
Cronbach's Alpha
Item Deleted
Item Deleted
Total Correlation
if Item Deleted
WoM1
6.43
3.364
.551
.693
WoM2
6.50
2.986
.598
.637
WoM3
6.59
2.888
.581
.659
PHỤ LỤC 05: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM
PHÁ EFA
1. Kết quả EFA đối với các thành phần chất lượng website (lần 1)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.868
Approx. Chi-Square
3247.095
Bartlett's Test of Sphericity
df
105
Sig.
.000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
6.297
41.983
41.983
6.297
41.983
41.983
2
2.411
16.075
58.058
2.411
16.075
58.058
3
1.627
10.848
68.906
1.627
10.848
68.906
4
.968
6.456
75.362
5
.777
5.180
80.542
6
.554
3.694
84.236
7
.524
3.492
87.728
8
.379
2.527
90.255
9
.312
2.080
92.336
10
.254
1.696
94.032
11
.240
1.597
95.628
12
.214
1.425
97.054
13
.177
1.179
98.233
14
.144
.959
99.192
15
.121
.808
100.000
Rotated Component Matrix a
Component
1
2
SyQ5
.852
SyQ4
.832
SyQ1
.825
SyQ2
.820
SyQ3
.646
3
SeQ5
.875
SeQ2
.859
SeQ1
.840
SeQ4
.827
SeQ3
.565
IQ2
.877
IQ3
.874
IQ1
.865
IQ5
.749
IQ4
.383
2. Kết quả EFA đối với các thành phần chất lượng website (lần 2)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.874
Approx. Chi-Square
3152.521
Bartlett's Test of Sphericity
df
Sig.
91
.000
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
6.164
44.025
44.025
6.164
44.025
44.025
2
2.397
17.122
61.147
2.397
17.122
61.147
3
1.614
11.526
72.673
1.614
11.526
72.673
4
.780
5.572
78.245
5
.636
4.544
82.789
6
.535
3.821
86.610
7
.383
2.738
89.348
8
.325
2.320
91.667
9
.255
1.820
93.487
10
.243
1.739
95.226
11
.214
1.527
96.753
12
.177
1.265
98.018
13
.152
1.085
99.103
14
.126
.897
100.000
Rotated Component Matrix a
Component
1
2
SyQ5
.855
SyQ1
.832
SyQ4
.829
SyQ2
.827
SyQ3
.640
3
SeQ5
.882
SeQ2
.864
SeQ1
.846
SeQ4
.825
SeQ3
.560
IQ2
.878
IQ1
.864
IQ3
.863
IQ5
.771
3. Kết quả EFA đối với các thành phần Lòng trung thành
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.804
Approx. Chi-Square
415.767
Bartlett's Test of Sphericity
df
Sig.
6
.000
Component
Initial Eigenvalues
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
2.594
64.841
64.841
2
.542
13.555
78.396
3
.439
10.969
89.365
4
.425
10.635
100.000
Total
2.594
% of Variance
64.841
Component Matrix a
Component
1
L2
.828
L3
.816
L4
.804
L1
.771
4. Kết quả EFA đối với các thành phần Hành vi truyền miệng
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.689
Approx. Chi-Square
215.757
Bartlett's Test of Sphericity
df
Sig.
3
.000
Cumulative %
64.841
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
1.997
66.564
66.564
2
.536
17.879
84.443
3
.467
15.557
100.000
Component Matrix a
Component
1
WoM2
.831
WoM3
.819
WoM1
.798
Total
1.997
% of Variance
66.564
Cumulative %
66.564
PHỤ LUC 06: PHÂN TÍCH HỒI CHẤT LƯỢNG WEBSITE
TÁC ĐỘNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH
Model Summaryb
Model
R
R Square
.692a
1
Adjusted R
Std. Error of the
Square
Estimate
.478
.473
.55352
ANOVAa
Model
1
Sum of Squares
df
Mean Square
Regression
87.146
3
29.049
Residual
94.980
310
.306
182.126
313
Total
F
Sig.
94.810
.000b
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
B
Std. Error
(Constant)
.353
.183
SyQ
.332
.044
SeQ
.299
IQ
.132
Standardized
t
Sig.
