Uploaded by Cẩm Nhung Lưu Thị

ÔN TẬP LÍ THUYẾT TIN HỌC CƠ BẢN

advertisement
ÔN TẬP LÍ THUYẾT TIN HỌC CƠ BẢN
PHẦN 1: WINDOWS
Câu 1: Máy tính là gì?
Máy tính là một thiết bị điện tử đa năng. Nó có khả năng lưu trữ, truy xuất và xử lý
dữ liệu.
Câu 2: Máy tính gồm 2 phần:
Phần cứng(Hardware)
Phần mềm(Software)
Câu 3: Phần cứng là gì?
Phần cứng là các link kiện điện tử có cấu trúc vật lý tạo thành máy tính.
Câu 4: Phần cứng máy tính được chia thành mấy nhóm? 3 NHÓM
NHÓM THIẾT BỊ NHẬP/XUẤT
Người dùng tương tác với máy tính thông qua các thiết bị nhập và thiết bị xuất.
-Thiết bị nhập: giúp người dùng nhập dữ liệu vào máy tính
Bàn phím và thiết bị trỏ (pointing devices) là thiết bị nhập cơ bản
Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: máy quét(scane), máy đọc mã vạch,...
-Thiết bị xuất: hiển thị (hoặc xuất) thông tin từ máy tính cho người dùng.
Màn hình là thiết bị xuất cơ bản, xuất các dữ liệu sau khi được xử lý cho người
dùng.
Màn hình hoạt động với một video card, nằm bên trong vỏ máy tính, để hiển thị hình
ảnh và văn bản, màn hình mới gồm các loại LCD (liquid crystal display) hoặc LED
(light-emitting diode).
Ngoài ra còn có máy in, máy chiếu,...
-Thiết bị nhập -xuất: vừa nhập vừa xuất
Màn hình cảm ứng
NHÓM THIẾT BỊ LƯU TRỮ
Thiết bị lưu trữ: lưu trữ dữ liệu và thông tin xử lý.
Các thiết bị lưu trữ gồm 2 nhóm:
-Bộ nhớ chính – Main memory
Bộ nhớ chính: gồm 2 loại
RAM (random-access memory): bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, cho phép đọc và ghi dữ
liệu khi máy tính hoạt động.
Khi máy tính ngừng hoạt động thì tất cả dữ liệu sẽ bị xóa.
ROM (Read-only memory): bộ nhớ chỉ đọc, là một loại bộ nhớ bán dẫn vĩnh viễn và
không thể xóa được. dữ liệu được ghi lại khi bộ nhớ được sản xuất.
Dữ liệu được kích hoạt khi máy tính được bật. ROM thường được sử dụng để lưu trữ dữ
liệu và chương trình: BIOS (Basic Input Output System).
-Bộ nhớ phụ - Secondary memory
Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu lâu dài, sử dụng để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu, âm thanh,
video và các tệp đa phương tiện.
Đặc điểm: Dung lượng lớn, Giá thành rẻ, Đa dạng
Đĩa cứng: được tạo thành từ một tập các đĩa tròn được làm bằng vật liệu phi từ tính như
hợp kim nhôm và được phủ một lớp vật liệu từ tính 10-20 nm.
Ngoài ra còn có đĩa CD, thẻ nhớ, USB,...
NHÓM THIẾT BỊ XỬ LÍ
Bộ xử lý (Central Processing Unit - CPU)
Bộ xử lý trung tâm ,thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính.
Bộ vi xử lý gồm các thành phần:
kimphung
1
-Đơn vị số học logic (ALU – Arithmetic Logic Unit): thực hiện các phép tính số học và
phép logic
-Đơn vị điều khiển (CU – Control Unit): kiểm soát thực hiện các chỉ thị
-Thanh ghi: chứa các lệnh chờ xử lý.
**Đơn vị đo dung lượng dữ liệu trong máy tính**
Dung lượng lưu trữ: là lượng không gian có sẵn để lưu trữ dữ liệu trên đĩa hoặc trong bộ
nhớ được tính bằng byte, ký hiệu B, 28=256
 1KB (kilobyte) = 210 byte =1024
 1MB (megabyte) = 220 byte
 1GB (gigabyte)= 230 byte
 1TB (terabyte)=240 byte.
 1PT (Petabyte)=250 byte

Câu 5: Phần mềm là gì?
Phần mềm hệ thống là những chương trình tạo môi truờng làm việc cho các phần mềm
khác, những chương trình này phải chạy liên tục vì nó phải cung cấp các dịch vụ theo
yêu cầu của các chương trình khác mà không biết trước các yêu cầu đó khi nào xuất
hiện.
Câu 6: Phần mềm gồm 2 LOẠI:
-Phần mềm ứng dụng(Application software)
-Phần mềm hệ thống(System software)
Câu 7: Khái niệm Hệ điều hành?
Hệ điều hành (operating system): một phần mềm hệ thống quan trọng nhất. Hệ điều
hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm
việc.
Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống hoạt động như một giao diện giữa người dùng
và phần cứng máy tính và điều khiển việc thực hiện của các chương trình trên máy tính.
Câu 8: Phần mềm độc quyền (Proprietary Software)
Hầu hết các phần mềm thương mại là độc quyền (mã nguồn đóng), được sở hữu bởi
một cá nhân hoặc một công ty đã tạo ra nó.
Chủ sở hữu bán bản sao có thể thực thi của phần mềm cho người dùng để sử dụng trên
hệ thống của riêng họ và bao gồm giấy phép với chương trình.
Chủ sở hữu cũng kiểm soát cách phần mềm được sử dụng.
Phần mềm nguồn mở: Người dùng được phép nghiên cứu, thay đổi và phân phối phần
mềm cho bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích nào.
Hầu hết phần mềm nguồn mở được phân phối miễn phí
Các hệ điều hành mã nguồn mở: Linux, FreeBSD, Open BSD và ReactOS, hệ điều
hành di động dựa trên Linux (ví dụ: các phiên bản khác nhau của Android)
Câu 9: Chức năng của hệ điều hành?
-Quản lý các thiết bị phần cứng
-Kiểm soát giao tiếp giữa các thiết bị phần cứng
-Kiểm soát giao tiếp giữa các chương trình ứng dụng và thiết bị phần cứng
kimphung
2
Câu 10: Các hệ điều hành thông dụng:
Câu 11: OS Operating System: phát triển qua nhiều giai đoạn
Disk Operating System (DOS): hệ điều hành đĩa, giao diện không thân thiện
Hệ điều hành hiện đại: Windows, Mac OS X được Apple Inc. thiết kế cho máy tính
Macintosh, Linux là hệ điều hành miễn phí. Bởi vì bất kỳ ai sử dụng Linux đều có thể
sửa đổi nó, hệ điều hành Linux rất phổ biến đối với người dùng thích lập trình.
Hệ điều hành chuyên dụng: Các hệ điều hành Windows, Mac, Linux có các phiên bản
chuyên dụng để chạy trên các loại thiết bị khác nhau
-Windows Phone (based on Windows)
-Android (based on Linux)
-iOS (based on Mac OS X)
-Hệ điều hành nhúng quản lý và kiểm soát các hoạt động trên loại thiết bị cụ thể, được
thiết kế nhỏ gọn, chúng chỉ bao gồm các chức năng được yêu cầu bởi các thiết bị cụ thể
Câu 12: Khởi động máy (Power On): Nhấn nút Power để khởi động máy.
*Các hoạt động diễn ra trong máy tính khi khởi động
-Bật các thiết bị được kết nối với hệ thống máy tính
-Tải các tập tin của hệ điều hành vào bộ nhớ?
-Màn hình nền của Windows được hiển thị trên Desktop
-Nếu máy tính có nhiều người dùng thì hệ thống sẽ hiển thị màn hình đăng nhập.
Câu 13:Tắt máy (Power Off): tắt máy đúng quy trình để đảm bảo không có thông tin
nào bị mất hoặc bị hỏng.
*Quy trình tắt máy:
-Click nút Start, chọn Shut Down
-Khi chọn Shut Down: máy tính đóng tất cả các tập tin và chương trình, đóng hệ điều
hành và tắt nguồn.
Câu 14: Restart:
Khi máy tính bị treo, hoặc chạy bất thường, việc khởi động lại sẽ giúp máy chạy lại
đúng cách.
-Restart sẽ xóa bộ nhớ và tải lại hệ điều hành, nhưng máy tính không thực hiện lại các
kiểm tra khởi động.
Ctr_Alt_Del
Câu 15: Sleep:
-Đặt máy tính vào chế độ sử dụng ít năng lượng hơn.
-Màn hình tắt và quạt máy tính dừng lại.
-Chế độ Sleep giúp tiết kiệm pin trên laptop.
-Windows đặt công việc hiện tại vào bộ nhớ.
-Khi đánh thức máy tính, màn hình sẽ trở lại như trước khi đặt nó vào chế độ Sleep.
-Trên máy tính để bàn, lệnh Sleep có thể được liệt kê là Chế độ chờ (Standby)
Câu 16: Menu Start
Là sự kết hợp của những gì tốt nhất của Windows 7 và Windows 8.1
kimphung
3
Click chuột phải vào menu Start sẽ cung cấp các tùy chọn Control Panel, Device
Manager, administrative tools, …
Câu 17: Cortana
Trợ lý cá nhân kỹ thuật số, người dùng có thể đặt câu hỏi, gửi email hoặc văn bản, đặt
lịch hẹn, ….
Cortana được tích hợp với Bing để cung cấp thông tin theo yêu cầu. Nếu có micrô,
người dùng có thể nói chuyện với Cortana.
Câu 18: Microsoft Edge
Microsoft đã phát triển một trình duyệt web thế hệ tiếp theo mới thay thế Internet
Explorer.
Microsoft Edge có nhiều tính năng mới giúp hợp lý hóa trải nghiệm duyệt web và được
tích hợp với Cortana để cung cấp thông tin theo ngữ cảnh cho các trang web mà người
dùng truy cập.
