Uploaded by Dinh Dung Ngo

353801806-20151109-BIM-Coteccons

advertisement
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG (COTEC) - COTECCONS
Soạn thảo: BAN BIM – TTTK
Tháng 11 - 2015
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Nội dung
1.
Mở đầu: ............................................................................................................................................................. 2
2.
Lịch sử hình thành BIM:.............................................................................................................................. 2
3.
4.
5.
2.1
Phần mềm hỗ trợ thiết kế (CAD) và những hạn chế: .................................................................... 2
2.2
Mô hình thông tin công trình (BIM) và các đặc trưng: ................................................................. 4
2.3
BIM trên thế giới và Việt Nam: ..................................................................................................... 5
2.4
Coteccons tiếp cận BIM: ............................................................................................................... 5
Khả năng ứng dụng của BIM: .................................................................................................................... 6
3.1
Trong Thiết Kế: .............................................................................................................................. 6
3.2
Trong Quản lý cấp phép xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước: ............................................. 7
3.3
Trong Thi Công: ............................................................................................................................. 8
3.4
Trong Quản lý dự án: .................................................................................................................... 9
3.5
Trong bàn giao vận hành cho chủ đầu tư: .................................................................................. 10
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons:....................................................................................................... 11
4.1
Quá trình áp dụng: ...................................................................................................................... 11
4.2
Dự án thiết kế Design – Build:..................................................................................................... 11
4.3
Ứng dụng trong quản lý thi công: ............................................................................................... 13
4.4
Ứng dụng trong bàn giao – vận hành: ........................................................................................ 15
4.5
Đánh giá khó khăn áp dụng:........................................................................................................ 16
Kết Luận. ....................................................................................................................................................... 17
1
Mở đầu: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
1. Mở đầu:
Mô hình 3D có thông số (parametric modeling) được phát triển tập trung trong các ngành
chế tạo cơ khí và hàng không từ những năm 1970s - 80s. Trong những năm đó, ngành xây
dựng cũng có những cải tiến trong cuộc cách mạng máy tính khi sử dụng công nghệ CAD
(computer aided design - phần mềm hỗ trợ thiết kế): dùng máy tính để thể hiện các nét vẽ
thay vì dùng tay, và giá vẽ…được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất cho đến ngày nay.
Những năm cuối thập kỷ 90, sự phát triển của khoa học máy tính và ứng dụng mạnh mẽ của
mô hình 3D có thông số thúc đẩy công nghệ xây dựng bước sang giai đoạn mới chuyển đổi
mạnh mẽ sang công nghệ mới: sử dụng mô hình 3D chứa các thông tin hình học và phi hình
học cho từng các cấu kiện nhằm khai thác triệt để các tính năng: trao đổi thông tin dự án, tính
toán khối lượng, tiến độ, phân tích năng lượng … đó chính là hệ thống thông tin công
trình (công nghệ BIM – Building Information Modelling), một giải pháp mang tính đột
phá trong cải tiến công nghệ xây dựng.
Trong báo cáo này, tác giả xin thay mặt cho Tập đoàn Coteccons trình bày đôi nét về BIM,
khả năng ứng dụng và những kết quả bước đầu mà Coteccons đã tiếp cận và từng bước làm
chủ công nghệ này.
Hình 1 – Các quá trình thay đổi công nghệ xây dựng. (Bản vẽ kỹ thuật – CAD – BIM)
2. Lịch sử hình thành BIM:
2.1 Phần mềm hỗ trợ thiết kế (CAD) và những hạn chế:
Hiện tại, chúng ta đang sử dụng phổ biến nhất là công nghệ CAD (computer aided designphần mềm hỗ trợ công tác thiết kế), tuy nhiên hệ thống CAD còn tồn tại nhiều hạn chế khi áp
dụng:
2.1.1 Trao đổi thông tin trong dự án:
2
Mở đầu: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
-
Với bản vẽ kỹ thuật 2D, khả năng tham gia đóng góp ý tưởng thiết kế của các thành viên
tham gia dự án bị hạn chế. Đôi lúc, chủ đầu tư không phải là người có chuyên môn kỹ
thuật để đọc hiểu các bản vẽ hình chiếu bằng, chiếu đứng…
-
Trong quá trình làm việc với bản vẽ hai chiều hiện nay, công việc thiết kế được thực hiện
không thống nhất và lặp đi lặp lại. Mối liên hệ công việc giữa các thành viên không được
coi trọng và không chặt chẽ. Những thay đổi xuất phát từ các thành viên làm công
việc trước sẽ dẫn đến thay đổi trong thiết kế của các thành viên làm công việc sau.
