Uploaded by Ngoc Nguyen

CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI LUẬN

advertisement
CẤU TRÚC CỦA MỘT BÀI LUẬN
Mở bài
Câu 1 (topic introduction):
dẫn dắt, giới thiệu vào đề bài
(không nên chép lại y
nguyên đề bài mà nên thay
từ hoặc cấu trúc câu khác.)
(Opening paragraph)
(2-3 câu)
Câu 2-3 (thesis statement):
đưa ra câu trả lời cho câu hỏi
trong đề bài. Câu trả lời sẽ
được trình bày cụ thể hơn
trong các đoạn phần thân bài.
Câu 1: (topic sentence): đưa
ra ý sắp phân tích trong cả
đoạn.
Đoạn 1
Thân bài (Body paragraph)
Đoạn 2
Câu 2 – 4: (supporting
sentences): hỗ trợ cho ý
chính đã nêu trong câu 1 bằng
các lập luận, dẫn chứng.
Câu 1: (topic sentence): đưa
ra ý sắp phân tích trong cả
đoạn.
Câu 2 – 4: (supporting
sentences): hỗ trợ cho ý
chính đã nêu trong câu 1 bằng
các lập luận, dẫn chứng.
Kết luận (Conclusion
paragraph)
Cần 1-2 câu: tóm tắt lại ý
chính đã nêu phần trên.
1
Ví dụ:
TOPIC: “The only way to improve the safety of our roads is to give much
stricter punishments on driving offences. To what extent do you agree or
disagree?”
Câu 1 giới thiệu
chủ điểm của bài:
phạt nặng vì an
toàn giao thông
MỞ BÀI
1 ĐOẠN
(2-3 câu)
(1) In discussion of road safety today, many
believe a crackdown on traffic eilano
violations is the key to achieving this end.
(2) Personally, although strongly support a
zero tolerance approach, there are effective
alternatives that need to be considered.
Câu 2 đưa luận
điểm trả lời cho
câu hỏi đề bài: ủng
hộ phạt nặng và
đồng thời đề xuất
các phương án
khác
Câu 1 (topic
On the one hand, immediate and
sentence): đưa ý
uncompromising sentences are deterrents to
chính sắp phân
potential law breakers.
tích trong đoạn: xử
phạt mạnh là cần
thiết.
THÂN BÀI
ĐOẠN 1
Các câu sau
(supporting
sentences): hỗ trợ
ý cho luận điểm ở
đầu đoạn: tại sao
phạt nặng lại hiệu
quả? minh chứng
cho sự hiệu quả cụ
thể là ở đâu?
The power of harsh punishments on driving
infractions lies in the punitive nature through
which delinquents will be wary of the
consequences of their offenses.
Illustrations of this can be seen in big cities,
namely New York, Coventry or Melbourne in
the late twentieth century.
The number of alcohol related accidents
recorded in these cities has fallen remarkably
since the enforcement of immediate arrest on
drunk drivers.
2
ĐOẠN 2
Câu 1 - topic
sentence: đưa ý
chính sắp phân
tích trong đoạn: có
nhiều biện pháp
hiệu quả khác để
xử lý vi phạm giao
thông.
However. I would argue that other effective
options to tackle traffic violations are
available.
Các câu sau supporting
sentences: hỗ trợ ý
cho luận điểm ở
đầu đoạn:Các
biện pháp đó là gì?
Vì sao chúng hiệu
quả?
One method would be to improve the
infrastructure in order to accommodate
appropriate traffic mobility.
It is advisable for the government to, for
example, introduce more parking lots in the
inner cities, which can clearly curb illegal
parking.
Another compelling measure is the integration
of programs guiding young road users
towards desired behaviours in the national
curriculum.
KẾT LUẬN
1 ĐOẠN
(1-2 câu)
Khẳng định lại
luận điểm đã nêu ở
mở bài: ngoài biện
pháp xử phạt nặng
ra thì còn biện
pháp khác nữa.
In conclusion, I can clearly see reasons why
harsh regulations should be embraced
alongside with other subsidiary schemes to
handle traffic offences and simultaneously
promote road safety. Practical combination of
all will undoubtedly yield phenomenal results.
1. Viết từng phần
1..1. Mở bài
Câu 1 - Chúng ta có thể giới thiệu chủ điểm của bài bằng hai cách:
Cách 1: Paraphrase topic.