Collinearity
Coefficients
Statistics
Beta
Tolerance
1.934
.054
.382
7.580
.000
.661
.042
.334
7.050
.000
.748
.044
.139
3.026
.003
.796
1
Coefficientsa
Model
Collinearity Statistics
VIF
(Constant)
SyQ
1.512
SeQ
1.337
IQ
1.257
1
PHỤ LỤC 07: PHÂN TÍCH HỒI QUY LÒNG TRUNG THÀNH TÁC
ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
B
(Constant)
Standardized
.170
.584
.052
Sig.
Collinearity
Coefficients
Statistics
Beta
Tolerance
Std. Error
1.381
t
8.106
.000
11.299
.000
1
L
.539
1.000
Coefficientsa
Model
Collinearity Statistics
VIF
(Constant)
1
L
1.000
PHỤ LỤC 08: DANH SÁCH THAM KHẢO Ý KIẾN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Tên người gửi
Dương Kiều Trang
Kim Hoàng
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trần Thị Mộng Tuân
Trần Thị Kiểu
Nguyễn Thị Lệ Huyền
Phạm Thị Lan
Le Thi Thanh Thao
Nguyen Thi Tung Chi
Nguyễn Hồng Hạnh
Hồ Thị Minh Thuận
Lê Thị Mỹ Dung
Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Trần Thị Hoài Phương
Nguyễn Thị Trúc Phương
Nguyễn Thiị Anh Đào
Trâàn Thị Mỹ Hạnh
Nguyễn Thị Bảo Trâm
Nguyễn Thị Thùy Chân
Lê Thùy Trang
Phạm Thị Xuân Mai
Bùi Ngọc Tuyền
Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Thị Chung Thụy
Phan Thị Ngọc Anh
Lê Thị Thúy Ái
Vũ Thị Bích Trâm
Huỳnh Nguyễn Thanh Lan
Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn Vũ Thị Phương
Trần Huỳnh Hạnh Thư
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Lê Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Email
trangduong87@gmail.com
ptkimhoang84@yahoo.com.vn
thuycacham@gmail.com
accounts@abset.com
kieutt@msc.masangroup.com
lehuyenkt@gmail.com
ptlan.ueh@gmail.com
ptlan.ueh@gmail.com
ptlan.ueh@gmail.com
minhthuan.ho@gmail.com
mydungbig@yahoo.com
trinhnh1@yahoo.com.vn
ngtngocbich@yahoo.com.vn
sonca279@yahoo.com.vn
trucphuong.ueh@gmail.com
nguyen_tram0818@yahoo.com
letrang2127@gmail.com
maipham102@gmail.com
tuyenbuikt@gmail.com
cily8504@yahoo.com
thuymlog@yahoo.com
anh_ptn@bidv.com.vn
lethuyai.vn@gmail.com
mino852003@yahoo.com
saobang_3122004@yahoo.com
thuyntt2@msc.masanfroup.com
phuongnguyen_259@yahoo.com
hanhthu0214@yahoo.com
thuyle0411@gmail.com
hang2404@yahoo.com
thuyduongqm@yahoo.com
bichngocvn85@yahoo.com
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
Võ Thị Thu Nga
Phan Huỳnh Minh Vân
Phan Thị Ngọc
Nguyễn Thanh Hà
Nguyễn Thị Hương Dịu
Nguyễn Thị Mỹ Hằng
Vũ Anh Chi
Trần Thị Hoàng Anh
Lê Thị Phương
Bùi Thanh Loan
Hà Thị Ngọc Thúy
Lê Minh Thư
Đỗ Thị Đến
Bùi Thị Huyền
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Phạm Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Xuân
Nguyễn Thị Hiếu
Nguyễn Thị Hoàng Mỹ
Phạm Thị Xuân Lan
Tào Tuyết Trang
Nguyễn Thị Thu Hường
Hoàng Lê Thúy Dung
Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
Trần Lệ Huyền
Nguyễn Thị Kim Thu
Bùi Thị Ngọc Ngà
Tạ Thị Ngọc Vân
Huỳnh Nguyên Thảo
Nguyễn Thùy Dương
Phạm Thị Kim Thanh
Nguyễn Thị Mai Anh
Hàng Vân Bảo Anh
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Dương Thị Hoài
Nguyễn Thị Xuân Kiều
Vũ Thùy Dương
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trần Xuân Toàn
vothunga87@gmail.com
bupbematnau111085@yahoo.com
pqphanngoc@gmail.com
green_river27@yahoo.com
nthdiu@saigonnewport.com.vn
nguyenthimyhang279@gmail.com
anh_chi_1986@yahoo.com
thule0509@yahoo.com
dendt@ yahoo.com
huyenbt@ gmail.com
linhntm@ yahoo.com
duongptt@ gmail.com
xuannt@ yahoo.com
hieunt@ gmail.com
mynth@ gmail.com
lanptx@ yahoo.com
trangtt@msc.masangroup.com
huongntt1@ yahoo.com
dunghlt@ yahoo.com m
nhintq@ gmail.com
huyentl@ gmail.com
thuntk@ yahoo.com
ngabtn@ gmail.com
vanttn@ yahoo.com
thaohn@ yahoo.com u
duongnt@ gmail.com
thanhptk@ yahoo.com
anhntm@ gmail.com
anhhvb@ yahoo.com
hangntt@ yahoo.com.