Câu 19:
Chương trình ứng dụng: là phần mềm được thiết kế để thực hiện nhiều chức năng khác
nhau
Ứng dụng: là phần mềm được thiết kế để thực hiện một chức năng duy nhất.
Cả 2 đều là Phần mềm.
Câu 20: Icons: các biểu tượng Shortcut dùng khởi động tắt một ứng dụng hoặc một thư
mục.
Câu 21: Taskbar
Thanh ngang dài ở cuối màn hình bao gồm ba phần chính:
-Nút Start và hộp Search
-Phần giữa: hiển thị các nút của chương trình và tập tin đang mở
-Khu vực thông báo (notification): gồm đồng hồ và các biểu tượng thông báo trạng thái
của các chương trình và cài đặt nhất định.
Câu 22: Các thành phần cơ bản trên Desktop
-Taskbar button: mỗi nút hiển thị một chương trình ứng dụng đang mở, click vào nút
trên thanh tác vụ để kích hoạt chương trình hoặc cửa sổ.
-Task View: tương đương với Alt_tab, hiển thị các cửa sổ nhỏ của tất cả các ứng dụng
đang chạy ở giữa màn hình và tạo Màn hình ảo
Cách ẩn và hiện nút Task view: Click phải trên Taskbar và chọn/bỏ chọn chức năng
Show Task view button
Câu 23: Sắp xếp các biểu tượng trên desktop
Click phải chuột trên desktop, chọn Sort by
Chọn kiểu sắp xếptheo name, size,...
Câu 24: Tạo shortcut trên Desktop
Tìm tập tin thực thi của chương trình cần tạo shortcut
Click phải trên Desktop -New-Shortcut
Nhập địa chỉ của tập tin cần tạo shortcut hoặc click nút Browse
Nhập tên cho shortcut
kimphung
4
Câu 25: Tập tin (file) được tạo bởi một chương trình cụ thể, loại chương trình xác định
loại tập tin và được quy định bởi phần mở rộng của tên tập tin
Loại tập tin:
Tập tin dữ liệu: được tạo từ một chương trình ứng dụng
Ví dụ: BaitapWord.docx được tạo từ phần mềm Microsoft Word
Tập tin hệ thống: là một phần của hệ điều hành. Các tập tin này thường được ẩn để bảo
vệ chúng không bị thay đổi hoặc xóa.
Câu 26: Thư mục (Folder)
là một thành phần dùng để chứa các chương trình, tập tin và thư mục con. Thư mục
được tổ chức dạng cây, bắt đầu từ thư mục gốc là tên ổ đĩa, tiếp theo là các thư
mục con và các tập tin
Ký hiệu thư muc gốc:
Tên ổ đĩa:\
Ví dụ: D:\
Câu 27: Đường dẫn (path): địa chỉ của một tập tin hoặc thư mục trên đĩa, bắt đầu từ
thư mục gốc
Ví dụ: D:\BaitapWindows\Baitap1
Câu 28: File Explorer: là trình quản lý các tập tin, thư mục và ổ đĩa trên máy.
Khởi động File Explorer: thực hiện một trong các cách sau:
-Click phải trên nút Start và click File Explorer
-Nhấn tổ hợp phím Windows_E
-Trên taskbar click nút File Explorer
Câu 29: Tạo thư mục
Trên thanh lệnh click nút New folder
Hoặc click phải chuột tại vị trí tạo thư mục (ổ đĩa hoặc thư mục), click New, và chọn
Folder.
Hoặc click phải chuột tại vị trí trống trong khung Contents pane, click New, và chọn
Folder.
Câu 30: Tạo shortcut cho một thư mục:
thực hiện một trong các cách sau:
Click phải chuột tại vị trí tạo shortcut (ổ đĩa hoặc thư mục), chọn New và chọn Shortcut
Click phải chuột tại vị trí trống trong khung Contents pane, chọn New, và chọn
Shortcut.
Câu 31: Đổi tên thư mục:
thực hiện một trong các cách sau:
-Chọn thư mục cần đổi tên và nhấn F2, nhập tên mới và nhấn Enter
-Chọn thư mục cần đổi tên, click bên trong tên của thư mục, nhập tên mới và nhấn Enter
-Click chuột phải trên tên thư mục, chọn Rename trong shortcut menu, nhập tên mới và
nhấn Enter.
-Trên thanh lệnh, click nút Organize và chọn Rename, nhập tên mới và nhấn Enter
Câu 32: Chọn tập tin và thư mục:
-Chọn 1 tập tin hoặc 1 thư mục: click vào tên của tập tin hoặc thư mục
-Chọn tất cả tập tin và thư mục: click nút Organize và chọn Select all, hoặc nhấn Ctrl_A
-Chọn nhiều tập tin và thư mục liền nhau:
Chọn tập tin hoặc thư mục đầu tiên,
Nhấn giữ phím Shift,
Chọn tập tin hoặc thư mục cuối cùng trong danh sách.
kimphung
5
-Chọn nhiều tập tin và thư mục không liền nhau:
Chọn tập tin hoặc thư mục đầu tiên,
Nhấn giữ phím Ctrl,
Chọn tập tin hoặc thư mục khác trong danh sách.
Câu 33: Di chuyển tập tin và thư mục
Chọn các tập tin hoặc thư mục cần di chuyển, thực hiện một trong các cách sau:
-Nhấn Ctrl_X
-Click chuột phải và chọn copy
-Click nút copy trong nhóm lệnh clipboard của tab Home
Chọn vị trí cần chuyển đến, thực hiện một trong các cách sau:
-Nhấn Ctrl_V
-Click chuột phải và chọn Paste
-Click nút Paste trong nhóm lệnh clipboard của tab Home
Câu 34: Các kiểu xem các tập tin và thư mục:
Có nhiều cách để xem thông tin của tập tin hoặc thư mục
Click mũi tên của nút View
Hoặc click chuột phải tại vi trí trống trong khung Contents pane và chọn View
Hoặc trên thanh lệnh, click nút View
Câu 35: Cách sắp xếp nội dung của một thư mục:
-Hiển thị nội dung của thư mục theo kiểu Detail
-Click chuột vào tiêu đề của cột để sắp xếp hoặc click nút Sort trên thanh lệnh và chọn
tiêu chí sắp xếp
-Có thể sắp các tập tin và thư mục theo tên, loại, kích thước và ngày cập nhật.
Câu 36: Tìm kiếm tập tin và thư mục:
Trong ô Search của File Exporer
Nhập tên tập tin hoặc thư mục cần tìm - Enter
Câu 37: Tìm kiếm tập tin và thư mục:
Nếu chỉ biết một thành phần của tên tập tin hoặc thư mục cần tìm thì dùng ký tự đại
diện * đại diện cho nhiều ký tự, hoặc ? đại diện cho một ký tự theo cú pháp sau:
File: [ký tự đại diện][phần ký tự đã biết].[phần mở rộng]
Ví dụ: tìm các tập tin với tên có ký tự thứ hai là a và phần mở rộng là txt
Trong ô search, nhập cú pháp: File:?a*.txt
Câu 38: Recycle Bin là nơi lưu lại các tập tin và thư mục bị xóa bằng phím delete
Các tập tin và thư mục bị xóa khỏi đĩa cứng có thể khôi phục lại tử Recycle Bin
Các tập tin và thư mục bị xóa khỏi ổ đĩa ngoài như ổ đĩa USB, thẻ nhớ hoặc từ ổ đĩa
mạng sẽ bị xóa vĩnh viễn và không thể khôi phục từ Recycle Bin.
Cần kiểm tra nội dung của thư mục trước khi xóa
Câu 39: Xóa tập tin hoặc thư mục:
Chọn tập tin hoặc thư mục cần xóa, và thực hiện một trong các cách sau:
Click Organize và chọn Delete
Nhấn phím Delete
Click chuột phải và chọn Delete
Nhấn chuột và kéo thả vào Recycle Bin
Câu 40: Phục hồi tập tin và thư mục:
Chọn tập tin hoặc thư mục cần phục hồi
kimphung
6
Restore this Item: xóa 1 tập tin hoặc thư mục
Restore selected Item: Phục hồi nhiều tập tin và thư mục được chọn
Restore all Item: Phục hồi tất cả các tập tin và thư mục trong Recycle Bin
Hoặc Click chuột phải trên các tập tin hoặc thư mục cần phục hồi và chọn Restore.
Câu 41: Cách làm rỗng Recycle Bin
Trên thanh lệnh, click Empty the Recycle bin
Click chuột phải trong vùng trống của cửa sổ Recycle Bin, chọn Empty Recycle Bin
Click phải chuột trên biểu tượng Recycle Bin trên desktop và chọn Empty Recycle Bin.
Câu 42: Control Panel: là thành phần của Windows, giúp người dùng có thể:
Thiết lập các quy ước trong môi trường window
Thay đổi các thiết lập của hệ thống.
Thực hiện giải pháp sao lưu và phục hồi hệ thống
Gỡ bỏ các chương trình đã được cài đặt
Nhấn phím Windows - Nhập Control Panel trong ô Search
Câu 43: Các thành phần cơ bản trong Control Panel
User Accounts: quản lý tài khoản người dùng
System and Security: Cung cấp các tùy chọn cho cài đặt tường lửa, tùy chọn nguồn và
lịch sử tệp (sao lưu).
Programs: Cung cấp quyền truy cập vào các tác vụ quản lý hệ thống như cài đặt và gỡ
cài đặt
Appearance and Personalization: Tùy chỉnh màn hình của bạn với trình bảo vệ màn
hình, hình nền máy tính để bàn, v.v.
Clock, Language, and Region: Thay đổi định dạng ngày, giờ, đơn vị tiền tệ hoặc số để
phản ánh các tiêu chuẩn hoặc ngôn ngữ của khu vực
Ease of Access: Cung cấp các tùy chọn để thay đổi thông số kỹ thuật trợ năng
Hardware and Sound: Thiết lập hoặc sửa đổi các thiết bị như máy in, loa và màn hình.