Ví dụ: “Some people think that increasing the price of petrol is the best way to solve
growing traffic and pollution problems.”, ta có thể viết đoạn văn bằng các cấu trúc sau:
a. Dùng cấu trúc chủ động - bị động:
“It is thought that the price of petrol should be increased to solve growing traffic and
pollution problems.”
b. Đổi dạng từ:
3
Increasing (V - ing) → increase (N)
Solve (V) → solution (N)
“Some people think that an increase in the price of petrol is the best solution to growing
traffic and pollution problems.”
c. Sử dụng chủ ngữ giả “It”
“It is important to increase the price of petrol to solve growing traffic and pollution
problems.”
d. Dùng từ đồng nghĩa:
increasing the price of petrol = a rise in the petrol price
the best way to solve = the answer to
traffic problems = heavy traffic
“Some people think that a rise in the petrol price is the answer to heavy traffic and pollution
problems.”
Cách 2: đưa topic thành ý của người khác.
Ví dụ: “Some people say that the best way to improve public health is by increasing the
number of sports facilities. Others, however, say that this would have little effect on public
health and that other measures are required.”
è People have differing views about the best way to improve public health.”
Hoặc
è “Experts are sharply divided on the discussion of the best way to improve public health.”
Câu 2-3 - đưa luận điểm/ ý chính sẽ phát triển trong bài.
Ví dụ: “This essay will discuss in details the advantages and disadvantages of home schooling in
today's world.”
Vậy bài viết sẽ tập trung phát triển 2 ý chính: “advantages”và “disadvantages” trong thân bài
đoạn 1 và đoạn 2. Người viết có thể thêm một số cụm từ thể hiện quan điểm cá nhân như: “In
my opinion”, “In my (point of) view”. Nếu đề bài có hỏi “To what extent do you... (có “you”
trong đề bài).
I (strongly/firmly) think/ believe that …
In my opinion,
As far as I am concerned,
From my (point of) view/ In my viewpoint,
Lưu ý: nếu đã dùng “think/ believe” rồi thì không có “in my opinion”nữa.
1.2. Thân bài:
4
Người viết nên dừng ở 2 đoạn văn để tập trung diễn đạt ý ngắn gọn, cô đọng. Nếu viết sang đoạn
thứ 3 thì ý có thể thừa nhiều từ so với yêu cầu đề bài và thậm chí lan man lạc đề. Tất nhiên, vẫn
có người viết có nhiều ý nên chọn kết cấu 3 đoạn trong thân. Phương án này sẽ vẫn tốt nêu ba đoạn
đó có ý chính rõ ràng, được hỗ trợ bởi dẫn chứng đầy đủ, và các câu trong đoạn được kết nối logic
với nhau. Người viết cũng cần cân nhắc số từ mà đề bài yêu cầu để tùy chỉnh số lượng đoạn và ý
cho bài viết. Dù lựa chọn bố cục là 2 hay 3 đoạn trong thân bài, như sơ đồ trên đã chỉ rõ, mỗi đoạn
văn trong thân bài (body paragraphs) cần tuân theo cấu trúc:
Câu 1 (topic sentence): đưa ý chính sẽ phân tích.
Câu 2-4 (supporting sentences): hỗ trợ câu chủ đề sử dụng lập luận hoặc dẫn chứng.
Ví dụ:
Topic sentence:
Người viết cho rằng có 3
điều cần thiết để duy trì
nghĩa vụ quân sự bắt buộc
I believe there are three main points ubi in support of military
obligation.
Supporting sentence 1 - lợi
ích 1: Đóng góp cho đất
nước
Firstly, all countries need an armed force defending the citizens in times
of war. Hence, all residents are supposed to make some contributions.
Supporting sentences 2 lợi ich 2: Có lợi cho hệ
thống phòng thủ của đất
nước.
The second reason is more of a primary determinant to many countries.
If a country is unable to attract sufficient volunteers to the military
service, it can hardly operate as superior defence.
Supporting sentences 3 lợi ích 3: Dạy người trẻ tính
kỷ luật và trách nhiệm.
The third explanation often hailed by older generation in a society is that
military service is an effective discipline for young people. Not only
does it teach them practical and social sills but it also encourages them
to take responsibility for themselves and others. A society with
compulsory military service will, therefore, enjoy enhanced security.
Thay vì việc dùng “the second reason” hay “the third explanation” thì người viết có thể dùng
“Secondly" , “Thirdly”cũng là một cách hiệu quả để liệt kê các ý bố trợ. Điều quan trọng là các
ý diễn đạt cần có liên từ thích hợp kết nối, giúp cho câu văn mạch lạc, nhuần nhuyễn hơn.
5
Một số liên từ có thể dùng trong thân bài gồm:
Bổ sung, thêm ý
Ý đối nghịch
Thứ tự lần lượt
theo thời gian
Nguyên nhân
và hệ quả
Minh họa
And
But
Next
Because
For example
Moreover
However/
Nevertheless
Then
As
For instance
First(ly)/
Since
Such as
Second(ly)...