dthoai2004@yahoo.com
ntxkieu.hcm@gdt.gov.vn
vtduong.hcm@ yahoo.com
nnhanh.hcm@gdt.gov.vn
ttxuan.hcm@ yahoo.com
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
Khứu Thùy Trang
Ngọc Hảo
Kiều Hoàng Yến
Nguyễn Thị Hoa Hồng
Nguyễn Hoàng Ngọc Hạnh
Dương Thị Ngọc Bích
Phan Thị Mơ
Phạm Thùy Trâm
Nguyễn Thị Lệ Soan
Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Nguyễn Gia Bảo
Cao Minh Đức
Nguyễn Tuyết Nhung
Lê Thị Minh Châu
Nguyễn Hồng Kiều Chinh
Trần Thịnh
Hồ Thanh Vi
Trần Nguyễn Dương Minh
Chung Ngọc Hiếu
Đào Kim Mai
Doan Kiều Loan
Trần Kim Châu
Cao Bích Ngọc
Trần Tân Yến
Nguyễn Thị Phương Thy
Trần Thị Bích Thuỷ
Phan Thị Hoàng Nga
Vòong Sau Nhọc
Phạm Thị Mai
Phan Thị Thuý Hoa
Lâm Bích Châu
Phạm Thị Huyền
Lê Thị Kim Thư
Ngô Thị Y Thảo
Võ Vân Anh
Nguyễn Thị Kim Quý
Nguyễn Thiêng Thanh
Ngô Kim Châu
Nguyễn Thị Hà My
ktttrang.hcm@gdt.gov.vn
ngoc.hao@vn.dsv.com
kieuhoangyen87@yahoo.com
hoahonggl@yahoo.com.vn
nhnhanh.hcm@gdt.gov.vn
dtnbich.hcm@gdt.gov.vn
mopt@mpc.masangroup.com
trampham@namhung.com.vn
nguyenthilexoan@cokhiphuloi.com.vn
thuyntb@ gmail.com
bao.nguyen@mekongtransport.com
duccaom@gmail.com
ntnhung@coca-cola.com.vn
chau.le@mekongtransport.com
nhkchinh@ gmail.com
thinh.tran@mekongtransport.com
vi.nguyen@mekongtransport.com
tndminh@coca-cola.com.vn
cnhieu@gmail.com
kimmai@vietlandoudit.com.vn
dtkloan@coca-cola.com.vn
conechvang@yahoo.com
bichngoc@ gmail.com
yentt@ gmail.com
thyntp@ gmail.com
thuyttb@ gmail.com
ngapth@ gmail.com
nhoocvongsau@ gmail.com
maipham102@gmail.com>
hoaptt@ gmail.com
lambichchautt@gmail.com
huyenpt@ gmail.com
thu.le@nvmgroup.com
ngoythaopy@gmail.com
ooloveissharingoo@vanlanguni.vn
quy.nguyen@mekongtransport.com
thiengthanh110493@gmail.com
kimchau@yahoo.com
mynht@ gmail.com
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
Lâm Bạch Tuyết
Thu Thảo
Trần Huỳnh Châu Uyên
Châu Hương Giang
Chu Thị Diễm Huỳnh
Dương Lệ Đào
Nguyễn Anh Trâm
Phạm Thị Anh
Cao Bích Ngọc
Trịnh Thị Lưu
Dương Thị Thuỳ Linh
Đào Thu Huyền
Đinh Thị Ngọc Thảo
Đỗ Thị Thảo Minh
Đoàn Thị Hương Quỳnh
Dương Ngọc Phương
Giao
Vũ Thị Ngọc Hà
Duong thi thu huyen
Duong Thi My Xuan
Lý Thị Mỹ Yến
Phan Thị Tuyết Hằng
Vũ Thị Thu Hằng
Ông Thị Hồng Hạnh
Lương Thị Hảo
Đoàn Thị Kim Ngân
nguyen thi thanh lien
nguyen thi bich hang
Huỳnh Thị Chúc
Ngô Thị Hiền Ly
Lê Thị Trúc
Lê Thị Kim
Nguyen Huynh Thanh