Câu 44: Tập tin Word được gọi document. Khi khởi động Word thì người dùng có
thể:
Tạo mới một tin Word trống hoặc từ một mẫu.
Mở một tập tin đã có
Câu 45: Cách tạo một tài liệu mới:
Chọn tab File, tại Backstage view.
Chọn New
Câu 46: Mở một tài liệu đã có:
Chọn tab File chuyển sang Backstage view
Chọn Open.
Câu 47: Tập tin Word có thể Export hoặc lưu dưới dạng các loại tập tin khác:
PDF
XML
HTML
RTF ( wordpad)
TEXT (notepad)
Câu 48: Thiết lập vị trí lưu mặc định
Mở hộp thoại Word Options, chọn trang Save.
Trong phần Save documents, tại mục Default local file location click Browse để chọn
thư mục lưu mặc định
Câu 49: AutoRecover
kimphung
7
Word tự động lưu tài liệu vào một thư mục tạm thời trong khi người dùng đang làm
việc.
Nếu người dùng quên lưu các thay đổi hoặc nếu Word bị treo, thì có thể khôi phục bằng
chức năng AutoRecover.
Câu 50: Từ (Word): Các ký tự nằm liên tiếp nhau
Word wrap: Khi nhập đủ từ trên một dòng, Word sẽ tự động chuyển điểm chèn sang
đầu dòng tiếp theo.
Khi kết thúc việc nhập một dòng hoặc một đoạn, và nhấn Enter thì Word sẽ chèn một
dòng trống và dấu nháy đặt ở đầu dòng.
Các khái niệm cơ bản
Từ (Word): Các ký tự nằm liên tiếp nhau
Word wrap: Khi nhập đủ từ trên một dòng, Word sẽ tự động chuyển điểm chèn sang
đầu dòng tiếp theo.
Khi kết thúc việc nhập một dòng hoặc một đoạn, và nhấn Enter thì Word sẽ chèn một
dòng trống và dấu nháy đặt ở đầu dòng.
Câu 51: Di chuyển xung quanh tài liệu
Sử dụng bàn phím
Chuyển đến đầu dòng: HOME
Chuyển đến cuối dòng: END
Chuyển đến đầu của tài liệu: CTRL+ HOME
Chuyển đến cuối tài liệu: CTRL+ END
Chuyển đến màn hình kế tiếp: PgDn
Chuyển đến màn hình trước: PgUp
Câu 52: Chọn văn bản liên tiếp- sử dụng chuột
Chọn 1 từ: Double click vào từ muốn chọn
Chọn 1 câu: Nhấn Ctrl và click vào vị trí bất kỳ trong câu
Chọn 1 đoạn: Click 3 lần trong đoạn muốn chọn
Chọn tất cả tài liệu: Ctrl_A hoặc chọ tab Home, trong nhóm lệnh Editing click nút
Select và chọn Select All;
Câu 53: Chọn văn bản liên tiếp – dùng thanh chọn (Selection bar):
Thanh chọn: khu vực màu trắng bên lề trái của văn bản. Khi con trỏ chuột được đặt
trong thanh chọn, nó sẽ có dạng một mũi tên trỏ phải
Chọn một dòng: click vào bên trái của dòng văn bản.
Chọn một đoạn: double click vào bên trái của đoạn.
Chọn toàn bộ tài liệu:
Click ba lần vào vị trí bất kỳ trong thanh chọn
hoặc nhấn phím Ctrl và click vào vị trí bất kỳ trên thanh chọn.
Câu 54: Chọn văn bản không liên tiếp
Chọn khối văn bản thứ nhất
Nhấn giữ phím Ctrl và chọn các khối văn bản còn lại
Câu 55: Sao chép văn bản:
Chọn khối văn bản cần sao chép, click nút lệnh Copy trong nhóm Clipboard của tab
Home hoặc nhấn Ctrl+C.
Đặt điểm chèn tại vị trí mới, chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard của tab Home hoặc
nhấn Ctrl+V.
Câu 56: Di chuyển văn bản:
Chọn khối văn bản cần sao chép, click nút lệnh Cut trong nhóm Clipboard của tab
Home hoặc nhấn Ctrl+X.
kimphung
8
Đặt điểm chèn tại vị trí mới, chọn lệnh Paste trong nhóm Clipboard của tab Home hoặc
nhấn Ctrl+V.
Câu 57: Xóa văn khối bản:
Chọn khối văn bản cần xóa, nhấn phím Delete
Hoặc click phải chọn Delete
Xóa một ký tự
Nhấn phím Delete để xóa một ký tự bên phải con trỏ chèn
Nhấn phím Backspace để xóa một ký tự bên trái con trỏ chèn
Câu 58: Word có thể tự động tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong tài liệu bằng tính
năng Find, hoặc thay thế bằng một từ hoặc cụm từ khác hoặc một định dạng khác
bằng tính năng Replace.
Find Text:
Chọn tab Home, click lệnh Find.
Thanh Navigation pane xuất hiện bên trái màn hình.
Nhập văn bản muốn tìm vào ô trong Navigation pane.
Nếu văn bản được tìm thấy trong các tài liệu, nó sẽ được đánh dấu màu vàng.
Chọn văn bản trong Navigation duyệt qua các vị trí được tìm thấy
Replace Text
Chọn tab Home, click lệnh Replace.
Xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
Nhập văn bản cần tìm trong ô Find what.
Nhập văn bản muốn thay thế trong ô Replace with.
Click Replace để thay thế văn bản.
Click Replace All để thay thế toàn bộ những từ tìm được trong tài liệu.
Câu 59: Các tùy chọn trong Find and Replace
Match case: tìm phân biệt chữ hoa và chữ thường
Find whole word only: chỉ tìm những từ đúng theo từ nhập trong ô Find.
Use Wildcards: tìm sử dụng ký tự đại diện
Sound like (english): tìm từ theo âm.
Find all word forms (English): tìm theo định dạng của từ
Câu 60: Cách chèn ký tự đặc biệt vào văn bản
Đặt điểm chèn vào vị trí cần chèn ký tự đặc biệt
Chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Symbol, click mũi tên bên phải nút Symbol.
Chọn ký tự đặc biệt trong menu của lệnh Symbol
Hoặc More Symbols... mở hộp thoại Symbol
Chọn ký tự thích hợp, click Insert.
Symbol
Wingding
Wingding 2
Wingding 3
Câu 61: Cách đổi Themes
Chọn tab Design, chọn Themes.
Trong menu của lệnh Themes, chọn một Themes
Câu 62:
Subscript (Ctr + =): tạo chỉ số dưới cho văn bản,
Superscript (Ctrl+ Shift+ +): tạo chỉ số trên cho văn bản
kimphung
9
Câu 63: chuyển kiểu chữ từ chữ hoa sang chữ thường hoặc ngược lại
-Chức năng Change case
-Shift_F3
Câu 64: Chức năng Change case gồm các tùy chọn:
Sentence case: chuyển chữ hoa đầu câu.
Lowercase: chuyển khối văn bản được chọn sang chữ thường.
UPPERCASE: chuyển khối văn bản được chọn sang chữ IN HOA
Capitalize Each Word: chuyển khối văn bản được chọn sang chữ hoa đầu mỗi từ.
tOGGLE cASE: đảo ngược kiểu chữ trong mỗi từ.
Câu 65: Cách chèn bảng
Cách 1:
Chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Tables, click Table.
Trong menu thả xuống, đặt con trỏ lên ô ở góc trên bên trái và bắt đầu kéo ngang để
chọn số cột và kéo xuống để chọn số hàng.
Cách 2:
Chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Tables, click Table.
Trong menu, chọn Insert Table
Trong hộp thoại Insert Table
Number of columns: nhập số cột
Number of rows: nhập số dòng
Click OK
Câu 66: Chuyển văn bản thành bảng:
Chọn khối văn bản cần chuyển thành bảng
Chọn tab Insert -Table và chọn Convert Text to Table
Trong hộp thoại Convert Text to Table. Chọn dấu phân cách giữa các cột.
Câu 67: Cách chèn dữ liệu vào bảng
Nhấn Enter để thêm nhiều dòng văn bản trong cùng một ô. Điều này sẽ tăng chiều cao
hàng.
Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển qua lại giữa các ô.
Sử dụng phím Tab để chuyển tới ô tiếp theo.
Sử dụng Shift_Tab để lùi về ô trước.
Nhấn Ctrl_Tab để chèn ký tự Tab vào bảng
Câu 68: Canh lề cho dữ liệu trong bảng
Chọn các ô chứa dữ liệu cần định dạng.
Trong tab Table Tools, chọn tab Layout, trong nhóm lệnh Alignment, chọn kiểu canh lề
tương ứng.
Text Direction: xoay văn bản trong ô.
Câu 69: Thêm dòng – cột
Hoặc chọn bấm chuột phải vào bảng, chọn Insert, chọn các tùy chọn hàng và cột.
Hoặc sử dụng lệnh trên Ribbon
Câu 70: Xóa dòng/cột:
Chọn dòng/cột cần xóa, hoặc click chuột vào bất kỳ vị trí nào trong bảng, dòng, cột cần
xoá.
Trong tab Table Tools, chọn tab Layout
Click menu Delete, chọn lệnh Delete tương ứng
Hoặc click menu Delete trên mini toolbar
Câu 71: Canh đều các dòng và cột
Chọn các cột hoặc dòng cần canh đều
kimphung
10
Trong nhóm lệnh Cell size
Click nút Distribute Rows: canh đều các dòng
Click nút Distribute Clomns: canh đều các cột
Câu 72: Trộn ô (Merge Cells): kết hợp nhiều ô thành 1 ô
Chọn các ô cần trộn
Trong tab ngữ cảnh Table Tools, chọn tab Layout.
Click nút Merge cells trong nhóm lệnh Merge.