For
As revealed by
First of all
So
In the case of
in spite
of/despite/
albeit/
Notwithstanding
To start/begin
with
Thus
Accordingly
Hence
In particular
Consequently
Particularly
Instead of/ in
lieu of
First and
foremost
Subsequently
Except (for)
For one thing
For that reason
To be more
specific
Alternatively
Last but not least In turn
Unless
Lastly
Likewise
Otherwise/
Meanwhile
Finally/
Eventually
Additionally
While
Furthermore
Besides
Also
As well as
Let alone
Similarly
Like
Too
In addition
Even
By the way
Whereas
Although/
(Even) though
In the first place
As a result (of)
Specifically
In other words
That is to say
Unlike
On the other
hand/ On the
contrary/
Contrary to...
Yet
Even so
6
1.3. Kết luận
Người viết chỉ cân dùng 1-2 câu nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài (trình bày đoạn văn lần
nữa). Không đưa các thông tin mà đề bài không yêu cầu. Điều này lại trái với tư duy viết văn của
học sinh Việt Nam là đã viết thì cứ phải mở rộng ý ra hết sức có thể vì đoạn kết ở đây cần được
dùng để chốt lại ý để tổng kết.
Ví dụ:
Đề bài “What are the causes and effects of noise pollution in metropolitan cities?”
Kết bài chỉ cần nêu những ý đã nói ở trên theo yêu cầu của đề bài rằng:
“In summary, several underlying reasons (such as....) and consequences of noise pollution (like…)
in metropolis have been mentioned in this essay” (“cause” đổi thành “reasons”, “effects” đổi thành
“consequences") LÀ ĐỦ. Người viết có thể chỉ cần viết lại ngắn gọn câu hai phần mở bài – “thesis
statement”hoặc bố sung thêm các ý đã liệt kê trong đoạn thân bài cũng được. Không cần mở rộng
thêm những câu như “Solutions need to be implemented to handle noise pollution” vì đề bài
chỉ yêu cầu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm âm thanh chứ không đòi hỏi giải pháp từ người
viết.
Một số cách viết mở đầu cho kết luận:
In summary
To summarize
In conclusion
To conclude
Một số cách khác như “In a nutshell/ “To recapitulate”chưa đủ trang trọng, nên hạn chế dùng.
2. Cách tính điểm
Nhìn chung, ở mỗi kì thi hàng năm, tiêu chí chấm và biểu điểm từng phần lại có những sự thay đổi
nhất định. Tuy nhiên, tựu chung lại, bốn tiêu chí lớn để đánh giá một bài viết như sau:
Đáp ứng yêu cầu (Task response): Đánh giá xem liệu câu trả lời cho câu hỏi đề bài có trong phần
mở bài, có đủ ý tưởng phù hợp để minh họa, dẫn chứng, ví dụ cụ thể … hay không. Độ dài của cả
bài có phù hợp hay không.
Ngôn từ sử dụng (Lexical resource): Đánh giá xem từ vựng có linh hoạt, chính xác, đa dạng để
phát triển câu hay không → nên dùng từ mang tính học thuật chứ không dùng văn nói, nên viết
câu phức, câu ghép khoảng hai dòng (tối đa là ba dòng) nhưng kỹ thuật này đòi hỏi người viết phải
chắc ngữ pháp. Nếu không sẽ mắc lỗi câu (Giải thích phần 7.1).
7
Tính chặt chẽ và mạch lạc (Coherence & cohesion): Đánh giá xem bài viết có lô-gic hay không.
Có trả lời đầy đủ câu hỏi đế đưa ra hay không. Có chặt chẽ hay bị lan man, đưa ra ý tưởng không
phù hợp hay không.
Ngữ pháp và từ vựng (Grammatical Range & Vocabulary): Chấm xem liệu người viết có dùng
đúng ngữ pháp, từ vựng ở ngữ cảnh đưa ra trong bài hay không.
3. Những nguyên nhân khiến học sinh mất điểm
3.1. Từ vựng
3.1.1. Từ vựng không mang tính học thuật
Người viết cần tránh sử dụng các từ “really" ; ”very" ; “a lot” , “so” , “of course” vì đây là những
từ không mang tính học thuật, thường được sử dụng trong văn nói nhiều hơn. Vì thế, ta cần tìm
những từ hoặc cách diễn đạt tương đương.