Các thành viên làm công việc sau sẽ phải cập nhật những thay đổi đó, rồi phải chuyển
ngược lại cho các thành viên làm công việc trước kiểm tra và phê duyệt.
-
Hồ sơ hoàn công cho đơn vị vận hành rất nhiều thông tin bao gồm toàn bộ bản vẽ hoàn
công 2D & hồ sơ hướng dẫn vận hành. Trên thực tế, để quản lý nguồn dữ liệu khổng lồ
trên gặp khó khăn trong việc truy cập thông tin cần thiết.
Hình 2 – Thông tin dự án bị gián đoạn, thất thoát khi chuyển các giai đoạn.
2.1.2
-
Tính chính xác của bản vẽ:
Bản vẽ 2D thiết kế và thi công sẽ phải sửa đổi rất nhiều lần để đến bản vẽ dùng cho thi
công, với công nghệ CAD, việc chỉnh sửa một cấu kiện sẽ kéo theo việc chỉnh sửa hàng
loạt bản vẽ thể hiện cấu kiện đó. Việc này dẫn đến tình trạng không thống nhất trong bản
vẽ ở các lần hiệu chỉnh thay đổi, phải mất nhiều công sức và thời gian để quản lý thay
đổi. Hậu quả, đối với dự án thi công tình trạng thiếu thông tin hoặc không thống
nhất trong bản vẽ (RFI) là việc rất bình thường. Việc này gây lãng phí thời gian của
dự án vì qui trình giải quyết RFI và giải quyết các trình duyệt mất rất nhiều thời gian.
2.1.3
-
Thể hiện các bản vẽ phức tạp khó khăn, đặc biệt phần hệ thống cơ điện (MEP):
Đối với các dự án có tính phức tạp như kết cấu thép, bản vẽ hệ thống cơ điện MEP…
việc thể hiện bằng bản vẽ CAD sẽ rất khó khăn truyền đạt đầy đủ thông tin đến người
3
Lịch sử hình thành BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
tiếp nhận.
-
Bản vẽ cho công tác cơ điện để thi công được phải phối hợp tất cả các bộ môn lại trên
bản vẽ 2D, rất khó để hình dung không gian. Việc này dẫn đến, khi tiến hành thi công
phải phối hợp các bên làm tầng mẫu để tránh các va chạm khi tiến hành thi công.
Hình 3 – Phối hợp các bản vẽ các hệ thống MEP – Kiến trúc và kết cấu.
2.2 Mô hình thông tin công trình (BIM) và các đặc trưng:
-
BIM (Building Information Modeling) được hiểu đơn giản là một tiến trình xây
dựng và sử dụng công trình trên mô hình kỹ thuật số, trong đó mỗi cấu kiện phải
chứa rất nhiều thông số (Parametric Object). Thông tin của mô hình này được sử
dụng xuyên suốt quá trình thiết kế, thi công, và cả quá trình thực hiện dự án, và được
chia sẻ, tạo dựng, đóng góp từ tất cả các bên liên quan trong dự án.
