Uploaded by dttd7071

TRẮC NGHIỆM SỬ 11 THAM KHẢO

advertisement
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ:
A. Phong kiến
B. Thuộc địa
C. Trung đại
D. Cả A và B.
Câu 2: Ở Anh trước cách mạng, nhà vua có quyền lực như thế nào?
A. Nắm mọi quyền lực, tàn sát dân lành, đưa quân đi xâm chiếm khắp năm châu.
B. Nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội
C. Chỉ nắm một phần quyền lực, chịu sự chi phối của Quốc hội và tầng lớp tư sản.
D. Chỉ nắm một phần quyền lực nhưng luôn lạm dụng quyền lực cho những mục đích tàn ác.
* Câu 3: Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ trước cách mạng, người dân phải tuân theo:
A. Các đạo luật khắt khe do Chính phủ Anh đề ra
B. Các đạo luật khắt khe do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra
C. Các đạo luật cởi mở do Chính phủ Anh đề ra
D. Các đạo luật cởi mở do chính quyền mỗi thuộc địa đề ra
Câu 4: Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra
mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:
A. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản
C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến
D. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm
Câu 5: Đâu không phải một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản ở Pháp trước cách mạng?
A. S. Montesquieu
B. Ph. Voltaire
C. G. Rousseau
D. F. Engels
Câu 6: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Nhằm xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập một chế độ mới chỉ phục vụ lợi ích của giai
cấp tư sản.
B. Nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Mang lại công bằng, chính nghĩa và nhân quyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, thiết lập một xã
hội nơi mà mọi người đều bình đẳng, không chịu áp bức, bóc lột.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là:
A. Dân tộc và dân chủ
B. Chính trị và xa hội
C. Công bằng và văn minh
D. Tiền tài và quyền lực
Câu 8: Trong các cuộc cách mạng tư sản, đâu là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng?
A. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân
B. Những hứa hẹn về một tương lai tương sáng của giai cấp lãnh đạo cho nhân dân.
C. Số tiền mà quần chúng nhân dân nhận được khi giành chiến thắng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ở thời gian nào?
A. Sau cách mạng tư sản Anh
B. Sau cách mạng tư sản Pháp
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
Câu 10: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã:
A. Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân, đưa đến sự thành lập nhà
nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu
B. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latin phát triển
C. Có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ
XVIII – đầu thế kỉ XIX.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế quốc gia nào đứng đầu châu Âu?
1
A. Nhật Bản.
B. Anh.
C. Trung Quốc.
D. Đức.
Câu 12: Trong nông nghiệp, đầu thế kỉ XVII nông nghiệp ở Anh phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp đã dẫn tới hiện tượng gì?
A. Luân canh ba mảnh.
B. Di cư về miền Tây.
C. Phong điền kiến ấp.
D. Rào đất cướp ruộng.
Câu 13: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản ở các thế kỉ XVI - XVIII
là
A. xác lập nền dân chủ tư sản.
B. thống nhất thị trường.
C. giải phóng dân tộc.
D. hình thành quốc gia dân tộc.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào?
A. Cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) nhằm chống
lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay đổi hệ thống chính trị, mang lại công
bằng, văn minh, nhân quyền cho nhân loại, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Cuộc cách mạng do các giai cấp thấp kém trong xã hội (nông dân, nô lệ,…) lãnh đạo nhằm đòi lại
quyền dân chủ, quyền con người từ giai cấp tư sản và quý tộc, nhằm thiết lập một thể chế nhà nước
mới.
D. Cuộc cách mạng nhằm đòi lại quyền tư sản cho đại bộ phận dân chúng, hướng tới hình thành chủ
nghĩa tư bản.
Câu 2: Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ rào cản nào?
A. Rào cản về nguồn nhân lực kém chất lượng và chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Rào cản của nhà nước phong kiến và chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với
thuộc địa
C. Chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa, hệ thống tư tưởng trái ngược trong
dân chúng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân phương Tây trước cách mạng tư sản đã
gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho:
A. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
B. Giai cấp tư sản và các tầng lớp tinh hoa
C. Giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội
D. Giai cấp quyền lực và giai cấp không quyền lực
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tình trạng của nông dân Anh trước cách mạng?
A. Nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội
B. Họ phải chịu ách áp bức nặng nề của Nhà nước, quý tộc phong kiến ngoại trừ một bộ phận được
giáo hội Anh cưu mang, nên đỡ vất vả hơn.