Ví dụ:
Many students think that the university entrance exam is very difficult. (có “very” là không nên")
Many students think that the university entrance exam is challenging (nên dùng)
Với “really" ; “very”chúng ta có thể sử dụng “definitely/extremely/ absolutely". Ngoài ra ta có thế
dùng tính từ khác thay cho “very” như sau:
8
MỘT SỐ CỤM TỪ THAY THẾ
Tránh dùng “very”
Nên dùng
Tránh dùng “very”
Nên dùng
afraid
terrified/ fearful
neat
immaculate
angry
furious
noisy
deafening
bad
awful
old
ancient
beautiful
gorgeous/ exquisite
perfect
flawless
big
massive/ immense
powerful
compelling
bright
luminous/ dazzling
poor
destitute
busy
swamped
quiet
silent
capable
accomplished
risky
perilous
cheap
stingy
roomy
spacious
clean
spotless
old
ancient
clever
brilliant
rich
wealthy/ affluent
clear
obvious
rude
vulgar
cold
freezing
serious
solemn
colorful
vibrant
shy
timid
confused
perplexed
small
tiny
conventional
conservative
soft
downy
dirty
filthy/squalid
special
exceptional
dry
arid/parched
strong
certain
easy
effortless
stupid
unyielding
exciting
exhilirating
tasty
idiotic
expensive
costly/exorbitant
thin
delicious
fat
obese
gaunt
9
MỘT SỐ CỤM TỪ THAY THẾ
Tránh dùng “very”
Nên dùng
Tránh dùng “very”
Nên dùng
fast
quick
talented
gifted
fierce
ferocious
tall
towering
funny
hilarious
thirsty
parched
good
superb/ terrific
tired
exhausted
happy
elated/jubilant/
ecstatic
ugly
hideous
unhappy
miserable
valuable
precious
upset
distressed
weak
feeble/ frail
heavy
high
hot
hungry
leaden
soaring
sweltering/ scalding
ravenous/ starving
wet
soaked
crucial/ essential/
vital
willing
eager
captivating
wicked
villainous
interesting
colossal
wide
expansive
large
vivacious
wise
sagacious
lively
lengthy/ extensive
worried
distressed/ anxious
long
adored
important
loved
Với “a lot”chúng ta có thể sử dụng:
much/ a great amount of (trước danh từ không đếm được)
hoặc
many/ a great number of (trước danh từ đếm được).
Với “so”(vì vậy, vì thế), chúng ta có thể sử dụng “hence/ therefore/ thus” để thay thế.
Với “of course” (rõ ràng là), chúng ta có thể thay bằng:
10
• it is true that...
• it is apparent that...
• it is evident that...
• it goes without saying that...
• it cannot be denied that....
• it is undeniable that...
3.1.2. Từ vựng hiếm nhưng dùng sai hoặc sắp xếp trật tự từ sai (collocation)
Nhiều khi, để gây ân tượng với người châm, thí sinh có nỗ lực học từ vựng học thuật để áp dụng
trong bài viết. Đây là một con dao hai lưỡi vì: nếu dùng đúng dạng thì sẽ gây được hiệu ứng tích
cực lên người chấm; nhưng nếu dùng sai thì người chấm sẽ trừ nặng. Ngoài ra, từ vựng mang năng
tính học thuật cũng cần ăn khớp với nội dung toàn bài. Mục đích chính vẫn là tạo ra một bài viết
mạch lạc, đủ ý, thuyết phục chứ không chỉ là sự phô trương về ngôn từ. Thêm vào đó, dùng sai kết
hợp từ sẽ khiến bài viết trở nên khó hiểu với giám khảo là người bản ngữ.
Ví dụ:
This essay will solve the issue of unemployment to maintain sustainable development of a country.
“Solve the problem” thì đúng còn “issue” thì phải là “resolve the issue".
3.1.3. Dùng từ tuyệt đối (extreme words)
“Extreme words” là các từ mang tính tuyệt đôi, chẳng hạn như “all/ every...". Nếu dùng các từ
này, bài viết sẽ bị coi là không khách quan.
Chẳng hạn khi viết về vai trò của việc đọc sách, có bạn viết rằng:
“Everyone knows that reading books is necessary".
Từ “Everyone” trong câu trên bị coi là không khách quan vì không chắc tất cả mọi người, tính cả
giám khảo, đều nghĩ như người viết. Tóm lại. khi viết bài, người viết có thể thấy có một điều gì đó
rất đúng mà có lẽ ai cũng nghĩ như vậy, tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa cách nghĩ của mình
bằng các từ tuyệt đối (extreme words) như trên. Người viết có thể vẫn nhấn mạnh được điều mình
muốn nói bằng cách thêm vào trước các “extreme words”kia một số từ mang tính giảm nhẹ, chẳng
hạn như:
- It seems/is likely/ that everyone knows that reading books is necessary. (dường như)
- Seemingly everyone knows that reading books is necessary. (có vẻ như)
- Almost / nearly everyone knows that reading books is necessary. (hầu hết/(gần như tất cả)
3.2. Ngữ pháp
11
3.2.1. Dùng phân từ không phù hợp (Dangling participles)
Trường hợp này thường xảy ra ở những câu rút gọn. Nếu hai vế có chung chủ ngữ, người viết có
thể rút gọn thành động từ thêm “-ing” (dạng chủ động) hoặc quá khứ phân từ (dạng bị động). Lỗi
sai xảy ra khi vế trước và về sau mang hai chủ ngữ khác nhau.