Đặc trưng chính của mô hình 3D BIM:
a. Các cấu kiện trong mô hình phải là đối tượng được số hóa mang các thông số đồ
họa và dữ liệu liên kết, cũng như có qui luật cho phép các cấu kiện hành xử một
cách thông minh. (ví dụ: cấu kiện cửa sổ chỉ được thể hiện khi có tường, và khi gắn
cửa sổ vào tường thì tường sẽ tự động khoét lỗ mở cho cửa sổ).
b. Các cấu kiện phải chứa dữ liệu mô tả thuộc tính của chúng, khi cần thiết có thể sử
dụng trong các quá trình phân tích, qui trình làm việc, bóc tách khối lượng, yêu
cầu kỹ thuật, và phân tích năng lượng.
c. Đồng bộ trong các góc nhìn từ 3D đến mặt phẳng chiếu bằng và chiếu đứng.
-
Tiến trình BIM liên quan đến các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời (life cycle) của
dự án (kiến trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, quản lý thiết bị, v.v), tất cả những
người góp sức và trao đổi thông qua việc chia sẻ mẫu thiết kế.
4
Lịch sử hình thành BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Hình 4 – Sơ đồ tổng quan của BIM và vòng đời dự án.
2.3 BIM trên thế giới và Việt Nam:
-
Tại các nước phát triển, việc áp dụng BIM diễn ra rất đồng bộ và theo chiều sâu do
được hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ và các tổ chức hiệp hội nghề xây dựng. Hiện tại,
Mỹ và Phần Lan là nước đang dẫn đầu về ứng dụng BIM trong công nghệ xây dựng,
đặc biệt mảng hạ tầng kỹ thuật.
-
Ở Châu Á, Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc cũng thực hiện các chính sách bắt buộc
áp dụng BIM cho các dự án có vốn nhà nước từ những năm 2012, và khuyến khích các
công ty xây dựng áp dụng BIM.
-
Tại Việt Nam, thị trường gia công BIM cho nước ngoài phát triển do nhu cầu của các
nước phát triển, điển hình có công ty: ATLAS Industries, MT Højgaard, Aurecon…; các
viện khoa học công nghệ, viện kinh tế xây dựng cũng tìm hiểu rất sôi nổi từ những
năm 2009. Ngoài ra, một số đơn vị thiết kế và nhà thầu xây dựng lớn cũng tiến hành
đầu tư, từng bước áp dụng trong nội bộ công ty. Tại Việt Nam việc áp dụng BIM
đang được quan tâm, đẩy mạnh áp dụng sau khi có nghị định chính phủ
32/2015/NĐ-CP về hệ thống thông tin công trình.
2.4 Coteccons tiếp cận BIM:
-
Năm 2014, đánh dấu bước phát triển quan trọng của Coteccons: thành lập Trung Tâm
Thiết Kế và Ban BIM để thực hiện các dự án theo mô hình Tổng thầu thiết kế - thi công
(Design – Build). Trung tâm Quản lý Thiết kế của Coteccons ngoài vai trò là bộ phận quản
lý thiết kế truyền thống, còn mang lại cho Chủ đầu tư các giá trị gia tăng thông qua tư vấn
giải pháp toàn diện từ biện pháp thi công, chọn vật liệu xây dựng và đặc biệt tư vấn thiết kế
công trình phù hợp với nhu cầu thị trường, ứng dụng BIM để quản lý và khai thác thông
tin dự án từ giai đoạn thiết kế đến thi công và bàn giao dự án cho chủ đầu tư.
5
Lịch sử hình thành BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
-
Theo COTECCONS, sử dụng BIM, chúng tôi xây dựng trên mô hình ảo trước khi tiến
hành xây dựng trên thực tế. Các vấn đề chúng tôi cần giải quyết trong thực tế, sẽ
được giải quyết ngay khi xây dựng mô hình ảo.
-
Đội ngũ nhân viên của ban BIM được chọn từ nhân viên có kinh nghiệm công trường, được
đầu tư huấn luyện về cách thức quản lý BIM, sử dụng phần mềm, và tiến hành áp dụng bước
đầu mang lại những lợi ích thiết thực cho công tác quản lý thiết kế, hỗ trợ thi công.. Đảm bảo
công tác kiểm soát chất lượng và giảm thiểu rủi ro khi thiết kế và thi công, và hướng tới mục
tiêu bàn giao mô hình thông tin cho đơn vị vận hành của chủ đầu tư.
