Uploaded by Xerize

VĂN-HKI-1

advertisement
Mưa luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các nhà thơ khi nhắc tới thiên nhiên. Nhìn lại lịch
sử thi ca của người Việt, những hạt mưa đã đi vào bao tác phẩm nổi tiếng của những tác giả tên tuổi,
và mỗi thời kỳ lại có những sáng tác khác nhau với những cảm nhận riêng của từng thi sĩ. Đó có thể là
hạt mưa than trách số phận của Kiều trong Truyện Kiều hay những hạt mưa cũng không khỏi nhuốm
màu u buồn man mác của Huy Cận trong bài Đẹp xưa. Những hạt mưa trong bài thơ Nghe Mưa còn
đặc biệt hơn ở việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và trữ tình của tác giả.
Đoạn thơ “Nghe Mưa” được trích từ bài thơ “Người đàn bà ngồi đan” của tác giả Ý Nhi. Bài thơ
được viết theo thể thơ năm chữ nhằm bộc lộ một cách chân thành và sâu sắc nhất cảm xúc của tác giả.
Nhan đề “Nghe mưa” thật đặc biệt khi được cấu tạo bởi hai từ ngữ ngắn gọn nhưng mang nhiều ý
nghĩa. Đó là hành động thực tế của nhân vật trữ tình đang nghe hạt mưa rơi nhưng cũng có thể là dòng
tâm trạng bồi hồi, xao xuyến. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là người đàn bà ngồi đan. Bài thơ bộc
bạch nỗi nhớ da diết, tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của tác giả về những kỉ niệm đã qua.
Yếu tố tự sự đan xen vào yếu tố trữ tình tạo nên áng thơ vừa tình vừa đậm chất truyện kể. Bối cảnh
của bài thơ được đặt ở không gian ngoài trời mưa trong một buổi đêm với nhân vật chính là người đàn
bà ngồi đan đang kể lại câu chuyện. Cốt truyện mặc dù không rõ ràng nhưng vẫn thoang thoảng hình
bóng của sự kiện chính trong bài, đó là khoảng thời gian nhân vật thức dậy. Yếu tố tự sự còn được bộc
lộ qua các từ ngữ mang tính trần thuật như “nghe”, “ngoài ấy”, “không”
Đọc những dòng đầu tiên của đoạn thơ, tiếng mưa trên mái tôn hiện lên thật rõ rệt. Đó là tiếng mưa
vọng lại qua những tán “dừa xào xạc”, nhẹ nhàng trên “mặt cát âm thầm”. Đoạn đầu tiên đã gợi ra
khung cảnh nơi ở hiện tại của nhân vật .Chính tiếng mưa đã làm nhân vật “choàng tỉnh dậy”- hành
động của nhân vật khiến cho bài thơ tăng chất tự sự. Hành động mạnh mẽ của nhân vật trữ tình đối lập
với tiếng mưa rơi êm nhẹ qua “mặt cát âm thầm”. Những câu thơ sau là phép liệt kê những nơi cơn
mưa đi qua: tán lá dừa, mặt cát. Âm thanh của cơn mưa được miêu tả một cách chân thực qua từ láy
âm thanh “xào xạc”- gợi cảm giác ồn ào, dao động mạnh mẽ. Đối lập với sự “âm thầm”, nhẹ nhàng
khi băng qua mặt cát. Có lẽ đây cũng là tâm trạng dập dềnh trong nội tâm của nhân vật: lúc rung động
mạnh mẽ lúc thanh thản bình yên. Nhân vật còn dùng thính giác “nghe” để cảm nhận cơn mưa và
khung cảnh bên ngoài thay vì dùng thị giác, từ đó làm tăng hiệu quả gợi cảm qua âm thanh. “Nghe”
những âm thanh khiến nhân vật hình dung được khung cảnh bên ngoài dưới cơn mưa một cách chân
thực hơn bởi cơn mưa đã tác động đến tận nội tâm nhân vật. Sở dĩ nhân vật “nghe” tiếng mưa rơi mà
không nhìn ngắm cơn mưa vì tất thảy những vẻ đẹp tinh tuý nhất đều được hứng trọn qua âm thanh
hạt mưa rơi trên cảnh vật. Qua những hình ảnh trên, tâm trạng dao động của nhân vật phần nào được
bộc lộ, dù chưa rõ rệt nhưng vẫn khơi gợi cho độc giả về một dòng cảm xúc bồi hồi, lâng lâng.
