Uploaded by TRÚC HOÀNG ANH

TƯ DUY DỊCH VỤ

advertisement
TƯ DUY DỊCH VỤ
I.Định nghĩa
1. Tư duy dịch vụ là gì?
Tư duy dịch vụ là phụng sự, phục vụ người khác tốt nhất có thể.
2. Tầm quan trọng của tư duy dịch vụ:
- Khi bản thân hoặc quốc gia đã thực hiện tư duy dịch vụ tốt nhất thì chính bản thân họ sẽ
trở nên giàu có vì họ luôn biết rằng người họ tương tác cần gì để phục có thể phục phụ
nhanh chóng và tốt nhất mang lại nguồn lợi nhuận cho bản thân và các sản phẩm hay dịch
vụ mà họ cung cấp sẽ không bao giờ là lỗi thời hay chậm phát triển.
- Đất nước thì giàu mạnh thịnh vượng vì đất nước luôn luôn biết cách khai thác tài nguyên
của chính quốc gia mình từ những tài nguyên đó họ có thể phục vụ các quốc gia nào làm
việc với chính quốc gia đó và thu hút được sự đầu tư của các quốc gia trên thế giới đầu tư
vào để họ nhận được sự phụng sự, phục vụ tốt nhất có thể.
- Quốc gia phồn thịnh với châm ngôn vì dân phục vụ, quốc gia phục vụ phụng sự cho nhân
dân tốt nhất có thể, luôn luôn lắng nghe lời góp ý của nhân dân và sẵn sàng giúp đỡ nhân
dân khi gặp thiên tai, bệnh tật từ đó quốc gia và nhân dân luôn luôn đồng hành và cùng
nhau thực hiện chí hướng.
II.Một số công thức về tư duy dịch vụ
1. Công thức thực hiện dịch vụ:
Nếu vẫn còn loay hoay chưa biết cách phục vụ, phụng sự tốt nhất thì một công thức căn
bản cần có sẽ được xem kim chỉ nam không thể thiếu. Qua quá trình phát triển và đút kết
con người đã đưa ra một công thức chung cho dịch vụ bao gồm: thái độ, nghệ thuật xử lý
và quy trình thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Công thức:
Tư duy dịch vụ = Thái độ + Nghệ thuật xử lý + Quy trình thực hiện
1.1. Thái độ
Con người sinh ra là để tương tác và một khi bạn hiểu đúng và biết cách tương tác thì
dường như tất cả đều trở nên dễ dàng, cơ hội và sự thành công cũng rộng mở. Một tư duy
dịch vụ tốt là biết cách tương tác, một thái độ vui vẻ, tràn đầy năng lượng chính là nguồn
gốc lan truyền tạo nên sự thoải mái với người tương tác.
Sự chỉnh chu luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng có tầm ảnh hưởng đáng kể đến kết
quả của một tư duy dịch vụ tốt. Sự chỉnh chu bao gồm 3 kỹ năng tác động đến “ngũ giác”
của con người
+ View to skill - vẻ bề ngoài Luôn luôn chỉnh chu trong cách ăn mặc phù hợp với từng
hoàn cảnh, tình huống và đối tượng tương tác vì theo như nghiên cứu cho thấy 7 giây đầu
quyết định 90% việc người khác có thiện cảm với bạn hay không. Bên cạnh đó, còn lưu ý
về gương mặt luôn luôn mỉm cười, tác phong tự tin và lịch thiệp, cử chỉ lời nói khiêm tốn
và có chừng mực.
+ Voice - Giọng nói Điều chỉnh âm lượng trung bình, lời nói rõ ràng để có thể truyền đạt
thông tin tốt nhất, biết cách nhấn mạnh những điều quan trọng cần chú ý và đôi khi cần có
khoảng lặng để người khác tiếp nhận thông tin hiệu quả tránh bị nhiễu thông tin.
+ Smell - mùi cơ thể Đôi khi một mùi hương đặc biệt chính là lý do giúp người khác nhớ
đến bạn và muốn được giao tiếp, gặp gỡ nhiều hơn đây là sợi dây duy trì mối quan hệ bền
vững.