Sai: Going out of the room, his friends came in.
Câu gốc là “When he went out of the room, his friends came in” thì “he” và “his friends”chỉ 2 chủ
ngữ khác nhau.
Sai: Deprived of their rights, the uprising occurred on an escalating level.
Câu gốc là”As the farmers were deprived of their rights, the uprising occurred on an escalating
level.” "Farmers”là chủ ngữ vế 1 khác với chủ ngữ vế 2 là “uprising”nên không thể dùng chung
được.
3.2.2. Câu bị đứt đoạn (Sentence Fragment)
Câu bị đứt đoạn, không hoàn chỉnh. Đây là một lỗi thường gặp khi ngữ pháp câu của người viết
còn hạn chế. Theo định nghĩa về câu trong tiếng Anh, chủ ngữ và động từ là không thể thiếu. Vậy,
việc thiếu các yếu tố cơ bản cấu thành nên câu khiến câu mất đi nghĩa.
Ví dụ 1:
Sai: Working very hard on weekdays.
(Thiếu động từ, “working very hard on weekends” là cụm danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ).
Đúng: Working on weekdays is very hard. ("Working” đóng vai trò làm chủ ngữ, “is”là động từ
“to be")
Ví dụ 2:
Sai: As some students are distracted by mobile games when studying at home
(mệnh đề sau “As”– “Bởi vì”là mệnh đê phụ thuộc vì chỉ lý do, do đó cần có mệnh đề độc lập chỉ
kết quả đăng sau thì mới đúng ngữ pháp)
Đúng: As some students are distracted by playing mobile games when studying at home, their
academic performance at school may be poor. ("Their academic performance...” là mệnh đề độc
lập chỉ kết quả của mệnh đề phụ thuộc “As”- “bởi vì")
3.2.3. Câu quá dài (Run-on sentences)
Đây là lỗi khi người viết dùng một loạt mệnh đề độc lập nhưng lại thiếu liên từ hoặc dấu câu không
hợp lí. Dấu chấm phẩy có thể được dùng để ghép mệnh đề độc lập.
Ví dụ 1:
Sai: Playing football is a great way to stay in shape, it requires its players to consume a huge
amount of energy.
12
Đúng: Playing football is a great way to stay in shape because it required its players to consume a
huge amount of energy.
hoặc
Playing football is a great way to stay in shape; it requires its players to consume a huge amount
of energy.
Ví dụ 2:
Sai: He is good at listening skills, however, his speaking skills are relatively bad.
Đúng: He is good at listening skills; however, his speaking skills are relatively bad.
3.2.4. Câu quá cụt (Choppy sentence)
Câu không hẳn là sai về mặt ngữ pháp, thậm chí là rất đúng nhuưng nghe cụt lủn. Vấn đề là khi
người chấm đọc một loạt những câu đơn quá ngăn, người viết sẽ bị trừ điểm do “nghèo nàn trong
cách thế hiện". Thay vào đó, ta nên dùng câu ngắn đan xen với những câu ghép, câu phức gồm
nhiều thành phần: mệnh đề quan hệ, cụm danh từ...để câu theo chuẩn văn phong viết học thuật
hơn.
Ví dụ:
Không nên: In today's world, there is a boom of entertainment. One of the most popular form of
it is online games. This needs proscribing forthwith. It is considered a kind of social malady.
Nên: In today's world, there is a boom of entertainment, one of the most popular form of which is
online games, gaming is considered a kind of social malady that needs proscribing forthwith.
(Người viết đã dùng một loạt mệnh đế quan hệ để nối những câu có chung thành phần.)
3.2.5. Câu lộn xộn (Sprawl sentence)
Trái ngược hoàn toàn với lỗi câu quá cụt (choppy sentence) bên trênh đây là lỗi xảy ra khi người
viết ôm đồm quá nhiều mệnh đề độc lập ghép vào một câu, lạm dụng quá nhiều liên từ, từ nổi
khiến người đọc bị loạn, không rõ đâu là mệnh đề chính / phụ nữa. Một nguyên nhân nữa khiến
cho câu khó hiểu là vì kết cấu câu rời rạc khi quá nhiều câu được dùng mà ngữ pháp không chặt
chẽ. Do đó, người viết nên tách thành vài câu ngắn hơn nhưng đừng quá ngắn kẻo phạm lỗi
“choppy sentence”ở trên.
