1. CÁC THÌ CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH 1.1. Thì hiện tại đơn (Present Simple) - Định nghĩa: Thì hiện tại đơn là thì dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên hay một hành động diễn ra lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, khả năng. - Cấu trúc: (+) Khẳng định: S + V(s/es) + O (-) Phủ định: S + do not /does not + V (?) Nghi vấn: Do/Does + S + V? - Cách dùng: • Thì hiện tại đơn diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý. • Thì hiện tại đơn diễn tả 1 hành động xảy ra thường xuyên, một thói quen ở hiện tại. • Thì hiện tại đơn diễn tả một năng lực của con người. 1.2. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous) - Định nghĩa: Thì hiện tại tiếp diễn là thì dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm chúng ta nói, và hành động đó vẫn chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra). - Cấu trúc: +) Khẳng định: S + am/is/are + V_ing -) Phủ định: ?) Nghi vấn: S + am/is/are + not + V_ing Am/Is/Are + S + V_ing? - Cách dùng: • Diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài tại một thời điểm ở hiện tại. • Thường tiếp theo sau mệnh lệnh, câu đề nghị. • Diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại • Diễn tả một hành động sắp xảy ra (ở trong tương lai gần) 1.3. Thì quá khứ đơn (Simple Past) - Định nghĩa: Thì quá khứ đơn là thì dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ. - Cấu trúc: +) Khẳng định: S + Ved + O -) Phủ định: S + didn’t + V + O ?) Nghi vấn: Did + S + V + O? - Cách dùng: • Diễn tả hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ. • Diễn tả thói quen trong quá khứ. • Diễn tả chuỗi hành động xảy ra liên tiếp. 1.4. Thì tương lai đơn (Simple Future) - Định nghĩa: Thì tương lai đơn là thì được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì nào trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói. - Cấu trúc: +) Khẳng định: S + will + V + O -) Phủ định: S + will + not + V+ O ?) Nghi vấn: Will + S + V + O? - Cách dùng: • Diễn tả một dự đoán nhưng không có căn cứ. • Diễn tả một quyết định đột xuất ngay lúc nói. • Diễn tả lời ngỏ ý, một lời hứa, đe dọa, đề nghị. 2. Các loại từ trong tiếng Anh Các loại từ tiếng Anh trong chương trình tiểu học 2.1. Danh từ (Noun) Định nghĩa: Danh từ trong tiếng Anh dùng để chỉ sự vật, sự vật đó có thể là người, con vật, đồ vật, hiện tượng, địa điểm hay khái niệm. Danh từ được xem là một trong những từ loại quan trọng nhất trong tiếng Anh, nên các con cần tích lũy càng nhiều từ vựng về danh từ càng tốt. Ví dụ: - Danh từ chỉ người: he, doctor, the men,… - Danh từ chỉ con vật: dog, cat, pet,… - Danh từ chỉ vật: money, table, computer,… - Danh từ chỉ hiện tượng: storm, earthquake,… - Danh từ chỉ địa điểm: school, office,… - Danh từ chỉ khái niệm: culture, presentation, experience,… Các loại danh từ trong tiếng Anh: Danh từ trong tiếng Anh bao gồm danh từ chỉ số ít và danh từ chỉ số nhiều. - Danh từ số ít: là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng có thể đếm được đi với số một "a/an" hoặc những sự vật, hiện tượng không thể đếm được. - Danh từ số nhiều: là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng có thể đếm được đi với số lượng từ hai trở lên. Danh từ số ít chuyển sang số nhiều thường thêm "s/es". Quy tắc chuyền danh từ số ít sang danh từ số nhiều: - Quy tắc 1: Thêm đuôi "-s". Ví dụ: Kites; Zebra => Zebras; - Quy tắc 2: Thêm đuôi "-es" với các danh từ số ít tận cùng là "-ch, -sh, -x, -o, -s". Vid dụ: Bus => Buses - Quy tắc 3: Danh từ số ít tận cùng là "-y", đổi thành danh từ số nhiều thì bỏ "-y" thêm "-ies". Ví dụ: Lady => Ladies - Quy tắc 4: Danh từ số ít tận cùng là "-f, -fe, -ff" đổi thành danh từ số nhiều thì bỏ "-f, -fe, -ff" thêm "-ves". Ví dụ: Calf => Calves - Ngoài ra, một số danh từ bất quy tắc khi chuyển từ dạng số ít sang số nhiều như: + child – children + woman – women + man – men + mouse – mice + Person - People Chức năng của danh từ: - Danh từ làm chủ ngữ trong câu: Khi làm chủ ngữ, danh từ thường đứng ở đầu câu và đứng trước động từ trong câu. Ví dụ: English is my favorite subject. (Tiếng Anh là môn học yêu thích của tôi) =>> “English” là danh từ và làm chủ ngữ. - Danh từ làm tân ngữ gián tiếp/trực tiếp của động từ: Khi đóng vai trò tân ngữ của động từ, danh từ sẽ đứng sau động từ. Ví dụ: I want to buy a birthday cake. (Tôi muốn mua một cái bánh sinh nhật) => “A birthday cake” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “buy”. - Khi danh từ là tân ngữ gián tiếp: Ví dụ: He give his girlfriend a ring. (Anh ấy tặng cho bạn gái chiếc nhẫn) => “His girlfriend” là danh từ và làm tân ngữ của động từ “give” - Danh từ làm tân ngữ của giới từ: Khi đóng vai trò tân ngữ của giới từ, danh từ sẽ đứng sau giới từ. Ví dụ: I have talked to Mrs.Hoa several times. (Tôi đã nói chuyện với cô Hoa vài lần rồi) => “Mrs Hoa” là danh từ và làm tân ngữ của giới từ “to” - Danh từ làm bổ ngữ cho chủ ngữ: Khi đóng vai trò bổ ngữ cho ngủ ngữ, danh từ đứng sau các động từ nối như tobe, become, seem,… Ví dụ: John is an excellent student. (John là một học sinh xuất sắc) => “An excellent student” là danh từ và làm bổ ngữ cho chủ ngữ “John” - Danh từ làm bổ ngữ cho tân ngữ: Khi đóng vai trò làm bổ ngữ cho tân ngữ, danh từ sẽ đứng sau một số động từ như make (làm), elect (bầu chọn), call (gọi điện thoại), consider (xem xét), appoint (bổ nhiệm), name (đặt tên), declare (tuyên bố), recognize (công nhận),… Ví dụ: Board of directors recognize Tommy the best staff of the year. (Hội đồng quản trị công nhận Tommy là nhân viên xuất sắc nhất năm) => “The best staff of the year” là danh từ và làm bổ ngữ trong tiếng Anh cho tân ngữ “Tommy”. 2.2. Động từ trong tiếng Anh Định nghĩa động từ trong tiếng Anh: Động từ trong tiếng Anh (verb) là những từ hoặc cụm chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó. Trong một câu tiếng Anh động từ là thành phần thiết yếu để hình thành một câu có nghĩa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp động từ được sử dụng không để chỉ hành động. Ví dụ: Look (nhìn); Run (chạy); Talk (nói); Walk (đi bộ); Write (viết);... Vị trí và cách dùng của động từ: - Đứng sau chủ ngữ: Trong một câu tiếng Anh cơ bản thì động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của chủ thể đó. Ví dụ: She teaches in a high school. (Cô ấy dạy học tại một trường trung học phổ thông.) He runs in the park every morning. (Anh ấy chạy bộ ở công viên mỗi buổi sáng.) - Đứng sau trạng từ chỉ tần suất: She often wakes up early. (Cô ấy thường xuyên thức dậy sớm.) He rarely plays games. (Anh ấy hiếm khi chơi games.) Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng: Never (không bao giờ); Seldom (hiếm khi); Often (thường thường); Sometimes (đôi khi); Usually (thường xuyên); Always (luôn luôn);... - Động từ đứng trước tân ngữ: Ngoài cách xác định vị trí của động từ qua chủ ngữ thì chúng ta còn có thể xác định qua tân ngữ. Trong tiếng Anh, động từ sẽ đứng trước tân ngữ. Ví dụ: Close the door it is raining heavily! (Đóng cửa vào đi trời đang mưa rất to!) Open the book, kids! (Mở sách ra nào các con!) Một số trường hợp động từ sẽ đi kèm với giới từ sau đó mới là tân ngữ. Wait for me five minutes! (Đợi tôi năm phút nhé!) Listen to me and I will tell you what you want. (Lắng nghe tôi và tôi sẽ nói cho bạn những điều bạn muốn.) - Động từ đứng trước tính từ: Có một loại động từ trong tiếng Anh duy nhất đứng trước tính từ đó là động từ tobe. Ví dụ: She is very beautiful. (Cô ấy rất xinh đẹp.) He is short and fat. (Anh ta thấp và béo.) 2.3. Tính từ trong tiếng Anh Định nghĩa tính từ trong tiếng Anh: Tính từ (adjective, được viết tắt là adj) là những từ, dùng để miêu tả các đặc tính, tính chất của sự vật, hiện tượng,… Ví dụ: Tính từ miêu tả con người: beautiful (xinh đẹp), handsome (đẹp trai), kind (tử tế),… Tính từ miêu tả sự vật: small (nhỏ), big (lớn), expensive (đắt),… Vị trí của tính từ trong tiếng Anh: - Tính từ đứng trước danh từ: Các tính từ này đứng trước danh từ kết hợp thành cụm danh từ Ví dụ: A sunny day = một ngày đầy nắng. A beautiful picture = một bức tranh đẹp. - Tính từ đứng một mình: Có một số tính từ trong tiếng Anh thường chỉ đứng một mình, đó là các tính từ bắt đầu bằng “a” như aware; afraid; alone; ashamed … và một số tính từ khác như: exempt; unable; … Ví dụ: A cat is afraid. (Con mèo đang sợ) ⇒ Nếu muốn chuyển loại tính từ này sang đứng trước danh từ, chúng ta cần chuyển sang dùng phân từ: A frightened cat. - Tính từ đứng sau động từ liên kết: Một số động từ liên kết có thể sử dụng để thêm tính từ đằng sau To be: thì, là This cat is so cute. Seem: có vẻ là This cake seems delicious. Feel: cảm thấy I feel bored these days. Taste: có vị, nếm có vị This food tastes sweet. Look: thấy, trông có vẻ She looks happy when she watches TV. Sound: nghe có vẻ This sounds great! Smell: có mùi, ngửi thấy mùi Roses usually smell aromatic. 2.4. Trạng từ (Adverb) Định nghĩa: Trạng từ trong tiếng Anh là từ loại được dùng để bổ nghĩa cho tính từ, động từ, một trạng từ khác hay cho cả câu. Vị trí của trạng từ trong câu thường có thể đứng sau hay cuối câu tùy trường hợp câu nói. Vị trí của trạng từ trong tiếng Anh: - Đứng trước động từ động từ thường và động từ chỉ tần suất: Ví dụ: We often get up at 7am. - Đứng trước “enough”: V + adv + enough Ví dụ: The foreigner speaks slowly enough for us to understand. - Ở giữa trợ động từ và động từ thường: trợ động từ + adv + V Ví dụ: We have recently finished my homework. - Trong cấu trúc so….that: V + so + adv + that Ví dụ: Jen drove so fast that she caused an accident. - Sau động từ “to be/seem/look”…và trước tính từ: “to be/feel/look”… + adv + adj: adv + adj Ví dụ: She is very polite. - Đứng cuối câu: Ví dụ: The nurse told me to breathe in slowly. - Sau “too”: V + too + adv Ví dụ: The French speaks too quickly. - Đứng riêng lẻ Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu hoặc giữa câu và ngăn cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy (,) Ví dụ: Last summer, I came back my country. 3. CẤU TRÚC TO-V VÀ V-ING TRONG TIẾNG ANH 3.1. Cấu trúc To-V trong tiếng Anh Động từ nguyên mẫu có "to" (to-V) là cấu trúc được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh. Dùng là chủ ngữ trong câu hoặc đi sau một số động từ nhất định: want / learn / hope / agree / plan + to-V Ví dụ: - I want to be a teacher. 