Câu 73: Tách ô (Split Cells): tách một số ô thành các ô mới
Chọn các ô cần tách
Trong tab ngữ cảnh Table Tools, chọn tab Layout
Click nút Split cells trong nhóm lệnh Merge
Câu 74: Định dạng đường của bảng
Đặt trỏ chèn trong bảng
Trong tab Table Tools, chọn tab Design. Trong nhóm lệnh Borders, chọn kiểu đường
viền.
Câu 75: Tô màu cho bảng
Chọn dòng/cột/ô cần tô màu
Trong tab Table Tools, chọn tab Design. Click nút Shading, chọn màu.
Câu 76: Định dạng bảng sử dụng Table Styles:
Đặt trỏ tại bất kỳ vị trí nào trong bảng cần định dạng.
Trong tab ngữ cảnh Table Tools, chọn tab Design
Trong nhóm Table Style, chọn một kiểu trong danh sách
Câu 77: Cách chèn SmartArt
Đặt trỏ tại vị trí chèn SmartArt.
Chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Illustration, click nút SmartArt.
Xuất hiện hộp thoại SmartArt Graphic
Chọn một kiểu trong danh sách, click OK
**SmartArt là công cụ giao tiếp thông minh, dùng đồ họa thay vì dùng văn bản đơn
thuần.
Có nhiều lựa chọn để minh họa cho nhiều kiểu ý tưởng khác nhau: danh sách, quy trình,
mối quan hệ, sơ đồ phân cấp …
Câu 78: Cách nhập văn bản vào SmartArt
Có thể nhập văn bản trực tiếp trong các Shape của SmartArt hoặc nhập trong khung
Type your text here
Câu 79: Thay đổi cấu trúc của SmartArt
Chọn SmartArt, trong tab SmartArt Tools, chọn tab Design
Trong nhóm lệnh Layout, chọn một layout mới trong danh sách, hoặc click nút More
Layout để có thêm nhiều lựa chọn khác
Câu 80: Thay đổi thứ tự của các Shape trong SmartArt
Tùy từng kiểu SmartArt, trên Ribbon sẽ hiển thị các công cụ hiệu chỉnh tương ứng
trong nhóm lệnh Create Graphic
Câu 81: Tùy biến SmartArt
SmartArt Style và change Color: thay đổi màu sắc và cách hiển thị của SmartArt
Câu 82: Chèn biểu đồ:
Đặt trỏ tại vị trí chèn biểu đồ, chọn tab Insert, trong nhóm lệnh Illustrations, click nút
Chart.
Trong hộp thoại Chart, chọn một loại biểu đồ, click OK
Word chèn biểu đồ ban đầu và mở ra một bảng tính Excel với dữ liệu mẫu.
kimphung
11
Người dùng nhập dữ liệu thực tế vào bảng tính Excel, biểu đồ sẽ tự động thay đổi theo
số liệu, Khi nhập số liệu xong, đóng bảng tính excel
**Biểu đồ được dùng để biểu diễn dữ liệu số giúp người dùng dễ đọc, so sánh, đánh giá.
Câu 83: Thay đổi kiểu biểu đồ
Chọn biểu đồ cần đổi kiểu.
Chọn tab Design, click lệnh Change Chart Type.
Chọn kiểu biểu đồ mới.
Câu 84: Equations: chèn vào tài liệu các loại công thức toán học từ đơn giản đến phức
tạp
Cách chèn công thức toán học
Đặt trỏ tại vị trí cần chèn công thức, chọn tab Insert
Trong nhóm lệnh Symbols, click nút Equation.
Trong tài liệu xuất hiện khung Type equation here, đồng thời xuất hiện tab ngữ cảnh
Equation Tools, chứa các ký hiệu toán học.
Câu 85: Screenshot: chụp nhanh màn hình và tự động chèn vào tại vị trí được chỉ định
trong tài liệu.
Các bước thực hiện:
Đặt trỏ tại vị trí cần chèn hình chụp
Chọn tab Insert, click nút Screenshot trong nhóm lệnh Illustrations.
Trong khung Available Windows, chọn màn hình cần chụp
Screen Clipping: chọn tùy ý vùng cần chụp
Câu 86: Picture: chèn hình ảnh vào văn bản, có vai trò minh hoạ cho nội dung của văn
bản.
Chèn hình từ tập tin có sẵn trên máy
Đặt trỏ tại vị trí cần chèn, chọn Tab Insert, chọn Picture
Trong hộp thoại Insert Picture, chọn hình.
Câu 87: Chèn hình online
Trong tab Insert, chọn Online Pictures trong nhóm lệnh Illustrations
Trong hộp thoại Online Picture, nhập tên nhóm hình cần tìm, chọn hình trong kết quả
Câu 88: Định dạng hình:
Chọn hình cần định dạng
Xuất hiện tab ngữ cảnh Picture Tools.
Chọn tab Format
Thực hiện định dạng
Trong nhóm lệnh Picture Style, chọn kiểu hiển thị hình
Câu 89: Chèn Shapes
Chọn tab Insert, click mũi tên dưới nút Shapes, chọn một kiểu phù hợp.
Đưa trỏ đến vị trí cần chèn, kéo chuột để vẽ.
Câu 90: Định dạng Shape
Chọn Shape cần định dạng
Xuất hiện tab ngữ cảnh Drawing Tools
Shape Style: Chọn các định dạng trong
Insert Shape: Thay đổi kiểu Shape
Câu 91: Cách tạo WordArt:
Nếu nhập văn bản trước thì chọn khối văn bản.
Chọn tab Insert, click nút WordArt, chọn một kiểu WordArt phù hợp.
Nội dung văn bản sẽ hiển thị dưới dạng WordArt
kimphung
12
Nếu chưa nhập văn bản thì chọn tab Insert, chọn WordArt trong nhóm lệnh Text. Chọn
một kiểu thích hợp.
Xuất hiện khung Your text here, nhập nội dung cho WordArt
Câu 92: Định dạng WordArt: Chọn WordArt cần định dạng, chọn tab Drawing ToolsFormat và thực hiện các tùy chọn sau:
WordArt Style: chọn lại kiểu WordArt
Text Fill: chọn màu WordArt
Text Outline: chọn màu của đường viển của WordArt
Text Effect: Chọn hiệu ứng cho WordArt
Câu 93: Chèn hộp văn bản - TextBoes
Chọn tab Insert, click nút Text Box trong nhóm lệnh Text, chọn một kiểu Text box có
sẵn trong danh sách.
Hoặc chọn lệnh Draw Text box, drag chuột để vẽ, dấu nháy mặc định đặt trong text box
giúp người dùng nhập văn bản vào Text box.
**TextBoxes: là một dạng Shapes chứa văn bản, TextBoxes có tác dụng thu hút sự chú
ý đến một nội dung văn bản cụ thể.
Textbox cũng hữu ích khi cần di chuyển văn bản đến vị trí bất kỳ trong tài liệu
Câu 94: Định dạng TextBoxes
Thay đổi kiểu Shape của Text Box
Chọn Text Box cần đổi kiểu Shape.
Chọn tab Format trong Tab Drawing Tools.
Click nút Edit Shape trong nhóm lệnh Insert Shapes
Chọn Change Shape.
Chọn một kiểu Shape thích hợp.
Câu 95: Các bước tạo mục lục nội dung
Bước 1: Gán Style Heading cho các nội dung sẽ xuất hiện trong mục lục hoặc có thể
gán style do người dùng tạo.
Bước 2: Chèn bảng mục lục
Chọn tab References trên thanh Ribbon, chọn lệnh Table of Contents,
Chọn mẫu thiết kế sẵn trong menu
Câu 96: Tạo bảng mục lục nội dung sử dụng Style do người dùng tạo
Bước 1: tạo Style mới
Bước 2: Gán số thứ tự vào các Style vừa tạo (nếu cần đánh số thứ tự)
Bước 3: gán Style vừa tạo vào các nội dung muốn xuất hiện trong mục lục
Bước 4: tạo bảng mục lục
Câu 97: Xóa bảng mục lục
Đặt dấu nháy trong bảng mục lục.
Chọn tab References, click menu của nút lệnh Table of Contents, chọn Remove Table
of Contents.
kimphung
13
PHẦN 2: EXCEL
Câu 98: Sử dụng phím tắt truy cập lệnh trên Ribbon:
Nhấn phím Alt, trên Ribbon xuất hiện các ký tự phím tắt của các Tab lệnh.
Câu 99:
Sheet tab: chứa tên của WordSheet
Thêm Sheet: Click nút New Sheet hoặc Shift_F11
Xóa Sheet: Click chuột phải trên tên Sheet, chọn Delete
Đổi tên Sheet: Click chuột phải trên tên Sheet, chọn Rename
Câu 100:
Địa chỉ của ô gồm
<tên cột>< chỉ số dòng>
Ví dụ: A1 (giao của cột A và dòng 1)
Câu 101: Thay đổi độ rộng của cột
Hoặc Click nút Format trong tab Home, chọn Column Width
Câu 102: Thay đổi chiều cao của dòng
Hoặc Click nút Format trong tab Home, chọn Row Height
Câu 103: Chèn thêm cột
Chọn 1 cột làm chuẩn
Click phải chọn Insert- cột mới được chèn vào trước cột làm chuẩn.
Hoặc click nút Insert trong tab Home
Câu 104: Chèn thêm dòng
Chọn 1 dòng làm chuẩn
Click phải chọn Insert- dòng mới được chèn trên dòng làm chuẩn.