-
Ứng dụng BIM thích hợp nhất trong các dự án Design – Build, vì chỉ với Design – Build chúng
tôi có thể tập hợp được những kiến thức đến từ tất cả các chuyên gia thiết kế, kinh nghiệm
thi công, nhà vận hành,..của các đối tác để cùng nhau phục vụ việc tư vấn, triển khai một
cách tốt nhất ý tưởng của chủ đầu tư.
3. Khả năng ứng dụng của BIM:
3.1 Trong Thiết Kế:
-
Ngay từ thiết kế ý tưởng (Concept), việc áp dụng mô hình BIM giúp triển khai ý tưởng
nhanh. Với mô hình 3D BIM trực quan giúp việc truyền tải thông tin và đón nhận phản hồi
đóng góp của Chủ đầu tư đạt hiệu quả cao, vì Chủ đầu tư hiểu ngay thiết kế trên mô hình.
Trong giai đoạn này, BIM giúp các kiến trúc sư kết hợp được các yếu tố vi khí hậu để phân
tích vật lý kiến trúc: nắng, gió… đồng thời giúp nhà thiết kế có ngay các thông tin qui hoạch
và tính toán tài chính cho dự án như: tổng diện tích sàn xây dựng (GFA- gross floor area),
tổng diện tích bán hàng (NSA - Net sales area) …
-
BIM giúp thiết kế có thể thiết kế nhiều phương án và phân tích sơ bộ chi phí sử dụng cho
việc vận hành tòa nhà sau này, để nhà thiết kế và chủ đầu tư có cái nhìn tổng thể dự án trước
khi ra các quyết định. BIM hỗ trợ rất hiệu quả các phân tích năng lượng liên quan đến yếu tố
phát triển bền vững và các chứng chỉ đánh giá công trình xanh (Green building – LEED).
-
Nhà thiết kế khi dùng BIM: đảm bảo được chất lượng đầu ra bản vẽ là thống nhất ở từng mặt
cắt, kiểm soát được thông tin thay đổi từng cấu kiện, và có ngay các khối lượng cơ bản
của vật liệu từ đó giúp kiểm soát được giá trị của dự án trước khi triển khai.
-
Giá trị lớn nhất của BIM mang lại trong thiết kế là phối hợp được tất cả các bộ môn nhằm
giảm thiểu tối đa các vướng mắc trong thiết kế mà không nhìn thấy được khi dùng bản vẽ
2D, ví dụ với BIM: chúng ta có thể nhìn thấy trực quan các hệ thống đường ống kỹ thuật
6
Khả năng ứng dụng của BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
trong công trình, và thấy trước được các xung đột giữ hệ thống kỹ thuật và hệ kết cấu ngay
từ lúc thiết kế.
-
Công nghệ thông tin phát triển giúp việc chia sẻ thông tin với BIM trở nên dễ dàng hơn, đặc
biệt với công nghệ đám mây (Cloud), việc truyền thông tin một cách trực quan nhất cho các
bên liên quan đến dự án giúp tiết kiệm nhiều thời gian, và chủ động trong công việc của các
bên liên quan.
Hình 7 – Phối hợp các mô hình và chia sẻ thông tin giữa các team thiết kế.
3.2 Trong Quản lý cấp phép xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước:
-
Tại các nước như Mỹ, Singapore, cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành cấp phép thông qua
mô hình BIM. Bằng cách sử dụng các chương trình kiểm tra tự động, các cơ quan quản lý
nhanh chóng cảnh báo rủi ro và thực hiện cấp phép cho dự án một cách nhanh chóng, khoa
học. Việc này giúp giảm thiểu thời gian trình nộp hồ sơ, và nhà nước quản lý chặt chẽ hơn
thông tin xin giấy phép, cũng như cải thiện công tác lưu trữ dữ liệu.