Ở Việt Nam có những doanh nghiệp hoặc các brand nổi tiếng về thái độ phục vụ rất tốt đó
là Thế giới di động, Điện máy xanh hay chuỗi nhà hàng Hadilao: các nhân viên ở đây được
đào tạo một cách chuyên nghiệp từ khâu bảo vệ đến các nhân viên bán hàng, phục vụ. Kim
chỉ nam của họ là không phân biệt khách hàng dù đó là một khách hàng đến sử dụng dịch
vụ, mua sản phẩm hay một khách hàng đến bảo hành đổi trả hoặc đến tham khảo sản phẩm
cũng được phục vụ tốt như nhau. Một thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tận tụy luôn là những
gì mà khách hàng nhắc đến về Thế giới di động, Điện máy xanh và Hadilao.
1.2. Nghệ thuật xử lý
Một người có thể thành công hay không phụ thuộc ở mức độ hài lòng của người khác đối
với mình. Sự chân thành sẽ được thể hiện qua hành vi cũng như cách cư xử của một cá
nhân đối với cá nhân, một cá nhân đối với một nhóm người. Nói cụ thể hơn là hành vi chăm
sóc của nhân viên đối với khách hàng.
Sự trải nghiệm của khách hàng là những gì đọng lại sau tất cả các lần tương tác của họ với
thương hiêu được đánh giá bởi cảm xúc. Cảm xúc góp phần quyết định rằng trải nghiêm là
tồi tê ̣ hay tuyêt vời, đồng thời nó cũng cho bạn thấy được rằng, dịch vụ ̣ mà doanh nghiêp
đang cung cấp ở mức đô ̣ nào. ̣
Để làm rõ hơn, cùng tìm hiểu về thang các cấp đô dịch vụ của Ron Kaufman.
Hiểu được tâm lý người khác được xem là chìa khóa trong nghệ thuật xử lý để từ đó tự
đánh giá lại cấp độ dịch vụ đang có và có những bước cải thiện. Cuộc sống sẽ chẳng bằng
phẳng và sẽ có rất nhiều thử thách cũng như trong quá trình dịch vụ luôn luôn tồn tại những
người khó tính, luôn có những trường hợp xấu xảy ra không thể lường trước được. Vậy đặt
mình dưới góc độ đó hướng giải quyết của một người có tư duy dịch vụ tốt sẽ như thế nào?
Một nhà văn nổi tiếng Vương An Thạch từng nói “thường giây phút không nhẫn, mà sinh
ra tại vạ rất to”. Điều đó đồng nghĩa với việc hãy luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và
thử thách chỉ khi đó ta mới có cách giải quyết đúng đắn và chuyên nghiệp nhất.
Ví dụ ở trường hợp gặp một khách hàng khó tính thì 6 điều cần làm chính là:
1. Tôn trọng khách hàng
2. Lắng nghe khách hàng
3. Thể hiện sự am hiểu và đồng cảm
4. Đừng đổ lỗi cho khách hàng
5. Hãy làm sáng tỏ mọi việc
6. Nói lời cảm ơn
1.3. Quy trình thực hiện
Mỗi cá nhân sẽ có những năng lực khác nhau được đo lường trên kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm… và các phẩm chất khác cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một tư duy dịch vụ
tốt sẽ có những đút kết cá nhân riêng những bài học và quy tắc để áp dụng và thực hành.
“Nếu khách hàng hạnh phúc thì họ sẽ quay lại” đây là một câu nói hay mà các nhà kinh
doanh cần phải ghi nhớ. Nếu doanh nghiệp của ta đảm bảo khách hàng sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ với nụ cười trên môi, khi đó khách hàng có khả năng sẽ quay lại và chi
nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp của ta.
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những quy trình thực hiện khác nhau dựa trên tình hình
hoạt động cũng như thực tế của công ty, doanh nghiệp đó. Cách áp tư duy dịch vụ có hiệu
quả không thì năng lực cũng là yếu tố quyết định cách hiểu và cách áp dụng thông thái của
mỗi cá nhân mà có những kết quả khác nhau.