Nguyễn Thị Bích Kiều
Nguyễn Thị Hoàng Lan
Trần Thị Hạnh
Phan Trần Kha
Nguyen Thi Thanh Ngan
Trần Thanh
tuyet@songsong.com.vn
tthao@husky.ca
chau.uyen.trannhat@dhl.com,
import@tienphong.ltd.vn
huynh.chu@tantien.com.vn
cao.bich.ngoc@khs.asia.com
luutt@etecvn.com
cokhihoangvietdung@yahoo.com
daothuhuyen@ gmail.com
thao.dtn@vietdang.com.vn
minh.do@tantien.com.vn
quynhdth@vnthp.com.vn
lisa.duong@dbschenker.com
giao@thanguy.com
ha.vtn@saigonxanh.com
dtthien@sg.cmc.com.vn
xuandtm@ gmail.com
yenltm@ gmail.com
pt_tuyethang@yahoo.com.vn
haolt@ gmail.com
kimngan@kpkqs.com.vn
nttlien.hcm@gdt.gov.vn
ntbhang.hcm@gdt.gov.vn
chucht@gmail.com
ly.ngo@atad.vn
truc.le@atad.vn
lttkim.hcm@gdt.gov.vn
nhthanh@cofico.com.vn
ntbkieu@cofico.com.vn
nthlan@ gmail.com
tt.hanh@cpe-vn.com
khaphan63@gmail.com
nguyenthithanhngan@gmail.com
thanhttt87@gmail.com
154
155
156
157
158
159
160
161
162
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
Huyền
Bảo Trâm
Phan Kim Loan
Nguyễn Thúy Nga
Kim Quyên
Thanh Vân
Phạm Thị Xuân Nhật
Le Huy Hoang
Trúc
Thái Khuê
Pham Nga
Trần Ngọc Mai Thảo
Trần Thị Thúy Hải
Nguyễn Thị Mến
Pham Truc Linh
Trần Thị Kim Liên
Hà Thị Hương
Phạm Thị Hoài Hương
Nguyễn Thị Tuyết Phượng
Nguyễn Thị Mai
Ngô Thị Tuyết Mai
Nguyễn Thị Hoà
Nguyễn Thị An Mai
Võ Hoa Đào
Đào Thị Minh Huyền
Trang
Hưng
Hung
Van Anh
Hoang Oanh
Duy Uyen
Trieu Ke
Trang
Thanh Loan
Duong
Thuy Lieu
cogaivuive@yahoo.com
Kim Loan
lâm phụng mai
buihuyen.177@gmail.com
toctempk@yahoo.com
loan_kt48@yahoo.com
nga_ntn2006@yahoo.com.vn
kimquyen_2501@yahoo.com.vn
modun90@gmail.com.vn
hathuong0307@yahoo.com
lehuyhoang_1984@yahoo.com
tructhanh_nt@yahoo.com
thaikhue01@gmail.com
ngapham.6684@yahoo.com
tranngocmaithao0711@gmail.com
thuyhai.nh5@gmail.com
nguyenthimen@vanlanguni.edu.vn
linht@ gmail.com
lientk@ gmail.com
huongt@ gmail.com
huongpth@ gmail.com
phuongntt@msc.masangroup.com
maint@ gmail.com
maintt@ gmail.com
hoan@ gmail.com
anmai@yahoo.com
vohoado1607@yahoo.com
minhhuyenpy@gmail.com
trang0918753868@yahoo.com
hung_magnet@yahoo.com
hungkydl@yahoo.com
tonyvit@yahoo.com
temigrago@yahoo.com
pe_2708@yahoo.com
trieuke@yahoo.com
nhth.trang@yahoo.com
tttloan@yahoo.com
ptt_duong@yahoo.com
hoahongphale@yahoo.com
cogaivuive@yahoo.com
vinaloantran@yahoo.com
phungmai84@yahoo.com
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
Nguyen Thi Khanh Linh