Hình 7 – Sử dụng BIM trong quản lý cấp phép nhà nước, an toàn, đấu thầu.
-
Ngoài ra, BIM kết hợp với công nghệ quét Laser 3D, có thể giúp cơ quan quản lý phục chế lại
kiến trúc, hệ thống kỹ thuật của những tòa nhà có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử, cần lưu lại
thông tin cho thế hệ sau.
7
Khả năng ứng dụng của BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
3.3 Trong Thi Công:
-
BIM giúp đơn vị thi công thấy trước được các công việc xảy ra và chuẩn bị các giải
pháp xử lý, nhằm giảm thiểu các rủi ro trong thi công:
 Thể hiện biện pháp thi công (BPTC) bằng mô hình 3D, kết hợp với tiến độ thi công: giúp
người quản lý có cái nhìn tổng thể dự án, có nhiều phương án thực hiện trên mô hình
trước khi thi công thực tế. Bằng việc trình chiếu BPTC, thông tin được truyền đạt đến các
nhân viên kỹ thuật, công nhân mang lại hiệu quả trong công tác triển khai.
Hình 8 – Sử dụng BIM trong thể hiện biện pháp thi công – tiến độ.
 Khối lượng thi công từng khu vực được trích xuất nhanh chóng từ mô hình cho công tác
đặt hàng, thanh toán thầu phụ, xác nhận công việc hoàn thành hàng tháng (Interim
payment claim).
Hình 9– Mô hình BIM có thể xuất khối lượng theo phân chia gói công việc của dự án.
8
Khả năng ứng dụng của BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
 Giảm thiểu sai sót thi công do xung đột giữa hệ thống kỹ thuật (MEP) và kết cấu, hoàn
thiện trong dự án, giúp tiết kiệm chi phí và tiến độ.
 Hỗ trợ công tác triển khai và quản lý bản vẽ triển khai chi tiết kỹ thuật (shop drawing)
các bộ môn: MEP, Kết cấu và Kiến trúc. Với BIM, việc định hướng phát triển sản xuất lắp
ghép, gia công và lắp dựng tại xưởng được kiểm soát ngay từ đầu.
Hình 10 – Báo cáo va chạm giữa 3 bộ môn Kiến Trúc – Kết Cấu – MEP
3.4 Trong Quản lý dự án:
-
Đối với quản lý dự án, BIM thực sự là công cụ hữu ích trong việc triển khai, kiểm soát các
mục tiêu trong dự án: thời gian, chất lượng, an toàn và cải thiện trao đổi thông tin trong dự
án từ lúc thiết kế đến lúc thi công.
-
Ngoài ra, với phần mềm hỗ trợ như SmartBid, VICO, RlB, CostX…giúp cho kiểm soát được
dòng tiền dự án theo thời gian (4D & 5D), từ đó giúp QLDA có thể đưa ra các quyết định
chính xác. Các phần mềm này cũng hỗ trợ kết nối BIM với hệ thống ERP của doanh nghiệp
giúp tận dụng nguồn lực của công ty.
Hình 11– BIM và công tác quản lý dự án: khối lượng – tiến độ - quản lý thông tin – Nguồn VICO
9
Khả năng ứng dụng của BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
3.5 Trong bàn giao vận hành cho chủ đầu tư:
-
Bàn giao cho chủ đầu tư mô hình BIM với đầy đủ thông các phòng chức năng dùng cho quản
lý không gian, quản lý thiết bị. Chủ đầu tư và đơn vị vận hành có thể dùng các phần mềm hỗ
trợ để khai thác mô hình hoàn công để tận dụng thông tin của dự án.
-
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, và các thiết bị cầm tay hiện nay, chúng ta
có thể sử dụng các bộ mã hóa QRCode, RFID… giúp công tác vận hành, báo cáo bảo trì được
nhanh chóng, tiện lợi, cập nhật ngay tình trạng vận hành.