Không nên: In case we go on holiday during Tet, we ought to set up appropriate plans at least a
month in advance, so in order to do this, we should write down a to-do list as soon as possible,
which is quite important in any trip, so as not to miss anything.
Nên: In case we go on holiday during Tet, we ought to set up appropriate K ot least a month in
advance. In order to do this, we should write doun a to-do list as soon as possible so as not to miss
anything, which is quite important in any trip.
13
3.2.6. Cấu trúc không ngang hàng (Non-parallel structures)
Đây là lỗi cũng rất phổ biến khi viết tiếng Anh học thuật. Trong tư duy người Việt, sau những từ
như “và” “nhưng” “hoặc"...thì chỉ cần đủ ý là được. Trong tiếng Anh, từ trước và sau những từ
trên “and” “but” “or"phải cùng tuân theo một quy luật về ngữ pháp và cấu trúc. Giả sử, trước
“and”là danh từ thì sau “and”cũng phải là danh từ.
Sai: I suggest having a medical check-up at least twice a year and avoid smoking at all costs.
Đúng: I suggest having a medical check-up at least twice a year and avoiding smoking at all costs.
(trước “and” thì có “having” vì thế sau đó cũng cần có động từ thêm “-ing”đồng vai trò tương
đương như vế trước)
3.2.7. Những lỗi sai ngữ pháp khác
Sai thì động từ, dùng sai giới từ, cấu trúc câu...là những lỗi người viết có thể mắc. Điều này cần
người viết phải ôn luyện thật chắc từng chuyên đề ngữ pháp trước khi viết bài. Bên cạnh đó, dùng
sai quy tắc hòa hợp chủ vị là một lỗi tương đối hay gặp khi người viết quên hoặc không xác định
được lúc nào cần dùng số ít/nhiều hoặc chủ ngữ 1 hoặc chủ ngữ 2. Sau đây là một số quy tắc hòa
hợp chủ ngữ - vị ngữ cơ bản:
- Nếu các chủ ngữ nối với nhau bằng “and” chỉ 2 đối tượng riêng biệt thì động từ được chia ở số
nhiều.
Ví dụ: Tim and Tom are good friends. (chỉ hai người bạn riêng biệt)
Nếu các chủ ngữ nối nhau bằng “and” và diễn tả cùng một ý tưởng thì động từ được chia ở số ít.
Ví dụ: Bread and paste is my favorite breakfast. (chỉ một món là bánh mì pate)
- Nếu các chủ ngữ nổi với nhau bằng “or", “nor", “neither.... nor", “either...or", “not only...but
also” thì động từ chia theo chủ ngữ gần nhất.
Ví dụ:
Neither Mary nor her friends are here.
Neither her friends nor Mary is here.”
- "Every, each” đi kèm với danh từ số ít, thì động từ chia ở số ít. Các chủ ngữ có “every, each”nối
với nhau bằng “and” thì động từ chia ở số ít.
Ví dụ: Each boy and each girl has different opinions.
+ Many + a + danh từ số ít được coi như “Every, each”
Ví dụ: Many a student loves playing football.
- Chủ ngữ, các danh từ được nôi với nhau bởi “as well as", “no less than", “together with", “along
with",“accompanied by” thì động từ chia theo chủ ngữ thứ nhất.
14
Ví dụ:
Mr. John, together with his students, is tired.
His students, together with Mr.John, are tired
- None of One of, Each of, Every of, Either of + danh từ số nhiều + thì động từ chia ở số ít.
Ví dụ: One of my friends is coming here.
- Từ chỉ số lượng (Half, %...) + of danh từ số ít/không đếm được + động Insb poudn từ chia dạng
số ít.
Từ chỉ số lượng (Half, %...) + of danh từ số nhiều + động từ chia dạng số nhiều.
Ví dụ:
Half of the students are absent.
Half of the population is infected with this disease
- The number + danh từ số nhiều + động từ chia số ít (Số lượng những..)
- A number + danh từ số nhiều + động từ chia số nhiều (Một số những...)
Ví dụ:
The number of dogs is increasing.
A number of dogs are as big as lions.
- Một số từ dạng số nhiều (kết thúc =“s"/"es") nhưng bản chất số ít thì luôn chia động từ dạng số
ít.
+ Môn/ngành học: Mathematics, Physics, Economics, Linguistics... C.T
+ Bệnh tật: Measles, Mumps, Rabises, Diabetes, Rickets,...