Hoặc click nút Insert trong tab Home
Câu 105: Xóa dòng/cột:
Chọn dòng/cột muốn xóa
Click nút Delete trong tab Home
Câu 106: Xóa ô hoặc vùng dữ liệu:
Chọn ô hoặc vùng cần xóa
Click Delete trong tab home
Xuất hiện cửa sổ Delete
Chọn kiểu xóa
Câu 107: Ẩn cột, dòng
Chọn cột hoặc dòng cần ẩn
Click menu của lệnh Format trên tab Home
Trong nhóm lệnh Visibility, chọn lệnh Hide Column hoặc Hide Row
Hoặc click phải trên cột/dòng muốn ẩn, chọn Hide
Câu 108: Hiện cột, dòng bị ẩn
Click menu của lệnh Format trên tab Home
Trong nhóm lệnh Visibility, chọn lệnh UnHide Column hoặc UnHide Row
Câu 109:
Ẩn WorkSheet
Chọn WorkSheet muốn ẩn, click menu của lệnh Format trên tab Home, chọn Hide Sheet
Hoặc click phải trên tên Sheet trong Sheet tab, chọn Hide để ẩn Sheet
Hiện WorkSheet bị ẩn
Click
Click menu của lệnh Format trên tab Home, chọn Unhide Sheet,
Trong hộp thoại Unhide, chọn Sheet muốn hiện
kimphung
14
Câu 110: Wrapping Text: khi nội dung quá nhiều trong 1 ô, excel tự động sửa đổi
chiều cao hàng cho phép hiển thị nội dung ô trên nhiều dòng.
Câu 111: Trộn ô (Merging Cells): Kết hợp nhiều ô lại thành 1 ô
Chọn các ô cần kết hợp, chọn tab Home, trong nhóm lệnh Alignment, click menu của
lệnh Merge and Center
Chọn các kiểu trộn
-Merge & Center: kết hợp ô và văn bản được canh giữa ô
-Merge Across: kết hợp các ô trên cùng 1 dòng
-Merge Cells: kết hợp ô và văn bản nằm tại vị trí mặc định
-Unmerge Cells: bỏ kết hợp ô
Câu 112:
Cố định dòng/cột tiêu đề khi cuộn bảng tính:
Chọn dòng/cột tiêu đề cần cố định
Chọn tab View- Freeze Panes
Bỏ cố định dòng/cột tiêu đề khi cuộn bảng tính:
Chọn tab View- UnFreeze Panes
Câu 113: Đặt tên cho vùng dữ liệu
Chọn vùng dữ liệu, Click phải, chọn Define name.
-Name: Nhập tên
-Scope: chọn phạm vi
-Comment: chú thích
Câu 114: Tab Protection: Khóa bảng tính
Để khóa bảng tính check ô Locked
Chọn Review- Protect Sheet…
Nhập password bảo vệ 2 lần- OK
Để bỏ khóa
Chọn Review- Unprotect sheet
Nhập password để bỏ khóa.
Câu 115: Kiểu dữ liệu số: dữ liệu dùng để tính toán
một dữ liệu số có thể có nhiều định dạng khác nhau
Dữ liệu kiểu số gồm:
Số : 0 …9
Date /Time
Currency
Khi nhập, mặc định canh lề phải của ô
Cách thay đổi định dạng dữ liệu kiểu số:
Chọn Start- Control Panel- Regional and Languag- Additional Settings
Câu 116:
Kiểu dữ liệu text: gồm các ký tự a …z, A …X và các số 0…9, không dùng để tính toán.
Khi nhập dữ liệu kiểu text mặc định là canh lề trái của ô
Một chuỗi số có dạng text có thể chuyển sang kiểu số
Ngược lại, một số có thể định dạng thành một chuỗi kiểu text
Câu 117: Chuyển nội dung trên dòng thành cột
Chọn dòng dữ liệu cần sao chép
Chọn ví trí dán dữ liệu, click phải chọn Paste special
Chọn Transport
kimphung
15
Câu 118: Công thức trong Excel được bắt đầu bằng dấu bằng (=).
Một công thức thường bao gồm các thành phần: giá trị số, chuỗi, địa chỉ ô, địa chỉ khối,
hàm, và các phép toán.
Khi nhập công thức, kết thúc bằng cách nhấn Enter
Kết quả của công thức là một giá trị số, hoặc chuỗi hoặc giá trị logic.
Nếu công thức bị lỗi thì xuất hiện các ký hiệu lỗi
Có thể cố định hoặc cố định một phần địa chỉ ô tham chiếu bằng các loại địa chỉ: tương
đối (relative), tuyệt đối (absolute) hay hỗn hợp (mixed).
Câu 119: Địa chỉ tương đối
Là loại địa chỉ mà nó sẽ tự động thay đổi khi sao chép công thức
<TÊN CỘT><CHỈ SỐ DÒNG>
Câu 120: Địa chỉ tuyệt đối
Là loại địa chỉ mà nó không đổi khi sao chép công thức.
$<TÊN CỘT>$<CHỈ SỐ DÒNG>
Câu 121: Địa chỉ hỗn hợp
Là loại địa chỉ mà chỉ cố định một trong hai thành phần
Cố định cột:
$<TÊN CỘT><CHỈ SỐ DÒNG>
Cố định dòng:
<TÊN CỘT>$<CHỈ SỐ DÒNG>
Câu 120: Các thông báo lỗi trong excel
##### Lỗi độ rộng
Khi cột thiếu độ rộng. Dùng chuột kéo độ rộng cột ra cho phù hợp
Khi bạn nhập giá trị ngày tháng hoặc thời gian là số âm.
#VALUE! Lỗi giá trị
Nhập vào công thức một chuỗi trong khi hàm yêu cầu một số hoặc một giá trị logic.
#DIV/0! Lỗi chia cho 0
Nhập vào công thức số chia là 0.
Ví dụ = MOD(10,0).
Số chia trong công thức là một tham chiếu đến ô trống.
#NAME! Sai tên
Nhập sai tên một hàm số.
Dùng những ký tự không được phép trong công thức.
#N/A Lỗi dữ liệu
#REF! Sai vùng tham chiếu
#NUM! Lỗi dữ liệu kiểu số
kimphung
16
#NULL! Lỗi dữ liệu rỗng
Dùng một dãy toán tử không phù hợp
Dùng một mảng không có phân cách
Câu 121: Hàm là một công thức được xác định trước để thực hiện các phép tính sử
dụng các giá trị cụ thể theo một thứ tự cụ thể.
Thư viện hàm của Excel đặt trong tab Formulars
Câu 122: Các hàm số học
INT(Number)
Lấy phần nguyên <=Number
Ví dụ:
=INT(45.6) 45
=INT(-45.6) -46
MOD(N,n)
Lấy phần dư của phép chia N/n
Ví dụ:
=MOD(23,3) 2
COUNT(Value1, value2, …)
Đếm các ô chứa dữ liệu số
Ví dụ: count(A1:A5)=3
COUNTA(Value1, value2, …)
Đếm các ô không rỗng
Ví dụ: count(A1:A5)=5
MIN(N1, N2, …)
Tìm giá trị nhỏ nhất trong các số N1, N2, …
Ví dụ: min(A1:A5)=3
MAX(N1, N2, …)
Tìm giá trị lớn nhất trong các số N1, N2, …
Ví dụ: min(A1:A5)=8
SUM(N1, N2, …)
Tính tổng các số N1, N2, …
Ví dụ: SUM(5,4,6,7,8)=5+4+6+7+8=30
SUM(A1:A5)=30
AVERAGE(N1, N2, …)
Tính trung bình cộng các giá trị N1, N2, …
Ví dụ: Average(5,4,6,7,8) 6 =(5+4+6+7+8)/5
Average(A1:A5)=6
Chức năng AutoSum:
Chức năng AutoSum cung cấp tính năng tự động thực hiện các phép tính tổng, trung
bình, đếm số ô chứa dữ liệu số, tìm giá trị cao nhất, thấp nhất thay thế cho các hàm Sum,
Count, Min, Max, Average.
kimphung
17
ROUND(<giá trị cần làm tròn>, n)
Làm số đến hàng thứ n
Nếu n>0: làm tròn đến hàng thứ n sau dấu thập phân.
Ví dụ: Round(456.789, 1)
456.8
Nếu n<0: làm tròn đến hàng thứ n trước dấu thập phân
Ví dụ: Round(12345.6789,-2) 12300
Câu 123: Hàm xếp hạng
RANK(ExpN , List, Order)
Tìm thứ hạng của ExpN trong phạm vi List theo quy định bởi Order
Nếu Order =0 : xếp thứ hạng theo giá trị giảm dần
Nếu Order =1 : xếp thứ hạng theo giá trị tăng dần
Ví dụ: xếp hạng dựa vào điểm, giá trị của cột điểm tăng thì giá trị của thứ hạng giảm
Ví dụ: xếp hạng thành tích chạy đua, dựa vào thành tích (thời gian). Giá trị của cột
thành tích tăng thì giá trị của thứ hạng tăng
Câu 124: Hàm logic
AND (exp1, exp2, …)
Hàm trả về giá trị là TRUE, nếu tất cả các biểu thức exp1, exp2, … có giá trị là TRUE.
Ví dụ: AND(5>4, 6>1) TRUE
OR(exp1, exp2, …)
Hàm chỉ trả về giá trị là FALSE, nếu tất cả các biểu thức exp1, exp2, … có giá trị là
FALSE.
Ví dụ: OR(5>4, 6>1, 7>8) TRUE
IF(<Biểu thức điều kiện>, <giá trị1>, <giá trị2>)
Hàm trả về <giá trị1> khi <Biểu thức điều kiện> có giá trị TRUE.
Ngược lại, hàm trả về <giá trị 2> khi <Biểu thức điều kiện có giá trị FALSE.
Ví dụ: IF(5>4, “Đúng”, “Sai”)
Câu 124: Hàm xử lý dữ liệu text
LEFT(<Chuỗi>, n)
Trích từ bên trái của <Chuỗi> ,n ký tự
Ví dụ: Left(“Tin học văn phòng”, 7) Tin học
RIGHT(<Chuỗi>, n)
Trích từ bên phải của <Chuỗi> ,n ký tự
Ví dụ: Right(“Tin học văn phòng”, 9) văn phòng
kimphung
18
MID(<Chuỗi>, m, n)
Trích tại vị trí thứ m từ <Chuỗi>, n ký tự
Ví dụ: Mid(“Tin học văn phòng”, 5, 3) học
VALUE(Chuỗi số)
Hàm dùng để chuyển <Chuỗi số> thành một số
Ví dụ: 123 + value(“456”)=579
CONCATENATE(chuỗi 1, chuỗi 2, …): dùng để nối nhiều chuỗi lại với nhau thành
một chuỗi duy nhất.