Hình 12– Mô hình BIM và thông tin hướng dẫn vận hành – Nguồn YouBIM
10
Khả năng ứng dụng của BIM: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
4. Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons:
4.1 Quá trình áp dụng:
-
Coteccons đầu tư học tập quản lý BIM tại BCA (Building Construction Authority) – Singapore
để định hướng nhân viên chủ chốt ban BIM tìm hiểu: hiện trạng sử dụng BIM của Singapore,
phần mềm dùng ứng dụng BIM, lợi ích áp dụng BIM, các hạn chế và khó khăn khi áp dụng
trong công ty. Kế hoạch áp dụng BIM được Ban Giám Đốc đồng ý tiến hành và hỗ trợ mạnh
mẽ để tiến hành BIM: 2017 – áp dụng BIM thành công từ thiết kế - thi công – bàn giao
vận hành trong tất cả dự án Design – Build của Coteccons.
-
Coteccons đã chú trọng đầu tư phần mềm: Revit & Tekla, training nhân sự sử dụng phần
mềm cho nhân viên ở cả ba bộ môn: Kết cấu – Kiến trúc – MEP. Tiếp sau đó, ban BIM áp
dụng thực tế dự án, rút kinh nghiệm, thiết lập hệ thống dựng hình theo tiêu chuẩn của
Coteccons; nhằm phục vụ huấn luyện nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý và hướng dẫn thầu
phụ dựng hình theo tiêu chuẩn.
-
Hiện tại, ban BIM đang tiến hành phục vụ công tác thiết kế và lên kế hoạch biện pháp
thi công, trích xuất khối lượng của các dự án Design-Build, và bước đầu sử dụng ứng
dụng quản lý công trường với mô hình BIM.
4.2 Dự án thiết kế Design – Build:
-
Dự án được áp dụng BIM trong Design – Build: xuyên suốt từ giai đoạn thiết kế concept,
thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công cho từng bộ môn với mục tiêu cụ thể như sau:
 Kiểm soát chất lượng thiết kế của cả ba bộ môn, và của thầu phụ thiết kế, đặc biệt là
phần hệ thống kỹ thuật.
 Thống kê khối lượng của mô hình từng bộ môn, từ đó lên tổng dự toán cho dự án,
tập trung chủ yếu bộ môn Kiến trúc và Kết cấu.
Hình 14– Thiết kế các bộ môn từ giai đoạn Concept đến thiết kế thi công.
11
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
-
Ngoài ra, một số giá trị tăng thêm khi sử dụng BIM trong thiết kế, đặc biệt là thiết kế Kiến
trúc và MEP:

Phân tích năng lượng: phân tích vật lý kiến trúc của tòa nhà.
Hình 15– Phân tích mô hình với vật lý kiến trúc. (Tổng thể Masteri)
 Film mô phỏng không gian thiết kế, đặc biệt là thiết kế tổng thể, khối lượng từ mô
hình.
Hình 16– Diễn họa dùng mô hình, và thống kê khối lượng. ( Dự án Masteri – Căn hộ mẫu)
Hình 17 – Mô hình MEP - Dự án Park 3– Vingroup.
12
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
-
Bài học kinh nghiệm từ ứng dụng trong thiết kế:
 Công tác dựng hình mất khá nhiều thời gian, cần phải có kế hoạch áp dụng BIM (BIM
Execution Plan) thật chi tiết trước khi dựng hình, nêu rõ mục tiêu sử dụng mô hình BIM,
và cụ thể mức độ chi tiết (LOD – Level of Development) cho từng cấu kiện.
 Xây dựng qui định dựng hình 3D BIM để tăng năng suất, và hiệu quả khai thác mô hình ở
giai đoạn tiếp theo của thiết kế: khối lượng, tiến độ, phối hợp với MEP, và an toàn.
 Đào tạo kỹ năng và tư duy quản lý mô hình BIM cho các phụ trách quản lý thiết kế, để họ
có thể khai thác tốt hơn mô hình.