+ Thể thao: Athletics, Aerobics,...
+ Một số từ khác: News, Politics, Electronics,…
Ví dụ:
The news is spreading fast.
- Một số từ có dạng số ít (không kết thúc =“s""es") nhưng bản chất số nhiều thì luôn chia động từ
dang số nhiều. (people, police, cattle, the + quốc tịch, the + adj...)
Ví dụ:
The British are conservative in general.
15
The poor outnumber the rich.
- Chủ ngữ là những danh từ chỉ tập hợp, tập thể (family, class, school group, team, government,...)
thì động từ chia số ít nếu chỉ tổng thể, động từ chia số nhiều nếu nhấn mạnh vào từng cá nhân
trong tổng thế đó.
Ví dụ:
My family opens a restaurant. (Cả nhà tôi cùng mở một nhà hàng.)
My family open a restaurant. (Mỗi người trong gia đình đều mở một nhà hàng.)
- Các danh từ chỉ sự đo lường, tiền bạc, thời gian... thì động từ luôn chia số ít.
Ví dụ:
304 billion VND is the record prize claimed by a Vietlott winner.
- Nếu sử dụng chủ ngữ giả “It”thì động từ sẽ chia theo chủ ngữ chính trong cấu trúc câu chẻ.
Ví dụ:
It is her students who/that often tease her.
3.3. Văn phong
3.3.1. Viết tắt
Do văn phong tự do cho phép viết tắt, người viết không để ý quy tắc này. Đây là điều chắc chắn
khiến người viết bị mất điểm vì văn phong tiếng Anh học thuật không chấp nhận viết tắt.
Viết tắt
Viết đúng
I'm - I ain't
I am (not)
He- She - It's/isn't
He - She - It is (not)
You- We- They're/aren't
You - We - They are not
can't
cannot (viết liền)
‘d
would/should/had (tuỳ ngữ cảnh)
won’t/shan’t
will not/shall not
gonna/wanna
going to/want to
3.3.2 Đặt câu hỏi
16
Lỗi này rất hay gặp khi người viết chưa có nhiều kinh nghiệm viết văn học thuật. Người viết văn
mang nặng tư duy khi viết văn tiếng Việt, răng nên đặt câu hỏi để cho câu nghe luyến láy tu từ
hơn. Trong văn viết tiếng Anh, người chấm cần câu trả lời từ phía người viết cho câu hỏi từ đề bài
chứ không cần trả lời câu hỏi của người viết. Người chăm cần chấm ý của người viết chứ không
có trách nhiệm trả lời câu đó.
Ví dụ:
There are many reasons why the Internet is important. Why? Firstly,... (“Why”là hoàn toàn thừa,
nên bỏ luôn)
3.3.3. Chép y nguyên đề
Nhiều người viết bị ảnh hưởng của văn tiếng Việt là luôn phải chép lại đề bài cẩn thận vào phiếu
trả lời để khỏi bị mất điểm trình bày. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến người viết bị trừ điểm vì người
chấm cho rằng: người viết vốn từ yếu, không viết lại được. Do đó, khi viết lại đề, người viết cần
viết lại chứ không chép lại đề.
Ví dụ:
“Nowadays, many teenagers no longer trust their parents but they turn to their friends for advice.
What are the reasons?”
Nếu chép lại y nguyên câu “Nowadays...” thì chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Thay vào
đó, có thể viết lại rằng:
“In this day and age, there exist several reasons related to the issue of teenagers ' confiding in peers
in lieu of their biological parents”.
3.3.4. Đoạn quá dài hoặc quá ngắn
Đây là lỗi thường thấy ở những đề có hai ý để hỏi. Người viết quá chú tâm vào một đoạn ở phần
thân bài, dẫn tới việc không đủ thời gian để viết đoạn còn lại trong phân thân bài. Giả sử để hỏi
“reasons”và “solutions”thì đây là hai ý có tâm quan trọng ngang nhau, do đó độ dài hai đoạn cũng
cần tương đương chứ không thế một đoạn dài tận 10 đến 15 dòng nhưng đoạn còn lại chỉ 4-5 dòng
được.
3.3.5. Sai kết cấu (nhầm tiểu luận và đoạn văn)
Lỗi này thí sinh thi IELTS thường ít phạm phải vì người viết được định hướng thi, quen với format
thi phần nào rồi. Với những người chưa thi bao giờ hoặc không quen với các bài thi chuyên, điều
này vẫn có thể xảy ra. Viết đoạn văn thì chỉ có một đoạn, không được xuống dòng trong khi viết
tiểu luận gồm nhiều đoạn thì phải có xuống dòng. Nếu sai kết cấu bài, người viết sẽ bị trừ điểm rất
nặng.