3.2. Cấu trúc V-ing Dạng V-ing hay danh động từ là hình thức động từ được thêm “–ing". Được dùng như một danh từ làm chủ ngữ trong câu hoặc đi sau các động từ nhất định: dislike / finish / enjoy / practice/ keep + V-ing Ví dụ: - I dislike getting up early. 3.3. Trường hợp động từ đứng trước được cả to-V và V-ing Những động từ chính mà phía sau được quyền cộng cả to-V và V-ing: Like / Love/ Hate + to-V / V-ing - Với to-V: Sử dụng "Like / Love/ Hate + to-V" khi muốn nói về hoạt động lâu dài, sở thích, thói quen - Với V-ing: Sử dụng "Like / Love/ Hate + V-ing" khi muốn nói về cái gì đó tạm thời, thường là nói về kinh nghiệm chung 4. Động từ khuyết thiếu (Modal verb) Công thức: S + Modal verb + V Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh: Can; Should; Need; Must; May Cách dùng: - Can: Diễn tả khả năng ở hiện tại hoặc tương lai. VD: He can't ride a bike Dùng để xin phép, yêu cầu. VD: Can I sit here? - Should: Dùng để đưa ra lời khuyên, ý kiến. VD: You should go to bed early - Need: Diễn tả sự cần thiết (hoặc bắt buộc tuân theo) phải làm gì đó (nội quy, quy định,..). VD: You need (to) study hard for the exam. - Must: Diễn đạt sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai hoặc cấm đoán một thứ gì đấy. VD: You must get up at 7.a.m. - May: Diễn tả một điều có thể xẩy ra trong tương lai. VD: I may visit Ha Noi city tomorrow. 5. So sánh hơn và so sánh nhất 5.1. So sánh hơn trong tiếng Anh là gì? So sánh hơn trong tiếng Anh (Comparative Sentences) là một cấu trúc ngữ pháp dùng để so sáng giữa 2 hoặc nhiều người, vật, sự việc hay hiện tượng nào đó dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí nhất định. Trong đó 1 trong số người, vật, sự việc, hiện tượng được so sánh đạt tiêu chí cao hơn so với người, vật, sự việc, hiện tượng còn lại. Ví dụ: The rabbit is faster than the turtle. Cấu Trúc So Sánh Hơn Với Tính Từ Ngắn: S + V + Adj -Er + Than + S2 + (O/N/Pronoun) Tính từ ngắn là những tính từ chỉ có 1 âm tiết. Khi đó chúng ta chỉ cần thêm đuôi "er" vào tính từ nhắm mục đích so sáng Ví dụ: Today is hotter than yesterday. So Sánh Hơn Với Tính Từ Dài: S1 + Be + More + L-Adj + Than + S2 + (O/N/Pronoun) Tính từ dài trong tiếng Anh là tính từ có 2 âm tiết trở lên. Khi đó chúng ta không thêm đuổi "er" như công thức tính từ ngắn, mà thêm "more" vào trước tính từ đó nhằm mục đích so sáng hơn. Ví dụ: This hat is more beautiful than that one. 5.2. So sánh nhất trong tiếng Anh là gì? So sánh nhất (Superlative) là cấu trúc ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh dùng để nhấn mạnh đặc điểm hay tính chất nào đó khác biệt nhất của một người hoặc so với các đối tượng còn lại trong cùng một nhóm. Trong so sanh nhất, nhóm đối tượng được so sáng phải có ít nhất 3 đối tượng trở lên. Ví dụ: The blue whale is the biggest animal in the world. Cấu Trúc So Sánh Nhất Với Tính Từ/Trạng Từ Ngắn: S + V + The + Adj/Adv-Est + N Thông thường các tính từ/trạng từ ngắn trong cấu trúc so sánh nhất đều thêm đôi -est vào cuối, tuy nhiên sẽ có một số trường hợp khác cần lưu ý: - Đối với tính từ/trạng từ ngắn có đuôi "-y": ta đổi "-y" thành "-i" rồi mới thêm "-est". Ví dụ: Happy => Happiest; Busy => Busiest - Đối với tính từ/ trạng ngắn từ có tận cùng là e thì chỉ thêm -st. Ví dụ: cute => cutest - Đối với hững tính từ/ trạng từ ngắn kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm thì nhân đôi phụ âm rồi thêm "-est". Ví dụ: hot => hottest, big => biggest. - Các trường hợp đặc biệt: Tính từ/trạng từ Trong so sanh nhất Good/Well Best Bad Worst Little