Hàm CONCATENATE tương đương với phép &
Ví dụ:
UPPER(Chuỗi)
Đổi chuỗi sang chữ in hoa
Ví dụ:
UPPER(“tin học”) TIN HỌC
LOWER(Chuỗi)
Đổi chuỗi sang chữ thường
Ví dụ:
LOWER(“TIN HỌC”) tin học
PROPER(Chuỗi)
Đổi chuỗi sang dạng chữ hoa đầu mỗi từ
Ví dụ: PROPER(“tin học”) Tin Học
Câu 125: Hàm thời gian
TODAY(): trả về ngày hiện tại của máy
Ví dụ: Today() - 6/6/2021
NOW(): trả về ngày hiện tại của máy, gồm ngày, tháng, năm, giờ, phút.
Ví dụ: Now() - 06/06/2021 20:53
DAY(<ngày/ tháng/năm>): trả về ngày
Ví dụ: DAY("07/06/2021") 7
MONTH (<ngày/ tháng/năm>): trả về tháng
Ví dụ: MONTH("07/06/2021") 6
kimphung
19
YEAR (<ngày/ tháng/năm>): trả về năm
Ví dụ: YEAR("07/06/2021") 2021
HOUR(Serial_number):
Trả về giờ của một giá trị thời gian, có dạng số nguyên từ 0 đến 23
Ví dụ: =HOUUR(NOW())
MINUTE(serial_number): Trả về phút của một giá trị thời gian, có dạng số nguyên,
từ 0 tới 59.
Ví dụ: =MINUTE(NOW())
SECOND(serial_number): trả về số giây của một giá trị thời gian.
Thời gian có thể được nhập theo các dạng:
-Dạng chuỗi đặt trong dấu ngoặc kép (ví dụ: "6:45 PM”)
-Dạng số thập phân (ví dụ: 0,78125, biểu thị cho 6:45 PM)
DATE(year, month, day)
Hàm DATE trả về kết quả là ngày tháng năm tương ứng với các đối số year, month,
day.
Ví dụ: =DATE(2021,6,7) trả về kết quả là 7/6/2021
Nếu month >12 thì quy đổi 12 tháng = 1 năm và tăng số năm lên.
VD =DATE(2021,14,7)
07/02/2021
Nếu month <1 thì quy đổi 12 tháng =1 năm và giảm số năm xuống.
VD: = DATE(2021,0,7)
07/12/2020
WEEKDAY(serial_number,[return_type])
Hàm trả về ngày trong tuần. Kết quả của hàm là một số nguyên có giá trị từ 1 (Sunday)
đến 7 (Saturday).
Serial_number: là đối số bắt buộc dùng để chỉ ngày (date).
Return_type: là đối số tùy chọn dùng để xác định loại giá trị trả về
NETWORKDAYS(start_date, end_date, [holidays])
Hàm trả về số ngày làm việc trong khoảng từ ngày start_date đến end_date, không tính
ngày lễ và ngày cuối tuần.
-Start_date: là đối số bắt buộc biểu diễn ngày bắt đầu
-End_date: là đối số bắt buộc biểu diễn ngày kết thúc
-Holidays: là đối số tùy chọn, bao gồm các ngày nghỉ.
kimphung
20
Hàm trả về ngày cuối cùng kể từ ngày bắt đầu start_date với số ngày làm việc days trừ
các ngày nghỉ [holidays].
Start_date: đối số bắt buộc, chỉ ngày bắt đầu
Days: đối số bắt buộc, chỉ số ngày làm việc chính thức, không kể ngày cuối tuần và
ngày lễ.
Nếu days>0, hàm sẽ trả về ngày trong tương lai,
Nếu days<0 hàm sẽ trả về ngày trong quá khứ.
Holidays: đối số tùy chọn, bao gồm các ngày nghỉ.
Câu 126: Các hàm dò tìm
Hàm LOOKUP: Hàm thực hiện tra cứu trong phạm vi một hàng hoặc một cột và trả về
giá trị tương ứng từ một phạm vi một hàng hoặc một cột khác..
Có hai hình thức tra cứu: Vector và Array
LOOKUP(lookup_value, lookup_vector, [result_vector])
Lookup_value (bắt buộc): giá trị cần tìm, có thể là một giá trị logic, ô tham chiếu, số,
hoặc văn bản.
Lookup_vector (bắt buộc): vùng dữ liệu một chiều chứa giá trị cần tìm kiếm, được sắp
xếp theo thứ tự tăng dần
Result_vector: Danh sách dữ liệu một chiều (tùy chọn) chứa giá trị trả về.
[result_vector] phải có cùng độ dài với lookup_vector.
Nếu bỏ qua [result_vector], kết quả là lookup_vector.
LOOKUP(lookup_value, array)
Lookup_value (đối số bắt buộc): giá trị cần tìm
Array(đối số bắt buộc): Một dải ô chứa văn bản, số hoặc giá trị logic dùng để so sánh
với lookup_value.
Hàm VLOOKUP: tra cứu một phần thông tin trong bảng hoặc tập dữ liệu và trích xuất
các dữ liệu hoặc thông tin tương ứng.
Khóa tìm kiếm trong bảng dữ liệu được nhập theo cột
Cú pháp:
VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])
Lookup_value (đối số bắt buộc): giá trị cần tra cứu trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu
Table_array (đối số bắt buộc): bảng dữ liệu chứa giá trị cần tìm
Col_index_num (đối số bắt buộc): là một số nguyên, chỉ số thứ tự của cột chứa giá trị
trả về trong bảng dữ liệu, tính từ trái qua,
Range_lookup (đối số tùy chọn): xác định kiểu dò tìm
TRUE: dò gần đúng,
FALSE: dò chính xác.
Hàm HLOOKUP: tra cứu một phần thông tin trong bảng hoặc tập dữ liệu và trích xuất
các dữ liệu hoặc thông tin tương ứng.
Khóa tìm kiếm trong bảng dữ liệu được nhập theo hàng
Cú pháp:
HLOOKUP(lookup_value,table_array,row_index_num,[range_lookup])
Lookup_value (đối số bắt buộc): giá trị cần tra cứu trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu
Table_array (đối số bắt buộc): bảng dữ liệu chứa giá trị cần tìm
Row_index_num (đối số bắt buộc): là một số nguyên, chỉ số thứ tự của hàng chứa giá
trị trả về trong bảng dữ liệu, tính từ trái qua,
Range_lookup (đối số tùy chọn): xác định kiểu dò tìm
kimphung
21
TRUE: dò gần đúng,
FALSE: dò chính xác.
Dò tìm tương đối:
Range_lookup có giá trị là TRUE hoặc 1
Bảng dữ liệu: khóa dò tim phải được sắp xếp theo chiều tăng dần.
Câu 127: Sắp xếp theo một cột điều kiện:
Đặt trỏ chèn trong cột chứa điều kiện sắp xếp
Chọn tab Data, trong nhóm lệnh Sort &Filter
Click nút
hoặc
Dữ liệu sẽ sắp xếp theo cột được chọn
Câu 128: Sắp xếp theo nhiều cột điều kiện:
Chọn bảng dữ liệu cần sắp xếp
Chọn tab Data , Click nút Sort trong nhóm lệnh Sort & Filter
Hộp thoại Sort
Sort by: Chọn field làm khóa sắp xếp
Sort on: Chọn giá trị muốn sắp xếp
Order: chọn kiểu sắp xếp
Nếu sắp xếp theo nhiều field: click nút Add level
Excel sẽ ưu tiên sắp xếp theo các cột từ trái sang phải, khi nào cột thứ nhất có giá trị bị
trùng thì sẽ xét đến cột tiếp theo
Delete Level: loại bỏ cột điều kiện sắp xếp
kimphung
22
Câu 129: Filter: Lọc tự động, kết quả chỉ hiển thị những dòng thỏa điều kiện lọc,
những dòng không thỏa bị ẩn.
Chọn toàn bộ bảng dữ liệu
Chọn tab Data -Filter
Tại tiêu đề của mỗi cột xuất hiện nút combobox cho phép chọn điều kiện lọc
Câu 130: Advanced Filter: lọc nâng cao, giúp người dùng có thể lọc theo các điều
phức tạp, kết quả, dữ liệu thỏa điều kiện lọc có thể được chép ra một vị trí khác so với
bảng dữ liệu ban đầu
Các bước thực hiện
Bước 1: lập bảng điều kiện
Bước 2: chọn tab Data, click nút Adcanced trong
nhóm lệnh Sort & Filter
Hộp thoại Advanced Filter
List range: Địa chỉ của bảng dữ liệu
Criteria range: Địa chỉ vùng điều kiện
Copy to: Địa chỉ chứa dữ liệu kết quả
Câu 131: Cách lập bảng điều kiện:
Các điều kiện thỏa mãn đồng thời (AND): các điều
kiện đặt trên cùng một hàng
Ví dụ: Lọc ra các mặt hàng Tivi có số lượng >10
Câu 132: Cách lập bảng điều kiện:
Các điều kiện không thỏa mãn đồng thời (OR): các điều kiện đặt trên các hàng khác
nhau
Ví dụ: Lọc ra các mặt hàng Tivi và Laptop
kimphung
23
Câu 133: Các hàm thống kê
Các hàm thống kê thường dùng tổng hợp số liệu.
Các hàm thống kê thông dụng gồm:
Sum
Count, counta
Average
Các hàm thống kê theo một điều kiện
SumIF
CountIF
AverageIF
Hàm SUMIF được sử dụng để tính tổng có điều kiện các giá trị dựa trên một tiêu chí
duy nhất.
Cú pháp:
SUMIF (range, criteria, [sum_range])
Range: (đối số bắt buộc): vùng điều kiện.