C. Một bộ phận nông dân mất đất phải ra thành thị, làm thuê trong các công xưởng.
D. Một bộ phận nông dân mất đất phải di cư sang Bắc Mỹ.
Câu 6: Để tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh, giai cấp tư sản cần có:
A. Hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ
B. Quyền lực để ép buộc nhân dân
C. Tiền bạc để mua vũ khí và quân binh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Câu nào sau đây đúng về giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản?
A. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò
quan trọng thuộc về quý tộc mới.
B. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên
minh tư sản và chủ nô.
2
C. Trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách
mạng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng
tư sản?
A. Trong Cách mạng tư sản Anh, quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công,..) giữ vai trò quyết
định thắng lợi của cách mạng.
B. Trong Cách mạng Đức, quần chúng nhân dân giữ vai trò thứ yếu vì giai cấp tư sản ở đây đã
chế tạo ra được các loại vũ khí chất lượng cao.
C. Trong Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, trại chủ, nông dân, công nhân, nô lệ ở 13 thuộc địa là
lực lượng chính.
D. Với Cách mạng tư sản Pháp, nông dân, thợ thủ công và công nhân tích cực tham gia chống phong
kiến cùng các thế lực phản động trong và ngoài nước, trở thành đồng minh quan trọng của giai cấp
tư sản.
Câu 9: Ngày Quốc khánh của nước Pháp là ngày:
A. Mở đầu Cách mạng tư sản Pháp
B. Thống nhất nước Pháp
C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
D. Nước Pháp trở thành siêu cường
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào và dựa
trên các tiền đề nào?
A. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
B. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền
lực.
C. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và
tư tưởng.
D. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và
quyền lực.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế Anh từ giữa thế kỉ XVI?
A. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và hỗ trợ cho sự phát triển công thương
nghiệp.
B. Các ngành luyện sắt, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
C. Trước năm 1640, sản lượng khai thác than ở Anh chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.
D. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được chính quốc đầu tư phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực
nhằm biến nơi đây thành đế quốc Anh mới.
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về tình hình kinh tế Pháp đến giữa thế kỉ XVIII?
A. Nông nghiệp vẫn rất lạc hậu song kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng
tư bản chủ nghĩa.
B. Nông nghiệp phát triển mạnh song những ngành kinh tế hiện đại như công nghiệp và dịch vụ
không được chú trọng.
C. Kinh tế kém phát triển cả về nông nghiệp và công thương nghiệp.
D. Kinh tế phát triển mạnh cả về nông nghiệp và công thương nghiệp.
Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, vì sao mà Mỹ làm cách mạng?
A. Có bao nhiêu thổ sản, Mỹ phải cung cấp cho Anh hết.
B. Dân Mỹ không được lập ra lò máy và hội buôn bán. Hơn nữa, thuế má nặng nề, làm cho kinh tế
rất khốn đốn.
C. Các nước không được vào buôn bán với Mỹ, chỉ Anh được buôn bán mà thôi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về chính trị nước Pháp trước cách mạng?
A. Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu dài phong kiến và chuyên chế.
3
B. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn, quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại
của quốc gia.
C. Triều vua Louis XVI là một sự chuyên quyền cao độ.
D. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố giai cấp tư sản, hàng trăm doanh nhân
bị bắt, tù đày ở các nơi trong nước”.
Câu 6: Câu nào sau đây đúng về tình thế của giai cấp tư sản và các đồng minh của mình trước cách
mạng?
A. Họ mạnh cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị.
B. Họ bị vua chúa bóc lột nặng nề về kinh tế song cũng không có quyền lực gì về chính trị, gần như
trở thành giai cấp vô sản.
C. Họ tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng.
D. Họ tuy có quyền lực chính trị nhưng không còn năng lực về kinh tế.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?
A. Trong Cách mạng tư sản Anh, tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ
phong kiến chuyên chế.
B. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ hướng tới mục tiêu giải phóng
dân tộc, lập nên quốc gia mới.
C. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) hướng tới nhiệm vụ đảm bảo công bằng và văn
minh cho toàn thể người Pháp.
D. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a nhằm xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, chia cắt về
lãnh thổ.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về tình trạng xã hội ở Pháp trước cách mạng?