ngô khánh chi
ngô quỳnh như
Tran Nhat Chau Uyen
LÊ THỊ NGỌT
TRAN THI NGOC CHAU
Huỳnh Thị Mỹ Hạnh
HUỲNH KỲ NGA
pham thanh thao
Nguyễn Ngọc Châm
Châu Thị Quỳnh Thy
Trang
Truong Hoang Thao
Mạc Thoại Dung
Dung Mac Thoai
lê kim đỉnh
Nguyễn Cẩm Ly
Thanh Phương
Bich Hiep
PHƯƠNG VY
Nguyễn Trương Tuyết Băng
Trinh Thi Thuy Tien
NGUYEN THI DIEM
Nguyen Thanh Huong
Nguyen Ngoc Huong
Huynh My Hanh
Hoattm
Le Thi Vinh Xuan
Trần Thị Diễm Thu
Hà
Huỳnh Lân Kha Lê
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
XUYENNT
Sam Thi Mai Lan
thuyduong
dũng
Bùi Thị Lệ Hằng
Ha
Duyên
linhnguyen279@yahoo.com.vn
khanhchi.thuanthao@gmail.com
puppy_qn2009@yahoo.com.vn
chau.uyen.trannhat@dhl.com
ngotle78@gmail.com
ngocchau2904@yahoo.com
hanhhuynh128@gmail.com
kynga@thanguy.com
thanhthao_0805@yahoo.com
cham.nguyen2710@gmail.com
quynhthy.chau@gmail.com
trangnny@hcm.vnn.vn
truonghoangthao@hotmail.com
dungmt@msc.masangroup.com
dungmt@msc.masangroup.com
kimdinh187@yahoo.com
nguyencamlyn@yahoo.com
toc_daicm06@yahoo.com.vn
bichhieppy@yahoo.com
snowice_tb@yahoo.com
tien.thuy.trinhthi@dhl.com
nguyendiemktnt@gmail.com
thanhhuong_hld@yahoo.com
huong123@gmail.com
@mekongtransport.com
hoami557@yahoo.com
thuttd@msc.masangroup.com
phan leptm@msc.masangroup.com
leptm@msc.masangroup.com
tramntn@msc.masangroup.com
xuyennt@msc.masangroup.com
lansam398@gmail.com
thuyduongqm@yahoo.com
you_and_i_kt@yahoo.com
hanghtb1@yahoo.com
dtbichhait@yahoo.com
duyen.phan87@gmail.com
232
233
234
235
236
237
238
239
240
241
242
243
244
245
246
247
248
249
250
251
252
253
254
255
256
257
258
259
260
261
262
263
264
265
266
267
268
269
270
vu thi thanh hien
Uyen
Nguyễn Thị Trà Mi
Hoang Mai
Phan Tran Nhat Linh
Just do it
My
Maika
Bùi Thị Hồng Xuyên
Huỳnh Nữ Bảo Hòa
Tạ Việt
thơ
Duong Thi Tuong Vi
Tram
Nguyễn thị thảo
Tuong Vi
Thư
Nguyen Mai Trang
nguyễn thiêng thanh
Thoa
Binh Do
Trà
thao
Nguyễn Trường Nữ Hoàng Vũ
Vo Kim Ngan
Huỳnh Lan Anh
Duy
Nguyen Thi Chau Van
huyền
Hạnh
Nguyen Thi Kim Tuyen
Phạm Thị Thúy Hằng
Đào Hương
Duong Quynh Anh
Nguyen Hoang Ly
Nguyễn Thị Bích Phượng
Mỹ Lệ
Hanh
Pham Hien Ly
uyenntt85@yahoo.com
ngtrami88@gmail.com
nhatlinh2008@gmail.com
abc@yahoo.com
vanessa_kieumy17@yahoo.com
maihtk@gmail.com
hongxuyen3289@gmail.com
hoahnb@ gmail.com
taduyviet88@yahoo.com
tat.ruby@gmail.com
tuongvi.duong@gmail.com
phamtram243@yahoo.com