Nếu đoạn trên chỉ là những dao động nhẹ nhàng sau khi tỉnh dậy thì đoạn thơ tiếp theo là một dòng
cảm xúc dồi dào nỗi nhớ nhung, xao xuyến của nhân vật trữ tình. Câu hỏi tu từ “Ngoài ấy có mưa
không” như một lời khơi gợi về những kỉ niệm đã qua. Cơn mưa đến và mang theo bao kí ức hùa về
từ thời xưa cũ, đó là những “phố dài cây lá”, “sấu ngày cuối thu” hay “bàng đầu đông”. Nếu khổ 1
xuất hiện dày đặc các yếu tố tự sự thì khổ 2 có sự bổ trợ mạnh mẽ của các yếu tố miêu tả, từ đó là "
đôi cánh" để nâng cao tính trữ tình. Biện pháp liệt kê được sử dụng một lần nữa để gợi lại những nơi
nhân vật từng đi qua, từng trải nghiệm. Những hình ảnh đều gợi lại một buổi giao mùa: cuối thu-đầu
đông, cũng là khoảng thời gian trầm mặc nhất trong cuộc đời mỗi người. “Phố dài” dường như ẩn dụ
cho con đường đời mà nhân vật đã đi qua và giờ đây đang ở ngã ba của cuộc đời “ngày cuối thu”.
Hình ảnh “bàng đầu đông nhóm lửa” là một phép ẩn dụ đặc sắc bởi hành động “nhóm lửa” không chỉ
gợi về sự thay chuyển màu sắc của lá bàng, từ xanh sang vàng đỏ, mà đó còn gợi về những kỉ niệm
xưa cũ. Động từ “nhóm lửa” còn xuất hiện trong nhiều bài thơ khác như “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Hình ảnh “nhóm lửa” hay khơi dậy những kỉ niệm của nhân vật trữ tình, khiến nhân vật nhớ lại về
khoảng thời gian đã qua. Đọc những áng thơ đó, cảm xúc bồi hồi, nhớ nhung kỉ niệm bỗng ùa về
trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn ngắm khung cảnh chớm đông. Dòng cảm xúc hoài niệm về
những kỉ niệm cũ qua những hình ảnh gắn liền với kí ức nhân vật.
Một lần nữa điệp cấu trúc được sử dụng “Ngoài ấy có mưa không” để gợi lại về kỉ niệm cũ. Mạch
cảm xúc được kết nối từ đoạn thơ trên, cùng nhau thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nhớ nhung,
bồi hồi. Nhân vật nhớ về khung cảnh “sông Hồng phù sa đỏ”- có lẽ đó là nơi rất đặc biệt và chứa đựng
nhiều ý nghĩa đối với nhân vật. Hình ảnh “thuyền có về trốn gió” mang nhiều ngụ ý của nhà thơ. Đó
có thể là con thuyền trốn mưa gió như một lẽ tự nhiên nhưng có lẽ nào đó là hình ảnh con người vượt
qua giông bão cuộc đời tìm về bình yên. Nó thể hiện mong muốn được quay lại những tháng năm cũ,
được sống lại những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời. Câu thơ trên giống như một câu hỏi mà
nhân vật đang tự hỏi chính mình: liệu có thể quay trở lại hay không? Nhân vật muốn có một cuộc
sống bình yên, “im lìm bên chân đê”.Dấu “...” kết thúc như một nốt lặng sau những thăng trầm của
cuộc đời. Dường như hai câu thơ cuối là nguyện vọng của nhân vật trữ tình sau khi tương niệm lại
những nỗi nhớ khắc khoải, niềm bồi hồi, xao xuyến. Đó là ước muốn được quay trở về quá khứ, được
sống trong những kỉ niệm, hồi ức tuyệt đẹp, được thả hồn mình trong những tháng ngày bình yên, êm
ả.
Yếu tố tự sự góp phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ, đan xen cùng yếu tố trữ
tình để tạo thành một bài thơ vừa tình vừa đậm chất kể chuyện. Không gian bên ngoài trời mưa kết
hợp cùng thời gian nửa đêm đã tạo nên một bối cảnh buồn ảm đạm, cô đơn nhưng lại là khoảng thời
gian để nhân vật bộc lộ tâm trạng của mình. Cốt truyện dù không sáng rõ nhưng lại len lỏi trong sự
kiện chính của đoạn thơ: khi nhân vật thức dậy và nhớ lại kỉ niệm khi nhìn cảnh vật. Yếu tố tự sự giúp
tái hiện hiện thực nơi nhân vật, đó là sự cô đơn trong cơn mưa. Nó còn giúp người đọc mường tượng
được khung cảnh - nơi đặt nhân vật trữ tình vào để bộc lộ cảm xúc. Các ngôn ngữ tự sự góp phần làm
nền tảng cho yếu tố trữ tình, giúp nhân vật bộc lộ cảm xúc một cách trọn vẹn và tự nhiên nhất. Hơn
nữa, nó còn gia tăng chất tự sự kết hợp cùng chất lãng mạn để tăng sự phong phú trong nghệ thuật
biểu hiện trong thơ.