2. Chất lượng của dịch vụ
2.1. Công thức giá trị khách hàng
Giá trị = Lợi ích cá nhân – (Chi phí + Phiền toái)
2.2. Chất lượng dịch vụ khách hàng mong đợi






Được chào đón
Được tôn trọng
Cảm thấy mình là quan trọng
Cảm thấy thoải mái
Cảm thấy an toàn
Người khác hiểu mình
=> 5 yếu tố quy định chất lượng dịch vụ đó là
1. Uy tín: làm và giữ đúng những điều đã hứa, đã ghi ra
2. Trách nhiệm: Sẵn sàng giúp đỡ và thực hiện ngay những yêu cầu của khách hàng;
luôn nhận trách nhiệm về mình
3. Đảm bảo: Sự hiểu biết và khả năng của nhân viên làm cho khách hàng tin tưởng
4. Cảm thông: Quan tâm cá nhân khách hàng
5. Yếu tố hữu hình: phương tiện, dụng cụ phục vụ, nhân viên, phong cảnh, trang trí…
Một minh họa để xem sự quan trọng của việc hiểu tâm lý khách hàng các yếu tố khác
nhau như: Yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, yếu tố cá nhân, yếu tố văn hóa Một tình huống
cụ thể thông qua câu chuyện thực tế về bài học tư duy dịch vụ của hai hãng xe nổi tiếng
là UBer và Grab:
Uber và Grab đều là hai hãng cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải thông qua ứng
dụng công nghệ, trong đó Uber được đánh giá cao và lớn mạnh hơn Grab vì nó phổ
biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Uber lại thất bại thảm hại ở thị
trường Việt Nam, trong khi Grab lại phát triển vô cùng nhanh chóng và thâu tóm cả
Uber để trở thành một hãng cung cấp các dịch vụ đi lại và vận chuyển thịnh hành nhất
tại thị trường Việt Nam.
Khi xét hành vi tiêu dùng ở thị trường Việt Nam, ở yếu tố văn hóa Uber đã mắc phải
sai lầm. Việc không am hiểu văn hóa và những đặc điểm, thói quen tiêu dùng địa
phương là lý do khiến Uber thất bại khi thâm nhập vào Việt Nam. Định vị dịch vụ của
Uber là hãng xe công nghệ hạng sang với xu hướng nhắm đến phân khúc khách hàng
có mức thu nhập từ trung bình đến cao nên lúc bấy giờ Uber chỉ kinh doanh dịch vụ
taxi, xe ô tô và chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này là dẫn đến sự thất
bại ngay từ đầu cho Uber trên thị trường Việt Nam vì người Việt Nam có thói quen sử
dụng tiền mặt là chủ yếu. Trong khi đó, với sự nghiên cứu hành vi tiêu dùng kỹ càng
và am hiểu văn hóa của người Việt nên Grab đã nhanh chóng phát triển vượt xa cả
mong đợi khi đối đầu với Uber. Chính sự thấu hiểu văn hóa phương Đông là chìa khóa
đã góp nên thành công của Grab. Grab tôn trọng phong tục và tập quán địa phương ở
tất cả các quốc gia, nhấn mạnh việc nội địa hóa với dịch vụ GrabBike phù hợp với văn
hóa đi “xe ôm” của người Việt và tại các nước Đông Nam Á, hay cụ thể là tại Việt
Nam, phần đông người dân còn giữ thói quen sử dụng tiền mặt, vì thế Grab linh động
cho phép khách hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán, ngoài ra còn có nhiều mã
khuyến mãi, giảm giá cho người tiêu dùng,… Kết quả là, Uber chỉ được xem là một
công ty ngoại quốc, không am hiểu khách hàng, không tìm hiểu kỹ thị trường. Ngược
lại, Grab mở rộng quy mô nhanh chóng và ngày càng khẳng định vị thế của mình tại thị
trường Việt Nam.