nguyenthao248@yahoo.com
vuidalat@yahoo.com
trangntm@msc.masangroup.com
nguyenthanh110493@gmail.com
nguyenngocthoa@anhminhtech.com.vn
smilesogood@yahoo.com.vn
tramtra87@gmail.com
kieuthao87@yahoo.com
kimngan2910@gmail.com
duynt25@gmail.com
chauvan1105@yahoo.com
hanleechic@yahoo.com.vn
conmuaraocuoi@gmail.com
hangptt@ gmail.com
huongdt@ gmail.com
quynhanh87@yahoo.com
lystrang122@yahoo.com
nguyenphuongpy2003@yahoo.com
mylepham87@gmail.com
ngoc_hanh91@yahoo.com
phl2x5is10@yahoo.com
271
272
273
274
275
276
277
278
279
280
281
282
283
284
285
286
287
288
289
290
291
292
293
294
295
296
297
298
299
300
301
302
303
304
305
306
307
308
309
LUU DIEM MY
Bui Thi Khanh Huyen
VO DOAN Nha Truc
Ánh Dương
Phu Quoc Lan Dai
huyền trang
Phạm Thị Mỹ Lệ
Nguyễn Thị Bích Phượng
Bùi Thi Như Huyên
Cao Thị Mỹ Trinh
LÝ THỊ MỸ CHI
Lê Thanh Thư
Phạm Thanh Huyền
Anh Đào
Nguyen Thi Nhi Hoa
Linh
Trần Thị Mỹ Hạnh
Lý Thị Như Nguyệt
Nguyễn Cẩm Châu
Tran Phuong Quynh
Tran T Thu
Pham Thi Lanh
Nghi
Ngân Nguyễn
Khánh An
Pham Ngoc Phuc
Nguyễn Thị Minh Phượng
Tuyến
Nguyen Thuy Nga
Phan Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Thị Như Ngọc
nguyen thi kim chi
Ngo Thi Ngoc Suong
Nguyễn Khắc Tâm Uyên
Nguyen Thi Ai Van
Lê Thị Minh Châu
Phạm Thúy Lynh
Võ Thị Sanh Hiên
Phạm Trúc Linh
myld@hdbank.com.vn
huyenbtk@hdbank.com.vn
nhatrucnoel@yahoo.com
phamthi_anhduong@yahoo.com
landai70@gmail.com
tranghuynh291086@yahoo.com
leptm@ gmail.com
nguyenphuongpy2003@yahoo.com
huyenbtn@msc.masangroup.com
caotrinh1309@gmail.com
lymychi2304@gmail.com
thanh_thu_le@yahoo.com
phamthanhhuyen@gmail.com
cherryiur@yahoo.com
ntnhihoa@yahoo.com
nntl0110@gmail.com
hanhmy_2810@yahoo.com
chau.ltc2010@gmail.com
phuongquynh154@yahoo.com
lanhphamthi@gmail.com
trieunghi.upsscs@gmail.com
ngan.nguyen1290@gmail.com
hare117@yahoo.com
phucpn@gmail.com
tuluongusa@yahoo.com
tuyenntk@msc.masangroup.com
nga_ntn2006@yahoo.com.vn
lengkeng789@yahoo.com
nguyennhungoc186@yahoo.com
cily8504@yahoo.com
ngothingocsuong@gmail.com
nktamuyen@gmail.com
nguen_aivan@yahoo.com.vn
minhchau900422@yahoo.com
lynhpt@msc.masangroup.com
hien.vts@seen.com.vn
linhptt@msc.masangroup.com
310
311
312
313
314
Nguyễn Thị Bích Thủy
Van hong
Đào Khánh Uyên
Kim Hoàng
Dương Trang
thuynttb@msc.masangroup.com
khanhuyendao@yahoo.com
ptkimhoang84@yahoo.com.vn
trangduong87@gmail.com
Download