Criteria: (đối số bắt buộc) điều kiện.
Sum_range: (đối số tùy chọn) vùng tính tổng các giá trị thỏa điều kiện.
kimphung
24
Ví dụ: Tính tổng số lượng của mặt hàng Dell
Điều kiện: Mặt hàng Dell
Vùng điều kiện là cột chứa điều kiện: Cột Mặt hàng
Cột tính tổng: cột số lượng
Ví dụ: Tính tổng số lượng của các mặt hàng có số lượng >50
Câu 134: Hàm COUNTIF: đếm số ô thỏa điều kiện cho trước.
Cú pháp:
COUNTIF (range, criteria)
Range: Dãy các ô chứa điều kiện
Criteria: Biểu thức điều kiện để xác định ô thỏa điều kiện. Biểu thức điều kiện thường
chứa các phép so sánh, địa chỉ ô hoặc chuỗi.
Ví dụ: Đếm số lần bán mặt hàng “Dell”
kimphung
25
Câu 135: Hàm AVERAGEIF tính trung bình cộng của các ô thỏa điều kiện.
Cú pháp:
AVERAGEIF (range, criteria, [average_range])
Range: (đối số bắt buộc): vùng điều kiện.
Criteria: (đối số bắt buộc) điều kiện.
Average_range: (đối số tùy chọn) vùng tính trung bình cộng các giá trị thỏa điều kiện.
Câu 136: Chức năng nhóm dữ liệu
Chức năng Group nhóm dữ liệu dạng Outline, có thể thu gọn hoặc mở rộng theo từng
nhóm để xem chi tiết trong nhóm. Có thể nhóm theo hàng hoặc cột
Cách thực hiện:
Chọn khối dữ liệu cần nhóm
Click nút Group trong nhóm lệnh Outline của tab Data
Dữ liệu được nhóm hiển thị dạng outline
Câu 137: Chức năng Group
Ẩn hoặc hiện nhóm dữ liệu
Ẩn nhóm dữ liệu: click nút Hide Detail
Hiện nhóm dữ liệu: click nút Show Detail hoặc
Câu 138: Chức năng thống kê
Chức năng Subtotal: tự động tạo nhóm và sử dụng các hàm phổ biến như SUM,
COUNT và AVERAGE để tổng hợp dữ liệu.
Subtotal: tạo ra một hệ thống phân cấp các nhóm, được gọi là outline, người dùng có
thể quan sát dữ liệu theo từng cấp độ khác nhau.
Các bước thực hiện Subtotal
Bước 1: sắp xếp bảng dữ liệu theo điều kiện thống kê
Bước 2: chọn tab Data -trong nhóm lệnh Outline, chọn Subtotal.
Xuất hiện hộp thoại Subtotal
At each change in: chọn cột chứa điều kiện thống kê
Use function: chọn hàm thống kê
Add subtotal to: chọn cột chứa kết quả thống kê
Câu 139: Các loại biểu đồ
-Column chart (CỘT): sử dụng khi cần so sánh các giá trị với nhau, biểu diễn về giá
trị cao nhất, giá trị thấp nhất và các giá trị trung gian.
-Line chart (ĐƯỜNG): sử dụng khi cần hiển thị các hành vi của các giá trị trong một
khoảng thời gian, miêu tả các xu hướng thị trường trong một khoảng thời gian, có thể
giúp một tổ chức trong việc lập kế hoạch và dự báo.
kimphung
26
-Pie chart (TRÒN): so sánh tỉ lệ phần trăm của tổng số của các thành phần. Các tổ chức
bán hàng thường dùng để đánh giá tỉ lệ doanh thu của các sản phẩm trên tổng doanh thu
-Bar chart (CỘT NGANG): Tương tự như Column chart, sử dụng khi cần so sánh nhiều
giá trị khác nhau. Có thể được sử dụng bởi các tổ chức để so sánh doanh thu của các sản
phẩm khác nhau trong một năm cụ thể.
-Scatter Charts (biểu đồ phân tán): Scatter Charts biểu diễn giá trị trên biểu đồ nằm rải
rác một cách ngẫu nhiên.
Câu 140: Các bước chèn biểu đồ
Chọn khối dữ liệu nguồn cho biểu đồ.
Chọn tab Insert, trong nhóm Chart,
Trong hộp thoại Insert Chart, chọn loại biểu đồ thích hợp
Hoặc click nút Recommended Charts để tham khảo gợi ý của Excel và chọn biểu đồ
thích hợp, click OK
Câu 141: Thêm các phần tử vào biểu đồ
Click nút Add Chart Element trong nhóm Chart Layout
Chart title: thêm tiêu đề cho biểu đồ
Data label: thêm nhãn cho dữ liệu
Quick layout: chọn nhanh một bố cục có sẵn
Câu 142: Thay đổi Chart Layout
Thay vì thêm các thành phần riêng lẻ, Excel cung cấp các Layout với đầy đủ các thành
phần được định trước.
Cách thực hiện
Chọn biểu đồ
Click nút Quick Layout
Chọn một kiểu Layout trong danh sách
Câu 143: Thiết lập lề trang
Chọn tab Page Layout
Click menu của nút Margins, chọn kiểu lề có sẵn trong danh sách
Hoặc chọn Custom Margins…, mở hộp thoại Page setup
Trong Hộp thoại Page setup
Nhập giá trị cho lề trang
Click OK
Hoặc click Print Preview để xem trước kết quả
Câu 144: Thiết lập hướng giấy in
Chọn tab Page Layout.
Trong nhóm lệnh Page setup, click nút Orientation
Chọn Portrait hoặc Landscape
Câu 145: Thiết lập kích thước giấy in
Chọn tab Page Layout
Click menu của nút Size, chọn cở giấy có sẵn trong danh sách
Hoặc chọn More Paper size…, mở hộp thoại Page setup
kimphung
27
Câu 146: Thiết lập vùng in: mặc định khi in sẽ in toàn bộ bảng tính, người dùng có thể
in một phần bảng tính, bằng cách thiết lập vùng in
Chọn vùng cần in, chọn tab Page Layout
Trong nhóm lệnh Page Setup
Click nút Print Area, chọn Set Print Area
Câu 147: Chèn dấu ngắt trang: khi cần in các
phần khác nhau của bảng tính trên các trang riêng
biệt, thì có thể chèn dấu ngắt trang.
Chọn dòng hoặc cột tại vị trí ngắt trang
Chọn tab Page Layout, chọn Breaks, và chọn Insert Page Break.
Câu 148: Chèn Header & Footer: Đầu trang và chân trang thường chứa thông tin như
số trang, ngày tháng và tên sheet
Chuyển sang Page Layout view
Nhập nội dung cho header và footer
INTERNET
Câu 149: Internet là một mạng lưới toàn cầu gồm hàng tỷ máy tính và các thiết bị điện
tử khác được kết nối với nhau.
Internet được tạo thành từ nhiều mạng nhỏ hơn.
Thông qua Internet, người dùng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Câu 150: Backbone: được xác định bởi các tuyến dữ liệu chính giữa các mạng máy
tính lớn.
Bộ định tuyến (Routers): là một thiết bị mạng chuyển tiếp các gói dữ liệu giữa các
mạng máy tính.
Câu 151: Mạng công cộng (Public Networks): Mạng dùng chung cho tất cả mọi
người trên khắp thế giới, tại mọi thời điểm.
Ưu điểm: bất kỳ máy tính nào cũng có thể trao đổi dữ liệu, email và chương trình với
bất kỳ máy tính khác.
Nhược điểm: bất kỳ máy tính nào cũng có thể gửi virut đến máy tính khác.
Câu 152: Mạng riêng (Private Networks): mạng sử dụng không gian địa chỉ IP riêng.
Các địa chỉ này thường được sử dụng cho các mạng cục bộ (LAN) trong môi trường văn
phòng, trường học và doanh nghiệp.
Người dùng phải được cấp quyền truy cập vào tài nguyên của mạng
Mạng riêng thường an toàn
Câu 153: Tên miền: (Domain name – DN)
kimphung
28
Câu 154: URL: là địa chỉ toàn cầu của tài nguyên trên World Wide Web.
URL gồm 2 thành phần:
Giao thức mạng - Protocol
Tên miền – Domain name
Câu 155: World Wide Web là gì?
World Wide Web (Web): là một tập hợp các tài liệu, hình ảnh, video, âm thanh có thể
được liên kết và truy cập qua Internet bằng cách sử dụng giao thức HTTP.
Trang web (Web page) là một tập tin được tạo bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(HTML).
*HTML là một ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa dùng để tạo các trang web
*CSS là công cụ định dạng các thuộc tính trình: Font color, Background, Align
Câu 156: World Wide Web: bao gồm một tập các tài liệu được kết nối với nhau
thông qua các siêu liên kết (hyperlink).
Khi click vào một siêu liên kết trong một trang web sẽ chuyển đến một trang web (được
kết nối) khác.
Câu 157: Trình duyệt web là một ứng dụng phần mềm để truy cập thông tin
trên World Wide Web.
Mỗi trang web được xác định bằng một URL riêng biệt, cho phép các trình duyệt truy
xuất và hiển thị chúng trên thiết bị của người dùng.
Câu 158: Có rất nhiều trình duyệt miễn phí có sẵn:
Microsoft Edge
Microsoft Internet Explorer
Google Chrome
Mozilla Firefox
Opera và Apple Safari
kimphung
29
PHẦN 3: POWERPOINT
Câu 159: PowerPoint 2013 là phần mềm trình chiếu giúp người dùng có thể kết hợp
văn bản, đồ họa, hoạt hình, tường thuật, hình ảnh, video, và các mẫu nền được thiết kế
sẵn để tạo bản trình chiếu chuyên nghiệp.