 Thúc đẩy phát triển áp dụng BIM trong thiết kế của các đối tác thiết kế nhằm giảm
tải phải dựng hình từ bản vẽ 2D sang mô hình.
4.3 Ứng dụng trong quản lý thi công:
-
Sử dụng mô hình BIM trong quản lý thi công được áp dụng cho một số dự án triển khai thi
công với các mục tiêu:
 Diễn họa biện pháp thi công & Tiến độ. Kiểm tra việc vận chuyển thiết bị vào trong dự án
như máy phát điện trên tầng kỹ thuật, tầng máy.
 Phân chia khối lượng từng khu vực, thiết lập các biểu mẫu giúp tự động hóa các báo cáo
khối lượng, thanh toán hóa đơn đội thi công, giảm tải công tác quản lý hồ sơ.
 Truy xuất các bản vẽ triển khai chi tiết kỹ thuật (shop drawings) cho từng bộ môn: đặc
biệt là hệ thống cơ điện (MEP) , Kết cấu bê tông cốt thép, và Kiến trúc.
 Sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin hiện nay (SMAC – Social, Mobile, Analytic
và Cloud), chia sẻ dữ liệu trong dự án dựa trên mô hình BIM, đảm bảo thông tin thông
suốt trong dự án.
-
Các hình ảnh áp dụng tại các dự án:
Hình 18– Mô hình Shoring Hệ chống thi công hầm tháp B – Dự án Goldview
13
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Hình 19– Mô hình dàn giáo bao che – Dự án West Point 02 Tây Hồ
Hình 20– Mô hình thép – xuất bản shop và thống kê – Gold View tháp A.
-
Bài học kinh nghiệm từ ứng dụng trong quản lý thi công:
 Cần phải có kế hoạch áp dụng BIM (BIM Execution Plan) thật chi tiết trước khi dựng
hình, nêu rõ mục tiêu sử dụng mô hình BIM, và cách phối hợp với ban chỉ huy công
trường.
14
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
 Đào tạo kỹ năng và tư duy quản lý mô hình BIM cho các phụ trách quản lý thi công, để họ
có thể khai thác tốt hơn mô hình.
 Khuyến khích và thúc đẩy phát triển áp dụng BIM trong thi công các nhà thầu phụ
nhằm tăng mức độ chi tiết và phản ánh chính xác thực tế của mô hình.
 Tập trung chất lượng dựng hình phần cốt thép và MEP chính xác để định hướng tiến tới
kết hợp gia công ở xưởng, giảm tải được mặt bằng bố trí thi công, kiểm soát tốt chất
lượng thi công.
4.4 Ứng dụng trong bàn giao – vận hành:
-
Thí điểm áp dụng dự án ICON D3: thông qua trang web, sử dụng QRCode để truy xuất thông
tin từ mô hình 3D đã có sẵn trong quá trình thi công. Các thông tin O&M (Operating &
Manual) có thể giúp chủ đầu tư có thể tiếp nhận những thông tin cần trong mục đ1ich quản
lý tài sản và vận hành tòa nhà của mình sau này.
Hình 13– Liên kết thông tin vận hành cùng các mã QRCode.
-
Hạn chế - Rút kinh nghiệm: áp dụng đơn lẻ cho dự án, nhiều dự án phải có giải pháp tổng
thể hơn bằng các phần mềm chuyên dụng như FMSytem, Archibus..
15
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
4.5 Đánh giá khó khăn áp dụng:
Trong quá trình tiến hành áp dụng BIM, chúng tôi đúc kết những khó khăn khi áp dụng BIM
gặp phải như sau:
1. Công nghệ mới: sẽ cần nhân lực có tư duy mới, cải tiến liên tục.
-
Chi phí đầu tư cho một bộ máy áp dụng BIM là khá lớn về mặt nhân lực và phần mềm ứng
dụng. Nguồn nhân lực để tiến hành áp dụng BIM khó tìm, phải chấp nhận thời gian training
không những phần mềm mà phải có kiến thức chuyên ngành vững.