Least Much/Many Most Far Furthest/ farthest Old Eldest/ oldest Công Thức So Sánh Nhất Với Tính Từ/Trạng Từ Dài: S + V + The + Most/Least + Adj/Adv + N Lưu ý: Khi trong câu so sánh nhất dùng “most+ adj” mà không đi kèm với “the” thì cụm “most + adj” tương đương với “very”. Muốn nhấn mạnh đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng, chúng ta có thể thêm cụm “by far” vào công thức của so sánh nhất trong tiếng Anh. 6. CÂU CẢM THÁN TRONG TIẾNG ANH Câu cảm thán trong tiếng Anh (exclamation sentence) là một dạng câu dùng để diễn tả thái độ, cảm xúc của người nói tới sự vật, sự việc, hiện tưởng nào đó. Câu cảm thán thường được dùng nhiều trong giao tiếp. Ví dụ: What a nice day! 6.1. Cấu trúc câu cảm thán với "What" Ví dụ: - What a good dog! - What beautiful flowers! Câu cảm thán sử dụng với "What" là dạng cần chú ý để sử dụng đúng cấu trúc. Tùy thuộc vào loại danh từ có trong câu, chúng ta sẽ có các cấu trúc khác nhau để áp dụng: Cấu trúc câu cảm thán "What" với danh từ số ít: What + a/ an + adj + danh từ số ít! - Danh từ trong câu là danh từ số ít, thì sử dụng mạo từ “a/an”. Cấu trúc câu cảm thán "What" với danh từ đếm được số nhiều: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)! - Danh từ trong câu là danh từ số nhiều, thì không sử dụng mạo từ “a/an”. Và nếu như cuối câu có sử dụng động từ “tobe” thì phải chia ở dạng số nhiều. Cấu trúc câu cảm thán "What" với danh từ không đếm được" What + adj + danh từ không đếm được! - Danh từ trong câu là danh không đếm được, thì không sử dụng mạo từ “a/an” và động từ "tobe" Cấu trúc mở rộng của câu cảm thán với "What"" What + (a/an) + adj + N + S + V! - Cấu trúc mở rộng của câu cảm thán trong tiếng Anh sử dụng để kể thêm một điều gì đó giúp làm rõ nghĩa hơn. 6.2. Cách dùng câu cảm thán với "How" trong tiếng Anh Câu cảm thán với "How" trong tiếng Anh thường được dùng để thể hiện cảm xúc mạnh, mãnh liệt hơn khi giao tiếp. How + adj/ adv + (S + V/ be)! Ví dụ: - How fast you ran! 6.3. Câu cảm thán với "so" và "such" Trong câu cảm thán có 'so" và "such", 2 từ này thường được đặt ở giữa câu để thể hiện thái độ của người nói với câu chuyện đang diễn ra. (S + V) + so + adj/ adv! (S + V) + such + (a / an) + adj / adv! Công thức câu cảm thán với "so" và "such" cũng đơn giản như với "How". Cụm (S + V) có tác dụng làm rõ sự vật, sự việc đang nói đến, thông thường trong giao tiếp thì nó sẽ được lược bỏ đi. Ví dụ: Such cute jeans! 7. GIỚI TỪ TRONG TIẾNG ANH Giới từ là một từ hoặc cụm từ liên kết danh từ, cụm danh từ hay đại từ với một phần nào đó trong câu. Giới từ là một phần ngữ pháp quan trong trong tiếng Anh và được sử dụng rất phổ biến trong cả văn viết và văn nói, giao tiếp. 7.1. Giới từ chỉ thời gian Giới từ chỉ thời gian trong tiếng Anh (Prepositions of time) là các từ hoặc cụm từ dùng để làm rõ về thời gian thực hiện, diễn ra hoạt động, hiện tượng,... Giới từ chỉ thời Cách dùng Ví dụ gian Dùng để chỉ những buổi trong ngày, khoảng thời in the morning In gian, năm, tháng cụ thể, chỉ các mùa, thế kỷ và in the afternoom những thời kỳ dài. n the evenign Chỉ một giờ cụ thể, một số dịp lễ, sự kiện, các lễ at 7 o'clock At hội đặc biệt và chỉ một độ tuổi để xác định thời at 3 p.m gian diễn ra sự việc trong câu. at night On Tuesday Sử dụng để chỉ Các thứ trong tuần, ngày tháng On my birthday On năm và các ngày cụ thể, cụm từ cố định. On 10 March On Christmas Day Sử dụng để chỉ một khoảng thời gian từ quá khứ since Monday Since đến hiện