Câu 160: Export: mặc định, tập tin PowerPoint được lưu với loại tập tin .pptx. Tuy
nhiên, tập tin PowerPoint cũng có thể được lưu hoặc xuất sang các loại tập tin khác
PDF
Video
Package for CD
Handouts
PNG và PowerPoint 97-2003
Câu 161: Tạo một slide mới từ các Layout
Click tab Home -Chọn New Slide
Chọn một kiểu Layout
Câu 162:
Tạo một slide mới từ một Outline
Chọn tab File, chọn lệnh New Slide
Trong menu lệnh New Slide, chọn Slides from Outline
Chọn tập tin có dạng Outline được soạn thảo trong Word, và các nội dung phải được
gán Heading hoặc Level
Câu 163:
Tạo một slide mới từ các slide đã có
Chọn tab File, chọn lệnh New Slide
Trong menu lệnh New Slide, chọn Reuse Slide
Xuất hiện khung Reuse Slide bên phải màn hình
Click chọn Slide muốn sử dụng lại
Câu 164:
Tạo một slide mới tương tự slide đang chọn
Trong khung Thumbnail Slide
Chọn một slide và nhấn Enter,
Hoặc click chuột phải chọn New Slide
Câu 165:
Tạo một Layout mới
Ngoài các Layout mặc định người dùng có thể tạo các Layout mới.
Cách tạo:
Chọn tab View- Slide Master
Click Insert Layout
Insert Placeholder
Câu 166:
Định dạng Background
Chọn tab Design, trong nhóm lệnh Background, chọn Format Background
Chọn một trong các kiểu background
Solid fill
Gradient fill
Picture or tecture fill
Pattern fill
kimphung
30
Câu 167: Thay đổi hướng và kích thước Slide:
Chọn tab Design - Slide Size - Custom slide Size
Slide size for: chọn kích thước
Hoặc nhập trong ô Width và height
Orientation:
Slide: chọn hướng của slide
Note, Handout & Outline: chọn hướng của trang in word.
Câu 168:
Ẩn – hiện Background
Chọn tab View -click nút Slide Master
Chọn một slide Layout
Trong nhóm lệnh Background, chọn hoặc bỏ chọn mục Hide Background Graphics
Câu 169:
Tạo slide layout mới: người dùng có thể thiết kế một layout tùy ý.
Chọn tab View -click nút Slide Master
Chọn tab Slide Master -click nút Insert Layout
Câu 170:
Tạo văn bản liên kết: khối văn bản có thể tạo thành một liên kết đến các Slide, trang
web, hoặc địa chỉ Email.
Chọn khối văn bản tạo liên kết
Chọn tab Insert -Click nút Hyperlink (Ctrl_K)
Tạo văn bản liên kết: trong hộp thoại Insert Hyperlink
Link to:
Place in this document: liên kết đến các Slide trong bài trình chiếu
Existing File or Web Page: liên kết đến một tập tin đã có, hoặc một trang web
Create new Document: liên kết đến tập tin mới
Email Address: Liên kết đến một địa chỉ Email
kimphung
31
1. Khái niệm về tin học: Tin học là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên quan đến việc
sử dụng máy tính và các công nghệ liên quan để xử lý thông tin và dữ liệu.
2. Các thành phần cơ bản của máy tính: Máy tính bao gồm các thành phần cơ bản như
CPU (Central Processing Unit), RAM (Random Access Memory), ổ cứng, bàn phím,
chuột và màn hình.
3. Các hệ điều hành phổ biến: Các hệ điều hành phổ biến hiện nay bao gồm Windows,
MacOS và Linux.
4. Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng là các chương trình được thiết kế để giúp
người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể trên máy tính, ví dụ như Microsoft Office,
Photoshop và các trình duyệt web.
5. Các loại mạng máy tính: Các loại mạng máy tính bao gồm mạng LAN (Local Area
Network), mạng WAN (Wide Area Network) và mạng WLAN (Wireless Local Area
Network).
6. Các chuẩn kết nối mạng: Các chuẩn kết nối mạng phổ biến bao gồm Ethernet, Wi-Fi
và Bluetooth.
7. Các ngôn ngữ lập trình: Các ngôn ngữ lập trình phổ biến bao gồm Java, Python, C ++
và JavaScript.
8. Các công nghệ web: Các công nghệ web phổ biến bao gồm HTML, CSS và
JavaScript.
9. Các khái niệm về bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin là quá trình bảo vệ thông tin
khỏi các mối đe dọa bằng cách sử dụng các phương pháp như mã hóa, chứng thực và
kiểm soát truy cập.
10. Các khái niệm về cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là một hệ thống được thiết kế để lưu
trữ, quản lý và truy xuất thông tin. Các khái niệm liên quan bao gồm SQL, ERD và các
loại cơ sở dữ liệu như quan hệ và NoSQL.
kimphung
32
CÁC PHÍM TẮT
Trong WINDOWS
Thay đổi ngôn ngữ Anh -Việt: Ctrl + Shift.
Thu nhỏ tất cả các cửa sổ: Windows + M.
Di chuyển qua lại giữa các cửa sổ: Alt + Tab.
In: Ctrl + P.
Khóa nhanh máy tính: Windows + L.
Trong trình duyệt web
Mở tab mới: Ctrl + T.
Đóng tab hiện tại: Ctrl + F4.
Đưa trỏ chuột lên thanh address bar: Ctrl + L.
Mở lại tab vừa vô tình tắt: Ctrl + Shift + T.
Di chuyển qua tab bên tay phải : Ctrl + Tab.
Di chuyển qua tab bên tay trái: Ctrl + Shift + Tab.
Tìm kiếm trên trình duyệt web: Ctrl + F.
Trong Microsoft Word
Ctrl+A: Chọn tất cả văn bản của tài liệu.
Ctrl+B: Bôi đậm phần văn bản đã chọn.
Ctrl+I: In nghiêng phần văn bản đã chọn.
Ctrl+U: Gạch chân đoạn văn bản đã chọn.
Ctrl+C: Sao chép phần văn bản đã chọn.
Ctrl+X: Cắt phần văn bản đã chọn.
Ctrl+V: Dán.
Ctrl+D: Mở hộp thoại định dạng font chữ.
Ctrl+E: Căn giữa phần văn bản đã chọn.
Ctrl+F: Tìm kiếm ký tự.
Ctrl+G: Nhảy đến trang số.
Ctrl+H: Tìm kiếm và thay thế ký tự/từ, cụm từ trong văn bản.
Ctrl+J: Căn đều 2 bên phần văn bản đã chọn.
Ctrl+K: Chèn liên kết (link).
Ctrl+N: Mở cửa sổ tài liệu mới, hoàn toàn trống.
Ctrl+O: Mở cửa sổ duyệt đến và mở file văn bản đã tạo.
Ctrl+P: Mở cửa sổ in tài liệu Word.
Ctrl+S: Lưu tài liệu (giống Shift+F12).
Ctrl+W: Đóng cửa sổ văn bản đang mở.
Ctrl+Y: Lặp lại lần chỉnh sửa gần nhất hoặc hoàn nguyên văn bản về trạng thái trước
khi dùng.
Ctrl+Z: Trở lại trạng thái văn bản trước lần chỉnh sửa gần nhất.
Ctrl+Shift+A: Chuyển đổi chữ thường thành chữ in hoa.
Ctrl+Shift+F: Thay đổi phông chữ.
Ctrl+Shift+P: Thay đổi cỡ chữ.
kimphung
33
Trong Microsoft Excel
-Các phím tắt chỉnh sửa bên trong ô Excel:
F2: Chỉnh sửa ô đang chọn với con trỏ chuột đặt ở cuối dòng.
Alt + Enter: Xuống dòng trong cùng một ô Excel.
Enter: Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển xuống ô phía dưới.
Shift + Enter: Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển lên ô phía trên.
Tab/Shift + Tab: Hoàn thành nhập 1 ô và di chuyển đến ô bên phải/hoặc bên trái.
Esc: Hủy bỏ việc sửa trong một ô.
Backspace: Xóa ký tự bên trái của con trỏ văn bản, hoặc xóa các lựa chọn.
Delete: Xóa ký tự bên phải của con trỏ văn bản, hoặc xóa các lựa chọn.
Ctrl + Delete: Xóa văn bản đến cuối dòng.
Ctrl + Shift + : (dấu hai chấm): Chèn thời gian hiện tại.
Alt + H + F + C: Phím tắt tô màu trong Excel, bạn chọn ô có dữ liệu muốn đổi màu,
nhấn phím Alt rồi nhấn H, vẫn giữ Alt nhấn tiếp F, tiếp tục giữ Alt và nhấn C rồi
chọn màu cần đổi.
-Chỉnh sửa các ô hoạt động hoặc lựa chọn:
Ctrl + D: Copy nội dung ở ô bên trên.
Ctrl + R: Copy ô bên trái.
Ctrl + ": Copy nội dung ô bên trên và ở trạng thái chỉnh sửa.
Ctrl + ': Copy công thức của ô bên trên và ở trạng thái chỉnh sửa.
Ctrl + –: Hiển thị menu xóa ô/hàng/cột.
Ctrl + Shift + +: Hiển thị menu chèn ô/hàng/cột.
Shift + F2: Chèn/Chỉnh sửa một ô comment.
Shift + F10, sau đó M: Xóa comment.
Alt + F1: Tạo và chèn biểu đồ với dữ liệu trong phạm vi hiện tại.
F11: Tạo và chèn biểu đồ với dữ liệu trong phạm vi hiện tại trong một sheet biểu đồ
riêng biệt.
Ctrl + K: Chèn một liên kết.
Enter (trong một ô có chứa liên kết): Kích hoạt liên kết.
Trong Powerpoint
Alt + N: Mở tab Insert.
Alt + G: Mở tab Design.
Alt + K: Chuyển đến tab Transitions.
Alt + A: Chuyển đến tab Animations.
Alt + S: Chuyển đến tab Slide Show.
Alt + R: Chuyển đến tab Review.
Alt + W: Chuyển đến tab View.
Alt + X: Chuyển đến tab Add-ins.
Alt + Y: Chuyển đến tab Help.
kimphung
34
Download