A. Ngoài việc phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải chịu nhiều nghĩa vụ khác
đối với Nhà nước và nhà thờ.
B. Công nhân tập trung ở các thành thị lớn, điều kiện lao động và đời sống rất khó khăn (ngày làm
việc kéo dài, lương thấp,...).
C. Những người bình dân thành thị như thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, sống tạm bợ, chen chúc
nhau trong những vùng ngoại ô.
D. Mâu thuẫn giữa tăng lữ, quý tộc phong kiến và tư sản với nông dân và các tầng lớp vô sản
khác ngày càng gay gắt.
Câu 2: Vì sao cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài
người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản?
A. Vì cuộc cách mạng này đã đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh, thiết lập chế
độ quân chủ lập hiến
B. Vì cuộc cách mạng này dẫn đến sự hình thành tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản.
C. Vì cuộc cách mạng này là minh chứng cho thấy tầm vóc của những con người nhỏ bé khi kết hợp
lại với nhau cũng sẽ trở nên vô cùng to lớn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Lí do mà V. I. Lenin cho cuộc Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng vĩ đại là gì?
A. Nhờ giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo, sự tham gia tích cực và sáng tạo của quần chúng
nhân dân (chủ yếu là nông dân và dân nghèo thành thị) trong tiến trình cách mạng nên các nhiệm vụ
của một cuộc cách mạng tư sản đã được giải quyết triệt để.
B. Việc xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền dân chủ tư sản đã mở đường cho nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn. Trong lịch sử thế giới, Cách mạng Pháp cuối thế kỉ
XVIII có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao.
C. Đối với giai cấp mà cuộc cách mạng đó phục vụ, tức giai cấp tư sản, thì cuộc cách mạng đó đã
phục vụ được nhiều, khiến cho cả thế kỉ XIX, một thế kỉ đã đem lại văn minh và văn hoá cho toàn
thể loài người, đã trôi qua dưới dấu hiệu của cuộc Cách mạng Pháp.
4
D. Tất cả các đáp án trên.
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra
các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:
A. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và khẳng
định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
B. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
C. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường quốc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên
liệu và nhân công, dẫn tới việc:
A. Một bộ phận lớn công nhân vô sản trở thành tầng lớp tư sản
B. Tăng cường phát minh, sáng chế ra các sản phẩm công nghệ mới, giáo dục cũng từ đó mà
được nâng cao
C. Tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc là:
A. Hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi
nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
B. Hệ quả gián tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và
đầu tư tư bản ở nước ngoài
C. Hệ quả trực tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường.
D. Hệ quả gián tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường
Câu 4: Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Khu vực Mỹ Latin
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao
giờ lặn”?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 6: Đâu là một thuộc địa của Pháp?
A. Canada
B. Ấn Độ
C. Kazakhstan
D. Algeria
Câu 7: Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì:
A. Tự do cạnh tranh
B. Hình thành độc quyền
C. Áp bức bóc lột của chính quyền đối với giai cấp tư sản
D. Áp bức đè nén của giai cấp tư sản đối với chính quyền.
Câu 8: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), việc sử dụng những nguồn năng
lượng mới cùng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật đã:
A. Kìm hãm sự phát triển của các công ty nhỏ so với các công ty lớn ở các nước tư bản.
B. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Cho các nước xã hội chủ nghĩa nhiều cơ hội hơn để giành chiến thắng trước các nước tư bản
chủ nghĩa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Tổ chức độc quyền là:
A. Một tập hợp các công ty chuyên về nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm liên quan đến độc
dược.
B. Một hình thức tổ chức quân sự dưới dạng liên minh các công ty kinh doanh hàng hoá nhằm
củng cố cho nhà nước.
5
C. Sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất
hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm gì?
A. Có Sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học – công
nghệ
B. Có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất
C. Không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
* Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của thuộc địa với đế quốc ở cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
A. Là nơi cung cấp nô lệ giá rẻ.
B. Cung cấp nguyên liệu và nhân công.
C. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
D. Đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở châu Á còn giữ được độc lập?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Campuchia.
Câu 13: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đế quốc nào có hệ thống thuộc địa rộng nhất thế giới?
A. Nga.
B. Anh.
C. Đức.
D. Pháp.
Câu 14: Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
là
A.có sự độc quyền của nhà nước.