Người đọc có thể thấy được những dụng công khi sáng tác của nhà thơ. Tác giả đã lựa chọn thể thơ
năm chữ để thuận lợi trong việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình. Giọng thơ chân thành, trong
sáng, nhẹ nhàng cùng ngôn ngữ và hình ảnh đặc đắc, giản dị “tiếng dừa xào xạc, sấu xanh ngày cuối
thu, bàng đầu đông” của nhà thơ đã chạm đến trái tim của độc giả. Tác giả cũng khéo léo sử dụng các
biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ để tăng sức hấp dẫn, biểu đạt cho bài thơ. Cùng với đó, biện pháp
tu từ khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động, gợi cảm và từ đó làm nền tảng để khơi gợi về dòng cảm
xúc của nhân vật. Đọc bài thơ, ta như được khám phá một thế giới nội dung giàu ý nghĩa trong một
hình thức tổ chức ngôn từ đặc biệt.
Xuân Diệu từng khẳng định: “Thơ là bà chúa của nghệ thuật”. Đúng vậỵ, chỉ ở trong thơ, các hình
thức nghệ thuật mới được biểu hiện rõ ràng và chân thực. Giống như sự kết hợp nhuần nhuyễn của
yếu tố tự sự và trữ tình trong đoạn trích Nghe Mưa vậỵ, chính hai yếu tố này đã làm nên chất của bài
thơ, từ đó thể hiện nỗi nhớ nhung, hoài niệm của nhân vật một cách tự nhiên nhưng lắng đọng, sâu
sắc.
1.
2.
-
Yếu tố tự sự (5 bước 3 tác dụng)
Chỉ ra: người kể chuyện, bối cảnh, nhân vật, sự việc, giọng điệu
Tác dụng: khái quát hiện thực gì? làm nền để nhân vật bộc lộ cảm xúc gì? gia tăng tính tự sự kết hợp
hài hòa với chất trữ tình tạo sự phong phú nghệ thuật biểu hiện trong thơ
BPTT (3 bước 4 tác dụng)
Chỉ rõ -> thể hiện qua từ ngữ -> nêu tác dụng
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh, miêu tả cái gì
+ Góp phần bộc lộ cảm xúc gì
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm, khiến hình ảnh thơ trở nên sinh động
+ (Liệt kê, điệp ngữ) tạo nhịp điệu
Mở bài:
“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire).Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim
người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Chính bởi
vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Mỗi tác phẩm dù ở thời kì nào đều
có khả năng tác động đến người đọc thông qua sự cộng hưởng của các yếu tố khác nhau. Và bài thơ… của thi
sĩ… đã để lại dấu ấn rõ nét trong lòng người đọc khi kết hợp nhuần nhuyễn (VĐNL)
Thân bài
1. Giới thiệu chung (tác phẩm, tác giả,xuất xứ,thể thơ, nhan đề, nhân vât chính, nội dung chính)
2. Khái quát yếu tố tự sự (người kể chuyện, bối cảnh, nhân vật, sự việc, giọng điệu)
3. Phân tích từng khổ (nội dung chính, hình ảnh BPTT, thể hiện cảm xúc, liên hệ)
4. Tác dụng yếu tố tự sự (khái quát hiện thực gì, làm nền để nhân vật bộc lộ cảm xúc gì, gia tăng tính tự
sự kết hợp cùng chất trữ tình tạo sự phong phú cho nghệ thuật biểu hiện của bài thơ)
5. Đánh giá NT: thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, BPTT, giọng điệu -> khám phá thế giới ND trong 1 hình thức
tổ chức ngôn từ đặc biệt
Kết bài:
Xuân Diệu từng khẳng định: “Thơ là bà chúa của nghệ thuật”. Đúng vậỵ, chỉ ở trong thơ, các hình thức nghệ
thuật mới được biểu hiện rõ ràng và chân thực. Giống như sự kết hợp nhuần nhuyễn của (VĐNL) trong đoạn
trích Nghe Mưa vậỵ, chính hai yếu tố này đã làm nên chất của bài thơ, từ đó thể hiện….
Download