tại. since 2000 For From Sử dụng để chỉ một khảng thời gian Sử dụng để chỉ một khoảng thời gian từ từ khi cái gì đó bắt đầu, mốc thời gian since March since yesterday For 3 day For a long time For 2 hours From Monday to Sunday From 7am to 11pm from birth 7.2. Giới từ chỉ địa điểm Giới từ chỉ địa điểm là nhóm các giới từ liên kết danh từ với hành động, sự việc trong câu để làm rõ hành động, sự việc đó được thực hiện ở đâu. Giới từ chỉ địa điểm Cách dùng Ví dụ Dùng để diễn tả một vật ở trên một vật - on the table khác và có sự tiếp xúc với nhau. Ngoài ra từ ON (ở trên) - on the desk ON còn sử dụng để chỉ số tầng nhà hay - on the wall dùng trong cụm từ chỉ vị trí. Dùng để chỉ một không gian khép kín nhất định nào đó hoặc được bao quanh, chỉ - In the classroom IN (ở trong) không gian có biên giới và được sử dụng - in a row đứng trước tên làng, thị trấn, thành phố, - in a line đất nước. - under the table Dùng để chỉ một vật ở dưới một vật khác và Under (ở dưới) - under the desk giữa chúng có sự tiếp xúc với nhau. - under the wall - Mai is sitting next to a boy. Sử dụng để diễn tả 1 vật ngay bên cạnh 1 Next to (bên cạnh) - The bakery is next to the vật khác, diễn tả vị trí ngay bên cạnh. bookstore. - The girl behind the door. Được sử dụng để diễn tả một vật ở đằng Behind (ở đằng sau) - behind the table. sau một vật nào đó. - Stay close behind me. - I sat down between Mai Được sử dụng để mô tả một vật ở giữa các and Ly Between (ở giữa) vật khác. - I am standing between my brother and sister. 8. CÁC CẤU TRÚC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TIỀU HỌC PHỔ BIẾN KHÁC 8.1. Động từ Tobe trong tiếng Anh Trong thì hiện tại đơn, động từ tobe có tất cả 3 dạng thức là AM, IS và ARE. Khi sử dụng, các dạng thức này chỉ có thể đi với một số chủ ngữ nhất định. AM - Dạng thức am được dùng cho chủ ngữ duy nhất là I - I am … (viết tắt = I’m…) IS - Dạng thức is được dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào. - She is… (viết tắt = She’s…) - He is…(viết tắt = He’s…) - IT is…(viết tắt = It’s…) ARE - Dạng thức are được dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào: - You are … (viết tắt = You’re…) - We are…(viết tắt = We’re…) - They are…(viết tắt = They’re…) Note: Khi sử dụng trong các thì Tiếng Anh, động từ TO BE sẽ có cấu trúc đặc thù với mỗi thì riêng biệt. Cụ thể đối với thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn, động từ TO BE sẽ được chia như sau: Hiện tại đơn +) Khẳng định: S + be (am/is/are) + O Ex: I am a singer. -) Phủ định: S + be (am/is/are) + not + O Ex: He is not a teacher. ?) Nghi vấn: Am/is/are + S + O? Ex: Is he a teacher? quá khứ đơn +) Khẳng định: S + was/were + O Ex: I was tired yesterday. -) Phủ định: S + was/were + not + O Ex: He wasn’t at home yesterday. ?) Nghi vấn: Was/were + S + O? Ex: Were you absent yesterday? Tương lai đơn +) Khẳng định: S + will be + O Ex:She will be fine. -) Phủ định: S + will + not be + O Ex: She won’t be happy. ?) Nghi vấn: Will + S + be + O? Ex: Will she be home tomorrow? 8.2. Động từ khuyết thiếu can và can't "Can" là động từ khiếm khuyết để chỉ ai đó có khả năng làm gì. "Can't" là dạng phủ định của “Can”, chỉ ai đó không có khả năng làm gì. Đây là cấu trúc khá quen thuộc với các bạn học sinh Tiểu học, được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Dạng câu Công thức Ví dụ Khẳng định S + can + V She can swim Phủ định S + can’t ( can not) +V He can’t dance Nghi vấn Can + S + V? Can she swim?