B. xuất hiện những tổ chức độc quyền.
C. không ngừng tự điều chỉnh.
D. ngày càng mang tính toàn cầu.
Câu 15: Một trong những thách thức chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt đó là
A. Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn tư sản - vô sản gay gắt.
C.Tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh thế giới.
D. Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng toàn cầu.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư
bản từng bước được xác lập.
B. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh vào nửa đầu thế kỉ XVIII
C. Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp vào
cuối thế kỉ XVIII
D. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Italy, Đức vào nửa sau thế kỉ XIX
Câu 3: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX
B. Đầu thế kỉ XX
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
D. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX
Câu 4: “Điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển được nếu không thường
xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ
sở không phải tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới.”sgk/13
Đây là quan điểm của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Karl Marx
C. F. Engels
D. V. I. Lê-nin
Câu 5: Nửa đầu thế kỉ XIX, tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở
khu vực Mỹ Latin đã: /14
A. Bùng nổ các cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tiền đề để hình thành các quốc gia tư bản.
B. Xuất hiện hiện tượng bóc lột tàn nhẫn nhằm hỗ trợ chính quốc trong chiến tranh, dẫn đến việc
các nước thuộc địa này bắt đầu tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
C. Bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập, đưa đến sự thành lập các quốc gia tư sản
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nước nào ở khu vực Mỹ Latinh là thuộc địa của Bồ Đào Nha?
A. Colombia
B. Brazil
C. Argentina
D. Chile
6
Câu 7: Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đã đưa Nhật Bản:
A. Từ một nước phong kiến trở thành nước vô sản chủ nghĩa
B. Từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa
C. Từ một nước cộng sản chủ nghĩa trở thành một nước tư bản chủ nghĩa
D. Từ một nước với chế độ quân chủ lập hiến trở thành một nước với chế độ cộng hoà tổng
thống.
Câu 8: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn:
A. Tư hữu hoá sản phẩm quốc dân
B. Quốc hữu hoá sản phẩm tư nhân
C. Độc quyền
D. Tự do cạnh tranh
Câu 9: Đâu không phải một loại tổ chức độc quyền?
A. Cartel
B. Trust
C. Syndicate
D. Composition
Câu 10: Một trong những biểu hiện mới tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì?
A. Sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh
chính trị của nhà nước tư sản
B. Sự đảm bảo công bằng tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các công ty lớn với
các công ty nhỏ.
C. Sự kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Cuộc cải cách đã dưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX,
đồng thời giúp Nhật Bản tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương
Tây.
B. Ở Trung Quốc, Cách mạng Tân Hợi (1911) do những trí thức cấp tiến và tiểu tư sản lãnh đạo
đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tổn tại lâu đời ở Trung
Quốc.
C. Mặc dù Cách mạng Tân Hợi (1911) đã thực sự thủ tiêu được giai cấp phong kiến nhưng
nó vẫn chưa đủ sức để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở quốc gia lớn nhất, đông
dân nhất châu Á.
D. Trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, cùng với việc các nước đế quốc đẩy mạnh
xâm lược thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Câu 2: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) ở các nước tư bản, cùng với sự
phát triển kinh tế, quá trình cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, dẫn đến:
A. Sự xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ và các tổ chức độc quyền
B. Sự suy thoái của nền kinh tế và chủ nghĩa đế quốc
C. Sự thoái hoá biến chất của nhiều tầng lớp trong xã hội
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ:
A. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay với những biểu
hiện mới
B. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
nay với những biểu hiện mới
C. Một chiến lược phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, trong đó sự kết hợp khoa học công nghệ
hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao.
D. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập, nhằm tạo
ra một môi trường cạnh tranh kiểu mới.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế,
khoa học – công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,...
7
B. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế.
C. Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của
thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
D. Nhóm G8 được sáng lập năm 1992 là diễn đàn kinh tế của 8 quốc gia có tiềm lực kinh tế
lớn nhất: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga, Canada.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải một thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt?
A. Chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng
kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
B. Chủ nghĩa tư bản đang dần cho thấy những yếu kém của mình trong việc kiểm soát kinh
tế - xã hội và dần tỏ ra lép vế so với quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hôi ở các nước theo
chủ nghĩa xã hội.
C. Chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính
trị, xã hội nan giải.
D. Chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng.
Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đến nay, tuy các nước tư bản phát triển đã coi trọng
tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xanh và sạch, song quá trình chuyển đổi diễn ra chậm, sự
phụ thuộc của các nước vào dầu mỏ vẫn rất lớn.
B. Tình trạng bất an trong xã hội Mỹ là điều đáng lo ngại cho người dân. Tội ác, bạo lực, tệ nạn
xã hội thường xuyên xảy ra.
C. Nạn phân biệt chủng tộc, nhất là sự đối xử bất công với người Mỹ gốc Phi vẫn diễn ra.
D. “Chiếm lấy phố Wall” hay còn gọi là phong trào “98 chống lại 2” là một phong trào xuất
hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: chỉ 2% dân số Mỹ
giàu có lại sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 98% dân số.
BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1917
B. Năm 1918.
C. Năm 1919.
D. Năm 1922.
Câu 2: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 3 – 1921.
B. Tháng 12 – 1922.
C. Tháng 3 – 1923.
D. Tháng 1 – 1924.
Câu 3: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
A. 25/10/1917
B. 30/11/1917
C. 05/03/1918
D. 19/11/1918
Câu 4: Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai diễn ra ở đâu?
A. Điện Kính thiên
B. Điện Smolny
C. Quảng trường Moscow
D. Quảng trường Saint Petersburg
Câu 5: Đến năm 1940, Liên Xô gồm bao nhiêu nước cộng hoà?
A. 7
B. 15
C. 25
D. 39
Câu 6: Tháng 01/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình
thành lập:
A. Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Nhà nước với chủ nghĩa tư bản hiện đại đầu tiên trên thế giới.
C. Chính Đảng vô sản đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của mọi giai cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
8
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết
là:
A. Là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.
C. Ban hành Hiến pháp mới.
D. Chống thù trong, giặc ngoài.
Câu 2: Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là:
A. Nga, Ukraine, Belarus và Litva.
B. Nga, Ukraine, Belarus và South Caucasus.
C. Nga, Ukraine, Moldova và Latvia.
D. Nga, Ukraine, Turkmenistan và Armenia.
Câu 3: Ý nào không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lenin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính vô sản bằng biện pháp bạo lực cách mạng.
Câu 4: Sau khi Vladimir Lenin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà
nước Xô viết qua đời, ai là người tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô?
A. Joseph Stalin B. Mikhail Gorbachev
C. Nikita Khrushchev
D. Vladimir Putin
Câu 5: Nội dung nào không được quy định trong Hiến pháp Liên Xô năm 1924?
A. Ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở tự nguyện của các nước Cộng hoà Xô viết thành một nhà nước
Liên bang.
B. Phân định các quyền của Liên bang và của các nước Cộng hoà.
C. Quy định cơ cấu tổ chức cơ quan Nhà nước tối cao Liên bang và các nước Cộng hoà.
D. Khẳng định quyền lực của chính quyền Xô viết.
Câu 6: Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, Lenin nhấn mạnh: /20
A. “Nhiệm vụ tối quan trọng giờ đây là phải giao chiến với giới tư sản và các nước đế quốc nhằm
biến tất thảy cả thế giới trở thành vô sản”.
B. “Bây giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một nhà
nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
C. “Nước Nga giờ đây đã trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, vì thế chúng ta cần phải duy trì và
phát huy điều đó”.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Sau Đại hội Xô viết toàn lần thứ hai, trong cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, các
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa trên đất nước Xô viết đã:
A. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để giữ vững chính quyền Xô viết
B. Bỏ dở giữa chừng, để mặc nhân dân Nga đấu tranh giữ vững chính quyền Xô viết
C. Đầu hàng quân địch, khiến cho phe của Nga hoàng và các thế lực khác chiếm lợi thế.
D. Kêu gọi sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh châu Á.
Câu 8: Trong Lời mở đầu của tác phẩm “Ten days that shook the World”, nhà báo John Reed (Mỹ)
đã đánh giá Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 như thế nào?
A. Đó là “một trong những sự kiện vĩ đại nhất của lịch sử”, mở đường cho sự ra đời
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết /19
B. Đó là “một ngọn cờ vĩ đại cho không chỉ các nước thuộc địa mà cả các nước tư bản, đế
quốc noi theo”.
C. Đó là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử Đảng Bolshevik cũng như của toàn thể nhân dân
Nga, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô
viết
D. Tất cả các đáp án trên.
9
Download