Từ đó nhận ra rằng những giá trị và chuẩn mực dần được chuyển tiếp theo từng thế hệ
và từ các thực thể chuyển tiếp nhau. Đại diện cho những nhận thức học và giá trị chính
là những yếu tố văn hóa được xác định từ các hành vi và nhu cầu mong muốn của người
tiêu dùng. Cần có sự quan tâm thị hiếu, nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu của từng loại
khách hàng theo vùng miền, tín ngưỡng hay các phong tục tập quán. Từ đó, để có thể
cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp.
3. Hướng tới dịch vụ chất lượng cao
Ngày nay, một dịch vụ tốt có nghĩa là tốc độ và hiệu quả hơn
Những mục tiêu vươn tới:
•Dịch vụ được mua ở bất kỳ nơi nào đều giống nhau
•Loại trừ lỗi lầm không đáng có
•Kiểm tra, kiểm soát chất lượng một cách hợp lý
•Luôn đưa ra hệ thống tiêu chuẩn mới phù hợp
Kết luận: Để nâng cao chất lượng của dịch vụ thì yếu tố trước tiên và thiết yếu để hình
thành nên hành vi trong tư duy dịch vụ của nhân viên, nằm ở văn hóa khách hàng. Văn hóa
khách hàng quyết định phần lớn đến các hành vi ứng xử của nhân viên, cũng từ đó đưa đến
chiến lược chăm sóc khách hàng đúng đắn và hiệu quả nhất của người nhân viên. Không
chỉ có vậy, tư duy dịch vụ còn tác động đến những nhà lãnh đạo bởi các yếu tố định hình
như môi trường, giáo dục, địa vị cuộc sống hay văn hóa của doanh nghiệp, từ đó quyết định
nên phương hướng phát triển tư duy dịch vụ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chung quy lại
thì cả hai đối tượng này luôn có sự thay đổi theo thời gian để phù hợp với xã hội cũng như
là văn hóa, với cùng mục đích cuối cùng là tư duy dịch vụ – hài lòng khách hàng của họ.
Thông qua đó có thể đạt được lợi ích mà các doanh nghiệp cũng như cá nhân mong muốn.
Câu hỏi trong bài
1. Câu nào sau đây không phải mục tiêu của tư duy dịch vụ:
A. “Tôi có thể đem lại thứ mà bạn cần”
B. Có thể nói không đồng ý và thể hiện ý muốn từ chối
C. Lan tỏa tư duy dịch vụ đến mọi người xung quanh
D. Giúp bản thân chúng ta trở nên giàu có
2. Công thức thực hiện dịch vụ là:
A. Tư duy dịch vụ = Thái độ - Nghệ thuật xử lý + Quy trình thực hiện
B. Tư duy dịch vụ = Thái độ - Nghệ thuật xử lý - Quy trình thực hiện
C. Tư duy dịch vụ = Thái độ + Nghệ thuật xử lý - Quy trình thực hiện
D. Tư duy dịch vụ = Thái độ + Nghệ thuật xử lý + Quy trình thực hiện
3. Trường hợp gặp khách hàng khó tính thì điều cần làm là
A. Lắng nghe khách hàng
B. Đừng đổ lỗi cho khách hàng
C. Tranh luận đúng, sai với khách hàng
D. Thông cảm cho khách hàng
4. Quy tắc để có tư duy dịch vụ tốt:
A. Khách hàng luôn là số 1
B. Khách hàng có thể đúng hoặc sai
C. Hời hợt với khách hàng
D. Không phản hồi khi khách cần hỗ trợ
5. Khi bạn đạt được bậc cao nhất trong các cấp độ dịch vụ thì bạn đã an toàn, điều đó là
đúng hay sai?
Giải thích thêm: Mô ̣t dich
̣ vu ̣ tố t vào hôm nay có thể trở nên bình thường vào ngày
mai, Vì sự thay đổ i trong nhu cầ u khách hàng và các đố i thủ của ba ̣n cũng không ngừng
phát triể n và đổ i mới. Vì thế hãy liên tu ̣c đổ i mới và nâng cấ p dich
̣ vu ̣ của ba ̣n hoàn hào
hơn nữa để không tu ̣t hâ ̣u la ̣i ở phía sau.
Download