3.3.6. Dùng lối nói cá nhân “you”
17
Nhiều học sinh quen dùng “you” trong bài văn của mình. Đây là điêu không nên vì “you” khiến
người chấm liên tưởng là đang nhắm tới chính người chấm, như đang dạy bảo họ cần làm thế này
thế nọ. Dùng “you”còn khiến câu văn trở nên thân mật quá, giống như bạn bè nói chuyện thân mật
với nhau chứ không còn khiến đoạn văn mang tính học thuật nữa. Để đảm bảo tính chính luận,
khách quan của bài viết, tác giả nên dùng ngôi “we” hoặc chủ ngữ giả như “it". Tất nhiên, nếu đề
có hỏi “your opinion on sth”thì dùng “I”được.
3.3.7. Bắt đầu câu bằng”and",”but",”so”
Đây là văn viết chứ không phải văn nói. Vì thế, nếu”and”"but”đứng đầu câu là sai ngữ pháp vì
chúng là từ nổi mệnh đề, đặt ở giữa câu.
3.3.8. Lạm dụng thành ngữ (idiom) hoặc cụm động từ (phrasal verb)
Nhiều học sinh thi chuyên đã dành nhiều thời gian ôn luyện phrasal verb và idiom nên áp dụng
luôn vào bài viết. Đây là điều không nên vì hai dạng trên phù hợp cho văn nói hoặc lối viết hoa mĩ
trong văn thơ hơn là những bài viết học thuật có tính trang trọng cao.
3.3.9. Đưa ra những dẫn chứng không đủ sức thuyết phục.
Các câu trong phần thân bài cần có những đàn chứng thuyết phục người chấm tin vào luận điểm
người viết đã đưa ra. Tuy nhiên, không phải dẫn chúng nào cũng có sức thuyết phục. Dưới đây là
hai dạng dẫn chứng điển hình như vậy
Dạng 1: Dẫn chứng chủ quan lấy từ kinh nghiệm, trải nghiệm riêng của người viết
Ví dụ: Having hair dyed is a common trend in today's world. For example, my friend, Quynh,
dyed her hair in pink last week.
Nhân vật “Quỳnh” là 1 nhân vật quả mang tính cá nhân khiến người đọc điển hình như vậy: không
thể nắm bắt được đây là ai
Dạng 2: lấy số liệu, dẫn chứng quá cụ thể.
Về sau, khi học đại học, trong quá trình làm nghiên cứu, các em có thể tìm thông tin từ rất nhiều
nguồn: Internet, báo, đài,... để bổ sung dữ liệu vào bài viết của mình. Nhưng ở đây, xét trong
trường hợp khi đi thi, các em không có đủ thời gian để tra cứu thông tin vì không được dùng bất
kì tài liệu nào cả. Vậy thông tin về số liệu lấy ở đâu ra? Nếu số liệu quả cụ thể, chi tiết, người chấm
sẽ cho rằng thí sinh đang bịa số liệu. Ví dụ: Cancer is a serious disease in today's world. For
example, a record number of 94,000 cases die every year in Vietnam only.
Câu hỏi đặt ra là, con số 94,000 lấy ở đâu ra? Con số này có thể được lấy dễ dàng trên mạng
Internet nhưng nếu xét về hoàn cảnh như trên, việc nhớ được tường tận chi tiết như vậy là rất khó
khăn. Do đó, muốn dẫn chứng số liệu người viết nên viết dạng ước chừng “approximately,
roughly,”about”; số liệu thì nên viết” less / fewer / more than..”thì sẽ hợp lý hơn.
3.4. Viết thế nào để được điểm cao?
Như trong phần 6 đã nêu về cách tính điểm của một bài luận, để được điểm cao thì điểm thành
phần tạo thành điểm tổng cũng phải cao. Do đó, một bài luận được điểm cao là khi:
18
- Đáp ứng yêu cầu (Task response): trả lời được rõ ràng, rành mạch câu hỏi trong đề bài bằng
những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
- Ngôn từ sử dụng (Lexical Resources): dùng từ không bị lặp, không sai chính tả, đúng ngữ cảnh,
dùng được từ có độ khó cao cao. Từ được biến đổi dạng hợp lí.
- Tính chặt chẽ và mạch lạc (Coherence & Cohesion): viết liền mạch, logic, không rời rạc bằng
các liên từ thích hợp. Các câu có sự kết hợp khéo léo: câu đơn, câu phức, câu ghép.
- Tính chính xác về ngữ pháp (Grammar Accuracy): ngữ pháp dùng tốt, không sai sót dưới bất
kì dạng gì.
19
Download