2. Tổ chức công ty:
-
Tổ chức công ty là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của ứng dụng BIM.
-
Tại Coteccon, dù được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Ban giám đốc, tuy nhiên, việc áp dụng vẫn gặp
một số khó khăn khi triển khai thực tế, vì phải thay đổi cách thức triển khai dự án thông
thường, tốn rất nhiều thời gian ở khâu chuẩn bị triển khai dự án.
3. Phần mềm được viết theo tiêu chuẩn nước ngoài, mất thời gian để chuyển đổi phù
hợp với yêu cầu dự án trong nước, và công ty.
-
Phải có sự kết hợp với các công ty phần mềm chuyên lập trình (viết các ứng dụng mở API) để
có thể chuyển đổi từ phần mềm gốc sang những ứng dụng sử dụng cho công ty phù hợp với
yêu cầu của dự án.
4. Sự phát triển chưa đồng bộ trong ngành:
-
Thực tế ở Việt Nam, sự chuyển đổi sang ứng dụng BIM vẫn chưa có sự đồng bộ từ nhà sản
xuất, nhà cung cấp đặc biệt trong ngành cơ điện; cho đến các nhà thiết kế - việc vận dụng
BIM trong dự án chỉ đáp ứng nhu cầu thể hiện bản vẽ 2D, chưa chú ý đến tính chất kế thừa
mô hình cho nhà thầu, tư vấn và chủ đầu tư. Đại đa số các chủ đầu tư khi yêu cầu áp dụng
BIM thì các yêu cầu đều không cụ thể; việc này rất dễ nảy sinh tranh cải về bức tranh BIM
của dự án khi áp dụng thực tế.
16
Kết quả áp dụng BIM ở Coteccons: |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
5. Kết Luận.
-
Với những lợi ích, và những gì thể hiện trên thế giới, BIM là xu hướng phát triển tất yếu của
ngành xây dựng, là bước đột phá trong công nghệ quản lý dự án từ giai đoạn hình thành ý
tưởng đến thực thi ý tưởng, và vận hành công trình.
-
Để tạo môi trường phát triển ứng dụng BIM thành công ở Việt Nam, chúng ta cần xây dựng
hạ tầng pháp lý ở tầm quốc gia:
 Phải xây dựng một tiêu chuẩn ngành cho việc áp dụng công nghệ BIM trong thiết kế,
thi công, quản lý dự án và bàn giao vận hành.
 Phải có chính sách bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chuyển
hướng theo BIM.
 Phải xây dựng lộ trình áp dụng BIM cho quốc gia, từng bước áp dụng để nâng cao
hiệu quả quản lý xây dựng.
-
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tiếp cận với công nghệ mới là nhu cầu đang cấp bách
hiện nay. Với công nghệ BIM chúng ta cần rất nhiều nhân lực có tư duy mới về phần mềm và
kinh nghiệm thực tế.
-
Riêng tại Coteccons, BIM chắc chắn đạt hiệu quả cao trong khai thác, mang lại hiệu quả cho
chủ đầu tư trong toàn bộ vòng đời của dự án do đã giải quyết 2/3 vấn đề khó khăn của việc
ứng dụng BIM là công nghệ, và bộ máy rất phù hợp để áp dụng BIM. Để thành công với BIM,
Coteccons chỉ cần có tinh thần quyết tâm cao và đẩy mạnh năng lực của các đối tác thiết kế
trong áp dụng BIM.
17
Kết Luận. |
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
Singapore Guideline V2
Hong Kong BIM Standard.
NYC BIM Guidline.
BIM Handbook : A Guilde to Building Informations Modeling for Owners, Managers, Designers,
Engineers and Contractors. – Kathleen Liston, Paul Teicholz, Rafael Sacks.
5.
http://bmthicong.com.vn/vn/research/29-research/130-building-informationmodeling-bim-ths-vng--tun-cng.html
6.
http://www.harmonysoft.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=228&Itemi
d=448
18
Kết Luận. |
Download